Tìm hiểu sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA SƯ PHẠM ] ^ MAI THỊ VÂN LỚP DH5C2 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGÀNH NGỮ VĂN TÌM HIỂU SỰ VẬN DỤNG THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ, CA DAO TRONG QUỐC ÂM THI TẬP CỦA NGUYỄN TRÃI Giảng viên hướng dẫn Ths. Trần Tùng Chinh Long Xuyên, 05/2008 Tóm tắt khóa luận tốt nghiệp Mai Thị Vân Tìm hiểu sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ,… Trang 1 TÓM TẮT KHÓA LUẬN “Tìm hiểu sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi” K

pdf69 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 4857 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Tìm hiểu sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hóa luận chia làm ba phần chính: A. PHẦN MỞ ĐẦU (4 TRANG) B. PHẦN NỘI DUNG (48 TRANG) C. PHẦN KẾT LUẬN (3 TRANG) Phần nội dung của khóa luận được chia làm 2 mục: Chương I. Khái quát thành ngữ, tục ngữ, ca dao và giới thiệu tập thơ Quốc âm thi tập (9 trang). Chương II. Thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong Quốc âm thi tập (41 trang) 1. Nguyên nhân dẫn đến sự ảnh hưởng của thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong Quốc âm thi tập. 2. Những hình thức sử dụng và ảnh hưởng: 2.1. Sử dụng nguyên vẹn 2.2. Sử dụng sáng tạo 2.2.1. Lấy ý và thay đổi hình thức ngôn ngữ 2.2.2. Sáng tạo ra ý mới và thay đổi hình thức ngôn ngữ 2.2.3. Rút gọn thành ngữ, tục ngữ, ca dao 2.2.4. Ghép thành ngữ, tục ngữ, ca dao 2.2.5. Tự sáng tạo ra thành ngữ, tục ngữ, ca dao 3. So sánh thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong Quốc âm thi tập và thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm Ngoài ra khóa luận còn có: D. PHẦN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO (2 TRANG) Tóm tắt khóa luận tốt nghiệp Mai Thị Vân Tìm hiểu sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ,… Trang 2 A. PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Nguyễn Trãi, người mở đầu cho nền thơ cổ điển Việt Nam và có thể nói ông cũng là người đầu tiên vận dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao vào trong sáng tác của mình một cách sáng tạo và có hệ thống. Thiết nghĩ, tìm hiểu thơ văn của Nguyễn Trãi sẽ thiếu sót rất lớn nếu chúng ta không đi sâu tìm hiểu thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong Quốc âm thi tập. Đây là một trong những vấn đề quan trọng góp phần khẳng định giá trị của tập thơ nói riêng và tài năng của Nguyễn Trãi nói chung trong việc kế thừa, phát huy và sáng tạo ngôn ngữ văn học dân tộc. Hơn nữa, việc tiếp cận tác phẩm văn học dưới góc độ thi pháp học chính là chìa khóa giúp người đọc đi vào khám phá tác phẩm một cách nhanh chóng và cũng rất sâu sắc. Với những lí do trên cộng với niềm đam mê và hứng thú riêng của bản thân, chúng tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Tìm hiểu sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi”. 2. Lịch sử vấn đề Trong bài viết về Nguyễn Trãi “Thời đại – con người – văn nghiệp” (Lê Bảo, 1997: 18 – 24), tác giả Lê Bảo đã chỉ ra một số cách thức vận dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi. Xuân Diệu trong bài viết “Đọc Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi” (Xuân Diệu, 2000: 64-69) cũng có đề cập đến sự ảnh hưởng của thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong thơ Nguyễn Trãi. Đặc biệt là tác giả Bùi Văn Nguyên trong bài viết “Âm vang tục ngữ ca dao trong thơ Quốc âm thi tập” (Nguyễn Hữu Sơn, 2003: 960 – 965) đã phác họa một cách khá toàn diện sự ảnh hưởng của ca dao tục ngữ trong toàn bộ tập thơ Quốc âm thi tập. Nhìn chung, vấn đề “Tìm hiểu sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi” cũng được một số tác giả lưu tâm nhưng vẫn chưa có một tác giả nào cũng như chưa có một công trình nghiên cứu trực tiếp nào đi sâu khám phá và tìm hiểu một cách khoa học, đầy đủ và có hệ thống. Tóm tắt khóa luận tốt nghiệp Mai Thị Vân Tìm hiểu sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ,… Trang 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Khóa luận tập trung nghiên cứu thành ngữ, tục ngữ, ca dao được sử dụng trong 254 bài thơ Quốc âm thi tập. Trong đó, chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu những bài thơ, câu thơ có sử dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng những phương pháp sau: 4.1.Phương pháp thống kê, phân loại 4.2.Phương pháp phân tích, tổng hợp 4.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu 4.4.Phương pháp hệ thống 5. Đóng góp của khóa luận Thứ nhất, đề tài nghiên cứu này sẽ là bước khởi đầu mở ra những hướng khai thác, tiếp cận mới, đạt hiệu quả cao trong việc khám phá giá trị nội dung cũng như giá trị nghệ thuật đặc sắc của Quốc âm thi tập. Thứ hai, đề tài giúp ta hiểu thêm về tài năng của Nguyễn Trãi trong việc vận dụng ngôn ngữ dân tộc vào trong tác phẩm văn chương. Thứ ba, đề tài còn có ý nghĩa sư phạm thiết thực góp phần phục vụ cho công tác giảng dạy sau này của người nghiên cứu. B. PHẦN NỘI DUNG Chương I. Khái quát thành ngữ, tục ngữ, ca dao và giới thiệu tập thơ Quốc âm thi tập Phần này, chúng tôi sẽ tập trung làm rõ khái niệm về thành ngữ, tục ngữ, ca dao và sự khác biệt cơ bản giữa chúng. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng nêu một cách khái quát nhất về tập thơ Quốc âm thi tập. 1. Thành ngữ, tục ngữ 1.1. Thành ngữ Thành ngữ vừa là một hiện tượng ngôn ngữ vừa là một yếu tố mang đậm tính dân gian. Nó là một cụm từ cố định, tương đối bền vững và hoàn chỉnh về cấu trúc - ý nghĩa, có tính hình tượng và gợi cảm cao, có Tóm tắt khóa luận tốt nghiệp Mai Thị Vân Tìm hiểu sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ,… Trang 4 chức năng hoạt động như một từ, được sử dụng trong đời sống và trong văn học. 1.2. Tục ngữ Tục ngữ là lời ăn tiếng nói của dân gian, thường có dung lượng ngắn gọn, nội dung hàm súc mà ở đó dân gian đã thể hiện trí tuệ sâu sắc và thâm thúy về những kinh nghiệm, triết lý về tất cả mọi lĩnh vực trong đời sống. 1.3. Phân biệt thành ngữ. tục ngữ Thành ngữ là một hiện tượng ngôn ngữ hình thành do hình thức lời nói, cách diễn đạt. Tục ngữ là hiện tượng ý thức xã hội, hình thành do nội dung mà nó chứa đựng. 2. Ca dao – Dân ca Theo chúng tôi, nói đến ca dao là phần lời trong các bài hát dân ca được dân gian diễn xướng (đã được tước bỏ tiếng đệm, tiếng láy, tiếng đưa hơi) và các bài thơ trữ tình được dân gian sáng tác và lưu truyền bằng phương thức nói. 3. Vài nét về Quốc âm thi tập Nguyễn Trãi là một tài năng, một nhân cách toàn diện. Nguyễn Trãi đã để lại cho đời một khối lượng tác phẩm đồ sộ trong đó có Quốc âm thi tập. - Về nội dung, Quốc âm thi tập gồm có ba nội dung chính: + Trước hết, đó là lòng yêu nước, thương dân thiết tha sâu nặng kết hợp với lòng yêu đời và nỗi đau đời luôn luôn thường trực trong tâm hồn Nguyễn Trãi. + Thứ hai, đó là tình yêu thiên nhiên tha thiết. + Thứ ba là tính chất giáo huấn, luân lý thể hiện rõ rệt qua một số bài thơ. - Về nghệ thuật: + Trứơc hết là thể thơ, ông đưa nhiều câu thơ sáu chữ vào bài thất ngôn Đường luật. Ông làm cả lối thơ đặc biệt như thủ vĩ ngâm (bài Góc thành nam), liên hoàn (bài vịnh trúc). Tóm tắt khóa luận tốt nghiệp Mai Thị Vân Tìm hiểu sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ,… Trang 5 + Tiếp theo là về từ ngữ, Nguyễn Trãi sử dung tiếng Việt một cách rất nghệ thuật. Trong đó đáng nói hơn cả là nghệ thuật vận dụng sáng tạo ngôn ngữ văn học dân gian. Có thể nói: “Quốc âm thi tập đánh dấu một chặng đường tiến của ngữ ngôn Việt Nam, một ngữ ngôn đã uyển chuyển, đã tế nhị trong việc diễn tả tình ý một cách độc đáo” (Nguyễn Hữu Sơn, 2003: 805). Chương II. Thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong Quốc âm thi tập 1. Nguyên nhân dẫn đến sự ảnh hưởng của thành ngữ, tục ngữ và ca dao trong Quốc âm thi tập Theo chúng tôi nguyên nhân chính dẫn tới thơ Nguyễn Trãi chịu sự ảnh hưởng của thành ngữ, tục ngữ, ca dao đó là do Nguyễn Trãi hoàn toàn có ý thức chủ động học tập, vận dụng, phát triển và sáng tạo ngôn ngữ dân gian trong những sáng tác của mình. Nguyễn Trãi yêu quý vốn ngôn ngữ dân gian, ông đã chắt lọc và sử dụng một cách tài tình để thổi vào những câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao quen thuộc một sức sống mới, một hơi thở mới. Bên cạnh đó, chúng ta thấy cả cuộc đời Nguyễn Trãi đã sống gần gũi, hoà mình trong nhịp sống của nhân dân. Chính điều đó đã giúp ông phần nào phát hiện được mối quan hệ giàu giá trị nhân văn chủ nghĩa thường chỉ thấy xuất hiện trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao. Hơn nữa, ở Nguyễn Trãi còn là sự tập hợp và chắt lọc những hệ thống tư tưởng, những tinh hoa văn hóa của Nho, Phật, Lão và đặc biệt là sự kế thừa, tiếp thu một cách có ý thức tinh hoa văn hóa dân gian. Sự ảnh hưởng sâu sắc văn hóa dân gian là tiền đề tạo nên sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong sáng tác của Nguyễn Trãi. 2. Những hình thức sử dụng và ảnh hưởng Nguyễn Trãi đã khai thác, vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo, thành ngữ, tục ngữ, ca dao khi đưa vào thơ Quốc âm thi tập. Có lúc, ông lấy trọn vẹn cả từ lẫn ý. Có lúc, ông lấy ý và thay đổi hình thức ngôn ngữ. Có lúc, ông sáng tạo ra ý mới. Có lúc, ông lại rút gọn hoặc là ghép thành ngữ, tục ngữ, ca dao, và nhiều khi ông “tự sáng tạo” ra tục ngữ như là cách để bổ sung vào kho tàng ngôn ngữ dân gian. Sau khi tiến hành khảo sát 254 bài thơ trong Quốc âm thi tập (với 1908 câu thơ), chúng tôi đã thống kê được: - 60/254 bài có sử dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao, chiếm tỉ lệ 23,6%. Tóm tắt khóa luận tốt nghiệp Mai Thị Vân Tìm hiểu sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ,… Trang 6 Trong đó : + 20/1908 câu có thành ngữ chiếm tỉ lệ 1%. + 20/1908 câu có ca dao chiếm tỉ lệ 1%. + 52/1908 câu có tục ngữ chiếm tỉ lệ 2,7%. Qua số lượng đã thống kê được ở trên, chúng ta có thể thấy thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong Quốc âm thi tập chiếm tỷ lệ tương đối nhiều 2.1. Sử dụng nguyên vẹn Trong Quốc âm thi tập, những câu thơ được Nguyễn Trãi sử dụng nguyên vẹn cả ý tưởng và từ ngữ từ thành ngữ, tục ngữ chiếm tỉ lệ rất nhỏ. Theo chúng tôi thì chỉ có khoảng 10 câu trên tổng số 1908 câu thơ trong Quốc âm thi tập chiếm 0,5%. Trong đó tục ngữ có khoảng 6 câu chiếm 0,3%, thành ngữ có khoảng 4 câu chiếm khoảng 0,2%. Riêng ca dao thì không có trường hợp nào được tác giả sử dụng theo hình thức này. - Về hình thức: Có hai hình thức tiêu biểu: Một là sử dụng nguyên vẹn, chính xác, không thay đổi về số lượng từ, vị trí từ và nội dung ý nghĩa của từ ngữ. Hai là, khi sử dụng, Ông có thêm bớt từ, đảo lộn một số vị trí theo một cách diễn đạt đồng nghĩa và vẫn đảm bảo không thay đổi nội dung, ý nghĩa của từ ngữ. - Về nội dung: Những ý nghĩa nội dung trong câu thơ có thành ngữ, tục ngữ của Nguyễn Trãi nếu có được mở rộng cảm nhận để tìm hiểu thì nó hoàn toàn không vượt ra khỏi những tầng ý nghĩa mà câu thành ngữ, tục ngữ “gốc” đã biểu đạt. 2.2. Sử dụng sáng tạo 2.2.1. Lấy ý và thay đổi hình thức ngôn ngữ. Chúng tôi đã thống kê được 37 câu trên tổng số 1908 câu thơ trong Quốc âm thi tập, chiếm 1,9%, được Nguyễn Trãi sử dụng dưới hình thức lấy ý từ thành ngữ, tục ngữ, ca dao. Ở hình thức này, Nguyễn Trãi đã lấy ý tài tình từ thành ngữ, tục ngữ, ca dao, cộng với việc thay đổi hình thức ngôn ngữ vừa linh hoạt vừa sáng tạo phù hợp với thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật trong Quốc âm thi tập. Như vậy, Nguyễn Trãi đã góp phần làm mới thành ngữ, tục ngữ, ca dao và đã có thêm nhiều điều kiện để nói lên tư tưởng, tình cảm của mình Tóm tắt khóa luận tốt nghiệp Mai Thị Vân Tìm hiểu sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ,… Trang 7 và những tư tưởng ấy, tình cảm ấy qua cách diễn đạt đậm chất thành ngữ, tục ngữ, ca dao đã trở nên đầy đủ hơn, thuyết phục hơn. 2.2.2. Sáng tạo ra ý mới và thay đổi hình thức ngôn ngữ Trong số 254 bài thơ Quốc âm thi tập, chúng tôi đã thống kê được 22/1908 câu thơ, chiếm 1,2% được Nguyễn Trãi sáng tác với hình thức lấy ý từ thành ngữ, tục ngữ, ca dao để sáng tạo ra ý mới và thay đổi hình thức ngôn ngữ. Nguyễn Trãi có xu hướng sáng tạo ý mới từ thành ngữ nhiều hơn so với tục ngữ và ca dao. Kết quả của những sáng tạo này là hình ảnh câu thành ngữ mờ đi và câu thơ của Nguyễn Trãi lại sắc sảo, thâm thúy hơn rất nhiều. Ta hầu như không còn nhìn thấy nguyên vẹn cách diễn đạt của dân gian trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao như đã có mà ý từ thành ngữ, tục ngữ, ca dao đã chuyển hóa vào câu thơ Nguyễn Trãi, như thể chính Nguyễn Trãi mới là người sáng tạo ra thành ngữ, tục ngữ, ca dao. Sự sáng tạo này, một lần nữa khẳng định sự thâm nhập sâu sắc của con người Nguyễn Trãi – tâm hồn tư tưởng - tình cảm của Nguyễn Trãi vào trong kho tàng phong phú của thành ngữ, tục ngữ, ca dao. 2.2.3. Rút gọn tục ngữ, ca dao Sau khi tiến hành khảo sát tập thơ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, chúng tôi đã thống kê được 8/1908 câu thơ, chiếm 0,4% được Nguyễn Trãi lấy ý chính trong một câu tục ngữ, ca dao dài bằng cách rút gọn khuôn vào những câu thơ cách luật Khi rút gọn, Nguyễn Trãi vẫn trung thành với ý tưởng, nội dung của câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao. Ông có xu hướng lược bớt những hư từ, phụ từ. Những đại từ chỉ người cũng được hiểu ngầm trong ngữ cảnh của câu thơ và rút gọn đi. Đa số các câu thơ rút gọn đều giữ lại các danh từ, động từ…chứa hàm lượng nghĩa cao và phong phú. 2.2.4. Ghép thành ngữ, tục ngữ, ca dao Nguyễn Trãi đã kết hợp một cách khéo léo, nhuần nhuyễn, ý nghĩa từ những câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao khác nhau để đưa vào trong một cặp câu thơ thất ngôn hoặc ở phần luận hoặc ở phần thực hoặc ở phần kết của bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Theo chúng tôi trong tổng số 1908 trong Quốc âm thi tập thì có 13 câu thơ, chiếm 0,7% được Nguyễn Trãi sử dụng theo hình thức này. Tóm tắt khóa luận tốt nghiệp Mai Thị Vân Tìm hiểu sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ,… Trang 8 Những câu thơ được Nguyễn Trãi sử dụng với hình thức ghép ý như trên tuy thoát hẳn về mặt hình thức, về số lượng câu chữ, câu thơ đã ngắn gọn và bao quát hơn so với thành ngữ, tục ngữ, ca dao nhưng ý nghĩa của nó thì vẫn bám sát với thành ngữ, tục ngữ, ca dao, gợi cho ta nhiều ý nghĩa sâu sắc về những bài học kinh nghiệm trong cuộc sống. 2.2.5. Tự sáng tạo ra tục ngữ Trong Quốc âm thi tập bên cạnh việc vận dụng sáng tạo thành ngữ, tục ngữ, ca dao, Nguyễn Trãi còn tự sáng tạo ra tục ngữ. Theo chúng tôi, đó sẽ là những câu châm ngôn, câu tục ngữ quý cho các thế hệ sau mà ở đó những đặc điểm thi pháp của tục ngữ thể hiện rất rõ. Điều này cho chúng ta thấy, Nguyễn Trãi không chỉ am hiểu những lối cảm lối nghĩ của dân gian mà ông còn nắm rất vững những quy luật sáng tạo của thành ngữ, tục ngữ, ca dao, đặc biệt là tục ngữ. Có thể nói, Nguyễn Trãi không chỉ là một nhà thơ mà còn là một nhà hiền triết lỗi lạc của dân tộc. Bằng tài năng và sự sáng tạo của mình, ông đã góp phần làm cho kho tàng văn học dân tộc nói chung và văn hóa dân gian nói riêng ngày càng trở nên phong phú và đa dạng. 3. So sánh thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong Quốc âm thi tập và thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm Trong thơ Thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm, chúng tôi đã thống kê được 40 bài trên tổng số 141 bài chiếm 28,3% có sử dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao. Như vậy, nếu xét về số lượng bài thơ có sử dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao thì thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm ít hơn so với tập thơ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi là 20 bài nhưng nếu xét về tỉ lệ các câu thơ có sử dụng thì thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm lại chiếm tỉ lệ cao hơn (1,2%). Điều này cho thấy tần số xuất hiện thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm là dày hơn, đều hơn, còn trong Quốc âm thi tập thành ngữ, tục ngữ, ca dao chủ yếu xuất hiện ở mục vô đề (gồm 129 bài), đặc biệt là ở tiểu mục Bảo kính cảnh giới (61 bài). Cũng giống như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm sử dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao và trong tác phẩm của mình một cách sáng tạo, linh hoạt. Có chỗ ông lấy cả ý lẫn từ, có chỗ ông chỉ lấy ý mà không lấy từ. Tuy nhiên, đối chiếu những câu thơ của Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm, chúng ta thấy, mặc dù cả hai ông đều lấy ý từ những câu tục ngữ, ca dao giống nhau nhưng mỗi người lại có một sự sáng tạo riêng. Có thể nói: “Nguyễn Bỉnh Khiêm đã củng cố và hoàn chỉnh các thành tựu mà Nguyễn Trãi đã có công khai phá. Với sự mở đầu của Nguyễn Tóm tắt khóa luận tốt nghiệp Mai Thị Vân Tìm hiểu sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ,… Trang 9 Trãi, sự kết thúc của Nguyễn Bỉnh Khiêm, thơ tiếng Việt đã đi được một chặng đường, tạo được những nét đặc sắc, phong cách riêng, là một giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển của nền thơ dân tộc” (Trần Ngọc Vương, 1997: 569). KẾT LUẬN Trong khóa luận này, chúng tôi cũng cố gắng thực hiện được một số nhiệm vụ sau: Thứ nhất, chúng tôi có cơ hội hệ thống lại khái niệm, đặc điểm thi pháp của thành ngữ, tục ngữ, ca dao. Thứ hai, khóa luận tiếp tục khái quát và khẳng định giá trị nội dung, nghệ thuật của tập thơ Quốc âm thi tập, giúp cho người đọc vừa tiếp cận vừa bao quát cụ thể Quốc âm thi tập. Thứ ba, tiến hành khảo sát, thống kê tỷ lệ thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong 254 bài thơ Quốc âm thi tập. Sau đó, chúng tôi đi vào chứng minh tài năng của Nguyễn Trãi trong việc vận dụng thành ngữ, tục ngữ ca dao thông qua những cách thức sử dụng. Cụ thể là sử dụng nguyên vẹn thành ngữ, tục ngữ; lấy ý từ thành ngữ, tục ngữ, ca dao; sáng tạo thêm ý mới; rút gọn thành ngữ, tục ngữ, ca dao; ghép thành ngữ, tục ngữ, ca dao; tự sáng tạo ra tục ngữ. Thứ tư, để giúp người đọc thấy rõ được vai trò của Nguyễn Trãi đối với sự phát triển của nền văn học dân tộc, chúng tôi đã bước đầu tiến hành khảo sát và tìm hiểu sơ bộ về thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Qua đó, có thể thấy được sự kế thừa, tiếp thu một cách sáng tạo của Nguyễn Bỉnh Khiêm đối với Nguyễn Trãi trong việc vận dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao vào thơ Nôm của mình Qua quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi nhận thấy việc vận dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong thơ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi nổi lên một số điểm đáng chú ý như sau: Về số lượng: Rất phong phú và đa dạng về số lượng cũng như cách thức vận dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong thơ Quốc âm thi tập. Điều này cho thấy tài năng của Nguyễn Trãi trong cách vận dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao. Tóm tắt khóa luận tốt nghiệp Mai Thị Vân Tìm hiểu sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ,… Trang 10 Về hình thức sử dụng: Mỗi hình thức sử dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong thơ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi đều thể hiện những sáng tạo nhất định. Đọc thơ Quốc âm thi tập, ta có cảm giác vừa quen vừa lạ bởi nó vừa mang bóng dáng của thành ngữ, tục ngữ, ca dao, vừa mang dáng dấp của thể thơ cổ điển Đường luật, vừa chứa đựng những nét riêng khó lẫn của Nguyễn Trãi. Tóm lại, khóa luận đã vạch ra một cái nhìn khá hoàn chỉnh về việc “Tìm hiểu sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi”. Cuối cùng, trong quá trình thực hiện, khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, sơ suất, những kiến giải chủ quan của người viết. Chúng tôi hy vọng sẽ được trở lại đề tài này trong những công trình nghiên cứu chuyên sâu hơn, nhằm khám phá một cách toàn diện và sâu sắc hơn nữa vấn đề “Tìm hiểu sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi”. Long Xuyên, tháng 05 năm 2008 Mai Thị Vân Tìm hiểu sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ… Mai Thị Vân Khóa luận tốt nghiệp ĐHSP ngành Ngữ Văn Trang 1 Lời cảm ơn! ] ^ Khóa luận hoàn thành là nhờ sự quan tâm, giúp đỡ của Ban Giám Hiệu Trường Đại Học An Giang, Khoa Sư Phạm, các thầy cô trong tổ bộ môn Ngữ Văn, giáo viên hướng dẫn, thư viện trường Đại Học An Giang cũng như bạn bè trong và ngoài lớp. Tất cả đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ, động viên chúng tôi trong quá trình thực hiện khóa luận. Lần đầu tiên tham gia nghiên cứu khoa học, gặp phải rất nhiều khó khăn, bỡ ngỡ, lúng túng, nhưng nhờ có sự quan tâm,giúp đỡ, ủng hộ nhiệt tình từ nhiều phía, nhất là các thầy cô trong tổ bộ môn Ngữ Văn, tôi đã hoàn thành khóa luận và bước đầu đi vào khám phá con đường nghiên cứu khoa học. Đặc biệt, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Trần Tùng Chinh, người đã tận tình giúp đỡ tôi về mặt tài liệu cũng như luôn chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận. Một lần nữa , tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô và tất cả bạn bè đã giúp tôi hoàn thành khóa luận này! Xin chân thành cảm ơn! Long Xuyên, tháng 5 năm 2008 Mai Thị Vân Tìm hiểu sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ… Mai Thị Vân Khóa luận tốt nghiệp ĐHSP ngành Ngữ Văn Trang 2 Mục lục ] ^ NỘI DUNG Trang A.PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài..................................................................................... 4 2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................ 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................... 6 4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................ 6 5. Đóng góp của khóa luận......................................................................... 6 6. Cấu trúc khóa luận ................................................................................. 7 B. PHẦN NỘI DUNG Chương I. Khái quát thành ngữ, tục ngữ, ca dao và giới thiệu tập thơ Quốc âm thi tập .......................................................................................... 8 1. Thành ngữ, tục ngữ ................................................................................ 8 1.1. Thành ngữ ........................................................................................... 8 1.2. Tục ngữ ............................................................................................... 9 1.3. Phân biệt thành ngữ, tục ngữ............................................................... 11 2. Ca dao, dân ca ........................................................................................ 12 2.1. Khái niệm............................................................................................ 12 2.2. Đặc điểm thi pháp ............................................................................... 12 2.3. Phân biệt tục ngữ, ca dao .................................................................... 14 3. Vài nét về Quốc âm thi tập..................................................................... 15 Chương II. Thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong Quốc âm thi tập 1. Nguyên nhân dẫn tới sự ảnh hưởng của thành ngữ, tục ngữ, ca dao ..... 21 2. Những hình thức sử dụng và ảnh hưởng................................................ 22 2.1. Sử dụng nguyên vẹn............................................................................ 23 2.2. Sử dụng sáng tạo ................................................................................. 26 2.2.1. Lấy ý và thay đổi hình thức ngôn ngữ ............................................. 26 2.2.2. Sáng tạo ra ý mới và thay đổi hình thức ngôn ngữ .......................... 34 2.2.3. Rút gọn thành ngữ, tục ngữ, ca dao ................................................. 40 2.2.4. Ghép thành ngữ, tục ngữ, ca dao...................................................... 42 2.2.5. Tự sáng tạo ra thành ngữ, tục ngữ, ca dao ....................................... 45 Tìm hiểu sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ… Mai Thị Vân Khóa luận tốt nghiệp ĐHSP ngành Ngữ Văn Trang 3 3. So sánh thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong Quốc âm thi tập và thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm .............................................................................................. 48 C. KẾT LUẬN 56 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 58 Tìm hiểu sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ… Mai Thị Vân Khóa luận tốt nghiệp ĐHSP ngành Ngữ Văn Trang 4 A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài “Văn học dân gian là nguồn suối trong lành của tình đất nước, là bầu sữa ngọt ngào của hồn dân tộc, là kiểu mẫu nghệ thuật của tiếng nói Việt Nam” (Đinh Gia Khánh, 1983: 22). Đặc biệt là thành ngữ, tục ngữ, ca dao. Từ lâu, chúng được coi như những viên ngọc quý, là nguồn thi liệu vô cùng quý giá được rút ra từ chính cuộc sống của quần chúng nhân nhân. Tuy nhiên, làm thế nào để khai thác hết giá trị của nguồn thi liệu ấy. Đó là một vấn đề đã, đang và sẽ tiếp tục đặt ra đối với mọi người. “Đọc các tác phẩm sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ, ca dao, ta thấy gần gũi, dễ hiểu, khi đã đi vào lòng người thì không bao giờ quên được” (Nhiều tác giả, 2005: 48). Bởi vậy, việc tìm hiểu, khám phá cũng như vận dụng sáng tạo thành ngữ, tục ngữ, ca dao vào trong các tác phẩm văn chương không còn là điều mới lạ. Bắt đầu từ các thi sĩ thời trung đại như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương … cho đến các thi sĩ thời hiện đại như: Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Nguyễn Bính … Nhìn chung, mỗi nhà văn, nhà thơ đều có một cách thức khai thác, sử dụng riêng, thể hiện sự sáng tạo của cá nhân. Nguyễn Trãi, người mở đầu cho nền thơ cổ điển Việt Nam và có thể nói ông cũng là người đầu tiên vận dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao vào trong sáng tác của mình một cách sáng tạo và có hệ thống. Nghiên cứu thơ văn Nguyễn Trãi nói chung và tập thơ Quốc âm thi tập nói riêng, từ trước đến nay, các nhà nghiên cứu thường tập trung đào xới một số vấn đề xoay quanh: “Tình yêu thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi”, “Con người Nguyễn Trãi qua thơ Nôm”, “Hồn thơ đa dạng của Nguyễn Trãi”, “Niềm thao thức lớn trong thơ Nguyễn Trãi”… Thiết nghĩ, tìm hiểu thơ văn của Nguyễn Trãi sẽ thiếu sót rất lớn nếu chúng ta không đi sâu tìm hiểu thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong Quốc âm thi tập. Đây là một trong những vấn đề quan trọng góp phần khẳng định giá trị của thơ nói riêng và tài năng của Nguyễn Trãi nói chung trong việc kế thừa, phát huy và sáng tạo ngôn ngữ văn học dân tộc. Mặt khác, ở trường phổ thông hiện nay, học sinh mới chỉ được tiếp cận với một số ít tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trãi và chủ yếu là dừng lại ở việc tìm hiểu, làm sáng tỏ những vấn đề xung quanh mặt nội dung, tư tưởng của tác phẩm. Việc xem xét bản chất tác phẩm văn học dưới góc độ nghệ thuật vẫn chưa được khai thác một cách triệt để, học sinh vẫn chưa quen khám phá tác phẩm ở góc độ thi pháp học. Là một giáo viên Ngữ Văn trong tương lai, tôi xét thấy việc tiếp cận tác phẩm văn học dưới góc độ ngôn ngữ, thi pháp học có ý nghĩa rất quan trọng. Đó là chìa khóa giúp người đọc đi vào khám phá tác phẩm một cách nhanh chóng và cũng rất sâu sắc. Với những lí do trên cộng với niềm đam mê và hứng thú riêng của bản thân, chúng tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Tìm hiểu sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi”. 2. Lịch sử vấn đề Nhìn chung, vấn đề “Tìm hiểu sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi” cũng được một số nhà nghiên cứu lưu tâm. Cụ thể như sau: Tìm hiểu sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ… Mai Thị Vân Khóa luận tốt nghiệp ĐHSP ngành Ngữ Văn Trang 5 Trong bài viết về Nguyễn Trãi “Thời đại – con người – văn nghiệp” (Lê Bảo, 1997: 18 – 24), tác giả Lê Bảo đã chỉ ra một số cách thức vận dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi. Đây không phải là bài viết trực tiếp nói về vấn đề thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong Quốc âm thi tập nên tác giả mới chỉ đề cập đến vấn đề trên một cách sơ lược, khái quát và ngắn gọn nhất. Tuy chưa đi sâu nhưng bài viết đã khơi gợi ra nhiều điều lí thú có liên quan đến vấn đề mà chúng tôi đang tìm hiểu. Xuân Diệu trong bài viết “Đọc Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi” (Xuân Diệu, 2000: 64-69) có đề cập đến sự ảnh hưởng của thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong thơ Nguyễn Trãi. Tác giả đã trích dẫn được một số câu thơ tiêu biểu và phân tích sự ảnh hưởng của tục ngữ trong các câu thơ đó thông qua việc so sánh, đối chiếu các câu tục ngữ trong dân gian. Bài viết đã mở ra một hướng khai thác khá hay, có tác dụng rất lớn cho việc nghiên cứu của chúng tôi. Nhưng cũng giống như bài viết của tác giả Lê Bảo (Lê Bảo, 1997: 18 – 24), bài viết này cũng không trực tiếp đi sâu nghiên cứu sự ảnh hưởng của thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong toàn bộ tập thơ Quốc âm thi tập. Do vậy nó vẫn còn mang tính khái quát và sơ lược. Nguyễn Thiên Thụ trong bài viết “Ảnh hưởng và địa vị của Nguyễn Trãi trong văn học Việt Nam” (Nguyễn Hữu Sơn, 2003: 960 – 965) có viết: “Nguyễn Trãi đã sử dụng tài nguyên phong phú của nền văn chương Việt Nam. Đó là ca dao - tục ngữ”. Tác giả cũng đặt ra và làm sáng tỏ câu hỏi: “Nguyễn Trãi đã ảnh hưởng bởi ca dao - tục ngữ hay dân chúng lấy thơ Nguyễn Trãi làm ca dao – tục ngữ ?”. Bài viết đã liệt kê được nhiều câu thơ trong Quốc âm thi tập có ảnh hưởng tục ngữ, ca dao nhưng lại chưa chỉ ra được cách thức sử dụng tục ngữ, ca dao của Nguyễn Trãi. Mặc dù vậy, bài viết đã mở cho chúng tôi hướng để khảo sát, thống kê tỉ lệ thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong Quốc âm thi tập. Tác giả Bùi Văn Nguyên trong bài viết “Âm vang tục ngữ ca dao trong thơ Quốc âm thi tập” (Nguyễn Hữu Sơn, 2003: 960 – 965) đã phác họa một cách khá toàn diện sự ảnh hưởng của ca dao tục ngữ trong toàn bộ tập thơ Quốc âm thi tập. Trong bài viết này, tác giả đã đi vào khảo sát tỉ lệ ca dao tục ngữ trong toàn bộ tập thơ Quốc âm thi tập, đồng thời phân tích một số cách thức sử dụng ca dao - tục ngữ của Nguyễn Trãi. Từ đó giúp người đọc nhận thấy tài năng và sự sáng tạo của Nguyễn Trãi. Đây cũng chính là hướng đi mà chúng tôi thực hiện trong khóa luận này. Tuy vậy bài viết chưa nêu lên được việc vận dụng thành ngữ của Nguyễn Trãi trong Quốc âm thi tập. Hơn nữa, do tính chất của một bài viết nên tác giả cũng chưa thể đi sâu nghiên cứu, phân tích, làm sáng tỏ nhiều vấn đề có liên quan đến việc “Tìm hiểu sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi”. Chúng tôi nhận thấy vấn đề “Tìm hiểu sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi” tuy đã được một số tác giả đề cập đến dưới những khía cạnh, những mức độ nông sâu khác nhau nhưng nhìn chung vẫn chưa có một tác giả nào cũng như chưa có một công trình nghiên cứu trực tiếp nào đi sâu khám phá và tìm hiểu một cách khoa học, đầy đủ và có hệ thống. Tóm lại, theo những tư liệu mà chúng tôi thu thập được thì đề tài “Tìm hiểu sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi” là một đề tài mới chưa có công trình nghiên cứu nào tiến hành tìm hiểu với cấp độ và quy trình tương tự. Dù vậy chúng tôi cũng thừa nhận đã tiếp thu không ít những thành quả của các nhà nghiên cứu đi trước, nhất là của nhà nghiên cứu Bùi Văn Nguyên. Tìm hiểu sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ… Mai Thị Vân Khóa luận tốt nghiệp ĐHSP ngành Ngữ Văn Trang 6 Chú._.ng tôi hy vọng rằng khóa luận này sẽ góp phần nhỏ bé vào việc nghiên cứu một cách cụ thể, đầy đủ hơn vấn đề “Tìm hiểu sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi”. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . Đối tượng nghiên cứu Trong khóa luận này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu thành ngữ, tục ngữ, ca dao được sử dụng trong thơ Quốc âm thi tập. Từ đó phát hiện ra cách thức sử dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong Quốc âm thi tập. . Phạm vi nghiên cứu Do khóa luận đi sâu vào vấn đề thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong Quốc âm thi tập nên phạm vi nghiên cứu của chúng tôi là 254 bài thơ trong Quốc âm thi tập. Trong đó, chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu những bài thơ, câu thơ có sử dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao. Ngoài ra, chúng tôi sẽ tìm hiểu một số vấn đề có liên quan như: cơ sở lí luận về thành ngữ, tục ngữ, ca dao; thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thống kê, phân loại Ở đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê để lựa chọn các câu thơ có sử dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong 254 bài thơ ở tập thơ Quốc âm thi tập. Tiếp theo chúng tôi tiến hành phân loại các câu thơ vừa thống kê được vào các mục nhỏ, dựa trên 2 tiêu chí đó là: các câu thơ sử dụng nguyên vẹn thành ngữ, tục ngữ, ca dao và các câu thơ sử dụng sáng tạo từ thành ngữ, tục ngữ, ca dao. Sau đó tiến hành khảo sát tỉ lệ sử dụng dựa trên các tiểu mục đã phân loại. 4.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp Chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm làm rõ vấn đề vừa được thống kê, phân loại và khảo sát. Trên cơ sở đó tổng hợp, đúc kết vấn đề. 4.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu Trong quá trình phân tích, phát hiện ra những điểm chung và riêng, từ đó chúng tôi tiến hành so sánh, đối chiếu giữa thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong tiếng Việt với những câu thơ trong Quốc âm thi tập có thành ngữ, tục ngữ, ca dao sử dụng. Qua đó chứng minh tài năng của Nguyễn Trãi trong việc vận dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao vào trong sáng tác của mình. 4.4. Phương pháp hệ thống Sau khi đã sử dụng các phương pháp trên để nghiên cứu làm sáng tỏ vấn đề chúng tôi mới xâu chuỗi những đơn vị kiến thức nhỏ thành một hệ thống hoàn chỉnh. Làm sao vừa đảm bảo tính chặt chẽ, khoa học của kết cấu, vừa đảm bảo được tính chuẩn xác và hợp logic. 5. Đóng góp của khóa luận “Tìm hiểu sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi” là một đề tài khá mới mẻ. Hơn nữa với khả năng hiểu biết và năng lực của người nghiên cứu có hạn nên qua đề tài này chúng tôi xác định và hy vọng sẽ đóng góp một số vấn đề như sau: Tìm hiểu sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ… Mai Thị Vân Khóa luận tốt nghiệp ĐHSP ngành Ngữ Văn Trang 7 Đề tài nghiên cứu này sẽ là bước khởi đầu mở ra cho chúng tôi những hướng khai thác, tiếp cận mới, đạt hiệu quả cao trong việc việc khám phá giá trị nội dung cũng như giá trị nghệ thuật đặc sắc của Quốc âm thi tập. Đồng thời qua việc “Tìm hiểu sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi” sẽ giúp ta hiểu thêm về tài năng của Nguyễn Trãi trong việc vận dụng ngôn ngữ dân tộc vào trong tác phẩm văn chương. Ngoài ra đề tài còn có ý nghĩa sư phạm thiết thực góp phần phục vụ cho công tác giảng dạy sau này của người nghiên cứu. Như chúng ta đã biết thành ngữ, tục ngữ, ca dao và thơ văn Nguyễn Trãi là những nội dung quan trọng chiếm thời lượng lớn trong chương trình phổ thông. Vậy làm thế nào để giúp học sinh nhận thức được hết cái hay, cái đẹp cũng như giá trị của các câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao và những áng văn bất hủ của dân tộc. Đó chính là nhiệm vụ của người giáo viên Ngữ Văn. Vì vậy chúng tôi hy vọng đề tài sẽ góp phần phục vụ đắc lực cho công việc giảng dạy thành ngữ, tục ngữ, ca dao cũng như thơ Nguyễn Trãi nói riêng và công việc giảng dạy Ngữ Văn nói chung. 6. Cấu trúc khóa luận Khóa luận chia làm 3 phần A. Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Đóng góp của khóa luận 6. Cấu trúc khóa luận B. Phần nội dung Chương I. Khái quát thành ngữ, tục ngữ, ca dao và giới thiệu tập thơ Quốc âm thi tập. Chương II. Thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong Quốc âm thi tập: 1. Nguyên nhân dẫn đến sự ảnh hưởng của thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong Quốc âm thi tập. 2. Những hình thức sử dụng và ảnh hưởng: 2.1. Sử dụng nguyên vẹn 2.2. Sử dụng sáng tạo 3. So sánh thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong Quốc âm thi tập và thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm. C. Kết luận Tìm hiểu sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ… Mai Thị Vân Khóa luận tốt nghiệp ĐHSP ngành Ngữ Văn Trang 8 B. PHẦN NỘI DUNG Chương I. Khái quát thành ngữ, tục ngữ, ca dao và giới thiệu tập thơ Quốc âm thi tập Thành ngữ, tục ngữ, ca dao tuy là những phạm trù khác nhau, song giữa chúng có mối tương hợp khăng khít với nhau. Nguyễn Nhã Bản gọi chúng là “bà con trong một ngôi nhà chung là văn hóa dân gian” (Nguyễn Nhã Bản, 2005: 19). Từ xưa tới nay, ba phạm trù này luôn được các nhà nghiên cứu văn học và ngôn ngữ học quan tâm. Điều này được thể hiện rất rõ qua hàng loạt các ý kiến, nhận định khác nhau của các nhà nghiên cứu xoay quanh các vấn đề như: khái niệm, đặc điểm, phân biệt thành ngữ, tục ngữ, ca dao. Do phạm vi của khóa luận chỉ dừng lại trong việc “Tìm hiểu sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi” nên chúng tôi không có tham vọng đi sâu nghiên cứu tất cả những vấn đề có liên quan đến thành ngữ, tục ngữ, ca dao mà chỉ đi vào tìm hiểu một số vấn đề: Khái niệm, đặc điểm, phân biệt thành ngữ với tục ngữ, tục ngữ với ca dao nhằm phục vụ cho việc nhận diện thành ngữ - tục ngữ - ca dao và cách thức sử dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao của Nguyễn Trãi trong Quốc âm thi tập. 1. Thành ngữ, tục ngữ 1.1. Thành ngữ 1.1. 1. Khái niệm Chúng tôi đã sưu tầm được rất nhiều ý kiến khác nhau của các nhà ngôn ngữ học xung quanh vấn đề khái niệm thành ngữ, chẳng hạn như: - “Thành ngữ vốn là những tổ hợp từ mang tính chất tự do, được nhiều người dùng, cùng tham gia sửa đổi dần dần, gọt giũa dần dần trong trường kỳ lịch sử, cuối cùng trở thành những từ cố định” (Cù Đình Tú, 2001: 149). - “Thành ngữ là một loại tổ hợp từ cố định, bền vững về hình thái - cấu trúc, hoàn chỉnh, bóng bẩy về ý nghĩa, được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp thường ngày, đặc biệt là trong khẩu ngữ” (Hoàng Văn Hành, 1994: 21). - “Thành ngữ là những cụm từ cố định, hay những ngữ cố định, có nội dung ngữ nghĩa sâu rộng” (Đái Xuân Ninh, 1978: 3). - “Thành ngữ là đơn vị tương đương với từ, có tính chất cố định, bền chặt về kết cấu, mang ý nghĩa biểu trưng” (Nguyễn Nhã Bản, 2005: 21). Qua những định nghĩa vừa nêu trên, chúng tôi nhận thấy thành ngữ vừa là một hiện tượng ngôn ngữ vừa là một yếu tố mang đậm tính dân gian. Nó là một cụm từ cố định, tương đối bền vững và hoàn chỉnh về cấu trúc - ý nghĩa, có tính hình tượng và gợi cảm cao, có chức năng hoạt động như một từ, được sử dụng trong đời sống và trong văn học. Tìm hiểu sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ… Mai Thị Vân Khóa luận tốt nghiệp ĐHSP ngành Ngữ Văn Trang 9 1.1.2. Đặc điểm của thành ngữ Qua quá trình tham khảo các bài viết nói về đặc điểm của thành ngữ tiếng Việt, theo ý kiến chủ quan của mình, tôi xét thấy bài viết của Nguyễn Lực - Lương Văn Đang là tương đối đầy đủ và chính xác hơn cả. Sau đây tôi xin trích ra những đặc điểm cơ bản mà hai nhà nghiên cứu đã đưa ra như sau (Nguyễn Lực – Lương Văn Đang, 1978: 7- 18): - Về mặt kết cấu hình thái Thành ngữ tiếng Việt thuộc loại cụm từ cố định, kết cấu vững chắc, đạt mức một ngữ cú cố định như: mèo mù vớ cá rán… Nếu đem đổi trật tự, vị trí từ, thay từ đồng nghĩa hoặc một từ loại tương đương thì lập tức kết cấu bị phá vỡ, ý nghĩa bị xuyên tạc và không còn giá trị của một thành ngữ nữa. Vì vậy không phải bất cứ cụm từ cố định hay một ngữ cố định nào cũng có thể trở thành thành ngữ như: khoa học kỹ thuật, bánh xe lịch sử… - Về mặt biểu hiện nghĩa của thành ngữ Một bộ phận thành ngữ tiếng Việt cũng có tính đa nghĩa, nhưng trong đó nghiã bóng có tầm quan trọng hơn cả. Nghĩa này có tính khái quát tượng trưng cho toàn tổ hợp, nhưng nó không phải là tổng số nghĩa của các thành tố cộng lại. Nghĩa của thành ngữ có tính chất biểu trưng. Khi nói nghĩa bóng là nói chung nhiều phương thức biểu hiện nghĩa của thành ngữ như: ẩn dụ, hoán dụ, khoa trương, so sánh…như: ăn như rồng cuốn, ruột để ngoài da…Nghĩa bóng là đặc tính bản chất của thành ngữ, góp phần xem xét một cụm từ cố định có thể trở thành thành ngữ hay không? - Quá trình vận động và sử dụng thành ngữ tiếng Việt Khi thành ngữ là một cụm từ cố định có giá trị tương đương như một từ, thì nó là đơn vị có thể vận dụng độc lập trong câu. Khi thành ngữ được sử dụng như một mệnh đề, một ngữ cố định nào đó trong câu phức hợp, thì nó có giá trị như môt cụm từ chủ vị. Nhưng không phải thành ngữ nào cũng là cụm từ chủ vị cố định, khi vận động, nó cũng có biến thể. Có thể nói ba đặc tính trên có liên quan chặt chẽ với nhau, đặc tính nọ bổ sung cho đặc tính kia. 1.2. Tục ngữ 1.2.1. Khái niệm Cũng như thành ngữ, khái niệm tục ngữ cũng được nhiều nhà nghiên cứu phát biểu dưới các hình thức khác nhau, dưới đây là một vài khái niệm tiêu biểu: - Đỗ Bình Trị thì cho rằng: “Tục ngữ là những câu nói gọn chắc, xuôi tai, diễn đạt những kinh nghiệm lâu đời của nhân dân về thiên nhiên và lao động sản xuất, về con người và xã hội. Nó thường được nhân dân vận dụng trong suy nghĩ, trong nói năng và trong những hoạt động thực tiễn của mình (Đỗ Bình Trị, 2001: 231). - Bùi Mạnh Nhị cũng đưa ra một khái niệm: “Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh và thường mang nhiều nghĩa, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt, được nhân dân áp dụng vào đời sống, tư duy và lời ăn tiếng nói hàng ngày (Bùi Mạnh Nhị, 1997: 242). Tìm hiểu sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ… Mai Thị Vân Khóa luận tốt nghiệp ĐHSP ngành Ngữ Văn Trang 10 Theo chúng tôi, Tục ngữ là lời ăn tiếng nói của dân gian, thường có dung lượng ngắn gọn, nội dung hàm súc mà ở đó dân gian đã thể hiện trí tuệ sâu sắc và thâm thúy về những kinh nghiệm, triết lý về tất cả mọi lĩnh vực trong đời sống. 1.2.2. Đặc điểm Như chúng ta đã biết, tục ngữ được coi là “túi khôn của dân gian”. Phải chăng đây chính là lý do đã thúc đẩy các nhà ngôn ngữ học và văn học không ngừng đi sâu nghiên cứu về tục ngữ đặc biệt là đặc điểm thi pháp của tục ngữ. Nhìn chung, theo các nhà nghiên cứu, thi pháp của tục ngữ có bốn đặc điểm chính đó là: - Tính hàm súc thể hiện ở lời ít ý nhiều, tiết kiệm ngôn ngữ đến mức tối đa Đó là nguyên tắc lớn nhất, là đặc điểm nổi bật nhất của sự sáng tạo ở tục ngữ. Những câu tục ngữ ngắn nhất chỉ có ba tiếng, thông thường là những câu từ bốn đến tám tiếng. Ví dụ: tức nước vỡ bờ, con giun xéo lắm cũng quằn… Câu tục ngữ không chỉ ngắn gọn mà còn hàm súc, không một tiếng nào thừa. Mỗi tiếng, mỗi từ đều cần thiết và đều đứng ở vị trí tối ưu. Có thể ví mỗi câu tục ngữ như một công trình kiến trúc mà từng chi tiết đều đã được tính toán chính xác đến cao độ. - Giàu hình ảnh hình tượng cụ thể Tục ngữ thường sử dụng các biện pháp tu từ miêu tả, so sánh, ẩn dụ, nhân hóa…tạo nên sự liên tưởng tức thì đầy hiệu quả: vỏ quít dày móng tay nhọn, đũa mốc chòi mâm son…Vì sử dụng hình ảnh nên tục ngữ thường diễn đạt nhiều nghĩa như nghĩa đen - nghĩa bóng/nghĩa rộng - nghĩa hẹp…Sự phong phú về nét nghĩa nói lên tính chất tiềm ẩn về ngữ nghĩa của tục ngữ rất lớn. Nghiã đen và nghĩa bóng của tục ngữ đem lại sự nhận thức vừa gần gũi, cụ thể, vừa khái quát, sâu sắc. - Kết cấu ngữ pháp và quan hệ ngữ nghĩa trong tục ngữ Về kết cấu ngữ pháp: Tục ngữ có các loại kết cấu theo vế câu: một vế, hai vế, ba vế trở lên. Kết cấu một vế gần như là một câu đơn: cái nết đánh chết cái đẹp, không thầy đố mày làm nên…Kết cấu hai vế chiếm đa số trong những câu tục ngữ: người tốt vì lụa, lúa tốt vì phân, gần mực thì đen gần đèn thì sáng…Kết cấu ba vế thì rất ít phổ biến: của làm ra để trên gác, của cờ bạc để ngoài sân, của phù vân để ngoài ngõ. Về quan hệ ngữ nghĩa: Tục ngữ thể hiện bằng nhiều phán đoán giản đơn: người sống đống vàng, tấc đất tấc vàng…. Hoặc suy luận dựa trên mối quan hệ giữa các vế gồm có: quan hệ tương đồng: đất lề quê thói; quan hệ tương phản: miệng nam mô bụng bồ dao găm; quan hệ điều kiện - nhân quả: ở hiền gặp lành; quan hệ so sánh: thương người như thể thương thân; quan hệ phụ thuộc: con sâu làm rầu nồi canh; quan hệ liệt kê: thứ nhất cày nỏ thứ nhì bỏ phân… - Vần nhịp và tính chất hòa đối trong tục ngữ Vần là chất keo gắn liền các yếu tố ngôn từ trong tục ngữ, làm thành những kết cấu vững chắc, bền vững, làm cho tục ngữ dễ nhớ, dễ thuộc, dễ lưu truyền. Cách gieo vần trong tục ngữ rất phong phú và đa dạng: vần liền hay còn gọi là vần lưng: ăn vóc học hay, ăn chắc mặc bền…, vần cách: không thầy đố mày làm nên, thứ nhất cày ải thứ nhì rải phân…). Tìm hiểu sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ… Mai Thị Vân Khóa luận tốt nghiệp ĐHSP ngành Ngữ Văn Trang 11 Nhịp cũng là một yếu tố quyết định sự bền vững của tục ngữ, giúp dễ nhớ, dễ truyền, có nhạc điệu. Ví dụ: Ăn cây nào/rào cây ấy, đời cha ăn mặn/đời con khát nước…; Ngoài ra, cách cấu tạo cân đối hài hòa thể hiện dưới nhiều hình thức cụ thể khác nhau như đối thanh, đối ý, đối cân, đối lệch… 1.3. Phân biệt thành ngữ, tục ngữ Thành ngữ và tục ngữ vốn là hai phạm trù khác nhau của hai ngành ngôn ngữ học và văn học. Tuy nhiên giữa chúng có mối quan hệ thâm nhập, giao hòa lẫn nhau. Vì vậy việc xác định ranh giới chính xác làm cơ sở để phân biệt sự khác nhau giữa thành ngữ và tục ngữ đã và đang được các nhà nghiên cứu văn học và ngôn ngữ học quan tâm. Các nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan, Nguyễn Văn Khang, Nguyễn Nhã Bản, Nguyễn Xuân Lạc, Đinh Gia Khánh - Chu Xuân Diên - Võ Quang Nhơn…, đặc biệt là Cù Đình Tú trong bài viết “Góp ý kiến phân biệt thành ngữ với tục ngữ” được đăng trên tạp chí ngôn ngữ số 1/1973 đã đưa ra tương đối đầy đủ những tiêu chí nhằm phân biệt giữa thành ngữ và tục ngữ. Chúng tôi nhận thấy, hầu hết các nhà nghiên cứu đều thống nhất khi đưa ra các tiêu chí để phân biệt thành ngữ và tục ngữ. Xin trình bày khái quát trong bảng tóm tắt sau: Tiêu chí Thành ngữ Tục ngữ Nội dung Thể hiện một khái niệm. Tự nó không diễn đạt một ý trọn vẹn. Thể hiện một phán đoán. Tự nó diễn đạt trọn vẹn một ý, một nhận xét, một sự phê phán, một kinh nghiệm, một tâm lý, một phong tục tập quán, một luân lý, một chân lý phổ biến. Hình thức Mỗi thành ngữ chỉ là một cụm từ, chưa phải là một câu hoàn chỉnh. Mỗi tục ngữ tối thiểu là một câu, một mệnh đề hoàn chỉnh. Cấu tạo Chủ yếu là dựa vào quy tắc cấu tạo của cụm từ. Phần lớn là các kết cấu một trung tâm. Ngoài ra còn có kết cấu hai trung tâm. Có thể thêm các trợ từ để nhấn mạnh nội dung. Chủ yếu là kết cấu hai trung tâm. Có thể thêm các hư từ chỉ quan hệ đã tỉnh lược để làm rõ mối quan hệ giữa các bộ phận trong thông báo. Chức năng Là những đơn vị có sẵn mang chức năng định danh, dùng để gọi tên sự vật, tính chất, hành động. Có chức năng thông báo, thông báo một nhận định, một kết luận về một phương diện nào đó của thế giới khách quan. Vận dụng trong lời nói Dùng làm một bộ phận để tạo thành câu. Có khả năng độc lập tạo thành câu, cũng có khi dùng làm bộ phận để tạo thành câu. Kết luận tổng quát Là một hiện tượng ngôn ngữ hình thành do hình thức lời nói, cách diễn đạt. Là hiện tượng ý thức xã hội, hình thành do nội dung mà nó chứa đựng. Tìm hiểu sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ… Mai Thị Vân Khóa luận tốt nghiệp ĐHSP ngành Ngữ Văn Trang 12 2. Ca dao, Dân ca 2.1. Khái niệm Từ trước những năm 50 của thế kỷ XX, hai thuật ngữ ca dao và phong dao được dùng để chỉ chung cho những câu hát dân gian. Nhưng cũng từ những năm 50 tới nay, thuật ngữ phong dao hầu như ít được sử dụng, thay vào đó là sự xuất hiện của một thuật ngữ mới là dân ca. Cũng từ đó có nhiều ý kiến đặt ra vấn đề phân biệt ca dao với dân ca và cho rằng: “Khi nói dân ca là nói những bài hát dân gian toàn vẹn bao gồm cả lời ca và làn điệu nhạc. Khi nói ca dao là chỉ nói riêng lời ca của bài hát dân gian” (Đỗ Bình Trị, 2001: 256-257). Có thể nói, đây cũng chính là nguyên nhân dẫn tới việc xuất hiện nhiều hướng tiếp cận khác nhau xung quanh vấn đề định nghĩa ca dao. Cách thứ nhất đó là tách rời hai khái niệm ca dao và dân ca, tiêu biểu cho cách tiếp nhận này có: Vũ Ngọc Phan với định nghĩa: “Ca dao là một loại thơ dân gian có thể ngâm được như các loại thơ khác và có thể xây dựng thành các điệu dân ca” (Vũ Ngọc Phan, 1998: 42). Dương Quảng Hàm với định nghĩa: “Ca dao là những bài hát ngắn lưu hành trong dân gian,thường tả tính tình phong tục của người bình dân”. Cách tiếp cận thứ hai là đồng nhất ca dao và dân ca làm một. Tiêu biểu cho cách tiếp cận này có Đỗ Bình Trị, theo ông “Ca dao - dân ca là những câu hát (bài hát dân gian). Ca dao hiểu theo nghĩa rộng là một khái niệm bao hàm ba yếu tố gắn bó chặt chẽ với nhau là: lối hát (tức là hình thức sinh hoạt ca hát hay phương thức diễn xướng), điệu hát (tức là làn điệu nhạc của những câu hát), lời hát (tức là lời ca đã tước bỏ tiếng đệm, tiếng láy, tiếng đưa hơi…) (Đỗ Bình Trị, 2001: 256-257). Tương tự là ý kiến của Chu Xuân Diên, Nguyễn Nhã Bản… Có thể nói, cho tới thời điểm này, các nhà nghiên cứu vẫn chưa hoàn toàn thống nhất khi đưa ra định nghĩa về ca dao - dân ca. Nhưng qua những định nghĩa trên, chúng ta có thể thấy nội hàm khái niệm ca dao đã được giới thuyết tương đối rõ ràng và đầy đủ. Theo chúng tôi, nói đến ca dao là trong các bài hát dân ca được dân gian diễn xướng (đã được tước bỏ tiếng đệm, tiếng láy, tiếng đưa hơi) và các bài thơ trữ tình được dân gian sáng tác và lưu truyền bằng phương thức nói. 2.2. Đặc điểm - Nhân vật trữ tình Trong ca dao truyền thống, chủ thể trữ tình luôn đồng nhất với nhân vật trữ tình. Nhân vật đó gồm một số kiểu nhất định. Đó là cô gái và chàng trai trong quan hệ bạn bè, lứa đôi; Người vợ, người chồng, người mẹ…trong quan hệ đời sống gia đình… Nhân vật trữ tình thường gắn với những đại từ nhân xưng trong ca dao như anh, em, chàng, thiếp…và kể cả những hình ảnh xưng hô ẩn dụ như mận, đào, trúc, mai…tất cả đều không có dấu ấn cá nhân - Kết cấu Xuất phát từ những tiêu chí khác nhau đã có nhiều cách phân loại kết cấu ca dao khác nhau. Tuy nhiên ở đây cả ba nhà nghiên cứu đều thống nhất chia hình thức kết cấu của ca dao làm hai kiểu chính gồm: lối đối đáp và lối đối đáp kể chuyện. Hai hình thức Tìm hiểu sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ… Mai Thị Vân Khóa luận tốt nghiệp ĐHSP ngành Ngữ Văn Trang 13 kết cấu ấy nương tựa vào nhau, bổ sung cho nhau trong việc thực hiện chức năng biểu hiện cảm hứng trữ tình của đời sống dân tộc. - Hệ thống hình ảnh và ngôn ngữ • Về hệ thống hình ảnh: có thể nói hệ thống hình ảnh trong ca dao rất phong phú. Trong đó xuất hiện nhiều và rộng rãi nhất đó là những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, những hình ảnh miêu tả trực tiếp nhằm tăng cường khả năng tạo hình và biểu hiện cảm xúc của nhân vật trữ tình. Thân em như củ ấu gai Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen. Hay Thuyền về có nhớ bến chăng Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền. Trong ca dao, hình ảnh miêu tả thường đi đôi với so sánh. Tuy nhiên, nếu so sánh tập trung thể hiện nhân vật thì miêu tả lại chủ yếu là hướng đến cảnh vật thiên nhiên, đồng thời gửi gắm vào đó tình ý của nhân vật trữ tình. Cổ tay em trắng như ngà Con mắt em liếc như là dao cau. Miệng cười như thể hoa ngâu Cái khăn đội đầu như thể hoa sen. Đứng ở một góc độ khác, ta thấy các hình ảnh so sánh, ẩn dụ, miêu tả có hai loại rõ rệt. Một là những hình ảnh giàu tính ước lệ tượng trưng (gần với văn học viết) như rồng - mây, trúc - mai…; Hai là những hình ảnh dân dã, bình thường, giản dị, chân thực, tự nhiên trong cuộc sống hàng ngày như: cánh bèo, rau muống, mùng tơi, chiếc thuyền… • Về ngôn ngữ: Ngôn ngữ là thành phần tạo nên sự tồn tại độc lập của ca dao ngoài ca hát. Ngôn ngữ ca dao vừa đậm đà bản sắc dân tộc vừa mang sắc thái địa phương. Chẳng hạn như ca dao Bắc Bộ hát giã bằng ngôn ngữ nhẹ nhàng tình tứ. Người về em chẳng cho về Em nâng vạt áo em đề câu thơ. Ngôn ngữ ca dao giàu sắc thái biểu cảm, tính chất biểu trưng, ước lệ, tượng trưng, ẩn dụ…rất đậm nét. Về điểm này, ngôn ngữ ca dao có quan hệ với ngôn ngữ trong thơ ca của văn học viết. Các nhà thơ từ cổ chí kim đã học hỏi, vận dụng rất phổ biến ca dao vào trong sáng tác của mình (Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, …). Ngược lại, các tác giả dân gian cũng tiếp nhận ít nhiều ngôn ngữ, văn học viết trong cách diễn đạt, lựa chọn từ ngữ. Chẳng hạn như trong câu ca dao sau: Lửng lơ vầng quế soi thềm Hương đưa bát ngát càng thêm bận lòng. Tính chất giản dị cũng là đặc điểm của ngôn ngữ ca dao. Đó là sự giản dị đã được kết tinh từ lời ăn tiếng nói của nhân dân. Lên non đón gió lấy trầm Tìm hiểu sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ… Mai Thị Vân Khóa luận tốt nghiệp ĐHSP ngành Ngữ Văn Trang 14 Xui ong lấy mật, giục tằm ngả tơ. Gắn liền với tính giản dị là tính sinh động. Ca dao biểu hiện cảm nghĩ một cách gợi cảm, miêu tả sự vật một cách gợi hình. - Thể thơ Các thể thơ trong ca dao đều là những thể thơ dân tộc. Bao gồm thể lục bát và lục bát biến thể, song thất lục bát và song thất lục bát biến thể, thể vãn và thể hỗn hợp. Trong đó thể lục bát được dùng rộng rãi nhất trong ca dao và trở thành một thể thơ tiêu biểu của ca dao. Đây là thể thơ hàm chứa nhiều đặc điểm ngôn ngữ dân tộc về vần, nhịp, thanh điệu, được sử dụng phổ biến không chỉ trong văn học dân gian mà còn ở cả văn học viết. Có thể nói, thơ lục bát rất phù hợp với ngôn ngữ dân tộc. Nó không chỉ có khả năng phản ánh nhiều phương diện của cuộc sống mà nhạc điệu của thể thơ này cũng rất phù hợp với các giai điệu dân ca Việt Nam ngọt ngào, trữ tình mà đa dạng biến hóa. - Thời gian và không gian nghệ thuật Thời gian nghệ thuật trong ca dao vừa là thời gian của chính thời điểm diễn xướng (thời gian hiện tại) lại vừa là thời gian của sự tưởng tượng, hư cấu mang tính chất chủ quan của nhân vật hay còn gọi là thời gian tâm lý. Không gian nghệ thuật trong ca dao cũng mang tính hai mặt, vừa là không gian của thực tại khách quan vừa là không gian chỉ có trong hư cấu, tưởng tượng của nhân vật trữ tình hay còn gọi là không gian tâm lý. 2.3. Phân biệt tục ngữ, ca dao Các nhà nghiên cứu văn học dân gian nhiều thế hệ đã gắng công suy nghĩ, tìm ra những tiêu chí làm cơ sở để phân định ranh giới giữa thể loại ca dao và tục ngữ. Hiện nay tiêu chí được nhiều người quan tâm nhất là dựa vào nội dung phản ánh của ca dao và tục ngữ. Tục ngữ là thể loại tự sự dân gian nhằm phổ biến kinh nghiệm sản xuất, đấu tranh xã hội, đưa ra những lời khuyên bảo, ứng xử trong cộng đồng, dòng họ. Hay nói cách khác, tục ngữ thiên về trí tuệ. Còn ca dao là thể loại trữ tình nhằm phản ánh, bộc lộ tình cảm. Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào tiêu chí nội dung để phân biệt thì sẽ khó sắp xếp những câu mang tính chất trung gian, quá độ, vừa lý trí vừa tình cảm, vừa tổng kết kinh nghiệm khách quan, vừa bộc lộ thái độ chủ quan. Ví dụ: Tin bợm mất bò Tin bạn mất vợ, nằm co một mình. Hay. Ở sao cho vừa lòng nhau Ở rộng người cười ở hẹp người chê. Trong những trường hợp như thế này, chúng ta có thể dựa vào phương thức sử dụng để xác định. Nếu phương thức sử dụng của tục ngữ thường thiên về nói, thì phương thức sử dụng của ca dao lại thiên về hát và ngâm. Chẳng hạn như “Muốn xác định thể loại của những câu trên, ta phải xem xét chúng trong những trường hợp sử dụng và phương thức diễn xướng cụ thể. Khi chúng được dùng theo phương thức nói – luận lí thì chúng là tục ngữ. Còn khi chúng được dùng theo phương thức hát - trữ tình thì chúng là ca dao” (Hoàng Tiến Tựu, 1998: 131). Tìm hiểu sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ… Mai Thị Vân Khóa luận tốt nghiệp ĐHSP ngành Ngữ Văn Trang 15 Ngoài ra, chúng ta thấy tục ngữ là những câu ngắn, có câu chỉ là một lời nói xuôi tai không vần vè, màu mè. Ở tục ngữ chủ yếu là những câu từ bốn đến tám tiếng như: Ở bầu thì tròn ở ống thì dài. Những câu tục ngữ có dung lượng 14 tiếng không nhiều: Có cây mới có dây leo Có cột, có kèo mới có đòn tay. Tuy ca dao cũng là một thể loại có dung lượng ngắn. Nhưng một bài ca dao ngắn nhất cũng đã 14 tiếng, bài dài thường là trên 10 dòng thơ. Đa số là những bài ca dao hai dòng, bốn dòng như: - Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều. - Đêm hè gió mát trăng thanh Em ngồi chẻ lạt cho anh chắp thừng. Lạt chẳng mỏng sao thừng được tốt Duyên đôi ta đã trót cùng nhau. Trên đây chúng tôi đã trình bày một cách sơ lược một số vấn đề của thành ngữ - tục ngữ - ca dao. Qua đó, chúng ta có thể thấy được những vấn đề cơ bản cùng những mối quan hệ đa dạng và phức tạp giữa thành ngữ - tục ngữ - ca dao. Đây sẽ là cơ sở giúp chúng tôi có một cái nhìn toàn diện khái quát nhất về thành ngữ, tục ngữ, ca dao, để từ đó có thể đi vào khảo sát, tìm hiểu thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong Quốc âm thi tập của đại thi hào Nguyễn Trãi. 3. Vài nét về Quốc âm thi tập Nguyễn Trãi là một nhân vật tiêu biểu trong quá khứ lịch sử dân tộc. Ông không chỉ là nhà văn hào kiệt xuất mà ông còn là nhà tư tưởng, chính trị, quân sự, ngoại giao, sử học…Có thể nói, ở ông là sự kết tinh của “một tài năng, một nhân cách toàn diện” (Đoàn Thị Thu Vân, 2001: 22). Nguyễn Trãi đã để lại cho đời một khối lượng tác phẩm đồ sộ gồm có: Bình Ngô đại cáo, Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập, Quân trung từ mệnh tập, Lam Sơn thực lục, Văn bia Vĩnh Lăng, Phú núi Chí - Linh và nhiều tác phẩm khác . Tuy nhiên tác phẩm của ông cũng chịu chung số phận với ông đã phải trải qua nhiều thăng trầm biến động. Quốc âm thi tập cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Qua nhiều nguồn tư liệu cho biết, sau vụ án Lệ Chi Viên, tác phẩm không còn nữa. Đến năm 1868, các nho gia Dương Bá Cung, Nguyễn Định, Ngô Thế Vinh mới hoàn thành công trình sưu tập toàn bộ thi văn của Nguyễn Trãi. Quốc Âm thi tập được chép trong quyển thứ 7 của bộ Ức Trai di tập. Đây là tập thơ Nôm mới được công bố tương đối hoàn chỉnh gần đây do hai ông Trần Văn Giáp, Phạm Trọng Điềm phiên âm, chú giải và xuất bản năm 1956. 3.1. Hoàn cảnh sáng tác Tất cả những bài thơ trong Quốc âm thi tập đều không ghi rõ thời điểm sáng tác. Song căn cứ vào văn bản, chúng ta có thể đoán định rằng đa số các bài thơ này đều được sáng tác trong thời kỳ Nguyễn Trãi về ở ẩn tại Côn Sơn. Tìm hiểu sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ… Mai Thị Vân Khóa luận tốt nghiệp ĐHSP ngành Ngữ Văn Trang 16 3.2. Kết cấu Theo ông Phạm Thế Ngũ (Nguyễn Hữu Sơn, 2003: 639), Quốc âm thi tập gồm 253 bài và chia làm bốn phần: - Vô đề: 192 bài. - Thời lệnh môn (đề tài về thời tiết, khí hậu, cảnh sắc bốn mùa): 21 bài. - Hoa mộc môn (đề tài về các loại hoa cỏ, thảo mộc): 33 bài. - Cầm thú môn (đề tài về các loại chim muông): 7 bài. Nhóm tác giả Trần Đăng Na trong cuốn Văn học trung đại (Nhiều tác giả, 2005: 114 – 115) cho rằng: “Quốc âm thi tập gồm 254 bài, chia làm bốn môn loại: Vô đề, Thời lệnh môn, Hoa mộc môn, Cầm thú môn. Phần vô đề chia thành nhiều mục: Thủ vĩ ngâm(1 bài), Ngôn chí (21 bài), Mạn thuật (14 bài), Thuật hứng (25 bài), Tự thán (41 bài), Tự thuật (11 bài), Tức sự (4 bài), Bảo kính cảnh giới (61 bài)…”. Nguyễn Huệ Chi trong Từ điển văn học (Nhiều tác giả, 2004: 1483), cũng cho rằng: Quốc âm thi tập gồm 4 mục: - Vô đề: gồm 14 tiểu mục, 192 bài. - Thì lệnh môn: gồm 9 mục, 21 bài. - Hoa mộc môn: gồm 23 tiểu mục, 34 bài. - Cầm thú môn: gồm 7 tiểu mục, 7 bài. Việc phân chia các mục lớn nhỏ có phần tùy tiện vì ngay tên gọi các mục có lúc gây cảm giác không khác nhau là mấy (Thuật hứng, Tự thuật…). Có lẽ, nguyên bản vốn không có các mục phân loại đó mà do người sưu tầm về sau đã thêm vào cho tiện trong khi sắp xếp. Như vậy, các nhà nghiên cứu tuy có những cách diễn đạt không giống nhau nhưng đều thống nhất chia Quốc âm thi tập thành 4 phần: Vô đề (192 bài), Thời lệnh môn (21 bài), Hoa mộc môn (34 bài), Cầm thú môn (7 bài). Chúng tôi hoàn toàn đồng ý với cách chia như trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng dựa vào cuốn “Từ điển Hán Việt từ nguyên” xin giải thích một số tiêu đề các tiểu mục trong phần vô đề. Mục đích là để nắm nội dung cũng như chủ đề riêng của các tiểu mục dễ dàng và chính xác hơn, tránh những nhầm lẫn giữa các đề mục với nhau. Ở trên, Nguyễn Huệ Chi đã cho chúng ta biết phần Vô đề gồm 14 tiểu mục. Dưới đây, Chúng tôi xin đi vào giải thích một số tiêu đề các tiểu mục như sau: - Thủ vĩ ngâm: Đây là một lối thơ thất ngôn bát cú câu đầu và câu cuối giống nhau. - Ngôn chí: là những bài thơ ghi lại lời nói của chính mình. - Mạn thuật: chép lại những gì đã có sẵn nhưng không gò bó. - Trần tình: phô bày những tình cảm, cảm xúc ở trong lòng như: yêu, thương, mừng, giận…ra bên ngoài. - Thuật hứng: chép lại những cảm xúc của mình với ngoại cảnh. Lòng thấy khoan khoái. - Tự thán: than thở với chính mình. - Tự thuật: tự mình bày tỏ, kể lại những gì đã xảy ra. Tìm hiểu sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ… Mai Thị Vân Khóa luận tốt nghiệp ĐHSP ngành Ngữ Văn Trang 17 - Tức sự: việc đang xảy ra ngay liền khi đó. - Tự giới: tự răn mình để không làm bậy, không làm gì thái quá. - Bảo kính cảnh giới: gương báu răn mình. 3.3. Nội dung Trước hết, đó là lòng yêu nước, thương dân thiết tha sâu nặng kết hợp với lòng yêu đời và nỗi đau đời luôn luôn thường trực trong tâm hồn Nguyễn Trãi. Thể hiện qua những câu thơ nói về sự trằn trọc của Nguyễn ._.ợp một cách khéo léo, nhuần nhuyễn, ý nghĩa từ những câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao khác nhau để đưa vào trong một cặp câu thơ thất ngôn. Những câu thơ được Nguyễn Trãi sử dụng với hình thức ghép ý như trên tuy thoát hẳn về mặt hình thức, về số lượng câu chữ, câu thơ đã ngắn gọn và bao quát hơn so với thành ngữ, tục ngữ, ca dao nhưng ý nghĩa của nó thì vẫn bám sát với thành ngữ, tục ngữ, ca dao, gợi cho ta nhiều ý nghĩa sâu sắc về những bài học kinh nghiệm trong cuộc sống. Đọc câu thơ của Nguyễn Trãi ta thấy vừa quen vừa lạ bởi sự xuất hiện của hình bóng thành ngữ, tục ngữ, ca dao và hình thức đối của thơ cổ điển Đường luật. Qua đó, chúng ta càng thấy rõ hơn được tài năng và sự sáng tạo của Nguyễn Trãi trong việc vận dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong Quốc âm thi tập. Tìm hiểu sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ… Mai Thị Vân Khóa luận tốt nghiệp ĐHSP ngành Ngữ Văn Trang 45 2.2.5. Tự sáng tạo ra tục ngữ Một số nhà nghiên cứu cho rằng trong Quốc âm thi tập bên cạnh việc vận dụng sáng tạo thành ngữ, tục ngữ, ca dao thì Nguyễn Trãi còn tự sáng tạo ra tục ngữ. Cụ thể có các ý kiến của một số nhà nghiên cứu sau: Trong bài viết “Âm vang tục ngữ, ca dao trong thơ Quốc âm của Nguyễn Trãi” (Nguyễn Hữu Sơn, 2003: 806-809), tác giả Bùi Văn Nguyên đã đề cập đến thuyết “Quan vật” của Thiệu Ung. Đại ý là Thiệu Ung quan sát quy luật biến chuyển của sự vật rồi suy diễn ra sự biến chuyển của xã hội để hành đạo. Tác giả cũng nêu lên một số câu tục ngữ trong dân gian được đúc rút từ phương pháp “Quan vật” như: Chân đi đá mòn, muốn ăn quả phải trồng cây…Đồng thời Bùi Văn Nguyên cũng cho rằng Nguyễn Trãi đã quan sát những hiện tượng tự nhiên rồi rút ra quy luật của tạo vật để đối chiếu với quy luật của xã hội nhằm tự đề xuất ra một phép xử thế sao cho đạo người hợp với đạo trời. Việc quan trọng nhất của con người là sống, chết hoặc được, thua cũng là điều tự nhiên của tạo hoá, như con chim thì bay, con cá thì nhảy: Bành được thương thua con tạo hoá Diều bay cá nhảy đạo tự nhiên. ( bài 103 ) Quả là: Tự nhiên đắp đổi đạo trời Tiêu, trưởng, doanh, hư, một phút dời. ( bài 104 ) Hay là từ những hiện tượng như: chim ngủ, thuyền đỗ, trăng lên, nước dâng Hàng chim ngủ khi thuyền đỗ Vừng nguyệt lên thuở nước cường. ( bài 42 ) Cho đến những việc như nước tuôn ra bể cả, đất chồng cho núi cao: Nước càng tuôn đến bể càng cả Đất một chồng thêm núi một cao. ( bài 122 ) Tất cả đều do quy luật tự nhiên của tạo hoá, và quy luật tự nhiên đó có ảnh hưởng đến cuộc sống của con người. Như vậy qua bài viết này, tác giả Bùi Văn Nguyên đã chứng minh: Nguyễn Trãi đã dựa vào thuyết “Quan vật” để tự sáng tạo ra tục ngữ. Xuận Diệu trong bài viết “Đọc Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi”(Xuân Diệu, 2000: 65-67) cũng cho rằng Nguyễn Trãi đã dựa theo phương thức sáng tác của tục ngữ để bản thân ông cũng tạo ra tục ngữ. Để chứng minh cho nhận định của mình, Xuân Diệu đi vào phân tích một số câu thơ mà theo ông đó là những câu tục ngữ Nguyễn Trãi đã tự tạo ra trong Quốc âm thi tập: Thế sự người no ổi tiết bảy Nhân tình ai ủ cúc mồng mười. Tìm hiểu sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ… Mai Thị Vân Khóa luận tốt nghiệp ĐHSP ngành Ngữ Văn Trang 46 ( bài 22 ) Tiết tháng bảy là mùa ổi chín, lúc ấy rất dễ mua, ăn cho đến no.Ý nói khi gặp thời thì dễ; hoa cúc được quý là vào tiết Trùng Dương mồng 9 tháng 9, qua ngày đó sang tới ngày mồng 10 là cúc đã lỡ rồi. Gạch quảng nào bày mấy ngọc Sừng hằng những mọc qua tai. ( bài 99 ) Hòn gạch vỡ đã quẳng đi lại còn đem bày với ngọc được sao? Cái sừng tuy mọc sau lại lên dài quá cái tai. Người sinh sau rất có thể vượt người sinh trước. Đến hai câu thơ này: Thế sự trai yêu thiếp mọn Nhân tình gái nhớ chồng xưa. ( bài 179 ) Ta thấy nó mang một ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Người ta thường không bằng lòng với cái hiện có và hay mơ màng cái chưa có hoặc nuối tiếc cái đã mất. Ngoài ra, Nguyễn Trãi còn có những câu thơ nói về thói đời: Nào ai dễ có lòng chân thật Ở thế tin gì miệng đãi bôi. ( bài 106 ) Có của cho người nên rộng miệng Chẳng tham ở thế kẻo chau mày. ( bài 171 ) Tóm lại, cả hai nhà nghiên cứu trên đều cho rằng Nguyễn Trãi đã dựa vào lối sáng tác tục ngữ trong dân gian để tự mình cũng tạo ra tục ngữ. Chúng tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm của hai nhà nghiên cứu trên. Bên cạnh đó cũng xin đưa ra ý kiến riêng như sau: Chúng ta biết tục ngữ có dung lượng ngắn gọn, nội dung hàm súc mà ở đó thể hiện trí tuệ sâu sắc và thâm thuý về những kinh nghiệm, triết lý về tất cả mọi lĩnh vực trong đời sống. Có thể coi tục ngữ là “túi khôn của dân gian”. Theo chúng tôi, những đặc điểm thi pháp của tục ngữ đã được thể hiện rõ qua nhiều câu thơ trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi. Chẳng hạn như để đúc kết cho mình và cho người khác những kinh nghiệm xử thế trong cuộc đời, Nguyễn Trãi viết: Của thết người / là của còn Khó khăn phải đạo cháo càng ngon. ( bài 149 ) Hai câu thơ này mang một số đặc điểm thi pháp của tục ngữ từ cách ngắt nhịp 3/3 đến cách sử dụng vần liền và cấu trúc phán đoán A là B trong tục ngữ. Hay là những câu thơ nói về phương châm, nghệ thuật sống: Tìm hiểu sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ… Mai Thị Vân Khóa luận tốt nghiệp ĐHSP ngành Ngữ Văn Trang 47 Tuy rằng bốn bể cũng anh tam Có kẻ hiền lành có kẻ phàm. ( bài 174 ) Hai câu thơ này tương tự như câu tục ngữ có hai vế đối nhau theo quan hệ tương phản. Có khi Nguyễn Trãi quan sát, nhận xét về sự tồn tại quá đỗi bất thường của cái “ác”, cái “bất nhân” trong tự nhiên và xã hội, ông nêu lên cả một vấn đề gay cấn: Phượng những tiếc cao diều hãy liệng Hoa thường hay héo cỏ thường tươi. ( bài 120 ) Tính hàm súc, giàu hình tượng của tục ngữ thể hiện rất rõ trong hai câu thơ trên, thông qua việc tác giả sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ tạo nên hai lớp nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng làm cho câu thơ giàu hình ảnh và hình tượng. Đây cũng chính là một trong những đặc điểm thi pháp quan trọng của tục ngữ. Từ hiện tượng trong tự nhiên: chim phượng bay, chim diều liệng, hoa héo, cỏ tươi, tác giả muốn nói về sự tồn tại bất thường của cái “ác”, cái “bất nhân” trong xã hội. Qua đó, chúng ta thấy được thái độ mỉa mai nhưng cũng vô cùng đau xót của Nguyễn Trãi trước hiện thực đang diễn ra trong cuộc sống. Ngoài ra, Nguyễn Trãi còn có nhiều câu thơ tương tự nói về nhiều vấn đề khác nhau của đời sống cũng rất thâm thuý và sâu sắc, thể hiện những triết lý, những kinh nghiệm của ông về cuộc sống: Chớ cậy sang / mà ép nề Lời chẳng phải / vưỡn không nghe. ( bài 44 ) Cho hay bỉ thái là lề cũ Nếu có nghèo / thời có an. ( bài 144 ) Co que thay / bầy ruột ốc Khúc khuỷu làm chi / trái hoè. ( bài 44 ) Hoa càng khoe tốt tốt thì rữa Nước chớ cho đầy đầy ắt vơi. ( bài 85 ) Theo chúng tôi, đây sẽ là những câu châm ngôn, câu tục ngữ quý cho các thế hệ sau. Bởi nó được sáng tạo theo những quy luật của lối sáng tạo tục ngữ như: cách ngắt nhịp 3/3 rất hài hòa, cân đối, sử dụng cấu trúc suy luận logic dưa trên mối quan hệ nhân – quả, kết hợp với các kết từ: ắt, thì, thời (thì), cấu trúc có quan hệ phán đoán A là B trong tục ngữ… Như vậy là trong quá trình vận dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao, Nguyễn Trãi không chỉ am hiểu những lối cảm lối nghĩ của dân gian mà ông còn nắm rất vững những quy luật sáng tạo của thành ngữ, tục ngữ, ca dao, đặc biệt là tục ngữ. Điều này cho Tìm hiểu sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ… Mai Thị Vân Khóa luận tốt nghiệp ĐHSP ngành Ngữ Văn Trang 48 chúng ta thấy, Nguyễn Trãi không chỉ là một nhà thơ mà còn là một nhà hiền triết lỗi lạc của dân tộc. Bằng tài năng và sự sáng tạo của mình, ông đã góp phần làm cho kho tàng văn học dân tộc nói chung và văn hóa dân gian nói riêng ngày càng trở nên phong phú và đa dạng. 3. So sánh thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong Quốc âm thi tập và thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm Nguyễn Bỉnh Khiêm là một trong những nhà văn hóa lớn, có nhiều đóng góp có cho sự phát triển của nền văn học dân tộc. Chúng ta biết Nguyễn Trãi được coi là người mở đầu của nền thơ cổ điển Việt Nam. Song, tuy mở đầu nhưng Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi đã được coi là một đỉnh cao. Bởi nguyên nhân cơ bản là do Nguyễn Trãi đã biết tiếp thu và vận dụng sáng tạo, linh hoạt những thành tựu của thơ ca dân gian, đặc biệt là thành ngữ, tục ngữ, ca dao. Sinh sau Nguyễn Trãi hơn một thế kỷ, chắc chắn Nguyễn Bỉnh Khiêm thấy rõ những chỗ thành công và chưa thành công của các tác giả đi trước để sàng lọc và đưa vào tác phẩm của mình. Một lần nữa, ông lại đưa thơ Nôm trở về với đời sống dân dã thông qua cách vận dụng các thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong Thơ Nôm. Trong thơ Thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm, chúng tôi đã thống kê được 40 bài trên tổng số 141 bài chiếm 28,3% có sử dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao. Như vậy, nếu xét về số lượng bài thơ có sử dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao thì thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm ít hơn so với tập thơ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi là 20 bài nhưng nếu xét về tỉ lệ các câu thơ có sử dụng thì thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm lại chiếm tỉ lệ cao hơn (1,2%). Điều này cho thấy tần số xuất hiện thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm là dày hơn, đều hơn, còn trong Quốc âm thi tập thành ngữ, tục ngữ, ca dao chủ yếu xuất hiện ở mục vô đề (gồm 129 bài), đặc biệt là ở tiểu mục Bảo kính cảnh giới (61 bài). Cũng giống như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm sử dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao và trong tác phẩm của mình một cách sáng tạo, linh hoạt. Có chỗ ông lấy cả ý lẫn từ, có chỗ ông chỉ lấy ý mà không lấy từ. Chẳng hạn, lấy trọn vẹn cả từ lẫn ý hai câu thành ngữ: “vuốt mặt còn nể mũi” và “rút dây động rừng”, tác giả tách thành từng bộ phận và xen vào một số từ ngữ phụ nhằm nhấn mạnh ý nghĩa của câu thành ngữ hơn, làm cho nó phù hợp với vần điệu của hai câu thơ thất ngôn. Vuốt mặt còn chừa qua mũi nọ Rút dây lại né động rừng chăng? (Thơ Nôm, bài 89) Câu tục ngữ: “có nuôi con mới biết lòng cha mẹ” được Nguyễn Trãi trích nguyên vẹn chỉ bỏ bớt đi từ “có” đứng đầu để đưa vào câu cặp luận bài Bảo kính cảnh giới, số 8: Nuôi con mới biết lòng cha mẹ. ( bài 135 ) Câu tục ngữ này cũng được Nguyễn Bỉnh Khiêm trích nguyên vẹn để đưa vào câu đầu cặp luận bài thơ Nôm, số 58: Nuôi con mới biết lòng cha mẹ. Tìm hiểu sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ… Mai Thị Vân Khóa luận tốt nghiệp ĐHSP ngành Ngữ Văn Trang 49 Hay là câu tục ngữ “cờ đến tay ai, người ấy phất” được Nguyễn Bỉnh Khiêm lấy trọn vẹn cả từ lẫn ý ở vế đầu chỉ điều chỉnh vài từ ở vế sau cho phù hợp với câu thơ thất ngôn: Cờ đến tay ai, ai mới phất ( Thơ Nôm, bài 69 ) Tuy nhiên, thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm chủ yếu là sử dụng hình thức rút ý từ thành ngữ, tục ngữ, ca dao. Câu tục ngữ ngụ ý nói về ảnh hưởng tật xấu ở đời: “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài” và “gần mực thì đen gần đèn thì sáng” được Nguyễn Trãi lấy ý đưa vào câu đầu và câu cuối bài thơ Bảo kính cảnh giới, số 21: ở bầu thì dáng ắt nên tròn ...Đen gần mực, đỏ gần son. ( bài 148 ) Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng rút ý từ hai câu tục ngữ trên nhưng lại đảo ngược giữa các vế của câu tục ngữ để đưa vào hai bài thơ: Đỏ thời son đỏ, mực thời đen. ( Thơ Nôm, bài 13 ) Gần son thì đỏ, mực thì đen. ( Thơ Nôm, bài 70 ) Hai câu thơ này ảnh hưởng rõ nét trong cách sáng tạo tục ngữ. Từ kết cấu hai vế đến kiểu suy luận logic dựa trên mối quan hệ điều kiện – kết quả : A thì B trong tục ngữ. Hay là câu tục ngữ nói về thói đời tráo trở: “thớt tanh ruồi đậu”, “mật ngọt chết ruồi” được Nguyễn Bỉnh Khiêm khéo léo sử dụng và đưa vào bảy bài thơ khác nhau: Thớt quyến ruồi ấy bởi tanh. (Thơ Nôm, bài 26 ) Ang thịt mỡ bùi, ruồi đến đỗ, Bát bồ hòn đắng, kiến đâu bò. (Thơ Nôm, bài 43 ) Thớt có tanh tao ruồi đậu đến Ang không mật mỡ kiến đến bò chi. (Thơ Nôm, bài 53 ) Kiến thác, bởi ang bùi ngọt. Ruồi qua vì bát đắng cay. (Thơ Nôm, bài 57 ) Mật ngọt ruồi vào, ruồi đắm đuối Mồi thơm cá đến, cá phàn nàn. (Thơ Nôm, bài 62 ) Tìm hiểu sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ… Mai Thị Vân Khóa luận tốt nghiệp ĐHSP ngành Ngữ Văn Trang 50 Thớt có tanh tao ruồi dạm miệng (Thơ Nôm, bài 65 ) Nhị hết hoa thơm, ong đến đỗ, Mỡ bùi, mật ngọt, kiến nào đi. (Thơ Nôm, bài 82 ) Từ hai câu tục ngữ, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã vận dụng rất linh hoạt và đưa vào trong bảy bài thơ khác nhau mà không hề gây cảm giác nhàm chán cho người đọc. Tuy vậy, ở cả bảy bài thơ trên, ta thấy đều có điểm chung đó là nó vẫn bám được ý nghĩa của hai câu tục ngữ qua một số từ: thớt, tanh, ruồi, đậu, mật, ngọt…. Hơn nữa, những câu thơ trong bảy bài này hầu như đều được Nguyễn Bỉnh Khiêm sáng tác dựa trên kiểu quan hệ nhân quả trong tục ngữ. Có lúc, ông sử dụng các kết từ: bởi, vì. Có lúc, các kết từ lại bị ẩn đi nhưng người đọc vẫn có thể hiểu ngầm được. Đây cũng chính là một trong những đặc điểm thi pháp của tục ngữ. Qua đó, ta thấy thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm đã kế thừa sâu sắc hình thức sử dụng mà Nguyễn Trãi đã thực hiện với thành ngữ, tục ngữ, ca dao. Tục ngữ, ca dao có câu: - Dò sông dò biển, ai dò được lòng người. - Sông sâu còn có kẻ dò, Lòng người nham hiểm ai đo cho cùng. Dựa vào ý đó, Nguyễn Trãi đã sáng tác nhiều câu thơ nói về lòng người đen bạc mà chúng tôi đã có dịp trình bày trong phần 2.2.1 của khóa luận: Lòng thế tin chi mặt nước bằng. ( bài 23 ) Người hiểm lòng thay, hãy sá ngờ. ( bài 179 ) Lòng thế bạc đen, dầu nó biến. ( bài 139 ) Sự thế phòng khi được mất Lòng người tua đoán thuở mừng thương. ( bài 129 ) Ngoài chưng mọi chốn đều thông hết Bui một lòng người cực hiểm thay. ( bài 26 ) Mựa trách thế gian lòng đạm bạc Thế gian đạm bạc ấy lòng thường. ( bài 125 ) Dễ hay ruột bể sâu cạn Khôn biết lòng người ngắn dài. Tìm hiểu sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ… Mai Thị Vân Khóa luận tốt nghiệp ĐHSP ngành Ngữ Văn Trang 51 ( bài 6 ) Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng dựa vào ý của những câu tục ngữ, ca dao trên để sáng tạo ra những câu thơ nói về lòng người đen bạc, hiểm hóc: Đường thế nhiều nơi hiểm hóc thay (Thơ Nôm, bài 70 ) Lành dữ lòng người khôn được biết Lòng đen bạc / chớ thờ ơ. (Thơ Nôm, bài 24 ) Lưỡi thế gẫm xem mềm tựa lạt Miệng người toán lại sắc như chông. (Thơ Nôm, bài 127 ) Miệng nói sau lưng như dao nứa Lưỡi đưa trước mặt giống kim chì. (Thơ Nôm, bài 102 ) Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng nói về lòng người, nhưng rõ ràng là mức độ và giá trị biểu cảm trữ tình không bằng Nguyễn Trãi. Phải chăng đó là do sự tác động của hoàn cảnh sống đối với mỗi người ở một mức độ khác nhau. Đặc biệt, cách sử dụng từ ngữ, những hình ảnh so sánh trong thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm rất gần gũi với đời sống hàng ngày của quần chúng nhân dân như hình ảnh so sánh: dao nứa, kim chì, lạt, chông; các quan hệ từ so sánh: như, giống, tựa. Đây cũng chính là những đặc điểm của những câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao dân gian. Dân gian cũng có nhiều câu tục ngữ, ca dao như: - Khó khăn thì chẳng ai nhìn Đến khi đỗ trạng chín nghìn nhân duyên. - Giàu sang lắm kẻ đón chào Khó khăn dẫu có kêu gào ai thương. Lấy ý từ những câu tục ngữ, ca dao này, Nguyễn Trãi đã đưa vào nhiều bài thơ: Đắc thời thân thích chen chân đến Thất sở láng giềng ngỏanh mặt đi. ( bài 57 ) Khống khảy kẻ cười cùng kẻ thốt Khó khăn người rẻ liễn người roi. ( bài 106 ) Của nhiều sơn dã, đem nhau đến Khó ở kinh thành, thiếu kẻ han. ( bài 133 ) Tìm hiểu sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ… Mai Thị Vân Khóa luận tốt nghiệp ĐHSP ngành Ngữ Văn Trang 52 …Những kẻ ân cần khi phú quý Hoạ ai bao bọc thuở gian nan. Lều không con cái hằng tình phụ Bếp lạnh anh tam biếng hỏi han. ( bài 139 ) Tương tự Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng đã rút ý từ những câu tục ngữ, ca dao dạng lục bát này để đưa vào một số câu thơ thất ngôn hoặc lục ngôn, không phải chỉ một lần mà nhiều lần: Đắc thời thân thích chen chân đến Thất thế hương lư ngoảnh mặt đi. (Thơ Nôm, bài 53) Giàu sang người đến đăm chiêu Bần tiện, / ai kẻ / trọng yêu? (Thơ Nôm, bài 58) Giàu người hợp, / khó người tan Thói ấy hằng lề sự thế gian. (Thơ Nôm, bài 486) Giàu sang:/ Người trọng / khó:/ Ai nhìn, Thuở khó,/ dẫu chào, / chào / cũng lặng, Khi giàu, / chẳng hỏi, / hỏi / thì quen. (Thơ Nôm, bài 5) Phận khó khăn xưa ắt đã quen Cửa mận, người yêu, nhiều khách trọng. (Thơ Nôm, bài 22) Đối chiếu những câu thơ của Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm, chúng ta thấy, mặc dù cả hai ông đều lấy ý từ những câu tục ngữ, ca dao giống nhau nhưng mỗi người lại có một sự sáng tạo riêng. Nếu cách ngắt nhịp trong những câu thơ trên của Nguyễn Trãi vẫn còn chịu ảnh hưởng nhiều từ cách ngắt nhịp của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật (4/3) thì các ngắt nhịp trong một số câu thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm chịu ảnh hưởng bởi cách ngắt nhịp đa dạng trong tục ngữ (2/2, 3/3, 2/2/1/2) Một số thành ngữ, tục ngữ, ca dao sau: - Khổ tận cam lai. - Có co thì có duỗi. - Có nhọn thì có tùi. - Có co ắt phải duỗi ra Lẽ thường trời đất hẳn là chẳng sai. Tìm hiểu sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ… Mai Thị Vân Khóa luận tốt nghiệp ĐHSP ngành Ngữ Văn Trang 53 được Nguyễn Bỉnh Khiêm đưa vào thơ một cách nhuần nhị: Đã khuất bao nhiêu thì có duỗi. (Thơ Nôm, bài 2 ) Có nhọn bao nhiêu lại có tùi. (Thơ Nôm, bài 10 ) Rõ ràng, hai câu thơ trên được Nguyễn Bỉnh Khiêm viết theo lối tư duy của dân gian, dựa trên mối quan hệ nhân - quả, thường trong tục ngữ, giữa các vế câu có sử dụng các kết từ: thì, lại. Tương tự, các câu thơ như: Ngựa mạnh đường dài, tua biết sức. (Thơ Nôm, bài 103) Vàng bền há lại lửa còn sợ? Cỏ cứng chi cho gió được hay. (Thơ Nôm, bài 146) Khó khăn mới biết người quân tử, Nguy hiểm thời hay tiết trượng phu. (Thơ Nôm, bài 27) Theo chúng tôi, đều được Nguyễn Bỉnh Khiêm lấy ý từ những câu tục ngữ, ca dao sau: - Lửa thử vàng, gian nan thử sức. - Cỏ cứng mới đứng đầu gió. - Đường dài hay sức ngựa. - Nước loạn mới biết tôi lành. - Thi ra mới biết cây béo gầy Đến khi cả gió mới biết cây cứng mềm. - Có gió lung mới biết tùng bách cứng Có ngọn lửa hồng mới biết thức vàng cao. Nguyễn Trãi cũng đã lấy ý của những câu tục ngữ, ca dao trên để đưa vào một số câu thơ trong Quốc âm thi tập: Vàng thật âu chi lửa thiêu. ( bài 116 ) Khi bão mới hay là cỏ cứng. ( bài 131 ) Cây cứng cây mềm gió hay. ( bài 26 ) Trên đây là một số so sánh đối chiếu bước đầu về cách thức vận dụng thành ngữ, tục ngữ ca dao trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi và thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Tìm hiểu sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ… Mai Thị Vân Khóa luận tốt nghiệp ĐHSP ngành Ngữ Văn Trang 54 Khiêm. Qua đó, ta thấy giữa Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm có nhiều điểm tương đồng trong cách vận dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao vào trong sáng tác. Không chỉ một lần mà rất nhiều lần chúng ta bắt gặp cả hai tác giả cùng lấy cả từ lẫn ý hoặc lấy ý từ những câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao giống nhau để đưa vào trong tác phẩm của mình. Tuy nhiên, ta vẫn thấy những điểm riêng khó lẫn trong cách thức vận dụng thành ngữ, tục ngữ ca dao giữa hai tác giả trên. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã kế thừa những cách thức vận dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong thơ của Nguyễn Trãi nhưng lại có sự sáng tạo riêng. Nếu như trong các câu thơ của Nguyễn Trãi còn sử dụng nhiều từ Hán Việt, các từ cổ thì trong các câu thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm những từ Hán Việt, từ cổ đã giảm đi đáng kể mà thay vào đó là những từ thuần Việt thường xuyên được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra, thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm từ cách dùng từ, đến cấu trúc câu và các quan hệ ngữ nghĩa, vần nhịp… trong các câu thơ rất gần gũi và mang đậm màu sắc, đặc điểm của những câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao dân gian. Có thể nói “Nguyễn Bỉnh Khiêm đã củng cố và hoàn chỉnh các thành tựu mà Nguyễn Trãi đã có công khai phá. Với sự mở đầu của Nguyễn Trãi, sự kết thúc của Nguyễn Bỉnh Khiêm, thơ tiếng Việt đã đi được một chặng đường, tạo được những nét đặc sắc, phong cách riêng, là một giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển của nền thơ dân tộc” (Trần Ngọc Vương, 1997: 569). Do khóa luận chỉ tập trung đi sâu “Tìm hiểu sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi”, nên chúng tôi chưa có điều kiện đi sâu tìm hiểu thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Người viết nhận thấy đây cũng là một vấn đề khá thú vị. Hy vọng trong tương lai, nếu có điều kiện, bản thân sẽ quay trở lại tiếp tục tìm hiểu vấn đề này sâu hơn nữa. Tìm hiểu sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ… Mai Thị Vân Khóa luận tốt nghiệp ĐHSP ngành Ngữ Văn Trang 55 KẾT LUẬN Ngay từ khi bắt tay vào thực hiện đề tài “Tìm hiểu sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi”, chúng tôi đã ý thức được đây là một đề tài khá mới mẻ và lý thú. Bởi lẽ thông qua việc tìm hiểu thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong Quốc âm thi tập sẽ mở ra cánh cửa giúp chúng ta đi vào khám phá giá trị nội dung và nghệ thuật của Quốc âm thi tập được thuận lợi hơn. Đồng thời cũng qua đó giúp chúng ta nhận ra tài năng của Nguyễn Trãi trong việc vận dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao vào trong tác phẩm Quốc âm thi tập. Tuy nhiên, đây là một đề tài mới, chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu. Hơn nữa, việc xác định ranh giới giữa thành ngữ và tục ngữ, tục ngữ và ca dao mặc dù đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm song vẫn đang còn gặp phải một số khó khăn nhất định. Lần đầu tiên bắt tay vào tham gia nghiên cứu khoa học, cộng với trình độ và năng lực của bản thân còn hạn hẹp nên chúng tôi không có tham vọng sẽ đóng góp được một công trình khoa học thật sự chuyên sâu về vấn đề “Tìm hiểu sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi”. Tuy nhiên trong khóa luận này, chúng tôi cũng cố gắng thực hiện được một số nhiệm vụ sau: Thứ nhất, chúng tôi có cơ hội hệ thống lại các khái niệm, đặc điểm thi pháp của thành ngữ, tục ngữ, ca dao. Dựa vào ý kiến của một số nhà nghiên cứu, chúng tôi cũng đưa ra một số tiêu chí để xác định ranh giới phân biệt giữa thành ngữ với tục ngữ, tục ngữ với ca dao. Đây chính là cơ sở và là nền tảng quan trọng giúp chúng tôi trong việc khảo sát, thống kê tần số xuất hiện của thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong Quốc âm thi tập. Thứ hai, khóa luận tiếp tục khái quát và khẳng định giá trị nội dung, nghệ thuật của tập thơ Quốc âm thi tập, giúp cho người đọc tiếp cận vừa bao quát vừa cụ thể Quốc âm thi tập. Thứ ba, sau khi tiến hành khảo sát, thống kê tỷ lệ thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong 254 bài thơ Quốc âm thi tập, Chúng tôi đi vào chứng minh tài năng của Nguyễn Trãi trong việc vận dụng thành ngữ, tục ngữ ca dao thông qua những cách thức sử dụng. Cụ thể là sử dụng nguyên vẹn thành ngữ, tục ngữ; lấy ý từ thành ngữ, tục ngữ, ca dao; sáng tạo thêm ý mới; rút gọn thành ngữ, tục ngữ, ca dao; ghép thành ngữ, tục ngữ, ca dao; tự sáng tạo ra tục ngữ. Thứ tư, để giúp người đọc thấy rõ được vai trò của Nguyễn Trãi đối với sự phát triển của nền văn học dân tộc, chúng tôi đã bước đầu tiến hành khảo sát và tìm hiểu sơ bộ về thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Qua đó, có thể thấy được sự kế thừa, tiếp thu một cách sáng tạo của Nguyễn Bỉnh Khiêm đối với Nguyễn Trãi trong việc vận dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao vào thơ Nôm của mình. Qua quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi nhận thấy việc vận dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong thơ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi nổi lên một số điểm đáng chú ý như sau: Tìm hiểu sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ… Mai Thị Vân Khóa luận tốt nghiệp ĐHSP ngành Ngữ Văn Trang 56 Về số lượng: Trong 254 bài thơ Quốc âm thi tập, chúng tôi nhận thấy có 60 bài sử dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao,chiếm 23,6%. Điều này cho thấy thành ngữ, tục ngữ, ca dao ảnh hưởng rất sâu sắc trong thơ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi; thể hiện rõ qua những hình thức sử dụng như lấy nguyên vẹn thành ngữ, tục ngữ, ca dao có 10/1908 câu, chiếm 0, 5%; lấy ý và thay đổi hình thức ngôn ngữ có 37/1908 câu, chiếm 1,9%; sáng tạo ra ý mới và thay đổi hình thức ngôn ngữ là 22/1908 câu, chiếm 1,2%; rút gọn thành ngữ, tục ngữ, ca dao là 8/1908 câu, chiếm 0,4%; ghép thành ngữ, tục ngữ, ca dao là 13/1908 câu, chiếm 0,7%; Ngoài ra, Nguyễn Trãi còn tự tạo ra một số câu tục ngữ (khoảng trên 30 câu). Tỷ lệ này cho thấy sự phong phú và đa dạng về số lượng cũng như cách thức vận dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong thơ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi. Từ đó, ta có thể thấy được tài năng của Nguyễn Trãi trong cách vận dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao. Về hình thức sử dụng: Mỗi hình thức sử dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong thơ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi đều thể hiện những sáng tạo nhất định. Chẳng hạn như ngay trong hình thức sử dụng nguyên vẹn. Mặc dù chúng tôi gọi là nguyên vẹn, nhưng ta phải hiểu đó là cách sử dụng nguyên vẹn có sáng tạo. Đáng nói hơn cả đó là cách lấy ý tài tình từ thành ngữ, tục ngữ, ca dao của Nguyễn Trãi. Ông đã khéo léo rút ý một cách tài tình từ những câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao cộng với việc thay đổi hình thức ngôn ngữ cho phù hợp với nội dung và hình thức của bài thơ khiến cho chúng ta khi đọc thơ Quốc âm thi tập có cảm giác vừa quen vừa lạ bởi nó vừa mang bóng dáng của thành ngữ, tục ngữ, ca dao, vừa mang dáng dấp của thể thơ cổ điển Đường luật, vừa chứa đựng những nét riêng khó lẫn của Nguyễn Trãi. Ngoài ra, những hình thức sáng tạo ra ý mới, rút gọn hay là ghép thành ngữ, tục ngữ, ca dao đều thể hiện rõ sự sáng tạo tài tình của Nguyễn Trãi, người được coi là mở đầu thành công cho nền thơ ca quốc âm. Tóm lại, khóa luận đã vạch ra một cái nhìn khá hoàn chỉnh về việc “Tìm hiểu sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi”. Thiết nghĩ, đây là một đề tài rất có ý nghĩa, đặc biệt là đối với người giáo viên dạy Ngữ Văn. Việc hiểu và vận dụng những câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao là một điều rất cần thiết, góp phần làm cho những bài giảng về văn học cổ đạt hiệu quả cao. Đồng thời, đề tài này sẽ góp phần khám phá một cách sâu sắc hơn những giá trị về mặt nội dung cũng như nghệ thuật của tác phẩm Quốc âm thi tập cũng như nhận thấy được công lao của Nguyễn Trãi trong quá trình vận dụng nguồn thi liệu quý báu của văn học dân gian vào văn học viết. Cuối cùng, trong quá trình thực hiện, khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, sơ suất, những kiến giải chủ quan của người viết. Vì vậy, chúng tôi rất mong nhận được sự chỉ giáo, góp ý chân thành của quý thầy cô và bạn đọc để luận văn được bổ sung và hoàn chỉnh hơn. Chúng tôi hy vọng sẽ được trở lại đề tài này trong những công trình nghiên cứu chuyên sâu hơn, nhằm khám phá một cách toàn diện và sâu sắc hơn nữa vấn đề “Tìm hiểu sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi”. Tìm hiểu sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ… Mai Thị Vân Khóa luận tốt nghiệp ĐHSP ngành Ngữ Văn Trang 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi Duy Tân. 1996. Giáo trình văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XVIII. ĐH Huế. 2. Bùi Mạnh Nhị. 1997. Văn học dân gian – những công trình nghiên cứu. NXB GD. 3. Bùi Văn Nguyên. 2003. Thơ Quốc âm Nguyễn Trãi. NXB GD. 4. Cù Đình Tú. 2001. Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt. NXB GD. 5. Đái Xuân Ninh. 1978. Hoạt động của từ tiếng Việt. NXB KHXH. 6. Đinh Gia Khánh. 1983. Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm. Hà Nội. NXB văn học Hà Nội. 7. Đỗ Bình Trị. 2001. Thi pháp thể loại. Tài liệu giảng dạy học viên Cao học – lưu hành nội bộ. 8. Đỗ Bình Trị. 1995. Phân tích tác phẩm văn học dân gian. NXB GD. 9. Đoàn Thị Thu Vân. 2001. Tiếp cận thơ văn Nguyễn Trãi. NXB Trẻ. 10. Hoàng Tiến Tựu. 1998. Văn học dân gian Việt Nam. NXB GD. 11. Hoàng Văn Hành. 1994. Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ. NXB KHXH. 12. Lê Bảo. 1997. Nguyễn Trãi nhà văn và tác phẩm trong nhà trường phổ thông. NXB GD. 13. Lã Nhâm Thìn. 1997. Thơ Nôm Đường luật. NXB GD. 14. Lê Trường Phát. 2000. Thi pháp văn học dân gian. NXB GD. 15. Nguyễn Hữu Sơn. 2003. Nguyễn Trãi về tác gia và tác phẩm. NXB GD. 16. Nguyễn Lực – Lương Văn Đang. 1978. Thành ngữ tiếng Việt. NXB KHXH. 17. Nguyễn Nhã Bản. 2005. Đặc trưng cấu trúc ngữ nghĩa của thành ngữ, tục ngữ trong ca dao. 18. Nguyễn Thái Hòa. 1997. Tục ngữ Việt Nam cấu trúc và thi pháp. NXB KHXH. 19. Nguyễn Thị Ngọc Điệp. 2004. Ca dao dân ca đẹp và hay. NXB Trẻ. 20. Nguyễn Thiện Giáp. 1999. Từ vựng học tiếng Việt. NXB GD. 21. Nguyễn Xuân Lạc. 1998. Văn học dân gian Việt Nam trong nhà trường. NXB GD. Tìm hiểu sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ… Mai Thị Vân Khóa luận tốt nghiệp ĐHSP ngành Ngữ Văn Trang 58 22. Nguyễn Xuân Kính. 1992. Thi pháp ca dao. Hà Nội. NXB KHXH. 23. Nhiều tác giả. 2001. Văn học dân gian Việt Nam. NXB GD. 24. Nhiều tác giả. 1994. Từ điển thành ngữ Việt Nam. NXB Văn hóa thông tin. 25. Nhiều tác giả. 1997. Cơ sở ngôn ngữ học tiếng Việt. NXB GD. 26. Nhiều tác giả. 2004. Từ điển văn học. NXB Thế giới. 27. Nhiều tác giả. 2005. Văn học trung đại Việt Nam, tập 1. NXB ĐH Sư Phạm. 28. Nhiều tác giả. 2000.Văn học Việt Nam thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XVIII. NXB GD. 29. Phạm Thu Yến. 1998. Những thế giới nghệ thuật ca dao. NXB GD. 30. Phan Thị Đào. 1999. Tìm hiểu thi pháp tục ngữ Việt Nam. NXB Thuận Hóa. 31. Trần Ngọc Vương. 1997. Văn học Việt Nam dòng riêng giữa nguồn chung. NXB GD. 32. Trần Tùng Chinh. 2004. Tài liệu giảng dạy văn học Trung đại Việt Nam. Trường ĐH An Giang. 33. Trần Tùng Chinh. 2001. Tài liệu giảng dạy văn học dân gian Việt Nam. trường ĐH An Giang. 34. Trần Ngọc Hưởng. 2003. Luận đề về Nguyễn Trãi. NXB Thanh Niên. 35. Trần Thị Băng Thanh – Vũ Thanh. 2001. Nguyễn Bỉnh Khiêm về tác gia và tác phẩm. NXB GD. 36. Vũ Ngọc Phan. 1998. Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam. NXB KHXH. 37. Xuân Diệu. 2000. Ba thi hào dân tộc. NXB Thanh Niên. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXT1276.pdf
Tài liệu liên quan