BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
PHẠM THỊ XUÂN RỚT
Chuyên ngành : Ngôn ngữ học
Mã số : 60 22 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN THỊ HAI
Thành phố Hồ Chí Minh – 2007
LỜI CẢM ƠN
- Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với
Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Thị Hai, Người đã dành
nhiều thời gian và công sức để hướng dẫn tôi hoàn thành
luận văn.
- Tôi xin cảm ơn quý Thầy Cô khoa Ngữ Văn trường
Đại học sư
225 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2322 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Tìm hiểu phương thức ẩn dụ trong Tiếng Việt (Thể hiện qua ca dao trữ tình, thơ tình Xuân Diệu và Thơ tình Hồ Xuân Hương), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình chỉ
dẫn, giúp đỡ và cho chúng tôi những tri thức cần thiết
trong quá trình học tập cũng như trong quá trình thực hiện
luận văn.
- Tôi xin cảm ơn Thầy Cô phòng Khoa học công
nghệ và Sau đại học, và bạn bè đã quan tâm, giúp đỡ tôi
thực hiện đề tài này.
- Cuối cùng tôi xin cảm ơn trường THPT Tánh Linh,
Hạt Kiểm lâm Tánh Linh và anh Hồ Thanh Tuyền đã
động viên về tinh thần, giúp đỡ về vật chất để tôi hoàn
thành luận văn.
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thấy có những sự vật bản chất không phải là A
nhưng lại được mang tên gọi của A do giữa A và chúng có một nét nào đó tương đồng nhau.
Đặc điểm này của các sự vật đã kích thích vào khả năng liên tưởng, giúp chúng ta nhận thức
về thế giới khách quan đa dạng một cách sinh động. Dựa vào thực tế cuộc sống, qua cảm
nhận chủ quan và cảm nhận của thời đại, các tác giả đã đưa vào tác phẩm văn chương của
mình những kết quả liên tưởng ấy. Nói cách khác, trên cơ sở kế thừa có chọn lọc và phát
huy, các tác giả đã thực hiện những liên tưởng của mình sao cho thỏa mãn được nhu cầu
giao tiếp của cộng đồng. Do đó, cách liên tưởng như vậy vừa có tính truyền thống, tính thời
đại, vừa mang tính cá nhân chủ quan. Cách liên tưởng ấy chính là ẩn dụ - một phương thức
chuyển nghĩa phổ biến.
Việc hiểu và nắm vững phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ góp phần làm giàu vốn ngôn
ngữ, làm tiếng Việt thêm phong phú, đa dạng về ý nghĩa. Mặt khác, nếu biết sử dụng tốt
phương thức này thì cách diễn đạt của ta chắc chắn sẽ súc tích, bóng bẩy, truyền cảm, đạt
hiệu quả giao tiếp cao.
Hơn thế nữa, người thực hiện luận án này là một giáo viên phổ thông, trực tiếp đứng lớp.
Cho nên việc hiểu kỹ phương thức ẩn dụ lại càng cần thiết hơn, bởi nó còn giúp nâng cao
khả năng cảm thụ văn chương, khả năng phân tích tác phẩm sâu sắc, gợi cảm. Nhờ vậy mới
mong có được giờ giảng sinh động, có sức truyền cảm mạnh, thu hút được hứng thú của học
sinh.
Với tất cả những lý do nêu trên chúng tôi quyết định đi vào đề tài: Tìm hiểu phương
thức ẩn dụ trong tiếng Việt (thể hiện qua Ca dao trữ tình, Thơ tình Xuân Diệu và thơ
tình Xuân Quỳnh ).
2. Lịch sử vấn đề
Việc tìm hiểu phương thức ẩn dụ từ lâu đã được các nhà Việt ngữ học quan tâm. Năm
1940, tác phẩm của Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ, Phạm Duy Khiêm [50] giới thiệu một cách sơ
lược về ẩn dụ trong văn chương. Trong các giáo trình về từ vựng học tiếng Việt (cụ thể:
Nguyễn Văn Tu [121], Đỗ Hữu Châu [13], Nguyễn Thiện Giáp [33]) đều có đề mục viết về
hiện tượng chuyển nghĩa nói chung, phương thức ẩn dụ nói riêng.
Bên cạnh đó các tác giả viết về phong cách học như: Đinh Trọng Lạc [56]; Cù Đình Tú
[122], Nguyễn Nguyên Trứ [120], Nguyễn Thái Hòa [43],… cho rằng ẩn dụ là một biện
pháp tu từ chỉ dùng để trang trí, góp phần làm giàu hình tượng, cảm xúc cho tiếng Việt.
Song ở mỗi tác giả, ở mỗi thời điểm lại có cách gọi và phân loại khác nhau.
Đinh Trọng Lạc [56; tr.103-111] gọi ẩn dụ là một phương thức chuyển nghĩa, có khả
năng gợi hình, gợi cảm. Về mặt ý nghĩa, tác giả phân ẩn dụ ra làm ba loại: từ cụ thể đến cụ
thể, từ cụ thể đến trừu tượng và từ trừu tượng đến cụ thể. Cách phân loại này dựa vào tính
cụ thể của đối tượng chọn làm ẩn dụ. Với cách phân chia này, mối quan hệ tương đồng giữa
hai sự vật, hai hiện tượng không được thể hiện rõ nét và cũng không thấy được tính đa dạng,
phong phú của ẩn dụ tu từ.
Cù Đình Tú [122; tr. 279] xem ẩn dụ là cách cá nhân lâm thời lấy tên gọi biểu thị đối
tượng này dùng để biểu thị đối tượng kia dựa trên cơ sở của mối liên tưởng về nét tương
đồng giữa hai đối tượng. Dựa vào khả năng tương đồng giữa hai đối tượng, tác giả chia ẩn
dụ tiếng Việt ra làm năm loại: tương đồng về màu sắc, tương đồng về tính chất, tương đồng
về trạng thái, tương đồng về hành động và tương đồng về cơ cấu. Nhìn chung, cách phân
loại này phù hợp với chức năng biểu cảm của ẩn dụ tu từ. Tuy nhiên, cách nhận định về ẩn
dụ tu từ của Cù Đình Tú mang nhiều tính truyền thống, chưa làm rõ các phương tiện và biện
pháp tu từ.
Đinh Trọng Lạc, một lần nữa, khi nghiên cứu lại các giáo trình và tài liệu về phong
cách học của mình trước đây, đồng thời tiếp thu những thành tựu mới của ngôn ngữ học
hiện đại, đã khẳng định ẩn dụ là Sự định danh thứ hai mang ý nghĩa hình tượng, dựa trên sự
tương đồng hay giống nhau giữa khách thể A được định danh với khách thể B có tên gọi
được chuyển sang dùng cho A [57; tr.52]. Căn cứ vào từ loại và chức năng của từ ẩn dụ, tác
giả chia ẩn dụ ra làm 3 loại: ẩn dụ định danh, ẩn dụ nhận thức và ẩn dụ hình tượng. Trong
ba loại này, ẩn dụ định danh và ẩn dụ nhận thức thuộc ẩn dụ từ vựng, hiệu quả tu từ được
tạo nên không lớn lắm; còn ẩn dụ hình tượng mang lại hiệu quả tu từ cao, nó tác động vào
trực giác của người nhận và đem lại khả năng sáng tạo.
Kể từ 1969 trên tạp chí ngôn ngữ, có nhiều bài viết về hiện tượng chuyển nghĩa ẩn dụ
như: Nguyễn Văn Mệnh [73]; Nguyễn Thế Lịch [67], [68], …
Nguyễn Thế Lịch, trong [68], cho rằng ẩn dụ là một hiện tượng chuyển nghĩa được
hình thành từ cấu trúc so sánh hoàn chỉnh sau khi đã lượt bớt các yếu tố 3 (yếu tố thể hiện
quan hệ so sánh) và yếu tố 1 (yếu tố bị/ được so sánh), chỉ còn lại hoặc là yếu tố 2 (phương
diện so sánh) hoặc là yếu tố 4 (yếu tố so sánh) trong cấu trúc mà thôi. Ông còn cho rằng
cùng một yếu tố chuẩn để so sánh có thể có ba dạng thức song song tồn tại: so sánh, tổ hợp
ẩn dụ và ẩn dụ. Không phải ẩn dụ nào cũng tạo ra hiệu quả nghệ thuật cao hơn so sánh.
Trong ngôn ngữ nghệ thuật, chính những so sánh và tổ hợp ẩn dụ tươi mới rất sinh động,
gợi cảm, còn ẩn dụ tạo ra từ so sánh và tổ hợp ẩn dụ ấy lại chịu thiệt thòi là đã quen thuộc,
không còn bất ngờ nữa.
Thêm vào đó, trong Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ (1981) có bài
của Hoàng Lai [58], Nguyễn Ngọc Trâm [116]. Còn trong Những vấn đề ngôn ngữ học về
các ngôn ngữ phương Đông (1986) có bài của Nguyễn Thế Lịch [66]. Trong Tiếng Việt và
các ngôn ngữ Đông Nam Á (1888) có bài của Hà Quang Năng [79].
Theo các tác giả này, có nhiều cách tạo ra hiện tượng chuyển nghĩa trong tiếng Việt.
Nguyễn Ngọc Trâm cho rằng sự biến đổi các nét nghĩa trong từ đa nghĩa chủ yếu là do hai
hiện tượng đẳng cấu ngữ nghĩa và phi đẳng cấu ngữ nghĩa dẫn tới việc chuyển nghĩa. Còn
Hoàng Văn Hành thì khẳng định hiện tượng chuyển nghĩa là hiện tượng tạo ra các đơn vị từ
vựng phát sinh theo bốn phương thức chính: ghép, láy, phỏng và chuyển. Trong khi đó, tác
giả Hoàng Lai lại nhận thấy quá trình chuyển nghĩa xảy ra nhờ vào mối quan hệ liên tưởng
về ngữ nghĩa giữa hai thành tố vốn xa lạ với nhau. Sở dĩ ta liên tưởng được là nhờ một
nghĩa vị chung nào đó vốn có trong bản chất của hai thành tố hoặc được gán ghép vào từ
ngoài trong một tình huống nhất định.
Ở một góc nhìn khác, ít nhiều liên quan đến hiện tượng chuyển nghĩa của từ, có một
loạt bài [111], [112], [113] và công trình [114] của Nguyễn Đức Tồn. Trong đó, công trình
Tìm hiểu đặc trưng văn hóa - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy của người Việt (trong sự so
sánh với những dân tộc khác) [114] đã đi sâu nghiên cứu vấn đề chuyển nghĩa theo hướng
lý thuyết tâm lý - ngôn ngữ học tộc người. Khi so sánh với cách liên tưởng của người Nga,
người Anh… đồng thời thông qua việc tìm hiểu đặc điểm dân tộc của việc định danh động
vật, định danh thực vật, định danh bộ phận cơ thể người của người Việt, thông qua những
nội dung về đặc điểm ngữ nghĩa của trường tên gọi động vật, trường tên gọi thực vật, ngữ
nghĩa của các từ chỉ bộ phận cơ thể người, ông đã chỉ ra đặc điểm tư duy liên tưởng của
người Việt.
Trong những năm gần đây, trên thế giới lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận phát triển
mạnh; đi theo hướng nghiên cứu này, ở Việt Nam gần đây cũng có không ít bài báo và công
trình. Những khảo cứu theo hướng đi này đã gợi mở ít nhiều cho việc nghiên cứu vấn đề
liên tưởng, chuyển nghĩa. Năm 1994, Lý Toàn Thắng trong [99] đã cho ta một cái nhìn khái
quát phương hướng nghiên cứu phạm trù không gian trong tiếng Việt như: định hướng
không gian, bản đồ tri nhận không gian. Qua đó, mô hình không gian và cách tri nhận
không gian của người Việt Nam được trình bày rõ ràng. Năm 1998, Nguyễn Ngọc Thanh
[98] khẳng định rằng ẩn dụ là một cơ chế tri nhận đi từ cụ thể đến trừu tượng. Cơ chế tri
nhận này giúp ta hiểu thêm được khái niệm trừu tượng thời gian bằng các hình ảnh cụ thể
trong thế giới khách quan. Năm 2001, cũng Lý Toàn Thắng [100] nêu lên cái cách thức mà
người Việt dùng các loại từ để mô tả các thuộc tính không gian của vật thể và từ đó xếp loại
chúng. Căn cứ vào đó ta có thể suy đoán về một cách thức riêng của tiếng Việt trong việc ý
niệm hóa phân loại và mô tả thế giới khách quan. Đây là một vấn đề đang thu hút sự chú ý
của trào lưu ngôn ngữ học tri nhận trên thế giới. Chắc rằng vấn đề này cũng liên quan không
ít đến vấn đề chuyển nghĩa nói chung, vấn đề liên tưởng ẩn dụ nói riêng.
Nhìn chung, vấn đề ẩn dụ được nghiên cứu không ít, nhưng chưa có công trình nào
khảo sát nó trong các tác phẩm văn học, xét trên trục thời gian, để phát hiện những đặc điểm
kế thừa, những đặc điểm sáng tạo của từng tác giả.
3. Phạm vi vấn đề nghiên cứu và mục đích của luận văn
3.1. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ nói chung cũng như phương thức ẩn dụ nói riêng
biểu hiện vô cùng sinh động, không dễ gì nắm bắt hết được. Thêm vào đó, luận văn lại được
định hướng là xem xét phương thức liên tưởng này trong sự phát triển của việc sử dụng
ngôn từ, cho nên vấn đề lại càng rộng. Để có thể thực hiện được mục đích của mình trong
khuôn khổ luận văn thạc sĩ (cả về số lượng trang, cả về thời lượng), trong những điều kiện
hạn hẹp của bản thân học viên (kiến thức về ngôn ngữ học, nhất là ngôn ngữ học hiện đại
chưa rộng, chưa sâu), người viết luận văn xin được hạn chế vấn đề trong khuôn khổ sau đây:
- Xem xét ẩn dụ tu từ (còn gọi là ẩn dụ phong cách; hay ẩn dụ hình tượng, như cách
gọi của Đinh Trọng Lạc [57] );
- Khảo sát vấn đề trong ca dao trữ tình và thơ trữ tình;
- Chỉ khảo sát trong 3 tác phẩm cụ thể (sẽ được nêu ở phần nguồn tư liệu nghiên cứu ở
mục 0.4.2.).
3.2. Mục đích chính của luận văn là tìm hiểu hiện tượng chuyển nghĩa, mà cụ thể là
phương thức ẩn dụ. Cho nên người thực hiện luận văn không đi vào những vấn đề có tính
chất tranh luận như khái niệm từ trong tiếng Việt, vấn đề phân loại cấu tạo từ của tiếng Việt.
Để thực hiện được mục đích chính của mình, người viết chỉ xin chọn một giải pháp nào
tương đối dễ nhận diện từ đối với mọi người, nhất là đối với học sinh phổ thông.
4. Nhiệm vụ của luận văn
Người viết luận văn có nhiệm vụ phải trả lời các câu hỏi sau đây:
1./ Những từ ngữ nào trong ba tác phẩm nêu trên đã tham gia vào việc thực hiện phương
thức liên tưởng ẩn dụ?
2./ Những hình ảnh nào được các tác giả (dân gian, Xuân Diệu, Xuân Quỳnh) lấy làm cơ
sở để thực hiện phương thức liên tưởng ẩn dụ?
3./ Các tác giả Xuân Diệu và Xuân Quỳnh có kế thừa phương thức ẩn dụ của ca dao hay
không? Họ tiếp thu nguyên mẫu hay vừa tiếp thu vừa sáng tạo?
4./ Xuân Quỳnh có kế thừa liên tưởng ẩn dụ của Xuân Diệu hay không?
5./ Những ẩn dụ nào là hoàn toàn của riêng Xuân Diệu, của riêng Xuân Quỳnh?
5. Nguồn tư liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu nghiên cứu
Nguồn tư liệu được chọn để khảo sát phương thức ẩn dụ tu từ trong tiếng Việt là 3 tác
phẩm cụ thể sau đây:
- Ca dao trữ tình chọn lọc (1998) - Nxb Giáo dục (Vũ Thúy Anh, Vũ Quang Hào sưu
tầm và tuyển chọn).
- Thơ tình Xuân Diệu (1983) - Nxb Đồng Nai (Kiều Văn tuyển chọn và giới thiệu).
- Xuân Quỳnh thơ tình - Nxb Văn học
Chúng tôi chọn mảng đề tài trữ tình, vì nghĩ rằng trong phạm vi này phương thức ẩn dụ
tu từ có khả năng xuất hiện nhiều. Còn ca dao được chọn làm xuất phát điểm vì tính chất cổ
xưa của nó, và còn vì đó là nơi đúc kết các biến tấu của ngôn từ dân gian. Nếu xuất phát
điểm là ca dao, chúng tôi tin rằng có thể tìm thấy những điểm kế thừa cũng như sáng tạo của
những thế hệ nối tiếp. Xuân Diệu rồi Xuân Quỳnh là hai trong những người nối tiếp trên
trục thời gian. Tuy giữa họ về tính thời đại không hoàn toàn trùng khít nhau, về giới tính
khác nhau, những rung động trong tâm hồn không như nhau, nhưng, trước hết, họ đều là
những tác giả của nhiều bài thơ tình nổi tiếng, và về mặt sử dụng ngôn từ cũng như sử dụng
hình ảnh có chỗ nào đó gần nhau giữa họ.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Người thực hiện luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học nói
chung, mang tính phương pháp luận, như: quan sát, thống kê, phân loại, miêu tả, so sánh.
Trong đó phương pháp thống kê được tiến hành cẩn thận, có cân nhắc qua 3 tác phẩm thuộc
nguồn tư liệu nghiên cứu. Phương pháp so sánh cũng được vận dụng để thực hiện các bước
so sánh sau: 1/- so sánh Ca dao trữ tình và Thơ tình Xuân Diệu; so sánh Ca dao trữ tình và
Xuân Quỳnh thơ tình; so sánh Thơ tình Xuân Diệu và Xuân Quỳnh thơ tình; 2/- so sánh Ca
dao trữ tình - Thơ tình Xuân Diệu - Xuân Quỳnh thơ tình.
5.2.2. Người thực hiện luận văn còn vận dụng phương pháp phân tích ngữ nghĩa của
từ, xem xét từ ngữ trong văn cảnh, ngữ cảnh; nhưng không nhằm trình bày cấu trúc ngữ
nghĩa của từ. Các thao tác phân tích ngữ nghĩa của từ và việc phát hiện cấu trúc ngữ nghĩa
của từ chỉ được thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị của người viết. Tuy là vậy nhưng việc
làm này vô cùng quan trọng đối với người viết, vì kết quả mà nó đưa lại tạo cơ sở cho người
viết phát hiện các đường dây liên tưởng thuộc ẩn dụ. Những phát hiện cuối cùng này mới
phục vụ cho mục đích của luận văn. Do đó, có thể nói, việc vận dụng phương pháp phân
tích ngữ nghĩa của từ nhằm phát hiện các liên tưởng ẩn dụ; luận văn chỉ trình bày các liên
tưởng ẩn dụ.
5.2.3. Phương pháp trắc nghiệm khách quan
Để kiểm tra lại những phát hiện về các liên tưởng ẩn dụ có trong ba tác phẩm nêu trên,
người viết đã thực hiện phương pháp trắc nghiệm. Đối tượng được trắc nghiệm là học sinh
phổ thông trung học tại địa bàn người thực hiện luận văn đang giảng dạy. Đây là đối tượng
thích hợp vì các em có một trình độ kiến thức văn học tương đối; đối với các tác phẩm nêu
trên, các em đã và đang học; ngoài ra, tuổi đời của các em đủ để hiểu những khuất chiết
trong tâm hồn của con người.
6. Ý nghĩa của đề tài và những đóng góp của luận văn
6.1. Về lý thuyết, việc nghiên cứu đề tài này giúp các nhà nghiên cứu ngôn ngữ cũng
như văn học hiểu rõ hơn cơ chế liên tưởng ẩn dụ trong ca dao cũng như trong thơ của Xuân
Diệu và Xuân Quỳnh. Những kết quả của luận văn có thể góp phần nào đó vào việc phát
hiện và xây dựng phong cách ngôn ngữ của hai tác giả thơ nêu trên; tạo tiền đề cho việc xây
dựng từ điển tác giả văn học.
6.2. Về thực tiễn, nếu luận văn được thực hiện tốt, những kết quả của nó có thể vận
dụng vào giảng dạy ngữ văn ở các cấp học. Đối với giáo viên, nó sẽ là tài liệu tham khảo
tốt. Đối với người học, nó sẽ giúp họ hiểu rõ hơn cơ chế liên tưởng ẩn dụ trong ba tác phẩm
đã nêu, giúp họ cảm nhận tốt ý đồ nghệ thuật của các tác giả.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần dẫn nhập, kết luận, giải thích, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn gồm
3 chương
Chương 1: Những vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài
Chương 2: Khảo sát phương thức liên tưởng ẩn dụ trong Ca dao trữ tình, Thơ tình
Xuân Diệu và Xuân Quỳnh thơ tình
Chương 3: So sánh cơ chế liên tưởng ẩn dụ từ Ca dao trữ tình đến Thơ tình Xuân Diệu
và Xuân Quỳnh thơ tình
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Khái niệm từ trong tiếng Việt
Để có thể thuận tiện hơn cho công việc khảo sát từ ngữ tham gia vào việc thực hiện các
liên tưởng ẩn dụ trong ba tác phẩm đã nêu, chúng tôi chấp nhận quan niệm về từ của
Nguyễn Thiện Giáp [32, tr.69]. Theo quan niệm này, từ tiếng Việt có vỏ ngữ âm là một âm
tiết, trên chữ viết được thể hiện bằng một khối viết liền (Cũng có nghĩa là mỗi từ được cấu
tạo bởi một tiếng). Nếu xét ở góc độ phân biệt những hiện tượng trung tâm (vốn từ vựng cơ
bản) và những hiện tượng ngoại biên (từ vay mượn, nhất là bằng cách phiên âm; trường
hợp: bù nhìn, bồ hóng,…, với số lượng rất ít ỏi; kể cả trường hợp thường gọi là “từ láy”), có
lẽ, quan niệm này phản ánh được diện mạo vốn từ vựng cơ bản của tiếng Việt. So với những
ngôn ngữ như Pháp, Nga… thì số lượng từ có vỏ ngữ âm là một âm tiết trong tiếng Việt rất
lớn. Lại nữa, nếu chấp nhận trong tiếng Việt có từ ghép như các ngôn ngữ đã nêu, thì rất
nhiều trường hợp ranh giới giữa từ ghép và các tổ hợp từ không rõ ràng (như các trường
hợp: hoa hồng, áo dài, nhà trẻ…). Thêm vào đó, trong các ngôn ngữ, hiện tượng chuyển
nghĩa của từ thường xảy ra ở những đơn vị có kích cỡ ngắn nhất. Bởi những lý do ấy mà
chúng tôi tạm chấp nhận giải pháp của Nguyễn Thiện Giáp để tiện cho việc triển khai đề tài.
1.2. Những vấn đề về ngữ dụng học
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi không thể không đụng chạm đến một số vấn đề thuộc
lý thuyết ngữ dụng như: nhân tố giao tiếp, chiếu vật và chỉ xuất, ý nghĩa hàm ẩn và ý nghĩa
tường minh (hiển ngôn). Về những vấn đề này chúng tôi xin lĩnh hội cách trình bày của giáo
sư Đỗ Hữu Châu [14; tr.4-19], [15; tr.96-156], [11; tr.359- 414].
1.2.1. Nhân tố giao tiếp: Nhân tố giao tiếp bằng ngôn ngữ gồm ngữ cảnh, ngôn ngữ và
diễn ngôn.
Ngữ cảnh bao gồm đối ngôn, hoàn cảnh giao tiếp, thoại trường, ngữ huống. Đối ngôn
còn gọi là người tham gia giao tiếp. Họ phải ở trong trạng thái tinh thần lành mạnh và có sự
phân vai giao tiếp trong một cuộc thoại. Vì rằng giao tiếp là tương tác cho nên vai giao tiếp
còn gọi là vai tương tác (bao gồm vai nói, vai nghe; còn gọi là vai phát, vai nhận). Khi giao
tiếp mặt đối mặt giữa các đối ngôn thì có sự luân phiên vai tương tác, ví dụ cuộc giao tiếp
trong bài ca dao1 sau:
- Bây giờ mận mới hỏi đào,
Vườn hồng có lối, ai vào hay chưa?
- Mận hỏi thì đào xin thưa,
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào. (54)
Song cũng có những cuộc giao tiếp chỉ có một đối ngôn phát, còn đối ngôn kia nhận là
chủ yếu, chẳng hạn bài ca dao sau đây:
Em còn bé dại thơ ngây,
Mẹ cha ép uổng từ ngày thiếu niên.
Cho nên duyên chẳng vừa duyên,
Có thương thì vớt em lên hỡi chàng. (187)
Giao tiếp ít nhất phải có hai đối ngôn. Nhưng trên thực tế, trong nhiều trường hợp giao
tiếp, vai nói vẫn là một, còn vai nghe lớn hơn hai, thậm chí hàng nghìn, hàng vạn. Trong số
đó, theo chúng tôi, các tác phẩm văn học, nhất là các tác phẩm thơ thuộc loại giao tiếp này.
Quan hệ tương tác là quan hệ giữa các đối ngôn nảy sinh trong cuộc giao tiếp. Ngoài
nó, còn có quan hệ liên cá nhân, là quan hệ từ bên ngoài áp đặt lên quan hệ tương tác. Đó là
những quan hệ xã hội. Khi tham gia vào giao tiếp, những quan hệ xã hội này (như tuổi tác,
quyền lực, thân tình, xa lạ,…) chi phối cả nội dung, cả hình thức của cuộc giao tiếp và
chuyển thành quan hệ liên cá nhân trong giao tiếp. Quan hệ tương tác còn một biểu hiện nữa
là quan hệ vị thế giao tiếp. Nó có tác động khởi phát, duy trì, chuyển hướng đề tài, phân
phát lượt nói… của các đối ngôn trong giao tiếp. Cho nên nói tới đối ngôn còn là nói tới ý
định, niềm tin, kế hoạch và các hành động thực thi kế hoạch giao tiếp. Hoàn cảnh giao tiếp
“bao gồm tổng thể các nhân tố chính trị, địa lí, kinh tế, văn hóa, lịch sử với các tư tưởng, các
chuẩn mực về đạo đức, ứng xử, với các thiết chế công trình, các tổ chức… tương ứng, tạo
nên cái gọi là môi trường xã hội – văn hóa - địa lí cho các cuộc giao tiếp” [15; tr. 110-111].
Thoại trường hay hiện trường giao tiếp là không gian, thời gian của cuộc giao tiếp. “Khái
niệm không gian ở đây chỉ nơi chốn cụ thể với những điều kiện, những trần thiết, các đồ vật,
các nhân vật tiêu biểu cho một kiểu loại không gian đòi hỏi phải có một cách ứng xử bằng
lời tương thích” [15; tr. 111]. Khái niệm thời gian ở đây cũng cụ thể. “Thời gian thoại
trường của một không gian thoại trường đòi hỏi phải có những cách thức nói năng tương
thích” [15; tr. 111]. Nói tới hoàn cảnh giao tiếp còn là nói tới hiện thực đề tài, nói tới “thế
giới khả hữu” được chọn làm hệ quy chiếu cho hiện thực - đề tài của diễn ngôn. “Sự thể
hiện tổng hòa các nhân tố của ngữ cảnh hình thành nên các ngữ huống liên tiếp kế tiếp nhau
trong một cuộc giao tiếp” [15; tr. 154]. Ngữ huống là “những thể hiện cụ thể của hoàn cảnh
giao tiếp, của thoại trường, của các đối ngôn cũng như những thể hiện cụ thể của chính các
nhân tố tạo nên cuộc giao tiếp ở một thời điểm cụ thể của cuộc giao tiếp đó” [15; tr. 121].
Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp ưu việt nhất, có đường kênh cơ bản là thính giác. Nó
bao gồm hai đường kênh nói và viết, bao gồm các biến thể ngôn ngữ mà các đối ngôn lựa
chọn để giao tiếp. Trong các biến thể của ngôn ngữ, phải hết sức lưu ý đến ngữ vực2 và đến
loại thể mà theo đó hình thành các diễn ngôn phù hợp. Ngôn ngữ là phương tiện của diễn
ngôn nhưng nằm ngoài diễn ngôn. Nằm ngoài diễn ngôn không chỉ có ngữ cảnh (đối ngôn,
hiện thực ngoài diễn ngôn…), ngôn ngữ và các biến thể được sử dụng, mà còn có ngôn
cảnh. Ngôn cảnh là những diễn ngôn trước và sau diễn ngôn đang xét [15; tr. 129]. Ngôn
cảnh được chia thành tiền ngôn cảnh và hậu ngôn cảnh. Trong thực tế giao tiếp, cùng một
nội dung có thể được thể hiện bằng dạng nói và dạng viết. Cho nên cần phân biệt diễn ngôn
nói và diễn ngôn viết. Diễn ngôn ở dạng thức viết được gọi là văn bản (text)3. Ngôn cảnh
của diễn ngôn nói và văn bản có những điểm khác nhau. Diễn ngôn nói chủ yếu xuất hiện
trong hội thoại, gồm rất nhiều nhân tố, ngoài những yếu tố thuần túy ngôn ngữ học còn có
những yếu tố như: hành vi ngôn ngữ, các đơn vị hội thoại, các yếu tố kèm lời và phi lời
(điệu bộ, cử chỉ, nét mặt, trọng âm, ngữ điệu,…); đồng thời nó chỉ có tiền ngôn cảnh. Ngôn
cảnh của văn bản được gọi là văn cảnh. Trong văn bản, câu bao giờ cũng xuất hiện với tiền
văn và hậu văn. Trở lại câu ca dao - Bây giờ mận mới hỏi đào,... - Mận hỏi thì đào xin
thưa,…Yếu tố cần xem xét ở đây là mận, đào. Tiền văn của mận là bây giờ, hậu văn là hỏi
đào. Còn tiền văn của đào là mận hỏi, hậu văn là xin thưa. Nhờ việc xác định này mà ta hiểu
được rằng hiện thực - đề tài của văn bản này không phải là nói về hai sự vật mận và đào, mà
nói về chuyện tìm hiểu của đôi trai gái thuộc đề tài tình yêu. Văn cảnh, nói chung, có tính
chất tĩnh, chứ không có tính chất động như ngôn cảnh của diễn ngôn nói. Thuộc văn cảnh
còn có các văn bản viết về cùng một hiện thực - đề tài, nói rộng ra là tất cả các văn bản
thuộc cùng một thể loại ở một thời điểm nhất định của lịch sử. Do đó “liên văn bản là một
đặc tính của văn cảnh của văn bản” [15; tr.131].
Diễn ngôn là gì? Trước khi đi vào khái niệm diễn ngôn, chúng ta sơ lược nói về câu và
phát ngôn. Câu là một tổ chức tuyến tính các đơn vị từ vựng theo những quy tắc kết học. Có
câu trừu tượng, thuộc hệ thống. Câu hệ thống được hiện thực hóa bằng những câu cụ thể, có
nghĩa là câu được làm đầy bởi các đơn vị từ vựng. Phát ngôn là những câu cụ thể được dùng
trong những ngữ cảnh cụ thể, trong những cuộc giao tiếp cụ thể. Nó là biến thể của câu. Một
câu tồn tại trong vô số phát ngôn xuất hiện trong những ngữ cảnh khác nhau. Trên thực tế sử
dụng ngôn ngữ, chúng ta chỉ gặp các phát ngôn [15; tr.136-137]. Diễn ngôn là bộ phận hợp
thành sự kiện lời nói và tổ hợp các sự kiện lời nói4 hình thành một cuộc giao tiếp. Các chức
năng giao tiếp được thực hiện bằng các diễn ngôn và cụ thể hóa thành các thành phần diễn
ngôn. Diễn ngôn có hình thức và nội dung riêng, xuất hiện giữa tiền ngôn cảnh và hậu ngôn
cảnh (đối với diễn ngôn viết). Hình thức của nó được tạo bằng các yếu tố ngôn ngữ (các đơn
vị từ vựng, các quy tắc cú pháp…), các hành vi ngôn ngữ để chuyển các câu thành các phát
ngôn và những yếu tố kèm lời và phi lời (động tác, cử chỉ…) được dùng khi nói ra phát
ngôn, nói ra diễn ngôn. Nội dung của diễn ngôn có hai thành phần: thông tin và liên cá
nhân5. Hai thành phần này thống nhất với nhau, thể hiện các đích khác nhau. Các đích này
là sự cụ thể hóa các chức năng giao tiếp thuộc diễn ngôn, cũng chính là sự cụ thể hóa ý định
của người tham gia đặt ra trong giao tiếp. Hiểu đúng, giải thuyết đúng một diễn ngôn không
có nghĩa là chỉ hiểu và giải thuyết đúng nội dung thông tin, nội dung miêu tả, mà nhất thiết
còn phải hiểu, và giải thuyết đúng nội dung liên cá nhân của diễn ngôn [15; tr.136-155].
Toàn bộ các nhân tố giao tiếp nêu trên, đặc biệt là ngữ cảnh, phải trở thành hiểu biết
chung của những người tham gia giao tiếp. Trong bất kỳ cuộc giao tiếp nào, các nhân vật
tham gia giao tiếp cũng “chỉ huy động bộ phận hiểu biết” cần yếu hữu quan “với hiện thực-
đề tài của diễn ngôn”, bộ phận hiểu biết quan yếu này sẽ trở thành kiến thức nền đối với một
diễn ngôn hay một sự kiện lời nói nào đó có tính bộ phận của cuộc giao tiếp. Chẳng hạn để
hiểu thuyền và bến trong câu ca dao sau đây được quy chiếu về sự vật nào trong hiện thực -
đề tài của diễn ngôn:
Thuyền đi để bến đợi chờ
Tình đi nghĩa ở bao giờ quên nhau. (428)
người tiếp nhận phải có kiến thức nền là: 1/ câu ca dao này thuộc loại cổ, ra đời từ xa xưa;
2/ thời ấy, nói chung, có thể thuộc xã hội phong kiến; 3/ quan niệm sống của thời ấy là nam
nhi chí tại bốn phương, còn nữ nhi thì tề gia nội trợ. Nhờ vào hậu văn của thuyền là đi, và
nhất là hậu văn của bến là đợi chờ, ta biết thuyền và bến ở đây được dùng để chỉ người.
Thêm vào đó ta còn hiểu biết đặc điểm của thuyền là có khả năng di động, và thường được
di chuyển từ nơi này đến nơi khác, lênh đênh trên sóng nước, khắp bốn phương trời. Còn
bến là vật ở yên một chỗ, dù có bị dời địa điểm thì sự vật bến cũng có tính chất bất di bất
dịch. Đây cũng là những kiến thức nền. Dựa vào nó, ta thiết lập được mối liên tưởng giữa
hình ảnh thuyền với người con trai, còn hình ảnh bến được liên tưởng với người con gái.
Trên cơ sở tạo lập được những hiểu biết chung với tác giả dân gian, chúng ta nắm bắt được
thông điệp mà họ đã gửi gắm vào câu ca dao này. Nên nhớ rằng có những kiến thức nền
mang tính trường tồn, có những kiến thức mang tính thời đoạn; có những hiểu biết mang
tính dân tộc, có những hiểu biết thuộc về một cộng đồng người ở khu vực hẹp nào đó.
Người tiếp nhận diễn ngôn hay văn bản, phải biết rõ điều đó. Vì vậy, để có thể hiểu tốt một
diễn ngôn hay văn bản, nhất là văn bản văn học, người tiếp nhận phải có vốn sống, vốn hiểu
biết sâu rộng, nhờ vào việc học tập trong sách vở và trong đời sống nói chung.
1.2.2. Chiếu vật và chỉ xuất
Việc nghiên cứu phương thức ẩn dụ cũng có liên quan đến các khái niệm chiếu vật và
chỉ xuất.
1.2.2.1. Khái niệm chiếu vật.
Như trên đã nói, một câu khi được làm đầy bởi các từ ngữ đã gắn với ngữ cảnh thì
nó sẽ trở thành phát ngôn. Quan hệ giữa phát ngôn (diễn ngôn) với các bộ phận tạo nên ngữ
cảnh của nó được gọi là sự chiếu vật (reference, référence, cũng được gọi là sự sở chỉ) [15;
tr.186]. Nhờ chiếu vật mà ngôn ngữ gắn với ngữ cảnh, từ đó ta có cơ sở đầu tiên để xác định
nghĩa của đơn vị ngôn ngữ đang thực hiện chức năng giao tiếp. Trong một phát ngôn thường
có một hay một số biểu thức chiếu vật. Mỗi biểu thức chiếu vật được dùng để chỉ một yếu tố
nào đó nằm trong bộ ba: đối ngôn, hoàn cảnh giao tiếp và thoại trường hợp thành ngữ cảnh
của phát ngôn đó được nói tới trong phát ngôn đó…Các biểu thức chiếu vật là những cái
neo mà phát ngôn thả vào ngữ cảnh để móc nối nó với ngữ cảnh [15;tr.187]. Một biểu thức
chiếu vật có thể có một nghĩa chiếu vật, chẳng hạn những tên riêng… Song tuyệt đại đa số
các biểu thức chiếu vật như: tôi, chúng ta, cái nhà này… tùy theo ngữ cảnh mà sự vật được
quy chiếu sẽ thay đổi. Trường hợp này được gọi là chiếu vật linh hoạt hay không duy nhất.
Song chiếu vật không phải là việc tự thân của ngôn ngữ. Con người làm cái việc ấy.
George Yule khẳng định rằng Quy chiếu (reference) là hành động người nói / viết dùng các
hình thái ngôn ngữ giúp người nghe / đọc xác định (identify) được một sự vật nào đó [126;
tr.9]. Vậy có thể hiểu chiếu vật như là hành vi ngôn ngữ. Người nói là người thực hiện hành
vi chiếu vật. Song người nghe cũng không hoàn toàn thụ động, vô can. Rõ ràng rằng người
nói phải thực hiện hành vi chiếu vật là vì lợi ích của người nghe, người đọc, chứ không vì
người nói. Vì khi nói ra một lời nào đó, người nói đã biết rõ vật mà mình muốn người nghe
quy chiếu; họ đã biết rõ mình muốn nói gì. Có nghĩa là hành vi chiếu vật, giống như những
hành vi nói năng khác, cũng nằm trong ý định của người nói và người nói cũng có niềm tin
đối với người nghe. Người nghe chính là chỗ dựa để người nói xây dựng nên những niềm
tin về khả năng nhận biết được sự vật được quy chiếu qua biểu thức chiếu vật người nói sử
dụng. Tổng những niềm tin về khả năng nhận biết sự vật được quy chiếu là một bộ phận
trong những bộ phận tạo nên hình ảnh tinh thần - người nghe mà người nói tạo ra trong
giao tiếp [15; tr. 105]. Có một điều cần lưu ý rằng không phải bao giờ người nghe, người
đọc cũng nhận biết ngay được vật quy chiếu thông qua biểu thức quy chiếu. Việc nhận biết
ngay chiếu vật chỉ có thể xảy ra khi giao tiếp trực diện nhờ vào biểu thức chiếu vật cùng với
những yếu tố đi kèm ngôn ngữ và yếu tố phi ngôn ngữ. Nếu không có những điều kiện này
thì người nghe, người tiếp nhận phải suy ý từ biểu thức chiếu vật để nhận biết sự vật được
quy chiếu chính xác là sự vật nào. Song người nói nêu ra sự vật được quy chiếu không chỉ
để cho đối ngôn của mình nhận biết mình đang nói đến sự vật nào mà là còn để nói cái gì đó
về nó, cũng là để báo cho đối ngôn của mình biết rằng mình sẽ nói cái gì về nó. Điều đó có
nghĩa là lập cho sự vật được quy chiếu một vị ngữ, đưa ra một “thuyết” nào đó về nó. Hành
vi chiếu vật và hành vi lập vị ngữ bao giờ cũng đi đôi với nhau trong việc tạo nên lõi mệnh
đề của các phát ngôn. Như vậy thao tác suy ý ở người nghe bao gồm suy ý để nhận biết ý
đ._.ịnh chiếu vật, mục đích chiếu vật và sự vật được quy chiếu của người nói qua biểu thức
chiếu vật [15; tr.197].
Đóng vai trò nghĩa chiếu vật ngoài sự vật, còn có cả đặc tính, quan hệ, sự kiện, hoạt
động. Đặc tính, quan hệ, sự kiện được chiếu vật khi người nói có ý định cho người nghe
(người đọc) biết đặc tính, quan hệ, sự kiện nào đang được nói tới. Tất nhiên sự vật thường
được chiếu vật hơn cả. Bởi vì chúng là nơi xuất phát các hoạt động, quá trình, cũng là nơi
quy tụ các đặc điểm, tính chất, trạng thái; và còn vì không chiếu vật chúng thì sẽ không có
căn cứ để lập vị ngữ. Đến đây sẽ có một câu hỏi đặt ra là khi nào thì sự vật, đặc tính, quan
hệ, sự kiện đóng vai trò cái được chiếu vật, khi nào thì được dùng không ở chức năng chiếu
vật (cũng còn được gọi là những trường hợp được dùng trong chức năng thuộc ngữ
(attributive) [15; tr201]. Điều này có thể được phân biệt như sau: Sự vật (đặc điểm, quá
trình, sự kiện) khi được dùng trong chức năng chiếu vật, chúng được quan niệm như những
thực thể tự mình, có ranh giới và có những thuộc tính đặc thù. Sự vật khi được dùng trong
chức năng thuộc ngữ thì cũng là được dùng theo lối hoán dụ. Lúc này sự tồn tại của chúng
như những thực thể không còn quan yếu nữa, chúng được nêu ra chỉ đại diện cho những
thuộc tính cần được nêu ra trong giao tiếp mà thôi. Trong chức năng chiếu vật, sự vật chính
là sự vật. Trong chức năng thuộc ngữ, sự vật trở thành tín hiệu cho những thuộc tính quan
yếu đối với một phát ngôn nào đó [15; tr.206].
Vậy hành vi chiếu vật được thực hiện trong điều kiện nào? Điều kiện tiên quyết để
thực hiện hành vi chiếu vật là xác lập thế giới khả hữu - hệ quy chiếu. Sự vật phải tồn tại
trong thế giới khả hữu mà người nói đã chọn làm hệ quy chiếu cho diễn ngôn của mình [15;
tr. 206-212]. Muốn trở thành hệ quy chiếu thì thế giới khả hữu trong đó định vị sự vật được
nói tới phải là thế giới đã biết đối với các đối ngôn, nhất là đối với đối ngôn nghe. Điều này
có nghĩa là thế giới ấy đã được nhận thức, được chấp nhận làm cơ sở cho những điều đã nói
tới trong diễn ngôn.
Như vậy, để thực hiện sự chiếu vật và để nhận biết hiệu quả của sự chiếu vật, người
nói và người nghe phải dựa vào những điều kiện nhất định, phải hành động chiếu vật và
hành động của họ bị chi phối bởi những quy tắc nhất định nào đó. Những điều kiện và
những quy tắc đó thuộc ngữ cảnh và thuộc ngữ năng giao tiếp (tức năng lực sử dụng ngôn
ngữ để thực hiện hoạt động giao tiếp) của người nói và người nghe.
1.2.2.2. Các phương thức chiếu vật
Phương thức chiếu vật là tổ chức các kiểu biểu thức chiếu vật nhờ chúng
mà người nói thực hiện sự chiếu vật và người nghe suy ra nghĩa chiếu vật [15;
tr.213]. Các sách ngữ dụng học thường giới thiệu ba phương thức chiếu vật sau đây: tên
riêng; biểu thức miêu tả; chỉ xuất.
Tên riêng là tên đặt cho từng cá thể sự vật. Tên chung là tên của cả một loại sự vật và
cho tất cả các cá thể sự vật kể cả tính chất, trạng thái, vận động trong cùng một loại. Bất cứ
cá thể nào trong loại cũng được gọi bằng một tên chung (danh từ chung). Các loại danh từ
chung đảm nhiệm vai trò tạo ra các biểu thức miêu tả khác nhau, ít nhiều có liên quan đến
sự chiếu vật cá thể, sự chiếu vật một số và chiếu vật loại. Biểu thức cơ bản trong các biểu
thức miêu tả là biểu thức xác định. Biểu thức này chủ yếu là các cụm danh từ. Ở tiếng Việt,
sau danh từ chung chỉ dẫn chiếu vật của một biểu thức chiếu vật xác định thường có những
yếu tố miêu tả khác nhằm “tách sự vật ra khỏi các sự vật đồng loại khác” trong thế giới khả
hữu được chỉ dẫn bởi danh từ chung. Việc đưa yếu tố miêu tả nào vào biểu thức miêu tả
không chỉ tùy thuộc vào ý định miêu tả của người nói, mà còn tùy thuộc vào khả năng dự
đoán của người nói, vào hiểu biết của đối ngôn đã có về sự vật, vào mức độ, phương diện
của sự vật, dự đoán là đối ngôn quan tâm, và còn tùy thuộc vào mục đích, chiến lược giao
tiếp mà người nói theo đuổi. Một sự vật - nghĩa chiếu vật được xem là xác định (và biểu
thức tương ứng với nó là biểu thức xác định) khi nó đã được định vị trong thế giới khả hữu -
hệ quy chiếu và nó có tính duy nhất trong thế giới hệ quy chiếu đó. Tính duy nhất của sự vật
xác định không đồng nhất với tính cá thể. Có khi một cá thể là duy nhất, cũng có khi một
tập hợp cá thể là duy nhất. Tính đã biết và tính duy nhất của ý nghĩa xác định có quan hệ
chặt chẽ với nhau. Cho nên tính duy nhất của sự vật phải được hiểu là duy nhất được nhận
thức bởi các đối ngôn trong một cuộc giao tiếp nhất định. Cũng có trường hợp “duy nhất”
được hiểu theo quan hệ toàn bộ và bộ phận. Có những bộ phận hợp thành một cách tất yếu
một sự vật toàn bộ nào đó, chẳng hạn người thì nhất định phải có đầu, mình, chân, tay. Khi
nhắc tới bộ phận bất khả li duy nhất của một sự vật - hệ chiếu vật nào đó, bộ phận đó
thường cũng được chiếu vật bởi biểu thức miêu tả xác định. Còn khi biểu thức không xác
định được dùng tức là người nói muốn nhấn mạnh đến tính chất không phải duy nhất của bộ
phận đó đối với sự vật toàn bộ [15; tr.221-239].
Chỉ xuất (deictics hay indexicals) là thuật ngữ trong tiếng Việt dùng để dịch thuật, ngữ
ngôn ngữ học quốc tế deictics bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là chỉ trỏ. Trong giao
tiếp, ta có thể dùng tay để chỉ vào sự vật mà mình muốn nói đến để đối ngôn có thể nhận
biết chính xác. Việc dùng tay để chỉ vào sự vật được gọi là sự trực chỉ. Trực chỉ có rất nhiều
hạn chế, không phải lúc nào cũng có thể chỉ trỏ được. Hơn nữa, tay không phải là yếu tố
ngôn ngữ, cho nên trực chỉ không đảm nhiệm được chức năng chiếu vật của ngôn ngữ. Từ
đó ta thấy rằng trong ngôn ngữ chỉ có phương thức chỉ xuất, chứ không có phương thức trực
chỉ. Chỉ xuất có nghĩa là dùng những phương tiện ngôn ngữ sẵn có để tách vật được quy
chiếu khỏi các cá thể trong cùng loại. Đối với phương thức chỉ xuất, trực chỉ chỉ là phương
tiện kèm ngôn ngữ trong giao tiếp mặt đối mặt. Chỉ xuất được thực hiện bằng con đường
định vị: định vị xưng hô, định vị không gian và định vị thời gian. Định vị là chỉ rõ vị trí
không gian, thời gian của sự vật, sự kiện, hiện tượng được nói tới. Định vị không gian và
thời gian bao giờ cũng phải có tọa độ mốc, làm chuẩn. Đó chính là không gian, thời gian mà
trong đó cuộc thoại đang diễn ra. Sự định vị lấy không gian, thời gian hội thoại làm mốc là
định vị chủ quan. Ngoài ra có định vị theo nhận thức, định vị khách quan [14; tr.17-18].
Thực ra hai loại định vị này vẫn lấy định vị chủ quan làm cơ sở. Thêm vào đó còn có định vị
trong ngôn bản. Bằng các phép thế đại từ, chúng ta có thể định vị sự vật, sự kiện theo ngôn
bản. Loại định vị này có hai dạng: hồi chỉ và khứ chỉ. Dạng hồi chỉ là định vị theo sự vật, sự
việc đã nói trong tiền ngôn bản. Dạng khứ chỉ là định vị theo những ngôn bản tiếp theo
ngôn bản đang xem xét [14; tr.19].
1.2.3. Ý nghĩa tường minh và ý nghĩa hàm ẩn [11; tr.359-414]
Như trên đã nói không phải lúc nào người nghe, người đọc cũng nhận ra ngay chiếu
vật. Có lúc họ buộc phải dùng thao tác suy ý từ những biểu thức chiếu vật mới nhận biết
được. Bởi vì một phát ngôn, ngoài cái ý nghĩa được nói ra trực tiếp nhờ vào các yếu tố ngôn
ngữ, còn có rất nhiều ý nghĩa khác mà chúng ta phải thực hiện các thao tác suy ý khi dựa
vào ngữ cảnh, ngôn cảnh, vào các quy tắc điều khiển hành vi ngôn ngữ, điều khiển lập
luận… mới nắm bắt được chúng. Chúng ta gọi ý nghĩa trực tiếp do các yếu tố ngôn ngữ đem
lại là ý nghĩa tường minh (hiển ngôn). Còn các ý nghĩa nhờ vào suy ý mới nắm bắt được sẽ
được gọi là ý nghĩa hàm ẩn [11; tr.359].
Có ý nghĩa hàm ẩn nghĩa học và ý nghĩa hàm ẩn dụng học, nếu xét ở góc độ bản chất
của chúng. Bởi vì ý nghĩa của một phát ngôn gồm nội dung mệnh đề (nội dung miêu tả, nội
dung sự vật) và các nội dung thuộc ngữ dụng học. Ý nghĩa hàm ẩn nghĩa học là ý nghĩa hàm
ẩn có quan hệ với nội dung mệnh đề đó. Nó chỉ có quan hệ với các nhân tố ngôn ngữ biểu
thị nội dung mệnh đề. Ý nghĩa hàm ẩn ngữ dụng học là những ý nghĩa hàm ẩn có quan hệ
với các quy tắc ngữ dụng học như quy tắc chiếu vật, quy tắc lập luận, các hành vi ngôn ngữ,
các quy tắc hội thoại…[11; tr. 362].
Ý nghĩa hàm ẩn nghĩa học và ý nghĩa hàm ẩn dụng học còn được phân thành hai loại:
tiền giả định (presuppostion - kí hiệu pp) và các hàm ngôn (implicitation – kí hiệu imp). Và
như vậy, chúng ta cũng sẽ có các loại: tiền giả định nghĩa học và tiền giả định dụng học;
hàm ngôn nghĩa học và hàm ngôn dụng học.
Theo Đỗ Hữu Châu, hàm ngôn ngữ nghĩa có cơ sở là các lẽ thường. Cho nên có thể gọi
hàm ngôn ngữ nghĩa là hàm ngôn lập luận (hay còn gọi là hàm ngôn mệnh đề). Hàm ngôn
ngữ dụng là những hàm ngôn có được do sự vi phạm các quy tắc ngữ dụng (bao gồm quy
tắc chỉ xuất, chiếu vật, quy tắc lập luận, quy tắc hội thoại, mà quan trọng nhất là phương
châm và các nguyên tắc cộng tác hội thoại của Grice6).
Tiền giả định là những hiểu biết cần thiết được xem là bất tất phải bàn cãi, bất tất phải
đặt lại thành vấn đề, đã được các nhân vật giao tiếp mặc nhiên thừa nhận, là những hiểu biết
chung giữa người nói và người nghe, dựa vào chúng người nói tạo nên ý nghĩa tường minh
trong phát ngôn của mình. Hàm ngôn là tất cả những nội dung có thể suy ra từ một phát
ngôn cụ thể nào đó; suy ra từ ý nghĩa tường minh cùng với tiền giả định của nó. Nếu không
có ý nghĩa tường minh và tiền giả định của nó, thì không thể suy ra được hàm ngôn thích
hợp. Cơ sở để suy ra hàm ngôn từ ý nghĩa tường minh là các lẽ thường; cũng có thể là các
quan hệ lôgic.
Trong mối quan hệ với hình thức thì tiền giả định phải có quan hệ với các yếu tố ngôn
ngữ cấu thành phát ngôn, phải có những dấu hiệu đánh dấu nó. Trái lại, hàm ngôn không tất
yếu phải được đánh dấu bằng các dấu hiệu ngôn ngữ. Trong một văn bản, những điều đã nói
ở tiền ngôn được xem là tiền giả định cho những phát ngôn sau. Xét về hiệu quả thông tin
thì nội dung thông tin mà tiền giả định cung cấp đã là quan yếu ở tiền ngôn, cho nên nó
không là cái mới đối với phát ngôn đang xem xét, do đó có lượng tin thấp. Song cần phải
phân biệt khái niệm hiệu quả thông tin và lượng tin. Nếu xét trong một phát ngôn thì tiền giả
định không có hiệu quả thông tin, nhưng nó vẫn có lượng tin. Tuy lượng tin này không quan
yếu đối với hiệu quả thông tin của phát ngôn đang xem xét, nhưng nó vẫn rất cần thiết để lí
giải hiệu quả thông tin của phát ngôn. Mặt khác, cũng có trường hợp tiền giả định có hiệu
quả thông tin. Đó là trường hợp ý nghĩa hàm ẩn không tự nhiên rơi vào tiền giả định. Lúc
bấy giờ tiền giả định lại có hiệu quả thông tin cao hơn là ý nghĩa tường minh và hàm ngôn.
Song, nói chung, trong giao tiếp ý nghĩa tường minh và hàm ngôn có tính năng động hội
thoại cao hơn tiền giả định.
Trừ những tiền giả định có vai trò ý nghĩa hàm ẩn không tự nhiên, các tiền giả định
thông thường có những đặc điểm sau: 1/ Nó có tính chất kháng phủ định. Khi phát ngôn
chuyển từ dạng khẳng định sang phủ định thì tiền giả định vẫn được giữ nguyên; 2/ Nó có
tính chất bất biến khi phát ngôn thay đổi về hành vi ngôn ngữ tạo ra nó; 3/ Nó có tính chất
không thể khử bỏ. Nó không thể nào bị loại bỏ ngay trong cùng một phát ngôn bởi cùng một
người nói ra. Sở dĩ như vậy vì nó là điều “bất tất phải bàn cãi”, “bất tất phải đặt vấn đề xem
xét lại”. Trong lúc đó hàm ngôn không giữ nguyên khi phát ngôn được chuyển từ khẳng
định sang phủ định. Hàm ngôn cũng không giữ nguyên khi hành vi ngôn ngữ thay đổi với ý
nghĩa tường minh. Cuối cùng, hàm ngôn có thể bị khử một cách dễ dàng nhờ kết tử đối
nghịch.
Thực ra sự phân biệt tiền giả định và hàm ngôn như đã nêu, trong thực tế, chỉ áp dụng
được cho các tiền giả định và hàm ngôn nghĩa học, không áp dụng cho các ý nghĩa hàm ẩn
ngữ dụng học [11; tr. 377].
Có các loại tiền giả định như sau: tiền giả định bách khoa và tiền giả định ngôn ngữ; tiền
giả định ngữ dụng và tiền giả định nghĩa học (tiền giả định tồn tại, tiền giả định đề tài, tiền
giả định điểm nhấn); tiền giả định từ vựng (tiền giả định thực từ, tiền giả định hư từ) và tiền
giả định cú pháp7.
Ở trên chúng tôi có nhắc đến khái niệm ý nghĩa hàm ẩn - tiền giả định và hàm ngôn -
không tự nhiên. Nó chính là đối tượng chính của ngữ dụng học. Nó được hiểu là các ý nghĩa
hàm ẩn nằm trong ý định của người nói và cái ý định đó phải được người nghe nhận biết.
Grice là người xây dựng những cơ sở đầu tiên quan trọng cho việc nghiên cứu các ý nghĩa
hàm ẩn hiểu theo cách nói trên.
1.3. Những vấn đề về ngữ nghĩa học
1.3.1. Ý nghĩa của từ
Nghĩa của từ (cũng như của các đơn vị ngôn ngữ khác) là quan hệ của từ với cái gì đó
nằm ngoài bản thân nó. Có nghĩa là hiểu nghĩa của một đơn vị ngôn ngữ nào đó là hiểu đơn
vị ấy có quan hệ với cái gì, nói cách khác là nó biểu thị cái gì. Cần phân biệt nghĩa của từ
với sự hiểu biết, nhận thức về nghĩa đó. Bản thân nghĩa của từ không xuất hiện và tồn tại
trong nhận thức của con người. Nghĩa của từ cũng như những đơn vị ngôn ngữ khác tồn tại
thực sự khách quan trong lời nói. Còn trong nhận thức của con người chỉ có sự phản ánh, sự
hiểu biết những nghĩa đó mà thôi.
Từ có quan hệ rất đa dạng với các hiện tượng khác, do đó nghĩa của từ là một hiện tượng
phức tạp, bao gồm một số thành tố đơn giản hơn như: nghĩa sở chỉ, nghĩa sở biểu, nghĩa sở
dụng, nghĩa kết cấu8 [31; tr.78-81 ].
1.3.2. Sự biến đổi ý nghĩa của từ
Cơ cấu ý nghĩa của từ không phải là bất biến; nó có bị thay đổi. Nguyên nhân dẫn đến sự
thay đổi này rất đa dạng, phức tạp, tùy thuộc từng trường hợp. Nguyên nhân ngôn ngữ học
thuần túy cũng có, tuy hiếm. Qua quá trình sử dụng lâu dài trong lịch sử, nhiều yếu tố mới
của ngôn ngữ (âm vị, từ, kiểu câu…) được bổ sung, đồng thời yếu tố cũ cũng bị rơi rụng
dần. Do đó, mối quan hệ giữa các từ trong ngôn ngữ, cùng với kết cấu chung của nó cũng bị
thay đổi. Điều này có thể dẫn đến hiện tượng từ có thêm nghĩa mới. Mặt khác, nên nhớ
rằng, ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp ưu việt nhất của con người trong xã hội. Như vậy,
có nghĩa là môi trường ngôn ngữ diễn biến là môi trường xã hội. Do đó những nguyên nhân
mang tính xã hội chiếm một vai trò rất quan trọng trong việc biến đổi ý nghĩa của từ. Trước
tiên, chúng ta thấy, khi một hiện tượng mới trong tự nhiên xuất hiện, một sản phẩm mới ra
đời, con người có nhu cầu đặt tên gọi cho những cái mới ấy. Một trong ba con đường đáp
ứng được nhu cầu ấy là sự biến đổi ý nghĩa của từ. Đồng thời với sự phát triển của xã hội,
trình độ nhận thức của con người cũng ngày một nâng cao. Người ta có thể nhận thức sâu
sắc hơn về sự vật xung quanh và phát hiện được những thuộc tính nằm sâu trong bản chất
của sự vật mà trước đây họ chưa thể nhận ra. Do vậy, ý nghĩa của từ cũng bị thay đổi theo
sự nhận thức của con người. Bởi vì từ cũng có chức năng giao tiếp, tuy rằng chỉ là gián tiếp.
Người ta phải sử dụng từ để tạo nên những thành phần câu. Còn câu là đơn vị trực tiếp thực
hiện chức năng giao tiếp, nó diễn đạt được những nhận thức của con người. Nhờ thế con
người có thể truyền cho nhau những hiểu biết của mình về thế giới xung quanh.
Liên quan đến nguyên nhân xã hội của sự diễn biến ngôn ngữ là hiện tượng thay đổi
môi trường sử dụng của các từ. Hiện tượng này cũng làm cho nghĩa của các từ thay đổi. Các
từ có thể chuyển từ môi trường rộng sang môi trường hẹp (đó là hiện tượng chuyên môn
hóa); hoặc ngược lại.
Yếu tố tâm lí xã hội cũng ảnh hưởng không ít đến việc thay đổi môi trường sử dụng của
các từ. Xã hội phát triển mạnh về phương diện nào thì những sự vật, khái niệm ở phương
diện đó gây ấn tượng mạnh mẽ vào tâm lí con người, dẫn đến tình trạng các từ biểu thị
những sự vật, khái niệm ấy chuyển nghĩa để biểu thị những sự vật, khái niệm ấy trong
phương diện khác [31; tr 83]. Ví dụ từ kế hoạch trong tiếng Việt vốn là một thuật ngữ kinh
tế, nhưng nay nó đã được sử dụng rộng rãi trong ngôn ngữ toàn dân. Cũng do yếu tố tâm lí,
một từ chuyển nghĩa đã tác động đến hàng loạt từ khác gần nghĩa với nó. Chẳng hạn, từ ghê
khi được dùng để chỉ mức độ của tính chất (đẹp ghê), thì lập tức các từ gớm, khiếp, kinh
khủng… cũng có nghĩa tương tự. Những từ như vậy gọi là trung tâm bành trướng ngữ
nghĩa. Nắm được những trung tâm bành trướng như thế ta có thể nắm được tâm tư, tình
cảm và lí trí chung của thời đại [31; tr 84].
Ít nhiều liên quan đến yếu tố tâm lí xã hội là các hiện tượng kiêng húy, tránh gọi tên trực
tiếp của đối tượng, là hiện tượng muốn giữ bí mật trong một nhóm người nào đó. Những
hiện tượng này cũng đã tạo điều kiện cho sự biến đổi ý nghĩa của từ. Ở một góc độ khác,
cũng liên quan đến yếu tố tâm lí xã hội là những hiện tượng thuộc về sự cố gắng của người
dùng muốn làm cho lời nói của mình thích hợp hơn với các chức năng mà nó phải đảm
nhiệm, hoặc muốn diễn đạt trang nhã, lịch sự, tránh dùng các từ gây ấn tượng về sự chết
chóc, đau buồn, bệnh tật hay thô tục… hoặc muốn tránh bộc lộ ý mình một cách trực diện.
Tất cả những hiện tượng này cũng tác động nhiều đến việc biến đổi ý nghĩa của từ.
Các nguyên nhân nêu trên là động lực làm cho các từ có thể biến đổi ý nghĩa. Còn bản
thân quá trình phát triển thêm ý nghĩa của từ lại gắn liền với hiện tượng chuyển nghĩa của
từ. Các từ có thể biến đổi ý nghĩa được hay không lại là do mối quan hệ giữa âm thanh và ý
nghĩa của từ quy định. Nó là cơ sở thực sự của sự biến đổi ý nghĩa của từ. Mối quan hệ này
là không tùy tiện, nó có tính quy ước một cách biện chứng lịch sử, chứ không phải hoàn
toàn cố định hay thuần túy võ đoán [32; tr.160-161].
Những phương thức chủ yếu trong sự biến đổi ý nghĩa của từ là mở rộng và thu hẹp ý
nghĩa, chuyển đổi tên gọi. Chuyển đổi tên gọi là kết quả của những quá trình liên tưởng
khác nhau, đó là ẩn dụ và hoán dụ.
1.3.3. Phương thức ẩn dụ
1.3.3.1. Khái niệm ẩn dụ
Ẩn dụ là một phương thức chuyển tên gọi dựa trên sự liên tưởng so sánh những mặt, những thuộc tính
… giống nhau giữa các đối tượng được gọi tên [18; tr.176].
Xét về mặt chức năng cần phân biệt ẩn dụ từ vựng học và ẩn dụ tu từ học.
1.3.3.2. Ẩn dụ từ vựng học
Ẩn dụ từ vựng học là đối tượng của từ vựng học. Đó là sự chuyển nghĩa của từ được
thực hiện theo những liên tưởng so sánh tương đồng (về hình thức, thuộc tính, chức năng…)
giữa hai sự vật đã thành của chung cả cộng đồng, mang tính bắt buộc, thực sự tạo nên nghĩa
mới của từ. Những nghĩa mới này được ghi lại trong từ điển. Chẳng hạn từ đầu trong những
ngữ cảnh: Đầu, mình, tứ chi là những bộ phận của cơ thể người; Đầu trâu mặt ngựa được
dùng theo nghĩa gốc, nghĩa trực tiếp. Còn trong các ngữ cảnh sau: đầu núi; đầu sóng ngọn
gió từ đầu được dùng theo nghĩa chuyển bằng phương thức ẩn dụ và là ẩn dụ từ vựng. Sự
chuyển nghĩa của từ thuộc phạm vi từ vựng học có trường hợp đi xa đến mức có thể vượt
ranh giới về nghĩa của một từ. Kết quả của những trường hợp như vậy dẫn đến sự xuất hiện
của những từ đồng âm.
Tùy theo căn tố từ nguyên làm cơ sở cho ẩn dụ được người nói và người nghe lĩnh hội
hay không mà ta có thể phân ra ẩn dụ còn sống và ẩn dụ đã bị chết (kể cả hoán dụ cũng
vậy). Ẩn dụ còn sống là những ẩn dụ mà với nó, người nói và người nghe có thể nhận thức
rõ ràng ý nghĩa gốc và mối quan hệ bên trong giữa nghĩa trực tiếp và nghĩa chuyển tiếp (như
cách dùng của từ đầu trong các ngữ cảnh đầu núi, đầu sóng). Ta gọi là ẩn dụ bị chết đối với
những trường hợp khi mối quan hệ giữa nghĩa trực tiếp và nghĩa chuyển tiếp bị mờ đi hoặc
mất hẳn. Ví dụ từ đểu vốn chỉ người đi gánh thuê. Trên cơ sở nghĩa gốc này, nó đã phát
triển thành nghĩa “hèn mạt, xỏ xiên”. Nghĩa gốc ngày nay không còn được dùng nữa. Do đó
người dùng cũng không thể nhận ra được mối liên hệ giữa hai loại ý nghĩa này [32; tr.168].
Cũng xét về chức năng, ẩn dụ từ vựng học có thể tạm chia ra hai loại: ẩn dụ định danh và
ẩn dụ nhận thức9. Đinh Trọng Lạc phân biệt hai loại ẩn dụ từ vựng này như sau:
- Ẩn dụ định danh là một thủ pháp có tính chất thuần túy kỹ thuật dùng để cung cấp
những tên gọi mới bằng cách dùng vốn từ vựng cũ, ví dụ: đầu làng, chân trời, tay ghế. Đây
là nguồn tạo nên những tên gọi chứ không phải là loại ẩn dụ nhằm phát hiện những sắc thái
ý nghĩa. Nó không tác động vào trực giác để gợi mở mà tác động vào cách nhìn để chỉ xuất,
không đem lại cho người đọc những cảm xúc về vẻ đẹp của ngôn từ mang tính biểu cảm,
không gợi sự liên tưởng phong phú [57].
Nói cách khác, những ẩn dụ từ vựng học không hoặc rất ít có khả năng gợi hình, tạo hình
hoặc gợi cảm. Bởi trải qua quá trình được sử dụng quá lâu dài của các từ ẩn dụ này, mối liên
tưởng giữa hai sự vật được so sánh trở nên quá mờ nhạt, hình ảnh được so sánh trở nên sáo
mòn.
- Ẩn dụ nhận thức là loại ẩn dụ nảy sinh do kết quả của việc làm biến chuyển khả năng
kết hợp của những từ chỉ dấu hiệu khi làm thay đổi ý nghĩa của chúng từ cụ thể đến trừu
tượng. Ví dụ: những từ ngữ chỉ đặc trưng như giá lạnh, mơn mởn, hiền hoà, vằng vặc vốn
có ý nghĩa cụ thể và thường có khả năng kết hợp với những từ ngữ chỉ sự vật, hiện tượng
như: băng tuyết, cây lá, con người, vầng trăng (băng tuyết giá lạnh, cây lá mơn mởn, con
người hiền hoà, vầng trăng vằng vặc), nay được ẩn dụ hoá, được dùng với ý nghĩa trừu
tượng và có khả năng kết hợp cả với những từ ngữ như tâm hồn, tuổi xuân, dòng sông và cả
những động từ cũng có thể ẩn dụ hoá theo cách này, ví dụ: tâm hồn bay bổng, cuộc sống
lênh đênh… Loại ẩn dụ từ vựng này là nguồn tạo nên hiện tượng đa nghĩa của từ [57].
Những ẩn dụ từ vựng kiểu này còn có khả năng gợi hình, gợi cảm, có tính hình tượng.
Nó tạo nên cách dùng mới của từ và những cách dùng như vậy đều được từ điển ghi lại.
1.3.3.3. Ẩn dụ tu từ học
Ẩn dụ tu từ học là đối tượng nghiên cứu của môn phong cách học. Đó cũng là sự
chuyển nghĩa của từ theo phương thức ẩn dụ, nhưng lại dựa trên những kết quả liên tưởng
so sánh tương đồng có tính chất cá nhân (hoặc tập thể cá nhân như: tác giả dân gian sáng tác
ca dao, các tác giả trong một trào lưu văn học), mang tính lâm thời, tức trong một văn cảnh
nhất định, trong một thời điểm giao tiếp cụ thể (hoặc cũng có thể trong một thời đoạn nhất
định, ví dụ những từ thu, chiều có giá trị ẩn dụ về sự chia ly, có khả năng gợi buồn chỉ trong
giai đoạn văn học từ 1930 đến trước cách mạng tháng Tám 1945 và chỉ thuộc về dòng văn
học lãng mạn). Ẩn dụ tu từ học không tạo ra nghĩa mới của từ. Nó chỉ là những trường hợp
sử dụng có hình ảnh, mang tính hình tượng cao, giúp cho tác giả diễn đạt chính xác các
khuất chiết của tư tưởng và các cung bậc của tình cảm. Có thể nói nó góp phần nâng cao
nhận thức của con người và gợi ra nhiều cảm xúc mới lạ. Nó tác động vào trực giác của
người nhận, tác động mạnh mẽ đến cảm xúc của người đọc (người nghe), gợi sự liên tưởng
phong phú, sâu sắc và đem lại khả năng cảm thụ sáng tạo. Nó giúp người đọc tưởng tượng
ra thế giới xung quanh đầy màu sắc thông qua ngôn ngữ nghệ thuật. Chẳng hạn đọc câu ca
dao sau:
Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng
Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?
Đan sàng thiếp cũng xin vâng,
Tre vừa đủ lá, non chăng hỡi chàng?
ta thấy tác giả dân gian không nói thẳng ý của mình, mà dùng các hình ảnh: “trăng thanh”,
“tre non”, “đan sàng” buộc người tiếp nhận phải liên tưởng, so sánh để lý giải. Những từ
ngữ biểu thị những hình ảnh cụ thể ấy là cách dùng rất riêng, chỉ của tác giả bài ca dao này,
những liên tưởng giữa hình ảnh với ẩn ý cũng rất riêng của tác giả, và cũng rất cụ thể trong
văn cảnh của bài ca dao đang xét. Người tiếp nhận phải huy động tất cả yếu tố của văn cảnh
để phát hiện ra những hiểu biết chung giữa tác giả với mình, tức thiết lập được những kiến
thức nền, và dựa vào nó mới có thể lí giải được cái thông điệp mà chàng muốn gửi vào nội
dung lời hỏi, mới hiểu được đề tài của cuộc giao tiếp này là tình yêu – hôn nhân..
Nhưng những cách sử dụng như vậy không được từ điển ghi lại. Nó chỉ tạo ra phong
cách cá nhân, là sự sáng tạo của người viết và vì thế hiệu quả nghệ thuật mà nó mang lại rất
cao.
Theo Cù Đình Tú ẩn dụ tu từ được xây dựng từ cơ sở những tương đồng về màu sắc, về
tính chất, về trạng thái, về hành động, về cơ cấu [122; 280 - 281].
Ẩn dụ tu từ được tạo nên bởi ba nhân tố sau: văn cảnh; tính hợp lí; thói quen thẩm mỹ.
(1) Như ở phần Nhân tố giao tiếp đã nêu, văn cảnh là toàn bộ những câu ở trước và ở sau
một yếu tố ngôn ngữ cần xem xét. Nó soi sáng nghĩa cho yếu tố đó. Vì ẩn dụ không nằm
trong cơ cấu nghĩa của từ mà là kết quả của hiện tượng chuyển nghĩa mang tính lâm thời,
cho nên ý nghĩa mới được tạo ra từ ẩn dụ chỉ có giá trị trong một văn cảnh nhất định. Nếu
tách khỏi văn cảnh thì nó sẽ không còn tồn tại, câu chứa hình ảnh ẩn dụ trở nên vô nghĩa.
Chẳng hạn những câu thơ sau đây trong bài Thuyền và biển của Xuân Quỳnh:
Những ngày không gặp nhau
Biển bạc đầu thương nhớ
Những ngày không gặp nhau
Lòng thuyền đau rạn vỡ
Nếu từ giã thuyền rồi
Biển chỉ còn sóng gió.
nếu tách rời khỏi văn cảnh thì các câu (2), (3) và (4) là các câu vô nghĩa. Còn nếu đặt khổ
thơ này trong mối quan hệ với những khổ thơ trước và sau nó thì hai câu trên từ chỗ trừu
tượng đã chuyển thành câu có thể tri giác được.
Cùng một từ ngữ nhưng nếu được chuyển nghĩa theo lối ẩn dụ trong những văn cảnh
khác nhau thì chúng lại mang những ý nghĩa khác nhau. Chẳng hạn kết hợp từ chim khôn
trong các câu ca dao sau khi thì chỉ người khôn nói chung, kể cả trai, cả gái:
- Chim khôn đậu nóc nhà quan,
Trai khôn tìm vợ, gái khôn tìm chồng.
- Chim khôn tránh lưới tránh đò,
Người khôn tránh chốn xô bồ mới khôn.
khi thì chỉ riêng người con gái khôn ngoan:
- Chim khôn kêu tiếng rảnh rang,
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.
- Chim khôn lựa nhánh lựa cành,
Gái khôn lựa chốn trai lành gửi thân.
Bản thân hình ảnh làm cơ sở cho sự liên tưởng ẩn dụ nếu tồn tại độc lập (đứng riêng rẽ
một mình) thì người đọc không thể hiểu được ẩn ý bên trong. Muốn hiểu người đọc phải xét
mối quan hệ giữa hình ảnh đó với các hình ảnh khác. Chẳng hạn, nếu xét hình ảnh hoa thơm
chỉ trong câu ca dao sau: Hoa thơm bán một đồng mười chắc không ít người đọc sẽ nghĩ
rằng đề tài của nó là nói về việc mua bán hoa có hương. Nhưng nếu đọc tiếp câu sau với
hình ảnh đối lập là hoa tàn nhị rửa nhưng lại với giá trị quá đối lập là đôi lạng vàng (Hoa
tàn nhị rửa bán đôi lạng vàng) thì ta sẽ hiểu được cái thâm ý của tác giả gửi gắm vào câu ca
dao (đề cao giá trị của những con người bị coi là thứ bị vứt bỏ như hoa tàn nhị rửa).
(2) Chúng ta chỉ hiểu được nghĩa của ẩn dụ khi tìm ra nét tương đồng giữa hai sự vật
được dùng để so sánh. Nếu nét tương đồng này không hợp lý thì người đọc không thể liên
tưởng đến sự vật được giấu đi trong văn cảnh. Sự hợp lí ở đây được tính cả thời gian, địa
điểm, mục đích phát ngôn, thực tế tồn tại của các hiện tượng, sự vật. Chẳng hạn, khi dùng
các hình ảnh hoa, (quả) đào thì người ta thường nghĩ ngay đến người con gái. Bởi đặc điểm
của hoa, của đào có những nét tương đồng với vẻ đẹp của họ. Hình ảnh thuyền thường được
đặt trong thế tương đồng với hình ảnh người con trai “chí tại bốn phương”, hoặc kiếp sống
lênh đênh của con người, cũng bởi người ta dễ phát hiện ra những đặc điểm, những trạng
thái gần giống nhau giữa các sự vật.
(3) Ẩn dụ tu từ đem lại nhiều cảm xúc và nhận thức cho người đọc trên cơ sở liên tưởng
tương đồng. Nhưng không phải bất cứ sự tương đồng nào cũng có thể trở thành ẩn dụ. Ngôn
ngữ không thể tách rời cuộc sống, thực tiễn xã hội. Nếu chúng ta đặt hai sự vật trong thế so
sánh tương đồng quá xa lạ với truyền thống sinh hoạt, với phong tục tập quán, thói quen,
thẩm mỹ thì những ẩn dụ tạo ra không tồn tại lâu trong lòng người đọc. Chẳng hạn một
nước ở vùng sa mạc mênh mông sẽ không lấy con thuyền, bến nước làm biểu tượng cho tình
yêu. Ngược lại các dân tộc sống ở vùng ven biển không thể lấy con sói làm hình tượng cho
tình yêu.
Ở đây liên quan đến vấn đề sáng tạo cá nhân. Cá nhân dù có tài đến đâu cũng không thể
nào tạo ra được những ẩn dụ tách rời khỏi ý thức hệ của từng thời đại cùng với những cơ sở
vật chất quy định sự tồn tại xã hội, không thể tạo ra những ẩn dụ không phù hợp với quan
niệm thẩm mỹ, văn hóa… của những người sống trong thời đại ấy. Ví dụ trước Cách mạng
tháng Tám, “mùa thu” thường gắn với những kỷ niệm riêng tư, thầm kín của con người, là
biểu hiện của sự nhớ nhung, của cái buồn man mác nhiều khi vô cớ của những mối sầu hiu
hắt được đẩy lên đến tuyệt đỉnh. Cách mạng tháng Tám thành công, cờ đỏ sao vàng phất
phới tung bay thì “mùa thu” không còn gợi sự chia ly, sự mất mát, tiếc thương mà đã có thể
biểu trưng cho mọi thứ thành quả mà cách mạng trao lại cho ta, từ độc lập, tự do, hòa bình
đến bát cơm, tấm áo., đến cả màu vẻ, thanh sắc của đất trời cũng trở nên tươi mát, đằm thắm
hơn:
Ngẩng đầu lên trong sáng tuyệt trần
Tháng Tám mùa thu xanh thắm
Mây nhởn nhơ bay, hôm nay ngày đẹp lắm
Mây của ta, trời thắm của ta. (Tố Hữu)
Và cũng từ đây ta thấy ra đời hàng loạt các ẩn dụ về mùa thu giàu sức ngân vang rung
động lòng người: mùa thu huy hoàng, khí thế mùa thu, hành khúc mùa thu…
Nói đến ẩn dụ tu từ người ta thường minh họa bằng những câu thơ trữ tình bóng bẩy,
sinh động. Nhưng không phải chỉ trong thơ ca mới có ẩn dụ. Ẩn dụ có thể dùng trong văn
bản chính luận. Ví dụ: Giai cấp tư sản họ tạo ra những người đào huyệt chôn chính nó.
(Tuyên ngôn cộng sản)
Ẩn dụ tu từ trong tiếng Việt rất đa dạng và phong phú. Người Việt Nam có bao nhiêu
mối liên tưởng thì cũng có thể có bấy nhiêu ẩn dụ. Nên khi tiếp cận với phép ẩn dụ tu từ
người tiếp nhận văn bản phải dùng năng lực liên tưởng để quy chiếu các yếu tố hiện diện
trên văn bản với các sự vật, hiện tượng ngoài văn bản mới có thể lí giải để phát hiện ra
những điều được gói kín trong câu chữ. Điều này cũng có nghĩa là ẩn dụ tu từ rất gắn bó với
vấn đề ý nghĩa hàm ẩn như đã nói ở mục 1.2.3
1.3.4. Phân biệt ẩn dụ trừu tượng với hoán dụ trừu tượng
Hoán dụ trừu tượng là cách cá nhân dùng ._. tan vỡ
104
Cưa Xuân
Quỳnh
0
Răng Ca dao 0
Răng Xuân
Diệu
1 - Hoa nở
105
Răng Xuân
Quỳnh
0
Đời Ca dao 0
Đời Xuân
Diệu
1 - Vật cụ thể
106
Đời Xuân
Quỳnh
1 - Vật cụ thể
Con tàu Ca dao 0 107
Con tàu Xuân
Diệu
0
Con tàu - sân
ga
Con tàu
Xuân
Quỳnh
26 - Tình yêu, hạnh phúc
- Cuộc chia li
- Tình yêu, hạnh phúc
- Lý tưởng thời đại
- Cuộc sống khẩn trương, sôi nổi, hào hùng của
lớp trẻ
- Người con trai
- Sự trăn trở lo âu của người con gái khi yêu
- Người con gái đang yêu
- Niềm khát khao, mơ ước
- Tố quốc, đất nước
- Kỉ niệm tuổi thơ
Mùa hạ Ca dao 0
Mùa hạ Xuân
Diệu
0
108
Mùa hạ Xuân
Quỳnh
1 - Tình yêu tuổi trẻ
Ngọn lửa Ca dao 0
Ngọn lửa Xuân
Diệu
0
109
Ngọn lửa Xuân
Quỳnh
16 - Niềm tin, hi vọng
- Niềm đam mê cháy bỏng
- Tình yêu thương mãnh liệt
- Chiến tranh, gian khổ, thử thách
Bàn tay Ca dao 0
Bàn tay Xuân
Diệu
0
110
Bàn tay Xuân
Quỳnh
15 - Cuộc đời người con gái
- Tình yêu, hạnh phúc
- Tình yêu lớn lao mà giản dị của người con gái
- Tài sản quí giá của người con gái
111 Con đường Ca dao 0
Con đường Xuân
Diệu
0
Con đường
Con đường,
đất đỏ
Xuân
Quỳnh
4 - Kỷ niệm
- Tổ quốc
- Thời đại, lý tưởng
- Tình yêu của người con gái
Phố xá Ca dao 0
Phố xá Xuân
Diệu
0
112
Phố xá
Con đường,
Phố xá
Xuân
Quỳnh
4 - Con người
- Xã hội thời kì mới
Lời ru Ca dao 0
Lời ru Xuân
Diệu
0
113
Lời ru Xuân
Quỳnh
4 - Lẽ sống của con người
- Tình cảm dạt dào, niềm tin, hi vọng
Cánh chuồn Ca dao 0
Cánh chuồn Xuân
Diệu
0
114
Cánh chuồn Xuân
Quỳnh
3 - Tình yêu
- Kỷ niệm tuổi thơ
Muối gừng Ca dao 0
Muối gừng Xuân
Diệu
0
115
Muối gừng
Xuân
Quỳnh
2 - Khó khăn, khổ cực
Bão táp Ca dao 0 116
Bão táp Xuân
Diệu
0
Bão táp Xuân
Quỳnh
2 - Khó khăn, trắc trở trong tình yêu
Gạch Ca dao 0
Gạch Xuân
Diệu
0
117
Gạch Xuân
Quỳnh
1 - Con người
Tâm tư Ca dao 0
Tâm tư Xuân
Diệu
0
118
Tâm tư Xuân
Quỳnh
1 - Vật chất cụ thể
Tết Ca dao 0
Tết Xuân
Diệu
0
119
Tết Xuân
Quỳnh
1 - Thời gian một năm
Đồng cạn
đồng sâu
Ca dao 0
Đồng cạn
đồng sâu
Xuân
Diệu
0
120
Đồng cạn
đồng sâu
Xuân
Quỳnh
1 - Sự nghèo khổ, khó khăn
Tiếng gà Ca dao 4 - Thời gian về sáng
Tiếng gà Xuân
Diệu
0
121
Tiếng gà Xuân
Quỳnh
1 - Kỷ niệm tuổi thơ
Phụ lục 4: Kết quả trắc nghiệm
Phần 4.1. Ca dao trữ tình Việt Nam
Nhận xét (%)
STT
Hình
ảnh
Liên tưởng (nghĩa biểu trưng) Đúng Sai Không
nhận xét
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
Hoa
Hoa gạo - Người con gái đẹp khó với tới:
Thân cô như hoa gạo trên cây
Chúng anh như đám cỏ mây bên đường
Lạy trời cho cả gió sương
Cho hoa gao rụng xuống chui luồn cỏ mây.
76,7 13,3 10,0
Hoa lý - Người con gái:
Chiều chiều vãng cảnh vườn đào
Hỏi thăm hoa lí rơi vào tay ai
60,0 25,6 14,4
- Người con gái có vẻ đẹp kín đáo lâu bền:
Trách cha trách mẹ em lầm
Cho nên em phải khóc thầm hôm mai
Trách chàng chẳng dám trách ai
Trách chàng chê nụ hoa nhài không thơm
76.4
23,1
1,5
Hoa nhài
- Tình yêu đằm thắm:
Đôi ta lấm tấm hoa nhài
Chồng đây vợ đấy kém ai trên đời.
54,4
33,3 12,2
1
Hoa sen - Người có phẩm chất cao quý đẹp đẽ:
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
92,2 6,7 1,1
Hoa ngâu
- hoa
mẫu đơn
- Sự khác biệt về tính cách, phẩm chất giữa
hai người:
Xin ai chớ phụ hoa ngâu
Tham nơi quyền quý đi cầu mẫu đơn.
62,2 33,3 4,4
Hoa sói - Cuộc đời người con gái lận đận trong tình
duyên:
Hoa sói mà gói sương sông
Thầy mẹ gả phải người chồng bất nhân
Trách trời ăn ở không cân
Để cho hoa sói đứng sân chịu sầu
Chắc trời soi xét nơi đâu
Chẳng soi cảnh thảm cảnh sầu này cho.
57,8 20,0 2,2
Hoa tàn - Người con gái đã luống tuổi, tàn tạ,
không còn đẹp đẽ thanh tân:
Hoa tàn vì bởi mẹ cha
Khi búp không bán để già ai mua
63,3 27,8 8,9
Nguyệt
hoa
- Tính lẳng lơ, không đứng đắn:
Đố ai nằm võng không đưa
Ru con không hát anh chừa nguyệt hoa.
61,1 35,6 3,3
- Sự kết nối tình yêu:
Anh về xẻ ván cho dày,
Bắc cầu chín nhịp cho thầy mẹ sang.
Quý hồ em có lòng thương,
Một trăm một vạn chặng đường cũng đi.
78,9
13,3
7,8
- Những khó khan trắc trở:
Thương em chẳng quản xa gần,
Cầu không tay vịn cũng lần tới nơi.
68,5
23,2
8,3
2
Cầu
- Kỉ niệm tình yêu:
Nhớ khi gánh nặng anh chờ,
Qua cầu anh đợi, bây giờ em quên.
63,4 21,1 15,5
Cầu tre -
cầu
Thượng
Gia
- Hai loại người khác biệt nhau về tính
cách:
Chắc gì đâu đã hơn đâu,
Cầu tre vững nhịp hơn cầu Thượng Gia
68,9
23,3
7,8
4 Xuân - Tuổi trẻ:
Chim bay thẳng cánh trên trời
Tội gì bỏ quá một đời xuân xanh.
80,0 16,7 3,3
- Nhân chứng cho tình yêu:
Mình về sao được mà về,
Mặt trăng còn đó, lời thề còn đây.
84,4 14,5 1,1
- Vật thể nguyên vẹn:
Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Đường trần ai vẽ ngược xuôi hỡi chàng?
Đưa nhau một bước lên đàng
Cỏ xanh hai dãy mấy hàng châu sa.
54,5 44,4 1,1
Trăng
- Người con gái còn non trẻ:
Lạ lùng anh mới hỏi thăm
Trăng kia đã đến hôm rằm hay chưa?
Trăng đang mười bốn chưa rằm
Lá dâu non còn đợi con tằm mới hăng.
81,1 17,8 1,1
Trăng
khuyết -
trăng tròn
- Quy luật vận hành của tự nhiên:
Trăng khuyết rồi trăng lại tròn
Mụ gia kén rể con còn goá lâu.
68,9 26,7 4,4
Trăng
rằm
- Vẻ đẹp đẽ viên mãn của con người:
Trăng rằm vừa tỏ vừa cao
Cho nên ai cũng ước ao trăng rằm.
81,1 16,7 2,2
5
Trăng
hoa
- Tính lẳng lơ, không đoan chính:
Ở đây gần cảnh nhà chùa
Lẽ đâu có lẽ chuyện trò trăng hoa.
57,8 38,9 3,3
Trăng
thanh,
trăng
sáng
- Thời gian đẹp đẽ, thuận lợi:
(1) Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng:
Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?
Đan sàng thiếp cũng xin vâng,
Tre vừa đủ lá, non chăng hỡi chàng?
(2) Người thanh nói tiếng cũng thanh
Thấy em lịch sự lòng anh cũng mừng
Đêm trăng sáng chỉ có chừng
Đôi ta đã gặp thì đừng xa nhau
76,7 14,4 8,9
Trăng -
gió, trăng
- cuội
- Sự gắn bó lứa đôi:
(1) Bao giờ cho gạo bén sàng
Cho trăng bén gió cho nàng bén anh.
(2) Một trăng được mấy cuội ngồi
Một thuyền chở được mấy người tình
chung.
60,0 32,2 7,8
Trăng già - Định mệnh:
Trách duyên lại giận trăng già
Xe tơ lầm lỗi hoá ra chỉ mành.
Biết ai than thở sự tình?
Chẳng qua mình lại biết mình mà thôi.
65,6 34,4 0,0
Trăng
lặn, trăng
tà, trăng
lu, trăng
khuyết
- Số phận hẩm hiu, không hạnh phúc:
(1) Ngồi buồn quấy nước trông trăng,
Nước trong trăng lặn buồn chăng hỡi buồn!
(2) Trăng lu vì bởi áng mây
Đôi ta cách trở vì dây tơ hồng.
76,7 20,0 3,3
6
Gió - Tình yêu của người con trai:
Ngày ngày ra tựa bao lơn
Hóng lên hóng xuống cho cơn gió vào
Gió vào ve vuốt má đào
Má đào quyến gió lối nào gió ra.
51,1 38,9 10
- Hiểm nguy, thử thách:
Thương anh không quản chi xa,
Đá vàng cũng quyết, phong ba cũng liều.
74,4 20 5,6
Gió -mưa - Điều kiện không thuận lợi:
Mưa xuân lác đác vườn đào
Công anh đắp đất ngăn rào vườn hoa
Ai làm gió táp mưa sa
Cho cây anh đổ, cho hoa anh tàn.
60,0 34,4 5,6
Sóng - Thử thách, khó khăn:
Chớ thấy sóng cả mà lo,
Sóng cả mặc sóng, chèo cho có chừng.
75,5 6,7 17,8 7
Sóng -
gành
- Tình yêu chung thuỷ:
Chừng nào cho sóng bỏ gành
Cù lao bỏ biển anh đành bỏ em.
68,9 28,9 2,2
Thuyền -
bến,
thuyền -
dây
- Hạnh phúc một vợ một chồng:
Một thuyền một bến một dây
Ngọt bùi ta hưởng, đắng cay ta chịu cùng
57,8 31,1 11,1
- Lứa đôi gắn bó:
Nong tằm ao cá nương dâu
Đò xưa bến cũ nhớ câu hẹn hò.
66,7 28,9 4,4 Thuyền/
đò - bến
- Lứa đôi xa cách:
Ai làm cho bến xa thuyền
Cho trăng xa cuội cho bạn hiền xa ta
78,9 18,9 2,2
8
Thuyền -
biển
- Lứa đôi xa cách:
Ai làm cho biển cạn khô
Cho thuyền sang không đặng, Hán Hồ xa
nhau.
75,6 22,2 2,2
- Không gian tình yêu:
Lênh đênh một chiếc thuyền tình
Phòng khi xuôi ngược có mình có ta
Phòng khi gió táp mưa sa
Mình vào giữ lái, ta ra chịu sào.
62,2 36,7 1,1 Thuyền
tình
- Người con gái vào tuổi khao khát tình
yêu:
Thuyền tình đã ghé tới nơi
Khách tình sao chẳng xuống chơi thuyền
tình.
36,9 41,1 22,0
Thuyền -
khách,
thuyền -
lái
- Sự kết hợp lứa đôi:
(1) Thuyền ai đứng chực bên sông
Có lòng đợi khách hay không hỡi thuyền?
(2) Thuyền sao chẳng bẻ lái cho
Thuyền còn lơ lửng để chờ đợi ai.
66,7 30,0 3,3
Thuyền
thúng -
thuyền
ván
- Những loại người khác biệt nhau về phẩm
chất:
Em chê thuyền thúng chẳng đi
Em đi thuyền ván có khi gập ghềnh.
Ba chìm bảy nổi lênh đênh
Có khi đổ ngửa đổ nghiêng thiệt thòi.
76,7 21,1 2,2
Thuyền
rồng
- Sự giàu có, sang trọng:
Chớ tham ngồi mũi thuyền rồng
Tuy rằng tốt đẹp nhưng chồng người ta.
Chớ tham vóc lĩnh trừu hoa,
Lấy chồng làm lẽ người ta giày vò.
65,6 24,4 10,0
Bách
lênh đênh
- Người phụ nữ trong tình yêu:
Lênh đênh chiếc bách giữa dòng
Thương thân goá bụa phòng không lỡ thì.
Gió đưa cây trúc ngã quỳ
Ba năm trực tiết còn gì là xuân.
61,1 36,7 2,2
Chốn
thuyền
chài
- Nơi nguy hiểm:
Anh nói với em
Như rựa chém xuống đá
Như rạ cắt xuống đất,
Như mật rót vào tai…
Bây chừ anh đã nghe ai
Bỏ em giữa chốn thuyền chài rứa ri?
54,5 43,3 2,2
- Không gian vô định:
Anh về em những trông chừng
Trông bể bể rộng, trong rừng rừng xanh.
74,5 23,3 2,2 9 Biển
- Nơi nguy hiểm:
Giỏi giang chớ vội khoe tài
Sông sâu sào ngắn bể trời mênh mông.
54,5 42,2 3,3
Cây khô - Cha mẹ già:
Cây khô chưa dễ mọc chồi
Bác mẹ chưa dễ ở đời với ta.
78,9 17,8 3,3
Cây cả
bóng
cao-cây
cả bóng
thưa
- Nơi thuận lợi / nơi khó khăn:
Ngỡ rằng cây cả bóng cao
Thiếp ẩn mình vào phơi nắng cùng mưa.
Ai ngờ cây cả bóng thưa
Ẩn nắng nắng hắt, ẩn mưa mưa vào.
67,8 30,0 2,2
10
Cây cao
lá dài
- Yêu cầu cao của bậc cha mẹ:
Thấy em anh cũng muôn chào
Sợ lòng bác mẹ cây cao lá dài.
55,6 41,1 3,3
11 Cành
hồng
- Sự kết nối tình yêu:
Cô kia đứng ở bên sông
Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang.
79,0 13,3 7,7
Lá ngọc,
cành
vàng
- Xứng đôi vừa lứa:
Bây giờ anh bắt tay nàng
Hỏi: sao lá ngọc cành vàng xa nhau?
Xa nhau ta mới xa nhau
Khi xưa ta vẫn ăn trầu một cơi
Bây giờ anh nói rõ sự tình
Tại ba với má hai đứa mình xa nhau.
63,4 33,3 3,3
Bẻ lá vin
cành
- Lời dèm pha:
Dù ai bẻ lá vin cành
Thì nàng phải nhớ lời anh dặn dò.
73,4 24,4 2,2
12
Bẻ cành
gai lấp
đàng lối
đi
- Phụ tình:
Chẳng ai phụ bạc như chàng
Bẻ cành gai bạc lấp đàng lối đi.
78,9 16,7 4,4
13 Cỏ mây - Người con trai:
Thân cô như hoa gạo trên cây
Chúng anh như đám cỏ mây bên đường
Lạy trời cho cả gió sương
Cho hoa gạo rụng xuống chui luồn cỏ mây.
66,7 31,1 2,2
Cá
- Trai / gái trong giai đoạn tìm hiểu nhau,
theo đuổi nhau:
Nào là cá lớn đi đâu,
Để cho cá nhỏ cắn câu thế này?
58,9
36,7
4,4
Cá -
người
câu
- Lứa đôi đang theo đuổi nhau:
Ngồi trên hòn đá buông câu
Bởi ai xui giục, cá sầu không ăn?
52,2 41,1 6,7
14
Cá -
Chim
- Lứa đôi chia cách:
Anh mong gửi cá cho chim,
Chim bay ngàn dặm, cá chìm bể Đông.
71,1 23,3 5,6
Cá bể -
chim
rừng
- Người không chung thủy:
Từ ngày gặp gỡ giữa đường
Những lời bạn nói nhớ thương vô chừng
Tưởng là thành cơm, thành cháo, tôi bỏ
bụng mừng
Hay đâu cá bể chim rừng vội bay.
77,8 17,8 4,4
Cá hoá
rồng
- Sự thành đạt, đổi đời, hạnh phúc:
Bao giờ cá chép hóa rồng
Đền ơn cha mẹ bế bồng ngày xưa.
67,8 21,1 11,1
Nước
- Tình yêu:
Nước vơi rồi nước lại đầy,
Tình kia chưa trả, nghĩa này chưa quên.
- Sự chung thủy:
Đôi ta như con một nhà
Như áo một mắc, như hoa một chùm.
Đôi ta như nước một chum,
Nước cạn mặc nước, ta đùm lấy nhau.
74,2
69,1
25,8
12,3
0,0
18,6
Nước trời
- Sự vĩnh hằng:
Dưới mặt nước chói lòa yếm đỏ,
Trên bầu trời ráng đỏ mây xanh.
Từ ngày chia cắt em anh,
Nước trời còn đó ai đành phụ nhau.
75,3
24,7
0,0
Nước
trong
- Người có phẩm chất cao quí, đẹp đẽ:
Nước trong giếng đá hôi phèn,
Coi em cũng lịch tại hèn mẹ cha.
65,4
27,3
7,3
15
Nước -
mương
- Sự kết hợp lứa đôi:
Nói thương mà chẳng thấy thương,
Nước thì muốn chảy mà mương không đào.
Đào thì em cũng muốn đào,
Biết rằng nước có chảy vào mương không?
87,1 12,9 0,0
Chim có
đôi
- Hạnh phúc lứa đôi:
Chim kia cũng muốn có đôi
Huống chi thân thiếp lẻ loi một mình.
Con chim nó hát tang tình
Có đôi cũng vậy, một mình cũng hay.
58,9 36,7 4,4
Chim đậu
- Chim
bay
- Người chinh phục được / Người chưa
chinh phục được:
Gặp nhau giữa cánh đồng này
Con mắt liếc lại lông mày đưa ngang.
Bây giờ được thở được than
Bắt con chim đậu bỏ đàn chim bay.
Bây giờ anh nắm được tay
Anh yêu vì nết anh say vì tình.
63,4 33,3 3,3
Chim lạc
đàn
- Chàng trai khi thiếu vắng bạn tình:
Lạ lùng anh mới tới đây,
Bồ câu đóng sáo, chim bay lạc đàn
65,5 28,9 5,6
16
Chim
khôn
- Người khôn ngoan:
Chim khôn chết mệt về mồi
Người khôn chết mệt về lời nhỏ to.
61,1 35,6 3,3
Đàn - Tâm trạng người đang yêu:
Đương khi cuộc rượu say nồng
Đàn kia đang gảy sau chùng mất dây.
Hết điệu thì em cho vay
Can gì phải nghỉ nửa ngày, anh ơi!
60 38,9 1,1 17
Đàn đứt
dây
- Cảnh ngộ không may mắn:
Phận em sao lắm dở dang
Cầm tiêu tiêu gảy, cầm đàn đứt dây
84,5 14,4 1,1
18 Lòng son
dạ sắt
- Phẩm chất tốt, kiên định:
Mẹ già ở túp lều tranh
Sớm thăm tối viếng cho đành lòng em
Lòng son dạ sắt càng thêm
Lòng đà trăng gió ai tìm thấy ai.
77,7 16,7 5,6
Phần 4.2. Thơ tình Xuân Diệu
Nhận xét (%)
STT
Hình
ảnh
Liên tưởng (nghĩa biểu trưng) Đúng Sai Không
nhận xét
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
- Sức sống bền bỉ đang âm thầm lan tỏa:
Anh muốn mang lời đi tạ ơn
Bầu trời như thể gió căng buồm
Hoa trong cỏ dại chiều hôm ấy
Đã đẹp tưng bừng hơn mọi hôm.
87,8 11,1 11,0 Hoa
- Sự kết hợp lứa đôi:
Lá như con mắt cụm cây nhìn
Trái tựa hình tim, chim hót xin
Gió đẩy đầu hoa, nghiên ngả thắm
Nhị vàng hoa cạnh liếc hoa bên.
54,4 40 5,6
1
Hoa tím - Tình yêu nồng cháy:
(1) Hoa tím tương tư đã nở đầy
Mời em dạo bước tới vườn đây
Em xem: yêu mến em gieo hạt
Hoa tím tương tư đã nở đầy.
54,4 24,4 21,2
Hoa - cỏ - Tình yêu lứa đôi:
Một tối bầu trời đắm sắc mây
Cây tìm nghiêng xuống nhánh hoa gầy
Hoa nghiêng xuống cỏ trong khi cỏ
Nghiêng xuống làn rêu một tối đầy.
60,0 25,6 14,4
Hoa - gió
- Tình yêu lứa đôi:
Sao họ khép nõn nà mà bợ ngợ
Những nàng hoa chờ đợi gió phong lưu.
50,0 46,7 3,3
Hoa nhài - Con người:
Chen lá lục những búp lài mở cửa
Hớp bóng trăng đầy miệng nhỏ xinh xinh
60,0
31,1 8,9
Hoa
hồng
- Người con gái:
Ta tiếc theo sau những đóa hồng
Những nàng con gái sớm phai bông
Những cô hây hẩy còn đôi tám
Xô đuổi tình yêu vội lấy chồng.
57,8 20,0 2,2
Người
hoa, hoa
ái tình,
chim
hoa,..
- Những kết hợp từ ngữ mới lạ - hoa trở
thành định ngữ cho những gì tươi đẹp,
đắm say nhất:
(1) Cứ như thế cho đến giờ đen tối
Hoa ái tình chung phận đoá hồng khô.
(2) Có lẽ người hoa nay đã tươi
Nghe chiều âu yếm lấn vô người.
(3) Bước đẹp em vừa ngự tới đây
Chim hoa ríu rít liễu vui vầy.
63,3 27,8 8,9
2
Áo - Người con trai:
Cánh du lang tha thướt phấn qua tường
Áo công tử dải là vương não ruột.
53,3 43,3 3,3
- Tình yêu :
Áo em thoang thoảng hoa cau
Áo em say đắm một màu trầm hương
Áo em ngày nhớ đêm thương
Áo em chín nắng mười thương anh chờ.
68,9 23,3 7,8
3 Mưa - Tình yêu:
Lòng ta là một cơn mưa lũ
Đã gặp lòng em là lá khoai
Mưa biếc tha hồ rơi giọt ngọc
Lá xanh không ướt đến da ngoài.
33,3 50,0 16,7
- Người con gái:
Nghìn buổi sáng bình minh xe chỉ thắm
Đem lòng tôi ràng rịt với xuân tươi.
44,4 54,5 1,1 4 Xuân
- Tình yêu:
Xuân của đất trời nay mới đến
Trong tôi xuân đến đã lâu rồi.
Từ lúc yêu nhau hoa nở mãi
Trong vườn thơm ngát của hồn tôi.
68,9 21,1 10,0
- Buồn, đau khổ, đau đớn xót xa của con
người:
Yêu ngẩn ngơ, rồi đau đớn xót xa
Số anh là khổ, phận anh là
Suốt đời nuốt lệ vào trong ngực
Đem ái tình dâng kẻ phụ ta.
85,6 8,9 5,6 5 Lệ
- Tình yêu nồng cháy:
Rễ ăn huyết lệ từ lâu
Màu hoa mới được bền lâu thế này
38,9 41,1 20,0
6
Trăng -
hoa
- Tình yêu lứa đôi:
Bâng khuâng chân tiếc giậm lên vàng
Tôi sợ đường trăng tiếng dậy vang
Ngơ ngác hoa duyên còn núp lá
Và làm sai lỡ nhịp trăng đang.
55,6 34,4 10,0
Trăng -
gió
- Sự kết hợp lứa đôi:
Ai làm cách trở đôi ta
Vì anh vụng gượng hay là vì em?
Trăng còn đợi gió chưa lên,
Hay là trăng đã tròn trên mái rồi?
60,0
32,2
7,8
7 Gió - Con người:
Gío rên rỉ như lời ai thuở trước
Trời nhung mơn lòng ấy xưa yêu
Không khí thì êm, đêm sương khẽ bước
Xưa tìm ai mơn trớn cũng như chiều
51,1 38,9 10,0
Sóng - Tình cảm, tình yêu:
Nhưng hồn anh sáng anh vui
Anh có nghe đây đó cuộc đời gần quanh.
Có em: ấm cả trời xanh
Sóng bên chân khẽ cùng anh chuyện trò.
64,4 28,9 6,7 8
Sóng -
cát
- Tình yêu lứa đôi:
Anh xin làm sóng biếc
Hôn mãi cát vàng em
Hôn thật khẽ thật êm
Hôn êm đềm mãi mãi.
80,1 14,4 5,5
9 Thuyền -
bến
- Hạnh phúc lứa đôi:
Người giai nhân: bến đợi dưới cây già
Tình du khách: thuyền qua không buộc
chặt.
57,8 31,1 11,1
10 Biển -
gành
- Tình yêu lứa đôi:
Anh không xứng là biển xanh
Nhưng cũng xin làm bể biếc
Để hát mãi bên gành
Một tình chung không hết.
72,3 24,4 3,3
Cây đời - Sự trường tồn vĩnh hằng:
Vĩnh viễn yêu em như yêu sự thật
Và cây đời mãi mãi xanh tươi.
Mãi mãi môi em nhụy đời vô hạn
Và cây đời ! Ôi xán lạn xanh tươi.
82,2 15,6 2,2 11
Cây - Con người:
Tôi biết rằng chỉ cách một ngày sau
Cây bên đường sẽ trông thấy tôi sầu.
Đi thất thểu, đi lang thang, đi quạnh quẽ.
58,9 38,9 2,2
12 Cánh
hồng
- Sự kết nối tình yêu:
Sao buổi đầu xuân êm ái thế!
Cánh hồng kết những nụ cười tươi.
79,0 13,3 7,7
13
Lá -
Cành
- Sự chờ đón tình yêu:
Lá lim dim trên mấy ngọn bằng bằng
Cành lả lả chờ tay ai đón đẩy.
71,2 24,4 4,4
Cá -
Chim
- Tin tức tình yêu:
Hay là nhắn cá gởi chim
Nhờ mưa đưa bức chăn êm tới người.
65,7 31,0 3,3 14
Chim
- Trái tim:
Mau với chứ, vội vàng lên với chứ,
Em, em ơi, tình non đã già rồi:
Con chim hồng, trái tim nhỏ của tôi
Mau với chứ! Thời gian không đứng đợi
47,8 47,8 4,4
- Tình cảm mỏng manh, không chắc chắn:
Dầu chiếm tay em, anh vẫn hay
Rằng anh chỉ nắm cánh chim bay
Bao giờ có được người yêu dấu!
Chất chứa trong lòng vạn đắng cay.
74,5 21,1 4,4
15
Đàn - Tình cảm yêu thương:
Anh còn nghỉ ngợi bước như mơ
Mắt thẩn thơ trong cảnh thẫn thờ
Đàn của hồn ta ai vặn thế
Gặp nhau khi ấy bỗng hòa tơ.
72,2 25,6 2,2
- Mong đợi, say đắm, khát khao:
Anh đợi tin em đến cháy lòng
Lo em tai nạn xảy ra không?
Sao em không viết, thư không gửi.
Tim cứ quay về mãi hướng trong.
77,8 21,1 1,1
- Rung động, ngất ngây, mong muốn được
yêu:
Lòng tôi bốn phía mở cho trăng
Khách lại mười phương cũng đãi đằng
Nước ngọt sẵn tuôn, vườn đợi hái
Đường không ngăn cấm, cỏ chờ băng.
64,4 28,9 6,7
- Vật dễ vỡ:
Anh vẫn tưởng chuyện đùa khi tuổi nhỏ
Ai có ngờ lòng vỡ đã từ bao!
45,6 50,0 4,4
- Sự thờ ơ, lạnh nhạt:
Như đối cùng ta giữa cảnh mưa
Mà lòng không hiểu trán bơ vơ
Không tăng âu yếm trong câu nói
Trong mắt còn nguyên vẻ hững hờ.
74,5 21,1 4,4
- Cô đơn, đau đớn, thất vọng:
Đường rạo rực, thì thầm rối rắm
Ngập lòng tôi. Mà ai ngó tới đâu!
Tôi điên cuồng tất nhiên phải khổ đau
Tôi biết lắm, trời ơi, tôi biết lắm!
67,8 27,8 4,4
16
Lòng
- Sự kết hợp lứa đôi:
Trong thấy chiều hôm ngơ ngẩn vậy
Lòng anh thôi đã cưới lòng em.
68,9 26,7 4,4
Lòng dạ - Tình cảm sâu kín:
Tôi biết lắm, trời ơi, tôi biết lắm!
Hỡi lòng dạ sâu xa như vực thẳm!
66,7
28,9 4,4
Hoa
lòng,
nhụy
lòng,..
- Những cụm từ mới lạ, lòng làm định ngữ
cho sự tươi đẹp, dạt dào của tình yêu:
(1) Cho anh một đóa hoa tinh túy
Một đóa hoa lòng chẳng héo khô.
(2) Người si muôn kiếp là hoa núi
Uổng nhụy lòng tươi tặng khách hờ.
72,2 21,1 6,7
Phần 4.3. Xuân Quỳnh thơ tình
Nhận xét (%)
STT
Hình
ảnh
Liên tưởng (nghĩa biểu trưng) Đúng Sai Không
nhận xét
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
Màu
hoa
- Tình yêu nồng cháy:
Thời gian đi màu hoa cũ về đâu
Nay trở lại vẫn như còn mới mẻ
Bao mùa thu hoa vẫn vàng như thế
Chỉ em là đã khác với em xưa
…
Nhưng màu hoa đâu dễ nguôi quên
Thành phố ngợp ngày nao chiều gió dậy
Gương mặt ấy lời yêu thuở ấy
Màu hoa vàng vẫn cháy ở trong em.
54,4 24,4 21,2 1
Bông
cúc
- Người con gái:
Anh mơ anh thấy có em
Thấy bông cúc nhỏ nơi triền đất quê.
60,0 25,6 14,4
- Hoài niệm:
Hoa cúc xanh có hay là không có
Trong đầm lầy tuổi nhỏ của anh xưa.
…
Hoa cúc xanh có hay là không có
Tháng năm nào ấp ủ thuở ngây thơ.
71,1 24,4 4,4
Hoa
nghệ,
hoa
diếp,
hoa sim
- Nỗi đau đớn, tủi hờn, oán trách về cuộc
đời người con gái:
Khắp Hoàng Liên trên một ngàn thước núi
Hoa nếp mỏng manh trước tầm gió thổi
Hoa diếp vàng cô độc giữa thâm u
Và bên đường hoa nghệ dại ngẩn ngơ
Hoa sim tím một nỗi buồn hoang dã
. . .
Những hoa này chỉ hoa dại mà thôi.
80,0 16,7 3,3
Hoa cúc - Mơ ước:
Hoa cúc xanh, có hay là không có
Một ngôi trường bé nhỏ cuối ngàn xa
Mơ ước của người hay mơ ước của hoa
Mà tươi mát mà dịu dàng đến thế.
53,3 42,2 4,4
Hoa - Người con trai:
Anh có nghe hoa rơi
Quanh chỗ mình đứng đó
Hoa ơi sao chẳng nói
Anh ơi sao lặng thinh
Đốt lòng em câu hỏi
“Yêu em nhiều không anh”.
83,3 16,7 0,0
Hoa
tường vi
- Cuộc đời người con gái lận đận trong
tình duyên:
(1) Hoa tường vi như thực lại như mơ
Cùng tôi sống suốt một thời trẻ dại
. . .
Hoa phảng phất mối tình trong truyện cổ
Mang lỡ lầm oan ức đã xa xôi
Hoa tường vi thời trẻ dại của tôi
Hoa hiểu cả những điều tôi chẳng nói.
57,8 20,0 2,2
- Sự chia ly, tiễn biệt:
Sân ga chiều em đi
Bàn tay da diết năm
Vừa thoáng tiếng còi tàu
Lòng đã nam đã bắc.
51,1
47,8
1,1
Con tàu
– sân ga
- Tình yêu, hạnh phúc:
Tàu sẽ dừng ga cuối
Xin đừng vội ra đi
Cho phút giây gặp gỡ
Đỡ lo giờ cách chia.
61,3 37,5 1,2
2
Áo - Kỷ niệm tuổi thơ:
Tuổi thơ tôi trong vạt áo của bà,
Chuyện cổ tích chẳng xua tan nỗi sợ.
62,2 36,7 1,1
3 Mưa - Lý tưởng hạnh phúc, niềm tin tuổi trẻ:
Nước đây rồi! Ơi bạn bè anh em!
Chúng tôi vục trăm gầu nước mát
Trận mưa này mưa từ lòng đất
Trận mưa này, mưa của chúng tôi.
75,6
23,3
1,1
- Con người :
Người trẻ trung, thành phố thì già
Em và anh lúc bấy giờ cũng trẻ
Chúng ta qua những ngôi nhà đổ vỡ
Dòng chữ ghi trước cửa của người đi
Con đường dài bóng lá đan thưa
Trận mưa rào cảm thông và độ lượng …
50,0 45,6 4,4
- Thân phận người phụ nữ:
“Thân gái như hạt mưa sa
Hạt vào gác tía hạt ra vũng lầy”
Hạt mưa sa trên bùn lầy nước đọng
Một kiếp người nhắm mắt lệ còn rơi …
90,0 10,0 0,0
- Tuổi trẻ:
Tôi biết chắc mùa xuân rồi cũng hết
Hôm nay non, mai cỏ sẽ già
Tôi đã đi mấy chặng đường xa
Vượt mấy núi mấy rừng qua mấy biển.
80,0 16,7 3,3 4 Xuân
- Thời gian một năm:
Lòng ta như cánh đồng
Màu xanh là mãi mãi
Như gốc hoa đã hái
Mùa sau lại ra hoa
Mùa xuân này đi qua
Thì mùa xuân khác tới.
64,4 26,7 8,9
- Vật cụ thể:
Em đi qua phố Hàng Đào
Mãi vui chân bước lạc vào Hàng Ngang
Gặp mùa xuân ở Hồ Gươm
Trong muôn màu áo trên đường chiều nay
…
Cô cười và chỉ mùa xuân
Ở trên lá chiếu chúng mình mới mua.
…
Cỏ xanh xanh suốt chân đê!
Ô hay xuân vẫn cùng đi với mình.
63,3 30,0 6,7
5 Lệ - Đau khổ cực độ:
Hạt mưa sa trên bùn lầy nước đọng
Một kiếp người nhắm mắt lệ còn rơi.
85,6 8,9 5,6
6
Trăng -
cây
- Tình yêu:
Mặt trời mọc mãi từ cuối biển
Vầng trăng lên lưu luyến những hàng cây.
55,6 34,4 10,0
- Tình yêu của người con gái:
Xóm làng nào anh sẽ đi qua
Những đồng lúa, vườn cây bờ bãi …
Dẫu em biết chắc rằng anh trở lại,
Ngọn gió buồn vẫn thổi phía không anh.
53,3 46,7 0,0 7
Gió
- Người phụ nữ có cá tính:
Ngọn gió nam tư do phiêu lưu
Phía các đại dương ập đến
Gió khuấy động chân sóng sâu đáy biển
Làm nước đỏ ngầu lên
Không vật gì dưới nước được nằm yên.
80,0 17,8 2,2
- Kỷ niệm tuổi thơ:
Tôi trở về tìm lại tuổi thơ
Hoa sấu rụng bên chái nhà đã cũ
Nhũng đêm vắng nghe tiếng gào của gió
Tiếng súng rền, tiếng mõ, tiếng người la.
68,9
28,9 2,2
Gió -
mây
- Tình yêu lứa đôi:
Mây trắng bay đi cùng với gió
Lòng như trời biếc lúc nguyên sơ
Đắng cay gửi lại bao mùa cũ
Thơ viết đôi dòng theo gió xa.
58,9 37,8
3,3
Gió -
cát
- Lý tưởng, vận mệnh đất nước:
Tôi sẵn lòng đem hiến cả đời tôi
Cho cát trắng và gió lào quạt lửa.
72,3 23,3 4,4
Cát -
nắng
- Tình yêu lứa đôi:
Chỉ có cát phơi mình dưới nắng
Chỉ có cát nghiêng về phía sóng
Như tấm lòng tôi ngóng những thuyền xa.
57,8 40,0 2,2
- Trắc trở, thử thách:
Qua bao ngày lửa đạn
Đất về với mùa xuân
Như em về với anh
Qua những ngày sóng gió.
75,5 6,7 17,8 8 Sóng
- Con người :
Ở chân trời đã sấm chớp rồi kia
Mây đen đến gió xanh mặt biển
Sóng reo mừng chúng tôi chờ đón
Nhưng mưa chẳng tới đây mưa rất xa
Cơn mưa kia nào phải của ta:
51,1 47,8 1,1
- Sự nhớ nhung da diết:
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
77,8 22,2 0,0
- Khả năng vượt khỏi sự nhỏ bé tình yêu:
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sóng không hiểu nỗi mình
Sóng tìm ra tận bể.
75,6 23,3 1,1
- Tình cảm, tình yêu:
Sông cũng như tình yêu-sông thiên vị
Lấy phù sa bên lở đắp bên bồi
Sóng vỗ về bờ cỏ non tươi
Lá xanh mướt cơn mưa vừa gội.
64,4 28,9 6,7
Sóng -
cát
- Tình yêu lứa đôi:
Chỉ có cát phơi mình dưới nắng
Chỉ có cát nghiêng về phía sóng
Như tấm lòng tôi ngóng những thuyền xa.
80,1 14,4 5,5
Thuyền
- bến,
thuyền -
đất
- Hạnh phúc lứa đôi:
Suốt đêm dài mũi đất chẳng nguôi yên
Đất đi cùng với những con thuyền
Trong tiếp gió gọi hoài không ngớt.
57,8 31,1 11,1 9
Thuyền
- biển
- Tâm trạng nhiều biến động của người
đang yêu:
Những ngày không gặp nhau
Biển bạc đầu thương nhớ
Những ngày không gặp nhau
Lòng thuyền đau rạng vỡ.
68,9 27,8 3,3
- Sự dữ dội nồng nàn của tình yêu:
Cũng có khi vô cớ
Biển ào ạt xô thuyền
Vì tình yêu muôn thuở
Có bao giờ đứng yên.
80,0 16,7 3,3
- Sự bất tận của tình yêu:
Lòng thuyền nhiều khát vọng
Và tình biển bao la
Thuyền đi hoài không mỏi
Biển vẫn còn xa xa.
65,6 31,1 3,3
- Tình yêu lứa đôi:
Biển như cô gái nhỏ
Thì thầm gửi tâm tư
Quanh mạn thuyền sóng vỗ.
55,6 40,0 4,4
- Người con trai:
Chỉ có cát phơi mình dưới nắng
Chỉ có cát nghiêng về phía sóng.
Như tấm lòng tôi nhớ những thuyền xa.
55,6 32,2 12,2
- Người con gái đang yêu:
Biển hay tình em đó
Gọi lòng anh bay xa.
62,3 34,4 3,3 10 Biển
- Cuộc đời người con gái thời chiến tranh:
Biết bao nhiêu năm tháng đi qua
Dẫu biển đã trải nhiều chiến trận
Chưa bao giờ biển mang thương tích
Mảnh bom đạn biển dấu tận lòng sâu.
68,9 27,8 3,3
- Tình bao dung, rộng lượng của người phụ
nữ:
Biển chỉ quen theo qui luật của mình
Biển vẫn ấm những ngày trở rét
Biển vẫn mát những ngày nắng khét
Dẫu vui buồn biển vẫn mênh mông
Vẫn là nơi gặp gỡ triệu dòng sông
72,3 23,3 4,4
Cây - Tâm trạng người đang yêu:
Cát vắng, sông đầy cây ngẩn ngơ
Không gian xao xuyến chuyển sang mùa
Tên mình ai gọi sau vòm lá
Lối cũ em về nay đã thu.
62,3 30,0 7,1
Cây
bàng,
phi lao
- Con người:
Cây bàng gai nhìn tôi trách móc
Rặng phi lao chẳng còn reo hát
Cây giận rồi và gió cũng lặng im.
65,6 32,2 2,2
11
Phi lao - Tình yêu lứa đôi:
Bên bờ hàng phi lao
Đang thì thầm tình tự
Nhìn đâu cũng thấy nụ cười
Hàng phi lao hát những lời mát xanh.
55,6 42,2 2,2
- Tình yêu của người con gái:
Lòng những muốn trở thành ngọn cỏ
Bên lề đường ngày đó tiễn anh đi.
68,9 28,9 2,2 12
Cỏ
- Kỷ niệm tình yêu:
Người mới đến những nơi tôi từng đến
Lại con đường vạt cỏ tuổi mười lăm
Lại hàng cây nghe tiếng thì thầm
Lời thành thật, dối lừa trên ghế đá.
65,6 31,1 3,3
- Thân phận bé nhỏ:
Có mấy ai nhớ về ngọn cỏ
Mọc vô tình trên lối ta đi
Dẫu nhỏ nhoi không đáng nhớ làm chi
Không nghĩ đến nhưng mà vẫn có.
82,2 15,6 2,2
- Sự tươi trẻ, sức sống con người:
Người thành phố ra khỏi phòng chật chội
Chợt nhìn sang bãi cỏ mênh mông
Thấy thảnh thơi mát nhẹ trong lòng
Sau những buổi bộn bề công việc
Và bãi cỏ hình như cũng biết
Nên tháng ngày xanh mãi không thôi.
72,3 24,4 3,3
- Sự yên bình:
Trong ác liệt bỗng biết ơn màu cỏ
Cỏ làm bớt hoang tàn
Cỏ làm bớt thương đau.
61,1 36,7 2,2
13 Cá, cua - Con người:
Cá đoàn tụ sau mùa giá rét
Cua hết gầy trong đêm tối không trăng.
53,3 42,3 4,4
16 Gạch - Con người:
Anh đã đi cùng em
Bàn chân in gạch lát
Gạch như lên tiếng hát
Mỗi khi lòng ta vui
Gạch mang màu thương nhớ
Mỗi khi mình xa xôi.
80,0 16,7 3,2
17
Nón - Tình cảm, tình yêu lứa đôi:
Mưa to thế chắc sông tràn bờ cỏ
Thương chiếc xe anh nhọc nhằn trong gió
Mái nhà nao đêm nay anh dừng chân
Ước chi làm chiếc nón che anh.
61,1 37,8 1,1
- Mong ước tột đỉnh:
Người chống giặc bốn năm ở dưới hầm
sâu
Vẫn mong ước cháy lòng được đi trên mặt
đất
Đó miền đất nơi em tìm đến
Đã có gì kỷ niệm của ta đâu.
65,6
33,3
1,1
- Khát khao tột đỉnh:
Những bài thơ mình viết cho mình
Cho bè bạn những người yêu quí nhất
Những bài thơ viết về súng đạn
Về khu rừng cháy khát những mầm cây
Về khát khao từng đốt cháy lòng
Hạnh phúc đang còn tình yêu đã mất.
55,5
40,1
4,4
18 Lòng
- Mong chờ tột đỉnh:
Con chuồn ngô hay làm dáng
Chao mình soi mặt ao trong
Đốt cháy lòng một nét chờ mong.
58,1 38,7 3,2
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA7070.pdf