Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng giao Việt Nam

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA SƯ PHẠM TRẦN THỊ QUÍ LỚP DH5C1 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGÀNH NGỮ VĂN TÌM HIỂU NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA ĐỒNG DAO VIỆT NAM Long Xuyên, 5 / 2008 Giảng viên hướng dẫn Thạc sĩ: TRẦN TÙNG CHINH LỜI CẢM ƠN : Khóa luận được hoàn thành là nhờ sự quan tâm sâu sắc của Ban giám hiệu trường Đại học An Giang, khoa Sư phạm, quí thầy cô cùng bạn bè, người thân. Người viết xin chân thành cảm ơn : • Ban giám hiệu trường Đại học An Giang.

pdf80 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 7137 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng giao Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
• Ban chủ nhiệm khoa Sư phạm trường Đại học An Giang. • Các thầy cô trong tổ bộ môn Văn. • Thư viện trường Đại học An Giang, thư viện tỉnh An Giang. • Người thân và bạn bè. Đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Đặc biệt, tôi xin gởi sự tri ân sâu sắc đến Thạc sĩ Trần Tùng Chinh, thầy đã tận tình hướng dẫn tôi, cho tôi có thêm niềm tin và nghị lực để bước đi trên con đường khám phá những chân trời khoa học rộng mở trước mắt, hoàn thành khóa luận của mình. Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn! Long Xuyên, ngày 2 tháng 5 năm 2008. Người thực hiện : Trần Thị Quí Khóa luận tốt nghiệp ĐH Trần Thị Quí Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam MỤC LỤC : Trang A. PHẦN DẪN LUẬN : I. Đối tượng nghiên cứu và lí do chọn đề tài :...................................... 1 II. Lịch sử vấn đề :................................................................................ 2 III. Phạm vi nghiên cứu, đối tượng của đề tài : .................................... 4 IV. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu : ........................................ 4 V. Đóng góp của khóa luận : ................................................................ 5 VI. Mục đích của khóa luận : ............................................................... 6 VII. Bố cục khóa luận : ........................................................................ 7 B. PHẦN NỘI DUNG : Chương I. Khái quát về đồng dao : I. Khái niệm ca dao – dân ca : .............................................................. 8 II. Khái niệm đồng dao :....................................................................... 9 III. So sánh, phân biệt đồng dao và các thể loại văn học dân gian khác :................................................................... 12 1. Đồng dao với ca dao – dân ca :................................................... 12 2. Đồng dao với vè :........................................................................ 13 3. Đồng dao với câu đố : ................................................................. 15 Chương II. Tìm hiểu nội dung đồng dao : I. Những bài đồng dao phản ánh về giới thực vật :......................... 18 II. Những bài đồng dao phản ánh về giới động vật : ...................... 22 III. Những bài đồng dao phản ánh về các hiện tượng tự nhiên : .... 29 Chương III. Nghệ thuật đồng dao : I. Kết cấu đồng dao : ............................................................................ 34 1. Đầu cuối tương ứng : .................................................................. 35 2. Điệp đoạn điệp khúc : ................................................................. 36 3. Kết cấu liệt kê : ........................................................................... 38 II. Ngôn ngữ đồng dao : ....................................................................... 41 1. Ngôn ngữ địa phương : ............................................................... 41 2. Sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa rất đậm nét :.................... 42 3. Ngôn ngữ đồng dao cô đúc, gợi hình, gợi cảm :......................... 49 Khóa luận tốt nghiệp ĐH Trần Thị Quí Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam 4. Sử dụng các từ mô phỏng âm thanh, từ láy : .............................. 49 III. Vài nét về thể thơ : ......................................................................... 51 1. Thể lục bát : ................................................................................ 51 2. Thể vãn : ..................................................................................... 53 3. Thể hỗn hợp : .............................................................................. 57 IV. Thời gian và không gian nghệ thuật :............................................. 62 1. Thời gian nghệ thuật : ................................................................. 62 2. Không gian nghệ thuật :.............................................................. 65 V. Một số biểu tượng trong đồng dao : ................................................ 67 1. Biểu tượng con bống :................................................................. 67 2. Biểu tượng con nghé, con trâu :.................................................. 69 3. Biểu tượng trăng sao : ................................................................. 70 C. PHẦN KẾT LUẬN : ................................................................................. 72 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. PHỤ LỤC. Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam Trần Thị Quí Trang 1 A. PHẦN DẪN LUẬN : I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI : Đồng dao là một trong những di sản tinh thần quí báu của dân tộc Việt Nam. Đến với đồng dao, chúng ta như hòa mình vào một nguồn suối mát vô tận của thiên nhiên. Nó sưởi ấm tâm hồn ta mỗi khi cảm thấy cô đơn, lạnh giá. Đồng dao với sự giản dị, cô đúc, ngắn gọn, hồn nhiên cả trong nội dung lẫn hình thức nghệ thuật đã gắn bó với chúng ta từ thuở ấu thơ. Và đến khi đã trưởng thành, ta vẫn tìm về với đồng dao như để tìm lại sự thanh thản, hồn nhiên thuở nhỏ, gạt bỏ mọi xô bồ, tất bật, tranh đua trong cuộc sống thường nhật. Mặt khác, “đồng dao đã có lịch sử từ lâu đời. Nó được hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội” [Trần Gia Linh, 2006 : 4]. Do đó, tìm hiểu đồng dao giúp ta có điều kiện tiếp cận và hiểu sâu sắc hơn về truyền thống văn hóa Việt Nam, xuôi về với cội nguồn dân tộc. Đó chính là những chiếc nôi xinh, ấm áp nghĩa tình, nồng nàn tiếng mẹ ru sưởi ấm tâm hồn ta. Không ai trong mỗi chúng ta thuở nhỏ lại không thuộc một vài bài đồng dao và không thông thạo một số trò chơi dân gian gắn với những bài đồng dao. Chính vì thế mà việc tìm hiểu đồng dao có một ý nghĩa thiết thực hết sức to lớn. Trẻ nhỏ chính là những mầm non của đất nước, là tương lai của dân tộc. Mà đồng dao lại là nguồn “sữa tinh thần” nuôi dưỡng và bồi đắp tâm hồn các em. Do đó, việc nghiên cứu, tìm hiểu đồng dao chính là để góp phần bổ sung, làm giàu nguồn sức mạnh tinh thần cho tuổi thơ. Đồng thời, đó cũng chính là nguồn sức mạnh tinh thần của tất cả mọi người, vì ai cũng từng có một tuổi thơ cho riêng mình. Không chỉ có thế, trong đồng dao còn có sự hội tụ, giao thoa của rất nhiều thể loại và tiểu loại như : vè, câu đố, hát ru,…Cho nên, việc tìm hiểu đồng dao sẽ có tác dụng hỗ trợ cho những ai muốn nghiên cứu các thể loại này những kiến thức cần thiết. Như vậy, thông qua việc tìm hiểu đồng dao ta có điều kiện hiểu thêm về các thể loại văn học dân gian khác. Đồng thời, giữa đồng dao và thơ thiếu nhi của văn học hiện đại có mối liên hệ rất gần gũi. Chính vì thế, việc tìm hiểu đồng dao sẽ giúp cho chúng ta tiếp cận với thơ thiếu nhi một cách thuận lợi hơn. Mặt khác, xã hội ngày càng phát triển. Sự xuất hiện và “thống trị” của công nghệ thông tin đem đến rất nhiều tiện nghi, lợi ích cho cuộc sống, nhưng đồng thời cũng đẩy chúng ta vào những tất bật, ngột ngạt, xô bồ,…của một xã hội cơ khí và tự động hóa. Các chính sách mở cửa, hội nhập một mặt giúp chúng ta có điều kiện tiếp cận với các nền văn hóa tri thức tiên tiến trên toàn thế giới, nhưng đồng thời cũng kèm theo mặt trái của nó. Khi bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc có dấu hiệu bị mai một, người ta bắt đầu có ý thức tìm lại nguồn cội, bản Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam Trần Thị Quí Trang 2 nguyên. Những di sản văn hóa tinh thần được khôi phục. Tinh thần tự hào dân tộc lại trỗi dậy mãnh liệt ở mỗi con người Việt Nam. Từ những cơ sở đó, chúng tôi nhận thấy rằng công tác khảo sát, nghiên cứu đồng dao là một việc làm có ý nghĩa thiết thực. Nó phù hợp với xu hướng chung của thời đại, góp phần làm sống dậy những tinh hoa văn hóa dân tộc và kêu gọi ý thức giữ gìn truyền thống văn hóa tốt đẹp của nhân dân ta. Bên cạnh những lý do đã trình bày, việc nghiên cứu đề tài này còn mang một ý nghĩa sư phạm quan trọng, đó là phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu của bản thân người làm khóa luận sau này. Chính vì những lý do đó, chúng tôi quyết định chọn đề tài : “Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam” làm đối tượng nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp. II/ LỊCH SỬ VẤN ĐỀ : Đồng dao có lịch sử lâu đời. Nó được hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội. Đồng dao là một bộ phận của văn học dân gian xuất hiện sớm và được lưu truyền tương đối rộng rãi. Không ai trong chúng ta lúc còn bé lại không biết đến đồng dao. Mặc dù vậy, chưa có một công trình nghiên cứu Folklore nào tìm hiểu đồng dao một cách chuyên sâu và hoàn chỉnh. Các tập sưu tầm văn học dân gian bằng chữ Hán hay chữ Nôm từ “Nam phong giải trào” của Trần Danh Án (đỗ tiến sĩ 1787) và Ngô Đình Thái (đỗ cử nhân 1819), “Quốc phong thi hợp thái” Nguyễn Đăng Tuyển (soạn 1850), đến “Thanh hóa quan phong” của Vương Duy Trinh (soạn năm 1904) không thấy có đồng dao. Hai tập “Quốc ngạn” của Đái Nam Lương Thúc Kì (in năm 1931) thì xếp những câu tục ngữ có ý nghĩa giáo dục vào loại dành cho trẻ, và lại kèm vào đó những câu dịch hoặc lấy nguyên văn tương tự trong các sách chữ Hán. Mãi đến năm 1935, trên “Tứ dân văn uyển” số 1 mới in tập “Trẻ con hát, trẻ con chơi” của Nguyễn Văn Vĩnh. Tập này đến năm 1943 thì được Nhà xuất bản Đắc Lộ cho tái bản. Còn “Tục ngữ phong dao” của Nguyễn Văn Ngọc thì không phân loại, ông viết : “Chúng tôi chỉ vụ thu thập cho được nhiều câu không phân biệt thế nào là thành ngữ, tục ngữ, sấm ngữ, mê ngữ, phương ngôn, đồng dao, ca dao hay phong dao gì cả” [Nguyễn Văn Ngọc, 1991 : 8]. Chỉ từ sau cách mạng Tháng Tám, đồng dao mới được để ý hơn. Sau tập sưu tầm của Vũ Ngọc Phan, cuốn “Hợp tuyển thơ văn Việt Nam - văn học dân gian” mới xuất bản gần đây (1972) đã in 17 trang dành cho hai mục : Hát vui chơi trẻ em và Hát ru em [Vũ Ngọc Phan, 1972 : 277-293]. Trước đó, nhà xuất bản Kim Đồng cho in hai tập “Gọi nghé”(1967) và “Túng dinh”(1969) rất mỏng và hình như văn bản cổ đã được chỉnh lý khá nhiều [Vũ Ngọc Khánh, 1999 : 251]. Năm 1977, Vũ Ngọc Phách viết “Mấy điều ghi nhận về đồng dao Việt Nam” [Trần gia Linh, 2006 : 4]. Năm 1997, Nhà xuất bản Giáo dục cho xuất bản cuốn “Đồng dao Việt Nam” giới thiệu 176 bài đồng dao do Trần Gia Linh tuyển chọn và giới thiệu [Trần Gia Linh, 1997]. Tháng 8 năm 2005, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin cho xuất bản quyển “Đồng dao Việt Nam” do Nguyễn Nghĩa Dân biên soạn Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam Trần Thị Quí Trang 3 [Nguyễn Nghĩa Dân, 2005]. Đến tháng 10 năm 2006, Nhà xuất bản Giáo dục cho xuất bản quyển “Kho tàng đồng dao Việt Nam” [Trần Gia Linh, 2006] do Trần Gia Linh tuyển chọn và giới thiệu với gần 300 bài đồng dao xoay quanh 6 chủ đề lớn : Đồng dao về thiên nhiên đất nước (gồm 46 bài), đồng dao - trò chơi tuổi thơ (26 bài), đồng dao - những bài ca tập làm người lao động (56 bài), đồng dao - cái nhìn ngộ nghĩnh của trẻ thơ (47 bài), đồng dao – những câu đố lý thú (57 bài), những bài hát ru (47 bài). Về trò chơi trẻ em, trước năm 1945 cũng đã được nhắc đến. Phần lớn là sưu tầm của người Pháp, viết theo góc độ dân tộc học : Cố đạo Cađie chẳng hạn, từ năm 1902 đã ghi chép về các trò chơi bán lợn, trò lộn chuồn chuồn, trò đánh khăng trong “Phong tục dân gian ở thung lũng Nguồn Sơn (Quảng Ninh)”, đăng trên tạp chí “Viễn Đông bác cổ”. Năm 1944, Ngô Quí Sơn ghi chép được một tập trò chơi trẻ em cho xuất bản “Hoạt động vui chơi của xã hội nhi đồng”, nhưng lại viết bằng tiếng Pháp. Tập này được Nguyễn Văn Tố và Nguyễn Văn Huyên nhận xét trong bài điểm báo, ở tập san “Viễn Đông bác cổ”, cũng viết bằng tiếng Pháp. Gần đây nhất, trong một tập sưu tầm nhỏ xuất bản ở địa phương, tiểu ban văn nghệ dân gian Thanh Hóa có giới thiệu trò “Nàng Quắc” (dân tộc Mường), trò “Đánh đu” (dân tộc Thái). Cũng cần nói thêm là đồng dao và trò chơi trẻ em miền núi ở nước ta, xưa cũng như nay, đều chưa được chú ý lắm. Không rõ các sách sưu tầm ở địa phương khác đã có nhiều tài liệu về loại này chưa ? [Vũ Ngọc Khánh, 1999 : 251-252]. Cho đến hiện nay, chúng tôi cũng chưa được đọc một tài liệu lí luận hay nghiên cứu hoàn chỉnh về đồng dao Việt Nam. Những công trình văn học sử đã ra đời, kể từ “Việt Nam văn học sử yếu” của Dương Quảng Hàm [Dương Quảng Hàm, 1993], đến hai tập “Văn học dân gian” được coi là biên soạn tương đối công phu và có nhiều đóng góp của Đinh Gia Khánh và Chu Xuân Diên [Đinh Gia Khánh và Chu Xuân diên, 1992] cũng không có phần nào dành riêng để bàn đến đồng dao, mà chỉ có ít dòng nói qua đến “bài hát trò chơi” của trẻ em [Đinh Gia Khánh và Chu Xuân Diên, 1992 : 291-292]. Cuốn “Văn học dân gian” xuất bản gần đây của tập thể tác giả do Lê Chí Quế chủ biên xuất bản 1990 [Lê Chí Quế, 1990], cũng không hề nhắc đến đồng dao. Riêng cuốn “Văn học dân gian Việt Nam”, tác giả Hoàng Tiến Tựu trong khi nghiên cứu về thể loại ca dao đã dành một phần giới thiệu tương đối gọn về đồng dao [Hoàng Tiến Tựu, 1998]. Do điều kiện hạn chế ấy nên công trình nghiên cứu này của chúng tôi chỉ mới là một vài điều ghi nhận bước đầu. Mong rằng có thể đem đến cho những ai muốn tìm hiểu sâu hơn về đồng dao một tài liệu hữu ích để nghiên cứu vậy ! Đồng dao là những bài hát dân gian có nội dung và hình thức phù hợp với trẻ, thường do trẻ trực tiếp diễn xướng. Chúng tôi thiết nghĩ đây là một thể loại rất hấp dẫn và thú vị. Việc nghiên cứu nó sẽ giúp cho chúng ta ngược về với tuổi thơ, khoảng thời gian mà ai cũng có, để khám phá những suy nghĩ, thói quen của trẻ nhỏ, thông qua đó ta có thể hiểu rõ thêm về giai đoạn của một đời người. Đồng thời, trẻ em là tương lai của đất nước mà đồng dao lại gắn liền với các em, là “nguồn sữa” bồi đắp và nuôi dưỡng tinh thần cho trẻ. Do đó, việc tìm hiểu đồng Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam Trần Thị Quí Trang 4 dao sẽ góp phần tìm ra biện pháp hữu hiệu để giáo dục và chăm sóc tâm hồn trẻ nhỏ. Trong phạm vi một khóa luận tốt nghiệp, chúng tôi mong rằng được góp phần tìm hiểu một cách cụ thể và bước đầu phát hiện ra những giá trị to lớn cả về “nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam". III/ PHẠM VI NGHIÊN CỨU, ĐỐI TƯỢNG CỦA ĐỀ TÀI : 1/ Phạm vi nghiên cứu : Với đề tài “Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam”, người viết tập trung tìm hiểu, nghiên cứu những đặc sắc nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam trong 279 bài đồng dao được chúng tôi tuyển chọn từ hai quyển “Đồng dao Việt Nam” tác giả Nguyễn Nghĩa Dân - Nhà xuất bản Văn hóa thông tin [Nguyễn Nghĩa Dân, 2005] và “Kho tàng đồng dao Việt Nam”, tác giả Trần Gia Linh - Nhà xuất bản Giáo dục [Trần Gia Linh, 2006]. 2/ Đối tượng của đề tài : Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là 279 bài đồng dao được chúng tôi tuyển chọn từ hai quyển “Đồng dao Việt Nam” tác giả Nguyễn Nghĩa Dân - Nhà xuất bản Văn hóa thông tin [Nguyễn Nghĩa Dân, 2005] và “Kho tàng đồng dao Việt Nam”, tác giả Trần Gia Linh - Nhà xuất bản Giáo dục [Trần Gia Linh, 2006]. IV/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU : Trong khóa luận này, chúng tôi tập trung nghiên cứu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam. Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, chúng tôi bắt đầu từ việc tìm hiểu khái quát về đồng dao, trong đó chúng tôi có sự đối sánh : Đồng dao với ca dao, với dân ca, với vè và câu đố,…Trên cơ sở lí luận thu nhận được, chúng tôi lần lượt làm sáng tỏ các vấn đề : Khái niệm đồng dao (đến nay còn chưa thống nhất); về nội dung; nghệ thuật đồng dao; phân loại và chỉ ra những đặc trưng nội dung, nghệ thuật đồng dao. Do phạm vi đề tài nghiên cứu tương đối rộng mà mức độ, khả năng cũng như thời gian thực hiện khóa luận có hạn cho nên chúng tôi chỉ tập trung phân tích, khái quát, tổng hợp nội dung, nghệ thuật đồng dao, bước đầu rút ra những kết luận khoa học chứ chưa thể đi vào những khía cạnh chi tiết. Để làm sáng tỏ đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau : 1/ Phương pháp thống kê, phân loại : “Phương pháp thống kê là một trong những phương pháp nghiên cứu chính xác. Nó giúp phát hiện ra những qui luật của hiện thực khách quan, từ một sự vật, hiện tượng,…” [Triều Nguyên, 2001 : 29]. Trong đề tài này, chúng tôi đã vận dụng phương pháp thống kê để lựa chọn trong các tài liệu những bài đồng dao tiêu biểu. Sau đó, chúng tôi tiến hành khảo sát và phân loại các bài đồng dao sưu tầm được thành các tiểu loại nhỏ. Dựa trên các tiểu loại đó, chúng tôi tiếp tục thống kê tần số xuất hiện của những bài đồng dao trong từng tiểu loại. Trong các cách sử dụng này, phương pháp thống kê luôn tỏ ra có tác dụng đắc lực giúp cho Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam Trần Thị Quí Trang 5 việc phân tích, phân loại, đánh giá đối tượng thuận lợi, hiệu quả và có cơ sở thuyết phục hơn. 2/ Phương pháp so sánh : “Phương pháp so sánh là phương pháp đặt đối tượng trong các mối quan hệ, liên hệ với một số đối tượng cùng loại hoặc tương tự nhằm phát hiện ra những nét chung cũng như cái riêng biệt, cái đặc trưng của đối tượng” [Triều Nguyên, 2001 : 30]. Trong quá trình khảo sát đề tài này, chúng tôi vận dụng phương pháp so sánh để phát hiện điểm tương đồng và dị biệt giữa đồng dao với các thể loại liên quan như ca dao, dân ca, vè, câu đố. Đặc biệt, chúng tôi luôn quan tâm đối chiếu tần số xuất hiện của các bài đồng dao trong từng tiểu loại cũng như tần số xuất hiện của các dạng kết cấu, biểu tượng, thủ pháp nghệ thuật,…trong đồng dao; để từ đó rút ra những kết luận liên quan đến đặc trưng thể loại cũng như quan điểm thẩm mĩ của tác giả dân gian. Mỗi phương pháp đều có tác dụng thiết thực trong những mục đích sử dụng cụ thể, hợp lí. Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng riêng biệt một vài phương pháp thì không thể khai thác vấn đề một cách triệt để được bởi mỗi phương pháp nghiên cứu đều có hạn chế nhất định. Mặt khác, đối tượng nghiên cứu của đề tài này tương đối rộng cho nên bên cạnh hai phương pháp chủ yếu đã trình bày, chúng tôi còn kết hợp với các thao tác khác như : thao tác đọc sách, thao tác tổng hợp tư liệu, thao tác phân tích, tổng hợp…sao cho quá trình tiếp cận và chiếm lĩnh đối tượng đạt hiệu quả cao nhất. Về nguồn tư liệu về đồng dao để khảo sát, trong khóa luận này chúng tôi chủ yếu trích dẫn từ quyển “Đồng dao Việt Nam” tác giả Nguyễn Nghĩa Dân - Nhà xuất bản Văn hóa thông tin [Nguyễn Nghĩa Dân, 2005]. Đây là một công trình sưu tầm khá công phu và qui mô. Tác giả đã tổng hợp rất nhiều bài đồng dao ở cả ba miền Bắc – Trung - Nam, và sắp xếp chúng theo mẫu tự chữ cái ở đầu mỗi bài. Tuy nhiên, bộ sách cũng còn nhiều thiếu sót do chưa có điều kiện cập nhật đầy đủ tất cả những bài đồng dao mới được sưu tầm. Chính vì vậy, để nguồn tư liệu thêm phong phú, bên cạnh bộ sách này, chúng tôi có trích dẫn thêm một số câu đồng dao từ “Kho tàng đồng dao Việt Nam”, tác giả Trần Gia Linh - Nhà xuất bản Giáo dục [Trần Gia Linh, 2006]. Đồng dao là sản phẩm của quần chúng nhân dân. Mặc dù từ trước đến nay có khá nhiều tác giả đã dành thời gian và công sức để sưu tầm, biên khảo đồng dao nhưng kết quả thu được vẫn còn nhiều thiếu sót. Khi thực hiện đề tài này, dù chúng tôi đã rất cố gắng để tập hợp, sưu tầm tất cả những bài đồng dao từ các nguồn tư liệu khác nhau nhưng công trình cũng khó tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Chúng tôi hy vọng sẽ có thể trở lại đề tài này ở những công trình thuộc các cấp học cao hơn, để có thể nghiên cứu sâu sắc và hoàn chỉnh hơn về nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam. V/ ĐÓNG GÓP CỦA KHÓA LUẬN : Đến với vấn đề nghiên cứu còn khá mới mẻ, bằng năng lực và trình độ hạn hẹp của bản thân, chúng tôi nhận thức được rằng những gì trình bày trong khóa luận này chỉ là kết quả của bước khởi đầu. Tuy vậy, bởi sự hấp dẫn và tính Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam Trần Thị Quí Trang 6 cần thiết của vấn đề, sự cuốn hút mạnh mẽ của những lời ca dân gian tràn đầy vẻ thơ ngây, tinh khiết, trong trẻo, chúng tôi luôn ý thức cố gắng hoàn thành những đóng góp thiết thực sau : Thứ nhất : Mở ra một hướng nghiên cứu để tiếp cận thế giới đồng dao Việt Nam trên phương diện nội dung và nghệ thuật. Chúng tôi tiến hành thống kê, khảo sát và phân loại những bài đồng dao sưu tầm được thành những tiểu loại nhỏ dựa trên đặc điểm nội dung và hình thức nghệ thuật. Qua đó tạo điều kiện cho người đọc khám phá vẻ đẹp của đồng dao dưới góc nhìn Folklore học. Thứ hai, khóa luận không chỉ đơn thuần là sự thống kê nội dung, nghệ thuật trong đồng dao Việt Nam qua sự phân chia thành các tiểu loại, mà bên cạnh đó chúng tôi tiếp tục làm sáng tỏ những đặc sắc nội dung, nghệ thuật đồng dao. Từ đó, tạo tiền đề cần thiết cho những công trình nghiên cứu ở cấp độ cao hơn. Thứ ba, khóa luận còn có ý nghĩa sư phạm thiết thực. Thông qua việc tìm hiểu những nét đặc sắc nội dung, nghệ thuật đồng dao sẽ góp phần giúp cho học sinh hiểu biết sâu sắc hơn về những nét văn hóa truyền thống của người Việt xưa. Đồng thời, đồng dao với những câu ca ngọt ngào, ấm áp đã nuôi dưỡng, bồi đắp tâm hồn trẻ thơ từ thuở lọt lòng cho đến khi trưởng thành. Do đó, tìm hiểu đồng dao là tìm hiểu về cả một thời thơ ngây của mỗi con người, về lịch sử, văn hóa dân tộc. Từ đó, sẽ giúp học sinh có điều kiện để khám phá ra cái hay, cái đẹp của đồng dao cũng chính là khám phá ra truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Trên cơ sở đó mà giáo dục cho các em lòng tự hào về bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Bên cạnh đó, khóa luận được hoàn thành sẽ cung cấp cho những sinh viên, giảng viên Ngữ Văn và những người yêu thích, nghiên cứu thơ ca dân gian có thêm một nguồn tư liệu để tham khảo. VI/ MỤC ĐÍCH CỦA KHÓA LUẬN : Đồng dao là một thể loại văn học dân gian ra đời đã khá lâu và có vai trò to lớn trong cuộc sống chúng ta, nhưng cho đến bây giờ vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu đồng dao một cách chuyên sâu và hoàn chỉnh. Chúng tôi đến với đề tài này với mong muốn có thể đạt được những mục đích thiết thực sau : 1/ Thứ nhất, khóa luận nhằm đưa ra một khái niệm mới về đồng dao Việt Nam, trên cơ sở tổng hợp những ý kiến của các nhà nghiên cứu, mong rằng có thể khái quát đầy đủ những thuộc tính bản chất của thể loại này. 2/ Thứ hai, từ những kết quả nghiên cứu thu nhận được, chúng tôi mong rằng có thể cho người đọc phần nào thấy được những nét đặc sắc về nội dung và hình thức nghệ thuật của đồng dao Việt Nam. 3/ Thứ ba, trên cơ sở những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của đồng dao Việt Nam, chúng tôi đi đến khẳng định giá trị đặc sắc và vai trò to lớn của tiểu loại này trong hệ thống thể loại của nền văn học dân gian nước nhà. Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam Trần Thị Quí Trang 7 VII/ BỐ CỤC KHÓA LUẬN : “TÌM HIỂU NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA ĐỒNG DAO VIỆT NAM” ` A. Phần dẫn luận : I/ Đối tượng nghiên cứu và lý do chọn đề tài. II/ Lịch sử vấn đề. III/ Phạm vi nghiên cứu và đối tượng của đề tài. IV/ Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu. V/ Đóng góp của khóa luận. VI/ Mục đích của khóa luận. VII/ Bố cục khóa luận. B. Phần nội dung : Chương I: Khái quát về đồng dao. 1. Khái niệm ca dao – dân ca. 2. Khái niệm đồng dao. 3. So sánh phân biệt : 3.1. Đồng dao với ca dao, dân ca . 3.2. Đồng dao với vè. 3.3. Đồng dao với câu đố. Chương II : Tìm hiểu nội dung đồng dao : I. Những bài đồng dao phản ánh về thế giới tự nhiên : 1. Những bài đồng dao phản ánh về giới thực vật. 2. Những bài đồng dao phản ánh về giới động vật. 3. Những bài đồng dao phản ánh về không gian siêu nhiên. 4. Những bài đồng dao phản ánh về các hiện tượng tự nhiên. Chương III : Tìm hiểu nghệ thuật đồng dao : I. Kết cấu. II. Ngôn ngữ nghệ thuật. III. Thể thơ. IV. Thời gian và không gian nghệ thuật. V. Một số biểu tượng trong đồng dao. C. Phần kết luận : Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam Trần Thị Quí Trang 8 B. PHẦN NỘI DUNG : CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT VỀ ĐỒNG DAO : Đồng dao là một thể loại văn học dân gian, tồn tại song song với ca dao, dân ca. Nó có nguồn gốc từ rất lâu đời. Mặc dù vậy, có lẽ do phạm vi đối tượng hướng đến của đồng dao còn tương đối hẹp (phần nhiều là hướng tới trẻ nhỏ), cho nên đồng dao ít được chú ý nghiên cứu, đào sâu. Trong khi đó, ca dao dân ca đã rất phổ biến, được nhiều học giả chú ý tìm hiểu, nghiên cứu. Chính vì lẽ đó, để giúp người đọc dễ tiếp cận với đồng dao, trước tiên, chúng tôi đi khái niệm về ca dao dân ca, dựa vào đó để tiếp tục nghiên cứu, đào sâu đồng dao. Mặt khác, trong quá trình tìm tòi, đào sâu về đồng dao, chúng tôi nhận thấy giữa đồng dao và ca dao dân ca, hai thể loại này có những điểm gần gũi rất lớn. Do đó, chúng tôi xin dựa vào khái niệm của ca dao - một thể loại đã khá hoàn chỉnh của văn học dân gian để làm cơ sở đào sâu, khai thác đồng dao - một thể loại còn ít người nghiên cứu. I. KHÁI NIỆM CA DAO - DÂN CA : Trong quyển “Văn học dân gian Việt Nam” của Đại học quốc gia Hà Nội, ông Lê Chí Quế có trình bày lịch sử khái niệm ca dao – dân ca, bắt đầu từ nguồn gốc Hán Việt. “Ca” : tức là bài hát có hòa với nhạc, còn “dao” tức là lời của bài hát đó [Lê Chí Quế, 2001 : 215]. Và sở dĩ có hiện tượng chiết tự khái niệm “ca” và “dao” bởi lẽ trong thư tịch cổ Trung Quốc chỉ có khái niệm “ca” và “dao” mà không có thuật ngữ “ca dao dân ca” như các công trình nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam vẫn thường gọi. Trong quyển giáo trình biên soạn về văn học Việt Nam – “Việt Nam văn học sử yếu” [Dương Quảng Hàm, 1993] - ông Dương Quảng Hàm có nói ca dao “(ca : hát, dao : bài hát không có chương khúc) là những bài hát ngắn lưu hành trong dân gian, thường tả tính tình, phong tục của người bình dân” [Dương Quảng Hàm, 1993 : 22]. Có lẽ đây chỉ là một định nghĩa còn dừng lại ở mức nhận định chung chung sơ sài, nhằm để bước đầu phân biệt thể loại này với thể loại khác. Nhấn mạnh sự khác nhau của ca dao với một số khái niệm liên quan như : phong dao, đồng dao, nhóm tác giả Trần Vĩnh - Nguyễn Tấn Phát (Giáo trình Đại học sư phạm - 1978) định nghĩa : Ca dao là những bài hát có hoặc không có chương khúc, sáng tác bằng thể văn dân tộc để miêu tả, tự sự, ngụ ý và diễn đạt tình cảm [Trần Vĩnh và Nguyễn Tấn Phát, 1978]. Ông Trần Hoàng (Đại học Huế) xác định khái niệm ca dao được sử dụng rộng rãi đầu thế kỉ XX, với hai loại ý kiến vẫn còn phiến diện. “Một là, ca dao cổ truyền chính là phần lời của dân ca. Hai là, ca dao không phải là toàn bộ phần ngôn từ của các bài hát dân gian mà chỉ là những câu hát mang tính chất trữ tình đậm đà nhất và được sáng tác theo một phong cách riêng” [Trần Hoàng, 1995 : 61]. Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam Trần Thị Quí Trang 9 Còn dân ca là những bài hát dân gian do quần chúng nhân dân sáng tác, diễn xướng và lưu truyền. Đó là những bài hát có hoặc không có chương khúc, phổ biến trong dân gian ở từng vùng, miền có quan hệ với sinh hoạt văn hóa tinh thần ở đó (Quan họ Bắc Ninh, hát dặm Nghệ Tĩnh, hò Đồng Tháp …), hoặc lưu hành rộng rãi ở nhiều vùng có nội dung trữ tình và có giá trị đặc biệt về âm nhạc. Ở dân ca, phần lời và phần nhạc điệu cùng thể thức diễn xướng gắn bó trong một chỉnh thể thống nhất. Dù định nghĩa riêng từng khái niệm, nhưng ta thấy toát lên từ các ý kiến nêu trên là sự quan tâm đến mối quan hệ của ca dao và dân ca. Nói như ông Hoàng Tiến Tựu, “dân ca và ca dao là hai khái niệm phản ánh hai thực thể khác nhau nhưng có quan hệ với nhau rất mật thiết” [Hoàng Tiến Tựu, 1998 : 163]. Như vậy, có thể thấy rõ các định nghĩa trên có xu hướng tách rời khái niệm ca dao và dân ca. Có thể xem đó là cách tiếp cận thứ nhất. Một cách tiếp cận khác thường định nghĩa đồng nhất ca dao và dân ca. Tức là, ca dao chính là một tên gọi khác của dân ca và ngược lại . Tuy nhiên, đáng chú ý chính là những định nghĩa dùng thuật ngữ kép “Ca dao dân ca” của các tác giả. Ông Chu Xuân Diên cho rằng : “Ca dao dân ca là tên gọi chung các thể loại trữ tình dân gian kết hợp lời thơ và giai điệu nhạc, nội dung miêu tả những tâm trạng, những tư tưởng và tình cảm của con người. Phần lớn lời thơ của dân ca được gọi là ca dao. Mặt khác, ca dao không chỉ là lời hát, mà còn là lời nói (dùng xen vào lời nói thường)” [Chu Xuân Diên, 1998 : 437]. Tương tự, ông Đỗ Bình Trị định nghĩa : “Ca dao dân ca là tên gọi chung các thể loại trữ tình dân gian. Trong diễn xướng, đó là những bài ca, là thơ được hát lên theo những giai điệu nhạc nhất định. Các thể loại dân ca có bản chất chung là trữ tình (tức là chủ yếu biểu hiện những tâm trạng, những cảm nghĩ của con người) và khác nhau về chức năng sinh hoạt là chính. Và theo ông, thuật ngữ ca dao và dân ca là hoàn toàn tương đồng với nhau. Hiểu theo nghĩa rộng, đây là khái niệm bao hàm ba yếu tố gắn bó chặt chẽ với nhau : Đó là lối hát, là điệu hát, là lời hát. Lời của ca dao chính là thơ. Từ đó, ông Đỗ Bình Trị rút ra và nhận định rằng, khi nghiên cứu, giới thiệu những câu hát - bài hát dân gian một cách toàn vẹn hoặc chỉ nghiêng về mặt âm nhạc, ta gọi đó là dân ca. Còn khi nghiên cứu giới thiệu chỉ riêng phần lời của những câu hát - bài hát ấy, ta gọi đó là ca dao” [Trần Tùng Chinh, 2002 : 79]. Trên đây là những khái niệm mà chúng tôi đã hệ thống từ những sách nghiên cứu của các nhà phê bình, lí luận có tên tuổi. Và chúng tôi xin mượn những khái niệm trên làm cơ sở tiếp tục tìm hiểu, đào sâu đồng dao. II. KHÁI NIỆM ĐỒNG DAO : Đồng dao là một bộ phận của văn học dân gian xuất hiện rất sớm và được lưu truyền rất rộng rãi. Đó là những bài hát mà chúng ta quen hát nơi cửa miệng từ khi còn rất nhỏ, là những lời ru ngọt ngào dịu êm khi còn nằm trong nôi, là những câu đố giản dị, lí thú,…N._.gay từ lúc ấu thơ, trong mỗi chúng ta không ai không thuộc một vài bài đồng dao và không thông thạo một trò chơi đồng dao. Tuy vậy, Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam Trần Thị Quí Trang 10 cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào tìm hiểu về đồng dao một cách chuyên sâu và hoàn chỉnh. Công trình nghiên cứu và sưu tầm đồng dao sớm nhất là của học giả Nguyễn Văn Vĩnh trong “Đồng dao và trò chơi trẻ em người Việt” [Nguyễn Văn Vĩnh, 1997]. Tuy vậy, trong bài viết của mình, Nguyễn Văn Vĩnh không dùng thuật ngữ “đồng dao” mà gọi là “Trẻ em hát trẻ em chơi”. Theo ông, những “câu hát trẻ con” bao gồm những câu vừa hát vừa chơi, sau là những câu hát không phải có cuộc chơi và tiếp nữa là đến những câu hát ru trẻ ngủ [Nguyễn Văn Vĩnh, 1997]. Những nhà nghiên cứu đồng dao sau này đều sử dụng tư liệu từ công trình sưu tập của Nguyễn Văn Vĩnh. Như vậy, những tác phẩm văn học dân gian được trẻ em truyền miệng, được trẻ em hát, trẻ em chơi và được dùng để ru trẻ ngủ đều được học giả Nguyễn Văn Vĩnh xếp vào chung một loại tác phẩm. Dương Quảng Hàm trong cuốn “Việt Nam văn học sử yếu” cho hay, “đồng dao là các bài hát của trẻ con” [Dương Quảng Hàm, 1993 : 28] với nghĩa của từ dao “là bài hát không có chương khúc” [Dương Quảng Hàm, 1993 : 22]. Như vậy, trong định nghĩa này Dương Quảng Hàm không xác định rõ đồng dao thuộc thể loại văn học dân gian nào và gồm những loại tác phẩm nào. Doãn Quốc Sĩ, trong lời mở đầu tập “Ca dao nhi đồng”, xác định “Đồng dao là ca dao nhi đồng” [Doãn Quốc Sĩ, 1997 : 3]. Tuy nhiên, trong quá trình phân loại đồng dao, tác giả lại chia chúng làm nhiều lĩnh vực, thuộc diện rộng : những bài hát luân lí, những bài hát vui chơi, con cò trong ca dao Việt Nam, những bài hát nói về nếp sống nông nghiệp và tập tục xưa, những bài hát áp dụng trò chơi với trẻ con, câu đố, bài hát trẻ con của tác giả Nam Hương. Như vậy, tuy gọi là “ca dao nhi đồng”, nhưng các tác phẩm này lại trải rộng thêm nhiều thể loại như : ca dao, tục ngữ, câu đố …của cả tác giả vô danh và có tên. Nguyễn Tấn Long và Phan Canh trong “Thi ca bình dân” tập IV ở mục đồng dao, định nghĩa “Đồng dao tức là ca dao nhi đồng” [Nguyễn Tấn Long và Phan Canh, 1997]. Theo tác giả này, đồng dao dùng để chỉ một bộ phận (tiểu loại) của thể loại ca dao. Vũ Ngọc Phan trong cuốn “Hợp tuyển thơ văn Việt Nam - Văn học dân gian” có hai mục : Hát vui chơi và hát ru em [Vũ Ngọc Phan, 1972 : 714], gồm những tác phẩm dân gian có chung đối tượng phục vụ là đồng dao mà không giới thuyết về tên gọi của hai loại tác phẩm này. Vũ Ngọc Khánh không gọi “bài hát trẻ em” mà dùng thuật ngữ “đồng dao” để chỉ những lời ca dân gian trẻ em và loại trừ các câu sấm mà trước đây các nhà nho xếp vào đồng dao [Vũ Ngọc Khánh, 1999 : 250]. Theo tác giả, đồng dao cũng là một thể loại văn học dân gian tồn tại bình đẳng với các thể loại khác : tục ngữ, ca dao [Vũ Ngọc Khánh, 1999]. Trần Hòa Bình trong bài viết “Từ những bài đồng dao đến thơ cho các em hôm nay” phát biểu ý kiến : “Trong kho tàng văn nghệ dân gian của dân tộc nào cũng có những bài hát dành riêng cho trẻ em…đó là những bài đồng dao” [Trần Hòa Bình, 1999 : 83]. Như vậy, với tác giả này, những tác phẩm dân gian nào Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam Trần Thị Quí Trang 11 được trẻ em ca hát thì gọi là đồng dao, hay nói cách khác, đó là những “bài hát trẻ em”. Tuy cũng là một thành phần trong kho tàng văn học dân gian nước nhà. Song, đồng dao chưa được các nhà nghiên cứu văn học sử bàn đến nhiều. Công trình văn học sử được coi là biên soạn tương đối công phu và có nhiều đóng góp là hai tập “Văn học dân gian” của Đinh Gia Khánh và Chu Xuân Diên [Đinh Gia Khánh và Chu Xuân Diên, 1992]. Tuy nhiên, công trình này cũng không có phần nào dành riêng để bàn đến đồng dao. Cuốn “Văn học dân gian” xuất bản gần đây của tập thể tác giả do Lê Chí Quế chủ biên [Lê Chí Quế, 2001] cũng không hề nhắc tới đồng dao. Riêng cuốn “Văn học dân gian Việt Nam”, tác giả Hoàng Tiến Tựu trong khi nghiên cứu về thể loại ca dao đã dành một phần giới thiệu tương đối ngắn gọn về đồng dao [Hoàng Tiến Tựu, 2001 : 168-169]. Theo tác giả, đồng dao còn có thể gọi là ca dao trẻ em và không xếp bài hát ru em hay ru con vào bộ phận này. Tác giả đưa ra định nghĩa vắn tắt “Đồng dao bao gồm tất cả các hình thức ca hát truyền thống của trẻ em trong nhân dân thuộc các lứa tuổi khác nhau” [Hoàng Tiến Tựu, 2001 : 168]. Vậy, tuy coi đồng dao là một bộ phận của ca dao, song trong quá trình phân tích, phân loại, tác giả đã mở rộng sang cả một số thể loại văn học dân gian khác, chẳng hạn như : vè, sấm. Một quan niệm tương đối thống nhất và cụ thể về đồng dao là của Trần Đức Ngôn trong cuốn “Văn học thiếu nhi Việt Nam” [Trần Đức Ngôn, 1994]. Theo tác giả, “đồng dao không thể được xây dựng như một thể loại Văn học dân gian riêng biệt. Đây là một khái niệm tập hợp, bao gồm những tác phẩm từ vài thể loại khác nhau. Chúng bao gồm ca dao cho thiếu nhi (những bài hát ru, những bài ca vui chơi) và những bài vè cho thiếu nhi” [Trần Đức Ngôn, 1994 : 41]. Ngoài ra, còn có một định nghĩa tương đối dài về đồng dao : “Đồng dao là những bài hát truyền miệng trẻ em lứa tuổi nhi đồng và thiếu niên. Vốn là những sáng tác dân gian không rõ tên tác giả, về sau từ vần điệu loại hình này một số người sáng tác những bài thơ cho trẻ em hát có tên tác giả cũng được các nhà nghiên cứu gọi là đồng dao” [Nguyễn Văn Vĩnh, 1997 : 5]. Nhìn chung, xung quanh nội dung khái niệm đồng dao có rất nhiều ý kiến khác nhau, các nhà nghiên cứu chưa thông nhất quan điểm. Tựu trung lại, có thể phân loại ý kiến các nhà Folklore học như sau : 1. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, đồng dao là những tác phẩm văn học dân gian, không thuộc vào một thể loại cụ thể nào được trẻ em truyền miệng . 2. Một số nhà nghiên cứu xác định đồng dao là ca dao nhi đồng. Chúng bao gồm những lời hát dân gian thuộc một thể loại văn học dân gian nhất định và trẻ em nhất thiết phải là chủ thể chủ yếu và đích thực của sự sáng tạo và diễn xướng. Ví như: Một số tác phẩm hát ru tuy đối tượng hướng tới là trẻ em nhưng chủ thể diễn xướng không phải là trẻ em nên không thuộc vào đồng dao. Hay những lời sấm truyền, sấm kí cũng không phải là đồng dao bởi đối tượng mà nó hướng tới không phải là trẻ em. Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam Trần Thị Quí Trang 12 3. Một ý kiến khác, lại quan niệm đồng dao là những bài hát truyền miệng trẻ em thuộc nhiều thể loại khác nhau, bao gồm cả những tác phẩm văn học dân gian và những tác phẩm văn học viết hiện đại. Theo chúng tôi, đồng dao là những sáng tác dân gian dành cho trẻ em, được các em diễn xướng và lưu truyền, đối tượng hướng tới là trẻ em. Đồng dao là một khái niệm tập hợp, bao gồm những tác phẩm thuộc các thể loại khác nhau như : hát ru, vè, câu đố…, nhưng được sáng tác dành cho trẻ em, phục vụ cho nhu cầu vui chơi, giải trí và ca hát của trẻ thì đều được gọi là đồng dao. Cả lời và nhạc, nội dung và hình thức của đồng dao đều mang tính chất hồn nhiên, chất phác phù hợp với tâm sinh lý tuổi nhỏ. III. SO SÁNH, PHÂN BIỆT ĐỒNG DAO VỚI MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC DÂN GIAN KHÁC : Trong sự so sánh, phân biệt này, chúng tôi chỉ tiến hành so sánh trên phương diện nội hàm khái niệm. Về thi pháp đồng dao, do chưa được nhà nghiên cứu nào nghiên cứu qua; kết quả nghiên cứu của chúng tôi chỉ mới là những ghi nhận bước đầu còn chưa hoàn chỉnh; chính vì thế, chưa thể đem so sánh, phân biệt đồng dao trên phương diện thi pháp với các thể loại như : ca dao, dân ca, vè, câu đố được. 1/ Đồng dao với ca dao - dân ca : 1.1. Đồng dao với ca dao : - Đồng dao : (xem khái niệm trang 12). - Ca dao : là lời thơ của những câu hát, bài hát dân ca không có phần âm nhạc và động tác. Đối tượng của ca dao rất phong phú không bị giới hạn bởi lứa tuổi, giới tính,… Như vậy, có thể thấy rằng : Điểm khác biệt lớn nhất của đồng dao và ca dao là ở đối tượng diễn xướng (bao gồm đối tượng tham gia sinh hoạt đồng dao ở quá trình sáng tạo, tiếp nhận và lưu truyền), ngôn từ…Đồng thời, ở đồng dao phần lời thơ, nhạc điệu, động tác cùng hợp nhất trong một chỉnh thể còn ở ca dao chỉ ở phương diện lời thơ mà thôi. Bảng so sánh : + Giống nhau : Cả hai đều là những sáng tác dân gian, hình thức văn vần. + Khác nhau : Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam Trần Thị Quí Trang 13 Tiêu chí Đồng dao Ca dao - Đối tượng diễn xướng : - Ngôn từ : - Nghệ thuật diễn xướng : - Nội dung : - Trẻ nhỏ. - Giản dị, mang tính chất hồn nhiên, trong sáng, đa số dùng từ một nghĩa,... - Có sự kết hợp lời thơ, nhạc điệu, động tác. - Mang tính chất trong sáng, hồn nhiên. - Không giới hạn. - Trau chuốt, gọt giũa kĩ lưỡng, từ nhiều tầng nghĩa,... - Chỉ là phần lời thơ. - Rất phong phú, diễn tả những tình cảm phức tạp. 1.2. Đồng dao với dân ca : - Dân ca : Là những bài hát dân gian bao gồm cả phần nhạc điệu và ca từ. Ở dân ca phần lời thơ và phần nhạc điệu cùng thể thức diễn xướng gắn bó trong một chỉnh thể thống nhất. Như vậy, có thể thấy rằng đồng dao và dân ca có điểm gần gũi trên lĩnh vực kết hợp ba phương diện lời thơ, nhạc điệu, động tác trong diễn xướng. Song, giữa đồng dao và dân ca có sự khác biệt rất lớn về đối tượng : Đối tượng hướng tới của dân ca rất rộng còn đối tượng đồng dao chỉ là trẻ nhỏ, dẫn đến lời thơ, nhạc điệu, nội dung, hình thức đồng dao khác xa dân ca, chẳng hạn : ở tính chất hồn nhiên, chất phác cho phù hợp với tâm sinh lí trẻ nhỏ. Bảng so sánh : + Giống nhau : • Cả hai đều là những sáng tác dân gian. • Đồng dao và dân ca có điểm gần gũi trên lĩnh vực nghệ thuật diễn xướng : đều có sự kết hợp ba phương diện lời thơ, nhạc điệu, động tác trong diễn xướng. + Khác nhau : Tiêu chí Đồng dao Dân ca - Đối tượng diễn xướng : - Ngôn từ : - Nội dung : - Trẻ nhỏ. - Giản dị, mang tính chất hồn nhiên, trong sáng, đa số dùng từ một nghĩa,.. - Khá trong sáng, hồn nhiên. - Không giới hạn. - Gọt giũa, trau chuốt bóng bẩy, từ nhiều tầng nghĩa,... - Phong phú, thể hiện nhiều cung bậc tình cảm,... Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam Trần Thị Quí Trang 14 2/ Đồng dao với vè : - Vè : là một hình thức sáng tác dân gian bằng văn vần với những thể thơ, luật thơ đa dạng. Vè cũng diễn xướng theo một làn điệu nhất định qua con đường truyền miệng của các tác giả dân gian. Chúng ta không loại trừ một số đoạn vè khá trữ tình. Nhưng không giống như ca dao, vè thiên về tự sự ít có tính chất trữ tình. Trong dân gian, người ta hay bảo là “kể vè” chứ không nói “hát vè”. Điều này chứng tỏ làn điệu âm nhạc và vần luật trong vè chỉ là phương tiện bổ trợ cho lối kể chuyện vè thêm sinh động mà thôi. Một bài vè thường ít trau chuốt về mặt hình thức như ca dao mà chủ yếu tập trung thể hiện nội dung được thông báo. Là một loại hình tự sự nhưng vè cũng không giống các thể loại truyện dân gian bởi yếu tố văn vần đã đành, mà còn ở nội dung truyện trong vè không phải là truyện tưởng tượng hay hư cấu. Vè kể về người thực việc thực [Trần Tùng Chinh, 2002 : 101]. Ông Chu Xuân Diên cho rằng : Nội dung vè kể lại – có kèm theo bình luận – những sự kiện có tính chất thời sự (gọi là vè thế sự), hoặc những sự kiện lịch sử (gọi là vè lịch sử). Có thể coi vè đặc biệt là vè thế sự - như một loại “khẩu báo”, một hình thức báo chí dân gian (được ví như thể kí, thể phóng sự trong văn học viết và văn học hiện đại sau này) [Chu Xuân Diên, 1998 : 393-404]. Ông Đỗ Bình Trị khi xây dựng khái niệm vè, không dừng lại ở hai tiểu loại vè nêu trên mà dựa vào nội dung phong phú mà vè đề cập đến để lưu ý thêm có những bài vè kể về sự vật (gọi là vè trẻ em), có những bài vè kể chuyện về thân phận con người trong xã hội cũ (gọi là vè than thân) [Trần Tùng Chinh, 2002 : 101]. Đi từ nguồn gốc (từ nguyên), ông Đinh Gia Khánh đưa ra nhận xét là vè có liên quan đến từ “vần vè” trong dân gian. Theo ông, “vè là lời nói có vần mà tiếng Việt vốn là một ngôn ngữ giàu thanh điệu. Nhân dân ta trong lời ăn tiếng nói hằng ngày lại thích dùng những câu nhịp nhàng, đối xứng, thích nói ví von. Cho nên, bên cạnh lối tự sự bằng văn xuôi đã xuất hiện lối tự sự bằng văn vần. Và đó là vè” [Đinh Gia Khánh, 1998 : 391]. Ông Lê Chí Quế bổ sung thêm rằng “vè có cơ sở từ lối nói vần của nhân dân” [Lê Chí Quế, 2001 : 157]. Ngoài ra, những ý kiến, những khái niệm khác hầu hết đều thống nhất với các định nghĩa nêu trên. Theo chúng tôi, vè là một thể loại văn vần - tự sự dân gian. Vè ít có tính chất trữ tình, nội dung vè kể về những người thực, việc thực. Bằng hình thức nôm na, đơn giản dễ hiểu, vè phản ánh nhanh nhạy, kịp thời những sự vật, sự kiện, nhân vật, sản vật ở một địa phương nào đó. Như vậy, có thể thấy rằng, về phương diện khái niệm đồng dao và vè rất gần gũi với nhau ở tính chất tự sự bằng văn vần, trong đồng dao hiện tượng này cũng rất phổ biến. Bên cạnh đó, với nội dung phản ánh sự vật của vè cũng là một nội dung được phản ánh trong đồng dao. Song, giữa vè và đồng dao vẫn có những điểm khác biệt khá lớn đó là : 1/ Đối tượng hướng tới của vè khác đồng dao, đối tượng của vè rất rộng không giới hạn tuổi tác, trình độ,…mọi người đều có thể kể Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam Trần Thị Quí Trang 15 vè, còn ở đồng dao đối tượng là trẻ em, bị hạn chế về trình độ và nhận thức. 2/ Nội dung phản ánh của vè thuộc nhiều phương diện : sinh hoạt xã hội, lịch sử, sự vật trong khi đó nội dung phản ánh của đồng dao có hình thức vè chỉ giới hạn ở vè sự vật mà thôi. 3/ Những bài đồng dao có hình thức vè ít có tính chất thời sự. Bảng so sánh : + Giống nhau : • Cả hai đều là những sáng tác dân gian. • Đồng dao và vè rất gần gũi với nhau ở tính chất tự sự bằng văn vần, nội dung phản ánh sự vật của vè cũng là một nội dung được phản ánh trong đồng dao. • Ngôn ngữ đồng dao và vè đều giản dị, cô đúc. + Khác nhau : Tiêu chí Đồng dao Vè - Đối tượng diễn xướng : - Nội dung phản ánh : - Trẻ nhỏ. - Chỉ giới hạn ở nội dung phản ánh sự vật → ít có tính thời sự. - Không giới hạn. - Thuộc nhiều phương diện: sinh hoạt, lịch sử, sự vật,... → tính thời sự rất cao. 3/ Đồng dao với câu đố : - Câu đố : là một thể loại độc đáo của văn học dân gian. Ở đó, vừa có chất trí tuệ của ngụ ngôn, tục ngữ, vừa có tính chất trữ tình của ca dao dân ca, vừa có chất dí dỏm hài hước của truyện cười, vè… Ông Chu Xuân Diên cho rằng, “Câu đố là những sáng tác dân gian, ngắn gọn, miêu tả sự vật bằng lời nói chệch (nói một đằng hiểu một nẻo)” [Chu Xuân Diên, 1998 : 257]. Một cách định nghĩa khác thay cách “nói chệch” bằng nói “nửa kín nửa hở” là của ông Đỗ Bình Trị (SGK Ngữ văn, lớp 10. Tập1. Ban KHXH). Theo ông, “câu đố là những câu (nói) vần vè, mô tả sự vật, hiện tượng quen thuộc một cách nửa kín nửa hở thành cái gì khác lạ để…đánh đố người ta, đòi hỏi người ta đoán ra nó” [Trần Tùng Chinh, 2002 : 70]. Hay theo tác giả Trần Hoàng (ĐHSP Huế) : “Câu đố là một loại sáng tác nghệ thuật dân gian ngắn gọn phản ánh các sự vật hiện tượng khách quan bằng một lối nói đặc biệt, lối nói chệch, lối nói gần với ẩn dụ” [Trần Hoàng, 1995 : 56]. Cách nói “chệch” hay “nửa kín nửa hở” đó theo ông Lê Chí Quế, “được hình thành từ sự quan sát những nét tương đồng giữa các sự vật, giữa vật đố với vật được miêu tả, và đó chính là phương thức khám phá và phản ánh các sự vật, hiện tượng khách quan bằng những hình tượng nghệ thuật đặc biệt” [Lê Chí Quế, 2001 : 207]. Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam Trần Thị Quí Trang 16 Câu đố là hình thức sáng tác dân gian có chức năng miêu tả, phản ánh đặc điểm của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và đời sống xã hội bằng phương pháp dấu tên và nghệ thuật ẩn dụ đặc biệt (hay phương pháp chuyển hóa - chuyển cái nọ thành cái kia) để thử tài suy đoán, kiểm tra sự hiểu biết và mua vui, giải trí. Thật vậy,“câu đố vừa là nghệ thuật vừa là khoa học (khoa học thường thức dân gian), câu đố đem lại cho dân gian một loại thức ăn tinh thần đặc biệt, vừa bổ ích vừa rất thú vị, hấp dẫn” (Hoàng Tiến Tựu) [Hoàng Tiến Tựu, 1998 : 145]. Như vậy, về nội hàm khái niệm ta thấy giữa những bài đồng dao có hình thức đố giải và câu đố có những điểm tương đồng là : Cả hai đều là những sáng tác dân gian có chức năng miêu tả, phản ánh đặc điểm sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và đời sống xã hội, đều sử dụng phương pháp dấu tên và ẩn dụ, đều có mục đích để kiểm tra sự hiểu biết và vui chơi giải trí. Song, điểm khác biệt khá lớn giữa những bài đồng dao có hình thức đố giải và câu đố là : 1/ Đối tượng hướng đến : Đối tượng của câu đố rất rộng, không phân biệt tuổi tác, trình độ,…Còn đối tượng của những bài đồng dao có hình thức đố giải chỉ là trẻ nhỏ, với trình độ và nhận thức còn hạn chế. 2/ Từ sự khác nhau về đối tượng dẫn đến sự khác biệt về nội dung đố, từ ngữ được dùng trong câu đố, mức độ khó dễ của câu đố,… Bảng so sánh : + Giống nhau : Cả hai đều là những sáng tác dân gian có chức năng miêu tả, phản ánh đặc điểm sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và đời sống xã hội, đều sử dụng phương pháp dấu tên và ẩn dụ, đều có mục đích để kiểm tra sự hiểu biết và vui chơi giải trí. + Khác nhau : Tiêu chí Đồng dao Câu đố - Đối tượng diễn xướng : - Nội dung đố : - Ngôn từ : - Trẻ nhỏ. - Khá đơn giản. - Giản dị. - Không giới hạn. - Phức tạp. - Trau chuốt, gọt giũa, phong phú, nhiều tầng nghĩa. Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam Trần Thị Quí Trang 17 Bảng so sánh chung : + Giống nhau : Tất cả đều là những sáng tác dân gian. + Khác nhau : Tiêu chí Đồng dao Ca dao Dân ca Vè Câu đố - Đối tượng diễn xướng : - Ngôn từ : - Nội dung (đề tài) : - Trẻ nhỏ. - Giản dị, mang tính chất hồn nhiên, trong sáng, đa số dùng từ một nghĩa. - Trong sáng, hồn nhiên. - Không giới hạn. - Trau chuốt, gọt giũa kĩ lưỡng, từ nhiều tầng nghĩa,... - Rất phong phú, diễn tả những tình cảm phức tạp. - Không giới hạn. - Gọt giũa, trau chuốt bóng bẩy, từ nhiều tầng nghĩa,... - Phong phú, thể hiện nhiều cung bậc tình cảm,... - Không giới hạn. - Giản dị và cô đúc. - Thuộc nhiều phương diện : sinh hoạt, lịch sử, sự vật,... → tính thời sự cao. - Không giới hạn. - Trau chuốt, gọt giũa, phong phú, nhiều tầng nghĩa. - Phong phú. Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam Trần Thị Quí Trang 18 CHƯƠNG II : TÌM HIỂU NỘI DUNG ĐỒNG DAO. Theo kết quả chúng tôi khảo sát, trong đồng dao có hai mảng nội dung lớn, xoay quanh hai đề tài : 1/ Những bài đồng dao phản ánh về thế giới tự nhiên. 2/ Những bài đồng dao phản ánh về đời sống xã hội. Song, vì dung lượng một luận văn tốt nghiệp có hạn, nên chúng tôi chỉ xin chọn mảng nội dung : “Những bài đồng dao phản ánh về thế giới tự nhiên”, để đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu, góp phần làm nổi bật những nét đặc sắc về nội dung của đồng dao. Trẻ thơ sống trong lòng thiên nhiên, nơi ban ngày có ánh sáng chan hòa, ban đêm có ánh trăng thanh ngọn gió mát, chỗ này có mặt nước trong xanh, chỗ kia có núi non hùng vĩ. Bao quanh các em là tràn đầy sắc màu của hoa lá. Bao nhiêu loài hoa là bấy nhiêu hình dáng, bấy nhiêu hương sắc. Bao nhiêu loài chim là bấy nhiêu tiếng hát, tiếng ca. Thế giới thiên nhiên vô cùng lộng lẫy mà cũng rất bình dị. Qua đôi mắt trẻ thơ, thiên nhiên gắn bó với các em như những người bạn thân thiết, giống như người chị, người anh trong gia đình : chị lúa, chị ngô, anh dưa chuột. Không gian tĩnh mịch của thế giới thực vật bỗng trở nên sinh động, có hồn. Hoa bông bụt có thể cạo đầu đi tu, hoa dâu tằm có thể đi đám cưới. Quả khế, quả na cũng biết mở mắt lơ mơ như thiu thiu ngủ. Trong đồng dao không có sự cách biệt giữa thiên nhiên và trẻ nhỏ : Bầu trời và mặt đất là nơi vui chơi đầy hấp dẫn với các em. Tâm hồn trẻ thơ giao cảm đặc biệt với trời mây, cây cỏ, non nước. I. Những bài đồng dao phản ánh về giới thực vật : Giới thực vật tồn tại trong đồng dao vô cùng phong phú và đa dạng. Theo kết quả thống kê của chúng tôi cho thấy : - Hoa : chiếm 1/25 bài đồng dao về giới thực vật, tỷ lệ : 4 %, gồm rất nhiều loại : hoa bông giếng, hoa chim chim, hoa bông bụt, hoa bông đá, hoa cứt chuột,… - Lúa : 2/25 bài, chiếm tỷ lệ : 8 %. - Các loại củ : 2/25 bài, chiếm tỷ lệ : 8 %, gồm rất nhiều loại : củ đậu, củ hành,… - Các thứ rau : 3/25 bài, chiếm tỷ lệ : 12 %, rất nhiều loại : rau ngành ngạnh, rau tâm lang, rau muống biển, rau bình bát, rau diếp cá,… - Phong phú nhất là các loại quả với một số lượng áp đảo : 11/25 bài, tỷ lệ : 44%, gồm rất nhiều loại quả : cam, quýt, mít, hồng, đu đủ, khế, cà, mít, nhãn, ớt,… - Các loài cây khác : 6/25 bài, chiếm tỷ lệ : 24 %, gồm rất nhiều loại cây : thị, dừa, bưởi, cau, tre,… Qua thống kê và khảo sát, chúng tôi nhận thấy rằng : Về giới thực vật, trẻ nhỏ thường quan tâm đến những loài cây trái tồn tại gần gũi, xung quanh cuộc sống chúng ta. Đó phần nhiều là những loại cây, củ, quả, hoa lá,…có ích cho cuộc Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam Trần Thị Quí Trang 19 sống con người: Là nguồn nguyên liệu cho mỗi bữa ăn : lúa, đậu, rau, củ, quả,…; là những loài hoa cỏ làm đẹp thêm cho cuộc đời : hoa lá, cây cỏ (hoa bông giếng, bông bụt; cây cau, cây tre,…),…Đặc biệt, trẻ nhỏ hướng nhiều sự quan tâm vào các loại quả (cam, quýt, mít, hồng,…). Có lẽ bởi sự phong phú của nó trong tự nhiên; bản năng tâm sinh lí của trẻ là “hay ăn chóng lớn” (trẻ con luôn bị quyến rũ bởi những gì ăn được. Ăn được và ăn ngon là tiêu chuẩn hàng đầu, chiếm phần lớn sự quan tâm của trẻ. Các loại quả đáp ứng được nhu cầu này), chúng còn là nguồn thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng, đem lại nhiều lợi ích mà ai cũng thích dùng. 1. Quá trình nhận thức của trẻ được bắt đầu từ những cái đơn giản đến những cái phức tạp. Ban đầu, trẻ chỉ căn cứ một cách đơn giản vào tên gọi của các loài thực vật, từ đó mô tả theo tên gọi ấy và gọi tên chúng : Chẳng hạn như trong bài : “Thú ở hỗn hào Là rau ngành ngạnh Trong lòng bất chính Vốn thiệt tâm lang…” Không rõ hình dáng của loài rau ngành ngạnh này ra sao, đặc điểm của chúng như thế nào? Chỉ biết rằng tác giả dân gian đã nhìn sự vật bằng lăng kính, bằng nhận thức đơn giản của trẻ thơ mà suy luận cùng với chúng. Phải chăng đây là một thứ rau chuyên bò ngang, xiên dọc lung tung trên mặt đất, không hàng, không lối? Ở đây, chúng tôi không thể bàn nhiều về vấn đề này, mà điều chúng tôi quan tâm chính là cách miêu tả, lí giải khá ngộ nghĩnh bằng đôi mắt trẻ thơ : Rau “ngành ngạnh” là loài rau ăn ở hỗn hào, rau “tâm lang” là loài trong lòng bất chính,… Thật thú vị! Có thể thấy rằng, tác giả bài đồng dao chỉ mới căn cứ một cách đơn giản vào tên gọi của từng loài rau như : ngành ngạnh, tâm lang,…để từ đó suy luận ra đặc điểm của chúng. Những suy luận này đều được thanh lọc qua đôi mắt hồn nhiên của trẻ thơ. Có thể nó không đúng về mặt khoa học, nhưng lại vô cùng hợp lí với logic tưởng tượng bay bổng của tư duy trẻ nhỏ. Hay trong một bài đồng dao khác : “Vác bóng mà soi Là hoa bông giếng Hay bay hay liệng Là hoa chim chim Xuống nước mà chìm Là hoa bông đá….” Các loài hoa lần lượt được hiện ra, gắn với mỗi loài đều có sự lí giải : Hoa bông giếng là loài hoa vác bóng mà soi, hoa chim chim là loài hay bay liệng, hoa bông đá xuống nước sẽ bị chìm,…Rõ ràng phải hiểu và gắn bó với thế giới trẻ thơ lắm, tác giả mới có được sự suy luận như vậy. Và điều đó rất phù hợp với những nhận thức ban đầu của trẻ nhỏ : Nhận thức bằng sự suy luận từ tên gọi của sự vật, hiện tượng. Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam Trần Thị Quí Trang 20 Và như vậy, đồng dao đã đánh dấu một bước nhận thức, mặc dù còn đơn giản, nhưng không kém phần quan trọng. Nó khá thú vị và hóm hỉnh, dễ thương. Nó rất tự nhiên và giản dị. Những nhận thức này mặc dù chưa mang nhiều giá trị thực tiễn, chưa phản ánh đúng bản chất của sự vật, nhưng đã phần nào cho chúng ta thấy được khả năng quan sát và lí giải vấn đề khá thông minh phù hợp với lứa tuổi, với tâm sinh lí của trẻ nhỏ. Từ những nhận thức bước đầu này, trẻ sẽ có cơ sở để phát triển lên những nhận thức cao hơn, phức tạp hơn mai sau. 2. Đây là bước nhận thức cao hơn bước ban đầu (1.1). Tác giả đồng dao đã nâng tầm nhận thức của trẻ lên một mức độ cao hơn. Để quan sát sự vật qua đồng dao, trẻ phải biết dựa vào từng đặc điểm riêng, từng tính chất đặc thù của các loại sự vật, hiện tượng để gọi tên chúng : “Đậu ở trên mây Là trái đậu rồng Có con thật đông Là trái đu đủ Chặt ra nhiều mủ Là trái mít ướt Hình tựa gà xước Vốn thiệt trái thơm Cái đầu chơm bơm Là trái bắp nấu…” Đậu rồng là loài dây leo, chúng mọc trên các giàn cao và trái buông xuống gầm giàn. Tác giả đã giúp trẻ căn cứ vào đặc điểm ấy để lí giải : đậu rồng là trái đậu ở trên mây. Đu đủ là loài rất nhiều trái, mặc dù thân cây không lớn nhưng trái thì lại rất sai, mỗi cây thường từ 10 – 15 trái trở lên. Sự quan sát thực tế ấy đưa đến cách lí giải: có con thật đông – là trái đu đủ. Tương tự như thế, các trái mít ướt, trái thơm, trái bắp, cũng được tác giả lí giải : chặt ra nhiều mủ - là trái mít ướt, mình tựa gà xước – vốn thiệt trái thơm, cái đầu chơm bơm – là trái bắp nấu,…Bằng cách này, những đặc điểm điển hình của từng loại sự vật, từ những đường nét ngoại hình, diện mạo bên ngoài đến những thuộc tính bản chất bên trong của chúng lần lượt được quan sát, lí giải theo một logic rất trẻ con. Đó là điểm đặc sắc trong việc nắm bắt thế giới sự vật được thể hiện trong nội dung của các bài đồng dao. Cách lí giải này đã thể hiện sự quan sát khá tinh tường nhưng cũng rất hồn nhiên của các tác giả đồng dao. Qua quá trình quan sát các sự vật, trẻ phải biết căn cứ vào từng đặc điểm riêng biệt của chúng để miêu tả. Từ sự miêu tả dựa trên các đặc điểm của sự vật, tác giả đi đến gọi đích danh chúng. Cách lí giải và gọi tên này đã tạo được căn cứ vững chắc để thuyết phục người đọc, người nghe. Từ những quan sát, phân tích và lí giải, các tác giả đồng dao đã hướng cho trẻ dần dần chuyển sang bước nhận thức cao hơn, đó là : Phát hiện ra mối quan hệ họ hàng thân thuộc, gần gũi giữa các loài thực vật trong tự nhiên như lúa, ngô, đậu, dưa, bí,… Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam Trần Thị Quí Trang 21 3. Những bài đồng dao phản ánh mối quan hệ họ hàng gần gũi giữa các loài thực vật : Chẳng hạn như : “Lúa ngô là cô đậu nành Đậu nành là anh dưa chuột Dưa chuột là ruột dưa gang Dưa gang là chị chàng dưa hấu Dưa hấu là cậu bí ngô Bí ngô là cô đậu nành…” Dưới lăng kính trẻ thơ, các loài thực vật trong tự nhiên có quan hệ họ hàng thật gần gũi, thân thiết : Cây lúa, cây ngô là cô của cây đậu nành, cây đậu nành là anh cây dưa chuột, dưa chuột lại là ruột rà thân thích của dưa gang, dưa gang là chị dưa hấu, dưa hấu là cậu bí ngô, bí ngô là cô đậu nành,…Như vậy, nếu suy đoán theo logic thông thường thì những mối quan hệ này sẽ chồng chéo lên nhau. Nhưng, trong tư duy của trẻ thì sự chồng chéo này không quan trọng. Mà điều duy nhất trẻ quan tâm là thể hiện cho được mối quan hệ họ hàng thân thiết giữa các sự vật, đó là các mối quan hệ : là “cô”, là “cậu”, là “anh”, là “chị”,… Qua đó, cho ta thấy ước mơ đẹp đẽ của trẻ về một cuộc sống thân thiện, gần gũi giữa cây cỏ và muôn loài trong tự nhiên. Chính từ những ước mơ giản dị, đẹp đẽ này sẽ là nền tảng xây đắp lên những lí tưởng cao đẹp mai sau. Dân tộc Việt Nam là một dân tộc từng nổi tiếng với những trang sử chói lọi về tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái. Phải chăng đất nước ta có được những trang sử rực rỡ, chói lọi ấy chính là nhờ những tâm hồn bé nhỏ, đẹp đẽ này xây đắp?! Những nội dung thể hiện trong các bài đồng dao mà chúng tôi vừa trích dẫn, đã đánh dấu từng bước sự phát triển ngày càng cao trong nhận thức của trẻ. Những nội dung ấy đã phản ánh được sự phong phú, nhạy cảm của tâm hồn trẻ thơ. Tuy nó còn non nớt nhưng đã tràn đầy sự nhạy bén, lém lỉnh và thông minh. 4. Tiếp theo là quá trình nhận biết các hiện tượng của thế giới tự nhiên gắn với từng thời điểm không gian cụ thể : Chẳng hạn như : “Tháng bảy ông thị đỏ da Ông mít chớm chớm, ông đa rụng rời Ông mít đóng cọc mà phơi Ông đa rụng rời đỏ cả chân tay…” Gắn với thời điểm tháng bảy, mỗi loài cây có đặc điểm riêng như : Cây thị đỏ da, quả mít chớm chín, cây đa rụng lá,…Đến lúc này, trẻ đã nhận thức được cả bước chuyển mình của các sự vật hiện tượng gắn với mỗi thời điểm cụ thể. Đây chính là một bước phát triển cao hơn của quá trình nhận thức, trẻ đã tiếp cận sự vật trên tất cả các phương diện từ đặc điểm bên ngoài (1.1); (1.2), đến các mối quan hệ giữa các loài (1.3), và đến đây là quá trình chuyển biến của các sự vật ấy theo mùa, mỗi mùa một đặc điểm riêng, một dáng vẻ riêng. Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam Trần Thị Quí Trang 22 Nhìn lại một cách hệ thống, chúng ta thấy rằng : Tất cả các loài thực vật được phản ánh trong đồng dao đều là những loài cây trái rất gần gũi, thân thuộc với trẻ như: cây lúa, cây ngô, cây dưa chuột, cây đậu nành, trái chanh,…Nước ta là một nước nông nghiệp, gieo trồng là phương thức canh tác chủ yếu. Gắn liền với công việc gieo trồng ấy là những cây lúa, cây ngô,…nguồn lương thực chủ yếu để duy trì sự sống của con người. Kế đến là những cây rau, cây đậu, nguồn thực phẩm để làm phong phú bữa ăn gia đình, cung cấp chất dinh dưỡng,…Những loài cây này đã dần đi vào tiềm thức của mỗi con người Việt Nam, trong đó có trẻ nhỏ. Từ đó, ta thấy được sự ý ._.ng nhịp điệu rất độc đáo, ngắt nghỉ đột ngột, gián đoạn bất ngờ, tạo cho đồng dao những giọng điệu nhịp nhàng, uyển chuyển, mang lại cho người đọc những suy ngẫm nằm bên ngoài câu chữ. 3.1.2/ Hỗn hợp vãn 4 với những câu thơ 6 chữ : có 12 bài trong tổng số 35 bài, chiếm tỷ lệ : 34,3 %. “Rạng ngày mới sáng Lên quán mua đồ Tàu ô cá chép … Biết mình là con gái khôn.” Sự kết hợp giữa vãn 4 và vãn 6 luôn tạo ra cho bài đồng dao sự hòa nhịp, đồng điệu bởi cả hai đều có nhịp 2 (Vẻ vè / vè ve, Con chim / mần tổ / dưới nước,…), nhưng không gây sự nhàm chán và đơn điệu chính là nhờ ở sự linh hoạt của nhịp điệu trong từng thể thơ ấy. Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam Trần Thị Quí Trang 59 3.1.3/ Hỗn hợp vãn 4 với những câu thơ 5 chữ và 6 chữ : có 2 bài trên tổng số 35 bài, chiếm tỷ lệ : 5,7 %. Ví dụ : “Xu xoa / xu xuýt Con nít / ở mô / thì ra Con cha / ở mô / thì về Đốt lửa / ba bề / bốn bên Ai leo núi / thì lên Ai đi thuyền / thì xuống …. Ai hay nằm / thì nhịn đói.” Chính những thay đổi linh hoạt ở nhịp thơ (vãn 2 : nhịp 2/2, vãn 5 : nhịp 3/2, vãn 6 : nhịp 2/2/2, 3/3) đã tạo cho bài đồng dao những nhịp điệu thật tinh tế, uyển chuyển, tạo cho lời ca sự bay bổng, hòa điệu cùng động tác trong các trò chơi. 3.1.4/ Hỗn hợp vãn 4 với những câu thơ lục bát : có 2 bài trên tổng số 35 bài, chiếm tỷ lệ : 5,7 %. Ví dụ : “Nghe vè nói ngược Ngựa đua xuống nước Tàu chạy trên bờ… Ngó lên đám bí ngô tàn Trâu bàng, ngựa giẫm mời làng đến xem Mặt em tròn tựa chữ điền Mê nơi sang cả, vàng đem đổi chì.” Nhịp điệu dứt khoát của thể vãn 4, kết hợp với nhịp uyển chuyển của những câu lục bát đã tạo cho lời đồng dao có sức ngân thanh âm, bay bổng như những lời ca ngọt ngào, vút lên ước mơ đẹp đẽ của trẻ. Dạng 3 : Vãn 4 với những câu thơ trên và dưới 4 chữ : có 5 trên tổng số 53 bài, chiếm tỷ lệ : 9,43 %. Bao gồm nhiều dạng khác nhau : - Vãn 4,3,5 : Ví dụ : “Đầu trọc lông lốc Là cái bình vôi Cái miệng loe môi … Chị mua gì? Tôi mua cái bình vôi Chị mua gì? Cái thìa ốc loe môi.” - Vãn 4,2,7,8,9 : Ví dụ : “Nghé ơ…nghé à Mày đi theo ta Đừng theo kẻ trộm Nó cắt mất rốn … Biết lấy cái chi mà đuổi ruồi Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam Trần Thị Quí Trang 60 Biết lấy cái chi mà đập bọ … Gà mất mẹ thì biết khi nào cho khôn Rổ mất trôn biết khi nào mà đựng Nghé ơ…” 3.2/ Hỗn hợp không chứa vãn 4 : Có 13 bài trên tổng số 66 bài viết theo thể hỗn hợp, chiếm tỷ lệ : 24,24 %. Gồm nhiều dạng rất phong phú : - Bài đồng dao với những câu thơ 6,7,8 chữ : Ví dụ : “Nắng lên đi hỡi nắng vàng Nắng cho dân bản phơi thóc nỏ Nắng cho dân bản uống rượu la đà…” - Bài đồng dao với những câu thơ 3,6,8 chữ : Ví dụ : “Nhẩy, nhẩy, nhẩy Lên, lên, lên Ai giấu ống chỉ bắt đền cây đa Ai giấu thì phải đưa ra Ở dưới gốc rạ hay là bờ ao Trao tráo đứng đó mà rao…” Nhìn chung, những bài đồng dao được viết theo thể hỗn hợp không có vãn 4 thường là những bài thơ ngắn, dao động từ 6 đến 8 câu. Tuy nhiên, nhịp điệu của những bài đồng dao này lại vô cùng linh hoạt tạo nên nét độc đáo, sáng tạo và đầy thú vị. Ngoài ra, trong đồng dao còn có rất nhiều thể thơ khác như : thể thơ 6 chữ, chiếm 2,15 %; thể thơ 8 chữ, chiếm 0,72 %; thể thơ 7 chữ, chiếm 1,07 %,… Nói tóm lại, các thể thơ trong đồng dao cực kì phong phú và đa dạng : Lục bát, thể vãn, thể hỗn hợp, các thể thơ 6,7,8 chữ,…Không những thế, mà trong mỗi thể loại lớn ta lại thấy bên trong nó có những biến đổi cực kì phức tạp : Từ nhịp điệu, cách gieo vần, đến kết cấu,…Sự phong phú ấy đã tạo cho đồng dao những giá trị hết sức to lớn. Nó góp phần thể hiện nội dung, chuyển tải tình cảm cực kì hiệu quả. IV. THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT : “Thời gian và không gian là những mặt của hiện thực khách quan, được phản ánh vào trong tác phẩm tạo thành thế giới nghệ thuật của tác phẩm.” [Nguyễn Xuân Kính, 1992 : 163]. Thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật một mặt thuộc phương diện đề tài, mặt khác thể hiện nguyên tắc cơ bản của việc tổ chức tác phẩm của từng tác giả, từng thể loại, từng hệ thống nghệ thuật. Mối quan hệ giữa thời gian, không gian và việc tổ chức thời gian, không gian trong tác phẩm là nội dung của vấn đề thời gian, không gian nghệ thuật [Nguyễn Xuân Kính, 1992 : 163]. Khác với thời gian của hiện thực khách quan, có khi thời gian nghệ thuật mang tính chủ quan của con người “Trăm năm là ngắn, một ngày dài ghê” [Nguyễn Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam Trần Thị Quí Trang 61 Xuân Kính, 1992 : 163]. Thời gian có thể thong thả mà cũng có thể trôi nhanh như bóng con ngựa phi qua cửa. Một khoảnh khắc có thể dừng lại, nhưng một thời đại có thể vụt qua. Tuy nhiên, tác phẩm văn học cũng sử dụng cả thời gian khách quan, có khi tuân thủ triệt để nguyên tắc thống nhất giữa thời gian được phản ánh và thời gian của con người xem như : kịch cổ điển Pháp [Nguyễn Xuân Kính, 1992 : 163-164]. 1. Thời gian nghệ thuật : Thời gian nghệ thuật trong đồng dao là thời gian hiện tại, thời gian diễn xướng. Cũng giống như các thể loại trữ tình của văn học dân gian, thời gian trong đồng dao gắn liền với thời gian diễn xướng tác phẩm. Thời gian ấy được khảo sát trong tính nguyên hợp của nó với môi trường diễn xướng. Nhưng so với các thể loại văn vần của văn học dân gian (như : ca dao, dân ca, vè, câu đố,…), thời gian nghệ thuật trong đồng dao, vì gắn với nhu cầu nhận thức thế giới khách quan của trẻ, nên thường thể hiện tiến trình vận động của thời gian tự nhiên (như : năm, tháng, mùa, thời,…). Về mặt này, đồng dao tỏ ra gần gũi với tục ngữ, bởi ở đó, chúng ta có thể nhận thấy nhận thức, trí tuệ, kinh nghiệm,…của dân gian về những khái niệm thời gian. Thật vậy, nếu như trong cổ tích, trong thần thoại hay truyền thuyết, thời gian thường là thời gian quá khứ, thường kể về những việc đã qua có thực hoặc không có thực, thì thời gian trong đồng dao chính là thời gian hiện tại gắn chặt vời từng thời điểm diễn xướng cụ thể. Ngay cả trong những bài đồng dao có xuất hiện những từ ngữ chỉ thời gian cụ thể thì tính chất này cũng không thay đổi : “Tháng giêng là tháng mưa xuân Tháng hai mưa bụi dần dần mưa ra Tháng ba mưa nụ mưa hoa Tháng tư hư đất biết là đâu hơn…” Hay : “Sớm mai tôi lên núi Bắt được con công Đem về cho ông…” 1.1. Trong đồng dao hầu hết các bài đều không có từ chỉ thời gian : có 172/279 bài, chiếm tỷ lệ : 61,65 %. Trong những trường hợp này, trẻ hát đồng dao vào lúc nào (buổi sáng, trưa, chiều, tối,…), thì đó chính là thời gian của bài (lời) đồng dao ấy : Chẳng hạn : “Con cò đi đâu mắc giò mà chết Con quạ ở nhà mua nếp làm chay…” Hay : Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam Trần Thị Quí Trang 62 “Con gà cục tác cục te Hay đỗ đầu hè, hay chạy rông rông…” Hoặc : “Cắc cắc, tùng tùng Tùng tùng, cắc cắc Kẻ gian làng bắt Kẻ ngay làng tha…” Và : “Ếch ở dưới ao Vừa ngớt mưa rào Nhảy ra bì bõm…” Chúng tôi nhận thấy ở tất cả các bài đồng dao nói trên đều không xuất hiện các từ chỉ thời gian cụ thể. Thời gian của những bài đồng dao ấy chính là thời gian hiện tại, thời gian mà trẻ hát hay đọc những bài đồng dao ấy, không bị gò bó bởi thời gian cố định nào cả. Hay nói cách khác, thời gian trong đồng dao là thời gian diễn xướng, khoảng thời gian trực tiếp diễn ra các cuộc hát hò, cuộc vui đùa của trẻ nhỏ. Thời gian đó phần nhiều là vào ban ngày, vào những lúc trẻ đi chăn trâu, cắt cỏ. Và chính những lúc ngồi trên lưng trâu, cầm liềm cắt cỏ trẻ đã hát những bài đồng dao này. Hoặc những khi trẻ cùng tụm nhau lại tổ chức một trò chơi, để cùng vui chơi, cùng ca hát thì những bài đồng dao trong trẻo cũng được cất lên một cách rất tự nhiên. Và những khoảng thời gian diễn xướng này, cũng chính là thời gian của các bài đồng dao nói trên. 1.2. Những bài đồng dao có từ chỉ thời gian cụ thể : có 34/279 bài, chiếm tỷ lệ : 12,19 %. “Ban đêm oi bức mặt trời Ban ngày mát mẻ trăng cười trên cao Ban đêm nắng đỏ hồng hào Ban ngày nhấp nháy ông sao trên trời.” Trong bài đồng dao này, các từ chỉ thời gian “Ban đêm”, “Ban ngày” được xuất hiện rất cụ thể. Những khoảng thời gian ấy thường gắn liền với những hiện tượng kèm theo một cách thật rõ ràng, nhưng lại có phần nghịch lí do bị hoán đổi trật tự, không tuân theo quy luật tự nhiên : Ban đêm oi bức mặt trời, nắng đỏ hồng hào,…Ban ngày mát mẻ vì có trăng, có sao nhấp nháy,…Thực ra khi sắp xếp các khái niệm thời gian này bên cạnh nhau rõ ràng tác giả dân gian đã có dụng ý nghệ thuật khá rõ nét. Đó là sự hoán chuyển các thuật ngữ chỉ thời gian kèm theo những đặc trưng biểu hiện phù hợp với khoảng thời gian đó cũng được hoán đổi. Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam Trần Thị Quí Trang 63 Hay : “Chiều chiều con quạ lợp nhà Con cu chẻ lạt con gà đưa tranh.” Hoặc : “Chiều chiều quạ nói với diều Vườn cau kia rậm thiệt nhiều gà con.” Và : “Chiều chiều ông Lữ đi câu Bà Lữ đi xúc, con dâu đi mò…” Thời điểm buổi chiều thường xuất hiện khá nhiều trong đồng dao : “Chiều chiều”. Công thức thời gian này cũng xuất hiện không ít trong ca dao. Đây là một công thức truyền thống của ca dao trữ tình. Nhưng nếu trong ca dao “chiều chiều” gắn liền với sự thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình, thì trong đồng dao thời gian ấy gắn với các hoạt động đa dạng của cả con người và các loài vật : Chiều chiều – quạ lợp nhà – quạ nói với diều – ông Lữ đi câu,… 1.3. Thời gian gắn với những hiện tượng tự nhiên : có 73/279 bài, chiếm tỷ lệ : 26,17 %. Điểm khác biệt lớn nhất và đáng lưu ý nhất về thời gian trong đồng dao so với các thể loại văn học dân gian khác chính là : Thời gian trong đồng dao thường là thời gian hiện thực gắn chặt với những hiện tượng tự nhiên trong từng thời điểm ấy. Đó chính là kết quả của cả một quá trình lao động, đúc kết kinh nghiệm quý báu của người xưa. Nếu trong ca dao dân ca có thời gian tâm lí thì trong đồng dao có “thời gian kinh nghiệm” và có xu hướng gần với những phạm trù chỉ thời gian được nêu trong tục ngữ. Đó chính là những sản phẩm kinh nghiệm có được từ sự quan sát, đúc kết và kiểm nghiệm từ hiện thực khách quan. Nó là một trong những giá trị tinh thần quý báu mà ông cha đã để lại cho chúng ta. “Tháng giêng là gió hây hây Tháng hai gió mát trăng bay vào đền Tháng ba gió đưa nước lên Tháng tư gió đánh cho mềm ngọn cây…” “Tháng giêng là nắng hơi hơi Tháng hai là nắng giữa trời nắng ra Thứ nhất là nắng tháng ba Tháng tư có nắng nhưng mà nắng non…” Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam Trần Thị Quí Trang 64 Và : “Tháng bảy ông thị đỏ da Ông mít chớm chớm, ông đa rụng rời…” Như chúng ta đã thấy, ở mỗi bài đồng dao hướng đến những khái niệm thời gian cụ thể nêu trên đều cung cấp cho trẻ nhỏ những kiến thức cần thiết và bổ ích về các hiện tượng tự nhiên trong từng thời điểm cụ thể. Nó sẽ là vốn kinh nghiệm quý báu làm hành trang cho các em mai sau. Nhìn chung, về thời gian trong đồng dao, nét đặc trưng cơ bản nhất chính là “thời gian kinh nghiệm”. Chính dạng thời gian này đã tạo ra được đặc trưng riêng cho thời gian đồng dao. Và đây chính là đặc sắc nghệ thuật của đồng dao. 2. Không gian nghệ thuật : Khác với ca dao dân ca trữ tình không gian nghệ thuật thường là nơi nhân vật trữ tình đang đứng hoặc hình dung, suy tưởng; không gian nghệ thuật trong đồng dao thường mang tính chất tượng trưng, phiếm chỉ. 2.1/ Không gian siêu nhiên : Nếu trong ca dao dân ca có không gian tâm lí : là nơi để nhân vật trữ tình bộc lộ những suy nghĩ, tình cảm của mình, là nơi chứng nhân cho những mối tình đẹp nhất thế gian, thì trong đồng dao có không gian siêu nhiên, không gian của đất trời, vũ trụ, có 11/279 bài, chiếm tỷ lệ : 3,94 %. “Tôi ở trên trời Tôi rơi xuống đất Tưởng rằng tôi mất Chẳng hóa tôi không…” Hay : “Trên trời có chín ông vua Ông nhất cầm cờ Là ông méo miệng Ông hai cầm liễn Là ông gẫy tay…” Và : “Trên trời có Đông có Tây Có Nam có Bắc, có cây ngô đồng Trên trời có cả cầu vồng…” Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam Trần Thị Quí Trang 65 Không gian “trên trời” thường được xuất hiện trong đồng dao. Dưới lăng kính trẻ thơ, trời là một nơi rất gần gũi và thân quen, nhưng cũng cao vời đầy bí ẩn khơi gợi sự khát khao khám phá, nắm bắt của trẻ. Công thức : Công thức không gian này thường xuất hiện trong đồng dao. Đi kèm theo công thức đó là sự trình bày những “hiểu biết” của trẻ về cõi không gian xa xăm, khó nắm bắt “trên trời”. Một mặt, nó thể hiện sự phong phú trong tâm hồn trẻ, mặt khác nó cho ta thấy trí tưởng tượng phong phú của các em. Đó không chỉ là ước mơ mà còn là cả một khát vọng lớn lao của trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Nó là đôi cánh chắp thêm cho các em trên con đường bay đến ước mơ mai sau. 2.2/ Không gian phiếm chỉ : Cũng giống như thời gian, không gian trong đồng dao cũng chính là không gian hiện thực – không gian diễn xướng. Đó là những không gian gắn liền với hoạt động vui chơi của trẻ, là nơi hàng ngày các em vui chơi, lao động : ngoài cánh đồng, trong vườn nhà, ….Đó là tất cả những nơi các em có thể tổ chức trò chơi để cùng nhau ca hát, cùng nhau nhảy múa. Những không gian này thường không cụ thể, có 268/279, chiếm tỷ lệ : 96,06%. “Vào vườn xem vượn hái hoa Xem voi đi guốc, xem gà nhuộm răng Xuống sông xem cá đấu roi Xem tôi quần thảo, xem trai trở mình…” Hay : “Lên rừng đánh mẻ cá trôi Xuống sông đốn gỗ mà lôi về nhà…” Hoặc : “Con cò đọc sách trên cây Thấy đèn kếu kéo cả bầy sang thăm…” Và : “Ếch ở dưới ao Vừa ngớt mưa rào Nhảy ra bì bõm…” Trên trời có + sự vật , hiện tượng Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam Trần Thị Quí Trang 66 Hay : “Con gà cục tác cục te Hay đỗ đầu hè Hay chạy rông rông…” Nhìn chung : - Không gian trong đồng dao thường là không gian phiếm chỉ, mang tính chất tượng trưng, không cụ thể là nơi nào cả, nhưng đa phần gắn với không gian sống của trẻ. - Không gian trong đồng dao chính là không gian hiện tại – không gian diễn xướng. - Đặc biệt không gian trong đồng dao còn là không gian siêu nhiên, thể hiện ước mơ lớn lao của trẻ trong việc khám phá vũ trụ bao la. V. MỘT SỐ BIỂU TƯỢNG TRONG ĐỒNG DAO : Biểu tượng là những hình ảnh cảm tính về hiện thực khách quan, thể hiện quan niệm thẩm mĩ, tư tưởng của từng nhóm tác giả (có khi của từng tác giả), từng thời đại, từng dân tộc và từng khu vực cư trú [Nguyễn Xuân Kính, 1992 : 185]. Hệ thống các hình ảnh biểu tượng trong đồng dao khá phong phú. Các tác giả đồng dao đã gởi gắm rất nhiều tình cảm của mình vào những hình ảnh quen thuộc, thân thiết với đời sống con người Việt Nam : con bống, con trâu – con nghé, trăng sao,…Những biểu tượng này không chỉ là sự gởi gắm, kí thác hình ảnh của người nông dân lao động vào đó. Mà còn là sự thể hiện cả một ước mơ, một hoài bão, một khát vọng của con người lúc bấy giờ. Đồng dao sử dụng khá nhiều những công thức biểu tượng. Ở đây, chúng tôi xin phép mượn một số biểu tượng quen thuộc của ca dao để khảo sát tần số xuất hiện tương đối cao của chúng trong đồng dao. Trong dung lượng giới hạn của một luận văn tốt nghiệp, chúng tôi xin phép chỉ điểm qua một vài biểu tượng nổi bật mà thôi. 1. Biểu tượng con bống : có 24/279 bài, chiếm tỷ lệ : 8,6 %. Đối với người nông dân Việt Nam con bống có vẻ hiền lành, xinh xắn, cho nên mỗi khi nói đến nó họ thường gọi với giọng rất nâng niu, trân trọng, họ gọi nó là “cái” : “Cái bống đi chợ cầu canh, mua giấy mua bút cho anh vào trường”,… Trong ca dao xưa hình ảnh cái bống đã xuất hiện không phải ít. Nó thường là hình ảnh của những người phụ nữ, những cô gái đẹp,…Và đến với đồng dao, hình ảnh ấy vẫn xinh đẹp, đáng yêu như thế. Bống trong đồng dao thường là hình ảnh của những đứa bé gái hiền lành, chăm chỉ và ngoan ngoãn : “Cái bống là cái bống bang Khéo sảy, khéo sàng giúp mẹ nấu cơm Mẹ bống đi chợ đường trơn Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam Trần Thị Quí Trang 67 Bống ra giúp mẹ chạy cơn mưa dầm.” - “Cái bống đi chợ đường xa Bống gặp bà già gánh nặng còng lưng Bà già ngồi khóc rưng rưng Bống xin gánh hộ đỡ lưng bà còng.” - “Cái bống là cái bống bang….” Hình ảnh con bống trong đồng dao thật đẹp đẽ. Nó không chỉ là những đứa bé gái hiền lành, chăm chỉ, mà đó còn là những đứa trẻ giàu lòng nhân ái, biết thương yêu, kính trọng, giúp đỡ người già : “Bống gặp bà già gánh nặng còng lưng”, “Bống xin gánh hộ đỡ lưng bà còng”. Còn là những đứa trẻ luôn biết yêu lao động và ý thức được trách nhiệm của mình đối với gia đình : “Khéo sảy khéo sàng giúp mẹ nấu cơm”, “Bống đi giúp mẹ chạy cơn mưa dầm”. Hình ảnh con bống không chỉ “xinh xẻo” trong ca dao, mà đến với đồng dao hình ảnh ấy cũng vô cùng đẹp đẽ. Con bống luôn xuất hiện trong đồng dao với vẻ trong sáng, ngây thơ của những đứa bé gái hiền lành, siêng năng, giàu lòng nhân ái, sớm ý thức được trách nhiệm của bản thân đối với gia đình. Và cao hơn hết, những đứa trẻ ấy còn sớm có được tình yêu lao động. Đây là một phẩm chất đẹp đẽ và cần thiết đối với mỗi con người chúng ta. Có thể thấy rằng, trong đồng dao các tác giả dân gian đã mượn đời sống của con bống để nói lên đời sống của mình. Đặc biệt, đó thường là đời sống tình cảm tốt đẹp của những đứa trẻ nói chung, của những đứa bé gái nói riêng. 2. Biểu tượng con nghé, con trâu : có 18/279 bài, chiếm tỷ lệ : 6,45%. Khác với trẻ em thành thị, trẻ em nông thôn ngay từ nhỏ đã sớm làm quen với công việc, đặc biệt là những công việc đồng áng như : chăn trâu, cắt cỏ, mò cua, bắt ốc, xay lúa, giã gạo,…Và chính từ những công việc hàng ngày diễn ra trên những cánh đồng xanh bát ngát ấy đã khiến cho hình ảnh con trâu, chú nghé đi vào đồng dao một cách thật tự nhiên và đẹp đẽ. Chúng đã trở thành những biểu tượng quen thuộc trong đồng dao. - “Con nghé nhà ta Chúa mới thả ra Ăn đâu ăn đấy…” - “Nghé ơi ta bảo nghé này Nghé ăn cho béo, nghé cày cho sâu Ở đời khôn khéo chi đâu Chẳng qua cũng chỉ hơn nhau chữ cần” - “Nghé ọ nghé ơi Nghé ăn rơm tươi Nghé ăn cỏ tốt…” - “Nghé ơ…. Nghé bầu nghé bạn Nghé cày ruộng cạn Mẹ cày ruộng sâu…” - “Nghé ơi nghé à Mày đi theo ta…” Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam Trần Thị Quí Trang 68 Hay những bài về con trâu : - “Ở với nhà giàu Cực đà hết sức Hai mươi nó gặt…” - “Hư hư chựng chựng Chựng vững cho lâu Một con trâu nằm Một trăm bánh giầy…” Hình ảnh con trâu, chú nghé hiện lên thật tự nhiên. Đó chính là hình ảnh được các tác giả đồng dao mượn để gởi gắm những suy nghĩ của mình về thân phận, về cuộc đời của họ. Nó nói lên nỗi cơ cực của những người nông dân thấp cổ bé họng. Đó không chỉ là những con trâu, chú nghé thông thường mà đó chính là hình ảnh người nông dân hiền lành, chất phác, chăm chỉ lao động, vất vả một nắng hai sương ngoài ruộng đồng. Cách vay mượn gởi gắm này rất tự nhiên, không gượng gạo. Trên cánh đồng làng bát ngát, người và trâu đã cùng nhau lao động biết bao ngày. Hai đối tượng này gắn bó với nhau, làm bạn đồng hành cùng nhau để cùng cày cấy, cùng làm lụng. Và do đó, tác giả đồng dao đã mượn hình ảnh của chú trâu cần cù ấy để gởi gắm những tâm sự, những chiêm nghiệm về thân phận, về cuộc đời của họ, dùng hình ảnh ấy để nói đến chính họ. Trong đồng dao hình ảnh con trâu, chú nghé hiện lên rất đường hoàng, nó có mặt trong rất nhiều bài đồng dao. Nó là hình ảnh quen thuộc với trẻ nhỏ vùng nông thôn; bên cạnh đó nó còn là người bạn trung thành của nhà nông. Và họ đã mượn hình ảnh con trâu, chú nghé để cất lên tiếng nói tận đáy lòng mình một cách rất tự nhiên. 3. Biểu tượng trăng, sao : có 27/279 bài, chiếm tỷ lệ : 9,68 %. Đây là biểu tượng xuất hiện nhiều nhất trong ba loại biểu tượng mà chúng tôi khảo sát được. Trăng, sao là những hình ảnh của thế giới siêu nhiên, mỗi ngày ta đều có thể nhìn thấy chúng trên bầu trời, nhưng lại khó có thể nắm bắt chúng. Đặc biệt, là ở những thời điểm mà đồng dao ra đời, khoa học kĩ thuật chưa phát triển thì khoảng cách ấy lại càng xa hơn. Nhưng trong đồng dao, hình ảnh ấy lại rất quen thuộc, gần gũi. Các vì tinh tú như những người bạn, người thân trong gia đình của trẻ nhỏ. Trăng sao đã trở thành những biểu tượng nghệ thuật trong đồng dao. Các tác giả đồng dao đã mượn những hình ảnh ấy để gởi gắm những ước mơ, khát vọng to lớn của con người lúc bấy giờ. Không chỉ có thế, đó còn là sự thể hiện ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp, đại đồng, “vạn vật cùng giao hòa” trên trái đất này. Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam Trần Thị Quí Trang 69 “Ông sảo ông sao Ông vào cửa sổ…” - “Ông sảo ông sao Xuống chơi với tôi Có bầu có bạn…” - “Ông trăng ông xuống Chơi với cậu tôi…” - “Ông trẳng ông trăng Xuống chơi ông đất Ông đất cho mõ…” Nhìn chung, thế giới biểu tượng trong đồng dao khá đa dạng : Đó là những hình ảnh rất quen thuộc, gắn bó với cuộc sống mỗi chúng ta. Nhưng khi vào đồng dao qua lăng kính và trí tưởng tượng phong phú của trẻ thơ những cái quen thuộc ấy đã trở nên đẹp đẽ vô cùng. Nó tạo cho ta cảm giác vừa quen và vừa lạ. Nó không chỉ khoác trên mình tấm áo mộc mạc hàng ngày, mà như có thêm một lớp áo mới tươi tắn hơn, rực rỡ hơn. Tựu trung lại, thế giới biểu tượng trong đồng dao thường là những hình ảnh của đồng nội thân quen, đó là những con bống trong ao nhà, là những con trâu, con nghé ngoài đồng ruộng thân thương. Đặc biệt, trong thế giới biểu tượng ấy còn có cả những vì tinh tú nữa. Đi vào đồng dao, chúng là hình ảnh của những đứa trẻ ngoan ngoãn, chăm chỉ, sớm biết yêu lao động; là hình ảnh của những người nông dân thấp cổ bé họng, cần cù, chăm chỉ, một nắng hai sương với ruộng đồng. Đó còn là hình ảnh của những ước mơ, những khát vọng lớn lao, đẹp đẽ,…Thế giới biểu tượng ấy sẽ góp phần làm phong phú thêm cho đồng dao Việt Nam, và làm cho kho tàng đồng dao ngày càng đẹp đẽ, trong sáng và phổ biến hơn. Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam Trần Thị Quí Trang 70 C. PHẦN KẾT LUẬN : Sức cuốn hút mạnh mẽ của những lời ca trong sáng, mộc mạc, giản dị, cùng với sự say mê và khát vọng khám phá thế giới đồng dao tràn đầy vẻ ngây thơ, hồn nhiên và trong trẻo đã thôi thúc chúng tôi đến với đề tài : “Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam”. Đến với đề tài nghiên cứu còn khá mới mẻ, chúng tôi cũng có được những thuận lợi và khó khăn nhất định. Thuận lợi là có được những công trình sưu tầm đồng dao khá công phu của các học giả đi trước như : Nguyễn Nghĩa Dân, Trần Gia Linh, …là nguồn tư liệu vô cùng quý báu để chúng tôi tiến hành khảo sát, phân loại, tìm hiểu đặc sắc nội dung và nghệ thuật đồng dao. Khó khăn, đồng dao là một thể loại văn học dân gian ra đời từ rất sớm, nhưng cho đến nay, chúng tôi chưa được tiếp cận với một công trình nào nghiên cứu đồng dao một cách chuyên sâu và hoàn chỉnh. Do đó, chúng tôi chưa có được những định hướng bước đầu cần thiết cho quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, đào sâu thế giới đồng dao, mà phải tự mò mẫm để tìm được con đường ngắn nhất có thể khám phá một cách hiệu quả nhất những đặc sắc nội dung và nghệ thuật đồng dao. Bắt tay vào quá trình nghiên cứu một công trình khoa học, với trình độ và năng lực hạn hẹp; kiến thức và sự am tường lịch sử, xã hội khiêm tốn, chúng tôi không dám khẳng định mình sẽ cống hiến một công trình nghiên cứu hoàn hảo. Song, bằng nhiệt huyết và sự cần cù ham học hỏi, ham khám phá, từ những tiền đề nhất định, chúng tôi xin đem đến một vài đóng góp khiêm tốn trong hành trình khám phá vẻ đẹp ngọt ngào, giản dị mang tính chất truyền thống của đồng dao Việt Nam. Qua quá trình khảo sát, khóa luận đã góp phần khẳng định giá trị không thể phủ nhận về nội dung và hình thức nghệ thuật của đồng dao Việt Nam, khẳng định vai trò to lớn của đồng dao trong đời sống văn hóa tinh thần con người Việt Nam. Với khả năng hạn chế, qua khóa luận chúng tôi cố gắng thực hiện được những nhiệm vụ sau : Thứ nhất, tiếp tục làm sáng tỏ khái niệm đồng dao (đến nay còn chưa thống nhất). Đây là cơ sở lí luận và là nền tảng quan trọng để chúng tôi tiến hành chọn lọc, phân loại, đánh giá đối tượng một cách chính xác và khoa học. Mặt khác, việc xác định được khái niệm đồng dao là tiêu chí quan trọng để chúng tôi so sánh đối chiếu đồng dao với các thể loại văn học dân gian khác, từ đó tìm ra điểm tương đồng và dị biệt giữa chúng. Từ cơ sở này, chúng tôi khẳng định vai trò to lớn và vị trí đáng kể của đồng dao trong dòng văn học dân gian nước nhà. Thứ hai, từ những sản phẩm mà quá trình chọn lọc, phân loại thu nhận được, chúng tôi tiến hành thống kê, khảo sát tần số xuất hiện, mức độ biểu hiện của những bài đồng dao ấy trong thế giới đồng dao. Thứ ba, bên cạnh sự thống kê, khảo sát thế giới đồng dao theo từng tiểu loại của sự phân loại bước đầu, chúng tôi mạnh dạn đi sâu vào giải mã chúng để thấy Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam Trần Thị Quí Trang 71 được một số nét đặc sắc về cả nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam. Qua đó, giúp cho người đọc có được cái nhìn toàn diện, sâu sắc về đối tượng. Thứ tư, từ những đặc sắc nội dung nghệ thuật của đồng dao Việt Nam thu nhận được, chúng tôi tiếp tục khẳng định những giá trị độc đáo và vai trò to lớn của tiểu loại này trong hệ thống thể loại của nền văn học dân gian nước nhà. Qua quá trình tìm tòi, nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy thế giới đồng dao Việt Nam nổi bật lên những điểm đáng chú ý sau : Về khái niệm : Người viết đưa ra một khái niệm mới mà chúng tôi cho rằng có thể phần nào khái quát những đặc trưng cơ bản của đồng dao : Đồng dao là những sáng tác dân gian dành cho trẻ em, được các em diễn xướng và lưu truyền, đối tượng hướng tới là trẻ em. Đồng dao là một khái niệm tập hợp, bao gồm những tác phẩm thuộc các thể loại khác nhau như : hát ru, vè, câu đố…nhưng được sáng tác dành cho trẻ em, phục vụ cho nhu cầu vui chơi, giải trí và ca hát của trẻ, thì đều được gọi là đồng dao. Cả lời và nhạc, nội dung và hình thức của đồng dao đều mang tính chất hồn nhiên, chất phác phù hợp với tâm sinh lý tuổi nhỏ. Về nội dung : Đồng dao là một thế giới muôn màu sắc, muôn thanh âm. Những bài đồng dao đã “ngân lên” trong lòng mỗi con người Việt Nam thật nhiều giai điệu dịu dàng, êm ái từ thuở ấu thơ, và cho đến khi trưởng thành ta vẫn tìm về nó như tìm lại lời ru ngọt ngào của mẹ từ thuở còn nằm nôi. Chính vì lẽ đó mà thế giới nội dung trong đồng dao vô cùng phong phú và đa dạng. Đó là một cây đàn ngân lên muôn điệu yêu thương. Nó phản ánh hiện thực đời sống một cách chân thực và sinh động qua lăng kính trẻ thơ. Đồng thời, nó còn chứa đựng trong đó những ước mơ, khát vọng, hoài bão lớn lao của ông cha ta từ ngàn xưa. Thông qua những nội dung biểu hiện ấy, chúng ta phần nào nhận ra được những quan điểm thẩm mĩ, nhân sinh và thế giới quan của người bình dân lúc bấy giờ. Về hình thức nghệ thuật : Thế giới nghệ thuật trong đồng dao vô cùng phong phú và đặc sắc. Mặc dù mục tiêu hướng tới của đồng dao là trẻ nhỏ, nhưng không phải vì lẽ đó mà nghệ thuật đồng dao kém phần hấp dẫn; ngược lại, nó vô cùng đa dạng, sống động và đặc sắc. Đó không chỉ là kết cấu lặp lại hết sức phức tạp và lí thú, mà đó còn là thế giới ngôn ngữ hàm súc, sống động, gợi hình gợi cảm, sử dụng nhiều phép so sánh, nhân hóa; là những thể vãn ngắn gọn, nhịp nhàng; là những không - thời gian tràn đầy hoa thơm cỏ lạ của đất trời Việt Nam; là thế giới biểu tượng vừa quen vừa lạ, vừa giản dị vừa bay bổng đã vẽ lại chân dung và chuyển tải ước mơ của con người bấy giờ. Thế giới ấy đã góp phần tạo nên những giá trị đặc sắc cho đồng dao, tạo cho đồng dao một “phong vị” rất riêng. Đồng thời, nó còn thể hiện tài năng nghệ thuật, quan niệm thẩm mĩ của các tác giả dân gian. Bên cạnh những nhận định và đóng góp bước đầu khi nghiên cứu thế giới nội dung, nghệ thuật trong đồng dao, chúng tôi còn nhận thấy nhiều vấn đề lí thú có liên Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam Trần Thị Quí Trang 72 quan đến đề tài. Điển hình như sự tương đồng về hình thức biểu đạt giữa đồng dao và sách “Tam thiên tự”, sự gần gũi giữa đồng dao và thơ thiếu nhi,… Chúng tôi rất mong muốn có thể trở lại đề tài này trong những công trình nghiên cứu chuyên sâu hơn dưới sự định hướng, hỗ trợ của các học giả đi trước và sự dẫn dắt nhiệt tình của quý thầy cô. Dẫu rằng trong những bước chân chập chững đầu tiên này không thể tránh khỏi sự vấp váp, vụng về. Nhưng chúng tôi tin rằng, dù thiếu sót hay hoàn chỉnh thì những kiến giải của công trình nghiên cứu này cũng trở thành kinh nghiệm quý báu trong hành trình tìm vẻ đẹp của thơ ca dân gian. Chúng tôi gởi sự tri ân sâu sắc đến tình đất, tình người hồn hậu đã cho chúng tôi kho tài nguyên tinh thần vô giá, vĩnh hằng. Với niềm trân trọng, tin yêu xin được góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào quá trình tìm kiếm, gìn giữ và mài sáng những hạt ngọc óng ánh trong kho tàng văn học dân gian nước nhà. Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam Trần Thị Quí PHẦN PHỤ LỤC : “HÌNH ẢNH NHỮNG TRÒ CHƠI ĐỒNG DAO” Trò chơi đồng dao : “Đánh khăng, đánh đáo”. Trò “Chuyền thẻ”. Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam Trần Thị Quí Trò “Rồng rắn lên mây”. Trò “Đánh đu”. Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam Trần Thị Quí Trò “Bập bênh”. Trò “Kéo co”. Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam Trần Thị Quí ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXT1275.pdf
Tài liệu liên quan