Lời mở đầu
Từ hàng ngàn đời nay, có ba dòng sông miệt mài chảy để rồi hội tụ vào sông Hồng ở ngã ba Hạc (nay thuộc thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ). Sự hội tụ đó đã đem đến cho miền hạ lưu trước núi nguồn phù sa vô tận và màu mỡ. Nơi đó núi không cao, có đồi gò san sát như bát úp, có sông suối lạch ngòi, có đồng ruộng phì nhiêu, khí hậu ôn hòa, cảnh vật nên thơ. Miền đất cổ thiên thời, địa lợi như thế nên từ buổi hoang so hàng vạn năm về trước đã có con người đến ngụ cư, sinh sống. Dấu tích củ
92 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1674 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Tìm hiểu những hiện vật thuộc giai đoạn văn hoá Phùng Nguyên trưng bày tại bảo tàng Hùng Vương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a họ còn để lại trên các đồi gò và thềm sông cổ.
Bước vào thời đại văn minh, khi con người biết đến kim loại, miền đất ấy vẫn là nơi cuốn hút các nhóm cư dân thời văn minh tụ hội. Trong đó nổi trội và đông đảo nhất là cư dân văn hóa Phùng Nguyên. Đó chính là những người đã làm nên một nền văn hóa mở đầu cho lịch sử văn minh thời các Vua Hùng – văn hóa Phùng Nguyên.
Ngày nay, trên mảnh đất ấy còn lại rất nhiều dấu tích ghi dấu thời các Vua Hùng. Trong đó Khu di tích lịch sử Đền Hùng là địa điểm có ý nghĩa lịch sử quan trọng nhất. Việc lưu giữ và phát huy những giá trị văn hóa đó đã và đang được nhiều cấp, ngành trên quê hương Đất Tổ thực hiện. Bảo tàng Hùng Vương được ra đời trong khu Di tích lịch sử Đền Hùng cũng không nằm ngoài mục đích đó.
Với nội dung văn hóa Phùng Nguyên được giới thiệu tại bảo tàng Hùng Vương, sẽ giúp cho thế hệ sau nhận biết được tổ tiên chúng ta thời Hùng Vương. Đó là chủ nhân văn hóa Phùng Nguyên – những người đã lao động và sáng tạo không ngừng để đạt được những thành tựu trên mọi lĩnh vực, xây dựng nên mọi cơ sở vật chất và tinh thần cho xã hội thời Hùng Vương.
Là một người con thuộc thế hệ con cháu Vua Hùng, em thấy rằng việc tìm hiểu lịch sử, tìm hiểu những giá trị văn hóa tốt đẹp của cha ông là điều vô cùng cần thiết. Chính vì vậy, em đã chọn đề tài : “Tìm hiểu những hiện vật thuộc giai đoạn văn hóa Phùng Nguyên trưng bày tại bảo tàng Hùng Vương” để tìm hiểu về văn hóa Phùng Nguyên - nền văn hóa khởi đầu thời kỳ Hùng Vương dựng nước.
Để hoàn thành được bài khóa luận này em đã xin chân thành cảm ơn những đóng góp quý báu của thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Bùi Văn Tiến. Qua đây em cũng muốn cảm ơn các cán bộ thuộc bảo tàng Hùng Vương, thư viện bảo tàng Mỹ Thuật Việt Nam, thư viện Quốc Gia, thư viện trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình làm bài.
Mục lục
Trang
Chương 1 : Khái quát về thời đại Hùng Vương và nền văn hóa Phùng Nguyên. 5
1.1. Khái quát về thời đại Hùng Vương 5
1.1.1. Niên đại…………………………………………………………. 5
1.1.2. Cương vực………………………………………………………. 5
1.1.3. Phân bố dân cư………………………………………………….. 5
1.1.4. Kinh tế…………………………………………………………... 7
1.1.5. Xã hội………………………………………………………….. 11
1.2. Khái quát về nền văn hóa Phùng Nguyên 14
1.2.1. Quá trình phát hiện và nghiên cứu……………………………... 14
1.2.2. Những đặc trưng nổi bật ……………………………………….. 21
1.2.2.1. Loại hình di tích……………………………………….. 21
1.2.2.2. Niên đại………………………………………………... 23
1.2.2.3. Các giai đoạn phát triển………………………………... 24
1.2.3.4. Đặc trưng về hiện vật…………………………………... 32
Chương 2 : Những hiện vật văn hóa Phùng Nguyên Trưng bày tại bảo tàng Hùng Vương. 62
2.1. Khái quát về nội dung trưng bày của bảo tàng Hùng Vương 62
2.2. Hiện vật văn hóa Phùng Nguyên trưng bày tại bảo tàng Hùng Vương… 64
2.2.1. Khái quát phần trưng bày văn hóa Phùng Nguyên 64
2.2.2. Những hiện vật tiêu biểu của văn hóa Phùng Nguyên được trưng bày 65
2.2.2.1. Đồ đá…………………………………………………………….. 65
2.2.2.2. Đồ gốm………………………………………………………….. 68
2.2.3. Nhận xét về hệ thống trưng bày 70
2.2.4. ý nghĩa của việc trưng bày 71
Chương 3 : Giá trị những hiện vật văn hóa Phùng Nguyên trưng bày tại bảo tàng Hùng Vương 73
3.1. Những giá trị cơ bản 73
3.1.1. Giá trị lịch sử 73
3.1.2. Giá trị nghệ thuật 75
3.1.3. Giá trị văn hóa 77
3.2. Mối quan hệ giữa văn hóa Phùng Nguyên và các nền văn hóa khác thông qua các hiện vật trưng bày tại bảo tàng Hùng Vương 79
3.3. Văn hóa Phùng Nguyên - tiền đề cơ bản cho sự phát triển của các giai đoạn văn hóa tiếp theo 83
Kết luận 88
Chương 1
Khái quát về thời đại Hùng Vương
và nền văn hóa Phùng Nguyên
1.1 Khái quát về thời đại Hùng Vương
1.1.1 Niên đại là một vấn đề mấu chốt nhất trong khi nghiên cứu thời kỳ lịch sử Hùng Vương. Có rất nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này. Nhưng chúng ta có thể nói thời Hùng Vương được tính từ khi manh nha nhà nước Văn Lang đến khi nước Âu Lạc bị Triệu Đà xâm lược khoảng 200 năm.
1.1.2 Cương vực nước ta thời Hùng Vương khá rộng lớn. Phía bắc vươn lên đến những miền giáp ranh giới các vùng Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam(Trung Quốc), về phía nam tới đèo Hải Vân, về phía Tây bao gồm có cả vùng Tây Bắc hiện nay dọc xuống đồng bằng Thanh Nghệ Tĩnh, Bình Trị Thiên, về phía đông giáp biển đông. Tổ tiên ta đã khéo chọn cho mình một miền đất độc đáo ở vi trí tiếp xúc của nhiều hệ thống địa lý. Nước Văn Lang nằm trong vành đai nhiệt đới mà lại không đơn thuần là một nước nhiệt đới. Từ ngàn xưa gió mùa đã ảnh hưởng sâu sắc đến thiên nhiên nước ta, một thiên nhiên muôn màu muôn vẻ với rừng rậm núi cao, sông dài biển rộng. Ngày nay rừng rậm đã lùi dần về vùng cao phía tây sau một quá trình đấu tranh dài hàng mấy nghìn năm giữa con người với thiên nhiên. Vào thời đại dựng nước rừng còn gồm khắp vùng trung du và một phần lớn đồng bằng. Nhiều đồi gò trọc hiện nay xưa kia đã phủ rừng dày đặc.
1.1.3 Phân bố dân cư Thời Hùng Vương thành phần dân cư như thế nào? mật độ cư trú là bao nhiêu? Để trả lời tất cả những câu hỏi đó các nhà khảo cổ học nước ta còn phải nghiên cứu rất nhiều. Những phát hiện khảo cổ học gần đây cho biết: vào khoảng thiên niên kỷ thứ II trước công nguyên(cách chúng ta 4000 năm) có những nhóm tộc người cư trú ở vùng trung du và những miền đất cao ven rìa phía Bắc của đồng bằng Bắc Bộ.Đó là vùng đất thuộc tỉnh Vĩnh Phú, Hà Tây, Hà Bắc, một phần đất thuộc Hà Nội bây giờ. Quá trình khai thác ở đâu diễn ra suốt thiên niên kỷ thứ II và khoảng nửa đầu thiên niên kỷ thứ I trước công nguyên. Các di tích cổ nhất của cư dân Văn Lang tương đương với tuổi của di chỉ Phùng Nguyên hoặc còn sớm hơn một chút(khoảng nửa đầu thiên niên kỷ thứ II trước công nguyên) như ở Gò Chùa(Hương Nộn), An Đạo, Đôn Nhân, Gò Chè, đều tập trung trên các gò đồi thuộc tỉnh Phú Thọ cũ. Khi bước sang hẳn thời đại đồng thau, các di tích thuộc giai đoạn này lại lấn xuống phía nam: những di tích muộn hơn trước có niên đại khoảng nửa đầu thiên niên kỷ thứ II như Lũng Hòa,Đồng Đậu… chủ yếu đều phân bố ở những tỉnh Vĩnh Yên, Phúc Yên, Bắc Ninh cũ. Tới giai đoạn phát triển đồng thau-khoảng nửa đầu thiên niên kỷ thứ I trước công nguyên, khối cư dân nòng cốt của Văn Lang vẫn còn chủ yếu sinh tụ trong phạm vi cương vực hẹp của nước Văn Lang bao gồm vùng bắc và một phần vùng trung tâm và nam của đồng bằng Bắc Bộ theo sự phân vùng địa lý. Về thời gian này, sử sách xưa nhất còn lại đã ghi nhận sự hưng khởi của bộ lạc Văn Lang với các vua Hùng. Như vậy là cho đến giữa thiên niên kỷ thứ I trước công nguyên, về căn bản toàn bộ đồng bằng Bắc Bộ đã được khai thác. Chỉ còn một vùng chúng ta chưa được hiểu rõ lắm đó là vùng đất ven biển kể từ dưới chỗ sông Hồng đổ ra biển vào tới miền Bắc đồng bằng Thanh Hóa thuộc tỉnh Ninh Bình. Trong bốn vùng đất thuộc đồng bằng Bắc Bộ được khai thác trước tiên cùng với một bộ phận phía bắc của vùng trung tâm và vùng phía nam, kế đó là những dải đất hẹp thuộc những thềm sông Hồng, sông Đáy, và cuối cùng là phần còn lại của cả đồng bằng. Đó là quá trình lập cư ở đồng bằng Bắc Bộ trong đoạn đầu tiên mà khảo cổ học cho biết. Đất nước trù phú, điêù kiện nhiên thuận lợi cho sinh hoạt của con người, thêm vào đó trình độ phát triển văn minh cao của dân cư cũng có thể làm cho chúng ta phán đoán được rằng cư dân Văn Lang hẳn phải là đông đúc lắm. Tuy nhiên tài liệu ghi chép lại không thỏa mãn được nguyện vọng muốn hiểu biết về vấn đề này. Tình hình phân bố dân cư trong nội nước Văn Lang cũng không đều nhau. Vùng đồng bằng Bắc Bộ đông đúc hơn cả, đồng bằng sông Mă thưa nhất là vùng núi và vùng Nghệ –Tĩnh. Dân số đông đúc cũng là một chỉ tiêu phản ánh trình độ phát triển của nước Văn Lang. Hầu như mọi nguồn tài liệu thông báo về tình hình cư dân Văn Lang đều thống nhất ở một chỗ: ngay từ thuở dựng nước, đất nước ta đã là nơi có nhiều dân tộc anh em sinh sống, cùng chung sức xây dựng và bảo vệ đất nước.
1.1.4 Về kinh tế xã hội Văn Lang là xă hội có một nền kinh tế đã phát triển đến một trình độ nhất định. Kinh tế nước Văn Lang là một quá trình phát triển liên tục. Chúng ta có thể chia quá trình đó làm hai thời kỳ lớn: thời kỳ thứ nhất tương ứng với thới kỳ văn hóa Phùng Nguyên; thời kỳ thứ hai là thời kỳ cực thịnh của thời đại Hùng Vương tương ứng với thời kỳ văn hóa Đông Sơn.
Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo thời Hùng Vương. Vào giai đoạn sớm nhất thời kỳ này nghề trồng lúa đã tồn tại. Những xóm làng định cư thuộc giai đoạn Phùng Nguyên, mà dấu vết là những di chỉ có tầng văn hóa khá dày đã phân bố từ trung du đến đồng bằng ra gần ven biển. Sống trên một địa bàn như vậy, con người tất nhiên đã biết trồng trọt ở các địa hình khác nhau với điều kiện thổ nhưỡng khác nhau. Và như vậy chúng ta có thể tin rằng ngay ở giai đoạn sớm nhất của thời kỳ Hùng Vương tổ tiên ta đã biết trồng lúa trên nhiều loại ruộng khác nhau: ruộng nước, ruộng bãi, nương rẫy… Hạng ruộng tốt nhất là ruộng đất phù sa ở ven sông. Thời đại Hùng Vương có thể có đê ở một vài khu vực nào đó. Hằng năm đến mùa mưa, nước sông Hồng, sông Mã dâng lên tràn ngập cánh đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, đem phù sa bồi vào các ruộng làm tăng thêm độ phì của các ruộng. Cuối mùa mưa khi nước đã rút khỏi các cánh đồng bằng thì ruộng đất ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trở nên rất màu mỡ thuận lợi cho việc cấy lúa. Hạng ruộng trũng ở quanh các đầm hồ cũng có khá nhiều. Đối với hạng ruộng này người ta dùng phương pháp “thủy nậu” để cấy lúa tức là dùng chân giẫm xuống ruộng cho cỏ sụt bùn rồi mới cấy lúa. Đối với ruộng trên các đồi gò người thời đại Hùng Vương đã dùng phương pháp “đao canh hỏa chủng” tức là dùng lửa đốt cây cỏ rồi mới xới đất lên để tra hạt giống như đồng bào miền ngược ngày nay làm nương rẫy. Công cụ dùng trong nông nghiệp thời đó chủ yếu là rìu đá và rìu đồng. Cư dân Văn Lang đã dùng những công cụ này để cuốc đất.Ngoài ra họ còn sáng chế ra nhiều đồ đun nấu bằng gốm và bằng đồng. Điều đó chứng tỏ rằng sản xuất nông nghiệp thời kỳ này đã phát triển. Nhưng bên cạnh nghề trồng lúa, nghề trồng rau củ và cây ăn quả đã xuất hiện. Nhiều sách Trung Quốc đã chép về nhiều loại rau củ và cây ăn quả ở Việt Nam trong thời Bắc thuộc. Như vậy là những cây trồng đó không phải đến thời kỳ Bắc thuộc mới bắt đầu được thuần hóa mà chúng đã được trồng từ trước trong thời kỳ Hùng Vương. Bên cạnh nghề trồng lúa, cư dân văn Lang còn chăn nuôi gia xúc, gia cầm. Trâu bò, lợn, chó, ngựa, gà, vịt đã được thuần dưỡng từ trước thời Hùng Vương. Đến thời Hùng Vương do nông nghiệp phát triển, các gia súc, gia cầm lại có rất nhiều. Thời kỳ thứ nhất của thời đại Hùng Vương, tức là thời kỳ văn hóa Phùng Nguyên, nghề đánh cá đã xuất hiện, nhất là ở các vùng ven sông, ven hồ. Sang thời kỳ thứ hai của thời đại Hùng Vương nghề đánh cá càng phát triển. Sang giai đoạn cuối của văn hóa Đông Sơn, người thời Hùng Vương đã biết đóng thuyền lớn. Do đó chúng ta có thể nói rằng nghề đánh cá đã rất phát triển. Người thời Hùng Vương không những đã có điều kiện dùng lưới đánh cá theo quy mô lớn trên sông mà còn có thể đánh cá trên mặt biển nữa. Kinh tế thời Hùng Vương là một nền kinh tế có tính chất tổng hợp, lấy nông nghiệp làm gốc. Thực chất nông nghiệp thời kỳ này là nông nghiệp trồng lúa nước. Điều đó nói lên rằng, ngay từ buổi đầu dựng nước đầu tiên, ông cha chúng ta đã chú ý đến vấn đề nông nghiệp, đến cây lúa. Kinh tế nông nghiệp đã trở thành một truyền thống của dân tộc ta. Chính truyền thống ấy đã ảnh hưởng và chi phối mọi hình thái ý thức và ngay cả tâm tư, tình cảm của dân tộc ta.
Bên cạnh nông nghiệp, các ngành thủ công nghiệp cũng càng ngày càng phát triển, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong đời sống của con người thời Hùng Vương. Nghề làm đồ đá thời Hùng Vương đã kéo dài đến 2000 năm. Ngay ở giai đoạn Phùng Nguyên kỹ thuật làm đá đã đạt đến trình độ hoàn thiện. Con người đã biết cưa mài khoan thành thạo. Khoan có nhiều kiểu. Những mũi khoan dùng để khoan lỗ các hạt chuỗi. Người ta dùng phương pháp khoan tách lõi để khoan các vòng trang sức. Phương pháp khoan tạo ra các rãnh tròn rất gần gũi với phương pháp tiện. Những đường gờ đều đặn và những đường ren trên các vòng đá nói lên rằng phương pháp tiện đã xuất hiện. Do vai trò của kim loại ngày một lớn, địa vị của đá lùi dần mà công cụ bằng đá ngày một ít. Số lượng vòng đá cũng không còn nhiều qua các giai đoạn. Trong giai đoạn muộn số lượng đồ trang sức bằng đá quý tăng lên. Những người thợ làm thủ công thành những người làm đồ mỹ nghệ. Trong suốt thời đại Hùng Vương nghề làm đồ gỗ không ngừng phát triển. Các công cụ bằng kim loại ra đời tạo điều kiện cho nghề làm đồ gỗ phát triển. Người thợ mộc thời đại Hùng Vương đã dùng gỗ đóng các thuyền lớn để đi sông, đi biển. Nhiều khi họ còn hạ cả một cây gỗ rất to để làm áo quan như ở Việt Khê. Nghề xe sợi dệt vải đã có từ thời kỳ Phùng Nguyên. Căn cứ vào dấu vết trên đồ gốm chúng ta có thể biết rằng bước vào thời kỳ Phùng Nguyên ông cha ta đã xe được nhưng sợi khá nhỏ, săn và mịn. Người ta dùng dọi bằng đất nung vào việc xe chỉ. Theo những sử sách Trung Quốc chép lại, chúng ta có thể khẳng định rằng trước thời Bắc thuộc, người Việt Nam đã biết trồng bông, trồng đay, trồng gai để lấy sợi dệt vải. Việt Nam có nhiều tre, nứa… Vì vậy nghề đan lát xuất hiện từ rất sớm. Dấu vết của nghề đan lát đã tìm thấy trên các đồ gốm thuộc thời kỳ Phùng Nguyên. Những dấu vết này nói lên rằng con người thuộc thời kỳ Phùng Nguyên dẫ biết đan lát rất khéo. Càng về những thời kỳ sau nghề đan lát càng tinh xảo. Một ngành thủ công quan trọng của thời Hùng Vương là nghề làm gốm. Ngay từ giai đoạn Phùng Nguyên, đồ gốm đã rất đẹp và phần lớn làm bằng bàn xoay. Điều đáng chú ý là đồ gốm thời Hùng Vương càng về sau càng ít trang trí hoa văn. Con người tập trung vào trang trí đồ đồng thau. Con người sản xuất đồ gốm nhanh hơn, mất ít công lao động hơn. Kỹ thuật làm đò gốm qua các thời kỳ có khác nhau nhưng hình dạng gốm, cách tạo hình cũng như trang trí giữa các giai đoạn lại có nhiều điểm giống nhau. Điều này nói lên sự thống nhất về văn hóa, tâm lý của cộng đồng nhưng đồng thời cũng nói lên sự xác lập một truyền thống kỹ thuật ổn định. Một ngành thủ công quan trọng khác có tác dụng lớn về kinh tế cũng như xã hội của thời kỳ Hùng Vương là luyện kim. Nghề luyện kim đã xuất hiện từ giai đoạn sớm nhất của thời kỳ Hùng Vương, giai đoạn Phùng Nguyên. Hiện nay đã tìm thấy dấu vết của đồng ở một số di chỉ thuộc văn hóa Phùng Nguyên như Gò Bông, Xóm Dền, Đồng Xấu, Đồng Vông… Đó là những cục đồng vụn, xỉ đồng hay gỉ đồng. Kỹ thuật luyện đồng đã phát triển rực rỡ ở giai đoạn Đông Sơn thì nghề làm đồ sắt cũng bắt đầu xuất hiện. Trước đây nhiều người còn cho rằng kỹ thuật làm đồ sắt do người phương Bắc đưa vào Việt Nam trong thời Bắc thuôc. Những phát hiện mới trong mấy năm gần đây đã bác bỏ nhận định đó. Người ta đã tìm thấy nhiều công cụ sắt trong các di chỉ thuộc giai đoạn Đông Sơn ở miền Bắc.
Căn cứ vào các phát hiện của khảo cổ học, chúng ta có thể tìm hiểu được người Hùng Vương đã tổ chức như thế nào để tiến hành công việc sản xuất. Tất cả những điều mà chúng ta có thể biết được về sản xuất đồ gốm thời Hùng Vương là việc sản xuất không rải ra ở tát cả các miền của nước Văn Lang; chỉ có ở một số vùng có điều kiện thuận lợi về nguyên vật liệu, về đường giao thông để có thể tiến hành sản xuất đồ gốm được; nhưng cho đến cuối thời đại Hùng Vương vẫn không thấy xuất hiện những công xưởng chuyên sản xuất đồ gốm. Công việc sản xuất đồ gốm vẫn là công việc của từng công xã. Người thợ gốm nói chung vẫn sống trong công xã, đời sống của họ vẫn lệ thuộc vào sản xuất nông nghiệp của công xã. Trước thời đại Hùng Vương, trên miền đất sau này là Văn Lang, giữa các khu vực đă có sự trao đổi kinh tế và giao lưu văn hóa. Khi nước Văn Lang ra đời, việc trao đổi kinh tế giữa các khu vực vẫn tiếp tục và ngay càng chặt chẽ.
Như vậy là cho đến nay kinh tế thời Hùng Vương vẫn còn là vấn đề cần được nghiên cứu thêm. Tuy nhiên, chúng ta cũng đã đã nhận thức được về cơ bản bộ mặt kinh tế thời kỳ này chuyển biến qua các giai đoạn từ thấp đến cao. Đó là nền kinh tế mà nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo. Các ngành thủ công nghiệp ngày một phát triển nhưng vẫn gắn liền với nông nghiệp trừ ngành luyện kim. Kỹ thuật luyện đồng đã đạt đến đỉnh cao và bắt đầu phát triển nghề luyện sắt. Trao đổi bị hạn chế do cuộc phân công lao động không được thực hiện ngay từ đầu.
1.1.5 Về xã hội. Trình độ phát triển kinh tế nói lên trình độ phát triển về chính trị của một xă hội. Đến nay chúng ta có hai loại quan điểm khác nhau về xã hội thời Hùng Vương.
- Loại ý kiến thứ nhất cho rằng xã hội thời Hùng Vương vẫn nằm trong phạm trù xã hội nguyên thủy, vào giai đoạn tan rã của chế độ công xã nguyên thủy và có thể đang bước đến ngưỡng cửa hình thành Nhà nước
- Loại ý kiến thứ hai cho rằng xã hội thời Hùng Vương trải qua nhiều biến đổi sâu sắc, cuối cùng đã chuyển sang xã hội có giai cấp.
Có nhiều ý kiến tranh luận như vậy vì cơ sở tư liệu để nghiên cứu về vấn đề này còn quá ít. Do đó với vấn đề này chúng ta phải nghiên cứu trên cơ sở tài liệu khảo cổ, văn học dân gian, dân tộc học, ngôn ngữ học…
Các bộ sử cũ đều chép gia đình thời Hùng Vương là gia đình phụ hệ. Gia đình là hậu quả của sự tan rã thị tộc. Sự tan rã này có thể đã diễn ra từ thời trước thời Hùng Vương, tiếp tục cho đến đầu thời kỳ Phùng Nguyên và Đông Sơn. Trước kia nông nghiệp dùng cuốc đá thô sơ làm cho người đàn bà vẫn giữ vai trò trọng yếu trong sản xuất. Chỉ có hái lượm mới cung cấp đầy đủ nhu cầu thực phẩm cho con người. Nhưng bấy giờ công cụ sản xuất ngày một sắc bén tiện lợi nên có nhiều khả năng đẩy mạnh nghề trồng trọt. Vai trò của người đàn ông vì thế mà được nâng lên. Mặt khác việc trao đổi thịnh hành lúc bấy giờ càng làm cho người đàn ông phải đảm đương những công việc lao động mà người đàn bà trước kia vẫn làm. Việc cướp bóc và chống cướp bóc cũng là một lý do nữa nâng vai trò và địa vị của người đàn ông. Khi đã giành địa vị trong sản xuất, người đàn ông cũng giành lấy địa vị trong gia đình và trong xã hội.
Công xã không chỉ là đơn vị xã hội mà còn là tổ chức đời sống của xã hội. Công xã giai đình phân biệt với công xã láng giềng ở chỗ một bên dựa trên quan hệ dòng máu, một bên không. Trong giai đoạn tan rã của chế độ công xã nguyên thủy hình thành xã hội có giai cấp, các nhóm thị tộc hỗn hợp với nhau, do đó quan hệ dòng máu ngày một trở nên không quan trọng. Không phải chỉ có sự phát triển của sức sản xuất là nguyên nhân làm cho hình thức xã hội dựa trên quan hệ dòng máu lâm vào suy yếu, sự phát triển của quân sự và chính trị càng có tác dụng phá hoại mạnh hơn. Giữa các bộ lạc khác nhau thường diễn ra những cuộc chiến tranh, cướp bóc. Do hậu quả của chiến tranh, một số thị tộc bộ lạc này rơi vào địa vị phụ thuộc một số thị tộc bộ lạc khác. Lúc này quan hệ dòng máu sẽ phải nhường chỗ cho quan hệ lãnh thổ. Tuy nhiên không phải vì thế mà hình thức công xã gia đình đã bị xóa sạch. Sự tồn tại của những công xã gia đình không làm trở ngại đến sự phát triển của xã hội nông nghiệp. Tất nhiên trong lúc xã hội đã biến chuyển biến thì những công xã này cũng phải có những thay đổi nhất định. Như vậy vào thời Hùng Vương cả hai loại công xã đồng thời cùng tồn tại nhưng công xã láng giềng dần dần chiếm ưu thế. Mọi thành viên trong công xã đều có nghĩa vụ lao động thực hiện các công trình chung và có nghĩa vụ quân sự. Giữa các công xã không phải là không có tranh chấp. Khi chiến tranh xảy ra hay khi có giặc đến xâm lược, mọi thành viên đều phải tham gia chiến đấu hoặc hậu cần. Mỗi công xã đều có lãnh thổ của mình. Trong lãnh thổ có ruộng nương đã khai phá, có đất hoang, có rừng rú, sông ngòi, ao hồ… Tất cả đều là vật sở hữu chung; các thành viên của công xã có bổn phận chống lại sự xâm phạm của người ngoài, đồng thời chống lại sự sở hữu riêng trong nội bộ.
Bộ tộc Xã hội lúc này đang trên con đường hình thành bộ tộc. Sự hình thành bộ tộc cũng có tiền đề của sự hình thành công xã láng giềng. Trước thời Hùng Vương, chế độ bộ lạc ngự trị khắp nơi. Nhưng bước vào thời Hùng Vương đời sống kinh tế của bộ lạc dần dần được mở rộng. Hầu hết các bộ lạc làm nông nghiệp ruộng nước ở lưu vực sông Hồng và sông Mã do trao đổi, chiến tranh, nợ nần, cướp bóc, dần dần trở nên có liên quan đến nhau. Các dòng người di chuyển và tham gia vào đời sống kinh tế, chính trị và văn hóa ở những nơi mà họ mới đến. Lúc này quan hệ lân cận và quan hệ phụ thuộc lẫn nhau trở nên quan trọng. Cùng với quá trình đó bộ tộc Lạc Việt cũng được hình thành. Như vậy vào thời Hùng Vương dân tộc chúng ta không còn là những cộng đồng nhỏ yếu, phân tán, những bộ lạc phân tán rời rạc, mà nó đã cố kết thành một bộ tộc đông đảo, có tính cách ổn định, sớm có xu hướng hình thành một dân tộc.
Tiền đề vật chất có ý nghĩa quyết định cho sự phân hóa xã hội và hình thành giai cấp là sức sản xuất phát triển đến mức độ cao tạo ra sản phẩm thừa của xã hội. Nhân dân ta thời dựng nước sinh tụ trên địa bàn rất phong phú về tài nguyên, phì nhiêu về đất đai. Vì vậy trong thời đại đồng thau với kỹ thuật sản xuất ngày một nâng cao và bằng sức lao động sáng tạo nhân dân ta có nhiều khả năng sớm tạo ra những sản phẩm thừa. Cuối thời Hùng Vương, sản phẩm thừa càng tăng lên. Sự phát triển kinh tế cùng với sự phân công lao động và sự trao đổi những sản phẩm thừa đã tạo ra những điều kiện cần thiết để đẩy mạnh sự phân hóa xã hội và hình thành giai cấp. Chính trên cơ sở đó tầng lớp quý tộc bộ lạc xuất hiện có thể lợi dụng địa vị, chức năng và uy tín của mình để biến sản phẩm thừa của xã hội thành của riêng, biến sự đóng góp vì lợi ích công cộng thành hình thức bóc lột người sản xuất. Trong xã hội đã có sự phân hóa sâu sắc thành những tầng lớp người khác nhau. Trong xã hội lúc bấy giờ có dân và người quý tộc. Về dân đã có người tự do và người nô lệ. Về quý tộc đã có thể phân biệt quý tộc trung ương với quý tộc địa phương. Trải qua một quá trình phân hóa xã hội, xã hội Văn Lang cuối thời Hùng Vương không còn là xã hội nguyên thủy với sự thống trị của quan hệ huyết thống và sự bình đẳng về mọi mặt của những thành viên khối cộng đồng nữa. Giàu nghèo, sang hèn, bất bình đẳng xã hội, áp bức bốc lột đã xuất hiện. Tầng lớp dân tự do là thành viên công xã nông thôn tuy bị bóc lột nhưng vẫn bảo tồn được nhiều quan hệ bình đẳng trong kinh tế, xã hội. Tầng lớp thống trị đã vượt lên trên xã hội nhưng chưa tách hẳn khỏi nhân dân và mức độ bóc lột không gay gắt. Tầng lớp nô tỳ bóc lột nặng nề hơn và chỉ là tầng lớp thứ yếu trong xã hội. Đó là bức tranh khái quát về cơ cấu xã hội cuối thời Hùng Vương được phác họa trên tư liệu và sự hiểu biết hiện nay.
1.2 Khái quát về nền văn hóa Phùng Nguyên
1.2.1 Quá trình phát hiện và nghiên cứu
Văn hóa Phùng Nguyên là một văn hóa khảo cổ mang tên thôn Phùng Nguyên, xã Kinh Kệ, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Có thể lấy năm 1959, năm phát hiện di chỉ Phùng Nguyên và đầu năm 1971, năm tổ chức hội nghị nghiên cứu thời Hùng Vương lần thứ IV là mốc mở đầu và kết thúc lịch sử nghiên cứu nền văn hóa này. Công cuộc nghiên cứu văn hóa Phùng Nguyên đã đạt được những thành tựu xuất sắc. Tư liệu phát hiện và nghiên cứu về văn hóa Phùng Nguyên đã dày hàng ngàn trang. Vị trí ý nghĩa và khoa học của văn hóa Phùng Nguyên là rất lớn đối với lịch sử Việt Nam nói chung và khảo cổ học Việt Nam nói riêng.
Phần lớn những di chỉ quan trọng đã được khai quật, nghiên cứu trong giai đoạn này. Các nhà khảo cổ của nhiều cơ quan Viện khảo cổ học, Khoa Sử các trường đại học Tổng hợp, Sư phạm Hà Nội, Sư phạm Việt Bắc, Viện Bảo tàng Lịch Sử phối hợp với các Ty Văn Hóa các tỉnh thực hiện những đợt điều tra cơ bản, trước hết tập trung trên vùng đất tổ Phong Châu và những vùng phụ cận thuộc tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc. Gần 30 địa điểm được phát hiện, trong đó đã có 25 di tích thuộc các tính này. Có 15 địa điểm được khai quật với những quy mô khác nhau, từ gần một trăm mét vuông đến vài nghìn mét vuông.
Mùa xuân năm 1959, công trình thủy nông Lâm - Hạc khi đào qua thôn Phùng Nguyên, xã Kinh Kệ, huyện Lâm Thao đã làm lộ ra nhiều di vật là những công cụ bằng đá và đất nung… Các cán bộ chuyên môn đã tới hiện trường xem xét và nhận định rằng đây là di chỉ cư trú ngoài trời của người nguyên thủy, lần đầu tiên được phát hiện trên vùng đồng bằng trung du Bắc Bộ. Cơ quan chịu trách nhiệm khai quật lúc đó là Đội khai quật thuộc Bộ Văn Hóa, tiền thân của Viện Khảo Cổ học sau này. Họ đã thực hiện 2 đợt khai quật lớn. Lần khai quật thứ nhất được tiến hành vào năm 1959. Chủ trì khai quật là Nguyễn Ngọc Bích. Các nhà khảo cổ đã dùng thuổng cán dài khoan 37 lỗ thăm dò, thám sát 2 hố với diện tích 41m2 và mở 5 hố khai quật ở khu B với diện tích 158m2. Lần khai quật thứ hai ở di chỉ Phùng Nguyên được tiến hành từ tháng 3 đến tháng 6 năm 1961, dưới sự chủ trì của Nguyễn Ngọc Bích. Các hố khai quật được hoạch định cả ở khu A và khu B, gồm 22 hố với tổng diện tích là 3700m2. Đây là lần khai quật có quy mô rộng lớn chưa từng có ở Việt Nam đến lúc đó. Các nhà khảo cổ đã mở ở khu A: 5 hố khai quật, mỗi hố có diện tích 40m2, ở khu B: 17 hố khai quật, mỗi hố có diện tích 100m2. Diện tích và di vật phát hiện được là rất lớn, gần 1656 hiện vật đá, 97 đồ gốm và trên 100.000 mảnh gốm lớn nhỏ. Sau hai lần khai quật trên, vào năm 1964, một số cán bộ của Đội Khảo Cổ đã trở lại Phùng Nguyên và đào hai hố tham sát, mỗi hố là 1m2.
Di chỉ Phùng Nguyên được bộ môn khảo cổ hoc trường Đại học Tổng Hợp Hà Nội tiến hành khai quật lần thứ ba từ ngày 23/2 đến 13/3 năm 1968. Các cuộc khai quật do Hà Văn Tấn phụ trách. Diện tích khai quật mỗi hố là 100m2. Di vật thu được gồm 69 hiện vật đá , 19 hiện vật gốm và trên 5000 mảnh gốm. Như vậy từ năm 1959 đến 1968, các nhà khảo cổ học đã khai quật trên diện tích rộng ở Phùng Nguyên trên diện tích 3.917m2 khai quật và 41m2 thám sát. Số lượng di vật phát hiện được trong 3 lần khai quật này là hết sức đồ sộ và quý giá, gồm gần 2000 di vật đá, trên 130 di vật gốm và trên 100.000 mảnh gốm lớn nhỏ. Tầng văn hóa ở đây nói chung là đơn giản, chỉ có một lớp tương đối mỏng (dày 0,1-0,3m2). Đây là nguồn tư liệu có giá trị nhiều mặt giúp cho quá trình điều tra, thám sát và khai quật hàng loạt các di tích Phùng Nguyên khác.Ngay sau khi phát hiện và có những đợt khai quật ở di chỉ Phùng Nguyên, các nhà khảo cổ đã lần lượt tìm thấy hàng loạt các địa điểm khác cách không xa nó, có những đặc trưng văn hóa tương tự. Có thể kể tên những di tích chính như sau: Gò Mả Muộn, An Đạo, Xóm Rền, Xóm Kiếu, Đồng Sấu, Lê Tính thuộc địa phận huyện Phong Châu, Gò Bông, Ô Rô, Thọ Sơn, Gò Chè thuộc huyện Tam Thanh, Đôn Nhân thuộc huyện Lập Thạch; Nghĩa Lập, Lũng Hòa thuộc huyện Vĩnh Tường; Đồng Đậu thuộc huyện Vĩnh Lạc.
Di chỉ Gò Bông thuộc địa phận xã Thượng Nông, huyện Tam Thanh. Di chỉ được khoa Sử trường Đại Học Tổng Hợp tiến hành mở 2 hố thám sát, mỗi hố khai quật với diện tích 70m2 vào năm 1965. Di vật đá, gốm, đồng thu được khá phong phú, đa dạng và độc đáo. Tháng 2 năm 1967, Đại học Tổng Hợp Hà Nội lại trở lại khai quật di chỉ Gò Bông lần thứ hai. Lần này họ đã mở một hố khai quật rộng 100m2. Phụ trách khai quật là Hà Văn Tấn. Như vậy diện tích thám sát và khai quật tại di chỉ Gò Bông là 178m2. Tài liệu thu đươc từ hai cuộc khai quật rất phong phú với trên 500 di vật đá các loại, trên 4 vạn mảnh gốm và một số cục đồng, gỉ đồng. Tầng văn hóa Gò Bông dày hơn hẳn Phùng Nguyên (chỗ dày nhất lên tới 1,6m). Di chỉ Gò Bông quan trọng ở chỗ nó là di tích tiêu biểu cho giai đoạn phát triển sớm nhất trong hệ thống các giai đoạn phát triển văn hóa Phùng Nguyên với những dấu vết chế tác kim loại đầu tiên.
Di chỉ Xóm Rền là một trong số không nhiều di chỉ thuộc văn hóa Phùng Nguyên có tầng văn hóa dày tới 2m2. Di chỉ Xóm Rền tọa lạc gần như trọn toàn bộ một quả đòi thầp, được gọi là Xóm Rền, thuộc địa phận xã Gia Thanh, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ. Di chỉ này được bộ môn Khảo Cổ Học, trường Đại Học Tổng Hợp Hà Nội phát hiện vào năm 1968 và khai quật đợt 1 vào năm 1969. Các cuộc khai quật do Hà Văn Tấn chủ trì. Có hai hố khai quật, hố thứ nhất có diện tích 100m2,hố thứ hai: 51m2. Di vật phát hiện từ hai hố khai quật gồm có 270 hiện vật đá, 16 đồ gốm nguyên và 39364 mảnh gốm lớn nhỏ. Tầng văn hóa thuần nhất, khá dày, trên dưới 2m. Ngoài đồ đá, đồ gốm còn phát hiện những mảnh đồng, một vài vết gỉ đồng.
Đợt khai quật thứ hai được bắt đầu từ ngày 1-10-2002 đến ngày 15-11-2002 do Viện Khảo Cổ Học hợp tác với trung tâm Khảo Cổ Học và Nghệ Thuật (Đại học Trung văn ở Hông Kông) tiến hành. Tổng diện tích thám sát và khai quật đợt hai tại di chỉ Xóm Rền là 120m2. Tầng văn hóa có đó dày không đều, mỏng ở phía đỉnh gò, dày trên dưới 2m, các nhà khai quật phát hiện được rất nhiều di tích, di vật và 4 ngôi mộ nằm sát sinh thổ. Số lượng di vật thu lượm được trong lần khai quật này rất lớn, bao gồm 1324 hiện vật đá, 260.000 mảnh gốm và 75 đồ gốm nguyên hoặc gần nguyên.
Đợt khai quật thứ ba vào tháng 12-2002 do Bộ môn Khảo Cổ Học phối hợp với Bảo tàng Phú Thọ tiến hành. Đợt khai quật này do Hán Văn Khẩn chủ trì. Một hố khai quật với diện tích 60m2 được mở ra với tầng văn hóa thuần nhất dày trên 2m. Các hiện vật phát hiện được trong hố khai quật khá nhiều, bao gồm 268 hiện vật đá, 64.537 mảnh gốm vỡ và 263 đồ gốm nguyên hoặc phục nguyên được. Đặc biệt lần này các nhà khảo phát hiện được một số loại di vật có giá trị như gốm xốp, gốm trang trí khắc vạch, in chấm, bột trắng, bình gồm quai dọc ở miệng, con dấu bằng đất nung, vòng hình trống, tượng rùa bằng đá. Đặc biệt là sự có mặt một số lượng rất lớn các loại hình bát, bát bồng và thố ở di chỉ Xóm Rền.
Tháng 12-2003, Bộ môn Khảo Cổ Học, Khoa Lịch Sử lại trở lại Xóm Rền khai quật lần thứ tư. Đợt khai quật này do Hán Văn Khẩn chủ trì. Một hố khai quật với diện tích 20m2 đã được mở ở sườn phía Bắc gò Xóm Rền. Ngoài hố khai quật này còn có hai hố thám sát được mở: hố thứ nhất có diện tích 5m2, hố thứ hai có diện tích 7.5m2. Hai hố thám sát này nằm ở phía Nam của gò Xóm Rền. Tổng diện tích thám sát và khai quật là 32.5m2. Tầng văn hóa của hố khai quật cũng tương tựu như đã thấy trong 3 đợt khai quật trước, cả về kết cấu, màu sắc, độ dày và các loại di tích di vật nằm trong tầng văn hóa. Các loại di vật được phát hiện gồm: 322 hiện vật đá, 41.231 mảnh gốm lớn nhỏ và 71 đồ gốm nguyên hoặc phục nguyên được.
Tháng 12 năm 2004 Bộ môn khảo cổ học kết hợp với Bảo tàng Ph._.ú Thọ tiến hành khai quật di chỉ Xóm Rền lần thứ V. Họ đã khai quật được 5 hố nhỏ: Hai hố ở phía Bắc Xóm Rền, mỗi hố có diện tích 12m2; ba hố ở phía nam Xóm Rền, trong đó một hố rộng 12m2, hai hố còn lại, mỗi hố 8m2. Như vậy tổng diện tích khai quật lần này là 52m2. Tầng văn hóa và di vật ở đây giống các đợt khai quật trước: một tầng văn hóa thuần nhất, đồ đá và đồ gốm rất phong phú, đa dạng. Trong lần khai quật lần này cũng phát hiện được một số di vật đáng chú ý: vật dạng ấm nắp liền và vòi cực ngắn, thố có áo trắng ở trong lòng, vòng chữ T bản rộng và hẹp với gờ rộng bản. Các di vật có số lượng khá lớn, bao gồm 284 đồ đá, 41928 mảnh gốm vỡ và 103 gốm nguyên hoặc gần nguyên.
Như vậy di chỉ Xóm Rền đã thám sát và khai quật được 5 lần với diện tích 415,5m2. Số lượng di vật thu được qua 5 mùa điền dã gồm 2378 hiện vật đá,447144 mảnh gốm lớn nhỏ, 528 đồ gốm nguyên hoặc phục nguyên, trong đó có một số loại di vật độc đáo như bát bồng và thố, vòng gốm hình trống và con dấu bằng gốm, thố có lớp “áo”trắng ở phía trong lòng, gốm có quai dọc và gốm có tai ngang, gốm có trang trí khắc vạch in chấm kết hợp xoa bột trắng và gốm nhuộm màu đen bóng láng. Ngoài ra còn phải kể đến 3 nha chương phát hiện ngẫu nhiên trong khi đào ao vào các năm 1975,1976 và 2004. Chúng ta có thể khẳng định rằng Xóm Rền là một di tích khảo cổ học đặc biệt quan trọng, đáng xếp ở vị trí số một trong 70 di tích thuộc Văn hóa Phùng Nguyên.
Di chỉ Khu Đường. Di chỉ Khu Đường thuộc xã Vĩnh Lại(Lâm Thao), phát hiện và thám sát vào tháng 12-1962. Trường Đại học Tổng Hợp Hà Nội tổ chức khai quật Khu Đường lần thứ nhất năm 1971. Người chủ trì khai quật là Hán Văn Khẩn. Cho đến nay, toàn bộ kết quả vẫn chưa được công bố. Toàn bộ hiện vật được lưu giữ tại bảo tàng Hùng Vương.
Trong lần khai quật thứ nhất, các nhà khảo cổ học đào hai hố thám sát, mỗi hố rộng 4m2 và hai hố khai quật, mỗi hố diện tích 100m2. Như vậy toàn bộ diện tích thám sát và khai quật lần này là 208m2.
Tầng văn hóa của các hố thám sát và khai quật giống nhau, một tầng thuần nhất, độ dày trung bình từ 30-40cm, chỗ có hố đất đen có thể dày tới 1m. Di vật thu được gồm có 202 hiện vật đá và 7127 mảnh gốm vỡ. Ngoài 2 mảnh liềm đá phát hiện được trong hố khai quật và một cuốc đá thu nhặt được trên mặt ruộng, toàn bộ hiện vật đá (rìu,bôn,đục,bàn màiđồ trang sức…) giống hệt như những hiện vật cùng loại đã thấy ở di chỉ Phùng Nguyên, Gò Cây Táo và Văn Điển(Hà Nội). Như vậy, Khu Đường là một di tích thuộc Văn hóa Phùng Nguyên. Để mở rộng và nghiên cứu thêm về Văn hóa Phùng Nguyên, tháng 12-2000, Khoa Lịch Sử trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn đã trở lại khu di chỉ Khu Đường khai quật lần thứ hai. Hai hố khai quật đã được mở, hố thứ nhất có quy mô 100m2 và hố thứ hai 48m2.
Kết cấu, màu sắc, độ dày tầng văn hóa của hai hố khai quật giống nhau, dày trung bình từ 30-40cm. Di vật thu được trong lần khai quật này gồm có 349 hiện vật đá, 10 dọi xe chỉ, 4 bi gốm, 1 vòng gốm, 336 chạc gốm, 15032 mảnh gốm vỡ. Đáng chú ý là trong lần này các nhà khảo cổ học đã phát hiện được cuốc đá và vòng gốm có hoa văn. Ngoài ra, những người khai quật còn sưu tầm được 1 cuốc đá và một qua đá. Như vậy có thể thấy Khu Đường là một di chỉ Phùng Nguyên rất quan trọng.
Di chỉ Đồng Sấu thuộc xã Thụy Vân huyện Phong Châu phân bố trên quả gò rộng khoảng 120000 m2, được giáo viên và học sinh trường cấp 2 xã phát hiện năm 1961, đến cuối năm 1966, đội khảo cổ tiến hành cuộc khai quật diện tích 200m2. Tầng văn hóa di chỉ này dày từ 0,3 đến 0,8 m. Điều đáng chú ý là ở đây ngoài 200 di vật đá và rất nhiều mảnh gốm vỡ , còn gặp những mảnh đồng vụn trong lớp đát văn hóa. Đồng Sấu nằm rất gần trên 2 địa điểm thuộc thời kỳ đồng thau phát triển là Gò Tro Trên và Gò Tro Dưới. Ba quả gò có dấu tích văn hóa này chỉ nằm cách nhau khoảng trên dưới 100m.
Di chỉ nhiều tầng văn hóa Đồng Đậu thuộc xã Minh Tân, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc được coi là địa điểm khảo cổ học quan trọng nhất trong việc xác lập phổ hệ 4 giai đoạn phát triển văn hóa thời đại kim khí trên lưu vực sông Hồng. Lớp văn hóa dưới cùng của di chỉ có niên đại cuối Phùng Nguyên, bắt đầu chuyển sang văn hóa Đồng Đậu. Di chỉ được cán bộ Đội khảo cổ học phát hiện năm 1962. Sau đó Đội khảo cổ tiến hành khai quật vào cuối năm 1965 đầu năm 1966 và Viện Khảo Cổ Học khai quật vào đầu năm 1969.
Xen giữa 2 đợt khai quật trên, Viện Bảo tàng Lịch Sử đào một hố khai quật nhỏ vào năm 1967. Tổng diện tích khai quật là 550m2. Di tích và di vật phát hiện được trong các hố khai quật khá phong phú. Trong lớp văn hóa Phùng Nguyên(dày trên dưới 1 m) tìm thấy rất nhiều đồ đá, đồ gốm, đồ xương Không gặp di vật bằng đồng trong lớp này, chỉ có lớp đất bên trên mới có rất ít vết tích gỉ đồng, cục đồng nhỏ. Vì tầm quan trọng của địa điểm khảo cổ học này, các nhà nghiên cứu còn trở lại đây khai quật 2 đợt nữa vào năm 1984(117m2) và 1986.
Ngay trong giai đoạn 10 năm đầu của chương trình nghiên cứu năm hóa Phùng Nguyên,các nhà nghiên cứu đã mở rộng mối quan tâm đến những vùng xa trung tâm đất Phong Châu xưa.Di chỉ Văn Điển (ngoại thành Hà Nội)được phát hiện năm 1962,khai quật 2 lần vào năm 1962 và 1964 với tổng diện tích là 928m2.Toàn bộ khu vực rộng chừng 170000m2 nằm gọn trong khu nghĩa trang Văn Điển,nên phần lớn di chỉ đã bị phá hoại hoàn toàn.Di chỉ Văn Điển có một lớp văn hóa thống nhất,dày chừng 0,3m đến 1,2m.Hiện vật thu được ở đây cũng như đa số các di chỉ Phùng Nguyên khác chỉ gồm đồ đá và đồ gốm.Có gần 100 di vật đá và vài vạn mảnh gốm.
Di chỉ Tràng Kênh(xã Minh Đức, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng) là địa điểm được coi là thuộc văn hóa Phùng Nguyên, hoặc ít ra là cũng có mối quan hệ chặt chẽ với văn hóa Phùng Nguyên, nằm cách xa nhất về phía đông địa bàn cư trú cơ bản của văn hóa này. Đây là một di chỉ xưởng chế tạo đồ trang sức đá quan trọng. Diện tích khoảng 10000m2 phân bố ven chân núi đá vôi. Nó được phát hiện năm 1967 và trong năm này các nhà khảo cổ học thuộc Viện Khảo Cổ học và bảo tàng Lịch Sử Việt Nam đã tiến hành đào thám sát và khai quật lần thứ nhất. Diện tích các hố khai quật lần 1 là 192m2. Tầng văn hóa dày trên dưới 2m đã thu thập được 2 ngàn di vật đá, xương và hàng vạn mảnh gốm. Di chỉ Tràng Kênh còn được Viện Khảo Cổ học khai quật diện tích nhỏ lần thứ 2(50m2) năm 1986 và lần 3(35m2) năm 1996.
Kết quả thu được trong những năm đầu nghiên cứu văn hóa Phùng Nguyên thật lớn lao. Các nhà khảo cổ học đã có trong tay khối tư liệu rất phong phú, đa dạng về loại hình văn hóa đủ cơ sở để khẳng định đó là một nền văn hóa sơ kỳ đống thau- văn hóa Phùng Nguyên.
Trong những năm 70 trên vùng Phú Thọ, Vĩnh Phúc còn có một số phát hiện như di chỉ Đồi Giàm, Thổ Tang, Đồi Dung. Tầng văn hóa dày 0,14m đến 1m. Trong một hố khai quật 60m2 đã phát hiện được nhiều đồ đá và đồ gốm mang đặc trưng của văn hóa Phùng Nguyên. Đồ gốm có nhiều đồ án hoa văn và loại hình cho phép đoán định di chỉ ở vào giai đoạn Phùng Nguyên cổ điển. Nghiên cứu di chỉ này sẽ làm rõ thêm một khâu trong các bước phát triển của văn hóa Phùng Nguyên. Trong những năm này, công tác điền dã khảo cổ học trên đất Bắc Ninh được đánh dấu bằng những phát hiện các di tích thời Hùng Vương nói chung, trong đó phải kể đến hệ thống di tích sơ kỳ thời đại kim khí bên dòng sông Tiêu Tương thuộc xã Tương Giang, Võ Cường, Vân Phương(huyện Tiên Sơn).
Như vậy trong những năm 70 trở lại đây, công việc điền dã trong nghiên cứu văn hóa Phùng Nguyên đã thu được những kết quả khả quan. Song song với công tác điền dã, khai quật, các nhà khảo cổ còn đẩy mạnh nghiên cứu sâu hơn các vấn đề chung, cơ bản xung quanh văn hóa Phùng Nguyên.
Đối với văn hóa Phùng Nguyên, hơn 4 thập kỷ qua là những thập kỷ của phát hiện, tích lũy tư liệu và nghiên cứu toàn diện. Hơn 50 di chỉ Phùng Nguyên đã được phát hiện, bản đồ phân bố văn hóa này càng đây đủ.Đã có hàng trăm bài viết dưới dạng công bố tư liệu điều tra khai quật,chuyên khảo, luận bàn về mọi vần đề xung quanh nền văn hóa sơ kỳ kim khi nổi tiếng này.
1.2.2 Những đặc trưng nổi bật của văn hóa Phùng Nguyên
1.2.2.1 Loại hình di tích
Các địa điểm văn hóa Phùng Nguyên phân bố tập trung ở khu vực hợp lưu của các con sông lớn như sông Hồng, sông Đà, sông Thao và sông Đáy tức vùng Nam Phú Thọ, Đông Bắc Hà Tây, Hà Nội, Nam Bắc Ninh.
Phần lớn các di tích nằm ở miền trước núi, dưới chân đồi núi đất, ven sông suối ở vùng trung du. Nhiều địa điểm trên các khu đất cao châu thổ, ven biển.
Loại hình: Trên 50 địa điểm thuộc văn hóa Phùng Nguyên tập trung phần lớn ở tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc(34 địa điểm), Hà Nội, Hà Tây(14 địa điểm), Bắc Ninh (6 địa điểm). Nhìn chung địa bàn phân bố các di chỉ văn hóa Phùng Nguyên khá rộng lớn, bao gồm cả vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ.
Văn hóa Phùng Nguyên tồn tại và phát triển trong thời gian cách ngày nay trên dưới 4000 năm. Những dấu tích còn lại hầu hết là các làng định cư, các di chỉ cư trú ngoài trời. Diện tích các làng định cư này nhìn chung khoảng 1 vạn mét vuông. Cá biệt có những làng có diện tích khá lớn tới 2 đến 3 vạn mét vuông (Văn Điển, Phùng Nguyên, Gò Bông…)
Người Phùng Nguyên thường cư trú trên các đồi gò đất nổi cao hơn mặt ruộng xung quanh từ 0,5m đến 2-3 m, cá biệt có trường hợp cao đến 5-6m như di chỉ Gò Bông, Gò Chè(Tam Thanh,Phú Thọ). Lớp đất văn hóa có độ kết chặt tùy thuộc vào tính chất thổ nhưỡng của từng vùng, nhưng nhìn chung cứng rắn có xen lẫn các hạt latêlit lết vón. Đất có màu xám đen và chứa đựng thuần nhất các di vật khảo cổ học như đồ đá,đồ gốm,ít xương răng và tro than. Tích tụ tầng văn hóa ở các di chỉ Phùng Nguyên nhìn chung không dày lắm, trung bình khoảng 0,7m, dày nhất đến 2m (di chỉ Xóm Rền). Một số di chỉ có độ dày tầng văn hóa không đều, có chỗ dày chỗ mỏng tùy thuộc địa hình cư trú. Tuy đã phát hiện được 50 địa điểm của văn hóa này, trong đó số di chỉ đã được khai quật cũng hơn 25 địa điểm , song các dấu vết cư trú, nhà cửa vẫn còn là vấn đề chưa sáng tỏ.
Căn cứ vào tính chất và đặc điểm các di tích văn hóa Phùng Nguyên, có thể phân chia chúng ra thành 3 loại hình:
1. Di chỉ cư trú
2. Di chỉ-xưởng
3. Di chỉ cư trú-mộ táng
Phần lớn các di tích cư trú Phùng Nguyên đã được phát hiện và nghiên cứu thuộc loại hình di chỉ cư trú, thường gặp loại di chỉ có 1 tầng văn hóa Phùng Nguyên thuần nhất, có thể chỉ thuộc 1 giai đoạn phát triển nhất định như thuộc giai đoạn sớm hoặc giai đoạn giữa-giai đoạn Phùng Nguyên cổ điển. Cũng như những di chỉ cư trú tầng văn hóa phát triển qua 2 giai đoạn sớm và giữa. Đáng chú ý là hệ thống các di chỉ cư trú thuộc giai đoạn muộn-giai đoạn Phùng Nguyên sau cổ điển. Đa số các di chỉ này tập trung ở các vùng đồng bằng cao, mà không phải phân bố ở vùng trung du là chính như 2 giai đoạn trước. Trong các di chỉ này yếu tố văn hóa Đồng Đậu đã xuất hiện rõ nét.
Các di chỉ xưởng nằm ở giai đoạn cuối văn hóa Phùng Nguyên bước sang văn hóa Đồng Đậu. Cho đến nay mới tìm thấy 3 di chỉ xưởng với tính chất công xưởng rõ ràng. ĐIều đặc biệt là tính chuyên môn hóa của chúng khá cao: Di chỉ xưởng Gò Chè chế tác công cụ đá là chính-xưởng Bãi Tự chế tác mũi khoan, di chỉ xưởng Tràng Kênh chế tác vòng trang sức là chủ yếu.
Di chỉ cư trú mộ táng, nếu không kể địa điểm Xóm Rền với phát hiện dấu tích 2 ngôi mộ lẻ loi nằm ngay trong di chỉ cư trú, đến nay chúng ta mới tìm thấy được 1 địa điểm thuộc loại hình này. Đó là địa điểm Lũng Hòa. Tại Lũng Hòa đã phát hiện được cả một khu mộ tập trung. Trong diênh tích hố khai quật không lớn lắm đã tìm thấy 12 ngôi mộ có những đặc điểm tương tự nhau, chứng tỏ chúng cùng thuộc 1 thời đại, một chủ nhân. Khu mộ địa cũng phân bố trong phạm vi cư trú, đất lấp mộ chưa nhiều di vật giống như các di vật tìm thấy trong tầng văn hóa và đồ tùy táng được chôn theo người chết.
Địa tầng:Có 5 loại hình di tích theo diễn biến địa tầng:
- Loại có một tầng văn hóa thuộc văn hóa Phùng Nguyên.
- Loại có địa tầng phát triển liên tục từ cuối Phùng Nguyên sang Đồng Đậu
- Loại di chỉ- xưởng phát triển từ cuối Phùng Nguyên sang Đồng Đậu.
- Loại di chỉ xan lẫn mộ táng.
- Loại mộ táng tách riêng khỏi di chỉ cư trú.
1.2.2.2 Niên đại
Có nhiều ý kiến khác nhau về niên đại của văn hóa Phùng Nguyên. Có thể tóm lược các ý kiến đó thành 2 loại sau:
1.Loại ý kiến thứ nhất cho rằng văn hóa Phùng Nguyên bắt đầu từ hậu kỳ đá mới và bước sang sơ kỳ đồng thau.
2. Loại ý kiến thứ hai cho rằng, căn cứ vào việc phân tích tổng thể các dấu tích văn hóa vật chất của các địa điểm thuộc văn hóa Phùng Nguyên thì văn hóa này không còn ở hậu kỳ đá mới nữa mà đã ở vào sơ kỳ thời đại đồng thau.
Đa số các nhà nghiên cứu đều theo quan điểm thứ hai. Như vậy văn hóa Phùng Nguyên có niên đại mở đầu từ cuối thiên niên kỷ thứ III trước công nguyên-đầu thiên niên kỷ thứ II trước công nguyên và kết thúc vào khoảng nửa đầu thiên niên kỷ thứ II trước công nguyên.
1.2.2.3 Các giai đoạn phát triển của văn hóa Phùng Nguyên
* Dựa trên việc phân tích loại hình hoa văn gốm của các nhóm di tích, cứ liệu địa tầng… Hà Văn Tấn và Hán Văn Khẩn đã xác lập 3 giai đoạn phát triển của văn hóa Phùng Nguyên.
- Giai đoạn sớm, có thể gọi là giai đoạn trước cổ điển, lấy Gò Bông, Gò Hện làm tiêu biểu. Di chỉ Đồng Chỗ ở vào thời điểm kết thúc của giai đoạn này,bắt đầu có yếu tố của giai đoạn sau.
- Giai đoạn giữa, có thể gọi là giai đoạn cổ điển, lấy Phùng Nguyên, An Đạo, Xóm Rền, Nghĩa Lập… làm tiêu biểu. Di chỉ Đồi Giàm ở vào thời điểm kết thúc của giai đoạn này.
- Giai đoạn cuối, có thể gọi là giai đoạn cổ điển.Có thể lấy lớp dưới Đồng Đậu, các di tích nhóm Tiêu Tương ở Bắc Ninh, Tiên Hội và Xuân Kiều ở Hà Nội làm tiêu biểu.
Tuy vậy cũng có ý kiến khác (chủ yếu dựa vào sự xuất hiện của dấu vết kim loại đồng) mà chia thành 2 giai đoạn phát triển.
- Giai đoạn Phùng Nguyên sớm, chưa tìm được đồ đồng hay hiện vật kim khí nào khác, thuộc thời đại đồng thau, vào thiên niên kỷ thứ III trước công nguyên.
- Giai đoạn Gò Bông muộn, thuộc sơ kỳ thời đại đông thau, vào cuối thiên niên kỷ thứ III-đầu thiên niên kỷ thứ II trước công nguyên. Đã có hợp kim đồng thiếc.
* Trong cuốn chuyên khảo về văn hóa Phùng Nguyên, Hoàng Xuân Chinh cũng thiên về ý kiến Phùng Nguyên sớm hơn Gò Bông.
Niên đại tuyệt đối: Từ một vài địa điểm của văn hóa Phùng Nguyên đã có một số niên đại C14:
- 01 niên đại C14 của di chỉ Đồng Đậu (lớp dưới) ở độ sâu 4m cho tuổi 3328 ± 100 năm cách ngày nay (tính từ năm 1950). Đây được coi là niên đại giai đoạn kết thúc của văn hóa Phùng Nguyên, tương đương giai đoạn đầu của văn hóa Đồng Đậu.
- 01 niên đại C14 ở Đồi Giàm (Phú Thọ), địa điểm cuối giai đoạn giữa của văn hóa Phùng Nguyên. Niên đại C14 ở đay khá muộn, 2900±60 năm cách ngày nay. Điều này được các nhà khai quật giải thích do mẫu than lấy trong một hố đất đen có thể là mộ, chứa đồ gốm sau Phùng Nguyên.
- 01 niên đại C14 ở Đồng Chỗ (Hà Tây), địa điểm thuộc giai đoạn Gò Bông, đầu Phùng Nguyên, 3800+60 năm cách ngày nay.
* Mới đây, đã có một số niên đại A M S của hai địa điểm Xóm Rền và Gò Hội, kết quả cụ thể như sau:
- Mẫu Gò Hội 4, than lấy ở đáy hố của địa điểm thuộc giai đọa sau của văn hóa Phùng Nguyên cho kết qủa 3590±50BP hay niên đại hiệu chỉnh 1930 trước công nguyên.
- Mẫu Gò Hội 8, than lấy ở đáy hố cho kết quả 3370±80BP
- Mẫu Xóm Rền 1,than lấy ở đáy lớp hai cho kết quả 3450±60.
- Mẫu Xóm Rền 2, than lấy ở gần mộ 2 cho kết quả 3770±60BP.
- Mẫu Xóm Rền 3, than lấy ở đáy lớp 2 cho kết quả 3360±40BP.
* Nguyễn Linh sắp xếp các di chỉ Phùng Nguyên vào hai bước trong giai đoạn hình thành nhà nước Văn Lang. Bước thứ nhất, tác giả lấy di chỉ An Đạo là điển hình, di chỉ Phùng Nguyên là mốc cuối cùng. Theo tác giả lúc này người Phùng Nguyên chưa biết kỹ thuật đúc đồng. Các di tích Lũng Hòa, Gò Bông, Nghĩa Lập được chọn làm các di tích tiêu biểu cho bước hai. Lúc này cư dân Văn Lang chuyển sang thời đại đồng thau.
* Theo Nguyễn Duy Tỳ, văn hóa Phùng Nguyên có hai giai đoạn phát triển sớm và muộn: giai đoạn Phùng Nguyên 1 và giai đoạn Phùng Nguyên 2. Phùng Nguyên 1 có các địa điểm Phùng Nguyên, Lê Tính, Gò Mả Muộn, Gò Chè, Hương Nộn (Gò Chùa), Núi Xây, Yên Tàng, Đinh Xá, Văn Điển, An Thượng, Phú Diễn.
Theo tác giả, giai đoạn 1 có đặc điểm sau:
- Công cụ đá nhỏ, không dài quá 5 cm.
- Vòng trang sức có đường kính bé, mỏng, tiết diện cắt ngang thường chỉ có hình vuông, chữ nhật hoặc hình tam giác.
- Mũi tên, mũi lao và qua chưa xuất hiện.
- Đồ gốm thường có đáy tròn, độ nung thấp và mỏng, hoa văn chủ yếu là rạch đơn giản, chấm dải, rạch các đường song song, đường xoáy ốc, các đường thẳng cắt chéo nhau thành hình tam giác, hoa văn chấm tròn, hoa văn in dây thừng mịn.
- Chưa tìm thấy vết tích đồng.
Giai đoạn Phùng Nguyên 2 gồm các địa điểm Lũng Hòa, Nghĩa Lập, Gò Bông, Thọ Sơn, Gò Chùa, Đồng Sấu, Ô Rô, An Đạo, Đôn Nhân, Đồng Đậu lớp dưới, Từ Sơn, Bãi Mèn, Đồng Dền lớp dưới, Đồng Lâm lớp dưới, An Thượng lớp trên. Đặc trưng của giai đoạn này là:
- Bắt đầu xuất hiện các loại vũ khí bằng đá như mũi tên, mũi lao và qua.
- Đục đá ra đời.
- Vòng trang sức có kích thước lớn, nhiều gờ nổi ở mặt vòng.
- Kỹ thuật khoan, cưa, mài phát triển rất cao.
- Hoa văn trang trí trên đồ gốm phong phú và đẹp: hoa văn làn sóng uốn lượn, hình chữ S, hình chữ C, hình mỏ neo, hình tam giác.
- Có vết tích đồng.
Như vậy tác giả đã sắp xếp các di tích của từng giai đoạn cụ thể và nêu đặc trưng của từng giai đoạn một.
* Chử Văn Tần cho rằng, văn hóa Phùng Nguyên trải qua các giai đoạn phát triển khác nhau, ít ra co hai loại hình.
Loại hình Gò Bông gồm các địa điểm An Đạo, Đôn Nhân, Phùng Nguyên, Nghĩa Lập, Đồng Sấu, Xóm Rền.
Loại hình Chùa Do gồm các địa điểm Chùa Gio, Văn Điển, Gò ấp, Đồng Dền lớp sát đất cái. Theo tác giả, đặc trưng của giai đoạn Gò Bông là: đồ án trang trí trên gốm theo những công thức chặt chẽ với những yếu tố hoa văn trang trí như hoa văn chấm tròn, chữ S, chữ X… Còn đặc trưng của giai đoạn Chùa Gio là: vẽ văn thô, rạch thô đơn giản cộng thêm văn sóng.
* Nguyễn Văn Hảo xếp các di tích Phùng Nguyên vào hai nhóm hay hai loại hình. Nhóm 1 hay loại hình Gò Bông bao gồm các địa điểm Ô Rô, Thọ Sơn, Phùng Nguyên, Gò Bông, An Đạo,An Thái, Xóm Rền, Thành Rền, Đôn Nhân, Nghĩa Lập… Nhóm 2 hay loại hình Chùa Gio gồm các địa điểm Chùa Gio, Khu Đường, Đồng Đậu lớp dưới, Lũng Hòa, Văn Điển, Đinh Xá, Núi Xây… Tác giả nêu lên 2 khả năng về mối quan hệ giữa 2 nhóm này: Đó là 2 loại hình tiêu biểu cho hai giai đoạn phát triển khác nhau. Và cuối cùng tác giả cho rằng: về cả 2 khả năng nói trên đến nay chúng ta vẫn chưa đủ căn cư khoa học để lựa chọn.
* Theo Diệp Đình Hoa, thời kỳ Hùng Vương phát triển qua 6 giai đoạn: Phùng Nguyên, Gò Bông, Đồng Đậu, Gò Mun, Đường Cồ, Đông Sơn. Như vậy ở đây các di tích của văn hóa Phùng Nguyên được xếp vào 2 giai đoạn sớm, muộn khác nhau: giai đoạn sớm -Phùng Nguyên, giai đoạn muộn-Gò Bông.
Việc phân chia giai đoạn văn hóa Phùng Nguyên của các nhà nghiên cứu khác nhau không chỉ do quan niệm khác nhau, cơ sở phân chia khác nhau, tài liệu ít mà còn là vì chúng ta chưa đủ điều kiện sử dụng các phương pháp khoa học tự nhiên nên chưa có được một hệ thống niên đại tuyệt đối đủ tin cậy để sắp xếp các di tích theo trật tự từ sớm đến muộn.
Tuy nhiên khi phân chia các giai đoạn phát triển của văn hóa Phùng Nguyên, các nhà nghiên cứu đứng trước một vấn đề khá phức tạp là phải lựa chọn cơ sở tư liệu nào để phân chia giai đoạn văn hóa Phùng Nguyên: đồ đá hay đồ gốm, các vết tích đồng, nền kinh tế nông nghiệp hay các nghề thủ công? Chọn một hay tất cả các loại di tích di vật của văn hóa Phùng Nguyên? Điều này thực sự khó khăn vì mỗi loại di tích di vật đều có ưu điểm và hạn chế của nó. Chính vì vậy nhiều nhà nghiên cứu đã dựa vào tài liệu gốm để phân chia các giai đoạn phát triển của văn hóa Phùng Nguyên. Căn cứ vào các tài liệu hiện có, văn hóa Phùng Nguyên sẽ được chia làm 3 giai đoạn phát triển sau:
- Giai đoạn Gò Bông
- Giai đoạn Phùng Nguyên
Giai đoạn Lũng Hòa
Giai đoạn Gò Bông
Các di tích thuộc giai đoạn Gò Bông thường phân bố ở hữu ngạn và tả ngạn sông Hồng.
Trước hết, ở các di tích nhất là Gò Bông và Xóm Rền thuộc giai đoạn này, ngoài phần lớn gốm mịn và thô còn xuất hiện loại gốm rất mịn. Loại gốm này tuy ít về số lượng, nhưng lại là những sản phẩm đạt độ tinh mỹ nhất của gốm Phùng Nguyên. Tỷ lệ loại gốm rất mịn ở các di chỉ Gò Bông,Thành Dền, Gò Hện và Đồng Chố rất ít. Các cuộc khai quật tại di chỉ Xóm Rền đã tìm được các loại bát bồng, thố rất đẹp và độc đáo.
Việc sử dụng đất sét rất mịn mà tạo được các loại gốm rất đẹp chứng tỏ kỹ thuật tìm, tuyển chọn, chế tạo chất liệu gốm rất cao của người Phùng Nguyên. Gốm làm bằng đất sét có cỡ hạt nhỏ thường có tính dẻo cao, co rất mạnh, nếu pha chế kém, sản phẩm tạo ra sau khi sấy khô, nung chín sẽ bị vênh méo hoặc vỡ nát. Song các di vật gốm thuộc loại này rất mỏng, tròn, đều, đẹp. Gốm mịn khá đều, màu đẹp, thường có màu đỏ hoặc nâu hơi xám. Sự hiện diện của “chất bột trắng” trong rãnh hoa văn khắc vạch và in chấm, lớp áo trắng trong lòng thố có thể coi là đặc trưng tiêu biểu của giai đoạn Gò Bông. Chất bột trắng bám khá chắc vào xương gốm chứng tỏ chất bột trắng là đát sét trắng hay hỗn hợp có đất sét trắng. Chất bột trắng trên không có sẵn trong tự nhiên, là chất do người Phùng Nguyên tạo ra để trang trí hoa văn và làm áo gốm.
Khác với các loại gốm khác, loại gốm mịn được trang trí bằng các loại hoa văn khắc vạch và văn thừng. Kỹ thuật khắc vạch đã đạt đến trình độ cao với các mô típ hoa văn chính- các đường viền bên ngoài, mà còn vạch bên trong các họa tiết ấy. Những nét vạch bên trong vừa ngắn lại vừa nông đều, nhỏ nên hoa văn tạo ra không kém vẻ đẹp như lối in, lăn, chấm. Nhiều khi nếu không nhìn kỹ người ta sẽ nhầm tưởng đó là hoa văn in. Đồng thời ở loại gốm này người ta còn dùng dây thừng hết sức mịn in lên bên trong các đường nết khắc vạch. Dây thừng mịn đến mức phải dùng kính lúp mới thấy được rõ ràng. Việc tạo hoa văn thừng này có thể được làm như sau: Trước hết in dấu thừng lên phôi gốm, sau đó dùng que vạch các họa tiết tùy ý; cuồi cùng người ta xóa bỏ dấu thừng ở phía ngoài họa tiết khắc vạch. Việc mài miết, xóa bỏ dấu thừng này lại tạo cho mặt gốm nhẵn bóng sau khi nung. Đây là lối tạo hoa văn rất độc đáo ở giai đoạn Gò Bông, rất ít gặp ở các giai đoạn khác.
Nét đặc sắc thứ hai là sự phổ biến các loại hoa văn khắc vạch trên nền văn thừng hay văn chải. Đường nét khắc vạch rất phóng khoáng nên hoa văn và đồ gốm thêm phần phong phú. Bằng cách khắc vạch- in lăn rất công phu và tỷ mỷ, người Gò Bông đã tạo ra được nhiều họa tiết hoa văn, nhiều đồ án hoa văn phức tạp.
Vẻ đẹp của loại hoa văn này có được một phần là do kỹ thuật đánh bóng láng tạo ra. Đánh bóng là lối trang trí phổ biến và độc đáo của gốm Gò Bông. Các đường, mảng đánh bóng chạy giữa các họa tiết hoa văn khắc vạch- in lăn hay khắc vạch có độ bóng láng rất cao.
Việc sử dụng các họa tiết đệm để điểm lấp các khoảng trống giữa các họa tiết hoa văn cũng là nết rất riêng trong trang trí gốm Gò Bông. Có nhiều kiểu loại họa tiết đệm khác nhau: hình tròn, hình tam giác, hình tim, hình bán nguyệt…Quy mô kích thước của họa tiết đệm rất khác nhau, tùy thuộc vào độ dài rộng của khoảng trống giữa các họa tiết hoa văn .
Mặt khác, ở đồ gốm Gò Bông bên cạnh các loại hoa văn rất đẹp còn có một số loại hoa văn rất thô, mộc mạc như hoa văn khắc vạch trên nền văn thừng, hoa văn khắc vạch trổ lỗ to thô.
Như vậy so với các giai đoạn khác đồ gốm Gò Bông có những khác biệt rõ rệt về chất liệu, loại hình, hoa văn và nghệ thuật trang trí hoa văn.
Ngoài ra đồ đá giai đoạn Gò Bông cũng có những khác biệt nhất định so với giai đoạn Phùng Nguyên. Người Gò Bông ít dùng đá nephelite màu đỏ mận chín hơn người Phùng Nguyên. Người Gò Bông phần nhiều dùng đá nephelite màu trắng ngà làm đồ trang sức.
Loại hình công cụ đá Gò Bông không được mài chế vuông thành sắc cạnh như công cụ Phùng Nguyên.
Giai đoạn Phùng Nguyên
Số lượng các di tích thuộc giai đoạn Phùng Nguyên nhiều hơn giai đoạn Gò Bông. Các di tích tiêu biểu thuộc giai đoạn này là Phùng Nguyên, Khu Đường, Gò Đồng Sấu, Xóm Rền, An Đạo, Gò Chùa, Thọ Sơn, Ô Rô, Đồi Giàm, Đôn Nhân, Đồng Gai, Nghĩa Lập, Gò Cây Táo, Văn Điển, Đồng Vông…
Vào giai đoạn Phùng Nguyên, loại gốm rất mịn gần như mất hẳn. Loại gốm làm bằng đất sét tương đối mịn, có kích thước lớn, có hoa văn đẹp xuất hiện. Các loại gốm này thường có màu xám đỏ, hạt to và thô hơn trước. Hoa văn khắc vạch kết hợp in chấm in lăn được thay thế bằng bằng hoa văn khắc vạch kết hợp với lối chấm thưa thành hàng thẳng rõ rệt. Đặc biệt dấu vết của chất bột trắng, loại gốm có áo trắng ở mặt trong hầu như biến mất.
Trong giai đoạn này, tuy có nhiều di chỉ, phân bố trên một không gian rộng lớn, có rất nhiều loại đồ gốm khác nhau, hoa văn phong phú nhưng một số họa tiết và đồ án trang trí đã tuân theo một quy tắc nhất định. Các hoa văn chữ S ở giai đoạn Gò Bông nay đã biến hóa thành những hoa văn mẫu. Lối vẽ phóng khoáng, tự do ở giai đoạn Gò Bông đến giai đoạn này hầu như không còn nữa. Các họa tiết hoa văn lúc này hình như đã được quy chuẩn hóa, quy cách hóa cả về mặt kết cấu đến lối trang trí và bố cục trên đồ đựng. Như thế có thể qua một thời gian sử dụng, thừa hưởng và sàng lọc, người Phùng Nguyên đã đưa trình độ tạo hoa văn đến đỉnh cao. Điêù này được thể hiện rõ nhất ở những họa tiết hoa văn chữ S liên kết để tạo thành băng trang trí gốm. Trình độ trang trí, mức độ chuẩn xác về trang trí của người Phùng Nguyên chặt chẽ hơn người Gò Bông.
Khác với Gò Bông, người Phùng Nguyên không ưa lối khắc vạch đè lên nền văn thừng. Cách khắc vạch kết hợp với chấm thưa theo hàng đã giúp người Phùng Nguyên tạo ra được nhiều họa tiết hoa văn rất đẹp, có kết cấu phức tạp nhưng lại rất uyển chuyển và hài hòa. Đồ đá Phùng Nguyên có khác biệt rõ rệt so với Gò Bông và Lũng Hòa. Loại đá Nephelite màu đỏ mận chín được sử dụng phổ biến ở Phùng Nguyên. Nhiều loại công cụ sản xuất cỡ nhỏ và đồ trang sức được làm bằng loại đá này. Trong khi giai đoạn Gò Bông, đồ trang sức phần nhiều là đá nephelite có màu trắng ngà hoặc trắng xanh.
Giai đoạn Lũng Hòa
Đây là giai đoạn kết thúc của văn hóa Phùng Nguyên, khác với hai giai đoạn trước, ở giai đoạn này, chúng ta có một số di chỉ có địa tầng để tìm hiểu sự chuyển tiếp từ cuối văn hóa Phùng Nguyên sang đầu văn hóa Đồng Đậu.
Giai đoạn Lũng Hòa có một số di tich tiêu biểu như Lũng Hòa, Gò Hội, Đồng Đậu lớp dưới cùng, Gò Diễn, Gót Rẽ, Chùa Gio, Phượng Hoàng, Bãi Mèn, Đình Chiền, Tiên Hội, Xuân Kiều, Đình Tràng lớp dưới, Gò Ghệ, Gò Dạ…
Lũng Hòa là giai đoạn phát triển tiếp nối sau giai đoạn Phùng Nguyên và chuyển nối lên đầu văn hóa Đồng Đậu.Do đó còn lưu lại nhiều sắc thái của Phùng Nguyên nhưng cũng nảy nở một số yếu tố văn hóa mới- văn hóa Đồng Đậu.
Trong giai đoạn Lũng Hòa vắng mặt hoàn toàn loại gốm mịn. Thay vào đó là sự xuất hiện của một loại gốm mới có màu hơi xám. Nhìn chung gốm có xu hướng ngày càng thô hơn.
Hoa văn gốm ở giai đoạn này trở nên nghèo nàn và đơn điệu. Văn thừng chiếm ưu thế tuyệt đối. Hầu như không thấy bóng dáng của các mô típ hoa văn khắc vạch kết hợp in chấm, in lăn của giai đoạn trước. Lúc này trên gốm chỉ còn thấy vài họa tiết khắc vạch đơn sơ kết hợp với lối in chấm. Trong giai đoạn Phùng Nguyên và Gò Bông, văn thừng thường rất mịn. Còn ở gốm Lũng Hòa ngoài các loại văn thừng mịn có một loại văn thừng to, thô, in sâu, chạy dọc hông của đồ đựng. Ngoài ra trên mảnh gốm ở giai đoạn này còn có một số mô típ hoa văn trang trí hoàn toàn chưa có ở hai giai đoạn trước. Đó là hoa văn khuông nhạc, hoa văn các đường tròn đồng tâm. Nhìn chung, gốm Lũng Hòa thiên về thực dụng hơn là thẩm mỹ. Các loại hình gốm trang trí cầu kỳ và đẹp. Như vậy, chuyển từ các họa tiết hoa văn ưa chuộng là các đường khắc vạch kết hợp in chấm- in lăn sang lối trang trí hoa văn khuông nhạc, hoa văn thừng to, thô, in sâu nét chẳng những là một sự chuyển biến lớn và sâu sắc về kỹ thuật trang trí, phong cách trang trí mà còn là sự thay đổi về quan niệm thẩm mỹ của con người lúc bấy giờ.
Như vậy, dựa vào tài liệu gốm chúng ta đã có đủ cơ sở để phân chia các giai đoạn phát triển của văn hóa Phùng Nguyên.
1.2.3.4 Đặc trưng về hiện vật trong văn hóa Phùng Nguyên.
Phùng Nguyên được coi là nền văn hóa vật chất mở đầu cho thời kỳ Hùng Vương dựng nước. Sau hơn 45 năm, một khối lượng di vật đồ sộ cực kỳ quý giá đã được phát hiện và nghiên cứu. Thông qua di vật, có thể thấy chủ nhân của văn hóa Phùng Nguyên là những người đã đạt đến trình độ phát triển cao của kỹ thuật chế tác đồ đá và đồ gốm. Về đồ đá, hầu như toàn bộ công cụ và đồ trang sức đều được mài nhẵn, kích thước nhỏ nhắn, đa dạng và tinh tế. Các kỹ thuật ghè đẽo, cưa, khoan, mài, tiện… có mặt đầy đủ trong quy trình chế tác đồ đá của người Phùng Nguyên và đã đạt đến trình độ điêu luyện. Thậm chí có thể nói rằng ở văn hóa Phùng Nguyên, kỹ thuật chế tạo đồ đá đã đạt đến đỉnh cao trong lịch sử của kỹ thuật chế tác đá tiền sử và sơ sử. Bên cạnh đó, qua kỹ thuật chế tác gốm cũng có thể thấy văn hóa Phùng Nguyên là một nền văn hóa khảo cổ mà chủ nhân của nó thực sự có tài năng sáng tạo trong nghề gốm.
Đồ đá:
Có người đã nói rằng: Nếu có một nghề thủ công nào để lại nhiều minh chứng nhất về kỹ thuật học, mà không những bằng chứng đó lại hầu như không bị hủy hoại bởi thời gian, hì đó chính là nghề sản xuất đồ đá. Cũng như vậy, ếu có một nền văn hóa khảo cổ nào hàm chứa nhiều tinh hoa hơn cả về kỹ thuật chế tác đá và sản phẩm đồ đá, thì đó chính là văn hóa Phùng Nguyên.
Di vật đá Phùng Nguyên hầu hết đều có kích thước nhỏ. Kể cả công cụ sản xuất cũng như đồ trang sức đều được chế tạo bằng các loại đá có độ rắn cao, màu sắc đẹp.
Đặc trưng về nguyên liệu và loại hình.
* Về vấn đề nguyên liệu đá trong văn hóa Phùng Nguyên:
Những tài liệu khảo cổ học cho biết rằng nguyên liệu dùng để chế tác đá của cư dân Phùng Nguyên rất đa dạng. Đó là các loại đá: Basalt, spilite, nephrite, gres, schist, jade,j asper. Họ không những biết lựa chọn các loại đá tốt mà còn có ý thức sử dụng từng loại đá sao cho thích hợp với từng loại công cụ hay đồ trang sức. Ví dụ, đá Basalt thường được sử dụng để chế tạp các loại công cụ có số lượng nhiều và kích thước lớn; đá nephrite chủ yếu để chế tạo đồ trang sức, đá sa thạch cát kết được sử dụng làm dao cưa, bàn mài; đá silic-jasper dùng làm mũi khoan. Tuy nhiên cũng phải nói thêm rằng, n._.hú đó lại được thể hiện trong những đồ án được tính toán rất chính xác.
Người Phùng Nguyên đã tạo ra những hình tượng không có thiên nhiên là mẫu. Nhưng chính những tư duy trừu tượng của người Phùng Nguyên, mà trong một chừng mực nào đó có thể gọi là tư duy khoa học của họ.
Nhiều người có thói quen khi đứng trước các hình tượng nghệ thuật của người nguyên thủy thì coi đó là sự biểu hiện một trình độ tư duy thất kém. Họ cho rằng những hình ảnh đó chỉ mang tính chất cụ thể, trực tiếp. Còn khi đứng trước các hình tượng sơ đồ hay trừu tượng, thì họ lại quy tất cả cho một thư tư duy sai lệch, mờ mịt. Hiện nay người ta cho rằng người Phùng Nguyên đã vượt quá xa thời kỳ đó. Họ đã tiến vào thời đại kim khí. Dưới bàn tay họ, rất nhiều đồ dùng kim khí bằng đá xinh xắn đã ra đời. Quan sát những vật phẩm bằng đá đó, chúng ta cho rằng họ đã có những máy khoan, tiện đơn giản. Có lẽ họ đã có thước đo và chắc chắn họ đạc có compa. Dấu vết của một loại compa nhỏ đã để lại trên đồ gốm có hoa văn hình sóng. Trong một số di chỉ thuộc một giai đoạn của văn hóa Phùng Nguyên, đường hoa văn hình sóng được vẽ cẩn thận. Chỗ những nếp sóng nhô lên hay lượn xuống được tạo thành bằng nửa đường tròn nhỏ, tâm đường tròn được xác định rõ ràng. Như vậy, người Phùng Nguyên đã biết tạo ra những hình học khá chính xác, thể hiện tư duy thẩm mỹ rất cao. Đồ gốm, công cụ đá và đồ trang sức đã nói lên được điều đó.
Trong nghệ thuật tạo hình, người Phùng Nguyên đã để lại cho chúng ta ngày nay rất ít các tác phẩm thuộc loại này. Tuy nhiên, mặc dù chỉ có số lượng ít nhưng qua các tác phẩm nghệ thuật tượng tròn, chúng ta cũng có thể nhận biết được người Phùng Nguyên đã có đầu óc tư duy nghệ thuật cao. Chính vì thế, tượng đầu gá bằng đất nung ở Xóm Rền - Gia Thanh hay tượng đầu bò ở Đồng Đậu… thực sự là những tác phẩm tạo hình có giá trị nghệ thuật để người đời sau có thể hiểu được về mỹ quan của cư dân Phùng Nguyên.
Có thể có người cho rằng nhận thức của người Phùng Nguyên có tính chất kinh nghiệm. Tuy nhiên chúng ta cũng phải thấy rằng mọi đồ án không thể được tạo ra một cách ngẫu nhiên, không suy nghĩ. Những đặc điểm chung cho các đồ án khác nhau chứng tỏ mối liên hệ giữa chúng mà cũng là mối liên hệ trong tư duy. Do đó, chúng ta có đủ lý do để phân tích trình độ tư duy của người Phùng Nguyên qua những sản phẩm của họ cũng như qua các hình tượng nghệ thuật của họ. Những hình tượng này vừa biểu hiện tư duy mỹ học vừa biểu hiện tư duy khoa học.
Những hoa văn trên đồ gốm, công cụ đá, đồ trang sức đã giúp chúng ta có được những hiểu biết nhất định về trình độ tư duy mỹ học của người Phùng Nguyên. Chính vì thế, những hiện vật văn hóa Phùng Nguyên nói chung và những hiện vật được trưng bày tại bảo tàng Hùng Vương nói riêng lại càng có ý nghĩa quan trọng hơn bởi đó thực sự là bằng chứng xác thực nhất để hiểu được cuộc sống nội tâm phong phú của người Phùng Nguyên.
3.1.3 Giá trị văn hóa
Hiện vật bảo tàng là vật mang thông tin xã hội hoặc thông tin khoa học. Nó là nguồn sử liệu quan trọng cung cấp những tri thức cần thiết về lịch sử tự nhiên, xã hội và về con người cho những ai tiếp cận với nó. Hiện vật bảo tàng nào cũng chứa đựng giá trị lịch sử, văn hóa nhất định. Vì thế, hiện vật bảo tàng là một bộ phận của di sản văn hóa dân tộc.
Những hiện vật được trưng tại bảo tàng Hùng Vương là những hiện vật gốc tiêu biểu của văn hóa Phùng Nguyên. Tìm hiểu và nghiên cứu những hiện vật này, chúng ta sẽ có được những hiểu nhất định về nền văn hóa Phùng Nguyên trên các mặt kinh tê nông nghiệp, thủ công nghiệp, nghệ thuật và kỹ thuật.
Những di vật văn hóa Phùng Nguyên được phát hiện tại các di chỉ đã cho chúng ta cái nhìn khá đầy đủ về cuộc sống của cư dâm Phùng Nguyên. Họ đã biết lựa chọn nơi sườn đồi gò ở vùng trung du và những khu đất cao ở vùng đồng bằng để lập làng, lập nghiệp lâu dài. Đó là vùng đất chuyển từ trung du xuống đồng bằng châu thổ sông Hồng. Đến nay các nhà khảo cổ học đã phát hiện được trên 50 địa điểm thuộc văn hóa này. Phần lớn các di tích Phùng Nguyên đã được phát hiện và nghiên cứu thuộc loại hình di chỉ cư trú.
Đặc trưng của những di vật đá đó là kích thước khá nhỏ nhắn nhưng người thợ Phùng Nguyên đã chứng tỏ kỹ thuật chế tác đá đạt đến đỉnh cao. Di vật có số lượng nhiều nhất là bôn đá hình tứ giác có lưỡi vát lệch về một bên. Bên cạnh đồ đá là đồ trang sức với số lượng phong phú và có mặt ở tất cả các địa điểm thuộc văn hóa Phùng Nguyên. Đồ trang sức được chế tạo bằng các loại đá ngọc Nepherite kết hợp với kỹ thuật khoan, mài… nên đây thực sự là những hiện vật đạt được sự hoàn mỹ cao.
Cách thức mai táng người chết trong hố nông ở lớp đất cái. Người chết nằm ngửa, tay chân duỗi thẳng. Hiện nay vẫn chưa tìm thấy đồ tùy táng mà chỉ có đồ trang sức. Người chết được chôn trong mộ huyệt sâu 0,9-5,2m. Đặc biệt có những huyệt còn có bậc ở thành. Trong mộ chôn theo nhiều kiểu gốm, đồ trang sức, công cụ đá.
Tìm hiểu kỹ hoa văn trên gốm trong văn hóa Phùng Nguyên, người ta còn thấy sự tương đồng giữa nghệ thuật Đông Sơn và nghệ thuật Phùng Nguyên. Từ đó chứng tỏ được truyền thống Phùng Nguyên trong văn hóa Đông Sơn. Trống đồng là một sáng tạo tuyệt vời và độc đáo của chủ nhân văn hóa Đông Sơn. Trống đồng đánh dấu một giai đoạn nở rộ của nền văn minh sông Hồng. Một bước nhảy vọt đã được thực hiện trong đời sống vật chất và tinh thần của tổ tiên người Việt. Trống đồng ra đời do kết qủa của một quá trình phát triển lâu dài, của nhiều yếu tố vật chất và tinh thần đã cấu thành nền văn minh sông Hồng.
Khi nói đến lịch sử luyện kim Việt Nam, chúng ta không thể không nhấn mạnh vai trò quan trọng của bộ lạc Phùng Nguyên. Theo các tài liệu đã biết tới nay thì chính cư dân Phùng Nguyên đã tìm được hợp kim đồng thau. Vì vậy hoàn toàn có cơ sở để cho rằng một di sản quý báu mà những người đúc trống đồng tiếp thu được ở người Phùng Nguyên là kỹ thuật chế tác đồng thau. Điều đặc biệt hơn là người ta đã tìm được mối liên hệ giữa hoa văn gốm Phùng Nguyên và hoa văn đồ đồng Đông Sơn. Ví dụ như đường chấm dải là một kiểu trang trí rất phổ biến trên trống đồng, gốm những chấm gần nhau nằm giữa hai đường song song.Trong khi đó,chủ nhân văn hóa Phùng Nguyên đã sử dụng khéo léo họa tiết này để trang trí đồ gốm. Người Phùng Nguyên thường trang trí họa tiết này trên một loại đồ đựng có hình dáng cũng như hoa văn rất gần gũi với đồ đồng. Những đặc điểm đó không những giải thích sự đồng nhất các hình thức biểu hiện nói trên mà nó còn chứng minh sự vững chắc của cộng đồng người Hùng Vương trong các mặt tâm lý và văn hóa tinh thần.
3.2 Mối quan hệ giữa văn hóa Phùng Nguyên và các nền văn hóa khác thông qua các di vật trưng bày tại Bảo tàng Hùng Vương
Văn hóa Phùng Nguyên phân bố trên một vùng khá rộng lớn ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Vùng trung tâm của văn hóa này bao gồm Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Tây, Hà Nội. Từ vùng trung tâm vày quanh vòng ra phía Đông Bắc, có thể văn hóa Phùng Nguyên có mặt ở Hải Phòng, quanh xuống phía nam có thể có ở Nam Định. Chính vì không gian phân bố rộng lớn như vậy mà văn hóa Phùng Nguyên có mối quan hệ rất chặt chẽ với các nền văn hóa cùng thời và các nền văn hóa tiếp sau đó.
Trong văn hóa Phùng Nguyên có nhiều tư liệu vất chất về các mối quan hệ giao, trao đổi với các vùng xung quanh. Với Trung Nguyên (Trung Hoa): Mối quan hệ (Giao lưu,tiếp xúc) văn hóa được thể hiện thông qua loại hình hiện vật bằng đá có tên gọi là nha chương. Nha chương là một hiện vật dùng trong nghi lễ ở Trung Quốc, thuộc văn hóa Thương,cách ngày nay 3700-3400 năm. Niên đại của nha chương Phùng Nguyên, theo kết quả xác định niên đại bằng C14, khoảng 4000 năm cách ngày nay, tức là ngang với đời Thương (Trung Quốc). Sự giống nhau đến từng chi tiết của nha chương Phùng Nguyên so với nha chương Trung Quốc chứng tỏ ảnh hưởng mạnh chủa văn hóa Thương đến văn hóa Phùng Nguyên. Theo Hà Văn Tấn, ảnh hưởng của văn hóa Thương đến văn hóa Phùng Nguyên, có thể đã theo con đường phía Tây, qua Tứ Xuyên, Vân Nam. Tuy nhiên cũng có thể theo con đường phía Đông, qua Quảng Châu, Quảng Tây. Theo Phạm Minh Tuyền: trong thực tiễn lịch sử đã hình thành nên hai luồng giao lưu, trao đổi chính là theo dọc sông Hồng và theo đường ven biển. Đối với qua, có lẽ sự ưu tiên là vùng ven biển,còn đối với chương (nha chương) có thể là cả hai về mặt giả thuyết. Còn theo rất nhiều nhà khảo cổ học Việt Nam,qua và nha chương Phùng Nguyên có thể do cư dân Phùng Nguyên tự chế tạo ra. Bởi vì:
- Các loại đá làm qua và nha chương Phùng Nguyên là những nguyên liệu quen thuộc mà người Phùng Nguyên sử dụng để chế tạo ra hành loạt công cụ và đồ trang sức.
- Cư dân Phùng Nguyên là những nhà sáng tạo dáng kỳ tài trong sản xuất hàng loạt công cụ sản xuất, vũ khí và đồ trang sức. Do đó họ không mấy khó khăn trong tạo dáng qua và nha chương.
- Nhìn chung, chất liệu đá, sự hoàn hảo của qua và nha chương Phùng Nguyên kém hơn Trung Quốc.
- Thời gian xuất hiện của qua và nha chương Việt Nam là khá sớm, cách ngày nay trên 4000 năm, không muộn hơn Trung Quốc.
Theo GS Hà Văn Tấn, sự giống nhau đến từng chi tiết giữa nha chương Việt Nam và nha chương Trung Quốc, là kết quả một sự giao lưu hay tiếp xúc văn hóa chứ không phải là hiện tượng đồng quy văn hóa. Như vậy có thể thấy ảnh hưởng của văn hóa Thương đến Việt Nam là khá sớm.
Quan sát những chiếc qua đá trong văn hóa Phùng Nguyên, các nhà nghiên cứu cho rằng đó là kết quả của sự giao lưu hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp với Nam Trung Quốc.
Như mọi người đã biết, qua xuất hiện ở Trung Nguyên Trung Quốc từ khá sớm, vào thời đại đồ đồng, từ đầu thiên niên kỷ thứ II trước công nguyên. Trong lúc Trung Nguyên ở thời đại đồ đồng thì Nam Trung Quốc vẫn ở hậu kỳ đá mới. Do đó, qua Trung Nguyên được làm bằng đồng còn qua Nam Trung Quốc được làm bằng đá. Từ đó có người cho qua đá ở Nam Trung Quốc được làm phỏng theo dạng qua đồng Trung Nguyên. Một số người khác thì cho rằng,qua xuất hiện từ thời đại đá mới và được làm bằng đá, như đã thấy ở Quảng Đông và Hoa Nam Trung Quốc. Việt Nam, qua đá xuất hiện ở nhiều di tích Phùng Nguyên và “dạng Phùng Nguyên”. Qua Phùng Nguyên có hai loại: loại giống giao găm và loại dạng mũi lao, mũi giáo. Qua được làm bằng nhiều loại đá khác nhau, như đá Nephrite màu hồng nhạt,đá cứng,màu xanh xám,đá mềm màu trắng xám. Mối quan hệ giữa qua đá Phùng Nguyên và qua đá Trung Quốc được lý giảI theo hai cách sau:
- Qua Phùng Nguyên do cư dân Phùng Nguyên chế tạo ra, mối quạn hệ với Trung Quốc nếu có , có thể là gián tiếp, chủ yếu do giao lưu học hỏi kinh nghiệm và kỹ thuật.
- Qua Phùng Nguyên gồm có hai loại: Loại sản xuất tại chỗ và loại được du nhập từ Trung Quốc vào.
Tuy nhiên hiện nay, các nhà khoa học của Việt Nan vẫn thiên về ý kiến thứ hai hơn.`
Từ cuối thiên niên kỷ thứ III trước công nguyên ở Bắc Việt Nam có nhiều văn hóa khảo cổ khác nhau như văn hóa Hạ Long ở vùng hải đảo và ven biển Quảng Ninh. Giai đoạn muộn của văn hóa náy phát triển song song với văn hóa Phùng Nguyên. Các văn hóa khác là văn hóa Bàu Tró vùng Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An; các nhóm di tích khảo cổ ở miền núi Việt Bắc, Tây Bắc và Trung Bộ và cả những di tích ngay trong khu vực phân bố của văn hóa Phùng Nguyên mà lại khác Phùng Nguyên như Gò Mả Đống - Gò Con Lợn… Những văn hóa này được phân biệt bằng một đặc điểm riêng biệt đẽ nhận thấy về đồ đá cũng như đồ gốm. Thấy rõ rệt nhất là văn hóa Hạ Long và văn hóa Phùng Nguyên. Kỹ thuật chế tác đá Hạ Long muộn mang nhiều nét tương đồng với kỹ nghệ đá Phùng Nguyên. Một số hiện vật Hạ Long giống hệt Phùng Nguyên như vòng đá thiết diện hình chữ T, bôn tứ giác nhỏ… Mặt khác, trong một vài địa đIểm Phùng Nguyên ở Phú Thọ, Hà Nội đã gặp những chiếc bôn có vai, có nấc Hạ Long. Sự có mặt của gốm xốp trong di chỉ văn hóa Phùng Nguyên ở vùng Hà Nội và Hà Bắc theo một số nhà nghiên cứu là sự biểu hiện của yếu tố biển.
Quan hệ giữa văn hóa Phùng Nguyên và văn hóa Hoa Lộc:
Trong các địa điểm Gò Ghệ và Gò Dạ(Phú Thọ), đã tìm được những mảnh gốm kiểu Hoa Lộc. Theo một số người, mối quan hệ Phùng Nguyên - Hoa Lộc đã được tìm thấy chắc chắn trong giai đoạn giữa của văn hóa Phùng Nguyên.
Sự tiếp xúc văn hóa giữa những cư dân của bộ lạc văn hóa Phùng Nguyên trung du và đồng bằng, văn hóa Hạ Long, văn hóa Hoa Lộc ven biển, có thể thực hiện qua nhiều phương thức, nhiều ngả đường, nhiều thời điểm. Đã có những sự cư trú xen kẽ giữa một số bộ lạc có văn hóa khác nhau và qua đó giao lưu tiếp xúc văn hóa càng được đẩy mạnh. Mối liện hệ giữa văn hóa Phùng Nguyên - Hạ Long - Hoa Lộc, rõ ràng là theo các chiều khác nhau và có các kiểu khác nhau. Chính sự tiếp biến văn hóa giữa bốn nhóm bộ lạc này là một trong những chìa khóa để tìm hiểu con đường phát triển văn hóa và lịch sử dân tộc người ở buổi đầu dựng nước.
Tuy chỉ có một số ít tư liệu, song bước đầu có thể xác lập mối quan hệ văn hóa Phùng Nguyên và một số di chỉ đương đại ở Đông Nam A bằng phương thức trao đổi ảnh hưởng văn hóa hay có thể bằng con đường thiên di.
Văn hóa Phùng Nguyên là cội nguồn, là cốt lõi của sự phát triển văn hóa giai đoạn muộn hơn. Nhiều loại hình gốm, đá Phùng Nguyên được coi là cổ típ cho các giai đoạn đầu như khuyên tai có mấu, loại hình mũi giáo đá…
Cư dân Phùng Nguyên là cư dân nông nghiệp, sống ở những làng định cư rộng và lâu dài, các ngành nghề thủ công đóng vai trò quan trọng. Những chứng cứ vật chất cũng cho thấy hái lượm và săn bắt những loại thú vừa và nhỏ, thủy sản… có vai trò không nhỏ trong đời sống hàng ngày. Trong các di tích Phùng Nguyên, đồ xương sừng không nhiều, song sự có mặt của những công cụ và vũ khí liên quan đến săn bắt, đánh cá cho thấy hoạt động khai thác tự nhiên giữ vai trò đáng kể trong đời sống người Phùng Nguyên.
Mối quan hệ giữa văn hóa Phùng Nguyên và văn hóa Mai Pha qua sưu tập rìu bôn tứ giác:
Văn hóa Mai Pha là văn hóa hậu kỳ đá mới, địa bàn phân bố chủ yếu trùng hợp với văn hóa Bắc Sơn thuộc tính Lạng Sơn, được phát hiện năm 1920 và khai quật năm 1996.
Tổng số rìu bôn tứ giác phát hiện được trong văn hóa Mai Pha là rất nhiều. Căn cứ vào kích thước công cụ có thể chia thành 3 nhóm: lớn, trung bình và nhỏ. Với sưu tập Phùng Nguyên, chúng ta có thể hình dung ra được phần nào các tương đồng về kích thước giữa sưu tập rìu bôn Mai Pha và sưu tập rìu tứ giác Phùng Nguyên. Trong nhóm công cụ lớn,các mẫu Phùng Nguyên dầy hơn, vì thế góc lưỡi cũng lớn hơn. Như vậy loại công cụ này thô hơn các công cụ cùng loại trong văn hóa Mai Pha. Trong nhóm thứ hai, độ dày của công cụ Mai Pha lớn hơn chút ít, góc lưỡi của nó lại nhỏ hơn đáng kể. Qua bộ sưu tập rìu bôn tứ giác, văn hóa Mai Pha đã thể hiện những mối liên hệ , quan hệ văn hóa, truyền thống với các văn hóa hậu kỳ đá mới, sơ kỳ kim khí ở vùng đồng bằng, ven biển Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và vùng trung du nước ta rất rõ nét. Nhưng tương đồng không thể phủ nhận về tính chất, đặc trưng văn hóa in đậm nét trên bộ sưu tập rìu bôn tứ giác Mai Pha - Hoa Lộc - Phú Lộc, và đặc biệt là văn hóa Phùng Nguyên. Về niên đại, có thể văn hóa Mai Pha và văn hóa Phùng Nguyên tồn tại trên cùng một bình tuyến, nhưng về tính chất văn hóa lại có những khác biệt. Mai Pha là một văn hóa thung lũng vùng núi vì vậy vùng đồng bằng sông Hồng, ở văn hóa Phùng Nguyên đã manh nha một thời đại mới một nền văn minh sơ khai thì Mai Pha có thể vẫn tồn tại trong khung cảnh của một văn hóa hậu kỳ đá mới. Vì vậy, mối liên hệ giữa Mai Pha và Phùng Nguyên là mối liên hệ giữa trung tâm và vùng ảnh hưởng.
3.3 Văn hóa Phùng Nguyên - tiền đề cơ bản cho sự phát triển của các giai đoạn văn hóa tiếp theo.
Việc phát hiện và khai quật các di chỉ tầng văn hóa Phùng Nguyên đã giúp các nhà khoa học xây dựng một phổ hệ khá chắc chắn về các văn hóa tièn Đông Sơn trong vùng lưu vực sông Hồng: Phùng Nguyên - Đồng Đậu - Gò Mun.Một con đường tiến lên văn minh Đông Sơn đã được vạch rõ và bước khởi đầu của con đường đó là văn hóa Phùng Nguyên.
- Văn hóa Đồng Đậu được gọi theo tên di chỉ Đồng Đậu thuộc xã Minh tân, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Di tích được phát hiện năm 1961, khai quật nhiều lần với tổng diện tích 500m2. Văn hóa Đồng Đậu được xác lập và là nền văn hóa thuộc trung kỳ thời đại đồng thau.
Các di tích Đồng Đậu phân bố về cơ bản trùng hợp với địa bàn cư trú của văn hóa Phùng Nguyên với sự mở rộng về phía trung và hạ châu thổ. Các di tích tập trung ở những đồi gò không cao, bên các đầm hồ,ven lưu vực các sông suối như sông Hồng , sông Lô, Sông Đuống… Một số địa điểm có tầng văn hóa dày, diện tích rộng lớn, nhất là những địa điểm phân bố về phía Đông từ Việt Trì xuôi xuống như các địa điểm Đồng Đậu, Thành Rền…
Cũng như văn hóa Phùng Nguyên, các di tích của văn hóa Đồng Đậu cũng có những đặc điểm riêng của nó. Dựa vào phân bố các yếu tố văn hóa trước và sau Đồng Đậu, có thể thấy ba loại di tích:
+ Di tích phản ánh sự tồn tại của văn hóa Phùng Nguyên muộn - Đồng Đậu sớm.
+ Di tích chủ yếu chứa tầng văn hóa thuộc văn hóa Đồng Đậu.
+ Di tích có tầng văn hóa chuyển từ Đồng Đậu sang Gò Mun.
Như vậy, văn hóa Đồng Đậu có ba nhám di tích cơ bản, mỗi nhóm thể hiện một giai đoạn phát triển nhất định. Những di tích văn hóa thời đại đồng thau, sắt sớm ở trung du và châu thổ sông Hồng qua địa bàn phân bố, cơ cấu tầng văn hóa của mình, cho thấy có một sự phát triển nội tại, liên tục và khá ổn định. Đó là một nguồn mạch văn hóa chính, là nền tảng chính trong khi tiếp nhận những nguồn, dòng văn hóa khác.
Đặc trưng văn hóa:
* Đồ gốm: Nghề gốm vẫn là nghề sản xuất thủ công quan trọng. Trong tầng văn hóa, mảnh gốm tìm thấy với khối lượng lớn. Trong giai đoạn đầu, gốm ít nhiều vẫn tiếp tục theo truyền thống Phùng Nguyên song đã có những thay đổi rõ trong tạo dáng và hoa văn.
Chất liệu gốm văn hóa Đồng Đậu có phần khác so với Phùng Nguyên. Đó là sự vắng mặt của gốm mịn kiểu Gò Bông. Kỹ thuật chủ yếu được làm bằng bàn xoay. Phong cách tạo dáng của người Đồng Đậu có xu thế giảm dần chiều cao, tăng dần chiều rộng. Về hoa văn gốm, đồ gốm Đồng Đậu vẫ được trang trí văn thừng như giai đoạn trước. Tuy nhiên có một số mô típ hoa văn trang trí mới như: kiểu khuông nhạc, đường tròn đồng tâm, sóng đơn hay gấp khúc… Những mô típ hoa văn này chúng ta đã gặp trong gốm Phùng Nguyên, nhưng chỉ có điều trong văn hóa Đồng Đậu kiểu hoa văn này có phần phức tạp hơn và có phần sáng tạo hơn.
* Đồ đá: Trong các địa điểm văn hóa Đồng Đậu, đồ đá vẫn chiếm một tỷ trọng đáng kể. Tuy vậy so sánh với văn hóa Phùng Nguyên trong đó ta có thể thấy sự suy thoái về chất liệu cũng như kỹ thuật chế tác.
Đồ trang sức bằng đá ngày càng được hoàn thiện về hình dáng. Bên cạnh đó còn xuất hiện một số loại hình mới hay yếu tố mới của các loại hình đã quen thuộc.
* Đồ đồng: Bước sang văn hóa Đồng Đậu, một kỹ thuật luyện kim đúc và chế tác đồ đồng có sự phát triển đột biến. Trong số hàng chục di tích văn hóa Phùng Nguyên được khai quật chưa có di tích nào phát hiện được những công cụ đồng hoàn hảo. Chứng tỏ người Phùng Nguyên dù đã biết đến một thứ nguyên liệu ưu việt là đồng, song để chế tác được một công cụ đồng có hình dáng như công cụ đá thì họ chưa là được. Đến văn hóa Đồng Đậu, ngay từ buổi đầu, người ta đã làm được những công cụ đồng hoàn chỉnh, hiện vật đồng thau đã có mặt trong nhiều địa điểm văn hóa Đồng Đậu. Như vậy,trong giai đoạn đầu của văn hóa Đồng Đậu đã kế thừa và phát huy những cơ sở từ trước đó (văn hóa Phùng Nguyên).
Văn hóa Đồng Đậu về cơ bản có quan hệ nguồn gốc với văn hóa Phùng Nguyên, có sự tham gia của những yếu tố văn hóa khác như nhóm Mả Đống - Gò Con Lợn - Đoan Thượng. Người Đồng Đậu đã kế thừa những truyền thống văn hóa xưa và đã phát triển lên một bước cao hơn. Thể hiện rõ rệt nhất là sự phát triển phổ biến của nghề luyện kim đồng, sự phát triển của nghề gốm. Tất cả những thành tựu của người Đồng Đậu đã tạo tiền đề cho sự phát triển của giaiđoạn Gò Mun.
- Văn hóa Gò mun: Dấu vết đầu tiên của văn hóa Gò Mun được biết đến năm 1961. Những di tích của văn hóa Gò Mun chủ yếu phân bố trên các đồi gò thấp gần sông suối và đầm hồ. Cũng như văn hóa Đồng Đậu, văn hóa Gò Mun phân bố trên phạm vi không rộng lắm, không chiếm lĩnh được toàn bộ vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ.
Các địa điểm văn hóa Gò Mun phân bố chủ yếu ở vùng chuyển tiếp từ trung du xuống châu thổ sông Hồng. Địa vực cư trú của người Gò Mun là sự trùng hợp rồi mở rộng không gian sinh tồn của người Phùng Nguyên và đồng Đậu trước đó. Sang thời đại Đông Sơn, địa bàn này lại được mở rộng thêm ra.
Văn hóa Gò Mun ra đời và phát triển vào giai đoạn cuối cùng của văn hóa Đồng Đậu. Hiện vật giai đoạn cuối văn hóa Đồng Đậu và Gò Mun cho thấy những tiếp nối, kế thừa cũng như sự thay đổi và xuất hiện những yếu tố văn hóa mới. Dựa vào những ý kiến khác về niên đại, những niên đại C14 của các địa điểm, phân tích loại hình di tích, di vật, Hà Văn Phùng cho rằng văn hóa Gò Mun có thể bắt đầu hình thành vào 1100 đến 1000 năm trước công nguyên, và niên đại kết thúc của nố là 800 đến 700 năm trước công nguyên.
Đặc trưng văn hóa:
*Đồ gốm:Đát sét pha cát và các loại tạp chất khác, được chọn và lọc kỹ cho nên có độ kết dính cao. Độ nung vào khoảng 800-900 độ. Kỹ thuật làm đồ gốm là bàn xoay kết hợp với nặn tay. Người Phùng Nguyên sản xuất đồ gốm chủ yếu là đồ đun nấu, đồ đựng. Hoa văn trang trí gốm Gò Mun vẫn được tạo bằng những phương pháp truyền thống: Đập, lăn, in, ấn, khắc vạch và đắp nổi. Đa số thân và đáp có văn thừng đập, lăn hay đập nan chiếu. Văn khắc vạch kết hợp in hình tròn nhỏ trang trí chủ yếu bên trong thành miệng. Hoa văn Gò Mun có phong cách hình học rõ ràng,gẫy góc, giản đơn.
* Đồ đá: Việc sử dụng công cụ đá hay đồ trang sức bằng đá vẫn chưa chấm dứt trong văn hóa Gò Mun, tuy nhiên số lượng di vật không nhiều. Kỹ thuật chế tác đá đang ở bước đường suy thoái, hình loại kém phong phú. Dù sao, nguyên liệu đá vẫn giữ vai trò nhất định trong đời sống của người Gò Mun. Đồ đá vẫn còn chiếm tỷ lệ khá cao so với đồ đồng thau. Công cụ đá có kích thước lớn và trung bình. Loại rìu chiếm số lượng lớn, gồm các loại tứ giác, hình thang, có vai và có nấc. Sự có mặt của rìu ở các giai đoạn Phùng Nguyên - Đồng Đậu - Gò Mun theo các nhà nghiên cứu là biểu hiện của những yếu tố văn hóa khác nhau, tạo nên một nền văn hóa chung mang tính truyền thống từ Phùng Nguyên đến Đông Sơn ở lưu vực sông Hồng.
* Đồ đồng: Nghề đúc đồng và việc sử dụng đồng đã đóng vai trò rất quan trọng trong văn hóa này. Tiếp thu những thành tựu từ các giai đoạn trước, người Gò Mun đã hoàn chỉnh và nâng cao kỹ thuật luyện đồng. Cách chế tạo chủ yếu là đúc bằng khuôn hai mang với hiện vật có kích thước lớn và sử dụng kỹ thuật gia công nguội, giũa đối với những di vật nhỏ… Có thể nói đến văn hóa Gò Mun là loại hình công cụ đồng đã bắt đầu đa dạng hóa. Nhiều chủng loại mới xuất hiện và chức năng được xác định. Tất cả là tiền thân của những loại công cụ vũ khí tương tự, phổ biến trong văn hóa Đông Sơn.
Như vậy có thể thấy rằng văn hóa Gò Mun một mặt có quan hệ cội nguồn với văn hóa Đồng Đậu trước đó, điều này được các nhà khai quật nhận thấy qua sự phát triển của các loại hình di vật và tư liệu địa tầng ở di chỉ Đồng Đậu. Trong những chuyển tiếp giữa văn hóa Đồng Đậu và văn hóa Gò Mun đã phát hiện được nhiều loại di vật, đặc biệt là gốm thể hiện tính hỗn hợp kế thừa chuyển giao văn hóa.
Trên cơ sở tư liệu hiện nay, các nhà nghiên cứu cho rằng chưa thể làm sáng tỏ vai trò của những yếu tố khác Đồng Đậu tham gia vào sự chuyển biến, hình thành của văn hóa Gò Mun. Văn hóa Gò mun mặt khác lại là cơ tầng, cội nguồn bản địa của sự hình thành và phát triển của văn hóa Đông Sơn. Nhiều yếu tố văn hóa Đông Sơn đã được định hình ngay trong lòng văn hóa Gò Mun. Sự phát triển của nghề đúc đồng và luyện kim đồng cũng là bằng chứng vật chất rõ ràng để khẳng định văn hóa Đông Sơn hình thành trên cơ sở các nền văn hóa đồng thau trước đó. Ngoàira còn có những yếu tố văn hóa đồng thau ở các khu vực sông Mã, sông Cả tham gia vào quá trình này. Những tín hiệu của các mối giao lưu trong khu vực Đông Nam A giữa các nền văn hóa đương đại chúng ta cũng đã thấy đâu đó trong một số loại hình gốm đá, đồng ngay từ những giai đoạn văn hóa tiền Đông Sơn để đặc biệt mở rộng, đẩy mạnh trong văn hóa Đông Sơn.
Kết luận
Tìm hiểu về văn hóa Phùng Nguyên qua những hiện vật được trưng bày tại bảo tàng Hùng Vương thực sự là một quá trình đem lại nhiều tri thức và nhiều điều thú vị. Tiếp xúc với các hiện vật trưng bày tại đây, chúng ta không chỉ hình dung ra được mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Phùng Nguyên mà còn hiểu được truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta. Những giá trị đó đã được những cư dân văn hóa Phùng Nguyên xây dựng nên trong buổi sơ khai hình thành nhà nước Văn Lang - Âu Lạc.
Trong giai đoạn Phùng Nguyên, vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ nói riêng và trên miền Bắc Việt Nam nói chung có nhiều bộ lạc hoặc liên minh bộ lạc sinh sống, sáng tạo nên nhiều nền văn hóa khảo cổ phân bố ở các miền khác nhau. Trong đó, chủ nhân văn hóa Phùng Nguyên đã sinh sống ở một phần đồng bằng và trung du Bắc Bộ có trình độ cao hơn cả. Cư dân Phùng Nguyên phát triển đến thời kỳ Đồng Đậu đã hòa hợp với các nhóm, các bộ lạc khác nhau mà sáng tạo nên văn hóa Gò Mun và sau đó là văn hóa Đông Sơn nổi tiếng. Vì vậy, chúng ta có thể nhận định nếu như văn hóa Phùng Nguyên là khởi nguồn của sự hòa hợp mạnh mẽ trên thì văn hóa Đông Sơn chính là điểm cuối của quá trình đó. Tất cả đã tạo điều kiện cho sự ra đời một quốc gia thực sự, đứng đầu là các Vua Hùng.
Sau gần 50 năm phát hiện và nghiên cứu, chúng ta đã bước đầu tìm hiểu được cội nguồn của văn hóa Phùng Nguyên. Ba dòng sông : sông Đà, sông Hồng, sông Lô đã đưa nước về hội tụ ở ngã ba Việt Trì, và có lẽ chính các cộng đồng cư dân đã tạo dựng nên văn hóa Phùng Nguyên từ đây. Từ thời Phùng Nguyên, ngã ba Việt Trì nói riêng, châu thổ Bắc Bộ nói chung thật sự là nơi “ hội nhân hội thủy” . Cư dân Phùng Nguyên là những người đầu tiên xây móng đắp nền để cho châu thổ Bắc Bộ trở thành cái nôi của các nền văn minh truyền thống dân tộc : Văn minh Việt cổ, văn minh Đại Việt và văn minh Việt Nam.
Phần trưng bày văn hóa Phùng Nguyên với 139 hiện vật, đó là những hiện vật vô giá, phong phú về chủng loại, đa dạng về kiểu dáng của các công cụ sản xuất, dụng cụ sinh hoạt, với các chất liệu đá, gốm, xương. Đặc biệt có những hiện vật quý hiếm trong toàn quốc như nha chương ở Phùng Nguyên, tượng đầu gà ở Xóm Rền, các họa tiết trang trí tinh xảo trên đồ gốm, đồ trang sức bằng đá… đã gây được ấn tượng cho những ai chưa một lần chứng kiến những di sản quý giá của buổi khởi nguyên nền văn minh thời đại các Vua Hùng. Chỉ tiếc rằng, phần trưng bày văn hóa Phùng Nguyên có ý nghĩa như vậy nhưng hiện nay thủ pháp trưng bày tại bảo tàng Hùng Vương còn quá đơn giản và lạc hậu. Trong phần trưng bày này vẫn sử dụng những thiết bị trưng bày bảo tàng những năm 90. Chính vì thế, các thiết bị này chưa thực sự làm nổi bật giá trị và ý nghĩa của những hiện vật. Nên chăng, bảo tàng Hùng Vương cần có sự đầu tư nhiều hơn về hình thức để phần trưng bày thực sự thu hút được khách tham quan. Hi vọng trong thời gian sắp tới, bảo tàng sẽ khắc phục được những tồn tại trong trưng bày, để phần trưng bày về nền văn hóa Phùng Nguyên cũng như những nội dung trưng bày khác tại bảo tàng ngày càng hoàn thiện hơn.
Mặc dù còn tồn tại nhiều hạn chế trong nội dung cũng như hình thức, song không thể phủ nhận được những điều ý nghĩa mà mọi người có được khi tham quan phần trưng bày này. Tìm hiểu nền văn hóa Phùng Nguyên chính là tìm hiểu về cội nguồn dân tộc Việt. Tham quan phần trưng bày văn hóa Phùng Nguyên tại bảo tàng Hùng Vương chính là một cách để có được những tri thức vô cùng quý báu đó.
Trường đại học văn hóa hà nội
Khoa bảo tàng
Phụ lục
khóa luận tốt nghiệp
đặng mỹ trang
Hà nội 6 - 2006
Danh mục tài liệu tham khảo
Hoàng Xuân Chinh, Nguyễn Ngọc Bích. Di chỉ khảo cổ học Phùng Nguyên, NXB Khoa học xã hội năm 1978.
Hoàng Xuân Chinh. Vĩnh Phú thời tiền sơ sử, Sở VHTT – TT Phú Thọ năm 2000.
Hoàng Xuân Chinh. Một sô bảo cáo về khảo cổ học Việt Nam, Đội Khảo cổ học xuất bản năm 1966.
Lâm Thị Mỹ Dung. Thời đại đồ đồng, NXB Đại hoc Quốc gia Hà Nội năm 2004.
Lê Xuân Diệm. Các giai đoạn phát triển văn hóa thời Hùng Vương, Khảo cổ học số 9.
Lê Xuân Diệm., Hoàng Xuân Chinh. Di chỉ khảo cổ học Đồng Đậu, NXB Khoa học xã hội năm 1983.
Nguyễn Đăng Duy. Văn hóa Việt Nam buổi đầu dựng nước, NXB Hà Nội năm 2003.
Lê Văn Hảo. Hành trình về thời đại Hùng Vương dựng nước, NXB Thanh Niên năm 1982.
Phạm Lý Hương. Chất liệu gốm và phương pháp nghiên cứu nó, Khảo cố học số 4 năm 1989.
Lê Văn Lan, Phạm Văn Kỉnh, Nguyễn Linh. Những vết tích đầu tiên của thời đại đồ đồng thau ở Việt Nam. NXB Khoa học xã hội năm 1963.
Hà Văn Phùng, Nguyễn Duy Tỳ. Di chỉ khỏa cổ học Gò mun. NXB Khoa học xã hội năm 1982.
Hà Văn Phùng, Trần Thị Bằng. Các di chỉ khảo cổ học trên vùng đồi Vĩnh Phú năm 1974. Khảo cổ học số 16 năm 1974.
Đặng Phong. Kinh tế thời nguyên thủy ở Việt Nam, NXB Khoa học xã hội năm 1970.
14. Hán Văn Khẩn. Văn hóa Phùng Nguyên, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2005.
15. Hán Văn Khẩn. Thử phân giai đoạn văn hóa Phùng Nguyên qua tài liệu gốm, Khảo cổ học số 19 năm 1976.
16. Hà Văn Tấn. Những chiếc “nha chương” trong văn hóa Phùng Nguyên, Khảo cổ học số 2 năm 1993.
Hà Văn Tấn. Một số vấn đề về văn hóa Phùng Nguyên, NCLS số 1 năm 1968.
Hà Văn Tấn. Người Phùng Nguyên và đối xứng, Khảo cố học số 3 năm 1969.
Hà Văn Tấn (chủ biên). Khảo cổ học Việt Nam – Tập 2 – Thời đại kim khí Việt Nam, NXB Khoa học xã hội năm 1999.
Hà Văn Tấn. Theo dấu các văn hóa khỏa cổ. NXB Khoa học xã hội năm 1997.
Hà Văn Tấn. Văn hóa Phùng Nguyên và vấn đề nguồn gốc dân tộc Việt, Dân tộc học số1 năm 1975.
Phạm Văn Kỉnh. Thời kỳ Hùng Vương, Viện bảo tàng Lịch sử năm 1972.
15. Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Diệp Đình Hoa. Khảo cổ học, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp năm 1978.
16. Tìm hiểu văn hóa Phùng Nguyên, Sở VHTT – TT Phú Thọ năm 2001.
17. Thời đại Hùng Vương, NXB Khoa học xã hội năm 1973.
18. Thời đại Hùng Vương, NXB Khoa học xã hội năm 1976.
19. Hùng Vương dựng nước, tập I, NXB Khoa học xã hội năm 1970.
20. Hùng Vương dựng nước, tập II, NXB Khoa học xã hội năm 1972.
21. Hùng Vương dựng nước, tập III, NXB Khoa học xã hội năm 1973.
22. Hùng Vương dựng nước, tập IV, NXB Khoa học xã hội năm 1974.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32656.doc