Đề tà i nghiên cứu khoa học GVHD: Th.s Nguyễn Th ị Cúc
Đề tà i nghiên cứu khoa học Created by Phạm Xuân Thủy 1
Lời Cảm Ơn
Đề tài này được hoàn thành nhờ sự giúp đỡ tận tình và có hiệu quả của quí
thầy cô và học sinh khối lớp 11 trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu.
Xin chân thành cảm ơn :
Thạc sĩ : NguyễnThị Cúc
o Cùng toàn thể quí thầy cô, học sinh khối lớp 11 Trường THPT Chuyên
Thoại Ngọc Hầu.
o Ban Giám Hiệu Trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu.
o Quý thầy cô đóng góp xây dựng
49 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2841 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Tìm hiểu những ảnh hưởng của gia đình đến việc học tập và rèn luyện đạo đức cho HS khối 11 trường Trung học phổ thông (THPT) chuyên Thoại Ngọc Hầu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề cương & góp ý xây dựng cho đề tài.
o Ban Giám Hiệu Trường Đại Học An Giang.
Phạm Xuân Thủy
Đề tà i nghiên cứu khoa học GVHD: Th.s Nguyễn Th ị Cúc
Đề tà i nghiên cứu khoa học Created by Phạm Xuân Thủy 2
MỤC LỤC Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu.......................................................................... 2
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ................................................. 2
4. Giả thuyết khoa học ........................................................................... 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................... 3
6. Các phương pháp nghiên cứu .......................................................... 3
7. Những đóng góp mới mẻ của đề tài ................................................. 4
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA
GIA ĐÌNH ĐẾN VIỆC HỌC TẬP VÀ RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỨC...............5
1. Vài nét về lịch sử của vấn đề nghiên cứu ........................................ 5
2. Các quan điểm về gia đình ................................................................ 7
2.1. Khái niệm gia đình ................................................................. 7
2.2. Đặc trưng của gia đình .......................................................... 8
2.3. Các loại gia đình..................................................................... 9
2.4. Các chức năng cơ bản của gia đình..................................... 9
2.5. Những điều kiện cần thiết cho giáo dục gia đình................ 11
2.6. Những nhân tố ảnh hưởng đến chức năng xã hội hóa
hình thành nhân cách con người ............................................... 11
2.7. Một số phương pháp cơ bản trong giáo dục gia đình ........ 12
3. Đặc điểm tâm lí lứa tuổi đầu thanh niên........................................... 13
Kết luận chương 1 14
Chương 2: THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA GIA ĐÌNH ĐẾN
VIỆC HỌC TẬP VÀ RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH
KHỐI LỚP 11 TRƯỜNG THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU.............15
1. Vài nét về khách thể nghiên cứu....................................................... 15
Đề tà i nghiên cứu khoa học GVHD: Th.s Nguyễn Th ị Cúc
Đề tà i nghiên cứu khoa học Created by Phạm Xuân Thủy 3
2. Khảo sát ảnh hưởng của gia đình đến việc học tập và rèn luyện
đạo đức cho học sinh ........................................................................ 16
2.1. Xây dựng câu hỏi khảo sát và cách xử lí số liệu................. 16
2.1.1. Xây dựng phiếu điều tra.............................................. 16
2.1.2. Cách xử lí số liệu ......................................................... 17
2.2. Nhận xét kết quả khảo sát thực trạng ảnh hưởng của
gia đình đến việc học tập và rèn luyên đạo đức cho học sinh.. 17
2.2.1. Bảng tổng hợp số liệu (Phụ Huynh)........................... 18
2.2.2. Bảng tổng hợp số liệu (Học Sinh) .............................. 19
2.2.3. Biểu đồ kết quả học tập và hạnh kiểm của học sinh 21
3. Những nguyên nhân của ảnh hưởng tốt và chưa tốt của gia đình
đến việc học tập và rèn luyện đạo đức ............................................. 22
3.1. Nguyên nhân của ảnh hưởng tốt .......................................... 22
3.2. Nguyên nhân của ảnh hưởng không tốt .............................. 23
Kết luận chương 2 25
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY TÁC DỤNG GIÁO DỤC
GIA ĐÌNH VÀ NHÀ TRƯỜNG ĐẾN VIỆC HỌC TẬP VÀ RÈN LUYỆN
ĐẠO ĐỨC CỦA HỌC SINH....................................................................26
1. Các giải pháp phát huy ảnh hưởng tích cực của gia đình
đến việc học tập và rèn luyện đạo đức ............................................ 26
2. Các giải pháp phát huy sự kết hợp giáo dục giữa
nhà trường và gia đình...................................................................... 29
Kết luận chương 3 ...................................................................................31
PHẦN KẾT LUẬN VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT
1. Kết luận .... .......................................................................................... 32
2. Ý kiến đề xuất ..................................................................................... 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................35
PHỤ LỤC .......... ....................................................................................36
Đề tà i nghiên cứu khoa học GVHD: Th.s Nguyễn Th ị Cúc
Đề tà i nghiên cứu khoa học Created by Phạm Xuân Thủy 4
PHẦN I :
Những Vấn Đề Chung
J K
1. Lí do chọn đề tài:
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ ngày nay đã tạo ra
sự thay đổi nhanh chóng trong đời sống xã hội của con người nói chung và của
người dân Việt Nam nói riêng. Sự thay đổi đó cộng với sự giao lưu về kinh tế,
về văn hoá giữa các quốc gia trong cùng khu vực và giữa các quốc gia trên
phạm vi toàn thế giới đã góp phần thúc đẩy sự phát triển về trình độ nhận thức
của gia đình, thúc đẩy sự phát triển về giáo dục con cái của gia đình cũng như
góp phần đẩy lùi các thói quen, tập quán cũ lạc hậu đã tồn tại rất lâu trong phần
lớn các gia đình trước đây.
Gia đình đóng một vai trò quan trọng đối với việc học tập và rèn luyện
đạo đức cho học sinh nói chung và cho học sinh trung học phổ thông nói riêng.
Các em có ngoan ngoãn, có học tập chăm, có là cháu ngoan Bác Hồ hay
không là do sự quan tâm, sự chăm sóc và sự giáo dục của gia đình đến các
em, những mầm non của thế hệ mai sau.
Ngày nay đa số các gia đình đã có sự quan tâm đúng mức đến việc học
tập và rèn luyện đạo đức của các em như: Tạo mọi điều kiện cho các em học
tập tới nơi tới chốn; thường xuyên theo dõi động viên, khích lệ các em trong
học tập, vui chơi cũng như tâm tình, chia sẽ tâm tư tình cảm với các em trong
những lúc các em vui, các em buồn v.v. Sự quan tâm và đầu tư đúng mức đó
của gia đình đã tác động tích cực đến việc học tập và rèn luyện đạo đức của
các em như: Các em trở nên ngoan ngoãn, biết vâng lòi thầy cô cha mẹ, đối xử
tốt với bạn và những người xung quanh, biết tự học hỏi, tự phấn đấu vươn lên
trong học tập và hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập mà thầy cô giao phó v.v.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều gia đình lo bận công việc mưu sinh, làm kinh tế
để nuôi sống gia đình, nên không có thời gian quan tâm và giáo dục con cái
Đề tà i nghiên cứu khoa học GVHD: Th.s Nguyễn Th ị Cúc
Đề tà i nghiên cứu khoa học Created by Phạm Xuân Thủy 5
một cách đúng mức chẳng hạn như: Không biết con mình xếp hạng gì trong
học tập và hạnh kiểm, không biết con mình học mấy môn, không biết con mình
có gặp khó khăn gì, và cũng không biết con mình yếu môn gì v.v. Họ đã phó
thác toàn bộ trách nhiệm giáo dục con em họ cho nhà trường. Điều đó đã tác
động tiêu cực đến việc học tập và rèn luyện đạo đức của các em. Các em có
những biểu hiện như: Đi học trễ, hay ngủ trong lớp, không thuộc bài, không
chép bài, có một số hành vi vô lễ với giáo viên, hay tỏ ra nóng nảy và nói năng
thiếu nhã nhặn, lịch sự với các bạn trong lớp v.v.
Trong thời gian thâm nhập thực tế tại trường phổ thông tôi nhận thấy
vấn đề này trở nên vô cùng bức xúc bởi vì có nhiều trường hợp các em học
sinh đã dùng bạo lực với các thầy cô giáo, với bạn bè trong lớp, với những
người xung quanh; mải lo vui chơi không màn đến việc học tập. Tệ hại hơn
nữa là các em đã giao thiệp, đã gia nhập băng nhóm với các phần tử xấu trong
xã hội v.v. Tình trạng trên đã đặt ra một câu hỏi lớn không những cho nhà
trường và gia đình mà còn cho cả xã hội nữa trong việc tìm ra cách giải quyết
hữu hiệu nhất. Là một người giáo viên tương lai, tôi nhận thấy đây là một vấn
đề rất thiết thực, rất bổ ích, rất nóng bỏng cần phải được giải quyết và đồng
thời nó còn có một ý nghĩa quan trọng là hành trang chuẩn bị cho tôi bước vào
nghề sau ngày tốt nghiệp ra trường.
Với những lí do trên tôi quyết định chọn đề tài: “ TÌM HIỂU NHỮNG ẢNH
HƯỞNG CỦA GIA ĐÌNH ĐẾN VIỆC HỌC TẬP VÀ RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỨC
CHO HỌC SINH KHỐI LỚP 11 TRƯỜNG THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC
HẦU.” để nghiên cứu nhằm tìm ra những giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất
lượng giáo dục, đồng thời cũng góp phần vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục
toàn diện cho học sinh.
2. Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu những ảnh hưởng của gia đình đối việc học tập và rèn luyện
đạo đức cho học sinh khối lớp 11 và từ đó tìm ra những giải pháp hữu hiệu
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho nhà trường và gia đình.
Đề tà i nghiên cứu khoa học GVHD: Th.s Nguyễn Th ị Cúc
Đề tà i nghiên cứu khoa học Created by Phạm Xuân Thủy 6
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu:
3.1. Đối tượng:
Những ảnh hưởng của gia đình đối với việc học tập và rèn luyện đạo đức
3.2. Khách thể:
Khách thể: Học sinh khối lớp 11 Trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu.
3.3. Phạm vi nghiên cứu:
- Học sinh lớp 11A, 11L, 11A3 và 11A4.
- Thời gian: Học Kỳ II, năm học 2003-2004.
- Nội dung: Ảnh hưởng của giáo dục gia đình đến việc học tập và rèn
luyện đạo đức cho học sinh.
4. Giả thuyết khoa học:
- Do có sự chăm sóc và quan tâm kỷ lưỡng, đúng mức mà các em học
sinh có sự phát triển tốt về học tập lẫn đạo đức.
- Do gia đình bận làm kinh tế, lo mưu sinh vì cuộc sống nên không có
thời gian quan tâm đến việc học của con cái, chỉ phó mặc cho nhà trường.
- Do mâu thuẫn trong gia đình thường xuyên xẩy ra nên đã tác động tiêu
cực đến việc học tập và rèn luyện đạo đức cho học sinh.
- Nếu có sự phối hợp tốt giữa gia đình và nhà trường thì việc học tập và
rèn luyện đạo đức của các em sẽ phát triển theo chiều hướng tích cực.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu:
5.1. Nghiên cứu những vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài để làm cơ
sở cho việc nghiên cứu thưc tiễn.
5.2. Tìm hiểu thực trạng ảnh hưởng của gia đình đối với việc học tập và
rèn luyện đạo đức cho học sinh khối lớp 11.
5.3. Tìm hiểu những nguyên nhân của những ảnh hưởng tốt của gia
đình đối với việc học tập và rèn luyện đạo đức cho học sinh khối lớp 11.
Đề tà i nghiên cứu khoa học GVHD: Th.s Nguyễn Th ị Cúc
Đề tà i nghiên cứu khoa học Created by Phạm Xuân Thủy 7
5.4. Tìm hiểu những nguyên nhân của những ảnh hưởng chưa tốt của
gia đình đối với việc học tập và rèn luyện đạo đức cho học sinh khối lớp 11.
5.5. Đề ra những giải pháp nhằm kết hợp giáo dục giữa gia đình và nhà
trường một cách có hiệu quả nhất.
6. Các phương pháp nghiên cứu:
6.1. Phân tích và tổng hợp lí thuyết:
Mục đích: Nhằm tập hợp các cơ sở lý luận cũng như các quan điểm
của các nhà giáo dục học nổi tiếng về giáo dục gia đình như: Khái niệm gia
đình, vai trò của gia đình, các phương pháp giáo dục gia đình và ảnh hưởng
của gia đình trong việc hình thành và phát triển nhận cách của trẻ v.v. để làm
cơ sở cho việc nghiên cứu thực tiễn.
6.2. Phương pháp điều tra giáo dục:
- Điều tra viết: (Phiếu điều tra).
Đối tượng: 140 học sinh khối lớp 11 và 110 phụ huynh học sinh.
Mục đích: Nhằm tìm hiểu thực trạng vấn đề nghiên cứu, cũng như thu
thập số liệu thực tiễn để phân tích tìm ra nguyên nhân của thực trạng ảnh
hưởng tốt và ảnh hưởng chưa tốt.
6.3. Phương pháp trò chuyện:
Đối tượng: 5 giáo viên chủ nhiệm của khối lớp 11, 60 học sinh khối
lớp 11 và 20 phụ huynh học sinh.
Mục đích nhằm tìm hiểu tâm tư tình cảm, mong muốn của các em học
sinh cũng như nguyện vọng của gia đình đối với các em. Hơn nữa còn tìm hiểu
cách giáo dục của gia đình, của giáo viên chủ nhiệm, và sự quan tâm của gia
đình, của giáo viên chủ nhiệm đến các em.
6.4. Phương pháp quan sát sư phạm:
Mục đích: Tìm hiểu những hành vi, những biểu hiện của các em trong
việc học tập, trong việc cư xử với các thành viên trong lớp, với thầy cô và ý
Đề tà i nghiên cứu khoa học GVHD: Th.s Nguyễn Th ị Cúc
Đề tà i nghiên cứu khoa học Created by Phạm Xuân Thủy 8
thức tham gia các phong trào ngoại khoá của Đoàn Trường v.v. dưới những tác
động và ảnh hưởng của gia đình.
6.5. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia:
Mục đích: Thu thập thêm những quan điểm về gia đình như: Vai trò
của gia đình, ảnh hưởng của gia đình đến việc học tập và rèn luyện đạo đức,
những phương pháp giáo dục gia đình cũng như cách giải quyết của chính họ
đối với thực trạng học sinh chưa ngoan và chưa học tập chăm chỉ v.v.
7. Những đóng góp mới mẻ của đề tài:
Đây là công trình nghiên cứu khoa học giáo dục đầu tiên ở trường THPT
Chuyên Thoại Ngọc Hầu về việc phát huy những ảnh hưởng tích cực của gia
đình đến việc học tập và rèn luyện đạo đức cho học sinh.
Đề xuất một số biện pháp nhằm phát huy sự kết hợp giáo dục giữa nhà
trường và gia đình.
Đề tà i nghiên cứu khoa học GVHD: Th.s Nguyễn Th ị Cúc
Đề tà i nghiên cứu khoa học Created by Phạm Xuân Thủy 9
PHẦN II :
Nội Dung Nghiên Cứu
J K
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA
GIA ĐÌNH ĐẾN VIỆC HỌC TẬP VÀ RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỨC
1. Vài nét về lịch sử của vấn đề:
Nghiên cứu về gia đình, giáo dục gia đình, vai trò và ảnh hưởng của gia
đình đến việc hình thành nhân cách của con người đã được nhiều nhà nghiên
cứu trong và ngoài nước bàn tới. Khi đề cập đến vấn đề gia đình và giáo dục
gia đình nhiều nhà giáo dục học, tâm lí học đã nghiên cứu ở nhiều góc độ khác
nhau:
Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước tiến lên Chủ Nghĩa Xã Hội, thông
qua ở Đại hội Đảng lần thứ VII (tháng 7/1991) : “Gia đình là tế bào xã hội, là cái
nôi thân yêu nuôi dưỡng cả đời người, là môi trường quan trọng giáo dục nếp
sống, và hình thành nhân cách. Các chính sách của nhà nước phải chú ý đến
xây dựng gia đình ấm no, hoà thuận tiến bộ, nâng cao ý thức và nghĩa vụ của
gia đình đối với mọi tầng lớp người” [9]
Theo Macarencô trong quyển “Nói chuyện về giáo dục gia đình” của nhà
xuất bản Kim Đồng đã đưa ra những vấn đề cơ bản về giáo dục gia đình như:
Uy quyền của cha mẹ, kỷ luật, chơi, kinh tế gia đình, giáo dục lao động, giáo
dục giới tính và giáo dục các thói quen văn hoá. Đây là những vấn đề rất quan
trọng đối với việc giáo dục con cái và những ảnh hưởng của chúng đối với việc
hình thành nhân cách con người sau này.
Trong quyển “Tình yêu hôn nhân và gia đình trong xã hội ta” của Viện Xã
Hội khoa học, xuất bản 1985 cũng đã đề cập đến vấn đề ảnh hưởng của gia
đình đến việc học tập và đạo đức của con em ở Quận 1,Thành Phố Hồ Chí
Đề tà i nghiên cứu khoa học GVHD: Th.s Nguyễn Th ị Cúc
Đề tà i nghiên cứu khoa học Created by Phạm Xuân Thủy 10
Minh như: Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế gia đình, ảnh hưởng của cấu tạo
thiếu hoàn chỉnh của gia đình, ảnh hưởng của việc dành ít thời gian quan tâm
đến con chỉ bận lo kiếm sống, làm kinh tế và trình độ văn hóa của ba mẹ là
những nguyên nhân của việc học sinh sa sút về học tập và đạo đức. Bên cạnh
đó cũng đề cập đến tầm quan trọng của việc kết hợp giáo dục giữa gia đình,
nhà trường và xã hội như:
+Theo Lê Thị Băng Tâm đưa ra : “Vấn đề kết hợp ba môi trường giáo
dục thiếu niên trên địa bàn dường phố Hà Nội” trong đó trình bày rất cụ thể tầm
quan trọng của sự kết hợp ba môi trường giáo dục (gia đình, nhà trường và xã
hội) và đưa ra những biện pháp rất cụ thể và có ý nghĩa thực tiễn cao cho từng
môi trường.
+Theo Nguyễn Quang Vinh và Nguyễn Thị Tố Liên đưa ra : “Quan hệ
giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục thiếu niên thành phố Hồ Chí
Minh” đã phân tích và trình bày một cách cụ thể tầm quan trọng của giáo dục
gia đình đến việc hình thành nhân cách và sự cần thiết của việc kết hợp ba môi
trường giáo dục. Bên cạnh đó cũng đề ra các giải pháp kết hợp giáo dục rất có
ý nghĩa và giá trị thực tiễn cao.
Theo Tiến Sĩ Phạm Khắc Chương trong quyển “Giáo Dục Gia Đình” của
Nhà Xuất Bản Giáo Dục cũng trình bày rất rõ vai trò của giáo dục gia đình và
sự hình thành, phát triển nhân cách con người trong sự nghiệp đổi mới của đất
nước hiện nay. Ngoài ra cũng trình bày những nội dung, phương pháp và
những điều kiện cần thiết trong giáo dục gia đình.
Bên cạnh đó ông cũng nêu bật lên tầm quan trọng, ý nghĩa của sự phối
hợp với nhà trường và các thể chế xã hội khác cũng như đưa ra một số hình
thức cơ bản về việc phối hợp giáo dục giữa gia đình, nhà trường và các thể
chế xã hội.
Trong quyển “ Vai trò gia đình trong việc xây dựng nhân cách con người
Việt Nam” của Giáo Sư Lê Thi đã nghiên cứu rất tỉ mỉ vai trò của gia đình Việt
Nam và sự phát triển của nó qua các giai đoạn lịch sử khác nhau và đồng thời
nhấn mạnh đến vai trò của gia đình trong việc hình thành và phát triển nhân
Đề tà i nghiên cứu khoa học GVHD: Th.s Nguyễn Th ị Cúc
Đề tà i nghiên cứu khoa học Created by Phạm Xuân Thủy 11
cách con người Việt Nam trong giai đoạn ngày nay cũng như đưa ra các giải
pháp phát huy sự kết hợp giáo dục giữa gia đình, nhà trường và xã hội.
Điểm qua các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước
được công bố trên tạp chí khoa học và các giáo trình về giáo dục gia đình và
vai trò của gia đình, tôi nhận thấy các tác giả đã trình bày một cách rất hệ thống
và toàn diện các quan điểm về gia đình, phương pháp giáo dục gia đình, nội
dung giáo dục gia đình, các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục gia đình và vai trò
của gia đình trong việc hình thành và phát triển nhân cách của con người. Tuy
nhiên về việc ảnh hưởng của gia đình đến việc học tập thì các tác giả trên ít đề
cập đến. Ở trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu, đây là công trình nghiên
cứu đầu tiên nhằm tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhằm phát huy những ảnh
hưởng tích cực của gia đình đến việc học tập và rèn luyện đạo đức cho học
sinh.
Tóm lại: Đề tài của tôi hướng vào việc tìm ra những giải pháp hữu hiệu
nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực của gia đình đến việc học tập và rèn
luyện đạo đức cho học sinh và một số biện pháp phát huy sự kết hợp giáo dục
giữa gia đình và nhà trường.
2. Các quan điểm về gia đình:
2.1. Khái niệm gia đình:
Hiện nay có rất nhiều khái niệm về gia đình, mỗi khái niệm đều có
mục đích khái quát lên những yếu tố cơ bản, đặc thù như:
+ Gia đình là nhóm người chung sống với nhau dưới một mái nhà
có quan hệ hôn nhân, huyết thống và nền kinh tế chung [10].
+ Theo Levi Strauss thì gia đình là một nhóm xã hội được quy định
bởi ba đặc điểm nổi bật là: bắt nguồn từ hôn nhân bao gồm vợ chồng, con cái
phát sinh từ sự hôn phối của đôi nam nữ, tuy nhiên trong gia đình có mặt
những người họ hàng, bà con hoặc con nuôi; họ gắn bó với nhau bởi các nghĩa
vụ và quyền lợi có tính chất kinh tế và sự cấm đoán tình dục giữa các thành
viên. [10]
Đề tà i nghiên cứu khoa học GVHD: Th.s Nguyễn Th ị Cúc
Đề tà i nghiên cứu khoa học Created by Phạm Xuân Thủy 12
+ Gia đình là một cộng đồng người, một tế bào xã hội mà các
thành viên của nó liên kết với nhau bằng quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết
thống (ông, bà, cha, mẹ, con cháu), bằng sinh hoạt chung theo đạo lý và pháp
luật. [10]
Trên cơ sở những khái niệm về gia đình gần như thống nhất với nhau
của các tác giả trong và ngoài nước, như đã trình bày ở trên, tôi quan niệm
rằng gia đình là một tế bào xã hội, một đơn vị kinh tế nhỏ nhất, “một thể chế có
tính chất toàn cầu” chịu tác động và ảnh hưởng của môi trường xung quanh và
môi trường xã hội. Gia đình càng phát triển thì xã hội phát triển theo và ngược
lại gia đình chậm phát triển thì xã hội cũng chậm phát triển theo.
2.2. Đặc trưng của gia đình:
Mặc dù đã tồn tại những định nghĩa khác nhau về gia đình, nhưng nó
cũng có những đặc trưng cơ bản là:
+ Gia đình là tổ chức cơ bản, gắn bó nhất của mỗi cá nhân. Mọi
người đều phải sinh ra từ trong một gia đình, chịu ảnh hưởng sâu sắc của gia
đình bởi sự chăm sóc, nuôi nấng, dạy dỗ từ lúc còn là thai nhi cho đến khi
trưởng thành và cả quãng đời về sau.
+ Gia đình là nhóm xã hội có các giới tính (nam, nữ) hình thành và
phát triển từ hôn nhân tái sản xuất ra con người, tạo nên quan hệ ruột thịt,
huyết thống. Đây là nét đặc trưng cơ bản của gia đình.
+ Các thành viên trong gia đình có thể thuộc nhiều thế hệ được
gắn bó với nhau không chỉ bằng quan hệ ruột thịt, huyết thống mà còn có con
nuôi ảnh hưởng trực tiếp lẫn nhau về nếp sống sinh hoạt, phong tục tập quán,
truyền thống v.v. tạo nên bản sắc văn hoá của gia đình.
+ Đời sống gia đình được tồn tại và phát triển thường nhờ một
ngân sách chung do lao động của các thành viên đóng góp: Gắn kết với nhau
bằng tình cảm, trách nhiệm thiêng liêng nhất bởi quan hệ huyết thống.
Đề tà i nghiên cứu khoa học GVHD: Th.s Nguyễn Th ị Cúc
Đề tà i nghiên cứu khoa học Created by Phạm Xuân Thủy 13
+ Gia đình thường là những thành viên sống chung với nhau dưới
một mái nhà, kể cả những lúc xa vắng, họ vẫn có mối quan hệ khăng khít với
chỗ ở, tổ ấm chung đó. [3, Tr.6]
Từ những đặc trưng như đã trình bày ở trên, tôi cho rằng đặc trưng
của gia đình là gắn kết mỗi cá nhân lại với nhau bằng quan hệ hôn nhân, quan
hệ huyết thống, và quan hệ kinh tế v.v. Những đặc trưng này tồn tại và phát
triển cùng với sự phát triển của gia đình và của xã hội.
2.3. Các loại gia đình:
Nếu lấy số lần hôn nhân làm tiêu chí thì có hai loại gia đình là:
+ Gia đình đơn hôn thường xuyên tồn tại một vợ, một chồng từ lúc
son trẻ tới lúc tóc bạc, răng long. Đây là loại gia đình được mọi thời đại tôn
trọng vì nó thể hiện được tình cảm thuỷ chung, thống nhất cuộc sống giữa
người đàn ông và người đàn bà.
+ Gia đình đa hôn, người đàn ông có nhiều vợ. Đây là loại gia đình
mang nặng màu sắc gia trưởng, thường xẩy ra ở giai cấp bóc lột trong xã hội
phong kiến.
Nếu theo tiêu chuẩn là thế hệ trong gia đình thì chúng ta có gia đình
hạt nhân và gia đình mở rộng.
+ Gia đình hạt nhân gồm có cha mẹ và con cái tức là chỉ có hai thế
hệ. Đây là loại gia đình đang phát triển mạnh mẽ ở nước ta cũng như trên thế
giới do nền sản xuất đại công nghiệp và khuynh hướng đô thị hoá.
+ Gia đình đa thế hệ ( tam, tứ…đại đồng đường), nhiều thế hệ
chung sống với nhau dưới một mái nhà. Đây là loại gia đình có từ ba thế hệ trở
lên, cho nên đông nhân khẩu được gọi là được gọi là gia đình mở rộng gồm có
ông bà, cha mẹ, cháu, chắt v.v.[3, Tr.8].
Nếu căn cứ vào sự hiện diện của cha mẹ trong gia đình, người ta còn
phân ra gia đình đầy đủ (có cả cha lẫn mẹ), gia đình không đầy đủ (chỉ còn cha
hoặc mẹ (do góa bụa hoặc li hôn) phải gánh vác toàn bộ trách nhiệm trong gia
đình [3, Tr.9].
Đề tà i nghiên cứu khoa học GVHD: Th.s Nguyễn Th ị Cúc
Đề tà i nghiên cứu khoa học Created by Phạm Xuân Thủy 14
Với các quan điểm về các loại gia đình như được trình bày ở trên,
theo tôi có rất nhiều cách phân loại gia đình nhưng chung qui nhất vẫn là dựa
vào các đặc trưng cơ bản của gia đình.
2.4. Các chức năng cơ bản của gia đình:
Chức năng tái sản xuất ra con người, ra thế hệ tương lai. Việc tái sản
xuất ra thế hệ tương lai, một mặt để đáp ứng nhu cầu của xã hội, mặt khác đáp
ứng và thỏa mãn nhu cầu của chính các thành viên trong gia đình, niềm vui và
hạnh phúc của đôi vợ chồng. [10]
Gắn liền với chức năng tái sản xuất chính là chức năng làm kinh tế,
lao động sản xuất, đảm bảo nguồn sinh sống cho thành viên gia đình. Như cha
ông ta đã rút ra kết luận “ Có thực mới vực được đạo”, chức năng kinh tế trong
gia đình có ý nghĩa quyết định đối với sự sống còn của mỗi thành viên, đồng
thời quy định, chi phối các chức năng khác như sinh đẻ, giáo dục, văn hoá,
quan hệ v.v. trong đời sống thường ngày của gia đình.
“ Con người muốn trở thành con người cần phải có giáo dục”. Đó là
một chân lí đã được đúc kết trong lịch sử phát triển của nhân loại. Sự hình
thành gốc nhân cách của trẻ em chịu ảnh hưởng của giáo dục gia đình. Việc
hoàn thiện, củng cố nhân cách con người ở tuổi trưởng thành và khi về già
cũng do tác động của đời sống, sinh hoạt, văn hoá gia đình. Do đó việc hoàn
thiện, nâng cao hiệu quả giáo giục gia đình luôn luôn là một vấn đề thời sự có ý
nghĩa rất mới mẻ, rất cấp thiết của mọi dân tộc, mọi quốc gia.
Chức năng bảo đảm sự cân bằng tâm lý, thỏa mãn các nhu cầu tình
cảm cho các thành viên; gia đình ngày càng chiếm một vị trí quan trọng. Đời
sống nội tâm của gia đình có ý nghĩa ngày càng tăng, khiến cho tình cảm và
giáo dục con cái của gia đình trở nên hết sức quan trọng. [10]
Chức năng bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ người ốm, người già trẻ em
của gia đình. Đối với gia đình, nuôi dưỡng chăm sóc người già, bố mẹ là thể
hiện đạo hiếu của con cháu trong gia đình, là thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối
với những thế hệ đã vượt qua, đã chịu đựng biết bao vất vả, gian khổ, thiếu
thốn để chắc chui ra những dòng sữa ngọt ngào, những miếng cơm, manh áo,
Đề tà i nghiên cứu khoa học GVHD: Th.s Nguyễn Th ị Cúc
Đề tà i nghiên cứu khoa học Created by Phạm Xuân Thủy 15
nuôi dạy con cháu trưởng thành và tạo nên cơ nghiệp gia đình, góp phần xây
dựng đất nước hôm nay [3].
Tóm lại, gia đình có trách nhiệm quản lí, tổ chức đời sống vật chất và
tinh thần cho từng thành viên thỏa mãn những nhu cầu ăn, ở, học tập, giải trí,
chăm sóc sức khỏe, hiện trạng tâm lí, tình cảm. Gia đình là hệ thống bảo trợ tốt
nhất đảm bảo sự an toàn cho trẻ thơ phát triển, người lao động được khôi phục
sức khoẻ và lấy lại sự cân bằng tâm lí sau những giờ lao động mệt mỏi, người
già có nơi nương tựa, không cảm thấy bơ vơ cô quạnh.
2.5. Những điều kiện cần thiết cho giáo dục gia đình:
Không khí gia đình là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng đối
với việc giáo dục trẻ. Không khí gia đình là những nét đặc trưng bao trùm lên
đời sống của mỗi thành viên tạo nên ảnh hưởng tích cực (thuận lợi) hay tiêu
cực (khó khăn) trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của mỗi cá
nhân trong gia đình. Không khí gia đình hòa thuận thì mọi thành viên phấn
chấn, vui vẻ tin tưởng, yêu thương quí mến lẫn nhau, thống nhất với nhau trong
mọi hoạt động theo khả năng, sức lực của mình v.v. tạo nên chiều hướng
thuận tiện cho qúa trình phát triển nhân cách. Không khí gia đình lục đục thì thì
cuộc sống của mỗi thành viên sẽ cảm thấy nặng nề buồn chán, không gắn kết
thiết tha tương trợ được cho nhau trong quá trình hoạt động, học tập, rèn luyện
của cá nhân.
Các điều kiện cần thiết cho sự giáo dục đúng đắn, thuận tiện trong gia
đình: Thu nhập gia đình đầy đủ, cha mẹ đầy đủ, quan hệ giữa cha mẹ thủy
chung v.v.
Cần phải tôn trọng nhân cách của trẻ.
Nghiêm khắc và sự khoan dung độ lượng.
Uy quyền của bố mẹ trong giáo dục gia đình. Uy quyền của cha mẹ là
một phương tiện quan trọng, nó thường xuyên xuất hiện trong giáo dục gia
đình. Đối với con cái uy quyền thật sự của bố mẹ có sức mạnh to lớn, có ý
nghĩa tích cực đối với việc hình thành và phát triển nhân cách tốt đẹp của
chúng. Còn các loại uy quyền giả tạo không phản ánh đúng bản chất nhân cách
Đề tà i nghiên cứu khoa học GVHD: Th.s Nguyễn Th ị Cúc
Đề tà i nghiên cứu khoa học Created by Phạm Xuân Thủy 16
tốt đẹp của cha mẹ sẽ không đem lại kết qủa giáo dục tốt đẹp lâu dài, thậm chí
dẫn đến những hậu quả không lường được [3, Tr.36].
2.6. Những yếu tố của đời sống gia đình ảnh hưởng đến chức năng
xã hội hoá, hình thành nhân cách con người:
Đầu tiên là định hướng giá trị đạo đức, thẩm mỹ, lí tưởng sống, lối
sống, nếp sống gia đình, trong đó có ảnh hưởng chung của xã hội đương thời
đối với các gia đình, đồng thời có những đặc điểm riêng của từng gia đình.
Tri thức, hiểu biết của các thành viên, trước hết là của cha mẹ (trụ cột
của gia đình), với kinh nghiệm sản xuất, kinh nghiệm sống gắn liền với nghề
nghiệp, trình độ văn hoá của họ, tạo nên những đặc điểm riêng của môi trường
xã hội hoá ở mỗi gia đình.
Điều kiện sinh hoạt vật chất và tinh thần ở mỗi gia đình, tạo thuận
thuận lợi hay gây khó khăn cho quá trình xã hội hoá trẻ em.
Trạng thái tâm lí giữa các thành viên, đặc biệt là giữa cha mẹ và con
cái, cũng có ý nghĩa lớn đến việc hình thành, phát triển nhân cách .
Vai trò của nền văn hoá dân tộc và thời đại ảnh hưởng trực tiếp đến
văn hoá gia đình là hết sức quan trọng trong sự hình thành, phát triển nhân
cách con người, có nét chung ở các gia đình và có đặc điểm riêng ở từng gia
đình.
Tóm lại, gia đình giữ vị trí hết sức trọng đại trong quá trình xã hội hoá
và cá thể hoá con người, từ khi sinh ra đến lúc chết [10, Tr.31].
2.7. Một số phương pháp giáo dục cơ bản trong gia đình:
Nền tảng vững chắc của mọi phương pháp trong gia đình là sự
gương mẫu của cha mẹ. Một số phương pháp cơ bản là:
+ Khuyên bảo, thuyết phục. Là phương pháp dùng lời để diễn giải,
khuyên bảo, phân tích nhằm khai sáng những tri thức đạo đức giúp cho trẻ
nhận thức được ý nghĩa cá nhân, ý nghĩa xã hội, sự cần thiết phải thực hiện
hành vi đạo đức trong cuộc sống hằng ngày.
Đề tà i nghiên cứu khoa học GVHD: Th.s Nguyễn Th ị Cúc
Đề tà i nghiên cứu khoa học Created by Phạm Xuân Thủy 17
+ Rèn luyện thói quen. Việc rèn luyện cho trẻ có thói quen tốt và
khắc phục những thói quen xấu là phương pháp rất quan trọng rất cần thiết cho
mọi lứa tuổi. Bởi vì “những thói quen tốt và những thói quen xấu, ảnh hưởng
đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của cá nhân.
+ Khen thưởng. Khen thưởng là hình thức biểu thị sự đồng tình, sự
đánh gia tốt đẹp về những cố gắng, những thành tích đã đạt được của cá nhân
hay tập thể. Tâm lí chung của người được khen thưởng thường cảm thấy hài
lòng, phấn khởi, tin tưởng và cả tự hào về năng lực của mình và mong muốn
tiếp tục thực hiện những hành vi, hoạt động đó càng tốt đẹp hơn. Tuy nhiên,
khen thưởng không đúng đắn, quá dễ dãi sẽ giảm mất ý nghĩa giáo dục thậm
chí biến thành đối lập, coi việc khen thưởng như là một sự mua chuộc quá mức
gây ra thói quen kêu ngạo, tự mãn quá sớm đối với trẻ [3].
+ Kỉ luật, trừng phạt. Chê trách, trừng phạt, kỉ luật v.v. là các mức
độ tác động đến nhân cách của trẻ, biểu hiện thái độ không đồng tình, lên án,
phản đối, phủ nhận v.v. của cha mẹ với những hành vi, hành động của trẻ trái
với mục đích, yêu cầu theo định hướng phát triển nhân cá._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA7141.pdf