Tìm hiểu Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc: mục tiêu; quá trình điều tiết và các công cụ điều tiết

Mở đầu Mọi hoạt động của Ngân hàng Trung Ương đều ảnh hưởng mật thiết đến cung ứng tiền trong nền kinh tế, tác động đến lãi suất, dự trữ và tỷ giá hối đoái. Cung ứng tiền thay đổi, làm biến động tiêu dùng, đầu tư, sản lượng quốc gia và giá cả. Ngân hàng Trung Ương là một thiết chế rất quan trọng trong việc tạo ra những tác động có ý đồ nhằm định hướng và điều tiết nền kinh tế. Mà đối với Ngân hàng Trung Ương, điều tiết kinh tế chính là điều tiết cung ứng tiền, bởi vì khối lượng cung ứng tiền ản

doc20 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1507 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tìm hiểu Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc: mục tiêu; quá trình điều tiết và các công cụ điều tiết, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h hưởng một cách cực kỳ quan trọng, toàn diện đến sản xuất, trao đổi và thu nhập trong nền kinh tế. Những định hướng của Ngân hàng Trung Ương trong quá trình điều tiết kinh tế đó là tăng trưởng kinh tế thực tế, lạm phát thấp, thất nghiệp thấp và liên tục mở rộng sản lượng tiềm năng. Chính vì thế, có thể nói rằng, mọi hoạt động của Ngân hàng Trung Ương đều tác động đến kinh tế vĩ mô. Trong đó điều tiết coi trọng việc chống suy thoái kinh tế, đảm bảo tăng trưởng nhanh là xu hướng của Ngân hàng Trung Ương Hàn Quốc. I. Mục tiêu của Ngân hàng Trung Ương * Chính sách tiền tệ phải phục vụ cho mục đích bảo đảm nền kinh tế có tăng trưởng kinh tế thực tế: Tăng trưởng kinh tế thực tế là phần tăng trưởng có được sau khi lấy phần tăng trưởng danh nghĩa trừ đi phần tăng giá trong tăng trưởng. Tăng trưởng kinh tế thực tế dương cao của Hàn Quốc trong các năm 1986-1990 và 1992-1994 là đồng nghĩa với việc giải quyết các mục tiêu kinh tế khác của chính sách tiền tệ như giảm thất nghiệp, gia tăng thu nhập quốc dân và mở rộng tiềm năng sản xuất, chống suy thoái,… * Chính sách tiền tệ phải hướng về ổn định giá cả: Giá cả có tỷ lệ lạm phát thấp là mục tiêu của mọi nền kinh tế. Khi giá cả lạm phát thấp, mức tăng thu nhập nhân dân thực tế sẽ dương, do vậy đời sống người lao động tốt hơn. Nhân dân tin tưởng vào chính quyền và chính sách của nhà nước. Giá cả có tỷ lệ lạm phát thấp sẽ đồng thời làm cho lãi suất thực tế dương và lãi suất danh nghĩa sẽ thấp hơn. Sản xuất sẽ có vốn với chi phí hạ về mặt dài hạn và nền kinh tế sẽ có sức bật đầu tư về lâu dài. Khi giá cả có tỷ lệ lạm phát thấp, hiện tượng đầu cơ sẽ biến mất, giá trị đồng nội địa sẽ được ổn định. Ngược lại, khi giá cả lạm phát cao, thu nhập của người lao động không tăng kịp với phần tăng giá sẽ làm cho đời sống họ thêm khó khăn. Nạn đầu cơ phát sinh sẽ làm cho một số bộ phận giàu lên rất nhanh trong khi đại đa số nhân dân trở nên nghèo hơn. Khoảng cách giàu và nghèo lớn dần và nhân dân mất niềm tin vào chính quyền. Vì thế mà ổn định giá cả là mục tiêu quan trọng nhất của chính sách tiền tệ. Đó là lý do giải thích vì sao tăng trưởng nhanh với giá cả ổn định luôn luôn là phương châm của mọi chính sách tiền tệ, của việc điều tiết cung ứng tiền. * Chính sách tiền tệ phải tạo cho nền kinh tế có một nền tảng tài chính ổn định: Tạo một nền tảng tài chính ổn định để hệ thống Ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng có thể hoạt động có hiệu quả và hỗ trợ một cách tốt nhất cho tăng trưởng kinh tế cao, lạm phát thấp, cũng như hạn chế những khuyết tật của hệ thống tài chính là một trong những mục tiêu chủ đạo của chính sách tiền tệ. Nền tảng tài chính ổn định được hiểu là bằng chính sách tiền tệ, Ngân hàng Trung Ương phải ổn định hoạt động tài chính của hệ thống tài chính trong nước một cách gián tiếp. Tăng cường hiệu quả cho nó, kể cả thu thập thông tin, hướng dẫn, ngăn ngừa rủi ro cho các tổ chức tài chính trong chiều hướng quản lý hoạt động của nó phù hợp với các mục tiêu của nền kinh tế. Bản thân hệ thống tài chính có những mục tiêu riêng của nó, và nhiều khi những mục tiêu này đối chọi với những mục tiêu chung của nền kinh tế. Do vậy, vai trò của chính sách tiền tệ là làm hài hoà một cách tối ưu giữa các mục tiêu đó. Để phục vụ tốt nhất cho lợi ích chung mà không làm tổn hại hay hạn chế khả năng phát triển của hệ thống tài chính. * Chính sách tiền tệ phải góp phần liên tục mở rộng sản lượng tiềm năng của nền kinh tế quốc gia: Trong mỗi quốc gia, sản lượng tiềm năng phụ thuộc vào các biến số như đất đai, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực con người, tiềm năng khoa học kỹ thuật và vốn. Với đại lượng như trước về các thành phần nói trên, nền kinh tế có những giới hạn tối đa về khả năng sản xuất ra sản phẩm và dịch vụ các loại. Đất đai và tài nguyên thì không mở rộng được, mà chỉ có thể hiệu quả hoá. Mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ là phải góp phần khai thác và phát triển các nguồn lực một cách hiệu quả nhất, sao cho số lượng đơn vị sản phẩm được tạo ra từ mỗi đơn vị con người, khoa học kỹ thuật , vốn, đất đai và tài nguyên phải không ngừng được tăng lên theo thời gian. Để làm được điều đó, chính sách cung ứng tiền phải ngày càng linh động, chính xác và hiệu quả trong quản lý và điều tiết lưu lượng tiền tệ trong nền kinh tế. iI. Quá trình điều tiết Các quyết định về điều tiết cung ứng tiền tại Hàn Quốc trong giai đoạn này thực ra không hoàn toàn thuộc về Ngân hàng Trung Ương Hàn Quốc, mà được thiết kế từ Hội đồng Chính Sách tiền tệ với sự tham gia của một số chuyên viên khác về kinh tế và kế hoạch phát triển của chính phủ. Tuy nhiên vì hệ thống các Ngân hàng của Ngân hàng Trung Ương Hàn Quốc là bộ phận thực thi để đưa các chính sách vào thực tế, cho nên với một tỷ lệ đa số vẫn có thể nói rằng Ngân hàng Trung Ương Hàn Quốc đã tiến hành điều tiết kinh tế theo những chính sách mà Hội đồng chính sách tiền tệ đưa ra. Trong thời gian này, nhờ hướng ngoại đến mức tối đa nền kinh tế, Hàn Quốc đã đạt được những thành tựu ít ai tưởng tượng nổi. Vào năm 1980, GDP bình quân đầu năm của Hàn Quốc mới chỉ ở mức 1.597 USD/năm. Đến năm 1993, đã tăng 4,7 lần, lên đến 7.513 USD/năm, GDP bình quân đầu người đã tăng ở mức bình quân là 11,83% cao hơn Nhật Bản (11%). Năm 1988 sản xuất công nghiệp đã tăng hơn 50 lần so với năm 1965, xuất khẩu trong 2 năm 1986 và 1987 đã tăng 30%. Góp vào những nguyên nhân chính của sự thành công vượt bậc này là chế độ và chính sách tiền tệ, tín dụng của Hàn Quốc. Trong một chừng mực nhất định, chính sách tiền tệ của Hàn Quốc có những nét tương đồng với Nhật Bản về quan niệm sử dụng các công cụ tiền tệ như bàn tay phải để hướng dẫn đầu tư, tiêu dùng và hướng ngoại nền kinh tế. Năm 1980 đến năm 1984, vốn cấp cho khu vực xuất khẩu tăng 65% và trong giai đoạn này xuất khẩu tăng bình quân 8,5 đến 10% năm. Từ năm 1986 đến năm 1991, xuất khẩu tăng bình quân 15% năm. Năm 1991, Hàn Quốc xuất khẩu 71,87 tỷ USD hàng hoá. Đến năm 1994 đã tăng lên đến hơn 96 tỷ USD và Hàn Quốc trở thành một trong năm nước xuất khẩu xe hơi hàng đầu trên thế giới. Cung ứng tiền và tín dụng cùng chế độ và chính sách trong việc cấp vốn, mức lãi suất của vốn, lãi suất chiết khấu, …đã đóng vai trò quyết định cho việc phát triển nhanh các ngành công nghiệp hướng về xuất khẩu của Hàn Quốc. Tỷ lệ lạm phát hàng tiêu dùng bình quân 6,15% mỗi năm (1980-1990) là công lao của Ngân hàng Trung Ương Hàn Quốc. Việc điều tiết cung ứng tiền là nhằm đem lại sự liên tục tăng trưởng cho GDP thực, liên tục nới rộng đường giới hạn khả năng sản xuất, ổn định giá cả, ổn định và phát triển hệ thống tiền tệ và tài chính làm chỗ dựa vững vàng cho các chính sách kinh tế, Ngân hàng Trung Ương Hàn Quốc thực sự đã đạt được những mục tiêu đó trong thời gian qua. Chính sách tiền tệ đã được Uỷ ban Kế hoạch Kinh tế Hàn Quốc xem là cốt yếu của các kế hoạch 5 năm từ năm 1971 đến nay. Điều này xác nhận thêm về vai trò điều tiết của Ngân hàng Trung Ương Hàn Quốc trong quá trình phát triển của nền kinh tế nước này. III. các công cụ điều tiết kinh tế 1. Điều tiết bằng công cụ chiết khấu lại và lãi suất chiết khấu Ngân hàng Trung Ương Hàn Quốc sử dụng lãi suất chiết khấu như là công cụ để điều tiết vốn của hệ thống Ngân hàng Thế giới từ đó tác động đến cung tiền tệ, tín dụng, tiêu dùng và đầu tư. Vì sự gắn bó đặc biệt giữa vốn chiết khấu và vốn tín dụng ở Hàn Quốc, mỗi sự thay đổi trên lãi suất chiết khấu của Ngân hàng Trung Ương Hàn Quốc đều đưa đến những thay đổi tức thì trên lãi suất cho vay của các Ngân hàng Thế giới và do vậy, tác động đến chi phí vốn vay của các doanh nghiệp. Cuối cùng ảnh hưởng đến sự thu hẹp đầu tư của họ. ảnh hưởng của công cụ này càng quan trọng hơn, vì không những nó tác động đến lãi suất thị trường và khả năng cho vay của các Ngân hàng Thế giới, mà đặc biệt là nó cung ứng trực tiếp vốn đầu tư dài hạn thẳng đến cho một số khu vực nhất định của nền kinh tế. Từ những năm 1980, cho vay của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc dưới hình thức chiết khấu lại (rediscount) thương phiếu, cho vay xuất khẩu và cho vay để tăng dự trữ bắt buộc… đã quyết định cường độ phát triển của không những các Ngân hàng Thế giới, mà còn đến tận những khu vực công nghiệp chính trong nền kinh tế. Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc cung ứng tín dụng cho các Ngân hàng Thế giới thông qua việc chiết khấu lại thương phiếu và chứng khoán hoặc cho vay trực tiếp với các loại tài sản ký quỹ của các Ngân hàng Thế giới. Và tuy hai hình thức này hoàn toàn trái ngược nhau, nhưng nó vẫn được gộp chung lại với cái tên gọi là chiết khấu lại tại Hàn Quốc. Vào tháng 6 năm 1980, tổng cho vay từ Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc đến các khu vực công nghiệp xuất khẩu, chiếm 66% tổng cho vay và chiết khấu lại. Ngay từ những năm đầu tiên của thập niên 80, phần lớn chiết khấu lại của Ngân hàng trung ương Hàn Quốc đều tập trung vào các khu vực sản xuất hướng về xuất khẩu để làm hạt nhân cung ứng tín dụng vào khu vực này của các Ngân hàng Thế giới. Năm 1980, 10.488,5 tỷ Won đã được cấp cho đầu tư và tiêu dùng trong nền kinh tế. Trong đó phần cấp cho khu vực sản xuất hướng về xuất khẩu chiếm 58%. Tăng 35,5% so với thời điểm 1978-1979. Vốn từ chiết khấu lại của Ngân hàng trung ương Hàn Quốc tiếp tục tăng bình quân 12-15% vào các khu vực kinh tế trọng điểm từ năm 1981 đến năm 1988. Trong suốt thời gian này lãi suất triết khấu của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc là kim chỉ nam cho lãi suất của vốn cấp từ các Ngân hàng Thế giới, và bản thân việc điều tiết năng suất chiết khấu đã đủ nói lên chiến lược của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc trong việc quản lý và định hướng tín dụng. Năm 1980, vào khoảng thời điểm mà sức mạnh nội thân của nền kinh tế Hàn Quốc còn chưa được đầy đủ, cơn sốc giá dầu lần hai đã đẩy lạm phát lên 28,85% và đến năm 1981 vẫn tiếp tục ở mức 21,34%. Sự phụ thuộc của các sản phẩm công nghiệp và nhiên liệu dầu thô là nguyên nhân của việc giá cả đột biến này. Như các Ngân hàng Trung ương khác, Ngân hàng Trung Ương Hàn Quốc buộc phải đưa năng suất chiết khấu lên 16% trong năm 1981 để hạn chế tín dụng cho tiêu dùng. Tuy nhiên để những ngành công nghiệp chủ chốt của nền kinh tế như công nghiệp lắp ráp, công nghiệp điện, điện tử, đóng tàu và ô tô không bị ảnh hưởng, tín dụng vẫn không bị thắt chặt từ cửa sổ chiết khấu và 35,5% gia tăng trên lượng cho vay của các Ngân hàng Thế giới trong năm 1980, 34,7% gia tăng trong năm 1981 chủ yếu xuất phát từ sự tiếp tục tăng mạnh vốn cấp cho xuất khẩu được khuyến khích bởi Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc thông qua hình thức chiết khấu lại. Việc OPEC nâng giá dầu thô vào năm 1988 và 1989 buộc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc phải phản ứng để bảo vệ giá cả và năng suất chiết khấu được đưa lên 8% vào cuối năm 1988 và 7% từ năm 1989 kéo dài cho đến hết khủng hoảng vùng Vịnh. Điều quan trọng là tuy năng suất chiết khấu được nâng lên nhưng cho vay dưới hình thức chiết khấu lại, sau một ít dao động vào năm 1989 với 6,43% tăng, vẫn không giảm. Từ năm 1990 đến năm 1992 tốc độ cho vay của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc đã tăng lên gấp đôi dẫn theo tổng lượng tín dụng cấp phát từ mức 54.777,7 tỷ Won vọt lên 102.797 tỷ Won vào cuối năm 1992, hơn gấp hai lần. Sự kiện ấy có nghĩa là mặc dù rất quan tâm đến lạm phát và việc ổn định giá cả cũng là mục tiêu chính trong chính sách điều tiết của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc, nó vẫn coi trọng sự tăng trưởng hơn. Do vậy, để không ảnh hưởng đến đầu tư mở rộng của nền công nghiệp Hàn Quốc, tín dụng được cấp phát từ cửa ngõ chiết khấu lãi vẫn tăng nhanh ngay cả trong thời kỳ nó nâng lãi suất chiết khấu để thắt chặt tiêu dùng. Quá trình điều tiết vốn vay này đã chứng tỏ khá rõ ràng khuynh hướng thiên về tăng trưởng của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc. Đợt suy thoái 1993 trên toàn thế giới lan đến Hàn Quốc chậm hơn các nước khác. Cuối năm 1993 suy thoái trong sức mua của thị trường Hoa Kỳ và Tây Âu bắt đầu làm cho lợi nhuận của các khu vực công nhiệp xuất khẩu suy giảm. Lợi tức cổ phiếu công nghiệp sụt 30% chỉ trong vòng quý 4 năm 1993. Các Ngân hàng Thế giới đều cho vay yếu vì các công ty cắt giảm vốn vay và hoàn trả một số nợ đáo hạn. Dự đoán rằng sản xuất có thể trì trệ lâu hơn. Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc vội vàng hạ lãi suất chiết khấu xuống 5% vào tháng 12/1993 và giữ nó cho đến hết năm 1995. Tuy nhiên vì tài sản có của các công ty và Ngân hàng Thế giới giảm khá nhanh nên lượng vay từ cửa ngõ chiết khấu lại vẫn giảm đến 14,94% trong năm 1994 và 11,44% trong năm 1995. Trong rất nhiều năm ngoài việc đầu tư trực tiếp và cho vay định hướng ở cửa ngõ chiết khấu lại, lãi suất chiết khấu còn đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh lãi suất của tất cả các loại vốn trên thị trường. Tháng 8 năm 1981, Hội đồng Chính sách Tiền tệ và Bộ Tài chính đã bắt đầu việc cải cách lãi suất mang tên gọi là “Kế hoạch điều chỉnh lãi suất trung hạn và dài hạn” dự kiến sẽ kéo dài đến hết năm 1999. Mục tiêu của kế hoạch này là phân hoá lãi suất chiết khấu ra thành từng nhóm lãi suất nhỏ hơn trong đó bộc lộ rõ những nguồn cấp vốn nào là được ưu đãi với lãi suất chiết khấu thấp và những nguồn vốn cấp cho đối tượng nào là phải ở mức lãi xuất cao hơn. Sự phân biệt lãi suất cho các khoản vốn từ cửa ngõ chiết khấu lại kéo theo một sự phân hoá sâu sộng lãi suất thị trường tiền tệ. Vì lãi suất quyết định nhu cầu vay, số lượng vay và cường độ của sản suất, cho nên việc phân hoá chi tiết ra các loại lãi suất chiết khấu đưa đến việc có những ngành như Nông nghiệp, Ngư nghiệp từ những năm 1985 đã hướng được những khoản vốn vay với lãi suất thấp chỉ 3% một năm. Ngược lại một số ngành sản xuất khác có khi phải trả lãi suất cho vốn chiết khấu tới 17,0% tức là gấp hơn 5 lần . Chính sách lãi suất chiết khấu như thế, và hậu quả là lãi suất thị trường cũng được phân hoá theo với sự khác biệt tương tự, đưa đến việc hỗ trợ một cách tích cực những ngành sản xuất cần quan tâm như các mũi nhọn công nghiệp xuất khẩu-Nông Lâm Ngư nghiệp… cũng như hạn chế một số ngành phát triển quá nhanh hoặc ít cần thiết cho kế hoạch phát triển, thí dụ như công nghiệp may mặc, dệt kim, hay công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng đặc biệt, … Tháng 4 năm 1994 Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc áp dụng một hệ thống chiết khấu lại mới. Dưới sự điều tiết của hệ thống mới này. Hội dồng Chính Sách Tiền tệ đưa ra số lượng tín dụng tối đa mà các Ngân hàng Thế giới trong cả nền kinh tế được phép cấp trong mỗi quý (3 tháng ). Trên cơ sở của khung tối đa được quy định này, mỗi Ngân hàng Thế giới lần lượt đưa ra khung cho vay tối đa của Ngân hàng mình đối với từng khách hàng nhất định. Trong khi đưa ra khung tối đa cho các Ngân hàng, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc đồng thời thông báo lại tài sản được phép dùng để ký quỹ tại cửa ngõ chiết khấu lại, và lãi suất chiết khấu lại cho mỗi trường hợp. Hằng tháng, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc đều kiểm tra mức cho vay tối đa của các Ngân hàng Thế giới . Bài học quan trọng thứ 2 từ chính sách điều tiết bằng công cụ lãi suất chiết khấu và chiết khấu lãi của Ngân hàng Trung Ương Hàn Quốc là đặc điểm của số lượng tín dụng tối đa trong hệ thống chiết khấu lãi mới từ tháng 3/1994. Nếu từ trước thời điểm đó, Ngân hàng Trung Ương Hàn Quốc chủ yếu điều tiết đầu tư và định hướng đầu tư thông qua việc điều tiết khối lượng vốn và chi phí vốn cho vay từ các Ngân hàng Thế giới đến các đơn vị kinh doanh trong nền kinh tế bằng việc thay đổi lãi suất chiết khấu, lượng và đối tượng của vốn ở cửa ngõ chiết khấu lãi. Thao tác điều tiết ấy mang tính gián tiếp vì lãi suất chiết khấu và vốn cấp từ chiết khấu lãi tác động đến toàn bộ nền kinh tế thông qua việc điều tiết van tín dụng của hệ thống Ngân hàng Thế giới. Thì từ sau tháng 3/1994, bên cạnh phương thức gián tiếp trên, Ngân hàng Trung Ương Hàn Quốc lại được tăng cường bằng một phương thức trực tiếp đó là quyết định số lượng tín dụng tối đa mà các Ngân hàng Thế giới được cấp vào các khu vực khác nhau trong nền kinh tế mỗi quí. Khi Ngân hàng Trung Ương Hàn Quốc nâng hay hạ xuống giới hạn tối đa này nó thực sự tác động một cách thẳng thừng vào việc hạn chế hay phát triển cường độ sản xuất, kinh doanh của từng khu vực, từng ngành trong cả nền kinh tế. Từ đó đi vào điều tiết một cách sâu hơn và chi tiết hơn sản lượng và các thành phần của sản lượng quốc gia. Lãi suất chiết khấu và chiết khấu lãi trở thành một bàn tay vô hình đầy quyền lực của Ngân hàng Trung Ương Hàn Quốc trong việc âm thầm tổ chức và sắp xếp theo kế hoạch cho sự phát triển của Hàn Quốc. 2. Điều tiết bằng nghiệp vụ thị trường mở Mục tiêu của nghiệp vụ thị trường mở ở Hàn Quốc được giới hạn vào việc tác động đến dự trữ bắt buộc của hệ thồng Ngân hàng Thế giới. Ngân hàng Trung Ương Hàn Quốc đảm nhiệm nhiệm vụ mua và bán trực tiếp trái phiếu kho bạc, trái phiếu của quỹ ổn định tiền tệ. Trước giai đoạn giữa thập niên 80, thị trường chứng khoán Hàn Quốc chưa phát triển nên nghiệp vụ thị trường mở không đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết thị trường tiền tệ và tín dụng. Hơn nữa, khoảng cách giữa lãi suất trái phiếu do Nhà nước và các công ty phát hành so với lãi suất tiền gửi vào hệ thống Ngân hàng Thế giới và thị trường tiền tệ là thấp một cách quá lớn. Do vậy, đầu tư chứng khoán không thu hút được khách hàng. Một sự kiện nữa là trước những năm ấy, chính quyền Hàn Quốc dựa vào việc vay tiền từ Ngân hàng Trung Ương Hàn Quốc một cách quá nặng nề và không quan tâm đến việc vay của dân thông qua phát hành trái phiếu. Lí do dễ hiểu vì Ngân hàng Trung Ương Hàn Quốc còn nằm dưới sự quản lý trực tiếp của chính phủ. Do đó chính phủ phải có quyền vay vốn bất cứ lúc nào và Ngân hàng Trung Ương Hàn Quốc không có năng lực từ chối, mặc dù đôi khi điều đó có hại cho những chính sách điều tiết kinh tế đang thi hành. Điều đó giải thích vì sao tổng tiền mặt ngoài lưu thông ở Hàn Quốc là 2.038,5 tỷ Won nhưng trái phiếu các loại chỉ có 4.484,6 tỷ Won, trong khi đó lượng tiền mặt của Hoa Kỳ là 116 tỷ USD còn lượng trái phiếu đã phát hành là hơn 675 tỷ USD. Được sự khuyến cáo của các chuyên gia tài chính Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) từ năm 1986, Chính phủ Hàn Quốc đã tăng cường phát hành trái phiếu mỗi khi có nhu cầu vay tiền. Với sự gia tăng của lượng chứng khoán do chính quyền phát ra từ sau năm 1986, Ngân hàng Trung Ương Hàn Quốc đã bắt đầu năng động hơn trong việc vận dụng nghiệp vụ thị trường mở để điều tiết điều kiện tiền tệ-tín dụng. Đến năm 1988, do nhu cầu vay của Chính phủ tăng, Ngân hàng Trung Ương Hàn Quốc đã phát hành cho Chính phủ hơn 12.000 tỷ Won trái phiếu của quỹ ổn định tiền tệ. Nhưng giữa lúc nền kinh tế tăng trưởng mạnh, ngại rằng tín dụng sẽ giảm sút do dự trữ bắt buộc của các Ngân hàng Thế giới giảm vì đợt phát hành trên, vào tháng 8 Ngân hàng Trung Ương Hàn Quốc phải mua vào hàng loạt chứng khoán chưa đến hạn. Nâng tổng số giá trị giao dịch trong năm lên 58.120,6 tỷ Won. Giữa năm 1989, Ngân hàng Trung Ương Hàn Quốc tiếp tục mua vào một lượng lớn khác sau khi các doanh nghiệp lớn phát hành hơn 10.000 tỷ Won trái phiếu công ty để vay trên thị trường. Khối lượng giao dịch trong cả năm 1989 kể cả trái phiếu và cổ phiếu vọt lên 86.348,7 tỷ Won tăng 29,52% so với năm 1988. Ngân hàng Trung Ương Hàn Quốc bán ra cho Chính phủ hơn 8.000 tỷ Won nhưng mua vào 22.442 tỷ Won để tăng cung ứng tiền trong 3 quý đầu năm. Cuối năm 1989, khi giá dầu thô đã lên khá nhanh, Ngân hàng Trung Ương Hàn Quốc buộc phải chuyển sang thắt chặt dự trữ bắt buộc và bắt đầu bán ra cho đến hết tháng 8 năm 1990, khối lượng giao dịch trong năm giảm 34,3%. Vì khối lượng giao dịch giảm và lượng bán ra của Ngân hàng Trung Ương Hàn Quốc tăng rất nhanh, cho nên cuối năm 1990 giá chứng khoán chỉ còn 747 giảm 18,68% so với 918,6 vào năm trước. Giá chứng khoán giảm nhanh đã làm cho lợi tức chứng khoán vọt lên kéo theo lãi suất của thị trường tiền tệ, kết quả là các công ty được một năm trúng mùa. Tuy khối lượng giao dịch trong năm 1990 giảm, vì Ngân hàng Trung Ương Hàn Quốc bán ra để thắt chặt dự trữ nhằm đề phòng sự gia tăng của tiêu dùng sẽ cộng hưởng với giá dầu thô cao từ khủng hoảng vùng Vịnh mà đẩy lạm phát lên cao. Nhưng lượng chứng khoán phát hành thêm ra thị trường vẫn tăng đều ở mức 20% trong năm 1990, 24,5% trong năm 1991 và 22,5% trong năm 1992 chứng tỏ Chính quyền và các công ty kinh doanh của Hàn Quốc đã khá quen với việc vay vốn ngoài thị trường và họ đã một ít phản ứng lại việc thiếu vốn từ sự thắt chặt dự trữ bắt buộc trong các Ngân hàng Thế giới của Ngân hàng Trung Ương Hàn Quốc bằng cách gia tăng phát hành trái phiếu và cổ phiếu. Tháng 4/1993, Ngân hàng Trung Ương Hàn Quốc áp dụng một phương thức mới tại Hàn Quốc trong việc phát hành loại chứng khoán của quỹ ổn định tiền tệ. Khi phát hành chứng khoán của quỹ ổn định tiền tệ hoặc những loại chứng khoán khác theo dạng thoả thuận mua lại, Ngân hàng Trung Ương Hàn Quốc áp dụng phương pháp đấu giá cho các công ty được cạnh tranh nhau. Khi các công ty hoặc Ngân hàng tham gia đấu giá những lô chứng khoán nào đấy, người đưa ra giá thấp nhất ( tức là lãi suất thấp nhất ) sẽ được chấp nhận làm trung gian để nhận lô chứng khoán và phát hành ra thị trường. Đây là phương pháp của Hà Lan và nó được áp dụng tại Hàn Quốc cho đến hiện nay. Phương thức phát hành mới đã làm cho khối lượng giao dịch vọt lên 86,2% và 35,9% trong các năm 1993 và 1994. Trong 2 năm này, Ngân hàng Trung Ương Hàn Quốc trong ý đồ tổ chức lại thị trường trái phiếu sau khi áp dụng phương thức mới, đồng thời cùng lúc với mục tiêu bành trướng cung ứng tiền để kích thích kinh tế tăng trưởng nhanh trở lại, bán ra 179.690 tỷ Won chứng khoán chủ yếu là trái phiếu. Nhưng mua vào đến hơn 222.000 tỷ Won trái phiếu đến hạn và gần đến hạn. Cung ứng tiền vọt lên sau khi đúng 30.000 tỷ Won tăng lên trong thị trường. Tiền mặt ngoài lưu thông tăng lên 41,6% vào năm 1993 và 39,8% vào cuối năm 1994. Khối lượng chứng khoán mới được phát hành trong năm 1994 lên tới 4.860 tỷ Won và hơn 13.199 tỷ Won cổ phiếu. Trong nửa đầu năm 1995, trên cở sở của sự tăng trưởng tốt của nền kinh tế, Ngân hàng Trung Ương Hàn Quốc không can thiệp thêm vào thị trường mở. Cung ứng tiền tăng vọt vào năm 1995 sau những đợt phát hành trên. Đầu tư vào cổ phiếu công nghiệp tăng mạnh và do vậy ngoại thương tăng theo vì tài chính trên thị trường trở nên dễ dàng. Xuất khẩu tăng 34% trong quý 3 năm 1995, và 30,3% trong tháng 10/1995. Cho đến tháng 12/1995, sản lượng công nghiệp tăng 12,7% nhờ vào sự tăng nhanh của đầu tư cổ phiếu và trái phiếu của khu vực công nghiệp (16%). Đầu tư vào công nghiệp thiết bị tăng 21,1%, công nghiệp xây dựng tăng 12,3% cao hơn rất nhiều so với mức 8,3% của những năm trước. GDP tiếp tục tăng trưởng ở mức 9,9% từ giữa năm cho đến tháng 12. 3. Điều tiết bằng công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc Trong những năm 1960 và 1970, Ngân hàng Trung Ương Hàn Quốc dựa một cách chủ yếu vào tỷ lệ dự trữ bắt buộc để quản lý thừa số tiền tệ, tiến tới quản lý van tín dụng của toàn bộ hệ thống Ngân hàng Thế giới, dẫn đến nhiều khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc cao một cách bất thường, làm giảm một cách đáng kể lợi tức của Ngân hàng Thế giới. Điều đó dẫn đến việc giảm khả năng hoạt động của các Ngân hàng trong tình trạng mà nền kinh tế cần ngày càng nhiều vốn để đầu tư mở rộng. Đó còn chưa nói đến khả năng một số Ngân hàng có thể bị phá sản vì phải giữ dự trữ bắt buộc ở mức cao, phải trả lãi suất phạt cao khi thiếu dự trữ bắt buộc, đồng thời cả lãi suất tiền gửi cao. Cho nên từ năm 1980, Ngân hàng Trung Ương Hàn Quốc có khuynh hướng hạ dần tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Dự trữ bắt buộc bằng đồng Won trên tiền gửi tiết kiệm và có kỳ hạn từ mức 20% trong năm 1979 xuống chỉ còn một nửa vào cuối tháng 9/1980. Dự trữ bắt buộc cho tiền gửi không kỳ hạn bằng đồng Won cũng giảm từ mức 27% xuống còn 14%. Tỷ lệ các loại này trong Ngân hàng Nông Nghiệp và Ngư nghiệp đều giảm đến hơn một nửa, có khi chỉ còn 1/3. Trong nỗ lực tăng cường khả năng cạnh tranh và khả năng cho vay với chi phí vốn thấp cho các Ngân hàng Nông nghiệp và Ngư nghiệp, nhằm tạo điều kiện cho các ngành sản xuất trong 2 khu vực này tăng trưởng nhanh hơn để làm thăng bằng tương đối về thu nhập của các thành phần nhân dân khác nhau trong nền kinh tế, Ngân hàng Trung Ương Hàn Quốc đã cố gắng giữ tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong các Ngân hàng Thế giới thuộc 2 bộ phận này không đổi suốt từ sau năm 1980 đến hết tháng 6/1996, kể cả trong giai đoạn mà tín dụng dư thừa vì sự ồ ạt đổ vào của ngoại tệ và tỷ lệ dự trữ bắt buộc ở các Ngân hàng Thế giới đều được nâng lên như trong năm 1987 hay trong đợt khủng hoảng vùng Vịnh năm 1989-1992. Chính sách của Ngân hàng Trung Ương Hàn Quốc trong tỷ lệ dự trữ bắt buộc, cũng như lãi suất chiết khấu, bộc lộ sự ưu tiên giúp đỡ tài chính và tăng năng lực cạnh tranh cho các khu vực sản xuất kém trong nền kinh tế. Mà trước hết là chế độ điều tiết này đã giúp cho thừa số tiền tệ của tất cả các Ngân hàng Thế giới thuộc khu vực nông – ngư nghiệp luôn cao hơn thừa số tiền tệ của tất cả các Ngân hàng Thế giới khác. Thừa số tiền tệ cao hơn có nghĩa là lượng tín dụng được cung ứng cho các bộ phận sản xuất nông – ngư nghiệp có hiệu quả lợi tức cao hơn và chi phí thấp hơn. Đây chính là một trong các nguyên nhân chủ yếu giúp ngành nông nghiệp và ngư nghiệp Hàn Quốc – vốn không được thiên nhiên ưu đãi – có mức tăng trưởng bình quân 5% mỗi năm từ suốt 1980 cho đến cuối 1995. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc được đưa trở lại mức 5,5% vào tháng 5/1982 sau khi các triệu chứng của sự phục hồi đã thành sự thật. Đến tháng 9/1984, thừa số tiền tệ có giảm đi một ít do mọi người bắt đầu lưu dụng tiền mặt nhiều hơn để tiêu dùng và nhất là đầu tư vào chứng khoán vì chứng khoán bắt đầu làm quen với nhu cầu đầu tư của mọi người. Sự giảm của thừa số tiền tệ kéo theo sự giảm một ít trong mức tín dụng được cấp bởi các Ngân hàng Thế giới. Để chấn chỉnh tình trạng này và củng cố mức đầu tư vào sản xuất từ vốn vay Ngân hàng của các doanh nghiệp, tháng 9/1984, Ngân hàng Trung Ương Hàn Quốc hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc xuống 4,5% và giữ mức ấy cho đến tháng 2/1987. Sự gia tăng đột ngột của ngoại tệ tràn vào Hàn Quốc từ các ngõ xuất khẩu và FDI đã làm cho khối lượng tiền tệ trở nên cao hơn mức bình thường. Năm 1987, để đề phòng sự lên giá đồng Won, có hại cho hoạt động xuất khẩu đang bành trướng, Ngân hàng Trung Ương Hàn Quốc thắt chặt cho vay và thế là tỷ lệ dự trữ bắt buộc được đưa lên 7% vào tháng 11/1987, 10% vào tháng 12/1988. Khủng hoảng vùng Vịnh làm xuất hiện nhu cầu ổn định giá cả, cho nên tỷ lệ dự trữ bắt buộc lại tiếp tục được nhấc lên 11,5% trong vòng 5 tháng, thừa số tiền tệ của các Ngân hàng Thế giới, ngoại trừ các Ngân hàng Nông nghiệp và Ngư nghiệp, giảm xuống dưới 2 từ năm 1987 đến hết năm 1991. Tuy nhiên khối lượng vốn cấp cho nền kinh tế vẫn không giảm vì sự nỗ lực của Ngân hàng Trung Ương Hàn Quốc ở cửa ngõ chiết khấu lãi. Do vậy, GDP tiếp tục tăng trưởng ở mức khá ổn định cho đến hết năm 1991. Đợt suy thoái năm 1993 đã làm cho nhu cầu tín dụng giảm sút. Lạm phát cao đã làm cho lãi suất tiền gửi trở nên ít giá trị hơn, nhân dân đua nhau rút tiền ra khỏi Ngân hàng và tiền mặt ngoài lưu thông tăng vọt lên 2,76 lần, từ mức 1.761,1 tỷ Won lên đến 4.858,8 tỷ Won vào cuối năm 1993. Nhận thấy nguyên nhân của sự giảm sút tín dụng không phải đến từ tỷ lệ dự trữ bắt buộc và trong bối cảnh lạm phát còn có khả năng lên cao, Ngân hàng Trung Ương Hàn Quốc không những không giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc mà lại đưa mức dự trữ bắt buộc tới hạn bằng tiền mặt lên 30% để hạn chế cho vay tiền mặt ra lưu thông từ các Ngân hàng Thế giới. Do đó, dự trữ bắt buộc bằng tiền mặt vọt lên 26,8% trong năm 1993. Khối lượng tiền mặt ngoài lưu thông không giảm cho đến cuối năm 1995 và tránh tình trạng tiền mặt chạy ra khỏi hệ thống Ngân hàng Thế giới quá nhanh, Ngân hàng Trung Ương Hàn Quốc tiếp tục giữ mức dự trữ tới hạn bằng tiền mặt cho đến hết năm 1995. 4. Điều tiết bằng công cụ cung ứng cơ số tiền Cung ứng cơ số tiền và điều tiết tỷ giá là phương tiện quen thuộc của Ngân hàng Trung Ương Hàn Quốc trong việc tác động đến ngoại thương, tổng cầu và sản lượng. Ngoài việc phải tăng cung ứng cơ số tiền theo nhịp độ tăng của sản lượng trong nền kinh tế hàng năm để tiếp tục phục vụ tốt cho tăng trưởng, việc cung ứng cơ số tiền còn được thực hiện để làm giảm nhẹ các biến động kinh tế vĩ mô từ những cú sốc bên ngoài và trong nội bộ nền kinh tế, cũng như tác động của tỷ giá khi cần. Đợt thắt chặt 1984-1985 đã tiếp tục giữ cho lạm phát ở mức ổn định dưới 3% một năm. Tuy nhiên tình trạng sản lượng tăng không nhanh và sự dựa dẫm vào vay nợ nước ngoài của khu vực nhập khẩu đã buộc Ngân hàng Trung Ương Hàn Quốc phải tìm cách bành trướng nhanh hơn tín dụng cho nền kinh tế và năm 1986, cung ứng cơ số tiền vọt lên 12,1% ( từ mức 5,2% của năm 1985 ) báo hiệu giai đoạn tiền tệ-tín dụng dễ dãi với lãi suất hạ để kích thích sản xuất và đầu tư vận động nhanh hơn. Giai đoạn nới lỏng này kéo dài lâu nhất cho đến năm 1990. Kết quả rất chóng vánh và tổng cầu tăng bình quân 18% mỗi năm từ 1986 đến năm 1991 và trong giai đoạn này GNP danh nghĩa tăng bình quân mỗi năm ở mức đáng kinh ngạc là 21,58%. Biến động giá dầu đầu năm 1989 nhấc chỉ số lạm phát của Hàn Quốc từ 3% lên 7,1%. Tháng 8/1990, khủng hoảng vùng Vịnh xảy ra báo hiệu một khả năng nguồn cung ứng dầu từ Trung Đông sẽ bị tắt không biết đến bao giờ. Trước tình hình đáng lo ngại ấy, đương nhiên Ngân hàng Trung Ương Hàn Quốc cũng như các Ngân hàng Trung ương phải chuẩn bị, cung ứng cơ số tiền được thắt chặt vào cuối năm 1990 đến hết năm 1992. Cơn sốt suy thoái năm 1993 trên toàn thế giới lan sang Hàn Quốc, cùng với sự tác động của việc thắt chặt cơ số tiền và tín dụng từ 2 năm 1991 và 1992, đã đẩy GNP thực của Hàn Quốc xuống mức âm. Sự trục trặc về thị trường đã làm cho ngoại thương Hàn Quốc suy giảm. Đầu tư cố định tăng chỉ 3,5 bình quân năm, thấp xa mức của những năm trước suy thoái. Để hạn chế một cách nhanh nhất sự lây lan trì trệ qua các ngành khác trong cả nền kinh tế, Hội đồng chính sách tiền tệ quyết định sử dụng nhiều chính sách táo bạo hơn để vực dậy các ngành công nghiệp chủ chốt. Lãi suất chiết khấu được đưa ngay xuống 5% trong năm 1993, hàng loạt nghiệp vụ thị trường mở được thực hiện để bành trướng cung tiền tệ và hạ lãi suất thị trường. Cùng lúc ấy cung ứng cơ số tiền được đưa lên tới mức kỷ lục trong vòng 16 năm ( từ năm 1980._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34648.doc
Tài liệu liên quan