Tìm hiểu mức sẵn lòng chi trả của người dân về việc thu, gom xử lý rác thải bằng phương pháp tạo dựng thị trường tại khu vực Xuân Mai- Chương Mỹ- Hà Nội

Bộ giáo dục và đào tạo Trường đại học nông nghiệp hà nội Hoàng thị hương Tìm hiểu mức sẵn lòng chi trả của người dân về việc thu gom xử lý rác thải bằng phương pháp tạo dựng thị trường tại khu vực Xuân Mai- Chương Mỹ- Hà Nội Luận văn thạc sĩ kinh tế Chuyên ngành : kinh tế nông nghiệp Mã ngành : 60.31.10 Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ thị phương thuỵ Hà nội - 2008 Lời cam đoan Tôi xin cam đoan rằng: số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề bảo vệ một

doc137 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2950 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Tìm hiểu mức sẵn lòng chi trả của người dân về việc thu, gom xử lý rác thải bằng phương pháp tạo dựng thị trường tại khu vực Xuân Mai- Chương Mỹ- Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 29 háng 10 năm 2008 Người thực hiện luận văn Hoàng Thị Hương Lời cảm ơn Trong quá trình học tập, nghiên cứu gặp rất nhiều khó khăn, tôi đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ tận tình của các thầy, các cô, các đơn vị, gia đình và bạn bè về tinh thần và vật chất để tôi hoàn thành bản luận văn này. Lời đầu tiên, tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS. Vũ Thị Phương Thụy, giáo viên Bộ môn Kinh tế khoa Kinh tế và phát triển nông thôn Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội đã tận tình hướng dẫn, đóng góp ý kiến quý báu, động viên giúp đỡ tôi vượt qua những khó khăn trong quá trình nghiên cứu để hoàn chỉnh bản luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: PGS.TS. Nguyễn Văn Song trưởng Bộ môn Kinh tế, các thầy, các cô trong bộ môn Kinh tế khoa Kinh tế và phát triển nông thôn Trường Đại học Nông Nghiệp I Hà Nội, cùng toàn thể các thầy giáo, cô giáo đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, truyền đạt những kinh nghiệm, đóng góp cho tôi nhiều ý kiến quý báu để tôi hoàn thành bản luận văn này. Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Khoa Kinh tế, Bộ môn Thống kê- Phân tích Trường Cao đẳng Nông Nghiệp và PTNT Bắc Bộ đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin chân trọng cảm ơn phòng Thống kê huyện Chương Mỹ, Công ty Môi trường đô thị Xuân Mai, phòng Thống kê, phòng Địa chính thị trấn Xuân Mai, xã Đông Sơn, bà con thôn xóm ở thị trấn Xuân Mai, xã Đông Sơn đã cộng tác và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu tại địa phương. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp. Để có được kết quả ngày hôm nay, một phần do sự nỗ lực cố gắng của bản thân nhưng phần lớn là do công lao của gia đình bố mẹ, anh chị em, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động viên và tạo điều kiện để tôi an tâm học tập và nghiên cứu. Hà Nội, ngày 29 tháng10 năm 2008 Tác giả Hoàng Thị Hương Mục lục Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt v Danh mục các bảng vi Danh mục hình viii Danh mục biểu đồ viii Danh mục các chữ viết tắt Ký hiệu Tiếng Anh Tiếng Việt AM Artificial Market Thị trường nhân tạo BV Bequest Value Giá trị để lại BVMT Bảo vệ môi trường CP Cost Price Giá chi phí CS Consumer Surplus Thặng dư tiêu dùng CVM Contingent Valuation Method Phương pháp tạo dựng thị trường DUV Direct Use Value Giá trị sử dụng trực tiếp ĐVT Đơn vị tính ev Existence Value Giá trị tồn tại hca Human Capital Cost Chi phí vốn con người hpm Hedonic Price Giá hưởng thụ iuv Indirect Use Value Giá trị sử dụng gián tiếp iv Implicit Value Giá trị ẩn mp Market Price Giá thị trường nuv Non- Use Value Giá trị không sử dụng oc Opportunity Cost Chi phí cơ hội OV Option Value Giá trị lựa chọn pos Substitute Price Giá thay thế ql Quốc Lộ rc Replacement Cost Chi phí thay thế rut Random Unility Throry Thuyết độ thoả dụng tcm Travel Utility Method Phương pháp chi phí du lịch tev Total Economic Value Tổng giá trị kinh tế u Utility Độ thoả dụng uv Use Values Giá trị sử dụng wtp Willingness To Pay Mức sẵn lòng chi trả ubnd Uỷ ban nhân dân vsmt Vệ sinh môi trường vn Việt Nam Danh mục bảng STT Tên bảng Trang 3.1 Phân loại đất và cơ cấu đất đai của khu vực nghiên cứu 42 3.2 Tình hình dân số và lao động của khu vực nghiên cứu 43 4.1 Tình hình dân cư và bố trí các khu vực dịch vụ đời sống xã hội trong khu vực nghiên cứu 53 4.2 Đặc điểm sản xuất gây rác thải của các đơn vị kinh tế, doanh nghiệp trên địa bàn 54 4.3 Cơ sở vật chất của công ty Môi trường đô thị Xuân Mai 55 4.4 Kết quả tổng hợp về đánh giá hiệu quả thu gom rác của công ty môi trường đô thị Xuân Mai 56 4.5 Bảng kết quả điều tra về thời gian thu gom 57 4.6 Phân bố mẫu điều tra 61 4.7 Kết quả mức WTP thu được sau lần điều tra thử 62 4.8 Một số đặc điểm cơ bản của người được phỏng vấn 64 4.9 Trình độ học vấn của người được phỏng vấn 65 4.10 Thu nhập của người được phỏng vấn 66 4.11 Khối lượng rác thải ra hàng ngày từ các khu dân cư của thị trấn Xuân Mai và xã Đông Sơn. 68 4.12 Khối lượng rác thải ra hàng ngày từ khối cơ quan trong khu vực nghiên cứu. 69 4.13 Dự tính lượng rác tạo ra tại khu vực nghiên cứu đến năm 2010 và 2012 71 4.14 Mức sẵn lòng chi trả của các hộ gia đình 74 4.15 Mức WTP của khối cơ quan đơn vị tại khu vực nghiên cứu 76 4.16 Các mục đích của quỹ giả định cho thu gom và xử lý rác thải tại khu vực nghiên cứu. 77 4.17 Hình thức chi trả 78 4.18 Lý do các hộ gia đình không đồng ý sẵn lòng chi trả cho việc thu gom và xử lý rác thải tại khu vực nghiên cứu 79 4.19 Kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến mức WTP 84 4.20 Mức WTP của các hộ gia đình và các khối cơ quan tại thị trấn Xuân Mai và xa Đông Sơn. 96 Danh mục hình STT Tên hình Trang 2.1. Sơ đồ quản lý chất thải 11 2.2. Sơ đồ phân loại tổng giá trị kinh tế của tài nguyên 20 2.3. Mức sẵn lòng chi trả và thặng dư tiêu dùng 25 2.4 . Một số phương pháp định giá tài nguyên môi trường 27 2.5. Trình tự các bước tiến hành áp dụng phương pháp tạo dựng thị trường 31 2.6. Các kỹ thuật để tìm hiểu mức sẵn lòng chi trả 33 4.1. Đường cầu thể hiện mức WTP 75 4.2. Sơ đồ thu gom rác thải có sự tham gia của cộng đồng 92 4.3. Sơ đồ thành lập tổ thu gom rác dân lập 93 4.4. Sơ đồ quá trình phân giải và tổng hợp chất hữu cơ từ rác thải hữu cơ 96 Danh mục biểu đồ STT Tên hình Trang 4.1. Mức sẵn lòng chi trả của các hộ gia đình 74 4.2. Mối quan hệ giữa mức thu nhập với mức WTP 86 4.3. Mối quan hệ giữa nghề nghiệp với mức WTP 88 1. Mở ĐầU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay ô nhiễm môi trường đã trở thành vấn đề bức xúc tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Sự phát triển mạnh mẽ các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,... đã thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển, đời sống người dân không ngừng được cải thiện. Bên cạnh đó, thách thức về môi trường cũng rất lớn, gây ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường sống của người dân. Đặc biệt tình trạng ô nhiễm môi trường ở các khu đô thị hoá, các làng nghề hiện đang diễn ra khá phổ biến ở nước ta. Trong cuộc sống hàng ngày, con người không chỉ tiêu thụ và sử dụng một số lượng lớn các nguyên liệu, sản phẩm từ thiên nhiên, từ sản xuất để tồn tại và phát triển mà đồng thời cũng vứt thải lại cho thiên nhiên và môi trường sống các phế thải, rác thải. Nền kinh tế - xã hội càng phát triển, dân số tại các vùng đô thị, trung tâm công nghiệp càng tăng nhanh thì phế thải và rác thải càng nhiều và ảnh hưởng trực tiếp trở lại đời sống của con người: gây ô nhiễm môi trường, gây bệnh tật, làm giảm sức khỏe cộng đồng, chiếm đất đai để chôn lấp, làm bãi rác, làm mất cảnh quan các khu dân cư, đô thị... Khu vực Xuân Mai cũng nằm trong thực trạng trên, là khu vực có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, đồng thời đây là khu vực nằm trong quy hoạch tổng thể của chính phủ về chuỗi đô thị Hoà Lạc - Xuân Mai - Miếu Môn. Vì vậy trong quá trình xây dựng và phát triển, khu vực Xuân Mai đã tạo ra một lượng lớn rác thải, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Nguyên nhân chủ yếu là do người dân chưa ý thức được mối nguy hại của rác thải tới môi trường và sức khỏe của họ nên việc xả thải còn bừa bãi, không đúng nơi quy định. Bên cạnh đó việc thu gom và xử lý rác thải do các cơ quan chức năng thực hiện vẫn chưa được tốt cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chất lượng môi trường bị ảnh hưởng. Chính vì vậy, để góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân cũng như các bộ phận có liên quan tới môi trường khu vực, nhằm hạn chế mức độ ô nhiễm môi trường do rác thải tại khu vực Xuân Mai chúng ta phải có cách nhìn nhận và đánh giá nghiêm túc vấn đề ô nhiễm môi trường tại khu vực này trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp để cải thiện môi trường tại khu vực nghiên cứu. Đó là lý do tác giả lựa chọn đề tài “Tìm hiểu mức sẵn lòng chi trả của người dân về việc thu, gom xử lý rác thải bằng phương pháp tạo dựng thị trường tại khu vực Xuân Mai- Chương Mỹ- Hà Nội”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng môi trường rác tại khu vực Xuân Mai, tìm hiểu mức sẵn lòng chi trả của người dân về việc thu gom và xử lý rác thải bằng phương pháp tạo dựng thị trường. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về môi trường, ô nhiễm môi trường, định giá môi trường, phương pháp tạo dựng thị trường; - Tìm hiểu thực trạng môi trường rác thải tại khu vực Xuân Mai; - Ước lượng mức bằng lòng chi trả của người dân nhằm cải thiện chất lượng nguồn rác thải tại địa phương bằng phương pháp tạo dựng thị trường (CVM); - Phân tích các yếu tố về kinh tế, xã hội ảnh hưởng tới mức sẵn lòng chi trả của người dân. - Đề ra một số giải pháp về quản lý, bảo vệ môi trường nói chung thu gom và xử lý rác thải nói riêng tại khu vực Xuân Mai. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu các vấn đề về rác thải ô nhiễm môi trường của khu vực Xuân Mai. Chủ thể nghiên cứu trực tiếp là những người dân tiêu dùng và sản xuất trong khu vực thị trấn Xuân Mai và sống ở các xã liền kề thị trấn đã được thu gom rác thải và chưa được thu gom rác thải. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 1.3.2.1. Phạm vi nội dung - Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về phương pháp CVM và vận dụng phương pháp CVM vào xác định mức sẵn lòng chi trả của các hộ gia đình để thu gom và sử lý rác thải. 1.3.2.2 Phạm vi không gian Đề tài dược tiến hành nghiên cứu tại khu vực Xuân Mai, trong đó tập trung nghiên cứu 2 điểm, gồm Thị trấn Xuân Mai và xã Đông Sơn huyện Chương Mỹ- Hà Nội. Từ đó có thể suy rộng tài liệu cho vùng. 1.3.2.3. Phạm vi về thời gian Đề tài thực hiện dựa vào thu thập tài liệu có liên quan đến các nội dung nghiên cứu từ năm 2005- 2007, dự báo tài liệu cho phương hướng và giải pháp quản lý chất thải đến năm 2010 và 2012 tại khu vực Xuân Mai. 2. CƠ Sở Lý LUậN Và THựC TIễN 2.1. Cơ sở lý luận của đề tài. 2.1.1. Lý luận về ô nhiễm môi trường và chất thải 2.1.1.1. Một số khái niệm về ô nhiễm môi trường và chất thải a. Khái niệm về môi trường Có rất nhiều quan điểm đưa ra các khái niệm về môi trường, một số định nghĩa của một số tác giả đã nêu ra như sau: Masn và Langenhim, 1957, cho rằng: “Môi trường là tổng hợp các yếu tố tồn tại xung quanh sinh vật và ảnh hưởng đến sinh vật”. Ví dụ một bông hoa mọc trong rừng, nó chịu ảnh hưởng của các điều kiện nhất định như: nhiệt độ, ánh sáng, không khí, đất, các khoáng chất trong đất..., nghĩa là toàn bộ những vật chất có khả năng gây ảnh hưởng đến quá trình tạo nên bông hoa, kể cả những thú rừng, những cây cối bên cạnh. Các điều kiện môi trường đã quyết định sự phát triển của sinh vật. Tác giả Joe Whiteney, 1993, định nghĩa môi trường đơn giản hơn: “Môi trường là tất cả những gì ngoài cơ thể, có liên quan mật thiết và có ảnh hưởng đến sự tồn tại của con người như: đất, nước, không khí, ánh sáng mặt trời, rừng, biển, tầng ozone, sự đa dạng của các loài”. Các tác giả của Trung Quốc, Lương Tử Dung, Vũ Trung Ging cho rằng: “Môi trường là hoàn cảnh sống của sinh vật, kể cả con người, mà sinh vật và con người đó không thể tách riêng ra khỏi điều kiện sống của nó”. Nhà bác học vĩ đại Anhstanh cho rằng: “Môi trường là tất cả những gì ngoài tôi ra”. Chương trình môi trường của UNEP định nghĩa: “Môi trường là tập hợp các yếu tố vật lý, hoá học, sinh học, kinh tế xã hội, tác động lên từng cá thể hay cả cộng đồng”. Theo Từ điển môi trường (Dictionary of Environment) của Gurdey Rej (1981) và cuốn Encyclopedia of Environment Science and Engineering của Sybil và các cộng sự khác: “Môi trường là hoàn cảnh vật lý, hoá học và sinh học bao quanh sinh vật, đó gọi là môi trường bên ngoài, còn các điều kiện, hoàn cảnh vật lý, hoá học, sinh học trong cơ thể gọi là môi trường bên trong. Dịch bào bao quanh tế bào, thì dịch bào là môi trường của tế bào cơ thể”. Theo từ điển bách khoa Larouse, khái niệm môi trường được mở rộng hơn: “Môi trường là tất cả những gì bao quanh sinh vật. Nói cụ thể hơn, đó là các yếu tố tự nhiên và yếu tố nhân tạo diễn ra trong không gian cụ thể, nơi đó có sự sống hoặc không có sự sống. Các yếu tố đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của những định luật vật lý mang tính tổng quát hoặc chi tiết như luật hấp dẫn vũ trụ, năng lượng phản xạ, bảo tồn vật chất,... Trong đó hiện tượng hoá học và sinh học là những đặc thù cục bộ. Môi trường bao gồm tất cả những nhân tố tác động qua lại trực tiếp hoặc gián tiếp với sinh vật và quần xã sinh vật”. Theo luật bảo vệ môi trường được Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kì họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 định nghĩa “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người; có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”. Ngày nay người ta đã thống nhất với nhau về định nghĩa: “Môi trường là các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo, lý học, hoá học, sinh học cùng tồn tại trong một không gian bao quanh con người. Các yếu tố đó có quan hệ mật thiết, tương tác lẫn nhau và tác động lên các cá thể sinh vật hay con người để cùng tồn tại và phát triển. Tổng hoà của các chiều hướng phát triển của từng nhân tố này quyết định chiều hướng phát triển của cá thể sinh vật của hệ sinh thái và của xã hội con người”. Như vậy môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống con người, mức sống của con người càng được nâng cao thì lượng rác thải tạo ra môi trường càng lớn, mức độ ô nhiễm môi trường càng lớn. b. Khái niệm về ô nhiễm môi trường * Định nghĩa về ô nhiễm môi trường Ô nhiễm môi trường là hiện tượng suy giảm chất lượng môi trường quá một giới hạn cho phép, đi ngược lại mục đích sử dụng môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và sinh vật. Ô nhiễm môi trường là một khái niệm được nhiều ngành khoa học định nghĩa. Dưới góc độ sinh học, khái niệm này chỉ tình trạng môi trường trong đó những chỉ số hóa học, lý học của nó bị thay đổi theo chiều hướng xấu đi. Dưới góc độ kinh tế học, ô nhiễm môi trường là sự thay đổi không có lợi cho môi trường sống về các tính chất vật lý, hoá học, sinh học, mà qua đó có thể gây tác hại tức thời hoặc lâu dài đến sức khỏe con người, các loài động thực vật và các điều kiện sống khác. Dưới góc độ pháp lý, ô nhiễm môi trường là sự biến đổi các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật (khoản 6 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường năm 2005). Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa ô nhiễm môi trường là việc chuyển các chất thải hoặc nguyên liệu vào môi trường đến mức có khả năng gây hại cho sức khoẻ con người và sự phát triển sinh vật hoặc làm giảm chất lượng môi trường sống. * Các khái niệm về ô nhiễm môi trường Ô nhiễm sơ cấp: Là ô nhiễm nguồn do chất thải từ nguồn thải trực tiếp vào môi trường, gây ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm thứ cấp: Là ô nhiễm được tạo thành từ ô nhiễm sơ cấp và đã biến đổi qua trung gian rồi mới thải vào môi trường. Nhiễm bẩn: Là trường hợp trong môi trường xuất hiện các chất lạ làm thay đổi thành phần vi lượng, hoá học, sinh học của môi trường nhưng chưa đến mức làm thay đổi tính chất và chất lượng của môi trường thành phần. c. Khái niệm về chất thải Chất thải là những vật chất, trong một quá trình sản xuất nào đó, không còn khả năng sử dụng nữa (giá trị sử dụng bằng không) và bị loại ra từ quá trình sản xuất đó. Quy trình này có thể là quy trình sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, hoạt động du lịch, giao thông vận tải. Chất thải ra từ hoạt động đời sống, từ khu dân cư và cả các hoạt động du hành vũ trụ cũng đều là chất thải. Chất thải của một quá trình sản xuất này chưa hẳn đã là chất thải của quá trình sản xuất khác, thậm chí nó còn có thể là nguyên liệu cho quá trình sản xuất tiếp theo. Chất thải có thể ở dạng khí, lỏng hoặc rắn. Chất thải rắn còn được gọi là rác, ngay trong vũ trụ cũng có chất thải gọi là rác vũ trụ, đó là những mảnh vỡ của các vệ tinh, các mảnh tên lửa bị loại bỏ. Rác và chất thải tự bản thân nó có thể chưa gây ô nhiễm hoặc mới ở mức làm bẩn môi trường, nhưng qua tác động của các yếu tố môi trường, qua phân giải, hoạt hoá mà chất thải mới trở nên ô nhiễm và gây độc. Rác hữu cơ thì bị lên men gây thối và độc. Nước thải chứa hoá chất làm ô nhiễm đất, ô nhiễm nước mặt, nước ngầm, chất thải phóng xạ gây ô nhiễm phóng xạ, hầu như ở đâu có sinh vật sống là ở đấy có chất thải, hoặc ở dạng này hoặc ở dạng khác. Vì vậy, chỗ nào càng tập trung sinh vật, con người và hoạt động của họ càng cao thì chất thải càng nhiều. * Nguồn phát sinh chất thải rắn Những nguồn phát sinh chất thải rắn chủ yếu là: + Hộ gia đình: rác thải phát sinh từ những thực phẩm thừa, carton, plastic, vải, da, gỗ vụn, thuỷ tinh, kim loại, tro bếp, lá cây, các chất thải đặc biệt (đồ điện, điện tử hỏng, pin, lốp xe...) và các chất thải độc hại. + Thương mại: rác phát sinh từ các nhà kho, quán ăn, chợ, văn phòng, khách sạn, trạm xăng chủ yếu là đồ ăn thừa, dầu mỡ, giấy báo... + Cơ quan (trường học, bệnh viện, cơ quan hành chính...) rác thải ở đây giống như rác thải thương mại. + Xây dựng: các công trình mới, tu sửa từ nhà ở đến công viên, trường học, bệnh viện, khách sạn chủ yếu là vôi vữa bê tông, gạch, thép, cốt pha... + Dịch vụ công cộng: rửa đường, rác du lịch (rác công viên, bãi biển, các danh lam thắng cảnh...) + Công nghiệp: công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ đều phát sinh ra rác thải, chất thải như giấy vụn, hoá chất... + Nông nghiệp: các hoạt động nông nghiệp cũng là nguồn phát sinh chất thải như đốt tro, thuốc trừ sâu... d. Phân loại chất thải Rác thải được phân loại theo nhiều cách khác nhau: + Theo bản chất nguồn tạo thành, rác thải được phân thành các loại: - Rác sinh hoạt: là chất thải rắn được sản sinh trong sinh hoạt hàng ngày của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụ thương mại. - Rác thải công nghiệp: là chất thải rắn của các cơ sở sản xuất (từ cá thể thủ công đến công nghiệp nhà máy) - Rác thải xây dựng: là các phế thải như cát đá, bê tông, vôi vữa... do các hoạt động phá vỡ công trình, xây dựng công trình. - Rác thải nông nghiệp: là những chất thải được thải ra từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Ví dụ: trồng trọt chăn nuôi, thu hoạch các loại cây trồng, các sản phẩm chế biến từ sữa... Rác thải sinh hoạt chiếm tỷ lệ lớn nhất trong 3 loại rác thải trên. Ta biết rằng lượng rác thải sinh hoạt thải ra phụ thuộc vào 2 yếu tố chính đó là sự phát triển kinh tế và tỷ lệ gia tăng dân số + Theo mức độ nguy hại rác thải được phân thành: - Rác thải nguy hại: bao gồm các loại hoá chất dễ cháy gây phản ứng độc hại, chất thải sinh hoạt để thối rữa, các chất dễ cháy nổ hoặc các chất phóng xạ, các chất nhiễm khuẩn lây lan,... có nguy cơ đe dọa sức khoẻ con người và sinh vật. - Rác thải y tế nguy hại: là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có những đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc có khả năng tương tác với các chất khác gây nguy hại tới sức khoẻ cộng đồng và môi trường. Theo qui chế quản lý chất thải y tế, các loại rác thải y tế nguy hại được phát sinh từ các hoạt động chuyên môn trong các bệnh viện, trạm y tế. - Rác thải không nguy hại: là những loại chất thải không chứa các chất và hợp chất gây nguy hại trực tiếp và có khả năng tương tác thành phần. 2.1.1.2. Tác động của chất thải rắn (rác thải) đến môi trường * Rác làm ô nhiễm môi trường nước Các chất thải rắn, nếu là chất thải hữu cơ, trong môi trường nước sẽ bị phân huỷ một cách nhanh chóng. Phần nổi lên mặt nước sẽ có quá trình khoáng hoá chất hữu cơ để tạo ra các sản phẩm trung gian sau đó là những sản phẩm cuối cùng là chất khoáng và nước. Phần chìm trong nước sẽ có quá trình phân giải yếm khí để tạo ra các hợp chất trung gian và sau đó là những sản phẩm cuối cùng như CH4, H2S, H2O, CO2. Tất cả các chất trung gian đều gây mùi thối và là độc chất. Bên cạnh đó còn bao nhiêu vi trùng và siêu vi trùng làm ô nhiễm nguồn nước. Nếu rác thải là những chất kim loại thì nó gây lên hiện tượng ăn mòn trong môi trường nước. Sau đó quá trình oxy hoá có oxy và không có oxy xuất hiện, gây nhiễm bẩn cho môi trường nước, nguồn nước. Những chất thải độc như Hg, Pb hoặc các chất thải phóng xạ còn nguy hiểm hơn. * Rác làm ô nhiễm môi trường đất Các chất thải hữu cơ còn được phân huỷ trong môi trường đất trong hai điều kiện yếm khí và háo khí, khi có độ ẩm thích hợp qua hàng loạt sản phẩm trung gian cuối cùng tạo ra các chất khoáng đơn giản, các chất H2O, CO2. Nếu là yếm khí thì sản phẩm cuối cùng chủ yếu là CH4, H2O, CO2 gây độc cho môi trường. Với một lượng vừa phải thì khả năng làm sạch của môi trường đất khiến rác không trở thành ô nhiễm. Nhưng với một lượng rác quá lớn thì môi trường đất sẽ trở nên quá tải và bị ô nhiễm. Ô nhiễm này sẽ cùng với ô nhiễm kim loại nặng, chất độc hại theo nước trong đất chảy xuống mạch nước ngầm, làm ô nhiễm nước ngầm, Khi nước ngầm đã bị ô nhiễm thì không còn cách gì cứu chữa được. * Rác làm ô nhiễm môi trường không khí Các chất thải rắn thường có bộ phận có thể bay hơi và mang theo mùi làm ô nhiễm không khí. Cũng có những chất thải có khả năng thăng hoa phát tán vào không khí gây ô nhiễm trực tiếp. Cũng có loại rác, trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp (35oC và độ ẩm 70- 80%) sẽ có quá trình biến đổi nhờ hoạt động của vi sinh vật. Kết quả của quá trình là gây ô nhiễm không khí. * Nước rò rỉ từ bãi rác và tác hại của chúng ở những bãi rác hoặc những đống rác lớn mà trong rác có một lượng nước nhất định hoặc mưa xuống làm nước ngấm vào rác thì tạo ra một loại nước rò rỉ. Trong nước rò rỉ chứa những chất hoà tan, những chất lơ lửng, chất hữu cơ và nấm bệnh. Khi nước này ngấm vào đất làm ô nhiễm môi trường đất trầm trọng. Mặt khác, nó cũng làm ô nhiễm nguồn nước thổ nhưỡng và nước ngầm. 2.1.2. Lý luận về quản lý và xử lý chất thải 2.1.2.1. Khái niệm và nội dung công tác quản lý chất thải Quản lý chất thải là các hoạt động phân loại rác, thu gom rác, vận chuyển, tái sản xuất- tái chế và cuối cùng là xử lý tiêu huỷ. Mỗi một công đoạn đều có vai trò rất quan trọng, có tính quyết định đối với việc tạo lập một hệ thống quản lý chất thải hiệu quả nhằm giảm thiểu các rủi ro đối với môi trường và sức khoẻ con người. Mặc dù những năm gần đây, hoạt động của nhiều công ty môi trường đô thị tại các địa phương đã có những tiến bộ đáng kể, phương thức tiêu huỷ chất thải đã được cải tiến nhưng chất thải vẫn là mối hiểm hoạ đối với sức khoẻ con người và môi trường. Sơ đồ quản lý rác được biểu hiện như sau: Nguồn chất thải rắn Lưu trữ Thu gom Phân loại Phân Đổ bỏ, chôn Xử lý tái sinh Trung chuyển và vận chuyển Nguyên liệu cho sản xuất Hình 2.1: Sơ đồ quản lý chất thải * Hệ thống thu gom - Thu gom ở trong nhà, trong công xưởng, nhà máy sản xuất. - Hệ thống thu gom rác ở bên ngoài bằng các bô đựng rác và hệ thống gom rác để đổ vào các xe trở rác. Mỗi nước có hệ thống gom rác khác nhau. + ở Cộng hoà Liên bang Đức người ta thu gom chất thải và rác bằng cách ở mỗi tụ điểm rác, người ta để ba thùng nhựa có bánh xe, mỗi thùng đựng một loại rác nhất định: giấy vụn, chai lọ thuỷ tinh và rác tạp bẩn. Người xả rác bỏ mỗi loại rác vào một túi nilon mỏng chuyên dụng bán sẵn. Người công nhân thu gom rác có mức lương cao hơn mức lương của công nhân đi làm ở trong các nhà máy. Các công ty sản xuất vật dụng vệ sinh công cộng, kể cả túi đựng rác, được giảm hoặc miễn thuế. Nhà nước bù lỗ nâng đỡ những nhà máy chế biến rác, làm cho ngành này phát triển để bảo vệ môi trường. ở Hàn Quốc mỗi hộ gia đình bỏ rác vào một túi nhựa đặc biệt có sẵn, một loại túi nhựa có khả năng tự huỷ sinh học. Lệ phí thu gom có thể tính vào trong giá thể tích rác, có thể có chênh lệch lệ phí giữa các vùng dân cư, chênh lệch này được quyết định bởi chính quyền địa phương. * Hệ thống vận chuyển rác Hệ thống vận chuyển gồm nhiều phương tiện: trong những hẻm nhỏ vận chuyển rác bằng xe thô sơ và nhân viên thu gom rác bằng phương pháp thủ công. ở các thành phố lớn thường có các loại xe có côngtennơ vận chuyển hoặc côngtennơ cố định. Đối với các nước tiên tiến, công việc thu gom rác đường phố có xe chuyên dùng quét, thu gom, ép, vận chuyển. 2.1.2.2. Các phương pháp xử lý chất thải (rác thải) a. ủ rác thành phân bón hữu cơ (composting) ủ rác hữu cơ thành phân bón hữu cơ (composting) là một phương pháp khá phổ biến ở các quốc gia đang phát triển. Việc ủ rác sinh hoạt với thành phần chủ yếu là chất hữu cơ có thể phân huỷ được còn được tiến hành ngay ở các nước phát triển (quy mô hộ gia đình). Ví dụ ở Canada, phần lớn các gia đình ở ngoại ô các đô thị đều tự ủ rác của gia đình mình thành phân bón hữu cơ (compost) để bón cho vườn của chính mình. Việc ủ rác thành phân bón hữu cơ có ưu điểm là giảm được đáng kể khối lượng rác, đồng thời tạo ra được của cải vật chất, giúp ích cho công tác cải tạo đất. Chính vì vậy, phương pháp này được ưa chuộng ở những quốc gia nghèo và đang phát triển. Công nghệ ủ rác có thể được phân chia thành hai loại: - ủ hiếu khí: ủ rác hiếu khí là một công nghệ được sử dụng rộng rãi vào khoảng hai thập kỷ gần đây, đặc biệt ở các nước đang phát triển như Trung Quốc, Việt Nam. Công nghệ ủ rác hiếu khí dựa trên sự hoạt động của các vi khuẩn hiếu khí với sự có mặt của oxy. Các vi khuẩn hiếu khí có trong thành phần rác khô thực hiện quá trình oxy hoá carbon thành đioxitcarbon (CO2). Thường thì chỉ sau hai ngày, nhiệt độ rác ủ tăng lên khoảng 450C. Nhiệt độ này đạt được chỉ với điều kiện duy trì môi trường tối ưu cho vi khuẩn hoạt động, quan trọng nhất là không khí và độ ẩm. Sự phân huỷ hiếu khí diễn ra khá nhanh, chỉ sau 2- 4 tuần là rác được phân huỷ hoàn toàn. Các vi khuẩn gây bệnh và côn trùng bị huỷ diệt do nhiệt độ ủ dâng cao. Bên cạnh đó mùi hôi cũng bị huỷ nhờ quá trình ủ hiếu khí. Độ ẩm phải được duy trì tối ưu ở 40- 55%, ngoài khoảng nhiệt độ này quá trình phân huỷ sẽ bị chậm lại. - ủ yếm khí: Công nghệ ủ yếm khí được sử dụng rộng rãi ở ấn Độ (chủ yếu ở quy mô nhỏ). Quá trình ủ này nhờ vào sự hoạt động của các vi khuẩn yếm khí. Công nghệ này không đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu tốn kém, song nó cũng có nhược điểm sau + Thời gian phân huỷ lâu thường từ 4- 12 tháng. + Các vi khuẩn gây bệnh luôn tồn tại cùng với quá trình phân huỷ vì nhiệt độ phân huỷ thấp. + Các khí sinh ra từ quá trình phân huỷ yếm khí là khí mêtan và khí sulphuahydro gây ra mùi hôi khó chịu. Mặc dù vậy, phải thừa nhận phương pháp ủ yếm khí là một biện pháp xử lý rác thải rẻ tiền nhất. Sản phẩm phân huỷ có thể kết hợp rất tốt với phân hầm cầu và phân gia súc (đôi khi cả than bùn) cho ta phân hữu cơ với hàm lượng dinh dưỡng cao tạo độ xốp cho đất. b. Đổ thành đống hay bãi rác hở (open dums) Đây là phương pháp cổ điển đã được loài người áp dụng từ rất lâu. Từ thời Hy Lạp và La Mã cổ đại người ta đã biết đổ rác bên ngoài tường các thành luỹ- lâu đài và ở cuối hướng gió. Cho đến nay, phương pháp này vẫn còn được áp dụng ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới. Phương pháp này có nhiều nhược điểm như sau: - Tạo cảnh quan khó coi, gây cảm giác khó chịu khi con người thấy hay bắt gặp chúng. - Đống rác thải là môi trường thuận lợi cho các loài động vật gặm nhấm, các loài côn trùng, các vi sinh vật gây bệnh sinh sôi, nảy nở gây nguy hiểm cho sức khoẻ con người. - Các bãi rác hở bị phân huỷ lâu ngày sẽ rỉ nước và tạo nên vùng lầy lội, ẩm ướt và từ đó hình thành các dòng nước rò rỉ chảy thấm vào các tầng đất bên dưới, gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, hoặc tạo thành dòng chảy tràn, gây ô nhiễm nguồn nước mặt. Bãi rác hở sẽ gây ô nhiễm không khí do quá trình phân huỷ rác tạo thành các khí có mùi hôi thối, mặt khác ở các bãi rác hở còn có thêm hiện tượng “cháy ngầm” hay có thể cháy thành ngọn lửa và tất cả các quá trình trên sẽ dẫn đến nạn ô nhiễm không khí. Có thể nói, đây là phương pháp rẻ tiền nhất, chỉ tiêu tốn chi phí cho công việc thu gom và vận chuyển rác từ nơi phát sinh đến bãi rác. Tuy nhiên phương pháp này lại đòi hỏi một diện tích bãi thải lớn, do vậy ở các thành phố đông dân cư và quỹ đất khan hiếm thì nó lại trở thành phương pháp đắt tiền cộng với nhiều nhược điểm như đã nêu ở trên. c. Bãi chôn rác vệ sinh (sanitary landfill) Phương pháp này được nhiều đô thị trên thế giới áp dụng trong quá trình xử lý rác thải. Thí dụ ở Hoa Kỳ có trên 80% lượng rác thải đô thị được xử lý bằng phương pháp này, hoặc ở các nước Anh, Nhật Bản,... người ta cũng hình thành các bãi chôn rác thải vệ sinh theo kiểu này. Bãi chôn rác vệ sinh được thực hiện bằng nhiều cách, mỗi ngày trải rác thành lớp mỏng, sau đó nén ép chúng lại bằng các loại xe cơ giới, sau cùng là trải lên các lớp rác bị nén chặt một lớp đất mỏng khoảng 15 cm. Công việc này cứ thế tiếp tục, việc thực hiện các bãi rác vệ sinh có nhiều ưu điểm. - Do bị nén chặt và phủ đất lên trên nên các loài côn trùng, chuột bọ, ruồi muỗi khó có thể sinh sôi nảy nở. - Các hiện tượng cháy ngầm hay cháy bùng khó có thể xảy ra, ngoài ra giảm thiểu được mùi hôi thối, ít gây ô nhiễm không khí. - Góp phần làm giảm nạn ô nhiễm nước ngầm và nước mặt. - Các landfill sau khi bị phủ đầy, có thể được xây dựng thành các công viên giáo dục, làm nơi sinh sống và phát triển của các loài động thực vật, qua đó góp phần tăng cường tính đa dạng sinh học cho các đô thị. Nơi đây các thế hệ trẻ có thể học hỏi về thế giới sinh vật và các vấn đề sinh thái. - Chi phí điều hành các hoạt động của landfill không quá cao. Tuy nhiên việc việc hình thành các bãi chôn rác vệ sinh cũng có một số nhược điểm: - Các landfill đòi hỏi diện tích đất đai lớn. Một thành phố đông dân có số lượng rác thải càng nhiều thì cần diện tích bãi thải càng lớn. Người ta ước tính một thành phố có quy mô 10.000 dân thì một năm thải ra một lượng rác có thể lấp đầy diện tích 1 ha với chiều sâu là 10 feet (khoảng 3 met). - Các lớp đất phủ ở các landfill thường hay bị gió thổi mòn và phát tán đi xa. - Các landfill thường tạo ra khí metan hoặc khí hydrogen sufide độc hại có khả năng gây cháy nổ hay gây ngạt. Tuy nhiên ._.người ta có thể thu hồi khí metan làm khí đốt và cung cấp nhiệt cho sinh hoạt. d. Đốt rác (incineration) Đốt rác ở đây được hiểu là sự đốt rác có kiểm soát các chất thải rắn có thể đốt được. Tuy nhiên nó không đơn giản chỉ là việc đốt cháy một bãi rác ngoài trời. Đốt rác là một phương pháp được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng. Thông thường, người ta xây dựng các lò đốt chuyên biệt. nhiệt độ trong lò có thể lên đến cả nghìn oC, có thể đốt cháy cả kim loại, thuỷ tinh,... Xử lý rác thải bằng cách đốt trong lò này có nhiều ưu điểm: - Đốt cháy hay tiêu huỷ các loại côn trùng, sinh vật gây bệnh, các chất gây ô nhiễm. - Diện tích xây dựng các nhà đốt rác thường nhỏ hơn nhiều diện tích các landfill. - Các lò đốt có thể làm giảm khối lượng của rác thải từ 80- 90%, số tro hay các chất còn sót lại có thể đem chôn ở các landfill thậm chí thải bỏ xuống biển, đại dương. - Các lò đốt có thể xây dựng không xa các thành phố (trong khi các landfill thường phải xây dựng khá xa các đô thị) do đó chi phí vận chuyển rác được giảm đi. - Nhiệt phát ra trong quá trình đốt rác được thu hồi, để cung cấp cho các nhà máy điện, cho các nhà máy hay các khu dân cư đô thị. - Các lò đốt sẽ ít gây ô nhiễm đất, kể cả ô nhiễm không khí nếu đước trang bị các thiết bị xử lý bụi và khí thải. - Các lò đốt có thể xử lý được các chất thải rắn có chu kỳ phân huỷ rất lâu dài như vỏ xe, đệm cao su, các loại thiết bị và đồ dùng gia đình... Bên cạnh các ưu điểm trên, phương pháp đốt rác có những nhược điểm khá cơ bản như: chi phí thiết bị máy móc và xây dựng nhà máy khá cao, chi phí vận chuyển các lò đốt rác thường cao so với các landfill, nhiều chất thải có thể tái thu hồi và tái chế bị đốt cháy cả. Tính trung bình cứ 10 tấn chất thải khi bị đốt cháy sẽ tạo ra 1 tấn tro và các chất còn sót lại, tuy nhiên chúng lại là chất thải độc hại vì chứa các kim loại độc hại... ở Hoa Kỳ, trong thập niên 80 theo số liệu của EPA (Enviromental Protection Agency), việc xử lý các chất thải rắn được phân ra như sau: 82% bằng phương pháp bãi rác vệ sinh, 7% bằng phương pháp đốt, 10% tái thu hồi và 1% làm phân compost. Tuy nhiên, theo dự tính đến cuối thế kỷ này sẽ nâng việc xử lý rác thải bằng phương pháp đốt lên đến 30%. Còn ở Thuỵ Điển có đến 50% lượng rác được đốt trong lò. e. Chôn rác thải dưới biển (supmarine disposal) Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng việc chôn rác dưới biển cũng có nhiều điều lợi. Ví dụ ở thành phố New York, trước đây chất thải rắn được chở đến các bến cảng bằng những đoàn xe lửa riêng, sau đó chúng được các xà lan chở đem chôn dưới biển ở độ sâu tối thiểu 100 feets, nhằm tránh tình trạng lưới đánh cá bị vướng mắc. Ngoài ra ở San Francisco, New York và một số thành phố ven biển khác của Hoa Kỳ người ta còn xây dựng các bãi ngầm nhân tạo (artifical reefs) trên cơ sở sử dụng các khối gạch bê tông phá vỡ từ các công trình xây dựng, hoặc thậm chí các ô tô thải bỏ. Làm điều này vừa giải quyết được vấn đề chất thải, vừa đồng thời tạo nên nơi trú ẩn cho các loài sinh vật biển... f. Phương pháp nhiệt phân Đây là cách xử lý rác thải tương tự như chúng ta làm than hầm (charcoal), có nghĩa là sử dụng nhiệt đốt bên ngoài để loại trừ dần không khí trong rác. Phương pháp này có nhiều điểm thuận lợi như sau: - Quá trình nhiệt phân là một quá trình kín nên ít tạo ra khí thải gây ô nhiễm. - Có thể thu hồi nhiều vật chất sau khi nhiệt phân. Ví dụ: 1 tấn rác thải đô thị ở Hoa Kỳ sau khi nhiệt phân có thể thu lại 2 gallons dầu nhẹ (light oil), 5 gallons hắc ín và nhựa đường, 25 pounds chất ammonium sulfate, 230 pounds than, 133 gallons chất lỏng chứa rượu (liquor). Tất cả các chất kể trên đều có thể tái sử dụng làm nguyên liệu. 2.1.3. Lý luận về phương pháp đánh giá tác động ô nhiễm môi trường và xác định mức sẵn lòng chi trả của người dân về thu gom xử lý rác thải 2.1.3.1. Giá trị kinh tế của tài nguyên môi trường Chúng ta đã biết, tiền tệ là phương tiện chính trong lưu thông hàng hoá, nhưng không phải bất cứ loại hàng hoá nào cũng được xác định thông qua tiền tệ, đặc biệt là hàng hoá môi trường, đối với những loại hàng hoá này khó có thể cân đo đong đếm và khó có thể định lượng được. Do đó, thất bại thị trường thường diễn ra đối với những loại hàng hoá này vì chưa định giá hoặc định giá chưa phù hợp. Vì vậy, việc định giá tài nguyên, môi trường có vai trò đặc biệt quan trọng, nhất là trong việc phân bổ và sử dụng tài nguyên môi trường một cách hợp lý. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, những vấn đề liên quan chủ yếu đến định giá tài nguyên môi trường là tổng giá trị kinh tế (TEV) của tài nguyên môi trường, giá trị thặng dư (CS), mức bằng lòng chi trả (WTP). Theo lý thuyết kinh tế, tổng giá trị kinh tế của tài nguyên môi trường chính là tổng giá trị sử dụng và các giá trị không sử dụng của tài nguyên môi trường đó, cụ thể: TEV = UV + NUV (2.1) Trong đó: TEV: Tổng giá trị kinh tế của tài nguyên môi trường UV : Giá trị sử dụng NUV: Giá trị không sử dụng Giá trị sử dụng (UV) là giá trị rút ra từ hiệu quả sử dụng thực của tài nguyên môi trường. Chẳng hạn, người dân vào rừng lấy củi, gỗ để đun nấu; đi ngắm nhìn các danh lam thắng cảnh,... Hay nói cách khác, đây chính là giá trị mà các cá nhân gắn với việc tiêu dùng một cách trực tiếp hay gián tiếp các dịch vụ tài nguyên môi trường cung cấp (Koop và Smith 1993). Giá trị không sử dụng (NUV) là thành phần giá trị của nguồn tài nguyên môi trường thu được không phải do việc tiêu dùng một cách trực tiếp hay gián tiếp các dịch vụ do nguồn tài nguyên cung cấp (Koop và Smith 1993). Là những giá trị mà không có trong tính toán và khó có khả năng lượng hoá. Trong thực tế nó không biểu hiện rõ ràng, nó thường thể hiện các giá trị nằm trong bản thân hàng hoá môi trường gọi là giá trị tuỳ thuộc nghĩa là phụ thuộc vào mục đích chi tiêu của con người cho nó là có giá trị. Bao gồm giá trị của chức năng bảo tồn văn hoá làng xã truyền thống, bảo tồn tài nguyên sinh học, giữ gìn cảnh quan đẹp. Ví dụ, Sự tồn tại của giá trị của những người không có điều kiện đến thăm quan nhưng rất hạnh phúc để biết về sự tồn tại của quần thể thực vật và hệ động vật vô danh trong vùng đầm lầy thông qua những bức tranh hoặc những thước phim. Hay người ta có thể hài lòng khi biết rằng mưa rừng tồn tại trong lưu vực sông Amazon. Như vậy, đặc thù về giá trị của hàng hoá môi trường nên phương pháp đánh giá tác động môi trường khác biệt với đánh giá kinh tế khác. Sự khuyết tật của kinh tế thị trường thể hiện trong việc xác định giá trị sử dụng và các giá trị (chẳng hạn lợi ích) của môi trường tự nhiên đã không biểu hiện trong hệ thống tài khoản quốc gia. Hay giá trị phi sử dụng, có khi dương, có khi âm không bao giờ được đề cập đến trong hệ thống này. Học thuyết kinh tế hiện nay thật sự đã nhận thấy tầm quan trọng của giá trị phi sử dụng ngày càng tăng lên. Việc xây dựng một con đập hoặc sự cải tạo vùng đầm lầy hoặc gây ra sự tuyệt chủng của quần thể thực vật, động vật, hoặc giảm bớt chức năng tự nhiên của hệ sinh thái hay những con sông bị ô nhiễm bởi rác thải…từ công nghiệp. Tất cả những chi phí của sự huỷ hoại môi trường cần thiết được biết đến. Theo Munasinghe (1992) đã phân loại tổng giá trị kinh tế của tài nguyên theo hợp phần như sau: Tổng giá trị kinh tế (TV) Giá trị sử dụng (UV) Giá trị không sử dụng (NUV) Giá trị sử dụng trực tiếp (DUV) Giá trị sử dụng gián tiếp (IUV) Giá trị lựa chọn (OV) Giá trị để lại (BV) Giá trị tồn tại (EV) Các SP có thể được tiêu dùng trực tiếp Lợi ích từ các chức năng sinh thái Giá trị trực tiếp và gián tiếp tương lai GTSD và không sử dụng cho tương lại GT từ nhận thức sự tồn tại của tài nguyên Thực phẩm sinh khối, giải trí Kiểm soát lũ, hạn hán, xói mòn Đa dạng sinh học, nơi cư trú Nơi cư chú các loài sinh vật Hệ sinh thái các loài bị đe doạ Tình hữu hình giảm dần Hình 2.2: Sơ đồ phân loại tổng giá trị kinh tế của tài nguyên Giá trị sử dụng trực tiếp (Direct Use Value - DUV): đó là giá trị của tài sản, tài nguyên có thể dùng hoặc tiêu thụ trực tiếp. Người ta thường phân loại giá trị này như là hàng hoá hữu hình. Giá trị sử dụng gián tiếp (Indirect Use Value - IUV): Lợi ích mang lại một cách gián tiếp cho người sử dụng. Ví dụ: Du lịch sinh thái, chống sói mòn, bơi lội, bơi thuyền, picnicking,... là những hoạt động mà tài nguyên thiên nhiên mang lại gián tiếp cho con người. Giá trị lựa chọn (Option Value- OV) được hình thành khi một cá nhân có thể tự đánh giá cách lựa chọn để lựa chọn các nguồn tài nguyên môi trường trong tương lai. Đó chính là giá trị môi trường mà lợi ích trong tương lai đang tiềm ẩn và giá trị đó sẽ thực sự được sử dụng trong hiện tại. Chẳng hạn như khi cá nhân đó đối mặt với sự không chắc chắn về vấn đề môi trường có được đảm bảo hay không, đó chính là giá trị sử dụng trong tương lai. Giá trị để lại (Bequest Value- BV) chính là phần giá trị thu được từ sự mong muốn sẽ bảo tồn các nguồn tài nguyên môi trường cho thế hệ hiện tại và tương lai. Đối với nhiều nguồn tài nguyên môi trường thì tổng giá trị phi sử dụng có thể lớn hơn rất nhiều so với tổng giá trị của tài nguyên môi trường. Giá trị tồn tại (Existence Value-EV) là thành phần hiện có trong nội tại bản thân các tài nguyên môi trường, hay những giá trị này có được qua các cá nhân nhận biết được sự tồn tại của tài nguyên môi trường. Đối với nhiều nguồn tài nguyên môi trường thì tổng giá trị phi sử dụng có thể lớn hơn rất nhiều so với tổng giá trị của tài nguyên môi trường. Từ đó biểu thức (2.1) có thể viết lại như sau: TEV = DUV + IUV + OV + BV + EV (2.2) Trong đó: DUV: Giá trị sử dụng trực tiếp IUV : Giá trị sử dụng gián tiếp OV : Giá trị lựa chọn BV : Giá trị để lại EV : Giá trị tồn tại Giá trị không sử dụng có thể nhận được bằng cách lấy tổng giá trị tài nguyên trừ đi giá trị sử dụng của nó: NUV = TEV – UV (2.3) 2.1.3.2. Đường cầu và thặng dư người tiêu dùng a. Đường cầu- Sự bằng lòng trả và đường cầu xã hội - Bằng lòng trả tiền (Willingness To Pay- WTP). Để đo lường lợi ích môi trường, trong xã hội một số khái niệm thường được các nhà kinh tế môi trường sử dụng là "bằng lòng trả tiền". Một cá nhân đã ưa thích hàng hoá nào đó thì họ sẵn sàng trả tiền để có loại hàng hoá dịch vụ đó (MWTP), khi đó họ sẽ hy sinh việc tiêu thụ loại hàng hoá khác. Bằng phương pháp điều tra chi tiêu của người đó, ta xét quy luật lựa chọn mua từng đơn vị hàng hoá từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc. Giả sử đơn vị hàng hoá đầu tiên mà người này bằng lòng trả (MWTP) là 38.000 đồng, sau đó đơn vị hàng hoá thứ hai MWTP là 26.000 đồng, hàng hoá thứ ba MWTP là 17.000 đồng. Như vậy, sự bằng lòng trả tiền giảm xuống, điều đó phù hợp với tính quy luật là khi có số đơn vị tiêu thụ tăng lên, sự bằng lòng trả tiền cho các đơn vị mua thêm của hàng hoá đó thường sẽ giảm xuống. Khái niệm toàn bộ là sự bằng lòng trả tiền cho một mức tiêu thụ có liên quan với tổng số tiền của một người bằng lòng chi trả. Trong ví dụ trên, toàn bộ bằng lòng trả tiền để tiêu thụ lượng hàng hoá 81.000 đồng; trên thực tế, đó là cộng chiều cao của các hình chữ nhật, tương ứng với mỗi đơn vị hàng hoá: WTP1 + WTP2 + WTP3 = WTPT Ví dụ này có: 38.000 đ + 26.000 đ + 17.000 đ = 81.000 đ. Vẽ đường cong để minh họa cho thấy sự bằng lòng trả tiền cận biên. Đường cong này chính là đường cầu cá nhân hình thành bởi các điểm nối của mức bằng lòng trả của mỗi cá nhân (MWTP). - Đường cầu xã hội Đường cầu xã hội được hiểu là tổng hợp các nhu cầu của mọi thành viên trong xã hội. Vì sự bằng lòng chi trả của các thành viên trong xã hội khác nhau đối với một mặt hàng nào đó, nên đường cầu xã hội là tổng số các đường cầu của các cá nhân. Đường cầu xã hội tổng hợp các đường cong bằng lòng trả tiền cận biên của các cá nhân. - Lợi ích Lợi ích (benefits) là một thuật ngữ mà các nhà kinh tế thường sử dụng có nghĩa là bao gồm tất cả phần lợi nào đó con người nhận được. Xét về bản chất kinh tế, một người có được "lợi ích" thì họ vui lòng hy sinh hoặc vui lòng trả tiền để có nó. Như vậy, lợi ích mà người ta thu được bằng số tiền mà họ bằng lòng chi trả để có nó. Điều này hoàn toàn phù hợp với quan niệm của các nhà kinh tế môi trường. Đường cầu chính là giới hạn cận biên của lợi ích biểu hiện các phần diện tích nằm ở phía dưới đường cong cận biên. Đánh giá lợi ích môi trường thông qua phương thức bằng lòng chi trả là nhằm hướng tới xác định giá trị của hàng hoá môi trường. Đường cong phụ thuộc rất lớn vào thu nhập của dân cư. Môi trường còn phụ thuộc vào không gian và thời gian nghiên cứu... b. Đường cung- Chi phí cận biên Chi phí (costs) là khái niệm sử dụng phổ biến trong kinh tế học nói chung và kinh tế môi trường nói riêng. Đối với người sản xuất (cá nhân) chi phí được các định là các khoản chi phí bỏ ra để mua nguyên liệu, thuê nhân công... Về mặt xã hội, chi phí còn bao hàm ý nghĩa rộng hơn bao gồm cả chi phí cơ hội. Chi phí cơ hội để sản xuất ra một mặt hàng nào đó bao gồm giá trị tối đa của các sản phẩm khác có thể và sẽ được sản xuất ra, nếu chúng ta không dùng các tài nguyên để sản xuất ra cùng một mặt hàng đang nói đến. Chi phí cơ hội là một khái niệm rộng hơn, được xét toàn diện và có tính lựa chọn trong quyết định sản xuất. - Đường cong chi phí cận biên Giống như trường hợp bằng lòng trả tiền, ta cần phân biệt giữa chi phí cận biên và tổng chi phí. Người cung ứng 5 đơn vị hàng hoá, lần lượt là các là các hàng hoá 1, 2, 3, 4, 5 có chi phí là 5,0 ngàn đồng; 7,0 ngàn đồng; 10,0 ngàn đồng; 15,0 ngàn đồng và 23,0 ngàn đồng. Tổng chi phí của 5 đơn vị hàng là: 5,0 + 7,0 + 10,0 + 15,0 + 23,0 = 60,0 (ngàn đồng). Chi phí cận biên của sản xuất là một nhân tố then chốt để xác định thái độ cung cấp của các công ty trong các tình huống cạnh tranh. P* 0 MC Q* Q P (Chi phí về cung cấp biên) b. Thặng dư tiêu dùng Đối với những loại hàng hoá, đặc biệt là hàng hoá môi trường thì thất bại thị trường thường hay xảy ra. Nguyên nhân chính là do định giá không đúng với giá trị thực tế mà nguồn tài nguyên đó có được. Mọi người có thể hưởng thụ môi trường trong sạch, yên tĩnh,...mà hầu hết mọi người không phải trả tiền cho việc hưởng thụ đó. Nhưng trong thực tế, giá trị của nguồn tài nguyên môi trường này đem lại là rất lớn. Thặng dư tiêu dùng chính là sự chênh lệch giữa lợi ích của người tiêu dùng khi tiêu dùng một loại hàng hoá, dịch vụ và những chi phí thực tế để có được lợi ích đó. Trên hình 2.3, thặng dư tiêu dùng đối với hàng hoá G ở mức giá P*, sản lượng cân bằng Q*. Đây chính là thặng dư phát sinh khi “Người tiêu dùng nhận được nhiều hơn cái mà họ trả” theo quy luật độ thoả dụng cận biên giảm dần. P A MC         (a) P* B (b) D O Q* Q Hình 2.3: Mức sẵn lòng chi trả và thặng dư tiêu dùng Trong đó: P là giá hàng hoá Q là khối lượng hàng hoá P*, Q* là giá và khối lượng hàng hoá cân bằng trên thị trường PA là mức giá cá nhân sẵn lòng chi trả D là đường cầu phản ánh sự sẵn lòng chi trả Diện tích dưới đường cầu là mức WTP Diện tích hình OABQ* biểu hiện tổng giá trị lợi ích Diện tích hình AP*B (a) biểu hiện thặng dư tiêu dùng (CS) Diện tích hình P*BQ*O (b) là tổng chi phí thực tế theo giá thị trường Người tiêu dùng được hưởng thặng dư tiêu dùng chủ yếu vì họ phải trả một lượng như nhau cho mỗi đơn vị hàng hoá mà họ mua. Giá trị của mỗi đơn vị hàng hoá ở đây chính bằng giá trị của đơn vị cuối cùng. Nhưng theo quy luật cơ bản về độ thoả dụng biên giảm dần, thì độ thoả dụng của người tiêu dùng đối với các hàng hoá là giảm từ đơn vị đầu tiên cho tới đơn vị cuối cùng. Do đó, người tiêu dùng sẽ được hưởng độ thoả dụng thặng dư đối với mỗi đơn vị hàng hoá đứng trước đơn vị cuối cùng mà họ mua (Samuelson và Nordhaus). c. Mức sẵn lòng chi trả (WTP)- Thước đo giá trị kinh tế Thực chất WTP chính là biểu hiện sở thích tiêu dùng của khách hàng. Thông thường, khách hàng thông qua giá thị trường (MP) để thanh toán các hàng hoá và dịch vụ mà họ tiêu dùng. Nhưng có nhiều trường hợp tự nguyện chấp nhận chi cao hơn giá thị trường để được tiêu dùng và mức này cũng khác nhau. Mức WTP chính là thước đo của sự thoả mãn và mức MWTP cho mỗi đơn vị thêm là giảm xuống khi khối lượng tiêu dùng tăng thêm. Đây chính là quy luật về độ thoả dụng cận biên giảm dần. Do vậy, đường cầu được mô tả giống như đường “sẵn lòng chi trả” và mức MWTP cũng được coi như thước đo của lợi ích và đường cầu là cơ sở xác định lợi ích cho xã hội từ việc tiêu dùng một loại hàng hoá nhất định. Miền nằm dưới đường cầu đo lường tổng giá trị của mức WTP. Mối quan hệ này được thể hiện như sau: WTP = MP + CS (2.4) Trong đó: WTP: Mức sẵn lòng chi trả MP: Chi phi theo giá thị trường CS : Thặng dư người tiêu dùng Trong hình 2.3 giá thị trường ở mức cân bằng đối với hàng hoá G được xác định bởi quan hệ cung cầu là P* và áp dụng cho tất cả mọi cá nhân. Tuy nhiên đối với nhiều loại hàng hoá, có thể là hàng hoá công cộng hoặc nửa công cộng và không có giá thị trường, chẳng hạn như hàng hoá môi trường thì mức giá liên quan đến mức WTP cao nhất sẽ khó có thể xác định và sẽ không có thước đo cho giá trị mà các cá nhân gắn với hàng hoá đó. Trong trường hợp này, để đánh giá mức WTP của các cá nhân cần phải sử dụng các phương pháp khác nhau để xác định như: Phương pháp du lịch phí (TCM), phương pháp tạo dựng thị trường (CVM),... Các phương tiện kỹ thuật này sẽ được đưa ra trong các mục phương pháp định giá tài nguyên môi trường. 2.1.3.3. Các phương pháp định giá tài nguyên môi trường Để định giá tài nguyên môi trường thì có rất nhiều phương pháp định giá khác nhau được sử dụng, các phương pháp này cũng được phân loại theo nhiều cách khác nhau (hình 2.4) Chi phí thay thế (RC); giá thay thế (POS); chi phí cơ hội (OC); chi phí vốn con người (HCA) giá chi phí (CP) Chi phí du lịch (TCM);giá hưởng thụ (HPM); chênh lệch lương (WD); giá trị dư (RV); giá trị ẩn (IV) Tạo dựng thị trường CVM); thị trường nhân tạo (AM) Có giá thị trường Không có giá thị trường Định giá hàng hoá, dịch vụ môi trường Giá bị bóp méo Có yếu tố thay thế Không có yếu tố thay thế Giá bóng Thay thế trực tiếp Thay thế gián tiếp Giá hoàn hảo Hình 2.4 : Một số phương pháp định giá tài nguyên môi trường Thông thường những hàng hoá dịch vụ môi trường chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố ngoại vi và đa số các giá bị bóp méo. Nghĩa là giá không phản ánh đúng thực chất giá trị của hàng hoá và dịch vụ. Tuỳ thuộc vào ảnh hưởng của các yếu tố ngoại vi như: chính sách, độc quyền,... Do đó, để phản ánh đúng giá trị của hàng hoá và dịch vụ cần sử dụng giá bóng (SP). Nếu thị trường là hoàn hảo và những yếu tố ngoại vi thể hiện được bản chất của hàng hoá, dịch vụ, giá này có thể được biểu hiện trong nền kinh tế, tức là có giá thị trường và phản ánh giá trị thực của hàng hoá, dịch vụ môi trường. Tuy nhiên, đối với nhiều loại hàng hoá và dịch vụ môi trường thường không có giá thị trường hoặc giá cả đã bị bóp méo. Để định giá những ảnh hưởng của môi trường, người ta có thể dùng sự thay thế trực tiếp, nghĩa là dựa trên cơ sở ước tính giá cả hoặc sự thay thế gián tiếp. Chẳng hạn như tìm hiểu giá trị của môi trường tại một khu danh lam thắng cảnh qua vé vào cổng,... Trong trường hợp không có yếu tố thay thế, buộc ta phải điều tra về mức sẵn lòng chi trả trực tiếp bằng phương pháp tạo dựng thị trường (CVM) hay thị trường nhân tạo (AM). 2.1.4. Lý luận về phương pháp tạo dựng thị trường (Contingent Valuation Method- CVM) xác định mức sẵn lòng chi trả của người dân về thu gom và xử lý rác thải 2.1.4.1. Cơ sở lý thuyết của phương pháp tạo dựng thị trường (CVM) CVM là một phương pháp cho phép ước lượng giá trị của một hàng hoá dịch vụ môi trường. Tên của phương pháp này bắt nguồn từ câu trả lời ngẫu nhiên đối với một câu hỏi dựa trên việc mô tả thị trường giả định cho người được hỏi (Johasson 1993: 46). CVM lần đầu được Davis (1963) đưa ra để ước lượng giải trí ngoài trời. Phương pháp này được tiến hành bằng cách hỏi các cá nhân có liên quan trực tiếp hay gián tiếp tới hàng hoá và dịch vụ môi trường. Những cá nhân được hỏi về mức WTP của họ cho một sự thay đổi trong cung cấp hàng hoá dịch vụ môi trường và các mức này thường được thu thập thông qua phiếu điều tra. Về thực chất, CVM tạo ra được một thị trường giả định, trong đó cá nhân trong mẫu điều tra được coi như các thành phần tham gia vào thị trường có thể sử dụng hay không sử dụng nguồn tài nguyên môi trường. Thông thường, với phương pháp này sẽ có hai giả định về sự thay đổi hàng hoá môi trường. Nếu môi trường được cải thiện hay giảm thiểu, các cá nhân được hỏi sẽ sẵn lòng chi trả cho việc cải thiện đó không và nếu có thì mức WTP là bao nhiêu. Ngược lại, nếu môi trường bị ảnh hưởng thì họ có sẵn lòng chi trả để tránh thiệt hại đó hay không và nếu có thì mức WTP là bao nhiêu. Cơ sở của phương pháp CVM chính là lý thuyết về độ thoả dụng ngẫu nhiên (RUT). Theo lý thuyết này, xác suất của việc một cá nhân lựa chọn một loại hàng hoá trong nhóm các loại hàng hoá phụ thuộc vào độ thoả dụng của hàng hoá đó với độ thoả dụng của hàng hoá khác (Morrison và cộng sự 1996). Hay nói cách khác, cá nhân q sẽ lựa chọn phương án i thay vì phương án j khi và chỉ khi Uiq > Ujq (i ạj ẻA), trong đó A là tập hợp các lựa chọn. Theo lý thuyết này, độ thoả dụng của một loại hàng hoá được cho là phụ thuộc vào các thành tố quan sát được như véctơ của các thuộc tính hàng hoá (x), đặc điểm cá nhân (s), cũng như các thành tố không quan sát được (e). Các thành tố (e) được xử lý như là các đại lượng ngẫu nhiên và được giả định tuân theo quy luật phân bổ nào đó. Độ thoả dụng của hàng hoá i có thể biểu diễn như sau: Uiq = V(sq,xiq) + eiq (2.5) Trong đó: Uiq: Độ thoả dụng của hàng hoá i của cá nhân q V : Hàm độ thoả dụng gián tiếp sq : Vectơ đặc điểm của cá nhân q xiq : Vectơ thuộc tính hàng hoá trong phương án i eiq : Thành tố không quan sát được Xác suất của việc lựa chọn phương án i thể hiện: P(i/i,jẻA) = P[(Viq + eiq) > (Vjq + ejq)] (2.6) Trong đó: P: xác suất P(i/i,jẻA) chính là xác suất lựa chọn phương án i thay vì phương án j trong tập hợp A. Theo như trên, xác suất mà một cá nhân chọn i thay vì j tương ứng với xác suất của độ thoả dụng (V) đã định cộng với độ thoả dụng ngẫu nhiên (e) đối với i lớn hơn j. Hay nói cách khác, xác suất ngẫu nhiên của một cá nhân từ mẫu điều tra sẽ chọn phương án i tương đương với xác suất mà hiệu số giữa độ thoả dụng ngẫu nhiên của i và j nhỏ hơn hiệu số giữa độ thoả dụng đã định của i và j; nghĩa là: P(i/i,jẻA) = P[(Viq - Vjq) > (ejq- eiq )] (2.7) Mức sẵn lòng chi trả của người được điều tra có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố hoặc các biến khác nhau. Bao gồm: đặc điểm kinh tế xã hội của người được hỏi; như thu nhập (I), trình độ học vấn (E), và một số biến đo lường “số lượng” của chất lượng môi trường (q) (Hanley và Spash 1993: 56). Nói cách khác, mức WTP có thể biểu diễn bằng hàm số của các biến này như sau: WTP = f(Ii, Ai, Ei, qi) (2.8) Trong đó: i: Chỉ số quan sát hay số người được điều tra WTP: Mức sẵn lòng chi trả f: Hàm phụ thuộc của mức WTP vào các biến I, A, E, q I: Biến thu nhập A: Biến tuổi E: Biến trình độ văn hoá q: Biến đo lường “số lượng” của chất lượng môi trường Thông qua hàm hồi quy, chúng ta sẽ phân tích ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau tới mức WTP. 2.1.4.2. Trình tự áp dụng của phương pháp tạo dựng thị trường Để tìm hiểu WTP của các cá nhân đối với một thay đổi trong hàng hoá dịch vụ môi trường, cần triển khai các bước sau: (1). Mô tả viễn cảnh và giải thích những ảnh hưởng do sự thay đổi trong việc cung cấp hàng hoá và dịch vụ môi trường. (2). Cá nhân được hỏi sẽ được nhận biết viễn cảnh đưa ra, trong đó có các lựa chọn liên quan đến hàng hoá dịch vụ môi trường. (3). Dựa vào những thông tin được cung cấp ở trên, người được hỏi cung cấp ý kiến có liên quan đến WTP của họ, từ đó có thể suy ra phần giá trị gắn với sự thay đổi trong cung cấp hàng hoá dịch vụ đã đưa ra trong câu hỏi. (1) Xác định các mục tiêu cụ thể 1a. Xác định các đối tượng cần định giá 1b. Thiết lập giá trị dùng để ước lượng và dùng đơn vị đo 1c. Xác định khoảng thời gian tiến hành điều tra 1d. Xác định đối tượng phỏng vấn (2) Thiết kế câu hỏi (3) Chọn mẫu tiến hành khảo sát (4) Xử lý và phân tích số liệu 2a. Giới thiệu 2b. Thông tin kinh tế xã hội 2c. Đưa ra viễn cảnh 2d. Kỹ thuật để tìm hiểu mức WTP 2e. Cơ chế chi trả 3a. Quyết định 3b. Quyết định tiến hành điều tra như thế nào, khi nào và ở đâu 3c. Điều tra thử 3d. Tiến hành điều tra 4a. Thu thập và kiểm tra số liệu 4b. Sử lý số liệu 4c. Loại bỏ những phiếu điều tra không phù hợp 4d. Xây dựng các biểu 4e. Phân tích số liệu (5) Ước lượng mức WTP 5a. Lựa chọn mô hình WTP 5b. Ước lượng mức WTP trung bình hàng năm của mỗi cá nhân 5c. Lợi nhuận ròng hàng năm 5d. Tổng gía trị của hàng hoá dịch vụ môi trường Hình 2.5: Trình tự các bước tiến hành áp dụng phương pháp tạo dựng thị trường Một số kỹ thuật để tìm hiểu mức WTP từ người được phỏng vấn thông qua phiếu điều tra gồm: Câu hỏi mở (Open- Ended Question); Trò đấu thầu (Bidding Game); Thẻ thanh toán (Payment Card); và câu hỏi có hay không (Dichotomous Choice). Các kỹ thuật này được trình bày trong hình 2.6 Kỹ thuật Mô tả Hạn chế (1) Câu hỏi mở * Các cá nhân sẽ được hỏi một cách đơn giản rằng họ sẵn lòng chi trả bao nhiêu tiền cho một thay đổi môi trường nào đó. * Người được hỏi không quen với giá trị thầu một lần. * Tỷ lệ không trả lời lớn. * Tỷ trọng các giá trị lớn hoặc nhỏ không hợp lý. * Thiên lệch chiến lược. (2) Trò đấu thầu * Trước tiên các cá nhân được hỏi họ có sẵn lòng chi trả một khoản tiền X nào đó cho một thay đổi môi trường hay không. * Nếu câu trả lời là “có”, câu hỏi trên sẽ được lặp lại với một mức tiền cao hơn một tỷ lệ nào đó, cho đến khi nhận được câu trả lời là “không” thì kết thúc. Giá trị nhận được trước câu trả lời là “không” được hiểu là WTP lớn nhất. * Nếu câu trả lời là “không”, câu hỏi trên sẽ được lặp lại với một mức tiền thấp hơn, cho đến khi nhận được câu trả lời là “có”. Giá trị nhận được trước câu trả lời là “có” được hiểu là WTP lớn nhất. * Thiên lệch do điểm xuất phát. (3) Thẻ thanh toán * Người được hỏi được xem tấm thẻ khác nhau với các giá trị khác nhau ghi trên đó, và được yêu cầu hoặc chọn một giá trị trong đó tương ứng với WTP của mình, hoặc đưa ra giá trị riêng của mình nếu giá trị này không có trên thẻ. * Thiên lệch do cơ chế thanh toán * Thiên lệch chiến lược (4) Câu hỏi có hay không * Xác định dãy giá trị có thể có của WTP (có thể xác định qua điều tra thử). *Chia mẫu điều tra thành nhiều mẫu nhỏ hơn. Chỉ hỏi người được phỏng vấn một câu hỏi, đó là họ có sẵn lòng chi trả một mức tiền nào đó cho một thay đổi môi trường xác định hay không. Với mỗi mẫu này hỏi với một giá trị của WTP trong dãy giá trị đã xác định ở trên. * Không thu được WTP cao nhất, mà chỉ là sự bằng lòng tự nguyện chi trả hay không bằng lòng. *Phải xác định giá trị của hàng hoá môi trường qua kỹ thuật thống kê riêng. Nguồn: Freeman III 1993; Markandya và cộng sự 2002; Mitchell và Caron 1989. Hình 2.6: Các kỹ thuật để tìm hiểu mức sẵn lòng chi trả 2.1.2.3. Những ưu điểm và hạn chế của phương pháp tạo dựng thị trường * Ưu điểm Ưu điểm lớn nhất của phương pháp CVM so với một số phương pháp định giá tài nguyên khác là phương pháp này có thể áp dụng để định giá tất cả các loại hàng hoá dịch vụ môi trường. CVM là một phương pháp được sử dụng khi định giá hàng hoá và dịch vụ môi trường, vì phương pháp này được tiến hành bằng cách tạo ra một thị trường giả định. Từ đó, các nhà phân tích có thể xác định giá trị của hàng hoá và dịch vụ môi trường qua việc xem xét thái độ và hành vi của các cá nhân trong thị trường giả định này. Tuy có nhiều phương pháp khác như phương pháp chi phí du lịch cũng được sử dụng trong định giá tài nguyên, nhưng CVM là phương pháp duy nhất có thể định giá các giá trị không sử dụng của hàng hoá môi trường. Các giá trị không sử dụng này có thể chiếm từ 35% đến 70% tổng giá trị của một tài nguyên (Sutherland và Walsh 1985...). Bỏ qua các giá trị không sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách hiệu quả có thể dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng do việc không phân bổ và sử dụng tài nguyên hợp lý. Một ưu điểm nữa của phương pháp này là trong trường hợp đơn giản không cần thiết phải có khối lượng dữ liệu lớn như các phương pháp khác. Số liệu có thể thu thập dưới nhiều mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào thời gian và nguồn tài chính cho phép để nghiên cứu, và các kỹ thuật sử dụng để thu được các phần giá trị. Nhiều nghiên cứu về định giá tài nguyên không có nhiều số liệu hoặc số liệu không đáng tin cậy, nhưng qua phương pháp CVM, số liệu được tiến hành qua các cuộc điều tra. Điều tra có thể được tiến hành qua thư gửi bằng bưu điện, hoặc phỏng vấn trực tiếp... trong nghiên cứu này số liệu được thu thập bằng phỏng vấn trực tiếp. * Hạn chế Bên cạnh những điểm mạnh của phương pháp CVM so với các phương pháp định giá khác, phương pháp này cũng còn một số hạn chế. Thông thường mức WTP của người được hỏi thường bị hạ thấp do những người được hỏi cho rằng họ có thể được hưởng lợi, sử dụng hàng hoá môi trường một cách miễn phí và không phải trả tiền. Chẳng hạn như chiêm ngưỡng cảnh đẹp, bầu không khí trong lành... Do vậy, họ không đưa ra các mức bằng lòng chi trả cho tài nguyên môi trường đó, hoặc do họ cảm thấy không được lợi hoặc không được sử dụng tài nguyên đó. Ngoài ra, những câu hỏi thường được điều tra dựa trên tình huống giả định. Do đó, khả năng áp dụng còn phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức, hành vi, thái độ, quan điểm và cách ứng xử về tài nguyên môi trường cần định giá và mức thu nhập của người được phỏng vấn. Đây là những lý do giải thích tại sao ở các nước đang phát triển mức WTP trung bình thường bị hạ thấp hơn so với các nước phát triển. Bên cạnh đó một hạn chế khác của CVM liên quan đến những thiên lệch vốn có trong các kỹ thuật, chủ yếu là thiên lệch chiến lược, thiên lệch do điểm xuất phát, do cơ chế thanh toán,... Đây chính là những vấn đề mà chúng ta cần quan tâm khi tiến hành phương pháp CVM. 2.2. Cơ sở thực tiễn 2.2.1. Tình hình áp dụng phương pháp tạo dựng thị trường trên thế giới và ở Việt Nam 2.2.1.1. Tình ._.iêu liên quan đến quá trình thu gom và xử lý rác thải theo phương pháp đơn giản như: Mua trang thiết bị cần thiết (khẩu trang, mũ,...) mua phân lân, vôi, chế phẩm EM để xử lý rác, chi phí để tuyên truyền,... Số tiền này sẽ không đủ khả năng để xây dựng trạm xử lý rác, mua sắm, đổi mới cơ sở vật chất. Trong tình trạng kinh phí khó khăn, môi trường ô nhiễm đã đến hồi báo động, thì không thể một ngành, một đơn vị, một địa phương nào đơn độc thực hiện mà đòi hỏi cả cộng đồng, các ngành các cấp cùng phối hợp tổ chức: Như chính sách hỗ trợ về tài chính từ phía Nhà nước, hoặc kêu gọi đầu tư từ các doanh nghiệp, từ các tổ chức từ thiện nước ngoài. Ví dụ: Tổ chức Thanh niên với sứ mệnh nhân đạo, Cứu trợ và phát triển Châu á (YWAM) đã hỗ trợ cho thôn Lai Xá xây dựng mô hình thu gom rác. Quỹ môi trường SIDA (SEF) thuộc tổ chức phát triển quốc tế Thụy Điển hỗ trợ cho xã Vĩnh Quang - Quảng Trị thực hiện dự án nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường thông qua mô hình đội vệ sinh tuyên truyền tự quản thu gom rác. 4.3.2.2. Tăng thu nhập và nâng cao mức sống của người dân Thu nhập là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng tới mức WTP. Thông thường những người có thu nhập thấp, đời sống khó khăn sẽ ít quan tâm hơn đến vấn đề cải thiện môi trường; mục tiêu của nhóm người này tìm cách tăng thu nhập, cải thiện đời sống được đặt lên hàng đầu, ít quan tâm đến môi trường sống xung quanh và những ảnh hưởng có thể xảy ra khi môi trường bị ô nhiễm. Những người có thu nhập cao họ sẵn sàng bỏ ra một khoản tiền để được sống trong môi trường trong sạch, không khí trong lành. Do đó cần có những biện pháp giúp người dân tăng thu nhập như chuyển đổi cơ cấu kinh tế,... 4.3.2.3. Xây dựng quy chế về quản lý bảo vệ môi trường Khu vực chưa có những hình thức xử phạt cụ thể nào đối với những hành động gây ô nhiễm. Do đó cần sớm xây dựng và công bố các biện pháp chế tài xử lý cho thật nghiêm những hành động gây ô nhiễm môi trường như: Xử phạt hành chính, phạt lao động công ích (thu gom rác tại khu vực mình ở) dưới sự kiểm soát của trưởng khu, trưởng thôn,... 4.3.2.4. Quản lý quỹ và mức thu phí Khi có quỹ về thu gom và xử lý rác thải được thành lập nếu sử dụng hợp lý thì chắc chắn rằng mọi người sẽ tin tưởng và đóng góp. Vì vậy cần phải có cơ chế quản lý hiệu quả và phải đưa ra mức đóng góp cụ thể cho các hộ gia đình làm các ngành nghề khác nhau vì mỗi ngành nghề khác nhau thì lượng rác thải hàng ngày sẽ khác nhau. Ví dụ hộ gia đình buôn bán (rau quả) một ngày thải ra môi trường 9-10 kg rác thải tổng hợp (nguồn từ phiếu điều tra), trong khi đó những hộ làm trong khu vực Nhà nước thì một ngày chỉ thải ra từ 2-3 kg rác. 5. KếT LUậN Và KIếN NGHị 5.1. Kết luận Khu vực Xuân Mai đang trong quá trình xây dựng và định hình nếp sống đô thị, từ đó nảy sinh nhiều vấn đề khó khăn trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường đặc biệt là môi trường rác. Để tiến hành nghiên cứu mức sẵn lòng chi trả của người dân về việc thu gom và xử lý rác thải ở khu vực Xuân Mai cụ thể là xã Đông Sơn và thị trấn Xuân Mai, kết quả đề tài đã đạt được như sau: Đề tài đã nghiên cứu về cơ sở lý luận về môi trường, ô nhiễm môi trường, định giá tài nguyên môi trường và cơ sở lý luận của phương pháp tạo dựng thị trường, thực tế áp dụng phương pháp này trên thế giới và ở Việt Nam. Đề tài tìm hiểu được thực trạng lượng rác của khu vực Xuân Mai thải ra môi trường là rất lớn trong các khu dân cư, lượng rác thải ra môi trường một ngày đêm của xã Đông Sơn và thị trấn Xuân Mai khoảng 27 m3 , toàn khu vực khoảng 70 m3 các cơ quan đơn vị trên địa bàn thải ra khoảng 10 m3. Việc thu gom không triệt để làm ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sống của người dân và cảnh quan của khu vực. Qua tìm hiểu tình hình kinh tế xã hội của khu vực và phỏng vấn trực tiếp 377 người, nghiên cứu đã xác định được mức sẵn lòng chi trả cho việc thu gom và xử lý rác thải, có 11 mức sẵn lòng chi trả khác nhau. Mức sẵn lòng chi trả cao nhất của người dân là 28.000 đồng/tháng, mức sẵn lòng chi trả thấp nhất là 3.000 đồng/tháng. Bằng phương pháp bình quân số học gia quyền tính được mức sẵn lòng chi trả bình quân là 12.300 đồng/tháng. Sử dụng phương pháp tạo dựng thị trường đã ước lượng được mô hình hồi quy tuyến tính theo các yếu tố: giới tính, trình độ học vấn, thu nhập, nghề nghiệp phản ánh mức sẵn lòng chi trả của người dân trong việc thu gom và xử lý rác thải. Đồng thời, nghiên cũng xác định được yếu tố thu nhập và nghề nghiệp có ảnh hưởng lớn nhất đến mức sẵn lòng chi trả của người dân trong khu vực. Để khắc phục tình trạng rác thải gây ô nhiễm môi trường, và làm mất cảnh quan trong khu vực nghiên cứu, đề tài đã đưa ra các định hướng và giải pháp. Thứ nhất chính quyền địa phương tăng cường ý thức bảo vệ môi trường của người dân. Thứ hai để hỗ trợ cho Công ty Môi trường đô thị Xuân Mai xã và thị trấn cùng kết hợp với các đoàn thể tổ chức phong trào quản lý môi trường có sự tham gia của cộng đồng, thành lập các tổ dịch vụ môi trường. Thứ ba xây dựng hệ thống quản lý rác thải theo hướng phát triển bền vững bằng cách có thể xây dựng các mô hìmh chế biến rác thải sinh hoạt (rác hữu cơ) thành phân hữu cơ. 5.2. Kiến nghị * Đối với cơ quan chính quyền địa phương Cần có nhiều hơn nữa các hoạt động tuyên truyền, tập huấn nhằm nâng cao ý thức giữ vệ sinh môi trường cho người dân. Nên ban hành nội quy, quy chế về hành động gây ô nhiễm môi trường. * Đối với cơ quan quản lý và thu gom rác thải Nên đầu tư xây dựng các bể chứa rác trong các khu dân cư tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu gom và hạn chế được sự vứt rác bừa bãi của người dân. Nâng cao thu nhập cho người lao động để thúc đẩy ý thức trách nhiệm của người lao động với công việc. Thực hiện việc thu gom rác đều đặn, đúng giờ nâng cao chất lượng dịch vụ thu gom đó cũng chính là giải pháp có thể tăng được mức phí thu gom của người dân. Nên thu mức phí theo số khẩu/hộ, đưa ra mức đóng góp cụ thể cho từng hộ. Các hộ làm trong các ngành nghề khác nhau, tạo ra lượng rác khác nhau, mức phí cũng khác nhau. Tài liệu tham khảo I. Tài liệu tiếng việt 1. Phan Tuấn Anh (2005): Nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường thông qua mô hình đội vệ sinh tuyên truyền tự quản thu gom rác. Tạp chí Bảo vệ môi trường số 3/2005. Trang 37, 38. 2. GS. TSKH Lê Duy Bá (2004). Môi trường, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Báo cáo của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn tại hội nghị toàn quốc 2005 về ô nhiẽm môi trường trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và các hoạt động bảo vệ môi trường các ngành nông nghiệp. 4. PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh (2003). Giáo trình kinh tế và quản lý môi trường, Đại học Kinh tế Quốc dân, Nhà xuất bản thống kê-Hà Nội. 5. PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh (2005). Báo cáo áp dụng công cụ quản lý kinh tế trong quản lý môi trường, Hội nghị khoa học về môi trường và những vấn đề Kinh tế, Xã hội, Nhân văn. 6. Tăng Thị Chính (2006): Mô hình xử lý rác thải sinh hoạt nông thôn tại Hà Tây. Tạp chí Bảo vệ môi trường số 4/2006. Trang 25, 26, 28. 7. Giáo trình thống kê môi trường NXB GD năm 1996 của trường ĐH KTQD 8. Nguyễn Đức Kiển (2002) Quản lý môi trường, NXB LĐXH 9. Nguyễn Quang Long (2001): Bài giảng kinh tế lượng, NXB Thống kê, Hà Nội. 10. Kim Ngọc, (2004), Kinh tế thế giới 2020 su hướng và thách thức NXB Chính trị Quốc gia 11. PGS.TS. Nguyễn Văn Song (2008): Bài giảng kinh tế tài nguyên môi trường 12. TS. Nguyễn Danh Sơn (Viện nghiên cứu chiến lược và Chính sách KHCN, Bộ khoa học và công nghệ), sử dụng chất thải trong quá trình phát triển kinh tế tại Việt Nam, Báo cáo hội nghị môi trường toàn quốc năm 2005. 13. Th.S Nguyễn Quốc Tân (2001): Một số kinh nghiệm xây dựng mô hình thu gom và xử lý rác thải sau lũ lụt với sự tham gia của cộng đồng Tạ Đức Phổ- Quảng Ngãi. Tạp chí Bảo vệ môi trường số 5/2001. Trang 43,44,45. 14 Đặng Như Toàn, Nguyễn Thế Chinh (1997), Một số vấn đề cơ bản về Khai thác và quản lý môi trường. NXB Xây dựng 15 Hoàng Đức Liên và Tống Ngọc Tuấn (2000): Kỹ thuật và thiết bị xử lý chất thải bảo vệ môi trường, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 16. Nguyễn Thế Thôn (2004), Quy hoạch môi trường phát triển bền vững, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật-Hà Nội. 17. PGS. TS. Ngô Thị Thuận (2005) Bài giảng phân tích số liệu thống kê, Trường Đại học Nông nghiệp I-Hà Nội. 18. Nguyễn Tần Tuế (1999), những vấn đề toàn cầu hoá ngày nay NXB Khoa học xã hội II. Tài liệu tiếng anh 1. Dixxon, J. A, L. F. Scura, R. E. Carpenter and P. B. Sherman (1993). Economic Analysis of Enviromental Impact, Earthscan Publicasions Ltd, London, UK. 2. Freeman, A. Myrck (1993), “ Nonues Values in Natural Resource Damage Assesment”, phần 13 trong Valuing Natuaral Assets- The Economics of Natural Resource Damage Assesment của Raymond J. Koop and kerry Smith (chủ biên), Resource for the Future, Washington, D.C. 3. Henley, Nick and Clive L. Spash (1993), Cost- Benrfit Analysis and the Enviroment, Edward Elgar. 4. Markandya, Anil, Patrice Harou, Lorenzo Giocanni Bllus and Vito Cistulli (2002), “Economics principles and overview of valuation methods” phần 9 và “Stated preference: contigen valuation methods”, phần 12 trong Enviromental Economics for Sustainable Growth-a handbook for pracctitioners, Edwad Ergal, Nothampton, MA, USA. 5. Mitchel, R.C. và R.T. Cason (1989), Using Surveys to Value Public Good: The Contigent Valuation Method, Resource for the Future, Washington, D.C. 6. Munasinghe, M. (1992), “Biodiversity protection policy: Enviromental valuation and distribution issues”, AMBIO. 7. Nguyen Nghia Bien (2003), “Non-use Values of protected Areas: A case of Bavi National Park” Forestry University of VN. 8. Nguyen Thi Hai, Tran Duc Thanh (1999), “Using the travel cost to evaluate the tourism benefits of Cuc Phuong Nation Park” và phần 3 trong Economy & Enviroment- Case studies in VN of Herminia Francisco and David Glover, EEPSEA, Singapore. 9. Pham Khanh Nam and Vo Hung Son (2001), Recreational Valua of the Coral- surrounded Hon Mun Island in VN, EEPSEA Research Report No. 2001- RR17, Singapore. 10. Shultz. J, Pinazzo and M. Cifuentes (1998), Opportunities and limitations of contifent valuation serveys to determine national park entrance fees: Evidence from Costa Rica, Cambridge University Press. 11. Sutherland R. J and R. G Walsh (1985), “Effect of distance on the preservation value of the water quality” Land Economic. 12. Walsh, R. J., L. D. Sanders and J. B Loomis (1985), Wild and Scenis River Economic recreation use and preservation values, American Wilderness Alliance, Englewood, Colorado. 13. White, P. C. L and J. C. Lovett (1999), “Public preferences and willingness-to-pay for nature conservation in the North York Moors National Park, UK”, Journal of Enviromental Management. 14. Whitting, D., D. Lauria and X. Mu (1991), “A study of Water Vending and Willingness to pay for Water in Onitsha, Nigeria”, World Development. Phụ lục phiếu thăm dò ý kiến Với quá trình đô thị hoá phát triển thì cuộc sống của người dân khu vực Xuân Mai ngày càng được nâng cao. Vì vậy vấn đề thu gom và xử lý rác thải hiện nay đang là vấn đề bức xúc của người dân trong khu vực. Phiếu thăm dò ý kiền này được thực hiện với mục đích thu thập thông tin ban đầu nhằm tìm hiểu quan điểm của người dân khu vực Xuân Mai về vấn đề thu gom và xử lý rác thải. Thông tin trong phiếu điều tra này được giữ kín, chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu. Đề nghị anh/ chị... đánh dấu x vào các ô  mà anh/ chị... lựa chọn. Câu1. Giới tính:  Nam  Nữ Câu 2. Anh/ chị... năm nay bao nhiêu tuổi?.... tuổi. Câu 3.Anh/ chị... hiện nay đã có gia đình chưa?  Đã có gia đình  Chưa có gia đình Câu4. Gia đình của anh/ chị... hiện chung sống mấy người?.... người Câu 5. Trình độ văn hoá  Phổ thông trung học  Trung học cơ sở  Cao đẳng  Lớp.....  Đại học/ trên đại học  Khác...... Câu 6. Anh/ chị... hiện đang làm việc ở khu vực nào (việc gì) ?  Trong khu vực nhà nước  Sản xuất nhỏ  Nông dân  Nghề khác...  Buôn bán Câu 7. Anh/ chị vui lòng cho biết thông tin về thu nhập  Dưới 500.000  500.000- 1.000.000  1.000.000- 1.500.000  1.500.000- 2.000.000  Mức khác.... Câu 8. Anh/ chị cho biết rác thải được thải ra từ những hoạt động chủ yếu nào?  Sinh hoạt hàng ngày  Sản xuất  Hoạt động buôn bán kinh doanh  Dịch vụ Câu 9. Anh/ chị cho biết loại rác thải chủ yếu là gì  Rác thải khí  Thực phẩm thừa  Bao bì, vỏ lon, vỏ hộp nhựa,...  Nước thải  Bao bì giấy, hộp giấy,...  Các loại khác... Câu 10. Ước lượng một ngày gia đình anh/ chị thải ra bao nhiêu kg rác tổng hợp? ..... kg Câu 11. Hiện nay việc thu gom và xử lý rácthải của gia đình anh/ chị được thực hiện như hế nào?  Do chính gia đình tự xử lý  Thải ra những khu vực công cộng  Cách thu gom và xử lý khác Hiện nay dù chính quyền khu vực Xuân Mai luôn luôn nỗ lực trong việc thu gom và xử lý rác thải nhưng do rác thải ngày càng nhiều, hơn nữa số người dân không có ý thức trong việc xử lý rác thải nên đây là vấn đề bức xúc của người dân khu vực Xuân Mai. Nếu như không thu gom và xử lý rác thải hợp lý thì gia đình anh/ chị sẽ sống trong một môi trường ô nhiễm trầm trọng, ảnh hưởng đến sức khoẻ. Giả thiết có một quỹ được thành lập để thu gom và xử lý rác thải tại khu vực. Xin anh/ chị cho biết ý kiến của mình qua câu hỏi dưới đây: Câu 12. Anh/ chị bằng lòng đóng góp cho quỹ này không?  Có chuyển sang câu 13  Không chuyển sang câu 16 Câu 13. Nếu anh/ chị bằng lòng đóng góp cho quỹ, mức cao nhất anh/ chị muốn đóng góp hàng tháng là bao nhiêu? (đơn vị: đồng)  3.000  12.000  5.000  15.000  7.000  18.000  10.000  20.000  Mức khác... Câu 14. Anh/ chị muốn đóng góp cho quỹ trên vì lý do gì?  Để thành lập đội vệ sinh thu gom và xử lý rác thải.  Để xây dựng khu xử lý rác thải.  Để làm đẹp cảnh quan môi trường  Để được hưởng không khí trong lành  Lý do khác....................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................................................................... Câu 15. Đề nghi anh/ chị chọn hình thức đóng góp phù hợp dưới đây:  Đóng góp cho cơ quan xử lý môi trường hàng tháng.  Đóng góp trực tiếp cho các công nhân thu gom rác thải gia đình.  ý kiến khác. Câu 16. Anh/ chị không đồng ý đóng góp cho quỹ trên vì lý do gì?  Thu gom và xử lý rác thải là trách nhiệm của cơ quan chính quyền địa phương.  Rác thải có thể thải tự do ra môi trường mà không ảnh hưởng đến ai.  Số tiền đóng góp không được sử dụng đúng mục đích.  Lý do khác...................................................................................................... ............................................................................................................................. ý kiến bổ sung..................................................................................................... ............................................................................................................................. Xin cám ơn anh/ chị đã giúp tôi hoàn thành phiếu điều tra này. Phụ biểu 01: Thống kê các yếu tố ảnh hưởng tới mức WTP của các hộ gia đình tại khu vực Xuân Mai- Chương Mỹ- Hà Nội STT WTP (Nghìn đồng) Gen Edu Inc (Nghìn đồng) D1 D2 D3 D4 Y Gen Edu Inc D1 D2 D3 D4 1 5 1 9 860 0 0 0 0 2 7 0 12 1450 1 0 0 0 3 12 1 15 1270 0 1 0 0 4 3 0 12 790 0 0 1 0 5 10 0 16 1000 0 1 0 0 6 15 1 14 1350 0 1 0 0 7 0 1 9 400 0 0 1 0 8 10 0 12 1400 1 0 0 0 9 15 1 15 1250 0 1 0 0 10 12 0 14 1500 1 0 0 0 11 7 0 12 750 1 0 0 0 12 10 1 15 1300 1 0 0 0 13 20 0 12 2000 1 0 0 0 14 15 1 15 1400 0 1 0 0 15 15 0 16 1500 0 1 0 0 16 7 1 12 1000 0 0 0 0 17 20 0 12 2300 1 0 0 0 18 15 1 16 1400 0 1 0 0 19 20 1 12 1900 1 0 0 0 20 5 0 9 1000 0 0 0 0 21 12 1 15 1430 0 1 0 0 22 5 0 12 900 0 0 1 0 23 18 1 12 2000 1 0 0 0 24 5 1 12 1000 0 0 0 0 25 20 0 19 1700 0 1 0 0 26 12 1 12 1500 1 0 0 0 27 0 0 9 500 0 0 1 0 28 7 1 12 1000 1 0 0 0 29 12 0 15 1300 0 1 0 0 30 10 0 12 1400 1 0 0 0 31 3 1 12 500 0 0 1 0 32 12 0 15 1200 0 1 0 0 33 10 0 12 1300 1 0 0 0 34 15 1 12 1500 1 0 0 0 35 18 0 16 1500 0 1 0 0 36 25 0 12 2400 1 0 0 0 37 5 1 9 850 0 0 0 0 38 18 0 12 2250 1 0 0 0 39 10 0 16 1000 0 1 0 0 40 20 1 12 2500 1 0 0 0 41 20 0 12 2000 1 0 0 0 42 25 0 15 1800 0 1 0 0 43 10 0 12 1350 1 0 0 0 44 18 1 15 1500 0 1 0 0 45 7 0 9 1000 1 0 0 0 46 18 0 12 2300 1 0 0 0 47 25 1 15 2000 0 1 0 0 48 12 1 12 1700 1 0 0 0 49 7 0 12 1000 0 0 0 0 50 20 1 19 2000 0 1 0 0 51 20 1 12 2350 1 0 0 0 52 15 0 12 2000 1 0 0 0 53 18 1 16 1450 0 1 0 0 54 7 0 15 1000 0 0 0 0 55 28 1 12 3200 1 0 0 0 56 12 1 15 1450 0 1 0 0 57 25 0 12 3000 1 0 0 0 58 7 0 12 900 1 0 0 0 59 15 1 15 1700 0 1 0 0 60 10 0 9 1200 1 0 0 0 61 5 1 12 800 0 0 1 0 62 18 1 12 2350 1 0 0 0 63 10 0 15 1300 0 1 0 0 64 10 0 15 1300 0 1 0 0 65 25 1 12 2700 1 0 0 0 66 18 1 12 2100 1 0 0 0 67 10 0 15 900 0 1 0 0 68 25 1 12 2700 1 0 0 0 69 18 0 15 1400 0 1 0 0 70 10 0 14 1500 1 0 0 0 71 0 0 9 450 0 0 1 0 72 7 1 14 1200 0 0 0 0 73 20 0 12 2400 1 0 0 0 74 10 0 12 1000 1 0 0 0 75 15 0 16 1300 0 1 0 0 76 18 1 12 2500 1 0 0 0 77 12 1 9 1400 1 0 0 0 78 20 0 19 2000 0 1 0 0 79 10 0 12 1500 1 0 0 0 80 15 0 14 2350 1 0 0 0 81 7 0 12 1000 1 0 0 0 82 7 1 15 850 0 0 0 0 83 20 0 12 2500 1 0 0 0 84 18 0 15 1500 0 1 0 0 85 10 1 15 1000 0 0 0 0 86 10 1 9 1400 1 0 0 0 87 7 0 12 1000 1 0 0 0 88 5 0 12 1000 0 0 1 0 89 20 0 15 2000 0 1 0 0 90 12 1 12 1500 1 0 0 0 91 15 1 12 2200 1 0 0 0 92 10 0 9 1000 1 0 0 0 93 25 1 12 3500 0 0 0 1 94 5 0 14 1000 1 0 0 0 95 15 0 16 1500 0 1 0 0 96 28 1 12 3000 1 0 0 0 97 7 1 9 1000 1 0 0 0 98 25 0 15 2000 0 1 0 0 99 10 1 12 1300 1 0 0 0 100 15 1 16 1500 0 1 0 0 101 12 1 12 1700 1 0 0 0 102 3 0 12 500 0 0 0 0 103 10 0 12 1000 0 0 0 0 104 12 0 16 1350 0 1 0 0 105 20 1 15 1800 0 1 0 0 106 10 0 12 1700 1 0 0 0 107 18 1 16 1500 0 1 0 0 108 15 0 12 2500 1 0 0 0 109 20 0 16 2000 0 1 0 0 110 0 1 9 900 0 0 1 0 111 20 1 12 3000 1 0 0 0 112 15 0 16 1500 0 1 0 0 123 10 0 12 1700 1 0 0 0 114 18 1 15 1200 0 1 0 0 115 7 1 12 1000 1 0 0 0 116 25 0 16 2000 0 1 0 0 117 7 0 12 950 1 0 0 0 118 15 1 16 1900 0 1 0 0 119 7 0 9 1200 1 0 0 0 120 7 1 9 1000 1 0 0 0 121 18 0 16 1500 0 1 0 0 122 7 1 12 1000 1 0 0 0 123 10 0 12 1600 1 0 0 0 124 15 0 16 1900 0 1 0 0 125 7 1 12 1100 1 0 0 0 126 12 1 15 1500 0 1 0 0 127 25 0 16 2000 0 1 0 0 128 18 1 12 2500 0 0 0 1 129 15 0 16 1500 0 1 0 0 130 10 1 15 1600 1 0 0 0 131 7 0 12 1400 1 0 0 0 132 5 1 9 1000 0 0 0 0 133 25 0 16 1850 0 1 0 0 134 18 0 12 1200 1 0 0 0 135 15 1 15 1500 0 1 0 0 136 18 0 16 1800 0 1 0 0 137 0 1 12 400 0 0 1 0 138 25 1 16 2000 0 1 0 0 139 7 0 12 1300 1 0 0 0 140 20 1 16 1900 0 1 0 0 141 7 1 14 850 0 0 0 0 142 7 0 9 1300 1 0 0 0 143 25 1 16 2000 0 1 0 0 144 10 0 12 1500 1 0 0 0 145 20 0 15 2500 1 0 0 0 146 10 1 12 1150 1 0 0 0 147 15 0 16 1500 0 1 0 0 148 7 0 12 1000 1 0 0 0 149 10 1 12 1200 0 0 0 0 150 7 0 9 1000 1 0 0 0 151 18 0 15 1600 0 1 0 0 152 7 1 12 950 1 0 0 0 153 0 0 12 450 0 0 1 0 154 10 0 12 1000 1 0 0 0 155 12 0 9 1300 1 0 0 0 156 25 1 19 2000 0 1 0 0 157 7 0 12 1300 1 0 0 0 158 5 0 14 1000 0 0 0 0 159 0 0 9 900 1 0 0 0 160 7 1 12 1000 1 0 0 0 161 20 1 16 1500 0 1 0 0 162 25 1 14 2000 0 1 0 0 163 7 0 12 1300 1 0 0 0 164 18 0 12 1500 1 0 0 0 165 7 0 12 1300 1 0 0 0 166 18 0 16 1500 0 1 0 0 167 7 1 9 1000 0 0 0 0 168 7 0 12 1300 1 0 0 0 169 15 0 14 1400 0 1 0 0 170 5 0 12 1100 1 0 0 0 171 12 0 12 1500 1 0 0 0 172 7 0 15 1000 0 1 0 0 173 10 1 12 1400 1 0 0 0 174 0 0 9 1000 0 0 0 0 175 12 0 12 1500 1 0 0 0 176 10 0 14 1500 1 0 0 0 177 7 0 12 1200 1 0 0 0 178 10 0 9 1500 1 0 0 0 179 15 1 15 1300 0 1 0 0 180 0 0 12 500 0 0 1 0 181 5 0 9 1000 1 0 0 0 182 18 1 15 1500 0 1 0 0 183 5 1 12 900 0 0 0 0 184 0 0 9 500 0 0 1 0 185 0 1 9 1000 1 0 0 0 186 18 1 16 1500 0 1 0 0 187 15 0 12 2500 0 0 0 1 188 5 0 12 1000 1 0 0 0 189 15 0 14 1500 0 1 0 0 190 7 0 12 1200 1 0 0 0 191 5 0 14 1000 0 0 0 0 192 15 0 14 1400 0 1 0 0 193 5 0 9 1000 1 0 0 0 194 7 0 14 1400 1 0 0 0 195 5 1 12 500 0 0 0 0 196 10 0 9 1000 1 0 0 0 197 5 1 12 800 0 0 1 0 198 18 1 12 2350 1 0 0 0 199 7 1 14 850 0 0 0 0 200 25 0 12 3500 1 0 0 0 201 5 0 9 1000 0 0 0 0 202 10 0 15 900 0 1 0 0 203 25 1 12 2700 1 0 0 0 204 18 1 12 2100 1 0 0 0 205 15 0 16 1500 0 1 0 0 206 10 0 12 1500 1 0 0 0 207 5 0 14 1000 0 0 0 0 208 7 0 12 1300 1 0 0 0 209 0 1 9 400 0 0 1 0 210 18 0 15 1400 0 1 0 0 211 7 0 12 1000 1 0 0 0 212 20 1 15 1800 0 1 0 0 213 7 1 12 950 1 0 0 0 214 5 0 9 1000 0 0 0 1 215 20 0 12 2500 1 0 0 0 216 15 0 14 1400 0 1 0 0 217 12 1 12 1500 1 0 0 0 218 15 1 12 2200 1 0 0 0 219 10 0 9 1000 1 0 0 0 220 7 0 12 1000 1 0 0 0 221 5 0 12 1000 0 0 1 0 222 18 1 16 1500 0 1 0 0 223 10 1 12 1150 1 0 0 0 224 20 0 16 2000 0 1 0 0 225 3 1 12 500 0 0 1 0 226 25 1 14 2000 0 1 0 0 227 7 0 12 1200 1 0 0 0 228 15 0 12 2500 0 0 0 1 229 5 0 12 1000 1 0 0 0 230 25 1 12 3000 0 0 0 1 231 5 1 9 1000 1 0 0 0 232 18 1 15 1200 0 1 0 0 233 10 0 12 1700 1 0 0 0 234 10 0 14 1500 1 0 0 0 235 10 1 12 1100 0 0 0 0 236 25 0 16 2150 0 1 0 0 237 3 0 12 500 0 0 0 0 238 7 0 9 1200 1 0 0 0 239 7 1 9 1000 1 0 0 0 240 28 0 12 2500 1 0 0 0 241 7 0 12 1500 1 0 0 0 242 20 0 15 2500 1 0 0 0 243 15 1 16 1900 0 1 0 0 244 18 1 12 2500 0 0 0 1 245 0 0 9 1000 0 0 1 0 246 10 0 12 1500 1 0 0 0 247 7 0 12 1200 1 0 0 0 248 7 1 9 1000 1 0 0 0 249 28 1 12 2700 0 0 0 0 250 10 1 15 1600 1 0 0 0 251 7 1 12 1000 1 0 0 0 252 18 1 16 1500 0 1 0 0 253 15 0 14 1500 0 1 0 0 254 0 1 12 400 0 0 1 0 255 18 0 16 1500 0 1 0 0 256 7 0 12 1400 1 0 0 0 257 12 0 16 1350 0 1 0 0 258 18 0 15 1500 0 1 0 0 259 7 1 12 1000 1 0 0 0 260 10 0 12 1600 1 0 0 0 261 7 0 9 1300 1 0 0 0 262 15 0 16 1900 0 1 0 0 263 7 1 12 1100 1 0 0 0 264 18 0 15 1500 0 1 0 0 265 7 0 12 1300 1 0 0 0 266 5 0 14 1000 0 0 0 0 267 18 0 16 1500 0 1 0 0 268 7 0 12 1300 1 0 0 0 269 5 1 9 850 0 0 0 0 270 20 1 12 3000 1 0 0 0 271 5 0 12 1100 0 0 1 0 272 12 0 12 1500 1 0 0 0 273 7 0 12 1300 1 0 0 0 274 18 0 15 1600 0 1 0 0 275 10 0 12 1400 1 0 0 0 276 15 0 16 1500 0 1 0 0 277 10 1 12 1200 0 0 0 0 278 20 1 16 1500 0 1 0 0 279 0 0 12 450 0 0 1 0 280 25 0 15 2000 0 1 0 0 281 25 1 16 2000 0 1 0 0 282 20 0 12 2400 1 0 0 0 283 10 0 12 1000 1 0 0 0 284 12 1 15 1500 0 1 0 0 285 7 0 12 1200 1 0 0 0 286 10 1 9 1400 1 0 0 0 287 20 1 12 2350 1 0 0 0 288 15 0 12 2000 1 0 0 0 289 18 1 15 1500 0 1 0 0 290 5 0 9 1000 1 0 0 0 291 25 0 12 3000 1 0 0 0 292 7 0 12 900 1 0 0 0 293 15 0 14 1400 0 1 0 0 294 7 0 9 1000 1 0 0 0 295 10 0 12 1000 0 0 0 0 296 7 1 15 850 0 0 0 0 297 10 0 12 1700 1 0 0 0 298 25 1 19 2400 0 1 0 0 299 5 1 12 500 0 0 0 0 300 15 1 16 1500 0 1 0 0 301 12 1 12 1700 1 0 0 0 302 7 0 12 1000 0 0 0 0 303 15 1 15 1300 0 1 0 0 304 12 0 12 1500 1 0 0 0 305 10 0 9 1200 1 0 0 0 306 10 0 12 1300 0 0 0 0 307 15 1 12 1500 1 0 0 0 308 25 0 15 2000 0 1 0 0 309 12 1 12 1700 1 0 0 0 310 5 0 14 1000 1 0 0 0 311 20 1 16 3100 0 1 0 0 312 0 0 12 500 0 0 1 0 313 10 0 9 1500 1 0 0 0 314 10 1 15 1600 1 0 0 0 315 18 0 12 2250 1 0 0 0 316 15 0 16 1500 0 1 0 0 317 15 1 15 1700 0 1 0 0 318 7 1 12 1000 1 0 0 0 319 15 0 16 1300 0 1 0 0 320 0 1 9 900 0 0 1 0 321 10 0 12 1400 1 0 0 0 322 10 0 15 1300 0 1 0 0 323 18 1 16 1450 0 1 0 0 324 12 1 12 1500 1 0 0 0 325 0 0 9 500 0 0 1 0 326 15 0 14 2350 1 0 0 0 327 18 1 12 2300 1 0 0 0 328 7 0 15 1000 0 0 0 0 329 5 0 12 900 0 0 1 0 330 18 1 12 2000 1 0 0 0 331 12 1 9 1400 1 0 0 0 332 18 0 16 1800 0 1 0 0 333 25 1 15 2000 0 1 0 0 334 0 0 9 900 1 0 0 0 335 20 0 19 2200 0 1 0 0 336 10 0 16 1000 0 1 0 0 337 10 1 12 1000 0 0 0 1 338 18 1 15 1500 1 1 0 0 339 7 1 9 1000 0 0 0 0 340 18 0 16 1500 0 1 0 0 341 15 1 12 1900 1 0 0 0 342 25 0 15 1800 0 1 0 0 343 10 0 12 1350 1 0 0 0 344 7 1 14 1200 1 0 0 0 345 0 0 9 500 0 0 1 0 346 12 1 15 1450 0 1 0 0 347 7 1 12 1000 0 0 0 0 348 20 0 12 2300 1 0 0 0 349 20 1 19 2000 0 1 0 0 350 7 0 9 1000 1 0 0 0 351 12 0 15 1200 0 1 0 0 352 25 0 12 2400 1 0 0 0 353 10 1 14 1500 1 0 0 0 354 15 0 16 1500 0 1 0 0 355 20 0 12 2000 1 0 0 0 356 12 1 15 1430 0 1 0 0 357 0 1 9 1000 0 0 0 0 358 20 0 12 2500 1 0 0 0 359 20 0 12 2000 1 0 0 0 360 15 0 16 1500 0 1 0 0 361 20 0 15 1850 0 1 0 0 362 10 0 12 1400 1 0 0 0 363 15 1 15 1400 0 1 0 0 364 12 0 9 1300 1 0 0 0 365 20 0 19 1700 0 1 0 0 366 7 0 12 750 1 0 0 0 367 15 1 15 1250 0 1 0 0 368 7 0 16 1000 0 1 0 0 369 25 1 12 3200 1 0 0 0 370 10 1 15 1300 1 0 0 0 371 5 1 9 860 0 0 0 0 372 3 0 12 790 0 0 1 0 373 12 0 14 1800 1 0 0 0 374 10 1 12 1300 1 0 0 0 375 12 1 15 1270 0 1 0 0 376 7 0 12 1450 1 0 0 0 377 15 1 14 1650 0 1 0 0 Phụ biểu 02: Kết quả chạy hàm mô hình hồi quy mức WTP SUMMARY OUTPUT Regression Statistics Multiple R 0.925682 R Square 0.856887 Adjusted R Square 0.854172 Standard Error 2.576222 Observations 377 ANOVA df SS MS F Significance F Regression 7 14663.5 2094.785 315.626 1.6E-151 Residual 369 2449.024 6.636922 Total 376 17112.52 Coefficients Standard Error t Stat P-value Lower 95% Upper 95% Lower 95.0% Upper 95.0% Intercept -3.74056 1.191545 -3.13926 0.00183 -6.08363 -1.39749 -6.08363 -1.39749 Gen 0.517042 0.273879 1.887847 0.059831 -0.02152 1.055603 -0.02152 1.055603 Edu 0.099026 0.096503 1.026145 0.305495 -0.09074 0.28879 -0.09074 0.28879 Inc 0.009093 0.000286 31.82031 8E-108 0.008531 0.009655 0.008531 0.009655 D1 -0.17047 0.481095 -0.35434 0.723284 -1.1165 0.775558 -1.1165 0.775558 D2 4.631553 0.583788 7.933623 2.57E-14 3.483585 5.779522 3.483585 5.779522 D3 -1.79311 0.651406 -2.75268 0.006203 -3.07404 -0.51218 -3.07404 -0.51218 D4 -2.38594 1.066313 -2.23756 0.025846 -4.48275 -0.28913 -4.48275 -0.28913 Phụ biểu 03: Bảng thành phần chất thải rắn sinh hoạt TT Thành phần Nước có thu nhập thấp (GDP<800USD/người. năm) Nước có thu nhập trung bình (GDP:800-1200USD/người.năm) Nước có thu nhập cao (GDP>2200USD/người.năm) 1 Thực phẩm (%) 40 - 80 20 - 26 20 - 25 2 Giấy (%) 1 - 10 15 - 40 15 - 40 3 Plastic (%) 1 - 5 2 - 6 2 - 10 4 Kim loại (%) 1 - 5 1 - 5 3 - 13 5 Thuỷ tinh (%) 1 - 10 1 - 10 4 - 10 6 Cao su và thành phần khác (%) 1 - 5 1 - 5 2 - 10 7 Hạt nhỏ, đất, đá (%) 15 - 60 15 - 50 5 - 20 8 Độ ẩm của rác (%) 40 - 80 40 - 60 20 - 30 9 Khối lượng riêng (kg/m3) 250 - 500 170 - 330 100 - 170 10 Nhiệt (kcal/kg) 800 - 1100 1000 - 1300 1500 - 1700 11 Lượng rác phát sinh (kg/người.ngày) 0,4 - 0,6 0,5 - 0,9 0,7 - 3 Một số hình ảnh về thực trạng rác thải tại khu vực xuân mai Rác tại cổng trường THCS Xuân Mai Rác ven đường quốc lộ 6 Rác đổ tại ven quốc lộ 21 Rác trong khu dân cư ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dochoang thi huong (nop tv).doc
Tài liệu liên quan