BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Hồ Hoàng Yến
TÌM HIỂU MỨC ĐỘ TƯỞNG TƯỢNG SÁNG
TẠO CỦA TRẺ 5-6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG
VẼ Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON TẠI
THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI
Chuyên ngành : TÂM LÝ HỌC
Mã số : 60 31 80
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HUỲNH VĂN SƠN
TP. Hồ Chí Minh – 2011
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhi
162 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 11003 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Tìm hiểu mức độ tưởng tượng sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động vẽ ở một số trường mầm non tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệt tình của quý thầy cô trường Đại học Sư phạm
thành phố Hồ Chí Minh.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Trường Đại Học Sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh đặc biệt là những thầy cô khoa Tâm lý giáo dục và những
thầy cô đã tận tình giảng dạy cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS. Huỳnh Văn Sơn, người thầy kính mến
đã hết lòng quan tâm, giúp đỡ tận tình, hướng dẫn nghiên cứu tạo điều kiện giúp tôi
hoàn thành luận văn.
Tôi xin cảm ơn quý thầy cô phòng Sau Đại học đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi
trong quá trình học và thực hiện luận văn.
Đồng thời tôi cũng xin cảm ơn Ban giám hiệu, giáo viên trường Mầm non
Hoa Sen, Mầm non Hoa Mai, Mẫu giáo Hướng Dương đã tạo điều kiện cho tôi khảo
sát để hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong hội đồng chấm luận văn đã cho tôi
những đóng góp quý báu để hoàn chỉnh luận văn này.
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các công trình
khác.
MỤC LỤC
0TLỜI CẢM ƠN0T ............................................................................................... 2
0TLỜI CAM ĐOAN0T ......................................................................................... 3
0TMỤC LỤC0T .................................................................................................... 4
0TDANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT0T .......................................................... 9
0TDANH MỤC CÁC BẢNG0T .......................................................................... 10
0TDANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ0T..................................................................... 12
0TMỞ ĐẦU0T ....................................................................................................... 1
0T1. Lý do chọn đề tài:0T ..................................................................................................... 1
0T2. Mục đích nghiên cứu0T................................................................................................. 2
0T3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu0T ........................................................................... 2
0T4. Giả thuyết khoa học0T .................................................................................................. 3
0T5. Nhiệm vụ nghiên cứu0T ................................................................................................ 3
0T6. Giới hạn đề tài0T .......................................................................................................... 3
0T7. Phương pháp nghiên cứu0T ........................................................................................... 4
0TCHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ TƯỞNG TƯỢNG SÁNG TẠO CỦA TRẺ
MẪU GIÁO 5-6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG VẼ0T................................... 6
0T1.1. Lịch sử nghiên cứu tưởng tượng sáng tạo của trẻ mẫu giáo trong hoạt động vẽ.0T ...... 6
0T1.1.1. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu trên thế giới0T ..................................................... 6
0T1.1.1.1. Những công trình nghiên cứu tưởng tượng và tưởng tượng sáng tạo0T ........ 6
0T1.1.1.2. Những công trình nghiên cứu hoạt động vẽ và tưởng tượng sáng tạo trong
hoạt động vẽ của trẻ em0T ....................................................................................... 8
0T1.1.2. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu ở Việt Nam0T .................................................... 11
0T1.2. Lý luận về tưởng tượng sáng tạo trong hoạt động vẽ của trẻ mẫu giáo 0T .................. 14
0T1.2.1. Tưởng tượng0T ................................................................................................. 14
0T1.2.1.1. Khái niệm về tưởng tượng0T ..................................................................... 14
0T1.2.1.2. Các giai đoạn của quá trình tưởng tượng0T ............................................... 16
0T1.2.1.3. Phân loại tưởng tượng0T ........................................................................... 17
0T1.2.1.4. Các phương pháp sáng tạo hình ảnh mới trong tưởng tượng0T .................. 19
0T1.2.2. Tưởng tượng sáng tạo0T ................................................................................... 19
0T1.2.2.1. Sáng tạo0T ................................................................................................ 19
0T1.2.2.2. Khái niệm tưởng tượng sáng tạo0T ............................................................ 23
0T1.2.2.3. Đặc điểm tưởng tượng sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi0T ..................................... 24
0T1.2.3. Hoạt động vẽ0T ................................................................................................ 26
0T1.2.3.1 Khái niệm hoạt động vẽ0T .......................................................................... 26
0T1.2.3.2. Một số đặc điểm trong tranh vẽ của trẻ mẫu giáo 0T ................................... 27
0T1.2.3.3. Ý nghĩa của hoạt động tạo hình nói chung và hoạt động vẽ nói riêng đối
với sự phát triển toàn diện trẻ mẫu giáo 0T.............................................................. 30
0T1.2.3.4. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển hoạt động vẽ của trẻ em0T ... 35
0T1.2.3.5. Đặc điểm ngôn ngữ tạo hình trong tranh vẽ của trẻ em0T .......................... 37
0T1.2.4. Tưởng tượng sáng tạo trong hoạt động vẽ của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi0T .............. 39
0T1.2.4.1. Đặc điểm tưởng tượng trong hoạt động vẽ của trẻ mầm non0T .................. 39
0T1.2.4.2. Tưởng tượng sáng tạo trong hoạt động vẽ của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi0T ...... 42
0T1.2.4.3. Mối quan hệ giữa tưởng tượng sáng tạo và các yếu tố tâm lý khác trong
hoạt động vẽ của trẻ 5-6 tuổi0T .............................................................................. 44
0TCHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MỨC ĐỘ TƯỞNG TƯỢNG SÁNG TẠO
CỦA TRẺ 5-6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG VẼ Ở MỘT SỐ TRƯỜNG
MẦM NON TẠI TP BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI0T .............................. 50
0T2.1. Vài nét về các trường Mầm non tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai0T ............... 50
0T2.2. Thực trạng mức độ tưởng tượng sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động vẽ ở các
trường thuộc mẫu nghiên cứu0T ...................................................................................... 51
0T2.2.1. Khái quát về tổ chức nghiên cứu thực trạng0T .................................................. 51
0T2.2.1.1. Mục đích nghiên cứu0T ............................................................................. 51
0T2.2.1.2. Khách thể nghiên cứu0T ............................................................................ 51
0T2.2.1. Nhiệm vụ và nội dung nghiên cứu0T................................................................. 52
0T2.2.1.4. Phương pháp nghiên cứu0T ....................................................................... 52
0T2.2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng mức độ tưởng tượng sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi
trong hoạt động vẽ0T .................................................................................................. 54
0T2.2.2.1. Thực trạng về mức độ tưởng tượng sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi trong hoạt
động vẽ0T .............................................................................................................. 54
0T2.2.2.2. Thực trạng biểu hiện tưởng tượng sáng tạo qua tranh vẽ của trẻ 5-6 tuổi
qua một số tiêu chí0T ............................................................................................. 56
0T2.2.2.3 Phân tích thực trạng mức độ tưởng tượng sáng tạo của trẻ trên các phương
diện so sánh0T ....................................................................................................... 66
0T2.2.2.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tưởng tượng sáng tạo trong hoạt
động vẽ của trẻ 5-6 tuổi0T ..................................................................................... 72
0T2.2.2.5. Đánh giá của giáo viên về các biện pháp có thể nâng cao tưởng tượng
sáng tạo trong hoạt động vẽ của trẻ 5-6 tuổi0T ....................................................... 82
0TCHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO MỨC ĐỘ TƯỞNG
TƯỢNG SÁNG TẠO CỦA TRẺ TRONG HOẠT ĐỘNG VẼ0T ................ 85
0T3.1. Một số biện pháp nâng cao mức độ tưởng tượng sáng tạo cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt
động vẽ0T ....................................................................................................................... 85
0T3.1.1. Một vài cơ sở lý luận nâng cao mức độ tưởng tượng sáng tạo của trẻ trong hoạt
động vẽ0T .................................................................................................................. 85
0T3.1.1.1. Khái niệm biện pháp0T ............................................................................. 85
0T3.1.1.2. Cơ sở để xây dựng một số biện pháp nâng cao tưởng tượng sáng tạo của
trẻ trong hoạt động vẽ0T ........................................................................................ 85
0T3.1.2. Đề xuất các biện pháp nâng cao khả năng tưởng tượng sáng tạo cho trẻ 5-6 tuổi
trong hoạt động vẽ0T .................................................................................................. 86
0T3.1.2.1. Biện pháp 1: Giáo viên tổ chức cho trẻ các bài tập, trò chơi “tưởng tượng
có định hướng” nhằm giúp trẻ hình thành thói quen độc lập trong việc tìm kiếm ý
tưởng, tạo ra những biểu tượng, những cách biểu đạt linh hoạt, độc đáo.0T ............ 86
0T3.1.2.2. Biện pháp 2: Tổ chức quá trình tri giác cho trẻ với học cụ trực quan đa
dạng về chủng loại và hình thức nhằm làm phong phú vốn biểu tượng về đối
tượng sắp vẽ.0T ..................................................................................................... 89
0T3.1.2.3. Biện pháp 3: Tạo hứng thú, phát triển ở trẻ những xúc cảm, tình cảm thẩm
mỹ0T ..................................................................................................................... 92
0T3.2. Thực nghiệm một số biện pháp nâng cao mức độ tưởng tượng sáng tạo của trẻ trong
hoạt động vẽ0T ............................................................................................................... 97
0T3.2.1. Khái quát về tổ chức thực nghiệm0T ................................................................. 97
0T3.2.1.1. Mục đích thực nghiệm0T ........................................................................... 97
0T3.2.1.2. Khách thể thực nghiệm0T .......................................................................... 97
0T3.2.1.3. Nội dung thực nghiệm0T ........................................................................... 98
0T3.2.1.4 Tổ chức thực nghiệm0T ............................................................................ 101
0T3.2.2. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm0T ................................................................. 102
0T3.2.2.1. So sánh mức độ tưởng tượng sáng tạo của nhóm đối chứng và nhóm thực
nghiệm trước thực nghiệm0T ............................................................................... 102
0T3.2.2.2. Kết quả nghiên cứu sau thực nghiệm0T ................................................... 104
0TKẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ0T .................................................................. 119
0T1. Kết luận0T ................................................................................................................ 119
0T2. Kiến nghị0T .............................................................................................................. 122
0TDANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO0T ................................................. 123
0TDANH MỤC CÁC PHỤ LỤC0T ................................................................. 128
0TPHỤ LỤC0T...................................................................................................... 1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết đầy đủ Viết tắt
Thực nghiệm TN
Đối chứng ĐC
Tần số N
Tỷ lệ phần trăm %
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT Ký hiệu Tên bảng Trang
1 Bảng 2.1 Kết quả về mức độ tưởng tượng sáng tạo trong tranh
vẽ của trẻ
53
2 Bảng 2.2 Kết quả mức độ tưởng tượng sáng tạo qua từng tiêu
chí cụ thể
56
3 Bảng 2.3 Đánh giá của giáo viên về mức độ biểu hiện tưởng
tượng sáng tạo của trẻ trong hoạt động vẽ.
61
4 Bảng 2.4 Đánh giá của giáo viên về các biểu hiện tưởng tượng
sáng tạo của trẻ trong hoạt động vẽ.
63
5 Bảng 2.5 Mức độ tưởng tượng sáng tạo của trẻ phân theo giới. 65
6 Bảng 2.6 So sánh các tiêu chí tưởng tượng sáng tạo của trẻ
phân theo giới.
65
7 Bảng 2.7 Mức độ tưởng tượng sáng tạo của trẻ phân theo
trường.
67
8 Bảng 2.8 So sánh các tiêu chí tưởng tượng sáng tạo của trẻ
phân theo trường.
68
9 Bảng 2.9 So sánh các tiêu chí tưởng tượng sáng tạo của trẻ
theo từng cặp trường.
69
10 Bảng
2.10
Đánh giá của giáo viên về các hoạt động mà trẻ thể
hiện tưởng tượng sáng tạo.
70
11 Bảng
2.11
Đánh giá của giáo viên về các yếu tố nhằm nâng cao
tưởng tượng sáng tạo của trẻ trong hoạt động vẽ.
72
12 Bảng
2.12
Các biện pháp giáo viên sử dụng để nâng cao tưởng
tượng sáng tạo của trẻ trong hoạt động vẽ.
74
13 Bảng
2.13
Các hình thức giáo viên sử dụng trong việc hình
thành biểu tượng về đối tượng vẽ cho trẻ.
76
14 Bảng
2.14
Các cách thức giáo viên sử dụng để tạo động cơ,
hứng thú cho trẻ trong hoạt động vẽ.
78
15 Bảng
2.15
Đánh giá của giáo viên về các biện pháp nâng cao
tưởng tượng sáng tạo của trẻ trong hoạt động vẽ
81
16 Bảng 3.1 Mức độ tưởng tượng sáng tạo qua tranh vẽ “Quà
tặng người thân”
101
17 Bảng 3.2 Kết quả mức độ tưởng tượng sáng tạo qua tranh vẽ
“Hoa”.
103
18 Bảng 3.3 Mức độ tưởng tượng sáng tạo qua tranh vẽ “Thiên
nhiên quanh bé”.
104
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
STT Ký hiệu Tên biểu đồ Trang
1 Biểu đồ 2.1 Sự phân bố số lượng trẻ theo tổng điểm 54
2 Biểu đồ 2.2 Điểm trung bình tưởng tượng sáng tạo của
trẻ phân tích theo giới tính.
67
3 Biểu đồ 2.3 Điểm trung bình tưởng tượng sáng tạo của
trẻ phân tích theo trường.
70
4 Biểu đồ 3.1 Điểm trung bình các tiêu chí nhóm đối
chứng và thực nghiệm trước thực nghiệm.
102
5 Biểu đồ 3.2 Điểm trung bình các tiêu chí nhóm đối
chứng và thực nghiệm trong đề tài: “Vẽ
hoa”
104
6 Biểu đồ 3.3 Điểm trung bình các tiêu chí nhóm đối
chứng và thực nghiệm trong đề tài: “Vẽ
thiên nhiên quanh bé”.
105
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Thế giới đang bước vào thời đại văn minh của trí tuệ. Sự sáng tạo của con
người đã mang đến cho xã hội những giá trị vật chất và tinh thần rất phong phú.
Tính sáng tạo được coi là một phẩm chất quan trọng không thể thiếu được của
người lao động mới. Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong quá trình giáo
dục. “Mục tiêu giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí
tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, và chuẩn bị cho trẻ
vào học lớp 1”. Sự hình thành và phát triển các đặc điểm tâm lý nói chung và khả
năng sáng tạo nói riêng ở lứa tuổi mẫu giáo là cơ sở, nền móng cho sự phát triển
tâm lý, khả năng sáng tạo sau này của trẻ.
Chúng ta đang sống trong một “Kỷ nguyên của thông tin”, ý tưởng là bánh xe
của sự tiến bộ. Ý tưởng là kết quả của nhiều yếu tố trong đó có hoạt động nhận
thức. Trong hoạt động nhận thức, chúng ta không thể không kể đến vai trò của
tưởng tượng. Tưởng tượng là một trong những chức năng quan trọng nhất và luôn
có mặt trong mọi hoạt động và giao tiếp của con người. Đặc biệt, trong lĩnh vực
nghệ thuật tưởng tượng sáng tạo đóng vai trò chủ đạo, quyết định năng lực sáng tạo
nghệ thuật của người nghệ sĩ.
Giáo dục thẩm mỹ là một trong những nội dung cơ bản của việc hình thành và
phát triển toàn diện cho trẻ. Hoạt động tạo hình là một hoạt động không thể thiếu ở
lứa tuổi mầm non. Qua nhiều cuộc nghiên cứu về vai trò của hoạt động tạo hình đối
với sự phát triển nhận thức của trẻ em, có thể khẳng định rằng hoạt động tạo hình có
thể coi là một trong những hoạt động tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển
trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo của trẻ em.
Một hoạt động mang tính tạo hình đặc trưng nhất và xuất hiện sớm nhất - đó là
hoạt động vẽ. Đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non, nhất là trẻ 5-6 tuổi, trẻ rất thích vẽ.
Qua vẽ, trẻ dùng ngôn từ là những nét vẽ, những màu sắc, biểu tượng để nói lên
những xúc cảm, tình cảm nhận thức của mình về thế giới xung quanh theo cách nhìn
2
của riêng trẻ. Và cũng chính từ những tác phẩm này mà ta có thể hiểu được phần
nào những nét tâm lí của trẻ và có những hướng giáo dục phù hợp. Thực tế giáo dục
mầm non cho thấy ở một số trường mầm non thì hoạt động tạo hình nói chung và
hoạt động vẽ nói riêng chưa được quan tâm đúng mức. Hoạt động này được tổ chức
với nội dung chưa phong phú, bằng những phương pháp - hình thức còn mang tính
áp đặt, trẻ thực hiện quá trình tạo hình một cách thụ động thiếu nguồn cảm hứng.
Tình trạng này sẽ làm cản trở sự phát triển nhận thức thẩm mỹ và làm mai một khả
năng sáng tạo của trẻ.
Với ý nghĩa trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu mức độ
tưởng tượng sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động vẽ ở một số trường Mầm
non tại Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai”.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu mức độ tưởng tượng sáng tạo của trẻ từ 5-6 tuổi trong hoạt động
vẽ ở một số trường Mầm non tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Trên cơ sở
nghiên cứu, đề ra một số biện pháp giúp nâng cao khả năng tưởng tượng sáng tạo
của trẻ.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
- 150 trẻ 5-6 tuổi thuộc 3 trường: Mầm non Hoa Sen, Mầm non Hoa Mai, Mẫu
giáo Hướng Dương tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai là khách thể nghiên cứu
chính của đề tài
- 31 giáo viên trực tiếp giảng dạy chăm sóc nhóm trẻ 5-6 tuổi thuộc 3 trường:
Mầm non Hoa Sen, Mầm non Hoa Mai, Mẫu giáo Hướng Dương là khách thể
nghiên cứu bổ trợ của đề tài.
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Mức độ tưởng tượng sáng tạo của trẻ 5 -6 tuổi trong hoạt động vẽ.
3
4. Giả thuyết khoa học
- Mức độ tưởng tượng sáng tạo của trẻ thể hiện trong hoạt động vẽ ở mỗi
trường phần lớn đạt trung bình là chủ yếu. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân
nhưng nguyên nhân chính là về phía giáo viên, giáo viên chưa có biện pháp kích
thích tưởng tượng sáng tạo của trẻ. Nếu áp dụng một số biện pháp tác động như:
(1) Tổ chức cho trẻ các bài tập, trò chơi “tưởng tượng có định hướng” nhằm giúp trẻ
hình thành thói quen độc lập trong việc tìm kiếm ý tưởng, tạo ra những biểu tượng,
những cách biểu đạt linh hoạt, độc đáo; (2) Tổ chức quá trình tri giác với học cụ
trực quan đa dạng về chủng loại và hình thức; (3) Tạo hứng thú, phát triển ở trẻ
những xúc cảm, tình cảm thẩm mỹ có thể nâng cao mức độ tưởng tượng sáng tạo trẻ
trong hoạt động vẽ.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Tìm hiểu vấn đề lý luận về tưởng tượng sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi trong
hoạt động vẽ
5.2 Khảo sát thực trạng mức độ tưởng tượng sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi trong
hoạt động vẽ.
5.3 Đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp nâng cao khả năng tưởng
tượng sáng tạo ở trẻ.
6. Giới hạn đề tài
6.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu tưởng tượng sáng tạo trong hoạt động vẽ qua thể loại vẽ theo đề
tài.
6.2. Giới hạn về mẫu nghiên cứu
Chỉ khảo sát 150 trẻ 5-6 tuổi được chọn ngẫu nhiên 3 trường: Mầm non Hoa
Sen, Mầm non Hoa Mai, Mẫu giáo Hướng Dương tại thành phố Biên Hòa, tỉnh
Đồng Nai.
4
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Thu thập các loại sách, báo, tạp chí, tài liệu có liên quan đến đề tài.
- Phân tích, tổng hợp những vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài
nghiên cứu.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp quan sát
Dự giờ các hoạt động chung có mục đích học tập trong đó hoạt động vẽ là
hoạt động trọng tâm. Quan sát nhóm trẻ trong mẫu nghiên cứu về tốc độ vẽ, mức độ
sẵn sàng vẽ, sự tẩy xóa, sự thay đổi nội dung chủ đề, độ tập trung, sự bình luận, sự
biểu hiện cảm xúc trong quá trình vẽ của trẻ.
7.2.2. Phương pháp điều tra
Sử dụng phiếu điều tra bằng bảng hỏi với giáo viên đang phụ trách trẻ 5-6
tuổi của 3 trường Mầm non Hoa Sen, Mầm non Hoa Mai, Mẫu giáo Hướng Dương
về:
- Nhận thức của giáo viên về trí tưởng tượng sáng tạo ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
trong hoạt động vẽ .
- Đánh giá của giáo viên về các hoạt động trẻ thể hiện tưởng tượng sáng tạo,
thực trạng mức độ tưởng tượng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, biểu hiện tưởng
tượng sáng tạo bộc lộ qua tranh vẽ.
- Các biện pháp giáo viên sử dụng để phát triển khả năng tưởng tượng sáng tạo
của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi hoạt động vẽ.
- Ý kiến của giáo viên về các biện pháp nâng cao khả năng tưởng tượng sáng
tạo của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động vẽ.
7.2.3. Phương pháp trò chuyện
Trao đổi với trẻ và giáo viên về nội dung và hình thức tranh vẽ của trẻ để
đánh giá mức độ tưởng tượng sáng tạo.
7.2.4. .Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động vẽ
5
Trên cơ sở nghiên cứu về hoạt động vẽ và tưởng tượng sáng tạo của trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi, chúng tôi xác định biểu hiện của tưởng tượng sáng tạo ở trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi trong hoạt động vẽ theo đề tài được thể hiện ở những điểm sau:
* Về nội dung
- Tên tranh vẽ: trẻ có sự thay đổi khi đặt tên tranh vẽ.
- Đặc điểm nội dung tranh vẽ: có sự thay đổi về nhân vật, sự vật hiện tượng,
tình tiết, bối cảnh.
*Về hình thức
- Bố cục: sử dụng luật phối cảnh để thể hiện chiều sâu trong không gian.
- Màu sắc: sử dụng màu sắc một cách có chủ ý, theo ý đồ miêu tả.
- Hình vẽ: giàu tính hình tượng, thể hiện ở nhiều dạng hoạt động.
7.2.5. Phương pháp thực nghiệm
Thực nghiệm một số biện pháp: (1) Tổ chức cho trẻ các bài tập, trò chơi
“tưởng tượng có định hướng” nhằm giúp trẻ hình thành thói quen độc lập trong việc
tìm kiếm ý tưởng, tạo ra những biểu tượng, những cách biểu đạt linh hoạt, độc đáo;
(2) Tổ chức quá trình tri giác với học cụ trực quan đa dạng về chủng loại và hình
thức; (3) Tạo hứng thú, phát triển ở trẻ những xúc cảm, tình cảm thẩm mỹ nhằm
nâng cao mức độ tưởng tượng sáng tạo của trẻ trong hoạt động vẽ. Chọn nhóm đối
chứng và nhóm thực nghiệm để đánh giá kết quả của các biện pháp tác động.
7.3. Phương pháp toán thống kê
Sử dụng phần mềm SPSS 11.5 để xử lý số liệu thu được.
6
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ TƯỞNG TƯỢNG SÁNG TẠO
CỦA TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG VẼ
1.1. Lịch sử nghiên cứu tưởng tượng sáng tạo của trẻ mẫu giáo trong
hoạt động vẽ.
1.1.1. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu trên thế giới
1.1.1.1. Những công trình nghiên cứu tưởng tượng và tưởng tượng
sáng tạo
Tưởng tượng được nghiên cứu từ khá lâu, đến thế kỉ XX nhà Tâm lý học người
Pháp T.Ribot đã xem xét tưởng tượng như một quá trình xây dựng biểu tượng mới
từ những cái gì đã có từ trước (xây dựng cái mới trên cơ sở cái cũ). Ông cho rằng
nên nghiên cứu tưởng tượng trong mối liên hệ thống nhất của hai yếu tố cảm xúc và
trí tuệ. T.Ribot đánh giá rất cao vai trò của tưởng tượng trong cuộc sống, ông khẳng
định tuyệt đại đa số phát minh trước khi đi vào hiện thực đều đi qua các giai đoạn
tưởng tượng. T.Ribot cũng đưa ra một biểu đồ miêu tả một cách tượng trưng đặc
điểm phát triển của biểu tượng ở các lứa tuổi khác nhau. Khi so sánh trí tưởng
tượng của trẻ em và người lớn, ông cho rằng trí tưởng tượng của trẻ em ngang hàng
với trí tưởng tượng của người lớn về tính chất thực tại của các yếu tố mà từ đó trí
tưởng tượng được xây dựng nên, và cơ sở cảm xúc thực sự của trí tưởng tượng của
trẻ em cũng biểu hiện mạnh mẽ như ở người lớn nhưng còn tính chất những kết hợp
gắn với tài liệu, chất lượng và sự đa dạng của những kết hợp ấy ở trẻ em không
bằng người lớn và phải phát triển dần cùng năm tháng, đứa bé tin vào những sản
phẩm của trí tưởng tượng nó nhiều và rất ít kiểm tra nó [46, 65, 66]. Với câu hỏi:
hoạt động tưởng tượng có phụ thuộc vào năng khiếu hay không? Thì ông cho rằng
nếu sáng tạo là quá trình xây dựng nên cái mới, thì sáng tạo là lĩnh vực của tất cả
mọi người ở mức độ này hay mức độ khác, nó chính là người bạn đồng hành bình
thường và thường xuyên của sự phát triển trẻ em.[46,74]
7
Nhà Tâm lý học Thụy Sĩ, Jean Piaget khi nghiên cứu về sự phát triển các chức
năng kí hiệu, ông chỉ ra rằng những hình ảnh của tưởng tượng không chỉ là sự sao
chép hiện thực một cách đơn thuần mà đó là sự sao sao chép một cách tích cực
những bức tranh tri giác.[24, 6]
Một số tác giả người Đức như Vinhem Serer, Muyle Phraienphen đã đánh
đồng trí nhớ và tưởng tượng. Nhằm mục đích phản bác lại quan điểm xem tưởng
tượng là yếu tố không thể nhận biết được, là yếu tố độc quyền của các thiên tài sáng
tạo. Các tác giả này đã chứng minh tưởng tượng là một hiện tượng đơn giản và phổ
biến thông qua việc coi các hình ảnh của trí nhớ là sự thể hiện thực sự của tưởng
tượng. Serer từng tuyên bố: “Tôi thiên về phía thừa nhận rằng trí nhớ và tưởng
tượng chẳng qua chỉ là một mà thôi, đấy là khả năng gợi lại các biểu tựơng cũ”.
[15, 7]
Sigmund Freud (1856-1939) là nhà Tâm lý học nghiên cứu rất nhiều về giấc
mơ nên cũng quan tâm đến tưởng tượng. Tuy nhiên, ông lý giải cũng như các hiện
tượng tâm lý khác, tưởng tượng có nguồn gốc từ sự dồn nén các bản năng tính dục
khi chúng không được thỏa mãn. Tưởng tượng xuất hiện rất nhiều trong vô thức
giúp thỏa mãn dục vọng. Ông cho rằng chức năng cơ bản của tưởng tượng là bảo vệ
“cái tôi”, điều hòa những cảm xúc bị dồn nén.[15, 6]
L.X.Vưgôtxki với một số tác phẩm như: “Trí tưởng tượng sáng tạo ở lứa
tuổi thiếu nhi”, “Tâm lý học nghệ thuật”, “Sự phát triển của các chức năng tâm lý
cấp cao”, đã xây dựng nên lý thuyết khá hoàn chỉnh về tưởng tượng. Đối với ông,
hoạt động sáng tạo có vai trò to lớn trong sự tồn tại của loài người và cơ sở sáng tạo
chính là tưởng tượng. Theo Vưgôtxki: “Trí tưởng tượng là cơ sở của bất cứ hoạt
động sáng tạo nào, biểu hiện hoàn toàn như nhau trong mọi phương diện của đời
sống văn hóa, nó làm cho mọi sáng tạo nghệ thuật, khoa học và kỹ thuật có khả
năng thực hiện”. Khi nghiên cứu về tưởng tượng sáng tạo ở trẻ em ông đã chỉ ra vai
trò của hứng thú đối với việc hình thành và phát huy khả năng sáng tạo của trẻ em
trong hoạt động tạo hình và ông đặc biệt nhấn mạnh nguyên tắc tự do trong hoạt
động nghệ thuật.
8
Nhà Tâm lý học E.P.Torrance đã soạn thảo ra một số Test về tưởng tượng và
tưởng tượng sáng tạo rất có giá trị, được sử dụng đến ngày nay. Test sáng tạo và
tưởng tượng sáng tạo của Torrance được dùng cho nhiều độ tuổi khác nhau từ trẻ
mầm non đến người trưởng thành, đánh giá dựa trên 4 tiêu chí:
+ Tính linh hoạt (Flexibility): thể hiện ở việc đưa ra nhiều phương án, nhiều
cách khác nhau tạo ra sản phẩm.
+ Tính nhanh nhạy (Fluency): thể hiện ở việc nhanh chóng tạo ra sản phẩm.
+ Tính độc đáo (Orginality): thể hiện ở sản phẩm, cách giải quyết vấn đề
khác với người còn lại.
+ Tính tỷ mỷ (Elaborality): thể hiện ở việc sản phẩm tạo ra có nhiều chi tiết
tỷ mỷ, công phu. [15, 19, 20].
Theo một số tác giả như A.N.Leonchiev, X.L.Rubinstein… tưởng tượng là
hoạt động tâm lý nằm trong giai đoạn nhận thức lý tính và gắn liền với hoạt động
sáng tạo.
Nhìn chung, nghiên cứu về tưởng tượng đã được nghiên cứu từ khá lâu, và
ngày nay tưởng tượng sáng tạo đã thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà Tâm
lý học.
1.1.1.2. Những công trình nghiên cứu hoạt động vẽ và tưởng tượng
sáng tạo trong hoạt động vẽ của trẻ em
Việc nghiên cứu về hoạt động tạo hình của trẻ em mà đặc biệt là hoạt động vẽ
có một lịch sử khá phức tạp. Lúc đầu, sự lý giải về bản chất của hoạt động này
mang tính kinh nghiệm chủ nghĩa. Tiếp đó các cách giải đều mang ảnh hưởng của
các trường phái Tâm lý học như “Tâm lý học ưu sinh”, “Tâm lý học cấu trúc”,
“Phân tâm học” với câu hỏi chính mà các nhà Tâm lý học giải đáp là “Trẻ vẽ gì?”
[30,36]
Các nhà Tâm lý học theo trường phái ưu sinh đã xem xét bản chất hoạt động
vẽ của trẻ từ góc độ sinh học. Đại diện trường phái này, tác giả G.Ke-mschensteiner
cho rằng đứa trẻ vẽ những gì nó biết và cái nó biết theo ông là tiềm năng bẩm sinh.
9
Đồng ý với tác giả trên, W.Stem cũng khẳng định rằng trẻ miêu tả những gì nó nghĩ,
nó biết chứ không phải là cái nó nhìn thấy. Sự phát triển hoạt động tạo hình theo
quan điểm này chính là quá trình tự phát của các khả năng bẩm sinh, là sự kế thừa
một cách tự nhiên những tiềm năng sẵn có của cả loài. [30, 36]
Khác với các nhà Tâm lý học ưu sinh, các đại diện của Tâm lý học hành vi
đánh giá cao vai trò của ảnh hưởng ngoại giới nhưng lại coi thường yếu tố tự nhiên
– một yếu tố vô cùng quan trọng đối với sự phát triển khả năng nghệ thuật. Việc tổ
chức dạy học, giáo dục kiểu “chương trình hóa” theo quan điểm này không thể
mang lại kết quả tích cực trong việc phát triển khả năng sáng tạo và giáo dục thẩm
mỹ cho trẻ nhỏ. [30, 36]
Các nhà Tâm lý học cấu trúc cũng đi sâu tìm hiểu hoạt động vẽ của trẻ em và
đã cho rằng “Trẻ vẽ những gì nó nhìn thấy”. Câu trả lời này đã chỉ ra vai trò to lớn
của tri giác và các kinh nghiệm trong quá trình vẽ. Tuy nhiên theo trường phái này,
“nhìn” và nhìn nhiều thôi thì chưa đủ, cần phải biết nhìn trong hoạt động tạo hình
phải là khả năng quan sát, phân tích, tổng hợp và nhận biết cấu trúc của đối tượng
quan sát như một tổng thể trọn vẹn. Các nhà tâm lý học cấu trúc cho rằng phần lớn
các hiện tượng trong cuộc sống, trong thiên nhiên không thể được miêu tả một cách
chính xác nếu chỉ xem xét theo từng phần riêng lẻ. Họ khẳng định vai trò của tri
giác trọn vẹn trong việc hình thành các tác phẩm nghệ thuật. Hạn chế của họ là quá
thiên về quy luật “bừng sáng” và giải thích các hiện tượng sáng tạo trong hoạt động
vẽ như là kết quả của sự “lóe lên” của “cấu trúc sinh học” mang tính tiền định nên
đã đánh giá thấp vai trò của ý thức trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật. [30, 36]
Tranh vẽ của trẻ em là mối quan tâm ._.đặc biệt của các nhà Phân tâm học, khi lý
giải về bản chất tranh vẽ của trẻ, họ khẳng định rằng “Đứa trẻ vẽ những gì nó cảm
thấy”. Cái “cảm thấy” chính là nhu cầu bản năng vô thức. Với quan điểm của mình
họ đã sinh vật hóa tâm lý con người, làm con người mất đi tính chủ thể, tính tích
cực hoạt động và sáng tạo trong hoạt động vẽ. [30, 37]
Nhìn chung, khi xem xét các quan điểm của những trường phái Tâm lý học
trên có thể nhận thấy chỉ mới dừng lại ở sự phát triển tự phát của trẻ trong hoạt
10
động tạo hình mà không thừa nhận rằng hoạt động tạo hình của trẻ em là kết quả
hoạt động tích cực của chủ thể trên cơ sở sự lĩnh hội và vận dụng sáng tạo các kinh
nghiệm xã hội, kinh nghiệm hoạt động thực tiễn.
Vào những thập kỉ đầu của thế kỉ 20, một số nhà nghiên cứu đã tổ chức quá
trình quan sát, thực nghiệm nhằm tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành
tranh vẽ của trẻ em. G.H.Luquet, J.Piaget đã chỉ ra vai trò của các biểu tượng hình
tượng trong quá trình xây dựng hình vẽ, hay D.N.Unadze cũng đã chứng minh sự
phụ thuộc của những hình ảnh được thể hiện trong tranh vẽ của trẻ em vào khả năng
tri giác và các biểu tượng được hình thành trong quá trình tri giác, tư duy.
Từ những năm 40-50 của thế kỉ 20, dưới ánh sáng của các công trình nghiên
cứu của nhà Tâm lý học Xô-viết lỗi lạc L.X.Vưgôtxki thì cách nhìn nhận về sự phát
triển của hoạt động tạo hình và hoạt động sáng tạo nói chung ở trẻ em đã thay đổi
về căn bản. Khi tìm hiểu xem “Trẻ em vẽ gì”, các nhà Tâm lý học theo quan điểm
duy vật biện chứng đã nhận thấy tranh vẽ của trẻ em thể hiện các kinh nghiệm sau:
- Trước hết và nhiều nhất là các kinh nghiệm tri giác bằng thị giác các sự vật,
hiện tượng, sự kiện trong thế giới xung quanh.
- Tiếp đó là các kinh nghiệm về sự vật xung quanh mà trẻ có cơ hội tiếp xúc,
tiếp nhận bằng các cơ quan cảm giác khác như xúc giác, cảm giác vận động, thính
giác, khứu giác, vị giác.
- Các khuôn mẫu đồ họa mang tính sơ đồ mà trẻ tiếp thu được từ người lớn
trong quá trình giao tiếp.
Sự thể hiện các kinh nghiệm trên có liên quan chặt chẽ với các đặc điểm khả
năng tri giác, tư duy, tưởng tượng, xúc cảm, tình cảm và thái độ rất riêng của từng
đứa trẻ đối với thế giới xung quanh. [29, 15]
Nghiên cứu về đặc điểm hình thành các hình ảnh đồ họa trong trí óc (mô hình
tâm lý) ảnh hưởng đến tranh vẽ của trẻ mầm non, nhà tâm lý học V.X.Mukhina,
L.A.Vengher đã đưa ra hai loại cấu trúc đồ họa mà trẻ thường sử dụng:
Một loại xuất hiện do sự bắt chước một cách máy móc các mẫu đồ họa mà
người lớn cung cấp, và trẻ thường sử dụng chúng như một loại kí hiệu đơn thuần
11
với mục đích biểu đạt. Loại sơ đồ này thường có sức sống dai dẳng, cản trở sự hình
thành và phát triển của các yếu tố sáng tạo nghệ thuật. [30, 40]
- Một loại khác được hình thành trong quá trình đứa trẻ tích cực, độc lập quan
sát, tạo dựng các hình ảnh trên cơ sở phối hợp giữa hình ảnh sơ đồ khái quát (có
nguồn gốc bắt chước) với các biểu tượng phong phú về chính đối tượng thật. Loại
hình ảnh đồ họa này sẽ nhanh chóng được phát triển, sinh động hóa, cụ thể hóa
thành những hình tượng độc đáo, mang tính nghệ thuật.
Theo công trình nghiên cứu về trí tưởng tượng của mình, nhà Tâm lý học
người Pháp T. Ribot đã nhận thấy thời kì tuổi dậy thì trí tưởng tượng có sự đột biến,
sự phá hủy, và việc tìm tòi một sự cân bằng mới. Hoạt động tưởng tượng thể hiện ở
dạng như ở thời thơ ấu giờ đây đã bị thu hẹp lại biểu hiện trẻ không còn ham thích
vẽ nữa, đứa trẻ bắt đầu có thái độ phê phán với những bức tranh của mình ngoại trừ
những trẻ có năng khiếu [46,69]. Trong nghệ thuật tạo hình, năng khiếu và năng lực
biểu lộ trung bình khoảng mười bốn tuổi. [46,76]
1.1.2. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, khi nghiên cứu về Tâm lý học trẻ em, vấn đề về tưởng tượng nhất
là tưởng tượng sáng tạo ở trẻ mầm non đang được quan tâm. Tác giả Nguyễn Ánh
Tuyết, Ngô Công Hoàn, Mai Nguyệt Nga… đã đưa ra các đặc điểm tưởng tượng
của trẻ qua các độ tuổi của trẻ mầm non và các biện phát phát triển trí tưởng tượng
sáng tạo ở trẻ.
Một số công trình nghiên cứu về việc nâng cao khả năng sáng tạo, tưởng tượng
sáng tạo trong hoạt động tạo hình của trẻ mầm non với các tác giả như:
Tác giả Lê Thanh Thủy với đề tài: “Sự phát triển trí tưởng tượng của trẻ em
trong hoạt động tạo hình” đã đưa ra kết luận rằng cách thức tổ chức hoạt động tạo
hình sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến sự xuất hiện và phát triển trí tưởng tượng của trẻ
em. Nếu biết cách phối hợp một cách hợp lý giữa các bài tập tạo hình theo mẫu với
các bài tập tạo hình tự do, khéo léo nâng dần yêu cầu sáng tạo từ hình thức tạo hình
theo đề tài bắt buộc đến hình thức theo đề tài tự do, các nhà sư phạm có thể từng
12
bước khơi dậy, phát triển tính tích cực của tư duy sáng tạo và tưởng tượng sáng tạo.
Ngoài ra, tác giả cũng đã nghiên cứu ảnh hưởng của tri giác đến khả năng tạo hình
của trẻ mẫu giáo, đã đưa ra một số biện pháp tổ chức quá trình tri giác cho trẻ.
Vấn đề giáo dục nghệ thuật – giáo dục thẩm mỹ cũng được các nhà giáo dục
quan tâm nghiên cứu như Đặng Thành Hưng, Nguyễn Quốc Toản. Khi nghiên cứu
về hoạt động tạo hình của trẻ mầm non, với đề tài: “Một số biện pháp bồi dưỡng
cảm xúc thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động tạo hình” tác giả Phan
Việt Hoa đã chỉ ra con đường nâng cao hiệu quả giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu
giáo.[23, 7]
Tác giả Lê Thị Thanh Bình đã nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp nhằm
phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động vẽ với đề tài: “Một
số biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong giờ
vẽ” [6, 8]
Tác giả Nguyễn Thị Kim Dung với đề tài: “Một số biện pháp phát huy tính
tích cực của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động vẽ” đã đề ra một số biện pháp
như đa dạng hóa nguyên vật liệu và hình thức phân tích nhận xét sản phẩm của trẻ,
khơi gợi cảm xúc thẩm mỹ của trẻ qua việc cho trẻ trực tiếp quan sát hoạt động vẽ
của họa sĩ, tổ chức cho trẻ xem các tác phẩm nghệ thuật, sử dụng trò chơi đóng kịch
nhằm gây hứng thú trẻ đến với hoạt động vẽ, chuẩn bị tâm thế cho trẻ đến với hoạt
động vẽ, tạo bầu không khí nhẹ nhàng thoải mái trong buổi học.
Tác giả Nguyễn Thị Bích Ngọc qua đề tài: “Một số biện pháp gây hứng thú
cho trẻ 4-5 tuổi trong hoạt động vẽ bằng thuốc màu” đã đưa ra một số biện pháp
tạo hứng thú cho trẻ như tận dụng môi trường tự nhiên - xã hội để gây cảm xúc,
hứng thú và làm giàu vốn biểu tượng phong phú về đối tượng tạo hình, tập cho trẻ
biết sử dụng màu sắc như là phương tiện truyền cảm của bức tranh, sử dụng đa dạng
về hình thức của giấy vẽ, sử dụng trò chơi và tạo mối quan hệ thích hợp giữa cô và
trẻ.
Tác giả Lê Thị Kim Thanh trong đề tài: “Nghiên cứu một số biểu hiện tưởng
tượng của trẻ mẫu giáo”, tác giả đưa ra một hệ thống các bài tập thực nghiệm về
13
xếp hình, vẽ tranh, vẽ tranh, kể chuyện để trẻ bộc lộ các đặc điểm tưởng tượng của
mình. Kết quả cho thấy khả năng tưởng tượng của trẻ còn nhiều hạn chế và việc
tăng cường vốn sống, phát triển ngôn ngữ cho trẻ là rất cần thiết. [15,11]
Tác giả Mã Thị Khánh Tú với đề tài: “Một số biện pháp phát triển trí tưởng
tượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động nặn” đã đi sâu vào phân tích vai
trò của hoạt động nặn đồng thời đề xuất các biện pháp để tăng cường hiệu quả của
hoạt động này đến sự phát triển tưởng tượng của trẻ. [15,11]
Tác giả Dương Thị Thanh Thủy trong đề tài: “Một số biện pháp phát triển trí
tưởng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động vẽ” đã đưa ra một hệ
thống các biện pháp như cung cấp biểu tượng thế giới xung quanh, hình thành lòng
say mê, sự ham thích được vẽ, thường xuyên tổ chức hoạt động vẽ dưới nhiều hình
thức phong phú, sử dụng sản phẩm của trẻ vào đời sống sinh hoạt. [15,11]
Đối với trẻ lứa tuổi mầm non, nhất là ở độ 5 - 6 tuổi, việc nâng cao mức độ
tưởng tượng sáng tạo của trẻ thông qua hoạt động tạo hình là vấn đề mang ý nghĩa
thực tiễn cao. Trẻ phải được sống trong môi trường, được hướng dẫn, tổ chức các
hoạt động và được thể hiện những ước mơ, suy nghĩ của mình một cách sáng tạo.
Đó cũng là một đóng góp nhỏ trong công cuộc góp phần xây dựng thế hệ tương lai
cho đất nước.
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về tưởng tượng sáng tạo và các biện
pháp nâng cao tưởng tượng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động vẽ là
rất hiếm, vì vậy chúng tôi hy vọng đề tài của mình bên cạnh việc khảo sát mức độ
tưởng tượng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, góp phần tìm ra một số biện pháp tác
động có hiệu quả đối việc với nâng cao mức độ tưởng tượng sáng tạo cho trẻ.
14
1.2. Lý luận về tưởng tượng sáng tạo trong hoạt động vẽ của trẻ mẫu giáo
1.2.1. Tưởng tượng
1.2.1.1. Khái niệm về tưởng tượng
Các nhà tâm lý học đã đưa ra những quan điểm khác nhau về tưởng tượng.
Chẳng hạn, nhà tâm lý học Sigmund Freud cho rằng tưởng tượng chính là việc thực
hiện cái mong muốn, là sửa chữa cái hiện thực đang không làm thỏa mãn mình,
không phải những người may mắn mà những người thiếu thốn, không thỏa mãn mới
tưởng tượng.
P.Aruđich cho rằng: “Tưởng tượng là một hoạt động có ý thức, trong quá trình
tưởng tượng con người xây dựng những biểu tượng mới mà trước đây chưa bao giờ
có, bằng cách dựa vào những hình ảnh qua cuộc sống đã được giữ lại trong ký ức
của người ta và được cải tạo biến đổi thành một biểu tượng mới.” Ruđich xem
tưởng tượng là một quá trình nhận thức trong đó có sự xây dựng những biểu tượng
mới trên cơ sở chế biến lại những biểu tượng đã có. [15,12]
Một quan điểm khác về tưởng tượng“Tưởng tượng là sự hoạt động của nhận
thức mà trong quá trình nhận thức ấy con người tạo ra những biểu tượng, tình
huống trong ý nghĩ, tư tưởng, đồng thời dựa vào những biểu tượng còn giữ lại trong
ký ức từ kinh nghiệm cảm giác trước kia và có đổi mới, biến đổi các thứ ấy”. Với
quan điểm này, tưởng tượng là kết quả của quá trình cảm giác, quá trình tri giác
trước đây nhưng có sự cải biến.
Nhìn từ bản chất xã hội, M.Gorki cũng khái quát: “Trong cuộc đấu tranh để
sống, bản năng sinh tồn phát triển trong con người hai sức sáng tạo mãnh liệt:
nhận thức và tưởng tượng. Nhận thức là khả năng quan sát, so sánh, nghiên cứu
những hiện tượng thiên nhiên và những sự kiện trong sinh hoạt xã hội, nói gọn hơn:
nhận thức là tư duy. Xét về bản chất, tưởng tượng cũng là tư duy về vũ trụ, nhưng
phần lớn tư duy bằng hình tượng, đó là một “tư duy nghệ thuật”. M.Gorki đã nhìn
nhận tưởng tượng là nơi ký thác tâm sự, ước mơ cuộc đời phong phú và đẹp đẽ hơn.
15
Theo Từ điển Giáo dục học của tác giả Đậu Mạnh Trường, nhà xuất bản Từ
điển Bách khoa: “Tưởng tượng là quá trình tâm lý phức tạp thể hiện ở sự tạo ra
những ý nghĩ và hình ảnh không có trước mặt hoặc chưa hề có trên cơ sở các kinh
nghiệm từng trải”. Tưởng tượng vẫn phản ánh hiện thực khách quan mặc dù cái đó
có vẻ như đã thoát khỏi những gì cho ta trực tiếp cảm nhận để phóng tầm suy nghĩ
vào tương lai thành những ý đồ tạo ra những tình huống sinh hoạt mới, những phát
minh khoa học, những sáng chế kĩ thuật hoặc những hình tượng nghệ thuật mới.
Quá trình tưởng tượng thể hiện bằng việc phân tách các hình ảnh, các quan hệ của
sự vật có trước, rồi lại tiến hành chắp nối, lắp ghép chúng lại thành một kiểu khác
để thành một liên tưởng mới.
Theo tác giả Phạm Minh Hạc thì: “Tưởng tượng là một quá trình tâm lý phản
ánh những cái mới những cái chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân bằng
cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở những biểu tượng đã có”. Đây là
định nghĩa được nhiều nhà Tâm lý học ở Việt Nam thừa nhận, chúng tôi đồng ý với
quan điểm này. Từ định nghĩa này chúng ta có thể phân tích bản chất của tưởng
tượng như sau:
Về nội dung phản ánh: tưởng tượng phản ánh cái mới, cái mới có thể đối
với cá nhân hoặc đối với xã hội.
Về phương thức phản ánh: tưởng tượng tạo ra cái mới từ các biểu tượng đã
có và thực hiện nhờ các phương thức hành động: chắp ghép, liên hợp, điển hình
hóa…
Về cơ chế sinh lí: là sự phân giải các hệ thống liên hệ thần kinh tạm thời đã
có và kết hợp thành những hệ thống mới trên não.
Trong quá trình hình thành lịch sử, trí tưởng tượng nảy sinh khi con người có
khát vọng chinh phục thiên nhiên. Như vậy, về điều kiện xuất hiện tưởng tượng nảy
sinh khi gặp hoàn cảnh “có vấn đề” mang tính bất định, quá trình tưởng tượng phụ
thuộc vào nhu cầu và hứng thú của con người. Nhu cầu càng bức thiết thì sự hình
dung càng rõ ràng và chi tiết. Và nếu công việc được thực hiện trong điều kiện có
hứng thú cao thì tưởng tượng càng có điều kiện kích thích và phát triển mạnh mẽ.
16
Nói về ý nghĩa của tưởng tượng trong cuộc sống, Pauxtôpxki cho rằng “Trí tưởng
tượng cho con người những gì mà thực tại chưa kịp cho hoặc không thể cho con
người. Trí tưởng tượng lắp đầy chỗ trống trong đời sống con người.”
Hoạt động của con người càng mang tính chất sáng tạo bao nhiêu, càng ít lặp
lại lối mòn đơn điệu trong tư duy và nhận thức bao nhiêu thì tưởng tượng càng có
giá trị và ý nghĩa to lớn bấy nhiêu.
1.2.1.2. Các giai đoạn của quá trình tưởng tượng
Dưới góc độ hoạt động, có thể xem mỗi hành động tưởng tượng là một quá
trình nhằm giải quyết một nhiệm vụ nào đó nảy sinh từ quá trình nhận thức hay
trong hoạt động thực tiễn. Hành động tưởng tượng thường trải qua các giai đoạn
sau:
+ Xác định vấn đề và biểu đạt vấn đề:
Hoàn cảnh có vấn đề là hoàn cảnh chứa đựng những mâu thuẫn, những vấn
đề mới đòi hỏi con người phải khám phá, giải quyết. Tuy nhiên chỉ có những hoàn
cảnh có tính chất bất định, không xác định rõ ràng, không đủ điều kiện để tư duy thì
trí tưởng tượng của con người mới hoạt động. Khi hoàn cảnh có vấn đề được xác
định, nó sẽ quyết định toàn bộ tiến trình hoạt động của tưởng tượng. Đây là giai
đoạn đầu tiên và cũng là giai đoạn quan trọng nhất, định hướng cho hoạt động
tưởng tượng hướng tới sự sáng tạo có mục đích.
+ Huy động các biểu tượng của trí nhớ, các kinh nghiệm mà cá nhân đã tích
luỹ để chuẩn bị xây dựng biểu tượng của tưởng tượng:
Trong giai đoạn này, tùy thuộc vào việc xác định nhiệm vụ của tưởng tượng,
cá nhân sẽ huy động trong kho tàng trí nhớ và kinh nghiệm của mình những biểu
tượng, những ký ức, những rung cảm… mà họ đã trải qua để thiết lập mối liên
tưởng giữa chúng với nhiệm vụ của tưởng tượng, tạo cơ sở cho sự hình thành biểu
tượng.
+ Sàng lọc các liên tưởng và hình thành biểu tượng của tưởng tượng:
17
Các biểu tượng của trí nhớ, kinh nghiệm và liên tưởng xuất hiện ở giai đoạn
hai còn mang tính tản mạn, vì vậy, trong giai đoạn này, bằng các phương pháp sáng
tạo hình ảnh mới đặc trưng của tưởng tượng, cá nhân chọn lọc những biểu tượng,
kinh nghiệm, liên tưởng cần thiết có liên quan với nhiệm vụ được xác định ở giai
đoạn một để xây dựng các biểu tượng của tưởng tượng.
+ Biểu tượng của tưởng tượng được thể hiện ra bên ngoài thông qua các sản
phẩm của tưởng tượng:
Sản phẩm của tưởng tượng có thể là những sản phẩm tinh thần, cũng có thể
là những sản phẩm vật chất. Dù là tinh thần hay vật chất thì chúng cũng có đặc điểm
mang tính độc đáo, hiếm lạ và nhiều khi còn xa rời thực tiễn. Thông qua sản phẩm
của tưởng tượng, ta có thể đánh giá năng lực sáng tạo của cá nhân. [12, 30, 31]
1.2.1.3. Phân loại tưởng tượng
Căn cứ vào tính tích cực và tính hiệu quả của tưởng tượng, tưởng tượng được
chia thành tưởng tượng tích cực và tiêu cực, ước mơ và lý tưởng.
* Tưởng tượng tiêu cực:
Tưởng tượng tiêu cực là loại tưởng tượng vạch ra những hình ảnh không
được thể hiện trong cuộc sống, vạch ra những chương trình hành vi không được
thực hiện, tưởng tượng chỉ để mà tưởng tượng, để thay thế cho hoạt động
Tưởng tượng tiêu cực có thể xảy ra có chủ định nhưng không gắn liền với ý
chí thể hiện những hình ảnh đó trong đời sống. Người ta gọi đó là sự mơ mộng, mơ
mộng đưa con người đến một cuộc sống hão huyền mà hiện thực họ không hy vọng
có được. Tưởng tượng tiêu cực cũng có thể nảy sinh không chủ định nhưng chủ yếu
khi hoạt động của ý thức, của hệ thống tín hiệu thứ hai bị suy yếu, khi con người ở
tình trạng không hoạt động, trong giấc ngủ, trong trạng thái xúc động hay rối loạn
bệnh lý của ý thức (ảo giác, hoang tưởng).
* Tưởng tượng tích cực:
Tưởng tượng tích cực là loại tưởng tượng tạo ra những hình ảnh nhằm đáp
ứng những yêu cầu, kích thích tính tích cực thực tế của con người
18
Tưởng tượng tích cực gồm hai loại: tái tạo và sáng tạo
+ Tưởng tượng tái tạo: là quá trình tạo ra những hình ảnh chỉ là mới đối với
cá nhân người tưởng tượng và dựa trên cơ sở sự mô tả của người khác, của tài liệu,
của sách vở.
+ Tưởng tượng sáng tạo: là quá trình xây dựng hình ảnh mới một cách độc
lập. Những hình ảnh này là mới đối với cả cá nhân và xã hội được hiện thực hóa
trong các sản phẩm vật chất độc đáo và có giá trị. Đồng thời, chúng được (hoặc có
khả năng) hiện thực hóa trong các sản phẩm vật chất độc đáo và có giá trị, mang
dấu ấn riêng của từng cá nhân.
Tưởng tượng sáng tạo có ý nghĩa rất to lớn đối với xã hội và con người, là
yếu tố quan trọng của hoạt động sáng tạo. Giữa tưởng tượng sáng tạo và tái tạo
không có sự ngăn cách tuyệt đối. Mọi sự tưởng tượng sáng tạo đòi hỏi lặp lại hình
ảnh của các sự vật hiện tượng nào đó đã biết trước đây, ngược lại trong các quá
trình tưởng tượng tái tạo thường có yếu tố sáng tạo.
* Ước mơ:
Ước mơ là loại tưởng tượng được hướng về tương lai, biểu hiện những mong
muốn ước ao của con người. Ước mơ giống như tưởng tượng sáng tạo ở chỗ nó
cũng tạo ra những hình ảnh mới một cách độc lập nhưng khác tưởng tượng sáng tạo
ước mơ không hướng trực tiếp vào hoạt động trong hiện tại. Có 2 loại ước mơ: có
lợi và có hại. Ước mơ có lợi khi nó thúc đẩy cá nhân vươn lên biến ước mơ thành
hiện thực và có hại khi nó không dựa vào những khả năng thực tế và dễ khiến con
người chán nản thất vọng khi không đạt được.
* Lý tưởng:
Lý tưởng có tính tích cực và hiện thực cao hơn ước mơ, là một hình ảnh chói
lọi, rực sáng cụ thể của tương lai mà con người mong muốn đạt được. Nó trở thành
động cơ mạnh mẽ thúc đẩy con người vươn tới tương lai. [43, 81, 82, 83]
19
1.2.1.4. Các phương pháp sáng tạo hình ảnh mới trong tưởng tượng
+ Thay đổi kích thước, số lượng: thay đổi các thuộc tính, các thành phần của
một số lượng đối tượng nhằm làm tăng lên hoặc giảm đi hình dáng của nó so với
hiện thực để tạo thành một hình ảnh mới.
+ Nhấn mạnh: tạo thành một hình ảnh mới bằng việc nhấn mạnh đặc biệt
hay đưa lên hàng đầu một phẩm chất nào đó, một mối quan hệ giữa sự vật, hiện
tượng này với sự vật, hiện tượng kia. Một biến dạng của phương pháp này là sự
cường điệu.
+ Chắp ghép (kết dính): ghép các bộ phận của nhiều sự vật hiện tượng khác
nhau thành một hình ảnh mới và không có sự biến đổi các bộ phận ấy.
+ Liên hợp: phương pháp này gần giống phương pháp chắp ghép nhưng các
bộ phận ban đầu bị cải biên, sắp xếp trong tương quan mới để tạo thành một hình
ảnh mới.
+ Điển hình hóa: là phương pháp tạo thành hình ảnh mới phức tạp nhất
trong đó những thuộc tính điển hình, những đặc điểm điển hình của nhân cách như
là đại diện của một giai tầng hay tầng lớp xã hội nhất định được biểu hiện trong
hình ảnh mới này. Phương pháp này được dùng nhiều trong hoạt động sáng tác văn
học nghệ thuật, điêu khắc…
+ Loại suy: tạo ra những hình ảnh mới trên cơ sở mô phỏng, bắt chước
những chi tiết, những sự vật có thực. [15,14,15]
+ Chuyển tính chất của đối tượng này sang đối tượng khác.
Các phương pháp xây dựng hình ảnh mới trên của tưởng tượng thường
không tách rời nhau mà tùy thuộc vào các hoạt động, chúng sẽ có sự liên hệ hỗ trợ
nhau để tạo ra những hình ảnh sáng tạo.
1.2.2. Tưởng tượng sáng tạo
1.2.2.1. Sáng tạo
a. Khái niệm về sáng tạo
20
Theo Freud “Sáng tạo cũng giống như giấc mơ hiện hình, là sự tiếp tục và
thay thế trò chơi trẻ con cũ”. Với Freud trò chơi và tưởng tượng là hai hình thức
biểu hiện của vô thức, nền tảng của sáng tạo là nguyện vọng không được thỏa mãn.
[20, 9]
Cùng với quan điểm của Freud cho rằng sáng tạo như một trò chơi, Thiessy
Gaudin, tác giả cuốn: “Chuyện về thế kỉ 21”, đã viết rằng: “Trò chơi là sự thăm dò
những cái có thể và một sự học tập. Ai không chơi thì người đó đã thu hẹp trường
tri giác và sáng tạo của họ” [20, 9]
Theo quan điểm của nhà vật lý A.Eintein thì sáng tạo là đặt vấn đề, ông cho
rằng việc giải quyết vấn đề chỉ là kĩ năng toán học hay kinh nghiệm, còn nêu lên
được những vấn đề mới, những khả năng mới nhìn nhận những vấn đề cũ với một
góc độ mới đòi hỏi phải có trí tưởng tượng và nó đánh dấu bước tiến bộ vượt bậc
của khoa học. Với A.Eintein thì “tưởng tượng còn quan trọng hơn cả kiến thức,
kiến thức còn bị giới hạn nhưng tưởng tượng có mặt khắp nơi trên thế giới” [20, 9]
Đối với L.X.Vưgôtxki hoạt động sáng tạo được coi là hoạt động cao nhất của
con người, và cơ sở vật chất của sáng tạo chính là bộ não “Bộ não không những là
một cơ quan giữ lại và tái hiện kinh nghiệm cũ của chúng ta, nó còn phối hợp một
cách sáng tạo và xây dựng nên những tình thế mới và những hành vi mới bằng
những yếu tố của kinh nghiệm cũ đó.” Hoạt động sáng tạo được ông nhìn nhận như
sau: “Sự sáng tạo thật ra không chỉ có ở nơi nó tạo ra những tác phẩm vĩ đại, mà ở
khắp nơi nào con người tưởng tượng, phối hợp, biến đổi và tạo ra cái gì mới, cho
dù cái mới ấy nhỏ bé đến đâu đi nữa so với những sáng tạo của các thiên tài…”
[20,10]
Theo tác giả Chu Quang Tiềm, đại học Bắc Kinh, trong cuốn sách “Tâm lý
học văn nghệ” đã định nghĩa sáng tạo là: “Căn cứ vào những ý tưởng đã có sẵn làm
tài liệu rồi cắt xén gạt bỏ chọn lọc tổng hợp thành một hình tượng mới”. [20,10]
Trong từ điển Tiếng Việt: “Sáng tạo là tìm ra cái mới, giải quyết cái mới,
không bị gò bó, phụ thuộc vào cái đã có”. [20,11]
21
Trong “Sổ tay Tâm lý học”, tác giả Trần Hiệp và Đỗ Long cho rằng: “Sáng
tạo là một hoạt động tạo lập phát hiện những giá trị vật chất và tinh thần. Sáng tạo
đòi hỏi cá nhân phải phát huy năng lực, phải có động cơ, tri thức, kỹ năng và với
điều kiện như vậy mới tạo nên sản phẩm mới, độc đáo, sâu sắc”. [20,11]
Theo tác giả Nguyễn Huy Tú, trong Đề cương bài giảng Tâm lý học sáng tạo
thì: “Sáng tạo thể hiện khi con người đứng trước hoàn cảnh có vấn đề. Quá trình
này là tổ hợp các phẩm chất và năng lực mà nhờ đó con người trên cơ sở kinh
nghiệm của mình và bằng tư duy độc lập đã tạo ra được những ý tưởng mới, độc
đáo, hợp lí trên bình diện cá nhân hay xã hội. Ở đó người sáng tạo gạt bỏ các giải
pháp truyền thống để đưa ra những giải pháp mới, độc đáo và thích hợp cho vấn đề
đặt ra”. [20,11]
Tóm lại, các nhà nghiên cứu đã đưa ra những quan điểm khác nhau về sáng
tạo nhưng có điểm chung là sáng tạo là một quá trình tạo ra hay hướng đến cái mới.
Trên cơ sở phân tích một số quan niệm trên chúng ta có thể đồng ý với kết luận:
“Sáng tạo là quá trình tư duy độc lập, con người đã phối hợp, biến đổi và xây dựng
nên những cái mới trên bình diện cá nhân hay xã hội từ những kinh nghiệm có sẵn
của mình”.
Trong hoạt động nghệ thuật tạo hình, sáng tạo đó là là quá trình cảm thụ một
cách sắc bén và nhận thức sâu sắc cuộc sống về sự vật hiện tượng xung quanh, chọn
lọc một cách tinh tế nhất trong vô vàn biểu tượng đã thu nhận được để xây dựng nên
một biểu tượng mới mang tính nghệ thuật. [18, 26]
b. Đặc điểm sáng tạo của trẻ mẫu giáo
Khả năng sáng tạo dường như là khả năng trực giác ở trẻ, được sinh ra cùng
với đứa trẻ. Trong mọi hoạt động của mình trẻ luôn có cảm giác thắc mắc, tò mò
cao độ và một sự nỗ lực tự phát nhằm khám phá, thử nghiệm và thao tác độc đáo
mang tính trò chơi. Đó là biểu hiện mang tính sáng tạo của trẻ. Sự sáng tạo của trẻ
mẫu giáo có những đặc điểm sau:
Sự thể hiện đặc trưng của sáng tạo là sự tự do tâm lý, trẻ tự do thể hiện cái tôi
của mình trong việc nhận thức, tìm hiểu và hành động với các sự vật hiện tượng
22
trong môi trường xung quanh. Sáng tạo của trẻ biểu hiện một cách tự phát, độc lập
với ý muốn của người lớn.
Sáng tạo của trẻ như một trò chơi nảy sinh từ một nhu cầu cấp bách tự nhiên
và điều kiện tồn tại của trẻ. Trẻ không bao giờ sáng tạo cái gì mà trẻ không biết,
sáng tạo của trẻ giống như một trò chơi, về căn bản còn chưa tách khỏi hứng thú và
đời sống cá nhân.
Trẻ có thể sáng tạo đột nhiên, có cách làm việc tự do, không cần bắt chước, bất
kì chỗ nào thiếu trí nhớ, những kỉ niệm bị rạn nứt chỉ còn lại những yếu tố rời rạc
thì óc tưởng tượng sẽ móc ghép theo cách riêng.
Sáng tác của trẻ ít khi nghiền ngẫm lâu về tác phẩm của mình, phần lớn trẻ
sáng tác liền một mạch. Trẻ giải quyết nhu cầu sáng tạo của mình nhanh chóng và
triệt để những tình cảm tràn ngập trong lòng trẻ. Trẻ tự mình khám phá, tìm tòi,
nghĩ ra những cái mới và thể hiện cái mới đó với niềm vui sướng vô biên.
Trong quá trình sáng tạo của trẻ, sự bắt chước đóng vai trò quan trọng, tuy
nhiên sự tái hiện lại trong quá trình đó không hoàn toàn giống trong thực tế. Sáng
tạo của trẻ mang tính tổng hợp các lĩnh vực trí tuệ, tình cảm, ý chí đặc biệt là tưởng
tượng sáng tạo được hưng phấn với một sức mạnh trực tiếp từ cuộc sống. Những tác
phẩm của trẻ không phải là hồi ức đơn giản mà là sự gia công những sáng tạo
những ấn tượng đã được tiếp nhận, sự phối hợp những tiếp nhận ấy và từ đó cấu tạo
nên một thực tế mới đáp ứng nhu cầu và hứng thú của bản thân.
Những biểu tượng của trẻ không chịu nằm trong lĩnh vực mơ mộng như
người lớn, trẻ luôn mong muốn thể hiện bất cứ tưởng tượng nào của mình thành
những hình tượng và hành động sinh động.
So với người lớn, tri thức và kinh nghiệm của trẻ còn ít ỏi, óc tưởng tượng còn
nghèo nàn, hứng thú đơn giản và sơ đẳng hơn nhưng do sự dễ dãi, sự mộc mạc của
trí tưởng tượng nên trẻ sống trong thế giới tưởng tượng nhiều hơn, tin vào những
sản phẩm của trí tưởng tượng nhiều hơn, kiểm tra những sản phẩm ít hơn do đó mà
trẻ dễ có những biểu hiện sáng tạo hơn. Như Goethe nói: “Trẻ em có thể làm nên tất
cả từ mọi cái”. [20, 22]
23
Tuy nhiên, tầm nhìn về thế giới xung quanh của trẻ còn rất hạn chế, nên trẻ
hầu như chưa biết phân tích các mối liên hệ khác nhau, các sáng tác của trẻ còn
mang tính ước lệ và rất ngây thơ. Một số nhà nghiên cứu cho rằng hoạt động sáng
tạo của trẻ chỉ ở mức độ “tiền sáng tạo”, nghĩa là những sản phẩm trẻ tạo ra chỉ có
sự biểu hiện sáng tạo mà thôi. Cái mới, cái độc đáo trong sản phẩm của trẻ chỉ có ý
nghĩa đối với sự phát triển bản thân của trẻ, nhưng nó lại có vai trò to lớn trong sự
phát triển trí tuệ và nhân cách của một thế hệ trong tương lai.
Sản phẩm sáng tạo của trẻ có thể không hoàn hảo nhưng ưu thế là chúng nảy
sinh trong quá trình sáng tạo của trẻ. Ý nghĩa sự sáng tạo của trẻ không nên xem xét
ở kết quả, trong sản phẩm sáng tạo mà là trong bản thân quá trình sáng tạo. Điều
quan trọng không phải là cái mà mà trẻ con xây dựng nên, làm nên, mà là trẻ đang
được sáng tạo, đang được rèn trong hoạt động tưởng tượng sáng tạo và thể hiện sự
tưởng tượng đó. Khi trẻ sáng tác, đời sống cảm xúc lay động, các tri thức, kinh
nghiệm được đào sâu, mở rộng, thanh lọc và tổ chức và tổ chức một cách nghiêm
túc, giúp trẻ rèn luyện những khát vọng và kỹ năng sáng tạo của mình. Hoạt động
sáng tạo mang lại khoái cảm trong khi chơi cho đứa trẻ, rèn luyện các tư chất cho
trẻ (tự hào, hãnh diện, tự tin).
1.2.2.2. Khái niệm tưởng tượng sáng tạo
Trong tâm lý học, các công trình nghiên cứu đi sâu nghiên cứu lý luận về
tưởng tượng sáng tạo vẫn còn rất ít. Tưởng tượng sáng tạo chỉ được nhắc đến nhiều
khi nghiên cứu về sáng tạo.
Quan điểm thứ nhất các nhà nghiên cứu đánh đồng sáng tạo và tưởng tượng
sáng tạo. Nhà tâm lý học người Mỹ M.Wilson đã phát biểu: “Sáng tạo là quá trình
mà kết quả là tạo ra những kết hợp mới cần thiết từ các ý tưởng, dạng năng lượng
các đơn vị thông tin, các khách thể hay tập hợp các yếu tố khác nhau” [9, 26]. Về
bản chất, khái niệm sáng tạo của Wilson không có gì khác so với khái niệm tưởng
tượng sáng tạo vì chúng đều là sự kết hợp mới các yếu tố có từ hiện thực.
24
Quan điểm thứ hai xem tưởng tượng sáng tạo là hoạt động tâm lý nằm trong
giai đoạn nhận thức lý tính và gắn liền với hoạt động sáng tạo. Các nhà nghiên cứu
như L.X.Vưgôtxki, A.N.Leonchiev có xu hướng xem sáng tạo là một phẩm chất
tâm lý cá nhân, muốn sáng tạo, con người phải có trí tưởng tượng sáng tạo phong
phú. Theo L.X.Vưgôtxki “Hoạt động sáng tạo dựa trên năng lực phối hợp của bộ
não chúng ta được khoa học Tâm lý gọi là tưởng tượng” [20, 8]. Như vậy, tưởng
tượng là một hiện tượng tâm lý độc lập, đồng thời có thể xem nó là một “giai đoạn”,
một “thao tác” trong quá trình sáng tạo. Trong năng lực sáng tạo, tưởng tượng sáng
tạo giữ vị trí trung tâm. Tưởng tượng sáng tạo đã giúp cho cá nhân khi đứng trước
một hoàn cảnh có vấn đề luôn tìm ra được nhiều giải pháp khác nhau để giải quyết.
Tưởng tượng sáng tạo giúp cá nhân thoát ra khỏi thế giới thực tại để vươn tới sự
mới mẻ độc đáo, kỳ diệu tạo nên những chất liệu mới của sự vật hiện tượng, đóng
góp cho nền văn minh nhân loại.
Trên cơ sở phân tích lý luận của hai quan điểm trên chúng tôi tán đồng với
quan điểm thứ hai và đồng ý với khái niệm: “Tưởng tượng sáng tạo là quá trình
xây dựng hình ảnh mới chưa có trong kinh nghiệm cá nhân, hoặc kinh nghiệm xã
hội”. Tính chất mới mẻ, độc đáo và có giá trị là đặc điểm nổi bật của loại tưởng
tượng này.
Nghệ thuật - về một phương diện nhất định - đó là hiện tượng sáng tạo tinh
thần được tồn tại trong tư duy trước khi người nghệ sĩ thể hiện ra bằng một phương
thức tổ chức đặc trưng với từng lĩnh vực nghệ thuật. Một bức tranh trước khi tồn tại
qua màu sắc, đường nét, bố cục nó là kết quả của hình dung trước đó trong đầu họa
sĩ.
1.2.2.3. Đặc điểm tưởng tượng sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi
Tưởng tượng sáng tạo của t._.ỉ chênh nhau 0.050 điểm, ở tiêu chí đặc điểm nội dung là 0.028 điểm, ở
tiêu chí bố cục là 0.022 điểm, tiêu chí màu sắc chỉ 0.018 điểm và ở tiêu chí hình vẽ
chỉ không có sự chênh lệch. Nói cách khác, mức độ tưởng tượng sáng tạo của trẻ
mẫu giáo 5-6 tuổi ở nữ và nam là tương đương nhau.
So sánh trên phương diện trường khảo sát, mức độ tưởng tượng sáng tạo của
trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường Hướng Dương trội hơn so với trường Hoa Mai và
Hoa Sen. Điều đó thể hiện ở sự chênh lệch về điểm trung bình các tiêu chí và tổng
điểm, và có sự khác biệt giữa trường Hướng Dương Hoa Mai và Hoa Sen trên các
tiêu chí tên tranh vẽ, đặc điểm nội dung và tổng điểm. Giữa trường Hoa Sen và Hoa
Mai có sự khác biệt về tổng điểm các tiêu chí.
1.4. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên nhưng chủ yếu xuất phát từ
hạn chế của giáo viên về các biện pháp phát triển tưởng tượng sáng tien6cho trẻ
trong hoạt động vẽ. Tuy nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển tưởng
tượng sáng tạo cho trẻ nhưng giáo viên còn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các
biện pháp tác động để phát triển khả năng này cho trẻ. Mặt khác, giáo viên mầm
non đảm nhận khá nhiều công việc vừa giảng dạy, vừa chăm sóc trẻ, lớp học lại
đông khiến giáo viên không có thời gian đầu tư cho bài giảng. Bên cạnh đó, cơ sở
vật chất chưa đáp ứng đầy đủ cho việc dạy vẽ như nguyên vật liệu còn thiếu thốn,
chưa có phòng nghệ thuật, không gian riêng để trẻ vẽ. Trong số các nguyên nhân
đó, nguyên nhân quan trọng nhất, ảnh hưởng nhất đến sự phát triển khả năng tưởng
tượng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi là phần lớn giáo viên mới tập trung sử
dụng các biện pháp dạy học đặc trưng cho giáo dục mầm non nói chung, ít mang
121
đặc thù của hoạt động vẽ nên chưa tác động hình thành một cách đúng mức đến trẻ
ở các mặt: cảm xúc thẩm mỹ, ý tưởng, nội dung vẽ, năng lực sử dụng các phương
tiện miêu tả giúp tác phẩm của trẻ được truyền cảm và năng lực hoạt động sáng tạo.
Phương pháp dạy còn cứng nhắc, gò ép áp đặt theo yêu cầu chung. Đây là một vấn
đề cần được nghiên cứu sâu nhằm tìm ra những biện pháp sư phạm phát triển khả
năng tưởng tượng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi hiệu quả hơn.
1.5. Có thể sử dụng một số biện pháp nhằm nâng cao mức nâng cao mức độ
tưởng tượng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động vẽ như sau:
- Thứ nhất, tổ chức cho trẻ các bài tập, trò chơi “tưởng tượng có định hướng”
nhằm giúp trẻ hình thành thói quen độc lập trong việc tìm kiếm ý tưởng, tạo ra
những biểu tượng, những cách biểu đạt linh hoạt, độc đáo.
- Thứ hai, cung cấp cho trẻ vốn biểu tượng về đối tượng sắp vẽ với học cụ trực
quan đa dạng về chủng loại và hình thức.
- Thứ ba, làm nảy sinh, duy trì hứng thú, hình thành và phát triển ở trẻ những
cảm xúc thẩm mỹ về đối tượng vẽ qua việc:
+ Cung cấp học cụ trực quan đẹp, sinh động, hấp dẫn.
+ Sử dụng hệ thống câu hỏi kích thích tính tích cực sáng tạo ở trẻ.
+ Sử dụng và duy trì tình huống trò chơi
+ Sử dụng các bài thơ, bài hát, câu chuyện liên quan đến đề tài sắp vẽ.
+ Tạo môi trường cho hoạt động vẽ: giáo viên có niềm say mê và hứng thú
đối với hoạt động vẽ, cung cấp nguyên vật liệu phong phú, trẻ được tự do lựa chọn
nguyên vật liệu và thể hiện ý tưởng, xây dựng góc trưng bày sản phẩm của hoạt
động vẽ
+ Động viên, cổ vũ khi trẻ nảy sinh ra ý kiến mới và hướng dẫn giúp đỡ trẻ
thể hiện ý tưởng trong bức tranh của mình, khơi dậy ở trẻ nguồn cảm hứng đối với
đề tài trẻ đang thực hiện.
Các biện pháp này đã được thực nghiệm và mang đến những kết quả khả quan
trong quá trình nâng cao mức độ tưởng tượng sáng tạo cho trẻ. Kết quả này cũng
phù hợp với giả thuyết khoa học mà chúng tôi đặt ra.
122
2. Kiến nghị
Trên cơ sở những kết luận trên, chúng tôi có một số kiến nghị sau
4.2.1. Với Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Đồng Nai
- Cần có sự đầu tư, quan tâm kịp thời về việc tạo cơ sở vật chất cho việc tổ
chức các hoạt động vẽ: xây dựng phòng học nghệ thuật, cung cấp đầy đủ đồ dùng,
nguyên vật liệu tạo hình.
- Cần mở các lớp bồi dưỡng khả năng tạo hình cho giáo viên để giúp cho quá
trình hướng dẫn trẻ đạt kết quả.
4.2.2. Với Ban giám hiệu các trường mầm non
- Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đổi mới chương trình giáo dục Mầm
non, cần quan tâm, chú ý hơn nữa đến việc nâng cao mức độ tưởng tượng sáng tạo
cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động vẽ theo đề tài.
- Cần tạo điều kiện cho trẻ tích lũy vốn biểu tượng phong phú về đối tượng sắp
vẽ qua việc tổ chức các buổi đi dạo, đi tham quan.
4.2.3. Với giáo viên mầm non
- Giáo viên cần trau dồi cơ sở lý luận và kỹ năng thực hiện các biện pháp nâng
cao mức độ tưởng tượng sáng tạo của trẻ trong hoạt động vẽ.
- Cần tạo mọi điều kiện giúp trẻ phát huy khả năng tưởng tượng sáng tạo đúng
mức và kịp thời. Trẻ được tích cực và chủ động trong thực hiện hoạt động vẽ.
- Cần tạo điều kiện cho trẻ tích lũy vốn biểu tượng phong phú về đối tượng sắp
vẽ qua sưu tầm các tác phẩm nghệ thuật, các bài hát, câu đố, bài thơ, băng hình về
hoạt động vẽ của người lớn đặc biệt tập cho trẻ tri giác tư thế không gian của vật.
4.2.4. Với các lực lượng khác
- Cần có sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc tích lũy vốn kinh
nghiệm chuẩn bị tiền đề cần thiết cho hoạt động vẽ của trẻ.
- Cần có những tài liệu bồi dưỡng và hướng dẫn một cách chuyên biệt về các
biện pháp nâng cao mức độ tưởng tượng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi cũng
như các lứa tuổi khác trong hoạt động vẽ.
123
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng việt
1. Nguyễn Thị Kim Anh, “Sự phát triển hoạt động sáng tạo và ý tưởng chơi
của trẻ em”, tạp chí Giáo dục Mầm non số 4 -2001.
2. Nguyễn Thị Kim Anh, “Biện pháp phát triển yếu tố tưởng tượng trong tổ
chức trò chơi đóng vai của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi”, tạp chí Giáo dục Mầm
non số 1-2003
3. Lê Thị Thanh Bình, Lý luận và phương pháp hướng dẫn hoạt động tạo hình
trong nhà trẻ - mẫu giáo, Tài liệu lưu hành nội bộ của trường Cao đẳng
Mẫu giáo TW3, 1993.
4. Lê Thị Thanh Bình, “Một số ý kiến về phương pháp hướng dẫn hoạt động
tạo hình cho trẻ mầm non”, Tài liệu nội bộ của trường Cao đẳng Mẫu
giáo TW3, 1997
5. Lê Thị Thanh Bình, “Vẽ theo mẫu – tên gọi và phương pháp”, Tài liệu nội
bộ của trường Cao đẳng Mẫu giáo TW3,1997
6. Lê Thị Thanh Bình, Một số biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức của
trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong giờ vẽ, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Giáo dục
Mầm non, 1997.
7. Nguyễn Thị Thanh Bình, “Hoạt động tạo hình với sự phát triển toàn diện
của trẻ em”, Tạp chí Giáo dục Mầm non, số 4.
8. Võ Mai Chi, Nhà sáng chế tí hon, Nxb trẻ, 2006.
9. Đinh Phương Duy, Tâm lý học, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2009.
10. Nguyễn Thị Kim Dung, Một số biện pháp phát huy tính tích cực của trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi trong hoạt động vẽ, luận văn Thạc sĩ Giáo dục, 2001.
11. Trần Thị Minh Đức, Nhận biết tâm lý trẻ em qua tranh vẽ, Nxb Khoa học kỹ
thuật, 2009.
124
12. Trương Thị Bích Hà, Tưởng tượng sáng tạo của sinh viên khoa Diễn viên
trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Việt Nam, luận án Tiến sĩ Tâm lý
học, 1998.
13. Đỗ Xuân Hà, “Về giáo dục thẩm mỹ cho học sinh bằng nghệ thuật tạo hình”,
tạp chí nghiên cứu Giáo dục, 1992.
14. Phan Thị Thu Hiền, “Con đường phát triển sức sáng tạo ở trẻ em”, tạp chí Giáo
dục Mầm non, số 1-2002.
15. Nguyễn Thị Thu Huyền, Tìm hiểu khả năng tưởng tượng sáng tạo của trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi ở một số trường mầm non thuộc khu vực nội thành TP.HCM,
luận văn tốt nghiệp Đại học, 2005.
16. Phan Việt Hoa, Một số biện pháp bồi dưỡng cảm xúc thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo
thông qua hoạt động tạo hình, luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục, 1996.
17. Nguyễn Thị Hòa, Giáo trình Giáo dục học mầm non, Nxb Đại học Sư phạm,
2009.
18. Ngô Công Hoàn, Tâm lý học trẻ em (từ lọt lòng đến 6 tuổi), tập I &II, Nxb Đại
học Sư phạm, 1995.
19. Kỷ Giang Hồng, Khả năng cảm nhận không gian và trí tưởng tượng sáng tạo,
Nxb Phụ Nữ, 2009.
20. Nguyễn Thị Ngọc Kim, “Một số biện phát bồi dưỡng khả năng sáng tạo của
trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động vẽ theo ý thích”, luận văn
Thạc sĩ giáo dục Mầm non, 2005.
21. Nguyễn Thị Như Mai, “Trẻ em vẽ và sự phát triển trí tuệ”, tạp chí nghiên
cứu Giáo dục, 1992.
22. Mai Thị Nguyệt Nga, Giáo trình tâm lí học trẻ em lứa tuổi mầm non, Nxb
Giáo dục, năm 2007.
23. Nguyễn Thị Bích Ngọc, Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 4-5 tuổi
trong hoạt động vẽ bằng thuốc màu, luận văn Thạc sĩ Giáo dục, 2000.
24. J.Piaget, Tuyển tập Tâm lý học J.Piaget, Nxb Giáo dục, 1996.
125
25. Nguyễn Thị Yến Phương, “Tổ chức giờ học vẽ cho trẻ mẫu giáo lớn trong
môi trường thiên nhiên nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục thẩm mỹ”,
Nghiên cứu giáo dục số 3, 1999.
26. Nguyễn Hữu Quang, Một số biện pháp nhằm phát triển trí tưởng tượng sáng
tạo trong dạy học mĩ thuật ở trường phổ thông, tạp chí Giáo dục số 3,
5/2001.
27. Dương Thanh Thủy, Một số biện pháp phát triển trí tưởng tượng của trẻ
mẫu giáo lớn trong hoạt động vẽ, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục,
1999.
28. Lê Thanh Thủy, “Sự phát triển trí tưởng tượng của trẻ em trong hoạt động
tạo hình”, tạp chí Giáo dục, 2002.
29. Lê Thanh Thủy, Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non,
Nxb Đại học Sư Phạm, 2003.
30. Lê Thanh Thủy, “Xem xét hoạt động tạo hình của lứa tuổi mầm non từ góc
độ tâm lý”, Tâm lý học số 2, 1998.
31. Lê Thanh Thủy, “Ảnh hưởng của tri giác tới tưởng tượng trong hoạt động vẽ
của trẻ 5-6 tuổi”, Luận án Phó Tiến sĩ KHSP Tâm lý, 1996.
32. Lê Thanh Thủy – Ngô Công Hoàn, “Mối liên hệ giữa tính tích cực nhận thức
và sự sáng tạo trong hoạt động tạo hình của trẻ”, tạp chí nghiên cứu
Giáo dục số 6, 1992.
33. Lê Thanh Thủy, “Về những điều kiện nâng cao khả năng sáng tạo của trẻ
mẫu giáo trong hoạt động vẽ”, tạp chí nghiên cứu Giáo dục, 1992.
34. Lê Thanh Thủy, “Tổ chức tri giác tác phẩm nghệ thuật tạo hình để phát
triển tưởng tượng sáng tạo cho trẻ mẫu giáo trong nghệ thuật tạo hình”,
tạp chí nghiên cứu Giáo dục, số 3, 1997.
35. Nguyễn Thị Thanh Thủy, Giúp trẻ hứng thú và phát triển trí tuệ trong hoạt
động tạo hình, Nxb Giáo dục, 2006.
36. Nguyễn Thị Thanh Thủy, Khuyến khích trẻ sáng tạo, Tạp chí Giáo dục Mầm
non, số 4, 2005.
126
37. Nguyễn Quốc Toản, Giáo trình hướng dẫn tổ chức hoạt động tạo hình cho
trẻ mầm non, Nxb Đại học Sư Phạm, 2009.
38. Nguyễn Ánh Tuyết – Nguyễn Như Mai – Đinh Kim Thoa, Tâm lí học trẻ em lứa
tuổi mầm non, ĐHSP – ĐHQG Hà Nội 1997.
39. Lê Thị Ánh Tuyết, “Thực nghiệm tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ theo hướng
đổi mới phương pháp giáo dục mầm non”, Tạp chí nghiên cứu giáo dục số
12.
40. Mã Khánh Tú, Một số biện pháp phát triển trí tưởng tượng sáng tạo cho trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi trong hoạt động nặn, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, 2001.
41. Huỳnh Văn Sơn, Giáo trình Tâm lý học sáng tạo, Nxb Giáo dục Việt Nam,
2009.
42. Huỳnh Văn Sơn (Chủ biên) – Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu, Hành trình đi tìm ý
tưởng sáng tạo, Nxb Đại học Sư phạm TPHCM, 2010.
43. Huỳnh Văn Sơn, “Rèn luyện kỹ năng thiết kế ý tưởng của tiết dạy tạo hình cho
giáo viên mầm non”, tạp chí Giáo dục Mầm non, số 1-2002.
44. Nguyễn Quang Uẩn, Tâm lý học đại cương, Nxb Giáo dục, 1999.
45. Lê Hồng Vân, Tạo hình và phương pháp hướng dẫn hoạt động tạo hình cho trẻ
em, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2002.
46. L.X.Vưgôtxki, Trí tưởng tượng và sáng tạo ở lứa tuổi thiếu nhi, Nxb Phụ nữ,
1985.
47. Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam, Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn
hóa – Thông tin, 1999.
48. V.X. Mulkhina, Tâm lý học mẫu giáo (tập 2), Nxb Giáo dục,1981.
49. Xaculina N.P Comarôva T.X, Phương pháp dạy hoạt động tạo hình, Nxb Giáo
dục, 1992.
50. E.Karelxkaia, Những nét vẽ ngộ nghĩnh, tạp chí Giáo dục Mầm non, số 4, 2000.
127
51. E.Doronova, Giờ học tạo hình với trẻ 6-7 tuổi, tạp chí Giáo dục Mầm non, số 6,
2000
52. T.Rogatkina, Nào cùng vẽ, cùng sáng tạo, cùng tưởng tượng, tạp chí Giáo dục
Mầm non, số 6, 2000
53. Nguyễn Như Ý, Từ điển tiếng Việt, Nxb Giáo dục, 2007
54. Hội thảo khoa học, Hoạt động tạo hình với trẻ mầm non, Hà Nội 4/1998.
Tiếng Anh
1. Birren J.E. and Schaie K.W, Handbook of the Psychology of aging, New York
Van Nostrand Reinhold, 1985.
2. David Shaffer, Developmental Psychology Childhood and Adolescence, New
York, 1992
3. Guilford J.P, Creative American Psychologist, 1950.
4. Getzels. J.Jackson. P, Creative and intelligence: Explorations with gifted
student, New York, 1962.
5. How we understand art, Cambridge University Press, 1987
6. Lilian G.Katz & Sylvia C.Chard, Engaging Children`s Minds, Ablex Publishing
Corporation Norwood New Jersey, 1997.
7. L.Alan Sroufe, Robert G.Copper, Ganie B. Dehart, Mary E. Marshall, Urie
Bronfenbrenner, Child Development: Its nature and cource, International
edition, 1996.
8. Rosemary Perry, Teaching practice, Routledge London, 1997
9. T. Ribot, Essay on Creative imagination, Produced by Clare Boothby and the
Online.
10. Toronto broad of education, Visual arts, Learnxs Press, 1996.
128
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
1. Phụ lục 1: Phiếu thăm dò ý kiến ............................................................. 1/PL
2. Phụ lục 2: Phiếu dự giờ .......................................................................... 7/PL
3. Phụ lục 3: Một số bài tập “tưởng tượng có định hướng” ......................... 8/PL
4. Phụ lục 4: Một số hình ảnh khảo sát thực trạng ...................................... 9/PL
5. Phụ lục 5: Một số hình ảnh thực nghiệm ................................................ 11/PL
6. Phụ lục 6: Một số kết quả xử lý số liệu thống kê .................................... 14/PL
1/PL
PHỤ LỤC 1
Trường Đại học Sư phạm TP.HCM
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN
Với mong muốn đóng góp phần nhỏ vào việc phát huy khả năng tưởng tượng
sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động vẽ theo ý thích, chúng tôi thực hiện đề tài:
“Tìm hiểu mức độ tưởng tượng sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động vẽ ở một
số trường Mầm non tại Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai”. Rất mong nhận được
sự hợp tác nhiệt tình của các Cô.
Xin các cô vui lòng đánh dấu ٧( ) vào những ý các Cô chọn
Phần 1: Thông tin cá nhân
- Giáo viên lớp:……………………..Trường…………………………..
- Trình độ chuyên môn
Sơ cấp Trung cấp Cao đẳng Đại học Sau đại học
- Thâm niên công tác
0-5 năm 5-10 năm Trên 10 năm
Phần 2: Nội dung khảo sát
Câu 1: Theo Cô, một tranh vẽ được gọi là có tưởng tượng sáng tạo khi trẻ
a. Thể hiện biểu tượng đã được học
b. Thể hiện một cách độc lập theo suy nghĩ của trẻ
c. Thể hiện theo lời hướng dẫn của giáo viên
d. Thể hiện theo mẫu có sẵn
e. Bắt chước theo bạn
Câu 2: Theo Cô, trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi bộc lộ tưởng tượng sáng tạo chủ yếu trong
hoạt động nào?
a.Tạo hình
b. Làm quen với tác phẩm văn học
c. Âm nhạc
d. Khám phá khoa học
2/PL
e. Làm quen với toán
f. Thể dục
f. Trò chơi
Câu 3: Theo Cô, tưởng tượng sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động vẽ ở trường
Cô đang công tác, nhìn chung ở mức độ:
Cao Trung bình Thấp
Câu 4: Xin Cô vui lòng đánh giá mức độ tưởng tượng sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi
trong hoạt động vẽ về các mặt sau đây
Các mặt Mức độ
Cao Trung bình Thấp
Nội dung
Hình thức
Câu 5: Xin Cô vui lòng đánh giá mức độ các biểu hiện của tưởng tượng sáng tạo
trong hoạt động vẽ của trẻ 5-6 tuổi ở lớp Cô đang công tác
Các mặt Mức độ
Cao T.Bình Thấp
Nội dung
A1. Sự mới lạ của tên tranh vẽ
A2.Sự thay đổi thành phần của các hình ảnh trong
tranh vẽ
A3. Sự thay đổi về đặc điểm hình dáng của các hình
ảnh trong tranh vẽ
A4. Sự thay đổi về sự liên kết giữa các yếu tố trong
tranh vẽ
Hình thức
B1.Bố cục
- Tranh vẽ hài hòa, cân đối
- Sử dụng luật phối cảnh để thể hiện
chiều sâu trong tranh
B2.Màu
sắc
- Thể hiện màu sắc tự tạo
- Thể hiện màu sắc hài hòa, phù hợp
nội dung
B3.Hình
vẽ
- Các đối tượng thể hiện dưới dạng
hoạt động
- Thể hiện tư thế phù hợp, giàu hình
tượng
3/PL
Câu 6: Hãy xác định mức độ của các biểu hiện sau của trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động
vẽ của lớp Cô đang công tác
Các mặt Mức độ
Thường
xuyên
Đôi khi Không có
Nội dung
A1.Chủ đề mới lạ
A2.Thay đổi thành phần các hình ảnh
trong tranh vẽ
A3.Thay đổi đặc điểm về hình dáng
các hình ảnh trong tranh vẽ.
A4. Sự biểu hiện trạng thái cảm xúc
của các hình ảnh trong tranh vẽ
A5.Thay đổi sự liên kết giữa các hình
ảnh của bức tranh
A6.Thay đổi trật tự vị trí các hình ảnh
trong tranh vẽ
Hình thức
B1.Trẻ sử dụng màu theo sự biến đổi
của sự vật
B2. Sử dụng màu sắc nổi bật chủ ý (ví
dụ: yêu, ghét)
B3. Các nhân vật thể hiện các tư thế
vận động
B4. Các nhân vật trong tranh thể hiện
các hành động
B5. Thể hiện mối tương quan về kích
thước giữa các hình ảnh trong tranh
B6. Biến đổi màu sắc của các hình ảnh
theo thời gian
B7. Sự biến đổi hình ảnh của màu sắc
theo thời tiết
B8. Sự biến đổi màu sắc theo độ chiếu
sáng
B9. Sử dụng luật xa gần
B10.Bố cục cân đối
4/PL
Câu 7: Trong quá trình tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ, Cô hãy đánh giá mức độ quan
trọng của từng khâu sau:
Các tiêu chí sau Quan trọng Ít quan
trọng
Không quan
trọng
a.Tạo hứng thú cho trẻ
b.Tổ chức cho trẻ quan sát mẫu
c. Củng cố và gợi nhớ hình ảnh đã quan sát
d. Hướng dẫn và cung cấp kĩ thuật miêu tả
e. Cho trẻ tự do thể hiện
f. Đánh giá sản phẩm tạo hình
Câu 8: Để hình thành biểu tượng về sự vật hiện tượng, hãy xác định mức độ sử
dụng của các Cô đối với các hình thức sau
Các hình thức Thường sử
dụng
Ít sử dụng Không sử
dụng
a. Vẽ mẫu trên bảng
b. Vật thật
c. Đồ chơi
d. Tranh vẽ minh họa
e. Tranh nghệ thuật
f. Tranh vẽ mẫu của cô
g. Tranh vẽ của trẻ
h. Các đoạn video có liên quan
i. Tham quan
5/PL
Câu 9: Để tạo động cơ hứng thú cho trẻ trong hoạt động vẽ, Cô hãy xác định mức
độ sử dụng đối với các cách thức sau
Các cách thức Thường sử
dụng Ít sử dụng
Không sử
dụng
a. Sử dụng học cụ trực quan
b. Tạo tình huống có vấn đề
c. Bài hát
d. Bài thơ
e. Kể chuyện
f. Trò chơi
g. Khích lệ, động viên
h. Trẻ được tự do
Câu 10: Hãy xác định mức độ sử dụng các biện pháp dưới đây trong quá trình dạy
vẽ cho trẻ
Các biện pháp Thường sử
dụng
Ít sử dụng Không sử
dụng
a. Sử dụng các học cụ trực quan (tranh
ảnh, vật thật…)
b. Sử dụng ngôn ngữ biểu cảm
c. Sử dụng hệ thống kĩ năng quan sát
d. Bồi dưỡng các kĩ năng, kĩ xảo tạo hình.
6/PL
Câu 11 : Cô hãy đánh dấu ٧( ) vào những biện pháp Cô cho rằng nó mang tính khả
thi trong việc phát huy khả năng tưởng tượng sáng tạo ở trẻ trong hoạt động vẽ
Các biện pháp Tính khả thi
a. Tăng cường tổ chức cho trẻ tiếp xúc, quan sát sự vật hiện tượng trong
môi trường xung quanh.
b. Gây hứng thú cho trẻ bằng các trò chơi, câu đố, chuyện kể,
bài thơ, khích lệ động viên trẻ.
c. Tổ chức cho trẻ xem các cuộc triển lãm để kích thích ở trẻ cảm xúc
thẩm mĩ.
d. Bồi dưỡng các kĩ thuật miêu tả.
e. Tăng cường việc cung cấp các biểu tượng cho trẻ bằng ngôn ngữ.
f. Giúp đỡ trẻ thể hiện những ý tưởng của mình.
g. Tổ chức các hình thức ngoài tiết học vẽ ngoài trời, vẽ ở hoạt động
góc.
h.Tổ chức cho trẻ quan sát, miêu tả, nhận xét sản phẩm
vẽ của trẻ với đời sống.
Xin chân thành cảm ơn các Cô!
7/PL
PHỤ LỤC 2
PHIẾU DỰ GIỜ
Ngày dự:……………………………………………………………………………
Lớp:………………………………………..Trường:………………………………
Môn:………………………………………………………………………………..
Đề tài:………………………………………………………………………………
Giáo viên:…………………………………………………………………………..
Phần chuẩn bị của giáo viên:……………………………………………………….
Hoạt động Hoạt động của giáo viên Hoạt động của trẻ Biểu hiện của trẻ Nhận xét
Hoạt động 1
Hoạt động 2
Hoạt động 3
8/PL
PHỤ LỤC 3
1. Một số bài tập tạo hình phát huy trí tưởng tượng sáng tạo
Chậu hoa của bạn Lan
Bạn Lan đem hạt giống hoa gieo vào hai chiếc chậu. Sau một tháng, hai chậu
sẽ mọc ra cây hoa như thế nào nhỉ? Em hãy phát huy trí tưởng tượng, vẽ cây hoa
vào hai chậu cho thật đẹp nhé!
Ngựa con qua sông
Ngựa con vác một túi gạo ra chợ, gặp một con sông chắn ngang đường. Làm
thế nào qua được sông mà không bị ướt gạo bây giờ? Em hãy nghĩ cách giúp ngựa
con được không?
Mơ ước của chuột
Chuột con có một mơ ước được giống như chim bay lượn trên bầu trời. Em có
thể giúp chuột con thực hiện được mơ ước này không? Hãy thử tưởng tượng ra và
vẽ vào ô trống nhé!
Nhà thiết kế
Nàng công chúa Bạch Tuyết muốn đi dự tiệc cùng hoàng tử. Em có thể thiết kế
cho nàng công chúa một bộ quần áo thật đẹp không?
2. Một số trò chơi phát huy trí tưởng tượng sáng tạo
Vương miện lấp lánh
Chuẩn bị những chiếc vương miện nhà vua, hoàng hậu, những chiếc nón quân
sĩ. Hướng dẫn trẻ diễn lại vở: “Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn”.
Những hình rối ngộ nghĩnh
Chuẩn bị những chú rối banh phồng. Trẻ tự trang trí những chú rối của mình,
cho hình rối cử động và đối thoại.
9/PL
PHỤ LỤC 4
Đề tài: Vẽ người thân trong gia đình
Tranh vẽ của trẻ trường Mẫu giáo Hướng Dương
Tranh vẽ của trẻ trường Mẫu giáo Hướng Dương
10/PL
Tranh vẽ của trẻ trường Mầm non Hoa Mai
Tranh vẽ của trẻ trường Mầm non Hoa Sen
11/PL
PHỤ LỤC 5
Đề tài: Vẽ quà tặng người thân
Tranh vẽ của trẻ lớp thực nghiệm
Tranh vẽ của trẻ lớp đối chứng
12/PL
PHỤ LỤC 5
Đề tài: Vẽ hoa
Tranh vẽ của trẻ lớp thực nghiệm
Tranh vẽ của trẻ lớp đối chứng
13/PL
PHỤ LỤC 5
Đề tài: Vẽ thiên nhiên quanh bé
Tranh vẽ của trẻ lớp thực nghiệm
Tranh vẽ của trẻ lớp đối chứng
1/PL
PHỤ LỤC 6
Kết quả xử lý thống kê trong khảo sát thực trạng
Đề tài: “Vẽ người thân trong gia đình”
Group Statistics
Gioi tinh N Mean Std. Deviation
Std. Error
Mean
Ten tranh ve Nu 82 1,3171 ,54156 ,05981
nam 68 1,3676 ,48575 ,05891
Dac diem noi
dung buc
tranh
Nu 82 1,2927 ,45779 ,05055
nam
68 1,2647 ,44446 ,05390
Bo cuc Nu 82 1,0366 ,18890 ,02086
nam 68 1,0588 ,23704 ,02875
Mau sac Nu 82 1,1951 ,39873 ,04403
nam 68 1,1765 ,38405 ,04657
Hinh ve Nu 82 1,2439 ,43208 ,04771
nam 68 1,1618 ,37097 ,04499
tong diem Nu 82 6,0854 1,18843 ,13124
nam 68 6,0294 1,19664 ,14511
2/PL
Independent Samples Test
Levene's Test for Equality
of Variances t-test for Equality of Means
F Sig. T Df Sig. (2-tailed)
Mean
Difference
Std. Error
Difference
95% Confidence Interval
of the Difference
Lower Upper
Ten tranh ve Equal variances
assumed ,314 ,576 -,596 148 ,552 -,0506 ,08480 -,21815 ,11701
Equal variances
not assumed -,602 147,063 ,548 -,0506 ,08394 -,21647 ,11532
Dac diem noi dung
buc tranh
Equal variances
assumed ,577 ,449 ,378 148 ,706 ,0280 ,07410 -,11846 ,17441
Equal variances
not assumed ,379 144,339 ,706 ,0280 ,07390 -,11808 ,17404
Bo cuc Equal variances
assumed 1,645 ,202 -,639 148 ,524 -,0222 ,03478 -,09097 ,04649
Equal variances
not assumed -,626 127,011 ,532 -,0222 ,03552 -,09252 ,04804
Mau sac Equal variances
assumed ,339 ,561 ,290 148 ,772 ,0187 ,06432 -,10845 ,14575
Equal variances
not assumed ,291 144,687 ,771 ,0187 ,06409 -,10803 ,14533
Hinh ve Equal variances
assumed 6,406 ,012 1,235 148 ,219 ,0821 ,06652 -,04931 ,21358
Equal variances
not assumed 1,253 147,809 ,212 ,0821 ,06558 -,04745 ,21173
tong diem Equal variances
assumed ,029 ,865 ,286 148 ,775 ,0560 ,19553 -,33044 ,44235
Equal variances
not assumed ,286 142,545 ,775 ,0560 ,19566 -,33081 ,44272
ANOVA
3/PL
Sum of
Squares Df Mean Square F Sig.
Ten tranh ve Between Groups 6,280 2 3,140 13,828 ,000
Within Groups 33,380 147 ,227
Total 39,660 149
Dac diem noi dung
buc tranh
Between Groups 2,080 2 1,040 5,429 ,005
Within Groups 28,160 147 ,192
Total 30,240 149
Bo cuc Between Groups ,093 2 ,047 1,043 ,355
Within Groups 6,580 147 ,045
Total 6,673 149
Mau sac Between Groups 2,613 2 1,307 9,528 ,000
Within Groups 20,160 147 ,137
Total 22,773 149
Hinh ve Between Groups ,173 2 ,087 ,522 ,595
Within Groups 24,420 147 ,166
Total 24,593 149
tong diem Between Groups 37,480 2 18,740 15,925 ,000
Within Groups 172,980 147 1,177
Total 210,460 149
4/PL
Kết quả xử lý thống kê trước thực nghiệm
Đề tài: “Vẽ quà tặng người thân”
Group Statistics
NHOM N Mean Std. Deviation
Std. Error
Mean
ten tranh ve thuc nghiem 30 1,3333 ,47946 ,08754
doi chung 30 1,4333 ,50401 ,09202
dac diem noi dung thuc nghiem 30 1,4000 ,49827 ,09097
doi chung 30 1,4333 ,50401 ,09202
bo cuc thuc nghiem 30 1,2333 ,43018 ,07854
doi chung 30 1,1667 ,37905 ,06920
mau sac thuc nghiem 30 1,3333 ,47946 ,08754
doi chung 30 1,3667 ,49013 ,08949
hinh ve thuc nghiem 30 1,3333 ,47946 ,08754
doi chung 30 1,2667 ,44978 ,08212
tong diem thuc nghiem 30 6,6333 ,85029 ,15524
doi chung 30 6,6667 ,95893 ,17508
5/PL
Independent Samples Test
Levene's Test for Equality
of Variances t-test for Equality of Means
F Sig. T df Sig. (2-tailed)
Mean
Difference
Std. Error
Difference
95% Confidence Interval
of the Difference
Lower Upper
ten tranh ve Equal variances
assumed 2,174 ,146 -,787 58 ,434 -,1000 ,12700 -,35423 ,15423
Equal variances not
assumed -,787 57,856 ,434 -,1000 ,12700 -,35424 ,15424
dac diem noi dung Equal variances
assumed ,256 ,615 -,258 58 ,798 -,0333 ,12940 -,29235 ,22568
Equal variances not
assumed -,258 57,992 ,798 -,0333 ,12940 -,29235 ,22568
bo cuc Equal variances
assumed 1,648 ,204 ,637 58 ,527 ,0667 ,10468 -,14287 ,27621
Equal variances not
assumed ,637 57,095 ,527 ,0667 ,10468 -,14294 ,27628
mau sac Equal variances
assumed ,282 ,598 -,266 58 ,791 -,0333 ,12518 -,28391 ,21725
Equal variances not
assumed -,266 57,972 ,791 -,0333 ,12518 -,28391 ,21725
hinh ve Equal variances
assumed 1,226 ,273 ,555 58 ,581 ,0667 ,12003 -,17359 ,30692
Equal variances not
assumed ,555 57,765 ,581 ,0667 ,12003 -,17361 ,30694
tong diem Equal variances
assumed ,512 ,477 -,142 58 ,887 -,0333 ,23399 -,50171 ,43505
Equal variances not
assumed -,142 57,181 ,887 -,0333 ,23399 -,50186 ,43519
6/PL
Kết quả xử lý thống kê sau thực nghiệm
Đề tài: “Vẽ hoa”
Group Statistics
nhom N Mean Std. Deviation
Std. Error
Mean
ten tranh ve nhom thuc nghiem 30 1,5333 ,50742 ,09264
nhom doi chung 30 1,2667 ,44978 ,08212
dac diem noi dung
tranh ve
nhom thuc nghiem 30 1,8333 ,37905 ,06920
nhom doi chung
30 1,5667 ,50401 ,09202
bo cuc nhom thuc nghiem 30 1,4333 ,50401 ,09202
nhom doi chung 30 1,1667 ,37905 ,06920
mau sac nhom thuc nghiem 30 1,4333 ,50401 ,09202
nhom doi chung 30 1,1667 ,37905 ,06920
hinh ve nhom thuc nghiem 30 1,5333 ,50742 ,09264
nhom doi chung 30 1,2667 ,44978 ,08212
tong diem nhom thuc nghiem 30 7,7667 ,89763 ,16388
nhom doi chung 30 6,4333 1,04000 ,18988
7/PL
Independent Samples Test
Levene's Test for Equality
of Variances t-test for Equality of Means
F Sig. T Df Sig. (2-tailed)
Mean
Difference
Std. Error
Difference
95% Confidence Interval
of the Difference
Lower Upper
ten tranh ve Equal variances
assumed 7,552 ,008 2,154 58 ,035 ,2667 ,12380 ,01886 ,51447
Equal variances
not assumed 2,154 57,177 ,035 ,2667 ,12380 ,01878 ,51455
dac diem noi dung
tranh ve
Equal variances
assumed 19,969 ,000 2,316 58 ,024 ,2667 ,11514 ,03619 ,49714
Equal variances
not assumed 2,316 53,854 ,024 ,2667 ,11514 ,03582 ,49752
bo cuc Equal variances
assumed 19,969 ,000 2,316 58 ,024 ,2667 ,11514 ,03619 ,49714
Equal variances
not assumed 2,316 53,854 ,024 ,2667 ,11514 ,03582 ,49752
mau sac Equal variances
assumed 19,969 ,000 2,316 58 ,024 ,2667 ,11514 ,03619 ,49714
Equal variances
not assumed 2,316 53,854 ,024 ,2667 ,11514 ,03582 ,49752
hinh ve Equal variances
assumed 7,552 ,008 2,154 58 ,035 ,2667 ,12380 ,01886 ,51447
Equal variances
not assumed 2,154 57,177 ,035 ,2667 ,12380 ,01878 ,51455
tong diem Equal variances
assumed ,612 ,437 5,316 58 ,000 1,3333 ,25082 ,83126 1,83541
Equal variances
not assumed 5,316 56,787 ,000 1,3333 ,25082 ,83103 1,83564
Kết quả xử lý thống kê sau thực nghiệm
Đề tài: “Vẽ thiên nhiên quanh bé”
8/PL
Group Statistics
Nhom N Mean Std. Deviation
Std. Error
Mean
ten tranh ve nhom thuc nghiem 30 1,5000 ,50855 ,09285
nhom doi chung 30 1,2333 ,43018 ,07854
dac diem noi dung
tranh ve
nhom thuc nghiem 30 1,9667 ,18257 ,03333
nhom doi chung
30 1,7333 ,44978 ,08212
bo cuc nhom thuc nghiem 30 1,4333 ,50401 ,09202
nhom doi chung 30 1,1333 ,34575 ,06312
mau sac nhom thuc nghiem 30 1,5333 ,50742 ,09264
nhom doi chung 30 1,2667 ,44978 ,08212
hinh ve nhom thuc nghiem 30 1,4667 ,50742 ,09264
nhom doi chung 30 1,2000 ,40684 ,07428
tong diem nhom thuc nghiem 30 7,9000 ,92289 ,16850
nhom doi chung 30 6,5667 ,89763 ,16388
9/PL
Independent Samples Test
Levene's Test for Equality
of Variances t-test for Equality of Means
F Sig. t Df Sig. (2-tailed)
Mean
Difference
Std. Error
Difference
95% Confidence Interval
of the Difference
Lower Upper
ten tranh ve Equal variances
assumed 11,528 ,001 2,193 58 ,032 ,2667 ,12161 ,02324 ,51010
Equal variances
not assumed 2,193 56,448 ,032 ,2667 ,12161 ,02309 ,51024
dac diem noi dung
tranh ve
Equal variances
assumed 43,798 ,000 2,633 58 ,011 ,2333 ,08863 ,05593 ,41074
Equal variances
not assumed 2,633 38,304 ,012 ,2333 ,08863 ,05397 ,41270
bo cuc Equal variances
assumed 29,476 ,000 2,688 58 ,009 ,3000 ,11159 ,07663 ,52337
Equal variances
not assumed 2,688 51,346 ,010 ,3000 ,11159 ,07601 ,52399
mau sac Equal variances
assumed 7,552 ,008 2,154 58 ,035 ,2667 ,12380 ,01886 ,51447
Equal variances
not assumed 2,154 57,177 ,035 ,2667 ,12380 ,01878 ,51455
hinh ve Equal variances
assumed 15,612 ,000 2,246 58 ,029 ,2667 ,11874 ,02898 ,50435
Equal variances
not assumed 2,246 55,383 ,029 ,2667 ,11874 ,02874 ,50459
tong diem Equal variances
assumed ,014 ,906 5,673 58 ,000 1,3333 ,23505 ,86283 1,80384
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA5245.pdf