TÌM HIỂU MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ XÃ HỘI. MỘT SỐ CÁCH TIẾP CẬN Tổng đài Alcatel1000E10B

Phần 1. Tổng quan về hệ thống tổng đài alcatel1000E10B Giới thiệu chung về tổng đài A1000E10 Tổng đài điện tử số A1000E10 do hãng Alcatel CIT chế tạo. Thế hệ tổng đài E10 đầu tiên là tổng đài E10A được sản xuất và đưa vào sử dụng từ đầu năm 1970. Đó là tổng đài điện tử đầu tiên sử dụng kỹ thuật phân kênh theo thời gian. Để gia tăng thêm dung lượng và phát triển kỹ thuật mới, công ty CIT đã cho ra đời hệ thống tổng đài thứ hai có tên gọi E10B, và nó đã thực sự tạo được một hệ thống chuyển mạch

doc64 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1380 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu TÌM HIỂU MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ XÃ HỘI. MỘT SỐ CÁCH TIẾP CẬN Tổng đài Alcatel1000E10B, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có khả năng thao tác cao hơn và có độ uyển chuyển mềm dẻo hơn. Đây là hệ thống có khả năng chuyển mạch với các dung lượng khác nhau từ tổng đài nội hạt nhỏ nhất cho đến các tổng đài chuyển mạch quá giang lớn nhất hay cửa ngõ quốc tế. Alcatel1000E10B cung cấp đầy đủ các dịch vụ viễn thông như: Điện thoại, ISDN (Mạng liên kết đa dịch vụ), điện thoại di động, mạng tư nhân ảo và tất cả các ứng dụng của mạng trí tuệ. Alcatel1000E10B cho phép thực hiện chuyển mạch nôi hạt hoặc quá giang hoặc hỗn hợp hoặc vừa quá giang vừa hỗn hợp. Ngoài ra nó có thể quản trị mọi loại hệ thống báo hiệu và hiện nay hệ thống tổng đài này đã thâm nhập vào khoảng 80 nước và nó được xây dựng trên các tiêu chuẩn của quốc tế. Alcatel1000E10B có thể đấu nối vào các mạng: Mạng điện thoại tương tự hoặc số. Mạng máy tính. Mạng báo hiệu số 7. Mạng chuyển mạch gói. Mạng thông tin di động. Mạng dịch vụ hỗ trợ. Mạng thông tin băng rộng. Mạng khai thác và bảo dưỡng. : ( ( NT PABX Phân hệ truy nhập thuê bao Phân hệ đấu nối và điều khiển phân hệ vận hành và bảo dưỡng OCB283 mạng báo hiệu số 7 Mạng dữ liệu Mạng điện thoại Mạng dịch vụ Mạng vận hành &bảo dưỡng Khả năng đấu nối của tổng đài Alcatel1000E10 trong mạng thông tin được thể hiện qua Hình vẽ 1. Hình 1. Khả năng đấu nối của Tổng đài Alcatel1000E10 trong mạng thông tin Hệ thống Alcatel1000E10B được thiết kế với cấu trúc mở do đó có thể giải quyết được sự phát triển của hai mặt: Phát triển về kỹ thuật công nghệ và phát triển về các chức năng ngày càng một nhiều và phức tạp trong tổng đài. Nó bao gồm 3 phân hệ với các chức năng độc lập nhau và được liên kết với nhau bằng các chuẩn giao tiếp: Phân hệ truy nhập thuê bao: Có thể đấu nối với các thuê bao số và thuê bao tương tự. Phân hệ đấu nối và điều khiển: Thực hiện các chức năng đấu nối và xử lý. Phân hệ vận hành và bảo dưỡng: Thực hiện các chức năng vận hành và bảo dưỡng. * Các thông số kỹ thuật: Các thông số kỹ thuật của bất kỳ một tổng đài nào cũng đều phụ thuộc rất lớn vào môi trường của nó (ví như các cuộc gọi hỗn hợp, các điều kiện hoạt động). Các dung lượng dưới đây của Alcatel1000E10B là dựa trên môi trường tham khảo trung bình: Dung lượng xử lý cực đại của hệ thống là 280 CA/S (cuộc thử/giây), theo khuyến nghị Q543 của CCITT về tải kênh B tức là 1.000.000 BHCA (cuộc thử/giờ). Dung lượng đấu nối của ma trận chuyển mạch chính đến 2048PCM, nó cho phép: Xử lý đến 25.000 Erlangs. Có thể đấu nối cực đại đến 200.000 thuê bao. Có thể đấu nối cực đại đến 60.000 trung kế. Ngoài ra hệ thống còn sử dụng kỹ thuật tự điều chỉnh để tránh sự cố khi quá tải . Kỹ thuật này được phân bố tại từng mức của hệ thống (còn gọi là thuật toán điều chỉnh), dựa vào sự đo đạc số lượng các cuộc gọi có nhu cầu và số lượng cuộc gọi được xử lý (phần trăm chiếm, số lượng yêu cầu,...). Các dịch vụ được cung cấp Dịch vụ xử lý gọi: Alcatel1000E10B xử lý các cuộc gọi điện thoại vào /ra mạng chuyển mạch quốc ra và quốc tế. Nó còn truyền số liệu giữa các thuê bao ISDN mà nó quản lý cũng như truyền số liệu vào/ra mạng chuyển mạch gói. Các cuộc gọi gồm: Các cuộc gọi nội hạt: Tư nhân, công cộng. Các cuộc gọi trong vùng: Ra, vào, chuyển tiếp. Các cuộc gọi quốc gia: Ra, vào, chuyển tiếp. Các cuộc gọi quốc tế: Tự động, bán tự động, gọi ra, gọi vào. Các cuộc gọi nhân công: Gọi ra, gọi vào. Các cuộc gọi đến các dịch vụ đặc biệt. Các cuộc gọi đo kiểm. Các loại đấu nối thuê bao: Hệ thống có thể đấu nối tới các loại thuê bao sau: Thuê bao là máy điện thoại quay đĩa (8 đến 12 xung/giây) hoặc là máy ấn phím đã được CCITT tiêu chuẩn hoá. Các thuê bao có tốc độ 144Kb/s (2B+D). Tổng đài PBX nhân công hoặc tự động. Các thuê bao số 2MB/s (30B+D) như tổng đài PABX với phương tiện đa dịch vụ. Buồng điện thoại công cộng. Các dịch vụ cung cấp cho thuê bao: Đối với các thuê bao tương tự (analog) Alcatel1000E10 cung cấp các dịch vụ nhằm hỗ trợ việc thực hiện nối kết các cuộc gọi được tiến hành thuận lợi và hiệu quả trong đó có một số dịch vụ đáng chú ý như: Cung cấp các đường dây đặc biệt cho thuê bao như: đường dây nóng; đường dây chỉ gọi ra hoặc chỉ gọi vào; nhận dạng thuê bao quấy phá; quay lại con số thuê bao tự động; cuộc gọi ghi âm lại; cuộc gọi hội nghị tay ba; đảo cực nguồn điện; gộp nhóm các đường dây; cuộc gọi kép; quay số vắn tắt; chuyển thoại tạm thời cho các thuê bao vắng mặt; đánh thức tự động;... Còn đối với các thuê bao số (digital) Alcatel1000E10 cũng cung cấp đầy đủ các dịch vụ như thuê bao tương tự bên cạnh đó nó còn cung cấp thêm các dịch vụ đặc biệt như: Dịch vụ mạng: Chuyển mạch kênh 64Kb/s giữa các thuê bao số. Dịch vụ từ xa: Bao gồm có : Điện thoại hội nghị; Fax nhóm 2, nhóm 3 hoặc nhóm 4; Videotex mã hoá theo kiểu chữ cái; Teletex với MODEM trên kênh B hoặc giao tiếp chuẩn X25 trên kênh B; Alphaphoyographic audiovideotex 64Kb/s. Ngoài ra còn có các dịch vụ khác như: Điạ chỉ rút gọn từ 1-4 số; quay số vào trực tiếp; thông tin về cước; chuyển STT tạm thời; các cuộc gọi không trả lời; nhận biết đường gọi; ngăn chặn nhận biết đường gọi. Chức năng chuyển mạch dịch vụ: Trong trường hợp cuộc gọi giữa mạng thoại và mạng dịch vụ được mạng trí tuệ xử lý thì phần áp dụng của điểm chuyển mạch dịch vụ của Alcatel1000E10B cho phép xâm nhập vào điểm điều khiển báo hiệu (SCP) của mạng trí tuệ. Bằng một mã số cài đặt cho dịch vụ, SSP gọi SCP để thiết lập cuộc gọi giữa mạng thoại và mạng dịch vụ (Sử dụng kênh báo hiệu số 7 cuả CCITT) giao tiếp được sử dụng gọi là giao thức xâm nhập mạng trí tuệ (INAP).SCP quản lý quá trình xử lý gọi và trong quá trình này nó quản lý SSP. Đấu nối operator: Alcatel1000E10B OCB283 có sử dụng hệ thống đấu nối với người điều hành là SYSOPE, đó là: Một Module mềm dẻo có thể được sử dụng để quản lý từ vài hệ thống nội hạt đến vài trăm hệ thống nội hạt hoặc ở xa trong một vùng hoặc nhiều vùng khác nhau. Hoạt động với độ tin cậy cao, phần mềm của nó có cấu trúc phân cấp, có thể thay đổi dễ dàng tại bất kỳ thời điểm nào và nó đề cập đến nhiều chức năng: Các nhóm lưu lượng, hoá đơn tính toán đo lường tải và lưu lượng. Các chức năng vận hành và bảo dưỡng Quản trị/giám sát các sự cố, quản trị theo khiếu nại, tự động đo kiểm đường thuê bao, trung kế, hiển thị cảnh báo, xác định vị trí lỗi, thống kê các cuộc gọi, vận hành thiết bị đầu cuối thông minh. Giám sát vận hành: Thuê bao, nhóm, thêm dịch vụ, thiết bị thuê bao, lệnh trao đổi, phiên dịch, tạo tuyến, tính cước, báo hiệu số 7. Quản trị cước: LAMA-tính cước tại chỗ CAMA, tính cước tập trung, lập hoá đơn chi tiết, thoại công cộng, các vùng theo thời gian. Quản trị sự hoạt động của tổng đài: Đo lường (lưu lượng, các đường thuê bao, xung tính cước, phiên dịch, đếm thời gian gọi). Bảo mật bằng mã khoá (PASSWORD) cho trạm vận hành và cho người điều hành để tránh xâm nhập không được phép. Dịch vụ tính cước: Dịch vụ này cho phép có khả năng tính 128 loại cước khác nhau, trong đó mỗi loại cước có thể tính với 4 mức cước và mỗi thương mục thuê bao dài 24bit. phần 2. các phân hệ trong tổng đài Alcatel1000E10B Chương I. Phân hệ đấu nối và điều khiển Cấu trúc chức năng của các trạm: Circuits (B ( A : Computer sc mcx om tx tr mr mq gx pc csnd urm eta csnl Com csnl Pu/pe sc sc sc mis MaS Trạm điều khiển chính (SMC): Hình 2. Các phần mềm của trạm điểu khiển chính SMC SMC có nhiệm vụ chính là điều khiển thiết lập và giải phóng tuyến nối qua trường chuyển mạch (SMX) xử lý thông tin từ các trạm khác đưa tới, và thực hiện, quản lý các số liệu về thuê bao, trung kế, các số liệu biên dịch, số liệu hướng, biên dịch các con số thuê bao, tìm chọn tuyến nối cho các cuộc gọi nội hạt, gọi vào ra,...Ghi lại các thông tin tính cước cho mỗi cuộc gọi và chuyển đến SMM. Trong SMC gồm có: a. TX (Taxation des communications): Bộ tính cước và đo lường lưu thoại Các chức năng của TX: Tính toán số lượng cước cho từng cuộc gọi, lưu trữ số liệu cước cho từng thuê bao được tổng đài chuyển mạch phục vụ. Cung cấp các thông tin cần thiết cho lấy hoá đơn chi tiết với lệnh từ SMM. Đồng thời TX thực hiện chức năng quan trắc (thuê bao hoặc trung kế). TR: Bộ quản trị số liệu cơ sở (Bộ phiên dịch) Bộ TR đảm nhiệm các chức năng: Phiên dịch, phân tích, quản trị cơ sở dữ liệu của thuê bao trung kế; hỗ trợ cho MR (với yêu cầu từ MR) với các đặc tính của thuê bao và trung kế cần thiết cho thiết lập và giải phóng thông tin. Ngoài ra nó còn phối hợp giữa con số quay số nhận được với địa chỉ của trung kế hoặc thuê bao (tiền phân tích, phân tích, phiên dịch). MR (Multien rigis treur): Bộ xử lý gọi MR thực hiện các chức năng sau: Thiết lập và giải phóng cuộc gọi; giải quyết và xử lý cuộc gọi sau khi nhận được số liệu cơ sở của thuê bao trong bộ biên dịch con số (TR) đưa tới. Nó nhận biết cuộc gọi nhấc máy hay đặt máy.Ngoài ra MR còn thực hiện các chức năng quản trị khác như: Thiết lập và giải phóng thiết bị, điều khiển kiểm tra trung kế, các quan trắc,... MQ( Dis trylrytion de massage): Bộ phân phát bản tin MQ thực hiện chức năng phân phối và tạo khuôn dạng các bản tin (nội bộ tổng đài). Ngoài ra nó còn thực hiện các chức năng sau:Giám sát các đường nối bán thường trực (các đường nối số liệu); truyền đưa bản tin tới các bộ phận khác qua mạch vòng bản tin. GX (Gestion des connecxion): Bộ điều khiển đấu nối ma trận Ngoài chức năng xử lý và giám sát chất lượng các đường nối, GX còn thực hiện các nhiệm vụ sau: Thiết lập và giải phóng tuyến nối từ bộ xử lý gọi (MR) hoặc từ bộ phân bố bản tin (MQ). Nhận biết các tín hiệu lỗi trong đấu nối do bộ điều khiển chuyển mạch ma trận gây ra (COM). Giám sát các kết cuối của các thành phần đấu nối (Các đường xâm nhập LA và các đường nội bộ tới LCXE) định kỳ hoặc theo yêu cầu từ các đường nhất định. Đảm bảo điều khiển theo chương trình, theo lệnh các đường nối trong tổng đài. Bộ điều khiển quản lý báo hiệu số 7 (PC) PC có nhiệm vụ xử lý và phân bố các bản tin báo hiệu số 7 thực hiện chức năng quản lý mạng tại mức 3 của báo hiệu số 7. Tất cả 6 chức năng trên của SMC được cài đặt trong SMC. Việc đấu nối trạm với các môi trường thông tin được thực hiện như sau: Mạch vòng thông tin MIS: Để trao đổi thông tin SMC với trạm khai thác bảo dưỡng SMM và giữa các chức năng của SMC với nhau. Mạch vòng thông tin MAS: Có từ 1-4MAS để trao đổi thông tin giữa SMC với trạm điều khiển thiết bị phụ trợ SMA, trạm điều khiển trung kế và trạm điều khiển ma trận SMX. Mạch vòng cảnh báo MAL: Để chuyển các cảnh báo nguồn từ trạm SMC đến trạm SMM. Tổng đài Alcatel1000E10 được trang bị ít nhất có 2 trạm SMC và nhiều nhất có thể lên tới 64 trạm SMC tuỳ thuộc vào lưu lượng của thuê bao; tuỳ thuộc vào cấu hình và lưu lượng xử lý mà mỗi một trạm SMC có thể có một hoặc nhiều các chức năng nói trên. Cấu trúc chức năng của SMC: Cấu trúc tổng quát của mỗi trạm điều khiển được xây dựng trên phương thức áp dụng hệ thống Alcatel 8300. Hệ thống này bao gồm: Một hoặc nhiều bộ xử lý, một hoặc nhiều bộ kết nối thông minh (coupler). Các đơn vị này được đấu nối với nhau bằng BUS và trao đổi số liệu qua bộ nhớ chung. CMS1 CMS4 MAS MAS PUS1 PUS4 MC PUP CMP MIS BSM BUS nội hạt Hình 3. Cấu trúc chức năng của SMC Trong đó: CMP: Các đấu nối chính PUP: Bộ xử lý chính MC: Bộ nhớ chung PUS: Bộ xử lý phụ CMS: Các đấu nối phụ BSM: BUS giữa các trạm đa xử lý Cấu trúc phần mềm của SMC: Mỗi trạm SMC được trang bị các phần mềm sau: Hệ thống điều hành, gọi là HYPERVISOR (HYP): Nó có chức năng giao tiếp phần cứng, sắp đặt phần mềm, trao đổi thông tin với các trạm khác. Ngoài ra nó còn cho phép từng ML (các phần mềm chức năng) hoạt động một cách độc lập và cho phép nạp vào trong cùng một bộ xử lý nhiều ML khác nhau (Ví dụ như MLMQ, MLGX). Phần mềm trao đổi công việc, trao đổi chức năng, gọi là SUPERVISOR (SUP) : Nó thực hiện một tập hợp các chức năng công việc (TASK). Mỗi một công việc tương ứng với hoạt hoá một dịch vụ. Thủ tục của dịch vụ do HYPERVISOR thực hiện. SUPERVISOR trong thành phần MACRO được gọi là 1 SEQUENCER. Phần mềm chức năng (ML): Có hai kiểu ML Phần mềm chức năng đơn: Mỗi ML thực hiện một chức năng riêng biệt. Phần mềm chức năng phòng vệ trạm, khởi tạo, nạp chương trình...gọi là phần mềm trạm (MLSM). HYPERVISOR, SUPERVISOR và MLSM được nạp vào mọi trạm SM và được gọi là phần mềm cơ sở. Phần mềm này được phân bố trong các agent khác nhau của trạm. Phần mềm chức năng ML được nạp phù hợp với cấu hình. Trạm điều khiển các thiết bị phụ trợ (SMA): SMA được tổ chức xung quanh một bus BSM tiêu chuẩn, 16bit. Các bảng mạch in khác nhau được nối với bus này, bus được sử dụng làm phương tiện thông tin.16 bảng có thể được đấu nối với bus BSM. Trong đó việc cung cấp bộ nhớ cho trạm do một ACMCQ (hoặc ACMCS); 1 bảng ACUTR xử lý chính PUP; 1 bảng ACUTR thực hiện chức năng xử lý phụ PUS. Ngoài ra cực đại còn có 12 bảng thực hiện các chức năng riêng biệt của trạm trong đó có một hoặc nhiều các bảng ICTSH, ACHIL và một bảng ICHOR. Bên cạnh đó còn có những bảng được đưa vào trạm nhưng không được đấu nối với bus BSM, đó là các bảng sau đây: 1cặp bảng ICID giao tiếp kết nối giữa SMA với SMX. 1 bảng ACALA để thu nhập và phát cảnh báo xuất hiện trong SMA đến mạch vòng cảnh báo MAL. Cấu trúc này có ưu điểm là nó cho phép mở rộng khả năng sử dụng cấu hình. Tại cùng một thời điểm có thể tăng các khả năng xử lý gọi và dung lượng cũng như khả năng vận hành theo yêu cầu (phụ thuộc vào số lượng kiểu bảng áp dụng). Trạm điều khiển trung kế (SMT): SMT quản lý 32 đường PCM. Các đường này được phân chia làm 8 nhóm, mỗi nhóm gồm 4PCM do một đơn vị điều khiển URM (đấu nối với tổng đài khác) hoặc URS (đấu nối với chuyển mạch vệ tinh) quản lý.Cả 8 module này đều do một phần mềm điều khiển đơn vị đấu nối điều khiển và quản trị gọi là LOGUR.Để đảm bảo sự hoạt động của đơn vị đấu nối, LOGUR và cả phần mềm nhận biết đều có cấu tạo kép. Còn lại phần đầu cuối kết nối PCM và bảng chọn lựa mặt hoạt động không có cấu tạo kép. Do vậy 1SMT gồm 2 mặt: Mặt hoạt động điều khiển các chuyển mạch và nhận biết có liên quan đến chuyển mạch. Mặt dự phòng để cập nhật, giám sát mặt hoạt động và thực hiện chức năng sửa chữa theo lệnh từ trạm đa xử lý bảo dưỡng (SMM). Mặt dự phòng sẽ trở thành hoạt động theo yêu cầu từ SMM hoặc do sự cố trong hoạt động. Hệ thống điều khiển ma trận chuyển mạch (CCX): CCX thiết lập đấu nối giữa các kênh ghép theo thời gian của các đơn vị đấu nối thuê bao nội hạt (CSNL) và các trạm điều khiển trung kế và các trạm điều khiển thiết bị phụ trợ. * Các đặc điểm chính của CCX: Đấu nối đơn hướng giữa bất kỳ một kênh vào nào (VE) với bất kỳ một kênh ra nào (VS). Số lượng các cuộc nối đồng thời bằng số lượng kênh ra. Đấu nối bất kỳ một kênh vào nào với M kênh ra. Đấu nối N kênh vào có cùng cấu trúc khung với N kênh ra cùng cấu trúc khung. Chức năng này còn gọi là đấu nối Nx64Kb/s. Đấu nối 2 hướng giữa phía chủ gọi (A) và bị gọi (B) sử dụng 2 cuộc đấu nối đơn hướng. Ngoài ra CCX đảm bảo: Chuyển mạch giữa thiết bị phụ trợ và các kênh tiếng để chuyển các tín hiệu báo hiệu tần số âm thanh. Phân bố đồng thời các tone và các thông báo đến các kênh ra. Chuyển mạch cố định các kênh số liệu hoặc các kênh báo hiệu số 7 giữa trung kế và trung kế hoặc giữa trung kế và trạm điều khiển thiết bị phụ trợ. Các thiết bị chọn nhánh và và khuyếch đại (SAB): SAB được gắn với CCX về mặt chức năng, nhưng về mặt vật lý thì nó được đặt trong các CSNL, SMT và các SMA. Các đơn vị điều khiển 8 hoặc 16 đường LR của một nhánh. Khuyếch đại các đường tiếng và các đường số liệu từ/tới ma trận chuyển mạch chủ (MCX). Tiếp nhận các báo hiệu thời gian từ MCX và sự phân phối chúng tới các trạm liên quan (CSNL, SMT, SMA). Mỗi khe thời gian SAB chọn cho chúng các nhánh tương ứng (A hoặc B) nhờ việc xử lý 3bit kiểm tra. Cụ thể là nó so sánh các bit trên các kênh ra của hai nhánh của ma trận chuyển mạch chủ bằng việc sử dụng các bit chẵn lẻ. Trạm đồng bộ và cơ sở thời gian (STS): Trạm đồng bộ và cơ sở thời gian (STS) có nhiệm vụ tạo ra và phân phối tín hiệu thời gian. Cấu trúc của nó bao gồm: Một bộ tạo cơ sở thời gian đồng bộ có cấu tạo bội 3 (BTT). Một giao tiếp đồng bộ ngoài HIS có thể cấu tạo kép. Đơn vị đồng bộ có thể nhận 4 đồng hồ PCM. BTT được tạo từ 3 bảng mạch in RCHOR. HIS được tạo từ 1 đến 2 bảng RCHIR. Do có cấu trúc như vậy nên trạm STS có 3 chức năng sau: Giao tiếp với các đồng hồ tham khảo ngoài (HIS), bộ tạo cơ sở thời gian có cấu trúc bội 3 (BTT), và giao tiếp với vòng cảnh báo. Ma trận chuyển mạch chủ (MCX): Thiết bị phần cứng của ma trận chuyển mạch chủ được chia thành 2 nhánh A và B, bao gồm các trạm điều khiển chuyển mạch (SMX). Chuyển mạch là chuyển mạch 16bit và chuyển mạch 1 tầng T. Module chuyển mạch là 16RL. Trạm điều khiển chuyển mạch (SMX): SMX là ma trận vuông với một tầng T, có cấu trúc kép hoàn toàn cho phép phát triển đầu nối đến 2048 đường mạng (LR) hay còn gọi là đường ma trận. Một đường ma trận là đường PCM nội bộ với 16bit trong mỗi một kênh (bao gồm 8bit thoại và 8bit kiểm tra, điều khiển) (LR gồm 32 kênh). SMX(MCX) do COM điều khiển (COM là bộ điều khiển chuyển mạch ma trận). Nó có nhiệm vụ: Thiết lập, giải phóng đấu nối bằng việc xâm nhập vào bộ nhớ điều khiển ma trận. Sự xâm nhập này cho phép viết vào địa chỉ khe thời gian ra và địa chỉ khe thời gian vào. Phòng vệ đấu nối, bảo đảm đấu nối để chuyển mạch số liệu chính xác. Do vậy MCX có thể thực hiện các chức năng đấu nối sau đây: Đấu nối đơn hướng giữa bất kỳ một kênh vào nào với bất kỳ một kênh ra nào (Có thể thực hiện đồng thời đấu nối số lượng của cuộc nối bằng số lượng kênh ra). Đấu nối bất kỳ một kênh vào nào với M kênh ra. Đấu nối N kênh vào với bất kỳ M kênh ra nào (có cùng một cấu trúc khung). Chức năng này đề cập đến đấu nối N x 64Kb/s. Mạch vòng bản tin (Token Ring): Để chuyển thông tin từ trạm này đến trạm kia, tổng đài Alcatel1000E10 sử dụng từ 1 đến 5 mạch vòng thông tin. Nó thực hiện các chức năng sau: Mạch vòng đơn (cấu hình rút gọn) được gọi là mạch vòng giữa các trạm MIS. Một mạch vòng MIS để trao đổi giữa các chức năng điều khiển hoặc giữa các chức năng điều khiển và phần mềm vận hành bảo dưỡng. Từ 1 đến 4 mạch vòng xâm nhập trạm MAS để trao đổi giữa các chức năng đấu nối (URM. COM,ETA, PUPE) và các chức năng điều khiển. Ngoài ra ta có thể lưu ý đến một số đặc điểm khác của Token Ring như : Nó đã được tiêu chuẩn hoá, có thể đấu nhiều nhất là 250trạm/1 mạch vòng, tốc độ 4Mbit/s. Ngoài việc sử dụng phương pháp truyền tin không đồng bộ với các trạm, nó còn có thể truyền thông tin của một trạm đến một hoặc tất cả các trạm khác và nó đảm bảo được chất lượng truyền dẫn bản tin. * Hoạt động của Token Ring : Khi trạm A muốn gửi một bản tin đến trạm C thì nó phải thực hiện nhiệm vụ là nếu trạm A chiếm Token Ring thì phải chuyển Token thành bận, còn trạm A gửi bản tin của nó đến trạm B để chuyển tới trạm C và trạm C công nhận địa chỉ của trạm A, sao chép tin tức và gửi công nhận về trạm A. Còn về phía trạm A nó có nhiệm vụ nhận biết tín hiệu công nhận, xoá thông tin (nếu trả lời từ trạm C là đúng) và chuyển Token thành rỗi. Chương II. Phân hệ vận hành và bảo dưỡng Khái quát: Phân hệ vận hành và bảo dưỡng cùng với phân hệ đấu nối và điều khiển tạo nên trung tâm chuyển mạch OCB-283. Nó cung cấp các phương tiện thông tin với các mạng quản lý viễn thông ở mức địa phương hay mức quốc gia. Phần mềm của phân hệ này được hỗ trợ bằng trạm bảo dưỡng (SMM:Station Multiproceseur de Maintenaince/ Maintenaince). Cấu trúc của nó giống như cấu trúc của các trạm SM khác trừ một số phối hợp đặc biệt. Các thiết bị ngoại vi có liên quan đến phần cứng gần trạm SMM nên nó có thể cùng được lắp đặt trong cùng một chỗ với phân hệ đấu nối và điều khiển hoặc đặt ở một nơi xa và liên lạc thông tin qua modem. Một thiết bị ngoại vi đáng chú ý là giao diện đồ họa gọi là trạm điều hành chung PGS (Poste Général de Suppervision/General Supervisory Station). Nó giúp người ta giám sát vận hành hệ thống. Các chức năng cơ bản của phân hệ vận hành và bảo dưỡng: Người vận hành hệ thống truy nhập toàn bộ phần cứng và phần mềm chuyển mạch của hệ thống Alcatel1000E10B thông qua các đầu cuối xử lý số liệu của phân hệ vận hành và bảo dưỡng như: các bàn phím, các phương tiện đĩa từ, trạm đầu cuối thông minh. Các chức năng này có thể chia làm hai loại: Vận hành và ứng dụng thoại. Vận hành và bảo dưỡng hệ thống. Ngoài hai chức năng trên phân hệ vận hành và bảo dưỡng còn thực hiện các chức năng sau: Chuyển phần mềm và số liệu cho phân hệ đấu nối và điều khiển. Lưu trữ tạm thời các hoá đơn chi tiết tính cước. Tập trung thông tin cảnh báo từ các trạm đầu cuối và điều khiển thông qua các vòng cảnh báo. Chức năng vận hành và ứng dụng thoại Quản lý thuê bao và chọn tuyến (Routing Data): Các động tác chính là : tạo mới, xoá bỏ hoặc thẩm vấn những đặc tính của thuê bao và các mạch điện trong tổng đài. Quản lý mạng báo hiệu: Các công việc cũng được thực hiện giống như trên nhưng áp dụng cho mạng báo hiệu CCITT No.7. Tính cước cuộc gọi: Việc tính cước cuộc gọi bao gồm các nhiệm vụ chính là: Quản lý lịch và các đặc tính tính cước, quản lý các đồng hồ thuê bao và quản lý số liệu hoá đơn tính cước chi tiết. Các số liệu tính cước có thể được chuyển thẳng đến trung tâm quản lý số liệu tính cước CET (CET: Center d’Enrgistrement de la taxation/Charging and biling centre). Việc truyền số liệu này có thể được thực hiện: Thông qua một máy sao chép số liệu tự động (ARD: Automatic de retransmission de données/ Data retransmission automatic). Dùng các thủ tục liên kết dữ liệu (X25) hoặc thủ tục thông tin chuẩn. Quản lý liên kết dữ liệu: Các công tác chính bao gồm tạo mới, thay đổi, xoá bỏ và thẩm vấn các tuyến liên kết bán cố định được dùng để thiết lập các tuyến số liệu với tốc độ 64Kb/s. Giám sát tải: Chức năng giám sát này được dùng để thiết lập các con số thống kê tải (Load statistics) cho một khoảng thời gian chính xác (giờ bận), hoặc cho một khoảng thời gian dài (ví dụ trong vòng một tháng).Việc giám sát tải này thực hiện các thao tác đến. Ví dụ: để nhận được số liệu các các ngữ cảnh cuộc gọi và các ngữ cảnh tính cước bị bận, số lượng các cuộc gọi đang tiến hành đối với mỗi kiểu lưu lượng, số lượng các cuộc gọi trên một nhóm mạch điện hoặc trên một đơn vị truy nhập thuê bao, tỷ lệ rỗi trong các trạm điều khiển. Giám sát lưu lượng: Chức năng này có tính chất tạm thời. Nó được dùng để lấy thông tin đầy đủ trong quá trình tiến hành các cuộc gọi trong tổng đài, thời gian thiết lập cuộc gọi, nhận dạng các liên quan, bản chất của các bản tin, trao đổi với môi trường điện thoại. Nguyên lý của chức năng này dựa trên sự khởi đầu theo yêu cầu (bởi người vận hành hoặc chương trình quản lý lịch) của một danh sách đầy đủ các sự kiện trên một mẫu thiết bị cho trước. Các danh sách này có quan hệ với các đường dây thuê bao (trên một mẫu chọn trước của các thiết bị đường dây thuê bao), nhóm đường dây (các đường dây có lưu lượng lớn), nhóm mạch : đo đạc (mức độ hoàn tất và thời gian chiếm giữ trung bình của các khối), lưu lượng đi (các hướng đi và các mã vùng). Kiểm tra mạch và đường dây thuê bao: Các kiểm tra tự động trên các đường dây thuê bao và các máy điện thoại (Supseriber Lines and Sets) bởi các phép đo vật lý khác nhau (đo hiệu điện thế, độ cách điện, tần số,...). Kiểm tra đột biến (Rapid tests) từ máy điện thoại thuê bao. Phát hiện các điều kiện cố định của đường dây bởi việc giám sát thường kỳ các khối truy nhập thuê bao. Kiểm tra liên quan đến một danh sách các mạch hoặc một mạch đặc biệt bị nghi là hỏng hóc. Các kiểm tra tạo ra việc thu nhận và trao đổi của tín hiệu theo kiểu của mạch được kiểm tra để phát hiện bất cứ một sai hỏng nào. Quản lý mã vòng bậc 4 (CRC 4: Code de Redondance Cyclique d’ordre 4/Cyclic redundancy check of 4th order): Chức năng này có nhiệm vụ: Giám sát end-to-end của các tuyến liên kết số. Kiểm tra truyền dẫn trên tất cả các Byte của khung. Chức năng vận hành và bảo dưỡng hệ thống Vận hành hệ thống: Hoạt động này liên quan đến chức năng cần thiết điều hành các bộ phận phần cứng và phần mềm trong thời gian hoạt động của hệ thống trong các lĩnh vực sau: Phần mềm: Các thao tác liên quan tới việc làm, tạo và thay đổi Version của phần mềm vận hành và bảo dưỡng hệ thống được thực hiện bởi các lệnh của người vận hành trên các đầu cuối vận hành/bảo dưỡng từ phần mềm tham chiếu lưu giữ trên đĩa từ. Dữ liệu: Tính chân thực và bền vững của dữ liệu vận hành cũng được xử lý bởi phần mềm vận hành/bảo dưỡng OM, điều này liên quan tới các File của 2 trạm điều khiển tương đương hỗ trợ các máy phần mềm ML. TR (máy phần mềm quản lý thuê bao và phân tích cơ sở dữ liệu). Các trạng thái của khối: Các bộ phận phần cứng (trạm điều khiển SM) và các bộ phận phần mềm (máy logic ML) được định vị một cách tự động (các cơ cấu bảo vệ) hoặc theo yêu cầu của người thao tác điều hành. Trong các trạng thái dựa vào khả năng xử lý lưu lượng của chúng. Bộ nhớ các vị trí của bộ phận này cần phải được các bộ nhớ khác biết đến và được duy trì dưới sự điều khiển của phần mềm vận hành và bảo dưỡng. Các đầu cuối xử lý dữ liệu: Phần mềm vận hành và bảo dưỡng quản lý tất cả các kiểu đầu cuối chỉ định cho nó. Các đầu cuối đầu ra chuyên dụng. Các đầu cuối chỉ định cho một hoặc nhiều chức năng. Các thao tác như mở rộng hoặc đóng File và quản lý khoá của người điều hành là một phần của chức năng điều hành đầu cuối số liệu. Bảo dưỡng hệ thống : Để bảo dưỡng hệ thống, chức năng phần mềm bảo hành bảo dưỡng OM được cung cấp một tập hợp các thông báo lỗi và các chương trình tìm lỗi.Các thông báo lỗi được tạo ra bởi các bộ phận phần cứng và phần mềm của hệ thống, chúng được sắp xếp và được xử lý thống kê bởi phần mềm OM để xác định nguyên nhân chính xác gây ra lỗi và nhận biết bộ phận (phần cứng hoặc phần mềm) tạo ra dòng thông báo, điều này cho phép các cảnh báo được đưa ra theo 3 lớp : no action, delayed action và prompt action. Các chương trình tìm lỗi được kích hoạt bởi người điều hành trên một hoặc nhiều khối. Các chương trình phân cấp này cho phép phần cứng của một trạm hoặc một khối được kiểm tra. Các thông báo chuẩn đoán đưa ra trên các thiết bị đầu cuối đang hoạt động cho biết: danh sách các khối bị lỗi, khả năng mỗi khối chỉ ra đó là khối bị hỏng (chuẩn đoán từng bước) và trong một số trường hợp còn cho biết bản chất của hỏng hóc. Trạm đa xử lý vận hành và bảo dưỡng (SMM) : Tổ chức chung: Phần mềm khai thác và bảo dưỡng (OM) nằm trong trạm SMM. SMM được xây dựng theo cấu trúc cũng như các thiết bị giống như các trạm đa xử lý khác của OCB283. Trạm này được nối với mạch vòng bản tin MIS. SMM còn có cầu đấu nối dành riêng cho sự truy nhập vào các nhớ tập trung và vào các thuê bao tương tự. Miêu tả SMM: SMM gồm các phân hệ sau đây: Hai trạm đa xử lý đồng nhất (SM), mỗi một nước trạm được xây dựng xung quanh một hệ thống xử lý và một bộ nhớ riêng do hệ thống A8300 cung cấp và được đấu nối với MIS. Một bộ nhớ thứ cấp được đấu nối với các bus giao tiếp máy tính nhỏ (SCCI). Nó được SMMA hoặc SMMB xâm nhập. Các giao tiếp ngoại vi do trạm hoạt động đảm nhiệm. Trong cấu hình kép SMM gồm 2 trạm điều khiển hoàn toàn đồng nhất về cấu trúc vật lý và được phân định là SMMA và SMMB. Một trạm trạng thái hoạt động còn trạm kia ở trạng thái dự phòng. Mỗi phân hệ này gồm các thiết bị sau đây và các bus của chúng: 1 đơn vị xử lý chính (PUP). 1 bộ nhớ chung (MC). 1 đầu nối ghép chính (CMP) cho các đường tương tự đi vào MIS. 2 đầu nối ghép kênh dùng riêng (Telecom) để cung cấp đường nối cho bus thông tin. 1 đầu nối quản lý dành riêng (Diplex) điều khiển chế độ chủ/tớ. Bốn BUS-SCSI thực hiện chức năng giao tiếp với 2 bán hệ xử lý cho phép các thiết bị lưu giữ số liệu được kết nối (như ổ đĩa, steamer, băng từ,...). BUS thông tin (mỗi BUS cho một bán hệ) cho phép 3 loại đấu nối truyền dẫn được kết nối. 3 loại đấu nối đó là: Đấu nối đường không đồng bộ (tất cả các loại đầu cuối). Đấu nối cảnh báo trung tâm (CCAL) chọn địa điểm cho chuông cảnh báo. Đấu nối đường J64. Các thiết bị lưu giữ số liệu: Chúng bao gồm ổ đĩa, cờ (streamer) và một hoặc hai đơn vị băng từ. Các ổ đĩa: ổ đĩa được sử dụng để lưu trữ tất cả các chương trình phần mềm và số liệu trong hệ thống. Chúng hoạt động ở chế độ “được phản chiếu” tức là thông tin được viết ra song song trên 2 đĩa bởi các bán hệ xử lý (SMMA hoặc SMMB). Cờ (Streamer): Cờ 1/4 inch về cơ bản được dùng để nạp số liệu ban đầu và để bảo vệ nội dung các đĩa. Các thông tin ở trạng thái bình thường được chứa trong đĩa. Băng từ được sử dụng để đưa thông tin vào hay mang thông tin ra ngoài. Các thông tin này được truyền trên các File hoặc trên các băng từ tới trung tâm xử lý (ví dụ: thông tin tính cước). Môi trường thông tin trong SMM: Các đầu nối truyền dẫn được sử dụng tuỳ theo vị trí được đòi hỏi như sau: Đầu nối đường không đồng bộ (8 đường/1 đầu); các đầu nối giao nhau của đường 64Kb/s và các đầu nối cảnh báo trung tâm. Các đầu nối khai thác và bảo dưỡng gồm: Các màn hình, các máy in đầu cuối thông minh. Sơ đồ tổ chức của SMM được miêu tả trên Hình vẽ 4. Phần mềm SMM: SMM bao gồm các phần mềm sau: Phần mềm hệ thống cơ sở RTOS (hệ điều hành thời gian thực) thực hiện các chức năng sau: Quản lý hoạt động kép như cập nhật số liệu, chuyển đổi SNM. Quản lý các nguồn phần mềm và phần cứng. Phần mềm ứng dụng RTOS: Nó bao gồm các phần mềm sau: Phần mềm ELAES: Đây là phần mềm áp dụng RTOS thực hiện chức năng vận hành trạm SMM. Sử dụng tổ hợp phần mềm này người điều hành có thể quản lý trạm bằng xâm nhập lệnh vào PC, WAM (Hỏi, định vị, đo kiểm các bảng mạch in của SMM,...). Phần mềm ELIAS: Đây là phần mềm áp dụng hệ thống RTOS có nhiệm vụ quản trị các cảnh báo phần mềm và phần cứng. Trong đó: IAS nhận các chỉ dẫn cảnh báo từ “EL”. IAS theo dõi trạng thái mới của mọi bảng trong trạm và gửi đến phần mềm áp dụng OM bắt đầu hoặc kết thúc bản tin cảnh báo. Bản tin cảnh báo gồm tên bảng có lỗi và trạng thái của nó. Phần mềm ELSUP: Đây là phần mềm áp dụng hệ thống RTOS có nhiệm vụ phòng vệ tổng thể áp dụng trạm. Để thực hiện nhiệm vụ này nó đưa ra các áp dụng khác nhau với các chức năng: Có khả năng theo dõi áp dụng. Có khả năng chuyển đổi trạng thái SMM (bằng R._.TOS hay bằng một áp dụng khác). Có khả năng yêu cầu hoạt động hoạt hoá phòng vệ tổng thể (ví dụ như chuyển đổi). Phần mềm ứng dụng OM: Với chức năng quản trị bắt đầu hoặc kết thúc bản tin cảnh báo phần cứng. Nó bao gồm phân hệ phần mềm là SSOM và các ứng dụng OM. SSOM: Phân hệ OM, thực hiện chức năng giao tiếp giữa “OM” và “RTOS” ứng dụng. OM ứng dụng gồm: ứng dụng điện thoại trong đó bao gồm có quản lý thuê bao, quản lý trung kế, quản lý phiên dịch và quản lý quan trắc; ứng dụng hệ thống bao gồm có quản lý thiết bị, quản lý số liệu, quản lý lỗi và quản lý ngoại vi. Bộ đón kênh liên trạm (MIS) 4 bus scsi STEAMER MTU ổĐĩa smmb smma Bộ xử lý chính (PUP) Bộ phối hợp kép Các bộ phối hợp scsI bsm Bộ phối hợp dồn kênh chính (cmp) Bộ nhớ chung (mc) Bộ phối hợp telecoM Các tuyến x25 Vòng cảnh báo Các tuyến đồng bộ Bộ phối hợp đường dây đồng bộ Bộ phối hợp cảnh báo (ccal) Bus telecom Bộ phối hợp J64 Hình 4. Sơ đồ tổ chức của SMM Chương III. Phân hệ truy nhập thuê bao Giới thiệu chung: Trong hệ thống Alcatel1000E10B, hệ thống truy nhập thuê bao cho phép các thuê bao được nối với OCB-283 bất kỳ chúng ở xa hay ở gần, thuê bao số hay thuê bao tương tự, trong các vùng mật độ dân cư cao hay thấp. Hệ thống truy nhập thuê bao gồm 2 đơn vị lớn: CSN (Subscriber access unit): Đơn vị thuê bao số Tổng quát: Đơn vị truy nhập thuê bao số CSN là thế hệ mới nhất của thiết bị đấu nối thuê bao của hệ thống Alcatel1000E10B. Nó được phát triển dựa trên cơ sở các đặc điểm nổi bật của thế hệ trước đó. CSN được thiết kế với tính khả thi rất lớn của mạng phân bố và tiến dần đến mạng ISDN và điều đó làm tăng năng lực xử lý thực sự tới sự điều khiển các phát kiến sẽ bùng nổ trong các dịch vụ mới. CSN được đấu nối với phân hệ đấu nối và điều khiển (OC) của tổng đài Alcatel1000E10B theo các tuyến PCM chuẩn phù hợp với khuyến nghị CCITT G.732. Những ưu điểm của CSN là đặc điểm nổi bật đối với đơn vị truy nhập thuê bao. CSN có cấu trúc hoàn toàn số. Đối với đường dây thuê bao tương tự việc biến đổi tương tự/số được thực hiện bởi một bộ CODEC cho mỗi đường dây. CSN có thể đấu nối với một hỗn hợp bất kỳ các đường dây thuê bao tương tự và các đường dây số ISDN. Tỷ lệ của hai loại đường dây thuê bao này có thể được thay đổi bất kỳ lúc nào bằng cách thay thế hoặc thêm vào các bảng mạch thuê bao. Ngoài ra nó có thể hoạt động như một bộ xử lý cuộc gọi độc lập nếu tuyến cuối giữa nó và OC bị hỏng hóc, tạo cho nó khả năng thiết lập các cuộc gọi nội bộ mà không cần tới sự giúp đỡ của OC. Tuy nhiên, tất cả các tuyến nối giữa CSN, OC và CNE sử dụng các tuyến PCM tiêu chuẩn, sự liên lạc giữa CSN gần (CSNL) hoặc xa (CSND) với OC đều sử dụng hệ thống báo hiệu CCITT No.7. Do vậy cho dù gần hay xa nhưng dung lượng của một trạm CSN là 5.120 đường tương tự hoặc 2.560 đường số được đấu nối gần hoặc xa theo một tỷ lệ cân xứng. Phân loại: Đơn vị thuê bao số được chia thành 2 loại: CSNL: Đơn vị truy nhập thuê bao số nội hạt CSND: Đơn vị truy nhập thuê bao số xa Đấu nối thuê bao tới CSN: CSN được thiết kế cho mạng đa dịch vụ ISDN có nghĩa là các thiết bị sau có thể được đấu nối trên một CSN: Các đường thuê bao tương tự 2 hoặc 4 dây. Các đường thuê bao số (2B+D) với tốc độ cơ sở là 144Kb/s ( gồm kênh B (Basic) 64Kb/s cộng với kênh D (Data) 16Kb/s). Các đường PCM cho việc đấu nối bảng tổng đài PABX truy nhập mở rộng tới 30 kênh B và 1 kênh D ở 64Kb/s. Đối với các kiểu đường dây thuê bao khác nhau CSN cung cấp các chức năng sau: Đối với đường dây thuê bao tương tự: CSN thực hiện việc đấu nối đường dây và cung cấp nguồn, giám sát trạng thái mạch vòng đường dây thuê bao, truyền tới OC tất cả các tín hiệu từ thuê bao (nhấc máy, quay số,...),truyền tới thuê bao tất cả các lệnh báo hiệu từ OC (đảo cực nguồn xung tính cước...).Việc biến đổi tương tự/số với một bộ CODEC cung cấp cho mỗi đường dây thuê bao cũng được nó đảm nhiệm. Bên cạnh đó CSN còn làm các nhiệm vụ khác như: Tìm đường các cuộc gọi đến và đi, chọn số liệu đo thông lượng, kiểm tra riêng biệt từng đường dây thuê bao và phát hiện lỗi, thiết lập cuộc gọi nội bộ trong trường hợp hỏng tuyến nối với trung tâm chuyển mạch (Các thiết bị thuê báo lỗi được hỗ trợ bởi thiết bị thuê bao dự phòng). Đối với đường dây thuê bao số: Đối với các đường dây thuê bao số CSN cung cấp các dịch vụ sau: Đấu nối đường dây, kích hoạt và giải kích hoạt cho các đường dây (2B+D), tách các kênh B và D và xử lý thủ tục LAPD (Link Access Protocol Channel D), truyền tới OCP tất cả các tín hiệu đường dây kênh D (các bit địa chỉ, báo hiệu giữa những người sử dụng (user-to-user signalling)... Đối với các kênh D, CSN truyền tín hiệu tới các kênh này thông qua các tín hiệu OCB (các bit địa chỉ, báo hiệu giữa những người sử dụng, các xung tính cước cho các đồng hồ đo cá nhân,...). Ngoài ra nó còn giúp việc cho tìm đường và chọn tuyến cho các kênh B và D; lựa chọn số liệu cho thông lượng; kiểm tra, bảo dưỡng và bảo vệ cho từng đường dây số; thiết lập cuộc gọi nội bộ trong trường hợp hỏng tuyến nối với trung tâm chuyển mạch (Các thiết bị thuê bao lỗi được hỗ trợ bởi các thiết bị thuê bao dự phòng). : CCITT No7 ( Đường dây tương tự 2048 Kbit/s 30B+D Đường truyền số liệu 2 đến 16 tuyến PCM 2048 Kbit/s đơn vị truy nhập thuê bao số nt t pabx Tới OCB 283 ( Hình 5. Đấu nối thuê bao tới CSN CES (Electronic settelite concentrators): Bộ truy nhập vệ tinh CES thường được dùng ở xa OCB, do đó nó là CSND (Centen satellite numbers rique distance). Dung lượng tối đa của một trạm CSND là 4864 đường thuê bao tương tự hay 2432 đường dây thuê bao số (trong trường hợp không sử dụng bộ tập trung số xa CNE) hoặc 5200 đường thuê bao tương tự hay 2560 đường dây thuê bao số (trong trường hợp sử dụng bộ tập trung số xa CNE). Cấu tạo chung của một trạm CSND gồm: Khối điều khiển và chuyển mạch UCN. Module tập trung số (CN). CN có thể đặt gần UCN (CNL) hoặc đặt xa UCN (CNE). Như vậy đối với một trạm CSND có dung lượng tối đa thì cần 1UCN và 19 CNL hoặc 1UCN và 20CN (các CN bao gồm có CNL và CNE). CSND có thể vận hành độc lập với OCB-283 khi đường dây nối với OCB-283 bị đứt. CSND nối với phân hệ đấu nối và điều khiển thông qua các tuyến PCM 2Mb/s (từ 2 đến 16 tuyến) và nó liên lạc với OCB-283 bằng báo hiệu số 7. Cấu trúc phần cứng của CSN Cấu trúc phần cứng của CSN bao gồm 2 phần: Khối điều khiển số UCN: Dùng để xử lý các cuộc gọi đi và đến, thiết lập, đấu nối các cuộc gọi nội bộ. Các bộ tập trung số CN: Có thể gần UCN (CNL) hoặc ở xa UCN (CNE). Đơn vị điều khiển số UCN: Đơn vị điều khiển số UCN thực hiện chức năng điều khiển và chức năng chuyển mạch của CSN. Nó tạo ra giao tiếp với OCB-283 bằng báo hiệu số 7. UCN bao gồm: Hai đơn vị đấu nối và điều khiển (UCX) làm việc ở chế độ hoạt động /dự phòng. UCX hoạt động sẽ điều khiển tất cả các thông lượng và cập nhật. Khi hỏng UCX hoạt động thì UCX dự phòng sẽ có sự chuyển đổi lập tức và UCX dự phòng sẽ trở thành UCX hoạt động. Một đơn vị thiết bị phụ trợ GTA. Các mạng giao diện với CNE (ICNE) và OCB-283 (ICND). đường dây thuê bao đường dây số Điều khiển mức 2 (mức 2) Tập trung và đầu nối (mức 2) Xử lý thiết bị phụ trợ ucn Tới các ucn khác Tới các ucn khác đi hoặc tới ocb 283 2 à 16 PCM Tập trung, đầu nối, điều khiển (Mức 1) Số hoá (Nếu là đường dây thuê bao tương tự) Giao tiếp thuê bao cn Hình 5. Cấu trúc UCN Đơn vị đấu nối và điều khiển UCX: Mỗi một UCX bao gồm: Một ma trận chuyển mạch phân chia theo thời gian: Đây là ma trận chuyển mạch 48x16PCM. Trong đó, 16PCM được dùng để đấu nối OCB-283 còn 48PCM được phân chia như sau: 42PCM nối với các CN. 6PCM dùng để nối các thiết bị phụ trợ và các đường báo hiệu bên trong UCN. Ma trận này có thể đảm nhiệm mọi kiểu đấu nối, đặc biệt là đấu nối nội bộ khi CSN hoạt động độc lập với OCB-283. Một trạm điều khiển bao gồm: Một bộ vi xử lý (Processor) và hai bộ phối hợp (Cupler) của nó. Các bộ phối hợp thực hiện đối thoại với các module tập trung số và các board thiết bị thuê bao thông qua thủ tục HDLC và với OCB-283 thông qua báo hiệu số 7. Khối thiết bị phụ trợ GTA: Khối này bao gồm: Các bộ thu tần số. Các bộ tạo tone. Các thiết bị đo đường dây và thiết bị thuê bao. Các bộ thông báo âm ghi sẵn được sử dụng khi CSN bị cô lập với OCB-283. Các mạng giao tiếp với CNE và OCB-283: Các mạng giao tiếp với CNE (ICNE): Thực hiện chức năng giao tiếp giữa UCN và các tuyến PCM nối từ CNE. Các mạng giao tiếp với OCB-283 (ICDC): Thực hiện các chức năng giao tiếp giữa UCN với các tuyến LR đối với CSNL hay các tuyến PCM 2Mb/s đối với CSND đến từ OCB-283. Các chức năng giao tiếp PCM hay LR bao gồm: Biến đổi mã, khuyếch đại, đồng bộ khung, truyền bá và lựa chọn thông tin. Bộ tập trung số CN: Chức năng chính của CN là tập trung những kênh khác nhau từ các bảng mạch (kênh 64Kb/s từ các đường tương tự, kênh B và D từ các đường số,...). Trên các tuyến PCM (tối đa là 4) mà đấu nối nó tới module điểu khiển và chuyển mạch UCN. CN cùng liên lạc với UCN qua tuyến 64Kb/s ghép đôi sử dụng thủ tục HDLC. CN có thể được đấu nối với tỷ lệ hỗn hợp của các đường tương tự và các đường số ISDN (truy nhập mức sơ cấp cơ sở), tất cả các bảng mạch số hoặc tương tự có thể đổi lẫn cho nhau, đơn giản là bằng cách thay thế những yếu tố cắm trên tất cả các bộ đấu nối là đồng nhất. Tất cả các đường dây trên bảng tương tự và số và tất cả các khe thời gian truy nhập sơ cấp đều hoàn toàn truy nhập với các khe thời gian của các tuyến PCM như là sự đấu nối CN tới UCN. Tuy nhiên không có một sự rủi ro nào của các tuyến ghép đôi không xứng và không có sự cưỡng ép đấu nối nào hoặc trong sự lựa chọn vị trí của các bảng thuê bao trong CN hoặc trong sự chọn lựa của thiết bị thuê bao trên bảng. Những đường dây được đấu nối tới CN có thể được phân chia thành các tuyến liện lạc được cung cấp bởi các tuyến PCM (tối đa là 4) đấu nối CN tới UCN một cách hợp lý. Bằng cách tính toán số tuyến PCM được cung cấp khả năng trở ngại trên CN không đáng kể. CNL và CNE có cùng chức năng đối với sự đấu nối các thuê bao tới chúng. Phần cứng cấu trúc như nhau chỉ có khác các mạch giao tiếp tới UCN. * Bộ tập trung số CN bao gồm: Một CN có thể chứa tối đa 16 card thuê bao số hoặc tương tự. Mỗi card nối với 16 đường tương tự hoặc 8 đường số (2B+D) hoặc 1 đường (30B+D). Một thiết bị định vị kiểm tra (thực hiện các chức năng bảo vệ). 2 bảng mạch cung cấp các chức năng clock và giao tiếp PCM với ma trận chuyển mạch. Các nguồn cung cấp. * Chức năng của CN: Trong mỗi CN các đường dây thuê bao được nối với các thiết bị thuê bao. Mỗi thiết bị này được nối với một đường thuê bao tương tự hoặc thuê bao số. Một bộ tập trung số CN có thể phục vụ tối đa 256 đường tương tự hoặc 128 đường số (2B+D). Số hoá (Mỗi đường dây thuê bao tương tự có một bộ CODEC). Tập trung mức đầu tiên : 256 đường thuê bao lên 4 tuyến PCM nối với UCN. Đấu nối và điều khiển mức đầu tiên (bao gồm tiền xử lý thông tin báo hiệu). Đối thoại kiểu bản tin (thủ tục HDLC) với UCN (trong một khe thời gian 64Kb/s). CNL được nối với ma trận chuyển mạch thông qua 2 đến 4 LRI. Tất cả các khe thời gian TS16 của các LRI này đựơc dùng cho báo hiệu HDLC còn khe TS0 không thể được dùng để mang các kênh tiếng nói. Tối đa 42 đường LRI có thể được dùng để đấu nối các bộ tập trung với ma trận chuyển mạch. Phần 3. Trường chuyển mạch số cấp T; S; TS; TST; STS Chương I. Giới thiệu chung về chuyển mạch số Giới thiệu chung về chuyển mạch số: Các hệ thống chuyển mạch là một trong ba thành phần cơ bản của mạng thông tin (các thiết bị đầu cuối, các phương tiện truyền dẫn và các hệ thống chuyển mạch) nên nó đóng một vai trò quan trọng đối với khách hàng xét theo quan điểm sử dụng các dịch vụ thông tin. Việc hệ thống chuyển mạch có điều khiển theo chương trình ghi sẵn lần đầu được đưa vào khai thác trên mạng điện thoại công cộng của Mỹ đã cho phép phương tiện để thực hiện nhiều dịch vụ thông tin cho người sử dụng mà trước đó chưa biết, cũng như phương tiện cho phép làm đơn giản đáng kể việc tổ chức khai thác các hệ thống chuyển mạch và các chức năng hành chính. Việc sử dụng máy tính điện tử để điều khiển các quá trình chuyển mạch ở các trạm trung tâm đã dẫn tới sự xuất hiện thuật ngữ “chuyển mạch điện tử”. Ví dụ: hệ thống chuyển mạch điện tử (Electronic Switching System-ESS) hoặc trạm điện thoại điện tử tự động (Electronic Automatic Exchange-EAX). Nhưng các sơ đồ chuyển mạch được sử dụng trong hệ thống chuyển mạch điện tử thế hệ thứ nhất này được thực hiện trên các thiết bị chuyển mạch điện cơ. Vì việc ứng dụng hệ thống chuyển mạch số cả ở các trạm đầu cuối, cả ở các trạm liên tỉnh sẽ không cho các thuê bao của mạng lợi ích trực tiếp, nên sự khuyến khích cho việc nghiên cứu chế tạo thiết bị số có thể là sự giảm chi phícủa các hãng đảm nhận các vấn đề khai thácvà bảo dưỡng thiết bị chuyển mạch. Sự giảm chi phí đó được tạo ra bởi sự giảm các chi phí khai thác, sự thu gọn diện tích yêu cầu để bố trí thiết bị, sự giản đơn trong việc tăng dung lượng của trạm, sự giảm chi phí đối với thiết bị nối ghép các hệ thống chuyển mạch với các hệ thống truyền dẫn phân chia theo thời gian và cuối cùng bởi chi phí giảm cố định trong sản xuất. Đối lập với mạng công cộng thì trên các mạng riêng dùng để truyền tiếng nói, người ta bắt đầu chỉ trang bị thiết bị số cho cả hệ thống truyền dẫn cũng như chuyển mạch. Trong một số tổng đài cơ quan, việc chuyển đổi sang dạng số được thực hiện ngay trong máy điện thoại. Như vậy những hệ thống này có thể được sử dụng một cách hiệu quả cho việc truyền số liệu cũng như để truyền tiếng nói. Lý do để chuyển đổi tiếng nói vào dạng số trong máy điện thoại không nhất thiết chỉ là mong muốn đảm bảo đường dây thông tin số để truyền số liệu. Đối với nhiều thiết bị của trạm điện thoại cơ quan thì trên một máy điện thoại cho phép chỉ vài dây dẫn điện thoại. Điều này hạn chế nghiêm trọng việc thiết lập các thiết bị có các khoá cơ học nhiều dây dẫn. Trong khi đó những thiết bị có các khoá tương tự hoặc điện tử giảm một cách đáng kể yêu cầu đối với lắp ráp và vì thế có thể được xác định cho việc lắp ráp lại với chi phí không lớn lắm. Các vấn đề xung quanh thoại: Thông tin thoại ngày nay đã phát triển ở một trình độ cao, ngày càng đáp ứng mạnh mẽ nhu cầu trao đổi thông tin của loài người và nó đã đạt đến trình độ liên kết thông tin toàn cầu. Không những nó đáp ứng cho các ứng dụng thoại mà đã phát triển lan rộng thành mạng thông tin đa dịch vụ, đây là một tập hợp các trang thiết bị kỹ thuật thống nhất để cung cấp các loại dịch vụ viễn thông cho người sử dụng. Thông tin thoại từ khi mới ra đời cho đến nay người ta đã phải dựa vào công nghệ phát triển của các thế hệ thiết bị công nghệ điện tử. Để đảm bảo cho một đối tượng có thể trao đổi thoại với nhiều đối tượng khác bất kỳ có trong mạng( bao gồm cả thông tin một chiều, thông tin hai chiều, thông tin có địa chỉ hoặc không có địa chỉ) và ngược lại thì đòi hỏi thông tin phải có chất lượng cao sao cho việc kết nối thông tin được tiến hành nhanh nhất và có chất lượng cao đồng thời cũng phải xem xét đến việc giảm giá thành thiết bị. Để có được tốc độ thông tin nhanh như hiện nay, cụ thể là thông tin thoại của các tổng đài kết nối đã qua bao lần cải tiến song việc quan trọng nhất là do nó đã chuyển sang làm việc ở tín hiệu số. Kỹ thuật số không phải là vấn đề mới trong lĩnh vực viễn thông mà điều chủ yếu là việc sử dụng các tín hiệu số để truyền tiếng nói trong điện thoại( hay còn gọi là vấn đề biến tiếng nói thành dạng số). Trong đó công nghệ chuyển mạch trong các tổng đài được dùng hầu hết là chuyển mạch số. Vấn đề biến tiếng nói thành dạng số: Như ta đã biết thông tin thoại là thông tin mà tín hiệu tại đầu nói (Micrô) và tai nghe là tín hiệu tương tự. Về quan điểm toán học thì nó là một hàm liên tục biến đổi theo thời gian. Còn xét về quan điểm thông tin thì thông tin thoại là phương thức trao đổi song công. Tín hiệu trao đổi là ở dạng tương tự(analog) tại ống nói và tai nghe xuất hiện ngẫu nhiên (nội dung) dải tần trong dải tiếng nói. Để đáp ứng trong tổng đài số tín hiệu thoại phải được số hoá trở thành các tín hiệu số mà vẫn phải đảm bảo nội dung thông tin không được thay đổi. Do đó phải biến đổi tiếng nói thành dạng số. Tiếng nói (tín hiệu âm tần) theo vật lý về tần số có tần số (130Hz-2000Hz), nhưng một tín hiệu có độ trung thực cao mới cần trong khoảng phổ đó. Trong thực tế điện thoại, người ta không cần độ trung thực cao như vậy mà chỉ cần đảm bảo thông tin có độ trung thực vừa phải. Hai đối tượng chỉ cần phải phân biệt được đối tượng gọi hay nhận được tiếng nói thôi mà vẫn đạt được nội dung khi kết nối thông tin. Sau khi nghiên cứu người ta đưa ra khoảng tần số âm tần cần trao đổi (chuẩn hoá theo CCITT) là (0,3á3,4kHz). Cụ thể vấn đề số hoá thông tin được tiến hành như sau: Bước đầu tiên khi biến đổi là việc rời rạc hoá tín hiệu theo chu kỳ. Trong các tín hiệu rời rạc chứa toàn bộ thông tin cần thiết để phục hồi tín hiệu tín hiệu ban đầu tại đầu thu, nếu các tín hiệu được rời rạc hoá với tần số 8kHz. Bước thứ hai trong quá trình biến đổi là lượng tử hoá, tức là xác định giá trị của tín hiệu rời rạc sẽ rơi vào mức biên độ nào trong số các mức biên độ đã phân, thực chất , trong quá trình lượng tử hoá biên độ của mỗi tín hiệu rời rạc mà tín hiệu liên tục có thể có, được thay bằng một giá trị rời rạc nằm ở giữa bước lượng tử tương ứng bởi vì các tín hiệu rời rạc đã lượng tử hoá có các mức rời rạc nên chúng là tín hiệu số có nhiều mức. Để truyền dẫn, các tín hiệu rời rạc sẽ được lượng tử theo biên độ đã được biến đổi thành các tổ hợp mã nhị phân. Các tổ hợp mã nhị phân sau đó được truyền dưới dạng các xung nhị phân. Tại đầu thu dòng các tín hiệu số nhị phân được khôi phục và tái tạo lại các giá trị của tín hiệu rời rạc lượng tử hoá. Sau đó để biến đổi các giá trị tín hiệu rời rạc và phục hồi tín hiệu ban đầu người ta sử dụng bộ lọc tần thấp. Nếu không có lỗi trong truyền dẫn thì tín hiệu trên đầu ra giống hệt tín hiệu đầu vào, với độ méo không lớn do việc lượng tử hoá: sự khác nhau giữa giá trị của tín hiệu rời rạc và mức lượng tử của nó. Khi số bước lượng tử lớn (và như vậy khi số bit trong tổ hợp mã để biểu thị nó lớn) thì bước lượng tử có thể đủ nhỏ để giảm bớt một cách rõ rệt méo lượng tử. Tuy nhiên từ đây phát sinh ra một vấn đề là hai đối tượng thông tin thoại cho nhau không phải tại tất cả các thời điểm khi đã số hoá tín hiệu mà chỉ thông tin cho nhau ở những thời điểm được xác định chu kỳ là 125mS 1 lần. tin tin A B tin tin A B T = 125mS Điều đó cho thấy là trong khoảng 125mS chỉ có hai thời điểm được dùng để thông tin còn lại là không dùng đến. Kỹ thuật ghép kênh theo thời gian và sự phát sinh của chuyển mạch thời gian (T): 0 T = 125mS 3,9mS 3,9mS gọi là khe thời gian của 1 kênh Từ vấn đề trên người ta chia 125mS thành 32 khoảng đều nhau và 32 thông tin được ghép trong một khung, đó là kỹ thuật ghép kênh theo thời gian. Trong đó 30 khe thời gian dùng cho các kênh tiếng nói PCM và hai kênh còn lại dùng cho đồng bộ và báo hiệu. Lúc này mỗi kênh chiếm một khoảng thời gian (hay còn gọi là độ rộng thời gian) là 3,9mS gọi là khe thời gian của 1 kênh. t=3,9mS 7 6 5 4 3 2 1 0 Theo tiêu chuẩn của CCITT đưa ra để phù hợp với qui ước mã mỗi mẫu thông tin sau khi lượng tử hoá được mã hoá bởi 8bit thông tin số và được mô tả như sau: Các giá trị bit (0á7) là nội dung của một mẫu. Như vậy trong lần một có tốc độ thông tin kênh thoại là 8bit/125mS = 64Kb/s. Vấn đề mấu chốt là ở chỗ 8 thông tin thoại này không phân biệt giá trị (chỉ có giá trị 1 hoặc 0) mà phân bố cục bộ tại t = 3,9mS. t = 125mS t = 3,9mS t = 3,9mS 8 bit 8 bit Từ nguyên lý trên ta phát hiện thấy hai đối tượng sẽ thông tin cho nhau khi hai thiết bị thông tin được mở cùng một thời điểm chu kỳ 125mS. Nếu hai đối tượng khác khe thời gian thì không thể trao đổi thông tin cho nhau được nhưng nếu thực tế yêu cầu như vậy thì cách giải quyết là ta phải chuyển khe thời gian sao cho hai đối tượng có cùng chu kỳ lấy mẫu để có thể thông tin được cho nhau. Do đó nó đòi hỏi trong kỹ thuật thông tin thoại số phải có một công nghệ kèm theo đó là chuyển mạch và đồng bộ...Điều đó có ý nghĩa là: Việc ứng dụng các máy tính số được dễ dàng, sự phát triển của công nghệ vi điện tử kèm theo, sự ra đời và phát triển của các kỹ thuật truyền dẫn mới và việc này đồng nghĩa với việc xuất hiện trường chuyển mạch số. Trường chuyển mạch số sẽ thực hiện việc ghép nối hai đối tượng bất kỳ trong mạng được thông tin cho nhau. Nó mang hai tính chất không gian và thời gian (T&S). ý nghĩa của việc sử dụng trường chuyển mạch số: X TS0 TS30 TS31 B A X X T Việc đầu tiên là nó có khả năng đảm bảo tính chống nhiễu cao cự ly thông tin gần như không còn là vấn đề nhiễu và cự ly tuyến dẫn. Thứ hai là đảm bảo một đối tượng thông tin với nhiều đối tượng khác, đảm bảo liên kết các dịch vụ với nhau trên cùng một đường truyền dẫn đó là : Telex (đã được số hoá), thoại, fax, video. Sở dĩ liên kết này có được là do các tín hiệu này đã được số hoá hoàn toàn trên đường truyền dẫn. Thứ ba là đảm bảo độ tin cậy cao trong trao đổi thông tin (chính xác, tốc độ, bí mật,...) và thời gian kết nối ngắn. Thứ tư là đảm bảo dung lượng cao giảm nhiễu so với các phương thức khác, cự ly xa và gần không còn là vấn đề nảy sinh trong kỹ thuật đó chỉ là vấn đề giá thành. Chương II. Chuyển mạch thời gian T (time) Đặt vấn đề: Giả sử có hai đối tượng có cùng thông tin trên một đường truyền dẫn PCM (trong một khung) tại 2 cấp khe thời gian tuỳ ý cho phép mà cần trao đổi thoại với nhau. Vậy phải làm thế nào để hai đối tượng thực hiện thoả mãn yêu cầu trong khi hai khe thời gian khác nhau. Ví dụ: Có A và B cần trao đổi thông tin thoại, với A cấp Ts0, B cấp Ts30. Cách giải quyết yêu cầu: Như ví dụ trên tại TS0 A phải nhận được thông tin của B gửi tới, tại Ts30 B phải nhận được thông tin của A gửi đến. Nghĩa là ta phải thực hiện việc đổi chỗ nội dung thông tin cho nhau tại hai khe thời gian. Để giải quyết vấn đề này người ta thực hiện một cấp chuyển mạch gọi là chuyển mạch T (Time): Đó là cấp chuyển mạch thực hiện chuyển mạch các khe thời gian khác nhau trên cùng một đường truyền dẫn PCM (2Mbit/s). Chuyển mạch thời gian T (time): Chuyển mạch thời gian gồm có một bộ nhớ tiếng nói, các từ trong đường PCM được làm trễ một số khe thời gian (tuỳ ý ít hơn tổng số khe của một khung). Bộ nhớ tiếng nói được điều khiển bởi bộ nhớ điều khiển. Việc viết tin của các khe thời gian tới vào bộ nhớ tiếng nói có thể là liên tục và được điều khiển bởi một bộ đếm đơn giản: khe thời gian số 1 vào tế bào số 1, khe thời gian số 2 vào tế bào số 2,...trong khi đó việc đọc tiếng nói trong bộ nhớ được điều khiển bởi một bộ đếm điều khiển. Bộ nhớ này có số tế bào bằng số khe thời gian và tại mỗi khe thời gian, nó ra lệnh đọc 1 tế bào nhất định trong bộ nhớ tiếng nói. Độ trì hoãn hiệu quả, chuyển mạch kịp thời chính là hiệu số thời gian giữa viết và đọc tiếng nói ra từ bộ nhớ. Khe thời gian đầu vào Khe thời gian đầu ra C Các số liệu đưa vào được nạp vào các khe thời gian của một khung. Để kết nối với một đường thoại, thông tin ở các khe thời gian được gửi từ bên đầu vào của mạch chuyển mạch đến phía đầu ra. Mỗi một đường thoại được định hìnhvới một khe thời gian cụ thể trong một luồng số liệu cụ thể đến khe thời gian của một luồng số liệu khác. Quá trình này gọi là quá trình trao đổi khe thời gian được mô tả khái quát như sau: Luồng khe thời gian đầu ra 4 X 2 4 X t Luồng khe thời gian đầu vào 1 2 X 1 2 t Đó là việc trao đổi nội dung thông tin 4 ô 1 2 đ x 2 ơ x Từ yêu cầu kỹ thuật đặt ra để giải quyết yêu cầu đó người ta đưa ra các phương pháp thực hiện sau. Từ các phương pháp này ta sẽ rút ra kết luận dùng phương pháp nào là ưu việt hơn cả. Các phương pháp sử dụng: Phương pháp làm trễ khe thời gian: Phương pháp này sử dụng các đơn vị trễ có thời gian trễ bằng một khe thời gian đặt trên đường truyền dẫn. Giả sử khung có R khe thời gian cần trao đổi thông tin giữa khe thời gian A và B cách nhau N khe. Ta cho MA đi qua R-N bộ trễ thì đầu ra MA sẽ nằm vào khe thời gian của B. Tương tự như vậy cho MB đi qua N bộ trễ thì đầu ra nội dung của MB đặt trong A. Việc thực hiện trễ: Mạch đơn giản chỉ bao gồm các phần tử trễ song cần rất nhiều mạch trễ cồng kềnh không tiện lợi làm chậm tín hiệu gây khó chịu trong trao đổi thông tin, tiềm năng phát triển không xa. Phương pháp dùng bộ nhớ đệm: Phương pháp này được phát sinh do tín hiệu đã được mã hoá dưới dạng tín hiệu số hoá nên việc sử dụng các bộ nhớ số đơn giản sẽ dễ dàng điều khiển hơn so với tín hiệu tương tự. Việc ứng dụng máy tính điện tử số vào điều khiển được ứng dụng để tăng tốc độ chuyển mạch được dễ dàng. Nhưng bên cạnh đó cũng xuất hiện một yếu tố là vấn đề đồng bộ thời gian. Nguyên lý chung: Nội dung của các khe thời gian được đưa vào ghi tạm thời trong bộ nhớ đệm, nội dung của từng khe được ghi vào các địa chỉ phân biệt sau đó được đưa ra. Tuỳ theo thiết kế mà việc đọc/ghi và nội dung của các khe được phân loại theo: Bộ chọn thời gian điều khiển từ phía trước. Bộ chọn thời gian điều khiển từ phía sau. Việc đọc và ghi được điều khiển và kiểm soát bởi bộ nhớ điều khiển. Chuyển mạch thời gian (T) và nguyên lý điều khiển đầu vào: Các mẫu PCM từ đầu vào đưa tới được ghi vào bộ nhớ. Trình tự ghi các xung mẫu PCM ở các khe thời gian của tuyến PCM đầu vào các ô nhớ nào của bộ nhớ tiếng nói được quyết định bởi bộ nhớ điều khiển. Còn qui trình đọc các mẫu tín hiệu mã hoá PCM ra được tiến hành một cách tuần tự tự nhiên. Mỗi ô nhớ của bộ nhớ điều khiển được liên kết chặt chẽ với khe thời gian tương ứng của tuyến PCM vào và địa chỉ của khe thời gian cần đấu nối ở tuyến PCM ra. Giả thiết cần nối Ts4 của tuyến PCM vào tới Ts6 của tuyến PCM ra thì ô số 4 của bộ nhớ điều khiển được liên kết với Ts4 của tuyến PCM vào. Khi đó địa chỉ của ô nhớ tiếng nói sẽ được sử dụng để ghi từ mã PCM mang mẫu tiếng nói ở Ts4 để từ mã này được đọc vào Ts6 của tuyến PCM ra thì tổ hợp mã ở Ts4 phải được ghi vào ô nhớ số 6 của bộ nhớ tiếng nói. Còn địa chỉ của ô nhớ này được bộ điều khiển chuyển mạch ghi vào ô số 4 của bộ nhớ điều khiển. Hình 6. Sơ đồ cấu trúc chung của chuyển mạch thời gian(T:Time) Ghi nội dung thông tin 00 01 30 31 TS0 TS1 Tuyến PCM- ra TS0 TS1 Tuyến PCM- vào Bộ nhớ tiếng nói Bộ đếm khe thời gian Bộ điều khiển chuyển mạch Quá trình làm việc của bộ nhớ đệm (Buffer memory BM) tại một khe thời gian bao gồm ghi và đọc. Nếu ở Ts4 thì 1/2Ts4 đầu nội dung của Ts4 ghi vào ô nhớ hay thanh ghi số 6 và 1/2Ts4 đọc nội dung ô nhớ hay thanh ghi số 4 ra. Nếu ở Ts6 thì 1/2Ts6 đầu nội dung của Ts6 ghi vào ô nhớ hay thanh ghi số 4 và 1/2Ts6 đọc nội dung ô nhớ hay thanh ghi số 6 ra. Sau khi tiến hành ghi các từ mã ở các khe thời gian của tuyến PCM vào theo phương thức có điều khiển nhờ bộ nhớ điều khiển, nội dung ô nhớ này được đưa ra tuần tự theo thứ tự. Quá trình điều khiển ghi được thực hiện như sau: Bộ nhớ điều khiển chuyển mạch quét đọc lần lượt nội dung các ô nhớ của bộ nhớ điều khiển theo thứ tự 00,01,...,31 đồng bộ với thứ tự các khe thời gian của tuyến PCM vào. Khi đọc tới ô số 4, đúng lúc này Ts4 xuất hiện ở đầu vào bộ nhớ tiếng nói và nội dung 00110 ở ô số 4 của bộ nhớ địa chỉ được đọc ra. Qua BUS địa chỉ lệnh ghi được đưa tới cửa điều khiển mở ô nhớ số 6 của BM. Kết quả 8bit mẫu tiếng nói ở Ts4 của PCM vào được ghi vào 8bit nhớ của ô này. Khi đọc ra 8bit này được đọc vào Ts6 của tuyến PCM ra. Khi đọc tới ô số 6 đúng lúc này Ts6 xuất hiện ở đầu vào bộ nhớ BM, nội dung 00100 ở ô số nhớ số 6 của bộ nhớ địa chỉ được đọc ra. Cũng qua BUS địa chỉ lệnh ghi được đưa tới cửa điều khiển mở ô nhớ số 4 của BM. Như vậy 8bit nhớ của ô số 4 của BM khi đọc ra 8bit được đọc vào Ts4 của tuyến PCM ra. Quá trình điều khiển ghi được mô tả trên Hình vẽ 7. TS4 : 11001100 TS6 : 01001110 TS4 : 11001100 TS6 : 01001110 TS0 TS4...............TS31 Hình 7. Sơ đồ miêu tả quá trình điều khiển ghi Ghi nội dung thông tin 00 01 30 31 Bộ nhớ tiếng nói Bộ đếm khe thời gian Bộ điều khiển chuyển mạch 11001100 01001110 11001100 01001110 TS0 TS4...............TS31 Nguyên lý chuyển mạch điều khiển đầu ra: Mẫu tín hiệu PCM ở tuyến PCM được ghi vào các ô nhớ của bộ nhớ tiếng nói theo trình tự tự nhiên. Tức là các mẫu ở Ts0 ghi vào ô nhớ 00, mẫu Ts1 ghi vào ô nhớ 01 của bộ nhớ tiếng nói,... Khi đọc nội dung ghi ở các ô nhớ này vào các khe thời gian của tuyến PCM ra phải thực hiện có điều khiển, để mẫu tín hiệu PCM ở khe thời gian nào đó ở đầu vào cần phải được chuyển tới một khe thời gian định trước của tuyến PCM ra. Để thực hiện công việc này mỗi khe thời gian của tuyến PCM ra liên kết chặt chẽ với một ô nhớ của bộ nhớ điều khiển theo thứ tự tự nhiên. Nội dung của ô nhớ này được bộ điều khiển chuyển mạch ghi địa chỉ của khe thời gian đầu vào cần được chuyển tới khe thời gian ra tương ứng. Cũng ví dụ trên: Khi nối Ts4 của tuyến PCM vào tới Ts6 của tuyến PCM ra theo phương thức điều khiển đầu ra thì căn cứ vào thông tin địa chỉ bộ điều khiển chuyển mạch ghi địa chỉ số 4 (00100) vào ô nhớ số 6 của bộ nhớ điều khiển. Các mẫu PCM đầu vào ở các khe thời gian được ghi thứ tự lần lượt vào các ô nhớ của bộ nhớ tiếng nói, bộ điều khiển chuyển mạch quét đọc lần lượt vào các ô nhớ của bộ nhớ CM đồng bộ với tuyến PCM ra. Khi đọc ô nhớ số 6 thì nội dung 4 được đưa ra và từ mã PCM của Ts4 ghi ở ô số 4 của bộ nhớ tiếng nói được đọc vào Ts6 của tuyến PCM ra. Như vậy khe thời gian Ts4 được đấu nối tới đầu ra. Dung lượng của trường chuyển mạch cấp T: Cơ sở của nó là việc trong một chu kỳ PCM thời gian là 125mS đọc ra và ghi vào để cuộc thoại trao đổi các khe thời gian liên tục. Cấu tạo: Gồm hai bộ nhớ: một bộ nhớ tiếng nói hay bộ nhớ đệm (buffer memory) và bộ nhớ điều khiển (control memory). Bộ nhớ tiếng nói có số lượng ô nhớ bằng số lượng khe thời gian được ghép trong khung truyền dẫn PCM đưa vào. Trong thực tế các tuyến PCM này thường có 256á1024 khe. ở bộ nhớ tiếng nói mỗi ô nhớ có 8bit nhớ để ghi lại 8bit mang tin của mỗi từ mã PCM. Bộ nhớ điều khiển có số lượng thanh ghi bằng số lượng thanh ghi bộ nhớ tiếng nói. Mỗi thanh ghi có số lượng bit nhớ theo công thức: 2r = c Trong đó: r: Số bit._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDA0621.DOC