Tìm hiểu một số ảnh hưởng của thương mại điện tử tới văn hoá Việt Nam

Phần mở đầu Thương mại điện tử (TMĐT) nói chung được nhìn nhận như một sự phát triển tự nhiên, tất yếu của thương mại trong nền kinh tế số (hay kinh tế mạng). Sự phát triển TMĐT ở Việt Nam là khuynh hướng của sự vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện. Bởi vì, sự nghiệp CNH-HĐH của đất nước ta diễn ra trong xu thế toàn cầu hoá mà công nghệ thông tin đóng vai trò trung tâm. Mặt khác, không giống như nhiều nước trên thế giới. Việc ứng dụng kỹ thuật TMĐT diễn ra tro

doc14 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1678 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tìm hiểu một số ảnh hưởng của thương mại điện tử tới văn hoá Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng môi trường kinh tế - xã hội mà đặc biệt là công nghệ thông tin đã phát triển cao. ở Việt Nam mặt bằng kinh tế - xã hội còn thấp đồng thời những thói quen, phong tục còn có nhiều điểm chưa phù hợp với cuộc sống hiện đại. Do vậy, một mặt vừa phải đảm bảo các yếu tố kỹ thuật ứng dụng TMĐT mặt khác cần phải cải tạo và xây dựng các yếu tố văn hoá xã hội cho phù hợp với yêu cầu ứng dụng TMĐT. Đây là những thách thức lớn đối với nước ta, nhưng ngược lại đây chính là cơ sở để chúng ta đi tắt, đón đầu, nâng cao vị thế của mình với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới. Trong nghị quyết Trung ương khoá X cũng nhận định. "Văn hoá là kết quả của kinh tế đồng thời là động lực của sự phát triển kinh tế. Các yếu tố văn hoá phải gắn kết chặt chẽ với mọi mặt của đời sống xã hội, biến thành nguồn nội lực quan trọng nhất để phát triển đất nước"1. TMĐT có khả năng là đòn bẩy cho sự phát triển văn hoá của một nước. Tuy nhiên, nó cũng có thể là bãi lầy tiêu tốn rât nhiều thời gian và tiền bạc nếu không được chuẩn bị kỹ càng. Do vậy, chúng ta cần tìm hiểu một số khái niệm, ưu nhược điểm và tác động của TMĐT tới văn hoá Việt Nam. 1 Giáo trình Triết học Mác-Lênin Phần nội dung Trong quá trình xúc tiến TMĐT thì điều không thể tránh khỏi là sự biến đổi nhiều khía cạnh của đời sống văn hoá - xã hội. Đây là xu hướng vận động vì văn hoá - một phần của ý thức thường biến đổi chậm và lạc hậu so với tồn tại xã hội mà ở đây là TMĐT. TMĐT đã có nhiều ảnh hưởng sâu rộng tới nhiều khía cạnh của văn hoá. Đặc biệt là về kinh tế - xã hội. I. vàI nét tiếp cậN kháI niệm THƯƠNG MạI ĐIệN Tử 1.Khái niệm Thương Mại Điện Tử. Thương mại điện tử tiếng anh là Electronic Commerce hay thường viết tắt là eCommerce.Thuật ngữ Thương mại điện tử chỉ mới được sử dụng khi có một số người đã thực hiện việc mua bán qua mạng Internet bằng cách trả tiền bằng một loại tiền đã được mã hoá. Khi nói đến Thương mại điện tử là người ta hay nghĩ đến việc sử dụng Internet hay hệ thống các máy nối mạng. Đúng như vậy, nhưng không phải là giao dịch nào trên Internet cũng được gọi là TMĐT. Trên thực tế, nó có vai trò quan trọng hơn nhiều.Vậy chúng ta hiểu Thương mại điện tử như thế nào? *Sự khác nhau giữa TMĐT và Thương mại truyền thống _Thương mại truyền thống đầu tiên xuất hiện khi chúng ta quyết dịnh quan tâm đến các hoạt động hàng ngày của mình. Mỗi gia đình thay vì trồng cây để thu hoạch, săn bắn để lấy thịt, tạo ra các công cụ sản xuất ... để phát triển và hoàn thiện từng kỹ năng trên, rồi trao đổi sản phẩm của mình lấy các sản phẩm cần thiết khác.Dần dần việc đổi chác dẫn đến việc sử dụng tiền tệ làm cho việc giao dịch trở nên dễ dàng hơn.Tuy nhiên thương mại cơ bản giống nhau về mặt cơ học. Mỗi thành viên trong xã hội tạo ra được một số thứ mà một thành viên khác trong xã hội đó cần . _TMĐT là hoạt động thương mại sử dụng phương thức truyền số liệu điện tử để thực hiện hoặc xử lý quá trình kinh doanh. Một số người dùng cụm từ Thương mại Internet để định nghĩa choTMĐT, nghĩa là dùng Internet hoặc Web như là bộ phận trung gian trong việc chuyển giao số liệu của nó. Ngay từ khi cụm từ này còn là quá mới thì đôi khi các nhà doanh nghiệp và người dân thường dùng nó theo nhiều nghĩa khác nhau. *Định nghĩa: TMĐT chỉ việc thực hiện những giao dịch thương mại dựa trên các công cụ điện tử (điện thoại, fax, email…).Mà cụ thể là mạng Internet và WWW (WoldWideWeb_ tức những trang Web hay Website) Ví dụ: -Tìm kiếm thông tin trên Internet cũng là một phần của TMĐT -Trưng bày hình ảnh và thông tin các sản phẩm trên Website 2.Ưu, nhược điểm của Thương Mại Điện Tử _Thương mại điện tử ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Vì đó là những phương thức giao dịch nhanh nhất, tận dụng được tối đa nguồn lực.Thương mại điện tử là kết hợp của những thành tựu khoa học kỹ thuật vào việc kinh doanh. a, Ưu điểm TMĐT là chìa khoá để xây dựng một xã hội tiên tiến với mục tiêu đưa ứng dụng của nó vào phát triển kinh tế. Phát triển TMĐT nói chung đem lại những ứng dụng to lớn trong nhiều lĩnh vực. _TMĐT làm tăng thêm phúc lợi xã hội: Thanh toán điện tử việc trả thuế, lương hưu…và phúc lợi xã hội thấp, an toàn, nhanh chóng.Có thể kiểm toán điều hành dễ dàng hơn các thanh toán bằng séc và chống được thất thoát gian lận. _Quảng bá thông tin với chi phí thấp, tiếp thị toàn cầu. VD: Quảng các trên báo cần 50$/lần.Còn quảng cáo trên Website 24h/ ngày, 7 ngày/tuần được độc giả khắp thế giới biết đến mà chi phí cước tháng chi 5$. _ TMĐT rút ngắn khoảng cách: do được tiến hành trên mạng nên không bị ảnh hưởng bởi khoảng cách địa lý, do đó dù có cách nhau nửa vòng traí đất mọi người vẫn có thể gặp gỡ, nói chuyện qua may tính nhờ tính toàn cầu của mạng. _TMĐT đẩy mạnh tốc độ và tính chính xác để các doanh nghiệp có thể trao đổi thông tin để giảm chi phí cho cả hai bên trong các giao dịch. _TMĐT cho người kinh doanh nhiều sự lựa chọn hơn thương mại truyền thống bởi họ có thể biết đồng thời nhiều loại sản phẩm và các loại dịch vụ từ nhiều người bán khác nhau luôn sẵn sàng hàng ngày, hàng giờ. b, Nhược điểm TMĐT đã đem lại nhiều lợi ích nhưng đi kèm theo đó là những tác động có hại mà chúng ta cần xác định và kiên quyết loại bỏ. Thứ nhất, khi hàng hoá tràn ngập thì người tiêu dùng dễ lâm vào tình trạng ngẫu hứng, mua sắm hàng hoá theo ý thích bất chợt chứ không phải là theo nhu cầu thực sự. Con người trở thành nô lệ của hàng hoá. Đây chính là biểu hiện của lối sống thực dụng coi đồng tiền là quan trọng hơn tất cả. Thứ hai, đặc biệt với trẻ em và thanh thiếu niên nếu không có biện pháp quản lý tốt, hợp lý sẽ dẫn đến tình trạng lệch lạc về ý thức lẫn nhân cách và lối sống. Bởi vì, đây là tầng lớp trẻ, luôn có xu hướng tiếp thu cái mới lạ nên cũng dễ thay đổi quan điểm, tư tưởng. Đây thực sự là những nguy cơ tiềm ẩn làm cho tầng lớp trẻ mất phương hướng, đánh mất bản sắc dân tộc. Văn hoá ngoại nhập tràn lan, không kiểm soát được trên các phương tiện TMĐT sẽ có nguy cơ làm mất khả năng định hướng thông tin. Những luồn văn hoá đen - độc hại cũng theo đó thâm nhập vào làm băng hoại giá trị văn hoá chân chính. Tư tưởng sùng ngoại trong các lĩnh vực hoạt động giao lưu văn hoá thông tin có điều kiện phát triển do các nước lớn với trình độ khoa học kĩ thuật cao, du nhập văn hoá, nghệ thuật dễ làm choáng ngợp lớp thanh thiếu niên nội địa và làm lu mờ bản sắc văn hoá dân tộc thông qua các phương tiện của TMĐT II. Những tác động của TMĐT tới Văn hoá việt nam. Thế giới đang biến động rất mạnh mẽ và sâu sắc do tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, trong đó phải kể đến tốc độ phát triẻn chóng mặt của công nghệ thông tin. Xu thế hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển đã trở thành đòi hỏi bức xúc của mọi dân tộc và mọi quốc gia trên thế giới. Vì vậy, mọi quốc gia đều tập trung xây dựng xã hội văn minh, hiện đại và phát triển kinh tế đất nước.Trong bối cảnh như vậy phát triển TMĐT trở thành yêu cầu khách quan không thể thiếu. 1.Tác động của TMĐT tới Kinh tế_Xã hội Vì chúng ta đang ở Thế kỷ thứ XXI nơi mà sự giàu có về tiền tệ đang được thay thế bằng những sáng kiến, sáng tạo có ý nghĩa. Những tài sản vô hình như vốn tri thức hay các kiến thức chuyên môn là nguồn tài sản vô giá. Mặc dù chúng ta đã có những tiền đề kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa. ở một chừng mực nào đó, lối sống công nghiệp đã manh nha xuất hiện bởi tác dụng to lớn của quá trình công nghiệp hoá đang được thực hiện ở nước ta. Xét về mặt kinh tế xã hội, lối sống cũng gắn với những điều kiện lao động của các tầng lớp khác nhau về nghề nghiệp, thu nhập. Lối sống cũng chứa đựng trong nó những đặc điểm văn hoá của dân tộc. Nó được biểu hiện chủ yếu qua mức sống, thói quen tập quán và một yếu tố quan trọng nữa là giáo dục. * Mức sống _Mức sống hiện nay của nước ta nhìn chung còn thấp so với các nước đang phát triển và phát triển. TMĐT là phương tiện trực tiếp cùng với nhiều phương tiện khác góp phần nâng cao mức sống của người dân. _ Theo tài liệu kỹ thuật thương mại điện tử “TMĐT đem lại nhiều lợi ích trong đó có giảm chi phí sản xuất, chi phí bán hàng và tiếp thị, chi phí giao dịch”. Đúng như vậy, thông qua TMĐT mà đặc biệt là mạng lưới Internet các nhà kinh doanh sản xuất dễ dàng nắm bắt đầy đủ những nhu cầu của người tiêu dùng, thị trường. Do vậy sẽ làm giảm nhiều chi phí không cần thiết, tiết kiệm kinh phí đầu tư để tập trung vào sản xuất, nâng cao chất lượng và số lượng sản phẩm, đem lại hiệu quả cao, dẫn tới thu nhập của người lao động nâng lên. * Thói quen tập quán Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước, đoàn kết trong lao động sản xuất, trong quan hệ cộng đồng. Đây là nếp sống tích cực được bảo tồn và phát huy cho tới ngày nay. Nhưng bên cạnh đó lối nghĩ, lối sống tiểu nông cũng để lại những hủ tục không còn phù hợp với hiện nay, là vật cản của sự phát triển mà chúng ta cần khắc phục. _TMĐT phát triển cũng đồng nghĩa với việc đẩy lùi hoạt động tiểu thương, trong đó nổi cộm là sự thiếu tin tưởng lẫn nhau, tính phi chuẩn trong sản xuất, trao đổi mua bán ....trong quá khứ. Đẩy mạnh xu thế làm ăn lớn, hiện đại, chuẩn hoá, toàn cầu hoá trên nền những công nghệ cao nhất của thời đại là Internet ... _Xúc tiến TMĐT chính là đi vào nếp sống công nghiệp hiện đại, nhanh chóng hiệu quả. Hình thành thói quen làm việc chủ động, độc lập sáng tạo của từng cá nhân, từng tập thể. Cải tạo và nâng cao tập quán dân chủ, đẩy nhanh quá trình dân chủ hoá đời sống xã hội. _TMĐT tác động làm chuyển hoá nếp sống, phong tục tập quán, hình thành lối sống mới trong xã hội. Đây cũng là tư tưởng chỉ đạo của Nghị quyết Trung ương năm khoá VIII đề ra: “Xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn mới với những đức tính như sau: “Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, có ý thức tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích chung, có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỉ cương phép nước, quy ước của cộng đồng, có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái”1.Trích văn kiện hội nghi lần 5_Ban chấp hành TW khoá 8 . *Giáo dục TMĐT là phần nổi của một tiến trình chuyển mình sang nền kinh tế tri thức (KTTT). Đó là nền kinh tế mà trong đó việc sản sinh phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống. Lực lượng lao động là tầng lớp tri thức mà trong đó nhà khoa học nhà quản lý nhà doanh nhân có thể là một. Lực lượng lao động tri thức trong lĩnh vực TMĐT là các chuyên gia tin học có trình độ ứng dụng công nghệ thông tin vào mục đích quản lý, kinh doanh, am hiểu và thực thi nghiêm túc luật pháp; Đủ năng lực để bảo vệ sở hữu trí tuệ, bảo đảm chất lượng công nghệ thông tin, bảo vệ người tiêu dùng ...., là tầng lớp nhân dân và những đối tượng của TMĐT , họ cần có tri thức nhất định để biết cách ứng xử trong môi trường TMĐT . Do vậy, nhiệm vụ đề ra cho ngành giáo dục là tạo ra tầng lớp tri thức mới, đặc biệt là tri thức trẻ với trình độ văn hoá toàn diện không chỉ biết sâu, hiểu rộng về khoa học kĩ thuật và công nghệ. TMĐT phát triển mở ra nhiều hướng đào tạo khác nhau: giáo tục từ xa thông qua truyền hình, Internet, điện thoại, fax, truyền thanh, giáo dục trực tiếp theo phương pháp truyền thống v.v... Nhằm đáp ứng mọi yêu cầu của các tầng lớp nhân dân về học tập, nghiên cứu. Có thể nói rằng khi xúc tiến thương mại điện tử vào nước ta nó đã đặt ra yêu cầu cần phải đổi mới, phát triển nền giáo dục và cũng chính TMĐT tạo ra nhiều cơ hội, điều kiện cho giáo dục nước nhà phát triển. *Quan hệ gia đình _Trong xã hội nay chủ yếu tồn tại mô hình gia đình có hai đến ba thế hệ cũng chung sống dưới một mái nhà.Với truyền thống”kính lão đắc thọ”, coi trọng sự hiểu biết của người già. Khi xúc tiến TMĐT các thành viên trong gia đình có điều kiện đón nhận nhiều nguồn thông tin với nội dung phong phú nên có sự hiểu biết và kiến thức xã hội cao. Do đó vô hình chung vai trò của người già bị suy giảm. Hình thành một nếp sống mới trong đó có sự tách rời giữa các thành viên trong gia đình. Mô hình gia đình chuyển mạnh từ ba thế hệ sang hai thế hệ và thậm chí một thế hệ dưới một mái nhà. Hình thành thói quen chủđộng, tự giác cao trong công việc, coi trọng hiệu quả công việc. Đây là nếp sống tích cực trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá xây dựng và bảo vệ tổ quốc. _Vai trò của người phụ nữ trong gia đình cũng được nâng lên. Không còn tư tưởng “trọng nam khinh nữ”. Khi cách mạng về khoa học và công nghệ mà đặc biệt là TMĐT đi vào đời sống xã hội thì gánh nặng của người phụ nữ giảm dần. Họ gần như được giải phóng khỏi những công việc gia đình nặng nhọc (thường xuyên đi chợ, dọn dẹp, nấu nướng ...) và có thời gian, điều kiện để học tập, nâng cao trình độ văn hoá, _Những quan điểm về lối hôn nhân “cha mẹ đặt đâu con nằm đấy” mang tính gả ép, hoặc là lối hôn nhân dựa trên quan hệ gần gũi tình làng nghĩa xóm. Hay quan niệm “trâu ta ăn cỏ làng ta” ngày nay không còn như trước.Đ ặc biệt khi xúc tiến TMĐT thì mối liên hệ, tiếp xúc càng mở rộng cả về khoảng không gian địa lý. Do vậy người ta có thể chọn lựa để tìm hành phúc cho bản thân... 2. Phát triển TMĐT song song với xây dựng văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc TMĐT làm thay đổi bộ mặt của toàn thế giới. Cùng với nó là sự thay đổi thói quen cũng như tập quán. Đứng trước những thay đổi đó ngoài những phẩm chất vốn có ta cần phải tiếp nhận có chọn lọc. *Tiềm năng của nước ta _Cơ sở hạ tầng văn hoá và xã hội Tỷ lệ biết chữ và một vài mức độ về giáo dục là những tiền đề để có thể ứng dụng TMĐT. Việc xếp hạng cũng được xem xét đến” mức độ xoá mù điện tử” của dân số, kinh nghiệm sử dụng Internet và khả năng tiếp thu chúng. Việc xếp hạng mức độ sẵn sàng ứng dụng TMĐT đánh giá xu hướng đổi mới kinh doanh và đầu tư của mỗi quốc gia. _Tiềm năng Chính phủ đang tập trung toàn bộ nỗ lực cho phát triển TMĐT. Mặc dù Việt Nam là nước đang phát triển, đi sau trong các công cuộc đổi mới nhưng với thế hệ thanh niên trẻ, ham học hỏi cùng với cơ sở vật chất sẵn có sẽ đưa Đất nước Việt Nam sánh vai với các nước trong khu vực cũng như trên Thế Giới. *ảnh hưởng xấu của TMĐT làm một số văn hoá truyền thống nhuốm màu Thương mại hoá. _Hôn nhân: Khi áp dụng TMĐT đã manh nha xuất hiện những kiểu hôn nhân nhuốm màu thương mại. Lúc này với sức mạnh của đồng tiền nhiều khi người phụ nữ trở thành một món hàng. Hình ảnh và những lời giới thiệu về họ được đăng tải trên mạng. Tất cả mọi người với mọi quốc tịch đều có khả năng truy cập tìm hiểu. Thực tế đã chứng minh rất rõ là số những cuộc hôn nhân kiểu này ngày một tăng và dần phổ biến. Điều này rõ ràng tác động rất xấu tới thuần phong mỹ tục của đất nước ta, làm rối loạn huyết tộc và kéo theo sự pha tạp văn hoá, lối sống ... _Quan hệ gia đình: TMĐT phát triển mức sống tăng nhanh dần tới nhu cầu hưởng thụ nâng lên. Giữa các thế hệ nhu cầu hưởng thụ là khác nhau do đó gây ra những mâu thuẫn không đáng có. Xin đơn cử một ví dụ: Hiện nay thế hệ thanh niên thường thích nhạc trẻ, phim hành động, tình cảm lãng mạn ... còn thế hệ người cao tuổi thích thời sự, nhạc dân ca, cải lương ...Nếu không dung hoà được những sở thích khác nhau này thì tất yếu sẽ xảy ra mâu thuẫn. Văn hoá mạng, TMĐT lôi cuốn người ta vào một thế giới ảo mà ở đó họ tìm thấy nhiều niềm vui, nhiều hứng thú. Do đó dẫn tới sự phân nhỏ mô hình gia đình, tình cảm giữa các thành viên trong gia đình, họ hàng mờ nhạt đi ... *Sự chấp nhận của mọi tầng lớp tạo điều kiện cho phát triển TMĐT Trước đây do nhiều nguyên nhân vừa khách quan, vừa chủ quan nên mức độ giao lưu văn hoá thông tin giữa nước ta với các nước còn hạn hẹp. Sau năm 1986, Đảng và Nhà nước ta thực hiện đường lối đổi mới, mở cửa và mở rộng quan hệ với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới về nhiều mặt trong đó đẩy mạnh quan hệ hợp tác văn hoá thông tin theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá dưới nhiều hình thức, nội dung hoạt động: báo chí, biểu diễn nghệ thuật, triển lãm mĩ thuật, bảo tàng, hội chợ thương mại và văn hoá, tham quan du lịch, các ấn phẩm văn hoá ... Việc phát triển TMĐT làm đẩy mạnh, đẩy nhanh tiến trình giao lưu văn hoá thông tin với các nước bạn làm cho họ có thể hiểu và đến với Việt Nam ngày càng nhiều hơn.Do đó làm nhịp độ giao lưu văn hoá giữa Việt Nam và các nước được tăng cường, và hình ảnh của Việt Nam có điều kiện đi sâu vào nhận thức, tình cảm của bạn bè khắp năm châu. TMĐT mở ra chân trời mới cho các hoạt động giao lưu văn hoá thông tin, nó đem tới dòng thông tin đa chiều cho đối tượng sử dụng, giới thiệu và trao đổi các sản phẩm dịch vụ giữa các đối tượng với nhau một cách nhanh chóng và rộng khắp. Sự công bằng bình đẳng trong hưởng thụ văn hoá, thông tin về thương mại của các tầng lớp nhân dân được thiết lập, khoảng cách hưởng thụ văn hoá giữa các vùng, miền được rút ngắn. TMĐT phát triển mở rộng mối quan hệ giao lưu hợp tác về thương mại giữa nước ta với các nước khác trên thế giới, thu hút đầu tư và mở rộng quan hệ, quy mô sản xuất. Đồng thời các giá trị kinh tế -xã hội văn hoá của dân tộc cũng được giới thiệu ra bên ngoài và tiếp thu những giá trị kinh tế - xã hội - văn hoá tiêu biểu của các nước bạn. Nhưng đồng thời khi đẩy mạnh quá trình giao lưu văn hoá thông tin, TMĐT cũng góp phần lưu truyền và phổ biến nhiều loại văn hoá phẩm cũng như lối sống, lối nghĩ không phù hợp với chuẩn mực của xã hội ta. Đó là những ảnh hưởng tiêu cực của TMĐT đối với tiến trình giao lưu văn hoá.Vì vậy, chúng ta cần có sự hiểu biết sâu sắc về văn hoá nói chung, về những yêu cầu của xã hội nhằm tiến hành xây dựng một nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Phần kết luận TMĐT xuất hiện ở nước ta là một tất yếu khách quan khi mà chúng ta thực hiện chính sách mở cửa thị trường. Nếu như văn hoá là động lực, là mục tiêu và hệ bài tiết của phát triển kinh tế - xã hội thì ở đây văn hoá phải đi đầu, chuẩn bị phát huy những mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực để phát triển TMĐT ở nước ta. Trong quá trình xúc tiến TMĐT nó đã có nhiều tác động tới mọi mặt trong xã hội đặc biệt là nền văn hoá truyền thống. Với khả năng của mình TMĐT tạo ra nhiều sự thay tới kinh tế-xã hội, thói quen tập quán, văn hoá giao lưu ... Đó là sự hình thành nếp sống tích cực trong bối cảnh xã hội hiện nay cùng với sự thay đổi nhiều quan điểm tập tục lạc hậu và phương thức thông tin giao lưu ... Đồng thời nó cũng chỉ ra những khuyết điểm, những hạn chế của văn hoá truyền thống và đặt ra nhiều yêu cầu thay đổi để phù hợp với sự phát triển chung. Do vậy trong quá trình hội nhập toàn cầu thì chúng ta phải biết tiếp thu một cách chọn lọc nhằm thu được hiệu quả cao nhất, tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế xã hội như trong văn kiện đại hội IX đề ra “khoa học - công nghệ hướng vào việc nâng cao năng suất lao động, đổi mới sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường, xây dựng năng lực công nghệ quốc gia, ứng dụng một cách sáng tạo những công nghệ nhập khẩu, từng bước tạo ra công nghệ mới. Đi nhanh vào một số ngành, lĩnh vực sử dụng công nghệ hiện đại công nghệ cao (tin học, sinh học, vật liệu mới)”. Nhưng cùng với việc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cần phải xây dựng phát triển một nền văn hoá với những đặc trưng cơ bản là dân tộc, hiện đại, nhân văn. Sao cho ''tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hoá và giáo dục, xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”1 Văn kiện ĐHĐBTQ lần IX trang 112 - 113 2 Văn kiện ĐHĐBTQ lần IX trang 88 Phần cam đoan của sinh viên Thưa Cô đây là bài tiểu luận do chính em suy nghĩ viết ra sau khi tham khảo một số tài liệu về Thương mại điện tử. Không sao chép một nguồn khác, không nhờ hay thuê viết hộ. Trong quá trình viết em có vận dụng nguyên lý về sự phát triển và sử dụng văn phong khoa học theo lối viết diễn dịch là chủ yếu. Xoay quanh tiểu luận là phương pháp luận - tìm sự phổ biến, các mối liên hệ, những cái chung thông qua nhiều cái riêng, tìm các nguyên nhân để xác minh kết quả, xem xét sự mâu thuẫn, đối lập để tìm sự thống nhất .... Nội dung tiểu luận được viết sau khi đọc hiểu cuốn khía cạnh văn hoá trong TMĐT mà đặc biệt là chương II. Do vậy trong việc tạo đoạn văn thì câu chữ là của em hoặc được trích dẫn gián tiếp và có sáng tạo thêm xoay quanh nội dung tư tưởng của tác giả cuốn sách. Vì thế bài tiểu luận này chắc chắn có nhiều thiếu sót. Em mong có được sự góp ý phê bình của Cô để các bài tiểu luận sau được tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Người viết Kiều Thị Vân Anh Tài liệu tham khảo 1. Khía cạnh văn hoá trong TMĐT - NXB Chính trị năm 2001 2. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX - NXB Chính trị năm 2001 3. Văn kiện Hội nghị lần thứ V - BCH Trung ương khoá 8 NXB Chính trị 2000 4. Giáo trình Triết học Mác-Lênin - Trường QL & KD năm 2004 5. Trang Web “thuongmaidientu.com” và “home.vnn.vn” Mục lục Trang Phần mở đầu 2 Phần nội dung 3 I. Vài nét tiếp cận khái niệm Thương mại điện tử 3 1. *Sự khác nhau giữa Thương mại truyền thống với TMĐT 3 *Định nghĩa TMĐT 4 2. Ưu, nhược điểm của TMĐT II. Những tác động của TMĐT tới Văn hoá Việt Nam 7 1. Tác động tới kinh tế xã hội 7 2. Phát triển TMĐT song song với xây dựng văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. 8 Phần kết luận 12 Phần cam đoan cua sinh viên 13 Tài liệu tham khảo 14 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28374.doc
Tài liệu liên quan