Tìm hiểu mối quan hệ giữa một số đặc điểm hình thái và khả năng kháng rầy xanh hai chấm (Amrassca devastans) của một số giống bông

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO TRƯỜNG ðẠI HỌC NƠNG NGHIỆP HÀ NỘI PHAN VĂN TIÊU TÌM HIỂU MỐI QUAN HỆ GIỮA MỘT SỐ ðẶC ðIỂM HÌNH THÁI VÀ KHẢ NĂNG KHÁNG RẦY XANH HAI CHẤM (AMRASSCA DEVASTANS) CỦA MỘT SỐ GIỐNG BƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NƠNG NGHIỆP Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật Mã chuyên ngành: 60 62 10 Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Văn ðĩnh HÀ NỘI - 2011 Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……………………… i LỜI CAM ðOAN Tơi xin cam đoan đây l

pdf107 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2065 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Tìm hiểu mối quan hệ giữa một số đặc điểm hình thái và khả năng kháng rầy xanh hai chấm (Amrassca devastans) của một số giống bông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ đã được cám ơn và các tài liệu trích dẫn được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2011 Tác giả luận văn Phan Văn Tiêu Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……………………… ii LỜI CẢM ƠN ðể hồn thành bản luận văn này, trước hết tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc trước sự quan tâm, dìu dắt, tận tình hướng dẫn của GS. TS. Nguyễn Văn ðĩnh. Tơi xin trân trọng cám ơn các Thầy, Cơ giáo Bộ mơn Cơn trùng, Khoa Nơng học và Viện ðào tạo Sau đại học, Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội đã quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong quá trình thực hiện đề tài. Tơi xin trân trọng cám ơn lãnh đạo, các cán bộ nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Bơng và Phát triển Nơng nghiệp Nha Hố đã ủng hộ, tạo điều kiện giúp đỡ về mọi mặt để tơi thực hiện đề tài trong suốt thời gian qua. Xin chân thành cám ơn vợ, con, người thân, tất cả bạn bè và đồng nghiệp đã luơn động viên, tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong quá trình thực hiện luận văn. Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2011 Tác giả luận văn Phan Văn Tiêu Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……………………… iii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ðOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC........................................................................................................iii CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN...........................vi DANH MỤC BẢNG TRONG LUẬN ÁN.....................................................vii DANH MỤC HÌNH TRONG LUẬN ÁN .....................................................viii MỞ ðẦU........................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................... 1 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài................................................ 2 3. Mục đích và yều cầu ............................................................................... 3 3.1. Mục đích ................................................................................................. 3 3.2. Yêu cầu ................................................................................................... 3 4. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài .......................................... 3 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ..................................... 4 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ....................................................................... 4 1.2. Những nghiên cứu ở nước ngồi ............................................................ 5 1.2.1. Những nghiên cứu về tác hại của rầy xanh hai chấm hại bơng .............. 5 1.2.2. Nghiên cứu về đặc tính sinh học và sinh thái của rầy xanh hai chấm.................................................................................................. 7 1.2.3. Nghiên cứu về biện pháp sử dụng giống kháng phịng trừ rầy xanh hai chấm ......................................................................................... 9 1.3. Những nghiên cứu ở trong nước........................................................... 22 1.3.1. Khái quát tình hình nghiên cứu về đặc điểm sinh học, tác hại và biện pháp phịng chống rầy xanh hại chấm hại bơng ........................... 22 Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……………………… iv 1.3.2. Nghiên cứu về biện pháp sử dụng giống kháng phịng trừ rầy xanh hai chấm ....................................................................................... 24 1.3.3. Nghiên cứu biện pháp sử dụng giống kháng rầy xanh .......................... 25 Chương 2. ðỊA ðIỂM, THỜI GIAN, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 28 2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................................ 28 2.2. Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu ............................................................ 28 2.2.1. Vật liệu nghiên cứu............................................................................... 28 2.2.2. Dụng cụ nghiên cứu.............................................................................. 28 2.3. Nội dung nghiên cứu............................................................................. 28 2.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 29 2.4.1. ðánh giá một số đặc điểm hình thái liên quan tới khả năng kháng rầy xanh của một số giống bơng ................................................ 29 2.4.2. ðánh giá tính kháng rầy xanh trong phịng bằng phương pháp nuơi rầy cho một số giống bơng ........................................................... 30 2.4.3. ðánh giá khả năng kháng rầy xanh của một số giống bơng ở ngồi đồng.............................................................................................. 35 2.5. Phương pháp canh tác trong các thí nghiệm......................................... 35 2.6. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................... 35 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 38 3.1. Một số đặc điểm hình thái của các giống bơng .................................... 38 3.2. ðánh giá khả năng chống chịu rầy xanh của một số giống bơng trong phịng thí nghiệm......................................................................... 40 3.2.1. Quá trình phát triển cá thể của lồi rầy xanh hai chấm trên các giống bơng ............................................................................................ 41 3.2.2. Hoạt động sinh sản của lồi rầy xanh hai chấm hại bơng .................... 43 Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……………………… v 3.2.3. Bảng sống và các chỉ số sinh học của rầy xanh hai chấm hại bơng................................................................................................. 50 3.3. ðánh giá khả năng kháng rầy xanh của một số giống bơng ở ngồi đồng ............................................................................................. 57 KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ............................................................................. 64 1. Kết luận................................................................................................. 64 2. ðề nghị.................................................................................................. 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 66 PHỤ LỤC........................................................................................................ 76 Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……………………… vi CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN Ký hiệu, chữ viết tắt Diễn giải λ The finite rate of increase - Giới hạn tăng tự nhiên (λ = antiloge r) et al. Và những người khác ha Hectare - Héc ta NSG Ngày sau gieo r The intrinsic rate of increase - Tỷ lệ tăng tự nhiên (∑lx.mx.e -rx = 1) R0 The net reproduction rate - Hệ số nhân trong một thế hệ (R0 = ∑lx.mx) TB Trung bình Tc The mean length of a generation - Thời gian của một thế hệ tính theo tuổi của mẹ (Tc = ∑x.lx.mx/∑lx.mx) TT Trưởng thành Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……………………… vii DANH MỤC BẢNG TRONG LUẬN ÁN Bảng Nội dung Trang Bảng 3.1. Một số đặc điểm hình thái của các giống bơng cĩ liên quan đến khả năng chống rầy xanh (Nha Hố, 2011)............................ 38 Bảng 3.2. Thời gian phát dục của rầy xanh khi nuơi trên các giống bơng ở điều kiện nhiện độ 280C và ẩm độ 75% (Nha Hố, 2011).............. 41 Bảng 3.3. Tuổi thọ và khả năng sinh sản của rầy xanh hai chấm (tại Nha Hố, 2011) ....................................................................... 44 Bảng 3.4. Mối tương quan giữa mật độ lơng trên bề mặt lá bơng với một số chỉ tiêu sinh học của rầy xanh (Nha Hố, 2011) ............... 47 Bảng 3.5. Tỷ lệ giới tính của rầy xanh hai chấm Amrasca devastans Distant trên các giống bơng (tại Nha Hố, 2011).......................... 49 Bảng 3.6. Tỷ lệ sống và sức sinh sản của rầy xanh hai chấm Amrasca devastans trên giống bơng VN3P (tại Nha Hố, 2011)................. 51 Bảng 3.7. Tỷ lệ sống và sức sinh sản của rầy xanh hai chấm Amrasca devastans trên giống bơng TL0035 (tại Nha Hố, 2011).............. 53 Bảng 3.8. Tỷ lệ sống và sức sinh sản của lồi rầy xanh hai chấm Amrasca devastans trên giống bơng D20-9 (tại Nha Hố, 2011) ...................... 55 Bảng 3.9. Các chỉ số sinh học của rầy xanh hai chấm Amrasca devastans Distans trên các giống bơng: VN36P, TL0035 và D20-9 (tại Nha Hố, 2011) ............................................................. 56 Bảng 3.10. Tình hình rầy xanh gây hại trên các giống bơng trong vụ mưa 2010 tại Nha Hố................................................................... 58 Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……………………… viii DANH MỤC HÌNH TRONG LUẬN ÁN Hình Nội dung Trang Hình 3.1. Gieo bơng trong nhà kính để đảm bảo lá bơng sạch ................... 36 Hình 3.2. Cây bơng ở giai đoạn 60 ngày tuổi ............................................. 36 Hình 3.3. Nuơi rầy cách ly trong lồng lưới khung nhơm để thu rầy cuối tuổi 5 . .................................................................................. 36 Hình 3.4. Gieo bơng liên tục trong nhà kính để thu lá nuơi rầy .................. 36 Hình 3.5. Kính lúp soi nổi dùng để soi rầy và đếm mật độ lơng................. 36 Hình 3.6. Buồng sinh trưởng Plant Growth Chamber VS3DS ................... 36 Hình 3.7. Nhịp điệu sinh sản của rầy xanh hai chấm trên các giống bơng (Nha Hố, 2011) ................................................................... 45 Hình 3.8. Rầy non tuổi 5.............................................................................. 46 Hình 3.9. Trưởng thành cái rầy xanh hai chấm........................................... 46 Hình 3.10. Trưởng thành đực rầy xanh hai chấm ............................................ 46 Hình 3.11. Trứng rầy xanh hai chấm ............................................................ 46 Hình 3.12. Rầy trưởng thành đang giao phối ............................................... 46 Hình 3.13. Nuơi rầy non trong ống nghiệm theo dõi các pha phát dục ........ 46 Hình 3.14. Quan hệ giữa mật độ lơng mặt dưới lá với số rầy con do 1 trưởng thành cái sinh ra của rầy xanh hai chấm hại bơng (tại Nha Hố, 2011) .............................................................................. 48 Hình 3.15. Quan hệ giữa mật độ lơng mặt dưới lá với tuổi thọ trưởng thành cái và thời gian một đời của rầy xanh hai chấm (tại Nha Hố, 2011) ....................................................................... 48 Hình 3.16. Tỷ lệ sống (lx) và sức sinh sản (mx) của rầy xanh hai chấm trên các giống bơng khác nhau ở nhiệt độ 280C, ẩm độ 75% (tại Nha Hố, 2011) ........................................................................ 57 Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……………………… ix Hình 3.17. Diễn biến mật độ rầy xanh và cấp rầy hại trên các giống bơng qua các giai đoạn sinh trưởng trong vụ mưa năm 2011 tại Nha Hố........................................................................... 59 Hình 3.18. Tương quan giữa mật độ lơng mặt dưới lá với cấp rầy hại trên các giống bơng khác nhau (tại Nha Hố, 2011)..................... 61 Hình 3.19. Triệu chứng cây bơng bị rầy xanh hai chấm gây hại lúc nhỏ ........................................................................................ 62 Hình 3.20. Giống bơng VN36P (phải) và giống D20-9 (trái) ở giai đoạn 90 NSG (Ảnh: Phan Văn Tiêu)........................................... 62 Hình 3.21. Giống bơng TL0035 (phải) và giống D20-9 (trái) ở giai đoạn 90 NSG ............................................................................... 62 Hình 3.22. Giống bơng D20-9 ở giai đoạn 90 NSG ..................................... 62 Hình 3.23. Ghép cặp rầy trưởng thành theo dõi sức sinh sản........................ 62 Hình 3.24. ðưa cây bơng đã ghép cặp rầy trưởng thành vào tủ nuơi ........... 62 Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……………………… 1 MỞ ðẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cây bơng (Gossypium hirsutum L.) là cây trồng cĩ sợi quan trọng nhất, nĩ là nguồn nguyên liệu tự nhiên số 1 của ngành dệt. Ngồi ra, xơ bơng cịn được dùng để sản xuất bơng vệ sinh, y tế; hạt bơng cĩ thể dùng để tinh chế dầu ăn và bột làm bánh giàu dinh dưỡng; thân lá, vỏ hạt và vỏ quả với hàm lượng xenllulơ cao dùng sản xuất giấy, tấm cách nhiệt, ván ép, chất đốt hoặc dùng làm nguyên liệu để sản xuất nấm ăn. Bơng được trồng ở 111 nước trên thế giới, chủ yếu ở các nước như: Trung Quốc, Mỹ, Uzbekistan, Úc, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn ðộ, Hy Lạp, Ai Cập, Sudan, Brazin và Syna. Tổng diện tích bơng thế giới năm 2009-2010 là 30,58 triệu ha [82]. Ở nước ta, cây bơng đã cĩ từ lâu đời và mang tính chất truyền thống. Hiện nay, cây bơng là một trong những cây trồng chủ lực, cĩ ý nghĩa quan trọng trong hệ thống cây trồng tại nhiều địa phương. Tuy vậy, diện tích và sản lượng bơng sản xuất bơng trong nước cịn rất thấp, niên vụ 2009/2010 sản lượng bơng chỉ mới đáp ứng được khoảng 1,4% nhu cầu xơ bơng cho ngành dệt [19]. Do đĩ, mở rộng diện tích trồng bơng, thâm canh để tăng năng suất và chất lượng xơ nhằm đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho ngành dệt là một yêu cầu cấp thiết. Ở Việt Nam, sâu bệnh hại bơng là một trong những yếu tố chính làm kìm hãm việc mở rộng diện tích sản xuất và tăng năng suất bơng. Trong thấp kỷ qua, nhờ áp dụng các thành tựu khoa học đã chọn tạo giống chuyển gen kháng sâu đã tạo ra các giống bơng kháng sâu VN15, VN01-2, VN04-4, .... Mặt dù các giống này kháng sâu xanh Helicoverpa armigera Hübner nhưng chúng khơng kháng các lồi cơn trùng gây hại theo kiểu chích hút. Các lồi sâu chích hút gây hại nghiêm trọng như: rầy xanh hai chấm (Amrasca devastans), rệp bơng (Aphis gossypii), bọ trĩ (Thrips tabaci). Rầy xanh hai chấm (Amrasca devastans) là đối tượng gây hại chính ở nhiều vùng bơng trong cả nước và thiệt hại do rầy Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……………………… 2 xanh gây ra là khá lớn (Nguyễn Hữu Bình 1990; Nguyễn Thị Hai 1996; Nguyễn Thơ 1996) [1], [4], [12]. Rầy gây hại từ đầu vụ đến khi thu hoạch nhưng gây hại mạnh và cĩ mật độ cao vào giai đoạn cuối vụ bơng [4]. ðể hạn chế tác hại của rầy, các nghiên cứu trong thời gian qua chủ yếu tập trung vào hướng chọn tạo giống bơng kháng rầy (Nguyễn Hữu Bình, 1990; Lê Trọng Tình, 2001) [1], [15] ; áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác: luân, xen canh bơng với các cây trồng khác, phun PIX và sử dụng thuốc hố học như phun qua lá và xử lý hạt giống. Trong số những biện pháp làm giảm thiệt hại gây ra bởi sâu hại thì biện pháp dùng giống kháng đĩng vai trị quan trọng, cĩ ý nghĩa (Aziz and Muhammad, 2005) [25]. Theo Nguyễn Hữu Bình (1990) [1], những giống bơng luồi Gossypium hirsutum cĩ mật độ lơng dày, dài, cĩ khả năng kháng rầy xanh Empoasca biguttula. Nhờ kháng rầy xanh do vậy trong thời kỳ đầu khơng cần sử dụng thuốc trừ rầy xanh nên duy trì được ký sinh, thiên địch. Hiện ở Việt Nam cĩ rất ít cơng trình nghiên cứu về các đặc điểm hình thái liên quan đến khả năng kháng rầy xanh của các giống bơng. ðể quản lý và phịng trừ rầy xanh hai chấm bằng sử dụng giống bơng kháng rầy cĩ hiệu quả, cần cĩ những hiểu biết nhất định về đặc điểm hình thái của cây bơng và mối liên quan giữa các đặc điểm hình thái với khả năng kháng rầy xanh của các giống bơng. Trước tình hình đĩ, thực hiện đề tài “Tìm hiểu mối quan hệ giữa các đặc điểm hình thái và khả năng kháng rầy xanh của một số giống bơng” nhằm tìm hiểu khả năng kháng rầy xanh của một số giống bơng cĩ các đặc điểm hình thái khác nhau là rất cần thiết. 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - ðề tài bổ sung dẫn liệu khoa học mới về các đặc điểm hình thái của giống bơng liên quan đến khả năng kháng rầy xanh, các đặc tính sinh học và Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……………………… 3 sinh thái của rầy xanh hai chấm hại bơng (Amrasca devastans) trên một số giống bơng. - ðề tài đĩng gĩp những cơ sở khoa học và thực tiễn, định hướng cho nghiên cứu về tạo giống bơng kháng rầy xanh và quản lý rầy xanh tại Việt Nam. 3. Mục đích và yều cầu 3.1. Mục đích - Tìm hiểu khả năng kháng rầy xanh của một số giống bơng để xác định nguồn vật liệu phục vụ cho lai tạo giống kháng rầy. 3.2. Yêu cầu - ðánh giá một số đặc điểm hình thái của các giống bơng. - ðánh giá được khả năng kháng rầy xanh của một số giống bơng trong phịng thí nghiệm và ngồi đồng ruộng. 4. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài - ðối tượng nghiên cứu là rầy xanh hai chấm (Amrasca devastans) hại bơng và các giống bơng cĩ khả năng kháng rầy khác nhau gồm: VN36P, TL0035 và D20-9. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài: + Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái liên quan đến khả năng kháng rầy của 3 giống bơng: VN36P, TL0035 và D20-9. + Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của rầy xanh trên 3 giống bơng: VN36P, TL0035 và D20-9 ở trong phịng. + Nghiên cứu khả năng kháng rầy xanh của một số giống bơng ở trong phịng và ngồi đồng tại Viện nghiên cứu bơng và phát triển nơng nghiệp Nha Hố. Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……………………… 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài Bơng là cây trồng cĩ ý nghĩa kinh tế quan trọng của nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, bơng là cây trồng quan trọng cung cấp nguyên liệu cho ngành dệt may. Tuy nhiên, sản xuất bơng gặp nhiều trở ngại và một trong những trở ngại lớn nhất là sâu hại (dẫn theo Vũ Cơng Hậu, 1991) [7]. Trong những năm gần đây, nhờ ứng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến trong lĩnh vực chọn tạo giống, kỹ thuật canh tác và bảo vệ thực vật nên diện tích và năng suất bơng tăng lên đáng kể, nhất là bơng trồng thâm canh vụ ðơng – Xuân cĩ tưới tại một số tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung bộ. Tuy nhiên, để phát triển sản xuất bơng ổn định thì vấn đề quản lý sâu hại, đặc biệt là các lồi sâu chích hút đang là thách thức lớn cho người trồng bơng. Rầy xanh hai chấm Amrasca devastans là một đối tượng nguy hiểm trên cây bơng, nhất là bơng trồng trong điều kiện thời tiết khí hậu vụ ðơng – Xuân khơ hạn rất thuận lợi cho rầy xanh phát triển và gây hại. ðể phịng trừ rầy xanh hai chấm, người trồng bơng dựa chủ yếu vào thuốc hố học. Kết quả là sử dụng thuốc hố học với số lần và liều lượng ngày càng cao làm tổn hại đến mơi trường sinh thái, tạo điều kiện cho rầy xanh và các lồi cơn trùng khác nhanh chĩng hình thành tính kháng và sự bùng phát các lồi thứ yếu trở thành chủ yếu nhưng thiệt hại do rầy xanh gây ra vẫn gia tăng. Do đĩ, dùng giống kháng rầy là mấu chốt của hệ thống phịng trừ tổng hợp sâu bệnh hại. Các giống bơng cĩ các đặc điểm lơng nhiều, dài là những giống kháng rầy cĩ ý nghĩa quan trọng nhất. Giống bơng nhiều lơng đã làm chậm số lần phun rầy, rệp ở giai đoạn đầu vụ. ðặc tính nhiều lơng đã gián tiếp giúp cây trốn được sự phá hại của sâu xanh, chống lại rầy xanh, làm khĩ khăn cho sâu keo đẻ trứng và tạo điều kiện hạn chế sự phát triển thành dịch của sâu xanh (Nguyễn Hữu Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……………………… 5 Bình, 1990) [1]. Việc đưa các giống bơng kháng rầy vào sản xuất đã hạn chế sử dụng thuốc hĩa học, tạo điều kiện cho thiên địch phát triển nên duy trì được cân bằng sinh thái giữa sâu hại và thiên địch. Vì vậy, chọn tạo và sử dụng giống kháng rầy một định hướng chiến lược để mở rộng diện tích và tăng năng suất bơng ở Việt Nam. Xuất phát từ yêu cầu đĩ, dựa trên những hiểu biết cơ bản về đặc điểm sinh học và biện pháp phịng chống rầy xanh hại bơng kết hợp với các biện pháp kỹ thuật tiên tiến đã nghiên cứu và áp dụng thành cơng như sử dụng giống bơng kháng sâu xanh, ... thì việc nghiên cứu mối quan hệ giữa các đặc điểm hình thái của giống liên quan đến khả năng kháng rầy là rất cần thiết. 1.2. Những nghiên cứu ở nước ngồi 1.2.1. Những nghiên cứu về tác hại của rầy xanh hai chấm hại bơng Rầy xanh hai chấm thuộc nhĩm chích hút là một trong những lồi sâu gây hại nguy hiểm nhất cho bơng của nhiều nước trên thế giới. Theo FAO (1991) [31], rầy xanh hai chấm Amrasca devastans cĩ mặt và gây hại nghiêm trọng cho cây bơng ở các nước thuộc Châu Á: Ấn ðộ, Pakistan, Bangladesh, Myanmar, Philipine, Indonesia, Thái Lan. Theo Sajjad và ctv (2004) [68], cĩ nhiều yếu tố ảnh hưởng đến năng suất bơng ở Pakistan nhưng yếu tố quan trọng nhất là dịch hại và rầy xanh Amrasca devastans (Dist.) là lồi dịch hại nguy hiểm nhất. Theo Murugesan và Kavitha (2010) [49], trong những năm gần đây, phạm vi tác động của rầy xanh hại bơng Amrasca devastans (Dist.) ngày càng phổ biến từ rau màu tới các loại cây trồng khác. Ở Ấn ðộ, rầy xanh gây hại làm giảm năng suất bơng hạt từ 330 – 390 kg/ha. Cĩ nhiều yếu tố ảnh hưởng đến năng suất bơng ở Pakistan nhưng yếu tố quan trọng nhất là dịch hại và rầy xanh Amrasca devastans (Dist.) là lồi dịch hại nguy hiểm nhất (Sajjad et al, 2004) [68]. Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……………………… 6 Ở Trung Quốc, rầy xanh hai chấm Amrasca devastans chỉ gây hại ở những vùng bơng phía Nam (dẫn theo Vũ Cơng Hậu, 1991) [7]. Mức độ thiệt hại do rầy xanh hai chấm gây ra cho cây bơng khác nhau tuỳ thuộc vào từng quốc gia, từng vùng và mùa vụ. Tại Pakistan, Pieter (1987) [62] cho rằng, rầy xanh hai chấm Amrasca devastans là loại gây hại nghiêm trọng cho cây bơng ở giai đoạn 60 ngày sau gieo. Nếu rầy xanh hai chấm với mật độ 2 con/lá trong vụ thì thiệt hại đến 17% năng suất. Khi đánh giá về ảnh hưởng của rầy xanh đến sinh trưởng của cây bơng, Rote et al (1985) [65] cho biết, mật độ rầy non đạt đến 5,2 con/lá đối với giống bơng lai và 3,6 con/lá đối với giống Varalaxmi sẽ làm lá ở tầng dưới của cây bơng quăn queo, cháy vàng. Theo Suruli et al [77], các giống bơng Bt bị rầy xanh gây hại làm giảm năng suất từ 4,2 – 12,18%, trong đĩ giống Mech 184 Bt năng suất giảm ít nhất. Giống Mech 84 Bt bị rầy xanh gây hại thấp nhất là do giống cĩ nhiều lơng ở trên lá, cuống lá và quả, trong khi các giống lai khơng cĩ lơng thì bị rầy xanh gây hại nhiều và năng suất bị giảm do rầy xanh gây hại cao hơn. Ở Australia, rầy là lồi gây hại thứ yếu, ít khi ảnh hưởng đến năng suất. Chúng đưa chất độc vào cây, làm cho lá và quả rụng, cây cịi cọc (Sharyn, 2009) [72]. Ở Ấn ðộ, ngồi cây bơng, rầy xanh hai chấm cịn tìm thấy trên cây thầu dầu, thục quỳ, cà dại (Solanum melongena), khoai tây (Solanum tuberosum), kê náp (Hibiscus cannabinus), đậu bắp, hoa hướng dương. Tại Pakistan, Jamshaid và ctv (2011) [38] cho biết, đậu bắp (Abelmoschus esculentus) và các cây họ cà là ký chủ ưa thích của rầy xanh hai chấm Amrasca devastans. Trong vụ khơ, rầy tồn tại trên các cây ký chủ phụ mọc hoang dại (Vennila et al, 2007) [80]. Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……………………… 7 1.2.2. Nghiên cứu về đặc tính sinh học và sinh thái của rầy xanh hai chấm Theo Vennila et al (2007) [80], ở Ấn ðộ, một rầy trưởng thành cái của lồi Amrasca devastans cĩ thể đẻ trung bình khoảng 15 trứng và nhiều nhất là 29 trứng. Thời gian phát dục của trứng khá dài, khoảng 4 - 11 ngày. Ấu trùng phát dục qua 5 lần lột xác với thời gian từ 7 ngày (trong mùa hè) đến 21 ngày (trong mùa đơng). Trứng rầy cong, thon dài và cĩ màu trắng hơi vàng, được đẻ trong gân mặt dưới lá. Ấu trùng cĩ màu xanh xám, hơi vàng với đặc điểm bị theo đường chéo so với cơ thể rầy và xuất hiện ở mặt dưới lá. Trưởng thành dài 3,5 mm, thon dài, trên đầu cánh trước cĩ chấm màu đen. Tuỳ từng lồi, từng vùng sinh thái khác nhau mà sức đẻ, tuổi thọ của rầy xanh cũng khác nhau (Evans, 1966) [30]. Theo Husain và Lal (1940) [36], ấu trùng rầy tuổi 1 thích dinh dưỡng ở phần gần cuối của gân lá, rìa mép lá . Trong khi đĩ, ấu trùng tuổi 2 hoạt động rộng hơn trên khắp cả lá nhưng chủ yếu là ở mặt dưới của lá. Theo Nangpal (1948) [51], sau khi hố trưởng thành 2 ngày, rầy trưởng thành bắt đầu giao phối và sự giao phối cĩ thể xảy ra đến ngày thứ 16. Sau khi giao phối 2-7 ngày rầy trưởng thành bắt đầu đẻ trứng. Kết quả nghiên cứu của Shivanna (2009) [73] cho biết, rầy trưởng thành cái đẻ trứng ở trong mơ cây như trong cuống lá non, các gân lá và thịt lá nhưng chủ yếu trong gân chính và gân ở mặt dưới lá. Trứng mới đẻ trong mờ, cĩ hình ơ van, thon dài với màu vàng trắng, được đẻ từng quả 1. Chiều dài của trứng từ 0,63 – 0,68mm và trung bình là 0,66 ± 0,02 mm. Trung bình mỗi con cái đẻ từ 17 đến 24 trứng, trung bình là 20,33 ± 2,65 trứng, thời gian sống trung bình của trưởng thành đực là 15,90 ± 1,58 và con cái là 16,38 ± 1,83 ngày. Nhiệt độ cĩ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh sản, phát dục và tuổi thọ của rầy trưởng thành. Theo Klain (1947) [41], rầy trưởng thành cĩ thể sống trung bình được 2 tuần vào mùa hè cĩ nhiệt độ cao và hơn 7 tuần trong mùa đơng lạnh ở Palestine. Nghiên cứu về biến động của rầy xanh hai chấm Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……………………… 8 Amrasca devastans tại Punjab (Ấn ðộ), Matthews (1960) [47] đã ghi nhận cĩ 11 lứa rầy xuất hiện trên cây bơng, thời gian mỗi lứa kéo dài 15 - 46 ngày. Theo tác giả, trong điều kiện lý tưởng, số lượng rầy xanh hai chấm tăng nhanh và gây hại nặng trong tháng 7-8. Tại Pakistan, theo Aziz và Muhammad (2005) [25], rầy xanh gây hại trong suốt 3 tháng bắt đầu từ tuần đầu tiên của tháng 5 cho tới tuần đầu của tháng 9, với đỉnh gây hại vào tuần thứ 2 của tháng 7 trên tất cả các giống bơng. Tại Ấn ðộ, khi nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện thời tiết tới rầy xanh, Selvaraj et al (2011) [70] cho biết, giữa yếu tố thời tiết và mật độ rầy xanh cĩ mối tương quan với nhau: là tương quan thuận cĩ ý nghĩa với độ ẩm buổi sáng, buổi chiều và lượng mưa trong khi tương quan nghịch cĩ ý nghĩa kết hợp giữa nhiệt độ tối thiểu, tốc độ giĩ và sương. Tại miền Nam Ấn ðộ, theo Khan et al (1984) [40], điều kiện khơ hạn lại thích hợp cho sự tấn cơng và gây hại của rầy xanh. Theo Hanna (1950) [34], mưa là nhân tố chính ảnh hưởng đến số lượng rầy xanh trên đồng bơng. Lượng mưa trên 10 mm cĩ thể làm văng bùn đất và làm chết rầy. Theo tác giả này, cĩ sự tương quan giữa lượng mưa với số lượng rầy trên cây bơng. Tại Ấn ðộ, Phadnis cho rằng, mật độ rầy xanh tăng cao trong điều kiện mưa nhiều (dẫn theo Matthews, 1960) [47]. ðiều kiện canh tác cũng cĩ ảnh hưởng đáng kể đến số lượng và sự gây hại của rầy xanh hai chấm (Amrasca devastans) trên cây bơng. Quan sát trên bơng ở Ấn ðộ cho thấy, các trà bơng gieo sớm thường bị rầy hại nhẹ hơn so với các trà bơng gieo muộn do mật độ rầy trên các trà bơng gieo muộn tích lũy thường cao hơn so với các trà bơng gieo sớm (Matthews, 1960) [47]. Khi nghiên cứu về sự phân bố của rầy trên cây bơng, Mabbett et al (1994) [46] cho rằng, số lượng rầy lớn nhất được tìm thấy ở tầng giữa của cây và đa số rầy tập trung ở phía đơng nam của cây. ðiều này cĩ thể giải thích do Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……………………… 9 cường độ ánh sáng đĩng vai trị quan trọng đến sự phân bố của rầy trên cây bơng. Khi nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến mật độ rầy xanh, Selvaraj et al (2011) [70] đã kết luận: ở Ấn ðộ, vụ gieo sớm vào đầu tháng 2 cĩ mật độ rầy xanh cao nhất, càng gieo trễ thì mật độ rầy xanh càng giảm. 1.2.3. Nghiên cứu về biện pháp sử dụng giống kháng phịng trừ rầy xanh hai chấm 1.2.3.1. Khái niệm về tính kháng sâu bệnh của cây trồng và cơ chế chống chịu sâu bệnh của cây trồng * Cĩ chế khơng ưa thích (non prefersence) Theo Painter (1958) [56], cơ chế khơng ưa thích chính là ký chủ đã tạo ra sự khơng tương thích cho cơn trùng cư trú và đẻ trứng. Mỗi lồi cơn trùng cĩ biểu hiện ưa thích một loại thức ăn nhất định, khi ký chủ khơng phù hợp, sâu khơng ăn, nhiều lồi cơn trùng chết vì thiếu thức ăn ngay trên ký chủ cĩ nguồn thức ăn khơng thích hợp. Cơn trùng cũng cĩ tập tính chọn vị trí đẻ trứng, con cái thường đẻ ngay trên ký chủ cĩ nguồn thức ăn phù hợp (Kogan, 1982) [42]. Cây trồng cĩ các đặc điểm tính trạng khơng hấp dẫn cơn trùng. Tính kháng khơng ưa thích đã được Painter phát hiện từ năm 1951, cây trồng đã khơng tạo ra sự hấp dẫn cho sâu và cơn trùng, chính là sự khơng thích ứng cho việc tạo vùng sống và đẻ trứng. Kiểu kháng này chính là hạn chế khả năng tấn cơng của sâu hoặc sự khơng chấp nhận tấn cơng, cơ chế này liên quan đến nhiều thuộc tính hình thái sinh lý hoặc sinh hĩa của cây trồng (dẫn theo Smith, 1994) [75]. Ví dụ: đối với bơng cĩ nhiều lơng ở mặt dưới lá là những giống kháng rầy xanh vì đã cản trở rầy xanh hút dịch cây và đẻ trứng. Những giống bơng lá nhẵn (lá khơng cĩ lơng) thường ít nhiễm sâu xanh do khơng thích hợp cho sâu xanh đẻ trứng. Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……………………… 10 * Cơ chế kháng sinh (antibiosis) Theo Painter (1951) định nghĩa: Cơ chế kháng sinh là kiểu kháng bao gồm các tác động chống lại cơn trùng, mà cây ký chủ kháng._. được sử dụng làm thức ăn. Cơ chế kháng sinh là bao gồm cả các chất sinh hĩa và đặc điểm hình thái gián tiếp bảo vệ cây trồng từ mức độ nhẹ tới mức gây chết. Ảnh hưởng của cơ chế kháng sinh là khả năng làm chết các ấu trùng tuổi nhỏ, giảm kích thước và trọng lượng, kéo dài các giai đoạn phát triển, giảm tuổi thọ giai đoạn trưởng thành và giảm khả năng sinh sản, làm chết ở giai đoạn tiền nhộng hoặc nhộng và trạng thái khơng bình thường (bay khơng định hướng hoặc khơng ngừng nghỉ) (dẫn theo Smith, 1994) [75]. Các chất kháng sinh cĩ tác dụng kháng lại sự ăn cây trồng của sâu để bảo tồn sự phát triển. Khi sâu ăn cây chủ thì một số đặc tính sinh lý của chúng bị rối loạn, khả năng sinh trưởng và sinh sản giảm. Trong một số trường hợp, sâu bị tiêu diệt khi chúng ăn cây trồng. Ví dụ: sử dụng các giống bơng cĩ hàm lượng gossypol cao làm thức ăn nuơi sâu non (sâu xanh da láng Spodoptera littoralis) thấy khối lượng sâu non giảm (Luckefahr và Martin, 1966) [45]. Chất kháng sinh của cây chủ cũng cĩ thể gây rối loạn vịng đời của sâu làm cho sự vũ hĩa khơng bình thường hoặc con trưởng thành bị dị tật, kích thước giảm, khả năng sinh sản và tỷ lệ trứng hữu dục giảm. Chất kháng sinh cĩ liên quan đến đặc tính hình thái sinh lý, đặc tính hĩa sinh và cĩ thể tổng hợp cả 3 yếu tố trên. * Cơ chế chịu đựng (tolerence) Theo Painter (1951), cơ chế chịu đựng là nền tảng cơ bản của tính kháng mà cây trồng cĩ khả năng phát triển, tái sinh hoặc tự đền bù ở mức độ rõ rệt mặc dù mật độ sâu hại xấp xỉ bằng mức gây ra thiệt hại ở cây mẫn cảm. Cơ chế chịu đựng thường xuất hiện đồng thời cùng với cơ chế kháng sinh và cơ chế Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……………………… 11 antixenosis (dẫn theo Smith, 1994) [75]. Tính chống chịu sâu cũng như tính chống bệnh, giống chịu sâu cũng bị tấn cơng ở mức như giống nhiễm nhưng giống vẫn cho năng suất cao. Nguyên nhân dẫn đến tính chống chịu là do sức sống của cây, khả năng phục hồi tái sinh các bộ phận bị hại. 1.2.3.2. Những nghiên cứu đặc điểm hình thái và khả năng chống chịu sâu của cây bơng * ðặc điểm lơng ở cây bơng Lơng trên lá đĩng vai trị quan trọng trong sinh lý và sinh thái học. Chúng thường liên quan đến bảo vệ cây khỏi các tác nhân vơ sinh gồm: tác hại của tia UV, chịu hạn, giảm nhiệt độ bức xạ và các độc tố. Lơng trên lá cũng liên quan đến bảo vệ cây khỏi các yếu tố hữu sinh: chúng làm giảm tỷ lệ nảy mầm của tác nhân gây bệnh bằng cách giảm độ ẩm trên lá và bảo vệ khỏi bị gây hại bởi động vật ăn cỏ. Tuy nhiên, lơng trên lá khơng bảo vệ cây chống lại tất cả các lồi gây hại. Ví dụ, một vài tác nhân gây bệnh tìm cách xâm nhập vào mơ lá theo con đường lơng và lơng cĩ thể gây cản trở các ký sinh vật bảo vệ cây (dẫn theo Roy et al, 1999) [66]. Chùm lơng là do sự phát triển bên ngồi từ biểu bì lá, chồi và rễ cây. Chùm lơng bao phủ trên bề mặt cây được gọi chung là lơng tơ. Lơng/chùm lơng đĩng vai trị quan trọng là đặc điểm khơng ưa thích của cơn trùng chích hút bơng. Chùm lơng đĩng vai trị quan trọng bảo vệ cây, đặc biệt với các lồi cơn trùng ăn thực vật. Mức độ lơng hoặc chùm lơng trên lá các lồi cây họ bơng và các lồi cây trồng liên quan đến mức độ kháng hoặc mẫn cảm với cơn trùng chích hút. Mức độ kháng rầy xanh cĩ liên quan chăt chẽ với đặc tính lơng của cây. Kiểu hình lơng được mơ tả các dạng như: nhẵn (khơng lơng), cĩ lơng (mức độ lơng vừa phải) và nhiều lơng (lơng dày đặc) (dẫn theo Nawab et al, 2011) [54]. Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……………………… 12 Mật độ lơng trên thân lá của các giống bơng trồng trọt thường rất khác nhau. Cĩ giống nhiều lơng, giống ít lơng, giống khơng cĩ lơng. Mật độ lơng trên thân lá là tính trạng rất quan trọng, nĩ liên quan tới khả năng kháng rầy của các giống bơng (Parnel et al, 1949) [59]. Giống càng nhiều lơng thì mức kháng rầy (Amrasca devastans) càng cao, khả năng kháng phụ thuộc vào chiều dài lơng, mật độ lơng của lá (Parnel et al, 1945) [60]. Lơng trên gân lá là một trong những tính trạng quan trọng kết hợp được với tính kháng rầy (Afzal và Ghani, 1953) [21]. Nghiên cứu của Batra và Gupta (1970) [26] cũng xác nhận chiều dài lơng, mật độ lơng trên gân lá và phiến lá đã tạo nên tính kháng rầy cao của các giống bơng. Tuy nhiên, các tác giả cũng nhận thấy, tầng dầy của biểu bì lá cũng đĩng gĩp quan trọng trong việc tạo khả năng kháng rầy. Mật độ lơng và chiều dài lơng cản trở rầy xanh tiếp cận với gân lá để hút dịch cây và đẻ trứng (Khan and Agarwal, 1984) [39]. Lá nhẵn: tương phản với độ lơng là lá nhẵn, khả năng nhiễm rầy của giống lá nhẵn là rất cao. Nhiều nghiên cứu cho thấy, đặc điểm lá nhẵn khơng thích hợp cho việc đẻ trứng của sâu xanh (Hellicoverpa armigera) nhưng lại nhiễm rầy xanh. * Gossypol Gossypol là một chất cĩ hoạt tính cao được biết đến năm 1915, tập trung chủ yếu ở hạt nhưng cũng cĩ thể tìm thấy ở các bộ phận khác của cây: vỏ quả, lá và thân. Gossypol tồn tại trong cây dưới hai dạng gossypol tự do và gossypol liên kết, gossypol dạng tự do gây độc, dạng liên kết với protein khơng gây độc. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, gossypol ở cây bơng độc với rệp, bọ xít lygus, sâu bướm đầm lầy vùng ngập mặn, mọt ngũ cốc thurberi và sâu xanh. Gossypol kiềm chế quá trình sinh trưởng và phát triển ở nhiều lồi sâu hại như: sâu xanh da láng cây củ cải đường, sâu xanh, sâu đo hại cải bắp. Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……………………… 13 Gossypol xuất hiện ở 2 dạng đối xứng lập thể: (+)- và (-)- gossypol. Phần lớn tính độc của gossypol tồn tại ở dạng đối xứng (-)-. Tính độc của dạng (+)- và (-)- gossypol với cơn trùng và tác nhân gây bệnh khơng được nghiên cứu rộng rãi nhất là ở điều kiện đồng ruộng. Các nhà khoa học Trung Quốc đã nghiên cứu ấu trùng sâu xanh Helicoverpa armigera nuơi bằng thức ăn nhân tạo cĩ gossypol (+)- hoặc (-)- từ tuổi 3 tới khi vũ hĩa trưởng thành. Ấu trùng nuơi bằng thức ăn nhân tạo cĩ gossypol (+)- hĩa trưởng thành chậm, phần trăm sống sĩt tới trưởng thành thấp. Các nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng gossypol ảnh hưởng đến trọng lượng và sự sống sĩt của sâu Helicoverpa zea (dẫn theo Shadman et al) [67]. Tại Texas (Mỹ), Luckefahr và Houghtaling (1960) [44] đã quan sát thấy ruộng trồng giống cĩ hàm lượng gossypol cao, quần thể bọ nhảy giảm 50 – 60% so với các ruộng khác. Các tác giả cũng tính được LD90 đối với sâu non đục quả và sâu non đục ngọn (Heliothis spp) là 0,25%. Sự phân bố và hàm lượng gossypol phụ thuộc vào tuổi cây, các bộ phận khác nhau của cây bơng. Sâu non mới nở ra chỉ ăn ở rìa đài hoa, vị trí mà hầu hết các giơng bơng trồng khơng cĩ gossypol. Hàm lượng gossypol tổng số trong cây bơng mới là yếu tố quyết định tính kháng với sâu hại, hàm lượng gossypol tổng số càng cao thì giống càng kháng sâu. Ví dụ: Ở Mỹ, các giống địa phương S-6530, S- 6532 và BC3S1-1-6-3-15 cĩ hàm lượng gossypol (+)- tương ứng là 67,1; 70,9; 93,5% và hàm lượng gossypol tổng số là 1,08; 1,78; 1,70% thì tỷ lệ bị sâu sanh hại tương ứng là 21,4; 25,9 và 23,5%. Trong khi đĩ, các giống Turon, Bukhara-8 cĩ hàm lượng gossypol (+)- là 49,3l; 56,3% và hàm lượng gossypol tổng số là 2,26; 2,05% thì tỷ lệ bị sâu xanh hại thấp hơn, chỉ ở mức 7,5 và 8,6% Shadman et al [67]. Cây bơng cĩ hàm lượng gossypol cao được coi là kháng với sâu miệng nhai. Những giống bơng với các tuyến gossypol biểu hiện khả năng Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……………………… 14 kháng sinh với nhiều lồi dịch hại. Những giống cĩ hàm lượng gossypol cao khơng bị gây hại bởi rệp bơng và cĩ ảnh hưởng rõ rệt lên sự sinh trưởng và phát triển ở lồi Propylaea japonica. Khi cho sâu khoang S. exigua ăn ở những giống bơng cĩ hàm lượng gossypol cao thì tuổi thọ của ấu trùng bị ảnh hưởng, trọng lượng nhộng thấp hơn và trưởng thành cái đẻ ít hơn so với những sâu khoang S. exigua nuơi trên giống bơng cĩ hàm lượng gossypol thấp. Các thế hệ sau của sâu khoang bị ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ thức ăn (Gang et al, 2010) [32]. 1.2.3.3. Biện pháp sử dụng giống kháng rầy xanh Việc trồng bơng phụ thuộc vào thuốc hố học đã dẫn đến nhiều vấn đề như phát triển tính kháng của sâu hại, bùng phát sâu hại thứ cấp, gây ơ nhiễm mơi trường sống (Murugesan and Kavitha, 2009) [48]. Syed và ctv (2003) [78] cho biết, trong những năm qua ở Pakistan, biện pháp quan trọng nhất để phịng trừ sâu hại là sử dụng thuốc hĩa học và việc sử dụng thuốc hĩa học tăng lên qua từng năm. Sử dụng thuốc hĩa học bừa bãi để kiểm sốt sâu hại gây nên nhiều vấn đề như ơ nhiễm mơi trường, nơng dân bị nhiễm độc do tiếp xúc với thuốc và gia tăng các lồi sâu kháng thuốc. Do đĩ, sử dụng giống kháng là một trong những biện pháp quan trọng nhất được sử dụng để hạn chế sự lạm dụng thuốc trừ sâu. Theo Oudejans (1991), phịng trừ tổng hợp là việc kết hợp hài hịa giữa các biện pháp giống, canh tác, hĩa học và sinh học nhằm đạt được sản lượng cao nhất với tác hại ít nhất tới mơi trường (dẫn theo Nguyễn Cơng Thuật, 1996) [12]. Theo Aziz and Muhammad (2005) [25], trong số những biện pháp làm giảm thiệt hại gây ra bởi sâu hại thì biện pháp dùng giống kháng đĩng vai trị quan trọng, cĩ ý nghĩa. Sử dụng giống kháng là một trong những biện pháp phổ biến và được sử dụng rộng rãi trên thế giới để phịng trừ rầy xanh. Ngồi lợi ích về kinh tế, sử Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……………………… 15 dụng giống kháng được đặc biệt quan tâm vì nĩ phù hợp với những nguyên lý và mục tiêu của chiến lược phịng trừ tổng hợp. Hussain và Lal (1940) [36] cho rằng, đặc tính cơ bản của giống kháng rầy là ngăn cản sự đẻ trứng của trưởng thành, ngăn cản khả năng ăn và phát triển của ấu trùng. ðối với giống bơng, những đặc điểm về hình thái quan trọng như mật độ lơng trên lá, mức độ dẻo của gân lá, độ dầy của phiến lá, chỗ đính của lơng... đều liên quan đến tính kháng rầy. Theo Hassan và Tom (1987), Uthammasamy (1994) [35], [79] mật độ lơng và chiều dài lơng trên lá cản trở rầy tiếp xúc với lá để hút dịch và đẻ trứng. Lơng sắc nhọn cịn cĩ thể làm cho ấu trùng bị thương, đặc biệt những giống mà chiều dài lơng dài hơn ống đẻ trứng của rầy. Cũng theo các tác giả này, tính kháng rầy xanh hai chấm lại đối lập với tính kháng sâu xanh (Helicoverpa armigera). Mật độ lơng và chiều dài lơng trên lá đĩng vai trị quan trọng tạo tính kháng rầy nhưng lại rất thích hợp cho sâu xanh đẻ trứng. Hầu hết các giống bơng cĩ khả năng kháng rầy xanh cao ở Nam Phi đều cĩ lơng đơn, khơng phân nhánh, chiều dài lơng ≥ 0,5 mm và mật độ lơng trên lá là 150/cm2 (Parnell và ctv, 1949) [59]. Renou (1995) [64] cho rằng giống bơng cĩ nhiều lơng thì mức độ bị rầy hại thấp hơn do lượng trứng đẻ ít và khĩ khăn cho rầy non di chuyển. Theo Pearson (1958) [61], lơng tơ của lá bơng ngăn cản sự đẻ trứng của rầy xanh. Tác giả cho rằng, trạng thái sinh lý của cây bơng đĩng vai trị quan trọng. Trong điều kiện cây sinh trưởng kém, độ dầy của lơng trên lá tăng lên và ngược lại. Trong chiến lược quản lý tính kháng thuốc đối với sâu xanh ở nhiều nước Châu Á như Indonesia, Thái Lan, Ấn ðộ, Pakistan...việc chọn tạo giống bơng kháng rầy xanh cĩ ý nghĩa quan trọng. Sử dụng giống kháng rầy xanh hai chấm sẽ làm chậm lần phun thuốc đầu tiên trên cây bơng, hạn chế tối đa phun thuốc hố học, phát huy vai trị của thiên địch trong việc kìm hãm sâu hại ở giai đoạn đầu của cây và như vậy sẽ giúp làm giảm số lần phun thuốc Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……………………… 16 hố học trừ sâu xanh cũng như các loại sâu khác (Agra et al, 1999; Renou, 1995) [20], [64]. Khi nghiên cứu về các đặc điểm hình thái của cây bơng, Ahmad và ctv (2005) [22] cho biết: các giống bơng khác nhau cĩ độ dày phiến lá; mật đơ lơng, chiều dài lơng và số tuyến gossypol khác nhau cĩ ý nghĩa tùy thuộc vào vị trí trên gân chính, các gân phụ và phiến lá. Giữa mật độ rầy xanh và các đặc điểm hình thái của cây cĩ sự tương quan với nhau. Mật độ lơng, chiều dài lơng, số tuyến gossypol và độ dày phiến lá trên gân và phiến lá đĩng vai trị quan trọng cĩ ý nghĩa đối với tính kháng quần thể rầy xanh trưởng thành. Chiều dài lơng trên gân lá tầng giữa cũng đĩng vai trị cĩ ý nghĩa và tương quan nghịch với mật độ ấu trùng rầy, trong khi tất cả những đặc điểm hình thái khác tương quan khơng cĩ ý nghĩa với quần thể rầy xanh. Theo Lai (1937) [43], cơ chế của những giống bơng kháng rầy xanh vẫn chưa được biết đến một cách rộng rãi. Hiện tượng kháng thực cĩ thể là một hoặc một vài đặc tính tự bản thân của cây trồng chống lại rầy xanh tấn cơng gây hại mà cũng cĩ thể phụ thuộc nhiều hoặc ít các yếu tố trồng trọt, ví dụ sự cĩ lơng trên lá bơng. Các giống bơng với lá cĩ lơng thường kháng rầy. Theo Sajjad et al (2004) [68], nguyên nhân của việc khơng tìm thấy mối liên quan giữa chiều dài lơng với mật độ rầy xanh là do một số kiều di truyền, trong đĩ cĩ kiểu di truyền chiều dài lơng là khơng đủ ảnh hưởng để ngăn cản cơ quan đẻ trứng của rầy A. devastans. Chiều dài lơng dài hơn ống đẻ trứng của con cái gĩp phần vào tính kháng của cây bơng với rầy xanh, trong khi những kiểu di truyền với chiều dài lơng ngắn hơn lại thích hợp với rầy xanh. Theo Sajjad et al (2004) [68], phần lớn những giống kháng với rầy xanh cĩ mật độ lơng cao và tính kháng giảm dần cùng với sự suy giảm mật độ Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……………………… 17 lơng trên lá. Cĩ mối tương quan chặt và nghịch giữa mật độ lơng và quần thể rầy xanh trên lá, chứng tỏ mật độ lơng cĩ vai trị quan trọng với tính kháng lại rầy xanh Amrasca devastans. Các tác giả cho rằng khơng cĩ mối tương quan nào giữa chiều dài lơng với mật độ rầy xanh. Theo Sikka et al (1966) [73], chiều dài lơng dường như là quan trọng nhất, tiếp theo là mật độ lơng trên lá trong khi đĩ lơng trên gân giữa dường như khơng đĩng vai trị quan trọng di truyền tính kháng sâu hại. Tuy nhiên, kết hợp giữa chiều dài lơng với mật độ lơng trên lá cĩ thể là chỉ tiêu lựa chọn tốt nhất đối với tính kháng rầy. Những giống chống chịu cĩ nhiều lơng và lơng dài hơn trên gân chính và trên phiến lá so với những giống mẫn cảm. Mật độ lơng đĩng vai trị quan trọng đối với tính kháng rầy nếu lơng đủ dài. Những kết quả nghiên cứu tương tự của một số tác giả cũng kết luận chiều dài lơng ở mặt dưới phiến lá quan trọng nhất. Tuy nhiên, mật độ lơng cao mà lơng ngắn thì khơng cĩ hiệu quả trong việc kháng rầy. Kết quả nghiên cứu ở Ấn ðộ cũng chỉ ra tầm quan trọng của chiều dài lơng ở mặt dưới lá là giảm sự đẻ trứng, đặc biệt ở những giống mà chiều dài lơng dài hơn ống đẻ trứng (dẫn theo Naveed et al, 2011) [52]. Kết quả nghiên cứu tương tự của Amjad và ctv (1995) ghi nhận rằng chiều dài lơng của lá khơng đĩng vai trị quan trọng đối với tính kháng rầy xanh. Một số nghiên cứu khác của Khan and Agarwal, 1984; Abekar and Kalbhore, 1981; Batra and Gupta, 1970 chỉ ra tầm quan trọng của chiều dài lơng như là một yếu tố kháng rầy xanh A. devastans (dẫn theo Sajjad et al, 2004) [68]. Khi nghiên cứu mức độ kháng rầy xanh của các giống bơng, Sikka et al (1966) [74] đã đánh giá 106 giống từ ngân hàng gen về các đặc điểm hình thái: mật độ lơng ở gân chính, mật độ lơng ở phiến lá và chiều dài lơng trong mối quan hệ với mật độ rầy trưởng thành/lá cũng như sự gây hại của rầy với cây bơng. Tác giả xác định được hệ số tương quan từng phần hoặc tồn bộ Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……………………… 18 được xác định và nĩ chỉ ra mức độ kháng rầy cĩ tương quan chặt với đặc tính nhiều lơng của cây; các loại lá cĩ nhiều chùm lơng thì ít bị rầy gây hại và phủ định mối tương quan cĩ ý nghĩa cao giữa mật độ rầy và mức độ của các loại hình lơng. Qua đánh giá mức độ kháng rầy xanh của các giống bơng, quần thể rầy xanh trên 20 giống bơng khác nhau khơng cĩ ý nghĩa. Tuy nhiên, mât độ rầy xanh thấp nhất trên giống Rajhans là giống cĩ lơng, trong khi cao nhất trên giống Greg-25V khơng cĩ tuyến gossypol. Mật độ lơng trên lá và tuyến gossypol đĩng vai trị quan trọng trong tính kháng của giống với rầy xanh. Những nghiên cứu của Ahmed et al (1987) kết luận mật độ lơng nhiều và tuyến gossypol gĩp phần về tính kháng rầy của bơng. Tương tự, Khan et al (1993) đã tìm ra mối tương quan cĩ ý nghĩa giữa mật độ lơng và số tuyến gossypol với sự phá hoại của rầy xanh. Ngược lại, mật độ lơng cao thì mật độ bọ phấn trắng cao (dẫn theo Syed et al, 2003) [78]. Ở Philippin, các nhà sản xuất bơng thừa nhận rầy xanh là một trong những lồi dịch hại nguy hiểm nhất làm giảm năng suất bơng. Một trong những yếu tố đảm bảo ổn định năng suất bơng cao là giống kháng rầy xanh. Lơng của cây bơng được cho là kháng lại sự phá hoại của rầy xanh (Hautea, 1980, Toledo, 1980). Những báo cáo ban đầu về mối liên kết giữa lơng với tính kháng rầy xanh chỉ ra rằng những giống cĩ lơng là kháng rầy và những giống khơng lơng hồn tồn mẫm cảm. Mordyk (1927) và Parnell (1928) báo cáo cĩ mối tương quan thuận giữa chiều dài lơng, mật độ lơng và tính kháng rầy. Mức độ lơng cao cĩ độ kháng cao với rầy xanh. Chiều dài lơng và mật độ lơng được xem là đặc điểm hình thái kháng rầy xanh ở các giống bơng (dẫn theo Sana et al (1989) [69]. Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……………………… 19 Theo Mustafa et al (2010) [50], cĩ mối tương quan giữa rầy trưởng thành và các đặc điểm hình thái cây; là mối tương quan nghịch với số tuyến gossypol trên gân giữa lá (-0,050) trong khi cĩ mối tương quan thuận với số tuyến gossypol trên gân lá (0,448) và trên phiến lá (0,321); cĩ mối tương quan thuận giữa mật độ rầy trưởng thành với số lơng trên gân chính (0,277), trên gân lá (0,051) và trên phiến lá (0,207) và với chiều dài lơng (0,023). Mối tương quan giữa mật độ rầy non với các đặc điểm hình thái của cây: là mối tương quan nghịch với số tuyến gossypol trên gân chính (-0,226), số tuyến gossypol trên gân lá (-0,010) và trên phiến lá (-0,114) và số lơng trên gân lá (- 0,160) trong khi đĩ, tương quan thuận với số lơng trên phiến lá (0,082). Rầy trưởng thành cĩ mối tương quan nghịch với chiều dài lơng (-0,202). Theo Nawab et al (2011) [53], mật độ lơng trung bình trên cây ở các tầng lá khác nhau là khác nhau. Mật độ lơng trên lá cĩ xu hướng giảm từ tầng lá ngọn xuống tầng lá gốc. Mật độ lơng trung bình trên giống P1 (HRVO-1) ở tầng lá trên, tầng giữa và tầng gốc tương ứng là 253.57, 239.93 and 225.86 lơng/0,1 cm2. Qua kết nghiên cứu của Naveed et al (2011) [52], chiều dài của lơng trên lá bơng cĩ ý nghĩa quan trọng với tính kháng rầy xanh. Trên giống Cyto- 12/91 cĩ mật độ lơng (1011 ± 21,04 lơng/cm2) và chiều dài lơng ngắn 644± 27,3 µm cĩ mật độ rầy xanh cao hơn cĩ ý nghĩa so với giống Cyto-46 cĩ mật độ lơng là 474± 12,9 lơng/cm2 và chiều dài lơng dài hơn 705± 44,8 µm. Tương tự như đối với rầy xanh, đặc điểm hình thái cây cũng liên quan đến khả năng kháng sâu chích hút khác như bọ phấn trắng (Bemisia tabaci) và bọ trĩ (Thrips tabaci). Sự kháng sinh được xem như cơ chế kháng, nhiều đặc điểm của cây trồng được ước lượng và cĩ tương quan với sự đẻ trứng và sự phá hại của rầy. Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……………………… 20 Những dữ liệu về các đặc điểm của cây như: chiều cao cây, chiều dài lĩng, chiều dài cuống lá, diện tích và độ dày lá, mật độ lơng trên lá, mật độ lơng trên gân giữa lá, khoảng cách giữa các lơng trên gân chính, hàm lượng nước, hàm lượng Chlorophyll cĩ hệ số tương quan đơn với sự phá hại của rầy. Theo Parnell et al (1949) [59], mối tương quan giữa mật độ lơng và tính kháng rầy là thuận, tương quan chặt giữa độ lơng ở mặt dưới lá với tính kháng rầy. Giống khơng lơng hồn tồn nhiễm rầy và giống lơng càng nhiều thì khả năng chịu rầy càng cao (dẫn theo Murugesan và Kavitha, 2010) [49]. Theo Imtiaz (2002) [37], cĩ sự khác nhau về mật độ rầy trên các giống cĩ thể là do độ dày lá, mật độ lơng trên lá và độ dẻo của lá, nồng độ pH của dịch bào, hàm lượng nước, đường, protein, các khống chất hoặc hàm lượng tanin trong lá. Mật độ lơng là 1 đặc điểm cản trở quá trình đẻ trứng và hút dinh dưỡng của rầy xanh. Tính kháng rầy khơng phải do 1 yếu tố riêng lẻ quyết định nhưng kết hợp các yếu tố vật lý và sinh hĩa làm tăng tính kháng rầy trên bơng. Theo Praparat et al [63], giống AP2 cĩ mật độ lơng dày nhất thì cĩ chỉ số rầy hại thấp nhất, trong khi giống R1 cĩ ít lơng nhất thì mẫm cảm với rầy và cĩ chỉ số rầy hại cao nhất. Tác giả cho rằng, bề mặt của những lá ở phía dưới cĩ nhiều lơng gĩp phần tính kháng nhưng khơng phải kháng hồn tồn. ðặc tính lơng cĩ thể giúp cây tồn tại và di truyền tính kháng với rầy xanh. Lơng trên lá được cho là đặc điểm hình thái duy nhất cĩ mối tương quan chặt với tính kháng rày xanh. Lơng ở mặt dưới lá là đặc điểm hình thái quan trọng nhất cĩ tương quan thuận với tính kháng rầy xanh. Tuy nhiên, sự cĩ mặt của lơng khơng phải cây luơn kháng mà một vài kiểu di truyền lá nhẵn cũng thể hiện tính kháng. Theo các tác giả, cơ chế kháng hình thái và kháng hĩa sinh ở các cây họ bơng Gossypium spp như lơng trên lá, độ dẻo của gân lá, độ dày Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……………………… 21 của phiến lá, chiều dài của lơng và gĩc đính của lơng cũng được ghi nhận cĩ liên quan đến tính kháng. Theo Parinya et al (2009) [57], trên giống Tak Fa 84-4 cĩ mật độ rầy thấp hơn giống Tak Fa 2 là do giống Tak Fa84-4 cĩ mật độ lơng trên lá và gân lá cao hơn, tương ứng lá 61,6 và 55,9 lơng/0,2 cm2 so với 12,9 và 16,2 lơng/0,2 cm2. Chiều dài lơng và mật độ lơng trên gân lá và trên phiến lá được cho là gĩp phần làm cho cây bơng kháng rầy xanh. Các chất phospho, sắt, chất béo và protein trong lá liên quan trực tiếp đến tính kháng rầy trong khi đĩ các loại đường, canxi, magie, kali và hàm lượng nước khơng liên quan trực tiếp đến tính kháng rầy xanh. Giống N557 cĩ khả năng kháng rầy cao (50,45 con/100 lá) cĩ mật độ lơng trên gân lá là 310,25/1 cm và trên phiến lá 166,58/9 mm2, chiều dài lơng 1506,26 micron, trong khi giống MS84 là giống mẫn cảm cao với rầy xanh (118,81 con/100 lá) chỉ cĩ tương ứng 188,5 lơng/1 cm gân lá, 85,168/9 mm2 phiến lá và chiều dài lơng 932,48 micron (Nazir và Manzoor- ul-Haq, 1981) [55]. Theo Ashfaq (2010) [24], ảnh hưởng của đặc điểm hình thái cây tới quần thể rầy xanh và bọ phấn trắng trên cây bơng chuyển gen và khơng chuyển gen là như nhau. Mật độ chùm lơng trên phiến lá, gân chính và các gân lá cĩ mối tương quan thuận và cĩ ý nghĩa với mật độ bọ phấn trắng. Ngược lại, tương quan giữa mật độ chùm lơng trên phiến lá, gân chính và các gân lá với mật độ rầy là tương quan nghịch và khơng cĩ ý nghĩa. Mối tương quan giữa mật độ bọ phấn trắng với độ dày lá là tương quan nghịch và khơng cĩ ý nghĩa; với mật độ rầy xanh là tương quan thuận cĩ ý nghĩa. Theo Murugesan và Kavitha (2010) [49], trong những năm gần đây ở Ấn ðộ, phạm vi tác động của rầy xanh hại bơng Amrasca devastans (Dist.) Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……………………… 22 càng phổ biến từ rau màu tới các loại cây trồng khác. Ấn ðộ đã nghiên cứu phát triển chương trình chọn giống chống chịu/kháng với mục tiêu giảm 3 “R” là: Resistance – giảm tính kháng thuốc của sâu hại, Resurgence – giảm sự bùng phát của lồi thứ yếu trở thành chủ yếu và Residues- giảm dư lượng thuốc trong nơng sản. 1.3. Những nghiên cứu ở trong nước 1.3.1. Khái quát tình hình nghiên cứu về đặc điểm sinh học, tác hại và biện pháp phịng chống rầy xanh hại chấm hại bơng Ở Việt Nam, theo Vũ Cơng Hậu (1978) [6], rầy xanh hai chấm xuất hiện và gây hại trên nhiều lồi cây trồng và cỏ dại. Trên cây bơng, rầy xanh hai chấm gây hại từ khi mọc đến thu hoạch. Mức độ gây hại của chúng khác nhau tuỳ theo giống, thời vụ, giai đoạn sinh trưởng của cây bơng. Kết quả nghiên cứu của Tơn Thất Trình (1974) [17] cho thấy, khi chích hút dịch cây thì đồng thời rầy xanh hai chấm tiết chất độc làm lá uốn cong lại bên dưới, sau đĩ bìa lá đỏ và khơ đi, lá rụng làm giảm năng suất. Rầy xanh hai chấm Amrasca devastans là lồi cơn trùng đa thực, gây hại trên cây bơng và 66 lồi cây thuộc 29 họ thực vật khác nhau như: đậu bắp, cà, ớt, dâm bụt, cối xay, khoai tây, mướp tây, đậu, thuốc lá, khoai lang, lạc (Hồ Khắc Tín, 1982) [14]. Theo kết quả điều tra của Nguyễn Thị Hai (1996) [4], rầy xanh hai chấm (Amrasca devastans) là một trong những đối tượng thường xuyên cĩ mặt trên bơng trên bơng. Rầy xanh hai chấm gây hại cho cây bơng ở các vùng bơng cả trong vụ khơ lẫn vụ mưa (Nguyễn Thị Hai, 1996; Nguyễn Thơ và ctv, 1996) [4], [12]. Theo Lương Minh Khơi (1980) [9], vào những thời kỳ bị rầy xanh hai chấm gây hại mạnh, tỷ lệ lá bị hại lên đến 100%; mật độ rầy lên tới 500-1200 con/100 lá. Khi nghiên cứu về quan hệ giữa mật độ quần thể của rầy xanh hai chấm và mức độ gây hại, Nguyễn Thị Thanh Bình (1983) [2] cho Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……………………… 23 biết, khơng cĩ mối quan hệ âm hoặc dương rõ ràng. Trong cùng điều kiện mùa vụ với mật độ quần thể của rầy xanh hai chấm cao, cĩ giống bị hại vừa và cũng cĩ giống bị hại nặng. Ngược lại, cĩ giống bơng với mật độ quần thể của rầy xanh hai chấm ở mức vừa thì bị hại ở mức từ vừa đến nặng. Tác giả Nguyễn Hữu Bình (1990) [1] cho biết, thiệt hại về năng suất bơng do rầy xanh gây ra là tương đối nghiêm trọng, đối với giống nhiễm là 64,4% và với giống kháng trung bình là 53,6%. Nghiên cứu của Lê Trọng Tình (2001) [15] cũng chỉ ra rằng, giữa chỉ số cấp rầy hại và năng suất bơng cĩ tương quan nghịch với nhau: chỉ số cấp rầy hại thấp thì năng suất cao, ngược lại chỉ số cấp rầy hại cao thì năng suất thấp. Nguyễn Hữu Bình (1990); Nguyễn Cơng Thuật (1996) [1], [13] đều cho rằng, trong điều kiện đất xấu, thiếu ẩm, cây phát triển kém, khơ hạn, ánh sáng mạnh, thích hợp cho rầy xanh hai chấm phát triển gây hại trầm trọng cho bơng. Trên những ruộng bơng trồng dày, ít ánh sáng, rầy xanh hai chấm hoạt động kém hơn. Nghiên cứu về sự phát sinh, phát triển của rầy xanh hai chấm, Nguyễn Xuân Thành (1996); Nguyễn Thị Tồn (1989) [11], [16] cho rằng, rầy xanh hai chấm phát triển và gây hại trên bơng mùa khơ nặng hơn là bơng trồng trong vụ mưa. Nghiên cứu về sự phân bố của rầy xanh hai chấm trên bơng, Nguyễn Thị Tồn (1989) [16] cho rằng, lồi này cĩ xu hướng tập trung nhiều ở lá bánh tẻ và chủ yếu ở 2/3 thân trở xuống, khi cây bơng già chúng tập trung ở tầng ngọn. Tác giả Trần Thế Lâm (2001) [10] cho biết, mức độ tác hại của rầy xanh tuỳ thuộc vào giai đoạn sinh trưởng và mật độ của rầy trên cây bơng. Cây bơng giai đoạn cịn nhỏ (từ lá sị đến 3, 4 lá thật) bị rầy xanh hai chấm hại làm mép lá cĩ màu vàng, gây hại nặng làm lá non héo trơng giống như bị luộc, mép lá co lại, lá bị khơ đen làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây bơng. Khi cây bơng đã lớn, rầy xanh hai chấm gây hại làm cho mép lá mới đầu bị biến vàng và cong lại; khi bị hại nặng thì tồn lá cĩ màu đỏ huyết dụ, Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……………………… 24 với nhiều lá khơ cháy gọi là hiện tượng “cháy rầy”, lá trở nên khơ giịn và rụng, cây khơng cĩ khả năng phục hồi. Trong điều kiện ở Việt Nam, theo Trần Thế Lâm (2001) [10], thời gian vịng đời của rầy xanh hai chấm (Amrasca devastans) kéo dài từ 13 đến 20 ngày (trung bình 15,13 ngày). Trong đĩ, thời gian phát dục của pha trứng kéo dài 4 - 8 ngày, trung bình là 4,85 ± 0,75 ngày; pha rầy non kéo dài từ 6 - 12 ngày (trung bình 8,09 ± 1,04 ngày). Tác giả cho biết, tỷ lệ giữa cá thể đực/cái của rầy xanh là 1: 1,23. Số lượng rầy non do 1 trưởng thành cái đẻ ra biến động lớn từ 1- 60 và lượng rầy non nở ra do một trưởng thành cái đẻ trong cả đời cĩ xu hướng tăng khi nhiệt độ tăng. 1.3.2. Nghiên cứu về biện pháp sử dụng giống kháng phịng trừ rầy xanh hai chấm * Khái niệm về tính kháng sâu bệnh của cây trồng và cơ chế chống chịu sâu bệnh của cây trồng Theo Nguyễn Văn ðĩnh và ctv (2004) [3] định nghĩa thì: Tính kháng sâu hại là đặc tính của giống cây trồng cĩ khả năng chống lại sự tấn cơng của một lồi sâu hại nào đĩ hoặc làm giảm tác hại do sâu hại gây ra. Tính kháng bệnh hại là khả năng của cây trồng chống đối, ngăn chặn sự xâm nhập, lây lan của vật gây bệnh vào trong cây. Tính kháng bệnh hại sẽ biểu hiện cây trồng khơng bị nhiễm bệnh hay cĩ thể bị nhiễm ở mức rất thấp, khơng gây ảnh hưởng tới sinh trưởng, năng suất của cây trồng. Tính miễn dịch là khả năng kháng của cây trồng đối với các tác động gây hại của sâu hại và vật gây bệnh. Tính mẫn cảm với sâu hại (tính nhiễm sâu hại) là đặc tính của cây trồng hồn tồn khơng cĩ khả năng chống lại sự tấn cơng của một lồi sâu hại nào Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……………………… 25 đĩ, biểu hiện cĩ tỷ lệ bị hại và mật độ sâu hại cao. Tính mẫn cảm với bệnh hại (tính nhiễm bệnh) là đặc tính của cây trồng hồn tồn khơng cĩ khả năng chống lại sự xâm nhập, lây lan của vật gây bệnh trong mơ cây. Tính kháng và tính nhiễm cĩ thể thay đổi phụ thuộc vào điều kiện gieo trồng, thời tiết và nhiều yếu tố ngoại cảnh. Khơng phải giống cây trồng nào cũng kháng sâu bệnh. Cĩ giống kháng được với sâu bệnh này nhưng lại nhiễm sâu bệnh khác. Ví dụ: các giống bơng lá nhẵn thường kháng sâu xanh nhưng lại nhiễm rầy xanh hai chấm. Việc chọn giống kháng sâu đã được phát triển trên nhiều loại cây trồng ở nhiều nước trên thế giới. Rất nhiều nhà khoa học đã quan tâm đến cơ chế kháng sâu của các loại cây trồng và chia chúng thành 4 nhĩm. Theo Lê Trọng Tình (2001) [15], tính kháng sâu dựa trên các đặc điểm hình t._.(Amrasca devastans Distant) và bệnh giác ban (Xanthomonas malvacearum E.F. Smith Dowson) cĩ năng suất cao, chất lượng tốt, Luận án tiến sỹ Nơng nghiệp, Hà Nội, 158 Tr. 16. Nguyễn Thị Tồn (1989), Nghiên cứu sự phát sinh, phát triển của rầy trên cây bơng, Báo cáo khoa học Trung tâm nghiên cứu cây bơng Nha Hố. 17. Tơn Thất Trình (1974), Cải thiện ngành trồng bơng vải tại Việt Nam. 18. Nguyễn Minh Tuyên (2001), Biến động của sâu xanh hại bơng (Heliothis armigera) và biện pháp phịng trừ, Luận án tiến sỹ Nơng nghiệp, Viện Khoa học Kỹ thuật Nơng nghiệp Việt Nam. 19. www.vietrade.gov.vn/det-may-va-nguyen-lieu/1628-nganh-bong-viet- nam-thuc-trang-va-du-bao-phan-1.html Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……………………… 68 B. TIẾNG ANH 20. Agra Gothama A. A., Hasnam and Srihadiyni (1999), Insecticide resistance in Helicoverpa armigera and strategies for its management in cotton in Indonesia, Regional consultation on insecticide resistance management in cotton, june 28-july 1, Central cotton research institute, Multan, Pakistan, p. 9. 21. Afzal M., and Ghani M. A., (1953), Cotton jassid in the Punjab, Sci. Monogr. No. 2, Pakistan Assn. Ad. Sci., Lahore. 22. Ahmad G., Arif M. J., and Sanpal M. R. Z. (2005), Population fluctuation of jassid, Amrasca devastans (Dist.) in cotton through morphophysical plant traits, Caderno de Pesquisa Sér. Bio., Santa Cruz do Sul, Vo.17, No.1, pp.71 – 79. 23. Arif M. J., Sial I. A., Saif Ullah, Gogi M. D. and Ashfaq Sial M. (2004), Some morphological plant factors effecting resistance in cotton against thrips (Thrips tabaci L.), International journal of agriculture & biology, Vol. 6, No. 3, pp. 544–546. 24. Ashfaq M., Muhammad Noor ul Ane, Khuram Zia, Abida Nasreen and Mansoor-ul-Hasan (2010), The correlation of abiotic factors and physico-morphic charateristics of (Bacillus thuringiensis) Bt transgenic cotton with whitefly, Bemisia tabaci (Homoptera: Aleyrodidae) and jassid, Amrasca devastans (Homoptera: Jassidae) populations, African Journal of Agricultural Research Vol. 5(22), pp. 3102-3107. 25. Aziz Ahmed Memon and Muhammad Siddique Chang (2005), Response of Newly Developed High Yielding and Early Maturing Cotton Strains Against Population of Jassid (Amrasca Devastans Dist.), Journal of Applied Sciences Research 1(1): 109-111. Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……………………… 69 26. Batra G. R., and Gupta D. S., (1970), Screening of varieties of cotton for resistance to jassid, Cotton Growth Rew. No. 47, 285. 27. Bolek et al (2010), Distribution of gossypo glands on cotton (Gossyium hirsutum L.) genotypes, Not. Bot. Hore. Agrobot. Cluj 38(1), pp. 81-87. 28. Chakravarthy A. K. and Rao P. K. A. (1985), Dispersion pattern, sample unit sizes and techniques for sampling cotton jassid (Amrasca biguttula biguttula) and white fly (Bemisia tabaci), Insect-science and its application, 6:6, 661-661. 29. Deepika Kalkal, Dahiya K. K. and Roshan Lal, Studies on abiotic factors influencing incidence of major sucking insect-pests on genetically modified (Bt) cotton cultivars, National Symposium on “Bt-Cotton: Opportunities and Prospects”, Crop Improvement And Biotechnology, Abstracts. 30. Evans D. E. (1966), The distribution of Empoasca lybica (de Berg) (Hemiptera, Cicadellidae) on cotton in Sudan, Bull. Entomol, Res. 56: 653-647. 31. FAO (1991), Integrated pest management of cotton in Asia, Seventeenth session of the Asia and pacific plant protection commmission 2-7 october, Kuala Lumpur, Malaysia, 83 p. 32. Gang Wu, Jian-Ying Guo, Fang-Hao Wan and Neng-Wen Xiao (2010), Responses of three successive generations of beet armyworm, Spodoptera exigua, fed exclusively on different levels of gossypol in cotton leaves, Journal of Insect science. Vol. 10. No 165. 33. Ghulam M. A., Amjad Ali and Sajjad Hussain (2006), Varietal resistance against jassid, amrasca devastans dist. in cotton and role of abiotic factors in population fluctuation, J. Agric. Res., 44(4), pp. 299 – 308. Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……………………… 70 34. Hanna A. D. (1950), The effect of rainfall on the cotton Jassid, Empoasca lybica (de Berg) in the Gezira, Angelo-Egytian Sudan, Bull. Entomol. Res. 41: 359-369. 35. Hassan Abbas, Tom (1987), Resistance of upland cotton varieties to the major insect pests, Bangladesh, p. 19. 36. Husain M. A. and Lal K. B. (1940), The Bionomic of Empoasca devastans Dist on varieties of cotton in Punjab, Indian, J. Ent.2: 123-136. 37. Imtiaz A. Nizamani, Muzaffar A. Talpur, Rab Dino Khuhro and Shafi Nizamani M. (2002), Relative resistance of cotton cultivars to sucking complex, Pakistan Journal of Applied sciences 2(6), pp. 686 – 689. 38. Jamshaid Iqbal, Mansoor ul Hasan, Muhammad Ashfaq, Shahbaz Talib Sahi and Amjad Ali (2011), Studies on Correlation of Amrasca biguttula biguttula (Ishida) Population with Physio-morphic Characters of Okra, Abelmoschus esculentus (L.) Monech, Pakistan J. Zool., vol. 43(1), pp. 141-146. 39. Khan Z. R. and Agarwal R. A. (1984), Ovipositional preference of jassid, Amrasca biguttula biguttula Ishida on cotton, Journal of entomological research 8, 78-80. 40. Khan Z. R. and Agarwal R. A. (1984), Journal of entomological resistance, (8), 1, 8 ref, pp. 78-80. 41. Klain H. Z. (1947), Note on the green leafhopper, Empoasca lybica, de Berg, (Hom. Jassid.) in Palestine, Bull. Entomol. Res. 38: 579-584. 42. Kogan M. (1982), Plant resistance in pest management, Introduction to insect pest management, John Wiley&Sons, New York. Pp. 135-175. 43. Lai K. B. (1937), Anti-jassid resistance in the cotton plant, Current Science No.3, pp. 88 – 89. Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……………………… 71 44. Luckehahr M. J. and Houghtaling J. E., (1960), Resistance of cotton strains with hight gossypol content to Heliothis spp. Journal of economic Entomology No. 62. Pp. 588. 45. Luckefahr M. J. and Martin D. F., (1966), Cotton plant piggment as a source of resistance to the bollworm and tobaco bud worm, Journal of economic entomology 59, pp. 176. 46. Mabbett T. H., Nachapong M., Monglaku K. and Mekdaeng J. (1994), Distribution of Amrasca devastans and Ayyria chaetophora in relation to pest scouting techniques for Thailand, Tropical pest management 30,133-141. 47. Matthews G. A. (1960), Jassids (Hemiptera: Cicadellidae). Insect pests of cotton, p. 353-355. 48. Murugesan N. and Kavitha A. (2009), Seed treatment with Pseudomonas fluorescens, plant products and synthetic insecticides against the leafhopper, Amrasca devastans (Distant) in cotton, Journal of Biopesticides, 2(1): 22-25. 49. Murugesan N. and Kavitha A. (2010), Host plant resistance in cotton accessions to the leafhopper, Amrasca devastans (Distant), Journal of Biopesticides, 3(3), pp. 526 – 533. 50. Mustafa I., Iram Mumtaz, Abu Bakar Muhammad Raza, Kafeel Ahmad, Zafar Iqbal Khan and Noshin Arif (2010), Effect of leaf morphology on the incidience of sucking insect pests in some cotton genotypes (varieties), International Journal of Cell & Molecular Biology (IJCMB), Vol.1(3), pp. 285 – 291. 51. Nangpal H. D. (1948), Insect pests of cotton in India. I.C.C.C. 1-51. 52. Naveed M., Zahid Iqbal Anjum, Junaid Ali Khan, Muhammad Rafiq and Amir Hamza (2011), Cotton Genotypes Morpho-Physical Factors Affect Resistance Against Bemisia tabaci in Relation to Other Sucking Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……………………… 72 Pests and its Associated Predators and Parasitoids, Pakistan J. Zool., Vol. 43(2), pp. 229-236. 53. Nawab N. N., Khan I. A., Khan A. A. and Amjad M. (2011), Characterization and inheritance of cotton leaf pubescence, Pak. J. Bot., 43(1), pp. 649-658. 54. Nausherwan Nobel Nawab, Qamar Shakil, Shahid Niaz, Muhammad Munir Iqbal, Muhammad Ahsan Asif and Iftikhar Ahmad Khan (2011), Genetics of trichomes and its association with fibre and agronomic traits in cotton, African Journal of Biotechnology Vol. 10(20), pp. 3964-3972. 55. Nazir Ahmad and Manzoor-ul-Haq (1981), Some studies on resistance in cotton against jassid, Amrasca devastans (Distant) and whitefly, Bemisia tabaci (Genn.), Vol.III (1-2), Pakistan entomologist, pp. 29-34. 56. Painter H. H. (1958), Resistance of plant to insect, Ann. Rev. Entomology, No.3., pp. 367 – 390. 57. Parinya Seburuang et al (2009), TAK FA 84–4: New Jassid Tolerant Cotton Variety. 58. Parnell F. R. and Rustom D. F. (1939), Jassid resistance and hairiness of cotton plant, Bull, Entomol. Res. No. 39. 59. Parnell F. R., King H. E. and Ruston D. F. (1949), Jassid resistance and hairiness of the cotton plant, Bull, Entomol res. 39. 60. Parnell F. R., Mac Donald D., Rustom D. F. and King H. E. (1945), Breeding and genetic. Leaf hairiness and jassid resistance, Emp. Cott. Gr. Corp. Rep. Expt. Stas., 23 – 24 and 26 -30. 61. Peason E. O. (1958), Insect pests of cotton in tropical Africa, Empire cotton growing corporation and commonwealth institute of entomology, London. Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……………………… 73 62. Pieter A. Stam (1987), Integrated pest control on cotton in Pakistan, FAO entomologist 1984-1986, 87 p. 63. Praparat Hormchan, Arunee Wongpiyasatid and Somchai Piyapuntawanon, Observation of Gamma Irradiated Cotton Populations on Trend of Cotton Leafhopper Resistance Using Hopperburn Index, Kasetsart University, Bangkok 10900, Thailand. 64. Renou Alain (1995), Annual report 1994/1995 cotton crops protection, Development-oriented research on agrarian systems project, Kasetsart university, Thailand, p. 67. 65. Rote N. B., Patel B. K., Mehta N. P., Shah A. H. and Raja K. R. V. (1985), Threshold level of Amrasca biguttula biguttula (Ishida) causing economic injury to cotton, Indian journal of agricultural sciences, 55:7, 491-492. 66. Roy B. A. et al (1999), Effects of environental stress on leaf hair density and consequences for selection, J. Evol. Biol. 12, pp. 1089 – 1103. 67. Shadman Namazov, Alois A. Bel, Robert D. Stipanovic, Abbos Marupov, Maqsuda Ishanqulova, Rano Yudosheva, Ikrom Amanturdiev and Tojiddin Rakhimov, Correlation of (+) gossypol level in seeds of cotton hybrids with their insect and disease resistance. 68. Sajjad Ahmad, Maqsood Shah, Khalid Farooq H. M. and Farman Ullah (2004), Resistance of cotton against Amrasca devastans (Dist.) (Jassid: Homoptera) and relationship of the insect with leaf hair density and leaf hair length, Sarhad J. Agric. Vol.20, No.2, pp. 265 – 268. 69. Sana E. A., Cabangbang R. P., Bader R. F. and Manguiat P. H. (1989), Leaf hairiness and leafhopper resistance in selected cotton (Gossypiu hirsutum L.) lines, Philipp J.Crop Sci. Vol.14, No.1, pp 1 – 6. Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……………………… 74 70. Selvaraj S., Adiroubane D. and Ramesh V. (2011), Population dynamics of Leafhopper, Amrasca devastans Distant in cotton and relationship with weather parameters, Journal of Entomology 8(5), pp. 476-483. 71. Sharma H. C. and Agarwal R. A. (1983), Role of some chemical components and leaf hairs in varietal resistance in cotton to jassid Amrasca biguttula biguttula Ishida on cotton, Journal of entomological reseach 7, 145-149. 72. Sharyn Taylor, Susan Maas, Cherie Gambley, Lewis Wilson CSIRO and Greg Kauter (2009), Cotton Industry Biosecurity Plan, Industry and investment, /fibres/cotton/cotton-pest-management-guide, pp. 24-51. 73. Shivanna B. K., Nagaraja D. N., Manjunatha M., Gayathridevi S., Pradeep S. and Girijesh G. K. (2009), Bionomics of leafhopper, Amrasca biguttula biguttula (Ishida) on transgenic Bt cotton, Karnataka J. Agric. Sci., 22(3-Spl. Issue ), pp. 538-540. 74. Sikka S. M., Sahni V. M. and Butani Dhamo K. (1966), Studies on jassid resistance in relation to hairiness of cotton leaves, Euphytiea 15, pp. 383-388. 75. Smith C. M. et al (1994), Techniques for evluating insect resistance in crop plant, CRC Press, Inc. 76. Soomro A. R., Soomro A. W., Kaneez Soomro and Mallah G. H. (2000), Jassid resistant variety Cris – A, Pakistan Journal of Biological sciences 3(2), pp. 332 – 334. 77. Suruli Velu T., Dhara Jothi B. and Manjula T. R., Relative occurrence of leafhopper and assessment of yield loss due to sucking pests in the popular hybrids of Bt cotton grown in south India, National Symposium Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……………………… 75 on “Bt-Cotton: Opportunities and Prospects”, CROP IMPROVEMENT AND BIOTECHNOLOGY, Abstracts. 78. Syed T. S., Abro G. H., Khuhro R. D. and Dhauroo M. H. (2003), Relative resistance of cotton varieties against sucking pests, Pakistan Journal of Biological Sciences 6 (14), pp. 1232 – 1233. 79. Uthamasamy S. (1994), Host resistance to the leafopper, Amrasca devastans (Distant) in cotton, Gossypium spp. Challenging the future, proceedings of the World cotton research conference-1, Brisbane Australia, February 14-17, p. 494-497. 80. Vennila S., Biradar V. K., Sabesh M. and Bambawale O. M. (2007), Know Your Cotton Insect Pest Jassids, Mudrashilpa Offset Printers. 81. Weerawan Eittipibool, Alain Renou, Wiboon Chongrattanameteekul and Praparat Hormchan (1998), Effects of Cotton Growth Regulator on Jassid Infestation and Injury, Kasetsart University, Bangkok 10900, Thailand. 82. www.aufiweb.comthesisentoAufiweb1.pdf, Chapter 1. Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……………………… 76 PHỤ LỤC Phụ lục 1: ðặc điểm một số giống nghiên cứu Giống VN36P TL0035 D20-9 Dạng thân Chữ Tháp Tháp Tháp ðiểm 2 2 2 Màu sắc thân Chữ Xanh thẫm Xanh thẫm Xanh thẫm Thân ðiểm 3 3 3 Loại cành Chữ VH VH VH ðiểm 2 2 2 Gĩc cành Chữ M M M Cành ðiểm 5 5 5 Chữ Trứng Trứng Trứng Dạng quả ðiểm 3 3 3 Kích thước Chữ M M M ðiểm 5 5 5 Màu sắc lá Chữ X X X ðiểm 5 5 5 Tuyến mật Chữ C C C ðiểm 9 9 9 Tuyến độc Chữ C C C ðiểm 9 9 9 Lá ðộ lơng Chữ Rất nhiều Trung bình Ít ðiểm 9 5 3 Màu cánh Chữ Tr Tr Tr ðiểm 1 1 1 Màu hạt phấn Chữ Tr Tr Tr ðiểm 1 1 1 ðốm cánh Chữ N N N ðiểm 1 1 1 Tuyến mật Chữ C C C Hoa ðiểm 9 9 9 Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……………………… 77 Phụ lục 2. Một số bảng xử lý thống kê quả nghiên cứu 1. So sánh thời gian một đời của rầy xanh trên các giống bơng khác nhau F-Test Two-Sample for Variances ðời VN36P ðời D20-9 Mean 25,63333333 31,78333 Variance 6,37816092 13,49454 Observations 30 30 df 29 29 F 0,472647516 P(F<=f) one-tail 0,023963088 F Critical one-tail 0,537399965 t-Test: Two-Sample Assuming Unequal Variances ðời VN36P ðời D20-9 Mean 25,63333333 31,78333 Variance 6,37816092 13,49454 Observations 30 30 Hypothesized Mean Difference 0 df 51 t Stat -7,556266949 P(T<=t) one-tail 3,6084902E-10 t Critical one-tail 1,675284951 P(T<=t) two-tail 7,2169805E-10 t Critical two-tail 2,007583728 Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……………………… 78 F-Test Two-Sample for Variances ðời VN36P ðời TL0035 Mean 25,63333333 30,33333 Variance 6,37816092 12,50575 Observations 30 30 df 29 29 F 0,510018382 P(F<=f) one-tail 0,037458766 F Critical one-tail 0,537399965 t-Test: Two-Sample Assuming Unequal Variances ðời VN36P ðời TL0035 Mean 25,63333333 30,33333 Variance 6,37816092 12,50575 Observations 30 30 Hypothesized Mean Difference 0 df 52 t Stat -5,923965857 P(T<=t) one-tail 1,26899E-07 t Critical one-tail 1,674689154 P(T<=t) two-tail 2,53797E-07 t Critical two-tail 2,006646761 Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……………………… 79 F-Test Two-Sample for Variances ðời TL0035 ðời D20-9 Mean 30,33333333 31,78333 Variance 12,50574713 13,49454 Observations 30 30 df 29 29 F 0,926726433 P(F<=f) one-tail 0,419522811 F Critical one-tail 0,537399965 t-Test: Two-Sample Assuming Equal Variances ðời TL0035 ðời D20-9 Mean 30,33333333 31,78333 Variance 12,50574713 13,49454 Observations 30 30 Pooled Variance 13,00014368 Hypothesized Mean Difference 0 df 58 t Stat -1,55754124 P(T<=t) one-tail 0,062391168 t Critical one-tail 1,671552763 P(T<=t) two-tail 0,124782336 t Critical two-tail 2,001717468 Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……………………… 80 2. So sánh tuổi thọ trưởng thành cái sống trên các giống bơng khác nhau F-Test Two-Sample for Variances Tuổi thọ TT cái VN36P Tuổi thọ TT cái D20-9 Mean 8,233333333 13,9 Variance 3,288505747 10,71379 Observations 30 30 df 29 29 F 0,306941315 P(F<=f) one-tail 0,00107538 F Critical one-tail 0,537399965 t-Test: Two-Sample Assuming Unequal Variances Tuổi thọ TT cái VN36P Tuổi thọ TT cái D20-9 Mean 8,233333333 13,9 Variance 3,288505747 10,71379 Observations 30 30 Hypothesized Mean Difference 0 df 45 t Stat -8,294469657 P(T<=t) one-tail 6,44982E-11 t Critical one-tail 1,679427393 P(T<=t) two-tail 1,28996E-10 t Critical two-tail 2,014103359 Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……………………… 81 F-Test Two-Sample for Variances Tuổi thọ TT cái VN36P Tuổi thọ TT cái TL0035 Mean 8,233333333 12,5 Variance 3,288505747 5,844828 Observations 30 30 df 29 29 F 0,562635202 P(F<=f) one-tail 0,063631762 F Critical one-tail 0,537399965 t-Test: Two-Sample Assuming Equal Variances Tuổi thọ TT cái VN36P Tuổi thọ TT cái TL0035 Mean 8,233333333 12,5 Variance 3,288505747 5,844828 Observations 30 30 Pooled Variance 4,566666667 Hypothesized Mean Difference 0 df 58 t Stat -7,732762795 P(T<=t) one-tail 0,0000000001 t Critical one-tail 1,671552763 P(T<=t) two-tail 1,71982E-10 t Critical two-tail 2,001717468 Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……………………… 82 F-Test Two-Sample for Variances Tuổi thọ TT cái D20-9 Tuổi thọ TT cái TL0035 Mean 13,9 12,5 Variance 10,7137931 5,844828 Observations 30 30 df 29 29 F 1,833038348 P(F<=f) one-tail 0,054179271 F Critical one-tail 1,860811434 t-Test: Two-Sample Assuming Equal Variances Tuổi thọ TT cái D20-9 Tuổi thọ TT cái TL0035 Mean 13,9 12,5 Variance 10,7137931 5,844828 Observations 30 30 Pooled Variance 8,279310345 Hypothesized Mean Difference 0 df 58 t Stat 1,884415137 P(T<=t) one-tail 0,032261683 t Critical one-tail 1,671552763 P(T<=t) two-tail 0,064523366 t Critical two-tail 2,001717468 Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……………………… 83 3. So sánh vịng dời rầy xanh hai chấm sống trên các giống bơng khác nhau F-Test Two-Sample for Variances Vịng đời VN36P Vịng đời TL0035 Mean 17,4 17,8333333 Variance 2,90344828 2,97126437 Observations 30 30 df 29 29 F 0,97717602 P(F<=f) one-tail 0,47542737 F Critical one-tail 0,53739997 t-Test: Two-Sample Assuming Equal Variances Vịng đời VN36P Vịng đời TL0035 Mean 17,4 17,8333333 Variance 2,90344828 2,97126437 Observations 30 30 Pooled Variance 2,93735632 Hypothesized Mean Difference 0 df 58 t Stat -0,9792406 P(T<=t) one-tail 0,16576407 t Critical one-tail 1,67155276 P(T<=t) two-tail 0,33152813 t Critical two-tail 2,00171747 Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……………………… 84 F-Test Two-Sample for Variances Vịng đời VN36P Vịng đời D20-9 Mean 17,4 17,3764933 Variance 2,9034483 10,8120446 Observations 30 32 df 29 31 F 0,2685383 P(F<=f) one-tail 0,0003067 F Critical one-tail 0,5410811 t-Test: Two-Sample Assuming Equal Variances Vịng đời VN36P Vịng đời D20-9 Mean 17,4 17,8833333 Variance 2,9034483 2,7704023 Observations 30 30 Pooled Variance 2,8369253 Hypothesized Mean Difference 0 df 58 t Stat -1,111395 P(T<=t) one-tail 0,1354921 t Critical one-tail 1,6715528 P(T<=t) two-tail 0,2709843 t Critical two-tail 2,0017175 Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……………………… 85 F-Test Two-Sample for Variances Vịng đời TL0035 Vịng đời D20-9 Mean 17,83333333 17,88333333 Variance 2,971264368 2,770402299 Observations 30 30 df 29 29 F 1,072502852 P(F<=f) one-tail 0,425896538 F Critical one-tail 1,860811434 t-Test: Two-Sample Assuming Equal Variances Vịng đời TL0035 Vịng đời D20-9 Mean 17,83333333 17,88333333 Variance 2,971264368 2,770402299 Observations 30 30 Pooled Variance 2,870833333 Hypothesized Mean Difference 0 df 58 t Stat -0,114290898 P(T<=t) one-tail 0,454700963 t Critical one-tail 1,671552763 P(T<=t) two-tail 0,909401926 t Critical two-tail 2,001717468 Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……………………… 86 4. So sánh sức sinh sản của rầy xanh hai chấm sống trên các giống bơng khác nhau F-Test Two-Sample for Variances Số rầy non do 1 TT cái đẻ ra (TL0035) Số rầy non do 1 TT cái đ Mean 21,53333333 Variance 61,22298851 Observations 30 df 29 F 0,736901814 P(F<=f) one-tail 0,207985279 F Critical one-tail 0,537399965 t-Test: Two-Sample Assuming Equal Variances Số rầy non do 1 TT cái đẻ ra (TL0035) Số rầy non do 1 TT cái đ Mean 21,53333333 Variance 61,22298851 Observations 30 Pooled Variance 72,15229885 Hypothesized Mean Difference 0 df 58 t Stat -3,602032562 P(T<=t) one-tail 0,000327953 t Critical one-tail 1,671552763 P(T<=t) two-tail 0,000655906 t Critical two-tail 2,001717468 F-Test Two-Sample for Variances Số rầy non do 1 TT cái đẻ ra (VN36P) Số rầy non do 1 TT cái đ Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……………………… 87 Mean 7,866666667 Variance 4,188505747 Observations 30 df 29 F 0,050414355 P(F<=f) one-tail 1,60016E-12 F Critical one-tail 0,537399965 t-Test: Two-Sample Assuming Unequal Variances Số rầy non do 1 TT cái đẻ ra (VN36P) Số rầy non do 1 TT cái đ Mean 7,866666667 Variance 4,188505747 Observations 30 Hypothesized Mean Difference 0 df 32 t Stat -12,6447684 P(T<=t) one-tail 2,72642E-14 t Critical one-tail 1,693888703 P(T<=t) two-tail 5,45283E-14 t Critical two-tail 2,036933334 F-Test Two-Sample for Variances Số rầy non do 1 TT cái đẻ ra (VN36P) Số rầy non do 1 TT cái đ Mean 7,866666667 Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……………………… 88 Variance 4,188505747 Observations 30 df 29 F 0,068413938 P(F<=f) one-tail 8,45641E-11 F Critical one-tail 0,537399965 t-Test: Two-Sample Assuming Unequal Variances Số rầy non do 1 TT cái đẻ ra (VN36P) Số rầy non do 1 TT cái đ Mean 7,866666667 Variance 4,188505747 Observations 30 Hypothesized Mean Difference 0 df 33 t Stat -9,255421341 P(T<=t) one-tail 5,41689E-11 t Critical one-tail 1,692360258 P(T<=t) two-tail 1,08338E-10 t Critical two-tail 2,034515287 5. So sánh cấp rầy hại trên các giống bơng khác nhau F-Test Two-Sample for Variances 70 NSG VN36P 70 NSG D20-9 Mean 1,2 3,6 Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……………………… 89 Variance 0,163265306 0,244897959 Observations 50 50 df 49 49 F 0,666666667 P(F<=f) one-tail 0,079693026 F Critical one-tail 0,622165467 t-Test: Two-Sample Assuming Equal Variances 70 NSG VN36P 70 NSG D20-9 Mean 1,2 3,6 Variance 0,163265306 0,244897959 Observations 50 50 Pooled Variance 0,204081633 Hypothesized Mean Difference 0 df 98 t Stat -6,5631323 P(T<=t) one-tail 7,16061E-47 t Critical one-tail 1,660551218 P(T<=t) two-tail 1,43212E-46 t Critical two-tail 1,984467404 F-Test Two-Sample for Variances 70 NSG VN36P 70 NSG TL0035 Mean 1,2 2,22 Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……………………… 90 Variance 0,163265306 0,175102041 Observations 50 50 df 49 49 F 0,932400932 P(F<=f) one-tail 0,403730824 F Critical one-tail 0,622165467 t-Test: Two-Sample Assuming Equal Variances 70 NSG VN36P 70 NSG TL0035 Mean 1,2 2,22 Variance 0,163265306 0,175102041 Observations 50 50 Pooled Variance 0,169183673 Hypothesized Mean Difference 0 df 98 t Stat -12,3991225 P(T<=t) one-tail 4,28661E-22 t Critical one-tail 1,660551218 P(T<=t) two-tail 0,00000000000000000000086 t Critical two-tail 1,984467404 F-Test Two-Sample for Variances 70 NSG D20-9 70 NSG TL0035 Mean 3,6 2,22 Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……………………… 91 Variance 0,244897959 0,175102041 Observations 50 50 df 49 49 F 1,398601399 P(F<=f) one-tail 0,121914005 F Critical one-tail 1,607289464 t-Test: Two-Sample Assuming Equal Variances 70 NSG D20-9 70 NSG TL0035 Mean 3,6 2,22 Variance 0,244897959 0,175102041 Observations 50 50 Pooled Variance 0,21 Hypothesized Mean Difference 0 df 98 t Stat 15,05703443 P(T<=t) one-tail 1,53763E-27 t Critical one-tail 1,660551218 P(T<=t) two-tail 3,07526E-27 t Critical two-tail 1,984467404 F-Test Two-Sample for Variances Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……………………… 92 90 NSG VN36P 90 NSG D20-9 Mean 2,9 5 Variance 0,173469388 0 Observations 50 50 df 49 49 F 65535 P(F<=f) one-tail #NUM! F Critical one-tail 1,607289464 t-Test: Two-Sample Assuming Unequal Variances 90 NSG VN36P 90 NSG D20-9 Mean 2,9 5 Variance 0,173469388 0 Observations 50 50 Hypothesized Mean Difference 0 df 49 t Stat -5,65273688 P(T<=t) one-tail 5,20327E-37 t Critical one-tail 1,676550893 P(T<=t) two-tail 1,04065E-36 t Critical two-tail 2,009575199 F-Test Two-Sample for Variances 90 NSG VN36P 90 NSG TL0035 Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……………………… 93 Mean 2,9 3,18 Variance 0,173469388 0,150612 Observations 50 50 df 49 49 F 1,151761518 P(F<=f) one-tail 0,311428954 F Critical one-tail 1,607289464 t-Test: Two-Sample Assuming Equal Variances 90 NSG VN36P 90 NSG TL0035 Mean 2,9 3,18 Variance 0,173469388 0,150612 Observations 50 50 Pooled Variance 0,162040816 Hypothesized Mean Difference 0 df 98 t Stat -3,477889861 P(T<=t) one-tail 0,000377641 t Critical one-tail 1,660551218 P(T<=t) two-tail 0,000755283 t Critical two-tail 1,984467404 F-Test Two-Sample for Variances 90 NSG D20-9 90 NSG TL0035 Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……………………… 94 Mean 5 3,18 Variance 0 0,150612245 Observations 50 50 df 49 49 F 0 P(F<=f) one-tail 0 F Critical one-tail 0,622165467 t-Test: Two-Sample Assuming Unequal Variances 90 NSG D20-9 90 NSG TL0035 Mean 5 3,18 Variance 0 0,150612245 Observations 50 50 Hypothesized Mean Difference 0 df 49 t Stat 13,16089544 P(T<=t) one-tail 1,57738E-35 t Critical one-tail 1,676550893 P(T<=t) two-tail 3,15476E-35 t Critical two-tail 2,009575199 6. Phân tích tương quan giữa đặc điểm hình thái mật độ lơng trên lá với một số đặc điểm sinh học của rầy xanh hai chấm Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……………………… 95 * Tương quan giữa mật độ lơng mặt dưới với thời gian một đời rầy xanh hai chấm MĐ lơng mặt dặặi Đặi MĐ lơng mặt dặặi 1 Đặi -0,61692 1 SUMMARY OUTPUT Regression Statistics Multiple R 0,6169 R Square 0,380595 Adjusted R Square 0,373556 Standard Error 3,312733 Observations 90 ANOVA df SS MS F Significance F Regression 1 593,3953 593,3953 54,07184 9,5E-11 Residual 88 965,7297 10,9742 Total 89 1559,125 Coefficients Standard Error t Stat P-value Lower 95% Upper 95% Intercept 31,581 0,471629 66,96177 2,79E-77 30,64386 32,51839 MĐ lơng mặt dặặi -0,0830 0,011299 -7,35336 9,5E-11 -0,10554 -0,06063 * Tương quan giữa mật độ lơng mặt dưới lá và sức sinh sản của rầy xanh hai chấm MĐ lơng Sặ rặy non do 1 TT Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……………………… 96 mặt dặặi cái sinh ra MĐ lơng mặt dặặi 1 Sặ rặy non do 1 TT cái sinh ra -0,76389 1 SUMMARY OUTPUT Regression Statistics Multiple R 0,763888 R Square 0,583524 Adjusted R Square 0,578792 Standard Error 7,361131 Observations 90 ANOVA df SS MS F Significa nce F Regression 1 6680,998 6680,998 123,29 69 2,01E-18 Residual 88 4768,391 54,18626 Total 89 11449,39 Coefficien ts Standard Error t Stat P-value Lower 95% Upper 95% Intercept 27,43304 1,047994 26,17672 2,67E-43 25,35037 29,51571 MĐ lơng mặt dặặi -0,27878 0,025106 -11,1039 2,01E-18 -0,32867 -0,22889 * Tương quan giữa mật độ lơng và tuổi thọ trưởng thành cái Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ……………………… 97 MĐ lơng mặt dặặi Tuặi thặ TT cái MĐ lơng mặt dặặi 1 Tuặi thặ TT cái -0,68286 1 SUMMARY OUTPUT Regression Statistics Multiple R 0,682859 R Square 0,466297 Adjusted R Square 0,460232 Standard Error 2,580914 Observations 90 ANOVA df SS MS F Significance F Regression 1 512,1441 512,1441 76,886 1,230E-13 Residual 88 586,1781 6,661 Total 89 1098,322 Coefficients Standard Error t Stat P- value Lower 95% Upper 95% Intercept 13,710 0,367 37,312 0,000 12,980 14,440 MĐ lơng mặt dặặi -0,077 0,009 -8,768 0,000 -0,095 -0,060 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfCH2388.pdf
Tài liệu liên quan