Tài liệu TÌM HIỂU HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN BỐN MÙA Ở CỬA LÒ: Bản đồ thị xã Cửa Lò
PHỤ LỤC
Phần mở đầu
Lý do chọn đề tài
Phương pháp chọn đề tài
Phương pháp nghiên cứu
Bố cục của đề tài
Phần nội dung
Chương I. Giới thiệu chung về du lịch biển Cửa Lò
I.1. Khái niệm du lịch biển
I.2. Du lịch biển Cửa Lò và các loại hình du lịch
I.2.1. Giới thiệu chung về Cửa Lò
I.2.2. Tiềm năng du lịch biển Cửa Lò
I.3. Các loại hình du lịch biển Cửa Lò
Chương II. Hạn chế của tính mùa vụ trong du lịch biển Cửa Lò
II.1. Một số quan niệm về tính mùa vụ t... Ebook TÌM HIỂU HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN BỐN MÙA Ở CỬA LÒ
34 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2207 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu TÌM HIỂU HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN BỐN MÙA Ở CỬA LÒ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rong du lịch
II.2. Hạn chế của tính mùa vụ trong du lịch biển ở Cửa Lò
Chương III. Hướng phát triển du lịch biẻn bốn mùa ở Cửa Lò
III.1. Những điều kiện thuân lợi
III.2. Hướng phát triển du lịch biển bốn mùa ở Cửa Lò
Chương IV. Các tour, tuyến du lịch ở Cửa Lò hấp dẫn du khách.
C. Phần kết luận.
TÌM HIỂU HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN BỐN MÙA Ở CỬA LÒ
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Mục đích, lí do chọn đề tài
Du lịch hiện nay được xem là nghành công nghiệp không khói, nghành kinh tế quan trọng của nhiều quốc gia trên thế giới. Đối với Việt Nam, du lịch thực sự đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế cuả đất nước.
Trong bối cảnh toàn cầu hoá và quốc tế hoá hiện nay, đặc biệt là khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO thì việc mở rộng và phát triển du lịch là cách tốt nhất để quảng bá hình ảnh đất nước và góp phần phát triển nền kinh tế quốc gia. Trong những năm gần đây, ngành du lịch Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ với nhiều loại hình dịch vụ, trong đó có du lịch nghỉ biển. Với lợi thế là một quốc gia có đường bờ biển dài 3260 km, độ mặn trung bình của nước biển đông là 34, Việt Nam có những điều kiện lý tưởng để phát triển du lịch như một ngành kinh tế mũi nhọn. Nước ta có nhiều bãi biẻn đẹp thu hút nhiều khách du lịch như: Vũng Tàu, Nha Trang, Sầm Sơn, Đồ Sơn... Trong bài niên luận này tôi muốn giới thiệu về một vùng biển miền Trung trong những năm gần đây đã có những bước phát triển đáng kể trong các lọai hình kinh doanh du lịch biển. Đó là bãi biển Cửa Lò thuộc tỉnh Nghệ An. Cửa Lò được du khách biết đến với tư cách là một điểm nghỉ mát hấp dẫn.
Trong những năm qua Cửa Lò đã thu hút được số lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước. Với bãi tắm dốc, thoải, bãi cát mịn màng, nước biển trong xanh tạo thành một tiểu vùng khí hậu lí tưởng. Đồng thời đây còn là một vùng in đậm những nét riêng của tiểu vùng văn hoá xứ Nghệ.
Với những ưu thế về tiềm năng tự nhiên, du lịch Cửa Lò có nhiều điều kiện để phát triển. Tuy nhiên tính mùa vụ trong du lịch biển ở Cửa Lò thể hiện khá rõ rệt, điều đó làm cho hoạt động du lịch ở đây gặp nhiều khó khăn, du lịch của vùng chưa khai thác được tối đa tiềm năng của địa phương. Từ thực trạng trên tôi xin đi sâu tìm hiểu hướng phát triển du lịch biển bốn mùa ở Cửa Lò để có thể hạn chế được phần nào tính mùa vụ trong du lịch biển, đưa hoạt động du lịch của địa phương phát triển.
II. Phạm vi của đề tài
Đi sâu tìm hiểu hướng phát triển du lịch biển bốn mùa ở Cửa Lò, từ đó khắc phục phần nào những hạn chế tiêu cực của tính mùa vụ, thúc đẩy hơn nưa việc phát triển du lịch biển ở Cửa Lò.
III. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng một số phương pháp như: thu thập tài liệu, phân loại thông tin, phân tích, tổng hợp...
IV. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phần tài liệu tham khảo, phần mục lục, bố cục của đề tài được chia thành 4 chương
Chương I: Giới thiệu chung về du lịch biển Cửa Lò
Chương II: Hạn chế của tính mùa vụ trong du lịch biển ở Cửa Lò
ChươngIII: Hướng phát triển du lịch biển bốn mùa ở Cửa Lò
ChươngIV. Các tour, tuyến du lịch ở Cửa Lò hấp dẫn với du khách.
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: Giới thiệu chung về du lịch biển Cửa Lò
I.1: Khái niệm du lịch biển
Là loại hình du lịch mà mục đích chủ yếu của du khách là về với thiên nhiên, tham gia các hoạt động du lịch biển như tắm biển, thể thao biển ... thời gian thuận lợi cho loại hình này là mùa nóng khi mà nhiệt độ nước biển và không khí trên 20. Ngoài tắm biển, còn có các hoạt động khác như lặn biển...
I.2: Du lịch biển Cửa Lò và các loại hình du lịch biển
I.2.1: Giới thiệu chung về Cửa Lò
Cửa Lò trước đây gồm bốn xã và một thị trấn của huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Năm 1994 Cửa Lò được tách ra và nâng cấp thành thị xã với hai xã và năm phường.
Vị trí địa lí: Cửa Lò nằm ở vĩ độ 14,9 và kinh độ 105,43 cách thành phố Vinh_ thủ phủ của tỉnh Nghệ An 16 km về phía đông bắc... Cửa Lò cách thủ đô Hà Nội hơn 300 km và cách thành phố Hồ Chí Minh 1400km. Thị xã Cửa Lò cũng được nối với Lào và bắc Thái Lan bởi đường quốc lộ 8 và cách thủ đô Viêng Chăn của Lào 468km. Thị xã Cửa Lò nằm giữa 2 con sông, sông Cấm ở phía bắc và sông Lam ở phía nam.
Thị xã Cửa Lò có diện tích đất 28,68km2, toàn bộ chiều dài bờ biển 12km, trong đó 8,2 km là bãi biển cát trắng, mịn, đẹp và liên tục. Ngoài khơi có hai hòn đảo: đảo Ngư cách đất liền 4km, là nơi sinh sống của các hệ động thực vật rất phong phú, gồm có các loài khỉ và các loài dê hoang dã, chim... Hiện nay thị xã đang xây dựng khu du lịch sinh thái trên hòn đảo này. Đảo Mắt cách đất liền 18 hải lí và cũng như đảo Ngư nó là một đảo có ý nghĩa về mặt quân sự, tuy nhiên du khách có thể đến thăm đảo Mắt khi cơ quan quân sự cấp giấy phép.
I.2.2: Tiềm năng du lịch biển ở Cửa Lò
Cửa Lò được người Pháp chú ý và chọn làm nơi du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần cho người Pháp và đội ngũ viên chức người Việt ở khu công nghiệp và hành chính Vinh- Bến Thuỷ từ năm 1907. Với những lợi thế mà thiên nhiên ưu đãi, Cửa Lò ngày càng được du khách khắp nơi biết đến là nơi ngghỉ biển hấp dẫn.
Cửa Lò được tổ chức du lịch thế giới (WTO) đánh giá “Tỉnh Nghệ An nói chung, thị xã Cửa Lò nói riêng có tất cả các yếu tố để khách du lịch dừng chân đến tham quan và lưu trú. Đó là mảnh đất giàu truyền thống văn hoá lịch sử và sinh thái. Cửa Lò có môi trường, thiên nhiên và các khu vực với nhiều cảnh đẹp sinh động và hấp dẫn. Cửa Lò có bãi biển dài và đẹp, môi trương trong lành, có hệ sinh thái biển phong phú đầy đủ các loại hải sản, đặc sản, có nhiều lễ hội cũng như nhiều điểm du lịch hấp dẫn... Đó là nơi thích hợp cho du lịch văn hoá, du lịch phiêu lưu cũng như du lịch sở thích đặc biệt.Về lâu dài Cửa Lò có thể là một trong những điểm du lịch thu hút đông khách đến thăm nhất ở Việt Nam.
Đường đến thị xã thuận lợi cả giao thông đường thuỷ, bộ, hàng không. Vì vậy trong tương lai nếu Cửa Lò chú trọng phát triển khu cơ sở hạ tầng và các dịch vụ phục vụ du khách, phát triển các loại hình du lịch như: du lịch biển, du lịch phiêu lưu, du lịch theo sở thích đặc biệt, như đầu tư phát triển các khu vực vui chơi giải trí, dịch vụ hội họp khu vực , phát triển đảo Ngư, đảo Lan Châu... thì Cửa Lò sẽ là điểm đến du lịch được nhiều du khách trong và ngoài nước đến nghỉ và tham quan.( theo báo cáo chính thức về”quy hoạch phát triển du lịch thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An” của chương trình phát triển liên hợp quốc, tổ chức du lịch thế giới )
Cửa Lò có bãi biển vào loại hấp dẫn nhất Việt Nam: bãi biển dài 10km, phẳng, thoải, cát mịn và sạch, nước trong và mặn vừa phải hai đaauf bãi là hai cửa biển : Cửa Hội và Cửa Lò. Phía ngoài biển cách bờ khoảng 40km là đảo Song Ng, cách 20km là đảo Mắt ... du khách có thể nghỉ dưỡng, tắm biển, ngắm biển, vượt biển ra thăm đảo Ngư vãn cảnh chùa Song Ngư trên đảo. Cửa Lò có nhiều danh thắng đẹp, có khả năng thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan và nghỉ dưỡng.
I.2.2.1: Bãi biển Cửa Lò:
Biển Cửa Lò được tổ chức du lịch thế giới (WTO) đánh giá là một trong những bãi biển lý tưởng nhất Việt Nam: với chiều dài gần 10km được bao bọc bởi hai con sông ở hai đầu độ dốc thoải đều, nước biển trong xanh, sóng vừa phải, độ mặn thích hợp là những đặc điểm mà không bãi tắm nào có được. Bãi tắm Cửa Lò có ba bãi tắm nhỏ: bãi tắm Lan Châu ở phía bắc, bãi tắm Xuân Hương ở giữa và bãi tắm Song Ngư ở phía nam. Hiện nay khu vực khai thác du lịch chủ yếu ở bãi tắm Xuân Hương, vì vậy tiềm năng bãi tắm biển Cửa Lò còn rất lớn, trong tương lai, hai bãi tắm còn lại sẽ được đầu tư xây dựng các dự án du lịch cao cấp như: khu rerost, thể thao nước, công viên thế giới tuổi thơ, khu liên hợp du lịch- thương mại- thể thao, làng du lịch văn hoá các dân tộc Việt Nam, bảo tàng hải dương học.
I.2.2.2: Đảo Mắt
Đảo Mắt cách đất liền khoảng 18km, đảo còn có tên là núi Quỳnh Nhai cao 2218m, biển sâu 24m. Núi Quỳnh Nhai gồm hai hòn lớn nhỏ nối vào nhau, từ đất liền nhìn ra cân như cặp mắt nên gọi là đảo Mắt.
Đảo Mắt là vị trí quan trọng để bảo vệ sự bình yên cho đất liền. Trên đảo có rừng xanh với nhiều loại chim biển, khỉ, dê, lợn rừng... là tiềm năng du lịch sinh thái đa dạng thu hút du khách.
I.2.2.3: Đảo Song Ngư
Đảo Song Ngư cách bờ biển hơn 4km. Đảo gồm hai hòn lớn nhỏ, hòn lớn cao 133m, hòn nhỏ cao88m so với mặt nước biển. Để nhìn rõ toàn cảnh hòn Ngư du khách phải đứng từ bến sông. Ngoài du lịch tắm biển, ngắm đảo hưởng khí hậu trong lành, du khách có thể tham gia du lịch leo núi, du ngoạn bằng thuyền quanh đảo, thăm khu nuôi cá Gìo Đảo Ngư.
I.2.2.4: Đảo Lan Châu
Một góc đảo Lan Châu
Đảo Lan Châu nằm ngay sát bờ biển, còn được gọi là Rú Cóc vì đảo có hình dáng giống như một con cóc khổng lồ đang vươn mình ra biển khơi. Đảo Lan Châu chia bãi tắm Cửa Lò thành hai khu vực riêng biệt. Điều đặc biệt là khi thuỷ triều lên, tất cả chân đảo chìm dưới chân biển, khi thuy triều xuống phía tây hòn đảo nối với đất liền thành bán đảo. Phía đông là những vách đá lô nhô trải dài phía biển.
Đảo Lan Châu đang được quy hoạch thành khu du lịch cao cấp và thể thao nước. Hiện nay đã xây dựng cảng du lịch phục vụ khách du lịch tham quan Đảo Ngư, Đảo Mắt và các tuyến du lịch biển.
I.2.2.5: Khu du lịch sinh thái Cửa Hội
Khu du lịch sinh thái Cửa Hội
Khu du lịch sinh thái Cửa Hội được thành lập năm 2000 trên diện tích 60 ha có rừng phi lao xanh mát. Khu du lịch sinh thái có dịch vụ ăn uống hải sản biển, ngỉ nhà sàn riêng biệt cau cá hồ nước ngọt, tắm biển. Từ vị trí này du khách có thể nhìn thấy Đảo Ngư với hai hòn nối tiếp nhau.
Trong tương lai không xa, khu du ịch sinh thái Cửa Hội được quy hoạch nằm trong phần đất của dự án “ làng du lịch văn hoá các dân tộc Việt Nam” tại thị xã Cửa Lò. khi dự án này đi vào hoạt động sễ góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá xứ Nghệ, kéo dài thời gian lưu trú của du khách, tạo nên điểm nhấn quan trọng cho Cửa Lò.
I.2.2.6: Cảng Cửa Lò
Cảng Cửa Lò
Cảng Cửa Lò nằm ở phía Nam sông Cấm, vị trí thuận lợi cho giao dịch thông thương hàng hoá. Hiện nay cảng được nạo vét và nâng cấp để có thể đón tàu có trọng tải lớn. Với kế hoạch phát triển du lịch để làm cho Cửa Lò thành khu du lịch nghỉ mát việc sử dụng tàu nhỏ và vừa tại cảng là có thể thực hiện được.
Về mặt địa lí, tàu từ Singapore, Thái Lan, Malaysia và đảo Hải Nam(Trung Quốc) đều có thể đưa Cửa Lò vào hành trình của mình. khi đến Cửa Lò và lưu lại vài ngày trên bờ, du khách có thể tham quan những khu du lịch nổi tiếng của tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và các di sản văn hoá thế giới Phong Nha- Kẻ Bàng của tỉnh Quảng Bình. Tàu chở khách là một ngành kinh doanh lớn và phát triển trong cộng đồng.
Cảng Cửa Lò nằm trên vị trí tốt nhất ở phía bắc trng bộ Việt Nam cho việc phát triển thị trường dịch vụ biển. Những khả năng du ngoạn trên bờ tới những địa danh đẹp nhất ở Việt Nam đã tạo cho Cửa Lò một địa điểm lí tưởng cho các công ty du lịch tàu biển và những cảng quanh đây.
I.2.2.7: Làng nghề truyền thống
Làng nghề Nghi Hải
Cửa Lò không chỉ có tiềm năng về tự nhên đẻ phát triển du lịch nghỉ dưỡng, tham quan, tắm biển mà còn có tiềm năng phát triển du lịch làng nghề truyền thống, Làng nghề ở Cửa Lò được hình thành với những bí quyết cùng những sinh hoạt văn hoá dân gian, phong tục tập quán riêng đặc sắc.
Những làng nghề có khả năng phát triển du lịch như: làng nghề chế biến hải sản Nghi Hải- Cửa Lò, làng đóng tàu thuyền Trung Kiên, làng đan mây tre xuất khẩu Nghi Phong.
I.2.2.8: ẩm thực Cửa Lò
Cửa Lò có hệ động thực vật biển rát phong phú và đa dạng, có nhiều đặc sản được khai thác từ biển. Những món ăn được chế biến rất phong phú, hấp dẫn du khách như: mọc cua biển, những món ăn từ mực: mực nháy, chả mực, mực nhồi thịt rán, ghẹ hấp me, cháo nghêu...
I.3: Các loại hình du lịch biển Cửa Lò
Cửa Lò_ thị xã du lịch biển trẻ, là địa chỉ hấp dẫn du khách trong cả nước. Nhiều loại hình du lịch phong phú, đa dạng và độc đáo cùng với những ưu thế mà thiên nhiên ban tặng cho mảnh đất này đang chào đón bạn bè bốn phương.
Các loại hình du lịch chủ yếu:
Du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển
Du lịch văn hoá tâm linh
Du lịch thể thao
Du lịch sinh thái và nông nghiệp
Du lịch công vụ
Du lịch bằng thuyền
CHƯƠNG II: Hạn chế của tính mùa vụ trong du lịch biển ở Cửa Lò
II.1. Một số quan niệm về tính mùa vụ trong du lịch
Nhìn dưới góc độ xã hội, hoạt động du lịch mang tính nhịp điệu khá rõ rệt. Tại một điểm du lịch cụ thể có thể quan sát thấy cường độ hoạt động này không đồng đều theo thời gian. Có những lúc hầu như không có khách, ngược lại có những giai đoạn nhất định dòng khách đổ về quá sức chịu tải của khu vực. Hiên tượng có hoạt động du lịch lặp lại khá đều đặn vào một số thời điểm trong năm được gọi là mùa hay thời vụ du lịch.
Dưói con mắt các nhà kinh tế du lịch, thời vụ du lịch có thể hiểu là những biến động lặp đi lặp lại hàng năm của cung và cầu du lịch xảy ra dưới tác động của một số nhân tố xác định. Trong thực tế, thời vụ du lịch của một trung tâm hoăc một đất nước nào đó là tập hợp của hàng loạt các biến động theo mùa của cung và cầu cũng như sự tác động tương hổ giữa chúng trong tiêu dùng du lịch.
Để thấy rõ sự thay đổi của tính mùa vụ trong du lịch ta có thể tìm hiểu hai yếu tố thời gian và cường độ của thời vụ du lịch.
Đầu tiên, đối với tầng lớp quý tộc châu âu, mùa đông kéo dài là thời gian để giải trí, còn mùa hè ngắn ngủi là mùa chữa bệnh. Sau đó với quần chúng hoá trong du lịch, các trung tâm nghỉ núi mùa hè phát triển mạnh mẽ và thời gian chính của hoạt động du lịch chuyển sang mùa hè. Khoảng đầu thế kỉ XX mùa hè ở Địa Trung Hải thu hút khá nhiều du khách Bắc, Trung Âu xuống nghỉ biển vào thời kì từ tháng 5 đến tháng 7 hàng năm. Địa Trung Hải nhanh chóng trở thành đích đến cho luồng khách du lịch và cũng là nơi đại diện lớn nhất cho sự phát triển của du lịch nghỉ biển mùa hè. Muộn hơn nữa, môn du lịch thể thao mùa đông phát triển và cùng với mùa hè mùa đông lại được phục hồi thành mùa du lịch nhưng địa điểm du lịch đã chuyển đến vùng núi. Người Pháp gọi đi du lịch về vùng vàng trắng.
Sự phát triển của du lịch sau chiến tranh thế giới thứ II chẳng những không hạn chế bớt mà ngược lại còn làm tăng thêm cường độ của mùa vụ. Số khách du lịch thuộc tầng lớp trung lưu trong nhân dân tăng lên rõ rệt và họ tập trung đến các khu nghỉ biển ở miền nam châu âu. Nhiều loại hình du lịch mới được hình thành như du lịch hội nghị, du lịch tìm hiểu theo tuyến... những loại hình đó chủ yếu hoạt động vào mùa xuân, mùa thu.
Tóm lại thời gian và cường độ của thời vụ du lịch không phải là bất động mà chúng bién đổi dưới tác động của nhiều nhân tố.
II.2. Hạn chế của tính mùa vụ trong du lịch biển ở cửa lò
Tính mùa vụ có tác động đến tiến trình hoạt động bình thường của ngành du lịch trong thời gian của năm và gây ra những tác động tiêu cực đến các lĩnh vực kinh tế- xã hội, tổ chức- kỷ thuật và tâm lí. Tính thời vụ được hiểu là sự mất cân đối về cung và cầu du lịch trong một không gian cụ thể như một hiện tượng của du lịch và được thể hiện ở sự thay đổi số lượng khách, mức chi tiêu của khách, lao động trong du lịch và tính hấp dẫn của điểm du lịch. Tính mùa vụ gây nên những khó khăn trong kinh doanh du lịch, duy trì đội ngũ cán bộ, giảm hiệu quả đầu tư và gây nên những rủi ro hoặc tạo nên những quá tải về cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch trong mùa vụ du lịch và ngược lại sự lãng phí cơ sở vật chất trong mùa vụ vắng khách.
Hoạt động du lịch của nước ta bị ảnh hưởng bởi tính mùa vụ du lịch trên bình diện quốc gia nói chung và các điểm du lịch nói riêng, ảnh hưởng đến kinh doanh du lịch. Điều này đang làm đau đầu các nhà quản lí, hoạch định chính sấch và các nhà doanh nghiệp.
Cửa Lò với vị trí là điểm đến du lịch hấp dẫn với nhiều du khách cũng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi tính mùa vụ. Nơi đây chủ yếu là phát triển loại hình du lịch tắm biển nên tính mùa vụ du lịch thể hiện rất rõ. Tính mùa vụ gây ra cho Cửa Lò nhiều khó khăn trong hoạt động tổ chức kinh doanh ngành du lịch. Những khó khăn đó để lại nhiều tai hại về kinh tế, xã hội. Vì vậy, việc nghiên cứu tính mùa vụ không chỉ có ý nghĩa khoa học mà còn có ý nghĩa thực tiễn đối với hoạt động phát triển du lịch của cả nước nói chung cũng như của thị xã Cửa Lò nói riêng.
Tính mùa vụ trong du lịch biển gây ảnh hưởng bất lợi cho tất cả các thành phần của quá trình hoạt động du lịch ở Cửa Lò như tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân viên phục vụ, khách du lịch ...
Thời vụ ngắn trong du lịch làm cho việc sử dụng tài nguyên du lịch, sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch không hết công suất, gây lãng phí lớn về nguồn tài nguyên. ở Cửa Lò mới chỉ chủ yếu khai thác tiềm năng bãi tắm Xuân Hương, còn hai bãi tắm Lan Châu và Song Ngư vẫn chưa được khai thác tối đa. Ngoài ra nguồn lao động trong cơ sở du lịch cũng không được sử dụng hết trong năm dễ gây sự dịch chuyển việc làm. Mối quan tâm của nhân viên trong việc nâng cao trình độ nghiệp vụ bị hạn chế.
Cơ sở vật chất kỹ thuật chỉ được sử dụng ít trong năm nên tỉ trọng các chi phí cố định quy định trong giá thành của dịch vụ hàng hoá tăng lên. Điều đó làm giảm khả năng áp dụng chính sách giá linh hoạt, gây khó khăn cho tổ chức du lịch. Vào những ngày cao điểm của mùa du lịch, 214cơ sở kinh doanh lưu trú trên địa bàn thị xã với hơn 5400 phòng nghỉ đều kín chỗ. Tuy nhiên sau những ngày hè sôi động, các tháng còn lại trong năm thì hoạt động du lịch ở đây gần như ngủ yên. Những điểm vui chơi như quảng trường Bình Minh, công viên hoa cúc biển, sân chơi thể thao cho đến các khu vực bãi tắm đều vắng người qua lại. Đặc biệt là 214 khách sạn được xây dựng với số tiền cho mỗi cơ sở lên tới hàng chục, thậm chí hàng trăm tỉ đồng gần như bỏ trống. Chỉ có một số khách sạn lớn như Sài Gòn Kim Lên, Hạ Long Hòn Ngư, khách sạn Xanh... là vẫn có khách nhờ liên doanh với các công ty lữ hành, cơ quan đơn vị trong và ngoài tỉnh.
Đối với khách du lịch tính mùa vụ làm hạn chế khả năng tìm chỗ nghỉ thích hợp với thời gian tự chọn theo ý muốn. Ngoài ra vào mùa du lịch chính ( tháng 4- tháng 7) luôn xảy ra tình trạng tập trung nhiều khách du lịch trong phương tiện giao thông trên đường và ở các nơi du lịch. Điều đó làm giảm tiện nghi khi đi du lịch, do đó dẫn đến giảm chất lượng phục vụ khách du lịch
Bảy tháng đầu năm 2008 Cửa Lò đã đón hơn 1,2 triệu lượt khách, trong đó khách lưu trú trên 803 nghìn lượt khách, tăng 14,6% so với cùng kì. Nhưng sau mùa du lịch thì lựợng khách đến đây lại bị giảm xuống đột ngột, làm cho hoạt động du lịch ở đây ảnh hưởng lớn.
Mặt khác tính mùa vụ trong du lịch ở Cửa Lò còn ảnh hưởng không tốt đến các ngành kinh tế và dịch vụ có liên quan ( giao thông, công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ công cộng...)
Chương III: Hướng phát triển du lịch biển bốn mùa ở Cửa Lò
Từ thực trạng trên, Đảng bộ chính quyền thị xã Cửa Lò đã tổ chức nhiều cuộc họp, hội thảo nhằm tìm các giải pháp thúc đẩy du lịch phát triển theo hướng bốn mùa. Hiện Cửa Lò cũng đã có đầy đủ các điều kiện cần thiết để thực hiện mục tiêu đó.
III.1. Những điều kiện thuận lợi:
III.1.1. Điều kiện tự nhiên:
Cửa Lò được thiên nhiên ưu đãi rất nhiều điều kiện để phát triển du lịch: có bãi biển đẹp để phục vụ du lịch tắm biển, có các khu rừng nguyên sinh với những hệ thống động thực vật phong phú, đa dạng để phát triển du lịch sinh thái, có nhiều đặc sản, hải sản để phát triển du lịch ẩm thực...
III.1.2 Điều kiện xã hội:
Nghệ an là vùng đất giàu truyền thống dựng nước và giữ nước, với hơn 1000 di tích lịch sử , văn hoá với 132 di tích lịch sử văn hoá được công nhận cấp quốc gia như: đền Cuông thờ An Dương Vương, đền Hồng Sơn thờ Quan Vân Trường, đình Hoành Sơn thờ Lý Nhật Quang( ngưòi có công khai phá vùng Nam Đàn) , chùa Sư Nữ, khu lưu niệm Mai Hắc Đế, đặc biệt là khu di tích lịch sử văn hoá Kim Liên( quê hương của chủ tịch Hồ Chí Minh- vị anh hùng dân tộc danh nhân văn hoá thế giới). Ngoài ra du khách còn được tham quan các điểm du lịch nổi tiếng như: khu di tích lịch sử văn hoá Phan Bội Châu, khu di tích tưởng niệm phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, khu lưu niệm cố tổng bí hư Lê Hông Phong, vườn quốc gia Pù Mát, làng nghề dệt thổ cẩm Lục Dạ, khu bảo tàng gen động thực vật, thác Kèm, quảng trường Hồ Chí Minh, khu du lịch bến Thuỷ, núi Quyết...
Nghệ An còn là vùng đát của các lễ hội văn hoá cộng đồng các dân tộc: Mông, Khơmú, Sán Dùi, với những bản sắc riêng độc đáo. Cửa Lò nói riêng và Nghệ An nói chung là vùng đất có những nét văn hoá đặc sắc và lịch sử phát triển lâu đời. Đây chính là những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch văn hoá_ tâm linh.
III.1.3 Cơ sở vật chất:
Về thị xã du lịch biển Cửa Lò hôm nay, du khách không khỏi ngỡ ngàng trước sự thay đổi nhanh chóng của một vùng quê. Hệ thống giao thông, các công trình phục vụ du lịch được xây dựng khang trang. Xen vào đó là hệ thống cây xanh, đường đi dạo bộ, điện chiếu sáng ,công viên được xây dựng theo một quy hoạch tổng thể, liên hoàn. Các nhà nghỉ, khách sạn ở Của Lò được xây dựng theo kến trúc vừa hiện đại vừa hài hoà với thiên nhiên. Trên địa bàn thị xã có khoảng 214 cơ sở kinh doanh lưu trú với hơn 5400 phòng nghỉ. Với hệ thống cơ sở lưu trú nghỉ dưỡng đa dạng và đồng bộ cùng với bãi tắm dài đẹp là điều kiện thuận lợi cho Cửa Lò phát triển du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng. Ngoài ra đội ngũ lao động hoạt động trong ngành du lịch đang ngày càng được nâng cao trình độ về chuyên môn, ngoại ngữ cũng như nghiệp vụ hướng dẫn du lịch.Thái độ phục vụ du khách tận tình của nhân viên phục vụ du lịch cũng như sự mến khách của người dân nơi đây đã là một sự níu kéo đối với du khách khi đến với vùng đất này. Hơn nữa, với cơ sở vật chất như hiện nay Cửa Lò có thể đảm nhiệm và tổ chức tốt các cuộc hội nghị, hội thảo cấp quốc gia.
Cửa Lò có hệ thống giao thông rất thuận lợi để phát triển du lịch. Du khách từ Trung Quốc, các nước Đông nam á đã có thể đến với Cửa Lò qua cảng Cửa Lò và tương lai là qua cảng nước sâu Đảo Ngư. Cửa Lò có trục đường bộ nối liền với quốc lộ 1A, đường sắt, khách các nơi theo tàu hoả về Vinh và đi bằng ô tô khoảng 20km. Hiện nay ở Vinh đã có sân bay, cách Cửa Lò 7km. Hệ thống giao thông ở Cửa Lò đã và đang được nâng cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách có thể đến Cửa Lò bằng nhiều phương tiện khác nhau.
III.2. Hướng phát triển du lịch biển bốn mùa ở Cửa Lò
Mỗi mùa trong năm ở Cửa Lò đèu có những điều kiện tốt để có thể phát triển các loại hình du lịch khác nhau hấp dẫn du khách. Để tránh tình trạng du lịch tăng cao điểm trong vài tháng mùa hè và chủ yếu chỉ là du lịch tắm biển, sở du lịch và chính quyền Cửa Lò đã tiến hành thực hiện mục tiêu phát triển du lịch trong cả bốn mùa với các loại hình du lịch đa dạng, phong phú để khai thác hết tiềm năng du lịch của vùng thu hút khách du lịch. Trong bài niên luận nay tôi không đi sâu tìm hiểu những giải pháp chung để đưa du lịch Cửa Lò phát triển mà sẽ đi sâu nghiên cứu hướng phát triển du lịch biển bốn mùa ở Cửa Lò nhằm giúp du lịch biển Cửa Lò hạn chế được những yếu thế của tính mùa vụ trong du lịch.
Mỗi năm có bốn mùa và mỗi mùa thì xu hướng đi du lịch của du khách mang mục đích khác nhau. Để đáp ứng được nhu cầu du lịch đó thì những người hoạt động trong lĩnh vực du lịch cần phải tạo ra được những loại hình du lịch đa dạng và phong phú phù hợp với điều kiện thuận lợi của từng mùa để phục vụ trong du lịch.
Đối với mùa hè
Do có những điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển loại hình du lịch nghỉ biển, ở Cửa Lò du lịch tắm biển trở thành hoạt động du lịch chủ yếu. Vì thế cho nên đối với mùa hè cần chủ yếu tập trung vào du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng. Bãi biển Cửa Lò được đánh giá là bãi biển đẹp trong cả nước, có nhiều bãi tắm đẹp.Vì vậy cần khai thác hiệu quả tiềm năng này, ngoài bãi tắm Xuân Hương đã được khai thác khá tốt thì cần phát huy khai thác tiềm năng của hai bãi tắm còn lại là bãi tắm Lan Châu và bãi tắm Song Ngư. Dự án xây dựng những công trình ở bãi tắm Lan Châu và Song Ngư sớm được thực hiện và đưa vào hoạt động tạo sự đa dạng và phong phú cho khu du lịch biển Cửa Lò. Để thu hút du khách đến với Cửa Lò trong những tháng hè thì có thể kết hợp tổ chức một số lễ hội như “ lễ hội sông nước Cửa Lò”. Lễ hội này diễn ra vào ngày 30-4; 1-5 và đã thu hút được rất đông du khách đến với Cửa Lò. Trước đây Cửa Lò là một làng chài nhỏ sinh sống bằng nghề đánh bắt hải sản, cuộc sống trôi nổi trên biển khơi gặp nhiều nguy hiểm khó lhăn. Chính vì vậy mỗi khi ra khơi ngư dân ở đây tin rằng có vị thần biển luôn che chở cho họ bình yên vô sự. Hàng năm cứ đến vụ cá nam, ngư dân nơi đây lại làm lễ cầu yên, dần dần phát triển thành lễ hội sông nước có quy mô lớn trong vùng. khi du lịch phát triển lễ hội sông nước Cửa Lò không đơn thuần chỉ là lễ cầu yên mà còn kết hợp khai trương một mùa hè du lịch hàng năm của thị xã du lịch biển. Tối 30-4 chương trình văn nghệ “ nối vòng tay biển” do các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp biểu diễn. kết thúc màn biểu diễn là màn đốt pháo bông thu hút hàng vạn người xem.Sáng 1-5 tổ chức đua thuyền truyền thống trên biển và các hoạt động thể thao như: bóng đá mini, bóng chuyền bãi biển, kéo co, biểu diễn võ thuật... Đặc biệt giải đua thuyền hàng năm thu hút nhiều người xem và cổ vũ náo nhiệt với nhiều bất ngờ gây cấn. Cuộc đua không những làm sống lại một nét đẹp văn hoá truyền thống của người dân bển mà còn trở thành một sản phẩm du lịch đặc sắc thu hút hàng vạn du khách về xem. Ngoài ra để thu hút nhiều hơn nữa du khách khắp nơi về đây tắm biển và nghỉ dưỡng thì Cửa Lò cũng đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng để phục vụ du khách. Nhiều dự án đầu tư xây dựng đã bắt đầu được tiến hành như: Dự án xây sân golf tại thị xã Cửa Lò, ngoài ra để thu hút du khách thị xã cũng có kế hoạch xây dựng hai khu resort tại Nghi Thuỷ, Nghi Hải, đồng thời đưa vào hoạt động hệ thống đèn màu trên biển dài 5km vào cuối tháng 4 tới; dự án siêu thị- khách sạn BMC Cửa Lò với công trình chính cao 21 tầng, tổng mức đầu tư 300 tỷ đồng, tổng số phòng nghỉ là 304 trong đó có 272 phòng rộng từ 38-40m2 và 32 phòng VIP đạt tiêu chuẩn 4 sao... Vào những tháng hè nóng nực thì nhu cầu đi du lịch nghỉ dưỡng của du khách cũng rất cao để đáp ứng được nhu cầu đó thì Cửa Lò đã có các tour du lịch đưa du khách đến với những điểm như suối khoáng nóng Hương Sơn... Hơn nữa ở Cửa Lò vào dịp hè còn kết hợp phát triển các loại hình du lịch thể thao như bơi, lặn, lướt sóng, đua thuyền, dù lượn, leo núi... Đặc biệt trong chiến tranh có một số tàu thuyền, máy bay bị đắm ở ngoài khơi Cửa Lò và dưới đáy biển có bãi san hô được hình thành ở Đảo Ngư. những du khách ham mê môn thể thao lặn có thể lặn xuống những con tàu đắm ngoài khơi khám phá đáy đạidương.
Hơn nữa trên lộ trình dulịch Cửa Lò tổ chức kết hợp với thăm quê chủ tịch Hồ Chí Minh. ở đây thường tổ chức “ lễ hội làng sen” để tưởng nhớ công ơn của Bác cũng như nhưng ngưòi thân của người. Điểm đến này thu hút nhiều du khách gần xa và sẽ góp phần cho những tháng hè ở Cửa Lò sôi động hơn.
Những năm gần đây, kết hợp với sự phát triển du lịch nghỉ mát, dịch vụ câu mực đêm bằng thuyền thúng ở Cửa Lò đã trở thành một thú tiêu khiển hấp dẫn của nhiều du khách. Chính dịch vụ này tạo nên nét độc đáo, đem lại bản sắc riêng cho du lịch Cửa Lò, điều mà không bãi biển nào trong cả nước có được. dịch vụ này đã được khai thác kháhiệu quả, du khách đến Cửa Lò thường rất thích thú vì chỉ với vài chục nghìn đồng du khách có thể tham gia một chuyến câu mực nháy đầy thú vị trong hai tiếng.
Với việc tập trung phát triển loại hình du lịch tắm biển và nghỉ dưỡng cũng như kết hợp với các loại hình du lịch thể thao. Hơn nữa với những dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thì trong những ngày hè Cửa Lò sẽ thu hút được nhiều du khách đến đây.
Đối với mùa xuân
Cửa Lò nói riêng cũng như Nghệ An nối chung là một vùng đất giàu truyền thống, nơi đây đã sản sinh ra nhiều danh nhân văn hoá và lịch sử từ xưa cũng như thời nay. Có thể nói đây là một vùng đất văn hoá vì thế cho nên có rất nhiều lễ hội được tổ chức hàng năm. Những lễ hội đó chủ yếu đều được diễn ra vào mùa xuân. Đây là một điều kiện để Cửa Lò có thể phat triển loại hình du lịch văn hoá và tâm linh.
Lễ hội đền thờ Cương Quốc Công Nguyễn Xí:
Thái sư Cương Quốc Công Nguyễn Xí sinh năm Đinh Sửu là một trong những vị tướng tài khai quốc công thần đời nhà Lê. Trong cuộc ciến tranh chống quân xâm lược ông đã nhiều lần lập công lớn với nghĩa quân. Sau khi bình định đất nước ông lần lượt được phong giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều đình. Năm Ât Dậu, niên hiệu Quang Thuận thứ 6( 1465) ông qua đời. Nhà vua nghe tin vô cùng đau buồn, thương tiếc, 3 ngày không ngự triều và than rằng “ Từ khi khai quốc đến nay chẳng ai được như nguơi”. Thi hài của ông được đưa về an táng tại que nhà. Lễ hội đền Nguỹên Xí là lễ hội truyền thống lớn ở Nghệ An. lễ hôi thể hiện rõ sự gắn kết dòng họ và làng xã. lễ hội được tổ chức vào ngày 30 tháng 1 vầngỳ mồng một tháng 2 âm lịch hàng năm. Trong lễ hội tổ chức các trò chơi dân gian như chọi gà, đu tiêu, cờ người, cờ thẻ, đấu vật ,kéo co... Sau khi tham gia lễ hội du khách còn có thể tham quan các danh lam thắng cảnh như đền, bãi biển Cửa Lò, núi Kiếm, núi Voi, núi Cờ.
Lễ hội đền Vạn Lộc
Nguyễn Sư Hồi là con trai trưởng của thái sư Cương Quốc Công Nguyễn Xí( 1444- 1506) ông được vua Lê Thánh Tông tin dùng làm nhập nội thái uý, tham dự triều chính, phò mã đô uý tước quận công trấn thủ thập nhị hải môn( coi giữa cửa biển từ Sầm Sơn Thanh Hoá đến Cửa Tùng Quảng Trị). Vùng đất Vạn Lộc xưa có trại Cây Bàng được Nguyễn Sư Hồi chiêu lính và dân nhiều nơi về khai phá, mở mang ruộng đất phát triển kinh tế nhiều ngành nghề, mạnh nhất là đánh bắt hải sản.Làng Vạn Lộc là làng trung kiên ở hai bên cửa biển( Cửa Lò) có nghề đóng tàu thuyền thủ công rất nổi tiếng. Trong lễ hội có hàng vạn con cháu họ Nguyễn Đình khắp bốn phương về tụ họp và du khách thập phương về dâng hương cầu tài, cầu lộc, cầu may mắn.
Vùng Vạn Lộc được coi là danh thắng của tỉnh Nghệ An, có sông núi hữu tình có nhiều di tích thắng cảnh nổi tiếng đang ngày càng thu hút nhiều du khách đến thăm.
Lễ hội đền ông Hoàng Mười
Lễ hội diễn ra từ ngày 6 đến 7 tháng 11( tức ngày 9-10/10 âm lịch) lễ hội diễn ra trong không khí linh thiêng, trang nghiêm hài hoà giữa truyền thống và hiện đại mang đặc trưng riêng của vùng tạo ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 14179.DOC