Tìm hiểu hoạt động kinh doanh lữ hành tại Công ty cổ phần Thương mại Du lịch quốc tế Hải Nam

LỜI CẢM ƠN! Trong suốt bốn năm học qua, được sự chỉ bảo nhiệt tình của các thầy cô giáo trong trường Đại Học Dân lập Đông Đô Hà Nội, em đã tiếp thu được chút ít những kiến thức, kinh nghiệm quý báu để hôm nay trở thành một người tri thức vững vàng và tự tin trong cuộc sống. Luận văn tốt nghiệp của em tuy chưa phải là tổng kết tất cả những kiến thức đã được trong suốt bốn năm đại học, nhưng nó là kết quả của một sự nỗ lực cố gắng của chính bản thân mình. Bên cạnh đó, nhờ có sự giúp đỡ, hỗ trợ c

doc57 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1425 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Tìm hiểu hoạt động kinh doanh lữ hành tại Công ty cổ phần Thương mại Du lịch quốc tế Hải Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa bố mẹ, của nhà trường cùng các thầy cô và các cô chú, anh chị em Công ty Cổ phần Thương mại Du lịch quốc tế Hải Nam, nhất là dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Th.S Nguyễn Quang Vinh em đã hoàn thành được luận văn tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn và gửi lời chúc sức khỏe đến các thầy cô giáo. Chân thành cảm ơn và chúc thành công với tất cả các bạn sinh viên lớp VH9. Hà Nội, ngày........ tháng...... năm 2008 Sinh viên Trần Lan Dung MỤC LỤC MỞ ĐẦU Cùng với việc gia nhập WTO, nền kinh tế của Việt Nam tăng trưởng mạnh (2006-2007 có GDP bình quân là 8,4%/năm) theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá đồng thời tăng nhanh vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần X vừa qua, Chính phủ đã đề ra định hướng về phát triển kinh tế, xây dựng cơ cấu ngành trong GDP năm 2010: nông nghiệp (15-16%), công nghiệp và xây dựng (43-44%), dịch vụ (40-41%). Có thể nói với chính sách khuyến khích phát triển cơ cấu ngành nghề dịch vụ là điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch nước ta khởi sắc. Năm 2008, chúng ta rất vui mừng đón vị khách quốc tế thứ 4 triệu đến với "Việt Nam - vẻ đẹp tiềm ẩn". Theo thống kê của Tổng cục Du lịch Việt Nam, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2008 ước đạt trên 1,2 triệu lượt (tăng 15,7% so với cùng kỳ năm 2007). Lượng khách du lịch thuần tuý là trên 772 ngàn lượt (tăng 12,4% so với cùng kỳ năm 2007). Doanh thu từ hoạt động du lịch ngày càng lớn, trong quý I/2008 riêng Hà Nội đã đón 330 ngàn lượt khách quốc tế, doanh thu đạt 5.623 tỷ đồng và thành phố Hồ Chí Minh đón 840 ngàn lượt khách quốc tế với nguồn doanh thu 6.700 tỷ đồng. Hiện tại, Việt Nam có 10 thị trường khách hàng đứng đầu là: Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật, Đài Loan, Úc, Pháp, Thái Lan, Malaysia, Singapore. Kinh tế phát triển, thu nhập bình quân/người cao nên không chỉ lượng khách quốc tế tới Việt Nam gia tăng mà lượng khách du lịch trong nước cũng tăng lên rất nhiều. Trước bối cảnh đó, nhiều Công ty lữ hành nội địa cũng như quốc tế được thành lập, dẫn tới sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các Công ty với mục tiêu kéo thị trường khách đến với doanh nghiệp. Điều này không nằm ngoài mục đích chung là lợi nhuận. Vậy làm thế nào để Công ty có doanh thu cao mà vẫn giữ được khách hàng hiện tại đồng thời thu hút khách hàng tiềm năng về phía mình? Phải chăng kinh doanh lữ hành cũng cần phải có nghệ thuật? Hoạt động kinh doanh lữ hành đóng vai trò quan trọng không chỉ với riêng cho từng doanh nghiệp kinh doanh lữ hành mà còn góp phần làm thay đổi ngành du lịch của đất nước vì vậy chúng ta cần có những biện pháp phát triển cho các doanh nghiệp lữ hành theo hướng bền vững. Trong quá trình thực tập ở Công ty Cổ phần thương mại du lịch quốc tế Hải Nam em đã quyết định chọn cho mình đề tài khoá luận là: "Tìm hiểu hoạt động kinh doanh lữ hành tại Công ty Cổ phần Thương mại Du lịch quốc tế Hải Nam". Trên cơ sở nghiên cứu về thực trạng kinh doanh lữ hành của Công ty, sản phẩm dịch vụ du lịch, thị trường khách cũng như hiệu quả kinh doanh của Công ty trong các năm qua,... khoá luận đã đưa ra một số đề xuất, góp ý về những hạn chế khó khăn đang tồn tại trong Công ty, phát huy hơn nữa những thế mạnh của Công ty. Hy vọng rằng dù là một Công ty còn mới thành lập nhưng trong tương lai không xa Công ty Cổ phần Thương mại Du lịch quốc tế Hải Nam sẽ được biết đến như một đơn vị lữ hành hàng đầu ở Việt Nam. Bố cục bài khoá luận gồm 4 phần: A. Mở đầu B. Nội dung Chương 1: Khái quát về Công ty Cổ phần Thương mại Du lịch quốc tế Hải Nam Chương 2: Thực trạng hoạt động Marketing của Công ty Cổ phần Thương mại Du lịch quốc tế Hải Nam. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả cạnh tranh và thu hút khách du lịch đến với Công ty Cổ phần Thương mại Du lịch quốc tế Hải Nam C. Kết luận D. Tài liệu tham khảo và phụ lục. Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DU LỊCH QUỐC TẾ HẢI NAM 1.1. SỰ RA ĐỜI CỦA CÔNG TY Công ty Cổ phần Thương mại Du lịch quốc tế Hải Nam - Hainam Travel là một trong những Công ty hoạt động khá hiệu quả trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là trong hoạt động lữ hành. Công ty thuộc hình thức Công ty cổ phần, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và các quy định hiện hành khác của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Tên giao dịch: Công ty Cổ phần Thương mại Du lịch quốc tế Hải Nam. - Tên tiếng Anh: Hai Nam international Travel and Trade Joint Stock Company. - Viết tắt: HITT.,JSC + Trụ sở chính: Số 108 A5, phố Giảng Võ - Giảng Võ - Ba Đình-Hà Nội + Điện thoại: (84-4) 2750366. + Fax: (84-4) 8460275 + Email: hainamtravel@gmail.com + Website: www.hainamtravel.com + Văn phòng đại diện trên toàn quốc: · Tour sales office: Số 42 Hàng Giấy - Hoàn Kiếm - Hà Nội. Điện thoại: (84-4) 9262887. Fax: (84-4) 9262900. · Sapa office: Thác bạc - Sapa - Lào Cai. Điện thoại: (84-4) 98990. · Hồ Chí Minh office: Số 797 đường Lê Hồng Phong - Quận 10 - HCM Điện thoại: (84-8) 8620015 Fax: (84-4) 8620637 Công ty Cổ phần Thương mại Du lịch quốc tế Hải Nam là một doanh nghiệp mới thành lập được hơn 2 năm (được các cổ đông sáng lập ngày 28/11/2005) căn cứ vào Luật Doanh nghiệp số 13/1999/QH10 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 12/6/1999 và các bản hướng dẫn thi hành. Số lượng cổ đông, cơ cấu và phương thức huy động vốn: · Ông Bùi Thanh Hải góp 600.000.000 VND chiếm 6.000 cổ phần tương ứng với 60% tổng vốn điều lệ của Công ty. · Ông Bùi Duy Hưng góp 200.000.000 VND chiếm 2.000 cổ phần tương ứng với 20% tổng vốn điều lệ của Công ty. · Bà Phạm Thị Lê Trang góp 200.000.000 VND chiếm 2.000 cổ phần tương ứng với 20% tổng vốn điều lệ của Công ty. Ngay sau khi ký kết bản thoả thuận góp vốn, toàn bộ số tiền mà các cổ đông sáng lập góp để mua cổ phiếu, tiền góp vốn sẽ được chuyển vào tài khoản của một ngân hàng do đại diện cổ đông sáng lập chỉ định. Số tiền chỉ được lấy ra khi Công ty đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc theo các quyết định khác của các cổ đông sáng lập. Ông Bùi Thanh Hải được bổ nhiệm giữ chức vụ giám đốc của Công ty. Hai ông bà Bùi Duy Hưng và Phạm Thị Lê Trang giữ chức vụ Phó giám đốc Công ty. Những ngành nghề đăng ký kinh doanh: - Về du lịch: + Lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế và các dịch vụ phục vụ khách du lịch; + Đại lý bán vé máy bay, dịch vụ tư vấn làm Visa - hộ chiếu. + Kinh doanh dịch vụ nhà hàng, khách sạn (không bao gồm kinh doanh vũ trường, quán bar, karaoke); + Vận tải hàng hoá, vận chuyển khách, dịch vụ cho thuê xe ô tô; + Tổ chức hội nghị, hội thảo, sự kiện. + Đào tạo ngoại ngữ, lễ tân, buồng, bàn, bar, bếp. - Về thương mại: + Dịch vụ quảng cáo thương mại; + Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông thuỷ lợi; + Trang trí nội, ngoại thất công trình; + Sản xuất và mua bán vật liệu xây dựng, đồ trang trí nội ngoại thất; + Tư vấn giáo dục, tư vấn du học; + Tư vấn cung ứng lao động cho các tổ chức cá nhân trong nước (không thuộc doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu lao động); + Đại lý mua bán, ký gửi hàng hoá; + Đầu tư kinh doanh, môi giới bất động sản, địa ốc. Có thể nói đây là một trong những doanh nghiệp kinh doanh lữ hành và dịch vụ du lịch trong nước, quốc tế hàng đầu tại Việt Nam, được khách hàng và đối tác đánh giá cao về tính chất chuyên nghiệp, năng lực tổ chức, chất lượng các dịch vụ và các tour du lịch mới lạ hấp dẫn. Công ty chọn hình thức Cổ phần hoá không ngoài mục đích nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh trong toàn bộ Công ty. Đặc biệt các chương trình du lịch lữ hành quốc tế sẽ được nâng cao hơn về số lượng cũng như chất lượng. 1.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY 1.2.1. Sơ đồ tổ chức Mỗi một doanh nghiệp tự xây dựng cho mình một cơ cấu tổ chức phù hợp, không có doanh nghiệp nào giống doanh nghiệp nào, họ lựa chọn một mô hình tổ chức làm khuôn mẫu để xây dựng cơ cấu riêng cho doanh nghiệp mình. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Thương mại Du lịch quốc tế Hải Nam được xây dựng theo mô hình sau: BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG DU LỊCH PHÒNG DỊCH VỤ KHÁC PHÒNG KẾ TOÁN OUTBOUND INBOUND NỘI ĐỊA SALES & MARKETING ĐIỀU HÀNH HƯỚNG DẪN ĐIỀU HÀNH PHÒNG VÉ, VISA, PASSPORRT PHÒNG VẬN CHUYỂN PHÒNG TỔ CHỨC HỘI NGHỊ (M.I.C.E) Ghi chú: - Mối quan hệ trực tuyến - Mối quan hệ chức năng Nhìn chung Công ty Cổ phần Thương mại Du lịch quốc tế Hải Nam có cơ cấu tổ chức khá gọn nhẹ, được xây dựng theo mô hình trực tuyến - chức năng. Đây là một Công ty kinh doanh độc lập chịu sự quản lý trực tiếp của Hội đồng quản trị Công ty. Bên cạnh đó, giữa các phòng chuyên môn vẫn có môi squan hệ phân công công việc và trao đổi, giúp đỡ giữa các bộ phận với nhau. Hiện nay Công ty gồm có 21 nhân sự. Cơ cấu phân bổ theo bảng sau: Số lượng lao động trong Công ty (tính đến 3/2008) STT Bộ phận Số lượng (người) Trình độ văn hoá Hai ngoại ngữ Một ngoại ngữ Đại học Cao đẳng Số lượng % Số lượng % 1 Ban Giám đốc 03 03 01 33 02 67 2 Vé, visa, Passort 02 02 02 100 3 Điều hành 03 03 03 100 4 Sales & Marketing 05 05 05 100 5 Hướng dẫn 03 03 02 67 01 33 6 Vận chuyển 02 01 01 02 100 7 Kế toán 02 01 01 02 100 8 Phòng M.I.C.E 01 01 01 100 Nhân viên của Hainam Travel đều có nhiều năm kinh nghiệm về làm việc chuyên ngành du lịch, am hiểu sâu rộng về văn hoá, lịch sử Việt Nam, Châu Âu, Châu Á và tất cả đồng lòng mang hết nhiệt tình cũng như hiểu biết của mình phục vụ cho công việc chung của Công ty. Ngoài những lao động này thì Công ty còn có một số lượng lớn các cộng tác viêc trong lĩnh vực lữ hành du lịch, đặc biệt là 2 bộ phận marketing du lịch và hướng dẫn du lịch, các cộng tác viên này thường được lấy từ: - Sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên ngành Du lịch, Ngoại ngữ,... - Các cộng tác viên từ các Công ty khác. - Những bạn hàng, những người đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực du lịch. 1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận cấu thành 1.2.2.1. Chức năng - Du lịch Inbound: Bộ phận đón khách nước ngoài vào Việt Nam và người Việt kiều về Việt Nam du lịch. - Du lịch Outbound: Bộ phận tổ chức tour du lịch nước ngoài cho khách Việt Nam. - Du lịch nội địa: Tổ chức du lịch cho người Việt đi du lịch tham quan trong nước. - Các dịch vụ kinh doanh khác: · Vận chuyển ô tô. · Làm hộ chiếu, Visa. · Bán vé máy bay, tàu hoả. · Quảng cáo, xuất nhập khẩu nông sản,... · .... 1.2.2.2. Nhiệm vụ Công ty trực tiếp kinh doanh trên các lĩnh vực đã đăng ký nhằm tăng doanh thu cũng như lợi nhuận cho Công ty. Do vậy nhiệm vụ đặt ra không chỉ quan trọng đối với riêng Ban Giám đốc Công ty mà còn với tất cả các bộ phận cấu thành trong Công ty nói chung. + Ban Giám đốc Công ty Bộ máy cao cấp nhất của Công ty, chịu trách nhiệm điều hành quản lý mọi hoạt động chung của Công ty. Nhiệm vụ hướng dẫn của các bộ phận khác trong Công ty thực hiện các hoạt động nghiệp vụ theo đúng quy định của Công ty và của cơ quan quản lý cấp cao hơn. Chịu trách nhiệm về quản lý tài chính kế toán và nhân sự của Công ty. Vạch kế hoạch và chỉ đạo mọi hoạt động kinh doanh của Công ty. + Phòng Du lịch · Bộ phận Điều hành: - Điều hành Inbound: Bộ phận chuyên sắp xếp, bố trí, tổ chức các dịch vụ cần thiết cho đoàn khách khi họ đến Việt Nam theo các chương trình mà khách đã đặt sẵn. Ví dụ: đặt phòng khách sạn; dịch vụ tư vấn thủ tục xuất nhập cảnh; đặt các bữa ăn; bố trí điểm tham quan, mua sắm, hướng dẫn viên,... Giải qyết mọi phát sinh, vấn đề khác xảy ra trong quá trình chương trình du lịch đang được thực hiện,... - Điều hành Outbound: Bộ phận chuyên liên hệ, giao dịch với các đối tác cung cấp Land service tại nước ngoài để sắp xếp, tổ chức các dịch vụ cần thiết như vận chuyển, ăn nghỉ, hướng dẫn viên, thắng cảnh cho đoàn khách khi họ đến thăm quan tại nước ngoài theo các chương trình mà khách hàng đã đặt sẵn. Liên hệ mua vé máy bay, hỗ trợ làm thủ tục xuất nhập cảnh,... cho đoàn khách. Giải quyết mọi phát sinh, vấn đề khác xảy ra trong quá trình chương trình du lịch đang thực hiện. - Điều hành nội địa: Tổ chức, sắp xếp các dịch vụ cung cấp cho khách Việt nam đi du lịch trong nước tới các tuyến điểm du lịch hấp dẫn theo chương trình tour đã xây dựng trên 3 miền Bắc - Trung - Nam. Giải quyết những phát sinh xảy ra. Nhiệm vụ chung của bộ phận điều hành trong Công ty: - Là đầu mối triển khai các công việc từ xây dựng tới điều hành các chương trình du lịch, cung cấp các dịch vụ trên cơ sở các kế hoạch và thông báo về khách do bộ phận Marketing gửi tới. - Lập các kế hoạch và triển khai các công việc liên quan đến việc thực hiện các chương trình du lịch như: đăng ký đặt chỗ tại khách sạn, phương tiện vận chuyển, làm Visa, Passport,... - Tạo mối quan hệ với các cơ quan hữu quan như: Hải Quan, Bộ Nội vụ, Hãng hàng không,... - Ký hợp đồng với các nhà cung cấp hàng hoá dịch vụ: lưu trú, ăn uống,... cho khách tại các tuyến, điểm du lịch. - Theo dõi quá trình thực hiện các chương trình du lịch, phối hợp các hoạt động, thanh toán với các Công ty gửi khách và các nhà cung cấp sản phẩm du lịch. - Xử lý các tình huống bất thường xảy ra trong chuyến đi một cách nhanh chóng có thể. · Bộ phận marketing: - Marketing Inbound (bao gồm cả marketing, sales, opentour): chuyên trách về khai thác khách tại các thị trường nước ngoài; bán các sản phẩm du lịch của Công ty trực tiếp với khách hàng hoặc qua đại lý, qua mạng internet; giao dịch với các đối tác trong nước hoặc nước ngoài để tìm nguồn khách quốc tế cho Công ty. - Marketing Outbound (marketing, sales, opentour): bộ phận chuyên trách về khai thác khách trong nước đi du lịch nước ngoài; Bán các sản phẩm du lịch nước ngoài của Công ty trực tiếp với khách hàng hoặc qua đại lý, qua mạng internet; Trao đổi thông tin và giao dịch trực tiếp với khách hàng về các sản phẩm du lịch của Công ty. - Marketing nội địa: Lập kế hoạch xúc tiến các chương trình du lịch mới tới khách hàng, tổ chức quảng cáo sâu rộng trên các phương tiện truyền thông: internet, tạp chí, báo, tờ rơi, tờ gấp,... kế hoạch tham dự các buổi họp báo, tham gia các hội chợ triển lãm hay hội chợ du lịch để quảng bá sản phẩm du lịch cho doanh nghiệp. · Bộ phận Hướng dẫn viên: Là bộ phận chịu trách nhiệm cung cấp, bố trí hướng dẫn viên theo yêu cầu của Phòng Inbound và Phòng Outbound, Du lịch nội địa khi nhận được chương trình du lịch. Bộ phận hướng dẫn trong Công ty Công ty Cổ phần Thương mại Du lịch quốc tế Hải Nam luôn được chú trọng bởi họ là những người đại diện cho Công ty tiếp xúc trực tiếp với khách nhiều nhất, trực tiếp tham gia chuyến đi và giải quyết những tình huống phát sinh trong chuyến đi của du khách. Họ còn là những người tiến hành các quảng cáo vu thu thập các thông tin cho Công ty. Các hoạt động của bộ phận hướng dẫn: - Căn cứ vào kế hoạch khách để tổ chức, điều động, bố trí hướng dẫn viên cho các chương trình du lịch. - Xây dựng, duy trì và phát triển đội ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiệp và đội ngũ cộng tác viên. Công ty có những đợt đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các hướng dẫn viên về trình độ chuyên môn cũng như kỹ năng giải quyết nhạy bén trước các tình huống. Hướng dẫn viên được lựa chọn cũng phải có phẩm chất đạo đức tốt, đáp ứng được yêu cầu của Công ty. - Phối hợp với các bộ phận trong Công ty để tiến hành công việc một cách tốt nhất. Trong Công ty thì bộ phận hướng dẫn được chia ra theo nhóm ngôn ngữ như: Anh, Trung, Đức, Thái,... Ngoài ra bộ phận này còn có thể lập chương trình du lịch, tham gia tiếp thị và khai thác khách hàng với bộ phận Marketing. + Phòng kinh doanh dịch vụ khác - M.I.C.E: Tổ chức hội nghị, hội thảo, sự kiện lớn và đại hội khách hàng cho nhiều tổ chức xã hội, doanh nghiệp trên toàn quốc. Công tác tổ chức các sự kiện thường bao gồm các bước sau: · Đặt phòng khách sạn, phòng họp tại khách sạn trong và ngoài nước. · Yêu cầu bộ phận làm Visa, Passort, vé máy bay,... hoàn tất các thủ tục xuất nhập cảnh cho khách, đón tiễn sân bay, tổ chức tham quan du lịch cho các đại biểu. · Tổ chức tiệc chiêu đãi, sắp xếp các bữa ăn cho khách. · Cho thuê xe du lịch: Đội xe ô tô du lịch với số lượng xe đa dạng về chủng loại, đời mới sang trọng gồm 30 xe ô tô từ 4 - 45 chỗ, lái xe phục vụ nhiệt tình, kinh nghiệm và an toàn chuyên phục vụ vận chuyển du lịch, công tác, hiếu hỉ,... - Đại lý bán vé máy bay: Hainam Travel hiện đang là đại lý bán vé máy bay cho Vietnam Airlines, Pacific Airlines, Thai airway, Korea Air, Singapore Airlines, Malaysia Airlines, Cathay Pacific, Japan Airlines,... đặt chỗ, xác nhận chỗ, giao vé tại địa chỉ yêu cầu và cung cấp dịch vụ ưu tiên, VIP tại sân bay,... - Dịch vụ đặt phòng khách sạn: Công ty có quan hệ với nhiều tập đoàn khách sạn nổi tiếng trên toàn cầu và Việt Nam; cung cấp dịch vụ đặt phòng khách sạn dành cho khách lẻ và khách đoàn tại tất cả các khách sạn từ mini đến 5 sao trên toàn quốc và toàn cầu. - Visa và Passort: Tư vấn hướng dẫn và hỗ trợ khách làm thủ tục xin cấp mới, gia hạn hộ chiếu, xin thị thực nhập cảnh vào Việt Nam và các nước khác. Bộ phận dịch vụ có chức năng tư vấn về phí (phòng, vận chuyển, vé, thị thực, hộ chiếu,...) và các chính sách thay thế cho phòng hướng dẫn để định giá phù hợp và ký hợp đồng với khách sạn cho có hiệu quả. Đặt phòng nghỉ, đặt ăn, ô tô, mua vé tàu, xe, máy bay,... cho các đoàn theo hợp đồng ký kết. Mua bảo hiểm du lịch và các loại thuốc cần thiết cho đoàn. Thanh lý hợp đồng phục vụ khách. Chuyển các loại chứng từ và tiền thu được của khách cho phòng tài vụ Công ty, chịu trách nhiệm lưu giữ chuyển phát công văn. Đáp ứng nhu cầu của khách về visa, hộ chiếu theo quy định hiện hành. Bộ phận dịch vụ còn có thể đề xuất với lãnh đạo nhằm bổ sung hoàn thiện các quy định hiện hành, đưa hoạt động kinh doanh du lịch ngày càng phát triển có chiều sâu và hiệu quả. Có thể nói tất cả các hoạt động của bộ phận dịch vụ thường rất sôi động nhất là vào mùa vụ du lịch. + Phòng Kế toán Phòng kế toán có vai trò rất quan trọng bởi đây là bộ phận chịu trách nhiệm các vấn đề về tài chính, thu - chi, các hoá đơn chứng từ theo đúng quy định của Nhà nước cho tất cả bộ phận khác trong Công ty. Ngoài ra còn chịu trách nhiệm các vấn đề về các vấn đề tài chính phát sinh trong quá trình thực hiện chương trình du lịch (với sự hỗ trợ của các bộ phận nghiệp vụ khác trong Công ty). · Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của Công ty: Với đặc điểm hoạt động kinh doanh đa dạng và phức tạp, Công ty luôn coi trọng công tác tổ chức, sắp xếp đội ngũ kế toán phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, phát huy hết vai trò của kế toán nói chung và khả năng của từng nhân viên kế toán nói riêng. Phòng kế toán của Công ty có 2 nhân viên: - Kế toán trưởng (chuyên trách về kế toán thuế). - Kế toán viên (thu ngân và kế toán tổng hợp). Kế toán trưởng chịu trách nhiệm hướng dẫn chỉ đạo nghiệp vụ cho nhân viên kế toán. Chấp hành chế độ kế toán thống kê định kỳ, bảo quản hồ sơ tài liệu kế toán theo chế độ lưu trữ. Chỉ tiêu kinh tế của Công ty: Mặc dù là một doanh nghiệp chuyển đổi hoạt động từ nền kinh tế tập trung quan liệu bao cấp sang hoạt động trong nền kinh tế thị trường đầy khó khăn, phức tạp nhưng Công ty luôn cố gắng để có thể thực tốt vai trò và nhiệm vụ của mình đưa hoạt động kinh doanh ngày một hiệu quả hơn, đồng thời đáp ứng ngày càng tăng nhu cầu của thị trường Inbound. Các phòng có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau và hỗ trợ cho nhau, đó là sự kết hợp hài hoà, hợp lý trong công việc để tạo nên thành công trong quá trình hoạt động kinh doanh du lịch của Công ty. Sau khi bán chương trình, cung cấp các dịch vụ cần thiết phục vụ khách. Qua mỗi chuyến đi hướng dẫn viên sẽ rút được những kinh nghiệm, xem những dịch vụ gì được khách thích và không thích để báo cho phòng dịch vụ và phòng điều hành rút kinh nghiệm. Thuyết phục khách trở lại với Công ty trong những tour du lịch khác. 1.2.3. Kết quả kinh doanh chung của công ty (tính đến tháng 12/2007) Qua hơn hai năm hoạt động Công ty đã thu được một số kết quả kinh doanh nhất định, để đánh giá Công ty hoạt động có tốt hay không chúng ta cần xem xét hiệu quả kinh doanh của Công ty. Sau hơn hai năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành, Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch quốc tế Hải Nam đã thu được một số chỉ tiêu đó là: Kết quả kinh doanh của Công ty năm 2006 và 2007 Đơn vị tính: nghìn đồng Việt Nam STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 So sánh tăng giảm Số tiền Tỷ lệ % 1 Tổng doanh thu 5.465.176 7.914.277 2.449.101 44,81 - Nội địa 2.674.089 3.752.407 1.078.318 40.32 - Inbound 890.081 2.044.035 1.153.954 129,64 - Outbound 1.901.006 2.117.835 216.829 11,40 2 Tổng chi phí 4.086.721 5.982.568 1.895.847 46,39 3 Lợi nhuận trước thuế 1.378.455 1.931.709 553.254 40,13 4 Thuế thu nhập doanh nghiệp 385.967 540.879 154.912 40,14 5 Lợi nhuận sau thuế 992.488 1.390.830 398.342 40,13 6 Nộp ngân sách 401.887 518.063 116.176 28,90 Thông qua một số chỉ tiêu về kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cho thấy: Doanh thu năm 2007 so với năm 2006 tăng 44,81% tương ứng với mức tăng tuyệt đối là 2.449.101 nghìn đồng. Tổng doanh thu và lợi nhuận ròng tăng chứng tỏ Công ty hoạt động rất có hiệu quả và đã có chỗ đứng trên thị trường sau hơn 2 năm kinh doanh trong lĩnh vực lữ hành. Từ bảng số liệu ta có thể phân tích một số chỉ tiêu và đưa ra nhận xét như sau: a) Lợi nhuận Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động sản xuất, kinh doanh, là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các hoạt động của doanh nghiệp. Trên thực tế, lợi nhuận doanh nghiệp là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt được doanh thu đó từ các hoạt động của doanh nghiệp đưa lại. Lợi nhuận trước thuế được tính theo công thức: LTT = TR - TC (đơn vị: nghìn đồng) - LTT = Lợi nhuận trước thuế - TR = Tổng doanh thu - TC = Tổng chi phí Theo bảng ta có: LTT(2006) = 1.378.455 nghìn đồng. LTT(2007) = 1.931.709 nghìn đồng. Tăng 553.254 nghìn đồng so với năm 2006, tương đương với tỷ lệ tăng tương đối là 40,13%. Thuế thu nhập doanh nghiệp tính như sau: = LTT x Thuê suất thuế thu nhập doanh nghiệp = LTT x 28% Như vậy: - Thuế thu nhập doanh nghiệp của Công ty trong năm 2006 và 2007 lần lượt sẽ là: 385.967 nghìn đồng và 540.879 nghìn đồng. Trên cơ sở đó ta tính được Lợi nhuận sau thuế của Công ty dựa vào một trong hai công thức sau: LST = LTT - Thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc: LST = LTT x (1 - Thuế suất thuế thu nhập) - LST : Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp; - LTT : Lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp; - Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 28%. Theo bảng ta có: - LST(2006) = 992.488 nghìn đồng. - LST(2007) = 1.390.830 nghìn đồng. Nhận xét: Lợi nhuận tròng của Công ty năm 2007 so với năm 2006 tăng 398.342 nghìn đồng, tương đương với mức tăng tương đối là 40,13%. Như vậy, chỉ tiêu lợi nhuận của Công ty ngày càng cao. Đó chính là nguồn thu để mở rộng kinh doanh, nâng cao chất lượng phục vụ, là cơ sở để cải thiện đời sống vật chất cho cán bộ công nhân viên trong Công ty và cũng là thước đo khả năng cạnh tranh của Công ty hiện nay. b) Tỷ suất lợi nhuận và chỉ tiêu hiệu quả: - Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận: là chỉ tiêu chất lượng, phản ánh quá trình kinh doanh của Công ty,... Tỷ suất lợi nhuận càng cao thì chất lượng kinh doanh của Công ty càng tốt. Ta có công thức: K = x 100% - K: Tỷ suất lợi nhuận (%) - TR: Tổng doanh thu (nghìn đồng) - L: Tổng lợi nhuận (nghìn đồng) Thông qua bảng số liệu ta tính được tỷ suất lợi nhuận qua hai năm: K2006 = x 100% = 25% K2007 = x 100% = 24% - Tỷ số này cho biết: + Năm 2006 cứ 100 đồng doanh thu đạt được thì đem lại cho Công ty 25 đồng lợi nhuận. + Năm 2007 cứ 100 đồng doanh thu đạt được thì đem lại cho Công ty 24 đồng lợi nhuận. - Chỉ tiêu hiệu quả: phản ánh việc sử dụng các nguồn lực trong kinh doanh đã đạt được những kết quả về mức lợi nhuận của doanh nghiệp. H = (đơn vị: nghìn đồng) - H: Chỉ tiêu hiệu quả - TR: Tổng doanh thu - TC: Tổng chi phí. Theo bảng số liệu ta tính được: H2006 = = 1,337 H2007 = = 1,322 - Tỷ số này cho biết: + Năm 2006 cứ bỏ ra 1 đồng chi phí thì thu được 1,337 đồng doanh thu. + Năm 2007 cứ bỏ ra 1 đồng chi phí thì thu được 1,322 đồng doanh thu. Các chỉ tiêu trên được nhập vào bảng sau: Chỉ tiêu hiệu quả và tỷ suất lợi nhuận Năm Lợi nhuận (nghìn đồng) Hiệu quả (nghìn đồng) Tỷ suất lợi nhuận (%) 2006 1.378.455 1,337 25 2007 1.931.709 1,322 24 Nhận xét: Như vậy ta thấy rằng hiệu quả kinh doanh của Công ty năm 2007 không cao bằng năm 2006. Tỷ suất lợi nhuận năm 2007 thấp hơn 1% so với năm 2006 mặc dù doanh thu năm 2007 so với năm 2006 tăng 2.449.101 nghìn đồng. Nguyên nhân là do mới thành lập nên doanh nghiệp phải tốn khá nhiều kinh phí cho việc trang bị các tài sản cố định, chi phí cho hoạt động marketing, tiền lương hàng tháng cho nhân viên,... lợi nhuận đem lại cho Công ty còn chưa cao lắm, một phần cũng vì khâu quản lý chi phí của doanh nghiệp chưa cao. Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DU LỊCH QUỐC TẾ HẢI NAM 2.1. THỊ TRƯỜNG KHÁCH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DU LỊCH QUỐC TẾ HẢI NAM Thị trường khách bao gồm cả khách quốc tế, khách nội địa; khách là người tiêu dùng cuối cùng, khách là người mua để bán; khách có thể là khách đi lẻ, khách đoàn; khách tiêu dùng theo tổ chức của các hãng hoặc các Công ty gửi khách. Ngay từ khi bước vào hoạt động, Công ty đã xác định được cho mình hai mảng thị trường cần hướng tới là: Thị trường mục tiêu và thị trường tiềm năng. 2.1.1. Thị trường mục tiêu Hiện nay, Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch quốc tế Hải Nam khai thác cả hai dòng khách nội địa và quốc tế. * Thị trường khách nội địa, outbound của Công ty: là những doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội và một số tỉnh lân cận như: Hà Đông, Hà Tây, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hoà Bình,... những vùng mà nền kinh tế công nghiệp phát triển mạnh được lựa chọn để triển khai các chiến lược marketing. Đây thị trường trọng tâm, Công ty chú trọng đặc biệt tới nguồn khách là nhân viên trong các xí nghiệp, cơ quan, doanh nghiệp nhà nước và tư nhân trong địa bàn thành phố Hà Nội, mở rộng thị trường ra các tỉnh lân cận, tổ chức cho khách lẻ đi các tour ngắn ngày. Bên cạnh du lịch biển và du lịch nghỉ mát miền núi là loại hình du lịch chủ yếu thì Công ty cũng quan tâm hơn nữa đến du lịch lễ hội, đặc biệt là dịp trước và sau tết Nguyên Đán như: tổ chức các tour du lịch tham quan Chùa Hương, Chùa Thầy (Hà Tây), Chùa Dâu, Chùa Bút Tháp, Chùa Phật Tích (Bắc Ninh),... mới đây là tour tham quan lễ hội Đền Hùng (Phú Thọ) và lễ hội Phủ Giầy (Nam Định). * Đối với khách quốc tế đến Việt Nam (Inbound): - Thị trường Inbound tại chỗ: Đây là thị trường khách quốc tế đã đến Việt Nam do các Công ty du lịch bạn khai thác trực tiếp từ nước ngoài vào. Công ty sẽ ký khai thác phục vụ khách cho các đơn vị bạn. Đây là một cách thức hợp tác làm ăn chuyên môn hoá theo chiều sâu. Công ty sẽ chịu trách nhiệm cung ứng các sản phẩm dịch vụ và chương trình du lịch tại 3 miền Bắc - Trung - Nam. - Thị trường Inbound gần: Trung Quốc là thị trường khách mà Công ty chĩa mũi nhọn, tập trung tiếp thị và xúc tiến quan hệ ngay trong giai đoạn kinh doanh ban đầu. Đây là thị trường mà Công ty có nhiều lợi thế về khai thác, đặc biệt trong bối cảnh các nước trong khu vực có được quan hệ thương mại thuận lợi, đề cao vai trò bạn hàng lẫn nhau. Các hợp đồng du lịch với các đối tác đó đều là quan hệ hợp tác hai chiều, gửi khách và nhận khách của nhau. Nhờ vậy, Công ty có thể khai thác cả khách Inbound và Outbound ở thị trường gần này. - Thị trường Inbound xa: Khách Đức trở thành đối tượng khách chính của Công ty do có mối quan hệ đối tác thân thiết từ trước. Nhìn chung đây là mảng thị trường còn khá mới mẻ mà Công ty bước đầu lập mối quan hệ hợp tác. Do vậy cần có những sản phẩm chương trình du lịch chất lượng cao được xây dựng riêng cho các thị trường xa nhằm đáp ứng được những yêu cầu về các loại hình du lịch và cũng như chất lượng cung ứng cho khách. 2.1.1.1. Nguồn khách của Công ty - Nguồn khách do Công ty marketing trực tiếp hoặc qua điện thoại, thông qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu thị trường để tư vấn và thuyết phục khách hàng sử dụng các sản phẩm lữ hành của Công ty. - Nguồn khách có được do quảng cáo qua: website, báo, tạp chí, thư ngỏ, tờ gấp quảng cáo,... của Công ty. - Nguồn khách từ các doanh nghiệp du lịch khác có được do có sự hợp tác, các khách sạn và các văn phòng đại diện (ở Hà Nội, Sa Pa, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh) của Công ty. - Khách là những người sử dụng dịch vụ visa, passport, mua vé máy bay của Công ty. - Khách cũ đã từng sử dụng sản phẩm du lịch của Công ty muốn quay lại do uy tín của Công ty và do mối quan hệ tốt của nhân viên trong Công ty với khách hàng. - Số còn lại là khách vãng lai. Trên thực tế Công ty đã phần nào nắm bắt được các nguồn khách này và đang có những biện pháp nhằm tận dụng và khai thác một cách hiệu quả hơn. + Đối tượng khách: - Khách nội địa: là những nhân viên làm việc trong các cơ quan, tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội. Trong quá trình nghiên cứu thị trường và tiến hành hoạt động marketing du lịch, các nhân viên của Công ty đã tiến hành tìm hiểu và tiếp xúc với từng đối tượng khách khác nhau. Qua đó Công ty mới nắm được tâm lý, sở thích dẫn đến thói quen và nhu cầu du lịch của các đối tượng khách. Hải Nam Travel tập trung vào đối tượng khách cao cấp, là những doanh nhân thành đạt có nhu cầu đi du lịch để thể hiện mình hay để giảm mệt mỏi sau những giờ làm việc căng thẳng. Sở dĩ, Công ty chọn cho mình thị trường khách cao cấp là các doanh nhân thành đạt bởi vì họ không chỉ là những người có khả năng chi trả cao cho chuyến đi của mình mà họ thường là những người có thói quen du lịch. "Thói quen du lịch" không chỉ được hiểu là người thường xuyên đi du lịch mà đó còn thể hiện là những người có ý thức về bảo vệ các tài nguyên du lịch phát triển bền vững, bảo vệ các thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng nơi đến. Chính điều đó giúp Công ty giữ được uy tín với các đối tác kinh doanh. Hiện tại, đối tượng khách đáng kể đến với Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch quốc tế Hải Nam là những doanh nhân trên các Sàn giao dịch chứng khoán, các cán bộ nhân viên ngành ngân hàng, nhân viên các doanh nghiệp lớn t._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37356.doc
Tài liệu liên quan