Tìm hiểu du lịch văn hoá làng quê vùng đồng bằng Bắc bộ

MỤC LỤC Trang GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ****************************** 2 PHẦN I . GIỚI THIỆU ĐĂC TRƯNG VĂN HOÁ VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ ******************************* 4 I . phong tục tập quán , tin ngưỡng tôn giáo ************** 4 1 . tập quàn cư trú theo làng mạc *********************** 4 2 . Tín ngưỡng , tôn giáo ****************************** 5 3 . phong tục **************************************** 5 II . Nông nghiệp , làng nghề đặc trưng văn hoá vùng đồng bằng bắc bộ **********

doc33 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1461 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tìm hiểu du lịch văn hoá làng quê vùng đồng bằng Bắc bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
*********************** 6 1 . sản xuất nông nghiệp và sự ảnh hưởng của nông nghiệp đến văn hóa ẩm thực vùng đông băng bắc bộ****** 6 2. các làng nghề truyền thống tiêu biểu****************** 7 III . văn hoá tinh thần ******************************** 15 1 . Dân ca và nghệ thuật biểu diễn dân gian ************** 15 2 . Hội làng nét văn hóa đặc trưng của vùng đồng bằng bắc bộ********************************* 28 PHẦN II . THỰC TRẠNG DU LỊCH VĂN HÓA VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ ****************************** 29 PHẦN III . ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG MỘT LÀNG DU LỊCH VĂN HOÁ ĐẶC TRƯNG CỦA VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ TẠI BẮC NINH ********************************* 30 TÌM HIỂU DU LỊCH VĂN HOÁ LÀNG QUÊ VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI Hội đồng Lữ Hành và Du lịch quốc tế ( world Travel and Tuorism council - WTTC ) đã công nhận du lịch là một ngành kinh tế lớn nhất thế giới , vượt qua cả ngành sản xuất ô tô , thép , điện tử . Đối với một số quốc gia , du lịch là một nguồn thu ngoại tệ quan trọng nhất trong ngoại thương . Tại một số quốc gia khác du lịch la ngành kinh tế hàng đầu .Theo tổ chức du lịch thế giới (WTO)thì năm 2000 số lượng khách du lịch toàn thế giới là 698 triệu lượt người , thu nhập là 467 tỷ USD ; năm 2002 lượng khách là 716,6 triệu lượt người , thu nhập là 474 tỷ USD ; dự tính đến năm 2010 lượng khác là 1006 triệu lượt và thu nhập là 900 tỷ USD .Có thể nói du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến . Tại Việt Nam những năm qua sự nghiệp đổi mới đã đạt được những thanh tựu quan trọng . Đó là sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế , sự ổn định về chính trị , văn hoá xã hội có những tiến bộ quan trọng . Đây chính là điều kiện , và là nền tảng vững chắc cho du lịch Việt Nam phát triển trong tương lai gần .Đảng và nhà nước đã xác định ' Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp quan trọng mang nội dung văn hoá sâu sắc, có tính liên ngành liên vùng và có tính xã hội hoá cao ; phát triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan , giải trí , nghỉ dưỡng của nhân dân và khách du lịch quốc tế , góp phần nâng cao dân trí , tạo việc làm và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước " (trích pháp lệnh du lịch , 2/1999 ) và "phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn…" (trích văn kiện Đại hội Đảng khoá IX ). Trong điều kiện hiện nay với sự phát triển vượt bậc về kinh tế và sự bùng nổ về thông tin liên lạc đã làm cho quá trình toàn cầu hoá diễn ra hết sức mạnh mẽ . Nhu cầu về nghỉ ngơi , giải trí , giao lưu học hỏi , tìm hiểu về văn hoá giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng tăng một cách rất nhanh chóng đây là điều kiện rất tốt cho việc phát triển du lịch và du lịch văn hoá là một bộ phận không thể thiếu Như chúng ta đã biết Việt Nam có một điều kiện tự nhiên tương đối phù hợp với phát triển du lịch . Nhưng ngay lúc này chúng ta khó có thể cạnh tranh với các nước trong khu vực và quốc thế về các loại hình du lịch nghỉ dưỡng , vui chơi , giải trí do các nước đó đã có một quá trình phát triển lâu dài và có một hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật rất phát triển như Thái Lan , Singapore , Malaixia ... phát triển du lịch văn hoá sẽ mở ra cho chúng ta một hương đi mới để có thể cạnh tranh với nước ngoài . Việt Nam có ít những công trình vĩ đại do con người xây dựng lên , nhưng thay vào đó chúng ta lại có một nền văn hoá lâu đời mà không phải nước nào cũng có . Trải dài suốt từ bắc xuống nam ở đâu cũng xuất hiện những làng nghề thủ công nổi tiếng , những đặc sản quê hương của từng vùng và những hình thức biểu diễn nghệ thuật dân gian đặc sắc . Như là Chèo , Ca trù , Quan họ , Cải lương , Tuồng từ lâu đã trở lên nổi tiêng không chỉ ở trong nước mà còn được rất nhiều bạn bè quốc tế mến mộ . Đặc biẹt là Nhã Nhạc Cung Đình Huế và không gian văn hoá cồng chiêng tây nguyên đã được tổ chức UNESSCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của thế giới . Vùng đồng bằng bắc bộ là vùng có nhiều điều kiện để phát triển du lich văn hoá . Thứ nhất vị trí địa lý gồm các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng và saông Thái Bình , tại đây có trung tâm văn hoá chính trị là Hà nội . thứ hai là vùng đồng bằng bắc bộ có một lịch sử phát triển lâu đời và mang đậm nét văn hoá Việt . Đặc biệt ở đây có nhiều loại hình nghệ thuật dân gian từ lâu đã trở lên nổi tiếng không những ở trong nước mà còn được nhiều bạn bè quốc tế hết sức mến mộ như : Dân ca Quan họ , Hát Chèo , Múa rối nước , Ca trù … đây là điều kiện thuận lợi cho vùng đồng bằng bắc bộ phát triển loại hình du lịch văn hóa . Chính vì vậy em quyết định chịn đề tài “du lịch văn hóa làng quê vùng đồng bằng bắc bộ ” làm đề án môn học Kinh Tế Du Lịch của mình . PHẦN I . GIỚI THIỆU ĐĂC TRƯNG VĂN HOÁ VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ Việt Nam là đất nước có lịch sử lâu đời , văn hoá Việt rất đa dạng và phông phù theo từng miền vùng khac nhau có sự khác nhau về văn hoá . Mỗi vùng có những đặc trưng riêng , vùng đồng băng bắc bộ là vùng co truyền thống văn hoá đăc sắc lâu đời và mang đậm nét của văn hoá Việt . Sau đây ta điểm qua một số nét đặc trưng của văn hoá vùng đồng bằng bắc bộ . I . phong tục tập quán , tin ngưỡng tôn giáo 1 . tập quàn cư trú theo làng mạc Như chúng ta đã biết Việt Nam là một thuộc vùng văn minh lúa nước Đông Nam Á . Sản xuất nông nghiệp là chủ yếu và vùng đồng bằng bắc bộ cũng mang đặc trưng của nền sản xuất nông nghiệp . Do cuộc sống phụ thuộc nhiều vào tự nhiên làm cho mọi người phải đoàn kết lại , cùng nhau chia sẻ , cùng giup đỡ nhau chống chọi lại thiên nhiên . Chính vì vậy tập quán cư trú theo làng mạc được hình thành , đây là nguồn gốc hình thành lên tính cach của người Việt nói chung và người vùng bắc bộ nói riêng . Làng ở vùng bắc bộ được hình thành từ nhiều cách tổ chức khác nhau dựa trên cơ sở quan hệ gia đình , thị tộc , địa bàn cư trú , theo nghề nghiệp . Chính do đặc điểm hình thành như vậy nên làng vùng bắc bộ có tính tự trị rất cao . Khi đến một làng vùng bắc bộ điều đầu tiên mà chúng ta thường bắt gặp đó là những luỹ tre bao quanh làng . Nó thể hiện sự tách bạch giữa các làng với nhau . Mỗi làng đều có hương ước luật lệ riêng . Dân gian ta có câu : “ phép vua thua lệ làng ’’ . Nhưng tính tự trị đó lại được xuất phát từ tính cộng đồng , đặc trưng văn hoá nổi bật của người Việt . Trong một làng mọi người sống hoà đồng , yêu thương giúp đỡ lẫn nhau trên cơ sở dân chủ , bình đẳng . Các hoạt động cộng đồng diễn ra thường xuyên đặc biệt hội làng , đây là nét tiêu biểu của làng quê Việt Nam . Biểu tượng cho tính cộng đồng là cây đa , bến nước , sân đình . Nhưng trung tâm văn hoá của một làng quê . 2 . Tín ngưỡng , tôn giáo Đời sống tín ngưỡng , tôn giáo ccủa vùng đồng băng bắc bộ rất đa dạng và phong phú . Ngoài những tín ngưỡng truyền thống ra nó còn có sự giao lưu ảnh hưởng của tìn ngưỡng , tôn giáo từ nước ngoài du nhập vào như nho , phật , đạo , kito giáo nhưng gây được sự ảnh hưởng nhiều nhất lên đời sống văn hoá tinh thầnccủa người dân vùng đồng bằng bắc bộ đó chính là phật giáo và nho giáo . Trung tâm tín ngưỡng ở mỗi làng đó chính là ngôi chùa làng . “ Trước thờ phật sau thờ thần ” , Ở chùa không chỉ thờ phật mà do sự đa dạng của tín ngưỡng người ta còn thờ các vị thần có ảnh hưởng lớn đến đời sống thường ngày , những người có công lao lớn với làng , với đất nước. 3 . phong tục Gắn liền với tín ngưỡng tôn giáo đó là những phong tục . Đó là những thói quen ăn sâu vào đời sống xã hội từ lâu đời , được đại đa só mọi người thừa nhận và làm theo . Vùng đồng bắc bộ có những phong tục hết sức đặc biệt và đa dạng , đặc biệt là hệ thống những lễ hội và lễ tết . Do cuộc sống sản xuât nông nghiệp rất vả và có tính thời vụ cao cho nên vào những lúc nông nhàn người dân tự thưởng cho mình những ngày vui chơi , vì thế các ngày lễ tết , lễ hội diễn ra tương đối nhiều trong một năm . Trong một năm có nhiều ngày lễ tết gồm những ngày lễ cúng tổ tiên và những khoảng trống theo lịch thời vụ như : tết nguyên tiêu (rằm tháng riêng ) , tết hàn thực ( 3/3 âm lịch ) , tết đoan ngọ ( 5/5 âm lịch ) , tết ông công , ông táo ( 23 tháng chạp ) ... nhưng quan trọng nhất là tết Nguyên Đán . Nó có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tinh thần của người Việt . Ngày này có sự sum họp của gia đình , gia tiên , gia thần . Con cháu dù đi làm ăn ở đâu ngày têt cũng cố gắng về ăn tết cùng gia đình . Hương hồn ông bà tổ tiên các thế hệ cũng về gặp mặt , các thần chăm lo đến gia đình cũng được chăm lo cúng bái . Ngoài lễ tết ra thì một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần là lễ hội . Vùng đồng bằng bắc bộ là vùng có nhiều ngày hội đặc sắc giầu truyền thống nhất cả nước . Làng nào mỗi năm cũng tổ chức hội làng trước tiên là tạ ơn và cầu xin thần linh bảo trợ cho cuộc sống của mình , sau đó là phần hội hội gồm các trò vui chơi giải trí hết sức phong phú . Nhiều lễ hội đã trở lên nổi trên cả nước như hội Lim ( Bắc Ninh ) , Hội Gióng ( Hà Nội ) Hội chùa Hương ( Hà Tây ) … II . Nông nghiệp , làng nghề đặc trưng văn hoá vùng đồng bằng bắc bộ 1 . sản xuất nông nghiệp và sự ảnh hưởng của nông nghiệp đến văn hóa ẩm thực vùng đông băng bắc bộ Người xưa có câu : “ con trâu là đầu cơ nghiệp ” điều này cho ta thấy được nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong đời sống của người dân Việt nam nói chung và vùng bắc bộ nói riêng . Cũng như các vùng khác nông dân vùng bắc bộ chủ yếu trồng lúa , nhưng khác với miền nam , sau khi làm đất thì gieo xạ và trồng mỗi năm ba vụ . Nông dân vùng bắc bộ cấy lúa rất vất vả trải qua nhiều công đoạn hết sức mệt nhọc . Mỗi năm chỉ trồng từ một đến hai vụ lua tuỳ . Ngoài trồng lúa ra do có mùa đông lạnh nên còn trồng thêm hoa mầu vụ đông . Mùa nào thức ấy sản xuất theo mô hình tự cung tự cấp . Đây là nền kinh tế đặc trưng của vùng làng quê vùng đồng bằng bắc bộ. Chính vì gốc nông nghiệp nên văn hóa ẩm thực của dân cư đồng bằng bắc bộ cũng mang đậm nét nông nghiệp , Các món ăn chủ yếu được chế biến từ thực vật , củ yếu là từ gạo . Từ hạt gạo người nông dân vùng bắc bộ đã làm gia nhiều món đặc sản rất ngon và được du khách nước ngoài rất ưa chuộng như là : phở , bún , mì , miến đặc biệt là các loại bánh là bánh phu thê , bánh cốm ,bánh đa , bánh cuốn … Ngoài trồng trọt ra thì chăn nuôi cũng là một phần quan trọng của người nông dân vùng đồng bằng bắc bộ . Được thiên nhiên ưu đãi nông dân vùng đồng bằng bắc bộ chăn nuôi nhiều loại gia súc , gia cầm và các loại thủy sane nước ngọt như là : Trâu , Bò , Lợn , Gà , các loại cá nước ngọt … Những yếu tố của sản xuất nông nghiệp đã ảnh hưởng lớn đến văn hóa ẩm thực của vùng đồng bằng bắc bộ . Các món ăn thường là sự kết hợp của nhiều sản phẩn từ nông nghiệp , các gia vị rất đậm đà tạo hương vị rất đặc biệt mang hồn đất Việt . Quảng bá văn hóa ẩm thực là một phần quan trọng trong việc giới thiệu với bạn bè quốc tế về hình ảnh đất nước con người Việt Nam . 2. các làng nghề truyền thống tiêu biểu a . làng gốm BÁT TRÀNG (Hà Nội ) Việt Nam là nước có nghề làm gốm từ rất sớm , theo các tư liệu lịch sử thì gốm đã xuất hiện ở nước ta cách đây khoảng một vạn năm . Trên toàn quốc có rất nhiều làng sản xuât gốm truyền thống , mỗi làng có kỹ thuật làm gốm khác nhau tạo ra nhiều dòng sản phẩm gốm hết sức đa dạng và phong phú . Và nhắc đến gốm Việt thì không thể không nhắc đến Bát Tràng. Bát Tràng là một xã gồm hai thôn là Bát Tràng và Giang Cao . Hiện nay Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm , Hà Nội . Nằm trên tả ngạn sông Hồng , cách trung tâm thủ đô khoảng 13km về phía đông nam . Bát Tràng rất thuận tiên cho việc thông thương với các vùng miền khác . Bát Tràng có một lịch sử hình thành từ rất lâu đời . Theo các tài liệu lịch sử còn giữ lại thì Bát tràng đượcc hình thành vào khoảng thế kỷ XIV - XV . Còn theo tư liệu thu thập được từ Bát Tràng thì làng nghề được hình thành từ sớm hơn . Nhưng theo tư liệu dân gian thì Bát Tràng được hình thành từ thời Lý , vào khoảng đầu thế kỷ thứ XII . Cuối thời Trần ( XIV ) , đầu thời Lê (TK XV) Bát Tràng từ một làng gốm bình thường trở thành một trung tâm gốm nổi tiếng ở nước ta . Sản phẩm gốm của Bát Tràng được triều đình chọn làm đồ cúng phẩm cho nhà Minh ( Trung Quốc) . Từ TK XV - XVII do việc thông thương với nước ngoài phát triển , gốm Bát Tràng được buôn bán với số lượng lớn không chỉ ở các nước Đông Nam Á mà cả thị trường Châu Âu như là : Bồ Đào Nha , Tây Ban Nha , Pháp , Hà Lan . Đặc biệt Nhật Bản là nước rất ưa chuộng đồ gốm Bát Tràng . Nhiều nghệ nhân gốm Nhật Bản đã bắt trước phong cách tạo hinh , nét vẽ phóng khoáng , mầu men đa dạng , mộc mạc , giản di mà sâu lắng của gốm Bát Tràng . Cuối thế kỷ XVII , sang thế kỷ XVIII việc buôn bán gốm ra nước ngoài có phần bị giảm sút do đồ gốm của Trung Quốc tràn sang các nước Đông Nam Á . Nhưng gốm Bát Tràng vẫn giữ được sức sống bền bỉ của mình do thị trường trong nước được mở rộng . TK XVII - XIX tuy xuất khẩu có giảm sút nhưng Bát Tràng vẫn là một trung tâm gốm lớn ở trong nước . Sau khi chiến tranh kết thúc Bát Tràng lại bắt tay vào xây dựng lại những xưởng sản xuất gốm , kể từ khi đất nước tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện . Do tình hình kinh tế thay đổi các xí nghiệp gốm lần lượt giải thể , thay vào đó là sự xuất hiện của các công ty TNHN . Nhưng cũng như biết bao làng nghề truyền thống của nước ta , trải qua nhiều sự thăng trầm của làng nghề , đặc biệt là hai cuộc kháng chiến trường kỳ đã làm cho một số kỹ thuật làm gốm cổ truyền bị mai một . Một số mầu men quy đến nay đã thất truyền . Điều này đòi hỏi các nghệ nhân nơi đây phải có những nghiên cứu , tìm tòi nhằm giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống mà cha ông ta để lại . Điều làm cho gốm Bát Tràng trở lên nổi tiếng và có sức sống bền bỉ cho đến ngày nay chính là do nghệ thuật làm gốm đặc sắc và có giá trị nghệ thuật cao của Bất Tràng . ( sản phẩm gốm Bát Tràng ) (Trang trí hoạ tiết một trong những khâu sản xuất gốm quan trọng ) ( Ngày càng có đông đảo du khách quốc tế đến với Bát Trang ) Nghệ thuật trang trí của gốm Bát Tràng rất độc đáo không mô phỏng lại gốm sứ Trung Hoa hoặc bất cứ nước nào khác . Đặc biêt người Bát Tràng đã chế ra các loại men rất được bạn bè quốc tế ưa chuộng như là : men xanh , xanh lục , xanh lá ma , nâu , nâu sáng , xanh nước biển . Nhiều nghệ nhân Nhật Bản đã học cách làm gốm theo phong cách của gốm Bát Tràng . Vấn đề đặt ra cho nhân dân Bát Tràng là làm thế nào để giữ gìn và phát huy những gia tri truyền thống của cha ông sao cho xứng đáng với tầm vóc là một trung tâm gốm sứ của Việt Nam và và vuơn tới tầm thế giới . Và kết hợp sản xuất với du lịch làng nghề là một giải pháp rát hữu hiệu trong điều kiện hiện nay . b . Làng tranh ĐÔNG HỒ ( Bắc Ninh ) Trong những làng nghề truyền thống nổi tiếng của vùng đồng bằng bắc bộ nói riêng ,và cả nước nói chung thì không thể không nhắc đến làng tranh Đông Hồ .Đông Hồ tên một ngôi làng quen thuộc , xinh xắn ,nằm bên bờ sông Đuống từ lâu đã đi vào đời sống tinh thần của mỗi người dân Việt Nam bằng những bức tranh dân gian đậm đà bản sắc dân tộc . Ngày xưa ,Làng Mái là tên gọi của làng tranh Đông Hồ (Thuận Thành _ Bắc Ninh ) bây giờ . Vào thế kỷ XVI tranh Đông Hồ xuất hiện nhưng không ai biết được có bao nhiêu mẫu tranh mà chỉ biết có năm loại tranh là : tranh thờ , tranh lịch sử , tranh chúc tụng , tranh sinh hoạt và chuyện tranh . Từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1944 là thời kỳ hưng thịnh của làng tranh . Lúc ấy làng có 17 dòng họ thì cả thảy đều làm tranh . Đến hẹn lại lên cứ vào khoảng tháng 7 tháng 8 âm lịch hàng năm thì cả làng lại tất bật chuẩn bị cho mùa tranh tết .Khắp làng rực rỡ sắc giấy điệp , không một mảnh đất trống nào là không được người dân làng Hồ tận dụng để phơi giấy , từ sân nhà , sân đình , đường làng , triền đê , mái nhà , nóc bếp . Cả làng nhộn nhịp suốt mấy tháng liền . Mỗi năm chợ tranh chỉ nhộn nhịp tấp nập nhất vào tháng trạp , họp 5 phiên vào các ngày 6 , 11 , 16 , 21 và 26 . Bà con , du khách đổ về mua tranh tấp nập . Hàng nghìn , hàng triệu bức tranh được mang ra bày bán cho lái buôn , cho khách mua lẻ , mọi người mua tranh về treo ngày tết cầu mong vinh hoa phú quý về cho nhà mình .Sau phiên chợ cuối ( 26/12 âm lịch) nhà nào còn tranh đều xếp lại cất đi chờ mùa tranh năm sau lại đem ra bán . Đến chợ tranh không chỉ có khách buôn tranh và mua tranh mà còn rất nhiều du khách do yêu thích nghệ thuật tranh dân gian đến để được thăm thú làng tranh và đi chảy hội xuân . Đây là thời kỳ hưng thịnh nhất của làng tranh . Trải qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ đầy ác liệt làng tranh cũng phải hứng chịu cảnh bom dơi đạn lạc . Nhiều bản in đã bị thất lạc. Sau khi đất nước hoàn toàn độc lập cả nước bắt tay vào xây dựng lại đất nước theo con đường XHCN . Nhiều nhà bắt đầu sản xuất tranh , nhưng sau thời gian đổi mơi toàn diện về kinh tế và do thị hiếu thưởng thức nghệ thuật thay đổi tranh Đông Hồ không còn được ưa chuông như xưa nữa . Nhiều gia đình đã thôi không sản xuất tranh nưa . Kể từ đó lang tranh ngày bị mai một dần , nhiều hộ đã chuyển sang lam nghề hàng mã . Nghề tranh tồn tại yếu ớt , chỉ còn lại một số gia đình còn bám trụ lại với nghề . Đến nay bằng lòng yêu nghề , ý thức giữ gìn các giá trị truyền thống cha ông đã để lại một số nghệ nhân làng tranh đã không ngừng tìm tòi , nghiên cứu phục hưng lại làng nghề . Có nghệ nhân vẫn còn giữ được bản in đã được truyền đến đời thứ tám . Với sự giữ gìn và có nhiều sáng tạo mới tranh dân gian Đông Hồ đã và đang chiếm được sựquan tâm và yêu mến của đông đảo bạn bè , du khách trong và ngoài nước . Khác với các dòng tranh khác . Bằng cảm hứng của mình kết hợp với cây bút vẽ người hoạ sỹ sẽ tạo lên những bức tranh theo ý mình . Tranh Đông Hồ dùng ván để in , thoạt nghe thì có người đã nghĩ rằng tranh đông hồ sẽ cứng nhắc và rất sơ sài . Nhưng bằng kỹ thuật điêu khắc tinh sảo , với lòng yêu nghề , các nghệ nhân làng tranh đã tạo lên những bản khắc man tính thẩm mỹ cao và mang đậm chất văn hoá Việt . Sau khi in thành tranh , kể cả khi tranh khô ,người xem vẫn cảm nhận được vẻ tươi tắn của tranh như lúc vẫn còn ướt . . . Do những nguyên liệu làm tranh thường được lấy từ tự nhiên : Mầu đen được lấy bằng cách đốt lá tre rồi lấy thàn của nó ,mầu xanh lấy từ vỏ và lá tram , mầu vàng lấy từ hoa hoè ,mầu đỏ thắm lấy từ thân và lá của cây vang , mầu sơn lấy từ sỏi núi , mầu trắng lấy từ điệp …Ngoài ra nghệ thuật khắc tranh cũng hết sức đặc biệt . Những nghệ sỹ sáng tác tranh dân gian mang nhiều tính bố cục ước lệ trong cách miêu tả cũng như trong phối mầu . Tất cả đều theo lối vẽ đơn tuyến bình đồ để thể hiện do đó khi xem tranh người xem cảm nhận được những nét ngây ngô nhưng rất hài hoà . Khi đã có bản khắc và mầu người thợ còn phải rất công phu tiến hành các khâu như là : Phết hồ len giấy rồi phơi cho kho hồ , sau đó tiếp tục phết diệp rồi lại phơi khô . Khi in mầu cũng phải rất cẩn thận in từng mầu một , nếu bức tranh có 5 mầu thì phải lần lượt in và phơi 5 lần . Cứ như thế dưới ánh sáng mặt trời từng hình ảnh , đường nét cảnh sắc thiên nhiên , cảnh sinh hoạt đời thường của nhân dân được miêu tả một cách sinh động trên giấy điệp . Hứng Dừa Đánh Ghen Thi sĩ Hoàng Cầm đã từng viết : " Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong Mầu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp " Ngoài nghệ thuật làm tranh đặc sắc ra , điều mà làm cho tranh Đông Hồ trở lên gần gũi với bao thế hệ người Việt và bạn bè quốc tế chính là nội dung của những bức tranh . Tranh Đông Hồ phản ánh đậm nét đời sống mộc mạc , dản dị , gần gũi gắn liền với đời sống văn hoá tinh thần người Việt như là : " Hứng Dừa , Đánh Ghen , Gà Trống , Lợn Độc … Qua bức tranh người xem còn có thể biết về nghệ thuật sử dụng mầu sắc của truyền thống trong đời sống văn hoá của cha ông ta . Theo nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế giải thích về việc dùng các mầu sắc cho hài hoà , phù hợp với những đề tài khác nhau : Mầu đỏ trong bức Đánh Ghen để lột tả cái nóng giận , bực giọng cuẩ không khí lúc đó ,mầu vàng dùng cho việc mô tả cảnh vui tươi tràn ngập sắc xuân trong bức tranh ngày tết ,nền mầu hồng nhạt cho tranh tả cảnh bình yên làng quê .Đôi khi các nghệ nhân còn dùng thêm các những chỉ dẫn hoặc các tứ thơ tình tứ , lãng mạng để trang trí các bức tranh thêm phần sinh động và ý nghĩa như bức Hứng Dừa là : "Trong như ngọc trắng như ngà Đây chèo đấy hái cho vừa lòng nhau " Bức Đánh Ghen là : " Thôi thôi một giận làm lành Chị dừng tức giận cho nhục lòng ta " Điều này cho ta thấy ngoài sự dản dị , mộc mạc các cụ ta còn hết sức tinh tế . Đây chính là một đặc trưng văn hoá Việt . Điều này đã và đang thu hút đực sự quan tâm rất lớn của bạn bè bốn phương . Trong những năm gần đây có một lưọng tương đói lớn du khách quốc tế đã tìm đến làng tranh để được thưởng thức tranh và tìm hiểu về văn hoá Việt . Có nhiều người đã muốn mua lại những bản khắc cổ , điều này đặt gia cho nhân dân , chính quyền địa phương cũng như lãnh đạo ngành du lịch phải có những chính sách hợp lý nhằm một mặt thu hút khách du lịch , mặt khác phải giữ gìn , bảo tồn và phát huy những giá trị cổ của làng tranh . Làm cho làng tranh ngày càng phát triển rực rỡ hơn nữa . góp phần vào việc thu hút , quảng bá mạnh mẽ hình ảnh , văn hoa Việt trên thế giới . c . làng lụa VẠN PHÚC ( Hà Tây ) " Nắng Sài Gòn em đi mà chợt mát , bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông ". Nghề dệt lụa đã có ở Việt Nam từ lâu đời , nhưng nhắc đến lụa Việt Nam thì không thể không nhắc đến làng lụa Vạn Phúc ( thị xã Hà Đông , tỉnh Hà Tây ) . Nằm liền kề với thủ đô Hà Nội làng Vạn Phúc có nghề làm lụa từ lâu đời . Tương truyền rằng tổ nghề làng Vạn Phúc là một người con gái họ Lã , Người có công đem nghề dệt từ Trung Quốc về dậy cho dân làng . Sau đó bà được phong làm thàn hoàng làng . Mới đầu lụa làng Vạn Phúc là loại lụa thô sơ , mộc mạc , bình dân . Đến thế kỷ thứ XVI khi xuất hiện go võng nghề dệt lụa Vạn Phúc được cải tiến , phát triển mạnh mẽ cho gia đời những sản phẩm độc đáo , chất lượng cao như là : gấm , lụa , the , lĩnh …với nhiều hoạ tiết hoa văn tinh tế . Để tạo ra sản phẩm tơ lụa hoàn hảo người thợ làng Vạn Phúc phải trải qua một quy trình phức tạp gồm nhiều công đoạn như khâu tơ , khâu hồ sợi , khâu dệt . Mỗi khâu đều phải tuân theo quy trinh khá nghiêm ngặt .Nhờ vào bàn tay khéo léo , điêu luyên , tinh đời người thợ làng Vạn Phúc đã làm nên những sản phẩm lụa bền , đẹp , mịn màng và đường nét hết sức độc đáo . Ngày nay , lụa Vạn Phúc qua các thế hệ nghệ nhân , thợ dệt không ngừng cải tiến và phát huy những kỹ thuật truyền thống bởi thế lụa Vạn Phúc dù ở loại nào cũng đạt tới mức hoàn mỹ , mền mại , mịn óng với những mấu sắc óng ánh , hoa văn trang trí đối xứng , đường nét không rườm rà , phức tạp mà luôn dứt khoát , phóng khoáng tạo ra vể hấp dẫn riêng của sản phẩm lụa của làng . Sản phẩm lụa không chỉ là sản vật quý của làng Vạn Phúc mà còn là mặt hàng truyền thống của người Việt Nam . Chính vì lẽ đó mà lụa Vạn Phúc đã có mặt rộng rãi trên thị trường toàn quốc và còn vươn ra thị trường các quốc gia châu âu , châu á . Đặc biệt là thị trường Mỹ , Nhật , Hàn Quốc và nhiêu quốc gia khác . Thương hiệu lụa Vạn Phúc đã được bạn bè gần xa mến mộ , đặc biệt là bạn bè quốc tế đến và mua sắm hàng hoá , góp phần tiêu thụ một lượng lớn sản phẩm địa phương . Góp phần rất lớn vào việc giải quyết đáng kể công ăn việc làm và thu nhâp cho các hộ kinh doanh dịch vụ . Hàng năm sản lượng của làng đạt hơn 2 triệu mét/ năm cho thu nhập trung bình khoảng 1,5 triệu/một người/ tháng . Với những điều kiện thuận tiện về giao thông đi lại rất phù hợp cho việc phát triển du lịch gắn liền với du lịch làng nghề . Góp phần đáng kể vào việc phát triển kinh tế của địa phương . IV . văn hoá tinh thần 1 . Dân ca và nghệ thuật biểu diễn dân gian Mỗi con người Việt Nam dù có đi đâu , làm gì có lẽ không bao giờ quên được những làn điệu dân ca đằm thắm của quê hương , những câu hát du thắm đượm tình người của mẹ , của bà mỗi khi du ta ngủ . Có lẽ điều đó đã đi sâu vào trong tiềm thức của mỗi người con đất Việt . Ở mỗi vùng miền đều có những làn điệu dân ca mang đậm nét văn hoá của mỗi vùng . Vùng đồng bằng bắc bộ là một trong những vùng có nền văn hoá lâu đời . Nơi đây đã sản sinh ra biết bao làn điệu dân ca truyền thống , có giá trị nghệ thuật rât cao và từ lâu đã trở lên nổi tiếng trên mọi miền tổ quốc . a . Dân ca Quan Họ Nói đến dân ca đồng bằng bắc bộ không thể khong nhắc đến dân ca Quan Họ Bắc Ninh . Ngược dòng lịch sử quê hương Quan Họ có nhiều tên gọi khác nhau , rộng , hẹp khác nhau qua các triều đại phong kiến . Từ xa xưa sứ Kinh Bắc đã nổi tiếng với làn điệu dân ca Quan Họ . Từ thời Pháp thuộc cuối thế kỷ XIX đã xuất hiện hai tỉnh là Bắc Ninh và Bắc Giang (10/10/1895) . Đến năm 1963 hai tỉnh này sát nhập thành một tỉnh gọi là Hà Bắc , gần đây Bắc Ninh và Bắc Giang lại được tách ra như cũ . Do hầu hết các làng quan họ đều nằm ở Bắc Ninh nên mọi người coi Bắc Ninh là cái nôi hình thành và nuôi dưỡng quan họ . Nhưng về đại quát miền quê ấy là một vùng rộng lớn ở phía bắc sông Hồng . Nằm trong vùng văn minh châu thổ sông Hồng , song Thái Bình giáp danh với các tỉnh Lạng Sơn ,Thái Nguyên , Vĩnh Phúc , Hưng Yên , Hải Dương , Quảng Ninh ngày nay . Tính từ điểm cực bắc đến nam dài khoảng 70 km , từ đông sang tây là khoảng 120km gồm cả vùng đồng bằng và miền núi nhưng các làng Quan Họ tập chung chủ yếu ở vùng đồng bằng . Sứ Kinh Bắc gồm nhiều dân tộc cùng chung sống nhưng chỉ có người Việt là chơi Quan Họ . Nghĩa của từ Quan Họ có nhiều cách giải thích khác nhau . Có thể chia làm hai luồng là : cách giải thích theo truyền miệng của các làng về những truyền thuyết của làng họ .Và cách giải thích theo nghiên cứu khảo cổ của các nhà khoa học nghiên cứu về Quan Họ . Theo cách giải thích của các vùng Quan Họ thì có nhiều cách giải thích khác nhau tuỳ vào mỗi làng . Người vùng Bịu ( Hoài thượng ,Bịu sim huyện Tiên Du cũ ) và Diềm Xá ( Viêm Xá , huyện Yên Phong ) vốn là hai nơi có kết bạn quan họ bền vững và lâu dài nhất thì gọi là quan họ vì là tiếng hát của hai họ quan kết bạn với nhau . Truyền thuyết gắn tiếng hát với một nhân vật có thật trong lịch sử là Trang Bịu tức Nguyến Đăng Đạo , đỗ trạng nguyên năm 1684 người Hoài Thượng , huyện Tiên Du cho rằng ông là người có công đặt ra lối hát Quan họ . Người vùng Châu khê (Bùi Xá , huyện Yên Phong) lại giải thịch là hát quan họ là tiếng hát của quan viên họ nhà trai với quan viên họ nhà gái . Tiếng hát giữa quan viên hai họ gọi tắt là Quan Họ . Người vùng Chè, Quả Cam, Thị Cầu... lại gắn tiếng hát Quan họ với những truyền thuyết . Chuyện rằng: Chúa Trịnh Sâm đi du xuân, thấy một người con gái đang cắt cỏ trên núi Chè (có nơi kể là núi Long Khám, có nơi kể là núi Qủa Cảm... ) vừa cắt cỏ vừa hát: "Tay cầm bán nguyệt xênh xang Bao nhiêu cây cỏ lai hàng tay ta ". Tiếng hát hay khiến quan quân phải họ lại (dừng lại) để nghe. Thấy người đẹp, hát hay, bài hát lại chứa đựng khẩu khí "trị, bình", chúa vời về cung, trở nên bà chúa. Dân gian cho là tiếng hát kia tạo nên sự may mắn, hạnh phúc nên đua nhau hát, nên tiếng hát lan rộng, ngày càng bầy đặt ra nhiều, trở thành lối hát gọi là hát Quan họ.Cũng gần giống truyền thuyết trên nhưng lại gắn với cuộc du xuân cầu duyên, cầu tự của Lý Thánh Tông qua vùng Cầu Lự, Siêu Loại (Thuận Thành) và cô gái hát ấy là Ỷ Lan, sau thành nguyên phi, rồi hoàng hậu, rồi hoàng thái hậu nhà Lý. Người vùng Hồi Quan (nay thuộc huyện Tiên Sơn) lại kể rằng: Lý Công Uẩn chạy giặc, dân muốn cản quân quan giặc nên ùa ra đường hát làm quan quân phải họ lại, dừng lại, để Lý Công Uẩn chạy thoát... Tuy chi tết khác nhau, nhưng các truyền thuyết trên đều giải thích Quan họ là tiếng hát làm quan quân phải họ lại, dừng lại. Ý kiến của một số nhà nghiên cứu về tên gọi Quan họ có mặt khác. Trong cuốn Dân ca Quan họ Bắc Ninh, nhiều tác giả, cho rằng: "...Quan họ là một danh từ kép. Trong ngôn ngữ, dưới chế độ phong kiến chữ họ với chữ phường là hai danh từ gần đồng nghĩa với nhau, chỉ một tập thể người nhất định ". Nhưng:"...Chữ phường thường dùng với ý nghĩa khinh miệt, chỉ những người cùng làm một nghề...không được coi trọng..." ."Chữ họ thường dùng với ý nghĩa coi trọng, chỉ những nhóm người thuộc lớp trên của xã hội: Sĩ, nông, cùng sinh hoạt kết bạn với nhau, ví dụ: họ tư văn, họ võ phả, họ lợn, họ gạo, họ chọi gà ... Các người trong họ tư văn, họ võ phả gọi là quan viên họ tư văn, quan viên họ võ phả, gọi tắt là Quan họ tư văn, Quan họ võ phả . Như vậy, các tác giả cuốn sách :"Dân ca Quan họ Bắc Ninh" cho Quan họ là danh từ kép chỉ nhóm người ca hát với ý nghĩa coi trọng. Và lối hát,tiếng hát gắn liền với tập thể gọi là Quan họ nên cũng gọi là hát Quan họ Trong một tham luận đọc tại hội nghị khoa học về sưu tầm, nghiên cứu Quan họ lần thứ 4, năm 1971, Mấy ý kiến về vấn đề tìm hiểu nguồn gốc dân ca Quan họ, Lê Thị Nhâm Tuyết, Viện Dân tộc học, đã giành một phần tham luận để "tìm hiểu nguồn gốc của cái tên Quan họ...". Tác giả không đồng ý với cách giải thích Quan họ là họ nhà quan, hoặc Quan họ là dừng lại, hoặc là quan viên họ, tức là hội của lớp người nông dân có quyền ăn nói và coi cách giải thích ấy là "duy danh", "thông tục".Tác giả cho rằng từ quan không phải là một từ Hán - Việt vay mượn mà đã có từ thời Hùng Vương trong từ kép quan lang là một từ Việt cổ trước khi nhập vào từ quan Hán Việt, và có nghĩa là người đàn ông. Còn từ họ... chỉ một cộng đồng gắn theo máu mủ, huyết thống, và đã có nhiều thời kỳ cộng đồng này mang ý nghĩa vai trò của những đơn vị xã hội (những công xã thị tộc), sau này thành những làng. Do những lý do lịch sử những công xã thị tộc ấy có thể tách ra làm hai (hoặc nhiều hơn), những người đàn ông trong họ (Quan họ) mới tách ra, dẫn dân mình (họ mình) về làng gốc chơi và hát theo tục lệ, nên lối chơi và hát ấy cũng được gọi tên là hát Quan họ như trường hợp hát quan làng hát đám cưới - Tày, Nùng. Tác giả đã giả định như vậy sau khi so sánh thấy hát quan làng, gọi tên như vậy để chỉ một loại dân ca đám cưới, chỉ vì một điều giản dị: "Quan làng là người đại diện cao nhất của họ nhà trai có thẩm quyền bàn bạc về tất cả mọi việc liên quan tới nghi lễ và tổ chức cưới hỏi với nhà gái. Quan làng phải thuộc nhiều bài hát đám cưới để đối lại với họ nhà gái..." Nhà nghiên cứu văn học dân gian nổi tiếng Vũ Ngọc Phan, trong bài viết : " Mấy ý kiến sơ bộ về dân ca Quan họ", sau khi bác bỏ giả thuyết Quan họ là quan họ lại, dừng lại, tác giả gợi ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docH0093.doc
Tài liệu liên quan