TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI
Phòng Vận Hành Khai Thác
BÁO CÁO THỬ VIỆC
ĐỀ TÀI: Tìm hiểu dịch vụ AnyPay
NGƯỜI VIẾT PHỤ TRÁCH NGHIỆP VỤ THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
..02., tháng 02.. năm 2009.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
========
BÁO CÁO THU HOẠCH KẾT THÚC THỬ VIỆC
Họ và tên: Lý Đạo Nhân
Ngày sinh: 12/09/1982
Nơi sinh: Hà Nội
Giới tính: Nam
Hộ khẩu thường trú: 86 Ngõ Đại Đồng-Phố Khâm Thiên-Đống Đa-Hà Nội
Địa chỉ liên lạc: 36 Đê La Thành(cũ)-Phường Th
73 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2480 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Tìm hiểu dịch vụ AnyPay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ổ Quan-Đống Đa_Hà Nội
Địa chỉ Email: nhanld5@viettel.com.vn
Điện thoại di động: 0979679979
Ngày vào học việc: 08/12/2008
Chức danh học việc: Nhân viên thử việc
Đơn vị học việc: Phòng Vận Hành Khai Thác
PHẦN THỨ NHẤT
GIỚI THIỆU VỀ BẢN THÂN
QUÁ TRÌNH HỌC TẬP & CÁC KHÓA ĐÀO TẠO: (Ghi các bằng cấp, chứng chỉ chính)
Thời gian
bắt đầu
Thời gian
kết thúc
Trường/Đơn vị đào tạo
Chuyên ngành
Hệ
đào tạo
Loại hình
đào tạo
Xếp
loại
2000
2005
Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Công nghệ thông tin
CChinh
Khá
PHẦN THỨ HAI
GIỚI THIỆU VỀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG THỜI GIAN HỌC VIỆC
TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI
Trung Tâm IT_Phòng Vận Hành Khai Thác
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ TRONG QUÁ TRÌNH HỌC VIỆC
STT
Công việc thực hiện
Kết quả/ Chất lượng
NV tự đánh giá
Đánh giá của đơn vị
NGƯỜI BÁO CÁO TRƯỞNG PHÒNG/ BAN THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ HỌC VIỆC
NHẬN XÉT CỦA TRƯỞNG PHÒNG …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Trưởng phòng VHKT
Trần Phúc Hải
NHẬN XÉT CỦA TRUNG TÂM
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
MỤC LỤC
1. Giới thiệu dịch vụ Anypay
2. Sim Anypay – Giao dịch Anypay
3.Quy trình hoạt động của hệ thống Anypay
4. Cấu trúc cơ sở dữ liệu lưu trữ hệ thống ANYPAY.
5. Giám sát tiến trình ANYPAY trên Thread Manager
5.1. Tiến trình Thẻ cào điện tử (Anypay)
5.2. Tiến trình IN Gateway
5.3. Quy trình theo dõi xử lý sự cố các tiến trình Anypay
5.3.1 Phát hiện sự cố
5.3.2.Phân tích, đánh giá sự cố
5.3.4. Xử lý sự cố:
5.3.5. Kiểm tra kết quả
6. Các lỗi thường gặp trong giao dịch ANYPAY và cách khắc phục
7. HƯỚNG DẪN XỬ LÝ LỖI GIAO DỊCH ANYPAY
LỜI NÓI ĐẦU
Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám Đốc Công Ty Viễn Thông Viettel (Viettel Telecom), Trung tâm tin học tính cước, lãnh đạo phòng Vận Hành Khai Thác, từ ngày được nhận vào thử việc tại Công ty Viettel Telecom, tôi đã được sống và làm việc trong một môi trường năng động, chuyên nghiệp. Trong thời gian thử việc, được giao làm những công việc cơ bản, với sự chỉ bảo nhiệt tình của Lãnh đạo phòng cũng như toàn thể đồng nghiệp trong phòng Vận Hành Khai Thác - Trung tâm Tin học Tính cước tôi đã học hỏi được rất nhiều không những về kiến thức nghiệp vụ mà còn cả chuyên môn viễn thông, cũng như hoà nhập vào phong cách làm việc nhiệt tình, chuyên nghiệp, có trách nhiệm cao của lãnh đạo cũng như tất cả các nhân viên trong Công ty.
Sau một khoảng thời gian đi vào hoạt động. Với slogan “ Hãy nói theo cách của bạn” hình ảnh của Tổng công ty Viễn thông quân đội Viettel ngày càng trở nên quen thuộc với khách hàng trên cả nước. Với lợi thế của một Tổng công ty có tiềm lực và năng động, Viettel Mobile đã trở thành mạng di động lớn thứ nhất trong cả nước với hơn 20 triệu khách hàng. Đây là một thành quả không nhỏ của Tổng công ty đặc biệt trong bối cảnh thị trường cạnh tranh và phong phú như hiện nay.
Là một nhân viên thử việc tại Phòng Vận Hành Khai Thác – Trung Tâm Tin Học Tính Cước – Viettel Telecom, tôi hiểu rằng tôi cần phải cố gắng thật nhiều để đóng góp cho sự thành công của công ty. Trong thời gian thử việc, tôi đã được sống và làm việc trong một môi trường năng động với sự chỉ bảo nhiệt tình của lãnh đạo phòng cũng như đồng nghiệp tôi đã học hỏi được rất nhiều không những về kiến thức nghiệp vụ mà còn cả chuyên môn viễn thông, cũng như hòa nhập vào phong cách làm việc nhiệt tình, chuyên nghiệp, có trách nhiệm cao của lãnh đạo cũng như tất cả các nhân viên trong công ty. Tôi mong rằng mình sẽ trở thành nhân viên chính thức của công ty để có cơ hội cống hiến những kiến thức và sáng tạo của mình để đóng góp vào sự phát triển của quý công ty.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám Đốc công ty Viễn Thông Viettel (Viettel Telecom),Trung tâm Tin học - Tính cước, lãnh đạo phòng Vận Hành Khai Thác và các đồng nghiệp đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình thử việc và hoàn thành báo cáo này.
Người thực hiện
Lý Đạo Nhân
CÁC THUẬT NGỮ/TỪ VIẾT TẮT
Billing
Hệ thống Tính cước và Chăm sóc hách hàng
GSM
Global System for Mobile communication -Công nghệ thông tin di động số toàn cầu
SS7
Signalling System No.7 - Hệ thống báo hiệu số 7
MSC
Mobile Service Switching Center - Trung tâm chuyển mạch dịch vụ
HLR
Home Location Register - Bộ định vị thường chú
IN
Interlligent Network - Mạng thông minh
AUC
Authentication Center - Trung tâm nhận thực
SMS
Short Message Service - Tin nhắn
SMSC
Short Message Service Center - Trung tâm nhắn tin
BTS
Base Transceiver Station - Trạm thu phát gốc
CDR
Call Detail Records - file cước sinh ra từ tổng đài
ADSL
Asymmetric Digital Subscriber Line - đường dây thuê bao số bất đối xứng
PSTN
Public Switched Telephone Network - Mạng chuyển mạch điện thoại công cộng
IP
Internet Protocol - giao thức internet
FTP
File Transfer Protocol - Giao thức truyền tập tin
TCP
Transmission Control Protocol – giao thức điều khiển truyền
VOIP
Voice Over Internet Protocol - Truyền voice trên giao thức IP
GPRS
General Packet Radio Service – Dịch vụ vô tuyến nói chung
MCA
Miss Call Alert – dịch vụ thông báo cuộc gọi nhỡ
CRBT
Color Ring Back Tone (Huawei)
BGW
Billing Gateway – Máy chủ Billing Gateway
TDMA
Time Division Multiple Access – Đa truy nhập phân chia theo thời gian
WAP
Wireless Application Protocol – Giao thức ứng dụng không dây
CDR
Call Detail Record - Bản ghi chi tiết cuộc gọi
VAS
Value Added Service - Dịch vụ giá trị gia tăng
SMPP
The Short Message Peer-to-peer Protocol – Giao thức nhắn tin ngang hàng
IVR
Interactive Voice Response – Hệ thống thoại tương tác
CHƯƠNG I. TÌM HIỂU VỀ TỔNG CÔNG TY
1.LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
-Tổng công ty Viễn thông quân đội (Viettel) trước đây là Tổng công ty Thiết bị Điện tử Thông tin, một doanh nghiệp nhà nước được thành lập ngày 1 tháng 6 năm 1989 theo nghị định số 58/ HĐBT. Ngày 20 tháng 6 năm 1989 Đại tướng Lê Đức Anh- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ký quyết định số 189/QĐ-QP quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Công ty. Theo đó, Tổng Công ty Thiết bị Điện tử Thông tin trực thuộc Binh chủng thông tin liên lạc, là đơn vị sản xuất kinh doanh tổng hợp, hạch toán độc lập và có tư cách pháp nhân.
- Ngày 27 tháng 7 năm 1993: Theo quyết định số 336/QĐ-BQP về việc thành lập lại doanh nghiệp nhà nước, Công ty Điện tử Thiết bị Thông tin trực thuộc Bộ tư lệnh thông tin liên lạc với tên giao dịch quốc tế là SIGELCO.
- Ngày 14 tháng 7 năm 1995: Công ty Điện tử Thiết bị Thông tin được đổi tên thành Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội, tên giao dịch là Viettel, trở thành nhà khai thác bưu chính viễn thông thứ 2 tại Việt Nam.
- Ngày 19 tháng 4 năm 1996: Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội được thành lập theo quyết định 522/ QĐ-BQP trên cơ sở sát nhập 3 đơn vị là Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội, Công ty Điện tử Thiết bị Thông tin 1 và Công ty điện tử Thiết bị Thông tin 2.
- Ngày 28 tháng 10 năm 2003: Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội được đổi tên thành Công ty Viễn thông Quân đội, tên giao dịch là Viettel Corporation, tên viết tắt là Viettel.
- Năm 2004: Chính thức cung cấp dịch vụ điện thoại di động trên toàn quốc với mạng Viettel Mobile 098.
- Ngày 6 tháng 4 năm 2005: Theo quyết định số 45/2005/QĐ- BQP, Công ty Viễn thông Quân đội được chuyển thành Tổng Công ty Viễn thông Quân đội trực thuộc Bộ Quốc Phòng, tên giao dịch bằng tiếng Anh là VIETTEL CORPORATION
Trụ sở chính: Số 1, Giang Văn Minh, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: (84) 2556789 Fax: (84) 2996789
Website:
2.CÁC LĨNH VỰC KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY
2.1 Ngành nghề kinh doanh
* Kinh doanh các dịch vụ bưu chính viễn thông trong nước và quốc tế.
* Phát triển các sản phẩm phần mềm trong lĩnh vực điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin, Internet.
* Sản xuất, lắp ráp, sửa chữa và kinh doanh thiết bị điện, điện tử viễn thông, công nghệ thông tin và thiết bị thu phát vô tuyến điện.
* Hoạt động trong lĩnh vực xây dựng bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, truyền tải điện.
* Khảo sát, lập dự án công trình bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin.
* Đào tạo ngắn hạn, dài hạn cán bộ công nhân viên trong lĩnh vực bưu chính viễn thông.
* Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, địa ốc
* Xuất nhập khẩu công trình, thiết bị toàn bộ về điện tử và thông tin, các sản phẩm điện tử thông tin.
2.2 Hoạt động kinh doanh hiện tại
* Thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ điện thoại cố định (PSTN).
* Cung cấp dịch vụ viễn thông đường dài trong nước và quốc tế VoIP.
* Thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ thuê kênh.
* Cung cấp dịch vụ Internet (OSP) và kết nối Internet (IXP).
* Thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ thông tin di động.
* Thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ bưu chính trong nước và quốc tế.
* Dịch vụ khảo sát thiết kế, lập dự án các công trình viễn thông, phát thanh truyền hình
* Dịch vụ giá trị gia tăng
* Dịch vụ đầu tư tài chính
* Dịch vụ xây lắp công trình
* Dịch vụ xuất nhập khẩu thiết bị đồng bộ về điện tử cho các công trình thông tin và các sản phẩm điện tử viễn thông
* Dịch vụ công nghệ Wimax và 3G
3. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TỔNG CÔNG TY VIETTEL
MÔ HÌNH TỔ CHỨC TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI
TỔNG GIÁM ĐỐC
P TỔNG GIÁM ĐỐC
- VĂN PHÒNG TCT
- P. CHÍNH TRỊ
- P. TỔ CHỨC LĐ
- P. TÀI CHÍNH
- P. KẾ HOẠCH
- P. KINH DOANH
- P. KỸ THUẬT
- P. ĐẦU TƯ PT
- P. XÂY DỰNG CSHT
- BAN CSBCVT
- BAN THANH TRA
- BAN ỨNG DỤNG CNTT
- BAN QLDA BOT
- ĐẠI DIỆN VÙNG
CÂU LẠC BỘ BÓNG ĐÁ THỂ CÔNG VIETTEL
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO
CÔNG TY VIỄN THÔNG
CÔNG TY TRUYỀN DẪN
CÔNG TY THU CƯỚC
TRUNG TÂM VIETTEL MEDIA MEDIA MEDIAMEDIA
TRUNG TÂM ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
CÔNG TY CÔNG NGHỆ
CHI NHÁNH VIỄN THÔNG TỈNH/TP (64 CN TỈNH/TP)
TRUNG TÂM IDC
CÔNG TY CP ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
CÔNG TY TƯ VẤN THIẾT KẾ
CÔNG TY CÔNG TRÌNH
CÔNG TY TM XUẤT NHẬP
CÔNG TY BƯU CHÍNH
KHỐI CƠ QUAN TỔNG CÔNG TY
KHỐI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP
KHỐI ĐƠN VỊ HẠCH TOÁN PHỤ THUỘC
KHỐI ĐƠN VỊ HẠCH TOÁN PHỤ THUỘC
Mô hình tổ chức
P TỔNG GIÁM ĐỐC
P TỔNG GIÁM ĐỐC
P TỔNG GIÁM ĐỐC
P TỔNG GIÁM ĐỐC
3.1.1 Ban Giám Đốc
- Tổng Giám Đốc:
* Thiếu tướng : Hoàng Anh Xuân
*Phó Tổng Giám Đốc:
- Thiếu tướng : Dương Văn Tính (phó tổng giám đốc kiêm bí thư đảng ủy)
_ Đại tá : Nguyễn Mạnh Hùng
- Đại tá : Tống Viết Trung
- Đại tá : Lê Đăng Dũng
- Đại tá : Hoàng Công Vĩnh
3.1.2 Khối cơ quan tổng công ty
Văn phòng
Phòng chính trị
Phòng kỹ thuật
Phòng kinh doanh
Phòng tài chính
Phòng kế hoạch
Phòng đầu tư và phát triển
Phòng xây dựng và phát triển hạ tầng
Phòng tổ chức lao động
Ban chính sách bưu chính viễn thông
Ban thanh tra
Ban Quản lý dự án BOT
Ban ứng dụng CNTT
Tám văn phòng đại diện đặt tại các thành phố Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Nội, Vinh, Đà Nẵng, Khánh Hoà, TP. Hồ Chí Minh và Cần Thơ.
3.1.3 Khối đơn vị sự nghiệp
* CLB Thể Công Viettel
* Trung tâm đào tạo Viettel
3.1.4 Khối đơn vị hạch toán phụ thuộc
* Công ty Viettel Telecom
* Công ty truyền dẫn Viettel
* Công ty thu cước và dịch vụ Viettel
* Trung tâm Viettel Media
* Trung tâm đầu tư xây dựng
* Công ty Công nghệ Viettel
* Trung tâm IDC
* Chi nhánh viễn thông tỉnh/TP (64 CNVTTỉnh/Thành phố)
3.1.5 Khối đơn vị hoạch toán độc lập
* Công ty tư vấn thiết kế Viettel
* Công ty công trình Viettel
* Công ty Xuất nhập khẩu Viettel
* Công ty Bưu chính Viettel
* Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel.
3.2 Nhân sự của tổng công ty
Hiện tại Viettel tự hào với đội ngũ nhân sự hơn 12800 cán bộ nhân viên bao gồm Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, Công nhân viên Quốc phòng và lao động ký hợp đồng, trong đó hơn 42% có trình độ Đại học và trên Đại học, cao đẳng 16%, trung cấp 25%, khác: 17%. Bao gồm cả làm tại việt nam và bên nước ngoài (Lào, Campuchia, …).
Để nâng cao năng lực làm việc, tạo điều kiện cho người lao động gắn bó lâu dài với Tổng công ty, Viettel luôn quan tâm đến chính sách đào tạo và trọng dụng nhân tài, đề cao vai trò của từng cá nhân trong sự nghiệp phát triển của Tổng Công ty.
3.3 Tình hình sản xuất kinh doanh của tổng công ty
Từ năm 1989 đến năm 1999
Giai đoạn này, hoạt động của Tổng Công ty chủ yếu phục vụ cho nhiệm vụ quốc phòng: khảo sát, thiết kế, xây lắp đường trục cáp quang quân sự Bắc- Nam. Đồng thời, TCT cũng tiến hành xây lắp các đài phát thanh truyền hình, lắp đặt tổng đài kỹ thuật số, xây dựng các trạm thông tin, thiết bị vi ba, tháp anten, lắp dựng các cột cao.
Từ năm 1989 đến 1995 là thời kỳ sơ khai, hình thành của TCT với sự rèn luyện và trưởng thành qua các công trình xây lắp thiết bị, nhà trạm viễn thông và các cột anten cho các tuyến vi ba.
Hai năm 1996-1997, ngoài việc thi công xây lắp các công trình viễn thông, bán thiết bị linh kiện điện, điện tử viễn thông nhập khẩu, TCT còn thực hiện thiết kế lắp đặt hệ thống tổng đài tự động, thiết bị vô tuyến điện, thiết bị truyền số liệu, thi công một số tuyến cáp quang…để chuẩn bị cho việc thiết lập mạng và kinh doanh các dịch vụ bưu chính viễn thông thực sự. Năm 1997, TCT chính thức thiết lập mạng bưu chính công cộng với dịch vụ phát hành báo chí, cung cấp dịch vụ trung kế vô tuyến.
Năm 1998-1999, TCT triển khai thử nghiệm và chính thức kinh doanh dịch vụ trung kế vô tuyến trên địa bàn thành phố Hà Nội. Nghiên cứu và xây dựng dự án xin phép thử nghiệm dịch vụ điện thoại đường dài sử dụng công nghệ VoIP.
Từ năm 2000 đến nay
Có thể nói, năm 2000 là năm đánh dấu bước ngoặt phát triển mới của Viettel. Vào tháng 2.2000, Viettel được cấp phép khai thác thử nghiệm dịch vụ VoIP. Tháng 2/2000 đã đi đến thống nhất và ký thoả thuận kết nối cung cấp dịch vụ điện thoại VoIP đầu tiên ở Việt Nam với VNPT. Ngày 15/10/2000, chính thức tổ chức kinh doanh thử nghiệm có thu cước dịch vụ điện thoại đường dài VoIP trên tuyến Hà Nội- HCM, đánh dấu sự kiện lần đầu tiên có một công ty ngoài VNPT cung cấp dịch vụ viễn thông tại Việt Nam, phá vỡ thế độc quyền.
Từ năm 2001 đến 2003, Viettel triển khai hạ tầng viễn thông, liên tục củng cố hoàn thiện mô hình tổ chức với một loạt các đơn vị thành viên được thành lập: Trung tâm điện thoại cố định; Trung tâm công nghệ thông tin và dịch vụ kỹ thuật; Trung tâm mạng truyền dẫn; Trung tâm điện thoại di động. Việc thành lập các trung tâm theo hướng tách riêng các dịch vụ cố định, di động, Internet…nhằm mục đích tập trung phát triển nhanh giai đoạn đầu.
Từ năm 2004 đến 2006 là giai đoạn “tăng tốc” của Viettel: Định vị thương hiệu trên thị trường. Điều này thể hiện rõ nhất khi vào đầu năm 2005 Công ty Viễn thông Quân đội chuyển thành Tổng Công ty Viễn thông Quân đội.
Ngày 15/10/2004 Viettel chính thức kinh doanh dịch vụ điện thoại di động, chỉ hơn một tháng sau khi hoạt động, viettel đã có 100.000 khách hàng, gần 1 năm sau đón khách hàng thứ 1 triệu. Ngày 21/07/2006 đón khách hàng thứ 4 triệu và đến cuối tháng 12/2006 đã vượt lên con số trên 7 triệu khách hàng. Tháng 4/2007 có 10 triệu khách hàng. Đến 24/6/2008 đón khách hàng thứ 20 triệu.
Theo số liệu thống kê năm 2006 của GSMA thì Viettel Mobile là mạng di động có tốc độ phát triển nhanh thứ 13 trong tổng số 20 mạng di động phát triển nhanh nhất của thế giới.
Tháng 8/2007, con số khách hàng của Viettel Mobile đã lên tới hơn 20 triệu và Viettel cũng đã xây xong trên 10 nghìn trạm thu phát sóng. Mới đây, Viettel đã đưa công nghệ Wimax và 3G vào kinh doanh thử nghiệm trên địa bàn Hà Nội và Tp.HCM.
Ngày 07/01/2007, Viettel là một trong 7 đơn vị được Ban thi đua khen thưởng trao tặng siêu cúp sản phẩm Việt Nam uy tín và chất lượng lần thứ nhất.
Ngày 27/04/2007, với những đóng góp cho nền kinh tế và sự phát triển của đất nước, Viettel đã vinh dự được nhận Danh hiệu Anh hùng lao động.
3.4 Quan điểm định hướng phát triển của Tổng công ty
3.4.1 Kết hợp kinh tế với quốc phòng
Đây là định hướng quan trọng cho sự phát triển của Tổng Công ty. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ an ninh chính trị, phát huy thế mạnh, nâng cao chất lượng các ngành nghề truyền thống, mở rộng kinh doanh trong nước và quốc tế.
3.4.2 Định hướng kinh doanh
Quan tâm tới mọi nhu cầu của khách hàng, lắng nghe và đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất, không ngừng hoàn thiện chất lượng dịch vụ, tác phong, thái độ đối với khách hàng.
3.4.3 Lấy yếu tố con người làm chủ đạo
Tổng Công ty luôn coi vấn đề con người là vấn đề cốt lõi cho sự phát triển của mình. Bởi vì tốc độ phát triển nhanh, quy mô lớn thì vấn đề đặt ra là phải có một đội ngũ chuyên nghiệp, lành nghề và có tâm huyết với nghề. Do đó, Tổng Công ty không ngừng quan tâm đến chính sách tuyển dụng, đào tạo, tập huấn cho cán bộ nhân viên, đặc biệt là nhân viên trẻ còn thiếu kinh nghiệm thực tế. Đồng thời xây dựng văn hoá ngôi nhà chung Viettel. Tháng 7 năm 2006, TCT chính thức truyền thông 8 giá trị văn hoá cốt lõi Viettel bao gồm:
1. Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm nghiệm chân lý
2. Trưởng thành qua những thách thức và thất bại
3. Thích ứng nhanh là sức mạnh cạnh tranh
4. Sáng tạo là sức sống
5. Tư duy hệ thống
6. Kết hợp Đông Tây
7. Truyền thống và cách làm người lính
8. Viettel là ngôi nhà chung.
1.Thực tiễn là tiêu chuẩn ĐỂ KIỂM NGHIỆM CHÂN LÝ
Nhận thức
● Lý thuyết màu xám, chỉ có cây đời là mãi mãi xanh tươi. Lý luận để tổng kết thực tiễn rút ra kinh nghiệm , tiệm cận chân lý và dự đoán tương lai. Chúng ta cần có lý luận và dự đoán để dẫn dắt nhưng chỉ có thực tiễn mới khẳng định được những lý luận và dự đoán đó đúng hay sai.
● Chúng ta tiếp cận chân lý thông qua thực tiễn hoạt động.
Hành động
● Phương châm hoạt động của chúng ta “Dò đá qua sông” và liên tục điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn.
2.Trưởng thành qua những THÁCH THỨC VÀ THẤT BẠI
Nhận thức
● Thách thức là chất kích thích. Khó khăn là lò luyện, “Vứt nó vào chỗ chết thì nó sẽ sống”.
● Chúng ta không sợ mắc sai lầm. Chúng ta chỉ sợ không dám nhìn thẳng vào sai lầm để tìm cách sửa. Sai lầm là không thể tránh khỏi trong quá trình tiến tới mỗi thành công. Sai lầm tạo ra cơ hội cho sự phát triển tiếp theo.
Hành động
● Chúng ta là những người dám thất bại. Chúng ta động viên những ai thất bại. Chúng ta tìm trong thất bại những lỗi sai của hệ thống để điều chỉnh. Chúng ta không cho phép tận dụng sai lầm của người khác để đánh đổ người đó. Chúng ta sẽ không lặp lại những lỗi lầm cũ.
● Chúng ta phê bình thẳng thắn và xây dựng ngay từ khi sự việc còn nhỏ. Chúng ta thực sự cầu thị, cầu sự tiến bộ.
3.Thích ứng nhanh là SỨC MẠNH CẠNH TRANH
Nhận thức
● Cái duy nhất không thay đổi đó là sự thay đổi. Trong môi trường cạnh tranh sự thay đổi diễn ra từng ngày, từng giờ. Nếu nhận thức được sự tất yếu của thay đổi thì chúng ta sẽ chấp nhận thay đổi một cách dễ dàng hơn.
● Mỗi giai đoạn, mỗi qui mô cần một chiến lược, một cơ cấu mới phù hợp. Sức mạnh ngày hôm nay không phải là tiền, là qui mô mà là khả năng thay đổi nhanh, thích ứng nhanh.
● Cải cách là động lực cho sự phát triển.
Hành động
● Tự nhận thức để thay đổi. Thường xuyên thay đổi để thích ứng với môi trường thay đổi. Chúng ta sẽ biến thay đổi trở thành bình thường như không khí thở vậy.
● Liên tục tư duy để điều chỉnh chiến lược và cơ cấu lại tổ chức cho phù hợp.
4.Sáng tạo là SỨC SỐNG
Nhận thức
● Sáng tạo tạo ra sự khác biệt. Không có sự khác biệt tức là chết. Chúng ta thực hiện hoá những ý tưởng sáng tạo không chỉ của riêng chúng ta mà của cả khách hàng.
Hành động
● Suy nghĩ không cũ về những gì không mới. Chúng ta trân trọng và tôn vinh từ những ý tưởng nhỏ nhất.
● Chúng ta xây dựng một môi trường khuyến khích sáng tạo để mỗi người Viettel hàng ngày có thể sáng tạo.
● Chúng ta duy trì Ngày hội ý tưởng Viettel.
5.Tư duy HỆ THỐNG
Nhận thức
● Môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp. Tư duy hệ thống là nghệ thuật để đơn giản hoá cái phức tạp.
● Một tổ chức phải có tư tưởng, tầm nhìn chiến lược, lý luận dẫn dắt và hệ thống làm nền tảng. Một hệ thống muốn phát triển nhanh về qui mô thì phải chuyên nghiệp hoá.
● Một hệ thống tốt thì con người bình thường có thể tốt lên. Hệ thống tự nó vận hành phải giải quyết được trên 70% công việc. Nhưng chúng ta cũng không để tính hệ thống làm triệt tiêu vai trò các cá nhân.
Hành động
● Chúng ta xây dựng hệ thống lý luận cho các chiến lược, giải pháp, bước đi và phương châm hành động của mình.
● Chúng ta vận dụng qui trình 5 bước để giải quyết vấn đề: Chỉ ra vấn đề – Tìm nguyên nhân – Tìm giải pháp – Tổ chức thực hiện – Kiểm tra và đánh giá thực hiện.
● Người Viettel phải hiểu vấn đề đến gốc: Làm được là 40% - Nói được cho người khác hiểu là 30% - Viết thành tài liệu cho người đến sau sử dụng là 30% còn lại.
● Chúng ta sáng tạo theo qui trình: Ăn – Tiêu hoá - Sáng tạo.
6.Kết hợp ĐÔNG TÂY
Nhận thức
● Có hai nền văn hoá, hai cách tư duy, hai cách hành động lớn nhất của văn minh nhân loại. Mỗi cái có cái hay riêng có thể phát huy hiệu quả cao trong từng tình huống cụ thể. Vậy tại sao chúng ta không vận dụng cả hai cách đó?
● Kết hợp Đông Tây cũng có nghĩa là luôn nhìn thấy hai mặt của một vấn đề. Kết hợp không có nghĩa là pha trộn.
Hành động
● Chúng ta kết hợp tư duy trực quan với tư duy phân tích và hệ thống.
● Chúng ta kết hợp sự ổn định và cải cách.
● Chúng ta kết hợp cân bằng và động lực cá nhân
7.Truyền thống và CÁCH LÀM NGƯỜI LÍNH
Nhận thức
● Viettel có cội nguồn từ Quân đội. Chúng ta tự hào với cội nguồn đó.
● Một trong những sự khác biệt tạo nên sức mạnh Viettel là truyền thống và cách làm quân đội.
Hành động
● Truyền thống: Kỷ luật, Đoàn kết, Chấp nhận gian khổ, Quyết tâm vượt khó khăn, Gắn bó máu thịt.
● Cách làm: Quyết đoán, Nhanh, Tiệt để.
8.Viettel là NGÔI NHÀ CHUNG
Nhận thức
● Viettel là ngôi nhà thứ hai mà mỗi chúng ta sống và làm việc ở đó. Mỗi người Viettel phải trung thành với sự nghiệp của Tổng Công ty. Chúng ta phải hạnh phúc trong ngôi nhà này thì chúng ta mới làm cho khách hàng của mình hạnh phúc được.
● Mỗi chúng ta là một cá thể riêng biệt, nhưng chúng ta cùng chung sống trong một nhà chung Viettel – ngôi nhà mà chúng ta cùng chung tay xây dựng. Đoàn kết và nhân hoà trong ngôi nhà ấy là tiền đề cho sự phát triển.
Hành động
● Chúng ta tôn trọng nhau như những cá thể riêng biệt, nhạy cảm với các nhu cầu của nhân viên. Chúng ta lấy làm việc nhóm để phát triển các cá nhân. Các cá nhân, các đơn vị phối hợp với nhau như các bộ phận trong một cơ thể.
● Mỗi người chúng ta qua các thế hệ sẽ góp những viên gạch để xây lên ngôi nhà ấy.
● Chúng ta lao động để xây dựng đất đất nước, Viettel phát triển, nhưng chúng ta phải được hưởng xứng đáng từ những thành quả lao động đó. Nhưng chúng ta luôn đặt lợi ích của đất nước của doanh nghiệp lên trên lợi ích cá nhân.
Tầm nhìn thương hiệu
Để xác định hướng đi chung cho các hoạt động của doanh nghiệp, Viettel đã xây dựng tầm nhìn thương hiệu của riêng mình, được cô đọng những mong muốn của khách hàng và sự đáp ứng của Viettel.
"Nhà sáng tạovới trái tim nhân từ"
- Nhà sáng tạo: Muốn nói bản thân Viettel luôn tư duy sáng tạo, cải cách, tiên phong đột phá trong các lĩnh vực công nghệ mới, đa dạng các sản phẩm dịch vụ, đảm bảo chất lượng ngày càng tốt nhất,...
- Với trái tim nhân từ: Khẳng định mình là trung tâm tình cảm, sẵn sàng chia sẽ, luôn lắng nghe thấu hiểu và trung thực với khách hàng, qua đó quan tâm, đáp ứng nhanh các nhu cầu, tạo điều kiện giúp đỡ, phục vụ tốt nhất đến từng cá thể khách hàng, tham gia các hoạt động nhân đạo, xã hội,...
Điều này cho thấy Viettel luôn đổi mới, luôn phát triển song song với luôn khẳng định tính nhân văn trong quá trình cung cấp các sản phẩm và dịch vụ của mình, đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ ngày một tốt hơn cho khách hàng.
CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU VỀ CÔNG TY
VIETTEL TELECOM
1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỄN
- Ngày 31/05/2002, Công ty điện thoại di động Viettel Mobile được thành lập, trực thuộc Tổng công ty Viễn thông quân đội (Viettel).
- Ngày 15/10/2004, mạng di động 098 chính thức đi vào hoạt động đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử phát triển của Viettel Mobile và Viettel. Tính đến ngày 01/12/2004, mạng điện thoại di động 098 đã phủ sóng được 62/64 Tỉnh/TP, thực hiện kết nối hầu hết các mạng di động trong nước và Quốc tế.
- Ngày 20/11/2004 hoạt động kinh doanh đã được tổ chức triển khai tại 34 tỉnh/TP và đã phát triển được trên 100.000 thuê bao.
- Đến tháng 08/09/2005, mạng điện thoại di động 098 thực hiện phủ sóng và triển khai kinh doanh trên toàn quốc. Số trạm phát sóng là trên 1000 trạm. Thuê bao di động đạt 1 triệu thêu bao và được đánh giá là nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động phát triển mạnh nhất Việt Nam từ trước đến nay.
- Ngày 15/10/2005, Viettel Mobile kỷ niệm 1 năm thành lập và công bố số thuê bao đạt gần 1,5 triệu - một tốc độ phát triển chưa từng có trong lịch sử ngành thông tin di động tại Việt Nam.
- Ngày 07/01/2006, chưa đầy 4 tháng sau khi chào đón khách hàng thứ 2 triệu, Viettel Mobile trở thành một trong 3 nhà cung cấp dịch vụ di động lớn nhất Việt Nam.
- Ngày 04/05/2006, Viettel Mobile đã chính thức đạt 3 triệu khách hàng.
- Ngày 21/07/2006, Viettel Mobile đã đạt con số 4 triệu khách hàng.
- Tháng 9/2006 Viettel Mobile được cập thêm đầu số mới 097
- Tháng 4/2007, Viettel Mobile chính thức đạt con số 10 triệu khách hàng, điều đó cho thấy sự trưởng thành lớn mạnh và khẳng định vị thế nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động hàng đầu tại Việt Nam của Viettel.
- Ngày 05/04/2007, Tổng công ty Viễn thông quân đội Viettel đã công bố thành lập Công ty Viễn thông Viettel Telecom, hoàn thành việc sát nhập hai công ty lớn là công ty Điện thoại đường dài Viettel (chuyên cung cấp dịch vụ Internet, điện thoại cố định và đường dài 178) và công ty điện thoại di động Viettel thành một công ty kinh doanh đa dịch vụ. Viettel Telecom giờ đây sẽ cung cấp tất cả các dịch vụ viễn thông của Viettel tại Việt Nam, đánh dấu bước trưởng thành mới mang tính đột phá của Viettel.
- Ngày 24/6/2008 đón khách hàng thứ 20 triệu. Đến nay con số khách hàng của Viettel Mobile là trên 20 triệu, số BTS đang phát sóng là trên 10 nghìn trạm
- Với giá cước hợp lý và chất lượng dịch vụ ổn định, Viettel Telecom đã thu hút được trên 40.000.000 triệu thuê bao (số thuê bao đang hoạt động hơn 20.000.000) với các đầu số 098, 097, 0168, 0169, 0166. Và tới thời điểm này, Viettel đã trở thành mạng di động có mạng lưới và vùng phủ lớn nhất Việt Nam (hơn 10.000 trạm BTS) và cũng là nhà khai thác có số lượng thuê bao lớn nhất.
- Có được kết quả như ngày hôm nay là do sự phấn đấu không ngừng của Viettel Telecom:
- Luôn áp dụng những thành tựu khoa học mới.
- Không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
- Thu hút, đào tạo và trọng dụng nguồn nhân lực tài năng và nhiệt huyết.
- Viettel Telecom luôn cam kết nỗ lực phấn đấu không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, phong cách phục vụ và uy tín của tổng công ty để đáp ứng lại sự tin cậy và trông đợi mà khách hàng đã dành cho Viettel Telecom.
Qua đó có thể thấy Viettel Telecom là nhân tố thúc đẩy sự bùng nổ của thị trường thông tin di động từ năm 2005 trở lại đây: việc tăng trưởng nhanh kỷ lục mang tính đột phá, phương thức tính cước 1s + 1 rất có lợi cho khách hàng của Viettel Telecom. Đó cũng chính là tác nhân thúc đẩy và tạo ra một cuộc cách mạng về phương thức tính cước của trên thị trường di động Việt Nam.
Với slogan nổi tiếng “Hãy nói theo cách của bạn - (Say it your way)”. Hình ảnh của TCT Viễn thông Quân đội Viettel đã trở nên nổi tiếng, hữu ích và thân thiện với người tiêu dùng Việt Nam.
Tất cả các chiến lược, chính sách và chương trình khuyến mãi, chăm sóc khách hàng đều vì phương châm: “Vì khách hàng trước, Vì mình sau”. Đây cũng là triết lý kinh doanh xuyên suốt quá trình hoạt động của Viettel Telecom vì mục tiêu hướng tới của Viettel là tạo ra một "Ngôi nhà chung Viettel" mà ở đó tính nhân văn được đề cao và coi trọng hơn cả. Khách hàng sẽ là người tạo ra dịch vụ cho chính họ và công ty sẽ đáp ứng, phục vụ với trách nhiệm và hiệu quả cao nhất.
2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ MỐI QUAN HỆ
Chức năng
Công ty Viễn thông Viettel là đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Viễn thông Quân đội có các chức năng sau:
- Công tác tham mưu: Giúp Đảng Ủy, Ban Giám Đốc Tổng công ty về công tác khai thác, xây dựng nghiên cứu phát triển mạng lưới kỹ thuật Viễn thông, các sản phẩm dịch vụ Viễn thông và xây dựng định hướng chính sách kinh doanh có hiệu quả các dịch vụ Viễn thông trong nước và Quốc Tế.
- Quản lý tổ chức thực hiện: Thừa lệnh Tổng Giám Đốc tổ chức quản lý, điều hành các hoạt động khai thác, xây dựng, nghiên cứu và phát triển mạng lưới kỹ thuật Viễn thông, các dịch vụ Viễn thông và kinh doanh các dịch vụ Viễn thông: vận hành , khai thác thiết bị mạng lưới, tổ chức sửa chữa, bảo trì bảo dưỡng thiết bị định kỳ, ứng cứu thông tin, nghiên cứu xây dựng, phát triển mạng lưới kinh doanh trên toàn quốc.
- Giám sát: Thực hiện việc kiểm tra giám sát, đôn đốc các hoạt động sản xuất kinh doanh theo kế hoạch đã được tổng giám đốc công ty phê duyệt.
Nhiệm vụ
* Nhiệm vụ khai thác và kinh doanh:
- Quản lý toàn bộ mạng lưới hạ tầng kỹ thuật Viễn thông và các sản phẩm dịch vụ Viễn thông thống nhất trên toàn quốc.
- Tổ chức vận hành, khai thác sử dụng các thiết bị, mạng lưới hiệu quả phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
- Xây dựng các quy trình khai thác, bảo trì bảo dưỡng thiết bị mạng lưới.
- Lập kế hoạch định kỳ, kế hoạch dự phòng, tổ chức thực hiện và kiểm tra giám sát công tác bảo dưỡng thiết bị theo quy định.
- Tổ chức ứng cứu thông tin, khắc phục sự cố trên toàn mạng.
- Xây dựng bộ máy, tổ chức triển khai hoạt động kinh doanh gồm: công tác xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh, tổ chức quản lý hệ thống bán hàng, chăm sóc khách hàng, giải quyết khiếu nại và các hoạt động marketing khác.
- Xây dựng các quy trì._.nh nghiệp vụ, tài liệu và chương trình đào tạo phục vụ cho công tác.
- Quản lý tốt các hoạt động kế hoạch, tài chính, tổ chức lao động, tiền lương, đào tạo, hành chính quản trị vật tư, kho tàng…
- Xây dựng các quy trình nghiệp vụ, tài liệu và chương trình đào tạo phục vụ cho công tác khai thác kinh doanh.
- Nghiên cứu xây dựng phát triển mạng lưới kỹ thuật Viễn thông, phát triển các dịch vụ Viễn thông theo công nghệ chung toàn thế giới và yêu cầu của khách hàng.
* Nhiệm vụ quản lý
Quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh theo đúng pháp luật, quy định của nhà nước và Tổng Công ty.
* Nhiệm vụ chính trị
Chịu trách nhiệm trước Đảng Ủy, Ban giám đốc Tổng công ty xây dựng công ty trở thành một đơn vị vững mạnh toàn diện, cụ thể:
- Vững mạnh về chính trị: Cán bộ, công nhân viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, tổ chức Đảng trong sạch, các tổ chức quần chúng thường xuyên đạt vững mạnh, giới thiệu cho Đảng nhiều quần chúng ưu tú, làm tốt công tác dân vận, xây dựng và giữ vững an toàn trên địa bàn đóng quân.
- Tổ chức biên chế đúng quy định, duy trì nghiêm các chế độ nề nếp.
- Xây dựng nề nếp chính quy và quản lý kỷ luật tốt.
- Đảm bảo không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho CBCNV toàn công ty.
- Bảo đảm tốt công tác kỹ thuật, chất lượng dịch vụ, khách hàng tin tưởng.
2.3 Quyền hạn
Quan hệ với các cơ quan đơn vị trong và ngoài Tổng Công ty trong việc quản lý khai thác, xây dựng, phát triển mạng viễn thông và tổ chức kinh doanh có hiệu quả.
Xem xét, quyết định và giải quyết các vấn đề liên quan đến quản lý khai thác, xây dựng, phát triển mạng viễn thông và tổ chức kinh doanh trong phạm vi phân cấp và uỷ quyền của Tổng Công ty.
Được mua sắm trực tiếp các vật tư, thiết bị phụ phục vụ cho hoạt động quản lý khai thác, xây dựng, phát triển mạng viễn thông và tổ chức kinh doanh theo phân cấp qui định và uỷ quyền của Tổng Giám đốc Tổng Công ty.
Được quyền quản lý, chỉ đạo về các nghiệp vụ khai thác kinh doanh các dịch vụ viễn thông và kiểm tra, đánh giá kết quả kinh doanh dịch vụ viễn thông đối với các cơ quan, đơn vị trong Tổng Công ty và các Chi nhánh Viễn thông Tỉnh, Thành phố.
2.4 Mối quan hệ
- Chịu sự lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp của Đảng uỷ, Ban GĐ Tổng Công ty;
- Chịu sự hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá về chuyên môn nghiệp vụ của các Cơ quan chức năng Tổng Công ty;
- Quản lý, chỉ đạo về nghiệp vụ khai thác kinh doanh các dịch vụ viễn thông đối với các cơ quan, đơn vị, các Chi nhánh Viễn thông Tỉnh, thành phố thuộc Tổng Công ty
3. CƠ CẤU TỔ CHỨC
3.1 Ban Giám đốc
Ban giám đốc của Viettel Telecom gồm các đồng chí:
- Đồng chí Thượng Tá :Hoàng Sơn: Giám Đốc Công ty
- Đồng chí Đại Tá :Đinh Bộ Lĩnh: Phó Giám Đốc Chính trị
- Đồng chí Thiếu Tá :Tào Đức Thắng: Phó Giám Đốc Kỹ thuật Khai thác
- Đồng chí Thượng Tá :Trương Công Cường: Phó Giám Đốc Tài chính
- Đồng chí Đại Úy :Bùi Quang Tuyến: Phó Giám Đốc Bán hàng
- Đồng chí Thượng Tá :Nguyễn Thăng Long: Phó giám đốc kỹ thuật Hạ Tầng
3.2 Các phòng ban
* Phòng Tổ chức Lao động
* Phòng Chính trị
* Phòng Hành chính
* Ban Kiểm soát nội bộ
* Phòng Kế hoạch
* Phòng Tài chính
* Phòng Đầu tư
* Phòng Kỹ thuật
* Phòng CSKH
* Phòng VAS
* Phòng Kế hoạch mạng
* Phòng Dịch vụ A&P
* Phòng Dịch vụ di động
* Phòng viễn thông Quốc tế
* Phòng truyền thông
3.3 Các trung tâm
- Trung Tâm Tin IT – IT Center
* Phòng Tính cước
- Tính cước cho toàn bộ các thuê bao Di động trả sau, PSTN, ADSL, Fix Wireless, … đang hoạt động trên mạng;
- Tính cước cho các dịch vụ GTGT trên mạng viễn thông, bao gồm: GPRS, SMS, MMS, MCA, I-muzik, SMS Content …;
- Tính cước và test cước Roaming với đối tác;
- Thực hiện chốt cước và chuẩn hóa dữ liệu in cước hàng tháng cho công ty cước;
- Quản lý, hỗ trợ các phương thức thanh toán cho thuê bao trả sau: Gạch nợ qua máy tính, gạch nợ qua SMS, gạch nợ qua thẻ cào Pay199, gạch nợ qua ATM … và các hình thức thanh toán khác;
- Quản lý dữ liệu in cước, dữ liệu khách hàng thuê bao trả sau, phối hợp với công ty cước để thực hiện việc chốt cước, khóa sổ và in cước hàng tháng.
* Phòng Quản trị hệ thống
- Quản trị toàn bộ hạ tầng phần cứng, bao gồm hệ thống máy chủ và các thiết bị viễn thông, tin học trong hệ thống Tính cước và Chăm sóc khách hàng;
- Quản trị toàn bộ hạ tầng phần cứng mạng DataCore của Viettel Telecom;
- Quản trị người dùng truy nhập vào hệ thống Billing, DataCore; Đảm bảo an toàn, bảo mật;
- Quản trị các tiến trình phần mềm của hệ thống Tính cước và CSKH;
- Quản trị Cơ sở dữ liệu khách hàng và CSDL cước của khách hàng;
- Quản lý các tham số, cấu hình hệ thống Tính cước;
- Quản lý kết nối từ hệ thống Billing các hệ thống viễn thông khác, bao gồm: MSC, HLR, SMSC, IN, MMSC, CP …;
* Phòng Vận Hành Khai Thác
* Phòng Vận Hành khai thác làm gì ở công ty:
- Phòng Vận hành khai thác là bộ phận giám sát và vận hành hệ thống Billing để cho hệ thống Billing hoạt động ổn định và là đầu mối của trung tâm IT để tiếp nhận và hỗ trợ nghiệp vụ liên quan đến giám sát hệ thống Tính cước và CSKH.
- Giám sát: Giám sát tất cả các tiến trình liên quan đến đơn vị (trừ tiến trình của P.TK, P.TC) trên hệ thống, giám sát các ứng dụng liên quan đến Billing đảm bảo chủ động phát hiện ra lỗi, xử lý lỗi kịp thời và duy trì dịch vụ ổn định. Phối hợp với các đơn vị khác để xử lý nhanh và có hiệu quả
- Khai thác: Tiếp nhận và hổ trợ nghiệp vụ liên quan đến Billing như sau:
+ Quản trị hệ thống và ứng dụng AP
+ Quản trị toàn bộ ứng dụng CSKH
+ Quản trị toàn bộ ứng dụng DVGT
+ Quản trị hệ thống thuê bao trả trước
+ Quản trị hệ thống thuê bao Home Phone
+ Quản trị và khai báo các chương trình khuyến mại cho thê bao trả trước (PrePaid)
+ Quản trị các kết nối sang HLR, IN, MSC
+ Thực hiện các báo cáo về số liệu của thuê bao trả trước và các báo cáo yêu cầu của cấp trên
- Hỗ trợ: Tiếp nhận thông tin từ các đơn vị, tổ chức kiểm tra, phân tích, đánh giá và xử lý. Phối hợp với các đơn vị khác để xử lý nhanh và có hiệu quả.
_ Mô hình tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của phòng:
BAN GIÁM ĐỐC CÔNG TY
PHÒNG VẬN HÀNH KHAI THÁC
BAN VẬN HÀNH
BAN KHAI THÁC
Tiếp nhận và hỗ trợ nghiệp vụ liên quan đến Billing
Quản trị hệ thống và ứng dụng AP
Quản trị toàn bộ Ứng dụng CSKH
Quản trị toàn bộ các Ứng dụng DVGT
Quản trị hệ thống thuê bao trả trước
Quản trị hệ thống thuê bao HomePhone
Quản trị và khai báo các chương trình khuyến mại cho thuê bao trả trước
Quản trị các kết nối sang HLR, IN, MSC.
Thực hiện các báo cáo số liệu về thuê bao trả trước và các báo cáo theo yêu cầu của cấp trên.
- Giám sát theo dõi và đảm bảo các tiến trình trên hệ thống Billing hoạt động ổn định
- Xử lý và cảnh báo các trường hợp lỗi xảy ra trên hệ thống và ứng dụng Billing
- Tiếp nhận các phản ánh từ các đơn vị các lỗi liên quan đến hệ thống Billing, kiểm tra xử lý và phối hợp với các bộ phận xử lý.
- Nhận định, phân tích và đánh giá tình trạng hệ thống, chất lượng cung cấp dịch vụ và báo cáo
- Thực hiện các nhiệm vụ đột xuất theo sự phân công của Trưởng phòng
- Quyền hạn, trách nhiệm, mối quan hệ
- Quyền Hạn:
Được quyền truy cập hệ thống Database Billing để xử lý công việc có liên quan
Được quyền yêu cầu, đề nghị các bộ phận khác (NOC, CSKH, Trung tâm GĐKH…) phối hợp công việc
- Trách nhiệm:
Giám sát và phát hiện kịp thời các sự cố hệ thống Billing đảm bảo hệ thống luôn hoạt động ổn định và cung cấp cho khách hàng chất lượng tốt nhất
- Mối quan hệ:
TTHTKD: Phối hợp đấu Kit, quản lý kho SIM, số. Cung cấp hàng hoá
CC: Hỗ trợ giải quyết khiếu nại
TTĐHKT: Các kết nối, các giải pháp mới, các ứng dụng mới. Phối hợp triển khai các công việc định kỳ như KMIC, nhắn tin, cộng trừ tiền, đồng bộ dữ liệu, tác động HLR
BU: Chính sách mới, khuyến mại, số liệu báo cáo
VAS: Dịch vụ mới, số liệu đánh giá.
FPT: Các yêu cầu mới, nâng cấp ứng dụng
QTHT: Các kết nối, DB.
* Phòng nghiên cứu giải pháp
- Nhận nhiệm vụ của cấp trên khi khảo sát, xây dựng bài toán
- Làm việc với đối tác để tìm hiểu công nghệ, giải pháp
- Đề xuất về giải pháp cho bài toán cụ thể
- Đào tạo, hỗ trợ nghiệp vụ cho các phòng ban khác
- Nhận nhiệm vụ của cấp trên khi khảo sát, xây dựng bài toán
- Làm việc với đối tác để tìm hiểu công nghệ, giải pháp
- Đề xuất về giải pháp cho bài toán cụ thể
- Nghiên cứu các định hướng công nghệ kiến trúc
- Xây dựng các framework, tìm hiểu framework, phát triển các dự án pilot cho trung tâm dựa trên công nghệ.
* Phòng phát triển phần mềm
- Phân tích, thiết kế, xây dựng chương trình theo tài liệu mà phòng giải pháp bàn giao.
- Hỗ trợ phòng QA viết test case, và test chương trình.
- Đề xuất và tham gia quản lý outsource khi outsource theo module.
- Có trách nhiệm hỗ trợ phòng giải pháp để review các sản phẩm có phù hợp với tài liệu urd không
- Thực hiện nhiệm vụ quản lý và hỗ trợ vận hành hệ thống phần mềm.
- Thực hiện xây dựng các chương trình khuyến mại trả trước.
- Test và bàn giao chương trình để phòng QA test và phòng hệ thống deploy.
- Tham gia cùng phòng giải pháp để xác định nhiệm vụ khi có yêu cầu xây dựng mới.
- Tiếp nhận các yêu cầu thêm mới, thay đổi hệ thống từ phòng VHKT
* Phòng quản lý chất lượng
- Nghiên cứu, tìm hiểu quy trình sản xuất phần mềm theo chuẩn CMMI
- Xây dựng biểu mẫu quy trình
- Đào tạo quy trình cho cán bộ phần mềm, lập trình viên
- Kiểm soát, đảm bảo quy trình sxpm đúng quy trình, tiến độ, tài liệu, biểu mẫu
- Báo cáo, đánh giá hoạt động sản xuất phần mềm
- Thực hiện việc test chương trình.
- Viết tài liệu hướng dẫn sử dụng cho người dùng
- Đào tạo và hỗ trợ triển khai phần mềm
- Support trong giai đoạn triển khai, giải thích các nghiệp vụ hệ thống
- Tập hợp lỗi, phản ánh từ người sử dụng, chuyển giao bộ phận lập trình chỉnh sửa, chuyển giao bộ phận chất lượng giám sát tiến độ
- Xây dựng kế hoạch đào tạo, chuyển giao VHKT và các bộ phận liên quan. Tổ hỗ trợ nghiệp vụ.
* Ban tổng hợp
- Nhận các công văn đi/đến trung tâm, trình BGĐ trung tâm phê duyệt và chuyển đi các đơn vị thực hiện, lưu trữ công văn đi/đến trung tâm theo từng thể loại.
- Quản lý tài sản, trang thiết bị, vật tư làm việc của trung tâm. Thống kê theo dõi định kì
- Căn cứ vào định mức lao động và nhu cầu thực tế đề xuất với BGĐ trung tâm, phòng LĐTL Cty tuyển bổ sung lao động
- Thực hiện quản lý theo dõi chấm công hàng ngày. Quản lý, theo dõi, đôn đốc việc chấp hành nội quy lao động, tổng hợp đánh giá xếp loại lao động hàng tháng, quý, năm. Theo dõi khen thưởng, kỷ luật của CBCNV tại Trung tâm
- Lập kế hoạch huấn luyện đào tạo theo định hướng của Cty
- Thực hiện cập nhật, bổ sung, quản lý khai thác phần mềm NS;
- Lập kế hoạch tác nghiệp chung của toàn trung tâm
- Tham gia các buổi họp giao ban của trung tâm và công ty để lập biên bản họp, kết luận giao ban cho trung tâm
- Đôn đốc các phòng ban bộ phận thực hiện nhiệm vụ theo đúng tiến độ
- Lập báo cáo tuần, báo cáo tháng và các báo cáo đột xuất của Trung tâm cho Công ty theo quy định
* Trung Tâm Thanh Khoản.
- Nhiệm vụ của trung tâm:
+ Quản lý thực hiện chịu trách nhiệm trước ban giám đốc công ty về đối soát cước kết nối và cước dịch vụ các doanh nghiệp; đối soát cước dịch vụ VAS; Đối soát cước quốc tế
+ Quản lý thực hiện chịu trách nhiệm trước ban giám đốc công ty về việc thanh toán với đối tác; đôn đốc thu hồi cước nợp từ đối tác.
+ Xây dựng quy định quy trình, biểu mẫu quản lý việc đối soát thanh toán
+ Xây dựng quản lý các công cụ, phần mềm quản lý đối soát và thanh toán
+ Quản lý cơ sở dữ liệu đối soát, thanh toán cước kết nối, cước dịch vụ công ty, bảo mật cơ sở dữ liệu đối soát và thanh toán.
+ Đảm bảo tính chính xác, khách quan, trung thực các kết quả đối soát và thanh toán
+ Quản lý nhân sự theo quy định và phân cấp của công ty
- Phòng đối soát
+ Phối hợp với trung tâm IT hàng tháng để để trao đổi số liệu cước phục vụ đối soát
+ Thực hiện công tác xử lý số liệu, trao đổi số liệu với đối tác hàng tháng dựa trên số liệu bàn giao từ Trung tâm IT
+ Phối hợp với Trung tâm IT thực hiện đối soát chi tiết khi có phát sinh chênh lệch số liệu đối soát với đối tác
+ Hoàn thành biểu số liệu lưu lượng và sản lượng đối soát chuyển cho bộ phận thanh toán
+ Kiểm soát và cảnh báo các trường hợp định tuyến sai so với quy định
- Phòng thanh toán
+ Lập biên bản doanh thu, hóa đơn các dịch vụ với đối tác
+ Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán với đối tác (Xác nhận doanh thu sau khi khấu trừ, gửi yêu cầu thanh toán, …)
+ Theo dõi, đôn đốc, báo cáo công nợ của các đối tác cho Ban giám đốc hàng tháng và đột xuất có yêu cầu
+ Cập nhập số liệu vào phần mềm kế toán (theo quy định của phòng tài chính)
+ Lập các báo cáo doanh thu, chi phí, chênh lệch tỉ giá, công nợ chuyển cho Phòng tài chính theo quy định
+ Hàng tháng đối chiếu số liệu kế toán với phòng Tài chính
+ Phối hợp với phòng tài chính thực hiện việc thanh toán cho đối tác
* Trung Tâm Điều Hành Kỹ Thuật
Gồm có các phòng ban sau:
* Phòng Core (Mạng lõi)
* Phòng Hữu tuyến
* Phòng VAS
* Phòng Vô tuyến
* Phòng Công nghệ thông tin
* Phòng phát triển hạ tầng
* Phòng Điều hành Viễn Thông (NOC)
* Phòng thiết kế tối ưu 1
* Phòng VHKT 1
* Phòng Tổng hợp
*Ban điều hành kỹ thuật II,III
* Trung tâp giải đáp khách hàng
Gồm các trung tâm, phòng ban sau:
* Ban Tổng hợp
* Ban Thông Tin Giải đáp
* Ban GQKN & CSKH
* Ban Đào tạo
* Ban hỗ trợ nghiệp vụ
* TT. Giải đáp khách hàng Hà Nội
* TT. Giải đáp khách hàng Hồ Chí Minh
4. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Các lĩnh vực kinh doanh của Viettel Telecom:
- Dịch vụ điện thoại đường dài trong nước và quốc tế 178
- Dịch vụ Internet băng thông rộng ADSL
- Dịch vụ truy cập Internet trực tiếp Leased – Line
- Dịch vụ kết nối Internet IXP
- Các dịch vụ giá trị gia tăng Internet như: Dịch vụ đăng ký tên miền, quảng cáo cho Website, Webhosting, Private Mail, Virtual Mail …..
- Dịch vụ điện thoại cố định truyền thống, điện thoại cố định không dây HomePhone và các dịch vụ giá trị gia tăng.
- Dịch vụ điện thoại di động 097, 098, 0168, 0169, 0166 và các dịch vụ giá trị gia tăng.
5. HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI
Tham gia các hoạt động xã hội, nhân đạo đi đôi với phát triển sản xuất, kinh doanh là một trong những triết lý kinh doanh căn bản của Viettel. Bởi vậy, trong suốt chặng đường phát triển của mình, Viettel luôn có các hoạt động cụ thể hỗ trợ, ủng hộ những người có hoàn cảnh khó khăn.
Thời gian qua, Viettel liên tục có các hoạt động xã hội, từ thiện như: ủng hộ người nghèo, bán SIM số đẹp gây quỹ “Vì người nghèo” ủng hộ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt; trao học bổng cho học sinh, sinh viên; ủng hộ xây mộ tập thể các liệt sĩ; ủng hộ nạn nhân sóng thần, nạn nhân chất độc màu da cam. Viettel phối hợp với Đài truyền hình VN thành lập quỹ từ thiện “Viettel - Tấm lòng Việt”, tham gia chương trình tiếp lửa truyền thống “Vang mãi khúc quân hành”; xây dựng nghĩa trang liệt sỹ Đường 9 - Quảng Trị...
Viettel Telecom tâm niệm rằng việc giúp đỡ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn không chỉ là trách nhiệm của doanh nghiệp trước xã hội mà còn là sự kế thừa và phát huy truyền thống tương thân, tương ái tốt đẹp của dân tộc ta.
6. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG
Với mục tiêu trở thành nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu Việt Nam, Viettel Telecom luôn coi sự sáng tạo và tiên phong là những mục tiêu hàng đầu. Đó không chỉ là sự tiên phong về mặt công nghệ mà còn là sự sáng tạo trong triết lý kinh doanh, thấu hiểu và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Trên bước đường phát triển của mình, Viettel Telecom luôn phấn đấu để:
- Đi tiên phong, đột phá trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ hiện đại, sáng tạo đưa ra các giải pháp nhằm tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới, chất lượng cao, với giá cước phù hợp đáp ứng nhu cầu và quyền được lựa chọn của khách hàng.
- Luôn quan tâm, lắng nghe, chia sẻ và đáp ứng nhanh nhất mọi nhu cầu của khách hàng.
- Gắn kết các hoạt động sản xuất kinh doanh với các hoạt động nhân đạo, hoạt động xã hội.
- Sẵn sàng hợp tác, chia sẻ với các đối tác kinh doanh để cùng phát triển.
- Kết hợp kinh tế với lợi ích quốc gia về An ninh Quốc phòng.
- Phát triển kinh doanh theo định hướng của thị trường và luôn hướng tới lợi ích chính đáng của khách hàng.
- Luôn luôn coi trọng và hướng tới lợi ích chính đáng của khách hàng.
- Lấy yếu tố con người làm chủ đạo, có chính sách đào tạo, phát triển và thu hút nhân tài.
CHƯƠNG III. TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG BILLING
1. GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG BILLING
Hệ thống Billing là tên viết tắt của Hệ thống tính cước và Chăm sóc khách hàng cho tất cả các dịch vụ viễn thông của Viettel Telecom, bao gồm: Di động, ADSL, PSTN, VoIP, Cố định không dây Home Phone, Leased Line... . Hệ thống là một tập hợp rất nhiều các thiết bị phần cứng và phần mềm được tích hợp với nhau nhằm mục đích quản lý các tiện ích và chức năng như sau:
- Quản lý cước: Như quản lý các tập hợp dữ liệu cước, tính cước, đối soát …
- Quản lý bán hàng: Như đấu nối sim số…
- Chăm sóc khách hàng: Như phát triển thêu bao mới, giải đáp các thông tin cho khách hàng, hổ trợ người sử dụng …
- Báo cáo quản lý khách hàng.
- Tính cước và CSKH còn là nguồn khai thác dữ liệu của các dịch vụ gia tăng (VAS), các báo cáo phân tích số liệu đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty Viettel Telecom và Tổng công ty.
- Hệ thống còn thực hiện chức năng phát triển các ứng dụng dịch vụ gia tăng (I-mail, I-Share, GPRS …).
Hệ thống billing được phát triển trên hạ tầng truyền tin của công ty dùng cho việc kết nối và đồng bộ thông tin cho các thiết bị, nên hệ thống sẽ không bao gồm các thiết bị phục vụ truyền dữ liệu mà chỉ bao gồm các thiết bị phụ vụ lưu trữ thông tin và quản lý thông tin. Xem dưới mô hình dưới đây:
Hình 1: Mô hình hệ thống Billing
Mô hình trên bao gồm các Server có các chức năng sau:
- Billing Gateway: Là hệ thống lưu trữ các file cước từ tổng đài. Theo một chu kỳ cố định các tổng đài tạo ra các file cước này và đẩy về máy chủ Billing Gateway. Các file cước này sau đó được xử lý và import vào hệ thống CSDL cước. Máy chủ billing gateway sẽ thu thập các dữ liệu cước từ các tổng đài cho hệ thống billing, Việc thu thập dữ liệu cước sẽ được tiến hành theo chu trình khác nhau với từng loại dịch vụ (như file cước cuộc gọi, file cước sms, file cước cho các tin nhắn giá trị gia tăng …). Các dữ liệu cước kể trên sau đó được xử lý bởi máy chủ Billing Gateway (hoặc máy chủ convert), biến đổi định dạng từ dạng mã hóa sang dạng text để việc xử lý sau đó có thể diễn ra dễ dàng. Các máy chủ CSDL sẽ kết nối với máy chủ Billing Gateway để lấy các dữ liệu cước đã qua xử lý từ đây. Nhiệm vụ của các máy chủ CSDL là đọc các dữ liệu cước đã qua xử lý và nhập vào CSDL cước.
- Máy chủ Cơ sở dữ liệu (CSDL): Đây là nơi lưu trữ, quản lý tất cả các dữ liệu tổng hợp của toàn bộ khách hàng, cũng như các dữ liệu bán hàng, chăm sóc khách hàng của công ty, dữ liệu chi tiết các cuộc gọi, nhắn tin, thông tin khách hàng, thông tin đấu nối, thay đổi thuê bao, dữ liệu của các thẻ cào… . Hệ quản trị cơ sở dữ liệu đang dùng là Oracle 10g được cài đặt trên nền hệ điều hành Solaris9 để sử dụng quản lý và vận hành hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle10g này.
- Hệ thống lưu trữ ngoài (SAN – Storage Area Network): Dữ liệu của hệ thống Tính cước và Quản lý Khách hàng sẽ được đặt toàn bộ tại Công ty chứ không phải đặt ở các Trung tâm. Dữ liệu tại Công ty sẽ bao gồm: Dữ liệu cước; Dữ liệu Chăm sóc khách hàng; Dữ liệu Thanh toán cước phí; Dữ liệu đấu nối; Dữ liệu thông báo cước. Bởi vậy các máy chủ CSDL sẽ cần các thiết bị lưu trữ có dung lượng cao và có khả năng mở rộng tốt phục vụ cho việc phát triển khách hàng, phát triển thuê bao có hiệu quả. Do số lượng dữ liệu lớn, để đảm bảo tốc độ lưu trữ và truy xuất dữ liệu, mô hình lưu trữ dựa trên hệ thống SAN được sử dụng. Một hệ thống SAN là một mạng tốc độ cao, giống như khái niệm của Mạng cục bộ LAN, mà nó được thiết lập một kết nối trực tiếp giữa các thiết bị lưu trữ và máy chủ hoặc máy trạm thông qua các switch Fiber Channel, với tốc độ lên đến 2 Gb/s, 4Gb/s.
- Hệ thống sao lưu dữ liệu: Do tính chất quan trọng của việc duy trì dữ liệu tính cước và chăm sóc khách hàng, nên việc sao lưu dữ liệu phải được thực hiện để đảm bảo độ an toàn dữ liệu cao cho các dữ liệu trên. Hơn nữa hệ thống cần có khả năng phục hồi dữ liệu nhanh chóng để đảm bảo tính sẵn sàng cao cho dữ liệu khi có sự cố xảy ra. Hệ thống sao lưu bao gồm máy chủ quản lý sao lưu và tủ đĩa từ. Giải pháp sao lưu được chọn là giải pháp sao lưu trực tuyến (online backup) cho các file hệ thống, các ứng dụng được cài đặt cũng như các CSDL. Với các CSDL, giải pháp sao lưu là sao lưu toàn bộ (full backup) dữ liệu cước vào cuối tuần và sao lưu gia tăng (incremental backup) hàng ngày hoặc 2 ngày một lần. Hiện nay hệ thống đang sử dụng phần mềm sao lưu dữ liệu Veritas Netbackup 6.0, hệ thống sao lưu dữ liệu sẽ tự động kích hoạt sao lưu dữ liệu vào những thời điểm được định nghĩa trước mà không cần tác động của người quản trị, trừ những trường hợp đặc biệt.
- Các máy chủ ứng dụng: Các máy chủ ứng dụng là nơi cài đặt các ứng dụng chăm sóc khách hàng được phát triển trên mô hình dịch vụ WEB (Web Service). Các máy chủ ứng dụng đóng vai trò trung gian cho phép các máy trạm từ xa (remove machines) truy cập vào cơ sở dữ liệu tập trung của công ty( hiện tại CSDL của VIETTEL đang là CSDL tập trung). Trong mô hình ứng dụng WEB ba lớp (3 – tier programming model), các máy chủ ứng dụng đóng vai trò tầng xử lý nghiệp vụ (Bussiness Logic). Để tăng tốc truy nhập hệ thống cho các client, các máy chủ có thể được phân tán. Hơn nữa, do dữ liệu tại các máy chủ ứng dụng này là không quan trong nên việc phân tán không ảnh hưởng đến tính sẵn sàng và an toàn dữ liệu. Những phần mềm mà hệ thống billing quản lý và vận hành trên các máy chủ ứng dụng bao gồm:
+ Phần mềm Giải đáp khách hàng cho tổng đài 198
+ Phần mềm Quản lý khách hàng cho bộ phận bán hàng, các đại lý
+ Phần mềm Quản lý bán hàng
+ Phần mềm Quản lý sim số
+ Phần mềm Báo cáo quản lý khách hàng
+ Phần mềm Gạch nợ tại cửa hàng
+ Phần mềm Báo cáo thu cước gạch nợ
+ ….
1. Chức năng và nhiệm vụ của hệ thống Billing
Hệ thống Billing hiện tại phục vụ các dịch vụ liên quan đến cước và CSKH (Chăm Sóc Khách Hàng) cho cả 4 dịch vụ Mobile, ADSL, PSTN, VoIP, HomePhone. Bên cạnh đó, hệ thống Billing còn là nguồn khai thác dữ liệu của các dịch vụ gia tăng (VAS), các báo cáo phân tích số liệu... .Tóm lại nó là một Hệ thống Quản lý cước và Chăm sóc khách hàng được và được thiết kế đáp ứng các chức năng và yêu cầu như sau:
- Lưu trữ, xử lý CSDL tính cước và Chăm sóc khách hàng.
- Sao lưu dữ liệu và phục hồi.
- Phải có tính sẵn sàng cao.
- Phải có tính bảo mật cao
- Và phải có khả năng mở rộng để đáp ứng được yêu cầu phát triển với tốc độ nhanh của mạng viễn thông Viettel. Đồng thời phải có tính linh hoạt phục vụ cho các chiến lược kinh doanh ngày càng đa dạng phải theo kịp hoặc tiến trước một bước với sự biến đổi của thị trường, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh.
- Ngoài ra còn phục vụ cho mục đích quốc phòng và an ninh quốc gia.
Hình 2: Mô hình xử lý của Billing
MSC
BGW (192.168.131.210)
Billing Server
(192.168.176.11)
Convert (Thread)
Import to temp table(Thread)
Rating(Thread)
Import to Detail Call tables and Customer Account
Hình 3: Quy Trình xử lý
Hàng ngày hệ thống tính cước sẽ lấy file CDR từ Server Billing gateway về máy chủ tính cước bao gồm dữ liệu của 4 tổng đài:
- Tổng đài MSC Hà Nội
- Tổng đài MSC Đà Nẵng
- Tổng đài MSC TP Hồ Chí Minh
- Tổng đài SMSC
Các file CDR này sẽ được lấy về thông qua 4 tiến trình (Thread) FTP riêng biệt.
Sau khi lấy về máy chủ Billing, file CDR sẽ được Convert sang dạng Text và import vào bảng dữ liệu tạm bởi các tiến trình của hệ thống.
Dữ liệu sau đó sẽ được tính cước và import vào cơ sở dữ liệu chi tiết cuộc gọi đồng thời cập nhật cước phát sinh vào tài khoản của khách hàng phục vụ tra cứu(198,195,…) và khóa sổ cuối tháng.
Tất cả quy trình tính cước được thực hiện thông qua các thread, do đó việc giám sát quá trình tính cước chính là giám sát các thread.
2.1 Tính cước cho các dịch vụ
Chức năng chính của hệ thống Billing chính là tính cước. Hiện tại hệ thống đang thực hiện tính cước cho toàn bộ các dịch vụ Mobile, PSTN, ADSL, VoIP, Homephone. Ngoài ra hệ thống còn tính cước các dịch vụ giá trị gia tăng (VAS) chạy trên nền các dịch vụ đã có.
2.2 Thực hiện đối soát cước với các đối tác
Bên cạnh chức năng tính cước, Hệ thống còn thực hiện chức năng tổng hợp số liệu để thực hiện đối soát cước với các đối tác để tính toán ăn chia với các đối tác. Đó là thống kê lưu lượng, băng thông của các cuộc gọi từ mạng này sang mạng khác và ngược lại.
2.3 Các nghiệp vụ quản lý Bán hàng, CSKH và Báo cáo, lưu trữ và xử lý CSDL
Ngoài chức năng Tính cước, hệ thống Billing còn là nơi lưu trữ thông tin của khách hàng. Chính vì vậy, hệ thống còn thực hiện các chức năng quản lý Bán hàng và CSKH.
- Tập trung các file CDR: Các file cước CDR được sinh ra tại tổng đài và chuyển về máy chủ Billing Gateway (BGw) thực hiện việc tập hợp các file CDR này và chuyển đổi các file cước được mã hóa này thành các file ở dạng text để phục vụ cho máy chủ convert chuyển dữ liệu cước vào cơ sở dữ liệu. Các file CDR sau khi được truyền về máy chủ Billing Gateway sẽ được xóa khỏi tổng đài. Bởi vậy để sử dụng cho việc tính cước, và các nghiệp vụ khác liên quan đến cước, ngoài chức năng là Gateway để tổng đài đẩy file cước về hệ thống Billing, hệ thống BGw còn thực hiện nhiệm vụ chức năng lưu trữ các file cước, đảm bảo các file cước được lưu trữ lâu dài trên hệ thống.
Hiện tại hệ thống BGw đang được sử dụng để lưu trữ file cước các dịch vụ Mobile, Home Phone, PSTN, ADSL, VoIP.
- Nhập dữ liệu cước vào CSDL: Dữ liệu cước trên máy chủ Billing Gateway là dữ liệu thô dưới dạng các file mã được mã hóa. Việc chuyển đổi (convert) các file cước này sang định dạng text sẽ do phần mềm Billing Mediator đảm nhận hoặc sẽ được chuyển đổi bằng 1 máy trung gian. Trên máy chủ CSDL tính cước, một phần mềm có nhiệm vụ kết xuất thông tin từ file CDR và lưu vào CSDL tính cước. CSDL này lưu toàn bộ thông tin chi tiết dịch vụ khách hàng. Các thông số này sẽ được sử dụng để tính toán cước phí.
- Khối chức năng phát hành thông báo cước và chi tiết: Cung cấp các chức năng phục vụ thanh toán cước phí của khách hàng. Chức năng này xử lý các hình thức thanh toán cước phí của khách hàng như: thanh toán qua Ngân hàng, thanh tóa Ủy nhiệm thu cước của các tổ thu cước đó. Khối chức năng này cũng cung cấp các công cụ cho phép người sử dụng thực hiện các hành động xử lý các khách hàng nợ cước và nợ đọng cước. Các hình thức này bao gồm: nhắn tin, tự động cắt một chiều, cắt hai chiều do nợ cước, thanh toán nợ cước, quản lý các hành động xử lý…
- Khối chức năng chăm sóc khách hàng: Cung cấp các chức năng quản lý khách hàng sử dụng dịch vụ. Thông qua các chức năng này, các cán bộ của công ty, giao dịch viên có thể xử lý các yêu cầu của khách hàng như: Ký kết hợp đồng mới, thay đổi thông tin khách hàng, thay đổi thông tin thuê bao, chuyển nhượng hợp đồng, đổi SIM/số, tách nhập thuê bao với khách hàng, chấm dứt hợp đồng. Khối chức năng này phục vụ cho các cửa hàng không cài đặt chức năng Chăm sóc khách hàng và cán bộ của hàng này Fax các yêu cầu lên Trung tâm để Trung tâm xử lý. Ngoài ra khối chức năng này còn quản lý các kho SIM, kho số và đưa ra các báo cáo phục vụ chăm sóc khách hàng.
- Khối chức năng quản lý hồ sơ khách hàng: Cho phép cán bộ quản lý tại các Trung tâm sẽ quản lý hồ sơ khách hàng như quản lý bản sao Chứng minh thư, hộ chiếu, giấy phép kinh doanh và các giấy tờ liên quan đến việc ký hợp đồng thay đổi dịch vụ của khách hàng.
- Khối chức năng hỗ trợ khách hàng: Khối chức năng này cho phép trả lời các khiếu nại cũng như ghi nhận các khiếu nại của khách hàng. Thông qua chức ăng này, các nhân viên có thể trả lời các thông tin của khách hàng về số liệu cước cảu các chu kỳ cước, lịch sử thanh toán cước phí, lịch sử phát sinh cước, số liệu cước nóng, cũng như ghi nhận các yêu cầu khiếu nại của khách hàng.
- Khối chức năng báo cáo tổng hợp: Cho phép các cán bộ tại Công ty có thể kiểm soát được tình trạng hoạt động của các Trung tâm. Thống kê được tình trạng sản xuất kinh doanh như số thuê bao kích hoạt theo chu kỳ thời gian, thống kê các thẻ cào…;
- Khối chức năng tính cước Roaming quốc tế: Xử lý số liệu Roaming quốc tế với các đối tác. Đây là khối chức năng có thể xây dựng độc lập với hệ thống tính cước và quản lý khách hàng;
- Khối chức năng tính cước Roaming quốc gia: Xử lý số liệu Roaming quốc gia với các đối tác trong nước. Đây là khối chức năng có thể xây dựng độc lập với hệ thống tính cước.
2.3.1 Chức năng Bán hàng
Việc quản lý được toàn bộ các hàng hóa cũng như các nghiệp vụ liên quan đến hàng hóa ( kho, đẩy hàng hóa về chi nhánh, bán hàng …) đều được thực hiện trên hệ thống Bán hàng.
Hiện tại trên hệ thống Billing đang có hai hệ thống Bán hàng độc lập là Bán hàng cho Mobile và Bán hàng cho A&P. Theo đó, toàn bộ các mặt hàng liên quan đến 2 các dịch vụ này đều được khai báo và lưu trữ trên hai hệ thống này.
2.3.2 Chức năng Báo cáo
Hệ thống Billing cũng là kho dữ liệu để phục vụ cho các báo cáo phục vụ cho các nghiệp vụ khác nhau của công ty, ví dụ như cho công tác thu cước, các chính sách CSKH, các phân tích cho chiến lược phát triển công ty. Hiện tại trên hệ thống Billing đang tồn tại một số hệ thống báo cáo chính sau:
Hệ thống Báo cáo Quản lý khách hàng: Bao gồm các báo cáo liên quan đến tình hình phát triển thuê bao, các báo cáo cho việc phân tích số liệu cho phòng CSKH, Chiến lược kinh doanh
Hệ thống Báo cáo Thu cước gạch nợ: Bao gồm các báo cáo về tình hình thu cước hàng ngày, các báo cáo về nghiệp vụ cước.
Hệ thống Báo cáo về Bán hàng: Bao gồm các báo cáo về kết quả Bán hàng của Các dịch vụ theo ngày, theo tháng.
2.3.3 Sao lưu dữ liệu và phục hồi
Như ta đã nói ở trên, dữ liệu tính cước và chăm sóc khách hàng cần được đảm bảo tính sẳn sàng cũng như khả năng có thể khác phục trong trường hợp có sự cố xảy ra. Chức năng sao lưu dữ liệu đảm bảo hệ thống hoạt động với độ sẵn sàng cao, giải pháp sao lưu ra ở hai mức:
- Sao lưu các file CDR thô ra dĩa CD/DVD từ máy chủ Billing Gateway, máy chủ tập hợp file cước SMS, má._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22877.doc