Đặt vấn đề
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai giữ một vị trí vô cùng quan trọng đối với đời sống vật chất, tinh thần và sự tồn tại của con người. Vì vậy đất đai được coi là tài nguyên quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, an ninh và quốc phòng.
Chính vì vậy, Hiến pháp năm 1992 tại điều 17 và 18 quy định:
"Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý, Nhà
94 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1613 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Tìm hiểu công tác thanh tra, giải quyết tranh chấp đất đai của huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 1993-2003, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nước quản lý đất đai theo quy họach và pháp luật, đảm bảo cho việc sử dụng đất đúng mục đích và có hiệu quả."
Trong mọi thời đại, vấn đề đất đai luôn được đông đảo quần chúng nhân dân trong xã hội quan tâm bởi nó luôn gắn liền vơi lợi ích và nhu cầu thiết thực của đời sống xã hội con người. Vì vậy đất đai luôn được đặt trong các mối quan hệ nhất định, đó là quan hệ sở hữu, quan hệ phân phối, sử dụng và cũng vì thế ở mỗi quốc gia, mỗi dân tộc và ở từng thời kỳ lịch sử cũng có chính sách đất đai riêng, dựa trên quan hệ sản xuất với chế độ xã hội ở từng thời kỳ lịch sử.
Xuất phát từ vị trí và tầm quan trọng của đất đai, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã xác định những chủ trương chính sách để quản lý chặt chẽ, khai thác có hiệu quả quỹ đất đai và thị trường bất động sản trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và đưa ra nhiều chủ trương chính sách pháp luật, đồng thời tổ chức, chỉ đạo thực hiện để đưa pháp luật đất đai đi vào thực tiễn trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai. Thông qua đó, chúng ta đã thu được nhiều thành tựu quan trọng như: Khai thác, sử dụng có hiệu quả quỹ đất, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện sở hữu toàn dân về đất đai, từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về đất đai, điều chỉnh các mối quan hệ trong quản lý và sử dụng đất.
Tuy nhiên, thực tiễn việc quản lý Nhà nước về đất đai hiện nay khi chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Các mối quan hệ về đất đai ngày càng phát triển đa dạng và phong phú. Đặc biệt khi đất đai được xác định có giá làm căn cứ tính các loại thuế thì giá trị của đất đai ngày càng tăng lên, phát sinh nhiều mâu thuẫn, tranh chấp đất đai xảy ra thường xuyên. Vì vậy, để thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về đất đai thì cần làm tốt công tác thanh tra địa chính để phát hiện kịp thời những vi phạm pháp luật đối với đất đai, đồng thời làm tốt công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai theo điều 13 và 37 luật đất đai 1993 nhằm đảm bảo cho việc thực hiện pháp luật về đất đai đối với các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình được tốt hơn.
Xuất phát từ yêu cầu đó, được sự phân công của khoa Đất và Môi trường - Trường Đại học Nông nghiệp I - Hà Nội với sự hướng dẫn của thầy giáo, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Trà, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:"Tìm hiểu công tác thanh tra, giải quyết tranh chấp đất đai của huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 1993-2003”.
2. Mục đích-yêu cầu
2.1. Mục đích
Tìm hiểu tình hình thanh tra đất đai và công tác giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất ở huyện Lâm Thao. Từ thực trạng đó, đánh giá và đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác quản lý Nhà nước về đất đai chặt chẽ và đúng pháp luật hơn trên địa bàn huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
2.2. Yêu cầu
- Đảm bảo số liệu, tài liệu, vụ việc đầy đủ, chính xác và khách quan- Phản ánh đúng thực trạng giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai của địa phương- Đảm bảo những kiến nghị, đề xuất phải mang tính khả thi và phù hợp với thực tế của địa phương.
Phần I: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
1. Cơ sở lý luận công tác thanh tra, giải quyết tranh chấp đất đai
1.1. Cơ sở pháp lý của quản lý Nhà nước về đất đai
Hiến pháp năm 1980 nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời, tại Điều 20 quy định: "Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch chung, nhằm đảm bảo đất đai được sử dụng hợp lý và tiết kiệm".
Hiến pháp năm 1992 tại Chương II, Điều 17 và 18 quy định: "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Nhà nước giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định và lâu dài".
Cũng tại Điều 12, hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980 và năm 1992 quy định rằng: Nhà nước quản lý xã hội theo pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa...
"Để tăng cường pháp chế XHCN trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật về đất đai. Đặc biệt sau khi Luật đất đai ra đời, đã có nhiều văn bản Luật được ban hành để thi hành Luật đất đai"
Vì vậy ngoài Hiến pháp còn phải tuân theo những quy định của Luật đất đai ban hành.
Pháp luật đất đai bao gồm những quy phạm pháp luật đất đai dưới các hình thức như: Luật, thông tư, chỉ thị, quyết định, nghị định... do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành để điều chỉnh quan hệ đất đai. Trong đó, pháp luật đất đai tập trung điều chỉnh các lĩnh vực về sở hữu, quản lý và sử dụng đất:
Quyết định số 201/CP của Chính phủ ban hành ngày 1/7/1980 về thống nhất quản lý ruộng đất và tăng cường công tác quản lý ruộng đất trong cả nước "Toàn bộ quỹ đất đai trong cả nước đều do Nhà nước thống nhất quản lý theo quy hoạch và kế hoạch chung nhằm đảm bảo ruộng đất được sử dụng hợp lý, tiết kiệm và đi lên theo hướng sản xuất lớn XHCN."
Chỉ thị 299/TTg của Thủ tướng Chính phủ ra ngày 10/11/1980 về công tác đo đạc, lập bản đồ, phân hạng đất và đăng ký thống kê ruộng đất nhằm nắm chắc diện tích, chất lượng, loại đất, phân hạng đất trong từng đơn vị sử dụng đất và thực hiện thống nhất trong cả nước.
Tiếp theo Luật đất đai 1988 ra đời ngày 8/1/1988 cùng một số văn bản hướng dẫn thi hành.
Sau 5 năm thực hiện Luật đất đai 1988, nhận thấy nhiều điểm không phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế trong giai đoạn mới, năm 1993 Luật đất đai được sửa đổi, bổ sung và ban hành ngày 14/7/1993.
Chỉ thị 245/TTg ra ngày 22/4/1996 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức thực hiện một số biệm pháp cấp bách trong quản lý sử dụng đất của các tổ chức trong nước được Nhà nước giao đất, cho thuê đất.
Nghị định 04/CP ra ngày 10/1/1997 về xử phạt hành chính trong quản lý sử dụng đất.
Sau nhiều lần sửa đổi, bổ sung một số điều luật của Luật đất đai 1993 do Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 4 ngày 2/12/1998 và kỳ họp thứ 9 ngày 29/6/2001 thông qua, Luật sửa đổi, bổ sung năm 2001 ra đời đã quy định 7 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai.
Tại kỳ họp thứ 1- Quốc hội khoá XI quyết định thành lập Bộ Tài nguyên và Môi trường. Thông qua đó, Chính Phủ đã ban hành Nghi định 91/2002/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, trong đó xác định nhiêm vụ quan trọng về quản lý tài nguyên đất và đo đạc bản đồ.
Cũng tại Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 21/7/2003. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã họp và thông qua ý kiến của toàn thể nhân dân để chỉnh lý dự thảo Luật (sửa đổi, bổ sung Luật đất đai 2001) sau khi lấy ý kiến của toàn thể nhân dân, Luật đất đai 2003 ra đời quy định 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai như sau:
1- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đồ;
2- Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính;
3- Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất;
4- Quản lý quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất;
5- Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất;
6- Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp GCNQSD đất;
7- Thống kê, kiểm kê đất đai;
8- Quản lý tài chính về đất đai;
9- Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản;
10- Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất;
11- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai;
12- Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai;
13- Quản lý các dịch vụ công về đất đai.
1.2. Chế độ sở hữu Nhà nước về đất đai
Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 quy định "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý"
Cũng tại Điều 1- Luật đất đai 1993, Luật đất đai sửa đổi, bổ sung năm 1998 và năm 2001 quy định "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý..."
Tại Điều 5 - khoản 1 Luật bổ sung năm 2003 quy định "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu..."
Như vậy, chế độ sở hữu đất đai được sở hữu trên cơ sở chế độ sở hữu toàn dân, Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai để duy trì, bảo vệ quyền sở hữu và lợi ích của toàn dân. Song Nhà nước không trực tiếp sử dụng đất mà thông qua Pháp luật để "giao đất, cho thuê đất cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sử dụng ổn định lâu dài, quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất."
1.3. Tổ chức, chức năng hoạt động của Thanh tra Nhà nước
* Hệ thống tổ chức Thanh tra Nhà nước
Theo quy định tại Điều 3 của Pháp lệnh thanh tra năm 1990, hệ thống Thanh tra Nhà nước bao gồm:
+ Thanh tra Nhà nước
+ Thanh tra Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
+ Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cấp tương đương (gọi chung là thanh tra tỉnh).
+Thanh tra sở
+Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là thanh tra huyện)
Thanh tra Nhà nước chịu sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các tổ chức Thanh tra Nhà nước khác chịu sự chỉ đạo của Thanh tra Nhà nước cấp trên
Thanh tra chuyên ngành chỉ có ở cấp Bộ hoặc cấp sở, ở phòng chức năng thanh tra chuyên ngành do phòng đảm nhận, ở cấp xã do UBND xã đảm nhận.
* Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của hệ thống Thanh tra Nhà nước
Thanh tra Nhà nước là chức năng thiết yếu của cơ quan quản lý Nhà nước, là phương thức đảm bảo pháp chế, tăng cường kỷ luật trong quản lý Nhà nước, thực hiện quyền dân chủ XHCN.
Thanh tra Nhà nước có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
Chỉ đạo, hướng dẫn công tác tổ chức nghiệp vụ thanh tra đối với tổ chức thanh tra các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND các cấp.
Xây dựng các dự án pháp luật về thanh tra và công tác xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Hướng dẫn kiểm tra các cấp các ngành, các tổ chức Thanh tra thực hiện Pháp luật về thanh tra và xét khiếu nại, tố cáo.
Đình chỉ việc thi hành, sửa đổi hoặc bãi bỏ kiến nghi quyết định không đúng của thanh tra Nhà nước cấp dưới; yêu cầu Bộ trưởng, thủ trưởng, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cấp tương đương đình chỉ việc thi hành sửa đổi hoặc bãi bỏ quyết định không đúng về công tác thanh tra.
Thanh tra việc thực hiện chính sách pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch Nhà nước của cấp Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cấp tương đương; Thanh tra việc liên quan đến trách nhiệm của nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cấp tương đương; thanh tra việc do Thủ tướng Chính phủ giao. Khi cần thiết được điều động cán bộ thanh tra ở các cấp, các ngành để thực hiện nhiệm vụ thanh tra.
Yêu cầu Bộ trưỏng, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính Phủ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cấp tương đương tiến hành thanh tra hoặc phúc tra những việc theo phạm vi trách nhiệm của mình.
Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với Bộ trưỏng, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh thành phố trực thuộc TƯ và cấp tương đương khiếu nại, tố cáo mà Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ đã giải quyết nhưng đương sự còn khiếu nại hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Giải quyết những vấn đề chưa nhất trí giữa thanh tra Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, giữa thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cấp tương đươngvới thử trưởng cùng cấp về công tác thanh tra. Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan thuộc chính phủ, chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cấp tương đương có trách nhiệm thực hiện yêu cầu, kiến nghị, quyết định của thanh tra Nhà nước. Trong trường hợp Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND yêu cầu, kiến nghị, quyết định không được thực hiện thì Tổng Thanh tra Nhà nước có quyền kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ.
Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác quốc tế về công tác thanh tra.
1.4. Tổ chức, chức năng hoạt động của Thanh tra địa chính
Thanh tra địa chính là một chức năng hoạt động thiết yếu của cơ quan Nhà nước về đất đai và đo đạc bản đồ, là phương thức đảm bảo pháp chế, tăng cường quản lý Nhà nước về đất đai và đo đạc bản đồ.
* Theo quy định chung, tổ chức Thanh tra địa chính có các cấp:
Thanh tra tổng cục và Thanh tra sở địa chính
Thanh tra tổng cục là cơ quan của Tổng cục do Tổng cục trưởng trực tiếp chỉ đạo toàn diện, đồng thời chịu sự chỉ đạo về công tác tổ chức, nghiệp vụ Thanh tra của Tổng thanh tra Nhà nước. Thanh tra tổng cục giúp Tổng cục trưởng thực hiện quyền Thanh tra về đất đai và đo đạc bản đồ theo quy định chung của pháp luật, quản lý công tác thanh tra đối với các cơ quan, đơn vị trực thuộc, hướng dẫn chỉ đạo nghiệp vụ Thanh tra địa chính cho Thanh tra sở.
Thanh tra sở là cơ quan của Sở địa chính do giám đốc sở trực tiếp chỉ đạo, quản lý. Thanh tra nhà nước chỉ đạo về công tác tổ chức và nhiệp vụ chuyên ngành Thanh tra, Thanh tra Tổng cục chỉ đạo, hướng dẫn về nghiệp vụ Thanh tra địa chính.
Phòng địa chính do trưởng phòng làm chức năng thanh tra
Chức năng Thanh tra địa chính ở cấp xã do cán bộ địa chính xã giúp UBND xã thực hiện.
* Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của hệ thống Thanh tra địa chính
- Chức năng của Thanh tra địa chính:
Các tổ chức thanh tra, thanh tra viên và cán bộ thanh tra của các cơ quan Địa chính phối hợp với các cơ quan chức năng cùng cấp để giúp chính quyền mình thực nhiệm vụ thanh tra, xét giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai theo phân cấp, phối hợp với Thanh tra Nhà nước và các cơ quan bảo vệ pháp luật khác trong việc phòng ngừa, đấu tranh chống vi phạm pháp luật đất đai.
- Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra địa chính:
Thanh tra địa chính đảm nhận thực hiện 2 trong 7 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai. Hoạt động của Thanh tra địa chính nhằm phát hiện, ngăn ngừa và xử lý kịp thời và nghiêm minh các vi phạm về đất đai của các cơ quan quản lý về đất đai và của người sử dụng đất góp phần thực hiện đúng pháp luật đất đai đồng thời phát hiện các sơ hở, thiếu sót của chính sách pháp luật đất đai để từ đó bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện hệ thống pháp luật đất đai
Tuy nhiên do chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan địa chính mỗi cấp là khác nhau nên Thanh tra địa chính mỗi cấp được tổ chức và có địa vị pháp lý khác nhau
+ Thanh tra Tổng cục địa chính (hiện nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường): Là tổ chức thanh tra thuộc hệ thống Thanh tra Nhà nước, được tổ chức theo quy định của Thanh tra bộ. Thanh tra Tổng cục địa chính bao gồm: Chánh thanh tra. các phó chánh thanh tra và các thanh tra viên.
Bộ Tài nguyên và môi trường chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện thanh tra đất đai trong cả nước.
+Thanh tra sở địa chính ( sở Tài nguyên và Môi trường )
Là cơ quan của sở địa chính, được tổ chức theo quy định của thanh tra sở, Thanh tra sở địa chính bao gồm: Chánh thanh tra, phó chánh thanh tra và thanh tra viên.
Thanh tra sở địa chính có nhiệm vụ chủ yếu sau:
Thanh tra việc chấp hành chính sách pháp luật, quy hoạch, kế hoạch của nhà nước về đất đai ở các cấp, các ngành, các tổ chức và cá nhân
Thanh tra công tác đo đạc bản đồ
Xét giải quyết tranh chấp, khiếu tố về đất đai theo thẩm quyền
Kiến nghị giải quyết khiếu tố mà thủ trưởng cơ quan trực thuộc sở đã giải quyết nhưng đương sự còn khiếu nại hoặc phát hiện có tình tiết mới.
Quản lý công tác Thanh tra địa chính
Hướng dẫn nghiệp vụ Thanh tra Địa chính cho cấp huyện và xã
+ Thanh tra địa chính cấp huyện do trưởng phòng đảm nhận, có nhiệm vụ chủ yếu sau:
Tổ chức thanh tra đất đai và đo đạc bản đồ trong đơn vị hành chính cấp mình
Chỉ đạo nghiệp vụ thanh tra đất đai và đo đạc bản đồ đối với các xã, phường, thị trấn.
Kiến nghị với UBND cùng cấp về bãi bỏ hoặc đình chỉ thi hành các quyết định không đúng pháp luật của UBND xã, phường, thị trấn về quản lý và sử dụng đất đai.
+ Thanh tra địa chính cấp xã do cán bộ địa chính xã trực tiếp giúp UBND xã thực hiện, có nhiệm vụ sau
Thanh tra sử dụng đất, phát hiện kịp thời các vi phạm pháp luật đất đai, đề xuất ý kiến giải quyết các vi phạm, tranh chấp, khiếu tố về đất đai.
Thanh tra việc bảo quản mốc giới, cột tiêu đo đạc, việc sử dụng tài liệu đo đạc, đề xuất ý kiến đối với các vi phạm về bảo vệ mốc, tiêu đo đạc và những thắc mắc liên quan đến công tác đo đạc bản đồ
2. Cơ sở pháp lý của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai
2.1. Khái niệm khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai
Luật khiếu nại và tố cáo năm 1998 ra đời đã quy định quyền lợi, nghĩa vụ của công dân khi khiếu nại tố cáo và thẩm quyền, trình tự giải quyết khiếu nại, tố cáo
* Khiếu nại:
Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ công chức theo thủ tục do Luật khiếu nại, tố cáo quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỉ luật công chức khi có căn cứ pháp lý cho rằng quyết định hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình
* Tố cáo: Là việc công dân theo thủ tục của Luật khiếu nại, tố cáo quyết định báo cáo cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích của công dân, cơ quan và tổ chức
* Tranh chấp đất đai là tranh chấp giữa các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai về quyền và nghĩa vụ trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai. Nói cách khác tranh chấp đất đai là sự tranh giành nhau về quyền quản lý, quyền sử dụng trên một khu đất mà các bên đều cho rằng mình được quyền đó.
2.2. Quyền hạn và nhiệm vụ của cơ quan địa chính trong giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai
2.2.1. Xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo
- Các khiếu nại tố cáo đối với nhân viên mà nội dung liên quan đến trách nhiệm quản lý của cơ quan nào thì thủ trưởng cơ quan đó giải quyết
- Khiếu nại đối với quyết định hoặc hành vi của thủ trưởng cơ quan nào thì do chính thủ trưởng cơ quan đó giải quyết
- Tố cáo đối với nhân viên và nội dung liên quan đến trách nhiệm của cơ quan nào thì cơ quan đó giải quyết
- Tố cáo đối với thủ trưởng thì thủ trưởng cấp trên trực tiếp giải quyết
- Các tổ chức thanh tra địa chính, thanh tra viên có trách nhiệm giải quyết các khiếu nại, tố cáo về đất đai theo quy định của luật khiếu nại, tố cáo và kiến nghị với thủ trưởng cơ quan mình giải quyết.
2.2.2. Giúp chính phủ và UBND các cấp trong việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo về đất đai trong thẩm quyền của cơ quan đó. Trong khi giải quyết khiếu nại tố cáo các cơ quan địa chính có quyền:
Yêu cầu các bên có liên quan cung cấp tài liệu cần thiết
Ra quyết định buộc người có hành vi trái pháp luật phải thi hành hoặc kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tố cáo
2.3. Các hình thức tranh chấp và khiếu nại về đất đai thường gặp
2.3.1. Những hình thức tranh chấp thường gặp.
Tranh chấp hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất
- Mục đích là để tiện cho việc sản xuất, canh tác các hộ gia đình, cá nhân chuyển đổi quyền sử dụng đất cho nhau
Nguyên nhân gây tranh chấp: Do hai bên không viết hợp đồng hoặc có viết nhưng không rõ ràng, sau một thời gian thực hiện hợp đồng, một trong hai bên thấy thiệt thòi cho mình nên dẫn đến tranh chấp
Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Loại tranh chấp này khá phổ biến, do một số nguyên nhân:
- Do một hoặc cả hai bên không thực hiện đúng những thoả thuận đã ghi trong hợp đồng
- Hợp đồng đã được thoả thuận, ký kết nhưng do một trong hai bên bị lừa dối hoặc cảm thấy bị thiệt thòi nên rút lại hợp đồng
- Do không hiểu biết pháp luật, chuyển nhượng không đúng thủ tục quy định
Tranh chấp hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất
Nguyên nhân: Do một trong hai bên vi phạm hợp đồng nên bên thuê không trả tiền thuê đất, sử dụng đất không đúng mục đích khi thuê hoặc bên cho thuê đòi lại đất trước thời hạn kết thúc họp đồng nên dẫn đến tranh chấp
Tranh chấp hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất
Loại tranh chấp này thường phát sinh sau khi kết thúc hợp đồng do bên có nghĩa vụ không thực hiện xong nghĩa vụ hoặc trong thời hạn thế chấp việc định giá đất không chính xác, từ đó khó có thể thương lượng gây nên tranh chấp
Tranh chấp đất thừa kế
Do một số nguyên nhân: Người có quyền sử dụng đất chết không để lại di chúc hoặc có di chúc nhưng không rõ ràng về phân chia thừa kế
Người có quyền sử dụng đất chết có để lại di chúc nhưng do không hiểu biết pháp luật, di chúc không đúng quy định của pháp luật gây nên tranh chấp
Tranh chấp đất do người sử dụng đất bị người khác chiếm dụng
Loại tranh chấp này xảy ra khá phổ biến giữa những người sử dụng đất, thường là lấn chiếm ranh giới đất hoặc chiếm toàn bộ diện tích đất của người khác hoặc do không nắm vững pháp luật về đất đai trước đó đã cho hoặc cho mượn nay đòi lại, dẫn đến tranh chấp.
Tranh chấp tài sản gắn liền với đất
Tài sản gắn liền với đất bao gồm nhà ở, vật kiến trúc khác, cây lâu năm... loại tranh chấp này (dưới các hình thức như: Tranh chấp sở hữu, thừa kế, mua bán tài sản...) luôn gắn liền với việc công nhận việc sử dụng đất
Tranh chấp gây cản trở việc thực hiện quyền sử dụng đất
Loại tranh chấp này rất ít xảy ra nhưng khá phức tạp do khu đất của một hộ bên ở sâu hoặc xa mặt tiền, một bên do có thành kiến cá nhân nên cản trở bên kia thực hiện quyền sử dụng đất
Tranh chấp quyền sử dụng đất khi ly hôn
Loại tranh chấp này xảy ra khi hai vợ chồng ly hôn, nó liên quan đến phân chia tài sản và quyền sử dụng đất. Cả hai bên khi ly hôn đều cho rằng mình có quyền và lợi ích nhiều hơn về quyền sử dụng đất
Tranh chấp đất công
Một trong các nguyên nhân của loại hình tranh chấp này là do cá nhân, tổ chức và hộ gia đình tự ý chiếm dụng đất của Nhà nước hoặc do hoàn cảnh lịch sử để lại, việc sử dụng đất của nhân dân qua nhiều lần biến động, việc quản lý đất trước đây còn nhiều thiếu sót, sơ hở...gây tự ý sử dụng đất, khi bị đòi lại đất dẫn đến phát sinh tranh chấp
2.3.2. Các hình thức khiếu nại thường gặp
Khiếu nại về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, do:
Sai họ tên chủ sử dụng đất, sơ đồ và diện tích thửa đất
Không có lý do chính đáng, thuyết phục về việc không cấp GCNQSD đất
Giải quyết hồ sơ chậm, gây nhiều thủ tục phiền hà trái pháp luật
Khiếu nại về quyết định giao đất, thu hồi đất, nguyên nhân:
Quyết định thu hồi đất không có căn cứ pháp lý, không đúng đối tượng, sai thẩm quyền, sai diện tích...Do không hiểu biết pháp luật
Khiếu nại quyết định hành chính về chế độ quản lý, sử dụng đất, do;
Ra quyết định xử phạt không đúng thẩm quyền, không có căn cứ, sai đối tượng.
Mức phạt hành chính chưa đúng quy định ( quá nặng hoặc quá nhẹ )
Khiếu nại về đăng ký đất, do:
Không cho đăng ký đất mà không có lý do chính đáng
Sổ đăng kí đất sai tên chủ sử dụng, diện tích, thời gian sử dụng
Khiếu nại về quyết định của UBND về giải quyết tranh chấp đất đai, lý do:
Không đồng ý với quyết định của UBND
Việc giải quyết tranh chấp không đúng thẩm quyền, sai pháp luật
Gây châm trễ (kéo dài thời gian giải quyết), đòi hỏi nhiều thủ tục hành chính phiền hà gây khó khăn cho các bên
Khiếu nại về thu hoặc truy thuế, lệ phí đất đai
Mức thu, truy thuế, lệ phí đất đai trái với quy định, không hợp lý, sai thẩm quyền...
Thu thuế không theo thủ tục quy định (không lập sổ, ghi biên lai)
Thực hiện chính sách miễn giảm thuế không đúng hoặc không thực hiện.
2.4. Trình tự giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai
2.4.1. Trình tự giải quyết khiếu nại
Bước 1: Chuẩn bị thẩm tra
- Nghiên cứu đơn, các tài liệu chứng cứ nhằm làm rõ đúng, sai, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên
- Lập kế hoạch thẩm tra: Nêu rõ mục đích, yêu cầu cần làm việc với tổ chức, cá nhân nào ? Cần giám định những tài liệu chứng cứ gì ? Thời gian tiến hành.
- Chuẩn bị các thủ tục hành chính: Quyết định thụ lý đơn, giấy giới thiệu, công văn yêu cầu giải trình
Bước 2: Tiến hành thẩm tra
- Mục đích: Xây dựng lại vụ việc một cách khách quan, lý giải các mâu thuẫn, xác định chứng cứ đúng để có cơ sở giải quyết chính xác, đúng trình tự.
- Yêu cầu: Các tổ chức cá nhân bị khiếu nại có văn bản giải trình, đưa ra chứng cứ để chứng minh cho việc làm của mình, lập biên bản nội dung kiểm tra, kết luận những điểm thống nhất và chưa thống nhất
Nguyên đơn cung cấp đầy đủ chứng cứ và lý giải trung thực
Những việc còn mâu thuẫn trong lập luận của nguyên đơn, bị đơn thì tiến hành đối chất trực tiếp, ghi nhận những nội dung thống nhất và chưa thống nhất
Viết báo cáo thẩm tra: Nội dung báo cáo cần thể hiện phương pháp thẩm tra, các điều khoản của văn bản áp dụng, kết luận và kiến nghị giải quyết.
Thông báo kết luận với nguyên đơn, bị đơn có biên bản ghi ý kiến tiếp thu, giải trình hoặc còn khiếu nại vấn đề gì, lý do ?
Bước 3: Ra quyết định giải quyết
- Đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên phải báo cáo bằng văn bản kết luận qua thẩm định, kiểm tra, biện pháp xử lý, ý kiến với người ra quyết định. Thụ lý đơn và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận của mình
- Quyết định giải quyết: Quyết định phải ghi rõ nội dung sự việc khiếu nại đúng, sai việc giải dẫn điều khoản cụ thể của văn bản pháp luật được sử dụng để đánh giá tính hợp pháp hay không hợp pháp của khiếu nại, các đối tượng và thời gian thi hành
Người ra quyết định giải quyết phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định này
Cơ quan ra quyết định, Thanh tra sở, phòng địa chính cấp huyện có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra thực hiện quyết định.
2.4.2. Trình tự giải quyết tố cáo
Đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên được giao nhiệm vụ thụ lý đơn, có trách nhiệm:
Bước 1: Công tác chuẩn bị
- Nghiên cứu kỹ đơn, các tài liệu, chứng cứ mà người tố cáo đã cung cấp, có thể liên hệ với người tố cáo để tìm hiểu thêm sự việc (đảm bảo giữ bí mật cho người tố cáo)
- Lập kế hoạch thẩm tra
- Thu thập các tài liệu chứng cứ, các văn bản có liên quan
- Chuẩn bị thủ tục hành chính và những điều kiện vật chất đảm bảo cho kế hoạch tiến hành thẩm tra
Bước 2: Tiến hành thẩm tra
- Thông báo quyết định thụ lý đơn, yêu cầu đơn vị, cá nhân bị tố cáo có văn bản giải trình, cung cấp tài liệu chứng cứ để tự bảo vệ
- Làm việc với người tố cáo, thông báo kết quả xác minh, nếu người tố cáo không đưa được chứng cứ nào khác thì có thể kết luận chính thức
- Viết báo cáo thẩm tra: Kết luận rõ ràng nội dung tố cáo đúng, sai, các điều khoản của văn bản pháp luật được sử dụng làm căn cứ, rút ra những thiếu sót, sai phạm, trách nhiệm cá nhân và kiến nghị biện pháp xử lý
Bước 3: Ra quyết định
- Nội dung quyết định cần ghi rõ những căn cứ áp dụng kết luận đúng, sai, trách nhiệm của tổ chức cá nhân, biện pháp xử lý và thời hạn thi hành.
- Tổ chức chỉ đạo thực hiện quyết định, thông báo cho người tố cáo (nếu họ có yêu cầu) hoặc cơ quan biết kết quả. Hoàn chỉnh hồ sơ đưa vào lưu trữ.
- Trong quá trình thụ lý đơn nếu thấy cần thiết phải tổ chức cuộc thanh tra thì trình tự tiền hành như ở phần thứ nhất.
2.3.4. Hồ sơ lưu trữ
Hồ sơ lưu trữ gồm có:
1- Đơn khiếu nại tố cáo
2- Chứng lý của đơn sự cung cấp
3- Chứng lý giải trình của bên khiếu nại, tố cáo
4- Các biện pháp thẩm tra
5- Chứng lý khác thu thập được
6- Báo cáo, thẩm tra, kết luận
7- Trích văn bản pháp luật liên quan
8- Quyết định giải quyết
9- Báo cáo kết quả thực hiện quyết định
3. Kết quả thanh tra địa chính trong những năm qua
3.1. Kết quả Thanh tra địa chính của cả nước
Kể từ khi Luật đất đai 1993 ra đời, công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý sử dụng đất đã dần đi vào nề nếp. Những tồn tại bất cập trong chính sách đất đai của người sử dụng đất luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm giải quyết. Hệ thống pháp luật về đất đai đã và đang từng bước được hoàn thiện, trong đó luôn đề cập đến việc thành lập các đoàn thanh tra về đất đai.
Cùng với Thanh tra, các cấp các ngành về Địa chính từ Trung ương đến địa phương đã thực hiện tốt công tác tiếp dân, giải quyết tốt khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai.
Kể từ khi đất đai được xác định là có giá trị, làm căn cứ tính các loại thuế, đặc biệt Luật đất đai 1993 người sử dụng đất có 6 quyền (quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp, góp vốn) thì giá trị của đất ngày càng tăng, theo đó phát sinh nhiều mâu thuẫn gay gắt. Số lượng người đến khiếu tố, tranh chấp về đất đai ngày một tăng lên.Theo đó năm 2002 Đảng và Nhà nước đã đổi mới phương pháp làm việc, tập trung sự chỉ đạo, tăng cường lực lượng thanh tra, phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành có liên quan, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất đai (thể hiện ở quyết định 273/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ) nên số lượng đơn thư vụ việc đã được giải quyết nhiều nhất, số đơn tồn đọng giảm đáng kể, số vi phạm trong quản lý và sử dụng đất được hạn chế.
Tuy nhiên có thể thấy rằng công tác thanh tra, giải quyết khiếu tố và tranh chấp về đất đai hiện nay đang là khâu yếu nhất, công tác thanh tra chưa thực hiện được bao nhiêu. Chính vì vậy mà vi phạm về quản lý và sử dụng đất đai đang là một hiện tượng phổ biến. Đất đai đang sử dụng hiện nay có nhiều nguồn gốc khác nhau do lịch sử để lại, luôn có sự biến động lớn. Vì vậy khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai luôn là khâu phức tạp và khó giải quyết nhất. Do đó việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai không thể dừng lại ở hệ thống pháp luật đất đai mới. Để giải quyết những vấn đề phức tạp do lịch sử để lại và sự bất cập của hiện tại đưa tới thì việc giải quyết cần lấy dân làm gốc, không nên dựa quá vào pháp luật mà chỉ đưa lại những kết quả phiến diện, cứng nhắc. Mặt khác cần giải quyết tốt những vụ tồn đọng nhưng không để phát sinh những vụ việc mới và các trường hợp tái khiếu, tái tố về đất đai của nhân dân
3.2. Kết quả Thanh tra địa chính của tỉnh Phú Thọ
Công tác thanh tra việc chấp hành các chế độ, thể lệ về quản lý Nhà nước về đất đai là chức năng không thể thiếu được trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai. ở tỉnh Phú Thọ, nhiệm vụ này giao cho ngành Địa chính thực hiện. Hàng năm Sở địa chính đã chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiệ._.n, phối hợp với các cơ quan thuế, tài chính, xây dựng, Thanh tra...tổ chức thanh tra theo 7 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai, thanh tra đột xuất theo yêu cầu của UBND tỉnh, của Tổng cục Địa chính và Chính phủ. Hướng dẫn cơ quan Địa chính cấp huyện tổ chức thanh tra.
Tổng hợp riêng số liệu của Thanh tra Sở địa chính từ năm 1997 đến 2002 đã tiến hành 58 cuộc thanh tra tại 135 điểm, phát hiện 4091 trường hợp giao đất trái thẩm quyền với 20,61ha, kiến nghị thu hồi 4,33ha, truy thu 1470 triệu đồng tiền sử dụng đất và tiền thuê đất; quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền với số tiền là 297,85 triệu đồng, kiến nghị xử lý kỷ luật một số cá nhân, trong đó có cả lãnh đạo UBND huyện, xã do vi phạm.
Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đã được Tỉnh uỷ, UBND tỉnh quan tâm, chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt, không để tình trạng khiếu nại, tố cáo về đất đai trở thành điểm nóng ở tỉnh. UBND tỉnh thường trực tiếp tiếp dân vào ngày 10 hàng tháng.
Theo thống kê của Thanh tra tỉnh, hàng năm chính quyền và các cơ quan chức năng nhận khoảng 7000 đơn khiếu nại tố cáo, trong đó có từ 50% đến 60% thuộc đơn khiếu nại tố cáo về đất đai. Riêng ngành Địa chính từ năm 1997 đến hết năm 2003 đã tiếp 1685 lượt người đến khiếu nại tố cáo, nhận và xử lý 1495 đơn, trong đó có 987 đơn chiếm 87,4% đơn phải giải quyết. Qua công tác tiếp dân, công dân đã được giải đáp đúng, giải thích đúng chính sách pháp luật. Do đó số vụ việc tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai đang có xu hướng giảm dần. Những đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết đều được hướng dẫn chuyển đến đúng cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết. Nội dung đơn của công dân chủ yếu đề nghị giải quyết về ranh giới sử dụng đất, tranh chấp về quyền sử dụng đất, việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.
Nhìn chung các tranh chấp về đất đai đã được hoà giải theo đúng quy định, các trường hợp tái khiếu tái tố giảm rõ rệt. Đạt được kết quả trên là do có sự quan tâm chỉ đạo của các cấp Đảng uỷ, sự tích cực tăng cường công tác thanh tra, sự phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội ngay từ khi mới xảy ra vụ việc và do bám sát các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; giải quyết đúng trình tự, thẩm quyền và dứt điểm từng vụ việc.
Phần II: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
1. Nội dung nghiên cứu
1.1. Cơ sở lý luận của công tác Thanh tra, giải quyết tranh chấp đất đai
1.1.1. Những cơ sở pháp lý về quản lý Nhà nước về đất đai
1.1.2. Chế độ sở hữu nhà nước về đất đai
1.1.3. Tổ chức, chức năng hoạt động của thanh tra nhà nước
1.1.4. Tổ chức, chức năng hoạt động của thanh tra địa chính
1.1.5. Cơ sở pháp lý về giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai
1.1.6. Kết quả thanh tra địa chính trong những năm qua
1.2. Cơ sở pháp lý của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai
1.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Lâm Thao
1.4. Kết quả hoạt động Địa chính của huyện Lâm Thao trong những năm qua
1.5. Kết quả thanh tra địa chính của huyện Lâm Thao
1.6. Kết quả giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Phương pháp phân tích thống kê và tổng hợp số liệu:
Phương pháp này nhằm nhóm toàn bộ các đối tượng điều tra có cùng một chỉ tiêu, phân tích tương quan giữa các yếu tố.
2.2. Điều tra, khảo sát thực địa
Phương pháp này được ứng dụng để điều tra, thu thập các số liệu, sự kiện, thông tin cần thiết phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
2.3. Nghiên cứu điểm
Thường được áp dụng bổ sung cho phương pháp thống kê
2.4. Nghiên cứu mẫu
Chọn những mẫu đại diện cho từng sự kiện, hiện tượng để nghiên cứu
2.5. Phương pháp so sánh
So sánh giữa lý luận và thực tế, lấy quy định của đất đai làm cơ sở đánh giá thực tế công tác thanh tra, giải quyết tranh chấp đất đai.
Phần III: kết quả nghiên cứu
I. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trường
1. Điều kiện tự nhiên
1.1. Vị trí địa lý
Lâm Thao là một huyện đồng bằng xen lẫn đồi núi thấp của tỉnh Phú Thọ, mới được tái lập ( tách ra từ huyện Phong Châu) và bắt đầu đi vào hoạt động từ 1/9/1999. Trung tâm huyện là thị trấn Lâm Thao cách thành phố Việt Trì 10km về phía Tây. Toạ độ địa lý huyện từ 21015'-21026' vĩ độ Bắc và từ 105014'-105021' kinh độ Đông. Địa giới hành chính của huyện:
- Phía Bắc giáp huyện Phù Ninh
- Phía Đông giáp thành phố Việt Trì
- Phía Nam giáp huyện Tam Nông
- Phía Tây giáp thị xã Phú Thọ
Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 12.060,81 ha, với 16 đơn vị hành chính, bao gồm 1 thị trấn và 15 xã ( có 6 xã là miền núi)
Trên địa bàn huyện hình thành các khu dân cư tập trung theo thôn xóm và ven các nhà máy lớn như công ty Supe phốt phát và hoá chất Lâm Thao, nhà máy Pin ác quy Vĩnh Phú, các trường dạy nghề, các công ty trách nhiệm hữu hạn, các trường phổ thông và các cơ sở kinh tế - xã hội của tỉnh và của huyện. Mặt khác Lâm Thao còn có di tích lịch sử văn hoá đền Hùng - cội nguồn của dân tộc, có quốc lộ 2, 32c và đường tỉnh lộ 308, 309, 310, 320, đường sắt Hà Nội-Lào Cai chạy qua. Với vị trí như vậy Lâm Thao có nhiều thuận lợi trong việc đi lại, vận chuyển hàng hoá và đặc biệt trong khai thác sử dụng đất.
1.2. Địa hình
Địa hình Lâm Thao tương đối đa dạng, tiêu biểu của một vùng bán sơn địa, có: Đồi núi, ruộng đồng của 6 xã miền núi và 10 xã, thị trấn đồng bằng. Nhìn chung địa hình của huyện tương đối thấp, với độ cao trung bình từ 30 đến 40m, cao nhất là 159m (núi Nghĩa lĩnh) so với mặt nước biển).
Độ dốc dưới 30 tập trung ở tất cả các xã trong huyện, độ dốc cấp 3 (từ 8-150) ở Hy Cương, độ dốc cấp 4 hơn 250 cũng ở Hy Cương.
1.3. Khí hậu
Lâm Thao mang đặc điểm của khí hậu miền Bắc Việt Nam, là khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm chia thành 2 mùa rõ rệt là mùa nóng và mùa lạnh. Mùa nóng bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc tháng10, với đặc điểm nhiệt độ cao, chủ yếu là gió Đông nam, nhiệt độ trung bình ngày là 26,80c, lượng mưa trung bình tháng là 197,7mm. Mùa lạnh bắt đầu tháng 11, kết thúc tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình ngày là 190c, lượng mưa trung bình tháng là 66,2mm.
1.4. Thuỷ văn
Huyện Lâm Thao có sông Hồng chảy qua 9 xã, bắt đầu từ xã Hà Thạch đến xã Cao Xá, với tổng chiều dài chảy qua huyện là 31,2 km, chiều rộng trung bình là 375m, diện tích chiếm đất khoảng11,7 km2.
Theo kết quả tính toán, lượng nươc chảy qua sông Hồng tại Lâm Thao tương đối lớn. Mùa khô lưu lượng dòng chảy là 200m3/giây, Mùa mưa lưu lượng dòng chảy là 1860m3/giây. Lượng nước sông Hồng đảm bảo phần lớn việc tưới tiêu nước cho sản xuất nông lâm nghiệp của huyện.
1.5. Thổ nhưỡng
Theo kết quả tổng kiểm kê đất đến ngày 1/10/2003 cho thấy: Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện Lâm Thao là 12.060,81 ha. Đất huyện Lâm Thao có thể chia thành 2 vùng lớn:
Vùng 1: Đất đồng bằng trung du chiếm chủ yếu
Vùng 2: Đất đồi núi tập trung chủ yếu ở Hy Cương
2. Các nguồn tài nguyên
2.1. Tài nguyên nước
Tài nguyên nước của huyện bao gồm các nguồn chủ yếu sau:
* Nước sông ngòi
Trữ lượng khá lớn, là nguôn nước chủ yếu để cung cấp cho đời sống nhân dân, cho sản xuất nông lâm nghiệp, xây dựng và cho nhu cầu khác.
* Hồ đầm
Chiếm khoảng 35,40 ha, bao gồm đầm tự nhiên, đầm nhân tạo, trữ lượng tương đối lớn (khoảng 531.000m3). Đây là nguồn nước quan trọng cho sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt....
* Nước ngầm
Được khai thác sử dụng cho công nghiệp, cho nhu cầu sinh hoạt của ngươì dân. Nhìn chung nước ngầm huyện dễ khai thác, chất lượng bảo đảm.
*Nước mưa
Lượng mưa trung bình là 1715mm, tổng lượng mưa hàng năm là 121.229m3 nước. Là nguồn nước lớn cho sản xuất nông lâm nghiệp, sinh hoạt, bổ sung cho sông, ngòi, hồ đầm.
2.2. Tài nguyên rừng
Tài nguyên rừng của Lâm Thao đang được khôi phục dần dần, với tổng diện tích rừng toàn huyện là 697,77ha, trong đó rừng tự nhiên là17,77ha, rừng trồng là 680,0 ha. Rừng Lâm Thao chủ yếu là rừng sản xuất và một phần diện tích là rừng đặc dụng ở khu di tích đền Hùng. Với diện tích rừng của Lâm Thao đã góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ môi trường sinh thái.
2.3. Tài nguyên nhân văn
Huyện Lâm Thao có di tích lịch sử đền Hùng, là niềm tự hào của người dân Lâm Thao nói riêng và cả nước nói chung. Bên cạnh đó đời sống, tinh thần của người dân Lâm Thao cũng rất đa dạng và phong phú, trong đó phải kể đến lễ hội đền Hùng được tổ chức vào 10/3 hàng năm. Ngoài ra còn nhiều lễ hội khác gắn với di tích lịch sử dân tộc các xã.
Nhân dân Lâm Thao có truyền thống hiếu học với 2 trường cấp 3 là Long Châu Sa và Phong Châu, hàng năm đã đào tạo hàng ngàn học sinh có chất lượng, tỷ lệ đỗ vào đại học, cao đẳng cao.
2.4. Tài nguyên khoáng sản
Lâm Thao có mỏ nước khoáng Tiên Kiên hiện đang được khai thác nhưng quy mô nhỏ, mỏ than bùn và cao lanh có ở Xuân Lũng, nguồn này có thể đáp ứng cho công nghệ sản xuất phân chua, phục vụ công ty giấy Bãi Bằng. Tuy nhiên trữ lượng khoáng sản ở Lâm Thao nhỏ, chất lượng thấp, chỉ đủ đáp ứng nhu cầu địa phương.
3. Cảnh quan môi trường
Sự kết hợp đan xen giữa đồng bằng và miền núi đã tạo cho phong cảnh thiên nhiên huyện Lâm Thao thêm đa dạng và phong phú: có đồi núi hồ đầm, cùng với di tích lịch sử văn hoá đền Hùng đã và đang được Nhà nước tu sửa và cải tạo. Tuy nhiên cùng với quá trình phát triển của công nghiệp Lâm Thao là nơi tập trung nhiều nhà máy lớn, đã làm cho môi trường xung quanh nhà máy đang có nguy cơ bị ô nhiễm, ảnh hưởng tới đời sống sản xuất của nhân dân. Song vấn đề này đã và đang được nghiên cứu nhằm giải quyết và hạn chế tới mức thấp nhất sự ô nhiễm của chất thải công nghiệp trên địa bàn huyện Lâm Thao.
II. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Lâm Thao
1. Thực trạng phát triển kinh tế
1.1. Tăng trưởng kinh tế
Lâm Thao là huyện mới được chia tách từ huyện Phong Châu, nhưng nền kinh tế huyện tương đối phát triển so với các huyện khác.
Theo số liệu thống kê gần đây cho thấy:
Giá trị sản xuất đạt tăng trưởng bình quân là:10,02%/năm, là mức tương đối cao so với các huyện khác trong tỉnh.
Trong cơ cấu sản xuất của huyện, giá trị sản xuất của ngành nông lâm nghiệp giảm dần từ 75,06%( 1998) xuống còn 59,8% (2003) giữ vai trò chủ yếu trong phát triển kinh tế huyện.
1.2. Thực trạng phát triển các ngành
Theo số liệu thống kê 2002 và 2003 cho thấy, tốc độ tăng trưởng bình quân trong 2 năm là:
+ Nông lâm thuỷ sản: 4,90%
+ Công nghiệp - Xây dựng:14,10%
+ Thương mại Dịch vụ: 10,04%
* Thực trạng phát triển ngành nông nghiệp trong một vài năm qua, cho thấy:
Ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn ( gần 70%) tổng giá trị sản xuất.
Tổng diện tích đất nông nghiệp toàn huyện là 7.307,12 ha, chiếm 60,58% diên tích tự nhiên.
Trong một vài năm gần đây, do sự phát triển của nền kinh tế thị trường,sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, cùng với sự chỉ đạo của UBND huyện đã tạo ra sự phát triển khá nhanh trong nông nghiệp, xứng đáng là vựa lúa của tỉnh Phú Thọ.Nổi bật trong sản xuất nông nghiệp là đưa nhanh giông lúa có năng suất cao,ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng diện tích cây ngô đông và rau màu khác, kết hợp phát triển kinh tế trang trại theo hương sản xuất hàng hoá đã góp phần tăng nhanh thu nhập,chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng tích cực, xoá đói, giảm nghèo ở nông thôn. Kết quả trong năm 2003 cho thấy trong tổng giá trị sản xuất là 447.062,5 triệu đồng, thì nông lâm thuỷ sản đạt 208785,2 triệu đồng.
* Thực trạng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện trong vài năm gần đây phát triển tương đối mạnh, trên địa bàn huyện tập trung một số nhà máy lớn như: Công ty Supe phốt phát và hoá chất Lâm Thao do Trung ương quản lý, Công ty ắc quy pin Vĩnh Phú và một số Công ty trách nhiệm hữu hạn khác. Ngoài nhà máy công nghiệp của Trung ương thì công nghiệp của Lâm Thao chủ yếu một số ngành như: Dệt, chế biến giấy, công nghệ sản xuất thực phẩm, đồ uống, chế biến gỗ sản xuất vật liệu và khai thác khoáng sản.
Tuy nhiên ngành công nghiệp của huyện vẫn mang tính chất nhỏ lẻ, hầu hết tập trung ở thị trấn Lâm Thao.
Giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh là: 120123,5 triệu đồng, trong đó:
Kinh tế tập thể đạt 35426,5 triệu đồng, chiếm 29.5% giá trị sản lượng toàn ngành.
Kinh tế tư nhân đạt 47870,7 triệu đồng chiếm 39,84% giá trị sản lượng toàn ngành.
Kinh tế hỗn hợp đạt 36.826,7 triệu đồng chiếm 30,66% giá trị sản lượng toàn ngành.
Trong một vài năm gần đây công nghiệp huyện tiếp tục phát triển với tốc độ nhanh, đã thu hút được các nhà đầu tư vào sản xuất kinh doanh, một số mặt hàng truyền thống vẫn được duy trì như sản xuất bao bì, vải bảo hộ, chế biến giấy, nông sản thực phẩm trên cơ sở dựa vào thế mạnh của công nghiệp Trung ương.
Thương mại dịch vụ
Lâm Thao là cửa ngõ của thành phố Việt Trì và thị xã Phú Thọ, nên được xác định là huyện có tiềm năng phát triển các ngành dịch vụ thương mại. Đặc biệt Lâm Thao có khu di tích lịch sử Đền Hùng, là cội nguồn dân tộc, hiện nay các công trình cơ sở hạ tầng xung quanh Đền Hùng đã và đang được nâng cấp, làm mới phục vụ du khách đến thăm, đã thu hút không nhỏ lượng khách đến thăm quan và thăm viếng.
2. Thực trạng dân số lao động, việc làm và mức sống
* Dân số theo số liệu thông kê tháng 12/2003 cho thấy:
Tổng dân số toàn huyện là: 115.826 người, trong đó: Dân số nông thôn là: 107966 người, chiếm 93,2 %, dân số thành thị là: 7860 người, chiếm 6,8%.
Tỷ lệ phát triển dân số là 0,84%.
Mật độ dân số: 1.041người/Km2.
* Lao động - việc làm
Tính đến ngày 31/12/2003 tổng số lao động toàn huyện là 56.726 lao động, chiếm 48,97% tổng số dân, trong đó:
Lao động nông nghiệp: 48.236 lao động chiếm 85,03% tổng số lao động.
Như vậy Lâm Thao là nơi tập trung đông dân cư so với các huyện khác trong tỉnh. Nguồn nhân lực dồi dào, có trình độ dân trí tương đối phát triển. Tuy nhiên có sự phân bố chưa đều giữa các xã, chưa có sự khai thác hợp lý nguồn lao động. Tình trạng nông nhàn sau vụ mùa vẫn là tình trạng chung của lao động nông nghiệp, hầu như các địa phương không có ngành nghề phụ. Đây là vấn đề cần được quan tâm của huyện nói riêng và của tỉnh Phú Thọ nói chung.
Thu nhập - mức sống
Theo số liệu tháng 12/2003, toàn huyện có tổng sản lượng lương thực quy thóc đạt 46.534 tấn, bình quân lương thực trên khẩu là 4000,17kg/người/năm. Tổng giá trị sản xuất trong năm 2003 là 447.062,5 triệu đồng.
Số hộ nghèo còn gần 8,1%.
Số hộ giầu khoảng 16,8%.
3. Cơ sở vật chất kỹ thuật
3.1. Giao thông
Lâm Thao là cửa ngõ quan trọng của thành phố Việt Trì và của các tỉnh phía bắc. Do đó hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt dày đặc và phát triển. Trên địa bàn huyện có đủ các loại đường từ đường Quốc lộ đến thôn xóm, bao gồm: Đường Quốc lộ 32c khoảng 20km, đường tỉnh lộ 308 và 310 đều dải nhựa chất lượng tốt, đường huyện lộ dài 8,9km, đường liên xã đã và đang được bê tông hoá.
Với hệ thống giao thông dày đặc và thuận tiện đã góp phần không nhỏ cho việc thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội trên địa bàn huyện.
3.2. Thuỷ lợi
Diện tích đất thuỷ lợi trong toàn huyện là 564,33ha, chiếm 4,29% tổng diện tích tự nhiên và chiếm 29,16% tổng diện tích đất chuyên dùng, bao gồm toàn bộ hệ thông kênh mương, hồ đập chứa nước.
Diện tích đất thuỷ lợi tương đối lớn, tuy nhiên hiện nay mới chỉ cứng hoá được một phần, khả năng phục vụ đạt 92,5% nhu cầu nước tưới, tiêu cho sản xuất nông nghiệp. Trong đó diện tích tưới chủ động là hơn 600ha, diện tích bị úng cục bộ là 29ha, úng thường xuyên là 350ha.
Lâm Thao là huyện có có tiềm năng về phát triển nông nghiệp, do đó công tác thuỷ lợi cần được quan tâm, nâng cấp và cải tạo để đáp ứng nhu cầu nước tưới, tiêu cho sản xuất nông nghiệp toàn huyện.
3.3. Công trình xây dựng
* Hệ thống trường học bệnh viện, trạm xá, UBND xã, thị trấn
Nhìn chung hệ thống các công trình xây dựng trong toàn huyện khá đồng bộ, ở hầu hết các xã đều có trạm xá, trường cấp 1, cấp 2, UBND xã đã đáp ứng yêu cầu phục vụ cho toàn xã cũng như huyện.
Hệ thống trường học ở các xã: Hầu hết đã có trường cấp 1 và cấp 2 được xây dựng kiên cố 2 tầng đáp ứng nhu cầu dạy và học cho giáo viên và học sinh. Chất lượng dạy và học không ngừng được nâng lên, số học sinh đến trường tăng cả về số lượng và chất lượng.
Dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng: Trên địa bàn huyện hệ thống y tế khá phát triển, bao gồm một bệnh viện huyện ở thị trấn Lâm Thao ngoài ra còn có các trạm y tế giữa các nhà máy xí nghiệp, 100% các xã có trạm y tế. Trong đó số giường bệnh, cán bộ y tế đủ về số lượng so với dân số. Bình quân cán bộ y tế là 4 người/trạm, thuốc và trang thiết bị được cấp đủ sử dụng. Cơ sở vật chất các trạm y tế đã được nâng cấp, sửa chữa và xây dựng mới đủ đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân trong huyện.
4. Hiện trạng sử dụng đất đai
Theo số liệu thống kê, diện tích huyện Lâm Thao theo địa giới hành chính tháng 10/2003 thì tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 12060,81ha, trong đó:
- Đất nông nghiệp 7351,56 ha, chiếm 60,7% tổng diện tích tự nhiên
- Đất lâm nghiệp:697,77 ha, chiếm 5,7% tổng diện tích tự nhiên
- Đất chuyên dùng:1.746,21 ha, chiếm 14,5 % tổng diện tích tự nhiên
- Đất ở: 576,75 ha, chiếm 4,8 % tổng diện tích tự nhiên
- Đất chưa sử dụng và sông suối: 1.688,52 ha, chiếm 14,0 % tổng diện tích tự nhiên. Kết quả cụ thể được thể hiện trong bảng 1:
Bảng 1: Cơ cấu sử dụng các loại đất
Loại đất
Mã số
Tổng diện tích(ha)
Cơ c ấu
(%)
Tổng diện tích
01
12060.81
100
I. Đất nông nghiệp
02
7351.56
61.0
1.Đất trồng cây hàng năm
03
5557.23
75.6
a.Đất lúa màu
04
4821.7
86.8
b.Đất trồng cây hàng năm khác
12
735.53
13.2
2. Đất vườn tạp
17
1585.34
21.6
3. Đất trồng cây lâu năm
18
7.23
0.1
4.Đất có mặt nước NTTS
26
201.76
2.7
II. Đất lâm nghiệp
30
667.67
5.7
1.Rừng tự nhiên
31
17.77
2.5
a. Đất có rừng sản xuất
32
4.67
26.3
b.Đất có rừng phòng hộ
33
c. Đất có rừng đặc dụng
34
13.10
73.7
2.Rừng trồng
35
680.0
97.4
a.Đất có rừng sản xuất
36
583
85.7
b. Đất có rừng phòng hộ
37
c. Đất có rừng đặc dụng
38
97.00
14.3
3. Đất ươm cây giống
39
III. Đất chuyên dùng
40
1746.21
14.5
1. Đất xây dựng
41
323.43
18.4
2. Đất giao thông
42
706.84
40.5
3. Đất thuỷ lợi
43
537.90
30.8
4.Đất di tích lịch sử- văn hoá
44
15.20
0.9
5. Đất an ninh quốc phòng
45
34.0
2.0
6.Đất khai thác khoáng sản
46
2.99
0.2
7. Đất làm nguyên vật liệu XD
47
35.44
2.0
8. Đất nghĩa trang, nghĩa địa
49
83.81
4.8
9.Đất chuyên dùng khác
50
7.6
0.4
IV.Đất ở
51
576.75
4.8
1. Đất ở đô thị
52
19.20
3.3
2. Đất ở nông thôn
53
557.55
96.7
V.Đất chưa sử dụng
54
1688.52
14.0
1. Đất bằng chưa sử dụng
55
129.04
7.6
2.Đất đồi núi chưa sử dụng
56
167.51
9.9
3.Đất có mặt nước chưa SD
57
100.61
6.0
4.Đất sông suối
58
1291.08
76.4
5.Đất chưa sử dụng khác
60
0.28
0.1
III. Kết quả hoạt động của ngành địa chính huyện Lâm Thao trong những năm qua.
Từ khi luật đất đai năm 1993 ra đời, đặc biệt là sau khi tổng cục Địa Chính được thành lập (22/12/1994 ), UBND huyện Lâm Thao đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và UBND xã, thị trấn thực hiện tốt vai trò quản lý Nhà Nước về đất đai, trong đó UBND huyện Lâm Thao đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và UBND xã, thực hiện tốt vai trò quản lý nhà nước về đất đai, trong đó UBND huyện luôn bám sát 7 nội dung quản lý Nhà Nước về đất đai theo quy định tại điều 13 - Luật đất đai, nổi trội ở một số mặt:
1. Công tác đăng ký thống kê, lập hồ sơ cấp GCNQSDĐ.
1.1. Công tác đăng ký -thống kê đất đai.
Thực hiện chỉ thị số 24/1999 CT - TTg ngày 18/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ và kế hoạch 2434/KH - UB tỉnh Phú Thọ về tổng kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng năm 2000, UBND huyện Lâm Thao đã tổ chức công tác tổng kiểm kê đất đai và xét duyệt số liệu của 15 xã và 1 thị trấn.
Việc thống kê đất đai hàng năm cũng như các đợt kiểm kê lớn của Nhà nước (1995-2000). UBND huyện xây dựng kế hoạch và giao cho phòng ban chuyên môn chỉ đạo làm tốt công tác này. Hàng năm UBND huyện đều tổ chức thành lập đoàn kiểm tra liên ngành gồm Thuế, Địa chính, Thống kê, Kế hoạch... xuống trực tiếp các xã có biến động đất đai để kiểm tra, lập hồ sơ biến động, báo cáo đầy đủ để sở địa chính phê đuyệt
1.2. Công tác lập hồ sơ cấp GCNQSDD
Thực hiện công tác này từ năm 1993 đến nay, huyện đã chỉ đạo ngành địa chính thực hiện Quyết định 201/ CP ngày 14/7/1989 của Chính phủ về quy trình cấp GCNQSDĐ, kế hoạch số 873/KH-UB ngày 12/5/1998 của UBND tỉnh Phú Thọ về tổ chức triển khai lập hồ sơ cấp GCNQSDĐ theo chỉ thị số 10/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, quyết định số 10/QĐ-KHTC ngày 22/2/2000 của giám đốc sở Địa chính tỉnh Phú Thọ về chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước năm 2000 cho phòng địa chính các huyện thành thị và thực hiện chỉ thị 18/1999/CT–TTg của Thủ tướng Chính phủ, kế hoạch 1958/KH-UB của UBND tỉnh, toàn huyện đến nay đã có 16/16 xã, thị trấn lập hồ sơ cấp GCNQSDĐ. Tổng số có 29.768 hộ được cấp giấy, đạt 96,8% tổng số hộ với diện tích là 6.976,39ha. Trong đó đất nông nghiệp là 6.208,2ha đạt 97,08% tổng diện tích đất nông nghiệp, đất ở nông thôn là 507,59ha, đạt 90,4% tổng điện tích đất ở, đất lâm nghiệp là 260,6ha đạt 84,95% nhìn chung công tác cấp GCNQSDDD đã cơ bản hoàn thành
2. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Thực hiện quyết định 863/QĐ-UB ngày 27/12/1992 của UBND tỉnh Vĩnh phú (cũ) về qui hoạch phân bổ sử dụng đất cấp xã, phường, thị trấn giai đoạn 1993-2000, UBND huyện đã chỉ đạo các xã lập xong quy hoạch và trình cấp trên phê duyệt và đưa vào sử dụng từ năm 1995-2000, trên cơ sở quy hoạch được duyệt UBND các xã và UBND huyện đã thực hiện nghiêm túc góp phần phát triển kinh tế trên địa bàn huyện, hạn chế được nhiều sai phạm trong quản lý và sử dụng đất ở cơ sở, đặc biệt là việc giao đất trái thẩm quyền.
Năm 2000, thực hiện quyết định 2503/ QĐ-UB ngày 18/9/2000 của UBND tỉnh Phú Thọ, UBND huyện Lâm Thao đã chỉ đạo các xã tổ chức lập quy hoạch sử dụng đất cấp xã giai đoạn 2000-2005. Ngày 31/12/2001, sau khi được Sở địa chính thẩm định, đồng ý, UBND huyện Lâm Thao đã ra quyết định phê duyệt quy hoạch cho từng xã. Trên cơ sở quy hoạch 2000-2005, các xã đã lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm đã được phê duyệt. Song song với công tác lập quy hoạch cấp xã, UBND huyện Lâm Thao cũng đã lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện giai đoạn 2000-2010 và đã được UBND tỉnh phê duyệt Thông qua quy hoạch kế hoạch sử dụng đất hàng năm giúp các xã cũng như huyện định hướng được việc sử dụng đất trong tương lai, tránh được những vi phạm trong quản lí và sử dụng đất.
3. Giao đất, thu hồi đất, lập hồ sơ cho thuê và chuyển quyền sử dụng đất
3.1. Giao đất và thu hồi đất
Từ năm 1993 trở lại đây, nhu cầu về đất cho nhân dân là rất lớn. Hầu hết các xã đã lập hồ sơ xin cấp đất làm nhà ở cho nhân dân theo đúng quy định của Luật đất đai. Huyện Phong Châu cũ và huyện Lâm Thao thực hiện nhiệm vụ này theo đúng thẩm quyền quy định.
Tổng số quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền cho phép nhân dân làm nhà ở là 67 quyết định ( tính từ ngày 1/1/1993 đến nay) qua đó đã đáp ứng được nhu cầu đất ở cho nhân dân, hạn chế được sự tự ý làm nhà hoặc giao đất trái thẩm quyền, đồng thời thu được ngân sách đáng kể cho Nhà nước.
Cũng trong giai đoạn 1993-2003 đã có 68 quyết định của cấp có thẩm quyền cấp đất cho các tổ chức làm trụ sở và một số dự án về giao thông, thuỷ lợi trên địa bàn với diện tích là 139,9ha, diện tích thực cấp là 140,04ha.
Về công tác thu hồi đất trên địa bàn huyện cũng thực hiện tương đối tốt. tính từ 1/1/1996 đến nay có 18 quyết định thu hồi đất nhằm phục vụ cho 51 dự án, công trình được phê duyệt trên địa bàn huyện
3.2. Lập hồ sơ cho thuê và chuyển quyền sử dụng đất
* Lập hồ sơ thuê đất cho các tổ chức
Thực hiện Chỉ thị 245/TTg của Thủ tướng Chính phủ về lập hồ sơ sử dụng đất và cho thuê đất, UBND huyện Lâm thao đã yêu cầu các đơn vị, tổ chức lập hồ sơ thuê đất trình cấp trên phê duyệt.
Trên địa bàn huyện có tổng 43 tổ chức doanh nghiệp phải lập hồ sơ thuê đất hiện nay tất cả các tổ chức đều đã cơ bản lập xong hồ sơ thuê đất và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
* Chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Từ năm 1993 đến nay tổng số hộ làm hồ sơ chuyển quyền sử dụng đất theo đúng quy định, được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Tuy nhiên vẫn còn một số hộ ở các xã không làm thủ tục chuyể quyền theo quy định mà tự ý chuyển nhượng cho nhau.
4. Công tác quản lý và sử dụng đất công ích
Đất công ích của các xã được phân bổ và điều chỉnh ngay từ khi thực hiện nghị định 64/CP của Chính phủ từ năm 1994. Theo nghị định 64/CP đã quy định mỗi xã phải để lại 5% quỹ đất nông nghiệp để làm quỹ đất công ích, do UBNDxã quản lý.
Tuy nhiên quá trình triển khai từng xã chưa thống nhất có xã để lại theo đúng quy định, có xã để lại 7-10% thậm chí có xã để lại tới 20%. Nguyên nhân chủ yếu là do một số xã trước khi thực hiện nghị định 64/CP đã cho thuê đất ao, đất màu, đất bãi... (với thời gian 3-5 năm ) do đó không đưa vào quỹ đất để giao.
Tổng diện tích đất công ích do UBND các xã quản lí là 642,79 ha, chiếm 11,03% tổng điện tích đất nông nghiệp toàn huyện, tổng số tiền thu được từ đất công ích là: 8.242.630.900đồng
5. Công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân
Trên địa bàn huyện Lâm thao đã có rất nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, trong đó vấn đề tranh chấp đất đai chiếm tỷ lệ lớn những vụ việc không phức tạp được giải quyết qua các buổi tiếp dân, một tháng 2 kỳ. Những vụ việc phức tạp, UBND huyện thành lập đoàn thanh tra liên ngành để thẩm tra làm rõ vụ việc. Giao cho phòng địa chính hoặc ban thanh tra huyện đứng ra giải quyết sau đó báo cho UBND huyện để kết luận hoặc ra quyết định để giải quyết theo đúng quy định của Luật khiếu nại, tố cáo. Chính vì vậy mà số vụ khiếu nại tố cáo vượt cấp đã giảm, đặc biệt từ khi tái lập huyện Lâm Thao thì chưa có vụ nào tái khiếu tái tố xảy ra. Việc giải quyết đơn giản thư khiếu nại trong lĩnh vực đất đai của công dân được giải quyết kịp thời, không để tồn đọng.
6. Công tác bồi dưỡng đào tạo cán bộ
Những năm gần đây, huyện đã đào tạo điều kiện cho 16 cán bộ địa chính xã dự lớp bồi dưỡng nghiệp vụ và 7 đồng chí học địa chính - hệ tại chức ở trường trung học nông nghiệp - Khải xuân Phú Thọ. Ngoài ra còn tổ chức các đợt tập huấn nghiệp vụ hàng năm cho cán bộ địa chính để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.
IV. Kết quả công tác thanh tra kiểm tra đất đai ở huyện
Trong những năm qua (1993-2003) thực hiện các chính sách của Nhà nước về đất đai, tình hình quản lí và sử dụng đất đai trên địa bàn huyện đã có nhiều tiến bộ, đặc biệt là công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lí và sử dụng đất trên địa bàn huyện ngày càng được chú trọng hơn, cụ thể:
1. Thanh tra các cơ quan quản lí nhà nước về đất đai
1.1. Giai doạn 1993-1998
Trong giai đoạn này công tác thanh tra, kiểm tra tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện Phong Châu (cũ)tiến hành
- Khi chưa tách huyện, công tác quản lý Nhà nước về đất đai gặp nhiều khó khăn hơn, do địa bàn huyện rộng không thể quản lý một cách chặt chẽ tới từng xã, vì vậy công tác quản nhà nước về đất đai còn bị buông lỏng dẫn đến nhiều vi phạm trong quản lý và sử dụng đất ở các xã mà nổi cộm lên là tình trạng cấp đất trái thẩm quyền tình trạng mua bán tự do, lấn chiếm đất đai...
- Trước tình trạng đó, thi hành Nghị quyết của Thường trực UBND Huyện ngày 19/10/1993 & quyết định số 182 ngày 20/10/1993 của UBND Huyện về việc thành lập đoàn thanh tra liên ngành. Đoàn thanh tra tiến hành kiểm tra 12/17 xã, thấy trên thực tế đã có nhiều xã buông lỏng quản lý Nhà nươc về đất đai, để dân làm nhà trái phép không có biện pháp xử lý, tình trạng lấn chiếm đất đai xảy ra phổ biến như hiện tượng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, bờ đê để làm lều quán kinh doanh.... bên cạnh đó còn có tình trạng là:
+ Tự ý giao thừa đất cho các hộ đã có quyết định cấp đất ở của cấp có thẩm quyền. Hộ thì cấp 200m2 có hộ lại cấp 300m2 gây nên nhiều thắc mắc, khiếu kiện trong nhân dân, điển hình là xã Thạch Sơn, năm 1998 đã nổi lên khiếu kiện đông người rất phức tạp chỉ sau khi có quyết định giải quyết của UBND tỉnh sự việc mới dần trở lại bình thường.
+ UBND xã tự ý xác nhận tính hợp pháp của các thửa đất từ đó cho phép mua, bán, chuyển nhượng trái phép hoặc đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng như làm phát sinh nhiều khiếu kiện trong dân mà điển hình là xã Tiên Kiên có hộ ông Lê Văn Tuyến tự ý bán đất chưa hợp pháp cho 4 hộ, các hộ do UBND xã đề nghị cấp giấy chứng nhận ở khu vực trường cấp 3 Phong Châu, khi chưa có quyết định giao đất hợp pháp... tình trạng này đã gây nên khiếu kiện kéo dài. UBND huyện phải ra quyết định thu hồi 117 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở Tiên Kiên.
+ Các xã, thị trấn một số tự ý lấn chiếm đất đai, làm nhà trái phép trên đất công gây nên khiếu kiện kéo dài. UBND huyện phải mất rất nhiều thời gian để giải quyết.
+ Đặc biệt tình trạng cấp đất trái thẩm quyền và thu tiền của nhân dân không đúng quy định xảy ra phổ biến trong giai đoạn này.
Qua thanh tra đã phát hiện một số xã giao đất ở không đúng thẩm quyền và thu tiền từ việc giao đất để xây dựng cơ sở hạ tầng của xã mà điển hình là một số xã sau:
Bảng 2: Các xã giao đất không đúng thẩm quyền
STT
Tên Xã
Số Hộ
Diện Tích(m2)
1
Tứ xã
515
114.515
2
Sơn dương
342
84.718
3
Bản nguyên
63
12.55
4
Tiên kiên
50
5.040
Những xã trên chủ yếu giao đất thổ cư cho một số trường hợp giao kèm đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, một số trường hợp giao cho mục đích kinh doanh, đất chuyên dùng. Huyện đã xử phạt và kỷ luật tập thể lãnh dạo các xã trên. Trong các xã trên tiêu biểu có 2 xã là Tứ xã và Sơn dương đã giao bán đất và thu tiền của nhân dân không nộp vào ngân sách nhà nước mà dùng số tiền đó xây dựng đường điện và cơ sở hạ tầng ở xã mình, cụ thể:
+ Xã Tứ Xã: Tiến hành giao đất cho tổng số hộ trong toàn xã là 515 hộ với diện tích là 114.515m2, số tiền phải thu là:
1.507.826.712 đồng, số tiền đã thu là 1.441.357.721 đồng, trong đó xã đã chi 739.644.189 đồng cho xây dựng điện, qúa trình tổ chức bán đất của UBND xã như sau:
UBND giao cho 2 HTXNN trực tiếp bán đất canh tác cho nhân dân làm thổ cư thời gian giao trước mắt đến năm 2000, thu tiền giá cao 1 lần để lấy tiền xây dựng đường điện, cụ thể theo bảng sau:
Bảng tổng hợp toàn xã (tổng diện tích đã bán)
ĐVT: m2
Tên HTX
._.ước bằng bê tông và xây cổng đè lên làm nước thải chảy lên mặt đường và đổ vào cổng nhà ông.
- Ông không chấp nhận Quyết định số 19/QĐ-UB ngày 8/4/2000 của UBND xã Chu Hoá.
- Đề nghị kiểm tra xác định ranh giới giữa đất ông và gia đình ông Nhất.
- Kiểm tra ai dẫn đạc làm sai lệch bản đồ toạ độ so với bản đồ 299 đối với thửa đất của ông trong khi không có gì thay đổi.
Sau khi kiểm tra, xác minh thực địa và làm việc với các hộ có liên quan. Phòng Địa chính báo cáo như sau:
I- Kết quả kiểm tra xác minh.
1- Nguồn gốc và quá trình sử dụng thửa đất của gia đình ông Nguyễn Văn Tương:
- Năm 1993 ông Nguyễn Văn Tương nhận chuyển quyền sử dụng đất của ông Nguyễn Văn Chiêm tại thửa số 12 tờ bản đồ số 3 xã Chu Hoá.
- Ngày 20/3/1993 UBND xã Chu Hoá đã tiến hành giao đất cho ông Nguyễn Văn Tương tại thực địa. Biên bản giao đất thể hiện rõ: Chiều rộng thửa đất là 10,5m, chiều dài là 37,5m. Trong biên bản không ghi rõ vị trí mốc giới và diện tích. Nhưng qua xác định tại thực địa. Chiều dài thửa đất được tính từ mép ngoài rãnh dọc đường 310 (cũ) nay là quốc lộ 32C.
- Năm 1998 ông Nguyễn Văn Tương được UBND huyện Phong Châu (cũ) cấp giấy CNQSD đất số 01818 ngày 8/12/1998. Diện tích cấp là 310 m2 (200 m2 đất ở, 110 m2 đất vườn)
- Tháng 11/1999 ông Nguyễn Văn Tương tiến hành xây bờ tường gạch bao quanh diện tích thửa đất của ông Nguyễn Văn Tương và ông Nguyễn Duy Nhất.
2- Quá trình giải quyết của UBND xã Chu Hoá.
- Trong khi ông Nguyễn Văn Tương xây dựng tường bao quanh thì ông Nguyễn Duy Nhất có đơn khiếu nại gửi UBND xã Chu Hoá. Đơn nêu ông Nguyễn Văn Tương xây dựng tường bao lấn sang đất thổ cư của ông.
- UBND xã đã tiến hành hoà giải giữa 2 gia đình nhiều lần nhưng không được. UBND xã Chu Hoá đã giao cho bộ phận chuyên môn đi kiểm tra thực địa. Sau khi kiểm tra thực địa, UBND xã đã lập biên bản đình chỉ việc xây dựng tường bao vủa ông Nguyễn Văn Tương.
- Tiếp sau đó UBND xã đã ra Quyết định số 19/QĐ-UB ngày 8/4/2000 của UBND xã Chu Hoá về việc thu hồi 7,9m2 đất của ông Nguyễn Văn Tương và buộc ông Tương phải tự tháo rỡ tường bao trả lại phần đất đã lấn chiếm của ông Nguyễn Duy Nhất. Ông Nguyễn Văn Tương không nhất trí với cách giải quyết của UBND xã Chu Hoá, nên đã viết đơn gửi các cơ quan có liên quan của huyện Lâm Thao đề nghị giải quyết.
3- Kết quả kiểm tra xác minh của Phòng Địa chính.
- Diện tích đất của ông Nguyễn Văn Tương theo biên bản giao đất ngày 20/3/1993 của UBND xã Chu Hoá là 393,75 m2 (10,5 x 37,5) (trong đó có cả hành lang ATGT đường bộ)
- Theo GCNQSD đất UBND huyện Phong Châu (cũ) đã cấp cho ông Nguyễn Văn Tương diện tích đất là 310 m2 là đã trừ 83,75 m2 đất thuộc hành lang ATGT đường tỉnh lộ 310 (nay là quốc lộ 32C).
- Ngày 13/5/2000 Phòng Địa chính cùng UBND xã Chu Hoá kiểm tra hiện trạng sử dụng đất của hộ Nguyễn Văn Tương thấy như sau:
Hộ ông Tương đang sử dụng diện tích là 364 m2 tính từ mép ngoài rãnh dọc của quốc lộ 32C. Nếu trừ diện tích hành lang ATGT theo qui định từ mép ngoài rãnh dọc ra 2 bên là 10 m thì diện tích đất ông Tương còn sử dụng là 259m2.
So sánh giữa sơ đồ trong biên bản giao đất ngày 20/3/93 với bản đồ 299 đo vẽ năm năm 1987 và bản đồ toạ độ địa chính xã Chu Hoá: Về hình thể và chiều dài thửa đất của ông Nguyễn Văn Tương kích thước chiều dài thửa đất được thể hiện như sau:
- Theo biên bản giao đất là: 37,5 m
- Theo bản đồ 299 là: 39 m (cạnh giáp đường xóm)
- Theo bản đồ toạ độ là: 29,5 m
- Thực tế kiểm tra: 35,5 m
Còn chiều rộng thửa đất của ông Nguyễn Văn Tương giữa các tài liệu đều thống nhất với nhau, qua xem xét thực điạ thấy bờ tường rào theo chiều dài thửa đất ông Nguyễn Văn Tương đã xây ở đoạn cuối phần giáp với đất của ông Nguyễn Duy Nhất, ông Tương đã tự xây lùi vào đất của mình là 1,05m với chiều dài 4,05 m. Như vậy ông Tương đã tự nguyện bớt diện tích đất của mình theo biên bản giao đất là 4,25 m2. Tổng diện tích thửa đất của ông Nguyễn Văn Tương đang sử dụng là 364 m2, còn thiếu so với diện tích đất xã Chu Hoá đã giao ngày 20/3/1993 là 30 m2 (393,75 - 364 ) m.
Rãnh thoát nước từ đất nhà ông Nguyễn Văn Tương chảy qua đường xóm ra rãnh công cộng đã bị ông Nguyễn Duy Nhất phá bỏ và xây 2 trụ cổng lên trên.
II/ Kết luận:
- Về bản đồ toạ độ địa chính xã đang sử dụng có sai sót là do lỗi của tổ công tác không chỉnh lý bản dồ khi hoàn chỉnh hồ sơ địa chính cấp giấy chứng nhận. Đề nghị UBND xã Chu Hoá cho sửa chữa lại đúng hiện trạng các thửa đất có liên quan. - UBND xã Chu Hoá ra Quyết định số 19/QĐ-UB ngày 8/4/2000 V/v giải quyết tranh chấp đất đai giữa hộ ông Nguyễn Văn Tương và Nguyễn Duy Nhất sau đó đã ra Quyết định số 20/QĐ-UB ngày 29/4/2000 thu hồi Quyết định số 19/QĐ-UB ngày 8/4/2000.
Việc thu hồi và bãi bỏ hiệu lực của quyết định số 19/QĐ-UB của UBND xã Chu Hoá là việc làm đúng mức.
Qua kiểm tra xác minh hộ ông Nguyễn Văn Tương đã xây bờ tường bao trong phần diện tích đất đã được UBND xã Chu Hoá giao ngày 20/3/1993 và phù hợp với giấy CNQSDĐ do UBND huyện Phong Châu cấp ngày 9/12/1998. Xét thực tế hộ ông Nguyễn Văn Tương đã có sự nhân nhượng đối với hộ ông Nguyễn Duy Nhất. Hộ ông Nguyễn Văn Tương không lấn chiếm đất của ông Nguyễn Duy Nhất.
Việc hộ ông Nguyễn Duy Nhất phá rãnh thoát nước do ông Nguyễn Văn Tương xây qua đường vào xóm là có thật. Yêu cầu hộ ông Nguyễn Duy Nhất không phục lại rãnh nước cho ông Nguyễn Văn Tương.
Việc tiêu thoát nước từ đường quốc lộ 32C chảy xuống, giữa các hộ cần có sự bàn bạc thống nhất và UBND xã có sự chỉ đạo để không gây ảnh hưởng đến các hộ có liên quan.
Đường ranh giới giữa các thửa đất của các hộ giữ nguyên như hiện trạng kiểm tra ngày 13/5/2000.
Ngày 23/6/2000 Phòng Địa chính đã thông qua bản dự thảo báo cáo với nội dung như trên tại hội nghị gồm có các đại biểu HĐND xã, cán bộ tư pháp, cán bộ địa chính xã và hộ ông Nguyễn Văn Tương, hộ ông Nguyễn Duy Nhất có giấy mời nhưng vắng mặt.
Sau đó đã lấy ý kiến tham khảo của đồng chí Bí thư đảng uỷ, chủ tịch mặt trận và chủ tịch xã Chu Hoá. Mọi người đều thống nhất với nội dung bản báo cáo.
Riêng ông Nguyễn Văn Tương đề nghị được công nhận đường ranh giới như biên bản giao đất ngày 20/3/1993.
Kiến nghị:
Phòng Địa chính đề nghị giữ nguyên hiện trạng đường ranh giới giữa các thửa đất như thực trạng ngày 13/5/2000 đã được Phòng Địa chính và UBND xã Chu Hoá kiểm tra.
Phòng địa chính Lâm Thao
Vụ 2: Về việc giải quyết đơn đề nghị và tố cáo của 8 hộ dân khu 5, xã Hy Cương. Nội dung như sau:
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Đơn kiến nghị
Kính gửi: UBND xã Hy Cương, HĐND xã, Đảng uỷ xã Hy Cương.
Đồng kính gửi UBND huyện Lâm Thao, HĐND huyện Lâm Thao và Phòng NN & PTNT.
Chúng tôi là dân cư khu 5, thôn Hóc Đá xã Hy Cương có tên sau đây:
1- Đào Ngọc Phương 5- Bùi Văn Tấn
2- Nguyễn Văn Long 6- Đào Văn Hùng
3- Nguyễn Văn Khắc 7- Triệu Văn Thế
4- Triệu Văn Thống 8- Nguyễn Văn Toản
Và tất cả các hộ ở đồi Mả Vỹ viết đơn kiến nghị với các cấp có thẩm quyền gồm 6 nội dung sau:
- Ông Đào Văn Lộc ở khu 2 xã Hy Cương được cấp có thẩm quyền cấp đất ở xứ Hóc Đá vào năm nào?
- Ông Đào Văn Lộc có đúng là chủ hộ không?
- Thủa đất nhà ông Lộc thuộc bản đồ qui hoạch số mấy, ô số qui hoạch bao nhiêu, cấp có thẩm quyền duyệt năm nào?
- Ông Đào Văn Lộc mua với nhà nước là bao nhiêu m2 đất?
- Ông Đào Văn Lộc mua bán chuyển nhượng quyền sử dụng đất qua cấp nào? cấp nào có quyền cấp đất, chuyển nhượng và đã chuyển nhượng chưa.
- Nay bố con ông Lộc đã chặt phá hàng trăm cây thông được nhà nước trồng từ 1982 để phủ xanh đất trắng khôi phục sinh thái cho Đền Hùng để làm vườn tư của gia đình, gia đình ông Lộc ngang nhiên phá hoại tài sản của công mà cả nước đã phải bỏ rất nhiều tiền của và công sức vào để xây dựng và tôn tạo. Gia đình ông Lộc đã chiếm dụng hơn 5000 m2 đất trái phép thuộc quĩ đất của nhà nước quản lý.
Nay bố con ông Đào Văn Lộc bán số đất này lấy 270 triệu sử dụng riêng cho cá nhân gia đình, "1 sự làm giàu bất chính". Nếu tất cả nhân dân chúng tôi đều làm như gia đình ông Lộc "Chắc chắn Hy Cương sẽ sống toàn bộ ở nhà 4 tầng âm".
Vậy tập thể dân cư thôn Hóc Đá khu 5 chúng tôi kiến nghị với cấp có thẩm quyền Nhà nước:
1- Thu hồi lại số đất hơn 5000 m2 mà gia đình ông Lộc đã lấn chiếm.
2- Có biện pháp hành chính với việc chặt phá rừng lấn chiếm đất mà nhà nước đã ban hành với gia đình ông Đào Văn Lộc nhất là ông Đào Văn Khoát là con trai sống trong cùng nhà "Là cán bộ chi hội hội cựu chiến binh khu 5, đảng viên ĐCSVN, sinh hoạt tại đội 5 xã Hy Cương" quần chúng nhân dân chúng tôi không biết có học được gì ở người đảng viên này cũng như các việc của gia đình bố con ông Đào Văn Lộc và Đào Văn Khoát để đem lại sự công bằng, văn minh, dân chủ mà Đảng, Nhà nước vẫn thường kêu gọi.
Vậy chúng tôi làm đơn kiến nghị khẩn thiết giải quyết để làm gương cho các hộ khác tôn trọng pháp luật cũng như luật đất đai.
Hy Cương ngày 16 tháng 3 năm 2003
Người viết đơn
Nguyễn Văn Khắc
UBND huyện Lâm thao
Phòng NN & PTNT
Số: 61/BC-NN
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Lâm Thao, ngày 29 tháng 5 năm 2003
báo cáo của phòng NN & PTNT
Về kết quả giải quyết đơn đề nghị, tố cáo của 8 hộ dân khu 5 xã Hy Cương
UBND huyện Lâm Thao nhận được đơn khiếu nghị của 8 hộ dân khu 5 xã Hy Cương của ông Đào Ngọc Phương, Nguyễn Văn Long, Nguyễn Văn Khắc, Triệu Văn Thống, Bùi Trọng Tấn, Triệu Văn Thế, Nguyễn Văn Toản với nội dung hỏi, kiến nghị, tố cáo ông Đào Văn Lộc không có giấy tờ hợp lệ về đất thổ cư, tự ý cơi nới lấn chiếm mở rộng diện tích đất thổ cư trên 5000 m2 và tự ý chặt phá hàng trăm cây thông của Nhà nước, mua bán chuyển nhượng đất đai, thu lời bất chính.
Sau khi xem xét nội dung đơn, UBND huyện Lâm Thao đã giao cho Phòng NN & PTNT xem xét, giải quyết.
Căn cứ luật đất đai năm 1993 và luật sửa đổi bổ xung một số điều của luật đất đai năm 1998 và năm 2001.
- Căn cứ vào biên bản làm việc ngày 15/05/2003 giữa Phòng NN & PTNT, UBND xã Hy Cương, các ông đứng tên trong đơn kiến nghị và ông Đào Văn Lộc, Phòng NN & PTNT huyện Lâm Thao báo cáo kết quả kiểm tra, xem xét như sau:
1- Đối với nộ dung kiến nghị làm rõ nguồn gốc đất của ông Đào Văn Lộc.
Ông Đào Văn Lộc đến ở tại khu đồi Mả Vỹ từ năm 1989, đến năm 1990 ông được Nhà nước cấp đất thổ cư, diện tích cấp là 300 m2. Quyết định cấp đất số: 371/QĐ-UBND ngày 11/09/1990 tại Hóc Đá do Phó chủ tịch UBND huyện Phong Châu ký. Tuy nhiên do thời điểm khi đó, về trình tự, thủ tục cấp đất chưa qui định rõ, nên về phía Nhà nước cấp xã cũng chưa có bản vẽ qui hoạch giao đất mà chỉ thể hiện bằng danh sách cấp đất, địa điểm và diện tích được cấp, UBND xã cũng không tiến hành giao đất tại thực cho ông Lộc.
Sau khi ông Lộc đến ở năm 1989, năm 1990, ông Lộc có quyết định giao đất, ông Lộc đã tự khai phá, mở rộng diện tích để trồng cây cối, hoa màu và trồng bạch đàn diện tích gia đình ông đăng ký với UBND xã và kê khai nộp thuế năm 1992 có diện tích là 2.250 m2.
Năm 2002 sau khi Nhà nước làm xong quốc lộ 32C và UBND xã Hy Cương đo đạc, lập bản đồ và hoàn chỉnh hồ sơ địa chính để cấp GCN quyền sử dụng đất cho nhân dân, thì khuân viên diện tích khu đất thổ cư của ông Lộc có diện tích là 5.562 m2.
2- Đối với diện tích chuyển nhượng đất đai.
Năm 2002, ông Lộc đã lập hồ sơ chuyển nhượng bớt 1 phần khu đất vườn do gia đình ông quản lý cho ông Trung và ông Đông.
Diện tích chuyển nhượng là: Chiều dài mặt đường là 30 m và chiều sâu vào trong là 30 m, diện tích khoảng 1.000 m2.
Việc chuyển nhượng đất đai giữa ông Lộc với các ông Trung và Đông đã được UBND xã Hy Cương đồng ý, cho phép và xác nhận vào hồ sơ, tuy nhiên do còn vướng mắc về đơn kiến nghị, nên UBND huyện Lâm Thao chưa xác nhận, cho phép chuyển nhượng được.
3- Về nội dung chặt phá thông của Nhà nước.
Khu đồi Mả Vỹ trước năm 1988 là đất lâm nghiệp, tổng diện tích của khu đồi này là 28.300 m2. Tuy nhiên do không rõ chủ quản lý, sử dụng giữa UBND xã Hy Cương và ban quản lý khu di tích lịch sử Đền Hùng nên một số hộ dân xã Hy Cương đã đến để làm nhà và trồng màu, nên diện tích đất lâm nghiệp không còn mà chuyển sang thành đất ở và đất vườn của một số hộ dân tại đây.
Trong đó có các hộ:
1- Hộ ông Lộc có quyết định cấp đất năm 1990 - diện tích 300 m2 - diện tích hiện nay là 5.562 m2.
2- Hộ ông Phương xã tự cấp năm 1984 - diện tích 300 m2 - diện tích hiện nay là 9.420 m2.
3- Hộ ông Thống huyện cấp năm 1988 - diện tích 300 m2 - diện tích hiện nay là 5.760 m2.
4- Hộ ông Khắc huyện cấp năm 1982 - diện tích 300 m2 - diện tích hiện nay là 7.995 m2.
5- Ông Triệu Văn Thế huyện cấp năm 1982 - diện tích 300 m2 - diện tích hiện nay là 2.860 m2.
Đối với các cây thông và bạch đàn có trên đồi Mả Vỹ từ trước khi các hộ đến ở do ban quản lý Đền Hùng trồng, tuy nhiên khi có các hộ đến tại đồi này thì giữa xã, Ban quản lý Đền Hùng và các hộ không có sự bàn giao thoả thuận hay hợp đồng trồng cây nào, mặt khác cho đến nay chưa có biên bản nào được lập vì việc chặt phá cây tại khu vực này, do vậy việc tố cáo ông Lộc tự ý chặt phá thông của Nhà nước là không có cơ sở.
Kết luận và kiến nghị.
I- Kết luận.
1. Đối với nội dung đơn kiến nghị của 8 hộ dân cư khu 5 - xã Hy Cương có nêu lên việc ông Lộc bán đất vườn cho 2 hộ là ông Trung và ông Đông là có thật, việc mua bán này được pháp luật thừa nhận, tuy nhiên còn có vướng mắc nên Nhà nước chưa phê duyệt. Việc ông Lộc thu lợi bất chính chưa có cơ sở để khẳng định, tuy nhiên việc chuyển nhượng phải theo đúng qui định của pháp luật.
2. Đối với nguồn gốc đất thổ cư của ông Lộc: ông Lộc cũng như một số ông trong khu vực, do UBND xã Hy Cương và UBND huyện cấp đất trước năm 1990. Về pháp lý Nhà nước thừa nhận mỗi hộ có 300 m2 là đất ở, số diện tích còn lại là đất vườn do xã giao. Ông Lộc đã có quyết định giao đất của huyện Phong Châu. Việc sử dụng đất của ông Lộc (đất ở và đất vườn) là hợp pháp, ông lộc đã được cấp GCN quyền sử dụng đất như các hộ khác trong khu đồi này.
3. Đối với nội dung ông Lộc chặt phá thông của Nhà nước, do không có cơ sở rõ ràng nên các hộ đã xin rút không tố cáo nội dung này.
II- Kiến nghị.
1. Đề nghị Nhà nước xem xét lại khu vực này, nếu có chủ trương mở rộng, làm mới các công trình phục vụ Đền Hùng, có sử dụng đến đất ở của khu vực này thì đề nghị không cho phép lập hồ sở mua bán, chuyển nhượng đất đai nhằm dễ thu hồi sau này, bao gồm hộ ông Lộc và các hộ khác trong khu vực.
2. Nếu không có chủ trương thu hồi đất khu vực này để sử dụng vào mục đích chung thì cho phép các hộ được sử dụng diện tích đất vườn, đất nông nghiệp tiếp tục đến năm 2013 thì thu hồi lại (trong phạm vi 28.300 m2).
Trên đây là báo cáo của Phòng NN & PTNT để UBND huyện biết xem xét và quyết định./.
Phòng NN & PTNT huyện Lâm Thao
Phó truởng phòng
Phan Văn Thảo
Vụ 3: Về việc giải quyết đơn đề nghị và tố cáo của bà Dương Thị Nhật khu 5, thôn Bồng Lạng, xã Hợp Hải, nội dung đơn như sau:
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------
Đơn đề nghị
Kính gửi: UBND huyện Lâm Thao qua UBND xã Hợp Hải.
Tên tôi là: Dương Thị Nhật. Cán bộ hưu trí, cư trú tại khu 5 - xóm Bồng Lạng - xã Hợp Hải.
Nay đề nghị với UBND huyện Lâm Thao 3 việc như sau:
I- Năm 1983 tôi đi công tác vắng, ở nhà UBND xã Hợp Hải lúc bấy giờ ông Xiêm là Phó chủ tịch, ông Tỵ là địa chính của xã có cắt của gia đình tôi mất 144 m2 ao và 72 m2 đất thổ cư cho gia đình nhà ông Lưu Hữu Chi đến nay tôi chưa rõ số diện tích của gia đình tôi bị cắt đó đã thuộc vào diện tích bìa đỏ nhà ông Chi, hay vẫn còn ở diện tích thổ cư của gia đình tôi.
Vậy, việc làm của UBND xã Hợp Hải đúng hay sai đối với chính sách đất đai của Nhà nước. Nếu đúng thì thôi mà nếu sai thì tôi đề nghị với UBND huyện Lâm Thao xem xét, giải quyết để gia đình tôi được lấy lại số diện tích nói trên.
II- Từ ngày ông Lê Hữu Tri được huởng số diện tích của gia đình tôi nói trên, ông Tri trải qua nhiều năm đào khoét đến nay đất thổ cư của gia đình tôi lở xuống báo nhiêu thì ông Tri lại đào khoét đắp sang phía nhà ông Tri bấy nhiêu. Vì vậy đến bây giờ cõi mốc không còn nữa, gia đình tôi đã có đơn lên UBND xã Hợp Hải đề nghị UBND xã Hợp Hải về xác minh và chỉ ra cỏi mốc cho gia đình tôi, nhưng UBND xã Hợp Hải và ban địa chính xã về làm việc 3 lần nhưng đến nay vẫn chưa xong và UBND xã Hợp Hải đã lập hồ sơ của tôi gửi lên UBND huyện Lâm Thao đến nay vẫn chưa thấy UBND huyện Lâm Thao giải quyết. Vậy tôi đề nghị UBND huyện Lâm Thao xem xét, giải quyết để tôi được thoả đáng.
III- Hiện nay gia đình tôi chưa được UBND huyện Lâm Thao cấp sổ bìa đỏ với lý do: Là tôi nhận khoán của hợp tác xã 4 thửa ruộng: 1 thửa 1 sào 9 thước cạnh bờ trục, thửa thứ 2 ngoài đồng lạc 14 thước, còn 2 thửa ở đồng cây đa với diện tích là 1 sào. Khi giao đất cơ bản cho gia đình tôi thì UBND xã Hợp Hải điều cho gia đình tôi 2 thửa ruộng đều là đất loại C 1 thửa cạnh bờ trục thì là thửa đầu trâu mỏm bò, vả lại cạnh bờ chuối chuột phá nhiều nên mỗi vụ tôi mất đất đi 1 tạ thóc. Thửa thứ 2 điều cho tôi là 1 miếng ruộng cao trên đỉnh đồng cát. Vì vậy tôi đã nhiều lần đến nhà ông trưởng khu 5 để đề nghị nhưng ông trưởng khu lại đổ cho UBND xã Hợp Hải. Đến UBND thì ban địa chính xã lại đổ cho ông trưởng khu. Do vậy, mà tôi chưa kí đơn điều chỉnh ruộng đất của UBND xã, đến nay gia đình tôi chưa có sổ bìa đỏ. Vậy tôi đề nghị UBND huyện Lâm Thao xem xét và cấp sổ bìa đỏ cho gia đình tôi.
Vậy tôi làm đơn này đề nghị với UBND huyện Lâm Thao xem xét ba vấn đề tôi đã nêu ở trên, giải quyết để gia đình tôi được thoả đáng.
Những lời tôi đề nghị trên, tôi xin nhận kỷ luật trước Đảng và chính quyền huyện Lâm Thao.
Hợp Hải, ngày 7 tháng 5 năm 2002
Người viết đơn
Dương Thị Nhật
Sau đây là kết quả giải quyết của phòng NN & PTNT :
UBND huyện Lâm thao
Phòng NN & PTNT
Số: 61/BC-NN
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Lâm Thao, ngày 29 tháng 11 năm 2002
báo cáo
Kết quả xác minh theo đơn đề nghị của bà
Dương Thị Nhật - Công dân xã Hợp Hải
------------------
- Ngày 27/5/2002 Phòng NN & PTNT huyện Lâm Thao nhận được đơn khiếu nại về đất đai đề ngày 7/5/2002 của bà Dương Thị Nhật - Công dân xã Hợp Hải.
- Căn cứ luật khiếu nại tố cáo ban hành ngày 02/12/1998.
- Căn cứ luật đất đai năm 1993 và luật sửa đổi bổ xung một số điều của luật đất đai năm 2001.
- Căn cứ hồ sơ địa chính xã Hợp Hải.
- Căn cứ biên bản làm việc ngày 27/11/2001 giữa phòng NN & PTNT - UBND xã Hợp Hải và các hộ có liên quan.
Phòng NN & PTNT xin báo cáo kết quả kiểm tra xác minh theo đơn đề nghị của Bà Dương Thị Nhật, công dân khu 5, thôn Bồng Lạng, xã Hợp Hải như sau:
Nội dung đơn: Bà Dương Thị Nhật đề nghị 3 nội dung:
- Đề nghị làm rõ diện tích 216 m2 của gia đình bà bị cắt từ năm 1983 cho gia đình ông Lê Hữu Chi.
- Đề nghị giải quyết việc ông lê Hữu Chi đào đất làm lở đất, mất mốc giới giữa 2 gia đình.
- Đề nghị UBND huyện xem xét cấp bìa đỏ (Giấy CNQSD đất cho gia đình bà).
I- Kết quả kiểm tra xác minh.
1- Nguồn gốc sử dụng đất của các hộ.
a, Hộ bà Dương Thị Nhật.
Theo bà Dương Thị Nhật báo cáo:
Khu vực bà đang ở là đất của mẹ đẻ của bà trước kia để lại, năm 1954 Nhà nước đã cho đào đất để đắp đê sử dụng vào phần đất của mẹ bà là 12 thước. Sau khi đào đất, thành thửa đất ao, năm 1980 mẹ bà chết, đã để lại đất ở và thửa đất ao đó cho bà sử dụng.
Năm 1983, cán bộ xã Hợp Hải đã cắt 1/2 diện tích thửa ao đó cho ông Lê Hữu Chi canh tác, còn 1/2 đã giao cho bà sử dụng. Năm 1999 bà Dương Thị Nhật đã lấp diện tích đất ao để định làm nhà cho con (nhưng chưa thực hiện).
Phần diện tích ao của ông Lê Hữu Chi, cũng lấp dần và đến năm 2001 thì hộ ông Lê Hữu Chi cũng lấp xong toàn bộ diện tích ao.
b, Chủ hộ Lê Hữu Chi:
Theo báo cáo của bà Bùi Thị Thước (vợ ông Lê Hữu Chi):
Gia đình ông Lê Hữu Chi cũng ở tại khu vực đó từ trước kia, năm 1983, gia đình ông được UBND xã Hợp Hải giao thêm 1 ít đất ao để làm thổ cư vì Nhà nước mở rộng đê.
Khi được giao đất ao, hộ bà Dương Thị Nhật đã đắp bờ ngăn để phân ranh giới giữa 2 hộ, việc bà Dương Thị Nhật nói hộ ông Lê Hữu Chi đào đất lở của bà Dương Thị Nhật, lầm mất ranh giới giữa 2 hộ là không đúng.
2- Giải quyết của UBND xã Hợp Hải.
Theo báo cáo của UBND xã Hợp Hải: Phần đất dọc theo đê Trung ương do việc lấy vật liệu đắp đê nên đã trở thành các thùng đấu, ao hồ ngập nước, ban đầu không sử dụng. Sau này có một số hộ có nhu cầu canh tác, UBND xã Hợp Hải đã tổ chức giao cho các hộ (trong đó có hộ bà Dương Thị Nhật và ông Lê Hữu Chi) sử dụng làm ao nuôi cá. Nhưng đến nay không có chứng từ hồ sơ gì về việc giao đất hồi đó để lại.
UBND xã Hợp Hải đã đến làm công tác hoà giải 3 lần theo phương án giữ nguyên hiện trạng các thửa đất của 2 hộ đang sử dụng nhưng các hộ không nhất trí.
Về việc cấp giấy CNQSD đất của bà Dương Thị Nhật:
Khi nhận hồ sơ để đăng ký QSD đất, hộ bà Dương Thị Nhật không thắc mắc gì về đất thổ cư, chỉ thắc mắc về đất trồng lúa nên bà không ký đơn, vì vậy hội đồng đăng ký đai xã không xét duyệt để cấp giấy CNQSD đất cho bà.
3- Kết quả thẩm tra xác minh.
a, Về hồ sơ địa chính.
Thửa đất thổ cư số 5, diện tích ghi 632 m2 của bà Dương Thị Nhật được vẽ tại tờ bản đồ số 32, xã Hợp Hải (bản đồ toạ độ địa chính).
Thửa đất thổ cư số 93, diện tích ghi 768 m2 của ông Lê Hữu Chi được thể hiện tại tờ bản đồ số 27 (bản đồ toạ độ địa chính).
Qua xem xét, ghép biên giữa 2 tờ bản đồ trên đã thấy có sự sai lệch: 3 cạnh của thửa đất có liên quan giữa 2 tờ bản đồ đều bị sai lệch nhau, có cạnh chênh lệch nhau 1,3 m.
Đây là sai số do việc đo vẽ bản đồ, khi chỉnh lý bản đồ, lập hồ sơ địa chính để cấp GCNQSD đất cho nhân dân, đã không phát hiện ra sai sót này nên được xét cấp GCNQSD đất.
b, Về hiện trạng.
Trên hiện trường, qua xem xét ngày 27/11/2002 thấy như sau:
Giữa 2 thửa đất thổ cư của bà Dương Thị Nhật và ông Lê Hữu Chi có một hàng rào cây xanh, gồm các cây cúc tần, cây ổi, cây xung lá lớn, phía bên đất của ông Lê Hữu Chi có một đường thoát nước chạy dọc theo bờ rào các cạnh của thửa đất.
- Toàn bộ diện tích đất ao do UBND xã Hợp Hải giao năm 1983 cho các hộ đã đã bị các hộ tự ý đổ đất, san lấp thành vườn.
Ông Lê Hữu Chi đã tự ý xây bờ rào và trụ cổng với chiều dài 27 m bằng gạch xỉ, vi phạm hành lang giải toả 5 m dọc theo chân đê Trung ương (theo chủ hộ báo cao xây tháng 10/2002).
II- Kết luận - Kiến nghị.
1- Kết luận:
a, Việc giao đất ao của UBND xã Hợp Hải năm 1983 cho các hộ để nuôi cá là việc làm đúng đắn, nhưng có thiếu sót là không lập hồ sơ, văn bản để lưu trữ. Việc đòi hỏi về 144 m2 đất ao và 72 m2 đất thổ cư của bà Dương Thị Nhật là không có cơ sở giải quyết.
b, Việc bà Dương Thị Nhật tố cáo ông Lê Hữu Chi đào đất làm mất ranh giới giữa 2 thửa đất là không có bằng chứng và không có căn cứ xác đáng.
c, Việc bà Dương Thị Nhật đòi hỏi được cấp GCNQSD đất là chính đáng nhưng bà chưa ký vào đơn đăng ký quyền sử dụng đất và đề nghị cấp GCNQSD đất nên hội đồng đăng ký đất đai xã Hợp Hải không xem xét cấp GCNQSD đất cho bà là đúng luật đất đai qui định.
2- Kiến nghị:
Đề nghị UBND huyện ra văn bản yêu cầu:
a, Về ranh giới 2 thửa đất thổ cư của bà Dương Thị Nhật và ông Lê Hữu Chi:
Vì trên hiện trạng đã thể hiện rõ ràng đường ranh giới bằng cây xanh (cả 2 hộ đều thừa nhận) nên yêu cầu giữ nguyên hàng cây xanh đã có để làm đường ranh giới giữa 2 thửa đất (gồm các cây ôỉ, cây xung đã khá lớn và hàng rào bằng cây cúc tần).
- Yêu cầu UBND xã Hợp Hải tiến hành kiểm tra lại kích thước, diện tích các thửa đất theo đường ghép biên giữa 2 tờ bản đồ số 27 và 32 để chỉnh lý lại bản đồ và hồ sơ địa chính.
b, Về việc các hộ tự lấy đất ao làm vườn:
Đáng lẽ phải xử lý vi phạm theo Nghị định 04/CP ngày 10/01/1997 của Chính phủ. Nhưng xét thấy có thể châm trước, đề nghị UBND huyện không sử phạt vi phạm hành chính đối với 2 hộ nhưng yêu cầu 2 hộ không được tự ý xây dựng các công trình hoặc nhà ở mà phải sử dụng vào mục đích đất nông nghiệp.
c, Yêu cầu UBND xã Hợp Hải kết hợp với chi cục quản lý đê điều, kiểm tra lập biên bản, xử phạt vi phạm hành chính và buộc tháo dỡ giải phóng mặt bằng đối với hộ ông Lê Hữu Chi về việc ông tự ý xây tường rào bằng gạch trong phạm vi giải toả bảo vệ đê Trung ương và báo cáo kết quả bằng văn bản về UBND huyện Lâm Thao.
Phòng NN & PTNT xin báo cáo kết quả kiểm tra xác minh theo đơn đề nghị và qua kiểm tra hiện trường đề nghị UBND huyện xem xét giải quyết.
Phòng NN & PTNT huyện
KT/ trưởng phòng
Phó Trưởng phòng
Đào Hữu Thuỷ
UBND huyện Lâm thao
Phòng NN & PTNT
Số: 61/BC-NN
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Lâm Thao, ngày 12 tháng 12 năm 2002
quyết định của chủ tịch UBND huyện Lâm Thao
"V/v giải quyết đơn khiếu nại của bà bà Dương Thị Nhật công dân khu 5
Thôn Bồng Lạng - xã Hợp Hải".
-----------------
Chủ tịch UBND huyện Lâm Thao
- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ban hành ngày 21/6/1994
- Căn cứ luật khiếu nại tố cáo ban hành ngày 2/12/1998.
- Căn cứ luật đất đai năm 1993 và luật sửa đổi bổ xung một số điều của luật đất đai ban hành ngày 29/6/2001.
- Căn cứ báo kết quả kiểm tra xác minh của Phòng NN & PTNT.
Xác định nội dung đơn khiếu nại của bà Dương Thị Nhật như sau:
1- Đơn nêu: Đề nghị làm rõ diện tích đất 216 m2 (144 đất ao và 72 m2 đất thổ cư) của gia đình bà Dương Thị Nhật bị cắt từ năm 1983 cho hộ ông Lê Hữu Chi là đúng hay sai.
Từ năm 1954, nhà nước tổ chức tu bổ nâng cấp đê Sông Hồng, nên đã sử dụng đất ở gần chân đê để làm vật liệu (gồm có đất lúa, đất màu, đất vườn), trong đó có đất của gia đình bà Dương Thị Nhật và các hộ khác.
Sau khi lấy đất làm vật liệu, trở thành các vùng đấu ngập nước, không canh tác được (tức đất chưa sử dụng) thường gọi là ao.
Năm 1983, có một số hộ dân xin UBND xã và HTXNN Hợp Hải cho cải tạo để nuôi thả cá, trong đó có hộ ông Lê Hữu Chi và bà Dương Thị Nhật.
UBND xã Hợp Hải đã nhất trí giao cho 2 hộ trên, mỗi hộ 1/2 diện tích đất của ao. Hộ bà Dương Thị Nhật đã đắp bờ ngăn đôi ao, để chăn nuôi, đồng thời cũng xác lập đường ranh giới đất được giao 2 hộ bà Nhật và ông Chi.
Về việc này, chứng tổ bà Dương Thị Nhật đã nhất trí với cách giao đất của UBND xã Hợp Hải từ năm 1983. Hơn nữa việc giao đất chưa sử dụng cho các hộ canh tác, chăn nuôi là phù hợp với chính sách của Đảng và Nhà nước.
Vì vậy việc giao đất cho ông Lê Hữu Chi và bà Dương Thị Nhật đối với thửa đất ao (thực chất là diện tích đất chưa sử dụng do việc đầo đất làm nguyên vật liệu đắp đê tạo nên) là đúng đắn. Nay bà Dương Thị Nhật khiếu nại là không có cơ sở giải quyết.
2- Đơn nêu: Đất thổ cư của hộ bà Dương Thị Nhật lở bao nhiêu thì ông Lê Hữu Chi đào khoét bấy nhiêu, làm mất mốc giới giữa 2 thửa đất của 2 hộ.
Qua xem xét: Hộ bà Dương Thị Nhật và hộ ông Lê Hữu Chi đã tự ý san lấp hết diện tích đất ao được giao ban đầu, mặt bằng phần diện tích đất của hộ bà Dương Thị Nhật cao hơn phần đất của ông Lê Hữu Chi khoảng 20 - 30 cm, ranh giới giữa 2 thửa đất của 2 hộ có hàng cây xanh: Hàng cây cúc tần và có cây ổi, cây xung đã lớn giữa ranh giới do hộ bà Dương Thị Nhật trồng. Cả 2 hộ đều xác nhận hàng cây xanh đó là ranh giới đất giữa 2 hộ.
- Phía đất của ông Lê Hữu Chi có một rãnh nước chạy dọc theo hàng cây xanh, sâu từ 0,3 đến 0,5. Vì vậy đất bị lở từ 2 bờ xuống là điều tự nhiên. Tuy nhiên ranh giới hai thửa đất vẫn được xác định rõ ràng nhờ hàng cây xanh cố định.
Bà Dương Thị Nhật tố cáo việc hộ ông Lê Hữu Chi đào khoét đất của hộ bà Dương Thị Nhật là chưa có bằng chứng.
3- Đơn nêu: Đề nghị UBND huyện cấp bìa đỏ (giấy CNQSD đất) cho bà.
Năm 1997 - 2000 UBND xã Hợp Hải tổ chức kê khai, đăng ký, để cấp GCNQSD đất cho nhân dân toàn xã.
Hộ bà Dương Thị Nhật không khiếu nại gì về thửa đất thổ cư đang ở, chỉ thắc mắc về một số thửa đất lúa, nên đã không kê khai và đăng ký vào đơn đăng ký QSD đất. Vì vậy UBND xã Hợp Hải không xem xét để đề nghị cấp GCNQSD đất cho bà được.
Việc bà chưa được cấp giấy CNQSD đất là do bản thân bà không đăng ký, chứ không phải do UBND xã Hợp Hải gây ra.
* Về hồ sơ địa chính xã Hợp Hải:
- tờ bản đồ số 27 và tờ bản đồ số 32 có sai lệch, không ghép biên được, nên kích thước và diện tích các thửa đất có liên quan bị sai lệch (trong đó có thửa đất số 5 tờ bản đồ 32 của bà Dương Thị Nhật và thửa đất số 93, tờ bản đồ 27 của ông Lê Hữu Chi), đây là thiếu sót của UBND xã Hợp Hải, cần phải điều chỉnh lại cho đúng thực tế.
Qua xem xét thực địa: Hộ ông Lê Hữu Chi đã tự ý xây 27 m tường rào bằng gạch xỉ và 2 trụ cổng trong phạm vi giải toả hành lang đê (trong chỉ giới 5 m).
Từ các cơ sở nêu trên.
quyết định
Điều 1:
1- Bác đơn, đề nghị của bà Dương Thị Nhật về việc đòi lại 144 m2 và 72 m2 đất thổ cư cử ông Lê Hữu Chi.
Việc bà Dương Thị Nhật tố cáo ông Lê Hữu Chi đào đất làm mất ranh giới giữa hai thửa đất của hai hộ là không có căn cứ.
2- Giữ nguyên ranh giới hienẹ nay giữa 2 thửa đất thổ cư cử bà Dương Thị Nhật và ông Lê Hữu Chi. Đường ranh giới được xác định bằng hàng cây xanh (cây ổi, cây cúc tần, cây xung…)
3- Yêu cầu 2 hộ không được tỵ ý xây các công trình và nhà ở vào diện tích đất ao đã bị lấp để làm vườn, mà chỉ được sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp.
4- Yêu cầu bà Dương Thị Nhật làm đơn đăng ký quỳen sử dụng đất với UBND xã Hợp Hải để được xem xét, cấp giấy CNQSD đất.
Điều 2:
1- Giao cho UBND xã Hợp Hải tiến hành kiểm tra lại kích thước, diện tích các thửa đất theo ghép biên giữa 2 tờ bản đồ số 27 và 32 để chỉnh lý lại bản đồ và hồ sơ địa chính đồng thời xác định rõ mốc giới giữa 2 thổ cư của bà Dương Thị Nhật và ông Lê Hữu Chi thời gian xong trước ngày 30/12/2002.
2- Giao cho UBND xã Hợp Hải phối hợp với chi cục quản lý đê điều kiểm tra, lập biên bản, xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi tự ý xây trụ cổng và tường rào trong phạm vi giải toả hành lang đê Trung ương.
Buộc ông Lê Hữu Chi tháo rỡ toàn bộ tường rào và trụ cổng đã xây dựng trái phép.
UBND xã Hợp Hải có văn bản báo cáo kết quả về UBND huyện Lâm Thao trước ngày 31/12/2002.
Điều 3:
Các ông Chánh văn phòng HĐND & UBND, Trưởng phòng NN & PTNT, Chủ tịch UBND xã Hợp Hải và các ông bà có tên nêu trên căn quyết định thi hành.
Nơi nhận: tm/ UBND huyện Lâm Thao
- Các đ/c TTUB k/t chủ tịch
- UBND xã Hợp Hải Phó chủ tịch
- Chi cục QL đê điều
- Thanh tra
Triệu Vương Hà
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36203.doc