Tìm hiểu công nghệ kho xăng dầu, chất lượng của sản phẩm xăng dầu và tổng quan về dầu nhờn

Mục lục Phần I: lời nói đầu 1 Phần II : Nội Dung Chương I: 2 Tìm hiểu công nghệ kho xăng dầu I. Nguyên tắc bồn bể chứa xăng dầu. 5 II. Nguyên tắc bơm vận chuyển xăng dầu. 9 III. An toàn pccc. 15 Chương II: chất lượng của sản phẩm xăng dầu 20 I. Thành phần cất của xăng dầu. 22 II. Xác định độ xuyên kim. 26 III. Độ so màu sayball. 29 Chương III: Tổng quan về dầu nhờn 31 I. Phụ gia dầu nhờn. 32 II. kiểm tra chất lượng dầu nhờn. 38 III. tổng quan về gas. 42 Phần III

doc43 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2149 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Tìm hiểu công nghệ kho xăng dầu, chất lượng của sản phẩm xăng dầu và tổng quan về dầu nhờn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: Kết luận 44 lời nói đầu C ông nghiệp dầu khí là một ngành công nghiệp đã có những bước thay đổi và phát triển không ngừng, đặc biệt là vào những năm cuối thế kỷ 20. Công nghiệp dầu khí đã và đang trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn, bên cạnh đó là sự phát triển không ngừng của một số nguyên liệu trong ngành công nghiệp hoá dầu, song không thể không nhắc đến nhiên liệu dầu mỏ. Dầu mỏ được dùng làm nhiên liệu để đốt cháy, thắp sáng và là một trong những nhiên liệu có đặc tính quan trọng để sản xuất ra các sản phẩm hoá dầu khác. Ngày nay nhiên liệu dầu mỏ còn có tên gọi là dầu thô, được sử dụng phổ biến cho ngành tổng hợp hoá dầu và các ngành công nghiệp khác. Nhiên liệu dầu mỏ được sử dụng với mục đích chủ yếu là để chế biến ra nguyên liệu dùng cho động cơ và nguyên liệu phục vụ cho các ngành công nghiệp. Do có nhiều tính năng ưu việt trong khi sử dụng, mà các dạng nguyên liệu cổ truyền không có được, đó là: dễ bảo quản và vận chuyển, dễ sử dụng ở quy mô công nghiệp hiện đại, nên nhu cầu sử dụng nguyên liệu đi từ dầu mỏ ngày càng tăng nhanh. Cùng với sự phát triển của đất nước nói chung, cũng như sự phát triển không ngừng của ngành công nghiệp dầu khí nói riêng, thì nguyên liệu đi từ dầu mỏ đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, công nghiệp sản xuất, khác nhau và là nguyên liệu không thể thiếu của: Lò nung xi măng, gốm, sứ, các lò sấy lương thực, thực phẩm, các lò hơi nhà máy điện vv.... Vấn đề được đặt ra hiện nay, đó là phải có sự đầu tư để phát triển khoa học kỹ thuật và cải tiến dây chuyền công nghệ khi sản xuất các nguyên liệu có nguồn gốc từ dầu mỏ, ở nước ta hiện nay, phần lớn các loại nguyên liệu đốt lò lấy được từ dầu mỏ, nguyên liệu lấy được trong khi chế biến than đá và đá dầu rất ít. Hàng năm nước ta vẫn phải nhập các nguyên liệu, được sản xuất ra từ dầu thô của nước ngoài với giá thành khá cao. Cho nên vấn đề phát triển khoa học - kỹ thuật, hoàn thiện dây truyền công nghệ để sản xuất các nguyên liệu đi từ dầu mỏ là rất cần thiết. Không những đáp ứng được nhu về chất lượng và số lượng của sản phẩm cho các ngành công nghiệp mà còn đem lại lợi nhuận cao trong quá trình sản xuất, góp phần đẩy nhanh sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế quốc dân. Song để nhiên liệu dầu mỏ, thực sự bước vào vận hội mới và cùng ngành dầu khí Việt nam hội nhập với các ngành công nghiệp khác trong khu vực và trên thế giới, thì vấn đề nghiên cứu, triển khai công nghệ sản xuất các nguyên liệu khác từ nguyên liệu dầu thô sẵn có trong nước là rất cần thiết. Từ đó ta có thể tạo ra những dây chuyền công nghệ và thiết bị hợp lý để sản xuất ra nguyên liệu đi từ dầu mỏ có thể đáp ứng được những yêu cầu chất lượng sản phẩm cũng như chỉ tiêu kỹ thuật với những nguyên liệu sẵn có ở Việt nam. Nhằm phục vụ những nhu cầu lâu dài trong nước và hướng tới xuất sang các nước trong khu vực và trên thế giới. Từ đó góp phần vào công cuộc xây dựng công nghiệp hoá - hiện đại hoá của đất nước. Nhằm đưa nền kinh tế cũng như nền công nghiệp nước ta tiến lên một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của sự hội nhập và phát triển. ². những chủ đề chính trong phần báo cáo thực tập : ỉ Tìm hiểu công nghệ kho xăng dầu. ỉ Các phương pháp phân tích chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm xăng dầu. ỉ Kiến tập tại nhà máy dầu nhờn của công ty hoá dầu. nội dung báo cáo chương I: công nghệ kho xăng dầu I. Nguyên tắc các bồn bể chứa: Người ta có thể chứa xăng dầu vào các bể bằng thép, bể chứa không phải bằng thép (bể phi kim loại) hoặc chứa xăng dầu vào các phuy, can nhỏ. Các phương tiện chứa đựng xăng dầu này phải đảm bảo các yêu cầu: Tránh và giảm bớt hao hụt về số lượng và chất lượng xăng dầu. Thao tác thuận tiện. Đảm bào an toàn phòng độc và phòng cháy. Phân loại bể chứa xăng dầu: Dựa vào chiều cao xây dựng người ta chia ra: Bể ngầm: Bể chôn dưới đất. Bể nửa ngầm nửa nổi: Một phần hai chiều cao bể nhô lên khỏi mặt đất. Bể nổi: Làm trên mặt đất. Dựa vào áp suất người ta chia ra: Bể cao áp: Bể có áp suất chịu đựng trong bể p > 200mm cột nước. Bể có áp lực trung bình: áp suất chịu đựng trong bể P = 20 á 200 mm cột nước. Bể thường áp: có áp suất trong bể P ằ 20mm cột nước Dựa vào vật liệu xây dựng có các loại bể: Bể chứa kim loại (bể bằng thép ). Bể phi kim loại (bể không bằng thép). Dựa vào hình dạng kết cấu chia ra: Bể hình trụ (trụ đứng, nằm ngang ). Bể hình cầu. Bể hình giọt nước. 2. Vấn đề hao hụt, nguyên nhân và biện pháp phòng chống: Hao hụt xăng dầu do vận chuyển hay do quá trình tồn chứa sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả sản xuất kinh doanh xăng dầu và và vấn đề bảo vệ môi trường. Nếu lượng hao hụt xăng dầu trong thực tế tăng lên sẽ giảm hiệu quả của sản xuất kinh doanh kể từ khâu nguồn hàng cho đến khâu khách hàng tiêu dùng. Bởi vì hao hụt làm giảm tổng lượng hàng háo trong quá trình kinh doanh. Bên cạnh đó, sự hao hụt xằng dầu sẽ kéo theo những tác động tiêu cực đối với môi trường. Ngoài ra, những hao hụt, những hao hụt mang tính chất sự cố kĩ thuật như dò rỉ, dò chảy khỏi đường ống vận chuyển hoặc các bể chứa sẽ làm tăng khả năng hoả hoạn gây nên những thiệt hại to lớn cả về người và của. Bởi vậy, tính cấp bách và cần thiết của vấn đề chống hao hụt xăng dầu xuất phát từ những đòi hỏi thực tế của quá trình kinh doanh xăng dầu, cũng như những đòi hỏi mang tính chất xã hội. Hay nói cách khác vấn đề chống hao hụt xăng dầu có mối liên hệ chặt chẽ với những vấn đề kinh tế xã hội và vấn đề bảo đảm an toàn cho quá trình kinh doanh xăng dầu nói chung. 3. Các dạng hao hụt và nguyên nhân gây ra các hao hụt : Từ nơi khai thác, chế biến đến tiêu dùng dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ, đều bị hao hụt. Mức độ hao hụt nhiều hay ít phụ thuộc vào điều kiện vận chuyển, phương tiện chứa đựng và bảo quản, nhiệt độ và áp suất khí trời xung quanh. Các nguyên nhân gây ra hao hụt thường là do bay hơi, rò rỉ, tràn vãi hoặc do lẫn lộn các sản phẩm dầu mỏ với nhau. Các dạng hao hụt chia thành các loại: Hao hụt về số lượng: Do rò rỉ, tràn vãi do bơm chuyển, dính bám trong quá trình vận chuyển. Hao hụt về cả số lượng và chất lượng: xảy ra do bay hơi, hiện tượng này hao hụt không những về số lượng mà chất lượng cũng bị sút kém. Hao hụt về chất lượng: Sản phẩm dầu bị kém, mất phẩm chất trong khi số lượng vẫn còn nguyên. Hao hụt về số lượng: Dạng hao hụt này phụ thuộc vào các yếu tố: Trạng thái kỹ thuật của máy móc, thiết bị trong kho dầu, hệ thống ống dẫn và trạm bơm chuyển, phương tiện vận chuyển. Mức độ thao tác chính xác của người công nhân trong quá trình làm việc. Mức độ dính bám của các loại sản phẩm dầu mỏ trong phương tiện chứa đựng, vận chuyển. Nguyên nhân: Do việc bảo quản, sửa chữa các phương tiện vận chuyển, tồn chứa, bơm chuyển không đúng thời gian quy định. Cụ thể như bể, ống dẫn han rỉ, bị thủng, các mặt bít nối các ống dẫn không kín, dò chảy qua khe hở trong các máy bơm, nắp cổ xitec không kín. Do người công nhân thiếu tinh thần trách nhiệm gây tràn, vãi trong quá trình xuất nhập. Do dính bám trong các phương tiện vân chuyển chứa đựng (đặc biệt là đối với các sản phẩm có độ nhớt cao như dầu nhờn các loại). Biện pháp khắc phục: Tiến hành bảo dưỡng sửa chữa định kỳ các trang thiết bị trong kho dầu và kịp thời khắc phục khi có sự cố xảy ra. Chú ý tới gioăng, đệm lót kín trong các máy bơm, các mặt bít nối các ống, các thiết bị lắp ráp trên bể chứa. Để tránh tràn vãi chỉ chứa 95% thể tích của bể, đối với phương tiện vận chuyển như ôtô xitec, phuy chứa đến 97% thể tích. Không để sự cố xảy ra tại bể chứa, ống dẫn và phải nhanh chóng khắc phục dò chảy khi chúng vừa mới xuất hiện (đối với bể lớn phải có đê đắp xung quanh, có rãnh, hố gạn dầu thu hồi phần xăng dầu tràn vãi). Hao hụt về số lượng và chất lượng : Đó là những hao hụt do bay hơi xảy ra: " Thở lớn" tại các bể đạng nhập. " Thở nhỏ" tại các bể tồn chứa tĩnh " Thở ngược" tại các bể đang xuất Trong xăng dầu nhẹ có một lượng lớn hỗn hợp hữu cơ dễ bay hơi. Chỉ tiêu đánh giá tính bay hơi của của xăng dầu là áp suất hơi bão hoà. áp suất hơi bão hoà càng cao thì khả ngăng bay hơi càng lớn. Do vậy tổn thất do bay hơi chủ yếu là xăng nhiên liệu, nhiên liệu diêzel và dầu hoả có áp suất hơi bão hoà lớn hơn nhiều nên tổn thất do do nguyên nhân này là thứ yếu. Lượng xăng thoát ra ngoài không khí được tính theo công thức: X: Khối lượng xăng có trong một kg không khí, kg. Mh: khối lượng phần tử của xăng. Mbh: khối lưôựng phần tử của không khí . j: độ bão hoà của xăng. Pbh: áp suất hơi bão hoã của xăng tính ra mmHg ở 37,80c. Khi tăng áp suất hơi bão hoã của xăng thêm một đơn vị psi thì lượng xăng bay hơi tăng lên 15-17%. Khi tăng hệ số bão hoã j lượng xăng bay hơi tăng lên rất nhiều. Điều đó cho thấy rằng những quy trình xuất nhập xăng dầu cần được tuân thủ nghiêm ngặt để tránh tiêu hao xăng do bay hơi. Việc xuất và ngay xăng và bể chứa là với mục đích giảm hệ số hao mòn j trong không khí mới vào bể khi xuất. Ngoài yếu tố trên cón có ảnh hưởng từ bên ngoài gây nên các yếu tố mội trường như: bức xạ nhiệt mặt trời, nhiệt độ, nhiệt độ, tốc độ gió... gây ra tổn thất bay hơi trong khoảng trống chứa hơi trong bể, hầu như lúc nào cũng thông ra bên ngoài, đồng thời các phần cất nhẹ nhất của sản phẩm dầu cũng bị thất thoát ra ngoài khí quyển. Do đó lượng xăng thực tế giảm, lượng xăng dầu bị mất đi càng nhiều . Sự thất thoát ở bể chứa gồm các nguyên nhân gây ra: Tổn thất do " Thở nhỏ ": Nếu nhiệt độ môi trường thay đổi thì dẫn đến sự thay đổi nhiệt độ bên trong bể chứa sinh ra làm tổn thất bể chứa tĩnh. Ban ngày trời nắng làm nhiệt độ tăng làm tăng thể tích hỗn hợp không khí - hơi xăng trong bể và nhiệt độ lớp xăng dầu tại bề mặt thoáng gồm toàn phần tử, nhờ tăng nồng độ hơi xăng dầu và tăng áp suất ở khoảng không trong bể , khi áp suất tăng vượt trị số giới hạn của van thở thì hỗn hợp không khí - xăng dầu thoát ra ngoài. Ngược lại ban đêm nhiệt độ trong bể giảm xuống, thể tích trong bể co lại, một phần bị ngưng tụ làm áp suất hơi trong bể giảm, khi áp suất giảm xuống quá mức chân không mà van thở cho phép thì không khí bên ngoài tràn vào. Đó là quá trình thở ra, hút vào của tổn thất " Thở nhỏ ". Độ chứa đầy của bể cũng ảnh hưởng đến quá trình hao hụt xăng dầu Hao hụt " Thở nhỏ " của bể 8000 m3 (tính cho một ngày) áp suất hơi Độ chứa đầy của bể 0.5 0.6 0.7 0.8 7psi (3.27kg/m3) 432 345 259 173 8 psi(4.3kg/m3) 568 454 341 227 9psi (5.77kg/m3) 762 609 457 305 Qua bảng trên ta thấy rằng độ chứa đầy của các bể là rất quan trọng trong việc hạn chế tổn thất do hô hấp nhỏ. Tổn thất do " Thở lớn ": khi tiếp nhận hoặc cấp phát xăng dầu, sinh ra tổn thất " Thở lớn " lượng xăng dầu nạp vào chiếm thể tích ra nén khí, thể tích hơi xăng dầu co lại nếu áp suất hỗn hợp vượt quá áp suất giới hạn của van thở thì hỗn hợp hơi xăng dầu sẽ đi ra ngoài gây ra tỗn thất, áp suất giới hạn của van càng lớn thì sự thoát hơi hỗn hợp chậm lại hơn. Tổn thất khi cấp phát xăng dầu thấp hơn. Khi cấp phát xăng dầu thể tích chất lỏng giảm lượng không khí bên ngoài sẽ tràn vào sau khi cấp phát xăng làm tăng nồng độ hỗn hợp trong bể, khi áp suất hỗn hợp hơi vượt quá áp suất giới hạn của van thở, hỗn hợp khí chui ra ngoài gây tổn thất. Để minh hoạ sự phụ thuộc của áp suất hơi với độ bão hoà của xăng ta xét đến bảng số liệu sau: Hao hụt " Thở lớn " của bể 2000 m3 : j áp suất hơi 0.25 0.5 0.75 1 7psi 960 2200 3940 6540 8psi 1100 2640 4900 8600 9psi 1280 3120 6060 11540 Qua các vấn đề trên ta thấy những ảnh hưởng , yếu tố gây nên tổn thất bay hơi là : Tính bay hơi của xăng dầu là yếu tố cơ bản, nó được đặc trưng bởi áp suất hơi bão hoà. Nhiệt độ bên ngoài, nhiệt độ không gian bên trong trên mặt thoáng thay đổi gây ra giãn nở thể tích từ do sinh ra " Thở nhỏ ". Sự thay đổi thể tích trong bể chứa gây khi xuất nhập gây ra tổn thất " Thở lớn ". Ngoài ra còn có tổn thất do xảy ra hiện tượng " Thở ngược " như sau: Trong quá trình xuất xăng dầu, khoảng trống chứa hơi trong bể tăng lên, áp suất hơi rỉêng phần của sản phẩm dầu mỏ giảm và áp suất chung trong bể cũng giảm, không khí từ ngoài sẽ vào bể chứa. Kết cục là xăng dầu bay hơi để trung hoà lượng không khí mới vào. Quá trình bay hơi đó xảy ra cho tới khi áp suất chung lớn hơn áp suất khí trời. Van thở mở, hỗn hợp không khí - hơi xăng sẽ thoát ra ngoài và gây hao hụt. Biện pháp giảm hao hụt do " Thở nhỏ ": Tồn chứa xăng dầu trong bể chứa theo đúng khả năng chứa đầy từ 95% đến 97% thể tích (để giảm khoảng trống chứa hơi). Dùng áp suất để giữ hơi xăng dầu (như van thở) Lấy mẫu và đo mức xăng dầu vào sáng sớm là lúc có cường độ bay hơi nhỏ nhất Giữ nhiệt độ trong bể chứa ổn định. Biện pháp giảm hao hụt do " Thở lớn ": Nhập xăng dầu vào bể chứa ở dưới mặt chất lỏng (tức là từ dưới đáy lên) Việc bơm chuyển trong nội bộ kho phải hạn chế đến mức tối thiểu. Rút ngắn thời gian nhập. Biện pháp giảm hao hụt " Thở ngược ": Tăng nhanh công suất bơm, xuất nhanh, xuất hết và nhập đầy ngay. Hao hụt về chất lượng : Phần hao hụt này xảy ra do dự lẫn lộn các loại sản phẩm dầu mỏ với nhau trong quá trình bơm chuyển, bảo quản, tồn chứa và vận chuyển. Nguyên nhân: Do thiếu thận trọng và thực hiện không đúng các qui trình tiếp nhận, tồn chứa, cấp phát. Do bảo quản bị lẫn nước, lẫn tạp chất cơ học. Do loại hàng bị biến động khi phương tiện đang chứa loại này chuyển sang chứa loại khác. Do trong quá trình xúc rửa phương tiện, bể chứa không sạch đúng qui định. Do bị lẫn lộn chủng loại, ký mã hiệu. Ví dụ: Xăng lẫn Diesel có cặn cao, tạo tàn, muội trong động cơ gây mài mòn chi tiết máy. Diesel lẫn xăng làm nhiệt độ bắt cháy của Diesel giảm xuống, gây nguy hiểm đối với hiện tượng nổ trong quá trình vận chuyển và bảo quản.TC-1 lẫn xăng tạo nút hơi khi bay trên tầng cao, áp suất thấp làm ngừng việc cung cấp nhiên liệu vào động cơ... Biện pháp bảo dưỡng bể và thở: Việc bảo dưỡng bể và van thở là rất cầc thiết đối với các bể tồn chứa xăng dầu. Trên nóc có chứa van thở và lỗ lấy mẫu vì vậy nếu bể hở thì sẽ có sự thông gió gây ra tổn thất. Thường xuyên giữ độ kín và bảo dưỡng bể nhằm hạn chế sự hao hụt dầu bay hơi. II.nguyên tắc bơm và vận chuyển xăng dầu: 1.Vận chuyển xăng dầu bằng đường ống : Việc vận chuyển xăng dầu bằng đường ống phải được thực hiện theo đúng qui phạm khai thác kỹ thuật công trình đường ống chính dẫn xăng dầu do Tổng công ty xăng dầu ban hành theo quyết định số 1634/SD-QLKT ngày 12.8.1963. Các đơn vị tham gia vào công tác giao nhận xăng dầu bằng đường ống phải chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị kỹ thuật cần thiết phục vụ cho công tác xuất nhập-bơm chuyển. Phương thức giao nhận bằng đường ống thì một bên phải cử đại diện của mình đến bên kia và phải thường xuyên thông báo cho bên kia biết số lượng, chủng loại, thời gian tiến hành bơm để bên kia biết và chuẩn bị tốt điều kiện để giao nhận. Việc đo tính trước và sau khi nhận phải được thực hiện chặt chẽ theo đúng qui định đề ra. Nghiêm cấm việc tự động mở van ống không liên quan trong quá trình giao nhận xăng dầu. Các loại hao hụt xăng dầu trong khu bể của trạm bơm chuyển bao gồm: Bay hơi do " Thở lớn " và " Thở nhỏ ", " Thở ngược ", do hơi thoát ra do khe hở của của mái và thành bể tại vùng khoảng trống chứa hơi trong bể chứa (các lỗ cửa trên mái bị hở, các khe hở tại vị trí khác nhau trên mái... ) Hao hụt khi thực hiện nguyên công quản lý bể chứa (đo mức xăng dầu, lấy mẫu ...) Hao hụt do cọ rửa cặn dầu trong bể (súc rửa bể ) Hao hụt khi xả nước lót. Rò rỉ do bể và các thiết bị của bể bị hỏng. Hao hụt tại các dàn đặt bơm trong trạm bơm chuyển bao gồm : Rò rỉ bay hơi tại các phót van chặn trong các máy bơm và các thiết bị ở các bãi van công nghệ. Hao hụt trên tuyến ống bay hơi qua các khe hở trên thiết bị khoá chặn, rò rỉ qua các phớt chặn của van, ống co giãn và phớt chặn của các thiết bị khác, dò chảy qua các khe hở và lỗ châm kim trên thành ống do ống bị rỉ và tàn vãi khi có sự cố. 2. Vận chuyển xăng dầu bằng tàu thuỷ: Các phương tiện vận tải thuỷ tham gia vào quá trình giao nhận xăng dầu phải đảm bảo đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật của tàu, xà lan chuyên chở xăng dầu, được trang bị đầy dủ các dụng cụ như thước đo, thước thử nước, thử dầu Phương thức giao nhận đối với tàu xà lan nội địa là giám định tại phương tiện. Số liệu đo tính tại phương tiện là số liệu pháp lý để hạch toán Trong trường hợp sau thì phải giám định tại bể chứa: ở đầu giao và đầu nhận đều có khu bể chứa dùng để giao nhận biệt lập được và rõ ràng về lưu trình công nghệ, có barem dung tích và đã được kiểm định và được Tổng công ty khảo sát chấp nhận. Qui trình giao nhận: Tiến hành chuẩn bị: Cân bằng mớm nước, chuẩn bị dụng cụ và phương tiện tiến hành lấy mẫu thử. Tiến hành đo tính: Đo tính sơ bộ tại phương tiện do phương tiện tự thực hiện để biết lượng hàng thực tế có trên phương tiện. Đo tính chính xác số liệu tồn đầu và tồn cuối của kho bể chứa để xác định lượng hàng thực nhận hoặc thực giao. Các sản phẩm xăng dầu hao hụt trong quá trình vận chuyển bằng tầu chạy trên biển và chạy trên sông thường do các nguyên nhân sau: Bay hơi trong khi xuất nhập. Hao hụt do quá trình bơm chuyển tại bến cảng do " Thở lớn " và " Thở ngược ". Rò rỉ trong các thiết bị hoặc các mối nối liên kết đường ống (ống mềm) giữa các thiết bị của tàu và đầu cầu bến cảng, trong các máy bơm của tàu dầu và các trạm bơm trong kho. Hao hụt trong khi chuyển đổi loại sản phẩm xăng dầu vận chuyển. Hao hụt trong khi tháo xả nước dầu trên tầu. Hao hụt do bay hơi ở nhiệt độ cao và gió lùa mạnh (" Thở nhỏ " trong khi vận chuyển). Hao hụt do dính bám trên thành tàu (lớp cặn chết) ở tại các ngăn chứa sản phẩm dầu. 3. Vận chuyển xăng dầu bằng ôtô xitec: Các ôtô xitec chuyên chở xăng dầu phải đảm bảo sạch khô theo đúng qui chế quản lý phẩm chất. Đặc biệt các ôtô xitec làm nhiệm vụ giao nhận như một dụng cụ đo lường phải đảm bảo theo đúng TCVN 4126-85. Sau khi nhận hàng xong, trước khi cho ra khỏi kho, ôtô phải được kiểm tra theo trình tự sau: Cho xe đậu ở vị trí cân bằng để xăng dầu tách nước theo qui định, kiểm tra mức đóng, xác định khối lượng xăng dầu thực xuất. Kiểm tra lại mức dầu tại két dầu chạy máy, so sánh với mức trước khi vào kho nhận hàng. Khi tiếp nhận xăng dầu từ ôtô xitec nhập vào kho phải kiểm tra, đo tính chặt chẽ lượng hàng thực nhận và qui về lít ở 15 0C đối với giao nhận nội bộ.Giao nhận bằng ôtô xitec phải đảm bảo nhận đủ, trả đủ, bơm khô, vét sạch. Nghiêm cấm mọi hình thức cải tạo sửa đổi lại xitec một cách tuỳ tiện. Các dạng hao hụt khi vận chuyển xăng dầu bằng ôtô xitec: Hao hụt dầu trong quá trình vận chuyển bằng ôtto xitéc do " Thở lớn ". Hao hụt trên dọc đường đi do nắp xitéc không đóng chặt, không kín. Hao hụt do tràn vãi trong khi xuất nhập và dính trên xitéc. 4. Vận chuyển xăng dầu bằng wagon xitec: Các wagon xitec làm nhiệm vụ chuyên chở xăng dầu phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, có barem dung tích đã được kiểm định và do các cơ quan đo lường nhà nước cấp (hoặc đơn vị được uỷ quyền). Tại nơi giao phải kiểm tra độ sạch, độ kín, các yêu cầu kỹ thuật khác và các thủ tục giấy tờ cần thiết, đo tính khối lượng xăng dầu thông qua việc đo tính dung tích và qui về nhiệt độ 15 0C. Số liệu đo tính tại phương tiện là số liệu pháp lý để hạch toán. Xăng dầu bị hao hụt trong quá trình vận chuyển theo đường sắt do: Bay hơi trong khi xuất nhập vào wagon xitéc Bay hơi theo dọc đường vận chuyển do nắp xitéc không kín Rò rỉ qua các khe hở trong các thiết bị của dàn đóng xăng dầu và các máy bơm trong trạm xuất nhập, Tràn vãi ra ngoài xitéc trong khi xuất nhập và dọc đường vận chuyển cặn tồn không thể xả hết (gọi là cặn chết) dưới đáy xitéc hoặc do dính bám trên thành xitéc. III. An toàn cháy nổ trong các công trình xăng dầu : 1.Đặc điểm nguy hiểm về cháy nổ trong công trình xăng dầu: Xăng dầu là một mặt hàng vật tư chiến lược rất quan trọng nó không thể thiếu được trong nhiều ngành như công nghiệp, nông nghiệp, quốc phòng... song xăng dầu lại rát nguy hiểm về cháy nổ trong điều kiện bình thường cũng như khi sản xuất, xuất nhập vận chuyển xảy ra sự cố. Người ta phân xăng dầu ra làm hai loại: Loại 1: (loại dễ cháy ) gồm các loại xăng dầu có nhiệt độ bắt cháy của hơi nhỏ hơn 450C ví du xăng A76, A92. Loại 2: (loại cháy được) gồm các loại dàu có nhiệt độ bắt cháy của hơi lớn hơn 450C ví dụ: dầu hoả, dầu nhờn. Khái niệm về nhiệt độ bắt cháy và nhiệt độ bùng cháy: Nhiệt độ bắt cháy: Nhiệt độ bắt cháy của hơi xăng dầu là nhiệt độ thấp nhất của hơi xăng dầu đó mà khi ta đưa nguồn nhiệt từ bên ngoài vào thì hỗn hợp hơi xăng dầu sẽ bốc cháy nhưng không kéo theo sự bốc cháy của chính xăng dầu. Nhiệt độ tự bốc cháy : Là nhiệt độ thấp nhất được xác địng bằng phương pháo chuẩn khi bị quá nhiệt dẫn đến nhiệt độ đó thì hỗn hợp nói trên tự bốc cháy không cần đưa ngọn lửa từ bên ngoài vào. 2. Đặc điểm nguy hiểm cháy nổ xăng dầu: Xăng dầu là một loại chất lỏng rất nguy hiểm về cháy nổ. Sau đây là những tính chất nguy hiểm cháy nổ của xăng dầu . Xăng dầu là một loại chất lỏng bắt hơi ở nhiệt độ thấp Các loại xăng bắt cháy ở nhiệt độ rất thấp ví dụ như xăng A76 có nhiệt độ bắt cháy là -390C, xăng A74 có nhiệt độ bắt cháy là -370C . Từ tính chất trên ta kết luận: ở đất nước ta trong bất kì điều kiện khí hậu nào cũng tạo nên môi trường nguy hiểm về cháy nổ. Xăng dầu không tan trong nước và có tỷ trọng nhẹ hơn nước Xăng dầu có tỷ trọng nhẹ hơn nước (từ 0.7-0.9) vì vậy xăng dầu có khả năng cháy lan trên mặt nước. Hơi xăng dầu nặng hơn không khí 5.5 lần. Hơi xăng dầu bay lên thường bay là là mặt đất tích tụ ở những chỗ trũng, kín gió kết hợp với oxy không khí tạo thành môi trường nguy hiểm cháy nổ. Kết luận: trong xăng dầu phải thường xuyên vệ sinh công nghiệp Xăng dầu khi cháy toả ra nhiệt lượng lớn : Do ảnh hưởng của bức xạ nhiệt, khi cháy một đám xăng dầu sẽ làm cho một vùng rộng lớn xung quanh bị đôtá nóng và cháy các vật xung quanh sẽ dẫn đến cháy lan và việc tiếp cận cứu chữa sẽ hết sức khó khăn Xăng dầu có khả năng phát sinh tĩnh điện : Xăng dầu là một loại chất lỏng hầu như không dẫn điện, trong quá trình bơm rót xăng dầu bị xáo trộn mạnh ma sát với nhau, với thành ống... các điện tích phát sinh ra tích tụ lại khi đạt đến hiệu điện thế nhất định thì phát ra tia lửa điện. Xăng dầu có khả năng tạo thành sunphua sắt : Trong xăng dầu luôn có một hàm lượng S tồn tại dưới dạng H2S hoà tan hoặc bay hơi. Do lượng H2S này ăn mòn vào đường ống, bể làm bằng sắt và tạo thành sunphua sắt. Các sunphua sứt này tác dụng với oxy không khí tạo ra phản ứng lên tới nhiệt độ cao (có thể đạt tới 6000C ) lốn hơn nhiệt độ tự bắt cháy và gây cháy hỗn hợp. Tốc độ cháy lan của xăng dầu rất nhanh: Do đó, nếu đám cháy xăng dầu xảy ra không được dập tắt kịp thời dễ phát triển thànhnhững đám cháy lớn. Xăng dầu có tính độc hại : Hơi xăng dầu rất độc đặc biệt là xăng pha chì nếu tiếp xúc không trang bị bảo hộ lao động sẽ bị ngộ độc có khi dẫn đến tử vong. 3. Nguyên tắc dập tắt đám cháy của cơ sở : Khi có cháy xảy ra thủ trưởng đơn vị là người trực tiếp chỉ huy cứu chữa đám cháy. Báo động trong toàn đơn vị bằng kẻng hoặc loa truyền thanh. Cắt điện khu vực cháy. Gọi điện báo cháy cho đội chữa cháy chuyên nghiệp gần nhất hoặc báo về trung tấm chữa cháy của thành phố. Tổ chức cứu người bị nạn, phân tán hàng hoá. Tổ chức lực lượng phương tiện sẵn có kịp thời dập tắt đám cháy. Tổ chức lực lượng bảo vệ hàng hoá đã cứu được ra khỏi đám cháy . Cử người ra đón xe chữa cháy, hướng dẫn nguồn nước chữa cháy. Phối hợp lực lượng chuyên nghiệp cứu chữa dập tắt đám cháy IV. Các loại chất chữa cháy và phương tiện chữa cháy: Các chất chữa cháy thường dùng là chất dùng để tác dụng vào đám cháy tạo ra những điều kiện nhất định và duy trì điều kiện đó trong một thời gian để dập tắt đám cháy đó. Nước: Nước thường dùng để chữa cháy vì nó sẵn có trong thiên nhiên, giá thành rẻ và hiệu quả chữa cháy cao. Có 2 loại nước: Nước trên bề mặt trái đất và nước trong lòng đất. Tác dụng của nước khi chữa cháy: Tác dụng làm lạnh: Khi phun nước vào đám cháy vì nước có khả năng thu nhiệt độ cao sẽ làm giảm bớt nhiệt độ đám chaý cho tới khi nhỏ hơn nhiệt độ bắt cháy của chất cháy đó. Tác dụng làm loãng và làm ngạt: Một lít nước hoá hơi tạo thành 1720lít hơi nước do vậy khi ta phun nước vào đám cháy do nhiệt độ đám cháy cao, hơi nước bay lên có tác dụng làm loãng lượng ôxy xâm nhập vào vùng cháy và tạo thành màng ngăn giữa ôxy và vùng cháy. Ưu điểm khi dùng nước chữa cháy: Nước có sẵn trong tự nhiên, giá thành rẻ, vận chuyển dễ dàng. Nước có khả năng khi phun tạo thành áp suất cao phá vỡ tường rãnh ngăn tạo ra lối thoát nạn. Nhược điểm: Không thể dập được những đám cháy kim loại hoạt động mạnh như kiềm, kiềm thổ và đặc biệt là đất đèn. Không thể dùng tia nước đặc để chữa những đám cháy có nhiệt độ sôi cao khoảng 800C. Không phun nước vào các đám cháy có mặt hàng qứy hiếm như hàng điện tử, thuốc lá... Bọt chữa cháy: Bọt chữa cháy là hệ phân tán 2 pha bao gồm phần chứa khí, hơi và các chất lỏng. Tác dụng khi dùng bọt chữa cháy như sau: Tác dụng làm lạnh: Khi phun bọt lên bề mặt chất cháy lỏng đo bức xạ nhiệt của đám cháy, nhiệt độ của lớp chất lỏng lượng bọt phun vào bị phá huỷ tạo thành hạt nước lắng vào chất lỏng các hạt nước này thì nhiệt độ chất lỏng làm cường độ phá huỷ giảm. Tác dụng cách ly: Khi đạt tới nhiệt độ xác định bọt sẽ bao phủ lên toàn bộ bề mặt chất lỏng, bắt đầu xuất hiện sự cách ly, ngăn cản hơi chất cháy đi vào buồng cháy. Chương II:các phương pháp phân tích chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm xăng dầu. I.Thành phần cất phân đoạn : 1.ý nghĩa: Dầu mỏ và các sản phẩm dầu không thể chia ra các hydrocacbon riêng biệt, chúng có thể chia ra các phần nhỏ, gọi là phân đoạn. Trong mỗi phân đoạn gồm một hỗn hợp hydrocácbon đơn giản hơn. Thành phần cất là một trong những chỉ tiêu quan trọng cần phải xác định đối với các sản phẩm trắng như xăng, kerosen, diezel. Theo thành phần cất phân đoạn có thể biết được các loại sản phẩm thu và khối lượng của chúng. Các phân đoạn dầu bao giờ cũng gồm rất nhiều các đơn chất khác nhau với nhiệt độ sôi thay đổi. Do vậy, đặc trưng cho tính chất bay hơi của một số phân đoạn là nhiệt độ sôi đầu (T0s đầu ) và nhiệt độ kết thúc sôi (T0s cuối ). Đối với nhiên liệu thành phần phân đoạn đặc trưng cho khả năng bay hơi trong động cơ và áp suất hơi ở những nhiệt độ và áp suất khác nhau. Nhiên liệu cho các loại động cơ mồi lửa bằng tia lửa điện, cần phải có độ bay hơi sao cho dễ nổ máy ở nhiệt độ thấp, chóng sưởi ấm động cơ, thay đổi chế độ làm việc của động cơ, phân bố nhiên liệu trrong xilanh. Nếu nhiên liệu bay hơi kém còn có thể làm loãng dầu nhờn bôi trơn. Nhiệt độ sôi 10% không nên vượt quá 700C, nhiệt độ cất 50% có ý nghĩa quyết định tăng khả năng tăng tốc của động cơ, không nên vượt quá 1400C. Nhiệt độ cất 90% có ý nghĩa về mặt kinh tế, nếu nhiệt độ cất 90% thì xăng không bốc hơi hoàn toàn trong buống đốt. Nhiệt độ cất cuối không nên quá 2050C vì dầu nhờn sẽ bị rửa trôi trên thành xilanh gây mài mòn pistông. Nhiên liệu cho động cơ phản lực đòi hỏi phải nặng hơn (150-2800C) để hệ thống nạp liệu làm việc ở tầng cao không tạo nút khí. Đồng thời cũng đòi hỏi khả năng bay hơi hoàn toàn và cháy hết trong buồng đốt. Đối với động cơ diezel, thành phần phân đoạn ảnh hưởng lớn tới tiêu hao nhiên liệu, gây khói của khí thải, tạo muội than và cốc ở vòi phun... 2. Nguyên tắc và phương pháp xác định: Dùng ống lường đong 100 ml mẫu vào bình cầu đã rửa sạch, sấy khô. Lắp nhiệt kế vào cổ bình và phía trên của bầu thuỷ ngân ngang với thành dưới của nhánh cho hơi đi ra. Nối nhánh hơi đi ra với sinh hàn bằng nút cao su, sao cho ống đó lồng vào sinh hàn 25-40 mm nhưng không chạm vào thành của ống sinh hàn. Khi chưng xăng thì hộp sinh hàn chứa đầy nước đá và dội nước để giữ nhiệt độ vào khoảng 0-50C. Khi chưng những sản phẩm nặng hơn thì làm lạnh bằng nước đá. Trong trường hợp này nhiệt độ của nước ra khỏi sinh hàn không được quá 300C. Nhiệt độ sôi đầu là nhiệt độ khi có giọt sản phẩm đầu tiên chảy từ đuôi sinh hàn ra. Nhiệt độ sôi cuối là nhiệt độ tại đó nhiệt độ tăng lên cực đại và bắt đầu tụt xuống. Tốc độ chưng cất tiến hành sao cho thu được 20-25 giọt trong 10s. Trong quá trình chưng cất dầu hoả và diezel, sau khi đạt được 95% tốc độ gia nhiệt không tăng lên. Nếu cần xác định nhiệt độ sôi cuối thì phải tiếp tục gia nhiệt cho tới khi cột thuỷ ngân ở nhiệt kế dâng lên đến mức nào đó và bắt đầu tụt xuống. Sau khi thôi gia nhiệt 5 phút, ghi lại thể tích thành phần cất trong ống lường, phần còn lại đo trong ống lường thể tích 10ml để xác định cặn ở nhiệt độ 200C. Xác định lượng mất mát của quá trình chưng. 3. Độ xuyên kim: ý nghĩa: Độ xuyên kim là độ lún sâu của kim chuẩn vào mẫu (bitum, mỡ) trong thời gian 5s, đơn vị đo là độ, 1 độ ứng với 0,1mm đâm xuyên. Nó đặc trưng cho độ cứng và quánh của sản phẩm. Thành phần của bitum có ảnh hưởng lớn tới độ xuyên kim. Tăng cấu tử dầu nhờn trong bitum độ xuyên kim tăng, ngược lại giảm các cấu tử dầu nhờn và tăng asphanten và cacbon độ xuyên kim giảm. Nguyên tắc và cách tiến hành: Lấy mẫu vào cốc. Đậy nắp và ngâm cốc mẫu vào chậu nước ở nhiệt độ quy định 1h. Lấy ra dùng dao gạt phần dư trên miệng cốc, đặt cốc mẫu lên bàn đỡ của máy đo. Dùng đồng hồ bấm giây, theo dõi đúng 5s thì buông nút khởi động chuyển thanh răng cho tới chạm với trục của chóp nón. Theo vị trí của kim trên bảng chia độ ta biết được độ kim xuyên, nâng chóp nón lên khỏi cốc mỡ. Làm thí nghiệm 4 lần và lấy kết quả trung bình. 4.Nhiệt độ chớp cháy: ý nghĩa : Nhiệt độ chớp cháy là nhiệt độ tại đó khi phân đoạn dầu mỏ được đốt nóng, hơi hydrocácbon sẽ thoát ra tạo với không khí xung quanh một hỗn hợp mà nếu đưa ngọn lửa đến gần chúng sẽ bùng cháy rồi phụt tắt như một tia chớp. Như vậy, nhiệt độ chớp cháy có liên quan đến hàm lượng các sản phẩm nhẹ có trong phân đoạn. Nếu có càng nhiều cấu tử nhẹ, nhiệt độ chớp cháy càng thấp. Phân đoạn xăng: Nhiệt độ chớp cháy không quy định, thường là độ âm. Phân đoạn kerosen: nhiệt độ chớp cháy: 28-600C . Phân đoạn diezel: Nhiệt độ chớp cháy cốc kín: 35-860C. Phân đoạn dầu nhờn: nhiệt độ ch._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28615.doc
Tài liệu liên quan