Tìm hiểu công nghệ BOOT-ROM

Lời mở đầu Máy tính ra đời đã góp phần quan trọng trong sự phát triển của nhiều lĩnh vực văn hoá, kinh tế, khoa học kỹ thuật và nhu cầu chia sẻ thông tin cũng như tài nguyên của nguời sử dụng ngày càng phát triển. Chiếc máy tính đa năng, tiện lợi và hiệu quả mà chúng ta đang sử dụng, giờ đây đã trở nên chật hẹp, nghèo nàn về thông tin và bất tiện so với máy tính nối mạng. Tuy nhiên mạng máy tính cũng không đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của người sử dụng bởi vì người dùng luôn luôn thâm nhập vào t

doc47 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2086 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tìm hiểu công nghệ BOOT-ROM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ài nguyên và các cơ sở dữ liệu của một máy tính trên những mạng khác nhau. Vào năm 1968 một cơ quan của Bộ quốc phòng Mỹ, là cục dự án nghiên cứu cao cấp đã xây dựng một dự án kết nối các trung tâm nghiên cứu lớn trong toàn Liên Bang. Giải pháp ban đầu được chọn là BBN( Bolt-Berened Newman ) giải pháp này bao gồm các nút mạng ( Interiace Message Processon IMP ) là tổ chức cả phần cứng lẫn phần mềm cài đặt trên các máy tính mini. Vào năm 1969 bốn trạm đầu tiên được kết nối lại với nhau thành công, đánh dấu sự ra đời của ARPANET- tiền thân của Internet hôm nay. Giao thức truyền thông lúc đó là NCP ( Network control Protocol ) vào giữa những năm 70 giao thức TCP/IP (Transmission control Protocol/Internet Protocol) được Vintcey phát triển, ban đầu vẫn tồn tại song song với giao thức NCP. Những năm 1983 thì giao thức TCP/IP hoàn toàn thay thế NCP trong ( ARPANET ) và đã nhanh chóng trở thành một mạng quốc gia. Vào những năm 74 thuật ngữ Internet lần đầu tiên xuất hiện trong một tài liệu kế hoạch. Nhưng mạng ARPANET vẫn tồn tại chính thức. Đến đầu những năm 80, Bộ quốc phòng DOD quyết định chia thành 2 mạng độc lập với nhau. + MILNET: Phục vụ mục đích quân sự. + ARPANET: Hỗ trợ việc nghiên cứu và phát triển. Cuối năm 1986 chỉ có 5089 máy nối mạng ARPNET. Năm 1987 mạng NSFNET ra đời với hơn 100.000 máy tính, 34.000 trung tâm nghiên cứu tốc độ truyền 45 triệu bit/1s. Năm 1990 Internet ra đời, ngày 19-11-1997 Việt Nam đã chính thức thông báo khai trương dịch vụ Internet Việt Nam, đó là một bước ngoặt quan trọng đưa đất nước ta hội nhập với cộng đồng các nước trên thế giới. Ngày nay mạng Internet đã có được chất lượng nội dung phong phú và tốc độ truy nhập thông tin rất cao. Khi truy cập vào đây tất cả mọi người sẽ có thể khai thác được thông tin cần biết về các vấn đề như : Kinh tế - Chính trị - Xã hội - Giải trí. Internet sẽ ảnh hưởng đến một phần cuộc sống của chúng ta, làm biến đổi cách thức làm việc, giải trí và các tương quan khác với cộng đồng. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MẠNG MÁY TÍNH Với sự phát triển của khoa học và kỹ thuật, hiện nay các mạng máy tính đã phát triển một cách nhanh chóng và đa dạng cả về quy mô, hệ điều hành và ứng dụng. Do vậy việc nghiên cứu chúng ngày càng trở nên phức tạp. Tuy nhiên các mạng máy tính cũng có cùng các điểm chung thông qua đó chúng ta có thể đánh giá và phân loại chúng. I. Định nghĩa mạng máy tính Mạng máy tính là một tập hợp các máy tính được nối với nhau bởi đường truyền theo một c ấu trúc nào đó và thông qua đó các máy tính trao đổi thông tin qua lại cho nhau.       Đường truyền là hệ thống các thiết bị truyền dẫn có dây hay không dây dùng để chuyển các tín hiệu điện tử từ máy tính này đến máy tính khác. Các tín hiệu điện tử đó biểu thị các giá trị dữ liệu dưới dạng các xung nhị phân (on - off). Tất cả các tín hiệu được truyền giữa các máy tính đều thuộc một dạng sóng điện từ. Tùy theo tần số của sóng điện từ có thể dùng các đường truyền vật lý khác nhau để truyền các tín hiệu. Ở đây đường truyền được kết nối có thể là dây cáp đồng trục, cáp xoắn, cáp quang, dây điện thoại, sóng vô tuyến ... Các đường truyền dữ liệu tạo nên cấu trúc của mạng. Hai khái niệm đường truyền và cấu trúc là những đặc trưng cơ bản của mạng máy tính Hình 2.1: Một mô hình liên kết các máy tính trong mạng         Với sự trao đổi qua lại giữa máy tính này với máy tính khác đã phân biệt mạng máy tính với các hệ thống thu phát một chiều như truyền hình, phát thông tin từ vệ tinh xuống các trạm thu thụ động... vì tại đây chỉ có thông tin một chiều từ nơi phát đến nơi thu mà không quan tâm đến có bao nhiêu nơi thu, có thu tốt hay không.         Đặc trưng cơ bản của đường truyền vật lý là giải thông. Giải thông của một đường chuyền chính là độ đo phạm vi tần số mà nó có thể đáp ứng được. Tốc độ truyền dữ liệu trên đường truyền còn được gọi là thông lượng của đường truyền - thường được tính bằng số lượng bit được truyền đi trong một giây (Bps). Thông lượng còn được đo bằng đơn vị khác là Baud (lấy từ tên nhà bác học - Emile Baudot). Baud biểu thị số lượng thay đổi tín hiệu trong một giây.         Ở đây Baud và Bps không phải bao giờ cũng đồng nhất. Ví dụ: nếu trên đường dây có 8 mức tín hiệu khác nhau thì mỗi mức tín hiệu tương ứng với 3 bit hay là 1 Baud tương ứng với 3 bit. Chỉ khi có 2 mức tín hiệu trong đó mỗi mức tín hiệu tương ứng với 1 bit thì 1 Baud mới tương ứng với 1 bit. II. Phân loại mạng máy tính         Do hiện nay mạng máy tính được phát triển khắp nơi với những ứng dụng ngày càng đa dạng cho nên việc phân loại mạng máy tính là một việc rất phức tạp. Người ta có thể chia các mạng máy tính theo khoảng cách địa lý ra làm hai loại: Mạng diện rộng và Mạng cục bộ. Mạng cục bộ (Local Area Networks - LAN) là mạng được thiết lập để liên kết các máy tính trong một khu vực nhỏ như trong một toà nhà, một khu nhà. Mạng diện rộng (Wide Area Networks - WAN) là mạng được thiết lập để liên kết các máy tính của hai hay nhiều khu vực lớn khác nhau như giữa các thành phố hay các tỉnh.         Sự phân biệt trên chỉ có tính chất ước lệ, các phân biệt trên càng trở nên khó xác định với việc phát triển của khoa học và kỹ thuật cũng như các phương tiện truyền dẫn. Tuy nhiên với sự phân biệt trên phương diện địa lý đã đưa tới việc phân biệt trong nhiều đặc tính khác nhau của hai loại mạng trên, việc nghiên cứu các phân biệt đó cho ta hiểu rõ hơn về các loại mạng. III. Sự phân biệt giữa mạng cục bộ và mạng diện rộng         Mạng cục bộ và mạng diện rộng có thể được phân biệt bởi: địa phương hoạt động, tốc độ đường truyền và tỷ lệ lỗi trên đường truyền, chủ quản của mạng, đường đi của thông tin trên mạng, dạng chuyển giao thông tin.     Địa phương hoạt động: Liên quan đến khu vực địa lý thì mạng cục bộ sẽ là mạng liên kết các máy tính nằm ở trong một khu vực nhỏ. Khu vực có thể bao gồm một tòa nhà hay là một khu nhà... Điều đó hạn chế bởi khoảng cách đường dây cáp được dùng để liên kết các máy tính của mạng cục bộ (Hạn chế đó còn là hạn chế của khả năng kỹ thuật của đường truyền dữ liệu). Ngược lại mạng diện rộng là mạng có khả năng liên kết các máy tính trong một vùng rộng lớn như là một thành phố, một miền, một đất nước, mạng diện rộng được xây dựng để nối hai hoặc nhiều khu vực địa lý riêng biệt.     Tốc độ đường truyền và tỷ lệ lỗi trên đường truyền: Do các đường cáp của mạng cục bộ đươc xây dựng trong một khu vực nhỏ cho nên nó ít bị ảnh hưởng bởi tác động của thiên nhiên (như là sấm chớp, ánh sáng...). Điều đó cho phép mạng cục bộ có thể truyền dữ liệu với tốc độ cao mà chỉ chịu một tỷ lệ lỗi nhỏ. Ngược lại với mạng diện rộng do phải truyền ở những khoảng cách khá xa với những đường truyền dẫn dài có khi lên tới hàng ngàn km. Do vậy mạng diện rộng không thể truyền với tốc độ quá cao vì khi đó tỉ lệ lỗi sẽ trở nên khó chấp nhận được.         Mạng cục bộ thường có tốc độ truyền dữ liệu từ 4 đến 16 Mbps và đạt tới 100 Mbps nếu dùng cáp quang. Còn phần lớn các mạng diện rộng cung cấp đường truyền có tốc độ thấp hơn nhiều như T1 với 1.544 Mbps hay E1 với 2.048 Mbps.         (Ở đây bps (Bit Per Second) là một đơn vị trong truyền thông tương đương với 1 bit được truyền trong một giây, ví dụ như tốc độ đường truyền là 1 Mbps tức là có thể truyền tối đa 1 Megabit trong 1 giây trên đường truyền đó).         Thông thường trong mạng cục bộ tỷ lệ lỗi trong truyền dữ liệu vào khoảng 1/107-108 còn trong mạng diện rộng thì tỷ lệ đó vào khoảng 1/106 - 107 Chủ quản và điều hành của mạng: Do sự phức tạp trong việc xây dựng, quản lý, duy trì các đường truyền dẫn nên khi xây dựng mạng diện rộng người ta thường sử dụng các đường truyền được thuê từ các công ty viễn thông hay các nhà cung cấp dịch vụ truyền số liệu. Tùy theo cấu trúc của mạng những đường truyền đó thuộc cơ quan quản lý khác nhau như các nhà cung cấp đường truyền nội hạt, liên tỉnh, liên quốc gia. Các đường truyền đó phải tuân thủ các quy định của chính phủ các khu vực có đường dây đi qua như: tốc độ, việc mã hóa.         Còn đối với mạng cục bộ thì công việc đơn giản hơn nhiều, khi một cơ quan cài đặt mạng cục bộ thì toàn bộ mạng sẽ thuộc quyền quản lý của cơ quan đó. Đường đi của thông tin trên mạng: Trong mạng cục bộ thông tin được đi theo con đường xác định bởi cấu trúc của mạng. Khi người ta xác định cấu trúc của mạng thì thông tin sẽ luôn luôn đi theo cấu trúc đã xác định đó. Còn với mạng diện rộng dữ liệu cấu trúc có thể phức tạp hơn nhiều do việc sử dụng các dịch vụ truyền dữ liệu. Trong quá trình hoạt động các điểm nút có thể thay đổi đường đi của các thông tin khi phát hiện ra có trục trặc trên đường truyền hay khi phát hiện có quá nhiều thông tin cần truyền giữa hai điểm nút nào đó. Trên mạng diện rộng thông tin có thể có các con đường đi khác nhau, điều đó cho phép có thể sử dụng tối đa các năng lực của đường truyền hay nâng cao điều kiện an toàn trong truyền dữ liệu. Dạng chuyển giao thông tin: Phần lớn các mạng diện rộng hiện nay được phát triển cho việc truyền đồng thời trên đường truyền nhiều dạng thông tin khác nhau như: video, tiếng nói, dữ liệu... Trong khi đó các mạng cục bộ chủ yếu phát triển trong việc truyền dữ liệu thông thường. Điều này có thể giải thích do việc truyền các dạng thông tin như video, tiếng nói trong một khu vực nhỏ ít được quan tâm hơn như khi truyền qua những khoảng cách lớn. Các hệ thống mạng hiện nay ngày càng phức tạp về chất lượng, đa dạng về chủng loại và phát triển rất nhanh về chất. Trong sự phát triển đó số lượng những nhà sản ang những ý nghĩa quan trọng. Tại các nước các cơ quan chuẩn quốc gia đã đưa ra các những chuẩn về phần cứng và các quy định về giao tiếp nhằm giúp cho các nhà sản xuất có thể làm ra các sản phẩm có thể kết nối với các sản phẩm do hãng khác sản xuất. GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Công nghệ thông tin là một ngành được ứng dụng từ lâu. Nhưng vào những năm cuối của thế kỷ 20 và đến nay, công nghệ thông tin thực sự phát triển mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực. Công nghệ thông tin không những phát triển ở các nước có nền kinh tế phát triển mà ngay cả các nước có nền kinh tế đang phát triển hoặc chưa kịp phát triển thì cũng có sự thâm nhập và phát triển của công nghệ thông tin ở đó. Công nghệ thông tin không những chỉ phát triển về phần mềm hoặc những công nghệ mới, mà song song đó thì công nghệ mạng máy tính đóng một vai trò quan trọng không kém. Nhờ công nghệ mạng máy tính mà mọi người trên thế giới có thể trao đổi dữ liệu, tin tức cho nhau khi họ tham gia vào hệ thống mạng. Và cũng nhờ vào mạng máy tính mà mỗi người chúng ta tiết kiệm được sức lực, thời gian, tiền của . . . Với hệ thống mạng sử dụng công nghệ BOOT-ROM, một phần đã làm cho công nghệ mạng máy tính có những nét mới mẻ, một phần nó còn là một kỹ thuật chuyên môn của những người luôn bị cuốn hút trong công nghệ này. Công nghệ BOOT-ROM chưa được sử dụng rộng rãi vì chức năng của công nghệ này chưa được khai thác hết. Do đó, chúng ta cảm thấy công nghệ BOOT-ROM khó sử dụng và trông có vẻ xa lạ đối với những người bước đầu làm quen với công nghệ mạng máy tính sử dụng BOOT-ROM. Theo đà phát triển của công nghệ thông tin, hiện nay đã có những phần mềm và những BOOT-ROM rất mạnh như là : phần mềm Virtual Lan Drive 2.0 sử dung ROM PXE chạy hệ điều hành win2k, windowns XP , hoặc phần mềm Ventucom sử dụng ROM BXP 2.5 chạy hệ điều hành win2k, windowns XP. Ngoài ra còn có các phần mềm như : Litenetx.114, Litenetx.115, Citrix Client, Citrix Metaframe 1.8 for win2k cũng mạnh không kém. Nếu chúng ta nghiên cứu sâu hơn về công nghệ BOOT-ROM, thì công nghệ BOOT-ROM thật là tuyệt vời trong lĩnh vực mạng máy tính. A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Với một niềm say mê và định hướng cho tương lai, với đề tài mà em nghiên cứu phần lớn đã nói lên được niềm say mê nghiên cứu, tìm hiểu những công nghệ mới ngày một phát triển để áp dụng trong công nghệ thông tin trong cuộc sống. Em chọn đề tài TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ BOOT-ROM bởi một trong những lý do sau đây: - Định hướng cho tương lai. - Tìm hiểu công nghệ mới áp dụng vào lĩnh vực tin học trong cuộc sống. - Có niềm say mê nghiên cứu. B. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là công nghệ BOOT-ROM để hiểu biết quy trình hoạt động của nó. Bên cạnh đó, em còn nghiên cứu thêm về Internet, các giao thức . . . C. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU : Với đề tài của em do không có tài liệu hướng dẫn nên em đã nghiên cứu bằng các phương pháp sau: - Dịch phần HELP trong phần mềm Virtual Lan Drive để thực hành - Tìm tài liệu trên các trang Web - Tìm thông tin để khảo sát thực tế D. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU : Thời gian làm đề tài là hai tháng rưỡi. Trong đó, thời gian nghiên cứu BOOT-ROM và các ứng dụng khác là một tháng, thời gian còn lại để đánh bài báo cáo và làm power point. Tuy một tháng để nghiên cứu về BOOT-ROM thì vẫn còn nhiều hạn chế. E. KIẾN THỨC THU ĐƯỢC SAU KHI THỰC TẬP TẠI CƠ SỞ. - Với phần mềm Virtual Lan Drive 1.0 sử dụng cho windows 98 thì vẫn còn nhiều hạn chế : chưa truy cập được dữ liệu từ máy chủ và các máy khác, chưa nối kết được internet. - Với phần mềm BXP 2.5 đã hoàn thành đủ mọi chức năng. Bây giờ chưa có trục trặc gì, tuy nhiên vẫn còn phải xem xét xem có lỗi gì phát sinh sau này hay không. PHẦN I : CÁC VẤN ĐỀ CÀI ĐẶT, CẤU HÌNH PHẦN MỀM CH¦¥NG I: A. THÀNH PHẦN SỬ DỤNG CHO HỆ THỐNG MẠNG BOOT-ROM Phần mềm Windows 2000 Server . Phần mềm Windows Windows 98, windows XP, windows 2000 pro Phần mềm 3Com Virtual Lan Drive 1.0, BXP 2.5 Các phần mềm liên quan Hub hoặc Switch Rom PXE (Preboot eXecution Enviroment) Card mạng Linkpro 1839(x) Cáp mạng UTP (thường là loại 5, có 8 màu phân biệt) Đầu nối RJ45 Kìm bấm cáp mạng PHƯƠNG PHÁP BẤM DÂY NỐI MẠNG a) Cáp mạng gồm có một lớp nhựa trắng bao bọc ở bên ngoài, bên trong gồm có 8 sợi: cáp nhỏ xoắn đôi với nhau thành 4 cặp. - Cặp thứ nhất: Xanh lá + trắng xanh lá. - Cặp thứ hai: Xanh dương + trắng xanh dương. - Cặp thứ ba: Cam + trắng cam. - Cặp thứ tư: Nâu + trắng nâu b) Để dễ thuận tiện trong việc bấm cáp, người ta chia chúng thành hai chuẩn sau : - Chuẩn A theo thứ tự sau : + Trắng cam, cam, trắng xanh lá, xanh dương, trắng xanh dương,xanh lá, trắng nâu,nâu - Chuẩn B theo thứ tự sau : + Trắng xanh lá, xanh lá, trắng cam, xanh dương, trắng xanh dương, cam, trắng nâu, nâu - Nếu nối giữa Hub với Hub hoặc giữa máy tính với máy tính. Một đầu của đầu cáp ta sử dụng chuẩn A để nối,đầu còn lại ta dùng chuẩn B. - Nếu nối giữa máy với Hub, ta sử dụng chuẩn B cho mỗi đầu cáp. Chuẩn A Chuẩn B Hình chuẩn bị bấm cáp : Hình cáp đã được bấm : CH¦¬NG ii: CÀI ĐẶT HỆ ĐIỀU HÀNH CHO MÁY CHỦ Hệ điều hành cho máy chủ phải là Windows server NT hoặc là Windows server 2000, vì các hệ điều hành này có các tính năng đầy đủ về mạng. + Các phương pháp tiến hành: Khởi động vào CMOS của máy tính bằng việc nhấn DEL , F1 hoặc F2 ( tuỳ theo chức năng của từng loại máy mà ta vào CMOS) Chọn chế độ First Boot Device [ CDROM ] ưu tiên khởi động trước vì trong đĩa windows server có chế độ khởi dộng. Nhấn F10, sau đó chọn YES để lưu lại cấu hình. Cho đĩa windows server vào, máy sẽ tự động khởi động. Khi khởi động, màn hình có dòng chữ : Boot From CD… Press Any Key to Continous . . Ta nhấn một phím bất kỳ để cài đặt, ta chờ trong ít phút để máy chép các tập tin vào ổ cứng. Sau đó, màn hình xuất hiện với dòng thông báo: Cài đặt windows 2000, nhấn Enter. Sửa chữa việc cài đặt windows 2000, nhấn R (nếu đã cài Server rồi) Không muốn cài nữa, nhấn F3 O đây ta chọn cài đặt windows 2000, Nhấn Enter Khi nhấn Enter xong, một bảng thông báo cho ta biết về thông tin của hệ điều hành mà ta đang tiến hành cài đặt. Nếu ta muốn cài đặt, nhấn F8, không muốn cài đặt , nhấn ESC. Tiếp theo, sẽ xuất hiện bảng thông báo về dung lượng đĩa: Nếu đĩa đã được chia trước rồi thì ta hông cần chia đĩa lại nữa mà chỉ cần chọn ổ đĩa để cài đặt mà thôi. Nếu muốn tạo phân vùng lại, ta nhấn phím C Xoá phân vùng, ta nhấn phím D Khi tạo xong phân vùng, ta chọn ổ đĩa để cài đặt hệ điều hành, thông thường chọn ổ đĩa C. Nhấn Enter. Tiếp tục một bảng thông báo nữa xuất hiện: Nếu tiếp tục cài đặt, nhấn phím C Nếu chọn phân vùng khác để cài, nhấn phím ESC Khi nhấn phím C để cài đặt, một bảgng thông báo xuất hiện cho biết về dung ổ đĩa chủan bị format, đồng thời có 2 dòng thông báo: Format the partition using the NTFS file system : định dạng phân vùng sử dụng hệ thống tập tin NTFS. Format the partition using the FAT file system : định dạng phân vùng sử dung hệ thông tập tin FAT. + ở đây ta chọn NTFS vì nó có tính bảo mật tốt hơn. Sau khi hcon NTFS, ta format đĩa băng cách nhấn phím F. chờ một khoảng thời gian để máy định dạng ổ đĩa. Khi format xong, ta khởi động lại máy. + Sau khi khởi động lại, máy chạy thẳng vào giao diện của windows server 2000 và tự động cài các phasfn tiếp theo + Trong quá trình cài, một bảng thông báo xuất hiện bắt điền tên của người sử dụng và tên tổ chức vào ( phần này ta có thể điền tượg trưng, nhưng nếu không điền vào máy sẽ không cho cài tiếp.). khi điền đầy đủ, nhấn Next. + Một bảng thông báo nữa xuất hiện, ta có thể để tên máy tính mặc định cũng được. Nhưng phần mật khẩu chúng ta nên điền vào. Khi điền vào đầy đủ, nhấn Next. + Kế tiếp theo là một bảng liệt kê các dịch vụ mạng xuất hiện. Ta cần dịch vụ nào cho mạng thì đánh dấu check vào dịch vụ đó. Quan trọng nhất là nên chọn mục Networking Service ( vì trông dịch vụ này chứa các cấu hình cần thiết cho hệ thống mạng.). Nếu muốn xem chi tiết ta chọn details. Sau khi chọn xong, ta nhấn Next để cho máy tiếp tục cài đặt các dịch vụ này. + Tiếp theo là ta thiết lập hệ thống ngày, giờ cho máy. Next + Sau đó, một bảng thông báo nữa xuất hiện. Tại bảng này ta chojn miền cho máy tính, ta nên chọn miền cho máy tính là WORKGROUP vho máy tính. Tuy không mang tính bảo mật bằng DOMAIN nhưng thuận lợi cho việc đăng nhập vào máy tính. Nhấn Next. + Tiếp theo, máy báo cho ta biết là phải tạo cho máy một địa chỉ IP tĩnh ( Bắt buộc phần này ta phải thiết lập IP cho máy, nếu không sau này ta ADD máy tính vào DHCP để quản lý máy con, nó sẽ không tìm thấy Ip máy chủ và thay vào đó địa chỉ loopback 127.0.0.0 ( địa chỉ này không hợp lệ). Để cài IP cho máy chủ, ta nhấn kép vào Internet Protocol( TCP/IP) để thiết lập IP. Khi khai báo xong, ta nhấn OK. + Sau đó, máy sẽ cài các phần còn lại như : Install start menu item Registers componént Saves setting Removes any temporary files used ? Công việc cài đặt windows server 2000 hoàn tất. CH¦¬NG iii: SƠ LƯỢC-CÀI ĐẶT-THIẾT LẬP CÁC DỊCH VỤ CỦA VIRTUAL LAN DRIVE 1.0 TRÊN MÁY CHỦ PHẦN MỀM 3COM VIRTUAL LAN DRIVE ( ĐĨA ẢO MẠNG CỤC BO ) ? Phần mềm 3Com Virtual Lan Drive cho phép các nhà quản trị mạng tạo và quản lý các tập tin (file) ổ đĩa cứng ảo cho các máy khách (client) chạy các hệ điều hành windows 95 hoặc hệ điều hành windows 98. ? Phần mềm Virtual Lan Drive chuyển dời những chức năng mà thông thường làm bằng tay trên những ổ đĩa vật lý cục bộ mà thay vào đó là quản lý các tập tin của các ổ cứng ảo trên các máy chủ(server) windows 2000 hoặc windows NT. Hệ điều hành, dữ liệu và các chương trình ứng dụng của máy khách được chứa trong tập tin ổ đĩa cứng ảo trên máy chủ (server) nhưng tất cả các ứng dụng cũng như hệ điều hành lại thi hành nhiệm vụ của chính nó trên máy khách khi chúng ta khởi động máy khách. ? Mặc dù máy chủ có các chức năng để thực hiện đối với các tập tin ảnh của các ổ đĩa cứng ảo cũng giống như các tập tin thông thường nhưng máy khách sử dụng các tập tin ảnh của ổ đĩa cứng ảo giống như các ổ đĩa cứng thông thường là có thể định dạng (format), phân vùng, cấu hình và lưu trữ một cách bình thường. LỢI ÍCH KHI SỬ DỤNG VIRTUAL LAN DRIVE ? Virtual Lan Drive thì rất hữu ích trong nhiều môi trường nơi mà mỗi máy khách có một sự thiết lập và cấu hình duy nhất. Virtual Lan drive cho phép : Giảm chi phí trong việc quản lý cũng như việc đầu tư cho máy khách. Virtual Lan drive làm giảm thời gian quản lý và cài đặt bởi client. Quản lý máy khách mà không cần đi đến từng máy và cũng chẳng cần khởi động máy khách lên. Virtual Lan Drive chúng ta cập nhật hệ điều hành , các ổ đĩa, các tập tin và các phần mềm ứng dụng được sử dụng bởi máy khách một cách dễ dàng và nhanh chóng. Virtual Lan Drive cung cấp cho một cơ cấu chứ tập trung do đó chúng ta có thể back up, điều khiển truy xuất dữ liệu, kiêmtra virus và duy trì những công việc cho tất cả dữ liệu của máy khách. Tạo ra những ổ đĩa cứng ảo mà có thể được sử dụng như những ổ đĩa chính và ổ đĩa phụ ngay cả những ổ đĩa cứng vật lý tồn tại trên máy khách. Bằng thao tác khởi động có trình tự và việc lên danh sách các tập tin ảnh của các ổ đĩa cứng ảo cho mỗi máy khách trong Virtual Lan Drive Administrator và sử dụng một sự thiết lập khác nhau của ứng dụng. Khởi động mạng và máy khách nhanh chóng. Các nhà quản trị mạng có thể khởi động máy khách, thiết lập mạng mới với phần cứng như nhau bằng việc tạo ra tập tin ảnh chủ và sao chép trùng nhau để sử dụng cho các máy khách khác. Cho phép một máy khách có tối đa 4 ổ đĩa ảo. Ít bị virus tấn công, dễ dàng cài đặt lại cho máy khách khi máy khách bị trục trặc MẶT HẠN CHẾ CỦA VIRTUAL LAN DRIVE Mỗi đĩa ảo chỉ có tối đa là 2000 MB về dung lượng chứa Nếu hệ thống mạng có hơn 10 máy tính thì cần có một máy chủ thật tốt. Cần một nhà quản trị có kiến thức về công nghệ BOOT-ROM Khi máy chủ bị trục trặc, thì toàn bộ hệ thống mạng không hoạt động được CẤU HÌNH- CHỨC NĂNG CỦA CÁC DỊCH VỤ TRONG VIRTUAL LAN DRIVE Cấu hình Virtual Lan Drive 1.0 gồm: Virtual Lan Drive Administrator Virtual Lan Drive Clients File Virtual Lan Drive Configuration Database Virtual Lan Drive IO Service Virtual Lan Drive Login Service Bootstrap File Boot Service Bootptap Editor Chức năng của mỗi cấu hình trong Virtual Lan Drive 1.0 : Virtual Lan Drive Administrator (quản lý đĩa ảo mạng cục bộ): Virtual Lan Drive Administrator cho phép chúng ta tạo, sửa đỏi ,kiểm tra, xoá và xác định đươc những mối quan hệ giữa các ổ đĩa cứng ảo, máy khách và máy chủ bao gồm trong mạng sử dụng đĩa ảo mạng cục bộ. Virtual Lan Drive Client file :được cài đặt trên máy khách. Các tập tin của máy khách này có nhiệm vụ là lấy, chọn lọc các tập tin cần thiết trong quá trình cài đặt windows 95 hoặc windows 98 cài đặt trên ổ đĩa cứng ảo. Tất cả những tập tin này rất cần thiết cho việc kết nối mạng. Virtual Lan Drive Configuration Database (cấu hình cơ sở dữ liệu đĩa ảo mạng cục bộ): sau (bên cạnh) Virtual Lan Drive Administrator thì Virtual Lan Drive Configuration Database có nhiệm vụ là lưu trữ máy kháck, thông tin của máy chủ (như là :tên máy khách, vị trí các tập tin ảnh, các địa chỉ MAC, các cổng UDP, tên người sử dụng, mật khẩu, địa chỉ IP). Virtual Lan Drive Input/ Output (IO) Servive (dịch vụ thiết bị xuất, nhập đĩa ảo mạng cục bộ): Virtual Lan Drive IO Servise đáp ứng những yêu cầu Virtual Lan Drive redirector hoạt đọng trên máy khách để truy cập tập tin ảnh ổ đĩa cứng ảo được lưu trữ trên máy chủ. Một cách cụ thể là, các kênh điều khiển Virtual Lan Drive IO Service có nhiệm vụ là đọc và viết các yêu cầu đén sector nơi mà tạo ra các tập tin ảnh. Cũng đều giống như các ổ đĩa cứng là giải quyết các truy xuất ngẫu nhiên về vấn đề thay đổi dữ liệu cũng như toàn bộ các thiết bị nhập xuất. Virtual Lan Drive IO Service ít nhất phải được cài đặt trên một máy chủ trên hệ thống mạng. Dịch vụ này có thể được khởi động hoặc dừng lại được sử dụng trong danh sách các dịch vụ có ích của Windows NT Server hoặc Windows 2000 Server. Nó có thể được tuỳ chỉnh vối ứng dụng Virtual Lan Drive IO Service Preference và có thể truy xuất thông qua Windows Start manu. Virtual Lan Drive Login Service ( dịch vụ đăng nhập vào đĩa ảo mạng cục bộ): Cho phép kiểm tra user name và password khi cần. Nó còn cho phép thiết lập sự kết nối tới các ổ đĩa cứng ảo và Virtual Lan Drive IO Service. Sau khi cài đặt phần mềm 3Com Virtual Lan Drive lên Server thì Virtual Lan Drive Login Service xuất hiện trong danh sách các dịch vụ hữu ích trong windows NT server hoặc windows 2000 server. Nó có thể được tuỳ chỉnh vối ứng dụng Virtual Lan Drive IO Service Preference và có thể truy xuất thông qua Windows Start manu. Boot Service (dịch vụ khởi động).Boot Service gồm có ba cấu hình là :TFTP, PXE, BOOTP. Các cấu hình này rất cần thiết để khởi động các máy khách từ xa. Bootstrap Editor : có nhiệm vụ chèn các máy khách vào cơ sơ dữ liệu. CHƯƠNG IV CẤU HÌNH CHO MÁY CHỦ VÀ MÁY TRẠM YÊU CẦU PHẦN CỨNG VÀ PHẦN MỀM + Máy chủ ( Server ) : CPU Pentium, dung lượng Ram là 512 MB, dung lượng đĩa cứng từ 40 GB trở lên (tùy thuộc vào số lượng máy trạm), card mạng, hệ điều hành Windows NT hoặc Windows 2000 Server và dịch vụ DHCP (dịch vụ này đóng vai trò rất quan trọng cho Virtual Lan Drive hoạt động) +Máy trạm (client) : CPU Pentium, dung lượng Ram tối thiểu là 64 MB, card mạng có gắn Boot Rom PXE. Đặc điểm lưu ý khi chọn card mạng cho máy trạm : nếu sử dụng card mạng dùng chip của hãng 3Com 905c thì không cần Boot Rom ( vì đây là loại Boot Rom on card) , loại card này rất mắc tiền. Chúng ta có thể sử dụng các loại card rẻ tiền hơn như Linkpro/Cnet dùng chíp Realtek 8139 và gắn thêm Boot Rom. Phần mềm Virtual Lan Drive phiên bản 1.0 chỉ hỗ trợ cài đặt Windows 98 trên máy trạm, muốn cài đặt Windows 2000 hoặc cao hơn, thì phải sử dụng phiên bản 2.0 hoặc 2.5. CÀI ĐẶT PHẦN MỀM TRÊN MÁY CHỦ + Phần mềm 3Com Virtual Lan Drive được lưu dưới dạng nén, ta cần phải giải nén phần mềm này trên đĩa cứng. Một màn hình tự động xuất hiện với giao diện có tên là 3Com Virtual Lan Drive xuất hiện, ta chọn run Virtual Lan Drive Installation để cài đặt. Ta có thể chạy tập tin SETUP.EXE để cài đặt. Quá trình cài đặt sẽ hỏi bạn một số thông tin như sau : số serial, kiểu cài đặt ta chọn Administrator and Server và để cho máy tự cài đặt cuối cùng ta bấm Next. Sau khi cài đặt xong, trong cửa sổ Control Panel có 3 biểu tượng 3Com PXE, 3Com BOOTP, 3Com TFTP. Khi đó các cấu hình cần thiết của Virtua Lan Drive nằm ở đường dẫn sau : Start à Programs à 3Com Virtual Lan Drive. CHƯƠNG V THIẾT LẬP CÁC CẤU HÌNH DỊCH VỤ TRÊN MÁY CHỦ 1. CẤU HÌNH CHO 3COM PXE : Từ biểu tượng control panel, nhấn đúp lên biểu tượng 3Com PXE. Khi đó một thông báo hiển thị nhắc nhở dịch vụ này(PXE service) chưa chạy, và hỏi bạn có muốn khởi động nó hay không, chọn Yes để đồng ý khởi động Từ hộp thoại 3Com PXE, chọn tab Options để kiểm tra xem tập tin BOOTPTAB có nằm trong thư mục C:\TFTPBOOT hay không(đây là tập tin dùng để khởi động BOOT-ROM), nếu không đúng, thì ta phải chọn đường dẫn lại sao cho đúng. Tiếp theo ta chọn Network Adapter và đánh check vào địa chỉ IP của máy chủ Cuối cùng ta nhấn OK để lưu lại cấu hình 2. CẤU HÌNH CHO 3COM TFTP Tương tự: cũng từ cửa sổ control panel, nhấp đúp vào biểu tượng 3Com FTPT, ta chọn tab File Transfer, kế tiếp ta đánh dấu check vào mục Transmit secure mode, có đường dẫn lã : C:/TFTPBOOT. Bên tab của Network card, đánh dấu check vào địa chỉ IP (biểu tượng giống card mạng). Nhấp ok để lưu lại. 3. CẤU HÌNH CHO 3COM BOOTP Tương tự : cũng từ cửa sổ control panel, nhấp đúp vào biểu tượng 3Com BooTP. Ơ tab option, ta chọn đường dẫn là : C:\TFTPBOOT\BOOTPTAB. Đây đường dẫn mặc định trong quá trình cài phần mềm Virtual Lan Drive. Nếu đường dẫn bị sai, ta nhấn vào nút Browse để chỉnh lại cho đúng.Chọn tab Network Adapter, đánh dáu check vào ô địa chỉ IP của máy chủ. 4. CẤU HÌNH CHO VLD LOGIN SERVICE : Nhấn chọn start -> Programs ->3Com Virtual Lan Drive -> Login Service Preferences, hộp thoại Login Services Preferences hiện ra. Tại đường dẫn kiểm tra lại. Nếu đường dẫn là : C:\Programs files\3Com\Virtual Lan Drive\ VLD.MDB thì đúng. Nếu đường dẫn sai, ta nhấp Browse để chọn lại. Tiếp theo ta đánh dấu check vào mục : Add new clients to database . Vì mục này tự cập nhật các máy trạm vào cơ sở dữ liệu trong quá trình ta tạo tài khoản cho máy trạm theo phương pháp tự động. 5. CẤU HÌNH CHO BOOTSTRAP FILE : Từ cửa sổ Administrator, chọn Tools Configuration Bootstrap. Hộp thoại Configure Bootstrap xuất hiện. Nhấn Browse cho mục Path là : C:\TFTPBOOT\Vldrmil13.bin. Đánh dấu check vào mục : use BOOTP/DHCP Resolved. Đánh dấu check vào mục : use Database Values. Đánh dấu check vào mục Verbose Mode nếu ta muốn hiển thị thông tin chi tiết quá trình boot khi khởi động máy của client (ví dụ: IP của máy chủ, máy client, DHCP…). 6. CẤU HÌNH CHO VIRTUAL LAN DRIVE IO SERVICE : Trên đĩa cứng của máy chủ ( có thể tạo phân vùng đĩa bất kỳ đã được định dạng theo chuẩn NTFS), tạo một thư mục để lưu các tập tin ảnh của đĩa cứng ảo. Phải chắc chắn rằng dung lượng đĩa còn trống để tạo ra các tập tin ảnh với dung lượng tối đa cho mỗi đĩa cứng ảo khoảng 2000 MB. Tiếp đến nhấn chọn start -> programs -> 3com Virtual Lan Drive -> IO service Preferences. Hộp thoại xuất hiện. Tại Virtual Disk Directory, ta chọn thư mục đã tạo ban đầu để chứa các tập tin đĩa ảo. Đánh dấu check vào địa chỉ IP của Server, nhấn ok để lưu lại cấu hình. 7. CẤU HÌNH CHO ADMINISTRATOR + Ta chọn File -> new -> Server hoặc click vào biểu tượng new Server. Hộp thoại New IO Server xuất hiện. + Tại Name, ta điền tên của máy chủ ( tên này do ta đặt trong quá trình cài đặt hệ điều hành cho máy chủ). + Click vào Resolve, nếu đúng tên của máy chủ, mục IP Address sẽ tự động hiển thị IP của máy chủ (IP này do được đặt trước). + Cổng mặc định phải là 6911 + Tại Description, ta có thể điền vào để mô tả máy chủ hoặc để trống cũng được. + Nhấn ok để lưu lại cấu hình. Ä Khi tất cả các dịch vụ trên đã được cấu hình đúng và đẩy đủ thì ta bắt đầu cho cho chúng hoạt động để tạo đĩa ảo. Cho các dịch vụ hoạt động như sau : + Vào Start -> setting -> control panel -> chọn mục Administrator Tools -> chọn mục services. Một bảng các dịch vụ cần thiết xuất hiện. Các dịch vụ này luôn luôn nằm đầu danh sách. Các dịch vụ đó là : + 3Com BOOTP + 3Com PXE + 3Com TFTP + 3Com VLD IO Service + 3Com VLD Login Service Ä Ta sẽ cho các dịch vụ này hoạt động như sau : Click chuột vào từng dịch vụ, click phải chuột, chọn properties, bảng các thuộc tính của dịch vụ xuất hiện. Tại Startup type ta chọn chế độ Automatic, ta chọn tiếp nút start.._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29186.doc
Tài liệu liên quan