TÌM HIỂU CHÚ GIẢI VĂN HỌC TRUNG ĐẠI Việt Nam TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Tài liệu TÌM HIỂU CHÚ GIẢI VĂN HỌC TRUNG ĐẠI Việt Nam TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG: ... Ebook TÌM HIỂU CHÚ GIẢI VĂN HỌC TRUNG ĐẠI Việt Nam TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

doc80 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3419 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu TÌM HIỂU CHÚ GIẢI VĂN HỌC TRUNG ĐẠI Việt Nam TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TÌM HIỂU CHÚ GIẢI VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN THÁI NGUYÊN - 2009 QUY ƯỚC VIẾT TẮT GS : Giáo sư GV : Giáo viên HS : Học sinh HDHB : Hướng dẫn học bài NXB : Nhà xuất bản PGS – TS : Phó giáo sư – Tiến sĩ SGK : Sách giáo khoa SGV : Sách giáo viên THPT : Trung học phổ thông TPVH : Tác phẩm văn học MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài………...………………………………………1 2. Mục đích nghiên cứu………………………………………….2 3. Lịch sử vấn đề .............................................................................. 3 4. Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu……………………6 5. Phương pháp nghiên cứu……………………………………….7 6. Kết cấu của luận văn…………………………………………7 NỘI DUNG Chương 1: Những vấn đề chung về văn học trung đại liên quan đến việc nghiên cứu các chú giải văn học trung đại Việt Nam trong sách giáo khoa Ngữ văn THPT 1.1. Các giai đoạn phát triển của văn học trung đại Việt Nam………….9 1.2. Những đặc điểm cơ bản của văn học viết trung đại Việt Nam……12 1.3. Hai loại hình văn học cơ bản của văn học trung đại phương Đông. 19 Chương 2: Nghiên cứu và hệ thống hoá các chú giải văn học trung đại Việt Nam trong sách giáo khoa Ngữ văn THPT 2.1. Thống kê và phân loại các tác phẩm văn học trung đại Việt Nam trong sách giáo khoa Ngữ văn THPT .................................................... 33 2.2. Nghiên cứu các phần tiểu dẫn, chú giải và câu hỏi hướng dẫn học bài phần văn học trung đại Việt Nam trong sách giáo khoa Ngữ văn THPT………………………………………………………………………..39 Chương 3: Tìm hiểu việc giảng dạy và tiếp thu các chú giải văn học trung đại Việt Nam trong sách giáo khoa Ngữ văn của giáo viên và học sinh ở trường THPT 3.1. Đối tượng và tư liệu khảo sát .............................................. 62 3.2. Quá trình khảo sát và kết quả khảo sát…………………………64 3.3. Các đề xuất và hướng giải quyết ............................................... 73 KẾT LUẬN ..................................................................... 75 THƯ MỤC THAM KHẢO .................................................... 79 PHỤ LỤC............................................................................... 84 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa có ai công bố trong một công trình nào khác. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX (hay còn gọi là văn học trung đại) mang dấu ấn đậm nét của một thời một đi không trở lại và mang ý nghĩa to lớn trong lịch sử văn học nước nhà. Nó là nguồn động viên tinh thần lớn lao đối với thời đại bấy giờ. Việc dùng các từ Hán Việt, các điển tích, điển cố là đặc trưng của văn học trung đại Việt Nam. Các tác giả thời xưa ngay cả khi viết bằng chữ Nôm (một loại chữ của dân tộc) cũng sử dụng các từ ngữ cổ, các điển, tích điển cố trong tác phẩm của mình. Ở môn Ngữ văn trường THPT, tác phẩm văn học trung đại chiếm số lượng rất lớn, bao gồm hai loại hình văn học. Đó là: loại hình văn học chức năng và loại hình văn học nghệ thuật. Xét về mặt tư duy nghệ thuật, ta nhận thấy phương thức biểu hiện trong văn học trung đại khác xa so với phương thức biểu hiện của văn học hiện đại. Vì thế chú giải có vị trí rất quan trọng để hiểu tác phẩm, bởi nó hướng đến đối tượng là giáo viên và học sinh. Do đó việc chú thích, cắt nghĩa các từ Hán Việt, các điển tích, điển cố rõ ràng, chính xác sẽ giúp giáo viên và học sinh nắm được tác phẩm một cách toàn diện hơn, cũng như nắm được ý đồ tư tưởng, nghệ thuật mà tác giả gửi gắm trong đó. Các từ Hán Việt, các điển tích, điển cố được sử dụng trong bài văn, bài thơ thường có tác dụng nâng cao khả năng biểu đạt và tính chất hàm súc của ngôn ngữ văn học. Đinh Gia Khánh trong cuốn Điển cố văn học đã nhận định: “Nếu điển cố Hán học không lạ với những người có học thời xưa thì lại khó hiểu với đa số bạn đọc ngày nay”. Do đó khi các tác phẩm văn học trung đại Việt Nam được giới thiệu trong chương trình Ngữ văn ở trung học phổ thông thường kèm theo việc chú thích các từ ngữ Hán cổ, các điển tích, điển cố…Phần chú thích nhằm phục vụ cho việc tìm hiểu tác phẩm trong từng hoàn cảnh nên thường sinh động và ngắn gọn. Khi trình độ tư tưởng chính trị và văn hóa của nhân dân ngày càng được nâng cao, thì nhân dân ngày càng có ý thức đầy đủ hơn về những giá trị tinh thần mà ông cha để lại, trong đó có phần đóng góp quan trọng của thơ văn Việt Nam thời trung đại. Để hiểu bước thông điệp nghệ thuật mà các tác phẩm văn học Việt Nam thời trung đại gửi gắm đến người đọc thì chúng ta không thể không tìm hiểu, cắt nghĩa các từ Hán Việt, các điển tích, điển cố - một đặc trưng nghệ thuật phổ biến của thơ văn thời kỳ này. 2. Mục đích nghiên cứu. 2.1. Nghiên cứu và việc giải mã các chú giải nhằm khẳng định giá trị, tác dụng của nó trong việc dạy và học tác phẩm văn học Việt Nam thời trung đại ở môn Ngữ văn THPT. 2.2. Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát, phân tích các chú giải được sử dụng trong văn học Việt Nam thời trung đại ở sách giáo khoa Ngữ văn THPT, luận văn vừa có thể tìm hiểu sâu hơn nền văn học ở thời kỳ này, vừa có thể thấy được sự chi phối và ảnh hưởng của nó đối với văn học ở thời kỳ sau, đặng phục vụ tốt hơn cho việc giảng dạy phần văn học này ở bậc THPT. 3. Lịch sử vấn đề Xuất phát từ lý do, mục đích và phạm vi nghiên cứu của luận văn, do hạn chế về thời gian và nguồn tư liệu tham khảo, khả năng ngoại ngữ có hạn, chúng tôi không thể xem xét tất cả các công trình nghiên cứu cũng như các tài liệu tác phẩm chữ Hán và chữ Nôm thời kỳ trung đại và việc sử dụng các chú giải trong đó trên một diện rộng. Việc tìm hiểu lịch sử vấn đề chúng tôi dựa vào một số tài liệu do các tác giả Việt Nam viết và chỉ tập trung vào một số công trình nghiên cứu về thơ văn chữ Hán và chữ Nôm Số hóa bởi cùng với các bộ sách Ngữ văn được dùng trong trường phổ thông như: sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập... để giải mã các chú giải, khẳng định sự đóng góp của bộ phận văn học này cho nền văn học nước nhà. Như chúng ta đã biết văn học thời kỳ này thường sử dụng ngôn ngữ mang đậm tính ước lệ, tượng trưng, quy phạm và nhiều điển tích, điển cố trong tác phẩm là một trong những đặc điểm chính của thơ văn Việt Nam thời trung đại. Việc dùng các từ ngữ Hán Việt, các điển tích, điển cố trong tác phẩm văn học trung đại Việt Nam được đông đảo giới nghiên cứu quan tâm tìm hiểu. Mỗi tác giả bàn đến một khía cạnh khác nhau về vấn đề mà luận văn nghiên cứu. Qua tìm hiểu các công trình nghiên cứu về các chú giải trong văn học trung đại Việt Nam, chúng tôi thấy có một số tài liệu đáng chú ý sau: 3.1. Sách Thơ văn Lý - Trần (3 tập), Nxb KHXH, H.1977 Tham gia biên soạn cuốn sách này bao gồm tập thể các tác giả, các nhà nghiên cứu: Nguyễn Huệ Chi, Đỗ Văn Hỷ, Trần Thị Băng Thanh, Đào Thái Tôn, Đặng Thai Mai... Bộ sách này chỉ rõ văn minh của Trung Quốc ảnh hưởng rất lớn tới các nước láng giềng. Sách khẳng định: "Từ ngữ trong thơ, kể cả thơ nói về đời sống tinh thần theo giáo lý Thích Ca thường thường vẫn được vay mượn trong sách vở thánh hiền và trong điển cố văn chương của Nho học, của Đạo học từ thời Xuân thu - Chiến quốc cho tới đời Đường, đời Tống... Khi người ta làm thơ bằng một thứ tiếng nước ngoài, lẽ tất nhiên phải uốn nắn ngòi bút của mình nếu không thì lời thơ sẽ lạc điệu" [55, 193 (tập 1)]. Sách đã chú thích xuất xứ, chú thích tên người, tên địa danh, chú thích nghĩa của từ, chú thích điển cố Nho, Phật, Lão và các loại điển cố rút từ nhiều sách, sử khác... Chú thích về nghĩa của từ, về điển cố không quá tỉ mỉ, rườm rà nhưng cũng không quá sơ lược. Qua tìm hiểu chúng tôi nhận thấy cuốn sách này khẳng định việc sử dụng các từ ngữ cổ, các điển tích, điển cố trong tác phẩm là “lẽ tất nhiên” và là đặc trưng không thể thiếu của thơ văn giai đoạn này. Hơn nữa sách đã chú thích nghĩa của các từ ngữ Hán cổ, các điển tích, điển cố…giúp người đọc bước đầu tiếp cận được tác phẩm. Tuy nhiên có những tác phẩm mà từ ngữ, các điển tích, điển cố trong đó hàm chứa những ý nghĩa to lớn nếu chỉ theo chú thích của sách thì chưa đủ. Chẳng hạn bài thơ Nam quốc sơn hà có các từ ngữ đáng chú ý: quốc, đế…đã không được sách chú thích cụ thể, tỉ mỉ. Vì vậy để hiểu sâu sắc tác phẩm nếu chỉ dựa vào chú thích, cắt nghĩa ở trong cuốn sách này thì chưa đủ. 3.2 Bộ sách Cơ sở ngữ văn Hán – Nôm do Giáo sư Lê Trí Viễn chủ biên (Nxb Gi¸o dôc – H.1986). Bộ sách gồm 4 tập. Sách này nghiên cứu các tác phẩm không theo trình tự thời gian, lịch sử mà nghiên cứu theo từng nhóm thể loại. Có chương nghiên cứu về: chiếu, biểu, hịch, cáo; có chương nghiên cứu về: phú, văn tế...Khi bắt đầu mỗi chương, sách mang đến cho người đọc cái nhìn khái quát về nguồn gốc, đặc trưng nội dung, nghệ thuật của thể loại được nói tới. Ở mỗi một thể loại sách lại đưa ra một vài tác phẩm làm dẫn chứng. Trong số tác phẩm đó, các soạn giả đã cho in nguyên bản chữ Hán, phiên âm Hán Việt, bản dịch nghĩa, giải nghĩa từ, ngữ pháp, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm; phân tích, bình luận khái quát về mặt nội dung cũng như nghệ thuật của nó. Điều đáng chú ý ở bộ sách này là sau mỗi tác phẩm thuộc mỗi thể loại đa phần đều có nhận xét về nghệ thuật dùng các điển tích, điển cố… So với cuốn Thơ văn Lý - Trần, cuốn sách này không chỉ đem đến cho người đọc cái nhìn khái quát, cơ bản về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm cũng như việc giải nghĩa từ, giải nghĩa các điển tích, điển cố…mà sách còn đưa ra những nhận xét xác đáng về cách dùng từ ngữ trong từng tác phẩm, đặc biệt là việc nhận xét nghệ thuật sử dụng điển cố. 3.3. Cuốn Ngữ văn Hán – Nôm (3 tập) và Thực hành ngữ văn Hán – Nôm do Đặng Đức Siêu chủ biên. Hai cuốn sách này bổ sung, hỗ trợ cho nhau, cung cấp cho người đọc “cứ liệu chủ yếu” để “tiếp cận và đi sâu giải quyết vấn đề chữ nghĩa trong việc học tập ngữ văn Hán – Nôm”, thứ chữ nghĩa “mang đậm dấu ấn lịch sử, có nhiều điểm khác biệt so với lời lẽ trong hoạt động giao tiếp hàng ngày”. Sách khẳng định: “Một từ trong Hán văn cổ thường có nhiều nghĩa. Những nghĩa đó thường có mối liên quan lịch sử. Nắm được nghĩa gốc, nghĩa cổ, nghĩa mở rộng của từ là việc cần thiết để hiểu văn bản một cách chính xác theo đúng khuôn thước lịch sử của nó”. Thông qua một số văn bản tiêu biểu, mẫu mực, sách đã giải thích, cắt nghĩa những từ cổ, những điển tích, điển cố tương đối rõ ràng, dễ hiểu… Những cuốn sách chúng tôi nêu trên về cơ bản đã nghiên cứu một chặng đường văn học dài từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX bao gồm những sáng tác bằng chữ Hán và chữ Nôm. 3.4. Các sách khác 3.4.1. Nói về các chú giải còn có nhiều cuốn sách khác như Từ điển văn liệu, Điển cố văn học, Từ điển điển cố văn học, Từ ngữ điển cố văn học... Những cuốn sách này đã giải thích, cắt nghĩa các từ ngữ khó, các điển tích, điển cố thường gặp trong các tác phẩm văn học được học trong nhà trường. So với các cuốn sách chúng tôi trình bày ở trên thì các cuốn sách này giải thích, cắt nghĩa một cách khá chi tiết về nguồn gốc, xuất xứ của các từ Hán Việt, các điển tích, điển cố. Có cuốn bên cạnh việc giải thích xuất xứ các từ Hán Việt, các điển tích, điển cố còn nêu cả nghĩa biểu trưng, dẫn thơ văn để minh hoạ cho các từ Hán Việt, các điển tích, điển cố được đưa ra. Luận văn kế thừa tất cả những thành tựu nghiên cứu trên và đi sâu hơn nữa để phục vụ tốt cho mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra. 3.4.2. Bộ sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10, lớp 11 – Nxb Gi¸o dôc, H. 2005 – 2006. Hai bộ sách này đã được các soạn giả dụng công tuyển chọn những tác phẩm văn học trung đại tiêu biểu để đưa vào chương trình học. Bên cạnh việc tuyển chọn những tác phẩm đó, các soạn đã đã rất chú ý tới việc chú giải các từ ngữ cổ, các từ Hán Việt, các điển tích, điển cố một cách tương đối rõ ràng, chính xác. Tuy nhiên ở một, hai trường hợp, phần tiểu dẫn vẫn nói một cách chung chung, chưa cụ thể hoặc là bỏ qua việc giới thiệu đặc trưng thể loại của tác phẩm được trích giảng. Ngoài ra phần chú thích ở sau mỗi tác phẩm, soạn giả chỉ mới để ý đến việc giải nghĩa các từ Hán Việt mà không giới thiệu xuất xứ, nguồn gốc của các từ Hán Việt đó…Vì thế ở những trường hợp này nếu chỉ dựa vào chú giải thì sẽ không thể hiểu sâu sắc được giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm. 4. Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu. 4.1. Đối tượng: Các tác phẩm được trích giảng trong văn học trung đại Việt Nam ở SGK Ngữ văn THPT. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Hệ thống chú giải được sử dụng trong các tác phẩm văn học trung đại Việt Nam ở SGK Ngữ văn THPT. 4.3. Nhiệm vụ nghiên cứu. - Giải mã lại một số từ Hán Việt, các điển tích, điển cố phần văn học trung đại trong SGK Ngữ văn THPT. - Chỉ ra vai trò của các chú giải trong việc tìm hiểu một tác phẩm văn học trung đại Việt Nam ở SGK Ngữ văn THPT. - Nêu ra vài biện pháp về cách chú giải trong các tác phẩm văn học trung đại Việt Nam ở SGK Ngữ văn THPT. 5. Phương pháp nghiên cứu. Xuất phát từ mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, chúng tôi đưa ra những phương pháp cụ thể để tiến hành nghiên cứu và giải quyết luận văn này như sau: 5.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết. Sử dụng phương pháp này chúng tôi nhằm làm rõ các khái niệm: Văn, văn học chức năng, văn học nghệ thuật và những đặc điểm của văn học trung đại Việt Nam. 5.2. Phương pháp thống kê phân loại. 5.3. Phương pháp đối chiếu so sánh. 6. Kết cấu của luận văn. Luận văn gồm 81 trang, chia làm 4 phần. 6.1. Mở đầu: 09 trang. 6.2. Nội dung: 65 trang. Chương 1: Những vấn đề chung về văn học trung đại Việt Nam (23 trang) 1.1. Các giai đoạn phát triển của văn học trung đại Việt Nam 1.2. Những đặc điểm cơ bản của văn học viết trung đại Việt Nam 1.3. Hai loại hình văn học cơ bản của văn học trung đại phương Đông 1.3.1. Khái niệm "văn" thời cổ trung đại phương Đông 1.3.2. Loại hình văn học chức năng 1.3.3. Loại hình văn học nghệ thuật Chương 2: Nghiên cứu và hệ thống hoá các chú giải văn học trung đại Việt Nam trong sách giáo khoa Ngữ văn THPT (29 trang) 2.1. Thống kê và phân loại các tác phẩm văn học trung đại Việt Nam trong sách giáo khoa Ngữ văn THPT 2.2. Nghiên cứu các phần tiểu dẫn, chú giải và câu hỏi hướng dẫn học bài phần văn học trung đại Việt Nam trong sách giáo khoa Ngữ văn THPT 2.2.1. Về phần tiểu dẫn ở đầu mỗi tác phẩm được trích giảng 2.2.2. Về những chú thích phần văn học trung đại Việt Nam trong sách giáo khoa Ngữ văn THPT 2.2.3. Về các câu hỏi hướng dẫn học bài và hướng dẫn đọc thêm Chương 3: Tìm hiểu việc giảng dạy và tiếp thu các chú giải văn học trung đại Việt Nam trong sách giáo khoa Ngữ văn của giáo viên và học sinh ở trường THPT (13 trang) 3.1. Đối tượng và tư liệu khảo sát. 3.2. Quá trình khảo sát và kết quả khảo sát. 3.3. Các đề xuất và hướng giải quyết. 6.3. Kếtt luận: 04 trang. 6.4. Thư mục tham khảo: 03 trang. 6.5. Phụ lục: 10 trang. NỘI DUNG Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM Trước khi giải quyết nhiệm vụ chính ở chương 2 (Nghiên cứu và hệ thống hoá các chú giải văn học trung đại Việt Nam ở sách giáo khoa Ngữ văn THPT), luận văn thấy cần thiết phải trình bày nội hàm một số khái niệm lý thuyết có liên quan đến vấn đề nghiên cứu như là khái niệm văn, khái niệm văn học chức năng và văn học nghệ thuật. Bởi đã có hiện tượng là một số nhà nghiên cứu và biên soạn sách giáo khoa đã xếp tác phẩm từ loại hình văn học này sang loại hình văn học khác (thí dụ: Coi một bài Kệ viết dưới hình thức một bài thơ là một bài thơ trữ tình) dẫn đến hậu quả là các chú giải và câu hỏi hướng dẫn học bài không phù hợp với bản chất loại hình của tác phẩm văn học đó. Tất nhiên việc làm như thế sẽ dẫn đến một hậu quả tiếp theo là việc giảng dạy của thầy và tiếp nhận tri thức của trò về mặt giá trị nội dung và nghệ thuật không chính xác. Xong trước khi trình bày những vấn đề lý luận nêu trên, để có cái nhìn khái quát về bước đi và diện mạo của văn học trung đại Việt Nam, chúng tôi sẽ trình bày ngắn ngọn quá trình phát triển của văn học viết trung đại Việt Nam và những đặc điểm cơ bản của nó. 1.1. Các giai đoạn phát triển của văn học trung đại Việt Nam. 1.1.1. Giai đoạn từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIV. Văn học giai đoạn này phát triển trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt. Đó là dân tộc ta vừa giành được quyền độc lập tự chủ vào giữa thế kỷ X và nhiều kỳ tích trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược (chống quân Tống ở thế XI – XII; chống quân Nguyên Mông ở thế kỷ XIII); sau những cuộc chiến tranh vệ quốc là công cuộc xây dựng đất nước trong hoà bình. Chế độ phong kiến Việt Nam đang ở thời kì ổn định và phát triển. Giai đoạn văn học này có những bước ngoặt lớn. Trước hết là văn học viết chính thức ra đời ở thế kỷ X ( bài thơ sớm nhất là bài Quốc tộ – Đỗ Pháp Thuận) và tiếp đến là xuất hiện của văn học chữ Nôm ở thế kỷ XIII. Những bước ngoặt này mở ra sự phát triển mạnh mẽ của văn học dân tộc: Bên cạnh văn học dân gian đã có văn học thành văn, bên cạnh văn học chữ Hán đã có văn học chữ Nôm. 1.1.2. Giai đoạn từ thế kỷ XV đến hết thế kỷ XVIII. Đây là thời kì mà nhân dân ta tiếp tục lập lên những chiến công trong cuộc kháng chiến chống Minh ở thế kỷ XV, đưa chế độ phong kiến Việt Nam đạt đến cực thịnh ở cuối thế kỷ đó (dưới triều đại Lê Thánh Tông). Bước sang thế kỷ XVI, tuy chế độ phong kiến đã có những biểu hiện khủng hoảng dẫn đến nội chiến và đất nước bị chia cắt song nhìn chung tình hình xã hội vẫn tạm thời ổn định. Văn học giai đoạn này có bước phát triển mới, trong đó nổi bật nhất là những thành tựu nghệ thuật của văn học chữ Nôm (tiêu biểu là Hồng Đức quốc âm thi tập của Lê Thánh Tông; Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi; Bạch Vân quốc ngữ thi của Nguyễn Bỉnh Khiêm; Thiên Nam ngữ lục; các truyện Nôm…). Hiện tượng văn - sử - triết bất phân khá đậm trong văn học Lý – Trần đã mờ dần từ thế kỷ XV, khi xuất hiện ngày càng nhiều tác phẩm giầu chất văn chương hình tượng. 1.1.3. Giai đoạn từ thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX. Văn học giai đoạn này phát triển trong hoàn cảnh đất nước có nhiều biến động bởi nội chiến phong kiến dẫn đến sự khủng hoảng trầm trọng của chế độ phong kiến và bão táp của phong trào nông dân khởi nghĩa mà đỉnh cao là khởi nghĩa Tây Sơn. Khởi nghĩa Tây Sơn cùng một lúc lật đổ các tập đoàn phong kiến thống trị ở trong nước cả đàng Trong và đàng Ngoài, đánh tan ngoại xâm ở phía Nam (quân Xiêm) và phía Bắc (quân Thanh). Nhưng phong trào Tây Sơn suy yếu và thất bại. Triều Nguyễn thống nhất đất nước thiết lập một chế độ phong kiến quan liêu mới và đất nước đứng trước hiểm hoạ xâm lăng của chủ nghĩa thực dân Pháp. Ở giai đoạn này, văn học phát triển vượt bậc, có nhiều đỉnh cao nghệ thuật (Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm; Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều; Truyện Kiều của Nguyễn Du; thơ Nôm của Hồ Xuân Hương; Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác…). Đây là giai đoạn rực rỡ nhất của văn học trung đại Việt Nam vì nó vừa phong phú về mặt nội dung, vừa đa dạng về hình thức nghệ thuật. Đây cũng là thời kì mà lần đầu tiên các thể loại văn học dân tộc ra đời như: Ngâm khúc; Truyện Nôm; Thơ ca trù - hát nói… 1.1.4. Giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX. Năm 1858 thực dân Pháp nổ phát súng xâm lăng đầu tiên vào cảng Đà Nẵng và từng bước xâm lược Việt Nam. Nhân dân cả nước kiên cường đứng lên chống giặc ngoại xâm, nhưng rồi đất nước dần dần rơi vào tay giặc và cuối cùng trở thành thuộc địa của thực dân Pháp. Xã hội Việt Nam chuyển dần từ xã hội phong kiến sang xã hội thực dân nửa phong kiến. Văn hoá Nho giáo truyền thống ngày bị mai một; văn hoá phương Tây bắt đầu có những ảnh hưởng tới đời sống xã hội Việt Nam. Văn học yêu nước nửa cuối thế kỷ XIX phát triển rất phong phú và nhìn chung mang âm hưởng bi tráng. Ở giai đoạn văn học này, chữ Quốc ngữ (theo mẫu tự La Tinh) bắt đầu xuất hiện, nhưng văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm vẫn là chính. Sáng tác văn học chủ yếu vẫn theo thể loại và thi pháp truyền thống (Hịch – Văn tế…). Tuy nhiên sự xuất hiện một số tác phẩm văn xuôi viết bằng chữ Quốc ngữ đã bước đầu đem đến cho văn học những nét mới theo xu hướng hiện đại hoá. 1.2. Những đặc điểm cơ bản của văn học viết trung đại Việt Nam. Về những đặc điểm của văn học viết trung đại Việt Nam, chúng tôi thấy quan niệm của các nhà nghiên cứu như GS Lê Trí Viễn trong cuốn Quy luật phát triển của văn học trung đại Việt Nam và PGS – TS Nguyễn Đăng Na trong cuốn Con đường giải mã văn học trung đại Việt Nam là hoàn toàn chính xác. Vì thế chúng tôi đã dựa vào đó, đồng thời có bổ sung thêm những suy nghĩ của mình. Tựu trung văn học trung đại Việt Nam có những đặc điểm sau: 1.2.1. Lấy văn học dân gian làm nền tảng. Văn học dân gian của các dân tộc bao giờ cũng là cơ sở cho văn học thành văn nảy sinh, phát triển. Đặc biệt đối với Việt Nam thì điều này lại càng vô cùng quan trọng. Trải qua hơn 1000 năm Bắc thuộc, bọn xâm lược đã phá hoại tàn nhẫn truyền thống văn hiến Việt để phục vụ cho mưu đồ "Hán hoá" của chúng. Nhưng linh hồn Việt vẫn trường tồn và quật khởi để cuối cùng giành lại được độc lập vào giữa thế kỷ X. Có được sức mạnh kỳ diệu ấy là bởi dân tộc ta có truyền thống văn hiến lâu đời mà văn học dân gian chính là một trong những phương tiện bảo lưu gìn giữ. Nhận thức được tầm quan trọng mang ý nghĩa sống còn này, nên sau khi giành được độc lập, nền văn học trẻ Việt Nam mới ra đời đã hướng ngay về cội nguồn, khai thác văn học dân gian, lấy văn học dân gian làm cơ sở để xây dựng truyền thống cho văn học viết. Có thể nói văn học dân gian là nguồn cung dồi dào về nội dung cũng như kinh nghiệm nghệ thuật cho văn học viết trung đại Việt Nam trong suốt 10 thế kỷ hình thành và phát triển của nó. Chỉ cần đọc một số tác phẩm tiêu biểu của văn học trung đại qua các giai đoạn như: Việt điện u linh, Lĩnh Nam chích quái, Thiền uyển tập anh ngữ lục… thời Lý – Trần; Quốc âm thi tập, Bạch vân quốc ngữ thi thời Lê – Mạc; Chinh phụ ngâm khúc, Cung oán ngâm khúc, Truyện Kiều, thơ Hồ Xuân Hương… ta sẽ thấy rất rõ điều đó. 1.2.2. Tiếp thu có chọn lọc và sáng tạo tinh hoa văn hoá và văn học nước ngoài. Trước khi bị đế quốc phong kiến phương Bắc thống trị (năm 111 trước công nguyên) nước ta hình như chưa có chữ viết (mặc dù có thuyết nói rằng người Việt thời cổ đã có chữ viết giống hình con nòng nọc gọi là chữ Khoa đẩu, nhưng cho đến nay giới khoa học vẫn chưa khẳng định được). Vì thế sau khi giành được độc lập người Việt đã dùng chữ Hán như một phương tiện văn hoá trong hoạt động giao tiếp xã hội cũng như trong sáng tác văn học. Tuy nhiên người Việt dùng chữ Hán theo cách riêng của mình và đây chính là điều kiện cho chúng ta dần tách khỏi phạm vi ảnh hưởng của văn hoá Hán. Trên cơ sở chữ Hán và bộ chữ Hán đọc theo âm Hán Việt, cha ông ta đã sáng chế ra loại văn tự dân tộc chủ yếu dùng để ghi âm tiếng Việt. Đó là chữ Nôm - được coi là quốc ngữ thời đó. Từ thế kỷ XIII chữ Nôm được dùng để sáng tác văn học và cũng từ đó văn học trung đại Việt Nam song song tồn tại hai mảng sáng tác bằng hai loại ngôn ngữ văn tự, đó là: chữ Hán và chữ Nôm. Thời kì đầu (từ thế kỷ X đến thế kỷ XVII) mảng văn học chữ Hán chiếm ưu thế; thời kì sau, đặc biệt là cuối thế kỷ XVIII, ngược lại văn học chữ Nôm lại đóng vai trò chủ đạo, nhất là trong sáng tác thi ca, còn trong văn xuôi chủ yếu vẫn dùng chữ Hán. Cuối thế kỷ XVIII do giao lưu với phương Tây, một loại hình văn tự ghi âm tiếng Việt bằng mẫu tự La Tinh ra đời. Loại văn tự này dần dần thay thế loại văn tự Hán và Nôm trong giao tiếp xã hội và trong sáng tác văn học. Từ đây nền văn dân tộc có thêm mảng văn học sáng tác bằng chữ Quốc ngữ hiện đại và cho đến nay nó chiếm ưu thế tuyệt đối. Cùng với việc tiếp thu và sáng tạo ngôn ngữ văn tự là việc tiếp thu và sáng tạo các giá trị văn học từ nội dung cho đến hình thức nghệ thuật. Về nội dung, chúng ta tiếp thu khá nhiều các tích truyện, cốt truyện và thi liệu văn học nước ngoài, nhất là của Trung Hoa trên tinh thần sáng tạo, mang đậm dấu ấn bản sắc Việt Nam. Những ví dụ điển hình như Hoa tiên ký của Nguyễn Huy Tự; Truyện Kiều của Nguyễn Du; Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn – bản dịch của Đoàn Thị Điểm; Tuồng của Đào Tấn… Về hình thức thể loại: Thời kì đầu từ thế kỷ X đến thế kỷ XVII chúng ta tiếp thu hầu hết các thể văn và thể loại văn học Trung Hoa như văn học chức năng hành chính có các thể: Chiếu, cáo, hịch, tấu…; văn học chức năng lễ nghi có Kệ, biến văn, văn tế, câu đối, trướng…; văn học nghệ thuật có thơ ca, từ khúc, truyện truyền kỳ, tiểu thuyết chương hồi… Vẫn là tiếp thu trên tinh thần sáng tạo người Việt đã Việt hoá khá thành công một số thể văn và thể loại văn học Trung Hoa như là thể phú, thể thơ Đường luật (Hồ Xuân Hương là một thí dụ tiêu biểu). Cũng từ thể thất ngôn Trung Quốc kết hợp với thơ ca dân gian, người Việt đã sáng tạo ra thể thơ song thất lục bát - Một hình thức tối ưu cho thể loại thơ trữ tình Ngâm khúc. Từ thế kỷ XVIII do yêu cầu bức thiết của thời đại, do được thừa hưởng những kinh nghiệm nghệ thuật từ truyền thống văn học dân tộc và do tiếp thu một cách có chọn lọc, sáng tạo tinh hoa văn học nước ngoài, nền văn học trung đại Việt Nam đã sản sinh ra cùng một lúc ba thể loại văn học lớn. Đó là thơ trữ tình ngâm khúc, truyện Nôm, thơ ca trù – hát nói. Đây là thời điểm đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của văn học trung đại Việt Nam, bởi vì theo M.Bakhtin – nhà khoa học nhân văn lỗi lạc người Nga thì “thể loại chứ không phải là phương pháp hoặc trường phái sáng tác mới là nhân vật số một của tấn kịch lịch sử văn học” [3, 7]. Cùng với việc tiếp nhận văn học Trung Hoa, người Việt còn tiếp thu từ nền văn học Ấn Độ, đặc biệt là hệ tư tưởng Phật giáo và các loại hình văn học Phật giáo. Ngoài ra chúng ta còn tiếp nhận tất cả những cái hay, cái đẹp của các nền văn hoá và văn học khác như Lào, Campuchia, Thái Lan, Hàn Quốc… để làm giầu cho kho tàng văn học nghệ thuật Việt Nam. 1.2.3. Gắn bó với vận mệnh đất nước và số phận của những con người Việt Nam. Do hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, nền văn học trung đại Việt Nam đã gắn bó máu thịt với vận mệnh đất nước, số phận những con người Việt Nam ngay từ khi mới ra đời. Chủ nghĩa yêu nước, tinh thần nhân đạo là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ tiến trình phát sinh, phát triển của mười thế kỷ văn học trung đại.Buổi đầu dựng nước văn học tập trung khẳng định sự trường tồn, tất thắng của dân tộc Việt Nam. Văn học Lý – Trần với những Việt điện u linh của Lý Thế Xuyên, Lĩnh Nam chích quái của Vũ Quỳnh – Kiều Phú tràn đầy niềm tự hào dân tộc; với những Lộ bố phạt Tống của Lê Đại Hành và thơ thần của Lý Thường Kiệt tràn đầy tinh thần yêu nước, tự chủ tự cường; với Dự chu tì tướng hịch văn của Trần Hưng Đạo; thơ Trần Nhân Tông, Trần Quang Khải, Phạm Ngũ Lão rừng rực hào khí Đông A. Giặc Minh đến xâm lược thì có văn học Lam Sơn và khép lại bằng bản “Thiên cổ hùng văn” Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi. Hơn 300 năm sau cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại chống quân Thanh xâm lược ở phía Bắc, quân Xiêm ở phía Nam đã được văn học Tây Sơn phản ánh khá đầy đủ và mang âm hưởng anh hùng ca. Kẻ thù truyền thống phương Bắc vừa rút khỏi thì một kẻ thù mới – thực dân Pháp kéo vào. Văn học yêu nước chống Pháp với những tên tuổi lớn như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị, Nguyễn Thông, Nguyễn Quang Bích… đã toát lên tinh thần bất khuất của người Việt trong một thời kỳ lịch sử " khổ nhục nhưng vĩ đại" (Phạm Văn Đồng) Văn học chân chính cổ vũ tinh thần chiến đấu, hy sinh cho độc lập dân tộc mỗi khi có ngoại xâm nhưng đồng thời nó cũng lên tiếng phản đối nội chiến tương tàn vì quyền lợi ích kỷ của các tập đoàn phong kiến thống trị. Đó là những Thiên Nam liệt truyện, Nam triều công nghiệp diễn trí. Văn học trung đại Việt Nam không chỉ quan tâm đến những vấn đề lớn của vận mệnh đất nước mà còn thể hiện tình yêu đối với thiên nhiên cảnh vật và những suy nghĩ day dứt về cuộc đời, về những số phận của con người, đặc biệt là những con người bé nhỏ. Ở thế kỷ XVI, một Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ đã cho người đọc hiểu biết bao nhiêu những số phận bi kịch của người phụ nữ. Đồng thời những khát vọng chân chính của con người như là quyền được sống, quyền được yêu, quyền được mưu cầu hạnh phúc mà tác phẩm này nhen lên đã được các văn nghệ sĩ thế kỷ XVIII kế thừa, phát triển tới đỉnh cao, tô đậm thêm truyền thống nhân văn của văn học trung đại Việt Nam. Văn học trung đại Việt Nam là đứa con sinh ra từ lòng mẹ dân tộc. Nó là kết tinh, là hiện thân của con người, của đất nước này trong suốt quá trình phát triển của lịch sử với tất cả những niềm vui, hạnh phúc và cả những giọt nước mắt đau thương. 1.2.4. Không ngừng đổi mới để đáp ứng tốt hơn sứ mạng lịch sử giao phó và hiện thực cuộc sống ngày càng phát triển. Giống như văn học trung đại của nhiều nước khác trên thế giới, mười thế kỷ phát triển của văn học trung đại Việt Nam đều chịu sự tác động của các quy tắc sáng tác trung đại, trước hết các tác gia trung đại Việt Nam cũng thường vay mượn các đề tài có sẵn trong văn học dân gian hoặc trong văn học viết quá khứ, tái tạo lại thành tác phẩm mới để phán ánh thời đại mình. Có thể dẫn ra rất nhiều ví dụ như là Thánh Tông di thảo, Truyền kỳ mạn lục, Truyền kỳ tân phả, Phan Trần, Hoa Tiên… Ngoài ra sử dụng các thi liệu, văn liệu cổ, điển tích xưa thì hầu như là việc làm phổ biến của những người cầm bút sáng tác. Thói quen này tạo nên một trong những bút pháp đặc trưng của văn học trung đại. Ấy là bút pháp "tập cổ", bởi tập cổ được xem như một phẩm chất tài hoa, trí tuệ uyên bác của người nghệ sĩ trung đại. Trong thơ ca người ta bắt gặp nhiều câu na ná giống nhau và trong văn chương trung đại Việt Nam, Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn được xem là hiện tượng "tập cổ" tiêu biểu nhất. Tất nhiên bắt chiếc người xưa, nhưng phải có sáng tạo cá nhân thì mới có giá trị bởi vì văn chương không có con đường mòn. Đọc văn chương trung đại ta còn thấy một bút pháp quan trọng nữa là bút pháp ước lệ tượng trưng. Những hình ảnh thi ca mang tính ước lệ tượng trưng thường thiếu tính sinh động cụ thể của đời sống hiện thực (Giáo sư Đặng Thai Mai gọi là "thiếu nguồn trực cảm") nhưng lại có tính khái quát cao. Bút pháp này tạo nên tính hàm súc của văn chương trung đại. Lại nữa, thể văn và thể loại văn học trung đại có những quy định rất chặt chẽ buộc người cầm bút phải tuân thủ nghiêm nhặt. Làm văn mà không theo "khuôn phép" là không biết làm văn, hơn nữa người cầm bút còn phải phục tùng rất nhiều những công thức đã trở thành “mô típ” miêu tả trong văn chương. Thí dụ như “mắt phượng mày ngài”; “mặt hoa da phấn”; “đăng cao viễn vọng”… Mặc dù vay mượn đề tài, diễn tả theo những bút pháp truyền thống, những công thức có sẵn, nhưng văn học trung đại không hề khô cứng và ngưng trệ. Bở._.i vì các tác gia văn học trung đại Việt Nam trên con đường sáng tạo văn chương luôn tự đổi mới mình theo khuynh hướng dân tộc và bám sát hiện thực. Về mặt nội dung, các tác gia không ngừng gắn bó mật thiết với vận mệnh đất nước, với số phận con người Việt Nam nên thường xuyên biến đổi cách viết cho phù hợp với việc phản ánh hiện thực luôn phát triển của đời sống dân tộc. Xu hướng thần linh hoá trong văn chương giai đoạn đầu đã dần dần được thay thế bằng xu hướng thế tục. Khi nội dung của thời đại phong phú hơn, phức tạp hơn thì những hình thức thể hiện cũng phải thay đổi cho phù hợp với nó. Vì thế quy mô tác phẩm ngày càng được mở rộng và những thể loại văn học dân tộc lớn như: Ngâm khúc, truyện Nôm, hát nói ra đời. Cách diễn đạt từ xu hướng ước lệ tượng trưng, công thức hoá chuyển dần sang xu hướng phản ánh hiện thực dưới bản thân hình thái của đời sống hiện thực. Thơ ca và văn xuôi tiến dần đến bến bờ của văn học hiện đại. Tựu trung trong suốt mười thế kỷ tồn tại và phát triển, văn học trung đại Việt Nam đã vận động không ngừng. Nó luôn luôn lấy việc phản ánh vận mệnh dân tộc và số phận con người Việt Nam làm mục đích cứu cánh. Để hoàn thành mục tiêu đó văn học trung đại Việt Nam, một mặt đã dựa vững chắc vào nền tảng văn học dân gian; mặt khác biết chắt lọc tiếp thu tinh hoa của văn học nước ngoài trên tinh thần sáng tạo để làm giàu cho văn học nước nhà đưa văn học tiến lên hoà nhịp với văn học khu vực nhưng vẫn mang đậm bản sắc dân tộc. Văn học trung đại Việt Nam cũng luôn luôn biết cách tự đổi mới mình để làm tốt hơn nhiệm vụ phản ánh quá trình phát triển, đi lên của lịch sử đất nước. Đầu thế kỷ XX, văn học trung đại đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình để nhường bước cho văn học Việt Nam cận – hiện đại. Tuy nhiên những giá trị chói ngời và những kinh nghiệm nghệ thuật bất hủ của nó vẫn sẽ còn tồn tại mãi mãi với cuộc sống của con người nói chung và những người nghệ sĩ nói riêng trên mảnh đất này. 1.3. Hai loại hình văn học cơ bản của văn học trung đại phương Đông. 1.3.1. Khái niệm “văn” thời cổ - trung đại phương Đông. Người phương Đông thời cổ - trung đại hiểu văn theo một nội hàm nghĩa rất rộng. Thoạt đầu văn được hiểu như vẻ đẹp của màu sắc do ánh sáng tạo ra (cầu vồng) hay là vẻ đẹp của những đường nét (vệt lằn trên mình con hổ, con báo), dần dần văn được hiểu là vẻ đẹp nói chung trong đời sống tự nhiên cũng như trong đời sống xã hội. Trong truyền thống trước thuật văn bao gồm nhiều lĩnh vực: Triết học, văn học, lịch sử học, xã hội học…Người ta thường nói văn – sử – triết bất phân ngày xưa là như vậy. Điều này góp phần tạo nên nét đặc trưng của văn học trung đại phương Đông, từ nội dung phản ánh đến các hình thức thể loại. Như vậy là khái niệm văn mang tính chất tổng hợp ấy có cả thứ văn học mang chức năng ngoài văn học mà người ta gọi tắt là văn học chức năng, có cả thứ văn học hình tượng mà người ta gọi là văn học nghệ thuật. Trên hành trình phát triển của lịch sử văn học dân tộc, loại hình văn học chức năng ngày càng thu hẹp và mất dần vị trí, nhường chỗ cho văn học nghệ thuật. 1.3.2. Văn học chức năng. Văn học chức năng là loại hình văn học sáng tác ra nhằm phục vụ cho mục đích tuyên truyền những tư tưởng tôn giáo, chính trị hay đạo đức nào đó. Đây là loại hình văn học mang chức năng ngoài văn học. Văn học chức năng thường mang những đặc điểm như sau: Thứ nhất: Tác giả không được tự do cầm bút sáng tác mà do nhiệm vụ hoặc tình thế buộc phải viết chứ không chờ có cảm hứng mới làm. Ví dụ như khi người ta chép sử, lập bia, viết hịch, viết cáo, viết văn tế… đều là do nhiệm vụ tình thế quyết định. Thứ hai: Văn học chức năng viết theo những địa chỉ nhất định cho những đối tượng nhất định. Ví dụ viết cho Vua, cho thần dân, cho tỳ tướng,… ,cho tướng giặc… Thứ ba: Tác giả của các tác phẩm văn học chức năng phải gắn liền với những chức danh cụ thể trong xã hội như Thiên tử, chủ soái, sứ thần, hòa thượng…Do đó văn học chức năng đều gắn liền với những thể loại nhất định. Văn học chức năng lại chia ra làm hai bộ phận: Văn học chức năng hành chính và văn học chức năng lễ nghi. 1.3.2.1. Văn học chức năng hành chính. Văn học chức năng hành chính là văn học có chức năng thực thi các công việc mang tính chất hành chính quốc gia. Nó bao gồm các tác phẩm thuộc thể: chế, chiếu, cáo, biểu, hịch, sớ, tấu… Ví dụ như: Thiên đô chiếu của Lý Công Uẩn; Dự chu tỳ tướng hịch văn của Trần Quốc Tuấn; Thất trảm sớ của Chu Văn An; Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi… Với nội hàm như vậy các văn bản thuộc loại đơn từ, báo cáo, thậm chí kể cả nội dung ghi trên bì thư… cũng đều là văn bản tác phẩm văn học chức năng hành chính. Để phục vụ cho việc nghiên cứu các chú giải ở chương sau, chúng tôi thấy cần thiết phải trình bày vắn tắt nội hàm một số các thể loại văn học cơ bản của văn học chức năng hành chính như chiếu, cáo, hịch, sớ, tự - bạt… * Chiếu: Chiếu còn gọi là “chiếu thư” , “chiếu chỉ”, “chiếu bản”. Đó là văn cáo mà Thiên tử hạ đạt mệnh lệnh xuống cho thần dân. Chiếu có nhiều loại như: Tức vị chiếu (chiếu lên ngôi); di chiếu; ai chiếu; phục chiếu; mật chiếu; thủ chiếu; khẩu chiếu. Là một thể loại văn kiện hành chính, quan phương mà tác giả của nó thường là những người có địa vị cao nhất trong bộ máy chính quyền phong kiến (vua), nội dung của chiếu thường gắn với những nhiệm vụ chính trị, xã hội. Ví dụ: Chiếu dời đô - Lý Công Uẩn Chiếu cầu hiền – Ngô Thì Nhậm Với tư cách là những văn kiện chính trị, chiếu trước hết là thể văn nghị luận, trong đó không chỉ có lí lẽ, mà còn phải thể hiện được hình ảnh vị thiên tử có tầm nhìn xa trông rộng, tâm hồn cao cả.... *Cáo: Cáo là thể văn hoàng đế dùng để ban bố cho thần dân nhằm trình bày một chủ trương, hoặc công bố một kết quả, một sự kiện nào đó; ngoài ra nó còn đươc dùng để bổ nhiệm hay phong tặng cho thần tử. “Cáo” được phân làm hai loại: một loại (chữ) không có bộ ngôn (告) và một loại (chữ) có bộ ngôn (誥). Chữ “cáo” không có bộ ngôn (告) dùng cho kẻ dưới trình lên bề trên (như các loại báo cáo ngày nay) và thường làm động từ; chữ “cáo” có bộ ngôn (誥) dùng để bề trên ban xuống kẻ dưới và thường làm danh từ. * Hịch: Hịch là một loại văn bố cáo (thông cáo) công khai như chiếu, cáo nhưng sử dụng trong lĩnh vực quân sự nhằm lên tiếng tố cáo, lên án một đối tượng nào đó. Cũng có khi hịch được dùng để hiểu rụ , răn dạy thần dân và người dưới quyền. Hịch còn gọi là “lộ bố” nghĩa là loại văn thư không dán kín (giống như ngày nay ta gọi là “thư ngỏ”) nhằm công bố cho tất cả mọi người. Lưu Hiệp nói: “Lộ bố là văn bản để lộ, không phong, để cho mọi người đọc và nghe”. Đời Hán, Mã Siêu làm lộ bố thảo phạt Tào Tháo. Thể văn này có từ đời Hán. Hịch tuy cũng là một thể loại văn nghị luận, đòi hỏi có lí lẽ, có dẫn chứng thuyết phục, nhưng đặc điểm của nó là thể loại văn kích động tình cảm và tinh thần người nghe. * Sớ: Sớ là thể loại văn trình bày sự việc với thiên tử, thuộc loại tấu thư. Nó trình bày sự viêc có đầu đuôi, thứ lớp. Sớ bắt đầu có từ đời Hán với Thượng tôn hiệu sớ của Hàn Tín. Ở Việt Nam tương truyền có Thất trảm sớ của Chu Văn An dâng lên vua Trần Dụ Tông xin chém bảy tên quyền thần mà nhà sử học Lê Tung (thế kỉ XV) gọi là “Thất trảm chi sớ, nghĩa động quỷ thần” (Tờ sớ đòi chém bảy tên, nghĩa khí chấn động quỷ thần), tiếc thay không còn, chắc chắn bị bọn gian thần tiêu huỷ. * Tự – bạt. Tự, bạt: Đây là thể văn viết đặt ở đầu (tự tiếng Việt dịch là tựa) hoặc cuối (bạt) các tác phẩm thơ, văn nhằm để thuyết minh việc trước thuật, ý đồ xuất bản, thể lệ biên soạn hoặc tình hình tác giả. Tựa, bạt có thể bao gồm cả lời bình luận đối với tác phẩm, hoặc bổ sung thêm những vấn đề, chi tiết hữu quan. Tự, bạt - Thể loại tự sự Việt Nam ra đời cùng với các tác phẩm trước thuật Việt Nam. Vũ Quỳnh (1452 – 1516) viết Tựa Lĩnh Nam chích quái liệt truyện ghi rõ ý đồ và nguyên tắc làm sách, nội dung sách và tình cảm tác giả: “ Than ôi Lĩnh Nam liệt truyện sao không khắc vào đá, viết vào tre mà chỉ truyền tụng ở ngoài bia miệng. Từ đứa trẻ đầu xanh đến cụ già đầu bạc đều lấy đó làm răn tất cả là có quan hệ đến cương thường, phong hoá. Ôi! Há đâu phải là điều lợi nhỏ”. Như vậy thể loại tự (tựa) cho biết rõ quan điểm, mục đích và việc làm sách. Đó là những văn bản có giá trị về quan niệm tư tưởng và học thuật của tiền nhân, là kho tàng vô giá để tìm hiểu lịch sử trước thuật nước nhà. Từ các khái niệm trên, ta có thể đi sâu tìm hiểu các văn bản, cũng như nghiên cứu các chú giải, các điển tích, điển cố sử dụng trong đó. Nhưng trong khuôn khổ có hạn, luận văn chỉ đi sâu vào nghiên cứu, tìm hiểu các chú giải ở các tác phẩm thuộc văn học chức năng hành chính như: Chiếu, cáo, tựa…được trích giảng trong sách giáo khoa Ngữ văn THPT (phần văn học trung đại Việt Nam). Còn những thể loại khác như: Hịch, sớ… đã được trích giảng ở THCS, luận văn xin được phép bỏ qua. 1.3.2.2. Văn học chức năng lễ nghi. Văn học chức năng lễ nghi có chức năng thực thi các nghi lễ mang tính chất tôn giáo hoặc tập tục. Những tác phẩm thuộc loại này là: văn tế, trướng, câu đối (hiếu, hỉ), những tác phẩm triết học tôn giáo. * Văn tế: Trong thư tịch cổ Trung Hoa, văn tế xuất hiện khá sớm và có sự phân biệt khác nhau: Điếu văn, tế văn, ai từ, lỗi. Văn tế thời cổ xưa dùng để tế trời đất núi sông, còn gọi là kỳ văn hay chúc văn. Về sau văn tế là bài văn dùng để tế người chết. Theo Từ Sư Tăng đời Minh thì văn tế là lời văn để tế thân hữu. Thời cổ xưa khi tế người chết thì mời về hưởng, thời sau mới có thêm lời ca tụng đức hạnh để ngụ ý tiếc thương. Ở Việt Nam, văn tế là một thể loại tổng hợp bày tỏ niềm tiếc thương đối với người mất mà không phân biệt trên dưới, xa gần, thân hữu. Nó kiêm cả lỗi, điếu, ai, tế. Nội dung của một bài văn tế thường xoay quanh hai ý chính: Kể về cuộc đời, tính cách, công tích của người quá cố trên tinh thần ngợi ca (chất tự sự); bộc lộ tình cảm tiếc nuối, xót thương của người sống trong giờ phút vĩnh biệt (chất trữ tình). Về hình thức diễn đạt (từ góc độ văn tự), văn tế chia làm hai loại: văn tế viết bằng chữ Hán và văn tế viết bằng chữ Nôm. Về thể văn: Có văn tế thể phú (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc); thể tứ tự (Văn tế Tôn Thất Thuyết); thể song thất lục bát (Văn tế thập loại chúng sinh); thể lục ngôn, thất ngôn, ngũ ngôn (Văn tế một công chúa của Mạc Đĩnh Chi)… Tuy nhiên đa phần văn tế được viết theo thể phú, vì thể đó đàng hoàng, trang trọng. Về bố cục: Bài văn tế chia làm 4 phần: Phần một (Lung khởi): Thường được xướng lên bằng hai chữ "Thương ôi!". Nội dung chính: Luận chung về lẽ sống chết. Phần hai (Thích thực): Thường được xướng bằng các từ “Nhớ linh xưa”. Nội dung chính: Kể công đức của người chết khi còn sống. Phần ba (Ai điếu): Than tiếc người chết (nói lên niềm tiếc thương của người sống với người chết). Phần bốn (Ai vãn): Tiếp tục bày tỏ niềm thương nhớ, tiếc thương, lời cầu nguyện của người sống đối với người chết. Nội dung: Khẳng định giá trị trường tồn của người chết. Văn tế có nguồn gốc lâu đời từ Trung Quốc, nhưng không phát triển thành một thể loại văn học quan trọng. Sang Việt Nam, văn tế đã phát triển và trở thành một thể loại văn học có vị trí quan trọng trong nền học với nhiều tác phẩm có giá trị. Văn tế là thể văn thể hiện bi kịch của kiếp người. Dù tình cảm của người sống dành cho người chết có ân tình thuỷ chung, đôn hậu đến đâu, và dù có ý nghĩa muốn vĩnh hằng hoá những bóng hình đã khuất, thì văn tế mãi là tiếng nói đau thương, niềm hận khôn nguôi của đủ loại kiếp người trong thiên hạ. * Kệ: Kệ là một thể loại đặc biệt của văn học chức năng lễ nghi tôn giáo, thường được diễn tả dưới hình thức thơ ca nhưng về bản chất không phải là thơ ca. Hơn nữa ở chúng chứa đựng thứ triết học uyên áo với phép biện chứng duy vật của đạo Phật vừa xưa lạ, vừa phức tạp và khó hiểu. Ví dụ: Ngôn hoài – Dương Không Lộ. Cáo tật thị chúng – Mãn Giác Như trên đã nói, các tác phẩm văn học chức năng (hành chính và lễ nghi) đều mang tính đơn phương, một chiều. Chẳng hạn, chiếu là thể loại văn học chỉ riêng nhà vua mới được dùng. Thường dân không được phép viết chiếu; nếu thường dân viết chiếu sẽ phạm tội "khi quân" "tạo phản"…Vua ban chiếu, bề tôi phải đọc, phải thi hành. Biểu thuộc thể văn dùng cho kẻ dưới trình lên bề trên. Bề tôi (hoặc chư hầu) viết biểu để dâng lên nhà vua (hoặc dâng lên thiên tử). Không có chuyện ngược lại… Hơn nữa, tính công thức của thể loại quy định nghiêm nhặt văn học chức năng ở mọi thời đại. Về cơ bản, cấu trúc thể loại của văn học chức năng không có sự phá cách. 1.3.3. Văn học nghệ thuật. Văn học nghệ thuật là tác phẩm nhằm mục đích thoả mãn nhận thức thẩm mỹ cho người đọc, người nghe. Chức năng nhận thức - thẩm mỹ là thuộc tính cơ bản của tác phẩm văn học nghệ thuật. Dĩ nhiên, cụm từ chức năng – thẩm mỹ đã hàm chứa ở đó nội dung nhận thức xã hội, nhận thức hiện thực cuộc sống, chức năng giáo dục, thanh lọc tâm linh để vươn tới chân – thiện – mỹ. Văn học nghệ thuật có những nét đặc trưng sau: Thứ nhất: Người viết được tự do khi cầm bút sáng tác, miễn là anh ta có cảm hứng chứ không do một nhiệm vụ, tình thế nào quy định. Thứ hai: Văn học nghệ thuật là loại hình văn học viết cho tất cả mọi người, không dành riêng cho bất cứ ai. Thứ ba: Bất cứ ai trong xã hội cũng có thể cầm bút sáng tác, miễn là người đó có năng lực văn chương và cảm hứng sáng tạo. Văn học nghệ thuật bao gồm một số thể văn và thể loại văn học như: * Văn xuôi: Ký, truyện ngắn, tiểu thuyết chương hồi. * Vận văn: Phú. * Thơ: Thứ nhất: Thơ chữ Hán: Cổ phong, Đường luật. Thứ hai: Thơ chữ Nôm: Ngâm khúc với thể thơ song thất lục bát, Truyện Nôm với thể thơ lục bát, thơ ca trù – hát nói. 1.3.3.1. Văn xuôi: * Kí. Kí là một loại hình văn học bên cạnh thơ, tiểu thuyết và kịch, gồm nhiều thể, chủ yếu là văn xuôi như: bút kí, hồi kí, du kí, nhật kí, phóng sự, tuỳ bút, tự truyện, tạp văn… Kí phản ánh sự việc và con người có thật trong cuộc sống. Tính chính xác tối đa là đặc trưng cơ bản của kí. Do đó sức hấp dẫn, sức thuyết phục của kí một phần lớn do chính sự việc được phản ánh trong tác phẩm. So với truyện ngắn, tiểu thuyết, kí phản ánh nhanh chóng và linh hoạt cuộc sống. Kí có nhiều thể, có thể rất gần với thông tin như kí sự, phóng sự…; có thể rất gần với chính luận như tạp văn, bút kí chính luận… Có thể rất gần với lịch sử như hồi kí, tự truyện…; có thể mang nhiều yếu tố trữ tình như tuỳ bút, bút kí… Lại có loại gần với truyện như truyện kí… và thường thường các yếu tố tự sự, trữ tình, chính luận hoà lẫn, nên kí có thể phản ánh linh hoạt các sắc thái muôn màu của cuộc sống. Trong kí, hư cấu giữ vai trò thứ yếu, nhưng vai trò chủ quan của người viết kí cũng rất quan trọng. Tài nghệ của tác giả kí thể hiện ở chỗ biết chọn đúng đối tượng và làm nổi bật tầm tư tưởng. Thêm nữa, người viết cần biết chọn một hình thức kí thích hợp, một ngôn ngữ hấp dẫn và nhất là có những cảm xúc chân thành làm rung động người đọc. * Truyện ngắn: Truyện ngắn thuộc loại hình tự sự, mỗi truyện đều có cốt truyện bao gồm một hệ thống tình tiết, sự kiện gắn liền với cuộc đời một nhân vật nào đó trong truyện. Cốt truyện được thể hiện qua giọng kể của tác giả và người kể truyện. Căn cứ vào độ dài của truyện, người ta chia truyện ra làm ba loại: Truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài (tương đương với ba thuật ngữ của Trung Hoa: Đoản thiên tiểu thuyết, trung thiên tiểu thuyết và trường thiên tiểu thuyết) Trước đây, truyện ngắn gắn liền với ký, cho nên việc phân loại giữa truyện và ký hết sức phức tạp trong văn học trung đại. Theo PGS – TS Nguyễn Đăng Na " Điều làm nên sự phân biệt giữa truyện và ký về bản chất là thái độ người cầm bút. Nếu người cầm bút tách mình khỏi các sự kiện, các nhân vật đang được miêu tả như người ngoài cuộc thì đấy là truyện; còn tác giả hoà mình vào các sự kiện vào nhân vật với tư cách là người trong cuộc thì đấy là ký" (Con đường giải mã văn học trung đại Việt Nam, trang 427). 1.3.3.2. Vận văn (phú). Phú bắt nguồn từ thơ cổ "Phú giả cổ thi chi lưu dã" (Ban Cố), nhưng khi tách ra thì phú mang tính hướng ngoại, còn thơ mang tính hướng nội. Phú chia thành nhiều loại: Cổ phú, bài phú, luật phú, văn phú… Mỗi một thể đều có quy cách nhất định nhưng vẫn phục tùng một kết cấu chung. Ở Việt Nam, phú xuất hiện từ đời Trần và chia thành hai loại (theo ngôn ngữ văn tự): phú Hán và phú Nôm. Bài Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu được trích giảng ở sách giáo khoa Ngữ văn THPT là một bài phú Hán cổ thể, đa vận. 1.3.3.3. Thơ. a. Thơ chữ Hán. Thứ nhất: Là loại thơ mô phỏng theo phong cách thơ cổ (gọi là thơ cổ phong) và được chia ra làm nhiều thể tài: Ngâm, khúc, ca, hành… Đặc điểm của lối thơ này mang tính chất tự do phóng khoáng, không bị gò bó về số câu, số chữ ở trong câu (có thể dài ngắn xen nhau), về niêm – luật, về luật bằng – trắc, vần, điệu… Bài Sa hành đoản ca của Cao Bá Quát (được trích giảng ở sách giáo khoa Ngữ văn THPT) thuộc một trong những thể tài nói trên. Thứ hai: Thơ Đường luật chỉnh thể là loại thơ tuân thủ nghiêm nhặt các quy định về niêm – luật. Tuy nhiên có một số bài thơ Đường không tuân thủ tuyệt đối các quy định đó, cho nên người ta gọi đó là những bài thơ Đường phá cách (Bài thơ Độc Tiểu Thanh ký được trích giảng ở sách giáo khoa Ngữ văn THPT là một ví dụ: vì câu 1 và câu 8 thất niêm). b. Thơ chữ Nôm. Thứ nhất: Thơ Nôm Đường luật. Thơ Nôm Đường luật là loại thơ mô phỏng hình thức của thơ Đường nhưng được viết bằng ngôn ngữ dân tộc. Thơ Nôm Đường luật có lẽ ra đời vào khoảng thế kỷ XIII và phát triển cùng với các chặng đường phát triển của văn học trung đại Việt Nam. Tuy mô phỏng thơ Đường Trung Hoa nhưng thơ Nôm Đường luật đã được Việt hoá và mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc với nhiều đại biểu xuất sắc như: Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương… Thứ hai: Một số thể loại thơ dân tộc: * Thể loại thơ trữ tình ngâm khúc: Ngâm khúc là những ca khúc trữ tình trường thiên phản ánh tâm trạng bi kịch của con người cá nhân trong một giai đoạn lịch sử. Ngâm khúc được viết bằng ngôn ngữ dân tộc (chữ Nôm) và bằng thể thơ dân tộc (song thất lục bát). Chinh phụ ngâm khúc là tác phẩm mở đầu cho thể loại văn học này, xuất hiện vào khoảng giữa thế kỷ XVIII (có được trích giảng một phần tác phẩm trong sách giáo khoa ngữ văn THPT), và đạt đến đỉnh cao về mặt nghệ thuật ngôn từ là tác phẩm Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều (vào cuối thế kỷ XVIII). Tiếp theo là sự xuất hiện của một loạt khúc ngâm vào nửa đầu thế kỷ XIX. * Truyện Nôm: Truyện Nôm thuộc loại hình tự sự. Mỗi truyện có một cốt truyện bao gồm một hệ thống các tình tiết, sự kiện kể lại cuộc đời nhân vật chính trong mối quan hệ với các nhân vật khác. Truyện Nôm được viết bằng ngôn ngữ dân tộc (chữ Nôm) và thể thơ dân tộc (Thể thơ lục bát). Nó ra đời vào cuối thế kỷ XVI và được sáng tác bằng thể thơ Đường gọi là truyện Nôm Đường luật. Về sau không còn tồn tại loại truyện Nôm này. Đến thế kỷ XVIII truyện Nôm được định hình thành một thể loại văn học và được chia ra thành hai kiểu thể loại là truyện Nôm bình dân và truyện Nôm bác học. * Thể loại thơ ca trù – hát nói: Ca trù – hát nói là một loại hình tổng hợp nghệ thuật bao gồm thơ ca, nhạc, vũ (điệu bộ của người hát). Những bài thơ dùng để ca cũng được làm theo những thể thức nhất định nhưng tự do phóng khoáng hơn thơ Đường luật, nên rất thích hợp với việc thể hiện con người cá nhân. Đến thế kỷ XVIII thì thơ ca trù – hát nói trở thành một thể loại dân tộc độc đáo và phát triển mãi về sau. Bài ca trù tương đối hoàn chỉnh xuất hiện vào khoảng thế kỷ XVIII là bài Chim trong lồng tương truyền là của Nguyễn Hữu Cầu. Đến thế kỷ XIX ca trù phát triển đến đỉnh cao với những tên tuổi lớn: Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ, Chu Mạnh Trinh, Dương Lâm, Dương Khuê, Nguyễn Khuyến… Và Bài ca ngất ngưởng được trích giảng ở sách giáo khoa Ngữ văn THPT là một trong những bài ca trù đặc sắc của Nguyễn Công Trứ. Hai loại hình văn học chức năng và văn học nghệ thuật cùng tồn tại trong văn học trung đại phương Đông là một quy luật có thật nhưng việc phân định chúng qua các hiện tượng văn học là việc làm đòi hỏi sự thận trọng và tinh tế. Bởi vì thực tế các tác phẩm thuộc loại hình văn học chức năng và văn học nghệ thuật thuần tuý không nhiều. Ngược lại các tác phẩm vừa có tính văn học chức năng vừa có tính văn học nghệ thuật là khá phổ biến; đây là những tác phẩm văn học nằm trong giai đoạn giao thoa (tương đối dài trong quá trình phát triển của văn học trung đại phương Đông). Theo lẽ đó việc phân chia các tác phẩm thuộc loại hình văn học chức năng hay văn học nghệ thuật thuộc văn học trung đại Việt Nam trong sách giáo khoa Ngữ văn THPT (mà chúng tôi sẽ tiến hành ở chương II) ở một số trường hợp cũng chỉ mang tính chất tương đối. * Tiểu kết. Văn học trung đại Việt Nam qua 10 thế kỷ tồn tại đã trải qua nhiều chặng đường phát triển và luôn gắn liền với đời sống dân tộc. Vì thế nó có những nét đặc trưng riêng mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Tuy nhiên ngoài những nét riêng đó văn học trung đại Việt Nam vẫn nằm trong quỹ đạo của văn học phương Đông nên nó vẫn mang một số những nét chung của văn học trung đại phương Đông. Đó là hiện tượng văn học mang tính phức hợp bởi nó bao gồm cả loại văn học mang chức năng ngoài văn học (mà ta gọi tắt là văn học chức năng); cả loại hình văn học nghệ thuật đích thực. Mỗi loại hình văn học lại bao gồm một số thể văn và thể loại văn học. Ví dụ: Văn học chức năng có chiếu, cáo, hịch, văn tế, kệ…; văn học nghệ thuật có thơ ca, từ phú, truyện truyền kỳ, tiểu thuyết chương hồi, ngâm khúc, truyện Nôm… Quy luật phát triển của hai loại hình văn học này, thoạt đầu văn học chức năng chiếm vai trò chủ đạo, dần dần văn học nghệ thuật phát triển và thay thế vai trò của nó. Trong quá trình thay thế vị trí của văn học chức năng, văn học nghệ thuật tạo ra giai đoạn giao thoa giữa nó và văn học chức năng. Các tác phẩm được sáng tác trong giai đoạn giao thoa này là các tác phẩm văn học lưỡng tính: chúng vừa có chức năng văn học lại vừa có chức năng ngoài văn học. Người nghiên cứu hoặc giảng dạy cần phải hiểu được những đặc điểm trên của văn học trung đại phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng, có vậy mới tiếp cận được giá trị đích thực của mỗi hiện tượng văn học và công việc họ làm mới đạt hiệu quả cao. Chương 2 : NGHIÊN CỨU VÀ HỆ THỐNG HOÁ CÁC CHÚ GIẢI VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN THPT 2.1. Thống kê và phân loại các tác phẩm văn học trung đại Việt Nam trong sách giáo khoa Ngữ văn THPT. 2.1.1. Thống kê các tác phẩm văn học trung đại Viêt Nam trong sách giáo khoa Ngữ văn THPT 2.1.1.1. Lớp 10: 19 bài (trong đó chính khoá 14 bài; đọc thêm 05 bài) Bài 1: Tỏ lòng (Thuật hoài) – Phạm Ngũ Lão Bài 2: Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới- 43) – Nguyễn Trãi. Bài 3: Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm Bài 4: Đọc Tiểu Thanh ký (Độc Tiểu Thanh ký) – Nguyễn Du. Bài 5: Vận nước (Quốc tộ) – Pháp Thuận (Đọc thêm) Bài 6: Có bệnh, bảo mọi người (Cáo tật thị chúng) – Mãn Giác (đọc thêm) Bài 7: Phú sông Bạch Đằng (Bạch Đằng giang phú) – Trương Hán Siêu. Bài 8: Đại cáo bình Ngô (Bình Ngô đại cáo) – Nguyễn Trãi. Bài 9: Tựa " Trích diễm thi tập" – Hoàng Đức Lương. Bài 10: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia ( Trích Bài ký đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba) – Thân Nhân Trung (Đọc thêm) Bài 11: Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (Trích Đại Việt sử ký toàn thư) – Ngô Sỹ Liên. Bài 12: Thái sư Trần Thủ Độ ( Trích Đại Việt sử ký toàn thư) – Ngô Sỹ Liên (Đọc thêm) Bài 13: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Tản Viên từ phán sự lục – Trích Truyền kỳ mạn lục) – Nguyễn Dữ. Bài 14: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ ( Trích Chinh phụ ngâm) - Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm. Bài 15: Truyện Kiều - Nguyễn Du Bài 16: Trao duyên ( Trích Truyện Kiều) – Nguyễn Du. Bài 17: Nỗi thương mình (Trích Truyện Kiều) – Nguyễn Du. Bài 18: Chí khí anh hùng (Trích Truyện Kiều) – Nguyễn Du. Bài 19: Thề nguyền (Trích Truyện Kiều) – Nguyễn Du (Đọc thêm) 2.1.1.2. Lớp 11: 14 bài (trong đó học chính khoá 10 bài; đọc thêm 04 bài) Bài 1: Vào phủ chúa Trịnh (Trích Thượng kinh ký sự ) – Lê Hữu Trác. Bài 2: Tự tình (Bài II ) – Hồ Xuân Hương. Bài 3: Câu cá mùa thu (Thu điếu) – Nguyễn Khuyến. Bài 4: Thương vợ – Trần Tế Xương Bài 5: Khóc Dương Khuê – Nguyễn Khuyến (Đọc thêm) Bài 6: Vịnh khoa thi Hương – Trần Tế Xương ( Đọc thêm) Bài 7: Bài ca ngất ngưởng – Nguyễn Công Trứ Bài 8: Bài ca ngắn đi trên bãi cát ( Sa hành đoản ca) – Cao Bá Quát. Bài 9: Lẽ ghét thương (trích Truyện Lục Vân Tiên) – Nguyễn Đình Chiểu) Bài 10: Chạy giặc – Nguyễn Đình Chiểu (Đọc thêm). Bài 11: Bài ca phong cảnh Hương Sơn (Hương Sơn phong cảnh ca) – Chu Mạnh Trinh (Đọc thêm). Bài 12: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Nguyễn Đình Chiểu Bài 13: Chiếu cầu hiền (Cầu hiền chiếu) – Ngô Thì Nhậm. Bài 14: Xin lập khoa luật (trích Tế cấp bát điều) – Nguyễn Trường Tộ. 2.1.2. Phân loại loại hình các tác phẩm văn học trung đại Việt Nam trong sách giáo khoa Ngữ văn THPT và số lượng các chú giải, câu hỏi hướng dẫn học bài trong từng tác phẩm được trích giảng. 2.1.2.1. Các tác phẩm thuộc loại hình văn học chức năng. * Tác phẩm thuộc loại hình văn học chức năng hành chính. Bài 1. Quốc tộ – Pháp Thuận Tác phẩm có 20 âm tiết, trong đó có 3 chú giải và 4 câu hỏi hướng dẫn học bài. Bài 2: Đại cáo bình Ngô - Nguyễn Trãi Tác phẩm có 1304 âm tiết, trong đó có 44 chú giải và 6 câu hỏi hướng dẫn học bài. Bài 3: Tựa " Trích diễm thi tập" – Hoàng Đức Lương. Tác phẩm có 682 âm tiết, trong đó có 9 chú giải và 4 câu hỏi hướng dẫn học bài. Bài 4. Hiền tài là nguyên khí của quốc gia – Thân Nhân Trung Tác phẩm có 429 âm tiết, trong đó có 14 chú giải và 4 câu hỏi hướng dẫn học bài. Bài 5: Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (Trích Đại Việt sử ký toàn thư) - Ngô Sỹ Liên. Tác phẩm có 1176 âm tiết, trong đó có 11 chú giải và 5 câu hỏi hướng dẫn học bài. Bài 6: Thái sư Trần Thủ Độ (Trích Đại Việt sử ký toàn thư) – Ngô Sỹ Liên. Tác phẩm có 463 âm tiết, trong đó có 9 chú giải và 4 câu hỏi hướng dẫn học bài. Bài 7: Chiếu cầu hiền – Ngô Thì Nhậm Tác phẩm có 549 âm tiết, trong đó có 16 chú giải và 5 câu hỏi hướng dẫn học bài. Bài 8: Xin lập khoa luật – Nguyễn Trường Tộ. Tác phẩm có 637 âm tiết, trong đó có 16 chú giải và 5 câu hỏi hướng dẫn học bài. * Tác phẩm thuộc loại hình văn học chức năng lễ nghi. Bài 1: Cáo tật thị chúng – Mãn Giác. Tác phẩm có 34 âm tiết và 4 câu hỏi hướng dẫn học bài. Bài 2: Văn tế nghĩa sỹ Cần Giuộc – Nguyễn Đình Chiểu Tác phẩm có 705 âm tiết, trong đó có 58 chú giải và 4 câu hỏi hướng dẫn học bài. 2.1.2.2. Các tác phẩm thuộc loại hình văn học nghệ thuật. * Văn xuôi. Bài 1. Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Trích Truyền kỳ mạn lục) – Nguyễn Dữ. Tác phẩm có 1859 âm tiết, trong đó có 20 chú giải và 4 câu hỏi hướng dẫn học bài. Bài 2: Vào phủ chúa Trịnh ( Trích Thượng kinh ký sự) – Lê Hữu Trác Tác phẩm có 1980 âm tiết, trong đó có 21 chú giải và 4 câu hỏi hướng dẫn học bài. * Thơ. Bài 1: Tỏ lòng – Phạm Ngũ Lão. Tác phẩm có 28 âm tiết, trong đó có 3 chú giải và 5 câu hỏi hướng dẫn học bài. Bài 2. Cảnh ngày hè – Nguyễn Trãi. Tác phẩm có 54 âm tiết, trong đó có 8 chú giải và 5 câu hỏi hướng dẫn học bài. Bài 3. Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tác phẩm có 56 âm tiết, trong đó có 4 chú giải và 3 câu hỏi hướng dẫn học bài. Bài 4: Đọc Tiểu Thanh ký – Nguyễn Du. Tác phẩm có 56 âm tiết, trong đó có 4 chú giải và 4 câu hỏi hướng dẫn học bài. Bài 5: Tình cảnh le loi của người chinh phụ (Trích Chinh phụ ngâm) - Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm. Đoạn trích học gồm 168 âm tiết, trong đó có 12 chú giải và 5 câu hỏi hướng dẫn học bài. Bài 6: Trao duyên (trích Truyện Kiều) – Nguyễn Du. Đoạn trích có 238 âm tiết, trong đó có 13 chú giải và 4 câu hỏi hướng dẫn học bài. Bài 7: Nỗi thương mình (trích Truyện Kiều) – Nguyễn Du. Đoạn trích gồm 140 âm tiết, trong đó có 6 chú giải và 5 câu hỏi hướng dẫn học bài. Bài 8: Chí khí anh hùng (trích Truyện Kiều) – Nguyễn Du. Đoạn trích gồm 126 âm tiết, trong đó có 12 chú giải và 3 câu hỏi hướng dẫn học bài. Bài 9: Thề nguyền (trích Truyện Kiều) – Nguyễn Du. Đoạn trích gồm 156 âm tiết, trong đó có 15 chú giải và 3 câu hỏi hướng dẫn học bài. Bài 10: Tự tình (Bài II) - Hồ Xuân Hương Tác phẩm có 56 âm tiết, trong đó có 3 chú giải và 2 câu hỏi hướng dẫn học bài. Bài 11: Câu cá mùa thu – Nguyễn Khuyến Bài thơ có 56 âm tiết và 5 câu hỏi hướng dẫn học bài. Bài 12: Thương vợ – Trần Tế Xương. Tác phẩm có 56 âm tiết, trong đó có 5 chú giải và 4 câu hỏi hướng dẫn học bài. Bài 13: Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến Bài thơ có 266 âm tiết, trong đó có 9 chú giải và 3 câu hỏi hướng dẫn học bài. Bài 14: Vịnh khoa thi Hương – Trần Tế Xương. Bài thơ có 56 âm tiết, có 6 chú giải và 4 câu hỏi hướng dẫn học bài. Bài 15: Bài ca ngất ngưởng – Nguyễn Công Chứ. Tác phẩm có 141 âm tiết, trong đó có 14 chú giải và 4 câu hỏi hướng dẫn học bài. Bài 16: Bài ca ngắn đi trên bãi cát – Cao Bá Quát Tác phẩm có 101âm tiết, trong đó có 4 chú giải và 4 câu hỏi hướng dẫn học bài. Bài 17: Lẽ ghét thương (Trích Truyện Lục Vân Tiên) – Nguyễn Đình Chiểu Đoạn trích có 224 âm tiết, trong đó có 19 chú giải và 3 câu hỏi hướng dẫn học bài. Bài 18. Chạy giặc – Nguyễn Đình Chiểu Bài thơ có 56 âm tiết, trong đó có 7 chú giải và 3 câu hỏi hướng dẫn học bài. Bài 19. Bài ca phong cảnh Hương Sơn – Chu Mạnh Trinh Tác phẩm có 137 âm tiết, trong đó có 13 chú giải và 3 câu hỏi hướng dẫn học bài. * Vận văn (phú) Bài: Phú sông Bạch Đằng – Trương Hán Siêu Tác phẩm có 473 âm tiết, trong đó có 33 chú giải và 6 câu hỏi hướng dẫn học bài. 2.2. Nghiên cứu các phần tiểu dẫn, chú giải và câu hỏi hướng dẫn học bài phần văn học trung đại Việt Nam trong sách giáo khoa Ngữ văn THPT. 2.2.1. Về phần tiểu dẫn ở đầu mỗi tác phẩm được trích giảng. Tất cả các tác phẩm hoặc đoạn trích được đưa vào trong sách giáo khoa Ngữ văn THPT đều có phần tiểu dẫn. Mục đích của phần này là tạo điều kiện cho học sinh tìm hiểu tác phẩm. Nội dung của các tiểu dẫn đều tương tự như sau: đầu tiên là giới thiệu tóm tắt về cuộc đời và sự nghiệp văn học của tác giả (._.âu hỏi hướng dẫn học bài hoặc đọc thêm chưa tương thích với đặc tính loại hình của tác phẩm; tất cả chỉ nhằm một mục đích duy nhất là làm sao có được bộ sách Ngữ văn (mà trong đó đặc biệt là phần Văn học trung đại) thật sự hoàn thiện, tạo điều kiện cho việc giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh tốt hơn nữa về phần văn học này. Chương 3: TÌM HIỂU VIỆC GIẢNG DẠY VÀ TIẾP THU CÁC CHÚ GIẢI VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT. 3.1. Đối tượng và tư liệu khảo sát. 3.1.1. Đối tượng khảo sát. Trong khi tiến hành khảo sát về việc tìm hiểu quá trình giảng dạy và tiếp thu các chú giải văn học trung đại Việt Nam trong sách giáo khoa Ngữ văn THPT (lớp 10 và lớp 11), chúng tôi tập trung khảo sát trên cơ sở đối tượng sau: + Giáo viên trực tiếp giảng dạy. + Học sinh khối lớp 10 và 11 – THPT. 3.1.2. Tư liệu khảo sát. * Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 – chương trình chuẩn (tập1 và 2 – phần văn học trung đại Việt Nam), Nxb GD, H.2006. * Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11 – chương trình chuẩn (tập 1), Nxb GD, H.2007. * Sách giáo viên Ngữ văn lớp 10 – chương trình chuẩn (tập 1 và 2 – phần văn học trung đại Việt Nam), Nxb GD, H.2006. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên * Sách giáo viên Ngữ văn lớp 11 – chương trình chuẩn (tập 1 – phần văn học trung đại Việt Nam), Nxb GD, H.2007. * Giáo án soạn giảng của một số thầy cô trực tiếp giảng dạy phần văn học trung đại Việt Nam trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 và 11 ở trường THPT. * Phiếu điều tra. Chúng tôi tiến hành điều tra, khảo sát đối với một số giáo viên trực tiếp giảng dạy phần văn học trung đại Việt Nam lớp 10 và lớp 11 ở hai trường THPT Hiệp Hoà 1 và Hiệp Hoà 2 - Bắc Giang, với một số câu hỏi sau: 1. Trong quá trình dạy các tác phẩm văn học trung đại Việt Nam có sử dụng các từ Hán Việt, các điển tích, điển cố, thầy (cô) giáo đã quan tâm đến việc cắt nghĩa và giải thích các từ Hán Việt, các điển tích, điển cố một cách rõ ràng, cụ thể cho học sinh lớp mình dạy chưa? Lý do? 2. Thầy (cô) giáo có nhận xét gì về việc tiếp thu các chú giải của học sinh ở lớp mình dạy? 3. Thầy (cô) giáo có nhận xét gì về các chú giải văn học trung đại Việt Nam trong sách giáo khoa Ngữ văn THPT? Với đối tượng học sinh, chúng tôi cũng tiến hành khảo sát bằng phiếu điều tra có ghi câu hỏi: 1. Việc cắt nghĩa, giải thích cụ thể, rõ ràng các từ Hán Việt, các điển tích, điển cố trong tác phẩm có giúp ích gì anh (chị) trong việc tiếp thu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm đó? 2. Ngoài việc tiếp thu phần chú thích sau mỗi tác phẩm văn học trung đại Việt Nam được học, anh (chị) còn tự tìm hiểu các chú giải không, khi đọc một tác phẩm văn học trung đại Việt Nam? Lý do? 3.2. Quá trình khảo sát và kết quả khảo sát Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu để làm đề tài này, chúng tôi tiến hành khảo sát trong giai đoạn từ tháng 02 đến 09 năm 2009 trên phạm vi địa bàn huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Đây là khoảng thời gian mà chương trình văn học được giảng dạy ở lớp 10 và lớp 11 – THPT, chủ yếu tập trung vào phần văn học trung đại Việt Nam. Việc khảo sát, chúng tôi tiến hành ở hai trường THPT và chủ yếu tập trung vào đối tượng học sinh có lực học trung bình: + Lớp 10 và lớp 11 trường THPT Hiệp Hòa 1 – Bắc Giang. + Lớp 10 và lớp 11 trường THPT Hiệp Hòa 2 – Bắc Giang. Từ quá trình khảo sát và thời gian khảo sát ở các đối tượng và tư liệu trên, chúng tôi thu được một số kết quả sau: 3.2.1. Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10, lớp 11 – THPT (phần văn học trung đại Việt Nam). * Về văn bản: Qua hai bộ sách trên, những người biên soạn đã rất công phu, cẩn trọng trong việc lựa chọn các tác phẩm để đưa vào chương trình học, từ việc phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ cho đến việc chú thích các từ Hán Việt, các điển tích điển cố. * Xét về nội dung các chú giải: người biên soạn đã đa phần đảm bảo đúng, đủ, cụ thể, rõ ràng các chú thích sau mỗi tác phẩm được trích học. Điều này tạo tiền đề tốt cho giáo viên và học sinh trong quá trình dạy và học tập, đặng có điều kiện thuận lợi để tiếp nhận tác phẩm một cách trọn vẹn cả về nội dung và hình thức nghệ thuật (một số vấn đề cần bàn, chúng tôi đã giải quyết ở chương 2). * Về hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài: sau mỗi tác phẩm văn học trung đại Việt Nam được trích học, người biên soạn đã cố gắng đưa ra được những câu hỏi hướng dẫn học bài sát với nội dung của văn bản, để từ đó học sinh có hướng khai thác và chiếm lĩnh tốt tác phẩm về mặt nội dung và hình thức nghệ thuật. Tuy nhiên, ở một số tác phẩm được trích học, phần câu hỏi hướng dẫn học bài còn thiếu những câu hỏi gợi mở, kích thích tìm tòi, phát hiện từ phía học sinh, không tạo điều kiện cho học sinh bộc lộ cảm xúc và bày tỏ ý kiến riêng của mình. Khi đi vào hướng dẫn, tìm hiểu nội dung của tác phẩm, các câu hỏi chưa thực sự đi sâu, chưa hướng học sinh vào việc tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm vì soạn giả còn nhầm lẫn tác phẩm ở đặc trưng thể loại. Nhận xét, Dựa vào kết quả thu được từ thực tiễn khảo sát, chúng tôi rút ra nhận xét sau: Nhìn một cách khái quát, thì hầu như tất cả các văn bản, các chú thích, các câu hỏi hướng dẫn học bài đều đã phản ánh được những nét chính, cơ bản của tác phẩm. Đó là giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Đây là những yêu cầu và tầm quan trọng bậc nhất, để giúp cho người dạy cũng như người học tiếp nhận tác phẩm một cách đúng hướng. Tuy nhiên, ở một số tác phẩm còn có những hạn chế như việc chú thích các từ Hán Việt còn chưa rõ ràng, cụ thể. Điều đó dẫn đến một hậu quả tiếp theo là các câu hỏi hướng dẫn học bài chưa chính xác, khiến cho người dạy và người học tiếp cận không đúng với giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm (ví dụ: bài Quốc tộ - Đỗ Pháp Thuận; Độc Tiểu Thanh kí – Nguyễn Du…); hay như ở một số tác phẩm người biên soạn đã không chú thích rõ, hoặc bỏ qua một phần nhan đề của tác phẩm, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc tiếp thu tác phẩm theo đúng ý đồ của tác giả (ví dụ: từ “Đại cáo” trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi; từ “Mạn lục” trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ…). 3.2.2. Kết quả khảo sát từ giáo viên. * Qua những câu hỏi: Ở câu hỏi thứ nhất, sau khi tiếp xúc với một số thầy, cô giáo đã có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm về môn Văn ở trường THPT Hiệp Hòa 1, THPT Hiệp Hòa 2, chúng tôi thấy hầu hết các thầy cô đều có chung một quan điểm: khi tiến hành dạy một tác phẩm văn học trung đại Việt Nam, giáo viên chủ yếu là bám vào phần dịch thơ để phân tích, đặt câu hỏi phát vấn, đối thoại. Ngoài ra còn phải bám vào phần phiên âm, dịch nghĩa hoặc các chú thích của tác phẩm đó. Trên thực tế, những phần này có vai trò quan trọng không kém, bởi nó định hướng cho giáo viên và học sinh chiếm lĩnh và cảm nhận tối đa tác phẩm một cách sâu sắc, toàn diện. Giải đáp câu hỏi của chúng tôi: Vì sao các chú giải có tác dụng gợi dẫn như vậy lại ít được để ý, mà chỉ quan tâm tới việc phân tích, thuyết giảng, đối thoại? Thầy giáo Nguyễn Văn Nghị - trường THPT Hiệp Hòa 1 cho rằng: “Việc các từ Hán Việt, các điển tích, điển cố đã được chú thích rõ ràng, cụ thể ở dưới từng tác phẩm được học, được các em học sinh tự tìm hiểu trong quá trình chuẩn bị bài ở nhà. Hơn nữa, việc phân bổ tiết dạy cho từng tác phẩm rất ít (chỉ từ 1 đến 2 tiết), trong đó các tác phẩm văn học trung đại lại có số lượng các từ Hán Việt, các điển tích, điển cố rất nhiều (ví dụ: Bài Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi có 44 chú giải; Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Nguyễn Đình Chiểu có 58 chú giải…). Nên, nếu quá đi sâu vào việc giải thích, cắt nghĩa các từ Hán Việt, các điển tích, điển cố thì thời gian dành cho việc phân tích tác phẩm không đủ, điều đó sẽ dẫn tới việc không hoàn thành mục tiêu bài dạy. Mặc dù việc tìm hiểu các chú giải là rất cần thiết và quan trọng, nhưng theo tôi, vấn đề chính của giờ dạy là làm thế nào để các em học sinh nắm được giá trị nội dung cũng như giá trị nghệ thuật mới là cơ bản nhất”. Ngoài ra còn một số ý kiến đại ý đều khẳng định việc sử dụng phương pháp phân tích, thuyết giảng, phát vấn, gợi tìm trong quá trình dạy một tác phẩm văn học trung đại Việt Nam là giúp học sinh hiểu, nắm được và cảm nhận một cách đúng đắn, sâu sắc, phát huy được tính tích cực, chủ động tìm tòi, sáng tạo trong giờ học là vấn đề đúng và rất cần thiết. Song, giáo viên chỉ bám vào phần dịch thơ (hoặc bản dịch) để phân tích, thuyết giảng, phát vấn…mà bỏ qua việc giải thích, cắt nghĩa các từ Hán Việt, các điển tích, điển cố, thì một điều chắc chắn rằng giờ học đó sẽ không thành công, đặc biệt là sẽ không khai thác được chiều sâu cơ bản, những nét độc đáo, riêng biệt của tác phẩm… Kết quả thu được từ việc khảo sát câu hỏi thứ hai: Thầy (cô) có nhận xét gì về việc tiếp thu các chú giải của học sinh ở lớp mình dạy sau khi học xong một tác phẩm văn học trung đại Việt Nam? Qua câu hỏi này, chúng tôi nhận thấy, phần lớn giáo viên đều cho rằng: trong khi học một tác phẩm văn học trung đại Việt Nam, chỉ có một số ít học sinh là quan tâm đến các từ Hán Việt, các điển tích điển cố đã được chú thích, và vận dụng nó vào trong việc tìm hiểu tác phẩm. Phần còn lại học sinh thụ động tiếp thu qua lời giảng của thầy (cô) giáo, mà không để ý đến phần chú thích đã đưa ra ở sau mỗi tác phẩm. Vì thế số lượng học sinh không hiểu hoặc hiểu lơ mơ các chú thích đã đưa ra là rất nhiều, điều đó dẫn đến sự cảm thụ tác phẩm về mặt nội dung cũng như giá trị nghệ thuật chưa sâu sắc, toàn diện. Ở câu hỏi thứ ba: Thầy (cô) có nhận xét gì về các chú giải văn học trung đại Việt Nam trong sách giáo khoa Ngữ văn THPT? Từ câu hỏi này, chúng tôi đã nhận được nhiều ý kiến trả lời. Sau khi tập hợp lại các ý kiến, chúng tôi tìm thấy một tiếng nói chung của các thầy (cô) đã đươc tham vấn và xin trích ý kiến đại diện cho tiếng nói này. Đó là ý kiến của cô giáo Phan Thúy Nhung – trường THPT Hiệp Hòa số 2. Cô cho rằng: “Sách giáo khoa Ngữ văn THPT được coi là văn bản chính, chuẩn mực đối với mỗi lớp, mỗi khối học. Các từ ngữ khó, các điển tích điển cố trong những tác phẩm được trích giảng cho người học (đọc) ở sách giáo khoa Ngữ văn THPT hầu hết đều được chú thích. Phần chú thích ở sau mỗi tác phẩm văn học trung đại Việt Nam trong sách giáo khoa Ngữ văn THPT có tác dụng đáng kể đối với học sinh và giáo viên trong quá trình học tập và giảng dạy. Việc sử dụng các điển tích điển cố là đặc trưng nghệ thuật của văn học trung đại. Nó thể hiện rõ quan điểm “sùng cổ, tập cổ” của tác giả xưa. Do vậy đối với các tác phẩm văn học trung đại, việc chú thích ở sách giáo khoa lại càng có tác dụng đáng kể hơn. Nếu việc chú thích ở sách giáo khoa Ngữ văn được rõ ràng, chính xác và sát hợp với văn cảnh thì sẽ góp phần hữu ích cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập trong nhà trường, giúp học sinh chuẩn bị bài và hiểu bài sâu sắc hơn, giáo viên cũng có nền tảng cơ sở, có chỗ dựa tốt để giảng đúng và giảng hay tác phẩm bằng kiến thức và phương pháp truyền đạt kiến thức thích hợp của mình. Chỉ cần đọc những chú giải dù người đọc chưa được nghe giảng vẫn có thể hiểu được lời văn ý thơ. Nhưng có những chú giải nếu không tìm hiểu về xuất xứ, cội nguồn của nó thì người đọc sẽ không hiểu hết được ý nghĩa của lời văn, ý thơ đó. Trong trường hợp này, việc chú thích rõ ràng cụ thể chính là chìa khóa để người đọc hiểu được ý đồ nghệ thuật của tác giả và nội dung tư tưởng của tác phẩm. Ngoài ra, cô Nhung còn nói: “Chú thích ở sách giáo khoa Ngữ văn THPT có giá trị cần thiết để học sinh cũng như giáo viên lấy đó làm căn cứ để hiểu đúng, hiểu trúng ý nghĩa lời văn ý thơ. Nhưng do khuôn khổ hạn hẹp, sách giáo khoa không thể đi sâu giải thích nguồn gốc cũng như ý nghĩa của các từ Hán Việt, các điển tích, điển cố trong từng văn cảnh cụ thể. Vì vậy có rất nhiều các từ ngữ khó, các điển tích, điển cố nếu chỉ dựa vào chú thích ở sách giáo khoa Ngữ văn THPT thì chưa đủ để hiểu được nội dung tư tưởng mà tác giả gửi gắm trong đó. Chẳng hạn trong bài Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, nếu chỉ dựa vào chú thích ở sách giáo khoa thì người đọc chỉ hiểu Hàm Tử, Bạch Đằng… như một địa danh lịch sử chứ không thể biết được những địa danh lịch sử ấy đã trở thành những điển tích điển cố trong nền văn học của dân tộc…” * Nhận xét: Từ những ý kiến, những nhận xét của thầy (cô) giáo thông qua công việc khảo sát, chúng tôi thấy có những điểm sau: Thứ nhất, các thầy (cô) giáo khi giảng một tác phẩm văn học trung đại Việt Nam, điều cốt yếu là làm sao đảm bảo được lượng kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa tới học sinh mà ít chú ý tới việc cắt nghĩa, giải thích các từ Hán Việt, các điển tích, điển cố. Vì các thầy (cô) giáo cho rằng: phần chú thích ở sau mỗi tác phẩm đã đủ và đảm bảo được lượng thông tin kiến thức đối với người học. Hơn nữa, do yêu cầu của phân phối chương trình và số tiết quy định, nên họ không thể “tham lam” vào việc giải mã tỉ mỉ chi tiết những chú giải vì việc làm này sẽ tốn khá nhiều thời gian, làm ảnh hưởng tới tiến độ chương trình và giờ giảng. Do vậy họ thường bỏ qua, nếu có thì cũng chỉ là giải thích, cắt nghĩa chung chung hoặc nói lại như trong sách giáo khoa…. Thứ hai, qua các ý kiến nhận xét về các chú giải, chúng tôi thấy phần lớn giáo viên đã có ý thức tự tìm hiểu, đối chiếu giữa các chú thích sau mỗi tác phẩm văn học trung đại trong sách giáo khoa với các cuốn sách nghiên cứu khác. Từ đó họ có thể rút ra được những kiến thức bổ ích để bổ sung cho giờ giảng của mình về một tác phẩm văn học trung đại. Ngoài ra, một số giáo viên cũng bày tỏ quan điểm của mình về các chú thích văn học trung đại Việt Nam trong sách giáo khoa Ngữ văn THPT. Theo họ các chú thích trong sách giáo khoa tương đối đầy đủ, rõ ràng, đảm bảo được lượng thông tin kiến thức phục vụ cho việc tìm hiểu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm; song ở một số tác phẩm, các chú thích còn chung chung chưa giải thích, cắt nghĩa một cách rõ ràng, cụ thể, điều đó đã khiến cho việc tiếp cận tác phẩm của giáo viên và học sinh còn gặp nhiều khó khăn. 3.2.3. Kết quả khảo sát thu được từ phía học sinh. * Qua những câu hỏi: Ở câu hỏi thứ nhất, sau khi dự giờ và tiếp xúc với học sinh, chúng tôi thấy việc các nhà làm sách giáo khoa Ngữ văn THPT đã dụng công biên soạn phần chú thích một cách cụ thể, rõ ràng, giúp ích rất nhiều cho học sinh trong việc tiếp thu tác phẩm. Vì nó là cơ sở định hướng cho các em hiểu đúng, hiểu trúng giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Trả lời câu hỏi của chúng tôi, em Ngô Văn Tình – học sinh lớp 11A11 trường THPT Hiệp Hòa 1 nói: “Việc cắt nghĩa, giải thích cụ thể, rõ ràng các từ Hán Việt, các điển tích điển cố ở sau mỗi tác phẩm đã giúp ích rất nhiều cho học sinh ở khâu chuẩn bị bài ở nhà cũng như hiểu sâu sắc tác phẩm khi được nghe giảng trên lớp”[Phụ lục, 91]. Tuy nhiên, khi hỏi những học sinh khác, chúng tôi nhận thấy các em học sinh này ít để ý đến các chú thích mà chủ yếu tiếp nhận lượng kiến thức được truyền đạt từ giáo viên. Do đó, khả năng nắm bắt và hiểu được các chú thích chưa sâu, điều đó dẫn đến việc hỏi nội dung của tác phẩm còn mơ hồ, không toàn diện. Kết quả khảo sát thu được ở câu hỏi thứ hai: Ngoài việc tiếp thu phần chú thích sau mỗi tác phẩm văn học trung đại Việt Nam được học, anh (chị) còn tự tìm hiểu các chú giải không, khi đọc một tác phẩm văn học trung đại Việt Nam khác ngoài chương trình? Qua câu hỏi này, chúng tôi thấy chỉ một số ít học sinh là có ý thức tự tìm hiểu các từ ngữ khó, các điển tích điển cố ở tác phẩm văn học trung đại Việt Nam ngoài chương trình. Còn lại phần lớn học sinh là không để ý. Lý giải cho điều này, em Phạm Thị Mơ – học sinh lớp 11A11 trường THPT Hiệp Hòa 2 nói: “Đa số các chú thích trong tác phẩm văn học trung đại Việt Nam là từ Hán Việt, là các điển tích, điển cố xa lạ, nên học sinh khó tiếp thu. Ngoài ra việc học các tác phẩm văn học trung đại Việt Nam chính khóa đã chiếm phần lớn thời gian học tập của mỗi học sinh, do đó học sinh ít để ý đến bài đọc thêm, các tác phẩm khác ngoài chương trình”[Phụ lục, 94]. Vì vậy, việc tự tìm hiểu các chú thích ngoài chương trình là việc làm rất khó đối với các em. * Qua phiếu điều tra: Bảng 1: Khả năng nắm được các chú giải ở học sinh Trường Số H/S điều tra H/S nắm được các chú giải tại lớp H/S nắm được sau khi học ở nhà H/S không nắm được Số H/S Tỉ lệ % Số H/S Tỉ lệ % Số H/S Tỉ lệ % THPT Hiệp Hòa 1 50 20 40% 18 36% 12 24% THPT Hiệp Hòa 2 47 21 44.7% 19 40.4% 07 14.9% Bảng 2: Khả năng tự tìm hiểu các chú giải của học sinh Trường Số H/S điều tra Số H/S tự tìm hiểu Số H/S tự tìm hiểu dưới sự hướng dẫn của GV Số H/S không tự tìm hiểu được dù có sự hướng dẫn của GV Tại lớp Ở nhà Tại lớp Ở nhà THPT Hiệp Hòa 1 50 12 24% 7 14% 11 22% 08 16% 12 24% Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 73 THPT Hiệp Hòa 2 47 11 23.4% 10 21.3% 09 19.15% 08 17% 09 19.15% 3.3. Các đề xuất và hướng giải quyết Do chương trình và số tiết học quy định, giáo viên không thể có đủ thời gian để đi sâu và cắt nghĩa, giải thích các từ Hán Việt, các điển tích, điển cố một cách đầy đủ chi tiết. Giáo viên cần có sự chọn lọc trong việc giảng giải, cắt nghĩa từ Hán Việt cũng như các điển tích, điển cố. Ngoài ra giáo viên cần kết hợp với sự chuẩn bị bài của học sinh ở nhà và căn cứ vào yêu cầu của bài giảng mà lựa chọn từ các từ Hán Việt, các điển tích, điển cố tiêu biểu để giảng giải, cắt nghĩa cho phù hợp. Trong phạm vi khả năng và kinh nghiệm của bản thân còn có hạn chế, luận văn không có tham vọng thay thế phần chú giải văn học trung đại Việt Nam ở sách giáo khoa Ngữ văn THPT mà chỉ nhằm mục đích bổ sung vào những chỗ do phạm vi và yêu cầu của phần chú thích ấy không cho phép đi sâu. Vì thế, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp với hy vọng sẽ góp phần hữu ích vào việc nâng cao hiệu quả giảng dạy và tiếp nhận tác phẩm văn học trung đại Việt Nam của giáo viên và học sinh trong sách giáo khoa Ngữ văn THPT, khắc phục tình trạng phải cắt nghĩa, giảng giải chi tiết, rõ ràng các từ Hán Việt, các điển tích, điển cố trong khoảng thời gian hạn chế trên lớp. Một vài giải pháp đó là: * Các nhà soạn sách nên biên soạn tỉ mỉ, rõ ràng hơn phần tiểu dẫn, chú thích, câu hỏi hướng dẫn học bài (dù có phải nới dài một số trang của sách) để cả giáo viên và học sinh có được một tư liệu học tập, tham khảo tốt hơn để phục vụ tốt hơn việc dạy và học phần văn học trung đại Việt Nam. * Giáo viên dẫn giải về nguồn gốc, xuất xứ nhan đề của tác phẩm hoặc một vài từ Hán Việt, một vài điển tích, điển cố tiêu biểu trong tác phẩm để gây hứng thú cho học sinh. * Khuyến khích học sinh tìm hiểu, sưu tầm các từ Hán Việt, các điển tích, điển cố. * Thông qua tổ chức ngoại khóa văn học (dưới một vài hình thức như: tọa đàm văn học ở lớp, nói chuyện ngoại khóa ở lớp về các điển tích, điển cố, các từ ngữ khó). * Thông qua phiếu học tập đối với học sinh và bảng biểu đối với giáo viên. KẾT LUẬN Nghiên cứu tiến trình phát triển của văn học trung đại Việt Nam và những đặc điểm của nó đồng thời qua khảo sát phần tiểu dẫn, chú thích, câu hỏi HDHB, hướng dẫn đọc thêm trong sách Ngữ văn THPT chúng tôi rút ra một số nhận xét sau: 1. Văn học trung đại Việt Nam qua 10 thế kỷ tồn tại đã trải qua nhiều chặng đường phát triển và luôn gắn liền với đời sống dân tộc. Vì thế nó có những nét đặc trưng riêng mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Tuy nhiên ngoài những nét riêng đó, văn học trung đại Việt Nam vẫn nằm trong quỹ đạo của văn học trung đại phương Đông nên nó vẫn mang một số nét chung của văn học trung đại phương Đông. Đó là hiện tượng văn học mang tính phức hợp bởi nó bao gồm cả loại văn học mang chức năng ngoài văn học (mà ta gọi tắt là văn học chức năng) và cả loại văn học hình tượng (vẫn thường được gọi là văn học phi chức năng hay văn học nghệ thuật). Mỗi loại hình văn học nhằm vào một mục đích riêng và có những nét khu biệt và bao gồm một số thể văn và thể loại văn học nhất định. Ví dụ văn học chức năng thì có Chiếu, Cáo, Hịch…(văn học chức năng hành chính); Văn tế, Kệ…(văn học chức năng lễ nghi); văn học nghệ thuật thì có Thơ ca, từ phú, truyện Truyền kỳ, tiểu thuyết chương hồi, Ngâm khúc, Truyện Nôm, thơ ca trù – hát nói…Quy luật phát triển của hai loại hình văn học này là thoạt đầu văn học chức năng chiếm vai trò chủ đạo, dần dần văn học nghệ thuật đã thay thế vai trò của nó. Trong quá trình thay thế vị trí của văn học chức năng, văn học nghệ thuật tạo ra giai đoạn giao thoa giữa nó và văn học chức năng. Các tác phẩm được sáng tác trong giai đoạn giao thoa này đa phần là các tác phẩm văn học lưỡng tính: chúng vừa có chức năng văn học, vừa có chức năng ngoài văn học. Người nghiên cứu hoặc giảng dạy văn học trung đại cần phải nắm vững những đặc điểm của nó mới có thể tiếp cận được giá trị đích thực của mỗi hiện tượng văn học và việc giảng dạy mới đạt hiệu quả cao. 2. Qua nghiên cứu các phần Tiểu dẫn, Chú thích, câu hỏi HDHB và hướng dẫn đọc thêm trong các tác phẩm văn học trung đại ở sách Ngữ văn THPT, chúng tôi thấy tập thể soạn giả đã làm khá tốt công việc chuyên môn của mình: Phần Tiểu dẫn thì tương đối đủ ý, phần Chú thích (điển cố, từ Hán Việt, từ cổ, từ khó, ý thơ khó) thì nhìn chung là đầy đủ và rõ ràng, phần Câu hỏi HDHB thì sát với đặc trưng nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Những ưu điểm đó sẽ tạo điều kiện tốt cho học sinh chủ động chiếm lĩnh tác phẩm. Tuy nhiên, với tư cách là một giáo viên THPT từng trực tiếp giảng dạy phần văn học này qua nhiều năm, chúng tôi thấy vẫn còn đôi thắc mắc trao đổi với các soạn giả: Thứ nhất là, phần Tiểu dẫn chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề thể loại của tác phẩm (mà ai cũng hiểu là vấn đề thể loại đối với một tác phẩm văn học trung đại quan trọng như thế nào); Thứ hai là, ở một số Chú thích (nhất là các điển) còn chưa đủ nội dung và có lúc còn thiếu chính xác; Thứ ba là, một số Câu hỏi HDHB, đọc thêm chưa tương thích với đặc trưng thể loại của tác phẩm (đặc biệt là đối với những tác phẩm thuộc loại hình văn học chức năng thuần túy). Chúng tôi không muốn nói rằng những ý kiến của mình nêu ra là đúng mà chỉ là những thắc mắc mong được giải đáp để công việc giảng dạy của người giáo viên văn học được thuận lợi và ngày càng đạt hiệu quả cao hơn. 3. Qua tham khảo ý kiến của một số các thầy, cô dạy ở hai trường THPT Hiệp Hòa 1, Hiệp Hòa 2 và các em học sinh ở hai lớp 10, 11 (thuộc hai trường trên) – những người trực tiếp dạy và học phần văn học trung đại Việt Nam, chúng tôi tổng kết và hệ thống hóa thành các vấn đề sau: 3.1. Ý kiến của các thầy, cô: khẳng định ưu điểm của SGK là: phần Tiểu dẫn, Chú thích, tương đối đủ ý; phần Câu hỏi HDHB bám sát vào đặc trưng tác phẩm. Tuy nhiên, một số chú thích chưa đủ ý và chưa rõ ý, nên khi chuẩn bị giáo án, giáo viên cũng lúng túng. Bởi nhìn chung ở bậc phổ thông, các thầy cô không nhiều tài liệu tham khảo và vốn liếng Hán tự cũng chẳng được là bao. Thêm nữa là số tiết quy định cho một tác phẩm dạy trên lớp rất nghiêm nhặt. Nếu sa đà giải thích (mà không giải thích thì học sinh không hiểu) các điển, các từ khó thì không đủ thời gian. 3.2. Ý kiến của học sinh: Trừ một số ít em say mê văn chương còn đa số ngại học, ngại đọc văn đặc biệt là văn chương trung đại. Những em say mê và có năng lực văn chương đều muốn SGK Ngữ văn nên có cách dẫn giải và hướng dẫn cụ thể hơn, hay hơn nữa để các em có thể chiếm lĩnh tác phẩm tốt hơn. 4. Từ thực tế nghiên cứu các phần Tiểu dẫn, Chú thích, Câu hỏi HDHB phần văn học trung đại Việt Nam, qua kinh nghiệm thực tế giảng dạy phần văn học này và qua tham khảo ý kiến của đồng nghiệp, học sinh, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số ý kiến sau: Một là: Đối với các tác phẩm văn học trung đại, soạn giả SGK cần phải tiểu dẫn, chú thích thật cụ thể, tỉ mỉ và chính xác hơn nữa dù phải nới dài số lượng trang sách. Đó là cách tốt nhất giúp cho cả giáo viên và học sinh đỡ mất thì giờ ở trên lớp để đảm bảo tiến độ bài giảng. Hai là: Trong các chuyên đề bồi dưỡng, nâng cao hàng năm cho giáo viên, rất cần thiết có những chuyên đề riêng về văn học trung đại (đặc biệt chú trọng vào các tác phẩm được tuyển giảng) và về phương pháp giảng dạy phần văn học này (chứ không phải phương pháp giảng dạy văn chung chung). Mặc dù được thầy hướng dẫn tận tình chỉ bảo nhưng vì vốn tri thức của người viết luận văn còn hết sức nông cạn và luận văn lại được viết trong một thời gian không dài, vì thế, nó sẽ không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Tác giả rất mong được sự chỉ giáo của các thầy và tất cả những ai quan tâm đến sự nghiệp dạy văn ở trường THPT. THƯ MỤC THAM KHẢO 1. Đào Duy Anh: Từ điển Hán – Việt, Nxb KHXH, H.1992 2. Lại Nguyên Ân (chủ biên): Từ điển văn học Việt Nam, Nxb GD. H.1997. 3. M. Bakhtin: Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Trường viết văn Nguyễn Du xuất bản, H.1992. 4. Nguyễn Huệ Chi: Vấn đề thơ cổ cho các em. Tạp chí văn học, số 4 - 1982. 5. Nguyễn Đình Chú: Nói thêm về chuyện Người con gái Nam Xương. Văn học và tuổi trẻ, Tập 76 - 2002. 6. Mai Hữu Công, Cao Tổ Lân: Nghệ thuật ngôn ngữ thơ Đường, Nxb Văn học, H.2000. 7. Đinh Văn Định: Văn học với trẻ em trong nhà trường. Tạp chí văn học, số1 - 1993. 8. Liên Giang: Biện chính hai tiếng "thằng Ngô". Tạp chí Tri tân, số5, tháng 5 - 1941. 9. Nguyễn Thạch Giang, Lữ Huy Nguyên: Từ ngữ điển cố văn học, Nxb Văn học, H.1998. 10. Hoàng Văn Hành: Từ nhiều nghĩa trong Truyện Kiều, một biểu hiện phong phú về vốn từ vựng của Nguyễn Du. Tạp chí văn học, số1-1996 11. Tràn Quốc Hoàn: Về chữ "Ngô" trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi. Văn học và tuồi trẻ, Tập 39 - 1999. 12. Nguyễn Thuý Hồng: Việc sử dụng điển cố Hán học trong Chinh phụ ngâm. Tạp chí văn học, số 1 - 1997. 13. Sông Hương: Từ Hán Việt trong "Chiều hôm nhớ nhà" và "Thăng Long thành hoài cổ" của Bà Huyện Thanh Quan. Văn học và tuổi trẻ, Tập 33 - 1998. 14. Đinh Thu Hương - Chu Huy - Nguyễn Hữu Sơn: Điển tích văn học trong nhà trường. Nxb GD, H.2007. 15. Đỗ Văn Hỷ: Cái hay trong thơ xưa dưới con mắt nhà thơ xưa. Tạp chí văn học, số 4 - 1983. 16. Đỗ Văn Hỷ: "Cung kiếm" với "Gươm đàn". Tạp chí văn học, số 4 - 1983. 17. Đinh Gia Khánh (chủ biên): Điển cố văn học, Nxb KHXH, H.1997. 18. Đinh Gia Khánh (chủ biên): Văn học Việt Nam thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XVIII, Nxb GD, H.1998. 19. Khổng Tử: Kinh thư (Trần Lê Sáng, Kỳ Nam dịch chú), Nxb Văn hóa thông tin, H.2004. 20. Nguyễn Hiến Lê: Lão Tử - Đạo Đức kinh, Nxb Văn hóa, H.1994. 21. Nguyễn Đăng Na: Con đường giải mã văn học trung đại Việt Nam, Nxb GD, H.2006. 22. Nguyễn Đăng Na (chủ biên): Giáo trình văn học trung đại Việt Nam, Nxb ĐHSP, H.2007. 23. Nguyễn Đăng Na: Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại (3 tập), Nxb GD, H.1999 – 2000 – 2001. 24. Trần Đại Nghĩa: Về câu thơ "Cá đâu đớp động dưới chân bèo". Văn học và tuổi trẻ, Tập 165 - 1999. 25. Bùi Văn Nguyên: Mấy vấn đề cần được xác minh thêm trong văn thơ Nguyễn Trãi. Tạp chí văn học, số 5 - 1972. 26. Ngữ văn 10 ( tập 1), Nxb GD, H.2006. 27. Ngữ văn 10 ( tập 2), Nxb GD, H.2006 28. Ngữ văn 11 ( tập 1), Nxb GD, H.2006. 29. Ngữ văn 11 ( tập 2), Nxb GD, H.2006 31. Ngữ văn 10 (SGV - tập 1), Nxb GD, H.2006 32. Ngữ văn 10 (SGV - tập 2), Nxb GD, H.2006 33. Ngữ văn 11 (SGV - tập 1), Nxb GD, H.2006 34. Ngữ văn 11 (SGV - tập 2), Nxb GD, H.2006 35. Nhiều tác giả: Ngữ văn 10 - những vấn đề thể loại và lịch sử. Nxb GD, H.2008. 36. Nguyễn Khắc Phi: Hình tượng "cây chuối" (ba tiêu) trong thơ ca cổ điển. Văn học và tuổi trẻ, Tập 39 - 1999. 37. Nguyễn Khắc Phi (chủ biên): Phân tích, bình giảng tác phẩm văn học 10 (nâng cao). Nxb GD, H.2006. 38. Đỗ Huy Quang: Về phương pháp phân tích tác phẩm văn chương. Tạp chí văn học, số 8 - 1984. 39. Nguyễn Ngọc San: Thử xác định khái niệm từ thuần Việt. Văn học và tuổi trẻ, Tập 25 - 1997. 40. Nguyễn Ngọc San (chủ biên): Từ điển điển cố văn học trong nhà trường, Nxb GD, H.1998 41. Đặng Đức Siêu, Nguyễn Ngọc San: Ngữ văn Hán – Nôm, Nxb GD, H.1995. 42. Đặng Đức Siêu (chủ biên): Ngữ liệu văn học, Nxb GD, H.1999. 43. Trần Đình Sử: Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam, Nxb GD, H.1999. 44. Trần Đình Sử (tuyển chọn): Giảng văn chọn lọc văn học Việt Nam, Nxb ĐHQG, H.2001. 45. Trần Đình Sử: Đọc hiểu văn bản là thế nào?. Văn học và tuổi trẻ, Tập 40 - 1999. 46. Trần Đình Sử: Tùng - một bài thơ tâm huyết của Nguyễn Trãi. Giáo dục cấp III, số 4 - 1982. 47. Trần Đình Sử: Về bài thơ Cảm hoài. Văn học và tuổi trẻ, Tập 56 - 2001. 48. Tài liệu BDGV thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 10 THPT môn Ngữ văn, Nxb GD, H.2006. 49. Tài liệu BDGV thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 11 THPT môn Ngữ văn, Nxb GD, H.2007. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 50. Tài liệu BDTX giáo viên THPT, chu kì III (2004 – 2007) môn Ngữ văn, Nxb ĐHSP, H.2005. 51. Bùi Duy Tân: Theo dòng khảo luận văn học trung đại Việt Nam. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, H.2005. 52. Trần Thị Băng Thanh: Về Bài ca ngất ngưởng. Giảng văn văn học Việt Nam, Nxb GD, H.1997. 53. Vĩnh Thanh: "Ba quân" là gì? Văn học và tuổi trẻ, Tập 7 - 1995. 54. Lê Trung Thành: Nên hiểu thế nào về "hoa năm ngoái" và...Văn học và tuổi trẻ, Tập 39 - 1999. 55. Thơ văn Lý - Trần, Nxb KHXH, H.1977. 56. Trang Tử: Nam hoa kinh (bản dịch của Nhượng Tống), Nxb Văn học, H.2001. 57. Văn học 10 (tập 1) – Sách chỉnh lí hợp nhất năm 2000, Nxb GD, H.1999. 58. Văn học 10 (tập 2) - Sách chỉnh lí hợp nhất năm 2000, Nxb GD, H.1999. 59. Văn học 11 (tập 1) – Sách chỉnh lí hợp nhất năm 2000, Nxb GD, H.1999. 60. Văn học 10 (SGV - tập 1) - Sách chỉnh lí hợp nhất năm 2000, Nxb GD, H.1999. 61. Văn học 10 (SGV - tập 2) - Sách chỉnh lí hợp nhất năn 2000, Nxb GD, H.1999. 62. Văn học 11 (SGV - tập 1) - Sách chỉnh lí hợp nhất năm 2000, Nxb GD, H.1999. 63. Đoàn Thị Thu Vân: Vài nhận xét nề ngôn ngữ thơ thiền Lý - Trần. Tạp chí văn học, số 3 - 1993. 64. Lê Trí Viễn (chủ biên): Từ điển văn học Việt Nam, Nxb GD, H.1986. 65. Lê Trí Viễn (chủ biên): Cơ sở ngữ văn Hán - Nôm, Nxb GD, H.1986. 66. Viện Văn học: Các vấn đề của khoa học văn học, Nxb KHXH, H.1990. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doclv dh tn.doc
  • pdf2820E56Bd01.pdf
Tài liệu liên quan