Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh”.
CHƯƠNG 1:
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI
1.1. Sự cần thiết phải tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát
1.1.1. Giới thiệu sơ lược về bãi rác Gò Cát
Bãi rác Gò Cát (hay gọi là Khu xử lý chất thải rắn Gò Cát) được hình thành từ
“Dự án đầu tư nâng cấp chất lượng công trình xử lý rác Gò Cát” với quy mô 25ha, tọa lạc
tại khu phố 9 – phường Bình Hưng Hòa – quận Bình Tân – thành phố Hồ Chí Minh.
Dự án này
85 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2521 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân - Tp. Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đã được Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM)
phê duyệt tại quyết định số 2807/QĐ-UB ngày 19/5/1996 và UBND đã có tờ trình số
2355/UB-KT ngày 3/7/1997 xin Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Ngày 13/9/1997 Chính
phủ đã ra quyết định số 762/TTg phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi. Dự án đã được
Công ty Vermeer của Hà Lan thiết kế và triển khai xây dựng như sau:
- Diện tích đất sử dụng: 25ha, được chia thành 3khu vực chính:
+ Khu vực văn phòng, nhà xưởng, cầu cân diện tích 1,5ha. Trong khu vực
này có các công trình sau: văn phòng 150m2, xưởng bảo trì 208m2, sân rửa xe 600m2, nhà
bảo vệ 9m2 (3m x 3m), bãi đậu xe 240m2.
+ Cơ sở hạ tầng và các góc của bãi rác, diện tích 1,5ha (7,5%), bao gồm:
trạm xử lý nước thải 800m2 (20m x 40m), sàn phân loại rác 6.000m2 (40m x 150m), trạm
phát điện và đầu đốt 148m2 (8m x 18,5m).
+ Khu vực hố chôn chất thải, diện tích 17,5ha (85%). Bao gồm: 5ô, mỗi ô có
diện tích bề mặt trung bình 3,5ha, sức chứa trung bình 730.000tấn.
- Tổng công suất: 3.650.000tấn. Khả năng xử lý rác: 4.000 ÷ 5.000tấn/ngày.
- Thời gian tiếp nhận rác: từ 12/2000 đến 7/2007.
- Tổng mức đầu tư: khoảng 242tỷ đồng, trong đó:
+ Vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Hà Lan: 176,9tỷ đồng (theo
Hiệp định tài trợ giữa Chính phủ Hà Lan và Chính phủ Việt Nam – 24/5/2000).
+ Vốn đối ứng trong nước bằng ngân sách địa phương 65,1tỷ đồng.
(Nguồn: Công ty môi trường đô thị Tp.HCM).
Trang:
GVHD: PGS. TS. Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ
1
Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh”.
Vị trí địa lý của bãi rác Gò Cát: tại toạ độ 10°47'42"N và 106°36'1"E
Phía Bắc giáp khu dân cư hiện hữu và Đường số 10.
Phía Nam giáp khu dân cư và Trường trung cấp kinh tế - kỹ thuật Phương Nam.
Phía Đông giáp kênh Đen.
Phía Tây giáp quốc lộ 1A, bên cạnh trạm thu phí An Sương – An Lạc.
Hình 1.1: Sơ đồ vị trí bãi rác (khu xử lý chất thải rắn) Gò Cát
1.1.2. Tình trạng ô nhiễm môi trường tại khu vực bãi rác Gò Cát
1.1.2.1 Giai đoạn hoạt động (12/2000 – 7/2007)
Trong thời gian vận hành tiếp nhận rác từ 12/2000 đến 7/2007, bãi rác Gò Cát
đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cho khu vực xung quanh, ảnh hưởng rất lớn
đến sức khỏe và đời sống của cộng đồng dân cư.
a. Chất lượng không khí xung quanh
Theo kết quả quan trắc của Viện Kỹ thuật nhiệt đới và Bảo vệ môi trường –
VITTEP (2003), chất lượng không khí và mức độ ô nhiễm không khí tại 18vị trí
quan trắc ở bãi rác Gò Cát và khu dân cư bên cạnh được ghi nhận trong bảng 1.1:
Trang:
GVHD: PGS. TS. Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ
2
Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh”.
Bảng 1.1: Kết quả quan trắc chất lượng không khí xung quanh bãi rác Gò Cát (2003)
STT Chỉ tiêu ĐVT Giá trị
TCVN
5937:1995
5938:1995(*)
I. Trong khu vực bãi rác Gò Cát
1 Bụi mg/m3 0,15 - 0,68 0,3
2 NO2 mg/m3 0,032 - 0,096 0,4
3 CO2 mg/m3 455 – 815 -
4 NH3 mg/m3 0,511 - 1,431 0,2*
5 SO2 mg/m3 0,078 - 0,187 0,5
6 CO mg/m3 4,5 - 9,1 40
7 CH4 mg/m3 1,4 - 3,5 -
8 H2S mg/m3 0,158 - 0,642 0,008*
9 Mercaptan (CH3SH) mg/m3 0,0001 - 0,0017 -
II. Khu dân cư ngoài bãi rác Gò Cát
1 CO2 mg/m3 450 – 655 -
2 NH3 mg/m3 0,349 - 0,669 0,2*
3 CH4 mg/m3 1,0 - 1,6 -
4 H2S mg/m3 0,155 - 0,340 0,008*
5 Mercaptan (CH3SH) mg/m3 < 0,0001 -
Nguồn: VITTEP (11/2003).
Kết quả quan trắc của VITTEP tại bảng trên cho thấy: cả trong và ngoài bãi
rác Gò Cát đều bị ô nhiễm bởi NH3 (Amoniac) và H2S (Hydro Sulfure), vượt tiêu
chuẩn Việt Nam – TCVN 5938:1995 (Chất lượng không khí – Nồng độ tối đa cho
phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh) gấp nhiều lần. Trong khu
vực bãi rác Gò Cát, nồng độ các chất ô nhiễm cao hơn do quá trình phân hủy và bốc
thoát từ các khu lưu trữ và xử lý nước rỉ rác.
Các chất khí ô nhiễm khác vẫn còn nằm trong giới hạn cho phép của tiêu
Trang:
GVHD: PGS. TS. Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ
3
Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh”.
chuẩn Việt Nam – TCVN 5937:1995 (Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn chất lượng
không khí xung quanh).
b. Chất lượng nước ngầm khu vực xung quanh
Theo kết quả quan trắc của Viện Kỹ thuật nhiệt đới và Bảo vệ môi trường –
VITTEP (2003), chất lượng nước ngầm và mức độ ô nhiễm nước ngầm tại 14vị trí
quan trắc trong bãi rác Gò Cát và khu dân cư bên cạnh được ghi nhận tại bảng 1.2:
Bảng 1.2: Kết quả quan trắc chất lượng nước ngầm xung quanh bãi rác Gò Cát (2003)
STT Chỉ tiêu ĐVT Giá trị TCVN 5944:1995
1 Nhiệt độ 0C 28,3 – 30,9 -
2 pH - 5,0 – 5,8 6,5 – 8,5
3 Độ dẫn điện µS/cm 130 – 550 -
4 Đồ màu Pt-Co 2 – 17 5 – 50
5 SS mg/l 60 – 280 750 – 1.500
6 N-NO2- mg/l 0 -
7 N-NO3- mg/l 0,1 – 0,21 45
8 P-PO43- mg/l 0,01 – 0,09 -
9 SO42- mg/l < 5 – 12 200 – 400
10 Tổng độ cứng mg/l < 5 – 23 300 – 500
11 N-NH4 mg/l 0 – 0,62 -
12 Ca mg/l < 2 – 3 -
13 Mg mg/l 0,4 – 4,2 -
14 Mn mg/l 0,01 – 0,05 0,1 – 0,5
15 Cd mg/l < 0,01 0,01
16 Ni mg/l < 0,01 -
17 As mg/l 0 0,05
18 Cr mg/l < 0,01 0,05
Trang:
GVHD: PGS. TS. Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ
4
Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh”.
19 Pb mg/l < 0,01 0,05
20 Hg mg/l 0 0,001
21 Tổng Coliform MPN/100ml 0 – 9 3
22 Feacal Coliform MPN/100ml 0 0
Nguồn: VITTEP (11/2003).
Kết quả phân tích các mẫu nước giếng khoan (nước ngầm) được khảo sát
xung quanh khu vực bãi rác Gò Cát của VITTEP trong tháng 11/2003 cho thấy:
- Giá trị pH dao động khoảng 5,0 ÷ 5,8 và không đạt tiêu chuẩn Việt Nam –
TCVN 5944:1995 (Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm).
- Mức độ ô nhiễm hóa lý và kim loại nặng đều thấp. Không phát hiện As, Hg,
N-NO2-. Nồng độ Nitrate và phosphate rất thấp.
- Ở một số vị trí lấy mẫu, chỉ tiêu vi sinh cao gấp 3lần so với giới hạn cho phép
của TCVN 5944:1995.
Biện pháp cải thiện đã và đang áp dụng
Nguồn nước ngầm xung quanh bãi rác Gò Cát có pH thấp và bị ô nhiễm vi
sinh nên không thể sử dụng trực tiếp mà phải qua xử lý để phục vụ cho sinh hoạt của
cộng đồng cư dân trong khu vực.
c. Chất lượng nước mặt khu vực xung quanh (trên kênh 19/5)
Theo kết quả quan trắc của Viện Kỹ thuật nhiệt đới và Bảo vệ môi trường –
VITTEP (2003), chất lượng nước mặt và mức độ ô nhiễm nước mặt tại 5vị trí quan
trắc xung quanh bãi rác Gò Cát (trên kênh 19/5) được ghi nhận trong bảng 1.3:
Bảng 1.3: Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt xung quanh bãi rác Gò Cát (2003)
S
T
T
Chỉ tiêu ĐVT Giá trị
TCVN
5942:1995
Cột B
TCVN
5945:1995
Cột B
1 Nhiệt độ 0C 29,3 – 32,0 - 40
2 pH - 7,1 – 7,6 5,5 – 9 5,5 – 9
3 Độ dẫn điện µS/cm 710 – 1.560 - -
4 Độ đục NTU 39 – 78 5 – 50 -
Trang:
GVHD: PGS. TS. Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ
5
Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh”.
5 DO mgO2/l 0,3 – 0,6 ≥ 2 -
6 BOD5 mgO2/l 90 – 135 < 25 50
7 COD mgO2/l 160 – 250 < 35 100
8 SS mg/l 8 – 90 80 100
9 Tổng N mg/l 47 – 89 - 60
10 Tổng P mg/l 0,91 – 4,03 - 6
11 SO42- mg/l 32 – 40 - 0,5
12 Tổng Coliform MPN/100ml 75.105 – 24.107 10.000 10.000
13 Feacal Coliform MPN/100ml 9.105 – 46.106 - -
14 Cu mg/l 0,01 – 0,02 1 1
15 Mn mg/l 0,15 – 0,42 0,8 1
16 Cd mg/l < 0,01 0,02 0,02
17 Pb mg/l < 0,01 0,1 0,5
18 Ni mg/l < 0,01 1 1
19 Cr mg/l 0,003 – 0,005 0,05 0,1
20 As mg/l 0,001 0,1 0,1
21 Hg µg/l 0 0,002 0,005
22 Dầu mỡ mg/l 0,27 – 0,70 0,3 10
Nguồn: VITTEP (11/2003).
Kết quả phân tích chất lượng nước mặt trên kênh 19/5 vào tháng 11/2003 của
VITTEP cho thấy:
- Ô nhiễm hóa lý: ô nhiễm do Nitơ tổng và Phospho tổng luôn ở mức cao, Nitơ
tổng tại nhiều vị trí vượt qua giới hạn cho phép của tiêu chuẩn Việt Nam – TCVN
5945:1995 cột B (Nước thải công ngiệp – Tiêu chuẩn thải).
- Ô nhiễm hữu cơ:
+ Nồng độ Oxy hòa tan (DO) từ 0,3 ÷ 0,6mg/l, rất thấp so với giá trị giới hạn
Trang:
GVHD: PGS. TS. Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ
6
Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh”.
cho phép của tiêu chuẩn Việt Nam – TCVN 5942:1995 cột B (Chất lượng nước – Tiêu
chuẩn nước mặt), độ đục cũng cao hơn tiêu chuẩn.
+ Nồng độ BOD5, COD và SO42- đều vượt TCVN 5945:1995.
+ Nồng độ dầu mỡ nhiều nơi cao hơn nhiều so với TCVN 5942:1995.
- Ô nhiễm vi sinh: mức độ ô nhiễm rất cao, nồng độ tổng Coliform từ 75.105 ÷
24.107MPN/100ml và Feacal Coliform từ 9.105 ÷ 46.107MPN/100ml. Tất cả đều vượt
quy định của TCVN 5942:1995 và TCVN 5945:1995.
1.1.2.2 Giai đoạn đóng cửa (7/2007 đến nay)
Từ khi bãi rác Gò Cát đóng cửa vào tháng 7 năm 2007 đến nay, chất lượng môi
trường không khí xung quanh được cải thiện một phần, tuy nhiên chất lượng nước mặt và
nước ngầm trong khu vực vẫn còn bị tác động mạnh do các chỉ tiêu ô nhiễm từ lượng
nước rỉ rác thải ra hàng ngày.
a. Chất lượng không khí xung quanh
- Theo kết quả 3đợt quan trắc của Trung tâm nghiên cứu ứng dụng về công nghệ và
quản lý môi trường – CENTEMA (tháng 08, tháng 10, và tháng 12 năm 2009), chất
lượng không khí và mức độ ô nhiễm không khí tại 6vị trí quan trắc trong khu vực bãi rác
Gò Cát được ghi nhận trong bảng 1.4:
Bảng 1.4: Kết quả quan trắc chất lượng không khí xung quanh bãi rác Gò Cát (2009)
STT Chỉ tiêu ĐVT Giá trị TCVN
5937:2005 ; 5938:2005(*)
1 Bụi mg/m3 0,07 - 0,19 0,3
2 CO mg/m3 0,47 – 2,52 30
3 NH3 mg/m3 0,021 – 0,124 0,2*
4 H2S mg/m3 0,005 – 0,082 0,042*
5 CH4 mg/m3 < 0,01 – 1,21 -
6 Mercaptan
(CH3SH)
mg/m3 < 0,004 - 0,005 0,05*
Nguồn: CENTEMA (2009).
Trang:
GVHD: PGS. TS. Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ
7
Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh”.
Kết quả quan trắc của CENTEMA (2009) tại bãi rác Gò Cát cho thấy:
- Nồng độ bụi, CO, NH3, CH4, Mercaptan đều đạt các tiêu chuẩn Việt Nam –
TCVN 5937:2005 (Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung
quanh) và TCVN 5938:2005 (Chất lượng không khí – Nồng độ tối đa cho phép của một
số chất độc hại trong không khí xung quanh).
- Riêng chỉ tiêu H2S quan trắc tại trạm xử lý nước rỉ rác của Công ty cổ phần kỹ
thuật SEEN ở các thời điểm đều vượt TCVN 5937:2005 và TCVN 5938:2005 từ 1,5 đến
2lần do quá trình phân hủy và bốc thoát nước rỉ rác.
b. Chất lượng nước ngầm khu vực xung quanh
- Theo kết quả 3đợt quan trắc của Trung tâm nghiên cứu ứng dụng về công nghệ và
quản lý môi trường – CENTEMA (tháng 08, tháng 10, và tháng 12 năm 2009), chất
lượng nước ngầm và mức độ ô nhiễm nước ngầm tại 3vị trí quan trắc khu vực trong và
bên cạnh bãi rác Gò Cát được ghi nhận trong bảng 1.5:
Bảng 1.5: Kết quả quan trắc chất lượng nước ngầm xung quanh bãi rác Gò Cát (2009)
STT Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị QCVN 09:2008
1 pH - 4,6 – 5,9 5,5 - 8,5
2 COD mgO2/l 0 – 12 4
3 BOD5 mgO2/l 0 – 1 -
4 SS mg/l 0 – 2 -
5 TDS mg/l 40 - 79 1.500
6 Tổng độ cứng mg/l 5 – 48 500
7 Fe mg/l 1,9 - 12 5
8 N tổng mg/l 0,2 – 2,1 -
9 P tổng mg/l 0 – 0,4 -
10 Coliform MPN/100ml 0 – 3 3
Nguồn: CENTEMA (2009).
Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm khu vực trong và bên cạnh bãi rác Gò
Cát cho thấy:
Trang:
GVHD: PGS. TS. Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ
8
Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh”.
- pH và COD tại các vị trí quan trắc ở nhiều thời điểm không đạt quy chuẩn Việt
Nam – QCVN 09:2008 (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước ngầm).
- Có một vị trí, mẫu nước ngầm chứa hàm lượng sắt khá cao, gấp 2,4lần so với giới
hạn cho phép của QCVN 09:2008.
Biện pháp cải thiện đã và đang áp dụng
Nguồn nước ngầm xung quanh bãi rác Gò Cát ở giai đoạn này có pH thấp,
hàm lượng COD và Fe cao, nên phải qua xử lý trước khi sử dụng phục vụ sinh hoạt.
c. Chất lượng nước mặt khu vực xung quanh (trên kênh Đen)
- Theo kết quả 3đợt quan trắc của Trung tâm nghiên cứu ứng dụng về công nghệ và
quản lý môi trường – CENTEMA (tháng 08, tháng 10, và tháng 12 năm 2009), chất
lượng nước mặt và mức độ ô nhiễm nước mặt tại 3vị trí quan trắc khu vực xung quanh
bãi rác Gò Cát (trên kênh Đen, 1 điểm tại cửa xả hệ thống xử lý nước thải của Công ty cổ
phần kỹ thuật SEEN và 2điểm cách đó 500m về 2phía) đã được ghi nhận trong bảng 1.6:
Bảng 1.6: Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt xung quanh bãi rác Gò Cát (2009)
QCVN 08:2008
STT Chỉ tiêu Đơn vị
Giá trị B1 B2
1 pH - 6,9 – 7,1 5,5 – 9 5,5 – 9
2 DO mgO2/l 0,2 – 0,8 ≥ 4 ≥ 2
3 COD mgO2/l 103 – 377 30 50
4 BOD5 mgO2/l 27 – 240 15 25
5 SS mg/l 57 – 213 50 100
6 N-NO3
- mg/l 10,2 – 41,5 10 15
7 P-PO4
3-
mg/l 0,6 – 7,4 0,3 0,5
8 Coliform MPN/100ml 11.103 – 11.106 7.500 10.000
(Nguồn: CENTEMA, 2009).
Kết quả phân tích chất lượng nước mặt xung quanh bãi rác Gò Cát (trên kênh
Đen) cho thấy:
Trang:
GVHD: PGS. TS. Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ
9
Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh”.
- Trong 8chỉ tiêu quan trắc, chỉ có chỉ tiêu pH đạt giới hạn cho phép của quy chuẩn
Việt Nam – QCVN 08:2008 (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt).
- Hàm lượng Oxy hòa tan (DO): trong tất cả các mẫu đều thấp hơn rất nhiều lần so
với quy chuẩn. Có mẫu thấp hơn cột B1 đến 20lần và cột B2 đến10lần.
- Các chỉ tiêu còn lại gồm: COD, BOD5, SS, N-NO3-, P-PO43-, và Coliform đều
vượt quy chuẩn rất nhiều lần. Đặc biệt nhất là Coliform, cao hơn quy chuẩn đến hàng
ngàn lần.
1.1.3. Hướng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội quận Bình Tân – Tp.HCM
Theo nội dung quy hoạch của quận Bình Tân đã được UBND Tp. Hồ Chí Minh
phê duyệt, từ nay đến năm 2020 quận sẽ đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội về hai
hướng: phía Đông và phía Tây quốc lộ 1A.
- Khu vực phía Đông quốc lộ 1A (tiếp giáp với các quận 6, 8, Tân Phú): hướng
phát triển chủ yếu là cải tạo, chỉnh trang, tận dụng quỹ đất trống để hoàn thiện hạ tầng kỹ
thuật, xây dựng khu tái định cư, các công trình phúc lợi. Khu vực này bao gồm cả diện
tích của bãi rác Gò Cát.
- Khu vực phía Tây quốc lộ 1A (tiếp giáp huyện Bình Chánh): sẽ hình thành khu đô
thị mới hoàn chỉnh.
- Ngoài ra, quận còn đặt mục tiêu phát triển các khu trung tâm: khu trung tâm quận
sẽ có diện tích khoảng 20ha, khu trung tâm các phường có quy mô 20 ÷ 25ha. Khu y tế
kỹ thuật cao 47ha ở phường Bình Trị Đông. Trung tâm hành chính quận sẽ triển khai xây
dựng tại khu trung tâm thương mại dịch vụ ở phường Tân Tạo A.
Quận Bình Tân có diện tích gần 5188,02ha, theo định hướng quy hoạch như trên
thì dân số toàn quận đến năm 2020 sẽ rất đông do thu hút nhiều cơ sở đầu tư và lao động.
Khi đó, nhu cầu nhà ở sẽ rất lớn, nhất là nhà ở cho người lao động làm thuê.
1.2. Mục đích của việc tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát
Việc tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát là nhằm vào những mục đích sau:
- Để thực hiện điều chỉnh quy hoạch chung Tp.HCM đến năm 2025 theo quyết
Trang:
GVHD: PGS. TS. Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ
10
Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh”.
định số 24/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt ngày 1/1/2010 nhằm phát
triển thành phố theo hướng công nghiệp hiện đại, cần phải xử lý triệt để các vấn đề
môi trường đang tồn tại: di dời tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh và các công trình
khác gây ô nhiễm môi trường ra khỏi các quận trung tâm thành phố; khắc phục các
hậu quả xấu và từng bước cải thiện chất lượng môi trường, đầu tư phát triển cảnh
quan đô thị.
- Để thực hiện thành công định hướng quy hoạch của quận Bình Tân đến năm
2020 nhằm phát triển kinh tế - xã hội của toàn quận: giải quyết nhanh và dứt điểm
các vấn đề môi trường, cải thiện đời sống dân sinh; hoàn chỉnh về cơ sở hạ tầng kỹ
thuật, sử dụng hiệu quả quỹ đất, đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi xã hội và
phát triển mạnh những khu trung tâm.
- Để tiết kiệm ngân sách của thành phố, tránh chi tiền vào những việc không có
ích hoặc không hiệu quả: mỗi ngày Tp.HCM phải chi gần 50triệu đồng để duy tu,
bảo dưỡng các công trình cơ bản và vận hành hệ thống xử lý nước rỉ rác tại bãi rác
Gò Cát (Nguồn: Công ty môi trường đô thị Tp.HCM).
- Để cho bãi rác Gò Cát không còn là một trong 3khu vực ô nhiễm trọng điểm
của quận Bình Tân (nghĩa trang Bình Hưng Hòa, bãi rác Gò Cát và kênh Đen), gây
bức xúc đối với người dân địa phương; và để phá vỡ bước trở ngại lớn trong quá
trình phát triển hạ tầng, chỉnh trang đô thị của quận Bình Tân cũng như Tp.HCM.
Mục đích cuối cùng là: xử lý bãi rác Gò Cát một cách triệt để nhưng đảm
bảo cân đối lợi ích giữa 3khía cạnh: môi trường, kinh tế và xã hội.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Muốn tìm ra được giải pháp tốt nhất để xử lý bãi rác Gò Cát, ta cần nghiên
cứu về các đối tượng như sau:
- Các biện pháp quản lý và quy trình công nghệ xử lý môi trường (khí thải và
nước rỉ rác) đang áp dụng tại bãi rác này.
Trang:
GVHD: PGS. TS. Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ
11
Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh”.
- Các giải pháp kinh tế - kỹ thuật đã và đang được thế giới áp dụng để xử lý các
bãi chôn lấp rác sau khi đóng cửa.
- Điều kiện thực tế của bãi rác này: hiện trạng môi trường xung quanh, tình
hình phân hủy của chất thải đã chôn lấp, điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã
hội trong khu vực, …
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Giải pháp xử lý được tìm kiếm và nghiên cứu phương thức thực hiện trên
phạm vi toàn bộ diện tích sử dụng của bãi rác Gò Cát, bao gồm:
- Trạm trung chuyển, phân loại chất thải.
- Các ô chôn lấp (5ô).
- Hệ thống đường giao thông nội bộ.
- Văn phòng điều hành và các cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất khác.
- Hai khu xử lý nước rỉ rác của Công ty Vermeer (Hà Lan) và Công ty cổ phần
kỹ thuật SEEN do các đơn vị quản lý.
- Hệ thống thu khí và phát điện đang được các đơn vị quản lý và vận hành.
1.4. Ý nghĩa của việc tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
Tìm ra giải pháp mới, hiệu quả cao, kinh tế và khả thi để thay thế cho các biện
pháp quản lý và công nghệ xử lý môi trường kém hiệu quả đang áp dụng tại bãi rác
Gò Cát.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Xử lý triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường tại khu vực bãi rác Gò Cát và giải
quyết êm đẹp nỗi bức xúc của cộng đồng dân cư xung quanh.
- Sử dụng hợp lý quỹ đất và nguồn ngân sách nhà nước.
- Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội quận Bình Tân theo định
hướng quy hoạch phát triển lâu dài của quận và của thành phố.
Trang:
GVHD: PGS. TS. Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ
12
Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh”.
1.5. Phương pháp nghiên cứu để tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát
- Thu thập số liệu về hiện trạng của bãi rác Gò Cát từ cơ quan chủ quản là Công
ty môi trường đô thị Tp.HCM và từ các trung tâm khoa học công nghệ, các viện
nghiên cứu có liên quan, và các cơ quan chức năng khác. Số liệu cần thiết bao gồm:
+ Số liệu quan trắc định kỳ chất lượng môi trường (không khí, nước mặt,
nước ngầm) tại bãi rác Gò Cát và khu vực xung quanh.
+ Số liệu về hiện trạng quản lý, mức độ đầu tư các công trình xử lý môi
trường (khí thải và nước rỉ rác) tại bãi rác này và kết quả vận hành các công trình đó.
+ Số liệu về khối lượng, thành phần, kích cỡ, và một số tính chất khác
của rác (chất thải rắn) đã được chôn lấp tại đây.
+ Số liệu về hiện trạng quá trình phân hủy của rác và tỷ lệ các thành phần
có thể thu hồi được.
- Thu thập thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, và định hướng quy
hoạch phát triển khu vực bãi rác Gò Cát từ UBND quận Bình Tân, UBND Tp.HCM
và các cơ quan chức năng khác. Các thông tin cần thiết bao gồm:
+ Thông tin về điều kiện tự nhiên: vị trí địa lý, địa hình, địa chất, thủy
văn, thời tiết, khí hậu, …
+ Thông tin về điều kiện kinh tế - xã hội: dân số, đời sống dân sinh, cơ
cấu kinh tế, tốc độ phát triển các ngành nghề, thu nhập bình quân đầu người, mật độ
các cơ sở hạ tầng kỹ thuật, y tế, giáo dục, …
+ Thông tin về định hướng quy hoạch phát triển: cơ sở hạ tầng kỹ thuật,
cảnh quan môi trường, cơ cấu kinh tế, công trình phúc lợi xã hội, …
- Thu thập thông tin từ báo đài, các loại sách vở, giáo trình, tạp chí khoa học,
dự án, … nói về các giải pháp kinh tế - kỹ thuật đang được các nước tiên tiến trên thế
giới áp dụng để xử lý các bãi rác sau khi đóng cửa. Các thông tin cần thiết bao gồm:
tên của giải pháp, nội dung thực hiện, phương thức áp dụng, ưu – nhược điểm, …
- Đánh giá các biện pháp quản lý và công nghệ xử lý môi trường tại bãi rác Gò
Cát. Vạch ra những hạn chế kỹ thuật, nguyên nhân dẫn đến tình trạng kém hiệu quả.
Trang:
GVHD: PGS. TS. Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ
13
Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh”.
- Phân tích tóm tắt lại điều kiện thực tế của bãi rác Gò Cát; so sánh, đánh giá
các giải pháp xử lý và lựa chọn giải pháp thích hợp nhất.
- Đề xuất và thuyết minh dây chuyền công nghệ xử lý bãi rác Gò Cát theo giải
pháp được chọn.
- Sử dụng các phép toán cơ bản để khái toán thời gian và chi phí thực hiện, dự
báo nguồn thu và ước tính lợi nhuận khi giải pháp trên được triển khai.
- Đánh giá hiệu quả (về 3khía cạnh: môi trường, kinh tế, xã hội) và nhận xét
tính khả thi của giải pháp.
Trang:
GVHD: PGS. TS. Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ
14
Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh”.
CHƯƠNG 2:
TỔNG QUAN VỀ BÃI RÁC GÒ CÁT VÀ ĐIỀU KIỆN
TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TRONG KHU VỰC
2.1. Tổng quan các công trình đơn vị của bãi rác Gò Cát
2.1.1. Các ô chôn lấp rác
Cấu tạo các ô chôn rác dạng “túi” kín, có vỏ là vải nhựa Polyethylene mật độ
cao (HDPE), phía dưới có lớp lót đáy dày 2mm, phía trên có lớp phủ nóc dày 1,5mm.
Với các cấu tạo này, nhằm mục đích không cho nước rỉ rác thấm vào lòng đất và thu
gom đưa đến trạm xử lý nước thải; khí sinh ra do quá trình phân hủy rác không phát
tán vào không khí mà được thu gom đưa về trạm thu hồi gas.
Cấu trúc mỗi ô chôn lấp rác
- Mặt cắt dọc mỗi ô chôn lấp của bãi rác Gò Cát theo thiết kế: cao 23,55m, phần
nổi trên mặt đất từ 16 ÷ 18m. Bao gồm:
+ Lớp che phủ: 1,3m.
+ Lớp chất thải: 6 x 3,5m.
+ Lớp đất che phủ tạm thời của mỗi ngày đổ rác: 5 x 0,15m.
+ Lớp chống thấm đáy: 0,5m.
- Cách chôn lấp rác đã thực hiện: rác sinh hoạt lúc tiếp nhận vào bãi rác Gò Cát,
đã được đổ vào sàn phân loại và kiểm tra, tách loại chất thải nguy hại trước khi đưa
vào hố chôn lấp. Tại đây, rác được nén bằng máy ép thủy lực (compactor) tạo thành
lớp có chiều cao 1,75m, cứ khi đổ và nén được 2lớp rác liên tiếp, nghĩa là đạt đến độ
cao 3,5m thì phủ một lớp đất dày 0,15m. Trung bình mỗi ngày khoảng 600m2 bãi rác
được lấp đầy rác và được nén đến tổng chiều cao 3,5m.
- Dự tính sau một thời gian phân hủy, chiều cao các lớp rác sẽ giảm xuống
khoảng 40%, chiều cao trung bình của đỉnh các ô chôn lấp rác so với mặt đất sẽ còn
khoảng 8m.
Trang:
GVHD: PGS. TS. Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ
15
Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh”.
- Theo thiết kế của Công ty Vermeer (Hà Lan), cấu trúc các ô chôn lấp ở bãi rác
Gò Cát được mô tả như hình 2.1:
+8 0
Cung cấp điện
0.0m
Máy phát điện
chạy bằng gas
Trạm
gas
Thu
hồi
gas
Chiều cao rác sau
khi lấy gas + 8 m
- 7m
Lớp phủ chống lún
Lớp phủ dày chống lún
Chiều cao rác trước
khi lấy gas +16m
Lớp đất phủ
0,15m
Lớp chất thải
3,5m
Hình 2.1: Sơ đồ mô tả cấu trúc của ô chôn lấp rác tại bãi rác Gò Cát
- Nhưng theo khảo sát thực tế của Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và
tư vấn môi trường Gia Anh vào ngày 31/5/2010: hiện nay do quá trình phân hủy chất
thải nên tổng chiều cao các ô chôn lấp rác ở bãi rác Gò Cát chỉ còn 21m (âm dưới đất
7m và nổi trên mặt đất 14m).
Lớp chống thấm đáy
Mục đích của việc thiết kế lớp chống thấm ở đáy là nhằm giảm thiểu sự thấm
nước rò rỉ từ rác vào lớp đất phía dưới bãi rác và nhờ vào đó có thể ngăn chặn sự
nhiễm bẩn đối với nước ngầm. Lớp này được cấu tạo bởi nhiều thành phần:
+ Lớp đất sét có tác dụng như lớp chống thấm, có thể ngăn cản được
nước rỉ rác và thoát khí ra từ bãi rác.
+ Lớp vật liệu HDPE dày 2mm có tác dụng chống thấm rất tốt (hệ số
chống thấm là 100) nhằm để đảm bảo an toàn và tăng độ tin cậy.
+ Lớp cát sỏi, dày 0,2m được dùng để thu và thoát nước rò rỉ từ bãi rác.
+ Lớp đá hỗn hợp dày 0,3m.
Tại lớp đáy có bố trí hệ thống thu nước rò rỉ. Hệ thống này nằm bên trên lớp
chống thấm, gồm các đường ống thoát nước, sỏi, các nút nước để cố định đường ống.
Trang:
GVHD: PGS. TS. Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ
16
Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh”.
Lớp che phủ trung gian
Lớp che phủ trung gian là lớp đất dày 0,15m sau mỗi 3,5m chất thải được
chôn lấp. Lớp này có tác dụng giảm mùi hôi, hạn chế nước thấm vào bãi rác trong
quá trình vận hành, hạn chế hiện tượng rác bay do gió, tránh ruồi nhặng, muỗi, và
các vi sinh vật gây bệnh lan truyền ra khu vực bên ngoài bãi rác trong khi chờ để đổ
lớp rác khác lên phía trên.
Lớp chống thấm bao phủ bề mặt
Lớp này có nhiều lớp đất để tăng khả năng thoát nước bề mặt, tránh thấm
nước từ ngoài vào bãi rác, và tránh mất dinh dưỡng cho cây trồng phía trên. Vật liệu
được sử dụng để phủ là lớp HDPE có độ chống thấm tốt và có độ dày 2mm. Trên
cùng là lớp đất trồng trọt có độ dày 0.8m. Sau khi bãi rác đã hạ xuống độ cao nhất
định, các loại cỏ và cây trồng được trồng lên để che phủ bãi rác.
Cấu trúc lớp chống thấm bao phủ bề mặt (từ dưới lên trên):
+ Lớp sét có tác dụng chống thấm, dày 0,3m.
+ Lớp vật liệu HDPE, nhám 2mặt, dày 2mm.
+ Lớp cát tiêu thoát nước mưa dày 0,2m.
+ Lớp cát pha sét dày 0,8m.
2.1.2. Hệ thống xử lý nước rỉ rác
Tại bãi rác Gò Cát có 2hệ thống xử lý nước rỉ rác:
- Hệ thống xử lý nước rỉ rác đầu tiên (vận hành vào đầu năm 2001) do Công ty
Vermeer (Hà Lan) thiết kế với lưu lượng 350m3/ngày-đêm. Gồm các hạng mục sau:
+ Bể thu gom: 100m3 – bể bê-tông.
+ Bể xử lý cặn lơ lửng UAF: 2 x 80m3 – bể bê-tông.
+ Bể xử lý kỵ khí UASB: 210m3 (35m3 x 6bể).
+ Bể xử lý hiếu khí: 2 x 750m3.
+ Bể lọc cát : 60m3.
Hiện nay, hệ thống này đã ngưng hoạt động do sự cố màng lọc, công suất
kém, không phù hợp với lưu lượng nước rỉ rác phát sinh thực tế.
Trang:
GVHD: PGS. TS. Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ
17
Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh”.
- Từ năm 2008, trạm xử lý nước rỉ rác của Công ty cổ phần kỹ thuật SEEN
được đưa vào hoạt động, công suất 400m3/ngày-đêm với các hạng mục như bảng 2.1:
Bảng 2.1: Các hạng mục hệ thống xử lý nước rỉ rác của SEEN
SST Tên hạng mục thiết bị Kích thước (m)
D x R x C
1 Bể vôi 10.5 x 5.5 x 2.5
2 Bể điều hòa 9.0 x 4.3 x 4,0 (A01),
9.0 x 4.2 x 2.5 (A02)
3 Aerobic Selector 2.0 x 4.0 x 3.8
4 Bể Aerotank (2bể) 17.6 x 8.9 x 4.5 (B02, B03)
5 Bể lắng thứ cấp 2.4 x 4.0 x 3.8
6 Bể khuấy trộn oxy hóa 2.4 x 1.9 x 3.9
7 Bể lưu phản ứng 4.3 x 4.0 x 3.8
8 Bể khuấy trộn 2 2.4 x 1.9 x 3.8
9 Bể khử trùng 9.9 x 1.5 x 4.0
10 Bể chứa bùn 2.4 x 4.0 x 3.8
11 Bể chứa nước sạch 9.9 x 3.1 x 4.0
2.1.3. Trạm thu hồi gas
Hệ thống thu hồi gas gồm 22giếng gas bằng ống thép đường kính 600mm.
Ở giữa ống thép đặt ống Polyethylene (HDPE) có đục lỗ, đường kính 16mm
được bao bọc bởi đá sỏi.
Giếng gas được nối dần dần từ dưới lên trên theo chiều cao đổ rác cho đến
đỉnh nóc là 23m.
Các giếng gas phân bố đều trên diện tích chôn rác và được nối với ống gas
chính nằm ngoài hố chôn. Ống gas chính này dẫn gas đến thiết bị thu hồi gas.
Trang:
GVHD: PGS. TS. Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ
18
Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh”.
2.1.4. Trạm phát điện
Thiết bị máy phát điện gồm 3động cơ gas có thể sản xuất 1.500Nm3/giờ khí.
Động cơ gas có khả năng vận hành khoảng 2.500KWh, dựa vào tỷ lệ ước tính
giữa gas sản xuất và lượng điện phát ra (1Nm3/giờ khí sản xuất được 1,5KWh sản
lượng điện). Nhưng hiện tại chỉ hoạt động 1động cơ 758KWh.
2.2. Tổng quan về chất thải được chôn lấp tại bãi rác Gò Cát
2.2.1. Quá trình tiếp nhận
Theo thống kê của Sở Tài nguyên & Môi trường Tp. Hồ Chí Minh:
- Tổng lượng chất thải đã chôn lấp tại bãi rác Gò Cát là 5.383.498,85tấn, vượt
hơn công suất thiết kế 1.733.498,85tấn.
- Thời gian tiếp nhận chính thức: từ đầu năm 2001 đến cuối tháng 7 năm 2007.
- Lượng chất thải tiếp nhận nhiều nhất là ở năm 2006 (1.338.183,77tấn).
- Tổng lượng đất phủ là 518.773,71m3, chỉ chiếm tỷ lệ đất phủ/chất thải là 24 ÷
27,3%, một tỷ lệ khá thấp khi so với các bãi chôn lấp hợp vệ sinh của các nước khác
(tỷ lệ đất phủ hàng ngày/chất thải chôn lấp thường chiếm tỷ lệ 50% : 50%, hay thấp
nhất là 30% : 70%). Tác dụng của đất phủ là nén chặt, tạo điều kiện yếm khí và hạn
chế phát tán mùi hôi. Tỷ lệ lượng đất phủ thấp sẽ làm phát thải mùi hôi và gây nhiều
tác động ô nhiễm khác. Tỷ trọng của đất là 2,49 ≤ d ≤ 2,83.
Số liệu thống kê về lượng chất thải và đất phủ được tiếp nhận vào bãi rác Gò
Cát được thể hiện qua bảng 2.2:
Bảng 2.2: Lượng chất thải và đất phủ được tiếp nhận tại bãi rác Gò Cát
Năm
(tháng)
Chất thải
(tấn)
Đất phủ
(m3)
Đất phủ
(tấn)
Tỷ lệ đất phủ
trên chất thải (%)
2001
(tháng 7-8)
4.641,75 520,00
1.294,80 –
1.471,60
27,9 – 31,7
2002 654.614,86 92.455,21
230.213,47 –
261.648,24
35,2 – 40,0
Trang:
GVHD: PGS. TS. Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ
19
Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh”.
2003 886.755,80 106.415,86
264.975,49 –
301.156,89
29,9 – 34,0
2004 910.007,87 77.709,49
193._..496,63 –
219.917,86
21,3 – 24,2
2005 943.917,74 66.672,16
166.013,68 –
188.682,21
17,6 – 20,0
2006 1.338.183,77 101.501,90
252.739,73 –
287.250,38
18,9 – 21,5
2007
(tháng 1-7)
645.377,06 73.499,09
183.012,73 –
208.002,42
28,4 – 32,2
Tổng số 5.383.498,85 518.773,71 1.291.746,54 –
1.468.129,60
24,0 – 27,3
Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM (2008).
2.2.2. Thành phần
Theo báo cáo kết quả quan trắc của VITTEP (tháng 12/2003) thống kê sau
3đợt quan trắc từ tháng 7 đến tháng 11 năm 2003 trong tình hình bãi rác Gò Cát vận
hành với công suất 1.800 ÷ 2.100tấn/ngày, số liệu tổng hợp phân tích thành phần
chất thải được ghi nhận tại bảng 2.3:
Bảng 2.3: Kết quả tổng hợp phân tích thành phần chất thải tại bãi rác Gò Cát
STT Thành phần N Tỷ trọng
X (%)
Max Min
T.Bình
A (%)
Tần suất
(%)
1 Giấy 16 1,2 ± 0,36 3,10 0,24 1,04
Chất dẻo 16 16,48 ± 2,57 29.19 7,90 16.03 100,00
- Chai nhựa (PET) 10 0,05 ± 0,01 62,50
- Nylon 16 14,46 ± 2,6 25,40 6,81 13,81 100,00
- Hộp xốp 16 1,01 ± 0,45 3,46 0,02 0,72 100,00
2
- Đa thành phần 13 1,21 ± 1,55 11,56 0,05 0,22 81,25
Hữu cơ 16 79,54 ± 3,99 90.91 57,10 81.91 100,003
- Rác vườn 7 7,83 ± 7,84 28,10 0,38 1,22 43,75
Trang:
GVHD: PGS. TS. Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ
20
Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh”.
- Thực phẩm 16 67,26 ± 6,22 88,80 32,89 70,84 100,00
- Vải, sản phẩm
dệt may 15 4,75 ± 3,81 33,53 0,63 1,77 93,75
- Xăm, lốp và sản
phẩm cao su 10 4,84 ± 5,51 30,72 0,04 0,42 62,50
- Da 10 2,71 ± 4,46 24,58 0,01 0,30 62,50
- Gỗ 12 2,66 ± 2,22 15,36 0,10 1,15 75,00
Kim loại đen 14 0,18 ± 0,07 0,54 0,01 0,16 87,50
- Sắt (nút chai) 6 0,35 ± 0,50 1,57 0,01 0,07 37,504
- Bao bì thiếc 9 0,17 ± 0,07 0,33 0,01 0,20 56,25
5
Kim loại màu
(Bao bì nhôm)
3 0,07 ± 0,17 0,19 0,01 0,02 18,75
6 Thủy tinh 6 0,32 ± 0,24 0,87 0,07 0,29 37,50
7 Rác xây dựng 11 3,41 ± 2,89 16.18 0,17 0,98 68,75
8
Chất thải khác,
nguy hại, … 9 0,25 ± 0,18 0,89 0,01 0,12 56,25
Nguồn : VITTEP (tháng 12/2003).
Ghi chú:
N: Số lượng mẫu có mặt thành phần phân tích
X: Tỷ trọng của thành phần phân tích.
A: Giá trị tỷ lệ % trọng lượng trung bình ghi nhận trong 50% số lần phát hiện.
Tần suất: tần suất phát hiện được thành phần phân tích.
Kết quả phân tích trên cho thấy:
- Hữu cơ: là thành phần chiếm tỷ trọng cao nhất (81,91%). Trong đó, chất thải
có nguồn gốc thực phẩm chiếm đa số (70,84%), tiếp theo là vải sợi (1,77%), gỗ
(1,15%), rác vườn (1,22%), cao su (0,42%), da (0,30%). Tần suất xuất hiện thành
phần hữu cơ là rất cao (>60%).
- Chất dẻo: chiếm tỷ trọng cao thứ hai sau chất thải hữu cơ (16,03%). Trong đó,
Trang:
GVHD: PGS. TS. Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ
21
Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh”.
cao nhất là nylon (13,81%), tiếp theo là hộp xốp (0,72%), chất dẻo đa thành phần
(0,22%) và các loại chai nhựa (PET).
- Giấy: chiếm tỷ trọng trung bình 1,04%. Trong đó, chủ yếu là giấy tạp chí và
các loại giấy có in ấn (0,55%), carton hay giấy bìa có lớp gợn sóng (0,35%).
- Rác xây dựng (xà bần): chiếm tỷ trọng 0,98%, chủ yếu là bê-tông, gạch ngói.
- Thành phầm chiếm tỷ trọng thấp như: kim loại đen (0,16%), kim loại màu
(0,02%), thủy tinh (0,29%), chất thải khác và nguy hại tiềm tàng (0,12%).
2.2.3. Phân bố kích cỡ
Theo kết quả phân tích của VITTEP (2003), kích cỡ chất thải được chôn lấp
tại bãi rác Gò Cát được ghi nhận trong bảng 2.4:
Bảng 2.4: Kết quả phân tích kích cỡ chất thải tại bãi rác Gò Cát
Tỷ lệ theo kích thước (%)
STT Thành phần 0 – 50
mm
50 -100
mm
100 - 200
mm
200 – 400
mm
> 400 mm
1 Giấy 0 0 37 53 10
2 Chất dẻo 0 28 45 0 28
3 Hữu cơ 15 4 21 25 35
4 Kim loại đen 0 100 0 0 0
5 Kim loại màu 0 0 100 0 0
6 Thủy tinh 0 50 50 0 0
7
Xà bần (rác xây
dựng) 0 100 0 0 0
8
Chất thải khác,
nguy hại, … 0 0 100 0 0
Nguồn : VITTEP (2003).
Kết quả trên cho thấy, thành phần hữu cơ có kích thước phân bố đa dạng nhất
(từ 0 đến > 400mm).
Trang:
GVHD: PGS. TS. Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ
22
Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh”.
2.2.4. Một số tính chất
Tính chất của chất thải được chôn lấp tại bãi rác Gò Cát theo VITTEP (2003)
giám sát và tổng hợp trong bảng 2.5:
Bảng 2.5: Một số tính chất của chất thải được chôn lấp tại bãi rác Gò Cát
STT Thành phần Đơn vị Giá trị
1 Tỷ trọng của chất thải kg/m3 284 ± 11
2 Lượng nước tự do trung bình kg/kg chất thải 16,6 ± 4,7
3 Độ ẩm của chất thải % 48,4 ± 1,5
4 Nhiệt trị của chất thải thu gom Kcal/kg 2.272 ± 42
5 Nhiệt trị các chất cháy được Kcal/kg 5.173 ± 12
6 Tỷ trọng các chất có thể tái chế % trọng lượng 19,8 ± 3,5
7 Tỷ trong các chất không phải hữu cơ % trọng lượng 23,4 ± 4,3
8 Tỷ trong các chất có thể làm compost % trọng lượng 70,7 ± 2,9
9 Tỷ trọng các chất cháy được % trọng lượng 24,8 ± 4,3
Nguồn: VITTEP (2003).
Qua bảng trên cho thấy:
- Độ ẩm chất thải khá cao, gần 50% (mùa mưa).
- Nhiệt trị thu gom của toàn khối chất thải thấp: 2.272 ± 42 kcal/kg (khó cháy).
- Thành phần chất hữu cơ rất cao (76,6%), trong khi thành phần không phải hữu
cơ chỉ có 23,4 ± 4,3%.
- Trong các thành phần hữu cơ, thành phần có thể phân hủy sinh học để làm
compost là 70,7 ± 2,9 %, còn lại là các dạng hữu cơ khác: vải, sợi, xăm lốp, da, gỗ.
- Tỷ lệ các chất cháy được ở mức 24,8 ± 4,3%, nhiệt trị cao (5.173 ± 12
kcal/kg).
- Tỷ lệ các chất có thể tái chế thấp: 19,8 ± 3,5%.
Trang:
GVHD: PGS. TS. Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ
23
Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh”.
2.3. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội khu vực bãi rác Gò Cát
2.3.1. Điều kiện tự nhiên
2.3.1.1 Về địa hình
Địa hình quận Bình Tân thấp dần theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, được chia
làm hai vùng:
- Vùng cao dạng địa hình bào mòn sinh tụ, cao độ từ 3 ÷ 4m, độ dốc 0 ÷ 4m tập
trung ở phường Bình Trị Đông, phường Bình Hưng Hoà (khu vực bãi rác Gò Cát).
- Vùng thấp dạng địa hình tích tụ bao gồm: phường Tân Tạo và An Lạc.
Bãi rác Gò Cát được xây dựng tại phường Bình Hưng Hòa vì khu vực này
có địa hình cao hơn các khu vực lân cận, ít tác động đến các mạch nước ngầm.
2.3.1.2 Về địa chất
Tại bãi rác Gò Cát, khảo sát địa chất của Liên đoàn Địa chất 8, thử nghiệm 5lỗ
khoan, với độ sâu 50m mỗi lỗ cho kết quả như sau:
+ 0,0 ÷ 0,3m : Lớp cát, cát pha màu vàng, xám trắng.
+ 3,0 ÷ 3,3m : Lớp sét lẫn với Laterit.
+ 3,3 ÷ 4,0m : Sét, màu xám trắng, phớt vàng.
+ 4,0 ÷ 4,6m : Sét pha vàng, màu xám trắng.
+ 4,6 ÷ 11,5m : Sét màu xám trắng, phớt vàng.
+ 11,5 ÷ 15,0m : Sét màu nâu vàng.
+ 15,0 ÷ 24,0m : Cát hạt nhỏ , màu vàng.
+ 24,0 ÷ 31,7m : Sét màu nâu.
+ 31,7 ÷ 35,0m : Sét màu vàng, xám trắng.
+ 35,0 ÷ 50,0m : Cát hạt mịn, vàng.
Qua kết quả khảo sát trên, Liên đoàn địa chất có nhận định về địa chất, đất
khu vực này có lớp trầm tích Pleistocene (cát chiếm 88%, bột chiếm 12%; xen kẹp
thấu kính màu xám vàng, trạng thái dẻo mềm đến dẻo cứng) nên độ ở đáy bãi rác là
lún không đáng kể.
Trang:
GVHD: PGS. TS. Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ
24
Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh”.
Theo kết quả khảo sát độ thấm của đất ở các độ sâu khác nhau (3lỗ khoan)
thuộc khu vực bãi rác Gò Cát do Công ty Vermeer (Hà Lan) thực hiện năm 1998,
cho thấy hệ số thấm qua các lớp đất dao động trong khoảng 0,233 ÷ 1,232cm/ng.đ.
Với hệ số thấm như thế, các chất ô nhiễm phải mất khoảng 86 ÷ 428,6ngày (0,24 –
1,2năm) mới thẩm thấu qua lớp đất dày 1m.
Độ thấm của đất trong khu vực bãi rác Gò Cát được thể hiện qua bảng 2.6:
Bảng 2.6: Độ thấm của đất trong khu vực bãi rác Gò Cát
Hệ số thấm k Độ sâu Độ ẩm Tỷ trọng
(tấn/m3) Ký hiệu (m) (%) (20oC) (cm/s)
Lỗ khoan 1
TW 1-4 2,0 – 2,5 20,5 2,665 1,3 x 10-5
TW 1-6 3,0 – 3,5 18,3 2,664 1,1 x 10-5
TW 1-8 4,0 – 4,5 19,6 2,664 1,1 x 10-5
Lỗ khoan 2
TW 2-2 0,9 – 1,4 18,0 2,665 1,3 x 10-5
TW 2-4 2,0 – 2,4 17,0 2,664 1,7 x 10-5
TW 2-6 21,3 2,664 1,1 x 10-5
Lỗ khoan 3
TW 3-2 0,8 – 1,4 12,0 2,664 1,8 x 10-5
TW 3-6 3,0 – 3,4 17,0 2,684 2,7 x 10-5
Nguồn: Vermeer (1998).
Qua khảo sát của Vermeer (1998) cho thấy trong khu vực bãi rác Gò Cát
không có vết nứt, gãy, và cấu trúc địa tầng rất ổn định. Và các số liệu theo dõi địa
chấn trong vòng 100năm không thấy có dấu hiệu động đất.
Điều kiện địa chất như trên đã là cơ sở để Chính phủ cho phép xây dựng
bãi rác Gò Cát.
Trang:
GVHD: PGS. TS. Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ
25
Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh”.
2.3.1.3 Về thủy văn
Nguồn nước mặt
Kênh Đen tiếp nhận trực tiếp nguồn xả thải của các trạm xử lý nước rỉ rác
trong bãi rác Gò Cát, là kênh nối liền kênh đào 19/5 và kênh Tham Lương ở phía
Bắc, chảy ra sông Sài Gòn. Phía Nam, kênh Đen nối với hệ thống kênh Tân Hóa –
Lò Gốm chảy vào sông Cần Giuộc và sông Chợ Đệm. Ngoài ra, kênh này cũng thông
với nhiều hồ, đầm trong phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân.
Do nằm giữa hai đầu của hai nhánh kênh thoát nước thải của thành phố (kênh
Tham Lương và kênh Tân Hóa), nên dòng chảy kênh Đen thay đổi theo thủy triều lên
xuống và tích tụ chất thải làm nước đen kịt và có mùi hôi, thối.
Như vậy bãi rác Gò Cát chỉ là một trong số các nhân tố góp phần gây ô
nhiễm nước mặt tại khu vực này.
Nguồn nước ngầm
Dòng chảy các mạch nước ngầm hướng từ phía kênh Tham Lương về phía
kênh Đen.
Các số liệu khoan địa chất khảo sát nước ngầm cho thấy, nước ngầm mạch
nông không có áp nằm ở độ sâu 7 ÷ 8m, sâu hơn cao trình thiết kế đáy của bãi rác Gò
Cát. Tuy nhiên, vào mùa mưa mực nước ngầm có thể dâng cao hơn, dễ gây thấm qua
lại giữa thành các ô chôn lấp chất thải, làm tăng lượng nước rỉ rác và ô nhiễm
nguồn nước ngầm.
2.3.1.4 Về khí hậu
Bình Tân là một quận ở phía Nam của thành phố Hồ Chí Minh. Nằm trong
vùng có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có 2mùa rõ rệt: mùa mưa từ
tháng 5 đến tháng 11, và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Lượng mưa cao, trung bình hàng năm là 1.949mm, năm cao nhất 2.718mm
(1908), năm thấp nhất 1.392mm (1958) nhưng phân bố không đều cả trong không
gian và thời gian. Hơn 90% lượng mưa tập trung vào các tháng mùa mưa, cao nhất
vào tháng 6 đến tháng 9 (khoảng 320mm), thấp nhất vào tháng 2 (45mm).
Trang:
GVHD: PGS. TS. Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ
26
Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh”.
Vì lượng mưa cao nên độ ẩm cũng cao. Độ ẩm trung bình hàng năm là 79,5%.
Độ ẩm cao nhất vào mùa mưa lên đến 100%, và thấp nhất vào mùa khô còn 74,5%.
Với điều kiện khí hậu như thế, cho nên chất thải được chôn lấp ở bãi rác
Gò Cát có hàm lượng ẩm cao, đồng nghĩa với lượng nước rỉ rác phát sinh nhiều.
2.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.3.2.1 Về kinh tế
Quận Bình Tân là một quận mới của Tp.HCM, thành lập theo nghị định số
130/2003/NĐ-CP của Chính phủ vào ngày 05/11/2003, nhưng có tốc độ phát triển
kinh tế và đô thị hoá khá nhanh. Cơ cấu kinh tế của quận chuyển dịch theo hướng
ngày càng tăng tỷ trọng của các khu vực Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp – Xây
dựng và giảm dần tỷ trọng của khu vực Nông nghiệp, thuỷ sản. Khu vực Thương mại
– Dịch vụ có tỷ trọng tương đối ổn định.
Theo thông tin từ website quận Bình Tân, năm 2004, sau một năm thành lập,
kinh tế quận đã có bước đột phá trên tất cả các lĩnh vực:
- Ngành Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp tăng 34,4% so cùng kỳ năm 2003.
Giá trị sản xuất công nghiệp ước thực hiện năm 2004 là 1.299,109tỷ đồng.
- Ngành Thương mại - Dịch vụ trên có xu hướng tăng cao, tăng 42,2% so cùng
kỳ năm 2003. Doanh thu hàng hoá và doanh thu dịch vụ năm 2004 ước thực hiện đạt
1.784,695tỷ đồng.
- Nông nghiệp tăng 22% so với năm 2003 và ước thực hiện đạt 41,586tỷ đồng.
Trên địa bàn quận Bình Tân hiện có hai khu công nghiệp (KCN) do Ban quản
lý (BQL) các khu công nghiệp và khu chế xuất Tp.HCM (HEPZA) quản lý, là KCN
Tân Tạo và KCN Vĩnh Lộc (Văn phòng BQL đặt tại phường Bình Hưng Hoà):
- Khu công nghiệp Tân Tạo: được thành lập theo quyết định số 906/TTg của
Thủ tướng Chính Phủ ngày 30/11/1996 với diện tích theo giấy phép là 181ha (giai
đoạn I). Sau đó được mở rộn thêm với diện tích 262ha (giai đoạn II).
- Khu công nghiệp Vĩnh Lộc: được thành lập theo quyết định số 81/TTg của
Thủ Tướng Chính Phủ ngày 5/2/1997 với diện tích theo giấy phép là 207ha.
Trang:
GVHD: PGS. TS. Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ
27
Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh”.
Và KCN giày da POU YUEN là khu công nghiệp 100% vốn nước ngoài
chuyên sản xuất giày da, diện tích 58ha.
Ngoài ra, quận Bình Tân còn có 4cụm công nghiệp do quận quản lý với tổng
diện tích 31,4ha. Tất cả 4cụm công nghiệp trên địa bàn quận đều hình thành tự phát
do các doanh nghiệp (chủ đầu tư) tự đứng ra đầu tư cơ sở hạ tầng như đường giao
thông, điện, nước, hệ thống xử lý nước thải… rồi cho các doanh nghiệp khác thuê lại
để sản xuất kinh doanh theo phương thức khai thác đến đâu, mở rộng đến đó.
Quận Bình Tân có tốc độ phát triển kinh tế cao, với đa dạng các ngành
nghề. Trong thời gian sắp tới tại quận mới này sẽ hình thành nhiều khu trung tâm
kinh tế sầm uất, nhu cầu về mặt bằng là rất lớn và cần thiết.
2.3.2.2 Về xã hội
Vấn đề dân số, dân tộc và tôn giáo:
- Quận Bình Tân, dân số năm 2003 là 265.411người, trong đó nữ chiếm
52,55% nam chiếm 47,45%. Đến năm 2006, theo số liệu của Cục Thống kê thành
phố, dân số của quận là 447,173người. Như vậy, sau 3năm thành lập, dân số đã tăng
lên gần gấp đôi. Và đến ngày 1/4/2009 dân số của quận là 572.796người.
- Mật độ dân cư bình quân năm 2003 là 5.115người/km2, năm 2006 là
8.618người/km2, năm 2009 là 11.040người/km2. Điều này phản ánh tốc độ đô thị hoá
của quận khá nhanh. Tuy nhiên, dân cư phân bố không đều, nơi có mật độ dân cư
đông nhất là phường An Lạc, thấp nhất là phường Tân Tạo.
- Trên địa bàn quận Bình Tân có nhiều dân tộc khác nhau sinh sống, trong đó
chủ yếu là dân tộc Kinh chiếm 91,27% so với tổng số dân, dân tộc Hoa chiếm 8,45%,
còn lại là các dân tộc Khmer, Chăm, Tày, Thái, Mường, Nùng, người nước ngoài. …
Theo đó, trong quận có nhiều Tôn giáo: Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Tin Lành, Cao
Đài, Hoà Hảo, Hồi Giáo… trong đó Phật giáo chiếm 27,26% trong tổng số dân.
Vấn đề y tế và giáo dục:
- Hệ thống giáo dục và y tế của quận cũng đang được cải thiện và nâng cao chất
lượng. Ngoài hệ thống các trường mầm non và phổ thông, trên địa bàn quận hiện có
Trang:
GVHD: PGS. TS. Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ
28
Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh”.
1trường trung học chuyên nghiệp và 3cơ sở dạy nghề. Năm 2003 trên địa bàn quận
mạng lưới y tế chỉ có 4trạm y tế phường, nhưng hiện nay quận đã và đang tập trung
xây dựng 6trạm y tế và một trung tâm y tế theo tiêu chuẩn quốc gia.
Dân số quận Bình Tân tăng rất nhanh trong thời gian qua, và sẽ còn tăng
nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, nhất là đáp ứng nguồn lao động
công nghiệp. Và nhiều công trình phúc lợi xã hội cũng sẽ được đầu tư xây dựng
để nâng cao đời sống dân sinh. Vì thế, nhu cầu về mặt bằng là rất lớn và cần thiết.
Vị trí chiến lược của quận Bình Tân thể hiện trên bản đồ hành chính, hình 2.2:
Hình 2.2: Bản đồ hành chính quận Bình Tân (2003)
Trang:
GVHD: PGS. TS. Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ
29
Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh”.
CHƯƠNG 3:
TÌM GIẢI PHÁP XỬ LÝ BÃI RÁC GÒ CÁT
3.1. Phân tích hiện trạng quản lý và xử lý môi trường tại bãi rác Gò Cát
3.1.1. Các biện pháp quản lý môi trường
Kể từ khi bãi rác Gò Cát chính thức đóng cửa vào tháng 7 năm 2007 đến nay,
các biện pháp quản lý môi trường ở đây vẫn được các cấp lãnh đạo thành phố và
Công ty môi trường đô thị Tp.HCM đặc biệt quan tâm. Mỗi ngày Tp.HCM chi gần
50triệu đồng cho những công tác quản lý môi trường tại bãi rác Gò Cát, cụ thể là:
- Duy tu, bảo dưỡng và vận hành: trạm thu hồi gas, trạm phát điện.
- Duy tu, bảo dưỡng và vận hành hệ thống xử lý nước rỉ rác do Công ty cổ phần
kỹ thuật SEEN thiết kế.
- Duy tu, bảo dưỡng các công trình: hệ thống thoát nước mưa, lớp chống thấm
bao phủ bề mặt các ô chôn lấp, khu văn phòng, hàng rào, cây xanh, …
3.1.2. Quy trình công nghệ xử lý môi trường
Xử lý khí thải
Khí thải phát sinh trong quá trình phân hủy chất thải được chôn lấp tại bãi rác
Gò Cát có thành phần chủ yếu là CH4 (55 ÷ 60%), phần còn lại là CO2 và các khí
khác. Lượng khí sinh ra là rất lớn, và được thu hồi bằng một hệ thống gồm 22giếng
gas được nối dần dần từ dưới lên, phân bố đều trên diện tích chôn rác và nối với ống
gas chính để dẫn đến thiết bị thu hồi gas.
Tại thiết bị thu hồi gas có hai đường dẫn khí được lắp van điều chỉnh lưu
lượng, một đường dẫn vào trạm phát điện, một đường dẫn đến đầu đốt. Khi khí sinh
quá nhiều làm vượt công suất của trạm phát điện hoặc khi trạm phát điện bị hư hỏng
cần phải bảo trì thì khí sẽ được đốt bỏ tại đầu đốt (đầu đốt là loại vật liệu chịu nhiệt
tốt, chịu được nhiệt độ 900 ÷ 1.2000C).
Trạm phát điện gồm 3động cơ gas có thể sản xuất 1.500Nm3/giờ khí, sinh ra
lượng điện 2.500KWh. Hiện tại chỉ vận hành 1động cơ có công suất 758KWh.
Trang:
GVHD: PGS. TS. Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ
30
Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh”.
Xử lý nước thải
Quá trình phân hủy chất thải được chôn lấp tại bãi rác Gò Cát phát sinh lượng
lớn nước thải (nước rỉ rác) có màu đen kịt hơn nước tương và mùi hôi đặc trưng, rất
khó chịu. Thành phần ô nhiễm chủ yếu là COD, BOD5, Ntổng, Coliform, …
Từ đầu năm 2001, Công ty môi trường đô thị Tp.HCM tiếp nhận vận hành hệ
thống xử lý nước rỉ rác đầu tiên cho bãi rác Gò Cát (do Công ty Vermeer - Hà Lan
thiết kế) có công suất 350m3/ngày-đêm. Hệ thống này đã hoạt động không hiệu quả
nên năm 2008 nó đã được thay thế bằng hệ thống xử lý nước rỉ rác của Công ty cổ
phần kỹ thuật SEEN, có công suất 400m3/ngày-đêm.
Các hạng mục đầu tư của hai hệ thống trên đã được trình bày ở mục 2.1.2.
Kết quả vận hành hệ thống xử lý nước rỉ rác của Công ty cổ phần kỹ thuật
SEEN tại bãi rác Gò Cát do CENTEMA khảo sát, quan trắc vào tháng 8, tháng 10,
tháng 12/2009 được ghi nhận trong bảng 3.1 và bảng 3.2:
Bảng 3.1: Chất lượng đầu vào của nước rỉ rác tại bãi rác Gò Cát (2009)
TCVN S
T
T
Chỉ tiêu ĐVT Giá trị
TCVN
7733:2007
Cột B
5945:2005
Cột B
1 pH - 8,2 – 8,3 - 5,5 – 9
2 COD mgO2/l 456 – 912 300 80
3 BOD5 mgO2/l 8 – 285 50 50
4 SS mg/l 10 – 78 - 100
5 Tổng N mg/l 219 – 319 60 30
6 Tổng P mg/l 0,5 – 11,8 - 6
7 Tổng Fe mg/l 7,3 – 66 - 5
8 Cu mg/l 0,028 – 0,039 - 2
9 Cr3+ mg/l 0,172 – 0,240 - 1
10 Cr6+ mg/l 0 – 0,003 - 0,1
11 Mn mg/l 0,059 – 0,177 - 1
Trang:
GVHD: PGS. TS. Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ
31
Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh”.
12 Ni mg/l 0,067 – 0,107 - 0,5
13 Pb mg/l 0,005 – 0,023 - 0,5
14 Cd mg/l 0 - 0,01
15 Hg mg/l 0 - 0,01
16 As mg/l 0,011 – 0,026 - 0,1
17 Zn mg/l 0,135 – 0,184 - 3
18 Sn mg/l 0,013 – 0,020 - 1
19 Tổng Coliform MPN/100ml 3,6.103 – 29.103 - 5.000
Nguồn: CENTEMA (2009).
Bảng 3.2: Chất lượng đầu ra của nước rỉ rác tại bãi rác Gò Cát (2009)
S
T
T
Chỉ tiêu ĐVT Giá trị
TCVN
7733:2007
Cột B
TCVN
5945:2005
Cột B
1 pH - 6,5 – 7,1 - 5,5 – 9
2 COD mgO2/l 40 – 44 300 80
3 BOD5 mgO2/l 0 – 16 50 50
4 SS mg/l 2 – 3 - 100
5 Tổng N mg/l 67,3 – 70,2 60 30
6 Tổng P mg/l 0 - 6
7 Tổng Fe mg/l 0,06 – 4,60 - 5
8 Cu mg/l 0 - 2
9 Cr3+ mg/l 0,003 – 0,008 - 1
10 Cr6+ mg/l 0 - 0,1
11 Mn mg/l 0,006 – 0,018 - 1
12 Ni mg/l 0 - 0,5
13 Pb mg/l 0 – 0,003 - 0,5
Trang:
GVHD: PGS. TS. Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ
32
Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh”.
14 Cd mg/l 0 - 0,01
15 Hg mg/l 0 - 0,01
16 As mg/l 0 - 0,1
17 Zn mg/l 0 – 0,004 - 3
18 Sn mg/l 0 - 1
19 Tổng Coliform MPN/100ml 25 – 93 - 5.000
Nguồn: CENTEMA (2009).
Qua kết quả phân tích chất lượng đầu vào và đầu ra của hệ thống xử lý nước rỉ
rác của bãi rác Gò Cát vào cuối năm 2009 do CENTEMA thực hiện, cho thấy:
- Ban đầu nước rỉ rác có nồng độ ô nhiễm tương đối cao, các chỉ tiêu ô nhiễm
bao gồm: COD vượt 1,5lần, BOD5 vượt 1,5lần, và Ntổng vượt 4 ÷ 5,5lần so với giới
hạn cho phép của cột B trong tiêu chuẩn Việt Nam – TCVN 7733:2007 (Chất lượng
nước – Tiêu chuẩn nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn); Ptổng vượt 2lần, Fetổng
vượt 1,5 ÷ 13lần, và tổng Coliform có khi vượt đến 6lần so với giới hạn cho phép
của cột B trong tiêu chuẩn Việt Nam – TCVN 5945:2005 (Nước thải công nghiệp –
Tiêu chuẩn thải).
- Sau khi xử lý chỉ còn có chỉ tiêu Ntổng vượt tiêu chuẩn cho phép, và chỉ vượt
1,15 ÷ 1,18lần.
3.1.3. Nhận xét và đánh giá
Nhìn chung, do bãi rác Gò Cát là bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh đầu
tiên ở thành phố Hồ Chí Minh nên được chính quyền các cấp chú trọng đầu tư, cùng
các cơ quan hữu quan và lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật trong và ngoài nước
dốc sức nghiên cứu áp dụng các biện pháp quản lý và quy trình công nghệ tiên tiến
để xử lý các nguồn ô nhiễm môi trường phát sinh.
Tuy nhiên, các biện pháp quản lý và quy trình công nghệ tiên tiến ấy vẫn chưa
thật sự chứng tỏ được hiệu quả tại bãi rác này. Hệ thống xử lý nước rỉ rác của Công
ty cổ phần kỹ thuật SEEN vẫn không thể xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn Việt Nam,
nồng độ ô nhiễm Ntổng vẫn cao hơn giới hạn cho phép xả thải. Ngoài ra, tất cả các yếu
tố môi trường tại bãi rác này và trong khu vực lân cận đều bị ô nhiễm nghiêm trọng
Trang:
GVHD: PGS. TS. Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ
33
Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh”.
(đã được trình bày ở mục 1.1.2.), gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và đời sống cộng
đồng dân cư nơi đây và cản trở tiến trình phát triển kinh tế - xã hội cả quận Bình Tân.
Một số nguyên nhân dẫn đến sự kém hiệu quả như trên:
- Thành phần và tính chất của chất thải được chôn lấp quá phức tạp.
- Quá trình tiếp nhận rác quá tải, vượt hơn công suất thiết kế 1.733.498,85tấn.
- Tỷ lệ về khối lượng đất phủ trên chất thải đem chôn lấp không đạt yêu cầu.
- Những lỗi kỹ thuật trong quá trình thi công và vận hành:
+ Đầm nén nền đất không chặt, hàn các lớp HDPE không kín nên làm rò
rỉ và thấm nước thải vào mạch nước ngầm.
+ Lớp chống thấm bao phủ trung gian và trên bề mặt được gia công chưa
tốt và hệ thống thu nước mưa không an toàn nên làm thấm nước mưa vào trong các
lớp rác và tăng lưu lượng nước rỉ rác.
+ Các hệ thống đường ống thu gom nước rỉ rác và khí gas có thể bị hở ở
vị trí nào đó gây thất thoát chất ô nhiễm ra môi trường.
+ Các hệ thống xử lý nước rỉ rác đều sử dụng công nghệ hiếu khí với các
bể hở nên gây bốc thoát mùi hôi và khí thải ra khu vực bên cạnh.
- Các sự cố thường xảy ra:
+ Đổ vỡ, rò rỉ đường ống dẫn khí gas hoặc thu gom nước rỉ rác.
+ Các hệ thống xử lý môi trường (khí thải và nước thải) bị hư hỏng, cần
dừng hẳn để bảo trì, sửa chữa. Khi đó, khí gas thì được đốt bỏ còn nước thải thì lưu
chứa tạm thời trong bể chứa, nếu đầy thì buộc phải xả thẳng ra nguồn tiếp nhận.
Đánh giá chung, các biện pháp quản lý và quy trình công nghệ xử lý môi
trường đã và đang được áp dụng tại bãi rác Gò Cát đã giảm thiểu được phần nào mức
độ ô nhiễm của các loại chất thải (nước rỉ rác và khí thải) phát sinh từ trong bãi rác
này thải ra môi trường xung quanh, nhưng chưa đạt được hiệu quả như ý muốn,
nghĩa là tất cả các yếu tố môi trường đều đảm bảo đạt giới hạn cho phép của tiêu
chuẩn Việt Nam. Trong khi đó, để duy trì hoạt động của tập thể người thực hiện các
biện pháp quản lý và quy trình công nghệ xử lý này thì thành phố Hồ Chí Minh phải
tiêu tốn nguồn ngân sách quá lớn (gần 50triệu đồng mỗi ngày).
Kết luận: “Đây không phải là giải pháp lâu dài”.
Trang:
GVHD: PGS. TS. Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ
34
Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh”.
3.2. Tìm hiểu cách khai thác và phục hồi bãi rác đã được thế giới áp dụng
3.2.1. Khái niệm về khai thác và phục hồi bãi rác (LFMR)
Khai thác và phục hồi bãi rác (LFMR: Landfill Mining and Reclamation) theo
Van Der Zee – 2004 là đào một phần hay toàn bộ diện tích đã chôn lấp chất thải, áp
dụng kỹ thuật thích hợp để thu hồi tài nguyên và giải phóng diện tích đất hay không
gian đã sử dụng.
Ngoài ra, LFMR còn là giải pháp cải thiện chất lượng môi trường do ô nhiễm
nước mặt, nước ngầm và các loại ô nhiễm khác tại các bãi rác đã đóng cửa hay đang
vận hành ảnh hưởng đến người dân gần bãi rác (Nguồn: Kurian et al., 2003).
Tiến trình LFMR bao gồm việc vận hành các thiết bị cơ giới (máy đào, hệ
thống sàng và băng tải, …) để thu hồi một phần hay tất cả các tài nguyên như là: các
vật liệu có thể tái chế, các thành phần cháy được, đất phủ, và diện tích bãi rác, ...
Các tiến trình LFMR phức tạp hơn, yêu cầu thu hồi và làm sạch nhiều vật liệu
thì cần nhiều thiết bị hơn.
Thông thường khai thác và phục hồi bãi rác là một công nghệ nhằm đạt một
hay kết hợp các mục tiêu sau (Nguồn: Hogland et al., 1997):
- Phục hồi không gian bãi rác.
- Giảm diện tích bãi rác.
- Loại trừ các nguồn ô nhiễm.
- Tái tạo năng lượng từ các chất thải thu hồi.
- Tái sử dụng các chất thải thu hồi.
- Giảm chi phí quản lý chất thải.
- Tái phát triển trên diện tích bãi rác.
3.2.2. Các dự án LFMR đã triển khai trên thế giới
Dự án đầu tiên khai thác và phục hồi bãi rác (LFMR) đã báo cáo tại Tel Aviv
–Israel năm 1953 (Nguồn: Shual and Hillel, 1958; Savage et al., 1993).
Trang:
GVHD: PGS. TS. Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ
35
Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh”.
Sau đó, là dự án LFMR của Mỹ nhằm thu hồi nhiên liệu đốt và tái tạo năng
lượng (Nguồn: Hogland, 1996, Cossu et al., 1996, Hogland et al., 1996).
Tiếp theo là các pilot nghiên cứu ở Anh, Ý, Thụy Điển, Đức và một số dự án
LFMR khác ở Châu Á (Nguồn: Cossu et al., 1995; Hogland et al., 1995).
Theo Hull et al. (2001), giải pháp này đã được áp dụng ở nhiều nơi trong cả
hai nhóm quốc gia: đã phát triển và đang phát triển.
3.2.2.1 Tại các quốc gia đã phát triển
Trong thời gian từ năm 1991 đến năm 1993, Hạt Lancaster – Mỹ đã thực hiện
dự án khai thác và phục hồi bãi rác (LFMR), thu hồi 41% đất và biến đổi 56% chất
thải thành nhiên liệu (Nguồn: Kurian et al., 2003).
Dự án LFMR đầu tiên ở Châu Âu được thực hiện tại bãi rác Burgot – Hà Lan
(Nguồn: Hogland et al., 1997).
Tại Ý, bãi rác Sardinia được khai thác và phục hồi vào năm 1994 (Nguồn:
Kurian et al., 2003).
Ngoài ra, năm 1994 có một pilot nghiên cứu thực hiện tại bãi rác Filborna –
Sweden “Thụy Điển” (Nguồn: Hogland et al., 1997).
Năm 1988, bãi rác ở Hạt Collier, Florida – Mỹ đã được khai thác và phục hồi
để giảm ô nhiễm nước ngầm, thu hồi, tái sử dụng các chất có giá trị và nâng công
suất (Nguồn: Lee và Jone, 1990).
Theo Kurian et al. (2003), có tới 6dự án khai thác và phục hồi bãi rác đã thực
hiện thành công ở Mỹ.
3.2.2.2 Tại các quốc gia đang phát triển
Một số dự án khai thác và phục hồi bãi rác đã thực hiện ở Trung Quốc. Thử
nghiệm đầu tiên ở San Lin, thu hồi thành phần mịn làm phân bón, các thành phần vô
cơ được sử dụng như một nguồn năng lượng, giải phóng mặt bằng để xây dựng và
nâng cấp thành bãi rác mới (Nguồn: ARRPET, 2004).
Ngoài ra, các nghiên cứu quy mô pilot khác cũng đã được thực hiện tại các bãi
rác mở như: Kodungaiyur và Perungudi gần Chennai – Ấn Độ, cho thấy các chất thải
được chôn lấp 10năm ở Perungudi có 40% các chất có thể đốt (Combustible), 20%
chất không thể đốt (Non-combustible) và 40% thành phần mịn (như đất), trong khi
Trang:
GVHD: PGS. TS. Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ
36
Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh”.
chất thải tươi (mới tập kết) tại Kodungaiyur chỉ chứa 4% chất có thể đốt, 28% chất
không thể đốt, 68% thành phần mịn (Nguồn: Kurian et al., 2003).
Các dự án khai thác và phục hồi bãi rác khác đã thực hiện đạt kết quả tốt tại:
bãi rác Nanjido ở thủ đô Seoul – Korea “Hàn Quốc” và bãi rác Non Khaem ở
Bangkok – Thailand (Nguồn: World Resource Foundation, 2003).
3.2.3. Các sơ đồ công nghệ LFMR đã được áp dụng
- Quá trình khai thác: được khái quát qua hai hình 3.1 và 3.2
Coa se Sc een F ne Sc een Magne c
Sepa a o
MSW đã đào lên
SÀNG THÔ
SÀNG MỊN
TUYỂN TỪ
Sắt phế liệu
(Nhiễm từ)
Xử lý các thành
phần loại ra
Thành phần khó xử lý
Trên sàng (to)
Thành phần đất Dưới
sàng (Mịn)
Hình 3.1: Sơ đồ công nghệ cơ bản khai thác bãi rác (Nguồn: Savage et al., 1993)
C een oa se Sc F ne Sc een Magne c
Sepa a o
A C ass e Was
e
De ved
Sắt phế liệu
(nhiễm từ)
Sàng thô
Sàng mịn
Tuyển gió
Thành phần nhẹ
(nhựa, giấy)
Nhiên liệu
từ chất thải
Hệ thống
tái chế gỗ
Sản phẩm tái chế
Loại thải
Thành phần nặng
(kim loại không sắt, thủy tinh, gỗ)
Tuyển từ
Thành phần không xử lý
(to, trên sàng)
MSW đào lên
Thành phần đất
(mịn, dưới sàng)
Hình 3.2: Sơ đồ công nghệ chi tiết khai thác bãi rác (Nguồn: Savage et al., 1993)
- Quá trình phục hồi: được thực hiện song song với quá trình khai thác. Khai
thác đến đâu thì phục hồi đến đó để tận dụng lượng đất phủ có sẵn tại bãi rác để làm
vật liệu san lấp, tái thiết mặt bằng, phục vụ cho mục đích khác.
Trang:
GVHD: PGS. TS. Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ
37
Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Min._. là yếu tố
kìm hãm khả năng tăng trưởng của cây cối.
SO2
- SO2 là chất khí dễ tan trong nước.
Trang:
GVHD: PGS. TS. Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ
67
Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh”.
- SO2 được hấp thu rất nhanh khi hít thở ở đoạn trên của đường hô hấp. Khi hít
thở SO2 nồng độ cao, [SO2] = 10ppm, có thể làm cho đường hô hấp bị co thắt
nghiêm trọng, tức gây khó thở.
- SO2 còn gây hiện tượng ăn mòn hóa học cho vật thể xung quanh, gây ra hiện
tượng mưa axít.
CO
- Dễ gây ngộ độc do kết hợp khá bền vững với Hemolobin thành Cacboxy
Hemogiobin dẫn đến giảm khả năng vận chuyển Oxy của máu đến các cơ quan và tế
bào trong cơ thể.
CO2
- Gây rối loạn hô hấp phổi và tế bào do chiếm mất chỗ của Oxy.
NO2
- Là khí độc, có mùi hăng, gây kích thích, có tác động mãn tính. NO2 hấp thu
ánh sáng mặt trời và tạo ra hàng loạt các phản ứng quang hóa, có thể gây mưa axít.
Mùi hôi từ rác
- Là một hỗn hợp của một vài hay nhiều loại khí có mùi gây cảm giác hôi thối
khó chịu cho con người khi ngửi phải: H2S, NH3, Mercaptan, Phosphine, …, các khí
này làm giảm năng suất lao động và tiềm ẩn khả năng dẫn đến tai nạn lao động.
- Người ta đã chứng minh rằng hầu hết các khí có mùi hôi là chất khí có độc
tính với con người. Vì vậy mùi hôi, bên cạnh yếu tố thẩm mỹ, một trong những yếu
tố trực tiếp tác động tiêu cực đến sức khỏe và hoạt động sinh sống của con người.
4.5.1.2 Nước rỉ rác
- Nước rò rỉ chứa nhiều chất ô nhiễm và có thể có cả vi khuẩn gây bệnh, nếu
không có biện pháp thu gom và xử lý trước khi thải ra môi trường sẽ gây ô nhiễm
nặng cho các nguồn nước tự nhiên, gây ảnh hưởng sức khỏe của cư dân quanh vùng.
- Chất rắn lơ lửng cũng là tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên thủy
sinh, đồng thời cũng gây ra các tác hại về mặt cảm quan đối với nguồn nước khi làm
tăng độ đục có trong nước, bồi lắng làm cạn kiệt dòng chảy.
Trang:
GVHD: PGS. TS. Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ
68
Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh”.
- Đối với các tầng nước ngầm, quá trình thấm của nước rò rỉ có khả năng làm
tăng hàm lượng các chất dinh dưỡng trong nước ngầm như NH4+, NO3-, PO43-, …
- Trong nước thải có chứa càng nhiều chất hữu cơ thì các vi khuẩn phân hủy
chất hữu cơ càng sử dụng nhiều lượng Oxy hòa tan trong nước, ảnh hưởng nghiêm
trọng tới các loài thủy sinh trong nước. Ngoài ra, hai chỉ tiêu tổng N, tổng P được coi
là chỉ số dinh dưỡng trong nước, gây phú dưỡng hóa nguồn nước. Các kim loại nặng
dưới dạng muối hòa tan trong nước rỉ rác cũng cần được quan tâm xử lý.
4.5.1.3 Nước mưa chảy tràn
- Nước mưa chảy tràn qua khu vực khai thác và phục hồi sẽ kéo theo đất, cát,
chất hữu cơ, rác rơi vãi, … vào dòng nước. Do đó cần có biện pháp thi công phù hợp
để hạn chế.
4.5.1.4 Đất và hệ sinh thái
- Trong quá trình khai thác và phục hồi bãi rác có giai đoạn hiếu khí hóa rác cũ
tại chỗ, nhằm chuyển trạng thái hoạt động của vi sinh vật từ yếm khí sang hiếu khí để
làm thay đổi đáng kể quần thể vi sinh hiện có.
- Tuy nhiên đây là tác động tích cực, giảm thiểu được mùi hôi, khí thải thoát ra
môi trường xung quanh, đồng thời cải tạo được cấu trúc và thành phần đất sau này.
4.5.1.5 Dịch bệnh
- Tại các bãi rác luôn tìm ẩn các mầm bệnh như: vi trùng, trứng giun sán, …
- Trong quá trình khai thác và phục hồi bãi rác, nếu không được bịt kín, các
mầm bệnh sẽ bị phát tán theo gió, cuốn theo nước, … sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng
đến sức khỏe cộng đồng.
4.5.1.6 Tai nạn lao động
- Nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao động là do công nhân không tuân thủ
nghiêm ngặt các nội quy về an toàn lao động, ví dụ: không trang bị đồ bảo hộ lao
động trong công tác phân loại, bất cẩn trong sử dụng máy ép, sửa chữa cơ khí khác.
- Xác suất xảy ra tùy thuộc vào ý thức chấp hành nội quy và quy tắc an toàn lao
động của người làm việc tại công trường.
Trang:
GVHD: PGS. TS. Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ
69
Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh”.
- Các tác động này ảnh hưởng trực tiếp tới người lao động như: gây thương tật
các loại, bệnh nghề nghiệp, hoặc thiệt hại tính mạng.
4.5.2. Đề xuất các biện pháp khắc phục
4.5.2.1 Phòng ngừa ô nhiễm do vận chuyển
- Tất cả các phương tiện vận chuyển chất thải cần đảm bảo an toàn, không để
rơi vãi trên đường vận chuyển.
- Xe dùng để vận chuyển chất thải là xe có che phủ, tránh để chất thải bị gió
thổi bay hay rò rỉ xuống mặt đường.
4.5.2.2 Khống chế khí thải, bụi do các phương tiện cơ giới
- Áp dụng chế độ bảo trì, kiểm định các phương tiện cơ giới đúng quy định.
- Kết hợp che chắn với việc vệ sinh, có thể thực hiện phun nước đường nội bộ,
đường đi lại của xe vận chuyển chất thải.
4.5.2.3 Kiểm soát khí thải, mùi hôi
- Khí thải phát sinh trong công đoạn tiền xử lý, hiếu khí hóa khu vực khai thác
bằng hệ thống BIOPUSTER, được thu gom đưa về thiết bị xử lý sinh học (biofilter)
để xử lý đạt tiêu chuẩn hiện hành trước khi thải ra môi trường. Đây là công nghệ thân
thiện với môi trường đang được áp dụng tại nhiều nước trên thế giới.
- Thực hiện phân loại trong phân xưởng có che chắn, hạn chế các côn trùng
mang mầm bệnh: ruồi, muỗi, ... sinh sống. Do đó hạn chế các dịch bệnh có liên quan.
4.5.2.4 Nước rỉ rác
- Lắp hệ thống đường ống thu gom, dẫn nước thải từ khu khai thác và phục hồi
đến hệ thống xử lý nước thải tập trung của Công ty cổ phần kỹ thuật SEEN để xử lý.
4.5.2.5 Chất thải rắn
- Đất thu được sau khi khai thác sử dụng làm phân bón, chất phủ, vật liệu san
lấp tại chỗ trong khâu phục hồi.
- Chất thải công nghiệp được tái sinh thu hồi và chất thải nguy hại được xử lý
triệt để, thiêu hủy, đóng rắn ổn định, … để an toàn với môi trường.
Trang:
GVHD: PGS. TS. Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ
70
Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh”.
4.5.2.6 Các biện pháp phòng ngừa
- Vệ sinh an toàn lao động: chương trình kiểm tra, giám sát sức khỏe phù hợp
và tập huấn, tuyên truyền cho công nhân về vệ sinh, an toàn lao động.
- Thông gió nhà xưởng, lưu thông không khí, tạo điều kiện làm việc thoải mái.
- Phòng chống các sự cố cháy nổ: công trường sẽ áp dụng đồng bộ các biện
pháp về kỹ thuật, tổ chức huấn luyện, tuyên truyền giáo dục và pháp chế.
- Đề phòng tai nạn lao động: trong quá trình triển khai sẽ xây dựng chi tiết các
bảng nội quy về an toàn lao động cho từng khâu và từng công đoạn, các cơ quan
chuyên môn tổ chức các buổi huấn luyện về kỹ thuật an toàn lao động và đồng thời
sẽ trang bị đầy đủ các trang thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân.
- Các trang thiết bị bảo hộ lao động như: găng tay, khẩu trang, giày ủng, quần
áo bảo hộ lao động. Ngoài ra còn có chế độ ăn uống và bồi dưỡng độc hại thích hợp.
- Biện pháp ứng cứu và xử lý sự cố: đề phòng là biện pháp tiên quyết và không
thể thiếu để ngăn ngừa sự cố nhưng vẫn chưa là biện pháp hoàn hảo và an toàn. Các
sự cố vẫn có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau mà không thể lường hết. Do
đó, tại công trường và văn phòng điều hành sẽ thiết lập các giải pháp và trang thiết bị
dụng cụ cho việc ứng cứu, xử lý sự cố:
+ Các biện pháp ứng cứu sự cố hỏa hoạn: công việc sẽ được tiến hành
theo các hướng dẫn cụ thể về phòng cháy chữa cháy (PCCC) được ban hành theo tiêu
chuẩn Việt Nam. Nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi cán bộ công nhân viên, điện
thoại đến đội PCCC chuyên nghiệp gần nhất, tiến hành ứng cứu sự cố bằng các
phương tiện và dụng cụ chữa cháy đã được trang bị sẵn: bình CO2, bình cát, …
+ Giải pháp ứng cứu sự cố tai nạn lao động: khi xảy ra tai nạn lao động,
tùy theo từng trường hợp cụ thể mà có cách ứng cứu hợp lý nhất. Sau khi đưa được
nạn nhân ra khỏi vùng bị nạn, phải nhanh chóng chuyển nạn nhân đến trạm y tế xã
gần nhất để các y bác sĩ cấp cứu kịp thời. Trường hợp nặng phải nhanh chóng chuyển
bệnh nhân đến các bệnh viện tuyến trên sau khi được cấp cứu sơ bộ.
Trang:
GVHD: PGS. TS. Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ
71
Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh”.
4.5.2.7 Giám sát chất lượng môi trường
- Công việc giám sát chất lượng môi trường là một trong những chức năng quan
trọng của công tác quản lý môi trường tại khu vực dự án, đánh giá diễn biến chất
lượng môi trường bên trong và xung quanh dự án.
4.5.2.8 Một số biện pháp hỗ trợ khác
Ngoài các biện pháp kỹ thuật công nghệ là chủ yếu và có tính chất quyết định
để làm giảm nhẹ các vấn đề ô nhiễm gây ra cho con người và môi trường, các biện
pháp hỗ trợ cũng góp phần làm hạn chế ô nhiễm và cải tạo môi trường:
- Giáo dục ý thức vệ sinh môi trường và vệ sinh công nghiệp cho cán bộ công
nhân. Thường xuyên có khoá học các chương trình vệ sinh, quản lý chất thải.
- Cùng với các bộ phận khác trong khu vực, tham gia thực hiện các kế hoạch
hạn chế tối đa các chất ô nhiễm, bảo vệ môi trường theo các quy định và hướng dẫn
chung của cấp chuyên môn, cấp có thẩm quyền của trung ương và địa phương.
- Đôn đốc và giáo dục các cán bộ công nhân viên trực thuộc công trường phòng
chống cháy nổ, đồng thời tổ chức thực hiện việc kiểm tra y tế định kỳ cho công nhân.
4.6. Phân tích chi phí và hiệu quả của giải pháp công nghệ “LFMR sử dụng
hệ thống BIOPUSTER” xử lý bãi rác Gò Cát
4.6.1. Tổng mức đầu tư
Tổng mức đầu tư để thực hiện giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát được ước tính
khoảng 74.243.564USD (bảy mươi bốn triệu, hai trăm bốn mươi ba nghìn, năm trăm
sáu mươi bốn đô la Mỹ), bao gồm:
- Vốn cố định là 61.557.564USD. Bao gồm:
+ Chi phí xây dựng công trình và máy móc, thiết bị: 60.278.898USD.
+ Chi phí kiến thiết cơ bản: 1.278.666USD.
- Vốn lưu động là 6.402.377USD.
- Dự phòng phí (10%) là: 6.283.632USD.
Tổng mức đầu tư ước tính để thực hiện được tổng hợp tại bảng 4.8:
Trang:
GVHD: PGS. TS. Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ
72
Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh”.
Bảng 4.8: Tổng hợp chi phí đầu tư khai thác phục hồi bãi rác Gò Cát
STT Hạng mục Vốn đầu tư
(USD)
A Vốn cố định (1+2) 61.557.564
Chi phí xây dựng công trình, máy móc thiết bị (G1+G2) 60.278.898
- Xây dựng công trình (G1) 12.950.0001
- Máy móc thiết bị và phương tiện vận chuyển (G2) 47.328.898
2 Chi phí kiến thiết cơ bản khác 1.278.666
B Vốn lưu động 6.402.377
C Dự phòng phí ( = [(A) + (B)]*10% ) 6.283.623
D Tổng vốn đầu tư ( = A + B + C ) 74.243.564
Tỷ lệ vốn đầu tư (%) 100
Các bảng: tính chi tiết về xây dựng công trình (PL-1), máy móc thiết bị (PL-
2), chi phí kiến thiết cơ bản (PL-3) và vốn lưu động (PL-4) được đính kèm trong các
phụ lục từ 1 đến 4.
4.6.2. Chi phí vận hành
4.6.2.1 Định phí
- Định phí là khoản phí không thay đổi cho các hạng mục chi như: lương cho
bộ phân gián tiếp, khấu hao tài sản cố định, lãi vay, chi phí bảo trì, sửa chửa cơ sở
vật chất, xe, máy, thiết bị và phương tiện sản xuất và chí phí quản lý toàn dự án.
- Các khoản định phí được thể hiện ở bảng 4.9:
Bảng 4.9: Các khoản định phí hàng năm khi khai thác và phục hồi bãi rác Gò Cát
(Đơn vị tính: USD)
STT Danh mục XDCB Năm 1 Năm 2
Lương công nhân gián tiếp
[15người/4tháng] (V1) 1 88.800 266.400 293.040
Các khoản trích theo lương
(20% x V1)
2 17.760 53.280 58.608
Trang:
GVHD: PGS. TS. Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ
73
Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh”.
3 Khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) 16.987.009 16.987.009
4 Lãi vay hàng năm (2%/năm) 2.149.199 1.074.600
Chi phí bảo trì, sửa chữa
(1,5% x TSCĐ) 5 904.183 904.183
Chi phí quản lý (10.000USD/tháng,
tăng 10%/năm) 6 40.000 120.000 132.000
Tổng cộng 146.560 20.480.072 19.449.440
- Các bảng chiết tính chi tiết được đính kèm trong các phụ lục từ 5 đến 7. Do
tính chất làm việc trong điều kiện khai thác và xử lý chất thải, dễ hao mòn và mài
mòn, nên chi phí bảo trì và sửa chữa được tạm tính là 1,5% tài sản cố định, thay vì
0,5% như quy định.
- Thời gian thực hiện dự án cần phải ngắn, nên ngoài khoản khấu hao TSCĐ
còn có khoản mất giá của các tài sản khấu hao (xem phụ lục 6).
4.6.2.2 Biến phí và giá thành thực hiện công việc
a. Giá thành khai thác và phục hồi tính trên 1tấn chất thải đã chôn lấp
- Giá thành bao gồm tất cả các khoảng chi phí lao động, điện, nhiên liệu, môi
trường và quản lý tại các phân xưởng cho 1tấn chất thải đã chôn lấp.
- Phân tích cụ thể chi phí nhiên liệu, lao động được đính kèm ở phụ lục 8 và 9,
và trình bày tóm tắt trong bảng 4.10:
Bảng 4.10: Giá thành khai thác và phục hồi tính trên 1tấn chất thải đã chôn lấp
(Đơn vị tính: USD)
STT Nội dung chi phí ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền
Nhiên liệu, năng lượng
(có VAT)
- Điện năng KW 1,65 0,05 0,081
- Nhiên liệu L 1,47 0,8 1,18
Chi phí nhân công
trực tiếp (Vc2) 2 0,86
3 Chi phí độc hại (25% Vc2) 0,22
Trang:
GVHD: PGS. TS. Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ
74
Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh”.
4 Chi phí xử lý môi trường 0,5 0,50
Chi phí phân xưởng
(0,1 USD/tấn) 5 0,1 0,10
Tổng chi phí 2,94
b. Biến phí
- Biến phí: khoản phí biến động tùy thuộc vào sản lượng thực hiện hàng năm.
- Trên cở sở chi phí giá thành đã định mức như trên, và trên cơ sở tính toán
tổng lượng chất thải và đất phủ có thể khai thác là 4.697.121tấn, trong 2năm, nghĩa là
mỗi năm 2.348.561tấn, các khoản biến phí được ghi nhận tại bảng 4.11:
Bảng 4.11: Biến phí hay chi phí khả biến
(Đơn vị tính: USD)
Năm thứ nhất Năm thứ hai
Hạng mục Sản
lượng
Giá
thành
Biến
phí
Sản
lượng
Giá
thành
Biến
phí
Khai thác
và phục hồi 2.348.561 2,94 6.894.507 2.348.561 2,94 6.894.507
4.6.2.3 Tổng hợp chi phí vận hành
- Tổng chi phí vận hành hàng năm là tổng của định phí và biến phí. Tổng chi
phí được mô tả trong bảng 4.12:
Bảng 4.12: Tổng hợp chi phí vận hành hàng năm
(Đơn vị tính: USD)
Năm Chi phí cố định Chi phí khả biến Tổng chi phí
XDCB (4tháng) 146.560 146.560
1 20.480.072 6.894.507 27.374.579
2 19.449.440 6.894.507 26.343.947
4.6.3. Nguồn thu của chủ đầu tư và kết quả kinh doanh
Nguồn thu của chủ đầu tư
- Các nguồn thu từ phí xử lý môi trường do UBND Tp.HCM cấp và từ nguồn
bán các chất thải thu hồi, được liệt kê trong bảng 4.13:
Trang:
GVHD: PGS. TS. Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ
75
Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh”.
Bảng 4.13: Tổng hợp nguồn thu hàng năm
(Đơn vị tính: USD)
STT Danh mục nguồn thu ĐVT Đơn giá Công suất Thành tiền
Thu từ phí xử lý môi trường
(Tp.HCM cấp) 1 tấn 15 2.348.561 35.228.409
Thu từ bán chất phủ
(20% mức thu hồi) 2 tấn 5 240.261 1.201.306
Thu từ bán nhựa và nylon
phế liệu (30% thu hồi) 3 tấn 40 63.194 2.527.768
4
Thu từ bán sắt phế liệu
(50% số thu hồi) tấn 50 1.841 92.058
Tổng doanh thu 39.049.540
Kết quả kinh doanh
- Do tính chất dự án hoạt động trên lĩnh vực bảo vệ môi trường nên được miễn
thuế thu nhập doanh nghiệp (4 năm đầu: theo quy định). Trên cơ sở tổng hợp chi phí
và các nguồn thu, kết quả kinh doanh được phân tích trong bảng 4.14:
Bảng 4.14: Phân tích kết quả kinh doanh
(Đơn vị tính: USD)
Danh mục XDCB Năm 1 Năm 2
Tổng doanh thu (R) 0 39.049.540 39.049.540
Tổng chi phí (C) 146.560 27.374.579 26.343.947
- Chi phí cố định (Fc) 146.560 20.480.072 19.449.440
- Chi phí khả biến (Vc) 0 6.894.507 6.894.507
Lợi nhuận trước thuế - EBIT (Pa) -146.560 11.674.961 12.705.593
Thuế thu nhập doanh nghiệp 0 0 0
Lợi nhuận ròng (Pn) -146.560 11.674.961 12.705.593
4.6.4. Phân tích hiệu quả kinh tế và tính khả thi về kinh tế
4.6.4.1 Đối với chủ đầu tư
Đối với chủ đầu tư thì kết quả kinh doanh được ước tính ở mục 4.6.3. là cơ sở
cho việc phân tích hiệu quả kinh tế của dự án LFMR – “giải pháp xử lý bãi rác Gò
Trang:
GVHD: PGS. TS. Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ
76
Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh”.
Cát”, với các chỉ tiêu như: thu hồi ròng (CF: Cash Flows), hiện giá thuần (NPV: Net
present value) và tỷ suất sinh lời nội bộ (IRR: Internal rate of return).
a. Thu hồi ròng (CF)
- Ngoài khoản lợi nhuận ròng hay lãi ròng (Pn), khoản thu hồi ròng (CF), còn
thu hồi từ khoản khấu hao hàng năm, khi kết thúc công việc còn được cộng vào giá
trị còn lại. Thu hồi ròng (CF) được phân tích trong bảng 4.15:
Bảng 4.15: Thu hồi ròng (CF)
(Đơn vị tính: USD)
Danh mục XDCB Năm 1 Năm 2
1. Doanh thu (R) 0 39.049.540 39.049.540
2. Tổng chi phí (C) 146.560 27.374.579 26.343.947
* Chi chiết khấu hao TSCĐ 0 16.987.009 16.987.009
3. Lợi nhuận trước thuế (EBIT) -146.560 11.674.961 12.705.593
4. Thuế thu nhập doanh nghiệp 0 0 0
5. Lãi ròng (Pn) -146.560 11.674.961 12.705.593
6. Giá trị còn lại của dự án 0 26.248.695
* Tài sản cố định 0 19.846.318
* Vốn lưu động 0 6.402.377
* Thu hồi ròng (CF: Cash Flows) -146.560 28.661.970 55.941.297
b. Dòng ngân lưu
- Toàn bộ quá trình đầu tư và vận hành dự án, các dòng lưu thông tiền tệ được
tổng hợp trong ”Dòng ngân lưu”, thể hiện ở bảng 4.16.
- Dòng ngân lưu ra (A), bao gồm: tổng mức đầu tư ban đầu. Sau đó, là các
khoản hoàn vốn vay và khoản lãi vay phải trả. Riêng lãi từ nguồn vốn huy động phân
phối như các nguồn huy động, theo mức chia lãi hàng năm hoặc sau chu kỳ đầu tư.
- Dòng ngân lưu vào (B) từ các nguồn: vốn vay, thu nhập từ hoạt động sản xuất,
kinh doanh.
- Cân đối (B-A), tính bằng dòng ngân lưu vào trừ ra. Phản ảnh mức độ mức độ
tích lũy tiền tệ từng năm, là thông số quan trọng để phân tích NPV và IRR.
Trang:
GVHD: PGS. TS. Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ
77
Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh”.
Bảng 4.16: Dòng ngân lưu để thực hiện dự án
(Đơn vị tính: USD)
Dòng ngân lưu Năm 0 Năm 1 Năm 2
Dòng ngân lưu ra (A) 74.242.273 39.270.336 38.195.736
- Đầu tư Hệ thống xử lý rác 74.242.273
- Trả nợ vay + lãi vay 0 29.014.192 27.939.592
- Thu hồi vốn huy động 10.256.144 10.256.144
Dòng ngân lưu vào (B) -146.560 102.904.244 55.941.297
- Vốn vay ưu đải + huy động 74.242.273
- Thu nhập thuần từ dự án -146.560 28.661.970 55.941.297
Cân đối (B - A) -74.388.833 63.633.908 17.745.561
NPV (i = 3,16%) 2.708.038
NPV (i = 5%) 2.310.635
NPV (i = 10%) 1.874.074
IRR 8%
Suất chiết khấu của dự án (i = Ri*Vi).
c. Hiện giá thuần (NPV)
- NPV là hiện giá thuần, là giá trị của lưu lượng tiền tệ dự kiến trong tương lai
được quy về hiện giá, phản ảnh qua hiện giá thuần, là hiệu số giữa hiện giá thực thu
bằng tiền và hiện giá thực chi bằng tiền trong khoản thời gian thực hiện, phân tích
theo suất chiết khấu được ước tính (suất chiết khấu i) và so sánh với lãi suất ngân
hàng và các khoản lãi suất tín dụng ngoài xã hội.
- Kết quả từ bảng 4.16 cho thấy, khi phân tích NPV với i = 4,55 (suất chiết
khấu) thì NPV = 2.708.038USD (> 0). Cho thấy giải pháp đạt hiệu quả kinh tế.
- Khi suất chiết khấu hay lãi suất lạm phát đến 5% thì NPV vẫn đạt giá trị
dương (NPV > 0) và sau chu kỳ phân tích (đến năm thứ 2 sau khi hoạt động), với
suất chiết khấu i = 5% vẫn còn kết dư 2.310.635USD. Hay nói cách khác, giải pháp
vẫn đạt hiệu quả kinh tế khi lãi suất lạm phát đến 5% (tiền USD).
Trang:
GVHD: PGS. TS. Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ
78
Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh”.
- Nhưng khi i = 10% thì NPV đạt giá trị (-)1.874.074 USD, không đạt hiệu quả
và bị lỗ 1.874.074USD.
d. Tỷ suất sinh lời nội bộ (IRR)
- IRR còn gọi là suất sinh lời nội bộ, cho biết lãi suất thực sự khi NPV = 0. Nên
giải pháp chỉ có hiệu quả nếu IRR lớn hơn suất chiết khấu i (chi phí cơ hội).
- Kết quả tại bảng 4.16 cho thấy, IRR là 8% lớn hơn suất chiết khấu i = 4,55
của dự án. Điều này khẳng định giải pháp có hiệu quả về mặt kinh tế cho đến khi
mức độ trượt giá và lãi suất đến 8%/năm.
4.6.4.2 Đối với cơ quan chủ quản dự án
- Hiện nay, bãi rác Gò Cát là vấn nạn cho quận Bình Tân và Tp.HCM, mỗi
ngày tiêu tốn gần 50triệu đồng từ ngân sách nhà nước. Nhưng nếu dự án LFMR sử
dụng hệ thống BIOPUSTER được triển khai thì sau khi hoàn thành sẽ trả lại nơi đây
một diện tích đất rất lớn và rất giá trị.
- Tạm ước tính giá trị mặt bằng của bãi rác Gò Cát khi đã phục hồi:
250.000m2 x 25.000.000đ/m2 = 6.250.000.000.000đ
(Sáu ngàn hai trăm năm mươi tỷ đồng).
4.6.5. Hiệu quả về mặt môi trường
Khai thác và phục hồi bãi rác Gò Cát là một giải pháp có hiệu quả thiết thực
về mặt môi trường:
- Tiếp tục tạo điều kiện phân hủy các chất thải hữu cơ là nguồn gốc phát sinh
các loại ô nhiễm như: tạo mùi hôi, khí Methane dễ gây cháy nổ và gây hiệu ứng nhà
kính (GHGs), ô nhiễm nguồn nước mặt và xâm hại nguồn nước ngầm, lây lan dịch
bệnh,.. bằng giải pháp hiếu khí tại chỗ BIOPUSTER cho đến khi đạt mức độ ổn định
và an toàn cho môi trường mới đi vào khai thác.
- Trong khai thác sẽ tiếp tục phân loại các chất thải nguy hại, sẽ thu gom và
chuyển đến khu vực chuyên trách xử lý chất thải nguy hại. Các chất thải khác tiếp
tục lưu trữ, trước khi chuyển đi đến các vị trí tái sử dụng hay tái chế, thời gian trữ tùy
thuộc vào tính chất của từng loại.
- Loại trừ nguồn gốc gây ô nhiễm, loại trừ ô nhiễm hiện tại và tạo cảnh quan
môi trường trong sạch sau khi phục hồi để tạo tiền đề phát triển khu dân cư và các
Trang:
GVHD: PGS. TS. Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ
79
Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh”.
công trình công ích phục vụ dân sinh. Đồng thời, đây cũng là một giải pháp phát
triển theo cơ chế phát triển sạch – CDM (Clean Development Mechanism), loại trừ
khí thải gây hiệu ứng nhà kính tại bãi rác.
4.6.6. Hiệu quả về xã hội
- Giải pháp này mang tính xã hội, để giải quyết các bất đồng của cư dân xung
quanh bãi rác Gò Cát và chính quyền về chính sách trợ cấp độc hại, không giải tỏa
vùng đệm và hàng loạt các vấn đề về ô nhiễm do mùi hôi, khí thải, ô nhiễm nước
mặt, nước ngầm cũng như các dịch bệnh lây lan qua đường hô hấp, tiêu hóa, ...
- Xóa đi hoàn toàn các mầm móng gây ô nhiễm của chất thải, đáp ứng ước
muốn của người dân sống gần bãi rác. Nơi đây sẽ được cải tạo thành vùng dân cư trù
phú với môi trường trong lành. Ngoài ra, ngân sách nhà nước của Tp.Hồ Chí Minh sẽ
giảm đi một nguồn chi phí đáng kể về trợ cấp độc hại, xử lý nước rỉ rác, quản lý khí
Biogas, đề phòng cháy nổ kéo dài nhiều thập kỷ và mở đường cho hướng đô thị hóa
ở vành đai phía Tây Tp. Hồ Chí Minh.
Trang:
GVHD: PGS. TS. Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ
80
Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh”.
CHƯƠNG 5:
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố đông dân cư nhất và có tốc độ đô
thị hóa nhanh nhất Việt Nam. Kéo theo đó, lượng chất thải rắn phát sinh cũng rất
(hiện nay hơn 7.000tấn/ngày). Nhưng giải pháp xử lý phổ biến từ trước đến nay vẫn
là chôn lấp.
Xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nên có một số bãi rác được hình
thành gần trung tâm thành phố và đan xen với khu vực dân cư, chẳng hạn như bãi rác
Gò Cát. Tuy đây là bãi rác được thiết kế hợp vệ sinh với các trang thiết bị xử lý ô
nhiễm nước rỉ rác hiện đại, và hệ thống thu hồi khí gas để phát điện rất tiên tiến.
Nhưng do nhiều sự cố, nên bãi rác này đã gây tác động nghiêm trọng, làm ô nhiễm
môi trường khu vực xung quanh, ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống cộng đồng cư
dân, gây mất mỹ quan đô thị, và làm cản trở tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của
quận Bình Tân và của Tp.HCM.
Bãi rác Gò Cát đã và đang tồn tại như một vấn nạn của quần chúng nhân dân
và các cấp chính quyền địa phương, gây tốn kém một khoản ngân sách nhà nước
đáng kể và sẽ tiếp tục tác động đến môi trường trong suốt vài chục năm nữa nếu
không có giải pháp xử lý hợp lý.
Với những phân tích ở mục 4.6 đã chứng minh được “Công nghệ khai thác và
phục hồi bãi rác (LFMR) có sử dụng hệ thống hiếu khí hóa và ổn định chất thải đã
chôn lấp (BIOPUSTER)” là một giải pháp tốt nhất để xử lý bãi rác Gò Cát. Vì trong
bối cảnh hiện nay, tại quận Bình Tân – Tp.HCM và trên cả nước Việt Nam này chưa
có giải pháp nào tốt hơn để xử lý các bãi rác đã đóng cửa như bãi rác Gò Cát. Giải
pháp này cùng lúc giải quyết một cách tốt đẹp và cân đối các vấn đề ở cả 3khía cạnh:
môi trường, kinh tế và xã hội.
5.2. Kiến nghị
Quá trình phân tích, đánh giá và kết luận trong suốt chiều dài đồ án này đã
khẳng định: “Công nghệ LFMR sử dụng hệ thống BIOPUSTER chính là giải pháp
xử lý bãi rác Gò Cát mang lại nhiều hiệu quả nhất, cả về môi trường, kinh tế và xã
Trang:
GVHD: PGS. TS. Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ
81
Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh”.
hội”. Xin được kiến nghị đến các nhà đầu tư nếu có quan tâm đến bãi rác Gò Cát thì
nên áp dụng giải pháp này. Kính chúc quý vị thực hiện thành công!
Giải pháp LFMR sử dụng hệ thống BIOPUSTER hoàn toàn không phát sinh ô
nhiễm môi trường trong quá trình thực hiện. Điều đó đã được chứng minh thành
công tại nhiều dự án trên thế giới có điều kiện tương tự như bãi rác Gò Cát. Kính đề
nghị các cơ quan chức năng: UBND Tp.HCM, Công ty môi trường đô thị Tp.HCM
và các Sở, Ban, Ngành liên quan … xem xét, phê duyệt cho giải pháp này, kêu gọi và
hỗ trợ các nhà đầu tư nhằm mục tiêu chung là bảo vệ môi trường và phát triển thành
phố theo hướng bền vững, giúp quận Bình Tân chỉnh trang đô thị và hoàn thành
nhiệm vụ của định hướng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên toàn quận đến
năm 2020.
Nếu dự án khai thác và phục hồi bãi rác Gò Cát được triển khai thì đối tượng
được hưởng lợi không chỉ có chủ đầu tư, mà dự án này sẽ mang lại lợi ích chung và
vô cùng to lớn cho cả cơ quan chủ quản và cộng đồng dân cư xung quanh dự án.
Chính vì thế, xin kiến nghị đến các cấp chính quyền và tất cả bà con cư dân khu vực
bãi rác Gò Cát hãy đồng tình ủng hộ để mọi vấn đề tiêu cực của bãi rác Gò Cát sớm
được xử lý triệt để.
Trang:
GVHD: PGS. TS. Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ
82
Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh”.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Frank C. Ford, P. Eng (2009) – Landfill reclamation by excavation, screening
and separation. Henderson Paddon & Associates Limited, OWEN SOUND, Ontario
N4K 2K8.
2. Helen M. Horth (2006): - Assessement of the Feasibility of Landfill Mining in
Norfolk. Thesis present in part-fulfilment of degree of Master of Sciencein
accordance with regulations of the University of East Anglia, Norwich, August 2006.
3. J. Kurian, S. Esakku, K. Palanivelu and A. Selvam (2003): - Studies on
landfill mining at Solid Waste Dumpsites in India. Centre of Environmental Studies,
Anna University, Chennai – 600 025, India – Proceeding Sardinia 2003. Ninth
International Waste Management and Landfill Symposium S. Margherita di Pula,
Cagliar, Italy 6-10 October 2003.
4. Kit Strange (2009) – Landfill mining. World Resource Foundation, Heath
House, High street, Tonbridge, Kent TN9, 1DH, England, 2009.
5. Naveen K. Vasudevan, S. Vedachalam and Dheepak Sridhar (2003): - Study
on the Various Methods of Landfill Remediation. Vellore Institute of Technology,
Vellore, INDIA C-118, VIT Hostels, VIT, Vellore-632014. Workshop on
Sustainable Landfill Management 3–5 December, 2003; Chennai, India, pp. 309-315.
6. RenoSam (2009) – Landfill Mining: Process, Feasibility, Economy, Benefit
and Limitation. RenoSam, Denmark, July 2009.
7. Romchat Rattanaoudom (2005) – Investigation on toxicity and hazadous
nature of Municipa Solid Waste Dumpsite. A thesis for the degree of Master of
Engineering, Asia Institute of Technology- Thailand, May 2005.
8. University of Padua (2009) – End of landfill aftercare.
9. US.EPA (US. Environmental Protection Agency (1997): Landfill
Reclamation. Solid waste and Emergency respone (5306W), EPA 530-F-97-001,
July 1997.
Trang:
GVHD: PGS. TS. Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ
83
Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh”.
10. Wilhelm Budde, Peter Chlan, Tim Dorric (2002) – Landfill restoration by
BIOPUSTER® System. Institute f.LBAW, University of Rostock, Austria.
11. Báo cáo đánh giá tác động môi trường bãi chôn lấp rác Gò Cát – CENTEMA,
năm 2000.
12. Báo cáo kết quả quan trắc môi trường bãi chôn lấp rác Gò Cát – VITTEP,
năm 2003.
13. Báo cáo tổng kết chương trình giám sát chất lượng vệ sinh bãi chôn lấp trên
địa bàn Tp.HCM – CENTEMA, năm 2009.
14. Dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý – tái chế chất thải rắn tại Tp.HCM
(công suất 500tấn/ngày) – Công ty cổ phần Thành Công, năm 2007.
15. Luật bảo vệ môi trường – Bộ tài nguyên và môi trường Việt Nam, năm 2005.
16. Hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn về chất lượng môi trường và các văn bản
pháp luật hiện hành.
17. Bài giảng phương pháp luận nghiên cứu khoa học trong ngành công nghệ -
TS. Trương Thanh Cảnh, Khoa môi trường, Trường đại học khoa học tự nhiên
Tp.HCM, năm 2009.
Trang:
GVHD: PGS. TS. Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ
84
Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh”.
Trang:
GVHD: PGS. TS. Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ
85
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Chi phí đầu tư, xây dựng nhà xưởng.
Phụ lục 2: Chí phí đầu tư máy móc, thiết bị.
Phụ lục 3: Chi phí kiến thiết cơ bản.
Phụ lục 4: Vốn lưu động.
Phụ lục 5: Lượng bộ phậnn gián tiếp.
Phụ lục 6: Khấu hao tài sản cố định.
Phụ lục 7: Vốn vay và khả năng trả nợ vốn vay.
Phụ lục 8: Mức tiêu thụ nhiên liệu cho khai thác & phục hồi tính trên 1tấn
chất thải đã chôn lấp.
Phụ lục 9: Chi phí lao động cho khai thác & phục hồi tính trên 1tấn chất
thải đã chôn lấp.
._.