Lời mở đầu
Nền kinh tế thị trường và xu thế hội nhập ở Việt Nam hiện nay đả tạo ra một môi trường cạnh tranh sôi nổi và gay gắt giửa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước và cả các doanh nghiệp có tên tuổi của nước ngoài, nhất là khi hàng rào thuế quan được hạ xuống với các sản phẩm trong khu vực. Trong tình hình đó, vấn đề tiêu thụ sản phẩm hàng càng trở nên vấn đề sống còn, quyết định sự tồn tại và phát triển đối với mổi doanh nghiệp. Bởi lẻ doanh thu và lợi nhuận của mổi
78 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1316 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Tiêu thụ sản phẩm và giải pháp nâng cao chất lượng tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
doanh nghiệp là bao nhiêu, nhiều hay ít, có đủ để doanh nghiệp bù đắp chi phí bỏ ra và thực hiện tái sản xuất mở rộng hay không phụ thuộc vào việc doanh nghiệp có tiêu thụ dược sản phẩm hàng hoá sản xuất ra hay không và tiêu thụ như thế nào để đạt được hiệu quả.
Tiêu thụ sản phẩm là một khâu quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhưng có mối liên quan mật thiết với các khâu khác. Để tiêu thụ được sản phẩm một cách nhanh chóng nhất và đạt hiệu quả cao nhất không đơn thuần chỉ là việc doanh nghiệp làm tốt công tác bán hàng. Tiêu thụ sản phẩm trở thành một công cụ sắc bén giúp doanh nghiệp đứng vững trên thị trường. Muốn vậy, đòi hỏi doanh nghiệp phải giải quyết tốt nhiều vấn đề khác như: Nghiên cứu, phân tích, đánh giá mọi hoạt động của doanh nghiệp, tình hình thị trường và các đối thủ cạnh tranh, không ngừng nâng cao chất lượng của sản phẩm cũng như uy tín của doanh nghiệp, tìm tòi những hướng đi và các giải pháp linh hoạt và nhạy bén trong quản lý, kinh tế tài chính....
Xuất phát từ nhận thức về vai trò quan trọng của vấn đề tiêu thụ sản phẩm đối với doanh nghiệp trong tình hình hiện nay, trong thời gian thực tập tại công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà, tôi đã có những hiểu biết nhất định về công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty. Dưới sự hướng dẩn tận tình của thầy giáo Đặng Ngọc Sự và tập thể cán bộ nhân viên trong công ty, em đã hoàn thành đề tài: "Tiêu thụ sản phẩm và giải pháp nâng cao chất lượng tiêu thụ sản phẩm của công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà".
Kết cấu của chuyên đề bao gồm 3 phần:
Chương 1: Tiêu thụ sản phẩm và sự cần thiết phải đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm ở doanh nghiệp sản xuất.
Chương 2: Tình hình tiêu thụ sản phẩm ở công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà.
Chương 3: Các giải pháp nâng cao chất lượng tiêu thụ sản phẩm ở công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà.
Chương 1
Tiêu thụ sản phẩm và sự cần thiết phải đẩy mạnh
tiêu thụ sản phẩm ở Doanh Nghiệp
1. Những vấn đề chung về tiêu thụ sản phẩm:
1.1: Khái niệm, nội dung tiêu thụ sản phẩm .
Khi hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải chịu sự chi phối của các quy luật như quy luật cung cầu, quy luật giá trị và đặc biệt là quy luật cạnh tranh. Để tồn tại được các doanh nhiệp luôn phải nổ lực bằng nhiều cách nhằm mục đích trang trải được các chi phí đã bỏ ra và thu được lợi nhuận. Muốn vậy, tất yếu doanh nghiệp phải tiêu thụ được sản phẩm của mình.
Tiêu thụ sản phẩm là quá trình đơn vị bán xuất giao sản phẩm, hàng hoá cho đơn vị mua và đơn vị thanh toán tiền hàng hoặc chấp nhận thanh toán tiền hàng theo sự thoả thuận giữa đơn vị bán và đơn vị mua.
Thời điểm tiêu thụ sản phẩm được xác định khi người mua sản phẩm hàng hoá dịch vụ đã chấp nhận thanh toán, không phụ thuộc vào việc tiền đã thu được hay chưa.
Như vậy tiêu thụ sản phẩm gồm 2 hành vi :
_Đơn vị bán xuất giao sản phẩm hàng hoá.
_Đơn vi mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán
Doanh nghiệp có thể xuất giao sản phẩm hàng hoá cho đơn vị mua ngay tại kho của doanh nghiệp hoặc vận chuyễn tới địa điểm tiêu thụ nhất định theo thoã thuận .Tuy nhiên hành vi này mới chỉ phản ánh sự dịch chuyển sản phẩm về mặt đia lý, chưa phản ánh bản chất tiêu thụ sản phẩm là sự chuyển giao quyền sỡ hữu hàng hoá cho người mua để thu được một lượng giá trị. Cho nên cần thiết phải có cả hành vi thứ hai: Đơn vị mua thanh toán hoặc đã chấp nhận thanh toán. Tuy nhiên hai hành vi này có thể tách rời nhau về thời gian và không gian, tạo ra nhiều thức thanh toán.
Đứng trên góc độ luân chuyển vốn, tiêu thụ sản phẩm là quá trình chuyển hoá hình thái của vốn từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ, làm cho vốn trở về hình thái ban đầu trước khi bước vào mỗi chu kì sản xuất kinh doanh. Ban đầu là những đồng vốn mà nhà sản xuất bỏ ra để mua các yếu tố đầu vào phụ vụ cho quá trình sản xuất như công cụ lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Khi vốn bằng tiền đã được chuyển thành vốn dưới dạng hiện vật, sau đó qua quá trình sản xuất để tạo ra các sản phẩm hàng hoá. Nhà sản xuất đem hàng hoá của mình di tiêu thị và thu được tiền về. Đồng vốn của doanh nghiệp lúc này lại quay về với hình thái vốn có của nó: Hình thái tiền tệ.
Qúa trình này cứ lặp đi lặp lại theo đúng chu kì sản xuất của doanh nghiệp gọi là quá trình tái sản xuất, thể hiện qua sơ đồ sau:
_____________>Sức lao động
T-H_____________> Tư liệu sản xuất ......... sản xuất........ H’—T’
Như vậy, tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của quá trình luân chuyển thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá thông qua quan hệ trao đổi , thu tiền về cho doanh nghiệp để doanh nghiệp có thể tiếp tục chu kì sản xuất mới.
Trong thực tế, khi tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp không những phải quan tâm đến lượng giá trị thu được mà còn phải quan tâm đến thời điểm kết thúc quá trình tiêu thụ.Việc quy định thời điểm kết thúc quá trình tiêu thụ có ý nghĩa hết sức quan trong .
Thứ nhất, nó thúc đẩy doanh nghiệp không chỉ quan tâm đến khâu sản xuất mà còn phải quan tâm đến khâu tiêu thụ sản phẩm như thế nào .bởi lẽ khối lượng sản xuât không bao giờ đồng nhất với khối lượng tiêu thụ. Chỉ đến khi kết thúc quá trình tiêu thụ, doanh nghịêp mới có cơ sở thực tế để kiểm chứng tính đúng đắn, hợp lý của kế hoạch về khối lượng, chất lượng, giá cả, thời điểm mang sản phẩm đi tiêu thụ, quan tâm thích đáng đến khâu tiêu thụ sản phẩm tức là doanh nghiệp phải nghiên cứu thị trường và các đối thủ cạnh tranh, quản lý chặt chẽ các khâu chi phí, bố trí xuất giao sản phẩm hàng hoá kịp thời cũng như đưa ra các phương thức thanh toán phù hợp cho từng đối tượng khách hàng …
Thư hai, việc quy định thời điểm kết thúc quá trình tiêu thụ sản phẩm thúc đẫy doanh nghiệp không ngừng cải tiến quá trình tiêu thụ cũng như đẩy mạnh công tác tiêu thụ. Đễ làm được như vậy đòi hỏi doanh nghiệp phải xác định được mức tồn kho sản phẩm hợp lý thời gian lưu kho bố trí phương tiện vận chuyễn phù hợp với mức chi phí nhỏ nhất nhưng vẫn đảm bảo sản phẩm đến tay người tiêu dùng nhanh nhất cũng như áp dụng các biện pháp tài chính để khuyến khích khách hàng thanh toán nhanh gọn .
Thứ ba, khi việc tiêu thụ sản phẩm kết thúc, doanh nghiệp mới có thể xác định được chính xác doanh thu tiêu thụ thực tế, qua đó xác định được lợi nhuận tiêu thụ để biết được kết quả kinh doanh là lãi hay lỗ. đây là cơ sỡ giúp cho doanh nghiệp xác định một cách nhanh chóng kịp thời kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh .
Như vậy, việc xác định thời điểm kết thúc quá trình tiêu thụ sản phẩm là một việc quan trọng liên quan đến rất nhiều vấn đề khác nhau trong hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp như công tác quản lý tiền mặt, khoản phải thu, quan lý vốn tồn kho dư trữ, quản lý việc thực hiện nghĩa vụ với nhà nước …
1.2. Các hình thức tiêu thụ sản phẩm.
Hình thức tiêu thụ sản phẩm dược gắn với doanh thu mà hoạt động tiêu thụ sản phẩm mang lại cho doanh nghiệp.
Doanh thu là biểu hiện bằng tiền các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp thu được từ các hạot động sản xuất kinh doanh trong một kỳ nhất định của doanh nghiệp. Đây là bộ phận chủ yếu trong tổng doanh thung của doanh nghiệp.
Việc xác định nội dung doanh thụ tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp góp phần giúp doanh nghiệp hoạch toán đầy đủ, chính xác doanh thu của daonh nghiệp, phả ánh trung thực kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm cũng không đồng nhất với tiêu thụ bán hàng, Tiieu thụ bán hàng là số tiền đã được doanh nghiẹp thu về còn doanh thu tiêu thụ sản phẩm bao gồm cả khoản tiền khách hàng đả chấp nhận trả nhưng chưa thanh toán với doanh nghiệp. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm cũng có thể được thanh toán bằng nhiều hình thức khác nhau như thanh toán bằng tiền mặt, chuyển khoản... và vào nhiều thời điểm káhc nhau. Tuỳ từng trường hợp cụ thể, doanh thu tiêu thụ sản phẩm dược xác định vào những thời điểm khác nhau như sau:
_Trường hợp 1: Doanh nghiệp xuất giao sản phẩm hàng hoá và được khách hàng thanh toán ngay. Lúc này lượng hàng hoá được xác định là tiêu thụ và số tiền bán hàng cùng doanh thu bán hàng cũng được xác định và trùng nhau về mặt thời điểm .
_Trương hợp 2:Doanh nghiệp xuất giao sản phẩm hàng hoá và được khách hàng chấp nhận nhưng chưa trả tiền ngay. Lúc này doanh thu tiêu thụ đã được xác định nhưng tiền thu bán hàng vẫn chưa được ghi nhận .
_Trường hợp 3: Doanh nghiệp bán hàng theo phương thức trả góp. Trong trường hợp này doanh thu tiêu thụ sản phẩm được xác định ngay nhưng tiền bán hàng mới chỉ thu được một phần, phần còn lại sẽ theo từng kì dựa trên sự thoả thuận của mỗi bên.
_Trường hợp 4: Doanh nghiệp xuất giao đủ số hàng tương ứng với số tiền đã đặt trước của khách hàng cho doanh nghiệp. Lúc này, doanh thu tiêu thụ đã được xác định và số tiền ứng trước của khách hàng trở thành số tiền thu bán hàng của doanh nghiệp.
_Trường hợp 5:Doanh nghiệp gửi hàng đi bán hoặc xuất giao cho các đại lý và thu được tiền ngay hoặc được chấp nhận thanh toán. Trong trường hợp này, hành vi xuất giao hàng và thanh toán tiền hàng cách nhau khá xa nên việc xác định sản phẩm đã tiêu thụ hay chưa thường bị nhầm lẫn và dẫn đến việc hay bị nhầm lẫn giửa doanh thu của kì hoạch toán này với kì hoạch toán khác.Tuy nhiên, thời điểm để xác định doanh thu tiêu thụ sản phẩm chỉ là lúc khách hàng trả tiền hoặc đã chấp nhận thanh toán.Thông thường, khi số hàng được các đại lý bán và giao tiền cho doanh nghiệp thì doanh thu tiêu thụ sản phẩm mới được xác định.
1.3:Những nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm:
1.3.1: Đặc điểm sản xuất kinh doanh của ngành, doanh nghiệp :
Mỗi ngành sản xuất kinh doanh đều có đặc thù riêng và điều này có ảnh hưởng lớn đến việc tiêu thụ sản phẩm và doanh thu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực đó.
Trong ngành công nghiệp, do tính sản phẩm đa dạng, nhiều chủng loại,việc sản xuất dựa trên trình độ kỉ thuật tiên tiến, sản xuất liên tục, khép kín nên ít phụ thuộc vào thiên nhiên và kì vụ. Do vậy, sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ nhanh chóng, thường xuyên và liên tục .
Trong ngành nông nghiệp, do sản xuất mang tính thời vụ nên việc tiêu thụ cũng mang tính thời vụ dẫn đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong năm được tập trung vào thời vụ thu hoạch .
Trong ngành xây dựng, các doanh nghiệp tiến hành sản xuất theo đơn đặt hàng, diễn ra tại thời điểm bên đặt hàng yêu cầu với tiêu chuẩn về chất lượng và giá trị sữ dụng nhất định. Vì vậy, quá trình tiêu thụ sản phẩm xây dựng cơ bản chỉ là việc bàn giao các công trình xây lắp đã hoàn thành và thu tiền về .
Trong ngành dịch vụ công cộng, doanh thu có thể rất lớn, phụ thuộc vào thời điểm và tính chất phục vụ.
1.3.2:Khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ:
Trong trường hợp giá bán sản phẩm không thay đổi thì khối lượng sản phẩm tiêu thụ có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kì. Nhưng sản phẩm đưa ra quá lớn ,vựơt quá nhu cầu thị trường thì dù sản phẩm có chất lượng như thế nào, có hấp dẫn người tiêu dùng đến mấy giá cả hợp lý đến đâu thì việc tiêu thụ cũng rất khó khăn. Ngược lại nếu không dự đoán chính xác nhu cầu thị trường, đưa ra khối lượng tiêu thu quá nhỏ thì doanh nghiệp đả đánh mất đi cơ hội tăng doanh thu, làm ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp .
Trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi thì mức doanh thu bán hàng sẻ tỉ lệ thuận với số lượng sản phẩm trong kì của doanh nghiệp, vì vậy, để tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong trường hợp này cần phải tăng khối lượng sản phẩm sản xuất hoặc khối lượng lao vụ hoàn thành. Muốn vậy, doanh nghiệp phải sử dụng giải pháp tổng hợp: Đầu tư lớn để tăng quy mô sản xuất kinh doanh, nghiên cứu thị trường, tổ chức tốt công tác tiêu thụ cũng như thu hồi kịp thời số tiền mà khách hàng phải trả về những sản phẩm hàng hoá dịch vụ mà doanh nghiệp đã cung cấp.
1.3.3:Chất lượng sản phẩm :
Chất lượng sản phẩm cũng là một nhât tố quyết định đến việc tiêu thụ sản phẩm và tăng doanh thu bán hàng. Bởi lẽ, giá trị sử dụng của sản phẩm luôn được người tiêu dùng quan tâm. Chất lượng sản phẩm tốt không chỉ thu hút khách hàng kích thích tăng khối lượng tiêu thụ mà còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng giá bán sản phẩm một cách hợp lý mà vẩn thu hút được khách hàng, tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Nhưng nếu sản phẩm chát lượng thấp thì việc tiêu thụ sẻ bị hạn chế. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi đời sống của người dânn ngày càng được cải thiện thì nhu cầu về những sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã đẹp ngày càng gia tăng. Nếu chất lượng quá thấp thì nagy cả khi bán với giá rẻ sản phẩm đó cũng không được người tiêu dùng chấp nhận, không tiêu thụ được. Như vậy, có thể nói rằng nâng cao chất lượng sản phẩmcũng là một hướng quan trọng để tăng doanh thu.
Trong nền kinh tế thị trường, cùng một loại sản phẩm có rất nhiều doanh nghiệp sản xuất. Do vậy, việc cạnh trở nên gay gắt. Khi chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp cao sẽ giúp tăng uy tín của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp chiếm ưu thế trong cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường. Khi đã có uy tín sản phẩm của doanh nghiệp được khách hàng tin tưởng, làm cho công tác tiêu thụ sản phẩm diển ra thuận lợi.
1.3.4:Giá cả sản phẩm:
Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá. Do vậy, giá cả sản phẩm là mối quan tâm của cả người bán lẫn người mua. Đối với người bán, giá cả sản phẩm ảnh hưởng tới khối lượng tiêu thụ sản phẩm, đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Đối với người mua sản phẩm, giá cả là một căn cứ quan trọng để người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm. Như vậy, giá cả biểu hiện tập trung các mối quan hệ về lợi ích kinh tế giữa người bán và người mua. Khi sử dụng công cụ này doanh nghiệp luôn phải giải quyết hài hoà các mối quan hệ này thì mới có thể tăng khối lượng tiêu thụ và doanh thu ban hàng.
Trong cơ chế thị trường, giá cả do quan hệ cung cầu quyết định. Khi cung lớn hơn cầu thì người bán cạnh tranh nhau để bán được sản phẩm, làm cho giá cả sản phẩm nhỏ hơn giá trị thị trường. Ngược lại, khi cung nhỏ hơn cầu, sản xuất không đáp ứng kịp nhu cầu nhưng người mua muốn mua sản phẩm phải trả giá cao hơn, đẩy giá cao hơn làm giá cả hàng hoá cao hơn giá cả thị trường. Nếu doanh nghiệp đưa ra một mức giá cả phù hợp vợi chất lượng sản phẩm tốt được đông đảo người tiêu dùng chấp nhận thì doanh nghiệp sẻ dễ dàng tiêu thụ sản phẩm của mình và đạt doanh thu cao. Nhưng việc định giá của doanh nghiệp còn phụ thuộc rất nhiều vào từng loại thị trường mà doanh nghiệp thâm nhập với số lượng người mua va người bán khác nhau. Như vậy, đễ có một mức giá có tính cạnh tranh cao thì doanh nghiệp phải phấn đấu hạ thấp chi phí cá biệt để hạ giá thành sản phẩm cùng loại trên thị trường. Đây là lợi thế cạnh tranh giúp doanh nghiệp có thể thu hút được khách hàng của đối thủ canh tranh, chiếm lĩnh thị trường .
1.3.5: Kết câu mặt hàng tiêu thụ:
Kết cấu mặt hàng tiêu thụ là tỉ trọng về mặt giá trị của từng loại sản phẩm tiêu thụ chiêm trong tổng giá trị sản phẩm tiêu thụ trong kì. Do nhu cầu thị trường rất đa dạng, để đáp ứng kịp thời và tăng doanh thu, các doanh nghiệp thường đưa ra thị trường nhiều loại sản phẩm khác nhau về chũng loại, kích cở, mẫu mã, phẩm cấp, giá bán…tuy nhiên khi đưa ra tiêu thụ không phải măt hàng nào cũng được tiêu thụ như nhau. Điều này không chỉ phụ thuộc vào việc sản phẩm đó có chất lượng tốt, giá cả phải chăng hay không mà còn phải hợp với thị hiếu, nhu cầu thị trường.Trên thực tế, có những mặt hàng sản xuất tương đối đơn giản, chi phí thấp nhưng tiêu thụ mạnh do hợp thị hiếu khach hàng tại thời điểm đó. Như vậy, khi đưa sản phẩm ra thị trường, mặt hàng nào phùi hợp vối nhu cầu thị trường, giá cả hợp lý, chất lượng đảm bảo thì tiêu thụ nhanh và ngược lại mặt hàng nào không được thị trường chấp nhận thì việc tiêu thụ sản phảm sẽ gặp rất nhiều khó khăn.Tóm lại, muốn đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp phải nghiên cứu, bám sát nhu cầu thị trường đẽ định ra cho mình một kết cấu mặt hàng thích hợp, đánh trung tâm lý của người tiêu dùng, đồng thời không ngừng nghiên cứu tìm tòi chế tạo các sản phẩm mới thay thế cho các sản phẩm đả lỗi thời không còn phù hợp với thị hiếu tiêu dùng Tuy nhiên doanh nghiệp cũng cần chú ý: không nên chạy theo những sản phẩm co giá cao, lợi nhuận lớn mà phá vỡ hợp đồng cung cấp những sản phẩm khác cho khách hàng bỡi vì điều đó sẽ làm dảm uy tín của doanh nghiệp.
1.3.6 : Công tác tổ chức tiêu thụ :
Nếu như trong thời bao cấp trước đây, tất cả các doanh nghiệp chỉ cần sản xuất sao cho đúng kế hoạch nhà nước giao cho mà không cần bận tâm đến việc sản phẩm có tiêu thụ được hay không thì nay ccác doanh nghiệp phải tự mình tổ chức phân phối sản phẩm, công tác thanh toán cũng như các dịch vụ sau bán hàng nhằm chiếm được cảm tình của khách hàng. Nói cách khác doanh nghiệp, các doanh nghiệp phải tự lo cả công tác tiêu thụ sản phẩm sao cho bán được nhiều sản phẩm nhất. Đây cũng là một nhân tố có ảnh hưởng lớn đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
a) Xét về mặt phân phối sản phẩm:
Phân phối là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Nếu doanh nghiệp chỉ áp dụng một hình thức phân phối duy nhất có nghĩa là doanh nghiệp tự hạn chế khả năng bán hàng của mình. Vì vậy, để thực hiện tiêu thụ rộng rải sản phẩm của mình trên thị trường, các doanh nghiệp thường phải thiết lập những kênh phân phối khác nhau để phân tán rủi ro như bán buôn bán lẻ, bán qua địa lý, qua các đối tác tiêu thụ trực tiếp …Việc các doanh nghiệp thúc đẩy hình thức tiêu thụ nào là chủ yếu và như thế nào đều phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhu cầu thị trường. Nhưng việc phân phối hàng hoá phải đảm bảo chuyển hàng hoá từ tay người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng một cách nhanh chóng, hợp lý nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp la tối đa hoá lợi nhuận.
b) Xét về mặt thanh toán :
Thông thường trong tiêu thụ sản phẩm, sự vận động của hàng hoá và của tiền vốn là đòng thời.Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường, không phải khách hàng nào củng có sẵn một lượng tiền mặt lớn để trả cho doanh nghiệp khi mua sản phẩm. Nếu doanh nghiệp không dành cho khách hàng của mình sự ưu đải nhất định khi thanh toán tiền hàng thì nguy cơ mất khách hàng cho các đối thủ cạnh tranh sẽ là tất yếu.
Chính vì thế các doanh nghiệp thường áp dụng nhiều cách thức thanh toán như bàng tiền mặt, sec, chuyễn khoản, trao đổi hàng; Thồi điểm thanh toán củng tuy thuộc vào khách hàng: Có thể thanh toán ngay hoặc trả chậm. Điều đó sẽ giúp cho doanh nghiệp thu hút được nhiều khách hàng với khả năng tài chính khác nhau, thói quen chi trả khác nhau tìm đến với các doanh nghiệp. Bên cạnh đó nếu doanh nghiệp có những khuyến khích đối với những khách hàng thanh toán nhanh, hay mua số lượng lớn, thanh toán trước thì sẽ giúp đẫy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm.
c)Xét về dịch vụ sau bán hàng:
Trong nền kinh tế thị trường “ Khách hàng là thượng đế”. Điều này phản ánh một thực tế là các doanh nghiệp muốn tiêu thụ sản phẩm phải phụ thuộc rất nhiều vào khách hàng. Vì thế, muốn giữ được khách hàng một cách lâu dài, doanh nghiệp phải dành được ưu đãi cho khách hàng không chỉ vào lúc bán hàng mà còn cả sau khi bán hàng. Các doanh nghiệp cung cấp các dich vụ như dịch vụ vận chuyễn, bảo hành sản phẩm, lắp đặt…giúp cho khách hàng cảm thấy yên tâm khi đang sư dụng sản phẩm của doanh nghiệp, tăng thêm uy tín của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh khốc liệt.
d) Quang cáo, xúc tiến bán hàng :
Trong nền klinh tế thị trường, người yiêu dùnh đúng trước rất nhiều lụa chọn và quền quyết định lụa chọn sản phẩm nào hoàn toàn phụ thuộc vào ngưòi tiêu dùng.Vì thế, các doanh nghiệp luôn tìm mọi cách giới thiệu sản phẩm của mình cho người tiêu dùng. Quảng cáo chính là một giải phấp hửu hiệu để người tiêu dùng để người tiêu dùng biết đến sản phẩm của doanh nghiệp. Bởi lẽ quãng cáo cung cấp cho người tiêu dùng những thông tin về sản phẩm như tên sản phẩm, công dụng, chất lượng, giá cả, của sản phẩm …Không chỉ có vậy quãng cáo còn là một phương thức truyền tải thông điệp của doanh nghiệp tới người tiêu dùng nhằm hướng dẩn định hướng tiêu dùng đối với doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp. Do đó quãng cáo sẻ kích thích các nhu cầu của khách hàng và giúp cho việc tiêu thụ thuận lợi hơn. Đồng thời qua quãng cáo những đối tác phân phối sản phẩm sẽ tìm đến doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp mỡ rộng thị trường tiêu thụ.
Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, việc quãng cáo trỡ thành một hoạt động không thể thiếu. Kinh phí sữ dụng cho hoạt động này càng tăng. Tuy nhiên việc quãng cáo không phải chạy theo số lượng mà nhất thiết phải trung thực, có văn hoá nếu không sẽ phản tác dụng. Đi đôi với việc quãng cáo là công tác yễm trợ bán hàng như khuyến mãi cho kênh phân phôi, khuyến mãi cho người tiêu dùng cuối cùng củng góp phần tạo ra sức hấp dẫn tiêu thụ hay tài trợ cho các chương trình xã hội giãi trí.
1.3.7: Các nhân tố khác:
Trong điều kiện hiện nay, từ khâu sản xuất cho đén khâu tiêu thụ sản phẩm của doang nghiệp đều phải gắn liền với thị trường. Sản xuất phải xuất phát từ nhu cầu thị trường, tiêu thụ sản phẩm là đua sản phẩm ra thị trường và phải được thị trường chấp nhận thì mới có thể đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Như vậy, thị trường không chỉ là nơi tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp mà còn cung cấp các thông tin quan trọng phục vụ cho việc điều hành và quản lý các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Vì vậy, đễ thành công doanh nghiệp phải nghiên cứu kĩ thị trường đễ từ đó nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng cũng như giá cả chất lượng sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh nhằm xây dựng cho mình chính sách tiêu thụ hợp lý cho từng thị trường, từng loại khách hàng.
Ngoài ra, các nhân tố thuộc về môi trường vĩ mô như đường lối chính sách của nhà nước, trình độ phát triển của nền kinh tế, cơ sở hạ tầng…cũng ảnh hưỡng không nhỏ đến việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
2. Sự cần thiết phải dẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm ở doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
2.1: Mối quan hệ giữa tai chính doanh nghiệp và tiêu thụ sản phẩm:
Tài chính doanh nghiệp xét về bản chất là các mối quan hệ phân phối dưới hình thức giá trị gắn liền với việc tạo lập và sữ dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp trong qua trình kinh doanh. Xét về hình thức, tài chính doanh nghiệp phản ánh sự vận động và chuyển hoá của các nguồn lực tài chính trong quá trình phân phối đẻ tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ của doanh nghiệp.
Nếu nhìn nhận tài chính doanh nghiệp trên cả hai trạng thái tĩnh và độngằnh trên chúng ta mới có cái nhìn toàn diện hơn khi xem xét sự tác động của tiêu thụ sản phẩm tới tài chính doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm xét trên các mặt lượng và tốc độ tiêu thụ nhanh, chậm đều tác động đến tài chính doanh nghiệp.
Tình hình tài chính doanh nghiệp được đặc trưng bởi 4 nhóm chỉ tiêu:
_ Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán: Biểu hiện khả năng trả nợ của doanh nghiệp, chỉ ra phạm vi, quy mô của các khoản nợ và mức độ đảm bảo tài chính của các doanh nghiệp đối với các khoản nợ đó trong các thời kì phù hợp với thời hạn nợ phải trả.
_ Nhóm chỉ tiêu về kết cấu tài chính: Thể hiện kết cấu vốn của doanh nghiệp cho biết vốn của doanh nghiệp gồm những nguồn nào, tỷ trọng mỗi nguồn là bao nhiêu, nguồn nào là chủ yếu…
_ Nhóm chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh: Cho biết doanh nghiệp khai thác và sử dụng các nguồn lực tài chính có hiệu quả hay không, việc quay vòng vốn diễn ra như thế nào, tốc độ quay vòng so với mức trung bình của toàn ngành.
_Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời: Phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đó củng là cơ sở để so sánh doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác cùng ngành về hiệu quả kinh doanh.
Các chỉ tiêu này đều được xác định baừng con số tỉ lệ mà một trong hai yếu tố của tỉ lệ đó có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến doanh thu bán hàng, chẵng hạn:
+ Vòng quay hàng tồn kho = giá vốn hàng bán: Hàng tồn kho bình quân
+ Vòng quay khoản phải thu = Doanh thu thuần: Số dư bình quân các khoản phải thu.
+ Hiệu suất sử dụng vốn cố định= Doanh thu thuần: Vốn cố định bình quân.
+ Tĩ suất lợi nhuận trên doanh thu= Lợi nhuận thuần: Doanh thu thuần.
Việc tiêu thụ sản phẩm đều tác động đén tất cả các chỉ tiêu trên
Nếu sản phẩm được tiêu thụ nhanh chóng sẽ giúp cho doanh nghiệp thu được các khoản chi phí đã bỏ ra trong quá trình sản xuất, tăng nhanh vòng quay của vốn, rút ngắn kì thu tiền trung bình, tăng hiệu suất sữ dung vốn cố định, từ đó làm tăng lợi nhuận, doanh lợi vốn tức là tăng khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Khi lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên sẽ làm tăng vốn chủ sở hữu, giảm hệ số nợ làm cho kết cấu tài chính doanh nghiệp thay đỗi theo phương thức vững chắc và ỗn định, tạo niềm tin cho chũ nợ. Nếu tiêu thụ diễn ra chậm chạp sẽ gây ra tình trạng ứ đọng vốn, làm giảm tốc độ chu chuyễn vốn lưu động, giảm hiệu suất sử dụng vốn cố định. Tiêu thị sản pjhẩm giảm làm lợi nhuận bị giảm sút, vốn chủ sở hữu không đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh nên phỉa đi vay ngoài kế hoạch, phát sinh tiền lãi cao làm giảm lợi nhuận, hệ số nợ tăng, khả năng thanh toán của doanh nghiệp giảm đi làm ảnh hưỡng đến tình hình tài cính của doanh nghiệp nếu nặng hơn sẽ dẫn đến phá sản. Trong trường hợp doanh nghiệp không tiêu thụ được sản phẩm thì hàng tồn kho tăng, vốn kinh doanh bị ứ đọng không thể quay vòng. Nếu doanh nghiệp không có các giải pháp khắc phụ kịp thời thì sẽ đẫy đén bờ vực phá sản
Như vậy, tiêu thụ sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ và tác động mạnh mẽ đến tình hình tài chính của doanh nghiệp và đến lượt tài chính của doanh nghiệp cũng có tác động không nhỏ tới công tác tiêu thụ, tới tất cả các khâu của quá trình tiêu thụ:
_ Tài chính doanh nghiệp có vai trò tổ chức huy động, đảm bảo đầy đủ kịp thời vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được thường xuyên liên tục. Nhờ đó, doanh nghiệp mới có thể sản xuất ra những sản phẩm đáp ứng đầy đũ yêu cầu về số lượng chất lượng, quy cách chủng loại... theo yêu cầu của khách hàng.
_ Tài chính doanh nghiệp có nhiệm vị phân tích đánh giá và lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh với chi phí hợp lý nhất đảm bảo sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng tốt mà mà giá thnàh thấp nhất. Đây là cơ sở để doanh nghiệp hạ giá bán sản phẩm, tạo thế mạnh trong cạnh tranh đễ kích thích tiêu thụ.
_ Tài chính doanh nghiệp căn cứ vào các thông tin về giá cả, quy mô thị trường, đánh giá năng lực máy móc thiết bị, nhân công… để đề ra kế hoạch tiêu thụ. Vì khi sản phẩm được sản xuất quá nhiều, không tiêu thụ hết nên làm ứ đọng vốn, tăng các chi phí bảo quản, lưu kho bải, gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Hay khi kế hoạch đưa sản phẩm ra thị trường với khối lượng lớn nhưng không đúng thời điểm cũng sẽ anh hưỡng đén tốc độ tiêu thụ sản phẩm cũng như khối lượng tiêu thụ
_Tài chính doanh nghiệp thông qua chức năng giam đốc thực hiện quản lý và giám sát thường xuyên các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Đối với khâu sản xuất, qua sổ sách số liệu ké toán, định mức kĩ thuật…tổ chức kiểm tra và giám sát đảm bảo cho việc sữ dụng vốn được đúng mục đích , đúng đối tượng, việc sản xuất được thực hiện theo đúng quy trình, tránh hao hụt lãng phí vật tư làm hạn giá thành sản phẩm mà chất lượng vẩn đảm bảo và sản phẩm tiêu thụ dễ dàng. Trong khâu bán hàng, tài chính doanh nghiệp giám sát chặt chẽ việc thực hiện dự toán chi phí bán hàng và sữ dụng các khoản chi phí này tránh mọi hiện tượng bớt xén sữ dụng sai mục đích… Nhờ vậy sản phẩm được bảo quản đúng quy cách , công tác vận chuyển và bảo hành sản phẩm được thực hiện tốt …Giúp cho sản phẩm được tiêu thụ mạnh hơn .
_Tài chính doanh nghiệp có nhiệm vụ thực hiện phân phối lợi nhuận và trích lập sữ dụng các quỹ trong doanh nghiệp trong đó quỹ tiền lương cho công nhân viên cũng như quỹ khen thưỡng cho họ cũng có tác động không nhỏ đén công tác tiêu thụ sản phẩm. Nếu tài chính doanh nghiệp thực hiện tốt việc dự toán quỹ lương cũng như thực hiện tốt chính sách tiền lương , tiền làm thêm giờ, khen thưỡng sáng kiến trong sản xuất kinh doanh sẽ kích thích người lao động tích cực tham gia sản xuất để đảm bảo cung cấp đầy đủ lượng sản phẩm với chất lượng tốt, kịp thời điểm tiêu thụ. Trong khâu bán hàng , tiền lương tiền thưởng cũng là công cụ kích thích họ năng động hơn trong việc tìm kiếm các thị trường và khách hàng mới cho doanh nghiệp, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm .
Tài chính doanh nghiệp cũng sử dụng công cụ có tính chất đòn bẩy để thúc đẫy tiêu thụ như: định giá bán , chính sách chiết khấu , bán chịu sản phẩm cho khách hàng , hoa hồng đại lý …nhằm xây dựng nên một chiến lược tiêu thụ sao cho vừa tăng được khối lượng hàng bán ra, vừa thu được tiền hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Như vậy, mối quan hệ giữa công tác tiêu thụ sản phẩm và tài chính doanh nghiệp là mối quan hệ biện chứng . Chúng tác động qua lại lẫn nhau. vì thế, doanh nghiệp phải luôn biết cách khai thác mối quan hệ này theo hướng có lợi nhất cho doanh nghiệp , có vậy mới thúc đẩy sự phát triễn và tính hiệu quả của cả công tác tiêu thụ sản phẩm và tài chính doanh nghiệp nói chung. Đặc biệt trong bối cảnh các doanh nghiệp cạnh tranh gay gắt như hiện nay, tiêu thụ sản phẩm trở nên khó khăn hơn rất nhiều, các doanh nghiệp áp dụng các biện pháp phi tài chính vẫn chưa đủ mà còn cần phải quan tâm thích đáng hơn nữa đến các chính sách về tài chính.
2.2: Sự cần thiết phải đẫy mạnh tiêu thụ sản phẩm bằng các giải pháp kinh tế tài chính :
Trước khi chuyển sang nền kinh tế thi trường, các doanh nghiệp Việt Nam không hề bận tâm đến viêc tiêu thụ sản phẩm. Họ chỉ cần thực hiện sản xuất đủ chỉ tiêu kế hoạch nhà Nước . Khi chuyễn sang nền kinh té thị trường, các doanh nghiệp phải đảm nhận toàn bộ các khâu từ sản xuất đén tiêu dùng, tự xoay xỡ tìm đâù ra cho sản phẩm của mình . Lúc này, đẩy mạnh tiêu thụ đã trở thành nhu cầu cấp thiết của tất cả ccá doanh nghiệp không muốn bị đào thải bởi các quy luật khắc nghiệt trên thương trường .
Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của một chu kì sản xuất kinh doanh và mỡ đầu cho một chu kì sản xuất mới. Doanh nhiệp đầu tư vốn mua các yếu tố đầu vào, tiến hanh sản xuất kinh doanh đẻ cuối cùng thu lại được đồng vốn của mình dưới hình thái tiền tệ. Với hình thái này, vốn lại dược sữ dụng cho chu kì sản xuất kinh doanh mới. Như vậy vốn của doanh nghiệp chỉ trở lại hình._. thái tiền tệ thông qua con đường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá. Thực hiện tốt công tác tiêu thụ sản phẩm sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Vốn lưu động là toàn bộ số tiền ứng trước để mua sắm tái sản lưu động phụ vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Qua mỗi giai đoạn của chu kì kinh doanh, vốn lưu động lại thay đôir hình thái biểu hiện, từ hình thái vốn tiền tệ ban đầu chuyển sang hình thái vốn vật tư hàng hoá dự trữ và vốn sản xuất, rồi cuối cùng trở lại hình thái vốn tiền tệ. Sau mỗi chu kỳ sản xuất, vốn tiền tệ hoàn thành một vòng luân chuyển. Tiêu thụ nằm ở cuối giai đoạn chu kỳ tái sản xuất. Nếu không thực hiện tốt việc tiêu thụ thì chu kỳ sản xuất sẽ bị kéo dài, vốn lưu dộng ứ động, vòng quay vốin chậm. Mặt khác cùng với quá trình tiêu thụ thành phẩm, hàng hoá dịch vụ là quá trình thu hồi kịp thời số tiền mà khách hàng phải trả về những sản phẩm hàng hoá ,dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Nếu thực hiện không tốt việc này sẽ làm cho vốn lưu động của doanh nghiệp bị chiếm dụng, giảm hiệu quả sử dụng vốn. Như vậy việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm sẽ đẫy nhanh tốc độ luân chuyễn vốn lưu động, rất ngắn thời gian thu được các khoãn phải thu, từ đó giúp ổn định tình hình tài chính của doanh nghiệp
Chỉ có thông qua tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp mới có nguồn vật chất để trang trãi các chi phí đả bỏ ra. Những chi phí này bao gồm các chi phí mà doanh nghiệp đả ứng trước cho quá trình sản xuất như chi phí nhân công, chi phí khấu hao, chi phí nguyên vật liệu, chi phí dịch vụ mua ngoài…Ngay cả khi sản phẩm đả được tạo ra thì doanh nghiệp vẩn phải bỏ ra nhiêu khoản chi phí cho việc bán hàng. Việc tiêu thụ sản phẩm trước hết giúp doanh nghiệp bù đắp được các chi phí đả bỏ ra. Nếu doanh nghiệp không có khả năng bù đắp những chi phí đó thì có nghĩa là doanh nghiệp không thể tồn tại trên thị trường.
Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm không chỉ bù đắp những chi phí mà doanh nghiệp đả bỏ ra còn mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Có thể nói, lợi nhuận là mục tiêu mà doanh nghiệp nào củng mong muốn đạt được. Lợi nhuận được xác định bằng cách lấy doanh thu trừ đi chi phí: LN= DT- CP
Từ công thức này ta thấy việc đãy mạnh tiêu thụ có tác động đến cả hai yêú tố xác định lợi nhuận. Tăng khối lượng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ doanh nghiệp sẽ tăng được doanh thu. Tổ chức tốt công tác tiêu thụ sẽ giảm được các chi phí bán hàng, chi phí bảo quản sản phẩm… Nhờ vậy, lợi nhuận doanh nghiệp sẻ tăng lên. Tăng lợi nhuận sẽ giúp doanh nghiệp tăng thu nhập cho người lao động, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước, ngoài ra doanh nghiệp còn có tích luỹ để mở rộng tái sản xuất hoặc chớp cơ hội liên doanh liên kết …
Việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm đến mức độ nào đó sẽ giúp doanh nghiệp khẳng định được vị trí của mình trên trương trường. Bởi lẽ khối lượng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ doanh nghiệp dược tiêu thụ càng nhiều thể hiện thị phần mà doanh nghiệp chiếm lĩnh ngày càng tăng, sản phẩm của doanh nghiệp ngày càng được đông đảo người tiêu dùng biết đến. (( quen mặt,đắt hàng)), uy tín của doanh nghiệp ngày càng cao, thương hiệu của doanh nghiệp dần được định vị, nhờ vậy khả năng canh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ khác tăng lên rất nhiều.
Ngày nay khi nước ta chuẩn bị hội nhập về thương mại với khu vực và thế giới , tăng cường thương mại quốc tế , xoá bỏ các hàng rào thuế quan bảo hộ thì các doanh nghiệp Việt Nam lại đứng trước những yêu cầu mới, khó khăn hơn rất nhiều. Trong đó một nhiệm vụ vô cùng cấp thiết đang đặt ra đối với các doanh nghiệp Việt Nam là pahỉ tìm mọi cách đãy mạnh tiêu thụ sản phẩm nhằm nhanh chân chiếm lĩnh thị trường, khẵng định thương hiệu của các daonh nghiệp Việt Nam. Bởi lẽ nếu không tận dụng thời cơ chiếm lĩnh thị trường trong nước thì khi hội nhập,việc cạnh tranh với các công ty, tập đoàn lớn nước ngoài sẽ khó khăn hơn gấp bội đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đấy là chưa kể đến việc tìm đến một chổ đứng trên thị trường nước ngoài. Vì lẽ đó các doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp, sữ dụng mọi công cụ có trong tay để có thể đẫy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh những giải pháp về quản lý và giải pháp kinh tế kỹ thuật, các giải pháp về tài chính để đẩy nhanh quá trình tiêu thụ tỏ ra rất hiệu quả. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có nguyên nhân về nhận thức và trinh độ, ccá giải pháp về tài chính trong lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm chưa được các doanh nghiệp quan tâm đúng mức. Vì thế công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp vẩn còn nhiều bất cập là ảnh hưỡng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Như vậy, xuất phát từ mối quan hệ giữa tài chính doanh nghiệp và tiêu thụ sản phẩm và yêu cầu cnạh tranh khốc liệt đặt ra cho các doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay, việc tìm kiếm và sữ dụng linh hoạt các giải pháp kinh tế nói chung và các giải pháp tài chính nói riêng để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm là thực sự cần thiết.
chương 2
Tình hình tiêu thụ sản phẩm
ở công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty:
1.1: Vài nét về lịch sử hình thành, hoạt động và phát triển của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà.
Tên công ty: Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà
Tên viết tắt: Haihaco
Tên giao dịch bằng tiếng anh:
Hai ha Confectionery Joint_Stock Company
Trụ sở chính:
Số 25 đường Trương Định - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội
Điện thoại: 048631683
Fax: 048631683
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0103003614 do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày: 20/01/2004
Mã số thuế: GTGT 0100100914-1
Tài khoản ngân hàng 710 A.00009 tại chi nhánh ngân hàng Công thương Thanh xuân, 275 Nguyễn Trãi - quận Thanh Xuân - tp Hà Nội
Vốn điều lệ: 36,500,000,000 VNĐ
Email: haihaco@hn.vnn.vn
Website:
Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh:
Địa chỉ: 778/13/ Nguyễn Kiệm - P4 - quận Phú Nhuận
Tel: 08 8955854
Fax: 08 8421823
Chức năng của công ty:
Là một doanh nghiệp nhà nước chuyên sản xuất kinh doanh bánh kẹo, Công ty có chức năng sau:
Công ty chuyên kinh doanh, sản xuất bánh kẹo phần lớn đáp ứng nhu cầu trong nước và một phần dành cho xuất khẩu.
Lịch sử ra đời và các giai đoạn phát triển
Haihaco là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ công nghiệp quản lý. Trải qua 44 năm xây dựng trưởng thành với nhịp bước thăng trầm gắn liền với từng thời kỳ phát triển. Quá trình phát triển có thể tóm tắt như sau:
* Giai đoạn từ 1959 - 1960:
Tháng 1/1959, Tổng công ty nông thuỷ sản miền Bắc đã xây dựng một cơ sở thực nghiệm nghiên cứu hạt trân châu (TAPIOCA) với 9 cán bộ công nhân viên của Tổng công ty gửi sang do đồng chí Võ Trị làm giám đốc.
Từ giữa năm 1959 đến tháng 4/1960, thực hiện chủ trương của Tổng công ty nông thuỷ sản miền Bắc, anh chị em trong công ty đã bắt tay vào nghiên cứu, thử nghiệm và sản xuất mặt hàng miến từ nguyên liệu đậu xanh để cung cấp miến cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.
Ngày 25/12/1960 xưởng miến Hoàng Mai ra đời đánh dấu bước ngoặt đầu tiên cho sự phát triển của nhà máy sau này.
* Giai đoạn từ 1962 - 1967:
Từ năm 1961 - 1965, Xưởng miến Hoàng Mai đã tập trung nhân lực và mở rộng sản xuất và là mặt hàng chính của xí nghiệp. Đồng thời xí nghiệp đã thử nghiệm thành công và đưa vào sản xuất mặt hàng xì dầu cung cấp nước chấm cho thị trường và chế biến tinh bột ngô cung cấp cho nhà máy pin Văn Điển.
Năm 1966, Viện thực vật đã lấy xí nghiệm làm cơ sở sản xuất thử nghiệm các đề tài thực phẩm để phổ biến cho các địa phương nhằm giải quyết hậu cần tại chỗ, theo quyết định của bộ công nghiệp nhẹ xí nghiệp đổi tên thành "Nhà máy thực nghiệm, thực phẩm Hải Hà" thuộc Bộ lương thực thực phẩm quản lý. Ngoài sản xuất tinh bột ngô, nhà máy còn sản xuất viên đạm, tương, nước chấm lên men, nước chấm hoa quả, bánh mỳ, bột dinh dưỡng và bước đầu nghiên cứu mạch nha.
* Giai đoạn từ 1968 - 1991:
Giữa tháng 6/1970, thực hiện chỉ thị của Bộ lương thực thực phẩm, nhà máy đã chính thức tiếp nhận phân xướng kẹo của nhà máy kẹo Hải Châu bàn giao sang với công suất 900 tấn/ năm và đổi tên thành "Nhà máy thực phẩm Hải Hà" với số cán bộ công nhân viên là 555 người với nhiệm vụ chính là sản xuất kẹo, mạch nha tinh bột.
Tháng 12/1976, nhà máy phê chuẩn phương án thiết kế mở rộng nhà máy thực phẩm Hải Hà với công suất thiết kế là 6000 tấn/ năm.
Năm 1980, quán triệt nghị quyết Trung ương lần thứ 6 (khoá V) nhà máy chính thức thành lập bộ phận sản xuất phụ là rượu và thành lập nhóm thiết kế cơ bản.
Năm 1981 nhà máy chuyển giao sang Bộ công nghiệp thực phẩm quản lý với tên gọi là "Nhà máy thực phẩm Hải Hà".
Năm 1987, nhà máy đổi tên thành "Nhà máy kẹo xuất khẩu Hải Hà" trực thuộc Bộ công nghệ và công nghiệp thực phẩm.
* Giai đoạn từ 1992 đến nay:
Tháng 5/1992, công ty liên doanh với Nhật Bản và Hàn Quốc. Từ đó sản phẩm của công ty được nâng cao chất lượng, đa dạng hoá chủng loại, mẫu mã, đồng thời tạo được uy tín trên thị trường trong và ngoài nước.
Công ty liên doanh với công ty kameda Nhật Bản thành lập liên doanh Hâih-Kotobuki.
Công ty liên doanh với công ty của Hàn Quốc thành lập liên doanh Haiha-Miwon.
Tháng 7/1992, theo quyết định số 216/CNN-TCLD của bộ công nghiệp nhẹ (24/3/1992) nhà máy đổi tên thành Công ty bánh kẹo Hải Hà với tên giao dịch là HAIHACO thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ quản l.
Tháng 9/1995, công ty sát nhập nhà máy Việt Trì
Tháng 7/1996 công ty sát nhập thêm nhà máy bột dinh dưỡng Nam Định.
Như vậy với chỗ đứng hiện nay, Công ty bánh kẹo Hải Hà đã phải trải qua nhiều khó khăn. Hiện nay rất nhiều các cơ sở sản xuất đã phải giải thể hoặc sát nhập với công ty khác để hợp tác sản xuất kinh doanh do khả năng cạnh tranh suy giảm thế nhưng Công ty bánh kẹo Hải Hà bằng tiềm lực sẵn có với nỗ lực không ngừng vươn lên đã tự khẳng định mình và tiếp tục thực hiện chức năng sản xuất kinh doanh phục vụ nhu cầu xã hội ngày càng tốt hơn. Tính đến nay, Công ty có 5 xí nghiệp thành viên và 2 công ty liên doanh.
Năm 2003, thực hiện chủ trương cổ phần hoá công nghiệp nhà nước của Chính phủ và theo quyết định số 191/2003/QĐ-BCN ngày 14/11/2003 của Bộ trưởng bộ công nghiệp Công ty chuyển thành "Công ty cổ phần bánh kẹo Hải hà" với 51% vốn nhà nước, 49% còn lại bán cho nhân viên.
Đồng thời với việc thành lập công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà thì công ty cũng phải cải cách lại cơ cấu công ty đặc biệt là quyền quản lý đối với hai liên doanh HaiHa-Kotobuki và Haiha-Miwon.
Haiha-Kotobuki chuyển về cho bộ công nghiệp quản lý.
Haiha-Miwon chuyển thành công ty 100% vốn nước ngoài.
Ngày 20/1/2004 công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà chính thức đi vào hoạt động.
Trong quá trình phát triển, công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà luôn là lá cờ đầu trong ngành sản xuất bánh kẹo, không ngừng cải tiến đổi mới sản phẩm của mình cho phù hợp với nhu cầu của thị trường tiêu thụ với tiêu chí đặt chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm lên hàng đầu. Cho tới nay công ty đã có hơn 200 loại sản phẩm bánh kẹo các loại với mạng lưới tiêu thụ rộng khắp cả nước.
Những chứng nhận và khen thưởng Doanh nghiệp nhận được từ các tổ chức Nhà nước.
- 4 huân chương lao động hạng 3 (1960 - 1970)
- 1 huân chương lao động hàng nhì (1985)
- 1 huân chương hạng nhất 1990
- 1 huân chương độc lập hạng 3 (1997)
Sản phẩm công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà được những huy chương vang bạc trong các cuộc triển lãm hội trợ hàng công nghiệp Việt Nam, triễn lãm hội chợ thành tựu kinh tế quốc dân, triển lãm khoa học - kinh tế Việt Nam và thủ đô.
- Sản phẩm của công ty bánh kẹo Hải Hà được người tiêu dùng mến mộ chọn Hàng Việt Nam chất lượng cao trong nhiều năm liền 1997, 1998, 1999, 2000, 2001, 2002 và 2003.
1.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp:
Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty là các bộ phận lao động quản lý chuyên môn hoá có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, cùng tham điều hành quản lý xí nghiệp. Cơ cấu tổ chức của công ty được thể hiện theo mô hình đa bộ phận với cơ cấu tổ chức trực tuyến có nghĩa là: Các công việc hàng ngày của các phân xưởng (xí nghiệp) thuộc trách nhiệm quản lý của các trưởng, phó, các phòng ban rồi của giám đốc. Tổng giám đốc quản lý công ty theo chế độ một thủ trưởng, các phòng ban chức năng có trách nhiệm tham mưu cho toàn hệ thống trực tuyến, các ý kiến đề xuất khi được tổng giám đốc thông qua sẽ trở thành mệnh lệnh được truyền đạt từ trên xuống dưới theo tuyến đã định.
Cơ cấu tổ chức của công ty được thể hiện dưới sơ đồ sau:
Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà
Đại hội cổ đông
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc
Các trưởng, phó phòng, ban, đội, trạm
Tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc tài chính
Phó tổng giám đốc kinh doanh
Phòng tài vụ
Phòng phục vụ sản xuất
Phòng HCTH
Phòng KCS
Phòng kinh doanh
Chi nhánh TP HCM
Chi nhánh Đà Nẵng
XN thực phẩm Việt Trì
XN bánh
XN kẹo
XN kẹo chew
XN phù trợ
XN bột dinh dưỡng Nam Định
Sơ đồ 2. Bộ máy quản lý của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà
:
Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà theo hình thức vừa trực tiếp vừa chức năng, bao gồm:
Đại hội đồng cổ đông: Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết. Đây là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, có quyền và nghĩa vụ nư sau:
Quyết định loại cổ phần và số lượng chào bán của từng loại, qui định lợi tức hàng năm của từng cổ phần.
Quyết định bổ sung, sửa đổi điều lệ công ty, trừ trường hợp điuề chỉnh vốn điều lệ do bán thêm cổ phàn mới trong phạm vi số lượng cổ phần được quyền chào bán quy định tại điều lệ của công ty.
Hội đồng quản tri: Đây là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đén mục đích, quyền lợi của công ty như quyết định chiến lược phát triển công ty, quyết định phương án đầu tư...
Ban kiểm soát: Có chức năng kiểm tra tính hợp lý và hợp pháp trong quản lý, điều hành hạot động kinh doanh, trong ghi chép sổ kế toán và báo cáo tài chính, thường xuyên thong báo với Hội đồng quản trị về kết quả hoạt động, tahm khảo ý kiến của HĐQT.
Ban giám đốc: Gồm 1 tổng giám đốc và 2 phó giám đốc điều hành
Giám đốc điều hành: Là người chịu trách nhiệm chính và có quyền cao nhất về công việc sản xuất kinh doanh. Giám đốc là chủ tài khoản, thực hiện việc trả lương cho cán bộ công nhân viên. Sự giám sát, theo giỏi và những quyết định của giám đóc dựa trên các báo cáo tài chính từ các phồng ban, mà đứng đầu là các trưởng phòng.
Phó giám đốc điều hành: Chịu trách nhiệm trước giám đốc về kế hoạch kinh doanh, được giám đốc uỷ quyền kí kết các hợp đồng sản xuất với bạn hàng.
Các phòng ban bao gồm:
_ Phòng tổ chức tài chính: Có nhiệm vụ bố trí sắp xếp đội ngũ cán bộ có kế hoạch lâu dài, ổn định, đào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn đội ngũ cán bộ công nhân viên, xữ lý giải quyết các chế độ Nhà nước, tính định mức lương và theo dõi ngày công của người lao động, bảo vệ nội bộ của cơ quan.
_ Phòng tài chính kế toán:
Phản ánh, ghi chép, các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mọtt cách kịp thời, chính xác, theo đúng phương pháp quy định.
Thu thập, phân laọi, xữ lý, tổng hợp số liệu, thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nhằm xác định, cung cấp những thông tin cần thiết cho các đối tượng sữ dụng thông tin khác nhau, tiến hành tổng hợp số liệu, nhập các báo cáo tài chính.
Thực hiện phân tích tình hình tài chính, đề xuất các biện pháp cho ban lãnh đạo công ty để có đường lối phát triển đúng đắn, đạt hiệu quả cao nhất trong công tác quản trị doanh nghịêp.
_ Phòng kế hoạch: Đảm bảo kế haọch sản xuất sản phẩm, kế hoạch đầu ra của sản phẩm, lên kế hoạch bao tiêu sản phẩm của công ty, lập biểu giá phù hợp với thị trường để tiêu thụ sản phẩm.
_ Phòng nghiên cứu phát triển: Làm công tác nghiên cứu của sản phẩm mới, hoàn thiện tính năng tác dụng của sản phẩm, nghiên cứu thị trường.
_ Phòng đảm bảo chất lượng và cơ điện: Theo dỏi, giám sát và kiểm tra chất lượng đầu vào, quá trình sản xuất và sản phẩm được sản xuất ra.
_ Phồng kiểm tra chất lượng: Có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi xuất dùng.
_ Phòng vật tư: Nghiên cứu, lập kế hoạch dự báo số nguyên vật liệu được dùng trong từng thời gian nhất định để có báo cáo lên ban lảnh đạo nhập nguyên liệu cho quá trình sản xuất.
1.3: Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty:
* Nhân sự
Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà có khoảng 2000 người, bao gồm cả lao động gián tiếp và trực tiếp, theo hợp đồng dài hạn và ngắn hạn, làm việc và phụ trách thị quản lý ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Bộ máy tổ chức và quản lý của công rất khoa học: chủ tịch hội đồng quản trị, các thành viên hội đồng quản trị... Về quản lý có tổng giám đốc - 2 phó tổng giám đốc phụ trách về kinh doanh và tài chính - bên dưới là các phong ban do các trưởng và phó phòng quản lý. Cơ cấu quản lý chặt chẽ và thống nhất, giữa các phòng ban có các mối liên hệ mật thết và hỗ trợ cho nhau. Các cán bộ công nhân viên trong công ty hầu hết đều có trình độ đại học, có năng lực chuyên môn cao, nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm cao, và sáng tạo... Đây là yếu tố quyết định sự thành công của công ty, giúp công ty phát triển và đứng vững trên thị trường.
* Tài chính
Tình hình tài chính của công ty trong 4 năm 2002, 2003, 2004, 2005 có sự thay đổi, vì do giai đoạn này công ty đang trong quá trình đầu tư đổi mới, cải tiến công nghệ, thực hiện cổ phần hoá và cũng là thời gian công ty đẩy mạnh sản xuất và mở rộng thị trường nhằm chiếm lấy thị phần và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, lên các chỉ tiêu về nguồn vốn đều tăng (Nguồn vốn huy động đầu tư và phát triển tư từ ngân sách nhà nước 2002 là 24,18 tỷ đồng; 2003 là 13,780 tỷ đồng, 2004 là 20 tỷ,2005 là 32 tỷ. Vay thương mại năm 2002 là 21,780; năm 2003 là 13,38 tỷ đồng, năm 2004 là 19,6 tỷ đồng, năm 2005 là 31,5 tỷ đồng) - theo nguồn báo cáo tài chính hàng năm.
* Mặt hàng kinh doanh
Các sản phẩm của công ty rất đa dạng có đủ các chủng loại để phục vụ cho đông đảo người tiêu dùng như kẹo chew, kẹo cây, kẹo que, kẹo chip, bánh sữa dừa, bánh vừng, mai, brifiant, kẹo mềm... Sức cạnh tranh của loại sản phẩm này trên thị trường là rất cao đặc biệt là kẹo mềm.
Công ty hiện có các nhóm sản phẩm chính sau:
- Bánh quy
- Kẹo chew
- Bánh kẹo hộp
- Kẹo mềm
- Bánh kem xốp
- Kẹo jelly
- Bánh Cracker
- Kẹo cứng
- Bánh trung thu
- Haihapop
Mặt khác do tính chất của mặt hàng bánh kẹo là sảnphẩm không thường xuyên với người tiêu dùng, các mặt hàng trên có tính thời vụ cao đặc biệt là vào các dịp tết, lên công ty đã thực hiện việc sản xuất và cung cấp các sản phẩm phục vụ cho từng mùa, từng thời điểm để đáp ứng được nhu cầu của đông đảo người tiêu dùng.
* Thị trường
HaiHaCo có thị trường bao phủ cả ba miền Bắc, Trung, Nam, trong đó thị trường chính mà công ty hướng tới là miền Bắc chiếm khoảng 70%, sau đó là thị trường miền Trung và thị trường miền Nam. Tại miền Bắc, sản phẩm của công ty đều có mặt trên các tỉnh thành, trong đó có các tỉnh: Hải Phòng, Phú Thọ, Hà Nội, Nam Định, Hà Nam, Hà Tây là các tỉnh tiêu thụ chủ yếu các sản phẩm của công ty. Công ty còn có chiến lược tăng thị phần ở các tỉnh phía Nam, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ.
*Kỹ thuật công nghệ
Ngày nay công nghệ, kỹ thuật phục vụ cho việc sản xuất bánh kẹo có nhiều sự biến đổi. Hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng bánh kẹo đã thực hiện việc đổi mới và cải tiến công nghệ sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất lao động tiêu biểu là: công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà, công ty cổ phần bánh kẹo Kinh Đô, Công ty bánh kẹo Tràng An, BiBiCa... Đối với Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà thì đã đầu tư thêm một dây chuyền sản xuất kẹo cây, kẹo mềm, đặc biệt là kẹo chew cải tiến các công nghệ sản xuất các loại bánh kẹo khác, làm cho năng suất và chất lượng sản phẩm được nâng cao rõ rệt so với năm 2002.
** Quy trình sản xuât kinh doanh của công ty:
Phòng Kế hoạch sản xuất
Lệnh sản xuất
Xuất nguyên vật liệu
Sản xuất, pha chế theo công thức
Đóng gói
Nhập kho thành phẩm
Đã qua kiểm nghiệm, đạt tiêu chuẩn
Kiểm nghiệm bán thành phẩm, giám sát thực hiện quy trình kỹ thuật
Kiểm nghiệm thành phẩm
Phòng kế hoạch sản xuất
Lệnh sản xuất
Sản xuất, pha chế theo công thức
2: Đánh giá tổng hợp kết quả hoật động kinh doanh của doanh nghiệp từ năm 2002 - 2005
2.1: Đánh giá khái quát tình hình tài chính:
Hoạt động tài chính của HaiHaCo trong 4 năm 2002, 2003, 2004, 2005 có sự thay đổi so với các năm trước, sở dĩ có điều này là do trong 4 năm này công ty đổi mới công nghệ sản xuất và thực hiện cổ phần hoá theo lệnh của nhà nước, cụ thể tình hình tài chính của công ty được thể hiện qua hai bảng sau:
Bảng 5: Các nguồn vốn huy động của công ty qua các năm 2002, 2003, 2004, 2005:
TT
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
Tỷ lệ
03/02
04/03
05/04
1
Vốn đầu tư phát triển thuộc NSNN
24.180
13.780
20.000
32.000
57
145
160
2
Vốn sự nghiệp có tính chất XD
3
Vốn tín dụng ĐTPT của nhà nước
4
Vốn đầu tư của doanh nghiệp
2.400
400
600
1000
16.67
150
166,7
Từ khấu hao cơ bản
Từ lợi tức sau thuế
Từ bán trái phiếu cổ phiếu
Vay thương mại
21780
13.830
19.600
31.500
16
146
161
Góp vốn liên doanh NN
5
Vốn của dân cư và các doanh nghiệp quốc doanh
6
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
(Nguồn báo cáo tài chính của công ty)
Từ bảng trên ta thấy, năm 2002 vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước là 24.180 tỷ đồng, cao hơn so với năm 2003 (13.780 tỷ đồng), năm 2004 (20 tỷ đồng) năm 2005 (32.000 tỷ đồng) cao hơn năm 2004. Vốn vay thương mại năm 2002 là 21.780 tỷ đồng cao hơn so với năm 2003 (13.830 tỷ đồng), năm 2004 (19,6 tỷ đồng), năm 2005 (31.500 tỷ đồng) cao hơn năm 2004. Có điều này là do công ty tập trung vốn để đầu tư công nghệ mới và mở rộng, phát triển thị trường, cũng như việc thực hiện cổ phần hoá công ty.
Bảng 6: Kết quả hoạt động tài chính của công ty
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
2003/2002
2004/2003
2005/2004
Chênh lệch
Tỷ lệ (%)
Chênh lệch
Tỷ lệ (%)
Chênh
Lệch
Tỷ lệ
(%)
1. Doanh thu hđ tài chính
13,4
16,7
17,9
21,3
3.3
24.6
1.2
7.19
3,4
18,9
2. Chi phí tài chính
1,24
1,345
1,412
1,478
0.105
8.47
0.076
5.65
0,066
4,67
(Nguồn báo cáo tài chính của công ty)
Quan sát bảng trên ta thấy chi phí và doanh thu tài chính đều tăng cụ thể năm 2003 so với 2002 Doanh thu tăng 3.3 tỷ đồng (24,63^), chi phí tăng 0.105 tỷ đồng (8,47%) và năm 2004 so với 2003 Doanh thu tăng 1.2 tỷ đồng (7.19%), chi phí tăng 0.076 tỷ đồng (5.65%). Năm 2005 so với năm 2004 tăng 3,4 tỷ đồng (18,9%), chi phớ tăng 0,066 tỷ đồng (4,67%). Ta thấy tốc độ tăng của doanh thu đều lớn hơn tốc độ tăng của chi phí điều đó nói lên hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả tốt.
2.2: Kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2002 - 2005:
Do đầu tư công nghệ và mở rộng thị trường nên lượng hàng hoá tiêu thụ của công ty ngày càng tăng vì vậy mà hiện nay Haihaco đã trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất bánh kẹo, cụ thể được biểu hiện qua bảng sau:
Bảng 1: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong 5 năm 2002 - 2003 - 2004 - 2005
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm
So sánh tăng giảm
2002
2003
2004
2005
2003/ 2002
2004/2003
2005/2004
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Số tiền
Tỷ lệ (%)
1. Sản lượng
Tấn
1470
16484
16872
1800
2. Giá trị tổng sản lượng
Tỷ đồng
192,4
241,72
262,796
284,15
49,237
25,5
21,073
8,72
21,354
8,12
3. Tổng doanh thu Doanh thu công nghiệp
Tỷ đồng
285,7
312,5
341,7
391,03
35,8
12,5
29,2
8,55
49,33
14,43
211,003
263,300
292,809
311,20
52,297
24,7
29,89
11,365
18.39
6,28
4. Tổng chi phí
Tỷ đồng
281,6
306,9
335
347
25,3
9,8
28,1
9,1
13
3,59
5. Lợi nhuận
Tỷ đồng
4,1
5,6
6,7
8,2
1,5
36,6
1,1
19,6
1,5
22,3
6. Nộp ngân sách
Tỷ đồng
22,5
26,5
29,7
33,4
4
17,7
3,2
12,1
3,7
12,45
7. Số lao động
Người
1962
1980
2010
2110
18
0,92
30
1,52
100
4,97
8. Thu nhập bình quân
Ngàn đồng
1000
1200
1500
1750
200
20
300
30
250
25
Qua bảng trên ta thấy:
Về doanh thu:
Năm 2003 so với 2002, doanh thu tăng 35,8 tỷ đồng về số tuyệt đối, tương đối ứng tăng 12,53%. Mức tăng này tương đối cao và khẳng định thêm lượng hàng hoá tiêu thụ tăng của công ty ngày càng tăng.
Năm 2004 so với năm 2003 doanh thu tăng về số tuyệt đối là 29,52 tỷ đồng, tương ứng tăng với tỷ lệ là 8,55% tốc độ tăng này chậm hơn so với tốc độ tăng của 2003/2002, nguyên nhân là do giá nguyên liệu đầu vào tăng dẫn đến giá của các loại bánh kẹo cũng tăng lên cộng thêm sự cạnh tranh trên thị trường cao lên làm cho doanh thu của công ty tăng chậm hơn.
Năm 2005 so với năm 2004 doanh thu tăng về số tuyệt đối là 49,33 tỷ đồng, tương ứng tăng với tỷ lệ 14.43%, tốc độ này cao hơn so với tốc độ tăng của2004/2003, đây là một tín hiệu doanh nghiệp ngày càng hoạt động hiệu qua và đi đúng hướng.
Về chi phí
Tổng chi phí năm 2003/2002 tăng 53,2 tỷ đồng về số tuyệt đối tương ứng với tỷ lệ 9,8%. Tổng chi phí 2004/2003 tăng 28,1 tỷ đồng về số tuyệt đối, tương ứng tăng 9,1%. Tổng chi phí 2005/2004 tăng 13 tỷ đồng, tương ứng tăng 3,59%.
Chi phí tăng là do công ty đầu tư cải tiến công nghệ sản xuất và các chi phí cho việc mở rộng và phát triển thị trường, cộng thêm vào đó là giá nguyên nhiêu liệu đầu vào tăng, nhưng nhìn vào số liệu ta thấy tỉ lệ tăng có xu hướng giảm.
Lợi nhuận
Mặc dù chi phí tăng, nhưng tốc độ tăng của doanh thu vẫn lớn hơn tốc độ tăng của chi phí lên vẫn đạt lợi nhuận:
Lợi nhuận năm 2002: 4,1 tỷ đồng; năm 2003: 5,6 tỷ đồng; năm 2004: 6,7 tỷ đồng. Năm 2003/2002 tăng 1,5 tỷ đồng tương ứng tăng 36,6 tỷ đồng; năm 2004/2003 tăng 1,1 tỷ đồng, tương ứng 19,6; năm 2005/2004 tăng 1,5 tỷ đồng tương ứng 22,3%. Từ đó ta thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty rất hiệu quả.
Thu nhập bình quân
Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên trong công ty tăng đều qua các năm: năm 2002: 1 triệu; năm 2003: 1,2 triệu; năm 2004: 1,5 triệu. Năm 2003/2002 thu nhập bình quân tăng 200 ngàn đồng, tương ứng tăng 20%; năm 2004/2003 tăng 300 ngàn đồng về số tuyệt đối tương ứng tăng 30%; năm 2005/2004 thu nhập bình quân tăng250 ngàn đồng tương ứng tăng 25%. Điều này nó phản ánh đời sống của công nhân viên trong công ty ngày càng nâng cao và công ty thì hoạt động kinh doanh hiệu quả.
Kết quả mua hàng và dự trữ hàng hoá của công ty
Mua hàng và dự trữ là khâu quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh thương mại, mua hàng nhằm mục đích bán ra. ở công ty hoạt động mua hàng và dự trữ thường luân chuyển nhanh, quá trình mua hàng và bán hàng của công ty thường diễn ra đồng thời do hàng hoá kinh doanh của công ty là các mặt hàng có thời gian bảo quản không dài. Mặt khác, nếu để dự trữ quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến lượng tốc độ chu chuyển nguồn vốn của công ty, từ đó làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Chính vì vậy, việc mua hàng và dự trữ hàng hoá của công ty luôn phù hợp với kế hoạch, thời gian mà công ty đề ra.
Bảng 2: Lượng dự trữ hàng hoá qua 4 năm 2002, 2003, 2004,2005
Chỉ tiêu
Đơn vị
2002
2003
2004
2005
2003/2002
2004/2003
2005/2004
Chênh lệch
Tỷ lệ (%)
Chênh lệch
Tỷ lệ (%)
chênh lệch
Tỷ lệ (%)
Lượng dự trữ
Tấn
1060
905
1518
1975
-155
-14,62
713
78,8
457
30,11
Qua bảng trên ta thấy: lượng hàng hoá dự trữ của năm 2003 giảm 14,62% là do năm 2003 hàng hoá được tiêu thụ hết tất cả các hàng hoá tồn kho và dự trữ đều được tiêu thụ hết. Năm 2004 lượng dự trữ tăng lên 713 tấn (78.8%). Năm 2005 lượng dự trữ là 457 tấn (30,11%). là do công ty đã dự tính nhu cầu tiêu thụ tăng lên.
3: Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty trong năm 2005:
3.1: Những thuận lợi và khó khăn trong công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà:
3.1.1: Thuân lợi:
Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà đả trải qua hơn 40 năm hoạt động sản xuất kinh doanh từ một cơ sơ sản xuất bánh kẹo nhỏ vươn lên thành một doanh nghiệp được xếp hạng một trong mười doanh nghiệp có doanh thu cao nhất cả nước. Với bề dày như vậy, công ty đã tạo lập được uy tín lâu dài đối với các đối tác, người tiêu dùng, khách hàng trong và ngoài nước. Sản phẩm của công ty đã tạo lập được uy tín, được người tiêu dùng cình chọn “ Hàng Việt Nam chất lượng cao “” trong nhiều năm liền , chất lượng sản phẩm công ty đã được cấp tiêu chuẩn quốc tế I SO 9000:2001 và hệ thông an toàn thực phẩm HCCAP
_ Công ty có đội ngũ lảnh đạo nhiều kinh nghiệm, trong lĩnh vực quản lý đả trải qua nhiều thử thách, dám nghỉ dám làm, năng động va luôn hướng tới cái mới. Đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ, năng động, sáng tạo, có trình độ quản lý kinh tế, kỹ thuật, nghiên cứu và phát triển thị trường .
_ Qua nhiều năm hoạt động, công ty đã xây dựng được một mạng lưới tiêu thụ sản phẩm rộng khắp, đến nay sản phẩm của công ty đã có mặt ở 64 tỉnh thành trên cả nước. Đây là điều kiện thuận lợi để công ty tiếp tục đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, khai thác thị trường.
_ Những định hướng mặt hàng của công ty đả và đang rất được sư mến mộ của người tiêu dùng trong nước và thị trường nước ngoài chấp nhận.
Sản phẩm của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà đề trải qua quá trình nghiên cứu lâu dài, thông qua viêc thực hiện các đề tài dự án, quy trình sản xuất hiện đại nên tạo được những sản phẩm có chất lượng cao. Thêm vào đó, hàng năm công ty liên tục nghien cứu phát triển những sản phẩm mới , chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu sử dụng bánh kẹo của người tiêu dùng.
_ Hiên tại Hải Hà là một công ty cổ phần với: 49% cổ phần nhà nước và 51% cổ phần của tư nhân nên công ty được bộ công nghiệp và UBND thành phố Hà Nội cấp 10.000m2(bổ sung số liệu) đất tại Trương định _Hà Nội, tạo điều kiện thuận lợi để công ty tiến hành xây dựng địa điểm sản xuất nhà máy, đây là điêù kiện thuận lợi để công ty sản xuất và tăng lượng hàng hoá để đáp ứng đũ nhu cầu của khách hàng, tranh thủ chiếm lĩnh thị trường.
_ Nước ta là một nước dân số đông và đặc biệt là ngày nay khi đời sống của người dân được nâng lên thì nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm bánh kẹo trong nước ngày càng tăng, đang mỡ ra cơ hội cho các đơn vị sản xuất kinh doanh bánh kẹo như HAI HA CO đón bắt nhu cầu để nghiên cứu, sản xuất những sản phẩm phù hợp.
3.1.2: Khó khăn:
_ Hiện nay công ty vừa tiến hành sản xuất kinh doanh, vừa tiếp tục đầu tư xây dựng các hệ thống tiêu chuẩn chất lượng và xây dựng một._.ệp còn xây dựng những trung tâm bảo hành lớn hay những trung tâm chăm sóc khách hàng nhằm tăng uy tín cho sản phẩm của mình và gây được thiện cảm của người tiêu dùng.
2. Những định hướng hoạt động của công ty cổ phần bành kẹo Hải Hà trong những năm tới:
Trong cơ chế thị trường và xu hướng hội nhập như hiện nay, sản xuất và kinh doanh bánh kẹo đang trỡ thành một ngành kinh doanh vừa có sức hấp dẫn lớn vừa mang tính cạnh tranh gay gắt. Vì thế, vấn đề tiêu thụ sản phẩm đã trỡ thành mối ưu tiên hàng đầu của tất cả các doanh nghiệp nếu muốn tồn tại và phát triển. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng không nằm ngoài lệ. Sản xuât bánh kẹo trong nước khởi sắc với mức độ tăng trưởng 20%/ năm. Nếu như năm 1995 các doanh nghiệp đã tạo ra lượng bánh kẹo trị giá là 1035 tỷ đồng thì đến năm 2002 là 3289 tỷ đồng và năm 2005 là 4855 tỷ đồng. Nhu cầu tăng, sản phẩm hàng hoá sản xuất ra cũng không ngừng tăng lên nhưng làm thế nào để cung gặp cầu, để khai thác được tiềm năng của thị trường và cạnh tranh với các sản phẩm bánh kẹo của cac hãng nước ngoài đang trỡ thành bài toán khó đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Trong những năm qua, công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà đã nổ lực không ngừng và đạt được những thành tích đáng khích lệ trong công tác tiêu thụ sản phẩm, nhưng bên cạnh đó cũng có một số hạn chế còn tồn tại. Việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm với thời gian nhanh nhất, khối lượng lớn nhất, đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp đòi hỏi doanh nghiệp phải áp dụng các biện pháp đồng bộ về quản lý, kinh tế, tài chính, kỉ thuật.. Nhưng trên hết, doanh nghiệp phải tự đề ra định hướng phát triển phù hợp với năng lực của doanh nghiệp và đáp ứng đòi hỏi của thị trường. Việc đề ra các biện pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp cũng không thể tách rời căn cứ quan trọng này.
Chiến lược phát triển của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà đến năm 2010:
- Đầu tư nâng cao nguồn lực con người, đổi mới công nghệ, thiết bị hiện đại để đẩy mạnh sản xuất, mở rộng thị trưòng.
- Đảm bảo tốc độ tăng trưỡng bình quân từ 25%-30%/ năm theo hướng CNH- HĐH, lấy hiệu quả sản xuất kinh doanh làm nguồn lực chủ yếu cho đầu tư và phát triển.
- Chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
- Tập trung nghiên cứu các sản phẩm mới từ nguyên liệu mới và giữ vững thị phần các sản phẩm truyền thống.
- Xây dựng thương hiệu Hải Hà với khẩu hiệu “Chất lượng và cải tiến liên tục”.
- Tiếp tục quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO.
- Phát triển kinh doanh đa ngành nghề.
- Xây dựng văn hoá Hải Hà.
- Đổi mới mô hình quản lý công ty theo mô hình công ty mẹ—công ty con.
Kế hoạch phát triển của công ty năm 2006:
- Tổng doanh thu:215 tỷ đồng.
- Lợi nhuận ít nhất 12 tỷ.
- Thu nhập bình quân tăng ít nhất10% so với năm 2005.
-Tiếp tục cũng cố, nâng cao chất lượng hệ thống kênh phân phối, giữ vững và tăng trưỡng doanh thu của các sản phẩm truyền thống.
- Tiếp tục triển khai sản phẩm mới theo kế hoạch đã đề ra.
Sau một thời gian thực tập và cố gắng tìm hiểu tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà cùng với sự giúp đở nhiệt tình của cán bộ công nhân viên trong công ty, tôi đã có được một số hiểu biết nhất định. trên cơ sở đó, tôi xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến nhằm thúc đẫy tiêu thụ sản phẩm của công ty như sau:
2.1: Về phía công ty:
Thứ nhất: Coi chất lượng vẫn là trọng tâm, hoàn thiện một bước nữa chất lượng sản phẩm và dịch vụ đi kèm hướng tới các tiêu chuẩn quốc tế, tiếp tục đa dạng hoá sản phẩm đặc biệt là các sản phẩm tiêu dùng.
Muốn hoàn thiện chất lượng sản phẩm trước hết phải nâng cao chất lượng khâu sản xuất:
- Nguyên liệu sản xuất sản phẩm của công ty chủ yếu là nguyên liệu nhập khẩu nên khó khăn trong việc chuẩn hoá nguyên liệu đầu vào, hơn nữa công ty cũng không thể hoàn toàn chủ động trong việc thu mua cũng như đảm bảo thu mua về số lượng và chất lượng. Vì vậy trong những năm tới, khi kinh doanh ngày càng mỡ rộng, công ty cũng cần tăng cường mỡ rộng mô hình hợp tác với các vùng địa phương đầu tư gieo trồng, thu mua nguyên liệu để vừa đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu chất lượng tốt và ổn định, vừa góp phần tạo công ăn việc làm tại địa phương.
- Thêm vào đó, công ty phải không ngừng đầu tư gia tăng tỹ lệ chất xám trong sản phẩm trước thời gian hội nhập tức là năm nay 2006, kế thừa nâng cao giá trị sữ dụng những sản phẩm hiện có đồng thời tăng mức đầu tư nghiên cứu sản phẩm mới lên khoãng 7% doanh thu sản xuất. Đối với những bí quyết công nghệ sản xuất các loại bánh kẹo nhập khẩu của nước ngoài mà doanh nghiệp Việt Nam chưa sản xuát được, công ty có thể hợp tác liên doanh với các đối tác tên tuổi của nước ngoài để chuyển giao công nghệ, tận dụng năng lực máy móc thiết bị, nhà xưỡng nhân công.
- Công ty cần tích cực đầu tư thêm máy móc thiết bị hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế ... Để không những đáp ứng yêu cầu chất lượng trong nước mà cồn đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu, đủ sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập. Với những máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại cần một lượng vốn quá lớn công ty có thể thực hiện góp vốn liên doanh liên kết.
Công ty cũng cần chú trọng đến việc đảm bảo chất lượng trong khâu lưu thông phân phối như sau:
- Theo dõi chất lượng sản phẩm tại các kho, quầy định kì, gioám sát kiểm tra theo giỏi quá trình giao nhận các sản phẩm trả về, sản phẩm khiếu nại, và thu hồi theo đúng quy chế, đúng đội tượng và lý do...
- Thêm vào đó, công ty nên đầu tư bao bì sản phẩm đạt tiêu chuẩn bảo quản tốt, mẫu mã đẹp để hạn chế nhược điểm mà đa số doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo của Việt Nam mắc phải đó là bao bì bảo quản chưa tốt, không hấp dẫn người tiêu dùng, hướng dẫn người tiêu dùng còn sơ sài.
Để giữ uy tín chất lượng cho sản phẩm, công ty cần đẫy mạnh các biện pháp chống những hành vi sao chép, làm nhái các sản phẩm của công ty như: dán tem bảo đảm chất lượng,đăng kí bảo hộ trong nước và nước ngoài, tích cực hợp tác, cung cấp thông tin cho các cơ quan quản lý thị trường...
Để đẫy mạnh tiêu thụ sản phẩm, đầu tư cho chất lượng thì vẫn chưa đủ. Công ty cần quan tâm đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ đi kèm, phất triển dịch vụ chăm sóc khách hàng. Biện pháp này đặc biệt có tác dụng đối với những sản phâm truyền thống của công ty đang bi cạnh tranh gay gắt. Bỡi lẽ đẫy mạnh dịch vụ đi kèm sản phẩm chính là cách để tạo yếu tố tâm lý thuận lợi từ phía khách hàng. Công ty tăng cường công tác quản lý sắp xếp đội ngũ phát triển thị trường và nhân viên giao hàng vì đây là một đội ngũ hoạt động đọc lập ở các địa bàn khác nhau trên khắp các tỉnh thành phố. Công ty nên đầu tư hôn đào tạo và đào tạo lại cho đội ngũ này, công ty nên tổ chức các khoá học ngoài công ty nhằm trang bị cho họ những kiến thức về kỉ thuật tiếp xúc với khách hàng, kiến thức về xúc tiến bán hàng, kỉ thuật quản lý, hổ trợ các thành viên của hệ thống kênh phân phối, kỉ thuật thu thập và xữ lý thông tin...
Trong thời gian tới, công ty nên đầu tư để xây dựng hoàn chỉnh và đầy đủ chuyên mục tư vấn trực tiếp trên website của công ty tại dịa chỉ cũng như chuyên mục ý kiến khách hàng để có thể thu thập các thông tin trực tiếp, chính xác và nhanh chóng từ phía khách hàng.
Về vấn đề đa dạng hoá sản phẩm: Bên cạnh đẩy mạnh đa dạng hoá các sản phẩm từ các nguyên liệu, công ty cũng nên đa dạng doá sản phẩm theo các hướng mới như phát triển các sản phẩm thích ứng cho từng lứa tuổi, liên doanh liên kết với các công ty trong va ngoài nước phát triển các nhóm sản phẩm mới.
Thứ hai: ổn định, giữ vững các thị trường truyền thống của công ty, phất triển các thị trường mới.
Thị trường của công ty chỉ có 30 tỉnh vào năm 1999 thì đền năm 2005 công ty đã hoàn thành việc thiết lập các đại lý ở tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước. Như vậy, bước khởi đầu cho việc mở rộng và phát triển thị trường đã hoàn thành. Đây là một kế hoạch rất đáng mừng, đã tạo được sự hứng khởi cho cán bộ công nhân viên trong toàn công ty. Nhưng kết quả này lại đặt công ty trước thách thức mới: Làm thế nào để giữ vững, ổn định doanh thu tại các thị trường truyền thống lâu năm của công ty khi mà ngày càng có nhiều doanh nghiệp khác cũng cạnh tranh chia sẻ thị trươnừg này bằng nhiều biện pháp lôi kéo khách hàng. Việc giữ vững và ổn định những thị trường lâu năm đã khó, việc phát triển thị trường mới khia thá được trong vài năm gần đây của công ty lại là một nhiệm vụ khó khăn không kém. Chính vì thế công ty nên có chính sách đẩy mạnh tiêu thụ theo chiều sâu, phù hợp với từng thị trường.
Đối với các thị trường chủ yếu :
- Các thị trường chủ yếu của công ty thường tại 10 tỉnh, thnàh phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An, Đà nặng, TP HCM. Tại các thị trường này, công ty đã xây dựng được uy tín và thiết lập được một hệ thống phân phối khá hoàn chỉnh. Thị phần của công ty tại các thị trường này đã đạt dủ độ lớn. Song để giữ vững và ổn định mức doanh thu tại các thị trường này công ty vẫn nên duy trì các hoạt động quảng cáo, tài trợ và các chính sách cho kênh phân phối, trong đó phần kinh phí dnàh cho các hoạt động quảng cáo và tiếp thị khác nên lớn hơn phần dnàh cho kênh phân phối.
- Tại các thị trường trọng điểm:
Trong thời gian tới, công ty nên tiếp tục coi TP HCM là thị trường trọng điểm đẫy mạnh tiêu thụ, nhằm tạo nền tảng vững chắc để mỡ rộng tầm ảnh hưởng ra thị trường rộng lớn ở các tỉnh phía Nam. Tuy nhiên, ở các thị trường này cũng vấp phải sự cạnh tranh khóc liệt của các doanh nghiệp khác. Vì vậy, muốn đứng vững trên thị trường này, công ty phải nắm bắt được nhu cầu của người tiêu dùng tăng cường các hoạt động quảng cáo, khuyến mãi, ưu đãi cho kenh phân phối. Thêm vào đó công ty cũng nên không ngừng đầu tư đào tạo đội ngũ bán hàng, tiếp thị theo hướng chuyên nghiệp hơn.
Thị trường Hà Nội là thị trường chủ lực của công ty nhưng đang có dấu hiệu chững lại, công ty nên co áp dụng biện pháp khắc phục sau:
Công ty nên sắp xếp lại đội ngũ phát triển rthị trường và nhân viên giao hàng, chia thị trường Hà Nội thành các khu vực, mỗi khu vực do một nhân viên phát triển thị trường quản lý, bố trí nhân viên giao hàng miễn phí trong nội thành 24/24.
Công ty nên đẫy mạnh các hoạt động chăm sóc khách hàng, tư vấn tại các của hàng giới thiệu sản phẩm, tư vấn sản phẩm tại các câu lạc bộ và hội chợ triển lảm.
Đối với một số thị trường của công ty cũng đang có dấu hiệu tăng trưỡng mạnh nên công ty cần tăng cường nhân sự cho các tỉnh có doanh số lớn chủ động hơn nũă về thị trường. Ngoài ra, công ty nên tích cực tìm kiếm và xem xét đánh giá những đối tác có đủ điều kiện trở thành đại lý của công ty để tăng số lượng đại lý tại các tỉnh này.
Đối với các thị trường còn lại bao gồm các tỉnh, thành mà mức độ thâm nhập của công ty còn chưa sâu hoặc các thị trường mới đưa vào khai thác, công ty cũng cần có chính sách thúc đẩy tiêu thụ hợp lý.
Bởi lẻ, với một số lượng lớn thị trường như vậy, công ty dể rơi vào tình trạng đầu tư phát triển thị trường một cách dàn trải, không dủ kinh phí để thực hiện một loạt hoạt động quảng cáo, tiếp xúc trực tiếp với quy mô lớn, do đó công ty nên có chính sách chọn lọc. Trong trường hợp này, công ty nên tập trung nhiều hơn cho hoạt động phân phối như:
áp dụng các hình thức khen thưởng cho các đại lý tăng khuyến mại và các ưu đãi khác cho đại lý, cũng như cho nhân viên bán hàng. Bởi vì chi phí nhỏ sẽ không tạo được hiệu quả nếu đưa vào quảng cáo nhưng lại có thể tạo ra lực đẩy quý giá từ hệ thống phân phối của công ty đối với khách hàng.
Riêng với gần 20 tỉnh ở trung du, miền núi phía Bắc và đồng bằng sông Hồng mà doanh thu tiêu thụ còn chưa cao, giao thông không thuận tiện, công ty nên tăng cường số lượng các đại lý kết nối với các đầu mối tiêu thụ mạnh, sẵn có trong khu vực như Thái Nguyên, Hà Nội, Thái Bình, Nam Định đồng thời có chính sách hổ trợ chi phí vận chuyển tốt hơn.
Ngoài chi nhánh lớn tại thành phố lớn TP HCM, công ty nên thành lập một chi nhánh nữa ở miền Trung như Nghệ An để đẩy mạnh phân phối cho các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên vì doanh số tại thị trường này đang tăng mạnh. Để có thể đưa hình tiêng tăm của công ty đến được nhiêu hơn với khách hàng hay nói cụ thể hơn việc lập website riêng của công ty cũng là một giải pháp hữu hiệu để khách hàng và đối tác có thể tìm hiểu về công ty. Song với tình hình hiện tại website của công ty nội dung còn sơ sài, trình bày chuă hấp dẫn. Trong thời gian tới công ty nên hoàn thiện nội dung của website một cách đầy đủ và dễ truy cập hơn.
Công ty cần phải xây dựng nhiều hơn nữa các đại lý và của hàng giới thiệu sản phẩm và đội ngũ nhân viên bàn hàng chuyên nghiệp thực hiên trao đổi thông tin hai chiều. Để có thể thu nhận các thongo tin đề nghị từ phía khách hàng và chấn chỉnh cải tiến để đảm bảo nguồn cung ứng được tốt nhất. Hơn nữa công ty cũng cần tập trung được một đội ngũ cán bộ chuyên nghiên cứu cũng như thúc đẫy hợp tác nghiên cứu khoa học, hội thảo về sản phẩm và thị trường.
Thứ ba: Hoàn thiện các công cụ tài chính thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của công ty.
Để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm không thể thiếu vắng các công cụ tài chính đóng vai trò như đò bẫy thúc đẩy quá trình này diễn ra nhanh chóng và đạt hiệu quả cao hơn. Qua một năm, tình hình thị trường, tình hình tiêu thụ có nhiều thay đổi nên việc điều chỉnh, khắc phục những hạn chế của các công cụ tài chính này là việc làm cấp thiết.
Về chính sách giá bán:
Công ty vẩn nên duy trì chính sách giá ổn định cho các sản phẩm của công ty để tạo được uy tín với khách hàng:
Công ty càn tăng cường giám sát các phân xưỡng thực hiện đúng quy trình kỉ thuật, đảm bảo sản xuất theo đúng định mức. Xây dựng các định mức vật tư, định mức lao động cho các sản phẩm mới, đánh giá lại sữ dụng vật tư hợp lý, tiết kiệm theo thực tế mới cho từng thời kì trong năm...
Ngoài chính sách giá ổn định, công ty nên sữ dụng chính sách giá bán linh hoạt. Đối với các sản phẩm mà công ty đả đạt và vượt mức doanh thu hoà vốn thì việc hạ giá sác sản phẩm này không làm cho công ty bị lỗ. Vì vậy, đối với các sản phẩm này công ty nên áp dụng chính sách hạ giá bán cho từng loại khách hàng để cừa có thể hạ được giá bán để cạnh tranh với các đối thủ khác, lại vừa có tác dụng kíhc thích khách hàng tiêu thụ sản phẩm của công ty. Với những khách hàng có tiềm năng mà công ty muốn khuyến khích hoặc những khách hàng mua với khối lượng lớn, công ty nên sữ dụng mức giá thấp hơn so với các khách hàng khác.
Về chính sách chiết khấu bán hàng:
Chính sách chiết khấu khá rộng rãi của công ty trong năm vừa qua đã kích thích tiêu thụ được khối lượng hàng lớn. Tuy nhiên để hạn chế tình trạng một số nhà bán buôn bán giá thấp hơn giá của công ty, một số đại lý bán lẫn thị trường, công ty nên điều chỉnh lại chính sách chiết khấu theo hướng giảm bớt biên độ lao động của các mức chiết khấu, áp dụng mức chiết khấu linh hoạt.
Về chính sách tiền lương, thưỡng cho nhân viên bán hàng và chi phí bán hàng:
Do thị trường tiêu thụ ngày càng mỡ rộng đòi hỏi nhiều kinh phí phát triển thị trường trong khi công ty cũng đang cần vốn cho hoạt động đầu tư, việc điều chỉnh cơ chế tiền lương, thưởng và phân bổ chi phí bán hàng một cách vừa hiệu quả, tránh lãng phí là điều vô cùng cần thiết:
Công ty nên tiến hành đánh giá lại mức độ tièm năng của từng thị trường căn cứ trên đặc thù của từng thị trường, xây dựng mục tiêu doanh số cho từng giai đoạn phát triển tiếp theo.
Căn cứ vào mục tiêu và hợp đồng của công ty nên tiến hành tổng hợp, sắp xếp, tổ chức lại số lượng nhân viên và tiêu chuẩn nhân viên, đặc biệt đối với các thị trường mới.
Căn cứ vào hợp đồng và khảo sát mức độ chi phí của từng thị trường để xây dựng mức khoán phí bán hàng theo từng thị trường một cách hợp lý. Mức khoán này được điều chỉnh theo từng năm.
Đối với thị trường, công ty nên xây dựng tỷ lệ lương căn cứ theo số lượng người trong đại lý, số lượng nhân viên trong mổi đại lý được tính toán trên cơ sở doanh thu. Chi phí bán hàng cho mỗi đại lý bao gồm tiền thuê quầy, điện thoại, xăng xe, công tác phí, chi phí vận chuyển, tiền ăn trưa, văn phòng phẩm được xây dựng ( tính theo % ) căn cứ vào quy định của công ty, tính chất công việc và doanh số dự kiến của từng đại lý.
Sản phẩm của công ty chủ yếu được bán trên thị trường tự do, doanh thu ở khu vực các tỉnh miền xa còn nhỏ bé. Để khắc phục tình trạng này, công ty nên xây dựng thêm chi phí bán ở thị trường xa, bảo hiểm với mức chi phi 3% ở thị trường này. Thêm vào đó, tăng cường mối quan hệ với khách hàng cũ và cả khách hàng tiềm năng, công ty nên có quy định hổ trợ cho các đại lý chi phí ở mức 0,6% doanh thu cho giao dịch tiếp khách.
Để tạo cơ hội phát triển cho mỗi mặt hàng, công ty nên tiến hành nghiên cứu xây dựng một tỷ lệ % nhất định theo doanh thu để hộ trợ kinh phí cho những mặt hàng mới, hoặc những mặt hàng có cơ hội phát triển mà cần nhiều tới nhiều nhân viên phát triển thị trường cho các tỉnh.
Để việc mở rộng mạng lưới phân phối trong cả nước nên việc thu tiền không tránh khỏi chậm trễ. Vì vậy, trong các hợp đồng kí kết công ty nên quy định rõ thời hạn trả tiền, nếu khách hàng vi phạm hợp đồng sẽ phải chịu phạt với mức lãi suất tối thiểu bằng mức lãi suất công ty vay ngân hàng là 0,8%.
Thứ tư: Tăng cường cho các hoạt động quảng bá thương hiệu, tiếp thị, xúc tiến yểm trợ bán hàng với nhiều hình thức đa dạng, hiệu quả tránh lãng phí.
Ngày nay trong kinh doanh, quảng bá nhãn hiệu là một phần không thể thiếu để đẩy mạnh việc bán hàng và mở rộng thị phần. Trong những năm tới, khi mà hàng rào thuế quan hạ xuống, thị trường trong nước buộc phải mở rộng cho các nhãn hiệu bánh kẹo nước ngoài ồ ạt vào Việt Nam với nhiều sản phẩm và những tên tuổi mới. Vì thế các doanh nghiệp Việt Nam cần gấp rút xây dựng và cũng cố một chổ đứng trong lòng tin của người tiêu dùng, một thương hiệu quen thuộc trong tâm trí người tiêu dùng. Đối với HAIHACO việc thực hiện công việc này cần được cũng cố và phát triển hơn nữa , bởi lẽ các doanh nghiệp kinh doanh bánh kẹo, cạnh tranh về chất lượng sẽ là chưa đủ mà còn phải cạnh tranh bằng uy tín nhãn hiệu.
Công ty nên tiếp tục và cân xây dựng một khoản kinh phí nhất định cho hoạt động quảng cáo quy mô lớn và dài hơn hiệu quả hơn, công ty nên chú trọng đến nhiều đến việc thiết kế in ấn các áp phích, castlogue sản phẩm gắn liền với thương hiệu của công ty với số lượng lớn, hình ảnh ấn tượng, thiết kế thuận tiện cho việc trưng bày tại các quầy hàng, sau đó phát miễn phí cho các đại lý, nhà bán buôn , bán lẻ để họ dán lên các của hàng của mình sẽ là hình thức quảng cáo tích cực hơn.
Khuyến mãi cũng là cách thức hiệu quả để thúc đẫy tiêu thụ và quảng bá sản phẩm của công ty. Đối với những sản phẩm mới tại các thị trường công ty mới khai thác, công ty nên sữ dụng hình thức khuyến mãi cho kênh phân phối. Hình thức này sẽ kích thích những ngượi bán lẻ mạnh dạn nhận sản phẩm với khối lượng lớn. Ngoài ra công ty có thể áp dụng tặng quà khuyến mãi cho người tiêu dùng.
Để đảm bảo cho các hoạt động này được thực hiện một cách hiệu quả, công ty nên bố trí cán bộ phụ trách riêng hoạt động này, thực hiện thường xuyên liên tục, và đặc biệt phải thường xuyên đánh giá tính hiệu quả của hoạt động này để có sự điều chỉnh kịp thời.
2.1: Về phí nhà nước và các cơ quan quản lý:
Bên cạnh nổ lực của doanh nghiệp, vai trò hướng dẫn của Nhà nước thông qua cung cấp thông tin và các chính sách điều tiết vĩ mô có ý nghĩa rất quan trọng. Giông như các doanh nghiệp sản xuất khác trong nước, để giúp cho qua trình tiêu thụ sản phẩm của công ty được thuận lợi, đảm bảo sự kết hợp hài hoà giữa lợi ích công ty với lợi ích xã hội, lợi ích của nhà nước, công ty cũng cần có sự trợ giúp, tạo điều kiện từ phía nhà nước và các cơ quan quản lý:
Đối với các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo trong nước như Hải Hà, Nhà nước nên có các biện pháp khuyến khích, tạo điều kiện giúp đỡ xây dựng thương hiệu cho các loại sản phẩm mang đặc trưng cho Việt Nam hay các sản phẩm có nguyên liệu từ trong nước.
Hải Hà là môt trong không nhiều doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo Việt Nam đang tiến hành sản xuất nguyên liệu trong nước nhằm chuẩn hoá nguyên liệu đầu vào, dần thay thế nguyên liệu nhập khẩu. Nhà nước nên có chính sách khuyến khích bằng các biện pháp như: Bảo hộ sản xuất, cấp đất, cho thuê đất, miễn dảm thuế, có chính sách về vay vốn... Ngoài ra, Nhà nước nên ưu tiên cấp kinh phí cho các đề tài nghiên cứu sản xuất nguyên liệu trong nước, như các đề tài nghiên cứu liên quan đế ngành sinh học, dầu khí hoá chất, dược liệu. Có chính sách khuyến khích phát triển nuôi trồng và chế biến nguyên liệu. Đảm bảo cân đối giữa khai thác và tái tạo, bảo tồn, nuôi trồng và quy hoạch nguyên liệu, quy hoạch, hình thành các vùng nguyên liệu tập trung các cơ sở chế biến đạt tiêu chuẩn, đảm bảo ổn định nguồn cung cấp nguyên liệu cho sản xuất.
Gấp rút hoàn thiện các quy định về tiêu chuẩn hoá nguyên liệu sản xuất bánh kẹo, đảm bảo chất lượng ổn định và an toàn.
Những năm gần đây, Hải Hà đang tập trung về chiều sâu, nâng cấp nhằm thực hiện các quy định trong bộ tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm ( ISO 9000 ). Thực tế doanh nghiệp vẫn chưa đủ điều kiện đầu tư toàn bộ có thể đầu tư từng giây chuyền, thay thế dần các thiết bị cũ nhằm nâng cao nâng suất và chất lượng sản phẩm.
Nhà nước cần hướng dẩn đầu tư, tránh tình trạng đầu tư trùng lặp, khuyến khích các doanh nghiệp thông qua liên doanh, hơp tác đầu tư với nước ngoài, các trung tâm nghiên cứu, các trường đại học để nâng cao kỷ thuật sản xuất, ứng dụng công nghệ mới.
Nhà nước xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Sớm sửa đổi các luật lệ, quy chế, tiêu chuẩn chất lượng hiện hành phù hợp với hội nhập khu vực và thế giới.
Có chính sách về sản xuất theo hợp đồng, khuyến khích các doanh nghiệp liên doanh, liên kết, khai thác công suất thiết bị và nhà máy,thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa giữa nhà trường và doang nghiệp trong công tác đào tạo, tiến tới thực hiện các đề tài, luận văn tốt nghiệp do các doanh nghiệp đặt hàng cho nhà trường đào tạo sinh viên, nghiên cứu sinh, ứng dụng đề tài vàp sản xuất.
Nhà nước tạo điều kiện để tăng cường năng lực của hiệp hội các nhà sản xuất kinh doanh bánh kẹo, giúp hiệp hội làm tốt chức năng hiệp thương giữa các nhà sản xuất, phân công mặt hàng, tham gia về bình ổn giá... tránh sản xuất chồng chéo cạnh tranh không lành mạnh, bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhà sản xuất.
Nhà nước nên đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, định hướng một “ tập quán tiêu dùng sản phẩm nội”. Đi đầu gương mẩu, nhà nước nên có chính sách ưu tiên sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp trong nước.
Kết luận
Trong những năm gần đây, ngành kinh doanh bánh kẹo đã có những khởi sắc. Do nhu cầu sữ dụng bánh kẹo để tiêu dùng cá nhân hay làm quà đi biếu các dịp lể tết ngày càng tăng, rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam mạnh dạn đầu tư cho sản xuất theo các tiêu chuẩn khu vực cũng như quốc tế. Bánh kẹo sản xuất trong nước ngày càng phong phú về chủng loại, ngày càng có chất lượng tốt hơn, giá cả phù hợp với người tiêu dùng hơn. Tuy vây, hiện nay bánh kẹo nội tuy chiếm tỷ trọng bán trên thị trường cao, song đây là do một phần do chính sách đánh thuế nhập khẩu cao các sản phẩm bánh kẹo từ nước ngoài, nên đã hạn chế phần nào sự thâm nhập của sản phẩm ngoại vào thị trường Viẹt Nam. Trong những năm tới khi mà hàng rào thuế quan này được gở bỏ thì nguy cơ cạnh tranh từ các sản phẩm nhập ngoại với nhãn hiệu cũng như kinh nghiệm tiếp thị dày dạn của những tập đoàn sản xuất kinh doanh bánh kẹo lớn của quốc tế, cộng với tâm lý người tiêu dùng Việt Nam tin tưởng và ưa sử dụng hàng ngoại sẽ tạo ra những cơn Sốt lớn trên thị trường Việt Nam. Các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam đang đứng trước mối đe dọa thua ngay trên sân nhà. Để khắc phục tình trạng này, chính phủ và các cơ quan quản lý đã đề ra nhiều giải pháp, trong đó có một giải pháp vô cùng quan trọng là tìm cách để nâng cao chất lượng cũng như tăng cường sữ dụng các loại bánh kẹo sản xuất trong nước. Để đạt được mục tiêu này, không chỉ trông chờ vào Nhà nước mà chính bản thân các doanh nghiệp sản xuất trong nước cũng phải hết sức nổ lực tìm tòi các giải pháp hiệu quả để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp mình.
Xuất phát từ một xưởng nhỏ bé, trải qua biết bao nhiêu thăng trầm công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà đã từng bước tạo lập được uy tín của mình trên thương trường và hiện là một trong những doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo hàng đầu Việt Nam. Tích cực đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, sản phẩm của công ty được người tiêu dùng khắp cả nước mến mộ và công ty cũng đã được Nhà Nước trao tặng nhiều danh hiệu cao quý. Những kết qủa đạt được trong thời gian qua thể hiện sự nổ lực của toàn thể ban lảnh đạo và hơn 2000 cán bộ, công nhân viên trong công ty. Tuy nhiên, do những hạn chế về những mặt chủ quan cũng như sự biến động phức tạp của thị trường thế giới nên mặc dù có nhiều cố gắng song công ty vẫn chưa thể khắc phục hết những hạn chế còn tồn tại trong công tác tiêu thụ sản phẩm.
Trong quá trình thực tập tại công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà, kết hợp những kiến thức lý luận được học ở trường Đại học KTQD với thực tiển hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, trên cơ sở tổng hợp các số liệu, tiến hành phân tích đánh giá thực trạng hoạt động và mạnh dạn đưa ra một số đề xuất giải pháp nhằm khắc phục hạn chế còn tồn tại trong công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty.
Qua đây, tôi xin chân thành gửi lời chúc phát triển tốt đẹp tới quý công ty cũng như xin gửi lời cảm ơn tới sự hợp tác và hướng dẩn của Ban giám đốc, các phòng ban chức năng mà đặc biệt là sự quan tâm tận tình của tập thể cán bộ Phòng Kế hoạch_ Thị trường của công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà đã giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề thực tập này.
Danh mục tài liệu tham khảo:
1. Giáo trình “Quản trị chất lượng”_ Đại học Kinh tế quốc dân.
2. Giáo trình “Quản trị doanh nghiệp”_ Đại học Kinh tế quốc dân.
3. Giáo trình “ Nguyên lý kinh tế học”_ Đại học Kinh tế quốc dân.
4. Giáo trình “ Marketting” _ Đại học Kinh tế quốc dân
5. Giáo trình “ Quản trị tài chính doanh nghiệp”_ Học viện tài chính.
6. Thời báo “ Phát triển kinh tế”.
7. Tạp chí thương mại.
8. Tạp chí bán hàng.
9. Các thông tin liên quan trên mạng internet.
10. Các số liệu và thông tin thu thập ở công ty.
Đánh giá và nhận xét của công ty thực tập:
.............................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tổng giám đốc công ty
(kí tênvà đóng dấu)
Mục lục
Lời mở đầu 1
Chương1: Tiêu thụ sản phẩm và sự cần thiết phải đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm ở doanh nghiệp. 3
1. Những vấn đề chung về tiêu thụ sản phẩm. 3
1.1: Khái niệm, nội dung tiêu thụ sản phẩm. 3
1.2: Các hình thức tiêu thụ sản phẩm. 5
1.3: Những nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm. 7
2. Sự cần thiết phải đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm ở Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. 13
2.1: Mối quan hệ giữa tài chính doanh nghiệp và tiêu thụ sản phẩm. 13
2.2: Sự cần thiết phải đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm bằng các các giải pháp kinh tế tài chính. 17
Chương 2: Tình hình tiêu thụ sản phẩm ở công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà 20
1. Qúa trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp. 20
1.1: Vài nét về lịch sử hình thành, hoạt động và phát triển của công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà. 20
1.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp. 24
1.3: Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty. 27
2. Đánh giá tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ năm 2002- 2005. 30
2.1: Đánh giá khái quát tình hình tài chính. 30
2.2: Kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2002_ 2005 33
3. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty trong năm 2005 38
3.1: Những thuận lợi và khó khăn trong công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà. 38
3.2: Đặc điểm của công tác thụ sản phẩm của công ty 40
3.3: Lập kế hoạch doanh thu tiêu thụ sản phẩm của công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà. 41
3.4: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty trong năm 2005 44
3.5: Thành tích đạt được và hạn chế còn tồn tại trong công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà. 48
Chương 3: Các giải pháp nâng cao chất lượng tiêu thụ sản phẩm ở công ty. 50
1. Những biện pháp kinh tế tài chính mà công ty đả sữ dụng để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. 50
2. Những định hướng hoạt động của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà trong những năm tới. 56
Kết luận 69
Tài liệu tham khảo 70
đề tài: Tiêu thụ sản phẩm và giải pháp nâng cao chất lượng tiêu thụ sản phẩm của công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4530.doc