Tiêu thụ sản phẩm và các biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Doanh nghiệp

Lời mở đầu Để tồn tại và phát triển trong nền Kinh tế thị trường, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải trải qua các khâu của quá trình sản xuất mà tiêu thụ sản phẩm là khâu vô cùng quan trọng đòi hỏi doanh nghiệp phải chú trọng quan tâm. Trong thời kỳ bao cấp, các doanh nghiệp chỉ hoạt động theo kế hoạch do cấp trên đặt ra nên không quan tâm nhiều đến việc hàng hoá sản xuất ra có tiêu thụ được hay không. Chuyển sang nền kinh tế thị trường, được Nhà nước giao quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh,

doc48 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1429 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tiêu thụ sản phẩm và các biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các doanh nghiệp buộc phải tự đảm bảo vốn, tự lập kế hoạch sản xuất từ khâu mua sắm nguyên vật liệu, tiến hành sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm sao cho hiệu quả sản xuất kinh doanh là cao nhất. Vì vậy, doanh nghiệp không chỉ tiến hành sản xuất ra hàng hoá mà còn phải làm thế nào để đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng quy mô tiêu thụ sản phẩm. Trong bối cạnh hội nhập quốc tế và cạnh tranh gay gắt trên thị trường, tiêu thụ sản phẩm có vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Bất kể doanh nghiệp sản xuất hay doanh nghiệp thương mại thì tiêu thụ sản phẩm thể hiện uy tín của doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm, sự thích ứng với nhu cầu người tiêu dùng và sự hoàn thiện của các hoạt động dịch vụ. Muốn thúc đẩy hoạt đông tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp phải áp dụng các biện pháp gì, tình hình tiêu thụ sản phẩm ở các doanh nghiệp Việt nam hiện nay ra sao và các doanh nghiệp cần sự hỗ trợ nào từ phía nhà nước? Chính vì muốn tìm hiểu vấn đề này, em chọn đề tài: “Tiêu thụ sản phẩm và các biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp”. Với kiến thức và trình độ hiểu biết có hạn nên bài làm không tránh khỏi có sai sót. Em mong nhận được sự góp ý của thầy để bài làm sau đạt kết quả tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Chương I: hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp I. khái niệm và ý nghĩa của tiêu thụ sản phẩm. Chúng ta biết rằng, thị trường chứa tổng số cung, tổng số cầu và cơ cấu tổng cung, tổng cầu về một loại hàng hoá hay một nhóm hàng hoá nào đó. Thị trường không chỉ là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, mà nó còn thể hiện các quan hệ hàng hoá tiền tệ. Do đó, thị trường là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, là mục tiêu của quá trình sản xuất hàng hoá và là môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, thị trường có quan hệ chặt chẽ với công tác tiêu thụ sản phẩm . Trong nền kinh tế thị trường, tiêu thụ sản phẩm là khâu quan trọng, là khâu quyết định chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và cũng là khâu giúp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển dưới sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các đối thủ kinh doanh. Bởi lẽ, tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của qúa trình sản xuất kinh doanh, là nhân tố quyết định đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm, đến quy mô tái sản xuất và hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. 1. Khái niệm: Tiêu thụ là quá trình đơn vị bán xuất giao sản phẩm cho đơn vị mua và thu được khoản tiền về số sản phẩm đó hoặc nhận được giấy chậm thanh toán. Tiêu thụ sản phẩm còn là quá trình thực hiện giá trị sản phẩm hàng hoá, qua thị trường, hàng hoá được chuyển từ hình thái hiện vật qua hình thái tiền tệ và vòng chu chuyển vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được hoàn thiện. Chu kỳ sản xuất kinh doanh chỉ kết thúc khi mà sản phẩm hàng hoá được tiêu thụ và thu được tiền, đồng thời quyền sở hữu được thay đổi. Như vậy, tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa quyết định đối với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp và là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Thời điểm tiêu thụ được xác định là khi người mua sản phẩm hàng hoá dịch vụ đã chấp nhận thanh toán, không phụ thuộc vào việc tiền đã thu được hay chưa. Và kết quả là doanh nghiệp sẽ có một khoản doanh thu bán hàng hay còn gọi là doanh thu về tiêu thụ sản phẩm. Thực chất của tiêu thụ sản phẩm là làm cho sản phẩm trở thành hàng hoá trên thị trường(sản phẩm phải thích hợp với nhu cầu)phải phù hợp với thị trường Tiêu thụ sản phẩm trong cơ chế thị trường hiện nay khác với tiêu thụ sản phẩm trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung.Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung việc tiêu thụ sản phẩm hoàn toàn do Nhà nước bao tiêu,theo chỉ tiêu pháp lệnh của Nhà nước,doanh nghiệp không cần quan tâm đến sản phẩm của mình có tiêu thụ được hay không.Còn trong cơ chế thị trường ngày nay doanh nghiệp tự quyết định tiêu thụ sản phẩm, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả tiêu thụ sản phẩm. 2. ý nghĩa của tiêu thụ sản phẩm: Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động trong cơ chế thị trường, tiêu thụ sản phẩm cũng có một ý nghĩa quan trọng quyết định hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này được thể hiện trước hết ở chỗ tiêu thụ sản phẩm là một khâu quan trọng trong quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp. Quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp chỉ diễn ra thường xuyên, liên tục khi hàng hoá sản xuất ra đem tiêu thụ được, từ đó có thu nhập để trang trải mọi chi phí tiếp tục quá trình tái sản xuất mới. Không những vậy, tiêu thụ sản phẩm còn là khâu quyết định chu kỳ sản xuất kinh doanh. Chu kỳ sản xuất kinh doanh bắt đầu từ khi chúng ta bỏ tiền ra mua các yếu tố đầu vào, sản xuất và bán hàng hoá. Nó chỉ kết thúc khi hàng hoá được bán ra và thu tiền về. Như vậy, tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh đồng thời là điểm kết thúc của một chu kỳ sản xuất kinh doanh, và chỉ khi nào quá trình bán hàng kết thúc thì chu kỳ sản xuất kinh doanh kết thúc và bắt đầu một chu kỳ mới. II. Vai trò của tiêu thụ sản phẩm(TTSP) Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tiêu thụ thực hiện mục đích của sản xuất và tiêu dùng, đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng.Nó là khâu lưu thông hàng hoá,là cầu nối trung gian một bên là sản xuất và phân phối và một bên làtiêu dùng.Hoạt động tiêu thụ sản phẩm gắn người sản xuất với người tiêu dùng giúp cho người sản xuất hiểu thêm về kết quả sản xuất kinh doanh của mình và nhu cầu của khách hàng. 1. Tiêu thụ sản phẩm quyết định sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp(DN) Trong nền kinh tế thị trường, mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh là đơn vị hạch toán độc lập, tự tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào tham gia vào thị trường đều đặt ra 3 mục tiêu cơ bản và lâu dài: Lợi nhuận, thế lực và an toàn trong kinh doanh. Chỉ có điều tuỳ thuộc vào loại hình DN, tuỳ thuộc vào giai đoạn phát triển của DN (mới thành lập, giai đoạn phát triển, giai đoạn suy thoái...), tùy thuộc vào chu kỳ sống sản phẩm,tuỳ thuộc vào thị trường ( thị trường cũ,thị trường mới...), tuỳ thuộc vào điều kiện thực tế, cụ thể,những biến động của môi trường kinh doanh...mà DN đặt mục tiêu nào là mục tiêu hàng đầu, quan trọng nhất để hướng toàn bộ nỗ lực của DN vào cố gắng thực hiện mục tiêu đó Lợi nhuận là mục tiêu trên hết, trực tiếp,trước mắt, lâu dài và thường xuyên của hoạt động kinh doanh.Vấn đề là làm thế nào để thu được lợi nhuận? Lợi nhuận = Tổng doanh thu - Tổng chi phí Vậy muốn có lợi nhuận, hoặc tăng doanh thu, hoặc giảm chi phí hoặc kết hợp cả hai.Để tăng doanh thuDN phải tiêu thụ được hàng hoá nhưng phải đảm bảo Tổng doanh thu lớn hơn Tổng chi phí thì mới có lãi.DN tiêu thụ được hàng hoá sẽ thu được doanh thu để bù đắp chi phí và có lãi, thực hiện tái đầu tư vào sản xuất, có vậy DN mới tồn tại và phát triển DN tiêu thụ được saản phẩm, điều đó có nghĩa là sản phẩm của DN được thị trường chấp nhận,thoả mãn được nhu cầu thị trường. Cùng với việc nghiên cứu, phát triển,mở rộng thị trường để tăng tiêu thụ, sản phẩm của DN ngày càng được người tiêu dùng biết đến. Uy tín về sản phẩm, về công ty ngày càng nâng cao, khả năng cạnh tranh của sản phẩm được tăng lên,DN ngày càng tăng thị phần trên thị trường. quy mô kinh doanh ngày càng mở rộng.Tất cả những điều đó tạo nên một "thế lực " đứng vững,cạnh tranh thắng lợi trên thương trường của DN. DN tiêu thụ được sản phẩm tạo ra lợi nhuận, bảo toàn và phát triển vòn để kinh doanh liên tục phất triển,TTSP tạo ra "thế lực " cho DN từ đó tạo ra "hành lang an toàn" trong kinh doanh. Vậy TTSP thônh qua bảo đảm các yếu tố vật chất,bảo đảm sự tồn tại, phát triển của DN, bảo đảm sự phát triển mang tính chu kỳ và tái chu kỳ. 2. TTSP thực hiên mục đích của sản xuất và tiêu dùng đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến tiêu dùng Mục đích của nhà sản xuất là sản xuất ra hàng hoá đẻ bán trên thị trường, mục đích của người tiêu dùng là mua được những hàng hoá, thoả mãn nhu cầu với giá vừa phải. TTSP là khâu lưu thông hàng hoá, là cầu nối trung gian gắt kết giữa một bên là nhà sản xuất và phân phối, một bên là người tiêu dùng. Trong quá trình tuần hoàn các nguồn vật chất,việc mua và bán các sản phẩm được thực hiện,hàng hoá được đưa từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng. 3. TTSP có vai trò trong việc cân đối giữa cung và cầu về các loại hàng hoá trong nền KTQD Nền kinh tế Quốc dân là một thể thống nhất với mhững cân bằng, những tương quan tỷ lệ nhất định.Sản phẩm sản xuât ra được tiêu thụ,tức là sản xuất diễn ra một cách bình thường, trôi chảy,sản xuất và tiêu thụ ổn định diễn ra theo đúng quy luật cung- cầu của nền kinh tế thị trường, giữ bình ổn xã hội. Đâu có cầu là nơi đó sẽ có cung, hàng hoá sẽ được vận động tứ nơi thừa đến nơi thiếu, từ nơi có giá cao đến nơi có giá thấp. Vấn đề là DN cần phải nắm bắt kịp thời nhu cầu của khách hàng để có kế hoạch sản xuất phù hợp, kế hoạch phân phối hàng kịp thời để tăng hiệu quả kinh doanh. 4. Thông qua TTSP dự đoán nhu cầu tiêu dùng xã hội và xây dựng kế hoạch sản xuất cho kỳ tiếp theo Thông qua hoạt động tiêu thụ sản phẩm,doanh nghiệp dự đoán được nhu cầu tiêu dùng của xã hội nói chung và từng khu vực nói riêng đối vơí từng sản phẩm.Trên cơ sở đó,doanh nghiệp xây dựng được các kế hoạch phù hợp, nhằm đạt hiệu quả cao nhất.Việc dự đoán và nắm bắt đúng nhu cầu của thị trường có vai trò hết sức quan trọng trong việc lập và xây dựng các kế hoạch cho kỳ tiếp theo và từ đó có thể mang lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp. Tóm lại, để hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành thường xuyên, liên tục, hiệu quả thì cong tác TTSP phải được tổ chức tốt.Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh ngày càng gay gắt thì việc TTSP có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự sống còn của các đơn vị sản xuất kinh doanh. III. Nội dung của TTSP ở doanh nghiệp 1. Điều tra nghiên cứu thị trường để lựa chọn sản phẩm thích ứng . Điều tra nghiên cứu thị trường là việc làm cần thiết đầu tiên và là khâu quan trọng trong việc thành công hay thất bại của hoạt động TTSP của các DN sản xuất kinh doanh.Nghiên cứu thị trường để xác định cơ hội hấp dẫn đối với DN, từ đó xác định thị trường để tìm thị trường trọng điểm,sau đó tìm cách tiếp cận trường trọng điểm để xác định thị trường thích hợp của DN-là thị trường dảm bảo DN có khả năng khai thác hết cơ hội kinh doanh trên cơ sơ phát huy tối đa tiềm lực của DN, không quá rộng để DN có khả năng bao quát thị trường nhưng không quá hẹp để khỏi bỏ lỡ cơ hợi kinh doanh. Thông qua nghiên cứu thị trường phải trả lời ba vấn đề cơbản trong kinh doanh: sản xuất cái gì ? sản xuất bao nhỉêu ? và bán cho ai ? 1.1. Sản xuất cái gì ? Nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu của người tiêu dùng từ đó sản xuất ra sản phẩm phù hợpvới nhu cầu của họ."Sản xuất cái gì" nghĩa là DN phải xác định được tên gọi cụ thể của sản phẩm, quy cách, chủng loại như thế nào để kích thích nhu cầu và sản xuất sản phẩm đó bằng cách nào để với chi phí thấp nhất mà sản phẩm vẫn đảm bảo chất lượng, thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng. 1.2. Sản xuất bao nhiêu ? Bao nhiêu về số lượng, chát lượng và giá cả?Số lượng hàng hóa phải phù hợp với quy mô, dung lượng thị trường tiêu thụ, không quá nhiều để gây ứ đọng, ế thừa và cũng không quá ít để gây thiếu hụt, tạo sự mất cân đối cung cầu nhất là đối với những loại sản phẩm có tính độc quyền (xăng dầu, điện...)và số lượng phải tuỳ theotừng chủng loại, quy cách hàng hoá. Chất lượng sản phẩm không phải tuỳ thuộc vào ý chí chủ quan của nhà sản xuất, mà chất lượng sản phẩm phải phù hợp với thị trường, phù hợp với những biến đổi nhu cầu. Vậythì thế nào là sản phẩm có chất lượng tốt? Một sản phẩm có chất lượng tốt là sản phẩm có "chất lượng vừa đủ".Vừa đủ nghĩa là phải phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng, khách hàng luôn có sở thích đói với những sản phẩm có chất lượng tuyệt hảo nhung khả năng thanh toán hay túi tiền của họ có cho phép họ mua hay không? Đó là vấn đề mà DN nào cũng phải quan tâm, phải suy nghĩ đắn đo và đó chính là lý do cần phải đa dạng hoá trong sản xuất sản phẩm để đáp ứng nhiều dạng nhu cầu của thị trường.Ngày nay chất lượng sản phẩm có xu hướng giảm xuống, độ tiện lợi tăng, tăng dịch vụ kèm theo và đa chức năng được tăng lên. Giá cả? không phải là kỹ thuật nghiệp vụ đánh giá mà vấn đề quan trọng là quan điểm và chính sách giá. 1.3. Bán cho ai? Cho ai -đối tượng tiêu dùng cụ thể với những tâm lý, thị hiếu và tâm linh của họ. 2. Lựa chọn sản phẩm thích ứng và tiến hành tổ chức sản xuất Sau khi nghiên cứu thị trường, xác định được thị trường thích hợp và sản phẩm thích hợp thì việc tiếp theo DNphải tổ chức sản xuất ra sản phẩm phù hợp đó.Để tổ chức sản xuất ra sản phẩm thích ứng, DN cần phải phát huy nguồn lực của DN và tận dụng nguồn lực bên ngoài.Quan trọng vẫn là phát hiện, nâng cao nguồn nội lực (vốn, lao động, công nghệ...) trên cơ sở nghiên cứu thị trường DN nghiên cứu sáng tạo ra hàng hoá phù hợp với nhu cầu. Nhưng DN cần phải biết tận dụng mọi cơ hội kinh doanh, phải biết khai thác thuận lợi môi trường xung quanh bên ngoài DN. Tiêu thụ sản phẩm làm cho sản phẩm trở thành hàng hoá trên thị trường. Hiện nay có ba quan niệm về hàng hoá: + Quan niệm cổ điển: hàng hoá là sản phẩm của lao động có giá trị và giá trị sử dụng + Quan niệm hiện đại: tất cả những thứ là đối tượng của trao đổi mua bán đều là hàng hoá. Như vậy quan niệm hiện đại đã phân biệt sản phẩm của lao động và không là sản phẩm của lao động. + Quan niệm marketing về hàng hoá:"bán cái thị trường cần chứ không phải bán cái mà ta có", nhưng DN cũng cần phẩi biết bán cái mà ta có vì không phải lúc nào DN cũng làm được điều trên.Hàng hoá được chia làm hai bộ phận cấu thành: Yếu tố tạo thực thể vật chất của hàng hoá( đặc tính cơ học, đặc tính hoá học, lý học...)bộ phận này có thể dùng phương pháp thí nghiệm, thực nghiệm,cân đong đo đếm được.Yếu tố phi thực thể của hàng hoá( tên gọi, nhãn hiệu, màu sắc hình dáng, kích thước, bao bì, dịch vụ kèm theo...).Ngày nay không phải các yếu tố tạo thực thể vật chất của hàng hoá là quan trọng nhất mà là các yếu tố phi thực thể, DN bán được hàng hoá thì trước hết là bán yéu tố phi thực thể. 3. Xây dựng chiến lược tiêu thụ, chiến lược, sách lược sản phẩm, chiến lược tiếp thị và kế hoạch tiêu thụ sản phẩm Chiến lược tiêu thụ là định hướng hoạt động tiêu thụ của DN cho một thời kỳ nhất định với những giải pháp nhằm thực hiện những mục tiêu đề ra. Mục tiêu củachiến lược tiêu thụ gồm: Mặt hàng tiêu thụ, tăng doanh số, tăng lợi nhuận và mở rộng thị trường kể cả thị trường trong và ngoài nước.Chiến lược tiêu thụ sản phẩm ở tầm vĩ mô sẽ giúp cho DN đi đúng hướng theo mục tiêu chung của nền kinh tế. Nó phục vụ cho hoạt động đối ngoại và có vai trò pkông nhỏ trong viêc thúc đẩy tăng trưởng của một ngành nói chung và của một nền kinh tế nói chung góp phần ổn định nền kinh tế chính trị xã hội.Chiến lược tiêu thụ sản phẩm của DN giúp DN nắm bắt được nhu cầu khách hàng từ đó chủ động đối phó với những diễn biến của thị trường giúp DN mở rộng thị trường mới, kế hoạch hoá về khối lượng tiêu thụ, doanh thu, lợi nhuận, chọn kênh tiêu thụ và các đối tượng khách hàng. Chiến lược sản phẩm là bộ phận quan trọng của chiến lược tiêu thụ sản phẩm.Trong chiến lược tiêu thụ sản phẩm của DN, bên cạnh chiến lược sản phẩm "xương sống"cần có chiến lược đa dạng hoá sản phẩm, chiến lược sản phẩm kế tiêp, chiến lược tối ưu hoá quy mô sản phẩm. Sách lược tiếp thịDN cần phải xây dựng sách lược tiếp thị hợp lý nghĩa là tuỳ từng khu vực thị trường, tuỳ vào sự nổi tiếng của sản phẩm, sự nổi tiếng của hãng mà lựa chọn sách lược tiếp thị. Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm là một kế hoạch hành động của doanh nghiệp được dùng để thực hiện mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp sẽ xác định được số doanh thu về tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ trong năm. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ là chỉ tiêu tài chính quan trọng, nó cho biết khả năng về việc tiếp tục quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp. Kế hoạch này lập có chính xác hay không, có ảnh hưởng tới kế hoạch lợi nhuận và các kế hoạch khác của doanh nghiệp. Vì vậy, cần phải quan tâm và không ngừng cải tiến việc lập chỉ tiêu kế hoạch này. Căn cứ phổ biến để lập kế hoạch doanh thu bán hàng là dựa vào các đơn đặt hàng và các hợp đồng kinh doanh được ký kết với các đơn vị khác và tình hình thị trường. Kế hoạch này lập ra có mối quan hệ chặt chẽ với kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp và có mối quan hệ trực tiếp giữa doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hàng hoá, dịch vụ và khách hàng. 4. Xây dựng chính sách giá và xác định mức giá sản phẩm thích hợp. Trong kinh doanh việc xác định giá sản phẩm là vô cùng khó khăn vì giá sản phẩm ảnh hưởng tới doanh thu của DN(Tổng doanh thu=Giá x Tổng lượng bán) DN muốn tồn tại phất triển thì kinh doanh phải có lãi nghĩa là doanh thu đủ bù đắp chi phí và có lãi.Vì vậy nếu định giá cao thì DN thu được nhiều lợi nhuận nhưng giá cao làm cho lượng hàng bán giảm vì người tiêu dùng khó chấp nhận mức giá cao, lợi nhuận giảm, đó là một sự mâu thuẫn.Vì vậy việc định giá sản phẩm làm sao phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng mà vẫn đảm bảo lãi là một điều vô cùng khó khăn.Chính vì vậy mà DN cần phải đưa ra quyết định rõ ràng về chính sách giá của mình. Các chính sách giá đúng cho phép DN có thể định giá và quản lí giá có hiệu qủa trong kinh doanh. Chính sách giá thể hiện sự lựa chọn đúng đắn các tình huống cần giải quyết khi đặt mức giá giúp cho việc chấp nhận gíavà ra quyết định mua sắm của khách hàng đượ dễ dành hơn. Các chính sách giá được áp dụng: + Chính sách về sự linh hoạt của giá: phản ánh cách thức sử dụng mức giá như thế nào đối với các đối tượng khách hàng.DN phải lựa chọn giữa chính sách một giá(đưa ra một mức giá đối với khách hàng mua hàngtrong cùng một điều kiện cơ bản và cùng một khối lượng) và chính sách giá linh hoạt(đưa ra cho khách hàng khác nhau các mức giá khác nhau trong cùng các điều kiện cơ bản và cùng khói lượng). + Chính sách về mức giá theo chu kỳ sống của sản phẩm: Tuỳ theo điều kiện cụ thể mà có thể lựa chọn các chinh sách giá khác nhau.Chính sách giá " hớt váng" đưa ra mức giá cao nhất cố gắng bán ở mức giá cao nhất của thị trường nhằm tăng tối đa việc hớt phần ngon của thị trường.Chính sách giá "xâm nhập" đưa ra một mức giá thấp để có thể bán được hàng hoá với khối lượng lớn trên thị trường. Chính sách giá "giới thiệu" đưa ra mức giá thấp bằng cách cắt giảm giá tạm thời để lôi kéo sự chú ý và dùng thử của khách hàng.Chính sách giá "theo thị trường'đưa ra mức giá trên cơ sở phân tích giá của đối thủ cạnh tranhtrên thị trường. + Chính sách giá theo chi phí vận chuyển. Để thoả mãn nhu cầu của khách hàng,sản phẩm phải đợc vận chuyển đưa đến địa điẻm sử dụng theo yêu cầu của họ.Chi phí vận chuyển có thể là rất cao, đối với một số sản phẩm có thể chiếm từ 50-60%giá trị được giao của hàng hoá. Điều này yêu cầu cần phải tính đến một cách nghiêm túcvà sáng tạo chi phí vận chuyển khi xác định mức giá. Giá công bố có bao hàm chi phí vận chuyển không?nên tính như thế nào, ai trả chi phí vận chuyển?Có bốn loại chính sách giá theo chi phí vận chuyển: giá giao hàng theo địa điểm,giá giao hàng theo vùng,giá giao hàng đồng loạt và giá vận chuyển hấp dẫn. + Chính sách giá và chiếu cố giá:giảm giá là một trong những công cụ quan trọngmà DN có thể sử dụnglàm tăng hiệu quả của hoạt động bán hàng, bởi vậy có chính sách giá đúng để DN thực hiện thành công chiến lược marketing của mình. Có rất nhiều chính sách giảm giá:giảm giá theo khối lượng mua nhiều, giảm giá theo thời hạn thanh toán, giảm giá theo thời thời vụ. 5. Lên phương án phân phối vào các kênh tiêu thụ. Mọi phương án phân phối hàng hoá đặt trong yêu cầu chung về hiệu quả hoạt động kinh doanhcủa DN,nó phụ thuộc rất nhiều vào các loại phương tiện vận chuyển hiện có trên thị trường và khả năng khai tác các phương tiện đó.Phân phối hàng hoá phải vừa đảm bảo cho khách hàng mua hàng thuận lợi nhất, tiện nhất.Nhưng trong điều kiện sản xuất công nghiệp hiện đạivới quy mô loqns và khách hàng rải rác ở khắp mọi nơi trên thế giới thì việc phân phối hàng hoá phải vừa đảm bảo chi phí vận chuyển nhỏ nhất, đảm bảo chính xác về thời gian, thuận tiện cho khách hàng là điều vô cùng khó. Vậy tốt nhất là nên chọn phương án phân phối hàng hoá sao cho nó có khả năng đáp ứng ở mức độ hợp lý cho tất cả các mục tiêu của DN trừ các yêu cầu đặc biệt từ phía khách hàng. Trong nền kinh tế thị trường,việc TTSPđược thực hiện bằng các kênh khác nhau tuỳ thuộc vào rất nhiều yếu tổ đặc điểm, chất lượng hàng hoá, điều kiện vận chuyển, bảo quản, sử dụng...theo đócác sản phẩm vận động từ DN sản xuất (nhà cung cấp) đến người tiêu dùng cuối cùng.Nếu căn cứ vào mối quan hệ DN-người tiêu dùng cuối cùng, có hai loại kênh phân phối:trực tiếp và gián tiếp. + Kênh phân phối trực tiếp: Người sản xuất hoặc người nhập khẩu Người tiêu thụ cuối cùng Ưu điểm: Bảo đảm lưu chuyển hàng hoá nhanh, giảm chi phí lưu thông nên tỷ suất lợi nhuận tăng, quan hệ giao dịch mua bán thuận tiện, đơn giản. Do DN giao dịch trực tiếp với khách hàng nên DN hiểu được nhu cầu thị hiếu với khách hàng, tâm lý, giá cả của người tiêu dùng từ đó dự đoán nhu cầu,nắm dược nhu cầu và tìm biện pháp thoả mãn tốt nhất nhu cầu đó. Nhược điểm:Chưa có chuyên môn hoá trong hoạt động sản xuất kinh doanh nên năng suất lao động chưa không cao,hoạt động bán hàng diễn ra chậm, tốc độ chu chuyển vốn chậm.Quan hệ thị trường hẹp vì khó mà tìm ra đượcngười tiêu thụ cuối cùng với quy mô lớn và khối lượng ổn định. áp dụng;hàng lâu bền, giá tri lớn (ô tô...), hàng hoá có tính chất thương phẩm đặc biệt là hàng tươi sống. + Kênh phân phối gián tiếp:có ba hình thức: Người sản xuất - tổ chức cung ứng bán lẻ bán lẻ bán lẻ bán buôn bán buôn môi giới Người tiêu dùng cuối cùng Ưu điểm:Tính chuyên môn hoá thể hiện rõ nét trong kênh phân phối gián tiếp làm năng suất lao động tăng,tăng hiệuquả kinh doanh, tạo đièu kiện phát triển sản xuất, mở rộng thị trường, sử dụng có hiệu quả cơ sở vầt chất. Chu kỳ quay của vốn =Tsx + Tlt Tsx: thời gian sản xuất sản phẩm Tlt: thời gian lưu thông Mặc dù thời gian lưu thông dài làm tăng chi phí lưu thông nhưng thích hợp với quan hệ sản xuất và lưu thông nhiều loại sản phẩm, phù hợp với quan hệ mua bán nhiều loại DN. Nhược điểm: trong kinh doanh ngày nay DN_A DN_B DN_C ... Trong đó: Bán hàng. Thông tin phản hồi. Trong quá trình bán, các DN mua hàng của nhau và đem bán cho DN khác nhưng dòng thông tin ngược thì không bao giờ được phản hồi đầy đủ. Nhiều DN đi chiếm dụng vốn của DN khác nên chỉ cần DN gặp khó khăn, phá sản, là kéo theo sự ảnh hưởng thiệt hại của một loạt DN khác. áp dụng: Hàng hoá có giá trị không lớn, khách hàng mua với số lượng ít, phân tán. quy mô của sản xuất kinh doanh lớn hơn rất nhiều vùng tiêu thụ thì Dn cần phải nhờ đến người bán buôn để mở rộng thị trường. 6. Xúc tiến bán. Xúc tiến bán là nhóm công cụ truyền thông sử dụng hỗn hợp các công cụ cổ động, kích thích khách hàng nhằm tăng nhanh nhu cầu về sản phẩm tại chỗ tức thì. Xúc tiến bán hàng còn gọi là khuyến mại có tác động trực tiếp và tích cực tới việc tăng doanh số bằng những lợi ích vật chất bổ xung cho người mua. Thực chất đây là các công cụ kích thích để thúc đẩy các khâu: cung ứng, phân phối và tiêu dùng đối với một hoặc một nhóm sản phẩm hàng hoá của công ty. Đối với những sản phẩm truyền thống hoặc đã lưu thông thường xuyên trên thị trường thì việc xúc tiến bán hàng được tiến hành gọn nhẹ hơn. cần đặc biệt quan tâm tới xúc tiến bán sản phẩm mới hoặc sản phẩm cũ trên thị trường mới. Cần thực hiện các chiến lược quảng cáo, tiếp thụ hiệu quả cho các sản phẩm mới. Ngoài việc thực hiện một loạt các chính sách xác tiến bán: quảng cáo, chiêu thị, chiêu hàng, giảm giá, thiết lập mạng lưới tiêu thụ hợp lý… thì DN không được phép quên lực lượng nhân viên bán hàng, cần phải xây dựng đội ngũ nhân viên bán hàng có trình độ truyên môn nghiệp vụ cao vì “ bán hàng không những là nghề mà còn là một nghệ thuật”. Một nhân viên bán hàng giỏi là một nhân viên bán được cả hãng, cả công ty. Muốn tiêu thụ được hàng hoá phải thực hiện 4 cho: cho chọn, cho thử, cho đổi, cho trả. 7. Thực hiện các kỹ thuật nghiệp vụ bán hàng và đánh giá kết quả TTSP. Thực hiện các kỹ thuật nghiệp vụ bán hàng và đánh giá kết quả TTSP.Trong đó nghiệp vụ thu tiền là rất quan trọng. Trong trường hợp mặc dù hàng hoá đã được phân phối hết cho các kênh tiêu thụ hoặc đã giao xong cho người mua. Song chưa thu được tiền về thì hoạt động tiêu thụ vẫn chưa kết thúc. Hoặc trong thường hợp DN đã thu được tiền về từ các trung gian nhưng hàng hoá vẫn ứ đọng tại đó, chưa tới tay người tiêu dùng thì việc tiêu thụ mới kết thúc trên danh nghĩa. Chỉ khi nào tiền bán hàng được thu từ tay người tiêu dùng cuối cùng thì hoạt dộng tiêu thụ mới thực sự kết thúc. Đánh giá kết quả TTSP thông qua các chỉ tiêu định tính và định lượng. 7.1. Chỉ tiêu định lượng: + Chỉ tiêu kết quả:tổng khối lượng hàng bán, tổng doanh thu, tổng chi phí, tổng số lao động… + Chỉ tiêu hiệu quả: Lợi nhuận = Tổng doanh thu- Tổng chi phí Tổng lợi nhuận Mức doanh lợi M1=----------------------- x 100% Tổng doanh thu Tổng lợi nhuận Mức doanh lợi M2= ----------------------------- x100% Tổng vốn kinh doanh Tổng lợi nhuận Mức doanh lợi M3 =------------------------------x100% Tổng chi phí Tổng doanh thu Năng suất lao động =--------------------------- Tổng số lao động Tổng khối lượng thực hiện =------------------------------------- Tổng số lao động 7.2. Chỉ tiêu định tính: Tốc độ mở thị trường, khả năng củng cố lòng tin đối với khách hàng Độ mở của thị trường: là chỉ tiêu định mức độ gia tăng về doanh số bán của DN trên thị trường truyền thống hoặc mức độ gia tăng doanh số bán(thị phần)trên một thị trường mới. Chỉ tiêu mức độ gia tăng về uy tín của DN hoặc uy tín của những sản phẩm của DN. Sự tăng lên về thị phần tương đối của DN so với đối thủ cạnh tranh tiềm tàng. Mức độ thoả mãn người tiêu dùng thông qua việc cung cấp những sản phẩm dịch vụ của DN. Chương II:Thực trạng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp việt nam Tiêu thụ sản phẩm là một khâu rất quan trọng,nó quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Song vấn đề TTSP của các doanh nghiệp Việt Nam lại gặp rất nhiều khó khăn. Việc chuyển sang cơ chế thị trường với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, hơn nữa cơ chế quản lý của nhà nước còn thiếu đồng bộ và chặt chẽ, ở doanh nghiệp về trình độ quản lý cũng như trình độ công nghệ thì đang còn yếu kém và lạc hậu…Do đó đã dẫn đến sản phẩm của các doanh nghiệp có sức cạnh tranh đang còn hạn chế trên thị trường. Do trình độ hiểu biết cũng như thông tin và thời gian còn hạn chế, nên em chỉ trình bày thực trạng một số nghành sau: I. Đối với thị trường nước ngoài Theo báo cáo tổng cục hải quan năm 1999 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của việt Nam là 23,1 tỷ USD, nhập khẩu là 11,622 tỷ USD, xuất khẩu là 11,54 tỷ USD, còn năm 2000 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu là 29,5 tỷ USD . Trong đó xuất khẩu 14,3 tỷ USD, nhập khẩu 15,2 tỷ USD. Biểu I. Cơ cấu một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam - 1999 TT Mặt hàng XK Khối lượng (triệu tấn) Trị giá (triệu USD) 1 2 3 4 5 6 7 Dầu thô Gạo Cà phê Cao su Dệt may Giầy dép Hải sản 16 3,8 0,3787 0,210 1.699 965 477 114,9 1.489 1.207 8227 Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu: gạo,dầu thô,dệt may da giầy, cà phê,hải sản,điện tử. Tính đến tháng 11/1999 , 4 mặt hàng công nghiệp đạt giá trị kim nghạch xuất khẩu trên 1tỷ USD là: dầu thô,dệt may,da giầy, gạo. một số mặt hàng tuy kim nghạch chưa lớn nhưng có mức tăng cao: máy động lực, máy công nghiệp, sữa bột,dầu thực vật. Cơ cấu xuất khẩu chuyển dịch theo hướng tích cực hơn: tỷ trọng nguyên liệu thô và sơ chế giảm. Biểu II. Tỷ trọng ngành hàng xuất khẩu STT Ngành Tỷ lệ % Giá trị (triệu USD) 1 2 3 4 5 6 Nông lâm sản Hải sản Dệt may+Da giầy Điện tử và linh kiện điện tử Thủ công mỹ nghệ Lĩnh vực khác 18,2 8,6 28 5,3 1,5 19,4 2000 950 3100 580 180 2130 1. Ngành dệt may Trong quá trình đổi mới hơn 10 năm qua dệt may là ngành công nghiệp phát triển rất nhanh. Sự phát triển của ngành công nghiệp dệt may có vai trò quan trọng trong công cuộc CNH,HĐH nền kinh tế đất nước ta. Tính đến đầu năm 2000 năng lực sản xuất của toàn ngành có thể sản xuất 162 000 tấn sợi, 800 triệu mét vải, 39 trriệu sản phẩm dệt kim, 400 triệu sản phẩm mang các loạivà nhiều hàng dệt may khác. Ngành dệt may đang hiện có gần 90 vạn lao động làm việc, chiếm gần 20% tổng số lao động công nghiệp của cả nước. xuất khẩu hàng dệt may đã, đang,và sẽ là ngành quan trọng hàng đầu của Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21 với mức tăng trưởng cao (từ 30-40%) liên tục và ổn định suốt gần chục năm qua tỷ trọng kim ngạch trong cơ cấu xuất khẩu cũng ngày càng tăng và chiếm một tỷ lệ quan trọng (chiếm khoảng 14,5% tổng kim ngạch xuất khẩu). Tuy nhiên xuất khẩu hàng dệt may hiện nay mới chỉ dừng ở mức gia công là chủ yếu (chiếm khoảng 75-80%) đem lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước hàng năm khoảng 300 tỷ USD. Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế khu vực hai năm qua xuất khẩu của nước ta cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng nặng nề, mặc dù lúc đầu có quan điểm cho rằng nước ta có mức độ hội nhập chưa cao nên ít bị ảnh hưởng. Thực ra không hoàn toàn như vậy, nước ta đang là nước chậm phát triển lại đang trong quá trình đẩy mạnh CNH,HĐH đất nước. Bên cạnh đó ngành dệt may được khối EU cấp khá nhiều hạn ngạch nhưng so với Trung Quốc và ASEAN khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam vẫn thua kém. Số lượng hạn ngạch ưu đãi cho Việt Nam chỉ bằng 20% của các nước ASEAN và 5% của Trung Quốc. Số mặt hàng dệt may của Việt Nam bị hạn chế vào thị trường EU là 28 nhóm. Sản phẩm dệt may của ta xuất khẩu vào EU tập chung ở một số sản phẩm truyền thống dễ làm như áo sơ mi quần âu áo jacket.....những sản phẩm yêu cầu kỹ thuật cao còn sơ chống hạn ngạch được cấp. ở khu vực thị trường hàng dệt may châu á tập chung ở Nhật Bản, Hàn Quốc hàng dệt ._.may Việt Nam đang có uy tín cao nhưng cũng bị cạnh tranh gay gắt và mất dần lợi thế bởi hàng dệt may của các nước đang hồi phục sau khủng hoảng tiền tệ Châu á vừa qua ở thị trường Mỹ và Bắc Mỹ hàng dệt may xuất khẩu của doanh nghiệp còn rất nhỏ bé và gặp nhiều khó khăn trong quá trình thâm nhập vì chúng ta chưa được hưởng quy chế tối huệ quốc do chính phủ Mỹ quy định. Biểu III. Giá trị xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam Năm Ngành dệt Ngành may Ngành dệt may 1990 27,8 90,7 118,5 1991 29,4 142,9 172,3 1992 39,6 357,2 396,8 1993 61,7 512,0 582,7 1994 107,8 691,6 799,4 1995 147,8 878,8 1026,6 1996 175,5 1162,7 1338,2 1997 176,8 1172,2 1349,0 1998 177 1174,5 1351,5 1999 207,2 1539,8 1747 Nguồn: UNIDO, Bộ kế hoạch và đầu tư, Tổng cục thống kê. 2 . Ngành giầy dép. Ngành công nghiệp giầy dép của nhiều nước, nhất là các nước đang phất triển có vị trí rất quan trọng trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển kinh tế đất nước, góp phần tạo ra công ăn việc làm, tham gia vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu ngoại tệ qua đẩy mạnh xuất khẩu. đối với Việt Nam ngành công nghiệp giầy dép cũng có tầm quan trọng như vậy. Sau khi Liên Xô và Đong Âu tan rã, toàn bộ chương trình hợp tác gia công mũ giầy với các nước này cũng chấm dứt. Ngành Da giầy Việt Nam chuyển sang thời kỳ phát triển mới, tiếp nhận sự chuyển dịch sản xuất các sản phẩm giầy dép từ các nước trong khu vực để xuất khẩu nhằm khai thác các lợi thế của Việt Nam: Lực lượng lao đông dồi dào, trẻ, khoẻ, tiếp thu nhanh, tiền công lao động thấp, chưa bị các nước nhập khẩu giầy dếp khống chế bằng hạng ngạch và được hưởng ưu đãi thuế quan (GSP) nếu đáp ứng đủ tiêu chuển mà họ yêu cầu. Da giầy là một ngành thu hút nhiều lao động, làm động lực cho một số ngành như chăn nuôi, sản xuất cao su, nhựa,hoá chất… góp phần khôi phục một số làng nghề truyền thống đáp ứng một phần nhu cầu hàng hoá nội địa. Từ năm 89 đến nay sản lượng giầy dép thế giới liên tục biến động khu vực sản xuất giầy dép lớn nhất là Châu á (chiếm 2/3 tổng sản lượng thế giới) tiếp theo là Châu Âu và Châu Mỹ. Theo đánh giá của các chuyên gia thì các năm tới các nước Châu á và viễn Đông sẽ chiếm 75% sản lương toàn thế giới ( khoảng 10 tỷ đôi ) trong đó Việt Nam cũng sẽ là một trong các nước có tiềm năng phất triển ngành này. Hiện nay theo thống kê mới nhất cả nước có khoảng 150 DN sản xuất giầy dép và các sản phẩm bằng da hoặc giả da với tổng sản lượng khoảng 259 tr USD giầy dép các loại và trên 5000 tán sản phẩm khác mỗi năm. trong đó lượng hàng xuất khẩu tăng bình quân tăng 30%/ năm. giá trị xuất khẩu ngành da giầy năm 1998 đạt 1000822000 USD và năm 1999 đạt 1250000000 USD. Hiện nay năng lực sản xuất toàn ngành 300 tr đoi giầy dép các loại, thu hút 300.000 lao động đạt tốc độ tăng trưởng KNXK hàng năm trên 50%. Riêng năm 1998 do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực. Ngành giầy dép chỉ đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 3,8% so với năm 1997 (tức là một tỷ USD) và năm 1999 KNXK đạt 1.250 tr USD, tăng 25% so với năm 1998. Biểu IV. Năng lực sản xuất ngành da giầy Chủng loai Sản phẩm Tổng số (x1000) Phân bổ theo dạng DN Quốc doanh ngoài QD có vốn ĐTNN Giầy dép các loại(đôi) Túi cặp các loại(đôi) Da các thuộc loại(sqf) 301.110 26.570 17.000 125.650 70.550 140.910 9.000 2.770 14.800 8.500 7500 1.000 Hiện nay EU là thị trường nhập khẩu chủ yếu các sản phẩm giầy dép của Việt Nam chiếm khoảng 80% KNXK của Việt Nam. Trị giá XK giầy dép sang EU năm 1996 tăng gấp 30 lần so với năm 1992, từ 1993 đến 1997 tăng bình quân 40-50% một năm. Việt Nam là một trong 5 nướs có số lượng giầy dép tiêu thụ nhiều nhất tại EU do giá rẻ, chât lượng và mẫu mốt chấp nhận được và việt nam được hưởng ưu đãi từ thị trường này, chưa bị quản lý băng hạn ngạch, được hưởng ưu đãi thuế quan bằng70% mức thuế bình thường nếu bảo đảm tiêu chuẩn mà họ yêu cầu kim ngạch XK giầy dép của Việt Nam vào Nhật Bản chỉ chiếm 7-8% kim ngạch nhưng chúng ta có khả năng tăng KNXK vào thi trường này trong những năm sắp tới. Việt Nam XK sang Mỹ năm 1998 trên 110 tr USD (chiếm 10%KNXK toàn ngành) nếu có hiệp định thương mại và quy chế tối huệ quốc MFN và các DN Việt Nam đáp ứng được các đòi hỏi của thị trường và có khả năng cạnh tranh thì chúng ta có thể xuất khẩu giầy dép sang Mỹ với khả năng không thua kém vào EU, thậm chí còn cao hơn. Ngoài ra các khu vực thị trường thế giới như: Trung Quốc, Bắc Âu, úc, Liên Xô cũ… và cả thị trường nội địa với trên 80 tr dân trong những năm tới cũng sẽ là thị trường đáng quan tâm và có thể phát triển, từ những dự đoán về tình hình sản xuất và nhu cầu thị trường tiêu thụ giầy dép trên thế giới, căn cứ vào tiềm năng và lợi thế của Việt Nam, ngành giầy dép Việt Nam trong những năm tới có thể đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 20% về KN XK. II. đối với thị trường trong nước Thị trường trong nước số cung ngày càng vượt quá số cầu cạnh tranh ngày càng gay gắt: Số cung: thêm nhiều DN ra nhập thị trường, năng lực sản xuất của các DN ngày càng ra tăng- sự hiện diện của các DN có vốn nước ngoài – hàng ngoại nhập đặc biệt là hàng nhập lậu không ngừng tấn công vào thị trường nội địa. Số cầu: gia tăng chậm hơn so với số cung – sức mua có khả năng thanh toán còn hạn chế – nhu cầu ngày càng đa dạng và ngày càng trở nên khó tính. Nền kinh tế nước ta đang ở trong giai đoạn cuối cùng của thế kỷ XX, sau nhiều năm hoạt động mức tăng trưởng cao thì hiện nay tốc độ tăng trưởng đã chậm lại và giảm sút. 6 tháng đầu năm 1999 GDP tăng 4,3% mức thấp nhất so cùng kỳ 3 năm trước, cụ thể Biểu V. Mức tăng trưởng GDP Năm 1999 2000 2001 GDP +4,8 +6,7 +7,5 Biểu VI. Chỉ số giá tiêu dùng năm 1999 Tháng T3 T4 T5 T6 T7 T8 Chỉ số giá giảm 0,7% 0,6% 0,4% 0,3% 0,4% 0,5% Tổng cầu xã hội giảm sút, lượng lượng hàng tồn kho của một số ngành như sau (năm 1999): Biểu VII. Lượng tồn kho năm 1999 Ngành Lượng tồn kho (triệu tấn) Trị giá(tỷ đồng) Than Ximăng Đường Thép Cà phê Giấy Cao su Dệt may 3,2 1,32 0,33 0,16 0,08 0,022 0,018 900 200 1700 640 160 220 150 100 Tỷ lệ lao động không có việc làm tăng lên. Mỗi năm nước ta có từ 1,8 đến 2,0tr người đến tuổi lao động cần phải được thu hút vào khu vực sản xuất. Tuy nhiên do kinh tế còn gặp khó khăn nên số người đến tuổi lao động không được thu hút vào khu vực sản xuất, đồng thời có hiện tượng “chảy ngược “lao động từ một số ngành sản xuất gặp khó khăn ra thị trường lao động tự do, làm tăng áp lực lao động dư thừa, tạo sức ép giảm giá trị ngày công. Tóm lại, giá cả thị trường liên tục giảm xảy ra làm tăng tỷ lệ lao động không có việc làm là những đặc trưng cơ bản tạo ra hiện tượng thiểu phát của nền kinh tế trong năm 1999. Tuy nhiên cho đến nay các giải pháp kích cầu của nhà nước đã bắt đầu phát huy tác dụng, chỉ số giá tiêu dùng bắt đầu nhích lên.Trong 11 nhóm hàng hoá dịch vụ có 5 nhóm gia tăng (lương thực,thực phẩm,thiết bị đồ dùng gia đình văn hoá thể thao giải trí ). III- Nguyên nhân 1. Nguyên nhân về phía nhà nước. 1.1. Cơ chế quản lý của nhà nước chưa chặt chẽ thiếu đồng bộ 1.2. Quy hoạch, kế hoạch và đầu tư của nhà nước mất cân đối. Khi mà nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và mỏ cửa hội nhập thị trường trong nước và thế giới có diễn biến phức tạp, thì việc định hướng, dự báo, quy hoạch, kế hoạch, xác định chính sách, đầu tư phải tính đến một cách kỹ lưỡng, khoa học, những quan hệ cân đối lớn như cung _ cầu, xuất nhập, cán cân thanh toán.. để tránh phải thay đổi lớn hoặc phà vỡ quy hoạch, kế hoạch. Kéo theo nhiều sự thay đổi khác. Việc xây dựng các nhà máy đường đã tiến hành không đồng bộ gắn với vùng nhiên liệu. ở phía Nam ngoài 4 nhà máy ép của tổng công ty mía đường, 2 nhà máy của các địa phương và 13 nhà máy 100% vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động với tổng công suất 20.250 tấn /ngày. hiện có thêm 8 nhà máy đưa tổng số lên 25 nhà máy với tổng công suất 367500 tấn/ngày tiêu thụ 5,5 tấn mía cây. Trữ lượng mía dùng để ăn tươi, làm giống là giành cho khu vực chế biến đường thủ công, sản lượng trên khó được đáp ứng đủ. Việc đầu tư xây dựng tràn lan các nhà máy đường, mía không có quy hoạch cho các vùng nguyên liệu nên ngành mía đường có sự điều chế. 1.3. Nhà nước chưa thông tin kịp thời đầy đủ, cụ thể, về thị trường nước ngoài cho DN. Sáu tháng đầu năm 99 ngành than xuất khẩu có tăng, đạt 1,52 triệu tấn, tăng 16% nhưng do giá than giảm khoảng 13% so với giá bán bình quân năm 1998 nên KNXK đạt 45,06 tr USD chỉ tăng 15%. đây là một ngịch lý và là mối quan tâm của nhiều bộ, ngành hữu quan. Nguyên nhân có nhiều nhưng tình trạng thiếu thông tin về thị trường xuất khẩu của các DN là đáng báo động hơn cả. các DN có hàng trong tay nhưng không biết xuất khẩu sang thị trường nào họ không biết thị trường các nước cần hàng gì để xuất khẩu, hoàn toàn thiếu thông tin về thị trường nước ngoài nhu cầu khách hàng, đối thủ cạnh tranh, các quy định, tiêu chuẩn hàng hoá, luật phấp nước sở tại. Đây là nhữngyếu tố cơ bản hết sức quan trọng giúp DN ra các quyết định cho chính xác: sản xuất hàng gì cho xuất khẩu, sản xuất trên công nghệ nào theo tiêu chuẩn nào, xuất khẩu cho ai, số lượng bao nhiêu và khi nào xuất. Hiện nay, các DNXK hàng công nghiệp chỉ khai thác thông tin về thị trường nước ngoài chủ yếu theo “kênh” gián tiếp là dựa vào Bộ Thương Mại, phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam, ban vật giá Chính Phủ, các phái đoàn ngoại giao của Việt Nam cung cấp nhưng những thông tin đó mang tính chất tổng hợp, không đầy đủ nên không đáp ứng đầy đủ những đòi hỏi của từng DN. Mặt khác việc thu thập thông tin về thị trường của DN từ “kênh này” cũng không dễ dàng và thuận tiện do trở ngại của thủ tục hành chính đối với DN có văn phòng đại diện hay trụ sở đóng tại thành phố lớn thì còn có điều kiện tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin khác nhau, nhưng đối với DN vừa và nhỏ và ở xa trung tâm lớn thì việc thu thập thông tin cực kỳ khó khăn, nếu họ có thông tin thì cơ hội kinh doanh cũng qua rồi. Còn “kênh” thông tin trực tiếp giữa DN và thị trường nước ngoài thì vượt xa khả năng của DN do “tài chính eo hẹp”. 1.4. Do sự mất cân đối cơ cấu kinh tế giữa các khu vực, vùng trong cả nước. Cơ cấu tăng trưởng giữa các khu vực của nền kinh tế không hợp lý làm cho thu nhập và theo đó là nhu câu của một bộ phận dân cư lớn nhất nước ta (khu vực nông thôn chiếm 76,5% dân số cả nước) không tăng lên được. Theo số liệu của tổng cục thống kê, tương quan thu nhập của một lao động nông nghiệp với một lao động cong nghiệp như sau: năm 1996 – 65,95%, năm 1997 – 62,91%, năm 1998 – 56,69% mặc dù tương quan già giữa sản phẩm nông nghiệp và sản phẩm công nghiệp trong những năm gần đây có lợi cho nông nghiệp, tốc độ tăng trưởng của khu vực này thấp (đến cuối năm 1998 so với 1990 công nghiệp tăng 2,7 lần trong khi nông nghiệp tăng 1,4 lần), sự suy giảm về thu nhập đẫn đến sức mua ở khu vực nông thôn luôn duy trì ở mức thấp. Tiền lương thực tế của công nhân viên khu vực hành chính – sự nghiệp giảm do lạm phát. Tiền lương danh nghĩa kể từ năm 1993 đến nay về cơ bản không thay đổi, trong khi tỷ lệ lạm phát của 6 năm 1993 – 1999 gần 50%. Nhà nước mới bù trượt giá khoảng 20% ( năm 1995). Như vậy thu nhập thực tế của công nhân viên khu vực hành chính sự nghiệp hiện nay chỉ còn 30% thu nhập danh nghĩa, ảnh hưởng đến sức mua của một bộ phận dân cư. 1.5. Sự phối hợp không đồng bộ của các cơ quản chức năng. Hệ thống các văn bản của cơ quan nhà nước bị chồng chéo. Điều đó đã gây cản trở rất nhiều trong việc tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp. 1.6. Nhà nước khống chế quảng cáo khuyến mại. Trong sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, quảng cáo là một công cụ hữu hiệu góp phần TTSP của DN. Nhưng theo luật thuế thu nhập DN “chi phí quảng caó khuyến mại liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ vàg các khoản chi phí khác được khống chế tối đa không quá 7% tổng số chi phí”. Việc khống chế quảng cáo khuyến mại chỉ ở mức 7% chi phí đã làm sản xuất kinh doanh của ngành bia chững lại. Nếu như năm 1997 doanh thu của tổng công ty Rượi - bia- nước giải khát đạt 2.385,574 tỷ đ nộp ngân sách 1.232,714 tỷ đ. Năm 1998 doanh thu đạt 2.529,594 tỷ đồng nộp ngân sách 1.295,151 tỷ đồng. Nhưng bắt đầu từ cuối năm 1998 ngành bia đã gặp rất nhiều khó khăn trong khâu TTSP. Lượng bia tồn kho của 2 công ty bia Sài Gòn và bia Hà Nọi tính đến cuối tháng 5 năm 99 là khoảng 9 tr lít. Trong đó công ty bia Sài Gòn tồn 8tr lít, bia Hà Nội tồn 1tr lít. Theo báo cáo của Tổng công ty, tính đến tháng 6/1999, giá trị tổng sản lượng của tổng công ty ước đạt 1.055,876 tỷ đ bằng 93,5% so với cùng kỳ năm 1998 và bằng 45,31% so với kế hoạch. Do sản phẩm tiêu thụ chậm thị trường tiêu thụ khó khăn và ngày càng bị thu hẹp Tổng công ty đãc tăng cường công tác khuyến mại để hỗ trợ khách hàng tiêu thụ sản phẩm. Nhưng chi phí cho quảng cáo khuyến mại bị khống chế ở mức 7% giá thành. Với các ngành hàng sản xuất kinh doanh khác, tổng chi phí chiếm tới 80-90% doanh thu thì 7% chi phí là con số không nhỏ nhưng ngành bia thì do phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt chiếm tới 60-70% doanh thu ( bia hơi chịu thuế TTĐB 50%, bia lon 65%, bia chai 75%), nên phần chi phí ngoài thuế thấp, 7% chi phí này là không đáng kể. Dự kiến nhu cầu chi phí riêng cho khuyến mại để hỗ trợ khach hàng của công ty bia Sài Gòn là 80 tỷ đ (khoảng 10% tổng chi phí) trong khi chi phí cho phép dùng trong khuyến mại là 22 tỷ đ, số còn lại của7% được dùng cho các chi phí hội họp, tiếp khách, quảng cáo. mặc dù rất nỗ lực giúp đỡ khách hàng nhưng do chi phí hạn hẹp, sự hỗ trợ không được bao nhiêu trong khi các hãng bia nước ngoài không bị hạn chế về quảng cáo, khuyến mại đã có đủ các biện pháp hỗ trợ cho khách hàng với những quà tặng phần thưởng hấp dẫn.. khách hàng quen bắt đầu bỏ sản phẩm của tổng công ty để bán những sản phẩm nước ngoài thu lợi nhuận cao. 2. Nguyên nhân từ phía DN. 2.1. Công nghệ lạc hậu nên chất lượng hàng hoá, hiệu quả sản xuất, năng xuất thấp. Ngành cà phê: chất lượng sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào thu hoạch và công nghệ chế biến, bảo quản sản phẩm. Thu hoạch quả chín tươi, chế biến kịp thời và đúng quy trình công nghệ là yếu tố quan trọng giữ được phẩm chất, vốn có của hạt cà phê. Mặc dù trong thời gian qua, cà phê Việt Nam được các nhà cung ứng Mỹ và Châu Âu đánh giá cao về chất lượng cà phê xuất khẩu mới chỉ là bước đầu, còn chưa ổn định điển hình là số lượng hạt lỗi, vỡ, đen còn khà lớn làm cho chất lượng nước uống bị ảnh hưởng. Hiên nay Việt Nam đang sử dụng hai phương pháp chế biến: phương pháp chế biến kho và phương pháp chế biến ướt nên mặc dù ngành cà phê đã nỗ lực đầu tư vaò thiết bị chế biến để hạn chế tối đa sự mất cân đối giữa sản lương thu hoạch và khả năng chế biến nhưng nhìn lại hệ thống thiết bị hiện có từ máy móc có công suất lớn đến bán cơ khí và thủ công phần lớn còn lạc hậu, chắp vá, không đồng bộ, chất lượng kém. Trên thực tế trừ một số công ty, nông trường lớn là có sân phơi, còn phần lớn nông dân phơi trên đất, khá lắm là phơi trên bạt. phơi gặp mưa cũng không thềm chạy, họ không biết “mùi đất” thấm vào hạt cà phê vị chát là do thu hái cả trái xanh, có nơi cà phê xanh chiếm 15-20% lượng thu hoạch trong khi sản phẩmcà phê của hội nông đân chiếm 85% sản lượng cả nước. 2.2. Trình độ quản lý yếu kém, lạc hậu, chất lượng lao động thấp. Theo nghiên cứu tổ chức BFRI về khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Việt Nam đứng thứ 48/59 Quốc gia được kiểm sát. lao động Việt Nam đạt 32điểm/100, thuộc vào nhóm yếu kém trong khi Singapore và các quốc gia được kiểm sát đạt 84 điểm. Biểu VIII. Bảng đánh giá chất lượng lao động một số nước. Quốc gia Năng suất Lao dộng Trình độ Lao động Kỹ năng Nghề nghiệp Đánh giá Chất lượng lđ Singapore Thuỵ sỹ Nhật Bản Bỉ Mỹ Việt Nam 85(1) 64(4) 68(3) 72(2) 20 83(3) 92(2) 97(1) 40 95(8) 100(1) 100(1) 100(1) 16 84(1) 75(1) 73(3) 73(3) 70(5) 32(48) Ghi chú: số ngoài dấu ( )- số điểm trên thang 100. Số trong dấu ( )- thứ hạng về khả năng cạnh tranh trên 59 Quốc gia được kiểm sát. Qua đó ta thấy chất lượng lao động của Việt Nam quá kém dẫn đến mất khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Về trình độ quản lý king tế, sản xuất kinh doanh tuy đã được tăng lên một bước thaeo quy chế mới, song nói chung còn yếu kém tư duy và hành dộng chưa bắt kịp với tốc độ thay đổi của tình hình đâts nước nhiều mặt quản lý nhất là quản lý tài chính còn lỏng lẻo, sơ hở gây lãng phí và thất thoát, có những cơ hội có thể phát triển lại rụt rè, có những lúc mạnh dạn đầu tư lại không gặp vận may do đánh giá tình hình biến động trên thị trường không chính xác, đôi lúc chưa quán triệt sâu sắc mục tiêu hàng đầu của sản xuất kinh doanh là hiệu quả kinh doanh ( Công ty Gang Thép Thái Nguyên năm 1998, sản lượng thép cán chỉ đạt 91,77% và giá trị sản xuất công nghiệp chỉ đạt 92,45% so 1997, mà lại bị tồn kho 2 vạn tán thép cán,5000 tấn gang, sản xuất kinh doanh lỗ lớn, tổng nợ lên đến 675tỷ, gấp 2 lần vốn điều lệ của công ty 2.3. Doanh nghiệp chưa xây dựng chiến lược kinh doanh (CLKD) Hiện nay, ở hầu hết các DN chưa xây dựng cho mình một CLKD, mà làm ăn theo từng “ thương vụ” kiểu làm ăn “chụp giựt”. Phải chăng tư tương “ mì ăn liền này” cần phải bổ sung tư tương CLKD tính đến con đường làm ăn lâu dài.Cái lối làm ăn dựa vào các “lợi thế” nhất thời, các thủ thuật “mánh vặt” khai thác kẽ hở của pháp luật, của cô quan Nhà nước ..cần phải được thay thế bằng cung cách kinh doanh chân chính, có “ bài bản”và hiện đại. Điều này một phần do việc nghiên cứu, hướng dẫn, triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược trong hoạt động kinh doanh của các DN chưa có được sự hỗ trợ tích cực từ phía Nhà nước và các cơ quan nghiên cứu. Nền kinh tếViệt Nam chưa hội đủ các yếu tố, các điều kiện cần thiết để các DN có thể xây dựng và thực hiện quản lý theo chiến lược. Việc ban hành các chính sách quản lý vĩ mô chưa ổn định và chưa đáp ứng kịp thời sự chuyển biến của nền kinh tế -xã hội mà nhất là trong lĩnh vực kinh doanh XNK. Nhưng nhuyên nhân chủ quan là do sự nhận thức lý luận và thực tiễn về vai trò của công tác Kế hoạch hoá và quản lý chiến lược trong cơ chế thị trường của các DN chưa được nhất quán, nên việc xây dựng và thực hiện CLKD còn là một công việc khá mới mẻ đối vối các DN, điều này làm hạn chế việc sử dụng những phương pháp công cụ xây dựng CLKD mang tính khoa học và làm cho quá trình xây dựng CLKD của các DN chưa tuân theo một quy trình hợp lý 2.4. Quảng cáo chưa được chú trọng, nhiều DNNN còn có quan niệm sai lầm về quảng cáo Hiện nay, đa số các DN Việt Nam chỉ dành một số vốn rất hạn hẹp cho quảng cáo (một phần do quy định của Nhà nước: chi phí cho quảng cáo không quá 7% tốngố chi phí –theo luật thuế thu nhập DN) vá DN chưa hiểu biết cách sử dụng ngân sách cho quảng cáo. Theo thống kê của IAA (Hiệp hội quảng cáo Quốc tế ) đưa ra trong hội thảo sáng ngày 24/11/99 tại TP Hồ Chí Minh thì doanh số quảng cáo ở Việt Nam năm 1998là 110 tr USD. Bình quân 1,4USD / người trong khi ở Đài Loan là 10,6 USD/ người, ở Châu mĩ là 6-7 USD/ người. Hiện nay, trên các mặt báo chúng ta dễ dàng thấy tràn ngạp kiểu quảng cáo giới thiệu tên trụ sở công ty, lĩnh vực hoạt động và ảnh giám giám đốc.. một kiểu quảng cáo đơn điệu kém hiệu quảvà người đọc thường quyên ngay sau khi rời mắt khỏi trang quảng cáo bởi vì mục tiêu của quảng cáo là để khách hàng biết đến các thông tin về sản phẩm, dịch vụ là chính:chất lượng bao bì, thông số kỹ thuật, công dụng sản phẩm..từ đó có quyết định mua hàng ?Vậy thì sản phẩm ở đây là gì ? là ông giám đốc hay là những ngô nhà cao tầng không có một điểm gì nổi bật, ấn tượng. Còn quảng cáo trên ti vi của các công ty Việt Nam thì sao? Sau một cơn sốt “Phim thương mại” mà đi cùng với nó là điểm quảng cáo của các “ngôi sao” và “người đẹp” không biết họ định giới thiệu sản phẩm là các “ngôi sao” “người đẹp” hay là sản phẩm vì người xem đã bị cuốn vào “ngôi sao”và “người đẹp mất rồi”. Hiện nay công ty Việt Nam đã nhận thức được kiểu quảng cáo không hiệu quả đó thì vẫn rơi vào tình trạng quảng cáo dài,không ấn tượng, không có tính sáng tạo,thông điệp quảng cáo thì ghi hết huy chương này đến huy chương khácmà không đề cập đến “cái cần bán”và quảng cáo được xem như là một phương tiện để khoe trương. Các DN không thể đổ lỗi cho khách hàng là không hiểu được thông điệp quảng cáo bởi một chương trình quảng cáo hấp dẫn gợi được trí tò mò,khám phá của khách hàng của DNVN quá hiếm hoi. 2.5. Thiếu thông tin thị trường đặc biệt là thị trường XK và DNVN chưa có kinh nghiệm kinh doanh trên trường Quốc tế. Trước đây khi nghị định 33/CP của Chính Phủ ngày 19/4/1994 về quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) còn hiệu lực, đa số các DN thường phàn nàn rằng có quá nhiều thủ tục hành chính, những điều kiện gây khó khăn, hạn chế khả năng kinh doanh XNK của DN. Nhưng đến khi Nghị định 57/NĐ-CP của Chính Phủ ra đời ngày 31/7/1998 quy định chi tiết thi hành luật thương mại về hoạt động XNK đã tháo gỡ rất nhiều khó khăn taọ điều kiện thông thoáng về thủ tục pháp lý cho các DN chủ động trong kinh doanh XNK nhưng đến cuôí năm 1998 theo ông Đỗ Xuân Thuỷ - Giám đốc công ty XNK SIMEX- cho biết: có nhiều mặt hàng xuất khẩu vẫn không tăng, nhiều DN có hàng trong tay nhưng không biết XK sang thị trường nào. các DN hoàn toàn thiếu thông tin về thị trường, đối thủ cạnh tranh, tập quán, sở thích, thị hiếu, thông lệ buôn bán ở nước sở tại. Chính vì sự eo hẹp về tài chính mà không thể lúc nào DN cũng cử cán bộ đi khảo sát và đặt văn phòng đại diện ở thi trường nước ngoài, thậm chí việc tham gia các cuộc triển lãm, hội chợ tổ chức tại nước ngoài giới thiệu sản phẩm là điều xa xỉ với nhiều DN còn khả năng DN tự nối mạng Internet nhằm khai thác thông tin cũng như quảng cáo sản phẩm lại càng xa vời. Hiện nay, ở nước ta có hãng kinh doanh thông tin REUTER LTD VIET NAM, nếu DN truy nhập 5 giờ /tháng với giá 250 USD, truy nhập 10 giờ /tháng giá là 400 USD, còn 20 giờ /tháng là 600 USD phương tiện truy nhập đơn giản chỉ cần một chiếc máy tính, một môden và một đường dây địên thoại. Mỗi lần truy nhập DN có thể thu thập rất nhiều thông tin cập nhật hoặc bất kỳ một sự quan tâm về thị trường giá cả, mặt hàng nào đó. Tuy nhiên hiện nay khách hàng của công ty chủ yếu là các công ty liên doanh và các công ty 100% vốn nước ngoài còn các DN Việt Nam thì rất hiếm. Chính vì sự thiếu thông tin thị trường này mà ngành dệt may và giầy da tuy KNXK đạt trên 1tỷ USD nhưng chủ yếu là làm gia công theo đơn đặt hàng của nước ngoài nên giá trị thực thu ngoại tệ mới chiếm 20% KNXK. 2.6. Thiếu vốn. Vốn luôn là vấn đề nóng bỏng của các DNVN tình trạng thiếu vốn là vấn đề nan giải của hầu hết các công ty Việt Nam vì thiếu vốn mà VINACAFE không thể duy trì tồn kho, chờ giá cao để xuất khẩu. Theo VINACAFE, để VINACAFE xuất khẩu đươc 70.000 tấn cà phê, cần tới trên 1000 tỷ đồng vốn. Trong khi đó vốn của VINACAFE chỉ có hơn 10 tỷ đồng còn lại phải vay ngân hàng 150 tỷ đồng, quay vòng 9 tháng, lãi suất phải trả hơn 1,1 tỷ/tháng. Thiếu vốn, lãi xuất trả ngân hàng lớn đã buộc VINACAFE không thể tăng mua cà phê vào mùa thu hoạch rộ, không thể gom hàng chờ giá cao mới xuất khẩu. Ngược lại phải nhanh chóng bán hàng ra, quay vòng vốn nhanh, nên thua thiệt trong xuất khẩu là điều khó tránh khỏi đây cũng là nguyên nhân chủ yếu làm gía cà phê trong nước xuống thấp trong mùa thu hoạch gây thua thiệt cho người trồng. Theo một quan chức của hiệp hội cà phê-ca cao Việt Nam (VICOFA) đã tính Việt Nam có thể thu hoạch thêm 40 tr USD trong xuất khẩu hơn 404.000 tấn cà phê 98/99. Nếu bán được giá như Inđônêxia (90 USD/tấn) cũng do thiếu vốn mà cho đến nay Việt Nam chưa thể tham gia hiệp hội các nước sản xuất cà phê (ACPC). Vì Việt Nam khó có thể thực hiện được nguyên tắc cơ bản của (ACPC) là:khi giá cà phê thế giới xuống thấp ACPC sẽ hạn chế xuất khẩu, tăng dự trữ chờ tăng giá đảm bảo quyền lợi chung cho cả người sản xuất và xuất khẩu. Chương III: Các Giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. I. Định hướng chung 1. Thị trường nội địa Tập trung tổ chức tốt thị trường và các kênh lưu thông hợp lý, hướng mọi hoạt động thương mại theo Luật Thương Mại phối hợp giữa quản lý ngành và lãnh thổ thông qua hệ thống chính sách đồng bộ của nhà nước để khuyến khích sản xuất và tiêu thụ hàng cho dân. Có chính sách, cơ chế mạnh dạn để bảo hộ có điều kiện cho sản xuất trong nước. Đối với sản xuất công nghiệp được bảo hộ một phần đầu vào trên cơ sở chất lượng và giá cả Quốc tế, bảo hộ giá TTSP hàng hoá cho nông dân và kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu, ngăn chặn triệt để nhập lậu. Tổ chức tốt thu mua sản phẩm hàng hoá của các ngành công, nông, lâm, ngư nghiệp đặc biệt là hàng nông sản, đáp ứng nhu cầu nội tiêu và XK, trực tiếp góp phần kích cầu thông qua tăng quỹ mua và mua cho dân cư. Kích thích nông nghiệp và thị trường nông thôn phát triển kể cả nghề phụ. Đề nghị nhà nước có chính sách bán hàng trả góp trả chậm chủ yếu và trước hết đối với các máy móc thiết bị, vật tư hàng hoá sản xuất trong nước và phục vụ sản xuất nông nghiệp. Kết hợp chặt chẽ với các ngành thu nợ để nông dân bán được nông sản vào thời điểm và giá cả thích hợp, không để tư thương ép giá. Khuyến khích các cơ sở chế biến công ty kinh doanh cùng với người sản xuất lập quỹ bảo hiểm thiên tai đối với những cây chủ lực. Kết hợp chặt chẽ với các ngành công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải…trên nguyên tắc gắn kế hoạch với thị trường chủ động điều hành các kế hoạch sản xuất Lưu thông đảm bảo hoạt động có hiệu quả ngay từ đầu năm kế hoạch.Cải tiến nội dung và tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về hoạt động thương mại. Tăng cường chỉ đạo tổ chức tốt hoạt động thương mại trên thị trường nông thôn, miền núi, hải đảo, nhất là trong các khâu thu mua sản phẩm và cung ứng vật tư tại chỗ cho nông dân nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất và kinh tế hàng hoá nông thôn miền núi phát triển nhanh. Tiếp tục sắp xếp lại DNNN và thực hiện cổ phần hoá trong toàn ngành và trực thuộc bộ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN. Hướng mạnh vào việc đẩy mạnh đầu tư phát triển sản xuất hang hoá,nhất là trong lĩnh vực chế biến, nâng cao chất lượng sản phẩm với cơ cấu chủng loại phong phú, đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu. Lấy biện pháp kinh tế là chủ yếu có kết hợp với biện pháp hành chính để thực hiện tốt công tác chống buôn lậu, sản xuất và kinh doanh hàng giả và những hành vi vi phạm Luật Thương Mại. Tiếp tục nghiên cứu, áp dụng việc dán tem hàng nhập khẩu để tạo thêm điều kiện thúc đẩy sản xuất kinh doanh trong nước phát triển thuận lợi Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về thương mại thông qua việc tiếp tục hoàn thiện các văn bản về cơ chế quản lý, chính sách biện pháp điều hành hoạt động thương mại, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hướng dẫn các cơ sở sản xuất kinh doanh làm ăn theo đúng pháp luật, nâng cao vai trò quản lý Nhà nước của các cơ sở thương mại 2. Đối với kinh doanh xuất nhập khẩu. Tạo diều kiện kinh doanh xuất nhập khẩu, căn cứ nghị định 57/1998 NĐ- CP của Chính Phủ và thông tư 18/1998 TT-BTM ngày 2/8/1998 của bộ thương mại thì mọi thương nhân đều được trực tiếp kinh doanh XNK. Có thể xem xét lại quyền kinh doanh xuất khẩu của khối DN có vốn đầu tư nước ngoài quy định tại quýêt định số 0321/1998/QD-BTM của Bộ thương mại để mở rộng thêm phạm vi kinh doanh cho họ, đặc biệt là cao su, sản phẩm gỗ, kể cả cà phê và thuỷ hải sản. Về tài chính tín dụng: theo dõi sát việc thi hành thuế thu nhập DN để bảo đảm những biện pháp khuyến khích về thuế lợi tức như miễn thu thuế bổ sung sẽ được tiếp tục duy trì khi áp dụng thuế thu nhập DN. Theo dõi sát việc thi hành thuế VAT để kịp thời đề xuất biện pháp giải quyết những vướng mắc phát sinh. Giải quyết vướng mắc trong việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng Việt Nam của các DN có vốn đầu tư nước ngoài, nhất là những DN có tham gia xuất khẩu. Cụ thể hoá những biện pháp về chế độ thuế và tín dụng cho từng mặt hàng cụ thể. Về hỗ trợ tài chính đối với một số mặt hàng xuất khẩu khó khăn bộ đã đề nghị Chính Phủ chỉ đạo ngành tài chính và ngân hàng cho hưởng chế độ vay với lãi xuất tiền lãi. Để mở rộng thị trường hàng của Việt Nam đã xuất sang rất nhiều thị trường trên thế giới: ASEAN, EU, Mỹ, SNG, Đông âu, và một số nước Châu Phi. Hiện nay Việt Nam đang cố gắng đàm phán với Mỹ để ký hiệp định thương mại song phương Việt- Mỹ và Mỹ dành cho Việt Nam được hưởng quy chế tối huệ quốc. Khi đó hàng Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ chỉ phải chịu thuế suất như hàng của các nước khác xuất khẩu vào Mỹ. Thị trường Mỹ tương lai sẽ là thị trường đầy hứa hẹn của các DN Việt Nam. II. Giải pháp về phía nhà nước 1- Biện pháp kích cầu của nhà nước Tình hình hàng hoá ứ đọng, chậm tiêu thụ, hơn nữa DNVN lại chịu ảnh hưởng của cuộc khủng khoảng kinh tế khu vực thị trường xuất khẩu của Việt Nam ở khu vực Đông Nam á giảm do sự giảm giá của một số đồng tiền của các nước Đông Nam á nên hàng hoá của các nước đó rất rẻ, tràn sang thị trường Việt Nam thông qua con đường nhập lậu làm hàng hoá trong nước ứ đọng, còn xuất khẩu thì hàng Việt Nam thiếu tính cạnh tranh. Trong thời gian qua Việt Nam đã thực hiện các biện pháp kích cầu (xây dựng các công trình nhà ở, khu giải trí..) để tăng tiêu thụ ở thị trường trong nước. Trong năm qua Ngân Hàng cũng xem xét điều chỉnh tỷ giá hối đoái 3 lần, lần cuối cùng đã hạ lãi suất từ 1,15% xuống còn 1,05% để kích thích mạnh việc vay vốn đầu tư sản xuất nhất là khu vực nông thôn. nhưng xem ra mãi đến cuối năm 1999 chỉ số giá tiêu dùng tháng 11 mới nhích lên sau thời kỳ giảm phát liên tục, như vậy chính sách kích cầu của nhà nước đã bắt đầu phát huy tác dụng. Tuy nhiên chủ trương kích cầu của Chính Phủ chỉ là biện pháp tình thế. Trong tình hình hiện tại: cần kích cầu để làm suy giảm triệu chứng trì trệ của nền kinh tế nhưng phải có giải pháp đồng bộ để đảm bảo duy trì một áp lực đủ lớn buộc sản xuất kinh doanh nâng cao chất lượng hoạt động của mình, đặc biệt là khu vực DNNN, vì chỉ kích cầu hiện tại, chỉ giải toả hàng hoá ứ đọng, tăng quy mô sản xuất chứ không mang lại kết quả tích cực đối với việc thúc đẩy nền kinh tế thay đổi về chất. Về cơ bản và lâu dài cần phải cơ cấu ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35155.doc