Tài liệu Tiêu thụ sản phẩm bia của Công ty Sản xuất kinh doanh đầu tư & dịch vụ Việt Hà: MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
Qua bài viết này em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành nhất đến thầy giáo Cấn Anh Tuấn,người đã giới thiệu đơn vị thực tập cho em ,đã hướng dẫn và giúp đỡ em tận tình để em có thể hoàn thành tốt bài viết này.
Em cũng xin được gủi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cán bộ,nhân viên của công ty đã giúp đỡ em rất nhiều và tạo điều kiện thuận lợi để em có thể hoàn thành tốt thời gian thực tập của mình
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội ngày 25 tháng 04 năm 2008
Sinh viên... Ebook Tiêu thụ sản phẩm bia của Công ty Sản xuất kinh doanh đầu tư & dịch vụ Việt Hà
104 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1391 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Tiêu thụ sản phẩm bia của Công ty Sản xuất kinh doanh đầu tư & dịch vụ Việt Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thực tập
Trần Đức Diện
LỜI NÓI ĐẦU
1.Sự cần thiết của việc lựa chọn đề tài.
Sự phát triển của một đất nước có thể nói phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển kinh tế của nước đó.Trước đây khi nền kinh tế nước ta là nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung thì nhà nước là người trực tiếp giải quyết các vấn đề kinh tế như:sản xuất ra cái gì;sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai.Các doanh nghiệp chỉ việc thực hiện việc sản xuất kinh doanh theo chỉ tiêu pháp lệnh của nhà nước.Điều này làm cho các doanh nghiệp hoàn toàn thụ động trước những thay đổi của thị trường,thụ động trong sản xuất kinh doanh và thụ động cả trong khâu tiêu thụ sản phẩm.Từ đó dẫn đến việc làm ăn không có hiệu quả của các doanh nghiệp và việc lãi giả lỗ thật là điều hoàn toàn tất yếu.Ngày nay khi đất nước thực hiện chuyển đổi nền kinh tế sang kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước và theo định hướng XHCN thì việc sản xuất ra cái gì?sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai do các doanh nghiệp hoàn toàn phải chủ động giải quyết.
Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường,đặc biệt khi mà đất nước ta hội nhập thành công vào nền kinh tế thế giới và đã trở thành thành viên của WTO thì để có thể tồn tại và phát triển các doanh nghiệp bắt buộc phải làm ăn có hiệu quả,có lợi nhuận.Muốn làm ăn có hiệu quả và có lợi nhuận thì sản phẩm của doanh nghiệp phải tiêu thụ được,phải được người tiêu dùng chấp nhận.Như vậy mặc dù tiêu thụ là khâu cuối cùng trong quá trình sản xuất kinh doanh nhưng nó lại là khâu quan trọng nhất,quyết định sự tồn tại,sự phát triển của một doanh nghiệp.Tiêu thụ đã không còn thuần tuý chỉ là sự chuyển giao quyền sở hữu,quyền sử dụng các sản phẩm,hoặc là sự chuyển giao hình thái giá trị của sản phẩm.Mà tiêu thụ còn có ý nghĩa quyết định sự tồn tại,hưng thịnh hoặc suy vong của một doanh nghiệp.
Em chọn đề tài "Tiêu thụ sản phẩm bia của công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà" bởi ý nghĩa quan trọng,sự cần thiết và cả tính cấp bách của việc tiêu thụ sản phẩm trong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và của doanh nghiệp mà em thực tập nói riêng.
2.Mục tiêu nghiên cứu đề tài.
Trong thời gian thực tập tại công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà em đã được tìm hiểu về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nói chung và hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty nói riêng.Qua quá trình tìm hiểu thực tiễn tại công ty em thấy hoạt động tiêu thụ của công ty tuy đã đạt được nhiều thành công nhưng vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập.Do đó em lựa chọn đề tài nghiên cứu này với mục tiêu:
+Thông qua nghiên cứu đề tài này sẽ giúp em củng cố và hoàn thiện kiến thức về tiêu thụ sản phẩm và các hoạt động tiêu thụ sản phẩm.
+Giúp em có thể nắm bắt thực tiễn trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty em thực tập,từ đó giúp em có thể góp phần khắc phục những khó khăn trong hoạt động tiêu thụ của công ty.
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài:Đó là tình hình tiêu thụ của công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà
Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
+Về mặt lý thuyết:Một số lý thuyết về tiêu thụ sản phẩm và các lý thuyết có liên quan đến tiêu thụ sản phẩm.
+Về mặt thực tiễn:Tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty,các hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty trong các trước và trong 3 năm gần đây.
4.Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện tốt việc nghiên cứu đề tài em đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
-Phương pháp tổng hợp:Thông qua việc sử dụng và nghiên cứu các tài liệu của công ty về tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty trong những năm vừa qua.Mặt khác cùng với việc thu thập tình hình về thị trường của nghành bia-rượu-giải khát của Viêt Nam để nghiên cứu.
-Phương pháp điều tra và nghiên cứu.
-Phương pháp phân tích số liệu thống kê.
5.Nội dung cơ bản của đề tài.
Nội dung của đề tài bao gồm 3 chương:
+Chương 1:Cơ sở lý luận về hoạt động tiêu thụ sản phẩm và quá trình hình thành,phát triển của công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà
+Chương 2:Thực trạng kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm của công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà
+Chương 3:Phương hướng và những giải pháp tăng cường thúc đẩy sản phẩm bia của công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà.
CHƯƠNG 1THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG BIA VIỆT NAM VÀ GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY SẢN XUẤT KINH DOANH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ VIỆT HÀ
1.1.Thực trạng thị trường bia Việt Nam.
1.1.1.Đặc điểm sản phẩm bia tại thị trường Việt Nam.
Bia được xem là một loại giải khát có men được rất nhiều người ưa chuộng trên thế giới.Bia được xuất hiện ở Việt Nam ở cuối thế kỷ 19.Từ khi xuất hiện đến nay bia luôn được người tiêu dùng Việt Nam đón nhận và ưa chuộng.Sản lượng bia được sản xuất ở Việt Nam luôn tăng theo từng năm với tốc độ năm sau cao hơn năm trước.Nhu cầu về bia của Việt Nam cũng tăng lên cả về số lượng và chất lượng.Bên cạnh đó các doanh nghiệp sản xuất bia cũng ngày một tăng lên,sản phẩm bia cũng được đa dạng hóa và phong phú về cả chủng loại và mẫu mã.Sản phẩm bia được xuất hiện dưới dạng bia hơi,bia chai,bia lon… với nhiều mẫu mã của các công ty như bia chai,bia lon 333 của công ty bia Sabeco,bia Halida của hãng bia Đông Nam á,bia lon Đại Việt của liên doanh giữa công ty bia Hương Sen và công ty bia Sài gòn,bia lon Haniken,bia lon Huda…
Địa điểm và hình thức sử dụng bia tại Việt nam cũng rất đa dạng.Bia có thể dùng trong các bữa ăn gia đình,trong các bữa tiêc,trong các buổi liên hoan...Bia có những hương vị đặc trưng mà người tiêu dùng luôn yêu thích.Việt nam là một nước nhiệt đới gió mùa,một năm có bốn mùa rõ rệt nên nhu cầu về sản phẩm bia cũng như tốc độ tiêu thụ sản phẩm có tình chất mùa vụ rõ rệt.Bia được tiêu thụ mạnh về mùa hè và thời kỳ giáp tết nhu cầu bia cũng tăng lên.Bên cạnh đó nhu cầu về bia cũng phụ thuộc vào lứa tuổi,thu nhập,học vấn,lối sống,nghề nghiệp và phong tục tập quán của người Việt .
1.1.2.Thực trạng cung-cầu của thị trường bia Việt Nam.
+Thực trạng cầu của thị trường bia Việt Nam:Trong điều kiện kinh tế đất nước ngày càng phát triển,thu nhập của người dân Việt Nam ngày càng tăng lên theo từng năm.Đất nước phát triển làm cho dân trí phát triển,làm cho đời sống dân sinh ngày càng cao lên,dẫn đến nhu cầu trong tiêu dùng của người dân cũng tăng lên,phong phú hơn,đa dạng hơn.Bên cạnh đó việc sử dụng sản phẩm bia của người Việt đã trở thành sở thích,trở thành một thói quen không thể thiếu được.Những điều này làm cho nhu cầu sử dụng sản phẩm bia của người Việt Nam ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng.Đặc biệt nhu cầu về sản phẩm bia sẽ tăng lên đột biến vào mùa hè và trong thời gian giáp tết và có biến động giảm về mùa đông.Như vậy nhu cầu sử dụng sản phẩm bia có biến động theo tính chất mùa vụ,tuy nhiên mức biến động này được điều chỉnh bởi sự đa dạng hóa về chủng loại và mẫu mã của sản phẩm.Về số lượng bia được sử dụng tăng lên trên hai khía cạnh:số lượng người sử dụng sản phẩm bia tăng lên,số lượng bia sử dụng trên một đầu người tăng lên.Về chất lượng được đánh giá thông qua nhu cầu sử dụng sản phẩm bia có chất lượng ngày một tăng lên
Bảng 1: Mức tiêu thụ bia bình quân đầu người ở Việt Nam
Năm
Năm 1998
Năm 2002
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số lượng bia trên đầu người(lít)
6,3
7,2
9,6
13,2
15
18 lít
(Nguồn:theo thống kê mức tiêu thụ bia bình quân của Việt Nam trên Internet)
Theo thống kê của các nhà chuyên môn thì mức tiêu thụ bia bình quân của người Việt Nam trong năm 2007 ở mức 18 lít trên một đầu người.So với mức tiêu thụ sản phẩm bia trên thế giới là 40 lít trên đầu người,mức tiêu thụ bình quân của châu âu là 60 lít trên đầu người,và so với một số nước trong khu vực thì mức tiêu thụ bình quân sản phẩm bia của Việt Nam còn ở mức thấp.Mặt khác số người sử dụng sản phẩm bia của thị trường Việt Nam mới chỉ đạt ở mức trung bình,mức độ đáp ứng nhu cầu của thị trường bia ở Việt Nam mới đạt ở mức 70% thị trường.Như vậy có thể nói thị trường bia của Việt Nam còn là một cơ hội hấp dẫn rất lớn cho các nhà sản xuất sản phẩm bia.Trong những năm gần đây Việt Nam là một trong những nước có mức tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới,bên cạnh đó việc trở thành thành viên chính thức của WTO sẽ đem lại những cơ hội lớn cho Việt Nam trong việc nâng cao mức sống của nhân dân.Như vậy thu nhập của người dân tăng sẽ kéo theo nhu cầu của thị trường bia Việt Nam sẽ có biến động tăng trong những năm tới.
+Thực trạng cung của thị trường bia Việt Nam.
Sản phẩm bia được du nhập vào Việt Nam từ nửa cuối của thế kỷ 19.Từ khi xuất hiện cho đến nay mức cung cấp sản phẩm bia luôn tăng lên về số lượng theo từng năm.Bên cạnh đó chất lượng của sản phẩm cũng ngày một tăng lên.Ngành sản xuất bia được coi là một trong những ngành đem lại lợi nhuận tương đối cao,có thời gian quay vòng vốn nhanh.Do đó ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào ngành.Điều này làm cho thị trường bia ngày càng sôi động và mức cung cấp sản lượng bia trên thị trường ngày càng tăng lên.Theo thống kê năm 1998 cả nước có 469 cơ sở sản xuất bia,năm 2004 là 329 cơ sở.Số lượng các cơ sở sản xuất bia giảm xuống là do tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO,các doanh nghiệp trong cùng ngành được đối xử bình đẳng như nhau,cùng chịu một mức thuế,do đó những cơ sở làm ăn không có hiệu quả đã rơi vào tình trạng thua lỗ phá sản.Theo dự đoán số lượng các cơ sở sản xuât bia trong những năm tới sẽ có xu hướng giảm dần.Tuy số lượng các cơ sở sản xuất bia giảm xuống nhưng sản lượng sản xuất thực tế vẫn không ngừng tăng lên.Điều này là do các cơ sở sản xuất làm ăn có hiệu quả,có tiềm lực kinh tế đã không ngừng mở rộng quy mô sản xuất,nâng cao công suất sản xuất để đáp ứng nhu cầu của thị trường.Theo thống kê hiện nay trên thị trường bia Việt Nam có 320 cơ sở sản xuất ,với trên 40 nhãn hiệu bia khác nhau.Cả nước mới chỉ có 49/64 tỉnh thành có cơ sở sản xuất bia.Sản lượng của các cơ sở sản xuất bia của năm 2005 là 1,5 tỷ lít một năm,Sản lượng sản xuất của năm 2006 là 1,7 tỷ lít,và của năm 2007 là gần 2 tỷ lít,và mức tiêu thụ bình quân trong nước là trên 90%. Mặc dù số cơ sở sản xuất bia cả nước khá nhiều nhưng các nhà máy có công suất sản lượng lớn không nhiều. Hiện cả nước chỉ có 3 doanh nghiệp là bia Sài Gòn, bia rượu nước giải khát Hà Nội và nhà máy bia Việt Nam có sản lượng trên 100 triệu lít/năm, 19 doanh nghiệp sản lượng mỗi nơi trên 20 triệu lít, còn lại tới gần 280 cơ sở sản lượng dưới 1 triệu lít/năm chủ yếu là sản xuất bia hơi phục vụ trong khu vực.Trong thời gian qua đã có nhiều doanh nghiệp bia lớn đã đẩy mạnh đầu tư nâng cao công suất bia để đáp ứng nhu cầu thị trường. Tổng Công ty Bia rượu nước giải khát Hà Nội đã khởi công xây dựng nhà máy bia đầu tư mới tại tỉnh Vĩnh Phúc với công suất 100 triệu lít/năm, sau đó sẽ mở rộng lên 200 triệu lít/năm vào năm 2010. Vốn đầu tư khoảng 2.000 tỉ đồng.
Tổng Công ty Bia rượu nước giải khát Sài Gòn đang triển khai dự án đầu tư xây dựng nhà máy bia Củ Chi công suất 100 triệu lít (giai đoạn 1) và sẽ mở rộng lên 200 triệu lít/năm (giai đoạn 2). Tổng mức đầu tư gần 2.000 tỉ đồng, với thiết bị đồng bộ, hiện đại, công nghệ tiên tiến.
Các doanh nghiệp sản xuất bia có vốn đầu tư nước ngoài, một số đã đạt công suất cho phép (theo quy định tại giấy phép đầu tư) nay cũng đang xin phép tăng vốn đầu tư và nâng công suất. Công ty bia Việt Nam (sản xuất các sản phẩm bia Heineken, Tiger...) đã xin nâng công suất từ 150 triệu lít lên 230 triệu lít/năm...
Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) và Tập đoàn SABMiller (Hà Lan) đã thành lập liên doanh sản xuất bia với tên gọi Công ty liên doanh SABMiller Việt Nam đầu tư 1 nhà máy sản xuất bia tại Bình Dương với công suất 100 triệu lít/năm. Vốn đầu tư 45 triệu USD, liên doanh này sẽ hoạt động vào cuối năm 2006 và tung ra thị trường sản phẩm bia chai vào năm sau.
Trong khi đó rất ít các doanh nghiệp bia tại các địa phương có đầu tư trang thiết bị mới và nâng cao công suất. Trong số hơn 200 doanh nghiệp bia địa phương, chỉ có một số doanh nghiệp lớn là có đầu tư mở rộng sản xuất như Công ty bia Huế đầu tư mới 50 triệu lít (tại KCN Phú Bài, Huế), Công ty liên doanh Đông Hà - Huda (Quảng Trị) đề nghị tăng công suất lên 30 triệu lít. Công ty bia Vilaken (Nghệ An) đầu tư mới 100 triệu lít...
Bảng 2:Công suất hiện có của một số nhà máy bia trên thị trường Đơn vị:Triệu lít/năm
STT
Tên cơ sở sản xuất
Công suất hiện có
1
Công ty bia Sài Gòn
600
2
Công ty bia Hà Nội
200
3
Công ty bia Việt Nam
230
4
Công ty bia Việt Hà
150
5
Công ty bia Huế
100
6
Công ty bia Hải Phòng
30
7
Nhà máy bia Quảng trị
30
8
Nhà máy bia Nghệ An
50
9
Nhà máy bia Đà Nẵng
85
10
Nhà máy bia Hương Sen
30
11
Nhà máy bia Hà Tây
100
12
Nhà máy bia Quảng Ninh
50
13
Nhà máy bia Đông Nam á
50
14
Nhà máy bia Đồng Nai
30
15
Nhà máy bia Quảng Ninh
30
(Nguồn:Theo thống kê của các báo điện tử trên mạng Internet)
1.1.3.Tình hình giá cả của thị trường bia Việt Nam.
Giá cả các sản phẩm bia trên thị trường thường biến động,không ổn định phụ thuộc vào tính mùa vụ trong năm và chất lượng của sản phẩm bia.Vào mùa hè giá sản phẩm bia thường cao hơn các mùa khác trong năm.Điều này là do nhu cầu sử dụng sản phẩm bia trong mùa hè thường cao hơn các mùa khác trong năm.Vào mùa hè giá cả các sản phẩm bia của thị trường Việt nam thường tăng khoảng 10% so với các mùa khác trong năm.Đặc biệt giá cả các sản phẩm bia thường tăng đột biến vào khoảng thời gian giáp tết âm lịch.Trong khoảng thời gian này số lượng bia cung cấp trên thị trường thường không đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.Tình trạng này dẫn đến hiện tượng khan hiếm sản phẩm bia,điều này kéo theo giá của sản phẩm bia đã tăng lên đột biến.Chẳng hạn trong thời gian giáp tết của năm 2007 giá bia heineiken dao động trong khoảng 270000 đồng/thùng (tăng từ 3000-5000 đồng/thùng),bia Tiger dao động trong mức 200000 đến 210000 đồng/thùng (tăng từ 5000 đến 10000 đồng/thùng),bia Sài gòn 333 đạt mức 185000 đồng/thùng (tăng 5000 đồng/thùng)….Mức giá này so với thời điểm của cuối năm 2006 thì các sản phẩm bia tăng từ 10000 đến 15000 đồng/thùng.Ngoài tính mùa vụ thì giá cả của các sản phẩm bia còn phụ thuộc vào chất lượng của các sản phẩm.Đứng đầu về chất lượng,phục vụ thị trường cao cấp vẫn là sản phẩm bia mang nhãn hiệu Heineiken,với giá hiện nay là khoảng 35 USD/thùng(một thùng có 24 lon).Tiếp đến là các sản phẩm phục vụ thị trường cao cấp như bia Tiger,Carlbeg,bia 333… giá cả thấp hơn,và cuối cùng là các sản phẩm phục vụ thị trường bình dân như các sản phẩm bia Hà nội,Halida,bia Huda,bia hơi Việt Hà…Như vậy có thể nói đặc trưng giá cả của thị trường bia Việt Nam là luôn biến động,không ổn định và phụ thuộc rất lớn vào mùa vụ.
1.1.4.Thực trạng cạnh tranh của thị trường bia Việt Nam.
Ngành bia là một ngành công nghiệp nhẹ và là một trong những ngành đem lại lợi nhuận lớn và có đặc trưng là vốn được quay vòng nhanh.Do đó ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào ngành.Điều này tạo nên sự cạnh tranh rất lớn giữa các doanh nghiệp trong ngành.Mức độ cạnh tranh trong thị trường bia Việt Nam hiện nay là rất lớn và không đồng đều.Trong các doanh nghiệp sản xuất bia hiện nay chỉ có ba doanh nghiệp có quy mô sản xuất và có công suất lớn là nhà máy bia Sài gòn,nhà máy bia Hà nội và nhà máy bia Việt nam,còn lại đại đa số là các doanh nghiệp có quy mô sản xuất nhỏ với công suất sản xuất thấp.Trong đó nhà máy bia Sài gòn chiếm 35% thị phần,nhà máy bia Hà nội chiếm 10% thị phần của thị trường bia Việt Nam.Như vậy có thể nói sức mạnh cạnh tranh thuộc về hai ông chủ của ngành bia rượu và giải khát hiện nay là Tổng công ty bia rượu và nước giải khát Sài gòn và Hà nội.Còn lại là các doanh nghiệp có sức mạnh cạnh tranh nhỏ,và thường phải chịu sức ép cạnh tranh rất lớn từ hai doanh nghiệp này.Các doanh nghiệp có quy mô sản xuất nhỏ thường phải kinh doanh trên những khu vực thị trường ngách,những khu vực thị trường mà những doanh nghiệp lớn bỏ ngỏ,và không dám cạnh tranh trực tiếp với hai doanh nghiệp lớn là nhà máy bia Sài gòn và nhà máy bia Hà nội. Hiện nay Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO,do đó trong tương lai sẽ có những doanh nghiệp của nước ngoài tham gia vào thị trường bia Việt Nam.Nhất là trong điều kiện các doanh nghiệp trong nước đại đa số đều có quy mô nhỏ,hiệu quả kinh doanh không cao và hầu như chưa khai thác được hết được dung lượng của thị trường bia Việt Nam.Khi đó sẽ tạo lên sự khốc liệt trong cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong môi trường ngành,các doanh nghiệp quy mô nhỏ và không có tiềm lực kinh tế sẽ có nguy cơ phá sản,giải thể và sẽ phải rút lui khỏi môi trường ngành.Còn những doanh nghiệp có quy mô lớn và có tiềm lực kinh tế sẽ có điều kiện mở rộng quy mô chiếm lĩnh thị trường.Thực trạng cạnh tranh của thị trường bia Việt Nam trong những năm qua cho thấy số doanh nghiệp tham gia vào môi trường ngành ít hơn số doanh nghiệp phải rút lui.Cụ thể số lượng các doanh nghiêp,cơ sở sản xuất bia năm 1998 là 469 cơ sở,nhưng đến năm 2004 chỉ còn 329 cơ sở và đến năm 2007 chỉ còn khoảng 320 cơ sở…Hiện tại các cơ sở sản xuất có công ty lớn đều mở rộng quy mô sản xuất để nâng cao công xuất sản xuất của mình như công ty bia Sài Gòn,Công ty bia Hà Nội…
Như vậy có thể nói rằng quy mô và mức độ cạnh tranh trong ngành bia là rất lớn.Sự cạnh tranh này sẽ ngày càng khốc liệt trong tương lai.Những doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn,tiềm lực kinh tế mạnh sẽ có nhiều cơ hội để ngày càng mở rộng thị trường của mình.Còn các doanh nghiệp có quy mô sản xuất nhỏ nếu không có chiến lược phát triển đúng đắn thì sẽ là những người phải chịu những thiệt hại nhất định trong cạnh tranh,thậm chí có thể sẽ phải phá sản,giải thể…
Bảng 3:Sản lượng bia tiêu thụ của một số nhà máy bia trong những năm
vừa qua
Đơn vị tính:Triệu lít
STT
Tên công ty
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1
Công ty bia Sài Gòn
460
550
640
2
Công ty bia Hà Nội
112,6
147,5
199
3
Công ty bia Việt Nam
90
127,5
146
4
Công ty bia Việt Hà
27,3
32,5
38,4
5
Nhà máy bia Hà Tây
25
26,5
32,7
6
Công ty bia Huế
67
87
110
7
Nhà máy bia Nghệ An
12,6
17,3
20,5
8
Nhà máy bia Hải Phòng
11,5
13
14,6
9
Các nhà máy bia khác
693,9
698,7
643,8
10
Tổng sản lượng toàn ngành
1500
1700
1845
(Nguồn: Theo thống kê của các báo điện tử trên mạng Internet)
1.1.2.Dự báo nhu cầu của thị trường bia Việt Nam trong những năm tới.
Theo phân tích của các nhà chuyên môn thì nhu cầu của thị trường bia Việt Nam sẽ tăng cao trong những năm tới,theo dự báo mức tiêu thụ sản phẩm bia tính theo đầu người của Việt Nam sẽ đạt mức 28 lít bia trên một đầu người.Và mức độ tăng trưởng của ngành bia trong những năm tới sẽ đạt khoảng từ 8-10%.Nhu cầu sử dụng sản phẩm bia tăng lên trong thời gian tới là do một số nguyên nhân sau:
+Nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây luôn đạt được mức tăng trưởng bền vững,ổn định với mức tăng trưởng khá cao (từ 7 đến 8%).Theo dự báo trong những năm tới nền kinh tế Việt Nam sẽ vẫn đạt được mức độ tăng trưởng ổn định và bền vững trong khoảng 8%.Việc đạt được mức tăng trưởng kinh tế cao trong những năm vừa qua và trong những năm sắp tới sẽ làm cho đời sống của người dân Việt Nam sẽ được tăng lên,thu nhập bình quân đầu người cũng sẽ tăng lên.Điều này làm cho nhu cầu tiêu dùng của người dân Việt Nam cũng sẽ tăng lên trong những năm sắp tới trrong đó nhu cầu tiêu thụ sản phẩm bia.
+Bia là một trong những mặt hàng đã trở thành thị hiếu,thói quen tiêu dùng và được người dân ưa chuộng.Sản phẩm bia dễ sử dụng,có độ dinh dưỡng khá cao,có độ nồng độ cồn vừa phải và phù hợp với nhu cầu giải khát trong điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa của Việt Nam.
+Trong điều kiện cạnh tranh hiện phức tạp hiện nay sẽ làm cho chất lượng bia sẽ tăng lên,và giá cả sẽ ở mức độ vừa phải.Khi đó sẽ phù hợp với thu nhập của người dân điều này cũng làm cho nhu cầu bia sẽ tăng lên trong những năm tới…
Như vậy có thể nói rằng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm bia trong những năm tới sẽ tăng lên.Đây sẽ là cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp sản xuất bia trong ngành và cả những doanh nghiệp muốn tham gia vào ngành.
1.2.Quá trình hình thành và phát triển của công ty sản xuất kinh doanh và đầu tư dịch vụ Việt Hà.
1.2.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty sản xuất kinh doanh và đầu tư dịch vụ Việt Hà.
Công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà là một doanh nghiệp Nhà nước, được thành lập và hoạt động theo luật doanh nghiệp Nhà nước của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hiện nay trụ sở chính của Công ty là 254 phố Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
Được thành lập tháng từ tháng 9 năm 1966, Công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà ban đầu có tên gọi là Xí nghiệp Nước chấm bởi mặt hàng kinh doanh chủ yếu là nước chấm, dấm, tương... Phương tiện lao động thủ công là chủ yếu, cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn, lạc hậu, trình độ kỹ thuật trình độ tay nghề của người lao động cũng rất thấp. Hoạt động sản xuất của công ty trong thời gian này là theo chỉ tiêu kế hoạch của nhà nước giao.Chế độ phân phối là theo tem phiếu.
Năm 1982 UBND Thành phố Hà Nội có Quyết định số 1652/QĐ-UB đổi tên xí ngiệp Nước chấm thành Nhà máy thực phẩm Hà Nội với chức năng sản mới đó là xuất các mặt hàng thực phẩm như bánh kẹo, rượu cam, chanh...
Ngày 02/6/1992 UBND Thành phố Hà Nội đã có quyết định số 1224/QĐ-UB, về việc chuyển “Nhà máy Thực phẩm Hà Nội” thành “Nhà máy bia Việt Hà” thuộc Liên hiệp Thực phẩm vi sinh có nhiệm vụ sản xuất nước giải khát có cồn như : bia hơi và nước uống không có độ cồn như Vinacola, nước khoáng.
Nhà máy bia Việt Hà đã góp vốn 40% để liên doanh với hãng bia Carslberg của Đan Mạch cho ra đời sản phẩm bia lon Halida có chất lượng cao và ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng.
Cùng với việc mở rộng sản xuất trong liên doanh với hãng bia Carslberg của Đan Mạch, nhà máy đã tự nghiên cứu và lắp đặt một dây chuyền sản xuất bia hơi mang tên “bia hơi Việt Hà”. Từ đây, nhà máy bia Việt Hà được chia thành hai bộ phận: toàn bộ dây chuyền sản xuất bia lon đưa vào liên doanh, thực hiện hạch toán độc lập, lấy tên là Liên doanh nhà máy bia Đông Nam á. Phần sản xuất bia hơi gọi là nhà máy bia Việt Hà.
Ngày 2/11/1994, UBND Thành phố Hà Nội đã có Quyết định số 2817/QĐ-UB đổi tên “Nhà máy bia Việt Hà” thành “Công ty bia Việt Hà” với chức năng nhiệm vụ: sản xuất và kinh doanh các loại bia hộp, bia chai, bia hơi và các loại nước giải khát có ga, không ga, nước khoáng.
Đến năm 2002, theo quyết định của UBND Thành phố Hà Nội, hai công ty là Công ty Kinh doanh thực phẩm vi sinh và Xí nghiệp Mỹ phẩm đã được sáp nhập vào Công ty bia Việt Hà.
Do nhu cầu phát triển cùng với sự lớn mạnh không ngừng, đòi hỏi phải điều chỉnh để phù hợp với quy mô của Công ty, ngày 04 tháng 09 năm 2002, công ty bia Việt Hà được đổi tên thành công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà trực thuộc Sở Công nghiệp Hà Nội theo quyết định số 6130/QĐ-UB của UBND thành phố Hà Nội, gọi tắt là công ty Việt Hà
Hiện nay, tổng vốn điều lệ của Công ty đã lên tới con số 350.000.000.000 đồng.
Cơ cấu đầu tư:
+Công ty Việt Hà: DNNN, 100% vốn nhà nước: vốn điều lệ 350 tỷ đồng.
+Chi nhánh sản xuất nước khoáng OPAL tại Thành phố Nam Định: vốn 10,5 tỷ đồng.
+ Liên doanh Nhà máy bia Đông Nam á thành lập công ty liên doanh: vốn điều lệ 40 triệu USD, Việt Hà góp 40%.
+ Công ty cổ phần Việt Hà, công ty cổ phần: vốn 22 tỷ đồng, Việt Hà góp 20%.
+ Công ty cổ phần Nam Hà nội, Công ty cổ phần: vốn 10 tỷ đồng, Việt Hà góp 40%.
Để phù hợp với xu thế phát triển mới và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, công ty Việt Hà đã thành lập các đơn vị thành viên:
+ Nhà máy bia Việt Hà.
+ Nhà máy nước tinh khiết Opal.
+ Công ty kinh doanh xuất khẩu tổng hợp và dịch vụ mỹ phẩm.
Trước những thành tựu đạt được trong quá trình phát triển của công ty và để phù hợp với chủ trương của nhà nước ngày 13 tháng 12 năm 2005 uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội có quyết định số 220/2005 QĐ-UB về việc chuyển công ty Sản xuất kinh doanh đầu tư và Dịch vụ Việt Hà sang tổ chức và hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - công ty con
1.2.2.Chức năng và nhiệm vụ của công ty.
Công ty có những chức năng và nhiệm vụ sau:
+ Sản xuất, kinh doanh bia nhãn hiệu: “Bia hơi Việt hà”, nước khoáng, nước giải khát.
+ Hợp tác với các đơn vị cơ khí, điện lạnh thiết kế, chế tạo thiết bị và chuyển giao công nghệ ngành bia, nước khoáng, nước giải khát.
+ Xuất khẩu các sản phẩm và nhập khẩu nguyên liệu, hoá chất, thiết bị.
+ Sản xuất, kinh doanh các loại bao bì.
+ Dịch vụ du lịch, kinh doanh khách sạn, thể dục, thể thao vui chơi giải trí.
+Liên kết, hợp tác trong, ngoài nước làm đại lý, đại diện, phân phối và tiêu thụ sản phẩm.
+ Công ty được lựa chọn các thể thức thanh toán với khách hàng của mình trên cơ sở chính sách pháp luật nhà nước.
+ Được quyền kinh doanh trong và ngoài nước.
+ Công ty xác định phương hướng, nội dung và lựa chọn hình thức liên kết một hoặc nhiều đơn vị kinh tế trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, và cùng có lợi.
+ Công ty có quyền được lựa chọn hình thức trả lương, thưởng thích hợp với các đối tượng lao động trong Công ty phù hợp với chính sách của nhà nước.
1.2.3.Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các bộ phận.
1.2.3.1.Sơ đồ tổ chức công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà
CÔNG TY VIỆT HÀ(Công ty mẹ)
Viet Ha corporation
(Holding Company)
TỔNG GIÁM ĐỐC
General director
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Management
KHỐI PHÒNG BAN
Departments
Phòng hành chính – quản trị
Phòng tổ chức – nhân sự - đào tạo
Phòng tài chính – kế toán
Phòng kế hoạch đầu tư
Phòng vật tư
Phòng kỹ thuật – dự án
Phòng KCS
Nhà máy bia Việt Hà
Nhà máy nước tinh khiết OPAL
Công ty đay Hà nội
Công ty kinh doanh mỹ phẩm và siêu thị
Công ty chế biến thực phẩm
Công ty kinh doanh thực phẩm vi sinh
ĐƠN VỊ HOẠCH TOÁN PHỤ THUỘC
CÁC CÔNG TY LIÊN KẾT
Liên doanh nhà máy bia Đông Nam á
Công ty liên doanh IBD
Công ty cổ phần Việt Hà
Công ty cổ phần Đồng Tháp
Công ty cổ phần Ngọc Hà
CÁC CÔNG TY CON
Công ty cổ phần bánh mứt kẹo Hà Nội
Công ty cổ phần Tràn An
Công ty cổ phần Đầu tư Xây dung nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội
1.2.3.2.Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận(phòng ban) trong công ty.
+ Hội đồng quản trị:Bao gồm các cổ đông có tỷ lệ cổ phần chiếm tỷ lệ cao trong toàn công ty.Hội đồng quản trị có quyền quyết định tối cao hướng phát triển của công ty,cũng như chịu trách nhiệm trước các cổ đông về sự phát triển của công ty.Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với luật pháp quy định,đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh của mình cũng như việc hoàn thành với các nghĩa vụ đối với nhà nước.
+Tổng giám đốc:Là người có quyền điều hành cao nhất tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, trên cơ sở chấp hành đúng đắn chủ trương chính sách chế độ của nhà nước, chịu mọi trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.Có trách nhiệm báo cáo thường niên với Hội đồng quản trị về kết quả hoạt động sản xuất của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc quản lý điều hành các hoạt động sản xuât kinh doanh của công ty.Tổng giám đốc đề ra các chiến lược phát triển của công ty trên tất cả các lĩnh vực và trình với Hội đồng quản trị cũng như có trách nhiệm đề xuất với Hội đồng quản trị các phương thức kinh doanh tối ưu.
+ Phó tổng giám đốc:Là người giúp việc cho tổng giám đốc trong các lĩnh vực các hoạt động được tổng giám đốc giao phó.Phó tổng giam đốc chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc cũng như Hội đồng quản trị trong phạm vi trách nhiệm của mình đồng thời là người cùng với Tổng giam đốc điều hành,quản lý các hoat động của công ty.
+ Giám đốc,phó giám đốc:Là người giúp việc cho Tổng giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc những hoạt động những lĩnh vực được giaoĐồng thời chịu trách nhiệm quản lý và điều hành các bộ phận,phòng ban mà mình quản lý.
+Phòng kinh doanh: Thực hiện các hoạt động kinh doanh của toàn công ty.Phòng kinh doanh có trách nhiệm hoàn thành các chỉ tiêu cấp trên đề ra.Chịu trách nhiệm các hoạt động tiêu thụ sản phẩm, các hoạt động marketting...để đảm bảo các hoạt động đầu ra được hiệu quả.Có trách nhiệm đề xuất với ban lãnh đạo những kế hoạch kinh doanh tối ưu để hoạt động kinh doanh của công ty có hiệu quả...
+Phòng hành chính quản trị
Phòng hành chính quản trị có các chức năng và nhiệm vụ sau:
-Sắp xếp lịch công tác,lịch giao ban,tiếp khách và tổ chức công tác lễ tân.
-Quản lý công văn,giấy tờ,sổ sách hành chính và con dấu;lưu chuyển công văn giữa công ty với các cơ quan bên ngoài và trong nội bộ công ty;lưu trữ các tài liệu của công ty,đảm bảo tính bảo mật thông tin.
-Lập dự toán chi phí hành chính và thực hiện chi theo kế hoạch đã được duyệt.
-Thực hiện việc kế hoạch hóa tổng hợp hành chính,pháp chế,nội quy của công ty.
+Phòng tổ chức nhân sự.
-Tham mưu cho tổng giám đốc về tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh và bố trí nhân sự phù hợp với yêu cầu phát triển của công ty.
-Xây dựng các kế hoạch về quy hoạch và đào tạo CBCNV.
-Quản lý hồ sơ của CBCNV và bổ xung những thay đổi của CBCNV vào hồ sơ theo đúng quy định của nhà nước.
-Giải quyết các thủ tục về chế độ tuyển dụng,bổ nhiệm,bãi miễn,thôi việc,nghỉ hưu...
-Xây dựng và hoàn thiện hệ thống nội quy kỷ luật lao động,phối hợp với các phòng ban có liên quan xây dựng nội quy về an toàn lao động và tổ chức kiểm tra vệ sinh an toàn lao động.
-Phối hợp với các phòng ban liên quan xây dựng và trình duyệt đơn giá tiền lương,thanh toán lương hàng tháng,xây dựng kế hoạch nâng bậc lương hàng năm cho CBCNV.
-Xây dựng các định mức lao động phù hợp,phối hợp với phòng kỹ thuật xây dựng các tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật...
+Phòng tài chính-kế toán.
-Xây dựng và thực hiện kế hoạch thu chi của công ty.
-Tổ chức hạch toán kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
-Ghi chép,tổng hợp kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh,lập các báo cáo kế toán,thống kê,phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
-Cân đối thu chi,giải quyết công nợ và các nguồn vốn đ._.ể kịp thời phục vụ sản xuất kinh doanh.
-Đề xuất các kế hoạch và biện pháp trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
-Lưu trữ chứng từ và cung cấp thông tin cần thiết phục vụ yêu cầu quản lý.
-Thực hiện các công việc khác do Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc trực tiếp giao...
+Phòng dự án đầu tư.
-Thực hiện việc nghiên cứu,khảo sát thị trường kinh doanh siêu thị,nhà cho thuê và thị trường sản xuất kinh doanh các loại hàng hóa,dịch vụ khác ngoài mặt hàng bia.
-Đề xuất các phương án đầu tư,phân tích và so sánh giúp ban lãnh đạo lựa chọn được phương án tối ưu.
-Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện các dự án đầu tư đã được ban lãnh đạo công ty phê duyệt.
-Thực hiện các công việc khác do Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc trực tiếp giao...
+Phòng kế hoạch.
-Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh trình Tổng giám đốc công ty,giúp Tổng giám đốc giao kế hoạch và xét duyệt hoàn thành kết hoạch của các phòng ban và các đơn vị thành viên.
-Đôn đốc,theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch,phát hiện các vấn đề phát sinh và đề xuất hướng giải quyết.
-Thực hiện quản lý,bảo quản hàng hóa,vật phẩm trong kho.Thực hiện việc nhập,xuất vật tư,nguyên vật liệu...
- Thực hiện các công việc khác do Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc trực tiếp giao...
1.2.4.Những đặc điểm cơ bản của công ty.
1.2.4.1.Đặc điểm về lĩnh vực kinh doanh và sản phẩm của công ty.
Là một công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ-công ty con có nhiều đơn vị hạch toán phụ thuộc,có nhiều công ty con,công ty liên kết nên công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà có lĩnh vực kinh doanh,sản phẩm kinh doanh cũng như địa bàn kinh doanh rất đa dạng.Sự đa dạng này được thể hiện qua sự phân tích sau đây:
*Trong lĩnh vực kinh doanh đồ uống công ty đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường nội địa cũng như trên thị trường quốc tế.Sản phẩm trong lĩnh vực đồ uống của công ty rất đa dạng.Đó là các sản phẩm bia Halida,bia hơi rất nổi tiếng được người tiêu dùng luôn luôn tin cậy.Bên cạnh đó còn có sản phẩm nước tinh khiết OPAL có độ tinh khiết hoàn hảo với tiêu chuẩn vệ sinh cao nhất.Sản phẩm OPAL được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại nhất của nước ngoài.Nước tinh khiết OPAL được kiểm định và đạt tiêu chuẩn về chất lượng của Việt Nam và EU.
*Trong lĩnh vực đầu tư xây dựng công ty cổ phần đầu tư XD và PTNT Hà Nội là một công ty con của công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà có các nghành nghề kinh doanh sau:
+ Đầu tư xây dựng nhà ở.
+Xây dựng các công trình dân dụng,công trình công cộng thuộc dự án nhóm B.
+ Xây dựng đường giao thông bộ và các công trình thủy lợi.
+ Kinh doanh dịch vụ than,phân bón và vật tư nông nghiệp.
+San lấp mặt bằng,trang trí nội thất,ngoại thất.
+Sản xuất bao bì các tông,bao bì nhựa,chế biến lương thực,thực phẩm.
+ Xây lắp mạng lưới điện và trạm biến áp.
+Xây dựng các hệ thống nước sạch nông thôn.
+ Đầu tư xây dựng kinh doanh hạ tầng kỹ thuật cho khu Công nghiệp, khu chế xuất,khu đô thị mới.
+ Đầu tư xây dựng và cho thuê nhà ở,nhà xưởng sản xuất.
+ Xây lắp,lắp đặt các công trình cáp quang ngành bưu chính viễn thông.
*Trong lĩnh vực kinh doanh đồ ăn công ty có các nhóm sản phẩm chính sau:
+ Bánh trung thu.
+Mứt tết.
+ Bánh xốp trứng các loại:bánh sămpa,Xốp vừng,Xốp dừa..
+ Kẹo cứng các loại.
+Kẹo mềm
+ Bánh Quế,bánh quy,bánh trứng nướng...
1.2.4.2.Đặc điểm thị trường của công ty.
Sản phẩm bia của công ty chủ yếu là bia hơi được sản xuất trực tiếp tại công ty và bia lon Halida của công ty bia liên doanh Đông Nam á liên doanh với công ty bia Việt Hà.Thị trường của công ty chủ yếu là thành phố Hà nội và một số tỉnh thành lân cận như:Nam Định,Hải Phòng Hà Tây…và tập trung chủ yếu ở miền bắc.Điều này là một phần là do ngày các phát triển của ngành bia,các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng bia ngày càng tăng trên cả nước do đó sức ép cạnh tranh là rất lớn.Mặt khác do đặc điểm của mặt hàng bia hơi,bia tươi không thể để lâu được do đó khó có thể vận chuyển đến các khu vực thị trường có khoảng cách địa lý xa so với thành phố Hà nội.Thị trường của công ty ngày càng được mở rộng không những ở khu vực thị trường trọng điểm là thành phố Hà nội mà còn ở các khu vực thị trường lân cận.Điều này đã phản ánh sự hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và hoạt động tiêu thụ sản phẩm bia của công ty.
1.2.4.3.Đặc điểm nhân sự và tiền lương của công ty.
Để mở rộng sản xuất và kinh doanh có hiệu quả, ban lãnh đạo Công ty luôn chú trọng đến chất lượng lao động. Mục tiêu của Công ty là tạo điều kiện cho người lao động không những am hiểu ngành nghề mà còn phải thông thạo kiến thức chuyên môn. Những năm qua, các hình thức đào tạo công nhân mới được Công ty áp dụng khá triệt để. Công ty có hơn 3/5 số công nhân đã qua đào tạo về nghiệp vụ chuyên môn. Bậc thợ bình quân của công nhân sản xuất hiện nay là 4,5. Hàng năm, Công ty đều tiến hành hoạt động tuyển thêm kỹ sư giỏi, cử cán bộ, cá nhân có năng lực đi học các khoá ngắn hạn hoặc các trường đại học.Bên cạnh đó công ty còn cử cán bộ,công nhân viên đi đào tạo tại nước ngoài và công tác tuyển dụng tuyển chọn người lao động được công ty thực hiện khá nghiêm ngặt.Từ đó đã tạo cho công ty một đội ngũ lao động có trình độ kỹ thuật nghiệp vụ cao,trình độ tay nghề vững vàng,điều này góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho công ty phát triển mạnh mẽ trong các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hiện nay, tổng số lao động của Công ty đã lên tới con số 350 người, trong đó trình độ đại học chiếm 19%, trình độ cao đẳng chiếm 2,9% còn trình độ lao động phổ thông chiếm 77,1%.
Bảng 4:Cơ cấu lao động của công ty Việt Hà
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
SLĐ
%
SLĐ
%
SLĐ
%
Tổng số lao động
300
100
320
100
350
100
LĐ có trình độ ĐH
45
15
52
17,2
66
19
LĐ có trình độ CĐ,TC
12
4
10
3,2
10
2,9
LĐ phổ thông, học nghề
243
81
238
79,6
274
77,1
(Nguồn:Phòng nhân sự của công ty Việt Hà)
Về vấn đề tiền lương cho cán bộ công nhân viên của công ty: Trước đây khi công ty còn trong tình trạng khó khăn về kinh tế thì mức lương của cán bộ công nhân viên rất thấp,đời sống của cán bộ công nhân viên hầu như không được đảm bảo.Nhưng từ khi công ty chuyển hướng kinh doanh trở thành một công ty đa ngành nghề và hiệu quả kinh doanh của công ty ngày một nâng cao thì đời sống của cán bộ công nhân viên của công ty không ngừng một tăng lên.Theo thống kê của công ty hiện nay mức lương bình quân của cán bộ công nhân viên trong công ty đạt khoảng từ 2,5-3 triệu đồng một người.Với mức lương này tạo điều kiện thuận lợi hơn cho mức sống từ đó tạo điều kiện cho người lao động có thể cồng hiến hơn nữa góp phần thúc đẩy công ty ngày một phát triển.
Bảng 5:Thu nhập bình quân trên đầu người trong những năm gần đây
Đơn vị tính:nghìn đồng
Năm
2005
2006
2007
Dự kiến năm 2008
Mức thu nhập bình quân
2300
2700
3000
3200
(Nguồn:Phòng tổ chức nhân sự của công ty Việt Hà)
1.2.4.4.Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty.
+Tổ chức sản xuất
Quá trình tổ chức sản xuất của công ty bia Việt Hà được thực hiện theo kiểu: Công ty - Phân xưởng - Tổ sản xuất - Nơi làm việc. Các bộ phận sản xuất được tổ chức theo hình thức dây truyên công nghệ, với phương pháp tổ chức sản xuất là phương pháp dây chuyền liên tục từ khi nấu đến khâu lên men, lọc, chiết bia và làm lạnh.
Phân xưởng sản xuất: có nhiệm vụ nhận nguyên vật liệu và thực hiện quy trình sản xuất bia. Phân xưởng sản xuất bao gồm các tổ sau:
-Tổ nấu: thực hiện nhiệm vụ giai đoạn nấu.
-Tổ men: làm nhiệm vụ ủ men, hạ nhiệt độ, lên men sơ bộ.
-Tổ lọc và tổ chiết bia.
-Các tổ phụ trợ khác như: tổ lạnh, tổ lò hơi, tổ điện…
+Đặc điểm về nguyên vật liệu dùng để sản xuất bia hơi.
Nguyên liệu dùng để sản xuất bia của công ty chủ yếu là các nhập của nước ngoài mà chủ yếu là nhập của Đức.Hàng năm công ty vẫn thường xuyên nhập Malt đại mạch,hoa Hupton…của Đức.Mà những nguyên liệu này lại chiếm tỷ trọng lớn trong sản phẩm,điều này làm cho chi phí đầu vào có giá trị lớn trong sản phẩm từ đó làm cho giá thành của sản phẩm sẽ cao.Điều này cũng gây ra những khó khăn trong vấn đề sản xuất của công ty.Hiện nay trong nước đã có những cơ sở sản xuất những nguyên liệu để sản xuất bia.Như vậy trong tương nguyên vật liệu đầu vào sẽ không còn là những trở ngại cho sản xuất của công ty cũng như đối với các cơ sở sản xuất khác trong nước.
Nguyên vật liệu dùng để sản xuất ra sản phẩm bia của công ty bao gồm:
-Nguyên vật liệu chính: là đối tượng lao động chủ yếu của Công ty , là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể chính của sản phẩm gồm nước, Malt đại mạch, gạo tẻ, đường, hoa Hupton của Đức và cao hoa.
-Vật liệu phụ: Tuy không cấu thành nên thực thể của sản phẩm, nhưng có tác dụng làm tăng chất lượng sản phẩm và tạo điều kiện cho quá trình sản xuất diễn ra bình thường như bột, hồ dán, xà phòng.
-Nhiên liệu: nhiên liệu có tác dụng cung cấp nhiệt lượng cho quá trình sản xuất, nhiên liệu được sử dụng trực tiếp vào quy trình công nghệ sản xuất bia.
-Phụ tùng thay thế.
-Vật tư, vật liệu xây dựng cơ bản.
-Phế liệu thu hồi.
Bảng 6 :Kết cấu nguyên vật liệu cho 100 lít bia hơi.
Malt
Gạo
Đường
Houplon
Cao hoa
Điện
13 kg
6 kg
1,5 kg
1 kg
0,4 kg
15 kg
(Nguồn:Phân xưởng sản xuất của công ty Việt Hà)
+ Đặc điểm về công nghệ sản xuất bia.
Để nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất lao động nhất là sản phẩm bia có những đặc tính kỹ thuật khác các sản phẩm khác như thời gian bảo quản không dài và nhanh bị biến đổi thì vấn đề công nghệ sản xuất đặc biệt quan trọng.
Trước đây, máy móc thiết bị của Công ty phần lớn là lạc hậu, cũ kỹ, công suất thấp. Khi Công ty quyết định chuyển sang sản xuất bia,đã kịp thời nhận thức rõ những đòi hỏi của thị trường về chất lượng sản phẩm,bên cạnh đó nhu cầu của người tiêu dùng ngày một cao về số lượng cũng như chất lượng của sản phẩm đồng thời áp lực cạnh tranh ngày càng lớn trong môi trường ngành,của những doanh nghiệp sản xuất cùng mặt hàng với công ty.Do đó để đáp ứng được những vấn đề cấp bách đó của thị trường và để có thể tồn tại trong thị trường đòi hỏi công ty phải có những thiết bị sản xuất,công nghệ sản xuất hiện đại và với công suất lớn. Năm 1993 công ty đã đầu tư mua một dây chuyền sản xuất bia của Đan Mạch thành lập liên doanh Đông Nam á. Qua nghiên cứu tìm tòi nghiên cứu cuối năm 1994 công ty đã hoàn thành việc lắp đặt một dây chuyền sản xuất bia hơi có chất lượng tốt không kém dây chuyền nhập ngoại. Hầu hết các máy móc được tính toán, cân nhắc, so sánh với dây chuyền lắp đặt tại liên doanh Đông Nam á và thấy rằng số máy của Việt Nam có chất lượng tốt, giá lại rẻ hơn của nước ngoài. Một số máy móc, thiết bị làm lạnh, máy nén khí... trong nước chưa sản xuất được Công ty tiến hành nhập của các nước có uy tín như: Nhật, Đài Loan, Trung Quốc với giá cả được nghiên cứu hợp lý và chất lượng đảm bảo.
Qua quá trình nghiên cứu tìm tòi đội ngũ cán bộ kỹ thuật của công ty đã có những phát minh,những sáng kiến để ngày càng nâng cao chất lượng của dây chuyền sản xuất bia,cũng như công nghệ sản xuất bia.Công nghệ sản xuất bia,dây chuyền sản xuất bia của công ty ngày càng hiện đại và được đánh giá là một trong những cơ sở sản xuất hiện đại nhất nước ta.Sản phẩm bia được sản xuất ra của công ty luôn được người tiêu dùng ưa chuộng và đã đáp ứng được những đòi hỏi của người tiêu dùng.Sản phẩm bia Việt Hà có hương vị thơm,độ cồn không cao và đặc biệt là mức độ phân hủy lâu hơn các sản phẩm bia khác của các đối thủ cạnh tranh.Hiện nay để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng về sản phẩm bia của công ty,công ty đã đang đầu tư một dây chuyền sản xuất hiện đại,thành lập một cơ sở sản xuất mới của công ty bên Bắc Ninh nâng công suất sản xuất của công ty lên 150 triệu lít bia một năm.
+Đặc điểm quy trình sản xuất bia của công ty
Quy trình sản xuất bia hơi của công ty bao gồm các giai đoạn sau:
-Giai đoạn chế biến: Gạo được xay nhỏ trộn với nước, nâng nhiệt độ qua giai đoạn hồ hoá ở nhiệt độ 650C, rồi đến giai đoạn dịch hoá 750C, đun sôi ở nhiệt độ 1200C trong một giờ rưỡi rồi trộn với hỗn hợp Malt, khi nước ở giai đoạn 520C, 650C, 750C Malt sẽ dịch hoá các tinh bột của gạo và Malt thành đường Malto, sản phẩm bia hơi có nồng độ đường là 100.
-Giai đoạn lên men: dung dịch đường Malto sau khi đun sôi được làm nguội xuống 120c và bắt đầu lên men.Giai đoạn lên men bao gồm hai giai đoạn sau:
+Giai đoạn lên men chính thức: Dịch đường được bổ sung nấm men, quá trình này biến đường thành cồn và CO2, độ đường giảm xuống còn 3,50. Kết thúc lên men chính sau đó men phụ. Quá trình lên men chính khoảng từ 6-9 ngày.
+Giai đoạn lên men phụ: Lên men phụ được thực hiện ở 3-50c với mục đích làm bão hoà CO2, ổn định thành phần hoá học của bia và tạo hương liệu bia. Lên men phụ diễn ra khoảng 20 ngày.
- Giai đoạn lọc: Sau khi kết thúc lên men phụ, bia được lọc để loại các chất hữu cơ, men và bão hoà thêm CO2 nhằm đạt tiêu chuẩn chất lượng.
- Giai đoạn chiết bia: Sau khi lọc xong, bia được chiết vào thùng ở 62-65oC để tiêu diệt men bia và các vi sinh, tăng thời gian bảo quản cho bia.
Sơ đồ 1: Quy trình công nghệ sản xuất bia hơi của công ty Việt Hà
G¹o
Malt
T¨ng chøa ¸p lùc
Lµm s¹ch
Lµm s¹ch
Thïng chøa bia
NghiÒn nhá
Lµm ít
trong
Trén níc
NghiÒn dËp
Röa thïng
Hå ho¸ 86oC
V« trïng
§¹m ho¸ 52oC
DÞch ho¸ 72oC
ChiÕt bia
§êng ho¸ I 65oC
§un s«i 100oC
XuÊt kho
§êng ho¸ II 75oC
B· bia
Läc
Hoa
NÊu hoa
§êng
CÆn nãng
T¸ch b·
L¾ng trong
KhÝ s¹ch
Lµm l¹nh
Men gièng
Lªn men s¬ bé
Thu håi CO2
Lªn men chÝnh
Thu håi men
Lªn men phô
Läc trong + KCS
Bảng 7: Danh mục các loại thiết bị chủ yếu dùng trong sản xuất bia hơi của Việt Hà
STT
Tên M.M.T.B
Tên nước sản xuất
Công suất
Máy xay Malt N.T250
Việt Nam
150 kg/h
Máy xay gạo N. T250
Việt Nam
100 kg/h
Nồi nước WWA14
Ba Lan
400 lít
Nồi nấu
Việt Nam
2000 lít
Nồi lên men phụ
Việt Nam
3000 lít
Nồi lên men chính
Việt Nam
3000 lít
Thùng nhân giống
Việt Nam
400 lít
Thiết bị lạnh nhanh
Trung Quốc
1000 lít
Thiết bị nạp CO2
Việt Nam
1000 lít
Máy ép lọc khung bản
Việt Nam
2 m3/h
Bơm Inốc
Việt Nam
10 m3/h
Bể muối
Việt Nam
10 m3/h
Nồi hơi LHGO. 152
Trung Quốc
0,45 tấn/h
Máy nén khí
Đài Loan
226 c/ph
Máy nén lạnh MYCOM
Nhật Bản
105000 Kcal
(Nguồn:Phân xưởng sản xuất của công ty Việt Hà)
1.2.5.Hiệu quả đạt được trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong giai đoạn từ năm 2005 đến 2007.
1.2.5.1.Các phương pháp xác định hiệu quả kinh doanh của công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà.
*Phương pháp xác định hiệu quả kinh doanh từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hiệu quả kinh doanh thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ chủ yếu được thu từ hoạt sản xuất kinh doanh chính trong lĩnh vực kinh doanh đồ uống với sản phẩm chính là bia hơi Việt Hà.Ngoài ra, công ty còn thu được từ các hoạt động đầu tư kinh doanh và dịch từ các công ty liên kết,các công ty con.Do đó, hiệu quả kinh doanh thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh được xác định bởi công thức:
Hiệu quả KD từ hoạt động sản xuất kinh doanh
=
Hiệu quả từ hoạt động SXKD chính
+
Hiệu quả KD từ hoạt động SXKD phụ
HQKD từ hoạt động SXKD
=
Tổng
DT
-
Các khoản giảm trừ
-
Giá vốn hàng bán
-
CPBH
-
CPQL
Trong đó:
- Tổng DT của công ty là tổng giá trị của doanh thu bán hàng và các doanh thu thu được từ các hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh và dịch vụ khác.
- Các khoản giảm trừ DT bao gồm: Khoản giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại.
- Chi phí bán hàng: Bao gồm chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí lưu kho, lưu bãi...
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: là các khoản chi phí chung toàn công ty như: chi phí trả lương cho nhân viên văn phòng, chi phí điện nước...
* Phương pháp xác định hiệu quả kinh daonh thu được từ hoạt động tài chính:
HQKD thu được từ
hoạt động tài chính
=
DT từ hoạt động tài chính
-
Chi phí cho hoạt động tài chính
- Doanh thu từ hoạt động tài chính: Công ty trong những năm vừa qua đã tăng cường đầu tư vào các hoạt động tài chính do đó doanh thu từ hoạt động tài chính chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong tổng doanh thu của doanh nghiệp.
- Chi phí cho hoạt động tài chính: chủ yếu là chi phí trả lãi tiền vay, là khoản tiền mà doanh nghiệp phải trả cho người vay về việc vay vốn, khoản này được tính vào chi phí.
*Phương pháp xác định hiệu quả kinh doanh thu được từ hoạt động bất thường:
HQKD thu được từ
hoạt động bất thường
=
DT từ hoạt động bất thường
-
Chi phí cho hoạt động
bất thường
Hoạt động bất thường của công ty chủ yếu là các hoạt động thanh lý và nhượng bán các tài sản cố định đã hết thời gian sử dụng.
- Doanh thu từ hoạt động bất thường: là các khoản thu từ việc thanh lý TSCĐ, các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ kinh doanh mà công ty không lường trước được.
1.2.5.2.Kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây.
Trong thời gian đầu khi chuyển đổi mô hình sản xuất kinh doanh sang mặt hàng bia,công ty đã gặp phải rất nhiều khó khăn.Đó là những khó khăn về tiềm lực kinh tế,về sức ép cạnh tranh từ các đối thủ cạnh tranh khi gia nhập ngành sản xuất bia…Thời gian qua đi cùng với sự nỗ lực không ngừng của cán bộ,công nhân viên của toàn công ty,Việt Hà đã ngày càng phát triển mạnh mẽ.Việt Hà làm ăn ngày càng có hiệu quả,tổng doanh thu từ các hoạt động bán hàng và đâu tư tài chính năm sau luôn cao hơn năm trước với một tỷ lệ khá cao,lợi nhuận luôn gia tăng trong các năm.Đặc biệt trong 3 năm từ 2005 đến 2007 Việt Hà đạt được mức độ tăng trưởng khá cao so với mặt bằng chung về sự tăng trưởng của toàn ngành.Điều đó được thể hiện ở những con số sau:
*Về doanh thu:
Tổng doanh thu đạt được từ hoạt động bán hàng(tiêu thụ sản phẩm bia)và hoạt động tài chính của năm 2005 đạt được là 129.353.794.081 đồng.Tổng doanh thu từ hoạt động bán hàng và hoạt động tài chính của năm 2006 đạt được là 158.011.785.386 đồng tăng 22% so với năm 2005.Tổng doanh thu từ bán hàng và hoạt động tài chính của năm 2007 đạt được là 191.156.651.241 đồng,tăng 21% so với năm 2006.
*Về lợi nhuận:
Lợi nhuận đạt được trong 3 năm từ 2005 đến 2007 của công ty đạt mức tăng bình quân 20% .Tổng lợi nhuận sau thuế của năm 2005 đạt được là 11.136.557.076 đồng,của năm 2006 đạt được 13.417.538.646 đồng tăng 20,5% so với năm 2005.Tổng lợi nhuận sau thuế của năm 2007 là 16.101.146.350 đồng,tăng 20% so với năm 2006.
Bảng 8: Phân tích kết quả đạt được trong hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty Việt Hà
Đơn vị tính:Triệu đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
So sánh
2006/2005
(%)
2007/2006
(%)
1. Tổng doanh thu đạt được
129353,8
158011,78
191156,65
122
120,9
2.Tổng lợi nhuận trước thuế
11136,56
13417,54
16101,15
121
120
1.2.6.Đánh giá kết quả đạt được và những mặt còn hạn chế trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
1.2.6.1.Đánh giá về kết quả đạt được trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Trải qua những bước thăng trầm cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước,công ty Việt Hà đã trải những lúc khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua nổi,có những thời điểm công ty tưởng chừng như phải trên bờ vực phá sản.Nhưng trước sự quyết tâm của toàn thể cán bộ,công nhân viên của công ty,Việt Hà đã có những bước chuyển mình để vươn lên để rồi hôm nay tạo nên một Việt Hà với một sức sống mạnh mẽ và luôn đạt được kết quả đáng khích lệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.Hiện nay Việt Hà đã lớn mạnh về mọi mặt,sản phẩm của công ty đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường.Công ty đã luôn đạt được một kết quả tốt trong những năm vừa qua,lợi nhuận năm sau luôn cao hơn năm trước.Đặc biệt trong 3 năm gần đây từ năm 2005 đến 2007 công ty luôn đạt được mức tăng trưởng khoảng 20% trên một năm.Cán bộ công nhân viên của công ty đã có việc làm ổn định với thu nhập cao,lương của cán bộ công nhân viên luôn được tăng lên theo kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.Đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ công nhân viên của công ty đã không ngừng được cải thiện và được nâng cao.Trước những kết quả đạt được của công ty trong những năm vừa qua Đảng và nhà nước đã trao tặng Huân chương lao động hạng nhất cho công ty,và công ty được phong là đơn vị anh hùng trong thời kỳ đổi mới.Đây là phần thưởng cao quý nhất trước những kết quả đạt được của toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty,và sự phát triển của công ty đã góp phần cho sự phát triển của đất nước,cho sự tăng trưởng kinh tế của đất nước trong những năm vừa qua.
1.2.6.2.Những mặt còn hạn chế trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Kết quả đạt được trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm vừa qua là đáng khích lệ,và không thể phủ nhận được.Tuy nhiên trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình công ty vẫn còn nhiều hạn chế.Điều đó thể hiện trên những vấn đề sau:
-Công ty chưa thực sự linh hoạt trong hoạt động sản xuất kinh doanh trước những yêu cầu của nền kinh tế thị trường.Đặc biệt công ty chưa thực sự chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.Nhất là trong công tác nghiên cứu thị trường,nghiên cứu và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.Do đó công ty còn gặp phải những lúng túng trước sự biến động của môi trường kinh doanh,trước sự biến động nhu cầu của khách hàng.
-Do chuyển hướng kinh doanh sang đa dạng hóa,đa nghành nghề,công ty thực hiện liên doanh,liên kết với các công ty khác trong khi tiềm lực kinh tế chưa đủ mạnh,kinh nghiệm sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường chưa nhiều và chưa có chiến lược cho sự phát triển dài hạn.Vì vậy nguồn lực bị dàn trải,hiệu quả đầu tư chưa cao và ảnh hướng tới việc phát triển sản phẩm chính của công ty là mặt hàng bia hơi.
-Công tác tạo nguồn hàng cho nguyên vật liệu đầu vào chưa tốt.Vì vậy nhiều khi đã không chủ động được trong việc đảm bảo nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất,từ đó làm ảnh hưởng tới quá trình sản xuất sản phẩm của công ty.
-Sự phối hợp giữa các bộ phận sản xuất chưa được đồng bộ,do đó còn có sự lãng phí nguyên vật liệu trong hoạt động sản xuất,từ đó phần nào làm ảnh hưởng tới kết quả của công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
-Hoạt động tiêu thụ của công ty tuy có kết quả tốt,nhưng còn có hạn chế trong việc khai thác thị trường và mở rộng mạng lưới tiêu thụ của mình.Chiến lược phát triển các đại lý,chiến lược mở rộng mạng lưới tiêu thụ,chiến lược trong tiêu thụ sản phẩm… mới chỉ được xây dựng và áp dụng trong ngắn hạn,do đó đã gặp phải nhiều khó khăn khi có sự thay đổi nhu cầu của của thị trường…
CHƯƠNG 2THỰC TRẠNG KINH DOANH VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM BIA CỦA CÔNG TY SẢN XUẤT KINH DOANH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ VIỆT HÀ
2.1.Phân tích thực trạng kinh doanh của công ty trong giai đoạn gần đây.
2.1.1.Thị trường tiêu thụ và môi trường kinh doanh của công ty.
2.1.1.1.Thị trường tiêu thụ của công ty.
Như những phần trên đã đề cập sản phẩm bia của công ty chủ yếu là bia hơi và một phần là sản phẩm bia lon Halida do liên doanh với hãng bia Đông Nam á.Do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bia hơi là không để được lâu,dễ lên men do đó thời gian bảo quản để đảm bảo chất lượng tốt nhất của sản phẩm tối đa là 24giờ.Vì vậy thị trường chủ yếu của công ty là các quận huyện ở Hà nội và một số tỉnh thành lân cận với thành phố Hà nội như Hưng Yên,Hải Phòng,Hà Tây…các tỉnh thành có khoảng cách xa với thành phố Hà nội thì số lượng sản phẩm tiêu thụ chiếm tỷ trọng nhỏ hơn trong tổng số sản phẩm cung cấp cho thị trường của công ty.Thị trường trọng điểm của công ty là thành phố Hà nội mà chủ yếu tập trung ở quận Hai Bà Trưng.Điều này được thể hiện qua số lượng các đại lý tiêu thụ chiếm tỷ lệ lớn ở hà nội mà chủ yếu là ở quận Hai Bà Trưng.Số lượng các đại lý tiêu thụ sản phẩm của công ty ở Hà Nội chiếm trên 70% tổng số đại lý của công ty trên cả nước (Tập chung chủ yếu ở Miền Bắc).Trong đó quận Hai Bà Trưng chiếm gần 40% số lượng đại lý có ở Hà nội.Trước đây thị trường của công ty chỉ tập trung ở hà nội trong đó quận Hai Bà Trưng là chủ yếu.Chẳng hạn như năm 1992 mới chỉ có 15 đại lý tiêu thụ của công ty tập trung hoàn toàn ở hà nội với mức tiêu thụ bình quân là khoảng 30 lít/ngày,năm 1994 đã tăng lên 160 đại lý với mức tiêu thụ bình quân 35 lít/ngày…Do thực hiện chính sách mở rộng thị trường tiêu thụ của công ty do đó thị trường tiêu thụ của công ty hiện nay đã không còn bó hẹp trong phạm vi thành phố Hà nội.Thị trường của công ty đã được mở rộng sang các tỉnh thành khác trong phạm vi Miền Bắc.Số lượng các đại lý tiêu thụ của công ty đã không ngừng ngày một tăng lên,hiện nay công ty đã có trên 1000 đại lý tiêu thụ trải rộng trên khắp khu vực thị trường miền bắc.Việc mở rộng thị trường của công ty đã làm cho tỷ phần của công ty đã được tăng lên so với các đối thủ cạnh tranh.
Bảng 9:Các khu vực thị trường trọng điểm của công ty
Cac khu vực thị trường trọng điểm
Tỷ lệ sản lượng tiêu thụ so với tổng sản lượng được tiêu thụ (%)
I.Khu vực thị trường hà nội
71
1.Khu vực quận Hai Bà Trưng
42
2.Khu vực quận hoàn kiếm,Ba Đình
20
3.Khu vực quận Thanh Xuân,Đống Đa
10
3.Khu vực quận Cầu Giấy,Tây Hồ
8
4.Khu vực huyện Thanh Trì,Gia Lâm.
8
5.Khu vực huyện Đông Anh,Sóc Sơn
12
II.Khu vực các tỉnh thành khác
29
1.Hưng Yên.
15
2.Hải Phòng
20
3.Bắc Ninh
25
4.Lào Cai
5
5.Quảng Ninh
12
6.Nghệ An
11
7.Các tỉnh khác
12
(Nguồn:Phòng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty Việt Hà năm 2007)
Nhìn vào bảng trên ta thấy khu vực thị trường trọng điểm của công ty Việt Hà là khu vực thị trường Hà Nội và một số tỉnh thành ở Miền Bắc.
Đối với khu vực thị trường Hà Nội và các huyện thành lân cận:Đây là khu vực thị trường có tiềm năng lớn nhất,bởi khu vực thị trường Hà Nội có khoảng cách gần với địa bàn sản xuất của công ty,mặt khác thu nhập bình quân đầu người ở khu vực thị trường Hà Nội cao hơn các khu vực thị trường khác.Do đó khu vực thị trương Hà Nội luôn chiếm tỷ lệ về sản lượng tiêu thụ rất cao trong tổng sản lượng sản phẩm được tiêu thụ trong cả nước.Năm 2007 khu vực thị trường Hà Nội đạt tỷ lệ tiêu thụ 71% trong tổng sản lượng tiêu thụ của Việt Hà.Trong khu vực thị trường Hà Nội thì khu vực quận Hai Bà Trưng là khu vực luôn dẫn đầu về mức sản lượng được tiêu thụ hàng năm của công ty.Năm 2007 sản lượng tiêu thụ ở quận Hai Bà Trưng chiếm 42% trong tổng sản lượng được tiêu thụ ở Hà Nội.Khu vực thị trường quận Hoàn Kiếm và quận Ba Đình cũng chiếm một tỷ lệ khá cao về mức sản lượng được tiêu thụ trong các năm.
Đối với khu vực thị trường các tỉnh thành khác ở Miền Bắc thì Bắc Ninh là khu vực thị trường có nhiều tiềm năng hơn cả.Tỷ lệ sản lượng được tiêu thụ sản phẩm ở Bắc Ninh luôn chiếm tỷ lệ cao trong các năm.Năm 2007 khu vực thị trường Bắc Ninh có mức sản lượng tiêu thụ chiếm 25% trong tổng sản lượng được tiêu thụ ở các tỉnh thành ngoài Hà Nội.Khu vực thị trường Hưng Yên và Hải Phòng cũng có nhiều tiềm năng,công ty cần đẩy mạnh khai thác thác tiềm năng của các khu vực thị trường này.
2.1.1.2.Môi trường kinh doanh của công ty.
Môi trường kinh doanh hiện tại của công ty đang hoạt động chủ yếu là môi trường kinh doanh trong nước.Sản phẩm chính là bia hơi Việt Hà được tiêu thụ hoàn toàn trong nước, do đó hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty sẽ bi chi phối mạnh mẽ bởi môi trường kinh doanh trong nước.Trong những năm đầu khi chuyển sang sản xuất và kinh doanh sản phẩm bia hơi doanh nghiệp có được một đà phát triển với tốc độ cao và có nhiều thuân lợi.Nhưng, hiện nay trên thị trường có rất nhiều công ty kinh doanh các mặt hàng giống mặt hàng kinh doanh của công ty, nên đã tạo ra môi trường có mức độ và quy mô cạnh tranh lớn giữa các nhà sản xuất hoạt động trong ngành bia.Đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế,và hiện nay Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức WTO,nên trong thời gian tới sẽ có sự biến động rất lớn trong sự phát triển của các doanh nghiệp trong ngành bia.Sự cạnh tranh trong ngành bia sẽ càng khốc liệt hơn khi có sự gia nhập ngành của các công ty nước ngoài.
Sự tác động của môi trường kinh trong nước đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được thể hiện ở các yếu tố sau:
*Yếu tố chính trị và luật pháp:Sự ổn định chính trị của đất nước,sự đồng bộ trong hệ thống pháp luật,cũng như tính nghiêm minh của hệ thống luật pháp sẽ tạo ra được môi trường kinh doanh có sức hấp dẫn lớn cũng như sự công bằng trong cạnh tranh của các doanh nghiệp…
*Yếu tố kinh tế:Mức tăng trưởng kinh tế của đất nước,tỷ lệ tăng trưởng của GDP,tỷ lệ tăng trưởng của GNP ,tỷ lệ lạm phát,lãi suất ngân hàng… cũng như mức thu nhập bình quân trên đầu người của người dân có tác động lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.Nếu đất nước có tốc độ phát triển kinh tế nhanh,ổn định;lạm phát và lãi suất ngân hàng được kiểm soát thì các doanh nghiệp sẽ có cơ hội gia tăng đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh,mức sống của người dân cao và có thu nhập ổn định sẽ gia tăng sức mua trên thị trường;khi đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty,công ty sẽ có thu được lợi nhuận và đạt hiệu quả kinh doanh theo dự kiến.Ngược lại,nếu nền kinh tế của đất nước bị suy thoái,tốc độ phát triển kinh tế thấp;lạm phát,thất ngiệp gia tăng,thì sức mua của khách hàng sẽ giảm từ đó đẩy các doanh nghiệp nói chung và công ty nói riêng vào nguy cơ khủng hoảng phải thu hẹp sản xuất kinh doanh…
*Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng kỹ thuật:Có thể nói sự phát triển cơ sở hạ tầng của một đất nước thể hiện sự phát triển kinh tế của đất nước đó.Cơ sở hạ tầng liên quan đến chi phí sản xuất kinh doanh của công ty,do đó nếu cơ sở hạ tầng hiện đại sẽ giúp cho việc thông thương hàng hóa tốt hơn,từ đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tiêu thụ của các nhà sản xuất nói chung,và của công ty Việt Hà nói riêng…
* Yếu tố kỹ thuật-công nghệ
Trình độ khoa học công nghệ của đất nước,cũng như các chính sách,các quy hoạch phát triển công nghệ sẽ chi phối và quyết định tới kỹ thuật công nghệ của công ty.Nếu đất nước có trình độ công nghệ lạc hậu,thiếu chiến lược phát triển dài hạn về kỹ thuật công nghệ,mức đầu tư cho nghiên cứu và phát triển thấp,các quy định bảo vệ quyền sở hữu công nghệ công nghệ và chuyển giao công nghệ chưa đầy đủ,chưa hoàn thiện sẽ tạo ra nguy cơ cho công ty trong việc cải thiện tr._.ty nên chú trọng đến công tác quản lý và kiểm soát hệ các đại lý trong hệ thống kênh phân phối của mình để thực hiện nghiêm túc các chính sách về giá mà công ty đã đặt ra.
3.2.4.Xây dựng các chiến lược về sản phẩm.
Nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường bia là rất đa dạng,phong phú.Định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh lấy khách hàng làm vị trí trung tâm là hết sức quan trọng.Bởi nó giúp cho các nhà sản xuất có thể tồn tại và phát triển.Nhất là trong điều kiện của nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt,việc bán hàng ngày càng khó khăn hơn.Vì vậy để có thể tồn tại và phát triển một cách bền vững các nhà sản xuất cần phải có chiến lược phát triển sản phẩm của mình.Chiến lược về sản phẩm được thực hiện trên hai khía cạnh:cải tiến về chất lượng và cải tiến về mẫu mã,chủng loại…của sản phẩm.Hiện tại công ty Việt Hà mới chỉ có sản phẩm chính là bia hơi và chưa có các sản phẩm về bia lon,bia chai,bia tươi…Trong khi đó nhu cầu của khách hàng về các loại sản phẩm bia này nhất là sản phẩm bia tươi đang cao.Vì vậy công ty nên xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm trong thời gian tới,tạo nên sự đa dạng hóa về sản phẩm từ đó đáp ứng được các tập nhu cầu của khách hàng về sản phẩm bia.
3.2.5.Tổ chức và quản lý tốt các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Để có thể có được một kết quả tốt trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình công ty cần phải tổ chức và quản lý tốt hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.Tổ chức và quản lý tôt các hoạt động sản xuất và kinh doanh cần phải được thực hiện ở các khâu sau:
+Tổ chức và quản lý tốt khâu tạo nguồn hàng để cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho hoạt đông sản xuất cả về số lượng và chất lượng.Đây là một việc rất quan trọng bởi có cung cấp đủ về số lượng,đúng về chất lượng nguyên vật liệu đầu vào cho quá trình sản xuất thì mới đảm bảo cho quá trình sản xuất mới được thực hiện và chất lượng sản phẩm của đầu ra mới được đảm bảo.Nhất là trong điều kiện các nguyên liệu cung cấp cho quá trình sản xuất chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài,do đó việc mua hàng,và vận chuyển hàng hóa gặp nhiều khó khăn.Do đó công cần phải xây dựng kế hoạch,chiến lược cho công tác tạo nguồn hàng nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất,kể cả trong ngắn hạn và dài hạn.Công ty cần phải chủ động trong việc đảm bảo đầu vào cho sản xuất.Đội ngũ cán bộ nhân viên làm công tác tạo nguồn cần phải thường xuyên nghiên cứu,nắm bắt tình hình về nguồn hàng để chủ động trong công tác tạo nguồn.Từ đó đảm bảo việc cung ứng đầu vào cho sản xuất hợp lý,không để tình trạng thừa hoặc thiếu nguyên vật liệu đầu vào cho quá trình sản xuất.
+Tổ chức và quản lý tốt việc dự trữ,bảo quản và cấp phát vật tư cho sản xuất để tránh thất thoát,hư hỏng,và lãng phí nguyên vật liệu dùng cho quá trình sản xuất.
+Tổ chức và quản lý tốt quá trình sản xuất ra sản phẩm.Đây là quá trình trực tiếp hình thành lên hình thái vật chất của sản phẩm do đó việc tổ chức và quản lý tốt quá trình này sẽ tạo ra được sản phẩm có chất lượng tốt,và hạn chế được sự lãng phí,thất thoát nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất,hạn chế được tỷ lệ sai hỏng của sản phẩm.Để làm được điều này cần phải tổ chức và quản lý tốt từng khâu của quá trình sản xuất ra sản phẩm.Việc thực hiện đúng theo quy trình công nghệ,quy trình kỹ thuật cần phải được phải được tuân thủ một cách chặt chẽ.Đội ngũ cán bộ kỹ thuật làm công tác quản lý cần phải thực hiện nghiêm túc viêc đôn đốc,kiểm tra,giám sát chặt chẽ từng khâu của quá trình sản xuất để kịp thời điều chỉnh nếu thấy cần thiết.
+Tổ chức và quản lý tốt công tác bảo quản,vận chuyển sản phẩm.Sản phẩm của công ty khi được sản xuất ra phải thông qua khâu bảo quản,vận chuyển mới tới được tay người tiêu dùng cuối cùng.Vì vậy nếu sản phẩm sản xuất ra có chất lượng tốt nhưng khâu bảo quản,vận chuyển không được thực hiện tốt cũng sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng của sản phẩm.Vì vậy cần phải thực hiện tốt việc tổ chức và quản lý bảo quản vận chuyển sản phẩm.
+Tổ chức và quản lý tốt hoạt động tiêu thụ sản phẩm.Đây là việc hết sức quan trọng,bởi công ty chỉ có thể tồn tại,và phát triển được nếu công ty tiêu thụ được sản phẩm của mình.Khi đó công ty mới thu hồi được vốn,mới có lợi nhuận để thực hiện việc tái sản xuất và mở rộng quy mô sản xuất của mình.Để thực hiện tốt được hoạt động tiêu thụ của mình công ty cần phải có chiến lược trong việc xây dựng và phát triển kênh phân phối,thực hiện tốt việc mở rộng mạng lưới bán hàng,tìm kiếm thị trường tiềm năng để khai thác…
3.2.6.Tổ chức và quản lý tốt kênh phân phối và mạng lưới tiêu thụ sản phẩm.
Việc tiêu thụ sản phẩm phải được thực hiện thông qua kênh phân phối,các phần tử trong kênh chính là những người trực tiếp hoặc gián tiếp làm cho sản phẩm của công ty tới được tay người tiêu dùng cuối cùng.Do đó để đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ của mình công ty cần tổ chức và quản lý kênh phân phối và mở rộng mạng lưới tiêu thụ của mình.
Đối với việc tổ chức kênh phân phối công ty đã xây dựng được cho mình một hệ thống kênh phân phối tương đối hợp lý.Tuy nhiên việc xây dựng kênh còn thiếu tính chiến lược và công ty chưa thực sự khai thác hết được khả năng của cả hệ thống kênh,chưa có sự phối hợp,hỗ trợ chặt chẽ của các phần tử trong kênh.Điều này đã làm giảm đi sự hiệu quả trong việc sử dụng các phần tử trong kênh để thực hiên việc tiêu thụ sản phẩm.Việc tiếp nhận các đại lý,các cửa hàng kinh doanh trong hệ thống kênh vẫn còn mang tính đơn giản,sơ sài công ty chưa xem xét khả năng thực sự của các đại lý,các cửa hàng kinh doanh trong việc tiêu thụ sản phẩm.Do đó còn xảy ra một thực trạng là có một số đại làm ăn không có hiệu quả,từ đó ảnh hưởng tới hiệu quả của toàn hệ thống kênh trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm.Hoạt động của các phần tử trong kênh vẫn còn dời dạc thiếu tính hệ thống do đó đôi khi còn có sự tranh chấp giữa các phần tử trong kênh,sự hỗ trợ giữa các phần tử trong kênh không cao,điều này cũng làm ảnh hưởng tới việc tiêu thụ sản phẩm của công ty và làm giảm đi hiệu quả của toàn hệ thống kênh.Công ty cần phải khắc phục tình trạng trên từ đó mới có thể nâng cao được hoạt động tiêu thụ sản phẩm.Để làm được điều này công ty cần thực hiện những việc sau:
+Cần thực hiện việc tiếp nhận các đại lý,nhất là đối với các đại lý cấp I và cấp II một cách nghiêm túc,thủ tục không cần dườm dà nhưng phải cần thiết để tạo ra được một đại lý hoạt động có hiệu quả.Công ty cần phải xem xét khả năng thực tế của các đại lý trên tất cả các mặt như:Tiềm lực kinh tế của các đại lý có đáp ứng được trong kinh doanh hay không,mặt bằng kinh doanh của các đại lý có đủ điều kiện để kinh doanh hay không,…và quan trọng nhất là khả năng thị trường thuộc khu vực đại lý muốn kinh doanh có thể khai thác được hay không.Từ đó sẽ nâng cao chất lượng hoạt động của các phần tử trong kênh,tạo động lực để nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống kênh trong việc tiêu thụ sản phẩm của công ty.
+Cần phải nghiên cứu mật độ các đại lý trong một khu vực như thế nào là hợp lý,nếu không sẽ xảy ra tình trạng nếu mật độ các đại lý quá dày sẽ làm lãng phí nguồn lực,và làm giảm đi sự hiệu quả trong kinh doanh của các đại lý từ đó dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các đại lý.Còn nếu mật độ các đại lý quá thưa khi đó sẽ không khai thác hết được tiềm năng của thị trường trong khi mà công ty còn có khả năng khai thác được.
+Cần phải xây dựng kế hoạch phát triển các đại lý,các cửa hàng kinh doanh trong dài hạn từ đó sẽ không bị động khi xảy ra tình trạng biến động về số lượng các phần tử trong kênh,từ đó sẽ làm giảm đi sự biến động theo chiều hướng xấu hiệu quả hoạt động tiêu thụ của kênh.
+Thực hiện sự hỗ trợ hơn nữa về các phương tiện kinh doanh,về kinh tế nếu thấy các đại không đủ khả năng kinh tế để kinh doanh nhưng tiềm năng của thị trường cao.Đặc biệt thực hiện hỗ trợ để các đại lý cấp IV,cấp III nâng cấp thành các đại lý cấp I,cấp II nếu thấy có thể.
Đối với việc quản lý các phần tử trong kênh công ty đã có những chính sách khuyến khích để các đại lý,các cửa hàng kinh doanh tăng cường hoạt động hơn nữa trong việc bán hàng.Công ty đã có những hoạt động kiểm tra,đánh giá,phân loại hiệu quả hoạt động của các đại lý để từ đó có các biện pháp điều chỉnh,khắc phục.Tuy nhiên việc kiểm tra,giám sát các thành viên trong kênh mới chỉ theo định kỳ hoặc đột xuất.Tình hình kiểm tra vẫn còn nhiều lỏng lẻo,chưa chặt chẽ nhất là đối với các đại lý cấp III,cấp VI và các điểm bán lẻ khác.Nhiều khi sự theo dõi,kiểm tra chất lượng hoạt động mới chỉ dựa trên các đơn đặt hàng,trên doanh thu bán hàng của các đại lý…Do đó dẫn sự hoạt động rời rạc của các phần tử trong kênh,và xảy ra tình trạng có sự tranh chấp không lành mạnh giữa các đại lý,hoặc giá bán được tăng lên so với quy định.Các chính sách khuyến khích các phần tử trong kênh còn chưa đủ sức hấp dẫn để họ tăng cường hoạt động bán hàng cho công ty,và làm cho họ trung thành với công ty.Để khắc phục tình trạng này và làm cho hiệu quả hoạt động của từng phần tử cũng như của toàn hệ thống mạng lưới tiêu thụ công ty nên thực hiện các biện pháp sau:
+Tăng cường các hoạt động kiểm tra giám sát tình hình bán hàng của các đại lý,của các điểm bán lẻ,cũng như sự chấp hành các quy định của công ty về giá bán.Thông qua hoạt động kiểm tra giám sát này để nắm bắt được chất lượng hoạt động của các phần tử trong kênh để từ đó có các biện pháp khắc phục.
+Tăng cường thực hiện các chính sách khuyến khích về giá như giảm giá theo số lượng mua,cải thiện mức chiết khấu cho các đại lý một cách hấp dẫn hơn.
+Thực hiện quan hệ thông tin hai chiều giữa công ty và các phần tử trong kênh phân phối về tình hình thị trường,về nhu cầu của khách hàng cũng như những đóng góp của khách hàng về sản phẩm của công ty.
Hiện tại công ty đang mở rộng sản xuất,nâng cao công suất của mình do đó trong thời gian tới sản lượng sản phẩm cần tiêu thụ sẽ lớn hơn hiện tại.Vì vậy với mạng lưới tiêu thụ hiện tại sẽ không đủ sức để đảm đương được việc tiêu thụ sản phẩm của công ty.Công ty cần phải có chiến lược mở rộng mạng lưới tiêu thụ.
3.2.7.Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Trong các nguồn lực của các doanh nghiệp thì nhân lực được coi là nguồn lực quan trọng nhất. Chất lượng nguồn nhân lực sẽ quyết định tới sự thành công của các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh.Do đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,nhất là nguồn nhân lực thực hiện hoạt động tiêu thụ sản phẩm sẽ là động lực để nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty.Nếu sở hữu một nguồn nhân lực có chất lượng cao sẽ là một thế mạnh của công ty,và điều này sẽ tạo nên sức mạnh cạnh tranh rất lớn cho công ty trên thị trường.Qua quá trình thực tập ở công ty Việt Hà em thấy hiện nay chất lượng nguồn nhân lực của công ty chưa cao,tỷ lệ % đội ngũ quản lý có trình độ đại học còn thấp,đội ngũ công nhân lao động trực tiếp trong sản xuất có tay nghề thấp chiếm tỷ lệ cao,tính chuyên nghiệp của các nhân viên thực hiện các hoạt động marketing,hoạt động bán hàng chưa cao.Để có thể nâng cao tính cạnh tranh cũng như nâng cao hiệu quả lao động thì công ty cần phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của mình.Hiện nay công ty đang xây dựng thêm một cơ sở sản xuất bên Bắc Ninh để mở rộng quy mô sản xuất,nâng cao công suất sản xuất của mình,vì vậy sẽ số lượng lao động trong thời gian tới của công ty sẽ cần phải tăng lên.Do đó công ty cần phải có những biện pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng của nhân lực hiện tại cũng như có được nguồn nhân lực mới có chất lượng cao.Để thực hiện được điều này công ty cần phải làm những công việc sau:
+Thực hiện đào tạo nguồn nhân lực mới và đào tạo lại nguồn nhân lực mới.
-Đối với nguồn nhân lực hiện tại của công ty:Trước hết công ty cần phải kiểm tra định kỳ trình độ tay nghề,trình độ chuyên môn và tính chuyên nghiệp của đội ngũ lao động trong công ty thực hiện việc phân loại lao động.Sau khi đã phân loại được trình độ của đội ngũ lao động của mình công ty nên mở các lớp đào tạo ngay tại công ty hoặc các cơ sở dạy nghề để nâng cao trình độ tay nghề,nâng cao kiến thức của các công nhân sản xuất có trình độ tay nghề thấp .Đối với đội ngũ quản lý nếu những ai chưa có trình độ chuyên môn để đáp ứng được yêu cầu công việc của mình công ty có thể thuyên chuyển công tác hoặc cho họ đi học thêm ở các lớp học tại chức…
-Đối với nguồn nhân lực mới:Trong thời gian tới công ty sẽ cần phải có thêm công nhân sản xuất để đáp ứng việc mở rộng quy mô của mình.Công ty có thể thực hiện việc tuyển dụng hoặc đào tạo công nhân ngay tại công ty.Nếu thực hiện việc đào tạo công ty sẽ phải mở các lớp đào tạo tay nghề cho công nhân sản xuất,sau khi đào tạo những ai có trình độ tay nghề đáp ứng được yêu cầu của công ty thì sẽ được ở lại làm việc.
+Thực hiện tốt việc tuyển dụng nhân lực mới cho công ty.Sắp tới công ty sẽ có nhu cầu về nhân lực để đáp ứng việc mở rộng quy mô sản xuất của mình,do đó công ty sẽ phải tuyển dụng nguồn nhân lực mới .Để thực hiện tốt việc tuyển dụng nhân lực mới công ty cần phải có kế hoạch cho việc tuyển dụng một cách cụ thể.Kế hoạch tuyển dụng cần phải thể hiện được các nội dung sau:
-Trước hết công ty cần phải xác định được số lượng lao động cần có để đáp ứng được yêu cầu của việc mở rộng quy mô sản xuất của mình.Phải xác định được số lượng cụ thể của từng bộ phận,của từng phòng ban của công ty.
-Xác định yêu cầu trình độ chuyên môn,trình độ tay nghề của từng người đối với các vị trí cần tuyển dụng.Đối với đội ngũ quản lý phải có trình độ như thế nào?Đối với công nhân sản xuất trình độ tay nghề phải từ bậc mấy trở lên…
-Phải xác định được quy trình của việc tuyển dụng từ việc nộp hồ sơ,phỏng vấn,thẩm định tay nghề…
-Quá trình tuyển dụng do cán bộ trong công ty thực hiện hay cần phải có chuyên gia…
Cuối cùng quá trình tuyển dụng cần phải thực hiện một cách nghiêm túc khi đó công ty mới có thể có được đội ngũ nhân lực mới có trình độ cao.
+Thực hiện việc áp dụng các biện pháp giáo dục và biện pháp hành chính đối và biện pháp kinh tế với đội ngũ lao động trong công ty.Một đội ngũ lao động có trình độ cao nhưng có ý thực kém trong việc thực hiện công của mình thì cũng không thể đáp ứng công được yêu cầu của công việc.Do đó cần phải có những biện pháp trên để họ có thể làm tốt các công việc được giao.Khi đó lao động của họ mới thực sự có hiệu quả,họ mới có thể cống hiến tốt cho công ty và mới phản ánh thực sự được trình độ của nguồn nhân lực mà công ty có.
3.2.8.Thực hiện tốt các hoạt động marketting và các hoạt động xúc tiến.
3.2.8.1.Thực hiện tốt các hoạt động Marketing.
Nền kinh tế thị trường là một nền kinh tế mà cạnh tranh vừa là môi trường vừa là mục tiêu hoạt động của các nhà sản xuất.Triết lý kinh doanh trong nền kinh tế thị trường là “bán những gì mà người ta cần,chứ không phải là bán những gì mà mình có”,và định hướng hoạt động hướng vào khách hàng là một điều hết sức quan trọng để giúp cho doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển một cách bền vững.Trong nền kinh tế thị trường do có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà sản xuất,kinh doanh do đó việc bán hàng,việc tiêu thụ sản phẩm sẽ ngày càng khó khăn hơn vì vậy việc ứng dụng marketing là một việc hết sức cần thiết.Bởi vì marketing sẽ giúp cho các nhà sản xuất,kinh doanh đạt được mục tiêu cao nhất trong tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở làm thỏa mãn tốt nhất các nhu cầu của khách hàng,của các nhà sản xuất,và của các nhà thương mại.
Trước đây việc ứng dụng marketing vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Việt Hà được thực hiện một cách dời rạc,trong các bộ phận khác nhau của công ty,như phòng cung ứng vật tư,phòng tiêu thụ…Việc thực hiện các hoạt động marketing một cách rời rạc như vậy làm cho các hoạt động marketing không có tính hệ thống,sự phối hợp không được đồng bộ.Vì vậy đã thiếu tính chuyên nghiệp,và hiệu quả đạt được không cao.Hiện nay công ty Việt Hà đã hình thành phòng marketing tuy nhiên vẫn chưa tách rời hẳn hoạt động với phòng kinh doanh.Do đó chưa có sự hoạt động một cách độc lập như các phòng ban khác.Sự phân định về chức năng và nhiệm vụ của phòng marketing là chưa thực sự rõ ràng.Điều này dân đến một thực trạng là các nhân viên làm marketing vẫn phải làm những công việc khác không đúng với chuyên môn của mình,do đó đã làm giảm tình chuyên nghiệp của các nhân viên hoạt động trong lĩnh vực marketing.
Để có thể thể đạt được hiệu quả cao nhất trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm của mình,công ty cần phải ứng dụng mạnh mẽ và nâng cao chất lượng của các hoạt động marketing trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.Để thực hiện tốt các hoạt động marketing công ty cần phải làm những công việc sau:
+Trước hết cần phải xây dựng phòng marketing hoạt động một cách độc lập,tách biệt với các phòng ban khác,có chức năng nhiệm vụ riêng và có sự liên kết ngang trong việc phối hợp với các phòng ban khác để thực hiện mục tiêu chung của toàn công ty.
+Phải xây dựng một đội ngũ làm công tác marketing có trình độ chuyên môn,trình độ nghiệp vụ cao.
+Hoạt động marketing phải được thực trên cơ sở các chiến lược marketing ngắn hạn và dài hạn.
3.2.8.2.Thực hiện tốt các hoạt động xúc tiến.
Hoạt động xúc tiến là công cụ hỗ trợ cho các hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty.Nếu thực hiện tốt các hoạt động xúc tiến sẽ làm tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm,và làm cho hiệu quả của hoạt động tiêu thụ sản phẩm được nâng cao.Trong thời gian vừa qua công ty đã áp dụng một số nội dung của hoạt động xúc tiến để hỗ trợ cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm.Tuy nhiên việc sử dụng các hoạt động xúc tiến chưa thực sự mạnh mẽ ,chưa được công ty khai thác triệt để và hiệu quả đạt được chưa thực sự cao.Việc quảng bá giới thiệu sản phẩm chưa được thực hiện trên các phương tiện hữu hiệu như trên TiVi,trên Internet,báo chí,tạp chí…công ty mới chỉ thực hiện việc giới thiệu,quảng bá sản phẩm thông qua bangzon,khẩu hiệu,tờ rơi,catalogue và thỉng thoảng trên báo chí.Việc thực hiện các hoạt động các hoạt động xúc tiến chưa được xây dựng và thực hiện theo chiến lược,chi phí dành cho các hoạt động này chưa được cao và công ty chưa chủ động xây dựng chi phí dành cho các hoạt động xúc tiến.
Các hoạt động xúc tiến có tác động lớn đến khả năng tiêu thụ sản phẩm.Vì vậy để đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ,nâng cao hiệu quả của hoạt động tiêu thụ sản phẩm của mình công ty cần phải đẩy mạnh việc khai thác thế mạnh của các hoạt động xúc tiến.Công ty cần phải xây dựng một cách có chiến lược trong việc thực hiện thực hiện các hoạt động xúc tiến.Chi phí dành cho các hoạt động này cần phải được hình thành một cách chủ động,công ty nên xây dựng một quỹ chi phí riêng để sử dụng cho các hoạt động xúc tiến.Quỹ này có thể được xây dựng và hình thành trên cở sở tiềm lực kinh tế của công ty hoặc theo một tỷ lệ nhất định với doanh thu tiêu thụ sản phẩm.Quỹ chi phí này cần phải được phân bổ một cách hợp lý cho từng nội dung của hoạt động xúc tiến,trong đó chi phí dành cho quảng cáo sản phẩm phải chiếm tỷ lệ cao (thường là 80%) trong toàn bộ chi phí dành cho xúc tiến.
Đối với hoạt động quảng cáo công ty cần khai thác hơn nữa thế mạnh lan tỏa của nó.Quảng cáo là hình thức tốt nhất để khách hàng biết về sản phẩm của công ty.Trong thời gian tới công ty sẽ mở rộng quy mô sản xuất,mở rộng khu vực thị trường của mình do đó để quảng bá sản phẩm của mình tới khách hàng thì quảng cáo là hoạt động có hữu hiệu nhất.Công ty nên đẩy mạnh,xúc tiến hoạt động hơn nưa hoạt động quảng cáo sản phẩm của mình.Phương tiện để thực hiện tốt hoạt động quảng cáo đó là thực hiện việc quảng cáo sản phẩm trên TiVi,trên Radio.Việc quảng cáo trên các phương tiện này có thời gian ngắn,chi phí lại cao do đó để có thể đạt được hiệu quả cao công ty cần phải có kế hoạch cụ thể cho việc quảng cáo trên các phương tiện này.Công ty cần phải xác định được chi phí dành cho quảng cáo trên các phương tiện này là bao nhiêu để vẫn đảm bảo hiệu quả mà không bị coi là lãng phí.Do thời gian quảng cáo trên TiVi,trên Radio ngắn nên nội dung truyển tải của quảng cáo phải đảm bảo được các nội dung chủ yếu sau:
+Tên sản phẩm,chất lượng,công dụng …của sản phẩm.
+Tên công ty ,logo hoặc biểu tượng của công ty…
+Các lợi ích của khách hàng trong việc sử dụng…
3.2.9.Chú trọng phát triển thương hiệu của công ty trên thị trường.
Ngày nay việc xây dựng thương hiệu đang là một trong những chiến lược phát triển của doanh nghiệp.Thương hiệu được coi là một trong những thế mạnh,là tiềm lực vô hình tạo ra sức mạnh trong cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường.Xây dựng thương hiệu thực chất là việc tạo lập và khẳng định vị thế trên thị trường,tạo lập và khẳng định vị trí của sản phẩm,của doanh nghiệp trong lòng khách hàng.Khi đã tạo được thương hiệu trên thị trường sẽ có thuận lợi rất lớn trong việc phát triển của công ty,đặc biệt là trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm.Mặt khác về mặt pháp lý việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm sẽ giúp cho sản phẩm của công ty sẽ được bảo vệ khi có sự xâm phạm,lạm dụng của các nhà sản xuất khác đối với sản phẩm của công ty.Với những lợi ích thương hiệu do đó để nâng cao hoạt động tiêu thụ sản phẩm nói riêng,nâng câo chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nói chung thì việc xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty là hết sức quan trọng và cần thiết.Tuy nhiên để có thể xây dựng được một thương hiệu nổi tiếng trên thương trường không phải là việc có thể làm được trong thời gian ngắn.Do đó công ty Việt Hà cần phải có chiến lược dài hạn trong việc tạo lập,xây dựng và phát triển thương hiệu của mình.Hiện tại bia hơi Việt Hà đang được đánh giá là một trong những sản phẩm ngày càng được khách hàng ưa chuộng.Đây chính là một ưu thế rất lớn để công ty có thể tạo nên một thương hiệu Việt Hà nổi tiếng trong thời gian tới
3.3.Các kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước để thực hiện tốt hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty.
3.3.1.Những kiến nghị với nhà nước trong việc định thuế nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào,thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm bia.
Ngành sản xuất bia là ngành sản xuất mà nguyên vật liệu đầu vào chủ yếu được nhập từ nước ngoài.Trong đó nguyên vật liệu chính là lúa mạch (chiếm khoảng 1/2 giá thành của sản phẩm) hoàn toàn phải nhập khẩu từ nước ngoài.Do đó chính sách thuế của nhà nước sẽ có tác động rất lớn tới quá trình sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm của ngành bia nói chung và của công ty Việt Hà nói riêng.Sự tác động trong chính sách thuế của nhà nước với ngành bia được đánh giá trên hai phương diện đó là thuế nhập khẩu đối với nguyên vật liệu đầu vào và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm đầu ra.
Đối với thuế nhập khẩu: Việt Nam đang trong giai đoạn thực hiện cam kết với WTO về việc cắt giảm thuế đối với các mặt hàng thuộc diện miễn hoặc cắt giảm thuế nhập khẩu.Nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất bia là một trong những mặt hàng thuộc diện cắt,giảm thuế theo cam kết của WTO với mức thuế suất từ 0 đến 5%.Như vậy trong tương lai thuế nhập khẩu các nguyên liệu sản xuất bia sẽ có mặt bằng chung theo quy định của WTO và với mức thuế suất theo WTO quy định thì thuế nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất bia sẽ tác động không nhiều tới quá trình sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp trong ngành bia.Tuy nhiên nếu nhà nước sớm thực hiện các cam kết với WTO trong việc áp dụng thuế suất của nguyên liệu đầu vào cho sản xuất mặt hàng bia thì sẽ tạo điều kiện rất lớn cho sự tăng trưởng của ngành bia nói chung và của các công ty,các doanh nghiệp trong ngành nói riêng.
Đối với thuế tiêu thụ đặc biệt:Bia là mặt hàng phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, trước đây mức thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng cho mặt hàng bia hơi là 30%,mặt hàng bia tươi là 75%.Hiện nay theo quy định của chính phủ để đảm bảo sự minh bạch tronh chính sách thuế theo cam kết với WTO mức thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng cho cả mặt hàng bia hơi và bia tươi sẽ là 40%.Điều này làm cho giá bán của sản phẩm bia trong thời gian tới tăng lên và sẽ ảnh hưởng nhiều tới tiêu thụ sản phẩm bia của các doanh nghiệp. Như vậy trong thời gian tới với mức thuế tiêu thụ đặc biệt như vậy sẽ ảnh hưởng rất lớn tới quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và tiềm lực kinh tế yếu.Việc áp dụng mức thuế tiêu thụ đặc biệt theo cam kết của WTO đối với mặt hàng bia là một điều kiện bắt buộc khi Việt Nam gia nhập WTO.Tuy nhiên nhà nước cần nghiên cứu lộ trình áp dụng,thời gian áp dụng thuế suất tiêu thụ đặc biệt như thế nào cho hợp lý để các doanh nghiệp có quy mô sản xuất nhỏ và tiềm lực kinh tế còn yếu có điều kiện phát triển hoặc kịp thời thay đổi trong chiến lược kinh doanh của mình cho phù hợp với điều kiện kinh doanh mới.Mặt khác nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ,khuyến khích cho các doanh nghiệp nhỏ để các doanh nghiệp này có điều kiện phát triển.
3.3.2.Kiến nghị với nhà nước về việc quản lý các cơ sơ sản xuất bia tư nhân,quản lý chống bán phá giá và trốn thuế.
Hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều cơ sở sản xuất bia tư nhân chưa đủ đảm bảo điều kiện cho sản xuất.Sản phẩm bia của các cơ sơ sản xuất này có chất lượng thấp,và chưa đảm bảo điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm.Giá bán của các loại bia cỏ này thường rất thấp từ 1000 đến 1500 đồng/cốc,do đó đã thu hút được một bộ phận đông đảo khách hàng là người lao động có thu nhập thấp.Nguyên nhân làm cho giá bán sản phẩm của các cơ sở sản xuất tư nhân thấp là do họ sử dụng dây truyền sản xuất,máy móc thiết bị nghèo nàn lạc hậu,do đó chi phí đầu tư cho sản xuất thấp.Mặt khác đa số những cơ sở sản xuất tư nhân là những cơ sở sản xuất lậu,không đăng ký kinh doanh hoặc họ trốn được thuế. Sự xuất hiện các loại bia cỏ này đã gây những ảnh hưởng không nhỏ tới việc tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất có đủ điều kiện cho sản xuất kinh doanh như Việt Hà,ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng.Vì vậy để đảm bảo lợi ích các các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hợp pháp,đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng,đảm bảo lợi ich của nhà nước,trong thời gian tới nhà nước cần có những chính sách quản lý các cơ sở sản xuất tư nhân này.
Bên cạnh đó để đảm bảo sự cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp sản xuất bia,nhà nước cũng cần phải có những chính sách hữu hiệu về chống bán phá giá và trốn thuế của các doanh nghiệp.Nhà nước cần xây dựng những chế tài nghiêm khắc để xử lý những doanh nghiệp,những cơ sở sản xuất có hành vi vi phạm việc chống bán phá giá,cũng như vi phạm việc trốn thuế đối với nhà nước.Bởi đây chính là những nguyên nhân gây lên sự mất cân bằng và xáo trộn trên thị trường,ảnh hưởng tới hoạt động tiêu thụ của các doanh nghiệp nói riêng và ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế của đất nước nói chung.
KẾT LUẬN
Với khoảng thời gian hơn 40 năm hình thành và phát triển,công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà đã trải qua những bước thăng trầm cùng với những thăng trầm trong quá trình phát triển của đất nước.Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp,hiệu quả đạt được trong hoạt động sản xuất của công ty là rất thấp nếu như không muốn nói là không có.Đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ công nhân viên của công ty luôn gặp phải nhiều khó khăn.Khi đất nước thực hiện chuyển đổi nền kinh tế từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường,đã đem lại những cơ hội mới cho sự phát triển của đất nước nói chung và cho sự phát triển của các doanh nghiệp nói riêng.Trong thời gian đầu khi bước sang nền kinh tế thị trường,công ty đã gặp phải muôn vàn khó khăn trong việc tìm hướng đi mới cho mình.Đã có những lúc công ty tưởng chừng như không thể vượt qua nổi,và luôn phải đứng trước nguy cơ phá sản,giải thể.Tuy nhiên trước những nỗ lực của toàn thể cán bộ,công nhân viên trong công ty,Việt Hà đã từng bước thoát khỏi những khó khăn và ngày càng phát triển.Hiện nay Việt Hà đã lớn mạnh về mọi mặt, sản phẩm và vị thế của công ty đã được khẳng định một cách vững vàng trên thị trường. Cán bộ công nhân viên trong Công ty đã có việc làm ổn định và thu nhập khá cao, việc thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước đều đạt kế hoạch và là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của Sở Công nghiệp Hà nội. Để đạt được kết quả này không chỉ có sự nỗ lực cố gắng của tập thể cán bộ Công ty và ban lãnh đạo Công ty hiện nay mà còn của bao nhiêu tầng lớp cán bộ đã đóng góp gần cả cuộc đời cho Công ty nay đã nghỉ hưu.Bên cạnh đó công ty đã được nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý như Huân chương lao động hạng nhất,là đơn vị anh hùng trong thời kỳ lao động đổi mới.Đây chính là những phần thưởng cao quý nhất dành cho những đóng góp của Việt Hà vào sự phát triển kinh tế của đất nước nói chung và sự phát triển của chính công ty nói riêng.
Qua những kiến thức đã được trang bị trong nhà trường,cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Cấn Anh Tuấn và với thời gian thực tập tìm hiểu tình hình thực tế trong hoạt động tiêu thụ của công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà,em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Tiêu thụ sản phẩm bia của công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà-Thực trạng và giải pháp”.Em hy vọng với những giải pháp em đưa ra sẽ giúp ích cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty và góp phần vào sự phát triển chung của công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà.
Hà Nội tháng 4 năm 2008
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1.Giáo trình kinh tế thương mại_Nhà xuất bản thống kê
Đồng chủ biên:GS-TS Đặng Đình Đào và GS-TS Hoàng Đức Thân.
2.Giáo trình quản trị doanh nghiệp thương mại.Nhà xuất bản lao động-xã hội.
Đồng chủ biên:PGS-TS Hoàng Minh Đường và PGS-TS Nguyễn Thừa Lộc.
3.Giáo trình Marketting thương mại.Nhà xuất bản lao động-xã hội.
Chủ biên:PGS-TS Nguyễn Xuân Quang.
4.Giáo trình giao dịch và đàm phán trong kinh doanh.Nhà xuất bản lao động-xã hội.
Chủ biên:GS-TS Hoàng Đức Thân.
5.Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh.Nhà xuất bản thống kê.
Chủ biên:PGS-TS Phạm thị Gái.
6.Một số tài liệu có liên quan khác:Các luận văn trong thư viện trường kinh tế quốc dân và các bài viết của các báo điện tử trên Internet như:Vnexpress.net,vietbao.vn,vnn.vn…
7.Tài liệu của công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà:
-Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm:2005-2007
-Bảng cân đối kế toán của công ty trong 3 năm:2005-2007
-Tài liệu về lịch sử hình thành và phát triển của công ty.
-Tài liệu về cơ cấu nhân sự của công ty.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 11474.doc