Tiểu luận Xây dựng qui trình khoa học công nghệ có giá trị kinh tế

ĐẠI HỌC VINH TIỂU LUẬN XÂY DỰNG QUI TRÌNH KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CÓ GIÁ TRỊ KINH TẾ Môn học: Nguyên lý sinh trưởng và phát triển cây trồng và vật nuôi Giãng viên: Phan Thị Thu Hiền Tiến sĩ khoa học cây trồng- Khoa Nông Lâm Ngư. Học Viên: Võ Hoàng Nguyên Lớp: Cao học 25 VINH-12/2017 XÂY DỰNG QUI TRÌNH SẢN XUẤT LÚA NA2 Ở 12 HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở 2 TỈNH THỪA THIÊN HUẾ VÀ QUÃNG TRỊ. ĐẶT VẤN ĐỀ: Tỉnh Thừa Thiên - Huế đặt mục tiêu đến năm 2020 ổn định diện tích gieo trồng lúa nước khoảng 51

doc11 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 350 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tiểu luận Xây dựng qui trình khoa học công nghệ có giá trị kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.000 - 52.000 ha/năm, năng suất lúa bình quân đạt trên 60 tạ/ha, diện tích lúa chất lượng cao đạt 17.000 ha, với sản lượng đạt từ 8 - 10 vạn tấn/năm. Để đạt được mục tiêu trên, thời gian tới, tỉnh Thừa Thiên - Huế sẽ tập trung đưa tỷ lệ sử dụng giống lúa xác nhận đạt trên 98% diện tích gieo cấy, diện tích lúa cánh đồng mẫu lớn có liên kết trong tiêu thụ khoảng 5.500 ha lúa. Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp được tỉnh khuyến khích phát triển đầu tư và liên kết với các HTXNN trong tỉnh để xây dựng các cánh đồng mẫu lớn, bao tiêu sản phẫm lúa và sản xuất gạo để cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Hỗ trợ nông dân trồng lúa có thị trường tiêu thụ tốt số lượng lúa hàng hóa có trong nông dân. Nhằm thực hiện tốt việc liên kết sản xuất lúa với nông dân, việc xây dựng qui trình kỹ thuật sản xuất lúa cho các vùng đất lúa khác nhau của các HTXNN là vấn đề cần thiết nhằm giúp nông dân sản xuất theo đúng qui trình kỹ thuật và đạt năng suất tốt. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN LIÊN KẾT’CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN” Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Thừa Thiên Huế đứng ra ký kết hợp đồng về sản xuất và thu mua lúa NA2 vụ Đông-Xuân 2015-2016 trên cánh đồng mẫu của 12 hợp tác xã nông nghiệp, cho người nông dân ứng phân bón và giống lúa, đồng thời công ty cử cán bộ kỹ thuật trực tiếp chỉ đạo, khi thu hoạch đông ty bao tiêu sản phẫm lúa với mức giá tối thiểu là 6.500 đồng/ 1 kg lúa khô tại hộ nông dân. Công ty sẽ lấy lúa thu mua được đem xây xát và đóng gói bán gạo cho thị trường trong tỉnh Thừa Thiên Huế với thương hiệu gạo sạch Thiên Phú. Đã có 12 HTXSXNN tham gia mô hình với hợp đồng ký lên đến 198 h No Tên HTX Huyện Diện tích (Ha) I Các HTX hợp đồng liên kết 1 HTX Thi Ong Hải Lăng 26,60 2 HTX Trạch Phổ Phong Điền 10,00 3 HTX Điền Lộc Phong Điền 4,56 4 HTX Đại Thanh Phú Lộc 21,50 5 HTX Phú Lương 2 Phú Vang 46,00 6 HTX Phú Lương 3 Phú Vang 10,00 7 HTX Phú Hồ Phú Vang 15,00 8 HTX Quảng Thọ 2 Quảng Điền 20,00 9 HTX Phú Bài Hương Thủy 6,50 10 HTX Thủy Châu Hương Thủy 8,60 11 HTX Đông Toàn Hương Trà 15,00 12 HTX Tây Toàn Hương Trà 15,00 Cộng 198,76 QUI TRÌNH KỸ THUẬT Giống: Sử dụng giống lúa VT-NA2 là giống lúa VT-NA2 do Tổng công ty CP VT NN Nghệ An, được Bộ NN&PTNT công nhận là giống Quốc gia tại quyết định số 609/QĐ-TT-CLT. Giống có thời gian sinh trưởng vụ đông – xuân là 120 ngày(± 5) và vụ hè thu là 95 ngày(± 5) Phân bón: Sử dụng phân bón NPK ‘Bông Lúa’ do Công ty CP VT NN Thừa Thiên Huế sản xuất trên nền than bùn hoạt hóa. Qui trình kỹ thuật được soạn thảo cho 2 loại đất: Loại đất thịt, đất thịt nhẹ Loại đất cát pha thịt nhẹ ở các vùng ven biển, ven phá Tam Giang, vùng cát ở huyện Phú Vang. Thời vụ: Vụ Đông – Xuân gieo từ 15-20/1(Dương lịch) Vụ hè –Thu gieo từ 1-5 tháng 6(Dương lịch) với mục đích phải thu hoạch trước 5/9(Dương lịch) để tránh lụt sớm. Qui trình kỹ thuật áp dụng cho vụ đông-xuân: Qui trình kỹ thuật áp dụng cho vùng đất thịt và thịt nhẹ. Chuẩn bị đất: đất được cày vở và bón vôi trước 10-15 ngày Mục đích: bón vôi trước hoặc sau khi cày vở, giúp tăng độ pH trong đất, sau khi bón cho nước vào ngâm khoàng 1 tuần tháo nước váng chua phèn ra khỏi ruộng, bón vôi còn diệt các mầm mống sâu bệnh và phân hủy được gốc rạ, và làm cho phân bón có trong đất được tự do không bị keo đất giử chật và cây dễ hút được. Gieo hạt giống: Ngâm ủ hạt giống Ngâm hạt: Để hạt nảy mầm cần phải ngâm hạt hút đủ độ ẩm cần thiết. Thời gian ngâm tùy thuộc nhiệt độ, 1-2 ngày ở vụ mùa, 2-3 ngày ở vụ đông xuân. Trong quá trình ngâm, hạt hô hấp yếm khí, thiếu ô xy làm nước chua, cần phải thay nước mỗi ngày một lần. Ủ thúc mầm: Sau khi hạt đã hút đủ nước, đem ủ, để hạt nảy mầm. Trong quá trình ủ, nên định kỳ vảy nước và trộn đảo hạt để hạt nẩy mầm đều. Khi hạt đã nhú mầm, nên xen kẽ “ngày ngâm đêm ủ” để phát triển cân đối mầm và rễ. Vụ mùa, hè thu chỉ cần ủ nứt nanh, vụ đông xuân cần có mầm dài hơn. Lượng giống gieo cho 1 sào 500m2 là 2-2,5kg. Bón lót: Phân bón lót phải bón sâu vào đất, nghĩa là bón trước khi bừa lại lần cuối để gieo, bón sâu để phân không bị bay hơi hoặc rửa trôi. Các loại phân bón lót như là phân chuồng, phân hữu cơ sinh học, và một lượng ít phân NPK( như bảng 1). Bón thúc 1: là bón khi cây lúa có đủ 3 lá thật, lúc này rể lúa đã có thể hút dinh dưỡng và bắt đầu giai đoạn đẻ nhánh nên cần lượng phân lớn cho quá trình sinh trưởng và phát triển dinh dưởng. Bón thúc 2: là bón sau lần thúc 1là 15-20 ngày, giai đoạn này cây lúa đẻ nhánh rộ và cây lúa cần thêm phân bón để hoàn tất việc giai đoạn đẻ tiếp các số nhánh hữu hiệu. Bón đón đòng: trước trổ 20 ngày cây lúa bước vào giai đoạn làm đòng, tuy nhiên việc bón đón đòng cần thực hiện ở giai đoạn trước trổ 25 ngày, để cây lúa cần thời gian hút thêm dinh dưỡng vào chuẩn bị cho thời kỳ phát triển sinh sản, đây củng là lần bón lượng phân cuối cùng và cần đúng thời gian, Giai đoạn làm đòng ( từ phân hoá đòng đến đòng già), là quá trình phân hoá và hình thành cơ quan sinh sản, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành năng suất lúa. Ở thời kỳ này, cây lúa có những thay đổi rõ rệt về hình thái, màu sắc lá, sinh lý, khả năng chống chịu ngoại cảnh. Quá trình này diễn ra ở dỉnh điểm sinh trưởng của các nhánh cây lúa, có thể nhìn thấy đòng lúa bắng mát thường khi đòng đã dài 1mm, nông dân gọi là cứt gián. Sau khi hình thành bông nguyên thủy là giai đoạn vưon dài kết hợp với sự hình hình thành bông, gié và hoa hoàn chỉnh. Lúc này chiều dài của đòng có thể đạt từ 6-12cm, bằng 1/2 chiều dài của bông sau này. Đòng lúa lớn dần, phình to và phát triển cả về chiều dài. Giai đoạn làm đòng kết thúc khi cây lúa có đòng già chuẩn bị trỗ bông. Từ giai đoạn bông nguyên thuỷ cây lúa còn hình thành được ba lá nữa, không kể lá đòng.. Bón đón đòng có tác dụng xúc tiến phân hóa gié và hoa nhằm đạt số hạt / bông cao. Poto: Giai đoạn làm đòng Việc bón phân củng cần chú ý đến thời tiết, chỉ bón khi trời có nắng ráo, không bón vào trời mưa. Giai đoạn trổ bông: Khi đòng đã hoàn chỉnh cây lúa bắt đầu trỗ. Toàn bộ bông lúa thoát ra khỏi bẹ lá đòng là quá trình trỗ xong với thời gian 4-6 ngày. Thời gian trỗ càng ngắn càng có khả năng tránh được các điều kiện thời tiết bất thuận. Giai đoạn nở hoa, thụ phấn và thụ tinh Trên một bông, những hoa ở đầu bông và đầu gié nở trước, các hoa ở gốc bông thường nở cuối cùng. Trình tự nở hoa có liên quan đến trình tự vào chắc. Những hoa gốc bông nở cuối cùng, nên vào chắc muộn và khi gặp điều kiện bất thuận thường dễ bị lép và khối lượng hạt thấp. Thời gian hoa nở rộ thường vào 8-9 giờ sáng khi điều kiện thời tiêt thuận lợi. Khi nở hoa phơi màu, vỏ trấu mở ra. Bao phấn vỡ, hạt phấn rơi vào đầu nhụy, ống phấn vươn dài tới phôi nang, vỡ ra, giải phóng 2 hạch đực. 1 hạch kết hợp với trứng và phát triển thành phôi. Hạch đực còn lại kết hợp với hạch thứ cấp và phát triển thành phôi nhũ. Sau 8-10 ngày có thể phân biệt rõ các bộ phận của phôi như trục phôi, mầm và rễ phôi. Sau 2 tuần phôi đã phát triển xong và nằm ở dưới bụng hạt. Phải mất khoảng một tuần các hoa trên cùng một bông lúa mới nở hết. sau khi trỗ 10 ngày thì tất cả các hoa trên bông lúa đều được thụ tinh xong, bắt đầu phát triển thành hạt. Những hoa lúa không được thụ tinh, hạt sẽ bị lép. Giai đoạn làm hạt Giai đoạn chín một lượng lớn các chất tinh bột và đường tích luỹ trong thân, bẹ lá được vận chuyển vào hạt, hạt lúa lớn dần về kích thước, khối lượng, vỏ hạt đổi màu, già và chín. Lá lúa cũng hoá già bắt đầu từ những lá thấp lên trên theo giai đoạn phát triển của cây lúa cùng với quá trình chín của hạt. Giai đoạn chín sữa Sau phơi màu 5 - 7 ngày, chất dự trữ trong hạt ở dạng lỏng, trắng như sữa. Hình dạng hạt đã hoàn thành, lưng hạt có màu xanh. Khối lượng hạt tăng nhanh ở thời kỳ này, có thể đạt 75 - 80 % khối lượng cuối cùng. Giai đoạn chín sáp Giai đoạn này chất dịch trong hạt dần dần đặc lại, hạt cứng. Màu xanh ở lưng hạt dần dần chuyển sang màu vàng. Khối lượng hạt tiếp tục tăng lên. Giai đoạn chín hoàn toàn Giai đoạn này hạt chắc cứng. Vỏ trấu màu vàng - vàng nhạt. Khối lượng hạt đạt tối đa. Tưới nước: Tuỳ điều kiện cụ thể mà có thể đảm bảo chế độ nước phổ biến như sau: duy trì mức nước 20cm vào thời kỳ cuối đẻ nhánh để hạn chế đẻ nhánh vô hiệu. Nếu lúa tốt, sinh trưởng mạnh thì nên rút nước phơi ruộng, hạn chế dinh dưỡng cũng có tác dụng làm giảm đẻ nhánh vô hiệu. Duy trì 5-10 cm nước vào thời kỳ làm đòng đến chín sữa. Sau thời kỳ chín sữa có thể rút nước, lúa tiếp tục vào chắc, thuận lợi cho khâu thu hoạch. Trường hợp lúa xấu hoặc trên đất chua , mặn, phèn, phải duy trì mực nước 5-6 cm để hạn chế phèn, mặn. Thực hiện bón phân cho lúa vụ Đông-Xuân trên đất thịt, và thịt nhẹ. Bảng 1: Loại phân Thời gian bón Lượng bón(Kg) Vôi P. Chuồng P. Hữu cơ Sinh học P. NPK (16;16;8) P. NPK (12;5;22) Bón trước hoặc sau cày vở 30 - - - - Bón lót trước bừa lần cuối - 500 40 5 - Bón thúc 1: khi lúa 3 lá - - - 10 - Bón thúc 2: sau bón thúc 1là 15-20 ngày - - - 7 - Bón đón đòng - - - - 8 Tổng lượng phân 30 500 40 22 8 Chú ý: Nếu có đủ lượng phân chuồng, thì không cần bón phân hữu cơ sinh học, nếu không có phân chuồng thì phải dùng phân hữu cơ sinh học. Qui trình kỹ thuật áp dụng cho vùng đất cát pha thịt nhẹ và đất cát. Đối với đất cát, phân dễ bị rửa trôi, nên việc bón phân được chia ra nhiều lần, bón đúng thời điểm để cây hút được, việc thiếu nước củng ảnh hưỡng đến kết quả bón phân Do vụ đông xuân lạnh, rét hơn, lúa đạt 3 lá cần đến 12-15 ngày, nên việc bón lót phân hóa học cho đất cát là không cần thiết, cây chưa đủ rễ để hút phân, phân sẽ bị rửa trôi. Phân chuồng được khuyến cáo sử dụng nhiều hơn kèm theo việc bón phân hữu cơ sinh học làm tăng thêm độ mùn trong đất giúp cải tạo đất và tăng hiệu qủa phân bón, giúp cho cây lúa phát triển tốt hơn. Thực hiện bón phân cho lúa vụ Đông-Xuân trên đất cát và cát pha thịt nhẹ. Bảng 2: Loại phân Thời gian bón Lượng bón(Kg) Vôi P. Chuồng P. Hữu cơ Sinh học P. NPK (16;16;8) P. NPK (12;5;22) Bón trước hoặc sau cày vở 30 - - - - Bón lót trước bừa lần cuối - 500 40 - Bón thúc 1: khi lúa 2-3 lá - - - 10 - Bón thúc 2: sau bón thúc 1 là 10ngày - - - 8 - Bón thúc 3: sau bón thúc 2 là 10 ngày 4 Bón đón đòng - - - - 9 Tổng lượng phân 30 500 40 20 9 Chú ý: Nếu có đủ lượng phân chuồng, thì không cần bón phân hữu cơ sinh học, nếu không có phân chuồng thì phải dùng phân hữu cơ sinh học. Qui trình kỹ thuật áp dụng cho vụ hè- thu: Vụ hè thu, sau khi gặt lúa đông xuân xong, không có thời gian phơi ải đất, mà phải làm vụ hè thu ngay. Nên khi gặt xong lúa đông xuân phải cày đất phơi ải. Mục đích là làm thế nào để gốc rạ phân hủy nhanh, với việc bón vôi hoặc dùng chế phẫm sinh học (Trichoderma) có chứa vi nấm Trichoderma là loại nấm đối kháng có tác dụng cao trong việc thúc đẩy quá trình phân huỷ chất hữu cơ. Thời gian lúa hè thu ngăn hơn vụ đông xuân, nên việc bón lót phân hóa học là cần thiết (nặng đầu nhẹ cuối), cây lúa hè thu phát triển nhanh, các giống ngắn ngày sau khi làm đốt là tiếp qua làm đòng ngay. Thực hiện bón phân cho lúa vụ Hè - Thu trên đất thịt, và thịt nhẹ. Bảng 3: Loại phân Thời gian bón Lượng bón(Kg) Vôi P. Chuồng P. Hữu cơ Sinh học P. NPK (16;16;8) P. NPK (12;5;22) Bón trước hoặc sau cày vở 30 - - - - Bón lót trước bừa lần cuối - 500 40 10 - Bón thúc 1: khi lúa 3 lá - - - 10 - Bón đón đòng trước trổ 25 ngày - - - - 8 Tổng lượng phân 30 500 40 20 8 Chú ý: Nếu có đủ lượng phân chuồng, thì không cần bón phân hữu cơ sinh học, nếu không có phân chuồng thì phải dùng phân hữu cơ sinh học. Thực hiện bón phân cho lúa vụ Hè - Thu trên đất cát pha và đất cát. Bảng 4: Loại phân Thời gian bón Lượng bón(Kg) Vôi P. Chuồng P. Hữu cơ Sinh học P. NPK (16;16;8) P. NPK (12;5;22) Bón trước hoặc sau cày vở 30 - - - - Bón lót trước bừa lần cuối - 500 40 4 - Bón thúc 1: khi lúa 2-3 lá - - - 8 - Bón thúc 2: sau bón thúc 1 là 10ngày - - - 8 - Bón đón đòng trước trổ 25 ngày - - - - 8 Tổng lượng phân 30 500 40 20 8 Chú ý: Nếu có đủ lượng phân chuồng, thì không cần bón phân hữu cơ sinh học, nếu không có phân chuồng thì phải dùng phân hữu cơ sinh học. KẾT QUẢ THỰC HIỆN. Vụ Đông Xuân 2015-2016 đã hoàn thành 20/5/2016 với vụ mùa thắng lợi đối với bà con nông dân có hợp đồng liên kết, công ty CPVT nông nghiệp Thừa Thiên Huế đã giử đúng cam kết thu mua với giá 6.500 đồng một kg. Qua thực hiện việc liên kết, được tập huấn kỹ thuật trồng lúa đầu vụ, và thường xuyên có cán bộ kỹ thuật thăm đồng trao đổi thong tin, nên nông dân am hiểu nhiều hơn về kỹ thuật trồng lúa, bón phân tiết kiệm và hiệu quả hơn Về sâu bệnh trên lúa đã hạn chế nhiều vì thực hiện bón phân cân đối nên đã tiết kiệm chi phí lớn về phun thuốc. Năng suất lúa trong diện ký kết đã có năng suất cao hơn, lợi nhuận của nông dân tăng lên trong hợp đồng tiêu thụ sản phẫm ổn định. Bảng thống kê năng suất được đánh giá khi thăm đồng của các đơn vị huyện trong vụ Đông Xuân 2015-2016. Bảng 5: No Tên HTX Huyện Diện tích (Ha) Năng suất bình quân (Tấn/Ha) Ghi chú 1 Thi Ông Hải Lăng 26,60 6,6 2 Trạch Phổ Phong Điền 10,00 6,5 3 Điền Lộc Phong Điền 4,56 6,3 4 Đại Thành Phú Lộc 21,50 6,6 5 Phú Lương 2 Phú Vang 46,00 7,4 6 Phú Lương 3 Phú Vang 10,00 7,4 7 Phú Hồ Phú Vang 15,00 7,5 8 Quảng Thọ 2 Quảng Điền 20,00 7,2 9 Phú Bài Hương Thủy 6,50 7,1 10 Thủy Châu Hương Thủy 8,60 6,9 11 Đồng Toàn Hương Trà 15,00 7,3 12 Tây Toàn Hương Trà 15,00 7,3 Cộng 198,76 KẾT LUẬN. Liên kết sản xuất giữa Nông dân và đơn vị kinh doanh là mô hình mới, nếu việc liên kết được các doanh nghiệp nông nghiệp thực hiện thì hiệu quả tốt hơn. Việc tập huấn đến hộ nông dân phải được chú ý và thực hiện tốt với các giãng viên kỹ thuật có kinh nghiệm, hướng dẫn kỹ thuật là khâu quan trọng, mô hình lien kết có thành công hay không là quyết định ở phần này. Cánh đồng lien kết phải chú ý đến diện tích hộ cá nhân, diện tích hộ lớn, mới có đủ lượng lúa hàng hóa bán ra, nếu nhỏ lẽ nông dân chỉ đủ ăn thì mô hình không thể đạt kết quả. Phải có sự quan tâm đến từ cấp tỉnh và cấp huyện, để phối hợp giãi quyết các vấn đề phát sinh giữa doanh nghiệp và người nông dân. Hiện nay, mô hình liên kết này đã qua 2 năm thực hiện và nó đã đạt được sự đồng thuận của người nông dân với doanh nghiệp, được đánh giá là bền vững./ Phụ lục 1: Tài liệu hướng dẫn phát cho nông dân trồng lúa NA2 vùng đất thịt và thịt nhẹ. CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP THỪA THIÊN HUẾ ******************* HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT THÂM CANH (Giống lúa thuần VT- NA2; vụ Đông Xuân) Lúa NA2 đẻ nhánh mạnh. I. Nguồn gốc: Giống lúa VT–NA2 do Tổng Công ty CP Vật tư Nông nghiệp Nghệ An chọn tạo được Bộ NN&PTNT công nhận là giống quốc gia tại quyết định số 609/QĐ-TT-CLT ngày 25/10/2011. II. Những đặc tính chủ yếu: - Thời gian sinh trưởng vụ Đông Xuân từ 115 ngày(±5 ngày) - Cây cao 90 – 95 cm, cứng cây, gọn khóm, đẻ nhánh khỏe. - Bông dài, hạt xếp gối, hạt gạo trắng trong không bạc bụng, ngon cơm, vị đậm, độ dẻo vừa. - Năng suất bình quân: 60- 70 tạ/ha, thâm canh tốt đạt năng suất từ 75- 80 tạ/ha. - Thích ứng rộng trên nhiều chân đất, nhiều vùng khí hậu, chịu thâm canh, chịu rét và chống chịu sâu bệnh khá. III. Kỹ thuật canh tác: 1. Thời vụ: Tùy thuộc điều kiện cụ thể của từng địa phương để bố trí cho phù hợp, nên bố trí gieo sạ từ 20/1 đến 5/2 dương lịch để bảo đảm lúa trổ tập trung từ 10/4 đến 25/4 . 2. Làm đất: Đảm bảo cày sâu, phay, bừa kỹ, nhuyễn bùn, sạch cỏ dại. Sau đó tùy thuộc điều kiện đất đai có thể lên luống hay làm liếp để gieo, đảm bảo mặt luống (liếp) phải bằng phẳng không đọng nước. 3. Lượng giống và cách ngâm ủ. a. Lượng giống. Phát huy đặc tính giống đẻ khỏe và ưu thế năng suất của nhánh cấp 1, sử dụng giống nguyên chủng thì nên gieo sạ với lượng giống: 2,5 – 3kg/sào 500m2 b. Ngâm ủ giống. Trước khi ngâm hạt giống cần phơi lại từ 4-5 giờ dưới nắng nhẹ để kích thích hạt giống hút nước nhanh và nảy mầm khỏe, nên ngâm hạt giống trong nước ấm (50-540C) trong thời gian 25-30 giờ. Và thường xuyên thay nước rửa chua (khoảng 6-10 giờ/lần). 4. Phân bón và cách bón: a. Phân bón. Sử dụng phân bón hữu cơ sinh học “Sông Hương” và phân hổn hợp NPK “Bông Lúa” các loại chuyên dùng để bón cho cả quá trình sinh trưởng phát triển của cây lúa. b. Lượng phân/sào (500m2) và cách bón. Tùy thuộc vào tính chất đất đai và khả năng thâm canh mà chọn liều lượng phân bón và cách bón phù hợp cho vụ đông-xuân như sau: Thời kỳ bón Liều lượng bón (kg/sào 500m2) Ghi chú HC SH Sông Hương NPK “BL” 16.16.8 NPK “BL” 12.5.22 Bón lót 40 5 0 Bón trước khi trang lại đất lần cuối để sạ( bón sâu) Bón thúc lần 1 (đẻ nhánh) 0 10 0 Khi cây lúa có 2 -3 lá thật hoặc sau khi gieo sạ từ 10 – 12 ngày vụ Đông xuân. Bón thúc lần 2 (nuôi nhánh) 0 7 0 Sau lần 1 từ 15 – 18 ngày. Bón lần 3 (thúc đòng) 0 0 8 - 10 Trước khi lúa trổ từ 22 – 25 ngày Tổng cộng: 40 22 8 - 10 Thời gian sinh trưởng và phát triển của lúa VT-NA2: 115 ngày(±5 ngày) Thu hoạch Bắt đầu làm đòng Đẽ nhanh Thu hoạch Bắt đầu Trổ Ba lá 15ngày 45 Ngày 5 ngày 10 Ngày 10 N gày 30 Ngày Sạ I------I---------------------I--------i--------I-------------I Bón lót Bón thúc 1 Bón thúc 2 Đòng đất Đòng đủa Bón đón đòng 5. Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh. Không để ruộng khô hạn, đặc biệt vào thời kỳ đẻ nhánh và làm đòng, thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để chủ động phòng trừ sâu bệnh kịp thời./

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctieu_luan_xay_dung_qui_trinh_khoa_hoc_cong_nghe_co_gia_tri_k.doc
Tài liệu liên quan