Tiểu luận Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và môn kinh tế chính trị (Mẫu 23)

Bài kiểm tra Câu 1: Thế nào là giá trị hàng hóa. Vì sao nói giá trị hàng hóa biểu hiện quan hệ sản xuất xã hội. Câu 2: Nhà nước ta đã làm gì để chống suy thoái kinh tế hiện nay. Những mặt đã đạt được và hạn chế. Cho hướng giải quyết. Bài làm Câu 1: -Giá trị hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa. -Giá trị hàng hóa biểu hiện quan hệ sản xuất xã hội: Hàng hóa có 2 thuộc tính là giá trị và giá trị trao đổi. Giữa 2 thuộc tính luôn có mối quan hệ ràng buộc lẫn n

doc8 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1351 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tiểu luận Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và môn kinh tế chính trị (Mẫu 23), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hau. Trong đó giá trị là nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi. Còn giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện giá trị ra bên ngoài. Khi trao đổi sản phẩm cho nhau, những người sản xuất ngầm so sánh lao động ẩn giấu trong hàng hóa với nhau. Thực chất của quan hệ trao đổi là người ta trao đổi lượng lao động hao phí của mình chứa đựng trong các hàng hóa. Tất cả hàng hóa trong sản xuất và trong lưu thông đều được quy ra giá trị. Khi người mua và người bán muốn trao đổi hàng hóa cho nhau thực chất là họ trao đổi giá trị tích lũy trong hàng hóa đó. Vì thế giá trị hàng hóa biểu hiện quan hệ sản xuất xã hội giữa người sản xuất và trao đổi hàng hóa. Câu 2: Trước tình hình suy thoái kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, lan tỏa và có sức ảnh hưởng lớn tới kinh tế Việt Nam, Chính phủ và Nhà nước ta đã tập trung thực hiện 6 nhiệm vụ, 8 nhóm giải pháp và 5 nhóm giải pháp cấp bách nhằm thực hiện mục tiêu đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đưa nền kinh tế đạt chỉ tiêu tăng trưởng. 6 nhiệm vụ: Thứ nhất, khai thác mọi tiềm năng, nhất là nội lực để đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm. Thứ 2, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, phấn đấu giảm nhập siêu; giảm dần bội chi ngân sách và thực hiện chính sách tài khóa, tiền tệ phù hợp để ngăn ngừa lạm phát cao, tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh. Thứ 3, tập trung sức phát triển nông nghiệp và nông thôn, triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới. Đây cũng là vấn đề đã được đặt ra trong Nghị quyết Trung ương Đảng khóa X. Thứ 4, đẩy nhanh việc thực hiện chương trình giảm nghèo vững chắc; tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng phúc lợi xã hội và an sinh xã hội; chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Thứ 5, tạo một bước tiến mới trong cải cách hành chính; tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội. Thứ 6, bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia và bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; mở rộng quan hệ quốc tế, nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài và tạo môi trường thuận lợi cho phát triển đất nước. 8 giải pháp: Thứ nhất là phục hồi kinh tế, chuyển dịch cơ cấu và nâng cao chất lượng tăng trưởng. Thứ 2 là điều hành chính sách tài chính, tiền tệ linh hoạt, thận trọng để bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát nhập siêu và ngăn chặn lạm phát cao trở lại. Thứ 3 là đẩy mạnh phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ. Thứ 4 là tạo chuyển biến trong công tác chăm sóc sức khỏe, phát triển văn hóa, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân. Thứ 5 là bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội. Thứ 6 là tăng cường công tác bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Thứ 7 là mở rộng quan hệ quốc tế, nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự an toàn toàn xã hội. Thứ 8 là nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; đẩy mạnh cải cách hành chính, phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. -Ngày 11/12/2008 chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 30 về việc thực hiện 5 nhóm giải pháp cấp bách để chống suy thoái kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát. Các giải pháp gồm có:  I. THÚC ĐẨY SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ XUẤT KHẨU Đây là nhóm giải pháp được đặt ra đầu tiên trong Nghị quyết, bao gồm 11 nhóm công việc cụ thể giao cho các Bộ, ngành, địa phương. Trước hết, trong năm 2009, phải tập trung hoàn thành và triển khai thực hiện các chương trình, đề án đã được giao để thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ sản xuất nông, lâm, thủy sản, đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng nội địa, ưu tiên hỗ trợ ngành hàng sản xuất, có lợi thế thay thế hàng nhập khẩu, sử dụng nguồn liệu trong nước, sử dụng nhiều lao động. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ mức tiền hỗ trợ giống lúa, hoa màu, gia súc, gia cầm, thủy sản cho nông dân để khôi phục sản xuất ở các vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh. Bộ Công Thương nghiên cứu đề xuất chính sách hỗ trợ khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong nước sản xuất, chế tạo sản phẩm ngành Công nghiệp, đủ điều kiện thay thế hàng nhập khẩu, trình Thủ tướng trong tháng 12/2008. Bộ Công Thương trình Thủ tướng phê duyệt Đề án đẩy mạnh xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu giai đoạn 2009 - 2010 trong tháng 1/2009. Bộ Giao thông vận tải có kế hoạch nâng cấp các sân bay tại các địa phương có điểm du lịch quốc gia. Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ Công an trình Chính phủ xem xét miễn thị thực nhập cảnh cho khách du lịch đối với các thị trường tiềm năng. II. THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP KÍCH CẦU ĐẦU TƯ VÀ TIÊU DÙNG Về kích cầu đầu tư, đối với các dự án, công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước: cho phép tiếp tục giải ngân số vốn còn lại của năm 2008 đến hết tháng 6/2009. Tạm ứng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ khoảng 1.500 tỷ đồng để đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp hệ thống thủy lợi, tu bổ hệ thống đê điều; nâng cao năng lực tưới tiêu và phòng, chống lụt bão vùng đồng bằng sông Hồng. Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao thừa ủy quyền của Thủ tướng báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong tháng 12/2008 cho phép cấp quyết định đầu tư được chỉ định thầu các dự án có mức vốn tối đa không quá 5 tỷ đồng/dự án tại các địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa. Về kích cầu tiêu dùng, tiếp tục điều hành giá theo cơ chế thị trường đối với các mặt hàng: than, điện, nước sạch, cước vận chuyển xe buýt... Trong tháng 1/2009, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và cơ quan liên quan báo cáo Thủ tướng lộ trình thực hiện cụ thể. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trình Thủ tướng Đề án phát triển hệ thống phân phối các mặt hàng thiết yếu. Các doanh nghiệp được khuyến khích tổ chức các đợt hạ giá để kích thích tiêu dùng, trước mắt là trong dịp Tết Nguyên đán 2009 III. CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH, TIỀN TỆ 1. Về chính sách tài chính Giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của quý IV năm 2008 và số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2009 đối với thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Giãn thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian 9 tháng đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2009 của các doanh nghiệp nhỏ và vừa nói trên (70% số thuế còn lại sau khi giảm) và của các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, gia công, chế biến nông, lâm, thuỷ sản, dệt may, da giày, linh kiện điện tử. Tạm hoàn 90% số thuế giá trị gia tăng đầu vào đối với hàng hóa thực xuất khẩu trong trường hợp doanh nghiệp chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng và hoàn tiếp 10% khi có chứng từ thanh toán. Giãn thời gian ân hạn nộp thuế đối với một số ngành hàng phù hợp với chu kỳ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm (đóng tàu, sản xuất cơ khí...). Thực hiện tốt chính sách về ân hạn thời hạn nộp thuế nhập khẩu (275 ngày) đối với vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng nhập khẩu. Chính phủ cũng yêu cầu có các biện pháp cụ thể tạo điều kiện tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho các doanh nghiệp. 2. Về chính sách tiền tệ: a) Có các biện pháp cụ thể để tạo điều kiện tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa; doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu và doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm như: tiếp tục xem xét điều chỉnh giảm dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng; điều chỉnh giảm lãi suất cơ bản phù hợp để hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. b) Nghiên cứu, hướng dẫn các tổ chức tín dụng thực hiện việc cho vay theo lãi suất thoả thuận quy định tại Nghị quyết số 23/2008/QH 12 ngày 06 tháng 11 năm 2008 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2009 trong quý I năm 2009. c) Các ngân hàng thương mại thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn nợ và áp dụng các giải pháp xử lý nợ vay vốn ngân hàng phù hợp với quy định của pháp luật đối với các hộ nông dân bị thiệt hại do thiên tai và các doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm: d) Điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, hiệu quả; điều chỉnh linh hoạt tỷ giá ngoại tệ theo tín hiệu thị trường, khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, ổn định kinh tế  vĩ mô, phấn đấu điều hành cán cân thanh toán quốc tế theo hướng không để thâm hụt. đ) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các ngân hàng thương mại xem xét điều chỉnh áp dụng lãi suất cho vay của các hợp đồng tín dụng xuống phù hợp theo mức lãi suất hiện hành; không phạt do quá hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp khó khăn. IV. BẢO ĐẢM AN SINH XÃ HỘI Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan và các địa phương bị thiệt hại do lũ lụt triển khai ngay các biện pháp hỗ trợ lương thực, chi phí sửa chữa nhà ở, phòng trừ dịch bệnh, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, bảo đảm không để xảy ra tình trạng người dân bị đói và nhanh chóng khôi phục sản xuất sau lũ, lụt. Các Bộ: Lao động - Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban Dân tộc khẩn trương rà soát, xây dựng để đưa vào áp dụng ngay từ những tháng đầu năm 2009 các chính sách hỗ trợ đầu tư nhằm thực hiện giảm nghèo nhanh và bền vững cho 61 huyện nghèo; hướng dẫn các địa phương điều tra, khảo sát, sơ kết việc thực hiện chuẩn nghèo hiện hành, các chính sách đang áp dụng cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo để cân đối nguồn lực hỗ trợ và dự kiến phương án điều chỉnh chuẩn nghèo. Thực hiện các biện pháp thúc đẩy đầu tư xây dựng nhà cho người nghèo, các đối tượng chính sách, nhà ở cho người lao động ở khu công nghiệp tập trung, nhà ở cho học sinh, sinh viên; hỗ trợ thu nhập cho các đối tượng chính sách, người lao động có thu nhập thấp, người bị thiệt hại do thiên tai bão lũ gây ra. Chỉ đạo các địa phương tổ chức theo dõi, phối hợp kịp thời giữa các bên để  giải quyết những vướng mắc về quan hệ lao động trong các khu công nghiệp, hạn chế tranh chấp lao động, đình công nhất là trong dịp Tết Nguyên đán. Tổ chức triển khai chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội. Thực hiện tăng thêm dự trữ quốc gia về lương thực (khoảng trên 150.000 tấn quy gạo) để chủ động cứu trợ cho người dân ở các vùng bị lũ, lụt, không để xảy ra tình trạng thiếu đói ở những vùng bị thiên tai. Tiếp tục thực hiện trợ cấp khó khăn cho người hưởng lương từ ngân sách nhà nước có đời sống khó khăn, thu nhập thấp. V. VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN Xác định nhiệm vụ đặt ra rất nặng nề, khó khăn, thách thức là hết sức gay gắt nhưng thời cơ, thuận lợi và tiềm năng phát triển của nước ta còn rất lớn và rất cơ bản, Chính phủ yêu cầu lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp Nhà nước có kế hoạch tổ chức thực hiện ngay các chủ trương, nhiệm vụ và các giải pháp trên. Phải nghiêm túc đề cao trách nhiệm của từng tổ chức, trước hết là trách nhiệm của người đứng đầu. Phải có chương trình hành động thiết thực, chỉ đạo điều hành phải có trọng tâm, trọng điểm, lựa chọn đúng khâu then chốt trong từng thời gian, ở từng lĩnh vực để tập trung chỉ đạo và và phối hợp hành động đạt cho được những kết quả cụ thể. II. Kết quả đã đạt được: Đầu năm 2008, trước tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều khó khăn, biến động phức tạp, Chính phủ đã đề ra 8 nhóm giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững. Nỗ lực chung của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và điều hành của Chính phủ đã mang lại kết quả quan trọng và khá toàn diện: lạm phát đã được kiềm chế, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khoảng 6,23%; so với năm 2007, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 14,6%, giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng 5,6%, kim ngạch xuất khẩu tăng 29,5%; thu ngân sách cả năm vượt 23,8% so với dự toán; đầu tư trực tiếp nước ngoài có số vốn đăng ký trên 60 tỷ USD, gấp 3 lần năm 2007. An sinh xã hội được đặc biệt quan tâm và triển khai có hiệu quả. Chính trị, xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được giữ vững; trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm. Nhìn lại công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong suốt năm 2009, có thể thấy Chính phủ đã điều hành nền kinh tế- xã hội với quyết tâm cao và tinh thần chủ động, sáng tạo, linh hoạt. Nhờ các giải pháp tổng hợp, chúng ta đã thực hiện thành công mục tiêu ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì mức tăng trưởng hợp lý (GDP cả năm tăng 5,32%, cao hơn chỉ tiêu 5% của Quốc hội đề ra và đứng vào hàng các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao của khu vực và trên thế giới). Đặc biệt, việc vốn đầu tư toàn xã hội đạt 704.200 tỷ đồng, tăng cao (15,3%) so với năm 2008 là rất có ý nghĩa, nhất là đặt trong bối cảnh có rất nhiều khó khăn trong việc huy động vốn đầu tư. Bội chi ngân sách bảo đảm được mức Quốc hội đề ra (không vượt quá 7% GDP). Lạm phát được kiềm chế, chỉ số tăng giá tiêu dùng tháng 12 năm 2009 so với tháng 12 năm 2008 tăng 6,52%, thấp hơn mục tiêu 7% Quốc hội thông qua. Cùng với những kết quả trong lĩnh vực an sinh xã hội, việc chủ động triển khai có hiệu quả công tác đối ngoại, giữ vững an ninh quốc phòng, cải cách hành chính có bước tiến lớn, đấu tranh phòng chống tham nhũng có chuyển biến tốt hơn, những thành tựu nói trên đã một lần nữa khẳng định, nhìn tổng thể, những giải pháp và chính sách của Chính phủ trong năm 2009 đã có tác động tốt và hiệu quả rõ rệt. Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới và trong nước biến động ảnh hưởng xấu đến sản xuất, kinh doanh, nhiều tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã chủ động thực hiện các biện pháp để duy trì sản xuất, kinh doanh, bảo đảm việc làm và thu nhập cho người lao động. Một số tập đoàn đã hỗ trợ có hiệu quả các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa. Bên cạnh những kết quả này, nhìn chung hiệu quả hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty còn thấp; tiến độ thực hiện một số dự án còn chậm, gây lãng phí lớn; sự phối hợp giữa các doanh nghiệp trong phát triển còn yếu, một số tập đoàn, tổng công ty chưa phát huy được vai trò dẫn dắt, liên kết các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác. III.Giải pháp Chính phủ: - Rà soát, điều chỉnh cơ chế, chính sách để tạo điều kiện cho doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế phát triển và hoạt động sản xuất, kinh doanh có hiệu quả trong điều kiện kinh tế suy giảm; - Điều hành chính sách tài chính, chính sách tiền tệ một cách hợp lý, linh hoạt, hiệu quả. Có các biện pháp để tạo điều kiện, tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho doanh nghiệp. Điều chỉnh lãi suất phù hợp với tình hình thực tiễn. Thực hiện bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa; - Huy động các nguồn lực để kích cầu đầu tư và tiêu dùng. Bố trí tập trung và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ. Tiếp tục đẩy mạnh việc thu hút và giải ngân nhanh vốn đầu tư từ các doanh nghiệp, vốn ODA. Tập trung vốn cho các dự án có hiệu quả và sớm đưa vào sử dụng, các dự án sử dụng nhiều lao động. Các Bộ, ngành, Hiệp hội thực hiện các biện pháp đẩy mạnh xúc tiến thương mại và hỗ trợ cho các doanh nghiệp có hợp đồng xuất khẩu, các doanh nghiệp nhập thiết bị, máy móc hạ giá để đổi mới, nâng cao năng lực sản xuất Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước: - Chủ động xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu một cách cụ thể, thiết thực, thể hiện nỗ lực phấn đấu cao để đạt kết quả bằng hoặc vượt kết quả của năm 2008; - Tập trung tổ chức thực hiện kế hoạch bằng những giải pháp quyết liệt, năng động, kịp thời và phù hợp với tình hình mới. Tổ chức tốt công tác dự báo và phân tích những ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của thị trường thế giới và trong nước đến sản xuất, kinh doanh thuộc ngành kinh doanh của mình. Làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, công khai minh bạch; - Chủ động phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố và tăng cường việc liên kết giữa các doanh nghiệp để thực hiện các dự án đầu tư ngay từ khâu tạo quỹ đất và giải phóng mặt bằng. Liên kết, hỗ trợ doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tham gia các dự án sản xuất, kinh doanh của đơn vị mình; - Phát huy mọi nguồn lực, lợi thế và cơ hội để đẩy nhanh các dự án đầu tư có hiệu quả và cấp bách.Trong khi chưa sửa được một số quy định pháp luật liên quan, cần tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 59/2007/NQ-CP ngày 30 tháng 11 năm 2007 về một số giải pháp xử lý những vướng mắc trong hoạt động đầu tư xây dựng và cải cách một số thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp; trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định các dự án cấp bách cần chỉ định thầu; - Mở rộng thị trường trong nước, tận dụng cơ hội để đổi mới công nghệ, sản phẩm, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Nghiên cứu thị trường nước ngoài để đẩy mạnh xuất khẩu; - Tích cực, đi đầu trong nhiệm vụ bảo đảm an sinh xã hội, trước hết là cố gắng hạ giá hàng hóa, dịch vụ trong dịp Tết Kỷ Sửu này, đặc biệt cho đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Cần cố gắng đến mức cao nhất để bảo đảm việc làm và đời sống cho người lao động; phối hợp chặt chẽ với tổ chức công đoàn giải quyết các vấn đề có liên quan đến người lao động. Tích cực tham gia thực hiện các chính sách xã hội, chương trình xóa đói giảm nghèo, đặc biệt là chương trình hỗ trợ 61 huyện nghèo và chính sách nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26517.doc