BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
KHOA VIÊN THÔNG
oOo
BÀI TIỂU LUẬN
TÊN MÔN HỌC :
KỸ NĂNG TẠO LẬP VĂN BẢN
Họ tên sinh viên : Lại Hữu Minh
Lớp :
Mã sinh viên :
Giáo viên hướng dẫn : Đinh Thị Hương
HÀ NỘI -2020
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 2
Câu 1 (3 điểm). Anh (chị) hiểu thế nào về tính liên kết trong văn bản tiếng Việt. 4
Câu 2 (4 điểm). Anh (chị) hãy soạn thảo một báo cáo về tình hình học tập của bản thân đối với môn học Kỹ năng tạọ lập văn bản tiếng Vi
14 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 08/01/2022 | Lượt xem: 514 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Tiểu luận Kỹ năng tạo lập văn bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệt trong thời gian học kỳ 2 (năm học 2019 – 2020) 6
Câu 3 (3 điểm). Trình bày những hiểu biết của anh (chị) về hình thức của loại văn bản là Công văn phúc đáp. Cho ví dụ minh hoạ. 8
LỜI CẢM ƠN.12
MỞ ĐẦU
Kỹ năng soạn thảo văn bản:
Là một phần không thể thiếu trong nhiều vị trí ở hầu hết các ngành nghề cũng như trong cuộc sống. Ngay cả khi không là một nhà văn thì tần suất bạn soạn thảo văn bản thường xuyên hơn bạn nghĩ. Ít nhất, bạn cũng sẽ viết công văn xin việc, email gửi đến nhà tuyển dụng, đăng bài trên các phương tiện truyền thông xã hội Nếu công việc yêu cầu, bạn cũng tạo ra những văn bản như báo cáo, thuyết trình, bản tin
Vậy kỹ năng tạo lập văn bản là cách bạn thực hiện các thao tác như nhập thông tin, chỉnh sửa, trình bày văn bản được thực hiện trên giấy hoặc các phần mềm ứng dụng như Microsoft Word. Đây cũng là một phần trong chương trình đại học và là kỹ năng mà bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng muốn thấy trong văn bản ứng tuyển của ứng viên trong thời đại ngày nay.
Tầm quan trọng của kỹ năng soạn thảo văn bản chuyên nghiệp:
Khi người khác đọc văn bản của bạn, họ sẽ đưa ra đánh giá về trí thông minh và sự siêng năng của bạn dựa trên những gì họ nhìn thấy. Cho dù văn bản đó là trên giấy hay trực tuyến (chẳng hạn như email, bài viết trên trang web), người đọc sẽ có ấn tượng tiêu cực về bạn nếu văn bản của bạn có lỗi chính tả và lỗi ngữ pháp.
Hậu quả của một văn bản kém chất lượng có thể khá nặng. Chẳng hạn, kỹ năng soạn thảo hợp đồng thương mại không tốt sẽ làm khách hàng của bạn phật lòng và họ sẽ tìm đến một nhà cung cấp khác. Hoặc nếu văn bản kém đó được in ra thì chắc chắn doanh nghiệp của bạn sẽ mất thêm một khoản chi phí để in lại.
Khi xin việc, kỹ năng soạn thảo văn bản không tốt sẽ khiến bạn không nhận được lời mời phỏng vấn cho công việc thực sự mong muốn. Gửi một hồ sơ hoặc thư xin việc chứa nhiều lỗi cho thấy bạn không chuyên nghiệp. Đây không nên là ấn tượng bạn tạo ra cho nhà tuyển dụng tiềm năng khi đang tìm việc làm.
Nhằm giải quyết vấn đề đó và đem lại kỹ năng nhất định cho sinh viên về kỹ năng tạo lập văn bản, Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông đã đem bộ môn kỹ năng tạo lập văn bản Tiếng việt vào chương trình dạy học cho sinh viên, đáp ứng nhu cầu cho công việc trong tương lai.
Câu 1 (3 điểm). Anh (chị) hiểu thế nào về tính liên kết trong văn bản tiếng Việt.
Trả lời :
Tính liên kết trong văn bản tiếng việt:
Tính liên kết của văn bản là tính chất kết hợp, gắn bó, ràng buộc qua lại giữa các cấp độ đơn vị dưới văn bản. Ðó là sự kết hợp, gắn bó giữa các câu trong đoạn, giữa các đoạn, các phần, các chương với nhau, xét về mặt nội dung cũng như hình thức biểu đạt, là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản, làm cho văn bản có nghĩa và dễ hiểu. Trên cơ sở đó, tính liên kết của văn bản thể hiện ở hai mặt: liên kết nội dung và liên kết hình thức.
Để văn bản có tính liên kết người viết phải làm cho nội dung của các câu, các đoạn thống nhất và găn bó chặt chẽ với nhau. Đồng thời phải biết kết nối các câu, các đoạn đó bằng những phương tiện ngôn ngữ thích hợp.
Các câu trong một đoạn văn và các đoạn văn trong một văn bản phải luôn có sự liên kết chặt chẽ về nội dung và hình thức:
Liên kết về nội dung:
Nội dung văn bản bao gồm hai nhân tố cơ bản: đề tài và chủ đề (hay còn gọi là chủ đề và lô-gích). Do đó, tính liên kết về mặt nội dung thể hiện tập trung qua việc tổ chức, triển khai hai nhân tố này, trên cơ sở đó hình thành 2 nhân tố liên kết: liên kết đề tài và liên kết chủ đề (còn gọi là liên kết chủ đề và liên kết lô-gích).
Liên kết đề tài là sự kết hợp, gắn bó giữa các cấp độ đơn vị dưới văn bản trong việc tập trung thể hiện đối tượng mà văn bản đề cập đến. ( Liên kết lô-gíc là các câu trong đoạn văn và các đoạn văn trong văn bản phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí).
Liên kết chủ đề là sự tương hợp mang tính lô-gích về nội dung nghĩa giữa các cấp độ đơn vị dưới văn bản. Ðó là sự tương hợp về nội dung miêu tả, trần thuật hay bàn luận giữa các câu, các đoạn, các phần trong văn bản. Một văn bản được xem là có liên kết lô-gích khi nội dung miêu tả, trần thuật, bàn luận giữa các câu, các đoạn, các phần không rời rạc hay mâu thuẫn với nhau, ngoại trừ trường hợp người viết cố tình tạo ra sự mâu thuẫn nhắm vào một mục đích biểu đạt nào đó.
Liên kết hình thức:
Liên kết hình thức trong văn bản là sự kết hợp, gắn bó giữa các cấp độ đơn vị dưới văn bản xét trên bình diện ngôn từ biểu đạt, nhằm hình thức hoá, hiện thực hoá mối quan hệ về mặt nội dung giữa chúng.
Như đã nói, liên kết nội dung với hai nhân tố đề tài và chủ đề thể hiện qua mối quan hệ giữa các câu, các đoạn, các phần..., xoay quanh đề tài và chủ đề của văn bản. Mối quan hệ này mang tính chất trừu tượng, không tường minh. Do đó, trong quá trình tạo văn bản, người viết (người nói) bao giờ cũng phải vận dụng các phương tiện ngôn từ cụ thể để hình thức hoá, xác lập mối quan hệ đó. Toàn bộ các phương tiện ngôn từ có giá trị xác lập mối quan hệ về nội dung giữa các câu, các đoạn... là biểu hiện cụ thể của liên kết hình thức.
Liên kết hình thức trong văn bản được phân chia thành nhiều phương thức liên kết. Mỗi phương thức liên kết là một cách tổ chức sự liên kết, bao gồm nhiều phương tiện liên kết khác nhau có chung đặc điểm nào đó. Nhìn chung, liên kết hình thức bao gồm các phép liên kết: lặp ngữ âm, lặp từ vựng, thế đồng nghĩa, liên tưởng, đối nghịch, thế đại từ, tỉnh lược cấu trúc, lặp cấu trúc và tuyến tính. Các phép liên kết này sẽ được xem xét cụ thể trong tổ chức của đoạn văn - đơn vị cơ sở và là đơn vị điển hình của văn bản. Các phép liên kết này cũng được vận dụng giữa các đoạn, phần... trong văn bản. Ðiều đó có nghĩa là liên kết hình thức thể hiện ở nhiều cấp độ trong văn bản. Trong văn bản, liên kết nội dung và liên kết hình thức có mối quan hệ biện chứng với nhau, trong đó, liên kết nội dung quy định liên kết hình thức.
Các phép liên kết chính:
+ Phép lặp từ ngữ: sử dụng lặp đi lặp lại một (một số) từ ngữ nào đó ở các câu khác nhau để tạo sự liên kết.
+ Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng: sử dụng các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng ở các câu khác nhau để tạo sự liên kết.
+ Phép thế: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu đứng trước.
+ Phép nối: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu đứng trước.
Ví dụ 1:
“Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của nước nhà. Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân phong kiến.
Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa để tiến bộ hơn nữa” . (Hồ Chí Minh – Về vấn đề giáo dục)
Các phép liên kết được sử dụng là:
– Phép lặp: “Trường học của chúng ta”
– Phép thế: “Muốn được như thế” thay thế cho toàn bộ nội dung của đoạn trước đó.
Ví dụ 2:
a) Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ cố ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là goá chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực. Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tạnh bẩn xâm phạm đến
(Nguyên Hồng)
b) Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngưng thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dứng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn. Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như lá héo. Vậy mà khi trái chín, hương toả lìgựt ngào, vị ngọt đến đam mê.
(Mai Văn Tạo)
a)
Phép lặp: mẹ tôi – mẹ tôi.
Phép thế: có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi – những rắp tâm tanh bẩn.
b)
Phép thế: cây sầu-riêng – nó.
Phép liên tưởng: cây – thân – lá – trái.
Phép nối: vậy mà.
Câu 2 (4 điểm). Anh (chị) hãy soạn thảo một báo cáo về tình hình học tập của bản thân đối với môn học Kỹ năng tạọ lập văn bản tiếng Việt trong thời gian học kỳ 2 (năm học 2019 – 2020).
Trả lời :
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO
TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ HỌC TẬP
Kính gửi: - Giảng viên môn kỹ năng tạo lập văn bản.
Họ và tên: Lớp:
Ngày sinh:
Quê quán:
Nghề nghiệp: Sinh Viên.
Nơi học tập hiện tại: Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.
Môn: Kỹ năng tạo lập văn bản.
Thời gian học tập: 4 tháng.
Kinh phí: 480.000đ
Nội dung môn học:
Cung cấp kiến thức nền tảng về kỹ năng tạo lập văn bản Tiếng Việt, quy trình thực hiện các bước cụ thể, giúp sinh viên xác định được chủ đề, xây dựng cấu trúc đoạn, soạn văn bản và biên tập văn bản. Môn học giúp ta nắm vững kỹ năng soạn thảo một văn bản đúng về hình thức và nội dung, giúp sinh viên hạn chế lỗi nhằm đem lai cho người đọc văn bản thoải mái khi xem xét văn bản.
Môn học đưa ra phương pháp soạn thảo một số loại văn bản thông thường như: Báo cáo, công văn, tờ trình, thông báo, biên bản, đơn, thư Cách tạo lập các loại văn bản này đúng cách thức.
Môn học sẽ giúp chúng ta hiểu và nắm rõ các quy tắc và kỹ năng soạn thỏa một văn bản, giúp chúng ta soạn thỏa một văn bản đúng cả về hình thức lẫn nội dung.
Mục tiêu môn học:
Ứng dụng kỹ năng tạo lập văn bản để viết một cách rõ ràng, mạch lạc thuyết phục người đọc
Tôn trọng và có ý thức bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt.
Tự nhận xét đánh giá về tình hình học tập của bản thân đối với môn học Kỹ năng tạọ lập văn bản tiếng Việt trong thời gian học kỳ 2 (năm học 2019 – 2020):
Về tư tưởng: Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng việt là một môn học thú vị và cực kì bổ ích trong chương trình đào tạo của Học viên Công nghệ Bưu chính viễn thông. Em cảm thấy môn học học này rất quan trọng đối với mình trong hiện tại và tương lai sau này nên em rất có hứng thú với bộ môn kỹ năng tạo lập văn bản.
2. Về tình hình học tập:
Đã nắm rõ được cách tạo lập nội dung và cấu trúc văn bản, cấu trúc đoạn văn, biết cách sử dụng đúng các phong cách văn bản cho mục đích tạo lập văn bản .
Đã soạn thảo được các văn bản có tính pháp quy, các văn bản hành chính thông thường, một số loại văn bản thông thường như: Báo cáo, công văn, tờ trình, thông báo, biên bản, đơn, thưxây dựng bố cục đúng cấu trúc, nội dung và thể thức của các văn bản.
Đã nắm rõ các thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản.
Hà nội, ngày 19 tháng 06 năm 2020
Người báo cáo
(Ký và ghi rõ họ tên)
Câu 3 (3 điểm). Trình bày những hiểu biết của anh (chị) về hình thức của loại văn bản là Công văn phúc đáp. Cho ví dụ minh hoạ.
Trả lời :
Công văn phúc đáp :
Công văn phúc đáp là văn bản dùng để trả lời về những vấn đề của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu liên quan đến chức năng nhiệm vụ của cơ quan ban hành văn bản.Công văn phúc đáp có thể giải thích, hướng dẫn..., song khác với các công văn giải thích, hướng dẫn ở chổ việc giải thích, hướng dẫn ở đây được xuất phát từ yêu cầu, đề nghị, sáng kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu.
Thành phần và cách thức sắp xếp :
Đặt vấn đề: Ghi rõ trả lời (phúc đáp) công văn số, ký hiệu, ngày tháng năm nào, của ai, về vấn đề gì
Giải quyết vấn đề: Trả lời vấn đề mà nội dung văn bản gửi đến đang yêu cầu phải giải đáp, nếu cơ quan được phúc đáp có đầy đủ thông tin chính xác để trả lời , hoặc trính bày, giải thích lý do từ chối trả lời và hẹn thời gian trả lời, nếu có cơ quan phúc đáp không có thông tin đầy đủ
Kết luận: Đề nghị cơ quan được phúc đáp có vấn đề gì chưa rõ, chưa thỏa đáng cho biết ý kiến để nghiên cứu trả lời. Cách trình bày phải lịch sự, xã giao, thể hiện sự quan tâm của cơ quan phúc đáp.
Ví dụ 1:Công văn 1615/TCHQ-QLRR về phúc đáp Công văn 05/CV-MTX đề nghị miễn kiểm tra thực tế hàng hóa do Tổng cục Hải quan ban hành.
BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
----------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------------------
Số: 1615/TCHQ-QLRR
V/v phúc đáp công văn số
05/CV-MTX
Hà Nội, ngày 01 tháng 04 năm 2013
Kính gửi: Công ty TNHH Môi trường Công nghiệp xanh
Tổng cục Hải quan nhận được công văn số 05/CV-MTX ngày 20/02/2013 của Công ty TNHH Môi trường Công nghiệp xanh về đề nghị miễn kiểm tra thực tế hàng hóa, Tổng cục Hải quan trả lời như sau:
Cơ quan Hải quan áp dụng quản lý rủi ro trong kiểm tra hải quan, việc đánh giá rủi ro, phân luồng kiểm tra đối với các lô hàng phế liệu nhập khẩu của quý công ty được thực hiện theo quy định tại khoản 1a Điều 15, 28, 29, 30 của Luật Hải quan, điểm c2 khoản 3 Điều 45 Thông tư 194/2010/TT-BTC ngày 6/12/2010 và Điều 42, 43 Luật bảo vệ môi trường ngày 29/11/2005, Quyết định 12/2006/QĐ-BTNMT ngày 8/9/2006, Điều 4, 5, 9, 10 Thông tư liên tịch 34/2012/TTLT-BCT-BTNMT ngày 15/11/2012.
Tổng cục thông báo để quý Công ty được biết.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Đ/c Nguyễn Công Bình - PTCT (để b/c);
- Lưu: VT, QLRR(2b)
TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG
KT. TRƯỞNG BAN QUẢN LÝ RỦI RO
PHÓ TRƯỞNG BAN
(Đã ký)
Quách Đăng Hòa
Ví dụ 2:Công văn 53/BXD-QLN năm 2013 phúc đáp văn bản Ngân hàng BIDV
BỘ XÂY DỰNG
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 53/BXD-QLN
V/v phúc đáp văn bản của Ngân hàng BIDV
Hà Nội, ngày 16 tháng 9 năm 2013
Kính gửi: Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tưvà Phát triển Việt Nam
Ngày 28/8/2013, Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Pháttriển Việt Nam có văn bản số 5204/CV-NHBL đề nghị giải đáp bổ sung một số nộidung vướng mắc khi triển khai thực hiện cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ. Về vấn đề này, Bộ Xây dựng có ý kiếngiải thích như sau:
Ngày 26/7/2013, Bộ Xây dựng có văn bản số 1550/BXD-QLN gửiUỷ ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Ngân hàng nhànước Việt Nam và các ngân hàng được giao triển khai thực hiện Nghị quyết số02/NQ-CP của Chính phủ. Tại văn bản này, căn cứ vào Thông tư số 07/2013/TT-BXDngày 15/5/2013 của Bộ Xây dựng và Thông tư số 11/2013/TT-NHNN của Ngân hàng nhànước Việt Nam, Bộ Xây dựng yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quanliên quan rút ngắn thời gian chuyển đổi và điều chỉnh quy mô dự án; chính quyềnđịa phương tổ chức xác nhận về hộ khẩu và thực trạng nhà ở (theo mẫu tại Phụlục 2 Thông tư số 07/2013/TT-BXD ) cho khách hàng thuộc đối tượng thu nhập thấplà người lao động thuộc các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, doanh nghiệp thuộccác thành phần kinh tế, hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy địnhcủa pháp luật; người đã được nghỉ lao động theo chế độ quy định; người lao độngtự do, kinh doanh cá thể khi mua, thuê nhà ở thương mại có diện tích nhỏ hơn 70m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 . Về một số trường hợp cụ thể, Bộ Xây dựnggiải thích như sau:
1. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân khách hàng chưa có nhà ở,UBND phường (xã) có thực hiện việc xác nhận về hộ khẩu và thực trạng nhà ởkhông? Nếu có thì xác nhận như thế nào?
Theo quy định thì việc xác nhận về hộ khẩu và thực trạng nhàở của khách hàng được thực hiện tại chính quyền địa phương nơi khách hàng cóđăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú và thực tế đang sinh sống tại đó.Trường hợp khách hàng chưa có nhà ở thì chính quyền địa phương vẫn xác nhậntheo mẫu (Phụ lục số 02 Thông tư số 07/2013/TT-BXD ) về hộ khẩu và thực trạngnhà ở và được ghi là chưa có nhà ở tại đó.
2. Việc xác nhận hộ khẩu và thực trạng nhà ở đối với đốitượng là khách hàng thuộc lực lượng vũ trang?
Theo quy định của pháp luật về cư trú và của ngành thì đốitượng thuộc lực lượng vũ trang đang làm việc thường xuyên tại địa phương nàothì hộ khẩu do đơn vị tại địa phương đó quản lý, trường hợp không làm việcthường xuyên hoặc đang công tác ngắn hạn tại địa phương đó thì hộ khẩu đượcquản lý tại đơn vị làm việc thường xuyên. Mặt khác, theo quy định thì Thủtrưởng cơ quan, đơn vị phải thực hiện xác nhận và phải chịu trách nhiệm về xácnhận của mình. Do vậy, sẽ không xảy ra việc khách hàng thuộc lực lượng vũ trangsinh sống và làm việc thường xuyên tại địa bàn nơi có dự án muốn mua nhà nhưnghộ khẩu đang được quản lý ở tỉnh, thành phố khác.
Việc một số UBND phường (xã), từ chối xác nhận đối với kháchhàng đăng ký tạm trú, Bộ Xây dựng đã có văn bản số 1550/BXD-QLN gửi Uỷ ban nhândân (UBND) các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Đề nghị Ngân hàng nêu rõđịa phương nào để Bộ Xây dựng tiếp tục có ý kiến.
3. Việc xác nhận các thành viên trong hộ gia đình:
Theo quy định thì việc xác nhận số thành viên trong hộ giađình phải bao gồm tất cả những người có tên trong sổ hộ khẩu. Trong sổ hộ khẩuđã ghi rõ tên các thành viên trong hộ và có quan hệ thế nào với chủ hộ. Chínhquyền phường (xã) xác nhận số thành viên có tên trong sổ hộ khẩu.
Trường hợp người vay vốn không có quan hệ ruột thịt với chủhộ, có khó khăn về nhà ở và có nhu cầu vay mua nhà ở để ở chung thì việc xácnhận được tiến hành như trên, trường hợp mua nhà ở cho riêng mình thì để khôngrắc rối về sau (khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tàisản gắn liền với đất), người đó cần phải tách hộ trước khi đứng đơn xin xácnhận.
Trường hợp người vay vốn đang ở nhờ bố/mẹ, người thân khácvà có nhu cầu vay mua nhà ở thì việc xác nhận được tiến hành như trên.
Do nguồn vốn cho vay hỗ trợ nhà ở theo quy định tại Nghịquyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ có hạn, do đó mỗi hộ khẩu chỉđược vay hỗ trợ để mua, thuê, thuê mua 01 nhà ở xã hội hoặc thuê, mua 01 nhà ởthương mại có diện tích nhỏ hơn 70 m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 .
4. Về Biểu mẫu xác nhận:
Trường hợp khách hàng ở trọ thì theo quy định của pháp luậtvề cư trú thì người ở trọ phải khai báo nơi tạm trú hoặc lưu trú của mình (địachỉ nơi ở) với chính quyền địa phương, trường hợp chỗ ở hợp pháp là nhà dothuê, mượn hoặc ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ởnhờ đồng ý bằng văn bản. Do đó, chính quyền địa phương hoàn toàn xác nhận đượcđối tượng đó.
5. Cần lưu ý rằng, người đứng đơn xin xác nhận về nơi côngtác hoặc hộ khẩu và thực trạng nhà ở phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước phápluật, nếu có hành vi gian dối.
Trên đây là ý kiến của Bộ Xây dựng về các vướng mắc của Ngânhàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Bộ Xây dựng mong tiếptục nhận được sự phản ánh kịp thời những khó khăn vướng mắc trong quá trìnhtriển khai của Ngân hàng trong thời gian tới./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- NN Nhà nước Việt Nam (để phối hợp);
- Ngân hàng NN và PTNT VN;
- Ngân hàng TMCP Công thương VN;
- Ngân hàng TMCP Ngoại thương VN;
- Ngân hàng TMCP PTN ĐBS Cửu Long.
- Lưu: VT, QLN (2b).
TL. BỘ TRƯỞNG
CỤC TRƯỞNG CỤC QUẢN LÝ NHÀ VÀ THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN
Nguyễn Mạnh Hà
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên , em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông đã đưa môn học Kỹ năng tạo lập văn bản Tiếng Việt vào trong chương trình giảng dạy . Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn là cô Đinh Thị Hương đã dạy dỗ, rèn luyện và truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập trong kỳ vừa qua. Trong thời gian được tham dự lớp học của cô, em đã được tiếp thu thêm rất nhiều kiến thức bổ ích, học được tinh thần làm việc hiệu quả, nghiêm túc . Đây thực sự là những điều rất cần thiết cho quá trình học tập và công tác sau này của em .
Bộ môn Kỹ năng tạo lập văn bản Tiếng Việt là môn học thú vị , bổ ích và gắn liền với nhu cầu thực tiễn của mỗi sinh viên cho hiện tại và cả cho tương lai sau này nữa . Tuy nhiên , vì thời gian học tập trên lớp không nhiều , mặc dù đã cố gắng tiếp thu những kiến thức cô truyền đạt nhưng chắc chắn rằng là những hiểu biết và kỹ năng về môn học này của em còn nhiều thiếu sót. Do đó, bài tiểu luận kết thúc học phần của em khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và những chỗ chưa thật sự chuẩn xác, kính mong giảng viên bộ môn xem xét và góp ý giúp Bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn .
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà nội, ngày 08 tháng 05 năm 2020
Sinh viên
(Ký và ghi rõ họ tên)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tieu_luan_ky_nang_tao_lap_van_ban.docx