BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
TIỂU LUẬN:
CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CỦA CHĂN NUÔI TẬP TRUNG VÀ CHIẾN LƯỢC GIẢI QUYẾT
Người thực hiện: Phạm Hữu Trí
Buôn Ma Thuột, 2010
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
Đây là Tiểu luận của tôi, tôi cam đoan rằng nội dung trình bày trong Tiểu luận là những kiến thức mà tôi đã học từ Đại học, Cao học gần đây và tài liệu tham khảo. Chắc chắn nội dung của Tiểu luận chưa được phong phú, đầy đủ và còn nhiều thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong nhận được ý kiến đóng
18 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 610 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Tiểu luận Các vấn đề môi trường của chăn nuôi tập trung và chiến lược giải quyết, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
góp của quý Thầy, Cô, bạn bè đồng nghiệp và độc giả để bài tiểu luận được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Học viên thực hiện
Phạm Hữu Trí
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tạp chí Khoa học kỹ tuật chăn nuôi.
2. Báo Thanh Niên.
3. Tạp chí chăn nuôi, số 2 - 2009, tr 37.
4. Hoàng Tuấn Công, Mô hình chăn nuôi thuy cầm tập trung.
5. BS. Bùi Xuân Đồng, Hội chăn nuôi Thú y Hải Phòng, Thực trạng trang trại chăn nuôi tập trung và một số giải pháp nhăm phát triên nhanh trang trại chăn nuôi tập trung giai đoạn 2008 – 2015 trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
6. Nguyễn Ọuang Huy, Một sô biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường chăn nuôi gia súc, gia cẩm theo mô hình kinh tế hộ gia đình tại An Giang.
7.
8.
9. 1iệu.vn.
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
Được biết đến như một quốc gia có sự phát triên nhảy vọt những năm gần đây, song Việt Nam vẫn đang phai đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn trong phát triển chăn nuôi. Do quy mô sản xuất nhỏ, cơ sở hạ tầng yếu kém, thiếu vốn đầu tư cho các giải pháp tổ chức sản xuất, bảo vệ môi trường.
Đối với các nước châu Á, chăn nuôi luôn được đánh giá là một ngành kinh tế nông nghiệp quan trọng. Bên cạnh những hộ làm nghề chăn nuôi thì hằng triệu công việc liên quan đã xuất hiện song song với chuỗi giá trị của nó, từ dịch vụ và cung cấp các vật tư, thức ăn chăn nuôi đến tiêu thụ, chế biến và bán lẻ.
Đặc điểm nổi bật của nông nghiệp Việt Nam là hệ thống sản xuất kết hợp, mà rõ ràng nhất là sự kết hợp mật thiết giữa chăn nuôi và trồng trọt, trong đó trâu bò được sử dụng làm sức cày kéo trong trồng trọt, cũng như nuôi lợn và trồng lúa hỗ trợ lẫn nhau.
Ngành chăn nuôi Việt Nam thời gian qua chủ yếu phát triển với quy nhỏ. Lợi thế rõ ràng của quy mô nhỏ là đòi hỏi vốn đầu tư thấp, sản xuất đa dạng, có thể hạn chế tối đa rủi ro, tạo ra nhiều việc làm cho lao động ở nông thôn, đóng góp lớn vào công cuộc xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, đối với một nền nông nghiệp đang phát triển theo hướng bền vững thì việc phát triên chăn nuôi quy mô nhỏ, manh mún không còn phù hợp nữa.
Trước đòi hỏi ngày càng cao của thị trường, nhiều địa phương và các cơ sở sản xuất tập trung quy mô lớn đã đầu tư các dây chuyền, nhà xưởng giết mổ.
Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 được Chính phủ phê duyệt, ngành chăn nuôi Việt Nam phải đẩy nhanh đổi mới và phát triển theo hướng trang trại, công nghiệp và nuôi thả rông có kiểm soát để đến năm 2020 tỷ trọng chăn nuôi công nghiệp đạt trên 42%, đáp ứng nhu cầu thực phẩm chất lượng cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Trong đó, quv trình sản xuất cần phải gắn kết chặt chẽ các khâu, từ chăn nuôi đến giết mổ, chế biến, tiêu thụ. Với mô hình trang trại tập trung, ngành chăn nuôi có điều kiện ứng dụng công nghệ tiên tiến, tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn, để kiểm soát dịch bệnh.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đáng ghi nhận thì mặt trái của sự phát triên chăn nuôi là mức độ ô nhiễm môi trường tại khu vực có chăn nuôi, đặt biệt là các khu trang trại chăn nuôi đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống cộng đồng làm kém bền vững cho sự phát triển của ngành này nếu không có biện pháp hiệu quả.
Chính vì vậy, chăn nuôi trang trại gắn liền với công tác bảo vệ môi trường là xu hướng tất yếu cho ngành chăn nuôi phát triển bền vững. Do dó việc khuyến cáo các mô hình chăn nuôi xây dựng theo hướng sản xuất thân thiện với môi trường là một việc làm cần thiết và phù hợp với xu thế phát triển, hội nhập của kinh tế nông thôn ngày nay.
Vì vậy nên tôi đã chọn và nghiên cứu chuyên đề “Các vấn đề về môi trường của chăn nuôi tập trung và chiến lược giải quyết”. Mục đích là để hiểu sâu hơn tính cần thiết của chăn nuôi quy mô trang trại, những tác động đến môi trường của chăn nuôi tập trung và chiến lược gai quyết.
PHẦN II
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CHĂN NUÔI HIỆN ĐẠI
1. Tính tất yếu của chăn nuôi quy mô trang trại
Nhìn tổng thể lại bức tranh trên, đã có nhiều ý kiến chuyên gia nhận định để ngành chăn nuôi phát triền ổn định có chiều sâu, chúng ta cần rà soát và quy hoạch lại đất đai, cần hình thành các khu chăn nuôi riêng hiệt, mang tính công nghiệp, độc lập, cách xa dân cư. Chính hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán, kỹ thuật lạc hậu là con đường ngăn nhất dẫn đến thất bại. Vì những điều đó, chăn nuôi trang trại hiện nay được xem là con đường tất yếu để có được sự phát triển bền vững, bởi chỉ cỏ chăn nuôi quy mô trang trại mới có đủ điều kiện đáp ứng các yêu cầu về an toàn dịch bệnh cho vật nuôi, an toàn cho môi trường và đảm bảo sản phẩm của chúng là nguồn thực phẩm sạch cho con người.
Nguồn: Tạp chí khoa học kỹ thuật chăn nuôi
Trong những năm gần đây, sự xuất hiện và diễn biến phức tạp của nhiều loại dịch bệnh trên vật nuôi như cúm gia cầm, dịch heo tai xanh, lở mồm long móng. Cùng với sự ảnh hưởng trầm trọng của ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi đã làm cho cả ngành chăn nuôi lao đao. đặc biệt những cơ sơ không cầm cự vượt qua được thì đã xóa sổ hoặc đang bên bờ vực thẳm.
2. Tồn tại và giải pháp của chăn nuôi quy mô trang trại
Theo ý kiến các nhà chuyên môn, tuy chăn nuôi trang trại đang dần phát triển và là hướng đi tất yếu nhưng cũng đang bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục như: đa số quy mô trang trại chăn nuôi còn nhỏ, thiêu sự quy hoạch tổng thể và lâu dài của các địa phương dẫn đến sự phát triển manh mún, thiếu sự đầu tư, thậm chí gây ô nhiễm môi trường. Tính liên kết trong phát triển kinh tế trang trại chưa cao, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm sản xuất, quản lý kể cả thông tin thị trường của hầu hết các chủ trang trại còn nhiều hạn chế. Do đó sản phẩm chăn nuôi do trang trại làm ra được tiêu thụ chủ yếu thông qua thương lái nên thường bị ép giá, gây thua thiệt cho người chăn nuôi.
Việc phát triển chăn nuôi trang trại cần phải gắn với đầu tư các cơ sở giết mổ, chế biến. Bên cạnh đó, đối với giải pháp kỹ thuật cần tiếp tục sử dụng giống vật nuôi có năng suất chất lượng tốt, thức ăn chăn nuôi công nghiệp phải đảm bảo chất lượng và giá thành hợp lý, xây dựng chuồng trại, thiết bị tiên tiến phù hợp với từng loại vật nuôi.
Sớm tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn cho các chủ trang trại về kỹ thuật cũng như nghiệp vụ quản lý kinh tế trang trại. Đồng thời chủ trang trại cũng phải có biện pháp thu hút lao động có trình độ chuyên môn giỏi giúp trang trại sản xuất kinh doanh đem lại hiệu qua.
Vấn đề xử lý môi trường ở các trang trại chăn nuôi cũng được đặt ra, khu chăn nuôi tập trung xây dựng mới phải có phương án xử lý nước thải. Các trang trại chăn nuôi hiện đang nằm trong khu dân cư sớm có kế hoạch di dời đến những điểm đảm bao an toàn sinh học.
II. CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG CỦA CHĂN NUÔI QUY MÔ TRANG TRẠI
Ngành chăn nuôi không đóng vai trò chủ chốt trong nền kinh tế toàn cầu nhưng lại là ngành có nhiều ý nghĩa về mặt chính trị – xã hội. Nó chiếm 40% tổng sản phẩm trong ngành nông nghiệp, giải quyết việc làm cho hơn 1,3 tỷ người lao động và là sinh kế của hơn 1 tỷ người dân sống ở các nước nghèo. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi cũng được coi là một trong ba ngành có tác động lớn đến môi trường. Ngành chăn nuôi đang trở thành một đối thủ không kém cạnh trong cuộc chạy đua về tiêu tốn đất đai, nước và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác so với các ngành công nghiệp, dịch vụ.
1. Tác động đến tài nguyên đất
Bản báo cáo mới đây của Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc (FAO) cho thấy ngành chăn nuôi đã và đang gây ra những vấn đề môi trường nghiêm trọng như thoái hóa đất, biến đổi khí hậu và ô nhiễm không khí, thiếu nước và ô nhiễm nước, mất đa dạng sinh học.
Tổng diện tích dành cho chăn nuôi chiếm 26% diện tích bề mặt không phủ băng tuyết của Trái đất. Thêm vào đó là 33% diện tích đất trồng được dành để sản xuất thức ăn cho chăn nuôi. Tổng cộng ngành chăn nuôi chiếm 70% diện tích đất nông nghiệp, tương đương 30% diện tích bề mặt Trái đất.
Mở rộng diện tích dành cho chăn nuôi là một trong những nguyên nhân chính làm mất rừng. Tình trạng này xảy ra rất phổ biến trên toàn thế giới nhưng đặc biệt nghiêm trọng ở khu vực Nam Mỹ. Rừng Amazon – khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới đang bị tàn phá với tốc độ khủng khiếp để chuyển đổi thành đồng cỏ chăn nuôi và đất trồng thức ăn gia súc.
Mất rừng làm cho đất bị xói mòn vào mùa mưa và khô hạn vào mùa khô. Khoảng 20% diện tích đất đồng cỏ và đất rừng, trong đó khoảng 73% diện tích đất rừng nằm trong vùng khô hạn đã bị thoái hóa do các tác động của ngành chăn nuôi.
2. Tác động đến tài nguyên nước
Thế giới hiện đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước ngọt nghiêm trọng. Theo dự đoán đến năm 2025, 64% dân số thế giới sẽ phải sống trong điều kiện căng thăng về nguồn nước. Trong khi đó sự phát triển của ngành chăn nuôi càng làm tăng nhu cầu sử dụng nước.
Hiện nay, ngành chăn nuôi đang chiếm khoảng 8% tổng lượng nước loài người sử dụng trên toàn thế giới, nhưng vấn đề nghiêm trọng nhất mà nó gây ra đối với môi trường nước chính là nước thải. Nước thải của ngành chăn nuôi chứa nhiều chất ô nhiễm như chất kháng sinh, hoocmon, hóa chất, phân bón, thuôc trừ sâu.
Chúng đang hủy hoại các vùng ven biển, các bãi san hô ngầm, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cho con người và các vấn đề khác. Ngoài ra ngành chăn nuôi còn làm giảm lượng nước bổ sung cho các mạch nước ngầm do mất rừng và đất bị thoái hóa, chai cứng, giảm khả năng thấm thấu.
3. Tác động đến môi trường không khí
Biến đổi khí hậu với các hiện tượng như tăng nhiệt độ, tăng mực nước biển, tan băng, thay đổi các dòng hải lưu và các hiện tượng thời tiết cực đoan đang từng ngày đe doạ sự tồn vong của loài người. Trong đó ngành chăn nuôi phải chịu trách nhiệm 18% trong tổng lượng phát thải khí nhà kính của toàn cầu, cao hơn cả ngành giao thông vận tải.
Lượng phát thai CO2 từ chăn nuôi chiếm 9% toàn cầu, chủ yếu là do hoạt động chuyên đổi mục đích sử dụng đất. Đặc biệt là phá rừng để mở rộng các khu chăn nuôi và các vùng trồng cây thức ăn gia súc.
Ngành này còn thải ra 37% lượng khí mê tan CH4 (một loại khí có khả năng gây hiệu ứng nhà kính cao gấp 23 lần CO2), 65% lượng khí NO (có khả năng gây hiệu ứng nhà kính cao gấp 296 lằn CO2) và tạo ra 2/3 tổng lượng phát thải khí Amoniac, nguyên nhân chính gây mưa axit phá huy các hệ sinh thái.
4. Tác động đến động vật rừng
Theo báo cáo của Quỹ bảo vệ thiên nhiên toàn cầu – WWF (World Wide Fund For Nature), trong số 825 vùng sinh thái trên cạn của Trái đất cỏ 306 vùng bị tác dộng bởi ngành chăn nuôi. Còn theo Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (Conservation International) thì có đến 23 trong tổng số 35 điểm nóng về đa dạng sinh học bị anh hưởng bởi ngành chăn nuôi.
Sách đỏ về những loài bị đe dọa của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) cũng cho thấy hầu hết những loài đang bị đe dọa trên thế giới là do mất đi môi trường sống, mà chăn nuôi là một trong những nguyên nhân hàng đầu.
Tất cả những tác động tiêu cực của ngành chăn nuôi đến môi trường đât, nước, không khí và khí hậu đã dẫn đến một kết quả tất yếu đối với hệ-sinh thái Trái đât. Đó là sự suy giảm đa dạng sinh học.
III. CHIẾN LƯỢC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG DO CHĂN NUÔI GÂY RA
Đã có rất nhiều nghiên cứu, ứng dụng về xử lý ô nhiễm môi trường được thực hiện trên cả nước. Làm sao để các biện pháp giải quyết đến được tay người dân và chủ trang trại, phù hợp với điều kiện kinh tế của người dân nông thôn và chủ trang trại. Câu hỏi này đã được các nhà nghiên cứu khoa học giải quyết và đưa ra rất nhiều giải pháp.
1. Hệ thống Biogas
Biogas là một loại khí đốt sinh học được tạo ra khi phân hủy yếm khí phân thải ra của gia súc. Các chất thải của gia súc được cho vào hầm kín (hay túi ủ), ở đó các vi sinh vật sẽ phân hủy chúng thành các chất mùn và khí. Khí này được thu lại qua một hệ thống đường dẫn tới lò để đốt, phục vụ sinh hoạt của gia đình. Các chất thải ra sau quá trình phân hủy trong hầm kín (hay túi ủ) gần như sạch và có thể thải ra môi trường. Đặc biệt nước thải của hệ thống Biogas có thể dùng tưới cho cây trồng. Với khoảng 1,5 triệu đồng chi phí lắp đặt một hệ thống Biogas hoàn toàn phù hợp với điều kiện nông dân. Người nông dân có thể hoàn toàn tiết kiệm được khoản tiền chi phí cho gas đốt.
Hiện nay, một số nơi ở nước ta hầu hết các nhà chăn nuôi đều có lắp đặt hệ thống Biogas và canh tác theo mô hình VACB (Vườn – Ao – Chuồng – Biogas).
2. Xử lý nước thải bằng cây thủy sinh
Nước thải từ các trại chăn nuôi chứa rất nhiều nitrogen, phosphorus và những hợp chất vô cơ có thể hòa tan được. Rất khó tách những chất thải này khỏi nước bằng cách quét rửa hay lọc thông thường. Tuy nhiên một số loại cây thủy sinh như bèo lục bình, cỏ muỗi nước, cây ngổ trâu (ngổ nước) có thể xử lý nước thải. Vừa ít tốn kinh phí lại thân thiện với môi trường.
Cây muỗi nước (còn gọi cây cần tây nước) là loại bản địa của vùng Đông Nam Á, thân và lá của nó có thể ăn sống hoặc chín như một loại rau. Nó sinh sản theo cách phân chia rễ và sinh trưởng tốt trong môi trường nước nông cho tới 20 cm.
Cây bèo lục bình (bèo Nhật Bản) có nguồn gốc Nam Mỹ, sinh trưởng và phát triển nhanh, khỏe và nổi trên mặt nước.
Nước thải từ các chuồng gia súc trước tiên cho chảy vào bể lắng, để chất thải rắn lắng xuống đáy. Sau vài ngày cho nước thải trong chảy vào bể mở có bèo lục bình hoặc cò muỗi nước. Mặt nước trong bể được cây che phủ (mật độ khoảng 400 cây/bể). Nếu là bèo lục bình, bể cỏ thể làm sâu tùy ý. Đối với cỏ muỗi nước thì để nước nông một chút, độ sâu bể xử lý khoảng 30 cm.
Cỏ muỗi nước cần thời tiết mát mẻ, còn bèo lục bình phù hợp với thời tiết ấm. Kích cỡ của bể tùy thuộc vào lượng nước thải cần được xử lý. Ví dụ chất thải của 10 con gia súc vào khoảng 456 lít sẽ cần bể mỗi cạnh 6 m, sâu 0,5 m. Bể phải có tổng khối lượng 18 m3 và diện tích bề mặt 36 m2. Bể có thể chứa nước thải chuồng nuôi khoảng 30 ngày. Nước thải được giữ trong bể xử lý 10 ngày. Thời gian này, lượng phospho trong nước giảm khoảng 57 – 58%, trong khi 44% lượng nitơ được loại bỏ BOD5 (là phương pháp xác định mức độ vật chất hữu cơ trong nước). Trong thời gian giảm xử lý 10 ngày, BOD5 giảm khoảng 80 – 90%. Những biện pháp xử lý nước thải theo cách này đáp ứng tiêu chuẩn tối thiểu. Nước thải ra sông hồ, suối một cách an toàn mà không cần xử lý thêm.
Ngoài ra các cây thủy sinh này có thể thu hoạch và dùng làm phân hữu cơ. Bản thân chúng cỏ thể trực tiếp làm phân xanh hoặc phân trộn.
3. Zeolit
Zeolit là loại vật liệu không gây độc đối với người và vật nuôi, có ứng dụng hiệu quả trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp, chăn nuôi, bảo vệ môi trường... được nghiên cứu và sản xuất thành công bởi các chuyên gia bộ môn hóa hữu cơ, Khoa Công nghệ Hóa học, Đại học Bách khoa Hà Nội.
Zeolite được sản xuất dưới dạng bột hoặc dạng viên xốp từ cao lanh tự nhiên sẵn có ở Việt Nam. Nhờ cấu trúc của cao lanh bị phá vỡ hoàn toàn và tự chúng sắp xếp lại tạo thành lỗ rỗng nên nó có khả năng hấp phụ các ion kim loại, amoni, chât hữu cơ độc hại lơ lửng trong nước và tự chìm xuống đáy. Khi cải tạo ao, đầm, người sản xuất có thể khai thác chúng đế tái chế làm phân bón phục vụ cho việc trồng trọt.
Ngoài ra người ta còn có thể dùng loại sản phẩm này trộn lẫn với phân bón để tạo ra một loại phân bón phân hủy chậm, vừa có tác dụng tiết kiệm lượng phân bón, giữ độ ẩm mà còn có tác dụng điều hòa độ pH cho đất.
Chế phẩm zeolite làm phụ gia thức ăn cho lợn và gà. Vì khi được trộn vào thức ăn chế phẩm sẽ hấp phụ các chất độc trong cơ thể vật nuôi, tăng khả năng kháng bệnh, kích thích tiêu hóa và tăng trưởng.
4. Dung dịch điện hoạt hóa Anolit
Trong tình hình dịch cúm gia cầm H5N1 vẫn tiếp tục có khả năng tái bùng phát trở lại, đe dọa phát sinh thành dịch bệnh ở người, Viện Công nghệ Môi trường phối họp với Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương, Cục Thú y, Trung tâm kiểm tra vệ sinh Thú y TW1, Viện Chăn nuôi quốc gia... đã nghiên cứu và khảo nghiệm thành công khả năng sử dụng dung dịch hoạt hóa điện hóa Anolit làm chât khử trùng trong chăn nuôi.
Dung dịch hoạt hóa điện hóa Anolit đã được áp dụng tại nhiều nước tiên tiến như một chất khử trùng hiệu quả cao và thân thiện với môi trường. Dung dịch này có khả năng khử trùng nước sinh hoạt, bảo quản nông sản, chế biến thủy sản, sản xuất tôm giống, khử trùng trong các cơ sở y tế, chăn nuôi, ...
Ngoài ra dung dịch hoạt hóa ssiện hóa Anolit có tác dụng diệt virus H5N1 an toàn, không gây độc đối với sinh vật cấp cao, có thể được sử dụng làm dung dịch phun tiêu độc cho các cơ sở chăn nuôi.
Các kết quả nghiên cứu hiệu quả khử trùng của Anolit trên hiện trường sản xuất, chăn nuôi gia cầm (tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương) cũng đã cho nhận xét: Phương pháp khử trùng nền chuồng bằng Anolit có thể áp dụng có hiệu quả đối với chuồng nuôi vừa xuất lứa hoặc đang chuẩn bị đưa vào nuôi lứa mới. Với Anolit 250 ml/m2, mật độ tổng vi khuẩn hiếu khí giảm trung bình 2 – 3 bậc. Trong khi Coliforms và Salmonella thực tế được loại hoàn toàn. Các thí nghiệm tương tự thực hiện với chất khử trùng Virkon-S 0,5%, cũng cho kết quả tương tự như khi khử trùng bằng Anolit, song giá thành đắt hơn tới 6 lần so với việc sử dụng Anolit.
Kết quả khảo sát khả năng khử trùng các dụng cụ chăn nuôi giết mổ gia cầm như máng uống nước, bàn giết mổ, thớt và rổ đựng của dung dịch Anolit, cho thấy hiệu lực khử trùng cũng giống như các chất khử trùng phổ biến khác, có hiệu lực khử khuẩn rất cao khi các dụng cụ này trước đó được rửa kỹ bằng xà phòng. Nhưng các chất khử trùng này lại tỏ ra ít hiệu quả khi phải xử lý các dụng cụ có nhiều chất béo trên bề mặt, nhất là khi bề mặt của vật đó không trơn láng.
Một khảo sát khác về khả năng khử trùng nước uống, cho thấy ở nồng độ Clo hoạt tính bằng 1,2mg/lít, Anolit đã loại trừ hoàn toàn Coliform trong nước uống. Đối với nước thải chăn nuôi và nước thải giết mổ, ở nồng độ Clo hoạt tính 4,5 mg/lít, Anolit làm giảm mật độ tổng vi khuẩn hiếu khí xuống từ 4 – 5 bậc, trong khi Coliform bị vô hiệu hóa hoàn toàn.
Như vậy cả trong 2 trường hợp khử trùng nước uống và nước thải, Anolit đều thể hiện khả năng khử trùng tương đương Clorua vôi có cùng nồng độ, nhưng lại không làm cho nước bị nhiễm mùi Clo như trong trường hợp xử lý bằng Clorua vôi.
Từ các kết quả trên, cho thấy Anolit là dung dịch khử trùng chăn nuôi có hiệu lực khử vi sinh cao, đa tác dụng, thân thiện với môi trường và giá thành rẻ.
PHẦN III
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Nguyên tắc chung để hạn chế tất cả những tác động tiêu cực do hoạt động chăn nuôi gây ra đối với môi trường là cải thiện, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lợi tự nhiên.
Các biện pháp kỹ thuật như phục hồi độ che phủ đất, xử lý nước thải, chất thải chăn nuôi, làm hầm biogas, nâng cao hiệu quả sử dụng nước trong tưới tiêu, quay vòng nước trong các trang trại chăn nuôi, ... cần phải được thực hiện ngay trước khi quá muộn. Bên cạnh đó, cần phải có quy định cụ thể về quy mô, các yếu tố đầu vào, vấn đề chất thải và xử lý chất thải, ...
Hiện nay, hầu hết các nguồn tài nguyên như đất, nước, các hồ xả thải đang được ngành chăn nuôi sử dụng thỏa mái mà không phải trả phí hoặc với mức phí thấp hơn rất nhiều so với giá trị thực của nó. Chính điều này đã thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển một cách ồ ạt, không có quy hoạch và gây ra nhiều vấn đề môi trường. Thậm chí ở nhiều quốc gia còn có những khoản trợ cấp vô lý cho những người chăn nuôi. Những khoản trợ cấp không thích hợp này vô tình đã khuyến khích họ thực hiện các hoạt động gây hại môi trường.
Do đó cần phải thay đổi khung chính sách dành cho ngành chăn nuôi. Công việc ưu tiên hàng đầu hiện nay là điều chỉnh các loại phí tài nguyên và phí xả thải sao cho sao hợp lý cả về mặt kinh tế và môi trường, xóa bỏ các hình thức trợ cấp phi lý trong ngành chăn nuôi, thanh toán các dịch vụ môi trường. Đặc biệt là các dịch vụ liên quan đến hệ thống chăn thả quảng canh như phục hồi đất, khôi phục cảnh quan thiên nhiên và môi trường sống cho các loài hoang dã, cố định cacbon, trồng rừng...
Nói tóm lại, cần thiết phải xây dựng các khung chính sách cho ngành chăn nuôi ở phạm vi địa phương, quốc gia và quốc tế. Để thực hiện được điều này đòi hỏi cần phải có sự phối hợp chặt chẽ của nhiều cơ quan, tổ chức.
Cần phải tăng cường hiểu biết và kiến thức về những rủi ro môi trường có thể xảy ra do hooạt động của ngành chăn nuôi cho các nhà hoạch định chính sách, các cán bộ quản lý, những người chủ trang trại và những người chăn nuôi ở quy mô hộ gia đình.
KIẾN NGHỊ
Để đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính, đề nghị thành phố và các huyện:
- Có chính sách quy hoạch định hướng lâu dài, ổn định các vùng chăn nuôi công nghiệp tập trung.
- Đổi mới về chính sách cho vay tín dụng như tăng hình thức cho vay trung hạn, dài hạn, thế chấp bằng tài sản hình thành sau đầu tư, liên doanh, liên kết cùng đầu tư giữa ngân hàng và chủ trang trại chăn nuôi tập trung. Huy động, kêu gọi các nguồn vốn, khuyến khích phát triển các hình thức hợp tác kinh tế như: hiệp hội, câu lạc bộ, hợp tác xã chăn nuôi.
- Chăn nuôi trang trại, sản xuất khối lượng hàng hóa lớn, cần có thị trường ổn định, bền vững. Vì vậy cần có chính sách về ưu tiên đầu tư, xây dựng cơ sở chế biến, giết mổ. Tăng cường kiểm tra chất lượng sản phẩm, chất lượng thức ăn chăn nuôi, điều kiện vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Di rời các cơ sở chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường ra xa khu dân cư. Đặc biệt chú trọng đến các chính sách, cơ chế hỗ trợ và biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi tránh gây ô nhiễm mồi trường.
- Có chính sách hỗ trợ, đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao khả năng, trình độ chuyên môn chăn nuôi, phòng chống, quản lý dịch bệnh và quản lý kinh doanh trang trại. Đặc biệt các trang trại cần trả thù lao xứng đáng để thu hút các kỹ sư, cán bộ kỹ thuật về làm việc ổn định, lâu dài tại các trang trại.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tieu_luan_cac_van_de_moi_truong_cua_chan_nuoi_tap_trung_va_c.doc