tiết kiệm là quốc sách - lý luận và thực tiễn
Lời nói đầu
Trong vài thập niên gần đây nền kinh tế Hàn Quốc đã tăng trưởng khá nhanh và được coi là một con rồng châu á. Nhưng có thể còn ít người biết ngay từ khi ngồi trên nghế nhà trường, biết bao thế hệ học sinh Hàn Quốc đã được giáo dục ý thức tiết kiệm. "Đất nước chúng ta rất nghèo, không có nhiều tài nguyên khoáng sản, lại còn bị chiến tranh tàn phá. Do vậy mọi người đều phải lao động tích cực, tiết kiệm để góp phần xây dựng đất nước giàu đ
39 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1501 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Tiết kiệm là quốc sách - Lý luận và thực tiễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẹp''. Còn ở Việt Nam, ngay từ khi nước nhà thành lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi toàn dân tiết kiệm bởi đơn giản ''Sản xuất mà không biết tiết kiệm thì như gió vào nhà trống''.
Nói như vậy để thấy rằng vấn đề thực hành tiết kiệm không phải là một vấn đề mởi mẻ xa lạ. Vai trò của nó trong phát triển không chỉ ở nước ta mà những nước phát triển trên thế giới đều đã khẳng định. Tuy nhiên, khi mà tệ tham nhũng, lãng phí trong xã hội ngày càng nhức nhối dù đã có rất nhiều giải pháp đưa ra, công cuộc đổi mới nền kinh tế mới chỉ bước những bước đầu chập chững và khi mà nền kinh tế thế giới phát triển nhanh và nhiều biến động như hiện nay thì một nước với điểm xuất phát thấp như Việt Nam cần nhìn nhận lại nghiêm túc hơn vấn đề tiết kiệm, quán triệt hơn tư tưởng "Tiết kiệm là quốc sách". Nhận thức được những vấn đề đó, tập tài liệu này đi sâu vào nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thực hành tiết kiệm ở mức độ một quốc gia.
Nội dung nghiên cứu được trình bày theo 3 phần (3 chương).
Chương I: Nghiên cứu khái niệm và lý luận chung xoay quanh vai trò của tiết kiệm với tăng trưởng cũng như sự cần thiết phải tiết kiệm.
Chương II: Trình bày thực trạng của việc thực hành tiết kiệm hiện nay và nguyên nhân của nó.
Chương III: Đưa ra một số giải pháp đã làm và cần làm trong hình hình hiện nay.
Chương I: Tiết kiệm là quốc sách
I. Khái niệm tiết kiệm và nguyên nhân phải tiết kiệm.
1. Khái niệm.
Trước hết, để có thể làm rõ khẩu hiệu "Tiết kiệm là quốc sách" ta cần phải hiểu khái niệm Tiết kiệm.
Tiết kiệm là sử dụng nguồn lực tài chính, nhân lực và các nguồn lực khác ở mức thấp nhất, nhưng vẫn đạt được mục tiêu đề ra trong các hoạt động kinh tế - xã hội, hoặc sử dụng cùng một lượng nguồn lực tài chính và nhân lực nhưng đạt được số lượng và chất lượng cao hơn. Dễ hiểu hơn, theo quan niệm của Hồ Chí Minh, Tiết kiệm, chống lãng phí là làm giảm bơt hao phí sức lực, của cải, thời gian, tiền bạc… trong mọi hoạt động kinh tế và phi kinh tế, không chi tiêu tốn kém, không tiêu xài hoang phí, làm hao tổn một cách vô ích sức người, sức của.
Tuy vậy, cần phải hiểu rằng Tiết kiệm không phải là bủn xỉn, mà mỗi người cần phải có sự tính toán, cân nhắc thận trọng. "Khi không nên tiêu xài thì một đồng xu cũng không nên tiêu, khi có việc đáng làm, việc ích lợi cho đồng bào, cho tổ quốc thì dù bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của cũng vui lòng" (Hồ Chí Minh). Như thế mới thực sự là Tiết kiệm. Cho nên, một cách rất khoa học, Tiết kiệm là tích tực chứ hoàn toàn không phải tiêu cực. Tiết kiệm không thể hiểu đơn thuần là nhịn ăn, nhịn mặc để Tiết kiệm.
Ngoài ra Tiết kiệm đối với một cá nhân cần có quan niệm thật toàn diện, hoàn chỉnh. Đó là cần Tiết kiệm cả của chung lẫn của riêng. Nếu chỉ có Tiết kiệm của riêng mình, còn của công thì phung phí là không đúng nghĩa.
2. Nguyên nhân phải tiết kiêm.
Như chúng ta đã biết, sản xuất là hoạt động cơ bản của con người. Mọi xã hội muốn tồn tại và phát triển phải duy trì sản xuất. Tức là sản xuất tạo ra của cải vật chất cho xã hội, đảm bảo cho xã hội tồn tại và phát triển. Nếu sản xuất ra nhưng lại không biết sử dụng nó có hiệu qủa mà lại lãng phí tức là không tiết kiệm thì sản xuất cũng chỉ là vô ích. Và ngược lại, tiết kiệm mà không đi với sản xuất thì không có gì mà tiết kiệm. Do vậy, sản xuất bao giờ cũng gắn liền với tiết kiệm và đi liền với tiết kiệm, giữa chúng có mối quan hệ mật thiết, tác động thúc đẩy lẫn nhau và tạo điều kiện cho nhau phát triển.
Như vậy, tiết kiệm là một biện pháp hữu hiệu, đặc biệt cần thiết để tích luỹ, mở rộng sản xuất và trên cơ sở đó không ngừng nâng cao đời sống nhân dân. Điều này, hơn thế lại có ý nghĩa quan trọng đối với hoàn cảnh nước ta. Chúng ta xuất phát từ nước nghèo, kém phát triển, lại bị đế quốc áp bức bóc lột nặng nề, sản phẩm làm ra ít, năng xuất lao động thấp, cuộc sống nhân dân còn nhiều khó khăn nghèo nàn, khổ cực. Trong cuộc kháng chiến lâu dài gian khổ trước đây, khi mà chúng ta phải chiến đấu chống thực dân trong vòng vây của chủ nghĩa đế quốc, nguồn viện trợ từ bên ngoài trong những năm đầu gần như không có thì cách duy nhất là phải phấn đấu tiền dần đến tự cấp, tự túc bằng cách vừa tăng gia sản xuất, vừa thực hành tiết kiệm. Tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm là bộ phận trong chính sách "Tự lực cánh sinh" của ta thời đó.
Khi miền Bắc được giải phóng thì ta chủ trương tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm là hai việc mấu chốt để khôi phục kinh tế, phát triển văn hoá, cải thiện đời sống nhân dân.
Trong thời kì quá độ lên Chủ nghĩa xã hội, để đạt được mục tiêu của chủ nghĩa xã hội là mọi người dân sung sướng, ấm no, Đảng ta cũng khẳng định: tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm là con đường đi đến xây dựng thắng lợi cho chủ nghĩa xã hội, xây dựng hạnh phúc cho nhân dân. Đồng thời, muốn có chủ nghĩa xã hội cần phải tăng năng xuất lao động. Song tăng năng xuất lao động nhưng vẫn đảm bảo hàng hoá có chất lượng tốt và rẻ thì phải tiết kiệm.
Tất cả những điều trên cho thấy tiết kiệm là điều kiện cho sự phát triển kinh tế - xã hội, từ đó có thể thấy rằng đã đến lúc phải nói tiết kiệm là một tiêu chuẩn đạo đức của con người mới. Con người trong chế độ mới phải biết tìm mọi cách để cho sản xuất và xã hội phát triển, không chỉ vì mình và còn vì nhiều người khác. Muốn làm được điều đó trước hết phải là người lao động biết tiết kiệm, luôn có ý thức tiết kiệm.
Như vậy, từ những phân tích trên, có thể kết luận tiết kiệm là một quy luật, một phương pháp của một chế độ kinh tế, không chỉ khi đất nước còn nghèo mà cả nước giàu cũng cần tiết kiệm. ở phần tiếp sau để làm rõ hơn ý kiến này chúng ta sẽ nghiên cứu mối quan hệ giữa tiết kiệm với đầu tư, tích luỹ và tăng trưởng kinh tế.
II. Mối quan hệ Đầu tư - Tiết kiệm.
Trong mối quan hệ giữa đầu tư và tiết kiệm ta sẽ xem xét các nhân tố được thực hiện bởi các hộ, hàng trong toàn bộ nền kinh tế, vai trò của Chính phủ trong nền kinh tế.
1. Các quyết định kinh tế của hộ gia đình.
Tiết kiệm trong hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi 4 nhân tố: Tiết kiệm dự phòng, tiết kiệm cho đời sau, lãi suất thực tính và đánh giá về vòng đời.
- Đánh giá về vòng đời: ở mỗi giai đoạn của cuộc đời, các cá nhân có sự tiết kiệm khác nhau. Các đối tượng như Sinh viên, người về hưu thường không tiết kiệm được nhiều. Lượng tiết kiệm lớn nhất đạt được khi họ ở độ tuổi 40-50 - lúc này thu nhập thường đạt ở mức cao nhất. Thu nhập điển hình phát triển theo thời gian, thâm niên làm việc, đạt cực đại trước khi nghỉ hưu. Tiết kiệm là phần chênh lệch giữa thu nhập và tiêu dùng. Tiết kiệm âm trong những năm đầu gia nhập lực lượng lao động (khi tiêu dùng vượt quá thu nhập), dương trong những năm người lao động ở đối tượng trung niên, lại âm trong thời gian cuối đời (các hộ sử dụng tiền tiết kiệm để chi trên tiêu dùng).
- Tiết kiệm dự phòng: Các hộ gia đình có nhu cầu cho những việc khẩn cấp: ốm đau bất ngờ… bởi vì không ai có thể dự liệu được khi nào những việc khẩn cấp đó sẽ phát sinh. Đây là một động cơ tiết kiệm quan trọng, nó cũng giải thích được phần nào sự khác biệt giữa các quốc gia (VD : ở Mĩ có bảo hiểm thất nghiệp, con người chỉ cần tiết kiệm ít hơn những người ở các nước không có chương trình này).
- Tiết kiệm cho đời sau: là một bộ phận quan trọng trong tổng tiết kiệm tư nhân. Không phải tất cả cá nhân đều tiết kiệm chỉ để phụ thêm chi tiêu của họ trong tương lai. Rất nhiều người có khả năng tiết kiệm nhằm để dành tiền cho con cái họ và những người thừa hưởng khác thông qua nhiều chỉ dẫn trong di chúc và nhiều tài sản để lại.
- Lãi suất dự tính: Khi lãi suất thực tăng lên có hai khả năng có thể xảy ra:
Thứ nhất: lãi suất cao hơn có nghĩa là sẽ thu được nhiều hơn từ khoản tiết kiệm, do đó tiêu dùng tương lai sẽ dễ dàng hơn (tương quan với tiêu dùng hiện tại). Điều đó có thể khuyến khích tiết kiệm nhiều hơn (Quyết định này phản ánh hiệu ứng thay thế).
Thứ hai: lãi suất thực cao hơn sẽ làm mọi người muốn tiết kiệm ít hơn. Lý do là vì nếu bạn muốn có một khoản tiền trong tương lai thì lãi suất thực tăng lên bạn tiết kiệm ít hơn mà vẫn đạt được mục tiêu (Hiệu ứng thu nhập).
Nhìn chung các nhà kinh tế học nghiên cứu tiết kiệm của hộ gia đình đều thấy rằng: hiệu ứng thay thế chiếm ưu thế hơn. Do vậy lãi suất cao hơn sẽ làm tổng tiết kiệm tăng lên.
2. Các quyết định vay mượn và đầu tư của các hãng.
Các doanh nghiệp vay từ các hộ gia đình thông qua hệ thống tài chính để trong những chi phí ngắn hạn hay dài hạn. Doanh nghiệp tìm kiếm một khoản vay ngắn hạn khi họ không đủ vốn để thanh toán các khoản chi phí phát sinh trong sản xuất hàng hoá - dịch vụ hay nhiều khoản mang tính ngắn hạn. Doanh nghiệp tìm kiếm các khoản vay dài hạn khi họ muốn đầu tư vào nhà máy và thiết bị mới với mức nhanh hơn mức mà lợi nhuận có thể mở rộng. Trong nền kinh tế đang tăng trưởng, các doanh nghiệp sẽ thực hiện đầu tư mới và khu vực doanh nghiệp sẽ là người vay vốn thuần tuý. Trong nền kinh tế đang suy thoái, có ít cơ hội tăng trưởng, đầu tư sẽ thấp và khu vực doanh nghiệp sẽ là người tiết kiệm rộng về vốn. Lợi nhuận hiện tại từ các khoản đầu tư trước đó sẽ vượt quá nhu cầu vay mới.
Có hai nhân tố có tác động quyết định đến lượng đầu tư mong muốn của các hãng đó là: khả năng sinh lợi dự tính của vốn đầu tư, lãi suất thực dự tính.
- Khả năng sinh lợi dự tính của vốn: Đây là nhân tố đầu tiên ảnh hưởng đến đầu tư kinh doanh. Hầu hết những hàng hoá cơ bản mà cách hãng mua, kinh doanh đều tồn tại trong thời gian dài. Bởi vậy khi các doanh nghiệp xem xét các quyết định đầu tư, họ thường quan tâm đến cả khả năng sinh lợi hiện tại và tương lai. Khi khả năng sinh lợi dự tính của vốn tăng sẽ làm tăng đầu tư.
- Lãi suất thực dự tính: Khi các nhân tố khác không đổi, sự tăng lên của lãi suất thực làm tăng khối lượng tiết kiệm của nền kinh tế. Tương tự một sự giảm sút của lãi suất thực dự tính làm giảm mức tiết kiệm trong nền kinh tế. Sự tăng lên của lãi suất làm giảm mức đầu tư, ngược lại khi lãi suất thực giảm sẽ làm tăng mức đầu tư.
Ngay cả khi các hãng sử dụng vốn đầu tư có và không phải vay để đầu tư, họ vẫn phải xem xét chi phí có lợi của vốn đó, đó là số lượng mà họ có thể thu được nếu họ đầu tư vốn vào những tài sản hoài hãng. Chi phí có lợi trong trường hợp này là lãi suất thực dự tính, bởi vì đó là lợi tức mà các hãng thu được từ đầu tư ở bên ngoài. Do đó một mức lãi suất cao làm giảm đầu tư mong muốn, thậm chí đối với cả những hãng không phải vay vốn. Nói chung, một mức lãi suất thực dự tính càng cao, thì khả năng sinh lợi của đầu tư mới càng thấp. Khả năng sinh lợi rộng của đầu tư mới càng thấp, nhu cầu về vốn đầu tư của các hãng sẽ càng thấp.
3. Tiết kiệm của Chính phủ.
Các quyết định tiết kiệm của Chính phủ trong nước và nước ngoài cũng ảnh hưởng đến lãi suất thực của nền kinh tế, do đó ảnh hưởng đến đầu tư. Khi xem xét đến khu vực Chính phủ chúng ta xem xét đến chính quyền ở Trung ương và ở các địa phương. ở một thời kỳ nào đó, thu nhập từ thuế vượt quá chi tiêu hiện tại Chính phủ có một khoản thăng chi và là người tiết kiệm thuần tuý. Vào thời điểm khác, khi Chính phủ đối mặt với sự thâm hụt ngân sách chi lớn hơn thu, Chính phủ là người đi vay thuần tuý. Trong mỗi trường hợp Chính phủ, tương tự như hộ gia đình phải xem xét thu nhập và chi tiêu theo thời gian. Đặc biệt là trong dài hạn khu vực Chính phủ không được phép chi tiêu nhiều hơn thu nhập mặc dù có thể thăng dư hay thâm hụt ở một vài năm nào đó.
Tiết kiệm và vay mượn của Chính phủ ảnh hưởng như thế nào đến lãi suất thực của nền kinh tế (lãi suất thực, đến lượt nó, lại ảnh hưởng đến các quyết định tiết kiệm và đầu tư tư nhân). (Nói chung, các quyết định tiết kiệm của Chính phủ được xác định thông qua các chính sách công cộng về thuế và chi tiêu). Khi Chính phủ tăng chi tiêu mà không tăng thuế, khi đó Chính phủ phải đi vay để trang trải những khoản chi tiêu này. Nếu các hộ gia đình không thay đổi tiết kiệm để phản ứng với sự tăng lên của thâm hụt ngân sách của Chính phủ tiết kiệm sẽ dịch chuyển sang trái (như hình), do đó sẽ làm giảm tổng tiết kiệm và đầu tư làm tăng lãi suất thực dự tính.
Các hộ gia đình có thể tăng tiết kiệm, khi Chính phủ đi vay, để trang trải những khoản thuế tương lai mà chính phủ thu để thanh toán nợ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng: các hộ gia đình sẽ không tăng tiết kiệm đúng bằng lượng mà Chính phủ đi vay. Bởi vậy, nếu các điều kiện khác không thay đổi, một sự giảm sút của tiết kiệm của Chính phủ làm giảm tổng tiết kiệm và tổng đầu tư, làm tăng lãi suất thực dự tính. Một sự tăng lên của tiết kiệm của Chính phủ làm tăng tổng tiết kiệm và tổng đầu tư đồng thời làm giảm lãi suất tựhc dự tính.
4. Sự cân bằng giữa cho vay (Tiết kiệm) và vay (Đầu tư).
lãi suất
Dư cung tiết kiệm
R1
R*
R2
S
LS thực
E
LS thực
I
Dư cầu tiết kiệm
Đầu tư - Tiết kiệm
Tiết kiệm, đầu tư
S2 I1
S*I*
S1 I2
Lãi suất thực cân bằng r* được xác định bởi giao nhau của đường tiết kiệm S và đường đầu tư I tại E và khối lượng đầu tư tiết kiệm có xu hướng không đổi. Trong hệ thống tài chính điều kiện này có nghĩa là cả người tiết kiệm và người đi vay đều không có động lực để thay đổi tình hình hiện tại.
Thê nhưng, nếu lãi suất thực lại là r1 cao hơn r*. Trong trường hợp này, lượng tiết kiệm mong muốn S1 lớn hơn lượng đầu tư mong muốn I1, tạo ra sự dư cung tiết kiệm. Nhưng những người muốn tiết kiệm lại không thể tìm được người vay vốn của họ. Do vậy họ có động lực để giám sát lãi suất để các hãng sẽ vay vốn của họ. Khi lãi suất giảm có hai sự kiện sẽ xảy ra: những người trước đây không muốn vay vốn thì họ sẽ vay vì chi phí về vốn đã giảm. Những người trước đây muốn cho vay nay họ không hứng thú với việc đó nữa vì lợi tức dự tính của họ đã giảm xuống. Lãi suất tiếp tục giảm cho đến khi sự dư cung tiết kiệm được loại trừ, thế cân bằng lại được thiếp lập. Hệ thống tiết kiệm làm cho việc trở lại thế cân bằng là có thể thực hiện được.
Sự dịch chuyển đường đầu tư và đường tiết kiệm sẽ làm thay đổi lãi suất thực cân bằng. Các nhân tố làm tăng tổng tiết kiệm mong muốn ở bất cứ giá trị nào của lãi suất làm tăng tổng tiết kiệm mong muốn ở bất cứ giá trị nào của lãi suất làm dịch chuyển đường S sang phải, làm tăng lượng tiết kiệm cân bằng, S* mà mức đầu tư cân bằng I*, đồng thời làm giảm lãi suất thực cân bằng. Các nhân tố làm giảm tổng tiết kiệm mong muốn ở mọi giá trị của lãi suất thực đẩy đường S sang trái, làm giảm S*, I*, tăng r*. Các nhân tố làm tăng tổng đầu tư ở mọi mức lãi suất làm dịch chuyển đường đầu tư sang phải, làm tăng S*, I*, giảm r*. Các nhân tố làm giảm tổng đầu tư ở mọi lãi suất thực đẩy đường I sang trái, làm giảm S*, I*, giảm r*. (Nói thêm cân bằng cung - cầu (đầu tư - tiết kiệm) Mankiw).
Có một nhà kinh tế học đã nói: "Vấn đề tăng trưởng hoàn toàn không có gì mới mẻ, chẳng qua chỉ là chiếc áo mới được khoắc cho một vấn đề muôn thuở, luôn luôn được kinh tế học quan tâm nghiên cứu: đó là sự lựa chọn giữa hiện tại và tương lai''. Tiết kiệm bằng đầu tư nên tiết kiệm quyết định khối lượng tư bản mà nền kinh tế có để phục vụ cho sản xuất tương lai. Những phân tích kinh tế học về mối quan hệ Đầu tư - tiết kiệm trên chỉ với mục đích làm rõ hơn những yếu tố ảnh hưởng đến những "Sự lựa chọn hiện tại, tương lai''của mỗi cá nhân, tổ chức trong xã hội và rõ hơn tầm quan trọng của chính sách tiết kiệm. Tiết kiệm là không lãng phí và tiết kiệm cũng là tiết kiệm cho tương lai.
III. Mối quan hệ giữa tích luỹ và tiết kiệm.
1. Vấn đề chung về tích luỹ. (Khái quát chung về tích luỹ)
1.1. Tích luỹ trong chủ nghĩa Tư bản.
1.1.1. Thực chất và động cơ của tích luỹ tư bản.
Chủ nghĩa tư bản với đặc điểm điển hình, là nền sản xuất hàng hoá tư bản. Đó là một nền sản xuất hàng hoá lớn, tái sản xuất mở rộng chứ không phải chỉ đơn giản là tái sản xuất giản đơn. Tái sản xuất mở rộng là việc lập lại quá trình sản xuất với qui mô lớn hơn trước với một lượng tư bản lớn hơn. Muốn vậy phải biến một bộ phận giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm. Cụ thể với một khối lượng giá trị m nhất định nhà tư bản không thể đem tiêu dùng hết cho cá nhân mà phải tích luỹ lại một phần m1, phần còn lại m2 để tiêu dùng. M1 tích luỹ nó biến thành tư bản bất biến và tư bản khả biến phụ thêm. Quá trình trên được gọi là quá trình tích luỹ tư bản. Như vậy tích luỹ tư bản là biến một phần giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm hay tư bản hoá qúa trình m. Nó cũng có nghĩa là tái sản xuất ra tư bản với quy mô ngày càng lớn, biểu hiện sự tăng cường bóc lột công nhân làm thuê
Động cơ của tích luỹ tư bản:
Thứ nhất: Sản xuất tư bản chủ nghĩa là nhằm tăng giá trị và nhân giá trị lên hay là tạo ra ngày càng nhiều những giá trị thặng dư bằng cách bót lột lao động làm thuê. Đó là qui luật tuyệt đối của nền sản xuất tư bản. Qui luật này buộc các nhà tư bản phải tích luỹ bởi mỗi nhà tư bản chỉ là một cái bánh xe trong guồng máy sản xuất tư bản.
Thứ hai: Trong nền sản xuất tư bản luôn có cạnh tranh khốc liệt theo kiểu cá lớn muốt cá bé để tồn tại và đứng vững trong cạnh tranh buộc nhà tư bản phải tích luỹ để làm cho tư bản của mình lớn lên.
Thứ ba: Tích luỹ tư bản là để mở rộng phạm vi thống trị của tư bản, để chinh phục thế giới của cải.
1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến qui mô của tích luỹ tư bản.
+ Với một khối lượng thặng dư nhất định thì qui mô tích luỹ phụ thuộc vào tỉ lệ phân chia thành m1, m2. Còn nếu với một tỉ lệ phân chia trên không đổi thì qui mô tích luỹ lại phụ thuộc vào m.
Trong khi đó m lại phụ thuộc vào trình độ bóc lột
+ Tăng cường độ bóc lột, tăng năng suất lao động và sử dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật mới.
+ Sự chênh lệch ngày càng lớn giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng. Tư bản sử dụng là toàn bộ bộ phận của tư bản bất biến biểu hiện ở nhà xưởng, máy móc được gọi là tư bản cố định được đưa vào sử dụng trong quá trình sản xuất. Còn tư bản tiêu dùng là bộ phận giá trị của tư bản cố định được đưa vào sản phảm. Máy móc kỹ thuật càng hiện đại, công suất của nó càng lớn ị tạo ra nhiều sản phẩm và do đó giá trị của nó chuyển vào một sản phẩm nhỏ. Xét về thực chất sự chênh lệch giữa tư bản sản xuất và tư bản tiêu dùng là lao động sống nắm lấy lao động qúa khứ và sử dụng lao động đã qua như một lực lượng tự nhiên ban cho không mất tiền.
+ Qui mô tư bản ứng trước tức là tư bản bất biến và tư bản khả biến ứng ra để sản xuất (tư bản ứng trước = c+v). Chủ nghĩa tư bản đã biết khai thai thác những nhân tố đó để làm tăng qui mô của tích luỹ tư bản.
1.2. Tích lũy trong chủ nghĩa xã hội.
1.2.1. Thực chất và động cơ của tích luỹ vốn.
Nét đặc trưng của chủ nghĩa xã hội cũng là tái sản xuất mở rộng - tức là tích luỹ. Nhưng ở đây tái sản xuất mở rộng và tích luỹ mang tính chất hoàn toàn khác với tích luỹ dưới chủ nghĩa tư bản. Bởi nó không phải là kết quả của việc bóc lột công nhân làm thuê mà nó là một phần trong tổng sản phẩm xã hội và quan trọng hơn nó thuộc về toàn xã hội. Sản phẩm xã hội tăng lên do tích luỹ cũng thuộc về bản thân những người lao động. Sau mỗi quá trình sản xuất những người lao động xuât hiện lại trở thành những người làm chủ tập thể một khối lượng sản phẩm tăng lên, một tài sản xã hội lớn hơn. Sự giàu có của xã hội tăng lên thì nhu cầu của người lao động được thoả mãn đầy đủ hơn. Trong khi đó thì vốn sản xuất tăng lên không ngừng và nhanh chóng. Chính vì thế, tích lũy dưới chủ nghĩa xã hội không phải là nhằm mục đích tự thân, mà chỉ coi nó là một phương tiện, một tiền đề vật chất để nâng cao phúc lợi của nhân dân. Cho nên động cơ để tích luỹ vốn chính là để có thể tăng lên không ngừng của tổng sản phẩm xã hội thường xuyên nâng cao trình độ văn hoá - kỹ thật lao động và cải thiện đời sống vật chất của người lao động, từng bước cải biến nền kinh tế xã hội chủ nghĩa thành nền kinh tế cộng sản chủ nghĩa.
1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tích luỹ vốn.
+ Đó là năng suất lao động: Năng suất lao động càng cao ế sản phẩm tăng ế do đó tổng lượng sản phẩm xã hội tăng làm cho tích luỹ tăng.
+ Mức độ tích luỹ của các hộ gia đình và các doanh nghiệp.
+ Khả năng chi của Nhà nước.
+ Chính sách thuế của Nhà nước.
+ Tính chất của một số lĩnh vực khác nhau.
+ Thói quen tiêu xài của nhân dân.
+ Các thủ tục hành chính rườm rà của hệ thống tín dụng.
2. Mối quan hệ giữa tích luỹ và tiết kiệm.
Tiết kiệm và tích luỹ - đó là hai phạm trù có quan hệ mật thiết với nhau. Chúng vừa là tiền đề vừa là kết quả của nhau.
Thật vậy, quá trình tiết kiệm xét về khía cạnh huy động nguồn lực - đặc biệt là vốn thì đó là quá trình thu hút tập trung mọi nguồn vốn riêng lẻ dư thừa trong dân cư nhà nước và các doanh nghiệp tạo thành một nguồn vốn lớn hơn. Quá trình này cứ tiếp tục lặp đi lặp lại làm cho lượng vốn tập trung được ngày càng lớn thì tiết kiệm sẽ trở thành tích luỹ vốn. Và do đó tích luỹ trở thành kết quả của tiết kiệm.
Hơn nữa như phần trên, chúng ta đã biết rằng tích lũy chính là điều kiện tiên quyết để thực hiện tái sản xuất mở rộng. Mà khi tái sản xuất mở rộng được thực hiện sẽ ngày càng thu hút đông đảo lực lượng lao động tăng phục vụ sản xuất do có qui mô lớn hơn - tức là có nhiều việc làm hơn. Điều này sẽ khắc phục được trình trạng thất nghiệp tràn lan làm cho tệ nạn xã hội giảm xuống, thu nhập của người lao động nói riêng và xã hội nói chung tăng lên ế giúp cho Chính phủ bớt đi một phần chi tiêu cho phúc lợi xã hội, đời sống của nhân dân được nâng cao, không những thoả mãn nhu cầu tiêu dùng mà còn để giành được một phần thu nhập. Và quá trình tiết kiệm lại tiếp tục được thực hiện:
TQ tăng
Giảm Chính phủ của ngân sách dư thừa trong t/d
tệ nạn giảm
Sơ đồ:
Thu nhập cao
Tiết kiệm - tích lũy ế TSXMR
Mặt khác: tích lũy vốn tạo cho xã hội có được một lượng vốn lớn. Do đó Nhà nước cũng như chủ đầu tư sẽ chủ động trong việc chớp lấy thời cơ tốt nhất cho việc đầu tư có hiệu quả cao nhất. Nó đã khắc phục được tình trạng không đủ vốn dẫn đến không dám quyết định đầu tư, hoặc không dám rút vốn đúng lượng và đúng thời điểm gây nên lãng phí nguồn lực sẵn có và không thu được nguồn vốn.
Hiện tượng này trên thực tế xảy ra rất nhiều. Hợp tác xã thuỷ tinh Tân Sơn - Quảng Nam có thừa năng lực nhưng thiếu vốn, mỗi năm ngừng sản xuất vài tháng nên hàng dự trữ không nhiều khiến phải thụ động trong tiêu dùng. Năm 2000, hợp tác xã hết hàng ngay từ tháng 11.
Tóm lại, tiết kiệm - tích luỹ là mối quan hệ không tách rời trong quá trình tăng trưởng phát triển của nền kinh tế.
IV. Tiết kiệm là quốc sách.
Như vậy ta đã thấy rằng tiết kiệm thì cần thiết cho mỗi quốc gia ra sao. Đặc biệt trong tình hình nước ta hiện nay thì tiết kiệm đang được nêu lên như quốc sách, quốc pháp.
So với các nước trong khu vực và trên thế giới, nước ta còn ở điểm xuất phát thấp, chậm chí còn đứng trước nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế. GDP bình quân đầu người đạt 400 USD đứng thứ 120/174 nước. Theo tính toán sơ bộ nếu đạt được mục tiêu đề ra thì đến năm 2010 nước ta mới đạt được mức trung bình hiện nay của ASEAN. Cả nước hiện còn 23% tổng số hộ có nhà ở đơn sơ, tỉ lệ hộ nghèo của cả nước hiện còn 17% nếu tính theo tiêu chuẩn quốc tế còn cao hơn nữa. Mặc dù trong vài năm gần đây, nước ta có tích lũy từ nội bộ nền kinh tế nhưng với sức tiêu dùng thấp và mức tích lũy nhỏ nhoi, khoảng 90% tổng quĩ tích còn phải dựa vào nhập siêu từ nước ngoài. Tổng số nợ nước ngoài chiếm 40% GDP và ngay từ bây giờ trong tổng chi ngân sách đã phải dành khoảng 15% để trả nợ. Trong tình hình đó, ý thức tiết kiệm trong mỗi người dân còn kém, việc sử dụng vốn, tài sản Nhà nước còn lãng phí nghiêm trọng. Đối với nước ngoài, đối với tài sản riêng, sự lãng phí đã bị phê phán. Đối với nước ta, đối với việc sử dụng vốn và tài sản Nhà nước thì sự lãng phí còn là một tội lỗi. Cho nên, tiết kiệm chỉ có thể là quốc sách thì đất nước mở mong phát triển nhanh và bền vững.
Tiết kiệm là quốc sách tức là nó phải được thể hiện trong mọi mặt, mọi hoạt động của đời sống sinh hoạt, sản xuất. Mọi tổ chức, cá nhân sử dụng vốn và tài sản Nhà nước, tài nguyên thiên nhiên phải thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Cụ thể tiết kiệm tron lĩnh vực chi tiêu hành chinh sự nghiệp, trong việc sử dụng tài sản công, trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, trong việc sử dụng vốn và tài sản tại các doanh nghiệp Nhà nước… Tiết kiệm có thể là tiết kiệm sức lao động, tiền bạc, thời gian… Tiết kiệm lao động là sử dụng ít lao động nhất mà có thể làm được nhiều việc nhất. Phải biết sắp xếp để nâng cao được của mỗi người. Tiết kiệm tiên hay rộng hơn tiết kiệm vốn trong doanh nghiệp là làm vốn quay vòng nhanh đồng thời khi nguồn vốn ít ỏi cần chống đầu tư phân tán. Và tiết kiệm cả thời gian bởi thời gian "một đi khong trở lại". Nó qua rồi thì không kéo lại được.
Tiết kiệm là quốc sách cũng đồng nghĩa với việc loại trừ lãng phí, tham ô là quốc sách. Lãng phí là sử dụng nguồn lực tài chính, nhân lực và các nguồn lực khác quá định mức hoặc tốn kém, hao tổn một cách vô ích. Lãng phí có thể do trình độ non kém về chuyên môn, quản lý của cán bộ khiến các quyết định đưa ra sai lầm và gây tốn kém hàng chục, hàng trăm tỉ đồng của Nhà nước. Song lãng phí cũng có thể là bởi cố tình coi của công là "của chùa" tiêu xài xa hoa lãng phí. Còn tham ô là việc cán bộ ăn cắp của công làm của tư, tiêu ít khai nhiều, lấy của Chính phủ làm quĩ riêng cho đơn vị mình, đục khoét của nhân dân. Lãng phí tuy không phải hành vi trộm cắp như tham ô song tác hại mà nó gây ra cũng nghiêm trọng không kém. Những căn bệnh này có nguyên nhân sâu sa là chủ nghĩa cá nhân. Chủ nghĩa cá nhân sẽ làm nảy sinh bệnh tham ô, lãng phí, xa hoa… Chủ nghĩa cá nhân sẽ khiến mỗi cá nhân vì lợi ích riêng của mình sẵn sàng giầy xéo lên lợi ích chung của tập thể, của xã hội. Ngoài ra, như trên đã nói, tham ô, lãng phí còn bởi vì trình độ hiểu biết, trình độ tổ chức quản lý còn yếu kém. Các cán bộ Nhà nước cần luôn có thái độ học hỏi, khiêm tốn, cầu tiến. Song trên tất cả nguyên nhân to lớn của căn bệnh trên là quan liêu. Quan liêu là nguồn gốc của tham ô, lãng phí. Nó là hiện tượng cán bộ xa rời thực tế, việc gì cũng không nắm vững, chỉ đạo chung chung, chỉ quan tâm đến lợi ích riêng. Kết quả là những người xấu, cán bộ kém tha hồ tham ô, lãng phí. Để đẩy lùi tham ô, lãng phí thì cần loại trừ bệnh quan liêu. Đây thực sự là một cuộc đấu tranh khó khăn giữa cái tốt - xấu, chung - riêng, mới - cũ ngay trong mỗi cơ quan, mỗi con người. Nó là một cuộc cách mạng trên mặt trận tư tưởng chính trị.
Có thể nói tệ tham nhũng, lãng phí, quan liêu là nỗi nhức nhối của toàn xã hội. Chúng ta cần có những giải pháp đồng bộ, cụ thể và nghiêm minh thì mới có thể thành công trong việc loại trừ tệ nạn này.
Thêm vào vấn đề này, cũng cần phải nhấn mạnh rằng vai trò của mỗi người dân là vô cùng quan trọng. Để tiết kiệm là quốc sách thì tiết kiệm phải từ mỗi người dân, tiết kiệm trong từng việc sinh hoạt đến trong lao động. Chỉ có ý thức tiết kiệm đi vào nhân dân thì mới mong có tích lũy cao, từ đó có tỉ lệ tiết kiệm cao, đầu tư phát triển mới được mở rộng, mới mong có tăng trưởng kinh tế. Nhân dân phải biết tiết kiệm thì mới mong các nguồn lực xã hội được bảo tồn, duy trì, sử dụng có hiệu quả, mới mong xã hội phát triển bền vững. Tiết kiệm là quốc sách cũng có nghĩa tiết kiệm là sự nghiệp của toàn dân.
Như vậy về lý luận ta đã nghiên cứu những khái niệm, nguyên nhân cũng như những điều cần làm ngay trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. ở những phần tiếp theo ta sẽ nghiên cứu cụ thể thực trạng việc tiết kiệm cũng như những giải pháp cơ bản cho vấn đề này.
Chương II: Nguyên nhân và thực trạng của việc thực hành tiết kiệm chống lãng phí
Trong lĩnh vực chi tiêu hành chính
Nền hành chính của mỗi quốc gia thường đóng vai trò rất lớn trong phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Nếu xây dựng được nền hành chính vững mạnh, được bảo đảm liên tục, có độ bền vững tương đối, ngày càng hoàn thiện và đáp ứng được các yêu cầu của phát triển kinh tế xã hội thì nền kinh tế quốc gia mới có thể phát triển. Hai mươi bảy năm qua, kể từ khi đất nước ta thống nhất và xây dựng theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhân dân ta đã thu được nhiều thành tựu to lớn, nhất là công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, nền hành chính nước ta cũng có những thay đổi lớn về: cải cách thể chế nền hành chính, chấn chỉnh tổ chức bộ máy và xây dựng bộ máy công chức.
Về vấn đề cải cách thể chế nền hành chính nhà nước: đã tập trung xây dựng và ban hành các thể chế mới về kinh tế như: luật doanh nghiệp nhà nước, luật công ty, luật phá sản doanh nghiệp, luật đất đai...tạo hành lang pháp lý, nhằm giải phóng và phát triển sức sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi, mở rộng quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh của doanh nhân, giúp phân định rõ các quan hệ cơ bản giữa hành chính và doanh nghiệp, giữa quản lý nhà nước với sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó là những văn bản pháp luật( hiến pháp, luật tổ chức chính phủ, luật tổ chức hội đồng nhân dân...) quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của các bộ ngành và chính quyền địa phương..đã tạo thành hệ thống thể chế mới về tổ chức nhân sự và cơ chế hoạt động của bộ máy hành chính phù hợp với thời kỳ đổi mới.
Bên cạnh đó, Chính phủ đã thực hiện một bước quan trọng sắp xếp tổ chức bộ máy từ trung ương đến địa phương. Các bộ đã chuyển sang quản lý đủ ngành, nhiều lĩnh vực, quản lý nhà nước toàn xã hội. Năm 1986 có 37 bộ và cơ quan ngang bộ, 40 cơ quan thuộc HĐBT, đến nay có 23 bộ, cơ quan ngang bộ và 25 cơ quan thuộc Chính phủ. Các sở, ban ngành ở tỉnh và phòng ban ở huyện được sắp xếp lại một bước, giảm đầu mối theo hướng tinh gọn. Năm 1986 có trung bình từ 30 đến 40 sở ban thuộc UBND cấp tỉnh, hiện nay trung bình từ 21 đến 25 đơn vị thuộc UBND cấp tỉnh, thành phố. Hiện nay tổng biên chế hành chính sự nghiệpở nước ta là: 1385587 trong đó:
Giáo dục: 916327 Sự nghiệp khác: 44230
Y tế : 168931 Nghiên cứu khoa học: 16460
VHTDTT: 32099 Quản lý nhà nước: 207500
Hiện nay tổng ngân sách nhà nước chi cho khu vực hành chính sự nghiệp thường xuyên hàng năm là( năm 1999): 59445 tỷ đồng trong đó:
Giáo dục và đào tạo: 10335
Chi sự nghiệp y tế: 3117
VHTDTT: 1034
Mặc dù đã đạt được một số kết quả và sự cố gắng của Chính phủ nhưng hiện nay bộ máy hành chính nước ta vẫn còn cồng kềnh, nhiều đầu mối, tầng nấc trung gian, chức năng nhiệm vụ chồng chéo. Gần đây sắp xếp, sáp ngập được một số bộ, ngành s._.ong đầu mối và đơn vị tổ chức trong các bọ và cơ quan giúp UBND có khuynh hướng tăng lên. Bộ máy tổ chức cồng kềnh sẽ gây ra sự lãng phí cho ngân sách nhà nước. Đồng thời, sự chồng chéo, trùng lặp trong các cơ quan quản lý khiến cho từng lúc, từng nơi xảy ra tình trạng có nhiều cơ quan cùng tham gia vào công tác quản lý hành chính, dễ tạo cơ hội cho cấp dưới không tuân thủ ý kiến của cấp trên hoặc chờ đợi hướng giải quyết từ một cấp khác. Cụ thể là hơn 50% công văn truyền đạt ý kiến của Thủ tướng gửi xuống cấp tỉnh, thành không được hồi âm dù công văn nào cũng ghi rõ thời hạn trả lời. Có vụ việc Thủ tướng đã có công văn nhắc nhở đến 5 lần nhưng địa phương vẫn không thực hiện. Tại mỗi địa phương, hàng trăm quyết định giải quyết khiếu nại của mỗi người dân có hiệu lực pháp lý nhưng không ssược thi hành. Phép nước, như vậy, bị coi thường, dung túng cho nạ quan liêu, lạm quyền khá phổ biến trong đội ngũ cán bộ công chức. Ngoài ra chế độ trách nhiệm tập thể dẫn đến tình trạng ai cũng có quyền hành nhưng không ai có trách nhiệm, tâm lý sợ trách nhiệm khiến người ta không dám mạnh dạn đưa ra những quyết định dù biết là đúngvà làm giảm hiệu quả hoạt động của các cơ quan cũng như đánh mất những cơ hội quý giá trong cơ chế thị trường. Tất cả những điều đó gây nên sự thất thoát, lãng phí không đáng có cho ngân sách nhà nước, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của quốc gia.
Có một số nguyên nhân gây ra tăng biên chế nhà nước là do:
Tăng biên chế theo tốc độ tăng tự nhiên của dân số( ví dụ như ở các ngành, lĩnh vực giáo dục, y tế và các hoạt động sự nghiệp khác)
Do tách các đơn vị hành chính các cấp làm tăng bộ máy hành chính, tăng các đầu mối
Nhiều nhiệm vụ phát sinh trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế xã hội cần có bộ máy và quan chức phục vụ cho sự phát sinh đó( các cơ quan phòng chống AIDS, phòng chống tệ nạn xã hội , cơ quan đảm bảo chương trình xoá đói giảm nghèo...)
Ngoài ra còn một số nguyên nhân như: tuyển chọn cán bộ, công chức chưa tiến hành chặt chẽ, tổ chức khoa học lao động của cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính chưa hoàn thiện.
Bên cạnh việc bộ máy tổ chức cồng kềnh, việc chi tiêu trong khu vực hành chính sự nghiệp hiện nay vẫn chưa thật tiết kiệm. Điều này lại càng có ảnh hưởng đến nền kinh tế khi nước ta ngân sách thu không đủ chi, còn phải vay trong nước và nước ngoài, bội chi ngân sách lên tới trên dưới 5%. Giải trình về tổng quyết toán ngân sách nhà nước năm 2000 trước Quốc hội , bộ trưởng bộ tài chính cho biết, chi quản lý hành chính đã vượt dự toán khoảng 55%. Có một số nguyên nhân gây ra tình trạng lãng phí ngân sách nhà nước :
Chi thường vượt quá định mức tiêu chuẩn. Một số cơ quan mua sắm tài sản không tiết kiệm, qua thẩm định mua sắm, tài sản đã tiết kiệm cho nhà nước khoảng 4,6 tỷ đồng. Năm 1999, nhà nước chỉ đồng ý mua 274 chiếc ô tô con trong tổng số 970 chiếc xin mua. Nừu trước đây chưa có pháp lệnh thực hành tiết kiệm chống lãng phí thì số tiền lãng phí này đã rất lớn. Trong chi thường xuyên thì chi khác ngân sách thường gấp mấy lần lương. Chi mua sắm trang thiết bị đắt tiền như ô tô, máy điều hoà nhiệt độ, điện thoại di động ... đã là tốn kém hoặc vượt quá mức ngân sách có thể chịu đựng được. Nhưng tốn hơn là số tiền chi thường xuyên để nuôi chúng vì không có định mức hạn mức cụ thể, chặt chẽ. Nhưng khoản chi công tác phí, kinh phí hội nghị, tiếp khách, đi khảo sát, tham quan nước ngoài ... cũng không ít.
Một số địa phương còn mua sắm tài sản mà không qua thẩm định, thậm chí còn tự ý mua sắm tài sản không xin ý kiến các cơ quan có trách nhiệm. Đây là hiện tượng chi tiêu không đúng mục đích thẩm quyền. Thế nhưng hiện tượng này đã từng xảy ra rất phổ biến ở các địa phương( ví dụ như Hà Tây..). Đây là vấn đề cần xem xét xử lý vì nó không những ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước mà còn ảnh hưởng đến những quy định của pháp luật
Chi phí cho hoạt động cải tạo, sửa chữa trụ sở vượt quá mức thiết kế được phê duyệt. Trong những năm vừa qua, các tỉnh đã đầu tư quá nhiều vào xây dựng các trụ sở làm việc. Điều này đã gây lãng phí rất lớn cho ngân sách nhà nước, điều đó được thể hiện như khoa học là một điển hình
Sử dụng ngân sách để đào tạo không đúng đối tượng, không phù hợp công việc: hiện nay ngân sách nhà nước dùng cho đào tạo chưa được sử dụng một cách hợp lý. Điều đó được thể hiện cả về đối tượng đựơc đào tào cũng như cư cấu đào tạo. Cơ cấu đào tạo hiện nay có khá nhiều bất cập, do đó dẫn đến số lượng người được đào tạo( mặc dù chưa nhiều) làm việc không đúng ngành nghề, không phát huy được hiệu quả đào tạo.
Như vậy ta có thể tóm lại những bất cập trong lĩnh vực chi tiêu hành chính sự nghiệp. Đó là: bộ máy quản lý nhà nước ta còn cồng kềnh, gánh nặng biên chế hưởng lương từ ngân sách lớn. Bên cạnh đó chất lương cán bộ công chức còn chưa đồng đều để phục vụ sự nghiệp CNH_HĐH đất nước từ đó không có điều kiện để cải cách triệt để tiền lương, không thực hiện được chế độ khoán việc, khoán biên chế quỹ lương trong cơ quan hành chính sự nghiệp, Đảng, đoàn thể chính trị xã hội. Hoạt động của bộ máy quản lý tuy nhiều đầu mối song vẫn cảm thấy thiếu, hoạt động nặng nề hình thức, nội dung chưa sâu, ít hiệu quả, cơ chế xin-cho còn phổ biến. Mua sắm sử dụng tài sản phương tiện vượt quá dự toán, tuyển dụng lao động vượt mức biên chế chỉ tiêumà lại không phù hợp công việc yêu cầu, chi tiêu cho các hội nghị, hội thảo còn lãng phí, sửa chữa tu bổ vượt quá kinh phí quy định... Đây chính là những yếu tố làm chất xúc tác để tham nhũng lãng phí phát triển .
Thực trạng của việc tiết kiệm trong xây dựng cơ bản
Đầu tư xây dựng cơ bản là một hình thức của đầu tư phát triển trong đó người ta sử dụng tiền xây dựng mới cơ sở sửa chữa, cải tạo mở rộng cơ sở hiện có để phục vụ các mục đích của chủ đầu tư.
Tình hình thực tế cho ta biết rằngchi đầu tư xây dựng cơ bản là một khoản chi chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi ngân sách Nhà nước( chiếm gần 30% tổng sản phẩm trong nước-GDP) đặc biệt trong số vốn đầu tư toàn xã hội thì vốn trong nước mới đạt khoảng 60% còn 40% là nguồn vốn nước ngoài , hoặc là dưới dạng FDI hay ODA. Mà ODA chỉ có một ít là viện trợ không hoàn lại(25%) còn hầu hết là vay nợ phải hoàn cả vốn lẫn lãi... Hơn nữa quá trình quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản lại rất khó và phức tạp, rất dễ gây thất thoát và lãng phí thiệt hại lớn cho nền kinh tế . Do đó việc quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản là một yêu cầu cấp thiết cho nền kinh tế hiện nay.
Thấy rõ được sự bất cập của quá trình quản lý vốn xây dựng cơ bản , Chính phủ và các cơ quan chức năng của Nhà nước đã nhiều lần sửa đổi và ban hành các chế đọ về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản. Vì vậy việc quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từng bước đi vào hoạt động có nền nếp, nhiều công trình đã được hoàn tất và đưa vào thực hiện suôn sẻ đạt hiệu quả cao như: một số công trình về điện(2 tổ máy thuỷ điện sông Hinh, 2 tổ máy thuỷ điện Yaly, 3 tổ máy Tuốc bin, tổ máy số 1 thuỷ điện Hàm Thuận- Đa My), 2 nhà máy xi măng( Nghi xuân, Hoàng mai), Quốc lộ 1 đoạn Hà nội- Vinh, cầu Mỹ Thuận, các sân bay Cần Thơ, Đà Nẵng, các cảng Hải Phòng, Sài Gòn( giai đoạn 1), một số công trình thuỷ lợi( Đồng bằng sông Hồng, đê Hà nội), trường ĐHQGHN tất cả đều hình thành vào năm 2000 hiện nay đang đi vào hoạt động với chất lượng công trình cao. Tuy nhiên hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản của toàn xã hội nói chung vẫn chưa cao, tình trạng thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản còn lớn. Qua điều tra cho thấy rằng hiện nay mức thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản chiếm từ 10-20% tổng giá trị công trình , cà biệt có công trình lên đến 30% tổng giá trị. Thực trạng trên làm cho chất lượng hầu hết các công trình căn bản chưa được đảm bảo bởi do sự cắt xén vào giá trị của công trình của những người có liên quan. Do đó mà nhiều công trình sau khi đã hoàn thành nhưng khi đi vào hoạt động thì sự cố xảy ra như nhà bị sập, đường xá bị lụt, đê bị vỡ...
Ta có thể kể ra một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản :
Sai sót trong khâu lập, thẩm định, phê duyệt khảo sát thiết kế
Khảo sát thiết kế là nhân tố đầu tiên quyết định đến chất lượng, kỹ mỹ thuật công trình . Trên thực tế qua kiểm toán tại các địa phương( tỉnh, thành phố nhất là huyện xã) công tác này bị xem nhẹ, tình trạng chủ đầu tư, ban quản lý dự án hợp đồng với các tổ chức cá nhân không có tư cách pháp nhân, không có giấy phép hành nghề khảo sát thiết kế là phổ biến. Khảo sát thiết kế vẫn được thẩm định phê duyệt, chi phí cho công tác này vẫn ngân sách Nhà nước thanh toán. Do đó tất xảy ra những sự cố khó lường trong khi thi công gây lãng phí tốn kém cho ngân sách Nhà nước . Như tại thành phố Hà nội có công trình trên 5 tỷ đồng thi công được nửa móng thì phát hiện ra một túi bùn lớn, việc khắc phục hậu quả rất khó khăn, tốn kém chi phí này nằm trong khối lượng bổ sung được ngân sách Nhà nước chi trả. Sự cố này làm ảnh hưởng đến thời gian thi công công trình do việc dừng thi công để khảo sát thiết kế lại một lần nữa, gián tiếp làm giảm hiệu quả vốn đầu tư xây dựng cơ bản , ngân sách Nhà nước lại phải thanh toán phần chênh lệch do thời gian dừng thi công quá dài.
Sai sót trong khâu lập, thẩm định, phê duyệt dự toán
Dự toán thường do các đơn vị thi công lập không loại trừ phần giá trị trùng giữa các công việc, giữa hạng mục, áp giá cao hơn đơn giá qui định. Cơ quan thẩm định, phê duyệt dự toán ở các địa phương do trình độ chuyên môn trách nhiệm, biên chế... hạn chế nên dự toán được thẩm định, phê duyệt chưa chính xác
Khi quyết toán, thẩm định quyết toán cơ quan chức năng thường chấp nhận thanh toán nếu quyết toán bằng dự toán
Ngân sách Nhà nước đã phải trả hết cả chiphí lập thẩm định phê duyệt dự toán , quyết toán thêm cả phần dự toán , quyết toán chưa chính xác
Sai sót trong khâu đấu thầu thi công
Đối với các chương trình phải đấu thầu, các đơn vị thi công thường cố tình bóc tiền lương dự toán thấp hơn so với thiết kế( cố tình bỏ sót một số công việc vật tư, thiết bị...) để thắng thầu. Khi thi công theo thiết kế tất nhiên phát sinh thtêm khối lượng lại duyệt bổ sung, có trường hợp giá thắng thầu cộng giá bổ sung lớn hơn giá trần vẫn được thanh toán trong khi đó nhiều trường hợp lại không trừ tỉ lệ phần trăm giảm giá do đấu thầu cho phần giá trị bổ sung ngân sách Nhà nước phải gánh chịu. Rõ ràng việc tính thiếu dự toán là do đơn vị thi công phải chịu trách nhiệm, vì trước khi dự thầu và đưa ra giá đấu thầu họ đã được nghiên cứu thiết kế và tự tính tiêu lượng dự toán
Mặt khác, khi tổ chức đấu thầu và xét trúng thầu, bên mời thầu có tình trạng cố tình không đảm bảo qui tắclà khách quan, công khaikhi mở thầu tức là mở thầu chỉ làhình thức mà thức tế đã có những thoả thuậnngầm nào đó để dành cho một đơn vị công ty thân quen. Điều này chắc chắn sẽ khôngcó một công trình chất lượng với giá hợp lý, gây lãng phí lớn cho ngân sách Nhà nước
Sai sót trong khâu thi công
Tình trạng sử sụng vật tư, vật liệu không có chứng chỉ xác nhận qui cách chất lượng không đầy đủ chứng từ hoá đơn do bộ tài chính phát hành là phổ biến ở các địa phương. Nhất là đối với đơn vị thi công là công ty tư nhân, công ty TNHH thậm chí không có sổ sách kế toán, không tập hợp chứng từ gốc hoặc có chứng từ thì hầu hết đều không hợp pháp, hợp lý, hợp lệ.
Tình trạng khoán trắng cho các đội trực tiếp sản xuất ở các đơn vị thi công( kể cảđơn vị Nhà nước ) rất phổ biến. Chất lượng, khối lượng giá trị vật tư, nhân công, máy, công cụ ... xuất dùng cho công trình không thể quản lý, kiểm soát được. Do đó nhiều đơn vị thi công lập quyết toán bằng cách phô tô lại dự toán
Sai sót trong khâu thẩm định, phê duyệt quyết toán
Thẩm định không kỹ nên quyết toán không chính xác, ngân sách Nhà nước phải chi trả, rõ ràng sai sót này do cơ quan thẩm định quyết toán gây nên và chi phí cho công tác này ngân sách Nhà nước phải thanh toán cho họ.
Tình trạng thẩm định phê duyệt quyết toán quá chậm xảy ra ở hầu hết các tỉnh thành phố, địa phương được kiểm toán ảnh hưởng đến việc quay vòng vốn đầu tư xây dựng cơ bản , giảm hiệu quả đầu tư , gián tiếp gây thất thoát vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Đó là một số nguyên nhân chính mà chúng ta cần khắc phục
III. Thực trạng tình hình sử dụng tài sản công, tài nguyên thiên nhiên.
Khi chuyển sang cơ chế mới, chúng ta đã công nhận sự tồn tại của các thành phần kinh tế khác nhau, nền kinh tế điều chỉnh theo cơ chế thị trường có sự quản lý Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì TSNN có khi không phải chỉ có cơ quan Nhà nước mới sử dụng mà còn có các thành phần kinh tế khác. Tài sản công là nguồn tài nguyên chính tiềm năng nó tạo ra nguồn tài chính để đầu tư vào phát triển kinh tế, do vậy tài sản công cần phải được quản lý một cách có hiệu quả. thế nhưng hiện nay tài sản Nhà nước không phải đã được quản lý tốt ở nhiều nơi. Trong các doanh nghiệp Nhà nước tình trạng lãng phí sử dụng kém hiệu quả diễn ra ở nhiều khâu : từ vốn liếng, tài sản, chi phí gián tiếp làm cho hiệu quả, sức cạnh tranh thấp.
Hiện nay một số cơ quan Nhà nước hoạt động một cách không có hiệu quả. họ sử dụng nguồn lực của mình với hiệu suất thấp, nguyên nhân là do thiếu rõ ràng trong việc phân cấp thực hiện quyền sở hữu. Một điều để thể hiện rõ là các quyết định về nhân sự thường phụ thuộc vào Bộ quản lý chuyên ngành, trong khi quản lý tài chính, thể hiện nỗ lực và kết quả hiệu lực của doanh nghiệp lại do Bộ tài chính quyết định là chủ yếu. Bên cạnh đó, có sự phân cấp quyền sở hữu không rõ ràng giữa quy hoạch đầu tư (cấp quản lý ngành ) và cấp nguồn tài chính (cấp quản lý tài chính), giữa quản lý của Trung Ương và quản lý của địa phương...Với tình trạng như vậy thì quyền sở hữu bị phân tán ở nhiều cấp trung gian nhưng không có cơ quan nào chịu trách nhiệm toàn diện đến cùng đối với doanh nghiệp. Do đó dẫn đến doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả cũng không có cơ quan nào chịu trách nhiệm một cách cụ thể dẫn đếnd tình trạng buông lỏng trong quản lý.
Một số doanh nghiệp không sử dụn hết nguồn tài sản nhà nước mình đang quản lý cũng dẫn đến tình trạng lãng phí. Một trong số tài sản Nhà nước bị lãng phí hiện nay là đất đai, nhà xưởng. Vì không được sử dụng có hiệu quả, đất đai bị sử dụng trái mục đích hoạt động của các cơ quan. Máy móc thiết bị cũng là một yếu tố gây lãng phí của các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước. Điều đó được thể hiện ngay từ khâu lựa chọn máy móc thiết bị. Các doanh nghiệp lựa chọn công nghệ không phù hợp với hoạt động sản suất kinh doanh của địa phương. Một số doanh nghiệp do yếu kém trong chuyên môn, quản lý đã nhập phải những công nghệ lạc hậu của nước ngoại làm thiệt hại đáng kể cho Nhà nước. Thế nhưng cũng có một số doanh nghiệp do không nghiên cứu kỹ tình hình kinh tế xã hội, đặc điểm của địa phương mình nên đã nhập những thiết bị không phù hợp. Những công nghệ mới này tuy đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ ở dạng tiềm năng, hoạt động với một phần nhỏ công suất được thiết kế. Công ty nước khoáng Cúc Phương của tỉnh Ninh Bình là một ví dụ : Công ty đã nhập dây truyền khai thác nước khoáng khá hiện đại của Italy, nhưng do không tìm hiểu thị trường nên hiện nay Công ty chỉ hoạt động với 10% công suất thiết kế
Khai thác tài nguyên khoáng sản :
Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố quan trọng, là điều kiện của một quốc gia phát triển kinh tế . Đất nước ta với nguồn tài nguyên thiên nhiên khá dồi dào, là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế đất nước. Điều đó được thể hiện Tài nguyên đất : Toàn bộ quỹ đất nước ta có trên 33 triệu ha (đứng hàng thứ 58 trên thế giới) nhưng bình quân đất trên đầu người khá thấp (khoảng 0,6ha) trong đó hơn 2/3 diện tích tự nhiên là đất dốc đồi núi, đồng bằng chỉ chiếm khoảng 1/3 . Hiện trạng sử dụng đất hiện nay vẫn còn khá nhiều khá sai phạm. Mặc dù có đến 80% dân số là nông dân nhưng diện tích đất bình quân theo đầu người giành cho nông nghiệp ngày càng giảm, trong khi đất dùng cho xây dựng thuỷ lợi, giao thông, nhà cửa khá phung phí. Có khá nhiều nơi tự xây dựng nhà trên diện tích đất nông nghiệp là hậu quả của sự thiếu ý thức, quản lý không nghiêm của các ngành có thẩm quyền.
Tài nguyên nước : Mặc dù nước ta có một mạng lưới sông ngòi khá dày đặc , phân bố tương đối đồng đều trên toàn bộ lãnh thổ. Thế nhưng hiện nay thườn44g xảy ra những hiện tượng khí hậu bất thường, dẫn đến phân bố nguồn nước cũng thay đổi. Bên cạnh đó do tình hình phá rừng bừa bãi nên đất kém khả năng giữ nước đôi khi dẫn đến hạn hán.
Nước ngầm ở nước ta khá phong phú và dồi dào. Trừ lượng nước ngầm ở vùng đồng bằng từ 1 đến 200 m, có thể đạt 10 trên m3 /ngày đêm mà ta mới khai thác 48.000 m3/ngày đêm. Nguồn nước ngầm nước ta hiện nay đang có hiện tượng nhiễm bẩn do các chất thải của hoạt động sản xuất, sinh hoạt của người dân. Điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng sử dụng nguồn nước ngầm trong tương lai của chúng ta.
+ Khoáng sản: tài nguyên khoáng sản của nước ta tương đối phong phú về chủng loại, đa dạng về loại hình. Cho đến nay, đã phát hiện 3.500 mỏ và điểm quặng của hơn 80 loại khoáng sản. Tuy nhiên mới có 300 mỏ của 30 loại khoáng sản được đưa vào khai thác thiết kế.
Một số loại khoáng sản có trữ lượn lớn và có giá trị kinh tế. Dầu mỏ và khí đốt là nguồn năng lượng quan trọng của nước ta. Trữ lượng khai thác 4 - 5 tỉ tấn dầu qui đổi. Trữ lượng khí đồng hành khoảng 250 đến 300 tỉ m3. Cùng với việc khai thác dầu, hiện nay vẫn phải đốt một lượng kông nhỏ khí đồng hành do không dẫn được vào bờ. Đây là một lãng phí khá lớn đang được chúng ta khắc phục.
Than: Than của nước ta tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh. Tính đến độ sâu 300 m có trữ lượng thăm dò 3,5 tỷ tấn, ở độ sâu 300 - 900 m có trữ lượng dự báo khoảng 2 tỷ tấn. Nếu tính cả trữ lượng của các mỏ than nhỏ ở địa phương thì tổng trữ lượng lên khoảng 6 tỷ tấn . Trong đó vùng Quảng Ninh có tới 5,5 tỷ tấn, chiếm gần 90% trữ lượng than của cả nước. Việc quản lý khai thác ngành than có một sai phạm gây ra lãng phí tài nguyên của Nhà nước. Điều đó được thể hiện ở những sai phạm của Tổng công ty Than Việt Nam. Theo kết luận của Đoàn thanh tra Nhà nước ngày 15/6/2000 về tình hình sản xuất kinh doanh ở Tổng công ty Than Việt Nam từ năm 1998 đến năm 2000 đã phát hiện: Ngành than đã báo cáo sai sự thật hơn 1,9triệu tấn than tồn kho, nợ 6 triệu m3 đất đá bốc dỡ, vay nợ ngân hàng 300 tỷ đồng, làm thiệt hại 270 tỷ đồng và 586,574 USD.
Trình trạng khai thác khoáng sản còn thiếu tổ chức và gây ra lãng phí tài nguyên. Đây là loại tài nguyên không thể phục hồi nên cần có chiến lược khai thác thích hợp, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
+ Tài nguyên sinh vật
- Tài nguyên sinh vật nước ta phong phú và đa dạng trên đất liền chúng ta có khoảng 7000 loại thực vật bậc cao, 200 loài cây trồng, hơn 200 loài thú quý, 700 loài chim, 500 loài cá nước ngọt. ở dưới biển có khoảng 2000 loài cá (trong đó hơn 100 loài có giá trị kinh tế), hàng trăm loài tôm, 650 loài rong biển.
Do phá rừng và khai thác tài nguyên quá mức, tài nguyên sinh vật đang bị giảm sút đáng kể. Nhiều loại trở nên hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng. Các hệ sinh thái rừng ngập mặn đangbị huỷ hoại nghiêm trọng.
Nước ta hiện nay có khoảng 9,3 triệu ha rừng tập trung chủ yếu ở ba vùng: Bắc Trung Bộ (gần 1,7 triệu ha), duyên hải miền trung( 1,7 triệu ha) và Tây Nguyên ( 3,3 triệu ha). Nạn phá rừng đang là một hiện tượng nhức nhối của nước ta. Vì vậy, bên cạnh khai thác hợp lý, cần có những biện pháp hữu hiệu về bảo vệ và trồng rừng.
Nguyên nhân của hiện tượng phá rừng và khai thác tài nguyên một cách bừa bãi là do thiếu sự quản lý chặt chẽ một cách có hệ thống. Bên cạnh đó là sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của người dân cũng góp phần vào việc làm cạn kiệt nguồn tài nguyên.
Trong lĩnh vực sử dụng vốn và tài sản của doanh nghiệp Nhà nước
Việt Nam sau nhiều đợt cải cách và đổi mới doanh nghiệp Nhà nước đến nay cả nước có khoảng 5740 doanh nghiệp Nhà nước. Xét về mặt số lượng chỉ chiếm khoảng 17% nhưng vẫn luôn đóng vai trò chủ đạo của nền kinh tế và nắm giữ hầu hết các nguồn lực cơ bản trong xã hội : 86,6% tổng số vốn, 85 % TSCĐ, 100% mỏ, 80% rừng; 90% lao động được đào tạo có hệ thống. Hàng năm các doanh nghiệp Nhà nước nộp khoảng 30% GDP, trong đó số doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả chiếm khoảng 40%. Thực tế đã cứng minh rằng doanh nghiệp với 1 đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn cao, có năng lực quản lý nhiệt tình, luôn đi sâu sát nhậy bén trong việc quản lý bồi dưỡng lao động, khia thác thị trường ,không ngừng cải tiến sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm bằng cách đổi mới công nghệ và thiết bị hiện đại. Kết hợp với việc thực hiện rất nhiều biện pháp khác nhau để huy động vốn đáp ứng nhu cầu đầu tư thiết bị, đầu tư đổi mới công nghệ, nhu cầu vốn lưu động và đã giải quyết được mâu thuẫn cơ bản giữa khả năng hạn hẹp về vốn ới nhu cầu vốn ngân sách cấp bằng đa dạng hoá các nguồn vốn từ vốn vay ngân hàng, vốn tín dụng ưu đãi , vốn từ quỹ hỗ trợ quốc gia, vốn bổ sung từ lợi nhuận doanh nghiệp ,vốn huy động của cán bộ công nhân viên, vốn do chuyển đổi địa điểm, vốn từ các đối tác nước ngoài ...Thêm vào đó doanh nghiệp thường xuyên thừc hiện phát động các phong trào thi đua tiết kiệm trong sản xuất ,phát huy sáng kiến sử dụng công nghệ tiên tiến.Các doanh nghiệp này sẽ luôn giữ được tốc độ tăng trưởng cao, thu hút được nhiều lao động và tiết kiệm được các nguồn lực sẵn có trong nền kinh tế bằng cách sử dụng có hiệu quả chúng. Ta có thể lấy ra một số doanh nghiệp làm ăn đạt hiệu quả cao như : tổng công ty Giấy: Đây là một đơn vị luôn có sự tăng trưởng cao,mặc dù năm 2000 có rất nhiều trở ngại cản trở lớn tới tổng công ty như sự khủng hoảng tài chính năm 1999 nhưng tăng trưởng lợi tức của Tổng công ty vẫn đạt 8,9% so với năm trước, bằng 152% kế hoạch đề ra; Tổng công ty thiết bị kỹ thuật điện năm 2001 giá trị sản xuất toàn công ty bằng 825,532 tỷ đồng đạt 105% kế hoạch và bằng 115% so với năm 2000, tổng doanh thu bằng 881,906 tỷ đồng bằng 110,24% só với kế hoạch, đạt 114,5% só với năm 2000. Chỉ tính riêng thành phố hà nội thì có khoảng 25 doanh nghiệp Nhà nước làm ăn đạt hiệu quả cao có tốc độ tăng trưởng bình quân 1994-1997 : 18%, vốn tăng 10,4%, tỷ suất lợi nhuận trên vốn 9,9%/năm, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 4,2%/năm ( gấp hai lần mức bình quân chung) thu hút được 11733 lao động...
Tuy nhiên, bên cạnh những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hiện nay nước ta vẫn còn tồn tại 1 tỷ trọng lớn các doanh nghiệp làm ăn không có hiệu quả thường có lỗ thật lãi giả gây thiệt hại và lãng phí cho nền kinh tế . Cụ thể là hiện nay trong 17 tổng công ty chiếm phần lớn vốn Nhà nước thì chỉ có 5 tổng công ty có lãi là Dầu khí, Bưu chính viễn thông, Điện lực, Cao su và Công nghiệp tầu thuỷ còn các công ty thành viên trong các tổng công ty khác đều lỗ hoặc hoà vốn. Những tổng công ty có lãi là nhờ khai thác tài nguyên thiên nhiên đang có giá hoặc độc quyền hoặc có quyền định giá, trừ cao su và công nghiệp tâù thuỷ. Các công ty mà hoạt động ảnh hưởng nhiều và trực tiếp đến đời sống nhân dân như lương thực, giấy, thép, dệt may, xi măng, đường, trong 6 tháng đầu năm 2002 đều lỗ hoặc hoà vốn. Nợ của các doanh nghiệp Nhà nước vào cuối năm 2000 lên đến 190.000 tỷ đồng (13,1 tỷ USD), bằng 33% GDP .Vì là nợ Nhà nước gánh,số nợ này đưa tổng nợ công của Nhà nước Việt Nam lên 21,3 tỷ USD bằng 63% GDP (không kể số mà doanh nghiệp nợ lẫn nhau), một con số khá lớn, còn các doanh nghiệp Nhà nước nợ lẫn nhau chiếm 5% GDP tức là khoảng 25.000 tỷ đồng, 1,7 tỷ USD. Chính vì thế mà nhìn chung cho toàn bộ doanh nghiệp trong hệ thống doanh nghiệp Nhà nước thì hiệu quả sử dụng vốn và tài sản đạt rất thấp và hiện nay lại đang có xu hướng giảm sút. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn giảm từ 11,2% năm 1996 xuống còn 10,8 % năm 1997, 10,6% năm 1998 và 10,7 % năm 1999. Còn tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm từ 3,46% năm 1995 xuống còn 2,9 % năm 1998, thậm chí trong ngành công nghiệp : 1 đồng vốn chỉ làm ra 0,024 đồng lợi nhuận, chỉ đóng góp 40,7% thu ngân sách trong lĩnh vực công nghiệp trong khi đó khu vực công nghiệp chiếm 47,4% vốn, 28,5% lao động.
Mặt khác không những vốn và tài sản không được sử dụng hiệu quả mà trong doanh nghiệp Nhà nước còn có tình trạng dư thừa lao động. Chỉ tính ở 42 tỉnh thành phố đến thời điểm 6/1999 số lao động không bố trí được việc làm là gần 42.000 người chiếm 6,08 % tổng số lao động hiện có của các doanh nghiệp Nhà nước do đó ước tính số lao động không được bố trí việc làm vào khoảng 20 vạn người và tình trạng này đang có xu hướng gia tăng. Theo số liệu khảo sát ở một số doanh nghiệp tại 1 vài tỉnh, thành phố hồi tháng 3/2000 cho thấy tỷ lệ này đã lên tới 7,26%. Dự tính trong 3 năm tới (2001-2003) thì sẽ có khoảng 9,76% lao động thuộc diện dôi dư.
Hà nội là 1 thành phố có nhiều doanh nghiệp Nhà nước đang hoạt động trong đó chỉ có khoảng 15 đến 20% doanh nghiệp Nhà nước thuộc diện làm ăn khá, chuyển đổi và thích nghi nhanh chóng với cơ chế mới. Còn khoảng 60% doanh nghiệp làm ăn trung bình cố gắng đứng vững trong tình hình khó khăn hiện nay sưc cạnh tranh của sản phẩm không cao, khả năng ổn định và phát triển chưa chắc chắn. 20% doanh nghiệp Nhà nước yếu kém thực sự, thua lỗ kéo dài, nợ đọng lớn. Năm 1996 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ đạt 2,1 %/năm tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh đạt7,5%. Từ năm 1994 đến hết năm 1996 có 47 doanh nghiệp Nhà nước làm ăn thua lỗ, trong đó có 18 doanh nghiệp lỗ 1 năm, 22 doanh nghiệp lỗ 2 năm, 7 doanh nghiệp lỗ 3 năm. Đặc biệt tốc độ tăng trưởng sản xuất của các doanh nghiệp Nhà nước thuộc thành phố Hà nội có biểu hiện tăng chậm lại: năm 1997 so với năm 1995 doanh thu của doanh nghiệp Nhà nước tăng 12,56%, mức tăng đã giảm dần từ 10,1% năm 1996 xuống 2,2% năm 1997. Tổng lãi thực hiện của các doanh nghiệp Nhà nước năm 1997 chỉ bằng 7,8% của năm 1995( năm sau thấp hơn năm trước, từ 178 tỷ xuống 164 tỷ và xuống 138,8 tỷ đồng). Lỗ cộng dồn năm 1997 tuy có giảm 6% so với năm 1996 nhưng tăng 2,3 lần so với năm 1995. Tổng nộp ngân sách của doanh nghiệp Nhà nước của Hà nội năm 1997 chỉ bằng92,76% so với năm 1995. Trong khi đó trong 3 năm 95-97 mức tăng vốn kinh doanh của các doanh nghiệp là 25,22% và mức tăng của vốn ngân sách là 43,54%.Như vậy mức vốn ngân sách cấp cho địa phương tăng nhiều(43,54%) nhưng mức đóng góp của doanh nghiệp địa phương lại giảm, thấp hơn năm 95 là 7%. Điều đáng chú ý là việc tăng đóng góp vào ngân sách của các doanh nghiệp chủ yếu là do tăng phần thuế tiêu thụ đặc biệt( tăng 101,8%). Thuế tiêu thụ đặc biệt thực chất là thuế do doanh nghiệp đóng hộ người tiêu dùng, không phải do hoạt đọng có hiệu quả của doanh nghiệp mà có phần thuế lợi tức thể hiện hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì giảm dần 19%. Rõ ràng các doanh nghiệp không có hiệu quả nguồn vốn được cấp. Nguyên nhân làm cho các doanh nghiệp Nhà nước làm ăn thua lỗ là do:
Doanh nghiệp có đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt năng lực yếu, kém năng động, ít am hiểu thị trường có biểu hiện tham nhũng, mất đoàn kết nội bộ, không chuyên tâm tìm hướng cho doanh nghiệp phát triển thoát ra khỏi tình trạng khó khăn. Hơn nữa lại thường có kiểu đầu tư vào một số lĩnh vực theo phong trào, đầu tư chắp vá, tản mạn nặng nề về đầu tư cho trước măt mà chưa có chương trình đầu tư cho tương lai, chưa tính đến đối thủ cạnh tranh( nhà máy đường, xi măng). Bên cạnh đó, tính kỷ luật của doanh nghiệp lỏng lẻo, không đưa ra được các phong trào thi đua ý thức trách nhiệm của mỗi lao đọng gây nên tình trạng trong doanh nghiệp còn có người lao động có tư tưởng trông chờ ỷ lại vào sự bao cấp của Nhà nước . Nhiều người chưa quen chấp nhận sự vật lộn bươn chải cùng đồng lòng vươn lên tự cứu lấy mình, chấp nhận khó khăn tạm thời thu hút mọi tài trí cùng với doanh nghiệp góp vào giải quyết khó khăn phát triển đi lên
Doanh nghiệp được đầu tư mất cân đối về cơ sở vật chất ngay từ khi được thành lập cho đến nay, máy móc thiết bị công nghệ sản xuất, dây chuyền sản xuất lạc hậu so với thế giới từ 10-20 năm và do hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp còn thời gian khấu hao tài sản cố định kéo dài, bình quân từ 10-12 năm, trong khi đó mức khấu hao bình quân của khu vực và thế giới là 7-8 năm, dẫn đến khả năng cạnh tranh thấp và do đó lợi nhuận và doanh thu thấp gây tình trạng thua lỗ. Mặt khác các doanh nghiệp này còn thiếu vốn một cách trầm trọng. Họ không có các phương thức thu hút vốn từ nhiều nguồn khác nhau mà chỉ trông chờ vào số vốn ít ỏido Nhà nước cấp và để khắc phục việc không đủ vốn họ đi đầu tư rót vốn nhỏ giọt, không chớp được những cơ hội tốt nhất trong kinh doanh.
Ngoài ra trong quá trình đổi mới công nghệ thiết bị triển khai ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm quố tế chưa được các doanh nghiệp chú trọng đẩy mạnh và thực hiện quyết liệt, chưa có phương pháp rèn luyện cho người lao động thích ứng với máy móc thiết bị hiện đại1 cách khoa học. Chính vì thế mà dù tốn rất nhiều tiền của để đổi mới máy móc nhưng năng suất và chất lượng sản phẩm vẫn không cao và đạt được tiêu chuẩn quốc tế.
Nhiều doanh nghiệp khi đầu tư mới mở rộnghoặc theo chiều sâu không chuẩn bị kĩ lưỡng từ khâu lập dự án thẩm định và phê duyệt, chọn cơ cấu nguyên vật liệu chính chưa phù hợp với nhu cầu tiêu dùng. Thêm nữa, doanh nghiệp lại thường tổ chức các cuộc hội họp có chi vượt quá định mức cho phép ( kiểm tra cho thấy16 bộ ngành chi cho hội nghị vượt chế độ 130 triệu, chi sai chế độ 363 tr)
Đó là một vài lý do chủ yếu dẫn đến sự kém hiệu quả trong việc sử dụng vốn và tài sản ở các doanh nghiệp Nhà nước , gây nên lãng phí không nhỏ đối với nền kinh tế nói chung.
V. Trong lĩnh vực chi tiêu của dân cư.
Có thể nói người dân Việt Nam vẫn chưa thật tiết kiệm trong tiêu dùng, sinh hoạt. Đơn cử trong việc tổ chức đám cưới, hầu hết các đám cưới đều tổ chức ăn uống với trung bình khoảng 150 - 200 khách mời. Số khách mời có thể lên đến 900 - 1000 khác tuỳ vào tính chất công việc và các mối quan hệ của người nhà cũng như của cô dâu chú rễ. Mỗi người đi ăn Cưới đều mang tiền mừng trong phong bì như một thông lệ tự thoả thuận. Hiện tượng này được báo chí nhắc với danh từ "cơm bụi giá cao" cho thấy tính hình thức, tiêu cực của nó. Ngoài ra những đám cưới (phần lớn ở nông thông) tổ chức ăn trong nhiều ngày không phải quá hiếm. Tất cả chi phí cho một đám cưới gồm ăn uống, xe ô tô, quần áo.. thực sự._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35277.doc