Tiếng Nhật và giao tiếp tiếng Nhật

Tài liệu Tiếng Nhật và giao tiếp tiếng Nhật: LỜI CẢM ƠN Trong trang này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ThS Nguyễn Dương Đỗ Quyên - Người đã luôn tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và động viên người viết trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. Xin được bày tỏ lòng biết ơn tới PGs. Bùi Phương Việt Anh – Khoa sau đại học - Đại học Quốc gia Hà Nội vì đã cung cấp tài liệu và trực tiếp đóng góp ý kiến quý báu giúp người viết hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trong Khoa Đông Phương... Ebook Tiếng Nhật và giao tiếp tiếng Nhật

doc92 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2951 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Tiếng Nhật và giao tiếp tiếng Nhật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
học, bộ môn Nhật Bản học và các bạn sinh viên của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, các bạn Nhật Bản… vì những ý kiến quý báu, và sự hỗ trợ trong việc điều tra dành cho người viết. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới bố mẹ và em trai của tôi những người đã luôn động viên và chăm sóc tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. MỤC LỤC LỜi mỞ đẦu 1. Tính cấp thiết của đề tài: 1.1. Tiếng Nhật và giao tiếp tiếng Nhật Ngày nay, trong thời kỳ của thế giới hội nhập đã mở ra nhiều cơ hội cho giao lưu và hội nhập kinh tế, cùng với việc Việt Nam gia nhập WTO là việc các đối tác quốc tế cũng nhiều hơn, nhu cầu giao tiếp liên văn hóa và ngôn ngữ cũng gia tăng đòi hỏi giao tiếp có hiểu biết cao hơn đã nảy sinh công tác nghiên cứu văn hóa - ngôn ngữ phục vụ cho hội nhập. Trong khu vực, Nhật Bản - một cường quốc kinh tế từ lâu đã trở thành một đối tác quan trọng của Việt Nam. Sự hợp tác song phương Việt - Nhật cũng như quan hệ hai nước đã nâng lên một tầm cao mới khiến nhu cầu học tiếng của cả hai bên tăng nhằm phục vụ cho giao tiếp và các hoạt động khác của hai nền văn hóa Việt- Nhật. Những năm gần đây, tiếng Nhật ngày càng trở nên phổ biến hơn ở Việt Nam. Số lượng người học tiếng Nhật tăng và việc đưa tiếng Nhật vào chương trình thi đại học có thể coi là những minh chứng cụ thể. Trong quá trình học tiếng Nhật, người Việt thường mong muốn hiểu đúng không chỉ về mặt ngữ pháp của tiếng Nhật mà cả về mặt ngữ nghĩa sử dụng trong ngôn ngữ của họ. Chính vì vậy tôi mong muốn đưa ra trong luận văn của mình về một số khác biệt trong văn hoá giao tiếp giúp cho người học hiểu rõ hơn về ngữ pháp, cách thức, và các quy tắc để có thể chuyển dịch từ tiếng Nhật sang tiếng Việt và ngược lại một cách chính xác nhất đồng thời làm căn cứ giúp cho giao tiếp không bị ngưng trệ do khác biệt về văn hóa - ngôn ngữ. Tuy nhiên, một điều dễ nhận thấy là để làm chủ được một ngoại ngữ không phải là đơn giản. Thậm chí là không thể nếu không có những hiểu biết cơ bản về văn hóa của dân tộc có ngôn ngữ đó. Khi những người đến từ những nền văn hoá khác nhau giao tiếp với nhau bằng một ngôn ngữ chung nào đó thì họ thường có xu hướng áp đặt văn hóa của dân tộc mình lên ngôn ngữ được sử dụng để giao tiếp. Ví dụ như người Việt học tiếng Nhật, trong giao tiếp với người Nhật đã bộc lộ khá rõ nét những áp đặt đó. Đơn cử tiêu biểu nhất là trong chào hỏi lần đầu gặp mặt. Nếu như người Việt Nam thấy việc hỏi tên, tuổi, tình trạng hôn nhân… ví dụ: “Anh/Chị bao nhiêu tuổi? Đã lập gia đình chưa?” là một sự quan tâm bình thường trong xã giao thì với người Nhật, khi bị hỏi về tuổi tác, tình trạng hôn nhân sẽ cảm thấy không thoải mái nếu không muốn nói là khó chịu. Nguyên nhân chính là do sự khác biệt văn hóa giữa hai dân tộc Việt Nam và Nhật Bản, và đặc biệt là do người giao tiếp thiếu hiểu biết về văn hóa của nước bạn. Điều đó sẽ dẫn đến những hiểu lầm đáng tiếc, những “sốc văn hóa” Thuật ngữ “sốc văn hóa” (Culture shock) đã được Howad và Scott đưa ra năm 1965. Theo từ điển dạy tiếng và ngôn ngữ học ứng dụng của 3 tác giả Jack Richard, Jonhn Platt, Heidi Platt, do nhà xuất bản Longman ấn hành lần thứ 3 – 1993 định nghĩa: “Sốc văn hóa là những cảm giác khó chịu, sợ hãi hoặc thiếu yên tâm mà một người có thể có khi thâm nhập vào một nền văn hóa khác”. không tránh khỏi khi chào hỏi, xin lỗi, cám ơn, đề nghị, thỉnh cầu, khuyến cáo, mời…và đó cũng là nguyên nhân dẫn đến các đổ vỡ, thất bại trong giao tiếp, làm cho giao tiếp bị ngừng trệ, gián đoạn. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, tôi chủ trương không đi vào giải quyết tất cả các hành vi giao tiếp trên mà chủ yếu muốn đưa ra những khác biệt về văn hoá trong lời thỉnh cầu - một hành vi ngôn ngữ hết sức nhạy cảm của tiếng Việt và tiếng Nhật. Trong cuộc sống, con người dù độc lập đến đâu cũng không thể tránh khỏi những lúc cần nhờ vả, đề nghị, thỉnh cầu…người khác. Khi thỉnh cầu tức là người nói đã xâm phạm vào sự tự do hành động của người nghe nên dễ gây ra những khó chịu, hiểu lầm nếu người thỉnh cầu không biết cách lựa chọn ngôn từ phù hợp. Điều này càng dễ nảy sinh trong giao tiếp liên ngôn, khi người tham gia giao tiếp đến từ những nền văn hóa khác nhau. Cho nên nghiên cứu về một số khác biệt văn hóa trong lời thỉnh cầu của tiếng Việt và tiếng Nhật hi vọng có thể giúp tránh khỏi, hoặc ít nhất cũng làm giảm bớt những xung đột văn hóa khi thực hiện hành vi thỉnh cầu trong giao tiếp. Một người có năng lực giao tiếp tốt là người biết cách tránh những xung đột, hay những “sốc văn hóa” khi giao tiếp. Để làm được điều đó thì chỉ có khả năng ngoại ngữ là chưa đủ, mà còn cần có năng lực văn hóa. Trong quá trình giao tiếp liên ngôn (interlingual communication) người học chỉ nói đúng ngữ pháp thôi thì chưa đủ, họ cần phải biết cách nói sao cho phù hợp. Như Trần Ngọc Thêm đã nói: “Người ta ngày càng hiểu rõ rằng, khi thiếu chiều sâu văn hóa, ngoại ngữ chỉ là cái xác không hồn” [40, 9]. Cho nên người học ngoại ngữ cần ý thức rõ vai trò của văn hóa trong quá trình học ngoại ngữ cũng như cần phải thấy được mối liên hệ mật thiết giữa ngôn ngữ và văn hóa. 1.2. Ngôn ngữ và văn hóa Ngôn ngữ và văn hóa có mối liên hệ mật thiết với nhau, không ai có thể phủ nhận những mối quan hệ khăng khít không thể tách rời (có thể ví ngôn ngữ và văn hóa như hai mặt của một tờ giấy, xé mặt này không thể không xé mặt kia). Mỗi một ngôn ngữ lại mang trong mình những đặc trưng văn hóa riêng biệt của chính mình và chúng được phản ánh vào ngôn ngữ bằng những cách khác nhau cả về chất lượng, nội dung và hình thức. Chính vì văn hóa và ngôn ngữ không thể tách rời nhau mà có thể thấy ngôn ngữ vừa là một bộ phận cấu thành văn hóa, vừa là phương tiện để thể hiện, lưu trữ, và truyền bá văn hóa. Ngay từ những định nghĩa về văn hóa, các học giả cũng đã chỉ rõ mối liên hệ ấy. Định nghĩa về văn hóa đã có hàng trăm định nghĩa khác nhau. Lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bàn về văn hóa một cách khá rõ ràng và đầy đủ, theo Người thì: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” (Dẫn lại [3, 71]). Có thể thấy ngôn ngữ là một bộ phận của văn hóa và đồng thời cũng phản ánh văn hóa sâu sắc nhất. Clyne (1994) nhận xét: “Ngôn ngữ là sự thể hiện sâu sắc nhất một nền văn hóa, hệ thống giá trị bao gồm cả những giá trị thừa hưởng từ cộng đồng và có một vai trò lớn tác động đến cách thức sử dụng không chỉ ngôn ngữ thứ nhất mà cả ngôn ngữ được tiếp thụ sau đó”. Hay nói một cách nôm na thì “Văn hóa qui định cái chúng ta nói, nói với ai và nói như thế nào…” [13, 15]. Còn các tác giả người Nhật, trong đó có Saji Keizou tuy không đề cập trực tiếp tới mối liên hệ ngôn ngữ và văn hóa, song cũng đã đưa ra ảnh hưởng của văn hóa tới giao tiếp, mà ngôn ngữ là công cụ không thể thiếu của giao tiếp: “Cách thức giao tiếp chịu cảnh hưởng rất lớn từ những qui phạm, giá trị quan của văn hóa, xã hội mà người tham gia giao tiếp sinh ra và lớn lên. Ví dụ, bàn về cách để tiến hành cuộc hội thoại, đối lập với việc những người Anglo Saxon bày tỏ nội dung truyền đạt một cách trực tiếp, thì người Á Đông có xu hướng đi từ những chủ đề bên ngoài rồi mới vào nội dung chính.”(Saji Keizou, Sanada Nobihiro, Gengo ippan Nihongokyoshiyouseikouza tekisuto2, Kaiteishinpan 2004, tr. 86) Văn hóa không giống như ngôn ngữ, nó không phải là những qui tắc cố định. Văn hóa khác giữa xã hội này với xã hội khác, cá nhân này với cá nhân khác. Cái gì là “đúng” trong nền văn hóa này có thể “không đúng” trong nền văn hóa khác. Trong khi đó ngôn ngữ xét về cấu trúc được tạo ra từ những đơn vị - yếu tố như âm vị, hình vị, từ, câu… Con người sử dụng ngôn ngữ để bày tỏ suy nghĩ, mong muốn của mình tới người nghe. Qua đó, chúng ta không chỉ thu nhận được thông tin đơn thuần mà còn biết được tâm tư, tình cảm của người nói. Ngôn ngữ với chức năng giao tiếp của mình còn có vai trò trong hình thành và duy trì mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội. Ngược lại văn hóa “in đậm” vào ngôn ngữ, nó chi phối cách sinh hoạt, ứng xử, giao tiếp của mỗi người trong cộng đồng. Bởi vậy không thể tách rời ngôn ngữ và văn hóa. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu một số khác biệt về văn hoá trong lời thỉnh cầu tiếng Việt và tiếng Nhật trên một số nội dung sau: - Nhân tố làm ảnh hưởng đến cách thỉnh cầu - Tính lịch sự trong lời thỉnh cầu - Tính trực tiếp – gián tiếp trong lời thỉnh cầu - Cách xưng hô trong lời thỉnh cầu - Từ vựng, cấu trúc trong lời thỉnh cầu. - Một số “Sốc văn hoá” trong lời thỉnh cầu, cách khắc phục. 3. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Nghiên cứu tài liệu liên quan - Phân tích - đối chiếu - Tổng hợp - Thảo luận chuyên gia - Xin ý kiến các giảng viên và sinh viên khoa Đông Phương học, các bạn người Nhật - Phỏng vấn - điều tra: Trong luận văn người viết có sử dụng bảng điều tra nhằm tìm hiểu cách thức của lời thỉnh cầu trong tiếng Việt và tiếng Nhật. Bảng hỏi sử dụng hai tình huống: + Tìng huống 1: Hỏi đường tới bưu điện + Tình huống 2: Hẹn gặp ai đó vào ngày mai 4. Phạm vi nghiên cứu Đề tài chủ yếu nghiên cứu các giao tiếp lời nói và phân tích các số liệu thu được qua điều tra, phỏng vấn về lời thỉnh cầu trong tiếng Nhật và tiếng Việt. Đồng thời nghiên cứu cách thức của lời thỉnh cầu trên cơ sở lý thuyết về tính lịch sự, tính trực tiếp - gián tiếp trong lời nói, giao tiếp. 5. Bố cục luận văn Luận văn gồm 3 phần: Phần 1: Giới thiệu gồm: tính cấp thiết của đề tài, mục đích nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, bố cục đề tài. Phần 2: Nội dung gồm ba chương. Chương một chủ yếu giải quyết các vấn đề mang tính cơ sở lý luận, làm rõ các khái niệm có liên quan như: các chức năng ngôn ngữ, lời thỉnh cầu, phân loại lời thỉnh cầu, tính lịch sự trong lời thỉnh cầu tiếng Việt và tiếng Nhật. Chương hai có nhiệm vụ làm rõ hơn lời thỉnh cầu trong tiếng Việt và tiếng Nhật từ bình diện các dấu hiệu về hình thức (từ vựng, cấu trúc). Chương ba đưa ra một số đặc trưng văn hóa chính trong lời thỉnh cầu của tiếng Việt và tiếng Nhật, tiêu biểu là tính trực tiếp và gián tiếp, cách xưng hô trong lời thỉnh cầu. Từ đó rút ra những khác biệt về văn hóa và lý giải sự khác biệt từ góc nhìn văn hóa. Phần 3: Kết luận. Đưa ra những nguyên nhân dẫn đến “sốc văn hóa” và đề xuất cách khắc phục PhẦn II: NỘi dung Chương 1: Cơ sỞ lý luẬn 1.1. Các chức năng ngôn ngữ Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt, là phương tiện giao tiếp cơ bản và quan trọng nhất của các thành viên trong một cộng đồng người. Ngôn ngữ đồng thời cũng là phương tiện phát triển tư duy, truyền đạt truyền thống văn hoá - lịch sử từ thế hệ này sang thế hệ khác. Quá trình giao tiếp được Carroll J.B Phạm Đăng Bình, Vai trò của nhân tố văn hóa trong quá trình giao tiếp bằng tiếng nước ngơài, TC Ngôn ngữ số 4, 2001, tr. 71. mô hình hoá như sau: Hành vi chủ định của người nói Hành vi mã hóa của người nói Thông điệp Hành vi giải mã của người nghe Hành vi hiểu của người nghe Qua xem xét trên chúng ta có thể sơ bộ đưa ra nhận xét như sau: Chỉ có con người mới có ngôn ngữ. Ngôn ngữ, tư duy và văn hoá liên hệ mật thiết với nhau không tách rời. Ngôn ngữ mà không có tư duy thì ngôn ngữ đó giống như ngôn ngữ của loài vật, bậc thấp. Tư duy mà không có ngôn ngữ thì đó là tư duy đơn điệu, không mang tính giao tiếp. Chính vì vậy, khi xét các chức năng của ngôn ngữ tôi chỉ xin đưa ra một vài quan tâm về một số phạm vi chức năng mà ngôn ngữ phổ quát làm căn cứ xem xét các giao tiếp trong tiếng Nhật và tiếng Việt trong lời thỉnh cầu. Nói tới chức năng ngôn ngữ, người ta thường nhắc tới hai chức năng cơ bản: ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp trọng yếu nhất của con người và ngôn ngữ là phương tiện của tư duy. 1.1.1. Ngôn ngữ - phương tiện giao tiếp đặc trưng chỉ có ở con người Trong thực tế, con người cũng như loài vật đều có nhu cầu giao tiếp song giao tiếp của con người mang tính đặc trưng. Các hoạt động giao tiếp đó bao gồm các giao tiếp cá nhân và giao tiếp liên nhóm cá nhân - đó là một hoạt động tập thể, là sự trao đổi tin tức giữa cá thể này với cá thể khác để thực hiện một chức năng, một nhiệm vụ nào đó, như làm cho cá thể khác hiểu mình, đáp ứng nhu cầu hay mong muốn của mình chẳng hạn. Đồng thời qua đó, các cá nhân tự tìm hiểu về bản thân mình. Đối với loài vật, giao tiếp chỉ có thể là sự thông báo trạng thái tâm lý - thần kinh (sự vui mừng, sự sợ hãi, mối nguy hiểm…hoặc trạng thái sinh lý đói, khát…). Như vậy, giao tiếp loài vật xảy ra do những nguyên nhân có tính bản năng, di truyền và đôi khi trong những điều kiện hoàn toàn khách quan. Đối với con người, để giúp việc giao tiếp thuận lợi hơn, với sự thông minh, tiến bộ của con người và cũng chỉ có ở con người, con người không chỉ dùng âm thanh, ánh sáng, điệu bộ, cử chỉ, mà còn có các loại dấu hiệu, kí hiệu khác nhau (kí hiệu toán học, đèn tín hiệu giao thông, tín hiệu hàng hải…), các quy tắc, quy định xã hội và đặc biệt là lời nói hay ngôn ngữ. Để truyền đạt ý định và nội dung giao tiếp, ngôn ngữ chính con người sử dụng sẽ bao gồm nhóm lời nói và nhóm hành vi để diễn đạt mục đích giao tiếp của mình. So với ngôn ngữ thành tiếng, ngôn ngữ cử chỉ thật nghèo nàn và hạn chế. Đó chẳng qua chỉ là một số rất ít những động tác giản đơn như lắc đầu, gật đầu, nhún vai, nheo mắt, khom lưng, vẫy tay, chỉ tay v.v…Có những cử chỉ một số người hiểu với nhau, nhiều khi “ý nghĩa” của các cử chỉ cũng không rõ ràng dẫn đến chỗ người tạo cử chỉ nghĩ một đằng, người tiếp thu hiểu một nẻo. Những kí hiệu và dấu hiệu khác nhau như đèn tín hiệu giao thông, kí hiệu toán học, tín hiệu hàng hải v.v… thì chỉ được áp dụng trong những phạm vi hạn chế, chứ không phải là phương tiện giao tiếp toàn xã hội. Bản thân những dấu hiệu, kí hiệu như thế muốn hiểu được vẫn phải dùng ngôn ngữ thành tiếng để giải thích. Chính vì vậy, cử chỉ và những dấu hiệu, kí hiệu khác nhau chỉ là những phương tiện giao tiếp phụ, bổ sung cho ngôn ngữ thành tiếng. Các lĩnh vực âm nhạc, hội họa, điêu khắc có những khả năng rất vĩ đại, nhưng nó vẫn bị hạn chế và có tính chất phiến diện so với ngôn ngữ. Âm nhạc, hội họa và điêu khắc không thể truyền đạt khái niệm và tư tưởng mà chỉ khơi gợi chúng trên cơ sở những hình ảnh, cảm xúc đã gây ra được ở người nghe và người xem. Những tư tưởng mà các tác phẩm âm nhạc, hội họa… gây ra ở người nghe và người xem có tính chất mơ hồ, không rõ rệt và rất khác nhau ở những người khác nhau. Cả âm nhạc lẫn nghệ thuật tạo hình đều không thể truyền đạt được những tư tưởng và tình cảm chính xác, rõ ràng và hoàn toàn xác định. Vì vậy, không thể dùng chúng thay cho ngôn ngữ. Nhu cầu giao tiếp của con người rất lớn và sâu rộng: trong lao động sản xuất, trong đời sống hàng ngày, ở cơ quan, trường học cũng như ở những nơi vui chơi giải trí, hiện thực khách quan cũng như thế giới nội tâm…Hơn thế nữa, hành động giao tiếp của con người có ý thức và mục đích rõ rệt. Chính nhờ ngôn ngữ mà chúng ta có thể trao đổi tin tức về tư tưởng, tình cảm, trí tuệ, có thể nhờ vả, sai khiến, thỉnh cầu… cũng là để hiểu nhau, thông cảm cho nhau, cùng làm việc và chung sống. 1.1.2. Ngôn ngữ là phương tiện của tư duy Chức năng giao tiếp của ngôn ngữ gắn liền với chức năng thể hiện tư duy của nó, bởi vì việc giao tiếp bằng ngôn ngữ có thể giúp người ta trao đổi tư tưởng, tình cảm với nhau, nhờ đó hiểu biết lẫn nhau và cùng tổ chức các hoạt động chung trên mọi lĩnh vực. Nếu ngôn ngữ chỉ là những tổ hợp âm thanh đơn thuần, không có tư duy của con người thì nó không thể trở thành phương tiện giao tiếp được. Tuy nhiên, không thể đồng nhất chức năng giao tiếp với chức năng thể hiện tư duy của ngôn ngữ, hoặc là cho chức năng thể hiện tư duy chỉ là một chức năng phụ thuộc vào chức năng giao tiếp. Chức năng giao tiếp chỉ thể hiện khi có hành động giao tiếp tức là khi người ta dùng ngôn ngữ để trao đổi với nhau. Trong thực tế, người ta có thể nói một mình, đọc một mình hoặc viết ra giấy mà không nhằm trao đổi với ai, người ta có thể nghĩ thầm mà không phát ra lời. Có chú ý tới những trường hợp đó, chúng ta mới thấy chức năng thể hiện tư duy là chức năng cơ bản của ngôn ngữ, độc lập với chức năng giao tiếp. Tư duy con người là một hoạt động đặc biệt của bộ óc, cơ quan thần kinh trung ương cao nhất có tổ chức tinh tế, hoàn hảo mà bất cứ loài vật hay máy móc nào cũng chưa đạt được. Hoạt động này chỉ diễn ra sau khi các cơ quan thụ cảm làm việc, cung cấp những tài liệu về sự vật, sự việc, hiện tượng trong thực tế khách quan. Quá trình tư duy mang nặng những đặc tính chủ quan, cá nhân, rất trừu tượng và khó nắm bắt, sự thể hiện ra bên ngoài có tính chất gián tiếp. Rất may nhờ có ngôn ngữ ghi lại ngay từ đầu, trực tiếp ngay từ trong óc, cho nên những tư tưởng mới được bộc lộ ra thông qua các phương tiện, các dạng thức của ngôn ngữ, ví dụ: từ biểu thị khái niệm, câu biểu thị phán đoán, chuỗi câu biểu thị suy lý. Vỏ vật chất âm thanh của các phương tiện ngôn ngữ này được các cơ quan trong cơ thể con người phát ra dưới sự điều khiển của bộ óc. Mặt khác, quá trình tư duy cũng phải dựa vào quá trình ngôn ngữ: sự kết hợp các khái niệm thành một bộ phận hay toàn bộ phán đoán dựa vào sự kết hợp giữa các từ thành cụm từ, thành câu… Ngôn ngữ của con người không phải chỉ tồn tại dưới dạng thành tiếng mà có thể tồn tại dưới dạng biểu tượng âm thanh ở trong óc, dạng chữ viết ở trên giấy. Theo Mác và Ăngghen : “Ngôn ngữ cũng cổ xưa như ý thức vậy, - ngôn ngữ là ý thức thực tại, thực tiễn”. Như vậy, ngôn ngữ và tư duy cùng ra đời một lúc, ngay từ đầu chúng hòa quyện với nhau, không tách rời nhau, ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư duy. Chức năng thể hiện tư duy của ngôn ngữ biểu hiện ở cả hai khía cạnh Nguyễn Thiện Giáp, Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục Hà Nội, 1994 : Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng. Không có từ nào, câu nào mà lại không biểu hiện khái niệm hay tư tưởng. Ngược lại, không có ý nghĩa, tư tưởng nào không tồn tại dưới dạng ngôn ngữ. Ngôn ngữ là biểu hiện thực tế của tư tưởng. Ngôn ngữ trực tiếp tham gia vào quá trình hình thành tư tưởng. Mọi ý nghĩa, tư tưởng chỉ trở nên rõ ràng khi được biểu hiện bằng ngôn ngữ. Những ý nghĩa chưa biểu hiện ra được bằng ngôn ngữ chỉ là những ý nghĩa không rõ ràng, phản ánh nhận thức mơ hồ chứ không phải hiểu biết thực sự. Quá trình đi tìm từ c ần thiết để nói cũng là quá trình làm cho ý nghĩ, khái niệm trở nên rõ ràng, có thể hiểu được với người nghe cũng như với chính bản thân mình. Thông qua tìm hiểu các chức năng của ngôn ngữ, có thể thấy rằng ngôn ngữ được chúng ta sử dụng hàng ngày để giao tiếp, để truyền đạt tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của chúng ta tới những người xung quanh. Đó cũng là cách mà chúng ta xây dựng các mối quan hệ xã hội, trước nhất là với những người trong gia đình, tiếp đó là với bạn bè, đồng nghiệp… Nhờ có ngôn ngữ, chúng ta mới có thể thực hiện các hành vi giao tiếp như chuyện trò, tâm sự, tranh luận, nhờ vả, yêu cầu, mời mọc… Trong giới hạn phạm vi của đề tài tôi chỉ xin đi sâu tìm hiểu về một hành vi giao tiếp là lời thỉnh cầu, đặc biệt là lời thỉnh cầu trong tiếng Việt và tiếng Nhật. 1.2. Lời thỉnh cầu - một hành động ngôn ngữ trong giao tiếp Theo cách phân loại hành động ngôn ngữ của Austin và đã được Searle (1969) phát triển thì họ coi giao tiếp ngôn ngữ không đơn giản chỉ là phương tiện truyền tải thông tin, mà còn là công cụ để con người sử dụng nhằm đạt được các mục đích khác nhau. Trong đó Searle đã xếp hành động thỉnh cầu vào nhóm khuyến lệnh (directives). Theo Searle, nhóm “khuyến lệnh” (directives) bao gồm những “cố gắng” của người nói (ở các mức độ khác nhau) sao cho người nghe thực hiện một hành động nào đó. Những “cố gắng” này có thể ở mức độ thông thường, ví dụ như ta nhờ, gợi ý ai giúp đỡ mình việc gì, nhưng cũng có thể là những “cố gắng” ở mức độ cao như khi ta có thái độ cương quyết, buộc ai đó phải hành động hay không được hành động. TS Nguyễn Văn Độ, Hành động thỉnh cầu trong tiếng Anh và tiếng Việt (Dưới ánh sáng đối liên văn hóa), Tạp chí ngôn ngữ số 2/2004. Đối với mỗi ngôn ngữ có những cách riêng để bày tỏ sự thỉnh cầu, những cách thức đó tương ứng với đặc trưng văn hóa của dân tộc mà ngôn ngữ đó được sử dụng. Trong tiếng Nhật, điều này được thể hiện chủ yếu dưới dạng câu hỏi, câu điều kiện, câu mời… và câu mệnh lệnh ít được sử dụng. Còn trong tiếng Việt, để thực hiện hành vi thỉnh cầu người ta cũng thường dùng các loại câu tương tự như của tiếng Nhật song khác nhau về mức độ. Khi thỉnh cầu người nói bao giờ cũng muốn nhận được hành động nào đó từ phía người nghe. Thỉnh cầu trong tiếng Anh là “request”, có nghĩa là “thỉnh cầu”, “yêu cầu”, “đề nghị” ai thực hiện một hành động nào đó nhưng không mang sắc thái bắt buộc hay gò ép từ phía người nói, mà là trông chờ vào lòng tốt, sự tự nguyện và trách nhiệm đương nhiên phải hoàn thành điều được yêu cầu của người nói, đặc biệt với nét nghĩa “thỉnh cầu”. “Request” trong tiếng Nhật theo Đại từ điển Nhật – Anh thì “request” được dịch tương đương với “irai” 依頼, có nghĩa là sự nhờ vả, dựa vào (新和英大辞典、第五番、株式会社研究社, 2003, tr.140). Khái niệm “irai” đã được làm rõ nghĩa hơn trong định nghĩa của Gamatani 蒲谷: “hành vi nhờ vả (thỉnh cầu) là hành vi của chủ thể có ý chí mong muốn đối phương thực hiện hành động mang lại lợi ích cho bản thân (người nói), nhằm khiến đối phương (người nghe) thực hiện hành động đó. Đối phương (người nghe) có quyền quyết định hành động hay không hành động. Nó có cơ cấu là việc bản thân (người nói) nhận được lợi ích nhờ vào hành động của đối phương.” 頼 美麗、依頼における「お詫び・謝罪型」表現に関する考察-日本語母語話者と台湾人日本語学習者を対象に-tr.63、NII Electronic Library Service. Nhiều tác giả phương Tây cho rằng hành động thỉnh cầu tiềm tàng nguy cơ đe dọa thể diện, ngăn cản sự tự do hành động của người nghe. Chẳng hạn Brown và Levinson (1978), cũng coi hành động này ẩn giấu nguy cơ làm mất thể diện và đe doạ thể diện “âm tính” (negative face) Theo J. Thomas “thể diện âm tính” (negative face) là mong muốn không bị can thiệp, mong muốn được hành động tự do theo như cách mình đã chọn. của người nghe. Vì vậy lời thỉnh cầu vốn chứa đựng những yếu tố làm mất thể diện, phải được xem xét một cách kỹ lưỡng sao cho thật mềm mại, dễ nghe nhằm giảm bớt, xoá đi nguy cơ đẩy người nghe vào vị trí khó xử, làm mất thể diện của người nghe. Bên cạnh đó, theo các nhà ngôn ngữ phương Đông như ngôn ngữ tiếng Việt hay tiếng Nhật… còn nhiều yếu tố văn hoá đặc thù tham gia vào lời thỉnh cầu. Bởi vậy, các học giả phương Tây hoàn toàn có lý khi nhận định rằng tính thể diện liên quan mật thiết đến lời thỉnh cầu nhưng điều đó còn phụ thuộc rất nhiều vào mối quan hệ giữa người nghe và người nói, vào bối cảnh, vào sức nặng của điều mà người nói yêu cầu, và quan trọng hơn cả là lời thỉnh cầu phụ thuộc rất nhiều vào bản sắc văn hóa của mỗi cộng đồng. Đã có một số nhà nghiên cứu Việt Nam như Nguyễn Quang, Nguyễn Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp… đề cập khá đầy đủ đến hành động thỉnh cầu và hầu hết các tác giả này đều sử dụng thuật ngữ “cầu khiến” để chỉ tất cả các phát ngôn trong nhóm khuyến lệnh với tất cả cung bậc khác nhau của nó từ “ra lệnh”, “chỉ huy”, “sai bảo” đến “yêu cầu”, “nhờ”, “bảo”, “mời”, “khuyên bảo”, “nài nỉ”, “cầu xin”, “van lạy”… Ví dụ trong tiếng Việt và tiếng Nhật, khi muốn thỉnh cầu ai đó làm gì sẽ dùng những loại câu mệnh lệnh như: Yêu cầu anh không hút thuốc ở đây! ここでタバコを吸わないでください。(kokode tabakowo suwanaidekudasai.) hay loại câu nhờ vả: Chị mua hộ tôi ít hoa nhé! 花を買ってくれますね。(hana wo katte kuremasune.) Để tiện cho việc trình bày, trong luận văn này, tôi xin dùng cụm từ “lời thỉnh cầu” với các nét nghĩa như trên làm thuật ngữ đại diện chung. Đồng thời đưa ra một số tiêu chí để nhận diện và phân loại chúng. 1.3. Phân loại lời thỉnh cầu Như trên đã đề cập, các mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa cũng như các yếu tố tác động đến ngôn ngữ, tư duy và văn hóa trong giao tiếp, cũng như sự đa dạng của hình thức và chức năng của ngôn ngữ. Dựa trên các phân tích về nội dung của câu, cũng như các dữ liệu tham khảo được, tôi đi đến mong muốn đưa ra một số tiêu chí phân loại lời thỉnh cầu trong tiếng Việt và tiếng Nhật cả về hình thức, nội dung và chức năng ngữ pháp. Trong tiếng Việt cũng như trong tiếng Nhật, xét theo nội dung thì lời thỉnh cầu thường xuất hiện dưới các dạng như: mời mọc, yêu cầu, mệnh lệnh, cấm đoán. Loại mời mọc, yêu cầu thường có các từ kèm theo như: đi, thôi, nào, nghe ở cuối câu, các từ yêu cầu, mời, hãy, cứ, xin mời, cho phép, cho, đề nghị… đặt ở đầu câu. Hoàng Trọng Phiến, Ngữ pháp tiếng Viêt – Câu, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1980, tr. 280. Ví dụ: Trong cách thể hiện lời mời: Xin mời chị vào! Mời em ở lại chơi chút nữa. Cứ tới đi, đừng ngại nhé! Trong cách thể hiện lời yêu cầu: Yêu cầu an h ra ngoài! Đề nghị mọi người giữ trật tự! Cho tôi xin cốc nước! Trong hình thức thể hiện câu mệnh lệnh, cấm đoán: biểu đạt ý nghĩa này thường dùng các phương tiện hư từ như hãy, đừng, chớ, thay, không nên (cần), không được đi, từ thực: cấm, và phương tiện ngữ điệu câu. Ví dụ: Hãy cố lên! Đừng nói như thế! Cấm hút thuốc ở đây! Không được nói chuyện riêng trong lớp! Anh đi đi! Cũng tương tự như tiếng Việt, lời thỉnh cầu trong tiếng Nhật được chia thành các loại nhỏ hơn như loại biểu thị ý mời, rủ, yêu cầu, đề nghị, mệnh lệnh… Mai Ngọc Chừ, Các ngôn ngữ phương Đông, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội , 2001, tr. 129. Ví dụ: お茶をどうぞ。 Ocha wo douzo (ý mời) Mời anh/ chị uống trà. 明日暇なら、映画館に行きませんか。(lời rủ) Ashita himanara, eigakan ni ikimasenka Nếu mai rảnh thì đi xem phim không? 早く起きてください。(mệnh lệnh) hayaku okitekudasai Hãy dạy sớm! Qua một số ví dụ cụ thể kể trên, có thể thấy trong lời thỉnh cầu mang những sắc thái và ý nghĩa, cấp độ và cấu trúc ngôn ngữ đa dạng mang đặc trưng văn hoá của ngôn ngữ được thể hiện khác nhau trong tiếng Việt và tiếng Nhật Trong giao tiếp ngôn ngữ, đôi khi phát ngôn bị đánh giá là khiếm nhã, thiếu thận trọng, suồng sã, hoặc tế nhị, sâu sắc, lịch thiệp… Đặc biệt khi thực hiện hành vi thỉnh cầu - hành vi mang tính đe doạ thể diện cao (như đã trình bày ở mục 1.2). Để nghiên cứu tác động của nó, chúng tôi dùng khái niệm lịch sự. 1.4. Tính lịch sự trong giao tiếp và tính lịch sự trong lời thỉnh cầu tiếng Việt và tiếng Nhật Khái niệm “lịch sự”, từ lâu đã không còn xa lạ trong ngôn ngữ học. Lịch sự thường được xem là một đối tượng nghiên cứu của ngữ dụng học Ngữ dụng học (linguistic pragmatics) là bộ môn ngôn ngữ học nghiên cứu cách sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, tức là cách sử dụng ngôn ngữ trong những ngữ cảnh cụ thể. , mặc dù thực ra cũng có thể, và cần thiết phải khảo sát kĩ lưỡng hơn từ các góc độ của ngôn ngữ học xã hội, của ngôn ngữ học – văn hoá (cultural linguistucs), ngôn ngữ học tri nhận (cognitive linguistics)… Cách hiểu về lịch sự trong tiếng Nhật cực kì phức tạp và thiếu thống nhất. Michael Haugh Giảng viên trường đại học Griffith (Australia), là chuyên gia giảng dạy cả tiếng Anh lẫn tiếng Nhật. cho biết, thuật ngữ Politeness được coi là tương đương với 丁寧Teinei hay 礼儀正しいReigitadashii (Dẫn lại [48]). Trong giao tiếp những người tham gia hội thoại có thể chọn cách sử sự cho phù hợp với tình cảm và nguyện vọng của người tham gia giao tiếp. Nói lịch sự là chiến lược có nghĩa là nó chỉ hình thành, có mặt và phát huy tác dụng khi có sự tương tác (sự tác động qua lại của các vai trong giao tiếp). Theo các lí thuyết về lịch sự của các học giả như của R. Lakoff và G.N. Leech, Brown và Levinson… thì các qui tắc lịch sự mang tính không được áp đặt trong các hoàn cảnh giao tiếp giữa những người tham gia tương tác mà có khác biệt về quyền lực, cương vị. Nói một cách tổng quát, trong một số nền văn hoá Á Đông như Nhật Bản, Việt Nam, Hàn Quốc… những người tham gia hội thoại có thể dùng những từ ngữ đặc biệt như kính ngữ, hoặc các tiểu từ tôn xưng người đối thoại và tự hạ mình xuống để bày tỏ sự tôn kính. Ví dụ : すみませんが、時間を割いていただけませんか。 Xin lỗi, anh có thể dành cho tôi chút thời gian không? Trong ví dụ trên thì người Nhật dùng kính ngữ được thể hiện ở dạng đuôi của động từ cho nhận ~ていただけませんか ~te itadakemasenka. Đây là cách thể hiện lịch sự mang đặc thù của tiếng Nhật. Hơn nữa mức độ lịch sự còn được đẩy lên cao hơn khi từ すみませんsumimasen (xin lỗi) được dùng ngay đầu câu trước khi đưa ra lời thỉnh cầu và đã sử dụng cách nói phủ định nghi vấn để thỉnh cầu. Tiếng Việt cũng có sử dụng từ “xin lỗi” để tỏ ý lịch sự nhưng không có nhóm động từ cho nhận như của tiếng Nhật. Trong sự tương tác mang tính khuyến khích tình cảm cũng không thể bỏ qua yếu tố lịch sự. Ngay cả với những người yêu nhau cũng đối xử với nhau theo chuẩn mực nào đó. Trong phép lịch sự thân tình mọi chuyện đều có thể đem ra bàn luận, chia sẻ và dùng những từ thân thuộc kể cả biệt danh để gọi nhau. Tức là, trong tương tác giao tiếp cần có sự thoả thuận nào đó mà cả người nói và người nghe đều chấp thuận nó. Như vậy, điều kiện tiên quyết của hoạt động lịch sự là khi tiến hành hành vi thỉnh cầu, chúng phải được tính toán mức độ hiệu lực đe dọa thể diện của lời nói. Tục ngữ Pháp có câu: “cái quá là khuyết tật” và tục ngữ Việt Nam cũng có câu: “Thái quá thành bất cập”. Hay trong tục ngữ Nhật có câu : “親しき仲にも礼儀あり” (shitashikinakanimo reigiari) tức là “ngay cả với người thân cũng phải giữ lễ nghĩa”. Như vậy, lịch sự là hiện tượng có tính phổ quát đối với mọi xã hội trong mọi lĩnh vực tương tác. Lịch sự trước hết là vấn đề văn hoá, mang tính đặc thù của từng nền văn hoá. Xã hội nào cũng phải lịch sự, có điều cái gì lịch sự, đến mức độ nào là lịch sự, biểu hiện thế nào là lịch sự lại bị quy định bởi riêng từng nền văn hoá một. Quan niệm về tính lịch sự Lịch sự là một nhân tố quan trọng trong giao tiếp xã hội. Nó có tác động chi phối không những đối với quá trình giao tiếp mà cả đối với kết quả giao tiếp. Nhiều nhà nghiên cứu ngữ dụng học coi lịch sự như một nguyên tắc giao tiếp bên cạnh nguyên tắc hợp tác (cooperative principle) trong hội thoại và gọi là nguyên tắc lịch sự (principle of politeness)… Bàn về lịch sự, có rất nhiều định nghĩa về lịch._. sự như: Theo Lakoff định nghĩa thì: “lịch sự như là một phương thức để giảm thiểu sự xung đột trong diễn ngôn (…); Những chiến lược lịch sự có nhiệm vụ đặc biệt là làm cho cuộc tương tác được thuận lợi.” (Dẫn lại [5, 258]) Theo Leech thì phép lịch sự có các chức năng như giữ gìn sự cân bằng xã hội và quan hệ bạn bè, những quan hệ này khiến chúng ta có tin rằng người đối thoại với chúng ta tỏ ra trước hết là cộng tác với chúng ta. (Dẫn lại [5, 261]) Theo Brown và Levinson và một số học giả người Nhật như Ide 1989, Usami 2001… thì lịch sự là hành vi né tránh đối đầu, thúc đẩy giao tiếp trôi chảy. TS Hoàng Anh Thi, Đặc trưng lịch sự - Đặc trưng văn hóa trong tiếng Nhật, Ngôn ngữ số 11, 2007, tr.28. Có thể thấy có rất nhiều quan niệm, cách hiểu về lịch sự. Cho dù vấn đề lịch sự và lí thuyết lịch sự đã trở nên quen thuộc đối với giới nghiên cứu ngữ dụng học, thì điều này không có nghĩa là đã có một sự thống nhất trong cách hiểu và quan niệm về lịch sự. Ngược lại, càng áp dụng lí thuyết vào nghiên cứu các ngôn ngữ cụ thể (case study), người ta càng thấy nảy sinh nhiều vấn đề, nhất là khi những vấn đề này không phải là biểu hiện ở bề mặt ngôn ngữ, không phải là vấn đề tự nó, mà lại thuộc bản chất, đặc trưng văn hoá qui định nó. Trong các lí thuyết về lịch sự, có ba quan điểm tương đối hoàn chỉnh và có những hiệu quả nhất định đối với việc nghiên cứu lịch sự là: quan điểm của R. Lakoff, của G.N. Leech và của P. Brown và S. Levinson. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, tôi chủ trương đi theo lí thuyết lịch sự của Brown và Levinson. Brown và Levinson xây dựng nên lí thuyết về lịch sự của mình năm 1978 trong cuốn Politeness – Some Universals in language Usage. Đây là lí thuyết hiện nay được xem là nhất quán nhất, có ảnh hưởng rộng rãi nhất, có hiệu quả nhất đối với việc nghiên cứu về phép lịch sự này. Theo Brown và Levinson, lịch sự có hai mặt là lịch sự dương tính và lịch sự âm tính. Brown và Levinson xây dựng lí thuyết của mình trên khái niệm thể diện (face) mượn của Goffman. Để hiểu được lịch sự dương tính và lịch sự âm tính ta cần hiểu khái niệm thể diện, thể diện dương tính và thể diện âm tính. Thể diện được Brown và Levinson định nghĩa là: “hình ảnh-về-ta công cộng mà mỗi thành viên (trong xã hội) muốn mình có được” (“Face” the public self-image that every member wants to claim for himself) (Dẫn lại [5, 263]). Thể diện lại gồm hai phương diện: thể diện âm tính và thể diện dương tính. Điều này rất quan trọng khi xem xét đối chiếu về tiếng Việt và tiếng Nhật qua lời thỉnh cầu. Thể diện âm tính của một người là nhu cầu được độc lập, được tự do hành động và không bị người khác áp đặt. Thể diện dương tính của một người là cái nhu cầu được chấp nhận, thậm chí được yêu thích bởi người khác, được đối xử như là thành viên của cùng một nhóm xã hội và nhu cầu được biết rằng mong muốn của mình cũng được người khác chia sẻ. Nói đơn giản thì thể diện âm tính là nhu cầu được độc lập còn thể diện dương tính là nhu cầu được liên thông với người khác.Về cơ bản, thể diện dương tính hàm chỉ nhu cầu được chấp thuận, công nhận, tán thưởng và tôn trọng, còn thể diện âm tính chỉ mong muốn được tự do hành động theo sở thích và mong muốn cá nhân. Thí dụ khi đưa ra thỉnh cầu dưới dạng câu hỏi về khả năng: Anh/chị có thể mở cửa cho tôi được không? ドアを開けてもれえますか。(doa wo aketemoraemasuka?) thay vì sử dụng một câu mệnh lệnh như: Mở cửa ra! ドアを開けて! (doa wo akete!) người nói đã để ý đến thể diện âm tính của người nghe bằng cách giảm nhẹ tính áp đặt của yêu cầu lên người nghe và vì thế được coi là lịch sự. Brown và Levinson nhấn mạnh rằng trong quá trình giao tiếp, người tham gia giao tiếp phải luôn quan tâm đến hai mặt trên của thể diện để tránh thực hiện những hành động đe doạ thể diện (face threatening act). Hai thể diện âm tính và dương tính là hai mặt bổ sung cho nhau chứ không phải là hai mặt tách biệt. Hai thể diện này phát huy tác dụng theo lối “cộng sinh” với nhau, có nghĩa là một sự vi phạm thể diện âm tính cũng đồng thời làm mất thể diện dương tính. Yule kết gắn khái niệm “lịch sự dương tính” (LSDT) với khái niệm “thân hữu” (solidarity) hay sự thân tình, tính thân hữu, một hàm chỉ gián tiếp của sự mờ nhạt về quyền lực và gần gụi về khoảng cách giữa các đối tác giao tiếp. Theo ông, “một hành động giữ gìn thể diện có liên quan đến LSDT của ta sẽ có xu hướng tỏ ra thân tình: nó nhấn mạnh rằng cả hai người đều mong muốn cùng một điều, và rằng họ có cùng một mục đích. Đây cũng được gọi là LSDT.” TS Nguyễn Quang, Các chiến lược lịch sự dương tính trong giao tiếp, Tap chí ngôn ngữ số 11, 2002, tr. 48. LSDT hướng vào thể diện dương tính của người tiếp nhận, chú ý đến mục đích chung, đến tình thân hữu. Các hình thức LSDT nhấn mạnh vào sự gần gũi giữa người nói và người nghe. Lịch sự âm tính (LSAT) (negative politeness) hướng vào thể diện âm tính, vào lãnh địa của đối tác. Nói cụ thể hơn, lịch sự âm tính có tính né tránh, có nghĩa là tránh không dùng những “hành vi đe doạ thể diện” hoặc bù đắp, giảm nhẹ hiệu lực của các “hành vi đe doạ thể diện” khi không thể không dùng chúng. LSAT thể hiện ở những hình thức xin lỗi, viện lí do, để người nghe có quyền lựa chọn hành động. Trong hội thoại thì chiến LSAT còn xuất hiện ở cách nói ngập ngừng, lưỡng lự. Nhất là khi thực hiện hành vi thỉnh cầu thì yếu tố lịch sự thực sự không thể thiếu nếu như người tham gia giao tiếp không muốn giao tiếp bị ngưng trệ, gián đoạn. Quan niệm về lịch sự trong tiếng Nhật Theo nghiên cứu của Yuka Shigemitsu, Yasumi Murata, Yoko Otsuka t thì “trong giao tiếp ngôn ngữ, các nghiên cứu về ngôn ngữ của tiếng Nhật và các hệ thống nhân tố liên quan đến quá trình hình thành và phát triển mang tính xã hội của ngôn ngữ đó. Thuyết lịch sự của Brown và Levinson (1987) đã chỉ ra tính hệ thống và minh chứng cho tính lịch sự âm tính của tiếng Nhật nói riêng và một số ngôn ngữ phương Đông nói chung” Positive Politeness Strategies – in Everyday Japanese Conversation, 2006, NII – Electronic Library Service. . Tức là theo thuyết lịch sự của Brown và Levinson tiếng Nhật thuộc loại hình ngôn ngữ có biểu hiện lịch sự âm tính. Tuy nhiên, có một điều đáng lưu ý là, ở Nhật Bản và Việt Nam, những nghiên cứu về lịch sự hay thể diện có khá nhiều quan điểm chưa thống nhất, thậm chí còn nhiều bất cập. Ngay trong cách hiểu về khái niệm lịch sự cũng có nhiều luồng ý kiến khác nhau, đầu tiên là tên gọi hiện tượng lịch sự giữa hai ngôn ngữ, cách dịch từ tiếng Anh sang tiếng Nhật, tiếp đó là sự không tương ứng trong bản chất của hiện tượng lịch sự trong tiếng Nhật so với thuyết lịch sự đã định nghĩa về nó. Trong bài nghiên cứu “Đặc trưng lịch sự - Đặc trưng văn hóa trong tiếng Nhật” đăng trên tạp chí ngôn ngữ số 11, 2007 của TS Hoàng Anh Thi, tác giả có đưa ra ý kiến của Ikuta – một học giả người Nhật đã dùng thuật ngữ Keii Hyougen 敬意表現 (biểu hiện kính trọng) để chỉ cái tương đương với khái niệm ngôn ngữ lịch sự trong tiếng Anh. Tuy nhiên cách hiểu này không được các nhà nghiên cứu đồng tình. Nhà nghiên cứu Ide (2001) đã phản đối cách dịch từ “Politeness” (lịch sự) trong tiếng Anh sang tiếng Nhật thành Keii Hyougen 敬意表現 (biểu hiện kính trọng) vì theo bà, hình thái biểu hiện lịch sự âm tính trong tiếng Nhật là kính ngữ. Sự hiểu lầm lý thuyết lịch sự đã làm mất đi một phần bản chất của nó. Lý thuyết lịch sự bao phủ lên tất cả các chiến lược nhằm xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp giữa con người, do vậy việc sử dụng kính ngữ chẳng qua là một yếu tố của lịch sự. Do đó nếu dùng lý thuyết lịch sự để nghiên cứu tiếng Nhật trên những hiện tượng ngôn ngữ cụ thể, ngoài những hiện tượng có thể lý giải sẽ nảy sinh nhiều hiện tượng không thể giải thích theo lý thuyết này. Đoàn Thị Hồng Lan, Lịch sự và gían tiếp trong tiếng Nhật qua hành vi đề nghị và từ chối, Luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ học, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006, tr. 36. Điều dễ thấy là lịch sự là khái niệm xuất phát từ Châu Âu, và những thuyết về lịch sự cũng là của các học giả Châu Âu, dựa trên những nghiên cứu mà đối tượng là các ngôn ngữ Châu Âu chứ không phải là các ngôn ngữ Châu Á, trong đó có tiếng Việt và tiếng Nhật. Cho nên không phải không có lý khi nhiều nhà nghiên cứu tỏ ra “nghi ngờ” hay đưa ra những quan điểm phản lại các học thuyết về lịch sự của các nhà nghiên cứu Châu Âu. Phải chăng chúng ta đã “áp đặt” lý thuyết lịch sự Châu Âu vào các ngôn ngữ Châu Á một cách “cứng nhắc”, mới chỉ mang tính đi tìm những bằng chứng trong các ngôn ngữ Á Đông (trong đó có tiếng Việt và tiếng Nhật) để theo “cái sườn” có sẵn của lý thuyết? Một số nhà nghiên cứu Việt Nam, trong đó có Vũ Thị Thanh Hương trong bài nghiên cứu “Gián tiếp và lịch sự trong lời cầu khiến tiếng Việt” Vũ Thị Thanh Hương, Gián tiếp và lịch sự trong lời cầu khiến tiếng Việt, T/c Ngôn ngữ, Số 1, tr. 34-43, 1999. được đánh giá là khá khách quan và thuyết phục đã đưa ra vấn đề phải nghiên cứu lịch sự gắn với các đặc trưng văn hoá của từng dân tộc, song cuối cùng tác giả cũng mới chỉ dừng lại ở việc nói tới các đặc trưng ngôn ngữ của tiếng Việt mà thôi. Cũng theo hướng đó, các nhà nghiên cứu lịch sự trong tiếng Nhật hầu như cũng chỉ theo hướng là thuần tuý áp dụng lý thuyết. Do vậy không thể tránh khỏi những chủ quan, cảm tính như của Nakai Fuki, trong một nghiên cứu của mình đã kết luận rằng tiếng Nhật là ngôn ngữ theo hướng lịch sự âm tính. TS Hoàng Anh Thi, Bàn về tính gián tiếp trong giao tiếp tiếng Nhật, T/c Ngôn ngữ, Số 11, tr. 29, 2006. Vì thế, các nhà nghiên cứu gặp khá nhiều “lúng túng” trước những vấn đề nảy sinh khi đi vào thực tế ngôn ngữ, nhận thấy có những hiện tượng ngôn ngữ không thể lí giải đầy đủ, thuyết phục theo lí thuyết có sẵn được. Cụ thể như việc các nhà ngôn ngữ đang tranh luận xem liệu tiếng Nhật có thuộc ngôn ngữ có lịch sự âm tính và dương tính hay không? Hay là tiếng Nhật và tiếng Việt có giống nhau, đối lập nhau trong chiến lược lịch sự hay không? Đối với cộng đồng xã hội ở Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… hay ngay cả ở Việt Nam chúng ta, lịch sự luôn gắn liền với qui tắc xã hội, có nhiệm vụ giữ gìn hài hoà trong cộng đồng, và phù hợp với cấu trúc của những xã hội coi trọng tính tôn ti trật tự này. Trong những xã hội châu Á này thì thể diện được coi là sự đánh giá của cộng đồng; một cá nhân không thể tự mình xác lập nó mà phải nhờ đến xã hội, cộng đồng. Còn lịch sự là giữ thể diện cho đối tác, cũng chính là cho bản thân. Cá nhân hành động, cư xử có được coi là lịch sự hay không lại là sự đánh giá của cộng đồng, xã hội. Điều đó cũng có thể hiểu là các cá nhân phải hành động không phải theo riêng cá nhân mình mà phải theo cách mà họ cho rằng xã hội đã qui định. Hiểu một cách đơn giản là con người phải hành động theo các chuẩn tắc mà xã hội đã đặt ra. Cụ thể với trường hợp của xã hội Nhật Bản và Việt Nam, có thể coi là những xã hội khá nghiêm ngặt về qui ước xã hội. Đặc biệt, trong hành vi giao tiếp thì lịch sự ở đây có lẽ phải được nhìn nhận theo một tiêu chuẩn khác với lịch sự phương Tây. Học giả Nhật Bản Matsumoto cũng đã khẳng định: “Cần lưu ý rằng các cá nhân và quyền của họ không thể coi là cơ sở của quan hệ con người trong xã hội Nhật” TS Hoàng Anh Thi, Bàn về tính gián tiếp trong giao tiếp tiếng Nhật, Ngôn ngữ số 11, 2006, tr.30. . Điều này trái ngược lại với xã hội Tây Âu nơi mà tính cá nhân, lợi ích cá nhân được đặc biệt coi trọng. Theo các nhà nghiên cứu Việt Nam, tiêu biểu như TS Hoàng Anh Thi, đã đến lúc cần đưa ra những lí thuyết mới về thể diện và lịch sự cho phù hợp với ngôn ngữ châu Á trong đó có tiếng Việt và tiếng Nhật. Và trong thời điểm này, vì chưa thể đưa ra một thuật ngữ thống nhất thì các học giả Việt Nam tạm đưa ra khái niệm “lịch sự tương tác” đặt bên cạnh khái niệm “lịch sự âm tính” và “lịch sự dương tính”. Lịch sự tương tác hòa trộn cả lịch sự dương tính và lịch sự âm tính, được TS Hoàng Anh Thi coi là lịch sự của những xã hội như Nhật Bản và Việt Nam. Như vậy qua các cơ sở lý luận trên, chúng ta có thể đưa ra một kết luận nhỏ về khái niệm lịch sự trong tiếng Nhật và tiếng Việt. Khái niệm “lịch sự tương tác” trên là khái niệm gọi chung cho hai khái niệm lịch sự kia. Các ngôn ngữ Á Đông như tiếng Việt và tiếng Nhật không phải là không có những đặc điểm của lịch sự dương tính và âm tính, mà chẳng qua do đặc trưng ngôn ngữ và văn hoá nên không thể phân chia rạch ròi chúng thuộc loại hình ngôn ngữ thể hiện lịch sự dương tính hay âm tính. Dẫn lại theo TS Hoàng Anh Thi: “Ở một số nền văn hoá (châu Á) có vẻ như không có thể diện âm tính. Điều này có thể được giải thích là ở những nền văn hoá đặc biệt đó, thể diện âm tính không được nhấn mạnh, nhưng sự tồn tại của nó không phải là không có ý nghĩa” (Evelina D). Bởi vậy, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, tôi vẫn xin sử dụng lí thuyết lịch sự của Brown và Levinson với khái niệm lịch sự dương tính và lịch sự âm tính (như đã trình bày ở trên), nhằm làm rõ hơn về khái niệm lịch sự, và vai trò của nó trong hành vi thỉnh cầu, đặc biệt là trong xã hội châu Á, mà cụ thể ở đây là Nhật Bản và Việt Nam. Có thể nói ngôn ngữ với các chức năng: giao tiếp, phương tiện tư duy đã cùng với văn hóa tác động không nhỏ đến quá trình giao tiếp. Một điều dễ nhận thấy là sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa đã đem lại không ít khó khăn trong giao tiếp liên ngôn ngữ - văn hóa. Ngôn ngữ nói chung và tiếng Việt, tiếng Nhật nói riêng có những hình thức diễn đạt phong phú, đa dạng tương ứng với đặc thù văn hóa của dân tộc sử dụng ngôn ngữ đó. Theo đó, lời thỉnh cầu - một hành động giao tiếp ngôn ngữ cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng, chi phối của các yếu tố ngôn ngữ và văn hóa: tính lịch sự, tính trực tiếp – gián tiếp. Ngoài ra, xét về mặt ngôn ngữ và cấu trúc, cách thể hiện ngôn ngữ giao tiếp thông qua xem xét và nghiên cứu lực ngôn trung của ngôn ngữ đã đưa chúng ta đến một nội dung mới: bằng các hình thức ngôn ngữ nào mà ý thỉnh cầu cũng như tính lịch sự trong lời thỉnh cầu được thể hiện rõ nét nhất. Để làm cơ sở cho việc phân tích, đối chiếu văn hóa mà đối tượng là lời thỉnh cầu trong tiếng Việt và tiếng Nhật, chúng tôi thấy việc tìm hiểu những dấu hiệu về ngôn ngữ: nhóm từ tình thái, cấu trúc ngữ pháp sẽ được trình bày như trong chương 2 là cần thiết. Chương 2: Các dẤu hiỆu vỀ tỪ vỰng - tình thái trong lỜi thỈnh cẦu cỦa tiẾng ViỆt và tiẾng NhẬt Khái niệm tình thái (modality) thường được các nhà ngôn ngữ học dùng để chỉ những mối quan hệ của nội dung thông tin miêu tả trong phát ngôn với hiện thực cũng như những quan điểm, thái độ, đánh giá của người nói đối với nội dung miêu tả trong câu nói, với người nghe và với hoàn cảnh giao tiếp. Như vậy, nói một cách sơ lược nhất, phạm trù tình thái bao gồm hai bình diện là mối quan hệ của người nói với nội dung phát ngôn và nội dung phát ngôn với thực tế. (Bùi Trọng Ngoãn, Khảo sát các động từ tình thái trong tiếng Việt, Luận án tiến sĩ ngữ văn, ĐHQG – ĐHKHXHVNV Hà Nội, 2004, tr. 7) Trong ngôn ngữ học “tính tình thái của phát ngôn thuộc bình diện ngữ pháp - ngữ nghĩa. Tình thái là một bộ phận nghĩa tất yếu của phát ngôn. Không thể có câu nói không mang tính tình thái nhất định”. (Bùi Trọng Ngoãn, Khảo sát các động từ tình thái trong tiếng Việt, Luận án tiến sĩ ngữ văn, ĐHQG – ĐHKHXHVNV Hà Nội, 2004, tr. 8) Vấn đề tình thái trong ngôn ngữ đã được các nhà nghiên cứu chú ý đến từ lâu. Theo V. V. Vinogradov thì tính tình thái “thuộc vào số những phạm trù ngôn ngữ học trung tâm, cơ bản; ở các ngôn ngữ khác nhau được tìm thấy dưới những dạng khác nhau’. Trong phần tiếp theo, chúng tôi xin được trình bày những biểu hiện tình thái của ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Nhật, đặc biệt là trong lời thỉnh cầu, ngoài những nét chung mang tính phổ quát của ngôn ngữ thì do loại hình ngôn ngữ khác nhau nên các hình thức biểu hiện cũng khác nhau. 2.1. Các yếu tố từ vựng biểu hiện ý nghĩa tình thái trong lời thỉnh cầu tiếng Việt và tiếng Nhật 2.1.1. Các yếu tố từ vựng biểu hiện ý nghĩa tình thái trong lời thỉnh cầu của tiếng Việt Lời thỉnh cầu so với các loại câu khác như câu hỏi, câu kể thì cũng không có những dấu hiệu ngữ pháp gì đặc biệt, ngoài một số phương tiện hư từ và ngữ điệu. Dù các phương tiện biểu diễn của lời thỉnh cầu không nhiều, nhưng sắc thái ý nghĩa của nó lại khác nhau tuỳ theo ngữ điệu (như cách nhấn giọng) và các từ tình thái được dùng kèm theo. Như vậy có thể thấy bên cạnh các động từ tình thái mang nghĩa thỉnh cầu: cấm, không được, mời, cho phép, yêu cầu, đề nghị, chúc, xin, v.v… thì ngữ điệu và đặc biệt là các từ tình thái: hãy, đừng, nghe, nhé, cứ, chớ, nào, với, đi,… đóng vai trò quan trọng trong biểu thị lời thỉnh cầu. Theo Hoàng Trọng Phiến thì từ tình thái trong lời thỉnh cầu tiếng Việt có những loại như sau: - Những từ tình thái hàm ý nghĩa kêu gọi sự đồng tình như: đi, nào, với, đã, nhé… Ví dụ: + Anh đi đi. + Mình cùng hát nào. + Anh em nghỉ tay chút đã. - Từ tình thái biểu thị ý nghĩa thúc giục, vội vàng như: thôi, nào…Ví dụ : + Đi thôi. + Nhanh lên nào ! Anh chị em ơi! - Từ tình thái mang ý nghĩa dặn dò. Ví dụ: + Nhớ đấy nhé. + Lần này thì chừa cái tội nói dối đi nhé. Từ tình thái mang nghĩa khuyên răn, mời mọc thân mật. Ví dụ: + Em phải cố học cho thật tốt đã chứ. + Kìa, cậu ăn đi chứ. 2.1.2. Các yếu tố từ vựng biểu hiện ý nghĩa tình thái trong lời thỉnh cầu của tiếng Nhật Do đặc trưng ngôn ngữ chắp dính, trong tiếng Nhật tồn tại một từ loại gọi là trợ từ (助詞) có vai trò là những phân từ đánh dấu chức năng và ngữ pháp, hay biểu thị các quan hệ ngữ nghĩa của các từ mà chúng đi kèm trong câu. Các từ loại này ngoài ý nghĩa từ vựng của bản thân chúng còn biểu thị ý nghĩa ngữ pháp, ý nghĩa quan hệ, ý nghĩa tình thái…mà chúng đảm nhiệm trong câu. Khác với tiếng Việt, có một loại từ riêng mà các nhà ngôn ngữ gọi là từ tình thái, trong tiếng Nhật chỉ có nhóm trợ từ biểu thị ý nghĩa tình thái là nhóm trợ từ kết thúc [6, 117]. Nhóm trợ từ kết thúc bao gồm những trợ từ luôn đứng ở cuối câu, đánh dấu sự kết thúc câu, đồng thời biểu thị các tình cảm, ý chí của người nói như nghi vấn, cảm động, cấm đoán, mệnh lệnh, nhờ vả, yêu cầu … cũng như các ý nghĩa tình thái khác. Ví dụ trợ từ か(ka), な(na), ね(ne), ぞ(zo)… Đa số các trợ từ này chỉ được sử dụng trong lời nói. Theo nghiên cứu của Lê Anh Tuấn (Khảo sát chức năng và hoạt động của trợ từ tiếng Nhật, Luận văn Thạc sĩ Đông phương học) thì có một số trợ từ kết thúc thường được sử dụng để biểu thị ý thỉnh cầu như sau: Trợ từ か(ka) đi với động từ vị ngữ ở dạng phủ định để biểu thị ý nghĩa thỉnh cầu, mệnh lệnh, đề nghị… 映画を見に行きませんか。(Eiga wo mi ni ikimasenka) Đi xem phim không? さあ、早く答えないか。(Saa hayaku kotaenaika) Nào , có trả lời nhanh lên không? - Trợ từ な(na) + Kết hợp với động từ dạng nguyên thể để biểu thị ý nghĩa cấm chỉ: バイクの三人乗りはするな。(Baiku no sanninnori wa suruna) Cấm xe chở ba người. + Kết hợp với động từ để biểu thị ý nghĩa thỉnh cầu (thường dùng với người thân hoặc người ít tuổi hơn): そんなことはやめな。(Sonna koto wa yamena) Đừng có làm như vậy. + Kết hợp với いらっしゃい(irasshai), ください(kudasai) để biểu thị ý nghĩa mệnh lệnh: ちょっとこっちへいらっしゃいな。(Chotto kocchi ha irasshaina) Lại đây chút nào. ぜひ来てくださいな。(Zehi kitekudasaina) Nhớ đến nhé. - Trợ từ よ(yo) + Biểu thị ý nghĩa nhắc nhở, cảnh báo: うちに泥棒が入ったよ。(Uchi ni dorobou ga haitta no yo) Kẻ trộm vào nhà rồi! + Biểu thị ý nghĩa mệnh lệnh hoặc cầu khiến: 一緒に行こうよ。(Isshouni ikou yo) Cùng đi nào. よく考えなさいよ。(Yoku kangaenasaiyo) Hãy suy nghĩ cho kĩ đi. Cần chú ý là よ(yo) ít được dùng để nói với người lớn tuổi hoặc có địa vị cao hơn mình. Nên khi thực hiện hành vi thỉnh cầu, cần chú ý dùng đúng để tránh gây hiểu lầm, bị đánh giá là thiếu lịch sự, lễ độ, dẫn tới đổ vỡ trong giao tiếp. Ngoài những trợ từ trên, một số từ khác như かなkana, だっけdakke,… cũng hay được sử dụng nhưng chủ yếu diễn tả sự ngập ngừng, hơi băn khoăn, phân vân của người nói khi đưa ra thỉnh cầu. Ví dụ: 郵便局ってどこかな。 Yuubinkyokutte dokokana. Bưu điện ở đâu nhỉ? 郵便局ってどうやっていけばいいんだっけ。 Yuubinkyokutte douyatte ikeba iin dakke. Đến bưu điện thì đi thế nào thì được nhỉ? Khi dịch những ví dụ trên sang tiếng Việt thì có thể hiểu được nội dung chính nhưng biểu hiện của từ だっけdakke hay かなkana…thực sự là rất khó chuyển dịch sang tiếng Việt. Sự khó khăn này không chỉ gặp ở việc chuyển nghĩa các từ tình thái trong lời thỉnh vầu của tiếng Việt và tiếng Nhật mà cả trong việc chuyển nghĩa của những dạng thức động từ trong tiếng Nhật sang tiếng Việt. Bởi lẽ dạng thức động từ trong tiếng Nhật không chỉ mang trong nó hàm ý thực của từ vựng, mà nó đồng thời biểu hiện mức độ trang trọng, lịch sự, thái độ của người phát ngôn. Đây là một biểu hiện đặc trưng của tiếng Nhật, sẽ được đề cập đến cụ thể hơn trong phần tiếp theo. 2.2. Các cách diễn đạt tình thái trong lời thỉnh cầu của tiếng Việt và tiếng Nhật Do khác nhau về loại hình ngôn ngữ (tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập, tiếng Nhật là ngôn ngữ chắp dính) nên mỗi ngôn ngữ có một cách thức riêng để biểu hiện ý nghĩa thỉnh cầu. Ngoài việc lời thỉnh cầu trong tiếng Nhật và tiếng Việt có các yếu tố về từ vựng biểu hiện ý nghĩa tình thái (trong tiếng Việt là nhóm từ tình thái, trong tiếng Nhật là nhóm trợ từ kết thúc câu biểu hiện ý nghĩa tình thái) như đã trình bày ở mục 2.1 thì còn có các hình thức khác. Nếu như trong tiếng Việt đó là các động từ tình thái mang ý nghĩa thỉnh cầu như: yêu cầu, đề nghị, hãy, nên, đừng, chớ, xin, cấm… thì trong tiếng Nhật không có nhóm từ như thế. Tiếng Nhật biểu hiện ý thỉnh cầu bằng cách chia hình thức của động từ và ở mỗi hình thức của động từ bộc lộ mức độ, sắc thái khác nhau của tính lịch sự. 2.2.1. Các cách diễn đạt tình thái cơ bản trong lời thỉnh cầu của tiếng Việt Trong tiếng Việt, để biểu thị ý nghĩa thỉnh cầu người ta thường dùng các động từ có ý nghĩa thỉnh cầu (còn gọi là các động từ tình thái biểu hiện ý nghĩa thỉnh cầu) như: cấm, yêu cầu, đề nghị, hãy, đừng, xin, chớ… Ví dụ: - Cấm đổ rác! - Yêu cầu anh không hút thuốc ở đây! - Đề nghị các đồng chí trật tự! - Hãy nói to lên. - Đừng nói với ai nhé! - Em ơi chớ lấy quân buôn Hồi vui nó ở, hồi buồn nó đi Mã Giang Lân, Tục ngữ ca dao Việt Nam, Nxb Giáo dục, 1995, tr. 71 Qua những ví dụ trên, có thể thấy rằng các động từ tình thái biểu hiện ý nghĩa thỉnh cầu như trên là một dấu hiệu để nhận biết lời thỉnh cầu trong tiếng Việt. Tuy nhiên, một điều dễ nhận thấy là chúng mang tính trực tiếp cao, vì thế sự áp đặt trong lời thỉnh cầu cũng vì thế mà tăng lên. Điều đó dễ dẫn tới việc thiếu lịch sự, đe doạ thể diện của người nghe. Nên sự xuất hiện của các từ tình thái (như đã trình bày ở mục 2.1.1) có vai trò làm giảm nhẹ tính áp đặt của lời đề nghị, nhờ đó biểu thị tính lịch sự và tránh đe doạ thể diện âm tính của người nghe, người nghe không thấy đang bị áp đặt, mất tự do trong hành động. Ví dụ: - Cho tôi mượn cái bút. (a) - Anh cho tôi mượn cái bút đi. (b) - Anh cho tôi mượn cái bút đi nào. (c) - Anh cho tôi mượn cái bút nhé. (d) - Anh cho tôi mượn cái bút với nhé. (e) Rõ ràng là các câu có các từ tình thái và các từ xưng hô thích hợp đi kèm (b, c, d, e) nghe nhẹ nhàng, tạo thiện cảm và dễ được chấp nhận hơn, tức là lịch sự hơn câu không có các yếu tố này (a). Ngoài ra, để thể hiện tính lịch sự, trong lời thỉnh cầu thường xuất hiện các yếu tố khác mà TS Nguyễn Văn Độ gọi là phần ngoại biên, là phần làm tăng hay giảm lực thỉnh cầu. Lời thỉnh cầu được chia thành hai phần, phần cốt lõi và phần ngoại biên. Phần cốt lõi là phần mang nội dung thỉnh cầu, phần ngoại biên là “những yếu tố làm biến đổi lực ngôn trung của thỉnh cầu” (9, 44). Ví dụ: - Thưa cô, ngày mai cô có bận không ạ? Nếu có thể, gặp em một chút được không ạ? Trong lời thỉnh cầu trên, nội dung thỉnh cầu chính là “gặp em”, phần ngoại biên của thỉnh cầu là: Thưa cô, ngày mai cô có bận không ạ?, Nếu có thể… được không ạ? Người Việt hay sử dụng các phương tiện từ ngữ mà trong đó nổi bật là các từ tình thái: à, ư, nhỉ, nhé, ạ… và các dạng từ đặc dụng, các từ hô gọi: này, ê… đại từ nhân xưng: ông/bà, chú/cô, anh/chị, em, cháu…; các khuôn mẫu mở đầu câu: làm ơn, làm ơn cho tôi…; các phương thức nói láy, nói đúp: có đúng không? thật chứ?…; yếu tố kêu gọi, động viên hành động: được chứ? được không? không sao chứ? ...và cả giọng điệu để làm tăng hoặc giảm lực ngôn trung của hành động thỉnh cầu. (Để tiện cho việc trình bày, các yếu tố này sẽ được gọi là: các yếu tố thể hiện lịch sự trong bảng kết quả điều tra) 2.2.2. Các cách diễn đạt tình thái cơ bản trong lời thỉnh cầu của tiếng Nhật Không giống như tiếng Việt, tiếng Nhật không có nhóm động từ biểu hiện ý nghĩa thỉnh cầu như trên mà bằng cách chia dạng thức của động từ và sử dụng nhóm động từ bổ trợ tiếp nhận để biểu thị ý thỉnh cầu. Sau đây là các dạng thức cơ bản thường được sử dụng: 1. Vろ (V-ro ) 静かにしろ。Shizukani shiro. Trật tự đi. 2. Nをください (N wo kudasai) (レストランで)すみませんが、すしをください。 (Resutoran de) Sumimasen ga, sushi wo kudasai. (Ở nhà hàng) xin lỗi, cho tôi sushi. 夜、家に電話をください。 Yoru, uchi ni denwa wo kudasai. Tối, gọi điện đến nhà cho tôi. 3. Vて (V-te) 食べて。  Tabete. Ăn đi. 待ってよ。 Matteyo. Chờ với. 4. Vてください (V-tekudasai) ここに名前を書いてください。 Koko ni namae wo kaitekudasai. Hãy viết tên vào đây. あのう、もう少しゆっくり言ってください。 Anou , mou sukoshi yukkuri ittekudasai. Xin lỗi … xin hãy nói chậm lại một chút. 5. V(ます形)なさい (V (bỏ “masu”) – nasai) まず、お座りなさい。 Mazu, osuwarinasai. Trước hết, xin hãy ngồi xuống. 6. Vてくれ (V - tekure) (社長が社員に)明日までレポートを出してくれ。 (Shachou ga shain ni) Ashita made repo-to wo dashitekure. (Giám đốc nói với nhân viên) Cho đến mai hãy nộp báo cáo đi. 7. ~ お願いします。(onegaishimasu.) (タクシに乗って、運転手に言う)東京タワーお願いします。 (Takusi ni notte, untenshu ni iu) Toukyou tawa- onegaishimasu. (Lên taxi và nói với lái xe): Nhờ anh (cho tới) tháp Tôkyô 8. Vてほしいんですが。(V - tehoshiindesuga.) ちょっと、手を借りてほしいんですが、... Chotto, te wo karitehoshiindesuga… Xin lỗi, tôi mong anh giúp cho… 書いたレポートを見てほしいんですが、... Kaitarepo-to wo mitehoshiindesuga… Tôi mong anh xem giúp cho bảng báo cáo đã viết… 9. Vてもらえませんか。(V- temoraemasenka.) 悪いけど、傘を貸してもらえませんか。 Waruikedo, kasa wo kashite moraemasenka. Xin lỗi nhưng anh có thể cho tôi mượn ô không? 10. Vてもらえないでしょうか。(V - temoraenaideshouka.) すみませんが、手紙を出してもらえないでしょうか。 Sumimasen ga, tegami wo dashite moraenaideshouka. Xin lỗi nhưng anh có thể gửi thư hộ tôi không? 11. おV(ます形)ください。(O V (bỏ “masu”) kudasai.) 少々お待ちください。 Shoshou omachikudasai. Xin anh chờ một chút. 12. Vてくれませんか。(V - tekuremasenka) あのコップを取ってくれませんか。 Ano koppu wo tottekuremasenka. Anh lấy cho tôi chiếc cốc kia được không? 13. Vてくださいませんか。(V - tekudasaimasenka.) ごみを出してくださいませんか。 Gomi wo dashitekudasaimasenka. Anh có thể vứt rác hộ tôi không ạ? 14. Vていただけませんか。(V - teitadakemasenka.) すみませんが、郵便局までの行き方を教えていいただけませんか。 Sumimasen ga, yuubinkyoku made no ikikata wo osieteitadakemasenka. Xin lỗi, anh làm ơn chỉ cho tôi đường tới bưu điện được không? 15. Vていただけないでしょうか。(V - teitadakenaideshouka.) 先生、明日、時間を取っていただけないでしょうか。 Sensei, ashita, jikan wo totteitadakenaideshouka. Thưa thầy, ngày mai thầy có thể dành chút thời gian cho em được không ạ? Có thể thấy từ 1~6 các động từ được chia ở dạng mệnh lệnh, cho nên lời thỉnh cầu ở đây có tính trực tiếp cao. Mẫu 7,8 thể hiện mong muốn của người nói, mẫu 11 cũng là dạng mệnh lệnh song có tính lịch sự hơn các mẫu 1~6. Các mẫu còn lại là thuộc nhóm động từ bổ trợ tiếp nhận đặc trưng của tiếng Nhật. Nó không chỉ biểu thị ý thỉnh cầu mà còn biểu hiện được cả tính lịch sự trong đó, vì khi dùng các trợ động từ cho nhận lời thỉnh cầu có tính gián tiếp hơn các mẫu khác. Một điều đặc biệt cần lưu ý với nhóm động từ bổ trợ tiếp nhận là trong mỗi động từ đó lại có những dạng thức khác nhau thể hiện khẳng định hay phủ định, dạng thông thường hay lịch sự…Người Nhật thường tùy vào đối tượng người nghe là ai mà lựa chọn dạng thức thích hợp. Nếu là người thân trong gia đình, bạn bè thì thể thông thường được sử dụng phổ biến, còn là người ngoài, có khoảng cách hay với những người có vai giao tiếp cao hơn thì dạng thức thể hiện tính lịch sự được sử dụng. Để có thể hình dung rõ hơn về nhóm động từ bổ trợ tiếp nhận đặc trưng của tiếng Nhật, tôi xin đưa ra bảng liệt kê các dạng thường gặp của nhóm động từ này trong lời thỉnh cầu. Dạng câu Cách biểu hiện Khẳng định nghi vấn Phủ định nghi vấn くれる型 ↓ くれる kureru くれますか kuremaska くれるのでしょうか kurerunodeshouka くれない kurenai くれませんか kuremasenka くれないでしょうか kurenaideshouka もらう型 ↓ もらう morau もらえる moraeru もらえますか moraemasuka もらえるのでしょうか moraerunodeshouka もらえない moraenai もらえませんmoraemasenka もらえないでしょうか moraenaideshouka くださる型 ↓ くださる kadasaru くださいますか itadaku くださいませんか kudasaimasenka いただく型 ↓ いただく itadaku いただける itadakeru いただきますか itadakimasuka いただけない itadakenai いただきませんか itadakimasenka いただけないでしょうか itadakenaideshouka (Trong bảng trên, mức độ lịch sự tăng theo chiều mũi tên.) H.2. Các dạng thức của nhóm động từ bổ trợ tiếp nhận lợi ích trong tiếng Nhật Những yếu tố biểu thị tính lịch sự như đã trình bày ở trên thực chất là thuộc nhóm từ kính ngữ 敬語 keigo mang tính đặc thù cao của tiếng Nhật. Hệ thống kính ngữ của tiếng Nhật hết sức phong phú, phức tạp, đã được quy chế hóa, xã hội hóa cao độ. Các phương tiện này, mạnh về phương tiện biểu hiện ngữ pháp mà nhẹ về các phương tiện từ vựng. Phương tiện từ vựng (như một số động từ tôn kính và khiêm tốn, các từ hô gọi lịch sự, các tiền tố おo.., ごgo…kết hợp với cách danh từ) không nhiều. Các biến đuôi động từ như các phương tiện ngữ pháp lại được sử dụng chủ yếu để biểu hiện tính lịch sự [45, 33]. (Để tiện cho việc trình bày, các yếu tố này sẽ được gọi là: yếu tố thể hiện lịch sự trong bảng H.9 và H.10) Tiểu kết: Qua một số phân tích trên, ta có thể thấy các phương thức mà ta gọi là phương thức (từ vựng, cấu trúc) cấu tạo lời thỉnh cầu chính là các yếu tố biểu thị tình thái thỉnh cầu. Sự thêm vào hay bớt đi các yếu tố này chỉ ảnh hưởng đến tính lịch sự, mạnh hay yếu của lực thỉnh cầu. Có thể thấy các yếu tố từ vựng, cấu trúc, tình thái không chỉ có vai trò biểu hiện ý nghĩa thỉnh cầu mà còn biểu hiện cả thái độ, tình cảm của người nói, từ đó tính lịch sự cũng được thể hiện. Do vậy mà việc lựa chọn cách thức thỉnh cầu cũng có thể hiểu là cách lựa chọn chiến lược lịch sự. Ở mỗi ngôn ngữ khác nhau, cụ thể ở đây là tiếng Việt và tiếng Nhật, do._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc14188.DOC
Tài liệu liên quan