LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời đại ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một tất yếu khách quan, và là xu thế của thời đại, có tác động mạnh mẽ tới mọi lĩnh vực trong đời sống kinh tế xã hội của các quốc gia trên thế giới. Đến nay, trên thế giới đã có đến hàng trăm hình thức tổ chức liên chính phủ và hàng nghìn hình thức tổ chức phi chính phủ hoạt động trong hầu hết tất cả các lĩnh vực kinh tế-chính trị-xã hội. Trong đó, có những tổ chức kinh tế và thương mại quốc
64 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1405 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Tiến trình gia nhập WTO và những thách thức đặt ra đối với Việt Nam khi gia nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tế và các tổ chức liên kết kinh tế và thương mại đặc thù theo khu vực như khu mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR), tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD),…và đỉnh cao của sự hội nhập trong lĩnh vực kinh tế và thương mại thế giới là sự ra đời của tổ chức thương mại thế giới (WTO).
Hội nhập là một xu hướng đã xuất hiện từ rất lâu mà tiên phong là trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Tham gia thương mại quốc tế sẽ đem lại lợi ích cho các quốc gia. Đây là điều không phải đến bây giờ các quốc gia mới nhận thấy mà nó đã được các nhà kinh tế học từ thế kỷ XVIII nghiên cứu và chứng minh. Nó càng được khẳng định khi các lý thuyết thương mại quốc tế lần lượt ra đời, từ các lý thuyết cổ điển và tân cổ điển như: “Lợi thế tuyệt đối” của Adam Smith, lý thuyết “Lợi thế so sánh” của David Ricardo, lý thuyết “Tỷ lệ các yếu tố” của Eli Heckcher và Berti Ohlin đến các lý thuyết hiện đại như: lý thuyết “Lợi thế cạnh tranh quốc gia ” và “Lý thuyết chuỗi giá trị” của Micheal Porter, lý thuyết “Vòng đời sản phẩm” của Vernon,…
Là một quốc gia có nền kinh tế ở trình độ thấp nhưng Việt Nam cũng đã xác định hội nhập là con đường duy nhất để Việt Nam theo kịp thời đại, điều này đã được Đảng và Nhà nước ta khẳng định ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI (năm 1986). Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với trên 200 quốc gia, là thành viên của ASEAN, APEC, ASEM, ký hiệp định thương mại với nhiều nước trên thế giới trong đó có Mỹ và đang chuẩn bị cho một sự kiện quan trọng là gia nhập WTO. WTO là tổ chức thương mại thế giới. Từ khi ra đời nó đã không ngừng lớn mạnh và có sự tác động rất lớn đến nền kinh tế thế giới. WTO hiện có 150 quốc gia thành viên. Việt Nam đã gửi đơn xin gia nhập WTO vào tháng 1/1995 và hiện đang là 1 trong 24 thành viên quan sát của WTO. Việt Nam sẽ trở thành thành viên của WTO khi chấp nhận các điều kiện của WTO qua các cuộc đàm phán đa phương và kết thúc đàm phán song phương với các thành viên có quan tâm đến việc gia nhập thị trường hàng hoá, dịch vụ. Qua các hiệp định thương mại song phương của Việt Nam với Hoa Kỳ, Việt Nam đã chấp nhận những nguyên tắc của WTO như MFN, NT,… Trong hiệp định BTA, Việt Nam cũng đã cam kết Các hiệp định và thoả thuận của WTO, chứa đựng một hệ thống quy định bao trùm toàn bộ các lĩnh vực kinh tế – thương mại quốc tế, từ hàng hoá, dịch vụ đến quyền sở hữu trí tuệ. Chúng là những nguyên lý của sự tự do hoá và những cam kết được chấp nhận. Những cam kết của các quốc gia thành viên trong việc thực hiện giảm thuế hải quan và những rào cản thương mại khác nhằm mở ra và giữ một thị trường mở. Nó cũng đưa ra phương thức đối sử đặc biệt đối với những quốc gia đang phát triển.
Chính phủ Việt Nam đã có những nỗ lực không ngừng nhằm thúc đẩy tiến trình gia nhập WTO đặc biệt là trong năm vừa qua năm 2005 cùng với mục tiêu gia nhập WTO vào cuối năm 2005. Trong năm 2005, đã có rất nhiều tác phẩm được xuất bản thành sách hay được đăng lên các tạp chí về tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam, những nỗ lực của Việt Nam cùng với những thách thức đặt ra và luôn không ngừng hy vọng rằng Việt Nam sẽ được đứng trong danh sách số thành viên chính thức của WTO trước khi bước sang năm 2006. Tuy nhiên đến nay (tháng3/2006) Việt Nam vẫn chưa trở thành thành viên chính thức của WTO. Đây là một vấn đề nóng hổi được toàn quốc quan tâm vì nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế nước ta trong tương lai. Trước thực trạng đó, chúng em đã lựa chọn đề tài: “Tiến trình gia nhập WTO và những thách thức đặt ra đối với Việt Nam khi gia nhập WTO” để làm đề tài nghiên cứu khoa học với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé vào sự nghiệp chung của đất nước.
Mục đích nghiên cứu của đề tài: Phân tích, đánh giá thực trạng tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam. Từ đó tìm ra những nguyên nhân khiến Việt Nam chưa thể gia nhập WTO, những thách thức đặt ra đối với Việt Nam trong thời gian tới, qua đó kiến nghị những giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến trình gia nhập WTO và đối phó với những thách thức đặt ra khi Việt Nam gia nhập WTO.
Đối tượng nghiên cứu: thương mại quốc tế của Việt Nam, và kết quả hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu: Tổng hợp, phân tích thống kê số liệu hệ thống chính sách, môi trường kinh tế. Trên cơ sở tổng hợp các vấn đề kinh tế vĩ mô và dựa trên số liệu thống kê thực tế, kết hợp với kinh nghiệm của các nước để phân tích mối quan hệ nhân quả giữa các chính sách kinh tế đối ngoại của Việt Nam, và tác động của nó tới môi trường kinh doanh trong nước và tiến trình gia nhập WTO.
Phạm vi nghiên cứu: các chính sách liên quan tới quá trình gia nhập WTO của Việt Nam và sử dụng số liệu chủ yếu trong giai đoạn từ sau khi bắt đầu quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam cuối năm 1986.
Kết cấu đề tài:
Ngoài các phần: mở đầu, phụ lục và kết luận thì đề tài được chia thành ba chương sau:
Chương I: Tổng quan về WTO. Sự cần thiết khách quan
Chương II: Việt Nam trong tiến trình hội nhập WTO, cơ hội và thách thức.
Chương III: Những bài học kinh nghiệm của một số quốc gia khi gia nhập WTO và một số kiến nghị thúc đẩy quá trình gia nhập WTO của Việt Nam.
Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu, nhưng do bị hạn chế về thời gian và kiến thức nên đề tài khó tránh khỏi những sai sót nhất định. Để đề tài được hoàn chỉnh, chúng em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và bạn đọc. Chúng em xin chân thành cảm ơn!!
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ WTO VÀ SỰ CẦN THIẾT
CỦA VIỆC GIA NHẬP WTO
I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO)
1. Lịch sử hình thành, mục tiêu và chức năng của WTO
1.1. Lịch sử hình thành
Tổ chức thương mại thế giới (WTO) có tiền thân là Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT). GATT là một công cụ đa biên duy nhất điều chỉnh nền thương mại quốc tế từ năm 1948 cho tới khi thành lập WTO.
1.2. Mục tiêu và chức năng
Như vậy mục tiêu của WTO là mục tiêu của GATT. Trong đ Cụ thể có 3 mục tiêu: Thứ nhất là mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng thương mại và dịch vụ trên thế giới phục vụ cho sự phát triển ổn định, bền vững và bảo vệ môi trường; Thứ hai là thúc đẩy sự phát triển các thể chế thị trường, giải quyết các bất đồng và tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên trong khuôn khổ của hệ thống thương mại đa phương phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của Công pháp quốc tế. Bảo đảm cho các nước đang phát triển và đặc biệt là các nước kém phát triển nhất được hưởng thụ những lợi ích thực sự từ sự tăng trưởng của thương mại quốc tế, phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế của các nước này và khuyến khích các nước này ngày càng hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới. Mục tiêu cuối cùng là nâng cao mức sống, tạo công ăn việc làm cho người dân các nước thành viên, bảo đảm các quyền và tiêu chuẩn lao động tối thiểu được tôn trọng.
WTO thực hiện 5 chức năng đó là: thứ nhất, thống nhất quản lý việc thực hiện các hiệp định và thoả thuận thương mại đa phương và nhiều bên, giám sát, tạo thuận lợi, kể cả trợ giúp kỹ thuật cho các nước thành viên thực hiện các nghĩa vụ của họ; Thứ hai, là khuôn khổ thể chế để tiến hành các vòng đàm phán thương mại đa phương trong khuôn khổ WTO, theo quyết định của hội nghị bộ trưởng WTO; Thứ ba, là cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các thành viên; Thứ tư, là cơ chế kiểm điểm chính sách thương mại của các nước thành viên, bảo đảm mục tiêu thúc đẩy tự do hoá thương mại và tuân thủ các quy định của WTO; Thứ năm, thực hiện việc hợp tác với các tổ chức kinh tế quốc tế khác như IMF và WB trong việc hoạch định những chính sách và dự báo về nhữmg xu hướng phát triển tương lai của kinh tế toàn cầu.
2. Những nguyên tắc hoạt động của WTO
WTO được xây dựng trên 4 nguyên tắc pháp lý nền tảng sau:
Thứ nhất là: Nguyên tắc “tối huệ quốc” (MFN), là nguyên tắc pháp lý quan trọng nhất của WTO. Nguyên tắc này được hiểu là nếu một nước dành cho một nước thành viên một sự đối xử ưu đãi nào đó thì nước này cũng sẽ phải dành sự ưu đãi đó cho tất cả các thành viên khác. Nếu như nguyên tắc MFN trong GATT (1947) chỉ áp dụng đối với hàng hoá thì trong WTO được mơ rộng sang thương mại dịnh vụ (Điều 2 Hiệp định GATS), và sở hữu trí tuệ (Điều 4 Hiệp định TRIPS).
Thứ hai là: Nguyên tắc “Đãi ngộ quốc gia” (NT), quy định tại Điều 3 hiệp định GATT, điều17 GATS và điều 3 TRIPS. Nguyên tắc NT được hiểu là hàng hoá nhập khẩu, dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ nước ngoài phải được đối xử không kém thuận lợi hơn so với hàng hoá cùng loại trong nước. Trong khuôn khổ WTO, nguyên tắc NT chỉ áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ, các quyền sở hữu trí tuệ, chưa áp dụng đối với cá nhân và pháp nhân. Phạm vi áp dụng của nguyên tắc NT đối với hàng hoá, dịch vụ và sở hữu trí tuệ có khác nhau. Đối với hàng hoá và sở hữu trí tuệ, việc áp dụng nguyên tắc NT là một nghĩa vụ chung (general obiligation).
Thứ ba là: Nguyên tắc “Mở cửa thị trường” hay còn gọi là “Tiếp cận thị trường” (Market access) thực chất là mở của thị trường cho hàng hoá, dịch vụ và đầu tư nước ngoài. Trong một hệ thống thương mại đa phương, khi tất cả các bên tham gia đều chấp nhận mở cửa thị trường của mình thì điều đó đồng nghĩa với việc tạo ra một hệ thống thương mại toàn cầu mở cửa. Về mặt chính trị, nguyên tắc này thể hiện nguyên tắc tự do hoá thương mại của WTO. Về mặt pháp lý, nó thể hiện nghĩa vụ có tính chất ràng buộc thực hiện những cam kết về mở cửa thị trường mà đã chấp thuận khi đàm phán gia nhập WTO .
Thứ bốn là: Nguyên tắc “cạnh tranh công bằng” (fair competition) tức là tự do cạnh tranh trong những điêu kiện bình đẳng như nhau.
3. Cơ cấu tổ chức của WTO
WTO được hoạt động bởi các nước thành viên của nó. Tất cả các quyết định chính đều được đưa ra bởi mọi thành viên cũng như những bộ trưởng hoặc là những nhà ngoại giao hay những người đại diện. Và những quyết định thông thường được đưa ra khi có sự tán thành. Ở khía cạnh này thì WTO khác so với
các tổ chức quốc tế khác như WB và IMF. Quyền lực không uỷ nhiệm cho một ban chỉ huy hay một tổ chức nào. Cụ thể về cơ cấu của tổ chức như sau:
Hội nghị bộ trưởng ( Ministerial conferences)
Là cơ quan quyết định cao nhất của WTO. Được họp thường xuyên ít nhất hai năm một lần. Hội nghị bộ trưởng có quyền lực lớn nhất. Đó là quyền lập pháp, quyền chuẩn tư pháp, trong những trường hợp đặc biệt có thể miễn trừ nghĩa vụ của một thành viên, phê chuẩn các đơn xin chỉ thị của thành viên không thuộc tổ chức đưa ra để xin làm quan sát viên của WTO.
Đại hội đồng (General council)
Đại hội đồng do toàn thể các thành viên lập nên, sẽ đại diện thực hiện chức năng của “hội nghị bộ trưởng”. Hội nghị họp khi có vấn đề cần thiết phát sinh. Hội tự phác thảo ra những quy tắc nghị sự và chương trình nghị sự. Khi mở họp hội có chức trách giải quyết tranh chấp thương mại và thẩm tra các chính sách thương mại của các thành viên. Hội được thiết lập dưới các dạng: 1- “Hội quản lý thương mại hàng hoá” (Coucil for trade in Goods); 2- “Hội quản lý thương mại dịch vụ” (Council for trade in services); 3- “Hội quản lý quyền sở hữu trí tuệ” (Council for Trade Related Aspects of Intellectual Property Rights)
Các uỷ ban chuyên môn (Committees on)
Hội nghị bộ trưởng thành lập ra các Uỷ ban chuyên môn như: Uỷ ban thương mại và phát triển (Trade and Development), Uỷ ban hạn chế thu chi quốc tế (Balance of Payments Restrictions), Ban kế toán tài vụ và hành chính (Budget, Finance and Administration), Ban Thương mại và Môi trường (Trade and Enviroment), Hội thảo Thương mại Khu vực ( Regional Trade Agreements), Ban Công tác về việc gia nhập (Working Parities on Accession), Nhóm công tác về chuyển giao thương mại và công nghệ (Working groups on Trade and technology transfer),….
Ban thư ký và cán sự.
Tổng giám đốc do hội nghị bộ trưởng lựa chọn và quy định rõ quyền lực, chức trách, điều kiện phục vụ và kế hoạch nhiệm kì của tổng giám đốc. Tổng giám đốc tham gia vào các vị trí như bảo vệ WTO (người giám hộ), người hướng
dẫn, người điều hành, chủ trì hiệp thương, thoả thuận và đàm phán phi chính thức, tránh tranh chấp.
4. Sơ lược các hiệp định của WTO.
Các hiệp định và thoả thuận của WTO chứa đựng một hệ thống quy định bao trùm toàn bộ các lĩnh vực Kinh tế – Thương mại quốc tế, từ hàng hoá, dịch vụ đến quyền sở hữu trí tuệ. Chúng là những nguyên lý của sự tự do hoá và những cam kết được chấp nhận. Những cam kết của các quốc gia thành viên trong việc thực hiện giảm thuế hải quan và những rào cản thương mại khác nhằm mở ra và giữ một thị trường mở. Nó cũng đưa ra phương thức đối sử đặc biệt đối với những quốc gia đang phát triển.
Trên thực tế nội dung của các hiệp định không cố định mà được thay đổi bổ sung hoàn thiện qua các cuộc họp hội nghị bộ trưởng. Hiệp định vòng Uruguay là cơ sở của hệ thống WTO hiên nay, là kết quả của những quyết định được đưa ra tại hội nghị bộ trưởng họp tại Doha tháng 11-2001.
Bảng nội dung của văn bản pháp luật là một danh sách gồm 60 hiệp định, phụ lục, những quyết định và những chú thích. Trên thực tế, bản hiệp định này đưa ra cấu trúc với sáu khu vực chính: Một hiệp định trung ương hay là bản hiệp định thành lập WTO (Umbrella agreement); Hiệp định bao trùm lên ba lĩnh vực hàng hoá, dịch vụ và sở hữu trí tuệ (Goods, Services and Intellectual Propery); Giải quyết tranh chấp (Dispute Settlement); Và sự kiểm điểm lại các chính sách thương mại (Reviews of Governments’ Trade Policies).
Bản hiệp định cho hai lĩnh vực rộng nhất là hàng hoá và dịch vụ, có quá trình hình thành: Bắt đầu, bằng những nuyên tắc chung như Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) (đối với hàng hoá), và Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS), hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS), Sau đó, Hiệp định mở rộng và bổ sung thêm những yêu cầu đặc biệt của những ngành hoặc sản phẩm đặc biệt. Cuối cùng, có một bản dài và chi tiết những cam kết được đưa ra bởi các quốc gia cho phép sản phẩm hoặc dịch vụ của quốc gia khác tham gia vào thị trường của họ. Chẳng hạn như GATT, đưa ra hình thức cam kết ràng buộc về thuế quan cho hàng hoá nói chung, và sự kết hợp giữa thuế quan và hạn ngạch đối với sản phẩm nông nghiệp. Đối với GATS, sự cam kết nói rõ có bao nhiêu cách nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được phép đối với những ngành riêng biệt, và bao gồm cả dịch vụ mà quốc gia đó nói là họ không áp dụng nguyên tắc tối hụê quốc. Trên cơ sở đó có cơ chế giải quyết các tranh chấp, được xây dựng trên những hiệp định và cam kết, và sự suy tính lại chính sách thương mại, một sự áp dụng minh bạch rõ ràng.
Phần lớn vòng Uruguay xem xét những nguyên lý chung và những nguyên lý cho những ngành đặc thù. Cũng trong thời gian đó việc đàm phán gia nhập thị trường là có thể đối với hàng hoá công nghiệp. Một nguyên tắc vừa trình bày có thể tiến hành đàm phán dựa trên những cam kết đối với ngành nông nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên còn một nhóm những hiệp định khác không được đề cập (trong bản phụ lục) cũng có phần quan trọng đó là hai hiệp định không được kí bởi tất cả các thành viên: hàng không dân dụng và sự thu mua của chính phủ. Ngoài ra còn có những vấn đề thay đổi sẽ xảy ra mà thỉnh thoảng nó vẫn được đem ra đàm phán tại chương trình nghị sự Doha và có thể nó sẽ được đưa vào thực hiện.
5. Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO.
Là một tổ chức quốc tế dựa trên các nghĩa vụ pháp lý (Rule-base), GATT trước kia, WTO hiện nay đều cần có một cơ chế giải quết tranh chấp một cách có hiệu quả, công bằng, nhằm bảo đảm để tất cả các nước thành viên tuân thủ “luật chơi chung” của tổ chức.
Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO dựa trên bốn nguyên tắc là: Công bằng, nhanh chóng, hiệu quả và chấp nhận được đối với các hiệp định thương mại có liên quan trên cơ sở có tuân thủ các quy phạm của tập quán quốc tế về giải thích điều ước quốc tế. Ngoài ra WTO vẫn tiếp tục áp dụng cách giải quyết tranh chấp của GATT (1947) như: Tái lập sự cân bằng giữa quyền và nghĩa vụ; Giải quyết tích cực tranh chấp; Cấm đơn phương áp dụng các biện pháp trừng phạt có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại của hệ thống thương mại toàn cầu.
5.1. Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO là cơ chế nhóm chuyên gia (expert group) và cơ quan phúc thẩm thường trực.
Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) có quyền quyết định thành lập và thông qua báo cáo của nhóm chuyên gia và nhóm phúc thẩm, giám sát việc thực hiện các quyết định về giải quyết tranh chấp, cho phép tạm đình chỉ việc áp dụng các hiệp định thương mại với một nước thành viên, cho phép áp dụng các biện pháp trừng phạt. Công việc chính về giải quyết tranh chấp do các nhóm chuyên gia thực hiện. Thành phần của mỗi nhóm chuyên gia là từ 3 đến 5 người. Nhiệm vụ của nhóm chuyên gia là giúp cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO làm sáng tỏ nội dung tranh chấp và khuyến nghị một giải pháp để các bên hữu quan giải quyết tranh chấp của họ, phù hợp với các hiệp định thương mại có liên quan.
Một trong những nét mới của WTO là việc thành lập cơ quan phúc thẩm thường trực. Cơ quan này có 7 thành viên, do cơ quan DSB bổ nhiệm. Cơ quan này có chức năng xem xét theo thủ tục phúc thẩm báo cáo của nhóm chuyên gia, theo đề nghị của một trong các bên tranh chấp. Tuy nhiên, phạm vi phúc thẩm chỉ áp dụng đối với những kết luận và giải thích chưa được đưa ra trong báo cáo của nhóm chuyên gia.
5.2. Thực hiện quyết định của cơ quan giải quyết tranh chấp và áp dụng biện pháp trả đũa.
Quyết định về giải quyết tranh chấp được DBS thông qua theo nguyên tắc đồng thuận tiêu cực có giá trị pháp lý và có tính cưỡng chế thi hành đối với các bên tranh chấp. Thông thường thì bên thua kiện có nghĩa vụ bãi bỏ các quy định hoặc chấm dứt áp dụng các biện pháp mà nhóm chuyên gia kết luận là vi phạm điều khoản trong các hiệp định có liên quan của WTO. WTO đề ra một cơ chế theo dõi và giám sát việc thực hiện quyết định trong vòng 30 ngày kể từ ngày thông qua báo cáo của nhóm chuyên gia, bên thua kiện phải thông báo cho DSB biết về những biện pháp mà nước này dự định áp dụng để thực hiện khuyến nghị của nhóm chuyên gia. Nếu nước này vì một lý do nào đấy không thể thực hiện ngay khuyến nghị của nhóm chuyên gia thì DSB có thể cho phép nước này được thực hiện trong một thời hạn “hợp lý” và nếu trong thời hạn đó bên thua kiện vẫn
không thể thực hiện được thì nước này có nghĩa vụ thương lượng với bên thắng về mức độ bồi thường thiệt hại. Nếu trong vòng 20 ngày kẻ tư ngày chấm dứt thời hạn hợp lý, vẫn chưa thoả thuận được mức độ bồi thường thì bên thắng kiện có thể yêu cầu DBS cho phép áp dụng biện pháp trả đũa theo mức độ thiệt hại.
5.3 Các phương thức giải quyết tranh chấp khác.
Là những biện pháp giải quyết tranh chấp trong Công pháp quốc tế như: Trọng tài liên quốc gia (Interstate Arbitration); Trung gian (Mediation); Hoà giải (Conciliation). Điều 25 thoả thuận giải quyết tranh chấp (DSU) quy định các nước có thể giải quyết tranh chấp với nhau thông qua trọng tài nếu có thoả thuận trước.
Các nước có thể sử dụng cơ chế trung gian hoặc hoà giải của một bên thứ ba. Ngoài cơ chế giải quyết tranh chấp chung ra, một số hiệp định thương mại đa biên của WTO cũng quy định những cơ chế giải quyết tranh chấp đặc biệt.
6. Quy định về việc gia nhập WTO.
Theo “hiệp định WTO” thành viên chủ yếu có hai loại, một là “thành viên sáng lập”, một loại khác là “thành viên gia nhập”. Nhưng trên thực tế “thành viên sáng lập WTO” và “thành viên gia nhập sau”, về mặt quyện lợi và nghĩa vụ không có sự khác biệt.
6.1. Phương thức để đạt được tư cách là thành viên của WTO.
Theo khoản XII của “hiệp định WTO” khẳng định rằng sự gia nhập vào WTO sẽ được tán thành khi có sự thoả thuận về các điều kiện giữa nước xin gia nhập với WTO. Sự gia nhập WTO về bản chất là một tiến trình đàm phán. Nó hoàn toàn khác so với những tiến trình gia nhập vào các tổ chức quốc tế khác như quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), ngân hàng thế giới (WB), là một tiến trình tự động với quy mô lớn. Bởi vì mỗi một ban công tác về việc gia nhập (accession Working Party) đưa ra những quyết định khi có sự nhất trí của tất cả các thành viên.khi đó cũng có nghĩa là mang lại lợi ích cho các thành viênWTO thông qua việc trao đổi, thỏa thuận. Đồng thời đưa ra đựơc những biện pháp thích hợp cho các cuộc đàm phán song phương và đa phương. Tất cả những tài liệu đưa ra bởi nhóm công tác về việc gia nhập phải được duy trì trong suốt tiến trình đàm phán cho đến khi kết thúc tiến trình này.
Theo hiệp định chung thì bất kỳ một nước nào hoặc khu vực thuế quan riêng biệt nào mà có đầy đủ quyền tự chủ trong việc quyết định những chính sách thương mại của quốc gia để đáp ứng những điều khoản cam kết giữa quốc gia hay khu vực thuế quan riêng biệt đó với các thành viên của WTO. Thì đều có thể trở thành thành viên của WTO.
6.2. Các bước gia nhập.
Bước 1:
Các nước hoặc khu vực thuế quan riêng biệt muốn gia nhập WTO phải đệ trình một văn bản thông báo với hình thức văn bản cho Đại hội đồng của WTO, nhằm giải thích hoặc nói rõ mong muốn của các nước này muốn trở thành thành viên của WTO. Tổng cán sự của WTO sẽ truyền đạt bản thảo này cho tất cả các thành viên, nói rõ nước hoặc khu vực thuế quan riêng biệt đã đệ trình bản thông báo, có ý muốn trở thành một thành viên của WTO. Các thành viên sau khi nhận được bản thông báo này sẽ xem xét.
Bước 2:
Đại hội đồng sẽ thông báo cho bên xin gia nhập chính thức chấp nhận đơn xin gia nhập. Cơ quan quản lý chung sau khi mở hội thảo luận thông qua, sẽ thành lập một ban làm việc và xác định phạm vi chức trách của ban công tác và chọn người đứng đâù. Ban công tác là mở đối với tất cả các thành viên của WTO
Bước 3:
Bên xin gia nhập sẽ đệ trình cho ban công tác bản bị vong lục về chế độ, chính sách thương mại của nước đó. Quyển sổ ghi chép này bao gồn toàn bộ những chính sách, quy tắc và pháp quy. Hình thức của bản ghi chép này là dựa trên cơ sở yêu cầu của ban công tác như: Xuất nhập khẩu, thanh toán,… thông thường cũng bao gồm chính sách dùng để thúc đẩy kinh tế nước đó phát triển, chính sách chế định giá cả trong nước, chính sách thương mại theo nghĩa rộng như sắp xếp ngoại hối,…
Bước 4:
Tổ công tác tiến hành xem xét sổ ghi chép, sau đó tổ công tác yêu cầu các bên cung cấp bất kỳ vấn đề nào liên quan đến sổ ghi chép và tất cả vấn đề này sẽ được tập hợp với nhau giao cho bên yêu cầu. Bên yêu cầu về vấn đề này sẽ trả lời bằng văn bản hoặc bằng miệng. Sau này cần tiếp tục mở rộng Hội Nghị thẩm định để trả lời những ghi ngờ, vướng mắc.
Bước 5:
Ban công tác căn cứ vào kết qủa thẩm định bắt đầu phác thảo báo cáo của Ban công tác và bản thảo Nghị định thư gia nhập, đồng thời bên xin gia nhập tiến hành đàm phán mở cửa thị trường đối với các thành viên có liên quan. Việc này quyết định những điều khoản và điều kiện đối với nước xin gia nhập. Những điều khoản và điều kiện này bao gồm những cam kết tuân theo những luật lệ và những quy tắc đặt ra trong thời kì gia nhập và yêu cầu của giai đoạn quá độ đối với việc tạo ra sự thay đổi trong khung luật pháp là cơ sở cho việc thực hiện các cam kết này.
Một công việc mấu chốt trong tiến trình gia nhập đó là việc tiến hành đàm phán song phương với các thành viên của WTO. Theo trình tự gia nhập mà WTO quy định, mỗi một nước hoặc một khu vực thu hế quan riêng biệt khi xin gia nhập WTO cần tiến hành đàm phán với các thành viên liên quan, nội dung chủ yếu trong đàm phán song phương là vấn đề gia nhập thị trường vì vậy đây là một bước thực tế nhất, quan trọng nhất trong tiến trình xin gia nhập WTO. Do mức độ mở cửa thực tế của một nước sau khi gia nhập WTO phụ thuộc vào hiệp định song phương giữa nước này và thành viên có liên quan. Bên nào cũng vì lợi ích của mình vì vậy làm cho quá trình xin gia nhập bị dừng lại khá lâu.
Bước 6:
Sự chấp thuận “tập hợp các thoả thuận gia nhập” (accesion package). Ba văn bản phác thảo kết quả của hai tiến trình đàm phán song phương và đa phương, đó là: báo cáo của ban công tác có nêu tóm tắt nghi thức và điều kiện gia nhập; nghị đinh thư gia nhập; kế hoạch chi tiết của việc gia nhập thị trường hàng hoá, dịch vụ, được cam kết giữa chính phủ xin gia nhập và các thành viên của WTO được chấp nhận trong cuộc họp chính thức cuối cùng của ban công tác. Sau đó, những văn bản này được Đại Hội Đồng hoặc Hội Nghị Bộ Trưởng thông qua, chấp nhận. Hai văn bản cuối cùng sẽ được đưa ra: Quyết định của Đại Hội Đồng; Nghị định thư gia nhập của thành viên mới cùng với nó là bản báo cáo có ý nghĩa là quốc gia đó tán thành với hiệp định của WTO, vạch rõ kế họach và thời gian có hiệu lực của Nghị định thư.
Bước 7:
Được sự đồng ý của Đại hội đồng của Hội Nghị Bộ trưởng (với sự tán thành của không dưới 2/3 số thành viên). Sau đó Thành viên xin gia nhập tự do kí vào Nghị định thư gia nhập, tuyên bố chấp nhận. Thông thường sau 3 tháng kể từ khi kí Nghị định thư gia nhập thì nó sẽ có hiệu lực. 30 ngày sau khi chính phủ xin gia nhập báo tin cho thư kí của WTO, đã hoàn tất các thủ tục thì nước đó sẽ trở thành thành viên chính thức của WTO.
II: TẠI SAO VIỆT NAM CẦN PHẢI GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO)
1. Vai trò của thương mại quốc tế.
Tham gia thương mại quốc tế đem lại cho các quốc gia những lợi ích nhất định, điều này đã được khẳng định trong các lý thuyết từ cổ điển và tân cổ điển đến các lý thuyết hiện đại, từ đó giải thích động thái của thương mại quốc tế.
1.1: Lý thuyết cổ điển và tân cổ điển về thương mại quốc tế
Các lý thuyết cổ điển và tân cổ điển về thương mại quốc tế được hình thành và phát triển theo một quá trình có mối liên hệ chặt chẽ, lý thuyết đi sau được ra đời dưới sự phát triển có chọn lọc của lý thuyết trước đó.
Năm 1776, lý thuyết “Lợi thế tuyệt đối” của Adam Smith ra đời lần đầu tiên giải thích tại sao một nền thương mại không bị hạn chế lại mang lại lợi ích cho tất cả các quốc gia. Theo Adam Smith: “Mỗi một quốc gia có một lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất một sản phẩm khi mà nó hiệu quả hơn một quốc gia khác trong sản xuất sản phẩm đó” và “các quốc gia nên chuyên môn hóa sản xuất những sản phẩm mà họ có lợi thế tuyệt đối sau đó bán những hàng hóa sang quốc gia khác để đổi lấy các sản phẩm mà nước ngoài sản xuất hiệu quả hơn” và như vậy cả hai quốc gia đều có lợi khi quan hệ thương mại với nhau. Tuy nhiên, “Lợi thế tuyệt đối” chỉ giải thích được một phần nhỏ của thương mại là thương mại giữa các nước đang phát triển và các nước phát triển.
Kế tục Smith, David Ricardo đã đưa ra lý thuyết “Lợi thế so sánh”. Ricardo đã đi xa hơn một bước trong việc khám phá ra cơ chế hình thành lợi ích của thương mại. Theo quan điểm của Smith, nếu một quốc gia có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất tất cả các mặt hàng thì họ có thể chẳng thu được lợi lộc gì từ quan hệ thương mại với nước ngoài. Còn lý thuyết “ Lợi thế so sánh của Ricardo thì cho rằng bất kỳ quốc gia nào cũng có thể thu được lợi khi tham gia vào quan hệ thương mại với nước ngoài. Học thuyết lợi thế so sánh được xây dựng trên cơ sở khái niệm năng suất lao động, chi phí cơ hội và lợi thế so sánh. Mỗi quốc gia đều có lợi thế so sánh so với một quốc gia khác trong việc sản xuất một sản phẩm khi mà chi phí cơ hội để sản xuất sản phẩm này ở quốc gia này là rẻ hơn so với quốc gia khác. Tư tưởng chủ đạo của của lý thuyết này là mỗi quốc gia nên chuyên môn hóa sản xuất và nhập khẩu các sản phẩm mà họ có lợi thế so sánh và nhập khẩu các sản phẩm mà họ không có lợi thế so sánh ( về mặt chi phí tương đối).
Đầu thế kỷ XX, tư tưởng lợi thế so sánh của Ricardo lại được phát triển theo một hướng mới bởi hai nhà kinh tế học người Thụy Điển, Eli Hecksher và Berti Ohlin, lý thuyết “ tỷ lệ các yếu tố”. Theo Ricardo thì nguồn gốc của lợi thế so sánh xuất phát từ sự khác biệt về năng suất lao động. Nhưng hai nhà kinh tế học Eli Hecksher và Perti Ohlin đã đưa ra một cách giải thích mới về nguồn gốc của lợi thế so sánh. Theo hai ông, lợi thế so sánh của một quốc gia xuất phát từ sự khác biệt về mức độ sẵn có của các yếu tố sản xuất sẽ dẫn đến sự khác biệt về giá cả của các yếu tố sản xuất. Các yếu tố sản xuất càng dồi dào thì giá cả của nó càng rõ. Vì vậy giá cả của những hành hóa sử dụng nhiều yếu tố sản xuất dồi dào sẽ rẻ hơn. Mỗi quốc gia đều có lợi thế so sánh trong việc sản xuất một sản phẩm so với một quốc gia khác, khi mà quốc gia này tương đối dồi dào về các yếu tố sản xuất chiếm tỷ trọng cao trong kết cấu sản phẩm này so với nước khác. Như vậy, theo lý thuyết của H- O thì Việt Nam là một nước đông dân cư, có nguồn lao động dồi dào nên có thể xuất khẩu những mặt hàngcó hàm lượng lao động cao như hàng dệt may, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng nông nghiệp,...
Các lý thuyết cổ điển và tân cổ điển đã giải thích được phần nào về động thái của thương mại quốc tế tuy nhiên các học thuyết này lại dựa trên một số giả thuyết không thực tế.
1.2. Các lý thuyết hiện đại về thương mại quốc tế
Ngày nay, xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, khu vực nói chung và thương mại nói riêng đã cuốn hút hầu hết mọi quốc gia. Các quốc gia đều nhận thấy được những lợi ích đem lại từ thương mại quốc tế mà ở mỗi nước là khác nhau. Để giải thích về động thái của thương mại quốc tế đã có nhiều lý thuyết hiện đại ra đời
1.2.1. Lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia.
Lý thuyết này có nhiều đóng góp quan trọng trong việc giải thích tại sao một số quốc gia lại thành công, một số quốc gia khác lại thất bại ở một số ngành công nghiệp trên thị trường thế giới. Theo lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia, có bốn nhóm các yếu tố của một quốc gia hình thành nên môi trường, trong đó các công ty nội địa cạnh tranh với nhau và các yếu tố này có thể thuận lợi hoặc khó khăn trong việc tạo ra lơị thế cạnh tranh của một quốc gia trong một ngành công nghiệp. Bốn nhóm các yếu tố này bao gồm: Các yếu tố sản xuất; Điều kiện nhu cầu; Các ngành công nghiệp liên quan hoặc hỗ trợ; Chiến lược công ty, cấu trúc thị trường và mức độ cạnh tranh. Bốn nhóm yếu tố này tạo thành một hình thoi, nên gọi là mô hình hình thoi. Theo lý thuyết lợi thế cạnh tranh thì các hãng trong một quốc gia sẽ thành công ở những lĩnh vực mà các yếu tố của hình thoi này là thuận lợi.
1.2.2. Lý thuyết thương mại dựa trên tính kinh tế theo quy mô.
Một trong những lý do quan trọng dẫn đến thương mại quốc tế là tính kinh tế theo quy mô, sản xuất được coi là có hiệu quả nhất khi được tiến hành trên quy mô lớn. Lúc đó một sự gia tăng đầu vào tỷ lệ nào đó sẽ dẫn tới sự gia tăng đầu ra (sản lượng) với tỷ lệ cao hơn. Lưu ý rằng các ._.mô hình thương mại H-O (Hecksher và Ohlin) và Ricando đều dựa trên giả định về hiệu suất không đổi theo quy mô. Trong trường hợp hiệu suất tăng dần thì đường giới hạn khả năng sản xuất thường là một đường cong lồi về phía gốc tọa độ và khi đó chi phí cơ hội là giảm dần. Điều này cho phép thương mại giữa các nền kinh tế giống nhau diễn ra một cách cùng có lợi. Khi chưa có thương mại, hai nước có chung đặc điểm cân bằng, tức cùng sản xuất tại một điểm, nơi đường giới hạn khả năng sản xuất tiếp xúc với đường bàng quan. Mức giá hàng hóa tương quan giữa hai nước cũng bằng nhau. Khi có thương mại, mỗi nước sẽ thực hiện sản xuất chuyên môn hóa hoàn toàn một sản phẩm, quy mô phát triển làm giá giảm. Sau đó mỗi nước sẽ xuất khẩu hàng hóa của mình sang nước còn lại để rồi nhập khẩu hàng của nước đó. Như vậy cả hai nước đều có lợi do đạt tới các điểm tiêu dùng cao hơn.
Việt Nam là một nước nhỏ có nền kinh tế ở trình độ thấp, sản xuất lại manh mún, nhỏ lẻ do vậy chi phí cho một đơn vị sản phẩm của Việt Nam là cao hơn so với các nước có qui mô lớn dẫn đến hiệu quả không cao và không có lợi thế so sánh so với các nước khác.
1.2.3. Lý thuyết vòng đời sản phẩm
Về thực chất lý thuyết vòng đời sản phẩm chính là sự mở rộng lý thuyết khoảng cách công nghệ. Các phát minh có thể ra đời ở các nước giàu có, nhưng điều đó không có nghĩa là giá trị sản xuất sẽ chỉ được thực hiện ở các nước đó mà thôi. Lý thuyết khoảng cách công nghệ chưa trả lời được câu hỏi là phải chăng các hãng phát minh sữ tiến hành sản xuất tại những nước có điều kiện thích hợp nhất (tài nguyên, các yếu tố sản xuất) đối với mặt hàng mới. Theo Vernon (1966) các nhân tố cần thiết cho việc sản xuất một sản phẩm mới sẽ thay đổi tùy theo vòng đời của sản phẩm đó.
Đầu tiên, khi sản phẩm mới được giới thiệu, việc sản xuất và tiêu thụ còn mang tính chưa chắc chắn và phụ thuộc nhiều vào nguồn cung cấp nhân công lành nghề, khoảng cách gần gũi với thị trường. Lúc đó sản phẩm sẽ được sản xuất (với chi phí cao) và xuất khẩu bởi các nước lớn và giàu có.
Khi sản phẩm trở lên chín muồi, công nghệ sản xuất dần dần trở nên chuẩn hóa và được phát triển rộng rãi, thị trường tiêu thụ mở rộng tạo điều kiện cho việc tổ chức sản xuất trên quy mô lớn với chi phí thấp. Các quốc gia khác thường là những nước dồi dào tương đối về vốn, có thể bắt chước công nghệ sản xuất và do đó lợi thế so sánh được chuyển từ nước phát minh sang các quốc gia này. Nước phát minh khi đó có thể chuyển đổi vai trò từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu.
Cuối cùng, khi công nghệ trở nên hoàn toàn được chuẩn hóa, quá trình sản xuất có thể được chia ra thành nhiều công đoạn khác nhau nhưng tương đối đơn giản, lợi thế so sánh được chuyển hóa tới những nước đang phát triển, nơi có lực lượng lao động dồi dào và mức lương thấp và những nước này trở thành nước xuất khẩu ròng.
1.2.4. Lý thuyết về chuỗi giá trị.
Chuỗi giá trị được vạch ra và công bố bởi Michel Porter, trong quyển sách bán chạy nhất vào năm 1995. Chuỗi giá trị là một phương pháp có hệ thống để nghiên cứu sự phát triển của lợi thế cạnh tranh. Chuỗi này gồm một loạt những hoạt động để tạo ra giá trị. Có hai loại hoạt động đó là các hoạt động chủ yếu (Primary Activities), và các hoạt động bổ trợ (Support Activities).
Chuỗi giá trị phân loại những hoạt động gia tăng giá trị chung của một tổ chức (bao gồm: Cung ứng dịch vụ nhập cảnh, chế tạo, cung ứng dịch vụ xuất cảnh, bán hàng, marketing và bảo quản), và các hoạt động bổ trợ (bao gồm: Quản trị cơ sở hành chính, quản trị nguồn nhân lực, nghiên cứu và phát triển, sự thu mua). Trong đó, chi phí và định hướng giá trị được phân biệt cho từng hoạt động. Cơ sở chuỗi giá trị đã nhanh chóng làm cho lối đi của nó trở thành hàng đầu trong tư duy quản lý. Như là công cụ phân tích đầy quyền lực cho việc lập kế hoạch chiến lược. Mục tiêu cuối cùng của nó là tối đa hoá việc tạo ra giá trị trong khi tối thiểu hoá chi phí.
Định nghĩa đã vượt ra ngoài những tổ chức riêng lẻ, nó có thể áp dụng cho toàn bộ dây chuyền cung cấp và mạng lưới phân bố, vì mỗi một sự quản lý của nó đều có chuỗi giá trị. Sự tương tác đồng bộ ở phạm vi lớn của ngành này với những ngành khác tạo ra một chuỗi giá trị, đôi khi ở trên phạm vi toàn cầu. Porter gọi hệ thống có mối liên hệ lớn với nhau của những chuỗi giá trị là hệ thống giá trị-“value system”. Một hệ thống chuỗi giá trị bao gồm những chuỗi giá trị của “nhà cung cấp cho doanh nghiệp”- (firm's supplier) (và những người cung cấp tất cả những biện pháp sau đó cho doanh nghiệp), chính bản thân doanh nghiệp (firm itself), kênh phân phối của doanh nghiệp, “khách hàng của doanh nghiệp”- (firm's buyers) (và có thể mở rộng tới những người mua sản phẩm của họ,…). Nắm bắt được nguyên tắc giá trị sinh ra một loạt những giá trị khác là sự tiếp cận mới được đưa ra bởi nhiều chiến lược quản lý. Ví dụ, một hãng sản xuất có thể yêu cầu các nhà cung cấp bộ phận đặt ở gần nhà máy để tối thiểu hoá chi phí vận chuyển. Bằng việc khai thác các luồng thông tin ngược dòng (Upstream) và xuôi dòng (Downstream) theo các chuỗi giá trị, hoặc các hãng có thể đi vòng qua các trung gian để tạo ra một mô hình kinh doanh mới, hoặc theo cách khác là tạo ra sự cải tiến trong hệ thống chuỗi giá trị của nó.
Nhìn chung, các lý thuyết hiện đại đã có sự nghiên cứu sâu hơn về động thái của thương mại quốc tế, tuy nhiên mỗi lý thuyết có sự tập trung về các khía cạnh khác nhau do vậy các lý thuyết có những cách giải thích khác nhau về động thái của thương mại quốc tế và tuy chưa có sự thống nhất trong các lý thuyết nhưng chúng đã giải thích tại sao việc mở cửa nền kinh tế là một điều tất yếu khách quan.
2.Thương mại quốc tế và quá trình phát triển của các quốc gia
2.1. Toàn cầu hoá và phát triển kinh tế.
Toàn cầu hóa là một quá trình diễn ra trong vòng hơn một thế kỷ nay. Toàn cầu hóa đã tạo ra sự thay đổi cấu trúc cơ bản trên phạm vi toàn thế giới. Những thay đổi đó có thể tóm tắt như sau: một là, sự chuyển đổi của nền công nghiệp từ sản xuất dựa vào nhiên liệu tự nhiên sang nền công nghiệp dựa vào khoa học và nhân tạo. Hai là, sự thay đổi trong cấu trúc dân số. Ba là, lần đầu tiên trong lịch sử một nền kinh tế thực sự có tính toàn cầu được công nghệ vận tải và truyền thông phục vụ đắc lực. Bốn là, lần đầu tiên kể từ 200 năm trở lại đây không còn một cường quốc kinh tế nào thực sự thống trị nền kinh tế thế giới như Anh Quốc trong thế kỷ XIX hay Hoa Kỳ trong thế kỷ XX nữa. Năm là, sự chấm dứt của thế giới hai cực thể hiện bằng sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu.
Như vậy, với xu hướng toàn cầu hóa thì nguyên liệu có thể mua, tư bản có thể tiếp nhận nhưng ai không có tri thức và khả năng đúng đắn người đó không thể chơi trong cuộc chơi này. Trong cuộc chơi này các nước đang phát triển phải đương đầu với những thách thức hết sức lớn lao, sự nghèo đói, tụt hậu và khoảng cách giữa các nước đang phát triển và các nước phát triển ngày càng lớn. Nếu như vào cuối thế kỷ XIX khoảng cách trong thu nhập bình quân của nước giàu nhất (Mỹ) với nước nghèo nhất (Êtiôpi) là 9 so với 1 thì vào thời điểm năm 1997 tỉ số đó là 60 so với 1.
Nói như thế không có nghĩa là các quốc gia đang phát triển không có cơ hội trong quá trình toàn cầu hóa. Một số quốc gia đã và đang tận dụng được lợi thế của sự hòa nhập mạnh mẽ có tính toàn cầu hóa trong thương mại, sản xuất và nguồn vốn để tập trung cho sự bứt phá của nền kinh tế quốc gia. Các quốc gia Châu Á láng giềng của Việt Nam là những ví dụ thiết thực cho sự hòa nhập vào quá trình toàn cầu hóa và tận dụng được lợi thế của quá trình đó. Nếu như các nước đang phát triển trong vòng 30 năm từ 1965 đến 1995 chỉ có thể tăng gấp đôi thu nhập bình quân tính theo đầu người thì Malaixia đã tăng được 4 lần và Hàn Quốc là 10 lần. Với chiến lược phát triển đúng đắn “xuất khẩu để tăng trưởng” (export-led-growth), có nghĩa là sự tăng trưởng đạt được thông qua sản xuất những hàng hóa có sức cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế, các nước công nghiệp mới (kể cả Đài Loan và Thái Lan) đã đạt được những lợi thế đáng kể xây dựng nền kinh tế nước mình. Một nhóm các quốc gia khác cũng có được những thành công nhờ quá trình toàn cầu hóa là các nước Nam Mỹ. Trong thời gian từ 1990 đến 1995 tổng sản lượng của Chile tăng 7,3%, của Achentina là 5,7%, của Braxin là 2,7%, của Mêhicô là 1,1%.
Phi và Nam Á. Nguyên nhân của sự phân cực giữa các nước đang phát triển thành đạt và không thành đạt trong những thập kỷ gần đây phụ thuộc phần lớn vào chính sách của các quốc gia này mà ảnh hưởng của toàn cầu hóa là rất mạnh mẽ. Một chính sách hợp lý có thể thu hút được nguồn tài chính và đầu tư cho sản xuất rộng rãi và tạo ra sự năng động cao.
Trong xu hướng toàn cầu hóa nếu so sánh đường lối của các nước thành công và các nước kém thành công hơn về kinh tế, một sự khác biệt rất rõ ràng giữa hai khối nước này thể hiện ở những điểm sau đây. Những nước đạt được sự tiến bộ về kinh tế là những nước chú trọng đến vấn đề ổn định sự phát triển, có chính sách kinh tế mở cửa, hạn chế sự can thiệp của nhà nước, sự bảo đảm về pháp luật và một số chính sách đầu tư thỏa đáng cho giáo dục.
nước. Hai xu hướng này có nội dung trái ngược nhau nhưng chúng không loại trừ nhau mà cùng là hai mặt của vấn đề, chúng là tiền đề cho nhau để phát triển. Một thực tế rõ ràng là các nước phát triển đang dần tăng bảo hộ cho sản phẩm nông nghiệp của họ. Học thuyết của Ricardo dường như không phù hợp với cách suy nghĩ dựa vào sức mạnh của các nước phát triển, trong khi kêu gọi tự do hóa thương mại thì họ lại bảo hộ. Thực ra tự do hóa thương mại là con dao hai lưỡi. Tự do hoá thương mại thường được kỳ vọng như một biện pháp để thúc đẩy tăng trưởng. Các tổ chức quốc tế lớn như: IMF, WB và các nước phát triển kêu gọi các nước đang phát triển mở cửa thương mại, họ qui cho sự chậm phát triển của các nước này là do việc hạn chế thương mại và bóp méo nền kinh tế. Đối với họ thì tự do hoá thương mại sẽ thúc đẩy xuất khẩu và phân phối lại nguồn lực sản xuất trong nước một cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên, có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, tự do hoá thương mại ban đầu sẽ thúc đẩy tăng trưởng thông qua phân phối lại nguồn lực hiệu quả hơn, sau đó, tăng trưởng sẽ bị hạn chế bởi chính sự hạn chế trong quá trình thương mại: Tăng trưởng nhập khẩu luôn cao hơn tăng trưởng xuất khẩu. Nhưng cũng không ít những nghiên cứu cho thấy tương quan dương giữa tự do hoá thương mại và tăng trưởng. Trong khi những cuộc tranh luận về mối quan hệ giữa tự do hoá thương mại và tăng trưởng kinh tế chưa có điểm dừng, thì việc các nước đang phát triển dần dỡ bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan, còn các nước phát triển tăng dần bảo hộ là một thực tế chỉ ra rằng: Tăng trưởng của các nước nghèo sẽ ảnh hưởng đến các nước giàu và đây là điều mà các nước giàu lo ngại, biện pháp kém sòng phẳng nhất có thể là bảo hộ và trợ cấp. Các nước nghèo xuất khẩu dựa chủ yếu vào sản phẩm nông nghiệp, đây là nguồn thu ngoại tệ chính của nhiều nước châu Phi và châu Á. Tuy nhiên, việc các nước giàu bảo hộ và trợ cấp cho sản phẩm nông nghiệp của họ đã khép cánh cửa mưu sinh của nhiều nước nghèo “Nơi từ năm 1995 đã bị buộc phải giảm thuế nhập khẩu gạo từ 35% xuống chỉ còn 5% dưới sức ép của IMF. Kết quả là nhập khẩu gạo đã tăng 150% trong vòng 9 năm. Đối với sản phẩm công nghiệp được sản xuất tại các nước đang phát triển thì không thể cạnh tranh với các nước phát triển, hơn nữa các nước này còn phải nhập khẩu máy móc và thiết bị từ các nước phát triển nhằm phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa. Mặt khác, tự do hoá thương mại nếu không khéo sẽ rơi vào cái bẫy tự do của các nước, như Mông Cổ và Campuchia. Chẳng hạn như Mông Cổ, nhượng bộ quá mức để nhanh chóng gia nhập WTO đã đẩy ngành bông của nước này vào con đường cùng. Tự do hoá thương mại một mặt sẽ phân phối lại nguồn lực sản xuất hiệu quả nhất thông qua cạnh tranh, tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài, tăng lợi ích thương mại tĩnh và lợi ích thương mại động; một mặt sẽ phải chịu sức ép từ thâm hụt cán cân thương mại và cuộc chiến đấu không sòng phẳng từ các nước giàu.
Bảo hộ - kẻ thù của tự do, đôi khi là cần thiết cho tăng trưởng. Để có tăng trưởng kinh tế trong xu hướng tự do hoá thì các nước đang phát triển cần phải đa dạng hoá xuất khẩu sang các mặt hàng chế tạo với giá trị tăng cao hơn là chỉ tập trung vào các sản phẩm nông nghiệp hay các sản phẩm dựa vào điều kiện tự nhiên với giá trị gia tăng thấp. Tuy nhiên, để chuyển cấu trúc sản xuất không phải là dễ khi không có chính sách bảo hộ thích hợp. Ngụ ý ở đây là cần phải có một chính sách bảo hộ thích hợp trong quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong giai đoạn mong muốn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Chiến lược này còn gọi là chiến lược thay thế nhập khẩu mà hiện nay, dường như Việt Nam đang thực hiện (số ngành thay thế nhập khẩu của Việt Nam có mức tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng chung toàn ngành, là cao hơn rất nhiều so với số ngành xuất khẩu có mức tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng chung toàn ngành - Báo cáo kinh tế năm 2002). Có bảo hộ nhằm vào các ngành công nghiệp non trẻ, chúng ta mới có thể tránh được sức cạnh tranh mạnh mẽ từ “những nước công nghiệp già” đầy kinh nghiệm trong thâm nhập thị trường và đánh bại đối thủ. Chú ý rằng, bảo hộ ở đây nhằm mục đích cho sự chuyển dịch cấu trúc sản xuất sao cho nhanh nhất, nhằm mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá dài hạn, chứ không phải bảo hộ để bảo vệ lợi ích của một nhóm ngành kém hiệu quả nào đó trước sức ép của cạnh tranh. Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hoá, một điều không thể tránh khỏi là cần phải bảo hộ, đây không phải là một tư duy của những thế kỷ cũ rích, bảo thủ. Cần nhìn vào quá khứ để biết rằng, không một nước nào đi lên con đường công nghiệp hoá mà không có bảo hộ ngoại trừ trường hợp đặc biệt là nước Anh và được minh chứng một cách hoàn hảo là Nhật Bản và Hàn Quốc.
Việt Nam chuẩn bị hội nhập vào nền kinh tế thế giới, những “cuộc chiến đấu trên bàn đàm phán đặc biệt với các nước công nghiệp có tính chất quyết định cho tăng trưởng tương lai, ngoài việc nhượng bộ, mở cửa nhiều ngành, lĩnh vực là cần thiết, thì việc bảo hộ nhằm mục tiêu dài hạn là không kém phần quan trọng. Chúng ta cần phải làm điều này để khỏi rơi vào cái bẫy của tự do hoá- “con dao hai lưỡi” như trường hợp của Mông Cổ, Campuchia. Trong những năm gần đây, hội nhập vào nền kinh tế thế giới (thông qua WTO) đang là vấn đề thời sự cho nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Việc mở cửa thị trường trong nước như thế nào cho hợp lý: nhiều hay ít, nhanh hay chậm cũng đang là chủ đề bàn cãi chưa có hồi kết thúc. Trước sức ép của các thành viên WTO là phải hạ thấp hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Liệu chúng ta có “nhượng bộ” để hạ thấp hàng rào thuế quan và phi thuế quan (giảm mức bảo hộ) tới mức yêu cầu của các nước tham gia đàm phán, hay “kiên quyết” chỉ giảm hàng rào bảo hộ ở một mức nào đó sẽ ảnh hưởng đến mức tăng trưởng kinh tế sau khi gia nhập WTO. Đây cũng là một trong những lý do khiến nước ta chậm trễ trong việc gia nhập WTO, gia nhập WTO là một đòi hỏi mang tính cấp thiết và quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của nước ta nhưng không phải gia nhập bằng mọi giá vì thế các nhà chức trách Việt Nam đang cố gắng thương lượng với các nước tham gia đàm phán để đi đến một mức bảo hộ hợp lý cho từng mặt hàng phù hợp với điều kiện kinh tế của Việt Nam.
2.2. Quá trình tự do hoá và hội nhập của Việt Nam.
Quá trình tự do hóa đã tác động rất mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực kinh tế-chính trị-xã hội nước ta mà đầu tiên là lĩnh vực kinh tế. Quá trình tự do hóa đã góp phần thúc đẩy kinh tế nước ta theo cả chiều rộng và chiều sâu, phù hợp với đòi hỏi thực tế. Nền kinh tế của Việt Nam cũng có những thay đổi cho phù hợp với xu hướng chung của thế giới. Những thay đổi đó đươc thể hiện trong hệ thống những chính sách khuyến khích xuất khẩu, tăng trưởng và phát triển kinh tế và đã đạt được một số những thành tựu nhất định.
Thứ nhất là: Các quan hệ kinh tế quốc tế của Việt Nam không ngừng gia tăng.Cho tới hiện nay, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, đã tham gia vào các tổ chức lớn như ASEAN, APEC, ASEM và đang đàm phán gia nhập WTO .Việt Nam đã ký trên 350 hiệp định hợp tác phát triển với các nhà tài trợ, 48 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 42 Hiệp định tránh đánh thuế hai lần , và 37 hiệp định về hợp tác văn hoá song phương với các nước và các tổ chức quốc tế .
Quan hệ Kinh tế - Thương mại của Việt Nam được mở rộng trong suốt quá trình hội nhập kinh tế quốc tế vừa qua đã tạo điều kiện cho hàng hoá Việt Nam thâm nhập rộng khắp thế giới, nhiều hàng hoá Việt Nam đã có chỗ đứng và khả năng cạnh tranh trên nhiều thị trường khó tính như EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ … Hoạt động hợp tác kinh tế quốc tế của Việt Nam được triển khai một cách toàn diện trên nhiều lĩnh vực và đã tạo ra nhiều thuận lợi cho hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Bảng giá trị xuất nhập khẩu và GDP của Việt Nam qua các năm:
Năm
Giá trị xuất khẩu
(tr.USD)
Giá trị nhập khẩu (tr.USD)
Cán cân thương mại
(tr.USD)
Năm
Giá trị xuất khẩu
(tr.USD)
Giá trị nhập khẩu (tr.USD)
Cán cân thương mại
(tr.USD)
1987
854.2
2455.1
-1600.9
1996
7255.8
11143.6
-3887.8
1988
1038.4
2757.0
-1718.6
1997
9185.1
11592.4
-2407.3
1989
1946.0
2565.8
-619.8
1998
9360.2
11499.8
-2139.6
1990
2404.0
2752.0
-348.0
1999
11541.3
11741.9
-200.6
1991
2087.0
2338.0
-251.0
2000
14482.6
15636.5
-1153.9
1992
2580.7
2541.0
39.7
2001
15029.2
16218.0
-1188.8
1993
2985.0
3924.0
-939.0
2002
16706.2
19745.6
-3039.4
1994
4053.5
5825.8
-1772.3
2003
20149.0
25256.0
-5107.0
1995
5448.9
8155.2
-2706.3
2004
26504.0
31954.0
-5450.0
(Nguồn: theo số liệu của ADB)
Nhìn vào đồ thị trên chúng ta thấy giá trị xuất khẩu của Việt Nam liên tục tăng qua các năm. Năm 1987 chỉ đạt 854,4 nghìn USD, đến năm 1995 giá trị xuất khẩu lên trên 5000 USD, từ năm 1995 cho đến nay giá trị xuất khẩu tăng rất mạnh, Điều này cho thấy chính sách khuyến khích xuất khấu của ta đã tạo động lục rất lớn cho các doanh nghiệp gia tăng xuất khẩu. Đây là một tín hiệu rất vui mừng đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta cũng vẫn phải lưu ý một điều đó là giá trị nhập khẩu của ta cũng đã tăng liên tục cùng với tốc độ tăng của giá trị xuất khẩu. Điều này đã đẫn tới một hậu quả là cán cân thương mại của Việt Nam luôn trong tình trạng thâm hụt khá cao, đặc biệt là trong những năm gần đây độ thâm hụt này có chiều hướng gia tăng. Vậy bài toán đặt ra đối với Việt Nam hiện nay là cần phải phát triển nhanh tổng kim ngạch xuất khẩu tạo thị trường ổn định cho một số mặt hàng trọng điểm.
Đơn vị tính: (%)
Năm
Giá trị
XK/GDP
Giá trị NK/GDP
Tổng kim ngạch XNK/GDP
Năm
Giá trị
XK/GDP
Giá trị NK/GDP
Tổng kim ngạch XNK/GDP
1990
36.0
45.3
81.3
1998
44.8
52.2
97.0
1991
30.9
36.0
66.9
1999
50.0
52.8
102.8
1992
34.7
38.8
73.6
2000
55.0
57.5
112.5
1993
28.7
37.5
66.2
2001
54.6
56.9
111.5
1994
34.0
43.5
77.5
2002
56.8
62.0
118.7
1995
32.8
41.9
74.7
2003
60.0
67.0
127.0
1996
40.9
51.8
92.7
2004
67.1
74.9
142.0
1997
43.1
51.2
94.3
2005
****
****
****
(Nguồn: theo số liệu của ADB).
Qua số liệu và ba biểu đồ trên thì xuất khẩu của Việt Nam có xu hướng chiếm tỷ trọng cao trọng cao hơn qua các năm cùng với xu hướng tăng của giá trị nhập khẩu. Điều này chứng tỏ quan hệ kinh tế thương mại của nước ta với các nước trên thế giới ngày càng mở rộng.
Thứ hai là: Việc cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước.
Để việc hợp tác kinh tế và thiết lập các mối quan hệ kinh tế được diễn ra thuận lợi, chủ động và hiệu quả cao thì hiện nay nước ta đang tiến hành cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) một cách mạnh mẽ nhất. Đây là một bước đi đúng đắn và bước đầu đã đạt được những kết quả đáng kể như thu hút được rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài từ đó nó đang dần mở rộng các mối quan hệ kinh tế với các nước trên thế giới. Như vậy thì quá trình cổ phần hoá các DNNN ở nước ta đã và đang diễn ra như thế nào?
Qua 15 năm thực hiện, đến hết năm 2005, chúng ta đã thành lập được 2987 công ty cổ phần trên cơ sở cổ phần hoá DNNNvà bộ phận DNNN. Kết quả thực hiện qua từng năm như sau: Năm 1993: 2 đơn vị; Năm 1994: 01 đơn vị; Năm 1995: 03 đơn vị; Năm 1996: 05 đơn vị; Năm 1997: 07 đơn vị; Năm 1998: 100 đơn vị; Năm 1999: 250 đơn vị; Năm 2000: 212 đơn vị; Năm 2001: 204 đơn vị; Năm 2002: 164 đơn vị; Năm 2003: 532 đơn vị; Năm 2004: 753 đơn vị; Năm 2005: 754 đơn vị. Tổng cộng: 2987 đơn vị.
` Như vậy qua số liệu trên cho thây rõ tiến trình cổ phần hoá đã trải qua những bước thăng trầm, nhưng nhìn chung thì theo xu hướng ngày càng được đẩy mạnh và do đó mà bộ phận doanh nghiệp được cổ phần hoá ngày càng nhiều và chiếm một tỷ lệ tương đối.
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, hình thức cổ phần hoá phổ biến nhất là bán một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp kết hợp phát hành thêm cổ phiếu (chiếm 43.4%), tiếp đó là bán một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp (26%), còn lại là bán toàn bộ vốn nhà nước tại doanh nghiệp (15.5%) và giữ nguyên vốn nhà nước và phát hành thêm cổ phiếu (15.1%). Trong số các doanh nghiệp đã cổ phần hoá, ngành công nghiệp – giao thông vận tải và xây dựng chiếm tỷ trọng 65.5%, thương mại- dịch vụ chiếm 28.7% và ngành nông-lâm- ngư nghiệp chiếm 5.8%. Trong năm 2005 đã đạt được rất nhiều thành tựu từ cổ phần hoá các DNNN đó là làm ăn khá, quy mô lớn, hấp dẫn các nhà đầu tư. Có những công ty có giá trị lên tới 2500 tỷ đồng trong đó vốn nhà nước chỉ có 1500 tỷ đồng…
Sau 15 năm cổ phần hoá DNNN, có thể thấy sự chuyển hướng từ cổ phần hoá các DNNN trong một số lĩnh vực sang cổ phần hoá DNNN ở hầu hết ngành, lĩnh vực, trong cả kinh tế, dịch vụ và văn hoá, kể cả ngân hàng thương mại. Chuyển biến từ việc chỉ cổ phần hoá các DNNN có quy mô nhỏ về vốn và lao động, làm ăn thua lỗ, nay sang cả những doanh nghiệp làm ăn có lãi với quy mô lớn trong các ngành trọng yếu của nền kinh tế, với kết quả hoạt động sau cổ phần hoá ngày một tiến bộ. Việc cổ phần hoá không chỉ nhằm mục đích thu hút vốn của các nhà đầu tư, của những người lao động trong doanh nghiệp, mà còn thu hút cả vốn của nông dân cung cấp nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp, chuyển họ thành cổ đông, gắn bó họ với sự phát triển của doanh nghiệp. Chuyển từ cổ phần hoá theo hướng cơ bản khép kín, nội bộ sang hình thức đấu giá công khai, bán cổ phần ra bên ngoài để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Cổ phần hoá là một xu hướng tất yếu, là giải pháp mang tính đột phá nhằm chuyển đổi DNNN từ đơn sở hữu sang đa sở hữu.
Những chuyển biến nói trên cho thấy việc cổ phần hoá các DNNN đã đem lại hiệu quả rõ rệt trên các tiêu chí: về vốn, doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách nhà nước, số lượng lao động, cổ tức…Tuy đã đạt được một số kết quả tích cực nhưng so với yêu cầu đổi mới còn chậm. Vốn nhà nước trong các DNNN đã cổ phần hoá còn nhỏ và việc huy động vốn trong quá trình chưa được nhiều, thời gian tiến hành cổ phần hoá của một doanh nghiệp còn quá dài. Thường xuyên không hoàn thành kế hoạch đề ra. Đặc biệt đáng nói mặc dù đã cổ phần hoá nhưng nhà nước vẫn là cổ đông lớn nhất bên cạnh đó tỷ lệ vốn điều lệ mà nhà nước còn năm tại các công ty cổ phần không giảm mà ngày càng tăng. Mặc dù có chuyển biến trong năm 2005 là đã có những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, có quy mô lớn, và một số tổng công ty đang cổ phần hoá, nhưng nhìn chung đại đa số các doanh nghiệp đã cổ phần hoá đều có vốn nhà nước quá nhỏ. Số lượng các doanh nghiệp cổ phần hoá có quy mô vốn nhà nước dưới 5 tỷ đồng chiếm tới gần 60%, chỉ có 18.5% số doanh nghiệp cổ phần hoá có quy mô vốn nhà nước trên 10 tỷ VND. Nhiều công ty cổ phần chưa có sự đổi mới mạnh trong quản trị công ty; phương pháp quản lý vẫn còn như DNNN nên hiệu quả thấp.
Như vậy qua việc phân tích những mặt tích cực và những mặt còn hạn chế thì thấy rất cần có sự quan tâm của nhà nước ví dụ thông qua các công cụ luật pháp để điều chỉnh một cách chặt chẽ trong vấn đề cổ phần hoá DNNN và sau cổ phần hoá.
Thứ ba là: Hệ thống các công cụ chính sách thương mại như: Thuế, hạn ngạch và các biện pháp kỹ thuật.
- Thuế được hiểu là công cụ mang tính chất kinh tế, thông qua đó nhà nước có thể khuyến khích hoặc hạn chế hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường tuỳ theo yêu cầu của chiến lược phát triển kinh tế thị trường trong trong từng thời kỳ. Các công cụ thuế ở nước ta hiện nay đó là thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt. Trong đó, thuế nhập khẩu có ảnh hưởng đến việc hạn chế hàng hoá, dịch vụ nước ngoài vào thị trường nội địa và nó bảo vệ cho thị trường trong nước. Đây là một công cụ không còn phù hợp trong bối cảnh toàn cầu hoá đang diễn ra sôi động như hiện nay. Việt Nam cũng đang trong lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu, để đáp ứng yêu cầu của mở của thị trường. Chuẩn bị các điêu kiện cho việc gia nhập WTO.
- Công cụ hạn ngạch: Hạn ngạch được hiểu là việc quy định số lượng hoặc giá trị hàng hoá dịch vụ được phép nhập khẩu hoặc xuất khẩu trong một thời gian nhất định. Tác động của nó như là công cụ thuế xuất hoặc nhập khẩu tuy nhiên nó có nhiều hạn chế hơn là kết quả thu được. Vì khi sử dụng công cụ này nó sẽ không đem lại thu nhập cho ngân sách nhà nước mặt khác nó còn xuất hiện hiện tượng cho xin quosta. Do đó công cụ hạn ngạch chỉ mang tính tạm thời và tình huống đòi hỏi nhà nước cần có một số các công cụ khác mang tính mềm dẻo hơn.
- Tiêu chuẩn kỹ thuật: Là quan điểm của nhà nước đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu hoặc lưu thông ở trên thị trường trong nước về vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh phòng dịch, tiêu chuẩn đo lường, quy định về an toàn lao động, về bao bì đóng gói cũng như các tiêu chuẩn về bảo vệ mội trường sinh tháI hoặc những quy định về tỷ lệ nguyên vật liệu nhất định do nhà nước quy định để sản xuất một loại hàng hoá nào đó. Công cụ kỹ thuật ra đời vào những năm 70 của thế kỷ XX và được sử dụng phổ biến ở các nước hiện nay đặc biệt là những quốc gia có nền kinh tế phát triển. ở những nước này họ đặt ra các tiêu chuẩn ngặt nghèo đối với chất lượng sản phẩm. Ở một số quốc gia khác để hạn chế các hàng hoá nhập khẩu thì người ta cũng sử dụng công cụ này rất nhiều vì nó mang tính mềm dẻo hơn những công cụ khác như thuế, hạn ngạch…Vậy để làm được điều này đòi hỏi nhà nước phải xây dựng một số các tiêu chuẩn bằng luật pháp cụ thể và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Chương 2
VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH GIA NHẬP WTO,
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
I. TIẾN TRÌNH GIA NHẬP WTO CỦA VIỆT NAM
1. Khái quát về tiến trình gia nhập WTO.
Sự giao thoa giữa các nền kinh tế là một xu thế khách quan, đó là sự đan xen giữa các nền kinh tế cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Thương mại là một ngành quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nhờ có thương mại mà việc mua bán, trao đổi giữa các quốc gia được dễ dàng và cũng nhờ đó mà mối quan hệ giữa các quốc gia được thiết lập ngày càng chặt chẽ. Việt Nam là một nước có nền kinh tế nhỏ bé, muốn vươn lên trở thành một nước phát triển phải lựa chọn cho mình một con đường đi thật vững vàng. “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các quốc gia trên thế giới, muốn hợp tác kinh tế với tất cả các quốc gia trên thế giới”, điều đó nó thể hiện rất rõ thông qua việc Việt Nam xin gia nhập WTO năm 1995. Quá trình xin gia nhập WTO của Việt Nam được khái quát như sau:
Giai đoạn đầu:
Ngày 4/1/1995 Việt Nam chính thức nộp đơn xin gia nhập tổ chức này. Một năm sau ngày 31/1/1996 Ban công tác về việc gia nhập WTO của Việt Nam được thành lập đã xem xét chi tiết của bản báo cáo và đó là phần chủ chốt của phiên đàm phán. Tai Geneva - Thuỵ Sĩ. Ban công tác được thành lập gồm 38 người đại diện cho 38 thành viên của WTO, đại diện cho các nước đang phát triển. Sự đồng thuận của họ là chủ yếu để xem xét 149 quốc gia gia nhập tổ chức WTO. Nhiều cuộc đàm phán đa phương nhưng trong đó có 27 nước đòi hỏi Việt Nam phải phải đàm phán song phương ( Argentina, Brazill, Bulgaria, Canada, Chile, Trung quốc, Đài Loan, Colombia, Cuba, Liên minh châu Âu, Elsalvador, Icelan, ấn độ, Nhật bản, Hàn quốc, Nauy, Paraguay, Singapore, Thuỵ Sĩ, Thổ Nhĩ Kỳ và Uruguay và các nước Úc, Honduras, Pominique, Mexico, Newzealan và Mỹ.
Ngày 24/9/1996 Việt Nam nộp bản “bị vong lục” là văn bản giải trình đầy đủ các chính sách về thương mại kèm theo là tài liệu cần thiết liên quan tới WTO.
Từ năm 1996 đến tháng 6/1998 qua hai năm Việt Nam đã tiến hành trả lời gần 2000 câu hỏi của các thành viên công tác nhằm làm rõ những chính sách kinh tế thương mại của Việt Nam. Trong bản bị vong lục có các cam kết đa phương và song phương mà Việt Nam phải thực hiện đó là: không phân biệt đối xử. Việt Nam sẽ phải cam kết thực hiện đầy đủ các nguyên tắc không phân biệt đối xử của WTO và cam kết thực hiện Hiệp định về các khía cạnh của quyền sở hữu liên quan đến Thương mại. Việt Nam sẽ phải cam kết tuân thủ hoàn toàn Hiệp định TRIPS về quyền sở hữu trí tuệ và sỡ hữu công nghiệp, cam kết thực hiện hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại, cam kết thực hiện các quy định về trợ cấp, cam kết thực hiện các quy định về rào cản kỹ thuật.
Từ tháng 8/1998 đến cuối năm 2004:
Việt Nam đã tiến hành 9 phiên đàm phán đa phương với 38 thành viên công tác. Trong đó các cuộc đàm phán song phương với các thị trường lớn như: Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản, Oxtraylia, Newzealan, Thuỵ Sỹ, Ấn Độ, Trung Quốc rất khó khăn. Tuy nhiên các thành viên trong ban công tác ghi nhận Việt Nam thực sự tăng tốc trong năm 2004-2005 từ quá trình đàm phán. Đoàn đàm phán Việt Nam đã cung cấp thông tin cập nhật về xây dựng luật của Việt Nam trong cuộc đàm phán lần thứ 10 tại phiên họp thứ 7 của Quốc hội Việt Nam vào tháng 5 thì có 615 bộ luật đã được thông qua bao gồm các bộ luật dân sự luật thương mại sửa đổi, luật kiểm toán nhà nước… Quốc hội cũng thông qua ban hành luật để hoàn thành mục tiêu ban hành luật lệ quan trọng trong năm 2005 liên quan WTO. Đánh giá về phiên đàm phán lần thứ 8 ngày 15/6/2004 Ban công tác và ban thư ký của WTO cho rằng Việt Nam đã cải thiện một cách đáng kể các bản chào. Về mở cửa thị trường hàng hoá dịch vụ cũng như chương trì._.ng quá trình phân bổ này đều được đặt trên nền tảng là cơ chế giá, tức là các định chế tài chính được quyền tự do xác định lãi suất tiền gửi, cho vay. Điều này cũng bao hàm việc xoá bỏ các mức trần lãi suất cũng như các ràng buộc khác trong việc sử dụng nguồn vốn huy động được. Tự do hoá tài chính sẽ tạo môi trường và điều kiện mở rộng cạnh tranh trong hoạt động của các định chế tài chính, tạo lập cơ chế, một khuân khổ về đối xử bình đẳng giữa những loại hình định chế tài chính làm giảm sự can thiệp của Nhà nước vào các quan hệ và các giao dịch tài chính. Tự do hoá tài chính cùng với việc xoá bỏ kiểm soát về lãi xuất và các dịch vụ tài chính, giảm thiểu tỷ lệ dự trữ bắt buộc, xoá bỏ bao cấp vốn qua chỉ định tín dụng, tự do hoá hoạt động ngoại hối, tự do hoá hoạt động của các tổ chức tài chính trên thị trường tài chính thì việc phát triển mạnh thi trường tài chính tiền tệ được coi là điều kiện không thể thiếu trong quá trình tự do hoá tài chính. Bởi lẽ, các quan hệ tài chính, các hoạt động của các định chế tài chính thực hiện theo các tín hiệu của thị trường và được điều tiết theo các quy luật của thị trường. Nhà nước định hướng, điều tiết, can thiệp và quản lý các hoạt động của các định chế tài chính thông qua thị trường tài chính bằng các công cụ gián tiếp. Như vậy có thể nói khi quá trình tự do hoá tài chính càng cao thì vai trò của thị trường tài chính ngày càng quan trọng, và việc phát triển thị trường tài chính là điều quan trọng để thúc đẩy tự do hoá tài chính. Như vậy Việt Nam cần tổ chức lại và củng cố thị trường liên ngân hàng với cơ chế hoạt động thông thoáng, đồng thời tăng cường vai trò giám sát, điều hành hoạt động thị trường của ngân hàng nhà nước với tư cách là tổ chức và là thành viên của thị trường có khả năng kiểm soát và xử lý tình trạng mất cân đối cung- cầu về tiền tệ trên thị trường để định hướng lãi suất và tỷ giá. Việt Nam cần phát triển thị trường đấu thầu trái phiếu, tín phiếu kho bạc. Tăng cường sự liên kết hoạt động và quản lý, điều hành giữa các thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán nhằm tăng tính linh hoạt của thị trường và khả năng phòng ngừa cũng như khả năng chuyển đổi rủi ro giữa các thị trường.
Mặt khác, Việt Nam cũng cần mở cửa một phần thị trường tài chính và bảo hiểm trong nước, cho phép vốn nước ngoài có điều kiện tự do tham gia thị trường vốn trong nước nhằm thu hút nguồn vốn từ nước ngoài, tăng số lượng ngân hàng nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam.
2.2. Về đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế
Thực hiện các biện pháp chủ động hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả, bao gồm:
Xác định cụ thể các mục tiêu dài hạn, trung hạn và ngắn hạn về hội nhập kinh tế quốc tế trong chiến lược phát triển đất nước từ nay đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, làm cơ sở cho việc hoạch định nội dung, lộ trình tham gia các tổ chức hợp tác, liên kết quốc tế, đồng thời định hướng cho các doanh nghiệp, các Bộ, các địa phương xây dựng và thực thi chương trình hội nhập kinh tế quốc tế của mình.
Kết hợp hài hoà và có hiệu qủa giữa hội nhập đa phương, khu vực và song phương dựa trên nguyên tắc chung là cùng có lợi, cùng phát triển và nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Đối với hội nhập đa phương, cần xác định rõ việc gia nhập WTO và thực hiện các cam kết với tổ chức này là nền tảng chung của quá trình hội nhập. Về hội nhập khu vực, coi việc hợp tác toàn diện với ASEAN và cùng ASEAN phát triển quan hệ với một số đối tác khác là một ưu tiên chiến lược, đồng thời là chỗ dựa để mở rộng và củng cố các quan hệ hợp tác khu vực và song phương. Trong quan hệ song phương, tích cực mở rộng các quan hệ đối tác tin cậy để chủ động hợp tác, phân công quốc tế, phát huy lợi thế so sánh của đất nước, trong đó cần xác định các đối tác song phương rất quan trọng như: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, EU, Nga, Ấn Độ và một số nước trong ASEAN trên cơ sở xem xét toàn diện các yêu cầu về phát triển bền vững.
Tăng cường vai trò của Nhà nước trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là trong việc tạo lập khung pháp lý và thể chế thông qua việc ký kết các hiệp định hợp tác kinh tế đa phương, khu vực và song phương. Cải cách pháp lý để có được một hệ thống pháp luật tương đối đủ về số lượng, bảo đảm tính đồng bộ, nhất quán, ổn định, minh bạch, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, tạo hành lang pháp lý để thực hiện những cam kết quốc tế. Trong lập pháp, lập qui, cần cải cách theo hướng tập trung xây dựng luật, hạn chế tối đa việc ban hành các văn bản dưới luật, vừa chồng chéo, kém hiệu quả và không minh bạch; tiến tới chấm dứt việc ban hành văn bản dưới luật có chức năng độc lập về qui phạm pháp luật.
Thực hiện các chính sách và biện pháp tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, cụ thể là trong xuất khẩu, nhập khẩu, liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài, và trong việc đầu tư ra nước ngoài. Nội dung chính sách chủ yếu ở đây hướng vào đẩy mạnh tự do hóa thương mại, đầu tư và cải cách thủ tục hành chính trong thương mại và đầu tư quốc tế.
Thực hiện các biện pháp nhằm làm cho hội nhập kinh tế quốc tế thâm nhập sâu vào đời sống xã hội. Phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị và phát huy vai trò của báo chí, của các hiệp hội để tiến hành rộng rãi công tác giải thích trong các doanh nghiệp, doanh nhân và mọi tầng lớp trong nhân dân nhằm đạt được nhận thức và hành động thống nhất, nhất quán về hội nhập kinh tế quốc tế.
2.3. Về đảm bảo phát triển bền vững
Phát triển bền vững là mục tiêu của mọi quốc gia ở bất kỳ thời điểm nào trong ngắn hạn hay trong dài hạn, tuy nhiên, trong quá trình toàn cầu hoá chứa đựng nhiều phức tạp, liên quan giữa các quốc gia …thì mục tiêu đảm bảo phát triển bền vững lại càng quan trọng hơn. Để đạt được sự phát triển bền vững thì trước tiên phải giải quyết được những nội dung sau:
Về môi trường:
Mặc dù nước ta đã có nhiều cố gắng trong việc hoạch định các thể chế, chính sách và tham gia các công ước quốc tế về bảo vệ môi trường, tuy nhiên, trên thực tế, quá trình phát triển kinh tế đã gây ra những vấn đề ngày càng nghiêm trọng về môi trường sinh thái, tình trạng khai thác khoáng sản quá mức, phá rừng, xói mòn đất, ô nhiễm các nguồn nước, ô nhiễm môi trường công nghiệp, đô thị và nông thôn, thiên tai thường xuyên với tần suất cao, sự suy giảm các nguồn tài nguyên đa dạng sinh học, …đang là một thực tế ngày càng nghiêm trọng ở nước ta. Dưới đây là bảng đánh giá chung về ô nhiễm của các ngành công nghiệp ở Hà Nội năm 2003.
BẢNG 1: ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ Ô NHIỄM CỦA CÁC NGÀNH
CÔNG NGHIỆP Ở HÀ NỘI NĂM 2003
STT
Ngành
Thành phần môi trường
Bụi
Khí độc
Tiếng ồn
Nước
Sức khỏe cộng đồng
Kim loại nặng
1
điện lực
Nhiệt điện
****
****
**
***
V
**
Thủy điện
V
V
V
V
****
V
2
Cơ khí
**
**
***
**
***
**
3
Hóa chất
***
****
**
**
***
**
4
Luyện kim
****
****
***
***
***
***
5
điện tử
V
V
V
**
V
***
6
Khai khoáng
****
**
***
****
**
***
7
Dệt nhuộm
****
***
**
****
V
***
8
Giấy
****
***
**
****
V
V
9
Thuộc da
***
****
**
****
V
****
10
Bột ngọt
**
**
V
****
V
V
(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường thành phố Hà Nội, 2003)
Chú thích: **** ô nhiễm nặng
*** ô nhiễm vừa
** ô nhiễm nhẹ
V không ô nhiễm
Từ bảng trên cho ta thấy các ngành công nghiệp của nước ta thải ra một lượng thải rất lớn vào môi trường, gây ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã hội của nước ta. Hiện nay sự suy thoái và xuống cấp của môi trường đang trở thành thực trạng đáng báo động ở nước ta. Đặc biệt khi nước ta gia WTO, nền kinh tế phát triển đặc biệt là lĩnh vực công nghiệp với sự đầu tư ồ ạt của các nhà đầu tư nước ngoài. Điều đó có nghĩa là con người sẽ tác động ngày càng nhiều vào môi trường tự nhiên, khai thác tài nguyên thiên nhiên mạnh hơn và thải ra lượng chất thải nhiều hơn, độc hại hơn vào môi trường làm huỷ hại môi trường với tốc độ nhanh hơn. Trong khi đó bảo vệ môi trường là một trong ba cột trụ chính của phát triển bền vững, nếu nhà nước không có những biện pháp nhằm bảo vệ môi trường thì sẽ không thể đạt được mục tiêu phát triển bền vững. Dưới đây là một số kiến nghị về vấn đề bảo vệ môi trường.
Thứ nhất, thực hiện lồng ghép đầy đủ và cụ thể các vấn đề môi trường, tài nguyên vào các chiến lược, qui hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội các cấp và các chương trình, dự án đầu tư. Vấn đề bảo vệ môi trường, tài nguyên ở đây không chỉ được coi là một yêu cầu tất yếu mà còn phải coi là mục tiêu hướng tới. Cần thực hiện cấp bách hai việc: (1) làm thay đổi nhận thức và tư duy của các nhà hoạch định chính sách để họ thấm sâu quan điểm về phát triển bền vững sinh thái, thân thiện với môi trường; (2) xây dựng và hoàn thiện qui trình lồng ghép các vấn đề bảo vệ môi trường, tài nguyên vào các chiến lược, qui hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế – xã hội.
Thứ hai, Nhà nước cần nghiên cứu và ban hành các qui định cụ thể về việc áp dụng và cưỡng chế thi hành các tiêu chuẩn môi trường đối với các doanh nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất, …đảm bảo sự đối xử bình đẳng giữa tất cả các loại hình doanh nghiệp khi thực hiện các qui định kiểm soát ô nhiễm. Đồng thời, Nhà nước cần bổ sung các chính sách, khuyến khích việc nhập khẩu và sử dụng các loại công nghệ sạch, ít gây ô nhiễm, ưu tiên sử dụng máy móc, thiết bị và sản phẩm ít phế thải.
Thứ ba, tăng cường đầu tư của nhà nước và huy động các nguồn đầu tư đa dạng khác cho công tác bảo vệ môi trường, như: nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ về bảo vệ môi trường; hiện đại hóa hệ thống theo dõi, kiểm soát, phân tích, đánh giá các yếu tố môi trường trên toàn quốc; khắc phục tình trạng ô nhiễm, bảo tồn và tăng trưởng đa dạng sinh học;…
Thứ tư, tăng cường quản lý nhà nước về môi trường theo phương châm “ phòng bệnh hơn chữa bệnh”, chú trọng phòng ngừa ô nhiễm, bảo vệ thiên nhiên, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về môi trường, đồng thời thực hiện các biện pháp nâng cao nhận thức của nhân dân về bảo vệ môi trường.
Về xã hội và xóa đói giảm nghèo
Theo một số nhà nghiên cứu, một xã hội càng công bằng thì càng có mức tăng trưởng nhanh. Công bằng xã hội ở đây không chỉ là công bằng trong phân phối thu nhập, mà rất quan trọng là sự bình đẳng trước các cơ hội nâng cao nguồn vốn nhân lực và có mức sống cao hơn; nói cách khác, tất cả mọi người dân đều có khả năng tiếp cận các cơ hội phát triển.
Người nghèo – nhóm người dễ bị tổn thương nhất trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế toàn cầu. Đối với các nước đang phát triển như nước ta có tầng lớp dân nghèo vẫn chiếm đa số thì các chính sách nhằm giải quyết tận gốc tình trạng đói nghèo có vai trò cực kỳ quan trọng. Xóa đói giảm nghèo không đơn thuần là sự trợ giúp một chiều của tăng trưởng kinh tế đối với các đối tượng có nhiều khó khăn mà còn là nhân tố quan trọng tạo ra một mặt bằng tương đối đồng đều cho phát triển, tăng thêm một lực lượng sản xuất dồi dào và bảo đảm sự ổn định của xã hội. Ở một mức độ nhất định, xét về ngắn hạn, khi phân phối một phần đáng kể thu nhập xã hội cho chương trình xóa đói giảm nghèo thì nguồn lực dành cho tăng trưởng kinh tế có thể bị ảnh hưởng, xong xét một cách toàn diện về dài hạn thì kết quả xóa đói giảm nghèo lại tạo tiền đề cho tăng trưởng nhanh và bền vững, đóng góp vào quá trình phát triển chung của đất nước.
Nhiều nước, mặc dù GDP tính theo đầu người đạt mức cao, nhưng mức sống của đa số cư dân vẫn không được cải thiện tương ứng, phúc lợi do tăng trưởng đem lại rơi vào tay một nhóm nhỏ người trong xã hội. Với những nước như vậy, khó có thể nói là họ đã đạt những mục tiêu phát triển. Trong những năm qua Nhà nước ta đã có những chính sách tích cực nhằm khắc phục những thất bại của nền kinh tế thị trường, đặc biệt là về thất nghiệp, sự bất bình đẳng trong xã hội, chênh lệch giàu nghèo và các tệ nạn xã hội. Tuy nhiên cũng còn nhiều bất cập, được thể hiện:
BẢNG 2. BẤT BÌNH ĐẲNG GIỮA NHÓM GIÀU NHẤT VÀ NHÓM NGHÈO NHẤT CỦA VIỆT NĂM 2002
Nhóm
giàu nhất
Nhóm
Nghèo
Nhất
Tỷ lệ nhóm giàu nhât / nhóm nghèo nhất
Tỷ lệ biết chữ(%)
97
83.9
1.16
Chi tiêu cho giáo dục bình quân năm ( nghìn đồng)
1418
236
6.00
Tỷ lệ đến khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế (%)
22
16.5
1.33
2.99
Chi tiêu cho y tế bình quân năm
(nghìn đồng)
1181.43
395.03
1.70
Số giờ làm việc trung bình tuần ( giờ)
42.4
25
8.08
Thu nhập bình quân đầu người tháng (nghìn đồng)
873
108
4.44
Chi tiêu cho đời sống bình quân
đầu người tháng
(nghìn đồng)
547.53
123.3
1.84
Diện tích ở bình quân nhân khẩu ( m2)
17.5
9.5
27.29
Tỷ lệ hộ sử dụng nước máy (%)
34.93
1.28
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, Kết quả điều tra mức sống hộ gia đình năm 2002)
BẢNG 3: CÁC NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN NGHÈO ĐÓI, 2002
Thiếu vốn
Thiếu đất
Thiếu lao động
Thiếu kinh nghiệm
Bệnh tật
Tệ nạn
Rủi ro
đông người
Cả nước
63.69
20.82
11.40
31.12
16.94
1.18
1.65
13.6
-Đông Bắc
-Tây Bắc
-ĐB sông Hồng
-Bắc Trung Bộ
-Duyên Hải miền Trung
-Tây Nguyên
-Đông Nam Bộ
-ĐB sông Cửu Long
55.20
73.60
54.96
8.095
50.84
65.95
79.92
48.44
21.38
10.46
8.54
18.90
12.59
26.12
20.08
47.73
8.26
5.56
17.50
14.60
10.8.
7.76
8.64
5.47
33.45
47.37
23.29
50.65
17.57
27.11
20.60
5.88
7.79
5.78
36.26
14.42
31.95
9.03
17.54
4.22
2.30
0.58
1.46
0.80
0.83
1.22
0.37
0.87
1.26
0.52
2.39
1.92
1.34
1.32
0.39
1.80
12.08
9.39
7.30
16.61
20.71
13.72
9.50
11.95
(Nguồn: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, số liệu nghèo đói năm 2002)
Vì vậy, để đảm bảo cho quá trình phát triển kinh tế – xã hội tiến triển với tốc độ nhanh và bền vững, Chính phủ Việt Nam cần đề ra các chính sách thích hợp nhằm làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, giảm khoảng cách về thu nhập và giúp người nghèo nâng cao mức sống, thực hiện công bằng xã hội và đẩy lùi các tệ nạn xã hội.
Về thực hiện công bằng xã hội và xoá đói giảm nghèo:
Thứ nhất, thực hiện các chính sách và biện pháp nhằm đảm bảo sự công bằng giữa các thành phần kinh tế và các tầng lớp dân cư trong việc tiếp cận với các yếu tố “ đầu vào” và hưởng thụ các kết quả “đầu ra” của quá trình sản xuất, kinh doanh. Thực chất, đây chính là những chính sách nhằm tạo sân chơi bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và phát triển thị trường ( đã được trình bày ở các phần trên). quan hệ bình đẳng giữa các thành phần kinh tế hướng vào sự tiếp cận bình đẳng với các yếu tố “đầu vào”, còn việc phát triển thị trường có sự điều tiết thích đáng của nhà nước đảm bảo sự phân phối bình đẳng các kết quả “đầu ra”. Chính cơ chế thị trường lành mạnh đảm bảo thực hiện tốt nguyên tắc phân phối theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, theo mức đóng góp vốn và nguồn lực khác vào quá trình sản xuất, kinh doanh - đây là nguyên tắc phân phối chủ yếu được chúng ta thừa nhận trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Thứ hai, điều chỉnh thích hợp chính sách đầu tư phát triển để đạt tới một cơ chế phân bổ nguồn lực hướng đến sự công bằng xã hôị, cụ thể là cần tập trung vào những định hướng chính sau đây:
+ Tăng cường và khuyến khích đầu tư cho các ngành và các dự án tạo ra nhiều việc làm mới, nâng cao thu nhập cho nhiều người.
+ Việc ưu tiên đầu tư cho các vùng kinh tế trọng điểm là rất cần thiết nhằm tạo ra những “đầu tàu” tăng trưởng, song cũng cần phải chú ý đầu tư thích đáng cho các vùng khác, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng căn cứ cách mạng và kháng chiến trước đây. Tuy nhiên, cần tránh tình trạng đầu tư tràn lan, đầu tư theo phong trào, không tính đến hiệu quả gây lãng phí nguồn lực.
+ Đầu tư vốn cho khu vực doanh nghiệp nhà nước nhất thiết phải tuân thủ nguyên tắc doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động có hiệu quả trong cơ chế thị trường. Đồng thời, cần giảm thiểu mạnh mẽ bao cấp cho khu vực doanh nghiệp nhà nước.
Thứ ba, thực hiện có hiệu quả chính sách phúc lợi xã hội, đồng thời bổ sung và mở rộng thành hệ thống chính sách an ninh xã hội gồm nhiều tầng nấc với các chính sách then chốt như:
+ Chính sách ưu đãi xã hội nhằm bảo đảm mức sống của những người có công với cách mạng, ít nhất là ngang mức trung bình ở địa phương.
+ Chính sách bảo hiểm xã hội nhằm huy động một phần tích lũy từ thu nhập của người dân lúc bình thường để đáp ứng nhu cầu khi không có việc làm, khi ốm đau hoặc khi gặp chuyện không may…
+ Chính sách trợ cấp xã hội để cưu mang những người yếu thế và dễ bị tổn thương.
+ Chính sách tương trợ xã hội nhằm phát huy truyền thống tương thân tương ái trong cộng đồng để giúp nhau vượt qua khó khăn, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống.
+ Chính sách cứu tế xã hội để cưu mang những người bị thiệt hại do dịch họa, thiên tai hoặc rủi ro trong cuộc sống.
Để tăng cường mạng lưới an ninh xã hội, cần duy trì và bổ sung các chính sách nêu trên, đặc biệt chú ý đến việc khuyến khích sự tham gia của đông đảo các tầng lớp dân cư nhằm huy động được các nguồn lực đa dạng cho việc thực thi chính sách. Đối với nguồn ngân sách nhà nước, cần điều chỉnh phương pháp phân bổ theo hướng trao quyền chủ động cho các địa phương, nhất là cấp xã, cấp huyện để đẩy mạnh phát triển các quĩ cộng đồng ở làng, xã - nơi tập trung nhiều người nghèo, yếu thế.
Thứ tư, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của công tác xóa đói, giảm nghèo một cách vững chắc. Năm 2002, Việt Nam đã ban hành Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo, sau ba năm thực hiện nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Trong thời gian tới, cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chiến lược này, chú trọng một số biện pháp chủ yếu sau đây:
+ Nâng cao năng lực của các ngành, các cấp trong xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội gắn với mục tiêu tăng trưởng và giảm nghèo. Thực hiện việc lồng ghép các mục tiêu của Chiến lược xóa đói, giảm nghèo vào các kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm và hàng năm.
+ Tăng cường sự phối hợp giữa các Bộ, các địa phương trong quá trình thực hiện Chiến lược, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các chính sách phát triển kinh tế – xã hội một cách đồng bộ.
+ Nâng cao hiệu quả công tác giám sát, đáng giá Chiến lược xóa đói giảm nghèo.
+ Tăng cường sự tham gia của cộng đồng dân cư trong công tác xây dựng, giám sát và đáng giá thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, và chiến lược xóa đói, giảm nghèo.
Về phòng chống các tệ nạn xã hội
Thứ nhất, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, vận động, giáo dục, làm chuyển biến nhận thức về định hướng giá trị, lối sống lành mạnh, không xa vào tệ nạn xã hội, nhất là trong thanh niên, thiếu niên, phát động nhân dân, bắt đầu từ trong mỗi gia đình, mỗi nhà trường, mỗi đơn vị công tác đến từng thành viên của tổ chức chính trị – xã hội tham gia đấu tranh, phòng, chống tệ nạn xã hội.
Thứ hai, phát hiện, đánh giá, đúc rút kinh nghiệm và nhân rộng các mô hình có hiệu quả chữa trị cai nghiện và tái hòa nhập cộng động cho các đối tượng nghiện ma túy, mại dâm. áp dụng các biện pháp kinh tế – xã hội sau cai nghiện, nhất là dạy nghề, lao động trị liệu tạo việc làm … và cách ly môi trường dễ dẫn đến tái phạm.
Thứ ba, mở rộng và nâng cao hiệu quả cuộc vận động xây dựng xã, phường lành mạnh, không có tệ nạn xã hội gắn chặt với cuộc vân động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa mới”. Huy động nguồn lực của cộng đồng cho công tác cai nghiện, phòng chống tệ nạn mại dâm; xây dựng các đội công tác xã hội tình nguyện, các hội cơ sở trong việc đỡ đầu, hỗ trợ đối tượng và gia đình có người nghiện không xa lánh, kỳ thị những người mắc tệ nạn xã hội, những người nhiễm HIV/AIDS.
Thứ tư, kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy phòng, chống tệ nạn xã hội, nâng cao năng lực cán bộ chuyên trách phòng, chống tệ nạn xã hội các cấp, nhất là cấp cơ sở.
KẾT LUẬN
Từ khi ra đời, WTO mà tiền thân là GATT đã không ngừng lớn mạnh và không ngừng gia tăng lợi ích cho các quốc gia thành viên về mặt kinh tế. Ý thức được tầm quan trọng đó, Việt Nam đã nộp đơn xin gia nhập vào tổ chức (1995). Sau rất nhiều những nỗ lực thực hiện cải cách hệ thống chính sách cũng như việc cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiên hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế Thế giới. Đó cũng là tiền đề để Việt Nam đạt những thành công trên bàn đàm phán song phương và đa phương. Tuy nhiên, do những nguyên nhân khách quan và chủ quan khiến Việt Nam đã không thể gia nhập WTO vào năm 2005. Để khắc phục những khó khăn này và đối phó với những thách thức khi gia nhập WTO thì việc học tập những kinh nghiệm của Campuchia và Trung Quốc là vô cùng quan trọng.
Với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam cần phải nhanh chóng trở thành thành viên chính thức của tổ chức này. Nếu Việt Nam gia nhập càng muộn thì khó khăn Việt Nam gặp phải càng nhiều. Chính vì vậy, thông qua việc nghiên cứu đề tài này chúng em muốn thấy được tổng quan về tổ chức này cũng như vai trò của nó đối với nền kinh tế thế giới. Mặt khác, cũng muốn thấy được nguyên nhân tại sao Việt Nam lại không thể gia nhập tổ chức này vào năm 2005. Để qua đó có những phương hướng và biện pháp đối phó với những thách thức khi gia nhập tổ chức này. Năm 2006 mở ra với việc chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt, chúng ta tin tưởng rằng Việt Nam sẽ kết thúc các cuộc đàm phán một cách tốt đẹp, trở thành thành viên chính thức của WTO trong năm nay, và trong tương lai với những nỗ lực không ngừng, Việt Nam sẽ nắm bắt được những cơ hội khi là thành viên của WTO và đưa nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển.
MỤC LỤC
Lời mở đầu.
Chương I: Tổng quan về WTO và sự cần thiết của việc gia nhập WTO.
I: Giới thiệu tổng quan về tổ chức thương mại thế giới (WTO).
1.Lịch sử hình thành, mục tiêu và chức năng của WTO.
2.Nguyên tắc hoạt động của WTO
3.Cơ cấu tổ chức của WTO.
4.Sơ lược các hiệp định của WTO.
5.Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO.
6. Qui định về việc gia nhập WTO.
II: Tại sao Việt Nam cần phảI gia nhập WTO.
1.Vai trò của thương mại quốc tế.
2.Thương mại quốc tế và quá trình phát triển của các quốc gia.
Chương 2: Việt Nam trong tiến trình gia nhập WTO, cơ hội và thách thức.
I.Tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam.
1.Khái quát về tiến trình gia nhập WTO.
2.Những nguyên nhân chủ yếu khiến Việt Nam chưa thể gia nhập WTO vào năm 2005.
II.Đẩy nhanh tiến trình gia nhập WTO.
1.Việt Nam đã làm gì để đẩy nhanh tiến trình gia nhập WTO.
2.Những vòng đàm phán đa phương và song phương của Việt Nam với một số quốc gia.
III.Cơ hội và thách thức.
Chương 3:Những bài học kinh nghiệm của một số quốc gia khi gia nhậpWTO và những kiến nghị.
I.Những bài học kinh nghiệm của một số quốc gia khi gia nhập WTO.
1.Kinh nghiệm của Trung Quốc đối với Việt Nam.
2.Kinh nghiệm của Campuchia đối với Việt Nam.
II.Một số kiến nghị để đối phó với các thách thức khi gia nhập WTO của Việt Nam.
1.Tích cực hoàn thành đàm phán các hiệp định song phương và hoàn tất quá trình gia nhập WTO.
2.Chuẩn bị tốt về nội lực để đối phó với những thách thức khi gia nhập WTO.
Kết luận.
Danh mục các chữ cái viết tắt.
Danh mục các tài liệu tham khảo.
Trang
1
3
3
3
3
4
5
6
7
9
9
13
21
21
21
23
33
33
35
37
40
40
40
44
46
46
47
58
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AD, A-D
Anti-dumping measures
Phương sách chống bán phá giá
AFTA
ASEAN Free Trade Area
Khu vực thương mại tự do ASEAN
APEC
Asia-Pacific Economic Cooperation
Hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương
ASEAN
Association of Southeast Asian Nations
Hiệp hội các nớc Đông Nam Á
ATC
Agreement on Textiles and Clothing
Hiệp định về quần áo và hàng dệt may
CTD
Committee on Trade and Development
Uỷ ban thương mại và phát triển
CTE
Committee on Trade and Environment
Uỷ ban thương mại và môi trờng
DDA
Doha Development Agenda
Trương trình nghị sự phát triển Doha
DSB
Dispute Settlement Body
Uỷ ban giải quyết tranh chấp
DSU
Dispute Settlement Understanding
Điều kiện giải quyết tranh chấp
EFTA
European Free Trade Association
Hiệp hội tự do thương mại Châu Âu
EIU
Economist Intelligence Unit
Cơ quan tình báo kinh tế
EU
European Union (officially European Communities in WTO)
Liên minh Châu Âu
FAO
Food and Agriculture Organization
Tổ chức lương thực và nông nghiệp
GATS
General Agreement on Trade in Services
Hiệp định chung về thương mại dịch vụ
GATT
General Agreement on Tariffs and Trade
Hiệp định chung về thuế quan và thương mại
GSP
Generalized System of Preferences
Hệ thống ưu đãi phổ cập
ILO
International Labour Organization
Tổ chức lao động quốc tế
IMF
International Monetary Fund
Quỹ tiền tệ quốc tế
ITC
International Trade Centre
Trung tâm thương mại quốc tế
ITO
International Trade Organization
Tổ chức thương mại quốc tế
MERCOSUR
Southern Common Market
Thị trường chung Nam Mỹ
MEA
Multilateral environmental agreement
Hiệp định môi trường đa biên
MFN
Most-favoured-nation
Nguyên tắc tối huệ quốc
MTN
Multilateral trade negotiations
Đàm phán Thương mại đa phương
NAFTA
North American Free Trade Agreement
Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ
NT
National Treatment
Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia
S&D, SDT
Special and differential treatment (for developing countries)
Sự đối sử đặc biệt và ưu tiên (cho các quốc gia đang phát triển)
TMB
Textiles Monitoring Body
Ban quản lý hàng dệt may
TNC
Trade Negotiations Committee
Uỷ ban đàm phán thương mại
TNCs
Through Nations Corporation
Công ty đa quốc gia
TPRB
Trade Policy Review Body
Ban kiểm điểm chính sách thương mại
TPRM
Trade Policy Review Mechanism
Cơ chế xem xét chính sách thương mại
TRIMs
Trade-related investment measures
Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại
TRIPS
Trade-related aspects of intellectual property rights
Hiệp định về các khía cạnh sở hữu trí tuệ có liên quan đến thương mại
UNCTAD
UN Conference on Trade and Development
Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển
UNDP
UN Development Programme
Chương trình phát triển liên hợp quốc
UNEP
UN Environment Programme
Chương trình môi trường liên hợp quốc
UR
Uruguay Round
Vòng đàm phán Uruguay
WB
World Bank
Ngân hàng thế giới
WCO
World Customs Organization
Tổ chức Hải quan thế giới
WIPO
World Intellectual Property Organization
Tổ chức bảo vệ sở hữu trí tuệ thế giới
WTO
World Trade Organization
Tổ chức thương mại thế giới
BẢNG TÓM TẮT CẤU TRÚC CƠ BẢN CỦA HIỆP ĐỊNH WTO. LÀM THẾ NÀO ĐỂ SÁU KHU VỰC CÓ THỂ PHỐI HỢP HÀI HOÀ VỚI NHAU.
umdrella
AGREMENT ESTABLISING WTO (hiệp định thành lập WTO)
Goods (hàng hoá)
Services (dịch vụ)
Intellectual proverty
(sở hữu trí tuệ)
Basic principles
(Những nguyên lý cơ bản)
GATT (hiệp định chung về thuế quan)
GATS (hiệp định chung về thương mại dịch vụ)
TRIPS (hiệp định về quyền sở hữư trí tuệ)
Additional details (những quy định chi tiết đi kèm
Other goods agreements and annexes (những hiệp định và phần phụ đi kèm của những hàng hoá khác)
Services annexes (những dịch vụ phụ)
Market access commitments (những cam kết gia nhập thị trường)
Countries’schedules of commitments (chi tiết cam kết của các quốc gia)
Countries’schedules of comitments (and MFN exemptions)(chi tiết cam kết của các quốc gia
Disput settlement
Giải quyết tranh chấp)
DISPUTE SETTLEMENT BODY
(cơ quan giải quyết tranh chấp)
Transparency (sự rõ ràng)
BIỂU 8 : KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM
SAU KHI THIẾT LẬP QUAN HỆ VỚI HOA KỲ
Đ.vị
1985
1990
1995
2000
2004
Ước 2005
Tổng kim ngạch cả nước
Tr. USD
698,5
2.153,4
4.953,5
13.329,0
26.504,0
31.500,0
Kim ngạch xuất khẩu vào Hoa Kỳ
Tr. USD
0,0
0,0
169,7
732,8
4.992,30
6.230,0
Tỷ trọng kim ngạch thị trường Hoa Kỳ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam
%
0
0
3,1
5,1
18,8
19,7
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bình đẳng quan hệ thương mại WTO. //H-T/C Tài chính doanh nghiệp
2. Có sự bình đẳng nào trong quan hệ thương mại của WTO-Phan Tiến Nam
3. Đường tới WTO của Việt Nam-Vũ Tứ
4. Giáo trình kinh tế thương mại- Chủ biên: GS.TS. Đặng Đình Đào 2005
5. Giải đáp các vấn đề về thủ tục gia nhập WTO/Quốc Đạt/H Thế giới 2005.
6. Gia nhập WTO cần sự nỗ lực từ nhiều phía/ H-T/C Tài chính doanh nghiệp
7. Gia nhập WTO Việt Nam kiên định con đường đã chọn . Tiếng nói bè bạn .H-chính trị quốc gia 2004.
8. Kinh nghiệm thúc đẩy xuất khẩu của Trung Quốc trong tiến hội nhập WTO và gợi ý vận dụng đối với Việt Nam / Nguyễn Thị Thuý Hồng-H 2005
9. Kinh tế học quốc tế (chương trình cơ sở)- Tô Xuân Dần
10. Mười lợi ích khi là thành viên của WTO và mười điều hiểu lầm thường thấy về WTO – Nguyễn Hữu Tấn.
11. Một số vấn đề cần biết về toàn cầu hoá và hội nhập KTQT - NXBLĐ - HN, 2004 - Trần Tiến Hoàn
12. Những vấn đề đặt ra với ngành thương mại trước thềm WTO -Lương Văn Tự
13. Phát triển, thương mại và WTO - NXB Chính trị Quốc gia - HN, 2004.- Ngân hàng thế giới
14. Quan niệm và thực tiễn phát triển kinh tế, xã hội tốc độ nhanh, bền vững chất lượng cao ở Việt Nam- TS. Đinh Văn Ân-NXB thống kê 2005
15. Tác động của tiến trình gia nhập WTO đối với chính trị-xã hội của Việt Nam- Trần Ngọc Hiên.
16. Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 333-tháng 2/2006
17. Tổ chức thương mại thế giới (WTO): Sự hình thành và phát triển// H – T/C Kinh tế Châu á - Thái Bình Dương; số 01; tháng 01/2006; 06 tr; tr.20-25.
18. Toàn cầu hoá đối với các nước đang phát triển
19. Trung Quốc gia nhập WTO kinh nghiệm với Việt Nam/T.S Đỗ Sâm –H/ Khoa học xã hội 2005.
20. Trung Quốc gia nhập WTO thời cơ và thách thức – H/Khoa học xã hội - Viện khoa học XHVN Viện KT & CT Thế giới - Võ Đại Lược.
21. Việt Nam và tiến trình gia nhập WTO, Hà Nội - 2005, ĐH QGHN
22. WTO những quy tắc cơ bản- NXB- KHXH- HN, 2003
23. WTO- thuận lợi và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam: Nguyễn Bá Ngọc Thuỷ Nguyên biên soạn-H; LĐXH 2005
24. WTO và tiến trình gia nhập của Việt Nam. Kinh nghiệm thúc đẩy xuất khẩu của Trung Quốc trong tiến hội nhập WTO và gợi ý vận dụng đối với Việt Nam/Nguyễn Thị Thuý Hồng-H 2005
25. www.adb.org
26. www.doingbusiness.org
27. www.gso.gov.vn
28. www.hersitage
29. www.hoinhap.gov.vn
30. www.mofa.gov.vn
31. www.mot.gov.vn
32. www.mpi.gov.vn
33. www.undp
34. www.worldbank.org
35. www.wto.org/english/thewto_e/whatis_e/tif_e/tif_e.htm
36. www.yahoo.com. Economic freedom index
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 9366.doc