Lời nói đầu.
Trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế Nhà nuớc ta luôn có những chính sách nhằm phát huy hết hết khả năng của các cá nhân trong nền kinh tế cũng như việc thu hút các nguồn lực từ nước ngoài. Việc xây dựng một chế độ tiền lương mới phù hợp với điều kiện kinh tế trong giai đoạn mới sẽ là động lực to lớn thúc đẩy quá trình phát triển diễn ra nhanh chóng hơn. Tiền lương thoả đáng sẽ động lực giúp người lao động có trạng thái lao động tích cực hơn trong công việc từ đó thúc đẩy
56 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1508 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Tiền lương tối thiểu và xác định tiền lương tối thiểu tai Hà nội (56tr), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năng suất lao động của các doanh nghiệp lên cao hơn, mang nhiều ý nghĩa cho cả nền kinh tế nói chung.
Tuy nhiên đi cùng với những mặt tích cực của sự mở cửa trong phát triển kinh tế thì những hạn chế của cơ chế thị trường sẽ tạo nên những khó khăn nhất định như : Sự phân hoá giàu nghèo, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên, các tệ nạn xã hội khác tăng lên…Việc xây dựng chế độ tiền lương hợp lý sẽ bảo đảm cuộc sống cho người lao động đồng thời có thể tránh được những khuyết tật của nền kinh tế thị trường.
Chính vì thế em chọn đề tài nghiên cứu là “Tiền lương tối thiểu và xác định tiền lương tối thiểu tai Hà nội”.
Em chân thành cám ơn sự giúp đỡ của thầy giáo Phạm Quí Thọ và các cô, chú làm việc tai Viện Khoa học lao động đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.
Người thực hiện đề tài.
Sinh viên
Đoàn Mạnh Dũng
Chương1
cơ sở lý luận về tiền lương tối thiểu
Tiền lương luôn là vấn đề quan trọng và có ý nghĩa trong các mối quan hệ lao động. Việc xác định được mức lương thoả đáng cho người lao động không những khuyến khích họ lao động đồng thời còn giải quyết những mô thuẫn trong mối quan hệ giữa người sử dụng và người lao động. Trong những thời kỳ trước thế kỷ 18 thì tiền lương trả cho người lao động hoàn toàn do người chủ lao động quyết định. Tiền lương không chịu tác động bởi cung cầu lao động cũng như những qui định về mức lương đó. Cùng với sự phát triển của xã hội thì nhận thức của con người được nâng lên, đồng thời những mô thuẫn giữa chủ và thợ ngày càng găy gắt. Đòi hỏi cần có những nhận thức đúng đắn về mức lương tối thiểu đối với người lao động. Từ đầu thế kỷ 19 thì tiền lương tối thiểu đã được qui định. Sau đó tiền lương tối thiểu lần lượt được qui định và áp dụng ở các nước nhằm hạn chế những mô thuẫn giũa chủ và thợ. Đặc biệt sau chiến tranh thế giới lần 2, tình hình kinh tế các nước có sự biến đổi và tiền lương tối thiểu đã được qui định thành các đạo luật ở:
1945
Hà Lan
1859
Nhật
1950
Pháp
1975
Bỉ
I. Các khái niệm có liên quan.
1 Khái niệm chung về tiền lương của người lao động.
Trong nền kinh tế thị trường, quan hệ lao động – việc làm cũng được hoạt động trong một thị trường, đó là thị trường sức lao động. Nơi mà người lao động có thể bán sức lao động còn người sử dụng có thể mua sức lao động bằng tiền công hay tiền lương. Tuy nhiên theo Các Mác thì người lao động chỉ có thể bán sức lao động của mình khi thoả mãn 2 điều kiện sau :
- Ngưòi lao động hoàn toàn tự do về thân thể để có thể tự do đưa ra các quyết định của mình.
- Người lao động không có tư liệu sản xuất vì nếu không họ sẽ tự sản xuất mà không cần phải đi làm thuê, và đây là cách duy nhất giúp họ có thể nuôi sống bản thân và gia đình.
Khi phân tích về nền kinh tế tư bản, Các Mác đã nói : “Tiền công không phải là giá cả hay giá trị của lao động mà chỉ là hình thái cải trang của giá trị hay giá cảc sức lao động”. Như vậy tiền công mà người lao động nhận được từ người sử dụng lao động chỉ là một phần giá trị sức lao động của họ đã bỏ ra trong quá trình sản xuất. Trong nền kinh tế thị trường tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, là giá cả sức lao động biểu hiện bên ngoài như là giá cả của sức lao động và được qui định trên thị trường. Tiền lương chịu sự chi phối của cả quy luật giá trị và các qui luật kinh tế khác hoạt động trong nền kinh tế thị trường. Như thế khi cung lớn hơn cầu lao động thì tiền lương sẽ giảm xuống ngược lại nếu cung nhỏ hơn cầu về lao động thì tiền lương sẽ tăng lên.
W W
Trục giá trị
e
e1
W
0 Lao động 0 t
Mặt khác, theo Các Mác giá trị sức lao động bằng giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết để bù đắp lai sức lao động đã hao phí trong quá trình sản xuất, những giá trị của những chi phí nuôi dưỡng con truớc và sau khi đến tuổi lao động, những giá trị của những chi phí trong việc học của người lao động. Vì thế khi những giá cá sinh hoạt thay đổi thì tiền lương đối với người lao động cũng phải thay đổi theo. Như vậy giá tiền công thường xuyên biến động xoay quanh trục giá trị, nó phụ thuộc vào quan hệ cung cầu và giá cả sinh hoạt.
Đứng trên giác độ kinh tế thì tiền lương là giá cả sức lao động được hình thành trên thị trường sức lao động do 2 bên thoả thuận mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để họ hoàn thành một công việc hoặc khối lượng công việc được giao. Tuy nhiên trong nền kinh tế nhiều thành phần như nước ta hiện nay, phạm trù tiền lương được thể hiện cụ thể trong từng thành phần và khu vực kinh tế.
Trong thành phần kinh tế Nhà nước và khu vực hành chính sự nghiệp, tiền lương là số tiền mà các doanh nghiệp quốc doanh, các cơ quan, tổ chức của Nhà nước trả cho người lao động theo cơ chế và chính sách của Nhà nước được qui định cụ thể theo các văn bản.
Trong các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, tiền lương chịu sự tác động của thị trường và thị trường lao động. Tiền lương trong khu vực này vẫn nằm trong khuôn khổ của pháp luật nhưng có những thoả thuận giữa người sử dụng và người lao động. Những hợp đồng này có tác động trực tiếp đến phương thức trả công.
Khi nghiên cứu tiền lương, theo quan điểm của Các Mác thì tiền lương, tiền công chưa thể hiện hết giá trị sức lao động. Vì thế tiền lương chia ra thành tiền lương thực tế và tiền lương danh nghĩa.
Tiền lương danh nghĩa là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động do cung ứng dịch vụ lao động. Số tiền này nhiều hay ít phụ thuộc trực tiếp vào năng suất và hiệu quả làm việc của người lao động trong quá trình thực hiện công việc.
Tiền lương thực tế được hiểu là số lượng các loại hàng hoá tiêu dùng và các loại dịch vụ cần thiết mà người lao động hương lương có thể mua được bằng tiền lương danh nghĩa của họ.
Mối quan hệ giưa tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế có ý nghĩa rất quan trọng khi giá cả sinh hoạt còn biến động tăng lên, cơ cấu tiêu dùng thay đổi. Trong thực tế, người sử dụng và người cung ứng lao động cũng đã so sánh mức lương danh nghĩa với giá hiện hành để thống nhất một mức lương thực tế thích hợp, song không phải không có những sự bất hợp lý giũa tiền lương danh nghĩa với tiền lương thực tế. Mối quan hệ này được thể hiện thông qua công thức :
I tltt = Itldn / Igc
Trong đó
Itldn : Tiền lương danh nghĩa.
I tltt : Tiền lương thực tế.
Igc Chí số gía cả.
Như vậy khi gí cả tăng lên thì tiền lương thực tế giảm đi trong khi sự điều chỉnh tiền lương danh nghĩa chưa kịp thời dẫn đến sự trì trệ của tiền lương trong nền kinh tế.
2. Những lý luận chung về tiền lương tối thiểu.
Trong lĩnh vực trả công trả lương cho người lao động, mức lưong nào đánh giá giá trị sức lao động đơn giản nhất, thấp nhất để họ có mức sống tối thiểu. Đó chính là vấn đề tiền lương tối thiểu, người ta quan tâm đến vấn đề lương tối thiểu bởi nó ảnh hương trực tiếp đến cả hai phía trong môí quan hệ lao động. Tiìen lương tối thiểu có thể thoả mãn những nhu cầu cá nhân và xã hội của con người ở mức thấp nhất có thể. Tiền lương tối thiểu không tuân theo những thương lượng giữa 2 bên mà tuân theo những đạo luật do Nhà nước qui định. Sự tồn tại tiền lương tối thiểu đem lại tâm lý mới cho người làm công giúp họ an tâm trong vấn đề tiền lương.
Theo tổ chức lao động quốc tế ILO thì : “Tiền lương tối thiểu là mức trả công lao động thấp nhất trả cho người lao động làm các công việc đơn giản nhất để bảo đảm cho họ một cuộc sống tối thiểu với tư cách là người chủ gia đình, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội”. Với khái niệm này tất cả các quốc gia tham gia vào tổ chức ILO đều phải tuân thủ. Năm 1951 ILO thông qua công ước 99 có ghi rõ : “Mọi thành viên của ILO ấn định mức lương tối thiểu cho người lao động làm việc tại các doanh nghiệp nông nghiệp và các công việc có liên quan”.
Nước ta gia nhập ILO năm 1983, đến năm 1985 trong nghị định của Hội đồng bộ trưởng về cải tiến chế độ tiền lương của cán bộ công nhân viên chức và các lực lượng vũ trang tại điều 2 ghi rõ : “ Mức lương tối thiểu là 220 đồng/ tháng.” Trong cải tiền lương tháng 45/1993 vấn đề tiền lương đã được đề cập, và được cụ thể hoá trong văn bản pháp luật của Nhà nước. Trong điều 198 của Bộ Luật Lao động 1-1994, tại điều 56 đã qui định khái niệm tiền lương tối thiểu như sau : “ Mức tiền lương tối thiểu được ấn định theo giá sinh hoạt, bảo đảm cho người lam công việc giản đơn nhất, trong điều kiện lao động bình thường bù đắp sức lao động giản đơn và một phần tích luỹ tái sản xuất sức lao động giản đơn và một phần tái sản xuất sức lao động mở rộng và được dùng làm căn cứ để tính các mức lương cho các loại lao động khác”. Tuy nhiên trong mỗi công việc thì việc xác định tích chất “giản đơn” là không rõ ràng nên tồn tại khái niệm tiền lương tối thiểu ngành.
Tiền lương tối thiểu ngành là tiền lương thấp nhất đối với lao động của ngành đó. Tiền lương ngành được hiểu dành cho người lao động đã qua đào tạo để phục vụ cho công việc của ngành đó. Vì thế có thể hiểu theo khía cạnh khác về tiền lương tối thiểu như sau : Tiền lương tối thiểu là số tiền trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất, không cần qua đào tạo, làm trong điều kiện bình thường nhất trong môi trường lao động bình thường để bảo đảm cho họ cuộc sống tối thiểu”.
Tiền lương tối thiểu ảnh hưởng rất lớn đến mức sống tối thiểu của người lao động. Mức sống tối thiểu được hiểu là mức sống thấp nhất của người lao động có thể bảo đảm cho con người một sức khoẻ bình thường và một nhu cầu văn hoá tối thiểu. Mức sôngs tối thiểu được thể hiện ở 2 dạng : hiện vật và giá trị. Về mặt hiện vật đó là các loại hàng hoá vật dụng thiết yếu cần thiết tối thiểu để chocon người có thể tái sản xuất sức lao động giản đơn. Về mặt giá trị, nó biểu hiện giá trị các tư liệu sinh hoạt và các dịch vụ phục vụ cho đời sống con người.
Mức sống tối thiểu cần được định lượng bằng hệ thống các nhu cầu tối thiểu. Hệ thống các nhu cầu tối thiểu là đòi hỏi khách quan của người lao động về điều kiện sinh hoạt toói thiểu về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển. Nhu cầu con người rất đa dạng nhưng chúng có thể được chia thành 2 loại. Đó là nhu cầu sinh học và nhu cầu xã hội, những nhu cầu trên thúc đẩy các cá nhân lao động đồng thời giúp họ hoà đồng trong xã hội.
3 Vai trò của tiền lương tối thiểu:
3.1 Vai trò của tiền lương tối thiểu trong việc tăng trưởng kinh tế.
Việc xác định chính sách tiền lương tối thiểu là công cụ để xác lập các mối quan hệ ràng buộc kinh tế đối với các nhà tổ chức sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực sử dụng sức lao động. Tiền lương là một trong những yếu tố sản xuất nên nhà đầu tư phải có những lựa chọn chính xác trong việc sử dụng nhân công để tiền lương trở thành mục tiêu chính của người lao động. Trong nền kinh tế thị trường không cho phép những đơn vị kinh doanh làm ăn thua lỗ tồn tại. Như thế việc xác định tiền lương tối thiểu hạn chế sự hoạt động của những đơn vị này.
Việc qui định tiền lương tối thiểu tạo nên sự công bằng cho người lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Việc qui định này không chỉ khuyến khích người lao động mà còn ohù hợp với công việc mà họ làm trong các công ty liên doanh. Vì cùng khối lượng công việc đó thì tại nước ngoài tiền lương cao hơn.
Việc qui định tiền lương tối thiểu khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vào thị trường Việt Nam. Trong những năm qua Nhà nước ta luôn có những chính sách kinh tế nhằm thu hút vốn đầu tư và cải cách tiền lương là một trong những chính sách đó. Sự cải cách về tiền lương tạo động lực về lợi nhuận cho các nhà đầu tư khi sử dụng được nguồn nhân công với giá rẻ có chất lượng tương đối cao trong khu vực Đông Nam á.Hiện nay tiền lương tối thiểu được áp dụng là 35 USD/tháng. Đây là số tiền lương khi đem tiêu dùng trong nên kinh tế Việt Nam nhưng nó sẽ không giúp người lao động có cuộc sống tối thiểu tại thị trường khác.Vì thế giá nhân công rẻ là ưu thế lớn của nước ta trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Việc qui định tiền lương tối thiểu khuyến khích khả năng mua bán hàng hoá của người lao động. Thực tế hiện nay trong, số lượng người hoạt động các cơ quan hành chính sự nghiệp là rất lớn vì thế quỹ tiền lương hành chính sự nghiệp là rất lớn.Trong xu thế hiện nay, càng ngày tiền lương tối thiểu được nâng cao trong khi giá cả tương đốỉ ổn định thì tạo động lực cho các doanh nghiệp từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Tại hội nghị quốc tế ILO năm 1992 tại Thái Lan đã khẳng định vai trò của tiền lương tối thiểu trong việc thúc đẩy nền kinh tế :
- Bảo vệ sức mua cho các mức tiền lương trước sự gia tăng của lạm phát và giảm phát và các yếu tố kinh tế khác bởi mức sống được bảo đảm bằng tiền lương thực tế. Vì thế tiền lương tối thiểu phải dựa vào điều kiện kinh tế – xã hội để biến đổi cho phù hợp với mức sống tối thiểu thực tế của người lao động.
- Loại bỏ sự cạnh tranh không công bằng, vì tiền lương là một yếu tố cấu thành giá thành sản phẩm do đó nó cũng là một yếu tố để giảm giá thành sản phẩm. Chính sách tiền lương tối thiểu buộc các nhà sản xuất tìm cách khác để giảm giá thành.
- Phòng ngừa những cuộc xung đột trong các nghành. Sự xác định thoả đáng các mức tiền lương tối thiểu có thể xoá bỏ một trong những nguyên nhân quan trọng gây nên xung đột giữa người sử dụng và người lao động ảnh hương xấu đến nền kinh tế của ngành và quôc gia.
3.2 Vai trò của tiền lương tối thiểu đối với việc đảm bảo đời sống cho người lao động.
Chính sách tiền lương tối thiểu là một trong những biện pháp tạo ra sự công bằng trong phân phối giữa các loại lao động trên phạm vi toàn xã hội trong từng cơ sở kinh tế. Tiền lương tối thiểu là cơ sở để xác định mức chênh lệch và mối quan hệ giữa các mức tiền lương tối thiểu – tiền lương trung bình – tiền lương tối đa. Làm cơ sở điều tiết mối quan hệ thu nhập giữa các ngành nghề các khu vực kinh tế lãnh thổ tầng lớp dân cư. Tiền lương tối thiểu được sử dụng để xác định các chính sách về sử dụng lao động và kích thích lao động trong những điều kiện cụ thể. Sự cạnh tranh trong việc lựa chọn lao động sẽ dẫn tới sự tương ứng giữa cơ cấu các mức tiền lương và cơ cấu lao động sử dụng dẫn tới sự bình đẳng trong việc phân phối tiền lương.
Chính sách tiền lương tối thiểu nhằm hạn chế sự đói nghèo của người lao động. Do nhưng người có thu nhập thấp luôn phải sống dựa vào tiền lương tối thiểu. Tăng tiền lương tối thiểu là biện pháp trực tiếp nhằm hạn chế sự đói nghèo trong tầng lớp người này. có nhiều lý do để cuộc sống của những người này phụ thuộc lớn vào tiền lương tối thiểu nhung lý do chủ yếu là do trình độ đào tạo của họ quá thấp hoặc không qua đào tạo vì thế nhưng công việc họ làm là nhưng công việc giản đơn nhất.
Chính sách tiền lương tối thiểu loại trừ khả năng bóc lột thậm tệ có thể xảy ra đối với người lao động trước sức ép của thị trường. Khi cung lao động vượt cầu lao động nếu không có luật thì người sử dụng lao động có thể lợi dụng nhằm trả công theo ý muốn. Điều này rất dễ xảy ra trong thời điểm hiện nay khi dòng người di dân từ nông thôn ra thành thị ngày càng lớn họ chấp nhận làm những công việc với những đồng lương thấp hơn. Dẫn tới tình trạng đời sống củ những người lao động thành thị nói riêng và người lao động nói chung không bảo đảm. Hiện nay cùng với sự phát triển chung thì xu hướng hợp tác quốc tế ngày càng phát triển. Vì vậy chúng ta có lợi thế sức lao động, nhân công dồi dào chúng ta có nhưng chương trình nhằm đưa lao động sang các nước khác. Chúng ta xây dựng mức tiền lương tối thiểu nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động ngoài lãnh thổ Việt Nam. Tránh bị đối xử không công bằng và bị trả công không xứng đáng với công việc mà họ làm.
Chính sách tiền lương tối thiểu nhằm đảm bảo cho người lao động tái sản xuất sức lao động, điều tiết cung cầu lao động. Chỉ khi đó người lao động mới có đủ khả năng cống hiến và lao động trong tương lai. Đồng thời tránh tình trạng bị thất nghiệp do tác động bởi thị trường lao động.
Chính sách tiền lương tối thiểu có vai trò quan trọng đối với nhà nước trong giai đoạn nền kinh tế bị đình đốn, trì trệ. Tiền lương tối thiểu sẽ bảo đảm cho người lao động một cuộc sống tối thiểu.
Tiền lương tối thiểu nói chung được coi như là nhân tố cơ bản của toàn bộ hệ thống tiền lương, là yếu tố bảo đảm cho người lao động có thể sống và tồn tại ở mức tối thiểu. Đó là mức tiền lương thấp nhất được chấp nhập của cả hai bên trong mối quan hệ lao động. Như vậy mục tiêu cuối cùng của tiền lương tối thiểu là bảo vệ người lao động có thể sông ở mức thấp nhất có thể.
Nhưng việc xác định tiêng lương tối thiểu là rất khó do trong nền kinh tế thị trường, mọi hoạt động đều do thị trường quyết định, Nhà nước chỉ có thể điều tiết ở tầm vĩ mô. Trong khi đó nhu cầu của con người luôn có xu thế tăng cao vì thế khi yếu tố tiền lương tối thiêủ thay đổi thì những yếu tố khác cũng phải thay đổi theo.
II. Những nhân tố tác động đến tiền lương tối thiểu.
1. Sự phụ thuộc vào các chính sách việc làm.
Trước hết ta phải hiểu đay là mối quan hệ tác động qua lại giữa tiền lương tối thiểu và các chính sách việc làm.
1.1. Sự phụ thuộc của tiền lương tối thiểu vào cá chính sách việc làm
Tiền lương tối thiểu là mức trả công lao động thấp nhất cho những người lao động có công ăn việc làm nên nó bị chi phối rất mạnh bởi yếu tố cung – cầu lao động.
W
SS
E I K
Eo DD
M
0
DD là đường cầu lao độngtrên phạm vi toàn xã hội, SS là đương cung lao động. Quy luật cung cầu lao động trên thị trường dẫn tới tiền lương cân bằng ở mức thấp nhất Eo như trên đồ thị. Nhưng tiền lương tối thiểu sẽ phụ thuộc vào số lượng người thất nghiệp mà xã hội mong muốn hơn là mức cân bằng lí tưởng. Đó chính là sự điều tiết của Nhà nước trong lĩnh vực tiền lương tối thiểu. Như vậy trong thực tế luôn tồn tại một lượng người thất nghiệp nhất định vì thế khi tính toán tiền lương tối thiểu phải tính đến lượng người này nếu không tiền lương tối thiểu sẽ bị thấp xuống và như thế thì làm mất ý nghĩa kinh tế của tiền lương tối thiểu.
1.2. Sự tác động của chính sách tiền lương tối thiểu đối với chính sách việc làm.
Người lao động thực hiện công việc nhằm thoả mãn những nhu cầu cá nhân của họ. Tuy nhiên trong thực tế có một số lượng người không tham gia lao động vì theo họ thì tiền công mà họ nhận được là không tương xứng với sức lao động mà họ bỏ ra, họ chấp nhận ở trong tình trạng thất nghiệp tạm thời. Chỉ khi nào tiền lương tăng lên thì họ lai tiếp tục tham gia thị trường lao động. Thông thường những lao động loại này là những lao động có chuyên môn và đã qua đào tạo.
W
SS
E
Eo DD
0
Lao động(Q)
Như vậy, chỉ khi nào tiền lương được đẩy lên khỏi mức Eo đồng thời thoả mãn những nhu cầu tiền lương thì họ tiếp tục tham gia vào thị trường lao động.
2. Sự phụ thuộc của tiền lương tối thiểu vào các ngành nghề:
Trong từng nghề, mức lương tối thiểu đồng nghĩa với mức lương bậc 1 và ythường bị chi phối bởi các yếu tố đặc trưng cho nghề như vị trí xã hội, điều kiện lao động và mức năng suất lao động đạt được.
Trong từng ngành, mức tiền lương tối thiểu theo ngành nhằm bảo đảm khả năng tái sản xuất sức lao động giản đơn cho lao động và gia đình họ với yếu cầu mức độ phức tạp và trình độ tay nghề thấp nhất trong một ngành mà các yếu tố này chưa thể hiện ở mức tiền lương tối thiểu chung. Giữa các ngành có những mức tiền lương tối thiểu khác nhau. So sánh giữa tiền lương tối thiểu giữa các ngành ta sẽ có mức tiền lương thấp nhất, mức này sẽ tiến tới mức tiền lương tối thiểu chung của toàn xã hội.
Thực tế tại nước ta, mức lương tối thiểu ngành trùng với mức lương bậc 1 của ngành, nghề bởi về mặt lý luận ta chưa chọn đối tượng nghiên cứu để xác định mức lương tối thiểu ngành. Chính vì thế mức lương tối thiểu chung là rất quan trọng và quyết định đến độ lớn của mức lương bậc 1.
Như vậy, mức lương tối thiểu trong từng ngành nghề không thể thấp hơn mức lương tối thiểu chung. Hay : Tli = TLm( 1 + Ki )
Trong đó Ki là các yếu tố chi phối độ lớn tiền lương tối thiểu.
TLm : Mức tiền lương tối thiểu chung.
Tli : Tiền lương tối thiểu bậc 1 ngành i.
3. Sự phụ thuộc của tiền lương tối thiểu vào năng suất lao động.
Tiền lương tối thiểu là một yếu tố của sản xuất và chịu sự chi phối của qui luật tái sản xuất các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất. Nếu mức năng suất lao động càng cao thì mức tiền lương tối thiểu càng cao. Qua thực tế thực hiện ở các nước đi trước có thể thấy là mức tiền lương tối thiểu có mối quan hệ tỉ lệ thuận với mức trang bị vốn cho các nghề tối thiểu trong xã hội. Nếu mức trang bị càng cao thì mức tiền lương tối thiểu càng cao.
Mức năng suất lao động trung bình trên phạm vi toàn xã hội có ảnh hưởng không nhỏ tới mức tiền lương tối thiểu. Quy luật về mối quan hệ giữa mức thu nhập quốc dân bình quân và mức tiền lương tối thiểu là mối quan hệ nghịch. Điều này là do kinh tế càng phát triển thì khoảng cách về thu nhập giữa người có trình độ và ngừơi không có trình độ ngày càng lớn.
4. Sự phụ thuộc của tiền luơng tối thiểu vào các khu vực kinh tế.
Trong thời kỳ mở rộng giao lưu và phát triển kinh tế, việc đẩy mạnh phát triển đa dạng hoá các loại hình kinh doanh, các thành phần kinh tế là đặc trưng của Nhá nước ta. Trong giai đoạn này tham gia vào quá trình kinh tế có các thành phần thuộc khu vực kinh tế Nhà nưóc, kinh tế tư nhân, liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài, chủ đầu tư nước ngoài, công ty cổ phần. Trong từng khu vực kinh tế có những đặc điểm nổi bất riêng có ảnh hưởng đến việc xác định tiền lương tối thiểu chung cho cả khu vực.
Trong khu vực kinh tế Nhà nước thì người lao động do được hưởng lương theo các thang bảng luương theo qui định của Nhà nước nên tiền lương tối thiểu họ nhận được không phải là tiền lương tôí thiểu chung. Đồng thời nhưng lao động này hầu hết là nhưng lao động đã được qua đào tạo nên tiền lương của họ được tính theo những chi phí đã bỏ ra đào tạo. Mắt khác, do chưa thoát khỏi ảnh hưởng của chế độ bao cấp nên năng suất làm việc trong khu vực này thường không cao. Bên cạnh đó khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, do hoạt động kinh doanh chịu sự chi phối của các quy luật thị trương nên yếu tó năng suất lao động được đánh giá rất cao. Thông thường năng suất lao động của khu vực ngoài quốc doanh cao gấp 4 lần khu vực kinh tế Nhà nước.
Ngoài ra, còn có sự khác biệt giữa các mức tiền lương tối thiểu của các tổ chức kinh tế trong nước và trong các công ty đầu tư nước ngoài sử dụng lao động Việt Nam. Do việc đầu tư các trang thiết bị, các chính sách đầu tư phát triển với các tổ chức kinh tế đối với nguồn vốn đầu tư nước ngoài thì yêu cầu về mức tiền lương tối thiểu ở mỗi khu vực là khác nhau cho dù người lao động có thực hiện các công việc có nội dung như nhau. Điều này sẽ khuyến khích người lao động tham gia tích cực trong hoạt động lao động. Tuy nhiên khi xây dựng mức tiền lương trong nhưng khu vực này cũng phải tính đến những quyền lợi của các bên tham gia. Nó không chỉ giúp cho mối quan hệ kinh tế phát triển mà con là yếu tố khuyến khích các nhà đầu tư khác tham gia vào thị trường kinh tế Việt Nam.
Trong thời đại kinh tế hiện nay hàng loạt các công ty tư nhân phát triển mạnh mẽ đã đem lại nhiều lợi ích cho xã hội đồng thời giải quyết một khối lượng lớn công ăn việc làm cho người lao động. Hầu hết nhưng công ty tư nhân ngày nay đều trả lương theo thoả thuận giữa người sử dụng và người lao động, không có nhưng số liệu chính xác của bất kỳ công ty nào, hay hình thức trả lương cụ thể nào. Tuy nhiên số lương tiền lương này được trả dựa trên năng suất lao động và hiệu quả làm việc của người lao động cũng như loại hinh công việc họ phải thực hiện. Việc qui định chung về mức tiền lương tối thiểu cho khu vực này là rất khó khăn.
4. Mức tiền lương tối thiểu phụ thuộc vào yếu tố lãnh thổ, sự chênh lệch giá cả của từng vùng lãnh thổ.
Tiền lương tối thiểu và mức sống tối thiểu và giá cả có mối quan hệ nhất định. Tiền lương tối thiêu được hiểu như là giá trị của tổng khối lượng vật phẩm tiêu dùng và tư liệu sinh hoạt đủ để người lao động đáp ứng nhu cầu vật chát và tinh thần trong hoàn cảnh thấp nhất có thể. Mức sống chi phối tiền lương ở khía cạnh là : Mức sống trung bình càng cao thì nhu cầu càng cao và phong phú hơn. Việc thoả mãn những nhu cầu này đỏi hỏi cần có số tiền cao hơn hay nói cáh khác là đòi hỏi có mức lương tối thiểu cao hơn.
Giá cả cũng tham gia tác động đến tiền lương tối thiểu, tiền lương tối thiểu phải bảo đảm mua được khối lượng hàng hoá tối thiểu cần thiết trong bất cứ vùng lãnh thổ nào. Với những vùng lãnh thổ khác nhau thì chỉ số giá cả của các vùng là khác nhau nên đòi hỏi mức tiền lương tối thiểu ở các vùng là khác nhau. Do đặc điểm tự nhiên cũng như những sự khác biệt trong lối sống nên chỉ số giá cả và mức sống của vùng nông thôn và khu cực thành thị là khác nhau. Điều này đỏi hỏi cần có sự khác biệt trong việc xây dựng tiền lương tối thiểu ở những vùng này.
Ngay trong từng khối cũng có những sự thay đổi và khác biệt nhất định, trong khu vực thành thị phía Bắc cũng có nhưng sự khác biệt so với các thành phố trong miền Nam. Đời sống trong các thành thị này cao hơn và người dân tiêu dùng nhiều hơn cung như giá cả cũng cao hơn so vơi khu vực ngoài Bắc. Trong khu vực nông thôn thì do điều kiện địa lý thuận lợi hơn nên khả năng tiếp nhận những yếu tố công nghệ của người dân miên Nam thuận lợi hơn nên mức sống của người nông dân có cao hơn. Nhưng do lối sống khác nhau thì mức sống của người dan miền Bắc mang tính ổn định cao hơn.
5. Sự phụ thuộc vào quan điểm cụ thể về tái sản xuất sức lao động trong từng thời kỳ.
Mức tiền lương tối thiểu phải bảo đảm cho người lao động có khả năng tái sản xuất sức lao động giản đơn nhưng đồng thời cũng phải thực hiện được nhiệm vụ tích tụ cho thế hệ sau. Vì thế chi phí cho việc nuôi dạy con cái cũng cần phải được tính đến khi xây dựng mức tiền lương tối thiểu cho người lao động. Tuy nhiên trong từng thời kỳ khác nhau do quan điểm của người lao động về vấn đề này có sự thay đổi nhất định. Người lao động luôn có mong muốn thế hệ sau của họ có được cuộc sống tốt hơn so với cuộc sống hiện tại của họ. Đặc biệt, trong tầng lớp lao động có trình độ, họ luôn mong muốn con cái họ có trình độ cao hơn như thế đòi hỏi phải có chi phí đầu tư cho việc nuôi dưỡng con cái cao hơn nhưng gia đình khác.
Như thế, khi tính toán tiền lương tối thiểu cần phải tính đến các yếu tố: hệ thống nhu cầu cá nhân và gia đình họ, chi phí và sự biến động giá trong từng vùng, năng suất lao động … Vì những yếu tố này tác động trực tiếp đến tiền lương tối thiểu thực tế, tiền lương tối thiểu danh nghĩa, sự điều tiết tiền lương tối thiểu của Nhà nước.
Chương 2
Thực trạng tiền lương tối thiểu tại Việt Nam.
I. Quá trình hình thành và phát triển của tiền lương tối thiểu ở nước ta.
Quá trình hình thành và phát triển hệ thống tiền lương tối thiểu của nước ta có thể chia thành các giai đoạn chủ yếu sau :
1. Giai đoạn trước năm 1993.
1.1 Trong giai đoạn 1946 – 1959 .
Trong giai đoạn này nhà nước và nhân dân ta đang trai qua cuộc kháng chiến chống Pháp, thực tế nền kinh tế trong nước còn rất yếu kém, cuộc sống của người dân nói chung là rất khổ cực. Vì thế trong giai đoạn này Nhà nước ta tập trung chủ yếu giải quyết vấn đề mức sống tối thiểu cho nhưng người nghèo chiếm đa số trong xã hội lúc đó. Năm 1946, Nhà nước đã định ra chế độ mức lương tối thiểu là 180 đồng/tháng, tuy nhiên do những biến động giá cả nên năm 1947 đã có những chính sách phụ cấp đắt đỏ để giúp đỡ cuộc sống khó khăn cho người lao động. Những chính sách phụ cấp này không mang ý nghĩa tăng tiền lương tối thiểu nhưng về bản chất thì tiền lương tối thiểu đã được tăng lên. Có thể nói như vậy vì thực tế, trong giai đoạn này hầu hết người lao động đều làm trong khu vực nhà nước họ được trả lương theo qui định và được hỗ trợ bởi các chính sách đó. Năm 1948 do giá cả tiếp tục tăbg vì thế tiền lương tối thiể đã được tăng lên 220 đồng/ tháng. Đồng thời còn có chế độ phụ cấp cho gia đình như sau : cho vợ 50đông/tháng, con 1 là 30 đồng, con 2 là 40, con thứ 3 là 50, con thứ 4 là 60 đồng. Nếu trong 1 gia đinh 4 người như đối tượng nghiên cứu của chúng ta thì mức tiền lương 1 tháng la : 220 + 30 +40 +50 = 340 đông/ tháng trong thời điểm này tương đương với 85 kg gạo.
Trong giai đoạn kế tiếp, năm 50 do đất nước ta gặp phải nhưng thiên tai khắc nhiệt, chiến tranh lan rộng và đang trong giai đoạn căng thẳng trong khi nhu cầu tiếp tế phụ vụ cuộc chiến cứu nước là không thể thay đổi. Nhà nước ta đã phải có những chính sách kịp thời phục vụ trong những giai đoạn ngắn. Tháng 5/1950, Nhà nước ta đã lấy gạo để trả lương cho người lao động, mức lương tối thiểu tại thời điểm ấy là 35 kg/tháng. Chúng ta có thể thực hiện được điều này là do khả năng kiểm soát được số lượng gạo được sản xuất ra trong thời kỳ. Do đó mức lương tối thiểu của một gia đình sẽ có trong giai đoạn này là 57 kg gạo. Vào năm 1953 thì Nhà nước đặt ra các chính sách hỗ trợ phụ cấp giá gạo, giá muối nên mức lương tối thiểu của người lao động được tăng lên tương ứng với 43kg gạo làm cho đơì sống của người lao động khá hơn thời kỳ trước đó.
Sau năm 1954, hoà bình được thiết lập tại miền Bắc thì người lao động lại được trả lương bằng tiền. Với công nhân viên mức lương tối thiểu là 30.000 đồng / tháng. Trong các vùng mới phục hồi sau giải phóng mức lương tối thiểu là 26.000 đồng/tháng tương đương với 65kg gạo.
Trong giai đoạn này cho dù chưa thực sự có những chính sách về tiền lương tối thiểu nhưng do sự quan tâm sâu sát với cuộc sống của người dân nên những chính sách về tiền lương luôn bảo đảm cho người lao động có được cuộc ssống tối thiểu. Trong suốt cả thời kỳ này thì mức lương tối thiểu thấp nhất là 60 kg gạo. Nếu xét trong hoàn cảnh đất nước ta thời kỳ này thì đây là những thành công rất đáng trân trọng của Nhà nước ta nhằm bảo đảm cho cuộc sống của nhân dân trong thời kỳ này.
1.2. Giai đoạn những năm 1960 – 1985.
Trong thời kỳ này nhà nước và nhân dân ta đang tiến hành xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩ tại miền Bắc đồng thời tích cực tiến hành cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam. Khó khăn vốn đã chồng chất nay lại tăng lên gấp đôi. Đời sống của người dân đã được cải thiện nhiều do sự hướng dẫn và giúp đỡ từ các nước xã hội chủ nghĩa như Liên xô và các nước Đông âu.
Trong giai đoạn này Nhà nước ta áp dụng các chính sách tiền lương của các nước._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NKT303.doc