MỤC LỤC
BẢNG KÍ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT ……………………………………… 6
ĐẶT VẤN ĐỀ ……………………………………………………... 7
1, Lý do chọn đề tài.
2, Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3, Mục đích nghiên cứu.
4, Phương pháp nghiên cứu.
4.1 Phương pháp luận chung
4.2 Các phương pháp cụ thể.
5, Kết cấu của đề tài.
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG.
1.1 LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG …………………………………….13
1.1.1 Khái niệm về làng, làng nghề và làng nghề truyền thống…….…13
1.1.1.1 khái niệm “làng”……………………….
120 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2037 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Tiềm năng và một số giải pháp phát triển du lịch tại làng gỗ Đồng Kỵ- Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
………….……….13
1.1.1.2 Làng nghề……………………………………………….…. 15
1.1.1.3 Làng nghề truyền thống (còn gọi là làng nghề thủ
công truyền thống)…………………………………………..…….....17
1.1.2 Khái quát quá trình hình thành và phát triển làng nghề truyền thống………………………………………………………….……………19
1.1.3 Đặc điểm của làng nghề truyền thống……………..……………... 25
1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển làng nghề…...30
1.1.4.1 Nhu cầu của người tiêu dùng đối với hàng thủ công
truyền thống……………………………………………………..…. 30
1.1.4.2 Trình độ của các nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề ....…..31
1.1.4.3 Kỹ thuật truyền thống và kinh nghiệm lâu đời
ở các làng nghề thủ công truyền thống nước ta…………….....……33
1.1.4.4 Vị trí địa lý và môi trường các làng nghề. ………….……....35
1.1.5 Vai trò của làng nghề truyền thống trong phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển du lịch nói riêng………………………………..37
1.1.5.1 vai trò của làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội…….....37
1.1.5.2 Vai trò của làng nghề truyền thống trong phát triển du lịch..39
1.2 THỰC TRẠNG VIỆC KHAI THÁC CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI VIỆT NAM………….…………….43
CHƯƠNG 2
BẮC NINH VÀ LÀNG GỖ ĐỒNG KỴ
2.1 ĐẤT VÀ NGƯỜI KINH BẮC…………………………………………….48
2.1.1 Lịch sử……………………………………………………….. 48
2.1.2. Điều kiện tự nhiên ………………………………………….. 49
2.1.3 Dân số ……………………………………………………….. 50
2.1.4. Kinh tế ………………………………………………………. 51
2.1.5 Văn hóa-xã hội, di tích lịch sử ……………………………… 51
2.2 TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG BẮC NINH VÀ LÀNG GỖ ĐỒNG KỴ. ……………………………………………………... 53
2.2.1 Tiềm năng phát triển và thực trạng làng nghề truyền thống
tỉnh Bắc Ninh…………………………………………………………….. 53
2.2.1.1 Tiềm năng các làng nghề……………………………..…….. 53
2.2.1.2 Thực trạng khai thác làng nghề truyền thống tỉnh
Bắc Ninh…………………………………………………………..... 62
2.2.2 Tiềm năng làng gỗ Đồng kỵ …………………………………...….. 68
2.2.2.1 Khái quát về làng gỗ Đồng Kỵ……………….…………….. 68
2.2.2.2 Hoạt động sản xuất và kinh doanh sản phẩm truyền thống ở Đồng Kỵ. …………………………………………………………………. 72
2.3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA LÀNG GỖ ĐỒNG KỴ
GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH…………………………………………. 78
2.3.1 Thực trạng hoạt động của làng gỗ Đồng Kỵ………………………78
2.3.1.1 Quy mô tổ chức sản xuất và trình độ kỹ thuật. ..……………78
2.3.1.2 Đội ngũ lao động và chất lượng tay nghề. ………..……….. 79
2.3.1.3 Thị trường tiêu thụ. …………………………………..……. 79
2.3.1.4 Hiệu quả sản xuất kinh doanh………………………...…… 81
2.3.1.5 Làng gỗ Đồng Kỵ dưới sự tác động của kinh tế thị trường....83
2.3.2 Hoạt động du lịch tại làng gỗ Đồng Kỵ ………………………….. 85
2.3.2.1 hoạt động giới thiệu, quảng bá sản phẩm của làng nghề...... 85
2.3.2.2 Hoạt động tham quan tìm kiếm cơ hội kinh doanh,
đầu tư từ làng nghề với các đối tác và khách du lịch. ……... 87
2.3.2.3 Những sản phẩm chủ yếu phục vụ du lịch tại
làng gỗ Đồng Kỵ……………………………………………. 88
2.3.2.4 Phát triển du lịch tại làng nghề truyền thống Đồng Kỵ
góp phần thúc đẩy nền kinh tế. …………………………..… 88
2.4 ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI LÀNG GỖ ĐỒNG KỴ….892.4.1 Những thuận lợi…………………………………………………… 89
2.4.2 Khó khăn…………………………………………………………… 92
2.4.2.1 Hoạt động quảng bá và giới thiệu làng nghề
cũng như sản phẩm của làng nghề…………………..……… 92
2.4.2.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ
cho hoạt động du lịch tại Đồng Kỵ.……….………………….93
2.4.2.3: trình độ giao tiếp của người dân làng nghề…..…………... 93
2.4.2.4 Năng lực tổ chức, quản lý du lịch tại địa phương.... ……… 94
2.4.2.5 Vấn đề môi trường. ………………………………………... 95
2.4.3 Đánh giá tổng quan việc khai thác dịch vụ du lịch tại
làng gỗ Đồng Kỵ. ………………………………………………… 96
CHƯƠNG 3
ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG ĐỒNG KỴ
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ NÓI CHUNG VÀ DU LỊCH LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG ĐỒNG KỴ NÓI RIÊNG…………………….99
3.1.1 Định hướng phát triển làng nghề truyền thống tỉnh Bắc Ninh. …99
3.1.2 Phương hướng phát triển làng gỗ Đồng Kỵ. …………………….101
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TỈNH BẮC NINH VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI LÀNG GỖ ĐỒNG KỴ… 102
3.2.1 Giải pháp phát triển làng nghề tỉnh Bắc Ninh. ………………… 102
3.2.2 Giải pháp phát triển du lịch tại làng gỗ Đồng Kỵ. ……………...105
3.2.2.1 Xúc tiến quảng bá hình ảnh của làng nghề Đồng Kỵ. ….... 105
3.2.2.2 Quy hoạch lại không gian làng gỗ Đồng Kỵ nhằm khai thác phục vụ du lịch. ………………………………………………….……… 107
3.2.2.3 Vấn đề giáo dục về việc bảo tồn và phát triển làng nghề. ...109
3.2.2.4 Bảo vệ môi trường. ……………………………….………. 110
3.2.2.5 Xây dựng các tuyến điểm thăm quan du lịch. ………..……111
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ………………………………………………113
1 . Kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước về Du lịch bắc Ninh. …113
2, Kiến nghị đối với UBND xã Đồng Quang và hiệp hội làng nghề
Đồng Kỵ……………………………………………………………. 114
3. Kiến nghị với các doanh nghiệp du lịch ……………………………… 115
KẾT LUẬN……………………………………………………………... 116
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………...118
PHỤ LỤC……………………………………………………………….. 120
BẢNG KÍ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
CNH: Công nghiệp hóa.
HDH: Hiện đại hóa.
CNH- HDH: Công nghiệp hóa- hiện đại hóa.
LNTT: Làng nghề truyền thống.
UBND: Ủy ban nhân dân.
JICA: Japan international coperation agency ( tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản)
ĐẶT VẤN ĐỀ
1, lý do chọn đề tài.
Việt Nam là một quốc gia nằm ở khu vực trung tâm của Đông Nam Á, được sự ưu tiên của thiên với nhiều thắng cảnh đẹp cộng với một bề dày lịch sử đã tạo cho đất nước này một sức hút đối với du khách gần xa. Trong những năm qua hoạt động khai thác các tài nguyên để phục vụ cho phát triển du lịch không ngừng được đẩy mạnh. Du lịch không chỉ là một ngành “xuất khẩu tại chỗ” mà còn tạo ra nguồn thu nhập rất lớn trong ngân sách nhà nước, tạo công ăn việc làm cho người dân và góp phần tạo sự chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế nước nhà. Dựa vào những tiềm năng sẵn có để phát triển du lịch, Nghị quyết 45/CP của Chính phủ đã khẳng định: “Du lịch là một nghành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước”.
Thực tế cho thấy trong những năm gần đây du lịch Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ. Năm 2003, ngành du lịch nước nhà đón được hơn 2,428 triệu lượt khách quốc tế và 13 triệu khách nội địa, doanh thu đạt khoảng 24.500 tỷ đồng. Tới năm 2008 số khách quốc tế đến nước ta ước tính đạt 4,254 triệu lượt – tăng gần 72,5% so với cùng kì năm 2003. Để đưa du lịch trở thành “nghành kinh tế quan trọng” chúng ta cần tập trung huy động tất cả các nguồn lực. Muốn vậy, chúng ta phải vận dụng được những ưu thế so sánh và đưa ra được những chính sách hợp lý để đưa du lịch Việt Nam phát triển lên một tầm cao mới.
Bắc Ninh là một tỉnh giàu tài nguyên du lịch. Với lịch sử tồn tại hàng nghìn năm của trấn Kinh Bắc, nơi đây hội tụ rất nhiều nét văn hoá truyền thống được bảo tồn và lưu giữ trong các làng nghề. Sản xuất nghề thủ công ở Bắc Ninh đã bắt đầu khá lâu với một số làng nghề nổi tiếng trên phạm cả nước cũng như trên thế giới với những sản phẩm đặc sắc như: tranh Đông Hồ- Thuận Thành, Gốm Phù Lãng- Quế Võ, đồ gỗ Đồng kỵ- Từ Sơn… Các làng nghề truyền thống không chỉ đơn thuần sản xuất ra các sản phẩm hàng hoá như một công xưởng mà làng nghề truyền thống là cả một môi trường văn hoá kinh tế xã hội và công nghệ truyền thống lâu đời. Nơi đây còn bảo lưu những tinh hoa nghệ thuật và kỹ thuật nghề được truyền từ đời này sang đời khác, chung đúc ở các thế hệ nghệ nhân tài năng với những sản phẩm có bản sắc riêng của mình nhưng lại tiêu biểu độc đáo cho cả dân tộc Việt Nam.
Làng nghề truyền thống phát triển không những thúc đẩy du lịch phát triển mà còn góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống nhân dân, góp phần giảm bớt các tệ nạn xã hội. Đồng thời du lịch cũng góp phần quan trọng vào việc khôi phục, bảo tồn phát triển các giá trị làng nghề.
Trong những năm gần đây, với xu thế phát triển và hội nhập kinh tế thế giới rất nhiều làng nghề ở Việt Nam nói chung và Bắc Ninh nói riêng đã được khôi phục và phát triển đảm bảo được đời sống, đáp ứng được mong muốn của nhân dân các làng nghề truyền thống đó là bảo tồn và phát triển tốt nghề nghiệp của cha ông trao truyền và có thể làm giàu ngay trên mảnh đất của quê hương. Mặt khác, làng nghề truyền thống là một trong số những đối tượng đang được nghành du lịch quan tâm khai thác nhằm đem lại hiệu quả kinh tế góp phần xây dựng đất nước. Do vậy việc khai thác các làng nghề dưới góc độ văn hoá nhằm phục vụ cho hoạt động du lịch là một việc làm cần thiết. Một trong số những làng nghề đang được quan tâm và xem xét đầu tư để đưa vào khai thác phục vụ du lịch là làng nghề truyền thống Đồng Kỵ. Đây là một làng nghề chuyên chế biến gỗ có từ lâu đời tại xã Đồng Quang, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, nơi có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Chính từ những nguyên nhân trên đã khiến tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Tiềm năng và một số giải pháp phát triển du lịch tại làng gỗ Đồng Kỵ- Bắc Ninh.” Đề tài này trước hết mong muốn làm phong phú thêm sự hiểu biết về một làng nghề truyền thống- làng gỗ Đồng Kỵ, đồng thời góp một phần nhỏ vào việc xây dựng và phát triển loại hình du lịch văn hoá tại địa phương.
2, Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Nghiên cứu làng nghề Đồng Kỵ với tư cách là một làng nghề, một sản phẩm du lịch đích thực trong loại hình du lịch làng nghề.
3, Mục đích nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu, đánh giá về hiện trạng của hoạt động du lịch tại làng nghề truyền thống Đồng Kỵ và khả năng thực tế cũng như triển vọng phát triển làng nghề và phát triển du lịch tại đây. Từ đó, tìm giải pháp để tổ chức, khái thác, sử dụng tài nguyên du lịch đặc sắc này một cách hợp lý sao cho tạo ra được các sản phẩm du lịch nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu của du khách, tạo thêm doanh thu cho địa phương và góp phần thúc đẩy sự phát triển của làng nghề.
4, Phương pháp nghiên cứu.
Để hoàn thành đề tài này em phải sử dụng rất nhiều phương pháp khác nhau trong đó có phương pháp luận chung và các phương pháp cụ thể, dưới đây là một số phương pháp chính.
4.1 Phương pháp luận chung.
Chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng là cơ sở lý luận của đề tài.
4.1.1 Chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Chủ nghĩa duy vật lịch sử yêu cầu nhìn các sự vật hiện tượng trong một quá trình hình thành, phát triển và tiêu vong. Nghiên cứu chúng phải đặt trong một giai đoạn lịch sử nhất định trên quan điểm kế thừa và phát triển. Khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại thế giới (WTO), thì du lịch Việt Nam cũng “giương buồm tiến vào sân chơi mới”, đầy cơ hội và cũng có vô vàn những thách thức. Để du lịch Việt Nam có thể chiến thắng trong cuộc chinh phục du khách, chúng ta cần khai thác tất cả những tiềm năng sẵn có để thúc đẩy du lịch phát triển. Du lịch làng nghề truyền thống được coi là một hướng đi quan trọng để phát triển du lịch bền vững. Việt Nam là một nước có bề dày lịch sử với hàng nghìn năm phát triển với những làng nghề hàng trăm năm tuổi. Tiềm năng du lịch làng nghề ở Việt Nam là rất lớn, thế nhưng trong số hàng nghìn làng nghề truyền thống trong cả nước có rất ít làng nghề được khai thác để phục vụ du lịch. Một trong số những làng nghề truyền thống nổi tiếng của đất Kinh Bắc xưa là làng gỗ Đồng Kỵ đã có hàng trăm năm phát triển với rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch nhưng chưa được khai thác một cách có hiệu quả. Ở đề tài này, tôi tập trung đi vào việc tìm hiểu và phân tích những tiềm năng của làng gỗ Đồng Kỵ trong việc phát triển du lịch. Để có thể khai thác làng nghề này một cách hợp lý và có hiệu quả chúng ta cần đặt nó trong hoàn cảnh cụ thể của đất nước và xu thế phát triển của thời đại. Chính vì vậy, chúng ta cần phải nghiên cứu dựa trên lý luận của chủ nghĩa lịch sử để đề tài mang tính khoa học và logic.
4.1.2. Chủ nghĩa duy vật biện chứng
Chủ nghĩa duy vật biện chứng yêu cầu nhìn các sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ biện chứng, quan hệ qua lại với nhau. Tức mọi sự vật hiện tượng không tồn tại một cách độc lập tách rời mà luôn luôn tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau. Nghiên cứu chúng phải đặt trong một môi trường xác định. Khi xem xét đánh giá mọi hiện tượng, sự kiện xã hội phải đặt trong mối quan hệ toàn diện với điều kiện kinh tế xã hội đang vận động biến đổi trên địa bàn nghiên cứu.
Trong nghiên cứu này tôi cũng xem xét các đối tượng nghiên cứu trong mối quan hệ biện chứng tác với sự vận động biến đổi không ngừng của điều kiện kinh tế văn hoá xã hội địa phương và đất nước trong thời kỳ đổi mới hiện nay.
4.2 Các phương pháp cụ thể.
- Phương pháp quan sát.
Quan sát là một phương pháp thu thập thông tin xã hội được sử dụng rộng rãi từ rất lâu. Trong nghĩa chung nhất, quan sát là bao trùm tất cả các cách thức, quy tắc để tiếp cận và thu được những thông tin thực nghiệm từ thực tế xã hội. Nó là quá trình tri giác và việc ghi chép mọi yếu tố có liên quan đến đối tượng nghiên cứu phù hợp với đề tài và mục tiêu nghiên cứu. Thông tin thu được từ quan sát không chỉ là những gì mà người ta quan sát thấy được mà còn cả những gì mà họ cảm nhận được từ chính kinh nghiệm cuộc sống của mình.
- Phương pháp phân tích tài liệu.
Tài liệu là nguồn cung cấp các thông tin nhằm đáp ứng các mục tiêu và đề tài nghên cứu. Nguồn thông tin đó không chỉ được rút ra từ các tài liệu viết như sách, báo, đài, Internet…mà còn được rút ra từ các đồ vật khác như công cụ sản xuất, đồ dùng, nghệ thuật chế tác, sản phẩm của các làng nghề…
Phân tich tài liệu thực chất là cải biến mục đích của những thông tin có sẵn trong các tài liệu, hay nói cách khác là xem xét các thông tin có sẵn trong các tài liệu khác nhau để rút ra các thông tin cần thiết nhằm đáp ứng những mục tiêu nghiên cứu của một đề tài nhất định. Đây là một phương pháp quan trọng để có được những thông tin cần thiết, đầy đủ về các mặt như: Vị trí địa lý, điều kiện kinh tế xã hội, lịch sử làng nghề, xu hướng phát triển của làng nghề trong giai đoạn phát triển hiện nay…
- Phương pháp khảo sát thực địa.
Để có được những thông tin chính xác và sinh động nhất về làng nghề thì phương pháp thực nghiệm là vô cùng quan trọng. Đây là phương pháp mang lại tính chính xác cao, quá trình khảo sát thực địa giúp chúng ta tận mắt thấy được quá trình sản xuất để tạo ra các sản phẩm, kỹ thuật sản xuất cũng như tài năng của các những người thợ nơi đây. Thông qua việc khảo sát thực địa ta có thể nhận thấy được những giá trị của tài nguyên, những tiềm năng cũng như những mặt còn hạn chế của làng nghề, từ đó tìm ra những giải pháp để khái thác và phát triển làng nghề một cách có hiệu quả.
- Phương pháp điều tra xã hội học.
Sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu và phỏng vấn bán cầu trúc để tìm hiểu hoạt động và quá trình sản xuất cũng như quá trình tiêu thụ sản phẩm của làng nghề.
5, Kết cấu của đề tài.
Ngoài phần mở đầu, kết luân, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung chính của khoá luận bao gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về làng nghề truyền thống.
Chương 2: Bắc Ninh và làng gỗ Đồng Kỵ.
Chương 3: Định hướng và một số giải pháp để phát triển du lịch tại làng gỗ Đồng Kỵ.
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG.
1.1 LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG
1.1.1 Khái niệm về làng, làng nghề và làng nghề truyền thống.
1.1.1.1 khái niệm “làng”
Làng là từ chỉ đơn vị tụ cư nhỏ nhất nhưng hoàn chỉnh của người nông dân Việt. Các nhà xã hội học Ấn Độ coi làng như một hiện tượng xã hội mang tính lịch sử và do đó làng là một hiện tượng lịch sử. Làng là một đơn vị của xã hội nông thôn, nó là một sân khấu thể hiện mức độ tự diễn ra của đời sống nông thôn và các chức năng của nó (Tô Duy hợp, 1997: tr30). Khi nói đến làng với tư cách cộng đồng xã hội, làng thường được quan niệm như “một đơn vị cộng cư” có một vùng đất chung của cư dân nông nghiệp (Trần Quốc Vượng, 1997: tr36). Và như Jan Breman thì “Cộng đồng làng xã được coi như là nền tảng của nền kinh tế nông thôn tại châu Á”.
Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, làng ra đời ở Việt Nam khá lâu, từ thời Khâu Hoà hồi đầu thế kỷ VII. Do nhu cầu phát triển xã hội, nhu cầu cai trị nên “làng xã như một đơn vị tụ cư, đơn vị kinh tế, đơn vị sinh hoạt văn hoá cộng đồng” nhằm tái duy trì truyền thống công xã nông thôn, khẳng định bản sắc văn hoá dân tộc(1). Quan niệm truyền thống của người Việt Nam cho rằng, làng là một gia đình lớn, một xã hội thu nhỏ cho nên nó có những đặc trưng riêng của mình, nó hình thành trên hai nguyên lý: cùng cội
(1) Theo Phan Đại Doãn, trong lịch sử Việt Nam, ngay từ thế kỷ XV đã tồn tại các loại hình làng xã cơ bản như sau: 1/ Làng công điền- công xã nông thôn còn ở trạng thái toàn vẹn chỉnh thể của nó; 2/ Làng nửa công nửa tư- công xã nông thôn đã phân hoá, ở đó một phần ruộng đất đã được tư hữu hoá và trở thành ruộng đất tư nhân; 3/ làng tư điền- làng tiểu nông, ruộng đất của loại làng này đã tư hoá hoàn toàn, nó phổ biến từ giữa thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XX
nguồn và cùng chỗ, là hình thức công xã nông thôn với những nét đặc thù riêng của mình
Làng xã Việt Nam là “tế bào” của xã hội nông thôn, là một loại hình tồn tại của quần cư ở nông thôn Việt Nam cũng như nông thôn châu Á nói chung, nó là đơn vị tổ chức xã hội. Làng không phải là một vùng địa lý hành chính mà ai muốn đến và muốn đi khỏi cũng được. Làng là một tụ điểm quần cư, chung quanh làng thường có một luỹ tre xanh và ao hồ bao bọc. “Đường vào làng ngoằn ngèo, độc đạo, phải đi qua một cổng làng kiên cố. Cổng làng thường xây bằng gạch có cánh cửa lim, hay ke bằng mây kiên cố, nó mang tính chất bình yên, thâm trầm. Sau luỹ tre làng là những con người sinh sống và làng tạo cho con người sống trong đó một cảm giác bình yên. Sự kín đáo của làng truyền thống đem lại cho người ngoài một cảm giác lặng lẽ bí ẩn”. (Trần Đình Hựợu, 1994: tr193; Nguyễn Đổng Chi, 1978: tr53- 73)
“Làng” là một tế bào sống của xã hội Việt Nam, là “sản phẩm tự nhiên tiết ra từ quá trình định cư và cộng cư của người Việt trồng trọt”. Hiểu được làng Việt là có trong tay cơ sở tối thiểu và cần thiết để tiến lên tìm hiểu làng Việt nói riêng và xã hội Việt nam nói chung, trong sức năng động lịch sử của nó, trong ứng xử của cộng đồng và tâm lý tập thể của nó, trong các biểu hiện văn hoá của nó và cả trong những phản ứng của nó trước tình huống lịch sử đương đại đặt nó vào.(Nguyễn từ Chi,1996).
Với tư cách là cộng đồng phổ biến trong nông thôn, làng Việt Nam phát triển phong phú, đa dạng và cực kỳ phức tạp nhưng theo những quy luật chung. Mỗi làng có cuộc sống riêng nhưng mỗi cuộc đời riêng đó lại không thể tách khỏi môi trường trồng lúa nước ở vùng nhiệt đới nắng lắm mưa nhiều, không thể không gắn bó với cuộc sống làm ăn và đánh giặc của cộng đồng dân cư Việt. Làng là sản phẩm của lịch sử, làng luôn nhận vào nó những dấu ấn đổi thay của đất nước.
1.1.1.2 Làng nghề.
Cho tới nay vẫn chưa có một khái niệm chính thống về “làng nghề”. Theo cố giáo sư Trần Quốc Vượng thì làng nghề như: Bát Tràng (Hà Nội); Phú Lãng, Đa Hội, Đồng Kỵ (Bắc Ninh); Vạn Phúc, Chàng Sơn (Hà Nội)…là làng ấy, tuy có trồng trọt theo lối tiểu nông và chăn nuôi (nuôi lợn, gà, vịt…) cũng có một số nghề phụ khác (đan nát, làm giấy, trạm khắc…) song đã nổi trội một nghề cổ truyền tinh xảo với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp có phường (cơ cấu tổ chức), có ông trùm, ông phó cả cùng một số thợ và phó nhỏ, đã chuyên tâm và có một quy trình công nghệ nhất định, sống chủ yếu được bằng nghề đó và sản xuất ra những mặt hàng thủ công, những mặt hàng này có tính mỹ nghệ cao đã trở thành sản phẩm hàng hoá và có quan hệ tiếp thị, thủ công và tiến tới mở rộng ra thị trường nước ngoài.
Chúng ta có thể thấy khái niệm “làng nghề” là một danh từ ghép bao gồm hai danh từ là “làng” và “nghề”, trong đó:
“Làng” là một khối dân cư ở nông thôn lập thành một đơn vị có đời sống riêng về nhiều mặt và là đơn vị hành chính thấp nhất thời phong kiến.
“Nghề’ là công việc chuyên làm theo sự phân công của xã hội.
“Làng nghề” có thể hiểu đơn giản là làng của các cư dân làm nghề nông có thêm một hoặc một số nghề thủ công ( như dệt, đan lát, xây dựng, mộc, chạm khắc, gốm sứ…).
Trong các làng quê Việt Nam thường tồn tại và gắn bó giữa sản xuất nông nghiệp với các nghành nghề phi nông nghiệp hay còn gọi là nghề thủ công. Vì vậy, hầu hết trong các vùng nông thôn Việt Nam đều có các nghành nghề thủ công. Có làng chỉ làm kiêm một nghề, có làng lại kiêm làm nhiều nghề trong đó có nhiều nghề đã có lịch sử hàng trăm năm, hàng nghìn năm được tồn tại và phát huy theo nhiều loại hình và quy mô khác nhau. Tuy nhiên không phải ở bất kỳ làng quê nào vốn tồn tại nhiều ngành nghề đều được gọi là làng nghề và cho đến hiện nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về làng nghề.
Có thể nói rằng làng nghề là cả một môi trường văn hoá- kinh tế- xã hội và công nghệ truyền thống lâu đời. Nó bảo lưu những tinh hoa nghệ thuật và kỹ thuật truyền đời này sang đời khác, chung đúc ở các thế hệ nghệ nhân tài năng, với những sản phẩm có bản sắc riêng của mình, nhưng lại tiêu biểu và độc đáo cho cả dân tộc Việt Nam.
Theo dự án của trung tâm nghiên cứu dân số và nguồn lao động thuộc Bộ lao động thương binh và xã hội, tiêu chí để xác định một làng nghề phải đảm bảo các yếu tố cơ bản sau(1):
- Về cơ cấu: Lao động thủ công trong số dân của làng phải đại tối thiểu 20%, họ phải sống được chính bằng nghề thủ công.
- Về thu nhập: Thu nhập bình quân của nghề phải đạt tối thiểu là 50% thu nhập của mỗi hộ gia đình thợ.
- Giá trị sản lượng của nghề thủ công trong làng phải chiếm 50% giá trị tổng sản lượng của làng.
Đây là một tiêu chí được xây dựng trong đó các yếu tố cơ bản đã được lượng hoá dự trên cơ sở khảo sát, điều tra thực trạng hoạt động của các làng nghề truyền thống trong không gian nghiên cứu của dự án dưới góc nhìn của nghành kinh tế lao động.
Nhìn nhận dưới góc độ của dự án phát triển nghành nghề thủ công theo hướng CNH nông thôn, tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản (Japan international coperation agency gọi tắt là JICA) cho rằng làng nghề là làng ở khu vực nông thôn phải đáp ứng những điều kiện sau:
1 Ngọc Bảo, Du lịch làng nghề truyền thống hội nhập phát triển cả về chất và lượng tạp chí DL số 49 tr 27
+ Nguồn thu nhập chính của làng nghề phải được tạo ra từ sản phẩm của làng nghề thủ công
+ Phải có hơn 30% số hộ hoặc số lao động tham gia vào hoạt động tạo ra sản phâm thủ công.
+ Chấp hành các chính sách của chính quyền địa phương.
Vậy là, những tiêu chí trên về làng nghề và làng nghề thủ công của các nhà kinh tế nhìn chung có nhiều sự tương đồng. Sự khác nhau ở một số nội dung nào đó cũng là điều dễ hiểu, điều đó phụ thuộc vào cách nhìn nhận vấn đề dưới góc độ chuyên môn khác nhau của mỗi nghành nghề. Việc đưa yếu tố vai trò của chính quyền trong giám sát và thực thi các cơ chế chính sách là rất cần thiết, đây là yếu tố quan trọng bảo đảm khắc phục những yếu tố kém của các làng nghề, tạo điều kiện để duy trì và phát triển nghề một cách bền vững tạo điều kiện cho du lịch phát triển.
Nhận rõ vai trò quan trọng của các sản phẩm nghề và làng nghề trong sự phát triển kinh tế xã hội và trong vị trí của lĩnh vực phi nông nghiệp, nhất là trong giai đọan hội nhập kinh tế toàn cầu, các Bộ, Nghành hữu quan đã và đang xác định các tiêu chí chuẩn mực về làng nghề để có kế hoạch đầu tư thoả đáng và có hiệu quả hơn, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
1.1.1.3 Làng nghề truyền thống (còn gọi là làng nghề thủ công truyền thống).
Làng nghề truyền thống là thực thể vật chất và tinh thần tồn tại cố định của một hoặc nhiều nghề thủ công truyền thống. Vì thế, mỗi nghề truyền thống đều được bảo tồn, hoạt động, phát triển ở một làng nghề, một cụm làng nghề, vùng nghề trong cả nước.
Làng nghề truyền thống là làng cổ truyền làm nghề thủ công có lịch sử phát triển lâu đời. Ở đấy không nhất thiết tất cả dân làng đều sản xuất thủ công, người thợ thủ công nhiều trường hợp cũng đồng thời là người làm nghề nông. Nhưng yêu cầu chuyên môn hoá đã cao tạo ra những người thợ chuyên sản xuất hàng truyền thống ngay tại làng quê mình, hay ở làng nghề, phố nghề nơi khác. Trong đó, sản phẩm của làng nghề là những hàng thủ công được lưu truyền qua các thế hệ hàng trăm năm vẫn duy trì được nguyên vẹn kiểu dáng và kỹ thuật truyền thống đến ngày nay. Khi nói đến một làng nghề truyền thống ta không chỉ chú ý tới các mặt riêng lẻ, mà phải chú trọng đến nhiều mặt trong cả không gian và thời gian. Nghĩa là quan tâm tới tính hệ thống, tính toàn diện của làng nghề đó, trong đó yếu tố quyết định là nghệ nhân, sản phẩn, kỹ thuật sản xuất và thủ pháp nghệ thuật.
Có thể nói rằng: làng nghề thủ công là trung tâm sản xuất hàng thủ công, nơi quy tụ các nghệ nhân và nhiều hộ gia đình chuyên làm nghề mang tính truyền thống lâu đời, có sự liên kết hỗ trợ trong sản xuất, bán sản phẩm theo kiểu phường hội, kiểu hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ, có cùng Tổ nghề và các thành viên luôn ý thức tuân thủ những ước chế xã hội và gia tộc. Sự liên kết, hỗ trợ nhau về nghề, kinh tế, kỹ thuật, đào tạo thợ trẻ giữa các gia đình cùng dòng tộc, cùng các phường nghề trong quá trình lịch sử hình thành, phát triển nghề nghiệp đã hình thành làng nghề ngay trên đơn vị cư trú, làng xóm truyền thống của họ.
Làng nghề thủ công truyền thống thường có tuyệt đại bộ phận dân số làm nghề cổ truyền (sản xuất và dịch vụ phi nông nghiệp), hoặc một vài dòng họ chuyên làm nghề, lâu đời theo kiểu cha truyền con nối. Sản phẩm của họ làm chẳng những thiết dụng, mà hơn nữa còn là hàng cao cấp, tinh xảo, độc đáo và dường như không đâu sánh bằng.
Do tính chất kinh tế, hàng hoá, thị trường của quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, làng nghề thực sự là đơn vị kinh tế tiểu thủ công nghiệp, vai trò, tác dụng của làng nghề đối với đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội là rất lớn và tích cực.
Sự khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống trong những năm gần đây đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Sản phẩm của nghề thủ công không chỉ ngày càng chiếm lĩnh đựoc thị trường trong nước mà còn có uy tín cao đối với thị trường nước ngoài, thu hút được nhiều khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế. Nhiều công ty kinh doanh du lịch đã sớm khai thác thành công loại hình du lịch này – du lịch làng nghề.
Du lịch làng nghề: là loại hình du lịch dựa vào việc khai thác các giá trị văn hoá truyền thống, các kỹ năng nghề nghiệp thể hiện trong các sản phảm thủ công mỹ nghệ để phục vụ du khách. Đây là một loại hình du lịch còn rất mới và rất “kén” khách nên không phải bất kì làng nghề nào cũng đón được khách du lịch và cũng trở thành làng nghề du lịch.
1.1.2 Khái quát quá trình hình thành và phát triển làng nghề truyền thống.
Ở nước ta nghề và làng nghề có số lượng rất lớn, được hình thành và phát triển trên khắp các miền của đất nước. Mỗi nghề và làng nghề được hình thành, tồn tại và phát triển cho đến ngày nay là sự kết tinh những giá trị văn hoá vật chất từ nhiều thế hệ và được ghi nhận trong những sắc phong của từng làng, bản. Nhiều làng nghề đã đi vào lịch sử của dân tộc. Nghề thủ công mỹ nghệ Việt Nam có lịch sử phát triển từ lâu đời, gắn liền với những tên làng nghề và những sản phẩm nổi tiếng, hoàn mỹ, độc đáo. Ở đó còn là nơi các thợ thủ công và nghệ nhân tài năng tạo nên những sản phẩm có bản săc riêng của từng người, từng vùng miền khó có thể bắt chước được.
Sự xuất hiện của các làng nghề thủ công ở các làng quê lúc đầu chỉ là những nghề phụ trong các gia đình nông dân, chủ yếu được hành nghề trong lúc nông nhàn. Những sản phẩm thủ công truyền thống được làm ra thường là những công cụ cần thiết phục vụ sản xuất hay những đồ dùng trong đời sống sinh hoạt hàng ngày từ các nghề đan lát, gốm sứ, chế tác kim loại, chạm khắc gỗ…
Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, những làng nghề thủ công đầu tiên được phát triển và tách khỏi sản xuất nông nghiệp trong đó một số nghề đã nổi lên với kỹ thuật tinh xảo cùng một đội ngũ thợ lành nghề. Lực lượng lao động có trình độ tay nghề cao ngày càng tăng lên, họ có thể sống bằng chính nguồn thu nhập từ nghành nghề và sản xuất ra hàng hóa bằng đôi bàn tay khéo léo, tài hoa của mình.
Trong quá trình phát triển, một số công đoạn sản xuất thủ công của một số nghề đã được thay thế bằng các phương tiện cơ khí và nửa cơ khí song vẫn không ảnh hưởng tới giá trị văn hoá, nghệ thuật và độ tinh xảo của sản phẩm thủ công mỹ nghệ, đảm bảo đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Những hàng hoá này ngày càng xâm nhập sâu vào thị trường các tỉnh, thành phố, lan rộng ra phạm vi cả nước và ra cả nước ngoài. Hầu hết trong số đó là những mặt hàng thủ công từ các làng nghề thủ công truyền thống nổi tiếng từ nhiều thế hệ.
Nghiên cứu các di chỉ khảo cổ thời Hùng Vương, các nhà khảo cổ học còn cho thấy: Việt Nam hiện có khoảng 200 loại sản phẩm thủ công truyền thống- nhiều trong số đó có tính lịch sử phát triển từ những giai đoạn đầu của sự phát triển xã hội văn hoá nông nghiệp của đất nước. Lụa Hà Đông có hơn 1700 năm lịch sử phát triển(1), gốm Bát Tràng- Hà Nội có hơn 500 năm tồn tại (2), đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ có lịch sử phát triển khoảng 300 năm tuổi. Nhìn chung, các nghề thủ công được hình thành từ nhiều con đuờng khác nhau. Sự tồn tại và phát triển của những nghề và làng nghề phụ thuộc chủ yếu vào các nghệ nhân và nguồn nguyên liệu chính để tạo ra sản phẩm. Trong đó, các nghệ nhân không chỉ giữ vai trò quyết định đối với chất lượng sản phẩm mà còn quyết định trong việc tạo nên sự đa dạng về mẫu mã và phong phú về chủng loại đối với các sản phẩm. Những giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học chứa đựng trong các sản phẩm của các làng nghề truyền thống do chính những nghệ nhân tạo ra đã trở thành một loại hàng hoá có sức hấp dẫn đặc biệt thu hút khách du lịch từ nhiều vùng lãnh thổ trên thế giới, làm tăng nguồn thu nhập của dân cư các làng nghề.
Việc truyền nghề của các vị tổ nghề thưòng được các làng nghề ghi nhận dưới hình thức thành văn hay bất thành văn (hình thức văn tự hoặc truyền miệng), phổ biến nhất là cách thức truyền nghề trực tiếp “cha truyền con nối”. Kỹ thuật cơ bản đựợc sử dụng để tạo ra các sản phẩm thủ công truyền thống được truyền qua nhiều thế hệ. Nói cách khác là, lịch sử tạo nên các sản phẩm thủ công của các làng nghề truyền thống ở nước ta không chỉ toả sáng._. trong quá khứ mà còn toả sáng trong sự phát triển của nền công nghiệp Việt Nam qua nhiều thế hệ.
Hoạt động xuất khẩu hàng thủ công truyền thống của nước ta cũng xuất hiện từ lâu đời. Ngay từ thời nhà Lý vào thế kỷ XI kéo dài đến tận thế kỷ XVIII dưới thời Tây Sơn, những sản phẩm mây tre đan, đồ bạc, đồ gốm giấy, trang sức chế từ ngà voi đã được xuất đi nhiều nước từ các cảng Vân Đồn, Phố Hiến, Hội An, Phan Thiết, Bến Nghé…
(1)Sách Làng nghề thủ công truyền thống (Bùi Văn Vượng) cho biết: trung tâm của nghề tơ lụa Vạn Phúc đã từng tồn tại từ thế kỷ III sau công nguyên, do bà Lã Thị Nga - Tổ nghề truyền dạy cho dân làng.
(2)sách Đại Việt sử ký toàn thư (Ngô Sỹ Liên) cho biết: Nghề làm đồ gốm xuất hiện ở Bát Tràng (tức Bạch Thổ phường, rồi Bát Tràng phường) cuối thời Trần- thế kỷ XV.
Trong những năm là thuộc địa của Pháp (từ những năm cuối của thế kỉ XIX), nền kinh tế nước ta hoàn toàn bị lệ thuộc, chính sách nô dịch về kinh tế của Pháp đã biến nước ta thành thị trường tiêu thụ hàng hoá, đồng thời là nơi cung cấp những nguồn lợi phục vụ cho nền kinh tế của “nước mẹ”. Hàng hoá của Pháp đưa vào Việt Nam đã bóp nghẹt một số nghề thủ công nhưng mặt khác đối với những sản phẩm thủ công mang lại lợi ích cho chúng nhất là những sản phẩm ở Pháp không sản xuất như hàng thêu ren, sơn mài, khảm trai, chế tác kim loại, đan nát, chế biến thực phẩm … được Pháp đầu tư khuyến khích phát triển và triệt để khai thác, đồng thời chúng còn đầu tư và tổ chức các trường lớp giáo dục và đào tạo cho một số nghề, trong đó một số sản phâm thủ công mỹ nghệ đòi hỏi có tay nghề cao với kỹ thuật tinh vi đã được xuất khẩu sang các nước. Mặc dù số lượng không lớn nhưng cũng khẳng định được vị trí của sản phẩm và góp phần nâng cao uy tín của sản phẩm thủ công truyền thống của Việt Nam tại một số nước phương tây như Hà Lan, Tây Ban Nha… Tuy nhiên, hoạt động của các làng nghề vẫn gặp không ít những khó khăn về nguyên liệu và lưu thông hàng hoá do những hậu quả càn quét, vây bắt của địch liên tiếp ở khắp mọi nơi.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công đã mở ra chân trời mới cho nền kinh tế đất nước phát triển, trong đó có lĩnh vực sản xuất tiểu thủ công được Đảng và Nhà nước quan tâm đặc biệt. Nhiều chế độ, chính sách được ban hành, động viên, khuyến khích đẩy mạng tăng gia sản xuất nông nghiệp đi đôi với trồng cây công nghiệp tạo nguồn nguyên liệu cho nghề thủ công truyền thống… Cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ kéo dài hơn 30 năm tiếp theo đã gây quá nhiều khó khăn cho đất nước trên mọi lĩnh vực nhất là về kinh tế. Để duy trì và phát triển, việc sản xuất tại các làng nghề đã trải qua nhiều biến đổi phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế thời chiến. Sản xuất đơn lẻ, quản lý theo hộ gia đình được thay thế bởi các hợp tác xã thủ công với cơ cấu, tổ chức và phân công lao động chặt chẽ. Sản xuất được mở rộng không chỉ góp phần ổn định đời sống và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng mà còn đảm bảo kế hoạch xuất khẩu sang các nước như Liên Xô, Trung Quốc và các nước Đông Âu…
Sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước đến nay, nhờ có chủ trương đổi mới, các ngành nghề thủ công đã dần được phục hồi và phát triển, đáp ứng định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH- HĐH nông nghiệp và nông thôn. Sản phẩm tiẻu thủ công nghiệp ngày càng đa dạng và phong phú đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và có hàng xuất khẩu, giải quyết được nhiều việc làm và thu hút được sự tham gia, đóng góp của cộng đồng dân cư vào phát triển sản xuất như thu hút vốn, kinh nghiệm quản lý và trình độ tay nghề của họ. Sau khi quyết đinh 132/QĐ- TTg của Thủ tướng chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển nghành nghề trong nông thôn, hoạt động của các làng nghề trong cả nước đã có nhiều khởi sắc, nhiều ngành nghề truyền thống được phục hồi và phát triển. Theo cục chế biến nông lâm thuỷ sản và nghề muối thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thì đã có một số làng nghề thuộc các tỉnh trong cả nước có tôc độ tăng trưưỏng bình quân hàng năm cao như Quảng Nam 25%, Nam Định 21%, Hà Nội 23%, Bắc Ninh 23%.
Kết quả điều tra của dự án phát triển ngành nghề thủ công theo hướng CNH nông thôn của Bộ Nông nghiệp và phát riển nông thôn cùng với cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) cho biết, ngoài 3 tỉnh cao nguyên chưa thống kê được số lượng các làng nghề (do sự di cư của các làng bản của đồng bào các dân tộc ít người) thì đến nay số lượng các làng nghề trong cả nước phân bổ như sau:
SỐ LƯỢNG NGHỀ VÀ LÀNG NGHỀ THỦ CÔNG CẢ NƯỚC PHÂN THEO KHU VỰC
Miền Tinh
Số lượng làng nghề
Tỷ trọng
Các nghành nghề chủ yếu đựơc coi trọng
Các nghề khác
Cói, chiếu
Sơn mài
Mây tre đan
Gốm sứ
Thêu ren
Dệt
Chế tác gỗ
Chạm khắc gỗ
giấy
Tranh dân gian
chế tác kim loại
Cả nước
61
2010
100
281
31
713
61
341
432
342
45
8
8
204
509
Bắc 28
1594
83.2
185
28
566
26
333
43
284
40
8
4
169
406
Trung 12
113
4.5
23
0
48
12
0
7
8
1
0
0
14
15
Nam 21
303
12.3
73
3
99
23
8
22
50
4
0
4
21
88
Nguồn trích: trích số liệu điều tra dự án phát triển nghành nghề thủ công theo hướng CNH nông thôn (JICA- 2004)
Trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, nhu cầu đời sống con người tăng lên đã làm thay đổi không chỉ phương pháp sản xuất mà còn thay đổi cả thị trường tiêu thụ sản phẩm. Quá trình hình thành và phát triển làng nghề của nước ta có thể được diễn tả tóm lược qua 3 giai đoạn chính như sau:
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM LÀNG NGHỀ CỦA VIỆT NAM
Kỷ nguyên
Mục tiêu chính của việc tạo sản phẩm
Đối tượng chính sử dụng sản phẩm
Từ sơ khai nền văn minh đến đầu thế kỷ XX
- Công cụ sản xuất và sản phẩm phục vụ đời sống hàng ngày
- Sản phẩm dùng cho lễ hội, đồ thờ cúng.
- giành cho người tiêu dùng bản địa. Một số dùng cho dân cư vùng miền
- Các lễ hội, đình chùa
Từ đầu thế kỷ XX đến cuối thế kỷ XX
- Công cụ sản xuất và sản phẩm thiết yếu cho đời sống hàng ngày.
- Xuất khẩu sang các nước thuộc Liên Xô cũ và các nước xã hội chủ nghĩa khác
- Tiêu dùng trong nước
- Liên Xô cũ và các nước xã hội chủ nghĩa khác.
- Pháp và một vài nước khác.
Từ cuổi thế kỷ XX đến nay.
- Những sản phẩm xuất khẩu, đồ lưu niệm giành cho khách du lịch.
- Thị trường quốc tế bao gồm khoảng 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Nguồn: Hiệp hội làng nghề Việt Nam
(Hội thảo bảo tồn và phát triển làng nghề - Hà Nội 11/2000)
Có thể nói rằng khi Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì sản phẩm nghề thủ công truyền thống đã có chỗ đứng trên thị trường trong nước và quốc tế lại càng có điều kiện phát triển bền vững và phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai. Điều đó cũng chính là cơ hội rất lớn và là nền tảng vững chắc cho du lịch làng nghề truyền thống phát triển.
1.1.3 Đặc điểm của làng nghề truyền thống.
Làng nghề truyền thống là thực thể vật chất và tinh thần tồn tại cố định của một hoặc nhiều nghề thủ công truyền thống. Vì vậy, mỗi nghề truyền thống đều được bảo tồn hoạt động, phát triển ở một số làng nghề, một cụm làng nghề hay ở nhiều làng nghề, vùng nghề trong cả nước. Do tính lan toả và sức sống mãnh liệt của nghề thủ công lâu đời của ta cũng như của bất cứ dân tộc nào khác ở phương Đông. Nghiên cứu thực tế sự tồn tại và phát triển của các làng nghề trong cả nước nói chung và ở Bắc Ninh nói riêng, ta thấy chúng có những đặc điểm sau:
- Thứ nhất: Về nguồn gốc
Hầu hết các làng nghề đều phát sinh, tồn tại và phát triển ở nông thôn, gắn liền với nghành sản xuất chính- sản xuất nông nghiệp. Người dân làng nghề truyền thống không chỉ cấy lúa, trồng rau mà họ còn làm nghề phi nông nghiệp (nghề thủ công). Sản phẩm của các làng nghề thủ công luôn gắn liền với đời sống hàng ngày của người nông dân và phục vụ trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp (đó là các công cụ sản xuất nông nghiệp và những đồ dùng trong đời sống hàng ngày). Người thợ thủ công đồng thời cũng là người nông dân, vẫn sở hữu nguồn tư liêu sản xuất chủ yếu là ruộng đất và canh tác nông nghiệp.
- Thứ hai: Cấu trúc làng nghề truyền thống.
Cấu trúc của làng nghề truyền thống giống như cấu trúc của làng Việt cổ nói chung. Cấu trúc của làng nghề thủ công truyền thống cũng có luỹ tre bao bọc xung quanh làng, có cổng làng, cây đa, giếng nước, sân đình.
- Thứ ba: Vị trí địa lý của làng nghề truyền thống.
Hầu hết các làng nghề ruyền thống đều nằm gần các đô thị và các trục đường giao thông, đặc biệt là những đầu mối giao thông thuỷ bộ. Đây là những vị trí thuận tiện cho việc vận chuyển nguyên vật liệu sản xuất và việc chuyển hàng hoá thành phẩm đi tiêu thụ. Khi đường bộ, đường sắt , đường hàng không chưa phát triển thì phần lớn các làng nghề đều nằm ở gần các bến sông. Ví như khu vực sông Cầu thuộc địa phận tỉnh Phú Thọ tập trung tới gần 200 làng nghề các loại.
- Thứ tư: Nguồn nguyên vật liệu
Nhiên liệu sản xuất nhiều chủng loại phong phú và đa dạng phổ khắp vùng miền, nguồn cung cấp nguyên vật liệu không ổn định, phụ thuộc phần lớn vào thiên nhiên. Hầu hết nguyên liệu không có khả năng tái sản xuất khi đã qua một lần sử dụng và do đó đòi hỏi việc khai thác cần chú ý quan tâm tới khâu tạo nguồn và chống lãng phí. Phần lớn các làng nghề được tạo lập quanh những nơi có nguồn nguyên liệu chính. Khi đã có nguyên liêu thì các nghệ nhân nghề đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành các làng nghề, họ là người trực tiếp tìm kiếm, thăm dò, khảo sát và khai thác làng nghề để từ đó thiết lập cơ sở ngay trên địa bàn có nguyên liệu tìm được. Có thể nói rằng các nghệ nhân và nguồn nguyên liệu sản xuất là những yếu tố cơ bản đóng vai trò quyết định cho việc hình thành và phát triển của loại nghề và làng nghề truyền thống.
- Thứ năm: Tổ chức sản xuất của các làng nghề.
Phần lớn các làng nghề thường tổ chức sản xuất theo hộ gia đình. Nơi sản xuất và xưởng chế biến thường gắn liền với hoạt động sinh hoạt thường ngày của gia đình với không gian nhỏ, hẹp. Công cụ sản xuất đơn giản và thô sơ, nhiều công cụ sản xuất có thể tự tạo lập và thường gắn liền với những sinh hoạt thường ngày. Ngoài một vài công đoạn sản xuất có sử dụng cơ khí và bán cơ khí thì phần lớn các công đoạn trong việc tạo ra sản phẩm thường được làm bằng tay với sự giúp đỡ của các công cụ sản xuất như: dao, kéo, đục, cưa…, quy mô sản xuất thường nhỏ và đơn lẻ, phù hợp với quản lý theo hộ gia đình. Các nghệ nhân và thợ thủ công lành nghề đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì phát triển nghề.
- Thứ sáu: nguồn lao động.
Nhìn một cách tổng thể, nguồn lao động trong các làng nghề là rất lớn. Tại các làng nghề thủ công phát triển, ngoài nguồn nhân lực địa phương thì còn thu hút một lượng rất lớn nhân lực từ các địa phương khác. Độ tuổi trung bình của nguồn nhân lực tại các làng nghề thường từ 20- 40 tuổi, chủ yếu là lao động nữ chiếm tới 62,2%. Việc đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ nghề nghiệp chủ yếu được thực hiện bằng phương thức truyền nghề, kèm cặp tại chỗ theo kiểu “cha truyền con nối” nhằm giữ gìn kỹ thuật truyền thống. Ở những nghề truyền thống, một số công đoạn sản xuất được xem là “bí mật nhà nghề” cần được thực hiện bởi các nghệ nhân hoặc thợ thủ công có trình độ tay nghề cao. Những bí quyết nhà nghề này hình thành từ xưa tới nay giúp các làng nghề giữ được truyền thống nghề riêng. Chính từ những bí quyết nghề này đã tạo cho những sản phẩm của họ có nhnữg nét độc đáo riêng, có sức hấp dẫn đặc biệt đối với du khách đặc biệt là du khách quốc tế.
- Thứ bảy: Sản phẩm làng nghề.
Nhìn chung, sản phẩm của các làng nghề truyền thống là rất đa dạng về kích cỡ và phong phú về chủng loại, màu sắc. Hầu hết các sản phẩm thủ công đều gắn liền với nhiệm vụ phục vụ cho sản xuất và đời sống hàng ngày của cộng đồng như những đồ gia dụng, đồ thờ cúng, đồ trang trí…). Sản phẩm thủ công mỹ nghệ có giá trị thẩm mỹ cao, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc với sức hấp dẫn đặc biệt của các sản phẩm của các làng nghề thủ công truyền thống đối với khách du lịch mà đặc biệt là khách du lịch quốc tế.
- Cuối cùng là hệ thống phân phối và tiêu thụ sản phẩm làng nghề.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm của làng nghề truyền thống thường là thị trường nội địa, có phạm vi hoạt động rất nhỏ lẻ, mang tính địa phương và vùng miền. Hầu hết sản phẩm của các làng nghề được phân phối một cách tự phát không có tính quy hoạch. Những mặt hàng thủ công lưu thông trên thị trường thường xuyên gắn liền với đời sống sản xuất và sinh hoạt của cộng đồng dân cư thông qua các doanh nghiệp tư nhân tại các thôn quê và các quầy bán lẻ chốn thị thành.
Hoạt động của thị trường sản phẩm làng nghề truyền thống thường thiếu sối động. Trong những năm gần đây, yếu tố cạnh tranh giữa những doanh nghiệp tư nhân trong các làng nghề hoặc giữa các làng nghề đã xuất hiện nhưng chưa gay gắt. Điều đó phản ánh đúng hiện trạng phát triển thiếu liên kết giữa các ngành nghề trong các làng nghề truyền thống và giữa các làng nghề với làng nghề, điều đó đòi hỏi phải nghiên cứu và có những giải pháp hữu hiệu tạo điều kiện phát triển làng nghề.
Thị trường quốc tế của các sản phẩm làng nghề chỉ hoạt động với sự tham gia của các doanh nghiệp lớn thuộc các nghành nghề thủ công nổi tiếng đã được một số quốc gia trên các châu lục biết đến như chế tác gỗ, tư tằm…
hệ thống phân phối sản phẩm trong các ngành nghề còn quá nhiều khâu trung gian, phức tạp. Sản phẩm từ các hộ xuất đi phải qua các nhà thầu phục vụ tới các doanh nghiệp tư nhân vừng ngoại thị cuối cùng mới tới các công ty xuất khẩu trung tâm.
* Đặc điểm của các làng nghề truyền thống trong quá trình CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn.
- Có quan hệ gắn bó với nông nhưng ít phụ thuộc vào nông nghiệp.
- Lao động trong làng nghề là sự kết hợp giữa kỹ năng, kỹ thuật cao với tay nghề khéo léo của người thợ thủ công, giữa lao động tại chỗ và lao động từ nơi khác đến.
- Có sự kết hợp kinh nghiệm truyền thống lâu đời với công nghệ sản xuất hiện đại, phát triển kỹ thuật sản xuất thủ công theo hướng tiểu thủ công hiện đại hoá, thủ công ngiệp hiện đại trong truyền thống.
- Có sự chuyên môn hoá, hợp tác hoá giữa các công đoạn tạo sản phẩm, liên kết giữa các hình thức sản xuất kinh doanh trong làng nghề và giữa làng nghề với công nghiệp lớn. Sản phẩm được sản xuất ra có sự kết hợp giữa sản xuất hàng loạt với sản xuất đơn chiếc mang bản sắc văn hóa dân tộc.
1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển làng nghề.
Sở dĩ các làng nghề có sức sống mạnh mẽ và trường tồn cùng lịch sử dân tộc, tới hàng chục thế kỷ bởi chúng được bảo đảm bằng những nhân tố sau:
1.1.4.1 Nhu cầu của người tiêu dùng đối với hàng thủ công truyền thống.
Nhu cầu của người tiêu dùng đối với hàng thủ công truyền thống là rất lớn, hết sức đa dạng và có trong mọi thời đại, không bao giờ chấm dứt. Nhìn chung đó là những nhu cầu thiết yếu như ăn, mặc, ở, đi lại, học hành; đó còn là những nhu cầu chiến đấu bảo vệ đất nước và dân tộc; đó còn là những nhu cầu thờ cúng, tôn giáo, tín ngưỡng dân gian… từng tồn tại, phát triển suốt tiến trình lịch sử văn hoá của dân tộc. Thời xưa, khi chưa có máy móc, và các phương tiện hiện đại thì đương nhiên, mọi loại hàng tiêu dùng từ đồ gia dụng, đồ dùng để trang trí trong nhà đến những công cụ sản xuất cho đến đồ thờ cúng, ngay cả vũ khí và nhạc cụ… đều được làm bằng tay và phương tiện sản xuất thô sơ. Nhưng những kỹ thuật sản xuất và kinh nghiệm truyền thống thì vô cùng phong phú và đa dạng. Sản phẩm thủ công lúc đó là mọi vật phẩm được sử dụng trong xã hội.
Đến những năm cuối thế kỷ XIX, đầu của thế kỷ XX khi thực dân Pháp tiến hành xâm lược và tổ chức các cuộc khai thác thuộc địa trên quy mô lớn thì nền công nghiệp cơ khí bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam. Máy móc, thiết bị sản xuất của nền sản xuất công ngiệp buổi đầu ấy do người Pháp mang đến cho nước ta. Một số nghành nghề thủ công đã sử dụng máy móc ở một số công đoạn trong sản xuất chuyển thành các nghành nghề bán thủ công (tức hình thức sản xuất nửa cơ khí nửa thủ công). Đó là trường hợp của nghề may mặc, nghề khai thác và chế biến gỗ… Nhưng những nghề thủ công truyền thống thuần tuý với những công nghệ cổ truyền vẫn phát triển. Nhu cầu về các mặt hàng thủ công truyền thống của nhân dân ta, nhất là yêu cầu khai thác sản phẩm phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu lúc đó lại tăng lên hơn trước, kể từ những năm 30 của thế kỷ XX. Hàng hoá lúc đó mới chỉ được xuất sang Pháp và một số nước khác nhưng các nước phương tây rất ưa chuộng đồ thủ công mỹ nghệ của người Việt Nam, nhu cầu ấy ngày càng lớn đã tạo điều kiện cho chính sách chấn hưng nghề và làng nghề truyền thống ở Bắc Bộ của nhà cầm quyền Pháp ở Đông Dương lúc bấy giờ. Sản phẩm từ các làng nghề đã tham gia một số cuộc hội chợ, cuộc Đấu xảo ở Hà Nội và tận Mác- Xây (Pháp). Một số thợ thủ công giỏi được cử sang pháp dự hội chợ và chế tác các sản phẩm tinh xảo.
Như vậy, nhu cầu về hàng thủ công là rất cao tất phải sản xuất hàng thủ công truyền thống phục vụ nhu cầu đó. Sản phẩm chất lượng cao, hoàn mỹ sẽ được người tiêu dùng mến mộ, tín nhiệm. Nhu cầu càng lớn, càng bền vững thì việc sản xuất ở các làng nghề càng ổn định và lâu dài.
1.1.4.2 Trình độ của các nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề.
Cần phải khẳng định rằng: vai trò của các nghệ nhân đối với nghề và làng nghề thủ công truyền thống là rất lớn. Không có nghệ nhân thì không có làng nghề, hay ít nhất thì cũng không thể có làng nghề lừng danh. Chính tài năng của các nghệ nhân, với đôi “bàn tay vàng” của họ đã tạo nên những sản phẩm quý giá, tinh xảo và độc đáo, những sản phẩm văn hoá sống mãi với thời gian và góp phần làm vẻ vang cho dân tộc và cho mỗi làng nghề. Chính những nghệ nhân, những người thợ cả đã giữ cho làng nghề tồn tại, đã tạo ra những nhóm thợ với tay nghề cao, mà trước hết là con cháu của họ, những người trong gia đình, dòng tộc rồi đến con em trong làng thuộc các dòng tộc khác. Kiên trì truyền dạy nghề, hết ngày này qua ngày khác, hết năm này sang năm khác, theo phương pháp “cầm tay chỉ việc”, “vừa làm vừa học”, các nghệ nhân đã tạo ra một đội ngũ thợ lành nghề ngay tại làng xóm của mình. Cũng như thế, những thế hệ thủ công nối tiếp nhau, đan xen nhau, lớp này lớp khác, đời sau nối tiếp đời trước. Do đặc trưng sản xuất thủ công, cả gia đình từ ông bà, anh em, con cháu đều cùng làm một nghề, mỗi người mỗi việc, cho nên cùng một lúc ở các làng nghề thường có vài ba thế hệ thợ thủ công cùng lao động và sản xuất, kinh doanh. Xưa kia, ở đồng bằng sông Hồng, trong nền kinh tế tự cung, tự cấp, việc sản xuất hàng thủ công thường diễn ra liên tục, quanh năm, hay theo mùa vụ, theo một quy trình công nghệ khép kín. Từng gia đình, từng dòng họ hay phường nghề, việc sản xuất và bán sản phẩm đều có thể tự đảm bảo. Nghĩa là người ta có thể tiến hành từ A đến Z: từ việc mua nguyên vật liệu, chế biến nguyên liệu, tạo tác hay chế tác thành sản phẩm rồi tổ chức tiêu thụ (bán buôn và bán lẻ) các sản phẩm hàng hoá của mình. Tất nhiên, có công đoạn sản xuất nặng nhọc, hay quá phức tạp, người ta có thể thuê thợ hoặc phường thợ nơi khác, như tững diễn ra ở một số làng gốm. Chẳng hạn, tại làng gốm Bat Tràng trước đây, các hộ làm gốm lâu dời vẫn thuê các nhóm thợ nung gốm người Hà Đông (gọi là phường lò), mỗi nhóm khoảng 4-6 người thợ chuyên lo công đoạn đốt lò và kỹ thuật nung gốm. Hiện nay, tại làng gốm Bát Tràng, mỗi ngày có tới 5000-6000 người từ nơi khác đến làm việc trực tiếp sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, cung cấp đất nguyên liệu, hoá chất, thiết bị… Nhiều khâu trong quy trình sản xuất gốm tại Bát Tràng đã có sự chuyên môn hoá: có nhà chuyên chế men, chế màu các loại, có thợ chuyên tạo mẫu cho nhiều hộ gia đình làm như gia đình có nghệ nhân, thợ giỏi đều tự tạo mẫu và sản xuất lấy theo nhu cầu của thị trường chung hoặc theo các đơn đặt hàng. Làng tranh dân gian Đông Hồ (Thuận Thành- Bắc Ninh) hay làng gỗ Đồng Kỵ (Đồng Quang- Bắc Ninh) cũng đã diễn ra khung cảnh sản xuất tương tự như làng gốm Bát Tràng. Tại làng tranh Đông Hồ, người thợ tranh suốt mấy trăm năm đã làm tranh theo quy trình khép kín và chuyên môn hoá từng công đoạn sản xuất. Hiện nay, cả làng ấy chỉ còn hai gia đình nghệ nhân lâu đời vẫn còn duy trì công nghệ khắc ván, in tranh. Trong đó có nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế, một thợ tranh đời thứ 7 của dòng họ Nguyễn Đăng nổi tiếng của dòng tranh Đông Hồ, Nguyễn Đăng Chế đã từng thu gom được nhiều bản khắc gỗ, in ra đủ loại tranh đẹp gần như của các nghệ nhân thời trước, bán cho các du khách quốc tế, giới thiệu trong các hội chợ ở Hà Nội trong mấy năm gần đây, với quyết tâm khôi phục làng tranh quý giá này. Khi một làng nghề truyền thống có nguy cơ bị mất đi thì chính các nghệ nhân có vai trò tích cực nhất trong nhiệm vụ bảo tồn làng nghề. Nếu không thể làm cho làng nghề phát triển hơn thì họ cũng giữ lại được cái nghề ấy.
1.1.4.3 Kỹ thuật truyền thống và kinh nghiệm lâu đời ở các làng nghề thủ công truyền thống nước ta.
Về kỹ thuật, hầu hết các làng nghề đều sử dụng kỹ thuật truyền thống lâu đời của Việt Nam trong sản xuất. Mỗi nghề đều có kỹ thuật sản xuất riêng. Kỹ thuật ấy bao gồm nhiều công đoạn từ khâu khai thác, chế biến nguyên vật liậu đến khâu cuối cùng là hoàn thiện sản phẩm và bán ra thị trường cho người tiêu dùng. Trong đó nó bao gồm cả các thủ pháp nghệ thuật. Tuy các làng nghề đều sử dụng thủ pháp nghệ thuật chung nếu các làng ấy cùng làm chung một nghề nhưng từng công đoạn ở mỗi nơi lại một khác, làng nghề nào cũng biết ứng dụng những kỹ thuật chung ấy theo cách riêng của mình. Riêng thủ pháp nghệ thuật, người ta còn tiến hành đa dạng hơn nữa, bởi các nghệ nhân đều có thủ pháp nghệ thuật theo trình độ sáng tạo và kinh nghiệm riêng của mình. Điều đó giải thích tại sao làng nghề này không thay thế được bằng làng nghề kia, nghệ nhân này không thể thay thế nghệ nhân khác mặc dù các làng ấy, các nghệ nhân ấy cùng làm một nghề và sản xuất ra các sản phẩm cùng loại.
Những vấn đề nói trên thực tế đã luôn diễn ra ở các trung tâm sản xuất hàng thủ công, trong bất cứ thời đại nào. Chẳng hạn như nghề gốm: thợ gốm Thổ Hà (Bắc Ninh) rất giàu kinh nghiệm sản xuất các loại gốm đỏ. Người ta đã gọi làng gốm này bằng tên của sản phẩm tiêu biểu và nổi tiếng của họ: làng gốm đỏ Thổ Hà. Nhân dân địa phương cho biết, trước đây cả làng chỉ có duy nhất một người thợ giỏi quanh năm nung gốm cho các hộ gia đình và chỉ có gia đình nhà người thợ ấy đốt lò, không ai có thể tự xếp lò, nung gốm đạt chất lượng sản phẩm cao bằng họ. Nhiên liệu đốt lò của làng gốm Thổ Hà là cây Ràng Ràng. Cây Ràng Ràng khi cháy thì nhựa cây cháy bốc khói lên tạo màu gốm đỏ au, rất đẹp.
Nếu như làng gốm Thổ Hà làm gốm đỏ thì cách đó không xa ngay tại làng gốm Phù Lãng cũng thuộc địa bàn tỉnh Bắc Ninh lại chuyên sản xuất đồ gốm màu da lươn. Trong khi đó, thợ gốm bát Tràng Hà Nội lại làm đồ gốm đủ loại, trong đó có gốm sành còn gọi là gốm đàn rất đặc trưng. Thợ gốm Bát Tràng cũng sản xuất ra những sản phẩm gốm dùng cho xây dựng rất nổi tiếng, đó là gạch Bát Tràng (màu đen xám, cỡ lớn). Hơn nữa, từ các lò gốm ở đây, hầu hết các loại gốm quý đã ra đời, hoặc do các nghệ nhân gốm Bát Tràng sáng tạo hoặc là tiếp thu kỹ thuật và kinh nghiệm từ các làng gốm khác. Người dân làng gốm Bát Tràng sử dụng hầu hết các loại lò nung chủ yếu của dân tộc với kỹ thuật chế tác và đốt lò ở một trình độ cao nhất ở nước ta từ xưa đến nay. Nguyên liệu làm gốm Bát tràng là đất sét trắng, ngày xưa họ khai thác tại chỗ nhưng nay nguồn tài nguyên này tại địa phương đã khan hiếm, họ phải mua sét trắng (cao lanh) của Hải Dương hoặc huyện Đông Triều Quảng Ninh, họ tự chế men bằng phù sa sông Hồng ngay cạnh làng, đất đồi và đá đỏ của tỉnh bắc Ninh, Bắc Giang và tro trấu sẵn có ( xưa phải dùng tro quế, tro lường mua ở Nam Hà). Việc đốt lò ở Bát Tràng dùng những nguyên liệu khác nhau, xưa chủ yếu là củi và rơm rạ, nay dùng than Quảng Ninh, nhiều lò đốt hiện đại đã dùng điện. Trong tương lai, Bát Tràng sẽ dùng lò điện và lò ga để giảm thiểu sự ô nhiêm môi trường.
1.1.4.4 Vị trí địa lý và môi trường các làng nghề.
Đây là yếu tố rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định tới sự hình thành và bảo đảm sự tồn tại, phát triển lâu dài đối với bất kỳ làng nghề thủ công truyền thống nào.
Các làng nghề thường ở vị trí thuận tiện về giao thông thuỷ bộ, gần nguồn nguyên liệu. Ở những nơi lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Chu, sông Cầu, sông thương… đã quần tụ nhiều làng nghề, tạo thành các trung tâm sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. Khối lượng sản phẩm hàng năm rất lớn. Thị trường trong vùng rất lớn nhưng chưa đủ, hàng làm ra cần được tiêu thụ ở nhiều tỉnh xa, thậm trí ở hầu hết các địa phương trong cả nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Yêu cầu vận tải lớn ấy (khi mà đường sắt và đường hàng không chưa phát triển) thì đường bộ, đường sông, đường biển là những con đường vận chuyển không thể thiếu. Các cụ tổ nghề ngay từ đầu nhất định đã quan tâm tới yếu tố “nhất cận thị nhị cận giang” vốn có ấy để quyết định mở nghề, lập nghiệp ở một nơi. Các cụ còn quan tâm tới nguồn nguyên liêu thích hợp phục vụ cho nhu yêu cầu sản xuất lâu dài, nhất là nguồn nguyên liệu tại chỗ. Bởi cho dù các cụ có lựa chọn bất kỳ làng nào có thể đào tạo thành thợ đượcc chứ vị trí địa lý, giao thông vận tải và nguồn nguyên liêu tại chỗ có sẵn cho sản xuất và thị trường tiêu thụ hàng hoá thì không thể muốn là đựợc.
Trước thế kỷ XIX, nước ta chỉ có đường bộ, đường sông do đó thông tin liên lạc còn chậm, chủ yếu là dùng ngựa trạm, vận chuyển hàng hoá vẫn bằng thuyền và bằng xe bò, xe ngựa kéo. Khi người Pháp xâm lược và khai thác thuộc địa, họ đã cho xây dựng đường sắt, mở rộng giao thông đường bộ đường ôtô nhằm phục vụ nhu cầu quân sự và vận chuyển hàng hoá thì yêu cầu vận chuyển hàng hoá bằng đường sông còn rất lớn. Hàng nghìn năm trước đó, đường thuỷ giữ vai trò chủ đạo, quyết định nhất của nghành giao thông vận tải nước ta. Yếu tố bến sông vì vậy giữ vai trò vận chuyển chính của làng nghề, trong hoạt động mua bán sản phẩm, nguyên vật liệu cho sản xuất. Thêm vào đó là chợ làng, chợ tổng có vai trò làm nơi bán sản phẩm.
Có thể nói rằng nếu thiếu hai điều kiện nguyên liệu và vị trí nói trên thì chắc chắn không thể tồn tại những làng nghề thủ công truyền thống tồn tại hàng trăm năm như làng gốm Bát Tràng, làng tranh Đông Hồ, giấy gió Yên Thái… Song chúng ta cũng cần chú ý đến một đặc điểm khác nữa, do tính chất sản xuất sinh kế của làng nghề thủ công. Sản xuất thủ công được coi là một sinh kế kiếm ăn thể hiện ở hai cấp độ: cấp độ thứ nhất là coi nghề thủ công như một nghề phụ đảm bảo công ăn việc làm lúc nông nhàn và cấp độ thứ hai là lấy nghề thủ công làm nghề sản xuất chính mang tính chất chuyên nghiệp. Phần lớn làng nghề của nước ta làm theo cấp độ thứ nhất, nghĩa là nghề thủ công được coi là nghề phụ. Tuy nhiên cũng có những làng nghề lấy nghề thủ công làm nghề chính của mình. Phát triển nghề thủ công tới mức thoát ly hẳn nông nghiệp ngay tại làng quê mình thưòng diễn ra ở những làng nghề ít ruộng đất canh tác- ruộng của làng ngay sát luỹ tre của mình. Đó là thực tế của làng tranh Đông Hồ (Thuận Thành- Bắc Ninh), làng gốm Bát Tràng (Hà Nội), làng gỗ Đồng Kỵ- Bắc Ninh.
Như vậy, quyết định tới sự phát triển lâu dài và bễn vững của các làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam phải có bốn yếu tố chính kể trên, hay ít nhất cũng phải “hội” đủ những yếu tố ấy. Bởi nghề thủ công, các làng nghề thủ công truyền thống là nơi sản xuất hàng hoá và sáng tạo nghệ thuật, hàng thủ công không chỉ phục vụ nhu cầu tiêu dùng, sinh hoạt trong đời sống hàng ngày mà phải hướng tới cái đẹp.
1.1.5 Vai trò của làng nghề truyền thống trong phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển du lịch nói riêng.
1.1.5.1 vai trò của làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội.
Làng nghề thủ công truyền thống là một thực thể xã hội sinh động, nó đã tồn tại từ rất lâu trong lịch sử và phát triển cho đến ngày hôm nay. Trong công cuộc CNH- HĐH nền kinh tế thì làng nghề thủ công truyền thống giữ một vai trò quan trọng.
Trước tiên, tiểu thủ công nghiệp của làng nghề là tiền đề xây dựng nền đại công nghiệp.
Trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội, sự phát triển công nghiệp nông thôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước. Trong đó, lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp (TTCN) của các làng nghề thủ công là thành phần chủ yếu của công nghiệp nông thôn, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc. TTCN có thể kết hợp với đại công nghiệp để sản xuất ra lượng sản phẩm lớn cho nhu cầu của xã hội đáp ứng kịp thời nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của đời sống trong nền kinh tế thị trường. Đây là một nghành cần ít vốn nhưng khả năng thu lãi nhanh, có sức linh hoạt nên có khả năng chuyển huớng nhanh khi thị trường có thay đổi. Làng nghề và các sản phẩm làng nghề đang bước vào thời kì phát triển mới và từng bước hội nhập quốc tế với vai trò , vị trí quan trọng trong phát triển công nghiệp địa phương là:
+ Cung cấp nơi làm việc
+ Tăng thu nhập cho các hộ gia đình.
+ Phát triển nông thôn.
+ Hiện đại hóa kinh tế nông thôn.
Thứ hai: Phát triển nghành nghề thủ công với CNH-HĐH nông thôn.
Làng nghề và sản phẩm làng nghề có vai trò quan trọng trong sự nghiệp CNH- HĐH nông nghiệp và nông thôn hiện nay. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ có hàm lượng văn hoá nghệ thuật cao, đa dạng về chủng loại, phong phú về mẫu mã, kiểu dáng, mang đậm truyền thống văn hoá dân tộc. Trong công cuộc CNH- HĐH nông nghiệp và nông thôn, các làng nghề truyền thống không chỉ là nơi diễn ra các quá trình tạo ra sản phẩm mà còn là nơi tổ chức các hoạt động theo ngành nghề truyền thống. Làng nghề là nơi hội tụ các yếu tố văn hoá- kinh tế- xã hội trong đó bao gồm các kỹ nghệ truyền thống, kiến thức và kỹ năng được biểu hiện và truyền lại cho nhiều thế hệ. Làng nghề làm nòng cốt phát triển công nghiệp địa phương và giữ vai trò quan trọng trong phát triển văn hoá cộng đồng.
Thứ ba: giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần xoá đói giảm nghèo.
Theo thống kê hiện nay dân số nông thôn chiếm khoảng 70% trong tổng số dân của cả nước. Tuy nhiên đóng góp của khu vực này chỉ chiếm khoảng hơn 20% trong tổng thu nhập quốc dân hàng năm. Tại các vùng nông thôn Việt Nam hiện tượng người thất nghiệp và thiếu việc làm rất nhiều và do đó việc tạo ra cơ hội việc làm ở nông thôn phụ thuộc hoàn toàn vào sự phát triển của nghành phi nông nghiệp. Sự phát triển._. 104/2002/QĐ-UB ngày 30/8/2002 của UBND tỉnh đã ban hành.
Hướng các hoạt động khuyến công, ưu tiên sử dụng quỹ khuyến công cho các cơ sở sản xuất trong các làng nghề, nhất là chương trình triển khai nhân cấy nghề mới.
Các ngành chức năng tập trung nghiên cứu chương trình hỗ trợ cho các làng nghề về các lĩnh vực quản lý vốn, thị trường, khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực...
Thành lập và đưa vào hoạt động Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ theo Quyết định số 193/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ để đáp ứng được nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp, hộ sản xuất trong các làng nghề đối với thế chấp không đủ điều kiện theo yêu cầu của các ngân hàng thương mại nhà nước.
Tiếp tục thành lập và tạo điều kiện cho hoạt động các hội, hiệp hội nghề nghiệp theo nhóm sản phẩm, tạo liên kết giữa các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất với nhau, giữa người sản xuất, cung ứng nguyên liệu với những người chế biến, tiêu thụ để thống nhất định hướng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tránh cạnh tranh không lành mạnh gây khủng hoảng thừa, thiếu, sốt giá.
Tranh thủ nguồn vỗn hỗ trợ từ Trung ương và các tổ chức nước ngoài, huy động nguồn đóng góp của các tổ chức kinh tế trong nước hỗ trợ các chương trình, dự án giải quyết ô nhiễm môi trường trong các làng nghề, bao gồm cả xử lý riêng lẻ trong các doanh nghiệp và xử lý tập trung ở các khu và cụm công nghiệp.
Coi du lịch làng nghề như một hướng đi quan trọng trong việc phát triển làng nghề. Do đó, phải tăng cường đào tạo cho cán bộ và nhân dân địa phương về định hướng phát triển làng nghề gắn với hoạt động du lịch. Việc làm này là rất cần thiết nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong việc khai thác các giá trị kinh tế- văn hóa cũng như gìn giữ những giá trị tốt đẹp của địa phương. Nghành du lịch cần có những biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động giao dịch hàng hóa tại địa phương. Đây là một hướng đón đường gần nhất và hội nhập nhanh nhất để tạo ra sản phẩm khinh tế lớn cho các nghành nghề trong tỉnh.
Các làng nghề truyền thống trong tỉnh nên lựa chọn cho mình phương thức sản xuất mới, tránh tình trạng sản xuất ồ ạt chạy theo xu thế nhất thời của thị trường mà chú trọng đến những mặt hàng tinh xảo, kỹ thuật cao một phần nhằm tiết kiệm nguyên liệu đầu vào, mặt khác nâng cao được giá trị kin nghạch xuất khẩu, điều đó sẽ một phần khắc phục được những khó khăn hiện nay.
Tỉnh cần có chính sách hỗ trợ nhiều hơn nữa việc phát triển hạ tầng nông thôn, các chính sách ưu đãi để các doanh nghiêp, hyộ gia đình có điều kiện thuê mặt bằng sản xuất tại các điểm công nghiệp góp phần hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường, tạo vẻ mặt sáng sủa cho các làng nghê, góp phần làm cho bộ mặt làng nghề của tỉnh ngày càng khởi sắc.
Để giải quyết đầu ra cho sản phẩm làng nghề, đồng thời tăng tính gắn kết của làng nghề với du lịch, làng nghề Bắc Ninh cần có những biện pháp liên kết với các khu du lịch giới thiệu và bán sản phẩm. Nên có một cơ chế phối hợp, liên kết trên cơ sở cùng có lợi giúp các làng nghề tổ chức cơ sở trình diễn và bán hàng phục vụ khách ngay trong các khu du lịch trọng điểm.
Trong thời gian tới, để khuyến khích sự phát triển của các làng nghề, Bắc ninh sẽ tiếp tục hoàn chỉnh và bổ sung quy hoạch nghành nghề nông thôn, đẩy mạnh việc xây dựng các điểm, các cụm công nghiệp làng nghề, tăng cường đầu tư xây dựngc ơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lựuc, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong các làng nghề.
3.2.2 Giải pháp phát triển du lịch tại làng gỗ Đồng Kỵ.
3.2.2.1 Xúc tiến quảng bá hình ảnh của làng nghề Đồng Kỵ.
Quảng bá, tuyên truyền là một trong những biện pháp rất quan trọng để thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển. Hình ảnh của một điểm du lịch là kết quả của các ý tưởng, niềm tin và ấn tượng của du khách về điểm du lịch. Do vậy, để làng gỗ Đồng Kỵ có thể trở thành một điểm đến du lịch hấp dẫn thì cần có các biện pháp thu hút khách như:
Xúc tiến quảng bá thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: truyền thanh, truyền hình của trung ương cũng như của địa phương, báo chí, internet.. nhằm giới thiệu cho khách trong và ngoài nước biết đến Đồng Kỵ không chỉ là một làng nghề chuyên sản xuất đồ gỗ nội thất mà còn là một điểm đến du lịch hấp dẫn. Hiện nay, công nghệ thông tin phát triển nhanh chóng, internet phổ biến và phát triển rộng khắp, vì vậy nên phát triển trang web về làng nghề một cách đầy đủ hơn, trong đó nên có đầy đủ những thông tin về làng nghề, lịch sử của làng nghề, các doanh nghiệp, nghệ nhân, mẫu mã sản phẩm, giá cả, quy mô sản xuất, cơ cấu mặt hàng… một trang web chung của làng nghề sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cho du khách và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động quảng bá hoạt động du lịch của làng nghề.
Chính quyền xã Đồng Quang nên xây dựng một lôgô sản phẩm chung cho toàn xã, bởi nghề mộc là một nghề có lịch sử phát triển lâu dời và rộng khắp, nó không chỉ được phát triển tại Đồng Kỵ mà còn có mặt ở khắp các địa phương trong cả nước. ngay tại địa bàn tình bắc ninh cũng đã có hàng chục làng nghề vừa cũ vừa mới có nghề mộc. Vì vậy, Đồng Kỵ cần xây dựng một lôgô sản phẩm riêng cho mình để khẳng định thương hiệu sản phẩm của mình và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Hơn nữa, việc có một lôgô sản phẩm riêng cũng có lợi hơn rất nhiều cho việc quảng bá sản phẩm và hoạt động du lịch gắn với làng nghề.
In ấn các sản phẩm văn hóa như tập gấp, thư chào hàng… tên làng gỗ Đồng Kỵ cần được đưa vào các tour du lịch, các tập gấp về hệ thống làng nghề Bắc Ninh . Các tờ gấp có thể được thiết kế bằng hai thứ tiếng đó là tiểng Việt và tiếng Anh để cả khách du lịch trong nước và khách du lịch quốc tế đều biết về làng nghề. Trong tập gấp giới thiệu làng nghề có thể đưa hình ảnh của làng nghề, hình ảnh quả pháo gỗ và hình ảnh của một số sản phẩm thủ công mỹ nghệ tiêu biểu của làng nghề. Đình làng Đồng Kỵ không chỉ là nơi diễn ra hoạt động tâm linh mà trước hết đó là nơi ghi dấu lịch sử làng nghề, nơi thể hiện bàn tay khéo léo và sự tài tình của những người thợ mộc nơi đây. Quả pháo Đồng Kỵ không chỉ là vật để người dân tự hào, vật biểu trưng cho sự phát triển thịnh đạt của làng nghề mà nó còn thể hiện cả một chiều sâu lịch sử, thể hiện một truyền thống tốt đẹp của con người việt- truyền thống uống nước nhớ nguồn.
Thông qua các hội chợ, hội thảo du lịch trong nước và nước ngoài để giới thiệu và quảng bá sản phẩm của làng nghề. Sở du lịch Bắc Ninh cần mở các triển lãm giới thiệu các sản phẩm truyền thống của làng nghề nói chung và làng gỗ Đồng Kỵ nói riêng, giúp cho việc giới thiệu sản phẩm làng nghề và quảng cáo cho hình ảnh làng nghề.
Cần có sự liên kết giữa làng nghề với các công ty du lịch để các công ty du lịch giới thiệu về làng nghề cũng như sản phẩm của làng nghề cho du khách. Thực tế hoạt động du lịch trong những năm qua cho thấy, các công ty du lịch và các làng nghề chưa có sự liên kết với nhau. Doanh thu của các công ty du lịch chủ yếu là dựa vào hợp đồng trọn gói đã kí kết với khách, còn doanh thu đối với các làng nghề là từ những sản phẩm bán cho khách hàng. Hai nguồn thu này tưởng trừng như biệt lập với nhau nhưng chúng lại có cùng một điểm chung là cùng có xuất phát là sự chi trả của khách du lịch. Chính do hoạt động tách biệt theo kiểu lợi ai người ấy hưởng, việc ai người đấy làm nên doanh thu từ hoạt động du lịch làng nghề còn chưa cao. Để tăng nguồn thu cho cả các công ty du lịch và chính những người dân của làng nghề thì cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa các công ty và chính các làng nghề. Đặc trưng của khách du lịch là đi tìm sự mới lạ nhằm hướng tới sự thỏa mãn. Nếu như các làng nghề thỏa mãn được nhu cầu của du khách thì chắc chắn du khách sẽ không tiếc tiền để đổi lấy sự thỏa mãn đó.
3.2.2.2 Quy hoạch lại không gian làng gỗ Đồng Kỵ nhằm khai thác phục vụ du lịch.
Du lịch là một loại hình dịch vụ nhằm thỏa mãn những khao khát và sự tò mò của người đi du lịch. Môtị trong nhữung yếu tố không thể thiếu khi xây dựng chương trình du lịch đó là điểm đến du lịch. Nói tới điểm đến du lịch là nói tới các tài nguyên du lịch của một địa phương được đưa vào kinh doanh du lịch. Các tài nguyên được lựa chọn, để quy hoạch, đầu tư và khai thác phục vụ du lịch phải là những tài nguyên mang tính độc đáo, mới lạ, tính lịch sử và tính cá thể. Để Đồng Kỵ có thể trở thành một điểm đến du lịch hấp dẫn du khách thì ở đây phải có sư lựa chọn các tài nguyên đặc sắc để bảo tồn, tôn tạo không gian làng nghề phục vụ cho hoạt động du lịch.
Trước hết phải quy hoạch, xây dựng một phòng tiếp khách, có thể kết hợp với nhà truyền thống của làng nghề để trưng bày các sản phẩm hay các vật dụng có tính lịch sử thể hiện được một sắc thái đặc trưng khi vào làng nghề. Phòng khách cũng có thể là nhà bảo tàng của làng gỗ Đồng Kỵ, là nơi lưu giữ lại những kỷ vật, những sản phẩm từ thời xưa để lại, các bức ảnh về làng nghề…
Cải tạo lại không gian xưởng gỗ. Không gian thoáng đãng, sáng sủa sẽ tạo cho các thợ mộc lẫn những du khách cảm thấy dễ chịu khi làm việc và thăm quan làng nghề.
Đình làng Đồng Kỵ là một ngôi đình cổ có lịch sử tồn tại gần 3 thế kỉ. Ngôi đình này gắn với lịch sử phát triển của làng nghề, do đó để phát triển du lịch làng nghề tại Đồng Kỵ thì ngôi đình làng chính là một không gian văn hóa quan trọng. Hiện nay, giữa cảnh tấp lập của xe cộ, nằm giữa một “phố nghề”, ngôi đình làng vẫn tồn tại như một dấu tích cổ. Để phát triển du lịch làng nghề, cần quy hoạch lại khu xung quanh đình tạo cho đình làng một không gian thoáng đãng, vẻ yên tính và “tính thiêng” của một công trình cổ mà nó vốn có.
Kinh tế phát triển kéo theo sự đô thị hoá nhanh chóng, những ngôi nhà truyền thống của người Việt được thay thế bằng những ngôi nhà cao tầng với đủ các loại kiến trúc. Đô thị hóa là tính tất yếu của quá trình phát triển nhưng không nên làm mất đi nét đẹp của truyền thống. Theo các cụ cao niên: “Đồng Kỵ xưa có tường bao bọc xung quanh, lối vào làng có năm cổng chính uy nghi, bề thế. Nối các cổng với nhau là những trục đường rộng 2,5 mét, lát gạch nghiêng do những người “vai vế” trong làng cúng tiến. Từ những con đường ấy tỏa ra hàng trăm ngõ nhỏ vào các xóm. Rải rác trên các vị trí trọng yếu của làng là những công trình kiến trúc tôn giáo và văn hóa công cộng như đền, chùa, nhà thờ họ…”. Đây thực sự là điểm nhấn cho bức tranh một làng quê thơ mộng, đồng thời cũng phản ánh sâu sắc, sinh động nhất đời sống văn hóa tinh thần, phong tục tập quán con người nơi đây. Tuy nhiên, dưới tác động của nền kinh tế không gian văn hóa làng nghề đã có nhiều thay đổi. Do vậy muốn phát triển du lịch làng nghề cần lưu giữ lại không gian văn hóa ấy, cần có những biện pháp cấm hoặc quy định nghiêm ngặt trong vấn đề xây dựng những ngôi hiện đại cao tầng làm cho không gian tổng thể của một làng nghề bị méo mó. Nếu xây dựng những công trình công cộng thì phải quy hoạch sao cho có sự hòa hợp với tổng thể không gian làng nghề và mang sắc thái truyền thống. Cần giữ hoặc tôn tạo lại những ngôi nhà cổ để tạo cho du khách có ấn tượng như đang trở về với quá khứ, trở về với những sinh hoạt văn hóa của một thời đã qua.
Quy hoạch lại làng nghề là việc làm cần thiết, công việc này cần được tiến hành cẩn trọng không chỉ nhằm mục tiêu gìn giữ được những giá trị tốt đẹp của làng nghề mà còn cần tạo được điều kiện cho các gia đình trong làng nghề có điều kiện thuận lợi để phát triển nghề ngay từ hôm nay và cả về sau. Một trong những yếu tố quan trọng khi quy hoạch làng nghề cần được quan tâm đó là cần chú ý đến kiến trúc và mỹ quan của công trình, nên xây dựng cho phù hợp với tổng thể của làng nghề để tạo nên một làng nghề truyền thống cổ kính mà không lạc hậu.
3.2.2.3 Vấn đề giáo dục về việc bảo tồn và phát triển làng nghề.
Trước hết, đối với các cơ quan quản lý Nhà nước về Du lịch cũng như chính quyền địa phương phải được quán triệt, hiểu rõ tầm quan trọng của làng nghề trong phất triển du lịch để từ đó có những biện pháp hữu hiệu để bảo tồn và phát triển làng nghề.
Đẩy mạnh hoạt động du lịch tại địa phương không phải là nhiệm vụ riêng của các cấp lãnh đạo mà còn cần sự vào cuộc của tất cả các tổ chức kinh doanh, các công ty du lịch và cả những người dân làng nghề.
Về phía các tổ chức kinh doanh, các công ty du lịch cần nắm rõ được vai trò của các làng nghề truyền thống trong việc phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển du lịch nói riêng, từ đó có hướng khai thác, kinh doanh cho phù hợp mà không làm ảnh hưởng tới những bản sắc văn hóa truyền thống của làng nghề.
Đối với người dân địa phương: Dân cư địa phương chính là một trong những yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển làng nghề và du lịch làng nghề phát triển. Do đó, cần làm thay đổi nhận thức của người dân về du lịch. Để cho ý thức của người dân địa phương ngày càng tốt hơn thì chính quyền địa phương cần tổ chức các buổi họp để tuyên truyền và thuyết phục, động viên người dân thực hiện nếp sống văn minh, xây dựng làng văn hóa, phát huy truyền thống văn hóa quý báu của các thế hệ đi trước. Đồng thừoi cũng phải trang bị cho người dân địa phương kiến thức về cách đón tiếp khách, cụ thể là thái độ niềm nở, ân cần, chu đáo đối với khách; trang bị những kiến thức cơ bản trong nghiệp vụ du lịch để họ hiểu và cùng tham gia hoạt động phát triển du lịch làng nghề nói riêng và phát triển làng nghề nói chung.
3.2.2.4 Bảo vệ môi trường.
Môi trường cảnh quan có tác động mạnh mẽ đến tâm lý du khách. Du khách không thích tới những nơi quá ô nhiễm. Môi trường có thể bị ô nhiễm bởi bụi, tiếng ồn, khí thải, nước thải…từ chính hoạt động của làng nghề. Để làng gỗ Đồng Kỵ phát triển bền vững thì các hộ gia đình, các hộ sản xuất, kinh doanh cần nhanh chóng phối hợp với nhau để đưa ra những biện pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ môi trường. Cụ thể là:
Đối với cộng đồng dân cư làng nghề: trước hết là nâng cao nhận thức về môi trường cho cộng đồng dân cư, vận động các gia đình có ý thức và trách nhiệm giữ gìn vệ sinh chung, vứt rác thải đúng nơi quy định. Làng cần đầu tư thùng rác công cộng nhằm đảm bảo vệ sinh và mỹ quan. Tiến hành vận động nhân dân tiến hành tổng vệ sinh thôn xóm theo tuần hoặc theo tháng. Đối với những người buôn bán tại chợ làng cần phải có trách nhiệm đảm bảo vệ sinh, trật tự cảnh quan chung.
Đối với khách thăm quan: làng nghề cần có những biển báo hướng dẫn cho du khách bảo vệ môi trường cảnh quan làng nghề. Đặc biệt làng nghề cần có hệ thống thu gom và xử lý rác thải một cách hữu hiệu.
3.2.2.5 Xây dựng các tuyến điểm thăm quan du lịch.
Đồng Kỵ có giao thông thuận lợi lại nằm cách Hà Nội không xa, đó là một điều kiện để phát triển làng nghề nói chung và phát triển du lịch làng nghề Đồng Kỵ nói riêng. Đối với khách từ Hà Nội tới thăm quan có thể chỉ tới thăm làng nghề rồi sau đó trở về Hà Nội. Ngoài ra, khách du lịch có thể vừa đi thăm làng gỗ Đồng Kỵ vừa đi thăm các làng nghề khác quanh địa bàn tỉnh bắc Ninh, hoặc kết hợp thăm làng nghề với thăm các di tích lịch sử quan trọng của tỉnh.
Vị trí địa lý thuận lợi là nguyên nhân làm cho mảnh đất kinh Bắc có lịch sử hàng nghìn năm tồn tại và phát triển. Bắc Ninh chính là một trong những “cái nôi” của dân tộc, nơi đây còn lưu giữ rất nhiều công trình kiến trúc cổ cùng với sự tồn tại và phát triển của hàng chục làng nghề truyền thống. Do đó, việc kết hợp các địa điểm thăm quan để xây dựng các tour du lịch là vệc làm không khó. Tuy nhiên, khi xây dựng các tour du lịch thì những người làm du lịch phải tìm ra những nét đặc sắc của làng nghề đê giới thiệu cho du khách, phải đặt câu hỏi: khi đưa du khách tới đây họ sẽ thu hoạch được những gì: kiến thức, cơ hội đầu tư, mua sắm…. Thông thường các tuyến điểm du lịch này chỉ gói gọn trong ngày hoặc ít hơn. Dưới đây là một số tuyến điểm thăm quan .
+ Tuyến 1 : Từ Sơn và vùng phụ cận.
Tuyến này bao gồm cả các làng nghè và cả các di tích lịch sử văn hóa, bao gồm: lãng gỗ Đồng Kỵ, làng gỗ Phù Khê, Đình làng Đồng Kỵ, đình Đình Bảng- một ngôi đỉnh cổ của cả nước, Đền Đô- nơi thờ tám vị vua đời Lý, xa hơn một chút có thể đến thăm chùa Dâu- ngôi chùa cổ nhất Việt Nam còn sót lại, chùa Bút Tháp và tham gia vào các lễ hội của các địa phương.
Tuyến 2: Du lịch chuyên đề các làng nghề.
Trước tiên là làng gỗ Đồng Kỵ- gỗ phù Khê- rèn Đa hội- giấy Phong Khê- Gốm Phù Lãng- tranh Đông Hồ…
Trên đây là một số tuyến du lịch cơ bản. trong thựuc tế các nhà làm du lịch dựa vào từng thời điểm cũng nhưu nhu cầu của du khách mà đưa ra những tuyến du lịch hợp lý.
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
1 . Kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước về Du lịch bắc Ninh.
UBND tỉnh bắc Ninh cần có nguồn kinh phí hỗ trợ nhiều hơn cho việc phát triển các làng nghề nói chung và phát triển du lịch tai làng nghề Đồng Kỵ nói riêng. Cần có những biện pháp hữu hiệu nhằm khắc phục môi trường tại các làng nghề.
Đề nghị ngân hàng, UBND các cấp tạo điều kiện về vốn đầu tư phát triển. UBND tỉnh cần điều tiết một phần thuế công thương thu từ các doanh nghiệp, tổ hợp sản xuất đã nộp cho làng nghề để địa phương có thêm kinh phí đầu tư sản xuất, mở rộng làng nghề. Thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vốn vào sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm bằng việc thực hiện cơ chế thông thoáng về đầu tư như: đơn giản các thủ tục hành chính về đầu tư và cho thuê đất làm mặt bằng sản xuát…
Có chính sách quan tâm tới người thợ giỏi được công nhận là nghệ nhân làng nghề, có chính sách cụ thể nhằm hỗ trợ, khuyến khích các nghệ nhân phát huy khả năng, giữ gìn và phát triển làng nghề. Có sự đầu tư hỗ trợ cho lớp học nghề, đào tạo thợ trở thành những thợ kỹ thuật giỏi, nên có tổ chức quan tâm và đại diện cho lợi ích của người thợ. Đồng thời, nhà nước cũng cần bảo hộ quyền sở hữu đối với các sáng chế và kiểu dáng, nhãn hiệu hàng hóa của làng nghề.
Cần tổ chức những hội chợ giới thiệu sản phẩm của các làng nghề. Hiện tại việc tổ chức các hội chợ giới thiệu hàng thủ công truyền thống ở Bắc Ninh gần như không có, hội chợ chính là một điều kiện để giới thiệu và quảng bá sản phẩm của các làng nghề, đây cũng sẽ là cơ hội cho các làng có cùng nghề học hỏi và trao đổi kinh nghiệm của nhau nhằm nâng cao chất lượng và mẫu mã sản phẩm.
Sở du lịch bắc ninh cũng nên tổ chức các cuộc hội thảo phát triển làng nghề của tỉnh nhằm đánh giá lại hiện trạng của du lịch ở các làng nghề truyền thống và có những biện pháp phát triển du lịch làng nghề.
Sớm hoàn chỉnh quy hoạch cụm làng nghề và điểm kinh tế trọng điểm.
Tăng cường đào tạo đội ngũ nhân lực trong nghành du lịch nhằm đảm bảo nguồn nhân lực có trình độ phục vụ trong nghành du lịch.
Cần xen xét và thiết lập bản đồ du lịch trên địa bàn toàn tỉnh. Việc các làng nghề truyền thống cũng như các di tích lịch sử phân bố rải rác khiến cho việc xác địn vị trí của du khách gặp khó khăn. Hiện nay, chưa có một chỉ dẫn hoặc một chỉ báo nào về đường đi tới các làng nghề cũng như các di tích lịch sử, văn hóa của tỉnh Bắc Ninh.
2, Kiến nghị đối với UBND xã Đồng Quang và hiệp hội làng nghề Đồng Kỵ.
Chính quyền địa phương cần giữ vững an ninh trật tự và an toàn xã hội để tạo cảm giác an toàn cho du khách, tạo một môi trường lành mạnh, văn minh.
UBND xã Đồng Quang và hiệp hội làng nghề đồng Kỵ cần kiểm soát việc kinh doanh buôn bán của các hộ gia đình, tránh việc trênh lệch giá quá nhiều giữa cùng một sản phẩm tạo tâm lý bất an cho du khách khi mua đồ.
Làng nghề cần xây dựng nhà khách kết hợp với nhà truyền thống để vừa đón tiếp khách, vừa trưng bày những sản phẩm của làng nghề hay những vật dụng có tính chất lịch sử, những bức ảnh về làng nghề…
Đem sản phẩm của làng nghề tham gia các hội chợ thương mại, hội chợ du lịch, hội chợ thương mại trong và ngoài nước nhằm giới thiệu sản phẩm của làng nghề tới đông đảo khách hàng trong và ngoài nước.
Ngoài việc dạy nghề trực tiếp cho các thế hệ trẻ cần giáo dục về truyền thống phát triển của làng nghề để tránh mai một cũng như làm cho lớp trẻ tự hào hơn về truyền thống của làng. Mặt khác, làng cũng cần cử một số người có trình độ văn hóa, có ngoại ngữ, có vốn kiến thức về làng nghề đi học các lớp hướng dẫn du lịch để phục vụ cho hoạt động giới thiệu cho khách du lịch hiểu về làng nghề. Làng nghề cũng cần xây dựng bài thuyết minh giới thiệu chung về làng nghề, những thăng trầm và biến đổi của nó cũng như tình hình phát triển hiện tại cho du khách hiểu hơn về làng nghề.
3. Kiến nghị với các doanh nghiệp du lịch
Các công ty du lịch cần kết hợp chặt chẽ hơn với làng nghề trong hoạt động đưa khách đến thăm quan và giới thiệu về làng nghề cho khách. Hướng dẫn viên cần tìm hiểu kĩ về làng nghề để có sự am hiểu về làng nghề từ đó truyền tải thông tin tới khách du lịch một cách chính xác, đem lại cho du khách sự thoải mái và ấn tượng sâu sắc về làng nghề.
Các công ty du lịch có thể kết hợp việc thăm quan làng nghề Đồng kỵ với thăm một số làng nghề khác cũng như thăm các di tích lịch sử văn hóa quanh vùng để thiết lập các tour du lịch hấp dẫn đối với du khách.
KẾT LUẬN
Bắc Ninh là một tỉnh có bề dày lịch sử phát triển. Sự tồn tại và phát triển của con người từ xưa cho tới nay chính là một động lực để thúc đẩy các nghành nghề thủ công ra đời. Người dân “Kinh Bắc” đã rất sáng tạo và cần cù để tạo ra những sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân địa phương cũng như nhu cầu phát triển của xã hội.
Trong xu thế hội nhập và phát triển ngày hôm nay, người dân Bắc Ninh cũng đang phát huy truyền thống của cha ông để lại, khẳng định vị trí của mình trên con đường phát triển chung của đất nước. Hiện đại nhưng không làm mất đi những nét truyền thống là những gì mà con người Bắc Ninh hôm nay đang hướng tới. Nghề và làng nghề truyền thống chính là một tài sản quý báu mà cha ông đã để lại cho con cháu ngày hôm nay và nó cũng chính là một trong những tài sản quý báu đã và đang được các thế hệ con người Bắc Ninh gìn giữ và phát triển.
Trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế đã có không ít làng nghề ở Bắc Ninh được khôi phục và phát triển, nhiều nghề đã có một thời lâm vào tình trạng suy thoái nhưng hiện nay đã được khôi phục và phát triển. Có những gia đình từng có thời gian không sống được với nghề phải tha hương kiếm sống thì nay lại có thể làm giàu bằng chính nghề mà cha ông truyền dạy.
Trong số những làng nghề truyền thống của Bắc Ninh còn lại tới hôm nay thì Đồng Kỵ được coi là một làng nghề có nhiều triển vọng trong phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển du lịch làng nghề nói riêng. Phát triển của lịch làng nghề đã tạo điều kiện thuận lợi cho làng nghề phát triển, khách du lịch trong nước và quốc tế đến với làng nghề ngày một nhiều. Sản phẩm của làng nghề tạo ra ngày hôm nay không chỉ được thị trường trong nước biết đến mà còn được khách hàng tại nhiều nước trên thế giới yêu thích. Do đó, thu nhập của làng nghề được tăng cao, đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể. Hiện nay, đến với Đồng kỵ du khách sẽ cảm tháy bất ngờ đối với sự chuyển mình của nền kinh tế nơi đây. Thật không dễ dàng khi Đồng Kỵ nằm trong danh sách sáu làng nghề tiêu biẻu trong cả nước do Hiệp hội làng nghề Việt Nam bình trọn năm 2008.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì làng gỗ Đồng Kỵ hiện nay cũng gặp không ít những khó khăn. Có thể nói rằng cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới như “gáo nước lạnh” trút xuống làng gỗ Đồng Kỵ. Đây chính là một bài học cho những người lãnh đạo và cả những người sản xuất, kinh doanh trong làng nghề, phải có cái nhìn tỉnh táo hơn khi tham gia kinh doanh. Khó khăn thì nhiều nhưng nếu quyết tâm thì làng gỗ có thể vượt qua thời kỳ suy thoái chung này. Trong bài nay em đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển du lịch làng nghề tại Đồng Kỵ phát triển góp phần thúc đẩy sự phát triển của làng nghề. Hy vọng rằng làng gỗ Đồng Kỵ nhanh chóng sẽ trở về với thời hoàng kim của nó, du lịch làng gỗ Đồng Kỵ nói riêng và du lịch làng nghề truyền thống Việt Nam nói chung sẽ sớm khẳng định được mình với bạn bè trong và ngoài nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, Bùi Văn Vượng, Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam, NXB Văn hoa thông tin, 2002, 342tr.
2, Đỗ Quang Dùng, luận án tiến sỹ kinh tế- phát triển làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, Học viện chính trị quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội 2006.
3, Đỗ Thị Hảo, Thủ công truyền thống Việt nam và các vị tổ nghề, NXB Văn hóa dân tộc Hà Nội, 2001.
4, Nguyễn Đổng chi, Vài nhận xét nhỏ về sở hữu ruộng đất của làng xã Việt Nam trước cách mạng tháng Tám, trong nông thôn Việt Nam trong lịch sử, tập 1, NXB khoa học xã hội, Hà Nội 1997
5, Nguyễn Từ Chi, Góp phần tìm hiểu Việt Nam và văn hóa tộc người , NXB khoa học xã hội, Hà Nội 1996.
6, Nguyễn Thị Quỳnh Anh, khóa luận tốt nghiệp “Tiểm năng và giải pháp nâng cao khả năng khai thác làng nghề Vạn Phúc để phát triển du lịch, Hà Nội 2008, 87tr
7, Nguyễn Thu Hằng, khóa luận tốt nghiệp “một số giẻi pháp nhằm phát triển hoạt động du lịch tại làng nghề truyền thống Chàng Sơn- Thạch Thất- Hà Tây”, Hà Nội 2005, 76tr.
8, Sở du lịch Bắc Ninh, báo cáo tình hình làng nghề Bắc Ninh.
9, Tổng cục du lịch, Non nước Việt Nam, NXB văn hóa thông tin, 2002.
10, Trần Đình Hượu, Đến hiện đại từ truyền thống, NXB giới, Hà Nội 1994.
11, Trần Quốc Vượng (chủ biên), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo Dục, Hà Nội 1997.
12, Tô Duy Hợp (sưu tầm và giới thiệu), Xã Hội học nông thôn, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 1997.
13, Tống văn Chung, Xã hội học nông thôn, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2001, 415 tr.
14, Vũ Từ Trang, Nghề cổ nước Việt, NXB văn hóa dân tộc Hà Nội, 2001.
15, Jan Breman, the shattered image construction and deconstruction of the village in colonial Asia, trong làng xã ở châu Á Việt Nam, NXB Thành Phố HCM, 1995.
16, www. Google.com.vn.
17, www.bacninh.org.vn.
PHỤ LỤC
BẢN ĐỒ ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG TỈNH BẮC NINH
LỄ HỘI LÀNG ĐỒNG KỴ
Tuy chỉ là một lễ hội ở quy mô nhỏ, hội rước pháo làng Đồng Kỵ (xã Đồng Quang, Từ Sơn) vẫn nổi tiếng khắp cả nước bởi duy trì được nét truyền thống đặc sắc. Đều đặn tổ chức vào ngày 4 tháng Giêng hàng năm với nhiều nghi lễ truyền thống
Hội rước pháo làng Đồng Kỵ là hoạt động tiêu biểu nhất mà người dân làng nghề giàu có nhất vùng Bắc Ninh còn lưu giữ được đến ngày nay, là nghi thức truyền thống được nhiều người dân mong đợi nhất trong suốt 3 ngày hội (mùng 4, 5, 6 tháng Giêng Âm lịch). Hội thi làm pháo và đốt pháo trước đây là tưởng nhớ, tái hiện lại âm vang ngày Thánh Thiên Cương vị tướng sau này được dân tôn thờ làm thành hoàng làng ra lệnh xuất quân đánh giặc
Tương truyền, Đình Đồng Kỵ thờ một vị tướng thời Hùng Vương thứ 6. Buổi loạn lạc ông về vùng Đồng Kỵ mộ quân giúp Vua Hùng đánh giặc. Giặc tan, ông lại đem quân về làng khao chiến. Từ đó đến nay, dân làng đã chọn ngày mồng 4 Tết Nguyên đán hàng năm để mở hội ăn mừng, trong đó nét đặc sắc nhất là lễ rước pháo. Pháo để rước là pháo thật, dài khoảng 6 – 7 mét, đường kính 60 – 70 cm. Hàng năm dân làng họp lại để chọn ra một dòng họ làm pháo rước. Dòng họ được chọn làm pháo là niềm vinh dự vô cùng, cố gắng làm quả pháo thật to, thật đẹp khi rước pháo ra đình phải “đập tường, phá cổng”... mới thấy tự hào. Mọi công việc cho Lễ rước pháo được chuẩn bị từ sớm ngày mùng 4 nhưng phải đến đúng 9 giờ sáng, hai quả pháo lớn cùng có đường kính 60cm, 1 quả dài 6m, 1 quả dài 5,8m tượng trưng cho pháo Nhất, pháo Nhì được các thanh niên trai tráng trong làng rước từ nhà ông đám trưởng (Trưởng Ban Khánh tiết) ra đình cùng với đoàn tế hàng trăm người trong sự chứng kiến và háo hức của hàng nghìn khách thập phương
Lễ rước pháo là nét đặc sắc nhất hội làng Đồng Kỵ, lại được tổ chức ngay ngày đầu năm mới khi mọi người chưa phải đi làm nên càng đông đúc
ÔNG TỔ NGHỀ MỘC
Lỗ Ban được xem là ông tổ của nghề mộc và nghề xây dựng. Trong ngành xây dựng thường nói tới “thước Lỗ Ban”, còn dân gian lại hay nhắc tới “bùa Lỗ Ban”. Truyền thuyết từ thuở xa xưa có một vị thần sống lẫn trong dân để dạy dân cách làm nhà. Trong số những người dân sơ khai buổi ấy có hai an hem là Lộ bàn và Lộ Bộc, nhờ tư chất thông minh hai người đã lĩnh hội được kiến thứuc của vị thần và chế ra cưa, đục để làm các kiểu nhà, nghề mộc ra đời từ đó. Từ đó nghề mộc nói riêng và nghề xây dựng nói chung không ngừng phát triển và dân trong nghề kính trọng phụng tôn ông Lộ Bàn làm ông tổ nghề. Có vài thuyết về lai lịch của ông.
Lỗ Ban là thợ mộc giỏi của nước Lỗ (nay là tỉnh Sơn Đông) thời Xuân Thu (770-476 TCN). Tên ông là Ban, họ là Công Thâu (cũng đọc Công Du). Lỗ Ban nghĩa là “ông Ban người nước Lỗ”.
E.T.C. Werner (A Dictionary of Chinese Mythology) cho rằng Lỗ Ban sinh năm 506 TCN. Cha là Công Thâu Hiền. Công Thâu Ban thuở trẻ là thợ giỏi về các loại vật liệu như gỗ, đá, kim loại. Năm 40 tuổi ông ở ẩn trên núi Lịch Sơn, tu luyện pháp thuật
Một thuyết khác cho rằng Lỗ Ban là người Đôn Hoàng , Túc Châu (nay là huyện Đôn Hoàng, tỉnh Cam Túc), thời Chiến Quốc (475-221 TCN). Ông có tài nghệ tinh xảo, chế tạo diều gỗ cho người ngồi trên đó bay đi do thám thành trì nước Tống.
Một thuyết khác lại cho rằng ông tên là Công Thâu Ban, thường gọi là Công Thâu Tử , vốn là con của Lỗ Mục Công (có sách chép là Lỗ Chiêu Công). Tương truyền Công Thâu Tử chế tạo nhiều loại máy móc, có thể dùng trong tác chiến, thí dụ như thang mây (vân thê) bắc lên tường thành để công phá thành. Mặc Tử là người chủ trương phản chiến, từng đánh bại Công Thâu Ban về kỹ thuật công phá thành. Sách Mặc Tử, thiên Công Thâu chép: “Công Thâu Ban làm thang mây cho nước Sở xong, sắp đem đi đánh Tống. Mặc Tử nghe tin, bèn đi suốt mười ngày mười đêm từ nước Lỗ đến kinh đô của nước Sở để yết kiến Công Thâu Ban. [...] Mặc Tử cởi đai lưng giả làm thành, lấy thẻ tre giả làm khí giới. Công Thâu Ban chín lần bày cách đánh thành giả ấy nhưng Mặc Tử chín lần cự lại. Công Thâu Ban dùng hết khí giới đánh thành mà Mặc Tử thì còn cách chống giữ. Công Thâu Ban chịu thua”.
Theo các thuyết trên, từ điển Từ Hải nói nên xem Lỗ Ban và Công Thâu Ban là hai người khác nhau. Trong dân gian thường truyền tụng về sự linh nghiệm của bùa Lỗ Ban, thước Lỗ Ban, v.v… Thợ mộc và thợ xây dựng thờ Lỗ Ban làm tổ sư, ngày vía là 13 tháng 6 âm lịch.
Đời này chuyển sang đời khác và do hoàn cảnh lịch sử để lại, đến nay cả Trung Quốc và Việt Nam cũng như một số nước khác ở châu Ánhững làng nghề mộc đều coi lộ bàn là ônh tổ nghề của mình và lấy ngày 13/6 hoặc ngày 20/12 âm lịch làm ngày giỗ của ông lộ ban vậy thôi.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ LÀNG GỖ ĐỒNG KỴ.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TH2309.doc