BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Trần Thị Thạy
TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BẾN TRE
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh 07/2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Trần Thị Thạy
TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BẾN TRE
Chuyên ngành: Địa lý học
Mã số: ĐLKT-08-047
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN ĐỨC TUẤN
Thành phố Hồ Chí Minh
211 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3937 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch tỉnh Bến Tre, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
07/2011
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tác giả xin chân thành cảm ơn Thầy TS. Nguyễn Đức Tuấn
đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và
hoàn thành luận văn.
Tác giả xin cảm ơn Ban Giám Hiệu, Phòng Khoa học Công nghệ và sau
Đại học, các Thầy Cô Khoa Địa lý trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ
Chí Minh, Ban Giám Hiệu trường THPT Lê Hoài Đôn thị trấn Thạnh Phú
huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu khoa học.
Bên cạnh đó, tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn các cơ quan của tỉnh
Bến Tre: Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre, sở Thương mại và Du lịch tỉnh Bến
Tre, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – Tổng cục Du lịch, Sở Kế hoạch và
Đầu tư Bến Tre, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre, Sở Giao
thông vận tải Bến Tre, Sở Tài nguyên và Môi trường Bến Tre, Sở Khoa học và
Công nghệ Bến Tre, Cục Thống kê Bến Tre,… đã cung cấp nguồn tư liệu quý
báo giúp tác giả hoành thành bài luận văn.
Cuối cùng, tác giả xin gởi lời cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã
giúp đỡ và là động lực tinh thần giúp tác giả hoàn thành tốt luận văn.
Bến Tre năm 2011
Tác giả
Trần Thị Thạy
MỤC LỤC
0TMỤC LỤC0T .............................................................................................................. 4
0TDANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT0T .................................................................... 8
0TMỞ ĐẦU0T ................................................................................................................ 9
0T1. Lý do chọn đề tài0T ............................................................................................. 9
0T2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 0T ..................................................................... 10
0T3. Nội dung và phạm vi nghiên cứu 0T ................................................................... 11
0T4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 0T ............................................................................. 11
0T5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu0T ..................................... 12
0T6. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 0T ......................................................... 12
0T7. Cấu trúc luận văn 0T .......................................................................................... 15
0TChương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH0T ..................................................... 16
0T1.1 Khái niệm du lịch0T ........................................................................................ 16
0T1.2 Khái niệm tài nguyên du lịch0T ....................................................................... 17
0T1.3 Đặc điểm của tài nguyên du lịch0T .................................................................. 19
0T1.3.1 Đặc điểm chung của tài nguyên du lịch0T ................................................ 19
0T1.3.2 Đặc điểm của tài nguyên du lịch tự nhiên0T ............................................. 20
0T1.3.3 Đặc điểm của tài nguyên du lịch nhân văn0T ............................................ 21
0T1.4 Ý nghĩa và vai trò của tài nguyên du lịch0T ..................................................... 22
0T1.4.1 Ý nghĩa0T ................................................................................................ 22
0T1.4.2 Vai trò0T .................................................................................................. 22
0T1.5 Phân loại tài nguyên du lịch0T ......................................................................... 23
0T1.5.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên0T .................................................................. 23
0T1.5.1.1Các thành phần của tự nhiên0T ........................................................... 23
0T1.5.1.2 Các cảnh quan du lịch tự nhiên0T ...................................................... 30
0T1.5.1.3 Di sản thế giới - Di sản thiên nhiên thế giới0T ................................... 32
0T1.5.2 Tài nguyên du lịch nhân văn0T ................................................................. 34
0T1.5.2.1 Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể 0T .............................................. 36
0T1.5.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể 0T ........................................ 39
0T1.6 Tình hình phát triển du lịch Việt Nam – Đồng bằng sông Cửu Long0T ........... 43
0TChương 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH
BẾN TRE0T ............................................................................................................. 46
0T2.1 Khái quát về tỉnh Bến Tre0T ............................................................................ 46
0T2.1.1 Vị trí địa lý0T ........................................................................................... 46
0T2.1.2 Kinh tế – xã hội0T .................................................................................... 48
0T2.1.3 Tình hình phát triển du lịch tỉnh Bến Tre0T .............................................. 52
0T2.2 Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Bến Tre0T ................................................... 53
0T2.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên0T .................................................................. 54
0T2.2.1.1 Địa hình0T ........................................................................................ 54
0T2.2.1.2 Khí hậu0T ......................................................................................... 57
0T2.2.1.3 Nước0T ............................................................................................. 60
0T2.2.1.4 Sinh vật 0T ......................................................................................... 63
0T2.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn0T ................................................................. 65
0T2.2.2.1. Di tích lịch sử văn hóa0T .................................................................. 65
0T2.2.2.2. Lễ hội0T ........................................................................................... 69
0T2.2.2.3. Văn hóa dân tộc0T............................................................................ 71
0T2.3 Hoạt động du lịch tỉnh Bến Tre0T .................................................................... 73
0T2.3.1 Hiện trạng khách du lịch0T ....................................................................... 73
0T2.3.1.1 Thị trường khách du lịch quốc tế0T ................................................... 76
0T2.3.1.2Thị trường khách du lịch nội địa0T..................................................... 78
0T2.3.2 Hiện trạng cơ sở phát triển du lịch0T ........................................................ 83
0T2.3.2.1 Cơ sở hạ tầng0T ................................................................................ 83
0T2.3.2.2 Cơ sở vật chất – kỹ thuật0T ............................................................... 90
0T2.4 Điểm du lịch tiêu biểu tỉnh Bến Tre0T ........................................................... 101
0T2.4.1 Điểm du lịch tự nhiên – sinh thái0T ........................................................ 101
0T2.4.1.1. Điểm du lịch quốc gia0T ................................................................ 101
0T2.4.1.2. Điểm du lịch cấp tỉnh0T ................................................................. 102
0T2.4.2 Điểm du lịch văn hóa – lịch sử0T ........................................................... 104
0T2.4.2.1 Các di tích lịch sử - cách mạng0T .................................................... 104
0T2.4.2.2 Các công trình văn hoá nghệ thuật0T ............................................... 109
0T2.5 Tuyến du lịch tiêu biểu tỉnh Bến Tre0T.......................................................... 112
0T2.5.1. Tuyến du lịch nội tỉnh0T ....................................................................... 115
0T2.5.2. Tuyến du lịch liên tỉnh0T ....................................................................... 118
0T2.5.3. Tuyến du lịch đường sông0T ................................................................. 119
0TChương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC TÀI NGUYÊN
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BẾN TRE0T ................................................................. 120
0T3.1 Cơ sở định hướng khai thác tài nguyên phát triển du lịch Bến Tre0T ............. 120
0T3.1.1.Trong phạm vi cả nước0T ....................................................................... 120
0T3.1.2 Trong phạm vi của Bến Tre0T ................................................................ 121
0T3.2 Định hướng khai thác tài nguyên phát triển du lịch Bến Tre0T ...................... 122
0T3.2.1 Định hướng phát triển chung0T .............................................................. 122
0T3.2.2 Định hướng liên kết phát triển du lịch giữa các tỉnh trong khu vực0T ..... 123
0T3.2.3 Định hướng thị trường sản phẩm0T ........................................................ 125
0T3.2.3.1 Định hướng về các thị trường khách du lịch quốc tế0T .................... 125
0T3.2.3.2 Định hướng về thị trường khách du lịch nội địa0T ........................... 131
0T3.2.3.3 Chiến lược sản phẩm du lịch0T ....................................................... 134
0T3.2.3.4 Công tác tiếp thị xúc tiến, quảng bá0T ............................................. 138
0T3.3 Giải pháp khai thác tài nguyên phát triển du lịch Bến Tre0T .......................... 140
0T3.3.1 Các giải pháp chung0T ........................................................................... 140
0T3.3.2 Một số giải pháp đề xuất để bảo vệ tài nguyên và môi trường0T ............. 148
0T3.4 Kiến nghị0T ................................................................................................... 152
0TKẾT LUẬN0T ........................................................................................................ 154
0T ÀI LIỆU THAM KHẢO0T ................................................................................. 157
0TPHỤ LỤC0T ........................................................................................................... 159
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CSVCKT : Cơ sở vật chất – kỹ thuật
DTLSVH : Di tích lịch sử văn hóa
DSVH : Di sản văn hóa
DSTN : Di sản tự nhiên
DSVH&TN : Di sản văn hóa và tự nhiên
ĐDSH : Đa dạng sinh học
ĐNN : Đất ngập nước
ĐT : Đường tỉnh
HST : Hệ sinh thái
KBT : Khu bảo tồn
KT – XH : Kinh tế – xã hội
QL : Quốc lộ
TNDL : Tài nguyên du lịch
TP : Thành phố
UBND : Ủy ban nhân dân
VQG : Vườn quốc gia
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong suốt hơn 40 năm hình thành và phát triển, du lịch Việt Nam đã có
những bước tiến đáng khích lệ, trở thành ngành kinh tế có vị trí xứng đáng
trong nền kinh tế quốc dân.
Đảng và Nhà nước đã khẳng định “Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp
quan trọng, góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế – xã
hội (KT – XH) của đất nước” và coi “phát triển du lịch là một hướng chiến
lược quan trọng trong đường lối phát triển KT – XH nhằm góp phần thực
hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, phấn đấu “từng bước đưa
nước ta thành trung tâm du lịch, thương mại – dịch vụ có tầm cỡ trong khu
vực”.
Là một đất nước ở vùng nhiệt đới với nhiều cảnh quan và hệ sinh thái điển
hình, với một dân tộc có hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, với
nền văn hóa đa dạng giàu bản sắc của 54 dân tộc anh em, Việt Nam có tiềm
năng tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn trong đó
nhiều tài nguyên đặc biệt có giá trị. Đây là tiền đề quan trọng để phát triển du
lịch ở nước ta.
Và Bến Tre được biết đến là một tỉnh thuộc lưu vực châu thổ sông Cửu
Long, được hợp thành bởi ba dãi cù lao, một tỉnh với biết bao khó khăn trong
phát triển kinh tế. Tuy nhiên, lại có tiềm năng rất lớn, đặc biệt là tiềm năng
phát triển ngành Du lịch. Ngành Du lịch đã và đang được tỉnh nhà chú trọng
đầu tư phát triển vì đây là một ngành không chỉ đáp ứng nhu cầu về tinh thần
của con người mà còn là ngành đạt được hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời, khi
ngành Du lịch phát triển sẽ tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác phát triển
như các ngành dịch vụ khác, công nghiệp và kể cả nông nghiệp. Do du lịch là
một ngành rất có tiềm năng của tỉnh và đồng thời cũng là ngành phù hợp với
xu thế phát triển kinh tế trong thời đại ngày nay nên tác giả đã chọn đề tài tìm
hiểu về: “Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch tỉnh Bến Tre” làm đề
tài nghiên cứu.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu
- Tìm hiểu tiềm năng phát triển ngành Du lịch trên địa bàn tỉnh bến Tre.
- Phân tích tác động của ngành Du lịch đến các ngành kinh tế khác nói
riêng, cũng như tình hình phát triển KT – XH, môi trường của tỉnh Bến Tre
nói chung.
- Đề xuất những định hướng và giải pháp trên cơ sở phát huy lợi thế của
ngành Du lịch trong tương lai nhằm hướng đến sự phát triển bền vững.
2.2 Nhiệm vụ
- Tổng quan cơ sở lý luận về du lịch, tài nguyên du lịch, ý nghĩa và vai trò
của tài nguyên du lịch, phân loại tài nguyên du lịch.
- Phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch tỉnh Bến Tre nhằm
thấy được điều kiện để phát triển du lịch của tỉnh nhà. Đồng thời thấy rõ hiện
trạng phát triển du lịch tác động đến các ngành kinh tế khác như thế nào, đến
sự phát triển KT – XH của đất nước ra sao và sự ảnh hưởng đến môi trường
của địa phương.
- Căn cứ vào tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch. Từ đó định hướng
và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch tốt hơn trong tương lai.
3. Nội dung và phạm vi nghiên cứu
3.1 Nội dung
Đề tài tập trung vào:
- Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Bến Tre.
- Hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Bến Tre.
- Tìm hiểu các điểm du lịch và tuyến du lịch tiêu biểu.
- Định hướng khai thác tài nguyên phát triển du lịch tỉnh Bến Tre.
- Các giải pháp và kiến nghị phát triển du lịch tỉnh Bến Tre.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài này tập trung nghiên cứu về tài nguyên du lịch
của tỉnh Bến Tre: tìm hiểu một số tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn,
một số cơ sở vật chất – kỹ thuật (CSVCKT), cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát
triển du lịch Bến Tre. Qua đó, đưa ra những định hướng góp phần thúc đẩy sự
phát triển của ngành Du lịch dựa vào điều kiện thực tế của tỉnh.
- Về thời gian: Do vốn hiểu biết và thời gian nghiên cứu có hạn nên đề tài
tập trung về ngành Du lịch trong năm 2000 trở lại đây, qua đó tác giả cũng cố
gắng nắm bắt kịp thời hiện trạng và định hướng phát triển trong tương lai của
ngành Du lịch Bến Tre.
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong mấy thập kỷ qua, đặc biệt từ năm 1950 trở lại đây, du lịch đã phát
triển nhanh chóng và trở thành ngành kinh tế hàng đầu thế giới với tốc độ
tăng trưởng bình quân về khách 6,93%/năm, về doanh thu 11,8%/năm. Và
ngành Du lịch của nước ta trong những năm gần đây có bước phát triển vượt
bật, đã và đang hoà mình vào vòng xoáy phát triển của khu vực và thế giới.
Song song đó, Bến Tre là một tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển du lịch,
chính vì vậy mà trong những năm gần đây ngành Du lịch của Bến Tre có
nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, do đây là ngành kinh tế mới hình thành nên du lịch
Bến Tre còn đang trong quá trình hoàn thiện dần nên đề tài: “Tiềm năng và
định hướng phát triển du lịch tỉnh Bến Tre” sẽ giúp tác giả tìm hiểu sâu sắc
hơn về du lịch của tỉnh nhà.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
5.1 Ý nghĩa khoa học
Qua đề tài này sẽ góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn về việc
phát triển ngành Du lịch của tỉnh Bến Tre nói riêng và cả nước nói chung.
5.2 Ý nghĩa thực tiễn
Dựa vào tiềm năng về tài nguyên du lịch, hiện trạng, định hướng khai
thác và phát triển tài nguyên du lịch tỉnh Bến Tre. Đề tài này sẽ góp phần cho
Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch Bến Tre, các công ty du lịch, các điểm du
lịch sẽ hoạch định sự phát triển cho ngành Du lịch trong tương lai ngày càng
tốt hơn. Chẳng hạn như: việc xây dựng và phát triển lưu thông, lĩnh vực công
nghiệp và nông nghiệp và các ngành khác trong nền kinh tế quốc dân… Đồng
thời, còn có kế hoạch định hướng trong vấn đề việc làm tạo điều kiện tăng thu
nhập cho nhân dân địa phương. Ngoài ra, còn có ý nghĩa lớn đối với việc góp
phần khai thác, bảo tồn các di sản văn hóa và dân tộc, góp phần bảo vệ và
phát triển môi trường thiên nhiên xã hội. Qua đó, ngành Du lịch Bến Tre sẽ có
tác động tích cực đến nền kinh tế của tỉnh nói riêng và của đất nước nói
chung.
6. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
6.1 Quan điểm nghiên cứu
6.1.1 Quan điểm lãnh thổ
Còn gọi là quan điểm “vùng” là quan điểm đặc thù của địa lý. Trong thực
tế, các sự vật – hiện tượng luôn có sự phân hóa trong không gian làm cho
chúng có sự khác biệt giữa nơi này với nơi khác. Trong nghiên cứu địa lý du
lịch thì quan điểm lãnh thổ là: người nghiên cứu phải tìm ra nét độc đáo của
lãnh thổ du lịch, sự hấp dẫn, nét riêng biệt của vùng, điểm du lịch này với
vùng, điểm du lịch khác. Ví dụ, với hệ thống sông ngòi, cù lao,…là nét riêng
có ở đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Bến Tre nói riêng.
6.1.2 Quan điểm tổng hợp
Các sự vật, hiện tượng nghiên cứu có tính lịch sử, tức là chúng có sự
vận động và phát triển theo thời gian. Khi nghiên cứu chúng, cần đặt chúng
trong một cấu trúc logic, tìm hiểu nguồn gốc lịch sử của các sự vật, hiện
tượng đang tồn tại, lý giải nguyên nhân hình thành và phát triển của chúng.
Quan điểm lịch sử giúp cho người nghiên cứu có cái nhìn động về sự vật, hiện
tượng, nghĩa là luôn nhìn sự vật hiện tượng nào cũng có một quá trình phát
triển. Chính quá trình phát triển hay cái “động” này lại là yếu tố hấp dẫn đối
với du khách: sự phát triển của khu di tích đường mòn Hồ Chí Minh trên biển
và ngày nay thành khu di tích du lịch Khâu Băng, khu bảo tồn chim Vàm
Hồ,…
6.1.3 Quan điểm viễn cảnh
Là đảm bảo tính dự báo cho tương lai. Trong nghiên cứu địa lý du lịch,
quan điểm này kế thừa quan điểm lịch sử, nghĩa là áp dụng quan điểm viễn
cảnh, người nghiên cứu phải căn cứ vào xu hướng vận động của sự vật, hiện
tượng (nguồn gốc, hiện tại,…) để lập dự báo có căn cứ khoa học cho tương
lai, tức là “thấy trước được sự vật, hiện tượng trong ngày mai của chúng”.
Quan điểm này đảm bảo tính sáng tạo, tích cực của địa lý kinh tế, đảm bảo
tính kế thừa trong nghiên cứu khoa học tức là dựa vào những điều kiện thực tế
của tỉnh Bến Tre trên cơ sở đánh giá được khả năng phát triển du lịch của
tỉnh: xu hướng của khách, sự tồn tại, sức hấp dẫn của các di tích lịch sử, thắng
cảnh như khu di tích Nguyễn Thị Định, Võ Trường Toản, Nguyễn Đình
Chiểu, Vườn Cò,… những điểm, tuyến du lịch đến tham quan nhiều nhất.
6.2 Phương pháp nghiên cứu
6.2.1 Phương pháp thực tế
Đây là phương pháp cần thiết và quan trọng trong nghiên cứu. Phương
pháp này giúp ta đánh giá chính xác, thực tế các sự vật, hiện tượng, đảm bảo
tính trực quan trong nghiên cứu, nghĩa là người nghiên cứu phải đi tìm hiểu
thực tế, thực địa từng địa danh, danh lam thắng cảnh, đền đài cũng như các
điều kiện xung quanh tác động, vị thế, dân cư,… Trên cơ sở đó từ cái nhìn cụ
thể đến tổng quát các sự vật, hiện tượng tác động đến ngành Du lịch: thuận lợi
và khó khăn như thế nào cho phát triển du lịch, tình trạng của tài nguyên du
lịch, CSVCKT hiện tại đã đáp ứng nhu cầu cho phát triển của ngành chưa?
Người nghiên cứu có thể đến trực tiếp tìm hiểu tại các điểm du lịch, những
khu vui chơi, giải trí, đến tham quan CSVCKT: hạ tầng, bưu điện, cung cấp
nước,… hoặc cũng có thể đi đến cơ quan chức năng của tỉnh để nắm bắt được
thực trạng của ngành Du lịch, trên cơ sở đó có những hoạch định, dự báo xác
thực trong tương lai.
6.2.2 Phương pháp thu thập – xử lý thông tin – phân tích tổng hợp
tài liệu
Đó là quá trình người nghiên cứu thu thập những tài liệu, tư liệu có liên
quan đến sự vật, hiện tượng thuộc lĩnh vực mà đề tài nghiên cứu: về khu lưu
niệm Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Thị Định, khu di tích Khâu Băng,… khi đã
thu thập được tài liệu (thông qua thực tế, sách báo, các cấp quản lý,…) bắt
đầu sắp xếp, phân loại tài liệu theo tính chất hoặc mức độ,… Sau đó phân
tích, tổng hợp những tài liệu đó và trình bày ý của tác giả cần trình bày, phù
hợp với mục đích nghiên cứu. Phương pháp này giúp cho các sản phẩm
nghiên cứu bao giờ cũng mang tính khoa học, logic và sáng tạo.
6.2.3 Phương pháp bản đồ, biểu đồ
Không kém phần quan trọng trong các bài nghiên cứu để trình bày các
sự vật, hiện tượng mang tính trực quan hơn. Trong nghiên cứu địa lý du lịch
phương pháp bản đồ, biểu đồ dùng để minh họa cho phần nội dung thêm sắc
xảo, thực tế, có sức lôi cuốn hơn, nhất là bản đồ là “ngôn ngữ thứ 2” của địa
lý nói chung và địa lý du lịch nói riêng: như bản đồ đồng bằng sông Cửu
Long để thấy được vị trí tỉnh Bến Tre so với các tỉnh khác, bản đồ hành chính
Bến Tre sẽ giúp cho việc minh họa các huyện, thị nằm ở vị trí nào? Tiếp giáp
với các vùng đất lân cận hay giáp biển? Bản đồ du lịch tự nhiên và nhân văn
để thấy được sự phân bố các điểm du lịch ở vị trí nào? Các biểu đồ du khách
đến với tỉnh để thấy được sự gia tăng lượng khách qua các năm.
7. Cấu trúc luận văn
Tên đề tài: “Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch tỉnh Bến Tre”
Đề tài gồm có ba phần: mở đầu, nội dung và kết luận – Phần nội dung
gồm có ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về du lịch
Chương 2: Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch tỉnh Bến Tre
Chương 3: Định hướng và giải pháp khai thác tài nguyên phát triển du
lịch Bến Tre
Ngoài ra, đề tài còn có phần phụ lục và danh mục các tài liệu tham khảo
NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH
1.1 Khái niệm du lịch
Đến nay chưa có sự nhất trí trong cách định nghĩa du lịch. Mỗi tác giả
viết sách về du lịch đều có định nghĩa riêng của mình, chung quy lại có 3 kiểu
định nghĩa khác nhau của các tác giả của các nước:
Kiểu 1: Kiểu định nghĩa ngắn gọn, bao quát, ví dụ trong từ điển tiếng
Việt, du lịch được định nghĩa: “Du lịch là đi chơi cho biết xứ người”.
Trong các cách định nghĩa ngắn gọn thì hay nhất, theo tôi là cách định
nghĩa của Viện sĩ Nguyễn Khắc Viện của Việt Nam: “Du lịch là sự mở rộng
không gian văn hóa của con người”. Ở đây cần nhấn mạnh yếu tố đặc trưng
nhất tạo ra không gian văn hóa, đó chính là tiếng nói và chữ viết, sau đó mới
đến các nét văn hóa khác: kiến trúc, nghệ thuật, tôn giáo, cách ăn, cách mặc,
cưới hỏi, ma chay. Như vậy: đi chơi một nơi mà tiếng nói chưa khác, chữ viết
chưa khác thì chưa gọi là đi du lịch.
Kiểu 2: Các cách định nghĩa của các nhà du lịch học nổi tiếng của các
quốc gia. Trong đó phải kể đến cách định nghĩa của nhà du lịch học người
Nga (I.I Pirôgiơnic, 1985) “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong
thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư
trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần,
nâng cao trình độ nhận thức – văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ
những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa”.
Kiểu 3: Cách định nghĩa của nhà kinh tế du lịch người Mỹ Coltman
(Michevel.M.Coltman). Coltman cho rằng du lịch là quan hệ tương hỗ do sự
tương tác của 4 nhóm cộng đồng bao gồm:
- Du khách: người bỏ tiền ra để đi du lịch.
- Cơ quan cung ứng dịch vụ du lịch (khách sạn, nhà hàng).
- Chính quyền địa phương nơi du lịch.
- Dân địa phương nơi du lịch.
“Du lịch là tổng thể các hiện tượng và mối quan hệ nảy sinh từ tác
động qua lại giữa du lịch, nhà hàng – khách sạn, chính quyền và dân địa
phương nơi diễn ra hoạt động du lịch”.
Từ 3 kiểu định nghĩa cơ bản đã nghiên cứu, phân tích, tác giả xin đưa ra
cách định nghĩa du lịch của mình:
“Du lịch là sự ra đi của các cư dân và tạm trú xa (khoảng 700km) nơi
ở thường xuyên của mình, đã tạo ra các mối quan hệ với nhà cung ứng dịch
vụ du lịch, chính quyền và dân địa phương nơi đến nhằm mục đích phục vụ sự
nghỉ ngơi, dưỡng bệnh, tham quan, đoàn tụ gia đình cùng các hoạt động: kinh
tế, văn hóa, chính trị, tôn giáo, thể thao, có tác dụng nâng cao chất lượng
sống của con người”. (Trần Thị Thạy)
1.2 Khái niệm tài nguyên du lịch
Pirojnik, Nguyễn Minh Tuệ và một số học giả cho rằng TNDL (Tài
nguyên du lịch) là tổng thể tự nhiên, KT – XH văn hóa được sử dụng để phục
hồi sức khỏe, phát triển thể lực và tinh thần con người. Trên cơ sở này các
học giả cho rằng địa hình, thủy văn, khí hậu, động – thực vật, DTLSVH, văn
hóa nghệ thuật lễ hội,… là những TNDL. Song thực tế không phải bất cứ mọi
dạng, mọi kiểu địa hình, tất cả các kiểu khí hậu các yếu tố khí hậu hay các giá
trị văn hóa,… đều có khả năng hấp dẫn khách cũng như có khả năng kinh
doanh du lịch. Trong nhiều trường hợp địa hình hiểm trở, các bãi biển bị xâm
thực mạnh, một số kiểu khí hậu, nguồn nước bị ô nhiễm là những điều kiện
không hấp dẫn khách, trở ngại cho phát triển du lịch. Các tác giả trên quan
niệm TNDL được sử dụng để góp phần phục hồi sức khỏe, phát triển thể lực
và trí tuệ của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ. Quan niệm
này chỉ phù hợp với đặc điểm phát triển du lịch của các nước xã hội chủ nghĩa
trước đây mang tính bao cấp. Nhà nước xây dựng CSVCKT phục vụ du lịch,
trả lương cho cán bộ, nhân viên lao động làm việc trong ngành Du lịch, bỏ
tiền để tiếp đón các cán bộ nhân viên nhà nước đi nghỉ dưỡng theo chế độ
hoặc đón tiếp các chuyên gia. Thực tế hiện nay việc bảo tồn và khai thác
TNDL hấp dẫn du khách, ngoài các chức năng xã hội phục vụ cho du khách,
TNDL còn được khai thác nhằm đạt được hiệu quả về kinh tế, nâng cao chất
lượng cuộc sống của dân cư, hiệu quả môi trường và chính trị,… Phần nhiều
các nhà khoa học trong nước và quốc tế như: Pirojnik, Ngô Tất Hổ, Trần Đức
Thanh, Phạm Trung Lương và các tác giả cũng như Luật Du lịch Việt Nam
đều cho rằng: TNDL là những cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố tự nhiên và
các giá trị văn hóa do con người tạo ra có sức hấp dẫn với du khách, có thể sử
dụng phục vụ cho phát triển du lịch.
Như vậy, TNDL được xem như là tiền đề phát triển du lịch. TNDL càng
phong phú đặc sắc có mức độ tập trung cao thì càng có sức hấp dẫn với du
khách và có hiệu quả kinh doanh du lịch cao.
TNDL là một phạm trù lịch sử, việc khai thác phụ thuộc vào nhiều điều
kiện KT – XH, khoa học kỹ thuật, chính trị nên ngày càng được mở rộng. Do
vậy, TNDL bao gồm cả TNDL đã, đang khai thác và TNDL chưa được khai
thác.
Từ những nhận xét trên tác giả đưa ra khái niệm TNDL: “là tất cả những
gì thuộc về tự nhiên và các giá trị văn hóa do con người sáng tạo ra có sức
hấp dẫn du khách, có thể được bảo vệ, tôn tạo và sử dụng cho ngành Du lịch,
mang lại hiệu quả về KT – XH và môi trường”.
1.3 Đặc điểm của tài nguyên du lịch
1.3.1 Đặc điểm chung của tài nguyên du lịch
- Một số loại TNDL là đối tượng khai thác của nhiều ngành KT – XH.
- TNDL có phạm trù lịch sử nên ngày càng có nhiều loại TNDL được
nghiên cứu, phát hiện, tạo mới và được đưa vào khai thác, sử dụng.
- TNDL mang tính biến đổi.
- TNDL nếu không được khai thác, sử dụng, bảo vệ, tôn tạo hợp lý, tiết
kiệm theo hướng bền vững sẽ bị suy thoái, cạn kiệt giảm cả số lượng và chất
lượng.
- Hiệu quả và mức độ khai thác TNDL phụ thuộc vào các yếu tố
+ Khả năng nghiên cứu, phát hiện và đánh giá giá trị của tài nguyên
vốn còn tìm ẩn.
+ Trình độ phát triển khoa học công nghệ.
+ Nguồn tài sản quốc gia, tình hình phát triển KT – XH của các địa
phương, các quốc gia cũng tác động tới hiệu quả và mức độ khai thác TNDL.
Vì vậy, các nước có thu nhập từ du lịch và khách quốc tế đến đứng hàng đầu
thế giới phần lớn là các nước phát triển.
+ Trên thế giới, các quốc gia có hệ thống luật pháp hoàn thiện phát
triển và có đường lối chính sách phát triển KT – XH nói chung và phát triển
du lịch nói riêng phù hợp, năng động, thích ứng, đúng đắn, đặc biệt có các
chiến lược chính sách quan tâm coi trọng sự phát triển của du lịch đều là các
quốc gia khai thác, bảo vệ nguồn TNDL hợp lý, đạt hiệu quả cao về mặt KT –
XH, môi trường.
+ Yêu cầu phát triển các sản phẩm du lịch nhằm thỏa mãn các nhu cầu
du lịch của con người cũng là yếu tố tác động tới TNDL. Các loại TNDL nói
chung được khai thác với mức độ nhiều hơn để phát triển đa dạng, phong phú
các sản phẩm du lịch. Bên cạnh những đặc điểm giống với các loại tài nguyên
chung, TNDL có những đặc điểm riêng gắn với đặc điểm tính chất của ngành
Du lịch.
- TNDL phong phú, đa dạng; có các giá trị thẩm mỹ, văn hóa lịch sử, tâm
linh, giải trí; có sức hấp dẫn với du khách.
- TNDL bao gồm các loại tài nguyên vật thể và tài nguyên phi vật thể.
- TNDL là những loại tài nguyên có thể tái tạo được.
- TNDL có tính sở hữu chung.
- Việc khai thác TNDL gắn chặt với vị trí địa lý.
- TNDL thường có tính mùa vụ và việc khai thác TNDL mang tính mùa
vụ
- TNDL mang tính diễn giải và cảm nhận.
1.3.2 Đặc điểm của tài nguyên du lịch tự nhiên
- Nếu được quy hoạch, bảo vệ, khai thác hợp lý theo hướng bền vững thì
phần lớn các loại TNDL tự nhiên được xếp vào loại tài nguyên vô tận, tài
nguyên có khả năng tái tạo hoặc có quá trình suy thoái chậm.
- Hầu hết việc khai thác TNDL tự nhiên chịu ảnh hưởng nhiều vào điều
kiện thời tiết, việc tổ chức các tour leo núi, tham quan các vùng núi hay đi
nghỉ biển, tham quan sông nước phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết.
- Một số điểm phong cảnh và du lịch dựa vào tài nguyên tự nhiên thường
nằm xa các khu đông dân cư. Đặc điểm này một mặt gây tốn kém, khó khăn
cho việc tổ chức các hoạt động du lịch, mặt khác nó lại là nhân tố góp phần
làm cho TNDL tự nhiên hấp dẫn, được bảo tồn tốt hơn do ít chịu ảnh hưởng
tiêu cực bởi các hoạt động KT – XH.
1.3.3 Đặc điểm của tài nguyên du lịch nhân văn
- TNDL nhân văn do con người tạo ra nên chịu tác động của thời gian,
thiên nhiên và do chính con ngườ._.i. Do vậy, khi khai thác TNDL nhân văn cho
mục đích phát triển du lịch cần quan tâm đầu tư cho bảo tồn, tôn tạo thường
xuyên, khoa học và có hiệu quả.
- TNDL nhân văn là do con người sáng tạo ra nên có tính phổ biến. Ở đâu
có con người, ở đó có tài nguyên nhân văn. Vì vậy, các địa phương, các quốc
gia đều có tài nguyên nhân văn, trong đó có nhiều loại có sức hấp dẫn với du
khách, đã hoặc sẽ có thể sử dụng cho phát triển du lịch.
- TNDL nhân văn ở mỗi vùng, mỗi quốc gia thường mang những giá trị
đặc sắc riêng. Do điều kiện tự nhiên và điều kiện KT – XH là những yếu tố
nuôi dưỡng tạo thành TNDL nhân văn ở mỗi địa phương, mỗi quốc gia không
giống nhau nên TNDL nhân văn ở mỗi khu vực, mỗi quốc gia có những giá trị
đặc sắc riêng, góp phần tạo nên những sản phẩm du lịch độc đáo có sức cạnh
tranh và hấp dẫn du khách riêng. Do vậy, trong quá trình khai thác, bảo tồn
TNDL nhân văn cần coi trọng việc bảo vệ, phát huy giá trị độc đáo của tài
nguyên.
- TNDL nhân văn thường được phân bố gần các khu dân cư, đặc biệt tập
trung nhiều ở những khu vực đông dân cư. Bởi nó được sinh ra trong quá
trình phát triển xã hội và là sản phẩm do con người sáng tạo ra. Khác với
TNDL tự nhiên, việc khai thác phần lớn các loại TNDL nhân văn thường ít
chịu ảnh hưởng của các hiện tượng thời tiết gây nên như mưa hay rét nên tính
mùa vụ cũng ít hơn so với TNDL tự nhiên.
1.4 Ý nghĩa và vai trò của tài nguyên du lịch
1.4.1 Ý nghĩa
TNDL là một nguồn lực quan trọng hàng đầu để tạo ra sản phẩm du lịch.
Quy mô và khả năng phát triển du lịch của một địa phương hay một quốc gia
phụ thuộc rất nhiều vào số lượng, chất lượng và sự kết hợp của các loại
TNDL.
Tuy nhiên TNDL cần được hiểu là TNDL đã sẵn có trong tự nhiên hoặc
do thế hệ trước trong quá trình phát triển lịch sử ở mỗi địa phương, mỗi quốc
gia để lại và cả TNDL mới được phát triển tạo dựng trong quá trình phát triển
kinh tế và du lịch để đáp ứng nhu cầu thưởng thức của du khách (còn được
gọi là tài nguyên KT – XH và kỹ thuật).
TNDL tiềm tàng hay sẵn có chỉ là nguồn lực quan trọng hàng đầu để phát
triển du lịch, còn việc khai thác và bảo tồn TNDL có hiệu quả hay không phụ
thuộc rất nhiều vào đường lối, chính sách, việc quy hoạch, tổ chức quản lý các
hoạt động bảo tồn, tôn tạo tài nguyên, phát triển du lịch và phát triển KT –
XH.
1.4.2 Vai trò
TNDL có các vai trò đối với hoạt động du lịch như sau:
- TNDL là yếu tố cơ bản để tạo thành các sản phẩm du lịch. Trong các hệ
thống lãnh thổ du lịch, TNDL là những phân hệ giữ vai trò quan trọng và
quyết định sự phát triển du lịch của hệ thống lãnh thổ du lịch. Đặc biệt, TNDL
có mối quan hệ qua lại chặt chẽ với các phân hệ khác và với môi trường KT –
XH. Do vậy TNDL là một nhân tố quan trọng hàng đầu để tạo nên sản phẩm
du lịch.
- TNDL là mục đích chuyến đi của du khách và tạo những điều kiện
thuận lợi để đáp ứng các nhu cầu của họ trong chuyến đi. Hoạt động du lịch
có phát triển hay không, hiệu quả kinh doanh cao hay thấp phụ thuộc vào yếu
tố cầu du lịch, đặc biệt là khách du lịch. Khách du lịch nói chung, đặc biệt là
khách du lịch thuần tuý, mục đích chuyến đi của du khách không chỉ hưởng
thụ các loại dịch vụ lưu trú ăn uống, đi lại, mua sắm. Phần lớn khách du lịch
thực hiện chuyến đi du lịch để thưởng thức, tìm hiểu, cảm nhận các giá trị của
TNDL, con người và KT – XH tại các điểm đến.
- TNDL là cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình du lịch.
Để đáp ứng nhu cầu đa dạng, phong phú, ngày càng cao của khách du
lịch, các doanh nghiệp, các địa phương, các quốc gia cần phát triển nhiều loại
hình du lịch. Các loại hình du lịch ra đời đều phải dựa trên cơ sở của TNDL.
- TNDL là một bộ phận cấu thành quan trọng của tổ chức lãnh thổ du
lịch.
1.5 Phân loại tài nguyên du lịch
1.5.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên
Tài nguyên tự nhiên gồm các yếu tố, các thành phần tự nhiên, các hiện
tượng tự nhiên, các quá trình biến đổi chung hoặc có thể được khai thác và sử
dụng vào đời sống và sản xuất của con người.
Theo Khoản 1 (Điều 13, Chương II) Luật Du lịch Việt Nam năm 2005
quy định: “TNDL tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí
hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái (HST), cảnh quan tự nhiên đang được khai thác
hoặc có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch”.
1.5.1.1Các thành phần của tự nhiên
a. Địa chất – địa hình – địa mạo
- Các đơn vị hình thái chính của địa hình là đồi núi, cao nguyên, đồng
bằng, ven biển và đảo
+ Địa hình đồng bằng khá đơn điệu về ngoại hình.
+ Địa hình đồi núi, cao nguyên thường tạo ra những không gian kỳ
vĩ, sinh động và thơ mộng.
- Các dạng địa hình thuận lợi cho phát triển du lịch
+ Kiểu địa hình Karst gồm các kiểu chủ yếu như: hang động Karst,
cánh đồng Karst, phễu Karst, sông hồ Karst, Karst ngập nước.
+ Kiểu địa hình ven bờ và đảo: kiểu địa hình ven bờ hấp dẫn du
khách đó là các bãi cát ven biển, hồ, sông. Trong đó đặc biệt là các bãi cát ven
biển, đảo, thường được gọi là các bãi biển.
Nhu cầu du lịch biển trên thế giới cũng như ở Việt Nam ngày càng
tăng, theo UNWTO (Tổ chức Du lịch thế giới), có hơn 70% số du khách được
thích đi du lịch biển.
- Các di tích tự nhiên: Các quá trình nội lực và ngoại lực đã tạo thành
trên bề mặt địa hình nhiều di tích tự nhiên có giá trị về thẩm mỹ.
b. Khí hậu
- Tài nguyên khí hậu thích hợp với sức khoẻ con người: Tài nguyên
khí hậu là sự tổng hợp các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, áp suất không khí, tốc độ
gió, hướng gió, bức xạ nhiệt.
Các yếu tố của khí hậu thay đổi theo không gian từ xích đạo đến hai
cực, theo độ cao, theo thời gian (tính theo mùa), có mối quan hệ chặt chẽ với
địa hình, vị trí địa lý, thuỷ văn và sinh vật, hoạt động sản xuất và đời sống của
con người.
Nhiều nhà khí hậu trên thế giới đã xây dựng các chỉ tiêu khí hậu sinh
học để xác định mức độ thích nghi của khí hậu đối với con người.
Bảng 1.1: Chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người
Hạng Ý nghĩa
Nhiệt độ
TB năm
(PoPC)
Nhiệt độ
TB
tháng (PoPC)
Biên độ nhiệt
của tPoP TB
năm
Lượng mưa
năm (mm)
1 Thích nghi 18 – 24 24 – 27 < 6Po 1250 – 1990
2
Khá thích
nghi
24 – 27 27 – 29 6 – 8Po 1990 – 2550
3 Nóng 27 – 29 29 – 32 8 – 14Po > 2550
4 Rất nóng 39 – 32 32 – 35 14 – 19P0 < 1250
5
Không
thích nghi
> 32 > 35 > 19Po < 650
Nguồn: Báo cáo tóm tắt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời
kỳ 1995 – 2010 Tổng cục Du lịch, tr.40
- Tài nguyên khí hậu phục vụ cho việc chữa bệnh, an dưỡng
Khí hậu là một trong những loại tài nguyên quan trọng để phát triển
loại hình du lịch chữa bệnh, an dưỡng.
Tài nguyên khí hậu phục vụ cho việc triển khai các loại hình du lịch
thể thao, vui chơi giải trí.
- Tài nguyên khí hậu phục vụ cho việc triển khai các hoạt động du lịch
Những điều kiện khí hậu thuận lợi cho việc triển khai các hoạt động
du lịch và hấp dẫn du khách được coi là TNDL như: có nhiều ngày thời tiết
tốt, số ngày mưa ít, nhiều ánh nắng, tốc độ gió không quá lớn, độ ẩm không
khí không quá cao, cũng không quá thấp, không có hoặc ít thiên tai và những
diễn biến thời tiết đặc biệt.
c. Tài nguyên nước
Nước được coi là tài nguyên quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi để
phát triển du lịch nói chung và để phát triển nhiều loại hình du lịch. Các loại
tài nguyên nước sau đây đã được khai thác là TNDL:
- Nước mặt: sông, hồ, suối, thác nước, các vùng ngập nước ngọt, các
vùng nước ven biển đã kết hợp với các tài nguyên khác như núi non, rừng cây
tự nhiên, HST nhân văn tạo ra những phong cảnh nên thơ, hữu tình hấp dẫn
du khách.
+ Các vùng nước ven biển có bãi cát đẹp hoặc ven các hồ, có môi
trường trong sạch, độ mặn phù hợp từ 3 – 4%, độ trong suốt cao, thường được
khai thác để phát triển các loại hình thể thao, bơi lội, lặn biển, tắm biển, đua
thuyền, lướt ván như các bãi biển ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới.
+ Các thác nước cũng tạo nơi có phong cảnh đẹp và hấp dẫn du
khách có thể triển khai các hoạt động du lịch tham quan và thể thao mạo
hiểm.
- Các điểm nước khoáng, suối nước nóng
Các điểm nước khoáng, suối nước nóng là tài nguyên thiên nhiên quý
để triển khai các loại hình du lịch, nghỉ dưỡng, tắm khoáng, chữa bệnh.
Cho đến nay, trên thế giới chưa có quy định thống nhất giới hạn dưới
của các nguyên tố độ khoáng hoá, thành phần,… để phân biệt nước khoáng
với nước bình thường, nhưng ở nhiều nước, các nhà nghiên cứu, các cơ quan
môi trường đã xây dựng các chỉ tiêu chủ yếu để xếp nước khoáng thiên nhiên
vào nước khoáng.
Bảng 1.2: Giới hạn để xếp các loại nước thiên nhiên vào nước khoáng
TT Các chỉ tiêu Giới hạn dưới
1
2
3
Độ khoáng hoá
Khí cacbonic
HR2RSP+P, HS
1,0 g/lít
500 g/lít
1 mg/ lít
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
Brom
Iốt
Asen
HR2RSiOR3R + HSiO R3
Flo
Fe R2R + FeR3
HBO R2
Li
Ra
Rn
Nhiệt độ
5 mg/lít
1 mg/ lít
0,7 mg/lít
50 mg/lít
2 mg/ lít
20 mg/lít
50 mg/lít
1 mg/ lít
10 mg/ lít
5 mg/lít
35Po
Nguồn: Nguyễn Minh Tuệ và nnk, Địa lí du lịch, NXB TP. Hồ Chí Minh,
1997,tr.47
d. Tài nguyên sinh vật
Tài nguyên sinh vật bao gồm toàn bộ các loài thực vật, động vật sống
trên lục địa và dưới nước vốn có sẵn trong tự nhiên và do con người thuần
dưỡng, chăm sóc, lai tạo.
Tài nguyên sinh vật vừa góp phần cùng với các loại tài nguyên khác
tạo nên phong cảnh đẹp, hấp dẫn, vừa có ý nghĩa bảo vệ môi trường .
Tài nguyên sinh vật là nguồn cung cấp nhiều loại dược liệu cho việc
phát triển loại hình du lịch chữa bệnh và an dưỡng như (tắm thuốc của người
Dao Đỏ ở Sapa – Lào Cai); cung cấp nguồn thực phẩm cho du khách. Vì vậy,
tài nguyên sinh vật có ý nghĩa cho việc phát triển nhiều loại hình du lịch như:
du lịch chữa bệnh, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, đi bộ, leo núi, lặn biển, tham
quan, nghiên cứu, cùng với tài nguyên nước và địa hình góp phần phát triển
du lịch sông nước, miệt vườn.
Tài nguyên sinh vật luôn tồn tại và phát triển trong mối quan hệ qua
lại tương hỗ giữa các loài và với các thành phần tự nhiên khác trên cùng một
không gian địa lý.
Do vậy, việc khai thác tài nguyên sinh vật cho mục đích phát triển du
lịch phải đi đôi với việc nghiên cứu, bảo tồn theo quan điểm phát triển du lịch
sinh thái bền vững.
Tài nguyên sinh vật thường được khai thác tập trung ở các vườn quốc
gia (VQG), các khu rừng di tích lịch sử văn hóa (DTLSVH), các khu bảo tồn
(KBT), một số HST đặc biệt và các điểm tham quan sinh vật.
Hiện nay, hệ thống phân hạng KBT mới ở Việt Nam được thực hiện
dựa vào các hệ thống, nguyên tắc và các tiêu chí phân hạng.
- Nguyên tắc khoa học
- Nguyên tắc pháp lý
- Nguyên tắc hợp tác
- Nguyên tắc thực tiễn
- Nguyên tắc vì lợi ích cộng đồng
Hệ thống phân hạng KBT mới ở Việt Nam bao gồm bốn hạng: VQG;
KBT thiên nhiên; KBT loài và nơi cư trú; KBT cảnh quan.
- Vườn quốc gia
“Là một khu vực đất hay biển, có diện tích đủ lớn để thực hiện mục
đích bảo tồn một hay nhiều HST đặc trưng hoặc đại diện không bị tác động
hay chỉ bị tác động rất ít, bảo tồn các loại động vật, thực vật đặc hữu hoặc bị
đe dọa cho các thế hệ hôm nay và mai sau. VQG là nền tảng cho các hoạt
động tinh thần, khoa học, giáo dục, giải trí và các hoạt động du lịch sinh thái
được kiểm soát và ít có tác động tiêu cực.”
- Khu bảo tồn thiên nhiên
“Là một khu vực tự nhiên trên đất liền hoặc trên biển, được thành lập
để bảo tồn bền vững các HST chưa hoặc bị biến đổi rất ít và có các loài động
– thực vật đặc hữu hoặc đang bị đe dọa. KBT thiên nhiên cũng có thể gồm các
đặc trưng độc đáo về tự nhiên hoặc văn hóa.”
- Khu bảo tồn loài và nơi cư trú
“Là khu vực trên đất liền hay trên biển, được quản lý bằng các biện
pháp tích cực nhằm duy trì các nơi cư trú và đảm bảo sự sống lâu dài của các
loài động vật, kể cả các loài sinh vật biển đang có nguy cơ bị tiêu diệt”.
- Khu bảo tồn cảnh quan
“Là khu vực đất liền, đất ngập nước (ĐNN) ven biển hoặc trên biển,
có tác động qua lại giữa con người và thiên nhiên lâu đời nên đã tạo ra một
khu vực có giá trị cao về thẩm mỹ, sinh thái, văn hóa và lịch sử, đôi khi cũng
có giá trị đa dạng sinh học (ĐDSH) cao. Việc duy trì tính toàn vẹn của các
mối tác động qua lại truyền thống này là điểm cốt lõi của công tác bảo vệ, duy
trì và phát triển KBT thuộc hạng này.”
- Một số HST đặc biệt
Các HST đã được khai thác phục vụ mục đích du lịch như: HST rừng
ngập mặn, HST ĐNN, HST san hô, HST núi cao,… Những HST này, do vị trí
địa lý, địa hình nên các quá trình địa mạo như xói mòn rửa trôi, xâm thực,
triều dâng diễn ra rất mạnh mẽ. Vì vậy tính nhạy cảm của các thành phần tự
nhiên rất cao, nếu việc bảo vệ, khai thác không tuân theo những quy định
nghiêm ngặt thì khi một thành phần tự nhiên bị thay đổi theo hướng tiêu cực
sẽ kéo theo sự phá hủy các thành phần tự nhiên khác mà khó có thể khắc phục
được.
Từ năm 2000 đến nay, nước ta đã lập hồ sơ và được Ủy ban Quốc gia
Chương trình con người và môi trường của UNESCO công nhận 5 khu bảo
tồn sinh quyển thế giới.
- Các điểm tham quan sinh vật
Là những khu vực trên đất liền hoặc trên các đảo được đầu tư quy
hoạch xây dựng để bảo tồn, nuôi dưỡng các loài động – thực vật quý hiếm,
các HST nhằm mục đích bảo tồn sự ĐDSH, nghiên cứu phổ biến khoa học,
giáo dục cộng đồng, tìm hiểu cảm nhận môi trường sống. Việc quản lý, bảo
tồn động vật hoang dã và phục vụ giải trí, phát triển du lịch sinh thái, tìm hiểu
văn hóa của cư dân bản địa ở các điểm tham quan sinh vật chủ yếu tại các
công viên quốc gia, các trang trại, miệt vườn.
1.5.1.2 Các cảnh quan du lịch tự nhiên
Chỉ có một số cảnh quan có sự đa dạng, đặc sắc về các dạng tài
nguyên, có cảnh quan đẹp, có sức hấp dẫn du khách mới tạo nên các cảnh
quan du lịch tự nhiên. Tuỳ theo đặc điểm quy mô mà có thể chia chúng thành
các điểm du lịch tự nhiên hoặc các khu du lịch tự nhiên.
Điểm du lịch tự nhiên là nơi có dạng TNDL hấp dẫn du khách. Có
những điểm du lịch tự nhiên đã được đầu tư khai thác vào mục đích phát triển
du lịch gọi là các điểm du lịch tự nhiên đã hình thành. Có những điểm du lịch
tự nhiên có dạng tài nguyên hoặc các bộ phận của nó có sức hấp dẫn du
khách, nhưng chưa được đầu tư khai thác phát triển du lịch gọi là các điểm du
lịch tiềm năng.
Dựa theo khái niệm về khu du lịch, theo Khoản 7 (Điều 4, Chương I)
Luật Du lịch Việt Nam năm 2005, có thể định nghĩa khu du lịch tự nhiên như
sau:
“Khu du lịch tự nhiên là nơi có TNDL tự nhiên có ưu thế nổi bật về
cảnh quan thiên nhiên, hấp dẫn du khách, được quy hoạch, đầu tư phát triển
nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch”, phải có đủ các điều kiện
sau mới được công nhận là khu du lịch quốc gia.
- Có TNDL đặc biệt hấp dẫn với ưu thế cảnh quan thiên nhiên, có khả
năng thu hút lượng khách cao.
- Có diện tích tối thiểu 1000 ha trong đó diện tích cần thiết để xây
dựng các công trình, cơ sở dịch vụ du lịch phù hợp với cảnh quan, môi trường
của khu du lịch. Trường hợp đặc biệt mà diện tích nhỏ hơn thì cơ quan quản
lý nhà nước về du lịch ở Trung ương trình Thủ tướng Chính phủ xem xét
quyết định.
- Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất, kỹ thuật du lịch đồng bộ, có khả
năng đảm bảo phục vụ ít nhất một triệu khách du lịch một năm, trong đó có
cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch cần thiết phù hợp với đặc điểm của khu du
lịch.
- Thu nhập từ hoạt động du lịch phải chiếm tỷ trọng tương đối lớn và
được xếp vị trí ưu tiên số một so với các ngành khác.
Khu du lịch tự nhiên có thể được phân loại theo một số cách:
- Theo thực trạng phát triển du lịch có khu du lịch đã hình thành và
khu du lịch tiềm năng (có tài nguyên nhưng chưa được khai thác hoặc quy mô
khai thác còn thấp so với tiềm năng).
- Theo yếu tố địa lý có khu du lịch ven biển, đảo, khu du lịch vùng
núi, khu du lịch ven hồ, khu du lịch suối khoáng, khu du lịch đồng bằng. Hiện
nay ở Việt Nam có các dự án quy hoạch các khu du lịch tổng hợp: khu du lịch
Hạ Long – Cát Bà, khu du lịch Nha Trang, khu du lịch Cảnh Dương – Hải
Vân – Non Nước (Thừa Thiên – Huế) và 30 khu du lịch đã và đang được đầu
tư đưa vào hoạt động trong giai đoạn 2005 – 2010.
1.5.1.3 Di sản thế giới - Di sản thiên nhiên thế giới
a. Di sản thế giới
Theo UNESCO, Di sản thế giới là: “Di chỉ hay di tích của một quốc
gia như rừng núi, dãy núi, hồ, sa mạc, tòa nhà, quần thể kiến trúc hay thành
phố,… do các nước có tham gia Công ước Di sản thế giới đề nghị cho
Chương trình Quốc tế Di sản thế giới, được nhận và quản lý bởi UNESCO.
Sau đó Chương trình Quốc tế Di sản thế giới sẽ lập danh sách, đặt tên, bảo tồn
những vị trí nổi bật về văn hóa hay đặc điểm tự nhiên cho di sản nhân loại
chung”.
Việt Nam tham gia vào Công ước Di sản thế giới năm 1978. Di sản
thế giới gồm có: di sản tự nhiên (DSTN) thế giới, di sản văn hóa (DSVH) thế
giới, di sản văn hóa và tự nhiên (DSVH&TN) thế giới.
Năm 1989, tại phiên họp Đại hội đồng UNESCO đã đưa ra hai chính
sách để công nhận một danh hiệu cho một sản phẩm văn hóa phi vật thể là
kiệt tác DSVH truyền miệng và phi vật thể của nhân loại.
Từ năm 1978 đến ngày 29 tháng 6 năm 2007, Hội đồng Di sản thế giới
UNESCO đã công nhận 851 di sản thế giới gồm 660 DSVH, 166 DSTN, 25
DSVH&TN.
Bảng 1.3: Số lượng di sản thế giới được UNESCO công nhận hằng năm
(từ 1978 đến 2007) là di sản thế giới
Năm Số lượng Năm Số lượng Năm Số lượng
1978 12 1988 27 1998 30
1979 45 1989 7 1999 48
1980 28 1990 17 2000 61
1981 26 1991 22 2001 31
1982 24 1992 20 2002 9
1983 29 1993 33 2003 24
1984 23 1994 29 2004 34
1985 30 1995 29 2005 35
1986 31 1996 37 2006 12
1987 41 1997 46 2007 22
Nguồn: 0TUwww.whc.unesco.orgU0T – World Heritage List
Bảng 1.4: Các di sản thế giới phân theo các khu vực và châu lục tính đến
29/6/2007
Các loại
Châu
Văn hóa
Tự nhiên
Hỗn hợp
Tổng
Phi 38 33 3 74
Các nước Ả Rập 59 3 1 63
Châu Á – Thái Bình Dương 119 46 9 173
Châu Âu – Bắc Mỹ 364 51 9 424
Mỹ La Tinh – Caribê 80 34 3 117
Cộng 660 166 25 851
Việc một di sản quốc gia được công nhận, tôn vinh là Di sản thế giới
mang lại nhiều ý nghĩa. Giá trị của di sản được nâng cao, các giá trị về tự
nhiên, văn hóa, thẩm mỹ cũng như tên tuổi của các di sản vượt ra khỏi biên
giới quốc gia. Sức hấp dẫn du khách, đặc biệt là du khách quốc tế tăng cao,
thuận lợi cho phát triển các dịch vụ du lịch. Những nước trên thế giới có
nhiều di sản thế giới là những nguồn lực thuận lợi cho phát triển ngành Du
lịch nói riêng và KT – XH nói chung.
b. Di sản tự nhiên thế giới
Theo Công ước Di sản thế giới, “DSTN là các công trình thiên nhiên
hợp thành bởi những thành tựu vật lý và sinh học hoặc những nhóm thành hệ
có một giá trị toàn cầu, đặc biệt về mặt thẩm mỹ hoặc khoa học, các thành hệ
địa chất và địa văn, các miền được phân định ranh giới rõ ràng, làm nơi sinh
sống của các loài động vật và thực vật bị đe dọa, có một giá trị toàn cầu đặc
biệt về mặt khoa học hoặc bảo tồn; các địa điểm tự nhiên hoặc các vùng tự
nhiên được phân định ranh giới rõ ràng, có giá trị toàn cầu, đặc biệt về các
mặt khoa học, bảo tồn hoặc vẻ đẹp thiên nhiên”.
Mỗi địa điểm tự nhiên phải được đánh giá một cách tương đối. Nghĩa
là có sự so sánh với những địa điểm khác cùng loại, cả trong và ngoài nước,
thuộc cùng một vùng địa lý sinh vật hay trên cùng một đường di trú.
1.5.2 Tài nguyên du lịch nhân văn
TNDL nhân văn là tài nguyên có nguồn gốc nhân tạo do con người sáng
tạo ra. Tuy nhiên chỉ có những tài nguyên nhân văn có sức hấp dẫn với du
khách và có thể khai thác phát triển du lịch để tạo ra hiệu quả xã hội, kinh tế,
môi trường mới được gọi là TNDL nhân văn.
Vì vậy TNDL nhân văn thường là những giá trị văn hóa tiêu biểu, đặc sắc
của mỗi địa phương, mỗi quốc gia.
- Các dạng TNDL nhân văn
Trong mỗi loại tài nguyên, căn cứ vào nguồn gốc hình thành, nuôi dưỡng,
đặc tính của tài nguyên, cấp bậc xếp hạng của các loại tài nguyên, các nhà
nghiên cứu phân ra thành nhiều dạng.
- TNDL nhân văn vật thể gồm:
+ DSVH thế giới vật thể.
+ Các DSLSVH, danh thắng cấp Quốc gia và địa phương.
+ Các cổ vật và bảo vật quốc gia.
+ Các công trình đương đại.
TNDL nhân văn vật thể thực chất là những DSVH, hấp dẫn du khách có
thể bảo tồn, khai thác vào mục đích phát triển du lịch, mang lại hiệu quả về
KT – XH và môi trường.
Theo Luật DSVH Việt Nam năm 2003: “DSVH vật thể là sản phẩm vật
chất có giá trị lịch sử – văn hóa, khoa học bao gồm các DTLSVH, danh lam
thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.”
- TNDL nhân văn phi vật thể
Theo Luật DSVH của Việt Nam năm 2003 “DSVH phi vật thể là sản
phẩm tinh thần có giá trị lịch sử – văn hóa, khoa học, được lưu giữ bằng trí
nhớ, chữ viết, được lưu truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức
lưu truyền khác bao gồm: tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học nghệ thuật,
khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ
hội, bí quyết nghề nghiệp thủ công truyền thống, tri thức về y dược cổ truyền,
văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân
gian”.
Như vậy, TNDL nhân văn phi vật thể gồm các dạng tài nguyên dưới đây:
+ DSVH thế giới truyền miệng và phi vật thể.
+ Các lễ hội truyền thống.
+ Nghề và làng nghề thủ công cổ truyền.
+ Văn hóa nghệ thuật.
+ Văn hóa Ẩm thực.
+ Văn hóa ứng xử, phong tục, tập quán.
+ Thơ ca và văn học.
+ Văn hóa các tộc người.
+ Các phát minh, sáng kiến khoa học.
+ Các hoạt động văn hóa thể thao, KT – XH có tính sự kiện.
1.5.2.1 Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể
a. Di sản văn hóa thế giới
Theo UNESCO, DSVH là:
“- Các di tích: Các tác phẩm kiến trúc, tác phẩm điêu khắc và hội
họa; các yếu tố hay các cấu trúc có tính chất khảo cổ học, ký tự, nhà ở, hang
đá và các công trình có sự liên kết giữa nhiều đặc điểm, có giá trị nổi bật toàn
cầu xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật và khoa học.
- Các quần thể các công trình xây dựng: Các quần thể, các công trình
xây dựng tách biệt hay liên kết với nhau mà do kiến trúc của chúng, do tính
đồng nhất, hoặc vị trí của chúng trong cảnh quan, có giá trị nổi bật toàn cầu
xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật và khoa học.
- Các di chỉ: Các tác phẩm do con người tạo nên, hoặc các tác phẩm có
sự kết hợp giữa thiên nhiên – nhân tạo và các khu vực, trong đó có các di chỉ
khảo cổ có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, thẩm mỹ, dân
tộc học hoặc nhân chủng học”.
- Các tiêu chuẩn để công nhận là DSVH thế giới gồm:
+ Là tác phẩm nghệ thuật độc nhất – vô nhị, tác phẩm hàng đầu của
tài năng con người.
+ Có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của nghệ thuật kiến
trúc, nghệ thuật cấu tạo không gian trong một thời kỳ nhất định, trong một
khung cảnh văn hóa nhất định.
+ Chứng cớ xác thực cho một nền văn minh đã biến mất.
+ Cung cấp một ví dụ hùng hồn cho một thể loại xây dựng, hoặc
kiến trúc phản ánh một giai đoạn lịch sử nhất định.
+ Cung cấp một ví dụ hùng hồn về một dạng nhà ở truyền thống, nói
lên được một nền văn hóa đang có nguy cơ bị hủy hoại trước những biến động
không cưỡng lại được.
+ Có mối quan hệ trực tiếp với những sự kiện, tín ngưỡng, đáp ứng
được những tiêu chuẩn xác thực về ý tưởng sáng tạo, về vật liệu và cách tạo
lập cũng như về vị trí.
Thực hiện Công ước Di sản thế giới từ năm 1978 đến ngày 29/6/2007,
Hội đồng Di sản thế giới của UNESCO đã công nhận 660 DSVH thế giới.
Trong đó Châu Âu, Bắc Mỹ là khu vực tập trung các quốc gia có nhiều
DSVH thế giới (364 di sản); còn châu Á – Thái Bình Dương có 119 di sản.
Những quốc gia có nhiều DSVH thế giới như Trung Quốc (39 di sản), Tây
Ban Nha (37 di sản), Italia (40 di sản), Pháp (30 di sản), Đức (31 di sản),
Mêhicô (24 di sản), Ấn Độ (23 di sản), Nga (15 di sản). Đến nay Việt Nam đã
có 3 DSVH thế giới được UNESCO công nhận.
b. Các Di tích lịch sử văn hóa, thắng cảnh đẹp cấp Quốc gia và
địa phương
Theo Đạo luật 16 về Di sản lịch sử ban hành về 25/6/1985 của Tây
Ban Nha, DTLSVH được gọi là di tích lịch sử: “Di tích lịch sử bao gồm các
bất động sản và các động sản có lợi ích nghệ thuật, có lợi ích sinh vật học,
khảo cổ học, dân tộc học, khoa học hoặc kỹ thuật, cũng kể cả DSTN và thư
mục, các lớp mỏ, các khu vực khảo cổ, các thắng cảnh thiên nhiên, các công
viên, các vườn có giá trị nghệ thuật lịch sử hay nhân chủng học”.
Theo Pháp lệnh Bảo vệ và sử dụng DTLSVH và danh lam thắng cảnh
công bố ngày 4/4/1984, DTLSVH được quan niệm như sau: “DTLSVH là
những công trình xây dựng địa điểm, đồ vật, tài liệu và các tác phẩm nghệ
thuật, cũng như có giá trị văn hóa khác, hoặc liên quan đến các sự kiện lịch
sử, quá trình phát triển văn hóa – xã hội”.
Theo luật DSVH của Việt Nam năm 2003: “DTLSVH là những công
trình xây dựng và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa
điểm có giá trị lịch sử – văn hoá và khoa học”.
- Các di tích lịch sử
Báo cáo tóm tắc Quy hoạch tổng thể Phát triển Du lịch Việt Nam thời kỳ
1995 – 2010 (tr. 151) của Tổng cục Du lịch Việt Nam ghi rõ: “Những di tích
lịch sử là một bộ phận không thể tách rời của di sản quốc gia, chúng bao gồm
tất cả những thắng cảnh, công trình kỷ niệm hoặc kỷ vật thuộc về một thời kỳ
nào đó của lịch sử đất nước và đem lại lợi ít quốc gia về phương diện lịch sử,
nghệ thuật và khảo cổ”.
- Các di tích kiến trúc nghệ thuật
Các di tích kiến trúc nghệ thuật bao gồm các công trình kiến trúc có giá
trị cao về kỹ thuật xây dựng cũng như về mỹ thuật trang trí, hoặc các tác
phẩm nghệ thuật điêu khắc, các bức bích họa, các công trình kiến trúc, ngoài
ra trong các di tích này còn chứa đựng nhiều cổ vật, bảo vật quốc gia, vật kỷ
niệm và những giá trị văn hóa phi vật thể như truyền thống văn hóa, truyền
thuyết, các giá trị lịch sử, tâm linh, tôn giáo,…
- Các danh lam thắng cảnh
Theo luật DSVH của Việt Nam năm 2003: “Danh lam thắng cảnh là cảnh
quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với
công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ và khoa học”.
- Các công trình đương đại
Là những công trình kiến trúc được xây dựng trong thời kỳ hiện đại, có
giá trị về kiến trúc, mỹ thuật, khoa học, kỹ thuật xây dựng, kinh tế văn hóa thể
thao hấp dẫn du khách có thể là đối tượng tham quan nghiên cứu, vui chơi
giải trí, chụp ảnh kỷ niệm,… đối với khách du lịch.
Các công trình đương đại bao gồm: hệ thống các bảo tàng, các sân vận
động quốc gia, các trung tâm hội nghị, hội thảo, các tòa nhà, các công trình
giao thông, thông tin liên lạc,… có giá trị về nhiều mặt hấp dẫn khách.
1.5.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể
a. Di sản văn hóa truyền miệng và phi vật thể của nhân loại
Năm 1989 tại phiên hợp Đại hội đồng UNESCO đã đưa ra hai chính
sách:
- Công nhận một danh hiệu cho một sản phẩm văn hóa phi vật thể,
danh hiệu ấy gọi là “Kiệt tác DSVH truyền miệng và phi vật thể của nhân
loại.
- DSVH phi vật thể và truyền miệng luôn luôn được giữ gìn trình
diễn, bổ sung truyền lại cho lớp trẻ thông qua trí nhớ và tài năng của nghệ
nhân. Trên thế giới, văn hóa của mỗi nước đang được giữ gìn bằng chính
những con người này và UNESCO tặng cho họ danh hiệu “Báu vật nhân văn
sống”.
b. Các lễ hội
Các lễ hội thường bao gồm hai phần: phần lễ và phần hội.
- Phần lễ: Tùy vào tính chất của lễ hội mà phần lễ có ý nghĩa riêng,
có những lễ hội phần lễ được tổ chức để tưởng niệm về một sự kiện lịch sử
trọng đại, tưởng niệm, tôn vinh những danh nhân, các vị anh hùng dân tộc.
Cũng có những lễ hội phần lễ thực hiện những nghi lễ tôn kính, dâng hiến lễ
vật cho các vị thiên thần, thánh nhân, cầu mong những điều tốt đẹp trong cuộc
sống.
- Phần hội: Thường tổ chức vui chơi giải trí, biểu diễn văn hóa nghệ
thuật, yếu tố nuôi dưỡng lễ hội là KT – XH và tự nhiên nên nội dung của phần
hội không chỉ giữ nguyên những giá trị văn hóa truyền thống mà luôn có xu
hướng bổ sung thêm những thành tố văn hóa mới. Đặc điểm này vừa làm cho
lễ hội thêm sống động, vui nhộn, phong phú, hấp dẫn. Song nếu không được
chọn lọc và giám sát chặt chẽ cũng như tuyên truyền, giáo dục, đầu tư để bảo
vệ, phát triển những giá trị văn hóa truyền thống thì dễ làm cho những giá trị
văn hóa truyền thống bị lai tạp, mai một và suy thoái.
c. Nghề và làng nghề thủ công truyền thống
- Nghề thủ công truyền thống: là những nghề mà bí quyết về công
nghệ sản xuất ra các sản phẩm mang những giá trị thẩm mỹ, tư tưởng triết
học, tâm tư tình cảm, ước vọng của con người.
- Làng nghề được quan niệm: “Làng nghề nông thôn Việt Nam là làng
nghề có trên 30% tổng số dân tham gia sản xuất các sản phẩm phi nông
nghiệp, tổng doanh thu do hoạt động sản xuất này chiếm trên 50% tổng doanh
thu của cả làng.
Tuy nhiên làng nghề thủ công truyền thống có thể được quan niệm:
“Là những làng có các nghề sản xuất hàng hóa bằng các công cụ thô sơ và sức
lao động của con người đã được hình thành một thời gian dài trong lịch sử,
nghệ thuật sản xuất hàng hóa được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở
trong làng. Sản phẩm hàng hóa được sản xuất không chỉ đáp ứng nhu cầu ở
trong làng mà còn được bán ở thị trường trong nước và quốc tế”.
d. Văn hóa nghệ thuật
Nếu phân loại đối tượng phục vụ là công chúng, hay giai cấp vua,
quan và theo những quy định về màu âm, ca từ, diễn viên, nhạc cụ, các loại
hình biểu diễn, các bản nhạc, không gian diễn xướng, thì các nhà nghiên cứu
phân văn hóa nghệ thuật truyền thống thành hai loại hình: nhã nhạc và dân ca
(hay còn gọi là tục nhạc).
Nếu phân loại theo thời gian ra đời và sự phát triển, các nhà nghiên
cứu phân thành hai loại là văn hóa nghệ thuật truyền thống và văn hóa nghệ
thuật hiện đại. Trong đó, văn hóa nghệ thuật truyền thống gồm những làn điệu
dân ca, bài ca, bản nhạc, các loại nhạc cụ, vũ khúc. ._.hường 1, Thành phố Bến Tre
Điện thoại: 075. 822365
Fax: 075. 824923
E-mail: sotmdlbt@hcm.vnn.vn
Website: bentretrade.gov.vn
2. Các công ty Du lịch
- Công ty Cổ phần Du lịch Bến Tre: 16 Hai Bà Trưng, phường 2, Thành phố Bến Tre –
ĐT: 075.822392
- Công ty TNHH Du lịch Công Đoàn: 36 Hai Bà Trưng, phường 2, Thành phố Bến Tre
– ĐT: 075.825082
- Công ty TNHH Du lịch Dịch vụ Thương mại Cồn Phụng, xã Tân Thạch, huyện Châu
Thành – ĐT: 075.822198
- Công ty cổ phần du lịch Hàm Luông, 200 Nguyễn Văn Tư, phường 5, Thành phố Bến
Tre – ĐT: 075.818595
3. Các điểm du lịch
- Diễm Phượng: ấp 10 xã Tân Thạch, huyện Châu Thành (Cồn Phụng) –
ĐT: 075.894926
- Quê Dừa: ấp 3, xã Tân Thạch, huyện Châu Thành – ĐT: 075.894881
- Hồng Vân: ấp 1, xã Tân Thạch, huyện Châu Thành – ĐT: 075.860585
- Hảo Ái: ấp 2, xã Tân Thạch, huyện Châu Thành – ĐT: 075.610785
- Lan Vương: xã Phú Nhuận, Thành phố Bến Tre – ĐT: 0913.886178
- Vườn Mật Ong: ấp 5, xã An Khánh, huyện Châu Thành – ĐT: 075.860857
- Du lịch vườn cây xanh: 145 F, ấp An Thuận, xã Mỹ Thạnh An, Thành phố Bến Tre –
ĐT: 075.810678
- Việt Hải: ấp Vĩnh hưng 2, xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách – ĐT: 075.875153
- Hai Trứ: Cồn An Lương, xã Hòa Nghĩa, huyện Chợ Lách – ĐT: 075.872088
- Phong Phú: 247/9 xã Tân Thạch, huyện Châu Thành – ĐT: 075.894405
- Năm Thành: ấp 1 xã Tân Thạch, huyện Châu Thành – ĐT: 075.860634
- Tân Phú: ấp 1 xã Tân Thạch, huyện Châu Thành – ĐT: 075.860554
- Vườn Dâu: ấp 5 xã An Khánh, huyện Châu Thành – ĐT: 075.860007
- Đồng Quê: ấp 9 xã Quới Sơn, huyện Châu Thành – ĐT: 075.894108
- Thảo Nhi: ấp 1 xã Tân Thạch, huyện Châu Thành – ĐT: 075.860009
- Phú Túc: ấp 1 xã Phú Túc, huyện Châu Thành – ĐT: 075.860927
NGHỈ NGƠI – ĂN UỐNG – GIẢI TRÍ – MUA SẮM
1. Khách sạn
- Đồng Khởi: 16 Hai Bà Trưng, phường 2, Thành phố Bến Tre – ĐT: 075.822240
- Bến Tre: 8/2 đường Trần Quốc Tuấn, phường 4, Thành phố Bến Tre – ĐT:
075.825623
- Công Đoàn: 36 đường Hưng Vương, phường 2, Thành phố Bến Tre – ĐT:
075.825082
- Nhà khách Hùng Vương: 148 – 166 đường Hùng Vương, phường 3, Thành phố Bến
Tre – ĐT: 075.822408 – 826134
- Nhà khách Bến Tre: 5 đường Cách Mạng Tháng 8, phường 3, Thành phố Bến Tre –
ĐT: 075.822339
- Kim Cương: 1 B 7 đường Đoàn Hoàng Minh, phường 7, Thành phố Bến Tre – ĐT:
075.814366
- Phượng Hoàng: 28 đường Hai Bà Trưng, phường 2, Thành phố Bến Tre – ĐT:
075.821385
2. Ăn uống, giải khát
- Nhà hàng Khách sạn Đồng Khởi: 16 Hai Bà Trưng, phường 2, Thành phố Bến Tre –
ĐT: 075.822240
- Nhà hàng Khách sạn Bến Tre: 8/2 đường Trần Quốc Tuấn, phường 4, Thành phố Bến
Tre – ĐT: 075.825623
- Nhà hàng Nhà khách Hùng Vương: 148 – 166 đường Hùng Vương, phường 3, Thành
phố Bến Tre – ĐT: 075.822408 – 826134
- Nhà hàng Nhà khách Bến Tre: 5 đường Cách Mạng Tháng 8, phường 3, Thành phố
Bến Tre – ĐT: 075.822339
- Nhà hàng nổi Bến Tre: 60 đường Hùng Vương, phường 3, Thành phố Bến Tre – ĐT:
075.822492
- Nhà hàng Đông Châu: đường Hùng Vương, phường 3, Thành phố Bến Tre – ĐT:
075.822416
- Huỳnh Anh Quán: 194 Nguyễn Huệ, phường 1, Thành phố Bến Tre – ĐT:
075.826261
- Quán cơm Trương Ký: Quốc lộ 60, phường Phú Khương, Thành phố Bến Tre – ĐT:
075.827434
- Quán cơm Nam Sơn: 40 Phan Ngọc Tòng, phường 2, Thành phố Bến Tre – ĐT:
075.822873
- Khu café tập trung vòng quanh hồ Trúc Giang – Trung tâm Thành phố.
3. Giải trí
- Công viên Thành phố Bến Tre
- Trung tâm Văn hóa Tỉnh: đường 30/4, phường 4, Thành phố Bến Tre
- Rạp chiếu phim Lê Anh Xuân: 49 đường Đồng Khởi, Thành phố Bến Tre
- Câu lạc bộ Bắn súng: tại Rạp 1 – 6, khu Hội xuân – ĐT: 075825874
- Sân Tennis: Sân đôi 26A, đường Trần Quốc Tuấn, phường 4, Thành phố Bến Tre –
ĐT: 075.822208
- Sân tennis: trong Khu bảo tàng tỉnh Bến Tre
- Sân tennis Vạn Thái: Nguyễn Văn Tư ( chợ ngã 5), Thành phố Bến Tre.
4. Mua sắm
Thực phẩm, trái cây, đồ dùng cá nhân: tại chợ Thành phố Bến tre.
5. Minilab
- Trung tâm ảnh màu Bến Tre: 214/1 đường 30/4, Thành phố Bến Tre – ĐT:
075.822616.
- Minilab Kodak: 212/1 đường 30/4, phường 4, Thành phố Bến Tre – ĐT: 075.829936
DỊCH VỤ CÔNG CỘNG
1. Giao thông
- Bến xe khách Bến Tre: xã Phú Khương, Thành phố Bến Tre – ĐT: 075.822298
- Cầu Rạch Miễu: xã Tân Thạch, huyện Châu Thành – ĐT: 075.860365
- Cầu Hàm Luông: phường 7, Thành phố Bến Tre – ĐT: 075.822494
2. Viễn Thông
- Bưu điện tỉnh Bến Tre: 3 đường Đồng Khởi, phường 3, Thành phố Bến Tre – ĐT:
075.822264 – Fax: 075.825705
- Và các bưu cục trong khu vực tỉnh
3. Ngân hàng
- Ngân hàng Nhà nước: 100 P Nguyễn Văn Tư, phường 5, Thành phố Bến Tre – ĐT:
075.829588
- Ngân hàng Công thương Bến Tre: 142 Nguyễn Đình Chiểu, phường 1, Thành phố
Bến Tre – ĐT: 075.822507
- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển: 21 Đồng Khởi, phường 3, Thành phố Bến Tre – ĐT:
075.829492
4. Y tế
- Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu: (Bệnh viện đa khoa): 109 Đoàn Hoàng Minh,
phường 5, Thành phố Bến Tre – ĐT: 075.829506
- Bệnh viện Trần Văn An: 44 Đoàn Hoàng Minh, phường 6, Thành phố Bến Tre – ĐT:
075.829650
Phụ lục 10: Cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Bến Tre thời kỳ 1995 – 2006
Đơn vị: Ngàn lượt khách
Hạng
mục 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Tổng
số
khách
15,35 12,23 19,62 26,90 41,92 58,06 103,16 109,66 85,64 110,53 126,05 139,14
Ngày
lưu trú
TB
1,06 1,07 1,07 1,08 1,05 1,02 1,02 1,03 1,03 1,05 1,07 1,09
Phụ lục 11: So sánh lượng khách du lịch đến Bến Tre với các tỉnh lân cận
Đơn vị: Ngàn lượt khách
Tỉnh, thành
phố
Loại
khách
du lịch
Năm %
Tăng
trưởng 1995 1996 1999 2000 2003 2004 2005 2006
Bến Tre
Quốc tế 15,35 12,23 41,92 58,06 85,64 110,53 126,05 139,14 22,19
Nội địa 75,74 105,41 103,31 97,06 166,90 170,50 186,96 206,10 9,53
Tổng số 91,09 117,65 145,23 155,12 252,54 281,03 313,01 345,24 12,88
Tiền Giang
Quốc tế 69,74 88,86 120,16 143,66 203,48 231,19 318,52 388,95 16,91
Nội địa 10,69 53,96 68,12 179,40 173,90 192,35 199,65 221,44 31,72
Tổng số 80,43 142,83 188,28 323,05 377,39 423,54 518,18 610,39 20,23
Trà Vinh
Quốc tế 0,80 1,23 1,42 0,95 1,90 2,15 2,48 7.12 21,99
Nội địa 17,20 20,08 32,42 27,50 43,50 56,50 61,22 170.88 23,21
Tỉnh, thành
phố
Loại
khách
du lịch
Năm %
Tăng
trưởng 1995 1996 1999 2000 2003 2004 2005 2006
Tổng số 18,00 21,31 33,85 28,45 45,40 58,65 63,70 178,00 23,16
Cần Thơ
Quốc tế 33,30 37,79 54,60 60,58 80,07 87,53 104,84 121,22 12,46
Nội địa 141,31 131,92 150,39 164,59 287,90 327,47 357,30 422,43 10,47
Tổng số 174,61 169,71 204,99 225,17 367,97 415,00 462,14 543,65 10,88
TP. Hồ Chí
Minh
Quốc tế 815,9 925,0 975,0 1.100,0 1.302,0 1.580,0 2.000,0 2.350,0 10,09
Nội địa 820,0 1.128,0 1.600,0 2.000,0 1.917,3 2.500,0 3.000,0 - 13,85
Tổng số 1.635,9 2.053,0 2.575,0 3.100,0 3.219,3 4.080,0 5.000,0 - 11,82
Phụ lục 12: Hiện trạng thu nhập du lịch Bến Tre giai đoạn 1995 – 2006
Đơn vị : Tỷ đồng
Loạ
i
doa
nh
thu
1
9
9
5
1
9
9
6
1
9
9
7
1
9
9
8
1
9
9
9
2
0
0
0
2
0
0
1
2
0
0
2
2
0
0
3
2
0
0
4
2
0
0
5
2
0
0
6
1.
Doa
nh
thu
1
0
,
1
1
,
1
4
,
1
5
,
2
2
,
3
2
,
3
9
,
4
5
,
5
6
,
6
7
,
8
3
,
1
0
4
,
Loạ
i
doa
nh
thu
1
9
9
5
1
9
9
6
1
9
9
7
1
9
9
8
1
9
9
9
2
0
0
0
2
0
0
1
2
0
0
2
2
0
0
3
2
0
0
4
2
0
0
5
2
0
0
6
toà
n
ngà
nh
Du
lịch
9 7 6 9 5 0 2 5 7 9 2 3
4
2.
Doa
nh
thu
du
lịch
thu
ần
túy
8
,
5
1
0
,
0
4
1
1
,
6
7
1
3
,
1
5
1
4
,
8
6
1
6
,
2
6
2
1
,
0
2
2
5
,
2
7
3
4
,
8
3
7
,
3
2
4
6
,
6
7
6
4
,
6
2
Tro
ng
đó
-
Ăn
uốn
g
5
,
8
6
6
,
9
6
7
,
5
1
8
,
4
9
8
,
4
5
9
,
0
5
9
,
6
7
1
2
,
4
7
1
6
,
7
9
1
7
,
7
5
2
4
,
2
2
3
3
,
0
2
Loạ
i
doa
nh
thu
1
9
9
5
1
9
9
6
1
9
9
7
1
9
9
8
1
9
9
9
2
0
0
0
2
0
0
1
2
0
0
2
2
0
0
3
2
0
0
4
2
0
0
5
2
0
0
6
-
Lưu
trú
1
,
3
2
1
,
7
5
2
,
1
0
2
,
1
7
1
,
8
2
1
,
7
2
2
,
4
9
2
,
8
1
4
,
0
7
6
,
0
0
8
,
5
7
1
3
,
4
2
-
Vận
chu
yển
0
,
1
4
0
,
1
8
0
,
6
2
0
,
2
7
0
,
8
5
0
,
6
2
1
,
1
1
1
,
7
3
4
,
2
0
2
,
3
6
6
,
4
8
9
,
7
0
-
Mu
a
sắm
0
,
4
3
0
,
3
0
0
,
5
3
0
,
4
9
1
,
3
6
2
,
7
8
3
,
2
2
3
,
5
7
3
,
8
7
5
,
4
0
6
,
4
8
9
,
0
5
-
Khá
c
0
,
7
5
0
,
8
5
0
,
9
1
1
,
7
3
2
,
3
8
2
,
0
9
4
,
5
3
4
,
6
9
5
,
8
7
5
,
8
1
0
,
9
2
1
,
9
3
3.
Th
u
nhậ
p
XH
1
9
,
7
2
1
,
0
6
2
6
,
3
4
2
8
,
6
5
4
0
,
6
5
5
7
,
6
5
7
0
,
6
9
8
1
,
9
2
1
0
2
,
1
1
2
2
,
2
3
1
3
1
,
5
6
1
8
7
,
4
0
Loạ
i
doa
nh
thu
1
9
9
5
1
9
9
6
1
9
9
7
1
9
9
8
1
9
9
9
2
0
0
0
2
0
0
1
2
0
0
2
2
0
0
3
2
0
0
4
2
0
0
5
2
0
0
6
từ
du
lịch
Phụ lục 13: Cơ cấu GDP phân theo các ngành kinh tế của Bến Tre giai đoạn
1995 – 2005
Đơn vị: Tỷ đồng
Ngành kinh tế 1995 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Công nghiệp -
xây dựng 359,79 502,04 548,96 615,62 705,60 808,33 934,67 1.108,60
% so với tổng 11,92 13,09 13,55 14,18 15,03 15,72 16,51 17,61
Tăng trưởng
bình quân 8,82% 15,09%
Nông - Lâm -
Thủy sản 2.070,87 2.555,27 2.672,42 2.828,16 2.992,26 3.164,22 3.358,88 3.557,99
% so với tổng 68,62 66,61 65,97 65,16 63,75 61,53 59,34 56,50
Tăng trưởng
bình quân 5,23% 5,89%
Thương mại -
dịch vụ 587,35 778,68 829,53 896,27 995,53 1.169,94 1.366,95 1.630,23
% so với tổng 19,46 20,30 20,48 20,65 21,21 22,75 24,15 25,89
Tăng trưởng
bình quân 7,15% 14,47%
-Du lịch 16,25 33,53 47,55 51,36 56,15 60,84 66,97 79,62
-Trong khối 2,77 4,31 5,73 5,73 5,64 5,20 4,90 4,88
TM - DV
-% so với tổng 0,54 0,87 1,17 1,18 1,20 1,18 1,18 1,26
Tăng trưởng
bình quân 23,96% 10,86%
Tổng số 3.018,01 3.835,98 4.050,92 4.340,05 4.693,39 5.142,49 5.660,49 6.296,82
Tăng trưởng
bình quân 6,06% 9,22%
Phụ lục 14: Hiện trạng phát triển hệ thống lưu trú tỉnh Bến Tre thời kỳ 1995 –
2006
Chỉ tiêu Đơn vị 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Cơ sở lưu trú Cơ sở 4 7 8 9 10 11 17 18 20 28 29 30
Số phòng Phòng 88 148 165 175 191 200 262 273 284 384 404 414
Số giường Giường
189 291 331 348 369 382 491 504 516 656 696 716
Phụ lục 15: Lực lượng lao động du lịch Bến Tre giai đoạn 1995 – 2006
Đơn vị: Người
Lao động 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Tổng số 660 858 1.046 1.046 1.067 1.135 1.862 1.960 1.968 2.187 2.624 2.886
Trong đó
- Đại học 17 21 26 26 27 28 46 49 49 55 66 73
- Cao đẳng 33 43 52 52 53 57 93 98 98 109 130 143
- Trung học 132 172 209 209 213 227 372 392 394 437 524 576
- LĐ khác 479 622 759 759 774 823 1.351 1.421 1.427 1.586 1.904 2.095
Phụ lục 16: Các điểm du lịch ở Bến Tre
STT Tên điểm du lịch Địa chỉ Các dịch vụ
1 2 3 4
Châu Thành: 28
1 Mười Nhỏ 103C, ấp 1 – xã Tân Thạch
ĐT: 075. 860809 Ăn trái cây, uống mật ong
2 Khánh Uyên ấp 1 – xã Tân Thạch – CT
ĐT: Thêu hàng bán cho khách
3 Kẹo dừa Thiên Lý
190, ấp 3 – xã Tân Thạch –
CT
ĐT: 075. 860121
Tham quan sản xuất kẹo, bán kẹo,
hàng thủ công mỹ nghệ
4 DLST Cồn Quy (I) ấp 2 – xã Quới Sơn – CT
ĐT: 075. 895273
Ăn uống, ăn trái cây, tham quan vườn
cây ăn trái 6 chỗ nghỉ trong dân
5 Cồn Quy II ấp 3 – xã Tân Thạch Ăn uống, trái cây, tham quan vườn cây ăn trái
6 An Khánh 2 ấp 5 – xã An Khánh
ĐT: 075. 860857
Ăn uống (140 chỗ ngồi), bán
hàng thêu, thủ công mỹ nghệ, đàn ca
tài tử, xuồng chèo (15 chiếc)
7 Thảo Nhi
12,ấp 1 – xã Tân Thạch –
CT
ĐT: 075. 860009
DĐ: 0903343452
Ăn uống (300 chỗ ngồi), phòng nghỉ
14 phòng, karaoke 4 phòng
8 Phú Túc
144A, ấp Phú Thạnh – xã
Phú Túc
ĐT: 075. 860927
Ăn uống, giải khát, nghe đàn ca tài tử,
nghỉ nhà dân (15 ghế bố)
9 Đồng Quê 293, ấp 9 – xã Quới Sơn
ĐT: 075. 894108
Ăn uống, giải khát (10 nhà ăn) nghỉ
đêm (6 phòng) karaokê (4 phòng)
10 Phong Phú 1 247/9, ấp 3 – xã Tân Thạch
ĐT: 075. 869843
Giải khát, bán hàng lưu niệm, sản xuất
kẹo dừa
11 Phong Phú 2
(Bến Trúc)
17/3, ấp 3 – xã Tân Thạch
ĐT: 075. 869843
Uống mật ong, ăn trái cây, đàn ca tài
tử, xuồng chèo (15 chiếc), xe ngựa
(10 chiếc)
12 Phong Phú 3 ấp 3 – xã Tân Thạch ĐT: 075.
Ăn uống, sản xuất hàng thủ công mỹ
nghệ
13 Quê Dừa I ấp 3 – xã Tân Thạch
ĐT: 075. 894405
Ăn uống, giải khát, ăn trái cây, đàn ca
tài tử
14 Quê Dừa II ấp 2 – xã Tân Thạch
ĐT: 075. 894881
Sản xuất và bán kẹo dừa, bán hàng thủ
công mỹ nghệ, thêu, bánh phồng mì,
xuồng chèo (16 chiếc), xe ngựa (6
chiếc)
15 Quê Dừa III
Số 107/3 ấp 3 – xã Tân
Thạch
ĐT: 075. 860403
Ăn trái cây, uống mật ong, xuồng
chèo, xe ngựa
16 Vườn Dâu ấp 5 – xã An Khánh
ĐT: 075. 860007
Ăn cơm, ăn trái cây, uống mật
ong, đàn ca tài tử, bán hàng
thêu, hàng thủ công mỹ nghệ, nuôi
ong, xuồng chèo (3 chiếc)
17 Tân Phú ấp Tân Phú – xãTân Thạch
ĐT: 075. 860554 Ăn uống, bán hàng lưu niệm
18 Quới An
ấp Quới An – xã Quới Sơn
(Anh Khưng)
ĐT: 0913847144
075. 611171
Ăn uống, nhà nghỉ theo kiểu nhà trính
chữ đinh, sấy nhãn, nuôi ong, sản xuất
hàng thủ công mỹ nghệ
19 Hảo Ái 87/2, ấp 2 – xã Tân Thạch
ĐT: 075. 610785
Ăn uống, giải khát, xe ngựa
(4 chiếc), xe đạp (20 chiếc) đò du lịch
(2 chiếc)
20 Cồn Phụng ấp 10 – xã Tân Thạch
ĐT: 075. 822198
Ăn uống, giải khát (300 chỗ)
phòng nghỉ (12 phòng, 3,5m x
7,2m), tham quan, dã ngoại
21 Năm Thành ấp 1 – xã Tân Thạch
ĐT: 075. 860634
Ăn uống, bán hàng lưu niệm tham
quan
22 Diễm Phượng ấp 10 – xã Tân Thạch
ĐT: 075. 894926
Ăn uống, giải khát, bán hàng
lưu niệm
23 Hồng Vân ấp 1 – xã Tân Thạch
ĐT:. 075. 860585
Ăn uống, giải khát, đàn ca tài tử bán
hàng lưu niện, đò du lịch (2 chiếc)
24 Ba Lẹ (Tụ điểm văn hóa
gia đình)
ấp Hàm Luông – xã Tân Phú
ĐT: 075. 867839
Vườn cây ăn trái, ăn uống, sân khấu
ca nhạc
25 Tư Hóa ấp Tân Quy – xã Tân Phú ĐT: 075. 867924
Vườn cây ăn trái (chôm chôm)
ăn trái cây, giải khát
26 Nguyễn Văn Thông
ấp Tân Quy – xã Tân Phú -
Châu Thành
ĐT: 075.867193
Trái cây, ăn uống
27 Thúy ĐT: 075.620920 Trái cây, ăn uống
28 Minh Châu
QL60, Phú Nhơn – Thị trấn
Châu Thành
ĐT: 075.214513
hoặc 232239
Các món ăn đặc sản, nhận đặt tiệc,
liên hoan sinh nhật, cơm phần
huyện Chợ Lách: 6
29 Vườn Xoài Hai Bửu
Phụng Đức A – xã Phú
Phụng
ĐT: 075. 874175
Ăn uống, vườn cây ăn trái
30 Vườn hoa Hồng Nhị 679, QL57 – xã Vĩnh Bình
ĐT: 075. 872259
Tham quan vườn hoa kiểng
(hoa đa lộc)
31 Lan Anh Xã Vĩnh Thành
ĐT: 875262
Tham quan vườn kiểng tạo dáng cây
kiểng, tham quan vườn cây ăn trái, tác
ao bắt cá, ăn uống – giải trí, tham
quan bằng xe đạp
32 Năm Công Xã Hưng Khánh Trung ĐT:898465
Xem nghệ nhân uống kiểng hóa thú,
tham gia thao tác cùng nghệ nhân
33 Vườn Sầu Riêng ấp Phú Hiệp – xã Vĩnh Bình
ĐT: 075. 871897
Tham quan khu bảo tồn ốc gạo, xem
khai thác ốc gạo kết hợp tham quan
vườn cây ăn trái, thưởng thức ốc gạo
bánh xèo hến và các món ăn dân dã
34 Năm Vũ
Cầu đập ông Chói – xã Phú
Phụng huyện Chợ Lách
ĐT: 3874042
Ăn uống, giải khát
TP. Bến Tre: 4
35 DL vườn cây xanh
145 F, ấp An Thuận – Mỹ
Thạnh An
ĐT: 075. 810678
Ăn uống, giải khát, karaoke
36 Lan Vương II ấp 2 – xã Phú Nhuận
ĐT: 075. 838030
Vườn cây ăn trái, ca nhạc, ăn
uống, giải khát
37 Hai Chi
Ấp 3 – xã Nhơn Thạnh – TP.
Bến Tre
ĐT: 075.3816822
Ăn uống, đò chèo, xe đạp
38 Bảo Châu xã Mỹ Thạnh An Ăn uống, tham quan vườn cây trái
Giồng Trôm: 1
39 Du lịch Cồn Ốc xã Hưng Phong – Giồng Trôm
Ăn uống sân vườn, nghỉ đêm, tham
quan vườn dừa đặc chủng.
40 Năm Bình
Ấp 1 – xã Sơn Phú – Giồng
Trôm
ĐT: 3885358
Ngủ đêm, ăn uống, quà lưu niệm
Bình Đại: 1
41 Thừa Đức xã Thừa Đức huyện Bình
Đại
Phụ lục 17: Danh sách các dự án đầu tư du lịch tỉnh Bến Tre
STT Tên dự án Chủ đầu tư Ngày cấp phép Địa điểm
Tổng vốn
đăng ký
1 Khách sạn 3 sao Việt Úc Cty TNHH Việt Úc
Giấy phép
15/11/2004 Phường 3, TP. Bến Tre
3.000.000
USD
2 Điểm du lịch Phú Bình (36 ha)
Cty cổ phần Phú
Bình
Giấy phép
29/3/2007
Xã Vĩnh Bình, huyện
Chợ Lách 43 tỷ đồng
3
Điểm du lịch
Thừa Đức (6,3
ha)
Cty cổ phần thủy
sản Ba Lai
Khảo sát
8/8/2007
Xã Thừa Đức, huyện
Bình Đại 15 tỷ đồng
4 Điểm du lịch Lan
Vương
Doanh nghiệp
Audio Sanh 7 tỷ đồng
5
Khu phức hợp
dân cư và nghỉ
dưỡng An Phú
Cty cổ phần ĐTKD
BĐS Phước Kiển
Khảo sát
19/3/2008
An Khánh + Phú Túc
huyện Châu Thành
(200 ha)
7 Khu nghỉ dưỡng Phú Túc (7 ha)
Cty TNHH
Thương mại Lô
Hội
01/7/2008 Xã Phú Túc, huyện Châu Thành
8 Khu du lịch Thới Thuận (200 ha)
Cty TNHH Du lịch
Đồng Khởi 28/10/2008 Xã Thới Thuận 300 tỷ đồng
Phụ lục 18: Các chỉ tiêu cụ thể phát triển du lịch tỉnh Bến Tre đến năm 2015 và
tầm nhìn đến 2020
TT Chỉ tiêu Đơn vị 2010 2015 2020
1 Khách du lịch Lượt 505.000 780.000 1.160.000
- Khách du lịch Quốc tế Lượt 205.000 330.000 500.000
- Khách du lịch nội địa Lượt 300.000 450.000 660.000
2 Tổng thu nhập Tỷ đồng 226,9 646,9 1.823,5
3 Tổng nhu cầu đầu tư (cho
từng giai đoạn)
Tỷ đồng
(1USD=15.700đ)
449,0 1.086,0 2.491,8
Phụ lục 19: Dự báo khách du lịch đến Bến Tre thời kỳ đến 2015, tầm nhìn đến
2020
Phương án Loại khách Hạng mục 2010 2015 2020
Phương án 1
Khách quốc tế
Tổng số lượt khách (ngàn) 195,0 300,0 450,0
Ngày lưu trú trung bình 1,2 1,4 1,7
Tổng số ngày khách (ngàn) 234,0 420,0 765,0
Khách nội địa
Tổng số lượt khách (ngàn) 285,0 420,0 600,0
Ngày lưu trú trung bình 1,3 1,5 1,9
Tổng số ngày khách (ngàn) 370,0 630,0 1.500,0
Phương án 2
Khách quốc tế
Tổng số lượt khách (ngàn) 205,0 330,0 500,0
Ngày lưu trú trung bình 1,2 1,4 1,7
Tổng số ngày khách (ngàn) 246 462,0 850,0
Khách nội địa
Tổng số lượt khách (ngàn) 300,0 450,0 660,0
Ngày lưu trú trung bình 1,3 1,5 1,9
Phụ lục 20: Dự báo thu nhập từ du lịch của Bến Tre đến 2015, tầm nhìn đến
2020
Đơn vị tính: Tỷ đồng, theo giá 2005 1USD=15.700 VND
Tổng số ngày khách (ngàn) 390,0 675,0 1.254,0
Phương án 3
Khách quốc tế
Tổng số lượt khách (ngàn) 220,0 360,0 560,0
Ngày lưu trú trung bình 1,2 1,4 1,7
Tổng số ngày khách (ngàn) 264,0 504,0 952,0
Khách nội địa
Tổng số lượt khách (ngàn) 320,0 490,0 740,0
Ngày lưu trú trung bình 1,3 1,5 1,9
Tổng số ngày khách (ngàn) 416,0 735,0 1.406,0
Phương án Loại doanh thu 2010 2015 2020
Phương án 1
Thu nhập từ du lịch quốc tế 128,7 394,8 1.201,0
Thu nhập từ du lịch nội địa 86,95 198,4 444,6
Tổng cộng 215,6 593,2 1.645,6
Phương án 2
Thu nhập từ du lịch quốc tế 135,3 434,3 1.334,5
Thu nhập từ du lịch nội địa 91,6 212,6 489,0
Tổng cộng 226,9 646,9 1.823,5
Phương án 3
Thu nhập từ du lịch quốc tế 145,2 473,7 1.494,6
Thu nhập từ du lịch nội địa 97,7 231,5 548,3
Tổng cộng 242,9 705,2 2.042,9
Ghi chú: Dự kiến trung bình một ngày, mỗi khách du lịch chi tiêu như sau:
Năm 2004 Khách quốc tế 320.000 đồng Khách nội địa 130.000 đồng
Đến 2010 Khách quốc tế 550.000 đồng Khách nội địa 235.000 đồng
2011 – 2015 Khách quốc tế 940.000 đồng Khách nội địa 315.000 đồng
2016 – 2020 Khách quốc tế 1.570.000 đồng Khách nội địa 390.000 đồng
Phụ lục 21: Dự báo cơ cấu chi tiêu của khách du lịch đến Bến Tre thời kỳ đến
2015 và tầm nhìn đến 2020 (phương án 2)
(Tính theo giá 2005: 1USD=15.700 đồng VN)
Loại dịch vụ
2010 2015 2020
Tỉ lệ
(%)
Giá trị
(tỷ đồng)
Tỉ lệ
(%)
Giá trị
(tỷ đồng)
Tỉ lệ
(%)
Giá trị
(tỷ đồng)
Lưu trú 26 59,0 22 142,3 20 364,7
Ăn uống 24 54,5 21 135,8 19 346,5
Hàng hóa lưu niệm 20 45,4 22 142,3 23 419,4
Lữ hành, vận chuyển du lịch 18 40,8 20 129,4 21 382,9
Dịch vụ khác 12 27,2 15 97,0 17 310,0
Tổng cộng 100 226,9 100 646,9 100 1.823,5
Phụ lục 22: Dự báo chỉ tiêu giá trị gia tăng và vốn đầu tư cho du lịch tỉnh Bến Tre
thời kỳ đến 2015 và tầm nhìn đến 2020
(Tính
theo giá so sánh)
Chỉ tiêu ĐVT 2005 (*) 2010 2015 2020
1. Tổng giá trị gia tăng GDP của
tỉnh (PA2) (1) Tỷ đồng 6.296,82 11.583,89 22.638,8 45.769,24
2. Nhịp độ tăng trưởng GDP của
tỉnh (PA2) (1) % 7,7 13,0 14,0 15,0
3. Tổng giá trị gia tăng các ngành
dịch vụ (PA2) (1) Tỷ đồng 1.630,23 3.514,0 7.905,0 16.110,0
4. Tỷ lệ giá trị gia tăng các ngành
dịch vụ so với GDP của tỉnh (1) % 25,89 30,34 34,92 35,2
5. Nhịp độ tăng trưởng giá trị gia
tăng các ngành dịch vụ của tỉnh
(1)
% 16,4 16,6 17,6 15,3
6. Tổng thu nhập du lịch Bến Tre
- Phương án 1 Tỷ đồng 83,3 215,6 593,2 1.645,6
- Phương án 2 Tỷ đồng 83,3 226,9 646,9 1.823,5
- Phương án 3 Tỷ đồng 83,3 289,9 705,2 2.042,9
7. Tỷ lệ giá trị gia tăng du lịch so
với tổng thu nhập du lịch
% 72,0 85,0 86,0 85,0
8. Tổng giá trị gia tăng của ngành Du lịch Bến Tre
- Phương án 1 Tỷ đồng 59,9 183,3 510,2 1.398,8
- Phương án 2 Tỷ đồng 59,9 192,9 556,3 1.550,0
- Phương án 3 Tỷ đồng 59,9 246,4 606,5 1.736,5
9. Tỷ lệ giá trị gia tăng du lịch so với khối dịch vụ
- Phương án 1 % 3,67 5,22 6,38 8,86
- Phương án 2 % 3,67 5,49 6,96 9,68
- Phương án 3 % 3,67 7,01 7,58 10,78
10. Nhịp độ tăng trưởng giá trị gia tăng du lịch của tỉnh
- Phương án 1 % 17 18 23 22
- Phương án 2 % 17 19 24 23
- Phương án 3 % 17 25 20 23
11. Hệ số đầu tư ICOR cho du
lịch (**) - - 3,2 3,0 2,8
12. Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho
du lịch
Giai
đoạn
2000-2005 2006-2010 2011-2015 2016-2020
- Phương án 1 Tỷ đồng 206,5 419,2 977,6 2.226,3
- Phương án 2 Tỷ đồng 206,5 449,0 1.086,0 2.491,8
- Phương án 3 Tỷ đồng 206,5 491,8 1.195,3 2.838,2
(1) Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại tỉnh Bến Tre đến năm 2020 (phương án 2)
(*) Số liệu hiện trạng. Các số liệu còn lại: Dự báo của Viện NCPT Du lịch
(**) Chỉ tính đầu tư cho CSVCKT của ngành Du lịch, kể cả hạ tầng kỹ thuật trong các khu
du lịch
Phụ lục 23: Dự báo các nguồn vốn đầu tư du lịch Bến Tre đến năm 2015, tầm
nhìn 2020
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Số
TT
Nguồn vốn
Phương án I Phương án II Phương án III
Trước
2010
Sau
2010
Trước
2010
Sau
2010
Trước
2010
Sau
2010
1
Vốn ngân sách nhà nước trung
ương, địa phương, viện trợ
không hoàn lại, đầu tư hạ tầng
các khu du lịch, bảo vệ môi
trường và đào tạo, quảng bá,...
trước năm 2010 là 10%, sau
2010 là 10%
41,92 320,39 44,90 357,78 49,18 403,35
2
Vốn nhà đầu tư ngoài tỉnh,
ngoài nước trước 2010 là 40%,
sau 2010 là 45%
167,68 1.441,75 179,60 1.610,01 196,72 1.815,08
3
Vốn của các doanh nghiệp, cơ
sở kinh doanh tại địa phương
trước 2010 là 40%, sau 2010 là
35%
167,68 1.121,37 179,60 1.252,23 196,72 1.411,73
4 Vốn khác (10%) 41,92 320,39 44,90 357,78 49,18 403,35
Tổng cộng 100% 419,2 3.203,9 449,0 3.577,8 491,8 4.033,5
Phụ lục 24: Dự báo nhu cầu khách sạn của Bến Tre đến năm 2015, tầm nhìn
2020
Phương án Nhu cầu khách sạn 2005 (*) 2010 2015 2020
Phương án 1
Nhu cầu cho khách quốc tế - 680 1.150 1.900
Nhu cầu cho khách nội địa - 570 950 1.600
Tổng cộng 404 1.250 2.100 3.500
Phương án 2
Nhu cầu cho khách quốc tế - 720 1.280 2.100
Nhu cầu cho khách nội địa - 600 1.020 1.800
Tổng cộng 404 1.320 2.300 3.900
Phương án 3
Nhu cầu cho khách quốc tế - 770 1.400 2.300
Nhu cầu cho khách nội địa - 630 1.100 2.000
Tổng cộng 404 1.400 2.500 4.300
Đơn vị tính: Phòng
(*) Số liệu hiện trạng của Sở Thương mại – Du lịch Bến Tre
Phụ lục 25: Nhu cầu nhà hàng, cơ sở ăn uống của Bến Tre đến 2015 và
tầm nhìn đến 2020
Phương án Số cơ sở 2006 2010 2015 2020
Phương án 1
Số cơ sở 40 50 85
Tổng số ghế 10.000 12.500 28.000
Phương án 2
Số cơ sở 37 42 60 90
Tổng số ghế 8.200 10.500 18.000 30.000
Phương án 3
Số cơ sở 45 75 100
Tổng số ghế 11.500 22.500 35.000
Công suất sử dụng phòng trung bình (%) 40,5 55,0 60,0 65,0
Phụ lục 26: Nhu cầu lao động trong du lịch của Bến Tre đến 2015, tầm nhìn
đến 2020
Đơn vị: Người
Phương án Loại lao động 2005P(*) 2010 2015 2020
Phương án 1
Lao động trực tiếp trong du lịch 2.624 2.755 3.720 5.951
Lao động gián tiếp ngoài xã hội - 6061 7.880 13.093
Tổng cộng - 8.817 11.599 19.044
Phương án 2
Lao động trực tiếp trong du lịch 2.624 2.886 4.041 6.668
Lao động gián tiếp ngoài xã hội - 6.350 8.890 14.669
Tổng cộng - 9.236 12.931 21.337
Phương án 3
Lao động trực tiếp trong du lịch 2.624 3.018 4.074 6.722
Lao động gián tiếp ngoài xã hội - 6.639 8.630 14.778
Tổng cộng - 9.656 12.704 21.509
Phụ lục 27: Nhu cầu trình độ lao động trong du lịch của Bến Tre đến 2015
và tầm nhìn đến 2020
Trình độ
Năm 2005 Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020
Số
lượng
Tỉ lệ
(%)
Số
lượng
Tỉ lệ
(%)
Số
lượng
Tỉ lệ
(%)
Số
lượng
Tỉ lệ
(%)
Lao động trực tiếp 2.624 2.886 4.041 6.668
Trong đó:
- Đại học, trên đại học 66 2,25 115 4 283 7 667 10
- Cao đẳng 130 4,95 173 6 404 10 1.000 15
- Trung cấp 524 19,97 722 25 1.212 30 2.334 35
- Sơ cấp 1.010 35 1.334 33 2.000 30
Đơn vị: Người
Phụ lục 28: Danh mục một số dự án chính cần ưu tiên đầu tư phát triển du lịch
tỉnh Bến Tre
Số
TT Tên dự án Địa điểm
Các hạng mục chính, các sản
phẩm du lịch chủ yếu
Dự kiến vốn đầu tư
(tỷ đồng)
Trước
2010
Sau
2010
1 Xây dựng khu du lịch
sinh thái, nghỉ dưỡng
cao cấp Cồn Phụng cồn Phụng
Khu lưu trú nghỉ dưỡng, khu
tham quan nghiên cứu, khu
dịch vụ tổng hợp,...
109,9 361,1
2 Phát triển du lịch cộng
đồng 8 xã ven sông
huyện Châu Thành
Châu Thành
du lịch cộng đồng, vườn cây ăn
trái, nghỉ trong dân, dịch vụ du
lịch sông nước miệt vườn
37,9 37,9
- Lao động phổ thông 1.904 72,56 866 30 808 20 667 10
Lao động gián tiếp 6.350 8.890 14.669
Tổng lao động 9.236 12.931 21.337
3 Khu du lịch sinh thái,
văn hóa cộng đồng
Cồn Ốc cồn Ốc
Khu vườn chuyên canh phục
vụ du lịch, khu làng nghề, khu
dịch vụ,...
31,4 282,6
4 Điểm du lịch cồn Phú
Bình
xã Phú
Phụng – Chợ
Lách
Nhà nghỉ, nhà hàng, vườn cây
ăn trái, thể thao trên mặt nước 20,0 10,0
5 Khu du lịch sinh thái
Mỹ Thạnh An
xã Mỹ Thạnh
An – TP. Bến
Tre
Công viên nước, nhà nghỉ, dịch
vụ du lịch tổng hợp 31,4 272,6
6 Khu du lịch tổng hợp
cao cấp TP. Bến Tre TP. Bến Tre
Khu lưu trú, dịch vụ hội nghị,
du lịch cao cấp 20 200
7 Khu du lịch gắn với
khu di tích lịch sử
Đồng Khởi
Định Thủy –
Mỏ Cày
Làng du kích, tôn tạo di tích
lịch sử Cách mạng, lưu trú,
dịch vụ du lịch
20 50
8 Khu du lịch sinh thái
Vàm Hồ huyện Ba Tri
Các khu tham quan, nghiên
cứu hệ sinh thái, dịch vụ du
lịch
20 50
9 Điểm du lịch biển
Thừa Đức
xã Thừa Đức
– Bình Đại
Nhà nghỉ, nhà hàng, thể thao
bãi biển, hải sản 20 30
10 Điểm du lịch biển
Thới Thuận xã Thới Thuận – Bình
Đại
Bãi tắm, nhà hàng, nhà nghỉ,
tham quan rừng ngập mặn, thể
thao biển
50 100
Tổng cộng 360,6 1392,2
Phụ lục 29: Nhu cầu sử dụng đất xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật du lịch
tỉnh Bến Tre
STT Tên dự án Diện tích (ha)
TP. BẾN TRE 237
1 Khu du lịch và dịch vụ tổng hợp cao cấp TP. Bến Tre 200
2 Điểm du lịch sinh thái Phú Nhuận 20
3 Cơ sở dịch vụ: ăn uống, lưu trú, vui chơi – giải trí,... 17
HUYỆN CHÂU THÀNH 157
1 Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp Cồn Phụng, Cồn Quy 92
2 Phát triển du lịch cộng đồng 8 xã ven sông huyện Châu Thành (50
điểm)
50
3 Cơ sở dịch vụ: ăn uống, lưu trú, vui chơi – giải trí,... 15
HUYỆN CHỢ LÁCH 197
1 Khu du lịch làng nghề cây kiểng xã Vĩnh Thành – Chợ Lách 100
2 Điểm du lịch vườn cây ăn trái xã Vĩnh Bình – Chợ Lách 50
2 Điểm du lịch cồn Phú Bình 35
3 Cơ sở dịch vụ: ăn uống, lưu trú, vui chơi – giải trí,... 12
HUYỆN MỎ CÀY 48
1 Cồn Nổi 30
2 Cơ sở dịch vụ: ăn uống, lưu trú, vui chơi – giải trí,... 18
HUYỆN BA TRI 277
1 Khu du lịch sinh thái sân chim Vàm Hồ 67
2 Khu du lịch Cồn Hố 200
3 Cơ sở dịch vụ: ăn uống, lưu trú, vui chơi – giải trí,... 10
HUYỆN GIỒNG TRÔM 208
1 Điểm du lịch sinh thái cộng đồng Cồn Ốc 200
2 Cơ sở dịch vụ: ăn uống, lưu trú, vui chơi – giải trí,... 8
HUYỆN THẠNH PHÚ 310
1 Khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn gắn với di tích lịch sử – cách
mạng “Đường Hồ Chí Minh trên biển”
300
2 Cơ sở dịch vụ: ăn uống, lưu trú, vui chơi – giải trí,... 10
HUYỆN BÌNH ĐẠI 78,3
1 Điểm du lịch biển Thừa Đức 6,3
2 Điểm du lịch biển Thới Thuận 60
3 Cơ sở dịch vụ: ăn uống, lưu trú, vui chơi – giải trí,... 12
Tổng cộng 1512,3
Phụ lục 30:
CƠ SỞ KINH DOANH DU LỊCH
Điểm du lịch Vườn cây xanh – xã Mỹ Thạnh An – TP. Bến Tre
Điểm du lịch Năm Thành – xã Tân Thạch, huyện Châu Thành
Điểm du lịch Hồng Vân – xã Tân Thạch, huyện Châu Thành
Điểm du lịch Tân Phú – xã Tân Thạch, huyện Châu Thành
Khu du lịch Hảo Ái – xã Tân Thạch, huyện Châu Thành
Điểm du lịch Quê Dừa – xã Tân Thạch, huyện Châu Thành
Khu du lịch Cồn Phụng
DỊCH VỤ DU LỊCH
Tham quan bằng xe ngựa
Chèo thuyền trên sông
Uống mật ong và nghe ca nhạc tài tử
LÀNG NGHỀ
Làng hoa kiểng cây giống Vĩnh Thành
Đan lộp Dệt chiếu
Làm bánh tráng
Thủ công mỹ nghệ từ dừa
Đan giỏ
ĐIỂM DU LỊCH TỰ NHIÊN – SINH THÁI
Điểm du lịch sông nước miệt vườn Cái Mơn Điểm du lịch sinh thái vườn
Điểm du lịch Cồn Ốc Vườn chim Vàm Hồ
Điểm du lịch biển Thừa Đức Điểm du lịch biển Thới Thuận
ĐIỂM DU LỊCH VĂN HÓA – LỊCH SỬ
Mộ và khu tưởng niệm Nguyễn Đình Chiểu Di tích lịch sử Đồng Khởi
Tượng đài Đồng Khởi Di tích lịch sử Đầu cầu tiếp nhận vũ khí Bắc-Nam
Di tích lịch sử Chùa Tuyên Linh Nhà ông Nguyễn Văn Cung và ngã ba Cây da đôi
Đền thờ và mộ thờ Mộ cụ Võ Tường Toản
Lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng
Đình Phú Lễ Đình Tân Thạch
Khu lưu niệm Nguyễn Thị Định Hội Tôn Cổ Tự
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA5877.pdf