Mục lục
Lời mở đầu .....................................................................Trang 1
Thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt nam và Hoa Kỳ trong thời gian qua ..................................................................Trang 6
1.1. Thực trạng Thương mại hai chiều Việt Nam-Hoa kỳ......Trang 3
1.2. Thực trạng hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ.Trang 8
1.3. Thực trạng hàng hoá của Hoa Kỳ nhập khẩu vào Việt Nam .Trang 13
Tiềm năng xuất khẩu hàng hoá Việt Nam s
47 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1270 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Tiềm năng và biện pháp đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu giữa VN và Mỹ trong điều kiện hiệp định thương mại song phương có hiệu lực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ang Hoa Kỳ và hàng hoá hàng hoá cần nhập khẩu từ Hoa Kỳ vào Việt Nam sau khi hiệp định Thương mại có hiệu lực .....................................................Trang 20
2.1. Tiềm năng xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Hoa Kỳ ....Trang 23
2.2. Hàng hoá cần nhập khẩu từ Hoa Kỳ vào Việt Nam .........Trang 29
Các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Hoa Kỳ.....................................................................................Trang 31
3.1. Các biện pháp mang tính vĩ mô .........................................Trang 38
3.2. Các biện pháp mang tính vi mô .........................................Trang 31
3.3. Các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu đối với các mặt hàng chủ lực vào thị trường Hoa Kỳ ..............................................................Trang 40
Các biện pháp quản lý hoạt động nhập khẩu hàng hoá từ Hoa Kỳ vào Việt Nam ...........................................................................Trang 46
Kết luận .............................................................................Trang 49
Lời Mở ĐầU
Với hơn 30 năm liên tục (từ 1964 đến 1994) bị Hoa Kỳ cấm vận kinh tế, Việt Nam đã gặp rất nhiều khó khăn trong công cuộc xây dựng và tái thiết đất nước. Tuy nhiên cùng với nỗ lực của toàn Đảng toàn dân, Việt Nam đã từng bước vượt qua những khó khăn và hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Kiên định với chính sách mong muốn là bạn của các nước trên thế giới Việt Nam đã tạo ra những cột mốc hội nhập quan trọng, mà cụ thể là việc Việt Nam tham gia vào Hiệp hội các nước Đông Nam A (ASEAN) năm 1995, tổ chức hợp tác kinh tế Châu A Thái Binh Dương (APEC) năm1998, và đặc biệt là việc bình thường hoá quan hệ với Hoa Kỳ vào năm 1994. Ngày 13-7-2001 đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong quan hệ hai nước Việt Nam-Hoa kỳ thông qua việc ký kết Hiệp định Thuơng mại song phương. Ngày 8-6-2001, tổng thống Hoa Kỳ G.Bush đã chính thức trình Quốc hội Mỹ xem xét, phê chuẩn Hiệp định, và ngày 10-12-2001 quốc hội Hoa Kỳ đã chính thức thông qua Hiệp định Thương mại song phương giữa hai nước. Như vậy với việc Hiệp định Thương mại song phương có hiệu lực, các hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ sẽ được hưởng quy chế tối huệ quốc do đó các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội để thâm nhập vào thị trường mới mẻ này. Tuy nhiên có một thực tế là thị trường Hoa kỳ còn quá xa lạ và khác biệt đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó sự khác nhau về thể chế chính trị, kinh tế, ngoại giao, chính sách thương mại cũng như vị thế trên truờng Quốc tế tạo ra cho Việt Nam muôn vàn thách thức. Trước tình hình đó buộc Việt Nam phải có những biện pháp, chính sách hợp lý kịp thời để điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu Hiệp định đã ký kết, đồng thời khai thác một cách có hiệu quả những tiềm năng, cơ hội mà thị trường Hoa Kỳ mang lại.
Trên cơ sở đó, trong phạm vi đề án môn học em xin trình bày những tiềm năng và đề xuất một vài biện pháp đẩy mạnh xuất nhập khẩu hàng hoá giữa Việt Nam và Hoa Kỳ sau khi Hiệp định thuơng mại song phương có hiệu lực. Em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo, Phó giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Duy Bột đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đề án này.
I. Thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt nam và Hoa Kỳ
1.1. Đánh giá khái quát thực trạng thương mại hai chiều Việt Nam - Hoa Kỳ
Việt Nam và Hoa Kỳ bắt đầu có quan hệ thương mại từ năm 1992 tuy nhiên mới chỉ ở mức rất khiêm tốn, thương mại hai chiều chỉ đạt khoảng 4,5 triệu USD. Sau khi lệnh cấm vận được dỡ bỏ năm 1994, thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Hoa Kỳ tăng đều theo cả hai chiều xuất và nhập khẩu, đa dạng dần về nhóm hàng và gia tăng về trị giá mỗi nhóm (xem Bảng 1).
Bảng 1: Thương mại hai chiều Việt Nam - Hoa Kỳ (1994-1997)
Đơn vị : triệu USD
1994
1995
1996
1997
Xuất khẩu
50,4
200
308
372
Nhập khẩu
172
252
616
278
Tổng XNK
222
450
935
666
Xét về cơ cấu, trong thời kỳ 1994-1997 mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Hoa Kỳ là nhóm hàng nông, lâm, thuỷ hải sản. Trong đó, cà phê chiếm phần lớn với tổng kim ngạch đạt 108 triệu USD năm 1997. Đặc điểm nổi bật của nhóm hàng này là có sự chênh lệch không đáng kể giữa mức thuế tối huệ quốc (MFN) và phi tối huệ quốc (non-MFN) và cầu về các loại hàng này rất cũng rất đa dạng. Hàng công nghiệp nhẹ bắt đầu xâm nhập và tăng trưởng nhanh mặc dù vẫn chỉ mang tính giới thiệu sản phẩm. Từ 1996 xuất khẩu những mặt hàng như giày dép, nguyên liệu khoáng sản tăng nhanh. Nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam từ Hoa Kỳ chủ yếu là máy móc, thiết bị và phân bón. Điều này phù hợp với nhu cầu nhập khẩu của Việt Nam cũng như đặc điểm cơ cấu xuất khẩu của Hoa Kỳ.
Bảng 2: Thương mại hai chiều Việt Nam - Hoa Kỳ (năm 1998-2000)
Đơn vị: triệu USD
1998
1999
1999/1998
1999
2000
2000/1999
2000/1999
Xuất khẩu
519,5
601,9
15,8%
601,9
827,4
226,5
37,63%
Nhập khẩu
269,5
277,3
2,9%
277,3
330,5
53,2
19,18%
Tổng XNK
789
879,2
11,4%
879,2
1157,9
279,7
131,8%
Năm 2000, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng mạnh, tổng kim ngạch lên tới 827,4 triệu USD so với mức 601,9 triệu USD năm 1999 đạt mức tăng trưởng 37,63 % (Bảng 2). Đây là một trong những mức tăng trưởng cao trên thế giới. Mặc dù mức tăng trưởng này đạt được trên cơ sở kim ngạch chưa cao nhưng là một tín hiệu tốt, thể hiện những phản ứng tích cực từ phía các doanh nghiệp Việt Nam đối với các diễn biến trong quan hệ thương mại hai nước. Trong khi đó, cũng cần lưu ý rằng xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Việt Nam cũng tăng khá mạnh trong cùng kỳ 2000 (tăng 19,18% so với cùng kỳ năm 1999). Dự báo xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ cho đến hết 2001 sẽ tăng mạnh hơn năm 2000, đạt khoảng 900 triệu đến1 tỷ USD.
Nhìn chung năm 2000, thương mại giữa hai nước tăng trưởng ổn định trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu diễn biến rất phức tạp. Xét về tổng kim ngạch thương mại song phương, Việt Nam hiện xếp thứ 70/227 nước có quan hệ buôn bán với Hoa Kỳ, trên nhiều nước như Bulgaria, Ukraina, Slovenia mặc dù hàng Việt Nam đang phải chịu thuế suất nhập khẩu cao hơn so với các nước này. Tuy nhiên, so với một vài nước trong khu vực ASEAN như Thái Lan (xuất khẩu đạt khoảng 16,4 tỷ USD), Philipin (14 tỷ USD) thì xuất khẩu của ta còn thua kém nhiều. Thậm chí xuất khẩu của Việt Nam còn kém cả Campuchia (827 triệu USD). Lý do nổi bật nhất để giải thích cho sự việc này vẫn là thuế suất nhập khẩu quá cao đối với hàng xuất khẩu của ta khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Cộng với việc hệ thống thương mại tại Hoa Kỳ khá mới và phức tạp đối với các nhà xuất khẩu Việt Nam đã làm cho quá trình thâm nhập thị trường này không dễ dàng với đa số doanh nghiệp Việt Nam. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc phê chuẩn Hiệp định thương mại song phương và việc nâng cao nhận thức cũng như năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ rất nhạy cảm này.
1.2. Thực trạng hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ
Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá củaViệt Nam vào Hoa Kỳ đang được đa dạng về chủng loại. Chiếm tỷ trọng cao nhất hiện nay là nhóm hàng hải sản chiếm khoảng hơn 30% tổng giá trị hàng xuất khẩu của ta sang Hoa Kỳ (quí 1 năm 2001 đạt kim ngạch xuất khẩu 74,4 triệu so với 46,4 triệu cùng kỳ năm 2000, bằng 60,3%-Bảng 3). Nhóm hàng tỷ trọng lớn thứ hai là thịt và chế phẩm chiếm 15%. Nhóm hàng này có xu hướng giảm mạnh trong năm 2000, nhưng tăng dần lên trong quí 1 năm 2001 (tăng thêm 17,2 triệu so với 2,4 triệu USD cùng kỳ năm 2000, tăng 61,6%-Bảng 3).
Bảng 3: Kim ngạch XK một số nhóm hàng của Việt Nam sang Hoa kỳ
(tính đến tháng 4 năm 2001)
Đơn vị: triệu USD
Nhóm hàng
1999
2000
2000/
1999
1-4/2000
1-4/2001
2001/ 2000
2001/ 2000
Tổng XK
601,9
827,4
225,5
238,2
254,7
16,5
6,9%
Cá, hải sản
108,1
242,9
134,8
46,4
74,4
28,0
60,3%
Caphê, chè
117,7
132,9
15,2
60,9
37,9
-23,0
-37,8%
Giày dép
145,8
124,5
-21,3
47,1
41,5
-5,6
-11,9%
Nhiên liệu
83,8
90,7
6,9
32,7
32,5
-0,2
-0,6%
Thịt&chế phẩm
31,5
57,7
26,2
2,4
17,2
14,8
61,6%
Hoa quả
23,7
51,1
26,4
10,0
12,6
2,6
20,6%
Sản phẩm may mặc
36,4
81,0
44,6
16,2
17,8
1,6
9,9%
Tác phẩm nghệ thuật,sưu tầm đồ cổ
0,6
12,9
12,3
0,9
0,2
-0,7
-77,7%
Các nhóm hàng còn lại chiếm tỷ trọng rất khiêm tốn, thường dưới 1% và một số ít trên dưới 5% tổng giá trị hàng xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. Đặc biệt, một số nhóm hàng có chiều hướng giảm so với cùng kỳ năm 2000 như giày dép, cà phê, chè, nhiên liệu .v.v... (Bảng 3).
Điểm đáng lưu ý là năm 2000 một số mặt hàng lần đầu tiên được xuất khẩu sang Hoa Kỳ như mỡ, dầu động thực vật, đá quý, các sản phẩm xay xát v.v. mở ra hướng phát triển thị trường mới cho một loạt các ngành sản xuất của Việt Nam. Tuy nhiên cũng đáng lo ngại khi một loạt mặt hàng xuất khẩu năm 2000 gần như biến mất khỏi thị trường Hoa Kỳ như sợi dệt gốc thực vật, tơ nhân tạo, hoá chất hữu cơ, vô cơ, các sản phẩm dượcv.v. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do doanh nghiệp Việt Nam không chịu đuợc lỗ do chênh lệch thuế và thực lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam không đủ mạnh trên thị trường Hoa Kỳ.
Để nắm được rõ hơn thực trạng hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Hoa Kỳ cần đi sâu phân tích một số nhóm hàng điển hình. Những nhóm hàng có tỷ trọng lớn, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu cao; một số nhóm hàng suy giảm, và cuối cùng là một số nhóm hàng có tiềm năng mới có thể xuất sang thị trường Hoa Kỳ.
- Nhóm hàng hải sản
Trong lịch sử, Hoa Kỳ không và chưa phải là thị trường truyền thống của Việt Nam đối với mặt hàng này. Nhật Bản và E.U từ trước đến nayvẫn là thị trường tiêu thụ chủ yếu đối với mật hàng này. Ngoài yếu tố thuận lợi là các yêu cầu về chất lượng và kiểm dịch của Hoa Kỳ không quá chặt chẽ và khó khăn như của thị trường EU, tuy nhiên cũng còn có khá nhiều khó khăn như khoảng cách vận chuyển xa, thị hiếu quá đa dạng và đặc biệt, khả năng nuôi trồng và đánh bắt của Việt Nam còn rất hạn chế. Chính vì những lý do trên nên đến cuối năm 1999, tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường Hoa Kỳ không đáng kể. Tuy nhiên, năm 2000, mức tăng trưởng đã vượt xa dự kiến, khiến ngay cả phía Hoa Kỳ cũng bày tỏ sự lo ngại đối với thị trường của họ. Mức tăng trưởng của năm 2000 đặc biệt cao, đạt mức 124,7%, đưa nhóm hàng này lên vị trí đầu bảng. Điều này cho thấy khi các doanh nghiệp của Việt Nam cải thiện được năng lực cạnh tranh thì thị trường Hoa Kỳ thực sự là một thị trường tiềm năng đầy hứa hẹn đầy hứa hẹn.
Trong tổng số 134,7 triệu USD giá trị xuất khẩu tăng thêm trong năm 2000 thì có tới hơn 80 triệu USD thuộc về nhóm động vật giáp xác, tôm, cua, sò, v.v. Những hàng này thường được xuất sang Hoa Kỳ dưới dạng sống, tươi, ướp lạnh hoặc hấp, luộc chín. Mức tăng trưởng 130,6% của nhóm này đóng góp hơn 70% vào mức tăng trưởng chung của toàn nhóm hàng hải sản. Qua sự tăng trưởng mạnh này có thể thấy, trước hết ảnh hưởng quan trọng của yếu tố giá cả tại thị trường Hoa Kỳ. Theo biểu thuế nhập khẩu của Hoa Kỳ, một số mặt hàng không có sự chênh lệch giữa hai mức thuế MFN và non-MFN hoặc nếu có thì mức chênh lệch không đáng kể. Cụ thể, đối với các loại tôm hùm đá, tôm nhỏ cả hai loại thuế suất đều bằng 0. Đối với cua, mức thuế non-MFN là 15% so với MFN là 7,5 %. Ngoài ra, những mặt hàng này thực tế Việt Nam có khả năng nuôi trồng và tái tạo nguồn đánh bắt. Điều này cho thấy thị trường hải sản Hoa Kỳ còn nhiều chỗ trống cho hàng hoá Việt Nam xâm nhập.
Phân nhóm hàng quan trọng thứ hai là cá khúc và các loại cá tươi, ướp lạnh hoặc đông. Năm 2000, nhóm này tăng từ 15,6 triệu USD lên 32,6 triệu USD tương ứng mức tăng thêm 108,8%. Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu nhóm hàng này.
Nhận xét: Đối với nhóm hàng hải sản trong năm 2000 và đến quí 1 năm 2001 là tương đối tốt. Các doanh nghiệp của ta đã năng động tìm đối tác, tìm kẽ hở (chênh lệch thuế ít) đẩy mạnh công tác xuất khẩu. Tuy nhiên chúng ta cần phải chú trọng hơn nữa công tác nuôi trồng, quy hoạch, đặc biệt là khâu kiểm tra giám sát chất lượng hàng xuất. Trên phương diện vĩ mô cũng cần chuẩn bị đối phó với các biện pháp kỹ thuật của Hoa Kỳ khi họ thấy hàng xuất khẩu của ta tăng mạnh.
- Nhóm hàng thứ hai là cà phê, chè, gia vị, v.v
Nhóm mặt hàng này tiếp tục duy trì vị trí đứng thứ hai của mình bằng việc phục hồi mạnh mẽ trong năm 2000. Tương tự hải sản, nhóm này không có sự chênh lệch đáng kể giữa thuế MFN và thuế non-MFN (đều bằng không), hoặc không đáng kể. Ngay sau khi lệnh cấm vận được dỡ bỏ vào năm 1994, nhóm hàng cà phê, chè đã xâm nhập thị trường Hoa Kỳ và đạt mức tăng trưởng cao nhất vào năm 1998. Năm 1999, xuất khẩu của nhóm này giảm gần 50%. Năm 2000 mặt hàng cà phê đã phục hồi và đã đạt mức tăng trưởng là 12,8%, chiếm vị trí chủ đạo với tỷ trọng 85% tổng giá trị xuất khẩu. Cà phê xuất khẩu đạt 112,9 triệu USD tăng 12,8% so với mức 100,1 triệu USD năm 1999. Do giá cà phê thế giới giảm mạnh nên sự phục hồi trên là rất đáng khích lệ, phản ánh lượng hàng xuất đã tăng và phục hồi trở lại. Cầu và thị phần cà phê Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ vẫn được duy trì. Trở ngại về thuế gần như không có (hầu hết bằng 0). Tuy nhiên, đến quí 1 năm 2001, mặt hàng cà phê, chè lại giảm mạnh (từ 60,9 triệu năm 2000 còn 37,9 triệu năm 2001, giảm 37,8%). Điều này cho thấy việc giá cả cà phê tăng giảm thất thường đã ảnh hưởng trực tiếp đến kim ngạnh xuất khẩu của Việt Nam.
Phân nhóm chiếm tỷ trọng thứ hai là hạt tiêu. Năm 2000, phân nhóm này đạt mức 17,4 triệu USD, tăng 11,8% so với năm 1999. Đặc biệt loại tiêu chưa xay hoặc tán, với mức thuế bằng 0 đã xâm nhập từ rất sớm vào thị trường Hoa Kỳ và tiếp tục tăng mạnh.
Các phân nhóm còn lại như chè xanh, chè đen không có dấu hiệu tăng mạnh. Năm 2000 chỉ tăng từ 300.000 USD lên 1,4 triệu USD chiếm tỷ trọng khoảng 1%. Trong đó, chè đen các loại không có chênh lệch thuế, còn chè xanh có mức thuế chênh lệch là 13,6%. Quế, hạt hồi, gừng đều tăng mạnh nhưng giá trị tuyệt đối còn chưa cao. Giá trị xuất khẩu quế và hoa quế đạt khoảng 1,1 triệu USD. Hạt hồi, rau mùi tăng 72% nhưng cũng chỉ đạt 98,5 nghìn USD. Mặt hàng gừng năm 2000 giảm mạnh khoảng 64,5 %. Với những số liệu trên có thể thấy rằng trong năm qua nhóm hàng này tăng trưởng không đáng kể mặc dù có một vài mặt hàng không có chênh lệch thuế giữa thuế non-MFN và MFN hay chênh lệch không đáng kể.
- Nhóm hàng giày dép và phụ kiện giày dép
Hiện nay, cùng với Trung Quốc và Indonesia, Việt Nam là nước xuất khẩu giày dép và phụ kiện giày dép lớn trong số các nước xuất khẩu có dùng nguyên liệu của Hoa Kỳ sang thị trường này. Do mức thuế suất non-MFN và MFN khá lớn (thường là 0 so với 20%) nên các doanh nghiệp sử dụng nguồn nguyên liệu ngoài Hoa Kỳ sản xuất tại Việt Nam rất khó thâm nhập. Một thực tế là các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép hiện nay hầu hết là các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tận dụng sức lao động rẻ của công nhân Việt Nam để làm hàng gia công xuất khẩu nên kim ngạch xuất khẩu cao nhưng phần lợi nhuận thực của phía Việt Nam lại thấp so với các nhóm hàng xuất khẩu khác.
Những năm trước đây, nhóm hàng này thường đứng đầu trong số các mặt hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ bởi các kênh phân phối khép kín sẵn có của các hãng nổi tiếng thế giới như Nike và Reebok và một số công ty khác có trụ sở tại Hoa Kỳ. Năm 1999 nhóm hàng này đạt giá trị 145,7 triệu USD, năm 2000 giá trị xuất khẩu giảm 21,3 triệu USD. Đến quí 1 năm 2001 mặt hàng này tiếp tục giảm mạnh đang đặt ra cho các doanh nghiệp da giầy Việt Nam những thách thức vô cùng to lớn.
Vấn đề đặt ra bây giờ là các doanh nghiệp sản xuất giầy Việt Nam với vốn đầu tư trong nước, phải nhanh chóng tiếp cận phương pháp sản xuất, phương pháp tiếp thị mà các doanh nghiệp có vốn đầu tư Hoa Kỳ đang áp dụng. Ngoài ra cũng phải chú trọng đến thủ tục hải quan, các quy định kỹ thuật liên quan.
- Nhóm hàng quần áo, hàng may mặc sẵn
Nhóm hàng quần áo, hàng may mặc sẵn bao gồm các loại dệt kim, đan hoặc móc hoặc không dệt kim đan hoặc móc là một trong những nhóm hàng chiến lược tăng đặc biệt mạnh với mức tăng trưởng 28,3% (từ 36,4 triệu USD năm 1999 lên mức 46,7 triệu USD năm 2000). Trước hết cần khẳng định đây là nỗ lực rất lớn của ngành may mặc Việt Nam trong thời gian qua bởi mức chênh lệch về thuế quá cao được áp dụng cho hàng may mặcViệt Nam so với thuế MFN và thuế ưu đãi đặc biệt mà Hoa Kỳ dành cho một một số nước khác. Tiếp đó là nỗ lực đáng ghi nhận trong việc đa dạng hoá mặt hàng cũng như chất lượng của hàng may mặc, khác với những năm trước đây, hàng may mặc xuất sang Hoa Kỳ chủ yếu từ vải dệt kim, đan hoặc móc. Trong thời gian tới mặt hàng may mặc vẫn được xem là mặt hàng chủ lực không chỉ đối với thị trường Hoa Kỳ mà cả với các thị trường thế giới. Cùng với việc Hiệp định Thương mại song phương giữa hai nước có hiệu lực, hàng may mặc Việt Nam sẽ được hưởng thuế MFN do đó sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh đối với mặt hàng này trên thị trường Hoa Kỳ không chỉ về chất lượng, mẫu mã mà còn về giá cả, dó đó mức tăng trưởng sẽ không chỉ dừng lại ở con số 28,3% như giai đoạn 1999-2000.
Bảng 4: Mức thuế nhập khẩu của Mỹ đối với một số loại hàng dệt may
Đơn vị %
Tên hàng
Thuế suất phi MFN
Thuế suất MFN
Mức thuế chênh lệch
Quần áo bằng vải bông
90
10
80
áo khoác từ sợi nhân tạo, không dệt kim, đan móc, loại khác
90
28,8
61,2
áo khoác làm từ sợi nhân tạo, có dệt kim
72
29,3
42,7
áo sơ mi côtông cho nam
67,5
14,9
52,6
áo khoác từ sợi nhân tạo, không dệt kim, đan móc, trên 36% len
58,5
20,5
38
Bộ quần áo có đan móc, bằng len hoặc lông động vật
54,5
16
38,5
áo khoác đan móc với trên 70% khối lượng là tơ tằm
45
4
41
áo khoác đan móc với dưới 70% khối lượng là tơ tằm
45
5,9
39,1
Nguồn: Bộ Thương mại
Như vậy với các thông số về mức thuế nhập khẩu mà Mỹ áp dụng đối với các mặt hàng may mặc, dù phải chịu mức rất cao so với MFN nhưng nhóm hàng quần áo, hàng may mặc sẵn vẫn đạt kim ngạch XK cao. Với việc hiệp định thương mại có hiệu lực, nhóm hàng này sẽ tạo động lực trong việc thúc đẩy hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ.
- Các nhóm hàng tăng mạnh cần có sự điều chỉnh
Ngoài những nhóm hàng trên, còn rất nhiều nhóm hàng có sự tăng trưởng cao, tuy nhiên trên thực tế lại có những tồn tại tiêu cực trong sự tăng trưởng đó. Điển hình là nhóm hàng thuộc đồ trang trí nghệ thuật, đồ cổ (tăng từ 578.000 USD năm 1999 lên 12,9 triệu năm 2000, tăng 22,3 lần). Tuy nhiên, sự tăng trưởng đột biến lại không đáng mừng bởi tới 12 triệu USD trị giá xuất khẩu thuộc về những cổ vật hơn 100 năm tuổi mà không ai nắm rõ được bao nhiêu trong số chúng thuộc tài sản quốc gia.
- Những nhóm hàng giảm hoặc có xu hướng giảm
Bên cạnh những nhóm hàng tăng trưởng rất đáng khích lệ, một số nhóm hàng cho thấy xu hướng chững lại, hoặc giảm mạnh. Đó là nhóm hàng sắt thép, rau, hoa quả chế biến, đường, kẹo, v.v. Mặc dù thị trường biến động hàng ngày và chưa có đủ cơ sở để kết luận về sức cạnh tranh của những nhóm hàng trên tại thị trường Hoa Kỳ, nhưng xu hướng diễn biến tiêu cực của chúng buộc nhà nước và đặc biệt là các nhà xuất khẩu Việt Nam phải có sự xem xét hết sức cụ thể về mặt sản xuất cũng như thị trường Hoa Kỳ.
- Các nhóm hàng mới xuất hiện
Theo quy luật của thị trường, song song với những nhóm hàng bị triệt tiêu cũng xuất hiện những nhóm hàng mới, mở ra hướng mới cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Đó là giấy, các sản phẩm xay xát, bông, đồng hồ và linh kiện đồng hồ v.v. Mặc dù kim ngạch các nhóm này chỉ đạt trên dưới 100.000 USD nhưng đây là tín hiệu rất đáng mừng cho xuất khẩu Việt Nam.
1.3. Đánh giá thực trạng hàng hoá của Hoa Kỳ nhập khẩu vào Việt Nam
Mặc dù kim ngạch nhập khẩu chỉ đạt khoảng một nửa kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ nhưng những biến động trong tăng trưởng của lượng hàng này cũng sẽ có ảnh hưởng nhất định tới nền kinh tế Việt Nam. Trước hết, cần khẳng định lại là do hàng hoá Hoa Kỳ nhập khẩu vào Việt Nam đã và đang được hưởng thuế MFN nên sau khi Hiệp định có hiệu lực, một số nhóm hàng sẽ không có thay đổi gì lớn. Một số nhóm khác tuy có lộ trình cắt giảm thuế, song cũng nằm trong chiến lược chung của mỗi ngành và dự kiến trong các cam kết quốc tế khác của Việt Nam. Trong năm 2000, tổng trị giá hàng của Hoa Kỳ được nhập khẩu vào Việt Nam đạt 330,5 triệu USD tăng 19,1 % so với mức 277,3 triệu USD năm 1999. Đây là mức tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng trung bình xuất khẩu của Hoa Kỳ ra thế giới lẫn xuất khẩu từ Hoa Kỳ vào khu vực ASEAN. Điều này chứng tỏ Việt Nam là thị trường có tiềm năng và là một trong những thị trường được các nhà xuất khẩu Hoa Kỳ đặc biệt quan tâm. Ngoài ra, đi kèm với xuất khẩu hàng hoá là các dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu, trong đó, xuất khẩu dịch vụ luôn là hoạt động xuất khẩu trọng tâm của Hoa Kỳ.
Cũng như các năm trước đây, hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ vào Việt Nam chủ yếu là các hàng hoá mà Việt Nam không có khả năng sản xuất hoặc kém thế cạnh tranh và điều đáng mừng là phần lớn trong số chúng phục vụ được chủ trương và định hướng phát triển kinh tế của ta. Tính đến hết năm 2000, số lượng hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ vào Việt Nam đã rất đa dạng bao gồm khoảng hơn 96 nhóm mặt hàng.
Nhìn tổng thể, có thể chia làm ba nhóm lớn. Nhóm các mặt hàng có kim ngạch trên 20 triệu USD, bao gồm lò và nguyên liệu cho phẩn ứng hạt nhân, máy và động cơ điện, phân bón, giày dép. Nhóm các mặt hàng có kim ngạch từ 1 đến 20 triệu USD bao gồm 34 nhóm hàng như nhựa, bông, phim ảnh, hoá chất hữu cơ, hoa quả v.v. Nhóm các mặt hàng còn lại bao gồm khoảng trên 58 nhóm hàng có kim ngạch dưới 1 triệu USD.
Nhóm hàng chiếm tỷ trọng cao nhất là lò phản ứng hạt nhân và các dụng cụ, nhiên liệu liên quan với 23,7 % tổng trị giá% nhập khẩu. Năm 2000 nhóm hàng này tăng khá mạnh 28,4% so với mức 61 triệu USD năm 1999.
Nhóm thứ hai là máy và các dụng cụ điện với tỷ trọng 9,2% tương ứng 30,3 triệu USD. Nhóm hàng này tăng mạnh nhất trong năm qua với mức tăng 50% cải thiện vị trí từ thứ 4 năm 1999 lên thứ 2 năm 2000.
Thứ ba là phân bón với tỷ trọng 8,6%. Nhóm này sụt giảm mạnh khoảng 16,2 triệu USD so với năm 1999, tụt từ vị trí thứ 2 xuống vị trí thứ 3.
Một số nhóm hàng tăng mạnh bao gồm phụ kiện giày dép (tăng 313,4%); hoa quả họ cam chanh (tăng 239%); bông (tăng 190%); sắt thép (tăng 147%); dược phẩm (tăng 64,3%), v. v Hầu hết các nhóm hàng còn lại đều tăng hoặc giảm nhưng không đáng kể.
Quy chế đối xử mà Việt Nam dành cho Hoa Kỳ hiện rất thuận lợi. Từ năm 1999, hàng từ Hoa Kỳ xuất vào Việt Nam được hưởng thuế tối huệ quốc và được hưởng các điều kiện cân bằng với hàng hoá xuất khẩu vào Việt Nam từ các nước khác. Một khi quan hệ thương mại được khai thông, các chương trình hỗ trợ và xúc tiến xuất khẩu của Hoa Kỳ hoạt động có hiệu quả, kim ngạch nhập khẩu hàng Hoa Kỳ chắc chắn sẽ không dừng ở con số khiêm tốn trên. Vấn đề đặt ra với Việt Nam là làm sao tận dụng và tối đa hoá lợi ích hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ, đặc biệt các nhóm hàng có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Nhóm hàng lò phản ứng và phụ tùng, máy móc và phụ tùng cơ khí
Ngay từ khi hai nước bắt đầu có hoạt động thương mại hai chiều, nhóm hàng trên đã luôn chiếm vị trí dẫn đầu bởi do nhu cầu của Việt Nam cũng như lợi thế về kỹ thuật của Hoa Kỳ. Năm 2000, với mức tăng trưởng 28,4% đạt 78,3 triệu USD nhóm hàng này quả thực đã góp phần đáng kể vào tăng trưởng xuất khẩu chung của Hoa Kỳ sang Việt Nam.
Chiếm tỷ trọng cao nhất với mức 28,3% tổng trị giá nhập khẩu của nhóm này là động cơ hơi nước, tuabin. Năm 2000, phân nhóm này tăng 74,9% (từ 12,7 triệu USD năm 1999 lên 22,2 triệu USD).
Đứng thứ hai là nhóm máy móc với tỷ trọng 17%. Năm 2000, nhóm hàng này đạt 13,4 triệu USD (tăng 70,8% so với năm 1999). Sự gia tăng mạnh mẽ nhóm hàng này lđược giải thích bởi một loạt các công ty cơ khí hàng đầu của Hoa Kỳ như Ford, Carterpillar, Chrysler, đã mở nhà máy hoặc mở văn phòng đại diện tại các thành phố lớn tại Việt Nam khi hai nước chưa ký Hiệp định thương mại.
Mười lăm nhóm hàng máy móc sản xuất như động cơ phản lực, máy in giấy, máy nén khí, nén ga, thiết bị lọc .v.v với kim ngạch trên dưới 1 triệu USD đều rất cần thiết cho Việt Nam. Còn lại là máy móc gia dụng phục vụ sinh hoạt và gia đình. Tỷ trọng cao của nhóm này trong tổng kim ngạch nhập khẩu là hợp lý nhưng tỷ trọng trong phân nhóm vẫn làm các cơ quan hữu quan phải lo ngại bởi xu hướng tăng cao của hàng tiêu dùng. Vì vậy Nhà nước cần có định hướng cũng như các điều chỉnh để có thể tận dụng kỹ thuật phục vụ cho các ngành sản xuất của Việt Nam.
- Máy móc thiết bị điện và các bộ phận của chúng
Năm 2000với trị giá xuất khẩu lên tới 30,3 triệu USD, nhóm hàng này đạt mức tăng trưởng rất cao chiếm khoảng 50%. Nhóm hàng máy móc thiết bị điện sẽ là mặt hàng mũi nhọn trong số các mặt hàng xuất khẩu chiến lược của Hoa Kỳ sang thị trường Việt Nam.
Mạch tích hợp và vi linh kiện điện tử cũng đang chiếm tỷ trọng cao nhất là 16,2% với trị giá xuất khẩu khoảng 4,9 triệu USD. Tiếp đó là linh kiện tivi, đài và rađa, với tỷ trọng 12,6% và trị giá khoảng 3,8 triệu USD.
Dây, cáp điện và các vật truyền dẫn khác bao gồm cả sợi cáp quang năm 2000 cũng tăng mạnh khoảng 60% so với năm 1999.
Các mặt hàng điện tử tiêu dùng đã xuất hiện tương đối đa dạng, phong phú như tivi, đài và các phương tiện nghe nhìn khác, máy thu thanh.v.v Tuy nhiên dễ nhận thấy kim ngạch các nhóm hàng này còn rất thấp và sự tràn ngập của hàng điện tử Châu á, đặc biệt từ Nhật Bản và Hàn Quốc tại thị trường Việt Nam là nhân tố kìm hãm sự tăng trưởng của nhóm hàng này.
- Nhóm hàng phim ảnh và các dụng cụ quang học chính xác
Mới chỉ xếp vị trí khiêm tốn trong số các nhóm hàng Hoa Kỳ xuất khẩu sang Việt Nam, nhưng phim ảnh và các dụng cụ quang học chính xác đã cho thấy tiềm năng tăng rất mạnh trong những năm tới.
Dụng cụ chính xác dùng trong phân tích vật lý, y tế, phân tích hoá học bao gồm cả các máy chiếu xạ, chiếm tỷ trọng tới 60% tổng trị giá xuất khẩu. Điều này cũng phù hợp với xu hướng phát triển mở rộng một số trung tâm y tế của ta. Trong thời gian tới, khi các cam kết về dịch vụ y tế và các dịch vụ khác có hiệu lực, việc cần có các tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ rất cần thiết để loại bỏ các công nghệ cũ, lạc hậu giúp Việt Nam nhanh chóng tiếp cận công nghệ hàng đầu của Hoa Kỳ phục vụ cho các hoạt động y tế.
Qua những phân tích ở trên, chúng ta có thể thấy một cách tương đối rõ nét thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai nước trong thời gian qua. Tuy nhiên, cũng cần phải khẳng định là, thực tiễn thương mại song phương trong những năm qua chưa tương xứng với tiềm năng thực sự của hai nước. Xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ mới chỉ chiếm khoảng 0,068% tổng trị giá hàng hoá nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. Ngược lại xuất khẩu của Hoa Kỳ vào Việt Nam cũng chỉ chiếm 2,4% tổng trị giá hàng nhập khẩu vào Việt Nam. Sự chênh lệch giữa tiềm năng và thực tế này chủ yếu do những nguyên nhân sau đây:
- Thị trường Mỹ còn quá xa lạ với doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Việt Nam chưa có cơ hội được tiếp cận do quan hệ chính trị giữa hai nước. Đây là nguyên nhân khách quan.
Về mặt chủ quan, hàng hoá của Việt Nam còn manh mún, giá thành cao, chất lượng thấp, chưa đa dạng về chủng loại nên chưa thu hút được sức mua cũng như đáp ứng thị hiếu của người dân Hoa Kỳ.
- Công nghệ, máy móc của các doanh nghiệp Việt Nam còn lạc hậu, do đó ảnh hưởng lớn đến chất lượng cũng như khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ.
Mặc dù kim ngạch chưa cao, nhưng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sang Hoa Kỳ lại thuộc loại cao nhất trong số các thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Với Việt Nam, rõ ràng thị trường Hoa Kỳ ngày càng có một vị trí quan trọng. Tổng kim ngạch hai chiều hơn 1 tỷ USD trong năm 2000 sẽ còn tăng mạnh trong những năm tới, giúp giải toả bớt sức ép cũng như giúp Việt Nam đa dạng hoá thị trường xuất khẩu. Trong khi đó, mặc dù chỉ xếp thứ 70 trong số 200 đối tác thương mại của mình, nhưng với vị trí chiến lược trong ASEAN và khu vực Đông á, Việt Nam luôn là một đối tác thương mại quan trọng của các nhà đầu tư, xuất khẩu Hoa Kỳ. Vấn đề đặt ra cho chúng ta là trên một nền tảng pháp lý khá rõ ràng và một môi trường đầu tư hấp dẫn, thuận lợi, chắc chắn Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam-Hoa Kỳ sẽ tạo cơ hội cho Việt Nam khắc phục những mặt yếu, tối đa hoá lợi ích dân tộc và trong thời gian ngắn nhất có thể phát huy tối đa quy mô phát triển và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp cũng như hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam.
II. Dự báo tiềm năng xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Hoa Kỳ và hàng hoá cần nhập khẩu từ Hoa Kỳ vào Việt Nam sau khi Hiệp định thương mại việt nam - hoa kỳ có hiệu lực
Để có cái nhìn tương đối về tiềm năng xuất nhập khẩu đối với hàng hoá Việt nam sang Hoa kỳ chúng ta cần có cơ sở để xây dựng dự báo cho tương lai Ngoại thương của Việt nam trong buôn bán với Hoa Kỳ. Cơ sở đó chính là Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam thời kỳ 2001- 2010 và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược phát triển hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001-2010.
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam thời kỳ 2001-2010:
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lẫn thứ IX đã đưa ra định hướng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong 10 năm đầu của thế kỷ 21 (2001-2010): “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp”. Mục tiêu chung của Chiến lược 10 năm (2001-2010) là đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, tạo nền tảng để đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Mục tiêu cụ thể của Chiến lược là:
- Đưa GDP năm 2010 lên ít nhất gấp đôi năm 2000. Nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm , của doanh nghiệp và của nền kinh tế. Tích luỹ nội bộ nền kinh tế đạt trên 30% GDP.
- Nhịp độ tăng xuất khẩu gấp trên hai lần nhịp độ tăng GDP. Tỷ trọng trong GDP của nông nghiệp 16-17%, công nghiệp 40-41%, dịch vụ 42-43%.
- Nhịp độ tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp (kể cả xây dựng) bình quân trong 10 năm tới đạt khoảng 10-10,5%/năm. Đến năm 2010, công nghiệp và xây dựng chiếm 40-41% GDP và sử dụng 23-24% lao động.
Để thực hiện mục tiêu tổng quát và ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29624.doc