Tiềm năng, thực trạng và định hướng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An theo hướng phát triển bền vững

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------- NGUYỄN VĂN THỨC TIỀM NĂNG, THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỈNH LONG AN THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2011 NGUYỄN VĂN THỨC TIỀM NĂNG, THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỈNH LONG AN THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Chuyên ngành: Địa lí học (trừ Địa lí tự nhiên) Mã số: 60 31 95 LU

pdf117 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3626 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Tiềm năng, thực trạng và định hướng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An theo hướng phát triển bền vững, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN VĂN THÔNG Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tp Hồ Chí Minh, ngày…04….tháng…10….năm 2011 Tác giả luận văn Nguyễn Văn Thức LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn thạc sỹ, đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: Ban giám hiệu nhà trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, quý thầy cô trong khoa Địa lý đã tạo cho em một môi trường học tập tốt nhất, với sự dạy dỗ tận tình của quý thầy cô đã bổ sung cho em nguồn kiến thức quý báo và cần thiết nhất cho tương lai của em sau này. Đặc biệt, em xin kính lời cảm ơn và biết ơn sâu sắc đến TS. Trần Văn Thông đã tận tình chỉ dạy cho em, sửa chữa những sai sót, động viên và cho em những lời khuyên quý báu. Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp em đã gặp nhiều khó khăn trong việc thu thập tư liệu, thông tin thực tế. Qua đây em xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám đốc Sở Văn hóa – Thể Thao – Du Lịch tỉnh Long An, các chú và anh, chị trong phòng Quản lý du lịch đã tận tình giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi và cung cấp một số tài liệu cần thiết cho luận văn của em. Ngoài ra, em xin gửi lời cảm ơn đến cô, chú, anh, chị thuộc các ban ngành tỉnh Long An đã giúp đỡ và cung cấp cho em các tài liệu cần thiết để thực hiện luận văn một cách tốt nhất. Xin nhận nơi đây lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất! Tp Hồ Chí Minh, ngày…04….tháng…10….năm 2011 Học viên thực hiện Nguyễn Văn Thức MỤC LỤC 1TLỜI CAM ĐOAN1T ......................................................................................................... 3 1TLỜI CẢM ƠN1T............................................................................................................... 4 1TMỤC LỤC1T .................................................................................................................... 1 1TDANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT1T ............................................................................ 6 1TPHẦN MỞ ĐẦU1T ........................................................................................................... 7 1T . Tính cấp thiết đề tài1T ..................................................................................................................... 7 1T2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài1T ...................................................................................................... 8 1T3. Phạm vi nghiên cứu1T ..................................................................................................................... 8 1T4. Lịch sử nghiên cứu1T ...................................................................................................................... 8 1T5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu1T ............................................................................ 8 1T6. Cấu trúc của đề tài1T ..................................................................................................................... 11 1TCấu trúc luận văn bao gồm 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Phần nội dung của luận văn gồm có 3 chương:1T ................................................................................... 11 1TChương 1: Cơ sở lí luận.1T ...................................................................................................... 11 1TChương 2: Tiềm năng, hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An.1T ....................... 11 1TChương 3: Định hướng và giải pháp khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An theo hướng phát triển bền vững.1T............................................................................................................. 11 1TCHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN1T ................................................................................. 12 1T .1. Khái niệm về du lịch1T .............................................................................................................. 12 1T .2. Khái niệm về tài nguyên du lịch1T ............................................................................................. 12 1T .2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên (TNDLTN)1T ........................................................................... 13 1T .2.1.1 Khái niệm1T ................................................................................................................. 13 1T .2.1.2. Các loại tài nguyên du lịch tự nhiên1T ......................................................................... 13 1T .2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn1T ........................................................................................... 14 1T .2.2.1 Khái niệm1T ................................................................................................................. 14 1T .2.2.2. Các loại tài nguyên du lịch nhân văn1T ........................................................................ 14 1T .3. Phương pháp đánh giá tài nguyên du lịch1T................................................................................ 15 1T .3.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên1T ............................................................................................. 15 1T .3.1.1. Phương pháp đánh giá1T ............................................................................................. 15 1T .3.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá1T ............................................................................................... 16 1T .3.2. Tài nguyên du lịch nhân văn1T ........................................................................................... 17 1T .3.2.1.Các chỉ tiêu đánh giá mức độ tập trung di tích theo lãnh thổ:1T .................................... 17 1T .3.2.2. Các chỉ tiêu thể hiện chất lượng di tích:1T ................................................................... 17 1T .4. Các loại hình du lịch1T ............................................................................................................... 18 1T .4.1. Du lịch sinh thái (Ecotourism)1T......................................................................................... 18 1T .4.1.1. Khái niệm về tài nguyên du lịch sinh thái1T ................................................................ 18 1T .4.1.3. Các đặc trưng du lịch sinh thái1T ................................................................................. 20 1T .4.1.4. Các nguyên tắc phát triển du lịch sinh thái1T ............................................................... 22 1T .4.2. Du lịch văn hóa1T ............................................................................................................... 23 1T .4.3. Du lịch MICE ( du lịch công vụ )1T .................................................................................... 23 1T .5. Sản phẩm du lịch1T .................................................................................................................... 24 1T .5.1. Khái niệm sản phẩm du lịch1T ............................................................................................ 24 1T .5.2. Cơ cấu sản phẩm du lịch1T ................................................................................................. 25 1T .5.2.1. Những thành phần tạo lực hút 1T .................................................................................. 25 1T .5.2.2. Cơ sở du lịch1T ........................................................................................................... 25 1T .5.2.3. Dịch vụ du lịch1T ........................................................................................................ 25 1T .5.2.4. Đặc tính của sản phẩm du lịch1T ................................................................................. 25 1T .6. Các nguyên tắc quy hoạch điểm và tuyến du lịch1T .................................................................... 27 1T .6.1. Các nguyên tắc quy hoạch điểm du lịch.1T .......................................................................... 27 1T .6.1.1. Nguyên tắc thị trường1T .............................................................................................. 27 1T .6.1.2. Nguyên tắc hiêu quả và lợi ích1T ................................................................................. 27 1T .6.1.3. Nguyên tắc sắc thái đặc biệt 1T ..................................................................................... 27 1T .6.1.4. Nguyên tắc bảo vệ1T ................................................................................................... 27 1T .6.2. Các nguyên tắc quy hoạch tuyến du lịch1T .......................................................................... 27 1T .6.2.1. Cân đối giữa thời gian di chuyển và thời gian tham quan1T ......................................... 27 1T .6.2.2. Nội dung của tuyến du lịch phải phong phú, đa dạng và mang tính đặc thù1T .............. 28 1T .6.2.3. Giá cả của tour du lịch phải phù hợp với chất lượng dịch vụ du lịch1T......................... 28 1T .6.2.4. Đảm bảo cho du khách có thời gian phục hồi sức khỏe1T ............................................ 28 1T .6.2.5. Tuyến tham quan du lịch phải kết hợp với mua sắm1T ................................................. 28 1T .7. Phát triển du lịch bền vững1T ..................................................................................................... 28 1T .7.1. Khái niệm phát triển du lịch bền vững1T ............................................................................. 28 1T .7.2. Các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững1T ..................................................................... 28 1T .7.3. Các tiêu chuẩn phát triển bền vững1T.................................................................................. 31 1T .7.3.1. Quản lý hiệu quả và bền vững1T .................................................................................. 31 1T .7.3.2. Gia tăng lợi ích kinh tế xã hội và giảm thiểu tác động tiêu cực đến cộng đồng địa phương1T................................................................................................................................. 31 1T .7.3.3. Gia tăng lợi ích đối với các di sản văn hóa và giảm nhẹ các tác động tiêu cực1T .......... 32 1T .7.3.4. Gia tăng lợi ích môi trường và giảm nhẹ tác động tiêu cực1T ....................................... 32 1TCHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG, HIỆN TRẠNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỈNH LONG AN1T ............................................................................................. 35 1T2.1. Tổng quan về tỉnh Long An1T .................................................................................................... 35 1T2.1.1. Vị trí địa lý1T ..................................................................................................................... 35 1T2.1.2. Lịch sử hình thành1T .......................................................................................................... 35 1T2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội1T ................................................................................................ 37 1T2.1.3.1. Dân số 1T ..................................................................................................................... 37 1T2.1.3.2. Lao động1T ................................................................................................................. 39 1T2.1.3.3. Cơ cấu GDP của tỉnh1T ............................................................................................... 40 1T2.1.3.4. Thu nhập bình quân trên đầu người1T.......................................................................... 40 1T2.2. Đánh giá tiềm năng du lịch tỉnh Long An1T ............................................................................... 41 1T2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên1T ............................................................................................. 41 1T2.2.1.1. Địa hình1T................................................................................................................... 41 1T2.2.1.2. Khí hậu1T .................................................................................................................... 42 1T2.2.1.3. Tài nguyên nước1T ...................................................................................................... 43 1T2.2.1.4. Tài nguyên thực, động vật 1T ....................................................................................... 44 1T2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn1T ........................................................................................... 45 1T2.2.2.1. Di tích lịch sử văn hóa1T ............................................................................................. 45 1T2.2.2.2. Lễ hội1T ...................................................................................................................... 50 1T2.2.2.3. Dân tộc, bản sắc văn hóa, các làng nghề truyền thống, văn hóa ẩm thực1T .................. 51 1T2.2.2.4. Hệ thống các bảo tàng1T.............................................................................................. 53 1T2.2.3. Xếp hạng các điểm tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn1T ............................................ 53 1T2.2.3.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên1T ..................................................................................... 53 1T2.2.3.2. Tài nguyên du lịch nhân văn1T .................................................................................... 55 1T2.2.4. Các loại hình du lịch đa dạng khác1T .................................................................................. 57 1T2.2.5. Các điểm du lịch, tuyến du lịch1T ....................................................................................... 60 1T2.2.5.1. Hệ thống các điểm tham quan du lịch1T ...................................................................... 60 1T2.2.5.2. Hệ thống các tuyến du lịch1T....................................................................................... 62 1T2.2.6. Thực trạng về công tác bảo tồn tài nguyên du lịch1T ........................................................... 63 1T2.3. Đánh giá các nguồn lực phát triển du lịch1T ............................................................................... 64 1T2.3.1. Cơ sở hạ tầng1T .................................................................................................................. 64 1T2.3.1.1 Hệ thống giao thông vận tải1T ...................................................................................... 64 1T2.3.1.2. Hệ thống thông tin liên lạc - viễn thông quốc tế1T ....................................................... 64 1T2.3.1.3. Hệ thống điện1T .......................................................................................................... 65 1T2.3.1.4. Hệ thống nước1T ......................................................................................................... 65 1T2.3.2. Cơ sở vật chất - kĩ thuật1T .................................................................................................. 67 1T2.3.3. Lao động du lịch1T ............................................................................................................. 68 1T2.3.2.1. Số lượng lao động du lịch1T ........................................................................................ 68 1T2.3.2.2. Chất lượng lao động du lịch1T ..................................................................................... 69 1T2.3.4. Đầu tư du lịch1T ................................................................................................................. 70 1T2.3.4.1. Tổng dự án1T .............................................................................................................. 70 1T2.3.4.2. Tổng vốn đầu tư1T ...................................................................................................... 71 1T2.4. Tình hình kinh doanh du lịch1T .................................................................................................. 71 1T2.4.1. Thị trường khách du lịch quốc tế và nội địa1T ..................................................................... 71 1T2.4.2. Doanh thu du lịch1T ............................................................................................................ 72 1T2.4.3. Thu nhập bình quân lao động du lịch tỉnh.1T ....................................................................... 73 1T2.5. Đánh giá về sự phát triển bền vững du lịch tỉnh1T ...................................................................... 73 1T2.5.1. Quản lý1T ........................................................................................................................... 73 1T2.5.2. Kinh tế1T ............................................................................................................................ 74 1T2.5.3. Di sản1T ............................................................................................................................. 74 1T2.5.4. Môi trường1T ...................................................................................................................... 75 1T2.6. Đánh giá chung về tiềm năng thực trạng du lịch tỉnh Long An1T ................................................ 75 1T2.6.1. Thuận lợi:1T ....................................................................................................................... 75 1T2.6.2. Hạn chế :1T......................................................................................................................... 76 1TCHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU L ỊCH TỈNH LONG AN THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG1T ..................... 78 1T3.1. Các định hướng phát triển du lịch tỉnh Long An1T ..................................................................... 78 1T3.1.1. Cơ sở khoa học để xây dựng định hướng1T ......................................................................... 78 1T3.1.2. Định hướng phát triển của du lịch tỉnh Long An 2010 - 20201T .......................................... 78 1T3.1.2.1. Định hướng bảo tồn và phát triển tài nguyên và môi trường du lịch1T ......................... 78 1T3.1.2.2. Định hướng về phát triển các sản phẩm du lịch1T ........................................................ 79 1T3.1.2.3. Định hướng về đào tạo nguồn nhân lực1T .................................................................... 79 1T3.1.2.4. Định hướng về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật 1T .................. 81 1T3.1.2.5. Định hướng về công tác quảng bá và xúc tiến du lịch1T............................................... 82 1T3.1.2.6. Định hướng về công tác quản lí du lịch1T .................................................................... 83 1T3.2. Các chỉ tiêu dự báo 1T ................................................................................................................. 84 1T3.2.1. Dự báo về số lượng khách đến Long An 2010 – 20201T ..................................................... 84 1T3.2.2. Dự báo về doanh thu du lịch1T............................................................................................ 84 1T3.2.3. Dự báo nguồn nhân lực du lịch1T........................................................................................ 85 1T3.2.4. Dự báo về đầu tư phát triển du lịch1T .................................................................................. 86 1T3.3. Các giải pháp phát triển du lịch tỉnh Long An1T ......................................................................... 86 1T3.3.1. Giải pháp bảo tồn và phát triển tài nguyên và môi trường du lịch1T .................................... 86 1T3.3.2. Giải pháp đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch1T........................ 88 1T3.3.3. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực1T ................................................................................ 90 1T3.3.4. Giải pháp phát triển cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng du lịch1T ................................ 91 1T3.3.5. Giải pháp về tổ chức không gian du lịch1T .......................................................................... 92 1T3.3.6. Giải pháp quảng cáo và tiếp thị du lịch1T ............................................................................ 93 1T3.3.7. Giải pháp về công tác quản lí du lịch1T ............................................................................... 93 1T3.4. Các kiến nghị1T ......................................................................................................................... 94 1T3.4.1. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Long An1T ........................................................................... 94 1T3.4.2. Đối với Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Long An1T ................................................... 95 1T3.4.3. Đối với Sở Kế Hoạch Đầu Tư :1T ....................................................................................... 95 1T3.4.4. Đối với Trung Tâm xúc tiến du lịch1T ................................................................................ 95 1T3.4.5. Kiến nghị Tổng cục Du lịch:1T ........................................................................................... 95 1TPHẦN KẾT LUẬN1T..................................................................................................... 96 1T ÀI LIỆU THAM KHẢO1T ......................................................................................... 98 1TPHẦN PHỤ LỤC1T ..................................................................................................... 100 DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT I. TIẾNG ANH 1. ASEAN: Association of Southeast Asian Nations (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á) 2. IUOTO: International Union of Offcial Travil Oragnization (liên hiệp Quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức) II. TIẾNG VIỆT 1. CSKDDL: Cơ sở kinh doanh du lịch 2. CTY CP ĐT-TM: Công ty cổ phần đầu tư - thương mại 3. DLST: Du lịch sinh thái 4. DNTNVN: Doanh nghiệp tư nhân Việt Nam 5. ĐVT: Đơn vị tính 6. ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long 7. KDL: Khu du lịch 8. NXB: Nhà xuất bản 9. QHCT: Quy hoạch chi tiết 10. STT: Số thứ tự 11. SX-TM: Sản xuất - thương mại 12. TP. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh 13. TT. UBND: Thường trực. Ủy ban nhân dân PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết đề tài Ngày nay trên thế giới du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu của con người và là một trong những ngành kinh tế lớn nhất hành tinh, tác động mạnh mẽ đến đời sống kinh tế - văn hóa xã hội như tạo nguồn thu nhập, tạo việc làm, nâng cao trình độ dân trí,… Ở Việt Nam, tại Đại hội IX của Đảng đã xác định: “…Phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống, văn hóa, lịch sử đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt được trình độ phát triển du lịch của khu vực…”. Ngành du lịch đã nhận được sự quan tâm to lớn của Đảng và Nhà nước nên trong những năm qua đã đạt những thành tựu bước đầu khả quan. Trong điều kiện đất nước ngày càng phát triển, cuộc sống của mỗi người ngày càng tất bật thì nhu cầu đi du lịch ngày một lại cao. Mục đích là để thư giãn tinh thần và khám phá những điều mới lạ. Trong xu thế chung của du lịch cả nước, du lịch tỉnh Long An cũng đã góp phần tô điểm thêm cho bức tranh du lịch Việt Nam, bởi nơi đây là vùng đất được hình thành với sự ảnh hưởng của nền văn minh Óc Eo nổi tiếng, với những phong tục tập quán tiêu biểu cho nền văn hóa, văn nghệ dân gian đặc sắc của cộng đồng các dân tộc anh em, với truyền thống chống giặc ngoại xâm của nhân dân “Trung dũng kiên cường toàn dân đánh giặc”. Mặt khác, nhắc đến Long An là gợi nhớ trong ký ức và tâm hồn của người dân Việt Nam đến một miền đất non nước nổi tiếng với nhiều địa danh ghi dấu cho một thời kỳ lịch sử oai hùng với những tên tuổi còn ghi lại trong lịch sử dân tộc như: Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Hữu Huân, Võ Văn Tần, Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Thái Bình, Võ Thị Thắng,.. Tuy nhiên, truyền thống và con người Long An là nguồn lực quý báu của địa phương để phát triển một nền kinh tế tổng hợp, đa ngành theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, trong đó có ngành du lịch. Với những ưu đãi đó hứa hẹn nhiều điều kỳ thú, hấp dẫn du khách bốn phương đến tham quan cảnh đẹp sông nước Đồng Tháp Mười. Nhưng hiện nay nhìn chung ngành du lịch Long An chưa phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có của mình, công tác quản lý kinh doanh còn nhiều hạn chế. Vì những lý do trên, tôi đã chọn đề tài: “Tiềm năng, thực trạng và định hướng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An theo huớng phát triển bền vững” với mong muốn có những đóng góp thiết thực vào việc phát triển du lịch của tỉnh nhà để Long An luôn là điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 2.1. Mục tiêu của đề tài Tiếp cận và lựa chọn phù hợp cơ sở lý luận về đánh giá tài nguyên du lịch và phát triển bền vững. Đánh giá tiềm năng và hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch cho phát triển du lịch tỉnh trong thời gian qua. Đưa ra định hướng và giải pháp khai thác tài nguyên du lịch cho phát triển du lịch theo hướng bền vững. 2.2. Nhiệm vụ của đề tài Sưu tầm bổ sung cơ sở lý luận và thực tiễn về đánh giá tài nguyên du lịch và phát triển bền vững du lịch trên thế giới và Việt Nam. Phân tích, đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch; các nguồn lực kinh tế - xã hội và quá trình khai thác tài nguyên phát triển du lịch tỉnh Long An. Đề xuất phương hướng và giải pháp khai thác, sử dụng hợp lí tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường cho phát triển bền vững du lịch tỉnh Long An. 3. Phạm vi nghiên cứu 3.1. Về nội dung Nội dung nghiên cứu chính của đề tài đi sâu vào tiềm năng, hiện trạng và định hướng phát triển du lịch Long An. Đi vào khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An cho phát triển du lịch bền vững. 3.2. Về không gian Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào việc khai thác tài nguyên phát triển du lịch tỉnh Long An. 4. Lịch sử nghiên cứu Du lịch là một đề tài được nghiên cứu rất nhiều nhưng đề tài “Tiềm năng, thực trạng và định hướng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An theo huớng phát triển bền vững” thì có ít đề tài tiếp cận, mà nếu có thì tiếp cận chưa toàn diện, chưa sâu. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận 5.1.1. Quan điểm tổng hợp Việc áp dụng quan điểm tổng hợp cho phép xem xét các yếu tố, sự kiện trong mối quan hệ tương tác, phát hiện ra quy luật phát triển, các điều kiện, các nhân tố tác động đến sự phát triển du lịch và xác định các tuyến điểm du lịch. Hệ thống lãnh thổ du lịch được xem như là hệ thống xã hội được tạo thành bởi nhiều thành tố tự nhiên, văn hóa, lịch sử, con người,… Có quan hệ mật thiết và gắn bó với nhau một cách hoàn chỉnh. Do vậy, việc nghiên cứu, xác định, đánh giá các nguồn lực du lịch thường được nhìn nhận trong mối quan hệ không gian hay lãnh thổ nhất định để đạt được những giá trị đồng bộ về mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Điểm tuyến du lịch được xem như là một hệ thống mở có mối quan hệ chặt chẽ với các tuyến điểm du lịch tại các lãnh thổ khác và các thành phần khác. 5.1.2. Quan điểm lãnh thổ Đây là quan điểm được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu du lịch. Theo quan điểm này, nghiên cứu một đối tượng cụ thể phải đặt trong mối tương quan với các đối tượng khác, với các yếu tố trong hệ thống cao hơn cũng như thấp hơn. Du lịch là một lãnh thổ gồm nhiều thành phần, tuy có đặc điểm và chức năng riêng nhưng luôn có mối quan hệ qua lại với các hệ thống cũng như phải vận động theo quy luật của toàn hệ thống. Do đó, đề tài luôn quán triệt quan điểm hệ thống lãnh thổ. 5.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh Quan điểm này được thể hiện ở chỗ: chú ý tới khía cạnh địa lí, lịch sử khi xác định các tuyến, điểm du lịch của cả nước nói chung và Long An nói riêng. Phân tích sự hình thành và phát triển các tuyến, điểm du lịch trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể và tính đến phát triển lâu bền. 5.1.4. Quan điểm phát triển bền vững Khi khai thác bất cứ tài nguyên nào để phục vụ cho phát triển du lịch thì người ta phải vạch ra nhiều khía cạnh để vừa khai thác hiệu quả mà vẫn đảm bảo tài nguyên phát triển tốt. Chính vì thế quan điểm bền vững đặt vấn đề chúng ta sử dụng tài nguyên một cách hợp lý mang lại hiệu quả cao và có giá trị lâu dài. 5.2. Phương pháp nghiên cứu 5.2.1. Phương pháp thu thập, xử lí, thống kê số liệu Tiến hành thu thập thông tin, tư liệu từ nhiều nguồn, nhiều lĩnh vực khác nhau để đảm bảo khối lượng thông tin đầy đủ, chính xác đáp ứng cho tổ chức hoạt động du lịch. 5.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa Là phương pháp thu thập trực tiếp số liệu thông tin du lịch trên địa bàn thuộc đối tượng nghiên cứu. Lượng thông tin thu thập được đảm bảo sát với thực tế, có độ tin cậy cao, tạo cơ sở để đề xuất những định hướng phát triển và giải pháp thực hiện hợp lý. 5.2.3. Phương pháp phỏng vấn điều tra Đây là phương pháp thu thập dữ liệu thông qua việc trao đổi với người phụ trách vấn đề cần nghiên cứu. Phương pháp này giúp cho chúng ta có thể hiểu vấn đề một cách cụ thể thông qua các cuộc phỏng vấn. Trước khi phỏng vấn cần chú ý đến một vài vấn đề như: Cần soạn một vài câu hỏi trước khi phỏng vấn. Các câu hỏi cần ngắn gọn xúc tích, không đánh đố người được phỏng vấn. Nên lựa chọn các từ ngữ trong lĩnh vực cần hỏi tránh dùng từ ngữ địa phương. 5.2.4. Phương pháp phân tích, tổ._.ng hợp, đánh giá Sau khi thu thập được các thông tin thì việc xử lý các thông tin như thế nào cho hiệu quả đặt ra cho chúng ta vấn đề lớn. Chính vì vậy phương pháp này giúp cho người nghiên cứu có thể phân tích số liệu một cách chi tiết. Sau khi phân tích được số liệu đã thu thập chúng ta có thể tổng hợp lại vấn đề qua đó có thể đánh giá vấn đề một cách chính xác hơn. 5.2.5. Phương pháp bản đồ, viễn thám và Hệ thông tin địa lí (GIS) Do lãnh thổ nghiên cứu thường có quy mô lớn nên sử dụng bản đồ sẽ giúp chúng ta có một tầm nhìn bao quát. Những nghiên cứu cũng cần được thể hiện thông qua xây dựng bản đồ. 5.2.6. Phương pháp bản đồ có hai chức năng chính Phản ánh những đặc điểm không gian sự phân bố các nguồn tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch, dòng chảy du khách. Là cơ sở để phân tích và phát hiện qui luật hoạt động của hệ thống lãnh thổ du lịch, dựa trên cơ sở đó để xác định phương hướng phát triển và tổ chức không gian du lịch trong tương lai. Hệ thống thông tin địa lí (GIS) là một phương pháp mới giúp cho người nghiên cứu có thể tổng hợp thông tin nghiên cứu bằng việc thể hiện các đối tượng trên thông qua các biểu đồ, bản đồ trong việc đánh giá vấn đề bằng việc số hóa các dữ liệu đã thu thập được. 5.2.7. Phương pháp toán học Phương pháp này đem lại hiệu quả rõ rệt cho viêc nghiên cứu hệ thống lãnh thổ du lịch trong điều kiện hiện nay. Nó làm việc với lượng thông tin rất lớn nhờ máy tính điện tử, rút ngắn thời gian xử lý tư liệu. Phương pháp mẫu thống kê chuyên dùng để nghiên cứu khả năng chọn lọc trong du lịch. Phương pháp phân tích tương quan nhằm xác định tổng hợp các nhân tố và ảnh hưởng của chúng đến việc hình thành hệ thống lãnh thổ nghỉ ngơi du lịch… 6. Cấu trúc của đề tài Cấu trúc luận văn bao gồm 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Phần nội dung của luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận. Chương 2: Tiềm năng, hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An. Chương 3: Định hướng và giải pháp khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An theo hướng phát triển bền vững. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Khái niệm về du lịch Ngày nay, trên phạm vi toàn thế giới, du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hóa - xã hội và hoạt động du lịch đang được phát triển một cách mạnh mẽ, trở thành một ngành kinh tế quan trọng ở nhiều nước trên thế giới. Vì thế mà thuật ngữ “du lịch” đã trở nên rất thông dụng. Nó bắt nguồn từ tiếng Pháp: “Tour” nghĩa là đi vòng quanh, cuộc dạo chơi, còn “Touriste” là người đi dạo chơi. Theo liên hiêp Quốc các tổ chức lữ hành chính thức (International Union Official Travel Organization: IUOTO): “Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với đặc điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống... ” Tại hội nghị Liên Hiệp Quốc về du lịch họp tại Roma - Italia (21/8 - 5/9/1963), các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”. Theo (I.I.Pirogionic, 1985) thì: “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển về thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa”. 1.2. Khái niệm về tài nguyên du lịch Du lịch là một trong những ngành có sự định hướng tài nguyên rõ rệt. Tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ của ngành du lịch, đến việc hình thành, chuyên môn hóa các vùng du lịch và hiệu quả kinh tế của hoạt động dịch vụ. Tài nguyên du lịch bao gồm các thành phần và những kết hợp khác nhau của cảnh quan tự nhiên cùng cảnh quan nhân văn (văn hóa) có thể được sử dụng cho dịch vụ du lịch và thỏa mãn nhu cầu về chữa bệnh, nghỉ ngơi, tham quan hay du lịch. Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên và văn hóa – lịch sử cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phục và phát triển thể lực và trí lực của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ, những tài nguyên này được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp, cho việc sản xuất dịch vụ du lịch. 1.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên (TNDLTN) 1.2.1.1 Khái niệm Tài nguyên tự nhiên là các đối tượng và hiện tượng trong môi trường tự nhiên bao quanh chúng ta. TNDLTN là tổng thể tự nhiên các thành phần của nó có thể góp phần khôi phục và phát triển thể lực, trí tuệ con người, khả năng lao động và sức khoẻ của họ và được lôi cuốn vào phục vụ cho nhu cầu cũng như sản xuất dịch vụ du lịch. Trong chuyến du lịch, người ta thường tìm đến những nơi có phong cảnh đẹp. Phong cảnh theo một nghĩa nào đó được hiểu là một khái niệm tổng hợp liên quan đến tài nguyên du lịch. Căn cứ vào mức độ biến đổi của phong cảnh do con người tạo nên, có thể chia nó làm 4 loại: - Phong cảnh nguyên sinh (thực tế rất ít gặp trên thế giới) - Phong cảnh tự nhiên, trong đó thiên nhiên bị thay đổi tương đối ít bởi con người. - Phong cảnh nhân tạo (văn hoá), trước hết nó là những yếu tố do con người tạo ra. - Phong cảnh suy biến (loại phong cảnh bị thoái hoá khi có những thay đổi không có lợi đối với môi trường tự nhiên). Các thành phần của tự nhiên với tư cách là TNDL có tác động mạnh nhất đến hoạt động du lịch là: địa hình, nguồn nước và thực - động vật. 1.2.1.2. Các loại tài nguyên du lịch tự nhiên Địa hình Là một thành phần quan trọng của tự nhiên là nơi diễn ra mọi hoạt động của con người. Trong chừng mực nhất định, mọi hoạt động sống của con người trên lãnh thổ phụ thuộc địa hình. Đối với hoạt động du lịch, điều quan trọng nhất là đặc điểm của hình thái địa hình sẽ tạo nền cho phong cảnh. Khí hậu Khí hậu là thành phần quan trọng của môi trường tự nhiên đối với du lịch. Trong các chỉ tiêu khí hậu, đáng chú ý là hai chỉ tiêu chính : nhiệt độ và độ ẩm. Ngoài ra còn một số yếu tố khác như: gió, lượng mưa, thành phần lý hóa của không khí, áp suất khí quyển, ánh nắng mặt trời và các hiện tượng thời tiết đặc biệt khác. Nhân tố khí hậu góp phần tạo nên tính mùa trong hoạt động du lịch và có ảnh hưởng không nhỏ đến việc khai thác tại các điểm du lịch. Tài nguyên nước Đối với hoạt động du lịch, nước cũng được xem như một dạng tài nguyên quan trọng. Nhiều loại hình du lịch gắn bó với đối tượng nước: Tài nguyên nước bao gồm nước chảy trên mặt và nước ngầm. Đối với du lịch nước trên mặt có ý nghĩa rất lớn. Tuy nhiên nguồn nước ngầm cũng có vai trò quan trọng không kém đó là nguồn nước khoáng có giá trị du lịch an dưỡng và chữa bệnh. Tài nguyên thực, động vật Thực và động vật có giá trị tạo nên phong cảnh làm cho thiên nhiên sinh động và đẹp hơn. Các khu bảo tồn với đối tượng là các loài thực động vật có sức hấp dẫn lớn đối với khách du lịch. Đây cũng là cơ sở để phát triển các loại hình du lịch như: sinh thái, tham quan, nghiên cứu khoa học,... 1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn 1.2.2.1 Khái niệm Tài nguyên du lịch nhân văn là các đối tượng và hiện tượng do con người tạo ra, được sử dụng dưới hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp phục vụ các hoạt động du lịch. 1.2.2.2. Các loại tài nguyên du lịch nhân văn Tài nguyên du lịch nhân văn rất phong phú và đa dạng, nhưng quan trọng nhất là các di tích (lịch sử, văn hóa, kiến trúc, cách mạng), các lễ hội, các làng nghề, các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học, các hoạt động kinh tế, văn hóa, thể thao,... Các di tích lịch sử, văn hóa Di tích lịch sử - văn hóa là những không gian vật chất cụ thể, khách quan, trong đó chứa đựng các giá trị điển hình lịch sử, do tập thể cá nhân con người hoạt động sáng tạo ra trong lịch sử để lại. Di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được phân chia thành : - Di tích văn hóa khảo cổ. - Di tích lịch sử. - Di tích văn hóa nghệ thuật. - Danh lam thắng cảnh. Lễ hội Lễ hội là loại hình sinh hoạt văn hóa tổng hợp hết sức đa dạng và phong phú, là một kiểu sinh hoạt tập thể của nhân dân sau thời gian lao động mệt nhọc, hoặc là một dịp để con người hướng về sự kiện lịch sử trọng đại: Ngưỡng mộ tổ tiên, ôn lại truyền thống, hoặc là để giải quyết những lo âu, những khao khát, ước mơ mà cuộc sống thực tại chưa giải quyết được. Lễ hội tạo nên “Tấm thảm muôn màu”. Mọi sự ở đó đều đan quyện vào nhau, thiêng liêng và trần tục, nghi lễ và hồn hậu, truyền thống và phóng khoáng, trí tuệ và bản năng, cô đơn và đoàn kết,...Các lễ hội cũng tạo nên một môi trường mới, huyền diệu, giúp cho người tham dự có điều kiện tiếp xúc với bí ẩn của nguồn khởi mọi sinh vật sống. Lễ hội dân tộc trở thành dịp con người hành hương về với cội nguồn. Chính vì vậy lễ hội có ý nghĩa lớn trong hoạt động kinh doanh du lịch. Dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc Mỗi dân tộc có những điều kiện sống, những đặc điểm văn hóa, phong tục tập quán, hoạt động sản xuất mang những sắc thái riêng của mình và có địa bàn cư trú nhất định. Những đặc thù của từng dân tộc có sức hấp dẫn riêng đối với khách du lịch. Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học có thể khai thác phục vụ du lịch là các tập tục lạ về cư trú, về kiến trúc cổ, các nét truyền thống trong quy hoạch cư trú và xây dựng, trang phục dân tộc. Hệ thống bảo tàng và các sự kiện Hệ thống bảo tàng và các sự kiện lịch sử của địa phương là những giá trị nhân văn của vùng. Các bảo tàng chứa đựng các giá trị tinh thần của dân tộc, nơi tồn tại những phẩm chất cao đẹp của nhân dân địa phương trong công cuộc khai hoang lập ấp và chống giặc ngoại xâm. Các sự kiện là một minh chứng về các truyền thống tồn tại hàng trăm năm gắn liền với công cuộc dựng nước và giữ nước, mà còn mang những giá trị nhân văn cho thế hệ sau noi gương. 1.3. Phương pháp đánh giá tài nguyên du lịch 1.3.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên 1.3.1.1. Phương pháp đánh giá Xác định khả năng thuận lợi: Khả năng thuận lợi được đánh giá theo 4 mức độ sau: Rất thuận lợi. Thuận lợi. Tương đối thuận lợi. Không thuận lợi. Khả năng khai thác loại hình du lịch, qui mô hoạt động: hiện nay chỉ mang tính chất vùng và địa phương. 1.3.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá Tính hấp dẫn: là yếu tố có tính tổng hợp và thường được xác định bằng vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên, sự đa dạng của địa hình, sự thích hợp của khí hậu đối với sức khỏe của du khách, sự đặc sắc và độc đáo của các hiện tượng và di tích tự nhiên, qui mô về lãnh thổ của điểm tài nguyên du lịch. Tính hấp dẫn được chia thành 4 mức sau: Rất hấp dẫn Khá hấp dẫn Trung bình Kém Tính an toàn: Là một chỉ tiêu thu hút khách, đảm bảo về sự an toàn sinh thái và an toàn xã hội, được xác định bởi sự ổn định và cân bằng các hệ sinh thái, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tính an toàn được chia làm 4 mức độ: Rất an toàn Khá an toàn Trung bình Kém Cơ sở vật chất - kỹ thuật và cơ sở hạ tầng: Có ý nghĩa đến hoạt động du lịch. Thiếu cơ sở vật chất – kỹ thuật và cơ sở hạ tầng thì tài nguyên có hấp dẫn, độc đáo đến đâu cũng vẫn chỉ tồn tại ở dạng tiềm năng, không thể khai thác cho hoạt động du lịch. Tính bền vững: Tính bền vững của môi trường thiên nhiên nói lên khả năng bền vững của các thành phần và bộ phận tự nhiên trước áp lực của hoạt động du lịch và các hiện tượng thiên tai. Tính thời vụ: Tính thời vụ tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến khai thác, đầu tư qui hoạch, hoạt động du lịch. Tính liên kết: Mức độ liên kết các điểm du lịch thành tuyến thuận lợi. Sức chứa du khách: Sức chứa du khách là tổng sức chứa lượng khách tại một điểm tài nguyên du lịch cho một đoàn du khách đến trong một ngày hoạt động. Bảng 1.1: Sức thu hút du khách Chỉ tiêu Hệ số Điểm đánh giá Tính hấp dẫn Cơ sở vật chất - kỹ thuật và cơ sở hạ tầng Tính an toàn 3 2 1 4, 3, 2, 1 4, 3, 2, 1 4, 3, 2, 1 Kết quả Loại A 18 - 24 75 - 100% Loại B Loại C 12 - 17 6 - 11 50 - 74% 25 - 49% Loại A: Điểm tài nguyên có thể thu hút khách quốc tế và nội địa. Loại B: Điểm tài nguyên có khả năng thu hút khách nội địa. Loại C: Điểm tài nguyên có khả năng thu hút khách tại địa phương. Bảng 1.2: Quản lý du khách Chỉ tiêu Hệ số Điểm đánh giá Tính bền vững Tính liên kết Tính thời vụ Tính an toàn 3 3 2 1 4 3 2 1 4 3 2 1 4 3 2 1 4 3 2 1 Kết quả % so với điểm tuyệt đối Loại A Loại B Loại C 17 - 36 18 - 26 9 - 17 78 - 100% 50 - 77% 25 - 49% Loại A: Chỉ cần đầu tư ít trong quản lý và khai thác. Loại B: Cần đầu tư nhiều. Loại C: Cần đầu tư rất nhiều. 1.3.2. Tài nguyên du lịch nhân văn 1.3.2.1.Các chỉ tiêu đánh giá mức độ tập trung di tích theo lãnh thổ: Mật độ di tích: Là chỉ tiêu phản ánh số lượng di tích các loại trên một đơn vị diện tích và được xem là chỉ tiêu quan trọng nhất về mặt số lượng. Mật độ di tích của lãnh thổ càng cao thì lãnh thổ đó càng có điều kiện để phát triển du lịch. Tuy nhiên, chỉ tiêu này chỉ mang ý nghĩa tương đối, nó phụ thuộc vào chất lượng của các di tích. Số lượng di tích: Là chỉ tiêu phụ thể hiện số lượng (tuyệt đối) của di tích có trên một lãnh thổ. Nếu sự phân bố của các di tích quá thưa thì giá trị sử dụng có hạn chế, ngược lại, số di tích tương đối ít nhưng phân bố tập trung thì giá trị sử dụng của chúng cho phát triển du lịch cao hơn. 1.3.2.2. Các chỉ tiêu thể hiện chất lượng di tích: Số di tích được xếp hạng: Là một chỉ tiêu quan trọng thể hiện chất lượng của di tích. Chất lượng của di tích lịch sử - văn hóa có giá trị rất lớn đối với thiết kế các điểm, tuyến du lịch văn hóa – lịch sử. Số di tích đặc biệt quan trọng: Là chỉ tiêu phụ phản ánh chất lượng của di tích. 1.4. Các loại hình du lịch 1.4.1. Du lịch sinh thái (Ecotourism) “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”. Một định nghĩa khác của GS – TSKH Lê Huy Bá như sau: “DLST là một loại hình du lịch lấy các hệ sinh thái đặc thù, tự nhiên làm đối tượng phục vụ cho những khách du lịch yêu thiên nhiên, du ngoạn, thưởng thức những cảnh quan hay nghiên cứu về các hệ sinh thái. Đó cũng là hình thức kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế du lịch với giới thiệu về những cảnh đẹp của quốc gia cũng như giáo dục, tuyên truyền và bảo vệ, phát triển môi trường và tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững”. Du lịch sinh thái có thể còn được hiểu dưới những tên gọi khác nhau : Du lịch thiên nhiên (Nature Tourism) Du lịch dựa vào thiên nhiên (Nature – Based Tourism) Du lịch môi trường (Environmental Tourism) Du lịch đặc thù (Particular Tourism) Du lịch xanh (Green Tourism) Du lịch thám hiểm (Adventure Tourism) Du lịch bản xứ (Indigenous Tourism) Du lịch có trách nhiệm (Responsible Tourism) Du lịch nhạy cảm (Sensitized Tourism) Du lịch nhà tranh (Cottage Tourism) Du lịch bền vững (Sustainable Tourism) 1.4.1.1. Khái niệm về tài nguyên du lịch sinh thái a. Định nghĩa Tài nguyên du lịch sinh thái theo nghĩa rộng, bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, năng lượng và thông tin có trên Trái đất và trong không gian vũ trụ mà con người có thể sử dụng để phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình. Tài nguyên du lịch sinh thái là các thành phần và các tổng thể tổng hợp tài nguyên, các giá trị văn hóa bản địa gắn với một hệ sinh thái cụ thể được khai thác, sử dụng để tạo ra sản phẩm du lịch sinh thái. b. Đặc điểm của tài nguyên du lịch sinh thái Tài nguyên DLST bao gồm tài nguyên đã và đang khai thác và tài nguyên mà triển vọng là sẽ khai thác. Phụ thuộc vào: Khả năng nghiên cứu, phát hiện và đánh giá các tiềm năng của tài nguyên. Mức độ yêu cầu để phát triển sản phẩm DLST nhằm thõa mãn nhu cầu ngày càng đa dạng và càng cao của du khách. Khả năng tiếp cận để khai thác các tiềm năng của tài nguyên DLST. Trình độ tổ chức quản lý đối với việc khai thác tài nguyên DLST, đối với những khu vực có tính đa dạng sinh học cao, các hệ sinh thái đặc thù, đặc hữu, quý hiếm. Tài nguyên DLST có các đặc điểm sau: Tài nguyên DLST rất phong phú và đa dạng bao gồm những hệ sinh thái tự nhiên đặc thù (những nơi có tính đa dạng sinh học cao - có nhiều loài đặc trưng đặc hữu, quý hiếm), các hệ sinh thái nông nghiệp (vườn cây ăn trái, vườn hoa kiểng,…), các giá trị văn hóa bản địa (phương thức canh tác, sinh hoạt truyền thống,…) Tài nguyên DLST thường nhạy cảm với các tác động, đặc biệt là tác động của con người. Bất kỳ tác động nhỏ nào làm thay đổi đến tính chất của tự nhiên thì cũng một phần ảnh hưởng đến hệ sinh thái thậm chí làm mất đi hệ sinh thái đó. Tài nguyên DLST có một thời gian khai thác khác nhau, không đồng nhất. Có loại tài nguyên DLST khai thác được quanh năm nhưng cũng có loại tài nguyên DLST chỉ khai thác theo thời vụ. Mức độ khai thác phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu,… Để khai thác hiệu quả tài nguyên DLST thì các nhà quản lý, điều hành cần nghiên cứu tính mùa của các loại tài nguyên để đưa ra các giải pháp thích hợp. Tài nguyên DLST thường nằm cách xa khu dân cư và được khai thác tại chỗ để tạo ra sản phẩm du lịch. Phần lớn tài nguyên DLST nằm ở các Vườn Quốc Gia, khu bảo tồn tự nhiên, hoặc những nơi có sự quản lý chặt chẽ, được khai thác nhằm tạo ra sản phẩm du lịch thỏa mãn nhu cầu tham quan của du khách. Nhưng để khai thác có hiệu quả tài nguyên DLST cần đầu tư tốt cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất (đặc biệt là giao thông vận tải). Tài nguyên DLST có khả năng tái tạo và sử dụng lâu dài, nhiều lần nếu tuân thủ đúng các nguyên tắc bảo tồn sự đa dạng sinh thái và đa dạng sinh học. 1.4.1.2. Các loại hình du lịch sinh thái Miệt vườn: Là một dạng đặc biệt của Hệ Sinh Thái nông nghiệp, chuyên canh trồng cây ăn quả, hoa, cây cảnh với nét đặc sắc của văn minh miệt vườn tạo lự hấp dẫn du khách. Vườn tược ở miền Tây Nam Bộ được tập trung lại với nhau thành không gian rộng lớn với những vườn cây trái xanh mướt quanh năm trĩu quả. Vườn cây ăn quả ở đây tập trung hầu hết các loại cây trái đặc trưng như: sầu riêng, nhãn lồng, bình bát, bồ hòn, me, vú sữa, xoài,… Sân chim: Đây là nơi cư trú hoặc di cư của nhiều loài chim quý hiếm. Là nơi tụ tập nhiều loài cùng sinh sống trong khoảng không gian nhất định như: chim, cá, ếch nhái, bò sát và một số động vật khác cùng sống chung trong một quần thể đa dạng, thể hiện tính đa dạng sinh học cao. Cảnh quan tự nhiên: Là sự kết hợp tổng thể các thành phần tự nhiên, trong đó địa hình, lớp phủ thực vật và sông nước đóng vai trò quan trọng để tạo nên yếu tố thẩm mỹ hấp dẫn khách du lịch. Văn hóa bản địa: Ở Việt Nam, cùng với sự phát triển của 54 dân tộc, từ lâu đã hình thành những khu vực cư trú truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác gắn với các vùng sinh thai khác nhau, trải qua các quá trình: thích nghi - tồn tại - phát triển với những kiến thức, văn hóa bản địa đặc trưng có giá trị truyền thống. Các giá trị văn hóa bản địa này để đưa vào nội dung các chương trình du lịch sinh thái ở từng vùng sinh học khác nhau được xem là một bộ phận sinh học khác nhau được xem là một bộ phận sinh học hữu cơ không tách rời của du lịch sinh thái, hoàn toàn không lẫn với du lịch văn hóa. Các giá trị văn hóa bản địa thường được khai thác phục vụ cho du lịch sinh thái bao gồm: Kiến thức canh tác, khai thác, bảo tồn và sử dụng các loài sinh vật phục vụ cuộc sống của cộng đồng. Đặc điểm sinh hoạt văn hóa với các lễ hội truyền thống. Kiến thức dân gian, công trình gắn với các truyền thuyết, đặc điểm tự nhiên của khu vực. Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ gắn liền với cuộc sống cộng đồng. Các di tích lịch sử văn hóa, khảo cổ gắn liền với lịch sử phát triển, tín ngưỡng của cộng đồng. 1.4.1.3. Các đặc trưng du lịch sinh thái DLST là bao gồm tất cả những hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, mục đích chính của du khách là tham quan tìm hiểu thiên nhiên cũng như các giá trị văn hóa truyền thống. Đây là loại hình du lịch có lợi cho sinh thái, ít có tác động tiêu cực đến sự tồn tại và phát triển của hệ sinh thái, nơi diễn ra các hoạt động du lịch, có lợi cho môi trường và có tính bền vững đến hệ sinh thái. DLST bao gồm những hoạt động giáo dục và diễn giải môi trường. Giáo dục du khách, cộng đồng đại phương, các cơ sở kinh doanh du lịch và cả hướng dẫn viên về sự cần thiết về bảo vệ và gìn giữ môi trường, tránh những tác động làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái. DLST hạn chế đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực đến môi trường tài nguyên và nhân văn. Các hoạt động kinh doanh du lịch và cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kĩ thuật phải được thiết kế, tổ chức phù hợp với điều kiện cho phép của môi trường vì điều kiện của môi trường thay đổi theo thời gian và không gian. Do vậy các hoạt động du lịch phải phát triển sao cho phù hợp với đặc điểm của từng vùng, từng khu vực, tránh tác động xấu đến môi trường tự nhiên và nhân văn. DLST có thể hỗ trợ cho nỗ lực bảo tồn tự nhiên, đem lại lợi ích cho cộng đồng địa phương, tạo cơ hội giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân quanh vùng. Bên cạnh đó cũng tăng cường nhận thức cho du khách và cộng đồng địa phương về sự cần thiết bảo vệ tài nguyên nhân văn và văn hóa. DLST là một dạng của hoạt động du lịch, nó bao gồm những đặc trưng cơ bản của du lịch nói chung: Tính đa ngành: Đa dạng nguồn nhân lực: sự hấp dẫn về cảnh quan thiên nhiên, các giá trị văn hóa lịch sử, cơ sở vật chất, hạ tầng kĩ thuật và các dịch vụ kèm theo (các yếu tố đầu vào). Thu nhập du lịch đưa lại nguồn thu cho nhiều ngành khác nhau như: điện năng, nước, nông sản, hàng hóa,…(các yếu tố đầu ra). Tính đa thành phần: Bao gồm nhiều thành phần khác nhau tham gia vào hoạt động du lịch như: khách du lịch, cán bộ công nhân viên du lịch, cộng đồng địa phương, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ, các tổ chức tư nhân,… Tính đa dạng mục tiêu: Đem lại hiệu quả về nhiều mặt như: bảo tồn thiên nhiên, văn hóa, lịch sử. Bên cạnh đó còn đem lại lợi ích về vật chất và tinh thần cho du khách, người dân và những lao động làm việc trong ngành du lịch, nâng cao ý thức du lịch cho mọi thành viên trong xã hội. Tính bền vững: Thể hiện sự thiết kế các điểm, tuyến du lịch liên tỉnh, liên vùng, liên kết quốc tế, tạo ra các tour du lịch hấp dẫn thu hút du khách trong và ngoài nước. Tính thời vụ: Thể hiện sự phụ thuộc của sự biến thiên lượng cung cầu du lịch vào tính mùa của thời tiết, khí hậu. Tính xã hội: Mọi thành phần trong xã hội đều tham gia vào hoạt động du lịch dù trực tiếp hay gián tiếp. Tính giáo dục với môi trường: DLST được xem là chiếc chìa khóa nhằm cân bằng giữa mục tiêu phát triển du lịch với việc bảo vệ môi trường. Góp phần bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên duy trì tính đa dạng sinh học. Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương vì đây là lực lượng có tác động lớn trong việc bảo vệ các nguồn tài nguyên và môi trường, góp phần nâng cao nhận thức và làm tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương. 1.4.1.4. Các nguyên tắc phát triển du lịch sinh thái Trong hoạt động kinh doanh du lịch – môi trường có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả và chất lượng kinh doanh và mức độ thỏa mãn của du khách. Môi trường du lịch được hiểu là toàn bộ điều kiện tự nhiên, xã hội và cả con người. Sinh vật xung quanh ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới tâm lý và hoạt động của du khách. DLST là một trong những loại hình du lịch hiện nay đang được du khách quan tâm. Các nhà Tâm lý học du lịch đã dự báo thế kỷ XXI là thế kỷ của du lịch sinh thái. Vì thế cần có những nguyên tắc phát triển bền vững DLST là một cách phù hợp để bảo tồn và phát triển loại hình du lịch này trong tương lai. Nguyên tắc 1: Hoạt động giáo dục và diễn giải. Du lịch sinh thái cũng tiềm ẩn những tác động tiêu cực đối với môi trường sinh thái. Bảo vệ môi trường sinh thái là một trong những nguyên tắc cơ bản. Có hoạt động giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về môi trường, qua đó tạo ý thức vào việc tham gia bảo tồn tài nguyên du lịch. DLST khác với các loại hình du lịch khác ở chỗ : Trước khi đi du lịch thì du khách đã có sự hiểu biết về các giá trị của môi trường tự nhiên, đặc điểm sinh thái, văn hóa bản địa. Thể hiện sự nỗ lực tích cực trong việc bảo tồn tài nguyên môi trường. Nguyên tắc 2: Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái. Đây là hoạt động cơ bản của hoạt động DLST, bảo vệ và quản lý chặt chẽ hoạt động DLST để giảm thiểu tác động tích cực đến môi trường và tăng cường các giải pháp bảo vệ môi trường nhằm đảm bảo sự đa dạng về sinh thái, đa dạng sinh học. Với mục tiêu là phát triển DLST và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường DLST. Để làm được cần có những cơ quan quản lý về hoạt động du lịch như : Cấp độ vĩ mô: Bộ Tài nguyên & Môi trường, Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn. Cấp độ trung gian, tỉnh, thành phố: Sở Tài nguyên & môi trường, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch. Cấp độ vi mô: BQL các Vườn quốc gia, các Khu bảo tồn tự nhiên, doanh nghiệp khai thác du lịch. Nguyên tắc 3: Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng. Đây là bộ phận gắn bó hữu cơ với giá trị môi trường của hệ sinh thái ở một khu vực cụ thể. Trong việc phát triển DLST cần đảm bảo tính đa dạng về văn hóa (văn hóa truyền thống, văn hóa bản địa, văn hóa tín ngưỡng, văn hóa ẩm thực, lễ hội) Nguyên tắc 4: Tạo việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng. Tạo cơ hội giải quyết việc làm, gia tăng lợi ích cho cộng đồng địa phương. Tích cực đào tạo tuyển dụng nguồn nhân lực địa phương làm việc tại các cơ sở du lịch. Cần huy động tối đa sự tham gia của địa phương về các lĩnh vực, đặc biệt là sử dụng nguồn lao động truyền thống tham gia tạo ra và cung ứng sản phẩm du lịch. Phần lợi nhuận của cộng đồng địa phương ngoài việc sử dụng cho đời sống hàng ngày còn được sử dụng vào việc cải thiện môi trường sống. Cộng đồng địa phương trở thành người chủ thực sự, người bảo vệ hiệu quả nhất những giá trị tự nhiên, nhân văn của nơi hoạt động DLST. 1.4.2. Du lịch văn hóa “Du lịch văn hóa là loại hình du lịch mà du khách muốn được thẩm nhận bề dày văn hóa của một nước, một vùng thông qua các di tích lịch sử, văn hóa, những phong tục tập quán còn hiện diện”. Du lịch văn hóa mang lại những giá trị về sự hiểu biết của con người về các phong tục tập quán của các địa phương các vùng miền. Nâng cao tầm hiểu biết của con người trong hoạt động sống và học tập. 1.4.3. Du lịch MICE ( du lịch công vụ ) Du lịch MICE là loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, du lịch khen thưởng của các công ty cho nhân viên, đối tác. MICE - viết tắt của Meeting (hội họp), Incentive (khen thưởng), Convention (hội nghị, hội thảo) và Exhibition (triển lãm). Tên đầy đủ tiếng Anh là Meeting Incentive Conference Event. Bởi vậy các đoàn khách MICE thường rất đông (vài trăm khách) và đặc biệt mức chi tiêu cao hơn khách đi tour bình thường (do Ban tổ chức các hội nghị quốc tế bao giờ cũng đặt phòng cho khách ở khách sạn 4 - 5 sao, dịch vụ cao, tour sau hội nghị phải thiết kế chuyên biệt theo yêu cầu…). MICE hiện là loại hình du lịch mang lại nguồn thu rất lớn cho ngành du lịch ở các nước. Đối với Việt Nam loại hình du lịch này đã được các công ty trong ngành du lịch khai thác từ nhiều năm nay, bước đầu đã có kết quả khả quan. Khai thác thị trường MICE là một trong những mục tiêu của chiến lược phát triển ngành du lịch Việt Nam. MICE là loại hình du lịch rất nhiều nước đẩy mạnh phát triển, vì giá trị của loại dịch vụ này lớn hơn rất nhiều so với du lịch cá nhân hay du lịch nhóm. Kỳ thật, MICE không phải là loại sản phẩm du lịch mới, nó phát triển qua nhiều giai đoạn, theo nhận thức khác nhau của những người làm du lịch. Ngày nay, MICE được xem là sản phẩm du lịch tổng hợp của những sản phẩm du lịch đơn lẻ kết hợp với sự tổ chức và hạ tầng cơ sở nhất định. Hội họp, cho dù ở lĩnh vực kinh tế, thể thao, văn hóa, chính trị... đều có thể mang lại giá trị du lịch cho một vùng. Ví dụ SEA Games, hay festival Huế... là những sự kiện Meeting, mang lại cơ hội kinh doanh cho ngành du lịch, và tất nhiên cho nhiều ngành khác. Sự kiện thể thao hoặc lễ hội này thu hút nhiều khách trong nước và quốc tế đến tham gia và cổ vũ. Incentive (khen thưởng) có tính chất như Meeting, nhưng những cuộc hội họp lại do một công ty hay một tập thể nào đó tổ chức để khen thưởng nhân viên. Vừa hội họp vừa vui chơi, tức phát sinh nhu cầu tham quan du lịch và thưởng ngoạn. Còn để khen thưởng khách hàng hay đại lý thì các công ty tổ chức các hội nghị, hội thảo (convention hay conference). Ngoài ra, convention/conference (hội nghị, hội thảo) còn là những diễn đàn quốc tế, mà những đại biểu tham dự là đối tượng khách của ngành du lịch. Trong khi đó, Exhibition (triển lãm) thì liên quan nhiều đến các hội chợ hay triển lãm quốc tế, mà thành phần là những nhóm DN hoặc từng DN riêng lẻ, lại cũng chính là khách hàng tiềm năng của các công ty du lịch. 1.5. Sản phẩm du lịch 1.5.1. Khái niệm sản phẩm du lịch Sản phẩm du lịch là sự kết hợp hàng hóa và dịch vụ trên cơ sở khai thác hợp lí tài nguyên du lịch nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của du khách trong hoạt động du lịch. Sản phẩm du lịch = Tài nguyên du lịch + Hàng hóa và dịch vụ du lịch. Sản phẩm du lịch là một nét đặc trưng riêng cho từng vùng miền. Mỗi địa điểm điều có một sản phẩm riêng của mình, chính vì vậy trong quá trình phát triển du lịch phải làm ra những sản phẩm mang đậm đà bản sắc riêng cho bản thân riêng của mình. 1.5.2. Cơ cấu sản phẩm du lịch 1.5.2.1. Những thành phần tạo lực hút Bao gồm các điểm._. thu hút khách đến tham quan. Cử nhân viên tham quan học hỏi các vùng lân cận về việc quảng cáo và tiếp thị các điểm du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng đến quần chúng nhân dân ra sao. Đưa các hình ảnh về các điểm du lịch trên các mạng xã hội cho người dân có thể tham khảo trong quá trình lựa chọn địa điểm du lịch. Thành lập các trang web để đăng tải các thông tin về các địa điểm du lịch trên địa bàn tỉnh và các hoạt động du lịch diễn ra của tỉnh trong thời gian tới. Đẩy mạnh việc tiếp thị du lịch của địa phương trên các diễn đàn trong các cuộc hội thảo về du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tăng cường việc hợp tác và giao lưu giữa các địa phương trong lĩnh vực du lịch. 3.3.7. Giải pháp về công tác quản lí du lịch Kiện toàn công tác tổ chức của ngành, sắp xếp luân chuyển cán bộ công chức của Sở và của các doanh nghiệp theo phân cấp quản lý chuyên ngành đủ mạnh để phát huy sức mạnh toàn ngành đưa hoạt động du lịch phát triển. Phát huy vai trò quản lý nhà nước về lãnh vực du lịch đối với tất cả đối tượng, thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động kinh doanh du lịch và dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố, ngành du lịch tăng cường phối hợp các cấp, các ngành để tạo sự chuyển biến đồng bộ trong hoạt động du lịch. Tiếp tục cải cách hành chính tạo thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển du lịch theo cơ chế một cửa. Phối hợp với các ngành chức năng tăng cường phòng chống tệ nạn xã hội, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho du khách và bảo vệ môi trường du lịch trên địa bàn. Sắp xếp ổn định tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, đẩy mạnh tin học hóa trong hoạt động quản lý du lịch, giải quyết kịp thời khó khăn vướng mắc của các doanh nghiệp du lịch, tạo sự gắn bó, hợp tác vì mục tiêu phát triển du lịch. Phát huy và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo phát triển du lịch. Để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố, cần thành lập các cơ quan chuyên trách phát triển du lịch tại các địa bàn trọng điểm du lịch như khu vực Cần Đước, Đức Hòa,... Tổ chức lấy ý kiến đông đảo công chức trong ngành và nhân dân để xây dựng hình ảnh biểu trưng của du lịch Long An, phối hợp với các ngành liên quan đề xuất, xây dựng biểu tượng thành phố. 3.4. Các kiến nghị 3.4.1. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Long An Đề nghị Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng sớm triển khai thực hiện các dự án, đề án và hoàn chỉnh theo kế hoạch về xây dựng cơ sở hạ tầng nhất là các hạng mục công trình phục vụ nhu cầu khách tham quan, đó là những tiền đề thu hút đầu tư tiếp theo của các doanh nghiệp. Đề nghị tỉnh mở lớp đào tạo các cán bộ quản lý du lịch và các cán bộ nghiệp vụ các loại hình chuyên ngành du lịch để kịp thời đổi mới nâng cao hình thức kinh doanh phục vụ chuyên nghiệp. Kiến nghị Trung ương, UBND tỉnh sớm cho phép Long An có cửa khẩu quốc tế đường bộ nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vận tải khách quốc tế và hàng hóa được thuận tiện. Cần đẩy mạnh khuyến khích người dân địa phương tham gia vào hoạt động du lịch. Tuyên truyền giáo dục người dân có ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường và bảo vệ tài nguyên du lịch. Tạo điều kiện cho người dân hiểu hơn về tầm quan trọng của du lịch và vai trò của du lịch trong sự phát triển kinh tế của địa phương. 3.4.2. Đối với Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Long An Đổi mới công tác quản lý và tổ chức đào tạo các nguồn nhân lực du lịch; đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo theo chuẩn hóa quốc gia cho ngành du lịch; gắn lý thuyết với thực hành, đào tạo với nghiên cứu để nâng cao chất lượng giảng dạy và trình độ đội ngũ cán bộ giảng dạy. Đề nghị Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch sớm hoàn chỉnh quy hoạch khu du lịch đã tiến hành nhiều năm qua như khu du lịch làng Nổi Tân Lập, và chuẩn bị cho các dự án tiếp theo như Đồn Rạch Cát, nhanh chóng đưa vào hoạt động thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Nhanh chóng hoàn thành các dự án mới đã và đang triển khai trên địa bàn tỉnh Long An như khu du lịch Khang Thông (Happy Land) trên địa bàn huyện Bến Lức. 3.4.3. Đối với Sở Kế Hoạch Đầu Tư : Cần nhanh chóng đầu tư các điểm du lịch tự nhiên thuộc khu vực Đồng Tháp Mười, cùng với việc nâng cấp lại các điểm di tích lịch sử, cũng như hoàn thiện các cơ sở hạn tầng tại các điểm tham quan. Tiếp tục nghiên cứu và khảo sát các địa điểm để mời gọi các nhà đầu tư tham gia vào khai thác tài nguyên du lịch trên địa bàn của tỉnh trong thời gian tới. 3.4.4. Đối với Trung Tâm xúc tiến du lịch Cần đẩy mạnh việc xây dựng kế hoạch quảng bá, giới thiệu các sản phẩm du lịch trên địa bàn tỉnh Long An. Nhanh chóng khảo xác các điểm tham quan du lịch để nhanh chóng đề trình lên Ủy ban để có chiến lược bảo tồn và giữ gìn các giá trị văn hóa. 3.4.5. Kiến nghị Tổng cục Du lịch: Sớm tiến hành qui hoạch tổng thể phát triển du lịch ĐBSCL thuộc vùng du lịch trọng điểm Nam bộ để phát huy tiềm năng và thế mạnh của từng địa phương, hình thành sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng để tạo sức hấp dẫn thu hút khách. Xác định vị trí quan trọng của Long An – Trung tâm tiểu vùng du lịch Tây Nam Bộ trong chiến lược phát triển du lịch ĐBSCL và cả nước. Từ đó có kế hoạch hỗ trợ về vốn đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch theo chương trình mục tiêu, hỗ trợ kinh phí tuyên truyền quảng bá xúc tiến du lịch và đào tạo nguồn nhân lực bậc cao ở nước ngoài. PHẦN KẾT LUẬN Long An là tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, tiếp giáp với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Tây Ninh, Tiền Giang, Đồng Tháp là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Long An là nơi thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế và dịch vụ, có hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy nối liền các tỉnh miền Đông và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, có gần 137km đường biên giới giáp với nước láng giềng Campuchia, có 2 cửa khẩu quốc gia và một số cửa khẩu phụ. Trong quy hoạch tổng thể của ngành du lịch Việt Nam xác định Long An là một điểm du lịch sinh thái quan trọng của Á vùng du lịch Nam Bộ . Long An có gần 20 di tích tiền sử và gần 100 di tích văn hóa Óc Eo, trên 40 di tích lịch sử cách mạng, nhiều công trình kiến trúc cổ như: cụm di tích khảo cổ Bình Tả, An Sơn (Đức Hòa), Cổ Sơn Tự, Ô Gò Chùa (Vĩnh Hưng), nhóm di tích lịch sử văn hóa được chú ý như chùa Tôn Thạnh, nơi tưởng niệm nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu, lăng mộ Nguyễn Huỳnh Đức, đền thờ Nguyễn Trung Trực, Đồn Rạch Cát, di tích kiến trúc nghệ thuật nổi tiếng như nhà ông Cả 120 cột, nhà xưa của ông Cai Tổng Bằng ở Cần Đước hoặc từ đường họ Phạm ở Tân Trụ và chùa Giác Lâm, chùa Núi. Long An cũng là vùng đất của lễ hội Kỳ Yên đáo lệ hàng năm, lễ cầu mưa, lễ tống ôn được tổ chức khá phổ biến trong dân gian, các lễ hội này được tiến hành với nghi thức đám rước sôi nổi. Ngoài những tài nguyên du lịch kể trên, Long An còn có những tài nguyên du lịch khác như: Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát triển Dược liệu Đồng Tháp Mười, Khu bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen, rừng tràm Tân Lập.... ở đây rất phong phú về thảm thực vật và động vật, đây là điểm du lịch sinh thái tham quan, nghiên cứu hấp dẫn gắn liền với tour du lịch Đồng Tháp Mười mùa nước nổi. Điều kiện này làm cho Long An có vị trí đặc biệt quan trọng trong vùng phát triển du lịch của một số tỉnh đông bằng Sông Cửu Long. Ngoài ra, Long An còn là cửa ngõ của đồng bằng Sông Cửu Long khi đi vào trung tâm du lịch của thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó, Long An rất thuận lợi trong việc phát triển nội địa và kinh tế hướng ngoại. Thành phố Tân An đang hình thành và trở thành một khu đô thị du lịch hiện đại của khu vực, với hạ tầng kỹ thuật đồng bộ bao gồm: Khu nhà phố liên kết, biệt thự nhà vườn, khu trung tâm thương mại, dịch vụ - du lịch, khách sạn,... Phát triển Long An nếu đi đúng hướng sẽ trở thành một điểm nhấn quan trọng trên bản đồ đô thị đồng bằng Sông Cửu Long và quốc gia. Hướng đi đã có, vấn đề còn lại là con người – những cán bộ tâm huyết và có tầm nhìn để kết nối quá khứ và tương lai của tỉnh Long An. Bên cạnh đó là sự đồng thuận của người dân nhằm phát triển một đô thị văn hóa – du lịch mang đậm nét riêng của vùng đất phía Nam của Tổ quốc. TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Giáo trình và sách tham khảo 1. Bùi Phát Diện (2010) “Kỷ niệm 25 năm (1985 – 2010) Bảo tàng Long An”, Sở văn hóa thể thao và du lịch Long An. 2. Bùi Thị Hải Yến (2006) “Tuyến điểm du lịch Việt Nam”, NXB Giáo Dục, Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Đặng Văn Phan “Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập”, NXB Giáo Dục, Hà Nội. 4. Hội văn nghệ Dân Gian Việt Nam tỉnh Long An, Đại lễ Kỳ Yên Đình thần Tân Phước Tây, huyện Tân Trụ, 2004, công ty in Phan Văn Mảng 5. Hội văn nghệ Dân Gian Việt Nam tỉnh Long An, Lệ Làm Chay Đình Dương Xuân Hội, huyện Châu Thành, 2004, công ty in Phan Văn Mảng 6. Hội văn nghệ Dân Gian Việt Nam tỉnh Long An, Làng Trống Bình An, Huyện Tân Trụ, 2004, công ty in Phan Văn Mảng 7. Kiên Giang (2004), Lăng Nguyễn Huỳnh Đức, sở văn hóa – thông tin tỉnh Long An, Trường Cao Đẳng Văn Hóa Nghệ Thuật TPHCM, công ty in Phan Văn Mảng 8. Kiên Giang (2004), Vàm Nhựt Tảo, sở văn hóa – thông tin tỉnh Long An, Trường Cao Đẳng Văn Hóa Nghệ Thuật TPHCM, công ty in Phan Văn Mảng 9. Lê Huy Bá (2003) “Bài giảng du lịch sinh thái”, NXB Đại học quốc gia TPHCM. 10. Lê Huy Bá, Vũ Chí Hiếu, Võ Đình Long (2006) “Tài nguyên môi trường và phát triển bền vững”, NXB Khoa học và kỹ thuật. 11. Nguyễn Minh Tuệ (1998) “Địa lí du lịch”, NXB thành phố Hồ Chí Minh. 12. Phạm Chí Dũng (2010) “Niên giám thống kê”, Cục thống kê tỉnh Long An. 13. Phạm Trung Lương (2002) “Du lịch sinh thái – những vấn đề về lí luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam”, NXB Giáo dục, Thành phố Hồ Chí Minh. 14. Phạm Trung Lương (2001) “Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam”, NXB Giáo dục, Thành phố Hồ Chí Minh. 15. Thạch Phương - Lưu Quang Tuyến (1989) “Địa Chí Long An”, NXB khoa học xã hội, TPHCM. 16. Trần Văn Thông (2006) “Tổng Quan Du Lịch”, NXB Đại Học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh. 17. Trần Văn Thông (2005) “Quy Hoạch Du Lịch”, NXB Đại Học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh. 18. Vũ Thế Bình (2005) “Non Nước Việt Nam”, NXB Hà Nội. 19. Sơn Nam (2004) “Đồn Rạch Cát”, Sở văn hóa – thông tin tỉnh Long An, công ty in Phan Văn Mảng 20. Sơn Nam (2004) “Chùa Tôn Thạnh”, Sở văn hóa – thông tin tỉnh Long An, công ty in Phan Văn Mảng 21. Sơn Nam (2004), Nhà Trăm Cột, sở văn hóa – thông tin tỉnh Long An, Trường Cao Đẳng Văn Hóa Nghệ Thuật TPHCM, công ty in Phan Văn Mảng 22. Sở văn hóa thông tin Long An, Bảo tàng Long An, Khảo cổ học Long An, Những thế kĩ đầu công nguyên, 2001. B. Một số trang Web: 1. 2. 3. nhien.net 4. 1T 5. 6. 7. PHẦN PHỤ LỤC Phụ lục 1: Danh mục Di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Long An STT TÊN DI TÍCH Địa điểm Số quyết định; Ngày, tháng năm quyết định I DI TÍCH LỊCH SỬ CẤP QUỐC GIA 1 Lăng mộ và đền thờ Nguyễn Huỳnh Đức Xã Khánh Hậu, thị xã Tân An Số 534QĐ/BT ngày 11/05/1993 2 Chùa Phước Lâm Xã Tân Lân, huyện Cần Đước Số 53/2001-QĐ-BVHTT ngày 28/12/2001 3 Nhà Trăm cột Xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước Số 2890-VH/QĐ ngày 27/9/1997 4 Cụm nhà cổ Thanh Phú Long Xã Thanh Phú Long, huyện Châu Thành Số 43/2007/QĐ-BVHTT, ngày 03/08/2007 5 Đình Vĩnh Phong Thị trấn Thủ Thừa, huyện Thủ Thừa Số 1811/1998-QĐ-BVHTT ngày31/8/1998 6 Nhà và lò gạch Võ Công Tồn Xã Long Hiệp, huyện Bến Lức Số 02/2004/QĐ-BVHTT, ngày 19/01/2004 7 Ngã tư Rạch Kiến Xã Long Hòa, huyện Cần Đước Số 1460-QĐ/VH ngày 28/06/1996 8 Vàm Nhựt Tảo Xã An Nhựt Tân, huyện Tân Trụ Số 1460-QĐ/VH ngày 28/06/1996 9 Chùa Tôn Thạnh Xã Mỹ Lộc, huyện Cần Giuộc Số 2890-VH/QĐ ngày 27/09/1997 10 Khu lưu niệm Nguyễn Thông Xã Phú Ngãi Trị, huyện Châu Thành Số 04/2001-QĐ-BVHTT ngày 19/01/2001 11 Các địa điểm thuộc căn cứ Bình Thành Xã Bình Hòa Hưng, huyện Đức Huệ Số 3518/1998-QĐ-BVHTT ngày 04/12/1998 12 Ngã tư Đức Hòa Thị trấn Đức Hòa, huyện Đức Hòa Số 1570-VH/QĐ ngày 05/09/1989 13 Căn cứ xứ ủy và UBHCKC Nam Bộ (1946-1949) Xã Nhơn Hòa Lập, huyện Tân Thạnh Số 42/2007/QĐ-BVHTT, ngày 03/08/2007 14 Rạch Núi Xã Đông Thạnh, huyện Cần Giuộc Số 38/1999-QĐBVHTT ngày 11/06/1999 15 Phế tích kiến trúc Gò Xoài, Gò Đồn, Gò Năm Tước Xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa Số 1570-VH/QĐ ngày 05/09/1989 16 Gò Ô Chùa Xã Hưng Điền A, huyện Vĩnh Hưng Số 02/2004/QD0-BVHTT, ngày 19/01/2004 17 Di tích khảo cổ học An Sơn Xã An Ninh Tây, huyện Đức Hòa Số 324/QĐ-BVHTTDL, ngày 26/01/2011 II DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA CẤP TỈNH 18 Đình Xuân Sanh Phường 6, thị xã Tân An Số 2749/QĐ-UBND, ngày 30-10-2007 19 Nhà Tổng Thận Phường I, thị xã Tân An Số 3148/1998/QĐ.UB, ngày12- 11-1998 20 Nhà thuốc Minh Xuân Đường Phường I, thị xã Tân An Số 3188/QĐ-UB, ngày 22- 10-1999 21 Miếu Bà Ngũ Hành Xã Long Thượng, huyện Cần Giuộc Số 400/QĐ.UB, ngày 22-2- 1997 22 Chùa Thạnh Hòa Xã Đông Thạnh, huyện Cần Giuộc Số 1306/QĐ-UB, ngày 09 - 4 -2003 23 Khu vực Gò Bà Sáu Ngọc Xã Phước Lâm, huyện Cần Giuộc Số 851/UB.QĐ.93, ngày 19- 4-1993 24 Khu vực sân banh Cần Giuộc Thị trấn Cần Giuộc, huyện Cần Giuộc Số 851/UB.QĐ.93, ngày 19- 4-1993 25 Khu vực Rạch Bà Kiểu Xã Phước Lại, huyện Cần Giuộc Số 851/UB.QĐ.93, ngày 19- 4-1993 26 Khu vực Gò Bà Sáu Thêm Xã Phước Vĩnh Tây, huyện Cần Giuộc Số 851/UB.QĐ.93, ngày 19- 4-1993 27 Khu vực Ngã Ba Mũi Tàu Xã Trường Bình, huyện Cần Giuộc Số 851/UB.QĐ.93, ngày 19- 4-1993 28 Khu lưu niệm Nguyễn Thái Bình Xã Tân Kim, huyện Cần Giuộc Số 400/QĐ.UB, ngày 22-2- 1997 29 Đình Chánh Tân Kim Xã Tân Kim, huyện Cần Giuộc Số 400/QĐ.UB, ngày 22-2- 1997 30 Chùa Thới Bình Xã Phước Lại, huyện Cần Giuộc Số 400/QĐ.UB, ngày 22-2- 1997 31 Khu vực Cầu Tre Xã Phước Vĩnh Đông, huyện Cần Giuộc Số 154/QĐ-UBND, ngày 15-01-2010 32 Đình Phước Lý Xã Phước Lý, huyện Cần Giuộc Số 1652/QĐ-UBND ngày 7- 7-2009 33 Mộ và đền thờ Lãnh Binh Nguyễn Văn Tiến Xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước Số 818/UB.QĐ.92, ngày 26- 8-1992 34 Đồn Rạch Cát Xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước Số 818/UB.QĐ.92, ngày 26- 8-1992 35 Khu vực Xóm Chùa Xã Tân Lân, huyện Cần Đước Số 818/UB.QĐ.92, ngày 26- 8-1992 36 Khu vực ngã ba Tân Lân Xã Tân Lân, huyện Cần Đước Số 818/UB.QĐ.92, ngày 26- 8-1992 37 Khu vực nhà Dài Xã Tân Lân, huyện Cần Đước Số 818/UB.QĐ.92, ngày 26- 8-1992 38 Khu vực ngã tư Tân Chánh Xã Tân Chánh,huyện Cần Đước Số 818/UB.QĐ.92, ngày 26- 8-1992 39 Nền nhà Hội Phước Vân Xã Phước Vân, huyện Cần Đước Số 2344/QĐ-UB, ngày 11- 7-2001 40 Khu vực Xóm Trường Xã Long Sơn, huyện Cần Đước Số 2423/QĐ-UB, ngày 19- 7-2004 41 Khu vực rừng Tràm Bà Vụ Xã Tân Hòa, huyện Bến Lức Số 119/QĐ.UB, ngày 27-1- 1994 42 Khu vực Xóm Nghề Xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức Số 119/QĐ.UB, ngày 27-1- 1994 43 Nhà Long Hiệp Xã Long Hiệp, huyeện Bến Lức Số 119/QĐ.UB, ngày 27-1- 1994 44 Khu vực tượng đài Bến Lức Thị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức Số 119/QĐ.UB, ngày 27-1- 1994 45 Đình Mương Trám Xã Thạnh Lợi, huyện Bến Lức Số 3639/QĐ-UB, ngày 18- 12-2000 46 Khu vực Miễu Bà CỐ Xã Phú Ngãi Trị, huyện Châu Thành Số 1649/QĐ.UB, ngày 17- 8-1994 47 Cù Tròn Thanh Phú Long, huyện Châu Thành Số 4150/QĐ.UB, ngày 28- 6-1995 48 Đình Tân Xuân Thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành Số 2345/QĐ-UB, ngày 11- 7-2001 49 Đình Vĩnh Bình (Đình Cháy) Xã Vĩnh Công, huyện Châu Thành Số 2271/QĐ-UB, ngày 7-6- 2005 50 Căn cứ phân khu ủy và BT L PK III Xã Thuận Mỹ, huyện Châu Thành Số 934/QĐ-UB, ngày 10 -3- 2003 51 Đình Hòa Điều Xã Hoà Phú, huyện Châu Thành So 152/QĐ-UBND, ngày 15 -1-2010 52 Chùa Linh Nguyên Xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa Số 518/UB-QĐ, ngày 1-2- 2000 53 Đình Mỵ Hạnh Xã Mỹ Hạnh Bắc, huyện Đức Hòa Số 518/UB-QĐ, ngày 1-2- 2000 54 Khu vực Bót Cũ Xã Hòa Khánh Nam, huyện Đức Hòa Số 518/UB-QĐ, ngày 1-2- 2000 55 Đồn Đức Lập Xã Đức Lập, huyện Đức Hòa Số 518/UB-QĐ, ngày 1-2- 2000 56 Trung tâm huấn luyện biệt kích Đức Hòa Thị trấn Hiệp Hòa, huyện Đức Hòa Số 518/UB-QĐ, ngày 1-2- 2000 57 Giồng Cám Xã Đức Hòa Thượng, huyện Đức Hòa Số 518/UB-QĐ, ngày 1-2- 2000 58 Vườn nhà Ông Bộ Thỏ Xã Đức Hòa Thượng, huyện Đức Hòa Số 518/UB-QĐ, ngày 1-2- 2000 59 Khu vực Bàu Tràm Xã Mỹ Hạnh Bắc, huyện Đức Hòa Số 518/UB-QĐ, ngày 1-2- 2000 60 Mộ và miẾu thỜ Nguyễn Văn Quá Xã Mỹ Hạnh Bắc, huyện Đức Hòa Số 518/UB-QĐ, ngày 1-2- 2000 61 Khu vực Quéo Ba Xã Mỹ Quý Tây, huyện Đức Huệ Số 1659/QĐ.UB, ngày 22- 8-1994 62 Khu vực sân vận động Quéo Ba Xã Mỹ Quý Tây, huyện Đức huệ 1659/QĐ.UB, ngày 22-8- 1994 63 Khu vực Bến phà Đức Huệ Thị trấn Đông Thành, huyện Đức Huệ Số 1659/QĐ.UB, ngày 22- 8-1994 64 Khu hội đồng Sầm Xã Bình Hòa Bắc, huyện Đức Huệ Số 1659/QĐ.UB, ngày 22- 8-1994 65 Giồng Dinh Xã Mỹ Thạnh Tây, huyện Đức Huệ Số 1659/QĐ.UB, ngày 22- 8-1994 66 Vàm Rạch Gốc Xã Mỹ Thạnh Đông, huyện Đức Huệ Số 2291/QĐ-UBND, ngày 22-9-2006 67 Miếu Ông Lê Công Trình Xã Mỹ Thạnh Đông, huyện Đức Huệ Số 363/QĐ-UBND, ngày 2- 2-2007 68 Miếu Ông Giồng Lớn Xã Mỹ Thạnh Tây,, huyện Đức Huệ Số 153/QĐ-UBND, ngày 15-01-2010 69 Vùng Bắc Chan Xã Tuyên Thạnh, huyện Mộc Hóa Số 1308/QĐ.UB, ngày 29- 7-1994 70 Đồn Ông Tờn Xã Bình Hiệp, huyện Mộc Hóa Số 1308/QĐ.UB, ngày 29- 7-1994 71 Núi Đất Thị trấn Mộc Hóa, huyện Mộc Hóa Số 1308/QĐ.UB, ngày 29- 7-1994 72 Khu vực Gò Bắc Chiêng Thị trấn Mộc Hóa, huyện Mộc Hóa Số 1308/QĐ.UB, ngày 29- 7-1994 73 Khu vực Kinh Bùi Xã Tân Ninh, huyện Tân Thạnh Số 5167/QĐ.UB, ngày 9- 10-1995 74 Đồng 41 Xã Tân Hòa, huyện Tân Thạnh Số 5167/QĐ.UB, ngày 9- 10-1995 75 Gò Giồng Dung Xã Hậu Thạnh Tây, huyện Tân Thạnh Số 5167/QĐ.UB, ngày 9- 10-1995 76 Miễu Ông Bần Quỳ Xã Nhựt Ninh, huyện Tân Trụ Số 1105UB.QĐ.93, ngày 18-6-1993 77 Đám lá Tối Trời Xã Nhựt Ninh, huyện Tân Trụ Số 1105UB.QĐ.93, ngày 18-6-1993 78 Khu vực Chợ Mỹ Bình Xã Mỹ Bình, huyện Tân Trụ Số 1105UB.QĐ.93, ngày 18-6-1993 79 Đình Phú Khương Xã Mỹ Phú, huyện Thủ Thừa Số 288/QĐ-UBND, ngày 29-1-2007 80 Gò Ông Lẹt Xã Vĩnh Thuận, huyện Vĩnh Hưng Số 500/QĐ.UB, ngày 27-2- 1997 81 Sông Vàm Cỏ Tây, Đoạn Tuyên Bình Xã Tuyên Bình Tây, huyện Vĩnh Hưng Số 500/QĐ.UB, ngày 27-2- 1997 82 Đồn Long Khốt Xã Thái Bình Trung, huyện Vĩnh Hưng Số 500/QĐ.UB, ngày 27-2- 1997 83 Khu vực Kinh Nguyễn Văn Trỗi Xã Hưng Điền B, huyện Tân Hưng Số 499/QĐ.UB, ngày 27-2- 1997 84 Gò Gòn Xã Hưng Thạnh, huyện Tân Hưng Số 499/QĐ.UB, ngày 27-2- 1997 85 Gò Chùa Nổi Xã Tuyên Bình, huyện Vĩnh Hưng Số 5164/QĐ-UB, ngày 28- 12-2004 86 Cổ Miếu Tân Hòa Xã Tân Hòa, huyện Tân Thạnh Số 2350/QĐ-UBND, ngày 24-8-2010 87 Địa điểm thành Lập K7, K8, K9 Xã Bình Hòa Nam, huyện Đức Huệ Số 3513/QĐ-UBND, ngày 2-12-2010 88 Đình Khánh Hậu Phường Khánh Hậu, TP. Tân An Số 3512/QĐ-UBND, ngày 2-12-2010 Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Long An Phụ luc 2: Danh mục khách sạn trên địa bàn tỉnh Long An tính đến năm 2010 STT Tên cơ sở Địa chỉ Hạng Buồng Giường Thành phố Tân An 1 KS. Phương Nga 68 Hùng Vương, P.2 ĐT: 0723 827 288 Đạt tiêu chuẩn 37 71 2 NH-KS. Mỹ Đình 119 Hùng Vương, P2 ĐT: 0723 522 299 2 sao 76 100 3 KS. Bông Sen 7 Võ Công Tồn, P1 ĐT: 0723 821 321 2 sao 22 66 4 NN. Hương Trà 198 QL 1A, P5 ĐT: 0723 827 227 Đạt tiêu chuẩn 16 16 5 KS. Huỳnh Thảo 80 Hùng Vương, P3 ĐT: 0723 827 168 Đạt tiêu chuẩn 21 28 6 KS. Nhựt Long 368 Hùng Vương, P3 ĐT: 0723 833 735 Đạt tiêu chuẩn 28 73 7 KS. Công Đoàn 139 Nguyễn Thái Bình, P3 ĐT: 0723 821 779 2 sao 30 98 8 NN. Phượng Tuyền 21 Bảo Định, P2 ĐT: 0723 838 744 Đạt tiêu chuẩn 12 14 9 NN. Thanh Lan 223 ấp Cầu Tre, xã LBN ĐT: 0723 835 738 Đạt tiêu chuẩn 19 19 10 NN. Ngọc Anh 1 26 QL1A, P2 ĐT: 0723 822 360 Đạt tiêu chuẩn 8 8 11 NN. Ngọc Anh 30/2 Hoàng Hoa Thám, P2 ĐT: 0723 827 860 Đạt tiêu chuẩn 18 21 12 NN. 99 464 Hùng Vương, P3 ĐT: 0723 822 980 Đạt tiêu chuẩn 11 17 13 NN. Lưu và Luyến 241A QL1A, P4 ĐT: 0723 820 706 Đạt tiêu chuẩn 14 15 14 NN. Hoàn Mỹ 233 Hùng Vương, P3 ĐT: 0723 821 448 Đạt tiêu chuẩn 13 18 15 NN. Thanh Vân 39 QL62, P2 ĐT: 0723 827 438 Đạt tiêu chuẩn 24 33 16 NN. Thanh Lan 1 Đường số 5, KDC P5 ĐT: 0723 524 290 Đạt tiêu chuẩn 20 20 17 NN. Thanh Phong Ấp Quyết Thắng, xã K.Hậu ĐT: 0723 512 247 Đạt tiêu chuẩn 15 15 18 KS. Tâm Cửu Long 90 QL62, P2 ĐT: 0723 829 759 1 sao 10 10 19 NN. Lý Tưởng 56A, Đường số 4, P4 ĐT: 0723 524 574 Đạt tiêu chuẩn 6 6 20 KS. Rạng Đông 221-223-225 Hùng Vương, P3 ĐT: 0723 820 821 1 sao 22 27 21 NN. Hải Nguyệt 177 QL1A, P5 ĐT: 0723 833 828 Đạt tiêu chuẩn 12 12 22 NN. Ấn Tượng 69A Đường số 4, P4 ĐT: 0723 832 575 Đạt tiêu chuẩn 9 9 23 NN. Chiều Tím 555 Đường số 12, KĐT LBN ĐT: 0723 821 417 Đạt tiêu chuẩn 10 10 24 NN. 89 89 Huỳnh Văn Nhứt, P3 ĐT: 0723 821 546 Đạt tiêu chuẩn 15 16 25 KS. Thương Hoài 24 Lê Văn Tao, P2 ĐT: 0723 823 597 Đạt tiêu chuẩn 5 8 26 KS. Hoàng Gia 236 QL1A, P5 ĐT: 0723 525 828 Đạt tiêu chuẩn 20 20 27 NN. Như Ý 480 QL62, P6 ĐT: 0723 525 448 Đạt tiêu chuẩn 10 10 28 NN. Hoàng Nam 19B QL62, Xuân Hoà, LBN ĐT: 0723 836 406 Đạt tiêu chuẩn 8 8 29 NN. Đăng Khoa 187, ấp Rạch Chanh, xã LBN ĐT: 0723 829 741 Đạt tiêu chuẩn 10 10 30 NN. Hải Hạ 30/30 Đường số 4, P4 ĐT: 0726 271 979 Đạt tiêu chuẩn 19 19 31 NN. Anh Thư 29 tuyến đường tránh Tp Tân An, P6. Đthoại: 3524885 Đạt tiêu chuẩn 11 11 32 NN. 9999 638 Qlộ 1 P4, TP Tân An ĐT: 3826777 Đạt tiêu chuẩn 9 9 33 NN. Quỳnh Anh 43-45 Nguyễn Văn Ninh, P1 2460667 15 15 Huyện Bến Lức 34 NN. Thiên Kim Ấp 2, Nhựt Chánh, Bến Lức ĐT: 0723 631 646 Đạt tiêu chuẩn 17 17 35 NN. Mỹ Yên Ấp 1, xã Mỹ Yên, Bến Lức ĐT: 0723 870 132 Đạt tiêu chuẩn 43 47 36 NN. Vinh Tú Ấp 1, xã Mỹ Yên, Bến Lức ĐT: 0723 890 679 Đạt tiêu chuẩn 48 48 37 NN. Thanh Thuý Ấp 6, xã Thạnh Đức, Bến Lức ĐT: 0723 871 532 Đạt tiêu chuẩn 10 10 38 NN. Thanh Hương Ấp 2, Thạnh Đức, Bến Lức ĐT: 0723 891 600 Đạt tiêu chuẩn 25 25 39 NN. Thanh Phong 40/1 Võ Công Tồn, KP3, BL ĐT: 0723 632 100 Đạt tiêu chuẩn 29 29 40 NN. Hồng Đức Phát Ấp 3, xã Nhựt Chánh, Bến Lức ĐT: 0723 364 325 Đạt tiêu chuẩn 15 15 41 NN. Hoa Hồng 9A Nguyễn V Nhâm, KP2, BL ĐT: 0723 635 119 Đạt tiêu chuẩn 12 12 42 NN. Phong Phát 2 Ấp 4, xã Mỹ Yên, Bến Lức ĐT: 0723 643 405 Đạt tiêu chuẩn 23 24 43 NN. An Thạnh 14/4 ấp 3, An Thạnh, Bến Lức ĐT: 0723 836 496 Đạt tiêu chuẩn 24 24 44 KS. Tấn Đại (Mỹ Đình) 830 Thị trấn Bến Lức ĐT: 0723 891 648 Đạt tiêu chuẩn 24 34 45 NN. Nguyễn Bình Nguyễn Trung Trực, KP8, BL ĐT: 0723 871 223 Đạt tiêu chuẩn 14 14 46 NN. Mai Hương Kdc ấp 1, Mỹ Yên, BL ĐT: 0723 643 532 Đạt tiêu chuẩn 10 12 47 NN. Mai Lan Ấp 1A, xã An Thạnh, Bến lức ĐT: 0723 655 899 Đạt tiêu chuẩn 10 12 48 NN. 15 102 A ấp 4, xã Tân Bửu, BL ĐT: 0723 647 077 Đạt tiêu chuẩn 12 12 49 NN. Thanh Bình 8/4 KP 6, TT Bến Lức, Bến Lức ĐT: 0722 222 776 Đạt tiêu chuẩn 23 23 50 NN. LêMeo 213 A Nguyễn Văn Tuôi, KP 8 TT Bến Lức 3655683 Đạt tiêu chuẩn 13 13 Huyện Đức Hòa 51 NN. Hải Dương Ấp 5, Đức Hoà Đông, Đức Hoà ĐT: 0723 763 293 Đạt tiêu chuẩn 16 16 52 KS. Tâm Hoa Mai Ấp 5, xã Đức Hoà Đông, huyện Đức Hoà 3850216 Đạt tiêu chuẩn 20 20 53 NN. Trường Tâm Ấp Mới 2, Mỹ Hạnh Nam, ĐH ĐT: 0723 751 601 Đạt tiêu chuẩ 24 24 54 NN. Cẩm Tú Ấp Chánh, Đức L Thượng ĐT: 0909 664 747 Đạt tiêu chuẩn 18 18 Huyện Mộc Hóa 55 NN. Thành Công 147 QL62, KP7, TT Mộc Hoá ĐT: 0723 843 169 Đạt tiêu chuẩn 8 8 56 NN. Thuỳ Trang Ấp Cái Cát,Tuyên Thạnh, MH ĐT: 0723 843 779 Đạt tiêu chuẩn 18 18 57 NN. Thịnh Vượng 43 Hùng Vương, K 1, Mộc Hoá ĐT: 0723 843 555 Đạt tiêu chuẩn 10 10 Huyện Thủ Thừa 58 NN. 152 315 ấp 7, Nhị Thành, Thủ Thừa ĐT: 0723 592 028 Đạt tiêu chuẩn 12 12 59 NN. Thanh Bình Ấp 7, xã Nhị Thành, Thủ Thừa ĐT: 0723 592 287 Đạt tiêu chuẩn 29 29 60 NN. Thanh Xuân 335/1 Bình Cang 1, TT ĐT: 0723 826 873 Đạt tiêu chuẩn 10 10 Huyện Cần Giuộc 61 NN. Thanh Thuý 134B, Lộc Tiền, Mỹ Lộc, CG ĐT: 0723 737 617 Đạt tiêu chuẩn 8 8 62 NN. Gia Bảo 321B,Thanh Ba, Mỹ Lộc, CG ĐT: 0723 893 747 Đạt tiêu chuẩn 16 16 63 NN. Ba Thành Ấp Kế Mỹ, xã Trường Bình, CG ĐT: 0723 506 207 Đạt tiêu chuẩn 9 11 64 NN. Phát Tài 378/26 QL50, Hoà Thuận II, CG ĐT: 0723 875 921 Đạt tiêu chuẩn 13 13 65 KS. Tân Kim Áp Tân Xuân xã Tân Kim, CG 3741654 23 12 Huyện Cần Đước 66 NN. Thanh Hà 22B, khu 1B, TT Cần Đước ĐT: 0723 712 989 Đạt tiêu chuẩn 10 10 Huyện Vĩnh Hưng 67 KS. Hoa Đăng Ấp Rạch Bùi, TT Vĩnh Hưng ĐT: 0723 971 249 Đạt tiêu chuẩn 15 15 Nguồn: Sở Văn hóa - thể thao và du lịch tỉnh Long An CHƯƠNG TRÌNH THAM QUAN DU LỊCH LONG AN Một số Tour Du lịch của tỉnh Long An Chương trình 1: CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH SINH THÁI: (Thời gian: 01 ngày) * Sáng 07 h 00: Hướng dẫn viên đón đoàn tại điểm hẹn, khởi hành đi Đồng Tháp Mười (Mộc Hóa). Trên đường đi, đoàn ngắm những rừng tràm bạt ngàn, tìm hiểu cách sinh hoạt của người dân vùng Đồng Tháp Mười vào mùa nước nổi. * 09 h 00: Đến Cầu Quảng Dài, đoàn đi thuyền máy tham quan khu bảo tồn sen Làng Nổi Tân Lập – Xuôi thuyền trên dòng sông Vàm Cỏ Tây đến Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát triển Dược liệu Đồng Tháp Mười – tại đây quý khách vào tham quan Vườn dược liệu, rừng tràm nguyên sinh, ngắm từng đàn chim, cò tự nhiên hối hả tìm mồi (hội tụ theo mùa), đoàn tìm hiểu về Công dụng của các lọai dược liệu và thưởng thức nước giải khát Đá chanh mật ong hoặc sirô bụp giấm thật ngon và bổ dưỡng. * Trưa 11 h 30: Đoàn dùng cơm trưa với các món ăn đặc sản của vùng Đồng Tháp Mười. Nghỉ ngơi. * 13 h 00: Quý khách tiếp tục chương trình tham quan, đoàn đến tham quan Phân xưởng sản xuất dược liệu; Phòng thí nghiệm tự do mua sắm những sản phẩm dược liệu và đặc sản gạo Huyết rồng. Sau đó, đoàn lên thuyền trở lại cầu Quảng Dài, xe đón và đưa quý khách đến tham quan Cột mốc biên giới - Cửa khẩu quốc gia Bình Hiệp (Việt Nam - Campuchia). Mua sắm tại chợ Mộc Hóa. * Chiều 17 h 00: Đoàn kết thúc chương trình tham quan. Chia tay đoàn và hẹn gặp lại. Chương trình 2: Chương trình tham quan di tích văn hóa và kết hợp du lịch sinh thái: BẢO TÀNG TỈNH - LĂNG MỘ CỤ NGUYỄN HUỲNH ĐỨC - LÀNG NỔI TÂN LẬP TT NGHIÊN CỨU BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN DƯỢC LIỆU ĐỒNG THÁP MƯỜI (Thời gian: 01 ngày) * Sáng 06 h 30: Hướng dẫn đón quý khách tại điểm hẹn, đưa đoàn vào tham quan Bảo Tàng Tỉnh Long An – nơi trưng bày các hiện vật – di chỉ khảo cổ học về nền văn hóa Óc Eo, tiếp tục chương trình tham quan đoàn đến viếng và tham quan khu lăng mộ cổ của Nguyễn Huỳnh Đức – người đã có công với triều đình nhà Nguyễn và nơi thờ tự của dòng họ Nguyễn Huỳnh - tại đây quý khách đựợc chiêm ngưỡng nghệ thuật kiến trúc và những cổ vật quý của thế kỷ cuối XVIII đầu thế kỷ XIX được công nhận là di tích cấp quốc gia. * 08 h 30: Đoàn lên xe khởi hành đi Làng nổi Tân Lập – điểm du lịch sinh thái của huyện Mộc Hóa. Đến Cầu Quảng Dài, đoàn đi thuyền máy tham quan Khu bảo tồn sen Làng nổi Tân Lập – LÀNG NỔI TÂN LẬP - TTNCBT & PT DƯỢC LIỆU ĐỒNG THÁP MƯỜI - CHỢ HUYỆN MỘC HÓA Xuôi dòng sông Vàm Cỏ Tây đến TTNCBT và PTDLĐTM, tại đây quý du khách vào tham quan Vườn dược liệu, rừng tràm nguyên sinh, ngắm từng đàn chim, cò hối hả tìm mồi (hội tụ theo mùa), tìm hiểu về công dụng của từng loại dược liệu và thưởng thức Nước uống giải khát đá chanh mật ong hoặc sirô bụp giấm thật ngon và bổ dưỡng. * Trưa 12 h 00: Đoàn dùng cơm trưa với các món ăn đặc sản của vùng Đồng Tháp Mười. Nghỉ ngơi. * 13 h 30: Quý khách tiếp tục chương trình tham quan, đoàn đến tham quan Cơ sở sản xuất dược liệu, tự do mua sắm những sản phẩm dược liệu và đặc sản gạo Huyết rồng. Sau đó, đoàn lên thuyền trở lại cầu Quảng Dài, lên xe về lại Long An. * Chiều 16 h 00: Kết thúc chương trình tham quan. Chia tay đoàn và hẹn gặp lại. Chương trình 3: Chương trình du lịch: CHÙA TÔN THẠNH - NHÀ TRĂM CỘT - BẢO TÀNG TỈNH - LĂNG MỘ CỤ NGUYỄN HUỲNH ĐỨC (Thời gian: 01 ngày) * Sáng 07 h 00: Hướng dẫn đến đón đoàn tại điểm hẹn, khởi hành đi Cần Giuộc tham quan di tích lịch sử cấp quốc gia Chùa Tôn Thạnh - một ngôi chùa có kiến trúc đẹp, nơi nhà yêu nước Nguyễn Đình Chiểu đã từng sống và dạy học, nơi nhà văn sáng tác bài Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc nổi tiếng đã đi vào sử ca của nước ta. * 09 h 00: Khởi hành tham quan di tích kiến trúc cấp quốc gia Nhà Trăm Cột - ngôi nhà có kiến trúc cổ rất độc đáo với hơn 100 cột bằng gỗ quý như: gõ, cẩm lai … * Trưa 11 h 30: Đoàn dùng cơm trưa với các Món ăn đặc sản của vùng biển Cần Đước. Nghỉ ngơi. * 13 h 00: Quý khách tiếp tục chương trình thăm Bảo Tàng tỉnh Long An - nơi trưng bày các hiện vật - di chỉ khảo cổ học về nền văn hóa Óc Eo, tiếp tục chương trình tham quan đoàn đến viếng và tham quan Khu lăng mộ cổ cụ Nguyễn Huỳnh Đức - người đã có công với triều đình nhà Nguyễn và Nơi thờ tự của dòng họ Nguyễn Huỳnh - tại đây quý khách đựợc chiêm ngưỡng nghệ thuật kiến trúc và những cổ vật quý của thế kỷ cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX được công nhận là di tích cấp Quốc gia. * Chiều 17 h 00: Đoàn kết thúc chương trình tham quan. Chia tay đoàn và hẹn gặp lại. MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CÁC ĐỊA ĐIỂM THAM QUAN TỈNH LONG AN Thành phố Tân An (Long An) Khu bảo tồn Láng Sen Bảo tồn Đồng Tháp Mười Làng nổi Tân Lập Trung tâm nghiên cứu dược liệu Rừng tràm nguyên sinh Đồng Tháp Mười Nhà Trăm Cột Vàm Nhật Tảo Lăng cụ Nguyễn Huỳnh Đức Làng cổ phước lộc thọ Chùa Phước Lâm ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA5652.pdf
Tài liệu liên quan