Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 2-2013 114
TIỀM NĂNG KHAI THÁC VÀ ỨNG DỤNG DIATOMITE Ở TỈNH PHÚ
YÊN ĐỂ SẢN XUẤT VẬT LIỆU CÁCH ÂM, CÁCH NHIỆT
ThS. Trƣơng Minh Trí
Trưởng Phòng KH&HTQT, Trường Đại học Xây dựng Miền Trung
Tóm tắt: Phú Yên có thế mạnh đặc biệt trong cả nước về tài nguyên diatomite. Từ
diatomite có thể chế biến ra nhiều sản phẩm khác nhau sử dụng trong công nghệ lọc
nước, tẩy độc, xử lý môi trường, trong sản xuất mỹ phẩm, vật liệu xây dựng, Tuy
nhiên chất lượng ng
5 trang |
Chia sẻ: huongnhu95 | Lượt xem: 481 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Tiềm năng khai thác và ứng dụng diatomite ở tỉnh Phú Yên để sản xuất vật liệu cách âm, cách nhiệt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uyên liệu thô diatomite của Phú Yên chưa đạt phẩm cấp và cần
được chế biến thông qua tuyển chọn và hóa luyện mới đạt tiêu chuẩn hàng hóa thông
dụng và có giá trị cao hơn hiện nay. Sản xuất vật liệu cách âm – cách nhiệt từ nguồn
nguyên liệu diatomite là hướng đi có tiềm năng trong quá trình sử dụng hợp lý nguồn
tài nguyên thiên nhiên này. Trong bài báo này, chúng tôi giới thiệu về trữ lượng, cấu
tạo, thành phần và ứng dụng của diatomite trong sản xuất nhiều sản phẩm có giá trị,
trong đó có vật liệu xây dựng.
Từ khóa: Diatomite, cấu tạo, thành phần.
1. Giới thiệu về Diatomite [2]
Diatomite là một dạng khoáng sản
trầm tích thuộc nhóm sét silic có đặc
điểm mềm bở, màu trắng, trắng sáng,
trắng vàng, nhẹ, kết cấu không bền
vững, có thành phần chứa hơn 50% tảo
diatomei. Diatomite chứa 70 – 98% silic
hòa tan, có độ xốp, rỗng cao (đạt đến 70
– 75%), thể trọng tự nhiên trung bình
1,087 tấn/m3. Diatomite khi nung đến
nhiệt độ 800 – 900oC thì không bị co
ngót và có độ bền chặt hơn. Diatomite
có đặc điểm là khả năng cách nhiệt và
hấp thụ chất ke bẩn khỏi dung dịch tốt,
chịu axit và kiềm.
Ở Việt Nam hiện ghi nhận được 9
mỏ và điểm khoáng diatomite phân bố ở
Kon Tum (2 điểm: Phương Quý, Vinh
Quang), Lâm Đồng (3 điểm: Đi Dale,
Lam Sơn, Đại Lao) và Phú Yên (4 điểm:
Hòa Lộc, Tùy Dương, Trà Rằng, Trung
Lương). Trong đó có 4 điểm khoáng đã
tìm kiếm chi tiết là Hòa Lộc, Tùy
Dương (Phú Yên), Vinh Quang (Kon
Tum), Đại Lao (Lâm Đồng). Trong đó,
mỏ Hòa Lộc – nơi có trữ lượng tập
trung nhất (đạt 61.387.310m3) và chất
lượng quặng nguyên khai tốt nhất so
với khu vực.
2. Cấu trúc của Diatomite Phú
Yên [1]
Bằng phương pháp Scan Electronic
chụp phổ SEM, chúng tôi xác định cấu
trúc Diatomote Phú Yên như sau:
Hình1: 8.3 x 100k SEM) Hình 2: 8.4 x 3.5k SEM)
Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 2-2013 115
Hình 3: 8.4 x 4.5k SEM) Hình 4: 8.4 x 2.5k SEM)
Nhận xét: Ở trạng thái tự nhiên,
Diatomite Phú Yên có dạng bột, màu
vàng nâu nhạt; có cấu trúc lớp, hình ống,
độ rỗng và độ xốp cao nên có diện tích
tiếp xúc lớn. Vì diatomite có độ rỗng và
độ xốp cao nên có khả năng hấp thu lớn.
Đây là tính chất quan trọng để nghiên
cứu về tính cách âm – cách nhiệt của
nguyên liệu này.
Bằng phương pháp Particlesize,
chúng tôi xác định hàm lượng phân bố
kích thước hạt diatomite như sau:
a. DNTN Việt Thái b. DNTN Chí Thạnh
Hình 5: Phân bố kích thước hạt Diatomite
Nhận xét chung: kích thước hạt diatomite phân bố chung từ 0.5m đến 60m.
3. Thành phần của Diatomite [2,3]
Đặc thù của loại khoáng sản này,
tùy theo tính chất cơ lý, độ mịn và
hàm lượng SiO2 hoạt tính có thể chế
biếnthành nhiều sản phẩm có tiêu
chuẩn chất lượng và thị trường tiêu
thụ khác nhau.
Quặng nguyên khai diatomite ở
Phú Yên có hàm lượng SiO2 từ 53 –
67%. Vì vậy để khai thác diatomite xuất
Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 2-2013 116
khẩu hoặc sản xuất các mặt hàng cao cấp
khác từ diatomite, cần phải thông qua
quá trình làm giàu hàm lượng SiO2 (tức
là làm tăng cấu trúc rỗng).
Bảng 1: Thành phần hóa học của quặng diatomite thô của Phú Yên
Thành phần Mỏ Hòa Lộc An Hiệp An Thọ An Lĩnh An Xuân
SiO2 65.31 63.06 57.94 67.64 66.44
Al2O3 16.00 15.87 18.26 15.31 17.0
Fe2O3 4.47 6.83 8.26 4.22 3.27
TiO2 - 0.68 1.05 0.63 0.69
CaO 0.3 0.73 0.92 0.67 0.18
MgO 0.71 1.45 1.36 0.83 1.49
SO3 0.6 0.03 0.00 0.05 0.04
Na2O - 0.19 1.26 0.19 0.22
K2O - 0.75 1.12 1.06 1.31
MKN 9.03 9.46 9.87 8.96 9.02
Hút vôi
(mg/g)
> 200 133 140 142 126
Bảng 2: Chất lượng diatomit thương phẩm có thành phần hóa học như sau:
SiO2: 85 – 94%
Al2O3: 1 – 7%
Fe2O3: 0,4 – 2,5%
CaO: 0,3 – 3,0%
MgO: 0,2 – 0,5%
FeO: 0,3 – 0,9%
TiO2: 0,1 – 0,5%
P2O5: 0,2 – 0,3%
MnO: 0,2 – 0,5%
Bằng phương pháp phân tích
Powder Diffraction (tiêu chuẩn ICDD)
chụp phổ tia X, cho thấy thành phần
khoáng chính của diatomite như sau [1]:
Hình 6. XRD của khoáng diatomite [1]
* Nhận xét: Thành phần khoáng chính là các oxit kim loại SiO2 , Al2O3 , Fe2O3.
4. Ứng dụng của Diatomite [2,3]
Nhờ có đặc tính có khả năng hấp
thụ cao, đồ bền hóa học lớn, có khả
năng cách nhiệt tốt mà diatomite được
sử dụng trong nhiều lĩnh vực công
nghiệp khác nhau như công nghiệp
thực phẩm, công nghiệp sơn, chế biến
cao su, chất dẻo, công nghiệp mỹ
Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 2-2013 117
phẩm, xử lý môi trường, sản xuất vật
liệu, ớc tính có hơn 300 lĩnh vực
sử dụng diatomite khác nhau. Các ứng
dụng chính của diatomite như sau:
- Làm chất lọc trong công nghiệp
sản xuất rượu, bia, nước giải khát;
- Làm chất tẩy trắng đường, tẩy rửa
dầu mỡ;
- Làm chất phụ gia thủy lực cho xi
măng bền sulphat, chống ăn mòn,;
- Làm vật liệu cho sản xuất vật liệu
cách nhiệt-cách âm, bảo ôn;
- Dùng làm đệm lót vận chuyển hóa
chất;
- Sản xuất giấy hút ẩm mạnh;
- Làm chất độn, phụ gia cho các
sản phẩm nhựa chịu mài mòn, chịu
nhiệt;
- Dùng sản xuất vật liệu gạch, các
tấm xốp trang trí trong xây dựng;
- Dùng trong công nghiệp sản xuất
thủy tinh, pha lê chất lượng cao;
- Làm vật liệu hấp thụ chất thải
phóng xạ trong môi trường nước.
Như vậy để tham gia vào thị
trường thế giới, các sản phẩm diatomite
của Việt Nam phải đạt được các tiêu
chuẩn chất lượng trên. Tuy nhiên, do
khả năng kỹ thuật còn hạn chế, hiện Việt
Nam chưa sản xuất được diatomite
thương phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu ở
quy mô công nghiệp.
5. Kết luận
Tiềm năng diatomite Phú Yên đã
được khẳng định là có triển vọng và có
quy mô trữ lượng lớn nhất trong cả
nước. Ngoài ra, so với các địa phương
khác (Lâm Đồng, Kon Tum) diatomite
ở Phú Yên có chất lượng tốt hơn, điều
kiện khai thác, chế biến và tiêu thụ sản
phẩm cũng thuận lợi hơn. Nhưng hiện
nay sản phẩm thô diatomite được khai
thác và sử dụng ở Phú Yên chủ yếu
phục vụ công tác nuôi trồng thủy hải
sản (ổn định pH và hỗ trợ tăng cường
trao đổi chất của lớp đất mặt). Vì vậy,
việc nghiên cứu sử dụng diatomite để
sản xuất vật liệu cách âm – cách nhiệt là
hướng đi có tính triển vọng nhằm nâng
cao hướng sử dụng hiệu quả nguồn
nguyên liệu này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Trương Minh Trí. 2013. Nghiên cứu Xây dựng quy trình sản xuất vật liệu cách
nhiệt, cách âm từ nguồn nguyên liệu sẵn có khu vực Nam Trung Bộ. Đề tài cấp Bộ
(đang triển khai).
[2] Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Yên. Báo cáo tiềm năng khoáng sản tỉnh phú yên
giai đoạn 2010 – 2020.
[3] Nguyễn Đức Nghĩa. 2007. Hóa học nano công nghệ nền và vật liệu nguồn. NXB
Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 2-2013 118
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tiem_nang_khai_thac_va_ung_dung_diatomite_o_tinh_phu_yen_de.pdf