Lời nói đầu
Thủ đô Hà Nội với tiềm năng nhân văn và thiên nhiên phong phú, với bề dầy lịch sử gần 100 năm, từ nhiều năm nay đã là điểm đến hấp dẫn đối với du khách bốn phương. Trong những năm ngành kinh doanh du lịch ở Việt Nam đang trải qua thời kỳ phát triển mới, mang tính định hướng. Nhà nước đã xác định du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, mang nội dung văn hoá sâu sắc, có tính liên nghành, liên vùng và xã hội hoá cao.
Trong những năm qua, nền kinh tế Thủ đô Hà Nội cùng cả nước đạt được
34 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1593 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Tiềm năng du lịch văn hoá Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhiều chuyển biến tích cực. Với chính sách mở cửa, tăng cờng hội nhập nền kinh tế quốc gia vào đời sống kinh tế khu vực và quốc tế, các hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam có nhiều khởi sắc. Đặc biệt, ngành du lịch đã phát triển rất nhanh và trở thành một ngành kinh tế quan trọng của cả nớc nói chung cũng như Hà Nội nói riêng. Hà Nội với bề dày lịch sử ngàn năm văn hiến chứa đựng tiềm năng du lịch to lớn, vị trí Thủ đô có ý nghĩa đặc biệt với việc phát triển du lịch. Nằm ở trung tâm Bắc Bộ, giữa đồng bằng châu thổ mầu mỡ với kết cấu hạ tầng tương đối phát triển, thành phố có nguồn tài nguyên du lịch tiềm tàng, đặc biệt là tài nguyên văn hoá, lịch sử. Trải qua bao biến động thăng trầm Hà Nội luôn giữ được nhiều di tích văn hoá - lịch sử có giá trị đối với hoạt động du lịch. Các di tích lịch sử, nghệ thuật, kiến trúc tạo thành bộ sưu tập quý giá trong kho tàng di sản văn hoá Việt Nam. Đã có nhiều tài liệu nghiên cứu phân tích về khả năng và định hướng phát triển của du lịch Hà Nội nhưng việc nghiên cứu một cách tổng thể nên đề cập vấn đề văn hoá dân tộc trong du lịch Hà Nội như là khía cạnh của sự phân tích.
Để tìm hiểu về tiềm năng du lịch văn hoá, những hạn chế và thuận lợi của du lịch Hà Nội và tìm ra các giả pháp hạn chế những tác động tiêu cực, phát huy những mặt tích cực của du lịch văn hóa Hà Nội với mong muốn tìm hiểu vấn đề một cách sâu sắc, trong phạm vi hạn hẹp của một bản đề án kinh tế du lịch nên tôi chọn đề tài ''Tiềm năng du lịch văn hoá Hà Nội'' làm đề tài nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện không thể tránh khỏi những sai sót mong có sự đóng góp của thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn.
Chương 1 : CƠ Sở Lý LUậN Về DU LịCH VĂN HOá
1.1. Khái niệm của du lịch văn hoá
Là loại hình du lịch mà du khách muốn thấy được bề dầy lịch sử qua các di tích lịch sử, di tích văn hoá những phong tục tập quán còn hiện diện của một nước, một địa phương ... bao gồm hệ thống đình chùa nhà thờ các phong tục về ăn, mặc, ở, giao tiếp ...
Du lịch văn hoá bao gồm các thể loại sau:
- Chương trình du lịch văn hoá theo chuyên đề : dành cho cho các đối tượng khách là nhà khoa học khảo cứu, sinh viên viết luận văn... Khách du lịch quốc tế muốn tìm hiểu về phong tuc tâp quán về văn hoá truyền thống, về lịch sử...của Việt Nam cũng như Hà Nội thông qua các di tích, đền chùa lăng tẩm để phục vụ cho mục đích nghiên cứu của mình
- Chương trình du lịch văn hoá thăm quan : dành cho dối tượng khách có nhu cầu tìm hiêu các giá trị văn hoá truyền thống để nâng cao sự hiểu biết theo cấp độ tiếp cận khác nhau không mang mục đích nghiên cứu, khám chữa bệnh, cúng bái.. cốt để hiểu biết hơn về các nước trên thế giới.
- Chương trình du lịch văn hoá kết hợp : loại hình này được xem như một dịch vụ làm dự án dạng cho chuyến du lịch. Đối tượng chủ yếu là khách công vụ, khách quá cảnh, khách tìm cơ hội đầu tư.
Tài nguyên để phát triển du lịch văn hoá gồm các giá trị văn hoá như lịch sử dân tộc, phong cảnh tự nhiên, nghệ thuật, các di tích văn hoá, các thành tựu khoa học, kỹ thuật. Theo cách hiểu rộng về du lịch văn hoá thì các cuộc hội nghị, hội thảo, triển lãm cũng là một hình thức của du lịch văn hoá. Tiềm năng du lịch văn hoá là giá trị của toàn bộ những tài nguyên thiên và nhân văn. ở Hà Nội đó chính là những truyền thuyết, những làng nghề thủ công cổ truyền nổi tiếng và nhiều trò vui dân gian khác...Tất cả những nét đẹp đó đã tạo nên một bản sắc riêng của đất Hà Thành. Bằng các giá trị vật thể như di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, công trình kiến trúc...và các giá trị phi vật thể như nghệ thuật truyền thống, phong tục tập quán tâm hồn cốt cách của người Tràng An, đặc trưng văn hoá thủ đô đã thu hút khách du lịch tìm đến để khám phá chiêm nghiệm. Đó chính là cơ sở để du lịch với ý nghĩa là cầu nối giúp bạn bè bốn phương hiểu rõ về những giá trị vật chất và tinh thần đặc sắc độc đáo của Hà Nội. Do đó, để thực hiên mục tiêu đưa du lịch Hà Nội trở thành ngành kinh tế mũi nhọn chính là phát huy phát triển kinh tế trên cơ sở khai thác tiềm năng văn hoá
1.2. Các điều kiện phát triển du lịch văn hoá ở Hà Nội
1.2.1. Tài nguyên du lịch nhân văn
1.2.1.1. Các di tích lịch sử văn hoá
Các di tích lịch sư văn hoá là tài nguyên du lịch quan trọng của du lịch Hà Nội. Trải qua mấy ngàn năm lịch sử đã để lại trên mảnh đất thủ đô nhiều di tích lịch sử văn hoá nổi tiêng, phong phú đa dang cả về nguồn gốc lẫn loại hình có giá trị lớn đối với du lịch.
*Về số lượng:
Cho đến nay theo ước tinh trên địa bàn Hà Nội có khoảng hơn 2000 di tich lích sử văn hoá, với mật độ 2 di tích/ một km2 điều đáng chú ý là chất lượng di tích Hà Nội khá cao, đa số các di tích đều có giá tri nghệ thuật . Một số lớn các di tích này được nhà nươc cấp bằng công nhận di tích quốc gia.Tính đến năm 1995 cả nước có 1.662 di tích đươc xếp hạng, trong số đó Hà Nội có tới 322 di tích được cấp bằng, đứng đầu cả nước về số di tích đựơc xếp hạng nên so sánh tương quan giữa ba trung tâm du lịch vủa cả nước thì ti lệ di tích Hà Nội cao hơn cả.
Bảng 1: Tương quan về số lương di tích sếp hạng ở các địa phương
SốTT
Địa điểm
Số di tích xếp hạng
Tỷ lệ(%)
1
2
3
4
Cả nước
Hà Nội
Thành phố Hồ Chí Minh
Thừa thiên-Huế
1.662
322
30
209
100,00
19,37
1,80
23,57
*Về loại hình:
Theo tài liệu của cục boả tàng bộ văn hoá thông tin, trong số các di tích được xếp hạng ở Hà Nội,số lượng các di tích nghệ thuật chiêm tỷ lệ cao nhất (52,17%) tiếp đến là các di tích lịch sử (13,42%) rồi đến di tích nghệ thuật (10,87%)
Bảng 2: Số lượng và tỷ lệ các loại hình di tích ở Hà Nội
Số TT
Loại hình di tích
Số lượng di tích
Tỷ lê (%)
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
Di tích lịch sử
Di tích nghệ thuật
Di tích lịch sử kiến trúc
Di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật
Di tích kiến trúc nghệ thuật
Di tích kiến trúc
Di tích nghệ thuật
Di tích cách mạng
Danh thắng
Tổng số
42
25
4
30
168
9
35
7
2
322
13,04
7,76
1,24
9,32
52,17
2,80
10,87
2,17
0,62
100,00
Những số liệu phân tích trên có thể thấy nhóm di tích kiên trúc, lịch sử nghệ thuật chiếm tỷ lệ cao ở Hà Nội (97,2%); nhóm di tích cách mang chiếm 2,18%. Từ dó có thể thấy định hướng chinh trong việc khai thác các di tích ở Hà Nội để phục vụ phát triển du lịch ở Hà Nội là các di tích lịch sử - văn hoá, kiến trúc nghệ thuật là chủ yếu. Một điêu rất quan trọng là di tích của Hà Nội có giá trị phục vụ du lịch cao. Nhiều di tích được xếp vào loại di tích có giá trị đặc biệt và thu hút được sư quan tâm của nhiều du khách
Bảng3: Các di tích có giá trị đặc biệt về mặt du lịch ở Hà Nội
Số TT
Tên di tích
Địa điểm
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
16.
17.
18.
Khu di tích Hồ Chí Minh
Chùa Một Cột
Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Hồ Hoàn Kiêm và các di tích
Hồ Thiền Quang và các di tích ven hồ
Hồ Tây và di tích
Chùa Trấn Quốc
Đền Quán Thánh
Cột cờ Hà Nội
Chùa Kim Liên
Khu di tích Đóng Đa
Đền Hai Bà Trưng
Cổ Loa
Đên Sát - Đông Anh
Ô Quan Trưởng
Phố Cổ Hà Nội
Đền Voi Phục
Chùa Huỳnh Quang
Quận Ba Đình
Quận Ba Đình
Quận Đống Đa
Quận Hoàn Kiêm
Quận Hai Bà Trưng
Quận Ba Đình
Quận Ba Đình
Quận Ba Đình
Quận Ba Đình
Quận Đông Đa
Quận Đông Đa
Quận Hai Bà Trưng
Huỵên Đông Anh
Huyện Đông Anh
Quận Hoàn Kiếm
Quận Hoàn Kiêm
Quận Ba Đình
Thanh Trì
Nhìn vào bảng danh mục các di tích có giá trị đặc biệt có thể thấy ngay mức độ tập chung ở quận Ba Đình ( 7 ) di tích. Nói cách khác số lượng di tích đạc biệt quan trọng tập chung chủ yếu ử khu vực nội thành. Do dó cân chú ý tới yêu tố này khi xây dựng các chương trình du lịch nội thành
1.2.1.2. Lễ hội truyền thống
Đồng bằng Sông Hồng mà Hà Nội la trung tâm là quê hương của hội làng, hội vùng, hội cả nước,là cái nôi của lễ hội nông nghiệp và lễ hội lịch sử. Điều đó có nghĩa là những lễ hội dân gian của Hà Nội cũng bao quát những nét chung với những lễ hội cả nước, nhiều lễ hội dân gian của Hà Nội cũng là lễ hội mà nhân dân cả nước cũng tổ chức khắp nơi, nhất là những lễ hội liên quan đên canh tác làm ăn, đến tín ngưỡng dân gian.Tuy nhiên Hà Nội cũng có lễ hội đặc trưng riêng của mình như lễ hội An Dương Vưởng Cổ Loại vào ngay 6 thang giêng; hội Gióng vào ngày 9 thang tư; Hội đền Hai Bà Trưng vào ngày 6 tháng 2...Cho tới nay trong số các di tích được xếp hạng ở Hà Nội thì có đến hơn 90% là đền, đình, chùa. Đó chính là địa điểm để tổ chức lễ hội truyền thống. Có thể nói hầu hết các lễ hội truyền thống có tiếng tăm ở Hà Nội từ trước đến nay đều đã mở lại.
Mảng lễ hội nổi trội nhất ở Hà Nội đó là lễ hội về những vị anh hùng dân tộc trong số đó nổi bật nhất phải kể đến là hội Gióng - Một lễ hội có tầm vóc quốc gia. Hội Gióng đền Sóc là nơi sau khi đánh tan giặc dừng chân uống nước Hồ Tây, trên đường về trời thấy thuỷ quái nên quay lại đánh để cứu dân .
Hà Nội còn có lễ hội ở đền, chùa , phủ. những lễ hội này chiếm vị trí không nhỏ trong sinh hoạt văn hoá của người Hà Nội. Những ngày hội ở phủ Tây Hồ, đền, chùa Hà, chùa Quán Sứ là những lễ hội nổi tiếng . Những lễ hội lớn không chỉ bó hẹp rong phạm vi một làng, một thôn. Lễ hội ở Hà Nội trở thành lễ hội của cả một vùng rộng lớn. Du lịch văn hoá lễ hội dân gian là hành trang không thể thiếu được bởi lẽ với lễ hội truyền thống nghành du lịch có cơ hội để giới thiệu bản sắc văn hoá dân tộc .Dự án VIE89/003 đã đánh giá tiềm năng văn hoá của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng nhìn từ góc độ phát triển du lịch không quên nhấn mạnh các lễ hội và lễ nghi trong văn hoá Việt Nam .
1.2.2. Các tài nguyên nhân văn khác
1.2.2.1. Ca múa nhac dân tộc
Hà Nội là trung tâm vă hoá của cả nước và trong quá khứ là thủ đô của nhiều triều đại phong kiến Viêt Nam. Do vậy cũng là nơi phát sinh và phát triển các dòng ca múa nhạc : ca múa nhạc cung đình và ca múa nhac dan gian. Khởi thuỷ của ca múa nhạc cung đình băt đàu từ thời Trần với các nhạc cụ như trống cơm, tiêu, sáo, mõ lớn. Còn nhạc dân gian với các nhạc cụ như đàn câm, đàn tranh, đàn tì bà..Tuy nhiên dù phân chia như vậy nhac cung đinh vân dựa trên nhac dân gian
Hầu hết các loại ca nhạc phổ biến ở đồng băng Sông Hồng như ngâm thơ, hát ru, hát ví, cò lả, trống quân, hát đúm...đều phổ biên tại Hà Nội. Măc dù vậy đặc sắc nhất đối với Hà Nội là các loại hát ả đào và hát trầu văn, ngoài ra con các làn điệu khác như tuồng, chèo, cải lương... Trong các loại trình diễn dân gian, đăc sắc nhất phải kể đến múa rối nứơc có nguồn gôc rất lâu dời và tâp chung nhất ở huyện Đông Anh. Hiện nay múa rối nước vẫn được đông đảo du khách quôc tế quan tâm. Hà Nội được thừa hưởng một nền âm nhạc cung đình Thăng Long xưa một nền âm nhạc được tạo dựng từ khi nhà Lý lấy vùng Đại La làm kinh đô nước Đaị Việt.
Văn nghệ, nghệ thuật ở thủ đô rát phong phú: hát trống quân, hát chèo. Nhưng đặc trưng nhất vẫn là ca trù. Ca trù có nguồn gốc từ lối hát cửa đình, hát cửa đình vừa là hình thức vừa là phong cách thể hiện của đào kép đáp ứng yêu cầu của dân làng trong những ngày lễ hội ngoài việc phục vụ nghi lễ .
Múa dân gian là bộ phận của múa dân tộc nó không thể thiếu và đã làm sống dậy không khí vui tươi mang ý nghĩa xã hội trong các lễ hội của làng quê. ở Hà Nội phổ cập nhất là múa sư tử và nổi tiếng nhất là múa rối nước .Theo các nhà nghiên cứu thì ngay từ thế kỷ 11 múa rối nước đã rất thịnh hành, múa rối nước cổ truyền như là một hội làng thu nhỏ. Sân khấu múa rối nước với những nhà thuỷ đình mái cong. ở sân khấu người diễn viên đứng làm buồng trò để điều khiển con rối, thao tác bằng hệ thống dây điều khiển bên ngoài và dưới nước. Các tiết mục được xây dựng từ tình yêu cuộc sống nên mang sắc thái dân
1.2.2.2. ẩm thực
Người Hà Nội rất chú tâm đến cách ăn uống và coi như một sự thưởng thức văn hoá. Quan niệm này có lễ ít nơi nào có dược. Hà Nội nổi tiếng vổi rượu mơ, món ăn của người Hà Nội cũng phong phú và hấp dẫn, nhiều món ăn tưởng chừng dân giã nhưng lại rất đặc sắc và cầu kỳ trong chế biến như bún các loại, bánh cuốn Thanh Trì, trả gà, bánh tôm, và đặc sắc đến khó quên như món phở và cốm Vòng. Còn nhiều món ăn của Hà Nội được lựa chọn để đuă vào thưc đơn cho du khách trong các nhà hàng khách sạn.
1.3. Những điều kiện về kinh tế - chính trị - xã hội.
*Về kinh tế :
Trong những năm qua, nền kinh tế thủ đô Hà Nội cùng với cả nước đạt được nhiều chuyển biến tích cực. Với chính sách mở cửa, tăng cường hội nhập nền kinh tế quốc gia vào nền kinh tế khu vực và quốc tế, các hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam có nhiều khởi sắc. đặc biệt ngành du lịch đã phát triển rất nhanh và trở thành ngành kinh tế quan trọng của cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng. Hà Nội được coi là trung tâm kinh tế văn hoá chính trị của cả nước, với cơ sở hạ tầng tương đối phát triển, thành phố Hà Nội là một cực trong tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh khu vực đang thu hút mạnh các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Với nhũng điều kiện trên Hà Nội có điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh tốc độ tăng trưỏng kinh tế đặc biệt là ngành du lịch góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội chung cua cả nước, đồng thời hoà nhập với phong trào phát triển du lịch trong khu vực và trên thế giới để đưa cả nước trở thành trung tâm du lịch có tầm cỡ trong khu vực. Những năm gần đây nền khinh tế của nước ta đạt được tốc độ tăng trưởng bình quân là khoảng 7%/ năm trong đó thủ đô Hà Nội là một trong những nơi có đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế chung của cả nước. Với cơ sở hạ tầng phát triển Hà Nội là đầu mối giao thông quan trọng lớn nhất của cả nước, là nơi quy tụ của 6 tuyến đường sắt, 8 tuyến đường bộ và đường hàng không. Hệ thống giao thông này kết nối thủ đô với các tỉnh trong nước và trên thế giới.
*Về chính trị - xã hội :
Hà Nội là mảnh đất ngàn năm văn hiến một trung tâm văn hoá lớn của Việt Nam giáo dục của cả nước vơi khoảng gần 800 trường cao đẳng, đại học, trung học chuyên nghiệp và các trung tâm giáo dục khác. Hà Nội là nơi còn lưu giữ gần 200 di tích lịch sử văn hoá nghệ thuật, văn hoá kiến trúc được xếp hạng, Hà Nội cũng có nhiều thư viện lớn như thư viện quốc gia thư viện chuyên ngành và rất nhiều thư viện của các trường.... Đây cũng là một trong những trung tâm đào toạ lớn nuôi dưỡng và phát triển các loại hình vă hoá truyền thống và hiện đại như tuồng chèo, cải lương... Đây là một ngồn lực để phát triển du lịch, bởi lẽ một quốc gia có nền kinh tế vững chắc có đường lối hoà nhập cộng đồng, làm bạn với tất cả các nước...có nền khoa học, y tế, giáo dục, văn hoá phát triển sẽ thu hút sự chú ý của quốc tế, tạo những chuyến viếng thăm của những chính khách, những nghệ sĩ, những nhà khoa học, nhà báo...tạo ra những cuộc hội thảo quốc tế, festival, trình diễn mốt, thi hoa hậu...từ đó sẽ tạo ra nguồn khách cho du lịch, và du lịch có điều kiện tuyên truyền quảng bá. Nói cách khác đó là một tiềm năng để phát triển du lịch.
Trong những năm qua măc dù tình hình thế giới liên tục sảy ra những biến đông, tình hình chiến tranh, khủng bố liên tục diễn ra ở nhiều nước. Mặc dù vậy nước ta vẫn là một nước an toàn không bị ảnh hưởng bởi nhưng biến động đó và nước ta được đánh giá là một trong những nước an toàn nhất thế giới. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch nước ta phát triển để du khách nước ngoài vào Việt Nam. Hà Nội lại là trung tâm kinh tế chính trị, văn hoá của cả nước, Hà Nội là nơi tập chung đông nhất những cơ quan nhà nước nên được đảm bảo an toàn an ninh rất cao. Đây laf điều kiện để thu hút khách trong nước và quốc tế vào Việt Nam.
1.4. ý nghĩa của loại hình du lịch văn hoá trong phát triển du lịch
Du lịch văn hoá là một thể loại du lịch rất hấp dẫn dối với du khách, không những đối với du khách Việt Nam mà còn hấp dẫn với cả du khách quốc tế. Nó giải quyết được các nhu cầu về cảm thụ cảnh quan và kiến thức về nền văn hoá nhân loại nâng cao sự hiểu biết làm phong phú đời sống tinh thần của con người. Từ xưa đến nay tuy mức độ có khác nhau nhưng luôn luôn là nhu cầu của khách, bắt đầu tư thời kỳ cận đại thì phương đông rất hấp dẫn du khách vì ở đây có chứa những đền đài rất nguy nga các món ăn rất cầu kỳ và hấp dẫn. Nhưng từ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 đặc biệt từ thập kỷ 20 của thế kỷ 20 thì sự hấp dãn lại là châu á và bắc Mỹ vì nổi lên cách mạng công nghiệp. Từ thập kỷ 20 trở lại đây người châu Âu và các nước công nghiệp rất chán sự chật hẹp, sự ồn ào của các không gian thành phố do vậy các đảo vắng các phố tích xa sưa, các phố phường với nhiều đăc sắc phương đông đang trở thành một su thế mới trong sự phát triển du lịch. Hà Nội với nhiều kiến trúc cổ mang đậm nét phương đông đang là nơi hấp dẫn và thu hút rất nhiều khách du lịch quốc tế, đặc biệt là những năm gần đây.
Du lịch văn hoá mang ý nghĩa chung của việc phát triển du lịch, du lịch văn hoá tàm tăng thu nhập quốc dân cho địa phương và cho đất nước. Mặt khác du lịch văn hoá phát triển góp phần khôi phục và phát triển các ngành thủ công ở địa phương, giải quyết một lượng lớn công ăn việc làm đồng thời thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Du lịch văn hoá là một trong những lĩnh vực xuất khẩu rất có hiệu quả vì vậy góp phần thu ngoại tệ cho đất nước như ăn uống , đồ lưu niệm ...du lịch văn hoá góp phần củng cố mở rộng mối quan hệ quốc tế đồng thời góp phần giúp cho các quốc gia giảm bớt sự căng thẳng của các trung tâm đô thị. Du lịch văn hoá cũng phần khai thác các di sản văn hoá dân tộc bảo vệ môi trường tư nhiên và xã hội.
Kết luận.
Trên đây là những nguồn lực để phát triển du lịch của mỗi quốc gia, mỗi vùng, địa phương nói chung và Hà Nội nói riêng đồng thời cũng là cơ sở để các nhà kinh doanh du lịch lựa chọn bước đi thích hợp, cách thức kinh doanh của doanh nghiệp mình. Các nguồn lực đó có vị chí khác nhau nhưng có mối liên hệ khăng khít với nhau, tạo thành một sức mạnh tổng thểđẻ phát triển du lịch. Những nhà hoạch định chiến lược, những nhà quy hoạch du lịch, các nhà kinh doanh lữ hành, khách sạn nếu tách rời các nguồn lực của vùng, địa bản mình sẽ rơi vào duy ý chí không có cơ sở khoa học để hoạch định và lựa chọn phương án kinh doanh du lịch. Hà Nội với nhiều tiềm năng để phát triển du lịch văn hoá, với những điều kiện thuận lợi về tài nguyên du lịch, về kinh tế, chính trị, văn hoá...sẽ là nơi du lịch văn hoá lí tưởng cho những ai muón khám phá về văn hoá, lịch sử, phong tục tập quán của Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung.
Chương 2 : Thực trạng phát triển của du lịch văN hoá trên địa bàn hà nội
2.1. Khái quát về tình hình phát triển du lịch văn hoá ở Hà Nội
2.1.1. Du lịch Hà Nội những thuận lợi và khó khăn.
Là tung tâm kinh tế văn hoá, chính trị, khoa học kỹ thuật của cả nước thủ đô Hà Nội tư lâu được coi là thành phố cổ kính, xinh đẹp trong khu vực, Hà Nội có hệ sinh thái phong phú bao gồm cây xanh hồ nước, với những điểm di tích danh lam thắng cảnh trở nên quen thuộc cùng với những khu phố cổ tồn tại hơn trăm năm nay Hà Nội có kết cấu hạ tầng tương đối phát triểnlà dầu mối giao thong của cả nứơc, là trung tâm của các tuyến đường bộ, đường săt, đường không và đường thuỷ.Thủ đô Hà Nội cùng với cả nước chuẩn bị tiến tới tổ chức lể kỷ niệm ngàn năm Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội vào năm 2010. Đâylà sự kiện trọng đại không chỉ hơn 2,5 triệu người dân thủ đô Hà Nội mà là ngày hội lớn của dân tộc. Nhiều công trình kinh tế, văn hoá - xã hội , đang dã và sẽ được tu bổ, sửa chũă xây dựng mới. Trong đó nhiều công trình có ý nghĩa thiết thực đối với việc thu hút khách, tạo diều kiện thuận lợi cho việc tăng trưởng và phát triển ngành khách sạn Hà Nội, đặc biệt là cơ hội thu hút khách du lịch quốc tế và nội địa vào Hà nội.
Với những lợi thế trên đây, Hà Nội có đủ điều kiện để đẩy mạnh tốc độ phát triển du lịch góp phần vào sự phát triển chung của cả nước, đồng thơi hoà nhập vào trào lưu phát triển du lịch khu vực và trên thế giới để đưa nước ta trở thành trung tâm du lich có tầm cỡ trong khu vực.Trong những năm gần đây, mặc dù có ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thong khu vực, tốc độ tăng trưởng của du lịch thành phố vẫn đạt được từ 10 - 15%/ năm. GDP du lịch chiếm hơn 7% GDP của toàn thành phố hoạt động du lịch đã đem lại nhiều thành tựu về kinh tế, văn hoá, xã hội, góp phàn tích cực trong việc chuyển dịch cơ cắu kinh tế thành phố Hà Nội, tạo nguồn thu ngoại tệ quan trọng góp phần giải quyết việc làm cho hàng vạn người . Có thể nói, các ngành các cấp đã có sự phối hợp bước đầu khá tốt,tạo điều kiện cho du lịch phát triển, từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đó là cơ hội thuận lợi trong nội tại thủ đô. Nắm bắt được những cơ hội đố, hiện nay, Hà Nội đang phát triển du lịch theo một hướng chủ yếu như mở rộng không gian du lịch Hà Nội dựa trên nguyên tắc kết hợp không gian kinh tế xã hội và lợi thế so sánh của Hà Nội so với một số vùng phụ cận để khai thác, sử dụng các sản phẩm du lịch đặc thù như các tuyến điểm du lịch, khu thể thao, vui chơi giải trí, nghỉ ngơi cuối tuần. Hà Nội mở rộng tuyên truyền quảng bá sản phẩm du lịch; mở rộng, kêu gọi dầu tư du lịch vào Hà Nội. Mặt khác trên phạm vi thế giới du lịch dã trở thành một nhu cầu tất yếu không thể thiếu dược trong đời sống kinh tế xã hội và phát triển với tốc độ ngày càng nhanh. Tư năm 1991 đến nay, tốc độ tăng trưởng du lịch ASEAN là 8%, cao gấp đôi so với mức tăng du lịch toàn cầu.
Bên cạnh những cơ hội thuận lợi du lịch hà Nội còn gặp phải nhiều khó khăn, trong lộ trình kinh tếđưa du lịch Hà Nội trử thành ngành kinh tế mũi nhọnchịu sự chi phối từ chính sách kinh tế vĩ môđến khâu tổ chức ở tầm vi mômà chúng ta khong tính đến đó là sự cạnh tranh du lịch ngày một cao và diễn biên khó lường. Trong khi đó sức cạnh tranh của du lịch Hà Nội còn rất hạn chế, trình độ kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, trình độ cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ xúc tiến du lịch, kinh nghiệm quản lí kinh doanh và đặc biệt thiếu vốn cho đầu tư kinh doanh du lịch. Đồng thời ở trong nước nhận thức về du lịch còn thiếu tính thống nhất trong hệ thống các cấp, các ngành và dân cư đối với việc xây dựng, khai thác, bảo vệ, chỉ đạo quản lí và thưc hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch. Những vấn đề trên đa và đang thách thức, đòi hỏi dể du lịch hà Nội vượt qua để đứng vững trong cạnh tranh trên thương trường du lịch trong nước và trên thương trường quốc tế.
2.1.2. Đánh giá về thị trường khách du lịch Hà Nội
2.1.2.1. Khách du lịch quốc tế
Về số lượng khách :
Sự ra đợi và phát triển của du lịch Hà Nội gắn liền với sự phát triển của nganh du lich Việt Nam từ những năm đầu của thập kỷ 60.Thời kỳ 1960 -1975, các cơ sở du lịch Hà Nội chủ yếu phục vụ các đoàn khach của Đảng, Nhà nước, các đoàn ngoại giao các chuyên gia, các thuỷ thủ, các vận động viên thể thao ... của các nước bạn hoạt động kinh doanh chiếm một tỷ lệ không đáng kể năm 1970 Việt Nam đón được 1.816 khách quốc tế, đến năm 1986 đạt 4.353 khách giai đoạn 1970 - 1986 tăng trung bình năm là 23,7%. Năm 1987 đạt 73.363 khách du lịch quốc tế và đến năm 1989 đạt được 187.526 khách giai đoạn 1987 - 1989 tăng trung bình năm là 59,9% trong những năm vưa qua, cùng với nhịp độ phát triển du lịch của cả nước, khách du lịch quốc tế đến Hà Nội cũng tăng nhanh .Nếu như năm 1992 Hà Nội mới đón được 200 ngan lượt khách quốc tế thì đến năm 1995 đã đón được 358.4 ngan khách tốc độ tăng trung bình thời kỳ 1992 - 1995 là 21,5% năm 1996 ước tính thành phố đón được 352 ngàn lượt khách quốc tế giảm 1,2% so với năm 1995. nếu so sánh với các nước trong khu vực thì khác du lịch quốc tế đến Hà Nội là cao, nhưng nếu so với cả nước và các địa phương khác thì chỉ tiêu này của Hà Nội còn thấp. Điều này phù hợp với thực tế là điểm xuất phát khách quốc tế của Hà Nội là tương đối cao
Bảng 3 : Hiện trạng khách du lịch quốc tế đến Hà Nội
và cả nước thời kỳ 1992-1997
Đơn vị : lượt khách
1992
1993
1994
1995
1996
1997
Tăng TB năm (%)
Số lượt khách của hà nội
200
250
350
358,4
52
91
14,35
Số ngày lưu trú TB ở hà nội
3,7
2,5
2,5
2,4
2,4
2,6
-
Số lượt khách của cả nước
440
670
1.018
1.358
1.607
1.715
31,25
Ngày lưu trú TB ở việt nam
5,8
6,2
6,4
6,5
6,7
6,6
-
Tỉ lệ khách Hà Nội so với cả nước
45,5
37,3
34,4
26,4
22,0
22,8
-
Năm 2001 năm đầu tiên của thiên niên kỷ mới, du lịch toàn cầu phát triển nhanh với tốc độ tăng trưởng bình quân về khách là 6,93%/ năm về thu nhập 11,3%/ năm và trở thành một trong những ngành kinh tế hạng đầu trên thế giới. Việt Nam năm trong khu vực Đông Nam á, nơi có su hướng gia tăng về du lịch. Du lịch Hà Nội năm 2001 lượng khách du lịch 10 tháng đầu năm là 549 nghìn lượt khách quốc tế và 1.950 nghìn lượt khách nội địa và cả năm đạt 650 nghì khách quốc tế và 2.300 nhìn lượt khách nội địa trong đó khách từ Trung Quốc tăng lên đáng kể. Thị trường khách Nhật Bản, châu âu và Australia phát triển tốt. Thị trường các nước Đông Nam á, Đài Loan, Hàn Quốc đang được phục hồi sau cuộc khủng hoảng kinh tế tiền tệ trong khu vực. Khách du lịch tập trung vào mười nước đứng đầu chiếm trên 70%; ngày khách trung bình ở Hà Nội trong mười tháng đầu năm 2001 đạt 2,05 ngày khách đối với khách quố tế và 1,4 ngày khách với khách nội địa điều này có ý nghĩa rất lớn cho việc tăng doanh thu xã hội từ du lịch.
Trong những năm qua, các sản phẩm du lịch Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng chưa phong phú đa dạng và đặc sắc, chất luọng dịch vụ chưa cao, chính vì vậy đã hạn chế khả năng chi tiêu của khách du lịch. Hà Nội có những di tích được xếp hạng nhưng vẫn vắng bóng khách du lịch vì chưa tạo được cảnh quan hấp dẫn khách chỉ trừ những người đến vì lý do tín ngưỡng, nghiên cứu. Nhưng cũng có những di tích như Bảo tàng Cách Mạng trước kia rất đông khách nước ngoài từ khồi XHCN Đông Âu đến thăm quan. Nhưng từ khi khối này bị tan vỡ thì lượng khách quốc tế giảm một cách đáng kể vì lý do chính trị của Bảo Tàng. Giờ đây bảo tàng chỉ phục vụ khách du lịch nội địa là chủ yếu. Nhưng cũng có di tích vẫn giữ được số lượng khách du lịch đông đảo và ngày càng tăng như: Khu di tích Hồ Chủ Tịch và lăng Bác. Các lễ hội chưa thật hấp dẫn khách du lịch quốc tế chủ yếu là do các lễ hội còn nghèo nàn về nội dung, lộn xộn về tổ chức, thiếu sự quản lý chặt chẽ của Ban tổ chức.
Năm 1995 mỗi ngày một khách đến Việt Nam chỉ chi tiêuk khoảng 70 USD, trong khi đó ở Hà Nội đạt sấp sỉ 87USD. Phần lớn chi tiêu của khach tập chung vào lưu trú (chiếm 50,17%) và ăn uống (chiếm19,6%), sau đó là mua sắm hàng lưu niệm(12,34%), lữ hành vận chuyển (chiêm 9,55%) và các dịch vụ khác (chiếm 8,34%). Sở dĩ khách du lich chi tiêu cho việc mua sắm hàng hoá, vận chuyển và các dịch vụ khác còn rất hạn chế bởi các cơ sở kinh doanh du lịch cũng như các cơ sở sản suát hàng thủ công mỹ nghệ chưa tạo ra những sản phẩm đặc sắc có chát lượng và phù hợp vớ các đối tượng khách du lịch; chưa tổ chúc được các tour du lịch hấp đẫn...chi tiêu cho nhu cầu lưu chú và ăn uống là nhu cầu không thể thiếu được và có giới hạn, song chi tiêu cho việc mua sắm các đò lưu niệm, cho các dịch vụ khác... là không giới hạn. Vì vậy muốn tăng nguòn thu thì việc dịch chuyển cơ cấu chi tiê của du khách là một yếu tố quan trọng, các cơ sở kinh doanh du lịch phải biết hướng cho du khách chi tiêu nhiều hơn vào việc mua sắm hàng hoá và dịch vụ khác...
2.1.2.2. Khách nội địa
Khách du lịch nội địa đến hà nội từ khắp mọi miền đất nước. Hà Nội là thủ đô là trung tâm văn hoá, kinh tế, chíng trị... của cả nước; nơi có lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh, có viện bảo tàng lớn của quốc gia, có tháp rùa...những di tích trên đã ăn sâu vào tâm chí của người Hà Nội cũng như người Việt nam. Chính vì vậy đến thăm Hà Nội là ước mơ là nguyện vọng của mỗi người dân Việt Nam ít nhất một lần trong cuộc đời được dến thăm nơi ở, nơi làm việc và nơi an nghỉ cuối cùng của Bác. Với điều kiện thuận lợi như vây, Hà Nội là nơi thu hút một lượng lớn khách du lịch nội địa.
Khách du lịch đên Hà Nội không lớn chủ yếu là cán bộ, nhân viên nhà nước đi công tác, kinh doanh hoặc dự các hội nghị. Khách du lịch đến Hà Nội chủ yếu đi thăm quan khu di tích Bác Hồ (Bảo tàng Hồ Chí Minh- Lăng - Khu nhà sàn của Bác). Khách đến các di tích lịch sử văn hoá thường ít hơn, tập trung chủ yếu là những người làm công tác nghiên cứu, các học sinh từ các tỉnh khác đến thăm quan. Lễ hội cũng là một đối tượng thu hút đông đảo khách du lịch nội địa nhưng đa số là do tín ngưỡng .
Do sản xuất kinh doanh ở thành phố đang phát triển, đời sống của nhân dân tăng cao. Nhiều cơ quan, xí nghiệp đã tạo điều kiện cho cán bộ, công nhân viên đi du lịch, và nhu cầu du lịch của giới trẻ tăng nhanh nên nhìn chung thị trường khách du lịch nội địa - Hà Nội là một thị trường gửi khách .
Hà Nội có những di tích được xếp hạng nhưng vẫn vắng bóng khach du lịch vì chưa tạo được cảnh quan hấp dẫn khách chỉ trừ những người đến vì lý do tín ngưỡng, nghiên cứu. Nhưng cũng có những di tích như Bảo tàng Cách Mạng trước kia rất đông khách nước ngoài từ khồi XHCN Đông Âu đến thăm quan. Nhưng từ khi khối này bị tan vỡ thì lượng khách quốc tế giảm một cách đáng kể vì lý do chính trị của bảo tàng cũng có di tích vẫn giữ được số lượng khách du lịch đông đảo và ngày càng tăng như: Khu di tích Hồ Chủ Tịch và lăng Bác. Giờ đây bảo tàng chỉ phục vụ khách du lịch nội địa là chủ yếu. Nhưng nghèo nàn về nội dung, lộn xộn về tổ chức, thiếu sự quản lý chặt chẽ của ban tổ chức.
Khách du lịch đến Hà nội ngoài mục đích công vụ, còn phàn lớn là khách tham quan, thăm thân. Theo só liệu thống kê của sở du lịch Hà Nội năm 1992 thành phố đón được 112,3 ngàn lượt khách du lịch nội địa; đến năm 1996 tăng lên 700 ngàn lượt khách, tốc độ tăng trưởng trung bìng hằng năm đạt 58%. Tốc độ tăng trưởng này cho tháy nhu cầu viếng thăm Hà Nội của khách du lịch nội địa là rất lớn. Ngày lưu trú trung bình của du khách đến Hà nội đạt xấp xỉ 2 ngày khách. Tuy nhiên không phải tất cả trong tổng số du khách nội địa đến Hà Nội đều sử dụng dịch vụ lưu trú ở các khách sạn, nhà nghỉ..., mà một phần trong số họ (khoảng 20 - 25%) thường nghỉ lại ở nhà người thân
Bảng 4: Hiện trạng khách du lịch nội địa đến Hà Nội
và cả nước giai đoạn 1992 - 1997
Đơn vị : ngàn lượt khách
Khách du lịch
1992
1993
1994
1995
1996
1997
Tổng số khách du lịch nội địa đến Hà Nội
112,3
150,0
250,0
311,6
700,0
1.200
Tổng số khach du lịch trong cả nước
2.000
2.700
3.500
5.500
6.500
8.500
Tỷ lệ của Hà Nội so với cả nước
5,62
5,56
7,14
5,67
10,77
14,11
2.2. Thực trạng của ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35546.doc