1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
Thuyết minh:
TÌM HIỂU THANG MÁY TẢI KHÁCH
Giáo viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Văn Thạnh
Sinh viên thực hiện: PHẠM GIA HUY MSSV:1611319
Ngày 7 tháng 7 năm 2020
2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THANG MÁY
1.1. GIỚI THIỆU THANG MÁY:
Thang máy là thiết bị vận tải dùng để chở người và hàng hóa theo phương thẳng
đứng hoặc nghiêng 1 góc nhỏ hơn 15 độ so với phương thẳng đứng theo một chiều
tuyến tính đã định sẵn.
Thang máy
59 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 493 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Thuyết minh Tìm hiểu thang máy tải khách, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và máy nâng được sử dụng rộng rãi trong nhiều hoàn cảnh làm việc
khác nhau: Trong các tòa nhà cao tầng (công ty, bệnh viện, khách sạn, trung cư, đài
quan sát); các công trường xây dựng, hầm mỏ, kho xưởng hàng hóa, siêu thị
Sự ra đời của thang máy đã thay thế cho sức lực con người, giúp tiết kiệm thời
gian và mang lại năng suất đáng kể trong công việc.
Nhiều quốc gia trên thế giới đã quy định đối với các tòa nhà trên 6 tầng trở lên
phải được trang bị thang máy để đảo bảo cho việc di chuyển được thuận lợi, tiết kiệm
thời gian, công sức, tăng năng suất lao động. Giá trị của thang máy trang bị cho công
trình so với tổng giá thành công trình chiếm khoảng 6% đến 7% là hợp lý. Đối với
những công trihf đặc biệt như bệnh viện, nhà máy, khách sạn tuy sô tầng có thể nhỏ
hơn 6 nhưng vẫn phải được trang bị thang máy.
Hiện nay, thang máy gia đình cũng là một sản phẩm giành được nhiều sự quan
tâm đặc biệt đối với những người gặp khó khăn khi di chuyển, hay những gia đình có
cơ sở làm việc tại nhà, ở trên các tầng cao
Thang máy, đặc biệt là thang máy chở người là thiết bị vận chuyển đòi hỏi tính
an toàn nghiêm ngặt, nó liên quan trực tiếp đến tài sản và tính mạng con người. Vì
vậy, yêu cầu chung đối với thang máy khi thiết kế, chế tạo, lắp đặt, vận hành, sử dung,
sửa chữa phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt các yêu cầu về kỹ thuật an toàn được
quy định trong các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm.
1.2. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA THANG MÁY
Thế hệ Thang máy đầu tiên của thế giới
Thang máy đầu tiên được chế tạo dưới triều đại vua Louis XV, ở Versailles năm
1743 và chỉ để cho vua dùng. Thang máy này được xây ở ngoài, trong sân nhà? để cho
3
vị quốc vương này có thể từ phòng ông ở tầng lầu 1 và lầu 2 để gặp người yêu là bà
DE Châteauroux. Kỹ thuật này dựa trên sự đối trọng (contre-poids) nên việc sử dụng ít
tốn sức lực
Thang máy hiện đại ngày nay
Cuối thế kỷ 19 trên thế giới mới chỉ có một vài hãng thang máy ra đời
như OTIS, SCHINDLER. Chiếc thang máy đã được chế tạo và đưa vào sử dụng của
hãng thang máy OTIS năm 1853. Đến năm 1874 hãng thang máy SCHINDLER cũng
đã chế tạo thành công những thang máy khác. Lúc đầu bộ tời kéo chỉ có một tốc độ,
cabin có kết cấu đơn giản, cửa tầng đóng bằng tay, tốc độ di chuyển của cabin thấp.
đầu thế kỷ 20 có nhiều hãng thang máy khác ra đời
như: KONE, MITSUBISHI, NIPPON ELEVATOR; THYSSEN, SABIEM..... đã chế
tạo các loại thang máy có tốc độ cao, tiện nghi trong cabin tốt hơn và êm hơn.
Sang thế kỉ 20 có nhiều hãng thang máy khác ra đời như Kone của Phần Lan;
Nippon, Mitsubishi, Hitachi của Nhật
Bản; ThyssenKrupp của Đức, Sabiem của Italia; LG, Hyundai của Hàn Quốc..Các
thang máy này đã được thiết kế, thử nghiệm nên hoạt động êm và dừng tầng chính xác
hơn. Cho tới những năm 1975 thang máy trên thế giới đã đạt tới tốc độ 400m/ phút,
những thang máy lớn với tải trọng lên tới 25 tấn đã được chế tạo thành công.Thời gian
này xuất hiện nhiều hãng thang máy nữa ra đời.Các sản phẩm phục vụ ngành thang
máy cũng bắt đầu cải tiến, thang cuốn, băng chuyền lần lượt xuất hiện.
Vào đầu những năm 1970 thang máy đã chế tạo đạt tới tốc độ 450 m/ph những
thang máy chở hàng đã có tải trọng nâng tới 30 tấn đồng thời cũng trong khoảng thời
gian này đã có những thang máy thuỷ lực ra đời. Sau một khoảng thời gian rất ngắn
với tiến bộ của các ngành khoa học khác tốc độ của thang máy đã đạt tới 600 m/ph.
Vào những năm 1980 đã xuất hiện hệ thống điều khiển động cơ bằng phương
pháp biến đổi điện áp và tần số VVVF. Thành tựu này cho phép thang máy hoạt động
êm dịu hơn, tiết kiệm được khoảng 40% công suất động cơ. đồng thời cũng vào những
năm này đã xuất hiện loại thang máy dùng động cơ điện cảm ứng tuyến tính. đầu
những năm 1990. trên thế giới đã chế tạo được những thang máy có tính năng kỹ thuật
đặc biệt khác.
(trích nguồn: Wikipedia.org _ thư viện bách khoa toàn thư mở)
4
1.3. PHÂN LOẠI THANG MÁY:
1.3.1. Phân loại theo chức năng:
- Hiện nay tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng, thang máy được phân làm 6 loại
(TCVN 7628-1:2007)
- Loại 1 (class 1): thang máy được thiết kế để chở người
Thường thấy ở trong các khách sạn, công sở, nhà nghỉ, khu trung cư, trường
học,
- Loại 2 (class 2): thang máy được thiết kế để chở người có tính đến vận chuyển
hàng hóa
Loại này thường dùng ở các siêu thị, mall, khu triễn lãm, bảo tàng
- Loại 3 (class 3): thang máy được thiết kế cho mục đích chăm sóc sức khỏe, bao
gồm: thang máy bệnh viện và thang máy trong khu điều dưỡng
Loại này chuyên dùng trong các bệnh viện, các khu điều dưỡng Đặc điểm của
nó là kích thước thông thủy cabin phải đủ lớn để chứa cáng hoặc giường bệnh nhân
cùng với bác sĩ, nhân viên, và các dụng cụ cấp cứu đi kèm. HIện nay trên thế giới đã
sản xuất theo cùng tiêu chuẩn kích thước và tải trọng cho loại thang máy này.
- Loại 4 (class 4): thang máy được thiết kế chủ yếu cho vận chuyển hàng hóa có
tính đến người đi kèm
Loại này thường dùng trong các nhà máy, công xưởng, kho cũng có thể thấy
trong một số khách sạn, hoặc khu mua sắm nhưng chủ yếu dùng để vận chuyển hàng
hóa và nhân viên.
- Loại 5 (class 5): thang máy phục vụ (Mỹ: thang máy chở thức ăn)
Chuyên dùng để chở vật liệu, thức ăn trong nhà hàng, khách sạn, nhà ăn tập
thẻ Đặc điểm của loại này là chỉ có điều khiển ở ngoài cabin và không dùng để vận
chuyển con người.
- Loại 6 (class 6): thang máy được thiết kế đặc biệt cho các lòa nhà có mật độ
giao thông cao, có tốc độ từ 2,5 m/s trở lên.
Một số loại như: thang máy trên xe cứu hỏa, thang máy ở các xưởng sửa chữa
sản xuất ô tô
1.3.2. Phân loại theo hệ thống dẫn động cabin
5
a. Thang máy dẫn động điện
Dẫn động cabin lên xuống bằng việc sử dụng động cơ điện truyền động tới puly
ma sát hoặc tang cuốn cáp.
Nhờ cabin được treo bằng tang cuốn cáp mà hành trình lên xuống không bị hạn
chế, và việc sử dụng động cơ dẫn động điện giúp cho thang máy có thể di chuyển được
với tốc độ cao. Nhờ đó, loại này thường được sử dụng ở các công trình cao tầng như:
trường học, công ty, khách sạn, nhà hàng
Tùy theo mục đích thiêt kế, mang máy dẫn động điện được chia làm hai loại nhỏ:
- Thang máy có bộ tời đặt phía dưới giếng thang
Thang máy có bộ tời đặt phía trên giếng thang
Hình 1.1
Hình 1.2
6
Ngoài ra còn có loại thang truyền động cabin lên xuống nhờ bánh răng (chuyên
dùng để chờ người phục vụ xây dựng các công trình cao tầng), loại này có bộ dẫn động
đặt ngay trên nóc cabin.
b. Thang máy thủy lực
Đặc điểm của thang máy này là cabin thường được đẩy từ dưới lên nhờ hệ thống
xylanh-piston thủy lực, vì thế hành trình của nó bị hạn chế, tốc độ của nó cũng chậm
hơn so với thang máy dẫn động bằng motor điện. Hiện nay hành trình tối đa của thang
máy thủy lực chỉ khoảng 18m, nên không thể trang bị cho các công trình cao tầng, mặc
dù kết cấu đơn giản, tiết diện giếng thang nhỏ hơn khi có cùng tải trọng so với dẫn
động cáp, giảm được chiều cao của công trình chỉ buồng mảy chỉ được lắp đặt ở tầng
dưới cùng, chuyển động êm, an toàn, tải trọng nâng lớn.
Loại thang máy này thường dùng để nâng chuyển hàng hóa, thường thấy ở các
kho xưởng, garage ô tô
1.3.3. Theo hệ thống vận hành
a. Theo mức độ tự động:
Hình 1.3
7
- Loại tự động
- Loại bán tự động
b. Theo tổ hợp điều khiển:
- Điều khiển đơn
- Điều khiển kép
- Điều khiển theo nhóm
c. Theo vị trí điều khiển:
- Điều khiển trong cabin
- Điều khiển ngoài cabin
- Điều khiển cả trong và ngoài cabin
1.3.4. Theo các thông số cơ bản:
a. Theo tốc độ di chuyển của cabin:
Tốc độ định mức của thang máy tính theo m/s:
0,4 - 0,63 - 1,0 - 1,6 - 2,0 - 2,5 - 3,0 - 3,5 - 4.0 - 5,0 - 6,0
Dải tốc độ từ 0,4 – 1 m/s áp dụng cho thang máy thủy lực
Dải tốc độ từ 0,63 – 6 m/s áp dụng cho thang máy điện
- Loại tốc độ thấp: v < 1 m/s
Sử dụng tốc độ này trong những công trình thấp tầng (nhỏ hơn 6 tầng), phạm vi
di chuyển nhỏ. Thang máy có tốc độ này di chuyển chậm nhưng êm ái, có lực nâng
lớn, thường dùng để nâng chuyển hàng hóa, xe hơi
- Loại tốc độ trung bình: v =1 – 2,5 m/s
Loại tốc dộ này thường dùng trong các thang máy gia đình, trung cư, trường học,
bệnh viện... trong các công trình có số tầng trung bình hoặc tương đối cao (khoảng từ 6
– 15 tầng)
- Loại tốc độ cao: v = 2,5 – 4 m/s
Đây là tốc độ của các thang máy trong các khách sạn, trung cư, một số bệnh
viện trong các công trình có số tầng cao (khoảng từ 15 – 24 tầng)
- Loại tốc độ rất cao: v > 4 m/s
8
Cấp tốc độ chủ yếu được sử dụng trong các công trình rất cao, chọc
trời(khoảng trên 24 tầng)
Để biết được chính xác tốc độ của thang máy, cần xác định thêm nhiều yếu tố về
đặc tính làm việc của thang máy như: đặc tính của tải trọng, hố thang máy
b. Phân loại theo khối lượng vận chuyển của cabin:
- Loại nhỏ: Q < 500 kg
- Loại trung bình: Q = 500 – 1000 kg
- Loại lớn: Q = 1000 – 1600 kg
- Loại rất lớn: Q > 1600 kg
1.3.5. Theo kế cấu các cụm cơ bản
a. Theo kết cấu của bộ tời kéo:
- Bộ tời kéo có hộp giảm tốc
- Bộ tời kéo không có hộp giảm tốc: thường dùng cho các thang máy có tốc độ
cao
- Bộ tời kéo sử dụng động cơ một tốc độ, hai tốc độ, động cơ điều chỉnh vô cấp,
động cơ cảm ứng tuyến tính
- Bộ tời kéo có puly ma sát hoặc tang cuốn cáp để dẫn động cho cabin lên xuống
Loại có puly ma sát (hình 1.1 a và b): Khi puly quay kéo theo cáp chuyển động là
nhờ ma sát sinh ra giữ rãnh ma sát của puly và cáp. Loại này phải có đối trọng
Loại có tang cuốn cáp (1.2 c): khi thang cuốn cáp kéo hoặc nhả cáp kéo theo
cabin lên hoặc xuống. Loại này có thể có hoặc không có đối trọng
b. Theo hệ thống cân bằng:
- Có đối trọng
- Không có đối trọng
- Có cáp hoặc xích cân bằng dùng cho những thang máy có hành trình lớn
- Không có cáp hoặc xích cân bằng
c. Theo cách treo cabin và đối trọng:
- Treo trực tiếp vào dầm trên của cabin (1.2 a)
9
- Có palang cáp (thông qua các puly trung gian) vào dầm trên của cabin (1.3 b)
d. Theo hệ thống cửa cabin:
- Phương pháp đóng mở cửa cabin:
Đóng mở bằng tay: khi cabin dừng đúng tầng thì phải có người trong hoặc
ngoài cửa tầng mở/đóng cửa cabin và cửa tầng.
Đóng mở cửa bán tự đông: khi cabin dừng đúng tầng thì cửa cabin và cửa tầng
tự mở, khi đóng phải dùng tay hoặc ngược lại. Cả hai loại này thường dùng cho thang
máy chở hàng có người đi kèm, thang máy chở hàng không có người đi kèm hoặc
thang máy dùng cho nhà riêng.
- Theo kế cấu cửa:
Cánh cửa dạng xếp lùa về một phía (SO) hoặc hai phía (CO)
Cánh cửa dạng tấm (panen) đóng, mở bản lề một cánh hoặc hai cánh. Hai loại
cửa này thường dùng cho thang máy chở hàng có người đi kèm hoặc không có người
đi, hoặc thang máy dùng cho nhà riêng.
Cánh cửa dạng tấm, hai cánh mở chính giữa lùa về hai phía. Đối với thang máy
có tải trọng lớn, cabin rộng, cửa cabin có bốn cánh mở chính giữa lùa về hai phía (mỗi
bên 2 cánh) (4CO). Loại này thường dùng cho thang máy có đối trọng đặt sau cabin
Cánh cửa dạng tấm, hai hoặc ba cánh cửa mở một bên, lùa về một phái. Loại
này thuongf dùng cho thang máy có đối trọng đặt bên cạnh cabin (thang máy chở bệnh
nhân)
Cánh cửa dạng tấm, hai cánh mở chính giữa lùa về hai phái trên và dưới (thang
máy chở thức ăn)
Cánh cửa dạng tấm, hai hoặc ba cánh cửa mở dùa về một phái trên. Loại này
thường dùng cho thang máy chở oto và thang máy chở hàng
- Theo số cửa cabin:
Thang máy có một cửa
Thang máy có hai cửa đối xứng nhau
Thang máy có hai cửa vuông góc với nhau
10
e. Theo loại bộ hãm bảo hiểm an toàn cabin:
- Hãm tức thời, loại này thường dùng cho thang amsy có tốc độ thấm đến 0,75
m/s
- Hãm êm, loại này thường dùng cho thang máy có tốc độ lớn hơn 0,75 m/s
1.3.6. Theo vị trí của cabin và đối trọng giếng thang
a. Đối trọng bố trí phía sau (hình 1.4 a)
b. Đối trọng bố trí một bên (hình 1.4 b)
Trong một số trường hợp đối trọng có thể bố trí ở một vị trí khác mà không cần
chung giếng thang
1.3.7. Theo quỹ đạo di chuyển của cabin
a. Thang máy thẳng đứng: là loại thang máy có cabin di chuyển theo
phương thằng đướng (đây là loại phổ biến nhất)
b. Thang máy nghiêng: là loại thang máy có cabin di chuển nghiêng một
góc so với phương thẳng đứng
c. Thang máy zigzag: là loại thang máy có cabin di chuyển theo đường
zigzag
Hình 1.4
11
CHƯƠNG 2: CẤU TẠO – NGUYÊN LÝ LÀM
VIỆC CỦA THANG MÁY TẢI KHÁCH
2.1. CẤU TẠO CHUNG CỦA THANG MÁY
- Mặc dù thang máy có kết cấu đa dạng nhưng trang thiết bị chính của thang máy
hoặc máy nâng gồm có: buồng thang,puly và cáp treo buồng thang, đối trọng, động cơ
truyền động, phanh hãm điện từ, hệ thống phanh an toàn
và các thiết bị điều khiển.
- Tất cả các thiết bị của thang máy được bố trí trong:
Giếng thang máy: Là không gian hoạt động của
thang máy, giếng thang được thiết kế theo chiều cao của
tòa nhà, xuyên suốt từ trên xuống dưới.
Phòng máy: Là không gian được được thiết kế trên
đỉnh giếng thang để đặt thiết bị điều khiển,máy kéo (Đối
với động cơ có phòng máy).
Hố PIT (hố buồng thang): Là không gian ở phía
cuối giếng thang để lắp đặt bộ phận giảm chấn, hệ thống
công tắc hành trình, thiết bị khác
- Bố trí các thiết bị của một thang máy được biểu
diễn trên hình 2.1
Các thiết bị thang máy gồm: 1. Motor kéo; 2. Puly;
3. Cáp treo; 4. Bộ phận hạn chế tốc độ; 5. Buồng thang; 6.
Thanh dẫn hướng; 7. Hệ thống đối trọng; 8. Trụ cố định;
9. Puli dẫn hướng; 10. Cáp liên động; 11. Cáp cấp điện;
12. Động cơ đóng, mở cửa buồng thang.
2.2. HỆ THỐNG NÂNG
2.2.1. Motor kéo:
Hình: 2.1. bố trí các thiết
bị của thang máy
12
- Thường lắp ở phòng máy trên nóc giếng thang (đôi khi cũng lắp ở hố thang). Là
khâu dẫn động hộp giảm tốc (nếu có) theo một vận tốc quy định, làm quay puli kéo
cabin lên xuống. Motor kéo1 được liên kết với cabin 5 và đối trọng 7 bằng các sợi cáp
nâng thông qua hệ thống puli ma sát 2 của motor, các puli trên hệ thống treo của cabin
và đối trọng.
- Motor là một phần tử quan trọng ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng hoạt động
của thang máy, nó được điều chỉnh phù hợp với yêu cầu nhờ một hệ thống điều khiển
điện tử ở tủ điều khiển (Control Panel).
- 2 loại motor chính hiện nay là:
Motor điện có hộp giảm tốc (h.2.2a): thường dùng cho các thang máy có tốc độ
thấp
Motor điện không có hộp giảm tốc (h.2.2b) ) (thường được sử dụng trong các
thang máy tốc độ cao).
- 2 phương án lựa chọn bộ phận kéo cáp cho thang máy là:
Sử dụng puli ma sát: phương án này không bị giới hạn bởi chiều cao nâng. Có
thể treo cabin và đối trọng bằng nhiều sợi cáp riêng biệt nên độ an toàn được đảm bảo
Sử dụng tang cuốn cáp: đây là phương án cũ nhưng vẫn được còn được ưa
chuộng và sử dụng chủ yếu trong thang máy gia đình vì tính nhỏ gọn của hệ thống
thang máy (không cần lắp đặt đối trọng thang máy)
a) Cơ cấu nâng có hộp tốc độ; b) Cơ cấu nâng không có hộp tốc độ
1. Động cơ truyền động; 2. Phanh hãm điện từ; 3. Hộp tốc độ; 4. Bộ phận kéo
cáp
Hình: 2.2. máy kéo
thang máy
13
2.2.2. Hệ thống puly:
Hệ thống puly gồm có puly dẫn động (drive sheave) và puly dẫn hướng
(deflection puly) giúp hỗ trợ về lực kéo cho motor kéo, và điều chỉnh tốc độ thang máy
theo ỷ lệ mong muốn so với tốc độ máy kéo (thường là 1:1, 2:1, 4:1)
Puly máy kéo bằng gang hoặc nhựa với đường kính, số rãnh cáp, loại rãnh cáp
xác đinh. Để giảm sự mài mòn của vành thì độ cứng bề mặt làm việc nhỏ nhất 187HB
.Puly được gắn lên máy kéo dùng cho việc truyền động thang máy
Puly phụ là hệ thống puly được gắn tại bệ đặt máy kéo, khung cabin, và khung
đối trọng tạo thành một hệ thống truyền động cáp gồm máy kéo, cabin, và đối trọng.
Hệ thống Puly phụ giúp thay đổi tỷ số truyền và giảm bớt lực kéo cho motor
Khác với tang cuốn cáp, puly ma sát có các rãnh cáp riêng biệt, không theo hình
xoắn ốc. Mỗi sợi cáp riêng biệt được vắt qua một rãnh cáp trên puly. Số rãnh cáp trên
puly ma sát phải ít nhất 3 đối với thang máy có chở người
Ví dụ về hệ thống puly của hãng mitsubithi (refered: mitsubishielectric.com)
Fig. Roping Roping method Principal use
a 1:1 Half wrap (Single wrap) Mid-, low-speed elevators
b 1:1 Full wrap (Double wrap) High-speed elevators
c 1:1 Drum winding Home elevators
d 1:1 Drum winding Small, low-speed elevators
e 2:1 Full wrap (Double wrap) High-speed elevators
14
f 2:1 Half wrap (Single wrap) Freight elevators
g 2:1 Half wrap (Single wrap) Machine-room-less elevators
h 3:1 Half wrap (Single wrap) Large freight elevators
i 4:1 Half wrap (Single wrap) Large freight elevators
2.2.3. Cáp treo:
Đối với loại thang máy sử dụng động cơ có puly dẫn cáp, đây là hệ thống cáp hai
nhánh một đầu nối với buồng thang và đầu còn lại nối với đối trọng 7 cùng với puli
dẫn hướng 9
Cáp treo thang máy được sử dụng để nâng cabin cùng với đối trọng giúp cabin
vận hành lên xuống theo một quy luật định sẵn
Đề đảm bảo an toàn cho người thì cabin và đối trọng của thang máy có chở người
được treo trên ít nhất 2 sợi cáp cùng làm việc song song (nhờ vậy không cần thiết phải
có thệ palang – đặc biệt ở các thang máy có động cơ với công suất nhỏ hơn yêu cầu)
Có 2 loại cáp chính:
- Cáp dẹt: đây là loại cáp mới nên được phát triển với công nghệ tiên tiến. Cáp sử
dụng carbon siêu nhẹ, độ bền cao, kiểm soát ma sát tốt, tuổi thọ cao. Loại cáp này phù
hợp với những công trình lớn, cao tâng, trọc trời. tuy nhiên loại cáp này có thành rất
cao.
- Cáp thép tròn: được chia làm 2 loại:
Cáp thép truyền thống: là loại cáp thép có lõi tẩm dầu, khi hoạt động sẽ tiết ra
dầu bôi trơn để tránh bị hao mòn. Cáp có thẻ đáp ứng được hành trình lớn. Phi phí sửa
chữa rẻ, tuy nhiên, loại dây cáp này tường gặp một số nhược điểm như dễ bị hao mòn
bới nhiều nguyên nhân khác nhau,dễ bị bụi bám làm ảnh hưởng đến vận hành của
máy. Đây là loại cáp truyền thống được nhiều người sử dụng.
Cáp thép bọc nhựa: loại này được bọc một lớp nhựa bên ngoài cáp nên khi hoạt
động sẽ linh hoạt hơn, khả năng kéo vượt trội hơn loại cáp truyền thống ở trên. Lớp
nhựa bên ngoài giúp hạn chế yếu tố mài mòn và bụi bám gây ảnh hưởng độ bền cáp,
dây thép được bảo vệ tốt hơn, nhờ đó tiết kiệm chi phí và nâng cao an toàn cho thang
máy. Tuy nhiên sự giảm khả năng chịu lực của dây thép theo thời gian sử dụng vẫn
15
xảy ra, nhưng ta có thể biết trước được sự giảm tuổi thọ của cáp nhờ vào tính toán và
do nhà sản xuất cung cấp.
2.2.4. Cabin:
Là thiết bị chính trong thang máy đưa người sử dụng di chuyển theo yêu cầu. Là
nơi cho phép người sử dụng đứng bên trong và điều khiển thang máy di chuyển theo ý
muốn.
Trong quá trình làm việc, buồng thang 5 (h.2.1.1) di chuyển trong giếng thang
máy dọc theo các thanh dẫn hướng 6. Trên nóc buồng thang có lắp đặt thanh bảo hiểm,
động cơ truyền động đóng - mở cửa buồng thang 12. Cung cấp điện cho buồng thang
bằng dây cáp mềm 11.
2.3. HỆ THỐNG CÂN BẰNG
2.3.1. Phần đối trọng:
Là thiết bị được thiết kế đối lập với cabin có nhiệm vụ dùng sức nặng để kéo
cabin đi lên hoặc đi xuống (chuyển động ngược chiều với cabin).
Đối trọng kết hợp với máy kéo để đưa cabin lên xuống được dễ dàng (tiết kiệm
năng lượng, công suất cho động cơ), giúp thang máy làm việc được an toàn hơn
2.3.2. cáp – xích cân bằng:
Đối với các thang máy có chiều cao nâng lớn (thường > 45m), trọng lượng của
cáp điện và cáp nâng là đáng kể (>0,1Q). Vì thế người ta thường dùng cáp hoặc xích
cân bằng để bù trừ phần trọng lượng của cáp nâng và cáp điện chuyển từ nhánh treo
cabin sang nhánh treo đối trọng và ngược lại, đảm bảo momen tải tương đối ổn định
trên puly ma sát
Người ta thường dùng xích cân bằng với các thang máy có vận tốc v < 1,4 m/s.
Với các thang máy có vận tốc cao hơn, cap cân bằng được lựa chọn kèm theo thiết bị
kéo cáp cân bằng để cáp không bị xoắn. Tại các thiết bị kéo cáp cân bằng phải có tiếp
điểm điện ngắt mạch điều khiển của thang máy khi cap bị dứt do độ dãn quá lớn và khi
có sự cố với thiết bị kéo căng cáp câng bằng
16
Có 3 cách mắc cáp/xích câng bằng:
- Cáp hoặc xích câng bằng mắc với cabin và đối trọng (C – Đ): khi cabin đi lên,
trọng lượng cap nâng chuyển dần từ nhánh treo cabin sang nhánh treo đối trọng thì
trọng lượng cap/xích cân bằng sẽ chuyển dần từ nhánh treo đối trọng sang nhánh treo
cabin và ngược lại
- Cáp/xích cân bằng mắc với cabin và giếng thang (C – GT): Khi cabin chuyển
động, trọng lượng cap/xích cân bằng chỉ bù trừ cho nhánh cáp nâng treo cabin.
- Cáp/xích cân bằng mắc với đối trọng và giếng thang (Đ – GT):
Khi giải bài toán cân bằng, ta cần xác định ứng với mỗi sơ đồ của hệ thống cân
bằng, sau khi đã tính trọng lượng cabin, đối trọng, cáp nâng và cáp điện của cabin, ta
cần tính trọng lượng cần thiết mỗi mét cáp hoặc xích cân bằng để đảm bảo momen ổn
định trên puly ma sát khi thang máy làm việc.
2.3.3. Hệ thống treo cabin:
Hệ thống được sử dụng để đảm bảo các sợi cáp treo buồng thang và đối trọng có
độ căng đồng đều, từ đó đảm bảo các sợi cáp cũng như rãnh puly được mòn đều, tăng
tính an toàn.
Đôi khi hệ thống treo được trang bị thêm tiếp điểm điện của mạch an toàn để
ngắt điện dừng trong thang máy khi có sợi cáp bị chùng quá mức cho phép.
Hệ thống treo cabin được lắp với dầm trên của khung cabin. Có 2 loại:
Sơ đồ các hệ thống cân bằng:
C: cabin ; Đ: đối trọng ; GT:
giếng thang
CN: cáp nâng ; CĐ: cáp điện;
X: xích cân bằng ; CB: cáp cân
bằng
KC: thiết bị kéo căng cáp cân
bằng
17
- Kiểu tay đòn: hệ thống này có khả năng điều chỉnh tự động và độ tin cậy cao.
Khi có một sợi cáp bị chùng, tay đòn sẽ nghiêng để điều chính lực căng của cáp. Nếu
sợi cáp quá chùng, tay đòn sẽ nghiêng chạm vào tiếp điểm an toàn để ngắt điện, dừng
thang máy.
- Kiểu lò xo: Cáp lò xo chịu nén và giãn ra khi cáp chùng để đảm bảo độ căng
cần thiết, mặt khác là để giảm chấn. Độ nén của mỗi lò xo có thể điều chỉnh được. Khi
cáp bị chùng quá giới hạn, đầu bulong 2 sẽ cạm vào tay đòn 3 để ngắt tiếp điểm 4.
2.4. HỆ THỐNG DẪN HƯỚNG
Hệ thống treo kiểu lò xo
với 4 sợi cáp
1. Bulong, 2. Đai ốc,
3. Tay đòn,
4. Công tắc hành trình
Hệ thống treo kiểu tay
đòn:
1. chốt cố định đầu cáp ;
2,3,4. hệ tay đòn ;
5. công tắc hành trình
6. cam tác động ;
7. Lò xo ;
8. tai bắt công tăc
18
2.4.1. Ray dẫn hướng:
Được lắp đặt dọc theo giếng thang để dẫn hướng cho cabin và đối trọng chuyển
động dọc theo hố thang.
Ray dẫn hướng đảm bảo cho đối trọng và cabin luôn nằm ở vị trí thiết kế của
chúng trong hố thang máy và không bị dịch chuyển theo phương ngang trong quá trình
chuyển động. Ngoài ra ray dẫn hướng phải đảm bảo độ cứng để giữ trọng lượng cabin
và tải trọng trong cabin tựa lên ray dẫn hướng cùng với các thành phần tải trọng động
khi bộ hãm bảo hiểm làm việc (trong trường hợp đứt cáp hoặc cabin đi xuống với tốc
độ lớn hơn giá trị cho phép).
2.4.2. Ngàm dẫn hướng:
có tác dụng dẫn hướng cho cabin và đối trọng chuyển động dọc theo ray dẫn
hướng và khống chế tốc độc dịch chuyển ngang của cabin và đối trọng trong giếng
thang không vượt quá giá trị cho phép.
Có hai loại ngàm dẫn hướng:
- Ngàm trượt: có má trượt để tựa lên trên bề mặt tiếp xúc với ray dẫn hướng. Má
trượt được làm bằng chất dẻo, có ưu điểm: không tiếng ồn, chịu mài mòn tương đối tốt
Ngàm trượt tự lựa:
a) loại có lò xo: 1. Má trượt ; 2. Vỏ ; 3. Lò xo ; 4. ống ; 5,6: đai ốc
b) loại không có lò xo: 1. Thân ngàm ; 2. Má trượt; 3. Tai giữ ; 4. Nắp ; 5.
Vành cao su
19
và giảm nhẹ yêu cầu bôi trơn các bề mặt ma sát. Loại này thường dùng cho các thang
máy có tốc độ không lớn
- Ngàm con lăn: thường dùng cho các thang máy có tốc độ lớn, cho phép giảm
ma sát, giảm độ ồn và khả năng va đập khi cabin đi qua mối nối giữa các đoạn ray dẫn
hướng.
2.5. HỆ THỐNG AN TOÀN THANG MÁY
2.5.1. Bộ hạn chế tốc độ (governor):
Là bộ phận an toàn khi thang máy vượt quá vận tốc cho phép, bộ hạn chế tốc độ
4 sẽ bật cơ cấu khống chế cắt điều khiển motor và bộ hãm bảo hiểm (thắng cơ) sẽ kẹp
chặt cabin thang máy vào ray dẫn hướng.
Thiết bị này luôn quay đồng tốc với cabin, kèm theo bộ đếm xung luôn kiểm soát
tốc độ cabin hoạt động trong định mức giới hạn cho phép. Thông thường governor sẽ
kích hoạt khi nhận thấy được tốc độ của thang máy vượt nhanh hơn 15% so với vận
tốc định mức, tiêu chuẩn này được nâng lên thành 40% đối với thang có vận tốc 0,5
m/s – 1,4 m/s và 33% đối với loại thang có vận tốc là 1,4 m/s – 4,0 m/s, không vượt
quá 25% đối với thang trên 4 m/s.
Hầu hết các hệ thống hãm phanh được xây dựng xung quanh đĩa phanh hình bánh
xe có đường rãnh, được đặt trên cùng giếng thang (trong phòng máy). Cáp Govenor
được quấn vòng quanh rãnh của đĩa phanh và một ròng xuống phía dưới cùng của
giếng thang tạo thành một ròng rọc cân.
Cáp phanh cũng được gắn vào cabin của thang máy, do đó nó cũng sẽ di chuyển
theo khi cabin thang máy di chuyển lên xuống. Sự di chuyển của cabin tác động lên
cáp phanh làm quay đĩa phanh, khi cabin thang máy di chuyển quá tốc độ định mức,
nó sẽ làm cho thiết bị đếm xung sẽ báo tín hiệu phản hồi mất an toàn về bộ điều khiển
Ngàm con lăn
1,2. Con lăn ; 3. ổ bi ;
4. Trục ; 5. Đai ốc ;
6. Chổi ; 7. Đế ngàm.
20
thang máy. Tại đây, bộ điều khiển thang máy ngắt điện máy kéo, phanh điện từ sẽ
đóng, đồng thời quả phanh li tâm sẽ tác động, nó khiến hệ thống phanh an toàn ở
khung cabin làm việc và ép chặt cabin thang máy vào hệ thống Rail dẫn hướng. Nhờ
đó, cabin thang máy dừng lại an toàn
Hình minh họa đơn giản của bộ hạn chế tốc độ
21
2.5.2. Hãm bảo hiểm (phanh cơ):
Có nhiệm vụ là hạn chế tốc độ di chuyển của buồng thang vượt quá giới hạn cho
phép và giữ chặt buồng thang tại chỗ bằng cách ép vào hai thanh dẫn hướng trong
trường hợp bị đứt cáp treo.
Theo cấu tạo:
- Hãm bảo hiểm có bộ phận công tác kiểu cam (chỉ dùng cho thang máy chở
hàng loại nhỏ)
- Hãm bảo hiểm có bộ phận công tác kiểu nêm: thường dùng cho thang máy có
tốc độ trên 1m/s, thang máy bệnh viện. Bộ phận công tác là nêm hoặc má kẹp
-Theo sơ đồ dẫn động:
- Bộ hãm bảo hiểm mắc với cáp nâng: dùng cho thang máy dùng thang máy chở
hàng với tang cuốn cáp
- Bộ hãm bảo hiểm mắc với cáp của bộ hạn chế tốc độ: cho thang máy dùng puly
ma sát
Theo số lượng bề mặt tác động:
- Loại tác động một bên: chỉ có bộ phận công tác ở một bên ray, bên còn lại là
ngàm cứng
- Loại tác động hai bên: cả hai bên ra đều có cam hoặc nêm. Loại này được dùng
phổ biến hơn
Theo nguyên lý làm việc, có 2 loại hãm bảo hiểm:
- Hãm bảo hiểm tác động tức thời (instantaneous safety gear): dùng cho
thang máy có tốc độ dưới 0,71 m/s. vd: phanh bảo hiểm kiểu nêm, kiểu lệch tâm
22
Nguyên lý làm việc của bộ hãm bảo hiểm tác động tức thời mắc bộ hạn chế
tốc độ
Bình thường, lò xo 8 kéo tay đòn 4 xuống để đảm bảo cho nêm 6 không tiếp xúc
với ray dẫn hướng 7. Ụ tỳ 10 đảm bảo khe hở cần thiêt theo yêu cầu trong tiêu chuẩn
giữ qua nêm và ray để cabin chuyển động bình thường. Do đầu tay đòn 4 nối với cáp
hạn chế tốc độ 3 mà khi cabin chuyển động, nó kéo theo cáp 3 chuyện động và làm
quay bộ hạn chế tốc độ 9.
Khi cabin hạ với tốc độ nhanh hơn mức cho phép, bộ hạn chế tốc độ cũng quay
nhanh hơn kích hoạt cơ cấu dừng khẩn cấp của governor (ngàm bánh cóc) làm cáp 3
dùng theo. Nhờ đó, qua đầu nối 2, cáp 3 tác động lên tay đòn 4, tay treo 5 và quảy nêm
6 làm cho chúng chuyển đông tương đối đi lên so với cabin (lúc này đang đi xuống).
Nêm lấp khe hởi với ray dẫn hướng và tiếp xúc với bề mặt ray tạo lực ma sát (tăng dần
dưới tác dụng của trọng lượng cabin) dừng cabin
Sơ đồ nguyên lý bộ hãm bảo hiểm mắc
với bộ hạn chế tốc độ:
1. cabin ; 2. Đầu nối cáp và tay đòn ; 3.
Cáp của bộ phận hạn chế tốc độ ;4. Tay
đòn; 5. Tay treo quả nêm ; 6. Quả nêm ;
7. Ray dẫn hướng ; 8. Lò xo kéo ; 9. Bộ
hạn chế tốc độ ; 10. ụ tỳ
23
- Hãm bảo hiểm tác động êm (progressive safety gear): dùng cho thang máy
có tốc độ cabin trên 1 m/s, có độ trượt lớn, êm. Vd: phanh bảo hiểm kiểu kìm (h. 2.1.3)
Phanh bảo hiểm kiểu kìm dùng để hãm êm:
Phanh bảo hiểm lắp đặt trên nóc của buồng thang, hai gọng kìm 2 trượt dọc theo
hai thanh dẫn hướng 1. Nằm giữa hai cánh tay đầu của gọng kìm có nêm 5 gắn chặt
với hệ truyền lực trục vít và tang - bánh vít 4. Hệ truyền lực bánh vít - trục vít có hai
dạng ren: bên phải là ren phải, còn phần bên trái là ren trái.
Khi tốc độ của buồng thang thấp hơn trị số giới hạn tối đa cho phép, nêm 5 ở hai
đầu của trục vít ở vị trí xa nhất so với tang - bánh vít 4, làm cho hai gọng kìm 2 trượt
bình thường dọc theo thanh dẫn hướng 1.
Trong trường hợp tốc độ của buồng thang vượt quá giới hạn cho phép, tang -
bánh vít 4 sẽ quay theo chiều để kéo dài hai đầu nêm 5 về phía mình, làm cho hai gọng
kìm 2 ép chặt vào thanh dẫn hướng, kết quả sẽ hạn chế được tốc độ di chuyển của
buồng thang và trong trường hợp bị đứt cáp treo, sẽ giữ chặt buồng thang vào hai
thanh dẫn hướng.
2.5.3. Phanh hãm điện từ (electromagnetic brakes):
Là khâu an toàn, nó thực hiện nhiệm vụ giữ cho cabin đứng im ở các vị trí dừng
tầng hoặc khi có sự cố xảy ra.
Hình: 2.1.3. Phanh bảo hiểm kìm
1. Thanh dẫn hướng; 2. Gọng kìm;
3. Dây cáp liên động cơ với bộ hạn chế tốc độ; 4. Tang- bánh vít; 5. Nêm
24
Đối với thang máy, người ta thường dùng loại phanh 2 má kẹp. Phanh thường
được đặt tại khớp nối trên trục đầu ra của động cơ (vì trục có momen xoắn lớn nhất).
tang phanh được lắp đồng trục với trục động cơ.
Đây là loại phanh thường đóng nhờ lò xo nén 11 tạo momen ép má phanh vào
tang, tạo lực ma sát dừng chuyển động quay của động cơ. Khi có tín hiệu điện, nam
châm điện 8 bên trong phanh tạo lực từ, đẩy hai má phanh 14 ra xa tang để động cơ
được quay tự do. Khi dừng tầng, điện ở nam châm bị ngắt, lò xo nén 11 tạo lực đẩy ép
má phanh 14 vào tang, tạo lực ma sát dừng chuyển động quay của trục động cơ.
Có thể điều chỉnh lực ép, cố định khe hở của phanh và tang bằng các đai ốc
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuyet_minh_tim_hieu_thang_may_tai_khach.pdf