Thủy phân phụ phẩm cá tra bằng vi khuẩn Bacillus subtilis làm phân bón cho cây hẹ

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG THỦY PHÂN PHỤ PHẨM CÁ TRA BẰNG VI KHUẨN Bacillus subtilis LÀM PHÂN BÓN CHO CÂY HẸ Chủ nhiệm đề tài : Ths. TRẦN THANH DŨNG Lờ i Cảm Ơn Với tất cả tình cảm chân thành và sâu sắc nhất, tôi vô cùng cảm ơn: Hội Đồng Nghiên Cứu Khoa Học Cấp Trường, phòng tài vụ, phòng nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế đã tạo điều kiện thuận lợi thực hiện đề tài này. Thầy PGs. Ts. Nguyễn Văn Bá đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi thực hiện đề tài nghiên cứu kho

pdf104 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3956 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Thủy phân phụ phẩm cá tra bằng vi khuẩn Bacillus subtilis làm phân bón cho cây hẹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a học cấp trường ” Thủy phân phụ phẩm cá tra (Basa) bằng vi khuẩn Bacillus subtilis làm phân bón cho cây hẹ”. Chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, cán bộ công nhân viên phòng thí nghiệm đã tạo điều kiện và động viên nhiệt tình cho tôi thực hiện đề tài này. i Tóm tắt Sử dụng chế phẩm vi khuẩn Bacillus subtilis thủy phân phụ phẩm cá tra để làm phân bón sinh học cho rau là mục tiêu chính của đề tài nghiên cứu. Qui trình nghiên cứu gồm 3 thí nghiệm: - Thí nghiệm thăm dò nhằm mục đích tìm kết quả sơ bộ để bố trí thí nghiệm chính thức. - Bố trí thí nghiệm thừa số 3 nhân tố, mỗi nhân tố có 3 mức độ đối với chế phẩm vi khuẩn Bacillus subtilis, muối và pH để có dịch đạm thủy phân đạt hàm lượng đạm amin cao, đạm amoniac thấp. - Sử dụng dịch đạm thủy phân dạng lỏng và dạng viên bón cho cây hẹ, để đánh giá năng suất và hàm lượng nitrate so với kiểu bón phân của nông dân và một số loại phân bón khác. Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi kết luận sau: - Tỷ lệ tối ưu giữa các thành phần bổ sung chế phẩm vi khuẩn Bacillus subtilis là 1,4%, muối 7% và pH = 5,2 cho thấy mật số vi khuẩn thủy phân protein cao (log mật số là 9,2 tương đương với mật số 1,6 x 109) và hàm lượng lượng đạm amin đạt cao nhất (49,88g/kg chất khô), đạm amoniac thấp nhất (5,0g/kg chất khô) vào ngày thủy phân thứ 10. Dịch đạm thủy phân này phù hợp để làm phân bón. - Cây hẹ đạt năng suất cao (2,61kg rau tươi /1,0m2) và hàm lượng nitrate thấp (281,95mg/kg rau tươi) ở nghiệm thức bón dịch đạm thủy phân dạng lỏng, (2,54 kg rau tươi/1,0m2) và hàm lượng nitrate (268,36mg/kg rau tươi) ở nghiệm thức bón dịch đạm thủy phân dạng viên, đạt tiêu chuẩn rau an toàn (<300mg/kg rau tươi). Từ khóa : Dịch đạm thủy phân, vi khuẩn thủy phân protein, Bacillus subtilis, đạm amin, đạm amoniac, Allium tuberosum. ii ABSTRACT Using of the Bacillus subtilis hydrolysic the by-prduct of Pangasius hypophthalmus processing to produce bio-fertilizer for the safety vegetables, which is the main object of this research. The research includes three experiments: -The experiment to survey aims to search for the general result in order to set up the main experiment later. - The main experiment is factor experiment design, three factors and each factor has three levels, duplicate replication ( Bacillus subtilis, salt, and pH ) so that we can obtain a hydrolysed protein solution with high quantity in amino-acid nitrogen and low level in ammonium nitrogen - Using the hydrolysed protein solution in liquid and solid states for fertilizing on the Allium tuberosum in order to evaluate the biomass productivity and nitrate content (NO3-) comparison with some other types of fertilizer (three are four chemical fertilizer treatments) and the common fertilizer applied by the farmers. Results: The optimal ratio of Bacillus subtilis (1,4%), salt (7%) and pH (5,2). Showed that the population of proteolytic bacteria is highest (log of 1,6 x 109 cfu/ml is 9,2) and highest amino-acid nitrogen (49,88g/kg of solid), lowest quantity of ammonium nitrogen (5,0g/kg of solid) after ten days of hydrolysis. This hydrolysed protein solution is suitable to produce fertilizer. The Allium teberosum has high biomass productivity (2,61kg of raw vegetables/1,0m2) and the raw nitrate content ( 281,95mg/ kg of raw vegetable) on the experiment with hydrolysed protein solution; the high biomass productivity (2,54kg fresh/1,0m2) on the experiment with hydrolysed protein pellets (268,36mg/ kg fresh biomass) and the low nitrate content. The regetabes are safety because of the nitrate contents are lower than the standards of safety regetabes (<300mg/kg of fresh). Keywords: hydrolysed protein solution, Bacillus subtilis, amino-acid nitrogen, ammonium nitrogen, Allium tuberosum iii Mục lục Nội dung………………………………………………………………………… ..Trang Lời cảm ơn..................................................................................................................i Tóm tắt..................................................................................................................... iii Mục lục..................................................................................................................... iv Danh sách bảng.................................................................................................... ..viii Danh sách hình......................................................................................................... ix Chương 1 Giới thiệu................................................................................................ 1 1. Đặt vấn đề.............................................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................. 2 3. Nội dung nghiên cứu..............................................................................................2 Chương 2 Lược khảo tài liệu.................................................................................. 3 1. Một số nghiên cứu về phụ phẩm cá trong và ngoài nước......................................3 2. Giới thiệu phụ phẩm cá tra.................................................................................... 3 3. Thành phần hóa học của cá....................................................................................3 4. Enzyme protease từ vi sinh vật.............................................................................. 4 5. Vi khuẩn Bacillus subtilis......................................................................................4 6. Muối.......................................................................................................................5 6.1. Tác dụng phòng thối của muối........................................................................... 5 6.2. Ảnh hưởng của các thành phần khác trong muối............................................... 6 7. Quá trình amôn hóa protein................................................................................... 6 8. Quá trình thủy phân của cá.................................................................................... 6 8.1. Sự tham gia của vi sinh vật trong quá trình phân giải........................................ 7 8.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thủy phân cá..............................................7 ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... 8.2.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ...................................................................................7 8.2.2. Ảnh hưởng của pH...........................................................................................7 8.2.3. Ảnh hưởng của vi khuẩn..................................................................................7 8.2.4. Ảnh hưởng của muối....................................................................................... 8 8.2.5. Ảnh hưởng của nước........................................................................................8 8.2.6. Ảnh hưởng của diện tích tiếp xúc.................................................................... 9 8.2.7. Ảnh hưởng của thời gian thủy phân.................................................................9 iv 8.2.8. Ảnh hưởng của bản thân nguyên liệu.............................................................. 9 9. Cây rau hẹ…………….......................................................................................... 9 9.1.Phân loại………………………………………….............................................. 9 9.2. Đặc điểm sinh học ……………......................................................................... 9 9.3. Công dụng cây hẹ……………......................................................................... 10 10. Phân sinh học ……………................................................................................10 10.1. Phân loại phân sinh học ……………............................................................. 10 11. Lợi ích của phân hữu cơ ……………............................................................... 11 11.1. Bón phân là biện pháp cải thiện môi trường đất…………….........................11 11.2. Ảnh hưởng của phân bón đến chất lượng nông phẩm ……………............... 12 11.3. Lợi ích của phân hữu cơ trong trồng trọt ……………................................... 13 11.4. Than bùn …………….................................................................................... 14 Chương 3 Phương tiện và phương pháp nghiên cứu..........................................15 1. Phương tiện nghiên cứu....................................................................................... 15 1.1. Địa điểm............................................................................................................15 1.2. Nguyên liệu.......................................................................................................15 1.3. Dụng cụ và hóa chất......................................................................................... 16 1.3.1. Dụng cụ..........................................................................................................16 1.3.2. Hóa chất......................................................................................................... 16 1.3.3. Phân bón........................................................................................................ 17 1.3.4. Mẫu vật.......................................................................................................... 17 2. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 17 2.1. Qui trình sản xuất dự kiến.................................................................................17 2.2. Bố trí thí nghiệm 1............................................................................................18 2.3. Kết quả thí nghiệm 1.........................................................................................19 2.4. Bố trí thí nghiệm 2............................................................................................19 2.5. Cách lấy mẫu.................................................................................................... 20 2.6. Các phương pháp phân tích kiểm nghiệm hóa lý............................................. 20 2.7. Các phương pháp phân tích vi sinh vật.............................................................21 3. Thử nghiệm phân trên cây hẹ.............................................................................. 23 3.1. Chuẩn bị thí nghiệm..........................................................................................23 3.2. Phân bón lá HVP 601S super bội thu vàng.......................................................24 3.3. Phân bón HVP dạng viên..................................................................................24 3.4. Phân bón lá dịch thủy phân...............................................................................24 3.5. Phân bón dạng viên dịch thủy phân..................................................................24 v 3.6. Các loại phân khác............................................................................................24 3.7. Bố trí thí nghiệm 3............................................................................................25 3.8. Cách tiến hành.................................................................................................. 25 3.9 Cánh trồng rau hẹ...............................................................................................26 3.10. Chăm sóc........................................................................................................ 26 3.11. Đo chiều cao cây rau hẹ..................................................................................26 3.12. Các chỉ tiêu theo dõi....................................................................................... 26 Chương 4 Kết Quả và Thảo Luận........................................................................27 1. Thành phần hóa học của nguyên liệu.................................................................. 27 2. Kết quả đếm mật số vi sinh vật các nghiệm thức theo thời gian......................... 27 2.1. Ảnh hưởng của muối đến mật số vi khuẩn thủy phân protein trong dịch thủy phân theo thời gian.................................................................................................. 27 2.2. Ảnh hưởng của pH đến mật số vi khuẩn thủy phân protein trong dịch thủy phân theo thời gian.................................................................................................. 28 2.3. Ảnh hưởng của vi khuẩn bổ sung đến mật số vi khuẩn thủy phân protein trong dịch thủy phân theo thời gian.................................................................................. 29 2.4. Kết quả ảnh hưởng tương tác giữa tỷ lệ vi khuẩn, muối và pH dịch thủy phân đến mật số vi khuẩn thủy phân protein trong dịch thủy phân..................................30 2.5. Kết quả ảnh hưởng tương tác giữa tỷ lệ vi khuẩn, muối và pH dịch thủy phân đến mật số vi khuẩn hiếu khí trong dịch thủy phân.................................................30 3. Kết quả khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến lượng đạm amin trong dịch thủy phân theo thời gian.................................................................................................. 31 3.1. Ảnh hưởng của muối đến lượng đạm amin trong dịch thủy phân theo thời gian ................................................................................................................................. 31 3.2. Ảnh hưởng của pH đến lượng đạm amin trong dịch thủy phân theo thời gian......................................................................................................................... .33 3.3. Ảnh hưởng của vi khuẩn đến lượng đạm amin trong dịch thủy phân theo thời gian.......................................................................................................................... 33 3.4. Kết quả ảnh hưởng tương tác giữa tỷ lệ vi khuẩn , muối và pH dịch thủy phân đến hàm lượng đạm amin (g/kg chất khô) trong dịch thủy phân.............................34 4. Kết quả khảo sát ảnh hưởng tương tác giữa tỷ lệ vi khuẩn, muối và pH dịch thủy phân đến hàm lượng đạm amoniac (g/kg chất khô) trong dịch thủy phân ở ngày thủy phân thứ 10 ..................................................................................................... 35 5. Ảnh hưởng của phân bón lên chiều cao cây rau hẹ............................................. 36 6. Ảnh hưởng của phân bón lên trọng lượng tươi cây rau hẹ sau khi thu hoạch..... 36 7. Hàm lượng nitrat trong cây rau hẹ.......................................................................39 8. Hiệu quả kinh tế sử dụng các loại phân khác bón cây hẹ ................................... 39 vi Chương 5 Kết luận và đề nghị.............................................................................. 43 1. Kết luận................................................................................................................41 2. Đề nghị.................................................................................................................42 Tài liệu tham khảo................................................................................................... 43 Phụ chương A.........................................................................................................xiii Phụ chương B......................................................................................................... xxi Phụ chương C..................................................................................................... xxxiv vii Danh sách bảng Bảng 1: Một số phân bón nguồn gốc động vật……………………………………11 Bảng 2: Mức giới hạn tối đa cho phép hàm lượng Nitrat (mg/kg tươi) trong đơn vị sản phẩm tươi. .........................................................................................................13 Bảng 3: Thành phần lý hóa than bùn.......................................................................14 Bảng 4: Tỷ lệ các thành phần có trong nguyên liệu phụ phẩm cá tra xử lí nhiệt(%)...................................................................................................................15 Bảng 5: Thành phần hóa học của hỗn hợp phụ phẩm cá tra và nước đã tách xương và tạp chất (%)......................................................................................................... 26 Bảng 6: Trung bình mật số vi khuẩn thủy phân protein ở các nghiệm thức theo thời gian thủy phân..........................................................................................................27 Bảng 7: Trung bình mật số vi khuẩn thủy phân protein ở các nghiệm thức theo thời gian thủy phân..........................................................................................................28 Bảng 8: Trung bình mật số vi khuẩn thủy phân protein ở các nghiệm thức theo thời gian thủy phân..........................................................................................................29 Bảng 9: Hàm lượng đạm amin (g/kg chất khô) trong dịch thủy phân chịu tác động bởi muối theo thời gian...........................................................................................32 Bảng 10: Hàm lượng đạm amin (g/kg chất khô) trong dịch thủy phân chịu tác động bởi pH theo thời gian .............................................................................................. 32 Bảng 11: Hàm lượng đạm amin (g/kg chất khô) trong dịch thủy phân chịu tác động bởi vi khuẩn theo thời gian...................................................................................... 33 Bảng 12: Ảnh hưởng phân bón lên chiều cao của rau hẹ với các loại phân bón khác nhau .........................................................................................................................36 Bảng 13: Ảnh hưởng của phân bón lên trọng lượng tươi của rau hẹ sau thu hoạch so với các loại phân khác (cm) ............................................................................... 37 Bảng 14: Ảnh hưởng của bón phân đến hàm lượng Nitrate trên cây hẹ (mg/ kg tươi) .........................................................................................................................39 viii Danh sách hình Hình 1: Phụ phẩm cá tra đã được xử lí nhiệt và tách béo.......................................16 Hình 2: Chế phẩm vi khuẩn Bacillus subtilis..........................................................16 Hình 3: Quy trình sản xuất dự kiến ........................................................................17 Hình 4: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1............................................................................18 Hình 5: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2............................................................................20 Hình 6: Dãy số pha loãng theo số thập phân ..........................................................22 Hình 7: Phương pháp đếm vi sinh vật trên đĩa petri................................................23 Hình 8: Chuẩn bị đất trồng hẹ..................................................................................23 Hình 9: Hẹ mới trồng...............................................................................................23 Hình 10: Phân bón lá dịch đạm thủy phân...............................................................23 Hình 11: Phân bón lá HVP 601S bội thu vàng……...........................…………….23 Hình 12 : Phân bón dạng viên dịch đạm thủy phân ............………………………24 Hình 13 : Phân bón HVP Organic…...……………………………...…………….24 Hình 14 : Sơ đồ bố trí thí nghiệm ảnh hưởng phân đến phát triển cây hẹ .….........25 Hình 15: Đồ thị mặt đáp ứng mật số vi khuẩn thủy phân theo vi khuẩn ( X) và pH ( Y) và muối ở mức 7%...........................................................................................30 Hình 16: Đồ thị đường mức mật số vi khuẩn thủy phân theo vi khuẩn ( X) và pH ( Y) và muối ở mức 7%...........................................................................................30 Hình 17: Đồ thị mặt đáp ứng mật số vi khuẩn hiếu khí theo pH(X) và muối ( X) vi khuẩn 1,5%..............................................................................................................31 Hình 18: Đồ thị đường mức mật số vi khuẩn hiếu khí theo pH(X) và muối ( X) vi khuẩn 1,5%.............................................................................................................31 Hình 19: Đồ thị mặt đáp ứng đạm amin theo pH (X), vi khuẩn (Y) và muối ở mức bổ sung 7 %.............................................................................................................34 Hình 20: Đồ thị đường mức đạm amin theo pH (X), vi khuẩn (Y) và muối ở mức bổ sung 7 %.............................................................................................................34 Hình 21: Đồ thị mặt đáp ứng đạm ammoniac theo muối (X), vi khuẩn (Y) và pH(5,2)……………………………………………...……………………………..35 Hình 22: Đồ thị đường mức đạm ammoniac theo muối (X), vi khuẩn (Y) và pH(5,2)……………………………………..……………………………………...35 ix Hình 23: Sản phẩm cây hẹ sau khi thu hoạch……….………………………...…..41 x CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1. Đặt vấn đề Theo hiệp hội thủy sản Việt Nam (VASEP) ở Đồng Bằng Sông Cửu Long hiện có trên 70 nhà máy chế biến mặt hàng fillet cá tra trong năm 2006, với 800.000 tấn cá nguyên liệu được đưa vào chế biến, các nhà máy chỉ thu được chưa đầy 300.000 tấn fillet và thải ra hơn 500.000 tấn phụ phẩm. Năm 2007, nếu sản lượng cá nguyên liệu đạt 1.000.000 tấn thì các nhà máy chế biến phải thải ra thị trường hơn 600.000 tấn phụ phẩm cá tra. Với nguồn phụ phẩm hàng trăm tấn như vậy nếu không có cách giải quyết ổn thỏa số lượng phụ phẩm khổng lồ của các doanh nghiệp chế biến thì chẳn mấy chốc cả Đồng Bằng Sông Cửu Long sẽ bị ô nhiễm nghiêm trọng. Thực tế khoảng 5 năm trở lại đây phụ phẩm cá tra (đầu, xương sống, ruột, kỳ vi…) được tận dụng tối đa chế biến thành thức ăn công nghiệp phục vụ chăn nuôi sau khi đã nấu lấy mỡ. Bong bóng cá bán cho những đại lý chuyên thu mua sấy khô cung cấp cho các nhà hàng nấu súp. Bao tử cá làm sạch bán cho các quán ăn đặc sản. Da cá xuất khẩu sang châu Âu phục vụ công nghiệp dược phẩm, mỹ phẩm. Riêng mỡ cá chiếm từ 15 – 20% trọng lượng được các cơ sở chế biến nấu thành mỡ nước cung ứng cho thị trường (Lê Hùng Anh, 2007). Từ thực tế nguồn phụ phẩm cá tra dồi dào có quanh năm việc xử lí phụ phẩm cá tra hiệu quả và thân thiện với môi trường càng trở nên cần thiết. Do đó, việc xử lí nguồn phụ phẩm này bằng biện pháp sinh học là một lựa chọn hàng đầu. Trong đó, enzyme thủy phân là một lựa chọn có thể để thu hồi protein và được nhận thấy sử dụng rộng rãi trong công nghiệp thực phẩm do tạo ra những sản phẩm có nhiều công dụng và giá trị dinh dưỡng cao (Min-Tian Gao và cs, 2005). Thật vậy, đã có một số nghiên cứu sử dụng enzyme protease từ vi khuẩn Bacillus subtilis để thủy phân protein từ phụ phẩm cá như nghiên cứu của Nguyễn Thị Nếp (2005), nghiên cứu của Đặng Thị Mộng Quyên (2006) và Trần Thị Xô (2006). Tuy nhiên, enzyme thủy phân có bất lợi là giá thành cao do những yêu cầu trong việc xử lí nguyên liệu trước khi chế biến, sản xuất enzyme và thu hồi enzyme (Min-Tian Gao và cs, 2005). Từ quan điểm kinh tế trên, dịch đạm được sản xuất bởi enzyme thủy phân không phù hợp cho việc sản xuất dịch đạm với giá thành thấp từ nguồn phụ phẩm cá tra để ứng dụng vào nhiều lĩnh vực sau này. Được biết năm 2007, công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (Agifish) sẽ chính thức đưa vào hoạt động khu liên hợp sản xuất phụ phẩm cá tra, ba sa tại khu công nghiệp Bình Hòa (huyện Châu Thành - An Giang). Mỡ cá chế biến thành keo dùng trong công nghiệp, mỡ dùng trong sản xuất dược phẩm, dầu sinh học, bột cá surimi và bột nêm (An Giang, 2006). Từ thực tế trên nhằm tận dụng và đa dạng hóa sản phẩm chế biến từ nguồn phụ phẩm cá tra (Pangasius hypophthalmus) của các nhà máy chế biến thủy sản An Giang ngoài các sản phẩm như: bột cá, chế biến dầu sinh học…chúng ta cũng có thể thủy phân phụ phẩm này tạo dịch đạm (protein hydrolysate) theo phương pháp sinh học. Bằng cách sử dụng trực tiếp enzyme protease từ vi khuẩn Bacillus subtilis với nhiều ưu điểm là có thể tạo ra một lượng protease lớn từ một lượng chế phẩm vi khuẩn nhỏ, bằng cách tạo điều kiện thích hợp cho vi khuẩn Bacillus subtilis gia tăng về mật số để tăng lượng 1 protease sinh ra, đồng thời sử dụng enzyme protease trực tiếp không cần phải qua khâu tinh sạch enzyme góp phần giảm chi phí sản xuất dịch đạm. Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu protease của Bacillus subtilis, kết quả thí nghiệm thăm dò thủy phân phụ phẩm cá tra bằng vi khuẩn Bacillus subtilis cho hiệu suất thủy phân tương đối cao. Ngoài ra còn đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất sạch, an toàn cho người tiêu dùng thì phải sử dụng phân hữu cơ sinh học, đồng thời nâng cao vai trò ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất. Đề tài " Thủy phân phụ phẩm cá tra bằng vi khuẩn Bacillus subtilis làm phân bón cho cây hẹ " là rất cần thiết, không những giúp cho các nhà máy đông lạnh thủy sản chế biến phụ phẩm cá tra khắc phục được những trở ngại trong việc hạn chế sự tổn thất hàm lượng đạm thải ra ngoài gây ô nhiễm môi trường, đồng thời giúp cho nhà máy tạo ra sản phẩm mới bổ sung nguồn thu cho nhà máy. Từ đó, có thể mở rộng ứng dụng thực tế phân bón hữu cơ sinh học cho nông dân trồng rau. 2. Mục tiêu nghiên cứu Thủy phân protein cá trong điều kiện tốt nhất với sự tham gia của vi khuẩn Bacillus subtilis. Thử nghiệm công thức phối chế phân hữu cơ sinh học bón cho hẹ dưới dạng lỏng và viên. 3. Nội dung nghiên cứu Ứng dụng vi khuẩn Bacillus subtilis để thủy phân phụ phẩm cá tra. Khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thủy phân của vi khuẩn như pH, nồng độ muối cần thiết cho quá trình thủy phân. Xây dựng qui trình thủy phân phụ phẩm cá tra có thể áp dụng trong sản xuất dịch đạm amin cao phục vụ cho sản xuất phân hữu cơ giàu đạm. Tìm công thức phối chế phân hữu cơ và thử nghiệm hiệu quả sử dụng phân hữu cơ trên cây hẹ. 2 CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 1. Một số nghiên cứu về phụ phẩm cá trong và ngoài nước Ở nước ta đã có một số công trình công bố về việc sử dụng protease từ vi khuẩn Bacillus subtilis để thủy phân protein của phụ phẩm cá. Theo Nguyễn Thị Nếp (2005) tỷ lệ enzyme protease từ Bacillus subtilis S5 sử dụng để thủy phân với cơ chất là phụ phẩm đầu xương cá tra đạt hiệu quả cao là 2,5 ÷ 3 %, nhiệt độ thủy phân thích hợp là 500C, pH = 8,0 và trong thời gian là 10 giờ, hiệu suất thủy phân cao nhất là 25,68%. Theo Đặng Thị Mộng Quyên (2006) và Trần Thị Xô (2006) để thủy phân cá phèn, cá ngân dạng cá phế liệu (substandard fish) thu được sau công đoạn fillet của nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh số 10 – Thành phố Đà Nẵng bằng phương pháp thủy phân kết hợp, thủy phân bằng enzyme trước, thủy phân bằng acid sau. Trong đó, sử dụng chế phẩm enzyme protease từ vi khuẩn Bacillus subtilis C10 do Đại học Bách Khoa Đà Nẵng cung cấp (chủng vi khuẩn này đã được xác định đặc tính và định tên tại Bỉ). Kết quả với điều kiện thủy phân bằng enzyme: tỷ lệ muối 3%, tỷ lệ dịch chiết enzyme 20% (dạng lỏng), tỷ lệ nước 30%, nhiệt độ 500C, điều kiện thủy phân bằng acid: tỷ lệ muối 3%, nhiệt độ thủy phân 900C, thể tích HCl 7N là 20%, trung hòa bằng Na2CO3 20% cho hiệu quả thủy phân cao. Dịch đạm thu được có hàm lượng đạm tổng số 39g/l, đạm amin 21,6 g/l, đạm amoniac 3,95g/l. Theo Min-Tian Gao và cs (2005) thủy phân phụ phẩm cá gồm đầu và xương cá đã được xử lí sơ bộ với nước ở 1210C trong 20 phút bằng dung dịch acid được pha loãng và pH dịch thủy phân được điều chỉnh về 1,0. Bằng cách này, thu được nguồn đạm dùng cho lên men sản xuất acid lactic với giá thành thấp và làm tăng hiệu suất sản xuất acid lactic gần 22% so với việc dùng dịch chiết nấm men. 2. Giới thiệu phụ phẩm cá tra Cá tra sau khi fillet lấy phần thịt chế biến, còn lại đầu, xương, nội tạng, một phần mỡ cá và thịt vụn. Phần phụ phẩm còn lại này thường có hàm lượng béo khá lớn, thường dễ phân hủy và tạo mùi ôi rất khó chịu. Do đó, việc loại chất béo thường được xem là giải pháp đầu tiên nhưng rất khó. Theo Nguyễn Đức Lượng (2003) chất béo thường được loại theo phương pháp xà phòng hóa, bằng cách cho các phần loại bỏ của con cá vào NaOH khoảng 1 giờ để loại dịch ra, tiếp tục rửa nhiều lần để đưa đến pH trung tính. 3. Thành phần hóa học của cá Thành phần hóa học của cơ thịt cá gồm có nước, protein, lipid, glucid, muối vô cơ, vitamin, enzyme, hormone. Với thành phần hóa học của da cá: nước 60 ÷ 70%, một ít chất vô cơ còn chủ yếu là protein và chất béo. Protein của da cá chủ yếu là collagen, elastin, keratin, rutin, globulin và albulmin. Công dụng của da cá chủ yếu là nấu keo, loại da dày như cá voi, cá nhám dùng trong công nghiệp thuộc da. Thành phần hóa học của vây cá: tương tự như xương sụn, protein trong vây cá chủ yếu là chondromucoid, collagen, chondroalbumin, đối với vây cá sau khi chế biến các chất tan phân ly thành arginin, histidin và lysine chiếm 1/3 tổng lượng acid amin. 3 Thường lấy vây đuôi, bụng, ngực của một số loài cá nhám để đem chế biến thành sản phẩm vây cá. Thành phần hóa học của xương cá: xương cá được chia làm hai nhóm, đó là xương cứng và xương sụn. Xương sụn: thành phần chủ yếu là protein phức tạp, ke._.o và albumin; chất vô cơ nhiều nhất là Na, Ca, K, Mg, Fe…Các acid amin cấu tạo thành protein trong xương sụn chủ yếu là acid amin tính bazơ như arginin, histidin, lysin… Xương cứng: lượng chất hữu cơ và vô cơ tương đương, muối vô cơ chủ yếu là Ca3(PO4)2 ngoài ra còn có CaCO3, Ca(OH)2, So với xương động vật trên cạn thì trong xương cá có nhiều phosphat canxi và ít carbonat canxi còn xương động vật trên cạn thì ngược lại. Thành phần hóa học của bong bóng cá: chủ yếu là collagen, dùng để nấu keo hoặc phơi khô làm dược phẩm (Viện Cisdoma, 2005). 4. Enzyme protease từ vi sinh vật Protease là nhóm enzyme thủy phân các liên kết peptid (- CO – NH - ) trong phân tử protein hoặc các polypeptid. Protease từ vi sinh vật có ưu điểm là hoạt động được trong khoảng pH khá rộng, chúng tổng hợp được cả hai loại enzyme endo và exo – peptidase, do vậy thủy phân được đến 80% liên kết peptid của protein. Protease của vi khuẩn hoạt động vùng pH hẹp hơn (pH = 7,0 ÷ 8,0) so với nấm mốc (pH = 2,0 ÷ 11,0). Trong công nghiệp protease có thể thu từ các nguồn: Nấm mốc: Aspergillus oryzae, A. flavus, A. terricola, A. sojae, A. fumigatus, A. niger, A. usamii, A. awamori, Rhizopus. Vi khuẩn: Bacillus subtilis, B. mesentericus, B. circulans, B. thermophilus. Từ xạ khuẩn: Actinomyces griseus, A. fradiae, A. rimosus (Đồng Thị Thanh Thu, 2003). Dựa vào pH hoạt động người ta chia protease làm ba loại: loại acid hoạt động ở vùng pH = 2,5 ÷ 3,0; loại trung tính hoạt động ở pH = 6,0 ÷ 7,5 và loại kiềm hoạt động trong khoảng pH = 8,0 ÷ 11,0 (Lương Đức Phẩm và Hồ Sưởng, 1978 ). 5. Vi khuẩn Bacillus subtilis Bacillus subtilis thuộc: Giống: Bacillus Loài: Bacillus subtilis Là trực khuẩn Gram dương, sinh bào tử. Chiều ngang của bào tử không vượt quá chiều ngang của tế bào vi khuẩn do đó khi có bào tử tế bào vi khuẩn không thay đổi hình dạng. Thường thuộc loại hiếu khí hoặc kỵ khí không bắt buộc (Phạm Kim Tuyến, 2006 trích dẫn của Ehrenberg, 1835). Theo Nguyễn Xuân Thành và cs (2005) nồng độ muối NaCl làm cho Bacillus subtilis ngừng phát triển là 10 ÷ 15%. Theo Nguyễn Đức Lượng (2002) và Phạm Minh Tâm (2002), Bacillus subtilis có aw tối thiểu 0,95. Theo Lương Đức Phẩm (1978) và Hồ Sưởng (1978) nhiệt độ sinh trưởng tối thích của vi khuẩn Bacillus subtilis là 370C, protease của Bacillus subtilis có vùng pH tác dụng tương đối rộng. 4 6. Muối Muối hạn chế sức hoạt động của enzyme thủy phân nhưng đồng thời muối cũng giữ cho việc thủy phân tiến hành đều đặn, ngăn chặn sự phá hoại của vi khuẩn thối rữa (Lương Hữu Đồng, 1975). 6.1. Tác dụng phòng thối của muối Qua nhiều nghiên cứu khoa học, người ta thấy muối ít có tác dụng giết chết vi khuẩn, mà có khả năng phòng thối là chủ yếu. Muối có tác dụng phòng thối vì : Muối ăn thẩm thấu vào nguyên liệu làm cho nước thoát ra, vi khuẩn thiếu nước không thể phát triển được. NaCl hòa tan sẽ cho ion Cl-, do ion Cl- kết hợp với protein ở liên kết peptid làm cho các enzyme thủy phân protein không còn khả năng phá vỡ protein để vi khuẩn lấy chất dinh dưỡng để sinh sống. Cũng có thể do ion Cl- có độc tính làm cho vi khuẩn bị trúng độc. Nồng độ nước muối càng lớn thì áp suất thẩm thấu càng mạnh, vì vậy cũng có thể làm rách màng tế bào của vi khuẩn, gây cho chúng sát thương. Do có muối nên oxy ít hòa tan trong môi trường ướp muối vì vậy nhóm vi sinh vật hiếu khí không có điều kiện phát triển. Ngoài ra, trong môi trường nước muối quá trình tự thủy phân bị kiềm chế, sản phẩm thủy phân được tạo ra ít, do đó làm cho vi khuẩn phát triển chậm. Nồng độ từ 4,4 % trở lên có thể làm ngừng sự phát triển của các loại vi khuẩn gây bệnh và nói chung nồng độ nước muối đạt 10% thì có thể kiềm chế được sự phát triển của những vi khuẩn thông thường. Tuy vậy, cũng có một số vi khuẩn gây thối rữa sống ở nồng độ muối 12 % vì vậy không phải là giới hạn tuyệt đối vì các loài vi khuẩn khác nhau có khả năng chịu muối khác nhau. Phần lớn loại cầu khuẩn chịu muối mạnh hơn trực khuẩn, trong họ trực khuẩn thì loại không gây bệnh chịu muối mạnh hơn loại gây bệnh. Khuẩn lên men, lên mốc có khả năng chịu muối tương đối tốt. Giới hạn phát triển của khuẩn lên men ở nồng độ muối 15% và của khuẩn lên mốc là 20 ÷ 30%. Ở nhiệt độ thấp nếu cho cá vào nước muối hay đem cá muối khô thì tác dụng ướp muối nhanh hơn tác dụng thối rữa, còn ở nhiệt độ cao thì tác dụng thủy phân nhanh hơn tác dụng thẩm thấu của muối, vì thế cá sẽ bị thối rữa. Nồng độ của nước muối đạt đến 20% thì quá trình thủy phân của cá diễn ra rất chậm. Nhưng cũng có loại vi khuẩn phát triển được trong nước muối bão hòa: loại đó gọi là “vi khuẩn ưa muối”. Người ta chia nhóm vi khuẩn chịu mặn ra làm hai loại: Vi khuẩn hiếu muối: là vi khuẩn có thể phát triển được ở trong dung dịch muối đậm đặc còn ở trong môi trường ít muối thì khó phát triển. Vi khuẩn chịu muối: là vi khuẩn ở môi trường nhiều hay ít muối đều phát triển được. Tất nhiên sự phân chia đó không phải là tuyệt đối. Vi khuẩn trong muối ăn chủ yếu là hai loại trên. Nguồn gốc đem vi khuẩn đến là từ nước biển, sông và ruộng phơi muối… (Nguyễn Trọng Cẩn và Đỗ Minh Phụng, 1990). 5 6.2. Ảnh hưởng của các thành phần khác trong muối Trong muối ăn ngoài NaCl ra còn có các muối khác như CaCl2, MgCl2… các muối này đều làm trở ngại tốc độ thẩm thấu của NaCl vào cơ thể cá, vì độ hòa tan của chúng lớn hơn. Ngoài ảnh hưởng đó còn làm cho màu sắc, mùi vị và độ vững chắc của sản phẩm kém đi. Thực nghiệm đã chứng minh dùng NaCl thuần khiết để muối cá thì sản phẩm mềm mại hơi vàng và tiến hành khử muối cũng dễ dàng, nếu đem chế biến với gia vị khác thì mùi vị cũng tương tự gần như cá tươi. Nhưng nếu trong muối ăn có lẫn canxi, magiê với lượng rất ít (1%) cũng làm cho thịt cá biến trắng, cứng và có vị đắng (Nguyễn Trọng Cẩn và Đỗ Minh Phụng, 1990). 7. Quá trình amôn hóa protein Quá trình amôn hóa là quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ chứa nitơ và giải phóng amoniac. Quá trình amôn hóa protein (còn gọi là quá trình lên men thối) là quá trình thủy phân protein thành NH3 và một số sản phẩm trung gian khác với sự tham gia của nhiều loài vi sinh vật hiếu khí và kỵ khí ở nhiệt độ tối ưu là 25 ÷ 300C. Muốn phân giải protein, vi sinh vật tiết ra enzyme protease ngoại bào làm chuyển hóa protein thành các hợp chất có phân tử nhỏ hơn (các polypeptid, oligopeptid và các acid amin). Một phần các acid amin này được vi sinh vật sử dụng trong quá trình sinh tổng hợp protein của chúng, một phần khác được tiếp tục thủy phân theo những con đường khác nhau để sinh ra NH3, H2S, CO2, indol (sản phẩm sinh ra khi acid amin có vòng benzen bị thủy phân bởi vi sinh vật) và nhiều sản phẩm trung gian khác. Ở điều kiện thoáng khí sự phân giải được tiến hành triệt để hơn ở điều kiện kỵ khí, hầu hết carbon được chuyển thành CO2. Nhiều loại vi sinh vật khác nhau tham gia vào quá trình amôn hóa trong tự nhiên. Đáng chú ý nhất là các loài sau đây: Vi khuẩn: Bacillus mycoides, B. mesentericus, Bacillus subtilis, B. cereus, B. megatherium, B. histolicus, Proteus vulgaris, Chromobacterium prodigiosum, Pseudomonas fluorescens, P. aeruginosa, P. putrificans, Escherichia coli, Clostridium. sporogenes, C. welchii… Xạ khuẩn: Streptomyces griseus, S. rimosus, S. fradiae… Nấm mốc: Aspergillus oryzae, A. flavus, A. terricola, A. niger, A. saitsi, A. awamori, A. alliaceus, Penicilium. camemberti, Cephalothecium, Rhizopus, Mucor, Gliocladium roseum (Trần Thanh Thủy, 1998). 8. Quá trình thủy phân của protein cá Là quá trình tác dụng của hệ enzyme protease trong bản thân cá (nếu chưa nấu chín) hoặc của vi sinh vật bên ngoài tác động vào thủy phân thịt cá từ dạng protein qua các dạng trung gian như pepton, polypeptid, peptid và cuối cùng là acid amin. Protein polype acid amin Bên cạnh quá trình thủy phân protein là chủ yếu còn có sự thủy phân của đường và chất béo…thành các acid hữu cơ, rượu… Quá trình thủy phân protein trong thịt cá chủ yếu là do enzyme tác dụng nhưng cũng có thể có sự tham gia của vi sinh vật. Những vi sinh vật hữu ích tiết ra protease thúc đẩy cho quá trình thủy phân nhưng các vi sinh vật gây thối thì có tác dụng làm rữa 6 EnzymeEnzyme nát thịt cá có khi ở ngay giai đoạn đầu hay trong quá trình chế biến. Quá trình thủy phân tiếp tục là quá trình thối rữa do vi sinh vật gây thối thủy phân acid amin thành các chất cấp thấp như: indol, phenol và các loại acid có đạm và acid béo thủy phân thành H2S, NH3, CO2, ….(Nguyễn Trọng Cẩn và Đỗ Minh Phụng,1990). 8.1. Sự tham gia của vi sinh vật trong quá trình phân giải Vi sinh vật có mặt ngay từ đầu quá trình chế biến do nguyên liệu, dụng cụ mang theo từ ngoài môi trường nhiễm vào, nhưng do nồng độ muối quá cao nên chúng không hoạt động được. Ngay trong giai đoạn ngắn đầu tiên khi muối chưa kịp tác dụng có một số vi sinh vật gây thối hoạt động. Khi độ mặn tăng dần lên đạt từ 12% trở lên thì các vi khuẩn gây thối hầu như ngừng hoạt động và các vi khuẩn khác bị ức chế cao độ (Nguyễn Trọng Cẩn và Đỗ Minh Phụng, 1990). 8.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thủy phân cá 8.2.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ Nhiệt độ dưới 30C làm ngừng quá trình sinh trưởng, phát triển của vi sinh vật (Nguyễn Xuân Thành và cs, 2005). Ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ thích hợp thì vi sinh vật bị kiềm chế mạnh hơn ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ thích hợp, trừ loại hiếu nhiệt còn đại bộ phận trên 600C đều bị chết. Nhiệt độ hoạt động mạnh nhất của enzyme trong cá là từ 36 ÷ 400C. Dưới 00C các enzyme và vi sinh vật bị kìm hãm không thể phát triển nhưng không chết. Từ 0 ÷ 40 0C tác dụng phân giải của enzyme và vi sinh vật tăng tỉ lệ thuận với sự gia tăng của nhiệt độ. Nhưng enzyme mang bản chất protein nên chúng không chịu được nhiệt độ cao. Đa số enzyme ở trong cá đều mất hoạt tính ở nhiệt độ từ 700C trở đi (Nguyễn Trọng Cẩn, Đỗ Minh Phụng, 1990). 8.2.2. Ảnh hưởng của pH Các giá trị pH (cực tiểu, tối ưu, cực đại) cần cho sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật tương ứng với các giá trị pH cần cho hoạt động của nhiều enzyme. Giới hạn pH hoạt động của vi sinh vật nằm trong khoảng 4,0 ÷ 10. pH của môi trường còn tác động sâu sắc lên các quá trình trao đổi chất. Màng tế bào chất của vi sinh vật tương đối ít thấm đối với các ion H+ và OH-, vì vậy dù pH của môi trường ngoài dao động trong giới hạn rộng, nồng độ của chúng trong tế bào chất vẫn ổn định. Ảnh hưởng của pH môi trường lên hoạt động của vi sinh vật phần lớn là do tác động qua lại giữa ion H+ và các enzyme chứa trong màng tế bào chất và tế bào (Bộ thủy sản, 2004). pH ảnh hưởng rất lớn đến hoạt tính của vi khuẩn, do nó liên quan đến tương tác giữa enzyme và cơ chất. Vi khuẩn rất nhạy cảm với sự thay đổi pH của môi trường. Mỗi vi sinh vật chỉ có thể hoạt động được trong môi trường có pH giới hạn bởi pH thấp nhất và pH cao nhất. Đồng thời vi sinh vật hoạt động mạnh nhất trong môi trường có pH tối hảo. Phần lớn môi trường bên ngoài thiên nhiên có pH = 2,5 ÷ 9,0 và phần lớn vi sinh vật có pH tối hảo trong khoảng này. Có rất ít vi sinh vật có thể sống trong môi trường có pH nhỏ hơn 2,0 hoặc lớn hơn 10 (Phan Thiên Tùng, 2006 trích trong Nguyễn Hữu Thanh và Nguyễn Thị Thanh Xuân, 2003). 8.2.3. Ảnh hưởng của vi khuẩn Mật số vi khuẩn khác nhau sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất thủy phân. Mật số vi khuẩn cao sẽ thúc đẩy tốc độ thủy phân cơ chất nhanh hơn. Khi mới đưa vào môi trường thủy phân, đây là giai đoạn vi khuẩn làm quen với môi trường và chuẩn bị cho sự tăng 7 trưởng, hoạt động vượt bậc sau đó. Khi đã quen với môi trường mới, vi khuẩn bắt đầu nhân mật số lên với tốc độ rất nhanh theo cấp số nhân. Đến một lúc nào đó mật số vi khuẩn không tăng thêm mà giữ ổn định ở một mức trong thời gian nhất định (Phan Thiên Tùng, 2006 trích trong Nguyễn Hữu Thanh và Nguyễn Thị Thanh Xuân, 2003). 8.2.4. Ảnh hưởng của muối Khả năng ức chế vi sinh vật của NaCl phụ thuộc vào một loạt các yếu tố khác nhau như pH, nhiệt độ, nồng độ NaCl, loài và số lượng, dạng thực phẩm, các muối khác nhau và thời gian bảo quản (Nguyễn Đức Lượng và Phạm Minh Tâm, 2002). Muối được sử dụng để khống chế hoạt động của vi sinh vật gây thối rữa, còn khả năng chịu muối của enzyme thủy phân tốt hơn vi sinh vật cho nên trong phạm vi độ mặn nhất định enzyme vẫn có tác dụng thủy phân protein, thậm chí trong môi trường muối bão hòa enzyme vẫn hoạt động được nhưng tác dụng thủy phân rất chậm. Nồng độ muối trên 10% các loài vi khuẩn gây thối rữa bình thường đều bị đình chỉ phát triển. Nhưng trong điều kiện và hoàn cảnh nào đó, đặc biệt là nhiệt độ thuận lợi thì chúng vẫn có thể phát triển được (Nguyễn Trọng Cẩn và Đỗ Minh Phụng, 1990). Màng tế bào của vi sinh vật là một màng bán thấm, nồng độ các chất hòa tan trong dung dịch mà vi sinh vật tồn tại quyết định áp suất thẩm thấu. Ở môi trường nồng độ muối cao, môi trường ưu trương, nước trong tế bào vi sinh vật bị thấm ra ngoài, gây teo nguyên sinh chất, tế bào bị khô sinh lí, kéo dài sẽ bị chết ( Nguyễn Xuân Thành và cs, 2005). Muối trung tính có ảnh hưởng hai mặt lên tính tan của protein: khi thêm một lượng nhỏ muối có tác dụng làm tan đáng kể protein, kể cả protein khó tan hoặc hoàn toàn không tan trong nước nguyên chất. Vì khi nồng độ muối cho vào thấp thì các ion muối kết hợp với các ion của protein có tác dụng làm tăng tính có cực, đưa đến làm tăng tính tan của protein. Khi cho nồng độ muối cao, đa số protein kết tủa do xảy ra sự cạnh tranh dung môi giữa các phân tử muối và phân tử protein (Phan Thị Bích Trâm, 2003). 8.2.5. Ảnh hưởng của nước Hoạt động sống của vi sinh vật đều liên quan đến nước, tỷ lệ nước trong tế bào của vi sinh vật khá cao, nước trong vi khuẩn chiếm từ 75 ÷ 85%. Vi sinh vật cần nước ở trạng thái tự do, do đó quá trình trao đổi chất nếu thiếu nước sẽ có hiện tượng loại nước ra khỏi tế bào, làm cho tế bào có thể bị chết. Để vi sinh vật có thể tồn tại và phát triển, thì aw từ 0,93 ÷ 0,99. Mặt khác, aw liên quan rất chặt với nồng độ muối trong môi trường, như vậy nồng độ muối NaCl nằm trong khoảng 0,9 ÷ 15% phù hợp cho vi sinh vật (Nguyễn Xuân Thành và cs, 2005). Nước không những là môi trường để khuếch tán enzyme và cơ chất mà còn là tác nhân tham gia vào phản ứng nữa. Nước không những có ảnh hưởng đến vận tốc mà cả chiều hướng của phản ứng thủy phân bởi enzyme (Lê Ngọc Tú và cs, 2005). Nước làm nồng độ muối giảm xuống, tạo điều kiện thích hợp cho enzyme hoạt động và vi khuẩn phát triển nhanh chóng, enzyme protease chuyển protein thành các thể trung gian pepton, polypeptid đến các dạng amino acid. Hệ enzyme protease hoạt động mạnh trong điều kiện muối nhạt. Ngoài ra, nước còn làm cho nhiệt độ phân phối đều khối cá, thịt cá mau nát (Lương Hữu Đồng, 1975). Cho thêm nước là tạo môi trường lỏng giúp cho enzyme và vi sinh vật hoạt động được dễ dàng, làm cho tế bào thịt cá chóng được thủy phân. Lượng nước cho vào nếu ít quá thì tác dụng thủy phân của enzyme kém nhưng nếu nhiều quá thì không khống chế 8 được quá trình thối rữa. Lượng nước cho vào tùy thuộc vào đặc điểm của nguyên liệu, thông thường từ 20 ÷ 30% có khi tới 40% so với cá (Nguyễn Trọng Cẩn và Đỗ Minh Phụng, 1990). 8.2.6. Ảnh hưởng của diện tích tiếp xúc Trong quá trình thủy phân yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình thủy phân là diện tích tiếp xúc. Để tạo điều kiện tốt hơn cho sự thủy phân của enzyme làm tăng khả năng tiếp xúc giữa enzyme và cơ chất, muốn vậy phải làm nhỏ kích thước cơ chất trước khi thủy phân (Phan Thiên Tùng, 2006 trích trong Nguyễn Thị Xuân Dung, 2005). 8.2.7. Ảnh hưởng của thời gian thủy phân Theo một số nghiên cứu thì mức độ thủy phân tăng vọt trong thời gian đầu của phản ứng, sau đó tốc độ phản ứng chậm lại. Thời gian dài hơn và sử dụng lượng vi khuẩn lớn hơn thì mức độ thủy phân cao hơn (Phan Thiên Tùng, 2006 trích trong Nguyễn Thị Xuân Dung, 2005). 8.2.8. Ảnh hưởng của bản thân nguyên liệu Thủy phân hai loại cá gồm cá béo và cá không béo có nhiều mỡ và không mỡ bằng enzyme thủy phân là papain được bổ sung 5% so với lượng cá. Kết quả là các loại cá không hoặc ít béo đã cho hàm lượng protein trong nước bổi cao hơn so với cá có mỡ và khi chế biến thì mỡ thường nổi lên trên nên làm cho sản phẩm có mùi ôi khét (Nguyễn Đình Khôi, 2003 trích trong Mackie, 1982). 9.Cây hẹ 9.1. Phân loại Cây hẹ còn có tên gọi khác là nén tàu, cửu thái, cửu thái tử, khởi dương thảo, phi tử, phác các ngàn (Thái) và nhiều tên gọi khác. Tên khoa học là Allium odorum L hay Allium chinense. Loại được nuôi trồng còn có danh pháp là Allium tuberosum Rox, trong khi loài mọc hoang có tên gọi là Allium romosum L thuộc: Giới (Kinhdong): Plantae; Ngành (Division): Magnoliophyta; Lớp (Class): Liliopsida; Bộ (Ordo): Asparagales; Họ (Familia): Alliaceae; Phân họ (Subfamilia): Alliodeae; Giống (Genus): Allium 9.2. Đặc điểm sinh học Cây hẹ là loài thân thảo, cây giống như loài cỏ, cây hằng năm, có chiều cao từ 20–50 cm, tùy theo giống, đất trồng và kỹ thuật canh tác. Lá cây hẹ hẹp, hình bản dẹp, dài, bản lá hẹp, nhưng dày. Cây hẹ thường có từ 4-5 lá, dài từ 20– 40cm, rộng từ 5–10mm, đầu lá nhọn. Giò cây hẹ nhỏ hơn giò cây hành, mọc thành túm và có rất nhiều rễ con. Trong cây hẹ, thân và lá chiếm 60 – 70% khối lượng cây. Lá cây hẹ có vị cay nồng, hơi chua, mùi hăng, tính ấm. Trong lá có chứa sulfuride và glucoside, nước chiếm khoảng 93% khối lượng tươi (Mai Văn Quyền và cs., 2001 và Nguyễn Thị Hường, 2004). Phân tích thành phân hóa học của cây hẹ còn có các chất sulfua, saponine, odorine và chất đắng (Nguyễn Thị Hường, 2004). 9 9.3. Công dụng của cây hẹ Cây hẹ dùng làm thức ăn dạng rau. Cây hẹ dùng làm thuốc: Tác dụng làm thuốc tốt nhất của cây hẹ là ăn sống hay dùng nước ép tươi để uống có hiệu quả hơn khi nấu chín hoặc sắc thành nước uống. Dùng cây hẹ tươi để trị bệnh có tác dụng tương đương với dùng tỏi sống hay dịch tỏi ép (Đỗ Tất Lợi, 1987, trích từ Mai Văn Quyền và cs., 2001). Cây hẹ trong Đông y được gọi là “ Khởi dương dược” có công hiệu bổ thận, trợ dương, cố tinh và ấm khớp hông, đầu gối, thường được dùng trị chứng liệt dương, di tinh, phóng tinh sớm…Theo sách Lễ Ký, củ hẹ trị chứng di mộng tinh (Phó Đức Thuần, 2006). Người ta còn phát hiện trong hạt hẹ có chất ankaloic và soponine có tác dụng trị ho, trị tiêu chảy, trị cảm cúm, đầy hơi (Đỗ Tất Lợi, 1978, trích từ Mai Văn Quyền và cs, 2001). Theo Tây y, Cây hẹ có tác dụng làm tăng tính nhạy cảm với insuline, làm giảm đường huyết, giảm mỡ máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và bảo vệ tuyến tụy. Chất odorine trong loại hẹ này là một chất kháng sinh mạnh giúp chống tụ huyết cầu và các vi khuẩn khác (Phó Đức Thuần, 2006). Trong Cây hẹ (cũng như các loài thuộc họ Alliaceae) còn có chất allylic sulfides, chúng có tác dụng chống các mầm ung thư và các khối u, làm giảm nguy cơ bệnh u thư kết tràng colon, dạ dày và các loại u thư khác. Ngăn ngừa các bệnh tim mạch. Chúng giúp cơ thể thanh lọc độc tố, giúp tế bào nhận diện, phá hủy và thải hồi các chất độc trong cơ thể. Các độc tố này do nguồn thức ăn (các chất phân bón, hóa chất trong thuốc bảo vệ thực vật, chất thải thẩm thấu, kim loại nặng… tồn dư trong nông phẩm), do nước uống, do khói thuốc và do không khí ô nhiễm (Tâm Diệu và Tâm Linh, 2001). 10. Phân sinh học 10.1. Phân loại Phân sinh học (thường có ba loại) - Phân sinh học đặc hiệu (phân hữu cơ): Loại phân này là chế phẩm vi sinh vật được sản xuất từ một loài vi sinh vật đặc hiệu. Loài vi sinh vật này chỉ tham gia chuyển hóa một loại cơ chất. Loại phân này chỉ dùng cho mục đích nhất định. - Phân sinh học hỗn hợp: Là loại phân được sản xuất từ nhiều loài vi sinh vật có khả năng sống cộng sinh và tham gia chuyển hóa nhiều loại cơ chất khác nhau. Khi bón loại phân này xuống đất, tất cả vi sinh vật trong chế phẩm đều có khả năng phát triển và cùng tham gia vào quá trình chuyển hóa cơ chất tạo ra chất dinh dưỡng có lợi cho cây trồng. - Phân hữu cơ sinh học (phân hữu cơ vi sinh): Là loại phân mà ngoài sinh khối của vi sinh vật sống, trong cơ chất còn chứa một khối lượng rất lớn chất hữu cơ. Trong chế phẩm là hỗn hợp nhiều vi sinh vật hoặc một loài vi sinh vật đặc hiệu. Chất hữu cơ có trong chế phẩm vừa là chất mang cho vi sinh vật bám vào, vừa là chất dinh dưỡng tốt để cây trồng phát triển. Phân hữu cơ sinh học gồm có hai thành phần chính: phần chất hữu cơ và sinh khối vi sinh vật. Để có chế phẩm tốt người ta quan tâm đến chất lượng nguyên liệu và sự thuần khiết của chủng vi sinh vật đưa vào thủy phân nguyên liệu. Việc thủy phân sẽ diễn ra nhanh hơn nếu phân lập được giống vi sinh vật thuần. Khi bón vào đất thì các vi sinh vật tiếp tục phân hủy chất hữu cơ trong đất. 10 Việc sử dụng phân hữu cơ sinh học có hai quá trình lợi dụng hoạt động sống của vi sinh vật: - Một là, lợi dụng quá trình thủy phân các hợp chất phức tạp thành các chất đơn giản mà cây trồng có thể sử dụng trực tiếp được nhờ vào chủng vi sinh vật đặc hiệu bổ sung vào trong chế phẩm. - Hai là, lợi dụng quá trình chuyển hóa vật chất trong đất khi bón loại phân này vào đất có sẵn các chủng vi sinh đặc hiệu này (Nguyễn Đức Lượng, 2002). Đây là loại phân được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu và kỳ vọng sẽ thay thế hoặc hạn chế việc sử dụng phân hóa học trong tương lai gần. Bởi nguyên liệu dùng cho việc sản xuất phân rất dồi dào có quanh năm. Các loại phân hữu cơ truyền thống như: Phân chuồng, phân bón có nguồn gốc thực vật , phân bón có nguồn gốc động vật…tất cả thuộc phân hữu cơ vi sinh có thể dùng bón gốc hoặc phun qua lá. Phân hữu cơ nguồn gốc động vật có hàm lượng dinh dưỡng khác cao, đặc biệt lân và đạm. Tính chất một số loại được thể hiện ở bảng 1. Bảng 1: Một số phân bón nguồn gốc động vật Nguồn Chất dinh dưỡng chính (%) N P2O5 K2O Bột xương thô 2 -4 22-24 - Bột xương đã nấu - 22-30 - Bột sừng và móng 14 1 - Máu khô 10-12 1-1,5 0,6-0,8 Phân cá 4-10 3-9 0,3-1,5 Phân chim 7-8 11-14 2-3 11. Lợi ích của phân hữu cơ 11.1. Bón phân là biện pháp cải thiện môi trường đất Các chất khoáng, cũng như các hữu cơ trong đất đều là chất dinh dưỡng trong môi trường đất. Biện pháp bón phân – phân hữu cơ, phân hóa học và vôi – là biện pháp cải thiện môi trường đất, vì: Bón phân là biện pháp hoàn trả lại những chất dinh dưỡng mà cây trồng đã hút để tạo sản phẩm hay bị rửa trôi, xói mòn để tránh cho đất khỏi bị suy kiệt đi. Bón phân còn là biện pháp bổ sung và điều chỉnh các chất khoáng trong đất làm cho môi trường đất trở nên tốt hơn và cân đối hơn, làm cho nông nghiệp phát triển bền vững hơn. Cho nên bón phân không hợp lí, khai thác đất kiệt quệ theo một hướng đều làm hàm lượng chất dinh dưỡng trong đất trở nên mất cân đối. Bón nhiều nguyên tố đa lượng mà 11 Nguồn: Sổ tay thống kê về phân bón (FAO) – Hà Nội, 1992 không đồng thời cung cấp các chất dinh dưỡng vi lượng, đất sẽ dần mất cân đối đa – vi lượng, dù lúc này có bón nhiều phân đa lượng đi nữa thì năng suất không tăng lên được, ngược lại chất lượng nông sản lại xấu. Các nhà nông nghiệp hữu cơ chủ trương: Bón phân để điều hòa quá trình sinh học đất, tạo mọi điều kiện thúc đẩy hoạt động và phát triển của vi sinh vật đất để cung cấp thức ăn cho cây trồng, nên cần chú trọng bổ sung phân hữu cơ. Nên vấn đề đặt ra là phải bón kết hợp phân hóa học cùng phân hữu cơ thế nào cho thật hợp lí. Cần làm tốt việc bón phân hóa học thế nào? Cân bằng chất dinh dưỡng ra sao? Để vừa tăng được sản lượng, vừa đảm bảo được giá trị dinh dưỡng của nông sản (Nguyễn Thị Đào và Vũ Hữu Yêm, 2004). 11.2. Ảnh hưởng của phân bón đến chất lượng nông phẩm Chất dinh dưỡng, do cây hút từ trong đất và phân bón, kết hợp với nguyên liệu của quá trình quang hợp tạo thành sản phẩm thu hoạch. Cho nên nông phẩm phản ánh tình trạng đất đai và việc cung cấp thức ăn cho cây trồng thông qua phân bón. Nitrate đóng vai trò rất quan trọng cho năng suất cây trồng . Tuy nhiên , lượng nitrate khi cây sử dụng không hết sẽ tồn dư lại trong nông phẩm và trở thành nhân tố có hại cho sức khỏe người. Khi nitrate vào cơ thể ở mức độ bình thường thì không gây độc, chỉ khi hàm lượng vượt quá ngưỡng cho phép mới nguy hiểm. Hàm lượng nitrate chứa trong nông phẩm rau quả cao quá mức cho phép được xem như một loại độc tố có hại như đối với thuốc trừ sâu bệnh, các kim loại năng hoặc các tác nhân gây bệnh khác. Chính vì thế cây rau sạch đòi hỏi dư lượng nitrate ở dưới mức cho phép, không gây độc hại cho người và gia súc đang là đối tượng kiểm dịch của nhiều nước (Nguyễn Văn Hiền và cs, 1995). Mức tiêu chuẩn dư lượng nitrate cho phép biến động tùy theo loại rau và tổ chức khác nhau trên thế giới, trung bình 300 – 500mg/kg , theo tổ chức y tế thế giới(WHO) và cộng đồng kinh tế châu Âu (EC) giới hạn hàm lượng nitrate trong rau không quá 300mg/kg rau tươi( Trần Văn Hai và cs, 1999). Trong hệ tiêu hóa của người nitrate (NO3-) quá mức cho phép nó bị khử thành nitrite (NO2-). Nitrite là một trong những chất chuyển biến Oxyhemoglobin ( chất vận chuyển oxy trong máu) thành chất không hoạt động gọi là methaemoglobin. Nếu lượng nitrate vượt quá mức cho phép, lượng nitrite sẽ làm giảm hô hấp của tế bào, ảnh hưởng tới hoạt động của tuyến giáp, gây đột biến và phát triển khối u. Trong cơ thể người nitrite có thể gây phản ứng amin thành chất gây ung thư là nitrosamin (Trần Khắc Thi, 1999). Bảng 2 : Mức giới hạn tối đa cho phép hàm lượng Nitrat (mg/kg tươi) trong đơn vị sản phẩm tươi 12 Loại Cây ( Rau) Hàm lượng NO3- Loại Cây ( Rau) Hàm lượng NO3- Dưa hấu 60 Hành tây 80 Dưa bở 90 Cà chua 150 Mướp ngọt 200 Dưa chuột 150 Măng tây 200 Khoai tây 250 Đậu quả 200 Cà rốt 250 Nguồn: 11.3. Lợi ích của phân hữu cơ trong trồng trọt Phân bón hữu cơ là sản phẩm được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu động vật, thực vật khác nhau, nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng, cải tạo đất, chứa nhiều đạm hòa tan cây trồng dễ hấp thu, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản. Đặc biệt phân bón hữu cơ không gây ảnh hưởng xấu đến người, động vật, môi trường sinh thái và chất lượng nông sản. Nhu cầu sử dụng phân hữu cơ ngày càng tăng vì: Bón phân hữu cơ vẫn đảm bảo được năng suất cây trồng như dùng phân hóa học. Năng suất sẽ tốt hơn, nếu bón kết hợp phân hữu cơ và phân hóa học hợp lí, lượng phân hóa học sử dụng sẽ giảm theo thời gian, nếu dùng phân hữu cơ liên tục, dẫn đến giảm chi phí sản suất. Sử dụng phân bón hữu cơ sinh học về lâu dài sẽ trả lại độ phì nhiêu cho đất, cũng như làm tăng lượng phospho, kali dễ tan trong đất canh tác, cải tạo và giữ độ bền của đất đối với cây trồng (Lê Văn Tri, 2004). Giảm tồn dư hóa chất độc hại trong các loại nông sản do quá lạm dụng phân hóa học như: lượng NO3- tồn dư vượt mức cho phép trong rau quả là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh trẻ em xanh xao, bệnh ung thư cho con người nếu dùng lâu dài và thường xuyên (Lê Văn Hưng, 2004). Giá thành hạ, nông dân dễ chấp nhận do quy trình sản xuất không đòi hỏi thiết bị và công nghệ hiện đại. Trái lại, quy trình kỹ thuật đơn giản, mọi người đều có thể tham gia sản xuất. Nguyên liệu rẽ tiền, dễ kiếm hoặc có sẵn ở địa phương. Các loại phân bón hữu cơ đều cung cấp một lượng khoáng chất đa – vi lượng đáng kể mà phân bón hóa học không có. Nhất là đối với đất trồng lúa nước, với điều kiện ngập nước lâu dài đã làm cho một số vi lượng dễ tan bi tiêu mất nhanh chóng. Sự độc canh cây lúa nước hàng năm đã dẫn đến sự thoái hóa (bạc màu hóa), đất lúa thể hiện ở sự nghèo kiệt dần chất mùn, keo đất, Fe, Mn, và hàng loạt nguyên tố vi lượng khác. Có thể sản xuất tại địa phương và giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi, giảm chi phí nhập khẩu phân hoá học (Phan Bổn – Lê Chí Khanh, 1996 trích từ Phạm Kim Tuyến, 2006). 13 Cho nên để đất khỏi bị cạn kiệt, cần trả lại cho đất tất cả những nguyên tố mà cây trồng đã lấy đi theo sản phẩm thu hoạch, đảm bảo năng suất cho vụ sau chúng ta cần bón thêm phân hữu cơ cho cây trồng, nhất là phân bón hữu cơ sinh học, để cải đất trồng. 11.4. Than bùn Than bùn là sản phẩm phân hủy các xác bã hữu cơ (động vật, thực vật...) dưới tác dụng của hệ vi sinh vật trong điều kiện ngập nước (Schinitzer, 1982). Tùy vào nguồn gốc của các loại hữu cơ ban đầu, tùy điều kiện và mức độ phân hủy sẽ có loại than bùn với thành phần và đặt tính khác nhau. Theo Trần Mạnh Trí và cs (1997), các thành phần hữu cơ trong than bùn rất biến động. Thành phần chủ yếu là C, O, H và một lượng nhỏ các nguyên tố khác như: N, P, S, Mg... Trong đó nitơ tổng số chiếm tỷ lệ thấp dao động từ 0,3 – 4%. Theo Viện nghiên cứu mía đường (1995) và trung tâm kỹ thuật đo lường chất lượng ( 2004) thì than bùn Long An có thành phần lí hóa như sau: Bảng 3: Thành phần lý hóa than bùn. Thành phần Hàm lượng (%) PH tổng số 3,0 – 4,6 Đạm tổng số 12,4 Lân tổng số 0,3 – 4 Kali tổng số 0,047 Acid humic 1,4 Tỉ lệ C/N 14 - 15 Nguồn : Viện Nghiên cứu và phát triển công nghệ sinh học, Trường Đại Học Cần Thơ Theo Nguyễn Văn Diệp (2000), trữ lượng than bùn ở nước ta gần 1 tỉ tấn có khắp nơi nhưng tập trung nhiều ở Đồng Bằng Sông Cửu Long với hai mỏ lớn U- Minh - Thượng và U – Minh - Hạ. Đây là nguồn nguyên liệu rất dồi dào và rất tốt cho sản xuất phân. 14 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Phương tiện nghiên cứu 1.1. Địa điểm: Thủy phân dịch đạm tại Viện Nghiên Cứu và Phát Triển Công Nghệ Sinh Học, trường Đại Học Cần Thơ. Tiến hành thử phân dạng lỏng và dạng viên (dịch đạm thủy phân) và các loại phân khác bón cho cây hẹ tại Ấp Bình phú, Xã Bình Thủy, Huyện Châu Phú, Tỉnh An Giang. 1.2. Nguyên liệu Tiến hành khảo sát 06 nhà máy (xí nghiệp) đông lạnh trong tỉnh An Giang từ ngày 10/05/2006 đến 10/ 01/ 2007 cho thấy nguồn phụ phẩm cá tra hầu hết được xử lý nhiệt để tách béo, phần còn lại thịt vụn ( xương vụn) tùy theo nhu cầu đặt hàng của khách nhà máy ( xí nghiệp) có cách xử lý khác nhau: + Đối với Công ty cổ phần Nam việt, Công ty cổ p._.--------------------------------------- Total 41533.3 54 R-squared = 91.4587 percent R-squared (adjusted for d.f.) = 89.7116 percent Standard Error of Est. = 8.97911 Mean absolute error = 6.46716 Durbin-Watson statistic = 1.1742 The StatAdvisor --------------- The output shows the results of fitting a multiple linear regression model to describe the relationship between Dam amin N10 and 10 independent variables. The equation of the fitted model is Dam amin N10 = 0.969099*Muoi + 10.3722*pH + 10.138*vi khuan + 0.751548*Muoi*pH + 0.577928*Muoi*vi khuan + 1.23154*pH*vi khuan - 0.210198*Muoi*pH*vi khuan - 0.143508*Muoi^2 - 1.47506*pH^2 - 4.79924*vi khuan^2 Bảng 56: Phân tích hồi quy nhiều chiều với biến phụ thuộc là đạm amin (g/kg chất khô) trong dịch thủy phân của các nghiệm thức ở ngày 10. *Muối 3%: xlvii 0.969099*3 + 10.3722*X + 10.138*Y +0.751548*3*X + 0.577928*3*Y + 1.23154*X*Y -0 5 5.4 5.8 6.2 6.6 7 pH 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 vi khuan 17 21 25 29 33 37 41 Da m am in (g /l) 0.969099*3 + 10.3722*X + 10.138*Y +0.751548*3*X + 0.577928*3*Y + 1.23154*X*Y -0 5 5.4 5.8 6.2 6.6 7 pH 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 vi kh ua n Dam amin (g/l) 19.4 21.8 24.2 26.6 29.0 31.4 33.8 36.2 38.6 Đ ạm A m in (g /k g ch ất k hô ) Đạm Amin ((g/kg chất khô) Analysis of Variance for Dam amin N15 - Type III Sums of Squares -------------------------------------------------------------------------------- Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value -------------------------------------------------------------------------------- MAIN EFFECTS A:Muoi 126,71 2 63,3549 12,44 0,0001 B:pH 77,1844 2 38,5922 7,58 0,0024 C:vi khuan 81,4538 2 40,7269 8,00 0,0019 INTERACTIONS AB 289,92 4 72,4801 14,23 0,0000 AC 198,43 4 49,6075 9,74 0,0001 BC 128,8 4 32,2 6,32 0,0010 ABC 128,801 8 16,1002 3,16 0,0117 RESIDUAL 137,485 27 5,09204 -------------------------------------------------------------------------------- TOTAL (CORRECTED) 1168,78 53 -------------------------------------------------------------------------------- All F-ratios are based on the residual mean square error. *Muối 7%: *Muối 10%: 2.4. Ngày 15. Bảng 57: Phân tích phương sai đối với sự ảnh hưởng của ba nhân tố muối, pH, B.subtilis lên lượng đạm amin(g/kg chất khô)trong dịch thủy phân ở ngày 15. xlviii 0.969099*7 + 10.3722*X + 10.138*Y +0.751548*7*X + 0.577928*7*Y + 1.23154*X*Y -0 pH vi khuan Da m am in (g /l) 5 5.4 5.8 6.2 6.6 7 0 0.51 1.52 2.53 31 35 39 43 47 51 0.969099*7 + 10.3722*X + 10.138*Y +0.751548*7*X + 0.577928*7*Y + 1.23154*X*Y -0 pH vi k hu an Dam amin (g/l) 33.0 35.0 37.0 39.0 41.0 43.0 45.0 47.0 49.0 5 5.4 5.8 6.2 6.6 7 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 0.969099*10 + 10.3722*X + 10.138*Y +0.751548*10*X + 0.577928*10*Y + 1.23154*X*Y pH vi khuan Da m am in( g/l ) 5 5.4 5.8 6.2 6.6 7 0 0.51 1.52 2.53 47 50 53 56 59 62 0.969099*10 + 10.3722*X + 10.138*Y +0.751548*10*X + 0.577928*10*Y + 1.23154*X*Y pH vi kh ua n Dam amin (g/l) 48.5 50.0 51.5 53.0 54.5 56.0 57.5 59.0 5 5.4 5.8 6.2 6.6 7 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 Đ ạm A m in (g /k g ch ất k hô ) Đạm Amin ((g/kg chất khô) Đ ạm A m in (g /k g ch ất k hô ) Đạm Amin ((g/kg chất khô) Multiple Range Tests for Dam amin N15 by Muoi -------------------------------------------------------------------------------- Method: 95,0 percent LSD Muoi Count LS Mean Homogeneous Groups -------------------------------------------------------------------------------- 3 18 14,1548 X 7 18 16,0402 X 10 18 17,9069 X -------------------------------------------------------------------------------- Contrast Difference +/- Limits -------------------------------------------------------------------------------- 3 - 7 *-1,88544 1,54336 3 - 10 *-3,75217 1,54336 7 - 10 *-1,86672 1,54336 -------------------------------------------------------------------------------- * denotes a statistically significant difference. Multiple Range Tests for Dam amin N15 by pH -------------------------------------------------------------------------------- Method: 95,0 percent LSD pH Count LS Mean Homogeneous Groups -------------------------------------------------------------------------------- 7 18 14,3432 X 6 18 16,8762 X 5 18 16,8826 X -------------------------------------------------------------------------------- Contrast Difference +/- Limits -------------------------------------------------------------------------------- 5 - 6 0,00638889 1,54336 5 - 7 *2,53933 1,54336 6 - 7 *2,53294 1,54336 -------------------------------------------------------------------------------- * denotes a statistically significant difference. Multiple Range Tests for Dam amin N15 by vi khuan -------------------------------------------------------------------------------- Method: 95,0 percent LSD vi khuan Count LS Mean Homogeneous Groups -------------------------------------------------------------------------------- 0 18 15,1126 X 1,5 18 15,2196 X 3 18 17,7698 X -------------------------------------------------------------------------------- Contrast Difference +/- Limits -------------------------------------------------------------------------------- 0 - 1,5 -0,107056 1,54336 0 - 3 *-2,65722 1,54336 1,5 - 3 *-2,55017 1,54336 -------------------------------------------------------------------------------- * denotes a statistically significant difference. Bảng 58: Kiểm định LSD đối với ảnh hưởng của muối lên lượng đạm amin (g/kg chất khô) trong dịch thủy phân ở ngày 15. Bảng 59: Kiểm định LSD đối với ảnh hưởng của pH lên lượng đạm amin (g/kg chất khô) trong dịch thủy phân ở ngày 15. Bảng 60: Kiểm định LSD đối với ả h hưởng của vi khuẩn lên lượng đạm amin ( g/kg chất khô) trong dịch thủy phân ở ngày 15. xlix Multiple Regression Analysis ----------------------------------------------------------------------------- Dependent variable: Dam amin N15 ----------------------------------------------------------------------------- Standard T Parameter Estimate Error Statistic P-Value ----------------------------------------------------------------------------- Muoi -3,67641 2,22355 -1,65339 0,1054 pH 9,35149 2,63641 3,54705 0,0009 vi khuan -0,400853 7,52554 -0,0532656 0,9578 Muoi*pH 0,771138 0,320298 2,40756 0,0203 Muoi*vi khuan -0,109475 1,02575 -0,106727 0,9155 pH*vi khuan 0,453859 1,22196 0,371419 0,7121 Muoi*pH*vi khuan -0,0583593 0,16951 -0,344283 0,7323 Muoi^2 0,0211761 0,0890251 0,237866 0,8131 pH^2 -1,32133 0,399559 -3,30697 0,0019 vi khuan^2 0,54267 0,474415 1,14387 0,2589 ----------------------------------------------------------------------------- Analysis of Variance ----------------------------------------------------------------------------- Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value ----------------------------------------------------------------------------- Model 14449,9 10 1444,99 105,67 0,0000 Residual 601,658 44 13,674 ----------------------------------------------------------------------------- Total 15051,6 54 R-squared = 96,0027 percent R-squared (adjusted for d.f.) = 95,1851 percent Standard Error of Est. = 3,69784 Mean absolute error = 2,40538 Durbin-Watson statistic = 2,34997 The StatAdvisor --------------- The output shows the results of fitting a multiple linear regression model to describe the relationship between Dam amin N15 and 10 independent variables. The equation of the fitted model is Dam amin N15 = 3,67641*Muoi + 9,35149*pH - 0,400853*vi khuan + 0,771138*Muoi*pH - 0,109475*Muoi*vi khuan + 0,453859*pH*vi khuan - 0,0583593*Muoi*pH*vi khuan + 0,0211761*Muoi^2 - 1,32133*pH^2 + 0,54267*vi khuan^2 3,67641*X + 9,35149*Y - 0,400853*0 +0,771138*X*Y - 0,109475*X*0 + 0,453859*Y*0 - 3 5 7 9 11 Muoi 5 5,4 5,86,2 6,67 pH 28 48 68 88 108 Da m am in (g/ l) 3,67641*X + 9,35149*Y - 0,400853*0 +0,771138*X*Y - 0,109475*X*0 + 0,453859*Y*0 - 3 5 7 9 11 Muoi 5 5,4 5,8 6,2 6,6 7 pH Dam amin (g/l) 36,0 44,0 52,0 60,0 68,0 76,0 84,0 92,0 100,0 Bảng 61: Phân tích hồi quy nhiều chiều với biến phụ thuộc là đạm amin (g/kg chất khô) trong dịch thủy phân của các nghiệm thức ở ngày 15. *Vi khuẩn 0%: l Đ ạm A m in (g /k g ch ất k hô ) Đạm Amin ((g/kg chất khô) 3,67641*X + 9,35149*Y - 0,400853*1.5 +0,771138*X*Y - 0,109475*X*1.5 + 0,453859*Y Muoi pH Da m a min (g /l) 3 5 7 9 11 5 5,45,8 6,26,6 7 31 51 71 91 111 3,67641*X + 9,35149*Y - 0,400853*1.5 +0,771138*X*Y - 0,109475*X*1.5 + 0,453859*Y Muoi pH Dam amin (g/l) 36,0 44,0 52,0 60,0 68,0 76,0 84,0 92,0 100,0 3 5 7 9 11 5 5,4 5,8 6,2 6,6 7 3,67641*X + 9,35149*Y - 0,400853*3 +0,771138*X*Y - 0,109475*X*3 + 0,453859*Y*3 - Muoi pH Da m a min (g /l) 3 5 7 9 11 5 5,45,8 6,26,6 7 36 56 76 96 116 3,67641*X + 9,35149*Y - 0,400853*3 +0,771138*X*Y - 0,109475*X*3 + 0,453859*Y*3 - Muoi pH Dam amin (g/l) 44,0 52,0 60,0 68,0 76,0 84,0 92,0 3 5 7 9 11 5 5,4 5,8 6,2 6,6 7 *Vi khuẩn 1.5%: *Vi khuẩn 3%: 3.Đạm amoniac 3.1. Ngày 10 : li Đ ạm A m in (g /k g ch ất k hô ) Đạm Amin ((g/kg chất khô) Đ ạm A m in (g /k g ch ất k hô ) Đạm Amin ((g/kg chất khô) Bảng 62: Phân tích phương sai đối với sự ảnh hưởng của ba nhân tố muối, pH, B.subtilis lên lượng đạm amoniac (g/kg chất khô)trong dịch thủy phân ở ngày 10. Bảng 63: Kiểm định LSD đối với ảnh hưởng của pH lên lượng đạm amoniac (g/kg chất khô) trong dịch thủy phân ở ngày 10. Multiple Range Tests for Dam amon N10 by pH -------------------------------------------------------------------------------- Method: 95.0 percent LSD pH Count LS Mean Homogeneous Groups -------------------------------------------------------------------------------- 7 18 2.07222 X 6 18 2.75856 X 5 18 5.30739 X -------------------------------------------------------------------------------- Contrast Difference +/- Limits -------------------------------------------------------------------------------- 5 - 6 *2.54883 0.59255 5 - 7 *3.23517 0.59255 6 - 7 *0.686333 0.59255 -------------------------------------------------------------------------------- * denotes a statistically significant difference. Multiple Range Tests for Dam amon N10 by vi khuan -------------------------------------------------------------------------------- Method: 95.0 percent LSD vi khuan Count LS Mean Homogeneous Groups -------------------------------------------------------------------------------- 0 18 2.20644 X 1.5 18 2.93522 X 3 18 4.9965 X -------------------------------------------------------------------------------- Contrast Difference +/- Limits -------------------------------------------------------------------------------- 0 - 1.5 *-0.728778 0.59255 0 - 3 *-2.79006 0.59255 1.5 - 3 *-2.06128 0.59255 -------------------------------------------------------------------------------- * denotes a statistically significant difference. Bảng 64: Phân tích hồi quy nhiều chiều với biến phụ thuộc là đạm amoniac lii Analysis of Variance for Dam amon N10 - Type III Sums of Squares -------------------------------------------------------------------------------- Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value -------------------------------------------------------------------------------- MAIN EFFECTS A:Muoi 36.2097 2 18.1049 24.12 0.0000 B:pH 104.603 2 52.3017 69.68 0.0000 C:vi khuan 75.3864 2 37.6932 50.22 0.0000 INTERACTIONS AB 56.7382 4 14.1845 18.90 0.0000 AC 156.456 4 39.1139 52.11 0.0000 BC 147.561 4 36.8902 49.15 0.0000 ABC 106.696 8 13.337 17.77 0.0000 RESIDUAL 20.2661 27 0.750597 -------------------------------------------------------------------------------- TOTAL (CORRECTED) 703.917 53 -------------------------------------------------------------------------------- All F-ratios are based on the residual mean square error. Multiple Regression Analysis ----------------------------------------------------------------------------- Dependent variable: Dam amon N10 ----------------------------------------------------------------------------- Standard T Parameter Estimate Error Statistic P-Value ----------------------------------------------------------------------------- Muoi 1,49205 1,84697 0,807834 0,4235 pH -1,4005 2,18991 -0,639525 0,5258 vi khuan 8,12638 6,25101 1,30001 0,2004 Muoi*pH -0,0691518 0,266052 -0,259918 0,7961 Muoi*vi khuan -0,0769269 0,852027 -0,0902869 0,9285 pH*vi khuan -1,32882 1,01501 -1,30917 0,1973 Muoi*pH*vi khuan 0,010381 0,140801 0,0737278 0,9416 Muoi^2 -0,0614029 0,0739478 -0,830354 0,4108 pH^2 0,181317 0,33189 0,546317 0,5876 vi khuan^2 0,292967 0,394068 0,743442 0,4612 ----------------------------------------------------------------------------- Analysis of Variance ----------------------------------------------------------------------------- Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value ----------------------------------------------------------------------------- Model 905,49 10 90,549 9,60 0,0000 Residual 415,121 44 9,43458 ----------------------------------------------------------------------------- Total 1320,61 54 R-squared = 68,566 percent R-squared (adjusted for d.f.) = 62,1363 percent Standard Error of Est. = 3,07158 Mean absolute error = 1,84766 Durbin-Watson statistic = 1,61002 The StatAdvisor --------------- The output shows the results of fitting a multiple linear regression model to describe the relationship between Dam amon N10 and 10 independent variables. The equation of the fitted model is Dam amon N10 = 1,49205*Muoi - 1,4005*pH + 8,12638*vi khuan - 0,0691518*Muoi*pH - 0,0769269*Muoi*vi khuan - 1,32882*pH*vi khuan + 0,010381*Muoi*pH*vi khuan - 0,0614029*Muoi^2 + 0,181317*pH^2 + 0,292967*vi khuan^2 ( g/kg chất khô)trong dịch thủy phân của các nghiệm thức ở ngày 10. liii 1,49205*X - 1,4005*5 + 8,12638*Y -0,0691518*X*5 - 0,0769269*X*Y - 1,32882*5*Y +0 3 5 7 9 11Muoi 0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 vi khuan 0 2 4 6 8 10 Da m am on iac (g /l) 1,49205*X - 1,4005*5 + 8,12638*Y -0,0691518*X*5 - 0,0769269*X*Y - 1,32882*5*Y +0 3 5 7 9 11 Muoi 0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 vi kh ua n Dam amoniac (g/l) 1,0 2,0 3,0 4,0 5,0 6,0 7,0 8,0 9,0 *pH = 5 *pH =6 *pH =7 liv 1.49205*X - 1.4005*6 + 8.12638*Y -0.0691518*X*6 - 0.0769269*X*Y - 1.32882*6*Y +0 Muoi vi khuanD am am on (g/ l) 3 5 7 9 11 0 0.51 1.52 2.53 0 1 2 3 4 5 6 1.49205*X - 1.4005*6 + 8.12638*Y -0.0691518*X*6 - 0.0769269*X*Y - 1.32882*6*Y +0 Muoi vi kh uan Dam amon (g/l) 1.0 2.0 3.0 4.0 5.0 3 5 7 9 11 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 1.49205*X - 1.4005*7 + 8.12638*Y -0.0691518*X*7 - 0.0769269*X*Y - 1.32882*7*Y +0 Muoi vi khuanD am am on (g /l) 3 5 7 9 11 0 0.51 1.52 2.53 0 1 2 3 4 1.49205*X - 1.4005*7 + 8.12638*Y -0.0691518*X*7 - 0.0769269*X*Y - 1.32882*7*Y +0 Muoi vi k hua n Dam amon (g/l) 1.0 2.0 3.0 3 5 7 9 11 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 Đ ạm A m on ia c (g /k g ch ất k hô ) Đạm Amoniac (g/kg chất khô ) Đ ạm A m on ia c (g /k g ch ất k hô ) Đạm Amoniac (g/kg chất khô ) Đ ạm A m on ia c (g /k g ch ất k hô ) Đạm Amoniac (g/kg chất khô ) 4. Ảnh hưởng chiều cao rau hẹ đến phân bón. 4.1. Sau 20 ngày bón phân. Bảng 65: phân tích Anova sau 20 ngày bón phân. Table of Means for Chieu cao N20 by Phan bon with 95.0 percent LSD intervals -------------------------------------------------------------------------------- Stnd. error Phan bon Count Mean (pooled s) Lower limit Upper limit -------------------------------------------------------------------------------- 1 4 16.5625 0.858291 15.3004 17.8246 2 4 19.9675 0.858291 18.7054 21.2296 3 4 17.54 0.858291 16.2779 18.8021 4 4 18.195 0.858291 16.9329 19.4571 5 4 17.185 0.858291 15.9229 18.4471 6 4 18.485 0.858291 17.2229 19.7471 7 4 18.175 0.858291 16.9129 19.4371 -------------------------------------------------------------------------------- Total 28 18.0157 Bảng 66: Kiểm định LSD đối với ảnh hưởng của phân bón đến chiều cao (cm) rau hẹ sau 20 ngày bón phân. Multiple Range Tests for Chieu cao N20 by Phan bon -------------------------------------------------------------------------------- Method: 95.0 percent LSD Phan bon Count Mean Homogeneous Groups -------------------------------------------------------------------------------- 1 4 16.5625 X 5 4 17.185 X 3 4 17.54 XX 7 4 18.175 XX 4 4 18.195 XX 6 4 18.485 XX 2 4 19.9675 X -------------------------------------------------------------------------------- Contrast Difference +/- Limits -------------------------------------------------------------------------------- 1 - 2 *-3.405 2.52426 1 - 3 -0.9775 2.52426 1 - 4 -1.6325 2.52426 1 - 5 -0.6225 2.52426 1 - 6 -1.9225 2.52426 1 - 7 -1.6125 2.52426 2 - 3 2.4275 2.52426 2 - 4 1.7725 2.52426 2 - 5 *2.7825 2.52426 2 - 6 1.4825 2.52426 2 - 7 1.7925 2.52426 3 - 4 -0.655 2.52426 3 - 5 0.355 2.52426 3 - 6 -0.945 2.52426 3 - 7 -0.635 2.52426 4 - 5 1.01 2.52426 4 - 6 -0.29 2.52426 4 - 7 0.02 2.52426 5 - 6 -1.3 2.52426 5 - 7 -0.99 2.52426 6 - 7 0.31 2.52426 -------------------------------------------------------------------------------- * denotes a statistically significant difference. lv 4.2. Sau 30 ngày bón phân. Bảng 67: phân tích Anova sau 30 ngày bón phân. Table of Means for Chieu cao N30 by Phan bon with 95.0 percent LSD intervals -------------------------------------------------------------------------------- Stnd. error Phan bon Count Mean (pooled s) Lower limit Upper limit -------------------------------------------------------------------------------- 1 4 22.29 0.871155 21.009 23.571 2 4 21.655 0.871155 20.374 22.936 3 4 25.0175 0.871155 23.7365 26.2985 4 4 20.28 0.871155 18.999 21.561 5 4 20.05 0.871155 18.769 21.331 6 4 22.505 0.871155 21.224 23.786 7 4 21.14 0.871155 19.859 22.421 -------------------------------------------------------------------------------- Total 28 21.8482 Bảng 68: Kiểm định LSD đối với ảnh hưởng của phân bón đến chiều cao (cm) rau hẹ sau 30 ngày bón phân. Multiple Range Tests for Chieu cao N30 by Phan bon -------------------------------------------------------------------------------- Method: 95.0 percent LSD Phan bon Count Mean Homogeneous Groups -------------------------------------------------------------------------------- 5 4 20.05 X 4 4 20.28 X 7 4 21.14 X 2 4 21.655 X 1 4 22.29 X 6 4 22.505 XX 3 4 25.0175 X -------------------------------------------------------------------------------- Contrast Difference +/- Limits -------------------------------------------------------------------------------- 1 - 2 0.635 2.56209 1 - 3 *-2.7275 2.56209 1 - 4 2.01 2.56209 1 - 5 2.24 2.56209 1 - 6 -0.215 2.56209 1 - 7 1.15 2.56209 2 - 3 *-3.3625 2.56209 2 - 4 1.375 2.56209 2 - 5 1.605 2.56209 2 - 6 -0.85 2.56209 2 - 7 0.515 2.56209 3 - 4 *4.7375 2.56209 3 - 5 *4.9675 2.56209 3 - 6 2.5125 2.56209 3 - 7 *3.8775 2.56209 4 - 5 0.23 2.56209 4 - 6 -2.225 2.56209 4 - 7 -0.86 2.56209 5 - 6 -2.455 2.56209 5 - 7 -1.09 2.56209 6 - 7 1.365 2.56209 -------------------------------------------------------------------------------- * denotes a statistically significant difference. lvi 4.3. Sau 40 ngày bón phân. Bảng 69: phân tích Anova sau 40 ngày bón phân. Table of Means for Chieu cao N40 by Phan bon with 95.0 percent LSD intervals -------------------------------------------------------------------------------- Stnd. error Phan bon Count Mean (pooled s) Lower limit Upper limit -------------------------------------------------------------------------------- 1 4 26.84 0.825347 25.6263 28.0537 2 4 25.625 0.825347 24.4113 26.8387 3 4 28.86 0.825347 27.6463 30.0737 4 4 26.175 0.825347 24.9613 27.3887 5 4 25.4 0.825347 24.1863 26.6137 6 4 27.8725 0.825347 26.6588 29.0862 7 4 28.6325 0.825347 27.4188 29.8462 -------------------------------------------------------------------------------- Total 28 27.0579 Bảng 70: Kiểm định LSD đối với ảnh hưởng của phân bón đến chiều cao (cm) rau hẹ sau 40 ngày bón phân. Multiple Range Tests for Chieu cao N40 by Phan bon -------------------------------------------------------------------------------- Method: 95.0 percent LSD Phan bon Count Mean Homogeneous Groups -------------------------------------------------------------------------------- 5 4 25.4 X 2 4 25.625 XX 4 4 26.175 XX 1 4 26.84 XXX 6 4 27.8725 XX 7 4 28.6325 X 3 4 28.86 X -------------------------------------------------------------------------------- Contrast Difference +/- Limits -------------------------------------------------------------------------------- 1 - 2 1.215 2.42736 1 - 3 -2.02 2.42736 1 - 4 0.665 2.42736 1 - 5 1.44 2.42736 1 - 6 -1.0325 2.42736 1 - 7 -1.7925 2.42736 2 - 3 *-3.235 2.42736 2 - 4 -0.55 2.42736 2 - 5 0.225 2.42736 2 - 6 -2.2475 2.42736 2 - 7 *-3.0075 2.42736 3 - 4 *2.685 2.42736 3 - 5 *3.46 2.42736 3 - 6 0.9875 2.42736 3 - 7 0.2275 2.42736 4 - 5 0.775 2.42736 4 - 6 -1.6975 2.42736 4 - 7 *-2.4575 2.42736 5 - 6 *-2.4725 2.42736 5 - 7 *-3.2325 2.42736 6 - 7 -0.76 2.42736 -------------------------------------------------------------------------------- * denotes a statistically significant difference. lvii 4.4. Sau 50 ngày bón phân. Bảng 71: phân tích Anova sau 50 ngày bón phân. Table of Means for Chieu cao N50 by Phan bon with 95.0 percent LSD intervals -------------------------------------------------------------------------------- Stnd. error Phan bon Count Mean (pooled s) Lower limit Upper limit -------------------------------------------------------------------------------- 1 4 34.775 0.677009 33.7794 35.7706 2 4 32.675 0.677009 31.6794 33.6706 3 4 33.815 0.677009 32.8194 34.8106 4 4 31.56 0.677009 30.5644 32.5556 5 4 31.45 0.677009 30.4544 32.4456 6 4 31.6125 0.677009 30.6169 32.6081 7 4 31.825 0.677009 30.8294 32.8206 -------------------------------------------------------------------------------- Total 28 32.5304 Bảng 72: Kiểm định LSD đối với ảnh hưởng của phân bón đến chiều cao (cm) rau hẹ sau 50 ngày bón phân. Multiple Range Tests for Chieu cao N50 by Phan bon -------------------------------------------------------------------------------- Method: 95.0 percent LSD Phan bon Count Mean Homogeneous Groups -------------------------------------------------------------------------------- 5 4 31.45 X 4 4 31.56 X 6 4 31.6125 X 7 4 31.825 XX 2 4 32.675 XX 3 4 33.815 XX 1 4 34.775 X -------------------------------------------------------------------------------- Contrast Difference +/- Limits -------------------------------------------------------------------------------- 1 - 2 *2.1 1.9911 1 - 3 0.96 1.9911 1 - 4 *3.215 1.9911 1 - 5 *3.325 1.9911 1 - 6 *3.1625 1.9911 1 - 7 *2.95 1.9911 2 - 3 -1.14 1.9911 2 - 4 1.115 1.9911 2 - 5 1.225 1.9911 2 - 6 1.0625 1.9911 2 - 7 0.85 1.9911 3 - 4 *2.255 1.9911 3 - 5 *2.365 1.9911 3 - 6 *2.2025 1.9911 3 - 7 1.99 1.9911 4 - 5 0.11 1.9911 4 - 6 -0.0525 1.9911 4 - 7 -0.265 1.9911 5 - 6 -0.1625 1.9911 5 - 7 -0.375 1.9911 6 - 7 -0.2125 1.9911 -------------------------------------------------------------------------------- * denotes a statistically significant difference. lviii 4.5. Sau 60 ngày bón phân. Bảng 73: ph ân tích Anova sau 60 ngày bón phân. Table of Means for Chieu cao N60 by Phan bon with 95.0 percent LSD intervals -------------------------------------------------------------------------------- Stnd. error Phan bon Count Mean (pooled s) Lower limit Upper limit -------------------------------------------------------------------------------- 1 4 37.55 0.801233 36.3718 38.7282 2 4 35.4875 0.801233 34.3093 36.6657 3 4 35.8725 0.801233 34.6943 37.0507 4 4 35.525 0.801233 34.3468 36.7032 5 4 33.775 0.801233 32.5968 34.9532 6 4 33.9225 0.801233 32.7443 35.1007 7 4 34.0525 0.801233 32.8743 35.2307 -------------------------------------------------------------------------------- Total 28 35.1693 Bảng 74: Kiểm định LSD đối với ảnh hưởng của phân bón đến chiều cao (cm) rau hẹ sau 60 ngày bón phân. Multiple Range Tests for Chieu cao N60 by Phan bon -------------------------------------------------------------------------------- Method: 95.0 percent LSD Phan bon Count Mean Homogeneous Groups -------------------------------------------------------------------------------- 5 4 33.775 X 6 4 33.9225 X 7 4 34.0525 X 2 4 35.4875 XX 4 4 35.525 XX 3 4 35.8725 XX 1 4 37.55 X -------------------------------------------------------------------------------- Contrast Difference +/- Limits -------------------------------------------------------------------------------- 1 - 2 2.0625 2.35645 1 - 3 1.6775 2.35645 1 - 4 2.025 2.35645 1 - 5 *3.775 2.35645 1 - 6 *3.6275 2.35645 1 - 7 *3.4975 2.35645 2 - 3 -0.385 2.35645 2 - 4 -0.0375 2.35645 2 - 5 1.7125 2.35645 2 - 6 1.565 2.35645 2 - 7 1.435 2.35645 3 - 4 0.3475 2.35645 3 - 5 2.0975 2.35645 3 - 6 1.95 2.35645 3 - 7 1.82 2.35645 4 - 5 1.75 2.35645 4 - 6 1.6025 2.35645 4 - 7 1.4725 2.35645 5 - 6 -0.1475 2.35645 5 - 7 -0.2775 2.35645 6 - 7 -0.13 2.35645 -------------------------------------------------------------------------------- * denotes a statistically significant difference. lix 5.Trọng lượng tươi (kg) của rau hẹ sau 60 ngày trồng. Bảng 75: Phân tích Anova sau 60 ngày trồng. Table of Means for Trong luong by Phan bon with 95.0 percent LSD intervals -------------------------------------------------------------------------------- Stnd. error Phan bon Count Mean (pooled s) Lower limit Upper limit -------------------------------------------------------------------------------- 1 4 3.4575 0.084452 3.33331 3.58169 2 4 3.39 0.084452 3.26581 3.51419 3 4 3.3975 0.084452 3.27331 3.52169 4 4 3.1425 0.084452 3.01831 3.26669 5 4 3.0625 0.084452 2.93831 3.18669 6 4 3.3 0.084452 3.17581 3.42419 7 4 3.17 0.084452 3.04581 3.29419 -------------------------------------------------------------------------------- Total 28 3.27429 Bảng 76: Kiểm định LSD đối với ảnh hưởng của phân bón đến trọng lượng (kg) rau hẹ sau 60 ngày trồng . Multiple Range Tests for Trong luong by Phan bon -------------------------------------------------------------------------------- Method: 95.0 percent LSD Phan bon Count Mean Homogeneous Groups -------------------------------------------------------------------------------- 5 4 3.0625 X 4 4 3.1425 XX 7 4 3.17 XXX 6 4 3.3 XXXX 2 4 3.39 XXX 3 4 3.3975 XX 1 4 3.4575 X -------------------------------------------------------------------------------- Contrast Difference +/- Limits -------------------------------------------------------------------------------- 1 - 2 0.0675 0.248375 1 - 3 0.06 0.248375 1 - 4 *0.315 0.248375 1 - 5 *0.395 0.248375 1 - 6 0.1575 0.248375 1 - 7 *0.2875 0.248375 2 - 3 -0.0075 0.248375 2 - 4 0.2475 0.248375 2 - 5 *0.3275 0.248375 2 - 6 0.09 0.248375 2 - 7 0.22 0.248375 3 - 4 *0.255 0.248375 3 - 5 *0.335 0.248375 3 - 6 0.0975 0.248375 3 - 7 0.2275 0.248375 4 - 5 0.08 0.248375 4 - 6 -0.1575 0.248375 4 - 7 -0.0275 0.248375 5 - 6 -0.2375 0.248375 5 - 7 -0.1075 0.248375 6 - 7 0.13 0.248375 -------------------------------------------------------------------------------- * denotes a statistically significant difference. lx 6. Ảnh hưởng của phân bón đến hàm lượng Nitrate có trong rau hẹ sau khi thu hoạch. Bảng 77: Phân tích Anova hàm lượng nitrate trong rau hẹ sau khi thu hoạch. Table of Means for ham luong nitrat by Phan bon with 95.0 percent LSD intervals -------------------------------------------------------------------------------- Stnd. error Phan bon Count Mean (pooled s) Lower limit Upper limit -------------------------------------------------------------------------------- 1 4 309.135 0.28473 308.716 309.554 2 4 363.582 0.28473 363.164 364.001 3 4 281.958 0.28473 281.539 282.376 4 4 250.082 0.28473 249.664 250.501 5 4 361.177 0.28473 360.759 361.596 6 4 268.368 0.28473 267.949 268.786 7 4 300.125 0.28473 299.706 300.544 -------------------------------------------------------------------------------- Total 28 304.918 Bảng 78: Kiểm định LSD đối với ảnh hưởng của phân bón đến hàm lượng nitrate trong rau hẹ sau khi thu hoạch. Multiple Range Tests for ham luong nitrat by Phan bon -------------------------------------------------------------------------------- Method: 95.0 percent LSD Phan bon Count Mean Homogeneous Groups -------------------------------------------------------------------------------- 4 4 250.082 X 6 4 268.368 X 3 4 281.958 X 7 4 300.125 X 1 4 309.135 X 5 4 361.177 X 2 4 363.582 X -------------------------------------------------------------------------------- Contrast Difference +/- Limits -------------------------------------------------------------------------------- 1 - 2 *-54.4475 0.837398 1 - 3 *27.1775 0.837398 1 - 4 *59.0525 0.837398 1 - 5 *-52.0425 0.837398 1 - 6 *40.7675 0.837398 1 - 7 *9.01 0.837398 2 - 3 *81.625 0.837398 2 - 4 *113.5 0.837398 2 - 5 *2.405 0.837398 2 - 6 *95.215 0.837398 2 - 7 *63.4575 0.837398 3 - 4 *31.875 0.837398 3 - 5 *-79.22 0.837398 3 - 6 *13.59 0.837398 3 - 7 *-18.1675 0.837398 4 - 5 *-111.095 0.837398 4 - 6 *-18.285 0.837398 4 - 7 *-50.0425 0.837398 5 - 6 *92.81 0.837398 5 - 7 *61.0525 0.837398 6 - 7 *-31.7575 0.837398 -------------------------------------------------------------------------------- * denotes a statistically significant difference. lxi ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA7738.pdf
Tài liệu liên quan