Thương mại Việt Nam sau hai năm ra nhập WTO : Tình hình và một số giải pháp
BÀI LÀM
Sau 11 năm ròng rã nỗ lực, cố gắng, sau 15 vòng đàm phán, 7/11/2007 tại Geneva (Thụy Sĩ), Việt Nam đã chính thức bước vào ngôi nhà chung của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) - thành viên thứ 150 của tổ chức này. Đây thực sự là một mốc quan trọng của Việt Nam trong tiến trình hội nhập nền kinh tế toàn cầu, đem lại cho Việt Nam rất nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức. Giờ đây, có thể từ nhiều góc nhìn k
23 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1282 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Thương mại Việt Nam sau hai năm ra nhập WTO: Tình hình và một số giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hác nhau, từ các chuyên gia kinh tế, các doanh nhân hay người dân buôn bán bình thường đều có thể giúp ta thấy được bức tranh của nền kinh tế sau 2 năm hội nhập. Chúng ta sẽ cùng nhìn lại sau hơn hai năm đó, Việt Nam đã đạt được những gì và còn tồn tại những thiếu sót gì qua bài viết này.
I - Tổng quan về WTO
WTO là tổ chức thương mại quy mô toàn cầu, được thành lập vào ngày 01 tháng 01 năm 1995, tính đến ngày 25/01/2008 có 152 Thành viên (Việt Nam là thành viên thứ 150). Tiền thân của WTO là Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT), được 23 quốc gia ký kết vào năm 1947 nhằm tăng cường giao lưu thương mại giữa các quốc gia thông qua việc cắt giảm các hàng rào bảo hộ ở mỗi nước thành viên. Trong lịch sử gần 50 năm của mình, GATT đã tổ chức được 8 vòng đàm phán đa phương về thương mại. Vòng thứ 8 diễn ra từ năm 1986 đến năm 1994 tại Marrakesh thủ đô của Marocco (còn gọi là Vòng đàm phán Uruguay và Hiệp định thành lập WTO còn gọi là Hiệp định Marrakesh) nội dung là cải tổ GATT để lập ra một định chế thương mại toàn cầu mới có tên là Tổ chức Thương mại thế giới, viết tắt là WTO.
1. Cơ cấu tổ chức của WTO
1.1. Cơ cấu tổ chức
WTO là một tổ chức hoàn chỉnh, bao gồm các cơ quan có thẩm quyền như:
- Hội nghị Bộ trưởng.
- Đại Hội đồng.
- Các Ủy ban chức năng và Cơ quan giải quyết tranh chấp. Các Ủy ban chức năng thông thường gồm các đại sứ và trưởng phái đoàn ở Geneva nhưng đôi khi các viên chức cũng được gửi tới từ thủ đô của các quốc gia thành viên; Ủy ban Chức năng họp vài lần một năm ở Hội sở của WTO tại Geneva (Thụy Sĩ ) là cơ quan lo về xem xét chính sách. Ủy ban Giải quyết tranh chấp cũng họp với lịch trình tương tự.
- Các Ban hàng hóa, Ban dịch vụ và Ban sở hữu trí tuệ. Các ban này báo cáo công tác cho các Ủy ban chức năng. Ngoài ra còn có một số lượng các tiểu ban đặc biệt, nhóm công tác và các thành viên xử lý các hiệp ước ký riêng giữa các thành viên cá thể và các khu vực khác nhau như môi trường, phát triển, xử lý đơn gia nhập và các hiệp ước thương mại khu vực.
- Cơ quan đảm nhiệm chức năng hành chính – thư ký là Ban Thư ký với hơn 600 nhân viên, đứng đầu là Tổng thư ký.
1.2. Trụ sở WTO
Trụ sở đặt tại Geneva, Thụy Sỹ. Các Thành viên tham gia vào hoạt động của WTO thông qua phái đoàn đại diện. Các quyết định quan trọng nhất của WTO được thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng (họp ít nhất 2 năm một lần) hoặc tại các cuộc họp của Đại hội đồng (cấp đại sứ, họp thường xuyên tại Giơ-ne-vơ). Mỗi thành viên WTO có một phiếu biểu quyết, không phụ thuộc vào tiềm lực kinh tế hay mức niên liễm đóng góp. Các thỏa thuận của WTO phải được phê chuẩn ở tất cả nghị viện (Quốc hội) của các quốc gia thành viên.
2. Chức năng của WTO
WTO có những chức năng cơ bản sau đây:
- Quản lý, giám sát và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực thi các hiệp định của WTO.
WTO có cả một hệ thống hiệp định đa phương (bắt buộc) và hiệp định nhiều bên (không bắt buộc) điều chỉnh các lĩnh vực thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, các biện pháp về đầu tư liên quan đến thương mại và các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ.
- Thúc đẩy tự do hoá thương mại thông qua các cuộc đàm phán đa phương về tự do hoá thương mại.
Năm 2001, vòng đàm phán đầu tiên của WTO được phát động với tên gọi là Nghị trình Phát triển Đô-ha, hay Vòng Đô-ha. Vòng đàm phán này cho tới nay vẫn chưa kết thúc.
- Giải quyết tranh chấp thương mại giữa các Thành viên theo các quy tắc, trình tự, thủ tục do WTO quy định.
Bảo đảm tuân thủ các luật lệ của WTO cũng như sự bình đẳng giữa các thành viên.
- Cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các nước đang phát triển thông qua các chương trình tư vấn, đào tạo nguồn nhân lực; hợp tác với các tổ chức quốc tế khác.
3. Các nguyên tắc hoạt động cơ bản của WTO:
3.1. Nguyên tắc không phân biệt đối xử:
Đây là nguyên tắc quan trọng nhất của WTO, thể hiện qua hai chế độ là đối xử tối huệ quốc (MFN) và đối xử quốc gia (NT). Đối xử MFN quy định một thành viên phải đối xử bình đẳng với tất cả các thành viên khác. Đối xử NT quy định phải dành cho hàng hoá, dịch vụ và doanh nghiệp nước ngoài sự đối xử bình đẳng như dành cho hàng hoá, dịch vụ và doanh nghiệp trong nước.
WTO cho phép có ngoại lệ về đối xử MFN và NT nhưng phải theo đúng quy định của WTO.
3.2. Nguyên tắc thúc đẩy thương mại quốc tế đối với hàng hoá và dịch vụ thông qua đàm phán dỡ bỏ rào cản giữa các quốc gia:
Bao gồm cắt giảm thuế nhập khẩu, loại bỏ các biện pháp phi thuế, xử lý các hành vi gây lệch lạc thương mại như trợ cấp, phá giá .v.v..
1.3. Nguyên tắc minh bạch hoá:
Bao gồm minh bạch về chính sách và minh bạch về tiếp cận thị trường. Minh bạch về chính sách yêu cầu mọi quy định có liên quan đến thương mại của một thành viên phải được công bố công khai, dễ tiếp cận, phù hợp với luật lệ của WTO và áp dụng thống nhất trên toàn lãnh thổ. Đồng thời, phải dành cơ hội thoả đáng cho các bên có liên quan được góp ý trong quá trình lập quy. Minh bạch về tiếp cận thị trường yêu cầu các Thành viên nỗ lực ràng buộc mức trần cho thuế nhập khẩu và đưa ra các cam kết rõ ràng về mở cửa thị trường dịch vụ, giúp cho các doanh nghiệp có thể dự báo và hoạch định chiến lược kinh doanh.
4. Hệ thống văn kiện pháp lý của WTO bao gồm:
4.1. Hiệp định thành lập WTO, thường gọi tắt là Hiệp định WTO hay Hiệp định Marrakesh;
4.2. Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT), chuyên điều chỉnh thương mại hàng hoá;
4.3. Các hiệp định phụ trợ cho GATT (Hiệp định Nông nghiệp, Hiệp định về hàng rào kỹ thuật đối với thương mại, Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại, Hiệp định về xác định trị giá hải quan v..v.);
4.4. Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS), chuyên điều chỉnh thương mại dịch vụ;
4.5. Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPs);
4.6. Thoả thuận về quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp;
4.7. Cơ chế rà soát chính sách thương mại;
4.8. Các hiệp định thương mại nhiều bên (Hiệp định về mua bán máy bay dân dụng, Hiệp định về mua sắm chính phủ).
Các văn kiện từ 4.1 đến 4.7 được gọi là các văn kiện đa phương, mang tính bắt buộc, các thành viên phải cam kết tuân thủ theo nguyên tắc “chấp nhận trọn gói”. Với các hiệp định nhiều bên không mang tính bắt buộc, các thành viên được khuyến khích tham gia trên cơ sở tự nguyện. Tuy nhiên, các thành viên mới gia nhập từ năm 1995 đều phải tham gia các hiệp định này, ít nhất là cũng phải đàm phán và đưa ra cam kết nào đó.
5. Đàm phán gia nhập WTO
WTO yêu cầu các nước và vùng lãnh thổ xin gia nhập phải đàm phán với mọi thành viên có quan tâm. Đàm phán gia nhập WTO bao gồm 4 giai đoạn:
5.1. Giai đoạn làm rõ chính sách: kèm theo đơn xin gia nhập, nước xin gia nhập phải đệ trình Bị vong lục mô tả hiện trạng chính sách thương mại. Một Ban công tác sẽ được thành lập, bao gồm các thành viên quan tâm đàm phán với nước xin gia nhập. Nước xin gia nhập có nghĩa vụ trả lời bằng văn bản các câu hỏi của các thành viên Ban công tác để làm rõ chính sách kinh tế - thương mại. Các câu hỏi và trả lời này sẽ là dữ liệu để Ban thư ký tổng hợp xây dựng Báo cáo của Ban công tác sau này.
5.2. Giai đoạn đàm phán: Đàm phán đa phương là đàm phán với cả Ban công tác về việc tuân thủ các hiệp định đa phương của WTO, theo đó, nước xin gia nhập phải đưa ra các cam kết về việc thực thi các hiệp định, lộ trình điều chỉnh pháp luật và hình thành các cơ chế, định chế cần thiết cho việc thực thi cam kết. Đàm phán song phương là đàm phán về mở cửa thị trường hàng hoá và dịch vụ với từng thành viên quan tâm, nhằm giải quyết các quyền lợi thương mại riêng. Khi kết thúc đàm phán song phương, các thoả thuận riêng sẽ được tổng hợp lại theo nguyên tắc “chỉ lấy cam kết tốt nhất” và mọi thành viên WTO đều được hưởng các cam kết “tốt nhất” này theo nguyên tắc MFN.
5.3. Giai đoạn hoàn tất văn kiện gia nhập: Trên cơ sở kết quả đàm phán đa phương và song phương, Ban công tác sẽ tổng hợp và hoàn tất bộ văn kiện gia nhập, bao gồm các tài liệu chính: Một là Báo cáo của Ban công tác; hai là Biểu cam kết về mở cửa thị trường hàng hoá; ba là Biểu cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ; bốn là dự thảo Nghị định thư gia nhập.
5.4. Giai đoạn phê chuẩn: bộ văn kiện gia nhập sẽ được trình lên Hội nghị Bộ trưởng hoặc Đại hội đồng thông qua. Theo quy định của Hiệp định WTO, Hội nghị Bộ trưởng và Đại hội đồng sẽ thông qua văn kiện gia nhập khi có ít nhất là 2/3 số thành viên tán thành. Tuy nhiên, trên thực tế, các nước chỉ có thể gia nhập khi không có bất cứ thành viên nào phản đối. Sau khi bộ văn kiện được thông qua, nước xin gia nhập sẽ tiến hành thủ tục phê chuẩn trong nước. 30 ngày sau khi Ban Thư ký WTO nhận được thông báo của nước xin gia nhập về việc đã hoàn tất thủ tục phê chuẩn, nước đó mới chính thức trở thành thành viên của WTO (ngày 29/11/2006 Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã phê chuẩn Nghị định thư gia nhập hiệp định thành lập Tổ chức thương mại quốc tế (WTO) của Việt Nam và ngày 11/01/2007 Việt Nam trở thành thành viên chính thhức của WTO).
II – Thương mại Việt Nam sau hai năm ra nhập WTO
1. T ình hình thương mại Việt Nam sau 2 năm ra nhập WTO
1.1. Lĩnh vực xuất nhập khẩu
Về xuất nhập khẩu, tuy mới là hai năm đầu, nhưng đã có cơ sở để chứng minh rằng, việc Việt Nam gia nhập WTO là một chủ trương đúng đắn. Các doanh nghiệp có điều kiện chủ động nắm bắt thời cơ, mở rộng thị trường xuất khẩu (tới 149 nền kinh tế thành viên), được hưởng mức thuế thấp, được đối xử bình đẳng và có nhiều sự lựa chọn khi nhập khẩu; vốn đầu tư nước ngoài thu hút được nhiều hơn, phát huy các lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên, nhân công, tài nguyên, vị trí địa lý, nâng cao năng lực của nền kinh tế, đặc biệt đối với sản xuất hàng xuất khẩu, từ đó tác động tích cực đến xuất khẩu, vị thế, hình ảnh Việt Nam trên thương trường quốc tế.
Năm 2007, có 10 mặt hàng xuất khẩu đạt từ 1 tỉ USD trở lên và đã có sự phân hoá rõ rệt: 4 mặt hàng bứt phá mạnh hơn đạt trên 3 tỉ USD, 2 mặt hàng đạt trên 2 tỉ USD. Việc bãi bỏ hạn ngạch xuất khẩu dệt may vào Hoa Kỳ đầu năm 2007 và các biện pháp điều hành chủ động của nước ta phù hợp với bối cảnh bị Hoa Kỳ áp đặt Chương trình giám sát hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam, đã làm cho các doanh nghiệp trong nước yên tâm đầu tư, mở rộng sản xuất, doanh nghiệp nước ngoài tin tưởng ký hợp đồng, nhờ vậy xuất khẩu dệt may vẫn tăng đều, trong đó riêng vào thị trường Hoa Kỳ tăng 27%. Đây là năm thứ hai liên tiếp, hàng dệt may đứng thứ nhì sau dầu thô, thậm chí đã có lúc “bỏ qua” dầu thô, đứng đầu các mặt hàng xuất khẩu. Cũng nhờ giải quyết được những khó khăn về nguyên liệu, xuất khẩu sản phẩm gỗ vào các thị trường chính như Hoa Kỳ, EU, Nhật đều tăng từ 12 đến 28% so với cùng kỳ năm 2006, đứng thứ 5 trong danh sách các mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Đồ gỗ đã có mặt tại các thị trường của 120 nền kinh tế, vượt Thái Lan và In-đô-nê-xia để cùng với Ma-lai-xia đứng đầu về xuất khẩu mặt hàng này ở Đông Nam Á. Xuất khẩu than đá vào các thị trường chính tăng 22%, nổi bật là Trung Quốc (chiếm 80% lượng than xuất khẩu), đây là mặt hàng đầu tiên về đích kế hoạch năm ngay từ 6 tháng đầu năm.
Năm 2008, hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam vượt qua nhiều biến động về thị trường, giá cả, khó khăn của những rào cản thương mại, tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu… Đi cùng với đó là nhiều thay đổi trong cơ chế điềuhành, hoạch định chính sách. Và Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu ấn tượng.
Tính chung cả năm 2008, kim ngạch hàng hoá xuất khẩu ước tính đạt 62,9 tỷ USD, tăng 29,5% so với năm 2007, bao gồm khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 34,9 tỷ USD, tăng 25,7%, đóng góp 49,7% vào mức tăng chung của xuất khẩu; khu vực kinh tế trong nước đạt 28 tỷ USD, tăng 34,7%, đóng góp 50,3%. Trong tổng kim ngạch hàng hoá xuất khẩu năm 2008, nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản chiếm tỷ trọng 31%, nhóm hàng nông sản chiếm 16,3%.
Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu năm 2008 của các loại hàng hoá đều tăng so với năm 2007, chủ yếu do giá trên thị trường thế giới tăng. Xuất khẩu dầu thô ước tính đạt 13,9 triệu tấn, tương đương 10,5 tỷ USD, tuy giảm 7,7% về lượng nhưng tăng 23,1% về kim ngạch so với năm trước do giá dầu tăng cao trong những tháng giữa năm. Hàng dệt may đạt 9,1 tỷ USD, tăng 17,5% so với năm 2007; trong đó Hoa Kỳ vẫn là bạn hàng lớn nhất về hàng dệt may với 5,1 tỷ USD, tăng 14,2% so với năm 2007; tiếp đến là EU 1,7 tỷ USD, tăng 13,8%; Nhật Bản 810 triệu USD, tăng 15,9%.
Kim ngạch xuất khẩu giày dép năm 2008 ước tính đạt 4,7 tỷ USD, tăng 17,6% so với năm trước, trong đó hai thị trường EU và Hoa Kỳ chiếm tỷ trọng trên 74% tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép. Thủy sản ước tính đạt 4,6 tỷ USD, tăng 21,2% so với năm 2007. Thị trường EU vẫn là thị trường chính nhập khẩu hàng thủy sản của Việt Nam, đạt 1,2 tỷ USD, tăng 26,5% so với năm 2007; tiếp theo là Nhật Bản đạt 850 triệu USD, tăng 12,8%; Hoa Kỳ 760 triệu USD, tăng 4,3%; Hàn Quốc 310 triệu USD, tăng 12,7%. Xuất khẩu gạo năm 2008 ước tính đạt 4,7 triệu tấn, đạt 2,9 tỷ USD, tuy chỉ tăng 3,6% về lượng nhưng tăng 94,8% về kim ngạch so với năm trước, do có mức tăng kỷ lục về giá xuất khẩu trong năm qua.
Năm 2008 có 8 nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch trên 2 tỷ USD là: Dầu thô 10,5 tỷ USD; hàng dệt may 9,1 tỷ USD; giày, dép 4,7 tỷ USD; thuỷ sản 4,6 tỷ USD; gạo 2,9 tỷ USD; sản phẩm gỗ 2,8 tỷ USD; điện tử, máy tính 2,7 tỷ USD; cà phê 2 tỷ USD, tăng 2 mặt hàng so với năm 2007 là gạo và cà phê. Tuy kim ngạch hàng hoá xuất khẩu năm 2008 tăng khá cao so với năm 2007 nhưng nếu loại trừ trị giá tái xuất sắt, thép, vàng và yếu tố tăng giá của 8 mặt hàng chủ yếu (dầu thô, than đá, gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều, chè) thì kim ngạch hàng hoá xuất khẩu chỉ tăng 13,5%.
Thị trường xuất khẩu : Trong các thị trường xuất khẩu của Việt Nam năm 2008, Hoa Kỳ là đối tác lớn nhất, ước tính đạt 11,6 tỷ USD, tăng 14,5% so với năm 2007 với 5 mặt hàng chủ yếu (chiếm tỷ trọng 76% tổng kim ngạch hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này) gồm: Hàng dệt may, dầu thô, gỗ và sản phẩm gỗ, giày dép, thủy sản. Kim ngạch hàng hoá xuất khẩu sang thị trường ASEAN tuy có giảm trong các tháng cuối năm, nhưng ước tính cả năm vẫn đạt 10,2 tỷ USD, tăng 31% so với năm 2007 với các mặt hàng chính là: Dầu thô, gạo, thủy sản, máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện. Thị trường EU ước tính đạt 10 tỷ USD, tăng 15% so với năm trước gồm các mặt hàng truyền thống như: Hàng dệt may, giày dép, nông sản, thủy sản. Thị trường Nhật Bản ước tính đạt 8,8 tỷ USD, tăng 45% so với năm 2007, tập trung chủ yếu vào các mặt hàng: Dầu thô, giày dép, thủy sản, máy tính và linh kiện, dây và cáp điện.
Trong các thị trường nhập khẩu của Việt Nam , năm 2008, kim ngạch hàng hoá nhập khẩu từ khu vực ASEAN, ước tính 19,5 tỷ USD, tăng 22,5% so với năm 2007; Trung Quốc 15,4 tỷ USD, tăng 23,2%; thị trường EU 5,2 tỷ USD, tăng 1,7%; Đài Loan 8,4 tỷ USD, tăng 21,8 %; Nhật Bản 8,3 tỷ USD, tăng 37,7%.
Tình trạng nhập siêu đang dần được hạn chế: Năm 2008, kim ngạch hàng hoá nhập khẩu ước tính 80,4 tỷ USD, tăng 28,3% so với năm 2007, bao gồm khu vực kinh tế trong nước đạt 51,8 tỷ USD, tăng 26,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 28,6 tỷ USD, tăng 31,7%. Trong tổng kim ngạch hàng hoá nhập khẩu năm 2008, tư liệu sản xuất chiếm 88,8%; hàng tiêu dùng chiếm 7,8%; vàng chiếm 3,4% (năm 2007 tỷ trọng của 03 nhóm hàng này tương ứng là: 90,4%; 7,5%; 2,1%). Nếu loại trừ yếu tố tăng giá của một số mặt hàng thì kim ngạch nhập khẩu năm nay chỉ tăng 21,4% so với năm 2007.
Nhìn chung, các mặt hàng nhập khẩu chủ lực nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất trong nước đều tăng so với năm 2007. Tuy nhiên, nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất những tháng cuối năm có xu hướng giảm nhiều, đây là một trong những dấu hiệu của sự chững lại trong đầu tư và sản xuất. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu hàng tiêu dùng đang có xu hướng tăng vào các tháng cuối năm cho thấy hàng tiêu dùng nước ngoài đang tạo sức ép lớn lên hàng tiêu dùng của Việt Nam ngay tại thị trường trong nước. Nhập khẩu ô tô năm 2008 đạt mức cao kỷ lục với 2,4 tỷ USD, trong đó ô tô nguyên chiếc đạt 1 tỷ USD với 50,4 nghìn chiếc (ô tô dưới 12 chỗ ngồi 27,5 nghìn chiếc, tương đương 380 triệu USD). Nhập khẩu máy móc thiết bị, phụ tùng khác (trừ ô tô và máy tính, điện tử) ước tính đạt 13,7 tỷ USD, tăng 23,3% so với năm 2007. Nhập khẩu xăng dầu đạt 12,9 triệu tấn, tăng 0,1% so với năm trước, tương ứng với kim ngạch 10,9 tỷ USD, tăng 41,2%. Sắt thép đạt 6,6 tỷ USD, tăng 28,5%. Vải và nguyên phụ liệu dệt may là những mặt hàng phục vụ chủ yếu cho sản xuất hàng xuất khẩu vẫn đạt kim ngạch cao với 6,8 tỷ USD, tăng 11,5% so với năm 2007. Hàng điện tử máy tính và linh kiện đạt 3,7 tỷ USD, tăng 25,8% so với năm trước, đây là nhóm hàng không chỉ gắn với tiêu dùng trong nước mà còn liên quan tới gia công, lắp ráp để xuất khẩu.
Nhập siêu năm 2008 ước tính 17,5 tỷ USD, tăng 24,1 % so với năm 2007, bằng 27,8% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhập siêu đã giảm nhiều so với dự báo những tháng trước đây nhưng mức nhập siêu năm nay vẫn khá cao, trong đó châu Á có mức nhập siêu lớn nhất, đứng đầu là thị trường Trung Quốc với 10,8 tỷ USD, cao hơn 1,7 tỷ USD so với năm 2007.
Cùng với xuất, nhập khẩu hàng hoá, năm 2008 còn đẩy mạnh xuất, nhập khẩu dịch vụ. Tổng trị giá xuất khẩu dịch vụ năm 2008 ước tính đạt 7,1 tỷ USD, tăng 9,8% so với năm 2007, trong đó dịch vụ du lịch đạt 4 tỷ USD, tăng 7,2%; dịch vụ vận tải hàng không đạt 1,3 tỷ USD, tăng 23,7%; dịch vụ vận tải biển đạt 1 tỷ USD, tăng 27,7%. Tổng trị giá nhập khẩu dịch vụ năm 2008 ước tính đạt 7,9 tỷ USD, tăng 10,3% so với năm 2007, trong đó dịch vụ du lịch 1,3 tỷ USD, tăng 6,6%; dịch vụ vận tải hàng không 800 triệu USD, giảm 2,4%; dịch vụ hàng hải 300 triệu USD, tăng 20%
1.2. Thị trường nội địa
Đối với bất cứ quốc gia nào, thị trường nội địa cũng góp phần quan trọng vào sự bền vững của tăng trưởng kinh tế. Khi trên thị trường thế giới yếu tố cạnh tranh trở nên gay gắt khiến xuất khẩu gặp khó khăn, thị trường nội địa chính là cái phao cho nền kinh tế. Thị trường nội địa phát triển sẽ tạo ra nhiều nhà kinh doanh giỏi và kích thích sản xuất trong nước, cung cấp thêm nhiều hàng hóa cho xuất khẩu.
Mặc dù nằm trong top các quốc gia dẫn đầu thế giới về xuất khẩu gạo, cà phê, may mặc và nhiều mặt hàng khác nhưng thị trường nội địa Việt Nam hiện vẫn bị các nhãn hiệu nước ngoài thuộc những mặt hàng trên khuynh đảo. Rất đáng lo khi chúng ta biết rằng các đại gia trong lĩnh vực phân phối toàn cầu như Wal-Mart, Carrefour, Tesco, Dairy Farm, South Asia Investment đang chực chờ ngoài cửa và đặt tầm ngắm vào thị trường này. Đây là những tập đoàn với bề dày kinh nghiệm, có hệ thống phân phối rộng khắp thế giới, sẵn sàng hỗ trợ cho nhau. Thêm vào đó, với đồng vốn vô hạn họ có thể dễ dàng nắm khâu phân phối, từ đó chi phối hoạt động của các nhà sản xuất. Đó là bước đầu của một quá trình thôn tính thị trường nội địa. Làm sao chúng ta có thể chống lại khi nội lực kinh tế còn yếu kém!
Nói đến phát triển nội lực kinh tế, chúng ta thường nghĩ đến các biện pháp liên quan trực tiếp đến sản xuất, trong khi bài học từ các nước phát triển cho thấy nội lực còn có thể khởi động và phát triển từ lĩnh vực tiêu thụ, nhất là các biện pháp kích cầu để thị trường nội địa tăng trưởng
Nhìn lại thực tế bán lẻ
Mỗi gia đình trong đất nước ta thường xuyên mua sắm với mức độ khác nhau, nhưng theo số liệu thống kê của các cơ quan chức năng, bình quân mỗi người dân Việt Nam đã chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ khoản tiền lên đến 438.000 đồng/năm. Với yếu tố dân số trẻ, 70% trong số hơn 84 triệu dân dưới 35 tuổi, độ tuổi có mức chi tiêu cao nhất trong thành phần người tiêu dùng, Việt Nam được đánh giá là có một thị trường nội địa đầy tiềm năng.
Bàn về thị trường nội địa, bán lẻ là một hoạt động rất quan trọng. Trong khi kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2007 đạt trên 48 tỉ USD thì theo Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ lên đến gần 45 tỉ USD. Thống kê sơ bộ cho thấy sức mua các loại hàng tiêu dùng ở Việt Nam tăng 20% mỗi năm. Thế nhưng sự tăng trưởng của thị trường trong nước mấy năm qua chủ yếu dựa vào sự phát triển của người tiêu dùng đô thị, nơi đời sống ngày càng được cải thiện với tốc độ nhanh, trong khi thị trường nông thôn chiếm đến 70% dân số cả nước lại rất trầm lắng.
Trong năm 2007, doanh số của hệ thống siêu thị tại Việt Nam tăng trưởng đến 45%, trong đó, có những đơn vị tổng doanh số tăng rất cao như Co.opmart (tăng 49,5%), Citimart (gần 50%), Vinatexmart (trên 60%)...Theo các nhà kinh doanh siêu thị, năm nay là năm cuối cùng để các nhà kinh doanh siêu thị trong nước tận dụng cơ hội phát triển mạng lưới, mở rộng quy mô và hình thành các trung tâm buôn bán sỉ để làm đầu mối cung cấp nguồn hàng cho các siêu thị, cửa hàng bán lẻ. Bắt đầu từ tháng 1/2009, các nhà bán lẻ nước ngoài có thể trực tiếp đầu tư tại Việt Nam, thị trường vốn được đánh giá là có tiềm năng lớn thứ hai châu Á và thứ tư trên thế giới hiện nay, trong khi loại hình kinh doanh bán lẻ còn quá sơ khai và doanh số bán hàng theo mô hình hiện đại hiện chiếm chưa đến 20% so với các chợ truyền thống ở Việt Nam.
Theo Công ty tư vấn CB Richard Ellis, hình thức kinh doanh truyền thống vẫn đang là nền tảng của thị trường kinh doanh bán lẻ tại nước ta, với 90% hàng hóa được lưu thông tại các ngôi chợ truyền thống và những cửa hàng mặt tiền. Tuy nhiên, hình thức này cũng đang dần dà thay đổi. Năm 1995 Việt Nam chỉ có 10 siêu thị và hai trung tâm thương mại, vậy mà đến năm 2007 có ít nhất 140 siêu thị/đại siêu thị, 20 trung tâm thương mại và gần một triệu mét vuông mặt bằng kinh doanh bán lẻ đang được đầu tư phát triển.
Hệ thống phân phối đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và mở cửa thị trường nội địa.
Về tình hình phân phối trong nước : tổ chức thị trường hiện nay tuy đông nhưng manh mún và rời rạc, thị trường rất dễ tổn thương khi có những biến động, điển hình như cơn sốt giá gạo vừa xảy ra. Thực tế, không chỉ ở mặt hàng gạo có vấn đề, mà khâu phân phối rất nhiều mặt hàng khác cũng vậy. Mạng lưới yếu kém vì không được tổ chức và thiết kế để trở thành những hệ thống chuyên nghiệp.
Thị trường nội địa của chúng ta hết sức tản mát, cả tổ chức và hoạt động đều nằm ngoài sự kiểm soát. Một thị trường mà toàn người dân bán cho nhau, rồi tiểu thương tự mua tự bán, thì việc quản lý, điều tiết giá nhanh là điều khó khăn. Điều này một phần là trách nhiệm của Nhà nước khi chưa đưa ra được một kịch bản tốt cho sự hình thành một thị trường hợp lý, lành mạnh.
---à Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng: Hoạt động thương mại và dịch vụ năm 2008 kém sôi động so với năm 2007 do giá cả hàng hoá và dịch vụ tăng cao, dẫn đến sức mua trong dân giảm đáng kể, sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ chậm. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế năm 2008 ước tính đạt 968,1 nghìn tỷ đồng, tăng 31% so với năm 2007 (nếu loại trừ yếu tố tăng giá, mức tăng chỉ đạt 6,5%), trong đó khu vực kinh tế Nhà nước đạt 112,9 nghìn tỷ đồng, tăng 20,4%; kinh tế cá thể đạt 538,1 nghìn tỷ đồng, tăng 32,2%; kinh tế tư nhân đạt 284,5 nghìn tỷ đồng, tăng 34,3%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 22,7 nghìn tỷ đồng, tăng 20,9%. Trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng nêu trên, kinh doanh thương nghiệp đạt 798,1 nghìn tỷ đồng, tăng 31,5%; khách sạn, nhà hàng đạt 109,3 nghìn tỷ đồng, tăng 26,2%; dịch vụ đạt 48,4 nghìn tỷ đồng, tăng 31,3%; du lịch đạt 12,2 nghìn tỷ đồng, tăng 41,8%. Trong những tháng cuối năm, mặc dù nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn dành cho khách hàng được quảng cáo, giá cả nhiều hàng hoá và dịch vụ đã giảm so với các tháng trước, nhưng do giá vẫn đứng ở mức cao nên chưa khuyến khích tiêu dùng của dân cư trên thị trường.
2. Những hạn chế, thiếu sót còn tồn tại
So với thế giới, kinh tế VN vẫn còn khá non trẻ. Vì thế, khi bước vào “sân chơi” đầy khốc liệt WTO, chúng ta phải chấp nhận cả những “thương đau” để vượt lên chính mình.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân bao trùm những khó khăn của kinh tế VN đó là sự quá chậm chạp trong việc loại bỏ các thói quen của một nền quản lý bao cấp, các nhà điều hành vĩ mô rơi vào tình trạng phải đắn đo về chính sách, đặc biệt là khâu dự báo. Nó tạo ra sự trì trệ, kém năng động trong sản xuất kinh doanh, gây cản trở cho việc điều hành, triển khai đầu tư khiến kinh tế VN phải chịu nhiều “cú sốc”.
Điển hình là cơn khủng hoảng tài chính và sự mất giá liên tục của giá dầu thế giới làm lạm phát
tăng cao, cán cân thương mại bị sụt giảm nghiêm trọng. Chúng ta đã quá nôn nóng muốn xây dựng một nền kinh tế hiện đại, trong khi lại quên đặc thù - thế mạnh của nền kinh tế VN là nông nghiệp.
Khâu rải ngân thực sự yếu kém: sự chấp nhận đầu tư ồ ạt, thiếu chọn lọc hàng loạt dự án công nghiệp, hàng loạt khu công nghiệp mọc ra một cách thiếu qui hoạch không những không tạo ra hiệu quả kinh tế như mong muốn mà còn gây ra những hệ luỵ buồn: Đồng vốn đầu tư không đạt hiệu quả trong khi số nợ lại tăng lên, đất canh tác bị thu hẹp gây khó khăn cho người nông dân, môi trường bị xâm phạm,…, tất cả thực trạng này đã làm cho nền kinh tế thiếu sự vững chắc trong phát triển và bất ổn về an sinh.
Xuất khẩu và nhập khẩu liên tục bị sụt giảm từ tháng 7/2008 (Số liệu của Tổng Cục Hải quan)
Trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường, chúng ta vẫn coi trọng kinh tế quốc doanh. Dồn quá nhiều vốn cho các Tập đoàn Nhà nước trong khi họ làm ăn lại không mấy hiệu quả.
Theo thống kê, vốn dành cho các “ông lớn” này lên đến hơn 50% ngân sách nhưng họ lại đêm về chưa đầy 15% lãi. Điều này làm mất đi tính bình đẳng của các thành phần khác, ảnh hưởng lớn đến sức mạnh tổng hợp của nền kinh tế.
Trong khi, khối DN vừa và nhỏ làm ăn hiệu quả nhưng lại thật sự khó khăn về vốn trong giai đoạn Chính phủ đang thi hành biện pháp kiềm chế lạm phát.
Việc VN gia nhập WTO đã mở ra nhiều cơ hội mới cho các nhà đầu tư tiếp cận thị trường quốc tế, có được vị thế pháp lý bình đẳng trong tranh chấp thương mại, mở cửa khu vực dịch vụ của VN, đặc biệt là lĩnh vực ngân hàng, thương mại bán lẻ, các cam kết về TRIMS, đem lại chế độ đối xử quốc gia cho các cty FDI, gỡ bỏ các yêu cầu xuất khẩu, hàm lượng trong nước, sự minh bạch và thông thoáng... Nhưng không phải mọi DN VN đều được hưởng lợi từ việc cánh cửa nền kinh tế này ngày càng mở rộng. Nhiều DN địa phương sẽ bị thua lỗ trước các đối thủ cạnh tranh nước ngoài có hoạt động hiệu quả hơn, nhất là trong các ngành như tài chính và ngân hàng. Thực tế đã chứng minh, khi kinh tế VN bị tác động bởi cơn bão tài chính toàn cầu, khoảng 20% các DN vừa và nhỏ đứng trước nguy cơ phá sản, các DN còn lại thì làm ăn thua lỗ như: ngành ô tô, dầu khí, ngân hàng, các cty xuất khẩu bị tồn đọng hàng hóa khi không bán được hàng do nhu cầu trên thị trường thế giới co hẹp, nhu cầu của thị trường trong nước cũng không cao khiến họ bị thua lỗ nặng nề, Ngân hàng Nhà nước liên tục cắt giảm lãi suất để hỗ trợ cho các DN nhưng tình hình vẫn chưa mấy "sáng sủa"….
Chẳng hạn, ngành thuỷ sản: Sau 1 năm gia nhập WTO (năm 2007) ngành này đã xếp thứ 8 trong 10 nước hàng đầu thế giới. Tính đến cuối tháng 11/2008, kim ngạch xuất khẩu của ngành đạt khoảng 4,2 tỉ USD, vượt chỉ tiêu đề ra cho cả năm.
Nhưng, ngành lại chưa có mô hình tổ chức và cách tiếp cận phù hợp để quản lý hiệu quả vệ sinh an toàn thực phẩm ở khu vực sản xuất nguyên liệu, cung cấp dịch vụ và các sản phẩm phụ trợ khiến bị nhiều nước trên thế giới phải lắc đầu từ chối mà gần đây nhất là Nga đã tạm thời ngừng nhập khẩu cá sa và cá ba tra của VN.
Giữa các DN xảy ra cạnh tranh không lành mạnh, phá giá lẫn nhau khiến ngành này bị tổn thất nhiều trên trường quốc tế. Trong thời điểm hiện nay, nếu các DN này muốn bán được hàng thì phải hạ giá. Do đó, nếu không được ngân hàng hỗ trợ rất có thể nhiều DN vừa và nhỏ sẽ bị phá sản.
Thứ hai là ngành dệt may. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của ngành đạt trên 7,8 tỷ USD, gấp 2,2 lần so với năm 2004 và chiếm tới 15% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, đưa VN vươn lên vị trí thứ 9 trong các nước xuất khẩu hàng dệt may trên thế giới.
Sang năm 2008, do phải cạnh tranh với hàng ngoại và mức thuế nhập khẩu dệt may đã giảm 2/3 xuống còn 5 - 20%. Bên cạnh đó, chúng ta không làm tốt khâu dự báo nên chưa nhận thức hết được những thách thức, áp lực cạnh tranh khi hội nhập, dẫn đến việc thiếu chuẩn bị, thiếu phương án khi sản xuất kinh doanh khó khăn.
Đến cuối năm 2008, hiện tượng phá sản trong lĩnh vực này bắt đầu diễn ra. Đặc biệt từ 01/01/2009, khi VN mở cửa thị trường bán lẻ cho các DN nước ngoài ùa vào thì sức ép cạnh tranh cho các DN trong nước lại càng lớn. Nếu không được chuẩn bị tốt, rất có thể họ sẽ bị các "đại gia" nước ngoài chiếm mất thị phần.
Điểm yếu nữa của kinh tế VN cũng được nhiều nhà phân tích đưa ra chúng ta khi "chơi" với những người bạn "mạnh" hơn đó là, chưa coi trọng tính tổng thể:
Trong 2 năm qua, nhất là trong năm 2008, tình trạng hỗn độn trong phát triển kinh tế ngành, địa phương càng tăng, sự chồng chéo và ngăn cản nhau bởi lợi ích cục bộ của ngành, của địa phương ngày càng phát sinh và tạo ra những rào cản lớn.
Về nguồn nhân lực, VN cũng chủ động đào tạo kịp được nguồn nhân lực đủ mạnh để đáp ứng yêu cầu của giai đoạn hội nhập mới. Chính sách sử dụng người tài cũng còn bị gò bó, ràng buộc vào những chỉ tiêu cứng nhắc về biên chế, tuổi tác, chế độ đãi ngộ...
Nền kinh tế nước ta phụ thuộc rất nhiều vào các thị trường xuất khẩu vì thế nếu có một sự cố về xuất khẩu thì hàng vạn người lao động, hàng trăm nhà sản xuất trong nước lao đao.
Trong khi đó chúng ta lại chỉ chủ yếu xuất khẩu hàng thô, về cơ cấu thì hầu hết mặt hàng xuất khẩu của ta cũng giống như của nhiều nước đang phát triển khác nên sự cạnh tranh để vào thị trường các nước phát triển luôn khốc liệt.
Ngoài 3 khiếm khuyết trên, trong năm 2008, vẫn còn những khuyết điểm cố hữu của nền kinh tế Việt Nam, như tham nhũng, chất lượng nguồn nhân lực và bố trí nhân lực chưa đúng vị trí.
Cụ thể : Thủ ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22817.doc