Bộ giáo dục và đào tạo
Trường đại học ngoại thương
Khoa kinh tế ngoại thương
Khóa luận tốt nghiệp
Đề tài:
Thương mại điện tử ở Nhật Bản và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
Sinh viên : Nguyễn Xuân Đông
Lớp : Nhật 3K36F
Giáo viên HD :TS Nguyễn Đức Dỵ
Hà Nội 12 - 2002
Lời nói đầu
Sự xuất hiện mạng thông tin toàn cầu Internet đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong giao dịch thương mại. Thương mại điện tử (Electronic Commerce) được nhắc đến trên tất cả các phương tiện
93 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1583 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Thương mại điện tử ở Nhật Bản và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thông tin đại chúng như một công cụ kinh doanh điển hình của thế kỷ XXI. Hơn bao giờ hết, vấn đề thương mại điện tử trở nên nóng bỏng đối với mỗi quốc gia, mỗi tổ chức kinh tế- xã hội bởi tính tiện dụng và hữu ích của nó. Thương mại điện tử đang ngày càng chứng tỏ những lợi ích tiềm tàng và khả năng to lớn của mình. Trong tương lai, thương mại điện tử sẽ là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của các quốc gia, các khối kinh tế trong cuộc cạnh tranh mang tính khu vực hoá và toàn cầu hoá ngày càng sâu sắc. Thương mại điện tử chính là chìa khoá để nhân loại bước vào thế kỷ XXI- thế kỷ của xã hội tri thức.
ở Việt Nam hiện nay, thương mại điện tử đã bắt đầu được hình thành song vẫn còn ở giai đoạn khởi động. Việc nghiên cứu thực trạng thương mại điện tử ở các nước đi trước từ đó đưa ra các bài học kinh nghiệm, các giải pháp cụ thể cho tiến trình ứng dụng và triển khai thương mại điện tử ở nước ta là một việc làm cần thiết. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, kết hợp với các kiến thức đã học cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo Tiến sĩ Nguyễn Đức Dỵ em đã chọn đề tài: "Thương mại điện tử ở Nhật Bản và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam" cho Khoá luận tốt nghiệp của mình.
Khoá luận tốt nghiệp được chia làm 3 chương:
Chương I : Tổng quan về thương mại điện tử.
Chương ii : Thương mại điện tử ở Nhật Bản.
Chương iii : Bài học kinh nghiệm đối với Việt nam.
Do vấn đề nghiên cứu khá phức tạp, khả năng nghiên cứu của một sinh viên còn có hạn, hơn nữa thời gian nghiên cứu không nhiều, nguồn tài liệu tham khảo còn nhiều hạn chế nên khoá luận không thể tránh khỏi những sai sót nhất định, rất mong được sự chỉ dẫn góp ý của các thầy cô và bạn đọc để khoá luận của em được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày 04 tháng 12 năm 2002.
Chương I
Tổng quan về thương mại điện tử
I. khái niệm về thương mại điện tử
1. Sự phát triển của công nghệ thông tin và tác động của nó đến thương mại điện tử
Cuộc cách mạng công nghiệp cách đây hai thế kỷ được bắt đầu với việc phát minh ra máy hơi nước và sau đó là việc tạo ra điện đã làm thay đổi cơ bản phương thức lao động của con người, cũng làm thay đổi cách thức tổ chức nền kinh tế và mang đến sự phồn vinh cho nhân loại.
Ngày nay, chúng ta đang đứng trước một cuộc cách mạng khác đó là cuộc cách mạng về công nghệ thông tin. Sự phát minh ra máy vi tính, việc kết nối các máy vi tính với nhau thành mạng và sự ra đời của Internet đã có những tác động lớn tới cuộc sống và làm thay đổi hoàn toàn cách thức làm việc, học hành và giao tiếp với nhau, tức là làm thay đổi toàn bộ cuộc sống của con người trên thế giới.
Ví dụ giờ đây các sinh viên và thầy giáo có thể truy nhập vào các kho thông tin dữ liệu hoặc thư viện của các trường đại học khác nhau trên thế giới từ chính lớp học của mình; các bác sĩ có thể chẩn đoán cho các bệnh nhân từ một khu vực rất xa xôi, hẻo lánh mà không cần phải rời khỏi bệnh viện của mình; người tiêu dùng ở khắp nơi trên thế giới có thể tìm thấy những đồ vật mà mình cần mua như quần áo, sách báo, phim ảnh ... và đặt mua chúng ngay từ nhà mình mà không phải đi tới cửa hàng.
Cùng với việc làm thay đổi cuộc sống của con người, các phương tiện thông tin điện tử và đặc biệt là Internet cũng làm thay đổi cách thức tiến hành các hoạt động kinh doanh thương mại. Các doanh nghiệp, thương nhân có thể sử dụng Internet như một công cụ đắc lực cho các hoạt động kinh doanh của mình hoặc có thể bắt đầu hoạt động kinh doanh mới một cách dễ dàng hơn thông qua mạng Internet để vươn tới các bạn hàng và người tiêu dùng trên toàn cầu; các giao dịch thương mại mà đối tượng là các phần mềm máy tính, các sản phẩm giải trí, dịch vụ thông tin, tư vấn chuyên ngành, dịch vụ tài chính, giáo dục, khám chữa bệnh, quảng cáo tiếp thị... đang gia tăng một cách nhanh chóng thông qua Internet do giảm được chi phí và hỗ trợ được các giao dịch thương mại mới.
Trước khi Internet ra đời, máy tính cũng đã bắt đầu được sử dụng cho các mục đích thương mại . ứng dụng thương mại đầu tiên của máy tính xuất hiện vào những năm 1960 với máy ghi và thanh toán điện tử. Trong những năm 1970 và 1980, các doanh nghiệp, công ty đã mở rộng ứng dụng tin học trong hoạt động sản xuất kinh doanh bằng cách gửi, nhận các đơn đặt hàng, hoá đơn và thông báo vận chuyển bằng phương thức điện tử qua dịch vụ trao đổi tệp dữ liệu điện tử ( EDI).
Việc tiến hành các hoạt động thương mại thông qua các phương tiện điện tử đã được các doanh nghiệp chú trọng phát triển, đặc biệt là hệ thống các mạng máy tính nội bộ. Sau khi Internet ra đời, thương mại trên Internet bắt đầu phát triển mạnh mẽ từ đầu những năm 1990 và có những bước đột biến vào các năm 1996, 1997, 1998 nhờ các lợi ích mà nó mang đến. Theo một số dự báo, thương mại thông qua mạng Internet đã đạt con số 80 tỷ đô la Mỹ trong năm1998 và sẽ đạt tới con số 330 tỷ đô la Mỹ khi bước sang thế kỷ 21.
Mô hình sau đây sẽ mô tả theo cách đơn giản nhất một giao dịch thương mại diễn ra trên mạng Internet:
Người mua Người bán
6
2 1
Internet
Máy chủ thanh toán
3
4 5
Ngân hàng người mua Ngân hàng người bán
Qui trình giao dịch mua bán hàng hoá qua Internet diễn ra theo các bước sau:
Người bán đưa thông tin về công ty và sản phẩm, hàng hoá của mình lên Internet thông qua một nhà cung cấp dịch vụ Internet .
Người mua truy nhập vào Internet và thăm trang web giới thiệu về hàng hoá, sản phẩm của Người bán để lựa chọn .
Sau khi quyết định mua hàng, Người mua điền các thông tin vào phiếu mua hàng như chủng loại, số lượng, phương thức thanh toán, phương thức giao nhận, các thông tin về người mua ( nếu có yêu cầu ) ... theo mẫu đã tạo sẵn trên trang web của Người bán. Khi đã điền hết các thông tin theo yêu cầu ( nói cách khác là hoàn thành đơn đặt hàng)., Người mua nhấn nút chấp nhận gửi đơn đặt hàng đi. Thông thường các trang web được thiết kế với một số các thủ tục xác nhận lại các thông tin và đơn đặt hàng của Người bán.
Thông tin trên được chia làm hai phần. Phần đặt hàng được chuyển tới người bán để mua hàng. Phần thông tin thanh toán được gửi tới Ngân hàng người mua qua cổng thanh toán chung để thực hiện thủ tục thanh toán.
Ngân hàng người mua chấp nhận hoặc từ chối thanh toán và gửi mã cấp phép cho ngân hàng người bán, và tiếp theo là thông tin được gửi tới người bán.
Sau khi thanh toán được chấp nhận, người bán chuyển hàng cho người mua và đồng thời gửi hoá đơn điện tử cho người mua.
2. Khái niệm thương mại điện tử
( Electronic Commerce - E- commerce)
Hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về Thương mại điện tử. Tuỳ theo mục đích nghiên cứu người ta có thể hiểu thương mại điện tử theo hai nghĩa: Nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
1.1.Thương mại điện tử theo nghĩa rộng
Thương mại điện tử theo nghĩa rộng nhất có thể được hiểu là toàn bộ các giao dịch mang tính thương mại được các bên thực hiện thông qua các phương tiện điện tử từ điện thoại, telex, facimile, hệ thống thanh toán và chuyển tiền điện tử... tới các máy tính kết nối với nhau trong một mạng lưới kín hay một mạng lưới mở như Internet.
Theo Luật Mẫu về Thương mại điện tử của Uỷ ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc ( UNCITRAL) thì : “ Thương mại “ trong khái niệm Thương mại điện tử được hiểu là mọi vấn đề phát sinh từ các mối quan hệ mang tính chất thương mại dù có hay không có hợp đồng. Các mối quan hệ mang tính chất thương mại bao gồm bất cứ giao dịch thương mại nàovề cung cấp hoặc trao đổi hàng hoá hay dịch vụ; thoả thuận về phân phối; đại diện hoặc đại lý thương mại; uỷ thác hoa hồng; cho thuê dài hạn; xây dựng các công trình; tư vấn; thiết kế; chuyển nhượng quyền sử dụng (Lixăng); đầu tư; tài chính; ngân hàng; bảo hiểm; các hợp đồng khai thác hoặc chuyển nhượng; liên doanh hoặc các hình thức hợp tác kinh danh hay sản xuất; vận chuyển hành khách hay hàng hoá bằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ ... Như vậy phạm vi của Thương mại điện tử là rất rộng, bao quát hầu như mọi hình thái hoạt động kinh tế, mà không chỉ bao gồm mua bán hàng hoá và dịch vụ, vì mua bán hàng hoá và dịch vụ chỉ là một trong hàng nghìn lĩnh vực áp dụng của thương mại điện tử.
Uỷ ban Châu Âu đưa ra định nghĩa như sau: "Thương mại điện tử được hiểu là việc thực hiện hoạt động kinh doanh qua các phương tiện điện tử. Nó dựa trên việc xử lý và truyền số liệu điện tử dưới dạng chữ, âm thanh và hình ảnh. Thương mại điện tử gồm nhiều hành vi trong đó có hoạt động mua bán hàng hoá qua phương tiện điện tử, giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng, chuyển tiền điện tử, mua bán cổ phiếu địên tử, vận đơn điện tử, đấu giá thương mại, hợp tác thiết kế, tài nguyên mạng, mua sắm công cộng, tiếp thị trực tiếp với người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng (hậu mãi). Thương
mại điện tử được thực hiện đối với cả thương mại hàng hoá (ví dụ như hàng tiêu dùng, các thiết bị y tế chuyên dụng) và thương mại dịch vụ ( ví dụ như dịch vụ cung cấp thông tin, dịch vụ pháp lý, tài chính), các hoạt động truyền thống (như chăm sóc sức khoẻ, giáo dục) và các hoạt động mới (như siêu thị ảo).
Bộ Thương mại Việt Nam cũng đã đưa ra định nghĩa của mình, theo đó: "Thương mại điện tử là một bộ phận hữu cơ của nền " kinh tế số hoá", là hình thái hoạt động thương mại bằng các phương pháp điện tử, là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện công nghệ điện tử mà nói chung là không cần phải in ra giấy trong bất cứ công đoạn nào của quá trình giao dịch (nên còn gọi là thương mại không giấy tờ). Bên cạnh đó, trong báo cáo về Thương mại điện tử, Tổng cục Bưu điện lại đưa ra định nghĩa: "Thương mại điện tử là mọi hình thức giao dịch thương mại trong đó các bên hữu quan tương tác với nhau qua phương tiện điện tử chứ không trao đổi hoặc gặp gỡ trực tiếp".
Như vậy hiểu theo nghĩa rộng thì Thương mại điện tử không chỉ giới hạn trên Internet mà nó bao gồm một loạt các ứng dụng khác như videotext, truyền thông ( mua hàng từ xa) và môi trường ngoài mạng (cataloge bán hàng trên đĩa CD-ROM), cũng như là các mạng lưới riêng của công ty ( đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng). Tuy nhiên, Internet với các giao thức mạng độc lập và sức mạnh của mình sẽ là tập hợp các loại hình thương mại điện tử khác nhau. Các mạng lưới máy tính trong công ty sẽ trở thành mạng nội bộ. Đồng thời, Internet đang huy động rất nhiều các loại hình thương mại điện tử kết hợp, ví dụ như thông tin thương mại điện tử trên TV với cơ chế phản hồi trên Internet ( đối với việc đặt hàng ngay tức khắc), cataloge trên CD-ROM có sự kết nối với Internet (để cập nhật được về nội dung và giá cả), và các trang chủ thương mại với đĩa CD-ROM bổ trợ.
2.1.Thương mại điện tử theo nghĩa hẹp
Thương mại điện tử theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm các hoạt động thương mại được thực hiện thông qua mạng Internet. Đưa ra các khái niệm theo xu hướng này có một số tổ chức quốc tế như: Tổ chức Thương mại thế giới, Tổ chức hợp tác Phát triển Kinh tế.
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đưa ra khái niệm về thương mại điện tử, theo đó hiểu một cách đơn giản nhất: "Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet nhưng được giao nhận một cách hữu hìnhvà cả các sản phẩm được giao nhận như những thông tin số hoá thông qua mạng Internet."
Theo Tổ chức Hợp tác Phát triển Kinh tế của Liên hợp quốc (OEDC) Thương mại điện tử được định nghĩa sơ bộ là: " các giao dịch thương mại dựa trên truyền dữ liệu qua các mạng truyền thông như Internet".
Như vậy một cách khái quát nhất theo nghĩa hẹp Thương mại điện tử chỉ bao gồm những hoạt động thương mại được thực hiện thông qua mạng Internet mà không tính đến các phương tiện điện tử khác như điện thoại, fax, telex...
Từ các định nghĩa trên ta có thể thấy rằng nếu hiểu theo nghĩa rộng thì Thương mại điện tử gồm tất cả các hoạt động mang tính thương mại được thực hiện thông qua các phương tiện thông tin liên lạc điện tử từ điện thoại, telex, fax, hệ thống thanh toán và chuyển tiền điện tử, Internet ... Còn hiểu theo nghĩa hẹp nhất hay nói một cách chặt chẽ hơn cả thì thương mại điện tử chỉ gồm các hoạt động thương mại được tiến hành trên mạng máy tính mở như Internet.
So với các hoạt động thương mại truyền thống thì thương mại điện tử có nhiều điểm khác nhau cơ bản. Trong thương mại truyền thống, các bên thường gặp gỡ nhau trực tiếp để tiến hành giao dịch hoặc là quen biết nhau từ trước. Còn trong thương mại điện tử, các chủ thể không tiếp xúc trực tiếp với nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước. Các giao dịch mang tính thương mại truyền thống được thực hiện với sự phân định rõ về ranh giới quốc gia trong khi đó thương mại điện tử lại được thực hiện trong một môi trường hay có thể gọi là thị trường phi biên giới. Một điểm khác nữa là hầu hết các hoạt động hay giao dịch thương mại điện tử đều có sự tham gia của ít nhất ba chủ thể trong đó có một bên không thể thiếu được đó là người cung cấp dịch vụ mạng.
Ngay giữa thương mại điện tử truyền thống với thương mại điện tử trên mạng mở Internet cũng có những điểm khác biệt. Đối với thương mại điện tử truyền thống thì mạng lưới là một phương tiện để trao đổi dữ liệu, còn đối với thương mại điện tử trên Internet thì mạng lưới chính là thị trường. Do vậy vấn đề pháp lý đặt ra là phải xây dựng khung pháp luật điều chỉnh các quan hệ nảy sinh trong một thị trường ảo dựa trên các mạng lưới máy tính và thiết bị điện tử. Các giao dịch thương mại điện tử truyền thống được điều chỉnh bởi các quy định trong các ngành luật riêng biệt và đã được ghi nhận một phần trong pháp luật quốc gia cũng như pháp luật quốc tế, còn thương mại điện tử trên các mạng lưới mở cần có sự kết hợp và thống nhất các quy định của nhiều ngành luật khác nhau.
Đến nay, Thương mại điện tử không còn là hiện tượng mới nữa. Trong nhiều năm vừa qua, các công ty đã trao đổi số liệu kinh doanh qua rất nhiều mạng lưới thông tin liên lạc, chủ yếu là qua các thiết bị viễn thông. Tuy nhiên hiện nay có một sự thay đổi đáng kể và mở rộng nhanh chóng do sự phát triển của Internet. Cho đến thời điểm cách đây vài ba năm thì việc trao đổi thông tin qua các phương tiện điện tử không chỉ còn giới hạn trong quan hệ giữa các doanh nghiệp, công ty với nhau nữa, Thương mại điện tử đang mở rộng nhanh chóng sang các trang web về các hoạt động thương mại đa dạng trên phạm vi toàn cầu với số lượng người tham gia tăng nhanh chưa từng có. Những người tham gia có thể là các cá nhân, các doanh nghiệp, những người đã biết và những người chưa biết nhau bao giờ trên các mạng lưới mở toàn cầu như là Internet.
Về mặt pháp lý, các hoạt động thương mại được hiểu là các bên tham gia thực hiện bằng các phương tiện điện tử khác ngoài mạng Internet, như điện thoại, fax, telex... đã được ghi nhận và quy định trong pháp luật của các nước cũng như của các điều ước quốc tế. Vấn đề đặt ra hiện nay là việc điều chỉnh các hoạt động thương mại thực hiện thông qua các mạng lưới mở như Internet.
3. Các hạ tầng cơ sở và các đòi hỏi của thương mại điện tử :
Thương mại điện tử bao trùm một phạm vi rộng lớn các hoạt động kinh tế và xã hội: các hạ tầng cơ sở của nó là cả một tổng hoà của hàng chục vấn đề phức tạp đan xen nhau trong một mối quan hệ hữu cơ, và là tiền đề, môi trường cho Thương mại điện tử, bao gồm:
3.1. Nhận thức:
áp dụng Thương mại điện tử tất yếu làm nảy sinh hai đòi hỏi: một là mọi người đều quen thuộc và có khả năng thành thạo hoạt động trên mạng; hai là có đội ngũ chuyên gia tin học mạnh, thường xuyên bắt kịp các công nghệ thông tin mới phát triển ra để phục vụ cho kinh tế số hoá nói chung và Thương mại điện tử nói riêng. Đòi hỏi này của Thương mại điện tử sẽ dẫn tới sự thay đổi căn bản hệ thống giáo dục và đào tạo.
3.2 Hạ tầng công nghệ:
Hạ tầng công nghệ đòi hỏi hai mặt: một là tính tiên tiến, hiện đại về công nghệ và thiết bị; hai là tính phổ cập về kinh tế. Hạ tầng công nghệ bao gồm: công nghệ thông tin, công nghệ viễn thông, công nghệ Internet, công nghệ điện lực, đào tạo nhân lực và tổ chức hệ thống đào tạo, tiêu chuẩn công nghệ.
3.3. Thanh toán điện tử
Thương mại điện tử chỉ có thể thực hiện khi thực tế có tồn tại một hệ thống thanh toán tài chính phát triển cho phép thực hiện thanh toán tự động hay còn gọi là thanh toán điện tử (trong đó thẻ thông minh có tầm quan trọng đặc biệt đối với kinh doanh bán lẻ). Nhưng để thựchiện thanh toán tự động cần xem xét, giải quyết một số vấn đề như hạ tầng công nghệ thông tin, hạ tầng pháp lý, an ninh an toàn (bảo mật), các chính sách để đảm bảo an toàn và bảo hộ đối với các doanh nghiệp và người tiêu dùng tham gia.
3.4. An toàn, bảo mật:
Mối đe dọa và hậu quả tiềm ẩn đối với thông tin trong hệ thống mạng phục vụ Thương mại điện tử là rất lớn và được đánh giá trên nhiều khía cạnh khác nhau như: kiến trúc hệ thống công nghệ thông tin, chính sách bảo mật thông tin, các công cụ quản lý, kiểm tra, quy trình phản ứng ... Chính phủ mỗi nước căn cứ vào trình độ phát triểnvà đặc thù tổ chức xã hội của nước mình để đề ra chính sách và các cơ chế kiểm soát việc sử dụng mật mã có hữu hiệu để bảo vệ quyền lợi của quốc gia.
Hệ thống an toàn, bảo mật cần phải là sự tổng hoà các giải pháp: pháp lý và tổ chức; về kỹ thuật; về phía người sử dụng (tổ chức, tư nhân, cá nhân) và yếu tố con người vẫn là quyết định.
3.5. Bảo vệ sở hữu trí tuệ:
Bảo vệ sở hữu trí tuệ cho các thông tin trên trang web và các dung liệu truyền gửi qua mạng chính là bảo vệ các giá trị thông tin của nó. Vấn đề này liên quan tới các quyền: quyền tác giả và các quyền có liên quan: chỉ dẫn địa lý, sáng chế, bí mật thương mại, vấn đề thực thi.
3.6. Bảo vệ người tiêu dùng:
Trong Thương mại điện tử, thông tin về hàng hoá đều là thông tin số hóa nên dễ xuất hiện khả năng bị nhầm lẫn về cơ sở dữ liệu, về các hoạt động phi pháp trên mạng... Vì thế xuất hiện nhu cầu phải có một trung gian đảm bảo chất lượng (quanlity guarantor) hoạt động hữu hiệu và ít tốn kém. Đây là một khía cạnh cơ chế đáng quan tâm của Thương mại điện tử đang được chú ý ngày càng nhiều trước thực tế các rủi ro ngày càng gia tăng, đả kích vào quyền lợi của người tiêu thụ nhằm đảm bảo chất lượng (đặc biệt là đối với người tiêu dùng ở các nước đang phát triển).
3.7. Tiêu chuẩn hoá công nghiệp và thương mại:
Đứng trên quan điểm Thương mại điện tử thì tiêu chuẩn hoá trong Thương mại điện tử sẽ là: tạo ra các chuẩn mực về văn bản pháp lý, hợp đồng thương mại được liên thông trên mạng, thống nhất các khái niệm, thuật ngữ, ký hiệu , mã hoá... góp phần cho hoạt động thương mại điện tử được thuận tiện, thống nhất hoá, đơn giản hoá đảm bảo tính tương hợp trong các thiết bị, sản phẩm phần cứng, phần mềm.
3.8. Hạ tầng cơ sở pháp lý:
Vấn đề pháp lý được coi là mang tính xuyên suốt và liên quan đến mọi mặt hoạt động của Thương mại điện tử. Để tạo điều kiện cho các hạ tầng cơ sở phát triển đồng bộ thì các vấn đề pháp lý cần phải quan tâm là: khung pháp luật thương mại thống nhất, bảo vệ sở hữu trí tuệ, bảo vệ bí mật cá nhân (bảo vệ bí mật riêng tư), an ninh, an toàn, thanh toán điện tử, bảo vệ người tiêu dùng, bảo vê mạng thông tin và thông tin trên mạng, giải quyết tranh chấp.
3.9. An ninh quốc gia và đảm bảo an ninh trong thương mại điện tử:
Bất kể một quốc gia nào, dù tham gia hoạt động kinh tế dưới một hình thái nào đi chăng nữa thì mục tiêu đầu tiên là phải đảm bảo an ninh quốc gia trong kinh tế, xã hội. Để thương mại điện tử có thể hoạt động hữu hiệu thì điều quan trọng cần phải: đảm bảo an ninh văn hoá, đảm bảo an ninh, an toàn thông tin.
3.10. Vai trò Chính phủ và quản lý Nhà nước về thương mại điện tử:
Đối tượng và phạm vi quản lý nhà nước về thương mại điện tử là vấn đề rất rộng, bao quát hầu hết các lĩnh vựccủa đời sống kinh tế - xã hội. Đồng thời cần xác định quản lý Nhà nước về Thương mại điện tử thuộc loại hình quản lý xã hội và là một kiểu quản lý Nhà nước có tính phức hợp, đan xen của cả ba hình thức quản lý nêu trên.
ii. phân loại thương mại điện tử:
Tuỳ theo mục đích nghiên cứu người ta phân loại thương mại điện tử theo một số yếu tố như dựa vào chủ thể tham gia, các giai đoạn của một giao dịch ... Hiện nay có các cách phân loại sau:
1. Theo chủ thể tham gia
Nếu dựa trên yếu tố chủ thể tham gia vào giao dịch thương mại điện tử, chúng ta có thể phân chia thành 3 nhóm giao dịch chính sau đây:
- Giữa khu vực kinh doanh với kinh doanh (Thương mại điện tử to B)
- Giữa khu vực kinh doanh với tiêu dùng (thương mại điện tử B to C)
- Giữa chính phủ/ cơ quan công quyền - Doanh nghiệp/người dân
1.1 Thương mại điện tử trong khu vực kinh doanh:
Đây là các giao dịch giữa các doanh nghiệp, các đơn vị kinh doanh với nhau thông qua các phương tiện điện tử. Hiện nay Thương mại điện tử trong khu vực này phát triển mạnh mẽ nhất. Lý do để các doanh nghiệp lựa chọn phương thức giao dịch này không gì khác ngoài các lợi ích mà thương mại điện tử đem lại được nêu tại phần trên. Những giao dịch kiểu này đã được các doanh nghiệp thực hiện từ cách đây khá lâu khi Internet chưa ra đời, thông qua điện thoại, fax, các mạng lưới chuyên dùng ... giữa các bạn hàng quen biết nhau hay ngay trong nội bộ các doanh nghiệp. Nhưng ngày nay thương mại điện tử trong khu vực này không chỉ còn giới hạn trong nội bộ doanh nghiệp hay các mạng chuyên dùng mà đã mở rộng đáng kể thông qua mạng Internet.
1.2. Thương mại điện tử giữa khu vực doanh nghiệp, kinh doanh và người tiêu dùng:
Các hoạt động thương mại điện tử thuộc loại này thường tập trung vào việc mua bán lẻ hàng hoá, dịch vụ tới người tiêu dùng. Do đó có thể mua bán hàng trực tiếp giữa người tiêu dùng với các nhà sản xuất nhưng cũng có thể thông qua các nhà trung gian như các siêu thị ảo.
1.3. Chính phủ/ cơ quan quản lý Nhà nước - Doanh nghiệp / người dân:
Thông qua việc cung cấp các dịch vụ công chứng, mã hoá, chứng thực cho các bên trong giao dịch thực hiện qua phương tiện điện tử, các cơ quan quản lý Nhà nước/ cơ quan công quyền có thể là một bên thứ ba trong các giao dịch thương mại điện tử. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý Nhà nước cũng có thể sử dụng các phương tiện điện tử để thực hiện các chức năng hiện nay của mình như việc nhận hồ sơ, cấp xác nhận, giấy phép, thu thuế và lệ phí ...
2. Theo các giai đoạn tiến hành một giao dịch
Một giao dịch thương mại điện tử sẽ được tiến hành qua ba giai đoạn chính như sau:
- Giai đoạn tìm kiếm (đối tác, khách hàng, sản phẩm hay dịch vụ ...)
- Giai đoạn đặt hàng và thanh toán
- Giao đoạn giao nhận hàng hoá/ dịch vụ.
Nếu phân biệt theo các giai đoạn tiến hành một giao dịch thì Thương mại điện tử gồm hai loại chủ yếu: Thương mại điện tử trực tiếp và thương mại điện tử gián tiếp .
Thương mại điện tử gián tiếp: là việc đặt hàng hoặc thực hiện một số khâu trong giao dịch thương mại trên các phương tiện điện tử hoặc qua các phương thức điện tử và bên cạnh đó là một số khâu còn lại của của giao dịch
vẫn phải thực hiện theo phương thức truyền thống như việc giao nhận qua các kênh phân phối hoặc qua các dịch vụ bưu chính các nhà vận chuyển thương mại. Thương mại điện tử gián tiếp thường được thực hiện với các hàng hoá hữu hình.
Thương mại điện tử trực tiếp: là đặt hàng, thanh toán và chuyển giao hàng hoá và dịch vụ vô hình trên mạng ví dụ như phần mềm máy tính, các chương trình giải trí hoặc cung cấp thông tin trên phạm vi toàn cầu. Toàn bộ các giai đoạn từ khâu tìm kiếm cho tới khi giao nhận và thanh toán được thực hiện trên mạng máy vi tính.
Thương mại điện tử gián tiếp phụ thuộc vào nhiều yếu tố bên ngoài khác như hiệu quả của hệ thống phương tiện giao thông vận tải. Thương mại điện tử trực tiếp cho phép thực hiện các giao dịch điện tử từ đầu tới cuối qua biên giới về mặt địa lý, khai thác được toàn bộ tiềm năng của thị trường toàn cầu. Tuy nhiên ta có thể nhận thấy rõ ràng rằng thương mại điện tử dù dưới hình thức trực tiếp hay gián tiếp đều mang đến những cơ hội nhất định cho các chủ thể tham gia, đặc biệt là các doanh nghiệp và người tiêu dùng.
iii. các phương tiện thanh toán của thương mại điện tử
1. Điện thoại:
Với một tỷ điện thoại cố định và gần 350 triệu điện thoại di động trên tòan cầu và con số này đang tiếp tục tăng hàng ngày, hàng giờ thực sự là một nhân tố thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử.
Ưu điểm nổi trội của điện thoại đó là tính phổ thông và dễ sử dụng đã khiến cho nó trở thành phương tiện kỹ thuật thông tin được dùng nhiều nhất trên thế giới. Cùng với sự phát triển của điện thoại di động và liên lạc qua vệ tinh, ứng dụng của điện thoại đang và sẽ càng trở nên rộng rãi hơn. Điện thoại thường được sử dụng để mở đầu cho các cuộc giao dịch thương mại. Một số dịch vụ trong kinh doanh thương mại điện tử cũng có thể được cung cấp trực tiếp qua điện thoại như dịch vụ bưu điện, ngân hàng, hỏi đáp, giải trí, tư vấn,...
Hạn chế lớn nhất của điện thoại đó là chỉ truyền đạt được âm thanh, do vậy mọi cuộc giao dịch vẫn phải kết thúc bằng giấy tờ, hơn nữa chi phí giao dịch điện thoại nhất là đường dài còn khá cao so với hiệu quả mà nó mang lại.
2. Máy điện báo và máy Fax
Máy fax có thể thay thế dich vụ đưa thư và gửi công văn truyền thống và nay gần như đã thay thế hẳn máy Telex chỉ truyền được lời văn. Nhưng hạn chế của máy Fax là không truyền được hình ảnh động, hình ảnh ba chiều, ngoài ra giá máy và chi phí sử dụng rất cao.
3. Truyền hình
Cũng với khoảng 1 tỷ máy thu hình trên toàn cầu, số lượng các đài phát và thời lượng phát lớn như hiện nay đã khiến truyền hình trở thành một công cụ điện tử phổ thông nhất hiện nay. Truyền hình đóng vai trò quan trọng trong thương mại, đặc biệt là trong quảng cáo. Qua một số cuộc điều tra cho thấy ngày càng có nhiều người mua hàng nhờ xem truyền hình. Song truyền hình chỉ là một công cụ viễn thông " một chiều", qua truyền hình khách hàng không thể tìm kiếm được các chào hàng cũng như không thể đàm phán với người bán về các điều khoản mua bán cụ thể.
4. Thiết bị kỹ thuật thanh toán điện tử:
Mục tiêu cuối cùng cuả mọi cuộc mua bán là người mua nhận được hàng và người bán nhận được số tiền trả cho số hàng đó, do đó thanh toán là khâu quan trọng nhất của thương mại. Tương tự như vậy, Thương mại điện tử không thể thiếu được công cụ thanh toán điện tử thông qua các hệ thống thanh toán điện tử và chuyển tiền điện tử mà thực chất là các hệ thống tự động chuyển tiền từ tài khoản này sang tài khoản khác.
5. Internet và Web:
Được nghiên cứu từ năm 1969 bởi Bộ quốc phòng Mỹ và tới năm 1983 dự án ghép các máy tính thành mạng chung để trao đổi thông tin nhanh chóng,
kịp thời, Internet và Web ra đời. Đến năm 1995, Internet được chính thứccông nhận là mạng toàn cầu và đã trở thành công cụ quan trọng nhất của thương mại điện tử. Dù rằng không dùng Internet và Web vẫn có thể làm thương mại điện tử ( qua các phương tiện điện tử khác, qua các mạng nội bộ và liên mạng nội bộ) song ngày nay, nói tới thương mại điện tử thường có ý nghĩa là nói tới Internet và Web vì thương mại điện tử đang trong quá trình toàn cầu hoá và hiệu quả hoá, cả hai xu hướng ấy đòi hỏi phải sử dụng triệt để Internet và Web như các phương tiện đã được quốc tế hoá cao độ và có hiệu qủa sử dụng cao.
iv. các hình thức hoạt động phổ biến của thương mại điện tử hiện nay và xu hướng vận động phát triển của thương mại điện tử trong tương lai
1. Các lĩnh vực hoạt động phổ biến của thương mại điện tử hiện nay
Bước sang thế kỷ XX, sự phát triển và hoàn thiện kỹ thuật số đã đưa tới cuộc "Cách mạng số hoá" và " Xã hội thông tin" mà thương mại điện tử là một bộ phận hợp thành. Thương mại điện tử bao gồm nhiều lĩnh vực hoạt động kinh tế khác nhau, trong đó các hoạt động phổ biến hiện nay gồm:
1.1. Thư tín điện tử (E-mail)
Giao dịch bằng thư điện tử là sự trao đổi thông tin một cách "trực tuyến" thông qua mạng giữa các đối tác (người tiêu thụ, doanh nghiệp, các cơ quan chính phủ). Trong thời điểm hiện tại, khi thương mại điện tử mới phát triển ở mức độ nhất định thì E- mail là hình thức hoạt động thương mại điện tử được sử dụng rộng rãi nhất. Việc dùng E- mail để gửi dữ liệu rẻ hơn hàng chục lần so với dùng Fax. Song thông tin của E- mail ở dạng "phi cấu trúc" nên có nhiều hạn chế trong bảo mật và truyền gửi dữ liệu. Do đó, những thông tin quan trọngphục vụ kinh doanh thường không gửi qua E- mail mà sử dụng một phương thức khác tên là EDI.
1.2. Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI - Electronic Data Interchưange)
Trao đổi dữ liệu điện tử là việc trao đổi các dữ liệu dưới dạng "có cấu trúc" (structured form) từ máy điện tử này sang máy điện tử khác, giữa các công ty hay tổ chức đã có thoả thuận hay buôn bán với nhau. Gọi là dữ liệu có cấu trúc vì các bên đối tác phải thoả thuận từ trước khuôn dạng cấu trúc của các thông tin. Thông tin ở đây được mã hoá nên tính bảo mật cũng như an toàn rất cao. Phương pháp này được áp dụng cho các văn bản hợp đồng, chào hàng,... và cũng là cơ sở để hình thành "chữ ký điện tử".
1.3. Cửa hàng ảo hay bán hàng trên mạng (Virtual shop)
Ngày nay người ta tận dụng những ưu điểm của Internet làm "sàn giao dịch" mua bán hàng hoá. Doanh nghiệp kinh doanh xây dựng trên mạng các cửa hàng ảo để thực hiện bán hàng. Người tiêu dùng sử dụng Internet tìm trang Web của cửa hàng, xem hàng hoá hiển thị trên màn hình, chọn và xác nhận mua hàng đó, cuối cùng là trả tiền bằng thanh toán điện tử hay bằng tiền mặt. Khi khách hàng vào cửa hàng ảo, trên màn hình sẽ hiện lên "giỏ mua hàng". Chiếc giỏ này theo người mua trong suốt quá trình mua hàng như ta đi vào siêu thị kể cả khi chuyển qua trang Web khác để chọn hàng. Khi chọn được hàng khách hàng chỉ cần klick chuột vào nút "Hãy bỏ vào giỏ" (Put into Shopping Bag), các giỏ này có nhiệm vụ tự động tính tiền kể cả thuế và cước vận chuyển tận nhà để thanh toán với người mua. Do hàng hoá là hữu hình nên tất yếu sau đó cửa hàng phải sử dụng các phương pháp gửi hàng truyền thống để đưa tận tay người mua song điều quan trọng nhất là khách hàng có thể mua hàng tại nhà mà không phải đích thân đến cửa hàng.
1.4. Thanh toán điện tử (Electronic Payment)
Thanh toán điện tử là việc thanh toán tiền thông qua thông điệp điện tử (Electronic message) thay dcho việc giao tiền mặt. Việc trả lương bằng cách chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản, trả tiền mua hàng bằng thẻ mua hàng, thẻ tín dụng,...đã quen thuộc từ lâu nay._. thực chất đều là các dạng của thanh troán điện tử.
Trong các hình thức hoạt động của thương mại điện tử thì thanh toán điện tử là một trong những hoạt động quan trọng nhất và cũng là vấn đề cốt lõi được nhiều người quan tâm. Chúng ta cần phân biệt giữa thanh toán điện tử thông thường với thanh toán điện tử trong thương mại điện tử. Không phải tất cả các hình thức thanh toán điện tử đều phục vụ cho hoạt động thương mại điện tử. Ví dụ như mạng lưới máy trả tiền tự động ATM 24/24 giờ là một công cụ chuyển tiền, rút tiền điện tử nhưng không được coi là một hình thức thanh toán điện tử trong thương mại điện tử. Các điểm bán hàng chấp nhận các loại thẻ thanh toán cũng không được coi là hình thức thanh toán điện tử trong thương mại điện tử.
Mặc dù các hình thức thanh toán điện tử thông thường và thanh toán điện tử trong thương mại điện tử có nhiều điểm tương đồng như thanh toán không sử dụng tiền mặt, séc hoặc chứng từ có giá khác, điểm căn bản để phân biệt là thanh toán điện tử trong thương mại điện tử cần có xác nhận giao dịch về người cung ứng sản phẩm dịch vụ và người mua hàng do các tổ chức phát hành xác nhận. Trong khi đó các hình thức thanh toán điện tử trong thương mại điện tử cần có xác nhận giao dịch về người cung ứng sản phẩm dịch vụ và người mua hàng do các tổ chức phát hành xác nhận. Trong khi đó các hình thức thanh toán điện tử thông thường không cần tới xác nhận này.
2. Xu thế vận động và phát triển thương mại điện tử :
Thương mại điện tử là một phần của "nền kinh tế tri thức" là một cuộc cách mạng trong thương mại. Nếu thế kỷ IXX là của các công ty có quy mô lớn, thế kỷ XX là của các công ty có mạng phân phối rộng thì thế kỷ XXI, ưu thế sẽ thuộc về các công ty kinh doanh trên mạng.
Tuy sinh sau đẻ muộn, Thương mại điện tử đã khẳng định vị thế bởi sự hấp dẫn và phát triển nhanh chóng cả về dung lượng, phạm vi và đối tượng. Năm 2001, doanh thu từ thương mại điện tử trên toàn cầu sẽ đạt trên 300 tỷ USD trong đó phần lớn thuộc về các công ty sản xuất hàng tiêu dùng, tiếp theo là sản phẩm đồ dùng văn phòng, đồ điện tử và các sản phẩm máy tính, sách báo, băng đĩa, âm nhạc... Số liệu thống kê cho thấy, tại Mỹ đã có trên hai triệu hộ gia đình kết nối Internet và 19% các giao dịch trên mạng dành cho hoạt động mua bán. Chỉ có thương mại điện tử mới cho phép tiếp cận tới 160 triệu khách hàng, những người tham gia mạng máy tính toàn cầu. Thương mại điện tử mang lại lợi ích cho cả người mua và người bán, loại bỏ sự ngăn cách về không gian và thời gian cho các giao dịch, cho phép tiếp nhận và tổ chức cung ứng hàng hoá, dịch vụ vào mọi lúc, đến từng khách hàng, từng bước thay đổi cách thức giao dịch truyền thống trước đây dựa trên hoá đơn chứng từ và các tiếp xúc phiền toái khác.
Từ các con số trên có thể khẳng định thương mại điện tử không phải là một hiện tượng nhất thời mà là một xu thế tất yếu không thể đảo ngược. Thương mại điện tử đang ngày càng chứng tỏ những lợi ích tiềm tàng và hiệu quả to lớn đối việc phát triển kinh tế, xã hội. Và trong tương lai nó sẽ trở thành một hình thức kinh doanh rộng khắp trên toàn thế giới.
v. những thuận lợi và khó khăn cho sự phát triển của thương mại điện tử
Thương mại điện tử thực sự là một thị trường đang phát triển. Trong môi trường chuyển động và thay đổi nhanh chóng ta có thể thấy rõ sự tác động của nó tới đời sống của con người, tới sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia và của toàn thế giới. Thương mại điện tử mang đến cho các công ty, doanh nghiệp cũng như cho người tiêu dùng những lợi ích và cơ hội đáng kể.
1.Những thuận lợi
Mang đặc tính của một thị trường mở toàn cầu, thương mại điện tử sẽ có nhiều thuận lợi để phát triển vì nó mang đến những cơ hội to lớn cho nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế của mỗi quốc gia nói riêng. Với các lợi thế về mặt giá cả, thời gian, thương mại điện tử đang là hình thức được cả các doanh nghiệp và người tiêu dùng lựa chọn để thay thế cho các hình thức thương mại truyền thống. Ta có thể điểm qua một số lợi ích mà thương mại điện tử mang đến như sau:
- Góp phần thay đổi nền kinh tế:
Trước tiên là thương mại điện tử có thể góp phần làm thay đổi cơ cấu kinh tế, rút ngắn khoảng cách giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng, giảm bớt các khâu trung gian phân phối trong thương mại truyền thống. Thương mại điện tử có thể cải tiến cách thức quản lý các hoạt động và giao dịch thương mại cũng như sẽ làm tăng hiệu quả kinh tế. Nó mang lại khả năng hồi đáp nhanh chóng, độ tin cậy cao và tất nhiên là giảm chi phí. Thương mại điện tử giảm thiểu các hạn chế tham gia thị trường, mở rộng thị trường hiện có và tạo nên các lĩnh vực kinh doanh mới đặc biệt là trong lĩnh vực hàng hoá vô hình.
Như vậy có thể thấy rõ sự tăng trưởng của thương mại điện tử sẽ dẫn tới những sự thay đổi cơ bản về mặt cơ cấu nền kinh tế. Và nếu xét dưới khía cạnh pháp lý, những thay đổi về cơ cấu kinh tế cũng sẽ dẫn đến những thay đổi về hệ thống pháp luật.
- Tạo khả năng tham gia thị trường toàn cầu:
Thương mại điện tử cho phép tất cả mọi người cùng tham gia, từ các cá nhân tới các tập đoàn đa quốc gia, từ khu vực đô thị tới những vùng xa xôi, hẻo lánh, từ những nước phát triển tới những nước đang phát triển, cho phép phát triển các hình thức thương mại giữa các cá nhân, những người sử dụng có thể có được những thu nhập nho nhỏ từ các nội dung mà họ đưa lên trang chủ. Ví dụ như một học sinh lập trình được một trò chơi có thể tạo nên một trang web cho riêng mình để bán sản phẩm trò chơi đó của mình. Thương mại điện tử tạo điều kiện cho tất cả mọi người ở khắp mọi nơi tham gia vào thị trường.
- Tạo cơ hội kinh doanh mới, sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ mới
Thông qua thương mại điện tử, nhiều loại hình kinh doanh mới được hình thành. Ví dụ như các nhà trung gian ảo được thiết lập để cung cấp các dịch vụ gia tăng giá trị - như môi giới, tìm kiếm và làm trọng tài cho giới kinh doanh và người tiêu dùng, các siêu thị ảo được hình thành cung cấp hàng hoá, dịch vụ thông qua mạng lưới máy tính.
- Giảm chi phí, nâng cao khả năng cạnh tranh:
Quan hệ giữa khách hàng/ người tiêu dùng với người bán/ nhà cung cấp cũng đã được cải thiện thông qua hình thức của thương mại điện tử. Người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi khi họ có hiều sự lựa chọn hơn qua việc so sánh về giá cả, phương thức giao hàng, thanh toán...
Về bản chất, thương mại điện tử mang tính xuyên quốc gia và nó khuyến khích việc đặt hàng cũng như việc giao nhận hàng hoá và dịch vụ qua biên giới. Như vậy thương mại điện tử sẽ trực tiếp tác động tới môi trường cạnh tranh toàn cầu. Ngược lại, thị trường toàn cầu cũng tạo điều kiện cho thương mại điện tử phát triển ở nhiều lĩnh vực kinh doanh mới với hàng tỉ người tiêu dùng.
Tại Việt Nam, thương mại điện tử mới chỉ bắt đầu được để ý tới trong một hai năm gần đây. Tuy nhiên thương mại điện tử đã và đang mang tới những khích lệ đáng kể cho người tham gia và những người mới tham gia vào thị trường này. Các doanh nghiệp của Việt Nam đang ngày càng biết tận dụng các cơ hội kinh doanh trên mạng để mở rộng hoạt động và tăng doanh thu. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ chính là những đơn vị biết tự huy động các nguồn vốn cho mình thông qua các cơ hội do các trang chủ trên mạng Internet mang đến mà trước đây chưa từng có để xâm nhập vào thị trường toàn cầu.
2. Những khó khăn
Cùng với những cơ hội và các thuận lợi, thương mại điện tử cũng mang đến những thách thức và khó khăn cần được tháo gỡ trong đó có những khó khăn chủ yếu sau:
- Về mặt kỹ thuật công nghệ: nhu cầu về một cơ sở hạ tầng viễn thông đủ năng lực để hỗ trợ cho sự phát triển của thương mại điện tử, vấn đề xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật, phát triển mạng Internet cũng như những giải pháp đảm bảo an toàn cho thương mại điện tử là một trong những điều kiện tiên quyết cho sự phát triển của thương mại điện tử.
- Về mặt thương mại: yêu cầu về một hệ thống thanh toán và chuyển tiền điện tử an toàn và phổ biến được đặt lên hàng đầu, bên cạnh đó là hệ thống thuế công bằng và hữu hiệu... cũng là những vấn đề đặt ra cho các nước mong muốn phát triển thương mại điện tử, đặc biệt là Việt Nam khi mà thói quen thanh toán vẫn sử dụng là tiền mặt.
- Về mặt pháp lý: Một trong những khó khăn thách thức trước mắt cần được giải quyết ngay đó là xây dựng một khung pháp luật cho các hoạt động thương mại tiến hành thông qua các phương tiện điện tử và đặc biệt là mạng Internet. Khung pháp luật này sẽ được áp dụng để điều chỉnh chung cho các hoạt động thương mại nói chung và giao dịch thương mại điện tử nói riêng, không phân biệt nhằm mục đích tiêu dùng hay kinh doanh.
- Về văn hoá, xã hội: thói quen tiêu dùng của con người, ngôn ngữ sử dụng trên Internet chủ yếu là bằng Tiếng Anh và điều này có thể làm hạn chế sự phát triển của thương mại điện tử, sự lo ngại về ảnh hưởng đối với đạo đức, chính trị xã hội thông qua các nội dung thông tin được đưa lên mạng.
Có thể nói sự ra đời và phát triển của thương mại điện tử là một tất yếu trong phát triển kinh tế.Thương mại điện tử đã mang đến những cơ hội và thách thức cho các nước tham gia vào thị trường ảo toàn cầu này. Bên cạnh những cơ hội có thể kể đến như giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tiếp cận được nhu cầu của từng khách hàng ... thương mại điện tử cũng gặp không ít khó khăn trên con đường phát triển của nó. Tuy nhiên trong tương lai, thương mại điện tử sẽ là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của các quốc gia, các khối kinh tế trong cuộc cạnh tranh quyết liệt mang tính khu vực hoá và toàn cầu hoá ngày càng sâu sắc. Thương mại điện tử chính là chìa khoá để nhân loại bước vào thế kỷ XXI- thế kỷ của xã hội tri thức.
Chương ii
Thương mại điện tử ở Nhật Bản
I. Tình hình phát triển thương mại điện tử trên thế giới
Thương mại điện tử trên thế giới tăng với tốc độ 200% trong những năm gần đây. Tổng doanh số thương mại điện tử toàn thế giới năm 1997 đạt khoảng 18 tỷ USD, năm 1998 - 31 tỷ,năm 1999 - 71 tỷ; dự kiến năm 2002 đạt khoảng 300 tỷ USD. Trong tổng doanh số của thương mại điện tử, buôn bán giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước thông qua trao đổi dữ liệu điện tử: EDI ) chiếm khoảng 50%; dịch vụ tài chính và các dịch vụ khác khoảng 45%; dịch vụ bán lẻ khoảng 5%. Internet đóng vai trò quan trọng nối hàng trăm triệu máy tính của người dùng (số thuê bao mạng Internet năm 1998 là 140 triệu, dự kiến năm 2002 con số này sẽ là trên 1 tỷ), có thể truy cập đến hàng triệu nguồn cung cấp thông tin trên khắp thế giới. Thương mại điện tử đang diễn ra mạnh mẽ dưới nhiều hình thức khác nhau trong một xu thế tạo ra một mô thức mới hoàn toàn về sản xuất, kinh doanh và quản lý kinh tế, xã hội.
Có thể nói, cơ sở kỹ thuật công nghệ và pháp lý cho thương mại điện tử còn đang trong giai đoạn tiếp tục xây dựng và hoàn thiện trên phạm vi toàn thế giới. Sự hiểu biết và nhận thức đầy đủ về thương mại điện tử đối với các chính phủ, các tầng lớp nhân dân và các doanh nghiệp vẫn còn nhiều khác biệt. Mặc dù tốc độ tham gia vào thương mại điện tử tăng nhanh nhưng tập trung chủ yếu vẫn là ở các nước tiên tiến, có cơ sở hạ tầng Công nghệ thông tin phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada, Singapore,.. (riêng Hoa Kỳ chiếm khoảng 1/2 tổng doanh số thương mại điện tử thế giới). Hiện nay, các nước đang phát triển đã bắt đầu tham gia nhưng nhìn chung còn chậm chạp và đôi khi còn tỏ ra dè dặt.
Dù hoàn cảnh và hành động của mỗi nước có khác nhau nhưng cách tiếp cận thương mại điện tử của các nước về cơ bản là như nhau. Chiến lược thương mại điện tử của các nước nhìn chung đều chứa đựng các quan điểm cơ bản sau đây:
Kinh tế số hóa nói chung và thương mại điện tử nói riêng là bước phát triển tất yếu, vừa là một cơ hội, vừa là thách thức với những rủi ro.
Thương mại điện tử chỉ có thể thực thi một cách thực tế và hữu hiệu với hạ tầng cơ sở công nghệ phát triển, với một môi trường tổ chức, pháp lý và tài chính chặt chẽ.
Internet và thương mại điện tử là những hoạt động mang tính toàn cầu, cần được tiến hành trong một môi trường pháp lý mang tính toàn cầu và mỗi nước phải tích cực tham gia vào việc hoàn thiện môi trường đó.
Thương mại điện tử mang đặc điểm phi biên giới, phi quốc gia và vì thế nó tạo ra một thị trường mở toàn cầu. Việc nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng và triển khai thương mại điện tử ở các nước cũng như là các tổ chức quốc tế là một việc làm vô cùng cần thiết, giúp cho việc xây dựng và triển khai thương mại điện tử ở Việt Nam. Trong khuôn khổ luận văn này, em đi sâu vào nghiên cứu Thương mại điện tử ở một quốc gia có nền công nghệ thông tin phát triển mạnh đó là Nhật Bản.
ii. sự xuất hiện thương mại điện tử ở Nhật bản.
1. Sự xuất hiện thương mại điện tử ở Nhật Bản:
Thương mại điện tử đang được sự quan tâm trong từng nước, từng khối và trên bình diện toàn thế giới. Nó được diễn ra mạnh mẽ dưới nhiều hình thức khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện của mỗi quốc gia. Mặc dù là nước có cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin khá phát triển nhưng mãi đến năm 1995 Thương mại điện tử mới xuất hiện ở Nhật Bản.
Vào đầu năm 1995, Chính phủ Nhật Bản đã đưa ra chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại, lập ra Hội đồng xúc tiến Thương mại điện tử (Electronic Commerce Promotion Coucil) với nhiệm vụ vạch phương hướng và hỗ trợ phát triển các cơ sở hạ tầng công nghệ và xã hội cần thiết cho Thương mại điện tử. Hội đồng được cấp 300 triệu USD; 1/3 được dùng cho xúc tiến phát triển Thương mại điện tử hàng tiêu dùng bán lẻ, 2/3 được dùng cho Thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp. Hội đồng xúc tiến Thương mại điện tử của Nhật Bản hỗ trợ cho các dự án xây dựng các cửa hàng ảo, các tiêu chuẩn cho thông tin sản phẩm, vấn đề bảo mật và an toàn, công nghệ thẻ thông minh, các trung tâm xác thực và chứng nhận chữ ký điện tử.
Trong bối cảnh các máy tính cá nhân và sự kết nối Internet ngày càng gia tăng, Thương mại điện tử đã thu hút được sự chú ý không chỉ ở các doanh nghiệp mà còn cả ở người tiêu dùng trên mọi phương diện. Hầu như không một ngày nào là báo chí và các phương tiện thông tin khác không nhắc tới vấn đề công nghệ thông tin và Thương mại điện tử và coi đây là một giải pháp hữu hiệu để đưa nền kinh tế Nhật Bản thoát khỏi tình trạng trì trệ hiện nay.
2. Sự phát triển của Internet và tác động của nó đến Thương mại điện tử ở Nhật Bản:
Internet là một trong những thị trường tăng trưởng nhanh nhất ở Nhật Bản. Hiện nay, Nhật Bản trở thành một thị trường bán lẻ qua Internet lớn thứ 2 trên thế giới. Hiện có hơn 20 triệu người Nhật sử dụng Internet và có hơn 4 triệu người vào mạng bằng điện thoại di động. Một số lượng lớn các công ty truyền hình cáp cũng yêu cầu nối Internet thông qua dịch vụ của họ với một số không ít các thuê bao.
Theo điều tra của Nikkei BP vào tháng 2/2000 có 5 trang Web được nhiều người truy cập nhất tại Nhật Bản là: http: // www. Yahoo.co jp ; microsoft.com ; biglobe . ne. jp ; nifty.jp ; msn.com.
Mặc dù có dịch vụ Internet nhưng nhiều người dân Nhật Bản vẫn còn nhiều e ngại khi tham gia truy cập Internet và tham gia vào thương mại điện tử bởi cước phí kết nối cao khảng 3 yên/1 phút cao hơn nhiều lần so với ở Mỹ.Điều này đã ảnh hưởng không ít tới việc mở rộng giao dịch thương mại điện tử. Hiện nay chính phủ Nhật Bản nói chung và các doanh nghiệp Nhật Bản nói riêng đang cố gắng khắc phục tình trạng này nhằm giảm bớt cước phí, thu hút được nhiều đối tượng hơn tham gia vào thương mại điện tử.
iii. Thực trạng thương mại điện tử ở Nhật Bản
1. Thực trạng thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp với người tiêu dùng (thương mại điện tử B to C):
1.1. Các nhóm mặt hàng trên thị trường thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp với người tiêu dùng ở Nhật Bản:
Dựa trên quy mô tăng trưởng và khuynh hướng mở rộng tỷ lệ thương mại điện tử người ta chia các mặt hàng ra làm 4 nhóm:
- Nhóm có quy mô tăng trưởng lớn.
- Nhóm có tỷ lệ tăng trưởng cao.
- Nhóm có tỷ lệ tăng trưởng tương đối thấp.
- Nhóm mà thương mại điện tử đang xâm nhập.
Đặc trưng của 4 nhóm trên là:
a. Nhóm có quy mô thị trường lớn:
Nhóm này bao gồm bất động sản, ô tô, máy tính cá nhân và các linh kiện của máy tính cá nhân, du lịch. Trong nhóm này, bất động sản và ô tô là hai mặt hàng có triển vọng và hiệu quả cao trong việc áp dụng thương mại điện tử và góp phần nâng cao quy mô tăng trưởng tổng thể. Mặc dù hai mặt hàng này có giá trị lớn đòi hỏi người mua phải thận trọng trong việc ra quyết định, kèm theo đó là các thủ tục tương đối phức tạp nên việc mua bán trực tiếp (mặt đối mặt) là không thể thiếu. Thế nhưng ngược lại, việc tìm kiếm, thu nhận thông tin cũng không kém phần quan trọng. Internet lúc này đã thể hiện tính tiện ích của mình trong việc cung cấp các thông tin.
b. Nhóm các mặt hàng có tỷ lệ tăng trưởng cao:
Nhóm này bao gồm các loại chứng khoán, thực phẩm và dịch vụ. Cổ phiếu và các chứng từ có giá là những mặt hàng thông tin nên dễ thích ứng với giao dịch thông qua Internet. Thực phẩm ở đây chủ yếu là đặc sản của các địa phương và việc trao đổi mua bán cũng được diễn ra tích cực trên mạng.
c. Nhóm mặt hàng có tỷ lệ tăng trưởng tương đối thấp:
Nhóm này bao gồm: giải trí, sách báo, đĩa CD, quần áo và một số mặt hàng khác như dược, mĩ phẩm, đồ điện gia dụng....Vé vào cửa( vé xem phim, thể thao... ) là mặt hàng chủ yếu của nhóm vui chơi, giải trí nhưng do đặc tính về cơ cấu lưu thông giữa các nhà tổ chức, tập quán thương mại nên sự tham gia vào thị trường thương mại điện còn hạn chế và chưa có một thử nghiệm táo bạo nào để sử dụng tính tiện lợi của Internet. Tuy nhiên khả năng tiềm tàng của mặt hàng này là rất lớn.
Mặc dù sách, đĩa CD đã được tiến hành bằng thương mại điện tử từ khá sớm nhưng do còn tồn tại tập quán thương mại nên chưa tận dụng được triệt để tính tiện dụng của thương mại điện tử. Mặt hàng quần áo cũng vậy, người tiêu dùng phần lớn đều muốn được tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm để biết được tính dụng và chất lượng sản phẩm.
d. Nhóm mặt hàng mà thương mại điện tử đang bắt đầu xâm nhập:
Đây là nhóm mặt hàng chưa tham gia hoặc tham gia kinh doanh ít trên thương mại điện tử nhưng có triển vọng phát triển trong tương lai.
1.2. Một số phương tiện tham gia vào thương mại điện tử ở Nhật Bản :
1.2.1 Internet:
Internet là một trong những thị trường tăng trưởng nhanh nhất ở Nhật Bản. Hiện có hơn 20 triệu người truy cập trên Internet. Nhật Bản trở thành thị trường bán lẻ qua Internet lớn thứ hai trên thế giới. Thêm vào đó có hơn 4 triệu người vào mạng bằng điện thoại di động. Một số lượng lớn các công ty truyền hình cáp cũng yêu cầu nối Internet thông qua dịch vụ của họ với một số lượng không nhỏ các thuê bao. Theo điều tra mới đây, ở Nhật Bản có 5 trang Web có số người truy cập nhều nhất là: http: //www.yahoo.co.jp; microsoft.com; bigbole.ne.jp; nifty.ne.jp; msn.com.
Tuy nhiên , chi phí sử dụng Internet còn khá cao (khoảng 3 yên/1 phút, đắt gấp nhiều lần so với Hoa Kỳ), nên việc mở rộng giao dịch thương mại điện tử qua Internet vẫn còn gặp nhiều trở ngại. Theo dự báo của Hội đồng xúc tiến thương mại điện tử, tổng giá trị giao dịch thương mại điện tử qua mạng Internet trong thời gian 1999-2002 mới đạt khoảng 126,05 tỷ USD, bằng 1% tổng giá trị giao dịch thương mại chung (bằng mọi phương tiện khác) của nước này
1.2.2. Máy tính cá nhân:
ở Nhật Bản hiện nay cứ 100 gia đình thì 20 gia đình có máy tính chưa kể đến số máy tính trong các doanh nghiệp và các cơ quan chính phủ. Theo thống kê, tháng 2/2000 doanh thu bán máy tính cá nhân trong nước tăng 37,7% hàng năm. Trong năm 1999 số máy tính bán ra là 1,002 triệu cái và con số này còn tăng trong những năm tiếp theo.
1.2.3. Điện thoại di động:
Vào đầu năm 1999, Docomo- một công ty con của NTT cho ra đời một loại điện thoại di động có thể kết nối Internet đó là I-mode. Đây là một loại điện thoại di động có thể kết nối Internet và là một lựa chọn phổ biến thay cho việc sử dụng máy tính cá nhân trong việc kết nối Internet. Thông qua I-mode, các thuê bao có thể mua sắm, giao dịch ngân hàng, đặt vé, gửi và nhận thư cũng như có thể xem 250 trang Web chính thức và hơn 5.000 trang Web không chính thức.
Đầu tháng 1/2000 có hơn 4,8 triệu điện thoại di động sử dụng dịch vụ I-mode và con số này còn tăng trong thời gian tiếp theo. Tuy nhiên vẫn có hai yếu tố cản trở sự kết nối Internet theo phương thức này đó là: tốc độ truy cập còn chậm và kích cỡ màn hình còn nhỏ, hiển thị được ít nội dung thông tin. Điều này đang được các nhà sản xuất thiết kế khắc phục những nhược điểm này và sẽ cho ra đời loại điện thoại di động có tốc độ kết nối nhanh hơn và có màn hình hiển thị rộng hơn.
Hiện nay Docomo chiếm gần 60% thị trường điện thoại di động ở Nhật Bản, phục vụ cho gần 30 triệu người sử dụng, đây là một thị trường thương mại điện tử đầy tiềm năng. Bên cạnh Docomo còn có một số hãng khác tham gia vào thị trường này đó là: DDI 12%, IDD:7%, J-phone: 7.
1.2.4. Vô tuyến truyền hình cáp:
ở Nhật Bản , có khoảng 80 công ty truyền hình cáp tham gia cung cấp dịch vụ kết nối Internet. Số người sử dụng Internet trên mạng qua truyền hình cáp đang tăng lên đáng kể và vào cuối tháng 1/2000 là gần 200.000 người (năm 1998 là 21.000 người). Số người đăng ký sử dụng truyền hình cáp hiện nay ở Nhật là là hơn 15 triệu người và nhu cầu kết nối Internet ngày càng gia tăng. Đây có thể sẽ là một phương pháp phổ biến để kết nối Internet trong tương lai bởi phương pháp này có một lợi thế hơn hẳn so với máy tính cá nhân và I-mode, đó là tốc độ truy cập thông tin nhanh hơn nhiều lần (khoảng chừng 10 Mbps so với máy tính là 28 - 128 Kbps và I-mode là 9,6 Kbps.
1.2.5. Thiết bị chơi điện tử:
Hãng Sony được coi là ngọn cờ đầu trong việc cung cấp các dịch vụ kết nối Internet dưới dạng các máy chơi điện tử. Các dịch vụ này đầu tiên được Sony áp dụng ở 6 thành phố trên đất nước Nhật Bản và sau đó là 21 tỉnh thành vào năm 2001. Dịch vụ này được kết nối với Internet thông qua các loại thiết bị chơi điện tử như: Sega's Dreamcast và Playstation 2. Playstation 2 sẽ sử dụng dịch vụ này để kết nối với Internet, nơi mà các khách hàng có thể mua sắm các hàng hoá như: phần mềm, phim ảnh, âm nhạc.... một cách dễ dàng. Một Playstation 2 có thể có tốc độ xử lý dữ liệu tương đương với một máy tính Pentium III.
Bên cạnh Sony còn có một số các hãng khác như : Nitendo, Sega cũng tham gia vào thị trường này. Hiện tại, có khoảng 50% gia đình ở Nhật Bản có máy chơi game. Đây cũng có thể được coi là một thị trường thương mại điện tử tiềm năng ở Nhật Bản bởi nó thu hút được một lượng khách hàng lớn là giới trẻ.
1.3. Quá trình giao dịch thương mại điện tử B to C ở Nhật Bản:
Quá trình giao dịch thương mại điện tử B to C ở Nhật Bản bắt đầu từ trao đổi thông tin, thanh toán và kết thúc bằng việc phân phối sản phẩm. Hành vi giao dịch về cơ bản có thể chia làm 5 mức:
- Trao đổi thông tin.
- Đăng ký đặt trước.
- Chào đặt hàng.
- Thanh toán.
- Phân phối.
Một phần trong các công đoạn trên có thể chuyển sang bằng Internet và các công đoạn còn lại thì kết hợp với phương thức thực tế ở các cửa hàng sẵn có hoặc qua điện thoại. Internet tham gia vào công đoạn nào và mức độ tham gia nhiều hay ít tuỳ thuộc vào đặc tính của từng loại hàng hoá và mức độ xâm nhập của thương mại điện tử vào hàng hoá đó ra sao.
1.3.1. Cung cấp thông tin, tìm kiếm thông tin:
Đây là hành vi khởi đầu và cũng là hành vi quan trọng nhất. Người mua tìm kiếm các thông tin về hàng hoá mình cần mua trên mạng. Các thông tin này được cung cấp dưới các dạng như: các cataloge, sách hướng dẫn, bản ước giá...Người mua xem xét tất cả các dữ kiện về hàng hoá cần mua trước khi ra các quyết định tiếp theo. Các thông tin này dù chỉ là những thông tin ban đầu, nhưng nó đặc biệt quan trọng nhất là trong trường hợp hàng hoá có giá trị lớn như bất động sản hay ô tô. Thay vì phải trực tiếp đi tìm kiếm, dò hỏi, người mua chỉ việc ngồi nhà và truy cập trên Internet.Trong một số trường hợp, việc tìm kiếm, cung cấp thông tin còn có tác dụng đẩy nhanh tốc độ của việc đàm phán và giao kết hợp đồng.
1.3.2. Đăng ký đặt trước:
Đây là hành vi chào hàng chính thức, đăng ký trước khi ký hợp đồng. ở Nhật Bản hiện nay việc đặt trước vé du lịch, vé vào cửa, đặt trước hội trường để tổ chức đám cưới... được diễn rất phổ biến thông qua mạng.
1.3.3. Đặt chào hàng:
Là thể hiện ý chí mua hàng thông qua mạng. Hành vi này thường gặp ở các trường hợp bán lẻ qua mạng. Nếu nhìn từ góc độ người tiêu dùng thì các mặt hàng có giá trị lớn như bất động sản và ô tô thường không được đặt mua trực tiếp qua mạng mà người mua thường gặp gỡ trực tiếp với nhau để ký kết hợp đồng.
1.3.4. Thanh toán:
Là việc tiến hành thanh toán tiền hàng qua mạng bằng các phương tiện kỹ thuật số, kỹ thuật mạng. Trong dịch vụ thanh toán điện tử, thông tin được trao đổi qua mạng đương nhiên là các dữ liệu kỹ thuật số. Tiền giấy được thay thế bằng tiền điện tử và các lệnh chuyển tiền cũng được điện tử hoá để tăng tính tiện dụng cho người tiêu dùng. Bản thân các dữ liệu ở đây không có giá trị tiền tệ mà chỉ đơn thuần là các lệnh chuyển tiền đã được điện tử hoá.
1.3.5. Phân phối:
Các hàng hoá, dịch vụ có thể phân phối thông qua mạng chỉ gồm các nhóm tài chính, nhóm dịch vụ. Tuy nhiên hiện nay, ở Nhật Bản cũng đã bắt đầu thử nghiệm phân phối trên mạng với cả một số mặt hàng như vé vào cửa của một số hình thức vui chơi giải trí.
Có thể nói mặc dù Internet ở Nhật Bản phát triển, nhưng do người tiêu dùng còn ở mức độ chưa thành thạo lắm nên mức độ hoàn tất quá trình giao dịch thương mại điện tử trên Internet còn nhiều hạn chế. Mặt khác, mức độ giao dịch trên Internet còn phụ thuộc vào đặc tính cụ thể của từng loại hàng hóa, dịch vụ. Đối với các mặt hàng có giá trị lớn thì thương mại điện tử thường chỉ dừng lại ở việc tìm kiếm thông tin và đặt chào hàng trên mạng. Người tiêu dùng sau khi thu thập thông tin sẽ trực tiếp tìm đến các cửa hàng thực sự. Nhưng các mặt hàng như tài chính, dịch vụ thì tỉ lệ thương mại điện tử thực hiện qua Internet là hơn 90%.
Mức độ hoàn tất giao dịch trên Internet của một số nhóm mặt hàng được thể hiện qua bảng sau:
Mặt hàng
Quá trình giao dịch thơng mại điện tử
1
2
3
4
5
Máy tính và linh kiện
X
-
X
X
-
Sách, đĩa CD
X
-
X
X
-
Quần áo, trang sức
X
-
X
X
-
Thực phẩm
X
-
X
X
-
Sở thích, tạp hoá, đồ gia dụng
X
-
X
X
-
Quà tặng
X
-
X
X
-
Hàng hoá khác
X
-
X
X
-
Du lịch
X
X
X
X
-
Giải trí
X
X
X
X
-
ô tô
X
X
-
-
-
Bất động sản
X
X
-
-
-
Tài chính
X
X
X
X
-
Dịch vụ
X
X
X
X
X
X: có thực hiện trên Internet.
X: có thể thực hiện hoặc không thực hiện trên Internet.
- : Không thực hiện trên Internet.
1. Cung cấp, tìm kiếm thông tin.
2. Đăng ký, đặt trước.
3. Đặt hàng.
4. Thanh toán.
5. Phân phối.
Qua bảng trên ta có thể thấy rằng, tuỳ thuộc vào đặc tính của hàng hoá, dịch vụ mà cách áp dụng Internet cũng khác nhau. Có những hàng hoá thì quá trình giao dịch trên mạng chỉ dừng lại ở cung cấp, thu thập thông tin như : ô tô và bất động sản nhưng cũng có những mặt hàng thì từ cung cấp thông tin đến cả việc thanh toán hay phân phối đều được tiến hành trên mạng như dịch vụ và tài chính. Chính vì vậy, tuỳ từng sản phẩm, hàng hoá mà các nhà kinh doanh sẽ có các biện pháp thích hợp trong việc liên kết chặt chẽ với các cửa hàng thực sự để có thể đưa sản phẩm, hàng hoá đến tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng và có hiệu quả nhất.
1.4. Đặc trưng của thương mại điện tử B to C ở Nhật Bản:
Sự phát triển của thương mại điện tử chịu ảnh hưởng không chỉ của đặc tính sản phẩm, hàng hoá mà còn chịu ảnh hưởng của cơ cấu ngành, cơ cấu lưu thông và môi trường cạnh tranh. Đây một mặt là nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy hay cản trở thương mại điện tử nhưng mặt khác nó lại tạo cho thương mại điện tử của Nhật Bản mang những đặc thù riêng không giống như thương mại điện tử ở một số nước khác đặc biệt là so với Mỹ.
Vào năm 1999- 2000 thế mạnh thương mại điện tử ở Nhật Bản được bộc lộ rõ. Một trong số đó là Mobile - EC với kỹ thuật tiên tiến nhất thế giới, hay việc thanh toán tại các conbini, việc sử dụng đa dạng các hình thức chuyển phát tại nhà hoặc sự liên kết với các cơ sở hạ tầng phân phối cao độ trên đất nước Nhật Bản đã tạo cho thương mại điện tử ở Nhật Bản mang đặc trưng riêng của mình.
1.4.1. Động lực thúc đẩy sự phát triển thương mại điện tử B to C ở Nhật Bản:
Mức độ phát triển thương mại điện tử ở Nhật Bản phụ thuộc vào 3 yếu tố:
- Đặc tính cố hữu của hàng hoá.
- Cơ cấu ngành, cơ cấu lưu thông.
- Môi trường cạnh tranh.
Cơ cấu ngành, cơ cấu lưu thông
Thương mại điện tử
Môi trường cạnh tranh
Đặc tính hàng hóa
Đặc tính của hàng hoá là những tính chất riêng có của hàng hoá. Những hàng hoá này có thể thích ứng được với thương mại điện tử ra sao, có thể phát huy được nhiều hay ít các ưu điểm của thương mại điện tử như thế nào đều do đặc tính của hàng hoá đó quyết định. Mặt hàng PC (bao gồm máy tính cá nhân và các linh kiện đi kèm với nó), đĩa cd được thương mại điện tử hóa từ rất sớm là do nó phát huy được đặc tính của nó đối với thương mại điện tử.
Sự phát triển của thương mại điện tử không chỉ phụ thuộc vào đặc tính của hàng hoá mà còn phụ thuộc vào cơ cấu ngành, cơ cấu lưu thông. Cơ cấu ngành ở đây thể hiện ở mối liên quan giữa các nhà kinh doanh với những người bán lẻ, khoảng cách từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng, mức độ trật tự của ngành, tính độc quyền, tập quán thương mại...
Môi trường cạnh tranh cũng ảnh hưởng tới sự phát triển thương mại
điện tử ở Nhật Bản. Sở dĩ có sự cạnh tranh là do có sự giới thiệu các tiền lệ
tiên tiến ở nước ngoài hay sự tham gia của các công ty nước ngoài vào thị trường Nhật Bản trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Điều này đã dẫn đến sự cạnh tranh trong các lĩnh vực. Các doanh nghiệp Nhật Bản buộc phải nâng cao vị thế của mình bằng mọi cách. Sự cạnh tranh này không chỉ xảy ra giữa các doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài mà còn xảy ra giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau. Điều này vô hình chung đã thúc đẩy thương mại điện tử phát triển. Trong lĩnh vực sản xuất ô tô thì ngay giữa các hãng sản xuất ô tô trong nước như Toyota, Honda, Mitsubishi,... cũng đã có sự cạnh tranh khốc liệt chưa kể đến sự tham gia vào thị trường thương mại điện tử của một số hãng ô tô nước ngoài của Mỹ như: A._.dụng hoặc chuyển tiền qua ngân hàng. Sau vài ngày, công ty Sony sẽ chuyển hàng đến tận tay người nhận và việc vận chuyển này hoàn toàn miễn phí. Một số công ty máy tính như CMC, Thuận Quốc cũng đã thông qua việc thiết lập trang Web cho phép khách hàng mua hàng qua mạng. Không chỉ hàng hóa thông thường được đưa lên Internet, năm qua công ty Nhã Đạt (TP Hồ Chí Minh) đã xây dựng hình thức mua bán nhà qua mạng và gần đây, công ty đã chọn mặt bằng tại chuỗi siêu thị Co-opmart, mở mạng truy cập mua bán nhà miễn phí cho khách hàng đi siêu thị. Nhìn chung, việc áp dụng TMĐT vào kinh doanh đã bắt đầu trở lên sôi động, nhất là ở miền Nam.
3.2. Những vấn đề còn tồn tại:
Những hành động bước đầu về vận dụng thương mại điện tử trên là đặc biệt khích lệ, song qua một thời gian ngắn triển khai đã bộc lộ nhiều yếu tố gây "ách tắc", "xung đột" và như đánh giá của nhiều chuyên gia về tin học và kinh tế, những tổ chức trên mới chỉ dừng lại ở mức độ thí điểm cho thương mại điện tử ở Việt Nam, chưa hình thành đầy đủ về các mặt phát triển công nghệ thông tin, nguồn nhân lực cũng như hạ tầng cơ sở kinh tế - xã hội - pháp lý.
Theo con số thống kê của Tổng cục Bưu điện, đến tháng1/2000 ở Việt Nam có hơn 163,000 thuê bao Internet. Nếu tính cả số người dùng Internet thông qua các mạng dùng riêng ở các trường đại học, công ty...và bằng dịch
vụ Vnn 1269 thì ước tính có khoảng 500.000 người dân Việt Nam đã được làm quen và sử dụng Internet. Về cơ cấu khách hàng được thống kê, khách hàng người Việt Nam chiếm khoảng 70%, trong đó có hơn nửa là doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, con số bình quân 163,000 thuê bao Internet trên gần 80 triệu dân còn thua xa nhiều nước trong khu vực. Điều này chứng tỏ Internet Việt Nam còn phát triển chậm và kém phổ biến. Ví dụ Hong Kong với 6 triệu dân thì có tới 83.000 thuê bao, Singapore với 3 triệu dân có tới 67.000 thuê bao.
Cho tới nay có hơn 3.000 doanh nghiệp (trong số 50.000 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong cả nước) mở trang Web để giới thiệu hoạt động kinh doanh và mặt hàng của mình nhưng đa phần cũng chỉ giới thiệu về công ty như địa chỉ, số điện thoại, số fax, địa chỉ e-mail, các mặt hàng kinh doanh chính..... chứ không phải là nơi tăng sức cạnh tranh, đẩy mạnh hoạt động. Một số doanh nghiệp đã tiến hành thí điểm kinh doanh thương mại điện tử nhưng còn nhiều bất cập. Ví dụ, siêu thị ảo Viet Nam CyberMall ra đời năm 1999 với hơn 500 mặt hàng. Lượng truy cập vào CyberMall khoảng 8.000 và có 30.000 đơn đặt hàng qua siêu thị nhưng số đơn đặt hàng mua bán thực sự thấp hơn nhiều. Việc bán hàng qua mạng lới chỉ chiếm khoảng 3% trong tổng số các giao dịch mua bán. Phương thức thanh toán chủ yếu là trả tiền mặt, hệ thống thanh toán điện tử - công cụ không thể tách rời thương mại điện tử vẫn chưa được hình thành. Sau 4 năm tiến hành khai thác Internet hiện chỉ có hơn 1.000 doanh nghiệp có tên miền riêng (tên công ty.com.vn).
Trên bình diện xã hội, lề lối làm việc nói chung và cách mua bán hàng hoá nói riêng vẫn còn theo tập quán cũ: giao dịch trên giấy tờ, mua bán hàng hoá cần phải sờ tận tay,... nghĩa là khác biệt một cách cơ bản so với khái niệm thương mại điện tử, và đây là một thói quen không dễ thay đổi.
Trong bối cảnh chung như vậy, hệ thống pháp lý về thương mại điện tử của Việt Nam còn hết sức sơ khai, chưa có nền tảng cơ bản cho những hoạt
động rất mới này, các yếu tố của thương mại điện tử chưa được phản ánh trong hệ thống nội luật và hệ thống thuế. Chúng ta chưa xây dựng được văn bản luật liên quan tới giao dịch thanh toán điện tử, chữ ký điện tử, bảo vệ an toàn thông tin trên mạng, bản quyền, sở hữu trí tuệ,... Trong Bộ luật hình sự của chúng ta cũng chưa quy định các tội phạm trong lĩnh vực này.
Ngoài ra, những khó khăn về cơ sở hạ tầng kỹ thuật như tốc độ truy cập Internet thấp, chi phí truy cập còn cao so với thu nhập cá nhân,... là những trở ngại không nhỏ cho việc phát triển thương mại điện tử. Hiện tại, cước phí Internet đã giảm nhưng vẫn cao gấp nhiều lần so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Khả năng ngoại ngữ (Tiếng Anh - ngôn ngữ chính trên Internet) còn hạn chế đã tác động đến khả năng tiếp cận giao tiếp với Internet của người tiêu dùng. Các dịch vụ trên mạng còn nghèo nàn, thông tin chậm cập nhật, chất lượng thông tin không cao làm giảm cảm hứng của người tiêu dùng.
Có thể nói những năm qua, thương mại điện tử Việt Nam mới đang ở giai đoạn " khởi động ".
II. Một số bài học kinh nghiệm của Việt Nam và phương hướng phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo
Qua xem xét một số vấn đề về thương mại điện tử ở Nhật Bản, liên hệ với thực tế của thương mại điện tử ở Việt Nam ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cũng như các biện pháp nhằm phát triển thương mại điện tử trong thời gian tới.
Về phát triển nguồn nhân lực:
1.1. Nhận thức về thương mại điện tử:
Hiện nay mức độ nhận thức của người dân Việt Nam đối với hoạt động thương mại điện tử vẫn còn thấp. Xét trên bình diện toàn quốc, vẫn chưa hình thành được nhận thức về thương mại điện tử như một hình thái hoạt động trong xã hội. Hầu hết mọi người vẫn chỉ coi thương mại điện tử là việc buôn bán qua mạng và chưa coi thương mại điện tử là một lĩnh vực kinh doanh của mình. Theo đánh giá chung thì hoạt động phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức về thương mại điện tử cho người dân là hoạt động có tính chất quyết định, nhất là trong giai đoạn đầu đưa thương mại điện tử vào đời sống kinh tế. Hiện nay không chỉ riêng ở Việt Nam mà cả các quốc gia được coi là tiên tiến trên thế giới, hoạt động nhằm nâng cao nhận thức về thương mại điện tử cho người dân vẫn được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.
Đối với Việt Nam không phải bây giờ hoạt động này mới được triển khai. Tuy nhiên trớc đây do nhận thức chưa đầy đủ nên các hoạt động phổ cập kiến thức về thương mại điện tử thông qua các phương tiện thông tin đại chúng chỉ nghiêng nhiều về quảng cáo hoặc có chăng chỉ đề cập đến thương mại điện tử ở một phương diện nào đó. Để có thể tạo ra được một cái nhìn chính xác và đầy đủ về thương mại điện tử cho mỗi người dân, chúng ta cần phải thực hiện một số các biện pháp cụ thể sau:
-Cùng với quá trình phát triển văn hóa, giáo dục, Chính phủ cần quan tâm triển khai các chương trình nâng cao nhận thức về thương mại điện tử cho người dân, xây dựng và tổ chức các chương trình đào tạo cấp tốc đội ngũ chuyên gia tin học và thương mại điện tử.
- Đưa các kiến thức về thương mại điện tử vào chơng trình giáo dục tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, đặc biệt quan tâm ở các trường thuộc khối kinh tế , công nghệ thông tin.
- Phổ biến rộng rãi các kiến thức về thương mại điện tử trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, truyền hình. Có các biện pháp khuyến
khích, hỗ trợ cho các công tác biên soạn và phát hành các tài liệu có liên quan
đến thương mại điện tử.
- Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh sử dụng thương mại điện tử trong giao dịch kinh tế để từ đó họ thấy được bản chất và lợi ích của việc sử dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của mình.
- Nội dung của tất cả các hoạt động phổ biến kiến thức về thương mại điện tử phải đặt ra yêu cầu là đề cập một cách rõ ràng và hoàn chỉnh về thương mại điện tử. Những nội dung thông tin cung cấp phải chứa đựng đầy đủ về các mặt như: quy định về luật pháp, những yêu cầu về mặt thiết bị, công nghệ, yêu cầu về kỹ năng sử dụng, cách thanh toán…tránh tình trạng cung cấp thông tin một cách không đầy đủ gây nên việc lúng túng khi áp dụng trong thực tế.
1.2. Đào tạo kỹ năng:
Tuy kỹ năng không phải là một vấn đề phức tạp trong thương mại điện tử song nó lại là khâu quyết định đến sự thành công hay thất bại của việc đưa thương mại điện tử vào đời sống kinh tế của mỗi quốc gia. Với Việt Nam có thể coi đây là một vấn đề lớn trong quá trình ứng dụng thương mại điện tử vì một số lý do sau:
Thứ nhất, phần lớn đội ngũ cán bộ trong các cơ quan nhà nước cũng như các doanh nghiệp chưa có kỹ năng sử dụng máy tính một cách thành thạo, đây là một cản trở rất lớn, bởi vì chỉ khi nào chính bản thân những nhà lãnh đạo, những cán bộ chủ chốt nhận thức được những nghiệp vụ của thương mại điện tử thì lúc đó thương mại điện tử mới thực sự đi nhanh vào đời sống kinh tế, xã hội của mỗi cơ quan, mỗi doanh nghiệp. Thực tế là ở Việt Nam những người sử dụng thành thạo máy tính nói riêng và các thiết bị thông tin nói chung thường không phải là những người hoạt động trong lĩnh vực thương mại mà chỉ đơn thuần là những người hoạt động trong lĩnh vực kỹ thuật, do vậy tuy
là chúng ta có một đội ngũ những người làm tin học khá nhưng những người thực sự có thể trực tiếp hoạt động trong thương mại điện tử thì còn rất thiếu. Vì vậy vấn đề hiện nay là cần phải đào tạo được một đội ngũ những người hoạt động trong lĩnh vực thương mại có kỹ năng sử dụng máy tính thành thạo, có khả năng tiếp cận và áp dụng được thương mại điện tử vào trong hoạt động kinh doanh của cơ sở mình.
Thứ hai, trong khi thương mại điện tử đã và đang rất phổ biến ở các quốc gia trên thế giới thì ở Việt Nam thói quen mua bán, giao dịch theo phương thức truyền thống trên giấy tờ vẫn là chủ yếu, giao dịch điện tử chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong giao dịch thương mại. Vì vậy, đây thực sự là một lực cản rất lớn đối với sự chấp nhận thương mại điện tử ở Việt Nam.
Đối với công tác đào tạo cần phải xác định rõ mục tiêu đào tạo là gì? đối tượng đào tạo và lực lượng đào tạo sẽ là ai và theo hình thức nào? từ đó xác định được kết quả đào tạo với từng đối tượng cụ thể. Thường xuyên mở các lớp, các khóa đào tạo về thương mại điện tử trong cả khu vực Nhà nước và cả khu vực tư nhân kết hợp với việc đào tạo kỹ năng cho các cán bộ hoạt động trong lĩnh vực thông tin để có thể đáp ứng được những đòi hỏi của công nghệ thông tin hiện đại. Hàng năm có thể thuê các chuyên gia nước ngoài giảng dạy hoặc gửi cán bộ đi học ở nước ngoài để phục vụ cho việc triển khai ứng dụng thương mại điện tử.
2. Về cơ sở hạ tầng:
2.1. Hạ tầng pháp lý:
Một trong những vấn đề cần thực hiện trớc khi đưa thương mại điện tử vào hoạt động đó là phải tạo ra được một sự công nhận về mặt pháp lý cho nó. Đây là một vấn đề có tính bắt buộc đối với tất cả các quốc gia khi tham gia vào thương mại điện tử bởi đây là tất cả những cơ sở về mặt pháp lý đảm bảo cho các hoạt động của thương mại điện tử được thực hiện một cách thông suốt và thống nhất. Thương mại điện tử có được chấp nhận và ứng dụng ở nước ta một cách an toàn và hiệu quả hay không thì một cơ sở pháp lý đủ mạnh để điều chỉnh các quan hệ kinh tế, thương mại phát sinh trong lĩnh vực này là một điều kiện tiên quyết.
Trước hết, chúng ta cần khẩn trương và tâp trung rà soát lại toàn bộ hệ thống nội luật, các văn bản quy phạm pháp luật về thương mại và liên quan tới thương mại, các điều ước quốc tế, các cam kết của Việt Nam trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế – thương mại khu vực và thế giới, làm cơ sở đánh giá rằng hệ thống quy phạm pháp luật của ta hiện đã đáp ứng được những đòi hỏi gì của thương mại điện tử, những mặt nào cần phải bổ sung sửa đổi cho phù hợp, những mặt nào cần nghiên cứu, xây dựng tiến tới thể chế hoá thành luật, các văn bản dưới luật và một hệ thống chính sách, cơ chế đi kèm nhằm thực tiễn hoá các văn bản trên trong một lộ trình kế hoạch khung về xây dựng hạ tầng pháp lý cho viêc chấp nhận và ứng dụng thương mại điện tử ở nước ta .
Thứ hai, chính phủ nên tập trung tạo ra môi truờng để thúc đẩy thương mại điện tử phát triển, việc trực tiếp tham gia vào các hoạt động cụ thể của thương mại điện tử trong thời gian trớc mắt chỉ để cho khối các doanh nghiệp tiến hành ( ứng dụng chủ yếu vào hình thức B to B ). Quá trình xây dựng nội dung và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách, cơ chế cần hướng vào việc nâng cao tính tin cậy của việc sử dụng các phương tiện và các phương pháp điện tử để thực hiện các hoạt động thương mại. Cần thường xuyên cập nhật và hệ thống các chính sách mã hoá, các quy định về bảo vệ hệ thống sở hữu trí tuệ, hình thành các bằng chứng điện tử ( trong đó chữ ký điện tử là yếu tố then chốt ) ...để bảo đảm được vấn đề an toàn và bảo mật, bảo vệ bí mật cá nhân, quyền lợi của các chủ thể tham gia vào thương mại điện tử .
Thứ ba tiến hành công khai hoá trong quá trình xây dựng và ban hành
các văn bản quy phạm pháp luật.
Thứ tư minh bạch hoá các văn bản quy phạm pháp luật và hệ thống chính sách, cơ chế dự thảo được xây dựng đối với các tổ chức kinh tế – thương mại khu vực và quốc tế thể hiện hệ thống pháp lý của ta vừa có tính độc lập, vừa là một bộ phận cấu thành thống nhất trong hệ thống pháp lý quốc tế, gắn liền với tính chất phi biên giới, không phân biệt đối tượng tham gia của thương mại điện tử.
2.2. Hạ tầng công nghệ:
Hạ tầng công nghệ là một điều kiện cần cho hoạt động của thương mại điện tử, do đó phải xây dựng được một nền tảng công nghệ đủ mạnh mới có thể đáp ứng được yêu cầu của thương mại điện tử. Công nghệ phục vụ cho thương mại điện tử chủ yếu bao gồm công nghệ và viễn thông, công nghệ phần cứng và công nghệ phần mềm. Nhìn chung trong cả ba lĩnh vực này trên thế giới đều đã phát triển ở mức độ rất cao, quyền lực chủ yếu nằm trong tay của một số tập đoàn lớn. Do vậy vấn đề phát triển công nghệ ở Việt Nam rất cần được quan tâm để có được cách đi đúng đắn tránh tình trạng phụ thuộc về mặt công nghệ với các nước phát triển.
Về viễn thông, tận dụng lợi thế của một nước đi sau, Việt Nam hiện đã và đang xây dựng một hạ tầng công nghệ tương đối hiện đại, có thể đáp ứng được những yêu cầu của hoạt động thương mại điện tử, song vẫn chưa đủ để có thể đáp ứng được việc áp dụng thương mại điện tử trên quy mô lớn. Về công nghệ phần cứng và phần mềm máy tính, Việt Nam vẫn còn yếu kém. Tuy gần đây đã có những bước phát triển mới song xét một cách toàn diện thì cả công nghệ phần cứng và công nghệ phần mềm của chúng ta vẫn chưa thể đáp ứng được những đòi hỏi của thương mại điện tử.
Đứng trước tình hình đó, những vấn đề cần phải giải quyết về mặt công nghệ để phục vụ cho hoạt động thương mại điện tử đối với Việt Nam lúc này là :
Xây dựng tiêu chuẩn hạ tầng thông tin quốc gia nhằm tạo thuận lợi cho việc kết nối và vận hành qua lại với hạ tầng công nghệ thông tin ASEAN và các nước khác, xây dựng chính sách giá cả hợp lý trong viễn thông và truy cập Internet nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho toàn dân tiếp cận Internet và thương mại điện tử .
Nghiên cứu xây dựng ban hành tiêu chuẩn hạ tầng công nghệ thông tin quốc gia nhằm tạo thuận lợi cho việc kết nối và vận hành qua lại với mạng thông tin trong khu vực và các nước khác trên thế giới .
đẩy mạnh hoạt động lắp ráp máy tính nói riêng và các thiết bị điện tử tin học khác nói chung tại Việt Nam để giảm giá thành các loại máy tính cá nhân thông thường, xây dựng các khu công nghiệp sản xuất phần cứng trên cơ sở chuyển giao công nghệ từ nước ngoài. Đầu tư mua sắm và lắp đặt các thiếtt bị điện tử hiện đại chuyên dùng cho thương mại điện tử, cần đặc biệt lưu ý đến tính hiện đại của công nghệ, tránh tình trạng mua phải những máy móc thiết bị có công nghệ quá lạc hậu.
Có các chính sách và các biện pháp đặc biệt để xây dựng và củng cố các trung tâm phát triển phần mềm, khuyến khích phát triển đầy đủ các phần mềm hệ thống, bảo mật, trao đổi thông tin, thanh toán điện tử.
Hạ tầng đảm bảo an ninh, an toàn thông tin cho thương mại điện tử:
Cùng với những ưu thế không thể phủ nhận, thương mại điện tử đã và đang đặt ra những vấn đề khó khăn cần được giải quyết. Một vấn đề được đặt lên hàng đầu đối với tất cả các quốc gia trong quá trình tham gia vào thương mại điện tử nói riêng và mạng thông tin toàn cầu nói chung là vấn đề đảm bảo an ninh và an toàn thông tin. Giải quyết được một cách triệt để vấn đề này là một việc làm hết sức khó khăn ngay cả đối với các quốc gia đi đầu trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Thực tế ngay cả ở các quốc gia phát triển nhất như Nhật Bản, Hoa Kỳ vẫn xảy ra tình trạng thông tin bị phá hoại hoặc bị đánh cắp. Vì vậy cần có sự đảm bảo của tổng thể nhiều yếu tố. Đó là sự đảm bảo về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, vấn đề cơ chế quản lý và quan điểm chỉ đạo của Nhà nước. Chính vì những lý do như trên, việc thiết lập một kế hoạch xây dựng và thực thi các vấn đề đảm bảo an ninh, an toàn thông tin là việc làm không thể thiếu và bao gồm các nội dung sau :
Xây dựng hạ tầng mật mã khoá công khai đáp ứng yêu các cầu của thương mại điện tử. Nghiên cứu xây dựng và ban hành chính sách mật mã quốc gia cho thương mại điện tử , tiêu chuẩn mật mã quốc gia sử dụng cho thương mại điện tử .
Kiểm tra, giám sát thường xuyên các hoạt động của thương mại điện tử để từ đó phát hiện và xử lý những sai sót trong việc thực hiện các giao dịch thương mại điện tử. Đặc biệt là trong lĩnh vực đảm bảo an ninh an toàn thông tin thì việc kiểm tra giám sát thường xuyên là một việc làm không thể thiếu và có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi vì thương mại điện tử là một lĩnh vực có phạm vi hoạt động rất rộng, lại sử dụng nhiều công nghệ hiện đại, nhiều đối tượng tham gia có trình độ cao, giá trị của các giao dịch có khi rất lớn ... nên có thể nói đây chính là khu vực hấp dẫn cho các loại tội phạm hoành hành . Vì vậy công tác kiểm tra các hoạt động của thương mại điện tử phải luôn được coi trọng, điều chỉnh kịp thời những hoạt động sai trái có thể làm thiệt hại đến lợi ích kinh tế cũng như phương hại đến an ninh quốc gia .
2.4. Hạ tầng về tiêu chuẩn hóa thương mại điện tử:
Các giao dịch trong thương mại điện tử- tức là các giao dịch số hóa-có
những đặc thù riêng đòi hỏi phải có sự nhất quán cao trong thông tin và dữ liệu. Chính đặc điểm này đã tạo nên sức mạnh của thương mại điện tử nhưng cũng đặt ra một yêu cầu không thể thiếu là phải có được một hệ thống chuẩn
hóa trong thương mại điện tử một cách đầy đủ, toàn diện. Trong giao dịch thương mại điện tử yếu tố về khoảng cách bị loại bỏ, tuy vậy chính điều này lại đặt ra yêu cầu đối với hệ thống chuẩn hóa thương mại điện tử phải được thực thi triệt để. Bởi vì một khi buôn bán diễn ra trên bình diện quốc tế thì mọi tiêu chuẩn của hàng hóa trong nước cũng phải đáp ứng được các đòi hỏi của quốc tế.
Đối với Việt Nam hiện nay, hệ thống tiêu chuẩn trong công nghiệp và thương mại có thể nói là còn rất yếu kém, chưa đáp ứng được với yêu cầu đặt ra của thương mại điện tử. Đa số các tiêu chuẩn của hàng hóa về chất lượng, mẫu mã, vẫn chưa có những quy định một cách đầy đủ và chủ yếu là dành cho hàng hóa, các tiêu chuẩn Nhà nước trong các lĩnh vực khác như thương mại, dịch vụ còn rất ít, đặc biệt là các tiêu chuẩn về mã số, mã vạch phục vụ cho thương mại điện tử.
Riêng về công tác tiêu chuẩn hóa phục vụ cho thương mại điện tử còn đang rất mới mẻ, ta chưa có những tiêu chuẩn cụ thể để phục vụ cho hoạt động của thương mại điện tử. Đa số các hàng hóa vẫn trao đổi theo mẫu và theo quan sát trực tiếp. Chưa có sự thống nhất mã thương mại với các nước trong khu vực và trên thế giới (điều này liên quan trực tiếp đến việc giao dịch phi biên giới- một đặc điểm cơ bản của thương mại điện tử).
2.5. Hạ tầng cơ sở thanh toán điện tử:
Thương mại điện tử chỉ có thể thực sự hoạt động có hiệu quả khi có được một hệ thống thanh toán tài chính ở mức độ đủ cao, có thể đáp ứng được những đòi hỏi của việc thanh toán trong thương mại điện tử. ở nước ta hoạt động thanh toán điện tử nói chung còn chưa phát triển, thói quen thanh toán bằng tiền mặt vẫn là phổ biến, do vậy việc tạo dựng một thói quen thanh toán bằng các phương tiện điện tử vẫn còn là một vấn đề khó khăn trước mắt.
Bên cạnh đó, những phương tiện và thiết bị phục vụ cho hoạt động thanh toán điện tử ở nước ta còn rất hạn chế, vì vậy song song với việc tạo dựng được một thói quen thanh toán mới chúng ta cần phải đẩy mạnh công tác đầu tư, mua sắm và xây dựng cơ sở hạ tầng cho các hoạt động thanh toán điện tử.
Thanh toán điện tử liên quan đến hình thức và phương tiện thanh toán. Hiện nay trên thế giới các hình thức và phương tiện thanh toán rất đa dạng , nhưng chủ yếu hoạt động Thanh toán điện tử vẫn thông qua các loại thẻ điện tử. Do vậy, vấn đề đặt ra đối với Việt Nam là tìm hiểu nghiên cứu cách đi của các quốc gia phát triển trên thế giới để từ đó có lựa chọn cách đi phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam. Trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới, chúng ta cần có chính sách đầu tư mua sắm những thiết bị phục vụ cho công tác Thanh toán điện tử tránh tình trạng đầu tư không hiệu quả
Việt Nam cần phải xây dựng các tiêu chuẩn cho hệ thống Thanh toán điện tử trong thương mại điện tử, có kế hoạch triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng Thanh toán điện tử chung của hệ thống ngân hàng.
Song song với công tác xây dựng hạ tầng cho Thanh toán điện tử cần phổ biến cho người dân thấy rõ được lợi ích trong việc sử dụng các loại thẻ điện tử trong thanh toán để từ đó đa hoạt động Thanh toán điện tử đi vào đời sống kinh tế. Đưa vào sử dụng thử nghiệm các hình thức Thanh toán điện tử để từ đó thấy được mức độ chấp nhận các hình thức này trong điều kiện của Việt Nam
3. Về an ninh quốc gia:
Trong thương mại điện tử, an ninh quốc gia là một vấn đề lớn. Tuy mức độ được đặt ra đối với mỗi quốc gia là khác nhau song ở hầu hết các quốc gia ứng dụng thương mại điện tử thì an ninh quốc gia luôn được đặt lên hàng đầu. ở Việt Nam, chúng ta chủ trương đưa thương mại điện tử vào cuộc sống một cách chắc chắn và an toàn, không vì mục tiêu phải đuổi kịp các nước đi trước mà lơi lỏng vấn đề này. Vì vậy an ninh quốc gia là một trong các vấn đề cần được đặt ra ngay từ những ngày đầu ứng dụng thương mại điện tử vào Việt Nam.
Nhà nước cần đưa ra một số quan điểm rõ ràng và thống nhất về vấn đề an ninh quốc gia trong thương mại điện tử để từ đó hướng dẫn, chỉ đạo các hoạt động trong lĩnh vực này. Cần xác định rõ ràng an ninh quốc gia trong thương mại điện tử có liên quan đến tổng thể các vấn đề: Đảm bảo an ninh chính trị và an toàn xã hội, đảm bảo không để những tác động xấu về mặt xã hội do ảnh hưởng của các mạng thông tin khu vực và toàn cầu, đảm bảo an ninh kinh tế, đảm bảo không bị lệ thuộc về công nghệ....
4. Về ứng dụng thực tế thương mại điện tử vào Việt Nam:
ứng dụng thương mại điện tử vào thực tế là khâu quan trọng cuối cùng trong tiến trình chấp nhận và ứng dụng thương mại điện tử vào mỗi quốc gia. Đối với Việt Nam, với nhận thức rằng chúng ta vẫn còn đang trong giai đoạn chuẩn bị cho sự chấp nhận thương mại điện tử vào đời sống kinh tế, xã hội. Chính vì vậy càng cần có sự thử nghiệm và kiểm tra mức độ tin cậy cũng nhưhiệu quả của toàn bộ quá trình ứng dụng trong thực tế để từ đó có thể nhân rộng ra phạm vi quốc gia. Việt Nam là một quốc gia đi sau trong lĩnh vực này nên có điều kiện học tập được nhiều kinh nghiệm của các quốc gia đi trước.Tuy nhiên do đặc điểm của mình chúng ta cần phải hết sức thận trọng trong việc áp dụng những phương thức triển khai cho phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam.
Có thể nói, đối với Việt Nam, tuy đã xuất hiện một số loại hình mang dáng dấp của thương mại điện tử, song về cơ bản thì đây vẫn là một loại hình hoàn toàn mới. Việc nghiên cứu các kinh nghiệm trong thương mại điện tử của các quốc gia phát triển từ đó rút ra các bài học cho việc ứng dụng triển khai thương mại điện tử vào thực tiễn Việt Nam là hoàn toàn cần thiết. Chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng rằng trong tương lai không xa thương mại điện tử sẽ mở ra cho nền kinh tế Việt Nam một trang mới, góp phần đưa nền kinh tế nước ta vững bước phát triển, hội nhập được vào nền kinh tế khu vực và nền kinh tế toàn cầu.
Kết luận
Thương mại điện tử đang phát triển nhanh trên phạm vi toàn cầu, hiện nay được áp dụng chủ yếu ở các nước công nghiệp phát triển, nhưng các nước đang phát triển cũng đã bắt đầu tham gia. Cách nhìn nhận, đánh giá, cách chuẩn bị, triển khai thương mại điện tử của mỗi nước là khác nhau tuỳ theo đặc điểm và mục tiêu của từng nước. Tuy nhiên kinh nghiệm cho thấy rằng: để tham gia có hiệu quả vào thương mại điện tử và tránh được những rủi ro, mỗi nước đều phải có chiến lược chung về thương mại điện tử, có chương trình tổng thể, phương án hành động từng bước, và phải có tổ chức chuyên trách tư vấn và thực hiện.
Việt Nam là một nước đi sau nên có thể học hỏi được kinh nghiệm của một số nước đi trước, kinh nghiệm của các nước phát triển để có thể ứng dụng một các tốt nhất vào điều kiện của nước mình. Đảng và Nhà nước ta đã nhận thức được vấn đề này và đã có những bước đi ban đầu cho việc ứng dụng và triển khai thương mại điện tử vào các lĩnh vực trong nền kinh tế. Trong tương lai, rất có thể Việt Nam sẽ có thể bắt kịp nền kinh tế các nước khác, hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới đang rất sôi động nhờ vào thương mại điện tử.
Do thời gian nghiên cứu không nhiều, nguồn tài liệu còn hạn chế nên khoá luận của em không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự chỉ bảo của các thầy cô cùng bạn đọc. Em cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp tận tình của thầy giáo Tiến sĩ Nguyễn Đức Dỵ đã giúp em hoàn thành bản khoá luận tốt nghiệp này.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Peter Finar, Harsha Kumar, Tarun Sharma, Enterprise E-Commerce, Meghan-Kiffer Prees (MK) Tampa, Florida, USA. 1999.
2. Báo cáo tóm tắt Dự án quốc gia kỹ thuật thương mại điện tử (Ban điều hành dự án kỹ thuật thương mại điện tử - Bộ Thương mại).
3. Kế hoạch khung 5 năm chấp nhận và ứng dụng thương mại điện tử ở Việt Nam (Tài liệu của Bộ thương mại).
4. Lấy từ Internet:
- VASC.
- E- Commerce.
- E-Business.
-
-
-
-
-
-
5. Bản tin điện tử của TTTT tư liệu KHCN Quốc gia.
6. Tin học và đời sống (Hội tin học Việt Nam)
7. PC World (Hội tin học thành phố Hồ Chí Minh).
Mục lục
Chương I
Tổng quan về thương mại điện tử
I. khái niệm về thương mại điện tử
1. Sự phát triển của công nghệ thông tin và tác động của nó đến thương mại điện tử
2. Khái niệm thương mại điện tử
1.1.Thương mại điện tử theo nghĩa rộng
2.1.Thương mại điện tử theo nghĩa hẹp
3. Các hạ tầng cơ sở và các đòi hỏi của thương mại điện tử
3.1. Nhận thức
3.2 Hạ tầng công nghệ
3.3. Thanh toán điện tử
3.4. An toàn, bảo mật
3.5. Bảo vệ sở hữu trí tuệ
3.6. Bảo vệ người tiêu dùng
3.7. Tiêu chuẩn hoá công nghiệp và thương mại
3.8. Hạ tầng cơ sở pháp lý
3.9. An ninh quốc gia và đảm bảo an ninh trong TMĐT
3.10. Vai trò Chính phủ và quản lý Nhà nước về TMĐT
ii. phân loại thương mại điện tử
1. Theo chủ thể tham gia
1.1 TMĐT trong khu vực kinh doanh
1.2. TMĐT giữa khu vực doanh nghiệp, kinh doanh và người tiêu dùng
1.3. Chính phủ/ cơ quan quản lý Nhà nước - Doanh nghiệp / người dân
2. Theo các giai đoạn tiến hành một giao dịch
iii. các phương tiện thanh toán của thương mại điện tử
1. Điện thoại
2. Máy điện báo và máy Fax
3. Truyền hình
4. Thiết bị kỹ thuật thanh toán điện tử
5. Internet và Web
iv. các hình thức hoạt động phổ biến của thương mại điện tử hiện nay và xu hướng vận động phát triển của thương mại điện tử trong tương lai
1. Các lĩnh vực hoạt động phổ biến của thương mại điện tử hiện nay
1.1. Thư tín điện tử (E-mail)
1.2. Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI - Electronic Data Interchưange)
1.3. Cửa hàng ảo hay bán hàng trên mạng (Virtual shop)
1.4. Thanh toán điện tử (Electronic Payment)
2. Xu thế vận động và phát triển thương mại điện tử
v. những thuận lợi và khó khăn cho sự phát triển của thương mại điện tử
1.Những thuận lợi
2. Những khó khăn
Trang 1
1
4
4
6
9
9
9
10
10
10
11
11
11
12
12
12
12
13
13
13
14
15
15
15
16
16
16
17
17
17
18
18
18
19
20
21
23
chương ii
Thương mại điện tử ở Nhật Bản
I. Tình hình phát triển thương mại điện tử trên thế giới
ii. sự xuất hiện thương mại điện tử ở Nhật bản.
1. Sự xuất hiện thương mại điện tử ở Nhật Bản
2. Sự phát triển của Internet và tác động của nó đến Thương mại điện tử ở Nhật Bản
iii. Thực trạng thương mại điện tử ở Nhật Bản
1. Thực trạng thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp với người tiêu dùng (thương mại điện tử B to C)
1.1. Các nhóm mặt hàng trên thị trường thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp với người tiêu dùng ở Nhật Bản
1.2. Một số phương tiện tham gia vào thương mại điện tử ở Nhật và ảnh hưởng của nó tới thương mại điện tử
1.2.1. Internet
1.2.2. Máy tính cá nhân
1.2.3. Điện thoại di động
1.2.4. Vô tuyến truyền hình cáp
1.2.5. Thiết bị chơi điện tử
1.3. Quy trình giao dịch thương mại điện tử ở Nhật Bản
1.4. Đặc trưng của thương mại điện tử B to C ở Nhật Bản
1.4.1. Động lực thúc đẩy sự phát triển thương mại điện tử B to C ở Nhật Bản
1.4.2. Thế mạnh trong thương mại điện tử ở Nhật Bản
2. Thương mại điện tử B to B ở Nhật Bản
3. Các dịch vụ thanh toán điện tử ở Nhật Bản
3.1. Hệ thống Mondex
3.2. Thẻ tín dụng (Debit card) và thẻ giá trị tích trữ (Stored-Value-Card :SVC)
4. Phương diện pháp lý của thương mại điện tử ở Nhật Bản
iii. Quy mô tăng trưởng thị trường thương mại điện tử B to C từ 1999 đến 2004 ở Nhật Bản
25
26
26
27
28
28
28
30
30
31
31
32
32
33
37
37
39
43
45
45
46
48
50
Chương iii
Bài học kinh nghiệm đối với Việt nam
i. thực trạng thương mại điện tử ở Việt Nam
1. Sự cần thiết khách quan vận dụng thương mại điện tử vào nước ta
2. Chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước về thương mại điện tử
3. Những kết quả bước đầu trong quá trình triển khai thương mại điện tử và những vấn đề còn tồn tại
3. 1. Những kết quả đã đạt đuợc
3.2. Những vấn đề còn tồn tại
II. Một số bài học kinh nghiệm của Việt Nam và phương hướng phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo
1.Về phát triển nguồn nhân lực
1.1. Nhận thức về thương mại điện tử
1.2.Đào tạo kỹ năng
2. Về cơ sở hạ tầng
2.1. Hạ tầng pháp lý
2.2.Hạ tầng công nghệ
2.3. Hạ tầng đảm bảo an ninh, an toàn thông tin cho thương mại điện tử
2.4. Hạ tầng về tiêu chuẩn hóa thương mại điện tử
2.5. Hạ tầng cơ sở thanh toán điện tử
3. Về an ninh quốc gia
4. Về ứng dụng thực tế thương mại điện tử vào Việt Nam
56
56
57
59
59
60
62
62
62
64
65
65
66
68
69
70
74
74
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 90.doc