Thương hiệu là gì và ảnh hưởng của nó đối với việc lưu thông hàng hoá của doanh nghiệp

Mở đầu Trong điều kiện một nền kinh tế thị trường với xu hướng hoà nhập vào nền kinh tế Thế Giới thì Thương Hiệu đóng một vai trò hết sức quan trọng trong lĩnh vực mại của mỗi dơn vị xí nghiệp. Bởi Thương Hiệu là biểu tượng cho sản phẩm, cũng như vị thế của mỗi công ty trong con đường tìm kiếm mở rộng thị trường têu thụ để từ đó góp phần tạo ra lợi nhuận thương mại cho mỗi đơn vị kinh doanh.Tuy nhiên việc xây dựng và bảo vệ Thương Hiệu là một vấn đề nan giải không chỉ đối với các công ty trong

doc10 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1341 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thương hiệu là gì và ảnh hưởng của nó đối với việc lưu thông hàng hoá của doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nước mà ngay cả các công ty nước ngoài vốn đã có truyền thống kinh doanh từ lâu. Đồng nghĩa với việc này là vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý doanh nghiệp, làm sao tạo dựng cho mình một đường lối kinh doanh phù hợp, cùng với một Thương Hiệu đủ sức cạnh Tranh trong nề kinh tế thị trường đang trên con đường hội nhập của nước ta. Sự kém canh tranh là không thể tránh khỏi và đã có những doanh nghiệp không thành công. Nhưng bên cạnh đó dã có những Doanh Nghiệp tìm ra cho mình những cách làm sáng tạo, để rồi những sản phẩm mang nhãn hiệu của họ đến được với người tiêu dùng mà không bị làm nhái, làm giả, là dã tạo được lòng tin đối với người tiêu dùng Đã gióp phần làm nên thành công của Doanh Nghiệp. I)Thương hiệu là gì và ảnh hưởng của nó đối với việc lưu thông hàng hoá của doanh nghiệp. 1)Định nghĩa Thương Hiệu . có thể hiểu đơn giản nghĩa đơn lẻ của Thương Hiệu: Hiệu là dấu hiệu , biểu tượng: thương là thương mại. Cho dù các doanh nghiệp kinh doanh trên nhều lĩnh vực khác nhau nhưng đều phải qua hai khâu mua và bán, nghĩa là làm thương mại. Do vậy, thương hệu không chỉ dừng ở nghĩa biểu tượng thương mại mà cao hơn dó là biểu tượng của doanh nghiệp 2) Vai trò của thương hiệu trong kinh doanh thương mại . Theo định nghĩa trên thì xây dựng Thương Hiệu đơn thuần chỉ là đặt cho doanh nghiệp một cái tên và báo cho các cơ quan chức năng, khách hàng biết về cái tên tuổi của mình đã có mặt trên thị trường. Tuy nhiên việc xây dựng Thương Hiệu không có nghĩa chỉ tìm kiếm, thể hiện biểu tượng trên sản phẩm .Việtnam Airline trước kia dùng biểu tượng con cò, bây giờ là bông sen vàng, nhưng không phải đã xây dựng xong thương hiệu người ta dùng cụm từ xây dựng thương hiệu hay như nhều nhà kinh tế nói, tạo ra thương hiệu mạnh để chỉ quá trình phấn đấu xây dựng một doanh nghiệp trở nên có tên tuổi và giữ uy tín dó trên thị trường. Nếu không, biểu tượng thương hiệu chỉ phản tác dụng, một khi kinh doanh đổ bể, mất uy tín với khách hàng. Thương hiệu mạnh thật lợi hại! Hành khách đi máy bay của hãng lufthansa, Air France đều thấy tiện nghi, ăn uống, thái độ phục vụ, hành trình bay chẳng khác mấy so với nhều hãng hàng không khác, nhưng giá thường đắt hơn và khách hàng vẫn nhều hơn. Bởi hãng dó có thương hệu mạnh.Tên tuổi hay thương hiệu đó nhân thấy rõ nhất lúc xuất hiện sự cố trên hành trình bay, chẳng hạn hạ cánh trễ, hành khách được bồi thường, máy bay bị sự cố thì có máy bay khác thay thế ngay, trễ giờ bay chuyến tiếp được bố trí ăn kịp thời Tính chắc chắn cho khách hàng trong mọi tình huống là dòi hỏi đầu tiên của một thương hiệu mạnh. Thương phẩm hàng hoá ngày nay không còn giới hạn ở bản thân hàng hoá. Nó được nhìn nhận trong tổng thể nền kinh tế và xã hội, dẫn đến cùng một loại hàng hoá, thậm chí mang cùng thương hiệu nhưng sản xuất ở các nước khác nhau được dánh giá khác nhau do vậy thương hệu không chỉ của riêng doanh nghiệp mà còn là chiến lược khinh tế của cả đất nước. Người ta thường nói đồ diện của hang siemens Đức tốt nhất thế giới, cho dù một đồ điện của một hãng không tên tuổi nào đó có thể tốt hơn của siemens nhưng người ta vẫn ưa chộng thương hiệu Siemens ở chỗ chất lượng đồng nhất, không bị phấp phổng như khi mua của các hãng không tên tuổi. Do đó tạo sư yên tâm cho người mua đối với sản phẩm của doanh nghiệp là đòi hỏi tiếp theo của thương hiệu. Từ đây có thể liên tưởng sang lĩnh vực hành chính. ở nhiều nước, sự phân quyền cho địa phương rất cao.Các địa phương cũng dùng biểu tượng. Nhìn biểu tượng nằm trong con dấu, người dân có thể lắc đầu hay thở phào, yên tâm hay không yên tâm khi có chuyện liên qan đến cơ quan công quyền phải giải quyết. Những địa phương có “ Thương Hiệu” mạnh dễ được người ta tin tưởng. Hai chữ Việt Nam cung có thể coi là “Thương Hiệu” trong lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài. Chỉ có thể đạt dược thương hiệu mạnh khi công cuộc cải cách hành chính ở nước ta cùng với các chính sách thực sự hấp dẫn, nền chính trị thực sự ổn định làm cho các hà đầu tư nước ngoài vì “ Made in vietnam” mà đến đầu tư. Và sự thực vì năm gần dây đầu tư tại việt nam đang tăng mạnh và nhất là mới đây sau khi tổ chức thành công hội nghị á âu aseem V thành công cái tên Việt Nam được được nổi lên trong chính trường quốc tế thì đầu tư vào Việt Nam đã tăng mạnh và hứa hẹn sẽ còn tăng cao nếu chúng ta làm tốt. II)Thực trạng về việc phát triển Thương Hiệu 1)Quá khứ hình thành thương hiệu và biểu hiện trong nền kinh tế thị trường. Thương Hiệu có từ rất sớm từ khi con người có hoạt động trao đổi mua bán hàng hoá có đến hàng ngàn năm. Nhưng nó mới chỉ thực sự có tên gọi vài chục năm trở lại đây khi hoạt động thương mại diễn ra mạnh mẽ do sản phẩm công nghiệp được tạo ra với khối lượng rất lớn đẩy mạnh lưu thông trên toàn thế giới, cùng với dó là sản xuất hàng giả tràn lan khó kiểm soát nên việc hình thành dăng ký thương hiệu và sở hữu trí tuệ mới được các cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp của các nước quan tâm. Riêng đối với việt nam thì thương hiệu mới chỉ được nới đến khoảng chục năm khi đất nước ta thực hiện chính sách mở cửa tuy nhiên vẫn chưa trở thành vấn đề thời sự như hiện nay nếu như hàng loạt doanh nghiệp việt nam không bị làm giả mất sản phẩm, bị thua kiện trong các vụ kiện liên quan đến thương mại với lý do là việt nam chưa trở thành nề kinh tế thị trường nổi bật là vụ kiện bán phá giá cá basa, tôm của việt nam tại thị trường Mỹ mà việt nam, đã thua kiện đã làm xôn xao du luạn trong một thời gian giài. Biểu hiện của Thương Hiệu trong nền kinh tế thị trường là tên tuổi của doanh nghiệp nằm trong lòng người tiêu dùng tạo ra lợi thế tiêu thụ của doanh nghiệp so với doanh nghiệp khác trong lưu thông. 2)Vấn đề phát triển thương hiệu ở một số doanh nghiệp nước ta. Nếu như cách đây ba năm, ý thức xây dựng Thương Hiệu còn là “ nói dễ , khó làm”. ở nhiều doanh nghiệp (DN) nội dịa, thì hiện nay, con số Thương Hiệu Việt nổi tiếng biết đến lên đến hàng trăm. Cách thức ghi dấu trong lòng người tiêu dùng cũng ngày càng sáng tạo hơn.Nhưng không phải không bộc lộ những vấn đề khó giải quyết trong việc đi tìm cho mình một cái tên trong lòng người tiêu dùng. Đó là các doanh nghiệp đã biết việc thành lập là một vấn đề quan trọng nhưng mới chỉ dừng lại ở khâu thiết lập, đăng ký, quảng bá mà chưa lưu tâm đến một vấn dề cấp thiết là phải giữ gìn và bảo vệ Thương Hiệu của mình ngay trong vấn đề sản xuất của doanh nghiệp bởi vì sự thành công của một hàng hoá trên thị trường ở ngay cả khâu thiết kế, sản xuất, xong mới đến khâu lưu thông. Nhưng trong thực tế doanh nghiệp mới chỉ chú ý tới khâu lưu thông mà không chú ý đến khâu sản xuất một khâu quan trọng cho độ bền của hàng hoá trong tâm trí của khách hàng. Một ví dụ sinh động cho vấn đề này là vừa rồi có hai công ty bột giặt OMO và VìDÂn cùng mang Thương Hiệu của mình vào lưu thông và mở rộng thị trường hai cách tiếp cận khác nhau nhưng đều dẫn tới thành công. OMO thì quảng bá Thương Hiệu bằng bán hàng có kèm theo hỗ trợ hoc sinh nghèo trong chương trình áo trắng dã được hưởng ứng mạnh mẽ và tiêu thụ của OMO tăng lên dáng kể. Còn đối với VìDÂN một Thương Hiệu ra sau dã chọn cho mình một cách tiếp cận thị trường sáng tạo khác bằng độ ngũ tiếp thị đông đảo đã mang hàng bán tận tay người tiêu dùng và tiêu thụ được những con số đáng nể nhưng chỉ sau một thời gian thì số lượng tiêu thụ giảm xuống nhanh chóng: vì sao lại như vậy? Thì câu trả lời thật sự đã có lời giải đáp: VìDÂN tiêu thụ nhều được trong đợt đầu vì. -Do đội ngũ tiếp thị đông dảo. -Do bột giặt VìDÂN giá cả phải chăng dã đánh đúng vào túi tiên người việt nam ít, do thu nhập còn thấp. Nhưng sau khi chiếm lĩnh được thị tiêu thụ VìDÂn không mấy thay đổi làm mới lên sản phẩm của mình mà chất lương lại còn di xuống so với lúc đầu nên kết quả bị người tiêu dùng từ chối, mất thị trường là điều tất nhên. Còn OMO thì sao không những dã có chỗ đứng từ trước nhưng lại thường xuyên quảng bá Thương Hiệu bằng các hoạt động thiết thực song song với đó là luôn thay đổi làm cho sản phẩm của mình ngày một tốt hơn lên từ tẩy trắng, hương thơm do vậy tuy giá thành cao nhưng vẫn dược người tiêu dùng dón nhận tuy không thể tăng số lượng nhanh nhưng thục sự luôn giữ được khách hàng cũ và tiếp tục tăng đây mới thuc sự cần thết của một Thương Hiệu không những mạnh có thể tạo danh thu ổn định. III) Giải pháp với việc đẩy mạnh phát triển Thương Hiệu. 1)Giải pháp phát triển Thương Hiệu. Có rất nhiều cách để có thể tạo ra một thương hiệu trong thị trường như trong thực tế nhiều công ty đã thành công bằng các biện pháp sáng tạo nhưng việc thương hiệu được làm triệt để và trực tiếp tạo ra vị thế canh tranh thì không phải doanh nghiệp nào cung có thể làm được tối ưu nhiều doanh nghiệp vẫn tin rằng cứ nhiều tiền là có thể quảng bá một cách rộng rãi và như thế thương hiệu sẽ được nhân rộng Không trong kinh doanh không phải như vậy sự thành công dựa trên hiệu quả của mỗi đồng vốn bỏ ra như vậy thì các doanh nghiệp bỏ ra nhiều cho quảng bá sản phẩm nhưng hiệu quả thu về không tương xứng với đồng vốn đã chi thì không thể gọi là thành công được. Vậy để làm thương hệu thì không nhất thiết phải nhều tiền hay ít tiền mới có thể làm được và việc phát triển là cần thết và cấp bách đối với những mặt hàng đã và sẽ tham gia vào trong lưu thông. để có một Thương Hiệu bền chặt việc xác định phải làm từng bước theo đúng quy cách. Bước đầu tiên là phải xác định dúng hướng nhìn nhận vấn đề xây dựng Thương Hiệu một cách nghiêm túc và đăng ký bảo hộ Thương Hiệu do mình làm ra tránh tình trạng bị dánh cắp Thương Hiệu, làm nhái, làm giả, mà không thể nhờ cơ quan chức năng xem xét giúp đỡ hai là phải đầu tư trang thiết bị sản xuất ra những sản phẩm đảm bảo chất lượng kề tiếp mới đến hoạt động quảng cáo cách tiếp cận khách hàng có thể tìm cho sản phẩm một chỗ đứng trong thị trường trong vòng nhều năm bởi vì Thương Hiệu của sản phẩm bao giờ cũng gắn với tên công ty đã sản xuất ra nó nếu sản phẩm bị mất Thương Hiệu thì đồng nghĩa với việc công ty sản xuất ra nó mất chỗ đứng trong thị trường đay không phải là kết quả mà các công ty mong đợi. 2)Kinh nghiệm một số doanh nghiệp đã làm. Liên kết nhân đôi giá trị. Đầu tháng 9 công bố giữa công ty Pepsico Việt Nam và công ty cổ phần Kinh Đô đã gây chú ý trong giới kinh doanh. Hai công ty cùng ngành này đã đăng ký với nhau chương trình hợp tác kinh doanh, gồm các nội dung : Tung ra thị trường các chương tình khuyến mãi phối hợp; cùng đầu tư cho sự phát triển của hai Thương Hiệu; Pesi và Kinh Đô được sử dụng chung hệ thống phân phối của nhau, sự liên kết này cho phép cả hai bên sử dung cả hai kênh bán hàng mở rộng thị phần. Điều này cũng đồng nghĩa với việc: Thương Hiệu của ha bên gắn chặt với nhau, và sự phát triển của Thương Hiệu này kéo theo sự phát triển của Thương Hiệu kia, hoặc ngược lại.Vấn đề là vì sao Thương Hiệu của tập doàn quốc gia lại chịu gắn tên tuổi mình với Thương Hiệu nội dịa? Điều dó có thể giải thích như sau: cả hai công ty cùng có cùng hướng đi và có cùng sự nhìn nhận về sự phát triển Thương Hiệu và đều hy vọng tăng trưởng ngay 20%-30% thị phần sau sự liên kết này. Đó là chưa kể giá trị Thương Hiệu, hệ thống phân phối tự đông nhân đôi sau tiến trình liên kết mà không phải bỏ thêm một đồng vốn đầu tư nào. Đây là yếu tố quan trọng đối với một công ty cổ phần đang phát hành cổ phiếu như kinh đô. Liên kết Thương Hiệu đang là bước đi được nhiều công ty tính đến. Tuy nhiên, những mối liên hệ trước đây thuần tuý chỉ nhằm phát triển kênh phân phối.Sự hợp tác Thương Hiệu, kênh phân phối, cùng hoạch định chiến lược phát triển như trường hợp Pesico và Kinh Đô là chuyện “ xưa nay hiếm”, nếu không muốn nói là lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam. Đây là mối liên hệ vững chắc trước áp lực của làn sóng cạnh chanh. Và mới đây thôi thì sự liên kết nay còn được diễn ra . ở hệ thống ngân hàng việt nam. Về việc thanh toán tiền bằng thẻ tự động giữa các ngân hàng mà khởi xướng là ngân hàng ngoại thương Việt Nam để có thể nâng cao hiệu suất tiền gửi và thanh toán cho khách hàng bằng việc làm này các ngân hàng hy vọng tạo thận tiện cho người gửi để có thể huy động được hết các tư bản nhàn rỗi có trong đông dảo quần chúng nhân dân. b)ít tiền cũng có thể đầu tư Thương Hiệu : Đối với các công ty lớn thì việc chi hàng chục tỷ để đầu tư Thương Hiệu đối với họ chỉ là chuyện bình thường nhưng đối với các công ty trong nước của ta phần lớn là mới được hình thành không thể có khả năng chi hàng chục tỷ đồng cho các chương trình khuyến mãi đánh bóng Thương Hiệu. Vậy đâu là giải pháp tốt ưu thì có một cách làm như công ty bột mỳ Đại Phong với sản phẩm bột trộn sẵn chế biến bánh bông lan nướng, bông lan hấp bột chiên hiệu Mikko vào được các bếp ăn gia đình do ban lãnh đạo công ty đã sáng suốt phối hợp bán hàng ở các hội chợ lại đồng thời tài trợ cho các cuộc thi nấu ăn của hội phụ nữ miền tây tổ chức. Vậy là sản phẩm của công ty mát một số tiền nhỏ để quảng bá mà vẫn bán chạy. Hay cũng một sáng kiến khác là phối hợp với các công ty du lịch, trường đại học tài trợ để đưa bánh bông mai vào các cuộc đi giã ngoại, học ngoại khoá của học sinh, sinh viên. Các thượng đế vừa được trỏ tài làm bánh, vừa có bánh bông lan ăn miễn phí nên sân chơi càng rộn ràng, và nhờ vậy, người ta lại nhớ đến Mikko trong các bữa ăn gia đình phương pháp xây dựng như vậy quả là không ồ ạt nhưng lại đi vào chiều sâu, và điều quan trọng là khơi gợi cảm tình đặt dấu ấn Thương Hiệu một cách ít tốn kếm nhất. Có thể nói phong trào xây dựng Thương Hiệu trong các doanh nghiệp nội dịa ngày càng phát triển. Từ mục đích ban đầu là nhằm bán hàng, đến nay đứng trước bức bách của cạnh tranh, hộ nhập, các doanh nghiệp đã xoay xở nhều chiêu thức sáng tạo mới. điều đáng mừng ý thức xây dựng thương hiệu càng đậm trong các doanh nghiệp nhỏ lẫn các doanh nghiệp lớn. Đây là những tín hiệu đáng mừng cho sản phẩm việt nam có được lợi thế khi tham gia cạnh tranh. 3)áp dụng với những Thương Hiệu mới được hình thành. Một doanh nghiệp khởi sự kinh doanh đầu tiên là tìm cho mình một mặt hàng kinh doanh có lợi nhất và nhanh chóng tiếp cận thị trường bằng những cách làm hiệu quả. Để làm được diều này thì phải đặt ra một mục tiêu dài hạn về việc Thương Hiệu của của mình sẽ như thế nào và cố gắng hiểu được nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm của mình luôn ý thức đi trước nhu cầu của khách hàng. hai việc này phải làm đồng thời, vì muốn vừa lưu thông vừa mở rộng thị trường thì nất thiết phải có một Thương Hiệu và phải nhớ rằng cuộc chiến Thương Hiệu khác nhều với cuộc chiến kinh doanh ngay cả người nghèo nhất họ cũng chỉ mua những gì họ biết mà thôi. Cố gắng bảo vệ Thương Hiệu của mình và làm sao cho khách hàng tự quảng cáo sản phẩm là cách làm có lợi và lâu bền nhất. Và không bao giờ quên đăng ký bảo vệ Thương Hiệu với các cơ quan chức năng tránh Thương Hiệu vừa ra dã bị làm nhái làm giả không có lợi cho danh nghiệp. Khi dã có chỗ dứng rồi thì có thể kinh doanh nhiều mặt hàng và thay đổi mẫu mã, rút ngắn thời gian lưu thông của hàng hoá đây là phương pháp khinh doanh có được và đang thịnh hành vì để tránh tình trạng làm giả tràn lan không có lợi. Trong cung cầu hàng hoá bây giờ giễn ra nhanh chóng nên việc người tiêu dung thích ứng với nhiều loại sản phẩm, mãu mã khác nhau không phải là chuyện khó đối với họ các doanh nghiệp cũng nên cố gắng làm sản xuất ra nhiều loại hàngcó mẫu mã khác nhau để cho người tiêu dùng chọn lựa và bản thân doanh nghiệp cung có thể đẩy mạnh khinh doanh nhờ tiêu thụ được hàng. Kết luận Vấn đề Thương Hiệu là một vấn đề đã được đề cập từ rất lâu nhưng vẫn là một vấn đề thời sự và theo sự đánh giá của bản thân tôi dây là một vấn đề rất khó để làm tốt và đi tới thành công thì không phải doanh nghiệp nào cũng có thể làm được. Nhất là hện nay đã có không ít bà con nông dân cũng đang muốn đặt cho mặt hàng nông phẩm của mình cái tên trong khi tiêu thụ trên thị trường để người tiêu dùng biết đến họ biết đ3ến nông phẩm chất lượng cao để có thể mua đúng mặt hàng nông phẩm chất lượng cao họ cần tránh tình trạng lộn xộn như hiện nay đông nghĩa với đó là thu nhập cho người sản xuất tăng lên. Nhưng phần lớn những người này lại chưa có sự hiểu biết nhiều về cách thức và cách làm một Thương Hiệu. Với những ý nghĩ đó tôi viết ra bài viết này mong đưa ra đây nhưng vấn đề mới nhất về cách làm Thương Hiệu để các doanh nghiệp cũng như các thành phần kinh tế quan tâm tham khảo về nhưng cách làm của các doanh nghiệp đi trước những thành công cũng như thất bại để có thể định hướng cho doanh nghiệp mình một cách làm mới sáng tạo đủ diều kiện tham gia vào lưu thông và chiêm,s lĩnh được vị thế như một số doanh nghiệp đã thành công. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLKT214.doc
Tài liệu liên quan