Tài liệu Thuế - Hải quan: ... Ebook Thuế - Hải quan
83 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1898 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Thuế - Hải quan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
BÙI THỊ THU TRANG
LỚP: K41.05.01
ĐỀ TÀI: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU CHUYỂN CỬA KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CẢNG CÁI LÂN.
LUẬN VĂN CUỐI KHOÁ
Chuyên ngành: Thuế - Hải quan
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
Th.S VŨ DUY NGUYÊN
Hà Nội – Năm 2007LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn ( chuyên đề ) là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập.
Tác giả luận văn
Bùi Thị Thu Trang
LỜI MỞ ĐẦU
Chủ trương đổi mới cơ chế kinh tế, xây dựng nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực của Đảng và Nhà nước ta trong những năm qua đã khẳng định rõ nhu cầu và xu hướng phát triển của đất nước trong tiến trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, theo mục tiêu phù hợp với điều kiện thực tế đất nước và bảo đảm thực hiện các cam kết trong quan hệ song phương và đa phương khi Việt Nam là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)
Việc hội nhập kinh tế quốc tế và gia nhập WTO đòi hỏi chúng ta phải có những động thái tích cực để hòa vào dòng chảy chung của quá trình phát triển thương mại quốc tế, tôn trọng các “luật chơi” chung mà chính là các quy chế, thể chÕ, các hiệp định, quy định của WTO. Tham gia hội nhập, giao lưu thương mại quốc tế đã khiến kim ngạch hàng hoá xuÊt nhËp khÈu, đầu tư nước ngoài, hoạt động xuất nhập cảnh những năm gần đây không ngừng gia tăng. “Thông quan nhanh chóng, quản lý chặt chẽ hàng hoá xuất nhập khẩu” vừa là mục tiêu, yêu cầu và là nội dung chủ yếu về cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan. Thực hiện đường lối đổi mới, chính sách mở cửa của Đảng những năm qua ngành hải quan đã nỗ lực phấn đấu đổi mới công tác, cải cách thủ tục, qui chế qui trình nghiệp vụ, thực hiện qui trình thủ tục một cửa một chiều, phân luồng hồ sơ “Xanh”, “Vàng”, “Đỏ ”, bố trí mặt bằng làm việc hợp lý, tăng cường trang bị máy móc thiết bị, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ hiện đại, chấn chỉnh tổ chức đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức, củng cố xây dựng lực lượng trong sạch vững mạnh từng bước chính qui hiện đại. Tuy nhiên cùng với sự gia tăng của hàng hóa xuất nhập khẩu thì lượng hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu của các doanh nghiệp cũng tăng lên nhanh chóng. Hàng hóa xuất nhập khẩu chuyển cửa khẩu từ khi đi vào hoạt động đã giúp các doanh nghiệp giảm rất nhiều thời gian cũng như chi phí cho một lô hàng xuất nhập khẩu nhưng cũng không ít doanh nghiệp lợi dụng loại hình hàng hóa xuất nhập khẩu chuyển cửa khẩu để gian lận trốn thuế và buôn lậu. Để hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu được đi vào nề nếp đúng qui định đòi hỏi phải có một qui trình thủ tục hải quan hoàn chỉnh vừa tạo thông thoáng cho hoạt động xuất nhập khẩu, vừa bảo đảm yêu cầu quản lý chặt chẽ.
Do vị trí địa lý của cảng Cái Lân thuận lợi và lại gần các khu công nghiệp của Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nội, Vĩnh Phúc nên số lượng hàng chuyển cửa khẩu hàng năm từ 70 đến 80 % lượng hàng nhập về cảng đích Cái Lân và đây cùng loại hình còn nhiều những vướng mắc cần được tháo gỡ về thủ tục hải quan. Bằng những kiến thức đã thu nhận được trong quá trình học tập và trong thời gian thực tập em đã chọn đề tài:” Hoµn thiÖn c«ng t¸c kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu ở Chi cục hải quan cảng Cái Lân”. Nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện qui trình thủ tục hải quan kiểm tra giám sát hải quan đối với hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Công ước Kyoto
Luật Hải quan số29/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan số 42/2005/QH 11 ngày 14 tháng 6 năm 2005.
Nghị định số 154/2005/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan.
Thông tư 112/2005/TT-BTC hướng dẫn về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan.
Quyết định số 927/2005/QĐ-TCHQ về việc ban hành Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu chuyển cửa khẩu.
Quyết định số 874/2006/QĐ-TCHQ về việc ban hành quy trình, thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại.
8.Website: www.customs.gov.com.vn
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
Lời mở đầu: ..........................................................................................
Chương 1: Lý luận chung về công tác kiểm tra giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu............................................
1.1 Lý luận về hàng hoá nhập khẩu chuyển cửa khẩu.............................
1.1.1Khái niệm................................................................................
1.1.2 Đặc điểm............................................................................................
1.1.3 Vai trò.................................................................................................
1.2 Lý luận về kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu chuyển cửa khẩu.........................................................................................
1.2.1 Thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu chuyển cửa khẩu........
1.2.1.1 Khái niệm........................................................................................
1.2.1.2 Quy trình..........................................................................................
1.2.2 Công tác kiểm tra hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu chuyển cửa khẩu..................................................................................................
1.2.2.1 Khái niệm........................................................................................
1.2.2.2 Đặc điểm.........................................................................................
1.2.2.3 Vai trò..............................................................................................
1.2.2.4 Quy trình..........................................................................................
1.2.3 Giám sát hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu chuyển cửa khẩu.......
1.2.3.1 Khái niệm.........................................................................................
1.2.3.2 Vai trò.............................................................................................
1.2.3.3 Quy trình..........................................................................................
1.2.3.4 Yêu cầu đối với công tác giám sát hải quan về hàng hoá nhập khẩu chuyển cửa khẩu..................................................................................
Chương 2: Thực trạng về công tác kiểm tra giám sát hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu chuyển cửa khẩu tại Chi cục hải quan cảng Cái Lân.......
2.1 Những nét khái quát về cảng Cái Lân, Chi cục hải quan cảng Cái Lân....
2.1.1 Lịch sử hình thành...............................................................................
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Chi cục hải quan cảng Cái Lân............................
2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của Chi cục hải quan cảng Cái Lân..................
2.1.4 Kết quả đạt được ................................................................................
2.2 Cơ sở pháp lý đối với công tác kiểm tra giám sát về hàng hoá nhập khẩu chuyển cửa khẩu...............................................................................
2.2.1 Theo điều 18NĐ 154/2005/NĐ-CP ngày 15.12.2005.........................
2.2.2 Theo phần B Thông tư 112/2005/TT-BTC ngày 15.12.2005 của Bộ Tài Chính......................................................................................................
2.2.3 Theo QĐ 927/QĐ- TCHQ ngày 25.5.2006 của Tổng cục trưởng Tổng cục hải quan.......................................................................................
2.3 Thực trạng công tác kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu chuyển cửa khẩu tại Chi cục hải quan cảng Cái Lân..........................
2.3.1 Khái quát về hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu tại Chi cục hải quan cảng Cái Lân................................................................................................
2.3.1.1 Các doanh nghiệp làm thủ tục hải quan đối với hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu tại Chi cục hải quan cảng Cái Lân...................................
2.3.1.2 Các loại hình của hàng hoá nhập khẩu chuyển cửa khẩu tại Chi cục hải quan cảng Cái Lân....................................................................
2.3.2 Kết quả đạt được của công tác kiểm tra, giám sát hải quan đối cới hàng hoá nhập khẩu chuyển cửa khẩu........................................................
2.3.2.1 Bố trí nhân sự và phần mềm “Hệ thống quản lý hải quan tại cảng biển” phục vụ cho thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu chuyển cửa khẩu tại Chi cục hải quan cảng Cái Lân.....
2.3.2.2 Triển khai quy trình.......................................................................
2.3.2.3 Kết quả của công tác kiểm tra, giám sát hải quan.....................
2.3.3 Những tồn tại và nguyên nhân khi thực hiện quy trình kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu chuyển cửa khẩu tại Chi cục hải quan cảng Cái Lân...........................................................................
2.3.3.1 Những tồn tại............................................................................
2.3.3.2 Nguyên nhân..............................................................................
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra giám sát hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu chuyển cửa khẩu.........
3.1 Mục tiêu và phương hướng của công tác kiểm tra, giám sát hải quan dối với hàng hoá nhập khẩu chuyển cửa khẩu.........................
3.1.1 Mục tiêu của công tác kiểm tra giám sát hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu chuyển cửa khẩu..................................................................................
3.1.1.1 Mục tiêu chung..........................................................................
a Mục tiêu của Cục hải quan tỉnh Quảng Ninh.....................................
b.Mục tiêu của Chi cục hải quan cảng Cái Lân...................................
3.1.1.2 Mục tiêu đối với công tác kiểm tra giám sát hải quan về hàng hoá nhập khẩu chuyển cửa khẩu...........................................................................
3.1.2 Phương hướng..............................................................................
3.2 Một số biện pháp nhằm thực hiên có hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu chuyển cửa khẩu....................
3.2.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật và văn bản hướng dẫn quy trình thủ tục..................................................................
3.2.2 Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất và trang bị kỹ thuật hiện đại
3.2.3 Triển khai hiệu quả chương trình cải cách và ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá Hải quan Quảng Ninh đáp ứng yêu cầu hội nhập.........
3.2.4 Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức vững vàng về chính trị, giỏi về chuyên môn đáp ứng yêu cầu hội nhập..................................................
3.2.5 Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, triệt để thực hành tiết kiệm, chồng lãng phí, đẩy mạnh đấu tranh chống tham nhũng tiêu cực................................
3.2.6 Triển khai mạnh hoạt động thu thập và xử lý thông tin phục vụ công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại, kiểm tra sau thông quan........
3.2.7 Tăng cường sự phối hợp giữa ngành hải quan và các ban, ngành liên quan ...................................
3.2.8 Hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro............................................
3.3 Những kiến nghị đề xuất để hoàn thiện qui trình thủ tục hải quan đối với hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu ............................................
CHƯƠNG 1:
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA GIÁM SÁT HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU CHUYỂN CỬA KHẨU.
1.1 Lý luận về hàng hoá nhập khẩu chuyển cửa khẩu.
1.1.1 Khái niệm:
- Hàng hoá xuất nhập khẩu bao gồm hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; hành lý, ngoại hối, tiền Việt Nam của người xuất cảnh, nhập cảnh; vật dụng trên phương tiện vật tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; kim khí quý, đá quý, cổ vật, văn hóa phẩm, bưu phẩm, các tài sản khác xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hoặc lưu giữ trong địa bàn hoạt động hải quan.
- Hàng hóa, phương tiện chuyển cửa khẩu: Là việc hàng hoá, phương tiện vận tải đang chịu sự kiểm tra giám sát hải quan từ cửa khẩu này đến cửa khẩu khác; từ một cửa khẩu tới một địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu hoặc ngược lại; từ địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu này đến địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu khác.
- Hàng hoá nhập khẩu chuyển cửa khẩu: Là hàng hoá nhập khẩu đang chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan được vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, địa điểm kiểm tra hàng hoá ở nội địa.
1.1.2 Đặc điểm
- Hàng hoá nhập khẩu chuyển cửa khẩu là hàng hoá được vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu.
- Hàng hoá chuyển cửa khẩu phải chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan.
- Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu di chuyển giữa hai địa điểm mà những địa điểm đó là địa điểm kiểm tra hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu ngoài địa điểm làm thủ tục hải quan thì được áp dụng chế độ chuyển cửa khẩu, nếu Cục trưởng hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đồng ý bằng văn bản.
1.1.3 Hàng hoá nhập khẩu được phép chuyển cửa khẩu.
Theo Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15-12-2005 của Chính phủ thì một số hàng hóa sau đựơc phép chuyển của khẩu:
- Thiết bị, máy móc, vật tư nhập khẩu để xây dựng nhà máy, công trình được đưa về địa điểm kiểm tra hàng hóa ở nội địa là chân công trình hoặc kho của công trình.
- Nguyên liệu, vật tư, linh kiện, phụ tùng sản xuất được đưa về địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, địa điểm kiểm tra hàng hóa ở nội địa nơi có nhà máy cơ sở sản xuất .
- Hàng hóa nhập khẩu của nhiều chủ hàng có chung một vận đơn được đưa về địa điểm kiểm tra hàng hóa ở nội địa.
- Hàng hóa tạm nhập để dự hội chợ, triển lãm được chuyển cửa khẩu từ cửa khẩu nhập về điạ điểm dự hội chợ, triển lãm, hàng hóa dự hội chợ, triển lãm tái xuất được chuyển cửa khẩu từ địa điểm dự hội chợ, triển lãm ra cửa khẩu xuất.
- Hàng hóa nhập khẩu vào cửa hàng miễn thuế được chuyển cửa khẩu về cửa hàng miễn thuế.
- Hàng hóa nhập khẩu đưa vào kho ngoại quan được phép chuyển cửa khẩu từ cửa khẩu nhập về kho ngoại quan, hàng hóa gửi kho ngoại quan xuất khẩu được chuyển cửa khẩu từ kho ngoại quan ra cửa khẩu xuất.
- Hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất trong khu chế xuất được chuyển cửa khẩu từ cửa khẩu nhập về khu chế xuất, hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp chế xuất được chuyển cửa khẩu từ khu chế xuất ra cửa khẩu xuất.
1.1.4 Vai trò của loại hình nhập khẩu chuyển cửa khẩu
Khi gia nhập vào tổ chức WTO để có thể đáp ứng yêu cầu đặt ra, Việt Nam phải tiến hành hàng loạt các chương trình hành động để đáp ứng được những gì đã cam kết. Một vấn đề mà Việt Nam phải tiến hành là cải tiến trang thiết bị công nghệ hiện đại để sản phẩm sản xuất ra đạt được tiêu chuẩn quốc tế với giá cả quốc tế.
Nước ta với địa hình phân bố không đều, không phải tỉnh thành nào cũng có cửa khẩu quốc tế phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá. Đặc điểm này giúp cho các tỉnh có cửa khẩu quốc tế phát triển kinh tế trong tỉnh đồng thời cũng giúp các tỉnh thành khác tiến hành hoạt động xuất nhập khẩu nhanh chóng, thuận tiện hơn. Và Quảng Ninh cũng có những thuận lợi đó, là tỉnh có nhiều cửa khẩu trong đó có cửa khẩu Cái Lân. Tại đây ngoài các hoạt động chính như nhập khẩu, xuất khẩu hàng hoá…. Thì nhập khẩu chuyển cửa khẩu cũng là hoạt động chủ yếu và có vai trò nhất định.
Nhập khẩu chuyển cửa khẩu là việc hàng hoá đang chịu sự kiểm tra giám sát hải quan, được vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, địa điểm kiểm tra hàng hoá nội địa.
Đối với cảng Cái Lân:
Công việc này giúp cho cảng có thể giải phóng hàng một cách nhanh chóng không phải lưu kho tại cảng mà vận chuyển hàng ngay về địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, địa điểm kiểm tra hàng hoá nội địa. Đồng thời cũng tăng thêm thu nhập cho cảng.
Đối với doanh nghiệp ở ngoài tỉnh:
Nhờ có hoạt động nhập khẩu chuyển cửa khẩu mà các doanh nghiệp này không phải đến tận nơi mà vẫn có thể nhập khẩu được hàng hoá một cách nhanh chóng chính xác đảm bảo nguyên trạng hàng hoá không lo việc hàng hoá bị mất mát, hư hỏng trong quá trình vận chuyển vì có sự kiểm tra giám sát hải quan.
Doanh nghiệp chỉ việc làm đơn xin chuyển cửa khẩu, như vậy hàng hoá sẽ được vận chuyển về các địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu tại địa bàn hoạt động của doanh nghiệp.Công việc này phần nào giúp doanh nghiệp giảm bớt chi phí trong quá trình vận chuyển hàng hoá, tiết kiệm được thời gian nhập khẩu từ đó góp phần làm giảm giá thành sản phẩm. Đó là điều kiện giúp doanh nghiệp cạnh tranh với các doanh nghiệp khác và có khả năng mở rộng thị trường.
Đối với người tiêu dùng:
Người tiêu dùng có cơ hội mua được hàng hoá rẻ hơn, chất lượng cao hơn, đảm bảo hơn do chi phí đầu vào của doanh nghiệp giảm.
1.2 Lý luận về kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu chuyển cửa khẩu
1.2.1 Thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu chuyển cửa khẩu.
1.2.1.1 Khái niệm
- Theo công ước Kyoto: Thủ tục hải quan là tất cả các hoạt động tác nghiệp mà bên hữu quan và hải quan phải thực hiện nhằm đảm bảo sự tuân thủ pháp luật hải quan.
- Theo Luật hải quan Việt Nam: Thủ tục hải quan là các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của Luật này đối với hàng hoá, phương tiện vận tải.
- Thủ tục hải quan là trình tự các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của pháp luật khi thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá.
1.2.1.2 Quy trình thủ tục
Thủ tục hải quan đối với hàng hóa chuyển cửa khẩu quy định tại Điều 18 Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính Phủ .
- Người khai hải quan: Có đơn đề nghị chuyển cửa khẩu gửi Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu, nộp hồ sơ hải quan theo qui định, luân chuyển hồ sơ giữa Chi cục hải quan cửa khẩu nhập với Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu. Đảm bảo nguyên trạng hàng hóa, niêm phong hải quan, niêm phong hãng vận tải trong suốt quá trình vận chuyển hàng hóa từ cửa khẩu nhập đến địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu.
- Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu: Tiếp nhận hồ sơ, đăng ký tờ khai hải quan đối vơi hàng nhập khẩu, ghi ý kiến xác nhận vào đơn xin chuyển cửa khẩu. Niêm phong hồ sơ hải quan theo qui định giao cho người khai hải quan chuyển cho Chi cục hải quan cửa khẩu nhập để làm thủ tục chuyển cửa khẩu cho lô hàng từ cửa khẩu nhập về địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu. Tiếp nhận hàng hóa được chuyển từ cửa khẩu nhập, đối chiếu hàng hóa với biên bản bàn giao và xác nhận vào biên bản bàn giao do Chi cục hải quan cửa khẩu nhập lập, làm thủ tục nhập khẩu cho lô hàng theo qui định. Thông báo bằng văn bản cho Chi cục hải quan cửa khẩu nhập biết kết quả kiểm tra về các thông tin về hàng hóa đã được chi cục hải quan cửa lưu ý.
- Chi cục hải quan cửa khẩu nhập: Kiểm tra tình trạng bên ngoài của hàng hóa, lập biên bản bàn giao, niêm phong hàng hóa và giao hàng hóa cho người khai hải quan chuyển đến Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu. Thông báo cho Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu những thông tin cần chú ý về lô hàng nhập khẩu.
1.2.2 Công tác kiểm tra hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu chuyển cửa khẩu
1.2.2.1 Khái niệm
Kiểm tra hải quan là việc kiểm tra hồ sơ hải quan, các chứng từ liên quan và kiểm tra thực tế hàng hoá, phương tiện vận tải do cơ quan hải quan thực hiện.
1.2.2.2 Đặc điểm
Hàng hoá nhập khẩu chuyển cửa khẩu là hàng hoá đang chịu sự kiểm tra giám sát hải quan trong quá trình vận chuyển từ cửa khẩu nhập về địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, địa điểm kiểm tra hàng hoá nội địa.
Tại cửa khẩu nhập chỉ tiến hành việc tháo dỡ hàng hoá, và thường chỉ kiểm tra tình trạng bên ngoài của hàng hoá, lập biên bản bàn giao và giao cho người khai hải quan để chuyển sang phương tiện vận tải khác mà vẫn đảm bảo nguyên trạng hàng hoá, niêm phong hải quan, niêm phong của hãng vận tải trong quá trình vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu.
Việc kiểm tra hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu chuyển cửa khẩu bao gồm kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hoá. Kiểm tra hồ sơ hải quan do hải quan cửa khẩu nhập chuyển đến gồm kiểm tra sơ bộ và kiểm tra chi tiết hồ sơ. Kiểm tra thực tế hàng hoá tức là kiểm tra tính nguyên vẹn của hàng hoá nếu là container, nếu là hàng dời thì kiểm tra tính chính xác với khai báo.
1.2.2.3 Vai trò
- Giúp cơ quan hải quan thực hiện chức năng quản lý Nhà Nước về hải quan đối với loại hình nhập khẩu chuyển cửa khẩu.
- Giúp cơ quan hải quan phát hiện được các hành vi gian lận thương mại, trốn lậu thuế, buôn lậu. Qua đó phục vụ tốt cho công tác điều tra chống buôn lậu (Chức năng kiểm soát hải quan) của cơ quan hải quan.
- Góp phần thực hiện chính sách mặt hàng, chính sách quản lý xuất nhập khẩu hàng hoá, chính sách thuế.
- Thông qua hoạt động kiểm tra hải quan, vấn đề an ninh quốc gia, an ninh môi trường, an ninh cộng đồng doanh nghiệp, dân cư được đảm bảo.
- Góp phần nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật nói chung và pháp luật hải quan nói riêng.
Mục đích của kiểm tra hải quan đối với loại hình nhập khẩu chuyển cửa khẩu là thẩm định lại tính trung thực, chính xác của hoạt động nhập khẩu chuyển cửa khẩu. Hay nói cách khác công việc này nhằm đánh giá sự tuân thủ pháp luật hải quan của các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động nhập khẩu chuyển cửa khẩu.
1.2.2.4 Quy trình
Kiểm tra hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu chuyển cửa khẩu bao gồm kiểm tra hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa.
Thứ nhất: Kiểm tra hồ sơ hải quan
Kiểm tra sơ bộ để thực hiện đăng ký hồ sơ hải quan
Trước khi đăng ký hồ sơ, công chức hải quan tiếp nhận hồ sơ kiểm tra các nội dung sau:
- Kiểm tra việc khai tên và mã số xuất nhập khẩu và khai thuế của người khai hải quan.
- Kiểm tra đối chiếu các điều kiện quy định về việc làm thủ tục hải quan: Kiểm tra đối chiếu với Nghị định 154 xem hàng hoá trong hồ sơ có được phép chuyển cửa khẩu hay không.
- Kiểm tra về số lượng và chứng từ phải có của bộ hồ sơ hải quan.
Kết thúc kiểm tra hồ sơ công chức hải quan quyết định tiếp nhận hoặc không tiếp nhận hồ sơ đăng ký. Trường hợp không tiếp nhận đăng ký, công chức hải quan phải có ý kiến bằng giấy nêu rõ lý do cho người khai hải quan biết (theo mẫu của Tổng cục Hải quan).
Kiểm tra chi tiết hồ sơ:
Sau khi hồ sơ đã được tiếp nhận, đăng ký cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra chi tiết hồ sơ:
- Kiểm tra các tiêu chí, nội dung khai trên tờ khai hải quan.
- Kiểm tra tính chính xác, sự phù hợp của các chứng từ trong bộ hồ sơ hải quan với các nội dung khai trong tờ khai hải quan.
- Kiểm tra việc thực hiện quy định về thủ tục hải quan, về chính sách xuất nhập khẩu hà
ng hoá, việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ và các quy định khác có liên quan.
- Kiểm tra việc khai của nguời khải hải quan về tên hàng, mã số, số lượng, chất lượng, trọng lượng, xuất xứ của hàng hoá, kê khai thuế.
Kết thúc kiểm tra chi tiết hồ sơ, lãnh đạo chi cục quyết định thông qua hàng hoá hoặc quyết định phải tiến hành kiểm tra thực tế hàng hoá.
Thứ hai: Kiểm tra thực tế hàng hoá
Các trường hợp kiểm tra thực tế hàng hoá:
- Kiểm tra thực tế hàng hoá tới mức toàn bộ lô hàng đối với:
+ Hàng hoá nhập khẩu chuyển cửa khẩu của chủ hàng nhiều lần vi phạm pháp luật về hải quan.
+ Hàng hoá nhập khẩu chuyển khẩu thuôck diện miễn kiểm tra thực tế nhưng cơ quan kiểm tra có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan.
+ Hàng hoá qua kết quả phân tích thông tin của cơ quan hải quan xác định có khả năng vi phạm pháp luật hải quan.
- Kiểm tra xác suất hàng hoá để đánh giá việc chấp hành pháp luật hải quan của chủ hàng.
Mức độ kiểm tra thực tế hàng hoá:
- Đối với hàng hoá nhập khẩu chuyển cửa khẩu của chủ hàng nhiều lần vi phạm pháp luật về hải quan thì kiểm tra toàn bộ lô hàng.
Sau nhiều lần kiểm tra nếu doanh nghiệp không vi phạm thì giảm dần mức độ kiểm tra.
- Đối với hàng hoá chuyển cửa khẩu thuộc diện miễn kiểm tra thực tế nhưng cơ quan hải quan phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan, hàng hoá qua kết quả phân tích thông tin của sơ quan hải quan xác định có khả năng vi phạm pháp luật hải quan thì tiến hành kiểm tra thực tế 10% lô hàng, nếu không phát hiện vi phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu phát hiện có vi phạm thì tiếp tục kiểm tra cho tới khi kết luận mức độ kiểm tra.
- Đối với hàng hoá phải kiểm tra xác suất để đành giá việc chấp hành pháp luật hải quan của chủ hàng (tối đa không quá 5% tổng số tờ khai hải quan) thực hiện như sau:
+ Tổng số tờ khai hải quan được xác định để tính tỷ lệ phải kiểm tra xác suất là số lượng tờ khai làm thủ tục ngày trước đó tại đơn vị.
+ Đối với lô hàng phải kiểm tra thì kiểm tra thực tế tới 5% lô hàng,nếu không phát hiện vi phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu phát hiện có vi phạm thì kiểm tra cho tới khi kết luận được mức độ vi phạm.
c. Việc lựa chọn các kiện/container để kiểm tra được thực hiện trên cơ sở lấy xác suất ngẫu nhiên do hệ thống máy tính xử lý hoặc do lãnh đạo Chi cục quyết định và được thể hiện cụ thể trên hồ sơ hải quan.
- Kiểm tra thực tế hàng hoá: Kiểm tra tính nguyên vẹn của container, nếu là hàng dời thì kiểm tra tình chính xác với khai báo.
- Làm thủ tục bàn giao cho Chi cục hải quan chuyển cửa khẩu
1.2.3 Giám sát hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu chuyển cửa khẩu
1.2.3.1 Khái niệm
- Giám sát hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu chuyển cửa khẩu: Là biện pháp nghiệp vụ do cơ quan hải quan áp dụng để đảm bảo sự nguyên trạng của hàng hoá, phương tiện vận tải đang thuộc đối tượng quản lý hải quan.
Nội dung cơ bản của nghiệp vụ này được thực hiện bằng việc cơ quan hải quan sử dụng các biện pháp nghiệp vụ để quan sát theo dõi có thể trực tiếp hoặc gián tiếp bằng phương tiện kỹ thuật nhằm đảm bảo sự nguyên trạng của hàng hoá, phương tiện vận tải đang thuộc đối tượng quản lý của hải quan cũng như nhằm đảm bảo sự tuân thủ thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan và các pháp luật khác có liên quan đến hàng hoá nhập khẩu chuyển cửa khẩu.
1.2.3.2 Vai trò
- Đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật nói chung và pháp luật hải quan nói riêng của người khai hải quan
- Xác minh tính chính xác, trung thực của chứng từ thuộc hồ sơ hải quan và tính chính xác giữa hồ sơ và thực tế hàng hoá.
- Đảm bảo sự nguyên trạng của hàng hoá, phương tiện vận tải đang thuộc đối tượng quản lý hải quan.
- Giúp cơ quan hải quan thực hiện tốt công tác phòng chống buôn lậu, gain lận thương mại.
1.2.3.3 Quy trình
Thứ nhất: Giám sát hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu chuyển cửa khẩu được thực hiện bằng các phương thức sau đây:
- Niêm phong hải quan hoặc bằng phương tiện kỹ thuật khác .
- Giám sát trực tiếp do công chức hải quan thực hiện .
Thứ hai: Thời gian giám sát hải quan:
- Từ khi hàng hoá nhập khẩu tới địa bàn hoạt động hải quan đến khi được thông quan;
Thứ ba: Chủ hàng hoá, người chỉ huy hoặc người điều khiển phương tiện vận tải, người đại lý làm thủ tục hải quan có nghĩa vụ bảo đảm nguyên trạng hàng hoá và niêm phong hải quan; trong trường hợp bất khả kháng mà không giữ được nguyên trạng hàng hoá hoặc niêm phong hải quan thì sau khi áp dụng biện pháp cần thiết để hạn chế và ngăn ngừa tổn thất có thể xảy ra, phải báo ngay với cơ quan hải quan hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi gần nhất để xác nhận.
Thứ tư: Hàng hoá chịu sự giám sát hải quan gồm:
- Hàng hóa đã làm xong thủ tục hải quan xuất khẩu nhưng chưa thực xuất khẩu;
- Hàng hóa đã làm xong thủ tục hải quan nhập khẩu nhưng chưa được thông quan;
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chưa làm thủ tục hải quan được lưu trong kho, bãi thuộc phạm vi địa bàn hoạt động của cơ quan hải quan;
- Hàng hoá, phương tiện vận tải quá cảnh;
- Hàng hoá, phương tiện vận tải chuyển cửa khẩu;
- Hàng hoá, phương tiện vận tải chuyển cảng.
Thứ năm: Các phương thức giám sát hải quan:
- Niêm phong hải quan, bao gồm: niêm phong bằng giấy niêm phong hải quan, bằng dây hoặc bằng khoá chuyên dụng hải quan.
- Giám sát trực tiếp của công chức hải quan;
- Giám sát bằng phương tiện kỹ thuật;
Không áp dụng phương thức giám sát trực tiếp của công chức hải quan đối với hàng hoá được lưu giữ, vận chuyển ở ngoài phạm vi, địa bàn hoạt động của cơ quan hải quan, trừ trường hợp cần thiết do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quy định.
Thứ sáu: Các trường hợp phải niêm phong hải quan :
- Hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu.
- Hàng hóa nhập khẩu chuyển cảng được dỡ xuống cửa khẩu nhập và xếp nên phương tiện vận tải khác để vận chuyển đến cảng đích.
- Hàng hóa xuất khẩu được kiểm tra tại địa điểm ngoài cửa khẩu vận chuyển ra cửa khẩu xuất.
- Hàng hóa xuất khẩu do hải quan cửa khẩu xuất kiểm tra thực tế hàng hóa.
Hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu thực chất là việc bàn giao giám sát hàng hóa nhập khẩu của Chi cục hải quan cửa khẩu nhập và Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu.
1.2.3.4 Yêu cầu đối với công tác giám sát hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu chuyển cửa khẩu
- Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu phải được chứa trong container hoặc phải được chứa trong các loại phương tiện vận tải, xe ô tô đáp ứng được yêu cầu niêm phong Hải quan.
- Trường hợp hàng không thể niêm phong được (hàng siêu trường, siêu trọng...) thì Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập phải thông báo chi tiết bằng văn bản cho Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu biết và tình hình hàng hoá vận chuyển không được niêm phong.
- Không niêm phong đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu được miễn kiểm tra thực tế hàng hoá.
- Chủ hàng chịu trách nhiệm đảm bảo sự nguyên trạng của hàng hoá, niêm phong hải quan.
- Đối với hàng hoá nhập khẩu chuyển cửa khẩu do Chi cục hải quan ngoải cửa khẩu niêm phong.
- Hàng hoá nhập khẩu chuyển cửa khẩu phải đi đúng tuyến đường, địa điểm, cửa khẩu và thời gian ghi trong hồ sơ hải quan.
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT ĐỐI VỚI HÀNG NHẬP KHẨU CHUYỂN CỬA KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CẢNG CÁI LÂN QUẢNG NINH
2.1 Những nét khái quát về cảng Cái Lân, Chi cục hải quan cảng Cái Lân
2.1.1 Lịch sử hình thành
Cảng Cái Lân thuộc địa bàn thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh. Đây là cảng nước sâu lớn của Việt Nam, được xây dựng bằng vốn vay ODA của Nhật Bản. Cảng có trang thiết bị hiện đại với 4 cầu cảng mới được đưa vào sử ._.dụng tháng 4 năm 2004. Nằm ở vùng Đông Bắc của Việt Nam thuộc khu vực tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh.Với lợi thế nước sâu cảng Cái Lân sẽ là trung tâm, cửa ngõ chính cho tam giác kinh tế trọng điểm và các tỉnh phía Bắc. Cảng Cái Lân có nhiệm vụ bốc xếp, chuyển tải, giao nhận hàng hoá và các dịch vụ hàng hải tại Quảng Ninh. Đây là cảng nước sâu với các trang thiết bị, kho bãi, cầu bến và hệ thống quản lý hiện đại nhất trong cả nước. Luồng vào cảng có độ sâu và hàng năm ít bị sa bồi rất thuận tiện cho các tầu đặc biệt là các tầu có trọng tải lớn đến 40.000 DWT ra vào cảng bốc rỡ hàng hoá, sửa chữa, tránh bão và các dịch vụ khác mà không cần chờ thuỷ triều. Bên cạnh đó cảng có hệ thống quản lý, khai thác container tiên tiến sánh ngang với các nước phát triển trong khu vực.
Cảng Cái Lân là cảng trung tâm trong cụm cảng biển §ông Bắc. Do có vị trí địa lý thuận lợi nằm cạnh quốc lộ 18A xuyên suốt chiều dài tỉnh Quảng Ninh nối với quốc lộ 5 đi Hà Nội, nối với quốc lộ 10 đi Hải Phòng, Thái Bình…. tạo thành hệ thống giao thông đường bộ thông suốt liên hoàn giữa Quảng Ninh và các tỉnh.Cầu Bãi Cháy đã được đưa vào sử dụng tháng 11 năm 2006 nối liền quốc lộ 18 ra các huyện miền đông tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Vân Nam Trung Quốc.
Theo quyết định của Thủ tướng chính phủ, tuyến đường sắt Yên Viên-Cái Lân đã được khởi công xây dựng trên cơ sở cải tạo nâng cấp tuyến đường sắt cũ. Đây là tuyến đường sắt hiện đại nhất Việt Nam nối liền Quảng Ninh với các tỉnh thành trong cả nước và với tỉnh Vân Nam Trung Quốc, tạo điều kiện lưu thông chuyên chở hàng hóa bằng đường sắt với khối lượng lớn và giá thành thấp.
Hiện nay cảng Cái Lân được trang bị các trang thiết bị hiện đại như 02 cẩu container có trong tải 40 tấn của Nhật Bản công suất bốc 60 container/giờ. Cần cẩu di động của Đức 80 tấn ….năng lực bốc xếp hàng hóa của cảng là 8 triệu tấn/năm.Với các chủng loại hàng hóa như container, hàng rời, hàng lỏng, hàng bách hóa, phôi thép, thiết bị máy móc....
Theo kế hoạch một số dự án đang được tiếp tục triển khai như :
- Dự án đường cao tốc Bắc Thăng Long Nội Bài-Hạ Long (Giai đoạn 1 đến năm 2010 thì hoàn thành).
- Dự án đường cao tốc Hạ Long-Mông Dương-Móng Cái (Giai đoạn 2 đến năm 2020 thì hoàn thành) .
Với hệ thông giao thông hiện đại liên hoàn đang dần dần được hoàn thiện là một ưu thế lớn cho sự phát triển của hoạt động kinh doanh thương mại trên địa bàn Quảng Ninh nói chung và cảng Cái Lân nói riêng.
Mục tiêu trong giai đoạn 2005-2010 Bộ giao thông vận tải có kế hoạch xây dựng cảng Cái Lân thêm tối thiểu 03 cầu cảng nữa, với độ sâu của cảng là âm 13m .
Theo Quyết định số : 885/2004/CP của thủ tướng Chính phủ thì đến năm 2010 lưu lượng hàng hóa qua cảng sẽ đạt từ 7 đến 8,5 triệu tấn. Cảng Cái Lân sẽ phát triển thành cảng tổng hợp quốc gia có khả năng tiếp nhận tầu 50.000 DWT vào cảng xếp dỡ hàng hóa và cống suất bốc xếp là 17 triệu tấn/năm .
Ngoài ra theo qui hoạch tại khu vực cảng Cái Lân còn có khu dịch vụ có diện tích 21 ha. Trong đó có 10 ha là bãi kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu, 11 ha là hệ thống Kho ngoại quan và cửa hàng miễn thuế.
Từ khi cảng Cái Lân đi vào hoạt động tháng 4/2004 cơ quan hải quan là đơn vị quản lý Nhà nước về hải quan tại cảng đã triển khai lực lượng làm việc tại cảng. Thời gian đầu khi có hàng ho¸ xuÊt nhËp khÈu qua cảng Chi cục hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai đã cử các đồng chí cán bộ công chức có mặt tại cảng làm công tác kiểm tra giám sát. Công việc thời kỳ đầu là giám sát tầu xếp dỡ hàng hóa, giám sát kho bãi container.
Ngày 22/07/2004 Chi cục hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai đã triển khai tổ công tác gồm 08 đồng chí thường xuyên có mặt tại cảng để tiến hành kiểm tra giám sát hàng hóa xuÊt nhËp khÈu qua cảng. Đã xây dựng phương án quản lý Nhà nước về hải quan tại cảng. Đảm bảo quản lý chặt chẽ được lượng hàng hóa¸ xuÊt nhËp khÈu ®ång thời tạo điều kiện thuận lợi cho các họat động kinh doanh của các doanh nghiệp. Công việc thời kỳ của tổ công tác là giám sát tầu xếp dỡ hàng hóa, giám sát kho bãi conatainer, làm thủ tục chuyển cảng và chuyển cửa khẩu cho hàng hóa xuÊt nhËp khÈu, tuần tra kiểm soát chống buôn lậu gian lận thương mại .
Khi lượng hàng hóa xuÊt nhËp khÈu qua cảng ngày một tăng, đồng thời do điều kiện địa lý không thuận lợi. Khi việc đăng ký mở tờ khai và tính thuế vẫn phải thực hiện tại văn phòng Chi cục hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai thành phố Hạ Long vị trí cách xa cảng Cái Lân gây không ít những khó khăn cho doanh nghiệp và cũng khó khăn cho công tác quản lý của cơ quan hải quan. Trước những yêu cầu cấp bách đó ngày 03/11/2004 Tổng cục hải quan có quyết định số : 1184/TCHQ-TCCB về việc thành lập Đội thủ tục hàng ho¸¸ xuÊt nhËp khÈu c¶ng Cái Lân thuộc Chi cục hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai Cục hải quan tỉnh Quảng Ninh đã ra Quyết định số: 1781/HQQ-TCCB ngày 09/11/2004 về việc triển khai hoạt động của Đội thủ tục hàng hóa xuÊt nhËp khÈu cảng Cái Lân thuộc Chi cục hải quan cửa khẩu Hòn Gai.
Đội tủ tục hàng hóa xuÊt nhËp khÈu cảng Cái Lân gồm 12 cán bộ công chức do 01 đồng chí phó Chi cục trưởng trực tiếp phụ trách.
Từ thời điểm này mọi thủ tục cho các lô hàng xuÊt nhËp khÈu đã được tiến hành ngay tại cảng Cái Lân do đó đã tạo thuận lợi cho các hoạt động xuÊt nhËp khÈu hàng hóa của các doanh nghiệp, góp phần quan trọng thu hút được lượng hàng hóa thông quan qua cảng ngày càng tăng.
Cụ thể:
Lượng container làm thủ tục hải quan tại cảng.
+ Năm 2004: 328 container.
+ Năm 2005: 436 container.
Lượng container làm thủ tục chuyển cửa khẩu.
+ Năm 2004: 1.121 container
+ Năm 2005: 2.350 container
Lượng container chuyển cảng.
+ Năm 2004: 11.234 container.
+ Năm 2005: 29.337 container.
Số lượng tờ khai XNK đăng ký tại Cái Lân
Bao gồm các loại hình kinh doanh, tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu, gia công.
+ Năm 2004: 77 bộ tờ khai.
+ Năm 2005: 499 bộ tờ khai.
Kết quả công tác thu thuế XNK
+ Năm 2004: 52.895.003.089 VNĐ
+ Năm 2005: 189.437.132.576 VND.
Tuy nhiên sau một thời gian đi vào hoạt động với quân số 12 cán bộ công chức của đội thủ tục hàng hoá xuÊt nhËp khÈu thuộc Chi cục đã phải đảm đương công việc của một Chi cục như làm thủ tục hải quan cho hàng hoá xuÊt nhËp khÈu, giám sát kho bãi, giám sát cổng cảng, giám sát tầu, kiểm soát chống buôn lậu …cán bộ công chức đội thủ tục hàng hoá xuÊt nhËp khÈu cảng Cái Lân đã căng mình ra để hoàn thành nhiệm vụ có cán bộ công chức làm việc 2 đến 3 ca liên tục trong ngày.
Trước tình hình đó Chi cục hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai và cục hải quan tỉnh Quảng Ninh đã đề xuất với Tổng cục hải quan, Bộ tài chính về việc thành lập Chi cục hải quan cảng Cái Lân để đáp ứng yêu cầu công việc quản lý Nhà nước về hải quan tại cảng biển Cái Lân.
Theo quyết đinh số: 1795/QĐ-BTC ngày 26/04/2005 của Bộ tài chính về việc thành lập Chi cục hải quan cảng Cái Lân thuộc Cục hải quan Quảng Ninh.
Ngày 16/06/2006 Cục hải quan Quảng Ninh có Quyết định số: 303/QĐ-HQQN về việc triển khai hoạt động của Chi cục hải quan cảng Cái Lân.
Ngày 26/06/2006 Chi cục hải quan cảng Cái Lân chính thức đi vào hoạt động.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Chi cục hải quan cảng Cái Lân.
Tổng số cán bộ công chức Chi cục hải quan cảng Cái Lân: 32 Cán bộ công chức, 100% cán bộ công chức có trình độ cao đẳng đại học.
Đảng viên: 22 đồng chí .
Đoàn viên: 18 đồng chí .
Cựu chiến binh: 08 đồng chí .
Đoàn viên công Đoàn: 32 đồng chí .
Lãnh đạo Chi cục: 03 đồng chí .
01 Phó chi cục trưởng phụ trách chung .
02 Phó chi cục trưởng phụ trách từng mảng công việc của Chi cục .
Chi cục có 02 đội nghiệp vụ: Đội thủ tục hàng hóa XNK và Đội tổng hợp
CHI CỤC TRƯỞNG
PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG
ĐỘI TỔNG HỢP
ĐỘI THỦ TỤC HÀNG HÓA XNK
ĐỘI THỦ TỤC HÀNG HÓA XNK
( Sơ đồ tổ chức của Chi cục hải quan cảng Cái Lân )
2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của Chi cục hải quan cảng Cái Lân.
Chi cục hải quan Cái Lân có nhiệm vụ, quyền hạn theo qui định tại điều 2, Quyết định số 415/TCHQ/QĐ/TCCB ngày 06/03/2003 của Tổng cục trưởng tổng cục hải quan về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và mối quan hệ công tác của Chi cục hải quan cửa khẩu, Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu thuộc Cục hải quan tỉnh, Liên tỉnh, Thành phố hàng chuyển cửa khẩu gồm:
- Kiểm tra giám sát hàng hóa xuÊt nhËp khÈu, phương tiện vân tải, hành khách xuÊt nhËp c¶nh qua cảng Cái Lân.
- Tuần tra kiểm soát chống buôn lậu, gian lận thương mại và vËn chuyển trái phép hàng hóa trên địa bàn .
- Thu thuế xuất nhập khẩu.
- Thực hiện thống kê Nhà nước về hải quan, thực hiện chế độ thỉnh thị báo cáo theo qui định.
Từ khi đi vào hoạt động Chi cục hải quan cảng Cái Lân đã góp phần quan trọng thay đổi diện mạo của cảng Cái Lân. Các hoạt động xuÊt nhËp khÈu hàng hóa của các doanh nghiệp qua cảng đã thuận lợi và nhanh chóng hơn, thu hút được lượng lớn hàng hóa thông quan tại cảng, các doanh nghiệp đã tin tưởng gửi hàng qua cảng nhiều hơn.
Hàng nhập khẩu chủ yếu: Vật tư thiết bị đóng tầu, dầu thực vật thô chưa qua tinh chế, phân bón, lúa mỳ, ô tô mới và đã qua sử dụng, hàng nhập chuyển cửa khẩu của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.
Hàng xuất khẩu chủ yếu: Gạch ngói, răm gỗ, hàng xuất chuyển cửa khẩu của các doanh nghiệp ngoài tỉnh.
2.1.4 Kết quả đạt được sau 9 tháng đi vào hoạt động ( số liệu đến 31/3/2006 )
+ Đã đăng ký mở: 1.334 bộ tờ khai.
Trị giá: 213.437.654 USD.
Trong đó:
Tờ khai nhập khẩu: 703bộ
Tờ khai xuất khẩu: 378 bộ
Tờ khai phi mậu dịch: 05 bộ
Tờ khai kho ngoại quan: 248 bộ
+ Thu nộp ngân sách: 173.842.142.938 VND
Trong đó:
- Thu thuế XNK: 24.189.054.039 VND
- Thu thuế VAT: 107.204.856.742 VND
- Thu thuế TTĐB: 8.059.404.748VND
- Thu khác: 8.791.179VND
- Lệ phí hải quan: 148.199.000 VND
+ Tiếp nhận: 238 chuyến tầu các loại
Trong đó:
- Tầu container: 102 chuyến
- Tầu khách: 33 chuyến
- Tầu hàng rời: 103 chuyến
+ Container nhập đã làm thủ tục hải quan: 20.675 container
Trong đó:
- Container chuyển cảng: 11.825 container
- Container chuyển cửa khẩu: 8.270 container
- Container làm thủ tục hải quan tại cảng: 580 container
+ Container xuất đã làm thủ tục hải quan: 10.191 container
+ Hàng rời xuất khẩu: 288.329 tấn
Trị giá: 32.491.004 USD
+ Hàng rời nhập khẩu: 203.805 tấn
Trị giá: 127.998.815 USD
+ Hành khách XNC: 13.024 khách
+ Kiểm tra thực tế hàng hóa: 189 bộ tờ khai hàng nhập khẩu
+ Kiểm hóa hộ: 150 bộ tờ khai hàng nhập khẩu
+ Kiểm tra thực tế hàng hóa: 67 bộ tờ khai hàng xuất khẩu
+ Kiểm hóa hộ: 54 bộ tờ khai hàng Xuất khẩu
+ Lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính về hải quan 10 vụ.
Trong đó:
08 vụ xử phạt tại Chi cục. Phạt vi phạm hành chính: 14.000.000 VND
02 vụ chuyển Cục hải quan tỉnh xử lý (Đang chờ xử lý)
+ Xe ô tô nhập khẩu: 38 chiếc (11 ôtô đã qua sử dụng, 27 chiếc xe ô tô mới)
+ Nợ thuế quá hạn: 40.028.418 VND
+ Nợ thuế trong hạn: 91.233.954.791 VND
2.2 Cơ sở pháp lý đối với công tác kiểm tra, giám sát hải quan về hàng hoá nhập khẩu chuyển cửa khẩu.
2.2.1 Theo điều 18 Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15.12.2005 của Chính phủ
Thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu chuyển cửa khẩu như sau :
Đối với người khai hải quan : Có đơn đề nghị chuyển cửa khẩu gửi Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu, nộp hồ sơ hải quan theo qui định,luân chuyển hồ sơ giữa Chi cục hải quan cửa khẩu nhập với Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu. Đảm bảo nguyên trạng hàng hóa, niêm phong hải quan, niêm phong hãng vận tải trong suốt quá trình vận chuyển hàng hóa từ cửa khẩu nhập đến địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu.
Đối với Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu: Tiếp nhận hồ sơ, đăng ký tờ khai hải quan đối với hàng nhập khẩu, ghi ý kiến xác nhận vào đơn xin chuyển cửa khẩu. Niêm phong hồ sơ hải quan theo qui định giao cho người khai hải quan chuyển cho Chi cục hải quan cửa khẩu nhập để làm thủ tục chuyển cửa khẩu cho lô hàng từ cửa khẩu nhập về địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu. Tiếp nhận hàng hóa được chuyển từ cửa khẩu nhập, đối chiếu hàng hóa với biên bản bàn giao và xác nhận vào biên bản bàn giao do Chi cục hải quan cửa khẩu nhập lập, làm thủ tục nhập khẩu cho lô hàng theo qui định. Thông báo bằng văn bản cho Chi cục hải quan cửa khẩu nhập biết kết quả kiểm tra về các thông tin về hàng hóa đã được chi cục hải quan cửa lưu ý.
Đối với Chi cục hải quan cửa khẩu nhập: Kiểm tra tình trạng bên ngoài của hàng hóa, lập biên bản bàn giao, niêm phong hàng hóa và giao hàng hóa cho người khai hải quan chuyển đến Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu. Thông báo cho Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu những thông tin cần chú ý về lô hàng nhập khẩu.
2.2.2 Theo phần B thông tư 112/2005/TT-BTC ngày 15.12.2005 của Bộ Tài Chính
Thủ tục hải quan đối với hàng hóa chuyển cửa khẩu qui định tại phần B mục 5 thông tư 112 /2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ Tài Chính.
Thứ nhất : Đối với hàng nhập khẩu đăng ký tờ khai tại Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu, nếu được miễn kiểm tra thực tế hàng hoá, thì không phải làm thủ tục chuyển cửa khẩu.
Thứ hai : Hàng hoá nhập khẩu chuyển cửa khẩu đưa vào Khu chế xuất, hải quan khu chế xuất chỉ được ký thông quan cho lô hàng sau khi lô hàng nhập khẩu đã được đưa vào Khu chế xuất.
2.2.3 Theo Quyết định 927/QĐ-TCHQ ngày 25.5.2006 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
Thủ tục hải quan đối với hàng hóa chuyển cửa khẩu ban hành kèm theo Quyết định số 927/QĐ-TCHQngày 25/5/2006 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan như sau:
Thứ nhất: Quy trình này chỉ qui định việc trao đổi thông tin, bàn giao nhiệm vụ giám sát và một số trường hợp phải kiểm tra thực tế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu giữa các Chi cục Hải quan có liên quan.
Thứ hai: Việc trao đổi thông tin, bàn giao nhiệm vụ giám sát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu giữa Chi cục Hải quan cửa khẩu và Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu thực hiện bằng fax ngay Biên bản bàn giao hàng hóa chuyển cửa khẩu khi bàn giao, đồng thời giao người khai hải quan 01 Biên bản bàn giao để chuyển cho Chi cục Hải quan có liên quan.
Thứ ba: Khi nhận được Biên bản bàn giao hàng hoá chuyển cửa khẩu do Chi cục Hải quan nơi khác gửi đến, Chi cục Hải quan nơi nhận lập Bảng thống kê các Biên bản bàn giao (theo mẫu 03/BTK2006 kèm theo Quyết định này), định kỳ thứ 3 hàng tuần phải fax cho Chi cục Hải quan nơi gửi biết kết quả và để kiểm tra, đối chiếu với các lô hàng đã làm thủ tục chuyển cửa khẩu (nếu trùng vào ngày nghỉ, ngày lễ thì fax vào ngày làm việc liền kề). Nếu quá ngày thứ 3 mà không nhận được Bảng thống kê các Biên bản bàn giao, thì Chi cục Hải quan nơi gửi thông báo cho Chi cục Hải quan nơi nhận biết để cùng xác minh, làm rõ. Bảng thống kê các Biên bản bàn giao phải lưu cùng hồ sơ lô hàng.
Thứ tư: Khi làm thủ tục Hải quan cho hàng hóa chuyển cửa khẩu, Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất/nhập phải lập sổ theo dõi hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu để kiểm tra, đối chiếu khi cần thiết. Sổ được lập trên máy vi tính, có thể in ra để lưu hoặc lưu trên máy vi tính. Sổ phải có các tiêu chí sau: Số thứ tự; số, ký hiệu, ngày tờ khai; tên, địa chỉ doanh nghiệp; đơn vị Hải quan làm thủ tục; số ký hiệu container; mặt hàng.
Thứ năm: Đối với trường hợp đăng ký tờ khai tại Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu, nhưng việc kiểm tra thực tế hàng hóa do Chi cục Hải quan cửa khẩu thực hiện:
Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu chịu trách nhiệm
- Tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ lô hàng đã được tiếp nhận, đăng ký. Trường hợp Chi cục Hải quan cửa khẩu phát hiện hồ sơ lô hàng có sự sai lệch lỗi của Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu và buộc phải trả lại để xử lý thì Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu phải chịu trách nhiệm về lỗi này.
- Xử lý đối với trường hợp vi phạm do Chi cục Hải quan cửa khẩu phát hiện lập biên bản vi phạm và chuyển lại;
- Thu lệ phí hải quan đối với loại hồ sơ này.
Chi cục Hải quan cửa khẩu chịu trách nhiệm:
- Kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá.
- Ký xác nhận “đã làm thủ tục hải quan”, đóng dấu “đã làm thủ tục hải quan” trên tờ khai hải quan và trả tờ khai hải quan (bản lưu Hải quan) cho Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu để lưu theo đúng quy định.
- Nếu phát hiện vi phạm thì lập biên bản và chuyển toàn bộ hồ sơ lô hàng cho Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu để xử lý theo qui định.
Thứ sáu: Cục Điều tra chống buôn lậu và lực lượng chống buôn lậu giữa các Cục Hải quan tỉnh, thành phố có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu có trách nhiệm triển khai các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để theo dõi, thu thập thông tin phục vụ cho việc giám sát kiểm tra, xử lý vi phạm đối với hoạt động vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu theo quy trình này.
2.3 Thực trạng công tác kiểm tra, giám sát đối với hàng hoá nhập khẩu chuyển cửa khẩu tại Chi cục hải quan cảng Cái Lân.
2.3.1 Khái quát hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu tại Chi cục hải quan cảng Cái Lân.
2.3.1.1 Các doanh nghiệp làm hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu tại Chi cục hải quan cảng Cái Lân.
Hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu tại Chi cục hải quan cảng Cái Lân luôn chiếm từ 70% đến 80 % lượng hàng container nhập cảng đích Cái Lân.
Hàng hóa nhập chuyển cửa khẩu chủ yếu là hàng hóa của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh Quảng Ninh xin chuyển cửa khẩu về nhà máy, khu công nghiệp, khu chế xuất để sản xuất hàng xuất khẩu, và lắp ráp tiêu thụ trong nước. Tạo tài sản cố định.
+ Doanh nghiệp ngoài tỉnh và hàng hóa nhập hàng chuyển cửa khẩu qua cảng Cái Lân.
- Công ty HONDA Việt Nam, đăng ký tờ khai hải quan tại Chi cục hải quan Vĩnh Phúc. Nhập khẩu linh kiện ô tô, xe máy để lắp ráp ôtô, xe máy xuất khẩu và tiêu thụ trong nước.
- Công ty TNHH YAMAHA motor Việt Nam, đăng ký tờ khai tại Chi cục hải quan quản lý hàng đầu tư gia công Hà Nội. Nhập khẩu bộ linh kiện xe gắn máy lắp ráp xe máy xuất khẩu và tiêu thụ trong nước.
- Công TNHH SUMIDENSO Việt Nam, đăng khý tờ khai tại Chi cục hải quan Hải Dương. Nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất bộ dây điện ô tô xuất khẩu.
- Công ty TNHH TAKANICHI Việt Nam, đăng ký tờ khai tại Chi cục hải quan Vĩnh Phúc . Nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất ghế ô tô xuất khẩu .
- Công ty TNHH CANON Việt Nam, đăng ký tờ khai tại Chi cục hải quan đăng ký tờ khai tại Chi cục hải quan quản lý hàng đầu tư gia công Hà Nội, Chi cục hải quan Bắc Ninh. Nhập hàng nguyên liệu, linh kiện sản xuất máy in, máy ảnh kỹ thuật số, máy in ảnh, máy Scaner, máy photocopy xuất khẩu và tiêu thụ trong nước.
- Công ty TNHH hệ thống dây SUMIHANEL, đăng ký tờ khai tại Chi cục hải quan quản lý hàng đầu tư gia công Hà Nội. Nhập khẩu nguyên liệu sản xuất cáp điện xuất khẩu và tiêu thụ trong nước.
- Công ty TNHH NISSEI ELECTRIC Hà Nội, đăng ký tờ khai tại Chi cục hải quan quản lý hàng đầu tư gia công Hà Nội. Nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất thiết bị điện xuất khẩu và tiêu thụ trong nước.
- Công ty Liên doanh HINO Motor Việt Nam, đăng ký tờ khai tại Chi cục hải quan quản lý hàng đầu tư gia công Hà Nội. Nhập khẩu bộ linh kiện xe tải HINO để sản xuất xe tải HINO xuất khẩu và tiêu thụ trong nước.
- Công ty TNHH DESO Việt Nam, đăng ký tờ khai tại Chi cục hải quan quản lý hàng đầu tư gia công Hà Nội. Nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc để sản xuất.
- Công ty TNHH SUMITOMO HEAVY INDUTRIES, đăng ký tờ khai tại Chi cục hải quan quản lý hàng đầu tư gia công Hà Nội. Nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc để sản xuất khuôn đúc.
- Công ty TNHH FUJIKIN Việt Nam, đăng ký tờ khai tại Chi cục hải quan quản lý hàng đầu tư gia công Hà Nội. Nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc để sản xuất.
- Công ty TNHH điện STANLEY Việt Nam, đăng ký tờ khai tại Chi cục hải quan Gia Thụy, Hà Nội. Nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc để sản xuất đèn xe máy, ôtô.
- Công ty GLOBAL SOURCE NET LTD, đăng ký tờ khai tại Chi cục hải quan Hưng Yên, Nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất hàng may mặc xuất khẩu.
- Tổng công ty công nghiệp tầu thủy Viêt Nam, đăng ký tờ khai tại Chi cục hải quan Hải Phòng. Nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất tầu thủy xuất khẩu.
- Công ty PARK’, đăng ký tờ khai tại Chi cục hải quan quản lý hàng đầu tư gia công Hà Nội. Nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất hàng may mặc xuất khẩu.
- Công ty TNHH TOHOKU PIOEER Việt Nam, đăng ký tờ khai tại Chi cục hải quan quản lý hàng KCN, KCX Hà Nội. Nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất máy nén khi, máy lọc khí.
- Công ty TNHH TOYOTA BOSHOKU Hà Nội, đăng ký tờ khai tại Chi cục hải quan quan Vĩnh Phúc. Nhập khẩu linh kiện lắp ráp xe ô tô TOYOTA.
- Công ty TSUKUBA DIECASTING, đăng ký tờ khai tại Chi cục hải quan quản lý hàng đầu tư gia công Hà Nội. Nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất vỏ máy vi tính, camera.
- Công ty INOAC Việt Nam, đăng ký tờ khai tại Chi cục hải quan khu công nghiệp Bắc Thăng Long. Nhập hàng mút sốp để sản xuất hàng xuất khẩu .
- Doanh nghiệp khu chế xuất MARUMITSU Việt Nam, đăng ký tờ khai tại Chi cục hải quan quan Vĩnh Phúc. Nhập khẩu thiết bị máy móc để sản xuất. Doanh nghiệp chế xuất MARUMITSU, đăng ký tờ khai tại Chi cục hải quan Vĩnh Phúc. Nhập nguyên vật liệu sản xuất.
- Công ty TNHH công nghiệp BROTHER Việt Nam, đăng ký tờ khai tại Chi cục hải quan Hải Dương. Nhập máy ép phun nhựa và phụ kiện.
- Khu chế xuất- Khu công nghiệp Hải Phòng. Nhập nguyên liệu sản xuất Công ty TNHH TOYODA GOSEI Hải Phòng, đăng ký tờ khai tại Chi cục hải quan.
- Công ty TNHH IKEYCHI Viêt Nam, đăng ký tờ khai tại Chi cục hải quan Khu chế xuất Bắc Thăng Long. Nhập nguyên liệu phục vụ sản xuất.
- Công ty TNHH TOHOKUPIONEER Việt Nam, đăng ký tờ khai tại Chi cục hải quan Khu chế xuất Hải Phòng. Nhập máy móc thiết bị phục vụ sản xuất.
- Công ty PANASONIC ELECTRIC RENCES Việt Nam, đăng ký tờ khai tại Chi cục hải quan Khu chế xuất Bắc Thăng Long. Nhập tấm bảo vệ máy
- Công ty xuất nhập khẩu vật tư tàu thuỷ, đăng ký tờ khai tại Chi cục hải quan Hải phòng. Nhập máy tàu thuỷ.
- Công ty TNHH HONEST Việt Nam, đăng ký tại Chi cục hải quan Bắc Thăng Long. Nhập thiết bị tạo tài sản cố định.
- Công ty TNHH Hà Nội STEEL CENTER Nam, đăng ký tờ khai tại Chi cục hải quan khu công nghiệp Bắc Thăng Long. Nhập hàng thép cuộn để sản hàng xuất khẩu vv…
+ Doanh nghiệp trong tỉnh và hàng hóa nhập hàng chuyển cửa khẩu qua cảng Cái Lân:
- Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Móng Cái, đăng ký tờ khai tại Chi cục hải quan Móng Cái. Nhập hàng vào kho ngoại quan Móng Cái.
- Công ty TNHH Quang Phát, đăng ký tờ khai tại Chi cục hải quan Móng Cái. Nhập hàng vào kho ngoại quan Móng Cái.
- Công ty cổ phần xi mămg Thăng Long, đăng ký tờ khai tại Chi cục hải quan cảng Hòn Gai. Nhập máy móc thiết bị tạo tài sản cố định.
- Công ty cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu Quảng Ninh, đăng ký tờ khai tại Chi cục hải quan Móng Cái. Nhập hàng vào kho ngoại quan Móng Cái.
- Công ty cổ phần Quốc tế Hoàng Gia, đăng ký tờ khai tại Chi cục hải quan cảng Hòn Gai. Nhập máy móc thiết bị tạo tài sản cố định.
- Công ty Thế Kỷ Mới, đăng ký tờ khai tại Chi cục hải quan cảng Cái Lân. Nhập vỏ chai VPET.
- Công ty cổ phần phân phối công nghiệp, đăng ký tờ khai tại Chi cục hải quan cảng Cái Lân. Nhập thiết bị tạo tài sản cố định.
- Công ty Xi măng Hạ Long, đăng ký tờ khai tại Chi cục hải quan cảng Cái Lân. Nhập thiết bị dây chuyền N/M xi măng.
- Đại lý hàng hải Quảng Ninh, đăng ký tờ khai tại Chi cục hải quan Móng Cái. Nhập khẩu rượu các loại.
- Công ty cổ phẩn xi măng Thăng Long, đăng ký tờ khai tại Chi cục hải quan cảng Hòn Gai. Nhập thiết bị toàn bộ dây chuyền N/M xi măng.
- Công ty Dầu Thực Vật Cái Lân đăng ký tờ khai tại Chi cục hải quan cảng Cái Lân. Nhập dầu hạt hướng dương.
- Công ty TNHH Sơn Tùng, đăng ký tờ khai tại Chi cục hải quan Móng Cái. Nhập hàng vµo kho ngoại quan Móng Cái vv…
2.3.1.2 Các loại hình của hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu tại Chi cục hải quan cảng Cái LânPhải đánh giá laọi hình hàng hóa nào là chủ yếu, thứ tự xếp hạng cảu các loại này để người đọc hình dung đựoc tổng thể.
.
- Hàng nhập kinh doanh.
- Hàng nhập đầu tư.
- Hàng nhập sản xuất xuất khẩu.
- Hàng nhập kho ngoại quan.
- Hàng nhập khu chế xuất.
- Hàng nhập gia công xuất khẩu.
- Hàng tạm nhập tái xuất.
- Hàng chuyển khẩu.
2.3.2 Kết quả đạt được của công tác kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu chuyển cửa khẩu.
2.3.2.1 Bố trí nhân sự và phần mềm:” Hệ thống quản lý hải quan tại cảng biển ” phục vụ cho thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu chuyển cửa khẩu tại Chi cục hải quan cảng Cái Lân.
Chi cục hải quan cảng Cái Lân thường xuyên bố trí 02 đến 03 cán bộ công chức trực tiếp theo dõi, làm thủ tục hải quan cho hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu thuộc đội thủ tục hàng hóa xuất nhập khẩu.
Công việc của cán bộ công chức làm thủ tục hải quan cho hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu gồm:
Tiếp nhận hồ sơ hải quan hàng nhập chuyển cửa khẩu của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh do các Chi cục hải quan ngoài cửa khấu chuyển đến, nhận biên bản bàn giao qua Fax của các Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu chuyển đến.
Niêm phong hàng hóa nhập chuyển cửa khẩu, lập biên bản bàn giao hàng chuyển cửa khẩu, (đối với hàng nhập phải kiểm tra thực tế tại Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu, khu công nghiệp, khu chế xuất, nhà máy sản xuất nơi kiểm tra hàng hóa ngoài cửa khẩu).
Fax biên bản bàn giao cho Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu để phối hợp theo dõi lô hàng chuyển cửa khẩu, trừ lùi Manifest, vào sổ sách hàng chuyển cửa khẩu, vào máy (chương trình phần mền quản lý container đang được áp dụng tại Chi cục hải quan cảng Cái Lân ), thông kê biên bản bàn giao, lập danh sách hàng chuyển cửa khẩu miễn kiểm tra.
Thống kê các biên bản bàn giao chưa được phản hồi, làm văn bản đề nghị các Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu phản hồi biên bản bàn giao kịp thời.
Thông báo cho lãnh đạo đội, lãnh đạo Chi cục những khó khăn vướng mắc trong khi thực hiện nghiệp vụ đối với hàng hóa chuyển cửa khẩu. Tham mưu đề xuất với lãnh đạo về thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan đối với hàng hóa chuyển cửa khẩu.
Báo cáo thống kê hàng hóa xuất nhập khẩu chuyển cửa khẩu hàng tháng, quí, năm cho lãnh đạo Chi cục và các đội nghiệp vụ lấy số liệu báo cáo Cục hải quan tỉnh theo qui định.
Tại Chi cục hải quan cảng Cái Lân đang áp dụng phần mềm “Hệ thống quản lý hải quan tại cảng biển”. Đây là phần mềm quản lý hiện đại mới được đưa vào sử dụng, phần mềm này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc quản lý của cơ quan hải quan tại cảng biển. Đây là sản phẩm có được do sự hợp tác giữa Cục hải quan tỉnh Quảng Ninh và Cục hải quan Đà Nẵng.
Giới thiệu chung về “Hệ thống quản lý hải quan tại cảng biển” tại Chi cục hải quan cảng Cái Lân.
1. Mục đích, ý nghĩa
Với một đơn vị hải quan trọng điểm, có lưu lượng hàng hoá xuất nhập khẩu nhiều, hàng ngày có nhiều chuyến tàu nhập, xuất. Trên mỗi chuyến tàu có chứa hàng trăm Container hàng hoá, các lô hàng này sẽ có rất nhiều đơn vị, cá nhân đến làm thủ tục nhận hàng, xuất hàng. Việc quản lý các Container hàng hoá đã nhập về tại cảng hiện đã làm thủ tục, đã ra khỏi cảng hay chưa? Số Container đã làm thủ tục, số container chưa làm thủ tục, số container quá hạn 30 ngày, 90 ngày, 180 ngày chưa làm thủ tục, số container nào làm thủ tục chuyển cảng đích, chuyển cửa khẩu, vận chuyển đa phương thức, trọng lượng, trị giá bao nhiêu, mặt hàng gì... Tất cả những thông tin yêu cầu trên để đảm bảo xử lý, khai thác một cách nhanh chóng và chính xác thì cần thiết phải xây dựng một chương trình với một kho dữ liệu thích hợp nhằm phục vụ quản lý, khai thác và báo cáo khi có yêu cầu.
Mô hình thiết kế : CLIENT/SERVER
Ngôn ngữ lập trình Visual Basic.
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft SQL 2000
Hệ điều hành: Windows 98, Windows 2000, Windows XP,Windows 2003
2. Các yêu cầu về nghiệp vụ mà chương trình phải thực hiện:
- Quản lý các thông tin về chuyến tàu xuất nhập cảnh (tàu Container, tàu hàng rời, tàu du lịch, các chuyến tàu khác);
- Quản lý số lượng container của từng chuyến tàu nhập, xuất;
- Quản lý số lượng container ra/vào cảng, số container còn nằm trong cảng;
- Quản lý thông tin về lô hàng: chủ hàng đã rút những Container nào của chuyến tàu nhập (hoặc chủ hàng đóng hàng vào container nào để xuất lên chuyến tàu xuất), số hiệu từng container, số tờ khai, trọng lượng, trị giá…
- Quản lý các container đã làm thủ tục, chưa làm thủ tục, quá hạn làm thủ tục, các Container làm thủ tục tại cảng, chuyển cảng, quá cảnh, chuyển cửa khẩu, vận tải đa phương thức…
- Báo cáo thống kê, tra cứu nhanh theo số hiệu container, theo tờ khai, theo chủ hàng…
3. Mô hình xây dựng chương trình:
Chương trình được xây dựng bao gồm các phân hệ:
- Quản lý Tàu, Conainter hàng hoá Nhập khẩu
- Quản lý Tàu, Container hàng hoá Xuất khẩu
- Quản lý Tàu, hàng rời nhập khẩu
- Quản lý Tàu, hàng rời Xuất khẩu
- Quản lý các chuyến tàu du lịch XNC
- Quản lý thuyền viên, hành khách
- Quản lý phương tiện, lô hàng chuyển đường bộ
- Tra cứu, Báo cáo thống kê
- Chương trình truyền số liệu
4. Sơ đồ các luồng dữ liệu:
CÁC THÔNG TIN VỀ CHUYẾN TẦU NHẬP, XUẤT
KHO THÔNG TIN CHUNG
KẾT SUẤT THÔNG TIN BÁO CÁO, THỐNG KÊ
CÁC THÔNG TIN VỀ
LÔ HÀNG NHẬP , XUẤT
5. Theo dõi theo chuyến tàu nhập :
Chức năng này giúp người quản lý nhập dữ liệu thông tin về chuyến tàu nhập.
Khi tàu cập cảng Cái Lân cán bộ giám sát tầu căn cứ vào Manifest nhập của tầu vào máy tính phần quản lý hải quan cảng biển như: Tên tầu, ngày cập cảng, số hiệu chuyến tầu, quốc tịch của tầu, cảng xuất phát, ngày tầu rời cảng, số lượng hàng xuất nhập. Máy tính sẽ lưu giữ thông tin chung về toàn bộ chuyến tàu và hàng hoá nhập khẩu.
Khi người khai hải quan đến làm thủ tục cho hàng hoá nhập khẩu chuyển cửa khẩu cán bộ làm thủ tục cho hàng hoá nhập chuyển cửa khẩu sẽ căn cứ vào bộ hồ sơ hải quan và lệnh giao hàng của hãng tầu giao cho người khai hải quan để lấy hàng hoá để vào máy.
Cuối tháng, cuối qúi cán bộ theo dõi hàng chuyển cửa khẩu sẽ có thể thống kê hàng chuyển cửa khẩu theo từng lô hàng, theo từng Chi cục hải quan, để lấy số liệu báo cáo, thống kê.
Tra cứu container chuyển cửa khẩu theo từng lô hàng, từng doanh nghiệp. Tra cứu lô hàng chuyển cửa khẩu theo từng biên bản bàn giao. Ngày thanh lý lô hàng chuyển cửa khẩu. Tra cứu những biên bản bàn giao chưa được phản hồi.
Việc áp dụng phần mềm “ Hệ thống quản lý hải quan tại cảng biển” giúp cho cơ quan hải quan quản lý chặt chẽ các chuyến tàu ra vào cảng, số lượng hàng xuất nhập khẩu qua cảng, số hành khách x._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7036.doc