Chương I
Lý luận chung về thuế giá trị gia tăng và kế toán
thuế giá trị gia tăng (GTGT)
I - Lý luận chung về thuế GTGT.
1. Bản chất của thuế GTGT.
1.1 Giá trị gia tăng:
Là giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất,lưu thông đến tiêu dùng.
Đối với một số ngành nghề kinh doanh, GTGT được xác định như sau:
- Đối với ngành xây dựng là tiền thu thù lao xây dựng,lắp đặt công trình, hạng mục công trình trừ chi phí về vật tư, động lực... và các chi phí khác để
76 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1407 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Thuế giá trị gia tăng và Kế toán giá trị gia tăng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phục vụ cho xây dựng, lắp đặt công trình,hạng mục công trình đó.
- Đối với kinh doanh ăn uống là số chênh lệch giữa các khoản thu về tiêu thụ và các khoản thu khác trừ tiền mua hàng hoá, chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho kinh doanh ăn uống.
- Đối với hoạt động kinh doanh khác là số chênh lệch giữa các khoản thu về tiêu thụ trừ chi phí hàng hoá, dịch vụ mua ngoài để thực hiện hoạt động kinh doanh đó.
Giá trị gia tăng = Giá đầu ra - Giá đầu vào
1.2. Thuế GTGT:
Thuế GTGT là loại thuế gián thu được tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng .
Về bản chất thuế GTGT là thuế đánh trên phần giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ, tuy nhiên để đơn giản hoá trong tính toán, trên thực tế phần lớn các doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, tức là:
Số thuế phải nộp = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào.
Đối với người sản xuất, khi mua hàng hoá, dịch vụ về để sản xuất kinh doanh thì họ là người tiêu dùng, họ phải trả cho người bán hàng số tiền mua hàng gồm cả giá mua và thuế GTGT. Khi bán hàng họ sẽ thu về thuế GTGT ở người mua và được khấu trừ thuế GTGT đã nộp khi mua hàng.
Như vậy đối tượng nộp thuế GTGT là người tiêu dùng cuối cùng, khi mua hàng,người tiêu dùng phải trả cho người bán cả tiền hàng và tiền thuế GTGT của toàn bộ số hàng hoá, dịch vụ đó, tức là số tiền người tiêu dùng thanh toán cho người bán đã bao gồm cả thuế GTGT.
2. Các quy định về thuế GTGT.
2.1 Đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế GTGT.
2.1.1 Đối tượng nộp thuế GTGT.
Là các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá,dịch vụ chịu thuế GTGT tại Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức tổ chức kinh doanh và tổ chức, cá nhân khác có nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT.
Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ bao gồm:
- Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp Nhà Nước và Luật Hợp tác xã.
- Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác.
- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo luật đầu tư nươc ngoài tại Việt Nam; các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam không thuộc các hình thức đầu tư theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
- Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng kinh doanh khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh nhập khẩu.
2.1.2 Đối tượng chịu thuế GTGT.
Luật thuế GTGT qui định tất cả các hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế GTGT trừ các đối tượng qui định tại điều 4 của Luật này.
2.1.3 Đối tượng không chịu thuế GTGT.
Bao gồm 29 nhóm mặt hàng, dịch vụ được qui định tại điều 3 của Luật thuế GTGT. Các đối tượng này thường là:
- Những sản phẩm thuộc hoạt động kinh doanh trong nông nghiệp, những hoạt động kinh doanh được Nhà Nước khuyến khích đầu tư.
- Các dịch vụ không mang tính chất kinh doanh vì lợi nhuận như dịch vụ công cộng, dịch vụ y tế, giáo dục - đào tạo, văn hoá, thể thao, giải trí truyền hình...
- Hàng nhập khẩu trong các trường hợp viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; quà biếu tặng cho tổ chức cá nhân Việt Nam, chuyển giao công nghệ ....
2.2 Căn cứ và phương pháp tính thuế.
2.2.1. Căn cứ tính thuế.
a. Giá tính thuế:
Theo qui định tại điều 7 Luật thuế GTGT và điều 6 Nghị định 158/2003/NĐ-CP giá tính thuế GTGT được qui định rõ ràng đối với từng hàng hoá dịch vụ cụ thể:
- Đối với hàng hoá, dịch vụ do cơ sở sản xuất kinh doanh bán ra hoặc cung ứng cho các đối tượng khác là giá bán chưa có thuế GTGT.
- Đối với hàng hoá nhập khẩu là giá nhập khẩu tại cửa khẩu nhập (CIF) cộng với thuế nhập khẩu (nếu có) cộng thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có).
Giá CIF
=
Trị giá mua thực tế của hàng hoá
+
Chi phí
bảo hiểm
+
Chi phí vận chuyển ngoài nước
Giá tính thuế
GTGT
=
Giá CIF
+
Thuế nhập khẩu
(nếu có)
+
Thuế TTĐB
(nếu có)
Sản phẩm, hàng hoá dịch vụ dùng để trao đổi, biếu, tặng hoặc để trả thay lương, giá tính thuế GTGT được xác định theo giá tính thuế của sản phẩm hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại cùng thời điểm phát sinh các hoạt động này.
- Đối với sản phẩm, hàng hoá dịch vụ cơ sở kinh doanh xuất để tiêu dùng không phục vụ cho sản xuất kinh doanh hoặc cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT thì phải tính thuế GTGT đầu ra, giá tính thuế theo giá bán của sản phẩm, hàng hoá dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại cùng thời điểm phát sinh.
- Đối với trường hợp cho thuê tài sản giá tính thuế là giá cho thuê chưa có thuế, nếu cho thuê trong nhiều kì mà tiền cho thuê là giá đã trả từng kì hoặc trả trước cho nhiều kỳ sau thì giá tính thuế là giá đã trả cho kỳ này hoặc trả trước cho nhiều kỳ sau.
- Đối với hàng hoá bán theo phương thức trả góp, giá tính thuế là giá bán trả tiền một lần, không tính theo số tiền trả góp từng kỳ.
- Đối với gia công hàng hoá, giá tính thuế là giá gia công chưa có thuế GTGT bao gồm: tiền công, tiền nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và các chi phí khác để gia công do bên nhận gia công phải chịu.
- Đối với hàng hoá dịch vụ có tính đặc thù dùng chứng từ như tem thư, bưu chính, vé cước vận tải, vé sổ số, giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT vì vậy ta phải xác định lại giá chưa có thuế như sau:
Giá chưa có thuế GTGT = Giá thanh toán /(1+% thuế suất thuế GTGT)
- Đối với các hoạt động kinh doanh dịch vụ hưởng hoa hồng thì giá tính thuế là tiền hoa hồng, tiền công mà họ được hưởng chưa có thuế GTGT.
- Đối với dịch vụ vận tải, bốc xếp, giá tính thuế là giá cước vận tải, bốc xếp chưa có thuế GTGT, không phân biệt cơ sở trực tiếp vận tải, bốc xếp hay thuế lại.
b. Thuế suất.
Tại điều 8 luật thuế GTGT được Quốc Hội sửa đổi ngày 17/06/2003 có qui định 3 mức thuế suất:
+ Mức thuế suất 0%: áp dụng cho hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu.
+ Mức thuế suất 5%: áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ thiết yếu đối với đời sống như lương thực, nước, thực phẩm tươi sống, thuốc chữa bệnh, sách báo, phân bón...
+ Mức thuế suất 10%: áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ thông dụng, phổ biến trong đời sống xã hội như dầu mỏ, mỹ phẩm, nước giải khát, vàng bạc đá quí....
2.2.2 Phương pháp tính thuế .
a. Phương pháp trực tiếp:
Thuế suất thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ đó
Giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế
Công thức tính:
*
=
Số thuế GTGT phải nộp
GTGT của hàng hoá = Doanh số của hàng hoá - Giá vốn của hàng hoá
dịch vụ chịu thuế dịch vụ bán ra dịch vụ bán ra
b. Phương pháp khấu trừ thuế:
Công thức tính:
Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào
được khấu trừ
Trong đó:
Giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế bán ra
*
Thuế suất thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ đó
- Thuế GTGT đầu ra =
- Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ gồm 3 bộ phận:
+ Tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT của tài sản, vật tư, hàng hoá, dịch vụ mua vào trong kỳ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá chịu thuế GTGT của doanh nghiệp.
+ Số thuế GTGT ghi trên chứng từ của hàng hoá nhập khẩu.
+ Số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thay thuế GTGT cho chủ hàng ở nước ngoài.
Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ xác định theo nguyên tắc:
* Thuế đầu vào của hàng hoá dịch vụ dùng đồng thời cho sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hoá dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT. Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ thì được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT. Trong trường hợp cơ sở kinh doanh đồng thời cả hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT nhưng cơ sở không phân tách được thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ thì thuế GTGT đầu vào được khấu trừ theo tỷ lệ doanh số hàng chịu thuế so với tổng doanh số hàng bán ra.
* Đối với hàng hoá mua vào bị tổn thất do thiên tai hoả hoạn hoặc mất mát xác định được nguyên nhân trách nhiệm do tổ chức cá nhân phải bồi thường thì thuế GTGT đầu vào của hàng hoá dịch vụ này được tính vào số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ khi kê khai số thuế GTGT phải nộp.
* Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá dịch vụ được khấu trừ phát sinh trong tháng nào thì được kê khai khấu trừ toàn bộ khi xác định số thuế phải nộp trong tháng đó,không phân biệt đã xuất dùng hay còn lại trong kho.
2.3 Thủ tục kê khai thuế, nộp thuế .
2.3.1 Kê khai thuế.
- Các cơ sở kinh doanh hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT thì phải có trách nhiệm lập và gửi cho cơ quan thuế tờ khai tính thuế GTGT từng tháng kèm theo bảng kê hàng hoá dịch vụ mua vào, bán ra theo mẫu qui định .
- Đối với các cơ sở kinh doanh nhập khẩu, mỗi lần phát sinh hoạt động nhập khẩu, cơ sở phải có trách nhiệm kê khai, nộp tờ khai thuế GTGT theo từng lần nhập khẩu cùng với việc kê khai thuế nhập khẩu cho cơ quan hải quan thu thuế tại cửa khẩu nhập.
- Đối với các cơ sở kinh doanh buôn chuyến phải kê khai và nộp thuế GTGT theo từng chuyến hàng cho cơ quan thuế nơi mua hàng trươc khi vận chuyển hàng đi tiêu thụ.
Cơ sở kinh doanh nhiều loại hàng hoá dịch vụ có mức thuế suất thuế GTGT khác nhau phải kê khai thuế GTGT theo từng mức thuế suất qui định đối với từng loại hàng hoá, dịch vụ, nếu cơ sở kinh doanh không xác định được theo từng mức thuế suất thì phải tính và nộp thuế theo mức thuế suất cao nhất của hàng hoá, dịch vụ mà cơ sở có sản xuất, kinh doanh.
2.3.2 Nộp thuế.
- Đối với các cơ sở kinh doanh thực hiện nộp thuế hàng tháng theo thông báo của cơ quan thuế thì thời hạn nộp thuế của tháng chậm nhất không quá ngày 25 của tháng tiếp theo.
- Đối với cơ sở kinh doanh có số thuế phải nộp hàng tháng lớn thì cơ sở phải tạm nộp thuế theo định kỳ 10-15 ngày một lần và trong thơì hạn qui định (Theo thông báo của cơ quan thuế) cơ sở phải nộp đủ số thuế phải nộp trong tháng.
2.3.3 Hoàn thuế.
Theo Luật thuế GTGT thì các cơ sở sản xuất kinh doanh, người nhập khẩu được hoàn thuế GTGT trong các trượng hợp sau:
a. Các cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ được hoàn thuế trong các trường hợp sau:
- Cơ sở kinh doanh trong 3 tháng trở lên có luỹ kế số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế đầu ra.
- Các cơ sở kinh doanh trong tháng có hàng hoá xuất khẩu, nếu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ từ 200 triệu đồng trở lên thì sẽ được xét hoàn thuế theo từng tháng.
b. Các cơ sở kinh doanh mới thành lập thuộc đối tượng đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nhưng chưa có doanh thu bán hàng, chưa có thuế GTGT đầu ra để khấu trừ với thuế GTGT đầu vào của tài sản cố định, vật tư, nếu thời gian đầu tư từ 1 năm trở lên thì sẽ được xem xét hoàn thuế đầu vào theo từng năm. Số thuế GTGT đầu vào của TSCĐ, vật tư được hoàn có giá trị lớn từ 200 triệu đồng trở lên thì sẽ được xét hoàn thuế theo từng quí.
c. Cơ sở kinh doanh quyết toán thuế khi sát nhập, giải thể, chia tách ...có số thuế GTGT nộp thừa thì có quyền đề nghị hoàn thuế .
d. Cơ sở kinh doanh có quyết định hoàn thuế của cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền.
e. Tổ chức cá nhân ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại của tổ chức, cá nhân nước ngoài để mua hàng hoá dịch vụ tại Việt Nam.
II - Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán.
1. Yêu cầu quản lý thuế GTGT.
Thuế GTGT là một phần quan trọng và không ngừng vận động cùng với quá trình vận động của đồng vốn kinh doanh, do vậy việc quản lý thuế GTGT yêu cầu phải toàn diện trên các mặt sau:
- Quản lý thuế GTGT đầu vào: Đây là số tiền mà doanh nghiệp trả thay cho người tiêu dùng,sẽ được khấu trừ với thuế GTGT đầu ra khi bán hàng hoá, dịch vụ. Nếu đủ tiêu chuẩn hoàn thuế theo qui định thì khoản thuế GTGT đầu vào này sẽ được Nhà Nước hoàn lại, do vậy phải quản lý chặt chẽ khoản thuế này để tránh thất thoát, thiệt hại cho doanh nghiệp.
- Quản lý thuế GTGT đầu ra: Đây là số tiền mà doanh nghiệp thu từ người tiêu dùng khi bán các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ, số thuế này sẽ được khấu trừ với thuế GTGT đầu vào, nếu thuế GTGT đầu ra lớn hơn thuế GTGT đầu vào thì phần lớn hơn đó sẽ phải nộp vào Ngân sách. Do đó, khoản thuế này cũng phải được quản lý chặt chẽ để tránh trường hợp kê thiếu, kê sai nhằm trốn thuế gây thất thoát cho ngân sách.
- Quản lý số thuế GTGT được hoàn lại: Đây là số tiền mà Nhà Nước hoàn lại cho doanh nghiệp trong một số trường hợp như đã nêu ở phần I, trên thực tế thì đây là một vấn đề rất đáng nói, việc hoàn thuế theo qui định hiện nay đôi khi là một kẽ hở để một số doanh nghiệp lợi dụng, bòn rút Ngân sách.
Vì vậy yêu cầu quản lý khoản thuế này là vô cùng cần thiết và đòi hỏi phải được theo dõi thường xuyên, chặt chẽ và phải thực sự khách quan.
- Quản lý số thuế GTGT phải nộp Ngân sách: Đây là nguồn thu thường xuyên của Ngân sách cho nên việc quản lý nguồn thu này là đương nhiên và hết sức cần thiết.
2. Nhiệm vụ kế toán thuế GTGT.
- Thứ nhất: Theo dõi thuế GTGT đầu vào và đầu ra phát sinh trong tháng.Việc theo dõi 2 khoản thuế này đều phải căn cứ vào hoá đơn GTGT.
- Thứ hai: Lập bảng kê thuế hàng tháng, bao gồm:
+ Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào
+ Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ bán ra.
Căn cứ để lập các bảng kê trên là hoá đơn GTGT
- Thứ ba: Kê khai thuế phải nộp hàng tháng.
Hàng tháng, kế toán tổng hợp số thuế GTGT đầu vào, thuế GTGT đầu ra, xác định số thuế GTGT phải nộp hoặc chưa được khấu trừ, trên cơ sở đó lập tờ khai thuế GTGT, kèm với bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra để nộp cho cơ quan thuế.
- Thứ tư: Vào sổ kế toán và lập báo cáo thuế.
Hàng ngày, khi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kê toán căn cứ vào hoá đơn GTGT hoặc bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra và các chứng từ gốc khác như phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ, giấy báo có....để vào các sổ chi tiết tài khoản 133 và 3331, đến cuối tháng kế toán tổng hợp số liệu trên các sổ chi tiết để lên sổ cái tài khoản 133 và sổ cái tài khoản 3331 hoặc tổng hợp số liệu trên sổ tổng hợp rồi lên sổ cái. Số liệu trên sổ cái được sử dụng để lên báo cáo thuế hàng năm.
Trên đây là toàn bộ nhiệm vụ của kế toán thuế GTGT, tuy nhiên trên thực tế, kế toán thuế GTGT còn phải làm nhiều nhiệm vụ khác như: lập giấy xin chi tiền ngân hàng để nộp thuế, lập các báo cáo nội bộ gửi Ban Giám Đốc... Cho dù phải thực hiện toàn bộ công việc kế toán thuế GTGT hoặc chỉ làm một phần trong đó thì yêu cầu mỗi cán bộ kế toán phải có một trình độ chuyên môn vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, khách quan, trung thực... bởi vì kế toán thuế GTGT rất khó nhưng cũng rất dễ, đòi hỏi cán bộ kế toán thuế phải biết dung hoà giữa chế độ và qui định của Nhà Nước vời yêu cầu của chủ doanh nghiệp.
III - Phương pháp kế toán thuế GTGT.
1. Chứng từ kế toán.
Các chứng từ được sử dụng trong kế toán thuế GTGT gồm có:
- Hoá đơn GTGT
- Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào
- Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ bán ra
- Tờ khai thuế GTGT
- Quyết toán thuế GTGT
- ...
Các hoá đơn chứng từ trên đều có mẫu thống nhất của Bộ Tài Chính, tuy nhiên các doanh nghiệp vẫn có thể đăng ký với cơ quan thuế để tự in hoá đơn theo mẫu của riêng mình cho phù hợp với hoạt động của đơn vị, các hoá đơn mà doanh nghiệp tự in gọi là hoá đơn đặc thù, không một doanh nghiệp nào giống doanh nghiệp nào.
2. Tài khoản kế toán.
Kế toán thuế GTGT được phản ánh trên tài khoản 133 “Thuế GTGT được khấu trừ” và tài khoản 3331 “Thuế GTGT phải nộp” kết cấu của 2 tài khoản này như sau:
2.1 Tài khoản 133 - Thuế GTGT được khấu trừ.
* Nội dung: Tài khoản này dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ.
* Kết cấu:
TK133
Nợ
Có
SPS giảm: Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ giảm trong kỳ:
- Khấu trừ thuế GTGT
- Hoàn thuế GTGT
- Phân bổ thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ.
SPS tăng: Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ tăng trong kỳ.
SDCK:- Số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ đến cuối kỳ.
- Số thuế GTGT đầu vào được hoàn lại nhưng chưa được hoàn trả.
TK 133 có 2 TK cấp II:
- TK 1331-Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của hàng hoá, dịch vụ: Phản ánh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của vật tư, hàng hoá, dịch vụ mua ngoài dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
- TK1332- Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của TSCĐ: Phản ánh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ khi mua sắm TSCĐ dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
*Nguyên tắc hạch toán:
- TK 133 chỉ được sử dụng cho đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
- Vật tư, hàng hoá, tài sản mua vào sử dụng đồng thời cho hoạt động chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì chỉ phản ánh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ vào TK133 đối với vật tư, hàng hoá mua vào để sử dụng cho hoạt động chịu thuế GTGT.
Trong hợp không bóc tách được giá trị vật tư hàng hoá sử dụng cho hoạt động chịu thuế và không chịu thuế thì toàn bộ thuế GTGT đầu vào vẫn được phản ánh vào TK133, cuối kỳ kế toán xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ theo tỷ lệ doanh thu chịu thuế GTGT trên tổng doanh thu bán hàng. Phần thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ được phân bổ vào giá vốn bán hàng (nếu sản phẩm đã được tiêu thụ hết) hoặc phản ảnh vào TK1421 “chi phí trả trước”.
- Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong tháng nào thì được kê khai, khấu trừ với thuế GTGT đầu ra của tháng đó, nếu thuế GTGT đầu vào lớn hơn thuế GTGT đầu ra phải nộp thì khấu trừ theo số nhỏ hơn, số còn lại được khấu trừ tiếp ở kỳ sau. Nếu sau 3 kỳ liên tiếp không khấu trừ hết thì Ngân sách sẽ hoàn thuế.
- Nếu mua hàng hoá, dịch vụ không có hoá đơn GTGT theo qui định hoặc có hoá đơn nhưng không ghi rõ thuế GTGT hoặc hoá đơn không hợp lệ thì không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
2.2 Tài khoản 3331 - Thuế GTGT phải nộp.
*Nội dung: Dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu ra, thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp, số thuế GTGT đã được khấu trừ, đã nộp và còn phải nộp.
*Kết cấu:
Nợ TK 3331 Có
SPS tăng: Số thuế GTGT phải nộp tăng trong kỳ.
SPS giảm: Khấu trừ thuế GTGT
- Thuế GTGT được miễn giảm
- Số thuế GTGT đã nộp vào NSNN.
_Số thuế GTGT của hàng bị trả lại
SDCK: Số thuế GTGT còn phải nộp đến cuối kỳ.
SDCK: Số thuế GTGT đã nộp thừa vào Ngân sách.
TK 3331 có 2 TK cấp III:
- TK 33311- Thuế giá trị gia tăng đầu ra của hàng hóa, dịch vụ: Dùng để phản ánh số thuế giá trị gia tăng đầu ra phải nộp, số thuế giá trị gia tăng đã được khấu trừ, đã nộp và còn phải nộp của hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ.
- TK 33312 - Thuế giá trị gia tăng phải nộp của hàng nhập khẩu: Dùng để phản ánh số thuế giá trị gia tăng của hàng nhập khẩu phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách.
* Nguyên tắc hạch toán:
Doanh nghiệp chủ động tính thuế, kê khai thuế phải nộp hàng tháng và nộp thuế đúng thời gian qui định theo thông báo của cơ quan thuế.
3. Trình tự kế toán:
3.1 Đối với đơn vị nộp thuế theo phương pháp khấu trừ:
a. Hạch toán thuế GTGT đầu vào:
Qui trình hạch toán thuế GTGT đầu vào được thể hiện trên sơ đồ sau:
133
333 (12)
(6)
(5)
111, 112, 141... 331…531
152, 153, 156, 211
(4)
(1)
(2)
621, 627, 641, 642, 811
(3)
Ghi chú:
Thuế GTGT đầu vào.
Trị giá mua chưa có thuế của hàng hóa, vật tư, TSCĐ... nhập kho.
Trị giá mua chưa có thuế của vật tư, hàng hóa đưa vào sử dụng ngay.
Tổng giá thanh toán.
Thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp được khấu trừ.
Thuế GTGT được giảm trừ hoặc được hoàn trả đã nhận.
b. Hạch toán thuế GTGT đầu ra:
Quá trình hạch toán thuế GTGT đầu ra được thể hiện trên sơ đồ sau:
511, 512, 338 (7)
711, 515
33311
133
(5)
(6)
(7)
(3)
(1)
(2)
111, 112, 131...
(4)
Ghi chú:
Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ.
Thu nhập khác, doanh thu hoạt động tài chính.
Thuế GTGT đầu ra.
Tổng giá thanh toán.
Khấu trừ thuế GTGT.
Thuế GTGT giảm trừ đã hoàn trả.
Nộp thuế GTGT vào ngân sách.
3.2 Đối với đơn vị nộp thuế theo phương pháp trực tiếp:
Quá trình hạch toán vẫn thực hiện như đối với phương pháp thuế trừ thuế nhưng trong quá trình hạch toán không xuất hiện TK 133 và TK 33311 do đó giá trị hàng hóa phản ánh trên các tài khoản 156, 151, 157, 511, 512, 515, 711... là giá đã có thuế GTGT.
- Cuối kỳ sau khi xác định được số thuế phải nộp, kế toán ghi:
Số thuế GTGT phải nộp.
Nợ 511
Có 33311
- Khi nhập khẩu vật tư, hàng hóa, TSCĐ... kế toán ghi:
Nợ 152, 153, 156, 211... Giá thực tế của vật tư, hàng hóa, TSCĐ.
Có 3333: Thuế nhập khẩu phải nộp.
Có 33312: Thuế GTGT phải nộp.
- Nếu được giảm thuế GTGT phải nộp, kế toán ghi:
Nợ 3331: Số thuế được giảm trừ vào thuế phải nộp trongnăm.
Nợ 111, 112: Số tiền thuế được trả lại.
Có 711: Tổng số thuế được giảm.
- Khi nộp thuế GTGT:
Số thuế GTGT phải nộp.
Nợ 333
Có 111, 112
4. Tổ chức sổ kế toán:
Theo mỗi hình thức kế toán khác nhau, sổ sách kế toán sử dụng trong kế toán thuế giá trị gia tăng cũng khác nhau. Qui trình ghi sổ diễn ra như sau:
4.1 Theo hình thức nhật ký chung:
Hóa đơn
GTGT
Sổ nhật ký
chung
Sổ nhật ký mua,
Nhật ký thu,
Nhật ký chi
Sổ chi tiết tk 133
Sổ chi tiết TK 3331
Sổ cái tk 133
Sổ cái tk 3331
Bảng tổng hợp
Chi tiết
Báo cáo
thuế
4.2. Theo hình thức Nhật ký sổ cái:
Hóa đơn
GTGT
Nhật ký
sổ cái
Sổ chi tiết tk 133
Sổ chi tiết TK 3331
Bảng tổng hợp
Chi tiết
Báo cáo
thuế
4.3 Theo hình thức chứng từ ghi sổ:
Hóa đơn
GTGT
Chứng từ
Ghi sổ
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Sổ chi tiết tk 133
Sổ chi tiết TK 3331
Sổ cái tk 133
Sổ cái tk 3331
Bảng tổng hợp
Chi tiết
Báo cáo
thuế
4.4 Theo hình thức Nhật ký chứng từ:
Hóa đơn
GTGT
NKCT
số 10
Sổ chi tiết tk 133
Sổ chi tiết TK 3331
Sổ cái tk 133
Sổ cái tk 3331
Bảng tổng hợp
Chi tiết
Báo cáo
thuế
Tùy theo quy mô của từng doanh nghiệp cũng như tính phức tạp trong công tác kế toán, doanh nghiệp có thể mở thêm các sổ chi tiết liên quan đến kế toán thuế GTGT như sổ chi tiết theo dõi thuế đầu vào, sổ chi tiết theo dõi thuế đầu ra, sổ theo dõi thuế GTGT phải nộp, được khấu trừ... Tuy nhiên phải đảm bảo sự thống nhất và hợp lý trongct tổ chức sổ kế toán để nâng cao hiệu quả trong việc tổ chức bộ máy kế toán và để công việc hạch toán kế toán thực sự là một công cụ quản lý kinh tế hữu hiệu của doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập hiện nay.
Chương II :
Thực trạng kế toán thuế giá trị gia tăng
tại Công ty Xi măng Hải Phòng
I - Khái quát về tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức công tác kế toán tại Công ty Xi măng Hải Phòng.
1. Quá trình hình thành phát triển:
Công ty Xi măng Hải Phòng có trụ sở tyại số 1, đường Hà Nội, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng với diện tích 3.161.000m2 với tổng số cán bộ công nhân viên là 1848 người.
Ngày 25/12/1899 Nhà máy xi măng Hải Phòng được khởi công xây dựng. Đến ngày 9/8/1993 theo quyết định số 353/QĐ của Bộ trưởng Bộ xây dựng thành lập Công ty xi măng Hải Phòng. Số ĐKKD: 108194. Tổ chức cấp giấy phép kinh doanh là trọng tài kinh tế Hải Phòng. Đây là một doanh nghiệp nhà nước, trực thuộc và chịu sự quản lý của Tổng Công ty xi măng Việt Nam - Bộ xây dựng.
Tiền thân của Công ty xi măng Hải Phòng là nhà máy xi măng Hải Phòng, được khởi công xây dựng vào ngày 25/12/1899 trên vùng ngã ba sông Cấm và kênh đào Hạ Lý - Hải Phòng. Đây là nhà máy xi măng lớn đầu tiên tại Đông Dương được người Pháp khởi công xây dựng với 2 dây truyền lò quay. Đến năm 1964 với toàn bộ dây truyền 7 lò quay Nhà máy đã sản xuất được 592.055 tấn xi măng, là mức cao nhất trong những năm hoà bình xây dựng. Với sự giúp đỡ của nước bạn Rumani năm 1969, Nhà máy sửa chữa và xây dựng được 3 lò nung mới, thời kỳ này sản lượng đạt được là 67 vạn tấn. Theo quyết định của nhà nước, sát nhập Nhà máy xi măng Hải Phòng với số vốn điều lệ là 76.911.593 triệu với ngành nghề sản xuất kinh doanh xi măng, vận tải, sửa chữa, khai thác đá. Công ty là nơi sản xuất và cung ứng xi măng với chất lượng cao, khối lượng lớn. Ngoài sản xuất xi măng đen, Công ty còn sản xuất xi măng trắng để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
2. Tổ chức bộ máy quản lý:
Bộ máy quản lý ở Công ty xi măng Hải Phòng có kết cấu theo hình trực tuyến từ Ban giám đốc xuống các phòng ban, phân xưởng. Đứng đầu là Giám đốc Công ty người có quyền hành cao nhất chịu trách nhiệm trước các cơ quan chủ quản, nhà nước, trước tập thể công nhân. Giúp việc cho Giám đốc là Phó giám đốc chuyên ngành. Công ty có 4 phân xưởng chính, 4 phân xưởng phụ trợ, 2 đơn vị phụ trách đầu vào, 1 đơn vị phụ trách tiêu thụ, 8 phòng ban quản lý.
Sau đây là sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty.
Giám đốc Công ty
PGĐ CĐ
P. kế hoạch
PGĐ. CN
P. KTCđ
P. kttc
P. KTSX
P. Điều động SX
P. TCLĐ
P. KCS
P. an toàn
P. vật tư
Kho sản phẩm
Ban XLVT
P. XDCB
Px máy đá
Px cơ khí
Ban TTPC
Px than
Px Động lực
P. Kinh doanh
Px lò nung
PX lắp ráp
Cn. thái bình
PX NĐB
PX. SCCT
Tổng kho
VF, YT, BV
- Giám đốc phụ trách trực tiếp các phân xưởng chính và các phòng ban, chi nhánh Thái Bình.
- Phó giám đốc cơ điện trực tiếp chỉ đạo khối sản xuất.
- Phó giám đốc công nghệ trực tiếp chỉ đạo khối kỹ thuật và các phòng ban.
- Phó giám đốc Công ty kiêm Trưởng ban quản lý dự án Nhà máy mới trực tiếp chỉ đạo quản lý đầu tư xây dựng, đảm bảo tiến độ xây dựng và chất lượng xây dựng Nhà máy mới.
- Phòng tổ chức có nhiệm vụ tổ chức, quản lý cán bộ công nhân viên.
- Phòng kinh doanh: Thực hiện tiếp cận tìm hiểu thị trường.
- Phòng kế toán tài chính: Xây dựng kế hoạch tài chính, tổ chức triển khai sử dụng vốn, kiểm tra kiểm soát tình hình tài chính của doanh nghiệp.
- Phòng KCS: Kiểm tra chất lượng sản phẩm, nghiên cứu, giải quyết khiếu nại và tổ chức theo dõi chất lượng sản phẩm.
- Phòng vật tư: Theo dõi chặt chẽ tình hình cung ứng sử dụng vật tư.
. . .
- Các phân xưởng:
+ Phân xưởng cơ khí: Sửa chữa và bảo dưỡng toàn bộ máy móc thiết bị phục vụ cho việc sản xuất của Công ty.
+ Phân xưởng lắp ráp: Lắp ráp các máy móc thiết bị dây truyền sản xuất mua mới.
3. Tổ chức công tác kế toán:
3.1 Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty:
Phòng Kế toán - Tài chính của Công ty có 37 người, trong đó có 25 người công tác tại Phòng Kế toán trung tâm, 12 nhân viên kế toán ở các phân xưởng.
Đứng đầu là Kế toán trưởng, chịu trách nhiệm cao nhất về công tác kế toán tài chính tại Công ty. Dưới Kế toán trưởng có 2 Phó phòng kế toán: 1 người phụ trách kế toán tổng hợp, 1 người phụ trách tình hình tiêu thụ sản phẩm.
Tại phòng kế toán trung tâm chia làm 4 tổ:
+ Tổ kế toán Tổng hợp.
+ Tổ kế toán Vật tư.
+ Tổ kế toán Tiêu thụ.
+ Tổ kế toán Tài vụ.
Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty
Kế toán trưởng
Phó phòng
Phó phòng
Kt các
Xí nghiệp
phụ thuộc
Kế toán
ban quản lý
dự án
Phòng
Kế toán
Tài chính
Tổ
kế toán
vật tư
Tổ
Kế toán
Tài vụ
Tổ
Kế toán
Tiêu thụ
Tổ
Kế toán
Tổng hợp
Kế toán
Phân
Xưởng
Kt chi nhánh
Thái bình
3.2 Hình thức kế toán doanh nghiệp áp dụng:
Hiện nay, Công ty xi măng Hải Phòng đang áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung. Toàn bộ quá trình kế toán được minh họa theo sơ đồ sau:
Chứng từ gốc
Chứng từ ghi sổ
Sổ thẻ chi tiết
Sổ quỹ
Nhật ký chung
Sổ Cái
Bảng cân đối TS
Báo cáo kế toán
Bảng tổng hợp chi tiết
Ghi chú: Ghi hàng ngày.
Ghi cuối tháng.
Đối chiếu.
Hàng ngày khi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, căn cứ vào các chứng từ gốc, kế toán vào các nhật ký chuyên dùng, đồng thời vào sổ quỹ và các sổ thẻ chi tiết, rồi từ các nhật ký chuyên dùng vào nhật ký chung và từ nhật ký chung vào sổ cái. Cuối tháng kế toán tổng hợp số liệu từ các sổ thẻ chi tiết lập bảng tổng hợp chi tiết rồi đối chiếu với sổ cái, từ sổ cái tổng hợp số liệu lên bảng cân đối tài sản, cuối cùng từ bảng cân đối tài sản để lập báo cáo kế toán với hình thức nhật ký chung, công tác kế toán của Công ty được thực hiện trên nguyên tắc kết hợp chặt chẽ giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết, giữa việc ghi chép hàng ngày với việc tổng hợp số liệu vào cuối kỳ. Nhờ đó đảm bảo cung cấp số liệu chính xác, đầy đủ, phục vụ cho yêu cầu quản lý.
II - Tình hình thực hiện kế toán thuế GTGT tại Công ty xi măng Hải Phòng.
1. Các mức thuế suất được áp dụng:
Công ty Xi măng Hải Phòng hiện đang áp dụng các mức thuế suất sau: 5%, 10%.
1.1 Mức thuế suất 5%:
Công ty áp dụng mức thuế suất 5% khi bán các phế liệu như:
- Xăm, lốp ô tô.
- Sắt, thép phế liệu.
- Bi đạn.
- Vỏ bao xi măng rách.
- Đá, sỏi.
- . . .
Những mặt hàng dịch vụ mua vào như:
Nước, thiết bị, máy móc và dụng cụ chuyên dùng cho y tế, than cám, than đá, đất, đá, cát, sỏi, kim loại đen, kim loại màu, máy khoan, kìm, búa, cưa, đục, xẻng...
Một số dịch vụ như: Cước vận tải, bốc xếp, khai thác, phí kiểm định...
Nói chung có rất nhiều hàng hoá, dịch vụ được áp dụng mức thuế suất 5% và Công ty kê khai đúng, đủ các mặt hàng, dịch vụ chịu mức thuế suất này.
1.2 Mức thuế suất 10%:
Đây là mức thuế suất được áp dụng chủ yếu với các mặt hàng của Công ty.
- Đối với hàng hóa dịch vụ mua vào:
Cước điện thoại, điện, mực máy phô tô, giấy, khí đốt, quặng, dây dẫn điện, sản phẩm khai khoáng...
Các dịch vụ như: dịch vụ bưu điện, bưu chính viễn thông và Internet, các dịch vụ tư vấn, dịch vụ kiểm toán, bảo hiểm...
- Đối với hàng hoá dịch vụ bán ra:
Xi măng bột trắng,Xi măng bột đen PCB30.
2. Hạch toán ban đầu:
Công ty áp dụng tính thuế theo phương pháp khấu trừ do vậy Công ty thực hiện đầy đủ hoá đơn chứng từ theo quy định của Nhà nước.
- Hoá đơn GTGT mẫu số 01 GTKT.
- Tờ khai thuế GTGT mẫu số 01 GTGT.
- Bảng kê hoá đơn chứng từ của hàng hóa, dịch vụ mua vào và bán ra theo mẫu quy định của Bộ tài chính và các chứng từ hoá đơn đặc thù khác.
Dưới đây là một số chứng từ phản ánh một số nghiệp vụ chủ yếu của Công ty liên quan đến thuế GTGT.
2.1 Chứng từ đầu vào.
2.1.1 Hoá đơn GTGT do người bán cấp khi mua nguyên vật liệu dùng cho sản xuất.
Hoá đơn (GTGT)
Liên 2: Giao khách hàng
Ngày 17 tháng 3 năm 2005
Mẫu số: 01 GTGT - 3LL
02 - B
DP: 051533
Đơn vị bán hàng : Công ty vật tư vận tải xi măn._.g tại Hải Phòng.
Địa chỉ : 80 Đường Hà Nội - Thượng Lý - Hồng Bàng - Hải Phòng.
Điện thoại : MST:0100106352003
Họ tên người mua hàng: Hoàng Thị Hiền
Đơn vị : Công ty xi măng Hải Phòng.
Địa chỉ : Số 1 đường Hà Nội - Hồng Bàng - Hải Phòng. Số tài khoản:
Hình thức thanh toán: Chuyển khoản.
0
9
1
2
5
5
1
0
2
0
MS:
STT
Tên hàng hoá, dịch vụ
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
2
3 = 1x2
Than cám 3BH6
Tấn
772,11
386.666
298.548.685
Cộng tiền hàng:
298.548.685
Thuế suất GTGT: 5% Tiền thuế GTGT:
14.927.975
Tổng cộng tiền thanh toán:
313.476.660
Số tiền viết bằng chữ: Ba trăm mười ba triệu bốn trăm bảy mươi sáu nghìn sáu trăm sáu mươi đồng.
Người mua hàng
(Ký, ghi rõ họ tên)
Hoàng Thị Hiền
Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên)
Phạm Thị Nga
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Trương Văn Minh
2.1.2 Hoá đơn GTGT do người bán giao khi mua tài sản cố định (TSCĐ):
Hoá đơn (GTGT)
Liên 2: Giao khách hàng
Ngày 14 tháng 3 năm 2005
Mẫu số: 01 GTGT - 3LL
HA/2004B
0077089
Đơn vị bán hàng : Công ty TNHH Tm Tân Thanh.
Địa chỉ : 32/87 Nguyễn Công Trứ - Lê Chân - Hải Phòng.
MST : 0200593237
Điện thoại :
Họ tên người mua hàng: Phạm Đăng Lợi
Tên đơn vị : Công ty xi măng Hải Phòng.
Địa chỉ : Số 1 đường Hà Nội - Hồng Bàng - Hải Phòng.
Số tài khoản :
Hình thức thanh toán: chuyển khoản
MST: 0 2 0 0 1 5 5 2 1 9.
STT
Tên hàng hoá, dịch vụ
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
2
3 = 1x2
Máy điều hoà nhiệt độ 12.000 BTU National - Japan
Chiếc
1
10.600.000
10.600.000
Cộng tiền hàng:
10.600.000
Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT:
1.060.000
Tổng cộng tiền thanh toán:
11.660.000
Số tiền viết bằng chữ: Mười một triệu sáu trăm sáu mươi nghìn đồng chẵn
Người mua hàng
Người bán hàng
Thủ trưởng đơn vị
2.1.3 Hoá đơn GTGT do người cung cấp dịch vụ vận chuyển giao khi thuê vận chuyển.
Hoá đơn (GTGT)
Liên 2: Giao khách hàng
Ngày 31 tháng 3 năm 2005
Mẫu số: 01 GTKT - 3LL
AA/2005B
0086663
Đơn vị bán hàng : Công ty TNHH Thắng Lợi.
Địa chỉ : 10 Đường bao Trần Hưng Đạo - Hải An - Hải Phòng.
3
6
1
6
5
1
0
0
2
0
MST :
Điện thoại :
Họ tên người mua hàng: Nguyễn Văn Dũng
Tên đơn vị : Công ty xi măng Hải Phòng.
Địa chỉ : Số 1 đường Hà Nội - Hồng Bàng - Hải Phòng.
Số tài khoản :
9
2
5
5
1
0
0
2
0
1
Hình thức thanh toán: chuyển khoản MS:
STT
Tên hàng hoá, dịch vụ
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
2
3 = 1x2
Cước vận chuyển xi măng từ Nhà máy xi măng Hải Phòng sang Nhà máy xi măng Hải Phòng mới - Tràng Kênh - Minh Đức - Thuỷ Nguyên
Tấn
845,5
57.149
48.319.428
Cộng tiền hàng:
48.319.428
Thuế suất GTGT: 5% Tiền thuế GTGT:
2.415.972
Tổng cộng tiền thanh toán:
50.735.400
Số tiền viết bằng chữ: Năm mươi triệu bảy trăm ba mươi lăm nghìn bốn trăm đồng
Người mua hàng
(Ký, ghi rõ họ tên)
Nguyễn Văn Dung
Người bán hàng
(Ký, ghi rõ họ tên)
Vũ Thanh Hoà
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Giám Đốc
Phạm Thế Thanh
2.1.4 Hoá đơn đặc thù:
đường sắt việt nam
AB / 2005 T
No 044028
Vé hành khách
Ghế cứng
Ga đi : Hải Phòng Ga đến: Hà Nội
Giá vé : 20.000VNĐ (Bằng chữ: Hai mươi nghìn đồng chẵn)
Trong đó có thuế GTGT (thuế suất 5%) MST: 0101403767
Số tàu : HP2 Số toa: 2 Số ghế: 24
Ngày đi tàu : 16/03/2005 Giờ chạy: 18.40
(Giao cho hành khách)
2.1.5 Hoá đơn dịch vụ viễn thông:
Hoá đơn dịch vụ viễn thông (GTGT) VT 02
TELECOMMUNICATION SERVICE INVOICE (VAT)
Mẫu số: 01GTKT - 2LM - 05
Ký hiệu (Serial No): GA/2005T Số (No): 031996
Liên 2: Giao khách hàng (Customer)
9
1
2
5
5
1
0
0
2
0
1
1
7
9
7
8
2
0
0
2
0
7
Mã số:
Bưu điện (Post office): TP. Hải Phòng.
Quận, huyện (District): Trung tâm khai thác và vận chuyển.
Tên khách hàng (Customer name): Công ty xi măng Hải Phòng.
MST:
Địa chỉ (Address) : 1 đường Hà Nội (SBL: N11)
Số điện thoại (Tel) : 525312 Mã số thuê bao (tel code): HPG - 01- 000016
KVHD: 0205, Thue bao, Noi hat, Noi tinh, (P2 SDU 2)
Lien tinh, DV 171, DV 108, DV - PS, GSM, Internet, tien 177
Hình thức thanh toán (kind of payment): Tiền mặt
STT (Item)
Đơn vị cung cấp dịch vụ (Supplying company)
Mã số thuế (Taxation code)
Mã
dịch vụ
Tiền
dịch vụ
Tiền thuế GTGT 10%
Tổng cộng
1.
2.
3.
Bưu điện Hải Phòng
Vietel (178)
Postel (177)
710A-00455
6.588.165
0
14.540
658.817
0
1.454
7.246.982
0
15.994
Tổng cộng tiền thanh toán (Grand total)
7.262.976
Số tiền viết bằng chữ: Bảy triệu hai trăm sáu mươi hai nghìn chín trăm bảy mươi sáu (VNĐ).
Ngày 21 tháng 03 năm 2005
Người nộp tiền ký Đại diện giao dịch ký
(Signature of paper) (Representatire signature)
Bùi Thu Hiền
2.1.6 Hoá đơn tiền điện:
Mẫu: EVN
ID: 643864
Ký hiệu: AA/2005-T
Số: 0708799
Hoá đơn tiền điện GTGT
(Liên 2: Giao khách hàng)
Công ty Điện lực Hải Phòng Kỳ từ ngày 03/01 đến ngày 03/02/2005.
Điện lực : Hồng Bàng MST: 0 2 0 0 3 4 0 2 1 1 - 001 - Phiên: 0
Địa chỉ : 45 Lê Đại Hành - Hải Phòng Sổ GCS HB 188 - 002
Điện thoại : 031.81063 Tài khoản: 710A-00354 N.C.T.Q.HB
Tên và địa chỉ khách hàng: Công ty Xi măng Hải Phòng - Số 1 đường Hà Nội - HB
MSTKH : 0 2 0 0 1 5 5 2 1 9 Mã KH: 0 0 2 4 2 8 3 2 - Số công tơ
Chỉ số mới
Chỉ số cũ
Hệ số nhân
Điện TT
Đơn giá
Thành tiền
24.251
24.867
1
Ngày 02/13/2005
TUQ Giám đốc
Đinh Xuân Bút
Trong đó
100
50
50
50
50
316
550
900
1210
1340
1450
1500
55.000
45.000
60.500
67.000
72.500
473.260
Cộng
616
773.260
Thuế suất GTGT 10%. Thuế GTGT
73.726
Tổng cộng tiền thanh toán
850.586
Số viết bằng chữ: Tám trăm năm mươi nghìn năm trăm tám sáu đồng.
2.1.7- Hoá đơn tiền nước:
Công ty cấp nước Hải Phòng
Danh bạ khách hàng: 0010050
Danh bạ điểm dùng: 002460
54 Đinh Tiên Hoàng
Tên: Công ty xi măng Hải P hòng
Số: 0345174
TK: 710A - 00011
Địa chỉ: 1 - đường Hà Nội - HB
NH Công thương HP
Mã số thuế: 0200155219
Sêri ĐH: GKM 0010042
MST: 0200171274
Định mức:
Mã ĐM: 05 Tuyến: 310
Ký hiệu: AA/2005T
Hoá đơn tiền nước
Số hoá đơn: 0345174
Tính từ ngày: 06/02/2005
Chỉ số cũ:
Kỳ hoá đơn: 3/2005
Đến ngày: 06/03/2005
Chỉ số mới:
Liên 2: Giao cho khách hàng
Diễn giải
Số lượng
Đơn
giá
Thành
tiền
%
TS
Thuế
GTGT
Giám đốc
Dùng cho sản xuất
150
2.381
356.520
5
17.826
Vũ Phong
Phí thoát nước
150
300
45.000
2.205
Cộng:
401.520
20.076
Tổng số tiền bằng chữ: Bốn trăm hai mốt nghìn
421.596
năm trăm chín sáu đồng
Đối với những hàng hoá, dịch vụ đơn vị mua của những tổ chức, cá nhân tự sản xuất, những sản phẩm mới qua sơ chế thông thường sách, báo, tạp chí, những dịch vụ như: khám chữa bệnh, bảo hiểm... hoặc những hàng hoá dịch vụ mua của những cơ sở nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì doanh nghiệp không khấu trừ thuế đầu vào vì theo phần B mục III có qui định như sau:
"Căn cứ để xác định số thuế đầu vào được khấu trừ là số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT của hàng hoá dịch vụ mua vào. Cơ sở kinh doanh không được tính khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với trường hợp hoá đơn GTGT không ghi đúng qui định của pháp luật".
Như vậy, khi mua hàng dịch vụ không có hoá đơn hoặc hoá đơn GTGT không hợp lệ hoặc không phải hoá đơn GTGT thì không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Công ty xi măng Hải Phòng đã thực hiện đúng theo qui định của Bộ Tài chính trong việc kê khai, khấu trừ thuế đầu vào. Điều này không phải doanh nghiệp nào cũng làm đúng.
2.2 Chứng từ đầu ra:
2.2.1 Hoá đơn GTGT do đơn vị tự lập khi bán hàng hóa.
Hoá đơn (GTGT)
Liên 1: Lưu
Ngày 07 tháng 03 năm 2005
Mẫu số: 01 GTKT - 3LL
KS/2004 B
0 0 4 6 7
Đơn vị bán hàng : Công ty xi măng Hải Phòng.
Địa chỉ : Số 1 đường Hà Nội - Hồng Bàng - Hải Phòng.
1
2
5
5
1
0
0
2
0
9
Điện thoại: MST:
Họ tên người mua hàng: Nguyễn Duy Minh
Tên đơn vị : hạt quản lý đường bộ huyện vĩnh bảo.
Địa chỉ : Chấn Dương - Vĩnh Bảo - Hải Phòng.
Số tài khoản :
1
0
8
2
5
1
0
1
0
0
2
0
Hình thức thanh toán: tiền mặt. MS:
STT
Tên hàng hoá, dịch vụ
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
2
3 = 1x2
Xi măng bao đen
PCB 30
Tấn
8
650.000
5.200.000
Cộng tiền hàng:
5.200.000
Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT:
520.000
Tổng cộng tiền thanh toán:
5.720.000
Số tiền viết bằng chữ: Năm triệu bảy trăm hai mươi nghìn đồng chẵn
Người mua hàng
(Ký, ghi rõ họ tên)
Nguyễn Duy Minh
Người bán hàng
(Ký, ghi rõ họ tên)
Nguyễn Thị Dung
Thủ trưởng đơn vị
Phó trưởng phòng KTTC
Lê Viết Huấn
2.2.2 Hóa đơn GTGT đơn vị lập khi bán phế liệu (thuế suất 5%).
Hoá đơn (GTGT)
Liên 1: Lưu
Ngày 14 tháng 03 năm 2005
Mẫu số: 01 GTGT - 3LL
KS/2004
000638
Đơn vị bán hàng : Công ty xi măng Hải Phòng.
Địa chỉ : Số 1 đường Hà Nội - Hồng Bàng - Hải Phòng.
1
2
5
5
1
0
0
2
0
9
Điện thoại : MST:
Họ tên người mua hàng: Đào Thế Sơn
Tên đơn vị : Công ty cổ phần hồng quang.
Địa chỉ : 345 - Trần Nguyên Hãn - Hải Phòng.
Số tài khoản :
Hình thức thanh toán: chuyển khoản
7
0
7
7
5
0
0
2
0
2
MS:
STT
Tên hàng hoá, dịch vụ
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
2
3 = 1x2
Cút sinê $800 gia công hoàn chỉnh
Tấn
541,7
67.000
36.593.287
Cộng tiền hàng:
36.593.287
Thuế suất GTGT: 5% Tiền thuế GTGT:
1.829.665
Tổng cộng tiền thanh toán:
38.422.952
Số tiền viết bằng chữ: Ba mươi tám triệu bốn trăm hai mươi hai nghìn chìn trăm năm mươi hai đồng.
Người mua hàng
(Ký, ghi rõ họ tên)
Người bán hàng
(Ký, ghi rõ họ tên)
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
2.3 Các chứng từ kê khai hàng tháng:
bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hóa mua vào
(Dùng cho cơ sở kê khai khấu trừ thuế hàng tháng)
Tháng 03 năm 2005 Mã số: 0200155219
Tên đơn vị kinh doanh : Công ty xi măng Hải Phòng.
Địa chỉ : Số 1 - đường Hà Nội - Hồng Bàng - Hải Phòng.
Hoá đơn chứng từ mua
Tên người bán
Mã số thuế
của người bán
Mặt hàng
Doanh số mua
và chưa có thuế
Thuế suất
Thuế GTGT
đầu vào
Ghi chú
Ký hiệu
hoá đơn
Số
hoá đơn
Ngày tháng năm phát hành HĐ
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
AA/2005T
0183420
15/02/2005
Công ty thoát nước Hải Phòng
(số 1A Lý Tự Trọng - HP)
0200149705 -1
Thanh toán tiền nước
từ 6/1 đến 6/2/2005
474.176
5
21.849
AA/2005T
0327795
15/3/2005
Công ty cấp nước Hải Phòng
(số 54 Đinh Tiên Hoàng - HP)
0200171274 - 1
Tiền nước
từ 4/2 đến 4/3/2005
511.434
5
23.142
AA/2005T
0345174
15/3/2005
Công ty cấp nước Hải Phòng
(số 54 Đinh Tiên Hoàng - HP)
0200171274 - 1
Tiền nước
từ 6/2 đến 6/3/2005
401.520
5
18.501
AA/2005B
0086663
31/3/2005
Công ty TNHH Thắng Lợi
(107 đường bao Trần Hưng Đạo - Hải An - HP)
0200156163
Thanh toán tiền cước
vận chuyển xi măng.
48.319.428
5
2.415.972
02 - B
DP 051532
17/3/2005
Công ty vật tư vận tải xi măng tại
HP (80 đường Hà Nội - HB - HP)
0100106352003
Tiền mua than cám
3BH6
298.548.685
5
14.927.975
AB/2005T
044028
16/3/2005
Công ty đường sắt Việt Nam (HP)
0101403767
Thanh toán
tiền cước đi tàu
19.048
5
952
. . . . .
. . . . .
. . . . .
. . . . .
. . . . .
. . . . .
. . . . .
. . . . .
. . . . .
Cộng thuế suất: 5%
AA/2005T
0708799
10/02/2005
Công ty điện lực Hải Phòng
(Điện lực Hồng Bàng - HP)
020034021101
Tiền điện
từ 3/1 đến 3/2/2005
773.260
10
77.326
LL/2004B
0085966
12/02/2005
Công ty CP TM Quang Vinh
(Hạ Đoạn II Đông Hải - Hải An - HP)
0200600780
Chi phí phục vụ
3.540.000
10
354.000
LL/2004B
0096924
5/3/2005
Cty TNHH TMTH Lê Chân - HP
(25/294 Lê Lợi Ngô Quyền - HP)
00200597256
Thanh toán tiền in biểu
mẫu PTCLĐ
3.030.000
10
303.000
GE/2004B
0632700
8/3/2005
Cửa hàng đồng hồ thiết bị VP
(164 Hoàng Văn Thụ - HP)
0200129748-008-1
Sửa chữa máy Foto
văn phòng
1.877.270
10
187.730
DX/2004B
0035827
9/3/2005
Khách sạn Kim Thành
(67 Điện Biên Phủ - Hải Phòng)
0200413501001
Chi phí phục vụ khác
2.059.999
10
206.000
HA/2004B
0077089
14/3/2005
Cty TNHH TM Tân Thanh
(32/87 Nguyễn Công Trứ - Lê Chân - HP)
0200593237
Mua thiết bị VP
(Máy ĐHNĐ)
10.600.000
10
1.060.000
LL/2004B
0096949
15/3/2005
Cty TNHH TMTH Lê Chân - HP
(25/94 Lê Lợi - Ngô Quyền - HP)
0200597256
Mua phiếu XK, NK
cho phòng kế toán
900.000
10
90.000
AA/2005T
0764912
15/3/2005
Công ty điện lực Hải Phòng
(điện lực Hồng Bàng - Hải Phòng)
0200340211001
Tiền điện
từ 3/2 đến 3/3/2005
471.500
10
47.150
AA/2005T
1011880
24/2/2005
Công ty điện lực Hải Phòng
(điện lực Hồng Bàng - Hải Phòng)
0200340211001
Tiền điện
từ 11/1 đến 1/2/2005
1.983.870
10
198.387
AA/2005T
1032355
18/03/2005
Công ty điện lực Hải Phòng
(điện lực Hồng Bàng - Hải Phòng)
0200340211001
Thanh toán tiền điện
từ 8/02 đến 8/3/2005
729.075
10
79.208
LH/2004B
0043319
22/3/2005
Khách sạn du lịch Kim Liên
(Đào Duy Anh - HN)
01001070671
Chi phí tiếp khách
1.931.000
10
193.000
GE/2004B
0032717
25/3/2005
Cửa hàng thiết bị văn phòng
(164 Hoàng Văn Thụ - Hải Phòng)
0200129748-008-1
Sửa chữa máy phôtô
phòng KTTC
1.081.800
10
108.200
. . . . .
. . . . .
. . . . .
. . . . .
. . . . .
. . . . .
. . . . .
. . . . .
. . . . .
Cộng thuế suất: 10%
Tổng cộng:
19.938.100.071
1.556.277.095
bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hóa bán ra
Tháng 03 năm 2005 Mã số: 0200155219-1
Tên đơn vị kinh doanh : Công ty xi măng Hải Phòng.
Địa chỉ : Số 1 - đường Hà Nội - Hồng Bàng - Hải Phòng.
Hoá đơn chứng từ bán
Tên đơn vị, người mua
Mã số thuế
của người mua
Mặt hàng
Doanh số mua
(chưa có thuế)
Thuế suất
Thuế GTGT
Ghi chú
Ký hiệu
hoá đơn
Số
hoá đơn
Ngày tháng năm phát hành HĐ
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
HA/2004
010287
01/03/2005
Công ty Vật tư kỹ thuật Xi măng
(248 - Giải Phóng - Hà Nội)
0100105694
Xi măng bao đen
PCB30
115.454.400
10
11.545.600
HA/2004
010291
03/03/2005
Công ty Vật tư kỹ thuật Xi măng
(248 - Giải Phóng - Hà Nội)
0100105694
Xi măng bao đen
PCB30
288.636.000
10
28.864.000
KR/2004
099976
05/03/2005
Công ty Cổ phần THDVVT Xi măng
(Số 3 đường Hà nội - Hải Phòng)
0200577563
Xi măng bao đen
PCB30
18.681.810
10
1.868.190
KS/2004B
00335
05/03/2005
Công ty TNHH Trung Đức
(263 Trần Nguyên Hãn - Hải Phòng)
0200146253
Xi măng bao đen
PCB30
155.681.750
10
15.568.175
KS/2004B
00460
07/03/2005
Đặng Thị Thu
(Đồng Hòa - Kiến An - Hải Phòng)
Xi măng bao đen
PCB30
4.454.541
10
445.454
KS/2004B
00461
07/03/2005
Cty cổ phàn xây lắp 1 PETROLIMEX-(550 Nguyễn Vă Cừ - Long Biên - HN)
0100108180
Xi măng bao đen
PCB30
4.454.541
10
445.454
KS/2004B
00462
7/3/2005
Nguyễn Văn Hùng
(xã Anh Dũng - Kiến Thuỵ)
Xi măng bao đen
PCB30
3.818.178
10
381.818
KS/2004B
00463
7/3/2005
Trần Thuý Liên
(Quán Toan - Hải Phòng)
Xi măng bao đen
PCB30
2.545.452
10
254.545
KS/2004B
00464
07/03/2005
Cty TNHH Phú Hương
(xã Anh Dũng - Kiến Thuỵ - HP)
0200268759
Xi măng bao đen
PCB30
5.090.904
10
509.096
KS/2004B
00465
07/03/2005
Cty cổ phần Nghĩa Thắng
(km9 đường 5 Quán Toan - HP)
0200406162
Xi măng bao đen
PCB30
3.818.178
10
381.818
KS/2004B
00466
07/03/2005
Hạt quản lý đường bộ
( huyện Vĩnh Bảo - Hải Phòng)
0200112800-1
Xi măng bao đen
PCB30
5.200.000
10
520.000
KS/2004B
00467
07/03/2005
Hạt quản lý đường bộ huyện Vĩnh Bảo
(Chấn Dương - Hải Phòng)
0200112800-1
Xi măng bao đen
PCB30
6.363.630
10
636.370
Cộng thuế suất: 10%
30.720.578.652
3.072.080.048
KS/2004
000638
14/3/2005
Cty cổ phần Hồng Quang
(345 Trần Nguyên Hãn - Hải Phòng)
0200577027
Cút Sinê $800 gia công hoàn chỉnh
36.593.287
5
1.829.665
. . . . .
. . . . .
. . . . .
. . . . .
. . . . .
. . . . .
. . . . .
. . . . .
. . . . .
Cộng thuế suất: 5%
36.593.287
1.829.665
Tổng cộng:
30.757.171.939
3.073.909.713
Ngày 08 tháng 04 năm 2005.
Người lập biểu Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
tờ khai thuế giá trị gia tăng (GTGT)
Tháng 3 năm 2005
Đơn vị tiền: Việt Nam
Số
TT
Chỉ tiêu
Giá trị HHDV (Chưa có thuế GTGT)
Thuế GTGT
A
Không phát sinh hoạt động mua, bán trong kỳ
B
Thuế GTGT còn được khấu trừ kỳ trước chuyển sang
C
Kê khai thuế GTGT phải nộp Ngân sách nhà nước
I
Hàng hóa, dịch vụ (HHDV) mua vào
1
Hàng hóa, dịch vụ mua vào trong kỳ
19.938.100.071
1.556.277.095
a
Hàng hóa, dịch vụ mua vào trong nước
19.938.100.071
1.556.277.095
b
Hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu
2
Điều chỉnh thuế GTGT của HHDV mua vào các kỳ trước
a
Điều chỉnh tăng
b
Điều chỉnh giảm
3
Tổng số thuế GTGT của HHDV mua vào
1.556.277.095
4
Tổng số thuế GTGT được khấu trừ kỳ này
1.556.277.095
II
Hàng hóa, dịch vụ bán ra
1
Hàng hóa, dịch vụ bán ra trong kỳ
30.757.222.877
3.073.909.713
1.1
Hàng hóa, dịch vụ bán ra không chịu thuế GTGT
50.938
1.2
Hàng hóa, dịch vụ bán ra chịu thuế GTGT
30.757.171.939
3.073.909.713
a
Hàng hóa, dịch vụ bán ra chịu thuế suất 0%
b
Hàng hóa, dịch vụ bán ra chịu thuế suất 5%
36.593.287
1.829.665
c
Hàng hóa, dịch vụ bán ra chịu thuế suất 10%
30.720.578.652
3.072.080.048
2
Điều chỉnh thuế GTGT của HHDV bán ra các kỳ trước
a
Điều chỉnh tăng
b
Điều chỉnh giảm
3
Tổng doanh thu và thuế GTGT của HHDV bán ra
30.757.222.877
3.073.909.713
III
Xác định nghĩa vụ thuế GTGT phải nộp trong kỳ:
1
Thuế GTGT phải nộp trong kỳ
1.517.632.618
2
Thuế GTGT chưa khấu trừ hết kỳ này
2.1
Thuế GTGT đề nghị hoàn kỳ này
2.2
Thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau
Hải Phòng, ngày 8 tháng 04 năm 2005.
Đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh
(Ký tên đóng dấu)
2.4. Chứng từ quyết toán thuế: (Trích quyết toán thuế GTGT năm 2004)
Quyết toán thuế giá trị gia tăng (gtgt)
Năm 2004
Mã số thuế : 0200155219
Tên cơ sở kinh doanh : Công ty Xi măng Hải Phòng.
Địa chỉ trụ sở : Số 01 đường Hà Nội - Quận Hồng Bàng - Hải Phòng.
Điện thoại : 031.525014 - 525312 - Fax: 84.31.525012 Email: hpcc@hn.vnn.vn
Không có hoạt động mua, bán phát sinh trong năm
Thuế Giá trị gia tăng còn phải nộp trước chuyển sang:
1.453.823.738
Giá trị hh dv mua vào chưa có thuế GTGT
Thuế GTGT
Hàng hóa dịch vụ mua vào trong năm
299.220.013.441
23.630.691.489
Trong đó: + Nhập khẩu
+ Tài sản cố định
Thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ mua vào khấu trừ trong năm
23.630.691.489
Điều chỉnh tăng (giảm) thuế GTGT đã khấu trừ các năm trước
0
0
+ Điều chỉnh tăng
0
0
+ Điều chỉnh giảm
0
0
Tổng số thuế GTGT được khấu trừ trong năm
23.630.691.489
Hàng hóa dịch vụ bán ra trong năm:
367.658.826.032
Thuế GTGT của HHDV bán ra trong năm:
36.153.887.055
Hàng hóa dịch vụ bán ra không chịu thuế GTGT:
4.253.522.882
0
Hàng hóa dịch vụ xuất khẩu:
0
0
Hàng hóa dịch vụ bán ra thuế suất 5%:
3.743.562.595
187.493.610
Hàng hóa dịch vụ bán ra thuế suất 10%:
359.661.740.555
35.966.393.445
Điều chỉnh giảm thuế GTGT đầu ra kê khai năm trước:
+ Điều chỉnh tăng
0
0
+ Điều chỉnh giảm
0
Thuế GTGT phải nộp vào ngân sách nhà nước trong năm
12.523.195.566
Thuế GTGT đã nộp trong năm
12.786.580.972
Số thuế GTGT đề nghị hoàn trong năm
Thuế GTGT còn phải nộp
1.190.438.332
Phần dành cho cơ quan thuế
Tôi xin cam đoan số liệu kê khai trên làđúng và xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về
số liệu đã kê
Hải Phòng, Ngày 20 tháng 02 năm 2005.
Ngoài hoá đơn GTGT theo mẫu quy định của Bộ tài chính, hoá đơn GTGT tự lập, hoá đơn đặc thù, trong quá trình mua hàng hóa, dịch vụ, đơn vị cần được cấp hoá đơn bán hàng thông thường. Trên hoá đơn bán hàng thông thường không xuất hiện thuế GTGT chỉ ghi tổng giá thanh toán do vậy không được khấu trừ thuế đầu vào. Đây là quy định của Bộ tài chính, đơn vị đã và đang thức hiện đúng quy định này.
3. Vận dụng tài sản kế toán thuế GTGT tại Công ty xi măng Hải Phòng.
3.1 Tài khoản Công ty sử dụng:
Công ty xi măng Hải Phòng áp dụng phương pháp khấu trừ thuế GTGT nên Công ty mở các tài khoản:
- Tài khoản 133: Thuế GTGT được khấu trừ.
Có 2 tài khoản chi tiết:
+ TK 1331 - Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá dịch vụ.
+ TK 1332 - Thuế GTGT được khấu trừ của tài sản cố định.
- TK 333: Thuế và các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước.
Trong đó: TK 3331 - thuế GTGT.
TK 33311 - Thuế GTGT đầu ra.
3.2 Hạch toán thuế GTGT đầu vào.
Khi mua vật tư, hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh kế toán căn cứ vào hoá đơn GTGT và các chứng từ gốc như phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ, giấy báo có của ngân hàng, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho... kế toán các bộ phận liên quan tiến hành hạch toán theo những bút toán cơ bản sau:
- Nợ 152,153,211,... Trị giá TSCĐ vật tư hàng hoá nhập kho chưa có thuế.
Nợ 133: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
Có 111,112,331,336,... Tổng giá thanh toán.
- Nợ 621,627,641,642: Trị giá vật tư hàng hoá đưa thẳng vào SXKD.
Nợ 133: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
Có 111,112,331,336,... Tổng giá thanh toán.
Dưới đây là những bút toán cụ thể minh hoạ cho quá trình hạch toán của đơn vị:
a. Nghiệp vụ ngày 17/3/2005 mua than cám 3BH6 của Công ty Vật tư Vận tải Xi măng tại Hải Phòng, căn cứ vào hoá đơn giá trị gia tăng, phiếu nhập kho, giấy báo nợ của ngân hàng, kế toán thuế giá trị gia tăng, kế toán nguyên vật liệu, kế toán tiền gửi ngân hàng sẽ ghi vào các sổ chi tiết theo bút toán:
Nợ 152 : 298.548.685
Nợ 133 : 14.927.975
Có 112(1) : 313.476.660
b. Nghiệp vụ ngày 14/03/2005, mua tài sản cố định, căn cứ vào hoá đơn GTGT và phiếu chi tiền mặt, kế toán ghi sổ theo bút toán:
Nợ 211 : 10.600.000
Nợ 133(2) : 1.060.000
Có 111(1) : 11.660.000
c. Nghiệp vụ ngày 31/3/2005 thuê vận chuyển xi măng từ Nhà máy Xi măng Hải Phòng sang Nhà máy Xi măng Hải Phòng mới - Tràng Kênh - Minh Đức - Thuỷ Nguyên, căn cứ vào hoá đơn GTGT và giấy báo nợ của ngân hàng, kế toán thuế GTGT, kế toán tiền gửi ngân hàng và kế toán chi phí sản xuất kinh doanh sẽ tiến hành vào sổ chi tiết bút toán sau:
Nợ 641 : 48.319.428
Nợ 133 : 2.415.972
Có 112(1) : 50.735.400
d. Nghiệp vụ ngày 16/3/2005, thanh toán tiền phí vận chuyển cán bộ đi công tác, căn cứ vào hoá đơn đặc thù (vé hành khách) và phiếu chi tiền mặt, kế toán bóc tách thuế giá trị gia tăng nằm trong giá vé. Giá chưa có thuế được xác định như sau: (căn cứ vào chứng từ mẫu AB/2005T số 044028).
Giá chưa có thuế GTGT =
= = 19.048 (đồng)
đ Thuế GTGT được khấu trừ = 19.048 x 5% = 952 (đồng)
Căn cứ vào đó, kế toán ghi sổ theo bút toán sau:
Nợ 642(8) : 19.048
Nợ 133 : 952
Có 111 (1) : 20.000
e. Đối với các nghiệp vụ phát sinh khi sử dụng hàng hóa, dịch vụ mua ngoài như: điện, nước, điện thoại,... được căn cứ vào hoá đơn tiền điện, hoá đơn tiền nước, hoá đơn dịch vụ viễn thông, phiếu chi trong trường hợp thanh toán bằng tiền mặt, giấy báo nợ trong trường hợp thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng... kế toán tiến hành ghi sổ theo các định khoản sau:
Nợ 627(8), 642(8) : Giá mua chưa có thuế GTGT.
Nợ 133 : Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
Có 111, 112... : Tổng giá thanh toán.
e.1. Nghiệp vụ thanh toán tiền điện thoại ngày 21/3/2005. Kế toán sẽ căn cứ vào hoá đơn dịch vụ viễn thông số 031996 (Mẫu số 01GTKT - 2LN - 05) của Bưu điện thành phố Hải Phòng và phiếu chi tiền mặt để ghi sổ theo bút toán:
Nợ 642(8) : 6.602.705
Nợ 133 : 660.271
Có 111(1): 7.262.976
e.2. Nghiệp vụ thanh toán tiền điện ngày 02/03/2005. Kế toán căn cứ vào hoá đơn tiền điện số 0708799 (Mẫu EVN -2) của Công ty điện lực Hải Phòng và phiếu chi tiền mặt để ghi sổ theo bút toán:
Nợ 627(8), 642(8): 773.260
Nợ 133: 73.726
Có 111(1) : 850.586
e.3. Nghiệp vụ thanh toán tiền nước ngày 06/03/2005, kế toán căn cứ vào hoá đơn tiền nước số 0345174 do Công ty cấp nước Hải Phòng giao, đồng thời căn cứ vào phiếu chi tiền mặt để ghi sổ theo bút toán sau:
Nợ 627(8), 642(8) : 401.520
Nợ 133 : 20.076
Có 111(1) : 421.596
Trên đây là toàn bộ quá trình hạch toán thuế GTGT đầu vào và việc phản ánh thuế GTGT được khấu trừ của Công ty tháng 3/2005. Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng được phản ánh trên bảng kê đều căn cứ vào hoá đơn chứng từ hợp lệ. Số liệu trên bảng kê được dùng để tính số thuế GTGT phải nộp, để lên các báo cáo và tờ khai thuế GTGT...
3.3 Hạch toán thuế GTGT đầu ra:
Việc hạch toán thuế GTGT đầu ra được căn cứ vào bút toán cơ bản sau:
Nợ 111, 112, 131,.. : Tổng giá thanh toán.
Có 511, 512, 711 : Doanh thu, thu nhập chưa có thuế.
Có 33311 : Thuế GTGT đầu ra.
Đồng thời:
Trị giá xuất kho
Nợ 632
Có 156, 157, 155
Ví dụ minh hoạ cụ thể:
a. Ngày 07/3/2005, Hạt quản lý đường bộ (huyện Vĩnh Bảo - Hải Phòng) mua 8 tấn xi măng bao đen PBC30 với giá 650.000đ/tấn, kế toán căn cứ vào hoá đơn GTGT, phiếu xuất kho để ghi sổ theo bút toán:
30.494.406
4.160.000
Nợ 131(1) : 5.720.000 Nợ 632
Có 511 : 5.200.000 Có 155
Có 33311 : 520.000
b. Ngày 14/3/2005 Công ty cổ phần Hồng Quang (345 Trần Nguyên Hãn - Hải Phòng) mua 541,7 tấn cút Sinê $800 giá công hoàn chỉnh với giá 67.000/tấn. Kế toán căn cứ vào hoá đơn GTGT, phiếu xuất kho để ghi sổ theo bút toán:
Nợ 131(2) : 38.422.952 Nợ 632
Có 711 : 36.593.287 Có 155
Có 33311 : 1.829.665
Việc tiêu thụ sản phẩm của Công ty không thông qua các đại lý mà chỉ thông qua trung tâm tiêu thụ và các cửa hàng bán lẻ. Tại các cửa hàng bán lẻ khi bán sản phẩm không lập hoá đơn mà theo dõi chi tiết trên sổ chi tiết bán hàng, cuối tháng nhân viên bán hàng phải nộp tiền bán hàng tại Công ty và chuyển sổ chi tiết bán hàng cho Công ty, kế toán căn cứ vào sổ chi tiết bán hàng để phản ánh doanh thu.
Ví dụ cụ thể: Căn cứ vào sổ chi tiết bán hàng tại cửa hàng bán lẻ số 5 (84 - đường Đà Nẵng - Hải Phòng) ngày 7/3/2005, kế toán ghi nhận doanh thu:
Nợ 111 : 2.799.997
Có 511 : 2.545.452
Có 33311 : 254.545
Đồng thời kết chuyển trị giá vốn hàng bán:
2.121.210
Nợ 632
Có 155
Trên đây là toàn bộ quá trình hạch toán thuế GTGT đầu vào và đầu ra của Công ty, trên cơ sở đó cuối tháng kế toán tiến hành kê khai, khấu trừ, xác định số thuế phải nộp trong tháng.
3.4 Kê khai, khấu trừ và nộp thuế GTGT.
3.4.1 Kê khai thuế:
Hàng tháng sau khi xác định số thuế GTGT phải nộp, số thuế đã nộp, kế toán xác định số thuế cần phải nộp, số thuế đã nộp thừa vào ngân sách nhà nước, trên cơ sở đó kế toán lập tờ khai thuế GTGT theo mẫu quy định 01/GTGT do Bộ tài chính phát hành. Căn cứ để lập tờ khai thuế gồm bảng kê khai hoá đơn chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào mẫu số 03/GTGT, bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá dịch vụ bán ra mẫu số 02/GTGT, số các tài koản 33311, số các tài khoản 511 và một số tài liệu khác...
Sau khi lập tờ khai thuế GTGT, phòng kế toán Công ty gửi cho cơ quan thuế kèm theo bảng tổng hợp, bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá dịch vụ mua vào và bảng tổng hợp, bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá dịch vụ bán ra. Theo quy định thời gian gửi tờ khai thuế GTGT hàng tháng cho cơ quan thuế chậm nhất là trong mười ngày đầu tháng tiếp theo.
3.4.2 Khấu trừ thuế GTGT:
Hàng tháng căn cứ vào tờ khai thuế GTGT, trên cơ sở tổng số thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ bán ra, kế toán tiến hành khấu trừ thuế GTGT.
Trong tháng 3, căn cứ vào tờ khai thuế GTGT tháng 3/2005 kế toán xác định:
- Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ : 1.556.277.095 (đồng)
- Thuế GTGT đầu ra : 3.073.909.713 (đồng)
Bút toán khấu trừ thuế GTGT:
1.556.277.095
Nợ 33311
Có 133
đ Thuế GTGT phải nộp trong tháng 3: 3.073.909.713 - 1.556.277.095
= 1.517.632.618 (đồng)
Bút toán khấu trừ thuế GTGT được thực hiện vào cuối tháng, sau khi xác định được tổng số thuế GTGT của hàng hoá dịch vụ mua vào và bán ra. Về nguyên tắc chỉ được khấu trừ theo số nhỏ hơn, và đơn vị đã thực hiện việc khấu trừ thuế GTGT theo đúng nguyên tắc quy định.
3.4.3 Nộp thuế GTGT:
Đơn vị nộp thuế GTGT bằng tiền gửi ngân hàng. Hàng tháng sau khi nhận được thông báo nộp thuế của cơ quan thuế, trong thời gian quy định (chậm nhất không quá ngày 25 của tháng tiếp theo), phòng KTTC lập giấy xin chi tiền Ngân hàng gửi Ban giám đốc Công ty để nộp thuế. Căn cứ để lập giấy xin chi tiền ngân hàng và tờ khai thuế GTGT.
Dưới đây trích giấy xin chi tiền ngân hàng để nộp thuế giá trị gia tăng của năm 2005:
Tổng Công ty xi măng việt nam
Công ty xi măng Hải Phòng
~~~***~~~
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----***-----
Giấy xin chi tiền ngân hàng
Kính gửi: Giám đốc Công ty xi măng Hải Phòng.
Căn cứ vào tờ khai thuế GTGT tháng 3/2005. Chúng tôi đề nghị giám đốc chuẩn chi số tiền: 1.517.632.618 VNĐ
Định khoản
Số tiền
Nợ
Có
3331
112
1.517.632.618
(Bằng chữ: Một tỷ năm trăm mười bảy triệu sáu trăm ba mươi hai nghìn sáu trăm mười tám đồng)
Để trả cho: Cục thuế Hải Phòng.
Tài khoản: 741010100002
Tại kho bạc nhà nước Hải Phòng.
Thanh toán tiền: Nộp thuế GTGT tháng 3/2005
Đơn vị xin chi tiền: Phòng KTTC
Công ty xi măng Hải Phòng
Phòng kế toán tài chính
Giám đốc
Người
lập giấy
Người nhận séc
Thủ kho
Trưởng phòng
Người lập CT chi
Thẩm hạch
Kế toán trưởng
Sau khi có đầy dủ chữ ký theo quy định, kế toán gửi đến ngân hàng đơn vị mở tài khoản. Tại Ngân hàng nơi đơn vị mở tài khoản, sau khi nhận được giấy xin chi tiền ngân hàng do đơn vị (Công ty xi măng Hải Phòng) gửi tới, Ngân hàng sẽ kiểm tra, nếu hợp lý, hợp lệ, có đầy đủ chữ ký và tài khoản tiền gửi của đơn vị có đủ tiền để trả thì ngân hàng sẽ tiến hành làm thủ tục trích chuyển tiền từ tài khoản của Công ty vào ngân sách nhà nước. Thời gian nộp thuế vào ngân sách nhà nước được tính từ ngày Ngân hàng nhận và làm thủ tục trích chuyển tiền từ tài khoản của cơ sở vào ngân sách nhà nước.
Sau khi nhận được giấy báo nợ của ngân hàng, căn cứ vào giấy báo nợ, kế toán tiến hành ghi sổ theo bút toán.
Số tiền đã nộp vào ngân sách
Nợ 333(1)
Có 112
Cụ thể trong tháng 3/2005, căn cứ vào giấy báo nợ của Ngân hàng và giấy xin chi tiền Ngân hàng, kế toán ghi sổ theo bút toán sau:
1.517.632.618
Nợ 333(1)
Có 112
Trên đây là toàn bộ quá trình kê khai, khấu trừ và nộp thuế GTGT của Công ty xi măng Hải Phòng. Quá trình này được thực hiện theo đúng những nguyên tắc và quy định hiện hành.
4. Tổ chức sổ kế toán:
Hiện nay Công ty đang áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung. Các loại sổ được sử dụng trong kế toán thuế GTGT gồm có:
- Sổ nhật ký chung.
- Sổ chi tiết TK 133, TK 3331
- Sổ các TK 133, TK 3331
Số liệu để vào sổ chi tiết tài khoản 133 và sổ chi tiết tài khoản 3331 là hoá đơn GTGT hoặc bảng kê hoá đơn, chứng từ của hàng hoá, dịch vụ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- QT977.doc