Thuế Giá trị gia tăng, thực trạng & phương hướng hoàn thiện Luật thuế Giá trị gia tăng ở Việt Nam

Lời nói đầu Việt Nam đang đi trên con đường đổi mới và hội nhập với nền kinh tế thế giới. Những qui luật kinh tế khách quan và tất yếu đang từng giờ, từng phút điều chỉnh nền kinh tế toàn cầu, nền kinh tế của từng khu vực, từng quốc gia và bản thân mỗi chúng ta. Chúng ta cần phải hiểu các qui luật đó và tự điều chỉnh bản thân cho phù hợp với diễn biến của qui luật. Quá trình mở cửa, hội nhập kinh tế trong khu vực tiến đến toàn cầu hóa nền kinh tế đang dần chứng tỏ là một qui luật của loài người

doc84 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1552 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thuế Giá trị gia tăng, thực trạng & phương hướng hoàn thiện Luật thuế Giá trị gia tăng ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiến bộ. Để bắt kịp với quá trình này thì mỗi quốc gia phải liên tục có những cải cách nhằm làm phù hợp và thích nghi với môi trường bên ngoài. Những cải cách về thuế của thế giới nhằm tăng sức cạnh tranh trên các lĩnh vực về thương mại mậu dịch, nguồn lao động...đã có những ảnh hưởng không nhỏ đối với các quốc gia. Đối với Việt Nam trong thời gian tới, khi Hiệp định về thuế quan AFTA, Hiệp định thương mại Việt - Mỹ và tiếp tục sau này khi Việt Nam được gia nhập WTO thì những biến đổi về cơ cấu thuế và nguồn thu ngân sách sẽ là một điều không thể tránh khỏi. Nhận thức được điều đó, nước ta đã và đang tiến hành cuộc cải cách thuế nhằm hoàn thiện hệ thống thuế còn nhiều thiếu sót của mình nhằm đáp ứng được đòi hỏi của thời kì mới. Từ hơn 40 năm qua, trong hệ thống thuế của các nước trên thế giới, thuế giá trị gia tăng chiếm một vị trí rất quan trọng. Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu, người tiêu dùng là người chịu thuế nhưng người bán hàng là người nộp thuế. Nó có vai trò điều tiết thu nhập để đảm bảo công bằng xã hội, vai trò tạo lập nguồn tài chính cho ngân sách Nhà nước, vai trò điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế thông qua điều tiết tiêu dùng và tiết kiệm. Vai trò to lớn của thuế nói chung và thuế giá trị gia tăng nói riêng không thể phủ nhận. Ngày 10/5/1997, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá IX trong kỳ họp thứ 11 dã biểu quyết thông qua luật thuế giá trị gia tăng (Thuế GTGT). Luật thuế mới này ra đời thay thế luật Thuế Doanh thu được áp dụng từ năm 1990 ‘để góp phần thúc đẩy sản xuất, mở rộng lưu thông hàng hoá, dịch vụ, khuyến khích phát triển nền kinh tế quốc dân, động viên một phần thu nhập của người tiêu dùng vào ngân sách nhà nước’. Luật thuế giá trị gia tăng có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/1999. Điểm lại quá trình thực hiện Luật thuế GTGT sau hơn 3 năm được đưa vào áp dụng, các mặt tích cực và tiêu cực trong việc thi hành Luật đã bộc lộ rõ : Số thu ngân sách tăng lên theo từng năm, Thuế GTGT không thu trùng lắp, các mức thuế suất ít hơn nhiều so với Luật thuế doanh thu...Tuy nhiên, việc áp dụng Luật thuế GTGT còn nhiều vấn đề nổi cộm về chính sách như hai phương pháp tính thuế tạo ra hai “sân chơi” không bình đẳng, việc lợi dụng chủ trương hoàn thuế nhằm khuyến khích xuất khẩu của nhà nước làm hồ sơ giả rút ruột, moi tiền của nhà nước, việc lợi dụng những kẽ hở để trốn lậu thuế... Làm thế nào để Thuế GTGT thực sự trở thành một sắc thuế tiến bộ, phù hợp với nền kinh tế Việt Nam thúc đẩy sản xuất cũng như tạo lập một nguồn thu ổn định, dồi dào cho ngân sách nhà nước đang trở thành một câu hỏi bức xúc đối với những nhà lập pháp, những nhà quản lý. Trong khuôn khổ một luận văn tốt nghiệp, là một sinh viên ngân hàng - tài chính có điều kiện được nghiên cứu về thuế, đặc biệt là Thuế GTGT, với những hiểu biết tuy còn rất hạn chế em xin trình bày một nghiên cứu về Thuế GTGT với nội dung : “Thuế Giá trị gia tăng, thực trạng và phương hướng hoàn thiện Luật thuế GTGT ở Việt Nam”. Những suy nghĩ dưới đây được định hướng theo những yêu cầu và mục tiêu của Chính phủ cho Bộ Tài Chính trong việc nghiên cứu sửa đổi Luật thuế GTGT mà em có điều kiện tiếp cận trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại Phòng Chíng sách Thuế, Vụ Chính sách Tài chính, Bộ Tài chính. Đề án bao gồm các nội dung chính sau : Chương I : Đại cương về thuế và thuế Giá trị gia tăng. ChươngII : Thực trạng và vai trò Luật thuế GTGT tại Việt Nam. Chương III : Một số đề xuất hoàn thiện Luật thuế GTGT tại Việt Nam. Mục lục Nội dung : Trang Lời nói đầu 1 Mục lục 3 Chương I : Đại cương về thuế và Thuế GTGT 5 I. Các vấn đề chung về thuế 5 1. Khái niệm và dặc điểm về thuế 5 2. Những khái niệm cơ bản chung của Thuế GTGT 7 Chương II : Thực trạng và vai trò Luật thuế GTGT ở Việt Nam 14 I. Thực trạng Luật thuế GTGT ở Việt Nam 14 A. Sự cần thiết ban hành Luật thuế GTGT 14 B. Nội dung cụ thể của Luật thuế GTGT 15 a. Đối tượng chịu Thuế GTGT 15 b. Đối tượng nộp Thuế GTGT 16 c. Căn cứ và phương pháp tính thuế 17 1. Giá tính Thuế GTGT 17 2. Thuế suất Thuế GTGT 19 3. Phương pháp tính Thuế GTGT 23 d. Hoàn Thuế GTGT 30 4. Đối tượng và trường hợp được hoàn Thuế GTGT 30 5. Đối tượng được hoàn Thuế GTGT có trách nhiệm 31 e. Đăng ký, kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế 32 6. Đăng ký nộp thuế 32 7. Kê khai thuế giá trị gia tăng phải nộp Ngân sách Nhà nước 33 8. Nộp thuế giá trị gia tăng 36 9. Quyết toán thuế giá trị gia tăng 39 10. Miễn giảm thuế giá trị gia tăng 39 II. Kết quả và vai trò của Thuế GTGT đối với nền kinh tế Việt Nam kể từ khi được ban hành đến nay 41 A. Những kết quả bước đầu sau hơn 3 năm thực hiện Luật thuế GTGT 41 1. Về sản xuất, kinh doanh 41 2. Về thu Ngân sách nhà nước 45 3. Về công tác quản lý hạch toán kinh doanh của doanh nghiệp 47 4. Góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách thuế 48 5. Thúc đẩy việc củng cố tố chức ngành thuế 48 6. Thúc đẩy việc củng cố tố chức ngành thuế 49 III. Những hạn ché nảy sinh trong quá trình triển khai Luật thuế GTGT 50 1. Về đối tượng chịu thuế 50 2. Về thuế suất 51 3. Về phương pháp tính thuế 55 4. Về quản lý và sử dụng hoá đơn : 56 5. Về khấu trừ Thuế GTGT 57 6. Kê khai nộp thuế 57 7. Về hoàn thuế 57 8. Về chế tài 58 Chương III : Một số đề xuất hoàn thiện Luật thuế GTGT 60 I. Kinh nghiệm sử lý vướng mắc về Thuế GTGT ở một số nước 60 1. Trung Quốc 60 2. Inđônêxia 62 3. Singapore 64 II. Một số đề xuất hoàn thiện Luật thuế GTGT 65 1. Về đối tượng chịu thuế 66 2. Đối tượng không chịu Thuế GTGT 67 3. Về thuế suất 68 4. Về phương pháp tính thuế 69 5. Quản lý và sử dụng hoá đơn 71 6. Khấu trừ thuế 74 7. Với việc kê khai nộp thuế 74 8. Về hoàn thuế 75 9. Về chế tài 75 Kết luận 79 Phụ lục (Bảng đối tượng không chịu Thuế GTGT của một số nước) 80 Danh mục tài liệu tham khảo 81 Chương I Đại cương về thuế và thuế Giá trị gia tăng I. Các vấn đề chung về thuế 1. Khái niệm và đặc điểm của thuế Thuế là khoản đóng góp bắt buộc theo luật định không hoàn lại trực tiếp đối với các tổ chức kinh tế và công dân cho Nhà nước. Xuất phát từ định nghĩa trên ta có thể thấy một số tính chất cơ bản và quan trọng của thuế Thuế là khoản đóng góp mang tính chất cưỡng chế và pháp lí cao. Nó được qui định trong các văn bản pháp luật của Nhà nước và có những chế tài đi kèm nhằm đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của công dân. Chúng ta đều biết rằng thuế là nguồn thu để nuôi sống Bộ máy của Nhà nước và thực hiện các chính sách của Nhà nước. Để bảo đảm sự tồn tại của mình, Nhà nước cần phải sử dụng quyền lực của mình để bắt buộc người dân đóng góp vào cho ngân sách Nhà nước. Thuế là khoản đóng góp mang tính không hoàn trả trực tiếp đối với các cá nhân và tổ chức nộp thuế. Đặc điểm này giúp ta có thể phân biệt giữa thuế với phí và lệ phí- hai nguồn thu khác trong ngân sách của Nhà nước. Trong khi phí và lệ phí là những khoản đóng góp khi các cá nhân và tổ chức sử dụng các dịch vụ do Nhà nước cung cấp, thì ngược lại thuế là khoản đóng góp bắt buộc đối với các công dân khi họ nằm trong đối tượng đưọc điều chỉnh của Luật thuế mà nhà nước không có trách nhiệm phải hoàn lại trực tiếp cho người nộp dưới bất cứ hình thức nào. Trong nguồn thu ngân sách của Nhà nước thì thuế chiếm một tỉ trọng rất lớn. Thuế là cơ sở quan trọng trong việc đảm bảo sự tồn tại của bộ máy Nhà nước và giúp bộ máy Nhà nước có thể thực hiện được các chính sách đặt ra. Thông thường thì thuế chiếm tới xấp xỉ 90% nguồn thu ngân sách của Chính phủ. Tuỳ theo qui mô, mức độ phát triển và chính sách thuế của từng quốc gia mà sẽ quyết định giá trị thuế thu được. Thuế chứa đựng trong nó rất nhiều các sắc thuế khác nhau với các đối tượng bị điều chỉnh khác nhau. Tất cả chúng ta đều đang bị điều chỉnh bởi luật thuế, chúng ta phải nộp thuế mà đôi khi bản thân chúng ta không biết rằng mình đang phải nộp thuế cho Nhà nước. Nó bao gồm các loại thuế như VAT, thuế lợi tức, thuế xuất nhập khẩu, thuế thuế nông nghiệp, thuế thu nhập cá nhân... Chính vì diện bao quát rất rộng của thuế nên nó có khả năng tập trung nguồn thu rất lớn cho ngân sách Nhà nước. Bảng số liệu của Việt Nam dưới đây sẽ cho chúng ta thấy được phần nào vai trò của thuế trong nguồn thu ngân sách Bảng 1 : Cơ cấu thu Ngân sách nhà nước Đơn vị: tỉ VN đồng Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 (ước tính) 2001 (kế hoạch) Tổng thu NSNN 62.387 65.352 72.965 78.489 90.664 86.275 Thu từ thuế của DNNN 25.887 27.149 18.911 32.114 44.994 41.182 Thu thuế của DN khác 28.101 27.574 31.388 35.802 34.549 36.078 Thu ngoài thuế 6.856 8.043 10.523 8.212 9.221 7.115 Viện trợ 1.543 2.586 2.143 2.361 1.900 1.900 Nguồn www.worldbank.org.vn Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy được thuế chiếm trong tổng nguồn thu ngân sách tới xấp xỉ 85% và chiếm khoảng xấp xỉ gần 20% GDP mỗi năm. Với vai trò đặc biệt, chính sách thuế đang ngày càng được chính phủ các nước quan tâm xây dựng nhằm đảm bảo phù hợp và có hiệu quả hơn nữa; hiệu quả cảvề mặt kinh tế cũng như công bằng xã hội. Phân loại thuế Để có thể hiểu rõ hơn bản chất và thuận tiện trong việc nghiên cứu để xây dựng các chính sách thuế, người ta phân loại thuế ra thành các loại thuế cụ thể căn cứ vào các tiêu thức khác nhau tuỳ theo mục đích nghiên cứu. Theo tính chất điều tiết của thuế, người ta chia thành hai loại là thuế trực thu và thuế gián thu. Thuế trực thu là loại thuế mà đối tượng nộp thuế cũng đồng thời là đối tượng chiụ thuế. Thuế gián thu là loại thuế mà đối tượng chịu thuế không trực tiếp nộp thuế cho Nhà nước mà thông qua một đối tưọng khác gọi là đối tượng nộp thuế. Theo phạm vi điều tiết của thuế, người ta chia thành thuế chung và thuế có lựa chọn. Theo cơ sở thuế, người ta chia thành các loại như sau: Thuế thu nhập Thuế tài sản: Loại thuế này đánh trên các tài sản có giá trị. Thuế kinh doanh: loại thuế này đánh vào các hoạt động kinh doanh Thuế tiêu dùng: loại thuế này đánh vào hàng hóa mà bạn tiêu dùng. Ngoài ra, tuỳ theo các tiêu thức nghiên cứu khác nhau mà người ta chia ra thành các loại thuế có các tên gọi khác nhau: thuế tài nguyên, thuế môi trường, thuế đất đai... 2. Những khái niệm cơ bản chung của Thuế GTGT . Giá trị gia tăng và Thuế GTGT Giá trị gia tăng là khoản giá trị mới tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông tới tiêu dùng. Thuế Giá trị gia tăng (GTGT) còn được gọi là VAT (Value Added Tax) là loại thuế chỉ đánh trên phần giá trị tăng thêm qua mỗi khâu của quá trình sản xuất kinh doanh và tổng số thuế thu được ở các khâu chính bằng số thuế tính trên giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng. Về hình thức, Thuế GTGT do các nhà sản xuất kinh doanh nộp hộ người tiêu dùng thông qua việc tính gộp thuế này vào giá bán mà người tiêu dùng phải thanh toán . Về bản chất, người chịu Thuế GTGT là người tiêu dùng, hoặc người sản xuất, hoặc cả người sản xuất và người tiêu dùng phụ thuộc vào mối quan hệ cung cầu của loại hàng hoá đó trên thị trường 2.1.1 Thuế GTGT có các khái niệm chung : Đối tượng chịu Thuế GTGT : Là những hàng hoá, dịch vụ theo quy định của luật pháp phải chịu thuế và thuế được tính dựa trên giá trị bằng tiền của hàng hoá, dịch vụ đó. Mỗi quốc gia khi xây dựng Luật thuế GTGT đều nghiên cứu kỹ lưỡng danh mục hàng hoá, dịch vụ là đối tượng chịu Thuế GTGT bởi vì mặc dù thuế có vai trò rất quan trọng đối với chính sách vĩ mô của mỗi quốc gia nhưng không vì thế mà gây ra khó khăn cho bất kỳ hoạt động sản xuất, kinh doanh nào. Có những hàng hoá, dịch vụ cầ được ưu tiên phát triển, có những hàng hoá, dịch vụ cần được kiểm soát và công cụ điều tiết quan trọng nhất của nhà nước chính là thuế. Phạm vi điều chỉnh của luật thuế GTGT là rất rộng lớn và do đặc điểm đối tượng chịu thuế là hầu hết các hàng hoá, dịch vụ trên thị trường nên sức ảnh hưởng của nó đối với nền kinh tế và thái độ của dân cư là hết sức to lớn. Vì là thuế gián thu, khoản thuế GTGT được tính sẵn trong giá thanh toán nên nó không ảnh hưởng nhiều đến tâm lí của người mua về khoản thuế mình phải nộp. Đồng thời với đối tượng chịu Thuế GTGT, để khuyến khích việc phát triển sản xuất, kinh doanh của một số mặt hàng, một số hoạt động dịch vụ các chính phủ thường ban hành danh mục đối tượng không chịu Thuế GTGT. Ta có thể tham khảo bảng đối tượng không chịu Thuế GTGT của một số nước (Phụ lục I - Nguồn : Tờ trình chính phủ đề án sửa đổi bổ xung Luật thuế GTGT) Đối tượng nộp thuế : Là đối tượng trực tiếp có quan hệ về mặt nghĩa vụ đối với cơ quan thuế. Là các tổ chức, cá nhân có sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu Thuế GTGT theo quy định trong Luật thuế GTGT của từng nước. Tuy nhiên ta có thể hiểu đối tượng tiêu dùng cuối cùng là người phải chịu toàn bộ số thuế tính trên giá trị gia tăng từ khâu sản xuất đến khi đến tay người tiêu dùng. Trong qua trình luân chuyển trên thị trường cơ quan thuế luôn phải tiến hành tính toán thu thuế đầu ra và hoàn thuế đầu vào cho các khâu luân chuyển trên thị trường. Hàng hoá, dịch vụ đến tay người tiêu dùng đã bao hàm toàn bộ Thuế GTGT của các khâu trước trong giá. Căn cứ và phương pháp tính thuế Căn cứ tính thuế : Căn cứ tính thuế bao gồm giá tính thuế và thuế suất Giá tính thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ là giá chưa có thuế của hàng hoá, dịch vụ đó. Ta có thể tham khảo biểu Thuế GTGT của một số nước trên thế giới như sau : Bảng 2 : Một số biểu thuế GTGT trên thế giới Nước Số lượng thuế suất Các mức thuế suất (%) Inđônêxia 1 10% Philipin 1 10% Thái Lan 1 10% Singapore 1 3% Trung Quốc 2 13% 17% Australia 1 10% Hàn Quốc 1 10% Nhật 1 5% Đan Mạch 1 25% Thuỵ Điển 3 6% 12% 25% Pháp 2 5.5% 19.6% Việt Nam 4 0% 5% 10% 20% (Nguồn : Tờ trình chính phủ đề án sửa đổi, bổ sung Luật thuế GTGT ) Thuế suất áp dụng cho Luật thuế GTGT được nghiên cứu sao cho phù hợp nhất với đặc điểm kinh tế của từng quốc gia. Thuế suất Thuế GTGT thông thường chỉ gồm từ 1 đến 3 mức nhưng trên thế giới xu hướng đơn giản hoá số lượng thuế suất Thuế GTGT nhằm đơn giản hoá biểu thuế, đơn giản hoá công tác hành chính thuế cũng như tạo sự thông thoáng, cởi mở sẵn sàng hội nhập các nhóm, các cộng đồng kinh tế chung khu vực và châu lục. Biểu Thuế GTGT được xây dựng căn cứ vào nguyên tắc đánh thuế dựa vào khả năng nộp thuế của các đối tượng khác nhau Khoảng cách tương đối giữa các bậc thuế suất sẽ quyết định sự điều tiết mạnh hay yếu chính phủ đối với hàng hoá, dịch vụ chịu thuế. Ta có thể thấy mức thuế suất của các nước chủ yếu chỉ có 1 mức. Vừa đảm bảo công bằng đối với tất cả các thành phần kinh tế trên thị trường đồng thời tạo thuận lợi cho việc quản lý của nhà nước do việc tính thuế đơn giản, tránh những phức tạp nảy sinh do việc có nhiều mức thuế suất gây nên. Phương pháp tính thuế : Về mặt lý thuyết có 4 phương pháp xác định số thuế phải nộp : Phương pháp cộng thẳng (trực tiếp) hay còn gọi là phương pháp kế toán : Thuế GTGT = thuế suất x (tiền công + lợi nhuận) Phương pháp cộng gián tiếp (vì giá trị gia tăng không được tính đến) : Thuế GTGT = (thuế suất x tiền công) + (thuế suất x lợi nhuận) Phương pháp trừ trực tiếp (cũng gọi là phương pháp kế toán) : Thuế GTGT = thuế suất x (giá đầu ra – giá đầu vào) Phương pháp trừ gián tiếp (còn gọi là phương pháp hoá đơn hay phương pháp khấu trừ) Thuế GTGT = (thuế suất x giá đầu ra) - (thuế suất x giá đầu vào) Trong 4 phương pháp trên, các nước đã có tổng kết là phương pháp thứ 4 có nhiều ưu điểm hơn do : Nó gắn với hoá đơn, chứng từ, vì vậy mang tính pháp luật cao hơn và dễ kiểm tra, kiểm soát. Đơn giản hơn vì doanh nghiệp chỉ cần căn cứ vào hoá đơn đầu vào, đầu ra để kê khai nộp thuế và nộp thuế hàng tháng. Còn 3 phương pháp trên dựa vào sổ sách kế toán nên phức tạp và không kịp thời. Vì vậy, hầu hết các nước đều áp dụng phương pháp khấu trừ thuế với nguyên tắc là số Thuế GTGT đầu ra ghi trên hoá đơn bán hàng khấu trừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào ghi trên hoá đơn mua hàng. ở Việt Nam ta sử dụng hai phương pháp tính Thuế GTGT là phương pháp khấu trừ và phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng . Hầu hết các nước đã áp dụng Thuế GTGT đều có quy định mức doanh thu để phân biệt đối tượng nộp thuế. Ví dụ Inđonêxia 60.000 USD/năm; Thuỵ Điển 200.000 SEK/năm; Trung Quốc 1.8 triệu nhân dân tệ/năm...Đối với hộ kinh doanh có doanh số trên mức quy định phải nộp Thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ; đối với hộ kinh doanh có doanh số dưới mức quy định hoặc không phải nộp Thuế GTGT mà chỉ phải nộp thuế thu nhập hoặc có nước đánh Thuế GTGT nhưng theo một tỷ lệ ấn định trên doanh thu. 2.1.2 Vai trò của Thuế GTGT Nền kinh tế ngày càng phát triển hàng hoá, dịch vụ luân chuyển và tiêu dùng ngày càng nhiều nên số Thuế GTGT phát sinh sẽ ngày một lớn và chiếm vị trí quan trong trong cơ cấu thu ngân sách quốc gia từ thuế. Thông thường, ở những nước càng phát triển thì tỉ trọng đóng góp của thuế VAT chiếm khá cao. Ta có thể thấy được điều đó qua số liệu một số nước phát triển trong khối OECD “ Năm 1980 tỷ lệ thuế VAT của các nước trong khối OECD là 17% GDP, trong khi đó tỉ lệ này vào năm 1995 là 15%”*Nguồn: . Ta cũng có thể xem cấu trúc thuế trong khối OECD từ năm 1980-1995 để từ đó thấy được vai trò của thuế thu nhập cá nhân trong nguồn thu ngân sách chính phủ hàng năm ở những nước phát triển. Ta có bảng sau : Bảng 3 : Thay đổi cấu trúc thuế trong khối OECD từ 1980-1995 (tỉ lệ % trong tổng thu) 1980 1985 1990 1995 Thuế thu nhập cá nhân 32 30 30 27 Thuế thu nhập công ty 7 8 8 8 Bảo hiểm xã hội 25 25 25 25 Thuế tài sản 5 5 5 5 Thuế tiêu dùng chung 14 16 17 18 Thuế VAT 17 16 15 15 (Nguồn OECD Revenue Statistic) Tuy phần đóng góp của Thuế GTGT giảm đôi chút trong tỷ trọng tổng thu về thuế của khối OECD nhưng OECD bao gồm các nước phát triển nền kinh tế phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn 1980-1995 nên lượng đóng góp vào ngân sách của những nước này là rất đáng kể. Thuế GTGT là loại thuế được các Chính phủ ở các nước phát triển sử dụng rộng rãi do kết cấu đơn giản, dễ kiểm soát khả năng đóng góp cho ngân sách đáng kể và có vai trò nhất định trong việc điều hành chính sách tài khoá và các chính sách kinh tế khác. Chính sách tài khóa của chính phủ là chính sách sử dụng chi tiêu chính phủ và thuế là hai công cụ cơ bản để điều chỉnh tổng cầu của nền kinh tế, khi nền kinh tế suy thoái thì chính phủ có thể tăng chi tiêu hoặc giảm thuế để từ đó kích cầu và đưa nền kinh tế tăng trưởng trở lại; còn khi nền kinh tế đang ở thời kì phát triển quá nóng so với mức bình thường thì chính phủ lại giảm chi tiêu của mình hoặc tăng thuế để làm giảm tổng cầu. Bên cạnh chức năng là một trong những công cụ thực hiện chính sách tài khoá của chính phủ, Thuế GTGT được coi là có vai trò to lớn hơn trong việc làm trong lành hoá thị trường, việc khuyến khích sử dụng hoá đơn đối với các thành phần kinh tế để tính và nộp thuế làm cho mỗi người dân có ý thức hơn về nghĩa vụ và quyền của mình đối với Nhà nước. Tóm tắt ở chương này ta đã trình bày những lí luận chung cơ bản nhất về thuế và thuế GTGT. Ta đã nêu ra được phần nào vai trò của thuế GTGT là hết sức quan trọng, do đó chúng ta đã và đang xây dựng cho mình một Luật thuế GTGT hoàn chỉnh. ở chương sau chúng ta sẽ xem xét cụ thể luật Thuế GTGT được ban hành ở Việt Nam từ năm 1999 và đang từng bước thể hiện vai trò của mình trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam. Chương II Thực trạng và vai trò Luật Thuế GTGT ở Việt Nam Thực hiện đề án cải cách chính sách thuế bước 2, Luật thuế Giá trị Gia tăng đã được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 11 tháng 4/1997 thông qua và thi hành từ ngày 1/1/1999 thay thế luật thuế doanh thu. Luật thuế GTGT được ban hành và thực hiện đồng bộ với một số luật thuế khác như : Luật thuế TTĐB, Luật thuế TNDN, Luật sửa đổi bổ sung một số điều về thuế xuất nhập khẩu. Đây là một luật thuế mới lần đầu tiên thực hiện ở Việt Nam, đối tượng điều chỉnh rộng, tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế và xã hội. Trong chương này ta sẽ nghiên cứu một cách tổng quan về Luật thuế GTGT và tìm hiểu những tác động, những kết quả bước đầu khi áp dụng luật thuế GTGT. I. Thực trạng Luật thuế GTGT ở Việt Nam Sự cần thiết ban hành Luật Thuế GTGT Về mặt lý thuyết, Thuế GTGT mang tính khoa học rất cao, có khả năng tạo được công bằng trong việc thu thuế, thúc đẩy các doanh nghiệp cải tiến quản lý, tăng năng suất lao động, hạ giá thành để cạnh tranh thuận lợi ở trong và ngoài nước. Điểm nổi bật của Thuế GTGT là khắc phụ được nhược điểm thu trùng lắp, chồng chéo qua nhiều khâu của thuế doanh thu. Từ lâu sự chồng chéo này của thuế doanh thu đã gây nhiều kêu ca, phàn nàn của hầu hết cơ sở kinh doanh và người tiêu dùng vì nó ảnh hưởng tiêu cực đến giá cả hàng hoá. Thuế doanh thu tính trên toàn bộ giá bán qua từng khâu có nghĩa là trong trường hợp mua cao, bán hạ doanh nghiệp vẫn phải nộp thuế doanh thu. Ngược lại, Thuế GTGT chỉ thu trên giá trị tăng thêm mà doanh nghiệp tạo ra, thận chí doanh nghiệp còn được hoàn thuế khi thuế đầu vào cao hơn thuế đầu ra. Hơn nữa, Thuế GTGT còn có tác dụng thúc đẩy xuất khẩu, khuyến khích phát triển sản xuất, chống thất thu có hiệu quả, bảo đảm nguồn thu cho NSNN. Tóm lại Luật thuế GTGT : Khắc phục nhược điểm của Luật thuế doanh thu Thu trùng lắp của thuế doanh thu là thuế thu trên thuế Thuế doanh thu có nhiều thuế suất. Khuyến khích sản xuất phát triển, đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu vì sản phẩm xuất khẩu được trả lại toàn bộ VAT đã nộp ở các khâu trước, tạo điều kiện quản lý thuế trong nước Thu cả vào hàng nhập khâủ phù hợp với thông lệ quốc tế tạo điều kiện hạ thấp thuế suất thuế nhập khẩu. Cơ chế tự kiểm tra cho phép hạn chế việc kinh doanh trốn thuế, thông qua việc quy định chế độ sử dụng hoá đơn chứng từ. Hoàn thiện chính sách thuế cho phù hợp với cơ chế thi trường , hội nhập vào khu vực và thế giới. Nội dung cụ thể của luật Thuế GTGT : Đối tượng chịu Thuế GTGT: Tất cả hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng ở trong lãnh thổ Việt Nam là đối tượng chịu Thuế GTGT Tuy nhiên trong Luật thuế Giá Trị Gia Tăng còn quy định 26 đối tượng không thuộc diện chịu Thuế GTGT. Đó là những sản phẩm hàng hoá, dịch vụ có một số đặc điểm sau : Là sản phẩm của một số ngành sản xuất và kinh doanh trong những điều kiện khó khăn, phụ thuộc vào thiên nhiên. Hơn nữa, những sản phẩm này được sản xuất ra được dùng cho chính người sản xuất và cho đời sống toàn xã hội. Do đó, cần tạo điều kiện để khuyến khích phát triển như : sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi , nuôi trồng thuỷ sản ... Là sản phẩm hàng hoá dịch vụ thiết yếu phục vụ cho nhu cầu toàn xã hội nhằm nâng cao đời sống văn hoá - vật chất không ngừng tăng lên của con người như dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ khám chữa bệnh, phòng bệnh, điều dưỡng sức khoẻ con người, dịch vụ thú y, dịch vụ triển lãm, hoạt động văn hoá, thể dục-thể thao, phát sóng truyền thanh, truyền hình ... Là sản phẩm dịch vụ phục vụ cho nhu cầu của xã hội không vì mục tiêu lợi nhuận, như muối Iốt, vận chuyển hành khách bằng xe buýt theo giá vé thống nhất, vũ khí - khí tài, tài nguyên chuyên dùng cho Quốc phòng - an ninh, dịch vụ vụ phục vụ vệ sinh công cộng và thoát nước đường phố, duy tu bảo dưỡng vườn hoa công viên, vườn thú, chiếu sáng đường phố, tưới tiêu nước phục vụ nông nghiệp ... Là các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ được ưu đãi vì mang tính xã hội và tính nhân đạo cao, như xây dựng nhà tình nghĩa bằng nguồn vốn đóng góp của nhân dân, viện trợ nhân đạo, các dịch vụ phục vụ ma chay, tang lễ, xây dựng công trình văn hoá nghệ thuật v.v.. Các sản phẩm hàng hoá, các dịch vụ phục vụ sản xuất phát triển, thúc đẩy sản xuất áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật như : dịch vụ tín dụng, quỹ đầu tư chuyển giao công nghệ, nhập khẩu máy móc thiết bị, phương tiện vận tải chuyên dùng (máy bay, tàu thuỷ, dàn khoan) mà trong nước chưa sản xuất được. Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên khoáng sản mà trong nước chưa có điều kiện chế biến thành sản phẩm tinh, hàng hoá đã chịu thuế TTĐB thì không chịu Thuế GTGT ... b. Đối tượng nộp thuế GTGT : Tất cả các tổ chức cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế trên lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nghành nghề, tổ chức và hình thức kinh doanh . Tất cả mọi tổ chức, cá nhân khác có nhập khẩu hàng hoá chịu Thuế GTGT . Nếu tổ chức, cá nhân không kinh doanh nhưng có nhập khẩu hàng hoá chịu Thuế GTGT để trực tiếp tiêu dùng . Tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ : Bao gồm : Doanh nghiệp nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân và các tổ chức, đơn vị sự nghiệp khác, hợp tác xã. Doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần được thành lập và hoạt động theo pháp luật . Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; các công ty nước ngoài và tổ chức nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam không theo luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hoá , dịch vụ bao gồm những người kinh doanh độc lập, hộ gia đình, các cá nhân hợp tác kinh tế để cùng hợp tác sản xuất, kinh doanh nhưng không hình thành pháp nhân . c. Căn cứ và phương pháp tính thuế : Căn cứ tính Thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất . Giá tính Thuế GTGT Theo quy định của Luật thuế Giá Trị Gia Tăng, giá tính Thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ được xác định như sau : . Đối với hàng hoá, dịch vụ do cơ sở sản xuất , kinh doanh bán ra hoặc cung ứng cho đối tượng khác là giá bán chưa có Thuế GTGT . . Đối với hàng hoá nhập khẩu tại cửa khẩu cộng (+) với thuế nhập khẩu, giá nhập khẩu tại cửa khẩu làm căn cứ tính Thuế GTGT được xác định theo các quy định về giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu . Trường hợp hàng hoá nhập khẩu được miễn giảm thuế nhập khẩu thì giá tính Thuế GTGT là giá hàng hoá nhập khẩu cộng (+) với thuế nhập khẩu xác định theo mức thuế đã được miễn giảm. Đối với dịch vụ do phía nước ngoài cung ứng cho các đối tượng tiêu dùng ở Việt Nam, giá chưa có Thuế GTGT được xác định theo hợp đồng; Trường hợp hợp đồng không xác định cụ thể số Thuế GTGT thì giá tính Thuế GTGT là giá dịch vụ phải thanh toán trả cho nước ngoài. Hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi, sử dụng nội bộ, biếu, tặng, giá tính Thuế GTGT được xác định theo giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này. Hoạt động cho thuê tài sản bao gồm cho thuê nhà , kho, xưởng, kho tàng, bến bãi, phương tiện vận chuyển, máy móc thiết bị... Giá để tính Thuế GTGT là giá cho thuê chưa có thuế . Trường hợp cho thuê theo hình thức trả tiền thuê từng kỳ hoặc trả trước tiền thuê cho một thời hạn thuê thì Thuế GTGT tính trên số tiền thuê trả từng kỳ hoặc trả trước, bao gồm cả chi trả dưới hình thức khác như cho thuê nhà có thu tiền để hoàn thiện sửa chữa, nâng cấp nhà theo yêu cầu của bên thuê . Giá cho thuê tài sản do các bên thoả thuận được xác định theo hợp đồng. Trường hợp pháp luật có quy định về khung giá thuê thì giá thuê được xác định trong phạm vi giá quy định . Đối với hàng hoá bán theo phương thức trả góp, tính theo giá bán trả một lần chưa có Thuế GTGT của hàng hoá đó (không bao gồm lãi trả góp), không tính theo số tiền trả góp từng kỳ. Đối với gia công hàng hoá, giá tính thuế là giá gia công chưa có thuế, bao gồm : tiền công, tiền nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và các chi phí khác để gia công. Đối với hoạt động xây dựng và lắp đặt . Đối với hoạt động xây dựng và lắp đặt trang thiết bị cho các công trình xây dựng (không phân biệt có bao thầu hay không bao thầu vật tư, nguyên liệu) giá tíng Thuế GTGT là giá xây dựng lắp đặt chưa có Thuế GTGT . Trường hợp xây dựng, lắp đặt công trình thực hiện thanh toán theo đơn giá và tiến độ hạng mục công trình, phần việc công trình hoàn thành bàn giao thì Thuế GTGT tính trên phần giá trị hoàn thành bàn giao. Đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ hưởng tiền công hoặc tiền hoa hồng như đại lý mua, bán hàng hoá, đại lý tàu biển, dịch vụ môi giới, uỷ thác xuất nhập khẩu hưởng hoa hồng, giá tính thuế giá trị gia tăng là tiền công hoặc tiền hoa hồng được hưởng chưa trừ một khoản phí tổn nào mà cơ sở thu được từ hoạt động này. Hàng hoá do đại lý bán ra vẫn phải tính thuế giá trị gia tăng trên giá bán ra. Đối với hoạt động kinh doanh vận tải bốc xếp thì giá tính thuế giá trị gia tăng là giá cước vận tải , bốc xếp chưa có thuế giá trị gia tăng. Hoạt động vận tải bao gồm : vận tải hành khách, hàng hoá bằng các phương tiện đường sắt, đường bộ, đường hàng không, đường ống ... Đối với hoạt động vận tải hàng không, đường biển, đường sắt ...có hoạt động vận tải quốc tế (doanh thu thu được từ hoạt động vận tải ở nước ngoài và từ Việt Nam đi nước ngoài) không chịu thuế giá trị gia tăng . Đối với hàng hoá, dịch vụ được dùng các chứng từ như tem thư bưu chính, vé cước vận tải, vé sổ xố kiến thiết ...ghi giá thanh toán là giá đã có thuế giá trị gia tăng, thì giá chưa có thuế được xác định như sau : Giá chưa có Thuế GTGT = Giá thanh toán (tiền bán vé,bán tem...) 1+% thuế suất của hàng hoá ,dịch vụ đó Giá tính thuế đối với các loại hàng hoá , dịch vụ bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá hàng hoá , dịch vụ mà cơ sở kinh doanh được hưởng. Các khoản phụ thu mà cơ sở kinh thu theo chế độ của nhà nước không tính vào doanh thu của cơ sở kinh doanh thì thuế giá trị gia tăng không tính với các khoản phụ thu này . Thuế suất thuế giá trị gia tăng 2.1 Thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hoá xuất khẩu Hàng hoá xuất khẩu bao gồm cả hàng hoá gia công xuất khẩu. Xuất khẩu bao gồm xuất ra nước ngoài, xuất vào khu chế suất. Các trường hợp đưa hàng hoá ra nước ngoài để bán giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ triển lãm nếu có đủ căn cứ xác định là hàng hoá xuất khẩu cũng được áp dụng thuế suất 0%. Hàng hoá của cơ sở sản xuất , kinh doanh xuất khẩu ra nước ngoài được áp dụng thuế suất 0% phải có hồ sơ, chứng từ chứng minh là hàng hoá thực tế đã xuất khẩu, cụ thể sau đây : Hợp đồng bán hàng hoá hoặc hợp đồng sản xuất, gia công hàng xuất khẩu với nước ngoài . Hoá đơn bán hàng hoặc xuất t._.rả hàng gia công cho nước ngoài, doanh nghiệp chế xuất. Tờ khai hải quan về hàng xuất khẩu có kiểm tra, xác nhận đã xuất khẩu của cơ quan hải quan. 2.2 Thuế suất 5% đối với hàng hoá, dịch vụ : Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt do các cơ sở sản xuất , kinh doanh nước khai thác từ nguồn nước tự nhiên cung cấp cho các đối tượng sử dụng nước (trừ nước sạch do các cơ sở khai thác từ nông thôn, miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt ở vùng đó không thuộc diện chịu thuế và các loại nước thuộc nhóm thuế suất 10%). Phân bón bao gồm phân hữu cơ và phân vô cơ như : phân lân, phân đạm (urê), phân NPK, phân đạm tổng hợp, phân phốt phát, phân vi sinh ... Quặng làm nguyên liệu để sản xuất ra phân bón như quặng aptit dùng để sản xuất phân lân, đất bùn làm phân vi sinh... Các loại thuốc trừ sâu bệnh, thuốc diệt gián, diệt chuột, diệt mối, mọt, côn trùng, thuốc trừ nấm, trừ cỏ, thuốc hạn chế hoặc kích sinh trưởng vật nuôi cây trồng , điều hoà sự phát triển của thực vật ... Thiết bị máy móc và dụng cụ chuyên dùng cho y tế như các loại máy soi, chiếu, chụp, dùng để khám chữa bệnh, các thiết bị chuyên dùng để mổ, điều trị vết thương, ôtô cứu thương, dụng cụ đo huyết áp,tim, mạch tiêm, truyền máu ...bông băng vệ sinh y tế Thuốc chữa bệnh, phòng bệnh bao gồm các loại thuốc dùng cho người và vật nuôi. Giáo cụ dùng để giảng dậy và học tập bao gồm giáo cụ trực quan (mô hình, hình vẽ), thước kẻ, bảng phấn, compa, dùng để giảng dạy, học tập và các loại thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho giảng dạy, nghiên cứu , thí nghiệm. Đồ chơi cho trẻ em, sách khoa học-kỹ thuật, sách văn học nghệ thuật, sách phục vụ thiếu nhi, sách pháp luật, trừ sách văn bản pháp luật là sách in văn bản pháp luật, chỉ thị, nghi định, nghị quyết của Đảng, Nhà nước thuộc diện không chịu thuế quy định tại khoản 13 Điều 14 Luật thuế Giá trị Gia tăng . Kinh doanh các mặt hàng là sản phẩm trồng trọt, sản phẩm chăn nuôi, sản phẩm nuôi trồng thuỷ sản Các sản phẩm thuộc nhóm này nếu là sản phẩm chưa qua chế biến do các tổ chức, cá nhân sản xuất và tự bán ra thì không chịu thuế giá trị gia tăng (theo quy định tại khoản 1 điều 4 của Luật thuế Giá trị Gia tăng ). Lâm sản (trừ gỗ, măng) chưa qua chế biến, thực phẩm tươi sống và lương thực. Lâm sản chưa qua chế biến là các loại lâm sản khai thác từ rừng tự nhiên như : tre, luồng, song, mây, nứa, mộc nhĩ, nấm, rễ, lá, hoa, cây làm thuốc, nhựa cây và các loại lâm sản khác. Thực phẩm tươi sống là các loại thực phẩm chưa qua chế biến hoặc chỉ sơ chế như thịt lợn, thịt bò, thịt gà, vịt ngan, ngỗng, tôm, cá tươi sống hặc ướp đá, phơi khô để bảo quản. Lương thực bao gồm thóc, gạo, ngô, khoai, sắn, lúa mì, bột mì (không bao gồm các sản phẩm đã qua chế biến như mì, cháo, phở ăn liền ...) Sản phẩm bằng đay, cói, tre, nứa, lá như : thảm đay,bao đay, thảm sơ dừa, chiếu sản xuất bằng đay, cói, dây thừng, dây buộc làm bằng tre, nưá, xơ dừa: rèm, mành bằng tre, trúc, nứa chổi tre, nón lá ... Bông sơ chế từ bông trồng trong nước là bông đã được bỏ vỏ, hạt và phân loại (bông nhập khẩu đã qua sơ chế, phân loại không thuộc nhóm này). Thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho động vật nuôi khác bao gồm loại thức ăn đã hoặc chưa được chế biến tổng hợp như cám bã , khô lạc, bột cá, bột xương... Dịch vụ khoa học, kỹ thuật bao gồm các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, hướng dẫn về khoa học kỹ thuật cụ thể sau đây : Dịch vụ đòi hỏi kỹ thuật cao như lắp ráp, vận hành thử, phục hồi, sửa chữa hiệu chỉnh các loại máy móc thiết bị , dụng cụ thí nghiệm, phương tiện đo kiểm , thiết bị chuyên dùng trong nghiên cứu khoa học kỹ thuật: Xử lý số liệu và tính toán thuộc các chương trình, đề tài khoa học; Lập các luận chứng kinh tế kỹ thuật, các dự án nghiên cứu tiền khả thi và khả thi ; Phân tích mẫu thử nghiệm vật liệu, kiểm nghiệm sản phẩm; Hướng dẫn và tổ chức triển khai áp dụng kỹ thuật vào sản xuất . Dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp bao gồm các hoạt động như cày, bừa đất sản xuất nông nghiệp; đào, đắp, nạo, vét kênh, mương, ao, hồ phục vụ sản xuất nông nghiệp : nuôi trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh; thu hái sản phẩm nông nghiệp. Xây dựng, lắp đặt. Vận tải, bốc xếp. 2.3 Mức thuế suất 10% đối với hàng hoá, dịch vụ : Sản phẩm khai khoáng : dầu mỏ, khí đốt (gas), quặng kim loại, phi kim loại và các sản phẩm khai khoáng khác. Điện thương phẩm do các cơ sở sản xuất , kinh doanh điện bán ra, không phân biệt nguồn điện sản xuất là thuỷ điện, nhiệt điện... Sản phẩm điện tử, đồ điện, cơ khí; Sản phẩm hoá chất, mỹ phẩm; Sợi, vải, sản phẩm may mặc thêu ren; Giấy và các sản phẩm bằng giấy; Đường, sữa, bánh kẹo, nước giải khát và các loại thực phẩm chế biến khác; Sản phẩm gốm, sứ, thuỷ tinh, cao su, nhựa, và sản phẩm bằng gỗ, xi măng, gạch, ngói và vật liệu xây dựng khác; Dịch vụ bưu điện, bưu chính, viễn thông; Cho thuê nhà, văn phòng, cửa hàng, cửa hiệu, kho tàng, bến bãi, nhà xưởng, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải; Dịch vụ tư vấn pháp luật ; Chụp, in, phóng ảnh, in sang băng, cho thuê băng, sao chụp; Uốn tóc, may đo quần, áo, nhuộm, giặt, là, tẩy, hấp; Các loại hàng hoá ,dịch vụ khác không quy định ở nhom thuế suất 0%, 5%, 20% và các mặt hàng chịu thuế Tiêu thụ Đặc biệt phải nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu kinh doanh thương nghiệp áp dụng thuế suất 10%; Khách sạn, du lịch; 2.4 Mức thuế suất 20% đối với hàng hoá, dịch vụ : Vàng, bạc, đá quý do cơ sở kinh doanh mua vào, bán ra; cơ sở kinh doanh vàng, bạc, đá quý có hoạt động gia công, chế tác sản phẩm vàng,bạc, đá quý không hạch toán riêng doanh thu và thuế của hoạt động này thì áp dụng thuế suất 20% đối với hoạt động gia công chế tác. Xố số kiến thiết và các loại hình xổ số khác như : xổ số cào, xổ số bóc, lôtô; Đại lý tàu biển; Dịch vụ môi giới, không phân biệt hình thức và lĩnh vực nghành nghề. Mức thuế suất thuế giá trị gia tăng quy định trên đây được áp dụng thống nhất theo loại hàng hoá, dịch vụ ; đối cùng loại hàng hoá không phân biệt hàng nhập khẩu với hàng sản xuất trong nước, khâu sản xuất hay kinh doanh thương nghiệp. Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng : Có hai phương pháp tính thuế giá trị gia tăng : phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng . Trường hợp cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế có hoạt động kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ thì cơ sở phải hạch toán riêng hoạt động kinh doanh này để tính thuế trực tiếp trên giá trị gia tăng . Đối tượng áp dụng và việc xác định thuế phải nộp theo từng bước như sau : 3.1 Phương pháp khấu trừ thuế : Đối tượng áp dụng : là các đơn vị, tổ chức kinh doanh, bao gồm các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân, các công ty cổ phần hợp tác xã và các đơn vị, tổ chức kinh doanh khác, trừ các đối tượng áp dụng tính thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng tại điểm 2 dưới đây. Xác định thuế giá trị gia tăng phải nộp như sau : Số thuế giá trị gia tăng thuế giá trị gia tăng thuế giá trị gia tăng phải nộp = đầu ra - đầu vào Trong đó : Thuế giá trị gia tăng giá tính thuế thuế suất thuế đầu ra = hàng hoá,dịch vụ x giá trị gia tăng của chịu thuế bán ra hàng hoá, dịch vụ đó Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế khi bán hàng hoá ,dịch vụ phải tính và thu thuế giá trị gia tăng của hàng hoá,dịch vụ bán ra. Khi lập hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ cơ sở kinh doanh phải ghi rõ giá bán chưa có thuế , Thuế GTGT và tổng số tiền người mua phải thanh toán. Trường hợp hoá đơn chỉ ghi giá thanh toán , không ghi giá chưa có thuế và thuế giá trị gia tăng thì thuế giá trị gia tăng của hàng hoá,dịch vụ bán ra phải tính trên giá thanh toán ghi trên hoá đơn chứng từ. Thuế GTGT đầu vào cơ sở kinh doanh được tính khấu trừ quy định như sau + Thuế đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng vào sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng thì được khấu trừ. + Thuế đầu vào của hàng hoá,dịch vụ được khấu trừ phát sinh trong tháng nào được kê khai khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó, không phân biệt đã xuất dùng hay còn để trong kho. Trường hợp cơ sở kinh doanh mua vật tư, hàng hoá không có hoá đơn, chứng từ hoặc có hoá đơn,chứng từ không phải là hoá đơn giá trị gia tăng nhưng không ghi riêng số thuế giá trị gia tăng ngoài giá bán thì không được khấu trừ thuế đầu vào , trừ các trường hợp co quy định riêng sau : + Trường hợp hàng hoá,dịch vụ mua vào là loại được dùng chứng từ ghi giá thanh toán là giá đã có thuế giá trị gia tăng thì cơ sở được căn cứ vào giá đã có thuế để xác định giá không có thuế và thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ. + Trường hợp cơ sở sản xuất , chế biến mua nguyên liệu là nông sản, lâm sản, thuỷ sản chưa qua chế biến của người sản xuất bán ra không có hoá đơn sẽ được tính khấu trừ thuế đầu vào theo tỷ lệ (%) tính trên giá trị hàng hoá mua vào : 5% đối với sản phẩm trồng trọt thuộc các cây lấy nhựa, lấy mủ, lấy dầu, mía cây, chè búp tươi, lúa, ngô, khoai, sắn; sản phẩm chăn nuôi là gia súc, gia cầm : cá, tôm và các thuỷ hải sản khác; 3% đối với các loại sản phẩm là nông sản, lâm sản không quy định trong nhóm được khấu trừ (5%) trên đây; Việc tính khấu trừ thuế đầu vào đối với nguyên liệu mua vào là nông sản, lâm sản, thuỷ sản trên đây không áp dụng đối với các cơ sở mua để sản xuất hàng xuất khẩu, kinh doanh thương nghiệp, kinh doanh ăn uống ; + Trường hợp hàng hoá,dịch vụ mua vào dùng đồng thời cho sản xuất , kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng và không chịu thuế giá trị gia tăng thì chỉ được khấu trừ số thuế đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng. Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ ; trường hợp không hạch toán riêng được thì được khấu trừ theo tỷ lệ (%) giữa doanh số chịu thuế giá trị gia tăng so với tổng doanh thu Trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh cả hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng và không chịu thuế giá trị gia tăng nhưng không hạch toán riêng được thuế đầu vào được khấu trừ, thì thuế đầu vào được tính khấu trừ theo tỷ lệ (%) doanh số của hàng hoá, dịch vụ bán ra. Thuế đầu vào của tài sản cố định được khấu trừ như sau : Đối với cơ sở kinh doanh có số thuế đầu vào của tài sản cố định được khấu trừ thì kê khai khấu trừ thuế đầu vào như đối với vật tư, hàng hoá khác. Trường hợp số thuế đầu vào của tài sản cố định lớn thì cơ sở được khấu trừ dần, nếu đã khấu trừ 3 tháng mà số thuế còn lại chưa được khấu trừ vẫn còn thì doanh nghiệp làm thủ tục yêu cầu cơ quan thuế xét hoàn lại số thuế được khấu trừ . Riêng đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng đã đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng nhưng là cơ cở đầu tư mới, chưa phát sinh doanh thu bán hàng, chưa có thuế đầu ra để khấu trừ thuế đầu vào của tài sản cố định mới đầu tư, nếu thời gian đầu tư từ 1 năm trở lên được xem xét hoàn thuế đầu vào theo từng năm (tính theo năm dương lịch). Trường hợp số thuế giá trị gia tăng phát sinh lớn, cơ sở có thể đề nghị hoàn thuế theo từng quý. 3.2 Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng trực tiếp trên giá trị gia tăng : Đối tượng áp dụng phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng là : Cá nhân sản xuất, kinh doanh là người Việt Nam ; Tố chức, cá nhân người nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam không theo luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về kế toán, hoá đơn chứng từ để làm căn cứ tính thuế theo phương pháp khấu trừ ; Cơ sở kinh doanh, mua, bán vàng bạc, đá quý, ngoại tệ . Xác định thuế giá trị gia tăng phải nộp là : Giá trị gia tăng của hàng hoá,dịch vụ chịu thuế bán ra Thuế suất thuế giá trị gia tăng của hàng hoá,dịch vụ đó Số thuế giá trị gia tăng phải nộp = x Căn cứ tính thuế ở đây là phần gía trị gia tăng của hàng hoá,dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng được xác định theo công thức : Giá trị gia tăng của hàng hoá,dịch vụ bán ra Giá thanh toán của hàng hoá,dịch vụ bán ra (1) Giá thanh toán của hàng hoá,dịch vụ mua vào tương ứng (2) = - (1) Giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ bán ra là gía bán thực tế bên mua phải thanh toán cho bên bán, bao gồm cả thuế giá trị gia tăng và các khoản phụ thu, phụ phí thêm mà bên mua phải trả. (2) Giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ mua vào tương ứng với hàng hoá, dịch vụ bán ra được xác địng bằng giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào (gía mua bao gồm cả thuế giá trị gia tăng) mà cơ sở sản xuất , kinh doanh đã dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá ,dịch vụ chịu Thuế GTGT bán ra trong kỳ. Giá trị gia tăng xác định đối với một số nghành nghề kinh doanh như sau : Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh bán hàng là số chênh lệch giữa doanh số bán ra với doanh số mua vào vật tư hàng hoá, dịch vụ, dùng cho sản xuất, kinh doanh. Trường hợp cơ sở kinh doanh không hạch toán riêng được doanh số mua vào vật tư, hàng hoá,dịch vụ tương ứng với doang số bán ra thì xác định như sau : Doanh số tồn cuối kỳ - + = Giá vốn hàng bán Doanh số mua trong kỳ Doanh số tồn dầu kỳ Đối với xây dựng, lăp đặt, là số chênh lệch giữa tiền thu về xây dựng,lắp đặt công trình, hạng mục công trình (-) chi phí vật tư, nguyên liệu, chi phí động lực vận tải, dịch vụ và chi phí khác mua ngoài để phục vụ cho hoạt động kinh doanh đó. Đối với hoạt động vận tải, là số chênh lệch giữa tiền thu cước vận tải, bốc xếp trừ (-) chi phí xăng dầu, phụ tùng thay thế và chi phí khác mua ngoài phục vụ cho hoạt động kinh doanh đó. Đối với hoạt động kinh doanh ăn uống, là số chênh lệch giữa tiền thu về bán hàng ăn uống, tiền phục vụ và các khoản thu khác trừ (-) doanh số hàng hoá mua vào phục vụ cho kinh doanh. Doanh số hàng hoá ,dịch vụ bán ra quy định trên đây bao gồm cả khoản phụ thu, phí thu thêm ngoài giá bán mà cơ sở kinh doanh được hưởng, không phân biệt đã thu tiền hay chưa thu được tiền. Doanh số mua vào hàng hoá, dịch vụ quy định trên đây bao gồm cả các khoản thuế và phí đã trả tính trong giá thanh toán hàng hoá, dịch vụ mua vào hoặc hàng hoá nhập khẩu. Phương pháp xác định giá trị gia tăng làm căn cứ tính thuế giá trị gia tăng phải nộp đối với từng cơ sở kinh doanh như sau Đối với cơ sở kinh doanh đã thực hiện đầy đủ việc mua, bán hàng hoá, dịch vụ có hoá đơn, chứng từ, ghi chép sổ sách kế toán thì giá trị gia tăng được xác định căn cứ vào gía mua, giá bán ghi trên chứng từ. Đối với cơ sở kinh doanh đã thực hiện đầy đủ hoá đơn, chứng từ bán hàng hoá, dịch vụ xác định được đúng doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ theo hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ nhưng không có đủ hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ thì giá trị gia tăng được xác định bằng doang thu nhân (x) với tỷ lệ (%) giá trị gia tăng tính trên doanh thu. Đối với cá nhân (hộ) kinh doanh chưa thực hiên hoặc thực hiện chưa đầy đủ hoá đơn chứng từ mua, bán hàng hoá, dịch vụ thì cơ quan thuế căn cứ vào tình hình kinh doanh của từng hộ ấn định mức doanh thu tính thuế; giá trị gia tăng được xác định bằng doanh thu ấn định nhân với tỷ lệ (%) giá trị gia tăng tính trên doanh thu. Thuế GTGT mà cơ sở này phải nộp được tính như sau : Thuế suất thuế giá trị gia tăng của hàng hoá,dịch vụ tương ứng Tỷ lệ (%) giá trị gia tăng (ấn định) Doanh thu tính thuế (ấn định) Thuế giá trị gia tăng phải nộp = x x Tỷ lệ (%) giá trị gia tăng tính trên doanh thu làm căn cứ tính thuế giá trị gia tăng phù hợp với từng ngành nghề kinh doanh và hợp lý giữa các địa phương do cơ quan thuế xác định. Các cơ sở kinh doanh phải thực hiện đầy đủ việc mua, bán hàng hoá,dịch vụ có hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế phải sử dụng hoá đơn giá trị gia tăng (trừ trường hợp được dùng chứng từ ghi giá thanh toán là giá đã có thuế giá trị gia tăng). Khi lập hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ cơ sở kinh doanh phải ghi đầy đủ , đúng các yếu tố quy định trên hoá đơn và ghi rõ : giá bán chưa có thuế, phụ phí phụ thu ngoài giá bán (nếu có), Thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế. Nếu cơ sở kinh doanh bán hàng hoá dịch vụ không ghi tách riêng doanh số bán và thuế giá trị gia tăng, chỉ ghi chung giá thanh toán thì thuế giá trị gia tăng đầu ra phải tính trên giá thanh toán. Cơ sở kinh doanh không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào đối với trường hợp hoá đơn mua hàng hoá,dịch vụ không ghi thuế giá trị gia tăng (trừ trường hợp hàng hoá, dịch vụ đặc thù được dùng chứng từ ghi giá thanh toán là giá đã có thuế giá trị gia tăng). Các cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế trực tiếp trên giá trị gia tăng và các cơ sở kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng sử dụng hoá đơn thông thường. Giá bán hàng hoá, dịch vụ ghi trên hoá đơn là gía thực đã thanh toán có thuế giá trị gia tăng (đối với hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng). Cơ sở kinh doanh muốn sử dụng hoá đơn, chứng từ khác với mẫu quy định chung (kể cả loại hoá đơn tự phát hành) phải đăng ký với Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) và chỉ được sử dụng khi đã được thông báo bằng văn bản cho phép sử dụng. Mọi trường hợp doanh nghiệp đăng ký sở dụng loạ hoá đơn, chứng từ in phải đảm bảo các nội dung, chỉ tiêu ghi trong hoá đơn theo mẫu quy định. Cơ sở kinh doanh trực tiếp bán lẻ hàng hoá, cung ứng dịch vụ cho người tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ có giá trị thấp dưới mức quy định phải lập hoá đơn thì có thể không phải lập hoá đơn. Nếu cơ sở không lập hoá đơn thì phải lập Bảng kê bán lẻ theo mẫu số 05/GTGT để làm căn cứ tính thuế giá trị gia tăng; trường hợp người mua yêu cầu lập hoá đơn bán hàng thì phải lập hoá đơn theo đúnh quy định. Cơ sỏ kinh doanh mua các mặt hàng là nông sản, lâm sản, thuỷ sản của người sản xuất trực tiếp bán ra hoặc người không kinh doanh (người trực tiếp sản xuất) bán, nếu không có hoá đơn theo chế độ quy định thì phải lập Bảng kê hàng hoá mua vào theo mẫu số 04/GTGT. Cơ sở kinh doanh phải thực hiện việc quản lý, sử dụng hoá đơn, chứng từ theo quy định về chế độ hoá đơn ,chứng từ doanh thu Bộ Tài chính ban hành. d. Hoàn thuế giá trị gia tăng . Đối tượng và trường hợp được hoàn thuế giá trị gia tăng . Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế được xét hoàn thuế trong các trường hợp sau : Có số thuế đầu vào được khấu trừ bao gồm số thuế đầu vào phát sinh trong tháng và số thuế đầu vào được khấu trừ của thuế trước chuyển sang lớn hơn số thuế đầu ra phát sinh trong 3 tháng liên tiếp. Cơ sở kinh doanh hàng xuất khẩu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào được hoàn lớn hơn do xuất khẩu các mặt hàng theo thời vụ hoặc theo từng lần xuất khẩu có giá trị, số lượng lớn thì được xét hoàn thuế giá trị gia tăng theo từng tháng hoặc từng chuyến hàng, số thuế được hoàn lớn được xác định từ 300 triệu trở lên . Cơ sở kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu Thuế GTGT có đầu tư mua sắm tài sản cố định, có số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ lớn được hoàn thuế như sau : Đối với cơ sở đầu tư mới đã đăng ký nộp thuế GTGT nhưng chưa có phát sinh doanh thu bán hàng để tính thuế giá trị gia tăng đầu ra, nếu thời gian đầu tư từ 1 năm trở lên được xét hoàn thuế đầu vào theo từng năm. Trường hợp cơ sở có số thuế giá trị gia tăng đầu vào của tài sản đầu tư được hoàn lớn thì được xét hoàn thuế theo từng quý . Trường hợp cơ sở mới đàu tư nhưng chưa thành lập doanh nghiệp, hoặc đã thành lập doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp chưa đăng ký nộp thuế thì không thuộc đối tượng được hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định này. Đối với cơ sở kinh doanh đầu tư mở rộng, dầu tư chiêu sâu, nếu số thuế giá trị gia tăng đầu vào của tài sản đã khấu trừ trong 3 tháng (kể từ tháng phát sinh thuế đầu vào của tài sản đầu tư) mà chưa được khấu trừ hết thì được hoàn lại số thuế chưa được khấu trừ này. Cơ sở thuộc đối tượng được hoàn thuế theo quy định trên đây phải lập hồ sơ xin hoàn thuế, ngoài các hồ sơ theo quy định chung, cơ sở phải gửi kèm theo luận chứng hay dự án đầu tư. Cơ sở kinh doanh quyết toán thuế khi sát nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản có số thuế giá trị gia tăng nộp thừa, nếu cơ sở đề nghị hoàn trả, thì được hoàn thuế. Cơ sở kinh doanh phải có các hồ sơ sau : Công văn đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng nộp thừa vào Ngân sách Nhà nước Quyết định sát nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản của cấp có thẩm quyền. Quyết toán thuế giá trị gia tăng đến thời điểm sáp nhập, giải thể. Cơ sở kinh doanh được hoàn thuế trong trường hợp có quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu phải hoàn trả lại thuế cho cơ sở kinh doanh . Đối tượng được hoàn thuế giá trị gia tăng có trách nhiệm : 5.1 Để có căn cứ giải quyết hoàn thuế, cơ sở phải lập hồ sơ đề nghị xét hoàn lại tiền thuế giá trị gia tăng đã nộp, hồ sơ gồm có : Bảng kê khai tổng hợp số thuế phát sinh đầu ra, số thuế đầu vào được khấu trừ, số thuế đã nộp, số thuế đầu vào lớn hơn số thuế đầu ra đề nghị hoàn lại. Bảng kê hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra trong kỳ liên quan đến việc xác định thuế giá trị gia tăng đầu vào, đầu ra (Mẫu số 09/GTGT). Nếu việc kê khai thuế hàng tháng này đã đầy đủ và chính xác, cơ sở chỉ cần tổng hợp số liệu đã kê khai các tháng để xác định số thuế đề nghị hoàn trả. Nếu hồ sơ không rõ ràng hoặc không đầy đủ, cơ sở phải cung cấp hồ sơ bổ sung hoặc giải trình theo yêu vầu của cơ quan thuế. 5.3 Doanh nghiệp đề nghị được hòan thuế phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu kê khai liên quan đến việc xác định số thuế được hoàn. Mọi trường hợp sai sót, nếu kiểm tra phát hiện đều bị xử lý truy thu về thuế. Tuỳ theo nguyên nhân và mức độ vi phạm còn bị phạt hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo pháp luật. e. Đăng ký, kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế Đăng ký nộp thuế Các cơ sở kinh doanh, kể cả các đơn vị, chi nhánh, cửa hàng trực thuộc cơ sở kinh doanh chính phải đăng ký nộp thuế với Cục thuế (hoặc Chi cục thuế nếu là cá nhân kinh doanh) về địa điểm kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, lao động, tiền vốn, nơi nộp thuế và các chỉ tiêu liên quan khác theo mẫu đăng ký nộp thuế và hướng dẫn của cơ quan thuế. Đối với cơ sở mới thành lập, thời gian đăng ký nộp thuế chậm nhất 10 ngày kể từ ngày cơ sở được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; trường hợp cơ sở chưa được cấp giâý chứng nhận đăng ký kinh doanh nhưng có hoạt động kinh doanh, cơ sở vẫn phải đăng ký nộp thuế theo quy định. Các cơ sở đã đăng ký nộp thuế nếu có thay đổi nghành nghề kinh doanh, sáp nhập, giải thể, phá sản, hợp nhất, chia tách hay có tổ chức cửa hàng, chi nhánh...phải đăng ký bổ sung với cơ quan thuế chậm nhất 5 ngày trước khi có sự thay đổi. Cơ sở hoạt động sản xuất ở một số địa phương (tỉnh, thành phố thuộc Trung ương) nhưng có trụ sở, văn phòng giao dịch làm thủ tục bán hàng ở một số địa phương khác thì cơ sở bán hàng cũng phải đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng với cơ quan thuế địa phương nơi bán hàng. Những cơ sở kinh doanh thương nghiệp, dịch vụ có chi nhánh cửa hàng ở các địa phương khác nhau thì từng chi nhánh, cửa hàng phải đăng ký nộp thuế với cơ quan thuế địa phương nơi đặt chi nhánh cửa hàng. Cơ sở kinh doanh xây dựng phải đăng ký nộp thuế với cơ quan thuế địa phương nơi đóng trụ sở, đồng thời phải đăng ký với cơ quan thuế địa phương nơi đặt công trình. Cơ sở kinh doanh thực hiện cơ chế khoán cho tập thể, cá nhân kinh doanh theo phương thức tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh thì tập thể, cá nhân nhận khoán phải trực tiếp đăng ký kê khai nộp thuế với cơ quan thuế nơi kinh doanh. Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng áp dụng phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng, nếu thực hiện được đúng, đủ các điều kiện mua, bán hàng hoá, dịch vụ, có đầy đủ hoá đơn, chứng từ, ghi chép hạch toán sổ kế toán đúng chế độ, kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng đúng chế độ và tự nguyện đăng ký thực hiện hình thức nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế thì được áp dụng theo phương pháp khấu trừ thuế. Cơ sở này phải lập và gửi Bảng đăng ký nộp thuế theo quy định cho cơ quan thuế nơi đăng ký nộp thuế trong thời hạn chậm nhất 30 ngày, kể từ nyày nhận được đề nghị của cơ sở. Cơ quan thuế phải thông báo cho cơ sở về việc có được áp dụng phương pháp khấu trừ thuế hay không. Cơ sở chỉ được thực hiện nộp thuế theo phương pháp khấu trừ khi được cơ quan thuế thông báo cho áp dụng. Các cơ sở kinh doanh đã thực hiện đăng ký nộp thuế với cơ quan thuế, cơ quan thuế có trách nhiệm cấp mã số thuế cho cơ sở kinh doanh theo đúng chế độ quy định. Kê khai thuế giá trị gia tăng phải nộp Ngân sách Nhà nước Các cơ sở sản xuất kinh doanh và người nhập khẩu hàng hoá phải có trách nhiệm kê khai thuế giá trị gia tăng phải nộp theo quy định như sau : 1. Các cơ sở sản xuất kinh doanh hàng hoá,dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng phải lập và gửi cho cơ quan thuế , chậm nhất trong 10 ngày đầu tháng tiếp theo, tờ khai tính thuế giá trị gia tăng từng tháng kèm theo Bảng kê hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra theo mẫu quy định. Trong trường hợp không phát sinh doanh số bán hàng hoá, dịch vụ thuế đầu vào, thuế đầu ra, cơ sở kinh doanh vẵn phải kê khai và nộp tờ khai cho cơ quan thuế, chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc kê khai và nộp tờ khai cho cơ quan thuế, sau đó nếu phát hiện có sự sai sót về số liệu kê khai, cơ sở phải thông báo cho cơ quan thuế biết đồng thời lập lại tờ khai thay cho tờ khai không đúng hoặc ghi điều chỉnh vào tờ khai tháng tiếp theo (nếu phát hiện sai sót sau khi cơ quan thuế đã ra thông bao nộp thuế ). Việc kê khai số thuế phải nộp đối với một số trường hợp được quy định như sau : Cơ sở nhận thầu xây dựng kéo dài , việc thanh toán tiền thực hiện theo khối lượng công việc hoàn thành bàn giao, thì cơ sở phải kê khai xác định thế tạm nộp phát sinh hàng tháng tính theo số tiền tạm thanh toán. Khi lập hoá đơn thanh toán khối lượng xây lắp bàn giao cũng phải xác định rõ phần doanh thu chưa có thuế và thuế giá trị gia tăng. Nếu hoá đơn lập để thanh toán không xác dịnh rõ giá thanh toán chưa có thuế giá trị gia tăng và thuế giá trị gia tăng thì thuế giá trị gia tăng đầu ra tính trên tổng doanh thu thanh toán. Cơ sở xuất hàng bán thông qua các đại lý, ký gửi phải lập hoá đơn ghi rõ giá giá giao và thuế giá trị gia tăng, hàng giao cho các đại lý, ký gửi làm cơ sở tính thuế đầu ra và thuế phải nộp của tháng (coi như làm nộp). Khi kết thúc hợp đồng hoặc kết thúc năm tài chính, cơ sở thực hiện kê khai quyết toán hàng thực tế đã bán để xác định thuế giá trị gia tăng phải nộp theo thực tế. Cơ sở bán hàng đại lý, ký gửi kê khai thuế giá trị gia tăng phải nộp tính trên doanh thu của hoạt động đại lý, ký gửi theo phương pháp tính thuế áp dụng đối với cơ sở. Các trường hợp làm đại lý dưới đây không phải kê khai, nộp thuế gía trị gia tăng đối với tiền hoa hồng thu được từ hoạt động đại lý. + Đại lý bán hàng hoá theo phương thức bán đúng giá bên chủ hàng quy định. Bên đại lý chỉ hưởng tiền hoa hồng, chủ hàng sẽ thực hiện việc kê khai số bán hàng và thế gía trị gia tăng phải nộp tính trên hàng hóa bán ra. + Đại lý bán xổ số kiến thiết hưởng hoa hồng thì thuế giá trị gia tăng do các công ty xổ số kiến thiết kê khai nộp tập trung tại công ty. Công ty có các đơn vị trực thuộc, việc kê khai thuế giá trị gia tăng phải nộp thực hiện như sau + Các đơn vị hạch toán độc lập và các đơn vị hạch toán phụ thuộc xác định được thuế giá trị gia tăng đầu ra và thuế giá trị gia tăng đầu vào phải kê khai. Nộp thuế giá trị gia tăng tại địa phương nơi cơ sở kinh doanh. + Các đơn vị hạch toán phụ thuộc, thực hiện hạch toán giá mua, bán hàng hoá, dịch vụ theo giá điều chuyển nội bộ, không xác định được doanh thu và thuế giá trị gia tăng phải nộp thì do công ty hoặc tổng công ty kê khai, nộp thuế tập trung thay cho các đơn vị hạch toán phụ thuộc. + Các văn phòng công ty nếu trực tiếp kinh doanh thì được tính khấu từ hày hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào phát sinh tại văn phòng. Nếu không trực tiếp kinh doanh thì không được khấy trừ hay hoàn thuế giá trị gia tăng. + Các đơn vị trực thuộc tổng công ty như : bệnh viện, trạm xá, nhà nghỉ điều dưỡng, viện, trường ... không trực tiếp hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng thì không phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng và không được tính khấu trừ hay hoàn trả thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ do cơ sở mua để dùng cho hoạt động của mình. Nếu các đơn vị này có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng thì phải hạch toán riêng và kê khai nộp thuế đối với hàng hoá dịch vụ chịu thuế. Các tổng công ty, công ty căn cứ vào tình hình tổ chức và hoạt động kinh doanh của đơn vị mình , xác định đăng ký cụ thể đối tượng thuộc diện phải kê khai, nộp thuế với cơ quan thuế với cơ sở tiến hành kinh doanh. Trường hợp cần áp dụng việc kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng khác với hướng dẫn trên đây thì tổng công ty, công ty báo cáo với Bộ tài chính để có hướng dẫn cụ thể. 2. Các tổ chức kinh tế cá nhân nước ngoài hoạt động sản xuất, cung ứng hàng hoá, dịch vụ chịu thuế tại Việt Nam nhưng không có văn phòng hay trụ sở điều hành ở Việt Nam thì tổ chức, cá nhân ở Việt Nam trực tiếp ký hợp đồng tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ với tổ chức cá nhân nước ngoài phải thực hiện kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng thay cho phiá nước ngoài trước khi thanh toán tiền trả cho phía nước ngoài. 3. Cơ sở kinh doanh, người nhập khẩu có nhập khẩu hàng hoá chịu thuế giá trị gia tăng phải kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng theo từng lần nhập khẩu cùng với việc kê khai thuế nhập khẩu với Hải quan. 4. Cơ sở kinh doanh buôn chuyến phải kê khai và nộp thuế hteo từng chuyến hàng với cơ quan thuế nơi mua hàng, trước khi vận chuyển hàng đi. Số thuế phải nộp đối với hàng hoá buôn chuyến tính theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng . 5. Cơ sở kinh doanh nhiều loại hàng hoá, dịch vụ có mức thuế giá trị giatăng khác nhau, phải kê khai thuế giá trị gia tăng theo từng mức thuế suất quy định đối với từng loại hàng hoá, dịch vụ. Nếu cơ sở kinh doanh không xác định được theo từng mức thuế suất thì phải tính và nộp thuế theo mức thuế suất cao nhất củ._.ần kinh tế đối với nhà nước, ảnh hưởng tới mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội nên với những bất cập bộc lộ trong thời gian qua, thì yêu cầu hoàn thiện Luật thuế GTGT đang trở nên ngày càng bức thiết. Trong khuôn khổ một luận văn tốt nghiệp, là một sinh viên ngân hàng - tài chính có điều kiện được nghiên cứu về thuế, đặc biệt là Thuế GTGT, với những hiểu biết tuy còn rất hạn chế em xin đề xuất một số định hướng để góp phần từng bước hoàn thiện Luật thuế GTGT. Những suy nghĩ dưới đây căn cứ trên những khúc mắc, kiến nghị của các doanh nghiệp, và một số nghiên cứu chuyên sâu về Thuế GTGT mà em có điều kiện tiếp cận trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại Phòng Chính sách Thuế, Vụ Chính sách Tài chính, Bộ Tài chính. @ Những yêu cầu và mục tiêu sửa đổi Luật thuế GTGT Khắc phục những tồn tại hiện nay để Luật thuế GTGT thực sự là công cụ điều tiết vĩ mô của nhà nước, góp phần điều tiết vĩ mô của Nhà nước, gáp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, khuyến khích đầu tư và xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ nói chung. Đảm bảo mức độ động viên cho NSNN theo mức hiện hành, đảm bảo thu từ thuế và phí chiếm 18% - 19% / GDP, trong đó Thuế GTGT đảm bảo tỷ lệ 4% - 5% / GDP, từ 22% đến 25% tổng số thu về thuế và phí. Thể hiện đơn giản, rõ ràng, tính trung lập, bình đẳng của Luật thuế GTGT, cải cách hành chính trong công tác tổ chức thu thuế, nâng cao hiệu quả công tác thu thuế. Phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo đièu kiện cho Việt Nam tham gia hội nhập quốc tế; phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của Việt Nam. Căn cứ theo những yêu cầu trên ta có thể thấy rõ vị trí quan trọng của Luật thuế GTGT : là một nguồn thu quan trọng của NSNN, là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Căn cứ trên những mặt hạn chế của Luật thuế GTGT được vạch ra trong phần II của chuyên đề này em xin đề xuất một số giải pháp hoàn thiện Luật thuế GTGT. Về đối tượng chịu thuế Cần có sự mở rộng và điều chỉnh các hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng tại Việt Nam. Cần có sự nghiên cứu điều chỉnh về đối tượng tính thuế đối vớhoạt động sản xuất nông sản phẩm, tránh gây khó khăn cho các doanh nghiệp chế biến nông sản. Đối với sản phẩm nông nghiệp do các doanh nghiệp sản xuất áp dụng Thuế GTGT thì không thu thuế sử dụng đất nông nghiệp trang gây khó khăn cho nông dân cũng như các cơ sở sản xuất, khuyến khích đầu tư vào chế biến nông sản đảm bảo mục tiêu phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá-hiện đại hoá gián tiếp cải thiện đời sống nông dân. Cho phép khấu trừ đầu vào đối với hàng hoá là nông sản chế biến thông qua việc kê khai của cơ sở sản xuất, hay khấu trừ khoán theo tỷ lệ (%) tính trên doanh thu đầu ra. Nghiên cứu thay thế phương thức tính và hoàn thuế GTGT đối với tài sản cố định là các công trình xây dựng có giá trị lớn, đặc biệt khi có việc chuyển nhượng, chuyển mục đích sử dụng tài sản căn cứ trên giá trị còn lại để tính Thuế GTGT, như vậy thời gian và phương pháp tính khấu hao của tài sản cố định cần phải được vạch ra một cách hợp lý giữa cơ quan thuế, cơ quan đo lường kiểm nghiệm và đơn vị chủ quản tài sản cố định. Tránh tính trùng Thuế GTGT cũng như thất thu thuế của nhà nước. Bởi vì thực tế cho thấy nếu tính khấu hao thì doanh nghiệp nào cũng hạn chế tối đa khoản thuế phải nộp (Thuế GTGT, thuế TNDN). Bổ xung hàng hoá, dịch vụ chịu thuế TTĐB tránh gây phức tạp trong việc quản lý đối tượng tính thuế, cũng như gây lẫn lộn đối tượng chịu thuế bị điều chỉnh bởi các luật thuế khác nhau. Đưa các dịch vụ xuất khẩu vào đối tượng chịu thuế để được áp dụng thuế suất 0% nhằm khuyến khích xuất khẩu dịch vụ-phương hướng kinh doanh đang bế tắc từ khi Luật thuế GTGT ra đời do các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc tính thuế, lập phương án sản xuất, kinh doanh, lưu thông hàng hoá ở các khâu kinh doanh chuyển tiếp. Đối tượng không chịu Thuế GTGT Các hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế được xác định phạm vi chủ yếu là những hàng hoá, dịch vụ xét thấy cần tạo điều kiện giúp đỡ với mục tiêu cải thiện dời sống dân cư như : sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản chưa qua chế biến của các cá nhân hoặc tổ chức sản xuất, khai thác bán ra; một số hàng hoá, dịch vụ thiết yếu đến đời sống nhân dân như dịch vụ văn hoá nghệ thuật, thể dục, thể thao, giá dục, y tế; hay thể hiện vai trò của nhà nước đối với việc cung cấp hàng hoá công cộng như dịch vụ vận tải công cộng bằng xe buýt, dịch vụ tang lễ, vũ khí, khí tài tiêu dùng cho an ninh quốc phòng, vệ sinh cấp thoát nước, chiếu sang đô thị Dịch vụ tài chính-ngân hàng của ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm nói chung vì xét rộng ra nếu thị trường tài chính và nghiệp vụ tín dụng được tạo điều kiện phát triển sẽ tác động trở lại rất lớn đối với sự phát triển của nền khinh tế. Cần tham khảo việc không áp dụng Thuế GTGT đối với các dịch vụ tài chính ngân hàng, bảo hiểm, mà áp dụng theo tỷ lệ % trên doanh thu của một số nước. Hoạt động xây dựng cơ bản cần sửa đổi giá tính thuế cho phù hợp hơn, cần tính đến giá trị tương lai lâu dài của công trình xây dưng cơ bản để xác định thuế suất cho phù hợp; Hoạt động kinh doanh bất động sản là nhà, đất cần phải cập nhật hơngiá tính thuế phù hợp với sự thay đổi trên thị trường nhằm tránh gây thất thu cho nhà nước đồng thời tránh gay thiệt hại cho các thành phần kinh tế vì thực tế cho thấy giá tính thuế do nhà nước ban hành hay ấn định thường khác xa so với giá trị thị trường khiến nhà nước gặp thất thu không đáng có. Phân biệt rõ các trường hợp thuộc đối tượng không chịu thuế và trường hợp khôngphải tính thuế đầu ra đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế. Về thuế suất Kinh nghiệm của các nước cho thấy việc ấn định mức thuế suất rất quan trọng. Mục tiêu cần quán triệt khi xây dựng thuế suất là phải đảm bảo nguồn thu cho ngân sách. Mặt khác, cũng cần chú ý rằng Thuế GTGT với ít mức thuế suất, thuế suất thấp sẽ dễ dàng cho việc hành thu hơn và hạn chế được tình trạng trốn lậu thuế hơn so với thuế suất cao, nhiều mức thuế suất. Chẳng hạn, ngoài mức thuế suất 0%, Singapore chỉ quy định 1 mức thuế suất là 3%, Canada 7%, Inđônêxia 10%, New Zealand 12,5%... Phương án thuế suất áp dụng phải đảm bảo mức động viên cho NSNN, đơn giản, hiệu quả, phù hợp với điều kiện Việt Nam và các nước trong khu vực. Để giải quyết những vấn đề nêu trên gắn với việc thực hiện mục tiêu đơn giản, công bằng và bình đẳng thì về lâu dài cần thống nhất một mức thuế suất Thuế GTGT. Lộ trình thực hiện có thể thực hiện theo 2 phương án sau : Phương án 1 : Thuế suất 0%: Chỉ áp dụng cho hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu. áp dụng một nhóm thuế suất 10% cho tất cả hàng hoá, dịch vụ còn lại trừ hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu Thuế GTGT, đồng thời đưa một số dịch vụ, hàng hoá thuộc nhóm thuế suất 20% (như xổ số kiến thiết) sang chịu thuế TTĐB. Phương án này đơn giản, đảm bảo mức độ động viên cho NSNN nhưng một số sản phẩm, dịch vụ thuộc diên thiết yếu đang áp dụng thuế suất 5% sẽ bị tác động lớn, nhất là trong điều kiện Việt Nam hiện nay nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chưa hiệu quả, chi phí cao. Phương án 2 : Thuế suất 0% : Chỉ áp dụng cho hàng hoá và các dịch vụ xuất khẩu áp dụng 2 mức thuế suất 5% và 10% Thuế suất 5% : Chỉ áp dụng hạn chế cho các sản phẩm dịch vụ thiết yếu đến đời sống nhân dân như sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản chưa qua chế biến ở khâu lưu thông; phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc chữa bệnh, sản phẩm phục hồi chức năng cho người bệnh... Thuế suất 10% : bao gồm các hàng hoá, dịch vụ còn lại không thuộc nhóm thuế suất 5% và đối tượng không chịu Thuế GTGT. Đây là nhóm thuế suất chủ yếu. Bỏ nhóm thuế suất 20%, đồng thời đưa dịch vụ xổ số kiến thiết sang đối tượng chịu thuế TTĐB Phương án này phù hợp với tình hình Việt Nam, nền kinh tế đang trong giai đoạn chuyển đổi, một số hàng hoá, dịch vụ thiết yếu cần có chính sách ưu đãi về mức thuế suất để phù hợp với thu nhập của nhân dân, hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các ngành sản xuất ra các loại hàng hoá trên. nhưng việc dồn một số hàng hoá dịch vụ đang áp dụng thuế suất 5% lên 10% sẻ có nhiều ý kiến đề nghị giữ như hiện hành và mở rộng tiếp. Vì vậy phải phân tích kỹ hơn tác dụng của phương án này nhưng phải đảm bảo các nguyên tắc : Hàng hoá, dịch vụ nào cần hạ mức thuế suất phải xem xét kỹ trong mối quan hệ sản xuất trong nước với nhập khẩu, giữa các cơ sở kinh doanh và phải áp dụng thống nhất cho cả hàng hoá nhập khẩu cũng như sản xuất trong nước. Việc giảm mức thuế suất phải được dặt trong mối quan hệ tương đồng với chính sách thuế của các nước và chính sách hội nhập kinh tế của Đảng và Nhà nước. Về phương pháp tính thuế Thực tế hiện nay trên thế giới đang áp dụng 2 phương pháp tính thuế : phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng. Phương pháp khấu trừ thuế là phương pháp tính Thuế GTGT phải nộp : Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào Trong đó : Thuế GTGT đầu ra bằng tổng số Thuế GTGT ghi trên hoá đơn bán hàng, cung cấp dịch vụ; Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ bằng tổng số Thuế GTGT ghi trên hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu Thuế GTGT. Ưu điểm của phương pháp này : khuyến khích đầu tư, xuất khẩu do doanh nghiệp được hoàn thuế nếu Thuế GTGT đầu vào lớn hơn Thuế GTGT đầu ra; thu tập trung ở khâu sản xuất; phù hợp với thông lệ quốc tế; yêu cầu doanh nghiệp thực hiện tớt chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ, thúc đẩy doanh nghiệp tăng cường hạch toán, quản lý kinh doanh, tạo điều kiện cho các cơ quan Nhà nước kiểm tra, giám sát hoạt động của doanh nghiệp. Nhược điểm : đòi hỏi doanh nghiệp phải có trình độ và thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ; hiệu quả thực hiện phụ thuộc vào nhận thức và tự giác của doanh nghiệp trong việc chấp hành luật thuế. Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng : Là phương pháp tính Thuế GTGT trên cơ sở xác định giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ trên từng khssu của quá trình sản xuất, kinh doanh. Ưu điểm của phương pháp này : đơn giản trong việc kê khai, tính thuế, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh Việt Nam, đặc biệt là những đối tượng, hộ kinh doanh chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ việc mua, bán hàng hoá không có hoá đơn còn diễn ra phổ biến đối với hàng hoá là nông sản do nông dân sản xuất, hàng tiểu thủ công nghiệp của các hộ gia đình sản xuất bán ra không có hoá đơn. Nhược điểm : chưa khuyến khích việc mua, bán hàng hoá, dịch vụ sử dụng hoá đơn, chứng từ; không khuyến khích đầu tư, xuất khẩu. Đối với hộ kinh doanh chưa thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn,chứng từ vẵn phải áp dụng ấn định tính thuế (thu thuế khoán) Để phát huy những ưu điểm của Luật thuế GTGT, hạn chế những nhược điểm của 2 phương pháp tính thuế nêu trên; phù hợp với nền kinh tế Việt Nam còn tồn tại song song nhiều thành phần kinh tế và loại hình kinh doanh như hộ kinh doanh công thương nghiệp, hộ nông dân cần thiết phải đồng thời áp dụng 2 phương pháp tính thuế phù hợp với từng đối tượng : Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với các đối tượng là các tổ chức kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ; Phương pháp tính trực tiếp áp dụng đối với hộ kinh doanh chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ. Kinh nghiệp của các nước trên thế giới, để quản lý thuế có hiệu quả cần ban hành ngưỡng tính thuế (mức doanh thu) để có phương pháp quản lý thuế phù hợp, hiệ quả đối với các đối tượng nộp thuế (áp dụng cho cả doanh nghiệp và hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế) có quy mô nhỏ (thấp hơn ngưỡng tính thuế), thực hiện kê khai thuế hàng quý hoặc 6 tháng. Một số nước ở khu vực Đông Nam á còn áp dụng cách thu đơn giản theo tỷ lệ % trên doanh thu đối với hộ kinh doanh (như thuế doanh thu). Quy định ngưỡng tính thuế để áp dụng đối với các hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp có quy mô kinh doanh nhỏ, dưới ngưỡng tính thuế quy định ra khỏi đối tượng phải nôp Thuế GTGT để chuyển sang nộp thuế TNDN (hoặc thu thuế thu nhập cá nhân khi có điều kiện ban hành luật thuế thu nhập cá nhân). Vì vậy trong điều kiện hiện nay Việt Nam chưa nên áp dụng ngưỡng tính thuế GTGT, chỉ điều chỉnh mức thu nhập cho phù hợp với thực tế. Quản lý và sử dụng hoá đơn Ta có thể khẳng định quản lý và sử dụng hoá đơn là một khâu rất quan trọng trong guồng máy của Luật thuế GTGT nên cần được khắc phục, hàn gắn những “kẽ nứt” tránh gây thiệt hại cho Nhà nước. Tác động tiêu cực của hành vi vi phạm quy định về quản lý và sử dụng hoá đơn chứng từ không những làm Nhà nước thất thu thuế gía trị gia tăng mà còn ảnh hưởng lan truyền đến nguồn thu của Nhà nước từ thuế thu nhập doanh nghiệp. Hành vi vi phạm quy định về hoá đơn chứng từ là khâu đầu tiên trong “công nghệ” trốn thuế. Đây là khâu quan trọng nhất vì nếu việc vi phạm được trót lọt sẽ tạo căn cứ hợp pháp, hợp lệ cho các khâu sau như ghi chép sổ sách kế toán, kê khai thuế. Điều 11 Luật thuế gía trị gia tăng quy định rất rõ: “1- Việc mua, bán hàng hoá, dịch vụ đều phải có hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. 2- Các cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế phải sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng và phải ghi đầy đủ, đúng các yếu tố quy định, trong đó ghi rõ giá bán, khoản phụ thu, phí thu thêm, khoản thuế giá trị gia tăng, giá thanh toán. Trong trường hợp hóa đơn không ghi khoản thuế giá trị gia tăng thì thuế giá trị gia tăng được xác định bằng giá thanh toán theo hóa đơn nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng.” Theo quy định trên, đối với người bán, nếu hoá đơn không ghi khoản thuế gía trị gia tăng thì thuế gía trị gia tăng phải thu của người bán sẽ được xác định bằng giá thanh toán ghi trên hoá đơn nhân với mức thuế suất tường ứng với hàng hoá, dịch vụ bán ra. Do vậy, nếu vi phạm quy định về ghi thuế trên hoá đơn, thực chất người bán đã tự chịu một khoản phạt mà nếu số thuế gía trị gia tăng bằng 1/10 giá bán P chưa thuế (thuế suất 10%) thì số tiền phạt sẽ bằng (P + 0,1P) x 10% - 0,1P = 0,01P. Ví dụ giá bán chưa thuế là 500.000.000 đồng thì số tiền tự phạt sẽ là 5.000.000 đồng. Nhưng đối với người mua, số tiền chịu phạt sẽ lớn hơn nhiều theo quy định tại điểm 2, Điều 10 của Luật thuế gía trị gia tăng: “Căn cứ để xác định số thuế đầu vào được khấu trừ là: Số thuế giá trị gia tăng ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng khi mua hàng hoá, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa nhập khẩu ; đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào không có hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn không ghi khoản thuế giá trị gia tăng thì không được khấu trừ thuế ;” Người mua trong trường hợp này sẽ không có quyền khấu trừ số thuế gía trị gia tăng đầu vào đã trả khi mua hàng hoá, dịch vụ, nghĩa là đã phải chịu phạt một khoản tương ứng với 0,1P theo ví dụ trên. Nếu giá bán chưa thuế P bằng 500.000.000 đồng thì số tiền chịu phạt là 50.000.000 đồng. Tuy nhiên, những vấn đề nêu trên chỉ xảy ra trên lý thuyết. Thực tế, không có đối tượng nộp thuế nào tự mình phạt mình một cách thiếu hiểu biết như vậy. Điều đáng nói ở đây là hầu hết các doanh nghiệp khi đã vi phạm quy định về quản lý, sử dụng hoá đơn chứng từ đều có chủ ý. Và hành vi vi phạm này sẽ được kết hợp với các hành vi vi phạm khác như ghi chép sổ sách kế toán, kê khai sai căn cứ tính thuế,... vì tất cả các hành vi trên như là một dây chuyền đồng bộ mà có cái này không thể thiếu cái kia, nhằm mục đích che mắt các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra giám sát thi hành Luật thuế. Tác động tiêu cực của hành vi vi phạm quy định về quản lý và sử dụng hoá đơn chứng từ không những làm Nhà nước thất thu thuế gía trị gia tăng mà còn ảnh hưởng lan truyền đến nguồn thu của Nhà nước từ thuế thu nhập doanh nghiệp. Đơn cử như đối tượng nộp thuế ghi thấp giá bán, số tiền thuế trên hoá đơn tại liên 2 (liên lưu của người bán) nhưng lại ghi cao giá bán, số tiền thuế tại liên 1 (liên giao cho khách hàng) thì Nhà nước bị thiệt kép: doanh thu của người bán thấp hơn thực tế dẫn đến thu nhập chịu thuế của đối tượng này giảm đi một khoản tương ứng. Ngược lại, chi phí của doanh nghiệp mua hàng tăng giả tạo và thu nhập chịu thuế giảm một khoản giả tạo tương tự. Như vậy, quy định của pháp luật về việc quản lý, sử dụng hoá đơn chứng từ trong việc mua bán hàng hoá dịch vụ có thể nói là đầy đủ, đúng đắn, tạo điều kiện cần thiết cho công tác chuyên quản của cơ quan thuế, nhưng câu hỏi đặt ra lại nằm ngoài phạm trù vật chất. Nó thuộc về phạm trù ý thức. Khi đối tượng nộp thuế muốn trốn thuế thì không cơ quan nào có thể ngăn chặn trước được. Điều bức thiết là phải xử phạt vi phạm hành chính, nếu nghiêm trọng phải truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các đối tượng vi phạm. Có như vậy, những đối tượng khác trước khi thực hiện mưu đồ trốn thuế phải cân nhắc, suy nghĩ về những tấm gương đi trước mà có thể chùn tay. Khấu trừ thuế Phương án 1 : Để đảm bảo tính trung lập của luật thuế, khắc phục những tiêu cực, lợi dụng trong việc khấu trừ thuế theo tỷ lệ % quy định đối với một số hàng hoá, dịch vụ mua vào không có hoá đơn, chỉ áp dụng khấu trừ Thuế GTGT đầu vào trên cơ sở hoá đơn. Phương án 2 : áp dụng khấu trừ Thuế GTGT đầu vào trên cơ sở hoá đơn đồng thời vẫn áp dụng khấu trừ thuế theo tỷ lệ % trên giá mua của hàng hoá là nông, lâm, thuỷ sản chưa qua chế biến, mua của người bán không có hoá đơn (không áp dụng cho các loại phế liệu : đất, đá, cát, sỏi). Đồng thời sửa đổi quy định không cho khấu trừ Thuế GTGT đầu vào đối với hàng hoá, dịch vụ sử dụng trong một số trường hợp mang tính chất tiêu dùng như việc ăn uống, tiếp khách; hàng hoá dùng khuyến mại, quảng cáo không thu tiền. Việc khấu trừ áp dụng thống nhất cho cả hàng hoá bán trong nước và xuất khẩu (để khi xuất khẩu được hoàn thuế). Đối với hàng hoá xuất khẩu được hoàn thuế là biện pháp của Nhà nước hỗ trợ khuyến khích xuất khẩu. Từng bước xem xét giảm bớt các tỷ lệ khấu trừ tránh làm phức tạp, gây cản trở trong việc thực hiện hoá đơn, chứng từ . Việc hoàn thuế theo bản kê cần tăng độ tin cậy của việc kê khai hàng hoá mua gom từ trong dân bằng việc xác nhận của các đội thị trường địa phương nhằm tránh khấu trừ khống tránh trốn thuế. Đối với hoá đơn bán hàng thông thường cho phép khấu trừ đối với cả hàng hoá cũng như dịch vụ chịu Thuế GTGT. Với việc kê khai nộp thuế Để đơn giản thủ tục kê khai, nộp thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, đề nghị sửa đổi quy định về kê khai nôp thuế cho các doanh nghiệp có nhiều cơ sở hạch toán phụ thuộc ở các địa phương không tính đủ được Thuế GTGT đầu vào, Thuế GTGT đầu ra, thực hiện kê khai nộp thuế tại trung tâm văn phòng trụ sở chính. Về hoàn thuế Bỏ quy định hoàn thuế GTGT cho các dự án sử dụng vốn ODA tạo sự công băng giữa các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Đối với hàng hoá xuất khẩu tiểu nghạch kiên quyết không hoàn thuế cho hàng hoá không đủ giáy tờ chứng thực việc thực xuất. Sử phạt thật nặng những hành vi lợi dụng sơ hở lập hồ sơ xin hoàn thuế rút tiền của Nhà nướgiá tính thuế. Về chế tài Chế tài ở đay cần được hiểu là những biện pháp ngăn ngừa và sử lý với nhưng vi phạm Luật thuế GTGT đặc biệt là hành vi vi phạm các quy định về chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ là hành vi gây thiệt hại nhiều nhất đối với NSNN Trên thực tế, trốn thuế là hiện tượng xảy ra thường xuyên, việc kiểm tra phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm đã gặp những khó khăn nhất định. Vì vậy, để đảm bảo việc thi hành đúng pháp luật, đồng thời tạo thuận lợi cho việc thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng trong lĩnh vực thuế, cần thiết phải quy định cụ thể các hành vi trốn thuế làm căn cứ pháp lý thống nhất và rõ ràng cho việc xử lý các hành vi vi phạm. Chúng ta có thể quy định hành vi trốn thuế giá trị gia tăng do vi phạm về hoá đơn chứng từ kèm theo việc ghi chếp sổ sách kế toán như sau: a/ Xuất phát từ bản chất của hành vi trốn thuế và các văn bản pháp luật hiện hành về thuế cùng các văn bản khác có liên quan, trốn thuế có thể được hiểu là: Các hành vi của đối tượng nộp thuế vi phạm các quy định của pháp luật trong lĩnh vực thuế; các quy định của pháp luật về chế độ hoá đơn, chứng từ và kế toán của Nhà nước, nhằm làm giảm một phần hay toàn bộ số thuế phải nộp hoặc để hưởng lợi từ việc hoàn thuế. Trong khái niệm trên, có 4 nội dung chính cần được nhấn mạnh là: - Trốn thuế phải là một hành vi vi phạm pháp luật. - Chủ thể của hành vi trốn thuế phải là đối tượng nộp thuế. Trường hợp công chức, cá nhân khác có liên quan đến việc trốn thuế thì sẽ bị xử lý theo các quy định của pháp luật hiện hành có điều chỉnh các đối tượng này (ví dụ như Pháp lệnh công chức). - Phạm vi điều chỉnh phải bao quát hết các hành vi vi phạm về chế độ hoá đơn, chứng từ và kế toán của Nhà nước gắn với mục đích của hành vi trốn thuế. - Mục đích của hành vi trốn thuế là nhằm thu lợi từ việc thực hiện hành vi đó. b/ Theo khái niệm trên, đối tượng nộp thuế có các hành vi sau đây thì bị coi là trốn thuế giá trị gia tăng thông qua vi phạm quy định quản lý, sử dụngn hoá đơn bán hàng: 1. Lập hoá đơn, chứng từ không đúng với hoạt động thực tế làm sai lệch căn cứ tính thuế theo quy định của từng loại thuế. 2. Để ngoài sổ sách kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hoặc tạo các bút toán không có thực liên quan đến việc xác định số thuế theo quy định của từng loại thuế. 3. Lập hồ sơ, hoá đơn chứng từ, sổ sách kế toán giả làm sai lệnh căn cứ xác định số thuế theo quy định của từng loại thuế hoặc để được hưởng một trong các quyền lợi: khấu trừ thuế, miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế. 4. Bán hàng hoá, dịch vụ không có hoá đơn hợp pháp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 5. Làm mất hoá đơn mà không khai báo với cơ quan có trách nhiệm. Về hình thức văn bản pháp quy, việc quy định các hành vi trốn thuế và mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm này là thuộc thẩm quyền của Chính phủ. Mặt khác, tại Nghị định số 22/CP ngày 17/4/1996 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế cũng đã quy định mức xử phạt đối với hành vi trốn thuế. Do vậy, nếu ban hành một Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 22/ CP sẽ thuận lợi hơn việc ban hành một Nghị định mới thay thế. Hơn nữa, Nghị định số 22 như đã phân tích ở trên chưa mang tính tương thích pháp lý với Luật thuế giá trị gia tăng nên nội dung sửa đổi, câu chữ phải được cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo tính đồng bộ giữa các văn bản pháp quy. Mặt khác, chúng ta cần phải nêu rõ ranh giới giữa vi phạm hành chính và trách nhiệm hình sự. Nội dung chế tài nêu trong Nghị định số 22/CP mang tính chất tương đối toàn diện và chi tiết hoá các Điều khoản chế tàI trong các Luật, Pháp lệnh thuế hiện hành. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở mức độ xử phạt vi phạm hành chính, nhiều trường hợp không thể cho đối tượng trốn thuế ý thức được hành vi vi phạm của mình. Điều cần khẳng định là một khi đã trốn thuế, đối tượng vi phạm đã “ăn cắp” (nhiều trường hợp có thể gọi là “cướp”) tiền của Nhà nước, của toàn dân. Nếu ngoài đường, một tên ăn cắp 10 triệu đồng mà bị bắt có thể bị phạt tù giam, nhưng một doanh nghiệp trốn thuế tới cả trăm triệu đồng thì những kẻ liên đới chỉ chịu phạt moọt khoản tiền, hiếm khi bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Vì vậy, trốn lậu thuế ở mức độ nào được coi là thuộc diện truy cứu trách nhiệm hình sự phải được đưa vào quy định cự thể. Nhưng điều đáng nói cho dù trốn thuế ở mức độ nào, nhưng với một số hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng hoá đơn chứng từ và ghi chép sổ sách kế toán phải được chuyển sang diện truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể: 1. Lập hoá đơn, chứng từ không đúng với hoạt động thực tế làm sai lệch căn cứ tính thuế theo quy định của từng loại thuế; 2. Để ngoài sổ sách kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hoặc tạo các bút toán không có thực liên quan đến việc xác định số thuế theo quy định của từng loại thuế. 3. Lập hồ sơ, hoá đơn chứng từ, sổ sách kế toán giả làm sai lệnh căn cứ xác định số thuế theo quy định của từng loại thuế hoặc để được hưởng một trong các quyền lợi: khấu trừ thuế, miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế. Hiển nhiên, việc xem xét, quyết định phải căn cứ vào các tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ. Nhưng sự công bằng cần được giải quyết triệt để. Nếu một tên ăn cắp 10 triệu đồng bị bắt phải hoàn trả lại số tiền ăn cắp và chịu phạt tù 1 năm thì một kẻ trốn thuế với số lượng tương đương thông qua một trong ba hành vi trên, ngoài việc truy thu thuế, cũng phải chịu phạt từ một năm. Pháp luật hiện hành chưa đảm bảo được điều đó. Nhìn chung, việc cụ thể hoá các hành vi vi phạm chế độ hoá đơn, chứng đi kèm với ghi chép sai sổ sách kế toán là căn cứ xác đáng để các cơ quan chức năng đưa ra các quyết định hành chính của mình. Vấn đề quan trọng hơn cả là cần có các mức xử phạt thật nặng, kể cả việc phá sản doanh nghiệp, để làm điều răn trước cho những kể khác có âm mưu tương tự. Cần thiết hơn nữa, truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ đảm bảo việc thi hành Luật thuế giá trị gia tăng được đầy đủ, đạt hiệu quả tối đa. Tóm tắt : Trong chương này ta đã nghiên cứu một số hướng hoàn thiên Luật thuế GTGT, tính khả thi của những đề xuất trên là có cơ sở vì phần lớn những đề xuất đều nhằm khắc phục những thiếu sót, hạn chế của Luật thuế GTGT đã được trình bày ở chương II. Kết luận Chuyển đổi cơ chế quản lý nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đất nước ta đã và đang giành được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực, tạo tiền đề cho việc thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Hệ thống thuế có sự đóng góp không nhỏ vào những thành tựu to lớn đó. Bởi vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm tới việc sửa đổi, hoàn thiện hệ thống chính sách thuế để không ngừng phát huy vai trò tích cực của công cụ thuế đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Luật Thuế GTGT đã dần từng bước khẳng định được chỗ đứng là một sắc thuế tiến bộ công bằng, là công cụ điều tiết vĩ mô, là khoản thu ngân sách đáng kể của Nhà nước. Tuy còn một số bất cập không thể tránh khỏi trong việc đưa ra áp dụng một chính sách thuế mới có tác động rộng rãi đến tất cả các thành phần kinh tế từ các doanh nghiệp lớn của Nhà nước đến các hộ sản xuất cá thể, nhưng tin rằng với những nghiên cứu và sửa đổi Luật thuế GTGT của Chính phủ, Luật thuế GTGT sẽ ngày càng hòan thiện và thể hiện rõ vai trò của một sắc thuế tiến bộ trong một nền kinh tế đang từng bước đi lên. Chuyên đề “Thuế Giá trị gia tăng, những hạn chế và một số biện pháp hoàn thiện Luật thuế GTGT ở Việt Nam” là một nghiên cứu còn nhiều sai sót cả về mặt nhận thức cũng như tính thực tế do những hạn chế về khả năng áp dụng kiến thức giải quyết những vấn đề xã hội to lớn như hoàn thiện chính sách thuế GTGT nhưng em cũng mong rằng nghiên cứu cuối cùng trên ghế nhà trường này sẽ là một sự bắt đầu cho việc tiếp cận thực tế sinh động ngoài xã hội mà sách vở sẽ không thể truyền tải đủ. Hà Nội, tháng 5 năm 2002. Stt Nước Đối tượng không chịu Thuế GTGT 1 Philippin Sản phẩm nông nghiệp hoặc thuỷ sản, gia cầm, phân bón, thuốc trừ sâu, hạt giống; Sản phẩm dầu mỏ hoặc NVLthô để sản xuất dầu lửa đã chịu thuế TTĐB; ấn phẩm, sách, báo, tạp chí; NK tầu chở khách trên 10.000 tấn; NK đồ dùng cá nhân của công dân Philippin trở về hoặc người nước ngoài sang định cư ở Philippin nếu những đồ dùnh này được miễn thuế nhập khẩu; Dịch vụ y tế, giáo dục, biểu diễn, thể thao,...Thuê bất động sản; Xuất khẩu các đối tượng không đăng ký Thuế GTGT 2 Thái Lan Doanh thu nhỏ hơn 600.000 bạt/năm; Sản phẩm nông nghiệp chưa chế biến, đầu vào sản xuất nông nghiệp; Báo, tạp chí, sách giá khoa; Dịch vụ giáo dục, văn hoá, y tế, lật sư, kiểm toán, nghiên cứu, giải trí, thư viện, bảo tàng,...Vận tải trong nước, vân tỉa quốc tế không kể máy bay, tàu thuỷ; Cho thue bất động sản; Hàng hoá, dịch vụ cung cấp vì mục đích tôn giáo, từ thiện; Hàng hoá được miễn thuế nhập khẩu. 3 Singapore Bán, cho thuê, đi thuê nhà ở; Bảo hiểm nhân thọ và tất cả các hình thức tái bảo hiểm và môi giới bảo hiểm.Phần lớn các dịch vụ tài chính, ngân hàng... 4 Trung Quốc Sản phẩm nông nghiệp thô do cá nhân và hộ sản xuất NN bán ; Thiết bị NK cho dự án ĐTNN hoặc đầu tư trong nước được chính phủ khuyến khích; Thuốc và đồ dùng tránh thai; Sách cổ mua của dân chúng; Thiết bị và đồ dùng NK để nghiên cứu và giá dục; NVL và thiết bị NK là quà tặng của Chính phủ nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế; Hàng hoá do các tổ chức hoặc sử dụng chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ tổ chức người tàn tật; 5 Hàn Quốc Hàng hoá, dịch vụ thiết yếu (nước, than, sản phẩm NN, vận tải, công nhiệp,...); Các dịch vụ phúc lợi xã hội (y tế, giáo dục...); Hàng hoá, dịch vụ liên quan đến văn hoá (sách báo, đồ cổ..); Dịch vụ cá nhân tương tự như lao động (ca sĩ, diễn viên, nhà văn, dịch vụ nghiên cứu, dịch vụ tin học...); Các hàng hoá, dịch vụ khác (tem, hàng hoá, dịch vụ do các tổ chức tôn giáo, từ thiện cung cấp. 6 Thuỵ Điển Dịch vụ y tế, giải trí, nhà dưỡng lão, giáo dục, thể dục thể thao, hoạt động văn hoá như thư viện, bảo tàng, viết văn, soạn nhạc và hoạt động nghệ thuật khác; Quản lý, cho thuê TSCĐ, cung cấp khí đốt,nhiệt điện, kinh doanh bất động sản, bảo hiểm, tài chính, ngân hàng, xổ số, bưu điện, tang lễ, xe buýt 7 Pháp Giáo dục, y tế, các hiệp hội kinh doanh vì mục đích phi lợi nhuận, vận tải công cộng do các công ty nhà nước đảm nhiệm...; Các hoạt động về ngân hàng, bảo hiểm được miễn Thuế GTGT nhưng phải nộp thuế theo tỷ lệ % trên doanh thu thu được từ việc cung cấp dịch vụ, tỷ lệ này thấp hơn thuế suất Thuế GTGT Những quan hệ kinh tế mang đậm tính dân sự như cho thuê nhà. Danh mục tài liệu tham khảo 1. Giáo trình Thuế - Đại học Kinh tế quốc dân Thành phố Hồ Chí Minh 2. Hệ thống hoá các văn bản Luật thuế GTGT - Bộ Tài Chính 2001 3. Dự báo một số tác động có thể phát sinh khi áp dụng Thuế GTGT và những giải pháp (Tài liệuhội thảo tại Hà Nội về Thuế GTGT ngày 15-16/12/1998 4. Dự thảo tờ trình Chính phủ đề án sửa đổi bổ sung Luật thuế GTGT (tháng 3/2001) 5. Báo cáo tổng kết quá trình triển khai thực hiện các luật thuế mới (tài liệu họp ban chỉ đạo triển khai các luật thuế mới 24-25/4/2000 tại Ha Nội) 6. Website : www.worldbank.org.vn 7. Website : 8. Tạp chí Thuế Nhà nước tháng 2-2002 9. Tạp chí Tài chính tháng 5/2001 10. Nghiên cứu Tài chính kế toán số 52 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docI0035.doc
Tài liệu liên quan