Tài liệu Thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp: ... Ebook Thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
134 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1938 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài:
Công cuộc đổi mới ở nước ta nhằm xây dựng một nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, sau hơn 15 năm thực hiện đã thu được nhiều thành quả tốt đẹp. Nền kinh tế Việt Nam đã phát triển tương đối ổn định và dần chuyển sang một thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. Trong cơ chế mới này, thuế được nhìn nhận là một công cụ hữu hiệu của Nhà nước để điều tiết nền kinh tế. Thuế vừa đáp ứng nguồn thu cho ngân sách, vừa thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, khuyến khích đầu tư đồng thời góp phần đảm bảo công bằng xã hội.
Thuế doanh thu được áp dụng ở Việt Nam từ ngày 01 tháng 10 năm 1990 nhằm thay thế chế độ thu quốc doanh đối với kinh tế quốc doanh và một số loại thuế trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Thuế doanh thu được áp dụng rộng rãi với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ thuộc mọi ngành nghề, mọi hình thức, hoạt động thường xuyên hay không thường xuyên, có địa điểm cố định hay lưu động. Việc tính thuế đơn giản, thuận lợi cho công tác thu và quản lý thuế, do đó thuế doanh thu đã trở thành nguồn thu tương đối tập trung, ổn định của NSNN. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, thuế doanh thu đã bộc lộ một số nhược điểm trong đó việc có quá nhiều mức thuế suất đã hạn chế tính trung lập của thuế. Đặc biệt việc thuế tính trên toàn bộ doanh thu qua từng khâu lưu chuyển hàng hoá, từ sản xuất, bán buôn, đến bán lẻ đã ảnh hưởng không tốt đến giá cả và sản xuất kinh doanh. Cùng một mặt hàng nếu được tổ chức sản xuất và lưu thông qua ít khâu thì tổng số thuế sẽ phải nộp ít hơn so với việc được tổ chức qua nhiều khâu. Điều này là không phù hợp với cơ chế thị trường và nền kinh tế chuyên môn hoá cao.
Trước những đòi hỏi của thực tiễn, nhằm góp phần đẩy nhanh tốc độ đổi mới kinh tế - xã hội, hệ thống thuế đã được cải tiến một cách đồng bộ nhằm đáp ứng được những đòi hỏi của nền kinh tế, phù hợp với sự vận động và phát triển của kinh tế thị trường. Một trong những sự kiện quan trọng của công cuộc cải cách thuế là việc xây dựng và ban hành luật thuế GTGT thay cho luật thuế doanh thu.
Luật thuế GTGT được Quốc hội khoá 9 thông qua tại kỳ họp lần thứ 11 (02/4/1997 - 10/05/1997) và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1999. Trong thời gian qua, sắc thuế này đã có những tác động tích cực đến nhiều mặt của nền kinh tế như: đảm bảo nguồn thu cho NSNN, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, khuyến khích đầu tư nước ngoài, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế v.v... Bên cạnh những kết quả đã đạt được, chính sách thuế GTGT ở Việt Nam cũng đã bộc lộ nhiều nhược điểm và tỏ ra chưa thật phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội hiện nay. Vấn đề này cần được nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong việc thực thi luật thuế GTGT. Do đó đề tài “Thuế Giá trị gia tăng ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp” có ý nghĩa thiết thực, mang tính thời sự cấp bách cả về lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu:
Thuế GTGT được triển khai thay thế thuế doanh thu là điểm mốc đánh dấu bước ngoặt mới trong quá trình cải cách thuế giai đoạn II ở Việt Nam. Từ đó đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về thuế GTGT dưới góc độ Tài chính - Tiền tệ, Luật… Nhiều bài viết về các kỹ thuật nghiệp vụ phát sinh trong quá trình thực hiện như vấn đề hoàn thuế, thuế suất, tính thuế đối từng loại mặt hàng, áp dụng thuế đối với các ngành nghề cụ thể như: Pháp luật thuế GTGT ở Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn (PGS-TS Trần Đình Hảo, TS. Nguyễn Thị Thương Huyền, Trường Đại học Tài chính-Kế toán), Bàn về thuế GTGT đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu (Th.s Nguyễn Việt Cường, Học viện Tài Chính), Thuế GTGT và việc mua sắm TSCĐ (Nguyễn Cẩm Chi), Hoàn thuế GTGT - Những bất cập và hướng hoàn thiện (Th.s Nguyễn Minh Hằng), Thuế GTGT với ngành nông nghiệp (Thu Trang)… Tuy nhiên việc xem xét vấn đề này một cách tổng thể, dưới góc độ kinh tế chính trị chưa được quan tâm nhiều. Chính vì vậy việc tiếp cận, nghiên cứu một cách có hệ thống thuế GTGT là điều rất cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu: Phân tích những vấn đề đặt ra trong quá trình thực thi luật thuế GTGT, để trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách thuế GTGT của Việt Nam
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Luận văn tập trung nghiên cứu một số lý luận cơ bản về thuế nói chung và thuế GTGT nói riêng.
- Hệ thống hoá và phân tích những kinh nghiệm áp dụng thuế GTGT của một số nước trên thế giới.
- Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện, những ưu điểm và hạn chế của Luật thuế GTGT ở Việt Nam trong thời gian qua, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý thuế GTGT ở Việt Nam trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chính sách thuế GTGT ở Việt Nam với tư cách là sắc thuế quan trọng trong hệ thống thuế của nền kinh tế thị trường.
Phạm vi nghiên cứu đề tài là thời gian từ khi Luật thuế GTGT được ban hành (1997) đến cuối năm 2002.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để nghiên
cứu, khái quát các nội dung về lý luận và thực tiễn. Sử dụng các phương pháp đối chiếu, so sánh, phân tích từ những vấn đề cụ thể, tổng kết rút ra kết luận để đề xuất những quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm góp phần thiết thực vào việc hoàn thiện Luật thuế GTGT và nâng cao hiệu quả của quá trình thực thi thuế GTGT ở nước ta trong tiến trình hoà nhập với kinh tế khu vực và thế giới.
6. Những đóng góp mới của luận văn.
- Hệ thống hoá và làm sáng tỏ thêm một số vấn đề lý luận về thuế nói chung và thuế GTGT nói riêng để làm cơ sở cho việc hoàn thiện thuế GTGT ở Việt Nam.
- Giới thiệu và phân tích quá trình thực hiện thuế GTGT của một số nước tiêu biểu nhằm rút ra một số bài học kinh nghiệm cho nước ta trong việc tạo lập môi trường, xây dựng Luật thuế và các vấn đề khác hỗ trợ cho quá trình thực thi thuế GTGT.
- Phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng thuế GTGT ở Việt Nam, từ đó đề xuất một số quan điểm cơ bản để hoàn thiện Luật thuế GTGT cũng như các điều kiện cần thiết khác liên quan để nâng cao hiệu quả của cơ chế thực thi và quản lý thuế GTGT trong thời gian tới, đáp ứng được mục tiêu của công cuộc cải cải thuế và tương thích với hệ thống thuế khu vực nhằm tiến tới hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
7. Bố cục của luận văn.
Đề tài “Thuế GTGT ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục các tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1:Một số vấn đề chung về thuế GTGT trong nền kinh tế thị trường.
Chương 2: Tình hình thực hiện thuế GTGT ở Việt Nam.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện thuế GTGT ở Việt Nam.
Chương 1:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1.1. Thuế và vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường
1.1.1. Nguồn gốc, đặc điểm và phân loại thuế:
- Nguồn gốc của thuế:
Sự ra đời và tồn tại của thuế gắn liền với Nhà nước. Khi Nhà nước xuất hiện, để thực hiện các chức năng của mình như: củng cố bộ máy chính quyền, đảm bảo an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, tổ chức quản lý và phát triển kinh tế…, Nhà nước phải có ngân sách để chi tiêu. Nhà nước ban hành những qui định pháp luật cần thiết làm công cụ để phân phối tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân thành quỹ tiền tệ tập trung của mình. Đồng thời sự xuất hiện sản phẩm thặng dư trong xã hội là cơ sở chủ yếu tạo ra khả năng và nguồn thu thuế khoá của Nhà nước. Như vậy, thuế được hình thành và phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của Nhà nước. Sự phát triển của nền sản xuất xã hội, trước hết là của các quan hệ hàng hoá, tiền tệ và sự gia tăng mạnh mẽ của quyền lực Nhà nước đã làm nảy sinh những biến đổi mới về thuế. Ban đầu thuế được động viên dưới dạng chủ yếu là hiện vật, sau đó các quan hệ về thuế dưới hình thức giá trị được hình thành và ngày càng phát triển một cách có hệ thống. Với những tiến bộ của lịch sử, chỉ riêng thuế không đủ đáp ứng mọi nhu cầu chi tiêu cần thiết, Nhà nước còn phát hành công trái, thu phí, lệ phí… nhưng dù sao việc thu thuế vẫn là phương thức chủ yếu để Nhà nước tài trợ cho những chi tiêu của mình. Thuế và hệ thống thuế là sản phẩm chủ quan của mỗi Nhà nước. Nó được xây dựng thành một hệ thống thuế gồm nhiều sắc thuế phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của từng nước, trong từng giai đoạn lịch sử. Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, một hệ thống thuế được coi là lý tưởng phải đảm bảo 5 tiêu chuẩn sau:
Tính hiệu quả kinh tế: Xét về phương diện kinh tế, việc đánh thuế của Nhà nước dù bất kỳ dưới hình thức nào cũng đều có tác dụng phân bổ lại nguồn lực của xã hội. Khi đánh thuế, Nhà nước chắc chắn sẽ tác động đến lợi ích, đến nguồn tài chính của các bên liên quan, do đó sẽ làm thay đổi hành vi, thay đổi cách thức sử dụng các nguồn lực tài chính của họ. Có thuế, hệ thống giá cả sẽ thay đổi, người tiêu dùng sẽ có xu hướng chuyển sang sử dụng nhiều hơn những hàng hoá rẻ hơn một cách tương đối và hạn chế tiêu dùng những hàng hoá trở nên đắt hơn một cách tương đối do thuế. Khi một dạng thu nhập bị đánh thuế, chi phí cơ hội tương đối của việc tạo ra các nguồn thu nhập sẽ thay đổi. Người ta có xu hướng nghỉ ngơi nhiều hơn hoặc thay đổi hình thức kiếm thu nhập khác ít tốn kém hơn. Những điều chỉnh như vậy không những sẽ dẫn đến sự thay đổi về sự phân bổ nguồn lực mà còn gây ra những tổn thất hiệu quả nhất định đến nền kinh tế, người sản xuất và người tiêu dùng phải chịu thêm gánh nặng ngoài lượng thuế mà nộp cho Nhà nước.
Tổn thất hiệu quả do thuế phụ thuộc vào hai yếu tố:
Thuế suất càng cao thì tổn thất hiệu quả càng lớn.
Cung và cầu hàng hoá trên thị trường càng co giãn mạnh thì tổn thất hiệu quả càng lớn.
Hệ thống thuế hiệu quả là hệ thống thuế ít tạo ra những sai lệch nhất làm ảnh hưởng đến sự phân bổ có hiệu quả các nguồn lực của thị trường, hay nói cách khác đó là hệ thống thuế giảm thiểu đến mức thấp nhất tổn thất hiệu quả do thuế gây ra.
Tính đơn giản về mặt hành chính: Khi thu thuế bao giờ cũng phát sinh chi phí, gồm chi phí trực tiếp quản lý của cơ quan thuế và chi phí gián tiếp do người nộp thuế phải gánh chịu. Những thủ tục hành chính liên quan đến quá trình quản lý thuế càng đơn giản, chi phí quản lý và thực thi thuế càng ít tốn kém thì hiệu quả của việc thu thuế càng cao. Điều đó chứng tỏ rằng để thu được một lượng thuế nhất định, chi phí hành chính liên quan càng ít càng tốt.
Tính linh hoạt: Hệ thống thuế phải đảm bảo tính ổn định nhưng không cứng nhắc. Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, các hoạt động kinh tế luôn luôn biến động không ngừng. Hệ thống thuế muốn đáp ứng được những đòi hỏi của nền kinh tế thì phải có khả năng điều chỉnh linh hoạt, thích ứng với những thay đổi của nền kinh tế.
Tính trách nhiệm về mặt chính trị: Hệ thống thuế phải đảm bảo sự minh bạch rõ ràng để mọi người có thể chủ động dự kiến được mức thuế mà mình phải nộp khi tham gia vào 1 hoạt động kinh tế nào đó cũng như Nhà nước có thể chủ động thực hiện quyền thu thuế và tính toán mức chi tiêu ngân sách một cách hợp lý.
Tính công bằng: Tính công bằng là một đòi hỏi khách quan trong tiến trình phát triển của nhân loại cũng như trong tiến trình phát triển của thuế khoá nói riêng. Tính công bằng trong thuế trước hết ở việc phân chia gánh nặng thuế. Bởi có công bằng trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế mới tạo ra được động lực trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như giữ vững được ổn định xã hội. Hệ thống thuế phải đảm bảo sự công bằng cả theo chiều ngang lẫn chiều dọc trong cách đối xử với những người nộp thuế; tức là các cá nhân có khả năng nộp thuế như nhau phải được đối xử về thuế giống nhau, những người có khả năng nộp thuế cao hơn phải chịu gánh nặng thuế nhiều hơn và ngược lại.
Hệ thống thuế được coi là phù hợp không thể đánh giá qua số lượng sắc thuế ít hay nhiều hoặc chỉ nhìn vào mục tiêu đơn thuần về tăng thu cho NSNN mà phải được phân tích một cách cụ thể, khách quan, khoa học, toàn diện về mối quan hệ giữa số thu cho ngân sách với yêu cầu phát triển kinh tế và đời sống xã hội, không đối lập với quyền lợi và khả năng đóng góp của nhân dân.
Các nguyên tắc trong việc thiết kế một sắc thuế:
Nguyên tắc 1: Giảm tối đa chi phí hành chính thuế. Muốn vậy, việc thiết kế các sắc thuế phải đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu.
Nguyên tắc 2: Giảm tối đa những méo mó kinh tế do thuế gây ra. Thuế không gây méo mó trong trường hợp người nộp thuế không thể thay đổi được nghĩa vụ nộp thuế của mình, do đó sắc thuế được thiết kế sao cho khả năng tránh thuế là thấp nhất. Lý thuyết thuế hiện đại cho rằng sắc thuế có thuế suất đều và thống nhất sẽ triệt tiêu việc dịch chuyển gánh nặng thuế, làm giảm hiện tượng tránh thuế.
Nguyên tắc 3: Đảm bảo sự phân phối qua thuế một cách công bằng song ít ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế. Một trong những nguyên tắc công bằng trong thuế là người có thu nhập cao thì phải đóng thuế cho Nhà nước nhiều hơn. Trong thực tiễn việc tuân thủ các yêu cầu công bằng trong thuế cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến các hành vi của người nộp thuế. Tuỳ theo từng loại thuế mà xuất hiện những khả năng lựa chọn của người nộp thuế: lựa chọn giữa lao động và nghỉ ngơi, lựa chọn giữa tiêu dùng và tiết kiệm hay đầu tư, lựa chọn tiêu dùng giữa các loại hàng hoá, đầu tư giữa các lĩnh vực… Mỗi sự lựa chọn đều có ảnh hưởng đến việc phân bổ nguồn lực trong xã hội. Xét ở tầm vĩ mô, sự lựa chọn đó có thể đưa đến việc sử dụng nguồn lực một cách có hiệu quả hay cũng có thể là rất lãng phí. Vì vậy, để vừa đảm bảo thực hiện chức năng tái phân phối đồng thời đảm bảo yêu cầu thúc đẩy sử dụng nguồn lực có hiệu quả, sắc thuế phải được thiết kế sao cho giảm tối đa sự lựa chọn của người nộp thuế theo hướng sử dụng nguồn lực không có hiệu quả.
- Đặc điểm của thuế:
Từ trước đến nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về thuế, nhưng tựu chung lại, thuế được hiểu theo hai góc độ như sau:
+ Thuế là một khoản thu của Nhà nước đối với các tổ chức (chủ yếu là các tổ chức kinh tế) và mọi thành viên trong xã hội; khoản thu này mang tính chất bắt buộc, không hoàn trả trực tiếp, do pháp luật của Nhà nước qui định.
+ Cũng có thể nói cách khác, thuế là một hình thức động viên, phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội thu nhập quốc dân theo pháp luật của Nhà nước qui định, nhằm đáp ứng những khoản chi tiêu cần thiết của Nhà nước.
Từ đó, thuế có những đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, thuế có tính cưỡng chế và tính pháp lý cao, nó phân biệt với những khoản đóng góp mang tính tự nguyện. Đặc điểm này được thể chế hoá trong hiến pháp của mỗi quốc gia. Việc đóng thuế cho Nhà nước được coi là nghĩa vụ bắt buộc của các tổ chức kinh tế và cá nhân. Nghĩa vụ này được được thực hiện theo các luật thuế cụ thể được cơ quan quyền lực cao nhất của một quốc gia qui định. Nếu tổ chức kinh tế hoặc cá nhân không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ này thì tức là đã vi phạm pháp luật.
Thứ hai, thuế là khoản đóng góp không mang tính hoàn trả trực tiếp. Nhà nước sử dụng khoản tiền thuế này vào các chi tiêu công cộng và người nộp thuế được hoàn trả lại một phần tiền nộp thông qua việc hưởng thụ các dịch vụ công cộng như an ninh, quốc phòng, trật tự trị an xã hội, các phúc lợi công cộng…
- Phân loại thuế:
Thuế được phân chia theo nhiều tiêu thức khác nhau tuỳ theo mục đích nghiên cứu. Có 2 cách phân loại phổ biến nhất:
Theo tính chất điều tiết, thuế chia thành thuế trực thu và thuế gián thu.
Thuế trực thu: Là loại thuế mà người trực tiếp nộp thuế đồng thời là người chịu thuế. Thuế trực thu trực tiếp động viên, điều tiết thu nhập của người nộp thuế (như thuế lợi tức, thuế thu nhập ...). Đây là loại thuế có tác dụng rất lớn trong việc điều hoà thu nhập, giảm bớt sự chênh lệch đáng kể về mức sống giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội - một khiếm khuyết của cơ chế thị trường. Và cũng do đó loại thuế này thường bị người nộp thuế tìm mọi cách để lẩn tránh, gây không ít khó khăn cho Nhà nước trong công tác thu và quản lý thuế.
Thuế gián thu: Là loại thuế mà người nộp thuế không đồng thời là người chịu thuế. Thuế này được cấu thành trong giá cả hàng hóa dịch vụ. Nó điều tiết thu nhập của người tiêu dùng một cách gián tiếp (như thuế doanh thu, thuế TTĐB, thuế GTGT, thuế xuất nhập khẩu...) nên người chịu thuế ít có cảm giác mình bị đánh thuế do đó việc thu thuế cũng dễ dàng hơn và Nhà nước thường ít gặp phản ứng từ phía người nộp thuế mỗi khi có chủ trương tăng thuế. Loại thuế này đảm bảo nguồn thu thường xuyên và tương đối ổn định cho NSNN.
Cơ cấu giữa thuế trực thu và thuế gián thu ở các nước khác nhau có điều kiện kinh tế khác nhau cũng rất khác nhau. Các nước có nền kinh tế phát triển, do sự cảm nhận về tính không khuyến khích tiết kiệm của thuế TNDN và thuế TNCN nên đã thực hiện việc cắt giảm thuế trực thu và chuyển dần gánh nặng thuế sang các loại thuế tiêu dùng như thuế GTGT, thuế TTĐB… Tuy nhiên thuế trực thu vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn và là chỗ dựa chủ yếu của ngân sách ở các nước này.
Bảng 1: Cơ cấu thu NSNN các nước khu vực OECD 1970 – 1996
1970
1980
1990
1996
Tổng huy động vào NS
100%
100%
100%
100%
Thuế trực thu
44.7%
45.4%
43.9%
41.2%
Thuế gián thu
35.8%
32.4%
33.3%
33.7%
Cộng thuế
80.5%
77.8%
77.2%
74.9%
BHXH
19.5%
22.2%
22.8%
25.1%
(Nguồn: OECD, S.Clark, Flip de Kam, Evolution et struture de la fiscalité dans la zone OECD, Problèmes Economiques No 2604, 2/1999)
Đối với các nước có nền kinh tế chưa phát triển, thuế gián thu thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số thu bằng thuế của Nhà nước và xu hướng tăng dần tỷ trọng thuế trực thu đang được các nước này cố gắng thực hiện nhằm tạo sự công bằng và tăng thu cho ngân sách.
Bảng 2: Tỷ trọng thuế trực thu của một số nước đang phát triển.
1987 - 1989
1990 - 1992
1993 - 1994
Ấn độ
4.58
16.22
18.22
Ma-lai-xia
29.45
32.56
35.53
Hàn quốc
30.71
31.91
39.91
Philipine
23.31
28.22
28.98
Pakistan
9.59
10.92
16.14
Sirilanca
10.73
12.07
17.87
(Nguồn: Vasanthi Monsingh. Tax mix and Stage of Growth. Website)
Một cơ cấu hệ thống thuế hợp lý là sự kết hợp chặt chẽ giữa thuế trực thu và thuế gián thu, ở đó giới hạn luỹ thoái của thuế gián thu bị hạn chế bởi phạm vi luỹ tiến của thuế trực thu.
Theo cơ sở thuế: Do đối tượng tác động khác nhau nên tác dụng của các sắc thuế cũng khác nhau. Dựa vào đó thuế được chia thành:
Thuế thu nhập (thuế TNDN, thuế TNCN, thuế lợi tức…) là loại thuế đánh vào thu nhập của các tổ chức kinh tế và thu nhập của các cá nhân có tác dụng chủ yếu là điều hoà thu nhập, đảm bảo công bằng trong phân phối.
Thuế tài sản: là loại thuế đánh vào việc nắm giữ hay chuyển nhượng tài sản như thuế trước bạ, thuế chuyển quyền sử dụng đất...
Thuế tiêu dùng (thuế TTĐB, thuế GTGT…) là loại thuế đánh vào việc tiêu thụ, sử dụng sản phẩm dịch vụ nhằm điều tiết một cách gián tiếp thu nhập của người tiêu dùng thông qua giá cả HH-DV. Nên tác dụng chủ yếu của nó là nhằm hướng dẫn sản xuất, tiêu dùng theo cơ cấu HH-DV.
Ngoài ra thuế còn được phân chia theo tỷ suất thuế bình quân (tỷ suất thuế bình quân = thuế /thu nhập), theo đó thuế được chia thành:
Thuế tỷ lệ: Là sắc thuế mà tỷ suất thuế bình quân không thay đổi khi thu nhập thay đổi.
Thuế luỹ tiến: Là sắc thuế mà trong đó tỷ suất thuế bình quân tăng cùng với sự tăng lên của thu nhập. Nhà nước thu của người giàu theo tỷ lệ cao hơn của người nghèo.
Thuế luỹ thoái: Tỷ suất thuế bình quân giảm cùng với sự tăng lên của thu nhập. Người nghèo bị nộp thuế theo tỷ lệ cao hơn người giàu.
Thuế/Thu nhập
Thuế luỹ tiến
Thuế tỷ lệ
Thuế luỹ thoái
Thu nhập
1.1.2: Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường:
Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, thuế là một công cụ tài chính hữu hiệu để Nhà nước có thể can thiệp vào nền kinh tế nhằm phát huy những thế mạnh và khắc phục những khiếm khuyết của nó. Thuế trong nền kinh tế thị trường có 3 vai trò chính:
- Thứ nhất: Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước:
Để có một nền tài chính quốc gia lành mạnh thì các quốc gia phải dựa chủ yếu vào nguồn thu từ nội bộ nền kinh tế quốc dân, do đó thuế từ nội bộ nền kinh tế phải là một công cụ quan trọng để góp phần tích cực vào yêu cầu chi tiêu của ngân sách, góp phần làm giảm lạm phát, ổn định trật tự trị an xã hội. Lịch sử tồn tại và phát triển của thuế ở các nước trên thế giới cho thấy tỷ trọng thu bằng thuế thường chiếm phần lớn trong tổng thu NSNN, và hiện nay ở hầu hết các nước sau khi đã thực hiện cải cách thuế, tỷ trọng này thường chiếm đến 90%. Khả năng thu thuế của một quốc gia được phản ánh thông qua tỷ trọng của GDP được động viên cho NSNN thông qua thuế.
Bảng 3: Tỷ trọng quy mô thu NSNN và GDP bình quân đầu người năm 2000
Nước
Tổng thu NSNN so với GDP
GDP bình quân đầu người (USD)
Nước
Tổng thu NSNN so với GDP
GDP bình quân đầu người (USD)
Châu Á
Châu Mỹ - Latinh
Singapore
30%
22 849
Achentina
21%
8 281
Hàn Quốc
34%
8 732
Uruguay
24%
5 822
Malaysia
19%
3 472
Mêhicô
20%
4 915
Thái lan
18%
1 860
Vênzuêla
19%
4 844
Philippines
17%
865
Braxin
23%
4 673
Trung Quốc
20%
853
Chilê
24%
4 337
Srilanca
17%
785
Chuyển đổi Đông Âu
Inđônêsia
18%
614
Séc
28%
5 046
ấn Độ
26%
456
Hungari
48%
4 513
Pakistan
18%
398
Ba lan
37%
4 289
Việt Nam
21%
398
Estônia
29%
3 609
Mông Cổ
25%
339
Slôvakia
26%
3 207
Lào
12%
311
Látvia
30%
2 909
Campuchia
13%
249
CHLB Nga
34%
1 724
Nêpan
12%
242
Bungary
40%
1 363
Kyrgixtan
20%
222
Rumani
26%
1 315
Bêlarút
39%
759
Ucraina
28%
486
Mônđôva
31%
355
(Nguồn: International financial statistics yearbook, IMF and ADB, 2001)
Mỗi nước có quan điểm về cách xác định qui mô huy động NS rất khác nhau: Có những nước có mức GDP bình quân đầu người thấp nhưng lại có mức huy động NS khá cao như Mônđôva (355 USD và 37%) nhưng lại có những nước có mức GDP bình quân đầu người cao nhưng có mức huy động NS khá thấp như Mêhicô (4915 USD và 22%). Các nước châu Á và châu Mỹ-Latinh nhìn chung có mức huy động NSNN thấp (phần lớn dưới 25%), trong khi đó tỷ lệ này lại khá cao ở các nước chuyển đổi Đông Âu và một số nước châu Á phát triển như Hàn Quốc, Singapore, Ấn Độ. Việc xác định tỷ lệ động viên vào NSNN là bao nhiêu % GDP để vừa đảm bảo nguồn thu cho NSNN vừa kích thích tăng trưởng kinh tế là một vấn đề đòi hỏi mỗi quốc gia phải cân nhắc kỹ lưỡng.
- Thứ hai: Thuế là công cụ quản lý và điều tiết nền kinh tế:
Thuế là một trong những công cụ tài chính quan trọng được Nhà nước sử dụng để quản lý và điều tiết nền kinh tế. Thông qua việc ban hành các luật thuế, tổ chức triển khai, quản lý thu thuế và công tác kiểm tra giám sát, xử lý việc thực hiện nghĩa vụ thuế của mọi thành phần kinh tế và công dân trong xã hội, Nhà nước thực hiện việc điều tiết mọi hoạt động kinh tế của đất nước nói chung và từng ngành kinh tế nói riêng nhằm khuyến khích hay hạn chế việc sản xuất, tiêu dùng một loại hàng hoá nào đó hoặc điều chỉnh sự mất cân đối của nền kinh tế để đạt được các mục tiêu ổn định và tăng trưởng.
- Thứ ba: Thuế góp phần điều hoà và phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội.
Phân phối thu nhập dựa trên nguyên tắc thị trường chắc chắn tạo ra khoảng cách chênh lệch (đôi khi là rất lớn) về thu nhập và mức sống của các tầng lớp dân cư trong xã hội. Điều chỉnh theo hướng thu hẹp sự chênh lệch đó trên cơ sở phân phối lại thu nhập và theo đuổi một mục tiêu công bằng xã hội nhất định là một trong những chức năng xã hội quan trọng của Nhà nước. Thuế là một trong những công cụ để Nhà nước thực hiện mục tiêu ấy. Để đảm bảo sự bình đẳng của việc đóng góp giữa các thành viên trong xã hội cần phải có một chính sách thuế công bằng. Đó là mọi thành phần kinh tế có điều kiện hoạt động và thu nhập như nhau thì đều phải có nghĩa vụ nộp thuế giống nhau, người có thu nhập cao phải có nghĩa vụ đóng góp cho xã hội nhiều hơn người có thu nhập thấp. Tuy nhiên việc áp dụng mức thuế phải vừa đảm bảo tính công bằng vừa khuyến khích người sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả để nâng cao mức thu nhập và tự giác nộp thuế cho Nhà nước. Các sắc thuế như thuế TTĐB, thuế TNCN có tác dụng rất lớn trong việc điều tiết thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội.
1.1.3: Phạm vi ảnh hưởng của thuế và hiệu quả kinh tế.
Phạm vi ảnh hưởng của thuế:
Mỗi một sắc thuế đều qui định rõ ai là người có nghĩa vụ nộp thuế - đó là phạm vi ảnh hưởng luật định của thuế. Tuy nhiên gánh nặng thuế không chỉ đơn thuần do người sản xuất hoặc người tiêu dùng chịu mà nó được phân chia cho cả hai bên. Đây là phạm vi ảnh hưởng kinh tế của thuế. Nghiên cứu về phạm vi ảnh hưởng của thuế là việc phân tích thực chất gánh nặng thuế đã được phân chia như thế nào giữa các cá nhân trong xã hội.
Q (sản lượng)
E1
E0
đường cầu (D)
đường cung (S0) trước thuế
đường cung (S1) sau thuế
P
(giá)
P1
P0
P2
Q1
Q0
K
Giả định Nhà nước chưa hề đánh một loại thuế nào vào mặt hàng X. Cung và cầu mặt hàng này trên thị trường cân bằng tại điểm E0 với sản lượng là Q0 và giá cả là P0. Khi Nhà nước đánh thuế mặt hàng X với thuế suất (t) cho mỗi đơn vị hàng hoá, thì người sản xuất phải trả một khoản thuế t cho mỗi đơn vị hàng hoá bán ra. Với các điều kiện khác không đổi, lúc này người sản xuất sẽ nâng giá bán để đảm bảo mức thu nhập của mình sau khi nộp thuế không thay đổi. Thể hiện trên đồ thị là đường cung S0 dịch chuyển lên trên một khoảng bằng t thành đường S1. Khi giá tăng, nhu cầu về mặt hàng đó sẽ giảm xuống do thu nhập của người tiêu dùng vẫn như cũ. Điểm cân bằng trên thị trường lúc này sẽ là điểm E1 với mức giá cân bằng mới P1 và mức sản lượng Q1. Khi có thuế, người tiêu dùng phải trả mức giá cao hơn nhưng mua được lượng hàng ít hơn trước khi có thuế. Mức giá mà người sản xuất thu được sau khi nộp thuế là P1 - t = P2 cũng thấp hơn mức P0 trước khi có thuế. Điều này có nghĩa là gánh nặng thuế ở đây đã được san sẻ cho cả người sản xuất và người tiêu dùng (trên hình vẽ ta thấy người sản xuất chịu đoạn P1P0 và người tiêu dùng chịu đoạn P0P2).
Tỷ lệ phân chia gánh nặng thuế giữa người sản xuất và người tiêu dùng phụ thuộc vào độ co giãn của cung và cầu hàng hoá đó. Nếu cầu co giãn nhiều thì với một độ tăng giá cho trước, lượng cầu sẽ giảm nhiều hơn, hay nói cách khác, tương ứng với cùng một mức độ giảm xuống của lượng cầu thì giá mà người tiêu dùng thực sự phải trả sẽ tăng ít hơn, người tiêu dùng chịu thuế ít hơn. Tương tự, nếu cung càng ít co giãn thì tương ứng với cùng một mức độ giảm xuống của sản lượng, giá mà người sản xuất thực sự nhận được sẽ giảm nhiều hơn, người sản xuất sẽ chịu thuế nhiều hơn.
- Thuế và hiệu quả kinh tế:
Thuế là một tác nhân di chuyển nguồn lực từ người chịu thuế sang Nhà nước, tuy nhiên sự di chuyển này không được trọn vẹn, phần mà Nhà nước nhận được từ thuế ít hơn phần thuế do các cá nhân trong xã hội đóng góp. Thất thoát này gọi là tổn thất hiệu quả do thuế gây ra. Tổn thất hiệu quả được hiểu là phần chi phí tăng thêm đối với xã hội, nảy sinh do sự sai lệch trong việc phân bổ nguồn lực do tác động của việc đánh thuế gây ra. Nói cách khác, tổn thất hiệu quả là sự suy giảm phúc lợi của người bị đánh thuế ngoài phần
thuế mà họ phải nộp cho Nhà nước.
K
D1
D
H
A
N
E3
E1
C2
C3
M
G
C1
I’
I
Số lượng
hàng hoá C
B3
B1
B2
Số lượng
hàng hoá B
E2
Giả sử một người có thu nhập cố định chỉ tiêu dùng hai hàng hoá B và C. Trên hình vẽ, số lượng hàng hoá B và C được tiêu dùng thể hiện trên trục tung và trục hoành của đồ thị. AD là đường giới hạn ngân sách của người này khi chưa bị đánh thuế. Lúc này, phương án tiêu dùng tối ưu được thể hiện tại điểm E1 là điểm gặp nhau giữa đường giới hạn ngân sách và đường bàng quan (I) với số lượng hàng hoá tiêu dùng là B1 và C1. Khi Nhà nước đánh thuế tiêu dùng vào hàng hoá B, do giá cả hàng hoá B tăng lên, đường giới hạn ngân sách bị thu hẹp lại thành đường AD1, đường bàng quan của người tiêu dùng dịch chuyển thành đường I’, tại đây xác định phương án tiêu dùng tối ưu mới E2 với lượng hàng hoá là B2 và C2. Số thuế mà người tiêu dùng này phải nộp cho Nhà nước là đoạn E2G (khi chưa có thuế, với đường giới hạn ngân sách AD, họ có thể mua được số lượng B2 hàng hoá B và C2 + E2G hàng hoá C).
Ngoài số thuế phải nộp cho Nhà nước, người tiêu dùng còn phải chịu tổn thất hiệu quả do thuế gây ra. Xác định mức thiệt hại này dựa vào một đại lượng tương đương, đó là lượng thu nhập bị mất đi của người tiêu dùng để làm cho đường bàng quan chuyển từ I sang I’ giống như tác động của việc đánh thuế. Việc lấy đi một phần thu nhập sẽ làm cho đường giới hạn ngân sách của người tiêu dùng dịch chuyển vào trong song song với đường giới hạn cũ cho đến khi đường này (đường HK) tiếp xúc với đường bàng quan I’ tại E3. Trên hình vẽ, ta thấy đại lượng tương đương ME3 lớn hơn số thuế thu được từ việc đánh thuế hàng hoá B (E2G), tức là người tiêu dùng đã bị thiệt hại nhiều hơn số thuế đã nộp cho Nhà nước. Phần thiệt hại này chính là tổn thất hiệu quả do thuế đánh vào hàng hoá B gây ra (đoạn NE2).
Nguyên nhân của tổn thất hiệu quả là do giá cả tương đối giữa các hàng hoá có sự thay đổi sau khi bị đánh thuế. Người tiêu dùng đã thay đổi phương án tiêu dùng của mình sao cho vẫn tối đa hoá được độ thoả dụng trong điều kiện có thuế. Tuy nhiên cũng vì sự thay đổi này mà mức độ thoả dụng cá nhân của họ bị suy giảm nhiều hơn mức thuế đã chuyển giao cho Nhà nước. Ta thấy rằng, nếu đánh thuế tương đối thống nhất sao cho giá cả tương đối giữa các hàng hoá không thay đổi thì đường giới hạn ngân sách sẽ dịch chuyển vào trong song song với đường ngân sách lúc chưa có thuế, triệt tiêu được tổn thất hiệu quả.
Từ đây có thể kết luận rằng: đối với những hàng hoá có công dụng thay thế hoặc bổ trợ nhau thì phương pháp đánh thuế hiệu quả là đơn giản hoá thuế suất thậm chí chỉ áp dụng một mức thuế suất đồng thời đánh thuế trên diện rộng và hạn chế tối đa các đối tượng miễn thuế.
1.2: Thuế Giá trị gia tăng:
1.2.1: Lịch sử ra đời và phát triển của thuế Giá trị gia tăng.
Thuế Giá trị gia tăng là thuế gián thu được thu trên phần giá trị tăng thêm cuả hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông hàng hoá, được nộp vào NSNN theo mức độ tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ.
Giá trị gia tăng là giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ do cơ sở sản xuất, chế biến, dịch vụ tác động vào nguyên, vật liệu thô làm cho giá trị của chúng tăng thêm. Cũng có thể hiểu giá trị gia tăng là số chênh lệch giữa “giá đầu ra” với “giá đầu vào” do doanh nghiệp hay cơ sở kinh doanh tạo ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Giá trị gia tăng được biểu diễn bằng đẳng thức sau:
Giá trị gia tăng = Giá đầu ra – Giá đầu vào
Để phục vụ nhu cầu chi tiêu._. ngày càng lớn của mình, Nhà nước đã không ngừng cải tiến, bổ sung các loại thuế. Nhằm đáp ứng yêu cầu chi tiêu trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất và động viên sự đóng góp rộng rãi của quần chúng nhân dân, thuế doanh thu được nghiên cứu áp dụng lần đầu tiên ở Pháp vào năm 1917. Thời kỳ này, thuế doanh thu được thu ở khâu bán lẻ với thuế suất thấp nên thu được ít và quản lý lại khó khăn. Đến năm 1920, thuế doanh thu được điều chỉnh thu ở từng khâu của quá trình sản xuất nên Nhà nước vừa thu được thuế kịp thời vừa làm tăng ngân sách. Tuy nhiên, khi quá trình sản xuất được tổ chức ở nhiều khâu thì thuế doanh thu ở khâu sau đã tính bao gồm một phần thuế đã thu ở khâu trước đó. Để khắc phục nhược điểm này, đến năm 1936 Pháp cải tiến đánh thuế doanh thu ở khâu cuối cùng của quá trình sản xuất trước khi đưa vào lưu thông nhưng lại làm cho công tác thu thuế không được kịp thời vì chỉ khi nào hàng hoá đi vào lưu thông thì Nhà nước mới thu được thuế. Để vừa đảm bảo nguồn thu được nhanh chóng vừa thúc đẩy sản xuất để bồi dưỡng cho nguồn thu giai đoạn sau, thuế đã được liên tục sửa đổi và ngày càng hoàn thiện. Trên cơ sở đánh thuế doanh thu một lần trước khi đưa sản phẩm vào lưu thông, năm 1951, Carl Friedrrich Von Simens đã nghĩ ra một chính sách đánh thuế trên phần giá trị gia tăng của HH-DV khi qua mỗi công đoạn từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng, đó là thuế GTGT.
Thuế GTGT được nghiên cứu và áp dụng lần đầu tiên ở Pháp vào ngày 01 tháng 7 năm 1954. Lúc đầu nó được áp dụng cho một số ngành cá biệt, sau đó thuế GTGT được mở rộng áp dụng cho mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực vào năm 1963. Năm 1953, người Nhật cũng nghiên cứu và dự thảo bộ luật về thuế GTGT nhưng mãi đến năm 1988 mới áp dụng. Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế thị trường và những ưu điểm nổi trội của thuế GTGT đã làm cho nó dần trở nên phổ biến. Từ năm 1954 đến 1988 có 47 nước áp dụng thuế GTGT, đến 1991 là 100 nước và đến nay, theo thống kê của IMF, hơn 120 nước đã áp dụng loại thuế này.
1.2.2: Đặc điểm của thuế GTGT:
- Thuế GTGT là thuế gián thu điển hình:
Số tiền mà người tiêu dùng phải trả cho người bán khi mua hàng hoá là tổng giá bán của hàng hoá và tiền thuế GTGT (điều này được phản ánh rất rõ ràng trong hoá đơn tài chính). Người tiêu dùng phải trả tiền thuế GTGT mỗi khi mua hàng, còn người bán là người thu tiền thuế GTGT của người tiêu dùng “hộ” Nhà nước. Đây là nét điển hình của thuế gián thu.
- Thuế GTGT khắc phục được hiện tượng thuế đánh chồng lên thuế, vốn là một nhược điểm của thuế doanh thu, phù hợp với nền kinh tế sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường.
Thuế doanh thu và thuế GTGT đều là những sắc thuế gián thu, đều nhằm mục đích chính là động viên một phần thu nhập của đông đảo người tiêu dùng tạo nên nguồn thu lớn và ổn định cho NSNN. Nhưng trong nền kinh tế thị trường với sự phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc, mức độ chuyên môn hoá lao động sản xuất ngày càng cao như hiện nay thì thuế doanh thu với đối tượng tính thuế là toàn bộ doanh thu không còn phù hợp nữa.
Xưa kia khi phân công lao động xã hội và chuyên môn hoá sản xuất chưa phát triển, từ nguyên liệu thô, qua các công đoạn sản xuất để được sản phẩm hữu ích đến với người tiêu dùng cuối cùng có thể chỉ do một nhà sản xuất đảm nhiệm. Lúc đó, người sản xuất phải nộp thuế doanh thu bằng toàn bộ doanh thu của sản phẩm cuối cùng nhân với thuế suất, ở đó không làm phát sinh tình trạng thuế đánh chồng lên thuế. Nhưng ngày nay, khi phân công lao động xã hội và chuyên môn hoá sản xuất phát triển thì mỗi công đoạn trong quá trình sản xuất do các nhà sản xuất khác nhau phụ trách, thậm chí xen giữa những người sản xuất là những nhà buôn trung gian, thì thuế doanh thu được tính trên toàn bộ doanh thu của từng người đã bao gồm một phần thuế doanh thu của những khâu trước đó. Thuế doanh thu mà mỗi nhà sản xuất phải nộp không phản ánh được phần giá trị mới sáng tạo mà họ đóng góp cho xã hội.
Trong khi đó, thuế GTGT được tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hoá dịch vụ. Tiền thuế này được tách riêng khỏi giá bán để khấu trừ khi tính thuế GTGT phải nộp cho giai đoạn sau. Do đó tổng số thuế GTGT thu đối với từng sản phẩm không phụ thuộc vào sự tổ chức phân chia các chu trình kinh tế. Dù các công đoạn sản xuất kinh doanh được chuyên môn hoá cao, tập trung ở một doanh nghiệp hay phân chia cho nhiều doanh nghiệp, tổng số thuế GTGT thu được vẫn bằng nhau. Điều này khắc phục được hiện tượng tính trùng thuế của thuế doanh thu.
Ví dụ: Để mặt hàng đồ gỗ đến tay người tiêu dùng, quá trình sản xuất kinh doanh này phải trải qua các giai đoạn: doanh nghiệp A khai thác gỗ trên rừng bán nguyên liệu gỗ cho doanh nghiệp chế biến gỗ B. Doanh nghiệp C mua nguyên liệu gỗ đã chế biến từ doanh nghiệp B về để sản xuất ra các mặt hàng đỗ gỗ và bán buôn các sản phẩm gỗ của mình cho doanh nghiệp D. Doanh nghiệp D là người bán các mặt hàng đồ gỗ cho người tiêu dùng cuối cùng. Chu trình kinh tế này được biểu diễn như sau:
Bảng 4: Biểu diễn chu trình kinh tế 4 giai đoạn
(đơn vị: nghìn đồng, thuế suất thuế GTGT = 10%)
Giá mua chưa có thuế
Thuế đầu vào
GTGT
Giá bán chưa có thuế
Thuế đầu ra
Thuế phải nộp NSNN
1
2 = 1x10%
3
4 = 1 + 3
5 = 4 x 10%
6 = 5 - 2
DN A: Khai thác gỗ
10.000
10.000
1.000
1.000
DN B: Chế biến gỗ
10.000
1.000
4.000
14.000
1.400
400
DN C: Bán buôn đồ gỗ
14.000
1.400
6.000
20.000
2.000
600
DN D: Bán lẻ đồ gỗ
20.000
2.000
8.000
28.000
2.800
800
Cộng
4.400
28.000
7.200
2.800
Ta thấy rằng, người mua hàng cuối cùng khi mua hàng hoá về phải thanh toán số tiền bằng giá chưa có thuế cộng với thuế GTGT tính trên giá bán chưa có thuế đó (28.000 + 28.000 x10% = 30.800). Tổng số thuế GTGT phát sinh trong suốt chu trình này là 2.800 (cộng cột 6) cũng bằng đúng số tiền thuế GTGT người tiêu dùng cuối cùng phải trả: 28.000 x 10% = 2.800 và cũng bằng chênh lệch giữa tổng số thuế GTGT thu được khi bán hàng qua các khâu (7.200) trừ đi số thuế GTGT đã trả khi mua hàng (thuế được khấu trừ 4.400).
Ta tìm hiểu một chu trình kinh tế ngắn hơn đó là: doanh nghiệp A là đơn vị sản xuất các mặt hàng đồ gỗ, họ vừa khai thác gỗ, chế biến, và sản xuất ra các sản phẩm gỗ. Doanh nghiệp B mua các sản phẩm gỗ của doanh nghiệp A và bán ra thị trường cho người tiêu dùng cuối cùng.
Bảng 5: Biểu diễn chu trình kinh tế 2 giai đoạn
(đơn vị: nghìn đồng, thuế suất thuế GTGT = 10%)
Giá mua chưa có thuế
Thuế đầu vào
GTGT
Giá bán chưa có thuế
Thuế đầu ra
Thuế phải nộp NSNN
1
2 = 1x10%
3
4 = 1 + 3
5 = 4 x 10%
6 = 5 - 2
DN A: Khai thác chế biến gỗ
10.000
10.000
1.000
1.000
DN B: Bán lẻ đồ gỗ
10.000
1.000
18.000
28.000
2.800
1.800
1.000
28.000
3.800
2.800
Ở chu trình này, Tổng số thuế GTGT phải nộp cũng không đổi (2.800).
Xét trong tổng thể nền kinh tế, thuế GTGT được tính ở khâu tiêu dùng cuối cùng. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chỉ là khâu trung gian, thu thuế hộ Nhà nước rồi nộp vào ngân sách mà thôi, đây là ưu điểm của thuế GTGT nhờ phương pháp khấu trừ của nó. Chính vì thế mà thuế GTGT khắc phục được nhược điểm “thuế đánh trùng lên thuế” của thuế doanh thu, tạo nên mặt bằng cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp cùng hạng với nhau, từ đó thúc đẩy các doanh nghiệp tích cực tổ chức lại bộ máy quản lý và dây chuyền công nghệ, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.
- Áp dụng thuế GTGT sẽ khuyến khích việc sử dụng hoá đơn chứng từ:
Các nước có nền kinh tế chưa phát triển thường không có thói quen sử dụng hoá đơn chứng từ trong các giao dịch kinh tế thông thường. Việc ghi chép sổ sách kế toán tuỳ tiện gây khó khăn cho công tác thu thuế và quản lý kinh tế của Nhà nước. Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Việc áp dụng thuế GTGT sẽ khuyến khích và dần đưa việc sử dụng hoá đơn chứng từ trong giao dịch kinh tế thành điều bắt buộc và dần trở thành một thói quen cho mọi người. Hoá đơn bán hàng là chứng từ ban đầu làm cơ sở để tính thuế GTGT đầu vào, đầu ra khi kê khai nộp thuế. Nếu không thực hiện đầy đủ việc lập hoá đơn chứng từ khi mua bán hàng hoá thì sẽ không có chứng từ làm cơ sở kê khai nộp thuế, khấu trừ thuế và hoàn thuế. Do vậy, sắc thuế này cũng tạo điều kiện để Nhà nước quản lý tốt hơn nền kinh tế.
1.2.3: Các phương pháp tính thuế GTGT:
Phương pháp tính thuế GTGT là cách tính thuế GTGT phải nộp đối với các đối tượng nộp thuế. Xét trên góc độ lý thuyết, có hai phương pháp tính thuế GTGT như sau (Trong các công thức: t là thuế suất thuế GTGT).
- Phương pháp tính thuế trực tiếp trên GTGT: thuế GTGT được tính dựa trên cơ sở tính giá trị tăng thêm là chênh lệch giữa giá đầu ra (chưa tính thuế) và giá đầu vào (chưa tính thuế).
Thuế GTGT phải nộp = t x GTGT
Trong đó: GTGT = Giá HH-DV đầu ra (chưa có thuế) - Giá HH-DV đầu vào (chưa có thuế)
Phương pháp này tuy đơn giản nhưng khi nhìn vào tài khoản kế toán người ta rất khó phân biệt doanh thu bán hàng cũng như giá vốn của từng loại sản phẩm có thuế suất riêng biệt khác nhau.
- Phương pháp trừ gián tiếp hay còn gọi là phương pháp hoá đơn hoặc phương pháp khấu trừ: thuế GTGT được xác định trên cơ sở lấy thuế tính trên giá đầu ra trừ đi thuế tính trên giá đầu vào:
Thuế GTGT phải nộp = ( t x giá đầu ra) – ( t x giá đầu vào)
= thuế GTGT đầu ra – thuế GTGT đầu vào
Nếu hiệu số này là số dương thì đó là số thuế GTGT mà doanh nghiệp phải nộp, còn nếu là số âm thì đó là số thuế GTGT doanh nghiệp được hoàn lại, còn hiệu số này bằng 0 tức là doanh nghiệp không phải nộp thuế.
Phương pháp này dựa vào hoá đơn chứng từ (bằng chứng của một nghiệp vụ kinh doanh, gắn nghĩa vụ nộp thuế với nghiệp vụ kinh doanh của doanh nghiệp), nên có ưu điểm trội hơn hẳn những phương pháp khác về mặt kỹ thuật và pháp luật. Điểm nổi bật của cách tính này là không cần phải xác định GTGT nhưng vẫn đánh thuế đủ và đúng đối với mọi đối tượng chịu thuế tương đương. Vào khâu cuối cùng của chu trình kinh tế, số thuế GTGT mà người tiêu dùng cuối cùng thực sự phải chịu đúng bằng thuế suất nhân với giá bán lẻ chưa có thuế GTGT. Số thuế này đúng bằng tổng số thuế GTGT do các đối tượng khác nhau “nộp” và “khấu trừ luân phiên” trong quá trình luân chuyển của sản phẩm hàng hoá đó.
1.2.4: Những điều kiện cần thiết để áp dụng thuế GTGT.
Đây là những tiền đề cơ bản, là môi trường cần thiết để sắc thuế này có thể phát huy tác dụng:
- Nền kinh tế phát triển ổn định và Nhà nước thực sự quản lý được nền kinh tế: Thuế GTGT là sắc thuế của nền kinh tế phát triển ổn định, ở đó không có những biến động lớn về giá cả hàng hoá. Giá cả của hàng hoá ở khâu sau thường cao hơn khâu trước, phản ánh đúng giá trị gia tăng của hàng hoá qua mỗi công đoạn sản xuất. Khi đó thuế đầu ra thường lớn hơn thuế đầu vào, việc hoàn thuế sẽ ít xảy ra. Nhà nước thực hiện việc thu thuế và quản lý nền kinh tế là hai mặt của một quá trình thống nhất và biện chứng với nhau. Trong trường hợp áp dụng thuế doanh thu, thuế được thu dứt điểm ở từng khâu sản xuất của từng cơ sở kinh doanh nên nếu có thất thu thuế ở một cơ sở hay một khâu nào thì đó chỉ là hiện tượng cá biệt, độc lập và mang tính tạm thời. Đối với thuế GTGT, cơ quan thuế phải theo dõi thuế ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất để thực hiện công tác thu thuế và hoàn thuế nên nếu Nhà nước không kiểm soát chặt chẽ được mọi khâu của quá trình sản xuất kinh doanh thì không những không thu được đầy đủ thuế mà thậm chí có thể bị mất đi một phần thuế đã thu do phải hoàn thuế ở các khâu trước.
- Thực hiện nghiêm túc những qui định về sổ sách kế toán, hoá đơn chứng từ: Mọi người dân và các thành phần kinh tế phải hiểu rõ và nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ thuế của mình. Để đảm bảo thực hiện có hiệu quả thuế GTGT, điều kiện tiên quyết là hoá đơn chứng từ phải được sử dụng triệt để trong mọi giao dịch kinh tế, vì đây là cơ sở để tính thuế. Công tác kế toán, sổ sách tài chính phải được ghi chép đầy đủ, trung thực, thống nhất để việc quản lý thuế được chặt chẽ.
- Cơ quan thuế phải đổi mới nghiệp vụ: Công tác quản lý thuế của cơ quan thuế phải được đổi mới để phù hợp với sắc thuế mới này như việc cấp mã số thuế, phát hành và quản lý hoá đơn chứng từ, việc kê khai và nộp thuế… Cán bộ ngành thuế phải được nâng cao trình độ chuyên môn nhằm đáp ứng được những đòi hỏi của việc quản lý thuế GTGT đồng thời phải được sự hỗ trợ của phương tiện kỹ thuật hiện đại. Có như vậy, công tác quản lý thuế mới chặt chẽ, hạn chế thất thu và những tiêu cực nảy sinh trong quá trình thực hiện.
- Luật thuế GTGT phải được xây dựng một cách khoa học, phù hợp với thực tiễn nền kinh tế: Các nội dung của luật thuế phải được xác định rõ ràng rành mạch, chỉ được hiểu theo một nghĩa, dễ thực hiện, để việc áp dụng thuế có hiệu quả đồng thời hạn chế tình trạng gian lận, cố tình né tránh thuế. Các văn bản hướng dẫn thực hiện luật thuế GTGT cho từng ngành nghề cụ thể, cho từng thành phần kinh tế phải được viết dễ hiểu, đầy đủ, không chồng chéo, trùng lắp.
- Các sắc thuế khác liên quan phải được điều chỉnh đồng bộ: Thuế GTGT chỉ có thể phát huy hết tác dụng khi nó được đặt trong mối quan hệ ràng buộc với các luật thuế khác như thuế TTĐB, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế TNDN… Do vậy khi áp dụng thuế GTGT, Nhà nước cần phải điều chỉnh lại các sắc thuế liên quan để các sắc thuế có thể bổ trợ cho nhau và cùng phát huy tác dụng tích cực.
1.3: Thuế GTGT trên thế giới và những kinh nghiệm đối với Việt Nam.
1.3.1: Thuế GTGT trên thế giới:
Hiện nay, trên thế giới đã có hơn 120 nước áp dụng thuế GTGT. Thuế GTGT ở mỗi nước được xây dựng phù hợp với những đặc điểm về kinh tế - xã hội riêng của mình, nhưng tựu chung lại có một số đặc điểm chính như sau:
1.3.1.1: Về phạm vi áp dụng:
- Đối tượng nộp thuế: Hàng hoá luân chuyển có thể đến tay người tiêu dùng cuối cùng hay cũng có thể được người kinh doanh mua để sử dụng vào mục đích kinh doanh tiếp theo của mình. Vì vậy, hàng hoá được lưu chuyển qua bao nhiêu khâu thì đối tượng nộp thuế được thể hiện qua bấy nhiêu khâu. Đối tượng nộp thuế GTGT là tất cả các tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh HH-DV. Tuỳ điều kiện kinh tế, khả năng quản lý của cán bộ thuế, trình độ nhận thức của người nộp thuế, ở một số nước còn qui định mức doanh thu bình quân tháng hoặc năm để giới hạn đối tượng nộp thuế. Ví dụ: ở Philippin qui định doanh thu của các doanh nghiệp hàng năm dưới 200.000 pêxô thì không phải là đối tượng nộp thuế GTGT. Mức này ở Thuỵ Điển là dưới 200.000 SEK, ở Canada là dưới 30.000 CAD, ở Đan Mạch là dưới 100.000 DKK, ở Singapore là dưới 1 triệu SGD, ở Indonesia là dưới 60.000 USD... Việc giới hạn này có tác dụng loại trừ một số hộ kinh doanh nhỏ ra khỏi đối tượng nộp thuế GTGT vì họ cho rằng nếu chi phí cho việc quản lý thu thuế quá tốn kém mà số thuế mang lại không đáng kể thì việc thu thuế GTGT là không hiệu quả.
Trong giai đoạn chuyển đổi từ thuế doanh thu sang thuế GTGT, các nước thường áp dụng 3 hình thức khác nhau về phạm vi áp dụng, với đối tượng nộp thuế như sau:
Thuế GTGT áp dụng trên “toàn bộ”: tức là áp dụng đối với tất cả các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh, bán buôn, bán lẻ và dịch vụ các loại. Điển hình là các nước Thuỵ Điển, Thái Lan, Hungary.
Thuế GTGT áp dụng trên “từng phần”: tức là chỉ áp dụng đối với từng khâu luân chuyển của hàng hoá theo những bước đi thích hợp trong từng thời kỳ. Ở Indonesia, tuy luật thuế GTGT được ban hành từ năm 1983, nhưng sau một thời gian chuẩn bị, đến năm 1985 thuế GTGT chỉ áp dụng đối với những người sản xuất, đến năm 1989 đối tượng nộp thuế GTGT được mở rộng đến những người bán buôn và đến năm 1993 thì thuế GTGT mới được áp dụng cho cả những người bán lẻ.
Thực hiện thí điểm thuế GTGT ở một số ngành trước: Điển hình là Trung Quốc, thuế GTGT được thực hiện thí điểm trước trong năm 1980 đối với ôtô, tàu biển. Năm 1984 đối tượng nộp thuế GTGT mở rộng đến các mặt hàng xe đạp, quạt điện, kim khí, máy móc thiết bị, phụ tùng, động cơ, thép. Năm 1986 mở rộng thêm đối với các sản phẩm thuộc công nghiệp nhẹ, vật liệu xây dựng, khoáng sản, kim loại...
Qua tổng kết kinh nghiệm của các nước cho thấy hình thức áp dụng "toàn bộ" có hiệu quả nhất. Tuy nhiên hình thức này đòi hỏi phải có sự chuẩn bị rất đầy đủ về nhiều mặt như: các văn bản hướng dẫn thi hành luật, trình độ hiểu biết và ý thức chấp hành luật của người nộp thuế, trình độ quản lý của cơ quan thuế, hệ thống sổ sách kế toán và chứng từ hoá đơn... Hình thức áp dụng "từng phần" có hiệu quả tương đối tốt, phù hợp với các nước mà trình độ hạch toán chưa đồng đều, người dân chưa quen với việc sử dụng hoá đơn chứng từ và khấu trừ thuế.
Các giáo sư trường đại học Havard (Mỹ) đã nghiên cứu và chứng minh tính hiệu quả của việc thu thuế đến từng công đoạn như sau:
Giả sử: Một nền kinh tế có 17.500 doanh nghiệp gồm: 1000 doanh nghiệp sản xuất, 1500 doanh nghiệp bán buôn, 15.000 doanh nghiệp bán lẻ. Để đảm bảo số thu cho ngân sách là 16 tỷ đồng, Chính phủ tiến hành thu ở cả 3 công đoạn: sản xuất, bán buôn, bán lẻ với thuế suất thuế GTGT là 10%. Tuy nhiên, cũng với mục đích đảm bảo số thu cho ngân sách Nhà nước, cơ quan thuế tăng thuế suất thuế GTGT lên 14% và chỉ tiến hành thu ở công đoạn sản xuất và bán buôn. Ta có bảng minh hoạ:
Bảng 6: Minh họa tính hiệu quả của việc thu thuế đến từng công đoạn
Giá chưa có thuế
Thuế suất 10%
Thuế GTGT
nộp từng công đoạn
å Thuế GTGT
Thuế suất 14%
Thuế GTGT nộp từng công đoạn
å Thuế GTGT
Sản xuất
100
10
10
14
14
Bán buôn
120
12
2
16.8
2.8
16.8
Bán lẻ
160
16
4
16
Qua bảng số liệu giả định ở trên, ta thấy rằng, thay vì phải quản lý và thu thuế đối với 17.500 doanh nghiệp, cơ quan thuế chỉ còn phải quản lý thu thuế đối với 2.500 đối tượng nộp thuế mà vẫn đảm bảo số thu cho ngân sách. Hơn nữa, chỉ cần quản lý tốt 1.000 doanh nghiệp sản xuất, cơ quan thuế cũng đảm bảo tập trung được số thu quan trọng cho NSNN.
Hình thức áp dụng thí điểm thường không đạt hiệu quả, Trung Quốc cũng đã tự đánh giá là việc thực hiện thí điểm đối với một số mặt hàng là sai lầm, làm nảy sinh nhiều vướng mắc khó xử lý, đặc biệt là trong việc khấu trừ thuế đối với xí nghiệp thực hiện thí điểm thuế GTGT mua nguyên vật liệu, hàng hoá của xí nghiệp chưa thực hiện thuế GTGT. Trong thời gian thí điểm, do thuế GTGT có nhiều mức thuế suất và thực hiện song song với thuế sản phẩm, nên công tác quản lý, tính và thu thuế của Trung Quốc càng trở nên phức tạp. Ngân hàng thế giới cũng đã có nhận xét "Sự tồn tại đồng thời của thuế sản phẩm và thuế GTGT là một điều bất bình thường cũng như việc có nhiều thuế suất khác nhau. Cả hai điểm trên đều dẫn đến chi phí quản lý tốn kém. trước hết, rất khó tính số thuế phải khấu trừ cho hàng hoá đầu vào và bán thành phẩm, một số hàng này nộp thuế sản phẩm, một số khác nộp thuế GTGT với thuế suất khác nhau hoàn toàn...” [7]
- Đối tượng miễn thuế: Đối tượng miễn thuế GTGT được qui định dựa vào các lý do về kinh tế, xã hội đặc thù của mỗi nước. Nhìn chung, các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng, một số hàng hoá dịch vụ khó xác định giá trị tăng thêm như tài chính, tín dụng, vận tải quốc tế về hàng không, đường sắt... là đối tượng thường được các nước miễn thuế GTGT. Thuỵ Điển qui định 29 mặt hàng và dịch vụ được miễn thuế GTGT, con số này ở Đan Mạch là 14, Đức là 5...
- Hoạt động chịu thuế: Nghĩa vụ thuế của các đối tượng nộp thuế được gắn với các hoạt động chịu thuế. Hoạt động chịu thuế là việc bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, nhập khẩu hàng hoá với hình thức trả tiền cho một hoạt động kinh tế, được thực hiện một cách độc lập của một đối tượng chịu thuế. Các nước đều áp dụng thuế GTGT đối với hàng nhập khẩu. Việc này có tác dụng tạo được nguồn thu tập trung cho NSNN, đảm bảo bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh giữa nhà nhập khẩu và người sản xuất trong nước.
- Hoạt động không phải chịu thuế: Một số hoạt động sản xuất kinh doanh như bán đồ cũ, bán thuốc chữa bệnh, cho thuê nhà để ở; một số hoạt động của ngân hàng bảo hiểm, nông, ngư nghiệp, xuất khẩu... của Pháp không phải chịu thuế GTGT. Thuỵ Điển qui định miễn thuế cho các hoạt động cho thuê nhà ở thường xuyên, dịch vụ ngân hàng, kinh doanh chứng khoán, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ ytế, phúc lợi xã hội, giáo dục, biểu diễn xiếc, chiếu phim, kịch, ba lê, các hoạt động biểu diễn nghệ thuật tương tự. Ở Philippin, xuất khẩu, bán hoặc nhập khẩu nông sản, hải sản chưa sơ chế, bán thuốc trừ sâu, phân bón, hoá chất để điều chế thuốc trừ sâu, hạt giống, cây giống, các sản phẩm từ dầu mỏ, nguyên liệu thô, bán nông sản, lâm sản dưới dạng nguyên thuỷ không phải là thực phẩm do chính người sản xuất đầu tiên hoặc người sở hữu đất nơi sản xuất ra những sản phẩm đó... là những hoạt động không phải chịu thuế GTGT.
1.3.1.2: Về thuế suất:
Thuế suất là linh hồn của luật thuế, là nội dung quan trọng nhất cần được xem xét khi đề cập đến thuế GTGT. Mức thuế suất và số lượng thuế suất thuế GTGT ở các nước rất khác nhau. Một số nước áp dụng cơ chế một thuế suất (trừ mức 0% chủ yếu được áp dụng cho hàng xuất khẩu), trong đó, nước có thuế suất cao nhất là Đan Mạch (22%), thấp nhất là Nhật Bản, Singapore (3%), phổ biến là mức thuế suất từ 10% đến 15%. Các nước khác áp dụng cơ chế nhiều thuế suất trong đó Senegal có thuế suất cao nhất (50%), Trung Quốc (45%), Italia (38%), Hy Lạp (36%)... Thuế suất thấp nhất được áp dụng ở Bỉ và Thổ Nhĩ Kỳ (1%), Hàn Quốc (2%). Nước có số lượng thuế suất nhiều nhất là Costarica, Bỉ, Colombia (6 mức); Marốc, Pháp (5 mức); Thổ Nhĩ Kỳ, Goatêmala (4 mức)... còn lại đa số các nước là 3 mức thuế suất.
Kinh nghiệm xây dựng thuế suất cho thấy, phần lớn các nước có xu hướng tăng dần mức thuế suất thuế GTGT lên cao hơn mức thuế suất ban đầu khi mới ban hành: Áo nâng từ mức 10% khi bắt đầu áp dụng lên 22%, Thuỵ Điển từ 10% lên 25%. Tuy nhiên có một số nước như Argentina, Costarica, Chilê, Pêru đã giảm dần mức thuế suất (Argentina giảm từ 15% xuống 14%, Costarica giảm từ 10% xuống 8%)... Số lượng thuế suất cũng thay đổi: Áo khi ban hành là 2 mức thuế suất, sau đó tăng lên 3 mức, Bỉ tăng từ 3 lên 6 mức thuế suất. Ngược lại, Pêru giảm từ 3 xuống 1 mức thuế suất, Chilê từ 2 xuống 1 mức thuế suất.
Việc lựa chọn thuế suất ở các nước rất khác nhau tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh tế và những mục tiêu hướng tới của các chính sách thuế của mỗi nước. Những nước có nhiều thuế suất bao giờ cũng có một thuế suất chuẩn mang tính phổ biến, áp dụng rộng rãi đối với phần lớn hàng hoá và dịch vụ; thuế suất thấp hơn áo dụng đối với lương thực, thực phẩm và các mặt hàng thiết yếu; thuế suất cao hơn thuế suất chuẩn được áp dụng cho các mặt hàng cao cấp, hàng xa xỉ...Các khu vực kinh tế cũng đề ra các tiêu chí để các nước thành viên tự điều chỉnh thuế GTGT của nước mình mà đặc biệt là thuế suất sao cho thống nhất chung trong toàn khối.
Thuế suất 0%: được áp dụng ở hầu hết các nước đối với hàng xuất khẩu. Đối tượng áp dụng thuế suất 0% được hoàn trả lại số thuế GTGT đã nộp trên hàng hoá đầu vào. Đây là biện pháp được đánh giá là hiệu quả nhất trong việc khuyến khích xuất khẩu. Thuỵ Điển còn áp dụng thuế suất này đối với báo chí xuất bản hàng ngày, xăng máy bay phản lực; Canada áp dụng đối với lương thực, thực phẩm và các dịch vụ tài chính quốc tế...
Hiện nay có rất nhiều lập luận ủng hộ việc sử dụng thuế GTGT với cơ chế một thuế suất chuẩn, cùng với thuế suất 0% đối với hàng xuất khẩu và hạn chế miễn thuế. Thuế suất chuẩn được áp dụng ở nhiều nước khi bắt đầu áp dụng thuế GTGT như Philippin, Indonesia, Hàn Quốc, Anh, Đức, Thuỵ Điển, Niu Dilân, Mexico, Thổ Nhĩ Kỳ, Colombia, Bolivia... Một số nước áp dụng chủ yếu thuế suất chuẩn mang tính phổ biến, đối với những hàng hoá dịch vụ thông thường, mức thuế suất cao áp dụng đối với hàng hoá dịch vụ cần điều tiết cao, mức thuế suất thấp dành cho các mặt hàng thiết yếu và mức 0% đối với hàng xuất khẩu. Tuy vậy từ thập kỷ 80 trở lại đây, người ta nhận thấy rằng nếu thuế GTGT càng đơn giản thì càng dễ áp dụng, dễ đạt được các mục tiêu đề ra. Vì vậy thuế GTGT một mức thuế suất trở nên thịnh hành (trừ nhóm thuế suất đặc biệt 0%). Việc áp dụng thuế GTGT một mức thuế suất có ưu điểm cơ bản là khắc phục ngay lập tức mọi nguy cơ gian lận, trốn thuế sinh ra từ việc nhập nhằng các mức thuế suất, hạn chế mức tối đa tổn thất hiệu quả do thuế gây ra. Đối với thuế GTGT, nguyên lý “càng đơn giản càng hiệu quả” đã thực sự được chứng minh. Thuế suất đơn giản không những giảm thiểu được cơ hội trốn thuế do lợi dụng sự chênh lệch giữa các loại thuế suất mà còn có thể làm giảm đáng kể chi phí hành chính thuế.
1.3.1.3: Công tác quản lý thuế:
Về đăng ký thuế: doanh nghiệp thuộc đối tượng nộp thuế GTGT phải thực hiện nghĩa vụ đầu tiên là đăng ký hoạt động với cơ quan thuế về thực hiện chế độ thuế GTGT. Từ đó, cơ quan thuế kiểm tra, xác định địa chỉ kinh doanh, doanh thu hàng tháng, đối chiếu với tài liệu kê khai của đơn vị kinh doanh, phát hiện gian lận và xử lý vi phạm. Mẫu đăng ký thuế do cơ quan thuế ban hành thống nhất, việc đăng ký được tiến hành ở địa phương nơi đặt cơ quan quản lý, thu thuế đối với người nộp thuế. Một số nước đã có mã số đăng ký thuế doanh thu trước đây thì ghi bổ sung thêm vào đuôi mã đăng ký cũ để xác định cơ sở đã đăng ký thuế GTGT. Philippin còn qui định người nộp thuế phải ghi mã số đăng ký thuế của mình ở nơi dễ thấy tại địa điểm kinh doanh và ở mỗi chi nhánh (nếu có). Trước khi cấp mã số, cơ quan thuế phải tổ chức việc thanh tra nhà xưởng, quầy hàng, văn phòng của doanh nghiệp nhằm ngăn chặn hoạt động kinh doanh phi pháp, trốn lậu thuế.
Về hoá đơn, kê khai - nộp thuế: nhiều nước áp dụng thuế GTGT qui định nộp thuế theo chế độ bốn “tự”: các đối tượng nộp thuế tự kiểm tra, tự tính thuế, tự kê khai, tự nộp thuế theo hướng dẫn và qui định của cơ quan thuế.
Hóa đơn: Để xác định nghĩa vụ nộp thuế và quyền được khấu trừ, những người đăng ký thuế phải thực hiện đầy đủ chế độ hoá đơn trong các giao dịch kinh tế. Hoá đơn do cơ quan thuế phát hành và quản lý, có màu khác nhau để phân biệt đối tượng phải nộp và không phải nộp thuế GTGT. Các đơn vị được phép in hoá đơn riêng phải đảm bảo đúng yêu cầu và qui định của cơ quan thuế. Đối tượng được miễn thuế GTGT dùng loại hoá đơn riêng và không được phép ghi cộng thuế GTGT trên hoá đơn.
Kê khai - nộp thuế: Định kỳ hàng tháng, hai tháng, sáu tháng hay một năm, đối tượng nộp thuế lập tờ khai theo mẫu của cơ quan thuế và trực tiếp nộp tại kho bạc cùng với giấy nộp tiền bằng chuyển khoản hay tiền mặt. Một số nước sử dụng hệ thống nộp tiền qua bưu điện như Pháp, Đan Mạch, Thuỵ Điển… một số nước khác lại thu thuế qua ngân hàng thương mại như Arhentina, Bolivia, Chilê, Colombia, Pêru, Philippin.
1.3.1.4 Khấu trừ thuế, hoàn thuế:
Khi lập tờ khai thuế, doanh nghiệp được phép đề nghị khấu trừ khoản thuế GTGT đã nộp trên hàng mua vào và hàng nhập khẩu đối với hàng hoá dịch vụ mới. Hàng xuất khẩu áp dụng thuế suất 0% nên được hoàn lại toàn bộ số thuế GTGT đã nộp ở khâu trước. Việc hoàn thuế cũng xảy ra đối với trường hợp thuế GTGT của hàng bán ra nhỏ hơn thuế GTGT của hàng mua vào đó thường là các hoạt động mang tính chất thời vụ, mua sắm tài sản cố định nhiều, hoặc đầu tư xây dựng cơ bản. Tuy vậy, do quá trình tái sản xuất diễn ra liên tục nên số chênh lệch âm chỉ phát sinh mang tính chất tạm thời. Để giảm bớt thủ tục phức tạp, nhiều nước đã dùng biện pháp chuyển số tiền được hoàn trừ vào số thuế phải nộp ở kỳ sau hoặc phân bổ dần số thuế được trừ cho từng quý hoặc năm. Biện pháp này được gọi là “tín dụng thuế”.
1.3.1.5: Hiện đại hoá công tác quản lý, thu thuế:
Tại các chi cục thuế, cục thuế đều có lắp đặt các mạng máy tính theo khu vực, theo vùng. Máy tính giúp đơn giản hoá các thủ tục quản lý, kiểm tra thuế, nhưng lại đạt hiệu quả cao về chống thất thu, giúp người nộp thuế tính thuế, xác định số thuế đã nộp, số thuế còn phải nộp kịp thời và chính xác.
1.3.1.6: Tăng cường công tác tuyên truyền, giải thích thuế GTGT:
Thuế GTGT có nhiều ưu điểm và cũng phát sinh không ít phức tạp về vấn đề tính thuế, khấu trừ tiền thuế, hoàn thuế. Vì thế ngay từ khi chuẩn bị xây dựng dự thảo luật thuế GTGT các nước đã quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thuế, tuyên truyền thuế GTGT rộng rãi trong dân chúng, nâng cao trình độ hiểu biết, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của các tầng lớp dân cư, thúc đẩy tinh thần tự nguyện, tự giác chấp hành nghĩa vụ nộp thuế. Philippin đã cho in 30000 cuốn cẩm nang về thuế GTGT in bằng tiếng Anh và tiếng Philippin phát không cho dân chúng và các nhà kinh doanh…
1.3.2: Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ việc áp dụng thuế GTGT ở các nước trên thế giới.
Qua nghiên cứu tình hình thực hiện thuế GTGT ở các nước, một số kinh nghiệm khái quát về xây dựng và thực thi chính sách thuế GTGT nổi lên là:
- Thuế GTGT là một loại thuế có nhiều ưu điểm, việc áp dụng có thành công hay không đòi hỏi ở khâu chuẩn bị thật kỹ lưỡng, công phu. Nội dung luật thuế phải được xây dựng khoa học, hợp lý, phù hợp với tình hình kinh tế của đất nước, các văn bản hướng dẫn càng chi tiết và chuẩn xác thì việc triển khai luật thuế càng thuận lợi, công tác hoá đơn chứng từ, sổ sách kế toán phải được thực hiện và đi vào nề nếp.
- Đối tượng nộp thuế nên bao quát cho tất cả các ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nhập khẩu. Cần qui định rõ ràng, cụ thể các trường hợp không áp dụng thuế GTGT.
- Thuế suất phải qui định rõ theo sản phẩm, ngành nghề và ở mức hợp lý. Kinh nghiệm các nước chỉ ra rằng việc áp dụng thuế suất thấp và ít thuế suất đồng thời mở rộng diện thu thuế sẽ thu thuế hiệu quả hơn trường hợp áp dụng thuế suất cao và nhiều thuế suất. Xu thế chung các nước hiện nay áp dụng một mức thuế suất (trừ mức thuế suất 0%). Nếu phải áp dụng nhiều thuế suất thì cũng chỉ tối đa là 3 mức, một mức chuẩn, một mức thấp hơn đối với hàng hoá cần khuyến khích và mức cao hơn dành cho hàng hoá cần hạn chế.
- Việc khấu trừ thuế GTGT đầu vào cần được xác định đầy đủ trên cơ sở thực hiện tốt chế độ hoá đơn, sổ sách kế toán và cho khấu trừ theo kỳ tính thuế, nên cho khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với tài sản cố định nhằm khuyến khích đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ.
- Nên ban hành các mẫu hoá đơn khác nhau cho đối tượng chịu thuế và đối tượng không chịu thuế, củng cố chế độ hoá đơn chứng từ, hạch toán kế toán. Đồng thời phải có sự hỗ trợ của công nghệ tin học phục vụ cho việc quả._.g Nhà nước Việt Nam, Toà án, Viện kiểm sát … trong việc quản lý thuế GTGT. Trong tình hình hiện nay cần chú trọng đẩy mạnh công tác kiểm tra hoàn thuế đối với hàng hoá xuất khẩu qua đường biên giới đất liền sang Trung Quốc, tăng cường biện pháp quản lý giám sát chặt chẽ việc xác nhận hàng hoá thực tế xuất khẩu, chặn đứng hiện tượng quay vòng hàng hoá xuất khẩu, xuất khẩu khống.
3.2.2.3. Hiện đại hoá công tác quản lý thuế bằng công cụ tin học.
Trong công cuộc cải cách hành chính thuế, quản lý thuế bằng công cụ tin học được đặt ra như một tất yếu và đây là bước đột phá lớn của ngành thuế. Hiện tại lưc lượng chuyên làm công tác máy tính ở các địa phương còn mỏng, các cục thuế chưa thành lập phòng hoặc tổ máy tính mà hoạt động chung với phòng kế hoạch - kế toán - thống kê với số lượng khoảng từ 2 đến 3 cán bộ nên công việc hết sức vất vả nhất là đối với các tỉnh có địa bàn hành chính rộng, có số thu lớn và có nhiều chi cục trực thuộc ở cách xa. Hơn nữa, hầu hết đội ngũ cán bộ chi cục làm công tác máy tính được chuyển từ các bộ phận khác sang nên việc sử dụng máy tính còn nhiều hạn chế, dễ gây sai sót trong viêc quản lý thuế.
Về trang thiết bị máy tính các cơ quan quản lý thuế được cung cấp tương đối đầy đủ, song sự phân phối thiết bị mang tính chất cào bằng, ở những địa phương có địa bàn rộng, số thu lớn cần nhiều máy tính thì không đủ máy tính, còn những địa bàn số thu ít lại thừa máy tính hoặc sử dụng không đúng mục đích hoặc không phát huy hết tính năng của máy tính dẫn đến sự khập khiễng lớn trong việc sử dụng máy tính
Các phần mềm ứng dụng trong công tác truyền tin ở một số nơi được sử dụng chưa có hiệu quả, chức năng truyền tin hiện nay chỉ thực hiện để truyền dữ liệu mã số thuế và báo cáo nhanh từ cục thuế về Tổng cục thuế, còn lại công việc truyền dữ liệu từ chi cục về cục hầu như chưa được thực hiện. Có một số địa phương măc dù đã được trang bị đầy đủ máy tính cấu hình cao, có modem truyền tin nhưng ít khi thực hiện việc thông tin theo đường truyền tin.
Ngoài các vấn đề nêu trên thì công tác đào tạo cán bộ làm công tác tin học những năm trở lại đây tuy đã được Tổng cục Thuế quan tâm, nhưng chất lượng chưa cao, nhiều khoá học chỉ mang tính chất giới thiệu chương trình không đi sâu thực tế nên việc ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn còn khó khăn.
Để phát huy những kết quả đã đạt được và khắc phục những tồn tại của công tác công nghệ tin học nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý thuế cần quan tâm tới một số vấn đề sau:
Thứ nhất, Ưu tiên đầu tư và phát triển các hệ thống thông tin phục vụ chuyên ngành như các chương trình quản lý mã số đối tượng nộp thuế, quản lý hoá đơn, tính thuế, theo dõi nợ đọng, quyết toán thuế… vì đây là các chương trình quản lý chính theo đặc thù của ngành thuế. Công việc truyền số liệu cần được xúc tiến mạnh mẽ hơn để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý thuế.
Thứ hai, Ưu tiên cung cấp trang thiết bị cho các địa phương có địa giới hành chính rộng, có số thu lớn nhằm giảm bớt công việc thủ công, phát triển tin học một cách đồng bộ đến tất cả các địa phương, xây dựng hệ cơ sở dữ liệu đồng nhất, phát triển chương trình ứng dụng, từng bước phát huy hiệu quả hệ thống mạng máy tính ở từng cục thuế, chi cục thuế.
Thứ ba, Chú trọng đến công tác đào tạo cán bộ tin học, phải tiến hành đào tạo thường xuyên và chất lượng đào tạo phải được đặt lên hàng đầu, nên đào tạo theo nhiều trình độ khác nhau như đào tạo các cán bộ theo trình độ cao để có thể thiết kế hoặc quản lý các dự án tin học lớn trong ngành, đào tạo cán bộ quản lý và triển khai ứng dụng, đào tạo cán bộ sử dụng chương trình ứng dụng cho cán bộ không chuyên hiện đang làm việc ở các phòng ban khác.
Thứ tư, Thực hiện nối mạng giữa cơ quan thuế với đối tượng nộp thuế và cơ quan quản lý chức năng khác để luôn có đầy đủ những thông tin và dữ liệu cần thiết giữa chủ thể quản lý và đối tượng bị quản lý, phục vụ cho công tác quản lý thuế. Cụ thể phải thiết kế cơ sở dữ liệu chung, thống nhất cho ngành thuế. Cơ sở dữ liệu này là các thông tin liên quan đến hoạt động SX-KD (cụ thể là hóa đơn chứng từ, văn bản được số hoá) của các doanh nghiệp, được cập nhật thường xuyên, kịp thời vào mạng. Cơ quan quản lý thuế không cần đến tận nơi mà dựa trên cơ sở dữ liệu này vẫn có thể kiểm tra, kiểm soát được hoạt động SX-KD, số thuế đã nộp, phải nộp của các cơ sở kinh doanh, từ đó mới xét hoàn thuế tránh trường hợp thuế không nộp mà vẫn được hoàn.
Công nghệ thông tin ứng dụng trong công tác điều hành và quản lý thuế là một lĩnh vực tương đối mới và còn rất nhiều phức tạp, vì vậy cần phải có những giải pháp để phát huy những yếu tố tích cực, từng bước thực hiện chủ trương ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong ngành, từng bước hiện đại hoá công tác hành thu góp phần tích cực vào công cuộc cải cách hành chính thuế trong giai đoạn tới.
3.2.2.4. Tăng cường công tác quản lý chứng từ, hoá đơn GTGT.
Hoá đơn GTGT là căn cứ pháp lý để xác định cụ thể phạm vi, mức độ nghĩa vụ thuế GTGT, như xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, số thuế GTGT phải nộp vào ngân sách nhà nước và số thuế GTGT được hoàn. Để hạn chế bớt các hành vi vi phạm chế độ quản lý, sử dụng chứng từ hoá đơn ở nước ta hiện nay cần đẩy mạnh các biện pháp sau:
Thứ nhất, cùng với việc khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng hoá đơn tự in là việc đẩy mạnh công tác kiểm tra giám sát loại hoá đơn này. Nhưng chúng ta cũng cần phải thấy rằng, trong cơ chế vận hành của thuế GTGT thì hoá đơn GTGT có một vị thế pháp lý khác so với những hoá đơn thông thường, nó không chỉ đơn thuần là hình thức pháp lý để thực hiện sự quản lý của Nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh của các chủ thể kinh doanh, mà hoá đơn GTGT “phải được coi như một loại ấn chỉ đặc biệt có giá trị ngang tiền”. Trong thực tiễn áp dụng thuế GTGT ở nước ta trong gần ba năm qua đã chứng minh rằng, nhờ sự in ấn giả, mua bán vòng vèo, ghi chép gian lận hoá đơn GTGT mà có những doanh nghiệp không cần phải “lao tâm khổ tứ” trong hoạt động kinh doanh mà vẫn đem lại những “món hời khổng lồ” thông qua cơ chế khấu trừ thuế hoặc hoàn thuế GTGT. Trong những trường hợp này hoá đơn GTGTđã nghiễm nhiên trở thành những ấn chỉ có giá trị ngang tiền nhưng có “mệnh giá ” vô hạn. Vì vậy việc cần đặt ra những chế tài nghiêm khắc riêng có cho hoá đơn GTGT trong những trường hợp vi phạm là vô cùng cần thiết khi áp dụng cơ chế cho doanh nghiệp tự in hoá đơn.
Cuối cùng, vấn đề cần đặc biệt quan tâm là cơ chế kiểm tra, giám sát việc tự in, quản lí và sử dụng hoá đơn tự in cũng như điều kiện phương tiện vật chất kĩ thuật để thực hiện sự kiểm tra, giám sát này. Bởi một thực tế đã cho thấy rằng: nếu ở đâu và khi nào công tác quản lí không tương xứng với yêu cầu quản lí thì ở đó sẽ là một hiểm hoạ lớn đối với nền kinh tế. Nếu chúng ta cho phép tất cả các doanh nghiệp đều được quyền tự in hoá đơn và khuyến khích quyền này trong khi chúng ta không thể và cũng chưa có điều kiện kiểm tra, giám sát chặt chễ được thì rất có thể sẽ đem lại những hậu quả khôn lường. Chính vì vậy cũng đã có rất nhiều người lo ngại rằng việc cho doanh nghiệp tự in hoá đơn trong điều kiện hiện nay rất có thể chỉ là “tảng băng chìm thay cho tảng băng nổi mà thôi”.
Mặc dù xung quanh việc cho phép doanh nghiệp tự in hoá đơn còn tồn tại nhiều sự khác nhau trong nhận thức, song một điều chắc chắn rằng là sẽ hạn chế được nạn hoá đơn giả ở nước ta hiện nay. Bởi những hoá đơn này sẽ gắn liền với những giá trị tự thân của doanh nghiệp, đưa lại cho doanh nghiệp những giá trị tinh thần nhất định nên tất yếu doanh nghiệp sẽ có ý thức cao trong việc quản lí, sử dụng các hoá đơn tự in. Mặt khác việc cho các doanh nghiệp tự in hoá đơn và quản lý sử dụng hoá đơn của mình sẽ đảm bảo cơ chế mở rộng quyền gắn liền với trách nhiệm - một cơ chế hiện nay đang được đặc biệt coi trọng trong quản lí kinh tế. Nhưng một vấn đề khác lại được đặt ra, không ai có thể dám chắc rằng việc cho doanh nghiệp tự in hoá đơn giảm bớt sự gian lận và trốn thuế GTGT. Chủ trương khuyến khích các doanh nghiệp tự in hoá đơn là hoàn toàn đúng nhưng vấn đề không dừng ở lại đó mà điều cơ bản là cần phải có một cơ chế kiểm tra giám sát chặt chẽ đối với việc in và sử dụng loại hoá đơn này.
Thứ hai: Nhà nước cần công bố giá trị pháp lý của hoá đơn bán hàng đối với nguời tiêu dùng HH-DV, đồng thời khuyến khích các biện pháp kinh tế cho nguời tiêu dùng nhận hoá đơn khi mua hàng. Thực tiễn qua ba năm triển khai Luật thuế GTGT ở nước ta đã phát sinh khá nhiều vướng mắc, trong đó một vấn đề lớn nổi lên là tình trạng người tiêu dùng không lấy hóa đơn khi mua hàng và một số doanh nghiêp đã lợi dụng điều này để tranh thủ khấu trừ thuế hoặc xin hoàn thuế bằng thủ đoạn hợp thức hoá chứng từ đầu vào, gây nhiều khó khăn cho công tác thu thuế và hạn chế tính ưu việt của thuế GTGT. Tuy nhiên ở nước ta những kinh nghiệm trên dường như rất có ít tác dụng và thực tế cũng chưa có luật nào qui định về trách nhiệm phục vụ khách hàng tiêu dùng gắn với việc xuất hoá đơn bán hàng. Những biện pháp khuyến khích người tiêu dùng lấy hoá đơn khi mua hàng chưa được chú ý đúng mức. Ngược lại, người không chịu thuế GTGT là các doanh nghiệp lại rất muốn lấy hoá đơn nhiều hơn thực tế phát sinh nhằm xin hoàn thuế khống của Nhà nước. Nguyên nhân chính chủ yếu là lợi ích của các bên tham gia là Nhà nước - doanh nghiệp - người tiêu dùng chưa có những vị trí đúng với vai trò của họ. Nhiều doanh nghiệp do theo đuổi mục đích lợi nhuận nên họ không ngần ngại khai khống thuế GTGT đầu vào để xin hoàn thuế. Người tiêu dùng là người “thực sự ” nộp thuế GTGT nhưng không có lợi ích gì hơn khi lấy hoá đơn so với không lấy hoá đơn. Nhà nước là người thu thuế nhưng nhờ doanh nghiệp thu hộ, và còn thiếu các cơ chế kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh tế phát sinh. Mâu thuẫn ở đây chủ yếu là giữa doanh nghiệp và Nhà nước để phân định số thuế phải nộp. Người chịu thuế là người tiêu dùng không tham gia mạnh mẽ vào quy trình này do đó không thể nắm chắc các doanh nghiệp có thực sự nộp đủ số thuế mà người tiêu dùng trả cho nhà nước hay không? Trên thực tế, không thể nào kiểm soát hoàn toàn tình trạng trên bằng các biện pháp hành chính như kiểm tra hoá đơn, hô hào người tiêu dùng lấy hoá đơn mua hàng… mà cần phải sử dụng các biện pháp kinh tế để giải quyết các vấn đề kinh tế (ví dụ như quay xổ số hóa đơn GTGT với các giải cao như Đài Loan đã làm…) nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế GTGT và phát huy ưu điểm của thuế GTGT. Vì vậy, đây cũng là giải pháp có tính khả thi trong điều kiện người tiêu dùng chưa có ý thức, thói quen lấy hoá đơn khi mua hàng. Bởi điều này buộc các doanh nghiệp có ý thức hơn trong khi xuất hoá đơn và sự tin tưởng của người tiêu dùng vào hoá đơn của người bán, mặt khác khi người tiêu dùng có thêm quyền lợi họ sẵn sàng thực hiện quyền lợi này bằng cách lấy hoá đơn khi mua hàng. Hơn nữa từ chính những giải pháp này Nhà nước đã trao quyền giám sát nộp thuế cho người tiêu dùng là người thực sự phải nộp thuế, nên đã giúp cơ quan thuế có điều kiện điều tra xác minh căn cứ tính thuế khi cần thiết, góp phần chống thất thu thuế có hiệu quả.
3.2.2.5. Đẩy mạnh dịch vụ tư vấn thuế (Dịch vụ hỗ trợ đối tượng nộp thuế)
Tư vấn bao gồm nhiều loại: tư vấn quản lý, tư vấn kỹ thuật, tư vấn xây dựng, tư vấn tài chính, tư vấn pháp lý… Tư vấn thuế là một bộ phận tư vấn tài chính và cũng có thể coi tư vấn thuế là một bộ phận tư vấn pháp lý bởi vì luật thuế là một bộ phận của hệ thống pháp luật nói chung.
Đối với các doanh nghiệp, thông qua tư vấn thuế, chủ doanh nghiệp có được các thông tin cần thiết về việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp mình. Từ đó chủ doanh nghiệp có thể hạch toán một cách đầy đủ các chi phí và tính toán một cách chính xác tiền lãi thu được của doanh nghiệp sau mỗi kỳ hoặc mỗi hoạt động sản xuất kinh doanh. Tư vấn thuế còn có vai trò đào tạo, bổ sung, cập nhật thường xuyên những kiến thức về thuế cho chủ doanh nghiệp thay đổi mặt hàng, phương thức sản xuất kinh doanh. Tư vấn thuế đôi khi còn có vai trò làm đại diện cho nhà doanh nghiệp (khi được chủ doanh nghiệp uỷ quyền ) giao dịch với cơ quan thuế để thực hiện các trình tự, thủ tục trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế. Trong vai trò này nhà tư vấn thay mặt cho chủ doanh nghiệp làm việc trực tiếp với cơ quan thuế như: viết tờ khai thuế, tính các khoản thuế phải nộp, thực hiện các thao tác để làm nghĩa vụ thuế thay cho chủ doanh nghiệp.
Xét trên phạm vi toàn xã hội, tư vấn thuế là kênh thông tin hai chiều giữa khách thể quản lý và chủ thể quản lý. Tư vấn thuế giúp giải thích, tuyên truyền các chính sách, pháp luật thuế để nâng cao nhận thức của mỗi người đối với nghĩa vụ thuế, qua đó cơ quan thuế thực hiện tốt nhiệm vụ thu đúng, thu đủ, thu kịp thời tiền thuế và các khoản thu khác theo luật định, tạo điều kiện duy trì trật tự kỷ cương xã hội. Vì vậy tư vấn thuế là công việc cần thiết khách quan, một công việc phải tiến hành thường xuyên của cơ quan thuế.
Đặc biệt hiện nay quy trình quản lý thu thuế đã có những thay đổi lớn theo hướng: Đối tượng nộp thuế tự khai, tự tính và nộp thuế vào NSNN thì vai trò của tư vấn thuế càng được khẳng định. Bởi trong thực tiễn, các đối tượng nộp thuế không phải ai cũng có trình độ hiểu biết về pháp luật thuế đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của các luật thuế. Do đó phát triển công tác tư vấn thuế cho các đối tượng nộp thuế là một nhu cầu tất yếu khách quan của đối tượng nộp thuế.
Tuy nhiên công tác tư vấn thuế hiện nay vẫn chưa được đặt đúng vị trí của nó trong hệ thống hành chính thuế và trong đời sống KT-XH. Trong hệ thống tổ chức bộ máy thuế, bộ phận làm công tác tư vấn thuế (dịch vụ công) chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của các đối tượng nộp thuế và của toàn xã hội. Tư vấn thuế với danh nghĩa là một dịch vụ tư thì hầu như chưa phát triển một cách có tổ chức. Chưa có một công ty nào, một chuyên gia tư vấn nào hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực này. Hiện nay trong cả nước có khoảng hơn 200 công ty tư vấn tài chính, 24 công ty kiểm toán thuộc tất cả các thành phần kinh tế nhưng chủ yếu là cung cấp dịch vụ kiểm toán, kế toán, xác định cơ cấu tài chính, định giá tài sản doanh nghiệp còn hoạt động tư vấn thuế chưa được chú trọng khai thác.
Mặt khác các đơn vị tư vấn thuế chủ yếu tập trung các thành phố nên các đối tượng nộp thuế ở nhiều địa phương khác ít có điều kiện tiếp cận. Các chuyên gia tư vấn thuế không chỉ thiếu về số lượng mà năng lực tư vấn cũng còn là một vấn đề bất cập. Thực tế này khiến cho nhiều doanh nghiệp gặp vướng mắc về thuế mà không biết hỏi ai.
Bên cạnh đó hình thức dịch vụ tư vấn thuế còn đơn điệu, chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu tư vấn đa dạng của doanh nghiệp. Các hình thức tư vấn thông qua các phương tiện công nghệ thông tin hiện đại chưa áp dụng phổ biến như tư vấn qua điện thoại, fax, qua mạng Internet…nội dung tư vấn cũng mới chỉ dừng lại ở việc thông tin về thuế suất, thủ tục đăng ký, kê khai nộp thuế. Tư vấn thuế chưa thực sự thể hiện tính chất của một quá trình hỗ trợ doanh nghiệp từ khâu lập sổ sách kế toán, nhập hoá đơn chứng từ, tính toán mức và các khoản thuế phải nộp, giúp lành mạnh hoá các quan hệ tài chính doanh nghiệp .
Vì vậy, việc thúc đẩy công tác tư vấn thuế phục vụ cho công tác thu, nộp thuế tại Việt Nam trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần hiện nay là một yêu cầu cấp thiết để nâng cao hơn nữa vai trò của thuế trong nền kinh tế.
Để hình thành và phát triển công tác tư vấn thuế ở Việt Nam, trước hết Nhà nước cần sớm ban hành luật về tư vấn trong đó có tư vấn thuế.
Thứ hai, thành lập một bộ phận (phòng) chuyên trách làm công tác tư vấn thuế (dịch vụ công) nằm trong hệ thống tổ chức của bộ máy ngành thuế từ Trung ương đến cơ sở và cần xác định rõ địa vị pháp lý của tổ chức tư vấn quản lý này trong bộ máy quản lý thuế.
Thứ ba, khuyến khích thành lập dịch vụ tư vấn thuế dưới dạng dịch vụ tư. Các trung tâm tư vấn tư này hoạt động theo phương thức kinh doanh, tự hạch toán và tự chịu trách nhiệm về hành động của mình trước pháp. Các trung tâm này có thể do các luật sư, các nhà chuyên môn thành lập và tổ chức hoạt động.
Thứ tư, đẩy mạnh các hình thức tư vấn thuế thông qua các phương tiện công nghệ thông tin hiện đại như qua fax, qua mạng Internet cùng với sự mở rộng phạm vi của nội dung tư vấn thuế cũng như nâng cao chất lượng của tư vấn thuế để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của đối tượng nộp thuế.
Ngoài những giải pháp trên thì việc đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho đối tượng nộp thuế và đội ngũ cán bộ, công chức quản lý thuế để thiết lập và củng cố kỉ cương về thuế cần được tiến hành thường xuyên. Bởi thực tế của đời sống KT-XH đã cho thấy, nếu kỉ cương lỏng lẻo thì khó có thể đưa đến bất cứ sự thành công nào dù lớn hay nhỏ. Vì vậy để có những thành công nhất định trong công tác quản lý thuế nói chung và quản lý thuế GTGT nói riêng cần đặc biệt coi trọng việc thiết lập và củng cố kỷ cương về thuế. Vấn đề này là cả một quá trình “cam go” và phụ thuộc chủ yếu vào ý thức chấp hành nghĩa vụ thuế của đối tượng nộp thuế và sự “liêm chính, chí công” của đội ngũ cán bộ công chức làm công tác quản lý thuế. Hiện nay một thực tế đáng lên án và phải đặc biệt quan tâm đó là, không ít cán bộ thuế và cán bộ hải quan đã tha hoá biến chất trước sự cám dỗ của đồng tiền, thông đồng tiếp tay cho các đối tượng có hành vi gian lận trong việc hoàn thuế để chiếm đoạt tiền của NSNN. Đây là biểu hiện của sự “xuống cấp” trong nhân cách đạo đức và nghề nghiệp cần chặn đứng và xử lý nghiêm minh. Vì vậy không thể không tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho đội ngũ cán bộ công chức thuế và hải quan cũng như đối tượng nộp thuế để củng cố tính kỉ cương trong lĩnh vực thuế.
Để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ thuế GTGT, ngoài việc cần phải có một cơ chế bảo đảm mang tính chất công quyền, tức việc kiểm soát, điều chỉnh từ phía nhà nước thì sự bảo đảm bằng cơ chế tự kiểm soát của thương trường là hết sức quan trọng như kiểm toán, giám định, ngân hàng, bảo hiểm… Tất nhiên khi nền kinh tế đã phát triển đủ mạnh thì cơ chế tự kiểm soát của thương trường ngày càng được hình thành một cách rõ nét và khẳng định được vị thế của mình, song vấn đề là ở chỗ cần tạo ra những yếu tố cần thiết để nhanh chóng xác lập được một cơ chế tự kiểm soát của thương trường trong điều kiện nền kinh tế phát triển chưa đủ mạnh, để dần dần từng bước giảm bớt sự can thiệp không cần thiết của công quyền vào các quan hệ thuế nói chung và thuế GTGT nói riêng.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản về thuế nói chung và thuế GTGT nói riêng, từ việc phân tích và đánh giá thực tiễn áp dụng thuế GTGT ở Việt Nam cũng như tham khảo kinh nghiệm của một số nước tiêu biểu trên thế giới, luận văn đã tập trung tổng hợp, phân tích một số vấn đề về lý luận và thực tiễn của thuế GTGT nhằm hoàn thành nhiệm vụ đã đặt ra. Cụ thể là:
1. Trên cơ sở phân tích có căn cứ khoa học và logic, luận văn đã hệ thống hoá những vấn đề lý thuyết chung về thuế và thuế GTGT, đặc biệt đã chỉ rõ tính ưu việt của sắc thuế hiện đại này nhằm làm cơ sở lý luận cho những phân tích và đánh giá về thuế GTGT.
2. Chọn lọc phân tích tình hình áp dụng thuế GTGT của một số nước tiêu biểu, khái quát các bài học về quá trình tạo lập môi trường áp dụng, về công tác điều hành quản lý, về các điều kiện khác có liên quan đưa ra các kinh nghiệm tham khảo cho việc hoàn thiện Luật thuế GTGT ở Việt Nam.
3. Từ việc phân tích, đánh giá thực trạng tình hình thực hiện thuế GTGT ở Việt Nam, luận văn đã chỉ rõ những hạn chế cơ bản và đề ra một số giải pháp trong việc hoàn thiện môi trường cũng như hoàn thiện Luật cùng các công cụ hỗ trợ khác nhằm hoàn thiện thuế GTGT phù hợp với tình hình thực tế của đất nước, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập với nền kinh tế - tài chính khu vực và quốc tế.
Việc chọn lựa đề tài xuất phát từ những đòi hỏi bức thiết của thực tiễn, từ việc lúng túng trong việc thực thi Luật thuế GTGT của các doanh nghiệp cũng như tình trạng vi phạm pháp luật trong việc hoàn thuế GTGT gây thất thoát của Nhà nước hàng trăm tỷ đồng trong thời gian qua và mong muốn góp một số ý kiến trong việc hoàn thiện Luật thuế GTGT ở nước ta, tạo một sân chơi bình đẳng, lành mạnh cho các doanh nghiệp đồng thời hạn chế bớt tình trạng vi phạm phạm luật trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước. Tuy nhiên đây là vấn đề mới mẻ còn nhiều ý kiến tranh luận, trước một thực tế cụ thể gắn liền với thời gian và tính phức tạp của nền kinh tế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Lê Văn Ái, Thuế Nhà nước, Nxb Tài Chính, Hà Nội, 1996.
David Begg, Stanley Fischer, Rudiger Dornbuch, Kinh tế học, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1994.
Bộ Tài chính, Báo cáo tổng kết 4 năm thực hiện các luật thuế mới
(1994 - 2002)
Bộ Tài chính, Tổng cục thuế, Thuế Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử, Tập 1+ 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2001.
Bộ Tài chính, Những điều cần biết về thuế GTGT, Nxb Tài chính, Hà Nội, 1998.
Bộ Tài chính, Tờ trình Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT.
Christopher J. Heady and Pradeep. K. Mitra, Chính sách thuế trong những nền kinh tế XHCN đang điều chỉnh: Trường hợp Trung Quốc, 1/1992
Học viện Tài chính, Chính sách thuế của Nhà nước trong tiến trình hội nhập, Nxb Tài chính, Hà Nội 2002.
Robert J.Gordon, Kinh tế học vĩ mô, Nxb KH-KT, Hà Nội 1994.
Học viện Tài chính, Đề án cải cách thuế giai đoạn 2001-2010.
Học viện Tài chính, Tạp chí nghiên cứu Tài chính - Kế toán, các số năm 1999, 2000, 2001, 2002, 2003.
Phan Thị Tuyết Hằng, Thuế và cải cách thuế ở Việt Nam, luận án PTS, trường Đại học Kinh tế Quốc dân, 1994.
Đàm Văn Huệ, Hoàn thiện những điều kiện áp dụng thuế GTGT ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, luận án TS, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, 2001
Trần Đình Hảo, Nguyễn Thị Thương Huyền, Pháp luật thuế GTGT ở Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Tài chính, Hà Nội, 2003.
E.Wayne Nafziger, Kinh tế học của các nước đang phát triển, Nxb Thống kê, Hà Nội, 1998.
Nguyễn Xuân Nhạt, Những giải pháp hoàn thiện thuế gián thu ở Việt Nam, Luận án PTS, Trường Đại học Tài chính-Kế toán, Hà Nội 1995.
Nguyễn Xuân Nhạt, Thuế Trị giá gia tăng và mô hìhn áp dụng tại Việt Nam, Nxb Tài chính, Hà Nội 1997.
Roberts Pindyck, Daniel L. Rubineld, Kinh tế học vĩ mô, Nxb KH-KT, Hà Nội, 1994.
Micheal P.Todaro, Kinh tế học cho thế giới thứ 3, Nxb Giáo dục, Hà Nội 1997.
Toàn cầu hoá kinh tế và chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003.
Tổng cục thuế, Báo cáo khảo sát thuế tại Indonesia.
Tổng cục thuế, Báo cáo khảo sát thuế tại Hungary.
Tổng cục thuế, Báo cáo khảo sát thuế tại Nhật Bản.
Tổng cục thuế, Báo cáo khảo sát thuế tại Singapore.
Tổng cục thuế, Báo cáo khảo sát thuế tại Thuỵ Điển.
Tổng cục thuế, Báo cáo khảo sát thuế tại Pháp.
Tổng cục thuế, Hệ thống các văn bản pháp luật về thuế GTGT đã được sửa đổi, Nxb Tài Chính, Hà Nội, 2001.
Tổng cục thuế, Đề án cải cách thuế giai đoạn 2001-2010.
Tổng cục thuế, Tạp chí Thuế Nhà nước, các số năm 1999, 2000, 2001, 2002, 2003.
Tổng cục Thống kê, Niên giám Thống kê 2002, Nxb Thống kê, 2003.
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Kinh tế và Tài chính công, Nxb Thống kê, 2002.
Viện Khoa học Tài chính, Cải cách thuế của thế giới và Việt Nam, Nhà in Bộ Tài chính, 1989.
PHỤ LỤC 1
DANH MỤC CÁC HH-DV KHÔNG THUỘC ĐỐI TƯỢNG CHỊU THUẾ GTGT.
Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của các tổ chức, cá nhân tự sản xuất bán ra.
Sản phẩm muối.
Hàng hoá dịch vụ thuộc diện chịu thuế TTĐB không phải nộp thuế GTGT ở khâu đã chịu thuế TTĐB.
Thiết bị máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng thuộc loại trong nước chưa sản xuất được, mà cơ sở có dự án đầu tư nhập khẩu làm TSCĐ theo dự án đó.
Chuyển quyền sử dụng đất thuộc diện chịu thuế chuyển quyền sử dụng đất.
Nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước do Nhà nước bán cho người đang thuê.
Dịch vụ tín dụng, quĩ đầu tư.
Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm học sinh, bảo hiểm vật nuôi cây trồng và các loại bảo hiểm không nhằm mục đích kinh doanh.
Dịch vụ y tế.
Hoạt động văn hoá, triểm lãm và thể dục thể thao không nhằm mục đích kinh doanh, hoạt động biểu diễn nghệ thuật, phát hành và chiếu phim nhựa, phim VIDEO tài liệu, sản xuất phim.
Dạy học, dạy nghề.
Phát sóng truyền thanh, truyền hình theo chương trình bằng nguồn vốn NSNN.
In, xuất bản và phát hành báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành,sách chính trị, sách giáo khoa, giáo trình, sách văn bản pháp luật, sách in bằng tiếng dân tộc thiểu số, tranh ảnh tuyên truyền cổ động, in tiền.
Dịch vụ công cộng về vệ sinh thoát nước đường phố và khu dân cư, duy trì vườn thú, vườn hoa, công viên cây xanh, chiếu sáng công cộng, dịch vụ tang lễ.
Duy tu, sửa chữa, xây dựng các công trình văn hoá nghệ thuật, công trình công cộng.
Vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt.
Điều tra, thăm dò địa chất, đo đạc, lập bản đồ.
Hoạt động tưới tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, nước sạch khai thác để phục vụ cho sinh hoạt ở nông thôn, miền núi,
hải đảo, vùng sâu, vùng xa.
Vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ an ninh, quốc phòng.
Hàng nhập khẩu thuộc dạng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại, quà tặng, đồ dùng, hàng hoá theo tiêu chuẩn miễn trừ, ngoại giao, miễn thuế.
Hàng hoá chuyển khẩu quá cảnh, mượn đường qua Việt Nam.
Hàng hoá phục vụ cung ứng trực tiếp cho các phương tiện vận tải quốc tế và các đối tượng tiêu dùng ngoài Việt Nam.
Chuyển giao công nghệ.
Vàng nhập khẩu dạng thỏi, miếng chưa qua chế tác.
Một số sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên khoáng sản khai thác chưa qua chế biến.
Hàng hoá, dịch vụ của những cá nhân kinh doanh có mức thu nhập bình quân tháng thấp hơn mức lương tối thiểu Nhà nước qui định.
PHỤ LỤC 2: DANH MỤC CÁC HH-DV VÀ CÁC MỨC THUẾ SUẤT
Mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hoá xuất khẩu.
Mức thuế suất 5% áp dụng đối với các hàng hoá và dịch vụ:
Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt;
Phân bón, quặng để sản xuất phân bón; thuốc trừ sâu bệnh và thuốc kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng;
Thiết bị và dụng cụ ytế; bông và băng vệ sinh ytế;
Thuốc chữa bệnh, phòng bệnh;
Giáo cụ dùng để giảng dạy, học tập;
Đồ chơi cho trẻ em; sách khoa học-kỹ thuật, sách văn học-nghệ thuật, sách phục vụ thiếu nhi, sách pháp luật, trừ sách văn bản pháp luật thuộc diện không chịu thuế GTGT theo qui định của luật thuế GTGT;
Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản chưa qua chế biến gồm cả con giống, cây trồng, hạt giống;
Lâm sản (trừ gỗ, măng) chưa qua chế biến; thực phẩm tươi sống;
Sản phẩm bằng đay, cói, tre, nứa, lá;
Bông sơ chế từ bông trồng ở trong nước;
Thức ăn gia súc, gia cầm và thứh ăn cho vật nuôi khác;
Dịch vụ khoa học kỹ thuật;
Dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Mức thuế suất 10% là thuế suất phổ thông áp dụng đối với HH-DV không thuộc thuế suất 0%, 5%, 20%.
Mức thuế suất 20% áp dụng đối với hàng hóa và dịch vụ:
Vàng, bạc, đá quí do cơ sở kinh doanh mua vào, bán ra;
Khách sạn, du lịch, ăn uống;
Xổ số kiến thiết và cá loại hình xổ số khác;
Đại lý tàu biển;
Dịch vụ môi giới.
PHỤ LỤC 3:
NHỮNG NƯỚC ÁP DỤNG THUẾ GTGT TRÊN THẾ GIỚI
VÀ THUẾ SUẤT TÍNH THEO PHẦN TRĂM
TT
TÊN NƯỚC
THỜI GIAN
MỨC VÀ SỐ LƯỢNG THUẾ SUẤT BAN ĐẦU
MỨC VÀ SỐ LƯỢNG THUẾ SUẤT TÍNH ĐẾN THÁNG 10/1994
ANGIERI
1992
7; 13; 21; 40
7; 13; 21; 40
ACHENTINA
1975
16
18; 26; 27
ACMENIA
1992
28
20
ÁO
1973
8; 16
10; 20; 32
AGIECBAIZAN
1992
28
20
BĂNG LADÉT
1991
15
15
BELARUTS
1992
28
25
BỈ
1971
6; 14; 18
1; 6; 12; 20.5
BENIN
1991
18
18
BÔLIVIA
1973
5; 10; 15
14.92
BRAXIN
1967
15
9; 11
BUNGARI
1994
18
18
BUKINAPHASO
1993
10; 15
15
CANADA
1991
7
7
CHILÊ
1975
8; 20
18
TRUNG QUỐC
1994
13; 17
13; 17
CÔLÔMBIA
1995
4; 6; 10
8; 14; 20; 35; 45
COTXTARICA
1975
10
8
COTDIVOA
1960
8
5; 11; 20
SIP
1992
5
8
CH SÉC
1993
5; 23
5; 23
IXRAEN
1976
8
6.5; 17
KAZACXTAN
1992
28
13; 20
KENIA
1990
17; 20; 40; 50
5; 18; 40
TRIỀU TIÊN
1977
10
2; 3.5; 10
ĐAN MẠCH
1967
10
25
ĐÔMINICA
1983
6
6
ECUADO
1970
4; 10
6
EAXANVADO
1992
10
10
EXTONI
1992
10
18
PHIJI
1992
10
10
PHẦN LAN
1994
22
9; 12; 22
PHÁP
1968
6.4; 13.6; 20; 25
2.1; 5.5; 18.6
GABONG
1995
18
GRUDIA
1993
28
14
ĐỨC
1968
5; 10
7; 15
GRENADA
1987
30
5; 27.5
HY LẠP
1978
6; 18; 36
4; 8; 18
GOATEMALA
1983
7
7
HAITI
1982
7
10
HONDURAT
1976
3
7; 10
HUNGARY
1989
15; 25
10; 25
AIXƠLEN
1990
14; 24.5
14; 24.5
INDONESIA
1985
10
10
AILEN
1972
5;.26; 16.37; 30.26
12.5; 21
ITALIA
1973
6; 12; 18
4; 9; 12; 19
ZAMAICA
1991
10
12.5
NHẬT
1989
3; 6
3; 4.5
KIGHIDY
1992
28
20
LATVIA
1990
10; 12; 14
18
LITVA
1994
18
18
LUYTXAMBUA
1992
2; 4; 8
3; 6; 12; 15
MALAYSIA
1992
10; 35; 55; 85
10; 20; 40
MALI
1994
10; 17
10; 17
MANTA
1990
15
15
MEHICO
1989
10
10
MONDOVA
1992
28
14; 15; 20
MÔNG CỔ
1993
10
10
MAROC
1986
7; 12; 14; 19; 30
7; 14; 19
HÀ LAN
1969
4; 12
6; 17.5
NIUDILAN
1986
10
12.5
NICARAGOA
1975
6
5; 6; 10
NIGIE
1986
8; 12; 18
17
NAUY
1970
20
22
PAKIXTAN
1990
12.5
15
PANAMA
1977
5
5; 10
PARAGOAY
1993
12
10
PÊRU
1976
3; 20; 40
18
PHILIPPIN
1988
10
10
BA LAN
1993
7; 22
7; 22
BỒ ĐÀO NHA
1986
8; 16; 30
5; 16; 30
RUMANI
1993
18
18
NGA
1992
28
10; 20
XENEGAN
1980
7; 20; 30
SINGAPORE
1994
3
3
XLOVAC
1993
5; 23
6; 25
NAM PHI
1991
10
14
TÂY BAN NHA
1986
6; 12; 33
3; 6; 15
XRILANCA
1995
5; 20
THUỴ ĐIỂN
1969
2.04; 6.38; 11.1
12; 21; 35
THUỴ SĨ
1995
2; 6.5
ĐÀI LOAN
1986
5
5; 15; 25
TAJIKIXTAN
1992
28
20
THÁI LAN
1992
7
7
TRINIDA
1990
15
15
TUYNIDI
1988
6; 17; 29
6; 17; 29
THỔ NHĨ KỲ
1985
10
1; 8; 15; 23
TUỐCMÊNIA
1992
28
20
UCRAINA
1992
22; 28
28
ANH
1973
10
17.5
URUGOAY
1968
5; 14
12; 22
UZƠBÊKIXTAN
1992
30
20
VÊNÊDUÊLA
1993
10
10
TÂY XAMOA
1994
10
10
Nguồn: Alan A. Tait - IMF, 1996
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 37186.doc