Lời mở đầu
Trong mười năm từ 1997-2007 Nhật Bản luôn là thị trường có kim ngạch nhập khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam cao nhất trong tất cả các thị trường của mặt hàng thuỷ sản Việt Nam chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong những năm vừa qua các mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam đã dần xây dựng hình ảnh của mình trên thị trường này và chiếm được cảm tình của người tiêu dùng. Những thành công này có được do những nỗ lực đa dạng hoá sản phẩm và thâm nhập thị trường của các doanh n
32 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1527 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào Nhật Bản và các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ghiệp Việt Nam. Thị trường Nhật Bản xét về trung hạn vẫn là một trong ba thị trường lớn nhất thế giới đặc biệt đối với sản phẩm nông thuỷ sản và là thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam.
Tuy nhiên trong điều kiện hội nhập kinh tế toàn cầu và quốc tế hoá đời sống kinh tế như hiện nay, cạnh tranh trong xuất khẩu nói chung và xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản ngày càng mạnh mẽ và quyết liệt. Sản phẩm thuỷ sản mà chúng ta có lợi thế xuất khẩu cũng chính là sản phẩm mà nhiều nước và khu vực khác trên thế giới, nhất là các nước trong ASEAN và Trung Quốc có điều kiện thuận lợi để xuất khẩu sang thị trường này. Bên cạnh đó còn những khó khăn xuất phát từ thị trường Nhật Bản, một thị trường đòi hỏi khắt khe và có các rào cản thương mại phức tạp nhất thế giới đối với các sản phẩm thuỷ sản nhập khẩu.
Với nhận thức trên, em đã chọn đề tài luận văn tốt nghiệp: “Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào Nhật Bản và các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu.”
Ngoài phần mở đầu, kết luận và các phụ lục liên quan, luận văn bao gồm 3 chương:
Chương I: Lý luận chung về xuất khẩu
Chương II: Thực trạng xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam sang thị trương Nhật Bản trong những năm qua.
Chương III: Những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam sang Nhật Bản trong thời gian tới.
chương I
một số vấn đề lý luận liêu quan đến hoạt động xuất khẩu
Khái niệm và vai trò của xuất khẩu
Hoạt động xuất khẩu là một bộ phận cấu thành của hoạt động ngoại thương, trong đó hàng hoá và dịch vụ được bán ra nước ngoài nhằm thu ngoại tệ. Hoạt động xuất khẩu đã có từ lâu đời và ngày nay nó được khuyến khích phát triển và ngày càng trở nên đa dạng và phong phú. Có thể thấy một số vai trò chủ yếu của hoạt động xuất khẩu như sau:
Thứ nhất, xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu. Xuất khẩu phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong thời gian ngắn đòi hỏi phải có vốn lớn để nhập khẩu máy móc thiết bị đặc biệt đối với quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Nguồn vốn nhập khẩu có thể được hình thành từ đầu tư nước ngoài, vay nợ, thu từ hoạt động du lịch nhưng nguồn vốn quan trọng nhất vẫn là xuất khẩu.
Thứ hai, xuất khẩu góp phần vào việc chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển cùng, tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần cho sản xuất phát triển.
Thứ ba, xuất khẩu tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân. Hoạt động xuất khẩu từ việc tạo nguồn hàng đến khâu tổ chức tiêu thụ hàng thu hút hàng triệu lao động vào làm việc và có mức thu nhập không thấp. Bên cạnh đó xuất khẩu cũng còn tạo được nguồn vốn để nhập khẩu hàng tiêu dùng đáp ứng cho nhu cầu ngày càng phong phú của người dân.
Thứ tư, xuất khẩu còn là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại. Xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại có tác động qua lại và phụ thuộc lẫn nhau. Thực hiện hoạt động xuất khẩu có liên quan đến nhiều lĩnh vực như: các hoạt động ngân hàng quốc tế, vận tải quốc tế. Vì vậy, khi xuất khẩu phát triển các quan hệ này cũng phát triển theo, và mặt khác các quan hệ kinh tế đối ngoại này tạo tiền đề mở rộng cho xuất khẩu.
2. Nội dung và các hình thức xuất khẩu
Nói đến nội dung của xuất khẩu là nói đến các bước chủ yếu của hoạt động xuất nhập khẩu.
Bước đầu tiên phải nói đến là nghiên cứu thị trường giá cả hàng hoá, thông tin về thị trường giá cả không những giúp cho việc giải quyết vấn đề kinh doanh mà còn tạo cơ sở giúp cho doanh nghiệp đưa ra những quyết định phù hợp đúng đắn. Do đó đây cũng là bước đi đòi hỏi sự đầu tư thích đáng về thời gian cũng như vấn đề tài chính. Đối tượng chủ yếu nghiên cứu thị trường nước ngoài là: hàng hoá, trong đó chú ý dung lượng thị trường, hình thức tiêu thụ, phương thức tiêu thụ, các công ty, giá cả hàng hoá và các biện pháp quảng cáo bán hàng, tổ chức mạng lưới thông tin về thị trường mặt hàng đó, khả năng cạnh tranh với sản phẩm của doanh nghiệp.
Bước thứ hai trong nội dung xuất khẩu là tạo nguồn hàng xuất khẩu. Để có hàng xuất khẩu, doanh nghiệp cần phải nghien cứu thị trường nước ngoài cần loại hàng gì, số lượng bao nhiêu sau đó tiến hành giao dịch, ký kết hợp đồng và tổ chức thực hiện hợp đồng.
Lựa chọn và phát triển đối tác kinh doanh là bước thứ ba trong nội dung của xuất khẩu. Để thâm nhập thành công thị trường nước ngoài, doanh nghiệp có thể thông qua một hoặc nhiều các công ty đang hoạt động tại thị trường đó. Tuy nhiên trước khi lựa chọn doanh nghiệp cũng cần tiến hành tìm hiểu về khách hàng thông qua tiếp xúc trực tiếp, chủ động gặp nói chuyện, giao dịch qua hội chợ, triển lãm, các hội thảo. Tìm hiểu qua báo chí, bản tin thông báo về khách hàng, qua ngân hàng, các hội buôn hoặc các nơi đã làm việc với khách hàng đó.
Bước thứ năm trong nội dung này là quá trình đàm phán và ký kết hợp đồng bao gồm các bước nhỏ như: chào hàng, hoàn giá, chấp nhận, xác nhận. Quá trình đàm phán và ký kết hợp đồng có thể diễn ra trực tiếp giữa các bên cũng có thể ký kết hợp đồng dưới các hình thức thư điện tín, email, điện thoại, fax.
Bước cuối cùng trong nội dung xuất khẩu là thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Sau khi hợp đồng xuất khẩu được ký kết, nghĩa vụ và quyền lợi của các bên đã được xác lập, các doanh nghiệp với tư cách là một bên ký kết phải tổ chức thực hiện hợp đồng, tiến hành sắp xếp các công việc cần phải làm như: xin giấy phép xuất khẩu hàng hoá, chuẩn bị hàng xuất khẩu, kiểm tra chất lượng hàng hoá xuất khẩu, phương tiện vận tải, mua bảo hiểm, thủ tục hải quan, hình thức thanh toán, giải quyết tranh chấp (nếu có).
Tổ chức thực hiện hợp đồng cần tuân thủ Luật quốc gia cũng như Luật quốc tế để tránh những sai sót khiếu nại. Việc này phải diễn ra đồng thời cả hai bên, hai bên phải thông báo cho nhau biết trong quá trình thực hiện hợp đồng.
- Xuất khẩu trực tiếp là hình thức mà nhà xuất khẩu tiến hành các giao dịch và bán hàng với khách hàng nước ngoài thông qua các tổ chức của mình. Ưu điểm của hình thức này là thu được lợi nhuận cao nhờ giảm được các chi phí trung gian. Đồng thời với vai trò là người bán trực tiếp, doanh nghiệp có thể nâng cao uy tín của mình thông qua quy cách phẩm chất hàng hoá của mình như tiếp cận thị trường, nắm bắt được thị hiếu người tiêu dùng và phản ứng của khách hàng một cách nhanh chóng. Tuy nhiên đây là hình thức đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng vốn khá lớn để sản xuất hoặc thu mua hàng xuất khẩu, không những thế doanh nghiệp có thể gặp nhiều rủi ro như không xuất được hàng, do không thu được tiền hàng hay rủi ro do thay đổi tỷ giá hối đoái.
- Xuất khẩu gián tiếp hay còn gọi là xuất khẩu qua trung gian là việc nhà sản xuất thông qua dịch vụ độc lập đặt ngay tại nước xuất khẩu để tiến hành xuất khẩu các sản phẩm của mình ra thị trường nước ngoài. Ưu điểm của hình thức này là doanh nghiệp không phải đầu tư nhiều và rủi ro bị hạn chế vì trách nhiệm bán hàng thuộc về các tổ chức trung gian. Tuy nhiên phương thức này làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp do phải chia sẻ lợi nhuận với các tổ chức trung gian tiêu thụ đồng thời cũng không có sự liên hệ trực tiếp với thị trường do đó chậm thích ứng với những biến động của thị trường.
- Xuất khẩu uỷ thác là hình thức doanh nghiệp uỷ thác cho một cá nhân tổ chức khác xuất khẩu hàng hoá của mình. Cá nhân, tổ chức được uỷ thác sẽ nhận hoa hang từ hoạt động xuất khẩu. Hình thức này được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp có hàng hoá nhưng không có thị trường, hoặc do chưa có nhiều kinh nghiệm trong thương mại quốc tế nên giá cả đàm phán được còn thấp hơn cả giá xuất khẩu thu được thông qua doanh nghiệp nhận uỷ thác. Trước đây, hình thức này khá phổ biến do thủ tục xin cấp giấy phép khá khó khăn, tuy nhiên trong những năm gần đây quyền xuất khẩu thay đổi một cách cơ bản, doanh nghiệp chỉ cần đăng ký qua cơ quan hải quan là được tự do xuất khẩu do vậy hình thức xuất khẩu này nhìn chung có xu hướng giảm.
- Xuất khẩu theo Nghị định thư (xuất khẩu trả nợ) là hình thức doanh nghiệp tiến hành xuất khẩu theo chỉ tiêu Nhà nước giao cho về một hoặc một số hàng hoá nhất định cho Chính phủ nước ngoài dựa trên cơ sở Nghị đinh thư đã ký kết giữa hai Chính phủ. Với hình thức này, doanh nghiệp tiết kiệm được các khoản chi phí tìm kiếm bạn hàng, tránh được rủi ro trong thanh toán. Tuy nhiên việc xuất khẩu bằng hình thức này chỉ có một số doanh nghiệp nhất định được thực hiện.
- Xuất khẩu tại chỗ là hình thức đang có xu hướng phát triển và phổ biến rộng rãi. Đặc điểm của hình thức này là không có sự dịch chuyển hàng hoá hoặc dịch vụ ra khỏi quốc gia. Đó là việc cung cấp hàng hoá dịch vụ cho các đoàn ngoại giao, cho khách du lịch quốc tế ngay trên thị trường nội địa. Hoạt động xuất khẩu tại chỗ có thể đạt hiệu quả cao do giảm bớt chi phí bao bì đóng gói, chi phí bảo quản, chi phí vận tải, tránh được rắc rối hải quan, thu hồi vốn nhanh. Khái niệm xuất khẩu tại chỗ trước đây thường được nhắc đến, nhưng theo quy định hiện hành, kim ngạch xuất khẩu tại chỗ được tính vào doanh thu bán hàng hoá dịch vụ trên thị trường nội địa.
- Gia công quốc tế là hoạt động kinh doanh thương mại trong đó một bên (bên nhận gia công) nhập khẩu nguyên liệu hoặc bán thành phẩm của một bên khác (bên đặt gia công) để chế biến ra thành sản phẩm, giao lại cho bên đặt gia công và nhận thù lao (phí gia công).
- Buôn bán đối lưu là phương thức trao đổi hàng hoá trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua, lượng hàng giao đi tương ứng với lượng hàng nhập về. Mục đích xuất khẩu ở đây không nhằm thu về một khoản ngoại tệ, mà nhằm thu về một hàng hoá khác có giá trị tương đương. Hình thức này có ưu điểm là tiết kiệm được ngoại tê, các nước có thể khai thác tiềm năng của nước mình, tránh được sự quản lỳ chặt chẽ về ngoại hối của nhiều Chính phủ.
- Tạm nhập tái xuất là hình thức xuất khẩu trở lại ra nước ngoài những hàng hoá đã nhập khẩu chưa qua chế biến ở nước tái xuất. Mục đích của phương thức này là thu về một lượng ngoại tệ lớn hơn lượng vốn đã bỏ ra ban đầu. Hàng hoá đi từ nước xuất khẩu đến nước tái xuất, rồi sẽ được xuất khẩu từ nước tái xuất sang nước nhập khẩu.
- Chuyển khẩu là hàng hoá đi thẳng từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu. Nước tái xuất làm trung gian sẽ trả tiền cho nước xuất khẩu và thu tiền của nước nhập khẩu. Cũng có khi hàng chuyển khẩu dừng lại ở nước nhập khẩu trong một thời gian nhất định, trước khi chuyển đến nước thứ ba nhưng không làm thủ tục nhập khẩu thông thường và đương nhiên không phải chịu thuế nhập khẩu. Đây là một đặc điểm khác với hình thức tạm nhập tái xuất.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu
3.1 Môi trường bên ngoài.
Môi trường pháp luật
Hệ thống pháp luật là một trong những bộ phận bên ngoài của môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Vì vậy hoạt động kinh doanh quốc tế trước hết đòi hỏi các nhà kinh doanh phải quan tâm và nắm vững luật pháp. Luật pháp ở đây muốn nói đến Luật quốc tế, Luật của từng quốc gia, cũng như mối quan hệ giữa luật pháp của các nước. Có thể nói rằng, chỉ trên cơ sở nắm vững Luật quốc tế cũng như Luật quốc gia doanh nghiệp mới có thể lựa chọn được hình thức xuất khẩu, mặt hàng xuất khẩu phù hợp.
Môi trường chính trị
Tính ổn định về chính trị của các quốc gia cũng sẽ là một trong những nhân tố thuận lợi cho các doanh nghiệp. Để tạo sự ổn định cho các hoạt động kinh doanh xuât khẩu của minh các doanh nghiệp cần tìm hiểu về hình thức hoạt động, điều hành của một Chính phủ, cần tìm hiểu rõ Chính phủ đó theo thể chế nào hoạt động của Chính phủ tác động trực tiếp đến phạm vị hoạt động, mức độ hoạt động của doanh nghiệp như thế nào.
Môi trường kinh tế
Hoạt động trong môi trường kinh doanh quốc tế, các doanh nghiệp cần có kiến thức nhất định về kinh tế để điều chỉnh các hoạt động của mình sao cho phù hợp. Hệ thống kinh tế đóng vai trò rất quan trọng. Tính ổn định hay bất ổn về kinh tế và chính sách kinh tế của một quốc gia, trong khu vực cũng như trên thế giới có tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp trên thị trường nước ngoài. Sự ổn định về kinh tế chính là sự ổn định về tài chính, tiền tệ, lạm phát mà các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu luôn quan tâm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Môi trường cạnh tranh
Mỗi doanh nghiệp hoạt động trong một môi trường cạnh tranh khác nhau. Môi trường này thay đổi khi chuyển từ nước này sang nước khác. Do vậy, một số doanh nghiệp khi tham gia hoạt đông kinh doanh ở nước ngoài có khả năng nắm bắt cơ hội và giành thắng lợi nhưng cũng không ít doanh nghiệp gặp khó khăn khi phải đương đầu cạnh tranh với các công ty quốc tế có nhiều lợi thế và tiềm năng hơn.
Với nền kinh tế mở như hiện nay, môi trường cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Cạnh tranh với doanh nghiệp bây giờ không còn chỉ là các công ty trong nước cùng ngành, đó còn là các doanh nghiệp đến từ nhiều quốc gia khác nhau, đặc biệt là các công ty đến từ các quốc gia có trình độ công nghệ phát triển, năng suất lao động cao và cả các công ty biết tận dụng lợi thế so sánh của đất nước mình khi tham gia phân công lao động quốc tế. Điều đó đòi hỏi các nhà xuất khẩu khôngnhững phải biết phát huy thế mạnh của mình mà còn phải nắm vững được bối cảnh thị trường quốc tế.
3.2 Các yếu tố bên trong doanh nghiệp
Trình độ quản lý
Khả năng quản lý trong doanh nghiệp là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp khai thác tiềm năng sẵn có của mình đồng thời khai thác những cơ hội thị trường để từ đó mở rộng quy mô xuất khẩu cả về doanh số lẫn lợi nhuận. Mặt khác trình độ quản lý còn là yếu tố quyết định đến chất lượng sản phẩm xuất khẩu, năng suất lao động và hiệu quả thực hiện hợp đồng.
Nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu
Đây là yếu tố tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả của quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Nó có tính quyết định đem tới cho công ty những lợi thế được hưởng như đã ghi nhận trong hợp đồng. Yếu tố này góp phần khẳng định kết quả cũng như hiệu quả của hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp.
Nghiên cứu thị trường
Thị trường là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và là yếu tố quyết định trong hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Từ kết quả nghiên cứu thị trường mới đưa ra được quyết định đúng đắn, mới có thể định hướng cho hoạt động xuất nhập khẩu.
Các yếu tố khoa học công nghệ
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ như ngày nay đã tạo ra những cơ hội đồng thời cũng gây nên những thách thức đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh mặt hàng xuất khẩu. Trong quá trình hoạt động xuất khẩu việc áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ có thể tác động làm tăng hiệu quả của công tác này.
4. Xuất khẩu thuỷ sản và vai trò của xuất khẩu thuỷ sản đối với nền kinh tế Việt Nam
Trong những năm qua thuỷ sản là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ yếu của nền kinh tế nước ta, đóng góp khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đối với thuỷ sản, sản phẩm được sản xuất bằng chính nguyên liệu trong nước từ khai thác và nuôi trồng thuỷ sản. Vì vậy thuỷ sản đã góp phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước, tạo thêm việc làm cho hàng triệu lao động từ sản xuất nguyên liệu đến dịch vụ cho sản xuất thuỷ sản, chế biến xuất khẩu. Theo số liệu thống kê của Ban tổng điều tra nông nghiệp, thuỷ sản nông thôn vừa qua cho thấy vị trí của thuỷ sản trong cơ cấu kinh tế nông thôn ngày càng cao. Hiện nay, cả nước có 1,57 triệu hộ nuôi trồng thuỷ sản với số người là 2,33 triệu người.
Xuất khẩu, với vai trò mở đường là cầu nối thúc đẩy sản xuất thuỷ sản phát triển, đã mở rộng thị trường đưa hàng thuỷ sản Việt Nam có mặt trên 75 quốc gia và vùng lãnh thổ, đã tạo đầu ra và nền tảng vững chắc cho phát triển sản xuất nguyên liệu trong cả khai thác và nuôi trồng thuỷ sản. Xuất khẩu thuỷ sản đã hướng dẫn điều chỉnh cơ cấu sản phẩm khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, vì chỉ có thể bán những sản phẩm mà thị trường có nhu cầu. Vì vậy, trong khai thác ngư dân đã chú ý hơn đến chủng loại và chất lượng sản phẩm khai thác có giá trị kinh tế, có khả năng xuất khẩu chứ không quan tâm nhiều đến số lượng. Trong nuôi trồng thuỷ sản, các đối tượng có khả năng xuất khẩu đã được chú ý phát triển như tôm sú, tôm càng xanh, cá tra, cá basa, cá song, nhuyễn thể.
Xuất khẩu thuỷ sản đã thúc đẩy phát triển cơ sở vật chất và năng lực sản xuất của toàn ngành theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá nhất là trong khu vực chế biến thuỷ sản: Đã hình thành công nghiệp chế biến thuỷ sản, với hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối lớn. Trình độ công nghệ, kỹ thuật của trên 60% các cơ sở chế biến thuỷ sản xuất khẩu đã tương ứng với trình độ của khu vực và bước đầu tiếp cận được với trình độ công nghệ của thế giới. Những cơ sở chế biến này đã đem lại trên 80% giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của cả nước.
Xuất khẩu thuỷ sản đã kích thích mạnh mẽ việc chuyển đổi cơ cấu sản phẩm trong nông nghiệp nông thôn, nhất là vùng nông thôn ven biển thông qua việc thúc đẩy, mở rộng quy mô đầu tư phát triển nguyên liệu, tạo nên phong trào nuôi tôm và nuôi trồng thuỷ sản rộng khắp trên cả nước, đưa diện tích bãi bồi, hoang hoá và những diện tích làm nông nghiệp không có hiệu quả sang nuôi thuỷ sản, cũng như phong trào đầu tư khai thác hải sản xa bờ ngày càng phát triển.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê và Bộ Thuỷ sản, sản lượng thuỷ hải sản của Việt Nam trong những năm qua liên tục tăng với tốc độ trung bình hàng năm là 7,8%. Năm 1991 tổng sản lượng thuỷ sản chỉ đạt 1019 nghìn tấn thì đến năm 2003 đã lên đến 2410 nghìn tấn. Như vậy nhìn chung xu hướng tăng sản lượng hải sản của Việt Nam trong thời gian qua phù hợp với xu hướng chung của các nước đang phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Từ những phân tích trên cho thấy việc xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản đối với nước ta có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
CHƯƠNG II
THựC TRạNG XUấT KHẩU HàNG THUỷ SảN VIệT Nam VàO THị TRƯờng Nhật bản
1. tổng quan về THị TRƯờng thuỷ sản nhật bản
Đã từ nhiều năm nay thị trường Nhật Bản luôn được biết đến là một thị trường có nhu cầu cao về cả số lượng cũng như các yêu cầu khắt khe về chất lượng của các mặt hàng thuỷ sản. Để đáp ứng được nhu cầu của thị trường này đòi hỏi các nước cũng như các doanh nghiệp khi xuất khẩu vào Nhật Bản cần tìm hiểu kỹ thị trường.
Nhật Bản là quốc gia khai thác thuỷ sản lâu đời nhất thế giới, có thói quen ăn thuỷ sản từ thời khai quốc nên Nhật Bản coi thuỷ sản là nguồn thực phẩm chính của họ.Theo thống kê của Nhật Bản, hằng năm nước này nhập khẩu thực phẩm với giá trị lên đến 5 nghìn tỷ yên (khoảng 50 tỷ USD) chiếm 11,5% tổng nhập khẩu hàng hoá của Nhật Bản, trong đó có khoảng hơn 1,5 nghìn tỷ yên (khoảng 15 tỷ USD) là các mặt hàng thuỷ sản, chiếm khoảng 30% giá trị nhập khẩu của nước này. Mức tiêu thụ thuỷ sản bình quân theo đầu người của Nhật Bản luôn đứng đầu thế giới. Năm 1993 mức tiêu thụ tính theo đầu người về thuỷ sản là 67,8 kg, gấp 5 lần mức trung bình của thế giới (13,4kg/người.năm). Hằng năm, mỗi hộ gia đình Nhật Bản chi tiêu khoảng 37.000 yên cho thực phẩm thuỷ sản, chiếm khoảng 13% tổng tiêu cho thực phẩm. Tuy nhiên, từ năm 1998 trở lại đây mức tiêu thụ thuỷ sản Nhật Bản đã giảm một cách rõ rệt năm 2005 tiêu thụ thuỷ sản ở Nhật Bản chỉ đạt gần 13kg/ người/năm. Nguyên nhân của tình trạng trên một phần do nền kinh tế suy yếu, thu nhập của các hộ gia đình người Nhật giảm nhưng một nguyên nhân chính dẫn đến xu hướng này tại Nhật Bản là do người Nhật đang thay đổi sở thích tiêu dùng của họ từ ăn thuỷ sản sang ăn thịt. Tuy nhiên tiêu thụ thuỷ sản ở Nhật chỉ giảm đối với một số loại chứ không phải với tất cả.
Nếu xét theo nhóm sản phẩm nhập khẩu chính, nhóm các sản phẩm tươi, ướp đá hoặc đông lạnh được xếp hàng cao nhất cả về khối lượng và giá trị; sau đó là nhóm các sản phẩm chế biến hoặc bảo quản đứng thứ hai và nhóm các sản phẩm tươi sống đứng thứ ba. Sau cùng là nhóm các sản phảm muối khô và xông khói.
Nhóm mặt hàng tươi ướp đá hoặc đông lạnh nhập khẩu vào Nhật Bản bao gồm các nhóm sản phẩm chính là tôm, cá ngừ, cá hồi, cua, nhuyễn thể đầu chân mực...
Trong đó đứng đầu nhóm sản phẩm thuỷ sản tươi sống được nhập khẩu nhiều nhất là tôm, trong đó tôm đông lạnh chiếm tỷ trọng 80% (trong tôm đông lạnh tôm sú chiếm 30%), đạt 239.935 tấn, giá trị 228,96 tỷ yên (xấp xỉ 1,92 tỷ USD), chiếm 13,72 tổng giá trị nhập khẩu năm 2005.
Đứng thứ hai về giá trị nhập khẩu thuỷ sản tươi ướp đá hoặc đông lạnh nhập khẩu vào Nhật Bản là cá ngừ với 12,99% tổng giá trị nhập khẩu thuỷ sản của Nhật Bản. Năm 2005, nhập khẩu cá ngừ tươi, ướp đá đông lạnh cũng đạt 216,77 tỷ yên (1,8 tỷ USD). Trong mấy năm gần đây khối lượng nhập khẩu cũng dao động và không có xu hướng rõ rệt trong 3 năm (2003-2005). Trong tổng khối lượng nhập khẩu, nhiều nhất là cá ngừ vây vàng, tiếp theo là cá ngừ mắt to và vây dài.
Cá Hồi là mặt hàng đứng thứ 3 về giá trị nhập khẩu sau tôm và cá ngừ, chiếm khoảng 6,49% tổng giá trị nhập khẩu thuỷ sản, đạt 108,35 tỷ yên năm 2005 (906,72 triệu USD), có xu hướng tăng về giá trị trong 3 năm gần đây, tăng 4,2% so với năm 2004.
Cua là mặt hàng đứng thứ 4 về giá trị nhập khẩu, chiếm 4,12 % tổng giá trị nhập khẩu thuỷ sản của Nhật Bản. Năm 2005, nhập khẩu cua tươi, ướp đá hoặc đông lạnh đạt 68,83 tỷ yên (576.012 triệu USD) giảm 14,7% so với năm 2004.
Đứng thứ năm về giá trị nhập khẩu là nhuyễn thể chân đầu tươi, ướp đá và đông lạnh chiếm 3,67% tổng nhập khẩu của Nhật Bản, đạt giá trị 61,27 tỷ yên (512,277 triệu USD). Cũng giống như các nhóm mặt hàng trên khối lượng nhập khẩu nhuyễn thể của Nhật Bản có xu hướng giảm trong 3 năm 2003-2005
Nếu xét theo khối lượng nhập khẩu thì bột cá là mặt hàng có khối lượng nhập khẩu cao nhất trong tổng nhập khẩu thuỷ sản của Nhật Bản. Sau khi đạt đỉnh cao 594.325 tấn năm 1995, khối lượng bột cá nhập khẩu có chiều hướng giảm xuống, giảm mạnh vào năm 1998 xuống mức 329.792 tấn. Năm 2005, nhập khẩu bột cá của Nhật Bản đạt 372.639 tấn, giá trị 28,36 tỷ yên (237,35 triệu USD), giảm 6,5% khối lượng và 6,3% về giá trị so với năm 2004. Nhìn chung cả khối lượng và giá trị mặt hàng này đều lên xuống qua các năm theo xu hướng đồ thị hình sin.
Ngoài các nhóm hàng thuỷ sản nhập khẩu nêu trên hàng năm Nhật Bản cũng nhập khẩu một lượng thuỷ sản đóng hộp không nhỏ. Hàng năm Nhật Bản nhập khẩu khoảng trên dưới 25 nghìn tấn thuỷ sản đóng hộp. Năm 2000 kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này đạt 13 tỷ yên, giảm 29% so với mức 18,3 tỷ yên năm 1997. Nguyên nhân của việc sụt giảm này là do nhập khẩu quá nhiều đồ hộp cá ngừ giá rẻ chủ yếu từ Thái Lan, Inđônêxia và một số nước khác.
Nhật Bản nhập khẩu thuỷ sản từ 15 nước chính sau đây, trong đó Việt Nam là nước cung cấp đứng thứ 9 với thị phần chiếm 4,65%.
Các nước xuất khẩu thuỷ sản chính cho thị trường Nhật Bản.
Để thâm nhập vào thị trường Nhật Bản các Doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường này cũng cần tìm hiểu rõ hệ thống phân phối thuỷ sản tại Nhật Bản trong đó ít nhất 70% sản phẩm thuỷ sản được phân phối thông qua thị trường bán buôn nhưng hầu hết thuỷ sản đông lạnh nhập khẩu như cá ngừ, tôm, cá hồi đông lạnh được phân phối theo các kênh chuyên biệt.
Có hai loại chợ buôn thuỷ sản được điều chỉnh bằng luật thị trường bán buôn thuỷ sản gồm chợ bán buôn trung ương (chợ phục vụ cho trên 20 vạn dân, do Tổng cục thuỷ sản quản lý và Chợ bán buôn địa phương (do tỉnh thành phố quản lý). Ngoài ra Nhật Bản còn có chợ cá quy mô nhỏ nhưng không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật thuỷ sản.
2 Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào thị trường Nhật Bản.
Hàng thuỷ sản là một trong ba sản phẩm truyền thống của Việt Nam (dầu thô, hàng dệt may, hàng thuỷ sản) xuất khẩu sang Nhật Bản. Đây là các mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam. Chỉ riêng ba mặt hàng này thường xuyên chiếm trên 60% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản.
2.1 Cơ cấu sản phẩm việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản
Các mặt hàng thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản thường được chế biến dưới dạng đông lạnh, ướp đông, tươi, tẩm ướp gia vị, và một số loại ở dạng đồ hộp. Trong số các mặt hàng thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản, các mặt hàng tôm các loại, cá ngừ các dạng, nhuyễn thể đông lạnh luôn là ba mặt hàng chính chiếm tỷ trọng lớn (trên 75% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam sang Nhật Bản). Tỷ trọng của từng nhóm mặt hàng này qua từng năm chỉ tăng giảm nhỏ, dao động từ 1-2%. Có thể nói, cơ cấu xuất khẩu của các nhóm mặt hàng này là ổn định trong tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Nhật Bản. Đây cũng là những mặt hàng mà Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu mạnh nhất. Trong đó, nhóm mặt hàng tôm chiếm tỷ trọng cao nhất với tỷ trọng trên 60%.
Cỏc mặt hàng TS của VN xuất khẩu sang Nhật Bản, 1997-2005
Đơn vị: 1000 USD
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Tụm ĐL
221.390
215.261
240.133
291.035
289.606
345.394
388.541
521.427
517.831
Cỏ ĐL (trừ cỏ ngừ)
35.083
24.610
19.868
26.348
25.330
33.575
43.288
50.527
53.621
Mực ĐL
45.786
45.350
39.453
41.958
46.368
46.438
35.534
46.173
50.573
Bạch tuộc ĐL
22.246
12.151
15.996
12.046
14.667
18.228
20.421
29.295
27.247
Mực khụ
21.922
17.121
14.997
15.369
13.198
17.326
10.766
20.255
17.225
Cỏ khụ
3.993
3.304
2.415
2.537
2.304
3.526
1.609
4.315
7.537
Ruốc khụ
2.684
3.253
2.853
2.893
2.520
2.389
2.005
2.582
1.865
Cỏ ngừ ĐL
2.614
8.345
9.685
11.700
21.258
21.737
10.778
8.630
13.027
Mặt hàng khỏc
27.058
28.142
37.673
65.587
50.650
48.846
69.896
88.991
111.842
Tổng cộng
382.776
357.537
383.073
469.473
465.901
537.459
582.838
772.195
785.876
Nguồn : Trung tõm Tin học - Bộ Thuỷ sản
Tôm xuất khẩu của Việt Nam là mặt hàng rất được ưa chuộng tại thị trường Nhật chiếm 67,% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Nhật Bản. Trong mấy năm gần đây (2001-2004), nhập khẩu tôm của Nhật Bản từ Việt Nam có xu hướng tăng. Năm 2004, nhập khẩu tôm đông lạnh của Nhật Bản từ Việt Nam đạt khối lượng 62.451 tấn, giá trị trên 521,42 triệu USD, tăng 22% về khối lượng, 34,2% về giá trị so với năm 2003 và tăng 26,9% về khối lượng, 50,9% về giá trị so với năm 2002. Nhưng năm 2005 đạt 61.963 tấn, giá trị 517,83 triệu USD, giảm nhẹ khoảng 0,8% về khối lượng và 0,7% về giá trị so với năm 2004. Tuy nhiên trong những năm qua tôm xuất khẩu của Việt Nam chỉ đứng ở vị trí thứ tư và phải cạnh tranh với hàng thuỷ sản có nguồn gốc từ ấn độ, Inđônêxia, Thái Lan. Công nghệ chế biến thuỷ sản của các nước này phát triển hơn nhiều so với Việt Nam, đặc biệt là Thái Lan với hệ thống quản lý chất lượng khắt khe nên chất lượng xuất khẩu và giá xuất khẩu thuỷ sản của Thái Lan thường rất cao.
Cá ngừ là mặt hàng lớn thứ 2 trong tổng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Nhật Bản. Năm 2004, cá ngừ của Việt Nam sang thị trường này chiếm 19% tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam, đạt giá trị 13,02 triệu USD, đứng thứ sau Mỹ (37%) trong danh sách thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam. Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản chỉ chiếm được một lượng nhỏ trong tổng cá ngừ nhập khẩu của thịt trường Nhật Bản (2.819,9 tấn), (trong đó chiếm 3,5% tổng nhập khẩu cá ngừ mắt to tươi của Nhật Bản và 4,8% tổng nhập khẩu cá ngừ vây vàng tươi của Nhật Bản.) Mặt hàng cá ngừ của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản luôn phải đương đầu với sự cạnh tranh gay gắt. Ngoài ra, việc nhập khẩu cá ngừ còn chịu ảnh hưởng của các rào cản về vệ sinh an toàn thực phẩm, như quy định về hàm lượng thuỷ ngân trong cá ngừ nhập khẩu.
Nhóm mặt hàng nhuyễn thể gồm: bạch tuộc, mực ống, mực nang. Trên thị trường Nhật Bản, bạch tuộc của Việt Nam phải cạnh tranh với bạch tuộc có nguồn gốc từ Tây Phi nơi có nguồn nguyên liệu dồi dào và giá xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản ngày càng giảm. Đối với sản phẩm mực nang hiện nay Việt Nam là nước đứng thứ hai về cung cấp mực nang cho Nhật Bản sau Thái Lan.
Nhìn chung hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản thường có giá cả thấp hơn một số nước, chất lượng đã có thể cạnh tranh được song cần nâng cao khâu bảo quản sau khai
2.2 Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào Nhật Bản
Nhìn vào biểu đồ trên ta có thể thấy trong vòng 10 năm từ năm 1997–2007, thuỷ sản Việt Nam đã có bước tiến dài trong việc thâm nhập thị trường Nhật Bản. Năm 1997 kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào thị trường này chỉ đạt 382.776.000 USD sau mười năm kim ngạch xuất khẩu đã tăng lên gần 2 lần (754.000.000 USD năm 2007). Kim ngạch thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản tăng dần đều từ năm 1997 đến năm 2004 và đạt mức cao nhất vào năm 2006 với 844.000.000 USD. Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam xuất sang thị trường Nhật Bản là biểu đồ tăng trưởng hình sin với một năm tăng và năm tiếp sau giảm về khối lượng kim ngạch xuất khẩu. Điều này chứng tỏ tăng trưởng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản vẫn còn thiếu ổn định và có nhiều điểm yếu tiềm ẩn.
Năm 2006 Nhật Bản chính thức áp dụng Luật thực phẩm sửa đổi, trong đó có những quy định chặt chẽ hơn về dư lượng hoá chất, kháng sinh trong thực phẩm nhập khẩu. Chinh việc áp dụng luật này đã bộc lộ rõ những điểm yếu còn tồn tại của chất lượng sản phẩm thuỷ sản Việt Nam với việc hàng loạt các lô hàng thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản bị phát hiện có chứa dư lượng thuốc kháng sinh. Trong năm này hàng loạt các lô hàng thuỷ sản của Việt Nam nhập khẩu vào Nhật Bản bị phát hiện nhiễm chất Chlorampheningcol và đặc biệt một số lô nhiễm AOZ. Bên phía Nhật Bản đã nhiều lần cảnh báo phía doanh nghiệp Việt Nam về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng tình trạng trên vẫn còn tái diễn nhiều lần tại nhiều doanh nghiệp xuất khẩu vào Nhật Bản. Đến tháng 12 năm 2006, Nhật Bản chính thức áp dụng lệnh kiểm tra100% đối với các sản phẩm tôm tự nhiên (kể cả sơ chế) có xuất xứ từ Việt Nam. Như vậy, mặt hàng tôm của Việt Nam, không phân biệt tôm nuôi hay tôm tự nhiên đều bị Nhật áp dụng lệnh kiểm tra 100%. Lệnh kiểm tra này đã trực tiếp làm tăng chi phí xuất khẩu các sản phẩm tôm của Việt Nam và gián tiếp làm giảm kim ngạch xuất khẩu của thuỷ sản sang thị tr._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 37311.doc