Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trong giai đoạn 2005-2010

Chương I Vai trò của xuất khẩu thuỷ sản với sự phát triển kinh tế xã hội I .Vai trò của ngoại thương đến tăng trưởng - phát triển kinh tế. 1. Các khái niệm - Ngoại thương Là sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các quốc gia (hàng hoá hữu hình và hàng hoá vô hình) thông qua mua bán, lấy tiền tệ làm môi giới, tuân theo nguyên tắc trao đổi ngang giá nhằm đưa lại lợi ích cho các bên. - Các hoạt động của ngoại thương + Nhập khẩu: Là hoạt động một quốc gia mua hàng hoá, dịch vụ của các quốc gia

doc101 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1522 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trong giai đoạn 2005-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khác lấy tiền tệ làm môi giới theo nguyên tắc ngang giá. + Xuất khẩu: Là việc một quốc gia xuất bán hay trao đổi hàng hoá, dịch vụ của mình cho quốc gia khác theo nguyên tắc ngang giá nhằm đưa lại lợi ích cho các bên. Xuất khẩu hàng hoá hữu hình (nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, lương thực…) thông qua xuất khẩu trực tiếp hoặc xuất khẩu uỷ thác. Xuất khẩu hàng hoá vô hình (các bí quyết công nghệ, bằng phát minh sáng chế, phần mềm…) thông qua xuất khẩu trực tiếp hoặc xuất khẩu uỷ thác. Gia công thuê cho nước ngoài: Là việc nước ngoài chuyển các nguyên liệu đầu vào cần thiết cho nước gia công thuê theo hợp đồng giữa hai bên. Hình thức này chủ yếu tận dụng ưu thế về giá lao động ở nước gia công thuê. Thuê nước ngoài gia công: Là việc chuyển hết các nguyên liệu đầu vào cần thiết sang cho nước được thuê gia công theo hợp đồng giữa hai bên. Thường được áp dụng ở thị trường có giá lao động cao hoặc thị trường có trình độ gia công thấp kém. Tái xuất khẩu: Người ta tạm thời nhập hàng hoá bên ngoài vào sau đó lại tiến hành xuất khẩu cho một nước thứ 3 với điều kiện hàng hoá đó không qua gia công chế biến để thu được phần chênh lệch về giá. Xuất khẩu tại chỗ: Trong trường hợp này hàng hoá và dịch vụ có thể chưa vượt ra khỏi biên giới một quốc gia nhưng ý nghĩa của nó tương tự như hoạt động xuất khẩu. Đó là việc cung cấp hàng hoá và dịch vụ cho các ngoại giao đoàn, cho khách du lịch quốc tế... Hoạt động này có thể thu được lợi nhuận cao do giảm bớt chi phí bao bì đóng gói, chi phí bảo quản, chi phí vận tải, thời gian thu hồi vốn nhanh. 2. Vai trò của ngoại thương. 2.1 Ngoại thương mở rộng khả năng sản xuất và tiêu dùng của một nước. *Trong điều kiện sản xuất cố định Giả sử nền kinh tế sản xuất và tiêu dùng 2 sản phẩm X, Y . Đườnđường giới hạn khả năng sản xuất. Trên mỗi điểm trên đường ee, nền kinh tế sản xuất và tiêu dùng một khối lượng x hàng hoá X và y hàng hoá Y. Y e t y1 y2 O Đường giới hạn khả năng sản xuất a b x1 e x2 t’ X Biểu đồ 1 - Nếu một nước không có ngoại thương, nền kinh tế chỉ được tiêu dùng số lượng hàng hoá sản xuất ra. Khi đó đường giới hạn khả năng sản xuất chính là đường giới hạn khả năng tiêu dùng - Nếu một nước có hoạt động ngoại thương, giả sử nền kinh tế đang sản xuất ở điểm a và hàng Y có thể đổi lấy hàng X qua con đường thương mại quốc tế. Khả năng tiêu thụ bây giờ được biểu hiện bằng đường tt đi qua điểm a. Độ dốc của đường tt chỉ ra lượng hàng Y đổi lấy một đơn vị hàng hoá X trên thị trường thế giới. Mặc dù sản xuất ở mức cố định a nhưng mức tiêu dùng có thể ở bất cứ điểm nào trên đường tt. Nếu mức tiêu dùng ở điểm b, khi đó sẽ nhập khẩu (x2 - x1) đơn vị sản phẩm X, xuất khẩu (y1 – y2) đơn vị sản phẩm Y. Do điểm b nằm bên ngoài đường giới hạn khả năng sản xuất nên ở đây có lợi ích thương mại tiềm năng. Người tiêu dùng không còn bị giới hạn bởi khả năng sản xuất của nước mình. Lợi ích thương mại ở đây được thể hiện ở chỗ do đổi một số sản phẩm Y lấy một lượng hàng hoá X. Và như vậy, người dân được tiêu dùng nhiều sản phẩm X hơn lượng hàng hoá sản xuất trong nước. * Trong điều kiện sản xuất trong nước thay đổi. Một cơ hội khác để mở rộng khả năng tiêu dùng của đất nước thông qua ngoại thương đó là lượng hàng hoá sản xuất ra có thể thay đổi một cách có lợi dựa trên cơ sở giá cả trên thị trường thế giới. Một nước có thể sản xuất ra những sản phẩm hàng hoá có giá trị trên thị trường thế giới. Y t’ e y3 t y1 y2 O x3 x1 e x2 t t’ X Đường giới hạn khả năng sản xuất d b a c Biểu đồ 2 - Nếu thay đổi điểm sản xuất từ a sang c bằng cách tăng mức độ chuyên môn hoá sản xuất sản phẩm Y, và hàng Y có lợi khi đổi lấy X qua con đường ngoại thương thì khả năng tiêu thụ bây giờ được biểu diễn bằng đường t’t’ qua điểm c. Độ dốc của đường t’t’ chỉ ra lượng hàng Y đổi lấy một đơn vị hàng hoá X trên thị trường thế giới. Với bất kỳ điểm nào trên đường giới hạn khả năng sản xuất tt cũng có điểm tương ứng trên đường t’t’ cho phép tiêu dùng nhiều hơn cả hai loại sản phẩm. - Lợi ích của việc chuyển đổi từ tình trạng không có ngoại thương (a) sang tình trạng có ngoại thương (b) là những lợi ích của ngoại thương đối với một quốc gia. Khi sản xuất sản phẩm Y tăng lên và sản phẩm X giảm xuống, một quốc gia có thể chuyển tới điểm d bằng cách sản xuất nhiều hàng hoá Y là loại hàng mà quốc gia đó có lợi thế so sánh và đổi lấy sản phẩm bố sung của hàng hoá X bằng ngoại thương. 2.2 Các nước có nền kinh tế quy mô nhỏ có lợi khi tham gia hoạt động ngoại thương. - Những điều kiện tham gia thương mại quốc tế của những nước có nền kinh tế quy mô nhỏ: Chấp nhận những điều kiện giá quốc tế về cả hàng hoá xuất khẩu và nhập khẩu. Các sản phẩm hàng hoá sản xuất ra ở các nước này do quy mô nhỏ nên không có khả năng thay đổi giá quốc tế do sự tồn tại của những sản phẩm cạnh tranh tương tự được sản xuất ở các nước khác. Có thể xuất khẩu hoặc nhập khẩu mọi hàng hoá mong muốn ở mức giá quốc tế. Khi lượng cung lớn hơn lượng cầu, xuất khẩu làm tăng mức giá lên trên mức giá tự cung tự cấp trong nước. Khi lượng cung thấp hơn lượng cầu, nhập khẩu làm giảm mức giá thấp hơn mức giá tự cung tự cấp. Hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu không diễn ra khi trong nước lượng hàng cầu cân bằng với lượng hàng cung và giá cân bằng trong nước bằng giá quốc tế. - Nền kinh tế có quy mô nhỏ tham gia vào thương mại quốc tế là một nền kinh tế chấp nhận giá cả của hàng hoá và dịch vụ có thể buôn bán trên thị trường thế giới. Nền kinh tế có thể xuất khẩu hàng hoá dịch vụ mà mức cung vượt quá mức cầu trong nước tính theo giá quốc tế và nhập khẩu những hàng hoá mà mức cầu vượt quá mức cung trong nước tính theo giá quốc tế. Đối với nền kinh tế tham gia hoạt động ngoại thương, sự thay đổi về cung cầu trong nước có ảnh hưởng đến sự thay đổi lượng hàng hoá xuất khẩu và nhập khẩu không làm ảnh hưởng đến giá cả hàng hoá trong nước. Như vậy trong bất kỳ trường hợp nào dù giá tăng hay giảm nền kinh tế với quymô nhỏ cũng không bị chịu quá nhiều thiệt hại, ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô của nền kinh tế. 2.3 Ngoại thương là động lực thúc đẩy kinh tế tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu ngành. Trong nền kinh tế hàng hoá, sản xuất muốn phát triển sản phẩm phải được tiêu thụ. Thương mại tiêu thụ sản phẩm hàng hoá ở thị trường trong nước và thị trường thế giới đã thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng. Hoạt động thương mại quốc tế của một quốc gia ảnh hưởng trực tiếp và tích cực đối với phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành trong nền kinh tế. Ngoại thương đưa đến việc sử dụng hết các nguồn lực trong nước một cách có hiệu quả. Có thể do nhu cầu không lớn và không có ngoại thương, ở một nước có tình trạng sử dụng không hết nguồn lực hoặc các nguồn lực phân bổ không hiệu quả. Nhờ ngoại thương, nước này có thể chuyển từ điểm sản xuất không hiệu quả bên trong đường giới hạn khả năng sản xuất sagn điểm có hiệu qủa trên đường giới hạn khả năng sản xuất. Việc mở rộng hoạt động ngoại thương đã tạo ra sự phân công lao động hợp lý và có hiệu quả. Đây là điểm quan trọng đặc biệt đối với các đơn vị kinh tế của các nước có tham gia ngoại thương. Thương mại quốc tế tạo điều kiện chuyển dịch quốc tế công nghệ mới, phương pháp tổ chức quản lý kinh doanh mới… làm cho hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao. Ngoại thương khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư quốc tế. Trong trường hợp đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một nước nào đó thì cùng với luồng vốn nước ngoài vào thường đi kèm với công nghệ kỹ thuật mới, các chuyên gia có kinh nghiệm tổ chức và quản lý kinh doanh. Đối với các nước đang phát triển, việc nhập khẩu hàng hoá, đặc biệt là những sản phẩm mới, kỹ thuật cao từ các nước phát triển không chỉ thoả mãn nhu cầu tiêu dùng mà còn kích thích sản xuất trong nước phát triển. Ngoại thương cũng là vũ khí chống độc quyền, bởi vì chúng đòi hỏi các nhà sản xuất trong nước tăng cường sức mạnh kinh tế để đối phó cạnh tranh với các nhà sản xuất nước ngoài. Ngoại thương đóng vai trò quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế. Nhờ có giao lưu, trao đổi với nước ngoài mà năng lực sản xuất của quốc gia tăng lên, trình độ công nghệ tăng lên, chất lượng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ tăng lên… Với cơ chế tác động chéo của các ngành nghề trong nền kinh tế kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu tương ứng là cơ sở cho tăng trưởng và phát triển kinh tế. 2.4 Ngoại thương góp phần phát triển xã hội. Phát triển xã hội không chỉ là tăng trưởng kinh tế mà phải nâng cao được hiệu quả phục vụ con người. Mọi mục tiêu của các hoạt động kinh tế vẫn là nhằm đáp ứng tốt hơn nữa những đòi hỏi, yêu cầu của con người. Kinh tế tăng trưởng kéo theo thu nhập của người dân tăng lên, đời sống của nhân dân được cải thiện. Nhờ có ngoại thương mà mỗi năm tạo thêm được hàng triệu việc làm cho nền kinh tế, nâng cao đời sống vật chất cho nhân dân. Bên cạnh những lợi ích về mặt kinh tế do ngoại thương mang lại, khả năng giao lưu văn hoá giữa các quốc gia, các dân tộc trên thế giới ngày càng được mở rộng. Mỗi quốc gia mỗi vùng miền có cơ hội tiếp cận với những nền văn hoá mới đồng thời giới thiệu được những nét đặc sắc của quốc gia, dân tộc mình cho thế giới. Sự giao lưu giữa các nền văn hoá làm cho nhận thức của con người tăng lên, các nhu cầu được đáp ứng một cách đầy đủ hơn, là điều kiện cần thiết cho sự phát triển toàn diện của mỗi cá nhân. Một nền kinh tế mở sẽ thu hút được lượng viện trợ nước ngoài, các chương trình hỗ trợ cho các nước đang phát triển nhằm mục tiêu xoá đói giảm nghèo, nâng cao phúc lợi xã hội, tạo ra cơ hội đạt được bình đẳng giới. Đây là hoạt động rất thiết thực góp phần vào phát triển xã hội. Như vậy ngoại thương tác động tích cực đến cả mặt kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia. Ngoại thương cung cấp những trợ lực vô giá đến quá trình phát triển kinh tế xã hội. Trong xu thế phát triển kinh tế thế giới, ngày nay tất cả các nước đều coi trọng phát triển ngoại thương. II . Vị trí, vai trò của ngành thuỷ sản với nền kinh tế quốc dân 1. Khái niệm và những đặc điểm riêng của ngành thuỷ sản trong nền kinh tế quốc dân 1.1 Khái niệm về ngành thuỷ sản trong nền kinh tế quốc dân - Ngành thủy sản là một bộ phận hay còn gọi là một phân ngành của nông nghiệp bởi ngành thuỷ sản có những đặc điểm cơ bản của nông nghiệp nói chung. Tư liệu sản xuất chủ yếu của ngành thuỷ sản là mặt nước, đối tượng lao động là những sinh vật thuỷ sinh, kết quả sản xuất của ngành là những sản phẩm sinh vật, những đối tượng sinh học. Mặc dù có những đặc điểm tương tự nông nghiệp, ngàh thuỷ sản vẫn có tính độc lập tương đối về kinh tế, kỹ thuật và môi trường. Tính độc lập tương đối về kinh tế biểu hiện ở chỗ trong ngàng thuỷ sản người ta rất khó phân biệt rạch ròi về quyền sở hữu, quản lý và sử dụng thuỷ vực và các nguồn lợi thuỷ sản nhất là đối với các khu vực con sông, cửa biển, vùng vịnh hay vùng biển. Về mặt kỹ thuật, tính độc lập tương đối thể hiện ở chỗ ngành thuỷ sản cũng đòi hỏi phải có một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật riêng phục vụ cho nuôi trồng hay đánh bắt. Về môi trường hoạt động của ngành thuỷ sản cũng có thể tự gây ô nhiễm cho môi trường nước , lại cũng có thể làm các thuỷ vực và nguồn lợi thuỷ sản bị ô nhiễm hay huỷ hoại do hoạt động của các ngành khác gây ra. Do vậy phát triển hài hoà thuỷ sản với các ngành khác là điều kiện phát triển bền vững của nông nghiệp nói chung. - Những hoạt động xuất phát điểm của ngành thuỷ sản gồm nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản. Tuỳ điều kiện cụ thể của mỗi vùng và mỗi địa phương về mặt nước và nguồn lợi thuỷ sản mà các địa phương đó coi trọng hoạt động nuôi trồng , đánh bắt hoặc kết hợp phát triển hài hoà các hoạt động nói trên. - Ngành thuỷ sản là ngành có tính chất liên ngành cao. Khi trình độ phát triển và nhu cầu xã hội còn thấp, sản xuất thuỷ sản có qui mô nhỏ, sản phẩm ít nên chỉ đáp ứng nhu cầu trực tiếp dưới dạng sản phẩm tươi. Khi quy mô sản xuất tăng lên, nhu cầu tiêu dùng của xã hội đa dạng và phức tạp thì việc chế biến phần lớn các sản phẩm đòi hỏi phải phát triển mạnh mẽ các ngành chuyên môn hoá hẹp như : Công nghiệp đánh bắt cá biển ; cơ khí chế tạo và sửa chữa tàu thuyền ; công nghiệp sản xuất thức ăn cho nuôi trồng thuỷ sản ; công nghiệp chế biến thuỷ sản. 1.2 Đặc điểm chủ yếu của sản xuất kinh doanh thuỷ sản 1.2.1 Đối tượng sản xuất là các sinh vật sống trong nước Các loài động thực vật sống trong môi trường nước là đối tượng sản xuất của ngành thuỷ sản. Môi trường nước mặt cho sản xuất thuỷ sản bao gồm có biển và các mặt nước trong nội địa. Những sinh vật sống trong môi trường nước là đối tượng lao động của ngành thuỷ sản có một số điểm đáng lưu ý sau: Về trữ lượng, khó xác định chính xác trữ lượng thuỷ sản có trong một ao hồ hay ngư trường. Đặc biệt ở các vùng mặt nước rộng lớn, các sinh vật có thể di chuyển tự do trong ngư trường hoặc di cư từ vùng này đến vùng khác không phụ thuộc vào ranh giới hành chính. Hướng di chuyển của các luồng tôm cá chịu tác động của nhiều nhân tố như thời tiết khí hậu, dòng chảy và đặc biệt là nguồn thức ăn tự nhiên. Để bảo vệ, tái tạo và khai thác có hiệu quả các nguồn lợi thuỷ sản, một mặt cần phân chia ranh giới mặt nước , mặt biển hay vùng biển giữa các địa phương hay các quốc gia nhưng mặt khác cũng cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa địa phương hay các nước nuôi trồng , đành bắt thuỷ hải sản. Đối với từng địa phương hay từng quốc gia, nếu không ngăn chặn có hiệu quả các phương pháp khai thác lạc hậu hoặc làm huỷ diệt các sinh vật trong nước có thể dẫn tới cạn kiệt nguồn thức ăn tự nhiên, do vâỵ có thể làm thay đổi nơi cư trú của các sinh vật dẫn đến làm nghèo hay cạn kiệt nguồn lợi thuỷ sản. Các loài sinh vật trong nước chịu ảnh hưởng của điều kiện thời tiết, khí hậu, dòng chảy, địa hình, thuỷ văn… Trong nuôi trồng thuỷ sản, cần tạo những điều kiện thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển cao của các loại thuỷ sản như : tạo dòng chảy bằng máy bơm, tạo oxy bằng quạt sục nước. Trong hoạt động khai thác , đánh bắt hải sản ,tính mùa vụ của từng loại thuỷ sản như sinh sản theo mùa, di cư theo mùa phụ thuộc vào thời tiết khí hậu, điều kiện thuỷ văn đã tạo nên tính phức tạp cả mùa vụ cả về không gian và thời gian. Điều kiện này đã tạo nên cơ sở khách quan của việc hình thành và phát triển nhiều ngành nghề khai thác khác nhau của ngư dân. Các sản phẩm thuỷ sản sau khi thu hoạch hoặc đánh bắt đều dễ bị hỏng vì chúng đều là những sản phẩm sinh vật bị tách ra khỏi môi trường sống. Để tránh tổn thất trong sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm đòi hỏi phải có sự liên hệ chặt chẽ giữa các khâu từ khai thác nuôi trồng đến chế biến và kinh doanh tiêu thụ sản phẩm ; từ khai thác đến đầu tư tái tạo nguồn lợi , đầu tư cơ sở hạ tầng dịch vụ một cách đồng bộ. Cần có những nghiên cứu cơ bản để nắm vững qui luật sinh trưởng và phát triển cuả từng giống, loài thuỷ sản như quy luật sinh sản , sinh trưởng, di cư, quy luật cạnh tranh quần đoàn, các tập tính ăn hay tự vệ… Trên cơ sở đó triển khai thực hiện các biện pháp nuôi trồng, khai thác phù hợp với yêu cầu nâng cao hiệu quả kinh tế, bảo vệ và phát triển nguồn lợi, đảm bảo phát triển bền vững ngành. 1.2.2 Thuỷ vực là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế - Các loại mặt nước bao gồm sông, hồ, ao, mặt nước ruộng, cửa sông, biển …gọi chung là thuỷ vực được sử dụng vào nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản. Tương tự như ruộng đất sử dụng vào nông nghiệp, thuỷ vực là tư kiệu sản xuất đặc biệt, không thể thay thế của ngành thuỷ sản. Không có thuỷ vực sẽ không có thuỷ sản. - Tuy nhiên , nước là yếu tố quan trọng với mọi ngành kinh tế thậm chí là điều kiện của sự sống. Do vậy thuỷ vực có thể được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau của con người như để điều hoà môi trường, đáp ứng nhu cầu giao thông thuỷ, du lịch sinh thái sông nước…Thông thường thuỷ vực được sử dụng theo hướng đa mục tiêu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng chúng. Ví dụ các ao hồ chứa nước thường dùng để nuôi cá kết hợp với chứa nước phục vụ nông nghiệp ; các con sông có thể phục vụ giao thông thuỷ…Để sử dụng hiệu quả và bảo vệ thuỷ vực cần chú ý: + Thực hiện quy hoạch các loại hình thuỷ vực và xác định hướng sử dụng thuỷ vực cho ngành thuỷ sản. Trong quy hoạch cần chú ý những thuỷ vực có mục đích sử dụng chính vào nuôi trồng thuỷ sản cần kết hợp với các hướng kinh doanh khác; còn những thuỷ vực được quy hoạch cho mục đích phát triển giao thông, thuỷ điện… là chính thì cần kết hợp với việc phát triển thuỷ sản để nâng cao hiệu quả sử dụng thuỷ vực. + Chú trọng bảo vệ môi trường nước, kể cả nước biển. Thực hiện các biện pháp nhằm ngăn chặn các nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước. Thường xuyên cải tạo thuỷ vực , tăng nguồn dinh dưỡng cho các thuỷ sinh vật nhằm nâng cao năng suất sinh học của thuỷ vực. Đây là điều kiện thực hiện thâm canh tăng năng suất các sinh vật nuôi trồng, điều kiện sử dụng thuỷ vực trong ngành thuỷ sản theo hướng thâm canh. + Sử dụng thuỷ vực một cách tiết kiệm, cần hạn chế việc chuyển đổi mục đích sử dụng thuỷ vực sang xây dựng cơ bản hay các mục đích khác. 1.2.3 Ngành thuỷ sản là ngành sản xuất vật chất có tính hỗn hợp, tính liên ngành cao Với tính cách là một ngành sản xuất vật chất, ngành thuỷ sản bao gồm nhiều hoạt động sản xuất cụ thể có tính chất tương đối khác nhau nhưng có mối liên quan chặt chẽ với nhau như: khai thác , nuôi trồng , chế biến và các dịch vụ thuỷ sản. Khi trình độ lực lượng sản xuất thấp kém, các hoạt động nói trên chưa tách biệt rõ ràng , thậm chí còn lồng vào nhau. Trong điều kiện đó, khối lượng sản phẩm sản xuất ra còn ít với chất lượng thấp và chủ yếu đáp ứng thị trường nhỏ hẹp. Ngày nay dưới tác động mạnh mẽ của sự phát triển lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội làm cho hoạt động sản xuất thuỷ sản được chuyên môn hoá ngày càng cao. Các hoạt động chuyên môn hoá có trình độ phát triển và quy mô tuỳ thuộc vào nhu cầu thị trường và mỗi hoạt động lại dựa trên nền tảng nhất định về cơ sở vật chất kỹ thuật và phương pháp công nghệ, tạo nên những ngành chuyên môn hoá hẹp có tính chất tương đối. Tuy vậy , do đặc điểm của sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm thuỷ sản, tính liên kết vốn có của các hoạt động khai thác, nuôi trồng, chế biến và dịch vụ thuỷ sản lại đòi hỏi phải gắn bó các ngành chuyên môn hoá hẹp nói trên trong một thể thống nhất, ở trình độ cao hơn mang tính liên ngành. Như vậy tính hỗn hợp và tính liên ngành cao của các hoạt động sản xuất vật chất tương đối khác nhau là đặc điểm của ngành thuỷ sản. Tính hỗn hợp và tính liên ngành cao của các hoạt động sản xuất có tính chất tương đối khác nhau làm cho ngành thuỷ sản có tính chât của cả sản xuất công nghiệp và nông nghịêp. Tính hỗn hợp và tính liên ngành cao của những hoạt động sản xuất có tính chất khác nhau như nói ở trên tạo thành cơ cấu sản xuất của ngành thuỷ sản. Cơ cấu sản xuất ngành thuỷ sản ( hay còn gọi là cơ cấu ngành ) là tập hợp các bộ phận những hoạt động sản xuất thuỷ sản tương tự nhau và mối quan hệ tương tác giữa các bộ phận đó hợp thành hệ thống sản xuất kinh doanh thuỷ sản. Cơ cấu ngành thuỷ sản được hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, phân công lao động xã hội và chuyên môn hoá sản xuất, hìng thành nên hai bộ phận sản xuất chủ yếu là nuôi trồng thuỷ sản và công nghiệp thuỷ sản với những chức năng khác nhau: -Nuôi trồng thuỷ sản : bộ phận sản xuất có tính chất nông nghiệp, thường được gọi là ngành nuôi trồng thuỷ sản , có chức năng duy trì , bổ sung tái tạo và phát triển nguồn lợi thuỷ sản để cung cấp sản phẩm trực tiếp cho tiêu dùng, xuất khẩu và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và các ngành khác -Công nghiệp thuỷ sản : bộ phận sản xuất có tính chất công nghiệp bao gồm khai thác và chế biến thuỷ sản. Những hoạt động này có nhiệm vụ khai thác nguồn lợi thuỷ sản và chế biến chúng thành những sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội và xuất khẩu. -Ngoài ra để phục vụ sản xuất kinh doanh còn có các hoạt động sản xuất phụ trợ và phục vụ khác như : đóng mới và sữa chữa tàu thuyền, sản xuất nước đá, sản xuất bao bì, ngụ cư v..v..Tất cả các hoạt động sản xuất phụ trợ và phục vụ nói trên cùng với nuôi trồng và công nghiệp thuỷ sản có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành cơ cấu thuỷ sản. 1.2.4 Sản xuất kinh doanh thuỷ sản đòi hỏi đầu tư ban đầu lớn , độ rủi ro cao Hầu hết các hoạt động nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thuỷ sản đều đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu tương đối lớn. Trong hoạt động nuôi trồng, nếu không kể những hoạt động nuôi cá trong ao hồ có sẵn, nuôi cá ruộng , nuôi lồng ở sông suối thì hầu hết các hoạt động đầu tư nuôi thuỷ sản đều cần vốn lớn như: đào ao thả cá trên đất canh tác hiệu quả thấp được chuyển đổi mục đích sử dụng; đầu tư cải tạo đầm nuôi trồng thuỷ sản ở ven biển, cửa sôngv..v..Trong hoạt động đánh bắt, nhất là đánh bắt xa bờ đòi hỏi vốn đầu tư đóng mới tàu thuyền lên tới hàng tỉ đồng. Nhu cầu đầu tư vốn ban đầu tương đối lớn cho phát triển của các hoạt động kinh tế như trên là vượt quá khả năng tự tích luỹ và đầu tư của từng chủ thể kinh tế trong ngành thuỷ sản, đặc biệt là khả năng của các hộ. Do vậy để phát triển thuỷ sản, Nhà nước phải xây dựng và thực hiện các chính sách cho vay vốn theo các chương trình phát triển riêng của ngành này như: cho vay trong chương trình khai thác xa bờ, tín dụng đầu tư xây dựng các cơ sở hậu cần dịch vụ nghề cá theo quy hoạch v..v.. Sản xuất nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên nhất là điều kiện thuỷ văn , bão , lũ. Đối với những nước như nước ta có bờ biển dài, diễn biến bão lũ phức tạp.Để hạn chế tối đa những hậu quả có thể gây ra do thiên tai và khắc phục hậu quả thiên tai nhằm phục hồi sản xuất cần chú ý: -Cần đầu tư nhiều các phương tiện thực hiện dự báo khí tượng thuỷ văn phát hiện và cảnh báo sớm thiên tai cho ngư dân. Xây dựng cácvùng tránh bão cho tàu thuyền đánh cá , xây dựng lực lượng cứu hộ, cứu nạn chuyên nghiệp để bảo vệ tài sản và tính mạng của ngư dân -Ban hành và thực thi các chính sách ưu đãi cho các vùng, các hoạt động kinh doanh, nuôi trồng, khai thác hay chế biến của các chủ thể kinh doanh để khắc phục rủi ro hay thiên tai nhằm nhanh chóng ổn định và phát triển sản xuất. -Cần từng bước nghiên cứu xây dựng và thực hiện chính sách bảo hiểm đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngành thuỷ sản. 1.2.5 Sản xuất thuỷ sản mang tính thời vụ cao Dựa vào quy luật sinh trưởng và phát triển của động thực vật thủy sinh, con người tác động trực tiếp nhằm tạo ra sản phẩm cuối cùng có chất lượng và năng suất cao nhưng động thực vật nuôi trồng và khai thác còn phải chịu tác động của tự nhiên. Vì vậy thời gian lao động và thời gian sản xuất không trùng nhau đã tạo ra tính thời vụ của sản xuất thuỷ sản. 2.Tiềm năng phát triển thuỷ sản Việt Nam 2.1.Tiềm năng tài nguyên 2.1.1Điều kiện tự nhiên Việt Nam có bờ biển dài 3.260km ,12 đầm, phá,112 cửa sông, lạch trong đó 47 cửa có độ sâu từ 1,6-3 m , dễ đưa tàu cá công suất 140 cv ra vào khi có thuỷ triều. Hệ thống 4.000 hòn đảo, đặc biệt hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa có thể xây dựng được các cơ sở hạ tầng phục vụ khai thác xa bờ , nuôi trồng thuỷ sản và bảo vệ an ninh Tổ quốc. Biển Việt Nam bao gồm: (1) Vùng nội thuỷ và lãnh hải rộng 226.00 km2 ; (2) Vùng biển đặc quyền kinh tế rộng 1 triêuh km2. Có nhiều vụng , vịnh kín gió cho tàu thuyền trú đậu và để nuôi hải sản. Các đảo Bạch Long Vĩ, Lý Sơn, Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc, Hòn Khoai, Thổ Chu…thuộc ngư trường lớn, rất thuận lợi cho dịch vụ khai thác hải sản. Căn cứ vào đặc điểm địa hình và khí tượng thuỷ văn, có thể chia vùng biển và dải ven biển thành 3 vùng: 2.1.1.1Vùng vịnh Bắc Bộ -Được xác định từ vĩ tuyến 17oN trở lên với diện tích 88.675 km2 (Phần biển của Việt Nam ở phía Tây kinh tuyến 108o03’13”), vùng Vịnh Bắc Bộ tiếp nhận phù sa ở các hệ thống sông thuộc hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình và các sông Bắc Trung Bộ, bao bọc ba phía bằng đất liền, có thềm lục địa phẳng hơi lòng chảo, đáy là bùn cát, độ sâu dưới 10m, rất thuận tiện cho nghề khai thác bằng lưới kéo. -Vịnh chịu ảnh hưởng mạnh và trực tiếp của gió mùa Đông Bắc. Khi có gió mùa, nhiệt độ không khí và nước biển hạ thấp, biển thường có sóng lớn, cá chuyển ra khơi xa nhưng thuyền bè lại không ra khơi được. -Chế độ thuỷ triều : thuỷ triều lên đưa nước biển lấn sâu vào các cửa sông, tạo ra các vùng nước lợ với hệ sinh thái đa dạng, giàu dinh dưỡng, nguồn nước cũng được thay đổi thường xuyên, thuận lợi cho việc nuôi thuỷ sản nước mặn, lợ. -Tính chất gió mùa: Gió mùa Đông Bắc từ tháng 10 đến tháng 3 làm thời tiết khô lạnh, ảnh hưởng tới nuôi trồng thuỷ sản. Trong thời gian chuyển giữa gió mùa Đông Bắc và gió Tây Nam biển êm, thuận lợi cho khai thác , đặc biệt là nghề lưới vây và mành. 2.1.1.2Vùng biển miền Trung -Đặc điểm thềm lục địa vùng biển miền Trung là hẹp và dốc, chất đáy là bùn cát trộn lẫn vỏ sò, sâu đột ngột do đó không thuận lợi cho nghề khai thác cá đáy. Những nghề khai thác cá nổi như mành trà, mành đèn, lưỡi rê, câu, vây, chà, rạn, lờ, bóng là nghề truyền thống của ngư dân. -Vùng này nhiều đầm phá, có thể tận dụng mặt nước để nuôi thuỷ sản mặn, lợ dạng lồng bè rất tốt. Sông thường ngắn và đổ ra biển với tốc độ khá lớn. -Chịu ảnh hưởng của nhiều cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới hàng năm.Mưa, gió ,lũ lớn nhiều khi tràn vào đất liền, cửa sông gây ngập úng, phá vỡ các cống đập của các ao đầm nuôi tôm. Tuy nhiên nước mưa thoát nhanh , nước biển tràn vào ngay sau mưa bão nên độ mặn của nước khá ổn định, thuận lợi cho việc nuôi tôm, trồng rau câu. -Bờ biển nhiều bãi cát dài, độ mặn nước biển rất cao, thuận lợi cho việc nuôi luân trùng làm thức ăn cho ấu trùng tôm. -Vùng biển có nhiều rặng san hô, là một trong những hệ sinh thái có năng suất sinh học cao nhất, ngoài ra có nhiều loài tôm cua có giá trị kinh tế cao. -ở vùng biển này có một số bãi cá tốt ở vùng Nam Phú Quý, Nam Côn Đảo. Nguyên nhân tạo thành những ngư trường này là do hai dòng hải lưu nóng lạnh kết hợp với các dòng chảy tạo nên các vùng nước trồi ở ngoài khơi, các nguồn thức ăn sơ cấp ở bãi biển được đẩy lên tầng mặt, thu hút các đàn cá quần tụ kiếm mồi. 2.1.1.3Vùng biển Nam Bộ -Thêm lục địa ở đây ít dốc, đáy bùn cát, độ sâu trung bình dưới 10 m, rất thuận lợi cho nghề lưới kéo. -Nhiệt độ ổn định, rất ít bão do đó có thể khai thác quanh năm. -Vùng biển Nam Bộ là ngư trường chính của nghề cá nước ta. 2.1.2 Đặc điểm môi trường và tiềm năng nguồn lợi Diện tích vùng ven biển và vùng biển nước ta gấp 3 lần diện tích đất liền. Trải dài trên 13 vĩ độ, vùng ven biển và biển Việt Nam được chia thành 4 khu vực môi trường( hay còn gọi là vùng di trú của các loài thuỷ sinh vật), đó là môi trường nước mặn xa bờ, môi trường nước mặn gần bờ, môi trường nước lợ, môi trường nước ngọt 2.1.2.1Môi trường nước mặn xa bờ -Là vùng nước ngoài khơi thuộc vùng đặc quyền kinh tế. Khí hậu biển vừa có cả tính chất miền ôn đới và miền nhiệt đới. Chế độ khí hậu vừa mang tính chất biển vừa mang tính chất lục địa. -Ngoài khơi có 3 trũng nước sâu điển hình là: +Trũng Bắc Hoàng Sa +Trũng á kinh tuyến +Trũng Palawan -Vùng quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa có cấu tạo đặc biệt, tiềm năng chứa nguồn lợi sinh vật phong phú. -Nguồn lợi hải sản: +Cá nổi ngoài khơi gồm những loài cá có kích thước lớn hoặc vừa, sống ở vùng nước sâu, di động xa , điển hình cho đối tượng đánh bắt là cá thu ngừ, họ cá chuồn và chỉ vào gần bờ sinh sản kiếm ăn. Sống ở tầng nước trên, tập trung thành đàn. +Cá đáy biển sâu, điển hình là cá chào mào, cá bàn chân, cá đèn lồng, cá mú làn. Một số trong nhóm này là đối tượng quan trọng của nghề kéo đáy. Tuy nhiên, giá trị kinh tế của chúng không cao. +Cá rạn san hô có khoảng 340 loài, chiếm 16,6 % tổng số loài, kích thước thường nhỏ và vừa. 2.1.2.2Môi trường nước mặn gần bờ -Là vùng sinh thái quan trọng nhất đối với các loài thuỷ sinh vật vì có nguồn thức ăn cao nhất do các cửa sông lạch đem phù sa và các loại chất hữu cơ, vô cơ hoà tan làm thức ăn tốt cho các loài sinh vật bậc thấp để rồi chúng trở thành thức ăn cho tôm cá. -ở vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ có sản lượng khai thác cao nhất, có khả năng đạt 67% tổng sản lượng khai thác hải sản của cả nước. -Vịnh Bắc Bộ có trên 3000 hòn đảo nên có nhiều bãi triều quanh đảo có thể nuôi các loại nhuyễn thể có giá trị cao như trai ngọc, vẹm, hầu sông, hầu biển, bào ngư, sò huyết… -Nguồn lợi hải sản ước tính : trên 75 loài tôm, 25 loài mực, 7 loài bạch tuộc, 653 loài tảo biển, 90 loài rong kinh tế,298 loài san hô và 2100 loài .cá -Cá biển Việt Nam rất đa dạng, phân bổ theo mùa vụ rõ ràng nhưng số lượng loài trong một giống không nhiều, số lượng cá thể trong một loài không lớn.Trong thành phần cá khai thác được , chủ yếu gặp những loài có kích thước và khối lượng nhỏ sống gần bờ. Các đàn cá mang đặc điểm sinh thái gần bờ chiếm 67,8% trong khi các đàn mang tính đại dương chiếm 32,2%. -Theo số liệu dự báo về nguồn lợi thì nếu tính cả hai môi trường nước mặn, trữ lượng tổng cộng là 4.180.000 tấn , có thể cho phép khai thác 1,6-1,7 triệu tấn hải sản/năm trong đó cá đáy 856.000 tấn(51,5%),cá nổi nhỏ 684.000 tấn (41,2% ) , cá nổi đại dương 120.000-150.000 tấn (7,3%). Sản lượng hải sản cho phép khai thác trên từng vùng biển là : Vịnh Bắc Bộ 16,3%; Biển Tây Nam bộ 11,9%; biển Trung Bộ 14,3%; vùng gò nổi 0,15%; biển Đông Nam bộ 49,7%; cá nổi đại dương 7,35%. 2.1.2.3Môi trường nước lợ -Là vùng nước cửa sông, ven biển và vùng rừng ngập mặn, đầm, phá , nơi có sự pha trộn nước biển và nước ngọt từ các dòng sông đổ ra. Phụ thuộc vào mùa mưa, khô và thuỷ triều, nồng độ muối của môi trường nước lợ luôn thay đổi, điều đó thích hợp với các loài động thực vật thuỷ sinh có khả năng thích nghi, trong đó nhiều loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao như tôm he, tôm nương, tôm rảo, cá đối, cá vược…. -Rừng ngập mặn là bộ phận quan trọng của vùng sinh thái nước lợ có nguồn thức ăn quan trọng từ các thảm thực vật cho các loài động thực vật thuỷ sinh, là nơi nuôi dưỡng chính cho ấu trùng tôm he. Trong rừng ngập mặn nước ta cũng như ở vùng Đông Nam á nói chung có khoảng 230 loài giáp xác, 211 loài thân mềm, hàng trăm loài cá cũng như các loài động vật không xương khác. -Theo ước tính có khoảng 390.000 ha mặt nước lợ để nuôi thuỷ sản, trong đó có 290.440 ha được sử dụng nuôi quảng canh ( số liệu năm 1998). Các đối tượng nuôi vùng nước lợ là tôm._. ,vẹm , sò , cua ….Tôm là loài thuỷ sản được quan tâm nhất. -Mâu thuẫn lớn hiện nay là việc mở rộng diện tích nuôi tôm vùng nước lợ trái ngược với yêu cầu của việc bảo vệ và phát triển vùng rừng ngập mặn. Biện pháp giải quyết tốt nhất là lựa chọn những vùng nuôi thích hợp, diện tích nuôi thích hợp, kết hợp với kỹ thuật nuôi thâm canh để đảm bảo hiệu quả nuôi, tiết kiệm diện tích nuôi, giữ gìn và phát triển rừng ngập mặn. 2.1.2.4Môi trường nước ngọt -Nuôi cá ở ao hồ nhỏ nước ngọt là nghề nuôi truyền thống gắn với các hộ gia đình.Ngoài cá phong trào nuôi ba ba, lươn ếch, cá sấu, tôm càng xanh phát triển khá tốt. -Nuôi thuỷ sản ruộng trũng cũng là nghề nuôi lâu đời, trở thành tập quán của một số địa phương.Đến nay, diện tích ruộng trũng đưa vào nuôi thuỷ sản đạt năng suất 154-200 kg/ha. -Nuôi cá bè lồng trên sông , hồ chứa là dạng nuôi công nghiệp trên các loại mặt nước lớn như hồ sông.ở miền Bắc và miền Trung chủ yếu nuôi các trắm cỏ, ở miền Nam nuôi ba ba, lóc , bống , tượng. 2.1.3Các vùng kinh tế thuỷ sản 2.1.3.1Vùng đồng bằng sông Hồng -Sản lượng thuỷ sản năm 2001 : 213.184 tấn, trong đó khai thác 89.641 tấn, nuôi trồng: 123.543 tấn , bình quân cá ăn tính theo đầu người : 8,5 kg/năm. Riêng về xuất khẩu, những năm gần đây đạt khoảng 80-85 triệu USD. Nếu tính cả các doanh nghiệp trung ương đóng trong vùng thì đạt khoảng 90-95 triệu USD. -Trung tâm của vùng là Hải Phòng. Hải Phòng có sản lượng thuỷ sản cao nhất, những năm gần đây đạt trên 40 ngàn tấn / năm ( 2/3 từ khai thác, 1/3 từ nuôi trồng ), có 3 nhà máy chế biến thuỷ sản xuất khẩu, nhiều cơ sở chế biến nội địa, giá trị xuất khẩu những năm gần đây đạt 20-25 triệu USD. Đây cũng là đầu mối thu gom và đưa hàng đi khắp nơi. -Quảng Ninh là tỉnh có tiềm năng thứ hai trong vùng. Sản lượng thuỷ sản đạt 25000-30000 tấn/năm, trong đó 80% từ khai thác. Đây là thị trường thuỷ sản sôi động vì hàng thuỷ sản được tập trung để xuất khẩu, cả chính ngạch, tiểu ngạch và lậu qua biên giới Việt- Trung, hàng năm thu về 38-40 triệu USD. -Hà Nội là trung tâm tiêu thụ nội địa, với mức dân thường trú và khách vãng lai khoảng trên 5 triệu người, Hà Nội thường xuyên tiêu thụ 100.000 tấn thuỷ sản / năm. 2.1.3.2Vùng Bắc Trung bộ -Sản lượng thuỷ sản không lớn : khoảng 175.000 tấn. Sản lượng từ khai thác gấp 4 lần từ nuôi trồng. Xuất khẩu được 80-90 triệu USD/năm. -Trọng điểm kinh tế của vùng là Thanh Hoá , Nghệ An và Huế. Có sản lượng lớn nhất Thanh Hoá đã từng đạt giá trị kim ngạch cao nhất vùng : 8,5 triệu USD (1997) , Nghệ An có sản lượng : 42000 tấn, xuất khẩu được 12-14 triệu USD. Điểm đặc biệt của Nghệ An là có cả đường biển và đường sông thông ra quốc tế. Huế có sản lượng a16.600 tấn, xuất khẩu được 10-12 triệu USD . Có nhu cầu tiêu thụ thuỷ sản ngày một tăng vì đó là một điểm sáng trong bản đồ du lịch Việt Nam. 2.1.3.3Vùng duyên hải Nam Trung bộ -Sản lượng thuỷ sản khoảng hơn 300.000 tấn ( 21,1% so với tổng sản lượng toàn ngành ).Trong đó khai thác là chủ yếu, nuôi trồng chỉ được khoảng 20.000 tấn.Xuất khẩu hàng năm đạt 240-250 triệu USD , nếu kể cả doanh nghiệp Trung ương trong vùng thì lên tới 260-270 triệu USD -Trung tâm kinh tế của vùng là Đà Nẵng, Khánh Hoà, Bình Thuận. Đà Nẵng có dân số trên 2 triệu người, tiêu thụ khoảng hơn 40.000 tấn thuỷ sản/năm, sản lượng thuỷ sản hàng năm đạt 30 ngàn tấn, có khu công nghiệp chế biến thuỷ sản với 12 nhà máy đông lạnh, xuất khẩu 30-35 triệu USD / năm. Khánh Hoà có sản lượng lớn thứ hai trong vùng : 65 ngàn tấn. Tại đây có tới 18 nhà máy đông lạnh , xuất khẩu hàng năm đạt 120-122 triệu USD.Bình Thuận có sản lượng gần 132.000 tấn, có 5 nhà máy chế biến thuỷ sản xuất khẩu, hàng năm đạt 30-35 triệu USD. Ngoài ra nước mắm là một mặt hàng quan trọng của tỉnh. Ngoài xuất khẩu và tiêu thụ tại chỗ, thuỷ sản vùng này được chuyển về TP.Hồ Chí Minh, lên Tây Nguyên và tới vùng Đông Nam bộ. 2.1.3.4Vùng Đông Nam bộ -Sản lượng thuỷ sản ít, khoảng 215 ngàn tấn(8,9% so với cả nước). Là đầu mối xuất khẩu thuỷ sản lớn, mỗi năm xuất khoảng 230-240 triệu USD. -Trọng điểm của vùng là Bà Rịa – Vũng Tàu,nơi có sản lượng khá cao :140.000 tấn, và có 10 nhà máy chế biển thuỷ sản xuất khẩu, mỗi năm thu xấp xỉ 60-65 triệu USD. TP.Hồ Chí Minh là trung tâm công nghệ chế biến thuỷ sản,tiêu thụ và xuất khẩu thuỷ sản. Hàng năm, TP Hồ Chí Minh thu hút từ các tỉnh khác 300.000 tấn thuỷ sản để cung cấp nhu cầu tại chỗ và xuất khẩu. Thông thường, lượng tiêu thụ tại chỗ chiếm 220.000 tấn, thuỷ sản làm nguyên liệu cho xuất khẩu chiếm 60.000 tấn, còn lại 20.000 tấn chuyển đi nơi khác. Theo số liệu chưa đầy đủ, TP.Hồ Chí Minh có 46 nhà máy chế biến thuỷ sản với tổng công suất 240 tấn/ngày. Hàng năm các doanh nghiệp thuộc TP. Hồ Chí Minh xuất khẩu đạt trên 160 triệu USD, các doanh nghiệp thuộc Bộ thuỷ sản đạt 110-120 triệu USD. 2.1.3.5Vùng đồng bằng sông Cửu Long -Bao gồm 12 tỉnh, trong đó 7 tỉnh ven biển. Là vùng thuỷ sản trọng tâm của cả nước. Với diện tích 39.544 km2, dân số khoảng 18 triệu người, mật độ dân cư 419 người/km2 , sản lượng hàng năm của vùng đạt tới 1200 ngàn tấn ( 53% so với cả nước), trong đó khai thác đạt 830 ngàn tấn. Bình quân cá ăn đầu người 35,7 kg/năm. Về xuất khẩu , hàng năm vùng đạt khoảng 52-53% tổng giá trị xuất khẩu của toàn ngành . -Trọng điểm kinh tế của vùng là Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cần Thơ. Kiên Giang là tỉnh có sản lượng cao nhất toàn quốc, thường đạt 250-270 ngàn tấn/ năm, chiếm 12,8% so với tổng sản lượng toàn ngành, nhưng chủ yếu là nhờ khái thác và nguyên liệu phần lớn là cá. xuất khẩu đạt khoảng 40 triệu USD/năm. Cà Mau và Bạc Liêu có sản lượng đứng sau Kiên Giang, song có tới 100.000 tấn thu được từ nuôi tôm. Đã hình thành hệ thống các nhà máy chế biến xuất khẩu , xuất khẩu 360-390 triệu USD/năm. Cần Thơ tuy kém về sản lượng nhưng là vị trí trung tâm miền Tây nên cũng là một đầu mối thu gom thuỷ sản từ các tỉnh trong vùng, vừa tiêu thụ tại chỗ , vừa xuất khẩu trực tiếp. 2.1.3.6 Vùng miền núi và trung du Bắc Bộ -Gồm 12 tỉnh, diện tích rộng 79.367km2 , dân số 11 triệu người . Không có thế mạnh thuỷ sản , nuôi chỉ đạt 62,9 tấn/ năm nên mức bình quân cá ăn tính theo đầu người chỉ có 1,83 kg/năm. -Thế mạnh : nuôi thuỷ sản ở hồ chứa, nuôi các nước chảy. 2.1.3.7Vùng Tây Nguyên -Bao gồm 4 tỉnh, diện tích rộng 55.569 km2, dân số 2,9 triệu người. Sản lượng thuỷ sản rất nhỏ bé : 10.350 tấn, bình quân cá ăn theo đầu người : 2,2kg/năm. -Thế mạnh của vùng là nuôi cá hồ chứa, tận dụng sông suối đầu nguồn để kết hợp nuôi thuỷ sản với lâm ngiệp và du lịch. Từ những nét khái quát trên , có thể rút ra một số nhận xét về tiềm năng nguồn lợi thuỷ sản Việt Nam như sau: -Việt Nam là một nước rất có tiềm năng về phát triển thuỷ sản , bao gồm cả khai thác và nuôi trồng. -Với điều kiện tự nhiên, đặc điểm sinh thái, hệ thống các loài thuỷ sản Việt Nam rất phong phú và đa dạng. -Nguồn lợi thuỷ sản gần bờ đã cạn kiệt, không thể tiếp tục lạm thác được nữa. -Những vùng trọng điểm để phát triển thuỷ sản toàn quốc là đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng và vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Đặc biệt vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng duyên hải Nam Trung Bộ đã chiếm 70% tổng sản lượng thuỷ sản của cả nước. 2.2 Tiềm năng con người Việt Nam thuộc vào nước đông dân trên thế giới ( đứng thứ 13).Năm 2002, dân số nước ta đã đạt 80 triệu người, nhịp độ tăng trưởng bình quân là 1,7%/ năm. Có khoảng 75% dân số sống ở nông thôn, tại những vùng đồng bằng, trung du, cao nguyên,ven biển…,trong đó dân cư sống ở ven biển có nhịp độ tăng trưởng cao hơn mức bình quân của cả nước. Nước ta có 29 tỉnh tiếp xúc với biển. Dân cư ở vùng này chiếm 51% dân số toàn quốc, trong đó số người trực tiếp sống bằng nghề đánh cá chiếm 1,4 dân số toàn quốc. Các hộ hành nghề thuỷ sản có số nhân khẩu thường cao hơn so với các hộ khác, do trình độ nhận thức về kế hoạch hoá gia đình còn thấp và quan niệm sinh con trai để nối dõi, vì nghề cá vừa vất vả và nguy hiểm, cần phải có con trai để đảm đương. Tỉ lệ nam/nữ ở các vùng ven biển là 52/48. Dân cư Việt Nam nói chung là còn trẻ. Đó là một lợi thế bởi tuổi trẻ năng động, dễ thích nghi. Đặc biệt với dân cư vùng biển, do tỉ lệ sinh đẻ cao, đời sống thấp kém, tuổi thọ không cao nên tỉ trọng sức trẻ của nguồn lao động trong ngành thuỷ sản ngày một lớn. Tuy nhiên lợi thế này chưa được phát huy tốt vì trình độ văn hoá cũng như trình độ chuyên môn của lực lượng lao động này thấp. 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 -Số hộ TS -Nhân khẩu (ngàn người) -Lao động (ngàn người) 267941 1300,7 462,9 282098 1463,9 509,8 293464 1528,1 558,4 301952 1557,9 602,4 339673 1706,0 659,2 373640 1875,6 719,4 392322 1965,5 791,3 Như vậy với trạng thái dân số như trên, Việt Nam có khả năng cung cấp nguồn lao động dồi dào cho mọi ngành sản xuất của nền kinh tế quốc dân, trong đó có thuỷ sản để đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ những sản phẩm do ngành thuỷ sản tạo ra. Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng dân số cao ở các vùng ven biển cũng như yếu kém về nhận thức, trình độ văn hoá và trình độ chuyên môn của dân cư cũng đang là thách thức không nhỏ trước áp lực tạo công ăn việc làm và cải thiện đời sống của ngư dân. Đây chính là nhiệm vụ đang đặt ra với kinh tế đất nước nói chung và ngành thuỷ sản nói riêng. 3. Vị trí và vai trò của ngành 3.1.Ngành thuỷ sản cung cấp những sản phẩm thực phẩm quý cho tiêu dùng của dân cư, cung cấp nguyên liệu cho phát triển một số ngành khác. -Các kết quả nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng đã khẳng định hầu hết các loại thuỷ sản đều là thực phẩm giàu đạm, dễ tiêu hoá , phù hợp với sinh lý dinh dưỡng của mọi lứa tuổi. Càng ngày thuỷ sản càng được tin tưởng như một loại thực phẩm ít gây bệnh và chịu ít ảnh hưởng của ô nhiễm hơn. Xét về thành phần dinh dưỡng cho thấy : so với các loại thịt, các loại thực phẩm là thuỷ sản có chứa ít chất mỡ hơn, nhiều chất khoáng hơn mà chất đạm cũng khá cao. Theo công bố mới đây của FAO, thời kỳ 1995-1997, tổng sản lượng thuỷ sản thế giới đạt bình quân mỗi năm 119,4 triệu tấn. Phần sản lượng không được làm thực phẩm cho con người là 29,23 triệu tấn, phần sử dụng cho con người là 90,17 triệu tấn. Với số dân là 5,74 tỉ người, mức tiêu thụ thuỷ sản bình quân đầu người mỗi năm ở các nước công nghiệp: 28,4kg; ở các nước có nền kinh tế chuyển đổi :10,2kg và ở các nước thu nhập thấp thiểu thực phẩm là 13,1kg/người/năm -Ngành thuỷ sản cung cấp một phần thức ăn cho chăn nuôi, đặc biệt cho chế biến thức ăn chăn nuôi công nghiệp. Bột cá và các phế phẩm, phụ phẩm chế biến là các thức ăn giàu đạm được sử dụng làm thức ăn hoặc để chế biến thức ăn phục vụ chăn nuôi gia súc, gia cầm. Theo tính toán của FAO, hàng năm có khoảng trên 25% sản lượng thuỷ sản được sử dụng trực tiếp vào chế biến thức ăn chăn nuôi. ở nước ta, nhu cầu sử dụng bột cá cho chế biến thức ăn gia súc ngày càng tăng. Năm 1996, các cơ sở sản xuất thức ăn gia súc ở nước ta sản xuất được 10.000 tấn bột cá làm thức ăn chăn nuôi và đến năm 2000 con số này đạt khoảng 40.000 tấn. -Ngành thuỷ sản cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và một số ngành công nghiệp khác. Nguồn nguyên liệu cung cấp cho công nghiệp chế biến thực phẩm gồm tôm, cá, nhuyễn thể, rong biển…Các nguyên liệu thuỷ sản còn được làm nguyên liệu cho công nghiệp dược phẩm, mỹ nghệ… 3.2 Ngành thuỷ sản phát triển sẽ có đóng góp quan trọng trong tăng trưởng toàn ngành nông, lâm , ngư nghiệp nói chung -Ngành thuỷ sản là ngành kinh tế có khả năng tạo ra nhiều giá trị gia tăng. Vì vậy, phát triển mạnh ngành thuỷ sản, đặc biệt phát triển công nghiệp chế biến thuỷ sản sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng ngành nông nghiệp. -Để đánh giá vai trò của các khu vực, của ngành kinh tế, người ta thường sử dụng hai chỉ tiêu chủ yếu, đó là tốc độ tăng trưởng của từng ngành, từng khu vực trong toàn bộ nền kinh tế. Khi sử dụng hai chỉ tiêu nêu trên, cần chú ý hai trường hợp: tốc độ tăng trưởng cao nhưng tỉ trọng nhỏ hoặc nếu tỉ trọng lớn nhưng tốc độ tăng trưởng thấp thì mức độ đóng góp vào tốc độ tăng trưởng nói chung là thấp. Ngày nay, người ta đưa ra phương pháp đánh giá mới, đó là tỉ trọng đóng góp của từng ngành, từng khu vực vào tốc độ tăng trưởng chung. Phương pháp này cho phép đồng thời xét đến sự tác động theo cả hai chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng và chỉ tiêu của từng ngành, khu vực trong tốc độ tăng trưởng chung. Do vậy, chỉ tiêu đóng góp vào sự tăng trưởng của từng ngành , khu vực cho thấy rõ hơn, lượng hóa được vai trò của từng ngành, khu vực trong nền kinh tế. -Trong những năm qua, tỉ trọng đóng góp của khu vực nông lâm , thuỷ sản vào tốc độ tăng trưởng chung có xu hướng giảm dần và hiện chỉ còn đóng góp trên dưới 10%. Nguyên nhân cơ bản là tỉ trọng của nông lâm, thuỷ sản trong GDP giảm. Đây là xu hướng phừ hợp với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong khi tỉ trọng đóng góp của nông, lâm, thủy sản giảm thì tỉ trọng đóng góp vào tăng trưởng của ngành thuỷ sản lại tăng. Đó là kết quả của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong khu vực nông lâm, thuỷ sản theo xu hướng tiến bộ để khai thác có hiệu quả thê mạnh mặt nước và nguồn lợi thuỷ sản ở nước ta. 3.3 Tham gia vào xuất khẩu,thu ngoại tệ cho đất nước Đối với những nước có tiềm năng về thuỷ sản và nguồn lợi thuỷ vực, phát triển ngành thuỷ sản sẽ tạo ra nguồn hàng xuất khẩu có giá trị, tăng thu ngoại tệ cho đất nước. Trong nhiều năm qua, ngành thuỷ sản nước ta đã có từng bước phát triển và có đóng góp quan trọng vào hoạt động xuất khẩu của đẩt nước. Năm 1980, sản lượng thuỷ sản cả nước đạt 558.66 ngàn tấn, trong đó xuất khẩu đạt 2,72 ngàn tấn, đạt giá trị kim ngạch 11,3 triệu USD. Đến năm 2001 , các con số tương tự đạt : sản lượng là 2226,9 ngàn tấn , xuất khẩu là 358,833 ngàn tấn ( tăng gần 132 lần ) , đạt giá trị kim ngạch là 1760 triệu USD . Năm 2003, mặc dù ngành thuỷ sản nước ta phải đối mặt với những diễn biến phức tạp của thị trường thế giới, những rào cản thương mại của một số nước, nhưng giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản vẫn đạt 2,3 tỷ USD, trong đó giá trị xuất khẩu tôm đạt trên 1 tỷ USD và đã khẳng định vị trí xuất khẩu tôm trên thị trường thế giới và trong nghề nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta. Đối với các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu trong ngành thuỷ sản, đến nay đã có những bước tiến quan trọng trong việc đổi mới công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh. Đã có 100 doanh nghiệp được EU công nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh, hơn 120 doanh nghiệp được cấp phép vào thị trường Mỹ. Các doanh nghiệp cũng từng bước nâng cao năng lực xúc tiến thương mại để đi vào các thị trường mới. Đối với toàn ngành thuỷ sản, đã có những tiến bộ đáng kể về gắn kết giữa yêu cầu cuả thị trường ngoài nước với thực tiễn sản xuất kinh doanh chế biến, nuôi trồng, khai thác với phát triển cơ sở hạ tầng dịch vụ; gắn kết giữa khâu chế biến xuất khẩu với yêu cầu vệ sinh trong nuôi trồng, bảo quản và khai thác sản phẩm, gắn kết giữa khâu chế biến xuất khẩu với khâu chế biến phục vụ nhu cầu thị trường trong nước. Hiện nay sản phẩm thuỷ sản Việt Nam đã xuất khẩu tới trên 75 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, nhưng quy mô thị trường còn nhỏ bé, kể cả thị trường Mỹ, Nhật Bản, EU…vì vậy cần tiếp tục mở rộng thị trường này. Muốn vậy cần đảm bảo ổn định và chủ động về sản lượng, an toàn vệ sinh và chất lượng sản phẩm xuất khẩu. Do đó, việc gắn kết phát triển nguyên liệu với chế biến xuất khẩu một cách chặt chẽ và toàn diện là đòi hỏi bắt buộc của phát triển bền vững ngành thuỷ sản trong thời gian tới. 3.4 Phát triển thuỷ sản góp phần vào phát triển kinh tế xã hội đất nước Với nhiều lợi thế đặc biệt về mặt nước và nguồn lợi thuỷ sản, phát triển mạnh mẽ ngành thuỷ sản nước ta sẽ góp phần phát triển kinh tế xã hội đất nước nói chung và kinh tế xã hội nông thôn nói riêng. Về mặt kinh tế, ở những địa phương thuộc duyên hải Trung bộ hoặc Tây Nam bộ, phát triển thuỷ sản là con đường làm giàu của các chủ trang trại nuôi trồng thuỷ sản, các chủ tàu đánh cá. ở các địa phương không có tiềm năng về biển, đặc biệt vùng nông thôn ngoại thành phát triển chăn nuôi thuỷ đặc sản là chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn cho hiệu quả cao. Về mặt xã hội, ở các vùng nghèo, vùng sâu xa, phát triển chăn nuôi thuỷ sản ao, hồ, sông suối tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho đồng bào dân tộc; trợ giúp cho việc xoá bỏ tập quán du canh du cư của đồng bào. Việc sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm thuỷ sản tại chỗ ở các vùng này còn góp phần cải thiện dinh dưỡng bữa ăn, làm tăng sức khoẻ người lớn và giảm suy dinh dưỡng trẻ em. Ngoài ra, phát triển các trạm khai thác thuỷ sản xa bờ còn góp phần tăng cường an ninh quốc phòng cho vùng biển đảo của Tổ quốc. Đối với một số vùng biển, vùng ngập nước ven biển hay trong đất liền, phát triển thuỷ sản cũng góp phần vào phát triển ngành du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái , du lịch văn hoá. III. Xuất khẩu thuỷ sản và vị trí vai trò của nó 1. Vai trò của xuất khẩu đối với ngành thuỷ sản nói riêng 1.1 Tạo tích luỹ ban đầu quan trọng cho hiện đại hoá ngành thuỷ sản xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tham gia hợp tác, đầu tư phát triển nuôi trồng thuỷ sản , hiện đại hoá công nghiệp chế biến xuất khẩu tăng phần chế biến trong sản phẩm. Tăng kim ngạch xuất khẩu làm tăng ngoại tệ tạo điều kiện tích luỹ ban đầu quan trọng cho hiện đại hoá ngành thuỷ sản. 1.2 Xuất khẩu thuỷ sản có vai trò tích cực trong việc đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản xuất ngành Hoạt động xuất khẩu thuỷ sản là hoạt động sản xuất kinh doanh trên phạm vi thị trường thế giới. Sự tồn tại và phát triển hàng hóa xuất khẩu phụ thuộc rất lớn vào chất lượng, giá cả do đó phụ thuộc vào công nghệ sản xuất. Điều này thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước phải luôn đổi mới, cải tiến thiết bị nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Xuất khẩu thuỷ sản tạo điều kiện tiếp thu thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến nâng cao chất lượng sản phẩm. 1.3Xuất khẩu thuỷ sản co vai trò trong việc phát triển ngành thuỷ sản Xuất khẩu thuỷ sản góp phần mở rộng thị trường, khai thác có hiệu quả các nguồn lợi về biển gần bờ và xa bờ. Nâng cao trình độ cán bộ quản lý trong kinh doanh. Xuất khẩu góp phần không nhỏ trong việc tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người lao động trong ngành thủy sản cũng như các ngành khác. 2.Vai trò xuất khẩu thuỷ sản trong nền kinh tế quốc dân 2.1Xuất khẩu thuỷ sản đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu nói riêng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung Nếu như năm 1991 Việt Nam chỉ có 4 mặt hàng xuất khẩu giá trị trên 100 triệu USD ( dầu thô, dệt may, thuỷ sản và gạo) thì đến nay đã có thêm 11 mặt hàng nữa là:cà phê, cao su, lạc, chè , hạt điều, giầy dép , than đá, linh kiện điện tử, thủ công mỹ nghệ và rau quả. Năm 2000, ngành thuỷ sản đã có kim ngạch xuất khẩu là 1,47 tỷ USD và năm 2002, ngành thuỷ sản đã đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 2 tỷ USD. Mặt hàng thuỷ sản chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản tăng liên tục với tốc độ cao hàng năm đã thực sự đóng góp tăng kim ngách xuất khẩu các mặt hàng chủ lực nói riêng và kim ngạch xuất khẩu cả nước nói chung. Chính sự tăng trưởng của xuất khẩu thuỷ sản cũng dẫn tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Xuất khẩu thuỷ sản sẽ làm cho ngành thuỷ sản tăng trưởng ngày càng cao và các ngành công nghiệp liên quan cũng phát triển dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 2.2Xuất khẩu thuỷ sản tác động tích cực đến giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân. Thông qua hoạt động xuất khẩu hàng hoá thuỷ sản với nhiều công đoạn khác nhau thu hút hàng triệu lao động vào làm việc và có thu nhập khá. Xuất khẩu thuỷ sản còn tạo nguồn vốn để nhập khẩu hàng hoá tiêu dùng thiết yếu, phục vụ đời sống đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, nâng cao đời sống cho người lao động ngành thuỷ sản và các ngành khác liên quan. 2.3Xuất khẩu thuỷ sản là một trong những cơ sở để mở rộng thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta Xuất khẩu có vai trò tăng cường sự hợp tác với các nước nâng cao địa vị và vai trò của nước ta trên thương trường quốc tế.. xuất khẩu thuỷ sản thúc đẩy quỹ tín dụng, đầu tư, mở rộng vận tải quốc tế…Mặt khác chính quan hệ kinh tế đối ngoại mà chúng ta kể trên lại tạo tiền đề cho việc mở rộng xuất khẩu. Xuất khẩu thuỷ sản không chỉ đóng vai trò chất xúc tác hỗ trợ phát triển ngành thuỷ sản , mà nó cùng với nhập khẩu như là yếu tố bên trong trực tiếp tham gia giải quyết những vấn đề thuộc nội bộ nền kinh tế như: vốn , lao động, đất đai…Đối với nước ta hướng mạnh xuất khẩu thuỷ sản được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát triển kinh tế và thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, qua đó tranh thủ thời cơ bắt kịp công nghệ hiện đại rút ngắn sự chênh lệch về trình độ phát triển của Việt Nam so với thế giới. Kinh nghiệm cho thấy bất cứ một nước nào và trong một thời kì nào đẩy mạnh xuất khẩu thị nền kinh tế nước đó trong thời gian đó có tốc độ phát triển cao. Chương II Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trong những năm qua I. Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam 1. Thực trạng khai thác thuỷ sản 1.1 Sản lượng, giá trị và cơ cấu Khai thác hải sản là một trong những lĩnh vực sản xuất chính của ngành thuỷ sản. ở thập kỉ 80, khai thác hải sản chiếm tỉ trọng lớn trong tổng sản lượng, nhưng sang thập niên 90 nhịp độ tăng trưởng trong lĩnh vực này đã hạ xuống. Trong giai đoạn 1990-2000, sản lượng, giá trị và tốc độ phát triển khái thác thuỷ sản Việt Nam như sau: Năm Sản lượng Giá trị (giá so sánh 1994) Tấn Tốc độ phát triển(%) Tỷ đồng Tốc độ phát triển(%) 1990 1991 1992 2993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 782.524 801.096 843.101 911.939 1.120.916 1.195.292 1.277.964 1.315.839 1.356.971 1.525.986 1.660.904 101,7 110,0 105,2 108,2 122,9 106,6 106,6 103,0 103,1 112,5 108,8 5.559,2 6.556,4 6.962,0 7.526,5 9.121,0 9.213,7 10.797,8 11.522,8 11.821,4 12.640,3 13.683,1 11 117,9 106,2 108,1 121,2 101,0 117,2 107,3 102,1 106,9 108,2 Nguồn: Niên giám thống kê 2001 Tuy sản lượng và giá trị khai thác hải sản trong 10 năm qua đều tăng, năm sau cao hơn năm trước nhưng cũng có những biểu hiện tiếp cận dần tới mức bão hoà. Lí do là nguồn lợi hải sản gần bờ đã bị khai thác kiệt quệ, trong khi nguồn lợi hải sản xa bờ còn xa tầm với. Sản lượng khai thác tập trung chủ yếu ở các vùng có tiềm năng, trước hết là đồng bằng sông Cửu Long, miền Đông Nam Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ rồi tới Bắc Trung Bộ và đồng bằng sông Hồng. Nếu chỉ tính riêng vùng đồng bằng sông Cửu Long đã chiếm tới gần phân nửa sản lượng khai thác thuỷ sản toàn quốc , các vùng còn lại chiếm tỉ trọng trên 51% Cơ cấu sản lượng khai thác thuỷ sản phân theo địa phương(%) STT Vùng 1995 1998 1999 2000 2001 1 2 3 4 5 6 Đồng bằng sông Cửu long Đông Nam Bộ Duyên hải Nam Trung Bộ Bắc Trung Bộ Đồng bằng sông Hồng Các vùng khác 46,2 20,5 18,1 7,8 4,8 2,6 48,0 18,8 18,0 7,8 4,9 2,5 47,7 19,8 17,5 7,7 4,9 2,4 48,4 19,0 17,2 8,2 5,1 2,1 48,8 19,0 17,4 8,2 5,2 1,4 Cả nước 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Nguồn : Niêm giám thống kê 2001 Nghề khai thác hải sản nước ta rất phong phú và đa dạng. Tuỳ theo từng vùng, từng ngư trường, ngư dân áp dụng các phương pháp khai thác khác nhau, tập trung theo các họ sau: Họ lưới kéo : chiếm 26% Họ lưới vây : chiếm 4,3% Họ lưới rê : chiếm 31,4% Họ mành vó : chiếm 5,6% Họ câu : chiếm 13,4% Họ cố định : chiếm 13,4% Các nghề khác : chiếm 9% Rất khó đánh giá và kết luận là nghề nào có ưu thế hơn, bởi tuỳ theo từng vùng và từng ngư trường mà năng suất của từng nghề là khác nhau. ở khu vực Bắc Bộ, lưới kéo chỉ chiếm 7,8% trong tổng số nghề nhưng sản lượng lại đạt 37%. Như vậy họ lưới kéo ở khu vực phía bắc có năng suất sản lượng và hiệu quả cao nhất.ở vùng Đông Nam bộ, lưới kéo chiếm 36% trong tổng số nghề và đạt sản lượng là 64%. 1.2 Hiện trạng tàu thuyền và hiệu quả sử dụng tàu thuyền Để phát triển khai thác hải sản, trước hết phải đầu tư xây dựng các đoàn tàu cá mạnh. Trong điều kiện hiện nay, khi môi trường sinh thái và nguồn lợi hải sản gần bờ của nước ta bị cạn kiệt thì việc phát triển đội tàu đánh bắt xa bờ và hoàn thiện công nghệ khai thác là vấn đề cấp bách nhưng cũng rất nan giải. Tàu thuyền của Việt Nam loại vỏ gỗ là chủ yếu, công suất thấp, trang thiết bị phục vụ cho khai thác vừa yếu kém vừa lạc hậu. Trong những năm qua, Đảng và Chính phủ đã có nhiều chính sách để tăng cường, mở rộng quy mô và hoàn thiện phương tiện đánh bắt nhất là từ năm 1997, khi Chương trình khai thác hải sản xa bờ được Nhà nước phê duyệt và thực thi thì số lượng tàu thuyền cũng như công suất của tàu thuyền đã phát triển khá nhanh, chất lượng của phương tiện đánh bắt cũng được nâng cao. Nếu năm 1991, tỉ lệ thuyền máy là 59,6%, thuyền thủ công là 40,4% trong tổng số tàu thuyền của nước ta thì đến năm 2001, cơ cấu này thay đổi là 85% và 15%. Công suất bình quân một tàu năm 1991 là 18cv cũng đã tăng lên 42,2cv năm 2000, 45cv năm 2001 và 49cv năm 2002 ( gấp 2,7 lần so với năm 1991 ). Cơ cấu về công suất tàu thuyền máy cũng thay đổi theo hướng hiện đại hoá. Tình hình hiện đại hoá phương tiện đánh bắt ngành khai thác hải sản Việt Nam : Chủng loại tàu thuyền % trong tổng số tàu thuyền 1992 2001 < 20 cv 20 – 45 cv 46 – 75 cv 76 – 140 cv 140 cv trở lên 58 32,3 9 0,4 0,3 39,7 33,3 13,5 13,5 13,5 Nguồn : Bộ thuỷ sản 1.3 Cơ sở hạ tầng, dịch vụ hậu cần cho khai thác hải sản Tàu thuyền phát triển tất yếu kéo theo cơ sở đóng, sửa chữa tàu thuyền phát triển. Theo số liệu của Bộ thuỷ sản , đến năm 2001 toàn ngành thuỷ sản có 702 cơ sở với năng lực đóng mới khoảng 4000 chiếc/năm tàu thuyền các loại; khả năng sửa chữa 8000 chiếc/năm. Các cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu cho toàn ngành được phân bổ như sau: Khu vực phía Bắc : 7 cơ sở Khu vực Bắc Trung bộ : 135 cơ sở Khu vực Nam Trung bộ : 385 cơ sở Khu vực Đông Nam bộ : 95 cơ sở Khu vực Tây Nam bộ : 70 cơ sở Năng lực đóng mới của các cơ sở trên chủ yếu là tàu vỏ gỗ, khả năng đóng tàu vỏ sắt chỉ tập trung vào một số doanh nghiệp như các nhà máy Cơ khí Hạ Long, Cơ khí Vật Cách, Bạch Đằng, Sông Cấm, Cơ khí Nhà bè. Sự phân bố này xem ra chưa hợp lý với nhu cầu đóng mới và sửa chữa tàu thuyền của từng vùng, ngành. Một trong những cơ sở vật chất không thể thiếu của khai thác hải sản là hệ thống cảng cá và bến cá. Hệ thống cảng cá và bến cá của toàn ngành tính đến năm 2001 gồm 48 đơn vị với tổng chiều dài là 6700m , đang xây dựng 15 cảng cá với tổng chiều dài là 2750m, dự kiến xây dựng thêm 10 cảng cá với tổng chiều dài 1345 m.Nhìn chung các cảng qua sử dụng đã xuống cấp, cho nên ngoài khả năng tiếp nhận, bảo quản và phân phối hải sản thì việc cung ứng nguyên liệu phục vụ đi biển như xăng dầu, nước đá, nước ngọt cũng bị yếu đi. Có cảng cá được đầu tư quy mô nhưng bất lợi về vị trí, địa hình nên không phát huy được tác dụng. Đó là chưa kể một số cảng lại thiếu các chợ buôn bán thuỷ sản theo phương thức hiện đại, thiếu các kho lạnh trung tâm để bảo quản và tồn trữ, điều tiết sản phẩm ra thị trường. 1.4 Lao động trong khai thác hải sản Lực lượng lao động là một trong những khâu quyết định kết quả của khai thác. Lực lượng lao động khai thác hải sản phải có một trình độ chuyên môn nhất định và phải được đào tạo bài bản. Trong khi đó , hệ thống đào tạo nghề khai thác hải sản của nước ta vẫn còn yếu kém, lực lượng lao động khai thác hải sản hiện nay chưa đủ trình độ chuyên môn như ở các nước láng giềng, vẫn đánh bắt theo kinh nghiệm học hỏi thực tế là chính. Đặc điểm của lĩnh vực này là chủ hộ thường có tuổi đời từ 30-50 đòi hỏi phải có sức khoẻ và kinh nghiệm nghề nghiệp. Phần lớn các ngư dân có trình độ văn hoá thấp. Theo số liệu điều tra của Bộ thuỷ sản , ngư dân đánh cá ven biển có tới 18% mù chữ, 64% chỉ đạt ở bậc tiểu học, 17% cấp II và chỉ có 1% có bằng trung cấp hay đại học. Trình độ văn hoá như vậy là một rào cản trong việc tiếp thu, áp dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào lĩnh vực này. Lao động đánh bắt hải sản 1990-1998 tăng 10,8% bình quân mỗi năm. Sản lượng cá đánh bắt tăng bình quân năm là 5,66% tỷ lệ này của sản lượng hải sản khai thác và giá trị xuất khẩu hải sản khai thác là 10,92%-13,4%. Dù tốc độ của lao động tăng nhanh nhưng tốc độ của sản lượng đánh bắt cá lại yếu hơn nên năng suất lao động tính theo sản lượng cá đánh bắt giảm 4,88%. Quy mô sản lượng khai thác hải sản phụ thuộc chủ yếu vào tăng quy mô lao động. Hiện nay lực lượng lao động khai thác hải sản ở các tỉnh còn khá dư thừa, nhiều nơi phải đi xen , đi ghép trên một phương tiện đánh bắt, do vậy năng suất lao động cũng bị ảnh hưởng. Một trong những gay cấn của nghề khai thác là thiếu thuyền trưởng có trình độ và kinh nghiệm để khai thác xa bờ, ở nhiều tỉnh đã xảy ra trường hợp tàu thuyền đã đóng xong nhưng không đủ lực lượng ra khơi. Trong điều kiện phát triển của nền kinh tế thị trường, số thanh niên ven biển không muốn làm nghề khai thác hải sản ngày càng tăng vì phải làm việc với cường độ cao, phiêu lưu, nguy hiểm nhưng năng suất đánh bắt giảm nên thu nhập có xu hướng giảm. Ngoài ra có những nguyên nhân khách quan như thiên tai, bão lụt... 1.5 Vốn trong khai thác hải sản Vốn đầu tư cho khai thác hải sản thường lớn, tự các hộ dân khó làm nổi, phải vay mượn từ ngân hàng. Tuy nhiên đa số hộ dân được điều tra đều phản ánh là vay vốn gặp khó khăn do thủ tục rườm rà, chứng tỏ ngân hàng và ngư dân vẫn chưa tìm được tiếng nói chung. Nếu có một ngân hàng chuyên phục vụ cho thuỷ sản thì tình thế sẽ thuận lợi hơn. Tình hình vốn của hộ dân cư Chỉ tiêu Số hộ (hộ) Kết cấu (%) -Nguồn vốn +Tự có +Đi vay -Khả năng đáp ứng về vốn vay +Thuận lợi +Khó khăn -Nguyên nhân vay vốn khó khăn +Không có tài sản thế chấp +Thủ tục rườm rà 234 180 66 114 23 157 79,59 61,22 36,66 63,34 12,77 87,23 1.6 Thị trường tiêu thụ sản phẩm khai thác Thị trường tiêu thụ sản phẩm khai thác hải sản có tác động rất lớn đến hoạt động khai thác hải sản. Kết quả cho thấy 78,57% số hộ được điều tra cho biết sản phẩm đánh bắt của họ được tiêu thụ trong nước; 39,8% số hộ được điều tra cho biết sản phẩm của họ tham gi._. USD của cả năm. Do tác động của vụ kiện cá tra, cá ba sa năm 2002-2003 và vụ kiện tôm cùng với nỗ lực phát triển thị trường của các doanh nghiệp xuất khẩu, cơ cấu thị trường xuất khẩu thuỷ sản của nước ta đã thay đổi về thứ hạng các thị trường chính, đi đôi với tăng trưởng một số thị trường mới. Nhật Bản: gián tiếp được hưởng lợi từ những vụ kiện thương mại, thể hiện rõ nhất là thị trường tôm. 11 tháng đầu năm 2004 , Nhật Bản là nhà nhập khẩu hàng đầu của thuỷ sản Việt Nam với khối lượng 106.600 tấn trị giá trên 680 triệu USD, chiếm 31,4 % tổng giá trị, tăng 26% so với năm 2003. Thị trường Nhật thể hiện rõ ưu thế hàng đầu của mặt hàng tôm Việt Nam trong bối cảnh các nước bị kiện tập trung bán hàng vào Nhật trong sự cạnh tranh gay gắt. Tiếp đến là nhóm sản phẩm cá, đáng lưu ý là xuất khẩu cá của Việt Nam sang Nhật giảm 3%. Đơn giá xuất khẩu bình quân đạt gần 6,4 USD / kg. Mỹ: từ vị trí số một giai đoạn 2001-2003 , năm 2004 Mỹ đã xuống vị trí thứ hai sau Nhật Bản, với tổng khối lượng nhập khẩu 11 tháng đầu năm đạt trên 79.000 tấn , trị giá 522,54 triệu USD, chiếm 24,1% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam . Mặt hàng xuất khẩu sang thị trường này giảm mạnh nhất là tôm, cá tra, basa. Tuy nhiên Mỹ vẫn là thị trường lớn và quan trọng với thuỷ sản Việt Nam . Đơn giá xuất khẩu bình quân đạt 6,6 USD/kg cao nhất so với tất cả các thị trường nhập khẩu khác. EU: năm 2004 ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ và đầy ý nghĩa của EU với Việt Nam trong bối cảnh hậu vụ kiện cá tra, cá ba sa và tôm. Sức tăng mạnh mẽ của mặt hàng cá đông lạnh đóng góp chính trong sự phát triển đó, tiếp đến là mặt hàng tôm. 11 tháng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường này đạt trên 67.000 tấn , trị giá 215 triệu USD, chiếm 10% tổng giá trị. Đánh chú ý trong khối EU , Anh và Bỉ là điểm sáng về tôm, Tây Ban Nha với Đức là cá philê đông lạnh và Italia với nhuyễn thể chân đầu. Đơn giá xuất khẩu bình quân gần 3,2 USD/kg cao hơn so với 3,09 USD/kg năm 2003. ASEAN: đứng đầu về mức tăng trưởng trong năm 2004, đạt trên 38.000 tấn, trị giá 153 triệu USD. Từ năm 2003 trở về trước thị trường này chỉ chiêm chưa đến 4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam , năm nay đã vượt lên so với thị trường Trung Quốc – Hong Kong, Đài Loan, Hàn Quốc. Nhóm thị trường ASEAN là những đối tác quan trọng của các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản vừa và nhỏ của Việt Nam với cơ cấu sản phẩm phong phú và đa dạng. Nhóm sản phẩm xuất khẩu tăng mạnh sang thị trường này là tôm, tiếp đó là cá và hàng khô. Đơn giá bình quân đạt gần 4 USD/kg cao hơn nhiều so với mức 2,56 USD/kg năm 2003, chủ yếu do mặt hàng tôm chiếm tỷ trọng lớn hơn trong toàn bộ khối lượng hàng xuất khẩu . Trung Quốc và Hong Kong: Năm 2004 là năm thứ 3 liên tục giảm mạnh, hiện chỉ chiếm 5,4% tổng giá trị xuất khẩu . Trở ngại chính của các thị trường này là phương thức thanh toán không an toàn cho các nhà xuất khẩu , khối lượng hàng tiêu thụ không ổn định và chính sánh nhập khẩu cũng như quản lý chất lượng hay thay đổi. Bên cạnh đó , Trung Quốc có sản lượng nuôi tôm tăng mạnh vì vậy nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này ngày càng giảm. Đơn giá xuất khẩu bình quân 2,72 USD/kg thấp hơn nhiều so với năm 2003 do khối lượng xuất khẩu nhuyễn thể tăng mạnh và tôm giảm. Đài Loan và Hàn Quốc: là hai thị trường luôn duy trì khối lượng nhập khẩu ổn định từ 90-125 triệu USD. Năm 2004 hai thị trường này đều tăng nhập khẩu tôm từ Việt Nam . Riêng Hàn Quốc tăng tương đối mạnh mặt hàng cá đông lạnh. Giống như ASEAN hai thị trường này nhập khẩu khá nhiều mặt hàng thuỷ sản Việt Nam với phẩm cấp không quá cao, quy mô lô hàng vừa phải. Chất lượng thuỷ sản xuất khẩu : Sau EU và Mỹ đưa ra quy định chặt chẽ về dư lượng hoá chất và chống khủng bố sinh học vào các năm 2002-2004, hầu hết các thị trường nhập khẩu thuỷ sản trên thế giới đều đưa ra các quy định mới chú trọng đến vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhật Bản yêu cầu ghi nhãn và không cho phép sử dụng 38 phụ gia trong thực phẩm. Đài Loan tăng cường kiểm soát xuất khẩu . Đức tăng cường kiểm tra các sản phẩm có sử dụng CO; Anh đối với dư lượng green malachite. Malaysia và Trung Quốc đều yêu cầu thuỷ sản nhập khẩu phải có chứng nhận chất lượng. Hàn Quốc áp dụng luật ghi nhãn đối với thuỷ sản sống nhập khẩu. Hong Kong ban hành GMP áp dụng với việc nhập khẩu và bán thuỷ sản sống. Nhiều nước đã ký hiệp định song phương về kiểm soát chất lượng hàng thuỷ sản . Hết tháng 10/2004 đã có 10 lô hàng thuỷ sản Việt Nam bị EU cảnh báo trên mạng với lỗi là bị nhiễm green malachite, mesophiles…Khối lượng hàng xuất sang Mỹ có tỷ trọng lớn nên số sản phẩm bị FDA cảnh báo khá cao, có tháng lên đến 40 mặt hàng, chủ yếu là nhiễm khuẩn (Salmonella). Nhìn chung tính về số lượng và tỉ lệ hàng xuất, các lô hàng bị cảnh báo giảm chưa đáng kể. Đến hết năm 2004 trong tổng số 405 cơ sở chế biến thuỷ sản quy mô công suất đã có 236 doanh nghiệp được công nhận đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm;153 doanh nghiệp được cấp phép xuất khẩu sang EU; 229 doanh nghiệp được phép xuất khẩu sang Hàn Quốc….. Dự báo tình hình sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản năm 2005: trong năm 2005 sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản vẫn có nhiều triển vọng vì Diện tích nuôi trồng thuỷ sản tiếp tục được mở rộng, sản lượng nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu tăng mạnh, nhất là sản lượng cá tra. Trước mắt Mỹ có khả năng tăng cường nhập khẩu tôm từ Việt Nam do mức thuế không quá cao. Sau vụ kiện tôm, nhiều nước bị kiện đã và sẽ bị ảnh hưởng mạnh, sẽ tính toán đến việc mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước. Điều này có ý nghĩa rất nhiều đối với các nước có dân số đông như Trung Quốc và ấn Độ, như vậy có thể giảm phần nào áp lực thị trường đối với con tôm. Bên cạnh đó thị trường ASEAN có dấu hiệu ngày càng tăng dần. Thách thức lớn nhất của thuỷ sản Việt Nam là phải tìm và thực hiện các biện pháp phát triển bền vững, trong khi vẫn phải tăng cường năng lực đáp ứng những yêu cầu khắt khe của thị trường thế giới. Đã đến lúc cần thay đổi căn bản phương thức tổ chức và quản lý sản xuất cũng như xuất khẩu thuỷ sản để tạo ra sự thay đổi thực sự về chất của quá trình phát triển. 2. Xu hướng thị trường năm 2005 1, Tỉ giá hối đoái sẽ thu hút sự quan tâm của mọi người :Năm 2004 các công ty thuỷ sản trên thế giới đều gặp phải mối đe doạ: tỷ giá hối đoái luôn ảnh hưởng xấu đến kết quả tài chính. Việc đồng USD giảm giá 40% so với đồng EURO kể từ năm 2002 và đạt mức thấp nhất kể từ khi tổng thống Bush tái đắc cử đang làm cho thị trường thế giới lo lắng và ảnh hưởng không nhỏ tới ngành thuỷ sản . Đồng USD tiếp tục suy yếu sẽ gây ra sức ép lớn đối với giá thuỷ sản của Mỹ do nước này nhập khẩu đến 80% lượng thuỷ sản tiêu thụ. 2, Nhu cầu thuỷ sản tiếp tục tăng : Nhu cầu thuỷ sản và sản phẩm thuỷ sản trên thế giới tiếp tục tăng mạnh kéo theo giá thuỷ sản và thuỷ sản có vỏ tăng trong những năm tới. Tiêu thụ thuỷ sản theo đầu người trên thế giới cũng tăng . Viện nghiên cứu Chính sách Lương thức quốc tế (IFPRI) dự báo năm 2020 có thể đạt 17,1 kg. Muốn vậy sản lượng thuỷ sản cả đánh bắt và nuôi trồng phải tăng thêm 32 triệu tấn. Tiêu thụ thuỷ sản theo đầu người của Mỹ tăng từ 15,6 pao năm 2002 lên 16,3 pao năm 2003 trong đó tôm tiếp tục đứng đầu danh sách thuỷ sản được ưa chuộng nhất. 3, Khả năng truy suất mang tầm quan trọng mới: nếu các nhà cung cấp thuỷ sản không biết nguồn gốc và phương thức đánh bắt của sản phẩm của họ, người tiêu dùng sẽ không mua những sản phẩm đó. Việc biết rõ nguồn gốc thuỷ sản cũng quan trọng như giá bán sản phẩm. Khả năng truy suất là một trong những vấn đề chủ yếu mà các nhà sản xuất và thương mại thực phẩm phải chú trọng đến trong năm 2005. Những năm gần đây, mối quan tâm về tình trạng nhiễm bẩn ở thuỷ sản tăng mạnh so với nhiều sản phẩm thực phẩm khác, sản phẩm thuỷ sản thường có xu hướng phải chịu trách nhiệm về những vấn đề an toàn thực phẩm. 4, Xu hướng “sản xuất thuỷ sản bền vững” tiếp tục tăng : “ sản xuất thuỷ sản bền vững “ đã và đang trở thành một phần không thể thiếu của thương mại thuỷ sản và khái niệm bền vững sẽ vươn lên một tầm cao mới trong năm 2005. Năm 2005 cũng sẽ chứng kiến sự phát triển hơn nữa của thuỷ sản sinh thái, khả năng truy suất và các gọi là hình thức khác của cái gọi là “ thuỷ sản xanh “. 5, Sức ép về giá đối với các nhà cung cấp thuỷ sản : Giá nguyên liệu tăng đang thực sự gây khó khăn cho các nhà sản xuất thuỷ sản . Bên cạnh đó , sức ép về giá trong lĩnh vực bán lẻ cũng tăng do cuộc chiến về giá giữa các nhà bán lẻ và sự gia tăng thị phần của các nhà bán hạ giá. Trong năm 2005 các nhà sản xuất sẽ chịu sức ép từ hai phía. 6, Tiếp tục các cuộc chiến về thương mại thuỷ sản : Các cuộc tranh chấp thương mại thuỷ sản trong năm 2005 cũng như các năm tới sẽ còn tiếp tục. Sản phẩm thuỷ sản nuôi nhất là từ Châu á sẽ tiếp tục xâm nhập thị trường Mỹ và Châu Âu , nhưng các nhà xuất khẩu phải cố gắng đảm bảo vệ sinh an toàn và ghi nhãn hợp lý. Các thị trường chủ yếu Nhật Bản, Châu Âu và Mỹ không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc nhập khẩu thuỷ sản nếu muốn đáp ứng nhu cầu. Kết quả thuỷ sản nhập khẩu vào các thị trường này tiếp tục tăng và các cuộc chiến thương mại thuỷ sản sẽ vẫn còn tiếp tục. 7, Ngành thuỷ sản chịu sức ép của các phương tiện thông tin đại chúng : Trên các phương tiện thông tin đại chúng xuất hiện ngày càng nhiều những thông tin bất lợi về ngành thuỷ sản và sản phẩm thuỷ sản . Ngành thuỷ sản cần tìm cách đưa những thông điệp của ngành đến công chúng và người tiêu dùng một cách hiệu quả hơn nhằm chống lại những thông tin bất lợi trên các phương tiện thông tin do các tổ chức môi trường và các tổ chức khác đưa ra. 8, Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến thực phẩm lành mạnh : Các công ty thuỷ sản không cung cấp sản phẩm lành mạnh có thể bị mất thị phần khi người tiêu dùng càng ngày càng quan tâm đến các sản phẩm này. Hầu như các nước đã thảo luận các vấn đề liên quan đến thực phẩm và đây chính là cơ hội cho ngành thuỷ sản khi các chuyên gia dinh dưỡng và người tiêu dùng coi thuỷ sản là loại thực phẩm lành mạnh thay thế. 9, Giá nhiên liệu tăng ảnh hưởng đên hoạt động sản xuất : Giá nhiên liệu tâng sẽ là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp thuỷ sản vì nó ảnh hưởng đến mọi chi phí vận chuyển đường hàng không, đường biển, đến chi phí nguyên liệu bao gói khiến chi phí sản xuất tăng, ảnh hưởng đến toàn ngành thuỷ sản . Tuy nhiên ngành thuỷ sản không thể bắt người tiêu dùng phải chịu hậu quả vì thị trường có mức giá của nó và luôn tồn tại sự cạnh tranh khốc liệt. 10, Xu hướng “ cá lớn nuốt cá bé “ tiếp tục diễn ra : năm 2005 xu hướng mua lại, sáp nhập hoặc bị mua lại của các doanh nghiệp hoặc các tập đoàn tiếp tục diễn ra mạnh mẽ. Mặc dù năm 2004 , ngành đã chứng kiến một số hoạt động mua lại lớn nhất từ trước đến nay nhưng những mảng thị trường thuỷ sản vẫn chưa thống nhất. Việc sáp nhập và mua lại trong ngành thuỷ sản trên phạm vi toàn cầu sẽ quan trọng hơn các ngành khác do phần lớn thuỷ sản tiêu thụ tại Mỹ được nhập khẩu và người kiểm soát được nguồn nguyên liệu sẽ thắng trong cuộc chạy đua. Chương III Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010 I. Định hướng phát triển xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam giai đoạn 2005-2010 1. Quan điểm về xuất khẩu thuỷ sản Trên tinh thần quán triệt đường lối phát triển của Đảng và Nhà nước, tiếp tục và đẩy nhanh công cuộc đổi mới của đất nước, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội đề ra tới năm 2010, đảm bảo ngành thuỷ sản hội nhập được với kinh tế khu vực và thế giới, nâng cao hiệu quả xuất khẩu thuỷ sản giai đoạn 2005-2010 cả về số lượng và chất lượng , xuất khẩu thuỷ sản cần phát triển theo những quan điểm sau đây: Xuất khẩu thuỷ sản tiếp tục làm động lực phát triển, coi xuất khẩu là hướng phát triển mũi nhọn và ưu tiên số một. Đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường chính yếu là các nước có nền kinh tế phát triển cao, mở rộng các thị trường mới tiềm năng, đồng thời coi thị trường trong nước là một thị phần đang phát triển đầy tiềm năng với những đòi hỏi ngày càng cao về sự phong phú và chất lượng. Phát triển xuất khẩu thuỷ sản là một trong những hướng đi chủ đạo của kinh tế biển và ven biển, góp phần phát triển kinh tế xã hội đất nước, cải thiện đời sống ngư dân , thay đổi bộ mặt các vùng kinh tế biển và ven biển theo hướng công nghiệp hoá , hiện đại hoá, tăng cường tiềm lực quốc phòng và an ninh. Xuất khẩu thuỷ sản hiện nay chủ yếu vẫn mang nặng tính chất công nghiệp khai thác nguyên liệu và nông nghiệp, phải có những bước chuyển đổi sang một ngành công nghiệp chế biến , chế tác có trình độ chuyên môn hóa, hợp tác hoá , liên hợp hoá ở trình độ cao, đưa ngành thuỷ sản cũng như xuất khẩu thuỷ sản ngày càng phát triển tới năm 2010. Xuất khẩu và chế biến thuỷ sản phải lấy chỉ tiêu chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm là chỉ tiêu hàng đầu, quyết định với sự tồn tại và khả năng duy trì thị trường thuỷ sản Việt Nam. Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản phải gắn bó mật thiết với khai thác và nuôi trồng thuỷ sản trong đó lấy nuôi trồng làm nòng cốt. Với tình hình cạnh tranh thương mại trên thế giới ngày càng phức tạp xuất khẩu thuỷ sản ở Việt Nam đòi hỏi sự quan tâm giúp đỡ lớn của Nhà nước về mọi mặt. Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút mọi thành phần kinh tế , lâý kinh tế Nhà nước làm chủ đạo cho quá trình phát triển , kinh tế tư nhân là lực lượng cơ bản, áp dụng những công nghệ thích hợp với trình độ của quan hệ sản xuất ấy nhằm tạo nhiều việc làm , tăng thu nhập góp phần xoá đói giảm nghèo. 2. Phương hướng xuất khẩu thuỷ sản trong thời gian tới 2.1 Tiến hành hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu , phát triển thương mại và các doanh nghiệp - Hỗ trợ mạnh mẽ cho các hoạt động chuyển đổi cơ cấu thương mại và doanh nghiệp có ưu thế cạnh tranh cao và có tác dụng lớn trong việc kích thích phát triển. - Thiết lập một thể chế để tạo ra sự công bằng và thuận lợi cho phép thu hút đầu tư vào ngành thuỷ sản . - Xây dựng một hệ thống mua bán sản phẩm từ các bến cảng các đến các thị trường bán buôn , lẻ. - Hỗ trợ quá trình công nghiệp hoá , hiện đại hoá các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuỷ sản . Chiến lược thương mại thuỷ sản là khu vực hoá và toàn cầu hoá, lấy nhu cầu thị trường thế giới làm mục tiêu cho xuất khẩu đồng thời quan tâm phát triển thị trường trong nước. Tăng cường cả hai quá trình xuất khẩu và nhập khẩu, liên kết và hỗ trợ các phân ngành khai thác – nuôi trồng – chế biến thông qua các hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản và nhập “ công nghệ nguồn “ , vật tư , thiết bị phục vụ nghề cá để luôn giữ được lợi thế so sánh, giữ vững vai trò là mũi nhọn trong phát triển kinh tế thuỷ sản . Mở rộng thị trường trong nước, tăng mức lưu chuyển hàng thuỷ sản lên các vùng cao , vùng xa thông qua các chính sách hỗ trợ thương mại, các đại lý , mạng lưới cửa hàng bán các loại sản phẩm đơn giản, dễ bảo quản, thời gian sử dụng dài ngày. Tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động có thể tiêu thụ hàng thuỷ sản thông qua quảng cáo, bảo đảm chất lượng, mẫu mã đẹp, hợp khẩu vị và giá cả phù hợp , cạnh tranh có hiệu quả với hàng thuỷ sản ngoại nhập. Mở rộng và đa dạng hoá các thị trường ngoài nước thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại, liên doanh sản xuất – tiêu thụ với công ty nước ngoài. Tạo các chính sách mới hỗ trợ xuất khẩu . Hỗ trợ các phân ngành khai thác , nuôi trồng , chế biến thuỷ sản về vốn, định hướng sản xuất để tạo thêm nguồn hàng, tạo thế ổn định để đẩy mạnh xuất khẩu . Tăng cường cả xuất và nhập khẩu để tạo thêm nguồn nguyên liệu, thiết bị, công nghệ phục vụ đắc lực cho các phân ngành. Đào tạo và nâng cao năng lực các bộ làm thương mại, tăng cường khả năng thông tin thương mại, tiếp thị cả thị trường trong và ngoài nước. 2.2 Sử dụng tối ưu nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu thuỷ sản Mức tiêu thụ nguyên liệu trong nước sẽ giảm dần về tỉ trọng, từ 77,2% ( năm 1995 ) xuống 48% ( năm 2000 ) bình quân tiêu thụ nguyên liệu thuỷ sản theo đầu người năm 2010 là 24,4 kg/người/năm . Mức tăng trung bình của nguyên liệu dành cho chế biến xuất khẩu trong cùng giai đoạn là 5,3%/ năm ( lượng nguyên liệu dành cho chế biến xuất khẩu sẽ vào khoảng 2 triệu tấn vào năm 2010 ). Với quan điểm lấy xuất khẩu làm mũi nhọn do đó những mặt hàng có giá trị thương mại cao như tôm , mực sẽ xuất 80-85% , các đặc sản quý như yến sào, vây bóng cá sẽ xuất 1005. 2.3 Mở rộng thị trường xuất khẩu Đa dạng hoá thị trường, củng cố vị trí ở những thị trường quen thuộc, mở rộng thị trường mới, tạo mới quan hệ bạn hàng chiều sâu , giảm bớt thị trường trung gian. Thường xuyên điều chỉnh để không lệ thuộc hoặc tập trung quá mức vào một thị trường. Chọn lọc thị trường trọng điểm trên hai tiêu chuẩn cơ bản : có nhu cầu nhập thuỷ sản nhiều, có nền công nghệ cao. Các thị trường trọng điểm là : Nhật, Mỹ , Trung Quốc và EU. Hướng chuyển đổi : tăng tốc độ nhưng giảm bớt tỷ trọng ở thị trường Nhật, phát triển mạnh thị trường Bắc Mỹ và đứng chân ở thị trường EU, Châu á sẽ tăng mạnh ở thị trường Trung Quốc. 2.4 Chuyển đổi cơ cấu mặt hàng và tăng giá xuất khẩu Giảm tỷ trọng xuất khẩu hàng thô xuống 46% (2010) so với 85% (1995). Tăng lượng hàng có chất lượng cao, có giá trị gia tăng lên 30% năm 2010 so với 8% năm 1995, tăng sản lượng đồ hộp lên 3% năm 2010 so với 1% năm 2000 và hàng tươi sống cao cấp lên 24% (2010) bằng các giải pháp nâng cao chất lượng và chủng loại nguyên liệu cho chế biến để tăng giá bán bình quân từ 4,3 USD/kg (1995) lên 8-9 USD/kg (2010). Tổng lượng hàng xuất khẩu sẽ tăng không nhiều nhưng phải phấn đấu nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm làm tăng nhanh giá trị của sản phẩm xuất khẩu , có như vậy mới đạt được mục tiêu. 2.5 Cán cân thương mại Thương mại thuỷ sản Việt Nam hiện đang xuất siêu, cần thúc đẩy tiến trình nhập khẩu các công nghệ, thiết bị hiện đại kể cả các bằng phát minh sáng chế từ những nước có tiềm năng công nghiệp nghề các như Bắc Mỹ , Nhật , EU để tạo sức mạnh cho các phân ngành. Tạo điều kiện để nhập khẩu nguyên liệu cho chế biến tái xuất từ các nước trong vùng hoặc từ các liên doanh khai thác hải sản với nước ngoài nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản . 2.6 Những hoạt động hỗ trợ Từng bước tiến hành tự do hoá mậu dịch để chuẩn bị hội nhập. Thương mại thuỷ sản cần có sự hỗ trợ bằng chính sách hối đoái, các chính sách công cộng hướng vào trợ giúp các nhà xuất khẩu có triển vọng các khoản chi lớn ban đầu có liên quan đến việc tham gia vào thị trường nước ngoài, các nhà xuất khẩu được quyền tiếp cận với các mặt hàng theo giá quốc tế . Các doanh nghiệp, công ty xuất khẩu được cấp tín dụng ưu đãi. 3 Mục tiêu 3.1 Mục tiêu về kim ngạch Những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đã được Đại hội Đảng lần thứ IX thông qua( vào năm 2010 thuỷ sản đạt sản lượng 3-3,5 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 3,5 tỷ USD ). Những chỉ tiêu điều chỉnh kế hoạch 5 năm ( 2001-2005 ) của Quốc hội ( xuất khẩu đạt 3-3,5 tỷ USD vào năm 2005 ), mục tiêu phấn đấu của ngành đạt kim ngạch xuất khẩu 4,5-5 tỷ USD vào năm 2010. Đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng trong nước từ 18 – 20kg/người/năm đến năm 2005 và từ 20 – 22kg/người/năm vào năm 2010. 3.2 Mục tiêu về quy mô, cơ cấu thị trường Dự kiến cơ cấu thị trường xuất khẩu thuỷ sản (Dự kiến tỉ lệ % theo giá trị xuất khẩu) Thị trường Năm 2000 2005 2010 Nhật Mỹ Liên minh EU Châu á (trừ Nhật) Thị trường khác 32 20 5 28 15 24 30 6 28 12 25 30 6 28 11 Nguồn : Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH ngàng thuỷ sản đến 2010 3.3 Mục tiêu về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu Nhóm sản phẩm Các chỉ tiêu 2000 2005 2010 Sản phẩm tôm Sản lượng (T) Giá trị ( triệu USD ) Tỷ trọng giá trị (%) 90.000 650 44,0 180.000 1.900 51 240.000 2.550 50,0 Sản phẩm cá Sản lượng (T) Giá trị ( triệu USD ) Tỷ trọng giá trị (%) 96.000 430 28,0 200.000 800 22,0 340.000 1.250 26,0 Mực và bạch tuộc Sản lượng (T) Giá trị ( triệu USD ) Tỷ trọng giá trị (%) 45.000 140 9,0 50.000 300 10,0 50.000 350 7,0 Nhuyễn thế khác (chân bụng) Sản lượng (T) Giá trị ( triệu USD ) Tỷ trọng giá trị (%) 16.000 61 4,0 200.000 300 8,0 400.000 600 12,0 Thuỷ sản khác Sản lượng (T) Giá trị ( triệu USD ) Tỷ trọng giá trị (%) 45.000 219 15 50.000 200 6,0 60.000 250 5,0 Tổng cộng 292.000 1.500 680.000 3.500 1.090.000 5.000 Nguồn : Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH ngành thuỷ sản đến 2010 II. Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam giai đoạn 2005-2010 1. Giải pháp vốn đầu tư Xuất khẩu thủy sản là ngành có tiềm năng phát triển rất lớn. Lượng vốn đầu tư cho ngành trong quá khứ còn chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của ngành vì vậy cần có những chính sách để huy động được vốn trong dân và thu hút được vốn đầu tư nước ngoài. * Nguồn vốn trong nước Nguồn vốn trong nước gồm có vốn từ Ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng và vốn huy động từ dân và doanh nghiệp. Để huy động được nguồn vốn này cần: - Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển sản xuất – kinh doanh, xuất nhập khẩu thuỷ sản để thúc đẩy và thu hút nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực này cơ bản bằng chế độ ưu đãi về thuế. - Nhà nước cần tiếp tục ưu tiên, ưu đãi cho các khu vực gặp nhiều khó khăn: ven biển, hải đảo, vùng biên giới… song song với đầu tư trọng điểm nghề cá ở khu vực phía Nam. Hoàn thiện các chính sách liên quan đến bảo lãnh tín dụng. * Nguồn vốn nước ngoài Gồm có vốn vay ODA và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Lượng vốn này trong tương lai có thể tăng thêm nhờ vào nỗ lực đàm phán của chính phủ Việt Nam và cơ chế chính sách ngày càng thông thoáng để thu hút lượng vốn này. Vốn đầu tư cho phát triển xuất khẩu thủy sản cần mang tính đồng bộ, đầu tư từ cơ sở hạ tầng, dây chuyền công nghệ, nuôi trồng, khai thác và chế biến thuỷ sản đến nguồn lao động trong ngành. + Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho nuôi trồng, khai thác và chế biến thuỷ sản: Cảng biển, chợ cá, thuỷ lợi… + Đầu tư về công nghệ, không chỉ trong chế biến hàng xuất khẩu mà phải đầu tư ngay từ con giống. Chú ý cả các phương án dự phòng và chữa bệnh cho giống nuôi. + Tăng cường công tác nghiên cứu, đào tạo kỹ thuật, công nghệ mới kể cả nhập khẩu công nghệ cao, bí quyết công nghệ và thuê chuyên gia giỏi + Đầu tư cho giáo dục kiến thức, kỹ năng cho lao động trong ngành. + Đầu tư cho công tác xúc tiến thị trường… 2. Giải pháp về công nghệ Để có thể đáp ứng được yêu cầu của các thị trường nhập khẩu, công nghệ là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng tới chất lượng của hàng xuất khẩu. Thực tế công nghệ Việt Nam đòi hỏi cần phải có sự đổi mới để thuỷ sản xuất khẩu có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. * Đối với lĩnh vực khai thác - Tiến hành lựa chọn, xác định công nghệ khai thác có hiệu quả, tập trung vào các nghề khai thác cá nổi di cư, cá nổi đại dương, cá đáy, nhuyễn thể ở độ sâu 20 – 30 m. - Nghiên cứu ứng dụng hoặc nhập khẩu công nghệ của nước ngoài, bao gồm kỹ thuật sử dụng ánh sáng… để thu được hiệu quả khai thác cao. - Nâng cấp năng lực nghiên cứu công nghệ khai thác cho các đơn vị có liên quan. * Đối với lĩnh vực nuôi trồng - Dựa trên đặc điểm sinh thái và tiềm năng của từng vùng địa lý, từng vùng mặt nước, phải xác định các đối tượng nuôi, công nghệ nuôi và quy mô nuôi phù hợp theo hướng bảo đảm năng suất cao và hiệu quả kinh tế lâu dài. - Đẩy mạnh nuôi bán thâm canh và thâm canh các đối tượng có giá trị xuất khẩu cao: tôm sú, tôm càng xanh, cá lóc, cá basa, cá tra… - Đẩy nhanh các tiến bộ KHKT của thế giới và khu vực vào áp dụng thí điểm rồi nhân ra diện rộng. Song song với phát triển công nghệ sản xuất giống của các đối tượng nuôi truyền thống, nhập các đối tượng giống mới để đáp ứng nhu cầu phát triển nuôi trồng thuỷ sản, chú ý công tác kiểm dịch. * Đối với lĩnh vực chế biến - Đầu tư nâng cấp, xây dựng mới các cơ sở chế biến với công nghệ tiên tiến, nâng cao tỷ trọng các cơ sở chế biến thực hiện quản lý chất lượng theo GMP, HACCP, phấn đấu 100% các doanh nghiệp chế biến đạt tiêu chuẩn ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm vào năm 2005 - Nâng cấp chất lượng nguyên liệu hải sản, giảm giá đầu vào bằng cách trang bị hệ thống sơ chế và bảo quản ngay trên tàu. Mở rộng chủng loại và khối lượng chế biến các mặt hàng có giá trị gia tăng. Khuyến khích các doanh nghiệp nhập khẩu công nghệ cao từ các nước phát triển. Nâng tỷ trọng mặt hàng có giá trị gia tăng từ 30% năm 2000 lên 40–45% năm 2005 và 60-65% năm 2010. - Tăng cường mối liên hệ giữa các nhà chế biến và các vùng nguyên liệu, chú ý công nghệ bao gói phải được đầu tư đúng mức vì hình thức là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu. - Nâng cấp công tác quản lý, hoàn thiện năng lực hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. - Mở rộng mối quan hệ hợp tác quốc tế để học hỏi kinh nghiệm, học công nghệ và tìm kiếm thị trường. 3. Giải pháp về nguồn nhân lực Đứng trước sự yếu kém của nguồn nhân lực hoạt động trong ngành thuỷ sản, nhằm đáp ứng cho ngành một lực lượng lao động có đủ năng lực chuyên môn nhất là trong các lĩnh vực như tạo giống, kỹ thuật khai thác và chế biến thuỷ sản, giải quyết công ăn việc làm cho các hộ dân ven biển… cần có hệ thống giải pháp đồng bộ đào tạo lao động từ trong nuôi trồng đến chế biến thuỷ sản. *Trong nuôi trồng thuỷ sản - Có các hình thức đào tạo trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua tài liệu, trường lớp (mở các lớp đào tạo ngắn hạn hoặc dài hạn)… cung cấp thông tin kỹ thuật nuôi trồng cho các hộ dân tham gia nuôi trồng thuỷ sản. - Cung cấp nguồn giống có chất lượng đảm bảo cho các đơn vị nuôi trồng, đồng nghĩa với phát triển các trung tâm nghiên cứu giống với đội ngũ cán bộ giỏi chuyên môn, nâng cao năng lực kiểm định các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm ngay từ trong nuôi trồng để đảm bảo chất lượng nguyên liệu sơ chế đạt các tiêu chuẩn chung của thế giới. - Đưa kiến thức nuôi trồng thuỷ sản vào trong các chương trình đào tạo phổ cập đặc biệt có ý nghĩa với bà con ở vùng sâu vùng xa, mở ra con đường cho các hộ dân nâng cao thu nhập thông qua nuôi trồng thuỷ sản. * Trong khai thác thuỷ sản - Nâng cao trình độ cho các các hộ dân làm nghề biển cả về kiến thức đánh bắt cá, kiến thức để giữ cá được tươi lâu, đảm bảo chất lượng nguyên liệu đánh bắt… - Nâng cấp và đóng mới hệ thống tàu thuyền, tạo điều kiện để lao động sử dụng tối đa năng suất hoạt động của tàu thuyền, tiến tới giảm dần đánh bắt gần bờ, đào tạo kỹ thuật, chuyên môn cho các đội tàu đánh bắt xa bờ. * Trong chế biến thủy sản - Đào tạo nghề cho các lao động mới ra nhập ngành, nâng cao tay nghề cho những lao động đã hoạt động trong ngành. Chú ý đến điều kiện vệ sinh lao động đối với lao động, nhất là lao động nữ. - Tiếp tục hoàn thiện hệ thống tiền lương cho lao động trong ngành trên nguyên tắc gắn khối lượng với chất lượng công việc, thưởng phạt công minh đối với người lao động. - Tăng cường hợp tác đào tạo trong và ngoài nước cho cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu và cán bộ marketing. Tập huấn cho cán bộ quản lý về luật lệ cũng như môi trường pháp lý của các thị trường nhập khẩu. - Mở rộng các hình thức liên kết, hợp tác quốc tế để tìm kiếm sự giúp đỡ của các nước, các tổ chức quốc tế để đào tạo cán bộ đại học, sau đại học ở các nước có nghề cá phát triển. Học tập kinh nghiệm của những nước phát triển nghề cá cũng là hướng đi có hiệu quả cho xuất khẩu thủy sản. 4. Giải pháp cho sản phẩm xuất khẩu. * Đa dạng hoá nguồn nguyên liệu cũng như sản phẩm xuất khẩu Xuất khẩu thủy sản chỉ thu được hiệu quả cao nếu có nguồn cung nguyên liệu ổn định cả về chất lượng và số lượng. Vì vậy có thể nói nguồn cung nguyên liệu quyết định đến quy mô và cơ cấu sản phẩm xuất khẩu. Với các nhóm sản phẩm xuất khẩu cụ thể: - Tôm: Tôm sú là loại có giá trị xuất khẩu cao nhất, cần mở rộng diện tích nuôi trồng và tăng tỷ trọng tôm sú trong cơ cấu tôm xuất khẩu. Ngoài ra còn các loại tôm khác cũng cần phát triển. - Cá: Nâng dần tỷ trọng các loại cá có thể nuôi trồng trên diện rộng: cá tra, cá basa… giảm tỷ trọng các loại cá qua đánh bắt mới có. - Mực và bạch tuộc: Cần giảm tỷ trọng hàng khô, nâng tỷ trọng hàng tươi, cách chế biến: cắt miếng, đông lạnh tẩm bột hay gia vị… Chú ý khâu đóng gói bao bì, đây là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong tiêu thụ hàng hoá. Công nghệ đóng gói phải hiện đại, sản phẩm phải hấp dẫn. * Giảm giá thành tới mức tối ưu để có lợi thế cạnh tranh - Công nghệ được đầu tư đổi mới để có thể đáp ứng các yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm và tránh hao hụt tới mức tối ưu trong chế biến, tiết kiệm nguồn nguyên liệu để có thể giảm giá thành sản phẩm. - Nâng cao độ tinh chế của sản phẩm, chú ý các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, giảm dần việc xuất khẩu nguyên liệu thô. * Tìm kiếm thị trường tiêu thụ. - Trong tương lai, thị trường trong nước là một thị trường đầy tiềm năng vì thu nhập của nhân dân đang được cải thiện đáng kể. Thị trường nội địa rất rộng lớn với sức tiêu thụ lớn. - Tiếp tục phát triển các thị trường truyền thống với yêu cầu đảm bảo chất lượng hàng hoá xuất khẩu và đáp ứng những nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường nhập khẩu. - Mở rộng các mối quan hệ với thị trường quốc tế, tìm cách tiếp cận với các kênh phân phối, bán lẻ tới các siêu thị, đại lý của các nước khác để đưa sản phẩm của Việt Nam tới được tay người tiêu dùng, khi đó mới tận dụng được lợi thế cạnh tranh của Việt Nam. 5. Các cơ chế chính sách hỗ trợ - Nhà nước cần đầu tư nhiều hơn cho cơ sở hạ tầng phục vụ cho xuất khẩu thuỷ sản: Hệ thống cảng biển, hệ thống chợ đầu mối… Tạo điều kiện giao thông thuận tiện từ vùng nguyên liệu tới các nhà máy chế biến… - Hệ thống thuế xuất nhập khẩu và thủ tục hải quan cần được cải tiến. Với cơ chế qua quá nhiều cửa, cần quá nhiều con dấu, thủ tục quá rườm rà và cứng nhắc hàng xuất khẩu mới có thể ra được thị trường nước ngoài đã gây những cản trở không nhỏ cho xuất khẩu Việt Nam. Thuế nhập khẩu các đầu vào cho xuất khẩu còn bị đánh quá cao (30- 40%). Với mức thuế này, hàng xuất khẩu Việt Nam sẽ mất đi lợi thế cạnh tranh bằng giá. Các thủ tục hoàn thuế mở tờ khai phải được nhanh chóng, tiện lợi tránh gây phiền hà, nông dân và ngư dân cung cấp nguyên liệu cho xuất khẩu thuỷ sản không thể có hoá đơn theo đúng yêu cầu của các cơ quan hoàn thuế. Thời gian hoàn thuế cần được rút ngắn lại tạo vốn cho doanh nghiệp phát triển sản xuất. mục lục ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3060.doc
Tài liệu liên quan