ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
HUỲNH THỊ SƯƠNG
Chuyên ngành : Quản Trị Kinh Doanh Nông Nghiệp
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Long Xuyên, tháng 05 năm 2006.
ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành : Quản Trị Kinh Doanh Nông Nghiệp
Sinh viên thực hiện: Huỳnh Thị Sương
Lớp: DH3KN2 - Mã số SV: DKN 021256
Người hướng dẫn: Cử nhân Đoàn Hoài Nhân
Long Xuyên, tháng 05 năm 2006.
LỜI CẢM ƠN
Em có thể
75 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1738 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Thực trạng xóa đói giảm nghèo tại TP Long Xuyên - Tỉnh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoàn thành được bài luận văn này là nhờ sự giúp đỡ và hỗ trợ rất
nhiều từ các thầy cô, các cán bộ phòng Lao Động Thương Binh Xã Hội và các bạn
cùng lớp, đặc biệt:
Thầy Đoàn Hoài Nhân đã hướng dẫn nhiệt tình và hỗ trợ cho em nhiều kiến
thức rất quan trọng trong thời gian em làm luận văn.
Chú Nguyễn Chí Tâm – Cán bộ phòng Lao Động Thương Binh Xã Hội phụ
trách mãn Xóa đói giảm nghèo của thành phố Long Xuyên. Chú đã giúp đỡ em có
được những số liệu kịp thời làm cho bài luận văn mang tính thực tế hơn.
Các bạn: Lâm Thị Ngọc Yến và Hứa Thị Thía lớp DH3KN2 đã hỗ trợ cho em
trong việc phỏng vấn và đi tìm hiểu đời sống thực tế của các hộ nghèo tại thành phố
Long Xuyên.
Tất cả giảng viên của khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh đã hỗ trợ cho em
kiến thức trong những năm qua để em có thể ứng dụng vào thực tế và hoàn thành
được bài luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn !
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
Người hướng dẫn: Cử Nhân ĐOÀN HOÀI NHÂN
Người chấm, nhận xét 1:……………………………
Người chấm, nhận xét 2: ……………………………
Luận văn được bảo vệ tại Hồi đồng chấm bảo vệ luận văn
Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh ngày……tháng……năm 2006
MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Mục lục--------------------------------------------------------------------------- i; ii; iii
--------- i
Danh mục các hình------------------------------------------------------------------- iv
Danh mục các bảng------------------------------------------------------------------- v
Danh mục các biểu đồ--------------------------------------------------------------- vi
Danh mục chữ viết tắt-------------------------------------------------------------- vii
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU---------------------------------------------------------------------- 1
1.1. Lý do chọn đề tài--------------------------------------------------------------- 1
--------------------------------------------------------------------------------------
1.2. Mục tiêu nghiên cứu----------------------------------------------------------- 1
1.3. Phương pháp nghiên cứu------------------------------------------------------ 1
1.3.1. Vùng nghiên cứu được khảo sát--------------------------------------- 1
1.3.2. Đối tượng được nghiên cứu-------------------------------------------- 1
1.3.3. Phương pháp được vận dụng để thu thập số liệu-------------------- 2
1.3.4. Phương pháp và công cụ phân tích dữ liệu---------------------------2
1.4. Phạm vi nghiên cứu------------------------------------------------------------ 2
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG NGHÈO CỦA NGƯỜI DÂN TP LONG XUYÊN
--------- 3----------------------------------------------------------------------------------------- 3
2.1. Tình hình chung của tỉnh An Giang------------------------------------------3
2.1.1. Đặc điểm------------------------------------------------------------------ 3
2.1.2. Thành tựu kinh tế-------------------------------------------------------- 4
2.2. Tổng quan tình hình kinh tế TP Long Xuyên------------------------------ 5
2.3. Hiện trạng nghèo đói ---------------------------------------------------------- 9
2.3.1. Một số quan niệm về nghèo đói----------------------------------------9
2.3.2. Chuẩn nghèo đói và phương pháp xác định------------------------ 11
2.3.3. Khái niệm nghèo -------------------------------------------------------12
2.3.3.1. Nghèo theo tiêu chí cũ----------------------------------------12
2.3.3.2. Nghèo theo tiêu chí mới-------------------------------------- 12
2.3.3.3. Cận nghèo------------------------------------------------------ 12
2.3.4. Tổng quan nghèo đói-------------------------------------------------- 13
2.3.5. Thông tin cơ bản của hộ nghèo---------------------------------------14
i
2.3.5.1. Nhân khẩu và lao động của hộ-------------------------------14
2.3.5.2. Trình độ văn hóa---------------------------------------------- 15
2.3.5.3. Nhà ở của hộ -------------------------------------------------- 15
2.3.5.4. Hố xí của hộ----------------------------------------------------16
2.3.5.5. Điện và nước sinh hoạt của hộ------------------------------ 16
2.3.5.6. Nghề nghiệp của hộ ------------------------------------------ 17
2.3.5.7. Thu nhập của hộ----------------------------------------------- 19
2.3.5.8. Chi tiêu của hộ-------------------------------------------------19
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ CHƯƠNG TRÌNH XĐGN TẠI TP LONG XUYÊN
-----------------------------------------------------------------------------------------------21
3.1. Tổng quan chương trình------------------------------------------------------21
3.2. Các hoạt động của chương trình XĐGN----------------------------------- 21
3.2.1. Hỗ trợ về tín dụng------------------------------------------------------ 21
3.2.2. Hỗ trợ nhà ở cho người nghèo----------------------------------------22
3.2.3. Thực hiện giải quyết việc làm---------------------------------------- 22
3.2.4. Các chính sách hỗ trợ khác--------------------------------------------22
3.2.4.1. Chính sách bảo trợ xã hội------------------------------------ 22
3.2.4.2. Chính sách y tế chăm sóc sức khỏe------------------------- 23
3.2.4.3. Hỗ trợ về giáo dục---------------------------------------------23
3.2.4.4. Công tác đào tạo cán bộ XĐGN, hướng dẫn người nghèo
làm ăn---------------------------------------------------------------------------------------23
3.3. Hoạt động XĐGN của các tổ chức cộng đồng---------------------------- 23
3.4. Đánh giá chương trình XĐGN---------------------------------------------- 24
3.4.1. Đánh giá của BCĐ chương trình XĐGN----------------------------24
3.4.1.1. Những mặt mạnh---------------------------------------------- 24
3.4.1.2. Những mặt còn hạn chế-------------------------------------- 25
3.4.2. Đánh giá của người nghèo về chương trình XĐGN--------------- 25
3.4.2.1. Những mặt đạt được------------------------------------------ 25
3.4.2.2. Những trở ngại-------------------------------------------------26
CHƯƠNG 4. NGUYÊN NHÂN NGHÈO ĐÓI, TÍNH ĐA DẠNG CỦA
NGHÈO ĐÓI, HÀM HỒI QUY TƯƠNG QUAN VÀ GIẢI PHÁP
XĐGN-------------------------------------------------------------------------------------- 29
4.1. Nguyên nhân nghèo-----------------------------------------------------------29
4.1.1. Từ góc độ nhìn nhận của BCĐ chương trình XĐGN--------------29
4.1.2. Nguyên nhân nghèo từ kết quả định lượng------------------------- 29
ii
4.2. Tính đa dạng của nghèo đói------------------------------------------------- 30
4.2.1. Nghèo đói và dinh dưỡng--------------------------------------------- 30
4.2.2. Nghèo đói và môi trường sống--------------------------------------- 31
4.2.3. Nghèo đói và bình đẳng xã hội, đặc biệt là bình đẳng giới------- 31
4.2.4. Nghèo đói và môi trường pháp lý------------------------------------ 31
4.2.5. Nghèo đói - thị trường lao động và nắm bắt cơ hội----------------31
4.2.6. Nghèo đói và vốn xã hội---------------------------------------------- 32
4.2.7. Nghèo đói và phát triển------------------------------------------------32
4.3. Phân tích sự tác động của hàm hồi quy tương quan---------------------- 33
4.4. Giải pháp----------------------------------------------------------------------- 35
4.4.1. Về nâng cao nhận thức------------------------------------------------ 35
4.4.2. Giải quyết lao động việc làm cho người nghèo-------------------- 35
4.4.3. Tuyên truyền vận động người dân không nên sinh con nhiều, chỉ
nên sinh từ 1 -2 con--------------------------------------------------------------------------- 35
4.4.4. Hỗ trợ vốn cho người nghèo------------------------------------------ 35
4.4.5. Hỗ trợ giáo dục nâng cao dân trí------------------------------------- 36
4.4.6. Hỗ trợ nhà ở cho người nghèo----------------------------------------36
4.4.7. Hỗ trợ điện, nước-------------------------------------------------------36
4.4.8. Hỗ trợ người nghèo về y tế--------------------------------------------36
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ----------------------------------------------- 37
5.1. Kết luận ---------------------------------------------------------------------------- 37
5.1.1. Thực trạng nghèo của hộ --------------------------------------------------37
5.1.2. Đánh giá chương trình XĐGN tại TP Long Xuyên-------------------- 37
5.2. Kiến nghị--------------------------------------------------------------------------- 38
5.2.1. Xã hội------------------------------------------------------------------------ 38
5.2.2. Vốn--------------------------------------------------------------------------- 38
5.2.3. Thị trường--------------------------------------------------------------------38
5.2.4. Xây dựng cơ sở hạ tầng cho vùng nghèo-------------------------------- 39
5.2.5. Quản lý và thực hiện------------------------------------------------------- 39
Phụ lục------------------------------------------------------------------------------------------- a
Phụ lục 1. Tỷ lệ hộ nghèo TP Long Xuyên qua các năm---------------------------------- a
Phụ lục 2. Đánh giá của người dân nghèo về thụ hưởng các chương trình--------------b
Phụ lục 3. Kết quả chạy hàm hồi quy tương quan------------------------------------------ b
Phụ lục 4. Biên bản hội nghị bình xét hộ nghèo-------------------------------------------- e
Phụ lục 5. Phiếu kê khai hộ gia đình---------------------------------------------------------- f
iii
Phụ lục 6. Bảng câu hỏi------------------------------------------------------------------------ k
Tài liệu tham khảo----------------------------------------------------------------------------A
iv
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1: Tỉnh An Giang
3
Hình 2: TP Long Xuyên
5
Hình 3: Nhà xiêu vẹo, vách lá
16
Hình 4: Nguồn nước bị ô nhiễm
17.........................................................................................
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Diện tích, dân số và mật độ dân số của TP Long Xuyên năm 2005
6
Bảng 2.2: Trình độ học vấn
15
Bảng 2.3: Nghề nghiệp của hộ nghèo
18
Bảng 2.4: Việc làm mà người nghèo đi làm thuê
19
Bảng 2.5: Bảng tổng hợp chi tiêu và thu nhập
20
Bảng 4.1: Hệ số tương quan giữa các biến độc lập
33
v
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Tốc độ tăng trưởng GDP tỉnh An Giang qua các năm
4
Biểu đồ 2: Cơ cấu kinh tế tỉnh An Giang qua các năm
4
Biểu đồ 3: Cơ cấu đất TP Long Xuyên năm 2005
7
Biểu đồ 4: Cơ cấu thu nhập giữa thành thị và nông thôn TP Long Xuyên năm 2005
7
Biểu đồ 5: Cơ cấu kinh tế của TP Long Xuyên năm 2005
8
Biểu đồ 6: GDP đầu người qua các năm
9
Biểu đồ 7: Vòng lẩn quẩn của nghèo đói và mối quan hệ của nó với tăng trưởng kinh
tế và phát triển xã hội
11
Biểu đồ 8: Tỷ lệ hộ nghèo tại TP Long Xuyên qua các năm
13
Biểu đồ 9: Tỷ lệ hộ nghèo phân theo các phường, xã trong TP Long Xuyên năm
2005
14
Biểu đồ 10: Nguyên nhân làm cho người nghèo không có việc làm
18
Biểu đồ 11: Thu nhập bình quân người/tháng của hộ nghèo
19
Biểu đồ 12: Cơ cấu chi tiêu bình quân người/tháng của hộ nghèo
20
Biểu đồ 13: Nguyên nhân nghèo
30
vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
XĐGN & VL: Xóa đói giảm nghèo và việc làm.
TP: Thành phố.
LĐTBXH: Lao Động Thương Binh Xã Hội.
SXKD: Sản xuất kinh doanh.
CNVC: Công nhân viên chức.
CLB: Câu lạc bộ.
BCĐ: Ban chỉ đạo.
vii
THỰC TRẠNG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI TP LONG XUYÊN – TỈNH AN GIANG
Chương 1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
“Dân giàu nước mạnh” là câu nói nằm lòng của người dân, tuy nhiên để đất
nước trở nên lớn mạnh thêm thì còn gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là việc nghèo
đói của người dân cả nước nói chung và An Giang nói riêng trong đó có TP. Long
Xuyên. XĐGN được xác định là vấn đề bức xúc của xã hội, những năm qua TP.
Long Xuyên đã tập trung nhiều chủ trương và giải pháp tích cực, triển khai thực hiện
có hiệu quả các chương trình, dự án kinh tế trọng điểm cùng với chương trình XĐGN
đã tạo cơ hội làm ăn mới cho người nghèo.
Nhờ chủ động các chính sách và giải pháp phù hợp, chương trình XĐGN của
TP Long Xuyên đã huy động được nguồn vốn đầu tư phát triển, nhất là nguồn vốn
trong nước, trong tỉnh,…kết hợp với sự hỗ trợ có hiệu quả của Trung Ương nên các
công trình đầu tư cơ sở hạ tầng cho các vùng nghèo, xã nghèo và các dự án trực tiếp
cho người nghèo được triển khai thực hiện xuyên suốt. Đặc biệt là các chính sách tạo
việc làm, chính sách ưu đãi đối với người nghèo thực hiện khá đầy đủ. Tuy nhiên, để
thực hiện chương trình XĐGN này TP. Long Xuyên phải đối mặt với những khó
khăn thách thức to lớn. Từ thực tế này đề tài về “Thực trạng XĐGN tại TP. Long
Xuyên” sẽ đưa ra một số giải pháp trên cơ sở những mặt thuận lợi và khó khăn của
chương trình XĐGN để chương trình ngày càng phù hợp với định hướng phát triển
kinh tế - xã hội của TP, nhằm hỗ trợ trực tiếp cho các hộ nghèo theo các điều kiện
cần thiết để phát triển sản xuất, tăng thu nhập, ổn định đời sống, tự vươn lên thoát
nghèo, tạo môi trường thuận lợi cho toàn TP XĐGN một cách bền vững.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích hiện trạng nghèo đói của người dân TP. Long Xuyên
- Đánh giá chương trình XĐGN tại TP. Long Xuyên: Kết quả thực hiện và
những trở ngại trong công tác XĐGN.
- Giải pháp XĐGN cho người dân TP. Long Xuyên.
1.3. Phương pháp nghiên cứu
1.3.1. Vùng nghiên cứu được khảo sát
- Xã Mỹ Hòa là xã có 546 hộ nghèo chiếm đến 9,49% tổng số hộ nghèo tại
TP Long Xuyên
1.3.2. Đối tượng được nghiên cứu
- Hộ nghèo tại xã Mỹ Hòa TP Long Xuyên.
- Các tổ chức đoàn thể: Phòng Lao Động Thương Binh Xã Hội; Ban chỉ đạo
chương trình XĐGN tại TP.
1
THỰC TRẠNG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI TP LONG XUYÊN – TỈNH AN GIANG
1.3.3. Phương pháp được vận dụng để thu thập số liệu
• Số liệu thứ cấp
- Tham khảo tài liệu liên quan đến tình hình kinh tế - xã hội của TP Long
Xuyên
- Tham khảo những báo cáo của TP Long Xuyên có liên quan đến XĐGN.
• Số liệu sơ cấp
- Phỏng vấn trực tiếp: 100 hộ nghèo
- Phỏng vấn trực tiếp chuyên gia: cán bộ quản lý chương trình XĐGN tại TP
Long Xuyên
1.3.4. Phương pháp và công cụ phân tích dữ liệu
- Thảo luận nhóm: Ban chỉ đạo chương trình XĐGN tại TP.
- Quan sát trực tiếp.
- Phân tích thống kê mô tả.
- Phân tích ANOVA.
- Hàm hồi quy tương quan.
- Công cụ phân tích: SPSS, EXCEL.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
Một số chương trình XĐGN tại TP Long Xuyên, kết quả của chương trình
này được phân tích qua ý kiến của Ban chỉ đạo XĐGN TP, xã và người dân nghèo.
Đề tài sẽ không đi sâu vào tất cả các phường, xã của TP mà chỉ tập trung nghiên cứu
trên bình diện chung của TP Long Xuyên và xã có nhiều hộ nghèo nhất.
2
THỰC TRẠNG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI TP LONG XUYÊN – TỈNH AN GIANG
Chương 2. THỰC TRẠNG NGHÈO CỦA
NGƯỜI DÂN TP.LONG XUYÊN
2.1. Tình hình chung của tỉnh An Giang.
2.1.1. Đặc điểm.
• Vị trí địa lý:
An Giang nằm ở đầu nguồn sông Cửu Long, phía Bắc giáp Cam-pu-chia, phía
Tây giáp Kiên Giang, phía Nam giáp Cần Thơ, phía Đông giáp Đồng Tháp.
(Nguồn: Sở nông nghiệp An Giang)
Hình 1: Tỉnh An Giang
3
9,04%
11,61%
9,90%
0,00%
2,00%
4,00%
6,00%
8,00%
10,00%
12,00%
14,00%
2003 2004 2005
12,50
38,90
48,60
12,80
38,71
49,21
12,01
37,74
50,25
0
10
20
30
40
50
60%
2003 2004 2005 Năm
Khu vực công
nghiệp - xây dựng
Khu vực nông,
lâm, thuỷ sản
Khu vực dịch vụ
THỰC TRẠNG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI TP LONG XUYÊN – TỈNH AN GIANG
• Điều kiện tự nhiên:
Diện tích tự nhiên của tỉnh An Giang là 3.424km2 trong đó diện tích đất sản
xuất nông nghiệp là 530 ngàn ha. An Giang có hệ thống sông ngòi chằng chịt, hàng
năm, ở An Giang đều có nước lũ tràn về từ hai nhánh sông Mekong, mang theo một
lượng phù sa rất lớn, bồi đắp cho vùng đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh.
An Giang là vùng có địa hình vừa là đồng bằng vừa là đồi núi nên thuận lợi
cho cả sản xuất nông nghiệp và du lịch.
2.1.2. Thành tựu kinh tế.
Tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh An Giang năm 2005 là 9,9% đã giảm so với
năm 2004 là 11,61%. Kết quả này có được là do trong năm 2005 đã có sự biến động
giá theo chiều tăng trong nền kinh tế và ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm đến các
ngành sản xuất và đời sống của người dân, nên tác động mạnh đến tốc độ tăng trưởng
kinh tế.
Biểu đồ 1: Tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh An Giang qua các năm.
(Nguồn: Cục thống kê tỉnh năm 2005)
An Giang là tỉnh có nền sản xuất nông nghiệp phát triển, khoảng 70% dân số
ở khu vực nông thôn sống nhờ vào nông nghiệp. Tuy trong những năm gần đây, cơ
cấu kinh tế của tỉnh An Giang có sự chuyển dịch nhưng chưa mạnh. Trong đó, khu
vực dịch vụ tăng 1,04% so với năm 2004, cho thấy rằng An Giang đã phát huy được
thế mạnh của mình trong nền kinh tế, đặc biệt là loại hình du lịch. Nông, lâm, thủy
sản có giảm nhưng vẫn giữ được vị trí cao trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.
Biểu đồ 2: Cơ cấu kinh tế tỉnh An Giang qua các năm
(Nguồn: Cục thống kê tỉnh An Giang)
4
THỰC TRẠNG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI TP LONG XUYÊN – TỈNH AN GIANG
2.2. Tổng quan tình hình kinh tế TP Long Xuyên
Long Xuyên là thành phố và trung tâm kinh tế của tỉnh An Giang, là nơi tiếp
nhận một lượng lớn phù sa từ sông MêKông chảy về nên khá phát triển về nông
nghiệp, là đầu mối của các tuyến du lịch trong tỉnh, là nơi có nhiều cơ sở sản xuất và
chế biến. Có thể nói Long Xuyên phát triển đầy đủ 3 lĩnh vực thương mại - dịch vụ,
công nghiệp - xây dựng và nông nghiệp.
MỸ BÌNH
(Nguồn:Phòng LĐTBXH)
Hình 2: Thành Phố Long Xuyên.
TP Long Xuyên có tất cả 10 phường, 3 xã, diện tích tự nhiên của thành phố
106,87 km2 với tổng dân số trung bình tính đến năm 2005 là 270.071 người, mật độ
dân số 2.527 người/km2 . Đặc biệt xã nghèo nhất của thành phố chính là xã có dân số
trung bình cao nhất 28.189 người chiếm 10,44% trên tổng số dân của TP, phường
nghèo thứ hai là phường Bình Khánh với số dân 27.935 người chiếm 10,34% trên
tổng số dân của TP.
5
Châu Thành
Thoại sơn
Chợ Mới
Cần Thơ
THỰC TRẠNG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI TP LONG XUYÊN – TỈNH AN GIANG
Bảng 2.1: Diện tích, dân số và mật độ dân số của TP Long Xuyên năm 2005
Diện tích tự
nhiên
( km2 )
Dân số trung
bình
( người )
Mật độ dân số
( người/km2 )
Toàn thành phố
Phường Mỹ Bình
Phường Mỹ Long
Phường Mỹ Xuyên
Phường Bình Đức
Phường Bình Khánh
Phường Mỹ Phước
Phường Mỹ Quý
Phường Mỹ Thới
Phường Mỹ Thạnh
Xã Mỹ Hòa Hưng
Xã Mỹ Khánh
Xã Mỹ Hòa
106,87
1,31
1,36
1,51
10,81
6,55
4,29
4,13
20,00
13,9
17,64
8,86
16,51
270.071
23.131
24.958
15.774
17.336
27.935
26.501
11.752
22.004
26.919
28.189
10.620
23.216
2.527
17.657
18.351
10.446
1.604
4.265
6.177
2.846
1.100
1.937
1.707
1.199
1.316
(Nguồn:Phòng thống kê TP Long Xuyên)
Tuy dân số hàng năm có tăng lên nhưng tỷ lệ tăng tự nhiên giảm nhẹ từ
1,18% vào năm 2004 xuống còn 1,16% vào năm 2005. Điều này cho thấy số người
sinh có tăng lên nhưng số người tử không giảm đi.
Long Xuyên là một trung tâm thành phố của tỉnh nên thu hút đến 208.062 1
người chiếm 77,04% dân cư tập trung ở đây với tỷ lệ nữ 51,46% và nam là 48,54%,
số còn lại 62.009 người chiếm 22,96% tập trung ở nông thôn.
Trong cơ cấu sử dụng đất, đất nông nghiệp của thành phố có 6.649 ha chiếm
62,22%, đất chuyên dùng 12,43%, đất khu dân cư 14,48% và đất chưa sử dụng
10,87%. Mặc dù đất nông nghiệp chiếm một phần lớn nhưng cơ cấu kinh tế của một
trung tâm thành phố là thương mại - dịch vụ, công nghiệp - xây dựng và nông
nghiệp.
1 Phòng thống kê TP
6
62,22%
10,87%
12,43%
14,48%
Đất nông nghiệp Đất chuyên dùng
Đất khu dân cư Đất chưa sử dụng
41,38%
48,88%
Khu vực thành thị Khu vực nông thôn
THỰC TRẠNG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI TP LONG XUYÊN – TỈNH AN GIANG
Biểu đồ 3: Cơ cấu đất của thành phố Long Xuyên năm 2005
(Nguồn: Phòng thống kê thành phố)
Theo số liệu điều tra hộ nghèo năm 2005 của phòng LĐTBXH tỷ lệ mức thu
nhập bình quân đầu người/tháng của hộ nghèo ở mức thấp còn khá nhiều có
1.655/3.461 hộ nghèo với tỷ lệ 47,81%. Trong đó khoảng cách thu nhập của hộ
nghèo nhất giữa thành thị và nông thôn còn chênh lệch khá cao.
- Khu vực thành thị, mức thu nhập từ 150.000 đồng trở xuống có 1.451 hộ
chiếm tỷ lệ 48,88%.
- Khu vực nông thôn, mức thu nhập từ 120.000 đồng trở xuống có 204 hộ
chiếm tỷ lệ 41,38%.
Biểu đồ 4: Cơ cấu thu nhập giữa thành thị và nông thôn của TP Long Xuyên
năm 2005
(Nguồn: Phòng LĐTBXH TP Long Xuyên)
Qua khảo sát trên phiếu điều tra cho thấy, đa số mức chi tiêu của hộ nghèo cao
hơn mức thu nhập trung bình đến 1,18 lần. Khoản thiếu hụt chủ yếu là họ vay mượn,
trả góp hoặc ăn trước trả sau, từ đó lúc nào người nghèo cũng túng thiếu.
7
67,7%
26,3%
6,0%
Thương mại - Dịch vụ
Công nghiệp - Xây dựng
Nông nghiệp
THỰC TRẠNG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI TP LONG XUYÊN – TỈNH AN GIANG
Biểu đồ 5: Cơ cấu kinh tế của thành phố Long Xuyên năm 2005
(Nguồn: Phòng thống kê thành phố)
• Thương mại - dịch vụ
Hoạt động du lịch với sự phát triển của nhiều loại hình phục vụ phong phú,
đa dạng bước đầu đã thu hút khách du lịch nước ngoài, lượng khách lưu trú tại các
khách sạn đạt 85.000 lượt khách, tăng 19,71% so với cùng kỳ.
Cùng với sự ra đời và phát triển các tuyến xe buýt của công ty cổ phần vận
tải An Giang, kinh doanh vận tải, hệ thống Taxi của công ty cổ phần Mai Linh, hoạt
động tín dụng của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín trên địa bàn thành phố đã tạo
được nét mới của đô thị đồng thời góp phần vào tăng trưởng của khu vực thương
mại-dịch vụ nói riêng.
Thương mại – dịch vụ càng phát triển thì càng phù hợp với TP Long Xuyên
năng động như hiện nay.
• Công nghiệp - xây dựng
Cụm công nghiệp chế biến thủy sản Mỹ Quý đến nay đã có 4 doanh nghiệp
với 5 nhà máy đầu tư sản xuất trong đó có 3 nhà máy đi vào hoạt động (công ty Cửu
Long, Tuấn Anh và Nam Việt), 2 nhà máy đang xây dựng (của công ty TNHH An
Xuyên và nhà máy chế biến thủy sản thái Bình Dương của công ty Nam Việt).
Sản lượng vận chuyển hàng hóa đạt 1,66 triệu tấn, luân chuyển 262,5 triệu
km, giảm 15,3% so với cùng kỳ 2004. Vận chuyển hành khách ước đạt 8 triệu tấn,
luân chuyển 129 triệu người/km tăng 0,1% so cùng kỳ 2004.
Các cơ sở chế biến thủy sản ngày càng tăng lên về mặt số lượng, bên cạnh đã
giải quyết được việc làm cho người lao động thì ngành công nghiệp chế biến này trở
thành mũi nhọn thúc đẩy nền kinh tế TP phát triển nhanh hơn.
• Sản xuất nông nghiệp
Diện tích gieo trồng cả năm đạt 12.923,2 ha đạt 104,22% kế hoạch, tổng sản
lượng lương thực được 74.432,5 tấn đạt 109,69% kế hoạch đề ra.
Số bè cá hiện có là 389 (tăng 102 bè), diện tích ao hầm nuôi cá 131,8 ha (tăng
34,22 ha), nuôi cá chân ruộng + đăng quầng 36,41 ha (tăng 0,58 ha), diện tích nuôi
tôm 27 ha (giảm 2,15 ha), sản lượng thủy sản đạt 26.703,6 tấn (tăng 2.988,45 tấn),
trong đó có 32,4 tấn tôm (tăng 3,25 tấn).
Nông nghiệp là ngành phát triển lâu đời nhất tại An Giang nói chung và Long
Xuyên nói riêng. Cơ cấu kinh tế của TP ngày càng phát triển theo hướng công nghiệp
8
THỰC TRẠNG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI TP LONG XUYÊN – TỈNH AN GIANG
hóa, hiện đại hóa rõ nét, phù hợp với một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần như
ngày nay.
GDP bình quân đầu người những năm qua có tăng trưởng đáng kể, sự phát
triển này thể hiện rõ nét ở đường cong có hướng đi lên của biểu đồ 6. Sự tăng trưởng
này phần lớn nhờ vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng
thương mại – dịch vụ đạt 67,7%, tiếp tục giữ tỷ trọng công nghiệp - xây dựng
26,30% và giảm dần nông nghiệp xuống còn 6,0%. Là một thành phố đang trên đà
phát triển theo hướng công nghiệp hóa nên Long Xuyên mặc dù có diện tích đất nông
nghiệp lớn nhưng phát triển mạnh về thương mại - dịch vụ.
Biểu đồ 6: GDP đầu người của TP Long Xuyên qua các năm
(Nguồn: Phòng thống kê TP Long Xuyên)
2.3. Hiện trạng nghèo đói
2.3.1. Một số quan niệm về nghèo đói 2
Quan niệm về nghèo đói của từng quốc gia, từng vùng, từng nhóm dân cư
nhìn chung không có sự khác biệt đáng kể, tiêu chí chung nhất để xác định nghèo đói
vẫn là mức thu nhập hay chi tiêu để thõa mãn những nhu cầu cơ bản của con người
về: ăn, ở, mặc, y tế, giáo dục, văn hóa, đi lại và giao tiếp xã hội. Sự khác nhau chung
nhất là thỏa mãn ở mức cao hay thấp mà thôi, điều này phụ thuộc vào trình độ phát
triển kinh tế-xã hội cũng như phong tục tập quán của từng vùng, từng quốc gia.
Tại Hội nghị về chống nghèo đói do Ủy ban Kinh tế xã hội khu vực Châu Á -
Thái Bình Dương (ESCAP) tổ chức tại Bangkok - Thái Lan vào tháng 09 năm 1993,
các quốc gia trong khu vực đã thống nhất cao và cho rằng: “Nghèo đói là tình trạng
một bộ phận dân cư không có khả năng thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con
người mà những nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội, phong
tục tập quán của từng vùng và những phong tục ấy được xã hội thừa nhận.”
Nhà kinh tế học người Mỹ Galbraith chia sẻ với quan niệm này: “Con người
bị coi là nghèo khổ khi mà thu nhập của họ, ngay dù khi thích đáng để họ có thể tồn
tại, rơi xuống rõ rệt dưới mức thu nhập của cộng đồng. Khi đó họ không thể có
những gì mà đa số trong cộng đồng coi như cái cần thiết tối thiểu để sống một cách
đúng mức.”
9
Triệu đồng
16,00
13,28
10,239,077,867,147,00
0,00
2,00
4,00
6,00
8,00
10,00
12,00
14,00
16,00
18,00
1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Triệu đồng
THỰC TRẠNG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI TP LONG XUYÊN – TỈNH AN GIANG
Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tổ chức tại Copenhagen
Đan Mạch năm 1995 đã đưa ra một định nghĩa cụ thể hơn về nghèo đói như sau:
“Người nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn dưới 1 đô la (USD) mỗi ngày
cho mỗi người, số tiền được coi như đủ để mua những sản phẩm thiết yếu để tồn
tại.”
Tuy vậy, cũng có quan niêm khác về nghèo đói mang tính kinh điển hơn, triết
lý hơn của chuyên gia hàng đầu của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO)- ông Abapia
Sen, người được giải thưởng Nôben về kinh tế năm 1998, cho rằng: “nghèo đói là sự
thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng”. Xét cho
cùng sự tồn tại của con người nói chung và người giàu, người nghèo nói riêng, cái
khác nhau cơ bản để phân biệt họ chính là cơ hội lựa chọn của mỗi người trong cuộc
sống, thông thường người giàu có cơ hội lựa chọn nhiều hơn, người nghèo có cơ hội
lựa chọn ít hơn.
Quan niệm của chính người nghèo ở nước ta cũng như một số quốc gia khác
trên thế giới về nghèo đói đơn giản hơn, trực diện hơn. Một số cuộc tham vấn có sự
tham gia của người dân miền núi, họ cho rằng: “nghèo đói là gì ư ? là hôm nay con
tôi ăn khoai, ngày mai không biết con tôi ăn gì ? Bạn nhìn nhà ở của tôi thì biết,
trong nhà nhìn thấy mặt trời, khi mưa thì trong nhà cũng như ngoài sân”. Một số
người Hà Tĩnh thì trả lời: “nghèo đói đồng nghĩa với nhà ở bằng tranh, tre, nứa, lá
tạm bợ, xiêu vẹo, dột nát; không đủ đất đai sản xuất, không có trâu bò, không có ti
vi, con cái thất học, ốm đau không có tiền đi khám chữa bệnh,…”.
Các quan niệm về nghèo đói nêu trên phản ánh 3 khía cạnh chủ yếu của
người nghèo:
- Không được thụ hưởng những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu dành cho con
người.
- Có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư.
- Thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng.
2 Tài liệu tập huấn cán bộ XĐGN tại các phường, xã
10
THỰC TRẠNG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI TP LONG XUYÊN – TỈNH AN GIANG
Biểu đồ 7: Vòng luẩn quẩn của nghèo đói và mối quan hệ của nó với tăng
trưởng kinh tế và phát triển xã hội
Nghèo đói
Bệnh tật Gia tăng dân số
Môi trường sống Suy dinh dưỡng
Tệ nạn xã hội Thất học
Nghèo đói dẫn đến
- Cản trở tăng trưởng kinh tế - Bất bình đẳng xã hội
- Kìm hãm phát triển con người - Phá hủy môi trường
- Nguy cơ mất ổn định xã hội và phát triển bền vững
(Nguồn: Tài liệu tập huấn cán bộ XĐGN cấp xã)
2.3.2. Chuẩn nghèo đói và phương pháp xác định
Phương pháp chung nhất mà các quốc gia cũng như các tổ chức quốc tế xác
định nghèo đói là dựa vào nhu cầu chi tiêu để bảo đảm các nhu cầu cơ bản của con
người, trước hết người ta tính mức chi tiêu cho nhu cầu lương thực - thực phẩm - gọi
là đường nghèo lương thực - thực phẩm (thông thường người ta tính rổ hàng hóa
khoảng 40 mặt hàng, cũng có nơi cao hơn hoặc thấp hơn, tùy theo cách đánh giá của
từng tổ chức, quốc gia) để bình quân hàng ngày một người có được 2.100 Kcal,
thông thường chi cho lương thực-thực phẩm chiếm đến 60-65% tổng chi tiêu, tiếp
đến người ta tính mức chi tiêu cho các nhu cầu phi lương thực - thực phẩm, chiếm
khoảng 35-40% tổng chi tiêu, lưu ý là kinh tế càng phát triển thì tỷ trọng chi cho nhu
cầu lương thực-thực phẩm ngày một tăng. Tổng chi tiêu cho lương thực-thực phẩm
và phi lương thực-thực phẩm được gọi là đường nghèo hay chuẩn nghèo (đó là
đường nghèo chung). Để tiện cho việc điều tra khảo sát, tính toán đánh giá người ta
chuyển từ nhu cầu chi tiêu sang mức thu nhập. Những người có thu nhập thấp hơn
chuẩn nghèo được xếp vào nhóm người nghèo, còn những ai có mức thu nhập thấp
hơn mức chi tiêu cho lương thực - thực phẩm (đường nghèo lương thực-thực phẩm)
thì được xếp vào nghèo về lương thực - thực phẩm. Một điều đáng lưu ý là khi xác
định người nghèo phải gắn chặt với tính thu nhập bình quân của hộ gia đình, tuy vậy
tỷ lệ hộ nghèo không đồng nghĩa với tỷ lệ người nghèo. Thông thường trong một
quốc gia thì tỷ lệ người nghèo bao giờ cũng cao hơn tỷ lệ hộ nghèo, vì quy mô hộ gia
đình của nhóm nghèo cao hơn nhóm không nghèo.
Chuẩn nghèo là một khái niệm động, nó biến động theo không gian và thời
gian. Về không gian, nó biến đổi theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội của từng
vùng hay từng quốc gia. Về thời gian, chuẩn nghèo cũng có sự biến động lớn và nó
biến đổi theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu của con người theo từng
giai đoạn lịch sử, vì rằng kinh tế, xã hội phát triển, thì đời sống của con người cũng
được cải thiện tốt hơn, tất nhiên không phải tất cả các nhóm dân cư đều có tốc độ cải
11
THỰC TRẠNG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI TP LONG XUYÊN – TỈNH AN GIANG
thiện giống nhau, thông thường thì nhóm không nghèo có tốc độ tăng mức thu nhập,
mức sống cao hơn nhóm nghèo.
Theo quan niệm tr._.ên, ngân hàng thế giới đưa ra khuyến nghị thang đo nghèo
đói như sau:
- Đối với nước nghèo: Các cá nhân bị coi là nghèo đói khi có thu nhập dưới 0,5
USD/ngày.
- Đối với nước đang phát triển là 1 USD/ngày.
- Các nước thuộc Châu Mỹ La Tinh và Caribe là 2 USD/ngày
- Các nước Đông Âu là 4 USD/ngày
- Các nước công nghiệp phát triển là 14,4 USD/ngày
Tuy vậy các quốc gia đều tự đưa ra chuẩn riêng của mình, thông thường nó
thấp hơn thang nghèo đói mà ngân hàng thế giới đưa ra.
Theo phương pháp trên và căn cứ vào mức sống thực tế của các địa phương,
Bộ Lao động- Thương binh và xã hội đã 3 lần công bố chuẩn nghèo tính theo thu
nhập bình quân đầu người cho các giai đoạn cụ thể khác nhau: giai đoạn 1993-1995,
giai đoạn 1996-2000 và giai đoạn 2001-2005. Giai đoạn 2001-2005 có mức chuẩn
nghèo theo tiêu chí dưới đây.
2.3.3. Khái niệm nghèo
2.3.3.1. Nghèo theo tiêu chí cũ
Thu nhập bình quân từ 100.000 đồng/người/tháng trong hộ trở xuống đối với
khu vực nông thôn, đối với thành thị từ 150.000 đồng/người/tháng.
2.3.3.2. Nghèo theo tiêu chí mới
Thu nhập bình quân thành thị dưới 260.000 đồng/người/tháng, nông thôn
dưới 200.000 đồng/người/tháng trong hộ.
Những hộ có thu nhập bình quân đầu người thấp hơn hoặc bằng chuẩn nghèo
được xác định là hộ nghèo.
Trong tất cả các tiêu chí thì thu nhập của hộ được xem là tiêu chí quan trong
nhất vì các cấp chính quyền sẽ dựa vào đây xem xét hộ nghèo và được công khai
bình chọn đưa vào danh sách những hộ nghèo để được sự hỗ trợ kịp thời của các cấp
chính quyền địa phương.
2.3.3.3. Cận nghèo
Theo tiêu chí nghèo cũ thì cận nghèo được quy định như sau:
- Thu nhập bình quân thành thị từ 150.000 – 170.000 đồng/người/tháng.
- Thu nhập bình quân nông thôn từ 100.000 – 120.000 đồng/người/tháng.
Tuy nhiên khi áp dụng tiêu chí nghèo mới thì mức cận nghèo được xóa bỏ và
chỉ xét chung là hộ nghèo
Với cách xác định hộ nghèo chỉ dựa vào các chỉ tiêu định lượng sẽ không
phản ánh hết tính đa dạng của nghèo đói, đặc biệt là các khía cạnh về sở hữu tài sản,
đất đai, tư liệu, công cụ sản xuất, tình trạng nhà ở, chăm sóc sức khỏe, tình trạng giáo
dục, môi trường sống, khả năng tiếp cận các dịch vụ sản xuất, dịch vụ đô thị, dịch vụ
12
3,88% 3,36% 2,72%
1,93%
0,60%
6,49%
2000 2002 2002 2003 2004 2005
THỰC TRẠNG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI TP LONG XUYÊN – TỈNH AN GIANG
xã hội cơ bản, vị thế xã hội của người nghèo,…Ngược lại nếu xác định hộ nghèo chỉ
dựa vào các chỉ tiêu định tính (dạng mô tả như quan niệm của người dân về nghèo
đói), tuy có ưu điểm là phản ánh rõ hơn tính đa dạng của nghèo đói nhưng sẽ gặp khó
khăn cho việc xác định, đánh giá, nhất là những trường hợp giáp ranh nghèo và
không nghèo, việc so sánh sẽ thiếu tính đồng nhất, tư liệu thu thập được độ tin cậy
không cao. Nếu vận dụng cả chỉ tiêu định lượng và định tính để xác định hộ nghèo
thì mặt lý thuyết có vẻ toàn diện hơn, đầy đủ hơn, nhưng thực tế sẽ gặp nhiều khó
khăn, trở ngại cho việc thu thập thông tin, giám sát, đánh giá. Trong thời gian vừa
qua, đối với nhiều quốc gia, trong đó có nước ta đều phải lựa chọn một trong ba cách
tiếp cận xác định hộ nghèo nêu trên và cách tối ưu nhất, thuận lợi nhất cho việc nhận
dạng, theo dõi, đánh giá nghèo đói là sử dụng các chỉ tiêu định lượng đồng thời có
chú ý đến chỉ tiêu định tính. Để khắc phục các hạn chế trong việc đưa ra các nhận
dạng mang tính định lượng và đáp ứng nhu cầu bức xúc của người nghèo, các nhà
hoạch định chính sách đã có các giải pháp về chính sách, cơ chế để giải quyết các
khía cạnh đa dạng của nghèo đói, đặc biệt là các chính sách, giải pháp trợ giúp về y
tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và các dịch vụ xã hội cơ bản.
2.3.4. Tổng quan nghèo đói
Tuy Long Xuyên là thành phố của tỉnh An Giang nhưng số hộ nghèo của toàn
thành phố cũng khá cao. Nếu tính theo tiêu chí cũ thì vào năm 2002 toàn thành phố
có 1.399 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 2,72% trên tổng số hộ dân sống tại địa bàn TP Long
Xuyên. Nhờ vào sự chỉ đạo kịp thời của các cấp chính quyền địa phương tỷ lệ này
giảm còn 1,93% khoảng 992 hộ nghèo vào năm 2003, đến cuối năm 2004 số hộ
nghèo giảm một cách đáng kể còn 310 hộ chiếm 0,6% tỷ lệ hộ nghèo. Tuy nhiên, khi
cả nước bắt đầu áp dụng tiêu chí nghèo mới thì theo số liệu điều tra tháng 11 năm
2005 Long Xuyên có 3.461 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 6,49% trên tổng số hộ dân sống tại
Long Xuyên.
Biểu đồ 8:Tỷ lệ hộ nghèo tại TP Long Xuyên qua các năm
(Nguồn: Phòng LĐTBXH TP Long Xuyên)
Nếu so sánh tỷ lệ hộ nghèo giữa các phường, xã với nhau trong thành phố
Long Xuyên, xã Mỹ Hòa là xã có nhiều hộ nghèo nhất 546 hộ chiếm 9,49% trên tổng
số hộ nghèo của TP, kế đến là phường Bình Đức 9,25%, phường Mỹ Khánh 8,88%.
Được thể hiện qua biểu đồ sau:
13
THỰC TRẠNG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI TP LONG XUYÊN – TỈNH AN GIANG
Biểu đồ 9:Tỷ lệ hộ nghèo phân theo các phường, xã trong thành phố Long
Xuyên năm 2005
(Nguồn: Phòng Lao Động Thương Binh Xã Hội thành phố Long Xuyên)
2.3.5. Thông tin cơ bản của hộ nghèo
2.3.5.1. Nhân khẩu và lao động của hộ
Theo báo cáo tổng kết tình hình XĐGN & VL TP Long Xuyên giai đoạn
2001-2005 cho thấy số nhân khẩu bình quân trong hộ nghèo của TP Long Xuyên
năm 2005 là 4,33 người trong khi của năm 2004 là 5,42 người. Từ đây cho thấy số
nhân khẩu trong hộ nghèo đã có chiều hướng giảm xuống nhưng tốc độ giảm chưa
cao. Nguyên nhân dẫn đến hộ nghèo vẫn còn đông nhân khẩu là do:
- Ít thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
- Thiếu nhận thức về việc con đông, họ cho rằng: “Trời sinh voi thì hẳn sẽ sinh
cỏ”, “sinh con nhiều thì được nhờ vã nhiều”.
- Con đông thì vui.
- Có nhiều người thì làm ra nhiều tiền.
Tuy nhiên, số người làm ra tiền để nuôi gia đình thì ít mà người ăn theo thì lại
nhiều, bình quân một người lao động làm việc phải nuôi 2 người kể cả bản thân của
họ.
14
6,63%
8,88%
9,41%
4,81%
4,84%
9,25%
8,09%
8,66%
5,81%
4,99%
4,51%
4,89%
3,33%
Mỹ Hòa Hưng
Mỹ Khánh
Mỹ Hòa
Mỹ Thạnh
Mỹ Thới
Bình Đức
Bình Khánh
Mỹ Quý
Mỹ Phước
Mỹ Xuyên
Đông Xuyên
Mỹ Bình
Mỹ Long
THỰC TRẠNG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI TP LONG XUYÊN – TỈNH AN GIANG
Tổng số lao động trong hộ nghèo là 8.928/14.997 lao động, trong đó có việc
làm thường xuyên chiếm khoảng 87,2%. Có 5.148 trẻ em từ 16 tuổi trở xuống, trong
đó có 644 trẻ em từ 6-15 tuổi không đi học vì gia đình không đủ tiền phải đi làm thuê
hoặc bán vé số để phụ giúp gia đình, đời sống còn gặp rất nhiều khó khăn. Cả thành
phố có 921 người già, 1.627 người tàn tật, ốm đau. Đa số những đối tượng này không
tham gia lao động, chủ yếu phụ thuộc vào các thành viên khác trong gia đình.
2.3.5.2. Trình độ văn hóa
Theo số liệu điều tra trực tiếp từ hộ nghèo cho thấy đa số trình độ học vấn của
người nghèo còn rất thấp, suốt ngày họ chỉ lo chạy “gạo” để có cuộc sống yên ổn nên
sự nắm bắt thông tin của Chính Phủ cũng như của chính quyền địa phương còn
chậm, họ chỉ làm những công việc bỏ sức nhiều nhưng thu nhập chẳng được bao
nhiêu: làm hồ, bốc vác, gánh tàu hủ,…Bên cạnh đó việc tính toán của họ còn hạn chế
nên khi có điều kiện vay tiền ngân hàng thì không biết cách sử dụng, cho nên họ nợ
tiền ngân hàng từ đời này sang đời khác vẫn không có khả năng trả nợ. Theo số liệu
điều tra 100 hộ nghèo dưới đây, nhìn chung số người có trình độ ở bậc trung học phổ
thông chiếm 2%, ở trình độ trung học cơ sở chiếm 18%, số người mù chữ chiếm tỷ lệ
5%, còn lại số người nghèo có trình độ học vấn ở bậc tiểu học chiếm đa số 75%. Do
trình độ học vấn còn thấp nên việc nhận thức về các vấn đề xã hội và vận dụng các
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và xây dựng đời sống mới còn hạn chế rất
nhiều.
Bảng 2.2: Trình độ học vấn của người nghèo
Trình độ học vấn Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
Trung học phổ thông
Trung học cơ sở
Tiểu học
Mù chữ
2
18
75
5
2
18
75
5
Tổng cộng 100 100
(Nguồn: Số liệu điều tra)
2.3.5.3. Nhà ở của hộ
Hiện nay toàn TP Long Xuyên có 1.215 hộ không có nhà hoặc ở nhà tạm
chiếm đến 35,10%, diện tích nhà ở cho người nghèo rất thấp, bình quân từ 3-
3,5m2/người. Phần lớn là nhà tạm dễ hư hỏng và nhà mướn vì người dân không có
nhà ở.
Ngôi nhà được xem là nơi cư ngụ quan trọng của người dân. Chỉ khi có được
chỗ ở ổn định thì người dân mới yên tâm trong lao động và sản xuất. Tuy nhiên, theo
số liệu điều tra của phòng LĐTBXH thì tỷ lệ này chiếm quá cao 35,10% trên tổng số
hộ nghèo vẫn chưa có được chỗ ở vững chắc. Các cấp chính quyền cần phải quan
tâm nhiều hơn nữa đến việc hỗ trợ nhà ở cho người dân nghèo.
15
THỰC TRẠNG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI TP LONG XUYÊN – TỈNH AN GIANG
Hình 3: Nhà xiêu vẹo, vách lá
Hình 3: Nhà xiêu vẹo, vách lá
2.3.5.4. Hố xí của hộ
Theo số liệu thu thập năm 2005 của phòng LĐTBXH toàn TP Long Xuyên có
519 hộ nghèo trên tổng số 3.461 hộ nghèo chưa có hố xí hợp vệ sinh chiếm 15%.
Con số này không cao nhưng nó phản ánh phần nào nhận thức của các hộ nghèo về
việc ô nhiễm môi trường. Phần lớn họ không có đủ khả năng để xây nhà vệ sinh vì
thu nhập còn rất thấp trung bình 300.000 đồng/người/tháng 3, bên cạnh đó người dân
Long Xuyên sống ven sông, kênh, rạch rất nhiều, nhà ở chiếm đa phần là nhà sàn cho
nên tất cả mọi chất thảy họ đều cho xuống sông. Từ đây cho thấy “nghèo” làm cho
họ thiếu thốn về mọi thứ ngay cả việc tế nhị nhất của một con người họ cũng không
thể có được.
Tuy họ tự làm cho môi trường trở nên ô nhiễm nhưng thực tế họ cũng không
muốn sống trong cảnh nghèo đói, vì thu nhập còn thấp nên họ chấp nhận một cuộc
sống với môi trường không trong sạch như thế.
2.3.5.5. Điện và nước sinh hoạt của hộ
Trong những năm gần đây Nhà nước đã có nhiều chương trình đầu tư điện
khí hóa nông thôn đến các vùng sâu vùng xa để người dân có điều kiện phát triển sản
xuất, nâng cao đời sống vật chất tinh thần, tiếp thu thông tin kịp thời để không bị lạc
hậu so với xã hội, nên tỷ lệ hộ sử dụng điện của toàn TP chiếm 98% năm 2005 tăng
0,36% so với năm 2004. Số liệu này còn thể hiện rõ ở các hộ nghèo với 218/3.461 hộ
nghèo chưa sử dụng điện chiếm 6,3% một tỷ lệ không cao điều này cho thấy được sự
quan tâm của các cấp chính quyền địa phương đối với đời sống của người dân. Theo
số liệu điều tra trực tiếp từ hộ nghèo, có một số nguyên nhân dẫn đến việc họ không
thể tham gia sử dụng điện kể cả mạng lưới quốc gia và mắc điện tư bên ngoài, đặc
biệt đối với những vùng không được điện khí hóa nông thôn vì vùng này thuộc ngoại
ô TP Long Xuyên, thì:
- Chi phí bỏ ra để mắc điện lưới quốc gia từ 700.000-800.000 đồng/hộ, trong
khi thu nhập bình quân của họ chỉ có 300.000 đồng/người/tháng 4. Do đó họ
vẫn chưa thể thực hiện được ước mơ thấp sáng ngôi nhà của mình.
- Nếu mắc điện tư thì giá 1kw điện cao gấp 3-4 lần so với điện quốc gia; đối
với điện quốc gia 100 kw điện đầu tiên chỉ có 500 đồng/kw 5 nhưng giá điện
tư 1 kw từ 1.500-2.000 đồng/kw. Cho nên họ không có khả năng để sử dụng
điện.
3, 4 Số liệu điều tra
16
THỰC TRẠNG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI TP LONG XUYÊN – TỈNH AN GIANG
5 Sở điện lực
Do đặc thù của TP Long Xuyên là gần sông Hậu và có mạng lưới sông ngòi
dày đặc nên tỷ lệ hộ nghèo sử dụng nước sông để sinh hoạt và ăn uống chiếm đến
49,6% 6. Trong khi dòng sông luôn mang theo biết bao chất thảy từ các bệnh viện,
nhà máy, thuốc trừ sâu, rác thảy của người dân nên đây không phải là nguồn nước an
toàn tuyệt đối cho người dân. Đây cũng là một vấn đề làm cho các hộ nghèo phải
cam chịu cho số phận, họ rất muốn sử dụng nước sạch nhưng nguyên nhân làm cho
họ không thể thực hiện được hy vọng đó là do
- Đối với những hộ không được địa phương hỗ trợ thì chi phí bỏ ra để được sử
dụng nước máy từ 500.000-600.000 đồng/hộ, thật sự là quá cao so với thu
nhập của họ.
- Nhận thức của họ chưa cao về những mối nguy từ việc sử dụng nguồn nước
từ các sông, rạch
- Thói quen lâu đời từ việc họ sống bên cạnh các dòng sông nên sử dụng nước
sông cho mọi thứ là rất tự nhiên.
Tóm lại, việc sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh dễ gây ra các bệnh về
đường tiêu hóa, ảnh hưởng đến đời sống của hộ dân nhất là trẻ em dễ bị nhiễm bệnh
và phụ nữ dễ mắc phải các bệnh phụ khoa.
Hình 4: Nguồn nước ô nhiễm
1.2.5.6. Nghề nghiệp của hộ nghèo
Theo bảng kết quả xử lý số liệu điều tra 100 hộ nghèo cho thấy, số hộ nghèo
có việc làm nuôi sống gia đình và bản thân chủ yếu là làm thuê, mướn với 42%, tiếp
đó là buôn bán nhỏ như: bán đồ ăn sáng, bán tạp hóa, gánh tàu hủ, làm lưỡi câu…
chiếm đến 41%. Từ số liệu này cho thấy việc làm của người nghèo bất ổn định vì làm
thuê khi có việc làm thì người ta thuê còn không thì phải thất nghiệp, những ngày
như thế họ phải “chạy vạy” khắp nơi tìm việc để có tiền mua gạo ăn. Một trong
những nguyên nhân dễn đến hộ nghèo có việc làm thuê chiếm đa số đó là họ không
có đất sản xuất chiếm đến 39% và nguyên nhân quan trọng hơn hết đó chính là họ
thiếu vốn vì họ nghèo từ đời này sang đời khác chiếm đến 62%.
6 Số liệu của Phòng LĐTBXH
17
THỰC TRẠNG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI TP LONG XUYÊN – TỈNH AN GIANG
Bảng 2.3: Nghề nghiệp của hộ nghèo
Nghề nghiệp Tỷ lệ (%)
Trồng lúa
Vận tải
Làm thuê, mướn
Nghề khác
13
4
42
41
Tổng cộng 100
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Chỉ có 8% người nghèo có việc làm tại các cơ sở sản xuất số còn lại làm thuê
mướn tại địa phương là chủ yếu. Theo số liệu điều tra các hộ nghèo cho biết nguyên
nhân sâu xa dẫn đến người nghèo không có việc làm trong các công ty hay cơ sở sản
xuất là do:
Biểu đồ 10: Nguyên nhân làm cho người nghèo không có việc làm
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Do trình độ học vấn thấp nên việc làm của họ cũng bị hạn chế, nhìn chung
các hộ nghèo có việc làm thuê đều không ổn định, lúc có lúc không, có những ngày
họ không có việc để làm. Ở địa phương không ai thuê họ, cho nên họ phải đi làm
thuê cho các nơi khác chủ yếu ở Miệt Thứ, thành phố Hồ Chí Minh. Theo số liệu
điều tra trực tiếp 100 hộ nghèo thì có đến 66,7 % ý kiến cho rằng ở địa phương
không có việc làm phù hợp với họ; đi làm ngoài địa phương có thu nhập cao hơn
chiếm đến 33,3% số hộ được phỏng vấn.
18
58%
25%
17%
Không có tay
nghề
Không có ai
thuê mướn
Họ không
thích
40%
43%
4%
13%
Buôn bán nhỏ
Làm thuê, mướn
Vận tải
Làm lúa
THỰC TRẠNG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI TP LONG XUYÊN – TỈNH AN GIANG
Bảng 2.4: Việc làm mà người nghèo đi làm thuê
Việc làm của người nghèo Số lượng Tỷ lệ (%)
Phụ hồ
Phụ thợ mọc
Việc gì cũng làm
Bốc vác
23
2
20
2
48,93
4,26
42,55
4,26
Tổng cộng 47 100
(Nguồn: Số liệu tra)
1.2.5.7. Thu nhập của hộ
Thu nhập là tiêu chí quan trọng để chính quyền địa phương đánh giá hộ
nghèo. Biểu đồ 11 dưới đây cho thấy thu nhập của người nghèo chủ yếu từ việc làm
thuê mướn là chính, có đến 43% 7 tạo ra thu nhập từ làm thuê. Cho nên chỉ cần một
ngày họ không có việc làm thì khoảng thu này giảm xuống một cách đáng kể.
Dựa vào đây ta thấy rõ nghề nghiệp đối với người nghèo rất quan trọng vì
trình độ của họ còn thấp nên bắt buộc họ làm những việc đơn giản như thế để có thu
nhập. Tuy nhiên, vấn đề trình độ không thể thay đổi một cách nhanh chóng được,
cho nên việc làm mướn vẫn cứ tiếp tục xảy ra và tình trạng nghèo vẫn cứ tiếp diễn.
Biểu đồ 11: Thu nhập bình quân người/tháng của hộ nghèo
(Nguồn: Số liệu điều tra)
1.2.5.8. Chi tiêu của hộ
Theo số liệu điều tra cho thấy, việc chi tiêu của hộ nghèo chủ yếu tập trung
vào lương thực - thực phẩm chiếm đến 77%, tỷ lệ chi tiếp theo đó là đi lại chiếm đến
13%. Các khoản chi còn lại cho điện, nước, y tế giáo dục, may mặc, chi khác dều
chiếm tỷ lệ không đáng kể. Ta cũng nhận ra rằng người giàu và người nghèo đều có
điểm chung đó chính là chi tiêu nhiều nhất cho ăn uống. Tuy nhiên, người giàu chi
cho ăn ngon, còn người nghèo chi cho ăn uống vì số đông là chủ yếu. Một trong
những nguyên nhân dẫn đến việc chi cho lĩnh vực này rất cao là do số nhân khẩu
19
77,019%
1,156%
0,801%
0,000%
1,517%
2,155%
4,253%
12,738%
Chi lương thực - thực phẩm
Chi đi lại
Chi điện, nước
Chi y tế
Chi giáo dục
Chi vui chơi, giải trí
Chi may mặc
Chi khác
THỰC TRẠNG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI TP LONG XUYÊN – TỈNH AN GIANG
7 Số liệu điều tra
trong gia đình các hộ nghèo đều cao trung bình 4,33 người/hộ.Do đó, gánh nặng càng
chồng chất lên người tạo ra thu nhập để nuôi sống gia đình, vì việc làm của hộ nghèo
thường không ổn định. Đây là vấn đề các cấp chính quyền địa phương cần quan tâm
để giúp đỡ họ.
Biểu đồ 12: Cơ cấu chi tiêu bình quân người/tháng của hộ nghèo
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Bảng 2.5: Bảng tổng hợp chi tiêu và thu nhập
Đvt: đồng/người/tháng
Cao nhất Thấp nhất Trung bình
Thu nhập 500.000 100.000 300.000
Chi tiêu 472.500 235.000 353.750
Dư (tích lũy) 27.500 -135.000 -53.750
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Từ số liệu tổng hợp như trên cho thấy, khoản chi tiêu của người dân cao hơn
khoản thu nhập trung bình đến 1,18 lần, nếu tính trên số người có khoản thu nhập
cao hơn chi tiêu thì số tiền thừa ra không cao cũng chỉ khoản 6% số tiền thu nhập họ
kiếm được. Khoản dư đó không đủ cho họ tích lũy để có thể buôn bán hay duy trì
cuộc sống lâu dài. Nếu trong gia đình đột xuất bị bệnh từ 1-2 người thì khoản tích lũy
đó không đủ để lắp vào khoản chi ra. Do đó, họ phải ăn trước trả sau, vay nóng ở bên
ngoài với lãi suất 20%/tháng. Mặc dù, lãi cao nhưng đây là cách giải quyết tốt nhất
khi họ cần đến.
Theo số liệu điều tra 100 hộ nghèo tại xã Mỹ Hòa thì có đến 85 hộ đã phải
vay nóng bên ngoài. Họ trả góp hàng ngày để có tiền mua lương thực – thực phẩm
duy trì cuộc sống của gia đình.
20
THỰC TRẠNG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI TP LONG XUYÊN – TỈNH AN GIANG
Chương 3. MỘT SỐ CHƯƠNG TRÌNH XĐGN
TẠI THÀNH PHỐ LONG XUYÊN
3.1. Tổng quan chương trình
Ngay từ năm 1992, XĐGN đã được triển khai ở một số tỉnh, TP, đến năm
1994 trở thành phong trào ở tất cả các tỉnh, TP trong cả nước. Trong giai đoạn 1992
– 1997, phong trào XĐGN đã được các địa phương và các tổ chức đoàn thể phát
động để trợ giúp hộ nghèo về đời sống và sản xuất. Đến năm 1997 nhiều mô hình
XĐGN thành công đã xuất hiện và được nhân rộng. Sự phối hợp lồng ghép các
chương trình kinh tế - xã hội khác với XĐGN bước đầu đã đem lại kết quả. Cuộc
sống của các hộ nghèo ngày càng được cải thiện hơn. Để tập trung được nguồn lực
triển khai một cách đồng bộ, thống nhất và hiệu quả, XĐGN đã trở thành chương
trình mục tiêu quốc gia. Chính vì vậy, ngày 23/07/98 Thủ tướng Chính phủ đã ký
quyết định phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN giai đoạn 1998 – 2000
(gọi là chương trình 133). Tháng 09/2001 tiếp tục phê duyệt chương trình XĐGN &
VL giai đoạn 2001 – 2005 (gọi là chương trình 143).
3.2. Các chương trình XĐGN
3.2.1. Hỗ trợ về tín dụng
Trong các năm qua, dự án tín dụng đã đầu tư cho hơn 7.500 lượt hộ nghèo
vay vốn để phát triển SXKD gắn với các chương trình phát triển kinh tế xã hội khác
của thành phố, với số tiền gần 22 tỷ 500 triệu đồng thông qua nhiều hình thức đa
dạng cho vay như: trả góp theo định kì ngày-tuần-tháng, chu kỳ vay ngắn hạn hoặc
dài hạn và đầu tư trực tiếp cho hộ nghèo và cận nghèo để phát triển SXKD hoặc
thông qua các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp tư nhân để thu hút giải quyết việc
làm cho lao động nghèo và cận nghèo có được thu nhập và từng bước ổn định đời
sống.
Từ đó, dự án tín dụng cho người nghèo ngày càng được quan tâm và củng cố,
đơn vị đầu tư vốn phân công cán bộ phối hợp với địa phương tham gia quản lý chặt
chẽ, đảm bảo đồng vốn đến tận tay người nghèo, khắc phục tình trạng cho vay tràn
lan làm mất vốn cũng như tình trạng vay nặng lãi bên ngoài. Với cách làm chặt chẽ,
thiết thực, phù hợp điều kiện của hộ vay và một phần cũng do nỗ lực bản thân của
các hộ nghèo chí thú làm ăn nên từng bước đa số hộ nghèo đều làm ăn có hiệu quả,
tích lũy được vốn làm ăn hoặc mua sắm các phương tiện phục vụ sinh hoạt và vươn
lên thoát nghèo một cách bền vững.
Ngay từ đầu năm 2006, tại các phường xã đã điều tra, thống kê lại các mô
hình chăn nuôi, buôn bán nào cần vốn để thành lập tổ vay vốn phù hợp với từng mô
hình. Mỗi mô hình sẽ bầu ra một tổ trưởng có nhiệm vụ liên hệ với địa phương và
ngân hàng để vay vốn. Mỗi mô hình được hỗ trợ 7.000.000 đồng.
Bên cạnh đó, ban quản lý nguồn vốn của TP sẽ tổ chức cho vay với các đối
tượng vừa thoát nghèo để giúp họ thoát nghèo một cách bền vững, họ sẽ được cho
vay với mức 5.000.000 đồng/hộ, với mức lãi suất 1% và thời gian thu hồi từ 6 tháng
– 1 năm theo dạng vốn góp hàng tháng.
21
THỰC TRẠNG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI TP LONG XUYÊN – TỈNH AN GIANG
3.2.2. Hỗ trợ nhà ở cho người nghèo
Thông qua các phong trào vận động Quỹ đền ơn đáp nghĩa, Quỹ vì người
nghèo và xã hội từ thiện…thành phố đã huy động mọi nguồn lực để thực hiện chính
sách hỗ trợ nhà ở cho các đối tượng gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo và
hộ khó khăn cụ thể là: cất sửa 242 căn nhà tình nghĩa và 1.342 căn nhà đại đoàn kết
với tổng trị giá 5 tỷ 900 triệu đồng. Bên cạnh đó, bằng nguồn vốn ngân sách thành
phố đã xây dựng 10 căn hộ (diện tích 32 m2/căn) tại khu dân cư Xẽo Trôm phường
Mỹ Phước để cho đối tượng bộ đội phục viên, CNVC khó khăn về nhà ở được thuê
nhà với giá 90.000đồng/tháng).
Ngay từ đầu năm nay, tại các địa phương đã thống kê các hộ nhà tạm và vận
động các đoàn thể, Mặt trận cất nhà cho các hộ này, mỗi căn trị giá 4.000.000 đồng
đến 6.000.000 đồng, nền lót bằng gạch tàu, lộp tole.
Từ đây cho thấy bằng mọi nỗ lực của mình thành phố cố gắng xóa nhà tre lá,
tạm bợ để người nghèo có được chỗ ở vững chắc hơn.
3.2.3. Thực hiện giải quyết việc làm
Trong năm năm qua các cấp chính quyền của TP đã giải quyết việc làm mới
cho 33.736 lao động, bình quân hàng năm số người có việc làm mới có xu hướng gia
tăng, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động nông thôn tăng từ 75,42% năm 2000 lên 80%
năm 2005. Trong đó, khu vực kinh tế tư nhân giải quyết trên 90% lao động xã hội,
thu hút vào các lĩnh vực sau: sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chiếm
34,97%, giao thông vận tải - xây dựng chiếm 13,6%, thương mại và các ngành dịch
vụ chiếm 38,97%, sản xuất nông nghiệp chiếm 6,3%, lĩnh vực khác 6,16%, trong đó
người lao động tự đi làm ngoài tỉnh chiếm 20,75%, giải quyết việc làm trong mùa
nước nổi cho người lao động có nhiều chuyển biến tích cực và đã thu hút giải quyết
việc làm cho 2.035 lao động.
Toàn bộ kết quả trên là do có sự chủ động phối hợp của các ngành và
phường, xã tích cực triển khai thực hiện kế hoạch của thành phố về chương trình
XĐGN & VL. Nhìn chung, công tác giải quyết việc làm tuy đã đạt kết quả khả quan
nhưng chủ yếu là lao động giản đơn và làm việc tại địa phương, thu nhập còn thấp,
cơ cấu lao động chuyển dịch còn chậm.
3.2.4. Các chính sách hỗ trợ khác
3.2.4.1. Chính sách bảo trợ xã hội
Các chính sách bảo trợ xã hội thường xuyên cho những đối tượng yếu thế ở
cộng đồng như người già neo đơn, người tàn tật, trẻ mồ côi và cứu trợ đột xuất cho
những hộ khó khăn do bị thiên tai lũ lụt, hỏa hoạn…đều được quan tâm giúp đỡ kịp
thời với gần 5.300 lượt hộ được hỗ trợ với tổng trị giá tiền và hàng hóa trên 6 tỷ 200
triệu đồng. Bên cạnh đó các nguồn Quỹ như Quỹ cây mùa xuân, Quỹ hỗ trợ trẻ em
nghèo, Quỹ khuyến học…do Mặt trận và đoàn thể các cấp tích cực vận động đã giúp
đỡ cho hơn 9.200 lượt hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn.
Các chương trình này thực hiện ngày càng thường xuyên và đều đặn nên hỗ
trợ kịp thời cho người dân.
22
THỰC TRẠNG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI TP LONG XUYÊN – TỈNH AN GIANG
3.2.4.2. Chính sách y tế chăm sóc sức khỏe
Các ngành chức năng của TP đã chủ động xây dựng các chương trình phòng
chống dịch bệnh, thực hiện tốt việc tuyên truyền trong nhân dân về các chương trình
y tế quốc gia nhằm nâng cao nhận thức giữ gìn vệ sinh môi trường, không để xảy ra
dịch bệnh lớn tại cộng đồng, từng bước làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong đối với
các bệnh nguy hiểm, đặc biệt là đối với trẻ em nghèo. Bên cạnh đó việc tổ chức đi
lưu động để khám và cấp thuốc miễn phí cho các đối tượng xã hội cũng luôn được
quan tâm thực hiện cho hơn 5.220 lượt người và 659 trẻ em với tổng trị giá tiền
thuốc điều trị trên 120 triệu đồng; phẩu thuật vá môi hở hàm ếch miễn phí cho gần 20
trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; giới thiệu mổ mắt đem lại ánh sáng cho 350 người
thuộc diện gia đình chính sách, hộ nghèo, cận nghèo và hộ có hoàn cảnh khó khăn;
cấp trên 200 chiếc xe lăn, 150 chân tay giả và dụng cụ chỉnh hình cho người tàn tật.
Cũng chính nhờ chính sách quan tâm đến sức khỏe của người dân một cách
đúng mức như hiện nay nên đời sống của người dân cũng được đảm bảo
3.2.4.3. Hỗ trợ về giáo dục
Vào cuối năm 2005, có 6.240 lượt học sinh con em hộ nghèo, hộ cận nghèo
và khó khăn được ngành giáo dục thực hiện chính sách miễn giảm học phí và các
khoản đóng góp với tổng kinh phí gần 250 triệu đồng, các ngành và đoàn thể vận
động hỗ trợ dụng cụ học sinh như cặp học, tập viết, xe đạp… cho trên 1.720 lượt học
sinh có hoàn cảnh nghèo, khó khăn với tổng kinh phí gần 400 triệu đồng. Ngoài ra,
bình quân mỗi năm Quỹ khuyến học thực hiện trợ cấp học bổng cho gần 100 học
sinh nghèo vượt khó với mức trợ cấp từ 200.000 đến 500.000 đồng/học sinh.
Do thực hiện tốt chính sách hỗ trợ giáo dục, cho nên, con em các hộ nghèo
được đến trường học hành đúng theo độ tuổi, giảm tỷ lệ trẻ em bỏ học nửa chừng.
Đồng thời với chủ trương đa dạng hóa trường lớp, chất lượng giảng dạy đều được
ngân sách thành phố đầu tư nâng lên rõ nét nhất là khu vực ngoại ô, nên từng bước
giảm khoảng cách chênh lệch về trình độ giữa thành thị và nông thôn.
3.2.4.4. Công tác đào tạo cán bộ XĐGN, hướng dẫn người nghèo
làm ăn
Hàng năm, thành phố đều tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ làm công tác
XĐGN từ phường xã đến khóm ấp, đã góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả thực
hiện chương trình XĐGN. Qua tập huấn đã giúp cho cán bộ cơ sở nắm được các nội
dung cơ bản trong công tác XĐGN, xây dựng được kế hoạch XĐGN cho từng địa
phương, đồng thời đề ra các giải pháp hỗ trợ cho người nghèo một cách thiết thực.
Mặt khác, thành phố cũng đã thực hiện trên 220 lớp tập huấn và bồi dưỡng
ngắn ngày cho gần 2.300 lượt học viên về các kiến thức khoa học kỹ thuật như chăn
nuôi gia súc, thủy sản, phòng ngừa dịch bệnh cho cây trồng và vật nuôi, các nghề thủ
công mỹ nghệ, thêu, may…(trong đó hơn phân nửa thuộc đối tượng hộ nghèo, cận
nghèo).
3.3. Hoạt động XĐGN của các tổ chức cộng đồng
Bên cạnh các nguồn vốn vay từ các dự án tín dụng các hộ nghèo còn được hỗ
trợ từ nguồn vốn tiết kiệm của Hội Phụ nữ và Quỹ vì đồng đội của Hội Cựu chiến
binh đã giúp cho hơn 1.300 lượt hội viên nghèo vay với số tiền gần 2 tỷ 200 triệu
23
THỰC TRẠNG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI TP LONG XUYÊN – TỈNH AN GIANG
đồng để làm ăn hoặc mua bán nhỏ, góp phần giúp các hộ nghèo có điều kiện vươn
lên thoát nghèo
Mặt khác, từ các nguồn lực huy động thành phố đã thành lập Ban quản lý vốn
XĐGN hoạt động như một tổ chức tín dụng, thực hiện chức năng quản lý quỹ XĐGN
của thành phố, để phục vụ cho các đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ khó khăn
về kinh tế và hộ gia đình chính sách vay vốn làm ăn và giải quyết việc làm theo quy
mô nhỏ với lãi suất ưu đãi.
3.4. Đánh giá chương trình XĐGN
3.4.1. Đánh giá của Ban chỉ đạo chương trình XĐGN
3.4.1.1. Những mặt mạnh
Công tác XĐGN & VL là vấn đề quan trọng và bức xúc mang tính cấp bách
và lâu dài nên luôn được sự quan tâm và tập trung chỉ đạo điều hành của cấp ủy,
chính quyền các cấp. Ban điều hành chương trình XĐGN & VL các cấp thường
xuyên thực hiện tốt việc kiểm tra để đẩy mạnh và lồng ghép các biện pháp thực hiện
các chương trình phát triển kinh tế xã hội hỗ trợ cho chương trình XĐGN & VL, đã
một số kết quả sau:
• Nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, các ngành và đoàn thể các cấp
ngày càng được nâng lên, luôn quan tâm và tập trung chỉ đạo, điều hành và
phối hợp thực hiện chương trình có hiệu quả.
• Ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức đoàn thể đã huy động các
nguồn vốn cho người nghèo vay với lãi suất ưu đãi, các tổ tương trợ tiết
kiệm, tổ tự nguyện góp vốn hỗ trợ cho người nghèo trong việc phát triển
kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, nuôi trồng thủy sản để tạo điều kiện
ổn định cuộc sống và vươn lên thoát nghèo của hộ.
• Các chính sách trợ giúp cho hộ nghèo theo tiêu chí A-B-C (A: Hộ nghèo có
chí thú làm ăn, lo cho con ăn học; B: Hộ nghèo không chí thú làm ăn; C:
Hộ nghèo không chí thú làm ăn, không chấp hành mọi chủ trương chính
sách của Đảng và Nhà nước, rượu chè bê tha, cờ bạc) đã phân loại, đã có
tác động tích cực tạo sự chuyển biến về nhận thức trong hộ nghèo, nhiều hộ
cố gắng vươn lên thoát nghèo khá vững chắc.
• Việc giải quyết việc làm luôn được chú trọng nhằm hỗ trợ trực tiếp cho
người lao động tự tạo việc làm và có thu nhập thông qua các nguồn vốn lãi
suất ưu đãi. Đặc biệt, nguồn quỹ XĐGN của thành phố tuy không nhiều
nhưng đã góp phần tích cực giúp cho các hộ nghèo, hộ gia đình chính sách
và những người yếu thế có điều kiện và cơ hội tự tạo được việc làm.
• Quy chế cơ sở dân chủ địa phương thời gian qua đã trở nên gần gũi và phổ
biến với người dân, đặc biệt là người nghèo. Người nghèo có thể góp ý của
mình vào các công trình ở địa phương, có thể tham gia trong hội nghị bình
xét người nghèo.
• Tỷ lệ hộ nghèo của thành phố tuy không giảm nhanh và cao so với các địa
phương khác trong tỉnh (bình quân 0,65%/năm), nhưng đời sống của người
dân nói chung và của hộ nghèo nói riêng luôn được cải thiện đáng kể và ổn
định vững chắc, đặc biệt là khoảng cách chênh lệch về cơ sở hạ tầng và
24
THỰC TRẠNG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI TP LONG XUYÊN – TỈNH AN GIANG
mức sống của người dân ở khu vực nông thôn và thành thị đang ngày càng
thu hẹp dần.
3.4.1.2. Những mặt còn hạn chế
Nhìn chung, trong các năm qua do tác động của nhiều yếu tố khách quan và
chủ quan như ảnh hưởng lũ lụt, giá cả thị trường luôn biến động, việc làm và thu
nhập của người nghèo thiếu ổn định nên luôn làm biến động về tăng giảm hộ nghèo,
nên chương trình XĐGN & VL của thành phố còn những mặt hạn chế sau:
• Một số địa phương chưa ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- XT1158.pdf