Chương I: Cơ sơ lý luận về XĐGN ở huyện Đông Triều-Tỉnh Quảng Ninh
I: Lý luận chung
1. Một số khái niệm cơ bản về đói nghèo ở Việt Nam
Khái niệm nghèo: Nhèo là tình trạng của một bộ phận dân cư chỉ có khả năng
thỏa mãn một phần nhu cầu cơ bản của con người và có mức sống ngang bằng mức sống tối thiểu của cộng đồng xét trên mọi phương tiện.
Nghèo tuyệt đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thỏa mãn các nhu cầu tối thiểu nhằm duy trì cuộc sống.
Nghèo tương đối: Là tình tr
43 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1786 | Lượt tải: 5
Tóm tắt tài liệu Thực trạng xoá đói giảm nghèo ở huyện Đông Triều - Tỉnh Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức sống trung bình của cộng đồng tại địa phương đang xét.
Khái niệm đói: Đói là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức sống tối thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống.
2. Các chỉ tiêu đánh giá đói nghèo ở Việt Nam
Chỉ tiêu đánh giá hộ đói nghèo: Chỉ tiêu chính là thu nhập bình quân đầu người/tháng (hoặc năm), được đo bằng chỉ tiêu giá trị hay hiện vật quy đổi, thường lấy lương thực hay gạo để đánh giá. Ngoài ra còn các chỉ tiêu phụ như dinh dưỡng bữa ăn, nhà ở, mặc và các điều kiện học tập, chữa bệnh, đi lại…Với điều kiện giá ổn định thì có thể căn cứ vào chỉ tiêu thu nhập bình quân dầu người bằng giá trị cơ bản để phản ánh mức sống. Như Quyết định 1143/2000/QĐ-LĐTBXH ngày 01/11/2000 thì việc đánh giá đói nghèo của Việt Nam theo mức thu nhập bình quân đầu người/tháng (hoặc năm). Song trong những thời kỳ mà giá cả có sự biến động thì cần phải quy đổi ra giá trị hiện vật, phổ biến là quy đổi ra gạo để xác định (gạo thường). Việc hình thức quy đổi hiện vật nhằm loại bỏ được ảnh hưởng của các yếu tố giá cả, từ đó có thể so sánh được mức thu nhập bình quân đầu người dân theo không gian và thời gian.
- Chỉ tiêu đánh giá xã nghèo:
* Tỷ lệ hộ nghèo tuyệt đối trên tổng số hộ của vùng.
* Thu nhập bình quân của từng thành viên trong xã, vùng
Ngoài ra còn các chỉ tiêu phụ:
* 3 trong 6 hạng mục cơ sở hạ tầng thiết yếu ( đường giao thông, trường học, trạm y tế, nước sinh hoạt, điện sinh hoạt, chợ) có đầy đủ theo yêu cầu tối thiểu hay không ?
* Tuổi thọ bình quân
* Tỷ lệ bác sỹ, giường bệnh trên 1000 người dân.
3. Chuẩn mực xác định đói nghèo của Việt Nam
3.1 Theo chuẩn cũ 20/05/1997 của Bộ LĐTB -XH.
Hộ đói: Là hộ có thu nhập dưới 13kg gạo/người/tháng, tương ứng với 45.000đ (áp dụng cho mọi vùng).
Hộ nghèo: Là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng.
+ Dưới 15kg gạo, tương ứng với 55.000đ đối với miền núi, nông thôn, hải đảo.
+ Dưới 20kg gạo, tương ứng với 70.000đ đối với vùng nông thôn, đồng bằng và trung du.
+Dưới 25kg gạo, tương ứng với 90.000đ đối với thành thị.
Xã nghèo: Là xã có tỷ lệ hộ nghèo đói từ 40% trở lên và chưa đủ đủ ba trong sáu hạng mục cơ sở hạ tầng thiết yếu (đường giao thông, trường học, trạm y tế, điện sinh hoạt, thủy lợ nhỏ và trợ).
+ Dưới 30% số hộ sử dụng nước sạch
+ Dưới 50% số hộ sử dụng điện nước sạch
+ Chưa có đường ô tô đến trung tâm xã hoặc ô tô không đi lại được
cả năm 70% nhu cầu của học sinh hoặc phòng học tạm bằng tranh, tre, nứa , lá.
+ Chưa có trạm y tế xã hoặc có nhưng là nhà tạm.
+ Chưa có trợ hoặc là trợ tạm thời.
Vùng nghèo: Là vùng liên tục gồm nhiều làng xã, huyện hoặc chỉ một làng, một xã, một huyện mà tại đó chứa đựng nhiều yếu tố khó khăn, bất lợi cho sự phát triển của cộng đồng, như đất đai khô cằn, thời tiết, khí hậu khắc nhiệt, địa hình phức tạp, giao thông khó khăn, trình độ dân trí thấp, sản xuất tự cung, tự cấp và có mức sống dân cư trong vùng rất thấp so với mức sống chung của cả nước xét trong vùng một thời điểm.
3.2. Theo chuẩn mới 01/01/2001 của Bộ LĐTB -XH
Hộ đói: Là hộ có mức thu nhập bình quân một người trong một hộ một tháng quy ra gạo dưới 13kg, tương ứng 45.000đ (tính cho mọi vùng).
Hộ nghèo: Là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người/tháng:
+ Vùng nông thôn hải đảo: dưới 80.000đ/người/tháng, 960.000đ/năm.
+ Vùng nông thôn đồng bằng: dưới 100.000đ/người/tháng, 1.200.000đ/năm.
+ Vùng thành thị: dưới 150.000đ/người/tháng, 1.800.000đ/năm.
Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế -xã hội và kết quả thực hiện chương trình XĐGN, các tỉnh , thành phố có thể nâng hộ nghèo cao hơn so với quy định trên với điều kiện:
* Thu nhập bình quân đầu người tỉnh, thành phố cao hơn thu nhập bình quân đầu người của cả nước.
* Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh, thành phố thấp hơn tỷ lệ hộ nghèo trung của cả nước.
* Có đủ nguồn lực hỗ trợ hộ nghèo, người nghèo.
Xã nghèo là xã có :
- Tỷ lệ hộ nghèo từ 25% trở lên.
- Chưa có đủ 3 trong 6 hạng mục cơ sở hạ tầng thiết yếu (đương giao thông, trường học, trạm y tế, nước sinh hoạt, điện sinh hoạt, chợ)
* Dưới 30% số hộ sử dụng nước sạch.
* Dưới 50% số hộ sử dụng điện nước sinh hoạt.
* Chưa có đương ô tô đến trung tâm xã hoặc ô tô không đi lại được cả năm, 70% nhu cầu của học sinh học phòng học tạm bằng tranh, tre, nứa, lá.
* Chưa có trạm y tế xã hoặc có nhưng là nhà tạm.
* Chưa có trợ hoặc trợ tạm thời.
II. Khái quát tinh hình đặc điểm huyện Đông Triều –Tỉnh Quảng Ninh
1. Vị trí huyện Đông Triều
- Vị trí địa lý: Đông Triều nằm ở phía Tây tỉnh Quảng Ninh và nằm trong vùng cánh cung Đông Triều. Phía Bắc giáp huyện Sơn Động -Tỉnh Bắc Giang. Phía Đông giáp thị xã Uông Bí. Phía Tây giáp huyện Chí Linh -Tỉnh Hải Dương. Phía Nam giáp huyện Thủy Nguyên -Tỉnh Hải Phòng.
- Vị trí kinh tế -Xã hội: Đông Triều nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: Hà Nội -Hải Phòng -Quảng Ninh, ở gần trung tâm các đô thị, thành phố lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hạ Long. Hệ thống đường giao thông hết sức thuận lợi; Đường 18A vừa được cải tạo nâng cấp theo tiêu chuẩn đường cấp III Đồng Bằng, nối với Thành phố Hạ Long và các tỉnh Bắc Bộ, đường sắt chạy từ kép qua Đông Triều đi Hạ Long. Đường sông cũng hết sức thuận lợi cho việc vận chuyển. Hầu
hết các xã, thị trấn trong huyện đều nằm dọc theo đường 18A và 18B. Đây là những điều kiện thuận lợi lớn cho Đông Triều phát triển kinh tế -Xã hội.
- Vị trí quốc phòng: Trong thời kỳ kháng chiến trống Pháp. Đông Triều đã là quê hương của chiến khu cách mạng, Đông Triều là căn cứ địa, là hậu phương của tỉnh và các huyện biên giới, sẵn sàng chi viện bằng sức người, sức của khi có chiến tranh xảy ra.
Trong thời kỳ phát triển kinh tế hiện nay, với vị thế của mình Đông Triều rất thuận tiện cho việc kết hợp kinh tế với quốc phòng.
2. Nguồn tài nguyên
- Tài nguyên khoáng sản Đông Triều rất phong phú, trữ lượng tương đối lớn, chất lượng tốt, nguồn nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng phong phú là tiền đề hết sức thuận lợi cho phát triển ngành CN -TTCN.
- Đất Đông Triều xếp vào loại trung bình, rất phù hợp cho việc phát triển cây lương thực, thực phẩm và cây ăn quả lâu năm như vải, nhãn và nuôi trồng thủy sản. Diện tích đất canh tác của Đông Triều lớn, chiếm trên 20% diện tích đất canh tác của cả tỉnh. Ngoài ra Đông Triều còn có diện tích núi, đồi rất thuận lợi cho việc phát triển Nông -Lâm -Ngư nghiệp.
Bảng 1: Phân bố đất tự nhiên huyện Đông Triều
Chỉ Tiêu
Diện tích
(ha)
Tỷ lệ
%
Tổng diện tích đất tự nhiên (Theo 364)
Trong đó:
39.772,6
+ Đất nông nghiệp
10.536,52
26,53
+ Đất lâm nghiệp
14.032,12
35,33
+ Đất chuyên dùng
4.785,56
12,05
+ Đất ở
1.080,54
2,71
+ Đất chưa sử dụng
9.287,86
23,38
- Là một huyện miền núi ven biển song Đông Triều lại cách biển khá xa. Do vậy lượng mưa ở Đông Triều tương đối nhỏ so với toàn tỉnh (nhiều năm là 1.442 li). Mùa mưa ở Đông Triều thương diễn ra từ tháng 3 đến tháng 9, chiếm 75 đến 80% tổnglượng mưa, nhiều nhất vào các tháng 6,7,8,9. Trong đó tháng 7 cao nhất 294 li thường gây ra lũ lụt ở các xã phía tây của huyện, còn lai lượng mưa ít từ 4 đến dưới 30 li gây hạn hán, ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của dân cư.
- Gió ở Đông Triều thường xuất hiện là gió mùa Đông Nam và gió mùa Đông Bắc. Gió mùa Đông Nam xuất hiện vào mùa mưa, thổi từ biển vào mang theo nhiều hơi nước và gây ra mưa lớn. Hàng năm Đông Triều phải chịu ảnh hưởng của trực tiếp của từ 3 đến 5 cơn bão, với sức gió từ cấp 8 đến cấp 10 kèm theo mưa to đến rất to sau bão.
3. Dân số và nguồn nhân lực
Huyện Đông Triều có 19 đơn vị hành chính xã và hai thị trấn với chín dân tộc. Trong đó dân tộc Kinh 97,8%, Tày 1,3%, Sán dìu 0,5%, Hoa 0,2% ngoài ra còn có dân tộc Nùng, Dao, Mường, Thái và Sán cháy. Dân số Đông Triều tương đối lớn (mật độ dân số 359 người/km2). Với tổng dân số cuối năm 2003 là 151.095 người.Trong đó nữ 75351 người, chiếm 49,87%, so với dân số toàn tỉnh chiếm 14,4%. Dân số thành thị là 38.278 người, chiếm 25,33%. Dân số nông thôn là 112.817 người, chiếm 74,67%. Tỷ lệ tăng tự nhiên của dân số có xu hướng giảm dần từ 1,54% năm 1995 xuống 1,3%năm 2000, ước tính đến năm 2005 tỷ lệ này sẽ giảm xuống 1%. Tỷ lệ sinh con thứ ba năm 2000 là 4,5%, ước tính sẽ giảm xuống còn 3,5% năm 2005. Dân số Đông Triều đứng thứ ba toàn tỉnh sau thành phố Hạ Long và thị xã Cẩm Phả.
Đi đôi với dân số , nguồn lao động của Đông Triều dồi dào. Năm 2000 là 85.056 người. Trong đó nữ là 41.888 người, chiếm 49,25%. Đến cuối năm 2003, nguồn lao động của Đông Triều là 91.090 người. Trong đó nữ 44.743 người, chiếm 49,12%. Có 91.190 người trong độ tuổi lao động song Đông Triều mới chỉ có 83.603 người tham gia hoạt động kinh tế, chiếm 91,78%. Còn lại là 7.487 người không tham gia hoạt động kinh tế, chiếm 8,22%.
Dự báo từ nay đến năm 2005 thì tổng dân số Đông Triều là 155.000 người và đến năm 2010 sẽ là 165.000 người. Cùng với tốc độ tăng dân số, số người trong độ tuổi lao động cũng sẽ tăng lên.
Dân số và lao động dồi dào ngày một tăng song chất lượng lao động của Đông Triều còn thấp so với bình quân chung của tỉnh và cả nước. Số lao động đã qua đào tạo năm 1999 mới chỉ đạt 7,4% và năm 2001 cũng mới chỉ có 6,5%lao động được qua trường lớp đào tạo, so với dân số chiếm 3,3% đặc biệt là khu vực ngoài quốc doanh, số lao động hầu như không được đào tạo, trong nông nghiệp lao động sử dụng thời gian không hết (75%-85%) vì diện tích canh tác ít lại không có nghề phụ. Điều này là một vấn đề đau đầu đối với các nhà chức trách huyện Đông Triều về việc giải quyết việc làm cho người lao động. Bằng sự cố gáng hết sức mình trong năm 2002 huyện Đông Triều đã giải quyết việc làm cho 2.200 lao động. Năm 2003 huyện giải quyết cho 2.500 lao động và dự tính năm 2004 huyện giải quyết cho 2.500 lao động với nhiều hình thức như từ vay vốn giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động và từ các hoạt động khác. Nói chung quy mô dân số, nguồn nhân lực và tình hình giải quyết lao động việc làm huyện Đông Triều được đánh giá thông qua bảng số liêu sau:
Bảng 2: Quy mô dân số, nguồn nhân lực và tình hình lao động việc làm huyện Đông Triều
Số
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Thực hiện
2002
Thực hiện
2003
Dự kiến
2004
1
2
3
4
5
Dân số của địa phương
+ Dân số Thành thị
+ Dân số Nông thôn
+ Dân số Nữ
+ Dân số Nam
Số người trong độ tuổi lao động
- Số người tham gia hoạt động kinh tế
+ Số người đang làm việc trong ngành KTQD
* Ngành nông, lâm, ngư nghiệp
* Ngành thương mại, du lịch, dịch vụ
* Ngành công nghiệp, xây dựng
- Số người không tham gia hoạt động kinh tế
Tỷ lệ thời gian lao đông sử dụng ở nông thôn
Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị
Số lao động được giải quyết việc làm
- Ngành nông, lâm, ngư nghiệp
- Ngành thương mại, du lịch, dịch vụ
- Ngành công nghiệp, xây dựng
Ng(%)
Người
%
Người
%
Người
%
Người
%
Người
Người
Người
Người
Người
Người
Người
%
%
Người
147.390
37.588
25,50
109.802
74,50
74.090
50,27
73.300
49,73
88.434
81.358
79.590
59.557
10.417
9.916
7.076
75
0,6
2200
750
300
1150
149.608
37.734
25,22
111.874
74,78
74.557
49,83
75.051
50,17
89.764
82.582
80.582
58.028
11.454
11.305
7.182
80
0,4
2.500
550
450
1.500
151.095
38.278
25,33
112.287
74,67
75.351
49,87
75.744
50,13
91.090
83.603
81.981
57.187
12.229
12.565
7.487
85
0,2
2500
600
500
1.400
4. Du lịch
Đông Triều là vùng đất có bề dày về lịch sử phát triển và nền văn hóa lâu đời, là đệ tứ chiến khu thời trống Pháp, có nhiều địa danh nổi tiếng như chùa Quỳnh Lâm, Đền Sinh, chùa Ngọa Vân, Am Long Động, chùa Hồ Thiên, thuộc quần thể di tích Yên Tử, đền An Biên, cụm di tích lịch sử và danh lam thắng xã Yên Đức, chùa Bắc Mã, nơi dừng chân của Bác Hồ ở Hồng Thái Tây… Toàn huyện có 100 di tích các loại, trong đó có 6 di tích đã được nhà nước xếp hạng. Là nơi có nhiều phong cảnh đẹp, sơn thủy hữu tình như đèo Roi, Hồ Bến Châu…Khí hậu lại mát mẻ cùng với văn hóa còn giữ lại được khá nguyên ven những phong tục, tập quán từ lâu đời là những tiềm năng hết sức thuận lợi để Đông Triều phát triển ngành du lịch góp phần phát triển kinh tế.
III. mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với xđgn ở huyện Đông Triều –tỉnh quảng ninh
Phát triển kinh tế –xã hội và XĐGN là hai mặt có mối quan hệ biện chứng với nhau. Thực hiện tốt mục tiêu XĐGN thì khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư trong huyện giảm, công bằng xã hội được cải thiện từ đó dẫn đến sự phát triển kinh tế –xã hội của Đông Triều một cách bền vững. Đồng thời kinh tế Đông Triều phát triển cũng góp phần làm cho công tác XĐGN huyện cũng được thực hiện tốt và có hiệu quả hơn.
1. XĐGN là yếu tố cơ bản đảm bảo CBXH và tăng trưởng bền vững của huyện Đông Triều
Hội đồng nhân dân huyện Đông Triều -Tỉnh Quảng Ninh khóa 14 kỳ họp thứ 19 ngày 30/04/1994 thảo luận chuyên đề và ra nghị quyết về XĐGN. Nghị quyết được xác định "XĐGN là một chương trình phát triển kinh tế -xã hội, vừa mang tính cấp bách vừa mang tính lâu dài, mục tiêu của chương trình là từng bước xóa hộ đói, giảm hộ nghèo phấn đấu đến năm 2000 cơ bản xóa hộ đói, giảm hộ nghèo còn 5%".
XĐGN không đơn giản là việc phân phối lại thu nhập của dân cư trong huyện một cách thụ động mà phải tạo động lực tăng trưởng tại chỗ, chủ động vươn lên thoát nghèo. Mục tiêu XĐGN của huyện không đơn thuần là sự trợ giúp một chiều của tăng trưởng kinh tế với các đối tượng có nhiều khó khăn mà còn là nhân tố quan trọng tạo ra một mặt bằng tương đối đối đồng đều cho phát triển. Những hộ dân cư thuộc diện đói nghèo trong huyện thường là mất cân đối nghiêm trọng giữa thu nhập và tiêu dùng, thu nhập nhỏ hơn tiêu dùng. Vì thế đối với hộ dân cư thuộc diện đói nghèo này thường xuyên tồn tại mâu thuẫn trong việc phân chia thu nhập cho hiện tại và tương lai.
Xuất phát từ thực tế. Để thực hiện công tác XĐGN Đảng bộ huyện Đông Triều khóa 19-20 đã xây dựng chương trình hành động và thống nhất quan điểm chỉ đạo "Phát huy nội lực, tranh thủ các nguồn vốn, tổ chức tiếp nhận kịp thời, quản lý chặt chẽ, xây dựng vốn đúng mục đích, cho vay đúng đối tượng, tập trung cho các xã khó khăn vùng công giáo”. Quan điểm đó được xác định thành mục tiêu đại hội Đảng bộ lần thứ 19-20, với định hướng phát triển kinh tế của huyện là “Nông nghiệp –Công nghiệp –Du lịch và dịch vụ”.
Tóm lại: XĐGN là một trong những mục tiêu tăng trưởng của huyện Đông Triều, đồng thời cũng là một điều kiện tiền đề cho tăng trưởng của huyện nhanh và bền vững.
2. XĐGN phải dựa trên cơ sở tăng trưởng kinh tế với chất lượng cao và bền vững.
Thực tiễn trong những năm qua đã chứng minh rằng, nhờ kinh tế của huyện phát triển mà Đông Triều mới có sức mạnh vật chất để hình thành và triển khai các chương trình hỗ trợ vật chất, tài chính cho các hộ nghèo gặp khó khăn. Kinh tế huyện phát triển khá, nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân đầu người tăng thì tỷ lệ nghèo đói huyện giảm. Năm 2003 thu nhập bình quân đầu người huyện đạt 327 USD tăng 77 USD so với năm 2001 thì tỷ lệ hộ nghèo của huyện năm 2003 là 5,31% giảm 6,55% so với năm 2001 (2001 là 11,86%). Điều này chứng tỏ tăng trưởng kinh tế là điều kiện quan trọng để huyện thực hiện công tác XĐGN. Không có tăng trưởng mà huyện chỉ thực hịên các chương trình tái phân phối hoặc các biện pháp giảm nghèo truyền thống thì hiệu quả không lớn. Tăng trưởng kinh tế với chất lượng cao và bền vững. Những năm qua, Đông Triều tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ Nông nghiệp –Công nghiệp –Dịch vụ và du lịch sang cơ cấu CN –TTCN –Nông nghiệp –Dịch vụ, du lịch và đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp phát triển nhiều ngành nghề, tạo cơ hội hơn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển, nhằm tạo ra nhiều việc làm phi nông nghiệp, tăng thu nhập cho người nghèo.
Chương II: phân tích thực trạng giải pháp xđgn của huyện Đông Triều –tỉnh quảng ninh
I. thực trạng phát triển kinh tế -xã hội huyện Đông Triều -tỉnh quảng ninh
Như trên đã nói giữa phát triển kinh tế -xã hội với XĐGN là hai vấn đề có mối quan hệ mật thiết với nhau. Kinh tế phát triển thì đời sống nhân dân mới ấm no hạnh phúc, vấn đề XĐGN mới được thực hiện một cách nhanh chóng. Do vậy muốn hiểu sâu thực trạng XĐGN huyện Đông Triều ta cần nghiên cứu kỹ thực trạng phát triển kinh tế –xã hội của huyện.
1. Về kinh tế
1.1. Một số chỉ tiêu tổng hợp
Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh ủy -HĐND -UBND tỉnh, sự tạo điều kiện giúp đỡ của các sở, ban ngành của tỉnh. Đảng bộ chính quyền và nhân dân các dân tộc đã lỗ lực phấn đấu đẩy mạnh phát triển kinh tế -xã hội và thu được một số kết quả là
Bảng 3: Một số chỉ tiêu kinh tế tổng hợp
Chỉ tiêu
Đơn vị
2000
2003
2005
- Tốc độ tăng trưởng bình quân
- Tổng giá trị sản xuất
(Theo giá cố định 1994)
- Cơ cấu kinh tế
+ CN -TTCN
+ N -L -NN
+ TM - DV -DL
Tỷ đồng
%
%%
9,55
539
100
42,6
46,3
11,1
13,6
627
100
43,7
37,4
18,9
14,2
852
100
47
38,2
14,1
1.2 Sản xuất Nông nghiệp –Lâm nghịêp
Do có chủ trương đúng đắn và có sự chỉ đạo tích cực nên kinh tế nông nghiệp của huyện Đông Triều đã có tốc độ tăng trưởng nhanh. Năm 2003 giá trị sản xuất Nông-Lâm-Ngư nghiệp tính theo giá trị so sánh đạt 318 tỷ đồng, chiếm 37,4% trong tỷ trọng cơ cấu kinh tế của huyện, tăng 7,8% so với cùng kỳ.
- Trong trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng cả năm 2003 là 16.555,9ha đạt 100,4KH.
Trong đó:
+ Diện tích lúa 11.353,9ha đạt 100%
+ Diện tích ngô Đông 727,2ha tăng 28,7% so với cùng kỳ bằng 162ha
+ Diện tích một số cây trồng khác đều đạt KH và vượt KH so với năm 2002, như lạc 686,6ha, tăng 54,6ha so với năm 2002.
Năng suất lúa bình quân toàn huyện năm 2003 là 52,7 tạ/ha/vụ tăng 3,2 tạ/ha/vụ so với năm 2002. Tổng sản lượng lương thực cả năm 2003 là 63.340 tấn bằng 105,6% so với Nghị Quyết của huyện ủy và HĐND huyện đề ra, tăng 3.901 tấn so với năm 2002.
Trong chăn nuôi: Tổng đàn gia súc, gia cầm của huyện năm 2003 tăng. Đàn
lợn có 90.476 con, tăng so với cùng kỳ 20%. Đàn trâu bò 6.186 con. Năm 2003 huyện đã triển khai phát triển đàn bò sữa, kết quả đã nhận 22,82 tấn cỏ giống giao cho dân để trồng. 04 xã đã kết hợp với chủ dự án tiếp nhận 108 con bò sữa giao cho 98 hộ dân nuôi.
Lĩnh vực lâm nghiệp: Do đầu năm 2003 khô hanh, ảnh hưởng tới tiến độ
trồng rừng. Nhưng cũng do xác định diện tích chưa cụ thể, nên kết quả trồng rừng được 410,8ha đạt 82,2%KH. Kinh tế vườn đồi được coi trọng, nhiều hộ đã mạnh dạn cải tạo vườn quả để nâng cao giá trị sản xuất. Tuy giá cả và thời tiết không thuận lợi song năm 2003 cũng cho thu nhập tới 40 tỷ đồng từ cây ăn quả giải quyết việc làm thường xuyên cho hàng ngàn lao động.
Một số vấn đề tồn tại:
- Cơ cấu trong kinh tế trong nông nghiệp chuyển dịch còn chậm, tỷ trọng trồng trọt còn cao (chiếm 72%). Trong trồng trọt chưa xác định được nhiều mô hình mới nhân ra diện rộng.
- Công tác khuyến nông cũng còn nhiều hạn chế.
- Quản lý điều hành của HTX nông nghiệp chậm đổi mới. Năm 2003 mới có 50% số HTX hoạt động có hiệu quả.
- Tình trạng cháy rừng, khai thác, vận chuyển tài nguyên rừng trái pháp chưa được ngăn chặn triệt để.
1.3. CC-TTCN
Kinh tế CC-TTCN từ năm 1995 đến nay đang phát triển theo tốc độ tăng dần. Giá trị sản xuất toàn ngành theo giá so sánh năm 2000 đạt 299 tỷ đồng. Năm 2003 đạt 372 tỷ đồng, tăng 17,2 so với năm 2002.
Trong đó:
- Các doanh nghiệp của Trung Ương, của tỉnh đóng trên địa bàn huyện ổn định và có chiều hướng phát triển tốt. Những đơn vị trong ngành than, trong vật liệu xây dựng, cơ khí đã tăng cường đầu tư công nghệ, mở rộng sản xuất tạo sản lượng và doanh thu tăng đảm bảo việc làm và đời sống của người lao động. Giá trị sản xuất là 325 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ đã góp phần vào phát triển kinh tế chung của huyện.
- Công nghiệp -Tiểu thủ công nghiệp huyện Đông Triều có sự phát triển khá. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh được mở rộng cả về quy mô sản xuất, đa dạng về ngành nghề. Giá trị sản xuất năm 2003 là 46,65 tỷ đồng đạt 102,2% kế hoạch năm, tăng 29,5% so với năm 2002. Một số sản phẩm chủ yếu đạt kết quả cao như sứ các loại 5 triệu sản phẩm. Tính từ năm 2001 đến nay đã có 42 doanh nghiệp đăng ký đầu tư 48 dự án với số vốn đăng ký là 1.146,8 tỷ đồng, số lao động sử dụng theo dự án 6.101 lao động. Đến nay đã có 17 dự án được giao đất, đã và đang đầu tư trong đó có 10 dự án đã đi vào sản xuất với số vốn đầu tư 108,2 tỷ đồng. Số lao động sử dụng theo dự án 1.990 lao động. Nhìn chung các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có bước phát triển song quy mô vẫn còn nhỏ bé, khả năng cạnh tranh và hiệu quả chưa cao. Thủ tục xin giao đất các doanh nghiệp làm còn chậm, thời gian còn kéo dài. Tiến độ đầu tư của một số dự án chủ đầu tư còn chưa tích cực dẫn đến tiến độ đẩu tư chậm, tuy mô đầu tư không cao.
Bảng 4: Các doanh nghiệp và dự án đầu tư trên địa bàn huyện Đông Triều năm 2003
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Số lượng
Tỷ lệ
%
1
2
3
4
Doanh nghiệp Nhà Nước
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Trong đó:
- Công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty liên doanh, chi nhánh công ty.
- Xí nghiệp tư nhân
- HTX ngành nghề (không kể hai HTX NN)
Doanh nghiêp NQD phân theo ngành nghề
- Sản xuất sứ
- Sản xuất VLXD, sửa chữa cơ khí
- Xây dựng
- Dịch vụ, thương mại, vận tải, chế biến nông nghiệp, hoa quả
- Vệ sinh môi trường
Các dự án đầu tư trên địa bàn
- Sản xuất vật liệu xây dựng
- Sản xuất sứ
- Dịch vụ cơ khí
- Sản xuất hàng thủ công, TM, DV,DL
- Chế biến nông sản, hoa quả
- Khai thác vật liệu xây dựng
Đơn vị
Đơn vị
Đơn vị
Đơn vị Đơn vị
Đơn vị
Đơn vị
Đơn vị
Đơn vị
Đơn vị
Đơn vị
Dự án
Dự án
Dự án
Dự án
Dự án
Dự án
Dự án
13
70
43
25
2
70
7
20
14
28
1
23
8
4
3
6
1
1
61,43
35,71
2,86
10
28,6
20
40
1,4
34,78
17,39
13,05
26,08
4,35
4,35
1.4. xây dựng cơ bản, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông
- Xây dựng cơ bản: Được sự quan tâm của tỉnh, cùng với khai thác các nguồn vốn trên địa bàn và huy động nhân dân đóng góp. Năm 2003 huyện Đông Triều tiếp tục triển khai hoàn thiện các chương trình dở dang và đầu tư các công trình mới. Giá trị xây lắp thực hiện ước đạt 63,4 tỷ đồng. Trong đó vốn ngân sách tạp trung 36,2 tỷ đồng. Tuy nhiên công tác quản lý trong lĩnh vực xây dựng cơ bản còn hạn chế, một số công trình được đầu tư từ nguồn ngân sách tập trung còn khó khăn về vốn. Tổng giá trị khối lượng thực hiện chưa có vốn thanh toán năm 2003 là 8,86 tỷ đồng.
- Giao thông vận tải: Trong những năm qua được sự quan tâm của TW, của tỉnh Quảng Ninh cùng với sự cố gắng của địa phương nhìn chung các tuyến đường của huyện đều được đầu tư, nâng cấp như đường 18A, các tuyến đường liên xã, liên thôn, đường giao thông nông thôn. Năm 2003 huyện đã huy động 7 xã đóng góp làm đường giao thông liên thôn với tổng số 24,3km, tổng kinh phí 517 triệu đồng, đảm bảo giao thông thông suốt phục vụ cho sản xuất và đời sống dân cư.
- Bưu chính viễn thông: Năm 2003 huyện Đông Triều đã phát triển thêm 1800 máy điện thoại bằng 150% KH, tăng 80% so với cùng kỳ, đạt tỷ lệ 5 máy/100 dân. Toàn huyện đã có 20/21 xã, thị trấn có điểm bưu điện văn hóa xã. Số lượng phát hành báo chí tăng 10% so với cùng kỳ.
- Quản lý điện: Toàn huyện Đông Triều đến năm 2003 có 38 trạm biến áp, 45km đường nâng áp và 138 đường dây hạ áp, 100% số xã, thị trấn có điện lưới quốc gia, trên 90% số hộ được sử dụng lưới điện quốc gia. Tràng lương là xã cuối cùng quý II/2000 cũng có điện lưới quốc gia. 168/175 thôn có điện lưới quốc gia (chiếm 96%).
1.5 Thương mại, dịch vụ, tài chính tín dụng
- Thương mại, dịch vụ: Mấy năm vừa qua, thực hiện chủ trương chuyển nền kinh tế theo cơ chế thị trường và thực hiện chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển đều tạo cho thương mại, dịch vụ của huyện có nhiều chuyển biến tích cực, năng động trong kinh doanh, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống. Toàn huyện có 16 chợ với tổng diện tích 58.492m2 , thường xuyên có 1.598 hộ kinh doanh buôn bán trong chợ, hai trợ Mạo Khê và thị trấn Đông Triều là nơi kinh doanh sầm uất nhất. Tuy nhiên, do khó khăn về nguồn vốn đầu tư nên cơ sở kỹ thuật của huyện còn nghèo nàn, mạng lưới dịch vụ như nơi nghỉ ngơi, phục vụ ăn uống, dịch vụ công cộng, các phương tiện đi lại còn rất mỏng, đơn sơ, nghèo nàn.
- Tài chính tín dụng: Tổng thu ngân sách huyện 2003 đạt 94,7 tỷ đồng đạt 159,33%KH tỉnh, 117,33 kế hoạch huyện bằng 254,5% so với cùng kỳ. Trong đó thu trên địa bàn huyện 47,4 tỷ đồng đạt 253,48% kế hoạch tỉnh, 141% kế hoạch huyện.
Tổng chi ngân sách là 90,3 tỷ đồng đạt 170,9% kế hoạch tỉnh, 100,8% kế hoạch huyện và bằng 168,5% so với cùng kỳ. Trong đó chi cho đầu tư phát triển 33,39 tỷ đồng, đạt 309% kế hoạch tỉnh, 100% so với dự án và bằng 301% so với cùng kỳ.
2. Văn hóa -xã hội
- Sự nghiệp giáo dục đào tạo: Mấy năm qua công tác giáo dục đào tạo huyện Đông Triều phát triển tốt, số trẻ em đến trường ngày càng tăng.
+ Năm 1995 -1999 bình quân một năm có 31.678 học sinh.
+ Năm học 1999 -2000 có 33.367 em, tăng 5,3%.
+ Công tác xóa mù chữ thường xuyên được đẩy mạnh. Tính đến 1997 toàn huyện đã hoàn thành xóa mù chữ. Các năm tiếp theo vẫn duy trì tốt phong trào trống mù chữ. Từ năm 1998 đã hoàn thành (sớm nhất tỉnh) về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi.
Chất lượng giáo dục huyện Đông Triều tương đối khá và từng bước được nâng cao.
Năm học 2002 -2003, tỷ lệ tốt nghiệp tiểu học của huyện Đông Triều đạt 100%, trung học cơ sở 98,53%, trung học phổ thông 99,5%. Học sinh giỏi cấp tỉnh 132 học sinh, cấp huyện 324 học sinh. Năm 2003 có 434 học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng, tăng 109 em so với năm 2002. Có 21/21 xã, thị trấn có trường học cao tầng với trên 70% số trường phổ thông có phòng học cao tầng.
- Công tác y tế: Năm 2003 huyện Đông Triều đã thực hiện có hiệu quả các chương trình y tế quốc gia và đã giành số vốn đầu tư đáng kể cho việc cải tạo và nâng cấp các trạm xá xã, thị trấn, bệnh viện huyện và phòng khám khu vực. Thu được kết quả là năm 2003 huyện đã có 17/21 trạm xá xã có bác sỹ. Có 6 xã đủ tiêu chuẩn đang đè nghị xét công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế
- Công tác lao động, thực hiện chính sách xã hội: Năm 2003 huyện Đông Triều đã duyệt 21 dự án với nguồn vốn quỹ quốc gia giải quyết việc làm với số tiền 1,7 tỷ đồng đã giải quyết việc làm cho 2352 lao động, trong đó XKLĐ 295 người. Giải quyết 307 hộ nghèo vay vốn phát triển sản xuất với số tiền gần 1,4 tỷ đồng. Cùng với những giải pháp tích cực lồng ghép các chương trình kinh tế gắn với công tác XĐGN, đầu tư cơ sở hạ tầng đã giúp cho 803 hộ thoát nghèo. Đối với thương binh, gia đình liệt sĩ
II. Thực trạng nghèo ở huyện Đông Triều -tỉnh quảng ninh
1. Nghèo đói theo thời gian
- Theo chuẩn mực nghèo cũ 20/05/1997 của bộ Lao động Thương binh và xã hội. Thì tỷ lệ nghèo đói của huyện Đông Triều -Tỉnh Quảng Ninh cuối năm 2000 còn 7,8%, giảm 5,5% so với năm 1999 (năm 1999 là 11,3%) và 9,0% so với năm 1998 (Năm 1998 là 16,8%). Chỉ trong vòng hai năm mà tỷ lệ hộ nghèo đói của huyện đã giảm hơn một nửa. Trang An là một xã có tỷ lệ hộ nghèo giảm rất nhanh. Từ một xã có tỷ lệ nghèo đói cao (22,6% năm 1998) thì đến năm 2000 Tràng An đã là một trong số xã có tỷ lệ nghèo đói thấp nhất huyện (3,5%) đứng thứ hai sau thị trấn mạo khê (3,4% năm 2000). Bên cạnh một số xã có tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh như Tràng An là 3,5% năm 2000 giảm 19,1% so với năm 1998 (năm1998 là 22,6%), Nguyễn Huệ là 4,6% năm 2000 giảm 21,4% so với năm 1998 (năm 1998 là 26%). Thì còn tồn tại một số xã có tỷ lệ hộ nghèo cao và giảm không đáng kể. Như Hồng Phong đến năm 2000 tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn 20% chỉ giảm 7% so với năm 1998 (năm 1998 là 27%) và Bình Dương năm 2000 vẫn còn 14,4% chỉ giảm 4,1% so với năm 1998 (năm 1998 là 18,5%).
- Theo chuẩn mực nghèo mới được điều chỉnh từ ngày 01/01/2001 của Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội thì tỷ lệ nghèo đói của huyện Đông Triều năm 2001 là 11,86%, tăng cao hơn so với năm 2000 là 4,06%. Tỷ lệ nghèo của huyện tăng cao hơn không phải đơn thuần là do huyện Đông Triều có nhiều hộ nghèo tái nghèo và phát sinh nghèo trong năm 2001 mà phần lớn là do huyện Đông Triều năm 2001 tính tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo mới của Bộ Lao Động Thương Binh và Xã hội. Do đó một số hộ có mức sống cao hơn so với chuẩn nghèo cũ sẽ dơi vào tình trạng nghèo tính theo chuẩn nghèo mới. Phản ánh rõ ràng nhất là xã Tràng An. Là một xã có tỷ lệ hộ nghèo thấp thứ hai trong huyện năm 2000 thì đến năm 2001 Tràng An lại là một xã có tỷ lệ hộ nghèo tương đối cao trong huyện (15,09%) đứng thứ 13/21 xã, thị trấn huyện Đông Triều. Ngoài xã Tràng An, một số xã của huyện cũng rơi vào tình trạng chung này như xã Yên Thọ cũng là một trong số xã có tỷ lệ hộ nghèo dưới 5% (4,8% năm 2000) thì đến năm 2001 tỷ lệ hộ nghèo của xã là 18,68% thuộc một trong bốn xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất huyện. Nói chung, theo như chuẩn nghèo mới của Bộ LĐTB -XH thì 2001 đa số các xã của huyện Đông Triều có tỷ lệ hộ nghèo cao hơn so với năm 2000. Song bên cạnh đó năm vẫn còn một số xã có tỷ lệ hộ nghèo giảm so với năm 2000. Như thị trấn Mạo Khê năm 2001 là 2,72 % giảm 0,68% so với năm 2000 (năm 2000 là 3,4%) và thị trấn Đông Triều năm 2001 là 2,21% giảm 1,79% so với năm 2000 (năm 2000 là 4%). Đặc biệt là xã Tràng Lương năm 2001 tỷ lệ hộ nghèo của xã đã giảm xuống còn 32,82%, giảm 21,48% so với năm 2000 (năm 2000 là 54,3%). Mặc dù vẫn là một xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất. Song đến năm 2001 với tỷ lệ hộ nghèo của xã là 32,82% (< 40%) thì xã Tràng Lương không còn là một xax nghèo.
Sau một năm có tỷ lệ hộ nghèo tăng do điều chỉnh chuẩn mực nghèo đói thì các năm sau đó huyện Đông Triều lai có xu hướng giảm tỷ lệ hộ nghèo. Năm 2002 tỷ lệ hộ nghèo của huyện là 7,9% trở lại về mức xấp xỉ so với năm 2000 (7,8%) và tiếp tục giảm xuống đến 5,31% năm 2003.
Nói chung tỷ lệ nghèo đói của huyện Đông Triều theo chuẩn mực nghèo cũ ngày 20/02/1997 và chuẩn mực nghèo mới 01/01/2001 của Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội được thể hiện chung trong bảng số liệu "kết quả tổng hợp hộ nghèo huyện Đông Triều năm 1998 -2003" dưới đây.
Bảng 5: Kết quả tổng hợp hộ nghèo huyện Đông Triều năm 1998 -2003
Đơn vị: %
STT
Tên xã
1998
1999
2000
2001
2002
2003
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
Hoàng Quế
Thị trấn Mạo Khê
Việt Dân
Thị trấn Đông Triều
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33574.doc